SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
MỤC LỤC
1
Bài 3: Tổ chức công tác kế toán (30 tiết)
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
3.1.1. Khái niệm, căn cứ xây dựng mô hình bộ máy kế toán
3.1.1.1. Khái niệm bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở đơn vị là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng thực hiện
toàn bộ công tác kế toán, thống kê và công tác tài chính (tài vụ) ở đơn vị.
3.1.1.2. Căn cứ xây dựng bộ máy kế toán
- Các đơn vị khác nhau về lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động và
về nhiều yếu tố khác nữa, vì vậy không thể xây dựng được mô hình chung của bộ máy
kế toán cho mọi đơn vị, mà mỗi đơn vị phải tự xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở
đơn vị mình cho phù hợp.
- Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý
cần phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
+ Đặc điểm và quy trình hoạt động của đơn vị;
+ Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị;
+ Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ;
+ Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán;
+ Biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên kế
toán hiện có.
3.1.2. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán là việc lựa chọn, xắp xếp bộ máy đó làm
việc theo dạng nào cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ tổ
chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
- Các căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán hợp lý:
+ Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
+ Qui mô, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp (không gian bố trí các đơn vị);
+ Đặc điểm về tổ chức doanh nghiệp, mức độ phân cấp quản lý kế toán tài chính;
+ Biên chế và năng lực trình độ của đội ngũ kế toán của đơn vị;
+ Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật;
+ Điều kiện về thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp;
Các nhân tố và điều kiện này chi phối tác động lẫn nhau vì vậy phải phối hợp
2
các nhân tố và điều kiện trong một thực tế cụ thể để xác định được một hình thức tổ
chức bộ máy kế toán vừa khoa học vừa hợp lý;
Hiện nay có 3 hình thức tổ chức: Tổ chức công tác kế toán tập trung, tổ chức
công tác kế toán phân tán, tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán.
3.1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung
a) Nội dung
- Hình thức này thường được áp dụng cho các DN có hoặc không có đơn vị
trực thuộc, có quy mô vừa và nhỏ, công việc hạch toán không nhiều, hoặc đối với
những doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng địa bàn tập trung, phương tiện thông tin
liên lạc dễ dàng;
- Theo hình thức này toàn doanh nghiệp (công ty, tổng công ty) chỉ có một
phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở, còn các đơn vị trực thuộc không có
tổ chức kế toán riêng. Trong trường hợp này đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp
quản lý kế toán tài chính nội bộ ở mức độ chưa cao;
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê
tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tại đơn vị trực thuộc có các nhân viên hạch toán
làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ để hàng ngày hoặc
định kỳ chuyển về phòng kế toán kiểm tra, luân chuyển và ghi sổ kế toán;
- Tổ chức theo hình thức này thì bộ máy kế toán ở doanh nghiệp là chủ yếu có
thể chia làm nhiều bộ phận như sau:
+ Bộ phận tài chính kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán: Làm nhiệm vụ
giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp, theo dõi
tình hình biến động về vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu phải trả, lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ khác;
+ Bộ phận kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho;
+ Bộ phận kế toán chi phí nhân công và bảo hiểm xã hội;
+ Bộ phận tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành;
+ Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh;
+ Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra.
3
b) Sơ đồ
3.1.2.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán
a) Nội dung
- Hình thức này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có
các đơn vị trực thuộc mà mỗi đơn vị trực thuộc đều được hạch toán tương đối hoàn
chỉnh, địa bàn phân tán. Theo hình thức này toàn doanh nghiệp vừa có một phòng kế
toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở (ở đơn vị chính: Công ty, tổng công ty...), vừa tổ
chức phòng kế toán ở đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc trong trường hợp này đã
được phân cấp quản lý kế toán tài chính nội bộ ở mức độ cao như được giao vốn, hạch
toán kết quả kinh doanh.
- Trong trường hợp này toàn bộ công việc kế toán tài chính của doanh nghiệp
được phân công như sau:
+ Phòng kế toán trung tâm: Thực hiện các phần công việc kế toán phát sinh ở
đơn vị chính và báo cáo kế toán phần công việc thực hiện. Xây dựng và quản lý kế
hoạch tài chính, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và thông kê, hướng dẫn kiểm tra
công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc, thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán của các
đơn vị trực thuộc để tổng hợp lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp;
+ Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài
chính của đơn vị, tổ chức thực hiện toàn bộ kế toán ở đơn vị để định kỳ lập báo cáo kế
toán gửi về phòng kế toán trung tâm, tổ chức thống kê các chỉ tiêu kinh tế trong phạm
vi đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị trực thuộc.
4
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Bộ
phận
kế
toán
vật tư,
hàng
hoá
Bộ
phận
tài
chính
Bộ
phận kế
toán
TSCĐ
và đầu
tư dài
hạn
Bộ
phận kế
toán
tiền
lương
và
BHXH
BP kế
toán
chi
phí
sản
xuất
và
GTSP
Bộ
phận
kế toán
bán
hàng
KQKD
Bộ
phận
kế toán
nguồn
vốn và
các quỹ
DN
Bộ
phận
kế
toán
tổng
hợp và
kiểm
tra
Các nhân viên kinh tế ở các đơn
vị trực thuộc
Quan hệ chỉ đạo
b) Sơ đồ78
3.1.2.3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
a) Nội dung
- Hình thức này thường được áp dụng cho các DN có quy mô lớn địa bàn
hoạt động rộng, có các đơn vị trực thuộc mà phân cấp quản lý kế toán tài chính là
khác nhau;
- Theo hình thức này toàn doanh nghiệp vẫn tổ chức phòng kế toán trung tâm
làm đơn vị kế toán cơ sở chính nhưng ở các đơn vị trực thuộc thì tuỳ thuộc vào đặc
điểm kinh doanh mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức hoặc phân định
một số phần hành giữa đơn vị trung tâm và đơn vị trực thuộc. Đây là hình thức kết hợp
hai hình thức trên, nếu ở các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý kế toán tài
chính ở mức độ cao thì tổ chức công tác kế toán riêng, còn lại đơn vị chưa được phân
cấp quản lý kế toán tài chính thì không tổ chức kế toán riêng mà nội dung hoạt động kế
toán tài chính ở đơn vị này do phòng kế toán trung tâm đảm nhận.
- Công tác kế toán theo hình thức này được phân công như sau:
+ Phòng kế toán trung tâm: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh
nghiệp, thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và đơn vị
trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ở các đơn
vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng, thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn
5
Bộ phận
tài chính
Kế toán
vật tư,
hàng
hoá
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Bộ phận kế toán hoạt
động chung của
doanh nghiệp
Bộ phận kế
toán tổng hợp
Bộ phận kiểm
tra kế toán
Phòng (tổ) kế toán ở các đơn vị phụ thuộc
Trưởng phòng (tổ trưởng) kế toán
Kế toán
tài sản
cố định
Kế toán
tiền
lương và
BHXH
Kế toán
chi phí
sản xuất,
giá
thành
Kế toán
bán
hàng kết
quả kinh
doanh
Kế toán
tổng hợp
Quan hệ chỉ đạo
vị trực thuộc để lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp.
+ Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng: Xây dựng và
quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê,
định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm.
+ Ở đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng: Bố trí các nhân viên hạch
toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thực hiện từng phần hành công việc kế toán cụ
thể do phòng kế toán trung tâm phân công, định kỳ lập và gửi báo cáo đơn giảm các
phần hành về phòng kế toán trung tâm.
b) Sơ đồ
3.2. Tổ chức chứng từ kế toán
3.2.1. Nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán
- Căn cứ vào quy mô sản xuất – kinh doanh, loại hình hoạt động, trình độ,
cách thức tổ chức quản lý để xác định số lượng, chủng loại chứng từ kế toán và trình
tự luân chuyển chứng từ phù hợp;
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý tài sản và các thông tin về tình hình biến động tài sản
để tổ chức sử dụng chứng từ thích hợp và luân chuyển giữa các bộ phận có liên quan;
6
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Bộ phận
tài chính
Bộ phận
kế toán tài
sản cố
định
Bộ phận
kế toán vật
tư hàng
hoá
Bộ phận kế
toán tiền
lương, bảo
hiểm xã
hội
Bộ phận
kế toán
...
Bộ phận
kế toán
tổng hợp
và kiểm
tra
Nhân viên kinh tế ở các đơn
vị trực thuộc không có tổ chức
kế toán riêng
Phòng (tổ) kế toán ở các đơn vị trực thuộc
Trưởng phòng (tổ trưởng) kế toán
Kế toán
TSCĐ
Kế toán vật
tư, hàng hoá
Kế toán
CPSX, giá
thành
Kế toán bán
hàng
Kế toán tổng
hợp
Quan hệ chỉ đạo
- Căn cứ vào nội dung và đặc điểm của từng loại chứng từ để xây dựng quy
trình luân chuyển chứng từ phù hợp cho từng loại;
- Căn cứ vào chế độ do Nhà nước ban hành được áp dụng thống nhất để tăng
cường tính pháp lý của chứng từ kế toán và bảo đảm cho chứng từ là căn cứ pháp lý
quan trọng trong ghi sổ kế toán, cung cấp thông tin cho quản lý.
3.2.2. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán
3.2.2.1. Xác định danh mục chứng từ
- Xác định loại chứng từ
- Xác định nội dung và hình thức của chứng từ: chứng từ sử dụng phải có đủ
các yếu tố cơ bản cần thiết và các yếu tố bổ sung trên chứng từ.
a) Chứng từ kế toán được coi là hợp pháp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì tất cả các chứng từ kế toán đều thuộc
loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu
ban hành hoặc tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn
vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật kế toán và
các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán không được viết
tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa;
- Phản ánh đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên
quan đến đơn vị;
- Chữ ký trên chứng từ phải đúng chữ ký của người có trách nhiệm liên quan,
những chứng từ giao dịch với pháp nhân bên ngoài thì liên gửi ra bên ngoài phải có
dấu của đơn vị kinh tế (nếu có).
b) Chứng từ kế toán được coi là hợp lệ phải là chứng từ hợp pháp và phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các số liệu thông tin phản ánh trên chứng từ phải đúng với thực tế về không
gian, thời gian, địa điểm và giá cả;
- Các số liệu được tính toán theo đúng phương pháp và đúng kết quả;
- Trường hợp đơn vị có sử dụng hệ thống định mức, đơn giá của Nhà nước thì
các chỉ tiêu trên chứng từ phải phù hợp với tiêu chuẩn định mức đơn giá trong từng
thời kỳ;
- Ngoài ra, với các chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế pháp lý giữa các pháp
7
nhân thì phải có chữ ký của người kiểm soát (kế toán trưởng) và người phê duyệt (thủ
trưởng đơn vị), đóng dấu đơn vị. Đối với các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán
hàng, cung cấp dịch vụ thì còn phải có thêm một số yếu tố thuế suất và số thuế phải
nộp. Còn có chứng từ có thể có thêm một số yếu tố bổ sung nhằm phản ánh các chỉ
tiêu mang tính đặc thù của ngành.
3.2.2.2. Tổ chức lập chứng từ
- Các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán
đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp
vụ kinh tế tài chính;
- Tổ chức lập chứng từ là xây dựng qui chế lập và trách nhiệm hình thành của
chứng từ đảm bảo cho chúng hình thành theo đúng chế độ quy định, theo yêu cầu quản
lý và yêu cầu ghi sổ kế toán;
- Lập chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung (nếu có);
+ Lập theo mẫu hướng dẫn;
+ Ghi đủ các yếu tố của chứng từ;
+ Không tẩy xóa chứng từ, nếu lập sai thì phải hủy và lập lại;
+ Đảm bảo chế độ nhân liên theo yêu cầu luân chuyển chứng từ giữa các bộ
phận trong đơn vị và các phần hành kế toán.
- Xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu theo các mẫu hướng dẫn để ghi nhận đầy
đủ thông tin về nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh. Tổ chức luân
chuyển chứng từ ban đầu khoa học, hợp lý để các bộ phận có liên quan thực hiện các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ có thể kiểm tra, ghi chép
hạch toán được kịp thời;
- Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày ở tất cả các bộ phận trong
doanh nghiệp, liên quan đến người lao động vì vậy cần phải tổ chức thu nhận thông tin
bằng các chứng từ ban đầu ở tất cả các bộ phận. Chứng từ ban đầu giúp cho việc hạch
toán ban đầu được chính xác, đây là công việc khởi đầu của quy trình kế toán, tuy
nhiên không hoàn toàn do kế toán viên thực hiện mà do nhưng người làm việc ở các
bộ khác trong doanh nghiệp được phân công thực hiện với sự hướng dẫn, kiểm tra và
giám sát của phòng kế toán doanh nghiệp;
- Các nghiệp vụ nội sinh khi phát sinh cũng phải lập chứng từ kế toán làm căn
8
cứ ghi sổ. Đại bộ phận các chứng từ kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế toán viên
lập. Doanh ngiệp cần xây dựng mẫu chứng kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế
toán viên lập. Doanh nghiệp cần xây dựng mẫu chứng từ thống nhất, thích hợp với
từng loại nghiệp vụ nội sinh thường phát sinh trong doanh nghiệp (là các nghiệp vụ
phân bổ và trích trước chi phí để tính giá thành, phân bổ cho các đối tượng, các nghiệp
vụ liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh - vẫn thường gọi là bút
toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển).
3.2.2.3. Tổ chức kiểm tra chứng từ
