SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
i
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đang áp dụng hệ thống
kế toán hành chính sự nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hạch toán thu chi
cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, do những đổi
mới về cơ chế tài chính phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô
hiện nay đòi hỏi việc tổ chức kế toán trong lĩnh vực đào tạo về y tế cần phải hoàn
thiện nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.
Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế” để nghiên cứu nhằm góp phần
giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay.
Chuơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1. Vị trí, vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị do Nhà nước thành lập thực hiện
nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ khác nhằm duy trì
sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân.
Đơn vị SNCT là một bộ phận của Tài chính Nhà nước - khâu chủ đạo trong
nền tài chính quốc gia. Nó giữ một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về
phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp
ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, trong cải cách hành chính công, các đơn vị SNCT được giao quyền
tự chủ trong điều hành hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị, giảm cơ chế xin -
cho ngân sách nhà nước và xã hội hoá nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục -
đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao...
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, bao gồm:
- Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực y tế
ii
- Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
- Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật
- Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao
- Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác
1.1.2.2. Căn cứ vào phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tài
chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán
- Đơn vị dự toán cấp I
- Đơn vị dự toán cấp II
- Đơn vị dự toán cấp III
- Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III
1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được chia thành
- Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên
- Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu
- Đơn vị SNCT là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội là
chính không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Sản phẩm của đơn vị SNCT là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền
vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất.
- Hoạt động của đơn vị SNCT luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương
trình phát triển kinh tế xã hội.
- Các đơn vị SNCT có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp. Các đơn
vị là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp
những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân.
1.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.4.1. Cơ chế quản lý tài chính
Sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày
25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
iii
về tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giúp đơn vị phát huy được khả năng của
mình để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn cho xã hội cũng như tăng nguồn
thu để giải quyết thu nhập cho người lao động. Như vậy, về cơ chế tài chính, các
đơn vị SNCT được tự chủ tự chịu trách triệm về tài chính cụ thể:
- Đơn vị được tự chủ về các khoản thu, mức thu
- Đơn vị sự nghiệp được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
1.1.4.2. Nguồn thu và nội dung chi
 Về nguồn thu bao gồm:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật
- Các nguồn khác
 Về nội dung chi bao gồm:
- Chi thường xuyên
- Chi không thường xuyên
1.2. Tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1. Bản chất và vai trò của kế toán trong quản lý kinh phí và tài sản
của đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1.1. Bản chất của kế toán:
Kế toán là một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốc
dân. Kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin một cách thường
xuyên, liên tục, toàn diện, có hệ thống, qua đó kế toán thực hiện kiểm tra, giám sát
liên tục các hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị HCSN có sử dụng NSNN được
gọi là kế toán Hành chính sự nghiệp.
Kế toán Hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế
toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có hệ
thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước, quỹ, tài sản công ở
các đơn vị, tổ chức có sử dụng và không sử dụng ngân sách Nhà nước.
1.2.1.2. Vai trò của kế toán:
- Kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy để điều hành và quản lý của cơ quan
Nhà nước, của đơn vị
iv
- Kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, nguồn vốn, nguồn kinh phí
hoạt động của đơn vị
- Kế toán là phương tiện để thực hiện giám sát kinh tế tài chính, công khai tài
chính đơn vị
- Kế toán là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu cho lãnh đạo
đưa ra quyết định quản lý phù hợp
1.2.2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán trong các đơn
vị sự nghiệp có thu
1.2.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán:
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị để thực hiện được toàn bộ công tác
kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê theo cơ chế hiện hành; có sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng công việc cho từng bộ phận, từng kế toán viên trong bộ
máy kế toán.
- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng
các nguyên tắc kế toán, hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và tổ chức trang bị sử
dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép nhằm đảm bảo được chất lượng
của thông tin kế toán.
- Tổ chức cung cấp kịp thời, đúng hạn thông tin kế toán phục vụ cho các đối
tượng cần sử dụng thông tin kế toán của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh
tế, tài chính vi mô và vĩ mô.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận chức năng
khác trong đơn vị về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở đơn vị.
- Tổ chức hướng dẫn các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị quán triệt và
tuân thủ các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán
hiện hành nói riêng.
- Tổ chức lưu trữ và bảo quản các chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng quy
định của chế độ kế toán hiện hành.
1.2.2.2. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán:
Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT cần được đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
- Nguyên tắc tuân thủ
v
Các nguyên tắc trên phải đảm bảo được thực hiện đầy đủ, đồng bộ như vậy
giúp tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT đạt được các yêu cầu sau:
- Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
- Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các
phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán
- Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình
quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản
thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ.
- Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
- Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các
phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán
- Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình
quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản
thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ.
1.2.3. Nội dung của tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán
1.2.3.2. Tổ chức công tác kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép ban đầu
- Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán
