SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 1 CQ45/02.02
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách nhà nước
DN NQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
KT – XH: Kinh tế - xã hội
ĐTNT: Đốitượng nộp thuế
NNT: Người nộp thuế
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Uỷ ban nhân dân
GTGT:Giá trị gia tăng
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
Công ty CP: Công ty cổ phần
Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
HTX: Hợp tác xã
HTPH: hạch toán phụ thuộc
TSCĐ : Tài sản cố định
LĐTB – XH: Lao động thương binh – xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
TNCN: Thu nhập cá nhân
SX: Sản xuất
SXKD: Sản xuất kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 2 CQ45/02.02
LỜI MỞ ĐẦU
Sự giàu có của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của tất
cả các tổ chức, cá nhân, công dân trong quốc gia đó. Có người đã nói rằng:"Dù
muốn hay không, bạn vẫn phải đóng thuế, nhưng thật hạnh phúc vì bạn đủ điều
kiện để được đóng thuế". Như thế có nghĩa là mỗi cá nhân, tổ chức đều phải
đóng thuế, đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của họ. Thuế đóng một vai trò
quan trọng, chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước của bất kỳ một
quốc gia nào. Nguồn thu thuế tăng lên cũng có thể coi là thước đo cho sự phát
triển đi lên, quốc gia đó ngày càng giàu có. Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng
Cục thuế thì 92% NSNN là thu từ thuế và nó đóng góp 18% - 20% GDP hàng
năm. Chính vì vậy, chính sách thuế cần phải từng bước hoàn chỉnh, phù hợp
đảm bảo công bằng xã hội và đồng thời đảm bảo cho sự tăng lên của nguồn thu
này nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng ổn định nền kinh tế, từ đó nó lại tạo điều
kiện trở lại để mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nền kinh tế ngày càng phát triển với những chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa ngành nghề theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng giữ một
vai trò quan trọng. Điều đó được thể hiện thông qua việc Nhà nước từng bước
cải cách chính sách, cải cách hệ thống pháp luật, hệ thống thuế, tạo các hành
lang pháp lý đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế, giúp cho họ đi vào sản xuất kinh doanh thuận lợi, ổn định.
Trong quỹ đạo phát triển chung đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày
càng tăng trưởng về quy mô, số lượng và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Bắc Ninh là một tỉnh trung du ở miền Bắc, là một tỉnh nhỏ nhưng Bắc Ninh
có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành nghề. Những năm
qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của nhà nước, các DN NQD trên địa
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 3 CQ45/02.02
bàn Bắc Ninh nói chung đã có những điều kiện khá thuận lợi để phát triển. Số
DN NQD tăng lên nhanh chóng, tham gia trên tất cả các lĩnh vực kinh tế với các
ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cùng với các thành phần kinh tế khác, các
DN NQD đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và
giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, tạo thu nhập cải thiện đời sống của
người lao động đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Thế nhưng, bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh vẫn còn có tồn tại nhất định. Đó là ý thức chấp hành luật
pháp của các doanh nghiệp này chưa cao, một số còn hoat động sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả, gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý của Nhà
nước mà trong đó điển hình là công tác quản lý thuế.
Thuế TNDN là một sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ở các DN NQD thì chủ doanh nghiệp phải tự
bỏ vốn để đầu tư vào kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận cho nên việc huy động một
phần thu nhập của họ vào NSNN thông qua đóng thuế là một việc không hề dễ
dàng thực hiện. Họ thường tìm ra mọi cách để giảm tối đa thu nhập phải chia sẻ
cho Nhà nước bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Chính vì vậy, công
tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD nói chung và trên địa bàn huyện
Tiên Du nói riêng thời gian qua gặp không ít khó khăn thách thức, tình trạng thất
thu thuế và gian lận vẫn diễn ra khá phổ biến. Do vậy, cơ quan thuế cần chú
trọng và có những giải pháp thích hợp đối với nội dung công tác quản lý này.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thuế và thực trạng quản lý
thuế TNDN đối với các DN NQD tại Chi cục thuế Tiên Du, trong thời gian thực
tập tại Đội kiểm tra thuế, với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà
trường cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Chiến và các cán bộ
ở Chi cục thuế đã giúp em đi sâu tìm hiểu về sắc thuế này và hình thành cho
chuyên đề thực tập của mình: "Thực trạng và các giải pháp tăng cường công
tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh".
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 4 CQ45/02.02
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
BẮC NINH THỜI GIAN QUA
1.1. Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan thuế huyện Tiên Du
1.1.1. Khái quát tình hình KT –XH huyện Tiên Du
Tiên Du là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Nam của thành phố
Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống.Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây
Nam, Quế Võ ở phía Đông và Yên Phong ở phía Tây. Trước đây, Tiên Du thuộc
huyện Tiên Sơn nhưng tới 11/08/1999 theo quyết định của Chính phủ tách
huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn).
Với diện tích 108,16 km2 và dân số 128,5 nghìn người, huyện Tiên Du nổi
tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc cùng với những bài dân ca quan họ
gắn liền với con người và lịch sử Kinh Bắc: Hội hát quan họ tại núi Hồng Vân,
hội hái hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích. Trong tương lai không xa, những lễ hội
và địa danh này sẽ là môi trường cảnh quan sinh thái hấp dẫn sẽ tạo thuận lợi
cho sự phát triển ngành du lịch.
Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa và hoa màu ,
ngành chăn nuôi cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, hiện nay huyện
còn có thêm nghề trồng dâu nuôi tằm. Các ngành thủ công nghiệp truyền thống
vẫn được gìn giữ và phát triển: dệt lụa, làm bún, sản xuất giấy và chế biến lâm
sản, tập trung chủ yếu ở Thị trấn Lim và các xã lân cận.Trong những năm gần
đây, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng nâng cấp: giao
thông thuận lợi, cấp điện ,cấp thoát nước và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại
và hoàn hảo, hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú,
cùng sự quan tâm của nhà nước và đặc biệt của tỉnh Bắc Ninh với các chính sách
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 5 CQ45/02.02
ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào địa bàn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư góp
phần vào sự phát triển của huyện.
Từ một huyện nông nghiệp, năm 2001 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện
là 10,8% tới năm 2010 huyện đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,6%.
Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư cải thiện, văn hóa xã hội tiến bộ nhanh,
đời sống vật chất tinh thần của người dân được ổn định và không ngừng cải
thiện. Quốc phòng được củng cố, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Những thành tựu đó góp phần nâng cao vị thế của huyện lên làm môi trường thu
hút các nhà đầu tư, tạo tiền đề cho huyện Tiên Du ngày càng phát triển hơn nữa.
Cùng với sự phát triển của huyện, các thành phần kinh tế phát triển ngày
càng nhanh chóng. Trong đó, các doanh nghiệp NQD ngày càng phát triển
không ngừng cả về số lượng cũng như quy mô, đóng góp không nhỏ vào nguồn
thu ngân sách của địa phương. Trong năm 2010, số cơ sở mới thành lập tăng lên
đáng kể, cụ thể năm 2009 số cơ sở quản lý là 312 cơ sở ( trong đó số cơ sở đăng
ký kê khai là 312 cơ sở) thì tới năm 2010 trên địa bàn huyện đã có 334 cơ sở
(trong đó số cơ sở đăng ký kê khai là 334cơ sở), một số doanh nghiệp do mới
phân cấp ở cục về. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng hiệu
quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn chưa tương xứng, còn có
cơ sở kinh doanh thua lỗ. Do tình hình nền kinh tế nói chung đang trong giai
đoạn hồi phục và do kinh nghiệm quản lý còn nhiều bỡ ngỡ. Về hộ kinh doanh
nộp NSNN năm 2010 đạt 109,6% so với dự toán giao và tăng 125% so với năm
2009. Số hộ quản lý thuế là 1527 hộ (trong đó thu nhập thấp là 135 hộ). Qua số
liệu trên cho thấy sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đã
từng bước tăng lên nhưng vẫn chưa xứng với những điều kiện và tiềm năng của
huyện.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 6 CQ45/02.02
Với điều kiện kinh tế – xã hội của huyện, các doanh nghiệp NQD ở đây
mang đầy đủ đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và đồng
thời những doanh nghiệp này còn mang những đặc điểm riêng. Đó là:
- Quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ
- Các doanh nghiệp mới thành lập chiếm số lượng tương đối lớn
Chính vì những đặc điểm đó đã ảnh hưởng ít nhiều tới công tác quản lý thu thuế
trên địa bàn.
1.1.2. Giới thiệu về chi cục thuế Tiên Du
Cùng với sự ra đời của huyện Tiên Du, là các đơn vị hành chính cấp huyện.
Cách đây 12 năm chi cục thuế Tiên Du đã được thành lập, thuộc hệ thống ngành
dọc trực thuộc Cục thuế Bắc Ninh. Trong những năm đầu mới thành lập chi cục
đã gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ năng năng lực và
kinh nghiệm quản lý bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Được sự giúp đỡ của cục thuế
Bắc Ninh, cơ sở vật chất phục vụ ngày càng thuận lợi, đội ngũ cán bộ ngày càng
gia tăng về số lượng và chất lượng, hiện nay có 31 cán bộ công chức đủ năng
lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trình độ đại học và trên đại học: 20
- Trình độ cao đẳng , trung cấp: 11
- Trình độ tin học: 22 cán bộ (Trình độ A: 5 cán bộ, Trình độ B: 13 cán bộ,
Trình độ C: 3 cán bộ, Đại học, cao đẳng: 1 cán bộ )
- Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: 15 cán bộ
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du và chức năng
nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế
Lãnh đạo chi cục gồm: 1 đồng chí chi cục trưởng và 2 đồng chí phó chi cục
trưởng.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 7 CQ45/02.02
- Chi cục trưởng: điều hành toàn bộ các công tác của chi cục; ký các văn
bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục.
- Một đồng chí phó chi cục trưởng: chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng,
phụ trách thực hiện chính sách thuế ngoài quốc doanh
- Một đồng chí phó chi cục trưởng: chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng,
phụ trách các khoản thu trên đất, phí và lệ phí
Sơ đồ: Bộ máy chi cục thuế huyện Tiên Du
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du và chức
năng nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế
- Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du: thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên
CHI CỤC TRƯỞNG
CHI CỤC THUẾ
Phó chi
cục
trưởng
Phó
chi cục
trưởng
Đội tổng
hợp dự
toán,
tuyên
truyền
hỗ trợ
và ấn
chỉ
Đội kê
khai- kế
toán
thuế- tin
học
Đội
hành
chính-
nhân
sự- tài
vụ- ấn
chỉ
Đội thuế
thu nhập
cá nhân
Đội
quản lý
nợ–
cưỡng
chế thuế
Đội
kiểm tra
thuế
Đội
quản lý
lệ phí
trước bạ
và phải
thu khác
Đội
thuế
liên xã
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 8 CQ45/02.02
quan được quy định chi tiết tại quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 06
năm 2007 của Tổng cục trưởng tổng cục thuế.
- Chức năng nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế chi cục thuế Tiên Du:
giúp chi cục trưởng quản lý hồ sơ thuế các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế và
các cá nhân thuộc diện phải nộp thuế theo thu nhập, theo phân cấp quản lý và
thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:
 Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về số đối tượng
nộp thuế trên mọi lĩnh vực, địa bàn mà đội quản lý như: số doanh nghiệp phát
sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sáp nhập, liên doanh, xin ngừng hoạt động
kinh doanh... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai
thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý và đề xuất với lãnh đạo Chi cục
các biện pháp quản lý đối với từng lọai thuế.
 Hướng dẫn ĐTNT làm các thủ tục kê khai đăng ký thuế, lập các hồ sơ,
miễn giảm, hoàn thuế và quyết toán thuế… Giải đáp các thắc mắc của đối tượng
nộp thuế liên quan tới việc tính nộp tiền thuế, thu nộp tiền thuế. Lập và tổ chức
thực hiện lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.
 Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai về thuế, liên hệ
với đối tượng nộp thuế để chỉnh sửa tờ khai theo đúng quy trình. Đề xuất và
tham mưu cho lãnh đạo chi cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn giảm,
hoàn thuế. Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn theo quy định. Kiểm tra hồ sơ
quyết toán thuế, xác định số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế để cung
cấp thông tin cho các bộ phận chức năng khác.
 Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế không nộp hoặc
nộp chậm tờ khai. Thống kê và xác định số đối tượng cần phạt hành chính về
thuế.
 Theo dõi tình hình thu nộp để đôn đốc để nhắc nộp thuế đầy đủ và đúng
hạn vào NSNN. Phối hợp tổ thanh tra, tổ xử lý dữ liệu thực hiện việc kiểm tra sổ
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 9 CQ45/02.02
sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán của các đối tượng có hiện tượng khai
man, trốn, nợ tiền thuế.
 Hàng tháng thực hiện báo cáo tình hình thu nợ và kết quả thu nợ đọng đối
chiếu với tổ xử lý dữ liệu để gửi báo cáo về cục theo đúng mẫu biểu và thời gian
quy định.
1.2. Công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế đối
với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Tiên Du trong thời gian
qua.
1.2.1. Công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế Tiên Du.
Cùng với tình hình kinh tế – xã hội của huyện đang trong thời kỳ phát
triển cao trên nhiều mặt và có chiều hướng ngày càng ổn định, với ý thức chấp
hành luật thuế của các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn. Chi cục
thuế huyện Tiên Du luôn tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cục thuế tỉnh, cấp ủy
chính quyền địa phương nhằm củng cố và ổn định tổ chức bộ máy, phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đồng thời triển khai thực hiện các luật thuế
đạt kết quả tốt. Trong những năm qua chi cục thuế Tiên Du luôn hoàn thành dự
toán thu NSNN kết qủa thu ngân sách được tổng hợp tại bảng sau :
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 10 CQ45/02.02
BIỂU 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU NSNN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN TIÊN DU TRONG 3 NĂM QUA
Đơn vị: tỷ đồng
STT Năm Dự toán Thực hiện % so với
dự toán
% so với
cùng kỳ
1 2008 30,95 35,596 115 132
2 2009 53,895 46,457 88 131
3 2010 46,635 90,232 193 194
Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du
Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tình hình kinh
tế -xã hội cả nước và trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, đã gây nhiều khó
khăn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới kinh tế
chung của huyện cũng như thu ngân sách trên địa bàn. Đồng thời thực hiện nghị
quyết 30/2008-NQ-CP của Chính phủ đã góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế,
kích thích đầu tư và tiêu dùng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ sở sản
xuất kinh doanh phát triển trong điều kiện ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung
trong khu vực, việc thực hiện miễn giảm và giãn nộp thuế đã ảnh hưởng không
nhỏ tới việc thu ngân ngân sách được giao.
Năm 2010 tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh cũng như
huyện Tiên Du nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Là năm cuối thực
hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, kế hoạch 5 năm 2005-2010,
ngay từ đầu năm UBND huyện đã có những giải pháp quyết liệt chỉ đạo, điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các
ngành, các doanh nghiệp kinh tế huyện Tiên Du có những khởi sắc sau cuộc
khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm đạt cao 15,6%. Tại các khu,
cụm Công nghiệp nhiều doanh nghiệp đầu tư xong đã đi vào hoạt động sản xuất
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 11 CQ45/02.02
kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng khá, góp phần vào tăng thu ngân sách.
Có thể nói năm 2010 là một năm thành công trong công tác thu của chi cục thuế
Tiên Du.
Để có được kết quả trên ngoài nguyên nhân khách quan là do ý thức chấp
hành chính sách thuế tốt của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên thì
nguyên nhân chủ quan cơ bản đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức chi
cục thuế Tiên Du thực hiện nhiều biện pháp trong công tác thu được đánh giá
cao như:
- Công tác quản lý thu ngân sách có nhiều đổi mới, có chất lượng, tốc độ
thu năm sau cao hơn năm trước, quy trình quản lý thu được áp dụng một cách
nghiêm túc, đúng pháp luật, các nguồn thu được đảm bảo chặt chẽ, không có
hiện thượng thất thu lớn, không có tình trạng tiêu cực trong công tác thu. Thực
hiện tốt công tác khai mức thuế, dân chủ trong công tác khai tính thuế, nộp thuế
tạo được lòng tin của nhân dân và các cấp ủy Đảng chính quyền đối với cơ quan
thuế.
- Chi cục đẩy mạnh công tác kiểm tra: tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra
NNT kể cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Số lượng doanh nghiệp và hộ
kinh doanh được kiểm tra tăng lên, kịp thời truy thu số thuế khai sai hoặc trốn,
ẩn lậu thuế, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
- Tăng cường đối chiếu, rà soát chính xác từng khoản nợ thuế, phân tích rõ
tình trạng nợ đọng thuế. Chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế
thuế, thu hồi nợ đọng đối với các khoản nợ khó đòi, chây ỳ. Đôn đốc và thu kịp
thời các khoản nợ mới phát sinh. Kết quả thu nợ năm thực hiện 1,29 tỷ đồng.
Thu triệt để tiền thuế đất nợ của doanh nghiệp.
- Triển khai tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách, pháp luật thuế cho
các tầng lớp nhân dân và người nộp thuế, công khai hóa các thủ tục hành chính
về thuế.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 12 CQ45/02.02
- Triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế
như: áp dụng tốt các phần mềm quản lý thuế, quản lý ấn chỉ thuế, quản lý lệ phí
trước bạ. Công tác hỗ trợ người nộp thuế cũng đã có những ứng dụng phục vụ
như: quản lý hồ sơ thuế một cửa hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế.
1.2.2. Tình hình chung về quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD tại chi
cục thuế Tiên Du
Quản lý thuế đối với khu vực NQD là một lĩnh vực khó khăn và rất nhạy
cảm. Đặc biệt với đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thì
công tác quản lý lại gặp nhiều khó khăn hơn bởi xuất phát điểm của huyện là
một huyện nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống không phát triển và manh
mún, mặc dù trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước quy
hoạch trên địa bàn đã có chiều hướng tích cực số doanh nghiệp nước ngoài cũng
như doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn ngày càng nhiều, nhưng đa
phần vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn
chiếm phần không nhỏ nên tình hình kinh doanh vẫn chưa được ổn định, do đó
công tác quản lý thuế ở đây vừa có những thuận lợi nhưng cũng có khó khăn
nhất định. Giai đoạn 2009 – 2010 mặc dù nền nền kinh tế thế giới đã có những
khởi sắc nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam không là ngoại lệ. Dù vậy
