SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường




    A.        Một số ví dụ thực tế về các tranh chấp môi trường quốc tế và
              phương thức giải quyết.


    1. Vụ việc tranh chấp giữa Canada và Mỹ (1939 - 1941)
    Năm 1939 Mỹ kiện Canada ra trọng tài về việc khói thải độc hại phát thải từ
lò luyện kim Trail ở Canada gây hại tới tiểu bang Washington (Mỹ). Lò luyện
kim này nằm cách biên giới với Mỹ 7 dặm, trong đó Mỹ yêu cầu xác định về
việc gây ô nhiễm môi trường của lò luyện kim Trail, hình thức bồi thường thiệt
hại và yêu cầu biện pháp nhằm ngăn ngừa những tác hại có thể xảy ra trong
tương lai.
    Trọng tài vụ Trail Smelter phán quyết “không quốc gia nào có quyền sử
dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại
nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác; những thiệt
hại phải thể hiện ở những chứng cứ xác thực và thuyết phục”. Vấn đề chứng cứ
đã được kết luận bằng các thí nghiệm khoa học.
    Trong phán quyết cuối cùng, hoạt động của lò luyện kim đã bị hạn chế.
    Từ đó trong tập quán quốc tế đã hình thành nên một tập quán mà đã được
nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết tranh chấp với quốc gia khác về việc kiểm
soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới đó là “các quốc gia chịu trách nhiệm về
mọi tổn thất gây ra do vi phạm nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên
biên giới”.
Ngoài ra, mặc dù vụ Trail Smelter chỉ đề cập một loại nguồn gây ô nhiễm
xuyên biên giới, quy định này, như kết luận của trọng tài, về nguyên tắc có thể
áp dụng cho hầu hết các loại nguồn gây ô nhiễm không khí tầm xa. Những kỹ
thuật hiện đại về quan trắc và thí nghiệm giúp tính toán với độ chính xác hợp lý
khối lượng các chất gây ô nhiễm xuyên biên giới phát thải từ từng quốc gia và
xác định những khu vực bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc thu thập những chứng cứ cần
thiết, thậm chí đạt tiêu chuẩn “xác thực và thuyết phục” như trong phán quyết
của vụ Trail Smelter, không còn là một chướng ngại tiềm tàng để xác định trách
nhiệm đối với việc gây ô nhiễm không khí tầm xa. Do đó, các quốc gia phải chịu
trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại, thỏa mãn “chuẩn mực” nghiêm trọng, gây ra
do hành vi vi phạm luật quốc tế.


    2. Vụ tranh chấp giữa Argentina - Uruguay về việc xây nhà máy bột
giấy gây nguy cơ ô nhiễm môi trường.
    Tranh chấp phát sinh từ năm 2003 khi Montevideo (Uruguay) cho phép xây
dựng Nhà máy bột giấy Botnia tại dòng sông trên mà không tham vấn Buenos
Aires. Khi cơ sở này đi vào hoạt động năm 2006, lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi
trường, cư dân địa phương Argentina và các nhà hoạt động môi trường đã phong
tỏa cây cầu bắc qua sông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động giao thông
và kinh tế, đặc biệt là cho phía Uruguay.
    Hai nước đã đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế Hague (Hà Lan). Phán quyết của
tòa nêu rõ Uruguay đã vi phạm hiệp ước song phương nhưng vẫn cho nhà máy
Botnia tiếp tục hoạt động vì không tìm được chứng cứ nhà máy gây ô nhiễm.
    Trải qua hơn 7 năm đàm phán thương lượng cuối cùng ngày Ngày
28/7/2010, Tổng thống Argentina Cristina Fernández và Tổng thống Uruguay
José Mujica đã ký thỏa thuận cùng kiểm soát môi trường trên sông Uruguay.
Thỏa thuận mới ký kết quy định việc thành lập ủy ban kiểm soát chung gồm
các nhà khoa học hai nước, có nhiệm vụ giám sát hoạt động xử lý chất thải của
mọi cơ sở công nghiệp, nông nghiệp và khu dân cư dọc hai bờ sông Uruguay.


    3. Tranh chấp về việc xây đập thủy điện trên sông Mekong
    Sông Mekong là một dòng sông quốc tế quan trọng, bắt nguồn từ Tây Tạng
và chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trước khi đến Miến Điện, Lào, Thái
Lan, Cam Bốt và Việt Nam.
    Lưu vực Mekong là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, bị tàn phá
bởi bom đạn. Vì thế nên sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, các cơ quan
tài chánh thế giới và một số cường quốc như Hoa Kỳ, Úc châu, Nhựt Bản, Liên
hiệp các Quốc gia Âu châu, Liên hiệp Quốc, đã tập trung những nỗ lực để giúp
tái thiết và phát triển khu vực qua các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong
nhiều thập niên vừa qua, nền kinh tế của khu vực Mekong được tăng trưởng, tuy
nhiên điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng.
    Các dự án Đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong
    Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng điện năng trên, các quốc gia trong lưu vực
Mekong, được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chánh quốc tế như Ngân hàng Thế
giới, Ngân hàng Phát triển Á châu đã phác họa các kế hoạch khai thác nguồn
nước sông Mekong trong đó có việc xây dựng các đập thủy điện.
    Trung Quốc là nước đầu tiên khai thác quy mô tiềm năng thủy điện của sông
Mekong và đã đi được nửa đoạn đường trong công trình xây một chuỗi những
đập thủy điện khổng lồ trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong, với 4 đập
lớn đã được đưa vào xử dụng và 4 đập khác trong dự trù. Trong khi đó thì ở
vùng hạ lưu sông Mekong các đập thủy điện chỉ được xây dựng trên các phụ lưu
như Pak Mun ở Thái Lan, Nam Theun ở Lào và Sesan, Seprok ở Cao nguyên
Trung phần Việt Nam.
Tuy nhiên gần đây Camphuchia và Lào đã thiết lập những kế hoạch xây đập
thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong với tất cả 11 dự án: 9 nằm
trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Cambốt. Trong số 9 dự án thủy điện
ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào) Xayaburi là đập thủy điện
thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định xây dựng ở Bắc Lào. Xayaburi
là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian
hơn 1 năm qua.
    Đập Xayaburi nằm cách Luang Prabang 150km về phía Nam, thuộc loại
“đập tràn”, xử dụng dòng chảy cơ bản để vận hành các động cơ phát điện, có
công xuất 1.285MW, được 4 ngân hàng Thái Lan: Kasikorn Bank, Bangkok
Bank, Krung Thai Bank và Siam Commercial Bank tài trợ; đầu tư công trình là
công ty SEAN và Ch. Karnchang của Thái Lan và phần lớn điện lượng sản xuất
sẽ bán cho công ty EGAT-Thailand.
    Theo thỏa ước Mekong năm 1995, thì các quốc gia thành viên của Uỷ hội
sông Mekong (MRC), Camphuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngoài việc cam
kết hợp tác để đảm bảo sự phát triển bền vững sông Mekong, còn đồng ý về quy
trình tham vấn liên chính phủ “Thông Báo-Tiền Tham Khảo-Đồng thuận”
(Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement- PNPCA); đây
là một quá trình mà các thành viên của Ủy hội phải tuân theo, khi có ý định khai
thác dòng chính sông Mekong thí dụ như xây đập thủy điện.
    Vì thế, đối với đề án Xayaburi chánh phủ Lào phải tuân thủ tiến trình
PNPCA này và ngày 21/09/2010 thông báo với MRC ý định xây đập thủy điện
Xayaburi. Tiếp đến MRC chuyển hồ sơ của đề án đến các quốc gia thành viên
Camphuchia, Thái Lan, và Việt Nam cứu xét. Ủy ban hỗn hợp MRC đã lần lượt
nhóm họp nhiều lần để thảo luận về đề án thủy điện này. Trong lần họp sau cùng
tại Vientiane vào ngày 19/04/2011 kết thúc thời gian ấn định 6 tháng của quy
trình PNPCA, Ủy ban Hổn hợp đã không đạt được sự đồng thuận và phải đệ
trình lên Hội đồng Bộ trưởng MRC để lấy quyết định. Đại diện của phía Cam
Bốt và Việt Nam cho rằng báo cáo EIA (Environmental Impact Assessment) của
Lào về những tác động của đập thủy điện Xayaburi trên Môi trường của hạ lưu
Mekong thiếu trung thực và có nhiều thiếu sót.


       Tác động của 11 đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong và châu thổ
ĐBCL VN
       Qua các tài liệu tham khảo, chúng ta có thể nhận ra những ảnh hưởng tiêu
cực rất trầm trọng mà các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông
Mekong có thể gây ra đối với môi trường, cũng như trên các mặt kinh tế và xã
hội.
       Môi trường
       Nếu dự án xây đập Xayaburi được chấp thuận sẽ tạo ra một tiền lệ để 10 đập
thủy điện khác được xây tiếp trên dòng chính của hạ nguồn sông Mekong.
       Bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental
Assessment-SEA) của Ủy hội Sông Mekong MRC cho thấy nếu tất cả 11 đập
thủy điện này được xây thì 90% khối lượng phù sa sẽ bị giữ lại, ảnh hưởng đến
đặc tính phì nhiêu và khả năng bành trướng của châu thổ ĐBCLVN.
       Sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu còn ảnh hưởng đến cấu trúc
của dòng sông và trạng thái cân bằng của nguồn dinh dưỡng: khiến bờ sông bị
sạt lở, lòng sông bị bào mòn, các thảm thực vật và các vùng đất trũng bị hủy
hoại; nguồn dinh dưỡng N và P bị xáo trộn, tạo điều kiện cho các loài rong, tảo
bộc phát, làm tắc nghẽn dòng sông, với hậu quả hệ thủy sinh học bị hủy diệt.
       Di trú theo mùa là đặc tính sinh học mang tính sinh tồn của các loài cá và
hầu hết khoảng 1700 loài cá của sông Mekong cần phải thay đổi nơi sống, lội
xuôi ngược dòng sông hoặc di chuyển đến những vùng đất trũng, vùng ngập
nước tìm những nơi thích nghi để sinh sản và tăng trưởng. Vì dòng sông là hành
lang hoán trú của loài cá, nên xây các đập thủy điện t
                                         , như đẻ trứng, gây giống và tăng trưởng.
Đập Xayaburi ngăn cản lộ trình hoán trú của ít nhất 23 loài cá đến vùng thượng
nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan và tối
thiểu 41 loài cá có thể bị diệt chủng.
    Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rõ rệt hơn khi tất cả 11 đập được xây và
hơn nữa chiều dài của dòng sông sẽ trở thành một chuỗi những hồ nước đọng.
Nếu tất cả các đề án được thực hiện, sẽ có đến 40% khối lượng thủy sản trong hạ
lưu bị thất thoát, tương đương với khoảng trên 1 triệu tấn cá và trị giá mất mát
có thể lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.Ấy là chưa kể đến khối lượng cá sống gần
các cửa sông đổ ra biển của châu thổ ĐBCLVN. Tương tự như thế, đối với Cam
Bốt, những tác động của 11 đập thủy điện cũng rất nghiêm trọng.
    Các quốc gia trong lưu vực hạ nguồn sông Mekong cùng chia xẻ các trận lũ
hằng năm. Lũ là món quà thiên nhiên ban cho cư dân lưu vực Mekong. Lũ mang
lại sự sống cho hệ sinh thái phức tạp của lưu vực, làm sạch đồng ruộng và đem
đến thủy sản cho người dân địa phương. Nếu tất cả 11 đề án thủy điện trên hạ
lưu Mekong được xây, thì vào mùa khô các ”đập tràn” phải tích lũy nước để vận
hành và như thế miền Tây Nam phần VN sẽ bị cạn kiệt, nước biển tràn sâu hơn
vào nội địa làm trầm trọng thêm tình trạng ruộng vườn vốn bị nhiễm mặn vào
mùa khô, giảm diện tích canh tác và ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
cũng gặp khó khăn.


    Nỗ lực Giải quyết tranh chấp của Việt Nam và các quốc gia:
    * Những vận động của nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long
Do tầm vốc quốc tế của các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong nên
trong thời gian qua nhóm đã nỗ lực kết hợp với các tổ chức quốc tế và giới chính
trị của các quốc gia tài trợ MRC kêu gọi sự hỗ trợ và tìm cách tạo dựng một
kênh pháp lý thích hợp để những nhận định khách quan của Nhóm được chuyển
đạt đến các giới chức có thẩm quyền quyết định về đề án Xayaburi.
   Hợp tác với The Australian Mekong Resource Centre (AMRC), Sydney
University
   Tác động của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong gây ra
những biến đổi phức tạp liên quan đến các lãnh vực khoa học, kinh tế, xã hội,
nhân sinh…. Học viện Nghiên cứu Tài nguyên Sông Mekong (AMRC) thuộc
Đại học Sydney, Australia là một trung tâm nghiên cứu khoa học quốc tế về khu
vực Mekong, ngoài công tác nghiên cứu giảng dạy còn là một tổ chức khoa học
có mục đích hỗ trợ chiều hướng phát triển hợp lý duy trì sự toàn vẹn, đa dạng
của hệ sinh thái khu vực Mekong và tính cộng sinh giữa cuộc sống, những nét
văn hoá đặc thù của khu vực, vì thế Nhóm NCVHĐNCL Úc châu đã kết hợp
chặt chẽ với AMRC để trao đổi và tiếp thu những kiến thức mới liên quan đến sự
phát triển của khu vực Mekong và châu thổ ĐBCLVN.
   Kết giao với Tổ chức International Rivers
   Nhóm đã kết giao với Tổ chức International Rivers, qua Giám đốc Chương
trình Đông Nam Á, Bà Ame Trandem ở Bangkok , cùng với 263 tổ chức phi
chánh quyền (NGOs) và trên 22 ngàn người dân của hơn 100 quốc gia trên thế
giới kêu gọi hai chánh phủ Lào và Thái Lan hủy bỏ đề án xây đập thủy điện
Xayaburi và 10 đập khác trên dòng chính sông Mekong vì những đập này gây ra
những tác hại nghiêm trọng đến tương lai vùng hạ nguồn.
   Tham khảo với giới chức ngoại giao
   Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ
quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng
đông bắc Phi châu (giữa Ai Cập, Sudan, Tanzania, Ethiopa, Congo, Tanzania,
Kenya…..), sông Zambezi ở Phi châu (giữa Zambia, Angola, Zimbawe, Malawi,
Tanzania, Botswana, Mozambique và Nambia), sông Jordan ở Trung Đông (giữa
Israel, Jordan, Syria và Lebanon), hệ thống sông Ganges-Brahmaputra-Meghna
(giữa Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bangladesh) hay chính trong hệ thống
sông Murray-Darling-Murrumbidgee (giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ của
Úc châu) khiến chúng ta không khỏi băn khoăn nghĩ rằng địa chính trị và lợi ích
phe nhóm sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến những quyết định về các đề
án thủy điện Mekong. Vì thế Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu đã ra sức tranh thủ
sự ủng hộ của giới chánh trị ở Úc và Hoa Kỳ.
    Úc là quốc gia có những chương trình viện trợ cho Việt Nam với mục đích
xóa nghèo và đồng thời cũng là một trong số các quốc gia cốt yếu tài trợ cho
MRC, nên nhóm NCVHĐNCL đã viết văn thư gởi đến chánh phủ liên bang Úc,
Ngoại trưởng Kevin Rudd, trình bày quan điểm của nhóm về những ảnh hưởng
tiêu cực không thể đảo ngược của 11 đập thủy điện trên cuộc sống của người dân
vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN. Cùng lúc Nhóm cũng gởi văn thư đến bà
Dân biểu Julie Bishop, Phó chủ tịch đảng Tự do và phát ngôn viên ngoại giao
của Liên đảng Tự do-Quốc gia, đối lập ở Quốc hội, nêu lên mối quan ngại về
những ảnh hưởng tiêu cực của đập Xayaburi. Ngoài ra, chúng tôi đã gởi văn thư
đến Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch Tiểu bang Đông Á và Thái Bình
Dương tại Thượng viện Hoa Kỳ.
    Đối với chúng tôi, việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đề nghị
của Thượng nghị sĩ Jim Webb, vào ngày 29/11/2011 đã nhất trí thông qua một
nghị quyết kêu gọi bảo vệ lưu vực sông Mekong và đình hoãn việc xây dựng các
đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông này cùng những lời tuyên bố
tại Bali vào tháng 11/2011 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trước Diễn
đàn Khu vực Đông Nam Á rằng Washington đang hợp tác với Ngân hàng Phát
triền Á châu và Liên hiệp các quốc gia Âu châu để cải thiện cơ sở hạ tầng và môi
trường ở hạ nguồn sông Mekong cùng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm
đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường là những
tin tức rất khích lệ, cho thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới dành cho
công trình bảo vệ sông và khu vực Mekong.
    Lào vẫn kiên quyết thực hiện dự án Xayaburi
    Trong hội nghị lần thứ 18 của MRC tổ chức vào ngày 7-8/12/2011, tại Siem
Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam
quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Bản thông cáo được Ủy hội Sông
Mekong công bố sau cuộc họp, cho biết các nước thành viên đã đồng ý là cần
phải “ nghiên cứu bổ sung về sự phát triển bền vững và quản lý dòng sông
Mekong, kể cả đối với tất cả các dự án thủy điện”. Thông cáo còn cho biết chính
quyền Nhật Bản sẽ được tiếp cận để giúp thực hiện việc nghiên cứu bổ sung và
những công trình nghiên cứu mới sẽ cung cấp “một bức tranh hoàn chỉnh hơn”
về các vấn đề nẩy sinh từ việc xây đập.
    Các nhà bảo vệ môi trường, trong đó có Nhóm NCVHĐNCL Úc châu và
chánh phủ hai quốc gia Camphuchia và Việt Nam tỏ ra phấn khởi với kết quả
trên. Tuy nhiên kết quả này không có nghĩa là đề án thủy điện Xayaburi đã được
khai tử, vì Lào cho thấy sẽ kiên trì vận động.
    Đồng ý “nghiên cứu bổ sung” có thể là một chiến thuật để các bên có thêm
thời gian thương lượng. Tối thiểu, Lào không lo ngại về phía Thái Lan, vì đầu tư
công trình là một tổng công ty của Thái Lan, đề án được 4 ngân hàng Thái Lan
đồng ý tài trợ và hầu hết nguồn điện sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan; thêm
vào đó Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên & Môi trường, Ông Preecha
Reongsomboonsuk khẳng định là Thái Lan không phản đối đề án.
    Điều mà nhiều người đang chờ xem là bằng cách nào chính phủ Lào thuyết
phục được Camphuchia và Việt Nam. Xayaburi không phải là con đập duy nhất
được dự định xây trên dòng chính hạ lưu Mekong. Các tổ chức kinh doanh, các
tổng công ty của Camphuchia, Thái Lan và Việt Nam đã có những kế hoạch
tham gia xây thêm 10 đập khác. Cả 4 quốc gia hạ lưu Mekong tuy đều có những
lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng đồng thời cũng có những
lợi ích trong việc xây dựng các con đập. Vì thế, kế tiếp là những màn vận động
chánh trị bên trong hậu trường với những mặt cả cũng như đánh đổi, để Phnom
Penh và Hà Nội chấp nhận đề án Xayaburi của Lào.
    Hơn thế nữa, vấn đề của 11 đập thuỷ điện cần được tìm hiểu trên một phạm
vi rộng lớn hơn, qua khuôn khổ hợp tác của tổ chức Tiểu vùng Mekong mở rộng
(Greater Mekong Subregion- GMS), vì trong tổ chức này Trung Quốc là một đối
tác rất quan trọng và lại có mối quan hệ song phương mạnh mẽ ảnh hưởng đến
các chính sách, chủ trương và đường lối của chánh phủ Lào. Thế thì, liệu mối
bang giao chặt chẽ này cùng sự kiện Trung Quốc đã từng đơn phương xây đập ở
thượng nguồn, bất chấp những phản đối của các quốc gia khác trong lưu vực, đủ
khuyến khích Lào theo đuổi con đường cứng rắn đối đầu với Việt Nam trong vấn
đề đập Xayaburi không?


