SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN
CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN
CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thƣơng Huyền
HÀ NỘI - 2014
3
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
TrÇn ThÞ Kh¸nh HuyÒn
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦ U 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ
6
1.1. Thuế và pháp luật thuế 6
1.1.1. Thuế 6
1.1.2. Pháp luật thuế 11
1.2. Nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 19
1.2.1. Nguyên tắc công bằng khi xây dựng pháp luật thuế 20
1.2.2. Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể 30
1.2.3. Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán 32
1.2.4. Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho người nô ̣p thuế 35
1.2.5. Nguyên tắc hiê ̣u quả 35
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT THUẾ QUA MỘT SỐ LUẬT THUẾ Ở VIỆT NAM
VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN
39
2.1. Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện trong
một số luật thuế ở Việt Nam hiện nay
39
2.1.1. Nguyên tắc công bằng được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p
cá nhân
39
2.1.2. Nguyên tắc minh bạch , rõ ràng, cụ thể được thể hiê ̣n trong
Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p
50
2.1.3. Nguyên tắc đơn giản , dễ hiểu , dễ tính toán được thể hiê ̣n
trong Luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng
55
5
2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả và thuâ ̣n tiê ̣n được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t
quản lý thuế
60
2.2. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam để đảm bảo các
nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế
68
2.2.1. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân 68
2.2.2. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p 72
2.2.3. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng 76
2.2.4. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t quản lý thuế 84
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢ O 92
6
MỞ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kì quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy, tập
trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước, thuế nói chung được sử dụng như một công cụ kinh tế hữu hiệu của
Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh tế và có vai trò rất quan trọng để
phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.
Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở
cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện
không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu vai
trò của pháp luật thuế và những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất lớn
trong việc nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế. Từ đó, phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
trong giai đoạn tới.
Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế và việc xây dựng pháp
luật thuế được đặt ra trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay
là vấn đề thời sự cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới cơ
chế chính sách tài chính quốc gia nói chung và phục vụ thiết thực cho công cuộc
cải cách thuế đạt kết quả cao. Việc ban hành đầy đủ các luật thuế để điều tiết xã
hội là một bước tiến trong nỗ lực cải cách thuế ở Việt Nam nhưng việc xây dựng
pháp luật thuế như thế nào để vừa đảm bảo chống thất thu ngân sách vừa tạo
sự phát triển mới về kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay, thì các nguyên tắc
đảm bảo việc xây dựng pháp luật thuế phù hợp với tình hình thực tế là cần
thiết góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Các nguyên tắc xây dựng
pháp luật thuế" làm luận văn thạc sĩ của mình.
7
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế là hệ thống quan điểm chỉ
đạo chi phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống
văn bản pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
vận hành của hệ thống pháp luật thuế. Các nguyên tắc này được nghiên cứu
trong một số công trình của một số nhà khoa học , nghiên cứ u dưới da ̣ng các
bài viết, bài báo, chuyên đề…
Một số công trình nghiên cứ u tiêu biểu về thuế, pháp luật thuế và
nguyên tắc xây dựng pháp luâ ̣t thuế ở Viê ̣t Nam có thể kể là: Vũ Văn Cương,
Vũ Ngọc Hà (2009), Pháp luật về kiểm tr a, thanh tra thuế ở Việt Nam , Tạp
chí Luâ ̣t học, số 4; Nguyễn Văn Hiê ̣u, Lê Xuân Trường (2008), Hệthống thuế
một số nướ c Asean và Trung Quốc , Nxb Tài chính, Hà Nội; Trường Đại học
Luâ ̣t Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân ,
Hà Nội; Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế, Nxb Tài chính, Hà
Nô ̣i; Nguyễn Xuân Trình, Lê Xuân Sang (2007), Điều chỉnh chính sá ch thuế
và trợ cấp sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới , Nxb Tài chính, Hà
Nô ̣i; Trương Bá Tuấn (2011), Đổi mới chính sách thuế giai đoạn 2001 - 2010,
Tạp chí Tài chính , số 2; Nguyễn Văn Tuyến (2009), Bản chất thuế - sự tiếp
cận từ cá c học thuyết cổ điển và hiện đại , Tạp chí Luâ ̣t ho ̣c, số 4; TS. Trần
Minh Đứ c, Nguyên tắc công bằng trong phá p luật thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp trường; TS. Nguyễn Văn
Tuyến, Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ
thống pháp luật thuế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Các công trình trên , vấn đề nguyên tắc xây dựn g pháp luâ ̣t thuế được
đề cập đến ở các mức độ khác nhau . Có công trình đề cập đến ý nghĩa , nội
dung của các nguyên tắc này trong pháp luâ ̣t thuế , nêu khái quát về nô ̣i dung
8
các nguyên tắc. Nhìn chung các công trình còn tả n ma ̣n, chỉ đi vào khái quát
nô ̣i dung các nguyên tắc hoă ̣c phân tích riêng một nguyên tắc cụthể trong một
chế đi ̣nh luâ ̣t nào đó , chưa có công trình nào tâ ̣p trung phân tích từ ng nguyên
tắc biểu hiê ̣n qua các luâ ̣t cụthể cũng như nêu hướng hoàn thiê ̣n từ ng nguyên
tắc trong luâ ̣t đó về mă ̣t thực tiễn.
3. Mục đích, nhiê ̣m vụnghiên cƣ́ u
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thêm các vấn đề lý luận của
các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá
thực trạng thể hiện các nguyên tắc đó trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật thuế ở Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cụ thể cho việc tiếp
tục hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế để đảm bảo các nguyên tắc đó.
Từ mục đích nghiên cứ u nêu trên, luâ ̣n văn có những nhiê ̣m vụsau đây:
- Nghiên cứ u những vấn đề lý luâ ̣n về các nguyên tắc xây dựng pháp
luâ ̣t thuế.
- Phân tích, đánh giá sự thể hiện các nguyên tắc xây dựng pháp luật
thuế và chỉ ra nhữn g điểm được và chưa được của hệ thống pháp luật thuế
Việt Nam hiện nay trong việc thể hiện các nguyên tắc đó.
- Đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho một số văn bản thuế để đảm bảo
các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên tắc xây dựng pháp luật
thuế. Tuy nhiên trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ nghiên cứu
các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện qua một số Luật thuế cơ
bản ở Việt Nam hiện nay như Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật quản lý thuế từ năm 2005 đến nay.
5. Phƣơng pháp luâ ̣n và các phƣơng pháp nghiên cƣ́ u
Luâ ̣n văn nghiên cứ u được thực hiê ̣n dựa trên c ơ sở phương pháp luâ ̣n
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của
9
Đảng và Nhà nước ta về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Cụ thể, sử dụng
phương pháp phân tích và tổng hợp ở chương1, phương pháp so sánh, đối chiếu,
phương pháp diễn di ̣ch, quy na ̣p ở chương 2 để tổng hợp các tri thức khoa học
và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Nhƣ̃ng điểm mớ i đóng góp của luâ ̣n văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế,
mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn. Những
điểm mới cơ bản của luận văn là:
- Làm rõ sự cần thiết khách quan của các nguyên tắc xây dựng pháp
luật thuế và nội dung cụ thể của từng nguyên tắc cũng như sự tác động của
các nguyên tắc đó tới mục tiêu xây dựng pháp luật thuế.
- Luận văn lựa chọn những nguyên tắc chi phối lớn đến quá trình xây
dựng và hoàn thiện từng Luật thuế cụ thể như nguyên tắc công bằng đối với
Luật thuế thu nhập cá nhân; nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể đối với
Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p ; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán
đối với Luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng ; nguyên tắc hiê ̣u quả và thuâ ̣n tiê ̣ n đối với
Luâ ̣t quản lý thuế.
- Luận văn đưa ra một số nhận định, đánh giá việc thể hiện các nguyên
tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiê ̣n thông qua một số Luật thuế cụ thể
trong pháp luâ ̣t thuế Viê ̣t Nam hiện nay.
- Luận văn đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho từng luật thuế bao
gồm Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p cá nhân , Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p, Luâ ̣t thuế
giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế để đảm bảo các nguyên tắc công bằng;
nguyên tắc minh ba ̣ch , rõ ràng, cụ thể; nguyên tắc đơn giản , dễ hiểu, dễ tính
toán; nguyên tắc hiê ̣u quả và thuâ ̣n tiê ̣n nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
xây dựng pháp luâ ̣t thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
10
7. Kết cấu của luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế và nguyên tắc xây
dựng pháp luật thuế.
Chương 2: Thực trạng nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế qua một số
luật thuế ở Việt Nam và hướng hoàn thiện.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ
VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ
1.1. THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ
1.1.1. Thuế
1.1.1.1. Khái niệm thuế
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân do
Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho
mục đích công cộng.
Mă ̣t khác, thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch
sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách
quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Thuế là hiện tượng tất
yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự
xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử
dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Để duy trì
sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần
có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền
lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật
chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế
được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình
thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu
hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện
dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt
đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình
thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống
nộp. Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới
dạng "thuế ruộng đất". Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức
12
thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức "thuế thập phân" đã xuất
hiện ở Anh thế kỷ thứ X. Theo đó, "một phần mười giá trị sản phẩm phải
được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật".
Hoặc vào thời kì này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hóa, sản phẩm
nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc hình thức thuế sớm nhất là
"cống" thời nhà Hạ. Thuật ngữ "thuế" xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594
trước Công nguyên.
Đối với Việt Nam, "thuế má" cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu
của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng
chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đờ i vua Lý
Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống.
Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn
đặt thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế
muối, thuế thổ sản - thời chúa Trịnh: Thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà
Nguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời
Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế trong thời kì phong kiến có điểm chung là
thiếu chuẩn mực về đạo kí và pháp lí; chưa đáp ứng được yêu cầu và lời ích
của nhân dân. Sử cũ ghi lại "Thuế má thu đến tơ tóc, mà dùng của cải như bùn
đất". Đến thời kì Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại
thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài,
thuế thổ trạch. Hệ thống thời kì này mang nặng tính vơ vét, bóc lột.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song song với việc
xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch….)
Nhà nước dần dần hình thành hệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của
kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của
Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện.
Như vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các
hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn với
13
mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn
thu của nền kinh tế xã hội ấy.
Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơn giản. Các nhà
kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau
nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh giá của mình. Các Mác viết: "thuế là
cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được
tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước". Bằng
cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là "một hình
thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của
mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư
của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại"
Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh
của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định "thuế là một trật
tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng
thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt
đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ".
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều
có thể nhận thấy nét chung sau: thuế là khoản thu nộp mà các tổ chức hoặc cá
nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế
là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với
người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ
kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và
nộp như nhau [33, tr. 7-11].
1.1.1.2. Đặc điểm thuế
Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua
một quá trình phát triển lâu dài. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà
nghiên cứu sẽ đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
mình về thuế. Vì vậy, đã có rất nhiều khái niệm về thuế khác nhau.
14
Tuy nhiên, thuế sẽ có những đặc tính nhất định để phân biệt với các
khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện khác, để hiểu rõ bản chất
của thuế, khi nghiên cứu chúng ta cần làm rõ các đặc điểm của thuế. Từ định
nghĩa nêu trên, ta có thể chỉ ra được các đặc điểm của thuế như sau:
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Josseph E .Stiglitz cho rằng: "Thuế khác với
đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia : Trong khi
tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyê ̣n thì thuế la ̣i là bắt buộc".
- Thu nhâ ̣p của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà
không kèm theo mô ̣t sự cấp phát hoă ̣c những quyền lợi nào khác cho người
nô ̣p thuế.
- Tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự , nghĩa là việc
đóng thuế cho Nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi pha ̣m pháp
mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh.
Khác với hình thức động viên khác:
+ Hình thức phí, lê ̣phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và
có tính chất đối giá
+ Phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ xảy ra khi người bi ̣
phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi í ch Nhà nước hoă ̣c
công cộng nào cho người nô ̣p thuế [8, tr. 5-6].
- Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là trách nhiệm đối với cán
bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn
đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế... Khoản 1 Điều 8
Luật quản lý thuế quy định: "Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là tổ chức
thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật", lấy pháp luật làm căn cứ duy
nhất để thực hiện.
- Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ
cho nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải
15
quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện
dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế
không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận
mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp
thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc
cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải là tròn nghĩa
vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang
tính chất tự nguyện.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nước . Thuế là hình thức
văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập
pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân biệt thuế và các khoản phí, lệ phí.
Tuy cũng là những khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng phí và lệ phí được
thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.
Có thể thấy, thuế và quyền lực nhà nước là hai phạm trù không thể
tách rời: Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế
là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. Bằng quyền
lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng
nộp thuế. Vì vậy, chỉ gắn với yếu tố quyền lực nhà nước, thuế mới đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng sức
mạnh cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính hoặc cưỡng chế hình sự. Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn
định trong viê ̣c thu thuế của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho
người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người
nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không
hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu
16
thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp
thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho
người nộp thuế. Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ
yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được
theo giá trị vật chất). Lợi ích từ viê ̣c nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông
qua các di ̣ch vụcông cộng của Nhà nước cho cộng đồng xã hội
Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên
thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi
loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều
được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, khi xem xét khái niệm thuế
cũng phải hiểu thuế trên hai góc độ: Thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu
để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp Nhà nước
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thứ tư, thuế có phạm vi áp dụng rộng. So với phí, lệ phí thì thuế có
phạm vi áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác
biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa
dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách
chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản thu có tính chất
bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều kiện nhất
định [33, tr. 11-13].
1.1.2. Pháp luật thuế
1.1.2.1. Khái niệm pháp luật thuế
Việc xác định nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân và quan hệ thu,
nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên những căn cứ
pháp lí nhất định, đó chính là pháp luật thuế.
Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước
17
có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà
nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
Pháp luật thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ pháp luật sau:
Thứ nhất, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.
Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn,
đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật thuế
điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này:
+ Thực hiện đăng kí, kê khai thuế;
+ Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trật tự phải
tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế;
+ Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên quan đến cơ sở
xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền;
+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế
phải nộp trong những trường hợp cần thiết.
Thứ hai, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí thuế.
Quản lí thuế là một trong những nội dung quan trọng, không thể tách
rời hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí thuế gồm nhiều nội dung
cụ thể khác nhau, tuy vậy bao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước
(nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng).
Hoạt động quản lí thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm
những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc
quản lí hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi:
+ Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quan có thẩm quyền,
chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu thuế;
+ Xác định phạm vi người nộp thuế và các nguyên tắc đánh thuế;
+ Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế;
+ Xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễn giảm thuế trên
cơ sở quy định của pháp luật.
18
+ Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế
+ Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế..
Thứ ba , nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lí vi phạm và
khiếu nại về thuế.
+ Hoạt động xử lí vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốn thuế, chống thuế nhưng chưa đến
mức cấu thành tội phạm hình sự;
+ Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính của cơ quan có
thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không
đúng pháp luật...
Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy:
Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia
quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó.
Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật
thuế cho thấy các quan hệ do pháp luật thuế điều chỉnh luôn mang tính chấp
hành và điều hành, là một nội dung quan trọng của tài chính công. Điều này
cũng chi phối trực tiếp việc sử dụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế.
Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để
sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh
lệnh quyền uy.
Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để
có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành, thay đổi các
loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người
dân. Để kịp thời trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và
chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số
thuế nhất định... Những ví dụ nêu trên cho thấy không có sự bình đẳng giữa
cơ quan có thẩm quyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơn
phương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự
19
thỏa thuận của các đối tượng còn lại. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể
áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện
nghĩa vụ.
Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ thuế
hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan
quản lí thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu
cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp
thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự khác nhau về hình thức biểu
hiện nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi.
Trước hết, việc làm này phải được cơ quan quản lí thuế cho phép hay phê
chuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộp theo thời hạn,
việc bị xử lý vi phạm sẽ trở thành hiện thực. Khi số thuế không được nộp đầy
đủ, đúng hạn sẽ dễ dẫn tới hàng loạt các khả năng khác nhau như phong tỏa
tài khoản, yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với các biện
pháp hành chính khác.
Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phân chia hệ thống
pháp luật thành luật công (public law) và luật tư (private law). Luật công là
các luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan
hệ giữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luật tư điều chỉnh
quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ giữa các công dân. Như vậy,
luật thuế (taxation law) có đầy đủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận
quan trọng của luật công [33, tr. 24-28].
1.1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế
Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo
hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Khi Việt Nam đã là thành
viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc bảo hộ sản
xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp. Vậy làm thế
20
nào để thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Có thể thấy vai trò
của pháp luật thuế nhằm tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Việt Nam đối với
nền kinh tế thế giới là rất quan trọng, tuy nhiên nó cũng phải đảm bảo nguồn
thu đối với ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo những mục tiêu phát triển
của nền kinh tế. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của pháp luật thuế là rất
lớn. Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang là một xu thế phát triển
tất yếu, cuốn hút toàn thể nhân loại hòa vào dòng chảy của nó. Quá trình hội
nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thời cơ và thách thức không nhỏ cho
các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách
thức ấy chính là việc xóa bỏ các rào cản tự do hóa thương mại toàn cầu, trong
đó quan trọng nhất là việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế
quan. Đây là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính sách, pháp luật của
Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó, bộ phận pháp luật chịu sự tác động
trực tiếp của trào lưu hội nhập chính là pháp luật thuế. Ở nước ta hiện nay,
cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật
thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy
phạm phức tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp
ứng yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, pháp luật thuế giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước, nếu không có hệ thống pháp luật thuế thì không thể thì một quốc gia
không thể phát triển toàn diện. Với ý nghĩa to lớn đó, vai trò của hệ thống
pháp luật thuế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiê ̣n qua các
khía cạnh sau:
Thứ nhất, pháp luật thuế là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện
nghĩa vụ thuế và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thuế nhằm đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà
nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
21
Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng
đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội. Việc các chủ thể nộp thuế -
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn
tài chính quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà
nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua
các thời kỳ, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu
ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu
từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật
thuế được ban hành đều xác nhận "động viên một phần thu nhập vào ngân
sách nhà nước" như một lý do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoản 90%
tổng thu ngân sách nhà nước (theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2001 - 2010). Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được
pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ: "Ngân sách
nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn
hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư
phát triển" [18].
Cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh
quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước.
Hầu hết các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu
ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu
vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện kinh tế thị
trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành
và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân
sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng.
Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hiện nay, nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển
22
thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần
ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài.
Thứ hai, pháp luật thuế góp phần cân bằng điều tiết vĩ mô của Nhà
nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng
thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực, là đòn bẩy kinh tế quan
trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tới mọi mặt
của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, Nhà nước thể hiện
ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông
qua đó thực hiện công bằng xã hội. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân
sách nhà nước như trình bày ở trên, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng
trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều 26 Hiến pháp 1992 ghi
nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế
hoạch, chính sách. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp
luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua
việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện
chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội.
Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của
Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của
pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất,
miễn giảm thuế…Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền
kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được thể hiện ở chỗ pháp luật thuế là
công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh
doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ
thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng.
Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can
thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh
cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định
23
và tăng trưởng kinh tế. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác
động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của
Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp
luật thuế, Nhà nước tác động đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội. Nhằm hạn
chế việc tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Nhà nước tăng thuế suất,
thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…đối với việc sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng các loại hàng hóa đó.
Để thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước và
khuyến khích xuất khẩu, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các quy
định khuyến khích hoặc hạn chế việc xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số
hàng hóa. Sự khuyến khích hoặc hạn chế này thể hiện tập trung ở biểu thuế áp
dụng có tính chấp phân biệt đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp.
Đối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích,
ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ưu đãi, miễn,
giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát
triển của các doanh nghiệp.
Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế, Nhà
nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở
tận dụng và sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong
việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, pháp luật thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế và công bằng xã hội.
Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các
ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự
24
bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân
và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách
động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công
bằng. Vai trò điều thiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của
pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã
hội. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước
phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất
cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng
pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều
tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế. Nhà nước
thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên
trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế và cơ cấu các loại thuế trong hệ
thống thuế, về thuế suất…đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập
trong xã hội. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy
phạm pháp luật thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ
thống thuế và thuế suất. Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không
làm triệt tiêu vai trò pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước
trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
1.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ
Nguyên tắc xây dựng pháp luâ ̣t thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi
phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống văn bản
pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành
của hệ thống pháp luật thuế. Thuế liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người
nộp thuế và nhà nước. Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu)
đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho nhà nước mà không thể khước
từ hay trì hoãn. Ngược lại, nhà nước nào cũng phải mong chờ nguồn thu từ
thuế để đảm bảo nguồn vật chất đầu vào cho việc thực hiện chức năng nhiệm
25
vụ. Rõ ràng, việc thu nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hai
loại chủ thể. Yêu cầu đặt ra là việc thu nộp thuế phải đạt tới mục tiêu sao cho
lợi ích của cả hai bên đều đạt được hoặc có thể chấp nhận được (về phía
người nộp thuế). Vì vậy, những tư tưởng xuyên suốt quá trình ban hành văn
bản pháp luật thuế, quá trình thu nộp thuế cần phải được làm rõ và quy định
pháp luật phải thể hiện rõ tư tưởng này. Nếu không xác định hoặc xác định
không đúng nguyên tắc đánh thuế, nhà nước sẽ không nhận được sự ủng hộ
của dân chúng, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chống thuế hoặc
trốn thuế. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nguyên tắc đánh thuế nhưng nổi
tiếng nhất là nguyên tắc của Adam Smith "bình đẳng, xác thực, tiện lợi và ít
tốn kém". Vì vậy việc xây dựng pháp luật thuế ngoài việc phải đảm bảo các
nguyên tắc xây dựng pháp luật nói chung còn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ
bản sau:
- Nguyên tắc công bằng
- Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể
- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán
- Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho người nộp thuế
- Nguyên tắc hiê ̣u quả
1.2.1. Nguyên tắc công bằng khi xây dựng pháp luật thuế
Nguyên tắc này lần đầu tiên được nhắc đến trong Bản Tuyên ngôn nhân
quyền năm 1789 và đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học giả thời bấy
giờ. Điều đó khiến cho việc xác định nội dung của nguyên tắc này trở nên rất
khó khăn, bởi đây là nguyên tắc vừa có thể tiếp cận từ khía cạnh chính trị, vừa
có thể xem xét từ khía cạnh kinh tế và khía cạnh pháp lý.
Xét ở khía cạnh chính trị, nguyên tắc này gắn bó chặt chẽ với vấn đề
nhân quyền, trong đó có quyền được đối xử bình đẳng và không phân biệt.
Còn xét ở khía cạnh kinh tế, nguyên tắc này liên quan đến vấn đề bản chất của