trong 2 năm 2009-2010 chi cục thuế Tiên Du đã hoàn thành vượt mức số thu
năm trước và vượt mức kế hoạch, số thực hiện năm sau luôn cao hơn nhiều số
thực hiện năm trước và so vớ dự toán mà HĐND và UBND tỉnh cũng như huyện
đã đề ra. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 13 CQ45/02.02
BIỂU 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TIÊN DU
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Thực
hiện
% so
với
dự
toán
% so
với
cùng
kỳ
Thực
hiện
% so
với dự
toán
% so
với
cùng
kỳ
Tổng số thu 46,457 88 131 90,232 193 194
DN NQD 12,867 143 164 20,682 122 161
1 -Thuế môn bài 0,542 115 110 0,686 113 120
2 -Thuế GTGT 11,180 156 201 18,368 135 164
3 -Thuế TNDN 1,066 79 62 1,492 55 140
4 -Thuế TTĐB 0,003 75 50 ------ ------- --------
5 -Thuế tài nguyên 0,022 110 105 0,105 68 323
6 -Thu khác 0,054 1,080 300 0,065 ------ 120
Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du
Qua biểu trên ta thấy :
Tổng số thuế thu từ các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện chiếm tỷ
lệ thường từ 23- 30% tổng số thu trên địa bàn. Năm 2009 tổng số thu từ khu vực
này là 12,867 tỷ đồng, tăng 4,513 tỷ đồng và chiếm 23,5 % số thu của chi cục.
Sang năm 2010 con số này là 20,682 tỷ đồng, tăng 7,805 tỷ đồng, đạt 193% so
với dự toán thu được đề ra, đạt 194% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 28%
số thu của toàn chi cục. Đây là một tỷ lệ khá cao, số thu của khu vực này trong
năm 2010 đã góp phần không nhỏ vào sự tăng số thu NSNN trên địa bàn trong
năm.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 14 CQ45/02.02
Số thuế TNDN thu từ các doanh nghiệp NQD trên địa bàn chiếm phần
không nhỏ trong tổng số thu trên địa bàn 23%-30%. Số thu từ sắc thuế này ở khu
vực kinh tế NQD hàng năm chiếm khoảng 7% – 8% (năm 2009 là 1,066 tỷ
đồng chiếm tỷ lệ 8,28%, năm 2010 là 1,492 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 7,21%). Và số
thu này sẽ ngày càng tăng lên cùng với phát triển không ngừng của khu vực kinh
tế NQD trong giai đoạn hiện nay.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ cả vầ quy mô và sô lượng, chất lượng của các
doanh nghiệp NQD đã làm cho số thu từ khu vực này tăng lên ngày càng ổn
định.
1.3. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên Du.
1.3.1. Công tác quản lý ĐTNT trên địa bàn
Mở đầu cho công tác hành thu là phải quản lý được ĐTNT do vậy quản lý
ĐTNT là việc đầu tiên trong quy trình quản lý thuế và có ý nghĩa quyết định đối
với số thu của NSNN. Do vậy chi cục đã phối hợp với các ban ngành chức năng
để biết được số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và thông tin kịp thời với Cục
thuế để nắm bắt được số doanh nghiệp đăng ký thuế cho nên công tác quản lý
ĐTNT của chi cục thuế Tiên Du rất tốt. Tính đến ngày 31/12/2010 thì tổng số
ĐTNT trên địa bàn mà chi cục quản lý có 334 doanh nghiệp ( số đơn vị nộp tờ
khai hàng tháng là 334) được phân loại theo bảng dưới đây:
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 15 CQ45/02.02
BIỂU 3 : PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP DN NQD THEO TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 - 2010
Doanh nghiệp Năm So sánh
2009 2010 Chênh lệch Tỷ lệ
Số DN đang hoạt động 241 264 23 9,54
Số DN tạm nghỉ 50 43 -7 -14
Số DN bỏ trốn 6 7 1 16,67
Số DN giảI thể , phá sản 15 20 5 33,33
Tổng 312 334 22 7,05
Nguồn : Chi cục thuếhuyện Tiên Du
Căn cứ vào biểu 3, số doanh nghiệp chi cục quản lý năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 22 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang hoạt động là 23, số doanh
nghiệp tạm nghỉ giảm 7, số doanh nghiệp bỏ trốn là 1, số doanh nghiệp giải thể
bỏ trốn là 5.
Xét về tỉ lệ, số DN đang hoạt động năm 2010 tăng so với 2009 là 9,54%
nhưng số DN bỏ trốn tăng 16,67% đã cho thấy ý thức của một bộ phận DN
chưa tốt, lập DN hòng lợi dụng kẽ hở trong công tác hành thuế để trốn thuế tạm
thời, gian lận thuế.
Số DN tạm nghỉ giảm 14%; giải thể, phá sản tăng 33,33%, mặc dù nền
nền kinh đã dần phục hồi nhưng một số doanh nghiệp vẫn không thích nghi
được, khả năng cạnh tranh còn yếu kém, không đưa được các giải pháp để cứu
vẫn tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó tuỳ vào tình hình của doanh
nghiệp mình mà đưa ra các quyết định tạm ngừng hoạt động để tạo những cơ hội
sau này hoặc quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 16 CQ45/02.02
Theo loại hình đăng ký kinh doanh thì chi cục thuế đã quản lý được toàn
bộ các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và đăng ký kinh doanh.Cụthể được thể
hiện ở bảng dưới đây:
BIỂU 4: PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP THEO LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ
KINH DOANH
Loại doanh nghiệp Đang hoạt động Chênh lệch
Năm 2009 Năm 2010 Tuyệt đối Tương đối
- Công ty CP 41 48 7 17,07
- Công ty
TNHH
38 27 -11 -28,95
- DNTN 143 167 29 20,28
- Tổ hợp ,
HTX
6 7 1 16,67
- Chi nhánh
HTPT
13 15 2 15,38
Tổng 241 264 23 9,54
Nguồn : Chi cục thuếhuyện Tiên Du
Từ biểu 4 trên cho ta thấy:
Số ĐTNT năm 2010 tăng so với năm 2009 là 23 đơn vị, số công ty TNHH
giảm 11 doanh nghiệp với tỷ lệ giảm -28,95%; công ty cổ phần tăng 7 doanh
nghiệp với tỷ lệ tăng 17,07%; doanh nghiệp tư nhân tăng 29 doanh nghiệp với tỷ
lệ tăng 20,28%. Số DNTN tăng với tỉ lệ cao nhất, sau đó là Công ty CP. Loại
hình DN tư nhân có số vốn ít, nguồn lực tài chính có hạn, nhưng khả năng tự
chủ vốn cao nên ngày càng phát triển, tiếp đó tới công ty CP do có sự ưu việt
thuận lợi trong huy động vốn nên xu hướng ngày càng tăng. Số DN tăng lên vào
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 17 CQ45/02.02
năm 2010 cho thấy môi trường kinh doanh đã có những thuận lợi, tiềm năng
hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn cao, đây sẽ là tiền đề để
tăng số thu thuế với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng đóng góp cho Ngân
sách Nhà nước. Tuy nhiên, đi kèm với điều đó là công việc quản lý thuế với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ tăng lên cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp.
Do vậy để quản lý được tốt các doanh nghiệp NQD mà cục thuế phân cấp
quản lý. Đội kiểm tra thuế đã lập danh sách các doanh nghiệp theo từng loại
hình kinh doanh và phân chia số ĐTNT cho từng cán bộ cụ thể. Từng cán bộ
trong đội mở sổ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mang tính liên tục phản ánh kịp thời số doanh nghiệp xin chia tách, giải
thể đóng mã số thuế…
Từng cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ
khai thuế, nộp thuế theo luật thuế quy định.
Nhờ sự phân công quản lý cụ thể nên các cán bộ thuế đã giám sát các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét kỹ về nghành nghề, lĩnh vực, địa
điểm kinh doanh nên đã phát hiện một số doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán
phụ thuộc hoạt động kinh doanh trên địa bàn khác trong tỉnh nhưng doanh
nghiệp không kê khai thuế TNDN cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc đó.
Bên cạnh sự cố gắng để quản lý tốt số doanh nghiệp thì trong công tác quản
lý đối tượng còn có tồn tại cần khắc phục đó là: một số doanh nghiệp đăng ký
thuế tại Chi cục còn chậm so với thời gian quy định. Sở dĩ có tình trạng kê khai
thuế chậm là do chưa có một quy định nào cụ thể về mối quan hệ giữa cơ quan
thuế và cơ quan quản lý cấp đăng ký kinh doanh. Mặt khác do quy trình cấp mã
số thuế tại Cục mà phân cấp quản lý một số doanh nghiệp về Chi cục do đó dẫn
đến một số doanh nghiệp đăng ký thuế chậm, vì thông tin hai chiều giữa Chi cục
và Cục thuế còn một số vướng mắc về thủ tục nên cập nhập chưa kịp thời. Đồng
thời số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh năm 2010 là 264 doanh
nghiệp mà số cán bộ của đội kiểm tra là 4 người, bình quân mỗi cán bộ quản lý
66 doanh nghiệp, đây là một số lượng khá lớn.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 18 CQ45/02.02
Thêm vào đó trình độ của cán bộ vẫn còn chưa đồng đều nên có sự chệnh
lệch về số lượng doanh nghiệp cũng như thời gian kiểm tra. Cộng với ý thức
chấp hành luật Thuế của các ĐTNT; sự đa dạng, phức tạp trong nghành nghề,
lĩnh vực kinh doanh; một công ty có thể kinh doanh nhiều nghành nghề, nhiều
địa điểm cùng một lúc. Vì vậy thất thu trong việc cán bộ thuế chưa kiểm soát hết
ĐTNT là điều khó tránh khỏi.
BIỂU 5 : SỐ LƯỢNG DN NQD THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TIÊN DU 2009-2010
Ngành Năm Chênh lệch
2009 2010 Tuyệt đối Tương đối
Sản xuất 116 113 -3 -2,59
Xây dựng 79 85 6 7,59
Vận tải 21 23 2 9,52
Ăn uống 2 2 0 0
Thương nghiệp 83 90 7 8,43
Dịch vụ 11 21 10 90,91
Tổng 312 334 22 7,05
Nguồn : chi cục thuế Tiên Du
Xem xét đối tượng theo ngành nghề kinh doanh trong biểu 5 cho ta thấy
các doanh nghiệp tăng lên chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ với 10 doanh
nghiệp tăng 90,91% so với năm 2009 , sau đó tới ngành xây dựng là 6 và thương
nghiệp là 7. Điều này cho thấy nhu cầu về dịch vụ của người dân tăng lên đáng
kể phù hợp với xu hướng phát triển. Tuy nhiên cũng phải kể đến sự phát triển
của huyện đời sống của người dân ngày càng nâng lên và với những điều kiện
của huyện cũng phù hợp cho các doanh nghiệp này ngày càng phát triển.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 19 CQ45/02.02
Việc số DN NQD tăng lên là điều đáng mừng cho Ngân sách Nhà nước song
bên cạnh đó vẫn còn có những mặt chưa tốt như:
* Đại đa số các doanh nghiệp có trình độ nhận thức chưa cao.
* Có khả năng trong số doanh nghiệp mới do Chi cục quản lý nên có những
doanh nghiệp “ma” lập nên nhằm lừa đảo, gian lận, trốn thuế Nhà nước.
* Số DN tăng lên cao song số cán bộ quản lý chưa tăng kịp thời, việc một
cán bộ thuế quản lý quá nhiều đối tượng sẽ dẫn đến nhiều sai sót không tránh
khỏi. Chưa kể đến nhân sự ngành thuế hiện vẫn rất “khan” trình độ chưa cao
trong khi thủ đoạn lừa đảo, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp.
* Tuy luật thuế luôn được cập nhật và bổ sung nhưng vẫn tồn tại không ít
những bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý, bên cạnh đó sự phối hợp giữa
các cơ quan chức năng trong địa bàn còn gặp khó khăn và chậm chễ.
Nhằm mục tiêu quản lý tốt các đối tượng này đội kiểm tra thuế phải
thường xuyên theo dõi và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp. Căn cứ vào
số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, mã số thuế và lập sổ theo dõi tình hình
biến động các đối tượng này một cách chặt chẽ và liên tục.
1.3.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế
Kiểm soát doanh thu, chi phí có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công
tác thu thuế và đặc biệt đối với công tác quản lý thuế TNDN. Song vấn đề kiểm
soát doanh thu chi phí trong công tác quản lý của chúng ta còn nhiều bất cập
nhất là đối với các doanh nghiệp NQD. Để quản lý tốt vấn đề này cần phải bỏ ra
nhiều công sức và thời gian mới có thể hạn chế được gian lận.
Nhất là khi thực hiện theo Luật quản lý thuế từ ngày 1/1/2007 các doanh
nghiệp phải tự thực hiện công tác khai và nộp. Do vậy số liệu phản ánh tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi còn chưa được chính xác.
Nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chi cục và tinh thần trách nhiệm cao
của mỗi cán bộ trong chi cục nên công tác quản lý căn cứ tính thuế của doanh
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 20 CQ45/02.02
nghiệp NQD cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể tình hình quản lý
thu nhập chịu thuế được thể hiện ở bảng dưới đây:
BIỂU 6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA CÁC DN NQD
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU
Đơn vị: tỷ đồng
Loại hình
DN
Số doanh nghiệp
kê khai
THU NHẬP CHỊU THUẾ
2009 2010 2009 2010
Lãi Lỗ Lãi Lỗ
DT CP TN DT CP TN
DN NQD 241 264
CTCP 32 9 41 7 41,9 32,8 9,1 45,1 34,8 10,3
CT TNHH 25 13 24 3 33,7 25,8 7,9 36,3 28,875 7,425
DNTN 127 16 143 24 133,8 110,8 23 142,9 116,9 26
Tổ hợp, HTX 3 3 4 3 15,4 14,1 1,3 19,2 17,59 1,61
CN HTPT 10 3 11 4 26,1 24,15 1,95 29,4 26,55 2,85
Tổng 197 44 223 41 250,9 207,65 43,25 272,9 224,715 48,185
Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du
Qua bảng trên cho thấy tổng số doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán
thuế năm 2009 là 241 doanh nghiệp, 197 doanh nghiệp kê khai lãi, 44 doanh
nghiệp kê khai lỗ, tỷ lệ các doanh nghiệp kê khai thua lỗ là 18,26%. Năm 2010
có 264 doanh nghiệp kê khai trong đó có 223 doanh nghiệp khai lãi, 41 doanh
nghiệp lỗ, tỷ lệ doanh nghiệp hạch toán lỗ là 15,53%.
Trên bảng ta cũng thấy số lượng đối tượng thuộc khu vực kinh tế NQD
phải nộp thuế năm 2009 là 241 doanh nghiệp số thu nhập là 52,056 tỷ đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 21 CQ45/02.02
Như vậy bình quân một doanh nghiệp có thu nhập trong năm là 0,216 tỷ đồng.
Năm 2010 , bình quân một doanh nghiệp có thu nhập là 0,224 tỷ đồng.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp:
- Công ty CP: số doanh nghiệp năm 2009 là 41, trong đó có 32 doanh nghiệp
kê khai lãi, 9 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,221 tỷ đồng/năm. Đây là
mức thu nhập khá cao. Năm 2010 là 27 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh
nghiệp lãi và 3 doanh nghiệp lỗ. Thu nhập bình quân là 0,214 tỷ đồng/năm.
- Công ty TNHH: năm 2009 có 38 doanh nghiệp, 25 doanh nghiệp lãi và 13
doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,207 tỷ đồng/năm. Năm 2010 có 27
doanh nghiệp, 24 doanh nghiệp lãi và 3 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là
0,275 tỷ đồng/năm.
- DNTN: năm 2009 có 143 doanh nghiệp, 127 doanh nghiệp lãi và 16 doanh
nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,161 tỷ đồng/năm. Năm 2010 có 167 doanh
nghiệp, 143 doanh nghiệp lãi, 24 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,156
tỷ đồng/năm.
- Các tổ hợp hợp tác xã: năm 2009 có 6 tổ hợp hợp tác xã, 3 tổ hợp lãi, 3 tổ
hợp lỗ, thu nhập bình quân là 0,21 tỷ đồng/năm. Năm 2010 cũng là 7 tổ hợp, có
4 tổ hợp lãi, 3 tổ hợp lỗ. Thu nhập bình quân là 0,23 tỷ đồng/năm.
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: năm 2009 là 13 chi nhánh, trong đó có
10 chi nhánh lãi, 3 chi nhánh lỗ. Thu nhập bình quân là 0,15 tỷ đồng/năm. Năm
2010 là 15 chi nhánh, có 11 chi nhánh lãi, 4 chi nhánh lỗ.thu nhập binh quân là
0,19 tỷ đồng/năm.
- Qua đó ta thấy mức thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã trong
2 năm 2009 và 2010 là khá ổn định.
Về tổng quan thì mức thu nhập của doanh nghiệp năm 2010 có giảm đôi
chút so với năm 2009, là do năm 2010 có nhiều doanh nghiệp mới thành lập đi
vào hoạt động chưa ổn định sản xuất kinh doanh, chưa tiếp cận quen với thị
trường. Mặt khác sự tiềm ẩn gian lận trong kê khai rất lớn. Như vậy trên thực tế
với nhiều lý do khác nhau, việc kê khai quyết toán của các doanh nghiệp chưa
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 22 CQ45/02.02
đầy đủ, chưa chính xác vì vậy nếu không có việc kiểm tra lại thì vừa gây ra thất
thu cho NSNN, vừa mất công bằng giữa các ĐTNT. Để thực hiện tốt công tác
kiểm tra quyết toán thuế, cán bộ trong Đội đã thường xuyên đôn đốc các doanh
nghiệp chấp hành đầy đủ việc lập, nộp quyết toán thuế, báo cáo tài chính trong
năm của đơn vị mình đúng thời gian qui định.
- Năm 2009 số doanh nghiệp phải nộp quyết toán năm là 241, số đơn vị nộp
đúng quy định là 235, số đơn vị nộp quyết toán, báo cáo tài chính chậm là 6 đơn
vị. Đội kiểm tra thuế đã lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất lãnh đạo
Chi cục xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp trên với số tiền là
5,7 triệu đồng.
- Năm 2010 là 264 đơn vị phải nộp quyết toán. Số doanh nghiệp nộp đúng
thời gian quy định 264, không có doanh nghệp nào nộp chậm. Nhờ có sự đôn
đốc nhắc nhở kịp thời và có biện pháp phù hợp trong công tác quản lý cho nên
số đơn vị nộp quyết toán đã đúng thời gian quy định 100% là một kết quả tốt,
nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý và thực hiện kiểm tra, kiểm soát
việc chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp.
Qua kiểm tra quyết toán thuế đối với 12 doanh nghiệp năm 2009, cơ quan
thuế đã truy thu được số thuế 262,2 triệu đồng, bình quân một đơn vị kiểm tra
truy thu là 21,85 triệu đồng. Năm 2010, kiểm tra quyết toán đối với 10 đơn vị,
số thuế truy thu 219 triệu đồng, bình quân một đơn vị kiểm tra truy thu và xử
phạt 21,9 triệu đồng (Nguồn: Đội kiểm tra thuế).
Như vậy cho chúng ta thấy được sự sai sót và gian lận trong hạch toán kế
toán của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn, tập trung trong lĩnh vực
kinh doanh xăng dầu, nhà hàng khách sạn và ngành sản xuất, xây dựng… là chủ
yếu.
1.3.2.1. Quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế có ảnh hưởng quyết định tới thu nhập chịu thuế và số
thuế phải nộp của đơn vị kinh doanh. Về nguyên tắc các đơn vị tính thuế theo
phương pháp kê khai phải phản ánh một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời các
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 23 CQ45/02.02
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hoá đơn chứng từ trên nguyên
tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Nhưng thực tế các doanh nghiệp NQD lại
thường che giấu bớt doanh thu để làm giảm lợi nhuận tính thuế và giảm số thuế
phải nộp. Hiện tượng này rất phổ biến và hay xảy ra đối với khu vực doanh
nghiệp NQD kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh tới kinh
doanh thương mại dịch vụ.Việc che giấu doanh thu phản ánh không trung thực
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm thu nhập chịu thuế
và số thuế TNDN phải nộp. Một số thường xảy ra như:
– Lợi dụng thói quen tiêu dùng của người dân khi mua hàng hóa về nhằm
mục đích tiêu dùng thường không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với
người mua hàng để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này
thường diễn ra với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như: Ô tô, xe
máy, đồ điện tử, điện lạnh … Hoặc những doanh nghiệp sản xuất cung cấp trực
tiếp cho người tiêu dùng như: đồ gỗ, cơ khí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
Do phát sinh chênh lệch giữa số hàng bán được trong kỳ trên sổ sách với thực tế
trong kho hoặc chênh lệch giữa số tiền thực tế DN nhận với số thực tế trên hóa
đơn, các tài khoản tiền và tài khoản liên quan khác nên cán bộ thuế có thể kiểm
tra số hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định, đối chiếu trong kho đơn vị, hoặc có thể
xem nhật ký bán hàng, phiếu thu, số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
để xác minh.
Ví dụ : Công ty TNHH Cao Sơn (mã số thuế : 2300298327 ) chuyên sản xuất
và bán bàn ghế ,tủ thờ, giường…Cán bộ quản lý đã kiểm tra quyết toán thuế
2010 qua việc đối chiếu giữa nhật ký bán hàng, sổ cái và sổ chi tiết phải thu của
khách hàng thấy giá ghi 1 bộ bàn ghế uống nước trên nhật ký bán hàng là
27.450.000 đồng còn giá ghi trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng là
23.500.000 đồng.(Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại công ty TNHH
Cao Sơn năm 2009):
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 24 CQ45/02.02
BIỂU 7: TRÍCH BIÊN BẢN KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG
TY TNHH CAO SƠN NĂM 2009
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Số kê khai Số kiểm tra Chênh lệch
… Thuế TNDN 25,4 30,225 4,825
1 Tổng doanh thu 529,49 525,54 3,95
Doanh thu chịu thuế TNDN 529,49 525,54 3,95
2 Tổng chi phí SXKD 427,89 404,64 (23,25)
3 Thu nhập từ hoạt động
SXKD
101,6 120,9 19,3
4 Tổng thu nhập chịu thuế 101,6 120,9 19,3
5 Thuế TNDN phải nộp(25%) 25,4 30,225 4,825
– Không kê khai công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nhưng cũng không
xuất hóa đơn bán hàng, không khai thu nhập từ hoạt động cho thuê hay nhượng
bán tài sản hay các khoản trợ cước trợ giá.
Ví dụ: Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Nam
Kinh (mã số thuế: 2300310408) qua đối chiếu hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho
