SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN PHƯƠNG NHUNG
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN PHƯƠNG NHUNG
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
Hà Nội - 2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP TRUNG
KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ ..........................................6
1.1. Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh................................6
1.2. Tác động của tập trung kinh tế và sự cần thiết phải kiểm soát tập trung
kinh tế..................................................................................................................12
1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế .........15
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM
VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ...........................................................34
2.1. Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam...........34
2.2. Các nội dung cơ bản về kiểm soát TTKT trong pháp luật cạnh
tranh Việt Nam ..................................................................................................37
2.3 Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt
Nam ....................................................................................................................53
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .............................................63
3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi
tập trung kinh tế..................................................................................................63
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm
soát hành vi tập trung kinh tế .............................................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tập trung kinh tế (TTKT) là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường nhằm tìm kiếm một năng lực kinh doanh mới dưới áp lực
cạnh tranh ngày một gia tăng. Khi đó, tập trung kinh tế thường được các doanh
nghiệp lựa chọn là “kênh” đầu tư hiệu quả nhất trong việc tiết kiệm nguồn lực, thâm
nhập thị trường, giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường cũng như nhằm gia tăng
nguồn lực và sức mạnh thị trường của doanh nghiệp. Thông qua hiệu quả gia tăng
của họ, thị trường trở nên cạnh tranh hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng
hóa chất lượng cao hơn với giá công bằng hơn, góp phần phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế
cạnh tranh, làm giảm cạnh tranh trong một thị trường, thường là bằng cách tạo ra
hoặc tăng cường một vị trí thống lĩnh trên thị trường của một chủ thể nhất định.
Điều này có khả năng gây hại cho đối thủ cạnh tranh và/hoặc người tiêu dùng thông
qua việc định giá cao hơn, giảm sự lựa chọn hoặc làm giảm quá trình đổi mới sản
phẩm, dịch vụ. Biểu hiện điển hình nhất của tập trung kinh tế là làm thay đổi cấu
trúc thị trường theo hướng giảm số lượng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
và vì thế, mức độ “hoàn hảo” trong cạnh tranh cũng bị giảm sút.[19] Vì vậy, các
hoạt động TTKT cần được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh và có sự
giám sát, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.
Luật Cạnh tranh 2004 là luật cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam tạo lập hành
lang pháp lý khá đầy đủ cho hoạt động tập trung kinh tế của các doanh nghiệp cũng
như lần đầu tiên quy định về kiểm soát tập trung kinh tế và các hành vi tập trung
kinh tế bị cấm nhằm ngăn chặn các hành vi có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên
thị trường.
Trong hơn một thập kỷ qua, với việc hội nhập kinh tế sâu rộng, tăng cường
thu hút đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư thông qua hoạt động mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đòi hỏi các quy định về
kiểm soát TTKT vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt để đảm bảo môi trường cạnh tranh
công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên,
2
các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc
lộ nhiều bất cập trong việc kiểm soát tập trung kinh tế. Trong bối cảnh đó, Luật
Cạnh tranh 2018 vừa được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2018 đã đưa ra
cách tiếp cận mới đối với việc kiểm soát tập trung kinh tế. Trong đó, Luật có quy
định cấm các hành vi tập trung kinh tế diễn ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam
nếu tập trung kinh tế đó có tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam.
Luật cũng cho phép cơ quan quản lý cạnh tranh đánh giá tác động hạn chế cạnh
tranh cũng như tác động tích cực của tập trung kinh tế để quyết định tập trung kinh
tế được thực hiện hay không được thực hiện.
Từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn đề tài "Kiểm soát tập trung kinh tế theo
pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở phạm vi nghiên cứu về hành vi tập trung kinh tế đã có một số luận văn, đề
tài, bài viết nghiên cứu tiêu biểu như: Chuyên đề Tập trung kinh tế thuộc Đề tài cơ
sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung chương trình môn học Luật cạnh
tranh năm 2005 của Vũ Thị Lan Anh (Trường đại học Luật Hà Nội); Luận văn thạc
sĩ Luật học "Một số vấn đề pháp lý về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh Việt
Nam" năm 2006 của Trần Thị Bảo Ánh (Trường Đại học Luật Hà Nội); bài viết
"Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế và vai trò của cơ quan quản lý cạnh
tranh" năm 2007 của PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4);
Luật văn thạc sĩ Luật học “Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam”
năm 2017 của Nguyễn Lan Hương (Viện Đại học mở Hà Nội); Luận án tiến sĩ Luật
học “Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam” năm 2018 của Hà Ngọc
Anh (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh).v.v...
Các công trình trên đã đề cập tới các vấn đề chung nhất của hành vi tập trung
kinh tế. Tuy nhiên, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc làm
sáng tỏ vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế với tư cách là một trong các hành vi hạn
chế cạnh tranh bằng pháp luật cạnh tranh một cách có hệ thống, là vấn đề rất cần
thiết. Tuy nhiên, hiện nay Luật Cạnh tranh 2018 mới được ban hành và sẽ có hiệu
3
lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2019 đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận về vấn đề
kiểm soát tập trung kinh tế. Theo đó, tập trung kinh tế không còn là một hành vi
thuộc nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh mà được tách thành một chương độc lập
(Chương V của Luật Cạnh tranh 2018). Như vậy, theo quy định của Luật Cạnh
tranh 2018, tập trung kinh tế là một chế định riêng. Vấn đề này chưa có công trình
nào nghiên cứu. Do đó, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sự thay đổi của các quy định
về kiểm soát tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá có hệ thống những vấn đề lý
luận và thực tiễn về kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam. Qua đó rút ra
những kết luận về những kết quả tích cực cũng như phát hiện những hạn chế, bất cập
của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế ở nước ta.
Nhằm thực hiện những mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về tập trung kinh tế, kiểm soát
tập trung kinh tế;
- Phân tích những nội dung pháp luật về tập trung kinh tế;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về kiểm soát
tập trung kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế, qua đó
nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về tập trung kinh
tế và pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam, trong đó:
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản của kiểm soát tập trung
kinh tế theo pháp luật ở Việt Nam như: khái niệm, bản chất của tập trung kinh tế,
pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế...; những khó khăn, bất cập trong thực tiễn
thực thi, kinh nghiệm quốc tế về việc kiểm soát tập trung kinh tế,… để từ đó có
4
những đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện về thể chế và các biện pháp thi hành
kiểm soát tập trung kinh tế hiệu quả nhất tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài xin giới hạn phạm vi
nghiên cứu kiểm soát tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật
Cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam. Các văn bản hướng dẫn chi tiết và thực thi
Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm 2018; Các văn bản luật có liên
quan khác như pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán, ngân hàng,... được
dùng để bổ trợ, so sánh, làm rõ thêm các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế
trong pháp luật cạnh tranh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được
thực hiện trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích nhằm hệ
thống hóa các công trình nghiên cứu, những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên
quan đến các nội dung được Luận văn đề cập. Từ đó, Luận văn tiến hành phân tích,
làm rõ các khái niệm, nội dung và những vấn đề lý luận sử dụng trong việc kiểm
soát TTKT.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm nước
ngoài về xây dựng và thực thi pháp luật về kiểm soát TTKT, so sánh các quy định
của pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành và trong phần phân tích đánh
giá thực trạng nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập cũng
như nêu bật những điểm giống và khác nhau, những khó khăn và hạn chế của từng
vấn đề làm cơ sở cho việc đánh giá, tổng kết các kết quả nghiên cứu và đề xuất các
khuyến nghị của Luận văn.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ về các quy định của pháp
luật trong nước cũng như quốc tế về các nội dụng của pháp luật kiểm soát tập trung,
sự cần thiết và vai trò của kiểm soát tập trung kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Luận văn góp phần bổ sung những phân tích về những điểm mới trong việc
thay đổi cơ chế kiểm soát giữa Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018,
đồng thời so sánh với kinh nghiệm quốc tế để từ đó thấy rõ được những khó khăn,
bất cập và những khoảng trống cần hoàn thiện của pháp luật cạnh tranh Việt Nam
hiện nay về kiểm soát tập trung kinh tế.