- Tổ chức chế độ báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính
1.2.3.3. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về tài chính
- Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ sách và
báo cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản,
nguồn kinh phí và tình hình sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ.
- Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ
vi
giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO THUỘC BỘ Y TẾ
2.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các đơn vị sự nghiệp ĐT
thuộc Bộ Y tế
Từ năm 2003 đến nay, hệ thống tổ chức y tế Trung ương (các đơn vị sự nghiệp
y tế tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế) được quy định tại Nghị định số
49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định
số 621/2006/QĐ-TTg ngày 18/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sắp
xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định tại Nghị định và Quyết định trên đã
được thay thế bằng Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định này, đối với lĩnh vực đào tạo :
- Trong số 14 trường đại học y tế, Bộ Y tế quản lý 10 trường, còn lại Bộ
Quốc phòng quản lý 01 trường và 03 cơ sở nằm trong các đại học vùng do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quản lý.
- Trong số 17 trường cao đẳng y tế, Bộ Y tế quản lý 3 trường, còn lại 14 cơ
sở do UBND tỉnh/thành phố quản lý.
- Trong số 56 cơ sở trung cấp và dạy nghề, Bộ Y tế quản lý 1 trường, số cơ
sở đào tạo còn lại chịu sự quản lý của UBND tỉnh/thành phố.
STT Tên đơn vị STT Tên đơn vị
1 Trường ĐH Y Hà Nội 8 Trường ĐH Y-Dược Cần Thơ
2
Trường ĐH Y-Dược TP Hồ Chí
Minh
9 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
3 Trường ĐH Y tế Công cộng 10 Học viện y dược học cổ truyền
4 Trường ĐH Y Hải Phòng 11
Trường CĐ nghề kỹ thuật thiết bị y
tế
5 Trường ĐH Y Thái Bình 12 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 1
6 Trường ĐH Răng Hàm Mặt 13 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 2
7 Trường ĐH Dược Hà Nội 14 Trường Trung học Kinh tế Dược
vii
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý
Căn cứ vào quy mô đào tạo, toàn bộ các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y
tế hiện nay được phân ra làm hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý, đó là bộ máy
quản lý có quy mô lớn bao gồm các trường như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH Y Dược Cần Thơ, 11 đơn vị còn lại
có tổ chức bộ máy theo quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, dù quy mô lớn hay nhỏ thì
toàn bộ khối ngành đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức bộ máy quản lý thống nhất theo
chức năng nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Ban giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng
- Các phòng ban chức năng
- Các khoa, bộ môn thuộc trường
- Các tổ chức nghiên cứu khoa học
2.1.2.2. Về tổ chức quản lý tài chính
Công tác quản lý tài chính của toàn bộ khối đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc
Bộ Y tế thì Ban Giám hiệu mà cụ thể là Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cá
nhân trước cơ quan chủ quản về việc quản lý tài chính trong đơn vị: về các nguồn
thu cũng như các khoản chi của đơn vị và bộ phận nghiệp vụ quan trọng chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và cơ
quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị, bao gồm
việc lập và thực hiện dự toán thu-chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản, vật tư,
tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản
cũng như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó là Phòng Tài chính -
Kế toán.
a/ Về nguồn thu tài chính
- Nguồn NSNN cấp:
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên
+ Kinh phí hoạt động không thường xuyên
- Nguồn thu sự nghiệp:
+ Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại cho đơn vị theo quy định
+ Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thu đào tạo
hợp đồng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo khác, dự án đào tạo…
viii
+ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
+ Các nguồn thu từ sự nghiệp khác
b/ Về các khoản chi tài chính
+ Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao và chi cho các hoạt động thu sự nghiệp
+ Chi không thường xuyên
2.2. Tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
Do đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của khối ngành đào tạo thuộc Bộ có sự
phân chia thành hai loại như đã được trình bày tại mục 2.1.2.1 nên đối với các đơn vị
sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế, tổ chức bộ máy kế toán áp dụng hiện nay bao gồm hai
hình thức là hình thức kế toán tập trung và hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân
tán. Hình thức kế toán hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán) áp dụng cho các trường:
Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Y
Dược Cần Thơ; Hình thức kế toán tập trung áp dụng cho 11 đơn vị còn lại.
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
2.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì theo sự phân công của trưởng
phòng tài chính kế toán, các kế toán phần hành xác định loại chứng từ phù hợp để
phản ánh, lập chứng từ theo nghiệp vụ đó. Nghiệp vụ phát sinh ở phần hành nào thì
kế toán viên phụ trách phần hành đó phải chủ động hướng dẫn người thanh toán và
vận dụng loại chứng từ phù hợp. Đối với các nhân viên hạch toán ban đầu tại các
đơn vị không có tổ chức bộ máy kế toán riêng được quy định và hướng dẫn rõ quy
trình, phạm vi, thời gian hoàn thành các công việc cụ thể được giao trong lĩnh vực
quản lý kinh phí, tài sản, vật tư… thông qua ghi chép ban đầu của các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh ở cơ sở và định kỳ mang chứng từ lên thanh toán tại
phòng TC - KT.
Công tác kiểm tra chứng từ là một trong những công tác kế toán quan trọng ở
tất cả các đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế thì công tác
kiểm tra chứng từ thường phải qua ít nhất là hai khâu: khâu kiểm tra lần đầu và
khâu kiểm tra lần sau nhằm đảo bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ.
Công việc sắp xếp chứng từ tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị để quy
ix
định cho phù hợp vì các chứng từ kế toán chỉ có một liên chính nhưng lại liên quan
đến nhiều nghiệp vụ khác nhau hoặc giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc thì
chứng từ gốc được quy định lưu ở đơn vị nào được quy định thống nhất tạo thuận
lợi cho công tác kiểm tra sau này.
2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, 100% các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đều sử dụng
đúng và đầy đủ tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo Quyết định 19/2006/QĐ-
BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau đó, tuỳ theo đặc điểm của
từng đơn vị có thể mở chi tiết đến tài khoản cấp 4, cấp 5 ... Đối với tài khoản cấp 4,
cấp 5 mới có hai trường sử dụng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
của đơn vị là trường ĐH Y Hà Nội và trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
còn lại vẫn chưa sử dụng.
Về phương pháp kế toán: Phương pháp kế toán thu, chi và quyết toán kinh
phí tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế bao gồm:
- Phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động
- Phương pháp kế toán chi hoạt động
- Phương pháp kế toán các khoản thu sự nghiệp
- Phương pháp kế toán các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh và cung
ứng dịch vụ
2.2.2.3. Tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán
Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều sử dụng hình thức kế
toán trên máy vi tính được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Các mẫu