cùng các thông tin số liệu trên hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển thấy
công ty xây dựng thêm kho lưu trữ hàng với trị giá 78.000.000 đồng, đến khi
hoàn thành công ty không kê khai và cũng không xuất hóa đơn bán hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 25 CQ45/02.02
- Một số doanh nghiệp bán hàng không hạch toán vào doanh thu mà bù trừ
thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả…
1.3.2.2. Quản lý các khoản chi phí được trừ
Xác định chính xác thu nhập chịu thuế một mặt còn phụ thuộc vào quản lý
doanh thu chịu thuế một mặt còn phụ thuộc vào việc hạch toán các khoản chi phí
hợp lý được trừ. Việc quản lý tốt chi phí được trừ là một trong những căn cứ
quan trọng để tính thuế thu nhập hạn chế thất thu thuế qua việc kiểm tra thuế tại
các doanh nghiệp nói chung và DN NQD nói riêng đã kê khai không chính xác
phần chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Một phần là do các doanh
nghiệp chưa nắm rõ được chi phí hợp lý, hợp lệ và không nắm rõ mức khống
chế chi phí theo quy định. Do trình độ kế toán các doanh nghiệp còn hạn chế nên
đã kê khai chi phí nhiều khi còn không chính xác. Nhưng cũng có một bộ phận
nhỏ doanh nghiệp mặc dù hiểu luật nhưng vẫn cố tình vi phạm trong việc hạch
toán tăng chi phí hợp lý làm giảm số thuế thu nhập phải nộp. Cụ thể: em xin đề
cập tới một số khoản chi phí thường xuyên có sai xót gian lận và kê khai tăng
trong công tác quản lý thu nhập chịu thuế:
Khoản mục chi phí nguyên, nhiên vật liệu :
Liên quan tới chi phí nguyên, nhiên vật liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
được trừ trong kỳ thì trong quy định các khoản này được tính theo định mức tiêu
hao hợp lý. Các doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức tiêu hao thực tế hợp lý
trên cơ sở gía cả hợp lý nhưng không được vượt quá định mức do Nhà nước ban
hành. Do vậy khoản mục này ít khi xảy ra gian lận. Phần lớn gian lận trong
khoản mục là sử dụng hoá đơn giả, tẩy xoá hoá đơn và thanh toán bằng tiền
mặt...do nếu khoản thanh toán trên 20 triệu thì phải thanh toán qua Ngân hàng
như vậy rất dễ bị phát hiện. Các doanh nghiệp thường mua những hoá đơn gỉa,
mua của những công ty phá sản, giải thể, bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động để gian
lận. Cán bộ thuế có thể căn cứ dấu hiệu như: Nhập nguyên vật liệu, nhiên liệu
nhiều lần liên tiếp, thời gian giữa mỗi lần nhập rất ngắn, trị giá hóa đơn mỗi lần
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 26 CQ45/02.02
nhập hầu hết dưới 20 triệu đồng… để đối chiếu, từ đó kiểm tra lại tính chân thực
của hóa đơn để xác minh.
Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Sơn
Trang (mã số thuế: 2300329920) cán bộ quản lý đã lấy một số phiếu nhập kho
đối chiếu giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên tài khoản 152, 627, 642, 641; đối
chiếu vật tư xuất dùng cho phân xưởng, kiểm tra trên sổ chi tiết nguyên vật liệu,
hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào thấy đơn vị đã sử dụng 13 hóa đơn giả của
những công ty đã bỏ trốn trong Đà Nẵng để nhập nguyên vật liệu đầu vào. Tổng
trị giá 13 hóa đơn lên tới 130,6 triệu đồng.
BIỂU 8: TRÍCH BIÊN BẢN KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG
TY TNHH SƠN TRANG NĂM 2009
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Số kê
khai
Số kiểm tra Chênh lệch
…
Thuế TNDN 151,775 181,85 30,075
1 Tổng doanh thu 1980,2 1964,9 15,3
Doanh thu chịu thuế TNDN 1980,2 1964,9 15,3
2 Tổng chi phí SXKD 1399,1 1268,5 (130,6)
3 Thu nhập từ SXKD 581,1 696,4 115,3
4 Thu nhập khác 26 31 5
5 Tổng thu nhập chịu thuế 607,1 727,4 120,3
6 Thuế TNDN phải nộp (25%) 151,775 181,85 30,075
Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ:
Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ các khoản chi khấu hao
TSCĐ trừ: Phần chi khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 27 CQ45/02.02
doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại
DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn ca, nhà để xe, xe đưa đón người lao động…);
chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của DN
(trừ TSCĐ thuê tài chính); phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành
của Bộ Tài chính; phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ
đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, đăng ký và trích khấu
hao từ 01/01/2009; khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị; khấu hao đối
với công trình trên đất sử dụng cho sản xuất kinh doanh và mục đíchkhác không
được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương
ứng với phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng trên thực tế thì khoản mục này thường xuyên xảy ra gian lận như:
– Tài sản cố định mới mua về chưa phục vụ hoặc tài sản không phục vụ cho
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng doanh nghiệp đã trích khấu hao
và tính vào chi phí được trừ.
Dấu hiện nhận biết hành vi sai phạm thuế có thể căn cứ vào bảng tính và
phân bổ khấu hao của đơn vị đối chiếu với giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài
sản; kiểm tra mức độ hao mòn của tài sản cố định, kiểm tra vị trí bố trí TSCĐ
nằm khâu nào trong quy trình sản xuất kinh doanh, tổ đội được phân công,
người phụ trách và nhân công làm việc với TSCĐ đó để xác thực.
– Tài sản cố định doanh nghiệp sở hữu nhưng không có giấy tờ chứng minh
chủ sở hữu, hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ được trích khấu hao.
Thông qua kiểm tra giấy tờ cán bộ thuế có thể xác minh được khoản mục này
– Tài sản cố định hết khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao.
Sai phạm có thể được xác minh dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, mức
khấu hao, phương pháp khấu hao, số năm khấu hao, năm sản xuất TSCĐ, số
năm hoạt động.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 28 CQ45/02.02
– Định giá lại tài sản cố định vượt giá trị trị trường so với tài sản cố định
tương đương nhằm tăng khấu hao, tăng chi phí.
Cán bộ thuế có thể xem xét mức độ tin cậy trong báo cáo định giá tài sản cố
định của doanh nghiệp. Đánh giá lại theo giá trị thị trường, nếu thấy có dấu hiệu
gian lận, có thể yêu cầu đơn vị đánh giá lại hoặc mời bên thứ 3 can thiệp.
Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2009 của Công ty TNHH
sản xuất & thương mại Thiên Phú Minh (mã số thuế: 2300325938) cán bộ thuế
đã đối chiếu giữa báo cáo tài sản cố định sử dụng ở bộ phận với bảng tính và
phân bổ khấu hao tài sản cố định và việc tính chi phí khấu hao vào tài khoản có
liên quan thấy số khấu hao mà đơn vị báo cáo là 38.410.000 đồng trong khi số
thực kiểm tra của cán bộ thuế lại là 29.625.000 đồng, nguyên nhân là doanh
nghiệp đã tính khấu hao của một tài sản cố định mới mua năm 2009 (mới
nguyên) nhưng chưa sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Quản lý chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca :
Đây là khoản mục chi phí chủ yếu và khá lớn ở các doanh nghiệp, khoản chi
phí này liên quan đến chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và hàng hoá dịch
vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của
Chính phủ, Bộ LĐTB – XH, Bộ Tài chính thì cũng tồn tại không ít các doanh
nghiệp có những hành vi gian lận ở khoản mục này đó là :
Chi BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN theo quy định lần lượt là 16%, 3%, 2%
và 1%. Thực tế còn có những doanh nghiệp trích BHXH, BHYT, KPCĐ vượt
định mức quy định.
Văn bản và chế độ hướng dẫn đầy đủ nhưng bên cạnh những doanh nghiệp tự
giác chấp hành thì một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tìm cách gian lận,
thông qua việc gia giảm tiền lương người lao động nhằm giảm bớt số thuế Thu
nhập doanh nghiệp phải nộp. Một số biện pháp gian lận mà các doanh nghiệp đã
thực hiện:
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 29 CQ45/02.02
- Tăng số người lao động từ đó làm tăng tổng chi phí tiền lương ,nhưng
thực tế số lao động tại đơn vị không thay đổi. Để kiểm tra được khoản mục này,
cán bộ thuế xem xét các khoản chi liên quan tới người lao động như: BHXH,
BHYT, các khoản chi trang phục cho người lao động, các khoản phụ cấp, nơi bố
trí lao động, số hợp đồng lao động để xác minh.
- Tăng tiền lương lao động đối với những người lao động có mức lương
thấp nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhưng trên thực tế thì người lao động không được hưởng phần tăng lương tăng
này. Với phương án này doanh nghiệp chấp nhận đóng phần thuế thu nhập cá
nhân (nếu thu nhập của người lao động chịu thuế thu nhập cá nhân) thay cho
người lao động, người lao động thụ động chấp nhận việc này. Phương án này
doanh nghiệp chỉ áp dụng cho những lao động có thu nhập thấp, bởi nếu lao
động thu nhập cao, đi kèm theo đó là mức bảo hiểm cao, các khoản chi thưởng
cao, mức thuế TNCN cao, nên không đạt hiệu quả.
Cán bộ thuế có thể xác minh thông qua kiểm tra mức bảo hiểm, và các khoản
chi trả cho lao động liên quan. Thông thường, mức độ gian lận theo cách này ít
và hạn chế.
- Khai khống thời gian lao động, khối lượng công việc để tăng chi phí tiền
lương nhưng thực tế không xảy ra. Cán bộ thuế có thể kiểm tra quá trình lao
động, công việc phân công, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng để xác
minh.
- Chi trả tiền ăn ca nhưng thực tế không có hoặc nếu có cũng thấp hơn rất
nhiều.
Xác minh thông qua vị trí địa điểm tổ chức ăn ca, bếp, dụng cụ nấu ăn, đồ
dùng ăn ca, và định mức ăn ca để kiểm tra.
- Thuê lao động theo mùa vụ theo mỗi lần đi vào hoạt động. Những doanh
nghiệp này dễ dàng khai tăng số lao động thuê so với thực tế để tăng chi phí tiền
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 30 CQ45/02.02
lương trả cho số lao động này…Hiện đây vẫn là một vấn đề nhức nhối, khó
kiểm tra ngoại trừ cách kiểm tra đột xuất tại cơ sở người nộp thuế.
Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH TM và
DV Quảng Đạt (mã số thuế: 2300494970), cán bộ thuế đã đối chiếu xem xét
bảng tính và phân bổ tiền lương của từng bộ phận thì thấy một bộ phận tiền
lương trả cho người lao động dưới hình thức chi trả tiền ăn ca với số tiền
11.270.000 đồng, nhưng thực tế doanh nghiệp không chi trả, không tổ chức ăn
ca cho người lao động.
Để hạn chế tình trạng gian lận trong hạch toán khoản chi phí tiền lương chi
cục đã chỉ đạo cho các tổ kiểm tra ở các thời gian cao điểm nắm cụ thể số lao
động đồng thời kiểm tra sổ sách kế toán đột xuất ở một số doanh nghiệp. Kết
hợp quyết toán của năm trước và bảng kê khai tiền lương tiền công năm sau của
các doanh nghiệp và tình hình thực tế từ đó có biện pháp quản lý đối các doanh
nghiệp có gian lận.Tuy vậy, sự gian lận ở khoản chi phí này còn lớn một phần là
do các chủ doanh nghiệp và người lao động ký kết thoả thuận trả tiền lương, tiền
công nên rất khó kiểm tra, một phần do mùa dịch vụ cần lực lượng lao động ở
các doanh nghiệp rất nhiều do đó tiền công không ổn định. Bên cạnh đó sự kiểm
tra của cơ quan thuế chưa đồng đều chưa có biện pháp quản lý sâu sắc.
Các khoản chi phí bằng tiền khác :
Qua thực tế kiểm tra thì rất nhiều khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có những khoản chi
vượt quá định mức theo quy định như chi phí tiếp khách, chi ủng hộ các đoàn
thể khác vượt quá mức quy định. Chi phí hoa hồng môi giới, chi phí giao dịch,
quảng cáo, tiếp thị…Theo thông tư 134/2007/TT-BTC, khoản chi này được chi
tối đa bằng 10% tổng chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10. Kết quả kiểm tra
thuế đối với các DN NQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thời gian qua cho
thấy, khoản chi này của các doanh nghiệp là khá lớn. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp thường không chi quá định mức cho phép đối với khoản chi này. Cũng
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 31 CQ45/02.02
qua công tác kiểm tra có rất nhiều những khoản chi phí mà chứng từ chi không
hợp pháp như các các khoản dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, công
tác phí, phụ cấp tàu xe.. ghi không đúng mã số thuế của doanh nghiệp. Một số
doanh nghiệp nhượng bán điện cho cơ sở khác qua đồng hồ điện của mình
nhưng khi hạch toán chi phí điện thì hạch toán theo hoá đơn thu tiền điện không
loại trừ số tiền điện đã bán cho cở sở khác, một số doanh nghiệp sử dụng chứng
từ của các doanh nghiệp bỏ trốn mua hoá đơn của doanh nghiệp khác.
Quản lý chi phí trích trước :
Qua công tác kiểm tra, không ít các doanh nghiệp để làm giảm thu nhập chịu
thuế trong kỳ đã trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế. Có những
doanh nghiệp thực tế không vay vốn kinh doanh nhưng lập chứng từ khống về
việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi tiền vay, hoặc trích
trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế lại
không chi đến.
Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty cổ phần Thành
Đô (mã số thuế: 2300290310) năm 2010, căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận và tỷ
lệ lãi suất tiền vay tại thời điểm vay, cán bộ quản lý thấy lãi tiền vay công ty
khai tăng lên 15.410.000 đồng không được tính vào chi phí được trừ bởi doanh
nghiệp trích trước lãi tiền vay cao hơn lãi suất cho phép tại thời điểm vay.
1.3.2.3. Quản lý các khoản thu nhập chịu thuế khác
Trong quá trình kiểm tra quyết toán bên cạnh quản lý tốt phần doanh thu và
chi phí hợp lý được tính trừ thì cũng cần chú ý quản lý khoản thu nhập chịu
thuế khác. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động sản xuất kinh
doanh chính của doanh nghiệp mà đó là những khoản thu từ các hoạt động khác
như các khoản lãi từ hoạt động cho vay vốn, hoạt động liên doanh liên kết do
góp vốn bằng tiền, đất đai, hàng hoá vật tư khác đem lại, các khoản thu tiền
phạt, khoản thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các khoản thu về hoa
hồng, khuyến mại do mua nguyên vật liệu, các khoản thu do bên bán hỗ trợ. Đây
là những khoản thu nhập mà các doanh nghiệp thường cố tình không khai báo
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 32 CQ45/02.02
cũng có những trường hợp kế toán của doanh nghiệp hạch toán chung vào doanh
thu hoạt động kinh doanh chính.
Nhờ tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơ nhằm phát hiện các hành vi gian lận làm
giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, làm giảm số thuế phải nộp vào
NSNN và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục và tinh thần làm việc có trách
nhiệm của từng cán bộ trong đội nên công tác quản lý thu nhập chịu thuế của các
DN NQD thuộc Chi cục quản lý đã thu được kết quả khả quan phản ánh một
cách trung thực hơn nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với NSNN.
Để phát hiện sai phạm trong kê khai thu nhập khác, một số chỉ tiêu sau cần
phải kiểm tra: Các hóa đơn chứng từ liên quan đến khoản thu nhập khác; sổ cái
các tài khoản 515, 711; kết hợp kiểm tra tại các đơn vị có liên quan.
Ví dụ: Căn cứ sổ chi tiết thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác (TK
515,711) của Công ty TNHH Đại Đồng Tiến (MST: 2300223963), trong sổ
ngoại tệ thấy thấp hơn so với số kiểm tra 2.170.000 đồng. Nguyên nhân là do
doanh nghiệp hạch toán tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá phương pháp nhập
trước xuất trước mà doanh nghiệp áp dụng.
Tổng kết lại, qua công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế TNDN có thể
thấy, hầu hết các doanh nghiệp mắc sai phạm trong kê khai, quyết toán thuế
TNDN đều có khuynh hướng làm giảm nghĩa vụ thuế.
1.3.3. Quản lý thu nộp thuế
Công tác quản lý thu nộp tiền thuế nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả
công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quyết định đến
số thu vào NSNN. Trong thời gian qua việc thu nộp tiền thuế của các đối tượng
nộp thuế được thực hiện theo đúng quy trình thu ở trên. Đội kiểm tra thuế đã kết
hợp chặt chẽ với đội kê khai, kế toán thuế và tin học để theo dõi việc thu nộp
tiền thuế vào NSNN của các doanh nghiệp, lấy số thu để đánh giá bình bầu xếp
loại cán bộ trong đội. Nên các cán bộ quản lý doanh nghiệp đã chủ động đôn đốc
các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của mình nộp thuế vào NSNN kịp thời và
đẩy đủ theo thông báo thuế hay theo các quyết định truy thu. Với sự nỗ lực đó
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 33 CQ45/02.02
nên Đội đã hoàn thành nhiệm vụ đã đưa ra, số thu năm sau luôn cao hơn năm
trước. Mặc dù vậy nhưng tình trạng nợ đọng thuế TNDN vẫn xảy ra ở một số
doanh nghiệp với số tiền tuy không lớn nhưng có ảnh hưởng đến công tác quản
lý thu nộp. Số thuế TNDN nợ đọng được thể hiện tại bảng sau:
BIỂU 9: BÁO CÁO SỐ THUẾ NỢ ĐỌNG CÁC NĂM 2009-2010
Đơn vị : triệu đồng
STT Loại hình DN Năm 2009 Năm 2010
Số lượt DN Tiền thuế Số lượt DN Tiền thuế
Tổng cộng 15 126,3 17 151,4
1 Công ty CP 0 ------ 2 25,1
2 Công ty TNHH 5 29,2 7 30,6
3 DNTN 8 83,1 6 67,2
4 HTX, tổ hợp tác 2 14 2 28,5
Qua biểu số 9 ta thấy tuy số lượt doanh nghiệp nợ đọng thuế có tăng, số thuế
nợ vẫn lớn năm 2009 nhưng nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp năm
2010 tăng hơn so với năm 2009. Số thuế nợ đọng chủ yếu của các doanh nghiệp
là nợ theo các quyết định truy thu, tiền phạt do nộp thuế chậm.
Để thu hồi nợ đọng thì đội trưởng thường xuyên chỉ đạo các cán bộ phụ
trách doanh nghiệp trong đội tích cực đôn đốc bằng các văn bản, trực tiếp đến
doanh nghiệp để nắm rõ tình hình và đôn đốc cụ thể. Gắn số thuế nợ đọng cho
từng cán bộ quản lý và lấy chỉ tiêu thu nợ đọng bình bầu xếp loại hàng tháng của
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 34 CQ45/02.02
mỗi cán bộ. Chi cục thành lập ban chống nợ đọng cùng với Đội để làm tốt công
tác thu nợ đọng. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện theo sự đôn đốc thì các
cán bộ thu xử lý lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Nếu doanh nghiệp
vẫn không thực hiện thì sẽ lập lệnh thu trình lãnh đạo để tiến hành phát lệnh thu
đến Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Nhờ làm tốt quy trình thu nợ
đọng nên đến ngày 30 tháng 1 năm 2011 số thuế TNDN nợ đọng đã thu hoàn
thành.
1.3.4. Quản lý khâu miễn giảm thuế
Để thực hiện công tác miễn, giảm thuế TNDN cho các đối tượng nộp thuế
được quy định trong luật thuế TNDN Chi cục đã phổ biến, tuyên truyền rộng
cho các đối tượng nắm bắt để thực hiện. Mặc dù, năm 2010 đã dừng thực hiện
các chính sách miễn, giảm thuế kích thích nhằm phục hồi kinh tế do suy thoái
kinh tế, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện giãn thời gian nộp thuế TNDN cho các
daonh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp SX, gia công hàng dệt, may, da
giày. Đây vẫn là 1 chính sách hợp lý trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay.
Các DN NQD trên địa bàn chủ yếu ở mức quy mô vừa và nhỏ, đồng thời
thực hiện sự phân cấp quản lý của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thuế Tiên
Du được giao quản lý những DN NQD không thuộc các dự án ưu đãi đầu tư chỉ
có một số ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất...Vì vậy trong
năm 2009 – 2010, theo hướng dẫn chỉ đạo từ thông tư Chi cục thuế Tiên Du chỉ
hướng dẫn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn thực hiện kê
khai nộp thuế theo đúng với thông tư, đối với các doanh nghiệp bị thua lỗ, đăng
ký kế hoạch để chuyển số lỗ sang kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
năm sau. Đây là điều cần thiết, đảm bảo lợi ích và sự công bằng cho các doanh
nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của nhà nước…
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên Du.
1.4.1. Kết quả đạt được
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 35 CQ45/02.02
Xuất phát từ tình hình thực tế trên cơ sở nhiệm vụ thu hàng năm và dưới
sự chỉ đạo thường xuyên của Thành uỷ, HĐND, UBND đối với công tác thuế,
tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo, phối hợp với cơ quan thuế để quản lý
thu thuế. Chi cục thuế đã triển khai áp dụng đồng bộ và quyết liệt các biện pháp
quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách. Đặc biệt là công