Luận văn có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp
luật về kiểm soát tập trung kinh tế của Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tập trung kinh tế và kiểm soát tập
trung kinh tế
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về kiểm
soát tập trung kinh tế tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật kiểm soát hành vi tập trung kinh tế ở Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ
VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
1.1. Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh
Quy định về khái niệm TTKT trong pháp luật cạnh tranh đóng vai trò quan
trọng trong việc thiết lập cơ chế rà soát TTKT hiệu quả và minh bạch. Việc đưa ra
một khái niệm về TTKT nhằm để xác định loại hình giao dịch nào “phù hợp” cần
được đánh giá dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, ví dụ các giao dịch dẫn đến việc
kết hợp giữa các thực thể độc lập có tài sản, quyền và nghĩa vụ độc lập tạo nên một
thực thể mới có thể tác động đến cấu trúc thị trường, cạnh tranh trên thị trường hoặc
các mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Việc xác định các hình thức tập trung kinh
tế thuộc đối tượng cần rà soát bởi pháp luật cạnh tranh được quy định khác nhau
trong các hệ thống pháp luật cạnh tranh các nước, phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ
thông báo TTKT là cơ chế nghĩa vụ bắt buộc hoặc tự nguyện.
Định nghĩa TTKT cần dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu cơ học, hoặc các tiêu chí mang
tính kinh tế phù hợp với định nghĩa về các giao dịch TTKT phát sinh về quan hệ sở
hữu, kiểm soát giữa các bên tham gia và có thể đem lại các quan ngại về cạnh tranh.
Việc đưa ra khái niệm TTKT và hình thức TTKT thường được tiếp cận theo
các cách thức sau:
Cách tiếp cận thứ nhất là dựa trên “mục tiêu” của “giao dịch sáp nhập”, dựa
trên khả năng kiểm soát hoặc mua lại cổ phần của một thực thể khác, ví dụ như một
bên mua lại 50% cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc mua lại 25% cổ phiếu có quyền
kiểm soát doanh nghiệp khác, v.v. Tiêu chí mục tiêu tạo nên tính chắc chắn, có thể dự
đoán và minh bạch trong hệ thống pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế.
Cách tiếp cận thứ hai đó là sử dụng các tiêu chí mang tính kinh tế khi xem
xét đánh giá các giao dịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cạnh tranh và tập trung
vào việc giao dịch TTKT đó có thể khiến doanh nghiệp mua lại có khả năng thực
hiện các quyết định mang tính ảnh hưởng lên doanh nghiệp bị mua lại. Hệ thống
pháp luật khác nhau sẽ định nghĩa khác nhau về định nghĩa “tác động mang tính
quyết định (decisive influence)”, “ảnh hưởng đáng kể (significant influence)”, “ảnh
7
hưởng thực tế (material influence)” hoặc “tác động cạnh tranh đáng kể
(competitively significant influence)”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này tạo nên tính
không chắc chắn và thiếu minh bạch hơn cách tiếp cận thứ nhất khi yếu tố này được
xác định bởi cơ quan cạnh tranh. Do đó, các nước sử dụng cách tiếp cận này thường
phải ban hành các văn bản hướng dẫn về cách thức xác định nhằm minh bạch hóa
quá trình xem xét các vụ việc TTKT.
Cách tiếp cận thứ ba đó là sử dụng kết hợp hai tiêu chí nếu trên trong quy
định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát tập trung kinh tế. Một số quốc gia sử
dụng kết hợp tiêu chí mục tiêu và tiêu chí kinh tế, ví dụ, mua lại 25% cổ phần hoặc
50% cổ phần của doanh nghiệp khác và có thể “kiểm soát” doanh nghiệp đó; có thể
đưa ra quyết định mang tính hạn chế cạnh tranh đáng kể lên doanh nghiệp khác,
và/hoặc phần lớn tài sản của doanh nghiệp khác, đều được cân nhắc trong quá trình
rà soát các vụ việc tập trung kinh tế. Từng yếu tố trên được xem xét một cách độc
lập nhằm xác định rằng giao dịch đó có phải là hình thức TTKT hay còn gọi là
“mua bán, sáp nhập” thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
* Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật của một số quốc gia
- Luật mẫu về cạnh tranh (Model law on competition của Tổ chức Thương
mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), tại mục c khoản I Chương II quy
định “Sáp nhập và mua lại” là trường hợp hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện
hoạt động hợp pháp theo đó các doanh nghiệp hợp nhất quyền sở hữu đối với tài sản
đã từng thuộc quyền kiểm soát riêng của mỗi một doanh nghiệp. Những trường hợp
như nói trên bao gồm cả việc mua lại cổ phần, liên doanh có tính tập trung và các
hình thức mua lại quyền kiểm soát khác như kiêm nhiệm chức vụ. [59, tr54].
- Điều 3 Quy chế 139/2004 của Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về hoạt
động tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế, đó là những hoạt
động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh
nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm soát của toàn bộ hoặc một phần của
một hoặc nhiều doanh nghiệp khác”.[58]
- Các khoản từ 92 tới 113 của Luật Cạnh tranh Canada quy định rằng các
hình thức tập trung kinh tế gồm: Sáp nhập được hiểu là việc mua lại hoặc thành lập,
8
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một hoặc nhiều người, cho dù bằng cách mua
hoặc cho thuê cổ phần hay tài sản, thông qua sự hợp nhất hoặc kết hợp hoặc bằng
cách khác, sự kiểm soát hoặc có lợi ích đáng kể đối với toàn bộ hoặc một phần của
hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc người
nào khác; Hợp nhất theo đề xuất giữa hai hay nhiều pháp nhân để thực hiện công
việc kinh doanh mà không thông qua một công ty nào nếu một hay nhiều trong số
những pháp nhân đó dự định đóng góp vào vụ hợp nhất tài sản cấu thành toàn bộ
hay một phần của hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi những pháp nhân đó,
hoặc các công ty chịu sự kiểm soát của những pháp nhân đó; Mua lại theo đề xuất
phần vốn tham gia trong một vụ hợp nhất đang thực hiện một hoạt động kinh doanh
mà không thông qua một công ty.
- Theo quy định tại Điều L430-1 Bộ Luật thương mại Cộng hòa Pháp, TTKT
là việc: (i) Hai hoặc nhiều doanh nghiệp độc lập sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau;
(ii) Một hoặc nhiều doanh nghiệp, hoặc những người đang nắm quyền kiểm soát
những doanh nghiệp đó, tiến hành nắm lấy quyền kiểm soát đối với một phần hoặc
toàn bộ một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dưới
hình thức góp vốn, mua lại tài sản, ký kết hợp đồng hoặc dưới bất kỳ hình thức nào
khác. [53, tr4].
Ngoài các hình thức TTKT nêu trên, Điều L430-1 Bộ luật thương mại Cộng
hòa Pháp còn quy định thêm một hình thức khác tại Khoản 2: “Việc thành lập một
doanh nghiệp chung nhằm thực hiện một cách lâu dài tất cả các chức năng của một
chủ thể kinh tế độc lập là một hành vi TTKT theo quy định tại Điều này.”
- Mục 50 Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định cấm các vụ
việc sáp nhập có tác động, hoặc có khả năng gây tác động làm giảm đáng kể cạnh
tranh trên thị trường trên lãnh thổ bang, thuộc địa hoặc lãnh thổ Úc. Theo quy định
tại Phụ lục 2, Mục 50 quy định áp dụng đối với các hình thức giao dịch sáp nhập và
mua lại. Theo đó, “sáp nhập” nghĩa là các cổ đông của hai doanh nghiệp trở thành
cổ đông của doanh nghiệp hình thành sau sáp nhập. “Mua lại” nghĩa là một doanh
nghiệp mua lại cổ phần, hoặc tài sản của một doanh nghiệp khác. [28, tr54].
