SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG VĂN TUÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG VĂN TUÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ
Thừa Thiên Huế - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017
Học Viên
Hoàng Văn Tuân
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập
và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và ngƣời thân.
Để có đƣợc thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến Thầy giáo - TS. Đặng Thành Lê, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn
khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cơ sở Học viện Hành
chính Khu vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia
cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng
dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những ngƣời
quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Học viên
Hoàng Văn Tuân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn..................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:...................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ:..................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................8
7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................9
CHƢƠNG 1:....................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI
TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH......................................10
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng. .................................10
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................10
1.1.2. Phân loại môi trƣờng.....................................................................11
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của môi trƣờng ....................................................12
1.2 Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .........................................................15
1.2.1. Khái niệm ......................................................................................15
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. ...................................15
1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng.........................................25
1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài:.....................................................................26
1.3.1 Kinh nghiệm Singapore:.................................................................26
1.3.2. Kinh nghiệm ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì cho giảm khí
thải công nghiệp ......................................................................................29
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc..........................................................31
Tiểu kết Chƣơng 1...........................................................................................32
CHƢƠNG 2:....................................................................................................33
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.................................33
2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình ............................................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ........................................................................33
2.1.2. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn.......................................................34
2.1.3. Tài nguyên đất...............................................................................34
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản..................................................................34
2.1.5. Tài nguyên sinh vật biển ...............................................................35
2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng.........................................................35
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................35
2.2.1. Đặc điểm kinh tế ...........................................................................35
2.2.2. Đặc điểm xã hội.............................................................................35
2.2.3 Thực trạng môi trƣờng hiện nay: ...................................................36
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ năm 2010 – 2015............................................................................44
2.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng..........................................44
2.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về Bảo vệ môi trƣờng..........57
2.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng...............65
2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra:..........................................................67
2.3.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về môi trƣờng:.........................69
2.3.6 Trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi trƣờng:.....................71
2.3.7. Tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trƣờng:.............................74
2.3. Tồn tại hạn chế trong quản lý Nhà nƣớc về MT.................................74
2.5. Đánh giá chung: ...................................................................................76
2.5.1. Kết quả đạt đƣợc: ..........................................................................76
2.5.2. Hạn chế, tồn tại: ............................................................................77
2.5.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: .................................................78
Tiểu kết Chƣơng 2...........................................................................................79
CHƢƠNG 3.....................................................................................................82
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN VỀ MÔI
TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH......................................82
3.1 Quan điểm định hƣớng phát triển của Đảng, Nhà nƣớc: ......................82
3.1.1. Quan điểm: ....................................................................................82
3.1.2. Định hƣớng về bảo vệ môi trƣờng:...............................................83
3.2 Mục tiêu, định hƣớng phát triển tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 ........88
3.2.1. Mục tiêu:........................................................................................88
3.2.2 Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng:.....................................................88
3.3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác QLNN về môi trƣờng trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình. ..................................................................................89
3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng:........................................90
3.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: ...............90
3.2.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNN về môi trƣờng:...........91
3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra:.........................................................93
3.2.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về Môi trƣờng:.........................94
3.2.6 Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi
trƣờng ......................................................................................................97
KẾT LUẬN .....................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trƣờng
ĐTM : Đánh giá tác động môi trƣờng
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KCN : Khu công nghiệp
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
MT : Môi trƣờng
PTBV : Phát triển bền vững
QLMT : Quản lý môi trƣờng
QLNN : Quản lý nhà nƣớc
SX : Sản xuất
TN : Tài nguyên
TNMT : Tài nguyên môi trƣờng
TN & MT : Tài nguyên và Môi trƣờng
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
XH : Xã hội
QC Quy chuẩn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các công cụ chính sách giảm phát thải NOx....................24
Bảng 2.1: Thống kê lƣu vực sông ..................................................................31
Bảng 2.2: Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm...................37
Bảng 2.3: Số liệu vi phạm về khai thác, săn bắt và buôn bán động, thực vật
hoang dã từ năm 2011-2014............................................................................44
Bảng 2. 4: Chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng .....................61
Bảng 2. 5: Chi ngân sách nhà nƣớc các huyện, thị xã, thành phố cho hoạt
động môi trƣờng..............................................................................................61
Bảng 2.6: Số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh
Quảng Bình .....................................................................................................70
Bảng 2.7: Danh mục thiết bị...........................................................................71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý .................................................20
Hình 2.1: Diễn biến hàm lƣợng TSS trên sông gianh qua các năm................38
Hình 2.2: Diễn biến hàm lƣợng COD trên sông Gianh qua các năm..............38
Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trên sông gianh qua các năm [17] .....39
Hình 2.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 tại các biển ven bờ qua các năm [17] 40
Hình 2.5: Diễn biến tiếng ồn tại các nút giao thông, khu thƣơng mại, đô thị
trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015................................................................42
Hình 2.6: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tỉnh Quảng Bình ..47
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng
Bình .................................................................................................................48
Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình .........52
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng mang lại
rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, kéo dài
tuổi thọ…Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng môi trƣờng ô nhiễm làm
cho nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nƣớc biển dâng cao… có thể nói rằng khí
hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân
loại. Phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiếm môi trƣờng là vấn đề cấp
bách cần ƣu tiên xem xét trong quá trình phát triển kinh tế, nó đƣợc coi nhƣ
một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế.
Công tác BVMT ở nƣớc ta trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết
quả quan trọng. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về BVMT đã đƣợc sửa
đổi thông qua nhƣ Luật BVMT (2015); Nghị định 19/NĐ - CP ngày 14 tháng
12 năm 2015 của chính phủ về “ quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật BVMT”; Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định
về Quy hoach bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá
tác động môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng”;
Nghị định số 179 /2013 /NĐ – CP. Hệ thống QLNN về BVMT từ trung
ƣơng đến địa phƣơng và ở các bộ, ngành đã đƣợc hình thành, ngày càng đƣợc
tăng cƣờng và đi vào hoạt động có nề nếp. Chính phủ đã và đang từng bƣớc
xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thể chế nhằm đảm bảo cho công tác
BVMT đƣợc chú trọng ở mọi lúc, mọi nơi, từ ý nghĩ đến hành động. Ý thức
về trách nhiệm BVMT của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể, tƣ
nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng đƣợc nâng cao. Việt Nam đã có
vai trò trong hội nhập quốc tế về BVMT, tham gia hầu hết các công ƣớc và
2
hiệp định quốc tế về BVMT. Việc thực hiện tốt kế hoạch quốc gia đó đã góp
phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái MT và sự cố MT.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, tình hình MT ở
nƣớc ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đà tăng trƣởng kinh tế,
MT đô thị, KCN tập trung, các điểm vui chơi giải trí và một số vùng nông
thôn đang bị ô nhiễm ngày càng nặng. Nếu không đƣợc phòng ngừa và ngăn
chặn kịp thời, có thể gây ra tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân, ảnh
hƣởng xấu đến sản xuất và sự PTBV của đất nƣớc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, một trong những
nguyên nhân quan trọng là thuộc lĩnh vực QLNN về MT, đặc biệt là ở các địa
phƣơng. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ: trong các quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH, các yếu tố TNMT chƣa đƣợc phát hiện và đánh giá một cách
toàn diện trên cơ sở PTBV; chƣa đƣợc trình bày theo một trình tự thống nhất,
thậm chí một số vấn đề còn bị bỏ sót, chƣa có một hệ thống tiêu thức có thể
đánh giá đúng về mức độ tiến bộ trong đảm bảo PTBV; chƣa hoặc rất ít gắn
việc xử lý các vấn đề KT - XH và MT ngay từ đầu mà còn mang tính tách
biệt; thiếu các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm về MT… Hệ thống tổ chức
QLMT còn mỏng, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác QLNN
về MT chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ và thƣờng xuyên. Việc xây dựng năng
lực cán bộ về kế hoạch QLMT, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác dự
báo, đánh giá tuy đã đƣợc chú ý, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực
tiễn. Thêm vào đó, phong trào quần chúng để hỗ trợ cho các giải pháp, kế
hoạch của cơ quan quản lý cũng chƣa đƣợc chú trọng nhiều…
Quảng Bình nằm trung tâm đất nƣớc có bờ biển trải dài 116km, có hệ
thống hang động hùng vĩ, có suối nƣớc nóng, có núi Thần đinh, có khu Vũng
3
chùa… là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, việc phát triển kinh tế
sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng. vì vậy đề tài “ Quản lý nhà nƣớc
về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là hết sức quan trọng và cần
thiết nhằm đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở tỉnh Quảng
Bình phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về MT. Từ
đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT góp phần xây
dựng tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững và là điểm đến xanh trong tƣơng
lai.
Tuy nhiên, hiện trạng công tác QLNN về MT ở Việt Nam nói chung và
tại Quảng Bình nói riêng chƣa đạt hiệu quả cao. Đề tài: “Quản lý của Nhà
nƣớc về MT tại tỉnh Quảng Bình” đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng
QLMT ở tỉnh Quảng Bình, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác
QLMT. Từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục đem lại hiệu quả cao trong
công tác BVMT góp phần xây dựng tỉnh Quảng Bình trở thành điểm đến xanh
trong tƣơng lai.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của nhà
nƣớc trong hoạt động quản lý môi trƣờng từ nhiều góc độ khác nhau. Các
nghiên cứu này đều có chung một số kết luận về những hạn chế của nhà nƣớc
trong quản lý MT nhƣ không có đủ kinh phí, đội ngũ các nhà quản lý chƣa có
đủ kiến thức chuyên môn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
quản lý nhƣ thanh tra, kiểm soát, giám sát môi trƣờng….
Thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu về vai trò của các tác
nhân xã hội mới đó là thị trƣờng, cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội. Các
nghiên cứu này cho rằng, bên cạnh nhà nƣớc với vai trò quản lý môi trƣờng
theo các quy định của pháp luật đã ban hành, thì trƣờng học và cộng đồng, tổ
4
chức xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng với tƣ cách là
những ngƣời quản lý môi trƣờng không chính thức.
- Ở Việt Nam nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề môi trƣờng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cho đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung và
trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu này hoặc là mới chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về công tác
bảo vệ môi trƣờng, hoặc là đi sâu vào những lĩnh vực môi trƣờng riêng biệt.
Vấn đề quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng (nhất là ở các địa phƣơng) còn ít
đƣợc nghiên cứu.
Trong thời gian qua đã có một số dự án hợp tác với nƣớc ngoái, đề tài
nghiên cứu về công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nhƣ: Dự án SEMA
“Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”:
Trọng tâm của chƣơng trình là tăng cƣờng năng lực, thể chế về quản lý môi
trƣờng tại Việt Nam, cũng nhƣ nâng cao nhận thức về môi trƣờng và sự tham
gia của các bên liên quan vào quản lý và bảo vệ môi trƣờng với mục tiêu
chính và dài hạn là nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông
qua bảo vệ và quản lý có hiệu quả đối với Môi trƣờng và Tài nguyên… Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tái hiện lại hiện trạng
môi trƣờng ở một số địa phƣơng và vùng trọng điểm; nâng cao năng lực quản
lý môi trƣờng nói chung…
“Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG)”: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Canada ñã ký Bản Ghi nhớ
ngày 2 tháng 5 năm 2008 chính thức hóa cam kết hợp tác về lĩnh vực MT
thông qua Dự án “Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG)”. Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ cho quá trình phát triển bền
5
vững thông qua tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cho các tỉnh Hà
Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Long An, Quảng Ngãi và
Sóc Trăng. Dự án hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp
ở các cấp địa phƣơng thông qua cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
và thực hiện các quy định về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách và
pháp luật về quản lý ô nhiễm công nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên
cứu khác nhƣ:
+ Đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng: Thực trạng và
giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” của Nguyễn Cảnh
Đông Đô.
+ Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở một số
tỉnh Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát.
+ Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Văn Hòa - Học viện Hành chính Quốc
Gia “Quản lý Nhà nƣớc về BVMT biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh”.
+ Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguễn Lệ Quyên – Đại học Đà Nẵng “
Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” …
+ Hội nghị Nâng cao năng lực Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng – Bộ Tài
nguyên và môi trƣờng tổ chức; Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi
trƣờng để phát triển bề vững – Tạp chí cộng sản đảng …
- Tỉnh Quảng Bình chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này.
Cũng có một số báo cáo nhƣ “Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Quảng
Bình”; Báo cáo kết quả Quan trắc môi trƣờng tỉnh Quảng Bình”; Các chuyên
đề về quản lý rác thải sinh hoạt, quản lý môi trƣờng trong hoạt động khai thác
6
kháng sản… tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức báo cáo thống kê chƣa có đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng
Bình. Do vậy đây đƣợc coi nhƣ là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đề
cập có hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định
về hoạt động QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Từ đó đƣa ra
những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về
Môi trƣờng nhằm cải thiện MT, đảm bảo phát triển bề vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển
khai thực hiện.
- Đề xuất, kiến nghị và đƣa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng bƣớc nâng cao hiệu quả
và chất lƣợng hoạt động.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về MT
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; các chính sách, biện pháp việc triển khai thực
hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờngtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
7
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: tập trung nghiên cứu QLNN về môi trƣờng trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu dƣới góc độ triển khai thực hiện việc quản lý
của nhà nƣớc về lĩnh vực MT.
Về mặt không gian: nghiên cứu sự Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại
tỉnh Quảng Bình.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng và sự quản lý của
nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 – 2015
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận Chủ nghĩa
Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phƣơng
pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh,
thống kê dự báo. Ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp
là các phƣơng pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối
tƣợng nghiên cứu và đƣa ra kết quả đáng tin cậy.
- Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử
lý hệ thống số liệu theo phƣơng pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính
Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực nhất.
Những kết quả thống kê đƣợc sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận
giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản. Phƣơng pháp dự báo ngoại
suy đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận định khách quan về xu thế phát triển
của lý thuyết, thực tiễn, cũng nhƣ dự báo những vấn đề thực tiễn có thể phát
sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
8
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu
dựa vào sự tham khảo ý kiến của những ngƣời có hiểu biết hay có kinh
nghiệm về vấn ñề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phƣơng pháp
này đƣợc sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác QLMT tại tỉnh
Quảng Bình và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các công cụ QLMT
có hiệu quả hơn.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các
công trình nghiên cứu trƣớc đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những
nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ đƣợc thực hiện trên những phân tích
khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu
khảo sát thực tế về KT-XH ảnh hƣởng đến QLNN về MT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải
quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực môi trƣờng, quan điểm của Đảng và nhà
nƣớc về lĩnh vực quản lý môi trƣờng và quan trọng hơn là làm rõ nội dung
của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng BÌnh.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ,
chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc từ đó đề xuất các
giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng có hiệu quả hơn.
9
7. Kết cấu của luận văn
Phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015.
Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác Quản lý Nhà nƣớc về
Môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
10
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng.
1.1.1. Khái niệm
Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trƣờng theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc
sống con ngƣời. Ví dụ: môi trƣờng của học sinh gồm nhà trƣờng với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trƣờng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vƣờn
trƣờng, tổ chức xã hội nhƣ Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhƣng vẫn
đƣợc công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tƣ, quy định. Tổng hợp chung, môi trƣờng là tất cả những gì
có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Khái niệm về môi trƣờng đƣợc thảo luận từ rất lâu, dƣới đây là một số
khái niệm điển hình:
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đối với con
ngƣời đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó
con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với
con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho một thực thể
11
sinh vật là con ngƣời mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và
sự nghỉ ngơi của con ngƣời”.
“Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”. .[3, Tr1]
1.1.2. Phân loại môi trường
Tuỳ theo đối tƣợng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà có thể nêu ra
một số phƣơng cách phân môi trƣờng theo các dấu hiệu đặc trƣng nhƣ sau:
- Theo nguồn gốc, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng tự
nhiên; Môi trƣờng nhân tạo.
- Theo tính chất địa lý, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng
thành thị; Môi trƣờng nông thôn.
- Theo theo thành phần, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng
không khí; Môi trƣờng đất; Môi trƣờng nƣớc.
- Theo qui mô, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng quốc
gia; Môi trƣờng vùng; Môi trƣờng địa phƣơng.
Dựa trên các cách phân loại trên, có thể phân chia môi trƣờng thành 3
loại dựa theo chức năng hoạt động của nó, bao gồm:
- Môi trƣờng tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan
bao quanh con ngƣời nhƣ: đất đai, không khí, nƣớc, động thực vật... Môi
trƣờng tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản
xuất nhằm tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và tiếp nhận, đồng hoá các loại
phế thải phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
- Môi trƣờng xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân
hoặc từng cộng đồng dân cƣ. Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định...
12
nhằm hƣớng con ngƣời tuân theo một khuôn khổ nhất định tạo ra sự phát triển
của xã hội và làm cho cuộc sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác.
- Môi trƣờng nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con
ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời nhƣ nhà ở, môi trƣờng đô thị,
môi trƣờng, môi trƣờng nông thôn, công viên, trƣờng học, khu giải trí... [15,
tr5].