    Kết quả của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng MRC ở Siem Reap không có
nghĩa là sứ mệnh cứu sống dòng sông Mekong đã hoàn tất. Khối đoàn kết gồm
những nhà bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các xã hội
dân sự, với thành phần quan tâm đến sự sống còn của vùng hạ lưu Mekong và
châu thổ ĐBCLVN sẽ phải tiếp tục tích cực vận động để giữ cho dòng sông
được xuôi chảy, nhằm bảo đảm cuộc sống của hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.
    Bên cạnh sự tham gia của các nước thành viên Uỷ hội sông Meekong (Việt
Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia), Trung Quốc, Nhật Bản thì còn có sự can thiệp
càng ngày càng sâu của Mỹ vào tranh chấp này. Tiến sỹ Cronin thừa nhận rằng
những đề nghị gần đây của Mỹ có liên quan trực tiếp đến địa chính trị. Mối nguy
hiểm là việc gộp lại tất cả các vấn đề môi trường, chính trị và kinh tế-xã hội trên
sông Mê Công vào sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, điều
có thể che phủ các bước đi thực tế và các biện pháp xây dựng lòng tin cần thiết
để có thể giải quyết hiệu quả tương lai của dòng sông.


    Trên cơ sở 3 ví dụ về tranh chấp môi trường xuyên quốc gia trên, nhóm đưa
ra một vài quan điểm về những vấn đề cơ bản quanh đề tài “Các phương thức
giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế”.


    B.       Nghiên cứu đề tài.


    1.    Khái niệm tranh chấp và tranh chấp môi trường quốc tế. Các
          biện pháp giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế.
    1.1 Khái niệm tranh chấp và tranh chấp môi trường.


    Để hiểu rõ khái niệm tranh chấp môi trường quốc tế, trước hết ta cần nghiên
cứu khái niệm “Tranh chấp môi trường”.
    Khái niệm “Tranh chấp môi trường” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
trong từng bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau. Thật khó khi đưa ra một định
nghĩa thống nhất về “tranh chấp môi trường” trong khi có quá nhiều cách giải
thích về khái niệm này. Có những tác giả cho rằng tranh chấp môi trường là một
dạng của xung đột môi trường (Environment Conflict) (Pieter Glasbergen,
1995); nhưng cũng có những tác giả lại cố tìm cách lý giải sự khác biệt giữa
tranh chấp môi trường và xung đột môi trường (Gerard Cormick, 1982)
    - Theo Từ điển Luật Black, tranh chấp là “một loại xung đột hoặc tranh cãi,
nhất là những xung đột dẫn đến kiện tụng”
    - Brown và Marriot định nghĩa “tranh chấp” là “một loại hay một kiểu xung
đột biểu lộ trong những nội dung khác biệt, bị thuộc quyền tài phán.”
- Cũng với quan điểm tương đồng, Crowfoot và Wondolleck phân biệt bản
chất xác định (Specific nature) của “tranh chấp” với một khái niệm rộng hơn,
không xác định bản chất (non specific nature) của “xung đột”. Họ mô tả tranh
chấp là “… những khác biệt cơ bản hiện hữu, những điều trái ngược và đôi khi là
sự ép buộc giữa các nhóm lớn trong xã hội về giá trị, hành vi của họ hướng tới
môi trường tự nhiên”. Sự “tranh chấp” không khác biệt với quá trình xung đột
mà là một phần cụ thể, có thể nhận biết của xung đột, gọi là “một nội dung xung
đột cụ thể là một phần của một xung đột xã hội liên tiếp và rộng hơn”.
    Xung đột môi trường như định nghĩa ở đây là dựa trên giá trị lớn và tập
trung vào nhóm về tự nhiên, do đó dễ giải quyết hơn. Trái lại, những tranh chấp
có đặc điểm là tính riêng biệt, làm cho tranh chấp khó điều chỉnh và giải quyết.
Felstiner, Abel và Sarat đã chỉ ra sự nảy sinh tranh chấp gồm đến 3 giai đoạn:
“gọi tên, đổ lỗi và yêu cầu” (“naming, blaming and claiming”). “Naming” liên
quan đến việc nhận dạng một trải nghiệm xác định là có hại. “Blaming” liên
quan đến việc quy kết sự có hại đó cho lỗi của cá nhân hay thực thể xã hội, còn
giai đoạn ba, “claiming”, xuất hiện khi cá nhân hay thực thể chịu trách nhiệm
yêu cầu biện pháp cứu chữa. Cuối cùng, khi toàn bộ hay một phần của yêu cầu bị
từ chối, yêu cầu chuyển thành tranh chấp.
    Còn đối với khái niệm “môi trường”, dưới tiếp cận hệ thống có thể coi, “môi
trường là tập hợp các phần tử nằm ngoài hệ thống được xem xét và có tương tác
với hệ thống được xem xét”. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất, “môi trường” là
một khái niệm bao quát có thể bao hàm bất kì nhân tố nào của môi trường thiên
nhiên bao gồm cả những vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển
năng lượng, phát triển và công nghiệp hóa.
    Thực tế thuật ngữ “môi trường” thậm chí có thể hiểu là mở rộng từ môi
trường tự nhiên đến những phương diện của môi trường nhân tạo, như trong
trường hợp định nghĩa của Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”
    Cesare P.R. Romano cho rằng: tranh chấp môi trường là những tranh chấp
có chứa đựng yếu tố môi trường. Richard Bilder định nghĩa tranh chấp môi
trường ở cấp độ quốc tế là “bất cứ sự bất đồng hoặc xung đột về quan điểm
hoặc lợi ích giữa các quốc gia liên quan tới sự biến đổi của hệ thống môi trường
tự nhiên bằng sự can thiệp của mình.”
    Trong các tài liệu về hòa giải và biện pháp giải quyết tranh chấp môi trường
chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau về tranh chấp môi
trường. Moore định nghĩa tranh chấp môi trường là “…tình trạng căng thẳng, bất
đồng, cãi lộn, tranh luận, cạnh tranh, thi đấu, xung đột hay cãi cọ về yếu tố nào
đó của môi trường tự nhiên.”
    Bingham, trong nghiên cứu về một “thập kỉ của kinh nghiệm” về giải quyết
những tranh chấp môi trường, bà không định nghĩa “tranh chấp môi trường”
nhưng phân loại những tranh chấp được xem xét thành 6 dạng chung: sử dụng
đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất công, nguồn nước, năng
lượng, chất lượng không khí và chất độc trong không khí.
    Để làm rõ sự khác biệt giữa 2 khái niệm “tranh chấp môi trường” và “xung
đột môi trường”, Gerard Cormick, một nhà nghiên cứu có nhiều năm kinh
nghiệm trong việc hòa giải các tranh chấp môi trường đã đưa ra một số phân
tích: Theo ông, “Xung đột môi trường” nảy sinh khi “có sự bất đồng về mặt giá
trị hay do sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên” còn “tranh chấp môi trường”
xuất hiện như “có liên quan đến một vấn đề cụ thể về môi trường ngay cả khi các
xung đột về giá trị vẫn đang diễn ra”. Cormick tiếp tục làm rõ luận điểm của
mình khi ông cho rằng: Tranh chấp môi trường có thể được giải quyết một cách
hiệu quả khi các bên liên quan tìm thấy một số thỏa thuận có thể chấp nhận được
để đưa ra một hướng giải quyết về một vấn đề mà họ đang bất đồng bất chấp
việc họ vẫn đang tiếp tục có rất nhiều các khác biệt về giá trị cơ bản nghĩa là vẫn
tồn tại các xung đột môi trường. Sở dĩ, Cormick đưa ra quan điểm như vậy bởi
xuất phát điểm của ông cho rằng rất khó để có thể giải quyết triệt để được các
xung đột môi trường, trong khi đó tranh chấp môi trường chỉ là một dạng cụ thể
của xung đột môi trường đang tiếp diễn và hoàn toàn có thể giải quyết một cách
triệt để. Chia sẻ quan điểm với Cormic, James E. Crowfoot, Julia Marie
Wondolleck trong tác phẩm “Environmental Disputes: Community Involvement
in Conflict Resolution” coi “xung đột môi trường là một dạng của xung đột xã
hội, nó chính là những khác biệt, sự đối lập cơ bản và liên tục thậm chí là những
sự áp đặt giữa các nhóm khác nhau trong xã hội về giá trị, quan điểm và hành vi
của họ đối với môi trường tự nhiên. Các dạng xung đột như vậy thường rất có
quy mô lớn và nó xuất hiện một phần do sự gia tăng không kiểm soát được của
dân số, sự thay đổi của công nghệ, sự thay đổi cơ cấu xã hội, các chuẩn mực xã
hội. Trong quá trình xung đột môi trường, tất yếu sẽ nảy sinh các tranh chấp về
các vấn đề cụ thể, đó là những mâu thuẫn công khai, không tiềm ẩn, dễ phát hiện
đó chính là những “tranh chấp môi trường”. Như vậy, “tranh chấp môi trường”
là một dạng sơ khai, dễ nhận biết của xung đột môi trường, nói cách khác đó là
một dạng “xung đột môi trường công khai. Cũng chính từ tiếp cận như vậy,
James E. Crowfoot, Julia Marie Wondolleck đã đề xuất việc sử dụng từ
“settlement (giải quyết)” trong việc “giải quyết các tranh chấp môi trường
(Environmental Disputes settlement” và đối với việc “giải quyết xung đột môi
trường (Environment Conflict)” thì nên dùng từ “Resolution” hay “Manage” vì
khó có thể giải quyết được triệt để các “xung đột môi trường” nhưng đối với các
“tranh chấp môi trường” thì hoàn toàn có thể.
Từ những phân tích của Cormick và James E. Crowfoot, Julia Marie
Wondolleck có thể nhận thấy có những khác biệt nhất định giữa “tranh chấp môi
trường” và “xung đột môi trường”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận có một mối
quan hệ chặt chẽ giữa xung đột và tranh chấp môi trường. Xung đột môi trường
là khái niệm rộng hơn, nó liên quan đến những xung đột về giá trị hay lợi ích
giữa các nhóm trong xã hội. Xung đột môi trường có thể góp phần thúc đẩy các
mô thức tranh chấp đang tiếp diễn liên quan đến những bối cảnh, những yêu cầu
hay đưa ra các chính sách môi trường xác định hơn. Tranh chấp môi trường có
thể giải quyết tốt còn quá trình xung đột môi trường rộng và phổ biến hơn thì
dường như tiếp diễn thông qua tranh chấp xảy ra sau.


    Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau như vậy về tranh chấp môi
trường, nhưng hầu hết các cách hiểu ở trên đều thống nhất ở một quan điểm cho
rằng: tranh chấp môi trường là một dạng sơ khởi; bộc lộ công khai và là một
bộ phận của xung đột môi trường, đó là những mâu thuẫn, tranh chấp, bất
đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo
vệ môi trường.


                                                                  , khắc phục
ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lí các
nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong
lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi
trường gây nên.
    Tranh chấp môi trường quốc tế là “sự bất đồng hoặc xung đột về quan điểm
hoặc lợi ích giữa các quốc gia liên quan đến sự biến đổi của hệ thống môi
trường tự nhiên bằng sự can thiệp của mình.”
Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển
của xã hội. Nó được nảy sinh như một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác và
bảo vệ môi trường khi có sự tranh giành lợi thế dẫn đến đối chọi lợi ích giữa các
nhóm xã hội. Nguồn tài nguyên của môi trường là hữu hạn trong khi nhu cầu của
con người là vô hạn, do vậy, luôn tồn tại hiện tượng tranh chấp, giành giật quyền
lợi trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường dẫn tối một hiện
tượng đặc biệt trong tranh chấp xã hội đó là tranh chấp môi trường. Những tranh
chấp đó có thể xuất hiện giữa các cá nhân, giữa các nhóm cùng chia sẻ các
nguồn tài nguyên môi trường, cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, các
quốc gia trong việc khai thác và bảo vệ môi trường...Tranh chấp môi trường có
quá trình bắt đầu, kết thúc và hoàn toàn có thể giải quyết được một cách triệt để
thông qua các biện pháp đối thoại, phân xử, hòa giải môi trường...
       Trong các ví dụ đầu tiên, ta có thể thấy có các tranh chấp môi trường cơ bản
sau:
       - tranh chấp về ô nhiễm không khí tầm xa giữa Canada với Mỹ.
       - tranh chấp về ô nhiễm sông giữa Arhentina với Uruguay.
       - tranh chấp về việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong giữa các
quốc gia thành viên có lãnh thổ sông Mekong chảy qua.
       Đây đều là những tranh chấp diễn ra hết sức phức tạp và nan giải, ảnh hưởng
đến một bộ phận lớn dân cư, khó giải quyết... bởi nó mang yếu tố quốc tế trong
mỗi vụ việc tranh chấp.


       Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế là các hoạt động khắc phục, loại
trừ tranh chấp đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội, duy
trì một môi trường trong sạch để hướng tới sự phát triển bền vững.
1.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế:
    Vì những đặc thù về chủ thể, vụ việc và sự nhạy cảm chính trị của các tranh
chấp môi trường quốc tế mà các phương pháp gỡ rối những mâu thuẫn này cần
có những nguyên tắc riêng.
   - Nguyên tắc đầu tiên và có lẽ cũng là quan trong nhất khi giải quyết các
tranh chấp về môi trường quốc tế đó là giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp
hòa bình.
    Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh
chấp quốc tế của mình chỉ bằng các biện pháp hoà bình để từ đó hoà bình, an
ninh quốc tế và công lí không bị đe doạ. Cụ thể là không được sử dụng sức mạnh
hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh, không được ép buộc hoặc áp đặt để giải quyết
tranh chấp và không được dùng biện pháp khống chế để buộc bên tranh chấp
khác phải theo cách giải quyết có lợi cho mình. Điều 33, Hiến chương Liên hợp
quốc quy định một loạt biện pháp hoà bình để các bên tranh chấp có thể tự do
lựa chọn. Đó là đàm phán trực tiếp, trung gian, hoà giải, toà án quốc tế, vv. Việc
lựa chọn biện pháp thích hợp hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí và sự thoả thuận tự
nguyện của các bên tranh chấp. Trong trường hợp các bên tranh chấp sau khi đã
áp dụng một trong các biện pháp hoà bình, vẫn chưa đạt kết quả, sẽ tiếp tục cùng
nhau thương lượng để giải quyết hoà bình tranh chấp đó, đồng thời tự kiềm chế
để không có những hành động làm phức tạp thêm quan hệ của mình hoặc nguy
hại hoà bình và an ninh quốc tế. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình các
tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố
của Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế năm 1970, và trong
nhiều văn bản pháp lí quốc tế quan trọng khác.


    - Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng,
của các quốc gia;
- Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các quốc gia để
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững;
    - Ngăn chặn sớm sự xâm hại đối với môi trường. Do tính chất không thẻ
sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường
nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triệt để nhằm
ngăn chặn trước hậu quả.
    - Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường
    - Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh
nhằm bảo đảm trật tự xă hội, tránh sự chuyển hoá những tranh chấp nhỏ, đơn
giản thành các cuộc biểu tình chính trị, khiếu kiện kéo dài, gây rối loạn trật tự xă
hội, mất tình đoàn kết giữa các quốc gia.


    2.     Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế cơ
           bản.
    Ngày nay, vấn đề sự khan hiếm cũng như sự phân bố không đồng đều về các
nguồn tài nguyên và các dịch vụ môi trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
khi các nguồn tài nguyên của môi trường ngày càng trở lên hạn hẹp là những vấn
đề nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm hết sức đông đảo của cả thế giới.
    Thật không khó một chút nào cho những người quan tâm khi tìm kiếm qua
internet các chủ đề về lĩnh vực tranh chấp môi trường hay các cơ quan/ tổ chức
tư vấn giải quyết tranh chấp môi trường tại các quốc gia trên thế giới như: Hội
đồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ), Hoa
Kỳ; Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate
disputes on Environment), Hoa Kỳ; Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh
chấp môi trường (Center for Environment Disputes Assessment and Resolution
- CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết giải
quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute
Coordination Commission...Điều này càng chứng tỏ tranh chấp môi trường đang
ngày càng trở nên một chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhiều
ngành, cấp trong xã hội.
    Một thống kê cho biết: (Theo thời báo New York (New York time)) ra ngày
thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007: Hàng năm, Viện giải quyết các tranh chấp về
môi trường của Hoa Kỳ phải giải quyết bằng hình thức đưa ra tòa hàng nghìn vụ
tranh chấp môi trường.Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết
các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001,
trên toàn nước Nhật có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp
môi trường được gửi đến các cấp chính quyền cơ sở. Kể từ khi thành lập năm
1970 đến tháng 3 năm 2001, Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường
đã thụ lý 743 vụ tranh chấp môi trường trong đó đã có 736 vụ được giải quyết
triệt để, cũng trong thời gian đó, Hiệp hội kiểm tra ô nhiễm môi trường toàn diện
Nhật Bản (The Perfectural Population Examination Commission) đã thụ lý 924
vụ tranh chấp môi trường trong đó có 875 vụ được giải quyết. Theo Zhou
Shengxian, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Môi trường quốc gia thì trong năm 2005
đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra trên toàn lãnh thổ Trung
Quốc. Cũng theo Zhou các tranh chấp môi trường liên quan đến việc gây ô
nhiễm môi trường đã gây tổn hại lên đến 105 triệu nhân dân tệ tương đương 13.1
triệu đô la Mỹ trong năm 2005. Còn theo Zou Keynuan thì tranh chấp môi
trường đã “không dừng lại ở trong biên giới của các quốc gia nữa mà đã vượt ra
khỏi đường biên giữa các quốc gia trở thành các tranh chấp môi trường xuyên
quốc gia do hiện tượng di dân tự do, hiện tượng tăng dân số không kiểm soát,
các luồng di cư và nhập cư bất hợp pháp...những tranh chấp này hoàn toàn có
khả năng trở thành các xung đột môi trường và đe dọa an ninh quốc gia…
    Trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường, các vấn đề môi trường
(Environment problems) như tranh chấp môi trường và xung đột môi trường, kỳ
thị môi trường...giữa các nhóm xã hội này thường xuyên xảy ra và có xu hướng
ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng dân số, tiến bộ khoa học và công nghệ
và đồng nghĩa với nó là sức ép ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên
(Gladwin 1979). Sự tranh giành lợi thế này dẫn đến hậu quả là đã khoét sâu bất
bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là tranh
chấp, xung đột giữa các cá nhân, các nhóm quyền lợi. Những vấn đề này ngày
càng trở lên bức thiết đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống của
mình trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.
    Bertram I. Spector, trong bài viết “Transboundary Environmental Disputes”
(Tranh chấp môi trường xuyên biên giới) cho rằng để giải quyết dạng tranh chấp
môi trường đặc biệt này giải pháp chủ yếu và đang được xem như tối ưu nhất là
thương lượng, đàm phán, hòa giải.
    Michael McCloskey trong “Đánh giá một cách hệ thống kiểu quản lý tài
nguyên trên cơ sở cộng đồng” đã cho rằng đàm phán và thương lượng giữa các
đối tác ngày càng được sử dụng như là các giải pháp tốt nhất để giải quyết các
tranh chấp môi trường
    Peter T Ailen, trong bài viết “Public Participation in resolving
Environmental Disputes and the problem of representativeness” (Vai trò của
công chúng trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp môi trường và vấn đề
của việc đại diện) đã thông qua các luận cứ thực tiễn về giải quyết tranh chấp
môi trường tại Đức, Australia để khẳng định những ưu điểm và vai trò của việc
tham gia của người dân (tham gia của cộng đồng) trong việc giải quyết các vấn
đề về tranh chấp môi trường. Ông cũng chỉ ra những hạn chế của việc giải quyết
tranh chấp môi trường bằng các phương pháp đàm phán, hay đại điện. Theo ông,
những cá nhân hay nhóm xã hội, tham gia đàm phán hay đối thoại thường rất dễ
đi vào xu hướng thoả hiệp và từ đó tranh chấp môi trường tưởng như đã được
giải quyết nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại.
Tanis M. Frame, Thomas Gunten and J.C. Day đã sử dụng phương pháp ra
quyết định trên cơ sở chia sẻ sự sáng tạo (Innovative Shared Decision Making)
hay mô hình lập kế hoạch hợp tác (Collaborative planning Models) để giải quyết
các tranh chấp môi trường về đất đai. Nhóm tác giả này đã tiến hành nghiên cứu
17 trường hợp tranh chấp đất đai tại Bristish Columbia. Từ đó đi đến khẳng định
hiệu quả của mô hình lập kế hoạch hợp tác trong việc giải quyết các tranh chấp
môi trường.
    Những nguyên tắc giải quyết trên đây là cơ sở cho việc đối thoại, thương
lượng, điều hoà và giải quyết các tranh chấp môi trường. Tuy nhiên, vì đặc thù
riêng của tranh chấp môi trường mà khó có thể có một phương án vẹn toàn để
giải quyết mọi tranh chấp và xung đột. Mọi đàm phán, thỏa thuận đều phải căn
cứ trên chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chuẩn mực đó bao gồm cả những chuẩn mực về kỹ thuật và những chuẩn mực
về đạo đức để chống lại các hành vi phá hoại môi trường.