9
- Chương IV Luật Chống độc quyền Nhật Bản không có điều khoản cụ thể
phân loại các hình thức TTKT mà đưa ra các điều khoản áp dụng đối với việc mua
lại cổ phiếu (Điều 10), sáp nhập (Điều 15), chia tách công ty (Điều 15.2), chuyển
nhượng cổ phần (Điều 15.3) và mua lại doanh nghiệp (Điều 16). Theo đó, Luật
Chống độc quyền sẽ cấm thực hiện hoạt động mua lại cổ phiếu, sáp nhập, chia tách
công ty, chuyển nhượng cổ phần và mua lại doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có
những hành vi được liệt kê trong Luật. [54].
- Mục 54 (2) của Luật Cạnh tranh Singapore được thông qua năm 2004, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 được xây dựng trên mô hình Luật Cạnh
tranh của Anh, tại mục 54 – 60 quy định hành vi TTKT là các hành vi: (i) Hai hoặc
nhiều doanh nghiệp, trước đây độc lập với nhau, tiến hành sáp nhập; (ii) Một hay
nhiều chủ thể hoặc doanh nghiệp khác được kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn
bộ, hoặc một phần, của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác; hoặc (iii) Một doanh
nghiệp mua lại các tài sản (bao gồm cả lợi thế thương mại), hoặc một phần đáng kể
các tài sản của một doanh nghiệp khác, kết quả là doanh nghiệp mua lại được đặt
trong vị thế thay thế hoặc thay thế một cách đáng kể hoạt động kinh doanh (hoặc
một phần liên quan đến hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp bị mua lại. [55].
Luật Cạnh tranh Singapore cũng quy định việc chuyển nhượng hoặc đóng
góp tài sản cũng được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, việc tạo ra một liên doanh,
trên cơ sở lâu dài và với tất cả các chức năng của một thực thể kinh tế tự chủ, cũng
được coi là hoạt động sáp nhập và do đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật
Cạnh tranh. Như vậy, TTKT theo Luật Cạnh tranh Singapore bao gồm các hình thức
chủ yếu là mua bán, chuyển nhượng và liên doanh.
- Điều 22 Luật Chống độc quyền Trung Quốc quy định “hoạt động tập trung
kinh tế” thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 22 là: (i) Sự sáp nhập của các doanh
nghiệp; (ii) Việc mua lại tài sản hoặc cổ phần sở hữu của một doanh nghiệp để nắm
quyền kiểm soát một doanh nghiệp khác. (iii) Việc mua lại của doanh nghiệp để
nắm quyền kiểm soát hoặc có khả năng đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng đối
với các doanh nghiệp khác bằng hợp đồng hoặc các hình thức khác [52].
10
- Điều 16 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh
2018 của Việt Nam không giải thích khái niệm TTKT mà chỉ liệt kê các hành vi
được coi là tập trung kinh tế, cụ thể TTKT bao gồm: (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii)
hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh
nghiệp; và (v) các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho dù được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và diễn tả bằng
những ngôn ngữ pháp lý khác nhau, song về cơ bản, bản chất của TTKT được hiểu
bằng những nội dung sau:
Thứ nhất, chủ thể của TTKT là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tham gia TTKT có thể là các doanh
nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. Từ bản chất
này, hoạt động TTKT được chia thành các dạng TTKT theo chiều dọc, chiều ngang
và hỗn hợp.
Thứ hai, hình thức TTKT rất đa dạng nhưng thường biểu hiện dưới các hình
thức phổ biến là sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp
hoặc bằng một hình thức “kiểm soát” của một doanh nghiệp đối với một doanh
nghiệp khác. Chính vì lẽ đó, có nhiều khái niệm khác nhau để chỉ hiện tượng này
như “tập trung kinh tế” hay “sáp nhập và mua lại” (M&A) hay “sáp nhập” (merger).
Phân tích bản chất của các hiện tượng TTKT cho thấy TTKT không phải là
hành vi đơn phương của một doanh nghiệp mà diễn ra giữa các doanh nghiệp. Bằng
việc sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại, các doanh nghiệp tham gia TTKT đã
chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản
lý, tổ chức kinh doanh… mà chúng đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối
thống nhất hoặc phối hợp hình thành các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế.
Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt TTKT với việc tích tụ tư bản trong
kinh tế học. Theo từ điển tiếng Việt, tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích
lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Có thể thấy rằng,
tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của một doanh nghiệp theo thời gian
bằng kết quả kinh doanh. Theo đó, bằng việc sử dụng giá trị thặng dư trong kinh
doanh (lợi nhuận) để tái đầu tư tăng vốn, doanh nghiệp đã dần dần nâng cao được
11
năng lực kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình doanh nghiệp có thể tích tụ tư bản để có
được vị trí đáng kể trên thị trường đòi hỏi thời gian khá dài. Trong khi đó, TTKT
cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng không từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi
“thâu tóm” hoặc “kết hợp” của các doanh nghiệp (tích tụ ngoại sinh).
Thứ ba, TTKT đã hoặc có khả năng hình thành nên doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ
đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường
[20]. Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc thị trường thay đổi theo
hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách dồn tất cả năng lực
vào một doanh nghiệp duy nhất (doanh nghiệp được sáp nhập hoặc doanh nghiệp
mới hình thành). Việc mua lại hoặc liên doanh sẽ hình thành nên các liên kết giữa
các doanh nghiệp độc lập theo mô hình sở hữu để tạo ra nhóm kinh doanh theo kiểu
tập đoàn. Vì vậy, cho dù TTKT được thực hiện theo mô hình tích tụ hay liên kết
năng lực kinh doanh thì cuối cùng đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh
trên thị trường sau khi TTKT sẽ thay đổi so với trước đó. Bởi lúc này, thị trường đột
ngột xuất hiện doanh nghiệp, hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh lớn
hơn trước mà không phải trải qua quá trình tích tụ tư bản. Cần phải khẳng định
rằng, việc TTKT không làm cho thị phần của các doanh nghiệp còn lại trên thị
trường giảm đi, song lại làm thay đổi vị trí cạnh tranh của chúng khi so sánh với
doanh nghiệp được hình thành từ TTKT.
Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nghiệp thường có xu
hướng TTKT là mong muốn “tăng trưởng”. Bằng nhiều phương thức khác nhau như
phát triển hoạt động sản xuất, áp dụng công nghệ mới, cải tiến bộ máy quản lý, nâng
cao chất lượng sản phẩm… hay nói cách khác là thực hiện quá trình “tăng trưởng
nội sinh”, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị
trường. Thực hiện tăng trưởng nội sinh sẽ gây tốn kém về mặt thời gian và chi phí
cho các doanh nghiệp và có thể không đạt hiệu quả nếu các doanh nghiệp không có
chiến lược phát triển phù hợp. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành tập
trung theo phương thức “tăng trưởng ngoại sinh” thể hiện qua các hành vi như sáp
nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh.
12
Tuy nhiên, khi thực hiện quá trình này, các doanh nghiệp có khả năng tiến tới
thế độc quyền hoặc giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường, từ đó dễ xảy ra hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền để gây hại đến các doanh nghiệp khác,
ảnh hưởng đến trật tự cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. Lúc này, TTKT
được hiểu là các hành vi của các doanh nghiệp để thực hiện quá trình tăng trưởng
ngoại sinh gây hạn chế cạnh tranh và cần được pháp luật điều chỉnh.
1.2. Tác động của tập trung kinh tế và sự cần thiết phải kiểm soát tập
trung kinh tế
1.2.1 Mục tiêu của kiểm soát TTKT
Ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát tập trung kinh tế là một bộ phận trong
tổng thể các chính sách của Chính phủ, bao gồm chính sách công, chính sách kinh
tế và chính sách cạnh tranh.
Là một bộ phận của chính sách cạnh tranh nói chung, chính sách kiểm soát
TTKT được cụ thể hóa là một trong ba lĩnh vực điều chỉnh của Luật Cạnh tranh,
bao gồm: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền và
kiểm soát TTKT. Các quy định về kiểm soát TTKT có tác động tiền kiểm, nhằm
ngăn chặn các vụ việc TTKT có khả năng làm phương hại tới cạnh tranh.