- Chứng từ kế toán vừa là phương tiện chứa đựng thông tin vừa là phương tiện
truyền tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành ở
doanh nghiệp;
- Tổ chức phân công các kế toán viên chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ về
từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính thuộc phần hành công việc của mình và bắt buộc
phải kiểm tra chặt chẽ chứng từ kế toán trước khi ghi sổ kế toán;
- Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm: (khi tiếp nhận chứng từ kế toán
phải kiểm tra)
+ Kiểm tra việc ghi đầy đủ các yếu tố của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý
của số liệu kế toán;
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kế toán tài chính trong chứng từ nhằm
đảm bảo việc tuân thủ các chế độ về quản lý kế toán tài chính của nhà nước ngăn chặn
kịp thời các hiện tượng tham ô lãng phí;
+ Kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh
trong chứng từ. Tính hợp lý là nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh phải phù hợp với
kế hoạch, với dự toán hay hợp đồng, phù hợp với các định mức kinh tế kỹ thuật, phù
hợp với kỷ luật thanh toán, tín dụng, phù hợp với giá cả thị trường hiện tại;
+ Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các thông tin trên chứng từ (bao
gồm nội dung chỉ tiêu, yếu tố số lượng và chất lượng, hiện vật và giá trị). Kiểm tra căn
cứ và phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị phản ánh trong chứng từ nhằm bảo đảm
tính chính xác của số liệu kế toán;
Kiểm tra chứng từ kế toán (các thông tin về hoạt động kế toán tài chính) là một
chức năng của hạch toán kế toán vì vậy các kế toán viên phải coi trọng việc kiểm
chứng từ trước khi ghi sổ kế toán để bảo đảm chất lượng thông tin kế toán;
9
Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra chứng từ kế toán đòi hỏi phải nắm chắc chế độ
quản lý kế toán tài chính hiện hành, năm chắc kỷ luật thanh toán, tín dụng, các định
mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm chắc giá cả
thị trường về các đối tượng tính giá ở doanh nghiệp.
3.2.2.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ
- Khái niệm: Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán,
chứng từ kế toán luân phải vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác theo một trình
tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo thành
một chu trình gọi là sự luân chuyển chứng từ;
Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính từ khi phát sinh đến
ghi sổ kế toán xong đưa vào bảo quản, lưu trữ có liên quan đến các bộ phận chức năng,
các cán bộ quản lý trong đơn vị, liên quan đến các bộ phận kế toán trong phòng kế
toán. Từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến các bộ phận, các cá nhân
nhất định, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được phân công, vì vậy cần phải xây dựng
kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh ở đơn vị để các bộ phận chức năng, các cá nhân có trách nhiệm có thể
thực hiện được việc kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong
chứng từ và ghi chép hạch toán kịp thời theo nhiệm vụ được phân công;
Trong kế hoạch luân chuyển chứng từ cần phải quy định rõ trình tự luân chuyển
chứng từ kế toán từ khi lập hoặc thu nhận đến khi ghi sổ kế toán xong phải qua các bộ
phận quản lý hoặc cán bộ quản lý nào để xem xét, phê duyệt, kiểm tra nội dung kinh tế
phản ánh trên chứng từ; thời hạn lưu trữ chứng từ, chuyển chứng từ cho bộ phận kế
tiếp nhằm đảm bảo cho việc ghi nhận thông tin kế toán được kịp thời phục vụ tốt cho
việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
3.2.2.5. Tổ chức sử dụng chứng từ
- Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, số liệu để ghi sổ kế toán là số liệu của
10
chứng từ gốc hợp pháp và hợp lệ. Trước khi ghi sổ kế toán các kế toán viên phải phân
loại chứng từ theo các tiêu thức phân loại đã được xác định;
- Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán
phải được dịch ra tiếng việt;
- Căn cứ vào phương pháp kế toán của đơn vị, kế toán sử dụng chứng từ để ghi
sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết):
+ Đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái: Từ chứng từ gốc (theo trình tự
thời gian) lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi ghi vào Nhật ký - Sổ cái đồng thời ghi
vào thẻ, sổ chi tiết;
+ Đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký Chung: Từ các chứng từ phát sinh ghi vào
2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt Sổ nhật ký chung và sổ cái, sau đó dùng các số liệu
trên chứng từ ghi vào sổ kế toán chi tiết;
+ Đơn vị sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: Hình thức này tách rời việc ghi sổ
kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết thành 2 bước công việc độc lập nhau. Căn cứ vào
chứng từ hàng ngày kế toán lập thành các chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ là cơ sở ghi
sổ kế toán tổng hợp (sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái). Cơ sở để ghi sổ kế toán chi
tiết là các chứng từ gốc đính kèm chứng từ ghi sổ đã lập;
+ Đơn vị sử dụng hình thức nhật ký - chứng từ: Căn cứ vào chứng từ kế toán
tiến hành phân loại chứng từ đưa vào các bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập
thành các nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ ghi các nghiệp vụ cùng loại theo bên có
các tài khoản và ghi bên Nợ nhiều tài khoản. Các sổ chi tiết dựa trên các chứng từ gốc
và các bảng phân bổ để ghi sổ;
Chứng từ có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc ghi sổ kế toán và cung cấp
thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng vì vậy phải tổ chức việc lập, kiểm tra
chứng từ kế toán thật tốt để phản ánh trung thực tình hình kinh tế tài chính và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2.6. Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ
Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của chính phủ hướng
dẫn thi hành luật kế toán. QĐ 218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ
trưởng bộ tài chính ban hành chế độ chứng từ kế toán và mới nhất là TT 200/2014/TT-
BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định:
- Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo
kiểm toán, báo cáo kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán;
11
- Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá
trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu của mình trong quá
trình sử dụng;
- Tài liệu kế toán lưu phải là bản chính. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một
bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả 2 nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản
chứng từ sao chụp;
- Chứng từ điện tử trước khi đưa vào lưu trữ phải in ra giấy để lưu trữ theo qui
định lưu trữ tài liệu kế toán. Trường hợp chứng từ điện tử được lưu trữ bản gốc trên
thiết bị đặc biệt thì phải lưu trữ các thiết bị đọc tin phù hợp để sử dụng khi cần thiết;
- Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp
thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm;
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm tổ chức
bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ, hợp pháp của tài liệu kế toán;
- Tài liệu kế toán phải được lưu trữ tại kho lưu trữ của đơn vị. Kho lưu trữ tài
liệu kế toán phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo quản an toàn trong quá trình lưu
trữ theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu là 5 năm, 10 năm, 20 năm, có loại vĩnh
viễn (theo điều 40 của pháp luật kế toán). Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ sau 12 tháng
tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, hoặc báo cáo quyết toán được duyệt;
- Tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ được phép tiêu hủy, khi tiêu hủy phải có
quyết định của Hội đồng đánh giá tài liệu lưu trữ.
3.2.3. Tổ chức lập và luân chuyển một số loại chứng từ kế toán chủ yếu
3.2.3.1. Tổ chức chứng từ tiền mặt
Chứng từ chi tiền mặt phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi, kế toán
trưởng hoặc người được ủy quyền kỳ trước khi thực hiện.
Nghiệp vụ thu - chi tiền mặt
Thu tiền Chi tiền
1. Thu từ bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ 1. Chi do xuất quỹ nộp vào ngân hàng
2. Thu từ đi vay 2. Chi cho vay
3. Thu từ rút TGNH về nhập quỹ 3. Chi cho hoạt động đầu tư góp vốn
4. Thu từ các khoản nợ phải thu 4. Chi thanh toán các khoản nợ phải trả
5. Thu từ các khoản đầu tư chứng khoán,
hoạt động tài chính, hoạt động khác.
5. Chi khác cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
a) Chứng từ sử dụng
- Biên lai thu tiền: Là chứng từ trung gian thu tiền trước khi nộp vào quỹ tập
12
trung của đơn vị;
- Phiếu thu: MS01-TT do kế toán thanh toán lập thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu
tại quyển, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán;
- Phiếu chi: MS02-TT: Do kế toán trưởng hoặc kế toán tiền mặt lập thành 2 hoặc 3
liên, 3 liên trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị cấp trên trong đó liên 1 lưu tại quyển,
liên 2 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán, liên 3 (nếu có) chuyển cho kế toán cấp trên.
b) Quy trình lập và luân chuyển của phiếu thu
Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng phương án 1 hoặc phương án 2 hoặc
kế hợp cả 2 phương án. Nếu thực hiện kết hợp cả hai phương án thì phải tuân thủ yêu
cầu sau:
Đối với nghiệp vụ thu tiền lớn có tính trọng yếu sử dụng phương án 1 để đảm
bảo tính chặt chẽ của nghiệp vụ. Thu tiền nhỏ có tính chất thường xuyên để đảm bảo
tính kịp thời của nghiệp vụ thu tiền và ghi sổ kế toán sử dụng phương án 2.
- Phương án 1
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người nộp
tiền
KTT/Thủ
trưởng ĐV
Thủ quỹ
Kế toán thanh
toán (KTTT)
1. Đề nghị nộp tiền 
2. Lập phiếu thu 
3. Ký phiếu thu 
4. Thu tiền 
5. Ghi sổ 
6. Bảo quản Chứng từ 
- Phương án 2
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người nộp
tiền
KTT/Thủ
trưởng ĐV
Thủ quỹ
Kế toán thanh
toán (KTTT)
1. Đề nghị nộp tiền 
2. Lập phiếu thu 
3. Thu tiền 
4. Ghi sổ 
5. Ký phiếu thu 
6. Bảo quản Chứng từ 
c) Quy trình lập và luân chuyển của phiếu chi
Trường hợp doanh nghiệp có thể sử dụng phương án 1 hoặc phương án 2 hoặc
kết hợp cả 2 phương án thì phải thực hiện yêu cầu:
- Đối với nghiệp vụ chi tiền lớn có tính trọng yếu sử dụng phương án 1 nhằm
13
đảm bảo tính chặt chẽ của những nghiệp vụ chi tiền.
- Đối với nghiệp vụ chi tiền nhỏ mang tính chất thường xuyên cho hoạt động
sản xuất kinh doanh để đảm bảo tính kịp thời của nghiệp vụ chi tiền và ghi sổ kế toán
ta sử dụng phương án 2.
Phương án 1
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người có nhu
cầu chi tiền
KTT/Thủ
trưởng ĐV
Thủ quỹ
Kế toán thanh
toán (KTTT)
1. Đề nghị chi tiền 
2. Duyệt lệnh chi 
3. Lập phiếu chi 
4. Ký phiếu chi 
5. Chi tiền 
6. Ghi sổ 
7. Bảo quản Chứng từ 
Phương án 2
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người có nhu
cầu chi tiền
KTT thủ
trưởng ĐV
Thủ quỹ
Kế toán thanh
toán (KTTT)
1. Đề nghị chi tiền 
2. Duyệt lệnh chi 
3. Lập phiếu chi 
4. Chi tiền 
5. Ghi sổ 
6. Ký phiếu chi 
7. Bảo quản Chứng từ 
3.2.3.2. Tổ chức chứng từ hàng tồn kho
a) Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là 1 bộ phận tài sản lưu động thường được lưu chuyển qua kho mà
doanh nghiệp mua về với mục đích để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc để bán.
b) Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận
Là chứng từ dùng để minh chứng tính chính xác của nghiệp vụ nhập hàng tồn
kho. Giữa 3 đối tượng: Người bán, người quản lý tài sản và thủ kho về mặt lý thuyết
biên bản kiểm nghiệp được lập cho tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho, nhưng trên thực
tế biên bản này chỉ được lập trong các trường hợp sau đây: Hàng nhập với khối lượng
lớn; hàng nhập không nguyên đai nguyên kiện rời lẻ; hàng nhập có tính chất cơ khí
hoá phức tạp.
14
- Phiếu nhập kho: MS01-PNK
Phiếu này do cán bộ phòng cung ứng lập thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu tại
quyển, liên 2 giao cho người nhập hàng, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán.
- Phiếu xuất kho: MS02-PXK
Phiếu do cán bộ phòng cung ứng hoặc bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư lập
thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhận hàng, liên 3
dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán.
c) Tổ chức lập và luân chuyển phiếu nhập kho
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người có
nc nhập
hàng
Ban
kiểm
nghiệm
Cán bộ
phòng
cung ứng
Phụ trách
cung ứng
Thủ
kho
Kế
toán
HTK
1. Đề nghị nhập hàng 
2. Biên bản kiểm nghiệm 
3. Lập phiếu nhập  
4. Ký phiếu nhập 
5. Nhập kho 
6. Ghi sổ 
7. Bảo quản chứng từ 
d) Tổ chức lập và luân chuyển phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho thường được lập thành 3 liên: liên 1: Thủ kho lưu để ghi thẻ
kho và đối chiếu với kế toán, liên 2: Người nhận vật liệu, liên 3: Kế toán vật tư ghi sổ
(sổ chi tiết vật tư) sau đó chuyển sang cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người có
nhu cầu
Cán bộ
phòng cung
ứng
KTT (thủ
trưởng đơn
vị)
Thủ
kho
Kế toán
HTK
1. Đề nghị xuất dùng 
2. Duyệt lệnh xuất 
3. Lập phiếu xuất 
4. Ký phiếu xuất 
5. Xuất kho 
6. Ghi sổ 
7. Bảo quản chứng từ 
3.2.3.3. Tổ chức chứng từ lao động và tiền lương
- Chứng từ tiền lương, thu nhập phải trả, các khoản thanh toán gồm:
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
+ Bảng thanh toán lương và BHXH
+ Bảng phân phối thu nhập theo lao động
+ Các chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động
15
+ Các chứng từ đền bù thiệt hại, bù trừ nợ.
- Trình tự lập và luân chuyển chứng từ:
3.2.3.4. Tổ chức chứng từ TSCĐ
- Khi lập chứng từ tăng giảm TSCĐ phải phản ánh đúng nguyên giá.
- Chứng từ của chủ sở hữu thường là các chứng từ mệnh lệnh như các quyết định
về đầu tư, điều động liên doanh, quyết định về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