thuế, như là một nghĩa vụ tài sản "bất khả tránh" của tổ chức và cá nhân đối
26
với Nhà nước. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh pháp lý, nguyên tắc công bằng và
không phân biệt đối xử thường được nhắc đến với nội dung chủ yếu là quyền
bình đẳng của mọi người nộp thuế trước pháp luật. Nói cách khác, xét ở khía
cạnh này, mọi công dân đều được bình đẳng như nhau trước các quy định của
pháp luật thuế, mặt khác, "luật pháp phải được áp dụng như nhau đối với tất
cả người nộp thuế ở trong những hoàn cảnh giống nhau".
Tư tưởng công bằng xuyên suốt trong các loại quan hệ xã hội và là
nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ giữa xã hội và cá
nhân, giữa Nhà nước và công dân, giữa các tổ chức xã hội và các thành viên
của các tổ chức đó, giữa cá nhân với cá nhân, giữa các dân tộc, quốc gia với
nhau. Tư tưởng công bằng cũng phải xuyên suốt trong các quan hệ thuế bởi
"bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ
giữa Nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những
xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau" [33, tr. 11]. Khi công bằng được
ghi nhận như là một nguyên tắc thì nó trở thành một thuộc tính vốn có, không
thể tách rời của thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Thuộc tính
này là tư tưởng chỉ đạo trong suốt quá trình ra đời, tồn tại của thuế, không
phải chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu tạm thời của thuế.
Trong lịch sử phát triển của thuế nói chung đã có nhiều quan điểm
khác nhau khi đề cập đến những quy định thu nộp trong thuế, câu hỏi được
đặt ra: Ai có quyền thu thuế, công bằng trong thuế như thế nào. Theo quan
niệm cổ điển về thuế thì thuế có bốn đặc trưng sau: (1) Thuế là khoản trích
nộp bắt buộc bằng tiền của tổ chức, cá nhân cho Nhà nước; (2) Thuế là khoản
đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước; (3) Thuế là khoản thu không
có hoàn trả; (4) Thuế là khoản thu không có đối khoản trực tiếp. Có thể nhận
thấy, điểm hạn chế lớn nhất của quan niệm cổ điển về thuế là tuyệt đối hóa
vai trò quyền lực nhà nước trong việc xác lập và thu thuế, nhấn mạnh nhiều
đến tính cưỡng chế và bắt buộc của Nhà nước, tính không hoàn trả, trong khi
27
coi nhẹ vai trò của người nộp thuế trong quan hệ nộp thuế với Nhà nước.
Theo quan niệm hiện đại về thuế, tuy không phủ nhận hoàn toàn các đặc trưng
cơ bản của quan niệm cổ điển về thuế, nhưng cho rằng cần nhận thức lại về
bản chất mối liên hệ giữa Nhà nước với công dân trong lĩnh vực thuế vụ, dựa
trên nền tảng ý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ [32, tr. 65]. Thuộc
tính công bằng trong thuế là sự đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển
của thuế, nhất là ở xã hội dân chủ. Vậy thuộc tính công bằng trong thuế thể
hiện như thế nào.
Thứ nhất, công bằng thể hiện ở nghĩa vụ phải nộp thuế của các cá
nhân, tổ chức trong xã hội. Trong lịch sử loài người, sự tồn tại của Nhà nước
là đòi hỏi thực tế khách quan của quy luật phát triển. Nhà nước phải thu thuế
bởi vì Nhà nước là thực thể sống. Để tồn tại, nhất là để tổ chức, lãnh đạo và
điều khiển xã hội theo định hướng và mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải
có trong tay những phương tiện tài chính cần thiết. Các phương tiện tài chính
này được tồn tại dưới hình thức là các khoản thu của Nhà nước. Trong các
khoản thu của Nhà nước, thu từ thuế có vai trò quan trọng, không có thu nhập
từ thuế chắc chắn Nhà nước sẽ không đủ tài chính để thực hiện các nhiệm vụ
của mình. Quyền thu thuế của Nhà nước là hoàn toàn chính đáng, bởi vì để
thực hiện chức năng kinh tế của mình, có thể tổ chức nhà nước dưới dạng
"Nhà nước thuế" [9], Nhà nước thuế là Nhà nước không tham gia trực tiếp
vào các hoạt động kinh tế mà dành cơ hội đó cho các chủ thể khác trong xã
hội và đổi lại Nhà nước thu một phần thu nhập kinh tế của họ. Một cách thức
khác nữa giúp Nhà nước có nguồn thu là Nhà nước tham gia vào các hoạt
động kinh tế, trong Nhà nước kinh tế thì các hoạt động kinh tế là một cách
thức để tạo nguồn thu chính. Hoạt động kinh tế trực tiếp của Nhà nước có thể
làm hạn chế khả năng hành động của các chủ thể khác, với quyền lực của
mình nếu cho phép hoạt động kinh tế có thể dẫn đến Nhà nước hóa xã hội.
Nếu Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế với mục tiêu lợi nhuận thì
28
Nhà nước sẽ trở thành người cạnh tranh với người tham gia thị trường, đó là
sự cạnh tranh không cân xứng và không hợp lý. Như vậy, các chủ thể khác
trong xã hội để tồn tại một cách bình thường và không phải cạnh tranh không
cân xứng với Nhà nước thì phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đó cũng
là lẽ công bằng. Nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước là bắt buộc, việc chuyển
giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp
thuế. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền
lực để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao một phần cho
mình. "Hành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất
hiện khi có dấu hiệu phạm pháp mà là hành động thực hiện nghĩa vụ của
người công dân" [10, tr. 30].
Trong mục tiêu của Nhà nước dân chủ, văn minh, xét đến cùng là vì con
người, cho con người. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước không chỉ phải
thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần, mà còn yêu
cầu và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của con người ngày càng tăng. Con
người trong xã hội phải nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và Nhà nước
cũng phải chú trọng đến việc đảm bảo cho con người thực hiện trách nhiệm
đó trên tinh thần tự giác và tuân thủ kỷ luật, trong đó có nghĩa vụ thuế đối với
ngân sách nhà nước. Nhà nước khi xác định nghĩa vụ thuế cho các đối tượng
chịu thuế bao giờ cũng phải đặt ra vấn đề công bằng giữa họ, những người có
điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế
như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh thì những đối
tượng khác nhau, nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng.
Thứ hai, công bằng trong việc đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế
của đối tượng nộp thuế. Một trong những đặc trưng của Nhà nước so với các
tổ chức xã hội khác, đó là Nhà nước có quyền ban hành ra thuế, thu thuế và
người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Vì vậy, rất dễ dẫn đến
hiện tượng Nhà nước sẽ lạm thu và người dân trốn tránh nghĩa vụ của mình.
29
Xuất phát từ chủ nghĩa tự do, các học giả tiêu biểu như John Locke, Adam
Smith, Montesquieu…đã đưa ra "lý thuyết về thuế - trao đổi" [9, tr. 713-716].
Theo lý thuyết này, cá nhân nên bị đánh thuế theo lợi ích mà cá nhân được
hưởng từ chi tiêu công được đáp ứng bằng các khoản thuế thu được. Những
người đề xướng tiếp cận công bằng từ góc độ lợi ích phân tích mọi khoản thuế
do Nhà nước đặt ra để yêu cầu dân chúng đóng góp phải dựa trên sự tự
nguyện của dân chúng, đồng thời phải tương xứng với những gì được gọi là
hàng hóa và dịch vụ công cộng mà người nộp thuế sẽ được hưởng. Tư tưởng
này có ưu điểm lớn về đòi hỏi công bằng là: Thuế mà Nhà nước thu được của
dân chúng trên cơ sở tự nguyện của họ nhưng Nhà nước phải sử dụng số tiền
thuế do dân chúng đóng góp một cách thực tế, hiệu quả, không gây lãng phí
và có lợi cho dân trên cơ sở trao đổi lợi ích ngang bằng. Tuy nhiên, để thực
hiện lý thuyết này đảm bảo công bằng có một số nhược điểm là:
Một là, vì dựa trên cơ sở trao đổi lợi ích nên vị trí của Nhà nước trong
việc thu thuế bị kéo xuống thấp, cào bằng như cá nhân nộp thuế, điều này rất
dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn trong xã hội, có khi lại tạo ra sự bất công trong
xã hội khi vai trò của Nhà nước bị đánh giá thấp
Hai là, khó lý giải được tại sao có những người được hưởng thụ các
dịch vụ và hàng hóa công ít hơn nhưng lại phải nộp thuế nhiều hơn và ngược
lại, hay việc người nộp thuế hầu như không có khả năng lựa chọn các hàng
hóa, dịch vụ đó, bởi lẽ đây là vấn đề hầu như hoàn toàn do Nhà nước quyết
định. Đôi khi rất khó hình dung được giá trị thực tế của dịch vụ công cộng mà
Nhà nước sẽ cung ứng cho người nộp thuế, chẳng hạn như vấn đề quốc phòng
và an ninh, vấn đề văn hóa và các hoạt động tư pháp. Vì vậy, việc xác định
nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cũng trở nên khó khăn hơn
Ba là, vì nộp thuế là trao đổi ngang giá, nên những trường hợp không
có khả năng nộp thuế thì Nhà nước sẽ khó có nguồn lực tài chính để giải
quyết những chính sách xã hội như trợ cấp thất nghiệp, tạo việc làm cho họ,
30
Lý thuyết này hướng tới sự bình đẳng giữa Nhà nước và người nộp
thuế dựa trên nguyên tắc trao đổi lợi ích ngang bằng, nên có thể gọi lý thuyết
thuế - trao đổi đánh thuế trên nguyên tắc lợi ích.
Để nâng cao vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của người nộp thuế,
theo quan điểm của "Lý thuyết thuế - đoàn kết" [9, tr. 717-719], đòi hỏi người
nộp thuế phải hy sinh một phần lợi ích của mình cho Nhà nước vì lợi ích chung
của cộng đồng, bằng cách nộp thuế cho Nhà nước theo sự ấn định thuế của
Nhà nước sao cho phù hợp với khả năng tài chính của họ và không đẩy họ vào
tình trạng bần cùng hóa sau khi nộp thuế, nghĩa vụ thuế sẽ lũy tiến theo cùng
với mức độ tăng lên của thu nhập. Lý thuyết này có xu hướng cào bằng nghĩa
vụ đóng thuế nếu như khả năng đóng thuế của họ là giống nhau. Lý thuyết về
thuế - đoàn kết có ưu điểm thông qua những quy định về thuế góp phần nâng
cao trách nhiệm xã hội của người dân đối với Nhà nước, với cộng đồng bằng
việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Trong chừng mực
nào đó, lý thuyết thuế - đoàn kết dường như phù hợp với bối cảnh của nền
kinh tế hiện đại khi mà sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở
nên sâu sắc do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cùng với yêu cầu giải
quyết nhanh chóng, triệt để các hậu quả xã hội của nền kinh tế. Tác giả đồng
tình với quan điểm trong lý thuyết thuế - đoàn kết về chính sách thuế của Nhà
nước đối với người dân. Việc đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế nhưng
phải nuôi dưỡng nguồn thu và phải khẳng định Nhà nước không chỉ có quyền
thu thuế mà Nhà nước phải có nghĩa vụ sử dụng hợp lý số tiền thu đó để phục
vụ cho cộng đồng là đáp ứng được một phần đòi hỏi của công bằng trong xã
hội. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh đến vị trí, quyền lợi của Nhà nước và khả
năng nộp thuế của người dân mà không chú ý đến nhu cầu, lợi ích của người
dân trong việc nộp thuế dễ dẫn tới không công bằng như Montesquieu đã viết:
Muốn xác định thu nhập quốc gia thì phải tính toán các nhu
cầu của quốc gia và nhu cầu của nhân dân….Phải vận dụng trí
31
thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai
phần: Phần lấy của dân và phần để lại cho dân. Không phải tính
toán cái gì mà dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp
thường xuyên ở mức độ nào [11, tr. 125].
Thứ ba, công bằng trong việc quy định miễn, giảm thuế. Trong quá
trình quy định thu nộp của mình, Nhà nước có thể đưa ra những quy định liên
quan đến việc miễn, giảm thuế cho một số đối tượng nộp thuế. Xét về mặt bản
chất thì miễn, giảm thuế là việc Nhà nước không thu hoặc thu ít đi những khoản
đáng lẽ ra phải thu. Miễn, giảm thuế có thể hướng tới nhiều mục đích của Nhà
nước, như: Dùng miễn, giảm thuế như là một biện pháp thay thế cho chính
sách xã hội đối với các đối tượng lẽ ra phải được hưởng trợ cấp của Nhà
nước; miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong một số trường
hợp khi đối tượng này rơi vào điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nhất định; dung
miễn, giảm thuế như một biện pháp ưu đãi để khuyến khích đầu tư [32, tr. 25].
Vì vậy, tính công bằng thể hiện như thế nào đối với những đối tượng được miễn,
giảm và đối tượng không được miễn giảm là một vấn đề không đơn giản.
Theo "lý thuyết thuế - bù đắp" [9, tr. 719-721] dựa trên ý tưởng nếu
Nhà nước không sửa chữa những bất công do nền kinh tế thị trường vận hành
gây ra, vẫn có một số lượng nhất định những người bị loại ra khỏi nền kinh tế
thị trường thì Nhà nước cần có nghĩa vụ giúp đỡ. Lý thuyết này vừa coi thuế
như là sự trao đổi lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Nếu sự trao đổi
đó không đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả người dân, trong đó có những
người nghèo thì cần thiết phải có sự tương trợ của những người có khả năng
đóng thuế đối với người không có khả năng đóng thuế dựa trên tinh thần
tương trợ cộng đồng. Các khoản trợ cấp phải đảm bảo cho họ tồn tại nhưng lại
không được khuyến khích họ trở nên lười nhác. Khoản trợ cấp này cũng phải
giảm dần nếu người thụ hưởng có thu nhập cao hơn. Như vậy, một mức thu
nhập bảo đảm tối thiểu được áp dụng một tỷ lệ điều tiết vừa phải, tỷ lệ này ấn
32
định một ngưỡng tới hạn không phải nộp thuế và ngưỡng khởi điểm đánh
thuế. Lý thuyết thuế - bù đắp mặc dù trên lý thuyết chỉ liên quan và mang lại
nhiều lợi ích cho những người nghèo nhưng khi vận dụng hợp lý sẽ đặt ra các
giới hạn trong việc điều tiết thuế đối với những người có thu nhập cao và góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, đảm bảo tính công bằng trong thuế.
Trong xã hội ngày nay, chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều
phải lấy công bằng xã hội làm điều kiện tiên quyết. Để giải quyết mâu thuẫn
trong việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội,
phải kết hợp hài hòa hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định lẫn trong
việc thực hiện chúng. Sự kết hợp giữa chúng phải nhằm mục đích vừa thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội, trong đó có
công bằng và bình đẳng xã hội. Nói cách khác, sự kết hợp đó phải nhằm đảm
bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả tiêu cực và
việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không thực hiện
mà còn trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế [6, tr. 93].
Vì vậy, chính sách miễn, giảm thuế bóc tách trong chính sách kinh tế, chính
sách xã hội và từng góc độ riêng lẻ đối với từng đối tượng nộp thuế là không
công bằng. Nếu quy định hợp lý về miễn, giảm thuế và xét trong bối cảnh
chung của sự phát triển một đất nước thì đó là sự công bằng và không vi
phạm nguyên tắc toàn dân đóng góp thuế.
Thứ tư, tính công bằng không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn
trả trực tiếp của thuế. Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực của Nhà nước, bất
kỳ chủ thể nào trong xã hội khi có đủ các điều kiện đều phải thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với Nhà nước. Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước
phải trả lại hoặc thực hiện một dịch vụ tương ứng như phí, lệ phí. Có thể
người nộp thuế không được hưởng lợi trực tiếp, còn người không nộp thuế
vẫn được hưởng lợi từ nguồn thuế Nhà nước thu được. Điều này có mâu
thuẫn với công bằng không.
33
Trước hết, ta thấy thuế là khoản thu rất quan trọng để Nhà nước tồn tại
và phát triển. Những đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông
qua việc nộp thuế để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước có thể
mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội trong đó có đối tượng nộp thuế, đó là an
ninh trật tự trong xã hội ổn định, môi trường kinh tế để các chủ thể trong xã
hội tham gia, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội… Những lợi ích này rất khó định
lượng một cách chính xác đối với từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy,
thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tiếp đến,
với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của mình cho các đối tượng nộp thuế,
nộp thuế không phải là sự trao đổi ngang giá giữa Nhà nước và đối tượng nộp
thuế, tính công bằng trong thuế còn góp phần nâng cao trách nhiệm của Nhà
nước trong việc chi tiêu, cung cấp những lợi ích cho cộng đồng và trong đó có
các đối tượng nộp thuế.
Việc nhận thức đúng tính công bằng trong thuế không mâu thuẫn với
thuộc tính không hoàn trả của thuế còn giúp cá nhân xác định được nghĩa vụ
của mình sô với cộng đồng, giúp ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước
và trong quan hệ giữa người nộp thuế với Nhà nước thì chính người nộp thuế
cũng được hoàn trả một cách gián tiếp từ Nhà nước.
Mục đích chủ yếu của thuế là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
nên để bao quát được hết các nguồn thu thì hệ thống thuế phải bao gồm
nhiều sắc thuế. Số lượng các sắc thuế trong hệ thống thuế của các quốc gia
là không giống nhau, nó tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thuế của mỗi quốc gia trong từng giai
đoạn cụ thể.
Tóm lại, khi công bằng được ghi nhận như là một nguyên tắc thì nó
trở thành thuộc tính vốn có của thuế nói chung. Tính công bằng được thể hiện
ngay trong việc quy định nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, tổ chức với Nhà
34
nước, là sự đòi hỏi tất yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của
Nhà nước. Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể của quyền lực chính trị trong xã
hội thì Nhà nước phải đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế của đối tượng nộp
thuế nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và không đẩy người dân vào tình trạng bần
cùng hóa. Việc miễn, giảm thuế đối với người dân là tùy thuộc mục đích của
Nhà nước, quy định miễn, giảm thuế hợp lý cũng là sự công bằng vì sự phát
triển chung của xã hội. Khi người dân nộp thuế cho Nhà nước, người dân sẽ
được hưởng lợi rất nhiều từ sự thịnh vượng của đất nước, tính công bằng
trong thuế không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của thuế.
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế nên công bằng cũng là một thuộc tính
vốn có của nó. Do đó, để thuế được mọi người ủng hộ và tự nguyện thực hiện
trong thực tiễn cuộc sống thì yêu cầu đảm bảo về tính công bằng trong nó là