tác quản lý thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trong thời gian qua, ban
lãnh đạo chi cục thuế huyện Tiên Du đã phân công nhiệm vụ cho từng phòng
ban, từng cán bộ trong chi cục.
Thêm vào đó, chi cục thuế đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp NQD thông qua công tác tuyên
truyền hỗ trợ NNT. Năm 2010 nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nên
công tác tuyên truyền hỗ trợ đã triển khai nhiều nội dung lớn để tạo thuận lợi
hơn cho các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế. Trong năm chi cục đã tổ chức
nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền cho doanh nghiệp nhằm nâng cao sự hiểu biết
của doanh nghiệp về các chính sách thuế và nâng cao tinh thần ý thức tự kê khai
nộp thuế chính xác, soạn thảo sách giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp,
định kỳ tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để lắng nghe và kịp thời giải đáp
những thắc mắc cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, chi cục còn tăng cường công tác kiểm tra với nhiệm cụ trọng
tâm là khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập
thông tin, phân tích đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế,
kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những bất
thường, nghi vấn trong kê khai…Năm 2010 chi cục thuế Tiên Du đã thực hiện
công tác kiểm tra đúng với yêu cầu nhiệm vụ: thường xuyên kiểm tra tại tại bàn
theo đúng quy trình về hồ sơ khai thuế(1.446 lượt hồ sơ); kiểm tra quyết toán
thuế đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản; chủ động xác minh hoá đơn có
dấu hiệu bất thường, kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp(gửi
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 36 CQ45/02.02
xác minh 16 đơn phiếu bằng 37 hoá đơn), qua đó phát hiện và hạn chế kịp thời
những sai sót, đồng thời tạo sự chuyển biến ý thực tuân thủ pháp luật thuế của
NNT. Chi cục thuế Tiên Du luôn cố gắng tăng cường công tác kiểm tra thuế để
phát hiện cá hành vi vi phạm và gian lận thuế, bên cạnh đó cũng ngăn chặn, đẩy
lùi tình trạng thành lập doanh nghiệp ma để kinh doanh, hoá đơn chiếm dụng
tiền thuế của Nhà nước.
Các trường hợp nợ đọng dây dưa đã được triển khai đôn đốc thu. Trong
những năm qua, chi cục thuế Tiên Du đã tăng cường chỉ đạo, rà soát, đối chiếu
phân loại nợ theo nhóm nợ, tuổi nợ để tăng cường đốc thu và có biện pháp xử lý
phù hợp đối với từng đối tượng nợ thuế.
1.4.2. Một số hạn chế trong công tác thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
NQD tại chi cục thuế Tiên Du.
- Về công tác quản lý kê khai: vẫn chưa nắm bắt phân loại được nhóm đối
tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp, cũng như những vướng mắc của
từng nhóm đối tượng thuế trong kê khai, những hồ sơ kê khai cũng bất cập…
- Về công tác kiểm tra thuế:
 Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chưa phân loại theo đối
tượng, theo loại hồ sơ, theo loại thường xuyên có sai sót để tập trung nguồn lực
kiểm tra kỹ các loại đối tượng, loại hồ sơ và nội dung này. Mặt khác công tác
kiểm tra tại trụ sở NNT còn thấp so với số lượng NNT phải kiểm tra.
 Lực lượng cán bộ kiểm tra không nhiều và cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác kiểm tra cònchưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa đẩy mạnh được công
tác kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lỗ và các doanh nghiệp
kinh doanh đặc thù. Do số doanh nghiệp kiểm tra hàng năm thấp nên rủi ro bị
kiểm tra của doanh nghiệp cũng thấp. Điều này càng tạo điều kiện cho doanh
nghiệp khai sai và trốn thuế nhiều hơn.
- Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế :
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 37 CQ45/02.02
 Do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế mới đang trong giai đoạn phục
hồi nên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa ổn định, nên tình
trạng nợ thuế mới phát sinh vẫn còn và số nợ thuế cũ vẫn chưa thu hồi được
hết. Mặt khác dự báo thị trường của doanh nghiệp vẫn chưa được chính xác, kịp
thời nên dẫn tới tình trạng rủi ro kinh doanh cao, nhiều đơn vị kinh doanh thua
lỗ dẫn đến khó có khả năng thanh toán nợ.
 Cán bộ thực hiện công tác thu nợ còn chưa phát huy hết năng lực và trách
nhiệm.Việc phối hợp với các đơn vị ngoài ngành trong công tác quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế còn chưa tốt.
 Đại bộ phận các DN có ý thức cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với
nhà nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số doanh nghiệp con chây ỳ, ỷ lại
không tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế. Đặc biệt khu vực kinh doanh cá thể.
 Hiện tại việc xác minh tài khoản ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn: có
những doanh nghiệp chỉ đăng ký 1 tài khoản ngân hàng trên mã tin nhưng thực
tế doanh nghiệp lại mở nhiều tài khoản ngân hàng ở nhiều ngân hàng khác nhau,
khi cơ quan thuế xác minh tại ngân hàng thì tài khoản của doanh nghiệp không
có tiền, do vậy công tác cưỡng chế thuế không có hiệu quả.
 Công tác quản lý nợ, theo dõi nợ, xử lý nợ ở các đội thuế còn chưa chính
xác, chưa đầy đủ theo đúng quy trình.
- Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
vẫn theo lối truyền thống, vẫn tập trung vào chiều rộng mà chưa quan tâm tới
chiều sâu, chưa nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng, chưa xác
định được loại đối tượng cần tập trung hỗ trợ và nội dung cần hỗ trợ, chưa nắm
bắt và phân loại được các loại vướng mắc, các sai sót thường xuyên của từng
nhóm đối tượng về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế…để có hình thức hỗ
trợ, nội dung hỗ trợ, sản phẩm hỗ trợ có hiệu quả. Nội dung và hình thức tuyên
truyền vẫn chưa phong phú và có sức thuyết phục cao.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 38 CQ45/02.02
1.4.3. Nguyên nhân chủ yếu
Nguyên nhân chủ quan :
- Do những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, dự toán thu ngân sách của huyện
phê duyệt hàng năm thường cao hơn nhiều so với sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy
các công tác hoạt động của cơ quan thuế về các biện pháp chống thất thu NSNN
chưa thực sự quan tâm đến chính sách “nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu”.
- Nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đã có được kết quả tốt nhưng tình trạng
nợ đọng thuế của một số doanh nghiệp chưa được giải quyết dứt điểm, còn một
số nợ thuế kéo dài nhưng chưa cưỡng chế được.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã có chuyển biến tích cực
nhưng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu của người nộp thuế, chưa nắm bắt kịp thời
những nhu cầu cảu người nộp thuế.
- Trong quá trình điều hành, một số đội triểm khai thực hiện nhiệm vụ chưa
kịp thời, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong xử lý công việc.
Nguyên nhân khách quan :
- Ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế của đại đa số các doanh nghiệp
NQN còn chưa cao, vẫn còn tình trạng che giấu doanh thu, không xuất hóa đơn
bán hàng, nhiều tài sản không dùng cho sản xuất kinh doanh vẫn đưa vào khấu
trừ chi phí… Cho nên thất thu thuế vẫn còn nhiều. Kết quả thu từ khu vực kinh
tế NQD vẫn còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.
- Chế độ chính sách thuế ban hành còn có những quy định chồng chéo chưa
thống nhất, do vậy gây khó khăn trong việc vận dụng vào quá trình quản lý.
- Số lượngdoanh nghiệpmà mỗi cán bộ đảm nhiệm quản lý còn nhiều nên
việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp sẽ có những hạn chế chẳng hạn như
việc kiểm tra tờ khai hay việc tiến hành tiến hành kiểm tra, quyết toán tại doanh
nghiệp nhiều khi không kịp thời, đầy đủ.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý ĐTNT nhiều
khi còn chậm trễ...
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 39 CQ45/02.02
Thuế là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước đảm bảo nhu
cầu chi tiêu cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Và thuế cũng là một trong những
yếu tố để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia. Mục tiêu hàng đầu của cơ
quan thuế là khai thác mọi nguồn thu và giảm thiểu tình trạng thất thu thuế. Để
thực hiện thành công mục tiêu này cơ quan thuế cần phải có các biện pháp khắc
phục những hạn chế này từ các yếu tố chủ quan tới các yếu tố khách quan làm
ảnh hưởng tới việc thu Ngân sách.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 40 CQ45/02.02
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD
TRÊN ĐỊA BÀN TIÊN DU
2.1. Mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối đối với công tác quản lý thuế
TNDN trong thời gian tới.
2.1.1. Phát huy vai trò tối đa của thuế TNDN nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của nền kinh tế.
Thuế TNDN tác động tới các chủ thể tiến hành hoạt động SXKD có thu
nhập trong nền kinh tế, thông qua các chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế
TNDN, nhà nước đã khuyến khích được doanh nghiệp tăng cường đầu tư mở
rộng sản xuất, hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đất nước, phân bổ lại nguồn lực sản xuất giữa các vùng, khu
vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng hợp lý hơn. Từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh
tế lâu dài và ổn định, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cho NSNN.
2.1.2. Áp dụng các biện pháp tăng cường quản lýthu thuế phải đảm bảođúng
luật, đúng chủ trương, đúng chính sách kinh tế xã hội và đúng theo luật
quản lý thuế, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong từng thời kỳ.
Với chính sách mở cửa hội nhập, Việt Nam là thành viên của các tổ chức
lớn trên thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức mới cho các
doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Do vậy,
việc việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế phải đảm bảo thực hiện
đúng luật nhưng phải phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất
nước.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 41 CQ45/02.02
2.1.3. Quản lýthuế đảm bảophải baoquátđược nguồn thu, thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời. Đây được coi là một nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế
nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng.
Thuế TNDN điều chỉnh một lượng lớn đối tượng NNT, phạm vi rộng
khắp chính vì thế công tác quản lý phức tạp gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho
thấy, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp hoạt động, bằng nhiều hình thức khác nhau
cố tình trốn thuế, nợ thuế, chậm nộp thuế dẫn tới thất thoát, làm giảm thu nguồn
ngân sách. Do vậy, cần phải có những biện pháp đảm bảo bao quát hết nguồn
thu, thu đúng, thu đủ và thu kịp thời nhằm đảm bảo số thu cho ngân sách, nâng
cao hiệu quả và tính công bằng trong công tác quản lý thu thuế TNDN .
2.1.4. Quản lýthuế coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế.
Quyết toán thuế là một công tác quan trọng của công tác quản lý thuế.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tự kê khai, xuất trình các chứng từ tài
liệu kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Cơ quan thuế có trách nhiệm
kiểm tra và xác nhận nghĩa vụ thuế của NNT. Như vậy, đảm bảo trách nhiệm
của đối tượng với nghĩa vụ thuế và xác nhận được đối tượng nộp thuế có gian
lận trốn thuế hay không từ đó truy thu, xử phạt hành chính đảm bảo số thu ngân
sách .
2.1.5. Tăng cường công tác quản lý thuế phải đi đôi với cải cách hành chính
trong lĩnh vực thuế.
Cải cách hành chính về thuế là tất yếu đối với ngành thuế nước ta trong
quá trình hội nhập. Cải cách hành chính về thuế theo hướng các chính sách thuế
đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực quản
lý thuế quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam và các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài..vừa là tiền đề giúp nâng
cao hiệu quả công tác thu thuế, vừa khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, tạo
điều kiện nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu NSNN.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 42 CQ45/02.02
2.2. Một số biện pháp nghiệp vụ cần thực hiện nhằm tăng cường
công tác quản lý thuế TNDN.
Sự phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế trên địa bàn huyện
Tiên Du làm cho công tác quản lý thu thuế ở đây mang tính chất chính trị – kinh
tế – xã hội tổng hợp. Thuế TNDN là lĩnh vực thu gặp nhiều khó khăn tình trạng
thất thu còn khá phổ biến. Do vậy, công tác quản lý ở đây phải triển khai một
cách có hiệu quả. Với những kiến thức đã học tại trường kết hợp với những kiến
thức thực tiễn trong quá trình thực tập tại chi cục thuế huyện Tiên Du, em xin
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cho công tác quản lý thuế TNDN đối với các
doanh nghiệp NQD được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn:
2.2.1. Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực
hiện chính sách thuế, được coi là nhiệm vụ trong tâm trong quá trình triển khai
Luật quản lý thuế.
Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ giúp cho người dân hiểu rõ bản
chất tốt đẹp của thuế: tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được sử dụng vì
lợi ích của nhân dân, tiền thuế góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội vì lợi
ích cộng đồng. Thông qua công tác hỗ trợ tuyên truyền NNT, mọi tổ chức cá
nhân đều nắm rõ được nội dung cơ bản của chính sách thuế. Trên cơ sở đó tạo
sự đồng tình cao với chính sách thuế của Nhà nước, sẵn sàng và tự nguyện cung
cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Thuế Nhà nước để thu thuế, lên án mạnh
mẽ các hành vi vi phạm về thuế. Vận động mọi người thực hiện tốt các chính
sách về Thuế của Nhà nước.
Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT là thông qua cung cấp đầy
đủ và có chất lượng cao các chương trình hỗ trợ về thuế nhằm nâng cao nhận
thức pháp luật về thuế, làm tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT trong việc
pháp luật thuế, làm giảm gánh nặng thực hiện các luật thuế của NNT, làm tăng
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 43 CQ45/02.02
sự tin tưởng của NNT vào hệ thống thuế, do đó làm tăng sự tin tưởng vào chính
phủ.
Để nâng cao hiểu biết trong việc thực hiện nghiã vụ thuế, thắt chặt quan
hệ hợp tác giữa NNT và cơ quan thuế, trong thời gian tới cần thực hiện các giải
pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền và hỗ trợ
NNT như sau:
– Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: rà
soát, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu sẵn có về hệ thống văn bản pháp quy, văn
bản hướng dẫn về các luật thuế, các văn bản hành chính về thuế; tổng hợp các
câu hỏi, vướng mắc của NNT và soạn thảo nội dung trả lời thống nhất theo từng
chủ đề.
– Kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền, hỗ trợ NNT: tổ
chức các lớp huấn luyện, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho toàn bộ
cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT…
– Mở rộng thêm kênh thông tin giao tiếp giữa NNT và chi cục thuế, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, đặc biệt công tác tuyên truyền, hỗ trợ
NNT. Xây dựng website và phát triển nội dung, thông tin về công tác thuế trên
website của chi cục đầy đủ kịp thời.
– Phát hành các ấn phẩm về tuyên truyền và đổi mới các khẩu hiệu tuyên
truyền trên các pa nô, áp phích theo hướng thiết thực dễ nhớ dễ hiểu.
2.2.2. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Hầu như ở đơn vị quản lý thu nào cũng hiểu rằng, mục tiêu: “đưa 100%
cơ sở kinh doanh vào diện quản lý thuế“ là một yêu cầu mang tính khả thi. Để
đạt được yêu cầu trong mục tiêu công tác quản lý NNT được tốt, trước hết phải
nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT trên địa bàn từ
đó phân loại NNT, phân công hợp lý nhóm cán bộ theo dõi NNT.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 44 CQ45/02.02
Tiến hành phân loại các doanh nghiệp, từ việc phân loại để có các biện
pháp tăng cường quản lý thuế.
- Loại 1 : Chấp hành tốt pháp luật về thuế: là đối tượng hạch toán, kê khai
trung thực đúng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Loại 2: Chấp hành tương đối tốt chính sách pháp luật về thuế nhưng có
biểu hiện trốn thuế.
- Loại 3: Có ý thức kém trong việc thực hiện chấp hành pháp luật thuế, luôn
có ý đồ trốn thuế, chi phí sản xuất cao thua lỗ triền miên.
Để quản lý tốt ĐTNN thì phải phối hợp đồng bộ giữa các tổ, đội và các
ban ngành có liên quan. Đối với các doanh nghiệp mới do Cục thuế phân cấp
quản lý thì nhanh chóng làm thủ tục bàn giao nhận lại doanh nghiệp để kịp thời
nắm bắt những doanh nghiệp đó. Kiểm tra rà soát những doanh nghiệp có mã số
thuế phụ để đưa vào quản lý thống nhất.
Cần chú ý các cửa hàng, cửa hiệu do các doanh nghiệp thành lập, cần tiến
hành kiểm tra pháp lý, vốn, công tác hạch toán của các cửa hàng, xem xét có
đúng thực chất do doanh nghiệp kinh doanh hay do các cá nhân khác thuê kinh
doanh để có biện pháp quản lý cụ thể tránh thất thu về thuế.
Tăng cường rà soát để phân loại doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn,
vừa và nhỏ để dễ quản lý từ đó nâng cao được hiệu quả.
Đối với những doanh nghiệp thuộc diện quản lý chính thức thì cần phân
công cho những cán bộ quản lý cụ thể, các cán bộ có trách nhiệm mở sổ sách
theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngừng hoạt
động, chia tách, sát nhập…để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những dấu
hiệu sai phạm, tránh tình trạng doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng hoá
đơn như kinh doanh mát xa, xông hơi…đã lợi dụng việc tạm dừng hoạt động
kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
Chuyên đề tốt nghiệp
SV: Ngô Thị Thanh Huyền 45 CQ45/02.02
Cần phối hợp với cơ quan hữu quan ( Sở kế hoạch đầu tư, đội quản lý thị
trường, ngân hàng…) để có thông tin chi tiết cho việc theo dõi hoạt động của
doanh nghiệp trên địa bàn thuộc sự quản lý của mình.
2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra căn cứ tính thuế
Kiểm tra thuế là một chức năng của cơ quan thuế nhằm giám sát việc chấp
hành quy định của nhà nước trong lĩnh vực thuế đối với các tổ chức, cá nhân
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên
Du ngày càng phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh
khác nhau, nhược điểm lớn nhất của các thành phần kinh tế này là hệ thống kế
toán còn nhiều thiếu xót, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa
cao nên dẫn tới việc việc quyết toán thuế còn gặp nhiều khó khăn. Do đó để đạt
được hiệu qủa trong công tác kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm thu đúng thu đủ
kịp thời thì cần có những biện pháp sau đây:
 Tăng cường công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN
Từng cán bộ quản lý cần đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo quyết
toán theo đúng thời hạn nộp báo cáo. Thực hiện ngay việc kiểm tra quyết toán
để yêu cầu nộp ngay các khoản thuế doanh nghiệp còn thiếu vào ngân sách nhà
nước. Khi kiểm tra số liệu trên tờ khai quyết toán các cán bộ quản lý phải kiểm
tra đối chiếu doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm quyết toán với một số năm liền
kề và một số doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô để xác
định tính hợp lý của tờ khai quyết toán thuế.Nếu thấy doanh thu thấp , tỷ lệ chi
phí không hợp lý thì tiến hành tổ chức kiểm tra quyết toán. Nhưng hiện nay số
lượng doanh nghiệp mà cán bộ quản lý ngày càng nhiều mà các doanh nghiệp lại
thường nộp tờ khai vào những ngày cuối cùng của kỳ hạn nộp tờ khai quyết toán
thuế nên việc kiểm tra quyết toán thuế tại cơ quan thuế chưa được chặt chẽ.
Ngay từ những ngày đầu năm các cán bộ quản lý phải có những biện pháp đôn
đốc và xin ý kiến lãnh đạo quy định thời gian tối thiểu nằm trong phạm vi luật
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp
Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp

More Related Content

What's hot

Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Thao Vy
 

What's hot (19)

Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
 
Đề tài: Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình...
Đề tài: Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình...Đề tài: Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình...
Đề tài: Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình...
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu GiấyTăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với Doanh nghiệp quận Cầu Giấy
 
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAYĐề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
Đề tài: Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, HAY
 
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
Đề tài Phân tích tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế Tỉn...
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
 
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAYThuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
Thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh tại quận Gò Vấp, HAY
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh XuânĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trườngVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nayHiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1Giao trình thuế 1
Giao trình thuế 1
 
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAYLuận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAYĐề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
Đề tài: Thuế GTGT ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, HAY
 

Similar to Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp

Similar to Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp (20)

BÀI MẪU Luận văn về thuế phát triển kinh tế xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế phát triển kinh tế xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn về thuế phát triển kinh tế xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn về thuế phát triển kinh tế xã hội, 9 ĐIỂM
 
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
 
Tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 9đ
Tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 9đTuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 9đ
Tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương, 9đ
 
Công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanhCông tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
 
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục ThuếLuận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
Luận Văn Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Cục Thuế
 
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thực trạng công tác kiểm tra thuê, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOTLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Hòn Đất, HOT
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Lv (36)
Lv (36)Lv (36)
Lv (36)
 
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Mộ...
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Mộ...Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Mộ...
Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Công Ty Tnhh Mộ...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
 
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
Luận Văn Nâng Cao Vai Trò Nhà Nước Về Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ V...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 
Khóa luận: Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Tình Huống Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Thuế.doc
Tiểu Luận Tình Huống Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Thuế.docTiểu Luận Tình Huống Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Thuế.doc
Tiểu Luận Tình Huống Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Về Thuế.doc
 