- Chứng từ thực hiện việc giao nhận thanh lý, hoặc nhượng bán TSCĐ nó gắn
liền với từng TSCĐ.
- Trình từ luân chuyển chứng từ TSCĐ thể hiện như sau:
3.2.3.5. Tổ chức chứng từ bán hàng
- Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
+ Hóa đơn theo mẫu in sẵn;
+ Hóa đơn in từ máy;
+ Hóa đơn điện tử;
+ Tem, vé, thẻ in giá thanh toán.
16
Chủ sở hữu
TSCĐ
Các quyết
định (chứng
từ mệnh lệnh)
Hội đồng giao
thận thanh lý
TSCĐ
Biên bản giao,
nhận thanh lý
TSCĐ (chứng
từ thực hiện)
Kế toán TSCĐ
Bộ chứng từ
Ghi thẻ
TSCĐ
TSCĐ
Ghi sổ
TSCĐ
TSCĐ
Nơi sử
dụng LĐ
Bộ phận
quản lý
LĐ
Kế toán
tiền
lương
Bảo quản,
lưu trữ
Nghiệp vụ
LĐ&TL
Lập bảng
chấm
công; C.từ
kết quả
LĐ
Ra các QĐ
về cơ cấu
LĐ, lương,
thưởng,
phụ cấp
Lập bảng
phân bổ TL;
các chứng từ
thanh toán;
ghi sổ kế
toán
21 3 4
Bộ tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán
hàng phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền thỏa thuận bằng văn bản.
- Hóa đơn bán hàng được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Thủ kho hoặc nhân viên bán hàng lưu để ghi thẻ kho và đối chiếu với
kế toán. (màu tím)
+ Liên 2: Giao cho khách hàng. (màu đỏ)
+ Liên 3: Kế toán lập chứng từ thu tiền và ghi sổ kế toán. (màu xanh)
- Trình tự luân chuyển chứng từ về bán hàng như sau:
Trách nhiệm
Biểu công việc
Các bộ phận chức năng
Người
mua
hàng
Cán bộ
phòng KD
(phòng VT)
KTT/Thủ
trưởng
đơn vị
Thủ
kho
Thủ
quỹ
KT HTK
(KTBH)
1. Đề nghị mua hàng 
2. Viết hoá đơn 
3. Ký hoá đơn 
4. Viết phiếu thu 
5. Ký phiếu thu 
6. Thu tiền 
7. Xuất hàng 
8. Ghi sổ 
9. Bảo quản chứng từ 
3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
3.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ tổ chức hệ thống TKKT
3.3.1.1. Khái niệm tổ chức hệ thống TKKT
Tổ chức hệ thống TKKT:
- Là quá trình thiết lập một hệ thống TK kế toán nhằm cung cấp các thông tin
tổng quát về từng loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị kế toán.
- Là việc tổ chức vận dụng phương pháp tài khoản để xây dựng hệ thống TK kế
toán trên góc độ ban hành chế độ và vận dụng chế độ cho đơn vị cơ sở trong nền kinh tế.
- Thực chất là xây dựng hệ thống các tài khoản ghi đơn, ghi kép để hệ thống
hóa các chứng từ kế toán theo thời gian và theo từng đối tượng cụ thể nhằm mục đích
kiểm soát, quản lý các đối tượng của kế toán.
3.3.1.2. Nhiệm vụ tổ chức tài khoản kế toán
17
- Xây dựng hệ thống tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết, tài khoản so sánh,
tài khoản điều chỉnh, tài khoản ghi đơn, tài khoản ghi kép.
- Xây dựng chính sách kế toán gắn với nội dung, kết cấu cho từng loại tài
khoản, từng tài khoản.
- Xây dựng chế độ ghi chép trên tài khoản, mối quan hệ giữa các tài khoản.
- Xây dựng điều kiện vận dụng vào đơn vị cơ sở
3.3.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống TKKT
- Hệ thống tài khoản kế toán phải kiểm soát được các đối tượng trên các góc
độ tình hình hiện có và biến động tăng, giảm của chúng.
- Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng phải phù hợp với chế độ quản lý
và cơ chế quản lý trong giai đoạn lịch sử ban hành chế độ.
- Tổ chức hệ thống tài khoản phải tôn trọng tính đặc thù về đối tượng, về đơn
vị kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán được tổ chức phải tuân thủ chuẩn mực kế toán
Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.3.3. Nội dung tổ chức TKKT
3.3.3.1. Các yêu cầu khi tổ chức hệ thống tài khoản
- Hệ thống tài khoản phải được chia thành từng loại, từng nhóm, từng tài
khoản với số hiệu và tên gọi dễ nhận biết giữa hình thức pháp lý và bản chất kinh tế
của đối tượng ghi trên tài khoản.
- Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng phải có tính mở và tính thích ứng tính
tuân thủ cao khi ứng dụng, tính khả thi trong thực tiễn.
- Hệ thống tài khoản kế toán phải có tính logic về số hiệu, tên gọi, nội dung
ghi chép trên các tài khoản.
- Hệ thống tài khoản phải có tính thống nhất về đơn vị ban hành, phạm vi áp
dụng trong các ngành, đơn vị hạch toán cơ sở.
3.3.3.2. Xây dựng các loại tài khoản cho đối tượng hạch toán
Theo thông tư 200/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì toàn bộ các tài
khoản kế toán được ghi kép, không có tài khoản ghi đơn.
3.3.3.3. Xây dựng nội dung, kết cấu, hình thức cho tài khoản
- Việc xây dựng hình thức kết cấu tài khoản dựa vào cách sắp xếp tài khoản
theo nguyên tắc phân loại tài khoản.
18
- Chọn hình thức mã hóa cho tài khoản dựa vào việc đánh số hiệu cho tài khoản.
- Xây dựng nội dung phản ánh của tài khoản dựa vào quy địn hạch toán trên
tài khoản để giới hạn phạm vi thông tin cần phản ánh trên tài khoản kế toán.
3.3.3.4. Xây dựng mối quan hệ ghi chép cho từng tài khoản
- Là việc thiết lập các quan hệ cho từng tài khoản trong nhóm, loại tài khoản.
- Phải liệt kê các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh liên quan đến một đối
tượng cụ thể.
- Xác định các mối quan hệ có thể phát sinh giữa các đối tượng.
- Xây dựng các quan hệ ghi chép theo dạng đối ứng.
- Các quan hệ đối ứng có thể nảy sinh giữa các tài khoản tổng hợp, hoặc giữa
các tài khoản chi tiết.
3.3.4. Chế độ tài khoản kế toán hiện hành và tổ chức vận dụng
- Chế độ tài khoản kế toán hiện hành
Theo Thông tư 200/TT –BTC ngày 22/12/21014, bao gồm 8 loại tài khoản:
TK loại 1,2: Tài sản
TK loại 3: Nợ phải trả
TK loại 4: Vốn chủ sở hữu
TK loại 5: Doanh thu
TK loại 6: Chi phí kinh doanh
TK loại 7: Thu nhập khác
TK loại 8: Chi phí khác
TK loại 9: Xác định kết quả
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp
+ TK loại 1, 2: tùy theo tài sản của doanh nghiệp;
+ TK loại 3: tùy theo tính chất công nợ;
+ TK loại 4: tùy theo cơ cấu vốn chủ sở hữu;
+ TK loại 5, 6, 7, 8, 9: tùy theo loại hình doanh nghiệp, tính chất hoạt động, quy
mô của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp được cụ thể hóa, bổ sung thêm tài khoản chi tiết;
- Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2;
- Việc cụ thể hóa hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, cụ thể mọi đối tượng kế toán trong doanh nghiệp;
+ Phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và cấp trên;
+ Phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp;
+ Phải hướng tới cung ứng thông tin thực hiện cho các công tác quản trị nội bộ.
* Đánh giá khái quát hệ thống tài khoản kế toán hiện hành
- Ưu điểm:
19
+ Một là, về số lượng tài khoản: Bộ tài chính đã kịp thời ban hành hệ thống tài
khoản với số lượng, tên gọi, nội dung phù hợp với từng quy mô hoạt động của các
doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực kinh doanh ( xây
lắp, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ...). Bên cạnh đó, nhận thức được
những đóng góp đáng kể của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam và đơn giản hóa hệ thống kế toán cho loại hình doanh nghiệp này
cũng như cập nhật những thay đổi về cơ chế, chính sách tài chính, Luật doanh nghiệp,
chuẩn mực kế toán... Bộ Tài Chính đã kịp thời ban hành các quyết định về việc sửa
đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Hai là, về ký hiệu và tên gọi của tài khoản: Hệ thống tài khoản đã được xây
dựng một cách khoa học hơn các hệ thống cũ, chúng đều được xây dựng trên cơ sở quá
trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn, tính chất cân đối giữa vốn và nguồn vốn, giữa
chi phí và thu nhập và luôn được bổ sung, sửa đổi phù hợp với việc thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin của tất cả các loại hình doanh nghiệp theo hướng phù hợp với các
chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế.
+ Ba là, về tính logic: Hệ thống tài khoản được xây dựng một cách logic, tính
logic của hệ thống tài khoản kế toán được thể hiện qua số hiệu, tên gọi, trật tự, sắp xếp
của các tài khoản, nó thể hiện được vị trí của từng tài khoản trong hệ thống và sự liên
kết của các tài khoản thành loại, nhóm. Tính logic của hệ thống tài khoản tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhớ nội dung, kết cấu của từng tài khoản nói riêng và phương pháp
ghi chép các loại nghiệp vụ phổ biến nói chung, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp cũng như công tác phổ biến kiến thức
kế toán, đào tạo nhân viên kế toán.
+ Bốn là, tính mở: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trên
đà phát triển, thêm vào đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đang xây dựng,
bổ sung, hoàn thiện, quá trình hội nhập và nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì
những khái niệm, loại nghiệp vụ mới... ngày càng phong phú. Điều này đã được chứng
minh trong quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán như: thuê tài chính tài
sản cố định, đầu tư và công ty liên doanh, liên kết... Bằng việc sử dụng hệ thống tài
khoản được ký hiệu bằng 3 chữ số trở lên, sự phân loại, phân nhóm tài khoản được
thực hiện theo cơ chế thoáng nên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành có khả năng
thích ứng với sự thay đổi của các khái niệm, các quá trình kinh tế, hoạt động kinh
doanh mới trong tương lai.
20
- Nhược điểm:
+ Một là, tính thống nhất: Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành chưa mang
tính linh hoạt cao do việc bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các tài
khoản cấp 1, cấp 2 và một số tài khoản cấp 3. Tuy đã có luật kế toán nhưng trong điều
kiện khung pháp lý của Việt Nam chưa được hoàn thiện cụ thể, các chuẩn mực kế toán
Việt Nam chưa được ban hành đầy đủ nên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành bị
sửa đổi, bổ sung một cách bị động, chắp vá liên tục, gây khó khăn, lúng túng cho các
đơn vị kế toán khi áp dụng. Mặt khác do những hướng dẫn sửa đổi bổ sung lại nằm
rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho việc cập nhật thông tin của
người làm kế toán.
Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán hiện hành chưa dự đoán được những
thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế tài chính và xu hướng hội nhập; do vậy, hệ
thống tài khoản này thường xuyên phải thay đổi, bổ sung khiến cho cán bộ kế toán
nhiều doanh nghiệp không kịp cập nhật, trở nên lạc hậu. Ngoài ra, trình độ của cán bộ
kế toán không đồng đều hầu như ít được đào tạo về tổ chức vận dụng chế độ kế toán
và trong chương trình giảng dạy kế toán ở các cơ sở.
+ Hai là, tính thống nhất: Do chế độ kế toán quy định hệ thống tài khoản kế
toán khác nhau và việc phân định đối tượng vận dụng không rõ ràng dẫn đến các
doanh nghiệp gặp khó khăn lúng túng trong công tác kế toán.
3.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
3.4.1. Nhiệm vụ tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Xác định rõ đặc điểm kinh doanh của đơn vị, tính chất của hoạt động kinh tế
- tài chính phát sinh, khối lượng nghiệp vụ phát sinh...; yêu cầu trình độ quản lý,
trình độ kế toán;... để xác định hình thức sổ kế toán áp dụng phù hợp.
- Nắm vững các nguyên tắc cơ bản quy định cho từng hình thức tổ chức sổ kế
toán như số lượng và kết cấu sổ sách, trình tự ghi chép và tính toán các chỉ tiêu,
không áp dụng lẫn lộn các hình thức sổ.
- Nắm vững tài khoản và nội dung phản ánh của các tài khoản trong từng loại
sổ, cách thức ghi chép, sửa chữa sai sót, nhầm lẫn (nếu có), cách thức thu thập, xử lý
và tổng hợp thông tin từ các loại sổ khác nhau.
- Nắm được nội dung công việc ghi chép, phản ánh hàng ngày (hoặc định kỳ),
công việc phải làm cuối tháng, cuối quý, cuối năm...
3.4.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống sổ kế toán
21
Việc tổ chức xây dựng hệ thống sổ và ghi chép kế toán một cách khoa học,
chính xác có một ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu và cung cấp
thông tin kế toán, đảm bảo chất lượng của các chỉ tiêu báo cáo tiết kiệm được thời gian
công tác. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính thống nhất giữa hệ thống tài khoản với việc xây dựng hệ thống
sổ kế toán;
- Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán nào (hay hệ thống sổ kế toán nào)
phải phù hợp với năng lực và trình độ của cán bộ quản lý và kế toán viên;
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và tiện lợi
cho kiểm tra kế toán;
- Chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức theo một trong các hình
thức tổ chức sổ kế toán theo quy định;
- Phải mở sổ kế toán và khóa sổ kế toán theo đúng quy định;
- Việc ghi chép trên sổ kế toán phải rõ ràng, dễ đọc và phải ghi bằng mực tốt,
không phai. Số liệu phản ánh trên sổ sách phải liên tục, có hệ thống, không được bỏ
cách dòng hoặc viết xen kẽ, đè chồng lên nhau. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng
phương pháp thủ công có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá
làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương
pháp kế toán
3.4.3. Nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán
3.4.3.1. Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán
Lựa chọn hình thức sổ kế toán cũng là một trong những nội dung quan trọng
của tổ chức công tác kế toán. Lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp để sử dụng trong
công tác kế toán góp phần phát huy tác dụng của hạch toán kế toán, không những đảm
bảo cho việc thu nhận, hệ thống hóa thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy
phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính, mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt
chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của
doanh nghiệp. Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán thích hợp dựa vào đặc điểm cụ
thể của từng đơn vị về quy mô, về tính chất hoạt động, về ngành nghề kinh doanh, về
trình độ cán bộ, về yêu cầu thông tin cung cấp cho quản lý, về điều kiện và phương
tiện vật chất hiện có...
3.4.3.2. Lựa chọn chủng loại và số lượng sổ kế toán
22
Như đã nêu ở phần trên, có nhiều cách thức phân loại sổ kế toán, tuy nhiên
trong phạm vi môn học chỉ giới thiệu việc phân loại sổ kế toán theo công dụng của sổ.
Trong đó:
- Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
- Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối
với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ
kế toán chi tiết.
a) Sổ tổng hợp
Là loại sổ dùng để theo dõi những chỉ tiêu tổng hợp về một đối tượng nhất định,
sổ tổng hợp thường được ghi định kỳ và chỉ theo dõi đối tượng theo chỉ tiêu tiền tệ
(thước đo giá trị), được làm cơ sở để lập báo cáo tài chính, kế toán.
Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp. Sổ kế toán tổng hợp
gồm: Sổ nhật ký và sổ cái.
b) Sổ Nhật ký
- Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế
toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài
khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát
sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp.
- Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
c) Sổ Cái
- Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và
trong một niên độ kế toán cho 1 tài khoản riêng hoặc 1 số tài khoản có liên quan mật
thiết với nhau được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn,
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau:
+ Ngày, tháng ghi sổ;
+ Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
23
+ Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có
của tài khoản.
d) Sổ chi tiết
- Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết bao
gồm các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, sổ thẻ chi tiết.
- Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản
lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng
loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chi tiết, cụ thể mà sổ Nhật ký và Sổ Cái
chưa phản ánh được.
- Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không uy định bắt buộc. Các doanh
nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết
và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp.
3.4.3.3. Tổ chức xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép sổ kế toán
a) Yêu cầu đối với việc ghi chép sổ kế toán
- Phải xây dựng, thiết kế được quy trình ghi chép sổ kế toán các loại cho phù
hợp với từng đơn vị;
- Phải chỉ rõ công việc hàng ngày, định kỳ, công việc cuối tháng... mà kế toán
phải tiến hành trên từng loại sổ và trong toàn bộ hệ thống sổ mà đơn vị sử dụng;
- Phải chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc ghi chép, đối
chiếu, kiểm tra...
b) Mục đích
- Việc ghi chép thông tin kế toán rõ ràng, đơn giản, dễ kiểm tra, tiết kiệm chi
phí hạch toán;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công, phân nhiệm kế toán, đảm bảo cho
thông tin kế toán có độ tin cậy cao.
3.4.3.4. Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán
a) Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán
- Lựa chọn sổ phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Lựa chọn phương tiện, kỹ thuật ghi sổ
- Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương pháp thủ công hoặc ghi sổ kế
toán bằng máy vi tính.
- Trường hợp ghi sổ bằng phương pháp thủ công phải theo một trong các hình
24
thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định hiện hành. Đơn vị được mở thêm các sổ
kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn
mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế
toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu
cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy
định của Chế độ sổ kế toán.
+ Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế
toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và
quy định tại Chế độ kế toán này.
+ Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán
do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa
chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp.
b) Xác định trách nhiệm của người ghi sổ
- Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân
giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách
nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
- Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc
bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới.
Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
- Xây dựng mối quan hệ đối chiếu, cung cấp số liệu của các loại sổ
- Phải đảm bảo quan hệ kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với nhau
nhằm đảm bảo tính chính xác của hệ thống hoá thông tin kế toán.
c) Mở và ghi sổ kế toán
c1) Mở sổ
- Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành
lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán
trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi
sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính.
- Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc
để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
- Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
25
+ Đối với sổ kế toán dạng quyển
Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán
và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại
diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác
Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải
đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
+ Đối với sổ tờ rời
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ,
tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám
đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ
đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế
toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
c2) Ghi sổ
Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm
tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc
phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
c3) Khoá sổ
Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải
khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của
pháp luật.
3.4.3.5. Tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế toán
Khi tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế toán phải
- Xây dựng được quy trình ghi chép, xử lý, sử dụng và lưu giữ sổ các loại ở
từng khâu, từng nơi, từng bộ phận, từng cá nhân... gắn với trách nhiệm của từng người.
- Phải phân loại, sắp xếp sổ thuộc từng loại; trong đó lại sắp xếp theo thứ tự
thời gian phát sinh theo mỗi niên độ kế toán, bảo đảm hợp lý, dễ tra cứu, sử dụng khi
cần thiết.
3.4.4. Các hình thức sổ kế toán
3.4.4.1. Hình thức sổ kế toán
Khái niệm: Hình thức sổ kế toán là việc kết hợp cá loại sổ sách với nội dung
và kết cấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo một trình tự hạch toán
nhất định nhằm rút ra các chỉ tiêu cần thiết cho quản lý.
Để thực hiện những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống sổ kế toán người ta
26
đã xây dựng được một số phương án tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng cho các đơn
vị nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng gọi là hình thức kế toán. Các hình thức
kế toán phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp bao gồm: Hình thức kế toán nhật ký - Sổ
cái; hình thức kế toán nhật ký chung; hình thức kế toán chứng từ ghi sổ; hình thức kế
toán nhật ký chứng từ; hình thức kế toán trên máy vi tính.
3.4.4.2. Hình thức kế toán nhật ký - Sổ cái
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.4.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký chung
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
27
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tồng
hợp chi tiết
Bảng tổng
hợp chứng
từ kế toán
cùng loại
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
28
3.4.4.4. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
29
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
3.4.4.5. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.4.4.6. Hình thức kế toán trên máy vi tính
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
30
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng kê
Chứng từ
kế toán
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- BÁO CÁO KTQT
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
SỔ KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
PHẦN
MỀM KẾ
TOÁN
3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
3.5.1. Khái quát chung về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
3.5.1.1. Khái niệm
- Là những quy định về nội dung, kết cấu, biểu mẫu, trách nhiệm, thời điểm,
thời kỳ, phương pháp, nơi lập và nơi nhận các báo cáo kế toán.
- Là sự cụ thể hóa phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, là sản phẩm của
công nghệ kế toán ở từng đơn vị kế toán.
3.5.1.2. Vai trò của chế độ báo cáo kế toán
- Hướng dẫn các đơn vị kế toán trong công tác lập báo cáo kế toán;
- Bảo đảm yêu cầu chính xác, đầy đủ, thống nhất, khách quan của các thông
tin trình bày trên báo cáo kế toán;
- Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đối tượng có lợi ích gắn trực tiếp hoặc
gián tiếp với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.5.2. Nội dung tổ chức báo cáo kế toán
3.5.2.1. Quy định cơ cấu và mẫu biểu báo cáo kế toán
a) Danh mục báo cáo tài chính năm
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN
Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN
Phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN
Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động
khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN
Trình bày khái quát đặc điểm hoạt động, đặc điểm chế độ kế toán được áp dụng,
tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng.
b) Danh mục hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ(dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) : Mẫu số B 02a – DN;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN;
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B 02b – DN;
31
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN;
3.5.2.2. Quy định trách nhiệm lập, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
a) Trách nhiệm lập BCTC
- Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức của một
doanh nghiệp khác) có tư cách pháp nhân thì phải lập BCTC theo đúng quy định.
- Kế toán trưởng phải có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc lập, trình bày,
nộp, và công khai báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
- Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập
và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán
trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo kế toán tài chính năm của công ty, tổng công ty
phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối năm tài
chính dựa trên báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty,
tổng công ty.
- Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo kế
toán tài chính quý dạng đầy đủ.
- Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo kế toán tài chính hợp nhất giữa quý
và báo cáo kế toán cuối năm theo quy định. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính
hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.
b) Thời hạn lập BCTC
Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý và cuối năm để phản ánh tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại quý đó, năm đó.
c) Thời hạn nộp BCTC
c1) Đối với doanh nghiệp Nhà nước
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý
+ Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
+ Đơn vị trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng
công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm
+ Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
32
+ Đơn vị trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng
công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.
c2) Đối với các loại doanh nghiệp khác
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo
cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với
các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp
trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
3.5.2.3. Quy định trách nhiệm của người kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế toán
- Kiểm tra, kiểm toán báo cáo kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về
kinh tế, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán trên các báo cáo kế toán.
- Người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế
toán phải là người trung thực, khách quan có tình thần trách nhiệm, chưa vi phạm kỷ
luật lần nào, có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung kiểm tra.
- Người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế
toán do thủ trưởng đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị
về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của các kết luận kiểm tra.
3.5.2.4. Quy định nơi nhận hoặc công khai báo cáo kế toán
Các loại doanh
nghiệp
Kỳ lập báo
cáo
Nơi nhận báo cáo
Cơ
quan
tài
chính
Cơ
quan
thuế
Cơ
quan
thống
kê
Doanh
nghiệp
cấp trên
Cơ quan
đăng ký
kinh
doanh
Doanh nghiệp nhà
nước
Quý, năm X X X X X
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
Năm X X X X X
Các loại doanh
nghiệp khác
Năm X X X X
3.5.2.5. Quy định về phương pháp lập báo cáo kế toán
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại
Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:
- Trung thực và hợp lý;
33
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng
chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết
định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp;
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn
thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
+ Trình bày khách quan, không thiên vị;
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo
cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa
các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại
diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
3.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo kế toán
Đối với báo cáo tài chính bắt buộc thì dựa vào chế độ báo cáo kế toán của Nhà
nước để xác định.
Đối với báo cáo kế toán nội bộ thiết lập danh mục, nội dung, kết cấu theo quy
trình sau:
34
Yêu cầu thông tin của nhà
quản trị doanh nghiệp
Danh mục và chỉ tiêu báo cáo
Kết cấu của báo cáo nội bộKết cấu của báo cáo hướng
dẫn