Việc đưa các quy định về TTKT vào Luật Cạnh tranh là do:
- Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham
gia vào vụ việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi tác
động loại bỏ cạnh tranh của vụ việc TTKT đủ lớn, thị trường sẽ mất dần định hướng
hiệu quả kinh tế; đồng thời trong một số trường hợp, doanh nghiệp thành lập sau vụ
việc TTKT không cần thực hiện các hành vi có thể vi phạm các quy định mang tính
hậu kiểm của Luật Cạnh tranh mà vẫn có thể loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và
thu lợi từ thị trường.
- Thứ hai, không phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó,
việc áp dụng các biện pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực
thi Luật. Ngoài ra, ngay cả khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu hậu
kiểm đối với các vụ việc TTKT bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các
biện pháp này cũng rất tốn kém.
13
Như vậy, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay
đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị
trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng.
1.2.2. Vai trò của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế đối với nền
kinh tế
Trong một nền kinh tế, việc một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường, sẽ dẫn đến hạn chế cạnh tranh và nếu tồn tại doanh nghiệp có
vị trí độc quyền thì chắc chắn sẽ dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh. Vì thế, Nhà nước cần
có cơ chế để kiểm soát các quá trình dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, nhóm
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Với tính chất là một sinh hoạt kinh tế, tự do cạnh tranh tự nó có thể dẫn tới
nguy cơ cản trở hoặc tiêu huỷ cạnh tranh. Nhà nước có thể lựa chọn nhiều phương
cách để ứng xử với hiện tượng này:
- Tin vào sự tự điều chỉnh của thị trường, tin vào sự hợp lý của quá trình
TTKT hướng tới độc quyền mà chủ trương không can dự (chủ nghĩa tự do);
- Can thiệp để tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra bằng cách ngăn chặn độc
quyền, chia nhỏ doanh nghiệp độc quyền, cấm thoả thuận để tạo vị thế thống lĩnh
thị trường (quan điểm can thiệp để duy trì cạnh tranh);
- Chấp nhận vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền của một số doanh nghiệp
song giám sát, ngăn ngừa sự lạm dụng vị trí đó (quan điểm giám sát để điều tiết);
- Công hữu hoá doanh nghiệp có vị trí độc quyền, đặt chúng dưới sự quản lý
của các cơ quan công quản và định hướng hoạt động của chúng vì lợi ích chung
(quan điểm công hoá để điều tiết).
Trên thực tế, các quốc gia đều tìm cách phối hợp các phương cách kể trên.
Trong đó, giải pháp chính vẫn là phối hợp giữa biện pháp can thiệp để duy trì cạnh
tranh và khi độc quyền đã diễn ra, tìm cách giám sát để điều tiết, hạn chế việc lạm
dụng vị thế độc quyền.
Từ những năm 1970, ở Hoa Kỳ xuất hiện nhiều học thuyết về cạnh tranh mới
và cũ, trong đó có đề cập vai trò của Nhà nước trong kiểm soát TTKT. Trong các
học thuyết đó, trường phái Chicago về kiểm soát độc quyền đã gây được ảnh hưởng
14
mạnh mẽ. Theo trường phái này, cạnh tranh là cuộc chạy đua để xác định những
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, Nhà nước có vai trò đảm bảo trật tự chung
và chỉ nên can thiệp vào cạnh tranh một cách hạn chế. Để đảm bảo lợi ích của người
tiêu dùng, các cơ quan kiểm soát độc quyền (trong đó có kiểm soát TTKT) nên xem
xét ảnh hưởng của hành vi độc quyền dưới hai tiêu chí cơ bản: (i) đối với sự phân
bổ có hiệu quả của mọi nguồn lực kinh tế; và (ii) đối với hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp – xét về chi phí giao dịch hoặc quy mô sản xuất.
Ngoài ra, còn có các trường phái khác, ví dụ như trường phái Harvard mở
rộng mục đích của cạnh tranh. Theo đó, cạnh tranh không chỉ phục vụ lợi ích của
người tiêu dùng mà còn có nhiều chức năng khác như phân phối, xác định nhu cầu,
khuyến khích phát triển công nghệ và phi tập trung hoá quyền lực kinh tế. Bởi vậy,
các trường phái này yêu cầu Nhà nước can thiệp mạnh mẽ và linh hoạt hơn, ví dụ
gia tăng giám sát thoả thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát sáp nhập và thôn tính,
thực hiện chính sách chia nhỏ doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
Xác định luận cứ cho việc kiểm soát TTKT một phần nhằm mục đích đặt ra
giới hạn điều tiết của Nhà nước đối với các hiện tượng TTKT. Trong các giai đoạn
của thị trường, TTKT luôn xuất hiện từ những cơ sở lý luận cơ bản sau:
Một là, do sức ép của cạnh tranh trong đời sống kinh doanh. Có hai mức độ
TTKT có thể xảy ra là: (1) các nhà kinh doanh tìm mọi cách với thời gian ngắn nhất
để có được vị trí cạnh tranh tối ưu trên thị trường; và (2) các doanh nghiệp đang yếu
thế cần tập hợp thành liên minh hoặc đơn vị lớn hơn nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại
trước đối thủ lớn đang chèn ép họ. Cả hai trường hợp nói trên đều dẫn đến kết quả
là các doanh nghiệp đang từ đối đầu trở thành những đơn vị liên kết và không còn
cạnh tranh với nhau nữa. Bởi vậy, TTKT bắt nguồn ở cạnh tranh nhưng kết quả của
nó lại là tiêu diệt cạnh tranh.
Hai là, do sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Lịch sử đã chứng minh
rằng, mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng thì một trong những giải pháp hiệu quả
mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tập trung lại để nương tựa vào nhau nhằm
tìm kiếm cơ hội tồn tại.
15
Ba là, do nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh của thị trường. Dưới góc độ
pháp lý, TTKT được các doanh nghiệp thực hiện dựa trên những nguyên tắc căn bản
mà pháp luật đã thừa nhận, đó là: quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp và các văn
bản pháp luật thừa nhận đã tạo ra chủ quyền cho doanh nghiệp trước Nhà nước và
pháp luật. Chủ quyền của doanh nghiệp được thể hiện cơ bản ở hai nội dung: (i)
Doanh nghiệp có quyền định đoạt các vấn đề phát sinh trong nội bộ như: quy mô
kinh doanh, ngành nghề, kế hoạch và phương hướng kinh doanh, lao động,…; (ii)
Doanh nghiệp có quyền tự do liên kết trong kinh doanh, theo đó quyền tự do khế
ước bao gồm sự tự chủ trong việc liên kết đầu tư để mua doanh nghiệp khác hoặc
liên minh góp vốn thành lập các chủ thể kinh doanh mới. Đồng thời, pháp luật về
doanh nghiệp của tất cả các quốc gia đều đã trao cho doanh nhân (trong đó có các
doanh nghiêp) quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh. Trên cơ sở
đó, các biện pháp tổ chức lại như sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh
doanh,….được ghi nhận như là các biện pháp căn bản để doanh nhân chủ động thích
ứng các biến động thị trường, phù hợp với năng lực kinh doanh của mình.
Như vậy, trong khoa học pháp lý không có nhiều tranh luận về lý do hay cơ
sở để thiết lập cơ chế kiểm soát TTKT. Sự khác biệt trong pháp luật của các quốc
gia và sự khác biệt này tạo nên đặc thù của pháp luật cho từng quốc gia là phương
thức và cơ sở để Nhà nước và pháp luật kiểm soát các vụ việc, các hiện tượng
TTKT trên thị trường.
1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế
Mục tiêu của việc đánh giá các vụ việc TTKT theo quy định của pháp luật
cạnh tranh nhằm xác định và ngăn ngừa, hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục đối
với những vụ việc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị
trường. Để xử lý hiệu quả các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể, chính sách và quy định kiểm soát TTKT cần xây dựng được một khung
đánh giá toàn diện. Trên cơ sở đó, cơ quan cạnh tranh cũng cần đảm bảo tính toàn
diện khi đánh giá các yếu tố giúp đưa ra quyết định một vụ việc TTKT có khả năng
gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hay không.