    Tranh chấp môi trường đang diễn ra rất phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình
thức, quy mô và cấp độ khác nhau đặc biệt là các tranh chấp môi trường xuyên
biên giới và liên quốc gia, đòi hỏi những nhà quản lý môi trường phải có những
nhìn nhận và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các dạng tranh chấp để từ đó
vận dụng các thiết chế xã hội, tìm các biện pháp thương thuyết, hoà giải giữa các
bên xung đột để từ đó đưa ra các hướng giải quyết có hiệu quả.


    2.1 Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng phương thức thương
lượng.
    Thương lượng hoặc đàm phán là biện pháp được sử dụng ở nơi mà các bên
tham gia có các quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một
thỏa thuận nào đó. Cuộc đàm phán hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra một thỏa thuận
khôn ngoan
    Thương lượng luôn là hình thức quan trọng của việc giải quyết tranh chấp
môi trường vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó: “Các cuộc đàm phán,
thương lượng hợp lý, đúng đắn chắc chắn sẽ đạt đến một sự thỏa thuận khôn
ngoan, làm hài long tất cả các bên”. Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu thập
thêm thong tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ
việc, giải tỏa những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu
trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất.
    Thượng lượng thường được diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng
người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông nên quá trình
thương lượng thường không diễn ra trực tiệp giữa tất cả những người có liên
quan.
    2.2. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng hòa giải:
    Hòa giải môi trường (Environmental Mediation) là quá trình đàm phán mang
tính chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các đại diện chính thức được thừa
nhận của các bên chịu tác động. Bước này được thực hiện sau khi xung đột đã
diễn ra hoàn toàn. Các bên đương sự mong muốn tham gia hòa giải đã có thể xác
định rõ. Trong các tình huống tranh chấp, các đương sự chỉ thực sự mong muốn
đàm phán khi họ cảm thấy rằng họ không thể đạt được mục tiêu của mình mà
không mất chi phí.
    Đối thoại chính sách (Policy dialogue) được thực hiện thông qua các hội
nghị không chính thức để thỏa thuận và cố vấn cho các cơ quan. Cuộc đối thoại
này được thực hiện từ các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan, hoặc
họ có thể là các chuyên gia bên ngoài-người sẽ phải đệ trình báo cáo cho những
người ra quyết định.
    2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hòa giải
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong
đời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất.
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải (conciliation)
là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung
gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh
chấp (GQTC) giữa họ. Việc GQTC thông qua người trung gian hòa giải (bên
trung lập); Hòa giải là một quá trình mà bên thứ ba tạo điều kiện và phối hợp để
các bên thương lượng với nhau. Từ điển pháp lý của Rothenberg định nghĩa hòa
giải là “hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ
một ít”. Một định nghĩa khác của hòa giải là “việc GQTC giữa hai bên thông qua
sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các
bên xóa bớt sự khác biệt”. Theo Từ điển tiếng Việt, “hòa giải là việc thuyết phục
các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả”. Từ những quan
niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng chung của hòa giải như sau:
    Một là, hòa giải là một biện pháp GQTC.
    Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên
tranh chấp thỏa thuận với nhau về GQTC. Điều này làm cho hòa giải có sự khác
biệt với thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư
vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị
trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp.
Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và
không có quyền đưa ra phán quyết.
    Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính
các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình
hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện
chí, sự tự nguyện của các bên.
Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức GQTC với sự giúp đỡ của
một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các
tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.
       Trong nhiều thế kỷ, “hòa giải” đã được sử dụng như một hình thức
GQTC. Trong xã hội phương Tây hiện đại, nó thường được mô phỏng như một
hình thức GQTC “thay thế”, và hòa giải là một nét đặc trưng nổi bật của xu
hướng GQTC thay thế. Điều này đặt ra câu hỏi là nó thay thế cho cái gì. Nếu câu
hỏi như vậy được đưa ra trong ngữ cảnh pháp luật, thì câu trả lời sẽ gắn với hình
thức tố tụng. Ở đây, “thay thế” hàm nghĩa những khác biệt về định tính với hình
thức tố tụng, nó bao gồm một tập hợp các nguyên tắc và quy định mà có thể là
đối lập với những nguyên tắc và quy định về hoạt động của Tòa án. Trong ngữ
cảnh này, “thay thế” còn hàm ý một sự lựa chọn, các bên cố ý lựa chọn sử dụng
trung gian hòa giải vì những lợi thế được cảm nhận so với hình thức tố tụng.
    Tuy nhiên, có thể sẽ có sự hiểu lầm khi coi hòa giải là biện pháp thay cho tố
tụng. Hầu hết các tranh chấp trong xã hội hiện đại được chính các bên tự giải
quyết thông qua đàm phán. Trong số tương đối ít vụ tranh chấp cần đến luật sư,
thì chỉ có một tỷ lệ rất ít số vụ như vậy được tiến hành theo trình tự thủ tục tố
tụng, thậm chí số vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án xét xử còn ít hơn thế. Trong
số những vụ cần đến luật sư và không được giải quyết bằng tố tụng, thì một vài
vụ đơn giản là không được theo đuổi nữa, còn những vụ khác thì được luật sư
giải quyết hoặc các bên giải quyết thông qua đàm phán hay thỏa thuận. Vì vậy,
xét về phương thức chủ đạo được sử dụng để GQTC trong xã hội hiện đại, thì
bản thân tố tụng lại chính là một phương thức “thay thế” với nghĩa là nó hiếm
khi được sử dụng. Nếu trung gian hòa giải được cho là một phương thức thay
thế, thì nó cần phải được nhìn nhận như một phương thức thay thế cho hầu hết
các phương pháp GQTC thường được sử dụng nhất. Vì đa số các vụ tranh chấp
được giải quyết thông thường bên ngoài hệ thống Tòa án, nên yêu cầu áp dụng
phương thức hòa giải phải được đánh giá khác với các phương thức thay thế
khác cho hình thức tố tụng, kể cả việc giải quyết tại Tòa án.
    2.2.2. Ưu điểm của hòa giải
    * Linh hoạt về thủ tục
    Hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau, thủ tục có
thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi. Tính linh hoạt đem lại lợi thế
là các bên được bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ; cho phép có
những điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp đòi hỏi phải
vậy; tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp.
Ngược lại, phương thức tố tụng Tòa án có một cách thức tổ chức cứng nhắc hơn,
có những quy định và thủ tục cố hữu. Có một vài yếu tố mang tính kỹ thuật đòi
hỏi rất cao, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành cả trong thời gian trước
và đang diễn ra quá trình xét xử.
    Một sự khác biệt quan trọng giữa hòa giải và biện pháp tố tụng là những
thông tin và chứng cứ nào có thể được sử dụng, sử dụng và kiểm chứng như thế
nào. Trong tố tụng, vấn đề này được điều chỉnh theo quy định về chứng cứ và
thủ tục để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Trong hòa giải thường không có
quy định nào về chứng cứ và cũng không có quy định về kiểm chứng cũng như
xem xét về mặt thủ tục. Chỉ có những quy định thủ tục mở về phương pháp nói
chuyện và giao tiếp. Các bên tranh chấp được phép kể chuyện của họ nếu thấy
phù hợp và có thể biểu lộ tình cảm mà không bị bài bác và bị cho là không có ý
nghĩa.
    Tuy nhiên cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt của hoạt động hòa
giải. Mặc dù nó không phải là một quá trình cứng nhắc, nhưng khi các hòa giải
viên hướng dẫn, các bên vẫn phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn khác
nhau. Các hòa giải viên phải thực hiện một cách có hệ thống qua từng giai đoạn
của hoạt động hòa giải theo trình tự cụ thể. Điều này giúp khai thác được từng
điểm mạnh trong toàn bộ quá trình hòa giải, vì mỗi một giai đoạn trong quá trình
đó đều có cái lý lẽ riêng của nó. Vì thế, mặc dù có sự linh hoạt, nhưng hòa giải
mang tính tổ chức hơn so với những cuộc đàm phán có tính chất tùy tiện. Một
trong những đóng góp của một hòa giải viên là có thể xác lập trật tự trong những
cuộc đàm phán vô tổ chức và thiếu thống nhất.
    * Tính thân mật
    Tính thân mật trong hòa giải luôn luôn gắn liền với tính linh hoạt của nó. Ở
đây, tính thân mật là muốn nói đến không gian và môi trường, phong thái và
ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia.
Hoạt động này thân mật, hoặc có khả năng thân mật, từ góc độ trang phục ăn
mặc, địa điểm tổ chức, không gian và môi trường, ngôn ngữ sử dụng và thời gian
tham dự. Hòa giải không có thủ tục nghi lễ và không gian trầm tĩnh huyền bí như
của hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử tại Tòa án luôn thể hiện tính trang trọng,
nghi lễ và tính thứ bậc. Nhưng trong hòa giải, các bên tham gia thường không có
cảm nhận về hình thức nghi lễ và tính thứ bậc trong đó.
    Giá trị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa
giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và
căng thẳng so với hoạt động xét xử tại tòa. Đặc biệt hơn là trong trung gian hòa
giải, các bên có thể sử dụng ngôn ngữ thông tục hàng ngày, khác hẳn với những
hình thức giao tiếp được phong cách hóa trong môi trường Tòa án. Tuy nhiên,
hòa giải viên cũng có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trang trọng và các bên tranh
chấp cũng có thể khách sáo trong việc sử dụng ngôn từ khi hòa giải. Khác với hệ
thống Tòa án, mức độ trang trọng đến đâu thì cũng có thể được các bên thỏa
thuận để phù hợp với văn hóa của các bên tranh chấp.
    * Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải
    Chính tính thân mật và tính linh hoạt của hòa giải cho phép sự tham gia trực
tiếp của các bên vào quá trình này. Sự tiếp cận và tham gia trước hết dành cho
các bên tranh chấp. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao
đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Quá trình
hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp. Đây là
một bước rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp của hòa giải. Hòa
giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích và đưa ra lời xin lỗi với
nhau. Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết
vì nó đề cao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của
mình. Thông thường, so với việc để những người bên ngoài như thẩm phán hay
trọng tài viên đưa ra quyết định thì bản thân các bên thường đưa ra những quyết
định có lợi hơn cho mình. Bằng cách này, sự tham gia có thể xóa bỏ cảm giác
của các bên khi cho rằng họ phải chịu áp lực để đưa ra một quyết định nào đó.
Nếu các bên nhận thấy rằng họ “làm chủ” quá trình, thì họ có thể dễ dàng ủng hộ
kết quả hơn. Không một phương pháp GQTC nào có thể đảm bảo sự tham gia
trực tiếp của các bên được như hình thức hòa giải, các bên đánh giá rất cao
“quyền tự quyết” của hình thức này dù tranh chấp chưa được giải quyết. Quá
trình tham gia vào hòa giải cũng mang tính giáo dục cho các bên ở chỗ họ được
trực tiếp tham gia và học được cách thức giải quyết vấn đề mà có thể áp dụng
trong những hoàn cảnh khác.
    Ngược lại, mô hình tố tụng truyền thống chỉ cho phép sự tham gia rất hạn
chế và theo nguyên tắc nhất định đối với những bên có lợi ích hợp pháp liên
quan. Nó khuyến khích sự thụ động, sự phụ thuộc và thiếu vắng trách nhiệm lựa
chọn.
    * Đặt con người ở vị trí trung tâm
    Trong khi phần lớn việc GQTC có xu hướng tập trung vào hành vi, vào tình
tiết là chính thì trong hòa giải, trọng tâm là con người chứ không phải tình tiết vụ
việc. Việc này đòi hỏi hòa giải viên phải xét đến nhu cầu hiện tại cũng như mối
quan tâm của các bên. Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc dựa trên lợi ích
mong muốn của các bên. Hòa giải viên thường không yêu cầu các bên phải
thuyết phục hay làm cho họ tin về những tình tiết thực tế, hơn nữa, họ cũng thiếu
những cơ chế hỗ trợ điều tra hoặc kiểm nghiệm sự thật. Mặt khác, các bên cũng
không có điều kiện để chất vấn hay kiểm chứng những lời nói hay tuyên bố của
nhau theo những cách thức giống như trong tố tụng Tòa án.
    * Duy trì mối quan hệ
    Bên cạnh việc đặt con người ở vị trí trung tâm, hòa giải còn đặt trọng tâm
vào khía cạnh duy trì mối quan hệ. Điều này mang ý nghĩa nhân văn của GQTC.
Các bên có cơ hội thể hiện tình cảm, bày tỏ sự quan tâm đến các quan hệ trong
tương lai giữa các bên. GQTC bằng hòa giải có thể duy trì hoặc cải thiện quan hệ
giữa các bên nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên, có
thủ tục dễ dàng và áp dụng phương pháp cùng tham gia, xây dựng mô hình đàm
phán và các kỹ thuật giải quyết vấn đề mang tính xây dựng, có cách quản lý
xung đột đầy tính nhân văn… làm cho hòa giải trở thành một phương thức
GQTC mềm dẻo chứ không cứng nhắc như tố tụng Tòa án. Mặc dù hoạt động tố
tụng cũng sẽ giải quyết được tranh chấp thông qua xét xử, nhưng nó có thể dẫn
đến sự thiệt hại mà không thể sửa chữa được trong các mối quan hệ vì gắn với
hoạt động tố tụng là những ngôn ngữ không thiện chí. Thậm chí, hoạt động trọng
tài cũng không thường xuyên đảm bảo việc duy trì các mối quan hệ được tiếp tục
lâu dài.
    * Tạo lập quy chuẩn
    Khi đưa ra quyết định, Tòa án và các trọng tài viên đều dựa vào các quy
phạm pháp luật, nghĩa là các quy tắc và nguyên tắc được quy định trong các đạo
luật. Trong hòa giải, các bên không viện dẫn các quy phạm để định hướng giải
quyết, nhưng các quy phạm lại có thể được các bên rút ra từ chính kết quả giải
quyết vụ việc.
Trong hòa giải, các bên được tự do không áp dụng các quy tắc, nguyên tắc
và chính sách mà vốn có tính ràng buộc với các Tòa án, trọng tài viên. Thỏa
thuận giữa các bên có thể đạt được trên cơ sở lợi ích chung vì nó chỉ diễn ra vào
một thời điểm cụ thể nhất định. Các bên thường có cách nhìn của họ về lợi ích
rộng hơn so với một thẩm phán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn
sớm đi đến một thỏa thuận GQTC trước đó mà không cần phải đề cập đến quyền
và nghĩa vụ pháp lý để sao cho họ có thể lồng ghép những thương vụ làm ăn sau
này vào trong thỏa thuận giải quyết. Khi xây dựng các quy phạm riêng để
GQTC, các bên có thể quyết định những lợi ích riêng của họ, xác lập những ưu
tiên, cân đối và hoàn thành hợp đồng xét theo cách thức kinh doanh hay đánh giá
xã hội và phương pháp giải quyết của chính họ. Đây là một biểu hiện của quyền
tự định đoạt. Một khía cạnh khác trong bản chất của việc tạo lập quy phạm trong
hòa giải là tính linh hoạt của kết quả. Các bên có thể nhất trí về kết quả mà có lẽ
chẳng bao giờ giống như kết luận của Tòa án. Tuy nhiên, các quyết định hòa giải
của các bên phải là một thỏa thuận phải hợp pháp hoặc không được trái với
chính sách công theo quy định trong luật.
    * Sự kín đáo và tính bảo mật
    Sự kín đáo và tính bảo mật được thể hiện ở việc: phiên họp hòa giải được tổ
chức kín, người ngoài chỉ có thể biết được trình tự thủ tục và nội dung nếu được
các bên đồng ý; không công bố công khai nội dung được trao đổi trong phiên
họp; việc công bố điều khoản giải quyết là vấn đề phải được hai bên thỏa thuận.
    Trình tự, thủ tục hòa giải được tiến hành trên cơ sở “không có sự phản
cung”, nghĩa là không cho phép các bên được sử dụng những tuyên bố trong hòa
giải làm chứng cứ nếu sau này phải xét xử tại Tòa và hòa giải viên cũng thường
bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảo mật. Những yêu cầu này tạo điều kiện để có các
cuộc đàm phán thẳng thắn và cởi mở và vì lợi ích của một bên hay của các bên
nếu muốn tránh để các vấn đề riêng tư của họ bị công bố với các đối thủ cạnh
tranh làm ăn kinh doanh, những người thân quen hoặc bạn bè.
    2.3. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng trọng tài.
    Trong vụ tranh chấp giữa Mỹ với Canada về ô nhiễm không khí tầm cao ở
trên, phía Mỹ đã lựa chọn phương thức bằng trọng tài để giải quyết cho tranh
chấp của mình. Cuối cùng phán quyết của trọng tài đã trở thành một tập quán
quốc tế có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia trên thế giới do tính nghiêm
minh và xác đáng của các phán quyết trọng tài.