More Related Content

What's hot

Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhDương Hà
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Nguyễn Tú
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhChris Christy
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánleemindinh
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108jackjohn45
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíxuan2803
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnMạnh Hùng Trần
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toándlmonline24h
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiNguyen Minh Chung Neu
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctclovesick0908
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Man_Ebook
 

What's hot (20)

Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
 
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan Trac nghiem He thong thong tin ke toan
Trac nghiem He thong thong tin ke toan
 
Bài tập lớn nguyên lý kế toán
Bài tập lớn nguyên lý kế toánBài tập lớn nguyên lý kế toán
Bài tập lớn nguyên lý kế toán
 
Bt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chínhBt kiểm toán tài chính
Bt kiểm toán tài chính
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Bài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phíBài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phí
 
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
Bài tập quản trị tài chính và lời giải chi tiết 1428108
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp, Công việc Kế toán, 9 điểm, HAY!
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiếnCông tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
Công tác kế toán tại công ty tnhh duy tiến
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctcBài giải bài tập kiểm toán bctc
Bài giải bài tập kiểm toán bctc
 
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
100 bài tập kế toán thuế có lời giải và đáp án
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước ...
 

Similar to Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan

Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnDương Hà
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmThanh Hoa
 
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh TrìCông tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trìluanvantrust
 
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Thao Vy
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-triVũ Hương
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02xongdzomuong
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịDương Hà
 

Similar to Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan (20)

Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đĐề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
Đề tài: Tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
 
Nhon 8
Nhon 8Nhon 8
Nhon 8
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút RaBáo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâmLuận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
Luận văn hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại công ty cổ phần đồng tâm
 
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh TrìCông tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
 
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...
Đề tài: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mù...
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
 
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt lenĐề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
êKtqt
êKtqtêKtqt
êKtqt
 
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
Ketoanquantri 120503111416-phpapp02
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Ke toan-quan-tri
Ke toan-quan-triKe toan-quan-tri
Ke toan-quan-tri
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 

Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan

  • 2. Bài 3: Tổ chức công tác kế toán (30 tiết) 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 3.1.1. Khái niệm, căn cứ xây dựng mô hình bộ máy kế toán 3.1.1.1. Khái niệm bộ máy kế toán Bộ máy kế toán ở đơn vị là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và công tác tài chính (tài vụ) ở đơn vị. 3.1.1.2. Căn cứ xây dựng bộ máy kế toán - Các đơn vị khác nhau về lĩnh vực hoạt động, quy mô và phạm vi hoạt động và về nhiều yếu tố khác nữa, vì vậy không thể xây dựng được mô hình chung của bộ máy kế toán cho mọi đơn vị, mà mỗi đơn vị phải tự xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị mình cho phù hợp. - Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải dựa vào các căn cứ sau: + Lĩnh vực hoạt động của đơn vị; + Đặc điểm và quy trình hoạt động của đơn vị; + Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị; + Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ; + Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán; + Biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên kế toán hiện có. 3.1.2. Các hình thức tổ chức bộ máy kế toán - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán là việc lựa chọn, xắp xếp bộ máy đó làm việc theo dạng nào cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của doanh nghiệp. - Các căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán hợp lý: + Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; + Qui mô, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp (không gian bố trí các đơn vị); + Đặc điểm về tổ chức doanh nghiệp, mức độ phân cấp quản lý kế toán tài chính; + Biên chế và năng lực trình độ của đội ngũ kế toán của đơn vị; + Trình độ, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật; + Điều kiện về thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; Các nhân tố và điều kiện này chi phối tác động lẫn nhau vì vậy phải phối hợp 2
  • 3. các nhân tố và điều kiện trong một thực tế cụ thể để xác định được một hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa khoa học vừa hợp lý; Hiện nay có 3 hình thức tổ chức: Tổ chức công tác kế toán tập trung, tổ chức công tác kế toán phân tán, tổ chức công tác kế toán nửa tập trung nửa phân tán. 3.1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung a) Nội dung - Hình thức này thường được áp dụng cho các DN có hoặc không có đơn vị trực thuộc, có quy mô vừa và nhỏ, công việc hạch toán không nhiều, hoặc đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng địa bàn tập trung, phương tiện thông tin liên lạc dễ dàng; - Theo hình thức này toàn doanh nghiệp (công ty, tổng công ty) chỉ có một phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở, còn các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng. Trong trường hợp này đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp quản lý kế toán tài chính nội bộ ở mức độ chưa cao; - Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tại đơn vị trực thuộc có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ để hàng ngày hoặc định kỳ chuyển về phòng kế toán kiểm tra, luân chuyển và ghi sổ kế toán; - Tổ chức theo hình thức này thì bộ máy kế toán ở doanh nghiệp là chủ yếu có thể chia làm nhiều bộ phận như sau: + Bộ phận tài chính kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán: Làm nhiệm vụ giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp, theo dõi tình hình biến động về vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu phải trả, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ khác; + Bộ phận kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho; + Bộ phận kế toán chi phí nhân công và bảo hiểm xã hội; + Bộ phận tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành; + Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh; + Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra. 3
  • 4. b) Sơ đồ 3.1.2.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán a) Nội dung - Hình thức này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, có các đơn vị trực thuộc mà mỗi đơn vị trực thuộc đều được hạch toán tương đối hoàn chỉnh, địa bàn phân tán. Theo hình thức này toàn doanh nghiệp vừa có một phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở (ở đơn vị chính: Công ty, tổng công ty...), vừa tổ chức phòng kế toán ở đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc trong trường hợp này đã được phân cấp quản lý kế toán tài chính nội bộ ở mức độ cao như được giao vốn, hạch toán kết quả kinh doanh. - Trong trường hợp này toàn bộ công việc kế toán tài chính của doanh nghiệp được phân công như sau: + Phòng kế toán trung tâm: Thực hiện các phần công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và báo cáo kế toán phần công việc thực hiện. Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán và thông kê, hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc, thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc để tổng hợp lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp; + Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị, tổ chức thực hiện toàn bộ kế toán ở đơn vị để định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm, tổ chức thống kê các chỉ tiêu kinh tế trong phạm vi đơn vị để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị trực thuộc. 4 KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ phận kế toán vật tư, hàng hoá Bộ phận tài chính Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH BP kế toán chi phí sản xuất và GTSP Bộ phận kế toán bán hàng KQKD Bộ phận kế toán nguồn vốn và các quỹ DN Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra Các nhân viên kinh tế ở các đơn vị trực thuộc Quan hệ chỉ đạo
  • 5. b) Sơ đồ78 3.1.2.3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán a) Nội dung - Hình thức này thường được áp dụng cho các DN có quy mô lớn địa bàn hoạt động rộng, có các đơn vị trực thuộc mà phân cấp quản lý kế toán tài chính là khác nhau; - Theo hình thức này toàn doanh nghiệp vẫn tổ chức phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở chính nhưng ở các đơn vị trực thuộc thì tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức hoặc phân định một số phần hành giữa đơn vị trung tâm và đơn vị trực thuộc. Đây là hình thức kết hợp hai hình thức trên, nếu ở các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý kế toán tài chính ở mức độ cao thì tổ chức công tác kế toán riêng, còn lại đơn vị chưa được phân cấp quản lý kế toán tài chính thì không tổ chức kế toán riêng mà nội dung hoạt động kế toán tài chính ở đơn vị này do phòng kế toán trung tâm đảm nhận. - Công tác kế toán theo hình thức này được phân công như sau: + Phòng kế toán trung tâm: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng, hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng, thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn 5 Bộ phận tài chính Kế toán vật tư, hàng hoá KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ phận kế toán hoạt động chung của doanh nghiệp Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kiểm tra kế toán Phòng (tổ) kế toán ở các đơn vị phụ thuộc Trưởng phòng (tổ trưởng) kế toán Kế toán tài sản cố định Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán chi phí sản xuất, giá thành Kế toán bán hàng kết quả kinh doanh Kế toán tổng hợp Quan hệ chỉ đạo
  • 6. vị trực thuộc để lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp. + Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng: Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm. + Ở đơn vị trực thuộc không tổ chức kế toán riêng: Bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thực hiện từng phần hành công việc kế toán cụ thể do phòng kế toán trung tâm phân công, định kỳ lập và gửi báo cáo đơn giảm các phần hành về phòng kế toán trung tâm. b) Sơ đồ 3.2. Tổ chức chứng từ kế toán 3.2.1. Nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán - Căn cứ vào quy mô sản xuất – kinh doanh, loại hình hoạt động, trình độ, cách thức tổ chức quản lý để xác định số lượng, chủng loại chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp; - Căn cứ vào yêu cầu quản lý tài sản và các thông tin về tình hình biến động tài sản để tổ chức sử dụng chứng từ thích hợp và luân chuyển giữa các bộ phận có liên quan; 6 KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ phận tài chính Bộ phận kế toán tài sản cố định Bộ phận kế toán vật tư hàng hoá Bộ phận kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội Bộ phận kế toán ... Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra Nhân viên kinh tế ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng Phòng (tổ) kế toán ở các đơn vị trực thuộc Trưởng phòng (tổ trưởng) kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán CPSX, giá thành Kế toán bán hàng Kế toán tổng hợp Quan hệ chỉ đạo
  • 7. - Căn cứ vào nội dung và đặc điểm của từng loại chứng từ để xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp cho từng loại; - Căn cứ vào chế độ do Nhà nước ban hành được áp dụng thống nhất để tăng cường tính pháp lý của chứng từ kế toán và bảo đảm cho chứng từ là căn cứ pháp lý quan trọng trong ghi sổ kế toán, cung cấp thông tin cho quản lý. 3.2.2. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán 3.2.2.1. Xác định danh mục chứng từ - Xác định loại chứng từ - Xác định nội dung và hình thức của chứng từ: chứng từ sử dụng phải có đủ các yếu tố cơ bản cần thiết và các yếu tố bổ sung trên chứng từ. a) Chứng từ kế toán được coi là hợp pháp phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì tất cả các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành hoặc tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế; - Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa; - Phản ánh đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến đơn vị; - Chữ ký trên chứng từ phải đúng chữ ký của người có trách nhiệm liên quan, những chứng từ giao dịch với pháp nhân bên ngoài thì liên gửi ra bên ngoài phải có dấu của đơn vị kinh tế (nếu có). b) Chứng từ kế toán được coi là hợp lệ phải là chứng từ hợp pháp và phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Các số liệu thông tin phản ánh trên chứng từ phải đúng với thực tế về không gian, thời gian, địa điểm và giá cả; - Các số liệu được tính toán theo đúng phương pháp và đúng kết quả; - Trường hợp đơn vị có sử dụng hệ thống định mức, đơn giá của Nhà nước thì các chỉ tiêu trên chứng từ phải phù hợp với tiêu chuẩn định mức đơn giá trong từng thời kỳ; - Ngoài ra, với các chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế pháp lý giữa các pháp 7
  • 8. nhân thì phải có chữ ký của người kiểm soát (kế toán trưởng) và người phê duyệt (thủ trưởng đơn vị), đóng dấu đơn vị. Đối với các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ thì còn phải có thêm một số yếu tố thuế suất và số thuế phải nộp. Còn có chứng từ có thể có thêm một số yếu tố bổ sung nhằm phản ánh các chỉ tiêu mang tính đặc thù của ngành. 3.2.2.2. Tổ chức lập chứng từ - Các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính; - Tổ chức lập chứng từ là xây dựng qui chế lập và trách nhiệm hình thành của chứng từ đảm bảo cho chúng hình thành theo đúng chế độ quy định, theo yêu cầu quản lý và yêu cầu ghi sổ kế toán; - Lập chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung (nếu có); + Lập theo mẫu hướng dẫn; + Ghi đủ các yếu tố của chứng từ; + Không tẩy xóa chứng từ, nếu lập sai thì phải hủy và lập lại; + Đảm bảo chế độ nhân liên theo yêu cầu luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận trong đơn vị và các phần hành kế toán. - Xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu theo các mẫu hướng dẫn để ghi nhận đầy đủ thông tin về nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh. Tổ chức luân chuyển chứng từ ban đầu khoa học, hợp lý để các bộ phận có liên quan thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ có thể kiểm tra, ghi chép hạch toán được kịp thời; - Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, liên quan đến người lao động vì vậy cần phải tổ chức thu nhận thông tin bằng các chứng từ ban đầu ở tất cả các bộ phận. Chứng từ ban đầu giúp cho việc hạch toán ban đầu được chính xác, đây là công việc khởi đầu của quy trình kế toán, tuy nhiên không hoàn toàn do kế toán viên thực hiện mà do nhưng người làm việc ở các bộ khác trong doanh nghiệp được phân công thực hiện với sự hướng dẫn, kiểm tra và giám sát của phòng kế toán doanh nghiệp; - Các nghiệp vụ nội sinh khi phát sinh cũng phải lập chứng từ kế toán làm căn 8
  • 9. cứ ghi sổ. Đại bộ phận các chứng từ kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế toán viên lập. Doanh ngiệp cần xây dựng mẫu chứng kế toán về nghiệp vụ nội sinh do các kế toán viên lập. Doanh nghiệp cần xây dựng mẫu chứng từ thống nhất, thích hợp với từng loại nghiệp vụ nội sinh thường phát sinh trong doanh nghiệp (là các nghiệp vụ phân bổ và trích trước chi phí để tính giá thành, phân bổ cho các đối tượng, các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh - vẫn thường gọi là bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển). 3.2.2.3. Tổ chức kiểm tra chứng từ - Chứng từ kế toán vừa là phương tiện chứa đựng thông tin vừa là phương tiện truyền tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành ở doanh nghiệp; - Tổ chức phân công các kế toán viên chịu trách nhiệm thu nhận chứng từ về từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính thuộc phần hành công việc của mình và bắt buộc phải kiểm tra chặt chẽ chứng từ kế toán trước khi ghi sổ kế toán; - Nội dung kiểm tra chứng từ kế toán bao gồm: (khi tiếp nhận chứng từ kế toán phải kiểm tra) + Kiểm tra việc ghi đầy đủ các yếu tố của chứng từ nhằm đảm bảo tính pháp lý của số liệu kế toán; + Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kế toán tài chính trong chứng từ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các chế độ về quản lý kế toán tài chính của nhà nước ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tham ô lãng phí; + Kiểm tra tính hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ. Tính hợp lý là nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh phải phù hợp với kế hoạch, với dự toán hay hợp đồng, phù hợp với các định mức kinh tế kỹ thuật, phù hợp với kỷ luật thanh toán, tín dụng, phù hợp với giá cả thị trường hiện tại; + Kiểm tra tính chính xác và trung thực của các thông tin trên chứng từ (bao gồm nội dung chỉ tiêu, yếu tố số lượng và chất lượng, hiện vật và giá trị). Kiểm tra căn cứ và phương pháp tính các chỉ tiêu giá trị phản ánh trong chứng từ nhằm bảo đảm tính chính xác của số liệu kế toán; Kiểm tra chứng từ kế toán (các thông tin về hoạt động kế toán tài chính) là một chức năng của hạch toán kế toán vì vậy các kế toán viên phải coi trọng việc kiểm chứng từ trước khi ghi sổ kế toán để bảo đảm chất lượng thông tin kế toán; 9
  • 10. Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra chứng từ kế toán đòi hỏi phải nắm chắc chế độ quản lý kế toán tài chính hiện hành, năm chắc kỷ luật thanh toán, tín dụng, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm chắc giá cả thị trường về các đối tượng tính giá ở doanh nghiệp. 3.2.2.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ - Khái niệm: Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán, chứng từ kế toán luân phải vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác theo một trình tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo thành một chu trình gọi là sự luân chuyển chứng từ; Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính từ khi phát sinh đến ghi sổ kế toán xong đưa vào bảo quản, lưu trữ có liên quan đến các bộ phận chức năng, các cán bộ quản lý trong đơn vị, liên quan đến các bộ phận kế toán trong phòng kế toán. Từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến các bộ phận, các cá nhân nhất định, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được phân công, vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị để các bộ phận chức năng, các cá nhân có trách nhiệm có thể thực hiện được việc kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ và ghi chép hạch toán kịp thời theo nhiệm vụ được phân công; Trong kế hoạch luân chuyển chứng từ cần phải quy định rõ trình tự luân chuyển chứng từ kế toán từ khi lập hoặc thu nhận đến khi ghi sổ kế toán xong phải qua các bộ phận quản lý hoặc cán bộ quản lý nào để xem xét, phê duyệt, kiểm tra nội dung kinh tế phản ánh trên chứng từ; thời hạn lưu trữ chứng từ, chuyển chứng từ cho bộ phận kế tiếp nhằm đảm bảo cho việc ghi nhận thông tin kế toán được kịp thời phục vụ tốt cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau: - Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán; - Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt; - Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán; - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 3.2.2.5. Tổ chức sử dụng chứng từ - Chứng từ là cơ sở để ghi sổ kế toán, số liệu để ghi sổ kế toán là số liệu của 10