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của môi trường
* MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một con ngƣời đều có yêu cầu về lƣợng không gian cần thiết cho
hoạt động sống nhƣ: diện tích đất ở, hàm lƣợng không khí... Trung bình một
ngày, một ngƣời cần khoảng 4m3
không khí sạch, 2,5l nƣớc uống, một lƣợng
lƣơng thực, thực phẩm đáp ứng hàm lƣợng calo từ 2.000 – 2.500 calo... Cộng
đồng loài ngƣời tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trƣờng về phạm
vi không gian sống mà cả về chất lƣợng của không gian sống đó. Chất lƣợng
không gian sống phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh
tế - môi trƣờng, thể hiện ở môi trƣờng sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa
các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con ngƣời.
Môi trƣờng chính là khoảng không gian sinh sống của con ngƣời. Hệ số
sử dụng đất của con ngƣời ngày một giảm: nếu trƣớc đây, trung bình diện tích
đất ở của một ngƣời vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/ngƣời thì đến nay chỉ
còn khoảng 1,5-1,8 ha/ngƣời. Diện tích không gian sống bình quân trên trái
đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh.
* MT cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
Môi trƣờng không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng
“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một
13
quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tƣ, thiết bị máy móc,
đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con ngƣời để tạo ra sản
phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ,
hải sản...), có dạng phải tác động thì mới sản xuất đƣợc của cải vật chất phục
vụ đời sống con ngƣời (đất đai...). Các hoạt động sống cũng vậy, con ngƣời ta
cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phƣơng tiện để đi lại,
cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những dạng vật chất
trên chính là các yếu tố môi trƣờng.
Nhƣ vậy chính các yếu tố môi trƣờng (yếu tố vật chất kể trên - kể cả
sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của
con ngƣời. Hay nói cách khác: môi trƣờng là “đầu vào” của sản xuất và đời
sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trƣờng tự nhiên cũng có thể là nơi
gây ra nhiều thảm họa cho con ngƣời (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng
lên nếu con ngƣời gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trƣờng, gây
mất cân bằng tự nhiên.
* MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trƣờng tự nhiên cũng lại là nơi chứa
đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và
đời sống. Các hoạt động đó thải ra môi trƣờng rất nhiều chất thải ( khí thải,
nƣớc thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc
hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trƣờng.
Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài ngƣời cũng thải ra môi
trƣờng rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để
hạn chế đƣợc nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác
động tiêu cực đối với môi trƣờng.
14
Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Có quan điểm cho rằng “ có một số chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có
công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân
thiện với môi trƣờng”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các
nhu cầu tự nhiên của con ngƣời nhƣ ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi
trƣờng trong sạch.
* MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
Khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh đƣợc các bức xạ
quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng
của con ngƣời, sinh vật…
Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nƣớc, giữ cân bằng nhiệt độ,
các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con ngƣời và các
sinh vật…
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lƣợng, vật chất cho các quyển khác
của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con ngƣời và sinh vật…
* MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trƣờng cung cấp sự ghi chép và lƣu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài
ngƣời. Bên cạnh đó, môi trƣờng sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm
thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con ngƣời và sinh
vật sống trên trái đất nhƣ các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trƣớc khi xảy
ra các tai biến thiên nhiên và hiện tƣợng thiên nhiên đặc biệt nhƣ bão, động
đất… Môi trƣờng còn lƣu trữ và cung cấp cho con ngƣời sự đa dạng các
nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
15
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác [15, tr7 –
tr10]
1.2 Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng
1.2.1. Khái niệm
Quản lý Nhà nước:
“Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.[11,
Tr3]
Quản lý nhà nước về môi trường:
Theo Lƣu Đức Hải (2006) có thể tóm tắt “Quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng là xác định rõ chủ thể là nhà nƣớc, bằng chức trách, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình đƣa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển
bền vững.”[7, Tr11]
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về môi trường.
Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chính phủ thống nhất quản lý
Nhà nƣớc về MT trong cả nƣớc. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trƣớc Chính
phủ việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trong cả nƣớc.
Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện QLNN
về MT trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện chức năng
quản lý Nhà nƣớc về MT tại địa phƣơng. Sở TN&MT chịu trách nhiệm trƣớc
16
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc QLNN về MT địa
phƣơng. Các bộ phận chức năng của ngành MT bao gồm: bộ phận nghiên
cứu, đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác
QLNN về MT, bộ phận quan trắc, đánh giá thƣờng kỳ chất lƣợng MT, bộ
phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ MT, bộ phận nghiên cứu
giám sát việc thực hiện công tác MT ở các địa phƣơng, các cấp, các ngành.
Nội dung chính Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm:
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình, đề án,
quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng.
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trƣờng; thẩm
định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trƣờng và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi
trƣờng; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi
trƣờng.
- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trƣờng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; thanh
tra trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại,
tố cáo về bảo vệ môi trƣờng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
17
- Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trƣờng; giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
bảo vệ môi trƣờng.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà
nƣớc cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
1.2.2.1 Hoạch định chính sách và chiến lƣợc BVMT
Là chức năng quan trọng nhất, nhằm định ra mục tiêu, chính sách, chiến
lƣợc, chƣơng trình kế hoạch BVMT cho quốc gia và từng địa phƣơng. Bao
gồm ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban
hành hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc,
chính sách bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái
môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng.
a. Ban hành Luật và các văn bản pháp quy dưới luật:
Luật pháp là hệ thống quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do
Nhà nƣớc đặt ra nhằm đạt mục tiêu KT-XH và PTBV đất nƣớc. Trên cơ sở
Hiến pháp và pháp luật, việc ban hành các văn bản pháp quy về môi trƣờng
do Chính phủ; Thủ tƣớng và Bộ TN&MT chịu trách nhiệm xây dựng các
chính sách, chiến lƣợc MT phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia trên
nguyên tắc phát triển bền vững. Dựa trên các bộ luật, các mục tiêu chiến lƣợc,
đặc điểm cơ cấu tổ chức và nguồn lực cụ thể của từng địa phƣơng, các cơ
quan chức năng của nhà nƣớc chịu trách nhiệm QLMT sẽ phối hợp hành động
tạo ra các công cụ, chính sách, giải pháp trong từng giai đoạn và từng lĩnh vực
quản lý. Ban hành các văn bản dƣới luật nhƣ: Pháp lệnh do Ủy ban thƣờng vụ
Quốc hội soạn thảo thông qua, Chủ tịch nƣớc ký sắc lệnh ban hành, Nghị định
18
và Quyết định do Chính phủ ban hành để hƣớng dẫn và cụ thể hóa luật; Quyết
định và Quy định do các Bộ và UBND các cấp ban hành; Chỉ thị và Thông tƣ
hƣớng dẫn do Cục MT; Bộ Khoa học công nghệ ; Bộ TN&MT ban hành.
b. Ban hành các tiêu chuẩn môi trường
Là các giá trị đƣợc ghi nhận của Nhà nƣớc trong các quy định chính thức,
xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nƣớc uống,
không khí hoặc giới hạn chịu đựng của con ngƣời và sinh vật với các yếu tố
MT khác (tiếng ồn, khí độc, bụi, phát xạ…).
Tiêu chuẩn MT đƣợc dựa trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất độc
hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con ngƣời trong MT xung quanh và MT
lao động và xây dựng dựa trên tổng hợp các hƣớng dẫn, các giá trị MT có ảnh
hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và các cân nhắc kỹ thuật, kinh tế, xã hội và
chính trị khác do Bộ TNMT ban hành.
a. Xây dựng Kế hoạch hóa công tác MT
Hình thành quy hoạch, chiến lƣợc và các chƣơng trình, dự án cụ thể về
MT và BVMT nhằm phục hồi, cải tạo MT bị ô nhiễm và suy thoái: xây dựng
các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia, đề xuất các chƣơng trình xử lý ô nhiễm
trọng điểm; xây dựng các chƣơng trình bảo vệ nguồn nƣớc, tiến hành các dự
án quy hoạch MT những vùng trọng điểm…
Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về MT và BVMT: hệ thống hóa
các văn bản pháp quy dƣới luật và đồng bộ hóa các bộ luật liên quan tới công
tác BVMT; đƣa các chỉ tiêu MT và PTBV vào kế hoạch và thống kê của Nhà
nƣớc; nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý TNMT thông qua
cơ chế giá, phí, thuế.
Xây dựng mạng lƣới điều tra, quan trắc, dự báo, báo động, kiểm tra và
kiểm soát về MT nhằm đánh giá đúng hiện trạng MT của đất nƣớc, phòng
19
ngừa ô nhiễm MT; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về MT; xây dựng cơ
sở vật chất cho việc ứng phó quốc gia với các sự cố và tai biến MT…
Thực hiện việc giáo dục MT, phổ cập kiến thức về MT và tuyên truyền
hoạt động BVMT nhằm trang bị cho ngƣời dân những hiểu biết tối thiểu về
MT. Bên cạnh đó xây dựng các chƣơng trình giảng dạy hợp lý về MT cho các
bậc đào tạo nhằm hình thành ngành đào tạo cán bộ nghiên cứu và QLMT.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực MT bao gồm: việc nghiên cứu, phê chuẩn
các công ƣớc Quốc tế về MT; tham gia các chƣơng trình nghiên cứu quốc tế
có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đất nƣớc; tranh thủ viện trợ kinh tế
và kinh nghiệm của nƣớc ngoài trong đào tạo và nâng cao năng lực nghiên
cứu, QLMT.
d. Xây dựng các Chiến lược và chính sách MT, quy hoạch MT
Chính sách MT là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật
nhằm thực hiện các mục tiêu BVMT và PTBV quốc gia, của ngành kinh tế
hoặc một công ty. Cụ thể hóa chính sách trên cơ sở các nguồn lực nhất định
để đạt các mục tiêu do chính sách MT đặt ra là nhiệm vụ chiến lƣợc MT.
Chính sách MT Việt Nam ñƣợc trình bày trong kế hoạch Quốc gia về MT và
phát triển lâu bền đảm bảo phát triển bền vững.
Quy hoạch MT là cụ thể hóa các chiến lƣợc, chính sách về BVMT và là cơ
sở để xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hành động MT. Quy hoạch MT
đƣợc coi là công cụ có tính chiến lƣợc trong phát triển, BVMT; đƣợc coi là
phƣơng pháp tích hợp để tiến tới tƣơng lai theo một phƣơng hƣớng, mục tiêu
định sẵn. Quy hoạch MT đƣợc thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo phạm
vi, lãnh thổ quốc gia, khu vực, tỉnh/ thành phố, cộng đồng nhỏ, dự án [ 15].
20
Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý
Nguồn: Lưu Đức Hải, Cẩm nang QLMT, NXB Giáo dục 2006
1.2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác BVMT
Nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các phần tử cấu thành hệ
thống môi trƣờng để góp phần vào hệ thống định hƣớng cho các mục tiêu
mong muốn trƣớc mắt và lâu dài và phối hợp hoạt động chung của nhóm, của
phân hệ trong hoạt động MT. Thiết lập và sử dụng các công cụ quản lý môi
trƣờng để thực hiện các mục tiêu cũng nhƣ triển khai thực hiện các chính sách
và chiến lƣợc MT. Bao gồm:
Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng: nhằm tạo cơ sở dữ liệu về
chất lƣợng các thành phần MT phục vụ cho quy hoạch và phát triển KT-XH.
Đồng thời tạo cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lƣợng các thành phần MT
và ô nhiễm MT phát sinh dƣới tác động của các quá trình tự nhiên và nhân
tạo. Quan trắc MT là tập hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, tổ chức đảm
bảo kiểm soát một cách liên tục và hệ thống trạng thái và khuynh hƣớng phát
triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đối với nhiều quy mô và nhiều
Quan điểm
Chính sách
Biện pháp Thủ thuật
Mục tiêu cụ thể
21
loại đối tƣợng, chịu tác động của các hoạt động của con ngƣời. Bên cạnh việc
theo dõi hiện trạng và tác động MT, quan trắc MT còn là biện pháp tổng hợp
để kiểm soát các nguồn phát sinh chất ô nhiễm của các hoạt động SX kinh
doanh. Số liệu thƣờng đƣợc sử dụng trong đánh giá hiện trạng MT, ĐTM.
Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án và
các cơ sở sản xuất kinh doanh: ĐTM là xác định và dự báo các tác động của
hành động phát triển (KT-XH, chính sách, pháp luật) đến MT khu vực, một
vùng hoặc toàn quốc. Hành động phát triển có thể tạo ra tác động tích cực,
tiêu cực đến MT và sự phát triển nói chung nhằm đƣa ra các giải pháp ngăn
ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trƣờng . Đồng thời việc thẩm
định các báo cáo đánh giá tác động MT nhằm góp thêm tƣ liệu khoa học cần
thiết cho việc ra quyết định thực hiện một hành động phát triển. Sau khi nhận
các báo cáo ĐTM, tiến hành thành lập các hội đồng thẩm định các báo cáo
với sự tham gia của các bên liên quan và chính quyền địa phƣơng. Tạo sự
thống nhất chặt chẽ, minh bạch và công khai trong quá trình thẩm định.
Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trƣờng: tổ chức các lớp tập
huấn cho các chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực MT, đào tạo bồi dƣỡng về
khoa học và QLMT nhằm nâng cao năng lực QLMT của Nhà nƣớc ở các cấp.
Mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm vận dụng những kiến thức
và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng MT theo cách bền vững. Đồng
thời tăng cƣờng kỹ năng sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng sản lƣợng
kinh tế, tránh những thảm họa MT, tận dụng các cơ hội và ñƣa ra các quyết
ñịnh khôn khéo trong việc sử dụng TN.
Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng: triển khai cấp
giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng ở các cấp; theo dõi quản lý việc
cấp và thẩm định ĐTM; sau khi cấp phép tiến hành thanh tra, giám sát về việc
22
thực hiện các nhiệm vụ BVMT nếu có vi phạm thì xử lý hoặc thu hồi giấy
phép. Việc cấp phép và thu hồi giấy phép do Sở TN&MT chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, để thực hiện chức năng tổ chức thực hiện trong việc Quản
lý Nhà nƣớc về MT cần sử dụng các công cụ nhƣ Luật pháp chính sách, công
cụ kinh tế và công cụ kỹ thuật.
- Công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế đƣợc sử dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí
trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử
của nhà sản xuất có lợi cho môi trƣờng. Công cụ kinh tế đƣợc xây dựng và áp
dụng cho từng quốc gia, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và sự
chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có. Công cụ kinh tế đƣợc nhanh chóng
hoàn thiện theo thời gian và chỉ đƣợc áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị
trƣờng.
Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trƣờng là những công
cụ chính sách đƣợc sử dụng nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt
động kinh tế thƣờng xuyên tác động đến MT, ngăn ngừa các tác động đến MT
để tạo ra các tác động ảnh hƣởng tới hành vi của các tác nhân kinh tế theo
hƣớng có lợi cho MT. Công cụ kinh tế hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc “
Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP: Poluter Pays Principle)” và “Ngƣời
hƣởng thụ phải trả tiền (BPP: Benefit Pays Principle)”. Ví dụ: Thuế, Lệ phí,
Phí, Giấy phép phát thải, Quỹ MT, Ký quỹ MT….
- Công cụ kỹ thuật quản lý
Quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nƣớc về chất lƣợng
và thành phần môi trƣờng, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong
môi trƣờng. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi
trƣờng, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật
23
quản lý có thể đƣợc thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển
nhƣ thế nào.
1.2.2.3 Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện BVMT
Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải
quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trƣờng, xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Thanh tra BVMT là thanh tra chuyên ngành
BVMT đƣợc Chính phủ quy định cụ thể về Tổ chức và hoạt động, có đồng
phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phƣơng tiện cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ.
Mục đích kiểm tra là xem xét các văn bản pháp quy phạm pháp luật do
các cơ quan hành chính ban hành có phù hợp với Hiến pháp, pháp Luật
BVMT và những yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với MT hay
không; hiệu lực và hiệu quả thực tế của các văn bản quy phạm pháp luật đó
đạt đƣợc ở mức độ nào và chúng có những hạn chế, bất cập gì. Công tác kiểm
tra giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT có
đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục hay không. Việc áp dụng các biện pháp
tổ chức, kỹ thuật để huy động sức ngƣời sức của nhằm thực hiện pháp luật
BVMT có thuận lợi, khó khăn gì và hiệu quả nhƣ thế nào, công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và công dân ñối với sự tôn
trọng và thực hiện pháp luật BVMT nhƣ thế nào.
Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với việc thực
hiện pháp luật BVMT có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Do cơ quan hành chính nhà nƣớc tiến hành bao gồm: Chính phủ, Bộ
TN&MT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các
cấp (cụ thể là cơ quan chuyên môn thuộc UBNN về quản lý TN&MT)…
24
- Hoạt động kiểm tra mang tính quyền lực nhà nƣớc: không cần sự đồng
ý của bên bị kiểm tra (có thể kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất); bên bị kiểm tra
không đƣợc cản trở hay từ chối các yêu cầu của bên kiểm tra đƣa ra; bên kiểm
tra có quyền áp dụng các chế tài do pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự tôn
trọng và thực hiện pháp luật BVMT một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống
nhất.