sổ kế toán được thiết kế trong phần mềm kế toán có thể không giống hoàn toàn với
các sổ kế toán ghi tay thủ công nhưng vẫn đảm bảo các nội dung quy định.
2.2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức vận dụng hệ
thống báo cáo theo chế độ ban hành tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày
30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua khảo sát việc lập báo cáo tài chính
trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ cho thấy: cuối mỗi quý, năm kế toán
các đơn vị tiến hành cộng sổ số liệu phát sinh trong kỳ, số phát sinh luỹ kế đến hết
quý báo cáo, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết có liên quan, sau đó kế toán
tiến hành lập báo cáo tài chính quý, năm. Sau đó, kế toán của các đơn vị lập các báo
x
cáo trên thành hai bản, chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký duyệt, sau đó gửi lên Vụ
Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế.
2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
- Kiểm tra sự hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi
chép phản ánh của tài khoản kế toán, trên các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi
tiết và các báo cáo tài chính đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài
sản và các nguồn kinh phí tại đơn vị.
- Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ
giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị.
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo
thuộc Bộ Y tế
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã
không ngừng đưa ra được những biện pháp tiết kiệm chi không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức và tạo lập các quỹ của cơ quan .
Tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã được sắp xếp linh
hoạt hợp lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị và thống nhất từ việc
tổ chức bộ máy kế toán đến vận dụng tốt chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài
khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và chế độ lập báo cáo tài chính đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều
hành và báo cáo nhanh cho các cơ quan quản lý có liên quan.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-
CP ngày 16/1/2002 nay là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Thủ
tướng Chính phủ trong ngành y tế nói chung và các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc
Bộ Y tế nói riêng còn triển khai chậm.
Công tác kiểm tra chứng từ còn bị xem nhẹ, không được thường xuyên do đó
khâu kiểm tra sau thường rất vất vả trong việc xử lý khắc phục những sai xót. Việc sắp
xếp chứng từ chưa được khoa học dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra lại các
chứng từ hoặc lấy lại chứng từ để sử dụng. Điều kiện bảo quản chứng từ vẫn chưa tốt,
chủ yếu chứng từ được bảo quản trong các tủ gỗ hoặc để ở kho. Với điều kiện khí hậu
ở nước ta đã dẫn đến mối mọt ẩm mốc làm cho nhiều chứng từ bị hư hỏng.
xi
Việc vận dụng các tài khoản cấp 3 còn chưa được các đơn vị quan tâm sử
dụng, vận dụng TK kế toán còn tuỳ tiện, việc sử dụng một số tài khoản còn theo chủ
quan không tuân thủ theo hướng dẫn của chế độ quy định.
Về phương pháp kế toán do thiếu sự hướng dẫn đồng bộ khi áp dụng chế độ
kế toán đối với các đơn vị SNCT sau khi áp dụng Nghị định 43 nên các đơn vị còn
gặp phải không ít vướng mắc trong khâu hạch toán một số nghiệp vụ.
Về hình thức kế toán và sổ kế toán còn có sự khác nhau, thiếu sự đồng bộ và
thống nhất mẫu biểu. Công tác đối chiếu và kiểm tra các sổ chưa được thực hiện
thường xuyên mà để tập trung vào cuối quý, cuối năm trước khi lập báo cáo tài
chính. Điều này gây ảnh hưởng đến việc giám sát và theo dõi đặc biệt là quá trình
sử dụng nguồn kinh phí và nguồn thu sự nghiệp gây ảnh hưởng đến công tác quyết
toán sau này.
Một số báo cáo tương đối quan trọng các đơn vị cần phải lập thêm là Báo cáo
tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán (mẫu số B09 - SN) và Báo cáo tình hình
thực hiện các chỉ tiêu khoán chi hành chính (mẫu số B10 - KC). Ngoài ra việc công
khai tài chính ở các đơn vị còn chưa thực hiện nghiêm túc.
Công tác kiểm tra nội bộ theo quy chế chưa thực sự được quan tâm thực hiện.
Thực tế việc kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép chưa được thực hiện hàng tháng
mà thường chỉ được thực hiện cuối quý, cuối năm trước khi lập các BCTC.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỤ NGHIỆP ĐÀO TẠO
THUỘC BỘ Y TẾ
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn
vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y Tế
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
đào tạo thuộc Bộ Y tế
Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán được thể hiện trên hai khía cạnh:
- Đối với cơ quan nhà nước, giúp cho các cơ quan chủ quản của đơn vị, các
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đánh giá kiểm soát được tình hình hoạt động
xii
thực hiện các chức năng mà nhà nước giao phó, tình hình tài chính, tình hình sử
dụng và quản lý các loại vật tư tài sản của nhà nước, tình hình sử dụng quyết toán
kinh phí, tình hình chấp hành dự thu, chi của đơn vị để có được những quyết định
điều chỉnh kịp thời.
- Đối với đơn vị, nhằm thu được những thông tin tài chính kế toán chính xác,
đầy đủ, kịp thời có chất lượng. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra những
quyết định đúng đắn giúp đơn vị hoạt động một cách có hiệu quả.
3.1.2. Một số yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức kế toán ở các đơn vị phải đi đôi với hoàn thiện
cơ chế quản lý tài chính và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò quan trọng của kế
toán và tổ chức kế toán ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức kế toán vừa đảm bảo phù hợp và tiếp cận với các
thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa quán triệt, tôn trọng các nguyên tắc chế độ
hạch toán kế toán Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện tổ chức kế toán dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại đảm bảo tính thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị.
Thứ tư, hoàn thiện tổ chức kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý
và tình hình thực tế của đơn vị, phải xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy kế
toán cho các đơn vị thống nhất để kế toán là công cụ quản lý quan trọng nhưng vẫn
đảm bảo nội dung của công tác kế toán theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và
các quy định chung của Nhà nước.
3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại các
đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
3.2.1. Hoàn thiện về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp đào
tạo thuộc Bộ Y tế
Cần phát triển và mở rộng các hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ bằng
cách phát huy mọi khả năng sẵn có của đơn vị như nguồn nhân lực, máy móc, trang
thiết bị, phương tiện sản xuất, kỹ thuật để cung ứng dịch vụ ngày càng đa dạng
phong phú với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội như:
- Trong lĩnh vực đào tạo: các trường ngoài việc tổ chức đào tạo chính quy
cần tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác như đào tạo không chính quy, đào tạo
xiii
không tập trung, đào tạo từ xa, tổ chức liên kết đào tạo trong và ngoài nước, mời
các chuyên gia nước ngoài đào tạo trong nước hoặc gửi đi đào tạo nước ngoài...
- Trong lĩnh vực y tế, các trường đào tạo về khối ngành y đều có thể tự tổ
chức các hình thức khám chữa bệnh cho người dân bằng cách mở các trung tâm
hoặc các đơn vị trực thuộc trường. Đối với các trường khối ngành dược cũng có thể
tổ chức các trung tâm sản xuất và kinh doanh dược.
Xuất phát quá trình thực hiện chủ trương đổi mới về quản lý tài chính mà đòi
hỏi các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ cần tổ chức bộ máy quản lý nói chung và
bộ máy kế toán nói riêng trước những yêu cầu mới được đặt ra đối với các đơn vị.