  • 11. chứng từ gốc hợp pháp và hợp lệ. Trước khi ghi sổ kế toán các kế toán viên phải phân loại chứng từ theo các tiêu thức phân loại đã được xác định; - Chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán phải được dịch ra tiếng việt; - Căn cứ vào phương pháp kế toán của đơn vị, kế toán sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán (sổ tổng hợp và sổ chi tiết): + Đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký - Sổ cái: Từ chứng từ gốc (theo trình tự thời gian) lập bảng tổng hợp chứng từ gốc rồi ghi vào Nhật ký - Sổ cái đồng thời ghi vào thẻ, sổ chi tiết; + Đơn vị sử dụng hình thức Nhật ký Chung: Từ các chứng từ phát sinh ghi vào 2 sổ kế toán tổng hợp riêng biệt Sổ nhật ký chung và sổ cái, sau đó dùng các số liệu trên chứng từ ghi vào sổ kế toán chi tiết; + Đơn vị sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ: Hình thức này tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết thành 2 bước công việc độc lập nhau. Căn cứ vào chứng từ hàng ngày kế toán lập thành các chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ là cơ sở ghi sổ kế toán tổng hợp (sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái). Cơ sở để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc đính kèm chứng từ ghi sổ đã lập; + Đơn vị sử dụng hình thức nhật ký - chứng từ: Căn cứ vào chứng từ kế toán tiến hành phân loại chứng từ đưa vào các bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để lập thành các nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ ghi các nghiệp vụ cùng loại theo bên có các tài khoản và ghi bên Nợ nhiều tài khoản. Các sổ chi tiết dựa trên các chứng từ gốc và các bảng phân bổ để ghi sổ; Chứng từ có ý nghĩa hết sức quan trọng đến việc ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng vì vậy phải tổ chức việc lập, kiểm tra chứng từ kế toán thật tốt để phản ánh trung thực tình hình kinh tế tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.2.6. Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của chính phủ hướng dẫn thi hành luật kế toán. QĐ 218/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng bộ tài chính ban hành chế độ chứng từ kế toán và mới nhất là TT 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 quy định: - Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán; 11
  • 12. - Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu của mình trong quá trình sử dụng; - Tài liệu kế toán lưu phải là bản chính. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở cả 2 nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp; - Chứng từ điện tử trước khi đưa vào lưu trữ phải in ra giấy để lưu trữ theo qui định lưu trữ tài liệu kế toán. Trường hợp chứng từ điện tử được lưu trữ bản gốc trên thiết bị đặc biệt thì phải lưu trữ các thiết bị đọc tin phù hợp để sử dụng khi cần thiết; - Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm; - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán về sự an toàn, đầy đủ, hợp pháp của tài liệu kế toán; - Tài liệu kế toán phải được lưu trữ tại kho lưu trữ của đơn vị. Kho lưu trữ tài liệu kế toán phải có đầy đủ thiết bị bảo quản và bảo quản an toàn trong quá trình lưu trữ theo quy định của pháp luật; - Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu là 5 năm, 10 năm, 20 năm, có loại vĩnh viễn (theo điều 40 của pháp luật kế toán). Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ sau 12 tháng tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, hoặc báo cáo quyết toán được duyệt; - Tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ được phép tiêu hủy, khi tiêu hủy phải có quyết định của Hội đồng đánh giá tài liệu lưu trữ. 3.2.3. Tổ chức lập và luân chuyển một số loại chứng từ kế toán chủ yếu 3.2.3.1. Tổ chức chứng từ tiền mặt Chứng từ chi tiền mặt phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền kỳ trước khi thực hiện. Nghiệp vụ thu - chi tiền mặt Thu tiền Chi tiền 1. Thu từ bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ 1. Chi do xuất quỹ nộp vào ngân hàng 2. Thu từ đi vay 2. Chi cho vay 3. Thu từ rút TGNH về nhập quỹ 3. Chi cho hoạt động đầu tư góp vốn 4. Thu từ các khoản nợ phải thu 4. Chi thanh toán các khoản nợ phải trả 5. Thu từ các khoản đầu tư chứng khoán, hoạt động tài chính, hoạt động khác. 5. Chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh. a) Chứng từ sử dụng - Biên lai thu tiền: Là chứng từ trung gian thu tiền trước khi nộp vào quỹ tập 12
  • 13. trung của đơn vị; - Phiếu thu: MS01-TT do kế toán thanh toán lập thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán; - Phiếu chi: MS02-TT: Do kế toán trưởng hoặc kế toán tiền mặt lập thành 2 hoặc 3 liên, 3 liên trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị cấp trên trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán, liên 3 (nếu có) chuyển cho kế toán cấp trên. b) Quy trình lập và luân chuyển của phiếu thu Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng phương án 1 hoặc phương án 2 hoặc kế hợp cả 2 phương án. Nếu thực hiện kết hợp cả hai phương án thì phải tuân thủ yêu cầu sau: Đối với nghiệp vụ thu tiền lớn có tính trọng yếu sử dụng phương án 1 để đảm bảo tính chặt chẽ của nghiệp vụ. Thu tiền nhỏ có tính chất thường xuyên để đảm bảo tính kịp thời của nghiệp vụ thu tiền và ghi sổ kế toán sử dụng phương án 2. - Phương án 1 Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người nộp tiền KTT/Thủ trưởng ĐV Thủ quỹ Kế toán thanh toán (KTTT) 1. Đề nghị nộp tiền  2. Lập phiếu thu  3. Ký phiếu thu  4. Thu tiền  5. Ghi sổ  6. Bảo quản Chứng từ  - Phương án 2 Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người nộp tiền KTT/Thủ trưởng ĐV Thủ quỹ Kế toán thanh toán (KTTT) 1. Đề nghị nộp tiền  2. Lập phiếu thu  3. Thu tiền  4. Ghi sổ  5. Ký phiếu thu  6. Bảo quản Chứng từ  c) Quy trình lập và luân chuyển của phiếu chi Trường hợp doanh nghiệp có thể sử dụng phương án 1 hoặc phương án 2 hoặc kết hợp cả 2 phương án thì phải thực hiện yêu cầu: - Đối với nghiệp vụ chi tiền lớn có tính trọng yếu sử dụng phương án 1 nhằm 13
  • 14. đảm bảo tính chặt chẽ của những nghiệp vụ chi tiền. - Đối với nghiệp vụ chi tiền nhỏ mang tính chất thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo tính kịp thời của nghiệp vụ chi tiền và ghi sổ kế toán ta sử dụng phương án 2. Phương án 1 Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người có nhu cầu chi tiền KTT/Thủ trưởng ĐV Thủ quỹ Kế toán thanh toán (KTTT) 1. Đề nghị chi tiền  2. Duyệt lệnh chi  3. Lập phiếu chi  4. Ký phiếu chi  5. Chi tiền  6. Ghi sổ  7. Bảo quản Chứng từ  Phương án 2 Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người có nhu cầu chi tiền KTT thủ trưởng ĐV Thủ quỹ Kế toán thanh toán (KTTT) 1. Đề nghị chi tiền  2. Duyệt lệnh chi  3. Lập phiếu chi  4. Chi tiền  5. Ghi sổ  6. Ký phiếu chi  7. Bảo quản Chứng từ  3.2.3.2. Tổ chức chứng từ hàng tồn kho a) Khái niệm hàng tồn kho Hàng tồn kho là 1 bộ phận tài sản lưu động thường được lưu chuyển qua kho mà doanh nghiệp mua về với mục đích để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc để bán. b) Chứng từ sử dụng - Biên bản giao nhận Là chứng từ dùng để minh chứng tính chính xác của nghiệp vụ nhập hàng tồn kho. Giữa 3 đối tượng: Người bán, người quản lý tài sản và thủ kho về mặt lý thuyết biên bản kiểm nghiệp được lập cho tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho, nhưng trên thực tế biên bản này chỉ được lập trong các trường hợp sau đây: Hàng nhập với khối lượng lớn; hàng nhập không nguyên đai nguyên kiện rời lẻ; hàng nhập có tính chất cơ khí hoá phức tạp. 14
  • 15. - Phiếu nhập kho: MS01-PNK Phiếu này do cán bộ phòng cung ứng lập thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhập hàng, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán. - Phiếu xuất kho: MS02-PXK Phiếu do cán bộ phòng cung ứng hoặc bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư lập thành 3 liên, trong đó: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhận hàng, liên 3 dùng để luân chuyển và ghi sổ kế toán. c) Tổ chức lập và luân chuyển phiếu nhập kho Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người có nc nhập hàng Ban kiểm nghiệm Cán bộ phòng cung ứng Phụ trách cung ứng Thủ kho Kế toán HTK 1. Đề nghị nhập hàng  2. Biên bản kiểm nghiệm  3. Lập phiếu nhập   4. Ký phiếu nhập  5. Nhập kho  6. Ghi sổ  7. Bảo quản chứng từ  d) Tổ chức lập và luân chuyển phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho thường được lập thành 3 liên: liên 1: Thủ kho lưu để ghi thẻ kho và đối chiếu với kế toán, liên 2: Người nhận vật liệu, liên 3: Kế toán vật tư ghi sổ (sổ chi tiết vật tư) sau đó chuyển sang cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người có nhu cầu Cán bộ phòng cung ứng KTT (thủ trưởng đơn vị) Thủ kho Kế toán HTK 1. Đề nghị xuất dùng  2. Duyệt lệnh xuất  3. Lập phiếu xuất  4. Ký phiếu xuất  5. Xuất kho  6. Ghi sổ  7. Bảo quản chứng từ  3.2.3.3. Tổ chức chứng từ lao động và tiền lương - Chứng từ tiền lương, thu nhập phải trả, các khoản thanh toán gồm: + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Bảng thanh toán lương và BHXH + Bảng phân phối thu nhập theo lao động + Các chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động 15
  • 16. + Các chứng từ đền bù thiệt hại, bù trừ nợ. - Trình tự lập và luân chuyển chứng từ: 3.2.3.4. Tổ chức chứng từ TSCĐ - Khi lập chứng từ tăng giảm TSCĐ phải phản ánh đúng nguyên giá. - Chứng từ của chủ sở hữu thường là các chứng từ mệnh lệnh như các quyết định về đầu tư, điều động liên doanh, quyết định về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. - Chứng từ thực hiện việc giao nhận thanh lý, hoặc nhượng bán TSCĐ nó gắn liền với từng TSCĐ. - Trình từ luân chuyển chứng từ TSCĐ thể hiện như sau: 3.2.3.5. Tổ chức chứng từ bán hàng - Hóa đơn bán hàng được thể hiện bằng các hình thức sau đây: + Hóa đơn theo mẫu in sẵn; + Hóa đơn in từ máy; + Hóa đơn điện tử; + Tem, vé, thẻ in giá thanh toán. 16 Chủ sở hữu TSCĐ Các quyết định (chứng từ mệnh lệnh) Hội đồng giao thận thanh lý TSCĐ Biên bản giao, nhận thanh lý TSCĐ (chứng từ thực hiện) Kế toán TSCĐ Bộ chứng từ Ghi thẻ TSCĐ TSCĐ Ghi sổ TSCĐ TSCĐ Nơi sử dụng LĐ Bộ phận quản lý LĐ Kế toán tiền lương Bảo quản, lưu trữ Nghiệp vụ LĐ&TL Lập bảng chấm công; C.từ kết quả LĐ Ra các QĐ về cơ cấu LĐ, lương, thưởng, phụ cấp Lập bảng phân bổ TL; các chứng từ thanh toán; ghi sổ kế toán 21 3 4
  • 17. Bộ tài chính quy định mẫu hóa đơn, tổ chức hoặc cá nhân tự in hóa đơn bán hàng phải được cơ quan tài chính có thẩm quyền thỏa thuận bằng văn bản. - Hóa đơn bán hàng được lập thành 3 liên: + Liên 1: Thủ kho hoặc nhân viên bán hàng lưu để ghi thẻ kho và đối chiếu với kế toán. (màu tím) + Liên 2: Giao cho khách hàng. (màu đỏ) + Liên 3: Kế toán lập chứng từ thu tiền và ghi sổ kế toán. (màu xanh) - Trình tự luân chuyển chứng từ về bán hàng như sau: Trách nhiệm Biểu công việc Các bộ phận chức năng Người mua hàng Cán bộ phòng KD (phòng VT) KTT/Thủ trưởng đơn vị Thủ kho Thủ quỹ KT HTK (KTBH) 1. Đề nghị mua hàng  2. Viết hoá đơn  3. Ký hoá đơn  4. Viết phiếu thu  5. Ký phiếu thu  6. Thu tiền  7. Xuất hàng  8. Ghi sổ  9. Bảo quản chứng từ  3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 3.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ tổ chức hệ thống TKKT 3.3.1.1. Khái niệm tổ chức hệ thống TKKT Tổ chức hệ thống TKKT: - Là quá trình thiết lập một hệ thống TK kế toán nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về từng loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị kế toán. - Là việc tổ chức vận dụng phương pháp tài khoản để xây dựng hệ thống TK kế toán trên góc độ ban hành chế độ và vận dụng chế độ cho đơn vị cơ sở trong nền kinh tế. - Thực chất là xây dựng hệ thống các tài khoản ghi đơn, ghi kép để hệ thống hóa các chứng từ kế toán theo thời gian và theo từng đối tượng cụ thể nhằm mục đích kiểm soát, quản lý các đối tượng của kế toán. 3.3.1.2. Nhiệm vụ tổ chức tài khoản kế toán 17
  • 18. - Xây dựng hệ thống tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết, tài khoản so sánh, tài khoản điều chỉnh, tài khoản ghi đơn, tài khoản ghi kép. - Xây dựng chính sách kế toán gắn với nội dung, kết cấu cho từng loại tài khoản, từng tài khoản. - Xây dựng chế độ ghi chép trên tài khoản, mối quan hệ giữa các tài khoản. - Xây dựng điều kiện vận dụng vào đơn vị cơ sở 3.3.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống TKKT - Hệ thống tài khoản kế toán phải kiểm soát được các đối tượng trên các góc độ tình hình hiện có và biến động tăng, giảm của chúng. - Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng phải phù hợp với chế độ quản lý và cơ chế quản lý trong giai đoạn lịch sử ban hành chế độ. - Tổ chức hệ thống tài khoản phải tôn trọng tính đặc thù về đối tượng, về đơn vị kế toán. - Hệ thống tài khoản kế toán được tổ chức phải tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. 3.3.3. Nội dung tổ chức TKKT 3.3.3.1. Các yêu cầu khi tổ chức hệ thống tài khoản - Hệ thống tài khoản phải được chia thành từng loại, từng nhóm, từng tài khoản với số hiệu và tên gọi dễ nhận biết giữa hình thức pháp lý và bản chất kinh tế của đối tượng ghi trên tài khoản. - Hệ thống tài khoản kế toán xây dựng phải có tính mở và tính thích ứng tính tuân thủ cao khi ứng dụng, tính khả thi trong thực tiễn. - Hệ thống tài khoản kế toán phải có tính logic về số hiệu, tên gọi, nội dung ghi chép trên các tài khoản. - Hệ thống tài khoản phải có tính thống nhất về đơn vị ban hành, phạm vi áp dụng trong các ngành, đơn vị hạch toán cơ sở. 3.3.3.2. Xây dựng các loại tài khoản cho đối tượng hạch toán Theo thông tư 200/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì toàn bộ các tài khoản kế toán được ghi kép, không có tài khoản ghi đơn. 3.3.3.3. Xây dựng nội dung, kết cấu, hình thức cho tài khoản - Việc xây dựng hình thức kết cấu tài khoản dựa vào cách sắp xếp tài khoản theo nguyên tắc phân loại tài khoản. 18
  • 19. - Chọn hình thức mã hóa cho tài khoản dựa vào việc đánh số hiệu cho tài khoản. - Xây dựng nội dung phản ánh của tài khoản dựa vào quy địn hạch toán trên tài khoản để giới hạn phạm vi thông tin cần phản ánh trên tài khoản kế toán. 3.3.3.4. Xây dựng mối quan hệ ghi chép cho từng tài khoản - Là việc thiết lập các quan hệ cho từng tài khoản trong nhóm, loại tài khoản. - Phải liệt kê các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh liên quan đến một đối tượng cụ thể. - Xác định các mối quan hệ có thể phát sinh giữa các đối tượng. - Xây dựng các quan hệ ghi chép theo dạng đối ứng. - Các quan hệ đối ứng có thể nảy sinh giữa các tài khoản tổng hợp, hoặc giữa các tài khoản chi tiết. 3.3.4. Chế độ tài khoản kế toán hiện hành và tổ chức vận dụng - Chế độ tài khoản kế toán hiện hành Theo Thông tư 200/TT –BTC ngày 22/12/21014, bao gồm 8 loại tài khoản: TK loại 1,2: Tài sản TK loại 3: Nợ phải trả TK loại 4: Vốn chủ sở hữu TK loại 5: Doanh thu TK loại 6: Chi phí kinh doanh TK loại 7: Thu nhập khác TK loại 8: Chi phí khác TK loại 9: Xác định kết quả - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp + TK loại 1, 2: tùy theo tài sản của doanh nghiệp; + TK loại 3: tùy theo tính chất công nợ; + TK loại 4: tùy theo cơ cấu vốn chủ sở hữu; + TK loại 5, 6, 7, 8, 9: tùy theo loại hình doanh nghiệp, tính chất hoạt động, quy mô của doanh nghiệp; - Doanh nghiệp được cụ thể hóa, bổ sung thêm tài khoản chi tiết; - Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2; - Việc cụ thể hóa hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu: + Phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, cụ thể mọi đối tượng kế toán trong doanh nghiệp; + Phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và cấp trên; + Phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp; + Phải hướng tới cung ứng thông tin thực hiện cho các công tác quản trị nội bộ. * Đánh giá khái quát hệ thống tài khoản kế toán hiện hành - Ưu điểm: 19
  • 20. + Một là, về số lượng tài khoản: Bộ tài chính đã kịp thời ban hành hệ thống tài khoản với số lượng, tên gọi, nội dung phù hợp với từng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực kinh doanh ( xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ...). Bên cạnh đó, nhận thức được những đóng góp đáng kể của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và đơn giản hóa hệ thống kế toán cho loại hình doanh nghiệp này cũng như cập nhật những thay đổi về cơ chế, chính sách tài chính, Luật doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán... Bộ Tài Chính đã kịp thời ban hành các quyết định về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Hai là, về ký hiệu và tên gọi của tài khoản: Hệ thống tài khoản đã được xây dựng một cách khoa học hơn các hệ thống cũ, chúng đều được xây dựng trên cơ sở quá trình tuần hoàn và luân chuyển của vốn, tính chất cân đối giữa vốn và nguồn vốn, giữa chi phí và thu nhập và luôn được bổ sung, sửa đổi phù hợp với việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin của tất cả các loại hình doanh nghiệp theo hướng phù hợp với các chuẩn mực, nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế. + Ba là, về tính logic: Hệ thống tài khoản được xây dựng một cách logic, tính logic của hệ thống tài khoản kế toán được thể hiện qua số hiệu, tên gọi, trật tự, sắp xếp của các tài khoản, nó thể hiện được vị trí của từng tài khoản trong hệ thống và sự liên kết của các tài khoản thành loại, nhóm. Tính logic của hệ thống tài khoản tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhớ nội dung, kết cấu của từng tài khoản nói riêng và phương pháp ghi chép các loại nghiệp vụ phổ biến nói chung, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp cũng như công tác phổ biến kiến thức kế toán, đào tạo nhân viên kế toán. + Bốn là, tính mở: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trên đà phát triển, thêm vào đó, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đang xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, quá trình hội nhập và nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì những khái niệm, loại nghiệp vụ mới... ngày càng phong phú. Điều này đã được chứng minh trong quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán như: thuê tài chính tài sản cố định, đầu tư và công ty liên doanh, liên kết... Bằng việc sử dụng hệ thống tài khoản được ký hiệu bằng 3 chữ số trở lên, sự phân loại, phân nhóm tài khoản được thực hiện theo cơ chế thoáng nên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành có khả năng thích ứng với sự thay đổi của các khái niệm, các quá trình kinh tế, hoạt động kinh doanh mới trong tương lai. 20