Luận văn chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài ...
Luận văn chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài ...Luận văn chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài ...
Luận văn chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài ...
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 1 CQ45/02.02 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách nhà nước DN NQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp KT – XH: Kinh tế - xã hội ĐTNT: Đốitượng nộp thuế NNT: Người nộp thuế HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Uỷ ban nhân dân GTGT:Giá trị gia tăng TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt Công ty CP: Công ty cổ phần Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã HTPH: hạch toán phụ thuộc TSCĐ : Tài sản cố định LĐTB – XH: Lao động thương binh – xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế KPCĐ: Kinh phí công đoàn BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp TNCN: Thu nhập cá nhân SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 2 CQ45/02.02 LỜI MỞ ĐẦU Sự giàu có của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của tất cả các tổ chức, cá nhân, công dân trong quốc gia đó. Có người đã nói rằng:"Dù muốn hay không, bạn vẫn phải đóng thuế, nhưng thật hạnh phúc vì bạn đủ điều kiện để được đóng thuế". Như thế có nghĩa là mỗi cá nhân, tổ chức đều phải đóng thuế, đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của họ. Thuế đóng một vai trò quan trọng, chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước của bất kỳ một quốc gia nào. Nguồn thu thuế tăng lên cũng có thể coi là thước đo cho sự phát triển đi lên, quốc gia đó ngày càng giàu có. Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng Cục thuế thì 92% NSNN là thu từ thuế và nó đóng góp 18% - 20% GDP hàng năm. Chính vì vậy, chính sách thuế cần phải từng bước hoàn chỉnh, phù hợp đảm bảo công bằng xã hội và đồng thời đảm bảo cho sự tăng lên của nguồn thu này nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng ổn định nền kinh tế, từ đó nó lại tạo điều kiện trở lại để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nền kinh tế ngày càng phát triển với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa ngành nghề theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng giữ một vai trò quan trọng. Điều đó được thể hiện thông qua việc Nhà nước từng bước cải cách chính sách, cải cách hệ thống pháp luật, hệ thống thuế, tạo các hành lang pháp lý đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, giúp cho họ đi vào sản xuất kinh doanh thuận lợi, ổn định. Trong quỹ đạo phát triển chung đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng trưởng về quy mô, số lượng và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bắc Ninh là một tỉnh trung du ở miền Bắc, là một tỉnh nhỏ nhưng Bắc Ninh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành nghề. Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế của nhà nước, các DN NQD trên địa
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 3 CQ45/02.02 bàn Bắc Ninh nói chung đã có những điều kiện khá thuận lợi để phát triển. Số DN NQD tăng lên nhanh chóng, tham gia trên tất cả các lĩnh vực kinh tế với các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Cùng với các thành phần kinh tế khác, các DN NQD đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, tạo thu nhập cải thiện đời sống của người lao động đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Thế nhưng, bên cạnh những đóng góp tích cực đó thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn có tồn tại nhất định. Đó là ý thức chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp này chưa cao, một số còn hoat động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước mà trong đó điển hình là công tác quản lý thuế. Thuế TNDN là một sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ở các DN NQD thì chủ doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để đầu tư vào kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận cho nên việc huy động một phần thu nhập của họ vào NSNN thông qua đóng thuế là một việc không hề dễ dàng thực hiện. Họ thường tìm ra mọi cách để giảm tối đa thu nhập phải chia sẻ cho Nhà nước bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Chính vì vậy, công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD nói chung và trên địa bàn huyện Tiên Du nói riêng thời gian qua gặp không ít khó khăn thách thức, tình trạng thất thu thuế và gian lận vẫn diễn ra khá phổ biến. Do vậy, cơ quan thuế cần chú trọng và có những giải pháp thích hợp đối với nội dung công tác quản lý này. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thuế và thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD tại Chi cục thuế Tiên Du, trong thời gian thực tập tại Đội kiểm tra thuế, với những kiến thức đã được trang bị trên ghế nhà trường cùng sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Chiến và các cán bộ ở Chi cục thuế đã giúp em đi sâu tìm hiểu về sắc thuế này và hình thành cho chuyên đề thực tập của mình: "Thực trạng và các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh".
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 4 CQ45/02.02 CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, BẮC NINH THỜI GIAN QUA 1.1. Hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan thuế huyện Tiên Du 1.1.1. Khái quát tình hình KT –XH huyện Tiên Du Tiên Du là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Nam của thành phố Bắc Ninh, phía Bắc sông Đuống.Tiên Du tiếp giáp với thị xã Từ Sơn ở phía Tây Nam, Quế Võ ở phía Đông và Yên Phong ở phía Tây. Trước đây, Tiên Du thuộc huyện Tiên Sơn nhưng tới 11/08/1999 theo quyết định của Chính phủ tách huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn). Với diện tích 108,16 km2 và dân số 128,5 nghìn người, huyện Tiên Du nổi tiếng với những lễ hội truyền thống đặc sắc cùng với những bài dân ca quan họ gắn liền với con người và lịch sử Kinh Bắc: Hội hát quan họ tại núi Hồng Vân, hội hái hoa mẫu đơn tại chùa Phật Tích. Trong tương lai không xa, những lễ hội và địa danh này sẽ là môi trường cảnh quan sinh thái hấp dẫn sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch. Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa và hoa màu , ngành chăn nuôi cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, hiện nay huyện còn có thêm nghề trồng dâu nuôi tằm. Các ngành thủ công nghiệp truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển: dệt lụa, làm bún, sản xuất giấy và chế biến lâm sản, tập trung chủ yếu ở Thị trấn Lim và các xã lân cận.Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện ngày càng được chú trọng nâng cấp: giao thông thuận lợi, cấp điện ,cấp thoát nước và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và hoàn hảo, hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú, cùng sự quan tâm của nhà nước và đặc biệt của tỉnh Bắc Ninh với các chính sách
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 5 CQ45/02.02 ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào địa bàn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư góp phần vào sự phát triển của huyện. Từ một huyện nông nghiệp, năm 2001 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện là 10,8% tới năm 2010 huyện đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,6%. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư cải thiện, văn hóa xã hội tiến bộ nhanh, đời sống vật chất tinh thần của người dân được ổn định và không ngừng cải thiện. Quốc phòng được củng cố, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Những thành tựu đó góp phần nâng cao vị thế của huyện lên làm môi trường thu hút các nhà đầu tư, tạo tiền đề cho huyện Tiên Du ngày càng phát triển hơn nữa. Cùng với sự phát triển của huyện, các thành phần kinh tế phát triển ngày càng nhanh chóng. Trong đó, các doanh nghiệp NQD ngày càng phát triển không ngừng cả về số lượng cũng như quy mô, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Trong năm 2010, số cơ sở mới thành lập tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2009 số cơ sở quản lý là 312 cơ sở ( trong đó số cơ sở đăng ký kê khai là 312 cơ sở) thì tới năm 2010 trên địa bàn huyện đã có 334 cơ sở (trong đó số cơ sở đăng ký kê khai là 334cơ sở), một số doanh nghiệp do mới phân cấp ở cục về. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp còn chưa tương xứng, còn có cơ sở kinh doanh thua lỗ. Do tình hình nền kinh tế nói chung đang trong giai đoạn hồi phục và do kinh nghiệm quản lý còn nhiều bỡ ngỡ. Về hộ kinh doanh nộp NSNN năm 2010 đạt 109,6% so với dự toán giao và tăng 125% so với năm 2009. Số hộ quản lý thuế là 1527 hộ (trong đó thu nhập thấp là 135 hộ). Qua số liệu trên cho thấy sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đã từng bước tăng lên nhưng vẫn chưa xứng với những điều kiện và tiềm năng của huyện.
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 6 CQ45/02.02 Với điều kiện kinh tế – xã hội của huyện, các doanh nghiệp NQD ở đây mang đầy đủ đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và đồng thời những doanh nghiệp này còn mang những đặc điểm riêng. Đó là: - Quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ - Các doanh nghiệp mới thành lập chiếm số lượng tương đối lớn Chính vì những đặc điểm đó đã ảnh hưởng ít nhiều tới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. 1.1.2. Giới thiệu về chi cục thuế Tiên Du Cùng với sự ra đời của huyện Tiên Du, là các đơn vị hành chính cấp huyện. Cách đây 12 năm chi cục thuế Tiên Du đã được thành lập, thuộc hệ thống ngành dọc trực thuộc Cục thuế Bắc Ninh. Trong những năm đầu mới thành lập chi cục đã gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ năng năng lực và kinh nghiệm quản lý bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Được sự giúp đỡ của cục thuế Bắc Ninh, cơ sở vật chất phục vụ ngày càng thuận lợi, đội ngũ cán bộ ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng, hiện nay có 31 cán bộ công chức đủ năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Trình độ đại học và trên đại học: 20 - Trình độ cao đẳng , trung cấp: 11 - Trình độ tin học: 22 cán bộ (Trình độ A: 5 cán bộ, Trình độ B: 13 cán bộ, Trình độ C: 3 cán bộ, Đại học, cao đẳng: 1 cán bộ ) - Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: 15 cán bộ 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du và chức năng nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế 1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế Lãnh đạo chi cục gồm: 1 đồng chí chi cục trưởng và 2 đồng chí phó chi cục trưởng.
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 7 CQ45/02.02 - Chi cục trưởng: điều hành toàn bộ các công tác của chi cục; ký các văn bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục. - Một đồng chí phó chi cục trưởng: chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng, phụ trách thực hiện chính sách thuế ngoài quốc doanh - Một đồng chí phó chi cục trưởng: chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng, phụ trách các khoản thu trên đất, phí và lệ phí Sơ đồ: Bộ máy chi cục thuế huyện Tiên Du 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du và chức năng nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế - Chức năng nhiệm vụ chung của chi cục thuế Tiên Du: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC THUẾ Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Đội tổng hợp dự toán, tuyên truyền hỗ trợ và ấn chỉ Đội kê khai- kế toán thuế- tin học Đội hành chính- nhân sự- tài vụ- ấn chỉ Đội thuế thu nhập cá nhân Đội quản lý nợ– cưỡng chế thuế Đội kiểm tra thuế Đội quản lý lệ phí trước bạ và phải thu khác Đội thuế liên xã
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 8 CQ45/02.02 quan được quy định chi tiết tại quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của Tổng cục trưởng tổng cục thuế. - Chức năng nhiệm vụ cụ thể của đội kiểm tra thuế chi cục thuế Tiên Du: giúp chi cục trưởng quản lý hồ sơ thuế các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế và các cá nhân thuộc diện phải nộp thuế theo thu nhập, theo phân cấp quản lý và thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:  Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về số đối tượng nộp thuế trên mọi lĩnh vực, địa bàn mà đội quản lý như: số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản, giải thể, sáp nhập, liên doanh, xin ngừng hoạt động kinh doanh... Phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, khai thác nguồn thu trong lĩnh vực được giao quản lý và đề xuất với lãnh đạo Chi cục các biện pháp quản lý đối với từng lọai thuế.  Hướng dẫn ĐTNT làm các thủ tục kê khai đăng ký thuế, lập các hồ sơ, miễn giảm, hoàn thuế và quyết toán thuế… Giải đáp các thắc mắc của đối tượng nộp thuế liên quan tới việc tính nộp tiền thuế, thu nộp tiền thuế. Lập và tổ chức thực hiện lưu giữ hồ sơ các doanh nghiệp.  Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai về thuế, liên hệ với đối tượng nộp thuế để chỉnh sửa tờ khai theo đúng quy trình. Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo chi cục giải quyết các trường hợp đề nghị miễn giảm, hoàn thuế. Lập các thủ tục xét miễn, giảm, hoàn theo quy định. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế, xác định số thuế phải nộp của từng đối tượng nộp thuế để cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng khác.  Thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng nộp thuế không nộp hoặc nộp chậm tờ khai. Thống kê và xác định số đối tượng cần phạt hành chính về thuế.  Theo dõi tình hình thu nộp để đôn đốc để nhắc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn vào NSNN. Phối hợp tổ thanh tra, tổ xử lý dữ liệu thực hiện việc kiểm tra sổ
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 9 CQ45/02.02 sách kế toán, hóa đơn, chứng từ mua, bán của các đối tượng có hiện tượng khai man, trốn, nợ tiền thuế.  Hàng tháng thực hiện báo cáo tình hình thu nợ và kết quả thu nợ đọng đối chiếu với tổ xử lý dữ liệu để gửi báo cáo về cục theo đúng mẫu biểu và thời gian quy định. 1.2. Công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Tiên Du trong thời gian qua. 1.2.1. Công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế Tiên Du. Cùng với tình hình kinh tế – xã hội của huyện đang trong thời kỳ phát triển cao trên nhiều mặt và có chiều hướng ngày càng ổn định, với ý thức chấp hành luật thuế của các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn. Chi cục thuế huyện Tiên Du luôn tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cục thuế tỉnh, cấp ủy chính quyền địa phương nhằm củng cố và ổn định tổ chức bộ máy, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đồng thời triển khai thực hiện các luật thuế đạt kết quả tốt. Trong những năm qua chi cục thuế Tiên Du luôn hoàn thành dự toán thu NSNN kết qủa thu ngân sách được tổng hợp tại bảng sau :
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 10 CQ45/02.02 BIỂU 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU TRONG 3 NĂM QUA Đơn vị: tỷ đồng STT Năm Dự toán Thực hiện % so với dự toán % so với cùng kỳ 1 2008 30,95 35,596 115 132 2 2009 53,895 46,457 88 131 3 2010 46,635 90,232 193 194 Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tình hình kinh tế -xã hội cả nước và trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, đã gây nhiều khó khăn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới kinh tế chung của huyện cũng như thu ngân sách trên địa bàn. Đồng thời thực hiện nghị quyết 30/2008-NQ-CP của Chính phủ đã góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích thích đầu tư và tiêu dùng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển trong điều kiện ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung trong khu vực, việc thực hiện miễn giảm và giãn nộp thuế đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu ngân ngân sách được giao. Năm 2010 tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh cũng như huyện Tiên Du nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Là năm cuối thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, kế hoạch 5 năm 2005-2010, ngay từ đầu năm UBND huyện đã có những giải pháp quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp kinh tế huyện Tiên Du có những khởi sắc sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm đạt cao 15,6%. Tại các khu, cụm Công nghiệp nhiều doanh nghiệp đầu tư xong đã đi vào hoạt động sản xuất
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 11 CQ45/02.02 kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng khá, góp phần vào tăng thu ngân sách. Có thể nói năm 2010 là một năm thành công trong công tác thu của chi cục thuế Tiên Du. Để có được kết quả trên ngoài nguyên nhân khách quan là do ý thức chấp hành chính sách thuế tốt của các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên thì nguyên nhân chủ quan cơ bản đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức chi cục thuế Tiên Du thực hiện nhiều biện pháp trong công tác thu được đánh giá cao như: - Công tác quản lý thu ngân sách có nhiều đổi mới, có chất lượng, tốc độ thu năm sau cao hơn năm trước, quy trình quản lý thu được áp dụng một cách nghiêm túc, đúng pháp luật, các nguồn thu được đảm bảo chặt chẽ, không có hiện thượng thất thu lớn, không có tình trạng tiêu cực trong công tác thu. Thực hiện tốt công tác khai mức thuế, dân chủ trong công tác khai tính thuế, nộp thuế tạo được lòng tin của nhân dân và các cấp ủy Đảng chính quyền đối với cơ quan thuế. - Chi cục đẩy mạnh công tác kiểm tra: tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra NNT kể cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh được kiểm tra tăng lên, kịp thời truy thu số thuế khai sai hoặc trốn, ẩn lậu thuế, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. - Tăng cường đối chiếu, rà soát chính xác từng khoản nợ thuế, phân tích rõ tình trạng nợ đọng thuế. Chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế thuế, thu hồi nợ đọng đối với các khoản nợ khó đòi, chây ỳ. Đôn đốc và thu kịp thời các khoản nợ mới phát sinh. Kết quả thu nợ năm thực hiện 1,29 tỷ đồng. Thu triệt để tiền thuế đất nợ của doanh nghiệp. - Triển khai tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ chính sách, pháp luật thuế cho các tầng lớp nhân dân và người nộp thuế, công khai hóa các thủ tục hành chính về thuế.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 12 CQ45/02.02 - Triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế như: áp dụng tốt các phần mềm quản lý thuế, quản lý ấn chỉ thuế, quản lý lệ phí trước bạ. Công tác hỗ trợ người nộp thuế cũng đã có những ứng dụng phục vụ như: quản lý hồ sơ thuế một cửa hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế. 1.2.2. Tình hình chung về quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Tiên Du Quản lý thuế đối với khu vực NQD là một lĩnh vực khó khăn và rất nhạy cảm. Đặc biệt với đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thì công tác quản lý lại gặp nhiều khó khăn hơn bởi xuất phát điểm của huyện là một huyện nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống không phát triển và manh mún, mặc dù trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước quy hoạch trên địa bàn đã có chiều hướng tích cực số doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa bàn ngày càng nhiều, nhưng đa phần vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn chiếm phần không nhỏ nên tình hình kinh doanh vẫn chưa được ổn định, do đó công tác quản lý thuế ở đây vừa có những thuận lợi nhưng cũng có khó khăn nhất định. Giai đoạn 2009 – 2010 mặc dù nền nền kinh tế thế giới đã có những khởi sắc nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam không là ngoại lệ. Dù vậy trong 2 năm 2009-2010 chi cục thuế Tiên Du đã hoàn thành vượt mức số thu năm trước và vượt mức kế hoạch, số thực hiện năm sau luôn cao hơn nhiều số thực hiện năm trước và so vớ dự toán mà HĐND và UBND tỉnh cũng như huyện đã đề ra. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 13 CQ45/02.02 BIỂU 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TIÊN DU Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Thực hiện % so với dự toán % so với cùng kỳ Thực hiện % so với dự toán % so với cùng kỳ Tổng số thu 46,457 88 131 90,232 193 194 DN NQD 12,867 143 164 20,682 122 161 1 -Thuế môn bài 0,542 115 110 0,686 113 120 2 -Thuế GTGT 11,180 156 201 18,368 135 164 3 -Thuế TNDN 1,066 79 62 1,492 55 140 4 -Thuế TTĐB 0,003 75 50 ------ ------- -------- 5 -Thuế tài nguyên 0,022 110 105 0,105 68 323 6 -Thu khác 0,054 1,080 300 0,065 ------ 120 Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du Qua biểu trên ta thấy : Tổng số thuế thu từ các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ thường từ 23- 30% tổng số thu trên địa bàn. Năm 2009 tổng số thu từ khu vực này là 12,867 tỷ đồng, tăng 4,513 tỷ đồng và chiếm 23,5 % số thu của chi cục. Sang năm 2010 con số này là 20,682 tỷ đồng, tăng 7,805 tỷ đồng, đạt 193% so với dự toán thu được đề ra, đạt 194% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 28% số thu của toàn chi cục. Đây là một tỷ lệ khá cao, số thu của khu vực này trong năm 2010 đã góp phần không nhỏ vào sự tăng số thu NSNN trên địa bàn trong năm.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 14 CQ45/02.02 Số thuế TNDN thu từ các doanh nghiệp NQD trên địa bàn chiếm phần không nhỏ trong tổng số thu trên địa bàn 23%-30%. Số thu từ sắc thuế này ở khu vực kinh tế NQD hàng năm chiếm khoảng 7% – 8% (năm 2009 là 1,066 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8,28%, năm 2010 là 1,492 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 7,21%). Và số thu này sẽ ngày càng tăng lên cùng với phát triển không ngừng của khu vực kinh tế NQD trong giai đoạn hiện nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ cả vầ quy mô và sô lượng, chất lượng của các doanh nghiệp NQD đã làm cho số thu từ khu vực này tăng lên ngày càng ổn định. 1.3. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên Du. 1.3.1. Công tác quản lý ĐTNT trên địa bàn Mở đầu cho công tác hành thu là phải quản lý được ĐTNT do vậy quản lý ĐTNT là việc đầu tiên trong quy trình quản lý thuế và có ý nghĩa quyết định đối với số thu của NSNN. Do vậy chi cục đã phối hợp với các ban ngành chức năng để biết được số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và thông tin kịp thời với Cục thuế để nắm bắt được số doanh nghiệp đăng ký thuế cho nên công tác quản lý ĐTNT của chi cục thuế Tiên Du rất tốt. Tính đến ngày 31/12/2010 thì tổng số ĐTNT trên địa bàn mà chi cục quản lý có 334 doanh nghiệp ( số đơn vị nộp tờ khai hàng tháng là 334) được phân loại theo bảng dưới đây:
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 15 CQ45/02.02 BIỂU 3 : PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP DN NQD THEO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2009 - 2010 Doanh nghiệp Năm So sánh 2009 2010 Chênh lệch Tỷ lệ Số DN đang hoạt động 241 264 23 9,54 Số DN tạm nghỉ 50 43 -7 -14 Số DN bỏ trốn 6 7 1 16,67 Số DN giảI thể , phá sản 15 20 5 33,33 Tổng 312 334 22 7,05 Nguồn : Chi cục thuếhuyện Tiên Du Căn cứ vào biểu 3, số doanh nghiệp chi cục quản lý năm 2010 tăng so với năm 2009 là 22 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang hoạt động là 23, số doanh nghiệp tạm nghỉ giảm 7, số doanh nghiệp bỏ trốn là 1, số doanh nghiệp giải thể bỏ trốn là 5. Xét về tỉ lệ, số DN đang hoạt động năm 2010 tăng so với 2009 là 9,54% nhưng số DN bỏ trốn tăng 16,67% đã cho thấy ý thức của một bộ phận DN chưa tốt, lập DN hòng lợi dụng kẽ hở trong công tác hành thuế để trốn thuế tạm thời, gian lận thuế. Số DN tạm nghỉ giảm 14%; giải thể, phá sản tăng 33,33%, mặc dù nền nền kinh đã dần phục hồi nhưng một số doanh nghiệp vẫn không thích nghi được, khả năng cạnh tranh còn yếu kém, không đưa được các giải pháp để cứu vẫn tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó tuỳ vào tình hình của doanh nghiệp mình mà đưa ra các quyết định tạm ngừng hoạt động để tạo những cơ hội sau này hoặc quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản.
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 16 CQ45/02.02 Theo loại hình đăng ký kinh doanh thì chi cục thuế đã quản lý được toàn bộ các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và đăng ký kinh doanh.Cụthể được thể hiện ở bảng dưới đây: BIỂU 4: PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP THEO LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH Loại doanh nghiệp Đang hoạt động Chênh lệch Năm 2009 Năm 2010 Tuyệt đối Tương đối - Công ty CP 41 48 7 17,07 - Công ty TNHH 38 27 -11 -28,95 - DNTN 143 167 29 20,28 - Tổ hợp , HTX 6 7 1 16,67 - Chi nhánh HTPT 13 15 2 15,38 Tổng 241 264 23 9,54 Nguồn : Chi cục thuếhuyện Tiên Du Từ biểu 4 trên cho ta thấy: Số ĐTNT năm 2010 tăng so với năm 2009 là 23 đơn vị, số công ty TNHH giảm 11 doanh nghiệp với tỷ lệ giảm -28,95%; công ty cổ phần tăng 7 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 17,07%; doanh nghiệp tư nhân tăng 29 doanh nghiệp với tỷ lệ tăng 20,28%. Số DNTN tăng với tỉ lệ cao nhất, sau đó là Công ty CP. Loại hình DN tư nhân có số vốn ít, nguồn lực tài chính có hạn, nhưng khả năng tự chủ vốn cao nên ngày càng phát triển, tiếp đó tới công ty CP do có sự ưu việt thuận lợi trong huy động vốn nên xu hướng ngày càng tăng. Số DN tăng lên vào