Hoạt động kiểm tra luôn có đối tƣợng, phạm vi, mục đích rõ ràng cụ thể.
Việc kiểm tra luôn đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Phạm vi kiểm tra là toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về MT và BVMT [19, tr19 – tr 32]
25
1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trường.
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng
Nguồn: điều tra, xử lý số liệu
UBND tỉnh
Bộ Tài nguyên và môi trƣờng
Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Các phòng chức năng
Công an tỉnh Sở Tài nguyên và môi trƣờng
Cảnh sát môi trƣờng
Phòng TNMT các
huyện, tp
Tổng cục Môi trƣờng
Chính phủ
Bộ Công an
26
1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài:
1.3.1 Kinh nghiệm Singapore:
Không phải ngẫu nhiên mà Singapore trở thành một quốc đảo sạch bậc
nhất thế giới. Chính từ những bài học đắt giá về hậu quả do sự phát triển công
nghiệp mạnh mẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải lỏng và chất
thải rắn làm môi trƣờng xuống cấp rõ rệt vào ba bốn thập kỷ trong thế kỷ
trƣớc, đã làm cho quốc đảo này sớm tỉnh ngộ. Không có con đƣờng nào khác
là phải tự mình thực hiện tốt các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng.
Nhìn một cách toàn diện, chƣa có một nƣớc nào có đƣợc môi trƣờng đô
thị tốt hơn Singapore. Đó là do quốc đảo này đã có một chiến lƣợc quản lý
môi trƣờng hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai, biết kiểm
soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Và điều quan trọng là đặc biệt
chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo
dục nghiêm ngặt.
Xây dựng một chiến lƣợc quản lý môi trƣờng hợp lý: chiến lƣợc bảo vệ
môi trƣờng đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: phòng ngừa, cƣỡng bách,
kiểm soát và giáo dục. Phòng ngừa ô nhiễm thông qua kế hoạch sử dụng đất
đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát
triển xây dựng, tăng cƣờng trang bị phƣơng tiện thu gom và xử lý chất thải.
Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc kiểm tra nghiêm ngặt
nhằm đảm bảo các phƣơng tiện thu gom và xử lý chất thải đƣợc khai thác và
bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thƣờng xuyên môi trƣờng không khí và nƣớc
trong đất liền và nƣớc biển cũng đƣợc thực hiện để tiếp cận các chƣơng trình
kiểm tra ô nhiễm môi trƣờng một cách đầy đủ và có hiệu quả.
Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa sử dụng đất đai: đất đai sử
dụng vào mục đích khác nhau phải đƣợc bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã
27
hội và kinh tế đồng thời duy trì một môi trƣờng có chất lƣợng cao. Việc kiểm
soát môi trƣờng đƣợc kết hợp trong kế hoạch sử dụng đất đai, tạo điều kiện
chọn vị trí hợp lý cho công trình, hài hòa với việc sử dụng đất xung quanh để
tạo nên một môi trƣờng lành mạnh.
Khi kiểm soát môi trƣờng, thƣờng kết hợp xem xét vấn đề về lƣu vực
trữ nƣớc và chọn địa điểm xây dựng công nghiệp. Do vậy, đã giải quyết tốt
vấn đề thoát nƣớc chung và giải quyết thích đáng mâu thuẫn giữa phát triển
khu công nghiệp và ô nhiễm môi trƣờng khu dân cƣ. Để chỉ đạo tốt việc lập
kế hoạch sử dụng đất đai, đã phân loại công nghiệp theo mức độ sạch, đồng
thời chú ý đến bố trí các công năng tƣơng thích khác nhƣ công trình thƣơng
mại, giải trí, công viên, đƣờng xá, bãi đỗ xe bên trong vùng đệm của khu công
nghiệp. Nhằm giảm thiểu những nguy hiểm trong việc xử lý các chất độc hại,
Singapo đã đƣa các nhà máy sử dụng nhiều hóa chất ra các hòn đảo khác hoặc
xa khu dân cƣ.
Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị: khi kiến
nghị về phát triển xây dựng đã đƣợc duyệt và đƣa vào kế hoạch, đơn vị chủ trì
có thể bắt tay vào việc đệ trình kế hoạch xây dựng cho ban kiểm tra xây dựng
của Vụ Công chính để xét duyệt. Bên cạnh thủ tục và kế hoạch xây dựng, đơn
vị chủ trì còn phải gửi kế hoạch cho các Vụ Quản lý kỹ thuật, trong đó có Vụ
kiểm soát ô nhiễm để giải quyết những yêu cầu kỹ thuật. Vụ này kiểm tra các
kế hoạch xem có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật về y tế môi trƣờng, thoát nƣớc
và kiểm soát ô nhiễm, đồng thời xác nhận sự hợp lệ của các kết quả đo ô
nhiễm kết hợp ngay trong thiết kế công trình. Ban phát triển đô thị và nhà ở
phải đƣợc sự nhất trí của Vụ này trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng công
trình công nghiệp. Vụ này đánh giá tác động môi trƣờng của những công trình
28
công nghiệp kiến nghị xây dựng, khi thấy đảm bảo an toàn về y tế và đảm bảo
tiêu chuẩn môi trƣờng mới cho phép xây dựng.
Chú trọng quản lý cơ sở hạ tầng cơ sở môi trƣờng: hai vấn đề lớn đƣợc
chú trọng mà cũng là thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát
nƣớc và quản lý chất thải rắn. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nƣớc toàn
diện để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất và tổ chức một
hệ thống quản lý chất thải rắn có hiệu quả.
Hệ thống thoát nƣớc ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công
nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng. Hầu hết nƣớc thải đều đƣa ra hệ thống
thải công cộng. Nƣớc thải công nghiệp đều đƣợc xử lý và đạt tiêu chuẩn quy
định trƣớc khi đƣa vào mạng đƣờng ống chung. Nƣớc chảy từ các nhà máy xử
lý nƣớc thải đều đƣa ra biển hoặc các cửa sông.
Về quản lý chất thải, Singapore có một hệ thống thu gom rác thải hoàn
thiện và có hiệu quả. Mọi chất thải rắn đều đƣợc thu gom và xử lý hàng ngày.
Để thu gom hằng ngày, cần phải xử lý các chất thải hữu cơ bị thối rửa. Dịch
vụ thu gom chất thải rắn đô thị đáng tin cậy và đã áp dụng công nghệ thông
tin trong quản lý và điều hành. Vì ở quốc đảo này đất đai khan hiếm nên hầu
nhƣ các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với các chất thải không thể đốt
đƣợc và tro từ các nhà máy đốt rác sẽ đƣợc xử lý tại bãi rác vệ sinh lớn. Chất
đã làm sạch từ bãi này lại đƣợc thu gom và xử lý trƣớc khi thải ra biển.
Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt: Ban hành luật lệ ở Singapore
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để BVMT. Các biện
pháp nêu trong Luật thƣờng xuyên đƣợc xem xét định kỳ để bổ sung cho chặt
chẽ và hợp lý hơn.
Vụ kiểm soát ô nhiễm phải thƣờng xuyên thanh tra các KCN và dân dụng để
đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Lấy mẫu để xử lý, thử
29
nghiệm nguồn, phân tích lò, quan trắc bụi khói là những việc làm thƣờng
xuyên và bắt buộc để phòng ngừa các vi phạm.
Sự nhận thức của cộng đồng về môi trƣờng là yếu tố quan trọng nhất
làm cơ sở để duy trì và phát triển thích hợp cho Singapore về môi trƣờng đô
thị. Tại đây, ngƣời ta đã thực hiện chƣơng trình giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức hiểu biết của quần chúng về môi trƣờng và động viên họ tham gia tích
cực vào việc BVMT.
Các chƣơng trình giáo dục về môi trƣờng bao gồm từ tiểu học, trung
học đến đại học. Thiếu nhi cũng tham gia vào các chuyến tham quan về bảo
vệ thiên nhiên, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Các
trƣờng học cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tuyên truyền về nhận thức môi
trƣờng và tái chế chất thải. Bộ Môi trƣờng thƣờng xuyên làm việc với các tổ
chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới các cộng đồng dân cƣ,
tới công chức và khu vực tƣ nhân [19]
1.3.2. Kinh nghiệm ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì cho giảm khí thải
công nghiệp
Năm 1985, chính phủ Pháp bắt đầu áp dụng nguyên tắc “Ngƣời gây ô
nhiễm phải trả tiền” để đánh thuế phát thải SO2; NOx và các loại khí thải ô
nhiễm khác. Mức thuế tăng dần theo thời gian, đến năm 1998 mức thuế tƣơng
đƣơng 40 USD/tấn NOx hoặc các thành phần hữu cơ thăng hoa (VOCs) (đối
với SOx và HCl là 25 USD/tấn). “Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”
đã giảm phát thải NOx khoảng 6% từ giữa những năm 1990 (ADEME 1998).
Mức thuế ở nƣớc này thấp và dựa trên phát thải đƣợc ƣớc tính hơn là thực tế
phát thải. Tuy nhiên, doanh thu của thuế đƣợc dùng một phần cho công nghệ
làm giảm và nghiên cứu.
30
Bảng 1.1: So sánh các công cụ chính sách giảm phát thải NOx
Tiêu chuẩn Thụy Điển Pháp Hoa Kỳ Ý Tây Ban Nha
Mức phí
hoặc giá giấy
phép
5.000 40 200-500 100 30
Chất ô
nhiễm chịu
thuế
NOx; (các
thuế SOx)
NOx;
SOx;
HCl;
VOCs
NOx NOx NOx; SOx
Công cụ
Lệ phí có
hoàn lại
Lệ phí
Giấy phép
thƣơng
mại
Lệ phí
vƣợt ô
nhiễm
Thuế
Sử dụng quỹ
hoặc phân
phối giấy
phép
Hoàn trả cho
công ty
Nghiên
cứu làm
giảm…
Phân phối
đến công
ty
Thuế (5% cho
khôi phục MT
Nguồn: TS. Đặng Minh Phương,Bài giảng Kinh tế MT 2, 2007
Mức thuế ở Ý cho NOx khoảng 100 USD/tấn, cao hơn Tây Ban Nha
(khoảng 30 USD/tấn (Bokobo Moiche 2000)) và Pháp nhƣng thấp hơn Thụy
Điển. Thuế chỉ đƣợc áp dụng cho các nhà máy lớn (>50 megawatts/năm) và
phát thải vƣợt tiêu chuẩn đã đƣợc quy định ở Thông tƣ về Nhà máy Đốt
Nhiên liệu ở EU.
Tại Hoa Kì, việc giảm phát thải NOx từ nhà máy nhiệt điện đƣợc quy
định trong Chƣơng 4 của Đạo luật Chỉnh tu Không khí sạch năm 1990; trong
31
giai đoạn 1 (1996-1999) giảm 400 ngàn tấn và giai đoạn 2 (năm 2000) giảm
khoảng 1,2 triệu tấn. Hai chƣơng trình khác cũng hƣớng đến mục tiêu là giảm
phát thải NOxđó là chƣơng trình RECLAIM (kì vọng giảm 80% NOx và SOx
từ 1994-2003) và chƣơng trình OTC. Ngoài ra, Chƣơng trình Giấy phép phát
thải SO2 cũng là một trong 2 chƣơng trình chuyển đổi giấy phép không khí
quan trọng nhất của Hoa Kì, đƣợc thiết lập để làm giảm phát thải khí SO2 từ
các nhà máy nhiệt điện (đây là nguồn chính gây nên mƣa axit ởĐông Bắc Mỹ
và Canada) xuống phân nửa so với năm 1980. Năm 1997 phát thải từ nhà máy
điện đạt hơn 4 triệu tấn dƣới mức năm 1980.
1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm đƣợc Hàn Quốc áp dụng từ những
năm 1983 đối với chất thải khí và nƣớc thải. Ban đầu phí đƣợc áp dụng dƣới
dạng phạt do không thực hiện cam kết. Cơ quan Môi trƣờng (nay là Bộ Môi
trƣờng Hàn Quốc) đƣợc quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu nhƣ vi
phạm tiêu chuẩn môi trƣờng.
Từ năm 1986, biện pháp này đã đƣợc thay thế bằng thu phí đối với phần thải
vƣợt tiêu chuẩn. Mức phí đƣợc xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm,
vị trí thải nhiễm, vƣợt thời gian tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần vi
phạm tiêu chuẩn.
Sau một thời gian thực thi biện pháp này đã bộc lộ một số nhƣợc điểm.
Thứ nhất, xuất phí đặt ra quá thấp, trong một số trƣờng hợp thấp hơn các chi
phí vận hành và các thiết bị xử lý ô nhiễm nên không có tác động khuyến
khích giảm ô nhiễm. Thứ hai, việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để
tính phí có thể không có tác động cơ sở giảm lƣợng ô nhiễm thải ra bởi họ có
thể cố tình lãng tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi lƣợng
chất ô nhiễm thải ra không hề giảm. Để khắc phục nhƣợc điểm này, từ năm
32
1990 Hàn Quốc đã đánh phí căn cứ vào lƣợng thải vƣợt tiêu chuẩn cho phép
và kết hợp nồng độ chất thải trong công thức tính phí. Ngoài ra, Hàn Quốc đã
điều chỉnh xuất phí cao hơn chi phí vận hành chống ô nhiễm để có tác động
khuyến khích giảm ô nhiễm.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chƣơng 1 phân tích các nội dung chung về khái niệm, phạm vi, đặc điểm
của môi trƣờng; nghiên cứu, phân tích nội dung, công cụ, phƣơng thức, nhân
tố tác động, tiêu chí đánh giá; kinh nghiệm quản lý thế giới và khu vực. Tập
trung vào những vấn đề thực tiễn quản lý nhà nƣớc tại Quảng Bình đang là
điểm nghẽn, nút thắt cần giải quyết trong đó có việc quản lý nhà nƣớc liên
quan đến bảo vệ môi trƣờng . Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ môi trƣờng đang
có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng; thực tiễn cho thấy quản lý nhà nƣớc
còn có nhiều những hạn chế, bất cập nhƣ thể chế, chính sách và tổ chức thực
hiện. Hệ thống pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện về: Cơ cấu bộ máy quản lý;
hệ thống tiêu chuẩn về môi trƣờng; phân cấp cho chính quyền địa phƣơng.
Chính quyền cấp tỉnh, cần tiếp tục cụ thể hóa thành các hƣớng dẫn đúng pháp
luật, phù hợp với điều kiện địa phƣơng, nhƣng vẫn bảo đảm tính vận dụng
linh hoạt và sáng tạo. Nghiên cứu kinh nghiêm của các quốc gia có điều kiện
tƣơng đồng. Những kinh nghiệm đều đƣợc phân tích về ƣu điểm, nhƣợc điểm
và những khía cạnh có thể áp dụng cho điều kiện Quảng BÌnh. Nhƣ vậy
Chƣơng 2 của Luận văn đã đƣa ra nhiều nội dung quan trọng bám sát những
lý luận cơ bản hiện nay đang đƣợc áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Đồng
thời những lý luận này đƣợc phân tích, đánh giá trong điều kiện quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng nói chung và Quảng Bình nói riêng
33
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ
độ từ 170
5’02" đến 180
5’12” Bắc và kinh độ 1050
36’55” đến 1060
59’37”
Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với ranh giới dài 135,97 km; Phía Nam
giáp tỉnh Quảng Trị với ranh giới dài 79,32 km; Phía Đông giáp biển Đông
với đƣờng bờ biển dài 116,04 km; Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào với
đƣờng biên giới dài 201,87 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 806.527 ha, dân số trung bình năm 2014 là
868.174 ngƣời. Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm
thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và 06 huyện là Bố Trạch, Quảng Ninh,
Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã,
phƣờng trong đó có 16 phƣờng, 07 thị trấn và 136 xã.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Quảng Bình nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình phức tạp, bị
chia cắt mạnh, bề ngang hẹp và có độ dốc ra biển lớn. Dọc theo lãnh thổ đều
có các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng và đất cát ven biển.
Địa hình có thể phân chia thành 04 tiểu vùng:
* Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Trường Sơn:
* Vùng gò đồi và trung du:
* Vùng đồng bằng ven biển:
* Vùng cát ven biển:
34
2.1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
2.1.2.1. Đặc điểm khí tượng:
Khí hậu tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với khí hậu nhiệt
đới điển hình ở phía Nam và mùa Đông tƣơng đối lạnh ở phía Bắc, khí hậu
Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm
sau. Nhiệt độ bình quân năm toàn tỉnh là 24,80
C.
2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn:
- Đặc điểm sông suối: Quảng Bình có nguồn nƣớc mặt phong phú nhờ hệ
thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1 km/km2
, tuy
nhiên phân bố không đều và có xu hƣớng giảm dần từ Tây sang Đông, từ
vùng núi ra biển, vùng núi mật độ sông suối đạt 1,0 km/km2
, vùng ven biển từ
0,45 - 0,5 km/km2
.