16
Xuất phát từ bản chất kinh tế của TTKT vừa có tác động tích cực vừa có tác
động hạn chế cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh nhiều quốc gia xây dựng cơ chế kiểm
soát TTKT thông qua hai cơ chế đó là: (i) cấm các trường hợp TTKT có tác động
hạn chế cạnh tranh trên thị trường; và (ii) kiểm soát các trường hợp có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
1.3.1 Quy định về hình thức kiểm soát TTKT
Để nhận dạng bản chất của hành vi tập trung kinh tế, ngoài việc phân tích
khái niệm, các lý thuyết kinh tế và các luận thuyết của pháp luật cạnh tranh cũng
đòi hỏi phải nhận dạng những hình thức biểu hiện của chúng. Trong kinh tế học, tồn
tại nhiều tiêu chí để xem xét về hình thức của tập trung kinh tế.
Dựa vào mức độ liên kết từ hành vi TTKT người ta chia thành hai loại là
TTKT chặt chẽ (hoặc còn gọi là tổ hợp) và tập trung không chặt chẽ (gọi là liên
minh lý tài).[5, tr31].
Hình thức tập trung chặt chẽ hay còn gọi là hình thức tờ- rớt (trust) là việc
các doanh nghiệp tham gia TTKT chấm dứt tồn tại để hình thành nên một doanh
nghiệp thống nhất. Như vậy, việc thống nhất đã hoàn thành cả ở phương diện pháp
lý lẫn quản trị doanh nghiệp. Hình thức TTKT này thường được thực hiện bằng biện
pháp sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp.
Hình thức tập trung không chặt chẽ là việc các doanh nghiệp tham gia vẫn là
những chủ thể độc lập dưới góc độ pháp luật, song chúng chịu sự chi phối bởi các
doanh nghiệp khác. Bằng các hành vi mua lại hoặc liên doanh, các doanh nghiệp đã
thiết lập được mối quan hệ với nhau để tạo thành một liên minh hoặc một nhóm doanh
nghiệp theo mô hình tập đoàn. Trong đó, bằng quyền của chủ sở hữu, các doanh nghiệp
có thể chi phối các doanh nghiệp khác mà nó có phần vốn góp hoặc cổ phần.
Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong các cấp độ kinh
doanh của ngành kinh tế – kỹ thuật, TTKT bao gồm tập trung theo chiều ngang, tập
trung theo chiều dọc hoặc tập trung theo đường chéo (tập trung hỗn hợp), cụ thể:
(i) Tập trung kinh tế theo chiều ngang
Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT của các doanh nghiệp tham gia
cung ứng cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có khả năng thay thế mật thiết
17
cho nhau. Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh nghiệp tồn tại
trên cùng một cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Trước khi thực hiện
tập trung kinh tế, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
hoặc đối thủ tiềm năng của nhau.
Mục tiêu chính của hình thức này là thực hiện hiệu quả theo quy mô
(economies of scale), thực hiện mục tiêu chiến lược thị trường (khống chế thị
trường hoặc tạo rào cản thị trường)... TTKT theo chiều ngang có thể tạo ra những
tác động tích cực và tiêu cực. Theo lý thuyết cạnh tranh thì sự gia tăng tập trung
theo chiều ngang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các
doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh về giá.
Về nguyên tắc, khi số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường càng lớn
(hoặc mức độ TTKT càng nhỏ) thì nguy cơ để xuất hiện một thế lực khống chế trên
thị trường càng nhỏ. Chính vì vậy, khi việc TTKT tạo ra doanh nghiệp có qui mô
vượt qua một mức giới hạn nào đó thì việc Nhà nước kiểm soát sự tập trung đó,
đánh giá tác động của nó là cực kỳ quan trọng để từ đó có thể quyết định cho phép
hay không cho phép các doanh nghiệp này tập trung với nhau.
Sáp nhập theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh
tranh trên thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ
cạnh tranh độc lập trên thị trường.
(ii) Tập trung kinh tế theo chiều dọc
Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ
khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các
vụ việc này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán
sản phẩm thực hiện tập trung kinh tế.
Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo
chiều dọc không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy
nhiên, cũng có thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị
trường. Quan ngại nghiêm trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc TTKT
gây ra tác động đóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất
tiến hành TTKT với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và từ chối cung
18
cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các đối thủ cạnh tranh khác. Mục tiêu của sự hợp
nhất này thường nhằm giảm chi phí giao dịch (transaction cost economies) hoặc
thực hiện những mục tiêu chiến lược thị trường (đảm bảo nguồn cung ứng hoặc
nguồn tiêu thụ, ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc dựng rào cản
gia nhập thị trường).
Hình thức TTKT theo chiều dọc có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ảnh
hưởng đến cạnh tranh, cụ thể: (1) Khi một doanh nghiệp có vị thế rất mạnh ở một
khâu nào đó (theo nghĩa thị trường một sản phẩm) trong chu trình kinh doanh thì họ
có thể tận dụng quyền lực này để gây sức ép đối với khâu có liên quan trước và sau
đó (thị trường những người cung ứng hoặc những người tiêu thụ). Thông qua đó,
doanh nghiệp này có thể gây khó khăn cho những người cạnh tranh không cùng liên
kết với họ; (2) Về cơ bản, sự TTKT theo chiều dọc của các doanh nghiệp sẽ gây khó
khăn cho những người mới gia nhập thị trường bởi khả năng nâng cao năng lực
hoặc hỗ trợ tài chính và bí quyết kỹ thuật giữa các khu vực thị trường.
(iii) Tập trung kinh tế theo dạng hỗn hợp
Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT khi các bên tham gia hoạt động
sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty
không cùng sản xuất một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán
hiện hữu hoặc tiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình
thức TTKT ít gây quan ngại nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được
miễn trừ trong các quy định của Luật Cạnh tranh.
Lý thuyết về hình thái thị trường độc quyền và độc quyền nhóm (monopoly
và oligopoly) không nghiên cứu về ảnh hưởng của hình thức tập trung kiểu này,
song thực tiễn cho thấy, chúng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi
trường cạnh tranh. Cụ thể là: (1) các doanh nghiệp tham gia tập trung dạng hỗn hợp
(conglomerate) có lợi thế cạnh tranh trong việc tiết kiệm được chi phí khi có nhu
cầu tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo và cả vận tải cũng như trên cơ sở tiềm lực hùng
mạnh về tài chính, doanh nghiệp hợp nhất này có thể gây những ảnh hưởng đến
chính trị, vận động hậu trường,… hoặc trong công tác đối ngoại, quan hệ công cộng
(public relation). (2) Thông qua những hoạt động kinh doanh, các giao dịch qua lại
19
các doanh nghiệp hợp nhất dạng conglomerate có thể có điều kiện để đưa ra những
hạch toán hỗn hợp, hạn chế rủi ro về chi phí và thị trường, có được những điều kiện
kinh doanh rất thuận tiện và vì thế sẽ gây bất lợi cho những đối thủ cạnh tranh nhỏ
hơn. Hiện tượng này sẽ làm vô hiệu hoá nguyên lý hiệu quả với tư cách là nguyên
tắc chọn lọc của nền kinh tế thị trường. (3) Về cơ bản, xã hội không bao giờ mong
muốn việc hình thành một thế lực quá hùng mạnh trên thị trường, đe doạ sự kiếm
soát thông qua cơ chế thị trường cũng như thông qua sự hợp tác giữa Nhà nước và
các hiệp hội. Sự tập trung dạng conglomerate này chính là mối đe doạ đó. [21].
Như vậy, TTKT tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau song tựu chung lại
TTKT là cách thức để từ đó các doanh nghiệp tham gia TTKT có sự liên kết với
nhau về vốn, tài chính, công nghệ, quản lý dẫn đến sự hình thành một doanh nghiệp
sau TTKT có năng lực cạnh tranh lớn hơn.