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 17 CQ45/02.02 năm 2010 cho thấy môi trường kinh doanh đã có những thuận lợi, tiềm năng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn cao, đây sẽ là tiền đề để tăng số thu thuế với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng đóng góp cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đi kèm với điều đó là công việc quản lý thuế với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ tăng lên cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp. Do vậy để quản lý được tốt các doanh nghiệp NQD mà cục thuế phân cấp quản lý. Đội kiểm tra thuế đã lập danh sách các doanh nghiệp theo từng loại hình kinh doanh và phân chia số ĐTNT cho từng cán bộ cụ thể. Từng cán bộ trong đội mở sổ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính liên tục phản ánh kịp thời số doanh nghiệp xin chia tách, giải thể đóng mã số thuế… Từng cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, nộp thuế theo luật thuế quy định. Nhờ sự phân công quản lý cụ thể nên các cán bộ thuế đã giám sát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét kỹ về nghành nghề, lĩnh vực, địa điểm kinh doanh nên đã phát hiện một số doanh nghiệp có chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động kinh doanh trên địa bàn khác trong tỉnh nhưng doanh nghiệp không kê khai thuế TNDN cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc đó. Bên cạnh sự cố gắng để quản lý tốt số doanh nghiệp thì trong công tác quản lý đối tượng còn có tồn tại cần khắc phục đó là: một số doanh nghiệp đăng ký thuế tại Chi cục còn chậm so với thời gian quy định. Sở dĩ có tình trạng kê khai thuế chậm là do chưa có một quy định nào cụ thể về mối quan hệ giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp đăng ký kinh doanh. Mặt khác do quy trình cấp mã số thuế tại Cục mà phân cấp quản lý một số doanh nghiệp về Chi cục do đó dẫn đến một số doanh nghiệp đăng ký thuế chậm, vì thông tin hai chiều giữa Chi cục và Cục thuế còn một số vướng mắc về thủ tục nên cập nhập chưa kịp thời. Đồng thời số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh năm 2010 là 264 doanh nghiệp mà số cán bộ của đội kiểm tra là 4 người, bình quân mỗi cán bộ quản lý 66 doanh nghiệp, đây là một số lượng khá lớn.
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 18 CQ45/02.02 Thêm vào đó trình độ của cán bộ vẫn còn chưa đồng đều nên có sự chệnh lệch về số lượng doanh nghiệp cũng như thời gian kiểm tra. Cộng với ý thức chấp hành luật Thuế của các ĐTNT; sự đa dạng, phức tạp trong nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh; một công ty có thể kinh doanh nhiều nghành nghề, nhiều địa điểm cùng một lúc. Vì vậy thất thu trong việc cán bộ thuế chưa kiểm soát hết ĐTNT là điều khó tránh khỏi. BIỂU 5 : SỐ LƯỢNG DN NQD THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU 2009-2010 Ngành Năm Chênh lệch 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối Sản xuất 116 113 -3 -2,59 Xây dựng 79 85 6 7,59 Vận tải 21 23 2 9,52 Ăn uống 2 2 0 0 Thương nghiệp 83 90 7 8,43 Dịch vụ 11 21 10 90,91 Tổng 312 334 22 7,05 Nguồn : chi cục thuế Tiên Du Xem xét đối tượng theo ngành nghề kinh doanh trong biểu 5 cho ta thấy các doanh nghiệp tăng lên chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ với 10 doanh nghiệp tăng 90,91% so với năm 2009 , sau đó tới ngành xây dựng là 6 và thương nghiệp là 7. Điều này cho thấy nhu cầu về dịch vụ của người dân tăng lên đáng kể phù hợp với xu hướng phát triển. Tuy nhiên cũng phải kể đến sự phát triển của huyện đời sống của người dân ngày càng nâng lên và với những điều kiện của huyện cũng phù hợp cho các doanh nghiệp này ngày càng phát triển.
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 19 CQ45/02.02 Việc số DN NQD tăng lên là điều đáng mừng cho Ngân sách Nhà nước song bên cạnh đó vẫn còn có những mặt chưa tốt như: * Đại đa số các doanh nghiệp có trình độ nhận thức chưa cao. * Có khả năng trong số doanh nghiệp mới do Chi cục quản lý nên có những doanh nghiệp “ma” lập nên nhằm lừa đảo, gian lận, trốn thuế Nhà nước. * Số DN tăng lên cao song số cán bộ quản lý chưa tăng kịp thời, việc một cán bộ thuế quản lý quá nhiều đối tượng sẽ dẫn đến nhiều sai sót không tránh khỏi. Chưa kể đến nhân sự ngành thuế hiện vẫn rất “khan” trình độ chưa cao trong khi thủ đoạn lừa đảo, trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp. * Tuy luật thuế luôn được cập nhật và bổ sung nhưng vẫn tồn tại không ít những bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý, bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong địa bàn còn gặp khó khăn và chậm chễ. Nhằm mục tiêu quản lý tốt các đối tượng này đội kiểm tra thuế phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp. Căn cứ vào số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, mã số thuế và lập sổ theo dõi tình hình biến động các đối tượng này một cách chặt chẽ và liên tục. 1.3.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế Kiểm soát doanh thu, chi phí có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác thu thuế và đặc biệt đối với công tác quản lý thuế TNDN. Song vấn đề kiểm soát doanh thu chi phí trong công tác quản lý của chúng ta còn nhiều bất cập nhất là đối với các doanh nghiệp NQD. Để quản lý tốt vấn đề này cần phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian mới có thể hạn chế được gian lận. Nhất là khi thực hiện theo Luật quản lý thuế từ ngày 1/1/2007 các doanh nghiệp phải tự thực hiện công tác khai và nộp. Do vậy số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi còn chưa được chính xác. Nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chi cục và tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ trong chi cục nên công tác quản lý căn cứ tính thuế của doanh
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 20 CQ45/02.02 nghiệp NQD cũng đã thu được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể tình hình quản lý thu nhập chịu thuế được thể hiện ở bảng dưới đây: BIỂU 6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU NHẬP CHỊU THUẾ CỦA CÁC DN NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU Đơn vị: tỷ đồng Loại hình DN Số doanh nghiệp kê khai THU NHẬP CHỊU THUẾ 2009 2010 2009 2010 Lãi Lỗ Lãi Lỗ DT CP TN DT CP TN DN NQD 241 264 CTCP 32 9 41 7 41,9 32,8 9,1 45,1 34,8 10,3 CT TNHH 25 13 24 3 33,7 25,8 7,9 36,3 28,875 7,425 DNTN 127 16 143 24 133,8 110,8 23 142,9 116,9 26 Tổ hợp, HTX 3 3 4 3 15,4 14,1 1,3 19,2 17,59 1,61 CN HTPT 10 3 11 4 26,1 24,15 1,95 29,4 26,55 2,85 Tổng 197 44 223 41 250,9 207,65 43,25 272,9 224,715 48,185 Nguồn:Chicục thuế huyện Tiên Du Qua bảng trên cho thấy tổng số doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế năm 2009 là 241 doanh nghiệp, 197 doanh nghiệp kê khai lãi, 44 doanh nghiệp kê khai lỗ, tỷ lệ các doanh nghiệp kê khai thua lỗ là 18,26%. Năm 2010 có 264 doanh nghiệp kê khai trong đó có 223 doanh nghiệp khai lãi, 41 doanh nghiệp lỗ, tỷ lệ doanh nghiệp hạch toán lỗ là 15,53%. Trên bảng ta cũng thấy số lượng đối tượng thuộc khu vực kinh tế NQD phải nộp thuế năm 2009 là 241 doanh nghiệp số thu nhập là 52,056 tỷ đồng.
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 21 CQ45/02.02 Như vậy bình quân một doanh nghiệp có thu nhập trong năm là 0,216 tỷ đồng. Năm 2010 , bình quân một doanh nghiệp có thu nhập là 0,224 tỷ đồng. Đối với từng loại hình doanh nghiệp: - Công ty CP: số doanh nghiệp năm 2009 là 41, trong đó có 32 doanh nghiệp kê khai lãi, 9 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,221 tỷ đồng/năm. Đây là mức thu nhập khá cao. Năm 2010 là 27 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp lãi và 3 doanh nghiệp lỗ. Thu nhập bình quân là 0,214 tỷ đồng/năm. - Công ty TNHH: năm 2009 có 38 doanh nghiệp, 25 doanh nghiệp lãi và 13 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,207 tỷ đồng/năm. Năm 2010 có 27 doanh nghiệp, 24 doanh nghiệp lãi và 3 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,275 tỷ đồng/năm. - DNTN: năm 2009 có 143 doanh nghiệp, 127 doanh nghiệp lãi và 16 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,161 tỷ đồng/năm. Năm 2010 có 167 doanh nghiệp, 143 doanh nghiệp lãi, 24 doanh nghiệp lỗ, thu nhập bình quân là 0,156 tỷ đồng/năm. - Các tổ hợp hợp tác xã: năm 2009 có 6 tổ hợp hợp tác xã, 3 tổ hợp lãi, 3 tổ hợp lỗ, thu nhập bình quân là 0,21 tỷ đồng/năm. Năm 2010 cũng là 7 tổ hợp, có 4 tổ hợp lãi, 3 tổ hợp lỗ. Thu nhập bình quân là 0,23 tỷ đồng/năm. - Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc: năm 2009 là 13 chi nhánh, trong đó có 10 chi nhánh lãi, 3 chi nhánh lỗ. Thu nhập bình quân là 0,15 tỷ đồng/năm. Năm 2010 là 15 chi nhánh, có 11 chi nhánh lãi, 4 chi nhánh lỗ.thu nhập binh quân là 0,19 tỷ đồng/năm. - Qua đó ta thấy mức thu nhập của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã trong 2 năm 2009 và 2010 là khá ổn định. Về tổng quan thì mức thu nhập của doanh nghiệp năm 2010 có giảm đôi chút so với năm 2009, là do năm 2010 có nhiều doanh nghiệp mới thành lập đi vào hoạt động chưa ổn định sản xuất kinh doanh, chưa tiếp cận quen với thị trường. Mặt khác sự tiềm ẩn gian lận trong kê khai rất lớn. Như vậy trên thực tế với nhiều lý do khác nhau, việc kê khai quyết toán của các doanh nghiệp chưa
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 22 CQ45/02.02 đầy đủ, chưa chính xác vì vậy nếu không có việc kiểm tra lại thì vừa gây ra thất thu cho NSNN, vừa mất công bằng giữa các ĐTNT. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra quyết toán thuế, cán bộ trong Đội đã thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp chấp hành đầy đủ việc lập, nộp quyết toán thuế, báo cáo tài chính trong năm của đơn vị mình đúng thời gian qui định. - Năm 2009 số doanh nghiệp phải nộp quyết toán năm là 241, số đơn vị nộp đúng quy định là 235, số đơn vị nộp quyết toán, báo cáo tài chính chậm là 6 đơn vị. Đội kiểm tra thuế đã lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất lãnh đạo Chi cục xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp trên với số tiền là 5,7 triệu đồng. - Năm 2010 là 264 đơn vị phải nộp quyết toán. Số doanh nghiệp nộp đúng thời gian quy định 264, không có doanh nghệp nào nộp chậm. Nhờ có sự đôn đốc nhắc nhở kịp thời và có biện pháp phù hợp trong công tác quản lý cho nên số đơn vị nộp quyết toán đã đúng thời gian quy định 100% là một kết quả tốt, nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý và thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp. Qua kiểm tra quyết toán thuế đối với 12 doanh nghiệp năm 2009, cơ quan thuế đã truy thu được số thuế 262,2 triệu đồng, bình quân một đơn vị kiểm tra truy thu là 21,85 triệu đồng. Năm 2010, kiểm tra quyết toán đối với 10 đơn vị, số thuế truy thu 219 triệu đồng, bình quân một đơn vị kiểm tra truy thu và xử phạt 21,9 triệu đồng (Nguồn: Đội kiểm tra thuế). Như vậy cho chúng ta thấy được sự sai sót và gian lận trong hạch toán kế toán của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nhà hàng khách sạn và ngành sản xuất, xây dựng… là chủ yếu. 1.3.2.1. Quản lý doanh thu tính thuế Doanh thu tính thuế có ảnh hưởng quyết định tới thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp của đơn vị kinh doanh. Về nguyên tắc các đơn vị tính thuế theo phương pháp kê khai phải phản ánh một cách đầy đủ, trung thực và kịp thời các
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 23 CQ45/02.02 nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hoá đơn chứng từ trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Nhưng thực tế các doanh nghiệp NQD lại thường che giấu bớt doanh thu để làm giảm lợi nhuận tính thuế và giảm số thuế phải nộp. Hiện tượng này rất phổ biến và hay xảy ra đối với khu vực doanh nghiệp NQD kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh tới kinh doanh thương mại dịch vụ.Việc che giấu doanh thu phản ánh không trung thực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm thu nhập chịu thuế và số thuế TNDN phải nộp. Một số thường xảy ra như: – Lợi dụng thói quen tiêu dùng của người dân khi mua hàng hóa về nhằm mục đích tiêu dùng thường không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này thường diễn ra với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như: Ô tô, xe máy, đồ điện tử, điện lạnh … Hoặc những doanh nghiệp sản xuất cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như: đồ gỗ, cơ khí, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Do phát sinh chênh lệch giữa số hàng bán được trong kỳ trên sổ sách với thực tế trong kho hoặc chênh lệch giữa số tiền thực tế DN nhận với số thực tế trên hóa đơn, các tài khoản tiền và tài khoản liên quan khác nên cán bộ thuế có thể kiểm tra số hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định, đối chiếu trong kho đơn vị, hoặc có thể xem nhật ký bán hàng, phiếu thu, số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… để xác minh. Ví dụ : Công ty TNHH Cao Sơn (mã số thuế : 2300298327 ) chuyên sản xuất và bán bàn ghế ,tủ thờ, giường…Cán bộ quản lý đã kiểm tra quyết toán thuế 2010 qua việc đối chiếu giữa nhật ký bán hàng, sổ cái và sổ chi tiết phải thu của khách hàng thấy giá ghi 1 bộ bàn ghế uống nước trên nhật ký bán hàng là 27.450.000 đồng còn giá ghi trên sổ chi tiết phải thu của khách hàng là 23.500.000 đồng.(Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại công ty TNHH Cao Sơn năm 2009):
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 24 CQ45/02.02 BIỂU 7: TRÍCH BIÊN BẢN KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG TY TNHH CAO SƠN NĂM 2009 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số kê khai Số kiểm tra Chênh lệch … Thuế TNDN 25,4 30,225 4,825 1 Tổng doanh thu 529,49 525,54 3,95 Doanh thu chịu thuế TNDN 529,49 525,54 3,95 2 Tổng chi phí SXKD 427,89 404,64 (23,25) 3 Thu nhập từ hoạt động SXKD 101,6 120,9 19,3 4 Tổng thu nhập chịu thuế 101,6 120,9 19,3 5 Thuế TNDN phải nộp(25%) 25,4 30,225 4,825 – Không kê khai công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nhưng cũng không xuất hóa đơn bán hàng, không khai thu nhập từ hoạt động cho thuê hay nhượng bán tài sản hay các khoản trợ cước trợ giá. Ví dụ: Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Nam Kinh (mã số thuế: 2300310408) qua đối chiếu hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho cùng các thông tin số liệu trên hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển thấy công ty xây dựng thêm kho lưu trữ hàng với trị giá 78.000.000 đồng, đến khi hoàn thành công ty không kê khai và cũng không xuất hóa đơn bán hàng.
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 25 CQ45/02.02 - Một số doanh nghiệp bán hàng không hạch toán vào doanh thu mà bù trừ thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả… 1.3.2.2. Quản lý các khoản chi phí được trừ Xác định chính xác thu nhập chịu thuế một mặt còn phụ thuộc vào quản lý doanh thu chịu thuế một mặt còn phụ thuộc vào việc hạch toán các khoản chi phí hợp lý được trừ. Việc quản lý tốt chi phí được trừ là một trong những căn cứ quan trọng để tính thuế thu nhập hạn chế thất thu thuế qua việc kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp nói chung và DN NQD nói riêng đã kê khai không chính xác phần chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Một phần là do các doanh nghiệp chưa nắm rõ được chi phí hợp lý, hợp lệ và không nắm rõ mức khống chế chi phí theo quy định. Do trình độ kế toán các doanh nghiệp còn hạn chế nên đã kê khai chi phí nhiều khi còn không chính xác. Nhưng cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp mặc dù hiểu luật nhưng vẫn cố tình vi phạm trong việc hạch toán tăng chi phí hợp lý làm giảm số thuế thu nhập phải nộp. Cụ thể: em xin đề cập tới một số khoản chi phí thường xuyên có sai xót gian lận và kê khai tăng trong công tác quản lý thu nhập chịu thuế: Khoản mục chi phí nguyên, nhiên vật liệu : Liên quan tới chi phí nguyên, nhiên vật liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được trừ trong kỳ thì trong quy định các khoản này được tính theo định mức tiêu hao hợp lý. Các doanh nghiệp phải tự xây dựng định mức tiêu hao thực tế hợp lý trên cơ sở gía cả hợp lý nhưng không được vượt quá định mức do Nhà nước ban hành. Do vậy khoản mục này ít khi xảy ra gian lận. Phần lớn gian lận trong khoản mục là sử dụng hoá đơn giả, tẩy xoá hoá đơn và thanh toán bằng tiền mặt...do nếu khoản thanh toán trên 20 triệu thì phải thanh toán qua Ngân hàng như vậy rất dễ bị phát hiện. Các doanh nghiệp thường mua những hoá đơn gỉa, mua của những công ty phá sản, giải thể, bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động để gian lận. Cán bộ thuế có thể căn cứ dấu hiệu như: Nhập nguyên vật liệu, nhiên liệu nhiều lần liên tiếp, thời gian giữa mỗi lần nhập rất ngắn, trị giá hóa đơn mỗi lần
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 26 CQ45/02.02 nhập hầu hết dưới 20 triệu đồng… để đối chiếu, từ đó kiểm tra lại tính chân thực của hóa đơn để xác minh. Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH Sơn Trang (mã số thuế: 2300329920) cán bộ quản lý đã lấy một số phiếu nhập kho đối chiếu giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên tài khoản 152, 627, 642, 641; đối chiếu vật tư xuất dùng cho phân xưởng, kiểm tra trên sổ chi tiết nguyên vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào thấy đơn vị đã sử dụng 13 hóa đơn giả của những công ty đã bỏ trốn trong Đà Nẵng để nhập nguyên vật liệu đầu vào. Tổng trị giá 13 hóa đơn lên tới 130,6 triệu đồng. BIỂU 8: TRÍCH BIÊN BẢN KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ CÔNG TY TNHH SƠN TRANG NĂM 2009 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Số kê khai Số kiểm tra Chênh lệch … Thuế TNDN 151,775 181,85 30,075 1 Tổng doanh thu 1980,2 1964,9 15,3 Doanh thu chịu thuế TNDN 1980,2 1964,9 15,3 2 Tổng chi phí SXKD 1399,1 1268,5 (130,6) 3 Thu nhập từ SXKD 581,1 696,4 115,3 4 Thu nhập khác 26 31 5 5 Tổng thu nhập chịu thuế 607,1 727,4 120,3 6 Thuế TNDN phải nộp (25%) 151,775 181,85 30,075 Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ các khoản chi khấu hao TSCĐ trừ: Phần chi khấu hao TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 27 CQ45/02.02 doanh hàng hóa, dịch vụ (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn ca, nhà để xe, xe đưa đón người lao động…); chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ thuê tài chính); phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính; phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, đăng ký và trích khấu hao từ 01/01/2009; khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị; khấu hao đối với công trình trên đất sử dụng cho sản xuất kinh doanh và mục đíchkhác không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng với phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng trên thực tế thì khoản mục này thường xuyên xảy ra gian lận như: – Tài sản cố định mới mua về chưa phục vụ hoặc tài sản không phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng doanh nghiệp đã trích khấu hao và tính vào chi phí được trừ. Dấu hiện nhận biết hành vi sai phạm thuế có thể căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao của đơn vị đối chiếu với giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài sản; kiểm tra mức độ hao mòn của tài sản cố định, kiểm tra vị trí bố trí TSCĐ nằm khâu nào trong quy trình sản xuất kinh doanh, tổ đội được phân công, người phụ trách và nhân công làm việc với TSCĐ đó để xác thực. – Tài sản cố định doanh nghiệp sở hữu nhưng không có giấy tờ chứng minh chủ sở hữu, hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ được trích khấu hao. Thông qua kiểm tra giấy tờ cán bộ thuế có thể xác minh được khoản mục này – Tài sản cố định hết khấu hao nhưng vẫn tiếp tục trích khấu hao. Sai phạm có thể được xác minh dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, mức khấu hao, phương pháp khấu hao, số năm khấu hao, năm sản xuất TSCĐ, số năm hoạt động.
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 28 CQ45/02.02 – Định giá lại tài sản cố định vượt giá trị trị trường so với tài sản cố định tương đương nhằm tăng khấu hao, tăng chi phí. Cán bộ thuế có thể xem xét mức độ tin cậy trong báo cáo định giá tài sản cố định của doanh nghiệp. Đánh giá lại theo giá trị thị trường, nếu thấy có dấu hiệu gian lận, có thể yêu cầu đơn vị đánh giá lại hoặc mời bên thứ 3 can thiệp. Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2009 của Công ty TNHH sản xuất & thương mại Thiên Phú Minh (mã số thuế: 2300325938) cán bộ thuế đã đối chiếu giữa báo cáo tài sản cố định sử dụng ở bộ phận với bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và việc tính chi phí khấu hao vào tài khoản có liên quan thấy số khấu hao mà đơn vị báo cáo là 38.410.000 đồng trong khi số thực kiểm tra của cán bộ thuế lại là 29.625.000 đồng, nguyên nhân là doanh nghiệp đã tính khấu hao của một tài sản cố định mới mua năm 2009 (mới nguyên) nhưng chưa sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca : Đây là khoản mục chi phí chủ yếu và khá lớn ở các doanh nghiệp, khoản chi phí này liên quan đến chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm và hàng hoá dịch vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ LĐTB – XH, Bộ Tài chính thì cũng tồn tại không ít các doanh nghiệp có những hành vi gian lận ở khoản mục này đó là : Chi BHXH, BHYT, KPCĐ ,BHTN theo quy định lần lượt là 16%, 3%, 2% và 1%. Thực tế còn có những doanh nghiệp trích BHXH, BHYT, KPCĐ vượt định mức quy định. Văn bản và chế độ hướng dẫn đầy đủ nhưng bên cạnh những doanh nghiệp tự giác chấp hành thì một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tìm cách gian lận, thông qua việc gia giảm tiền lương người lao động nhằm giảm bớt số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Một số biện pháp gian lận mà các doanh nghiệp đã thực hiện:
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 29 CQ45/02.02 - Tăng số người lao động từ đó làm tăng tổng chi phí tiền lương ,nhưng thực tế số lao động tại đơn vị không thay đổi. Để kiểm tra được khoản mục này, cán bộ thuế xem xét các khoản chi liên quan tới người lao động như: BHXH, BHYT, các khoản chi trang phục cho người lao động, các khoản phụ cấp, nơi bố trí lao động, số hợp đồng lao động để xác minh. - Tăng tiền lương lao động đối với những người lao động có mức lương thấp nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế thì người lao động không được hưởng phần tăng lương tăng này. Với phương án này doanh nghiệp chấp nhận đóng phần thuế thu nhập cá nhân (nếu thu nhập của người lao động chịu thuế thu nhập cá nhân) thay cho người lao động, người lao động thụ động chấp nhận việc này. Phương án này doanh nghiệp chỉ áp dụng cho những lao động có thu nhập thấp, bởi nếu lao động thu nhập cao, đi kèm theo đó là mức bảo hiểm cao, các khoản chi thưởng cao, mức thuế TNCN cao, nên không đạt hiệu quả. Cán bộ thuế có thể xác minh thông qua kiểm tra mức bảo hiểm, và các khoản chi trả cho lao động liên quan. Thông thường, mức độ gian lận theo cách này ít và hạn chế. - Khai khống thời gian lao động, khối lượng công việc để tăng chi phí tiền lương nhưng thực tế không xảy ra. Cán bộ thuế có thể kiểm tra quá trình lao động, công việc phân công, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng để xác minh. - Chi trả tiền ăn ca nhưng thực tế không có hoặc nếu có cũng thấp hơn rất nhiều. Xác minh thông qua vị trí địa điểm tổ chức ăn ca, bếp, dụng cụ nấu ăn, đồ dùng ăn ca, và định mức ăn ca để kiểm tra. - Thuê lao động theo mùa vụ theo mỗi lần đi vào hoạt động. Những doanh nghiệp này dễ dàng khai tăng số lao động thuê so với thực tế để tăng chi phí tiền
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 30 CQ45/02.02 lương trả cho số lao động này…Hiện đây vẫn là một vấn đề nhức nhối, khó kiểm tra ngoại trừ cách kiểm tra đột xuất tại cơ sở người nộp thuế. Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty TNHH TM và DV Quảng Đạt (mã số thuế: 2300494970), cán bộ thuế đã đối chiếu xem xét bảng tính và phân bổ tiền lương của từng bộ phận thì thấy một bộ phận tiền lương trả cho người lao động dưới hình thức chi trả tiền ăn ca với số tiền 11.270.000 đồng, nhưng thực tế doanh nghiệp không chi trả, không tổ chức ăn ca cho người lao động. Để hạn chế tình trạng gian lận trong hạch toán khoản chi phí tiền lương chi cục đã chỉ đạo cho các tổ kiểm tra ở các thời gian cao điểm nắm cụ thể số lao động đồng thời kiểm tra sổ sách kế toán đột xuất ở một số doanh nghiệp. Kết hợp quyết toán của năm trước và bảng kê khai tiền lương tiền công năm sau của các doanh nghiệp và tình hình thực tế từ đó có biện pháp quản lý đối các doanh nghiệp có gian lận.Tuy vậy, sự gian lận ở khoản chi phí này còn lớn một phần là do các chủ doanh nghiệp và người lao động ký kết thoả thuận trả tiền lương, tiền công nên rất khó kiểm tra, một phần do mùa dịch vụ cần lực lượng lao động ở các doanh nghiệp rất nhiều do đó tiền công không ổn định. Bên cạnh đó sự kiểm tra của cơ quan thuế chưa đồng đều chưa có biện pháp quản lý sâu sắc. Các khoản chi phí bằng tiền khác : Qua thực tế kiểm tra thì rất nhiều khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có những khoản chi vượt quá định mức theo quy định như chi phí tiếp khách, chi ủng hộ các đoàn thể khác vượt quá mức quy định. Chi phí hoa hồng môi giới, chi phí giao dịch, quảng cáo, tiếp thị…Theo thông tư 134/2007/TT-BTC, khoản chi này được chi tối đa bằng 10% tổng chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10. Kết quả kiểm tra thuế đối với các DN NQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thời gian qua cho thấy, khoản chi này của các doanh nghiệp là khá lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không chi quá định mức cho phép đối với khoản chi này. Cũng