- Hệ thống hồ, đập: Toàn tỉnh Quảng Bình có 140 hồ tự nhiên và nhân
tạo với dung tích ƣớc tính 431,88 triệu m3
nƣớc, 65 đập, 164 trạm bơm, 01
đập ngăn mặn.
- Nguồn nƣớc dƣới đất: Khá phong phú, nhƣng phân bố không đều, mức
độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, nền địa chất và lƣợng mƣa
trong năm
2.1.3. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra phân loại theo hệ thống phân loại của FAO - UNESCO
Quảng Bình có 10 nhóm đất với 23 đơn vị đất.
2.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của
UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
35
dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm
2020 của tỉnh gồm có 148 khu vực mỏ với diện tích 2.234,80 ha.
2.1.5. Tài nguyên sinh vật biển
Quảng Bình có đƣờng bờ biển dài 116,04 km với vùng lãnh hải khoảng
20.000 km2
. Vùng biển Quảng Bình có hầu hết các giống loài ở vịnh Bắc Bộ
(gần 1.000 loài) nhƣng các đối tƣợng khai thác đƣợc khoảng 100 loài.
2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của Quảng Bình là: 630.871,99 ha. Diện tích
đất có rừng là 630.871,99 ha, trong đó rừng sản xuất có 309.252,84 ha, rừng
phòng hộ là 198.043,62 ha, rừng đặc dụng là 123.575,53 ha, độ che phủ
chiếm 67,8%. [6, tr4 – tr12]
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Đặc điểm kinh tế
Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình năm 2014, tổng giá trị sản
phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 16.307.000 triệu đồng (giá so sánh), theo giá hiện
hành đạt 22.011.561 triệu đồng.
2.2.2. Đặc điểm xã hội
* Dân số: Dân số bình quân tỉnh Quảng Bình năm 2014 là 868.174
ngƣời. Trong đó nữ chiếm 49,96%; nam chiếm 50,04%. Dân số thành thị
chiếm 19,53% dân số toàn tỉnh.
* Lao động: Tính đến năm 2014, số dân trong độ tuổi lao động là 532.064
ngƣời. Trong đó có 522.168 ngƣời tham gia lao động trong các ngành kinh tế.
* Y tế: Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 194 cơ sở y tế, trong đó có
9 bệnh viện, 7 phòng khám khu vực, 159 trạm y tế xã phƣờng, 3 trạm y tế của
các cơ quan xí nghiệp và 16 cơ sở y tế khác.
36
* Giáo dục: Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ
thông tƣơng đối đồng bộ. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 592 trƣờng
học với 179 trƣờng mầm non và mẫu giáo, 209 trƣờng tiểu học, 148 trƣờng
trung học cơ sở, 18 trƣờng phổ thông cơ sở, 27 trƣờng trung học phổ thông, 6
trƣờng trung học, 1 trƣờng đại học và 4 trƣờng trung học chuyên nghiệp [6
tr13 – tr16]
2.2.3 Thực trạng môi trường hiện nay:
2.2.3.1: Môi trƣờng nƣớc:
a. Nước mặt lục địa (sông, suối, ao, hồ):
Quảng Bình có khoảng 149 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc
tính 431,88 triệu m3
nƣớc và 05 hệ thống sông chính và hầu hết bắt nguồn
trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực tiếp ra biển Đông. Do chịu ảnh hƣởng của
địa hình nên sông ở Quảng Bình thƣờng ngắn và dốc, mật độ sông suối khá
cao (0,8 - 1,1km/km2
) [2]
Bảng 2.1: Thống kê lƣu vực sông
TT Tên sông
Diện tích
lƣu vực
(km2
)
Chiều
dài
(km)
Độ cao
b/q lƣu
vực (m)
Độ dài
b/q lƣu
vực
(km)
Mật độ
sông suối
b/q
(km/km2
)
1 Sông Roòn 275 30 100 17,5 0,88
2 Sông Gianh 4.462 158 360 121 1,04
3 Sông Lý Hoà 177 22 130 16,0 0,7
4 Sông Dinh 212 37 200 25,0 0,93
5 Sông Nhật Lệ 2652 128 234 59 0,84
Cộng 7.778 375 0,8  1,1
37
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm
2020
Lƣu lƣợng dòng chảy các sông tƣơng đối lớn, mô đun dòng chảy bình
quân nhiều năm 57 l/s.km2
tƣơng đƣơng 4 tỉ m3
/năm. Tổng lƣợng dòng chảy
vào mùa lũ (tháng 9 đến tháng 11) chiếm 60 - 80% tổng lƣu lƣợng dòng chảy
cả năm. Dòng chảy kiệt kéo dài 8 tháng, nhƣng trong thời kỳ này thƣờng có
mƣa lũ tiểu mãn có thể tăng tổng lƣợng dòng chảy. Lƣu lƣợng dòng chảy theo
mùa bình quân 21 năm (1961 - 1981) ở hai lƣu vực sông chính theo báo cáo
“Đề tài thu thập tài liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ 1956-2005” nhƣ
sau:
Bảng 2.1: Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm
Lƣu
vực
sông
Gianh
Chỉ số đặc trƣng
Trạm Đồng Tâm - S.
Gianh
Trạm Tân Lâm - S.
Gianh
Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn
Q (m3
/s )
W (106
m3
)
 = Wmùa/Wnăm
(%)
458,4
1.208
61,7
258,3
749,0
38,3
300,8
793,0
67,8
142,8
375,0
32,2
Lƣu
vực
sông
Nhật
Lệ
Q (m3
/s )
W (106
m3
)
 = Wmùa/Wnăm
(%)
Trạm Kiến Giang - S.
Kiến Giang
Trạm Tám Lu - S. Long
Đại
184,5
486,0
76,2
58,1
152,0
23,8
625,7
164,9
76,0
200,2
52,5
24,0
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Bình
Trong đó:
38
+ Q (m3
/s): Lƣu lƣợng dòng chảy
+ Wn( 106
m3
): Tổng lƣợng dòng chảy
+ α (%) - Hệ số dòng chảy
+ Lƣu vực sông Gianh: Mùa lũ 4 tháng (Tháng VIII - tháng XI)
Mùa cạn 8 tháng (Tháng XII - tháng VII năm sau).
+ Lƣu vực sông Nhật Lệ: Mùa lũ 4 tháng (Tháng IX - tháng XII)
Mùa cạn 8 tháng (Tháng I - tháng VIII)
- Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông, hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
chƣa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng, vi sinh vật. Đa số
các thông số đều nằm trong ngƣỡng giới hạn cho phép. Phần lớn các vị trí tại
thƣợng nguồn các sông, tại các hồ chứa nƣớc chất lƣợng nƣớc tốt,có thể cung
cấp đƣợc cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc có xu hƣớng
giảm dần tại hạ nguồn các con sông và đoạn chảy qua khu vực tiếp nhận nƣớc
thải công nghiệp, nƣớc thải từ làng nghề hay nƣớc thải sinh hoạt từ các khu
vực tập trung đông dân cƣ nhƣ sông Nhật Lệ đoạn chảy qua cảng cá Nhật Lệ,
sông Lệ Kỳ tại cầu 2, sông Dinh đoạn chảy qua nhà máy cao su Việt Trung và
nhà máy chế biến tinh bột sắn của công ty CP Focovev Quảng Bình, sông Lý
Hòa, sông Gianh tại cảng Gianh [8]
Hình 2.1: Diễn biến hàm lƣợng TSS Hình 2.2: Diễn biến hàm lƣợng COD
39
trên sông gianh qua các năm trên sông Gianh qua các năm
Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trên sông gianh qua các năm
Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
b. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ
Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, Quảng Bình có đƣờng bờ biển
dài 116,04 km, với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2
ở phía Đông
với 5 cửa sông chính đổ ra biển, gồm: cửa Ròn, cửa Gianh, cửa Dinh, cửa Lý
Hòa, cửa Nhật Lệ. Dọc theo bờ biển có cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn
La; vịnh Hòn La có diện tích mặt nƣớc 4 km2
, với độ sâu trên 15m và xung
quanh có các đảo che chắn nhƣ Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa.
Bờ biển của tỉnh có nhiều bãi tắm đẹp các điểm nghỉ ngơi, du lịch, giải
trí và tham quan nổi tiếng nhƣ cửa Nhật Lệ, biển Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo
Yến. Ngoài ra, vùng biển của tỉnh Quảng Bình còn có một số ngƣ trƣờng rộng
lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm nhƣ tôm hùm, mực, hải sâm... Bên cạnh
đó, vùng ven biển còn có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng quý hiếm
nhƣ titan và cát thạch anh, đặc biệt cát thạch anh là một loại nguyên liệu để
sản xuất thủy tinh cao cấp xuất khẩu. Dãi ven biển có trên 4.000 ha mặt nƣớc
mặn, lợ; 37.243 ha đất cát có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ [2].
40
Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
tƣơng đối tốt, tuy nhiên các biển có hoạt động dịch vụ du lịch phát triển nhƣ biển
Nhật Lệ, Hải Ninh; các vùng biển Ngƣ Thủy Bắc và biển Cửa Phú là những
vùng chịu ảnh hƣởng của việc xả thải nguồn nƣớc thải từ hoạt động NTTS trên
cát chƣa đƣợc xử lý đúng mức ra môi trƣờng do đó chất lƣợng nƣớc biển ven bờ
tại các vùng này kém hơn và có dấu hiệu giảm dần qua các năm [8].
Hình 2.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 tại các biển ven bờ qua các năm
Nguồn Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường
c. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Chất lƣợng nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
tƣơng đối tốt, chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các thông số độ cứng, chất rắn
tổng số vàkim loại nặng. Tuy nhiên, tại một số địa bàn, hàm lƣợng amoni và
coliform đã vƣợt giới hạn cho phép, đáng lƣu ý là vị trí quan trắc nƣớc ngầm
huyện Quảng Ninh. [2], [8].
d. Hiện trạng môi trường nước thải:
-Nƣớc thải sinh hoạt: Nƣớc thải sinh hoạt đã có dấu hiệu ô nhiễm chất
dinh dƣỡng, chất hữu cơ, TSS, TDS và coliforms. Hàm lƣợng các chỉ tiêu trong
41
nƣớc thải sinh hoạt tại các cửa xả trên địa bàn tỉnh các thông số đạt giá trị cao
và vƣợt giới hạn Quy chuẩn cho phép tại các cửa xả. [2], [8]
- Nƣớc thải công nghiệp: Hầu hết nƣớc thải công nghiệp tại các cơ sở
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chƣa đạt yêu cầu về xả thải, các thông số đặc
trƣng trong nƣớc thải có giá trị cao hơn quy chuẩn tƣơng ứng cho phép và có
xu hƣớng tăng cao vàomùa khô trong năm.[2], [8]
2.2.3.2. Môi trường đất.
Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 716.802 ha, chiếm khoảng 88,88% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con ngƣời
đã ảnh hƣởng cân bằng tự nhiên, làm cho thảm thực vật bị biến dạng, cơ cấu
đất và hệ sinh vật đất bị thay đổi.
Chất lƣợng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn khá tốt hàm lƣợng
thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ đều rất thấp, nhỏ hơn giới hạn phát hiện của
phƣơng pháp phân tích và có tính ổn định. [2], [8].
2.2.3.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí:
Nhìn chung,chất lƣợng môi trƣờng KKXQ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình chƣa có dấu hiệu ô nhiễm nhiều bởi bụi và các khí độc (CO, NO2, SO2),
.Tuy nhiên, tại các nút giao thông chính, các đô thị phát triển là những nơi có
phƣơng tiện giao thông lƣu thông mật độ cao, dân cƣ tập trung đông nhƣ ngã
ba Cam Liên - huyện Lệ Thủy, TT thị trấn Kiến Giang, ngã tƣ bƣu điện tỉnh,
TT thị trấn Hoàn Lão, ngã ba thị xã Ba Đồn,… Chất hất lƣợng môi trƣờng
không khí tại các địa bàn tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng nhẹ qua các
năm. Tiếng ồn trên địa bàn tỉnh tại các đầu mối giao thông nơi có lƣợng xe lƣu
thông nhiều, TT thƣơng mại, du lịch có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ. [2], [8].
42
Hình 2.5: Diễn biến tiếng ồn tại các nút giao thông, khu thƣơng mại, đô
thị trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015
Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường.
2.2.3.4. Hiện trạng đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Bình có nguy cơ suy giảm đa dạng
sinh học do: Sự gia tăng dân số, sự khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên quá mức hay quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu
là những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học. Ngoài ra,
Quảng Bình là một tỉnh nghèo với sự phân bố dân số và trình độ học vấn
không đồng đều, nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế dẫn đến
tình trạng săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã... cũng là những nguyên
nhân dẫn đến sự suy thoái về đa dạng sinh học.
Việc khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng đầu nguồn không kiểm soát
đƣợc đã dẫn đến sự cạn kiệt về các loài gỗ quý hiếm. Hàng năm khối lƣợng
gỗ khai thác trái phép lên tới trên 2.000 m3
. Việc buôn bán trái phép lâm sản
ngày càng tăng. Ngoài ra, tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra ngày
43
càng rộng rãi. Khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng đầu nguồn, không kiểm
soát đƣợc đã dẫn đến sự cạn kiệt các loài gỗ quý hiếm.
Từ năm 2011 đến nay, khối lƣợng động vật hoang dã mua bán vận
chuyển trái phép bị thu giữ lên đến 4.000 kg, theo thống kê của Chi cục Kiểm
lâm Quảng Bình thì chim các loại đang đƣợc buôn bán với số lƣợng lớn nhất.
Kế đến là khỉ mặt đỏ, kỳ đà, linh
trƣởng, voọc... hầu hết các loài này
đều đƣợc xếp vào diện nguy cấp
hoặc cực kỳ nguy cấp. Ngoài ra, còn
có một số lƣợng không nhỏ các loài
động vật quý hiếm khác đang đƣợc
săn bắn trái phép nhƣng chƣa đƣợc
thống kê cụ thể [2]. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
44
Bảng 2.2: Số liệu vi phạm về khai thác, săn bắt và buôn bán động, thực
vật hoang dã từ năm 2011-2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Số vụ vi phạm về
khai thác động
vật hoang dã (vụ)
19 23 14 8 19
Khối lƣợng động
vật hoang dã thu
giữ (kg)
3.239 2.616,3 343,8 494 495
Số vụ vi phạm về
khai thác gỗ (vụ)
992 1.236 1.302 1.324 1.140
Khối lƣợng gỗ
các loại bị thu giữ
(m3
)
2.200,79 2.301,491 2.008,706 1.711,271 2.516,144
Số tiền xử phạt vi
phạm hành chính
(nghìn đồng)
13.619.48
4
13.076.66
6
13.806.712 12.816.876 11.992.456
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình từ năm 2010 – 2015
2.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về môi trường.
Trong giai đoạn 2010 -2015, tỉnh Quảng Bình đã tập trung cải thiện
mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng linh hoạt, nhanh nhạy, mở rộng
quan hệ với các đối tác; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào những
45
lĩnh vực có lợi thế nhƣ: du lịch, dịch vụ; sản xuất VLXD, phát triển năng
lƣợng; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản... Nhờ vậy, đã đạt nhiều kết
quả, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nƣớc đã đến khảo sát, đầu
tƣ. Đến nay, tỉnh Quảng Bình có 320 dự án đầu tƣ, với tổng số vốn đăng ký
trên 100.000 tỷ đồng, trong đó có 67 dự án trong khu công nghiệp, khu kinh
tế, với vốn đăng ký đầu tƣ trên 43.000 tỷ đồng. Có một số dự án trọng điểm
mang tính động lực nhƣ: Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tƣ vơi công suất 2.400 MW, Cảng
Hòn La do Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tƣ
với tổng mức đầu tƣ 562 tỷ đồng đã đƣa vào hoạt động giai đoạn 1, hiện đang
triển khai thực hiện giai đoạn 2. Công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội. Hoạt động QLNN về môi trƣờng là hoạt động đòi hỏi phải có
sự phối hợp, kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực và để hoạt động một cách có hiệu
quả đòi hỏi phải có sự thống nhất trong tổ chức hệ thống bộ máy cũng nhƣ cơ
chế quản lý giữa các phòng, ban, ngành. Vì vậy hoạt động QLNN về môi
trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc tổ chức kết hợp theo ngành, theo
lãnh thổở hầu hết các cấp từ cấp tỉnh đến các thành phố, thị xã, huyện,
phƣờng/xã và tổ dân phố, ngƣời dân. Sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý là một
công cụ hữu hiệu trong gìn giữ, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Cơ cấu tổ chức
Công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm chính
là UBND tỉnh. Trong đó Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện chức năng
chuyên môn về quản lý Nhà nƣớc, ngoài ra các Sở, Ban, Ngành theo chức
năng nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm thực hiện công tác
BVMT. Trong đó, một số Sở thành lập phòng quản lý môi trƣờng hoặc Thanh
46
tra Sở làm công tác quản lý Nhà nƣớc về BVMT mang tính kiêm nhiệm theo
ngành dọc.