    “Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó,
các bên tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một
hoặc một số người (“trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết
định của một hoặc một số người đó (“phán quyết”) có tính chất bắt buộc thực
hiện. Có thể hiểu “trọng tài” một cách đơn giản là một biện pháp giải quyết tranh
chấp mang tính pháp lý, giống như việc kiện tụng ở tòa án, và hoàn toàn khác
biệt với nhóm các biện pháp không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như đàm
phán, trung gian, điều tra và hòa giải.
    Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức
phổ biến nhất. Trọng tài không chỉ xét xử những tranh chấp phát sinh giữa cá
nhân với cá nhân, mà thậm chí cả những tranh chấp giữa cá nhân với quốc gia
hay quốc gia với quốc gia.
    Phân xử ràng buộc là hướng giải quyết do trọng tài quyết định. Nó có áp lực
pháp luật với các bên tham gia.
    - Đặc điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Các bên
thường mong muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài bởi lẽ biện pháp
này có nhiều ưu thế so với tòa án, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, việc tự do lựa chọn trọng tài viên: đối với những tranh chấp có
tính chuyên môn cao, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên
môn đúng với lĩnh vực tranh chấp.
    + Thứ hai, thời gian nhanh chóng, thủ tục linh hoạt: thủ tục giải quyết tranh
chấp tại trọng tài nhanh hơn kiện tụng tại tòa án.
    + Thứ ba, phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi.
    + Thứ tư, tính chung thẩm: nhìn chung, phán quyết của trọng tài mang tính
chung thẩm, các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo đối với
phán quyết của trọng tài (tuy nhiên, tòa án vẫn có quyền hạn nhất định đối với
việc ra quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố phán quyết của trọng
tài vô hiệu).
    + Thứ năm, tính bảo mật: nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết
của trọng tài không được công bố rộng rãi. Điều này rất có lợi khi công ty muốn
giữ uy tín của mình.
    Mặc dù trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất được ưa chuộng
hiện nay song trên thực tế, có nhiều quốc gia không ủng hộ biện pháp này. Khả
năng thứ nhất là họ không muốn sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết tranh
chấp bởi vì các biện pháp ngoại giao sẽ đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp
được quyết định bởi các bên. Khả năng thứ hai là vấn đề thực thi phán quyết của
trọng tài còn chưa có sự đảm bảo chắc chắn. Mặc dù phán quyết của trọng tài
được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, việc thực thi phán quyết, hay hiệu lực của
phán quyết trọng tài còn phụ thuộc vào ý thức và hành vi của các bên trong tranh
chấp.
    - Các hình thức trọng tài
    Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó
quy định tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh
chấp đã phát sinh và các bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng
tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình thức trọng tài được lựa chọn. Các bên
tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng trọng tài vụ việc ad hoc hoặc
trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế).
    + Trọng tài vụ việc
    Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên
tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài
như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp
dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm là linh hoạt, chi phí thấp và thủ tục nhanh
chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác.
    Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài là do các bên hoặc do đại diện của
các bên chỉ định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy
ban trọng tài thực hiện và các bên không được tham gia vào việc phân xử đó.
    + Trọng tài định chế
    Trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là hình thức tổ chức,
một trung tâm trọng tài hoạt động thường trực (thực chất là họ cung cấp dịch vụ
trọng tài) với những quy định có sẵn về những vấn đề liên quan tới trọng tài như
thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài … Có thể kể tên một số trung tâm trọng
tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International
Arbitration) ở London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh
hay ICC (The International Court of Arbitration) ở Paris.
    Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương
thức trọng tài định chế, trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm
chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban trọng tài.
    Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình, thường
được xem là “chính thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho
trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng
tài vụ việc.
2.4. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng con đường Tòa Án:


    Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, Toà án công lý quốc tế của Liên hợp
quốc hoạt động theo Hiến chương liên hợp quốc 1945 và Quy chế Tòa án công
lý quốc tế. Hiến chương dành cả chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy
định các vấn đề cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng và hoạt động của Tòa.
Quy chế Tòa án quốc tế gồm 70 điều là cơ sở pháp lý để Tòa tiến hành các hoạt
động tư pháp.
    Hoạt động chức năng của Tòa được tiến hành bởi các Thẩm phán được bầu
theo quy chế. Cơ quan có thẩm quyền đề cử và bầu thành viên của Tòa án công
lý quốc tế Liên hợp quốc là Đại hội đồng là Hội đồng bảo an. Tòa Án công lý
quốc tế Liên hợp quốc là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh
giữa chủ thể là các quốc gia. Các quốc gia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của Tòa được thiết lập theo ba phương thức, như chấp nhận thẩm
quyền của Tòa theo từng vụ việc, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong
các điều ước quốc tế hoặc tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của
Tòa.
    Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc tiến hành xét xử một vụ tranh chấp
theo hai trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của một phiên tòa có thể là toàn
bộ các thẩm phán, có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 vị thẩm phán. Các bước
thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm 2 giai đoạn là giai đoạn xem xét về
hình thức, giai đoạn thứ 2 là giai đoạn xét xử về nội dung vụ việc, theo 2 thủ tục
nói và viết.
    Về pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với
các bên. Nếu một trong các bên không chịu thi hành bản án, phía bên kia có
quyền yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của
Tòa chỉ có giá trị pháp lý trong mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Trong
trường hợp các bên bất đồng trong việc giải thích và thực hiện phán quyết thì có
thể yêu cầu Tòa giải thích hoặc sửa đổi phán quyết, Tòa xem xét và có thể chấp
nhận hay từ chối yêu cầu này.


    3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bởi các tổ
chức quốc tế.


    Các tổ chức quốc tế hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của
các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò rất to lớn
trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế, trước hết là tranh chấp giữa các
quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc
tế, có thể khẳng định, việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn
mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia thành
viên của một tổ chức quốc tế và đồng thời cũng là một bên trong một tranh chấp
quốc tế thì họ không chỉ có thể tìm đến những cơ chế giải quyết trong khuôn khổ
của tổ chức quốc tế đó mà còn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn
những cơ chế giải quyết phù hợp khác.
      Chính việc nâng cao vai trò của tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế và
việc gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế đã mang lại sự thay đổi nhất định
trong hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các
quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế đều có đặc trưng riêng trong cơ chế giải quyết
tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình.
    * Liên hợp quốc
      Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế phổ cập có vai trò rất quan trọng
trong quan hệ quốc tế. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ
quan chính, ở các mức độ khác nhau, đều có thể tham gia vào quá trình giải
quyết tranh chấp quốc tế, trong đó, vai trò chính thuộc về Hội đồng bảo an và
Tòa án quốc tế.
      Hội đồng bảo an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế và có chức năng rộng lớn nhất trong giải quyết hòa bình
các tranh chấp quốc tế, trong đó bao gồm tranh chấp về môi trường quốc tế. Nói
chung, thẩm quyền của Hội đồng bảo an được xác định đối với các loại hình
tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.
Với những loại tranh chấp đó, Hội đồng bảo an có quyền:
      - Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp nêu ở
Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc;
      - Điều tra mọi tranh chấp hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây
bất hòa giữa các nước hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế;
      - Kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đáng.
      Mặt khác, nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hòa
bình, có hành vi xâm lược thì cơ quan này có quyền:
      - Yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời;
      - Quyết định áp dụng những biện pháp phi quân sự
      - Áp dụng những biện pháp quân sự.
      Như vậy, trên cơ sở của chương VI Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội
đồng bảo an có toàn quyền thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thông qua
các biện pháp trung gian, hòa giải, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải.
      Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như
Đại hội đồng cũng có thể thực hiện chức năng hòa giải nếu tranh chấp không
được chuyển giao cho Hội đồng bảo an xem xét và giải quyết.
      Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tổng thư ký có vai trò quan trọng.
Tổng thư ký có quyền thông báo cho Hội đồng bảo an về các vấn đề về bất kỳ
mà theo nhận định của Tổng thư ký có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế. Tổng thư ký có thể đưa vấn đề tranh chấp ra trước Hội đồng bảo an
xem xét mặc dù Tổng thư ký không có tiếng nói quyết định. Trong thực tiễn hoạt
động của Liên hợp quốc, Tổng thư ký theo yêu cầu của Đại hội đồng của Liên
hợp quốc, Tổng thư ký theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an có thể
đóng vai trò trung gian, hòa giải.
      * Tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế.
      Văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế có
quy định về trình tự, thủ tục và hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các
tranh chấp giữa các thành viên của mình. Việc sử dụng tổ chức quốc tế khu vực
để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được thực hiện theo sáng kiến của các
quốc gia tranh chấp, thành viên của các tổ chức quốc tế này, theo sáng kiến của
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc theo quy định của tổ chức quốc tế khu vực.
      Trong một số tổ chức quốc tế hiện nay, có nhiều tổ chức khu vực đã có
những hợp tác để cùng hỗ trợ nhau trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển
bền vững cũng như tự mình giải quyết các tranh chấp môi trường giữa các quốc
gia thành viên hoặc giữa các quốc gia thành viên với quốc gia ngoài khu vực như
hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean, liên minh châu Âu EU, cơ quan năng
lượng nguyên tử quốc tế IAEA, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của khối
các nước công nghiệp phát triển (OECD) ….
    Ví dụ về việc hợp tác khu vực trong việc kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới
tầm xa của các quốc gia châu Âu. Từ năm 1975, Hội nghị về An ninh và Hợp tác
châu Âu đã tạo một động lực chính trị cần thiết cho sự ban hành một chính sách
chung về kiểm soát ô nhiễm không khí, và những biện pháp đặc biệt đã được
thảo luận thông qua Ủy ban Kinh tế khu vực châu Âu của Liên Hiệp Quốc ví dụ
thành lập chương trình quan trắc châu Âu năm 1976, và sau đó vào năm 1979
ban hành Công ước Geneva về ô nhiễm không khí tầm xa.
Công ước này được coi như là thỏa thuận khu vực duy nhất quy định việc
kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, trong đó bầu khí quyển châu Âu được coi
như là một nguồn tài nguyên dùng chung và do đó bắt buộc các quốc gia phải có
sự hợp tác xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cũng như
những tiêu chuẩn phát thải chung. Vì vậy, mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa,
giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, từ bất kể nguồn gây ô nhiễm
nào, nhưng không quy định trách nhiệm đối với tổn hại do ô nhiễm không khí.
Công ước có hiệu lực năm 1983, và hiện nay hơn 30 quốc gia ở Tây và Đông Âu
tham gia, kể cả Liên bang Nga và tất cả các quốc gia là nguồn gây ô nhiễm chủ
yếu. Canada và Mỹ cũng đã phê chuẩn. Các quốc gia chịu thiệt hại từ ô nhiễm
không khí không thỏa mãn với những quy định của Công ước, tuy nhiên sự
thống nhất chỉ có thể đạt được trên cơ sở những cam kết về lợi ích thiết thực của
các bên.
    Ô nhiễm không khí tầm xa là loại ô nhiễm ảnh hưởng đến một khoảng cách
mà khó có thể phân biệt được những nguồn phát thải riêng biệt hay những nhóm
nguồn gây ô nhiễm (Điều 1, b). Do đó, vụ Trail Smelter sẽ không thuộc phạm vi
của định nghĩa này, mà chỉ những vấn đề khu vực như mưa acid hay những chất
thải có khả năng phát tán xa. Công ước cũng không chỉ giới hạn ở những ảnh
hưởng có hại đến sức khỏe hoặc tài sản mà được quy định rộng hơn, thậm chí
hơn cả những quy định trong các thỏa ước về ô nhiễm môi trường biển, bao gồm
tổn hại đến nguồn sinh vật, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên môi trường (Điều 1, Tóm lại, mục đích của Công ước là giảm
đến mức thấp nhất các tổn hại tiềm tàng đến môi trường.
    Công ước không quy định bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào về việc cắt giảm
các nguồn ô nhiễm không khí, mà các bên chỉ cam kết xây dựng một chính sách
kiểm soát ô nhiễm, trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu chung. Với những
từ ngữ không mang tính cưỡng chế, ví dụ nghĩa vụ “nỗ lực hạn chế” và “dần dần
cắt giảm và ngăn ngừa” ô nhiễm không khí (Điều 2), Công ước bị xem chẳng
hơn một “chiến thắng biểu trưng” nhằm làm yên tâm cả người gây ô nhiễm và
nạn nhân, nghĩa là các quốc gia cam kết xây dựng chính sách, chiến lược và
những biện pháp kiểm soát, nhưng phải cân đối với sự phát triển và tính khả thi
kinh tế của các công nghệ hữu hiệu nhất sẵn có (Điều 6). Vì vậy, các quốc gia có
toàn quyền quyết định mức độ nỗ lực kiểm soát ô nhiễm của họ, cũng như chi
phí họ sẵn lòng bỏ ra cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Đối với một số
quốc gia gây ô nhiễm chủ yếu, ví dụ Anh và Tây Đức, nghĩa vụ linh động này là
điều kiện tiên quyết để họ phê chuẩn Công ước vào năm 1979, và tạo điều kiện
để Mỹ tiếp tục gây ô nhiễm trầm trọng cho Canada mà không vi phạm Công
ước.
    Công ước Geneva cũng quy định về nghĩa vụ thông báo và thảo luận trong
trường hợp có những rủi ro nghiêm trọng có thể dẫn đến ô nhiễm tầm xa. Những
quy định này khá lỏng lẻo so với những quy tắc tập quán liên quan đến quá trình
thảo luận về những rủi ro đối với các nguồn tài nguyên dùng chung. Quy định
này chỉ được áp dụng đối với những thay đổi chủ yếu trong chính sách hoặc sự
phát triển công nghiệp có khả năng gây ra những thay đổi đáng kể về ô nhiễm
không khí tầm xa, và do đó các quốc gia mới có nghĩa vụ thông báo cho các
quốc gia khác. Nếu không, việc thảo luận chỉ được tổ chức do yêu cầu của các
bên “thực sự bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị một rủi ro đáng kể về ô nhiễm
không khí tầm xa” (Điều 5), có nghĩa là cơ chế thảo luận không hiệu quả bằng
những Công ước liên quan đến Đánh giá Tác động Môi trường (nghĩa vụ tổ chức
thảo luận ngay từ khi đề xuất dự án sau khi đã thông báo cho tất cả các bên có
khả năng chịu tổn hại từ hoạt động phát triển để họ có thể tham gia).
    Ngoại trừ những khiếm khuyết đã nêu, Công ước Geneva đã xây dựng được
một khung pháp lý cho sự hợp tác và tạo tiền đề cho việc phát triển những biện
pháp kiểm soát ô nhiễm. Các điều 3, 4, 5 và 8 xác định nghĩa vụ các quốc gia
trao đổi thông tin, nghiên cứu và thảo luận về chính sách, chiến lược và các biện
pháp nhằm cắt, giảm ô nhiễm không khí. Công ước là cơ sở để tiếp tục nghiên
cứu về vấn đề này nhằm tìm những giải pháp để cùng hợp tác giải quyết. Các
bên đều nhất trí về ảnh hưởng tích cực của Công ước đối với việc kiểm soát ô
nhiễm không khí và quản lý chất lượng không khí trong khu vực, thể hiện ở
những hành động của các quốc gia để cải thiện môi trường, giảm tỷ lệ phát thải ô
nhiễm, và phát triển công nghệ. Ở một mức độ nào đó, Công ước được xem là
một thành công đáng khích lệ, đặc biệt đối với việc làm thay đổi chính sách
trong Cộng đồng châu Âu và thúc đẩy mối quan tâm của công chúng đối với vấn
đề này.
    Tuy nhiên, Công ước Geneva chỉ có giá trị ràng buộc với một số quốc gia
châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới
đang đe dọa sự tồn tại của cả nhân loại. Do đó, ở mức độ toàn cầu, cơ sở để xác
định trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm không khí tầm xa vẫn là nghĩa vụ
tập quán quốc tế, đã trình bày ở phần đầu.·
    Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ song phương về môi trường được hình
thành từ phán quyết trọng tài đối với tranh chấp Trail Smelter 2 năm 1941
“không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của
mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người
dân của quốc gia khác”. Nguyên tắc này được mở rộng và nhấn mạnh trong
Tuyên bố Stockholm “các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm những hoạt động
thuộc chủ quyền quốc gia không gây thiệt hại đến môi trường của các quốc gia
khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền quốc gia” (Nguyên tắc 21).
Một loạt các văn bản quốc tế, cả cưỡng chế lẫn khuyến nghị, đều ghi nhận
nguyên tắc này, điển hình là ý kiến tư vấn của Tòa án Quốc tế ngày 08/7/1996:
“môi trường không phải là khái niệm trừu tượng, mà thể hiện một không gian
nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người, kể cả những thế
hệ chưa được sinh ra. Do đó, các quốc gia có nghĩa vụ bảo đảm những hoạt động
trong phạm vi chủ quyền quốc gia phải được tiến hành theo cách thức tôn trọng
môi trường quốc gia khác hoặc những khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền
quốc gia. Đây trở thành một cách giải thích luật quốc tế trong những vấn đề môi
trường”.
       Từ đó, nghĩa vụ của quốc gia thông báo cho quốc gia khác về hiểm họa môi
trường cũng được thừa nhận, về bản chất, là một quy tắc tập quán. Nguyên tắc
này lần đầu tiên được ghi nhận năm 1974, trong một văn bản khuyến nghị của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic
Cooperation and Development) của khối các quốc gia công nghiệp phát triển.
Sau khi xuất hiện ở rất nhiều văn bản, cả khuyến nghị lẫn cưỡng chế, năm 1982,
Công ước Luật biển đã chính thức quy định “khi biết được môi trường biển đang
có nguy cơ sắp phải chịu thiệt hại hay đã bị thiệt hại do ô nhiễm, các quốc gia
phải thông báo cho quốc gia có nguy cơ phải chịu những tổn thất, cũng như
thông báo cho các tổ chức có thẩm quyền” (Điều 198). Một vấn đề quan trọng
cần lưu ý là không hành động (bất hành vi) cũng có thể được xem là sự áp dụng
thường xuyên của quốc gia, ví dụ chấp nhận một mức độ ô nhiễm hoặc các hành
vi gây suy thoái môi trường mặc nhiên được hiểu rằng các quốc gia thừa nhận
điều đó phù hợp với luật quốc tế.
       Đối với sông Mekong, trong quá trình tranh chấp xảy ra, đã có nhiều ý kiến
đề nghị đưa tranh chấp ra tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để giải
quyết nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất trong tất cả các quốc
gia.
Kết luận
    Bảo vệ môi trường sống là một thông điệp khẩn thiết của thời đại. Nhân loại
đang chuyển hướng từ con đường phát triển phi cấu trúc, trong đó con người
chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá, huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên và môi
trường để thoả mãn tối đa nhu cầu mức sống vật chất, đến con đường phát triển
có cấu trúc với sự phát triển hài hoà với môi trường sống. Trên con đường phát
triển đó, việc nảy sinh các tranh chấp, xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội
trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường là điều không thể tránh khỏi.
    Tranh chấp môi trường là một dạng của xung đột môi trường, đó là những
mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Tranh chấp môi trường nảy sinh như
một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác và bảo vệ môi trường khi có sự tranh
giành lợi thế dẫn đến đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội do nguồn tài nguyên
của môi trường là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là vô hạn.
    Tranh chấp môi trường đang diễn ra rất phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình
thức, quy mô và cấp độ khác nhau đặc biệt là các tranh chấp môi trường xuyên
biên giới và liên quốc gia, đòi hỏi những nhà quản lý môi trường phải có những
nhìn nhận và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các dạng tranh chấp để từ đó
vận dụng các thiết chế xã hội, tìm các biện pháp thương thuyết, hoà giải giữa các
bên xung đột để từ đó đưa ra các hướng giải quyết có hiệu quả.
    Giải quyết tranh chấp môi trường trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng
và vận dụng tiếp cận mạng lưới trong quản lý xung đột môi trường cần được
xem như một nguyên tắc quan trọng, cần thiết trong các thương lượng, hoà giải
các tranh chấp môi trường nhằm tiến tới một mục tiêu phát triển bền vững./.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình luật môi trường - nhà xuất bản đại học luật hà nội.
    2. Hiến chương liên hợp quốc.
    3. Xem Lê Thanh Bình, Phạm Thị Bích Hà, Xung đột môi trường, trong Xã
hội học môi trường do Vũ Cao Đàm chủ biên, NXBKH&KT, 2002
    4. Tạp chí Luật Quốc tế, số 35 (Mỹ xuất bản – bản tiếng Anh), 1941, tr.
716.
    5. Công ước ô nhiễm không khí tầm xa.
    6. giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ hiến chương
liên hợp quốc (từ Doko.vn - thư viện luận văn).
    7. Tranh chấp môi trường (từ Cepsta.net - trung tâm nghiên cứu và phân tích
chính sách) - tác giả Đào Thanh Trường.
    8. Thongtinphapluatdansu.wordpress.vn
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 14

Họ và Tên                      Mã sinh viên    đánh giá



Nguyễn Thái Thu Hà             09065022



Nguyễn Thị Hằng                09065026



Nguyễn Lưu Ly                  09065062



Lê Bùi Phương Nhung            09065080



Phạm Thị Phương Thảo           09065101

More Related Content

What's hot

Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biểnLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồngNghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
Nghĩa vụ bảo hành của Bên Bán đối với hàng hóa trong hợp đồng
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 

Viewers also liked

Tổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngTổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngrivernorth_91
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Pham Vui
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
An Ninh Môi Trường
An Ninh Môi TrườngAn Ninh Môi Trường
An Ninh Môi TrườngThanh Tran
 
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómPhiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómVo Hong Yen Phung
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngHương Vũ
 
Chapter 5 Conflict and Dispute Management
Chapter 5 Conflict and Dispute ManagementChapter 5 Conflict and Dispute Management
Chapter 5 Conflict and Dispute ManagementHari Krishna Shrestha
 
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...ThíckThọ Thì ThêThảm
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 

Viewers also liked (12)

Tổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trườngTổng quan về môi trường
Tổng quan về môi trường
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
 
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trườngPowerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
Powerpoint Vấn đề ô nhiễm môi trường
 
Hotel in hanoi
Hotel in hanoiHotel in hanoi
Hotel in hanoi
 
An Ninh Môi Trường
An Ninh Môi TrườngAn Ninh Môi Trường
An Ninh Môi Trường
 
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhómPhiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
Phiếu đánh giá của nhóm cho các cá nhân trong nhóm
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
 
Chapter 5 Conflict and Dispute Management
Chapter 5 Conflict and Dispute ManagementChapter 5 Conflict and Dispute Management
Chapter 5 Conflict and Dispute Management
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
 
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
Thiết kế mạng lan cho tòa nhà 3 tầng - luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Đặ...
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 

Similar to Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...jackjohn45
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Phi Phi
 
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gameTrom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gamemaybom
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNguyen Thanh Luan
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướchuuduyen12
 
Ôn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docÔn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docDaiNguyenQuang3
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongnhóc Ngố
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênLap Dinh
 
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hpChinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hpNguyen Thanh Luan
 
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy nataliej4
 

Similar to Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường (20)

đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49Bien doi khi hau49
Bien doi khi hau49
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Hoa ky thuat
Hoa ky thuatHoa ky thuat
Hoa ky thuat
 
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi gameTrom dong ho may bom nuoc ban choi game
Trom dong ho may bom nuoc ban choi game
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
quản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nướcquản lý tài nguyên và môi trường nước
quản lý tài nguyên và môi trường nước
 
Luận văn: Đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, HOT
Luận văn: Đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, HOTLuận văn: Đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, HOT
Luận văn: Đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, HOT
 
Ôn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.docÔn tập Thoát nước.doc
Ôn tập Thoát nước.doc
 
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekongquản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy điện sông mekong
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ môi trường biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
De baodbscl
De baodbsclDe baodbscl
De baodbscl
 
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hpChinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyê...
 