  • 21. - Nhược điểm: + Một là, tính thống nhất: Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành chưa mang tính linh hoạt cao do việc bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các tài khoản cấp 1, cấp 2 và một số tài khoản cấp 3. Tuy đã có luật kế toán nhưng trong điều kiện khung pháp lý của Việt Nam chưa được hoàn thiện cụ thể, các chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được ban hành đầy đủ nên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành bị sửa đổi, bổ sung một cách bị động, chắp vá liên tục, gây khó khăn, lúng túng cho các đơn vị kế toán khi áp dụng. Mặt khác do những hướng dẫn sửa đổi bổ sung lại nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho việc cập nhật thông tin của người làm kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán hiện hành chưa dự đoán được những thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế tài chính và xu hướng hội nhập; do vậy, hệ thống tài khoản này thường xuyên phải thay đổi, bổ sung khiến cho cán bộ kế toán nhiều doanh nghiệp không kịp cập nhật, trở nên lạc hậu. Ngoài ra, trình độ của cán bộ kế toán không đồng đều hầu như ít được đào tạo về tổ chức vận dụng chế độ kế toán và trong chương trình giảng dạy kế toán ở các cơ sở. + Hai là, tính thống nhất: Do chế độ kế toán quy định hệ thống tài khoản kế toán khác nhau và việc phân định đối tượng vận dụng không rõ ràng dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn lúng túng trong công tác kế toán. 3.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 3.4.1. Nhiệm vụ tổ chức hệ thống sổ kế toán - Xác định rõ đặc điểm kinh doanh của đơn vị, tính chất của hoạt động kinh tế - tài chính phát sinh, khối lượng nghiệp vụ phát sinh...; yêu cầu trình độ quản lý, trình độ kế toán;... để xác định hình thức sổ kế toán áp dụng phù hợp. - Nắm vững các nguyên tắc cơ bản quy định cho từng hình thức tổ chức sổ kế toán như số lượng và kết cấu sổ sách, trình tự ghi chép và tính toán các chỉ tiêu, không áp dụng lẫn lộn các hình thức sổ. - Nắm vững tài khoản và nội dung phản ánh của các tài khoản trong từng loại sổ, cách thức ghi chép, sửa chữa sai sót, nhầm lẫn (nếu có), cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin từ các loại sổ khác nhau. - Nắm được nội dung công việc ghi chép, phản ánh hàng ngày (hoặc định kỳ), công việc phải làm cuối tháng, cuối quý, cuối năm... 3.4.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống sổ kế toán 21
  • 22. Việc tổ chức xây dựng hệ thống sổ và ghi chép kế toán một cách khoa học, chính xác có một ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc tổng hợp số liệu và cung cấp thông tin kế toán, đảm bảo chất lượng của các chỉ tiêu báo cáo tiết kiệm được thời gian công tác. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đáp ứng các nguyên tắc sau: - Bảo đảm tính thống nhất giữa hệ thống tài khoản với việc xây dựng hệ thống sổ kế toán; - Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán nào (hay hệ thống sổ kế toán nào) phải phù hợp với năng lực và trình độ của cán bộ quản lý và kế toán viên; - Tổ chức hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm và tiện lợi cho kiểm tra kế toán; - Chỉ được mở một hệ thống sổ kế toán chính thức theo một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán theo quy định; - Phải mở sổ kế toán và khóa sổ kế toán theo đúng quy định; - Việc ghi chép trên sổ kế toán phải rõ ràng, dễ đọc và phải ghi bằng mực tốt, không phai. Số liệu phản ánh trên sổ sách phải liên tục, có hệ thống, không được bỏ cách dòng hoặc viết xen kẽ, đè chồng lên nhau. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng phương pháp thủ công có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp kế toán 3.4.3. Nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán 3.4.3.1. Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán Lựa chọn hình thức sổ kế toán cũng là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp để sử dụng trong công tác kế toán góp phần phát huy tác dụng của hạch toán kế toán, không những đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hóa thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính, mà còn giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. Lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán thích hợp dựa vào đặc điểm cụ thể của từng đơn vị về quy mô, về tính chất hoạt động, về ngành nghề kinh doanh, về trình độ cán bộ, về yêu cầu thông tin cung cấp cho quản lý, về điều kiện và phương tiện vật chất hiện có... 3.4.3.2. Lựa chọn chủng loại và số lượng sổ kế toán 22
  • 23. Như đã nêu ở phần trên, có nhiều cách thức phân loại sổ kế toán, tuy nhiên trong phạm vi môn học chỉ giới thiệu việc phân loại sổ kế toán theo công dụng của sổ. Trong đó: - Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. - Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết. a) Sổ tổng hợp Là loại sổ dùng để theo dõi những chỉ tiêu tổng hợp về một đối tượng nhất định, sổ tổng hợp thường được ghi định kỳ và chỉ theo dõi đối tượng theo chỉ tiêu tiền tệ (thước đo giá trị), được làm cơ sở để lập báo cáo tài chính, kế toán. Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp. Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký và sổ cái. b) Sổ Nhật ký - Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp. - Sổ Nhật ký phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: + Ngày, tháng ghi sổ; + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. c) Sổ Cái - Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán cho 1 tài khoản riêng hoặc 1 số tài khoản có liên quan mật thiết với nhau được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Số liệu kế toán trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Sổ Cái phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: + Ngày, tháng ghi sổ; + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; 23
  • 24. + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. d) Sổ chi tiết - Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết bao gồm các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, sổ thẻ chi tiết. - Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chi tiết, cụ thể mà sổ Nhật ký và Sổ Cái chưa phản ánh được. - Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không uy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. 3.4.3.3. Tổ chức xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép sổ kế toán a) Yêu cầu đối với việc ghi chép sổ kế toán - Phải xây dựng, thiết kế được quy trình ghi chép sổ kế toán các loại cho phù hợp với từng đơn vị; - Phải chỉ rõ công việc hàng ngày, định kỳ, công việc cuối tháng... mà kế toán phải tiến hành trên từng loại sổ và trong toàn bộ hệ thống sổ mà đơn vị sử dụng; - Phải chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc ghi chép, đối chiếu, kiểm tra... b) Mục đích - Việc ghi chép thông tin kế toán rõ ràng, đơn giản, dễ kiểm tra, tiết kiệm chi phí hạch toán; - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công, phân nhiệm kế toán, đảm bảo cho thông tin kế toán có độ tin cậy cao. 3.4.3.4. Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán a) Tổ chức quá trình ghi chép vào sổ kế toán - Lựa chọn sổ phù hợp với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Lựa chọn phương tiện, kỹ thuật ghi sổ - Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương pháp thủ công hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. - Trường hợp ghi sổ bằng phương pháp thủ công phải theo một trong các hình 24
  • 25. thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định hiện hành. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. - Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của Chế độ sổ kế toán. + Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và quy định tại Chế độ kế toán này. + Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp. b) Xác định trách nhiệm của người ghi sổ - Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. - Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận. - Xây dựng mối quan hệ đối chiếu, cung cấp số liệu của các loại sổ - Phải đảm bảo quan hệ kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với nhau nhằm đảm bảo tính chính xác của hệ thống hoá thông tin kế toán. c) Mở và ghi sổ kế toán c1) Mở sổ - Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt vào sổ kế toán chính thức sau khi in ra từ máy vi tính. - Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. - Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau: 25
  • 26. + Đối với sổ kế toán dạng quyển Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán. + Đối với sổ tờ rời Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm. c2) Ghi sổ Việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. c3) Khoá sổ Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3.4.3.5. Tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế toán Khi tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế toán phải - Xây dựng được quy trình ghi chép, xử lý, sử dụng và lưu giữ sổ các loại ở từng khâu, từng nơi, từng bộ phận, từng cá nhân... gắn với trách nhiệm của từng người. - Phải phân loại, sắp xếp sổ thuộc từng loại; trong đó lại sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ kế toán, bảo đảm hợp lý, dễ tra cứu, sử dụng khi cần thiết. 3.4.4. Các hình thức sổ kế toán 3.4.4.1. Hình thức sổ kế toán Khái niệm: Hình thức sổ kế toán là việc kết hợp cá loại sổ sách với nội dung và kết cấu khác nhau trong cùng một quá trình hạch toán theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm rút ra các chỉ tiêu cần thiết cho quản lý. Để thực hiện những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức hệ thống sổ kế toán người ta 26
  • 27. đã xây dựng được một số phương án tổ chức hệ thống sổ kế toán sử dụng cho các đơn vị nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng gọi là hình thức kế toán. Các hình thức kế toán phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp bao gồm: Hình thức kế toán nhật ký - Sổ cái; hình thức kế toán nhật ký chung; hình thức kế toán chứng từ ghi sổ; hình thức kế toán nhật ký chứng từ; hình thức kế toán trên máy vi tính. 3.4.4.2. Hình thức kế toán nhật ký - Sổ cái TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.4.4.3. Hình thức kế toán Nhật ký chung TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG 27 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tồng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại NHẬT KÝ - SỔ CÁI BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết
  • 28. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 28
  • 29. 3.4.4.4. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 29 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
  • 30. 3.4.4.5. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 3.4.4.6. Hình thức kế toán trên máy vi tính TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH 30 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng kê Chứng từ kế toán - BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÁO CÁO KTQT Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết SỔ KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH PHẦN MỀM KẾ TOÁN
  • 31. 3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 3.5.1. Khái quát chung về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 3.5.1.1. Khái niệm - Là những quy định về nội dung, kết cấu, biểu mẫu, trách nhiệm, thời điểm, thời kỳ, phương pháp, nơi lập và nơi nhận các báo cáo kế toán. - Là sự cụ thể hóa phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, là sản phẩm của công nghệ kế toán ở từng đơn vị kế toán. 3.5.1.2. Vai trò của chế độ báo cáo kế toán - Hướng dẫn các đơn vị kế toán trong công tác lập báo cáo kế toán; - Bảo đảm yêu cầu chính xác, đầy đủ, thống nhất, khách quan của các thông tin trình bày trên báo cáo kế toán; - Bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đối tượng có lợi ích gắn trực tiếp hoặc gián tiếp với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 3.5.2. Nội dung tổ chức báo cáo kế toán 3.5.2.1. Quy định cơ cấu và mẫu biểu báo cáo kế toán a) Danh mục báo cáo tài chính năm - Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02 – DN Phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. - Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN Trình bày khái quát đặc điểm hoạt động, đặc điểm chế độ kế toán được áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng. b) Danh mục hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ(dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) : Mẫu số B 02a – DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN; - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) Mẫu số B 02b – DN; 31
  • 32. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN; 3.5.2.2. Quy định trách nhiệm lập, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính a) Trách nhiệm lập BCTC - Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp khác) có tư cách pháp nhân thì phải lập BCTC theo đúng quy định. - Kế toán trưởng phải có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc lập, trình bày, nộp, và công khai báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. - Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo kế toán tài chính năm của công ty, tổng công ty phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối năm tài chính dựa trên báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổng công ty. - Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo kế toán tài chính quý dạng đầy đủ. - Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo kế toán tài chính hợp nhất giữa quý và báo cáo kế toán cuối năm theo quy định. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh. b) Thời hạn lập BCTC Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý và cuối năm để phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại quý đó, năm đó. c) Thời hạn nộp BCTC c1) Đối với doanh nghiệp Nhà nước - Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý + Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày. + Đơn vị trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. - Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm + Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày. 32
  • 33. + Đơn vị trực thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. c2) Đối với các loại doanh nghiệp khác - Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. - Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. 3.5.2.3. Quy định trách nhiệm của người kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế toán - Kiểm tra, kiểm toán báo cáo kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kinh tế, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán trên các báo cáo kế toán. - Người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế toán phải là người trung thực, khách quan có tình thần trách nhiệm, chưa vi phạm kỷ luật lần nào, có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung kiểm tra. - Người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát báo cáo kế toán do thủ trưởng đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của các kết luận kiểm tra. 3.5.2.4. Quy định nơi nhận hoặc công khai báo cáo kế toán Các loại doanh nghiệp Kỳ lập báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan tài chính Cơ quan thuế Cơ quan thống kê Doanh nghiệp cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp nhà nước Quý, năm X X X X X DN có vốn đầu tư nước ngoài Năm X X X X X Các loại doanh nghiệp khác Năm X X X X 3.5.2.5. Quy định về phương pháp lập báo cáo kế toán Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm: - Trung thực và hợp lý; 33
  • 34. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 3.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo kế toán Đối với báo cáo tài chính bắt buộc thì dựa vào chế độ báo cáo kế toán của Nhà nước để xác định. Đối với báo cáo kế toán nội bộ thiết lập danh mục, nội dung, kết cấu theo quy trình sau: 34 Yêu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp Danh mục và chỉ tiêu báo cáo Kết cấu của báo cáo nội bộKết cấu của báo cáo hướng dẫn