47
Hình 2.6: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Điều tra, xử lý số liệu
* Thứ nhất: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình
Đứng đầu là UBND tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm quản lý chung
có chức năng quản lý tập trung thống nhất, chỉ đạo điều hành mọi mặt công
tác của Thƣờng trực UBND tỉnh. Về công tác BVMT, UBND tỉnh có trách
nhiệm định ra các kế hoạch, chính sách của tỉnh về kinh tế - chính trị và xã
hội gắn liền với công tác BVMT, ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật
hƣớng dẫn thực hiện Luật và Nghị quyết, Thông tƣ cũng nhƣ quy định, quyết
định về các hoạt động BVMT ở tỉnh.
* Thứ hai: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Bình
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mƣu,
giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực TN&MT, thực hiện các
dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Sở TN&MT
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh;
Bộ Tài nguyên và môi trƣờng
UBND tỉnh
Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Các phòng chức năng
Công an tỉnh Sở Tài nguyên và môi trƣờng
Cảnh sát môi trƣờng
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng TrịLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
nataliej4
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
nataliej4
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
nataliej4
 
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOTGiải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng TrịLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở HuếLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
 
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
 
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOTGiải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
Giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến, HOT
 
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ

Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
luanvantrust
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
luanvantrust
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ (20)

Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Quốc Oai, Thành p...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà NộiĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức huyện Quốc Oai, Hà Nội
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
 
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
Luận án: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vự...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thừa Thiên Huế - Năm 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN TUÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ Thừa Thiên Huế - Năm 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2017 Học Viên Hoàng Văn Tuân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của bản thân sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu với sự giúp đỡ của thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và ngƣời thân. Để có đƣợc thành quả ngày hôm nay, lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - TS. Đặng Thành Lê, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian, công sức trong quá trình nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cơ sở Học viện Hành chính Khu vực miền Trung, Khoa Sau đại học Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy tận tình và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài có những đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./. Học viên Hoàng Văn Tuân
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn..................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:...................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ:..................................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................6 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.....................................................8 7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................9 CHƢƠNG 1:....................................................................................................10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH......................................10 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng. .................................10 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................10 1.1.2. Phân loại môi trƣờng.....................................................................11 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của môi trƣờng ....................................................12 1.2 Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .........................................................15 1.2.1. Khái niệm ......................................................................................15 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. ...................................15 1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng.........................................25 1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài:.....................................................................26 1.3.1 Kinh nghiệm Singapore:.................................................................26 1.3.2. Kinh nghiệm ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì cho giảm khí thải công nghiệp ......................................................................................29 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc..........................................................31 Tiểu kết Chƣơng 1...........................................................................................32 CHƢƠNG 2:....................................................................................................33
  • 6. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.................................33 2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình ............................................................33 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ........................................................................33 2.1.2. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn.......................................................34 2.1.3. Tài nguyên đất...............................................................................34 2.1.4. Tài nguyên khoáng sản..................................................................34 2.1.5. Tài nguyên sinh vật biển ...............................................................35 2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng.........................................................35 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................35 2.2.1. Đặc điểm kinh tế ...........................................................................35 2.2.2. Đặc điểm xã hội.............................................................................35 2.2.3 Thực trạng môi trƣờng hiện nay: ...................................................36 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 – 2015............................................................................44 2.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng..........................................44 2.3.2. Quy hoạch và thực hiện Quy hoạch về Bảo vệ môi trƣờng..........57 2.3.3. Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng...............65 2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra:..........................................................67 2.3.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về môi trƣờng:.........................69 2.3.6 Trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi trƣờng:.....................71 2.3.7. Tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trƣờng:.............................74 2.3. Tồn tại hạn chế trong quản lý Nhà nƣớc về MT.................................74 2.5. Đánh giá chung: ...................................................................................76 2.5.1. Kết quả đạt đƣợc: ..........................................................................76 2.5.2. Hạn chế, tồn tại: ............................................................................77 2.5.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế: .................................................78 Tiểu kết Chƣơng 2...........................................................................................79
  • 7. CHƢƠNG 3.....................................................................................................82 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH......................................82 3.1 Quan điểm định hƣớng phát triển của Đảng, Nhà nƣớc: ......................82 3.1.1. Quan điểm: ....................................................................................82 3.1.2. Định hƣớng về bảo vệ môi trƣờng:...............................................83 3.2 Mục tiêu, định hƣớng phát triển tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 ........88 3.2.1. Mục tiêu:........................................................................................88 3.2.2 Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng:.....................................................88 3.3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác QLNN về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. ..................................................................................89 3.3.1. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng:........................................90 3.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: ...............90 3.2.3. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLNN về môi trƣờng:...........91 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra:.........................................................93 3.2.5 Nguồn nhân lực thực hiện QLNN về Môi trƣờng:.........................94 3.2.6 Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị chuyên dùng cho quản lý môi trƣờng ......................................................................................................97 KẾT LUẬN .....................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trƣờng ĐTM : Đánh giá tác động môi trƣờng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - Xã hội MT : Môi trƣờng PTBV : Phát triển bền vững QLMT : Quản lý môi trƣờng QLNN : Quản lý nhà nƣớc SX : Sản xuất TN : Tài nguyên TNMT : Tài nguyên môi trƣờng TN & MT : Tài nguyên và Môi trƣờng TNTN : Tài nguyên thiên nhiên UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc XH : Xã hội QC Quy chuẩn
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh các công cụ chính sách giảm phát thải NOx....................24 Bảng 2.1: Thống kê lƣu vực sông ..................................................................31 Bảng 2.2: Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm...................37 Bảng 2.3: Số liệu vi phạm về khai thác, săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã từ năm 2011-2014............................................................................44 Bảng 2. 4: Chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng .....................61 Bảng 2. 5: Chi ngân sách nhà nƣớc các huyện, thị xã, thành phố cho hoạt động môi trƣờng..............................................................................................61 Bảng 2.6: Số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................70 Bảng 2.7: Danh mục thiết bị...........................................................................71
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý .................................................20 Hình 2.1: Diễn biến hàm lƣợng TSS trên sông gianh qua các năm................38 Hình 2.2: Diễn biến hàm lƣợng COD trên sông Gianh qua các năm..............38 Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trên sông gianh qua các năm [17] .....39 Hình 2.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 tại các biển ven bờ qua các năm [17] 40 Hình 2.5: Diễn biến tiếng ồn tại các nút giao thông, khu thƣơng mại, đô thị trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015................................................................42 Hình 2.6: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tỉnh Quảng Bình ..47 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng Bình .................................................................................................................48 Hình 2.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình .........52
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng mang lại rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn, kéo dài tuổi thọ…Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng môi trƣờng ô nhiễm làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nƣớc biển dâng cao… có thể nói rằng khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân loại. Phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục ô nhiếm môi trƣờng là vấn đề cấp bách cần ƣu tiên xem xét trong quá trình phát triển kinh tế, nó đƣợc coi nhƣ một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế. Công tác BVMT ở nƣớc ta trong thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về BVMT đã đƣợc sửa đổi thông qua nhƣ Luật BVMT (2015); Nghị định 19/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của chính phủ về “ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BVMT”; Nghị định số 18/2015/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định về Quy hoach bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng”; Nghị định số 179 /2013 /NĐ – CP. Hệ thống QLNN về BVMT từ trung ƣơng đến địa phƣơng và ở các bộ, ngành đã đƣợc hình thành, ngày càng đƣợc tăng cƣờng và đi vào hoạt động có nề nếp. Chính phủ đã và đang từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thể chế nhằm đảm bảo cho công tác BVMT đƣợc chú trọng ở mọi lúc, mọi nơi, từ ý nghĩ đến hành động. Ý thức về trách nhiệm BVMT của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức đoàn thể, tƣ nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng đƣợc nâng cao. Việt Nam đã có vai trò trong hội nhập quốc tế về BVMT, tham gia hầu hết các công ƣớc và
  • 12. 2 hiệp định quốc tế về BVMT. Việc thực hiện tốt kế hoạch quốc gia đó đã góp phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái MT và sự cố MT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, tình hình MT ở nƣớc ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đà tăng trƣởng kinh tế, MT đô thị, KCN tập trung, các điểm vui chơi giải trí và một số vùng nông thôn đang bị ô nhiễm ngày càng nặng. Nếu không đƣợc phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, có thể gây ra tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và sự PTBV của đất nƣớc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là thuộc lĩnh vực QLNN về MT, đặc biệt là ở các địa phƣơng. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ: trong các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, các yếu tố TNMT chƣa đƣợc phát hiện và đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở PTBV; chƣa đƣợc trình bày theo một trình tự thống nhất, thậm chí một số vấn đề còn bị bỏ sót, chƣa có một hệ thống tiêu thức có thể đánh giá đúng về mức độ tiến bộ trong đảm bảo PTBV; chƣa hoặc rất ít gắn việc xử lý các vấn đề KT - XH và MT ngay từ đầu mà còn mang tính tách biệt; thiếu các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm về MT… Hệ thống tổ chức QLMT còn mỏng, chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác QLNN về MT chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ và thƣờng xuyên. Việc xây dựng năng lực cán bộ về kế hoạch QLMT, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác dự báo, đánh giá tuy đã đƣợc chú ý, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn. Thêm vào đó, phong trào quần chúng để hỗ trợ cho các giải pháp, kế hoạch của cơ quan quản lý cũng chƣa đƣợc chú trọng nhiều… Quảng Bình nằm trung tâm đất nƣớc có bờ biển trải dài 116km, có hệ thống hang động hùng vĩ, có suối nƣớc nóng, có núi Thần đinh, có khu Vũng
  • 13. 3 chùa… là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, việc phát triển kinh tế sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng. vì vậy đề tài “ Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở tỉnh Quảng Bình phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về MT. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT góp phần xây dựng tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững và là điểm đến xanh trong tƣơng lai. Tuy nhiên, hiện trạng công tác QLNN về MT ở Việt Nam nói chung và tại Quảng Bình nói riêng chƣa đạt hiệu quả cao. Đề tài: “Quản lý của Nhà nƣớc về MT tại tỉnh Quảng Bình” đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở tỉnh Quảng Bình, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLMT. Từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục đem lại hiệu quả cao trong công tác BVMT góp phần xây dựng tỉnh Quảng Bình trở thành điểm đến xanh trong tƣơng lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý môi trƣờng từ nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu này đều có chung một số kết luận về những hạn chế của nhà nƣớc trong quản lý MT nhƣ không có đủ kinh phí, đội ngũ các nhà quản lý chƣa có đủ kiến thức chuyên môn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhƣ thanh tra, kiểm soát, giám sát môi trƣờng…. Thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu về vai trò của các tác nhân xã hội mới đó là thị trƣờng, cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội. Các nghiên cứu này cho rằng, bên cạnh nhà nƣớc với vai trò quản lý môi trƣờng theo các quy định của pháp luật đã ban hành, thì trƣờng học và cộng đồng, tổ
  • 14. 4 chức xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng với tƣ cách là những ngƣời quản lý môi trƣờng không chính thức. - Ở Việt Nam nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề môi trƣờng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nói chung và trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này hoặc là mới chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về công tác bảo vệ môi trƣờng, hoặc là đi sâu vào những lĩnh vực môi trƣờng riêng biệt. Vấn đề quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng (nhất là ở các địa phƣơng) còn ít đƣợc nghiên cứu. Trong thời gian qua đã có một số dự án hợp tác với nƣớc ngoái, đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nhƣ: Dự án SEMA “Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”: Trọng tâm của chƣơng trình là tăng cƣờng năng lực, thể chế về quản lý môi trƣờng tại Việt Nam, cũng nhƣ nâng cao nhận thức về môi trƣờng và sự tham gia của các bên liên quan vào quản lý và bảo vệ môi trƣờng với mục tiêu chính và dài hạn là nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông qua bảo vệ và quản lý có hiệu quả đối với Môi trƣờng và Tài nguyên… Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tái hiện lại hiện trạng môi trƣờng ở một số địa phƣơng và vùng trọng điểm; nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng nói chung… “Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG)”: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Canada ñã ký Bản Ghi nhớ ngày 2 tháng 5 năm 2008 chính thức hóa cam kết hợp tác về lĩnh vực MT thông qua Dự án “Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG)”. Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ cho quá trình phát triển bền
  • 15. 5 vững thông qua tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cho các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Đà Nẵng, Bình Dƣơng, Long An, Quảng Ngãi và Sóc Trăng. Dự án hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp ở các cấp địa phƣơng thông qua cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và thực hiện các quy định về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách và pháp luật về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác nhƣ: + Đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng: Thực trạng và giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” của Nguyễn Cảnh Đông Đô. + Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở một số tỉnh Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát. + Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Văn Hòa - Học viện Hành chính Quốc Gia “Quản lý Nhà nƣớc về BVMT biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. + Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguễn Lệ Quyên – Đại học Đà Nẵng “ Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” … + Hội nghị Nâng cao năng lực Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng – Bộ Tài nguyên và môi trƣờng tổ chức; Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng để phát triển bề vững – Tạp chí cộng sản đảng … - Tỉnh Quảng Bình chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Cũng có một số báo cáo nhƣ “Báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Quảng Bình”; Báo cáo kết quả Quan trắc môi trƣờng tỉnh Quảng Bình”; Các chuyên đề về quản lý rác thải sinh hoạt, quản lý môi trƣờng trong hoạt động khai thác
  • 16. 6 kháng sản… tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức báo cáo thống kê chƣa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình. Do vậy đây đƣợc coi nhƣ là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các quy định về hoạt động QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Từ đó đƣa ra những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về Môi trƣờng nhằm cải thiện MT, đảm bảo phát triển bề vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. - Đề xuất, kiến nghị và đƣa ra các giải pháp trong công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình, qua đó từng bƣớc nâng cao hiệu quả và chất lƣợng hoạt động. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; các chính sách, biện pháp việc triển khai thực hiện công tác Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờngtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  • 17. 7 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung: tập trung nghiên cứu QLNN về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu dƣới góc độ triển khai thực hiện việc quản lý của nhà nƣớc về lĩnh vực MT. Về mặt không gian: nghiên cứu sự Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại tỉnh Quảng Bình. Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng và sự quản lý của nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 – 2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp phân tích, tham vấn chuyên gia, so sánh, thống kê dự báo. Ƣu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp là các phƣơng pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tƣợng nghiên cứu và đƣa ra kết quả đáng tin cậy. - Phương pháp thống kê, dự báo: Trong quá trình nghiên cứu tác giả xử lý hệ thống số liệu theo phƣơng pháp thống kê trên cơ sở sử dụng bảng tính Excel. Việc thống kê tìm ra những kết quả phản ánh thực tiễn trung thực nhất. Những kết quả thống kê đƣợc sử dụng làm cơ sở để phân tích, đánh giá, luận giải qua đó làm rõ hơn hệ thống lý thuyết căn bản. Phƣơng pháp dự báo ngoại suy đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận định khách quan về xu thế phát triển của lý thuyết, thực tiễn, cũng nhƣ dự báo những vấn đề thực tiễn có thể phát sinh để có giải pháp xử lý cho phù hợp.
  • 18. 8 - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào sự tham khảo ý kiến của những ngƣời có hiểu biết hay có kinh nghiệm về vấn ñề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác QLMT tại tỉnh Quảng Bình và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các công cụ QLMT có hiệu quả hơn. - Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu trƣớc đó; kết nối các thông tin để làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu. Việc tổng hợp chỉ đƣợc thực hiện trên những phân tích khoa học đối với những tài liệu có nguồn trích dẫn đáng tin cậy, các số liệu khảo sát thực tế về KT-XH ảnh hƣởng đến QLNN về MT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực môi trƣờng, quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về lĩnh vực quản lý môi trƣờng và quan trọng hơn là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng BÌnh. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng , chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng có hiệu quả hơn.
  • 19. 9 7. Kết cấu của luận văn Phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng. Chƣơng 2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015. Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác Quản lý Nhà nƣớc về Môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  • 20. 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của môi trƣờng. 1.1.1. Khái niệm Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trƣờng theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Ví dụ: môi trƣờng của học sinh gồm nhà trƣờng với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trƣờng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vƣờn trƣờng, tổ chức xã hội nhƣ Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhƣng vẫn đƣợc công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tƣ, quy định. Tổng hợp chung, môi trƣờng là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Khái niệm về môi trƣờng đƣợc thảo luận từ rất lâu, dƣới đây là một số khái niệm điển hình: Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đối với con ngƣời đƣợc hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho một thực thể
  • 21. 11 sinh vật là con ngƣời mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con ngƣời”. “Môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật”. .[3, Tr1] 1.1.2. Phân loại môi trường Tuỳ theo đối tƣợng và mục đích nghiên cứu cụ thể mà có thể nêu ra một số phƣơng cách phân môi trƣờng theo các dấu hiệu đặc trƣng nhƣ sau: - Theo nguồn gốc, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng tự nhiên; Môi trƣờng nhân tạo. - Theo tính chất địa lý, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng thành thị; Môi trƣờng nông thôn. - Theo theo thành phần, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng không khí; Môi trƣờng đất; Môi trƣờng nƣớc. - Theo qui mô, môi trƣờng có thể đƣợc chia thành: Môi trƣờng quốc gia; Môi trƣờng vùng; Môi trƣờng địa phƣơng. Dựa trên các cách phân loại trên, có thể phân chia môi trƣờng thành 3 loại dựa theo chức năng hoạt động của nó, bao gồm: - Môi trƣờng tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan bao quanh con ngƣời nhƣ: đất đai, không khí, nƣớc, động thực vật... Môi trƣờng tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và tiếp nhận, đồng hoá các loại phế thải phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. - Môi trƣờng xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cƣ. Đó là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định...