Cần cải tiến lề lối làm việc, xoá bỏ tư duy trông chờ vào NSNN cấp, mà trước tiên
là cải cách về kế hoạch tài chính và tổ chức kế toán trong từng đơn vị.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc
Bộ Y tế
3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Với việc áp dụng mô hình kế toán tập trung đang tồn tại nhiều hạn chế, nên
cần phải có những thay đổi trong mô hình tổ chức bộ máy kế toán. ở một số đơn vị
đã có kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy kế toán sang mô hình bộ máy
kế toán vừa tập trung vừa phân tán, mô hình này sẽ khắc phục những nhược điểm và
sự không phù hợp của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Việc áp dụng mô
hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp với các đơn vị
có đầu tư nhiều trang bị phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại.
Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,
tin học và ngoại ngữ cho người làm công tác kế toán một cách thường xuyên liên
tục đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.
3.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
a/ Hoàn thiện hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
Về khâu lập chứng từ, để thu nhận và cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời các
hoạt động kinh tế tài chính xảy ra trong đơn vị, bộ phận kế toán cần căn cứ vào đặc
điểm hoạt động và nội dung nghiệp vụ tổ chức lập chứng từ cho phù hợp.
Tăng cường công tác kiểm tra và phân công trách nhiệm trong quá trình kiểm
tra, kiểm soát từ khâu lập chứng từ, ghi chép nội dung chứng từ, đến các khâu kiểm
tra lần 1, lần 2 để làm rõ trách nhiệm trong từng khâu của công tác quản lý từ đó tạo
xiv
điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin chính xác kịp thời, trung thực.
Các đơn vị cần quán triệt nghiêm túc quy định về lưu trữ chứng từ, xử lý dữ
liệu chứng từ đã hết thời hạn lưu trữ, xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật, sắp xếp chứng từ khoa học, chống mối mọt thuận tiện cho công
tác thanh tra, kiểm tra kế toán.
b/ Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán
Để đáp ứng hơn nữa nhu cầu quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của
đơn vị sự nghiệp đào tạo, đặc biệt là khi các đơn vị được áp dụng cơ chế tự chủ tài
chính đã phát huy tính năng động trong mỗi đơn vị, vận dụng cơ chế để tăng nguồn
thu bằng nhiều hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ, điều đó cần thiết phải hoàn
thiện hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị.
- Khi phản ánh các khoản thu, chi sự nghiệp cần phân biệt tính chất các
khoản thu, chi đó để phản ánh vào tài khoản thích hợp.
- Trong quá trình quản lý, việc sử dụng các loại công cụ, dụng cụ (có giá trị
lớn hoặc thời gian sử dụng dài) vào hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKDDV,
để tránh tình trạng mất mát tài sản khi xuất dùng như quạt bàn, quạt trần, bàn ghế...
kế toán phải theo dõi vào TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng.
- Đối với việc vận dụng tài khoản chi tiết cho thấy các đơn vị nên thực hiện
mở các tài khảon chi tiết cấp 4, cấp 5 và mã hoá chúng tuỳ theo đặc diểm của từng
đơn vị.
c/ Hoàn thiện hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán
Đối với hình thức kế toán, cần phải có quy định thống nhất việc áp dụng
phần mềm kế toán nào cho tất cả các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế.
Đối với hệ thống sổ kế toán tại các đơn vị này cần được hoàn thiện thêm như sau:
-Để theo dõi chi tiết khoản thu chi liên quan đến hoạt động SXKD và cung
ứng dịch vụ, các đơn vị cần mở “Sổ chi tiết Doanh thu” (mẫu số S51 - H) và “Sổ chi
phí SXKD DV” (mẫu số S63 - H).
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động SXKD DV các đơn vị có thể phải trích
trước một khoản chi phí để trả trong nhiều kỳ, như các khoản thuê mặt bằng, thuê
nhà xưởng. Để theo dõi chi phí trả trước và phân bổ chi phí, các đơn vị cần mở “Sổ
theo dõi chi phí trả trước” (mẫu số S71 - H).
d/ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
xv
Các đơn vị sự nghiệp đào tạo cần quan tâm và sử dụng đầy đủ các báo cáo tài
chính theo đúng chế độ giúp cho các nhà quản lý đơn vị cũng như cơ quan chủ quản
cấp trên có thể sử dụng thông tin một cách kịp thời, từ đó đưa ra kế hoạch chiến
lược cho những năm tiếp theo. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
hiện nay cần bổ sung thêm hai loại báo cáo là Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ
tiêu dự toán (mẫu số B09 - SN) và Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu khoán
chi hành chính (mẫu số B10 - KC).
Về nội dung phân tích báo cáo tài chính ngoài việc phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch theo dự toán của các khoản chi thường xuyên thì tập trung đi sâu
phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kinh phí sự nghiệp của NSNN cấp và các
nguồn thu khác của đơn vị, kể cả nguồn vốn vay tín dụng từ đó tìm ra những hạn
chế, khuyết điểm và đề ra biện pháp cụ thể cho công tác chỉ đạo và điều hành hoạt
động của đơn vị, có như vậy hiệu quả công tác quản lý tài chính mới thu được kết
quả tốt.
Ngoài ra, đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị sự
nghiệp có thu tập trung vào phân tích hiệu quả các loại hình dịch vụ, cơ cấu chi phí
của các loại hình đó để có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời các hoạt động dịch
vụ theo loại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.
3.2.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán
- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán.
- Lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, tổ chức
bộ máy, tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể đơn vị vận dụng các hình thức kiểm tra
như sau: Kiểm tra theo thời gian thực hiện (tự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và
tự kiểm tra đột xuất), kiểm tra theo phạm vi công việc (tự kiểm tra toàn diện và tự kiểm
tra đặc biệt). Mỗi hình thức có trình tự và thủ tục và phương pháp kiểm tra riêng, đơn
vị cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả nhất.
- Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị
+ Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập
các quỹ
xvi
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ, vật liệu dụng cụ
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ lương.
+ Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền
+ Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kết quả việc kiểm tra kế toán là báo cáo kết quả kiểm tra cùng với những
kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra đơn vị có quyết
định khen thưởng các thành tích hoặc xử lý vi phạm. Báo cáo kết quả kiểm tra và
kết quả xử lý kết luận kiểm tra phải được thông báo công khai.
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1. Về phía nhà nước
3.3.2. Về phía Bộ Y tế:
3.3.3. Về phía các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, công tác giáo dục và đào tạo là mục tiêu
rất quan trọng đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và phát triển. Đây là động lực
để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, trong những
năm vừa qua nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng.
Tuy nhiên việc quản lý các nguồn lực tài chính đầu tư cho sự nghiệp đào tạo hiện
nay sao cho tốt và có hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn và chỉ đạo của các cơ quan
quản lý cấp trên và sự phối hợp của các đơn vị sự nghiệp đào tạo hiện đang thụ
hưởng Ngân sách.
Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán
trong đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế là rất cần thiết nhằm phát huy vai trò
công cụ quản lý của kế toán, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính dành
cho giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo và
nghiên cứu khoa học.