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông SrêpôkTác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
 
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Đồ án tốt nghiệp Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
 

Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường

  • 1. Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường A. Một số ví dụ thực tế về các tranh chấp môi trường quốc tế và phương thức giải quyết. 1. Vụ việc tranh chấp giữa Canada và Mỹ (1939 - 1941) Năm 1939 Mỹ kiện Canada ra trọng tài về việc khói thải độc hại phát thải từ lò luyện kim Trail ở Canada gây hại tới tiểu bang Washington (Mỹ). Lò luyện kim này nằm cách biên giới với Mỹ 7 dặm, trong đó Mỹ yêu cầu xác định về việc gây ô nhiễm môi trường của lò luyện kim Trail, hình thức bồi thường thiệt hại và yêu cầu biện pháp nhằm ngăn ngừa những tác hại có thể xảy ra trong tương lai. Trọng tài vụ Trail Smelter phán quyết “không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác; những thiệt hại phải thể hiện ở những chứng cứ xác thực và thuyết phục”. Vấn đề chứng cứ đã được kết luận bằng các thí nghiệm khoa học. Trong phán quyết cuối cùng, hoạt động của lò luyện kim đã bị hạn chế. Từ đó trong tập quán quốc tế đã hình thành nên một tập quán mà đã được nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết tranh chấp với quốc gia khác về việc kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới đó là “các quốc gia chịu trách nhiệm về mọi tổn thất gây ra do vi phạm nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm không khí xuyên biên giới”.
  • 2. Ngoài ra, mặc dù vụ Trail Smelter chỉ đề cập một loại nguồn gây ô nhiễm xuyên biên giới, quy định này, như kết luận của trọng tài, về nguyên tắc có thể áp dụng cho hầu hết các loại nguồn gây ô nhiễm không khí tầm xa. Những kỹ thuật hiện đại về quan trắc và thí nghiệm giúp tính toán với độ chính xác hợp lý khối lượng các chất gây ô nhiễm xuyên biên giới phát thải từ từng quốc gia và xác định những khu vực bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc thu thập những chứng cứ cần thiết, thậm chí đạt tiêu chuẩn “xác thực và thuyết phục” như trong phán quyết của vụ Trail Smelter, không còn là một chướng ngại tiềm tàng để xác định trách nhiệm đối với việc gây ô nhiễm không khí tầm xa. Do đó, các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại, thỏa mãn “chuẩn mực” nghiêm trọng, gây ra do hành vi vi phạm luật quốc tế. 2. Vụ tranh chấp giữa Argentina - Uruguay về việc xây nhà máy bột giấy gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tranh chấp phát sinh từ năm 2003 khi Montevideo (Uruguay) cho phép xây dựng Nhà máy bột giấy Botnia tại dòng sông trên mà không tham vấn Buenos Aires. Khi cơ sở này đi vào hoạt động năm 2006, lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi trường, cư dân địa phương Argentina và các nhà hoạt động môi trường đã phong tỏa cây cầu bắc qua sông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động giao thông và kinh tế, đặc biệt là cho phía Uruguay. Hai nước đã đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế Hague (Hà Lan). Phán quyết của tòa nêu rõ Uruguay đã vi phạm hiệp ước song phương nhưng vẫn cho nhà máy Botnia tiếp tục hoạt động vì không tìm được chứng cứ nhà máy gây ô nhiễm. Trải qua hơn 7 năm đàm phán thương lượng cuối cùng ngày Ngày 28/7/2010, Tổng thống Argentina Cristina Fernández và Tổng thống Uruguay José Mujica đã ký thỏa thuận cùng kiểm soát môi trường trên sông Uruguay.
  • 3. Thỏa thuận mới ký kết quy định việc thành lập ủy ban kiểm soát chung gồm các nhà khoa học hai nước, có nhiệm vụ giám sát hoạt động xử lý chất thải của mọi cơ sở công nghiệp, nông nghiệp và khu dân cư dọc hai bờ sông Uruguay. 3. Tranh chấp về việc xây đập thủy điện trên sông Mekong Sông Mekong là một dòng sông quốc tế quan trọng, bắt nguồn từ Tây Tạng và chảy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, trước khi đến Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Lưu vực Mekong là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới, bị tàn phá bởi bom đạn. Vì thế nên sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, các cơ quan tài chánh thế giới và một số cường quốc như Hoa Kỳ, Úc châu, Nhựt Bản, Liên hiệp các Quốc gia Âu châu, Liên hiệp Quốc, đã tập trung những nỗ lực để giúp tái thiết và phát triển khu vực qua các chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong nhiều thập niên vừa qua, nền kinh tế của khu vực Mekong được tăng trưởng, tuy nhiên điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện năng. Các dự án Đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng điện năng trên, các quốc gia trong lưu vực Mekong, được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chánh quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu đã phác họa các kế hoạch khai thác nguồn nước sông Mekong trong đó có việc xây dựng các đập thủy điện. Trung Quốc là nước đầu tiên khai thác quy mô tiềm năng thủy điện của sông Mekong và đã đi được nửa đoạn đường trong công trình xây một chuỗi những đập thủy điện khổng lồ trên dòng chính thượng nguồn sông Mekong, với 4 đập lớn đã được đưa vào xử dụng và 4 đập khác trong dự trù. Trong khi đó thì ở vùng hạ lưu sông Mekong các đập thủy điện chỉ được xây dựng trên các phụ lưu như Pak Mun ở Thái Lan, Nam Theun ở Lào và Sesan, Seprok ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
  • 4. Tuy nhiên gần đây Camphuchia và Lào đã thiết lập những kế hoạch xây đập thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong với tất cả 11 dự án: 9 nằm trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Cambốt. Trong số 9 dự án thủy điện ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào) Xayaburi là đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định xây dựng ở Bắc Lào. Xayaburi là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian hơn 1 năm qua. Đập Xayaburi nằm cách Luang Prabang 150km về phía Nam, thuộc loại “đập tràn”, xử dụng dòng chảy cơ bản để vận hành các động cơ phát điện, có công xuất 1.285MW, được 4 ngân hàng Thái Lan: Kasikorn Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank và Siam Commercial Bank tài trợ; đầu tư công trình là công ty SEAN và Ch. Karnchang của Thái Lan và phần lớn điện lượng sản xuất sẽ bán cho công ty EGAT-Thailand. Theo thỏa ước Mekong năm 1995, thì các quốc gia thành viên của Uỷ hội sông Mekong (MRC), Camphuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ngoài việc cam kết hợp tác để đảm bảo sự phát triển bền vững sông Mekong, còn đồng ý về quy trình tham vấn liên chính phủ “Thông Báo-Tiền Tham Khảo-Đồng thuận” (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement- PNPCA); đây là một quá trình mà các thành viên của Ủy hội phải tuân theo, khi có ý định khai thác dòng chính sông Mekong thí dụ như xây đập thủy điện. Vì thế, đối với đề án Xayaburi chánh phủ Lào phải tuân thủ tiến trình PNPCA này và ngày 21/09/2010 thông báo với MRC ý định xây đập thủy điện Xayaburi. Tiếp đến MRC chuyển hồ sơ của đề án đến các quốc gia thành viên Camphuchia, Thái Lan, và Việt Nam cứu xét. Ủy ban hỗn hợp MRC đã lần lượt nhóm họp nhiều lần để thảo luận về đề án thủy điện này. Trong lần họp sau cùng tại Vientiane vào ngày 19/04/2011 kết thúc thời gian ấn định 6 tháng của quy trình PNPCA, Ủy ban Hổn hợp đã không đạt được sự đồng thuận và phải đệ
  • 5. trình lên Hội đồng Bộ trưởng MRC để lấy quyết định. Đại diện của phía Cam Bốt và Việt Nam cho rằng báo cáo EIA (Environmental Impact Assessment) của Lào về những tác động của đập thủy điện Xayaburi trên Môi trường của hạ lưu Mekong thiếu trung thực và có nhiều thiếu sót. Tác động của 11 đập thủy điện trên hạ lưu sông Mekong và châu thổ ĐBCL VN Qua các tài liệu tham khảo, chúng ta có thể nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực rất trầm trọng mà các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông Mekong có thể gây ra đối với môi trường, cũng như trên các mặt kinh tế và xã hội. Môi trường Nếu dự án xây đập Xayaburi được chấp thuận sẽ tạo ra một tiền lệ để 10 đập thủy điện khác được xây tiếp trên dòng chính của hạ nguồn sông Mekong. Bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental Assessment-SEA) của Ủy hội Sông Mekong MRC cho thấy nếu tất cả 11 đập thủy điện này được xây thì 90% khối lượng phù sa sẽ bị giữ lại, ảnh hưởng đến đặc tính phì nhiêu và khả năng bành trướng của châu thổ ĐBCLVN. Sự sút giảm phù sa vận chuyển xuống hạ lưu còn ảnh hưởng đến cấu trúc của dòng sông và trạng thái cân bằng của nguồn dinh dưỡng: khiến bờ sông bị sạt lở, lòng sông bị bào mòn, các thảm thực vật và các vùng đất trũng bị hủy hoại; nguồn dinh dưỡng N và P bị xáo trộn, tạo điều kiện cho các loài rong, tảo bộc phát, làm tắc nghẽn dòng sông, với hậu quả hệ thủy sinh học bị hủy diệt. Di trú theo mùa là đặc tính sinh học mang tính sinh tồn của các loài cá và hầu hết khoảng 1700 loài cá của sông Mekong cần phải thay đổi nơi sống, lội xuôi ngược dòng sông hoặc di chuyển đến những vùng đất trũng, vùng ngập nước tìm những nơi thích nghi để sinh sản và tăng trưởng. Vì dòng sông là hành
  • 6. lang hoán trú của loài cá, nên xây các đập thủy điện t , như đẻ trứng, gây giống và tăng trưởng. Đập Xayaburi ngăn cản lộ trình hoán trú của ít nhất 23 loài cá đến vùng thượng nguồn Luang Prabang ở Lào, Chiang Khong và Chiang Saen ở Thái Lan và tối thiểu 41 loài cá có thể bị diệt chủng. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rõ rệt hơn khi tất cả 11 đập được xây và hơn nữa chiều dài của dòng sông sẽ trở thành một chuỗi những hồ nước đọng. Nếu tất cả các đề án được thực hiện, sẽ có đến 40% khối lượng thủy sản trong hạ lưu bị thất thoát, tương đương với khoảng trên 1 triệu tấn cá và trị giá mất mát có thể lên đến 4-5 tỉ Mỹ kim mỗi năm.Ấy là chưa kể đến khối lượng cá sống gần các cửa sông đổ ra biển của châu thổ ĐBCLVN. Tương tự như thế, đối với Cam Bốt, những tác động của 11 đập thủy điện cũng rất nghiêm trọng. Các quốc gia trong lưu vực hạ nguồn sông Mekong cùng chia xẻ các trận lũ hằng năm. Lũ là món quà thiên nhiên ban cho cư dân lưu vực Mekong. Lũ mang lại sự sống cho hệ sinh thái phức tạp của lưu vực, làm sạch đồng ruộng và đem đến thủy sản cho người dân địa phương. Nếu tất cả 11 đề án thủy điện trên hạ lưu Mekong được xây, thì vào mùa khô các ”đập tràn” phải tích lũy nước để vận hành và như thế miền Tây Nam phần VN sẽ bị cạn kiệt, nước biển tràn sâu hơn vào nội địa làm trầm trọng thêm tình trạng ruộng vườn vốn bị nhiễm mặn vào mùa khô, giảm diện tích canh tác và ngành nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng gặp khó khăn. Nỗ lực Giải quyết tranh chấp của Việt Nam và các quốc gia: * Những vận động của nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Do tầm vốc quốc tế của các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong nên trong thời gian qua nhóm đã nỗ lực kết hợp với các tổ chức quốc tế và giới chính trị của các quốc gia tài trợ MRC kêu gọi sự hỗ trợ và tìm cách tạo dựng một
  • 7. kênh pháp lý thích hợp để những nhận định khách quan của Nhóm được chuyển đạt đến các giới chức có thẩm quyền quyết định về đề án Xayaburi. Hợp tác với The Australian Mekong Resource Centre (AMRC), Sydney University Tác động của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong gây ra những biến đổi phức tạp liên quan đến các lãnh vực khoa học, kinh tế, xã hội, nhân sinh…. Học viện Nghiên cứu Tài nguyên Sông Mekong (AMRC) thuộc Đại học Sydney, Australia là một trung tâm nghiên cứu khoa học quốc tế về khu vực Mekong, ngoài công tác nghiên cứu giảng dạy còn là một tổ chức khoa học có mục đích hỗ trợ chiều hướng phát triển hợp lý duy trì sự toàn vẹn, đa dạng của hệ sinh thái khu vực Mekong và tính cộng sinh giữa cuộc sống, những nét văn hoá đặc thù của khu vực, vì thế Nhóm NCVHĐNCL Úc châu đã kết hợp chặt chẽ với AMRC để trao đổi và tiếp thu những kiến thức mới liên quan đến sự phát triển của khu vực Mekong và châu thổ ĐBCLVN. Kết giao với Tổ chức International Rivers Nhóm đã kết giao với Tổ chức International Rivers, qua Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Bà Ame Trandem ở Bangkok , cùng với 263 tổ chức phi chánh quyền (NGOs) và trên 22 ngàn người dân của hơn 100 quốc gia trên thế giới kêu gọi hai chánh phủ Lào và Thái Lan hủy bỏ đề án xây đập thủy điện Xayaburi và 10 đập khác trên dòng chính sông Mekong vì những đập này gây ra những tác hại nghiêm trọng đến tương lai vùng hạ nguồn. Tham khảo với giới chức ngoại giao Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng đông bắc Phi châu (giữa Ai Cập, Sudan, Tanzania, Ethiopa, Congo, Tanzania, Kenya…..), sông Zambezi ở Phi châu (giữa Zambia, Angola, Zimbawe, Malawi, Tanzania, Botswana, Mozambique và Nambia), sông Jordan ở Trung Đông (giữa
  • 8. Israel, Jordan, Syria và Lebanon), hệ thống sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (giữa Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bangladesh) hay chính trong hệ thống sông Murray-Darling-Murrumbidgee (giữa các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc châu) khiến chúng ta không khỏi băn khoăn nghĩ rằng địa chính trị và lợi ích phe nhóm sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến những quyết định về các đề án thủy điện Mekong. Vì thế Nhóm NCVH ĐNCL Úc châu đã ra sức tranh thủ sự ủng hộ của giới chánh trị ở Úc và Hoa Kỳ. Úc là quốc gia có những chương trình viện trợ cho Việt Nam với mục đích xóa nghèo và đồng thời cũng là một trong số các quốc gia cốt yếu tài trợ cho MRC, nên nhóm NCVHĐNCL đã viết văn thư gởi đến chánh phủ liên bang Úc, Ngoại trưởng Kevin Rudd, trình bày quan điểm của nhóm về những ảnh hưởng tiêu cực không thể đảo ngược của 11 đập thủy điện trên cuộc sống của người dân vùng hạ lưu và châu thổ ĐBCLVN. Cùng lúc Nhóm cũng gởi văn thư đến bà Dân biểu Julie Bishop, Phó chủ tịch đảng Tự do và phát ngôn viên ngoại giao của Liên đảng Tự do-Quốc gia, đối lập ở Quốc hội, nêu lên mối quan ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của đập Xayaburi. Ngoài ra, chúng tôi đã gởi văn thư đến Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ Tịch Tiểu bang Đông Á và Thái Bình Dương tại Thượng viện Hoa Kỳ. Đối với chúng tôi, việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đề nghị của Thượng nghị sĩ Jim Webb, vào ngày 29/11/2011 đã nhất trí thông qua một nghị quyết kêu gọi bảo vệ lưu vực sông Mekong và đình hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chảy chính của con sông này cùng những lời tuyên bố tại Bali vào tháng 11/2011 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trước Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á rằng Washington đang hợp tác với Ngân hàng Phát triền Á châu và Liên hiệp các quốc gia Âu châu để cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường ở hạ nguồn sông Mekong cùng kêu gọi ngưng tất cả mọi việc xây thêm đập cho đến khi nào đánh giá toàn bộ các tác động đối với môi trường là những
  • 9. tin tức rất khích lệ, cho thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới dành cho công trình bảo vệ sông và khu vực Mekong. Lào vẫn kiên quyết thực hiện dự án Xayaburi Trong hội nghị lần thứ 18 của MRC tổ chức vào ngày 7-8/12/2011, tại Siem Reap, Hội đồng Bộ trưởng bốn nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan và Việt Nam quyết định hoãn việc xây dựng đập Xayaburi. Bản thông cáo được Ủy hội Sông Mekong công bố sau cuộc họp, cho biết các nước thành viên đã đồng ý là cần phải “ nghiên cứu bổ sung về sự phát triển bền vững và quản lý dòng sông Mekong, kể cả đối với tất cả các dự án thủy điện”. Thông cáo còn cho biết chính quyền Nhật Bản sẽ được tiếp cận để giúp thực hiện việc nghiên cứu bổ sung và những công trình nghiên cứu mới sẽ cung cấp “một bức tranh hoàn chỉnh hơn” về các vấn đề nẩy sinh từ việc xây đập. Các nhà bảo vệ môi trường, trong đó có Nhóm NCVHĐNCL Úc châu và chánh phủ hai quốc gia Camphuchia và Việt Nam tỏ ra phấn khởi với kết quả trên. Tuy nhiên kết quả này không có nghĩa là đề án thủy điện Xayaburi đã được khai tử, vì Lào cho thấy sẽ kiên trì vận động. Đồng ý “nghiên cứu bổ sung” có thể là một chiến thuật để các bên có thêm thời gian thương lượng. Tối thiểu, Lào không lo ngại về phía Thái Lan, vì đầu tư công trình là một tổng công ty của Thái Lan, đề án được 4 ngân hàng Thái Lan đồng ý tài trợ và hầu hết nguồn điện sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan; thêm vào đó Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên & Môi trường, Ông Preecha Reongsomboonsuk khẳng định là Thái Lan không phản đối đề án. Điều mà nhiều người đang chờ xem là bằng cách nào chính phủ Lào thuyết phục được Camphuchia và Việt Nam. Xayaburi không phải là con đập duy nhất được dự định xây trên dòng chính hạ lưu Mekong. Các tổ chức kinh doanh, các tổng công ty của Camphuchia, Thái Lan và Việt Nam đã có những kế hoạch tham gia xây thêm 10 đập khác. Cả 4 quốc gia hạ lưu Mekong tuy đều có những
  • 10. lo ngại về các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng đồng thời cũng có những lợi ích trong việc xây dựng các con đập. Vì thế, kế tiếp là những màn vận động chánh trị bên trong hậu trường với những mặt cả cũng như đánh đổi, để Phnom Penh và Hà Nội chấp nhận đề án Xayaburi của Lào. Hơn thế nữa, vấn đề của 11 đập thuỷ điện cần được tìm hiểu trên một phạm vi rộng lớn hơn, qua khuôn khổ hợp tác của tổ chức Tiểu vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion- GMS), vì trong tổ chức này Trung Quốc là một đối tác rất quan trọng và lại có mối quan hệ song phương mạnh mẽ ảnh hưởng đến các chính sách, chủ trương và đường lối của chánh phủ Lào. Thế thì, liệu mối bang giao chặt chẽ này cùng sự kiện Trung Quốc đã từng đơn phương xây đập ở thượng nguồn, bất chấp những phản đối của các quốc gia khác trong lưu vực, đủ khuyến khích Lào theo đuổi con đường cứng rắn đối đầu với Việt Nam trong vấn đề đập Xayaburi không? Kết quả của phiên họp Hội đồng Bộ trưởng MRC ở Siem Reap không có nghĩa là sứ mệnh cứu sống dòng sông Mekong đã hoàn tất. Khối đoàn kết gồm những nhà bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các xã hội dân sự, với thành phần quan tâm đến sự sống còn của vùng hạ lưu Mekong và châu thổ ĐBCLVN sẽ phải tiếp tục tích cực vận động để giữ cho dòng sông được xuôi chảy, nhằm bảo đảm cuộc sống của hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực. Bên cạnh sự tham gia của các nước thành viên Uỷ hội sông Meekong (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia), Trung Quốc, Nhật Bản thì còn có sự can thiệp càng ngày càng sâu của Mỹ vào tranh chấp này. Tiến sỹ Cronin thừa nhận rằng những đề nghị gần đây của Mỹ có liên quan trực tiếp đến địa chính trị. Mối nguy hiểm là việc gộp lại tất cả các vấn đề môi trường, chính trị và kinh tế-xã hội trên sông Mê Công vào sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, điều