  • 22. 12 nhằm hƣớng con ngƣời tuân theo một khuôn khổ nhất định tạo ra sự phát triển của xã hội và làm cho cuộc sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác. - Môi trƣờng nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con ngƣời tạo nên và chịu sự chi phối của con ngƣời nhƣ nhà ở, môi trƣờng đô thị, môi trƣờng, môi trƣờng nông thôn, công viên, trƣờng học, khu giải trí... [15, tr5]. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của môi trường * MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật Mỗi một con ngƣời đều có yêu cầu về lƣợng không gian cần thiết cho hoạt động sống nhƣ: diện tích đất ở, hàm lƣợng không khí... Trung bình một ngày, một ngƣời cần khoảng 4m3 không khí sạch, 2,5l nƣớc uống, một lƣợng lƣơng thực, thực phẩm đáp ứng hàm lƣợng calo từ 2.000 – 2.500 calo... Cộng đồng loài ngƣời tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trƣờng về phạm vi không gian sống mà cả về chất lƣợng của không gian sống đó. Chất lƣợng không gian sống phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh tế - môi trƣờng, thể hiện ở môi trƣờng sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con ngƣời. Môi trƣờng chính là khoảng không gian sinh sống của con ngƣời. Hệ số sử dụng đất của con ngƣời ngày một giảm: nếu trƣớc đây, trung bình diện tích đất ở của một ngƣời vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/ngƣời thì đến nay chỉ còn khoảng 1,5-1,8 ha/ngƣời. Diện tích không gian sống bình quân trên trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh. * MT cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trƣờng không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một
  • 23. 13 quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tƣ, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con ngƣời để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ, hải sản...), có dạng phải tác động thì mới sản xuất đƣợc của cải vật chất phục vụ đời sống con ngƣời (đất đai...). Các hoạt động sống cũng vậy, con ngƣời ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phƣơng tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những dạng vật chất trên chính là các yếu tố môi trƣờng. Nhƣ vậy chính các yếu tố môi trƣờng (yếu tố vật chất kể trên - kể cả sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con ngƣời. Hay nói cách khác: môi trƣờng là “đầu vào” của sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trƣờng tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con ngƣời (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con ngƣời gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trƣờng, gây mất cân bằng tự nhiên. * MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trƣờng tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Các hoạt động đó thải ra môi trƣờng rất nhiều chất thải ( khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trƣờng. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài ngƣời cũng thải ra môi trƣờng rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để hạn chế đƣợc nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác động tiêu cực đối với môi trƣờng.
  • 24. 14 Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng. Có quan điểm cho rằng “ có một số chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có công nghệ chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân thiện với môi trƣờng”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các nhu cầu tự nhiên của con ngƣời nhƣ ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi trƣờng trong sạch. * MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh đƣợc các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con ngƣời, sinh vật… Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nƣớc, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con ngƣời và các sinh vật… Thạch quyển liên tục cung cấp năng lƣợng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con ngƣời và sinh vật… * MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trƣờng cung cấp sự ghi chép và lƣu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài ngƣời. Bên cạnh đó, môi trƣờng sống cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con ngƣời và sinh vật sống trên trái đất nhƣ các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trƣớc khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tƣợng thiên nhiên đặc biệt nhƣ bão, động đất… Môi trƣờng còn lƣu trữ và cung cấp cho con ngƣời sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
  • 25. 15 vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác [15, tr7 – tr10] 1.2 Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước: “Quản lý nhà nƣớc là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.[11, Tr3] Quản lý nhà nước về môi trường: Theo Lƣu Đức Hải (2006) có thể tóm tắt “Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng là xác định rõ chủ thể là nhà nƣớc, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đƣa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng sống và phát triển bền vững.”[7, Tr11] 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về môi trường. Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chính phủ thống nhất quản lý Nhà nƣớc về MT trong cả nƣớc. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng trong cả nƣớc. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện QLNN về MT trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về MT tại địa phƣơng. Sở TN&MT chịu trách nhiệm trƣớc
  • 26. 16 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc QLNN về MT địa phƣơng. Các bộ phận chức năng của ngành MT bao gồm: bộ phận nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác QLNN về MT, bộ phận quan trắc, đánh giá thƣờng kỳ chất lƣợng MT, bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ MT, bộ phận nghiên cứu giám sát việc thực hiện công tác MT ở các địa phƣơng, các cấp, các ngành. Nội dung chính Quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm: - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách, chƣơng trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng. - Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trƣờng; thẩm định báo cáo đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trƣờng; tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng. - Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trƣờng. - Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trƣờng. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trƣờng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
  • 27. 17 - Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trƣờng; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. - Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 1.2.2.1 Hoạch định chính sách và chiến lƣợc BVMT Là chức năng quan trọng nhất, nhằm định ra mục tiêu, chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình kế hoạch BVMT cho quốc gia và từng địa phƣơng. Bao gồm ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách bảo vệ môi trƣờng, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, sự cố môi trƣờng. a. Ban hành Luật và các văn bản pháp quy dưới luật: Luật pháp là hệ thống quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nƣớc đặt ra nhằm đạt mục tiêu KT-XH và PTBV đất nƣớc. Trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, việc ban hành các văn bản pháp quy về môi trƣờng do Chính phủ; Thủ tƣớng và Bộ TN&MT chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách, chiến lƣợc MT phù hợp với tình hình thực tế của quốc gia trên nguyên tắc phát triển bền vững. Dựa trên các bộ luật, các mục tiêu chiến lƣợc, đặc điểm cơ cấu tổ chức và nguồn lực cụ thể của từng địa phƣơng, các cơ quan chức năng của nhà nƣớc chịu trách nhiệm QLMT sẽ phối hợp hành động tạo ra các công cụ, chính sách, giải pháp trong từng giai đoạn và từng lĩnh vực quản lý. Ban hành các văn bản dƣới luật nhƣ: Pháp lệnh do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội soạn thảo thông qua, Chủ tịch nƣớc ký sắc lệnh ban hành, Nghị định
  • 28. 18 và Quyết định do Chính phủ ban hành để hƣớng dẫn và cụ thể hóa luật; Quyết định và Quy định do các Bộ và UBND các cấp ban hành; Chỉ thị và Thông tƣ hƣớng dẫn do Cục MT; Bộ Khoa học công nghệ ; Bộ TN&MT ban hành. b. Ban hành các tiêu chuẩn môi trường Là các giá trị đƣợc ghi nhận của Nhà nƣớc trong các quy định chính thức, xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nƣớc uống, không khí hoặc giới hạn chịu đựng của con ngƣời và sinh vật với các yếu tố MT khác (tiếng ồn, khí độc, bụi, phát xạ…). Tiêu chuẩn MT đƣợc dựa trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con ngƣời trong MT xung quanh và MT lao động và xây dựng dựa trên tổng hợp các hƣớng dẫn, các giá trị MT có ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời và các cân nhắc kỹ thuật, kinh tế, xã hội và chính trị khác do Bộ TNMT ban hành. a. Xây dựng Kế hoạch hóa công tác MT Hình thành quy hoạch, chiến lƣợc và các chƣơng trình, dự án cụ thể về MT và BVMT nhằm phục hồi, cải tạo MT bị ô nhiễm và suy thoái: xây dựng các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia, đề xuất các chƣơng trình xử lý ô nhiễm trọng điểm; xây dựng các chƣơng trình bảo vệ nguồn nƣớc, tiến hành các dự án quy hoạch MT những vùng trọng điểm… Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về MT và BVMT: hệ thống hóa các văn bản pháp quy dƣới luật và đồng bộ hóa các bộ luật liên quan tới công tác BVMT; đƣa các chỉ tiêu MT và PTBV vào kế hoạch và thống kê của Nhà nƣớc; nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý TNMT thông qua cơ chế giá, phí, thuế. Xây dựng mạng lƣới điều tra, quan trắc, dự báo, báo động, kiểm tra và kiểm soát về MT nhằm đánh giá đúng hiện trạng MT của đất nƣớc, phòng
  • 29. 19 ngừa ô nhiễm MT; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về MT; xây dựng cơ sở vật chất cho việc ứng phó quốc gia với các sự cố và tai biến MT… Thực hiện việc giáo dục MT, phổ cập kiến thức về MT và tuyên truyền hoạt động BVMT nhằm trang bị cho ngƣời dân những hiểu biết tối thiểu về MT. Bên cạnh đó xây dựng các chƣơng trình giảng dạy hợp lý về MT cho các bậc đào tạo nhằm hình thành ngành đào tạo cán bộ nghiên cứu và QLMT. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực MT bao gồm: việc nghiên cứu, phê chuẩn các công ƣớc Quốc tế về MT; tham gia các chƣơng trình nghiên cứu quốc tế có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của đất nƣớc; tranh thủ viện trợ kinh tế và kinh nghiệm của nƣớc ngoài trong đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu, QLMT. d. Xây dựng các Chiến lược và chính sách MT, quy hoạch MT Chính sách MT là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu BVMT và PTBV quốc gia, của ngành kinh tế hoặc một công ty. Cụ thể hóa chính sách trên cơ sở các nguồn lực nhất định để đạt các mục tiêu do chính sách MT đặt ra là nhiệm vụ chiến lƣợc MT. Chính sách MT Việt Nam ñƣợc trình bày trong kế hoạch Quốc gia về MT và phát triển lâu bền đảm bảo phát triển bền vững. Quy hoạch MT là cụ thể hóa các chiến lƣợc, chính sách về BVMT và là cơ sở để xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch hành động MT. Quy hoạch MT đƣợc coi là công cụ có tính chiến lƣợc trong phát triển, BVMT; đƣợc coi là phƣơng pháp tích hợp để tiến tới tƣơng lai theo một phƣơng hƣớng, mục tiêu định sẵn. Quy hoạch MT đƣợc thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau theo phạm vi, lãnh thổ quốc gia, khu vực, tỉnh/ thành phố, cộng đồng nhỏ, dự án [ 15].
  • 30. 20 Hình 1.1: Sơ đồ nội dung chính sách quản lý Nguồn: Lưu Đức Hải, Cẩm nang QLMT, NXB Giáo dục 2006 1.2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác BVMT Nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các phần tử cấu thành hệ thống môi trƣờng để góp phần vào hệ thống định hƣớng cho các mục tiêu mong muốn trƣớc mắt và lâu dài và phối hợp hoạt động chung của nhóm, của phân hệ trong hoạt động MT. Thiết lập và sử dụng các công cụ quản lý môi trƣờng để thực hiện các mục tiêu cũng nhƣ triển khai thực hiện các chính sách và chiến lƣợc MT. Bao gồm: Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trƣờng, dự báo diễn biến môi trƣờng: nhằm tạo cơ sở dữ liệu về chất lƣợng các thành phần MT phục vụ cho quy hoạch và phát triển KT-XH. Đồng thời tạo cơ sở dữ liệu cho việc kiểm soát chất lƣợng các thành phần MT và ô nhiễm MT phát sinh dƣới tác động của các quá trình tự nhiên và nhân tạo. Quan trắc MT là tập hợp các biện pháp khoa học, công nghệ, tổ chức đảm bảo kiểm soát một cách liên tục và hệ thống trạng thái và khuynh hƣớng phát triển của các quá trình tự nhiên và nhân tạo đối với nhiều quy mô và nhiều Quan điểm Chính sách Biện pháp Thủ thuật Mục tiêu cụ thể
  • 31. 21 loại đối tƣợng, chịu tác động của các hoạt động của con ngƣời. Bên cạnh việc theo dõi hiện trạng và tác động MT, quan trắc MT còn là biện pháp tổng hợp để kiểm soát các nguồn phát sinh chất ô nhiễm của các hoạt động SX kinh doanh. Số liệu thƣờng đƣợc sử dụng trong đánh giá hiện trạng MT, ĐTM. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh: ĐTM là xác định và dự báo các tác động của hành động phát triển (KT-XH, chính sách, pháp luật) đến MT khu vực, một vùng hoặc toàn quốc. Hành động phát triển có thể tạo ra tác động tích cực, tiêu cực đến MT và sự phát triển nói chung nhằm đƣa ra các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trƣờng . Đồng thời việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động MT nhằm góp thêm tƣ liệu khoa học cần thiết cho việc ra quyết định thực hiện một hành động phát triển. Sau khi nhận các báo cáo ĐTM, tiến hành thành lập các hội đồng thẩm định các báo cáo với sự tham gia của các bên liên quan và chính quyền địa phƣơng. Tạo sự thống nhất chặt chẽ, minh bạch và công khai trong quá trình thẩm định. Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trƣờng: tổ chức các lớp tập huấn cho các chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực MT, đào tạo bồi dƣỡng về khoa học và QLMT nhằm nâng cao năng lực QLMT của Nhà nƣớc ở các cấp. Mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn, bảo tồn và sử dụng MT theo cách bền vững. Đồng thời tăng cƣờng kỹ năng sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng sản lƣợng kinh tế, tránh những thảm họa MT, tận dụng các cơ hội và ñƣa ra các quyết ñịnh khôn khéo trong việc sử dụng TN. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trƣờng: triển khai cấp giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng ở các cấp; theo dõi quản lý việc cấp và thẩm định ĐTM; sau khi cấp phép tiến hành thanh tra, giám sát về việc
  • 32. 22 thực hiện các nhiệm vụ BVMT nếu có vi phạm thì xử lý hoặc thu hồi giấy phép. Việc cấp phép và thu hồi giấy phép do Sở TN&MT chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, để thực hiện chức năng tổ chức thực hiện trong việc Quản lý Nhà nƣớc về MT cần sử dụng các công cụ nhƣ Luật pháp chính sách, công cụ kinh tế và công cụ kỹ thuật. - Công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế đƣợc sử dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trƣờng. Công cụ kinh tế đƣợc xây dựng và áp dụng cho từng quốc gia, tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật đã có. Công cụ kinh tế đƣợc nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian và chỉ đƣợc áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng. Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trƣờng là những công cụ chính sách đƣợc sử dụng nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế thƣờng xuyên tác động đến MT, ngăn ngừa các tác động đến MT để tạo ra các tác động ảnh hƣởng tới hành vi của các tác nhân kinh tế theo hƣớng có lợi cho MT. Công cụ kinh tế hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc “ Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP: Poluter Pays Principle)” và “Ngƣời hƣởng thụ phải trả tiền (BPP: Benefit Pays Principle)”. Ví dụ: Thuế, Lệ phí, Phí, Giấy phép phát thải, Quỹ MT, Ký quỹ MT…. - Công cụ kỹ thuật quản lý Quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nƣớc về chất lƣợng và thành phần môi trƣờng, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trƣờng. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trƣờng, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật
  • 33. 23 quản lý có thể đƣợc thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển nhƣ thế nào. 1.2.2.3 Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện BVMT Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trƣờng, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Thanh tra BVMT là thanh tra chuyên ngành BVMT đƣợc Chính phủ quy định cụ thể về Tổ chức và hoạt động, có đồng phục và phù hiệu riêng, có thiết bị và phƣơng tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Mục đích kiểm tra là xem xét các văn bản pháp quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ban hành có phù hợp với Hiến pháp, pháp Luật BVMT và những yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với MT hay không; hiệu lực và hiệu quả thực tế của các văn bản quy phạm pháp luật đó đạt đƣợc ở mức độ nào và chúng có những hạn chế, bất cập gì. Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT có đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục hay không. Việc áp dụng các biện pháp tổ chức, kỹ thuật để huy động sức ngƣời sức của nhằm thực hiện pháp luật BVMT có thuận lợi, khó khăn gì và hiệu quả nhƣ thế nào, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và công dân ñối với sự tôn trọng và thực hiện pháp luật BVMT nhƣ thế nào. Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nƣớc đối với việc thực hiện pháp luật BVMT có một số đặc điểm cơ bản sau: - Do cơ quan hành chính nhà nƣớc tiến hành bao gồm: Chính phủ, Bộ TN&MT, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp (cụ thể là cơ quan chuyên môn thuộc UBNN về quản lý TN&MT)…