More Related Content

What's hot

Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noi
Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noiKe toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noi
Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luật kế toán 2003 mới nhất
Luật kế toán 2003 mới nhấtLuật kế toán 2003 mới nhất
Luật kế toán 2003 mới nhấtTao Luong Dang
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).docLuanvan84
 
03 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.003 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.0vanhung_vn
 
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Nguyen Minh Chung Neu
 

What's hot (13)

Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, 9đ
 
Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noi
Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noiKe toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noi
Ke toan hoat dong thu, chi tai cac benh vien cong lap thuoc so y te ha noi
 
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAYĐề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, HAY
 
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sảnBộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
Bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản
 
Luật kế toán 2003 mới nhất
Luật kế toán 2003 mới nhấtLuật kế toán 2003 mới nhất
Luật kế toán 2003 mới nhất
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hưng Phát, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hưng Phát, HOTĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hưng Phát, HOT
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Hưng Phát, HOT
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyĐề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
 
03 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.003 acc403-bai 1-v1.0
03 acc403-bai 1-v1.0
 
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Báo cáo thực tập xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
 
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&TĐề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
Đề tài: Báo cáo thuế GTGT tại công ty tư vấn dịch vụ kế toán K&T
 
Ke toan quan tri
Ke toan quan triKe toan quan tri
Ke toan quan tri
 
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài ĐứcLuận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
Luận văn: Quản lý thuế GTGT với hộ cá thể tại chi cục thuế Hoài Đức
 

Similar to Đề tài: Kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế

[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-newdolandanang
 
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfChương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfNguynThnhAn33
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-triVũ Hương
 

Similar to Đề tài: Kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế (20)

Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.doc
Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.docHoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.doc
Hoàn thiện công tác kế toán tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
Cơ Sở Lý Luận Kế Toán Nguồn Kinh Phí Và Các Khoản Chi Hoạt Động Tại Phòng ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đắk Lắk.doc
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đắk Lắk.docHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đắk Lắk.doc
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
[Kho tài liệu ngành may] tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình cung ứng tại t...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
Xây dựng 1 bài tập cho 1 đơn vị sự nghiệp công lập - trường trung học phổ thô...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Công Đoàn.
 
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu....
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Thu Tài Chính Tại Kênh Truyền Hình Phòng C...
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new
 
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.docphan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
 
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdfChương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
Chương 1_Tổng quan Kê toán hành hcinsh sự nghiệp.pdf
 
Báo cáo thực tập Khoa Kế toán công Trường Đại học Thương Mại.doc
Báo cáo thực tập Khoa Kế toán công Trường Đại học Thương Mại.docBáo cáo thực tập Khoa Kế toán công Trường Đại học Thương Mại.doc
Báo cáo thực tập Khoa Kế toán công Trường Đại học Thương Mại.doc
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Đề tài: Kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế

  • 1. i LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đang áp dụng hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hạch toán thu chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, do những đổi mới về cơ chế tài chính phù hợp với những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô hiện nay đòi hỏi việc tổ chức kế toán trong lĩnh vực đào tạo về y tế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế” để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay. Chuơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1. Vị trí, vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị do Nhà nước thành lập thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ khác nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đơn vị SNCT là một bộ phận của Tài chính Nhà nước - khâu chủ đạo trong nền tài chính quốc gia. Nó giữ một vị trí quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay, trong cải cách hành chính công, các đơn vị SNCT được giao quyền tự chủ trong điều hành hoạt động và quản lý tài chính của đơn vị, giảm cơ chế xin - cho ngân sách nhà nước và xã hội hoá nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao... 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.2.1. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, bao gồm: - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực y tế
  • 2. ii - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao - Đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác 1.1.2.2. Căn cứ vào phân cấp quản lý tài chính, có thể chia các đơn vị tài chính trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán - Đơn vị dự toán cấp I - Đơn vị dự toán cấp II - Đơn vị dự toán cấp III - Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III 1.1.2.3. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được chia thành - Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên - Những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu - Đơn vị SNCT là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội là chính không vì mục tiêu lợi nhuận. - Sản phẩm của đơn vị SNCT là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất. - Hoạt động của đơn vị SNCT luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. - Các đơn vị SNCT có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người dân. 1.1.4. Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.4.1. Cơ chế quản lý tài chính Sự ra đời của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
  • 3. iii về tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giúp đơn vị phát huy được khả năng của mình để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn cho xã hội cũng như tăng nguồn thu để giải quyết thu nhập cho người lao động. Như vậy, về cơ chế tài chính, các đơn vị SNCT được tự chủ tự chịu trách triệm về tài chính cụ thể: - Đơn vị được tự chủ về các khoản thu, mức thu - Đơn vị sự nghiệp được tự chủ về sử dụng nguồn tài chính 1.1.4.2. Nguồn thu và nội dung chi  Về nguồn thu bao gồm: - Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp - Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật - Các nguồn khác  Về nội dung chi bao gồm: - Chi thường xuyên - Chi không thường xuyên 1.2. Tổ chức kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1. Bản chất và vai trò của kế toán trong quản lý kinh phí và tài sản của đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.1.1. Bản chất của kế toán: Kế toán là một bộ phận cấu thành hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân. Kế toán thực hiện việc thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện, có hệ thống, qua đó kế toán thực hiện kiểm tra, giám sát liên tục các hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị HCSN có sử dụng NSNN được gọi là kế toán Hành chính sự nghiệp. Kế toán Hành chính sự nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán Nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện, liên tục, có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng ngân sách Nhà nước, quỹ, tài sản công ở các đơn vị, tổ chức có sử dụng và không sử dụng ngân sách Nhà nước. 1.2.1.2. Vai trò của kế toán: - Kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy để điều hành và quản lý của cơ quan Nhà nước, của đơn vị
  • 4. iv - Kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, nguồn vốn, nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị - Kế toán là phương tiện để thực hiện giám sát kinh tế tài chính, công khai tài chính đơn vị - Kế toán là công cụ thiết yếu để phân tích, đánh giá, tham mưu cho lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý phù hợp 1.2.2. Nhiệm vụ, nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.2.1. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán: - Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị để thực hiện được toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê theo cơ chế hiện hành; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công việc cho từng bộ phận, từng kế toán viên trong bộ máy kế toán. - Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng các nguyên tắc kế toán, hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán và tổ chức trang bị sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép nhằm đảm bảo được chất lượng của thông tin kế toán. - Tổ chức cung cấp kịp thời, đúng hạn thông tin kế toán phục vụ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin kế toán của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính vi mô và vĩ mô. - Xác định rõ mối quan hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở đơn vị. - Tổ chức hướng dẫn các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị quán triệt và tuân thủ các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, tài chính nói chung và chế độ kế toán hiện hành nói riêng. - Tổ chức lưu trữ và bảo quản các chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. 1.2.2.2. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức kế toán: Tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT cần được đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc phù hợp - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm - Nguyên tắc tuân thủ
  • 5. v Các nguyên tắc trên phải đảm bảo được thực hiện đầy đủ, đồng bộ như vậy giúp tổ chức kế toán trong đơn vị SNCT đạt được các yêu cầu sau: - Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị - Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. - Tuân thủ chế độ kế toán đã được nhà nước ban hành - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị - Phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình hình trang bị về các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong kế toán - Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình quản lý thu, chi theo dự toán, tình hình chấp hành dự toán và quyết toán các khoản thu chi và sử dụng tài sản công và tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. 1.2.3. Nội dung của tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán 1.2.3.2. Tổ chức công tác kế toán - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và ghi chép ban đầu - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán - Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán - Tổ chức chế độ báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính 1.2.3.3. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán - Kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về tài chính - Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh trên các chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính, đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ. - Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ
  • 6. vi giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO THUỘC BỘ Y TẾ 2.1. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các đơn vị sự nghiệp ĐT thuộc Bộ Y tế Từ năm 2003 đến nay, hệ thống tổ chức y tế Trung ương (các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế) được quy định tại Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 621/2006/QĐ-TTg ngày 18/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế quy định tại Nghị định và Quyết định trên đã được thay thế bằng Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định này, đối với lĩnh vực đào tạo : - Trong số 14 trường đại học y tế, Bộ Y tế quản lý 10 trường, còn lại Bộ Quốc phòng quản lý 01 trường và 03 cơ sở nằm trong các đại học vùng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. - Trong số 17 trường cao đẳng y tế, Bộ Y tế quản lý 3 trường, còn lại 14 cơ sở do UBND tỉnh/thành phố quản lý. - Trong số 56 cơ sở trung cấp và dạy nghề, Bộ Y tế quản lý 1 trường, số cơ sở đào tạo còn lại chịu sự quản lý của UBND tỉnh/thành phố. STT Tên đơn vị STT Tên đơn vị 1 Trường ĐH Y Hà Nội 8 Trường ĐH Y-Dược Cần Thơ 2 Trường ĐH Y-Dược TP Hồ Chí Minh 9 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định 3 Trường ĐH Y tế Công cộng 10 Học viện y dược học cổ truyền 4 Trường ĐH Y Hải Phòng 11 Trường CĐ nghề kỹ thuật thiết bị y tế 5 Trường ĐH Y Thái Bình 12 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 1 6 Trường ĐH Răng Hàm Mặt 13 Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 2 7 Trường ĐH Dược Hà Nội 14 Trường Trung học Kinh tế Dược