  • 11. có thể che phủ các bước đi thực tế và các biện pháp xây dựng lòng tin cần thiết để có thể giải quyết hiệu quả tương lai của dòng sông. Trên cơ sở 3 ví dụ về tranh chấp môi trường xuyên quốc gia trên, nhóm đưa ra một vài quan điểm về những vấn đề cơ bản quanh đề tài “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế”. B. Nghiên cứu đề tài. 1. Khái niệm tranh chấp và tranh chấp môi trường quốc tế. Các biện pháp giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế. 1.1 Khái niệm tranh chấp và tranh chấp môi trường. Để hiểu rõ khái niệm tranh chấp môi trường quốc tế, trước hết ta cần nghiên cứu khái niệm “Tranh chấp môi trường”. Khái niệm “Tranh chấp môi trường” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong từng bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau. Thật khó khi đưa ra một định nghĩa thống nhất về “tranh chấp môi trường” trong khi có quá nhiều cách giải thích về khái niệm này. Có những tác giả cho rằng tranh chấp môi trường là một dạng của xung đột môi trường (Environment Conflict) (Pieter Glasbergen, 1995); nhưng cũng có những tác giả lại cố tìm cách lý giải sự khác biệt giữa tranh chấp môi trường và xung đột môi trường (Gerard Cormick, 1982) - Theo Từ điển Luật Black, tranh chấp là “một loại xung đột hoặc tranh cãi, nhất là những xung đột dẫn đến kiện tụng” - Brown và Marriot định nghĩa “tranh chấp” là “một loại hay một kiểu xung đột biểu lộ trong những nội dung khác biệt, bị thuộc quyền tài phán.”
  • 12. - Cũng với quan điểm tương đồng, Crowfoot và Wondolleck phân biệt bản chất xác định (Specific nature) của “tranh chấp” với một khái niệm rộng hơn, không xác định bản chất (non specific nature) của “xung đột”. Họ mô tả tranh chấp là “… những khác biệt cơ bản hiện hữu, những điều trái ngược và đôi khi là sự ép buộc giữa các nhóm lớn trong xã hội về giá trị, hành vi của họ hướng tới môi trường tự nhiên”. Sự “tranh chấp” không khác biệt với quá trình xung đột mà là một phần cụ thể, có thể nhận biết của xung đột, gọi là “một nội dung xung đột cụ thể là một phần của một xung đột xã hội liên tiếp và rộng hơn”. Xung đột môi trường như định nghĩa ở đây là dựa trên giá trị lớn và tập trung vào nhóm về tự nhiên, do đó dễ giải quyết hơn. Trái lại, những tranh chấp có đặc điểm là tính riêng biệt, làm cho tranh chấp khó điều chỉnh và giải quyết. Felstiner, Abel và Sarat đã chỉ ra sự nảy sinh tranh chấp gồm đến 3 giai đoạn: “gọi tên, đổ lỗi và yêu cầu” (“naming, blaming and claiming”). “Naming” liên quan đến việc nhận dạng một trải nghiệm xác định là có hại. “Blaming” liên quan đến việc quy kết sự có hại đó cho lỗi của cá nhân hay thực thể xã hội, còn giai đoạn ba, “claiming”, xuất hiện khi cá nhân hay thực thể chịu trách nhiệm yêu cầu biện pháp cứu chữa. Cuối cùng, khi toàn bộ hay một phần của yêu cầu bị từ chối, yêu cầu chuyển thành tranh chấp. Còn đối với khái niệm “môi trường”, dưới tiếp cận hệ thống có thể coi, “môi trường là tập hợp các phần tử nằm ngoài hệ thống được xem xét và có tương tác với hệ thống được xem xét”. Như vậy, theo nghĩa rộng nhất, “môi trường” là một khái niệm bao quát có thể bao hàm bất kì nhân tố nào của môi trường thiên nhiên bao gồm cả những vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng, phát triển và công nghiệp hóa. Thực tế thuật ngữ “môi trường” thậm chí có thể hiểu là mở rộng từ môi trường tự nhiên đến những phương diện của môi trường nhân tạo, như trong trường hợp định nghĩa của Luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “Môi trường
  • 13. bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” Cesare P.R. Romano cho rằng: tranh chấp môi trường là những tranh chấp có chứa đựng yếu tố môi trường. Richard Bilder định nghĩa tranh chấp môi trường ở cấp độ quốc tế là “bất cứ sự bất đồng hoặc xung đột về quan điểm hoặc lợi ích giữa các quốc gia liên quan tới sự biến đổi của hệ thống môi trường tự nhiên bằng sự can thiệp của mình.” Trong các tài liệu về hòa giải và biện pháp giải quyết tranh chấp môi trường chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa khác nhau về tranh chấp môi trường. Moore định nghĩa tranh chấp môi trường là “…tình trạng căng thẳng, bất đồng, cãi lộn, tranh luận, cạnh tranh, thi đấu, xung đột hay cãi cọ về yếu tố nào đó của môi trường tự nhiên.” Bingham, trong nghiên cứu về một “thập kỉ của kinh nghiệm” về giải quyết những tranh chấp môi trường, bà không định nghĩa “tranh chấp môi trường” nhưng phân loại những tranh chấp được xem xét thành 6 dạng chung: sử dụng đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên và sử dụng đất công, nguồn nước, năng lượng, chất lượng không khí và chất độc trong không khí. Để làm rõ sự khác biệt giữa 2 khái niệm “tranh chấp môi trường” và “xung đột môi trường”, Gerard Cormick, một nhà nghiên cứu có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hòa giải các tranh chấp môi trường đã đưa ra một số phân tích: Theo ông, “Xung đột môi trường” nảy sinh khi “có sự bất đồng về mặt giá trị hay do sự khan hiếm của các nguồn tài nguyên” còn “tranh chấp môi trường” xuất hiện như “có liên quan đến một vấn đề cụ thể về môi trường ngay cả khi các xung đột về giá trị vẫn đang diễn ra”. Cormick tiếp tục làm rõ luận điểm của mình khi ông cho rằng: Tranh chấp môi trường có thể được giải quyết một cách hiệu quả khi các bên liên quan tìm thấy một số thỏa thuận có thể chấp nhận được
  • 14. để đưa ra một hướng giải quyết về một vấn đề mà họ đang bất đồng bất chấp việc họ vẫn đang tiếp tục có rất nhiều các khác biệt về giá trị cơ bản nghĩa là vẫn tồn tại các xung đột môi trường. Sở dĩ, Cormick đưa ra quan điểm như vậy bởi xuất phát điểm của ông cho rằng rất khó để có thể giải quyết triệt để được các xung đột môi trường, trong khi đó tranh chấp môi trường chỉ là một dạng cụ thể của xung đột môi trường đang tiếp diễn và hoàn toàn có thể giải quyết một cách triệt để. Chia sẻ quan điểm với Cormic, James E. Crowfoot, Julia Marie Wondolleck trong tác phẩm “Environmental Disputes: Community Involvement in Conflict Resolution” coi “xung đột môi trường là một dạng của xung đột xã hội, nó chính là những khác biệt, sự đối lập cơ bản và liên tục thậm chí là những sự áp đặt giữa các nhóm khác nhau trong xã hội về giá trị, quan điểm và hành vi của họ đối với môi trường tự nhiên. Các dạng xung đột như vậy thường rất có quy mô lớn và nó xuất hiện một phần do sự gia tăng không kiểm soát được của dân số, sự thay đổi của công nghệ, sự thay đổi cơ cấu xã hội, các chuẩn mực xã hội. Trong quá trình xung đột môi trường, tất yếu sẽ nảy sinh các tranh chấp về các vấn đề cụ thể, đó là những mâu thuẫn công khai, không tiềm ẩn, dễ phát hiện đó chính là những “tranh chấp môi trường”. Như vậy, “tranh chấp môi trường” là một dạng sơ khai, dễ nhận biết của xung đột môi trường, nói cách khác đó là một dạng “xung đột môi trường công khai. Cũng chính từ tiếp cận như vậy, James E. Crowfoot, Julia Marie Wondolleck đã đề xuất việc sử dụng từ “settlement (giải quyết)” trong việc “giải quyết các tranh chấp môi trường (Environmental Disputes settlement” và đối với việc “giải quyết xung đột môi trường (Environment Conflict)” thì nên dùng từ “Resolution” hay “Manage” vì khó có thể giải quyết được triệt để các “xung đột môi trường” nhưng đối với các “tranh chấp môi trường” thì hoàn toàn có thể.
  • 15. Từ những phân tích của Cormick và James E. Crowfoot, Julia Marie Wondolleck có thể nhận thấy có những khác biệt nhất định giữa “tranh chấp môi trường” và “xung đột môi trường”. Tuy nhiên, không thể phủ nhận có một mối quan hệ chặt chẽ giữa xung đột và tranh chấp môi trường. Xung đột môi trường là khái niệm rộng hơn, nó liên quan đến những xung đột về giá trị hay lợi ích giữa các nhóm trong xã hội. Xung đột môi trường có thể góp phần thúc đẩy các mô thức tranh chấp đang tiếp diễn liên quan đến những bối cảnh, những yêu cầu hay đưa ra các chính sách môi trường xác định hơn. Tranh chấp môi trường có thể giải quyết tốt còn quá trình xung đột môi trường rộng và phổ biến hơn thì dường như tiếp diễn thông qua tranh chấp xảy ra sau. Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau như vậy về tranh chấp môi trường, nhưng hầu hết các cách hiểu ở trên đều thống nhất ở một quan điểm cho rằng: tranh chấp môi trường là một dạng sơ khởi; bộc lộ công khai và là một bộ phận của xung đột môi trường, đó là những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. , khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên. Tranh chấp môi trường quốc tế là “sự bất đồng hoặc xung đột về quan điểm hoặc lợi ích giữa các quốc gia liên quan đến sự biến đổi của hệ thống môi trường tự nhiên bằng sự can thiệp của mình.”
  • 16. Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội. Nó được nảy sinh như một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác và bảo vệ môi trường khi có sự tranh giành lợi thế dẫn đến đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội. Nguồn tài nguyên của môi trường là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là vô hạn, do vậy, luôn tồn tại hiện tượng tranh chấp, giành giật quyền lợi trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường dẫn tối một hiện tượng đặc biệt trong tranh chấp xã hội đó là tranh chấp môi trường. Những tranh chấp đó có thể xuất hiện giữa các cá nhân, giữa các nhóm cùng chia sẻ các nguồn tài nguyên môi trường, cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, các quốc gia trong việc khai thác và bảo vệ môi trường...Tranh chấp môi trường có quá trình bắt đầu, kết thúc và hoàn toàn có thể giải quyết được một cách triệt để thông qua các biện pháp đối thoại, phân xử, hòa giải môi trường... Trong các ví dụ đầu tiên, ta có thể thấy có các tranh chấp môi trường cơ bản sau: - tranh chấp về ô nhiễm không khí tầm xa giữa Canada với Mỹ. - tranh chấp về ô nhiễm sông giữa Arhentina với Uruguay. - tranh chấp về việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong giữa các quốc gia thành viên có lãnh thổ sông Mekong chảy qua. Đây đều là những tranh chấp diễn ra hết sức phức tạp và nan giải, ảnh hưởng đến một bộ phận lớn dân cư, khó giải quyết... bởi nó mang yếu tố quốc tế trong mỗi vụ việc tranh chấp. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế là các hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội, duy trì một môi trường trong sạch để hướng tới sự phát triển bền vững.
  • 17. 1.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế: Vì những đặc thù về chủ thể, vụ việc và sự nhạy cảm chính trị của các tranh chấp môi trường quốc tế mà các phương pháp gỡ rối những mâu thuẫn này cần có những nguyên tắc riêng. - Nguyên tắc đầu tiên và có lẽ cũng là quan trong nhất khi giải quyết các tranh chấp về môi trường quốc tế đó là giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế của mình chỉ bằng các biện pháp hoà bình để từ đó hoà bình, an ninh quốc tế và công lí không bị đe doạ. Cụ thể là không được sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sử dụng sức mạnh, không được ép buộc hoặc áp đặt để giải quyết tranh chấp và không được dùng biện pháp khống chế để buộc bên tranh chấp khác phải theo cách giải quyết có lợi cho mình. Điều 33, Hiến chương Liên hợp quốc quy định một loạt biện pháp hoà bình để các bên tranh chấp có thể tự do lựa chọn. Đó là đàm phán trực tiếp, trung gian, hoà giải, toà án quốc tế, vv. Việc lựa chọn biện pháp thích hợp hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí và sự thoả thuận tự nguyện của các bên tranh chấp. Trong trường hợp các bên tranh chấp sau khi đã áp dụng một trong các biện pháp hoà bình, vẫn chưa đạt kết quả, sẽ tiếp tục cùng nhau thương lượng để giải quyết hoà bình tranh chấp đó, đồng thời tự kiềm chế để không có những hành động làm phức tạp thêm quan hệ của mình hoặc nguy hại hoà bình và an ninh quốc tế. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình các tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế năm 1970, và trong nhiều văn bản pháp lí quốc tế quan trọng khác. - Ưu tiên bảo vệ các quyền và lợi ích chung về môi trường của cộng đồng, của các quốc gia;
  • 18. - Đảm bảo duy trì mối quan hệ bảo vệ môi trường giữa các quốc gia để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; - Ngăn chặn sớm sự xâm hại đối với môi trường. Do tính chất không thẻ sửa chữa được đối với những thiệt hại môi trường nên các tranh chấp môi trường nảy sinh khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra cũng phải được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả. - Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại về môi trường - Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh nhằm bảo đảm trật tự xă hội, tránh sự chuyển hoá những tranh chấp nhỏ, đơn giản thành các cuộc biểu tình chính trị, khiếu kiện kéo dài, gây rối loạn trật tự xă hội, mất tình đoàn kết giữa các quốc gia. 2. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế cơ bản. Ngày nay, vấn đề sự khan hiếm cũng như sự phân bố không đồng đều về các nguồn tài nguyên và các dịch vụ môi trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi các nguồn tài nguyên của môi trường ngày càng trở lên hạn hẹp là những vấn đề nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm hết sức đông đảo của cả thế giới. Thật không khó một chút nào cho những người quan tâm khi tìm kiếm qua internet các chủ đề về lĩnh vực tranh chấp môi trường hay các cơ quan/ tổ chức tư vấn giải quyết tranh chấp môi trường tại các quốc gia trên thế giới như: Hội đồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ), Hoa Kỳ; Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on Environment), Hoa Kỳ; Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi trường (Center for Environment Disputes Assessment and Resolution - CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute
  • 19. Coordination Commission...Điều này càng chứng tỏ tranh chấp môi trường đang ngày càng trở nên một chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhiều ngành, cấp trong xã hội. Một thống kê cho biết: (Theo thời báo New York (New York time)) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007: Hàng năm, Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường của Hoa Kỳ phải giải quyết bằng hình thức đưa ra tòa hàng nghìn vụ tranh chấp môi trường.Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, trên toàn nước Nhật có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp môi trường được gửi đến các cấp chính quyền cơ sở. Kể từ khi thành lập năm 1970 đến tháng 3 năm 2001, Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường đã thụ lý 743 vụ tranh chấp môi trường trong đó đã có 736 vụ được giải quyết triệt để, cũng trong thời gian đó, Hiệp hội kiểm tra ô nhiễm môi trường toàn diện Nhật Bản (The Perfectural Population Examination Commission) đã thụ lý 924 vụ tranh chấp môi trường trong đó có 875 vụ được giải quyết. Theo Zhou Shengxian, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Môi trường quốc gia thì trong năm 2005 đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Cũng theo Zhou các tranh chấp môi trường liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường đã gây tổn hại lên đến 105 triệu nhân dân tệ tương đương 13.1 triệu đô la Mỹ trong năm 2005. Còn theo Zou Keynuan thì tranh chấp môi trường đã “không dừng lại ở trong biên giới của các quốc gia nữa mà đã vượt ra khỏi đường biên giữa các quốc gia trở thành các tranh chấp môi trường xuyên quốc gia do hiện tượng di dân tự do, hiện tượng tăng dân số không kiểm soát, các luồng di cư và nhập cư bất hợp pháp...những tranh chấp này hoàn toàn có khả năng trở thành các xung đột môi trường và đe dọa an ninh quốc gia… Trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường, các vấn đề môi trường (Environment problems) như tranh chấp môi trường và xung đột môi trường, kỳ
  • 20. thị môi trường...giữa các nhóm xã hội này thường xuyên xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng dân số, tiến bộ khoa học và công nghệ và đồng nghĩa với nó là sức ép ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên (Gladwin 1979). Sự tranh giành lợi thế này dẫn đến hậu quả là đã khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là tranh chấp, xung đột giữa các cá nhân, các nhóm quyền lợi. Những vấn đề này ngày càng trở lên bức thiết đối với con người trong việc bảo vệ môi trường sống của mình trong hiện tại và cho thế hệ tương lai. Bertram I. Spector, trong bài viết “Transboundary Environmental Disputes” (Tranh chấp môi trường xuyên biên giới) cho rằng để giải quyết dạng tranh chấp môi trường đặc biệt này giải pháp chủ yếu và đang được xem như tối ưu nhất là thương lượng, đàm phán, hòa giải. Michael McCloskey trong “Đánh giá một cách hệ thống kiểu quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng” đã cho rằng đàm phán và thương lượng giữa các đối tác ngày càng được sử dụng như là các giải pháp tốt nhất để giải quyết các tranh chấp môi trường Peter T Ailen, trong bài viết “Public Participation in resolving Environmental Disputes and the problem of representativeness” (Vai trò của công chúng trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp môi trường và vấn đề của việc đại diện) đã thông qua các luận cứ thực tiễn về giải quyết tranh chấp môi trường tại Đức, Australia để khẳng định những ưu điểm và vai trò của việc tham gia của người dân (tham gia của cộng đồng) trong việc giải quyết các vấn đề về tranh chấp môi trường. Ông cũng chỉ ra những hạn chế của việc giải quyết tranh chấp môi trường bằng các phương pháp đàm phán, hay đại điện. Theo ông, những cá nhân hay nhóm xã hội, tham gia đàm phán hay đối thoại thường rất dễ đi vào xu hướng thoả hiệp và từ đó tranh chấp môi trường tưởng như đã được giải quyết nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại.
  • 21. Tanis M. Frame, Thomas Gunten and J.C. Day đã sử dụng phương pháp ra quyết định trên cơ sở chia sẻ sự sáng tạo (Innovative Shared Decision Making) hay mô hình lập kế hoạch hợp tác (Collaborative planning Models) để giải quyết các tranh chấp môi trường về đất đai. Nhóm tác giả này đã tiến hành nghiên cứu 17 trường hợp tranh chấp đất đai tại Bristish Columbia. Từ đó đi đến khẳng định hiệu quả của mô hình lập kế hoạch hợp tác trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Những nguyên tắc giải quyết trên đây là cơ sở cho việc đối thoại, thương lượng, điều hoà và giải quyết các tranh chấp môi trường. Tuy nhiên, vì đặc thù riêng của tranh chấp môi trường mà khó có thể có một phương án vẹn toàn để giải quyết mọi tranh chấp và xung đột. Mọi đàm phán, thỏa thuận đều phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chuẩn mực đó bao gồm cả những chuẩn mực về kỹ thuật và những chuẩn mực về đạo đức để chống lại các hành vi phá hoại môi trường. Tranh chấp môi trường đang diễn ra rất phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình thức, quy mô và cấp độ khác nhau đặc biệt là các tranh chấp môi trường xuyên biên giới và liên quốc gia, đòi hỏi những nhà quản lý môi trường phải có những nhìn nhận và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các dạng tranh chấp để từ đó vận dụng các thiết chế xã hội, tìm các biện pháp thương thuyết, hoà giải giữa các bên xung đột để từ đó đưa ra các hướng giải quyết có hiệu quả. 2.1 Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng phương thức thương lượng. Thương lượng hoặc đàm phán là biện pháp được sử dụng ở nơi mà các bên tham gia có các quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một