  • 34. 24 - Hoạt động kiểm tra mang tính quyền lực nhà nƣớc: không cần sự đồng ý của bên bị kiểm tra (có thể kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất); bên bị kiểm tra không đƣợc cản trở hay từ chối các yêu cầu của bên kiểm tra đƣa ra; bên kiểm tra có quyền áp dụng các chế tài do pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện pháp luật BVMT một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất. Hoạt động kiểm tra luôn có đối tƣợng, phạm vi, mục đích rõ ràng cụ thể. Việc kiểm tra luôn đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Phạm vi kiểm tra là toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về MT và BVMT [19, tr19 – tr 32]
  • 35. 25 1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về môi trường. Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về môi trƣờng Nguồn: điều tra, xử lý số liệu UBND tỉnh Bộ Tài nguyên và môi trƣờng Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Các phòng chức năng Công an tỉnh Sở Tài nguyên và môi trƣờng Cảnh sát môi trƣờng Phòng TNMT các huyện, tp Tổng cục Môi trƣờng Chính phủ Bộ Công an
  • 36. 26 1.3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài: 1.3.1 Kinh nghiệm Singapore: Không phải ngẫu nhiên mà Singapore trở thành một quốc đảo sạch bậc nhất thế giới. Chính từ những bài học đắt giá về hậu quả do sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí, rồi chất thải lỏng và chất thải rắn làm môi trƣờng xuống cấp rõ rệt vào ba bốn thập kỷ trong thế kỷ trƣớc, đã làm cho quốc đảo này sớm tỉnh ngộ. Không có con đƣờng nào khác là phải tự mình thực hiện tốt các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng. Nhìn một cách toàn diện, chƣa có một nƣớc nào có đƣợc môi trƣờng đô thị tốt hơn Singapore. Đó là do quốc đảo này đã có một chiến lƣợc quản lý môi trƣờng hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai, biết kiểm soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Và điều quan trọng là đặc biệt chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra giáo dục nghiêm ngặt. Xây dựng một chiến lƣợc quản lý môi trƣờng hợp lý: chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đô thị của Singapore gồm 4 thành phần: phòng ngừa, cƣỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Phòng ngừa ô nhiễm thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cƣờng trang bị phƣơng tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các phƣơng tiện thu gom và xử lý chất thải đƣợc khai thác và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thƣờng xuyên môi trƣờng không khí và nƣớc trong đất liền và nƣớc biển cũng đƣợc thực hiện để tiếp cận các chƣơng trình kiểm tra ô nhiễm môi trƣờng một cách đầy đủ và có hiệu quả. Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa sử dụng đất đai: đất đai sử dụng vào mục đích khác nhau phải đƣợc bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã
  • 37. 27 hội và kinh tế đồng thời duy trì một môi trƣờng có chất lƣợng cao. Việc kiểm soát môi trƣờng đƣợc kết hợp trong kế hoạch sử dụng đất đai, tạo điều kiện chọn vị trí hợp lý cho công trình, hài hòa với việc sử dụng đất xung quanh để tạo nên một môi trƣờng lành mạnh. Khi kiểm soát môi trƣờng, thƣờng kết hợp xem xét vấn đề về lƣu vực trữ nƣớc và chọn địa điểm xây dựng công nghiệp. Do vậy, đã giải quyết tốt vấn đề thoát nƣớc chung và giải quyết thích đáng mâu thuẫn giữa phát triển khu công nghiệp và ô nhiễm môi trƣờng khu dân cƣ. Để chỉ đạo tốt việc lập kế hoạch sử dụng đất đai, đã phân loại công nghiệp theo mức độ sạch, đồng thời chú ý đến bố trí các công năng tƣơng thích khác nhƣ công trình thƣơng mại, giải trí, công viên, đƣờng xá, bãi đỗ xe bên trong vùng đệm của khu công nghiệp. Nhằm giảm thiểu những nguy hiểm trong việc xử lý các chất độc hại, Singapo đã đƣa các nhà máy sử dụng nhiều hóa chất ra các hòn đảo khác hoặc xa khu dân cƣ. Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị: khi kiến nghị về phát triển xây dựng đã đƣợc duyệt và đƣa vào kế hoạch, đơn vị chủ trì có thể bắt tay vào việc đệ trình kế hoạch xây dựng cho ban kiểm tra xây dựng của Vụ Công chính để xét duyệt. Bên cạnh thủ tục và kế hoạch xây dựng, đơn vị chủ trì còn phải gửi kế hoạch cho các Vụ Quản lý kỹ thuật, trong đó có Vụ kiểm soát ô nhiễm để giải quyết những yêu cầu kỹ thuật. Vụ này kiểm tra các kế hoạch xem có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật về y tế môi trƣờng, thoát nƣớc và kiểm soát ô nhiễm, đồng thời xác nhận sự hợp lệ của các kết quả đo ô nhiễm kết hợp ngay trong thiết kế công trình. Ban phát triển đô thị và nhà ở phải đƣợc sự nhất trí của Vụ này trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình công nghiệp. Vụ này đánh giá tác động môi trƣờng của những công trình
  • 38. 28 công nghiệp kiến nghị xây dựng, khi thấy đảm bảo an toàn về y tế và đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng mới cho phép xây dựng. Chú trọng quản lý cơ sở hạ tầng cơ sở môi trƣờng: hai vấn đề lớn đƣợc chú trọng mà cũng là thành công lớn ở Singapore là quản lý hệ thống thoát nƣớc và quản lý chất thải rắn. Đó là việc cung cấp hệ thống thoát nƣớc toàn diện để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, nƣớc thải sản xuất và tổ chức một hệ thống quản lý chất thải rắn có hiệu quả. Hệ thống thoát nƣớc ở Singapore phục vụ tất cả các công trình công nghiệp và hơn 97% khu vực dân dụng. Hầu hết nƣớc thải đều đƣa ra hệ thống thải công cộng. Nƣớc thải công nghiệp đều đƣợc xử lý và đạt tiêu chuẩn quy định trƣớc khi đƣa vào mạng đƣờng ống chung. Nƣớc chảy từ các nhà máy xử lý nƣớc thải đều đƣa ra biển hoặc các cửa sông. Về quản lý chất thải, Singapore có một hệ thống thu gom rác thải hoàn thiện và có hiệu quả. Mọi chất thải rắn đều đƣợc thu gom và xử lý hàng ngày. Để thu gom hằng ngày, cần phải xử lý các chất thải hữu cơ bị thối rửa. Dịch vụ thu gom chất thải rắn đô thị đáng tin cậy và đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Vì ở quốc đảo này đất đai khan hiếm nên hầu nhƣ các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với các chất thải không thể đốt đƣợc và tro từ các nhà máy đốt rác sẽ đƣợc xử lý tại bãi rác vệ sinh lớn. Chất đã làm sạch từ bãi này lại đƣợc thu gom và xử lý trƣớc khi thải ra biển. Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt: Ban hành luật lệ ở Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để BVMT. Các biện pháp nêu trong Luật thƣờng xuyên đƣợc xem xét định kỳ để bổ sung cho chặt chẽ và hợp lý hơn. Vụ kiểm soát ô nhiễm phải thƣờng xuyên thanh tra các KCN và dân dụng để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Lấy mẫu để xử lý, thử
  • 39. 29 nghiệm nguồn, phân tích lò, quan trắc bụi khói là những việc làm thƣờng xuyên và bắt buộc để phòng ngừa các vi phạm. Sự nhận thức của cộng đồng về môi trƣờng là yếu tố quan trọng nhất làm cơ sở để duy trì và phát triển thích hợp cho Singapore về môi trƣờng đô thị. Tại đây, ngƣời ta đã thực hiện chƣơng trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết của quần chúng về môi trƣờng và động viên họ tham gia tích cực vào việc BVMT. Các chƣơng trình giáo dục về môi trƣờng bao gồm từ tiểu học, trung học đến đại học. Thiếu nhi cũng tham gia vào các chuyến tham quan về bảo vệ thiên nhiên, làm quen với trang thiết bị xử lý và tái chế chất thải. Các trƣờng học cũng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tuyên truyền về nhận thức môi trƣờng và tái chế chất thải. Bộ Môi trƣờng thƣờng xuyên làm việc với các tổ chức xã hội để thực hiện những chiến dịch giáo dục tới các cộng đồng dân cƣ, tới công chức và khu vực tƣ nhân [19] 1.3.2. Kinh nghiệm ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kì cho giảm khí thải công nghiệp Năm 1985, chính phủ Pháp bắt đầu áp dụng nguyên tắc “Ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” để đánh thuế phát thải SO2; NOx và các loại khí thải ô nhiễm khác. Mức thuế tăng dần theo thời gian, đến năm 1998 mức thuế tƣơng đƣơng 40 USD/tấn NOx hoặc các thành phần hữu cơ thăng hoa (VOCs) (đối với SOx và HCl là 25 USD/tấn). “Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền” đã giảm phát thải NOx khoảng 6% từ giữa những năm 1990 (ADEME 1998). Mức thuế ở nƣớc này thấp và dựa trên phát thải đƣợc ƣớc tính hơn là thực tế phát thải. Tuy nhiên, doanh thu của thuế đƣợc dùng một phần cho công nghệ làm giảm và nghiên cứu.
  • 40. 30 Bảng 1.1: So sánh các công cụ chính sách giảm phát thải NOx Tiêu chuẩn Thụy Điển Pháp Hoa Kỳ Ý Tây Ban Nha Mức phí hoặc giá giấy phép 5.000 40 200-500 100 30 Chất ô nhiễm chịu thuế NOx; (các thuế SOx) NOx; SOx; HCl; VOCs NOx NOx NOx; SOx Công cụ Lệ phí có hoàn lại Lệ phí Giấy phép thƣơng mại Lệ phí vƣợt ô nhiễm Thuế Sử dụng quỹ hoặc phân phối giấy phép Hoàn trả cho công ty Nghiên cứu làm giảm… Phân phối đến công ty Thuế (5% cho khôi phục MT Nguồn: TS. Đặng Minh Phương,Bài giảng Kinh tế MT 2, 2007 Mức thuế ở Ý cho NOx khoảng 100 USD/tấn, cao hơn Tây Ban Nha (khoảng 30 USD/tấn (Bokobo Moiche 2000)) và Pháp nhƣng thấp hơn Thụy Điển. Thuế chỉ đƣợc áp dụng cho các nhà máy lớn (>50 megawatts/năm) và phát thải vƣợt tiêu chuẩn đã đƣợc quy định ở Thông tƣ về Nhà máy Đốt Nhiên liệu ở EU. Tại Hoa Kì, việc giảm phát thải NOx từ nhà máy nhiệt điện đƣợc quy định trong Chƣơng 4 của Đạo luật Chỉnh tu Không khí sạch năm 1990; trong
  • 41. 31 giai đoạn 1 (1996-1999) giảm 400 ngàn tấn và giai đoạn 2 (năm 2000) giảm khoảng 1,2 triệu tấn. Hai chƣơng trình khác cũng hƣớng đến mục tiêu là giảm phát thải NOxđó là chƣơng trình RECLAIM (kì vọng giảm 80% NOx và SOx từ 1994-2003) và chƣơng trình OTC. Ngoài ra, Chƣơng trình Giấy phép phát thải SO2 cũng là một trong 2 chƣơng trình chuyển đổi giấy phép không khí quan trọng nhất của Hoa Kì, đƣợc thiết lập để làm giảm phát thải khí SO2 từ các nhà máy nhiệt điện (đây là nguồn chính gây nên mƣa axit ởĐông Bắc Mỹ và Canada) xuống phân nửa so với năm 1980. Năm 1997 phát thải từ nhà máy điện đạt hơn 4 triệu tấn dƣới mức năm 1980. 1.3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm đƣợc Hàn Quốc áp dụng từ những năm 1983 đối với chất thải khí và nƣớc thải. Ban đầu phí đƣợc áp dụng dƣới dạng phạt do không thực hiện cam kết. Cơ quan Môi trƣờng (nay là Bộ Môi trƣờng Hàn Quốc) đƣợc quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu nhƣ vi phạm tiêu chuẩn môi trƣờng. Từ năm 1986, biện pháp này đã đƣợc thay thế bằng thu phí đối với phần thải vƣợt tiêu chuẩn. Mức phí đƣợc xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí thải nhiễm, vƣợt thời gian tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần vi phạm tiêu chuẩn. Sau một thời gian thực thi biện pháp này đã bộc lộ một số nhƣợc điểm. Thứ nhất, xuất phí đặt ra quá thấp, trong một số trƣờng hợp thấp hơn các chi phí vận hành và các thiết bị xử lý ô nhiễm nên không có tác động khuyến khích giảm ô nhiễm. Thứ hai, việc chỉ dựa vào nồng độ chất gây ô nhiễm để tính phí có thể không có tác động cơ sở giảm lƣợng ô nhiễm thải ra bởi họ có thể cố tình lãng tránh bằng cách pha loãng nồng độ chất thải trong khi lƣợng chất ô nhiễm thải ra không hề giảm. Để khắc phục nhƣợc điểm này, từ năm
  • 42. 32 1990 Hàn Quốc đã đánh phí căn cứ vào lƣợng thải vƣợt tiêu chuẩn cho phép và kết hợp nồng độ chất thải trong công thức tính phí. Ngoài ra, Hàn Quốc đã điều chỉnh xuất phí cao hơn chi phí vận hành chống ô nhiễm để có tác động khuyến khích giảm ô nhiễm. Tiểu kết Chƣơng 1 Chƣơng 1 phân tích các nội dung chung về khái niệm, phạm vi, đặc điểm của môi trƣờng; nghiên cứu, phân tích nội dung, công cụ, phƣơng thức, nhân tố tác động, tiêu chí đánh giá; kinh nghiệm quản lý thế giới và khu vực. Tập trung vào những vấn đề thực tiễn quản lý nhà nƣớc tại Quảng Bình đang là điểm nghẽn, nút thắt cần giải quyết trong đó có việc quản lý nhà nƣớc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng . Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ môi trƣờng đang có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng; thực tiễn cho thấy quản lý nhà nƣớc còn có nhiều những hạn chế, bất cập nhƣ thể chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Hệ thống pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện về: Cơ cấu bộ máy quản lý; hệ thống tiêu chuẩn về môi trƣờng; phân cấp cho chính quyền địa phƣơng. Chính quyền cấp tỉnh, cần tiếp tục cụ thể hóa thành các hƣớng dẫn đúng pháp luật, phù hợp với điều kiện địa phƣơng, nhƣng vẫn bảo đảm tính vận dụng linh hoạt và sáng tạo. Nghiên cứu kinh nghiêm của các quốc gia có điều kiện tƣơng đồng. Những kinh nghiệm đều đƣợc phân tích về ƣu điểm, nhƣợc điểm và những khía cạnh có thể áp dụng cho điều kiện Quảng BÌnh. Nhƣ vậy Chƣơng 2 của Luận văn đã đƣa ra nhiều nội dung quan trọng bám sát những lý luận cơ bản hiện nay đang đƣợc áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời những lý luận này đƣợc phân tích, đánh giá trong điều kiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng nói chung và Quảng Bình nói riêng
  • 43. 33 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vĩ độ từ 170 5’02" đến 180 5’12” Bắc và kinh độ 1050 36’55” đến 1060 59’37” Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với ranh giới dài 135,97 km; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với ranh giới dài 79,32 km; Phía Đông giáp biển Đông với đƣờng bờ biển dài 116,04 km; Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào với đƣờng biên giới dài 201,87 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 806.527 ha, dân số trung bình năm 2014 là 868.174 ngƣời. Quảng Bình có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn và 06 huyện là Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng trong đó có 16 phƣờng, 07 thị trấn và 136 xã. 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo: Quảng Bình nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, bề ngang hẹp và có độ dốc ra biển lớn. Dọc theo lãnh thổ đều có các dạng địa hình: núi, trung du, đồng bằng và đất cát ven biển. Địa hình có thể phân chia thành 04 tiểu vùng: * Vùng núi cao nằm dọc sườn Đông Trường Sơn: * Vùng gò đồi và trung du: * Vùng đồng bằng ven biển: * Vùng cát ven biển:
  • 44. 34 2.1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 2.1.2.1. Đặc điểm khí tượng: Khí hậu tỉnh Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và mùa Đông tƣơng đối lạnh ở phía Bắc, khí hậu Quảng Bình chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm toàn tỉnh là 24,80 C. 2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn: - Đặc điểm sông suối: Quảng Bình có nguồn nƣớc mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1 km/km2 , tuy nhiên phân bố không đều và có xu hƣớng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển, vùng núi mật độ sông suối đạt 1,0 km/km2 , vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km2 . - Hệ thống hồ, đập: Toàn tỉnh Quảng Bình có 140 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tính 431,88 triệu m3 nƣớc, 65 đập, 164 trạm bơm, 01 đập ngăn mặn. - Nguồn nƣớc dƣới đất: Khá phong phú, nhƣng phân bố không đều, mức độ nông, sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình, nền địa chất và lƣợng mƣa trong năm 2.1.3. Tài nguyên đất Kết quả điều tra phân loại theo hệ thống phân loại của FAO - UNESCO Quảng Bình có 10 nhóm đất với 23 đơn vị đất. 2.1.4. Tài nguyên khoáng sản Theo quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
  • 45. 35 dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh gồm có 148 khu vực mỏ với diện tích 2.234,80 ha. 2.1.5. Tài nguyên sinh vật biển Quảng Bình có đƣờng bờ biển dài 116,04 km với vùng lãnh hải khoảng 20.000 km2 . Vùng biển Quảng Bình có hầu hết các giống loài ở vịnh Bắc Bộ (gần 1.000 loài) nhƣng các đối tƣợng khai thác đƣợc khoảng 100 loài. 2.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng Diện tích đất lâm nghiệp của Quảng Bình là: 630.871,99 ha. Diện tích đất có rừng là 630.871,99 ha, trong đó rừng sản xuất có 309.252,84 ha, rừng phòng hộ là 198.043,62 ha, rừng đặc dụng là 123.575,53 ha, độ che phủ chiếm 67,8%. [6, tr4 – tr12] 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.2.1. Đặc điểm kinh tế Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình năm 2014, tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 16.307.000 triệu đồng (giá so sánh), theo giá hiện hành đạt 22.011.561 triệu đồng. 2.2.2. Đặc điểm xã hội * Dân số: Dân số bình quân tỉnh Quảng Bình năm 2014 là 868.174 ngƣời. Trong đó nữ chiếm 49,96%; nam chiếm 50,04%. Dân số thành thị chiếm 19,53% dân số toàn tỉnh. * Lao động: Tính đến năm 2014, số dân trong độ tuổi lao động là 532.064 ngƣời. Trong đó có 522.168 ngƣời tham gia lao động trong các ngành kinh tế. * Y tế: Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 194 cơ sở y tế, trong đó có 9 bệnh viện, 7 phòng khám khu vực, 159 trạm y tế xã phƣờng, 3 trạm y tế của các cơ quan xí nghiệp và 16 cơ sở y tế khác.