  • 7. vii 2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ vào quy mô đào tạo, toàn bộ các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay được phân ra làm hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý, đó là bộ máy quản lý có quy mô lớn bao gồm các trường như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH Y Dược Cần Thơ, 11 đơn vị còn lại có tổ chức bộ máy theo quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, dù quy mô lớn hay nhỏ thì toàn bộ khối ngành đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức bộ máy quản lý thống nhất theo chức năng nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Ban giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng - Các phòng ban chức năng - Các khoa, bộ môn thuộc trường - Các tổ chức nghiên cứu khoa học 2.1.2.2. Về tổ chức quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính của toàn bộ khối đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế thì Ban Giám hiệu mà cụ thể là Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan chủ quản về việc quản lý tài chính trong đơn vị: về các nguồn thu cũng như các khoản chi của đơn vị và bộ phận nghiệp vụ quan trọng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị, bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu-chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài sản, vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng như phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó là Phòng Tài chính - Kế toán. a/ Về nguồn thu tài chính - Nguồn NSNN cấp: + Kinh phí hoạt động thường xuyên + Kinh phí hoạt động không thường xuyên - Nguồn thu sự nghiệp: + Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN được để lại cho đơn vị theo quy định + Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thu đào tạo hợp đồng, đào tạo ngắn hạn, đào tạo khác, dự án đào tạo…
  • 8. viii + Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ + Các nguồn thu từ sự nghiệp khác b/ Về các khoản chi tài chính + Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu sự nghiệp + Chi không thường xuyên 2.2. Tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế Do đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của khối ngành đào tạo thuộc Bộ có sự phân chia thành hai loại như đã được trình bày tại mục 2.1.2.1 nên đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế, tổ chức bộ máy kế toán áp dụng hiện nay bao gồm hai hình thức là hình thức kế toán tập trung và hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Hình thức kế toán hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán) áp dụng cho các trường: Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐH Y Dược Cần Thơ; Hình thức kế toán tập trung áp dụng cho 11 đơn vị còn lại. 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì theo sự phân công của trưởng phòng tài chính kế toán, các kế toán phần hành xác định loại chứng từ phù hợp để phản ánh, lập chứng từ theo nghiệp vụ đó. Nghiệp vụ phát sinh ở phần hành nào thì kế toán viên phụ trách phần hành đó phải chủ động hướng dẫn người thanh toán và vận dụng loại chứng từ phù hợp. Đối với các nhân viên hạch toán ban đầu tại các đơn vị không có tổ chức bộ máy kế toán riêng được quy định và hướng dẫn rõ quy trình, phạm vi, thời gian hoàn thành các công việc cụ thể được giao trong lĩnh vực quản lý kinh phí, tài sản, vật tư… thông qua ghi chép ban đầu của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở cơ sở và định kỳ mang chứng từ lên thanh toán tại phòng TC - KT. Công tác kiểm tra chứng từ là một trong những công tác kế toán quan trọng ở tất cả các đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế thì công tác kiểm tra chứng từ thường phải qua ít nhất là hai khâu: khâu kiểm tra lần đầu và khâu kiểm tra lần sau nhằm đảo bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Công việc sắp xếp chứng từ tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị để quy
  • 9. ix định cho phù hợp vì các chứng từ kế toán chỉ có một liên chính nhưng lại liên quan đến nhiều nghiệp vụ khác nhau hoặc giữa đơn vị chính và đơn vị trực thuộc thì chứng từ gốc được quy định lưu ở đơn vị nào được quy định thống nhất tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra sau này. 2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay, 100% các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế đều sử dụng đúng và đầy đủ tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo Quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sau đó, tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị có thể mở chi tiết đến tài khoản cấp 4, cấp 5 ... Đối với tài khoản cấp 4, cấp 5 mới có hai trường sử dụng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị là trường ĐH Y Hà Nội và trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại vẫn chưa sử dụng. Về phương pháp kế toán: Phương pháp kế toán thu, chi và quyết toán kinh phí tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế bao gồm: - Phương pháp kế toán nguồn kinh phí hoạt động - Phương pháp kế toán chi hoạt động - Phương pháp kế toán các khoản thu sự nghiệp - Phương pháp kế toán các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ 2.2.2.3. Tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính được thiết kế theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Các mẫu sổ kế toán được thiết kế trong phần mềm kế toán có thể không giống hoàn toàn với các sổ kế toán ghi tay thủ công nhưng vẫn đảm bảo các nội dung quy định. 2.2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính Hiện nay, các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ đều tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo theo chế độ ban hành tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua khảo sát việc lập báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ cho thấy: cuối mỗi quý, năm kế toán các đơn vị tiến hành cộng sổ số liệu phát sinh trong kỳ, số phát sinh luỹ kế đến hết quý báo cáo, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết có liên quan, sau đó kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính quý, năm. Sau đó, kế toán của các đơn vị lập các báo
  • 10. x cáo trên thành hai bản, chuyển cho thủ trưởng đơn vị ký duyệt, sau đó gửi lên Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế. 2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế - Kiểm tra sự hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép phản ánh của tài khoản kế toán, trên các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và các báo cáo tài chính đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài sản và các nguồn kinh phí tại đơn vị. - Kiểm tra trách nhiệm, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị. 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 2.3.1. Những kết quả đã đạt được Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã không ngừng đưa ra được những biện pháp tiết kiệm chi không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức và tạo lập các quỹ của cơ quan . Tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo đã được sắp xếp linh hoạt hợp lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng đơn vị và thống nhất từ việc tổ chức bộ máy kế toán đến vận dụng tốt chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và chế độ lập báo cáo tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành và báo cáo nhanh cho các cơ quan quản lý có liên quan. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ- CP ngày 16/1/2002 nay là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ trong ngành y tế nói chung và các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế nói riêng còn triển khai chậm. Công tác kiểm tra chứng từ còn bị xem nhẹ, không được thường xuyên do đó khâu kiểm tra sau thường rất vất vả trong việc xử lý khắc phục những sai xót. Việc sắp xếp chứng từ chưa được khoa học dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra lại các chứng từ hoặc lấy lại chứng từ để sử dụng. Điều kiện bảo quản chứng từ vẫn chưa tốt, chủ yếu chứng từ được bảo quản trong các tủ gỗ hoặc để ở kho. Với điều kiện khí hậu ở nước ta đã dẫn đến mối mọt ẩm mốc làm cho nhiều chứng từ bị hư hỏng.
  • 11. xi Việc vận dụng các tài khoản cấp 3 còn chưa được các đơn vị quan tâm sử dụng, vận dụng TK kế toán còn tuỳ tiện, việc sử dụng một số tài khoản còn theo chủ quan không tuân thủ theo hướng dẫn của chế độ quy định. Về phương pháp kế toán do thiếu sự hướng dẫn đồng bộ khi áp dụng chế độ kế toán đối với các đơn vị SNCT sau khi áp dụng Nghị định 43 nên các đơn vị còn gặp phải không ít vướng mắc trong khâu hạch toán một số nghiệp vụ. Về hình thức kế toán và sổ kế toán còn có sự khác nhau, thiếu sự đồng bộ và thống nhất mẫu biểu. Công tác đối chiếu và kiểm tra các sổ chưa được thực hiện thường xuyên mà để tập trung vào cuối quý, cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính. Điều này gây ảnh hưởng đến việc giám sát và theo dõi đặc biệt là quá trình sử dụng nguồn kinh phí và nguồn thu sự nghiệp gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán sau này. Một số báo cáo tương đối quan trọng các đơn vị cần phải lập thêm là Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán (mẫu số B09 - SN) và Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu khoán chi hành chính (mẫu số B10 - KC). Ngoài ra việc công khai tài chính ở các đơn vị còn chưa thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra nội bộ theo quy chế chưa thực sự được quan tâm thực hiện. Thực tế việc kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép chưa được thực hiện hàng tháng mà thường chỉ được thực hiện cuối quý, cuối năm trước khi lập các BCTC. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỤ NGHIỆP ĐÀO TẠO THUỘC BỘ Y TẾ 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y Tế 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán được thể hiện trên hai khía cạnh: - Đối với cơ quan nhà nước, giúp cho các cơ quan chủ quản của đơn vị, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đánh giá kiểm soát được tình hình hoạt động