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 31 CQ45/02.02 qua công tác kiểm tra có rất nhiều những khoản chi phí mà chứng từ chi không hợp pháp như các các khoản dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, công tác phí, phụ cấp tàu xe.. ghi không đúng mã số thuế của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhượng bán điện cho cơ sở khác qua đồng hồ điện của mình nhưng khi hạch toán chi phí điện thì hạch toán theo hoá đơn thu tiền điện không loại trừ số tiền điện đã bán cho cở sở khác, một số doanh nghiệp sử dụng chứng từ của các doanh nghiệp bỏ trốn mua hoá đơn của doanh nghiệp khác. Quản lý chi phí trích trước : Qua công tác kiểm tra, không ít các doanh nghiệp để làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ đã trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế. Có những doanh nghiệp thực tế không vay vốn kinh doanh nhưng lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi tiền vay, hoặc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế lại không chi đến. Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Công ty cổ phần Thành Đô (mã số thuế: 2300290310) năm 2010, căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận và tỷ lệ lãi suất tiền vay tại thời điểm vay, cán bộ quản lý thấy lãi tiền vay công ty khai tăng lên 15.410.000 đồng không được tính vào chi phí được trừ bởi doanh nghiệp trích trước lãi tiền vay cao hơn lãi suất cho phép tại thời điểm vay. 1.3.2.3. Quản lý các khoản thu nhập chịu thuế khác Trong quá trình kiểm tra quyết toán bên cạnh quản lý tốt phần doanh thu và chi phí hợp lý được tính trừ thì cũng cần chú ý quản lý khoản thu nhập chịu thuế khác. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp mà đó là những khoản thu từ các hoạt động khác như các khoản lãi từ hoạt động cho vay vốn, hoạt động liên doanh liên kết do góp vốn bằng tiền, đất đai, hàng hoá vật tư khác đem lại, các khoản thu tiền phạt, khoản thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các khoản thu về hoa hồng, khuyến mại do mua nguyên vật liệu, các khoản thu do bên bán hỗ trợ. Đây là những khoản thu nhập mà các doanh nghiệp thường cố tình không khai báo
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 32 CQ45/02.02 cũng có những trường hợp kế toán của doanh nghiệp hạch toán chung vào doanh thu hoạt động kinh doanh chính. Nhờ tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơ nhằm phát hiện các hành vi gian lận làm giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục và tinh thần làm việc có trách nhiệm của từng cán bộ trong đội nên công tác quản lý thu nhập chịu thuế của các DN NQD thuộc Chi cục quản lý đã thu được kết quả khả quan phản ánh một cách trung thực hơn nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với NSNN. Để phát hiện sai phạm trong kê khai thu nhập khác, một số chỉ tiêu sau cần phải kiểm tra: Các hóa đơn chứng từ liên quan đến khoản thu nhập khác; sổ cái các tài khoản 515, 711; kết hợp kiểm tra tại các đơn vị có liên quan. Ví dụ: Căn cứ sổ chi tiết thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác (TK 515,711) của Công ty TNHH Đại Đồng Tiến (MST: 2300223963), trong sổ ngoại tệ thấy thấp hơn so với số kiểm tra 2.170.000 đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp hạch toán tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá phương pháp nhập trước xuất trước mà doanh nghiệp áp dụng. Tổng kết lại, qua công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế TNDN có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp mắc sai phạm trong kê khai, quyết toán thuế TNDN đều có khuynh hướng làm giảm nghĩa vụ thuế. 1.3.3. Quản lý thu nộp thuế Công tác quản lý thu nộp tiền thuế nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quyết định đến số thu vào NSNN. Trong thời gian qua việc thu nộp tiền thuế của các đối tượng nộp thuế được thực hiện theo đúng quy trình thu ở trên. Đội kiểm tra thuế đã kết hợp chặt chẽ với đội kê khai, kế toán thuế và tin học để theo dõi việc thu nộp tiền thuế vào NSNN của các doanh nghiệp, lấy số thu để đánh giá bình bầu xếp loại cán bộ trong đội. Nên các cán bộ quản lý doanh nghiệp đã chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của mình nộp thuế vào NSNN kịp thời và đẩy đủ theo thông báo thuế hay theo các quyết định truy thu. Với sự nỗ lực đó
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 33 CQ45/02.02 nên Đội đã hoàn thành nhiệm vụ đã đưa ra, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù vậy nhưng tình trạng nợ đọng thuế TNDN vẫn xảy ra ở một số doanh nghiệp với số tiền tuy không lớn nhưng có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu nộp. Số thuế TNDN nợ đọng được thể hiện tại bảng sau: BIỂU 9: BÁO CÁO SỐ THUẾ NỢ ĐỌNG CÁC NĂM 2009-2010 Đơn vị : triệu đồng STT Loại hình DN Năm 2009 Năm 2010 Số lượt DN Tiền thuế Số lượt DN Tiền thuế Tổng cộng 15 126,3 17 151,4 1 Công ty CP 0 ------ 2 25,1 2 Công ty TNHH 5 29,2 7 30,6 3 DNTN 8 83,1 6 67,2 4 HTX, tổ hợp tác 2 14 2 28,5 Qua biểu số 9 ta thấy tuy số lượt doanh nghiệp nợ đọng thuế có tăng, số thuế nợ vẫn lớn năm 2009 nhưng nguyên nhân là do số lượng doanh nghiệp năm 2010 tăng hơn so với năm 2009. Số thuế nợ đọng chủ yếu của các doanh nghiệp là nợ theo các quyết định truy thu, tiền phạt do nộp thuế chậm. Để thu hồi nợ đọng thì đội trưởng thường xuyên chỉ đạo các cán bộ phụ trách doanh nghiệp trong đội tích cực đôn đốc bằng các văn bản, trực tiếp đến doanh nghiệp để nắm rõ tình hình và đôn đốc cụ thể. Gắn số thuế nợ đọng cho từng cán bộ quản lý và lấy chỉ tiêu thu nợ đọng bình bầu xếp loại hàng tháng của
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 34 CQ45/02.02 mỗi cán bộ. Chi cục thành lập ban chống nợ đọng cùng với Đội để làm tốt công tác thu nợ đọng. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện theo sự đôn đốc thì các cán bộ thu xử lý lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện thì sẽ lập lệnh thu trình lãnh đạo để tiến hành phát lệnh thu đến Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Nhờ làm tốt quy trình thu nợ đọng nên đến ngày 30 tháng 1 năm 2011 số thuế TNDN nợ đọng đã thu hoàn thành. 1.3.4. Quản lý khâu miễn giảm thuế Để thực hiện công tác miễn, giảm thuế TNDN cho các đối tượng nộp thuế được quy định trong luật thuế TNDN Chi cục đã phổ biến, tuyên truyền rộng cho các đối tượng nắm bắt để thực hiện. Mặc dù, năm 2010 đã dừng thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế kích thích nhằm phục hồi kinh tế do suy thoái kinh tế, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện giãn thời gian nộp thuế TNDN cho các daonh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp SX, gia công hàng dệt, may, da giày. Đây vẫn là 1 chính sách hợp lý trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay. Các DN NQD trên địa bàn chủ yếu ở mức quy mô vừa và nhỏ, đồng thời thực hiện sự phân cấp quản lý của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Chi cục thuế Tiên Du được giao quản lý những DN NQD không thuộc các dự án ưu đãi đầu tư chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất...Vì vậy trong năm 2009 – 2010, theo hướng dẫn chỉ đạo từ thông tư Chi cục thuế Tiên Du chỉ hướng dẫn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng với thông tư, đối với các doanh nghiệp bị thua lỗ, đăng ký kế hoạch để chuyển số lỗ sang kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau. Đây là điều cần thiết, đảm bảo lợi ích và sự công bằng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của nhà nước… 1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên Du. 1.4.1. Kết quả đạt được
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 35 CQ45/02.02 Xuất phát từ tình hình thực tế trên cơ sở nhiệm vụ thu hàng năm và dưới sự chỉ đạo thường xuyên của Thành uỷ, HĐND, UBND đối với công tác thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo, phối hợp với cơ quan thuế để quản lý thu thuế. Chi cục thuế đã triển khai áp dụng đồng bộ và quyết liệt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu và chống thất thu ngân sách. Đặc biệt là công tác quản lý thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD trong thời gian qua, ban lãnh đạo chi cục thuế huyện Tiên Du đã phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban, từng cán bộ trong chi cục. Thêm vào đó, chi cục thuế đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp NQD thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT. Năm 2010 nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi nên công tác tuyên truyền hỗ trợ đã triển khai nhiều nội dung lớn để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế. Trong năm chi cục đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, tuyên truyền cho doanh nghiệp nhằm nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về các chính sách thuế và nâng cao tinh thần ý thức tự kê khai nộp thuế chính xác, soạn thảo sách giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp, định kỳ tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để lắng nghe và kịp thời giải đáp những thắc mắc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chi cục còn tăng cường công tác kiểm tra với nhiệm cụ trọng tâm là khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế, kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những bất thường, nghi vấn trong kê khai…Năm 2010 chi cục thuế Tiên Du đã thực hiện công tác kiểm tra đúng với yêu cầu nhiệm vụ: thường xuyên kiểm tra tại tại bàn theo đúng quy trình về hồ sơ khai thuế(1.446 lượt hồ sơ); kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản; chủ động xác minh hoá đơn có dấu hiệu bất thường, kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp(gửi
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 36 CQ45/02.02 xác minh 16 đơn phiếu bằng 37 hoá đơn), qua đó phát hiện và hạn chế kịp thời những sai sót, đồng thời tạo sự chuyển biến ý thực tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Chi cục thuế Tiên Du luôn cố gắng tăng cường công tác kiểm tra thuế để phát hiện cá hành vi vi phạm và gian lận thuế, bên cạnh đó cũng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thành lập doanh nghiệp ma để kinh doanh, hoá đơn chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước. Các trường hợp nợ đọng dây dưa đã được triển khai đôn đốc thu. Trong những năm qua, chi cục thuế Tiên Du đã tăng cường chỉ đạo, rà soát, đối chiếu phân loại nợ theo nhóm nợ, tuổi nợ để tăng cường đốc thu và có biện pháp xử lý phù hợp đối với từng đối tượng nợ thuế. 1.4.2. Một số hạn chế trong công tác thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD tại chi cục thuế Tiên Du. - Về công tác quản lý kê khai: vẫn chưa nắm bắt phân loại được nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp, cũng như những vướng mắc của từng nhóm đối tượng thuế trong kê khai, những hồ sơ kê khai cũng bất cập… - Về công tác kiểm tra thuế:  Việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chưa phân loại theo đối tượng, theo loại hồ sơ, theo loại thường xuyên có sai sót để tập trung nguồn lực kiểm tra kỹ các loại đối tượng, loại hồ sơ và nội dung này. Mặt khác công tác kiểm tra tại trụ sở NNT còn thấp so với số lượng NNT phải kiểm tra.  Lực lượng cán bộ kiểm tra không nhiều và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra cònchưa đáp ứng được yêu cầu nên chưa đẩy mạnh được công tác kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh lỗ và các doanh nghiệp kinh doanh đặc thù. Do số doanh nghiệp kiểm tra hàng năm thấp nên rủi ro bị kiểm tra của doanh nghiệp cũng thấp. Điều này càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai sai và trốn thuế nhiều hơn. - Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế :
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 37 CQ45/02.02  Do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế mới đang trong giai đoạn phục hồi nên hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa ổn định, nên tình trạng nợ thuế mới phát sinh vẫn còn và số nợ thuế cũ vẫn chưa thu hồi được hết. Mặt khác dự báo thị trường của doanh nghiệp vẫn chưa được chính xác, kịp thời nên dẫn tới tình trạng rủi ro kinh doanh cao, nhiều đơn vị kinh doanh thua lỗ dẫn đến khó có khả năng thanh toán nợ.  Cán bộ thực hiện công tác thu nợ còn chưa phát huy hết năng lực và trách nhiệm.Việc phối hợp với các đơn vị ngoài ngành trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn chưa tốt.  Đại bộ phận các DN có ý thức cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số doanh nghiệp con chây ỳ, ỷ lại không tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế. Đặc biệt khu vực kinh doanh cá thể.  Hiện tại việc xác minh tài khoản ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn: có những doanh nghiệp chỉ đăng ký 1 tài khoản ngân hàng trên mã tin nhưng thực tế doanh nghiệp lại mở nhiều tài khoản ngân hàng ở nhiều ngân hàng khác nhau, khi cơ quan thuế xác minh tại ngân hàng thì tài khoản của doanh nghiệp không có tiền, do vậy công tác cưỡng chế thuế không có hiệu quả.  Công tác quản lý nợ, theo dõi nợ, xử lý nợ ở các đội thuế còn chưa chính xác, chưa đầy đủ theo đúng quy trình. - Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn theo lối truyền thống, vẫn tập trung vào chiều rộng mà chưa quan tâm tới chiều sâu, chưa nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ của từng loại đối tượng, chưa xác định được loại đối tượng cần tập trung hỗ trợ và nội dung cần hỗ trợ, chưa nắm bắt và phân loại được các loại vướng mắc, các sai sót thường xuyên của từng nhóm đối tượng về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế…để có hình thức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, sản phẩm hỗ trợ có hiệu quả. Nội dung và hình thức tuyên truyền vẫn chưa phong phú và có sức thuyết phục cao.
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 38 CQ45/02.02 1.4.3. Nguyên nhân chủ yếu Nguyên nhân chủ quan : - Do những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, dự toán thu ngân sách của huyện phê duyệt hàng năm thường cao hơn nhiều so với sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy các công tác hoạt động của cơ quan thuế về các biện pháp chống thất thu NSNN chưa thực sự quan tâm đến chính sách “nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu”. - Nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đã có được kết quả tốt nhưng tình trạng nợ đọng thuế của một số doanh nghiệp chưa được giải quyết dứt điểm, còn một số nợ thuế kéo dài nhưng chưa cưỡng chế được. - Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu của người nộp thuế, chưa nắm bắt kịp thời những nhu cầu cảu người nộp thuế. - Trong quá trình điều hành, một số đội triểm khai thực hiện nhiệm vụ chưa kịp thời, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong xử lý công việc. Nguyên nhân khách quan : - Ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế của đại đa số các doanh nghiệp NQN còn chưa cao, vẫn còn tình trạng che giấu doanh thu, không xuất hóa đơn bán hàng, nhiều tài sản không dùng cho sản xuất kinh doanh vẫn đưa vào khấu trừ chi phí… Cho nên thất thu thuế vẫn còn nhiều. Kết quả thu từ khu vực kinh tế NQD vẫn còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. - Chế độ chính sách thuế ban hành còn có những quy định chồng chéo chưa thống nhất, do vậy gây khó khăn trong việc vận dụng vào quá trình quản lý. - Số lượngdoanh nghiệpmà mỗi cán bộ đảm nhiệm quản lý còn nhiều nên việc kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp sẽ có những hạn chế chẳng hạn như việc kiểm tra tờ khai hay việc tiến hành tiến hành kiểm tra, quyết toán tại doanh nghiệp nhiều khi không kịp thời, đầy đủ. - Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong quản lý ĐTNT nhiều khi còn chậm trễ...
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 39 CQ45/02.02 Thuế là một khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Và thuế cũng là một trong những yếu tố để đánh giá mức độ phát triển của quốc gia. Mục tiêu hàng đầu của cơ quan thuế là khai thác mọi nguồn thu và giảm thiểu tình trạng thất thu thuế. Để thực hiện thành công mục tiêu này cơ quan thuế cần phải có các biện pháp khắc phục những hạn chế này từ các yếu tố chủ quan tới các yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới việc thu Ngân sách.
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 40 CQ45/02.02 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN TIÊN DU 2.1. Mục tiêu, yêu cầu đặt ra đối đối với công tác quản lý thuế TNDN trong thời gian tới. 2.1.1. Phát huy vai trò tối đa của thuế TNDN nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Thuế TNDN tác động tới các chủ thể tiến hành hoạt động SXKD có thu nhập trong nền kinh tế, thông qua các chính sách về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN, nhà nước đã khuyến khích được doanh nghiệp tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, phân bổ lại nguồn lực sản xuất giữa các vùng, khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng hợp lý hơn. Từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài và ổn định, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cho NSNN. 2.1.2. Áp dụng các biện pháp tăng cường quản lýthu thuế phải đảm bảođúng luật, đúng chủ trương, đúng chính sách kinh tế xã hội và đúng theo luật quản lý thuế, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong từng thời kỳ. Với chính sách mở cửa hội nhập, Việt Nam là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và cũng có nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, việc việc tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế phải đảm bảo thực hiện đúng luật nhưng phải phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước.
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 41 CQ45/02.02 2.1.3. Quản lýthuế đảm bảophải baoquátđược nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Đây được coi là một nhiệm vụ cơ bản của công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng. Thuế TNDN điều chỉnh một lượng lớn đối tượng NNT, phạm vi rộng khắp chính vì thế công tác quản lý phức tạp gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp hoạt động, bằng nhiều hình thức khác nhau cố tình trốn thuế, nợ thuế, chậm nộp thuế dẫn tới thất thoát, làm giảm thu nguồn ngân sách. Do vậy, cần phải có những biện pháp đảm bảo bao quát hết nguồn thu, thu đúng, thu đủ và thu kịp thời nhằm đảm bảo số thu cho ngân sách, nâng cao hiệu quả và tính công bằng trong công tác quản lý thu thuế TNDN . 2.1.4. Quản lýthuế coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế. Quyết toán thuế là một công tác quan trọng của công tác quản lý thuế. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tự kê khai, xuất trình các chứng từ tài liệu kế toán, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận nghĩa vụ thuế của NNT. Như vậy, đảm bảo trách nhiệm của đối tượng với nghĩa vụ thuế và xác nhận được đối tượng nộp thuế có gian lận trốn thuế hay không từ đó truy thu, xử phạt hành chính đảm bảo số thu ngân sách . 2.1.5. Tăng cường công tác quản lý thuế phải đi đôi với cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế. Cải cách hành chính về thuế là tất yếu đối với ngành thuế nước ta trong quá trình hội nhập. Cải cách hành chính về thuế theo hướng các chính sách thuế đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực quản lý thuế quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài..vừa là tiền đề giúp nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, vừa khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế, tạo điều kiện nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu NSNN.
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 42 CQ45/02.02 2.2. Một số biện pháp nghiệp vụ cần thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý thuế TNDN. Sự phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du làm cho công tác quản lý thu thuế ở đây mang tính chất chính trị – kinh tế – xã hội tổng hợp. Thuế TNDN là lĩnh vực thu gặp nhiều khó khăn tình trạng thất thu còn khá phổ biến. Do vậy, công tác quản lý ở đây phải triển khai một cách có hiệu quả. Với những kiến thức đã học tại trường kết hợp với những kiến thức thực tiễn trong quá trình thực tập tại chi cục thuế huyện Tiên Du, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cho công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn: 2.2.1. Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền hỗ trợ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách thuế, được coi là nhiệm vụ trong tâm trong quá trình triển khai Luật quản lý thuế. Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ giúp cho người dân hiểu rõ bản chất tốt đẹp của thuế: tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được sử dụng vì lợi ích của nhân dân, tiền thuế góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích cộng đồng. Thông qua công tác hỗ trợ tuyên truyền NNT, mọi tổ chức cá nhân đều nắm rõ được nội dung cơ bản của chính sách thuế. Trên cơ sở đó tạo sự đồng tình cao với chính sách thuế của Nhà nước, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Thuế Nhà nước để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế. Vận động mọi người thực hiện tốt các chính sách về Thuế của Nhà nước. Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT là thông qua cung cấp đầy đủ và có chất lượng cao các chương trình hỗ trợ về thuế nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về thuế, làm tăng tính tuân thủ tự nguyện của NNT trong việc pháp luật thuế, làm giảm gánh nặng thực hiện các luật thuế của NNT, làm tăng
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 43 CQ45/02.02 sự tin tưởng của NNT vào hệ thống thuế, do đó làm tăng sự tin tưởng vào chính phủ. Để nâng cao hiểu biết trong việc thực hiện nghiã vụ thuế, thắt chặt quan hệ hợp tác giữa NNT và cơ quan thuế, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT như sau: – Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ sở dữ liệu sẵn có về hệ thống văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn về các luật thuế, các văn bản hành chính về thuế; tổng hợp các câu hỏi, vướng mắc của NNT và soạn thảo nội dung trả lời thống nhất theo từng chủ đề. – Kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống tuyên truyền, hỗ trợ NNT: tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho toàn bộ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT… – Mở rộng thêm kênh thông tin giao tiếp giữa NNT và chi cục thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, đặc biệt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Xây dựng website và phát triển nội dung, thông tin về công tác thuế trên website của chi cục đầy đủ kịp thời. – Phát hành các ấn phẩm về tuyên truyền và đổi mới các khẩu hiệu tuyên truyền trên các pa nô, áp phích theo hướng thiết thực dễ nhớ dễ hiểu. 2.2.2. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế Hầu như ở đơn vị quản lý thu nào cũng hiểu rằng, mục tiêu: “đưa 100% cơ sở kinh doanh vào diện quản lý thuế“ là một yêu cầu mang tính khả thi. Để đạt được yêu cầu trong mục tiêu công tác quản lý NNT được tốt, trước hết phải nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT trên địa bàn từ đó phân loại NNT, phân công hợp lý nhóm cán bộ theo dõi NNT.
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 44 CQ45/02.02 Tiến hành phân loại các doanh nghiệp, từ việc phân loại để có các biện pháp tăng cường quản lý thuế. - Loại 1 : Chấp hành tốt pháp luật về thuế: là đối tượng hạch toán, kê khai trung thực đúng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh có lãi. - Loại 2: Chấp hành tương đối tốt chính sách pháp luật về thuế nhưng có biểu hiện trốn thuế. - Loại 3: Có ý thức kém trong việc thực hiện chấp hành pháp luật thuế, luôn có ý đồ trốn thuế, chi phí sản xuất cao thua lỗ triền miên. Để quản lý tốt ĐTNN thì phải phối hợp đồng bộ giữa các tổ, đội và các ban ngành có liên quan. Đối với các doanh nghiệp mới do Cục thuế phân cấp quản lý thì nhanh chóng làm thủ tục bàn giao nhận lại doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt những doanh nghiệp đó. Kiểm tra rà soát những doanh nghiệp có mã số thuế phụ để đưa vào quản lý thống nhất. Cần chú ý các cửa hàng, cửa hiệu do các doanh nghiệp thành lập, cần tiến hành kiểm tra pháp lý, vốn, công tác hạch toán của các cửa hàng, xem xét có đúng thực chất do doanh nghiệp kinh doanh hay do các cá nhân khác thuê kinh doanh để có biện pháp quản lý cụ thể tránh thất thu về thuế. Tăng cường rà soát để phân loại doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, vừa và nhỏ để dễ quản lý từ đó nâng cao được hiệu quả. Đối với những doanh nghiệp thuộc diện quản lý chính thức thì cần phân công cho những cán bộ quản lý cụ thể, các cán bộ có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngừng hoạt động, chia tách, sát nhập…để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu sai phạm, tránh tình trạng doanh nghiệp kinh doanh không cần sử dụng hoá đơn như kinh doanh mát xa, xông hơi…đã lợi dụng việc tạm dừng hoạt động kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp SV: Ngô Thị Thanh Huyền 45 CQ45/02.02 Cần phối hợp với cơ quan hữu quan ( Sở kế hoạch đầu tư, đội quản lý thị trường, ngân hàng…) để có thông tin chi tiết cho việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thuộc sự quản lý của mình. 2.2.3. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra căn cứ tính thuế Kiểm tra thuế là một chức năng của cơ quan thuế nhằm giám sát việc chấp hành quy định của nhà nước trong lĩnh vực thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tiên Du ngày càng phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau, nhược điểm lớn nhất của các thành phần kinh tế này là hệ thống kế toán còn nhiều thiếu xót, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao nên dẫn tới việc việc quyết toán thuế còn gặp nhiều khó khăn. Do đó để đạt được hiệu qủa trong công tác kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm thu đúng thu đủ kịp thời thì cần có những biện pháp sau đây:  Tăng cường công tác kiểm tra quyết toán thuế TNDN Từng cán bộ quản lý cần đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán theo đúng thời hạn nộp báo cáo. Thực hiện ngay việc kiểm tra quyết toán để yêu cầu nộp ngay các khoản thuế doanh nghiệp còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Khi kiểm tra số liệu trên tờ khai quyết toán các cán bộ quản lý phải kiểm tra đối chiếu doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm quyết toán với một số năm liền kề và một số doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô để xác định tính hợp lý của tờ khai quyết toán thuế.Nếu thấy doanh thu thấp , tỷ lệ chi phí không hợp lý thì tiến hành tổ chức kiểm tra quyết toán. Nhưng hiện nay số lượng doanh nghiệp mà cán bộ quản lý ngày càng nhiều mà các doanh nghiệp lại thường nộp tờ khai vào những ngày cuối cùng của kỳ hạn nộp tờ khai quyết toán thuế nên việc kiểm tra quyết toán thuế tại cơ quan thuế chưa được chặt chẽ. Ngay từ những ngày đầu năm các cán bộ quản lý phải có những biện pháp đôn đốc và xin ý kiến lãnh đạo quy định thời gian tối thiểu nằm trong phạm vi luật