  • 46. 36 * Giáo dục: Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tƣơng đối đồng bộ. Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 592 trƣờng học với 179 trƣờng mầm non và mẫu giáo, 209 trƣờng tiểu học, 148 trƣờng trung học cơ sở, 18 trƣờng phổ thông cơ sở, 27 trƣờng trung học phổ thông, 6 trƣờng trung học, 1 trƣờng đại học và 4 trƣờng trung học chuyên nghiệp [6 tr13 – tr16] 2.2.3 Thực trạng môi trường hiện nay: 2.2.3.1: Môi trƣờng nƣớc: a. Nước mặt lục địa (sông, suối, ao, hồ): Quảng Bình có khoảng 149 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tính 431,88 triệu m3 nƣớc và 05 hệ thống sông chính và hầu hết bắt nguồn trên lãnh thổ của tỉnh rồi đổ trực tiếp ra biển Đông. Do chịu ảnh hƣởng của địa hình nên sông ở Quảng Bình thƣờng ngắn và dốc, mật độ sông suối khá cao (0,8 - 1,1km/km2 ) [2] Bảng 2.1: Thống kê lƣu vực sông TT Tên sông Diện tích lƣu vực (km2 ) Chiều dài (km) Độ cao b/q lƣu vực (m) Độ dài b/q lƣu vực (km) Mật độ sông suối b/q (km/km2 ) 1 Sông Roòn 275 30 100 17,5 0,88 2 Sông Gianh 4.462 158 360 121 1,04 3 Sông Lý Hoà 177 22 130 16,0 0,7 4 Sông Dinh 212 37 200 25,0 0,93 5 Sông Nhật Lệ 2652 128 234 59 0,84 Cộng 7.778 375 0,8  1,1
  • 47. 37 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình năm 2020 Lƣu lƣợng dòng chảy các sông tƣơng đối lớn, mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm 57 l/s.km2 tƣơng đƣơng 4 tỉ m3 /năm. Tổng lƣợng dòng chảy vào mùa lũ (tháng 9 đến tháng 11) chiếm 60 - 80% tổng lƣu lƣợng dòng chảy cả năm. Dòng chảy kiệt kéo dài 8 tháng, nhƣng trong thời kỳ này thƣờng có mƣa lũ tiểu mãn có thể tăng tổng lƣợng dòng chảy. Lƣu lƣợng dòng chảy theo mùa bình quân 21 năm (1961 - 1981) ở hai lƣu vực sông chính theo báo cáo “Đề tài thu thập tài liệu khí tượng thủy văn Quảng Bình từ 1956-2005” nhƣ sau: Bảng 2.1: Thống kê phân phối dòng chảy bình quân nhiều năm Lƣu vực sông Gianh Chỉ số đặc trƣng Trạm Đồng Tâm - S. Gianh Trạm Tân Lâm - S. Gianh Mùa lũ Mùa cạn Mùa lũ Mùa cạn Q (m3 /s ) W (106 m3 )  = Wmùa/Wnăm (%) 458,4 1.208 61,7 258,3 749,0 38,3 300,8 793,0 67,8 142,8 375,0 32,2 Lƣu vực sông Nhật Lệ Q (m3 /s ) W (106 m3 )  = Wmùa/Wnăm (%) Trạm Kiến Giang - S. Kiến Giang Trạm Tám Lu - S. Long Đại 184,5 486,0 76,2 58,1 152,0 23,8 625,7 164,9 76,0 200,2 52,5 24,0 Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quảng Bình Trong đó:
  • 48. 38 + Q (m3 /s): Lƣu lƣợng dòng chảy + Wn( 106 m3 ): Tổng lƣợng dòng chảy + α (%) - Hệ số dòng chảy + Lƣu vực sông Gianh: Mùa lũ 4 tháng (Tháng VIII - tháng XI) Mùa cạn 8 tháng (Tháng XII - tháng VII năm sau). + Lƣu vực sông Nhật Lệ: Mùa lũ 4 tháng (Tháng IX - tháng XII) Mùa cạn 8 tháng (Tháng I - tháng VIII) - Hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông, hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chƣa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng, vi sinh vật. Đa số các thông số đều nằm trong ngƣỡng giới hạn cho phép. Phần lớn các vị trí tại thƣợng nguồn các sông, tại các hồ chứa nƣớc chất lƣợng nƣớc tốt,có thể cung cấp đƣợc cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc có xu hƣớng giảm dần tại hạ nguồn các con sông và đoạn chảy qua khu vực tiếp nhận nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải từ làng nghề hay nƣớc thải sinh hoạt từ các khu vực tập trung đông dân cƣ nhƣ sông Nhật Lệ đoạn chảy qua cảng cá Nhật Lệ, sông Lệ Kỳ tại cầu 2, sông Dinh đoạn chảy qua nhà máy cao su Việt Trung và nhà máy chế biến tinh bột sắn của công ty CP Focovev Quảng Bình, sông Lý Hòa, sông Gianh tại cảng Gianh [8] Hình 2.1: Diễn biến hàm lƣợng TSS Hình 2.2: Diễn biến hàm lƣợng COD
  • 49. 39 trên sông gianh qua các năm trên sông Gianh qua các năm Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 trên sông gianh qua các năm Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường b. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, Quảng Bình có đƣờng bờ biển dài 116,04 km, với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2 ở phía Đông với 5 cửa sông chính đổ ra biển, gồm: cửa Ròn, cửa Gianh, cửa Dinh, cửa Lý Hòa, cửa Nhật Lệ. Dọc theo bờ biển có cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Hòn La; vịnh Hòn La có diện tích mặt nƣớc 4 km2 , với độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn nhƣ Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa. Bờ biển của tỉnh có nhiều bãi tắm đẹp các điểm nghỉ ngơi, du lịch, giải trí và tham quan nổi tiếng nhƣ cửa Nhật Lệ, biển Bảo Ninh, Vũng Chùa - Đảo Yến. Ngoài ra, vùng biển của tỉnh Quảng Bình còn có một số ngƣ trƣờng rộng lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm nhƣ tôm hùm, mực, hải sâm... Bên cạnh đó, vùng ven biển còn có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng quý hiếm nhƣ titan và cát thạch anh, đặc biệt cát thạch anh là một loại nguyên liệu để sản xuất thủy tinh cao cấp xuất khẩu. Dãi ven biển có trên 4.000 ha mặt nƣớc mặn, lợ; 37.243 ha đất cát có thể phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ [2].
  • 50. 40 Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tƣơng đối tốt, tuy nhiên các biển có hoạt động dịch vụ du lịch phát triển nhƣ biển Nhật Lệ, Hải Ninh; các vùng biển Ngƣ Thủy Bắc và biển Cửa Phú là những vùng chịu ảnh hƣởng của việc xả thải nguồn nƣớc thải từ hoạt động NTTS trên cát chƣa đƣợc xử lý đúng mức ra môi trƣờng do đó chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tại các vùng này kém hơn và có dấu hiệu giảm dần qua các năm [8]. Hình 2.4: Diễn biến hàm lƣợng BOD5 tại các biển ven bờ qua các năm Nguồn Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường c. Hiện trạng môi trường nước ngầm Chất lƣợng nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tƣơng đối tốt, chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các thông số độ cứng, chất rắn tổng số vàkim loại nặng. Tuy nhiên, tại một số địa bàn, hàm lƣợng amoni và coliform đã vƣợt giới hạn cho phép, đáng lƣu ý là vị trí quan trắc nƣớc ngầm huyện Quảng Ninh. [2], [8]. d. Hiện trạng môi trường nước thải: -Nƣớc thải sinh hoạt: Nƣớc thải sinh hoạt đã có dấu hiệu ô nhiễm chất dinh dƣỡng, chất hữu cơ, TSS, TDS và coliforms. Hàm lƣợng các chỉ tiêu trong
  • 51. 41 nƣớc thải sinh hoạt tại các cửa xả trên địa bàn tỉnh các thông số đạt giá trị cao và vƣợt giới hạn Quy chuẩn cho phép tại các cửa xả. [2], [8] - Nƣớc thải công nghiệp: Hầu hết nƣớc thải công nghiệp tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chƣa đạt yêu cầu về xả thải, các thông số đặc trƣng trong nƣớc thải có giá trị cao hơn quy chuẩn tƣơng ứng cho phép và có xu hƣớng tăng cao vàomùa khô trong năm.[2], [8] 2.2.3.2. Môi trường đất. Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 716.802 ha, chiếm khoảng 88,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Việc khai thác sử dụng đất vào các mục đích khác nhau của con ngƣời đã ảnh hƣởng cân bằng tự nhiên, làm cho thảm thực vật bị biến dạng, cơ cấu đất và hệ sinh vật đất bị thay đổi. Chất lƣợng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn khá tốt hàm lƣợng thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ đều rất thấp, nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phƣơng pháp phân tích và có tính ổn định. [2], [8]. 2.2.3.3. Hiện trạng môi trƣờng không khí: Nhìn chung,chất lƣợng môi trƣờng KKXQ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chƣa có dấu hiệu ô nhiễm nhiều bởi bụi và các khí độc (CO, NO2, SO2), .Tuy nhiên, tại các nút giao thông chính, các đô thị phát triển là những nơi có phƣơng tiện giao thông lƣu thông mật độ cao, dân cƣ tập trung đông nhƣ ngã ba Cam Liên - huyện Lệ Thủy, TT thị trấn Kiến Giang, ngã tƣ bƣu điện tỉnh, TT thị trấn Hoàn Lão, ngã ba thị xã Ba Đồn,… Chất hất lƣợng môi trƣờng không khí tại các địa bàn tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm. Tiếng ồn trên địa bàn tỉnh tại các đầu mối giao thông nơi có lƣợng xe lƣu thông nhiều, TT thƣơng mại, du lịch có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ. [2], [8].
  • 52. 42 Hình 2.5: Diễn biến tiếng ồn tại các nút giao thông, khu thƣơng mại, đô thị trên địa bàn tỉnh từ năm 2011-2015 Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường. 2.2.3.4. Hiện trạng đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Bình có nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do: Sự gia tăng dân số, sự khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức hay quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu là những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đa dạng sinh học. Ngoài ra, Quảng Bình là một tỉnh nghèo với sự phân bố dân số và trình độ học vấn không đồng đều, nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã... cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về đa dạng sinh học. Việc khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng đầu nguồn không kiểm soát đƣợc đã dẫn đến sự cạn kiệt về các loài gỗ quý hiếm. Hàng năm khối lƣợng gỗ khai thác trái phép lên tới trên 2.000 m3 . Việc buôn bán trái phép lâm sản ngày càng tăng. Ngoài ra, tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra ngày
  • 53. 43 càng rộng rãi. Khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng đầu nguồn, không kiểm soát đƣợc đã dẫn đến sự cạn kiệt các loài gỗ quý hiếm. Từ năm 2011 đến nay, khối lƣợng động vật hoang dã mua bán vận chuyển trái phép bị thu giữ lên đến 4.000 kg, theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình thì chim các loại đang đƣợc buôn bán với số lƣợng lớn nhất. Kế đến là khỉ mặt đỏ, kỳ đà, linh trƣởng, voọc... hầu hết các loài này đều đƣợc xếp vào diện nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp. Ngoài ra, còn có một số lƣợng không nhỏ các loài động vật quý hiếm khác đang đƣợc săn bắn trái phép nhƣng chƣa đƣợc thống kê cụ thể [2]. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)
  • 54. 44 Bảng 2.2: Số liệu vi phạm về khai thác, săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã từ năm 2011-2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Số vụ vi phạm về khai thác động vật hoang dã (vụ) 19 23 14 8 19 Khối lƣợng động vật hoang dã thu giữ (kg) 3.239 2.616,3 343,8 494 495 Số vụ vi phạm về khai thác gỗ (vụ) 992 1.236 1.302 1.324 1.140 Khối lƣợng gỗ các loại bị thu giữ (m3 ) 2.200,79 2.301,491 2.008,706 1.711,271 2.516,144 Số tiền xử phạt vi phạm hành chính (nghìn đồng) 13.619.48 4 13.076.66 6 13.806.712 12.816.876 11.992.456 Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 – 2015 2.3.1 Tổ chức bộ máy QLNN về môi trường. Trong giai đoạn 2010 -2015, tỉnh Quảng Bình đã tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng linh hoạt, nhanh nhạy, mở rộng quan hệ với các đối tác; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào những
  • 55. 45 lĩnh vực có lợi thế nhƣ: du lịch, dịch vụ; sản xuất VLXD, phát triển năng lƣợng; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản... Nhờ vậy, đã đạt nhiều kết quả, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nƣớc đã đến khảo sát, đầu tƣ. Đến nay, tỉnh Quảng Bình có 320 dự án đầu tƣ, với tổng số vốn đăng ký trên 100.000 tỷ đồng, trong đó có 67 dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, với vốn đăng ký đầu tƣ trên 43.000 tỷ đồng. Có một số dự án trọng điểm mang tính động lực nhƣ: Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tƣ vơi công suất 2.400 MW, Cảng Hòn La do Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ 562 tỷ đồng đã đƣa vào hoạt động giai đoạn 1, hiện đang triển khai thực hiện giai đoạn 2. Công tác quản lý tài nguyên môi trƣờng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoạt động QLNN về môi trƣờng là hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp, kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực và để hoạt động một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự thống nhất trong tổ chức hệ thống bộ máy cũng nhƣ cơ chế quản lý giữa các phòng, ban, ngành. Vì vậy hoạt động QLNN về môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc tổ chức kết hợp theo ngành, theo lãnh thổở hầu hết các cấp từ cấp tỉnh đến các thành phố, thị xã, huyện, phƣờng/xã và tổ dân phố, ngƣời dân. Sử dụng hiệu quả bộ máy quản lý là một công cụ hữu hiệu trong gìn giữ, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Cơ cấu tổ chức Công tác quản lý nhà nƣớc về BVMT ở cấp tỉnh chịu trách nhiệm chính là UBND tỉnh. Trong đó Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện chức năng chuyên môn về quản lý Nhà nƣớc, ngoài ra các Sở, Ban, Ngành theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm thực hiện công tác BVMT. Trong đó, một số Sở thành lập phòng quản lý môi trƣờng hoặc Thanh
  • 56. 46 tra Sở làm công tác quản lý Nhà nƣớc về BVMT mang tính kiêm nhiệm theo ngành dọc.
  • 57. 47 Hình 2.6: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tỉnh Quảng Bình Nguồn: Điều tra, xử lý số liệu * Thứ nhất: Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình Đứng đầu là UBND tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm quản lý chung có chức năng quản lý tập trung thống nhất, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác của Thƣờng trực UBND tỉnh. Về công tác BVMT, UBND tỉnh có trách nhiệm định ra các kế hoạch, chính sách của tỉnh về kinh tế - chính trị và xã hội gắn liền với công tác BVMT, ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật và Nghị quyết, Thông tƣ cũng nhƣ quy định, quyết định về các hoạt động BVMT ở tỉnh. * Thứ hai: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Bình Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực TN&MT, thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Sở TN&MT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; Bộ Tài nguyên và môi trƣờng UBND tỉnh Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Các phòng chức năng Công an tỉnh Sở Tài nguyên và môi trƣờng Cảnh sát môi trƣờng