1.3.2 Quy định cấm tập trung kinh tế
Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận TTKT là một quyền hợp pháp của
doanh nghiệp, tuy nhiên tiếp cận từ “mặt trái” của cạnh tranh, pháp luật đưa ra quy
định cấm tập trung kinh tế trong một số trường hợp nhất định nếu việc tập trung
kinh tế có tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
trên thị trường.
- Mục II. Chương VI Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD quy định: “Các
vụ sáp nhập, mua lại, liên doanh hay các hình thức mua lại khác, kể cả việc kiêm
nhiệm chức vụ, có tính liên kết ngang, liên kết dọc hay liên kết tập đoàn sẽ bị cấm
khi: (i) Giao dịch định tiến hành làm tăng đáng kể khả năng thâu tóm quyền lực thị
trường (như việc trao khả năng cho một công ty hay nhóm các công ty cùng hành
động để duy trì mức giá có lợi trên mức cạnh tranh trong một thời gian nhất định)
và (ii) Thị phần trong nước của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào sau sáp nhập sẽ
làm hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay làm giảm đáng kể cạnh
tranh trên thị trường vì chỉ có một nhóm doanh nghiệp thâu tóm.”[59, tr.11].
- Mục 7, Đạo Luật chống độc quyền Clayton (Clayton Antitrust Act) ban
hành năm 1914, 15 U.S.C §18, là đạo luật chống độc quyền liên bang cơ bản về
kiểm soát sáp nhập và mua lại tại Hoa Kỳ. Mục 7 của Luật nghiêm cấm bất kỳ giao
20
dịch mua lại cổ phần hoặc tài sản trong các giao dịch ảnh hưởng đến thị trường và
“có khả năng dẫn tới hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, hoặc có xu hướng tạo ra
độc quyền trên thị trường”.
- Mục 50 Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định cấm các
vụ việc sáp nhập có tác động, hoặc có khả năng gây tác động làm giảm đáng kể
cạnh tranh trên thị trường trên lãnh thổ bang, thuộc địa hoặc lãnh thổ Úc [28, tr.2].
Pháp luật của rất nhiều quốc gia khác như Pháp, Singapore, Trung Quốc…
đều quy định cấm các hành vi mua bán, sáp nhập dẫn tới hoặc có khả năng dẫn tới
tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
1.3.3 Quy định về thông báo tập trung kinh tế
Để đánh giá TTKT có thuộc trường hợp bị cấm hay không, một trong những
cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế được đặt ra là cơ chế “tiền kiểm”. Kinh nghiệm
quốc tế cho thấy, cơ quan cạnh tranh không nên tiêu tốn nguồn lực vào một vụ việc
TTKT, trừ khi vụ việc đó có thể gây quan ngại đáng kể đối với thị trường. Có nghĩa
là, thay vì xem xét toàn bộ các vụ việc TTKT, cơ quan cạnh tranh cần đặt ra những
tiêu chí cụ thể để lựa chọn xem xét các vụ việc TTKT có khả năng gây ra lo ngại về
mặt cạnh tranh. Đồng thời, các tiêu chí này nên được hạn chế trong phạm vi các đối
tượng tham gia TTKT hoặc lĩnh vực kinh doanh là đối tượng của giao dịch TTKT
giữa các bên liên quan.
Để đưa ra quy định về thông báo TTKT, cơ quan cạnh tranh của các nước
thường đưa ra ngưỡng thông báo tập trung kinh tế làm điểm bắt đầu cho quy trình
kiểm soát TTKT. Ngưỡng thông báo là một tiêu chí được xây dựng dựa trên việc
cân bằng giữa mục tiêu kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế diễn ra trên thị
trường có thể gây tác hại đến cạnh tranh và chi phí hợp lý cho các bên có liên quan,
bao gồm cả chi phí thực hiện việc thông báo của doanh nghiệp và chi phí để cơ
quan cạnh tranh tiến hành rà soát các vụ việc có quan ngại đáng kể (chi phí về tài
chính, nhân lực, thời gian, v.v). Việc xây dựng cơ chế và hệ thống ngưỡng phù hợp
sẽ giúp cơ quan cạnh tranh có thể kiểm soát hiệu quả hơn các giao dịch TTKT có
tác động đến cạnh tranh trên thị trường và không gây ra gánh nặng thực hiện các
nghĩa vụ về pháp luật cho các doanh nghiệp tham gia.
21
Về cơ bản, có ba cách tiếp cận chính để xây dựng ngưỡng là:
Thứ nhất đó là đưa ra tiêu chí “định lượng” về giá trị hoặc quy mô một cách
rõ ràng như (i) quy mô của giao dịch mua bán, sáp nhập, (ii) quy mô tài sản của các
doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, (iii) doanh thu nội địa hoặc doanh thu toàn
cầu của các bên tham gia TTKT.
Cách tiếp cận thứ hai đó là tiêu chí mang tính chất “kinh tế” gắn với các hình
thức giao dịch và việc giao dịch đó có khả năng gây tác động hoặc thay đổi đối với
cấu trúc thị trường thông qua việc sử dụng tiêu chí thị phần của các doanh nghiệp
tham gia trên thị trường liên quan.
Cách tiếp cận thứ ba đó là kết hợp cả hai tiêu chí trên khi cơ quan cạnh tranh
xác định ngưỡng cần thông báo hoặc ngưỡng an toàn, ngưỡng kiểm soát tập trung
kinh tế.
Theo kinh nghiệm của một số quốc gia đã tiến hành thay đổi ngưỡng thông báo
TTKT, ngưỡng TTKT sử dụng các tiêu chí khách quan như doanh thu hoặc giá trị tài
sản của các bên tham gia TTKT không mang lại nhiều hiệu quả trong việc dự báo tác
động cạnh tranh của giao dịch TTKT.[8]
Đa phần các quốc gia đều sử dụng ngưỡng thông báo TTKT dựa trên tiêu chí
doanh thu trên thị trường nội địa. Trong khi đó, một số khác lại sử dụng ngưỡng
thông báo kép, bao gồm cả hai chỉ tiêu là doanh thu trên thị trường nội địa và doanh
thu trên thị trường toàn cầu. Với những quốc gia sử dụng ngưỡng thông báo kép
này, tổng doanh thu toàn cầu của các bên tham gia TTKT thường được xác định ở
mức tương đối cao nhằm tránh việc phải nhận quá nhiều hồ sơ thông báo. Kết quả
là, các giao dịch chỉ mang tính chất quốc gia, dù có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh trên bình diện nội địa, lại bị bỏ sót do không đáp ứng được tiêu chí về doanh
thu trên phạm vi toàn cầu. Trong những trường hợp như vậy, một hệ thống ngưỡng
thông báo TTKT sử dụng cả tiêu chí về doanh thu kết hợp và doanh thu của từng
doanh nghiệp tham gia vào giao dịch TTKT trên thị trường nội địa có thể giúp nắm
bắt tốt hơn các giao dịch có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Mặc dù cách tiếp cận
này sẽ không giúp đạt được mục đích hạn chế số lượng thông báo TTKT mà cơ
22
quan cạnh tranh phải tiếp nhận nhưng lại giúp làm tăng tỷ lệ các vụ việc có vấn đề
được thông báo lên cơ quan cạnh tranh.
Một số quốc gia đã cân nhắc tới việc áp dụng ngưỡng thông báo theo tiêu chí
thị phần nhằm phản ánh chính xác hơn khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc
TTKT. Tuy nhiên, sau quá trình xem xét, các quốc gia này đã loại bỏ phương án
này do những khó khăn mà nó gây ra cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
các thủ tục thông báo TTKT. Một số trong đó thậm chí còn chỉ ra rằng ngưỡng
thông báo sử dụng tiêu chí thị phần không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được
thừa nhận rộng rãi.
1.3.4 Quy định về đánh giá tác động của tập trung kinh tế
Mục tiêu của việc phân tích tác động cạnh tranh trong rà soát các vụ việc
TTKT theo chiều ngang là nhằm đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể thông qua việc tạo lập hoặc củng cố khả năng hay động lực của doanh
nghiệp trong việc lạm dụng sức mạnh sau TTKT bằng các hành vi đơn phương hoặc
kết hợp với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường.