một yêu cầu tất yếu và quan trọng nhất.
Mặt khác, tất cả các đạo luật thuế đều đưa ra điều kiện đối với đối
tượng nộp thuế, bất kỳ công dân nào đáp ứng các điều kiện này thì phải nộp
thuế, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... Ngoài ra khi xây dựng
các khoản thuế Nhà nước chỉ nhằm vào các đối tượng có khả năng đóng thuế.
Nội dung của nguyên tắc đánh thuế công bằng là mọi đối tượng có năng lực
chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như
nhau thì phải được đối xử về thuế như nhau. Trong trường hợp có sự khác
nhau về điều kiện thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại phải được
đối xử với nhau tương xứng. Với những đối tượng được khuyến khích, ưu đãi
khi có đủ điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng.
Ý nghĩa của nguyên tắc: Nguyên tắc công bằng phải được thể hiện
xuyên suốt hệ thống pháp luật thuế vì đây không chỉ là nguyên tắc của thuế
nói chung mà còn là nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật về
thuế. Dựa trên nguyên tắc công bằng, khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế
chỉ cần xác định những điều kiện chịu thuế mà không phải chỉ ra đối tượng cụ
35
thể. Tất cả các tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện thì đều được đối xử
như nhau.
1.2.2. Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể
Nguyên tắc minh ba ̣ch , rõ ràng, cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng đối
với mỗi quốc gia vì nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi các luật pháp
đó nắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể
xảy ra. "Minh bạch hóa pháp luật" là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và
là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản
lý xã hội một cách tốt hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đẩy mạnh
tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ và
cơ cấu lại nền kinh tế đất nước.
Trong nhà nước pháp quyền, nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể
còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên
tắc này thì "Pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian,
rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và không tùy
tiện bởi một hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại
bởi cơ quan tư pháp".
Ở chừng mực giữa mỗi quốc gia, "Minh bạch hóa pháp luật" còn giúp
cho công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên khác góp ý kiến trong
việc xây dựng luật và các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thương
mại và sở hữu trí tuệ.
Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể khi xây dựng pháp luật thuế
không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng môi trường pháp lý ổn
định và dễ dự đoán cho các chủ thể thực hiện các giao dịch quốc tế mà còn có
ý nghĩa khẳng định việc tuân thủ những nghĩa vụ đã được cam kết trong các
Hiệp định quốc tế từ đó làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các bên
ký kết đã chấp thuận trong các Hiệp định đó.
Một vấn đề rất khó khăn của thuế đó là vấn đề kiểm soát các cá nhân
trong xã hội, làm thế nào để vừa đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
36
nước vừa hạn chế trường hợp trốn thuế do Nhà nước không kiểm soát được
thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh việc công khai, minh bạch chẳng hạn như
trong Thuế thu nhập cá nhân thì thông qua hệ thống thanh toán không dùng
tiền mặt tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng của người dân. Phải đẩy mạnh
phát triển hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và
cần có biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc người dân sử dụng phương
thức thanh toán này.
Tất cả luật thuế quy định các nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế
trên các phương diện xác định ai là người phải kê khai, nộp thuế; cách xác
định các căn cứ tính thuế như thế nào; khi nào được ưu đãi thuế… Nếu các
nghĩa vụ thuế này được quy định rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ thì một mặt tạo
điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế chống gian lận thuế, mặt khác sẽ tạo môi
trường minh bạch để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa các
hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế, tạo tiền đề quan trọng cho sự thành
công của cải cách hành chính thuế, và ngược lại.
Công khai, minh ba ̣ch là đòi hỏi thiết yếu đối với hoa ̣t động xây dựng
pháp luật thuế. Đảm bảo được nguyên tắc này sẽ rút ngắn khoảng cách g iữa
công dân và công quyền . Đối với Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và
vì dân", tính minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật được coi là nền
tảng cơ sở , cội nguồn sứ c ma ̣nh của bô ̣máy công quyền , bảo đảm dân chủ
trong xã hội và là biê ̣n pháp hữu hiê ̣u nhằm phòng ngừ a các hành vi sai trái ,
các biểu hiện làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước . Trong
các nghiên cứu hiện đại , minh ba ̣ch được coi là nền tảng cho viê ̣c bảo vê ̣
quyền con người nhằm đưa ra được hệ thống chính sách, pháp luật nói chung
và pháp luật thuế nói riêng phù hợp nhất với nguyện vọng của đông đảo người
dân và xuất phát từ thực tiễn xã hội, như thông qua việc đánh giá tác động đối
với các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách, pháp luật
hoặc lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp
37
luật... Bên cạnh đó, việc tăng cường minh bạch hóa trong quá trình soạn thảo
và ban hành chính sách, pháp luật thuế cũng góp phần ngăn ngừa các nguy cơ
tham nhũng dựa trên lợi ích nhóm và giảm thiểu các chi phí của người dân và
xã hội nói chung phát sinh do sự thiếu minh bạch của hệ thống chính sách và
pháp luật.
Nguyên tắc minh ba ̣ch trong xây dựng pháp luâ ̣t thuế là đòi hỏi của
quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và huy động mọi nguồn lực cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020. Bên cạnh đó tăng cường tính minh bạch và nhất quán, qua
đó làm giảm cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kinh
doanh. Quá trình này đòi hỏi hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật cần được
tiếp tục rà soát và hoàn thiện theo hướng tăng cường công khai, minh bạch mà
vẫn bảo đảm tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.
Nguyên tắc này bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ của các hoạt động nhà
nước với xã hội, với các công dân, tạo cơ sở cho xã hội, công dân có thể kiểm
soát được các hoạt động nhà nước, qua đó kiểm soát được quyền lực nhà nước
thực sự thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về một người hoặc một
nhóm người nào.
1.2.3. Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán
Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu hệ thống pháp luật thuế một quốc gia
phải "bóc tách" những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu
loại thuế đó ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các
quốc gia cũng phải tính tới khả năng của các nhà đầu tư, công dân của quốc
gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác. Nguyên tắc đảm
bảo dễ hiểu có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế,
văn bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Trong việc xây
dựng cấu trúc thuế, nội dung và ngôn từ của một đạo luật thuế phải đảm bảo
38
tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực hiện trong một thời gian
dài, ổn định.
Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới, hệ
thống pháp luật thuế được ban hành và thực hiện thống nhất cho các đối
tượng nộp thuế. Nhà nước Việt Nam xác định những nguyên tắc pháp lí cơ
bản nêu trên như những yêu cầu xuyên suốt trong việc ban hành pháp luật, tổ
chức và quản lí thu thuế. Thực hiện nguyên tắc nêu trên, đã có nhiều luật thuế
được ban hành mới nhưng cũng có những quy định hoặc loại thuế phải thay
thế do không đảm bảo những nguyên tắc đánh thuế.
Chúng ta có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung
và pháp luật thuế nói riêng vẫn còn phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc,
chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc áp dụng và làm tăng
gánh nặng chi phí tuân thủ. Một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống
pháp luật cồng kềnh là do các quy đi ̣nh do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản với quá nhiều hình thức văn bản.
Với bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang chuyển từ xây dựng thể chế
sang hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật thì
việc đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuế là hết sức cần
thiết và dần trở thành nhu cầu tất yếu, khách quan. Đơn giản hóa hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật đơn giản, dễ
tiếp cận, dễ tuân thủ và chi phí tuân thủ thấp. Đây là nhiệm vụ cần thiết đặt ra
cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành dự án
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chính sách thuế phải thật đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng
đóng góp và trình độ dân trí nước ta, cách tính toán thuế không quá phức tạp
để người nộp thuế có thể tính toán số thuế phải nộp của mình. Để có một
chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp quá nhiều
các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Muốn xây dựng một
hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống nhất, đồng bộ, khả thi và
39
đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu chí để xác định một hệ
thống pháp luật có chất lượng . Trong đó, chất lượng của hệ thống pháp luật
cần được thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó . Để ta ̣o nên sự đơn giản,
dễ tính toán đòi hỏi các văn bản pháp luậtphải được ban hành đúng thẩm quyền,
đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình
thức rõ ràng, có nội dung được kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý
được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù
hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. Với mục tiêu
góp phần xây dựng môi trường pháp lý tạo sự thuận lợi cho viê ̣c phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế , các văn bản pháp luật đảm bảo đơn giản , dễ
tính toán được nghiên cứu trên một số tiêu chí cơ bản xem xét trên khía cạnh
hình thức thể hiện về ngôn ngữ, cách diễn đạt, mức độ rõ ràng về quyền và
nghĩa vụ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, chi phí, sự phù hợp với xu hướng phát
triển bền vững và các quy luật kinh tế thị trường. Viê ̣c dễ tính toán được xem
xét trên khả năng cá nhân, doanh nghiệp có thực hiện dễ dàng được trên thực tế.
Cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện dễ dàng và áp dụng pháp luật đạt
được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng
hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội là khi xây dựng
pháp luật thuế đòi hỏi xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận,
làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật thuế.
Yêu cầu đă ̣t ra là pháp luật thuế vừa phản ánh được những quy luật
chung về sự phát triển của xã hô ̣i , vừ a phản ảnh được những quy luâ ̣t đă ̣c thù
trong lĩnh vực pháp luâ ̣t thu ế đối với từng giai đoạn . Nếu không đảm bảo
nguyên tắc đơn giản, dễ tính toán thì các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t thuế sẽ không
hợp lý và không đi vào cuộc sống , như vâ ̣y sẽ gây ra những tốn kém không
cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật được
dự thảo, hội thảo, nghiên cứ u và ban hành nhưng xa rời thực tế hoă ̣c ta ̣o ra
những tác động ngược và các đối tượng thực thi không thể thi hành.
40
1.2.4. Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho ngƣời nô ̣p thuế
Văn bản pháp luâ ̣t thuế phải có các quy định và mệnh lệnh chi tiết , cụ
thể để đảm bảo tính thuâ ̣n tiê ̣n cho người nô ̣p thuế có như vâ ̣y mới dễ dàng
triển khai trong thực tiễn , phù hợp với khả năng của cơ quan có trách nhiệm
trong viê ̣c tổ chứ c thực hi ện và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối
tượng có liên quan . Đồng thời đảm bảo nguyên tắc này tạo sự kịp thời , đồng
bô ̣giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoa ̣t động ban hành văn bản
pháp luật thuế và tổ chứ c hiê ̣n thực hiê ̣n văn bản.
Tính thuận lợi thể hiện sự dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý và khả
năng thích ứng của hệ thống thuế đối với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi.
Yêu cầu về tính dễ hiểu, dễ thực hiện thường thuộc về kỹ thuật xây dựng các
văn bản pháp luật quy định về thuế sao cho logic, mạnh dạn, rõ ràng, các từ
dùng trong văn bản phải mang tính phổ thông để dễ hiểu và hiểu đúng thì thực
hiện mới đúng và dễ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện luật thuế trong thực tế.
Hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của
hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế
của thuế, nhưng người thực hiện chính sách thuế ấy là tầng lớp dân cư trong
xã hội. Cho nên chính sách thuế càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân mới có
điều kiện hiểu rõ và làm đúng theo quy định của các luật thuế. Có như vậy,
thuế mới phát huy được vai trò là công cụ chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để đảm bảo được yêu
cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đã định ra, khi xây dựng hệ thống thuế
thì cơ quan lập pháp thường chỉ quy định khung thuế suất, còn việc quy định
thuế suất cụ thể thường giao cho cơ quan hành pháp, có như vậy mới đảm bảo
cho hệ thống thuế thích ứng với những biến động của hoàn cảnh kinh tế.
1.2.5. Nguyên tắc hiê ̣u quả
Nội dung của nguyên tắc này là hệ thống thuế phải được tổ chức sao
cho chi phí quản lý thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép,
41
phải đảm bảo số thu đủ như dự tính, hạn chế tình trạng gian lận thuế, thất
thoát thuế. Thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng
không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng như vậy mới
có thể đạt hiểu quả cao khi thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo
tính "trung lập" của thuế. Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước
và người nộp thuế hoàn toàn không có nghĩa coi thuế là khoản phân chia lợi
ích giữa nhà nước và dân chúng theo nghĩa thông thường. Thực hiện nguyên
tắc này, nhà nước sẽ không tạo ra những đòn giáng nặng nề cho xã hội, cho
người lao động. Điều này xuất phát từ việc suy đến cùng, cho dù là thuế gián
thu hay thuế trực thu thì loại thuế đó cũng sẽ đánh vào đông đảo dân cư trong
xã hội - người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người
dân lao động không được đảm bảo; nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp;
nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng. Tuy vậy, hoàn toàn không đơn giản khi xác
định thế nào là cân bằng giữa các lợi ích. Đây cũng là một trong những yếu tố
dễ dẫn tới sự thay đổi trong chế độ chính sách thuế. Nguyên tắc này cũng có ý
nghĩa trong việc xác định trình tự, quy trình, nội dung quản lý thu nộp thuế.
Việc ban hành một loại thuế phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự
tính đạt được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lý thuế. Tránh
không được để xảy ra mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy
cao hơn mức thuế thu được.
Nguyên tắc hiệu quả khi thu thuế trong mối quan hệ giữa nhà nước và
người nộp thuế có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi xác định những nội dung cụ
thể của đạo luật thuế, xác định cơ cấu hệ thống pháp luật thuế. Chẳng hạn,
việc xác định thuế suất, biểu thuế cần phải được cân nhắc rất kĩ lưỡng để đảm
bảo yêu cầu trên. Việc ban hành mới một loại thuế cũng được tính toán trên
cơ sở tổng số tiền thuế phải trả của người dân ở hiện tại và họ phải trả...mà
không chỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầu chỉ tiêu của Chính phủ. Về vấn đề
này, Montesquieu đã viết:
42
Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán,
điều chỉnh giữa hai phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân.
Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp mà
cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính những gì người
dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp thường xuyên
ở mức ít nhất [11].
Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải có tính ổn định đồng
thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thu thuế không
cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu, đạt
hiểu quả có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn
bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Những quy định
pháp luật phải đảm bảo tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực
hiện trong một khoảng thời gian dài ổn định. Mặt khác, việc ban hành một
loại thuế cũng cần phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt
được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lí thuế. Hệ thống thuế
phải đảm bảo tính hiệu quả dựa trên các mặt sau:
- Hiệu quả ở góc độ người nộp thuế: Một chính sách thuế đúng đắn sẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển. Xây dựng chính sách thuế không sát với thực tế sẽ
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến đối tượng nộp thuế có hoạt
động sản xuất kinh doanh nhưng trốn kê khai nộp thuế cho Nhà nước, giảm
thu ngân sách nhà nước.
- Hiệu quả đối ở góc độ quản lý thuế : Thể hiện tính hiệu quả là tổng
số thuế thu được là lớn nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất. Trong
thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là các khoản chi phí
trực tiếp của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh
chịu. Tính hiệu quả của thu thuế được thể hiện là tổng số thuế thu được nhiều
nhất trên cơ sở chi phí trực tiếp của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp của người
nộp thuế là thấp nhất. Các khoản chi phí trên gọi là chi phí hành chính. Nhằm
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY

More Related Content

What's hot

Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườnghajz_zjah
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trườngPhương thức giải quyết tranh chấp môi trường
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT NGÂN HÀNG, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAYLuận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
Luận văn: Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật, HAY
 
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt NamLuận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
Luận văn: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
 
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sựLuận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của ...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh ...
 
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAYLuận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Chuyển lỗ trong thuế thu nhập doanh nghiệp, HAY
 
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầuPháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
Pháp luật về hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu
 
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà NộiLuận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
 

Similar to Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY

Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Thư viện Tài liệu mẫu
 
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...Luận Văn 1800
 
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY (20)

Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăngQuyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
Quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước taLuận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở Việt NamLuận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước taLuận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
 
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nayHiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
 
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tếTác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
Tác động của chính sách thuế đến cơ cấu ngành của nền kinh tế
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật BảnPháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng từ thực tiễn Quận 7, 9 ĐIỂM
 
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuếNhững bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế, 9đ
 
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
 
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay.doc
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay.docHiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay.doc
Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay.doc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thƣơng Huyền HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ Kh¸nh HuyÒn
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦ U 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ 6 1.1. Thuế và pháp luật thuế 6 1.1.1. Thuế 6 1.1.2. Pháp luật thuế 11 1.2. Nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 19 1.2.1. Nguyên tắc công bằng khi xây dựng pháp luật thuế 20 1.2.2. Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể 30 1.2.3. Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán 32 1.2.4. Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho người nô ̣p thuế 35 1.2.5. Nguyên tắc hiê ̣u quả 35 Chương 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ QUA MỘT SỐ LUẬT THUẾ Ở VIỆT NAM VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN 39 2.1. Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện trong một số luật thuế ở Việt Nam hiện nay 39 2.1.1. Nguyên tắc công bằng được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p cá nhân 39 2.1.2. Nguyên tắc minh bạch , rõ ràng, cụ thể được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p 50 2.1.3. Nguyên tắc đơn giản , dễ hiểu , dễ tính toán được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng 55
  • 5. 5 2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả và thuâ ̣n tiê ̣n được thể hiê ̣n trong Luâ ̣t quản lý thuế 60 2.2. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam để đảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 68 2.2.1. Hướng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân 68 2.2.2. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p 72 2.2.3. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng 76 2.2.4. Hướng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t quản lý thuế 84 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢ O 92
  • 6. 6 MỞ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kì quá độ chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thuế nói chung được sử dụng như một công cụ kinh tế hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết các hoạt động kinh tế và có vai trò rất quan trọng để phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu vai trò của pháp luật thuế và những giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật thuế. Từ đó, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế và việc xây dựng pháp luật thuế được đặt ra trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới cơ chế chính sách tài chính quốc gia nói chung và phục vụ thiết thực cho công cuộc cải cách thuế đạt kết quả cao. Việc ban hành đầy đủ các luật thuế để điều tiết xã hội là một bước tiến trong nỗ lực cải cách thuế ở Việt Nam nhưng việc xây dựng pháp luật thuế như thế nào để vừa đảm bảo chống thất thu ngân sách vừa tạo sự phát triển mới về kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay, thì các nguyên tắc đảm bảo việc xây dựng pháp luật thuế phù hợp với tình hình thực tế là cần thiết góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế" làm luận văn thạc sĩ của mình.
  • 7. 7 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống văn bản pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế. Các nguyên tắc này được nghiên cứu trong một số công trình của một số nhà khoa học , nghiên cứ u dưới da ̣ng các bài viết, bài báo, chuyên đề… Một số công trình nghiên cứ u tiêu biểu về thuế, pháp luật thuế và nguyên tắc xây dựng pháp luâ ̣t thuế ở Viê ̣t Nam có thể kể là: Vũ Văn Cương, Vũ Ngọc Hà (2009), Pháp luật về kiểm tr a, thanh tra thuế ở Việt Nam , Tạp chí Luâ ̣t học, số 4; Nguyễn Văn Hiê ̣u, Lê Xuân Trường (2008), Hệthống thuế một số nướ c Asean và Trung Quốc , Nxb Tài chính, Hà Nội; Trường Đại học Luâ ̣t Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân , Hà Nội; Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế, Nxb Tài chính, Hà Nô ̣i; Nguyễn Xuân Trình, Lê Xuân Sang (2007), Điều chỉnh chính sá ch thuế và trợ cấp sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới , Nxb Tài chính, Hà Nô ̣i; Trương Bá Tuấn (2011), Đổi mới chính sách thuế giai đoạn 2001 - 2010, Tạp chí Tài chính , số 2; Nguyễn Văn Tuyến (2009), Bản chất thuế - sự tiếp cận từ cá c học thuyết cổ điển và hiện đại , Tạp chí Luâ ̣t ho ̣c, số 4; TS. Trần Minh Đứ c, Nguyên tắc công bằng trong phá p luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài khoa học cấp trường; TS. Nguyễn Văn Tuyến, Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thuế và mô hình cấu trúc của hệ thống pháp luật thuế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Các công trình trên , vấn đề nguyên tắc xây dựn g pháp luâ ̣t thuế được đề cập đến ở các mức độ khác nhau . Có công trình đề cập đến ý nghĩa , nội dung của các nguyên tắc này trong pháp luâ ̣t thuế , nêu khái quát về nô ̣i dung
  • 8. 8 các nguyên tắc. Nhìn chung các công trình còn tả n ma ̣n, chỉ đi vào khái quát nô ̣i dung các nguyên tắc hoă ̣c phân tích riêng một nguyên tắc cụthể trong một chế đi ̣nh luâ ̣t nào đó , chưa có công trình nào tâ ̣p trung phân tích từ ng nguyên tắc biểu hiê ̣n qua các luâ ̣t cụthể cũng như nêu hướng hoàn thiê ̣n từ ng nguyên tắc trong luâ ̣t đó về mă ̣t thực tiễn. 3. Mục đích, nhiê ̣m vụnghiên cƣ́ u Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thêm các vấn đề lý luận của các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng thể hiện các nguyên tắc đó trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cụ thể cho việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế để đảm bảo các nguyên tắc đó. Từ mục đích nghiên cứ u nêu trên, luâ ̣n văn có những nhiê ̣m vụsau đây: - Nghiên cứ u những vấn đề lý luâ ̣n về các nguyên tắc xây dựng pháp luâ ̣t thuế. - Phân tích, đánh giá sự thể hiện các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế và chỉ ra nhữn g điểm được và chưa được của hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay trong việc thể hiện các nguyên tắc đó. - Đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho một số văn bản thuế để đảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế. Tuy nhiên trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ nghiên cứu các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiện qua một số Luật thuế cơ bản ở Việt Nam hiện nay như Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật quản lý thuế từ năm 2005 đến nay. 5. Phƣơng pháp luâ ̣n và các phƣơng pháp nghiên cƣ́ u Luâ ̣n văn nghiên cứ u được thực hiê ̣n dựa trên c ơ sở phương pháp luâ ̣n của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của
  • 9. 9 Đảng và Nhà nước ta về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Cụ thể, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp ở chương1, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp diễn di ̣ch, quy na ̣p ở chương 2 để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Nhƣ̃ng điểm mớ i đóng góp của luâ ̣n văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Làm rõ sự cần thiết khách quan của các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế và nội dung cụ thể của từng nguyên tắc cũng như sự tác động của các nguyên tắc đó tới mục tiêu xây dựng pháp luật thuế. - Luận văn lựa chọn những nguyên tắc chi phối lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện từng Luật thuế cụ thể như nguyên tắc công bằng đối với Luật thuế thu nhập cá nhân; nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể đối với Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p ; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán đối với Luâ ̣t thuế giá tri ̣gia tăng ; nguyên tắc hiê ̣u quả và thuâ ̣n tiê ̣ n đối với Luâ ̣t quản lý thuế. - Luận văn đưa ra một số nhận định, đánh giá việc thể hiện các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế được thể hiê ̣n thông qua một số Luật thuế cụ thể trong pháp luâ ̣t thuế Viê ̣t Nam hiện nay. - Luận văn đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể cho từng luật thuế bao gồm Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p cá nhân , Luâ ̣t thuế thu nhâ ̣p doanh nghiê ̣p, Luâ ̣t thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế để đảm bảo các nguyên tắc công bằng; nguyên tắc minh ba ̣ch , rõ ràng, cụ thể; nguyên tắc đơn giản , dễ hiểu, dễ tính toán; nguyên tắc hiê ̣u quả và thuâ ̣n tiê ̣n nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luâ ̣t thuế ở Việt Nam trong thời gian tới.
  • 10. 10 7. Kết cấu của luâ ̣n văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật thuế và nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế. Chương 2: Thực trạng nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế qua một số luật thuế ở Việt Nam và hướng hoàn thiện.
  • 11. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ 1.1. THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ 1.1.1. Thuế 1.1.1.1. Khái niệm thuế Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân do Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Mă ̣t khác, thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa, thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp. Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng "thuế ruộng đất". Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức
  • 12. 12 thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức "thuế thập phân" đã xuất hiện ở Anh thế kỷ thứ X. Theo đó, "một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật". Hoặc vào thời kì này, tại Italia, 10% giá trị của tất cả hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc hình thức thuế sớm nhất là "cống" thời nhà Hạ. Thuật ngữ "thuế" xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước Công nguyên. Đối với Việt Nam, "thuế má" cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù vậy, cho đến năm 1013, vào đờ i vua Lý Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống. Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới (thuế mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế thổ sản - thời chúa Trịnh: Thuế xuất cảng, thuế nhập cảng thời nhà Nguyễn). Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân (như thời Lý, Trần, Lê sơ), hệ thống thuế trong thời kì phong kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực về đạo kí và pháp lí; chưa đáp ứng được yêu cầu và lời ích của nhân dân. Sử cũ ghi lại "Thuế má thu đến tơ tóc, mà dùng của cải như bùn đất". Đến thời kì Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch. Hệ thống thời kì này mang nặng tính vơ vét, bóc lột. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song song với việc xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối, thuế thổ trạch….) Nhà nước dần dần hình thành hệ thống thuế mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện. Như vậy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn với
  • 13. 13 mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Để đưa ra khái niệm mới về thuế hoàn toàn không đơn giản. Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh giá của mình. Các Mác viết: "thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước". Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng thuế là "một hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại" Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định "thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ". Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: thuế là khoản thu nộp mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Với cách nhìn nhận khách quan về thuế, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện quan hệ thu và nộp như nhau [33, tr. 7-11]. 1.1.1.2. Đặc điểm thuế Ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Vì vậy, đã có rất nhiều khái niệm về thuế khác nhau.
  • 14. 14 Tuy nhiên, thuế sẽ có những đặc tính nhất định để phân biệt với các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện khác, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu chúng ta cần làm rõ các đặc điểm của thuế. Từ định nghĩa nêu trên, ta có thể chỉ ra được các đặc điểm của thuế như sau: Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Nhà kinh tế học nổi tiếng Josseph E .Stiglitz cho rằng: "Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia : Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyê ̣n thì thuế la ̣i là bắt buộc". - Thu nhâ ̣p của người nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo mô ̣t sự cấp phát hoă ̣c những quyền lợi nào khác cho người nô ̣p thuế. - Tính bắt buộc của thuế không mang nội dung hình sự , nghĩa là việc đóng thuế cho Nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi pha ̣m pháp mà là nghĩa vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh. Khác với hình thức động viên khác: + Hình thức phí, lê ̣phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá + Phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ xảy ra khi người bi ̣ phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi í ch Nhà nước hoă ̣c công cộng nào cho người nô ̣p thuế [8, tr. 5-6]. - Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là trách nhiệm đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế... Khoản 1 Điều 8 Luật quản lý thuế quy định: "Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật", lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện. - Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải
  • 15. 15 quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải là tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện. Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực nhà nước . Thuế là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân biệt thuế và các khoản phí, lệ phí. Tuy cũng là những khoản thu có tính chất bắt buộc nhưng phí và lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật. Có thể thấy, thuế và quyền lực nhà nước là hai phạm trù không thể tách rời: Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực nhà nước. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Vì vậy, chỉ gắn với yếu tố quyền lực nhà nước, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hoặc cưỡng chế hình sự. Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong viê ̣c thu thuế của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế. Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu
  • 16. 16 thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Lợi ích từ viê ̣c nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các di ̣ch vụcông cộng của Nhà nước cho cộng đồng xã hội Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nên thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, khi xem xét khái niệm thuế cũng phải hiểu thuế trên hai góc độ: Thuế vừa là công cụ huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là công cụ giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hay công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thứ tư, thuế có phạm vi áp dụng rộng. So với phí, lệ phí thì thuế có phạm vi áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều kiện nhất định [33, tr. 11-13]. 1.1.2. Pháp luật thuế 1.1.2.1. Khái niệm pháp luật thuế Việc xác định nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân và quan hệ thu, nộp thuế giữa nhà nước và dân cư phải được thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định, đó chính là pháp luật thuế. Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước
  • 17. 17 có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước. Pháp luật thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ pháp luật sau: Thứ nhất, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Các tổ chức, cá nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này: + Thực hiện đăng kí, kê khai thuế; + Thực hiện nộp thuế theo trình tự, tức là thực hiện một trật tự phải tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế; + Thực hiện chế độ báo cáo thuế và các vấn đề có liên quan đến cơ sở xác định số thuế phải nộp với cơ quan có thẩm quyền; + Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp trong những trường hợp cần thiết. Thứ hai, nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí thuế. Quản lí thuế là một trong những nội dung quan trọng, không thể tách rời hoạt động quản lí nhà nước. Hoạt động quản lí thuế gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau, tuy vậy bao giờ cũng gắn liền với sự tham gia của nhà nước (nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng). Hoạt động quản lí thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lí hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi: + Chấp hành những quy định về thuế của các cơ quan có thẩm quyền, chống hiện tượng chiếm dụng và trốn lậu thuế; + Xác định phạm vi người nộp thuế và các nguyên tắc đánh thuế; + Xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế; + Xác định cách thức tính thuế, quyết định việc miễn giảm thuế trên cơ sở quy định của pháp luật.
  • 18. 18 + Tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống thất thu thuế + Thanh tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế.. Thứ ba , nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lí vi phạm và khiếu nại về thuế. + Hoạt động xử lí vi phạm về thuế liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật thuế như nợ thuế, sót thuế, trốn thuế, chống thuế nhưng chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự; + Giải quyết khiếu nại những quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền khi ra các quyết định không đủ căn cứ, không công bằng, không đúng pháp luật... Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy: Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó. Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế cho thấy các quan hệ do pháp luật thuế điều chỉnh luôn mang tính chấp hành và điều hành, là một nội dung quan trọng của tài chính công. Điều này cũng chi phối trực tiếp việc sử dụng phương pháp điều chỉnh quan hệ thuế. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ thuế do luật thuế điều chỉnh, để sự tác động của pháp luật có hiệu quả, luật thuế sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Để có được nguồn thu, nhà nước yêu cầu người dân phải nộp thuế. Để có thể tăng thêm khả năng chi tiêu, nhà nước có thể ban hành, thay đổi các loại thuế mới hoặc bãi bỏ những ưu đãi về thuế đang áp dụng đối với người dân. Để kịp thời trang trải cho hoạt động của mình, có được số thu ổn định và chủ động, nhà nước yêu cầu người dân nộp đúng, nộp đủ, theo thời hạn số thuế nhất định... Những ví dụ nêu trên cho thấy không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thuế với người nộp thuế. Nhà nước có quyền đơn phương đưa ra những quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự
  • 19. 19 thỏa thuận của các đối tượng còn lại. Trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế, buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ. Việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong quan hệ thuế hoàn toàn không phải với hình thức biểu hiện giống nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lí thuế có quyền ra các thông báo thuế, quyết định truy thu thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện đúng. Nhưng ở trường hợp đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế thì có sự khác nhau về hình thức biểu hiện nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa tính chất quyền uy bị mất đi. Trước hết, việc làm này phải được cơ quan quản lí thuế cho phép hay phê chuẩn; nếu đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ, nộp theo thời hạn, việc bị xử lý vi phạm sẽ trở thành hiện thực. Khi số thuế không được nộp đầy đủ, đúng hạn sẽ dễ dẫn tới hàng loạt các khả năng khác nhau như phong tỏa tài khoản, yêu cầu thu hộ, phạt nộp chậm được thực hiện cùng với các biện pháp hành chính khác. Trong giai đoạn hiện nay, các nước đang có xu thế phân chia hệ thống pháp luật thành luật công (public law) và luật tư (private law). Luật công là các luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến lợi ích công cộng hay mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, quan hệ nhà nước với công dân. Luật tư điều chỉnh quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân, quan hệ giữa các công dân. Như vậy, luật thuế (taxation law) có đầy đủ căn cứ để được xác định đây là một bộ phận quan trọng của luật công [33, tr. 24-28]. 1.1.2.2. Vai trò của pháp luật thuế Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia. Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng con đường thuế quan không còn phù hợp. Vậy làm thế
  • 20. 20 nào để thuế quan góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Có thể thấy vai trò của pháp luật thuế nhằm tạo điều kiện cho sự hòa nhập của Việt Nam đối với nền kinh tế thế giới là rất quan trọng, tuy nhiên nó cũng phải đảm bảo nguồn thu đối với ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo những mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Do đó, có thể thấy tầm ảnh hưởng của pháp luật thuế là rất lớn. Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế đang là một xu thế phát triển tất yếu, cuốn hút toàn thể nhân loại hòa vào dòng chảy của nó. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thời cơ và thách thức không nhỏ cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức ấy chính là việc xóa bỏ các rào cản tự do hóa thương mại toàn cầu, trong đó quan trọng nhất là việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Đây là vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó, bộ phận pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của trào lưu hội nhập chính là pháp luật thuế. Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật thuế giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, nếu không có hệ thống pháp luật thuế thì không thể thì một quốc gia không thể phát triển toàn diện. Với ý nghĩa to lớn đó, vai trò của hệ thống pháp luật thuế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiê ̣n qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật thuế là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện nghĩa vụ thuế và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
  • 21. 21 Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kỳ, ở các quốc gia đã cho thấy: thu từ thuế chiếm phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, nguồn thu từ thuế đáp ứng phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước. Các luật thuế được ban hành đều xác nhận "động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước" như một lý do cơ bản. Khoản thu từ thuế chiếm khoản 90% tổng thu ngân sách nhà nước (theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001 - 2010). Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật ghi nhận. Điều 8 Luật ngân sách nhà nước quy định rõ: "Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển" [18]. Cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách nhà nước. Hầu hết các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay, nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển
  • 22. 22 thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Thứ hai, pháp luật thuế góp phần cân bằng điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực, là đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà nước, bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế, Nhà nước thể hiện ý chí của mình đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp, thông qua đó thực hiện công bằng xã hội. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước như trình bày ở trên, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều 26 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Điều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế…Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được thể hiện ở chỗ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định
  • 23. 23 và tăng trưởng kinh tế. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội. Nhằm hạn chế việc tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Nhà nước tăng thuế suất, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…đối với việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các loại hàng hóa đó. Để thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số hàng hóa. Sự khuyến khích hoặc hạn chế này thể hiện tập trung ở biểu thuế áp dụng có tính chấp phân biệt đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp. Đối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế, Nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế. Thứ ba, pháp luật thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự
  • 24. 24 bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Vai trò điều thiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế. Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế và cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, về thuế suất…đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất. Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. 1.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THUẾ Nguyên tắc xây dựng pháp luâ ̣t thuế là hệ thống quan điểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc ban hành và sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hệ thống văn bản pháp luật thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của hệ thống pháp luật thuế. Thuế liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người nộp thuế và nhà nước. Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho nhà nước mà không thể khước từ hay trì hoãn. Ngược lại, nhà nước nào cũng phải mong chờ nguồn thu từ thuế để đảm bảo nguồn vật chất đầu vào cho việc thực hiện chức năng nhiệm
  • 25. 25 vụ. Rõ ràng, việc thu nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hai loại chủ thể. Yêu cầu đặt ra là việc thu nộp thuế phải đạt tới mục tiêu sao cho lợi ích của cả hai bên đều đạt được hoặc có thể chấp nhận được (về phía người nộp thuế). Vì vậy, những tư tưởng xuyên suốt quá trình ban hành văn bản pháp luật thuế, quá trình thu nộp thuế cần phải được làm rõ và quy định pháp luật phải thể hiện rõ tư tưởng này. Nếu không xác định hoặc xác định không đúng nguyên tắc đánh thuế, nhà nước sẽ không nhận được sự ủng hộ của dân chúng, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chống thuế hoặc trốn thuế. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nguyên tắc đánh thuế nhưng nổi tiếng nhất là nguyên tắc của Adam Smith "bình đẳng, xác thực, tiện lợi và ít tốn kém". Vì vậy việc xây dựng pháp luật thuế ngoài việc phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng pháp luật nói chung còn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc công bằng - Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể - Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán - Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho người nộp thuế - Nguyên tắc hiê ̣u quả 1.2.1. Nguyên tắc công bằng khi xây dựng pháp luật thuế Nguyên tắc này lần đầu tiên được nhắc đến trong Bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1789 và đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học giả thời bấy giờ. Điều đó khiến cho việc xác định nội dung của nguyên tắc này trở nên rất khó khăn, bởi đây là nguyên tắc vừa có thể tiếp cận từ khía cạnh chính trị, vừa có thể xem xét từ khía cạnh kinh tế và khía cạnh pháp lý. Xét ở khía cạnh chính trị, nguyên tắc này gắn bó chặt chẽ với vấn đề nhân quyền, trong đó có quyền được đối xử bình đẳng và không phân biệt. Còn xét ở khía cạnh kinh tế, nguyên tắc này liên quan đến vấn đề bản chất của thuế, như là một nghĩa vụ tài sản "bất khả tránh" của tổ chức và cá nhân đối
  • 26. 26 với Nhà nước. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh pháp lý, nguyên tắc công bằng và không phân biệt đối xử thường được nhắc đến với nội dung chủ yếu là quyền bình đẳng của mọi người nộp thuế trước pháp luật. Nói cách khác, xét ở khía cạnh này, mọi công dân đều được bình đẳng như nhau trước các quy định của pháp luật thuế, mặt khác, "luật pháp phải được áp dụng như nhau đối với tất cả người nộp thuế ở trong những hoàn cảnh giống nhau". Tư tưởng công bằng xuyên suốt trong các loại quan hệ xã hội và là nguyên tắc quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân, giữa Nhà nước và công dân, giữa các tổ chức xã hội và các thành viên của các tổ chức đó, giữa cá nhân với cá nhân, giữa các dân tộc, quốc gia với nhau. Tư tưởng công bằng cũng phải xuyên suốt trong các quan hệ thuế bởi "bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế. Bản chất này không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau" [33, tr. 11]. Khi công bằng được ghi nhận như là một nguyên tắc thì nó trở thành một thuộc tính vốn có, không thể tách rời của thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Thuộc tính này là tư tưởng chỉ đạo trong suốt quá trình ra đời, tồn tại của thuế, không phải chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu tạm thời của thuế. Trong lịch sử phát triển của thuế nói chung đã có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến những quy định thu nộp trong thuế, câu hỏi được đặt ra: Ai có quyền thu thuế, công bằng trong thuế như thế nào. Theo quan niệm cổ điển về thuế thì thuế có bốn đặc trưng sau: (1) Thuế là khoản trích nộp bắt buộc bằng tiền của tổ chức, cá nhân cho Nhà nước; (2) Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước; (3) Thuế là khoản thu không có hoàn trả; (4) Thuế là khoản thu không có đối khoản trực tiếp. Có thể nhận thấy, điểm hạn chế lớn nhất của quan niệm cổ điển về thuế là tuyệt đối hóa vai trò quyền lực nhà nước trong việc xác lập và thu thuế, nhấn mạnh nhiều đến tính cưỡng chế và bắt buộc của Nhà nước, tính không hoàn trả, trong khi