  • 12. xii thực hiện các chức năng mà nhà nước giao phó, tình hình tài chính, tình hình sử dụng và quản lý các loại vật tư tài sản của nhà nước, tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình chấp hành dự thu, chi của đơn vị để có được những quyết định điều chỉnh kịp thời. - Đối với đơn vị, nhằm thu được những thông tin tài chính kế toán chính xác, đầy đủ, kịp thời có chất lượng. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn giúp đơn vị hoạt động một cách có hiệu quả. 3.1.2. Một số yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức kế toán ở các đơn vị phải đi đôi với hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò quan trọng của kế toán và tổ chức kế toán ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Thứ hai, hoàn thiện tổ chức kế toán vừa đảm bảo phù hợp và tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa quán triệt, tôn trọng các nguyên tắc chế độ hạch toán kế toán Việt Nam. Thứ ba, hoàn thiện tổ chức kế toán dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đảm bảo tính thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị. Thứ tư, hoàn thiện tổ chức kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý và tình hình thực tế của đơn vị, phải xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy kế toán cho các đơn vị thống nhất để kế toán là công cụ quản lý quan trọng nhưng vẫn đảm bảo nội dung của công tác kế toán theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định chung của Nhà nước. 3.2. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 3.2.1. Hoàn thiện về cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế Cần phát triển và mở rộng các hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ bằng cách phát huy mọi khả năng sẵn có của đơn vị như nguồn nhân lực, máy móc, trang thiết bị, phương tiện sản xuất, kỹ thuật để cung ứng dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội như: - Trong lĩnh vực đào tạo: các trường ngoài việc tổ chức đào tạo chính quy cần tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác như đào tạo không chính quy, đào tạo
  • 13. xiii không tập trung, đào tạo từ xa, tổ chức liên kết đào tạo trong và ngoài nước, mời các chuyên gia nước ngoài đào tạo trong nước hoặc gửi đi đào tạo nước ngoài... - Trong lĩnh vực y tế, các trường đào tạo về khối ngành y đều có thể tự tổ chức các hình thức khám chữa bệnh cho người dân bằng cách mở các trung tâm hoặc các đơn vị trực thuộc trường. Đối với các trường khối ngành dược cũng có thể tổ chức các trung tâm sản xuất và kinh doanh dược. Xuất phát quá trình thực hiện chủ trương đổi mới về quản lý tài chính mà đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ cần tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng trước những yêu cầu mới được đặt ra đối với các đơn vị. Cần cải tiến lề lối làm việc, xoá bỏ tư duy trông chờ vào NSNN cấp, mà trước tiên là cải cách về kế hoạch tài chính và tổ chức kế toán trong từng đơn vị. 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế 3.2.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Với việc áp dụng mô hình kế toán tập trung đang tồn tại nhiều hạn chế, nên cần phải có những thay đổi trong mô hình tổ chức bộ máy kế toán. ở một số đơn vị đã có kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy kế toán sang mô hình bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán, mô hình này sẽ khắc phục những nhược điểm và sự không phù hợp của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Việc áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp với các đơn vị có đầu tư nhiều trang bị phương tiện kỹ thuật thông tin hiện đại. Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ cho người làm công tác kế toán một cách thường xuyên liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay. 3.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán a/ Hoàn thiện hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Về khâu lập chứng từ, để thu nhận và cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra trong đơn vị, bộ phận kế toán cần căn cứ vào đặc điểm hoạt động và nội dung nghiệp vụ tổ chức lập chứng từ cho phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra và phân công trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát từ khâu lập chứng từ, ghi chép nội dung chứng từ, đến các khâu kiểm tra lần 1, lần 2 để làm rõ trách nhiệm trong từng khâu của công tác quản lý từ đó tạo
  • 14. xiv điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin chính xác kịp thời, trung thực. Các đơn vị cần quán triệt nghiêm túc quy định về lưu trữ chứng từ, xử lý dữ liệu chứng từ đã hết thời hạn lưu trữ, xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sắp xếp chứng từ khoa học, chống mối mọt thuận tiện cho công tác thanh tra, kiểm tra kế toán. b/ Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Để đáp ứng hơn nữa nhu cầu quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp đào tạo, đặc biệt là khi các đơn vị được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đã phát huy tính năng động trong mỗi đơn vị, vận dụng cơ chế để tăng nguồn thu bằng nhiều hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ, điều đó cần thiết phải hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán tại các đơn vị. - Khi phản ánh các khoản thu, chi sự nghiệp cần phân biệt tính chất các khoản thu, chi đó để phản ánh vào tài khoản thích hợp. - Trong quá trình quản lý, việc sử dụng các loại công cụ, dụng cụ (có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng dài) vào hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKDDV, để tránh tình trạng mất mát tài sản khi xuất dùng như quạt bàn, quạt trần, bàn ghế... kế toán phải theo dõi vào TK 005 - Dụng cụ lâu bền đang sử dụng. - Đối với việc vận dụng tài khoản chi tiết cho thấy các đơn vị nên thực hiện mở các tài khảon chi tiết cấp 4, cấp 5 và mã hoá chúng tuỳ theo đặc diểm của từng đơn vị. c/ Hoàn thiện hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán Đối với hình thức kế toán, cần phải có quy định thống nhất việc áp dụng phần mềm kế toán nào cho tất cả các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế. Đối với hệ thống sổ kế toán tại các đơn vị này cần được hoàn thiện thêm như sau: -Để theo dõi chi tiết khoản thu chi liên quan đến hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ, các đơn vị cần mở “Sổ chi tiết Doanh thu” (mẫu số S51 - H) và “Sổ chi phí SXKD DV” (mẫu số S63 - H). Ngoài ra, trong quá trình hoạt động SXKD DV các đơn vị có thể phải trích trước một khoản chi phí để trả trong nhiều kỳ, như các khoản thuê mặt bằng, thuê nhà xưởng. Để theo dõi chi phí trả trước và phân bổ chi phí, các đơn vị cần mở “Sổ theo dõi chi phí trả trước” (mẫu số S71 - H). d/ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
  • 15. xv Các đơn vị sự nghiệp đào tạo cần quan tâm và sử dụng đầy đủ các báo cáo tài chính theo đúng chế độ giúp cho các nhà quản lý đơn vị cũng như cơ quan chủ quản cấp trên có thể sử dụng thông tin một cách kịp thời, từ đó đưa ra kế hoạch chiến lược cho những năm tiếp theo. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế hiện nay cần bổ sung thêm hai loại báo cáo là Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán (mẫu số B09 - SN) và Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu khoán chi hành chính (mẫu số B10 - KC). Về nội dung phân tích báo cáo tài chính ngoài việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo dự toán của các khoản chi thường xuyên thì tập trung đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kinh phí sự nghiệp của NSNN cấp và các nguồn thu khác của đơn vị, kể cả nguồn vốn vay tín dụng từ đó tìm ra những hạn chế, khuyết điểm và đề ra biện pháp cụ thể cho công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động của đơn vị, có như vậy hiệu quả công tác quản lý tài chính mới thu được kết quả tốt. Ngoài ra, đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị sự nghiệp có thu tập trung vào phân tích hiệu quả các loại hình dịch vụ, cơ cấu chi phí của các loại hình đó để có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời các hoạt động dịch vụ theo loại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị. 3.2.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán. - Lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy, tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể đơn vị vận dụng các hình thức kiểm tra như sau: Kiểm tra theo thời gian thực hiện (tự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và tự kiểm tra đột xuất), kiểm tra theo phạm vi công việc (tự kiểm tra toàn diện và tự kiểm tra đặc biệt). Mỗi hình thức có trình tự và thủ tục và phương pháp kiểm tra riêng, đơn vị cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả nhất. - Nội dung kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị + Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ
  • 16. xvi + Kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ, vật liệu dụng cụ + Kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ lương. + Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền + Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản. - Kết quả việc kiểm tra kế toán là báo cáo kết quả kiểm tra cùng với những kiến nghị khắc phục, sửa chữa. Căn cứ vào báo cáo kết quả kiểm tra đơn vị có quyết định khen thưởng các thành tích hoặc xử lý vi phạm. Báo cáo kết quả kiểm tra và kết quả xử lý kết luận kiểm tra phải được thông báo công khai. 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 3.3.1. Về phía nhà nước 3.3.2. Về phía Bộ Y tế: 3.3.3. Về phía các đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, công tác giáo dục và đào tạo là mục tiêu rất quan trọng đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và phát triển. Đây là động lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên việc quản lý các nguồn lực tài chính đầu tư cho sự nghiệp đào tạo hiện nay sao cho tốt và có hiệu quả cần phải có sự hướng dẫn và chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên và sự phối hợp của các đơn vị sự nghiệp đào tạo hiện đang thụ hưởng Ngân sách. Trong điều kiện đó, việc nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo thuộc Bộ Y tế là rất cần thiết nhằm phát huy vai trò công cụ quản lý của kế toán, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lực tài chính dành cho giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.