Do đó, khi đánh giá tác động cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường cân
nhắc xem sau vụ việc TTKT có khả năng dẫn đến các hành vi lạm dụng đơn phương
hoặc kết hợp hay không. Hai cách đánh giá này được coi là hai khung đánh giá cạnh
tranh để xem xét một vụ việc TTKT.
Kinh nghiệm cho thấy, việc đánh giá tác động cạnh tranh, dù trong khuôn khổ
hành vi đơn phương hay kết hợp, cần được dựa trên các phân tích về mặt kinh tế và
điều kiện thực tế của từng vụ việc.
a) Tác động đơn phương
Khi phân tích tác động đơn phương của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh
thường tập trung đánh giá liệu doanh nghiệp hình thành sau TTKT có khả năng gây
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan thông qua việc tạo
lập, củng cố vị thế trên thị trường và gia tăng khả năng và động lực của doanh
nghiệp đó trong việc lạm dụng sức mạnh thị trường một cách độc lập.
Một số yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá tác động đơn phương của vụ việc
TTKT:
23
- Vị thế của các bên tham gia TTKT: được đánh giá thông qua tiêu chí thị
phần, vị trí trên thị trường xét về mặt thị phần, các đối thủ cạnh tranh trước khi thực
hiện TTKT;
- Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT: được đánh giá
thông qua việc xem xét các tiêu chí thị phần, sự khác biệt về thị phần giữa doanh
nghiệp hình thành sau TTKT với các đối thủ cạnh tranh, dư thừa năng lực cung ứng,
mức độ khác biệt hóa sản phẩm;
- Áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng: được đánh giá qua các tiêu chí
như việc nhập khẩu và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới, sự hiện diện
của thị trường sản phẩm và thị trường địa lý thay thế gần cho thị trường liên quan
đang xem xét, tính cạnh tranh trong các thị trường liên hệ theo chiều dọc đối với thị
trường đang xem xét;
- Hiệu quả kinh tế và năng lực hiện tại của các bên tham gia TTKT.
b) Tác động kết hợp
Khi phân tích tác động kết hợp của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh
thường đánh giá xem điều kiện thị trường sau vụ việc TTKT có làm gia tăng khả
năng các doanh nghiệp trên thị trường cấu kết ngầm với nhau hoặc tăng cường sự
liên kết hiện tại, gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan.
Khi đánh giá về khả năng cấu kết ngầm giữa các doanh nghiệp, cần lưu ý một
số điều kiện giúp thực hiện thành công sự cấu kết đó, bao gồm: (a) khả năng xác
định điều kiện cấu kết, (b) khả năng phát hiện vi phạm trong quá trình cấu kết và (c)
khả năng trừng phạt những vi phạm đó.
Ngoài ra, cũng cần đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên
thị trường trước khi thực hiện TTKT và các yếu tố có tác động kìm hãm hoặc ngăn
cản sự cấu kết giữa các doanh nghiệp đó sau khi vụ việc TTKT được thực hiện.
Trong quá trình đánh giá này, cần xem xét tất cả các bằng chứng mà cơ quan cạnh
tranh có thể thu thập được, bao gồm điều kiện thị trường trước khi thực hiện TTKT
có thể gây bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp và
tác động của vụ việc TTKT lên các điều kiện thị trường đó.
24
Tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp
Việc đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp thường được xem xét đối
với các giao dịch TTKT theo chiều ngang, có nghĩa là xác định hạn chế cạnh tranh
trên thị trường liên quan. Tác dụng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm
xác định một khuôn khổ thị trường, trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác
động trực tiếp từ hành vi cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường. Do đó,
việc xác định mức độ tập trung của thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh
tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá sơ bộ xem một vụ việc
TTKT có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không, do mức độ cạnh tranh
trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến doanh nghiệp sau TTKT có
thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Theo đó, thị trường có mức độ tập
trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau
TTKT càng thấp. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao
gồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường. Trong đó, mức độ tích tụ thị trường
thường được sử dụng bằng:
(i) Chỉ số CR (CR là chữ viết tắt từ thuật ngữ Concentration Ratio): chỉ số CR
được tính bằng tổng thị phần của các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị
trường, thể hiện quy mô tương đối của nhóm doanh nghiệp này so với tổng dung
lượng thị trường. Các chỉ số tập trung thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung
mức 3 hoặc 5 doanh nghiệp (CR3 hoặc CR5).
(ii) Chỉ số HHI (HHI là chữ viết tắt từ thuật ngữ Hirschman – Herfindahl
Index – là tác giả của phương pháp tính HHI): Chỉ số HHI được tính bằng tổng
bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường, và có giá trị từ 0 đến
10.000. Chỉ số HHI được sử dụng là công cụ đo lường quy mô của doanh nghiệp
trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong ngành.
Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại các thị
trường theo cơ sở sau:
HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung
1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải
25
HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao
Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới và mở rộng sản xuất
Ngay cả khi một vụ việc TTKT làm tăng mức độ tập trung thị trường thì nó
cũng chưa chắc đã làm nảy sinh các vấn đề về cạnh tranh nếu các doanh nghiệp
khác vẫn có thể dễ dàng gia nhập thị trường hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động
trên thị trường dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất.
Các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường nếu: (i) sự thay đổi về giá tạo
ra động lực hay khuyến khích doanh nghiệp mới gia nhập; và (ii) các rào cản gia
nhập không cao. Bên cạnh các rào cản cấu trúc (ví dụ như lợi thế kinh tế nhờ quy
mô của các doanh nghiệp hiện hữu, hoặc việc sở hữu các tài sản hay công nghệ then
chốt), còn có các rào cản gia nhập dạng hành vi, ví dụ như các doanh nghiệp hiện tại
sẽ đối phó với doanh nghiệp mới gia nhập bằng cách đưa ra mức giá rất thấp hoặc
bằng việc đầu tư mở rộng sản xuất đến mức dư thừa để ngăn cản việc gia nhập.
Việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải có tính thực tế khi các bên liên
quan sau TTKT tìm cách thực hiện hành vi lạm dụng. Khả năng gia nhập thị trường
của đối thủ cạnh tranh mới cũng cần phải bền vững và đủ lớn để đảm bảo cạnh
tranh hiệu quả và lâu dài trên thị trường sau khi vụ việc TTKT được thực hiện.
Đồng thời, cũng cần tính đến khả năng chuyển đổi của người tiêu dùng thông qua
chi phí thay đổi sản phẩm đang được sử dụng. Đối thủ mới có thể được xem xét từ
khía cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu hoặc sự thay thế về cung. Ngoài ra, cũng
cần tính đến khả năng mở rộng năng lực sản xuất hoặc chiến lược định vị lại sản
phẩm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Trong trường hợp các đối thủ mới
có thể tham gia thị trường ngay lập tức (trong một thời gian ngắn, không tốn nhiều
chi phí) thì cần phải coi đó là các chủ thể hiện hữu trên thị trường liên quan chứ
không phải là đối thủ tiềm năng.
Về lý thuyết, nếu việc gia nhập thị trường là dễ dàng thì lợi nhuận độc quyền
của thị trường sau vụ TTKT (thu được từ việc hạn chế sản lượng và nâng giá) sẽ thu
hút các doanh nghiệp mới tham gia thị trường và tạo sức ép giảm giá xuống mức giá
trước khi thực hiện TTKT. Trong trường hợp ngược lại, nếu việc gia nhập thị
trường là khó khăn, nói cách khác, nếu tồn tại rào cản gia nhập thị trường thì khả
26
năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới sẽ bị hạn chế và doanh nghiệp
hình thành sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình trong một
khoảng thời gian đủ dài. Trong những trường hợp như vậy, sẽ phải có sự can thiệp
của pháp luật để ngăn chặn các tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của
vụ việc TTKT.