  • 27. 27 coi nhẹ vai trò của người nộp thuế trong quan hệ nộp thuế với Nhà nước. Theo quan niệm hiện đại về thuế, tuy không phủ nhận hoàn toàn các đặc trưng cơ bản của quan niệm cổ điển về thuế, nhưng cho rằng cần nhận thức lại về bản chất mối liên hệ giữa Nhà nước với công dân trong lĩnh vực thuế vụ, dựa trên nền tảng ý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ [32, tr. 65]. Thuộc tính công bằng trong thuế là sự đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế, nhất là ở xã hội dân chủ. Vậy thuộc tính công bằng trong thuế thể hiện như thế nào. Thứ nhất, công bằng thể hiện ở nghĩa vụ phải nộp thuế của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong lịch sử loài người, sự tồn tại của Nhà nước là đòi hỏi thực tế khách quan của quy luật phát triển. Nhà nước phải thu thuế bởi vì Nhà nước là thực thể sống. Để tồn tại, nhất là để tổ chức, lãnh đạo và điều khiển xã hội theo định hướng và mục tiêu của mình, Nhà nước cần phải có trong tay những phương tiện tài chính cần thiết. Các phương tiện tài chính này được tồn tại dưới hình thức là các khoản thu của Nhà nước. Trong các khoản thu của Nhà nước, thu từ thuế có vai trò quan trọng, không có thu nhập từ thuế chắc chắn Nhà nước sẽ không đủ tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Quyền thu thuế của Nhà nước là hoàn toàn chính đáng, bởi vì để thực hiện chức năng kinh tế của mình, có thể tổ chức nhà nước dưới dạng "Nhà nước thuế" [9], Nhà nước thuế là Nhà nước không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế mà dành cơ hội đó cho các chủ thể khác trong xã hội và đổi lại Nhà nước thu một phần thu nhập kinh tế của họ. Một cách thức khác nữa giúp Nhà nước có nguồn thu là Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong Nhà nước kinh tế thì các hoạt động kinh tế là một cách thức để tạo nguồn thu chính. Hoạt động kinh tế trực tiếp của Nhà nước có thể làm hạn chế khả năng hành động của các chủ thể khác, với quyền lực của mình nếu cho phép hoạt động kinh tế có thể dẫn đến Nhà nước hóa xã hội. Nếu Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế với mục tiêu lợi nhuận thì
  • 28. 28 Nhà nước sẽ trở thành người cạnh tranh với người tham gia thị trường, đó là sự cạnh tranh không cân xứng và không hợp lý. Như vậy, các chủ thể khác trong xã hội để tồn tại một cách bình thường và không phải cạnh tranh không cân xứng với Nhà nước thì phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đó cũng là lẽ công bằng. Nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước là bắt buộc, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao một phần cho mình. "Hành động đóng thuế cho Nhà nước không phải là hành động xuất hiện khi có dấu hiệu phạm pháp mà là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân" [10, tr. 30]. Trong mục tiêu của Nhà nước dân chủ, văn minh, xét đến cùng là vì con người, cho con người. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước không chỉ phải thỏa mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần, mà còn yêu cầu và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của con người ngày càng tăng. Con người trong xã hội phải nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và Nhà nước cũng phải chú trọng đến việc đảm bảo cho con người thực hiện trách nhiệm đó trên tinh thần tự giác và tuân thủ kỷ luật, trong đó có nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Nhà nước khi xác định nghĩa vụ thuế cho các đối tượng chịu thuế bao giờ cũng phải đặt ra vấn đề công bằng giữa họ, những người có điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh thì những đối tượng khác nhau, nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng. Thứ hai, công bằng trong việc đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế của đối tượng nộp thuế. Một trong những đặc trưng của Nhà nước so với các tổ chức xã hội khác, đó là Nhà nước có quyền ban hành ra thuế, thu thuế và người dân phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Vì vậy, rất dễ dẫn đến hiện tượng Nhà nước sẽ lạm thu và người dân trốn tránh nghĩa vụ của mình.
  • 29. 29 Xuất phát từ chủ nghĩa tự do, các học giả tiêu biểu như John Locke, Adam Smith, Montesquieu…đã đưa ra "lý thuyết về thuế - trao đổi" [9, tr. 713-716]. Theo lý thuyết này, cá nhân nên bị đánh thuế theo lợi ích mà cá nhân được hưởng từ chi tiêu công được đáp ứng bằng các khoản thuế thu được. Những người đề xướng tiếp cận công bằng từ góc độ lợi ích phân tích mọi khoản thuế do Nhà nước đặt ra để yêu cầu dân chúng đóng góp phải dựa trên sự tự nguyện của dân chúng, đồng thời phải tương xứng với những gì được gọi là hàng hóa và dịch vụ công cộng mà người nộp thuế sẽ được hưởng. Tư tưởng này có ưu điểm lớn về đòi hỏi công bằng là: Thuế mà Nhà nước thu được của dân chúng trên cơ sở tự nguyện của họ nhưng Nhà nước phải sử dụng số tiền thuế do dân chúng đóng góp một cách thực tế, hiệu quả, không gây lãng phí và có lợi cho dân trên cơ sở trao đổi lợi ích ngang bằng. Tuy nhiên, để thực hiện lý thuyết này đảm bảo công bằng có một số nhược điểm là: Một là, vì dựa trên cơ sở trao đổi lợi ích nên vị trí của Nhà nước trong việc thu thuế bị kéo xuống thấp, cào bằng như cá nhân nộp thuế, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng lộn xộn trong xã hội, có khi lại tạo ra sự bất công trong xã hội khi vai trò của Nhà nước bị đánh giá thấp Hai là, khó lý giải được tại sao có những người được hưởng thụ các dịch vụ và hàng hóa công ít hơn nhưng lại phải nộp thuế nhiều hơn và ngược lại, hay việc người nộp thuế hầu như không có khả năng lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ đó, bởi lẽ đây là vấn đề hầu như hoàn toàn do Nhà nước quyết định. Đôi khi rất khó hình dung được giá trị thực tế của dịch vụ công cộng mà Nhà nước sẽ cung ứng cho người nộp thuế, chẳng hạn như vấn đề quốc phòng và an ninh, vấn đề văn hóa và các hoạt động tư pháp. Vì vậy, việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cũng trở nên khó khăn hơn Ba là, vì nộp thuế là trao đổi ngang giá, nên những trường hợp không có khả năng nộp thuế thì Nhà nước sẽ khó có nguồn lực tài chính để giải quyết những chính sách xã hội như trợ cấp thất nghiệp, tạo việc làm cho họ,
  • 30. 30 Lý thuyết này hướng tới sự bình đẳng giữa Nhà nước và người nộp thuế dựa trên nguyên tắc trao đổi lợi ích ngang bằng, nên có thể gọi lý thuyết thuế - trao đổi đánh thuế trên nguyên tắc lợi ích. Để nâng cao vai trò của Nhà nước và trách nhiệm của người nộp thuế, theo quan điểm của "Lý thuyết thuế - đoàn kết" [9, tr. 717-719], đòi hỏi người nộp thuế phải hy sinh một phần lợi ích của mình cho Nhà nước vì lợi ích chung của cộng đồng, bằng cách nộp thuế cho Nhà nước theo sự ấn định thuế của Nhà nước sao cho phù hợp với khả năng tài chính của họ và không đẩy họ vào tình trạng bần cùng hóa sau khi nộp thuế, nghĩa vụ thuế sẽ lũy tiến theo cùng với mức độ tăng lên của thu nhập. Lý thuyết này có xu hướng cào bằng nghĩa vụ đóng thuế nếu như khả năng đóng thuế của họ là giống nhau. Lý thuyết về thuế - đoàn kết có ưu điểm thông qua những quy định về thuế góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của người dân đối với Nhà nước, với cộng đồng bằng việc hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Trong chừng mực nào đó, lý thuyết thuế - đoàn kết dường như phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế hiện đại khi mà sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cùng với yêu cầu giải quyết nhanh chóng, triệt để các hậu quả xã hội của nền kinh tế. Tác giả đồng tình với quan điểm trong lý thuyết thuế - đoàn kết về chính sách thuế của Nhà nước đối với người dân. Việc đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế nhưng phải nuôi dưỡng nguồn thu và phải khẳng định Nhà nước không chỉ có quyền thu thuế mà Nhà nước phải có nghĩa vụ sử dụng hợp lý số tiền thu đó để phục vụ cho cộng đồng là đáp ứng được một phần đòi hỏi của công bằng trong xã hội. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh đến vị trí, quyền lợi của Nhà nước và khả năng nộp thuế của người dân mà không chú ý đến nhu cầu, lợi ích của người dân trong việc nộp thuế dễ dẫn tới không công bằng như Montesquieu đã viết: Muốn xác định thu nhập quốc gia thì phải tính toán các nhu cầu của quốc gia và nhu cầu của nhân dân….Phải vận dụng trí
  • 31. 31 thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần: Phần lấy của dân và phần để lại cho dân. Không phải tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp thường xuyên ở mức độ nào [11, tr. 125]. Thứ ba, công bằng trong việc quy định miễn, giảm thuế. Trong quá trình quy định thu nộp của mình, Nhà nước có thể đưa ra những quy định liên quan đến việc miễn, giảm thuế cho một số đối tượng nộp thuế. Xét về mặt bản chất thì miễn, giảm thuế là việc Nhà nước không thu hoặc thu ít đi những khoản đáng lẽ ra phải thu. Miễn, giảm thuế có thể hướng tới nhiều mục đích của Nhà nước, như: Dùng miễn, giảm thuế như là một biện pháp thay thế cho chính sách xã hội đối với các đối tượng lẽ ra phải được hưởng trợ cấp của Nhà nước; miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ đối tượng nộp thuế trong một số trường hợp khi đối tượng này rơi vào điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nhất định; dung miễn, giảm thuế như một biện pháp ưu đãi để khuyến khích đầu tư [32, tr. 25]. Vì vậy, tính công bằng thể hiện như thế nào đối với những đối tượng được miễn, giảm và đối tượng không được miễn giảm là một vấn đề không đơn giản. Theo "lý thuyết thuế - bù đắp" [9, tr. 719-721] dựa trên ý tưởng nếu Nhà nước không sửa chữa những bất công do nền kinh tế thị trường vận hành gây ra, vẫn có một số lượng nhất định những người bị loại ra khỏi nền kinh tế thị trường thì Nhà nước cần có nghĩa vụ giúp đỡ. Lý thuyết này vừa coi thuế như là sự trao đổi lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Nếu sự trao đổi đó không đảm bảo lợi ích chính đáng của tất cả người dân, trong đó có những người nghèo thì cần thiết phải có sự tương trợ của những người có khả năng đóng thuế đối với người không có khả năng đóng thuế dựa trên tinh thần tương trợ cộng đồng. Các khoản trợ cấp phải đảm bảo cho họ tồn tại nhưng lại không được khuyến khích họ trở nên lười nhác. Khoản trợ cấp này cũng phải giảm dần nếu người thụ hưởng có thu nhập cao hơn. Như vậy, một mức thu nhập bảo đảm tối thiểu được áp dụng một tỷ lệ điều tiết vừa phải, tỷ lệ này ấn
  • 32. 32 định một ngưỡng tới hạn không phải nộp thuế và ngưỡng khởi điểm đánh thuế. Lý thuyết thuế - bù đắp mặc dù trên lý thuyết chỉ liên quan và mang lại nhiều lợi ích cho những người nghèo nhưng khi vận dụng hợp lý sẽ đặt ra các giới hạn trong việc điều tiết thuế đối với những người có thu nhập cao và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế, đảm bảo tính công bằng trong thuế. Trong xã hội ngày nay, chính sách kinh tế và chính sách xã hội đều phải lấy công bằng xã hội làm điều kiện tiên quyết. Để giải quyết mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách kinh tế và việc thực hiện chính sách xã hội, phải kết hợp hài hòa hai loại chính sách đó cả trong việc hoạch định lẫn trong việc thực hiện chúng. Sự kết hợp giữa chúng phải nhằm mục đích vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu xã hội, trong đó có công bằng và bình đẳng xã hội. Nói cách khác, sự kết hợp đó phải nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách kinh tế không dẫn đến những hậu quả tiêu cực và việc thực hiện chính sách xã hội, đến lượt nó, chẳng những không thực hiện mà còn trở thành động lực của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế [6, tr. 93]. Vì vậy, chính sách miễn, giảm thuế bóc tách trong chính sách kinh tế, chính sách xã hội và từng góc độ riêng lẻ đối với từng đối tượng nộp thuế là không công bằng. Nếu quy định hợp lý về miễn, giảm thuế và xét trong bối cảnh chung của sự phát triển một đất nước thì đó là sự công bằng và không vi phạm nguyên tắc toàn dân đóng góp thuế. Thứ tư, tính công bằng không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Thuế gắn liền với yếu tố quyền lực của Nhà nước, bất kỳ chủ thể nào trong xã hội khi có đủ các điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Người nộp thuế không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải trả lại hoặc thực hiện một dịch vụ tương ứng như phí, lệ phí. Có thể người nộp thuế không được hưởng lợi trực tiếp, còn người không nộp thuế vẫn được hưởng lợi từ nguồn thuế Nhà nước thu được. Điều này có mâu thuẫn với công bằng không.
  • 33. 33 Trước hết, ta thấy thuế là khoản thu rất quan trọng để Nhà nước tồn tại và phát triển. Những đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội thông qua việc nộp thuế để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội trong đó có đối tượng nộp thuế, đó là an ninh trật tự trong xã hội ổn định, môi trường kinh tế để các chủ thể trong xã hội tham gia, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội… Những lợi ích này rất khó định lượng một cách chính xác đối với từng cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Tiếp đến, với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của mình cho các đối tượng nộp thuế, nộp thuế không phải là sự trao đổi ngang giá giữa Nhà nước và đối tượng nộp thuế, tính công bằng trong thuế còn góp phần nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc chi tiêu, cung cấp những lợi ích cho cộng đồng và trong đó có các đối tượng nộp thuế. Việc nhận thức đúng tính công bằng trong thuế không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả của thuế còn giúp cá nhân xác định được nghĩa vụ của mình sô với cộng đồng, giúp ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước và trong quan hệ giữa người nộp thuế với Nhà nước thì chính người nộp thuế cũng được hoàn trả một cách gián tiếp từ Nhà nước. Mục đích chủ yếu của thuế là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nên để bao quát được hết các nguồn thu thì hệ thống thuế phải bao gồm nhiều sắc thuế. Số lượng các sắc thuế trong hệ thống thuế của các quốc gia là không giống nhau, nó tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thuế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Tóm lại, khi công bằng được ghi nhận như là một nguyên tắc thì nó trở thành thuộc tính vốn có của thuế nói chung. Tính công bằng được thể hiện ngay trong việc quy định nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, tổ chức với Nhà
  • 34. 34 nước, là sự đòi hỏi tất yếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của Nhà nước. Tuy nhiên, với vai trò là chủ thể của quyền lực chính trị trong xã hội thì Nhà nước phải đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế của đối tượng nộp thuế nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và không đẩy người dân vào tình trạng bần cùng hóa. Việc miễn, giảm thuế đối với người dân là tùy thuộc mục đích của Nhà nước, quy định miễn, giảm thuế hợp lý cũng là sự công bằng vì sự phát triển chung của xã hội. Khi người dân nộp thuế cho Nhà nước, người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự thịnh vượng của đất nước, tính công bằng trong thuế không mâu thuẫn với thuộc tính không hoàn trả trực tiếp của thuế. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế nên công bằng cũng là một thuộc tính vốn có của nó. Do đó, để thuế được mọi người ủng hộ và tự nguyện thực hiện trong thực tiễn cuộc sống thì yêu cầu đảm bảo về tính công bằng trong nó là một yêu cầu tất yếu và quan trọng nhất. Mặt khác, tất cả các đạo luật thuế đều đưa ra điều kiện đối với đối tượng nộp thuế, bất kỳ công dân nào đáp ứng các điều kiện này thì phải nộp thuế, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... Ngoài ra khi xây dựng các khoản thuế Nhà nước chỉ nhằm vào các đối tượng có khả năng đóng thuế. Nội dung của nguyên tắc đánh thuế công bằng là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau thì phải được đối xử về thuế như nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về điều kiện thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại phải được đối xử với nhau tương xứng. Với những đối tượng được khuyến khích, ưu đãi khi có đủ điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng. Ý nghĩa của nguyên tắc: Nguyên tắc công bằng phải được thể hiện xuyên suốt hệ thống pháp luật thuế vì đây không chỉ là nguyên tắc của thuế nói chung mà còn là nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống pháp luật về thuế. Dựa trên nguyên tắc công bằng, khi xây dựng hệ thống pháp luật thuế chỉ cần xác định những điều kiện chịu thuế mà không phải chỉ ra đối tượng cụ