  • 22. thỏa thuận nào đó. Cuộc đàm phán hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra một thỏa thuận khôn ngoan Thương lượng luôn là hình thức quan trọng của việc giải quyết tranh chấp môi trường vì tính chất đơn giản và hiệu quả của nó: “Các cuộc đàm phán, thương lượng hợp lý, đúng đắn chắc chắn sẽ đạt đến một sự thỏa thuận khôn ngoan, làm hài long tất cả các bên”. Đây là cơ hội tốt nhất để các bên thu thập thêm thong tin, xem xét hoàn cảnh xảy ra sự việc, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, giải tỏa những hiểu lầm, khúc mắc và cùng tìm đến các giải pháp tối ưu trong điều kiện chi phí về thời gian, sức lực và tài chính ở mức thấp nhất. Thượng lượng thường được diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Do số lượng người có liên quan trong mỗi vụ tranh chấp môi trường quá đông nên quá trình thương lượng thường không diễn ra trực tiệp giữa tất cả những người có liên quan. 2.2. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng hòa giải: Hòa giải môi trường (Environmental Mediation) là quá trình đàm phán mang tính chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các đại diện chính thức được thừa nhận của các bên chịu tác động. Bước này được thực hiện sau khi xung đột đã diễn ra hoàn toàn. Các bên đương sự mong muốn tham gia hòa giải đã có thể xác định rõ. Trong các tình huống tranh chấp, các đương sự chỉ thực sự mong muốn đàm phán khi họ cảm thấy rằng họ không thể đạt được mục tiêu của mình mà không mất chi phí. Đối thoại chính sách (Policy dialogue) được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức để thỏa thuận và cố vấn cho các cơ quan. Cuộc đối thoại này được thực hiện từ các cơ quan khác nhau trên một nhóm liên cơ quan, hoặc họ có thể là các chuyên gia bên ngoài-người sẽ phải đệ trình báo cáo cho những người ra quyết định. 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hòa giải
  • 23. Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải (conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp (GQTC) giữa họ. Việc GQTC thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập); Hòa giải là một quá trình mà bên thứ ba tạo điều kiện và phối hợp để các bên thương lượng với nhau. Từ điển pháp lý của Rothenberg định nghĩa hòa giải là “hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít”. Một định nghĩa khác của hòa giải là “việc GQTC giữa hai bên thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa bớt sự khác biệt”. Theo Từ điển tiếng Việt, “hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả”. Từ những quan niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng chung của hòa giải như sau: Một là, hòa giải là một biện pháp GQTC. Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về GQTC. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết. Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
  • 24. Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức GQTC với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội. Trong nhiều thế kỷ, “hòa giải” đã được sử dụng như một hình thức GQTC. Trong xã hội phương Tây hiện đại, nó thường được mô phỏng như một hình thức GQTC “thay thế”, và hòa giải là một nét đặc trưng nổi bật của xu hướng GQTC thay thế. Điều này đặt ra câu hỏi là nó thay thế cho cái gì. Nếu câu hỏi như vậy được đưa ra trong ngữ cảnh pháp luật, thì câu trả lời sẽ gắn với hình thức tố tụng. Ở đây, “thay thế” hàm nghĩa những khác biệt về định tính với hình thức tố tụng, nó bao gồm một tập hợp các nguyên tắc và quy định mà có thể là đối lập với những nguyên tắc và quy định về hoạt động của Tòa án. Trong ngữ cảnh này, “thay thế” còn hàm ý một sự lựa chọn, các bên cố ý lựa chọn sử dụng trung gian hòa giải vì những lợi thế được cảm nhận so với hình thức tố tụng. Tuy nhiên, có thể sẽ có sự hiểu lầm khi coi hòa giải là biện pháp thay cho tố tụng. Hầu hết các tranh chấp trong xã hội hiện đại được chính các bên tự giải quyết thông qua đàm phán. Trong số tương đối ít vụ tranh chấp cần đến luật sư, thì chỉ có một tỷ lệ rất ít số vụ như vậy được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng, thậm chí số vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án xét xử còn ít hơn thế. Trong số những vụ cần đến luật sư và không được giải quyết bằng tố tụng, thì một vài vụ đơn giản là không được theo đuổi nữa, còn những vụ khác thì được luật sư giải quyết hoặc các bên giải quyết thông qua đàm phán hay thỏa thuận. Vì vậy, xét về phương thức chủ đạo được sử dụng để GQTC trong xã hội hiện đại, thì bản thân tố tụng lại chính là một phương thức “thay thế” với nghĩa là nó hiếm khi được sử dụng. Nếu trung gian hòa giải được cho là một phương thức thay thế, thì nó cần phải được nhìn nhận như một phương thức thay thế cho hầu hết các phương pháp GQTC thường được sử dụng nhất. Vì đa số các vụ tranh chấp được giải quyết thông thường bên ngoài hệ thống Tòa án, nên yêu cầu áp dụng
  • 25. phương thức hòa giải phải được đánh giá khác với các phương thức thay thế khác cho hình thức tố tụng, kể cả việc giải quyết tại Tòa án. 2.2.2. Ưu điểm của hòa giải * Linh hoạt về thủ tục Hòa giải có thể được tiến hành trong nhiều môi trường khác nhau, thủ tục có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi. Tính linh hoạt đem lại lợi thế là các bên được bày tỏ ý kiến xem quá trình nào thì phù hợp với họ; cho phép có những điều chỉnh khi bản chất của tranh chấp và các bên tranh chấp đòi hỏi phải vậy; tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp. Ngược lại, phương thức tố tụng Tòa án có một cách thức tổ chức cứng nhắc hơn, có những quy định và thủ tục cố hữu. Có một vài yếu tố mang tính kỹ thuật đòi hỏi rất cao, buộc các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành cả trong thời gian trước và đang diễn ra quá trình xét xử. Một sự khác biệt quan trọng giữa hòa giải và biện pháp tố tụng là những thông tin và chứng cứ nào có thể được sử dụng, sử dụng và kiểm chứng như thế nào. Trong tố tụng, vấn đề này được điều chỉnh theo quy định về chứng cứ và thủ tục để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Trong hòa giải thường không có quy định nào về chứng cứ và cũng không có quy định về kiểm chứng cũng như xem xét về mặt thủ tục. Chỉ có những quy định thủ tục mở về phương pháp nói chuyện và giao tiếp. Các bên tranh chấp được phép kể chuyện của họ nếu thấy phù hợp và có thể biểu lộ tình cảm mà không bị bài bác và bị cho là không có ý nghĩa. Tuy nhiên cũng có những giới hạn đối với tính linh hoạt của hoạt động hòa giải. Mặc dù nó không phải là một quá trình cứng nhắc, nhưng khi các hòa giải viên hướng dẫn, các bên vẫn phải có sự thống nhất cao trong các giai đoạn khác nhau. Các hòa giải viên phải thực hiện một cách có hệ thống qua từng giai đoạn của hoạt động hòa giải theo trình tự cụ thể. Điều này giúp khai thác được từng
  • 26. điểm mạnh trong toàn bộ quá trình hòa giải, vì mỗi một giai đoạn trong quá trình đó đều có cái lý lẽ riêng của nó. Vì thế, mặc dù có sự linh hoạt, nhưng hòa giải mang tính tổ chức hơn so với những cuộc đàm phán có tính chất tùy tiện. Một trong những đóng góp của một hòa giải viên là có thể xác lập trật tự trong những cuộc đàm phán vô tổ chức và thiếu thống nhất. * Tính thân mật Tính thân mật trong hòa giải luôn luôn gắn liền với tính linh hoạt của nó. Ở đây, tính thân mật là muốn nói đến không gian và môi trường, phong thái và ngôn ngữ trong hòa giải, hành vi giao tiếp và ứng xử của những người tham gia. Hoạt động này thân mật, hoặc có khả năng thân mật, từ góc độ trang phục ăn mặc, địa điểm tổ chức, không gian và môi trường, ngôn ngữ sử dụng và thời gian tham dự. Hòa giải không có thủ tục nghi lễ và không gian trầm tĩnh huyền bí như của hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử tại Tòa án luôn thể hiện tính trang trọng, nghi lễ và tính thứ bậc. Nhưng trong hòa giải, các bên tham gia thường không có cảm nhận về hình thức nghi lễ và tính thứ bậc trong đó. Giá trị của tính thân mật là ở chỗ nó có thể làm cho quá trình trung gian hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp hơn, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng so với hoạt động xét xử tại tòa. Đặc biệt hơn là trong trung gian hòa giải, các bên có thể sử dụng ngôn ngữ thông tục hàng ngày, khác hẳn với những hình thức giao tiếp được phong cách hóa trong môi trường Tòa án. Tuy nhiên, hòa giải viên cũng có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trang trọng và các bên tranh chấp cũng có thể khách sáo trong việc sử dụng ngôn từ khi hòa giải. Khác với hệ thống Tòa án, mức độ trang trọng đến đâu thì cũng có thể được các bên thỏa thuận để phù hợp với văn hóa của các bên tranh chấp. * Sự tham gia của các bên vào quá trình hòa giải Chính tính thân mật và tính linh hoạt của hòa giải cho phép sự tham gia trực tiếp của các bên vào quá trình này. Sự tiếp cận và tham gia trước hết dành cho
  • 27. các bên tranh chấp. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Quá trình hòa giải tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp. Đây là một bước rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp của hòa giải. Hòa giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích và đưa ra lời xin lỗi với nhau. Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết vì nó đề cao được tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình. Thông thường, so với việc để những người bên ngoài như thẩm phán hay trọng tài viên đưa ra quyết định thì bản thân các bên thường đưa ra những quyết định có lợi hơn cho mình. Bằng cách này, sự tham gia có thể xóa bỏ cảm giác của các bên khi cho rằng họ phải chịu áp lực để đưa ra một quyết định nào đó. Nếu các bên nhận thấy rằng họ “làm chủ” quá trình, thì họ có thể dễ dàng ủng hộ kết quả hơn. Không một phương pháp GQTC nào có thể đảm bảo sự tham gia trực tiếp của các bên được như hình thức hòa giải, các bên đánh giá rất cao “quyền tự quyết” của hình thức này dù tranh chấp chưa được giải quyết. Quá trình tham gia vào hòa giải cũng mang tính giáo dục cho các bên ở chỗ họ được trực tiếp tham gia và học được cách thức giải quyết vấn đề mà có thể áp dụng trong những hoàn cảnh khác. Ngược lại, mô hình tố tụng truyền thống chỉ cho phép sự tham gia rất hạn chế và theo nguyên tắc nhất định đối với những bên có lợi ích hợp pháp liên quan. Nó khuyến khích sự thụ động, sự phụ thuộc và thiếu vắng trách nhiệm lựa chọn. * Đặt con người ở vị trí trung tâm Trong khi phần lớn việc GQTC có xu hướng tập trung vào hành vi, vào tình tiết là chính thì trong hòa giải, trọng tâm là con người chứ không phải tình tiết vụ việc. Việc này đòi hỏi hòa giải viên phải xét đến nhu cầu hiện tại cũng như mối quan tâm của các bên. Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc dựa trên lợi ích
  • 28. mong muốn của các bên. Hòa giải viên thường không yêu cầu các bên phải thuyết phục hay làm cho họ tin về những tình tiết thực tế, hơn nữa, họ cũng thiếu những cơ chế hỗ trợ điều tra hoặc kiểm nghiệm sự thật. Mặt khác, các bên cũng không có điều kiện để chất vấn hay kiểm chứng những lời nói hay tuyên bố của nhau theo những cách thức giống như trong tố tụng Tòa án. * Duy trì mối quan hệ Bên cạnh việc đặt con người ở vị trí trung tâm, hòa giải còn đặt trọng tâm vào khía cạnh duy trì mối quan hệ. Điều này mang ý nghĩa nhân văn của GQTC. Các bên có cơ hội thể hiện tình cảm, bày tỏ sự quan tâm đến các quan hệ trong tương lai giữa các bên. GQTC bằng hòa giải có thể duy trì hoặc cải thiện quan hệ giữa các bên nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên, có thủ tục dễ dàng và áp dụng phương pháp cùng tham gia, xây dựng mô hình đàm phán và các kỹ thuật giải quyết vấn đề mang tính xây dựng, có cách quản lý xung đột đầy tính nhân văn… làm cho hòa giải trở thành một phương thức GQTC mềm dẻo chứ không cứng nhắc như tố tụng Tòa án. Mặc dù hoạt động tố tụng cũng sẽ giải quyết được tranh chấp thông qua xét xử, nhưng nó có thể dẫn đến sự thiệt hại mà không thể sửa chữa được trong các mối quan hệ vì gắn với hoạt động tố tụng là những ngôn ngữ không thiện chí. Thậm chí, hoạt động trọng tài cũng không thường xuyên đảm bảo việc duy trì các mối quan hệ được tiếp tục lâu dài. * Tạo lập quy chuẩn Khi đưa ra quyết định, Tòa án và các trọng tài viên đều dựa vào các quy phạm pháp luật, nghĩa là các quy tắc và nguyên tắc được quy định trong các đạo luật. Trong hòa giải, các bên không viện dẫn các quy phạm để định hướng giải quyết, nhưng các quy phạm lại có thể được các bên rút ra từ chính kết quả giải quyết vụ việc.
  • 29. Trong hòa giải, các bên được tự do không áp dụng các quy tắc, nguyên tắc và chính sách mà vốn có tính ràng buộc với các Tòa án, trọng tài viên. Thỏa thuận giữa các bên có thể đạt được trên cơ sở lợi ích chung vì nó chỉ diễn ra vào một thời điểm cụ thể nhất định. Các bên thường có cách nhìn của họ về lợi ích rộng hơn so với một thẩm phán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn sớm đi đến một thỏa thuận GQTC trước đó mà không cần phải đề cập đến quyền và nghĩa vụ pháp lý để sao cho họ có thể lồng ghép những thương vụ làm ăn sau này vào trong thỏa thuận giải quyết. Khi xây dựng các quy phạm riêng để GQTC, các bên có thể quyết định những lợi ích riêng của họ, xác lập những ưu tiên, cân đối và hoàn thành hợp đồng xét theo cách thức kinh doanh hay đánh giá xã hội và phương pháp giải quyết của chính họ. Đây là một biểu hiện của quyền tự định đoạt. Một khía cạnh khác trong bản chất của việc tạo lập quy phạm trong hòa giải là tính linh hoạt của kết quả. Các bên có thể nhất trí về kết quả mà có lẽ chẳng bao giờ giống như kết luận của Tòa án. Tuy nhiên, các quyết định hòa giải của các bên phải là một thỏa thuận phải hợp pháp hoặc không được trái với chính sách công theo quy định trong luật. * Sự kín đáo và tính bảo mật Sự kín đáo và tính bảo mật được thể hiện ở việc: phiên họp hòa giải được tổ chức kín, người ngoài chỉ có thể biết được trình tự thủ tục và nội dung nếu được các bên đồng ý; không công bố công khai nội dung được trao đổi trong phiên họp; việc công bố điều khoản giải quyết là vấn đề phải được hai bên thỏa thuận. Trình tự, thủ tục hòa giải được tiến hành trên cơ sở “không có sự phản cung”, nghĩa là không cho phép các bên được sử dụng những tuyên bố trong hòa giải làm chứng cứ nếu sau này phải xét xử tại Tòa và hòa giải viên cũng thường bị ràng buộc bởi nguyên tắc bảo mật. Những yêu cầu này tạo điều kiện để có các cuộc đàm phán thẳng thắn và cởi mở và vì lợi ích của một bên hay của các bên
  • 30. nếu muốn tránh để các vấn đề riêng tư của họ bị công bố với các đối thủ cạnh tranh làm ăn kinh doanh, những người thân quen hoặc bạn bè. 2.3. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng trọng tài. Trong vụ tranh chấp giữa Mỹ với Canada về ô nhiễm không khí tầm cao ở trên, phía Mỹ đã lựa chọn phương thức bằng trọng tài để giải quyết cho tranh chấp của mình. Cuối cùng phán quyết của trọng tài đã trở thành một tập quán quốc tế có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia trên thế giới do tính nghiêm minh và xác đáng của các phán quyết trọng tài. “Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó, các bên tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một hoặc một số người (“trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết định của một hoặc một số người đó (“phán quyết”) có tính chất bắt buộc thực hiện. Có thể hiểu “trọng tài” một cách đơn giản là một biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính pháp lý, giống như việc kiện tụng ở tòa án, và hoàn toàn khác biệt với nhóm các biện pháp không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý như đàm phán, trung gian, điều tra và hòa giải. Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức phổ biến nhất. Trọng tài không chỉ xét xử những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, mà thậm chí cả những tranh chấp giữa cá nhân với quốc gia hay quốc gia với quốc gia. Phân xử ràng buộc là hướng giải quyết do trọng tài quyết định. Nó có áp lực pháp luật với các bên tham gia. - Đặc điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Các bên thường mong muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài bởi lẽ biện pháp này có nhiều ưu thế so với tòa án, cụ thể như sau:
  • 31. + Thứ nhất, việc tự do lựa chọn trọng tài viên: đối với những tranh chấp có tính chuyên môn cao, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên môn đúng với lĩnh vực tranh chấp. + Thứ hai, thời gian nhanh chóng, thủ tục linh hoạt: thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nhanh hơn kiện tụng tại tòa án. + Thứ ba, phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi. + Thứ tư, tính chung thẩm: nhìn chung, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo đối với phán quyết của trọng tài (tuy nhiên, tòa án vẫn có quyền hạn nhất định đối với việc ra quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố phán quyết của trọng tài vô hiệu). + Thứ năm, tính bảo mật: nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài không được công bố rộng rãi. Điều này rất có lợi khi công ty muốn giữ uy tín của mình. Mặc dù trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất được ưa chuộng hiện nay song trên thực tế, có nhiều quốc gia không ủng hộ biện pháp này. Khả năng thứ nhất là họ không muốn sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp bởi vì các biện pháp ngoại giao sẽ đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp được quyết định bởi các bên. Khả năng thứ hai là vấn đề thực thi phán quyết của trọng tài còn chưa có sự đảm bảo chắc chắn. Mặc dù phán quyết của trọng tài được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, việc thực thi phán quyết, hay hiệu lực của phán quyết trọng tài còn phụ thuộc vào ý thức và hành vi của các bên trong tranh chấp. - Các hình thức trọng tài Kể cả khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài từ trước (thỏa thuận trong đó quy định tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại trọng tài), hay khi tranh chấp đã phát sinh và các bên quyết định sẽ đưa tranh chấp giải quyết tại trọng