  • 35. 35 thể. Tất cả các tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện thì đều được đối xử như nhau. 1.2.2. Nguyên tắc minh ba ̣ch, rõ ràng, cụ thể Nguyên tắc minh ba ̣ch , rõ ràng, cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi các luật pháp đó nắm vững, hiểu được pháp luật để áp dụng, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. "Minh bạch hóa pháp luật" là điều kiện quan trọng để tạo niềm tin và là cơ sở để mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế. Nhờ đó mà nhà nước quản lý xã hội một cách tốt hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư, tăng việc làm, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước. Trong nhà nước pháp quyền, nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì "Pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng và không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất và không tùy tiện bởi một hội đồng xét xử độc lập và quyết định đưa ra sẽ được xem xét lại bởi cơ quan tư pháp". Ở chừng mực giữa mỗi quốc gia, "Minh bạch hóa pháp luật" còn giúp cho công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên khác góp ý kiến trong việc xây dựng luật và các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại và sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể khi xây dựng pháp luật thuế không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng môi trường pháp lý ổn định và dễ dự đoán cho các chủ thể thực hiện các giao dịch quốc tế mà còn có ý nghĩa khẳng định việc tuân thủ những nghĩa vụ đã được cam kết trong các Hiệp định quốc tế từ đó làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong các Hiệp định đó. Một vấn đề rất khó khăn của thuế đó là vấn đề kiểm soát các cá nhân trong xã hội, làm thế nào để vừa đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
  • 36. 36 nước vừa hạn chế trường hợp trốn thuế do Nhà nước không kiểm soát được thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh việc công khai, minh bạch chẳng hạn như trong Thuế thu nhập cá nhân thì thông qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng của người dân. Phải đẩy mạnh phát triển hệ thống này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của người dân và cần có biện pháp vừa khuyến khích vừa bắt buộc người dân sử dụng phương thức thanh toán này. Tất cả luật thuế quy định các nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế trên các phương diện xác định ai là người phải kê khai, nộp thuế; cách xác định các căn cứ tính thuế như thế nào; khi nào được ưu đãi thuế… Nếu các nghĩa vụ thuế này được quy định rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ thì một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế chống gian lận thuế, mặt khác sẽ tạo môi trường minh bạch để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế, tạo tiền đề quan trọng cho sự thành công của cải cách hành chính thuế, và ngược lại. Công khai, minh ba ̣ch là đòi hỏi thiết yếu đối với hoa ̣t động xây dựng pháp luật thuế. Đảm bảo được nguyên tắc này sẽ rút ngắn khoảng cách g iữa công dân và công quyền . Đối với Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân", tính minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật được coi là nền tảng cơ sở , cội nguồn sứ c ma ̣nh của bô ̣máy công quyền , bảo đảm dân chủ trong xã hội và là biê ̣n pháp hữu hiê ̣u nhằm phòng ngừ a các hành vi sai trái , các biểu hiện làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước . Trong các nghiên cứu hiện đại , minh ba ̣ch được coi là nền tảng cho viê ̣c bảo vê ̣ quyền con người nhằm đưa ra được hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng phù hợp nhất với nguyện vọng của đông đảo người dân và xuất phát từ thực tiễn xã hội, như thông qua việc đánh giá tác động đối với các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách, pháp luật hoặc lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách, pháp
  • 37. 37 luật... Bên cạnh đó, việc tăng cường minh bạch hóa trong quá trình soạn thảo và ban hành chính sách, pháp luật thuế cũng góp phần ngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng dựa trên lợi ích nhóm và giảm thiểu các chi phí của người dân và xã hội nói chung phát sinh do sự thiếu minh bạch của hệ thống chính sách và pháp luật. Nguyên tắc minh ba ̣ch trong xây dựng pháp luâ ̣t thuế là đòi hỏi của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và huy động mọi nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh đó tăng cường tính minh bạch và nhất quán, qua đó làm giảm cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh. Quá trình này đòi hỏi hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật cần được tiếp tục rà soát và hoàn thiện theo hướng tăng cường công khai, minh bạch mà vẫn bảo đảm tính cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Nguyên tắc này bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ của các hoạt động nhà nước với xã hội, với các công dân, tạo cơ sở cho xã hội, công dân có thể kiểm soát được các hoạt động nhà nước, qua đó kiểm soát được quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về một người hoặc một nhóm người nào. 1.2.3. Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu hệ thống pháp luật thuế một quốc gia phải "bóc tách" những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũng phải tính tới khả năng của các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác. Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Trong việc xây dựng cấu trúc thuế, nội dung và ngôn từ của một đạo luật thuế phải đảm bảo
  • 38. 38 tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực hiện trong một thời gian dài, ổn định. Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới, hệ thống pháp luật thuế được ban hành và thực hiện thống nhất cho các đối tượng nộp thuế. Nhà nước Việt Nam xác định những nguyên tắc pháp lí cơ bản nêu trên như những yêu cầu xuyên suốt trong việc ban hành pháp luật, tổ chức và quản lí thu thuế. Thực hiện nguyên tắc nêu trên, đã có nhiều luật thuế được ban hành mới nhưng cũng có những quy định hoặc loại thuế phải thay thế do không đảm bảo những nguyên tắc đánh thuế. Chúng ta có thể nhận thấy, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật thuế nói riêng vẫn còn phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc áp dụng và làm tăng gánh nặng chi phí tuân thủ. Một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống pháp luật cồng kềnh là do các quy đi ̣nh do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản với quá nhiều hình thức văn bản. Với bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang chuyển từ xây dựng thể chế sang hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật thì việc đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuế là hết sức cần thiết và dần trở thành nhu cầu tất yếu, khách quan. Đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật đơn giản, dễ tiếp cận, dễ tuân thủ và chi phí tuân thủ thấp. Đây là nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chính sách thuế phải thật đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ dân trí nước ta, cách tính toán thuế không quá phức tạp để người nộp thuế có thể tính toán số thuế phải nộp của mình. Để có một chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, vấn đề quan trọng là không kết hợp quá nhiều các chính sách kinh tế - xã hội khác trong chính sách thuế. Muốn xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống nhất, đồng bộ, khả thi và
  • 39. 39 đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu chí để xác định một hệ thống pháp luật có chất lượng . Trong đó, chất lượng của hệ thống pháp luật cần được thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó . Để ta ̣o nên sự đơn giản, dễ tính toán đòi hỏi các văn bản pháp luậtphải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình thức rõ ràng, có nội dung được kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. Với mục tiêu góp phần xây dựng môi trường pháp lý tạo sự thuận lợi cho viê ̣c phát triển bền vững và hội nhập quốc tế , các văn bản pháp luật đảm bảo đơn giản , dễ tính toán được nghiên cứu trên một số tiêu chí cơ bản xem xét trên khía cạnh hình thức thể hiện về ngôn ngữ, cách diễn đạt, mức độ rõ ràng về quyền và nghĩa vụ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, chi phí, sự phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và các quy luật kinh tế thị trường. Viê ̣c dễ tính toán được xem xét trên khả năng cá nhân, doanh nghiệp có thực hiện dễ dàng được trên thực tế. Cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện dễ dàng và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo được khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội là khi xây dựng pháp luật thuế đòi hỏi xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật thuế. Yêu cầu đă ̣t ra là pháp luật thuế vừa phản ánh được những quy luật chung về sự phát triển của xã hô ̣i , vừ a phản ảnh được những quy luâ ̣t đă ̣c thù trong lĩnh vực pháp luâ ̣t thu ế đối với từng giai đoạn . Nếu không đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ tính toán thì các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t thuế sẽ không hợp lý và không đi vào cuộc sống , như vâ ̣y sẽ gây ra những tốn kém không cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật được dự thảo, hội thảo, nghiên cứ u và ban hành nhưng xa rời thực tế hoă ̣c ta ̣o ra những tác động ngược và các đối tượng thực thi không thể thi hành.
  • 40. 40 1.2.4. Nguyên tắc thuâ ̣n tiê ̣n cho ngƣời nô ̣p thuế Văn bản pháp luâ ̣t thuế phải có các quy định và mệnh lệnh chi tiết , cụ thể để đảm bảo tính thuâ ̣n tiê ̣n cho người nô ̣p thuế có như vâ ̣y mới dễ dàng triển khai trong thực tiễn , phù hợp với khả năng của cơ quan có trách nhiệm trong viê ̣c tổ chứ c thực hi ện và phù hợp với nhận thức pháp luật của đối tượng có liên quan . Đồng thời đảm bảo nguyên tắc này tạo sự kịp thời , đồng bô ̣giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoa ̣t động ban hành văn bản pháp luật thuế và tổ chứ c hiê ̣n thực hiê ̣n văn bản. Tính thuận lợi thể hiện sự dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ quản lý và khả năng thích ứng của hệ thống thuế đối với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Yêu cầu về tính dễ hiểu, dễ thực hiện thường thuộc về kỹ thuật xây dựng các văn bản pháp luật quy định về thuế sao cho logic, mạnh dạn, rõ ràng, các từ dùng trong văn bản phải mang tính phổ thông để dễ hiểu và hiểu đúng thì thực hiện mới đúng và dễ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện luật thuế trong thực tế. Hệ thống thuế phải đảm bảo có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, nhưng người thực hiện chính sách thuế ấy là tầng lớp dân cư trong xã hội. Cho nên chính sách thuế càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân mới có điều kiện hiểu rõ và làm đúng theo quy định của các luật thuế. Có như vậy, thuế mới phát huy được vai trò là công cụ chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để đảm bảo được yêu cầu này mà không vi phạm nguyên tắc đã định ra, khi xây dựng hệ thống thuế thì cơ quan lập pháp thường chỉ quy định khung thuế suất, còn việc quy định thuế suất cụ thể thường giao cho cơ quan hành pháp, có như vậy mới đảm bảo cho hệ thống thuế thích ứng với những biến động của hoàn cảnh kinh tế. 1.2.5. Nguyên tắc hiê ̣u quả Nội dung của nguyên tắc này là hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép,
  • 41. 41 phải đảm bảo số thu đủ như dự tính, hạn chế tình trạng gian lận thuế, thất thoát thuế. Thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng như vậy mới có thể đạt hiểu quả cao khi thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính "trung lập" của thuế. Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế hoàn toàn không có nghĩa coi thuế là khoản phân chia lợi ích giữa nhà nước và dân chúng theo nghĩa thông thường. Thực hiện nguyên tắc này, nhà nước sẽ không tạo ra những đòn giáng nặng nề cho xã hội, cho người lao động. Điều này xuất phát từ việc suy đến cùng, cho dù là thuế gián thu hay thuế trực thu thì loại thuế đó cũng sẽ đánh vào đông đảo dân cư trong xã hội - người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không được đảm bảo; nền kinh tế sẽ bị trì trệ một cách gián tiếp; nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng. Tuy vậy, hoàn toàn không đơn giản khi xác định thế nào là cân bằng giữa các lợi ích. Đây cũng là một trong những yếu tố dễ dẫn tới sự thay đổi trong chế độ chính sách thuế. Nguyên tắc này cũng có ý nghĩa trong việc xác định trình tự, quy trình, nội dung quản lý thu nộp thuế. Việc ban hành một loại thuế phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lý thuế. Tránh không được để xảy ra mức phí bỏ ra cho hoạt động thu một loại thuế nào đấy cao hơn mức thuế thu được. Nguyên tắc hiệu quả khi thu thuế trong mối quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi xác định những nội dung cụ thể của đạo luật thuế, xác định cơ cấu hệ thống pháp luật thuế. Chẳng hạn, việc xác định thuế suất, biểu thuế cần phải được cân nhắc rất kĩ lưỡng để đảm bảo yêu cầu trên. Việc ban hành mới một loại thuế cũng được tính toán trên cơ sở tổng số tiền thuế phải trả của người dân ở hiện tại và họ phải trả...mà không chỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầu chỉ tiêu của Chính phủ. Về vấn đề này, Montesquieu đã viết:
  • 42. 42 Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân. Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp mà cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính những gì người dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp thường xuyên ở mức ít nhất [11]. Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải có tính ổn định đồng thời hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lí thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép. Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu, đạt hiểu quả có tầm quan trọng khi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn bản giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Những quy định pháp luật phải đảm bảo tính dễ hiểu cho mọi đối tượng và cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài ổn định. Mặt khác, việc ban hành một loại thuế cũng cần phải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lí thuế. Hệ thống thuế phải đảm bảo tính hiệu quả dựa trên các mặt sau: - Hiệu quả ở góc độ người nộp thuế: Một chính sách thuế đúng đắn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Xây dựng chính sách thuế không sát với thực tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến đối tượng nộp thuế có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trốn kê khai nộp thuế cho Nhà nước, giảm thu ngân sách nhà nước. - Hiệu quả đối ở góc độ quản lý thuế : Thể hiện tính hiệu quả là tổng số thuế thu được là lớn nhất với chi phí tổ chức thu thuế là thấp nhất. Trong thực tế, khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là các khoản chi phí trực tiếp của cơ quan thuế và những chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh chịu. Tính hiệu quả của thu thuế được thể hiện là tổng số thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí trực tiếp của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp của người nộp thuế là thấp nhất. Các khoản chi phí trên gọi là chi phí hành chính. Nhằm