  • 32. tài, việc đầu tiên phải thống nhất là hình thức trọng tài được lựa chọn. Các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng trọng tài vụ việc ad hoc hoặc trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế). + Trọng tài vụ việc Trọng tài vụ việc không thuộc một tổ chức trọng tài nào, do đó, các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận quyết định tất cả các vấn đề về trọng tài như số lượng trọng tài viên, cách thức chỉ định, thủ tục tố tụng trọng tài, luật áp dụng… Trọng tài vụ việc có ưu điểm là linh hoạt, chi phí thấp và thủ tục nhanh chóng hơn, với điều kiện là các bên tham gia tranh chấp có ý chí hợp tác. Đối với trọng tài vụ việc, Ủy ban trọng tài là do các bên hoặc do đại diện của các bên chỉ định. Sau khi Ủy ban trọng tài được thành lập, việc phân xử sẽ do Ủy ban trọng tài thực hiện và các bên không được tham gia vào việc phân xử đó. + Trọng tài định chế Trọng tài định chế (hay còn gọi là trọng tài quy chế) là hình thức tổ chức, một trung tâm trọng tài hoạt động thường trực (thực chất là họ cung cấp dịch vụ trọng tài) với những quy định có sẵn về những vấn đề liên quan tới trọng tài như thủ tục, cách tiến hành tố tụng trọng tài … Có thể kể tên một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London Court of International Arbitration) ở London, CIArb ( The Chartered Institute of Arbitrators) ở Anh hay ICC (The International Court of Arbitration) ở Paris. Thông thường, khi các bên thống nhất đưa tranh chấp ra xét xử theo phương thức trọng tài định chế, trung tâm trọng tài được lựa chọn sẽ chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài viên cho Ủy ban trọng tài. Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình, thường được xem là “chính thống” hơn so với trọng tài vụ việc. Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.
  • 33. 2.4. Giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bằng con đường Tòa Án: Cùng với sự ra đời của Liên hợp quốc, Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc hoạt động theo Hiến chương liên hợp quốc 1945 và Quy chế Tòa án công lý quốc tế. Hiến chương dành cả chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định các vấn đề cơ bản về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án quốc tế gồm 70 điều là cơ sở pháp lý để Tòa tiến hành các hoạt động tư pháp. Hoạt động chức năng của Tòa được tiến hành bởi các Thẩm phán được bầu theo quy chế. Cơ quan có thẩm quyền đề cử và bầu thành viên của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc là Đại hội đồng là Hội đồng bảo an. Tòa Án công lý quốc tế Liên hợp quốc là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa chủ thể là các quốc gia. Các quốc gia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được thiết lập theo ba phương thức, như chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế hoặc tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc tiến hành xét xử một vụ tranh chấp theo hai trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của một phiên tòa có thể là toàn bộ các thẩm phán, có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 vị thẩm phán. Các bước thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm 2 giai đoạn là giai đoạn xem xét về hình thức, giai đoạn thứ 2 là giai đoạn xét xử về nội dung vụ việc, theo 2 thủ tục nói và viết. Về pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Nếu một trong các bên không chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lý trong mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Trong
  • 34. trường hợp các bên bất đồng trong việc giải thích và thực hiện phán quyết thì có thể yêu cầu Tòa giải thích hoặc sửa đổi phán quyết, Tòa xem xét và có thể chấp nhận hay từ chối yêu cầu này. 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường quốc tế bởi các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò rất to lớn trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế, trước hết là tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, có thể khẳng định, việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia thành viên của một tổ chức quốc tế và đồng thời cũng là một bên trong một tranh chấp quốc tế thì họ không chỉ có thể tìm đến những cơ chế giải quyết trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đó mà còn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn những cơ chế giải quyết phù hợp khác. Chính việc nâng cao vai trò của tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế và việc gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế đã mang lại sự thay đổi nhất định trong hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế đều có đặc trưng riêng trong cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình. * Liên hợp quốc Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế phổ cập có vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ quan chính, ở các mức độ khác nhau, đều có thể tham gia vào quá trình giải
  • 35. quyết tranh chấp quốc tế, trong đó, vai trò chính thuộc về Hội đồng bảo an và Tòa án quốc tế. Hội đồng bảo an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và có chức năng rộng lớn nhất trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong đó bao gồm tranh chấp về môi trường quốc tế. Nói chung, thẩm quyền của Hội đồng bảo an được xác định đối với các loại hình tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế. Với những loại tranh chấp đó, Hội đồng bảo an có quyền: - Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp nêu ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc; - Điều tra mọi tranh chấp hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây bất hòa giữa các nước hoặc đe dọa hòa bình an ninh quốc tế; - Kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thỏa đáng. Mặt khác, nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hòa bình, có hành vi xâm lược thì cơ quan này có quyền: - Yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời; - Quyết định áp dụng những biện pháp phi quân sự - Áp dụng những biện pháp quân sự. Như vậy, trên cơ sở của chương VI Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có toàn quyền thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp trung gian, hòa giải, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải. Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng cũng có thể thực hiện chức năng hòa giải nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an xem xét và giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tổng thư ký có vai trò quan trọng. Tổng thư ký có quyền thông báo cho Hội đồng bảo an về các vấn đề về bất kỳ mà theo nhận định của Tổng thư ký có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an
  • 36. ninh quốc tế. Tổng thư ký có thể đưa vấn đề tranh chấp ra trước Hội đồng bảo an xem xét mặc dù Tổng thư ký không có tiếng nói quyết định. Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc, Tổng thư ký theo yêu cầu của Đại hội đồng của Liên hợp quốc, Tổng thư ký theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an có thể đóng vai trò trung gian, hòa giải. * Tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế. Văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế có quy định về trình tự, thủ tục và hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của mình. Việc sử dụng tổ chức quốc tế khu vực để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được thực hiện theo sáng kiến của các quốc gia tranh chấp, thành viên của các tổ chức quốc tế này, theo sáng kiến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc theo quy định của tổ chức quốc tế khu vực. Trong một số tổ chức quốc tế hiện nay, có nhiều tổ chức khu vực đã có những hợp tác để cùng hỗ trợ nhau trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cũng như tự mình giải quyết các tranh chấp môi trường giữa các quốc gia thành viên hoặc giữa các quốc gia thành viên với quốc gia ngoài khu vực như hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean, liên minh châu Âu EU, cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của khối các nước công nghiệp phát triển (OECD) …. Ví dụ về việc hợp tác khu vực trong việc kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới tầm xa của các quốc gia châu Âu. Từ năm 1975, Hội nghị về An ninh và Hợp tác châu Âu đã tạo một động lực chính trị cần thiết cho sự ban hành một chính sách chung về kiểm soát ô nhiễm không khí, và những biện pháp đặc biệt đã được thảo luận thông qua Ủy ban Kinh tế khu vực châu Âu của Liên Hiệp Quốc ví dụ thành lập chương trình quan trắc châu Âu năm 1976, và sau đó vào năm 1979 ban hành Công ước Geneva về ô nhiễm không khí tầm xa.
  • 37. Công ước này được coi như là thỏa thuận khu vực duy nhất quy định việc kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, trong đó bầu khí quyển châu Âu được coi như là một nguồn tài nguyên dùng chung và do đó bắt buộc các quốc gia phải có sự hợp tác xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cũng như những tiêu chuẩn phát thải chung. Vì vậy, mục tiêu của Công ước là ngăn ngừa, giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, từ bất kể nguồn gây ô nhiễm nào, nhưng không quy định trách nhiệm đối với tổn hại do ô nhiễm không khí. Công ước có hiệu lực năm 1983, và hiện nay hơn 30 quốc gia ở Tây và Đông Âu tham gia, kể cả Liên bang Nga và tất cả các quốc gia là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Canada và Mỹ cũng đã phê chuẩn. Các quốc gia chịu thiệt hại từ ô nhiễm không khí không thỏa mãn với những quy định của Công ước, tuy nhiên sự thống nhất chỉ có thể đạt được trên cơ sở những cam kết về lợi ích thiết thực của các bên. Ô nhiễm không khí tầm xa là loại ô nhiễm ảnh hưởng đến một khoảng cách mà khó có thể phân biệt được những nguồn phát thải riêng biệt hay những nhóm nguồn gây ô nhiễm (Điều 1, b). Do đó, vụ Trail Smelter sẽ không thuộc phạm vi của định nghĩa này, mà chỉ những vấn đề khu vực như mưa acid hay những chất thải có khả năng phát tán xa. Công ước cũng không chỉ giới hạn ở những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe hoặc tài sản mà được quy định rộng hơn, thậm chí hơn cả những quy định trong các thỏa ước về ô nhiễm môi trường biển, bao gồm tổn hại đến nguồn sinh vật, hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng và việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên môi trường (Điều 1, Tóm lại, mục đích của Công ước là giảm đến mức thấp nhất các tổn hại tiềm tàng đến môi trường. Công ước không quy định bất kỳ một nghĩa vụ cụ thể nào về việc cắt giảm các nguồn ô nhiễm không khí, mà các bên chỉ cam kết xây dựng một chính sách kiểm soát ô nhiễm, trên cơ sở những nguyên tắc và mục tiêu chung. Với những từ ngữ không mang tính cưỡng chế, ví dụ nghĩa vụ “nỗ lực hạn chế” và “dần dần
  • 38. cắt giảm và ngăn ngừa” ô nhiễm không khí (Điều 2), Công ước bị xem chẳng hơn một “chiến thắng biểu trưng” nhằm làm yên tâm cả người gây ô nhiễm và nạn nhân, nghĩa là các quốc gia cam kết xây dựng chính sách, chiến lược và những biện pháp kiểm soát, nhưng phải cân đối với sự phát triển và tính khả thi kinh tế của các công nghệ hữu hiệu nhất sẵn có (Điều 6). Vì vậy, các quốc gia có toàn quyền quyết định mức độ nỗ lực kiểm soát ô nhiễm của họ, cũng như chi phí họ sẵn lòng bỏ ra cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Đối với một số quốc gia gây ô nhiễm chủ yếu, ví dụ Anh và Tây Đức, nghĩa vụ linh động này là điều kiện tiên quyết để họ phê chuẩn Công ước vào năm 1979, và tạo điều kiện để Mỹ tiếp tục gây ô nhiễm trầm trọng cho Canada mà không vi phạm Công ước. Công ước Geneva cũng quy định về nghĩa vụ thông báo và thảo luận trong trường hợp có những rủi ro nghiêm trọng có thể dẫn đến ô nhiễm tầm xa. Những quy định này khá lỏng lẻo so với những quy tắc tập quán liên quan đến quá trình thảo luận về những rủi ro đối với các nguồn tài nguyên dùng chung. Quy định này chỉ được áp dụng đối với những thay đổi chủ yếu trong chính sách hoặc sự phát triển công nghiệp có khả năng gây ra những thay đổi đáng kể về ô nhiễm không khí tầm xa, và do đó các quốc gia mới có nghĩa vụ thông báo cho các quốc gia khác. Nếu không, việc thảo luận chỉ được tổ chức do yêu cầu của các bên “thực sự bị ảnh hưởng hoặc có khả năng bị một rủi ro đáng kể về ô nhiễm không khí tầm xa” (Điều 5), có nghĩa là cơ chế thảo luận không hiệu quả bằng những Công ước liên quan đến Đánh giá Tác động Môi trường (nghĩa vụ tổ chức thảo luận ngay từ khi đề xuất dự án sau khi đã thông báo cho tất cả các bên có khả năng chịu tổn hại từ hoạt động phát triển để họ có thể tham gia). Ngoại trừ những khiếm khuyết đã nêu, Công ước Geneva đã xây dựng được một khung pháp lý cho sự hợp tác và tạo tiền đề cho việc phát triển những biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Các điều 3, 4, 5 và 8 xác định nghĩa vụ các quốc gia
  • 39. trao đổi thông tin, nghiên cứu và thảo luận về chính sách, chiến lược và các biện pháp nhằm cắt, giảm ô nhiễm không khí. Công ước là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này nhằm tìm những giải pháp để cùng hợp tác giải quyết. Các bên đều nhất trí về ảnh hưởng tích cực của Công ước đối với việc kiểm soát ô nhiễm không khí và quản lý chất lượng không khí trong khu vực, thể hiện ở những hành động của các quốc gia để cải thiện môi trường, giảm tỷ lệ phát thải ô nhiễm, và phát triển công nghệ. Ở một mức độ nào đó, Công ước được xem là một thành công đáng khích lệ, đặc biệt đối với việc làm thay đổi chính sách trong Cộng đồng châu Âu và thúc đẩy mối quan tâm của công chúng đối với vấn đề này. Tuy nhiên, Công ước Geneva chỉ có giá trị ràng buộc với một số quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới đang đe dọa sự tồn tại của cả nhân loại. Do đó, ở mức độ toàn cầu, cơ sở để xác định trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiễm không khí tầm xa vẫn là nghĩa vụ tập quán quốc tế, đã trình bày ở phần đầu.· Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ song phương về môi trường được hình thành từ phán quyết trọng tài đối với tranh chấp Trail Smelter 2 năm 1941 “không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác”. Nguyên tắc này được mở rộng và nhấn mạnh trong Tuyên bố Stockholm “các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm những hoạt động thuộc chủ quyền quốc gia không gây thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền quốc gia” (Nguyên tắc 21). Một loạt các văn bản quốc tế, cả cưỡng chế lẫn khuyến nghị, đều ghi nhận nguyên tắc này, điển hình là ý kiến tư vấn của Tòa án Quốc tế ngày 08/7/1996: “môi trường không phải là khái niệm trừu tượng, mà thể hiện một không gian nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người, kể cả những thế
  • 40. hệ chưa được sinh ra. Do đó, các quốc gia có nghĩa vụ bảo đảm những hoạt động trong phạm vi chủ quyền quốc gia phải được tiến hành theo cách thức tôn trọng môi trường quốc gia khác hoặc những khu vực vượt quá giới hạn chủ quyền quốc gia. Đây trở thành một cách giải thích luật quốc tế trong những vấn đề môi trường”. Từ đó, nghĩa vụ của quốc gia thông báo cho quốc gia khác về hiểm họa môi trường cũng được thừa nhận, về bản chất, là một quy tắc tập quán. Nguyên tắc này lần đầu tiên được ghi nhận năm 1974, trong một văn bản khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) của khối các quốc gia công nghiệp phát triển. Sau khi xuất hiện ở rất nhiều văn bản, cả khuyến nghị lẫn cưỡng chế, năm 1982, Công ước Luật biển đã chính thức quy định “khi biết được môi trường biển đang có nguy cơ sắp phải chịu thiệt hại hay đã bị thiệt hại do ô nhiễm, các quốc gia phải thông báo cho quốc gia có nguy cơ phải chịu những tổn thất, cũng như thông báo cho các tổ chức có thẩm quyền” (Điều 198). Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là không hành động (bất hành vi) cũng có thể được xem là sự áp dụng thường xuyên của quốc gia, ví dụ chấp nhận một mức độ ô nhiễm hoặc các hành vi gây suy thoái môi trường mặc nhiên được hiểu rằng các quốc gia thừa nhận điều đó phù hợp với luật quốc tế. Đối với sông Mekong, trong quá trình tranh chấp xảy ra, đã có nhiều ý kiến đề nghị đưa tranh chấp ra tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để giải quyết nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất trong tất cả các quốc gia.
  • 41. Kết luận Bảo vệ môi trường sống là một thông điệp khẩn thiết của thời đại. Nhân loại đang chuyển hướng từ con đường phát triển phi cấu trúc, trong đó con người chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá, huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường để thoả mãn tối đa nhu cầu mức sống vật chất, đến con đường phát triển có cấu trúc với sự phát triển hài hoà với môi trường sống. Trên con đường phát triển đó, việc nảy sinh các tranh chấp, xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tranh chấp môi trường là một dạng của xung đột môi trường, đó là những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Tranh chấp môi trường nảy sinh như một hệ quả tất yếu của quá trình khai thác và bảo vệ môi trường khi có sự tranh giành lợi thế dẫn đến đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội do nguồn tài nguyên của môi trường là hữu hạn trong khi nhu cầu của con người là vô hạn. Tranh chấp môi trường đang diễn ra rất phức tạp và tồn tại dưới nhiều hình thức, quy mô và cấp độ khác nhau đặc biệt là các tranh chấp môi trường xuyên biên giới và liên quốc gia, đòi hỏi những nhà quản lý môi trường phải có những nhìn nhận và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của các dạng tranh chấp để từ đó vận dụng các thiết chế xã hội, tìm các biện pháp thương thuyết, hoà giải giữa các bên xung đột để từ đó đưa ra các hướng giải quyết có hiệu quả. Giải quyết tranh chấp môi trường trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và vận dụng tiếp cận mạng lưới trong quản lý xung đột môi trường cần được xem như một nguyên tắc quan trọng, cần thiết trong các thương lượng, hoà giải các tranh chấp môi trường nhằm tiến tới một mục tiêu phát triển bền vững./.
  • 42. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật môi trường - nhà xuất bản đại học luật hà nội. 2. Hiến chương liên hợp quốc. 3. Xem Lê Thanh Bình, Phạm Thị Bích Hà, Xung đột môi trường, trong Xã hội học môi trường do Vũ Cao Đàm chủ biên, NXBKH&KT, 2002 4. Tạp chí Luật Quốc tế, số 35 (Mỹ xuất bản – bản tiếng Anh), 1941, tr. 716. 5. Công ước ô nhiễm không khí tầm xa. 6. giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ hiến chương liên hợp quốc (từ Doko.vn - thư viện luận văn). 7. Tranh chấp môi trường (từ Cepsta.net - trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách) - tác giả Đào Thanh Trường. 8. Thongtinphapluatdansu.wordpress.vn
  • 43. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 14 Họ và Tên Mã sinh viên đánh giá Nguyễn Thái Thu Hà 09065022 Nguyễn Thị Hằng 09065026 Nguyễn Lưu Ly 09065062 Lê Bùi Phương Nhung 09065080 Phạm Thị Phương Thảo 09065101