Hầu hết các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định về TTKT của các cơ
quan cạnh tranh trên thế giới đều nhấn mạnh việc đánh giá xem khả năng gia nhập
thị trường của đối thủ mới hoặc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp lớn có
ảnh hưởng như thế nào trong việc hạn chế các tác động gây hạn chế cạnh tranh của
vụ việc TTKT. Các cơ quan này đều thống nhất rằng, để thực sự có hiệu quả trong
việc hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT thì việc gia nhập thị
trường của đối thủ mới phải khả thi, kịp thời và ở quy mô, phạm vi đủ lớn.
Ở nhiều quốc gia, có sự phân biệt giữa khả năng gia nhập thị trường trong
ngắn hạn và trong trung hạn. Ví dụ, theo quan điểm của cơ quan cạnh tranh Châu
Âu và Hoa Kỳ, khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn được coi là một dạng
của thay thế về cung, do đó, các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập thị trường cũng
được tính vào thị trường liên quan và khả năng gia nhập thị trường trong trung hạn
được sử dụng để đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT.
Sức mạnh của bên mua
Thông thường, trong trường hợp khách hàng có đủ sức mạnh đàm phán có thể
tự mình hạn chế hành vi của doanh nghiệp sau TTKT, vụ việc TTKT đó sẽ không
gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh.
Tuy nhiên, sức mạnh của bên mua không chỉ đơn thuần xuất hiện thông qua sự
tồn tại của các khách hàng lớn. Ngay cả các khách hàng lớn cũng có thể không có
khả năng thể hiện sức mạnh đàm phán của mình trong những trường hợp như phải
mua các hàng hóa đặc thù, thiếu nguồn cung thay thế hoặc không tìm được các
nguồn cung thay thế tin cậy.
Doanh nghiệp phá sản
Việc phân tích cấu trúc thị trường đòi hỏi phải so sánh tình trạng cạnh tranh
trên thị trường trong hai trường hợp: khi vụ việc TTKT được thực hiện và khi vụ
27
việc TTKT không được thực hiện. Nếu một trong số các doanh nhiệp tiến hành
TTKT thực sự rơi vào tình trạng phá sản, cần phải so sánh cấu trúc của thị trường
trong trường hợp cho phép thực hiện vụ việc TTKT với trường hợp để doanh nghiệp
đó phá sản hoặc trường hợp để cho doanh nghiệp khác không phải là một bên của
vụ việc TTKT mua lại doanh nghiệp bị phá sản đó.
Trên thực tế, các vụ việc TTKT hiếm khi đáp ứng được các tiêu chí được sử
dụng để phân tích trong trường hợp một bên tham gia TTKT lâm vào tình trạng phá
sản. Do đó, có quan điểm cho rằng, nếu cứ để doanh nghiệp phá sản rút khỏi thị
trường thì ngay lập tức, cạnh tranh sẽ gia tăng do các doanh nghiệp còn lại trên thị
trường sẽ phải nỗ lực cạnh tranh để giành các khách hàng của doanh nghiệp vừa rời
bỏ thị trường đó.
Hiệu quả kinh tế
Một vụ việc TTKT có thể sẽ không có vấn đề nếu chứng minh được hiệu quả
kinh tế của vụ việc đó. Tính hiệu quả có thể được thể hiện thông qua tác động tích
cực đến cạnh tranh trên thị trường khiến cho cạnh tranh không bị suy giảm cho dù
số lượng đối thủ cạnh tranh bị giảm đi sau vụ việc TTKT. Ví dụ, vụ việc TTKT
giúp hạ thấp chi phí cận biên của doanh nghiệp sau TTKT hoặc nâng cao khả năng
cải tiến công nghệ của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, việc đánh
giá lợi ích thu được từ việc nâng cao hiệu quả kinh tế thường được sử dụng để đánh
giá cạnh tranh trên thị trường và không cần phải so sánh giữa lợi ích thu được với
tác động phản cạnh tranh của vụ việc.
Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp lợi ích kinh tế được gia tăng trong khi
cạnh tranh bị suy giảm. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế có thể được so sánh
với tác động phản cạnh tranh để đánh giá xem, cuối cùng, lợi ích của người tiêu
dùng (hoặc tổng phúc lợi xã hội) có tăng lên hay không. Điểm quan trọng nhất là
phải chứng minh được lợi ích về mặt kinh tế hoặc tác động tổng hợp tới cạnh tranh
của vụ việc TTKT sẽ được chuyển tới tay người tiêu dùng.
Không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng lớn hơn so với tác động phản cạnh
tranh. Trong một số trường hợp, cần phải có một số áp lực cạnh tranh nhất định thì
mới đảm bảo đạt được một kết quả có lợi. Ở đây, việc đánh giá lợi ích kinh tế cũng
28
có liên quan tới việc đánh giá và đưa các biện pháp khắc phục, theo đó, các biện
pháp khắc phục cần tương xứng để hạn chế tác động phản cạnh tranh nhưng cũng
cần đảm bảo phát huy các lợi ích kinh tế thu được từ vụ việc TTKT.
1.3.5 Quy định về biện pháp khắc phục và nguyên tắc áp dụng
Trong một số trường hợp, để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế, vụ việc
TTKT cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp khắc
phục được đưa ra nhằm mục đích khôi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị
trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc TTKT. Để đạt
được mục đích này, cần phải lựa chọn các biện pháp khắc phục thông qua việc so
sánh giữa hiệu quả hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc với gánh nặng
thực hiện các biện pháp đó và chi phí phát sinh. Theo khuyến nghị của ICN, “quy
định và quy trình thực hiện biện pháp khắc phục cần đảm bảo tính hiệu quả và khả
năng giám sát thực hiện biện pháp khắc phục đó”.[47; tr.4-5].
Các cơ quan cạnh tranh khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc
vào phép thử cạnh tranh mà họ sử dụng và thẩm quyền được trao trong việc quyết
định các yếu tố lợi ích liên quan tới TTKT. Nếu một vụ việc TTKT có khả năng gây
hại cho cạnh tranh mà không thể tìm ra một biện pháp khắc phục phù hợp thì, thông
thường, vụ việc TTKT đó sẽ bị cấm. Trong trường hợp có thể tìm được các biện
pháp khắc phục phù hợp, thì các bên tham gia TTKT sẽ có nhiều động lực để đề
xuất các biện pháp phù hợp. Do đó, trách nhiệm đề xuất biện pháp khắc phục
thường do các bên tham gia TTKT thực hiện. Để có được cách xử lý hiệu quả và kịp
thời, các cơ quan cạnh tranh thường tìm cách thông báo cho các bên liên quan trong
thời gian sớm nhất về bản chất và phạm vi của các vấn đề cạnh tranh mà họ cho
rằng cần phải giải quyết trước khi thông qua một vụ việc TTKT.
Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành các biện pháp
khắc phục về mặt cấu trúc và các biện pháp về mặt hành vi.
Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện
một lần nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường như bán lại tài sản, cơ cấu
lại doanh nghiệp đã mua bán, sáp nhập.
29
Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của
các doanh nghiệp tham gia TTKT. Một số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên
quan đến chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, thường khó phân định xem thuộc nhóm nào.
Để đảm bảo tính hiệu quả, một gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu
trúc và hành vi.
Nhiều cơ quan cạnh tranh đề cao vai trò của các giải pháp mang tính cấu trúc
hơn so với các giải pháp về hành vi, đặc biệt đối với các vụ việc TTKT theo chiều
ngang. Giải pháp mang tính cấu trúc, như buộc bán lại một phần doanh nghiệp,
thường hiệu quả hơn bởi nó giúp trực tiếp giải quyết nguyên nhân gây ra tác động
phản cạnh tranh, đồng thời, không làm phát sinh chi phí giám sát thực hiện cũng
như hạn chế sự bóp méo thị trường.
- Giải pháp gia tăng cạnh tranh theo chiều ngang bao gồm 3 loại biện pháp
khắc phục như sau:
+ Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường theo
chiều ngang để loại bỏ đối thủ và hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm bán kèm (tying
& bundling), bán phá giá và sử dụng hợp đồng độc quyền hoặc có thời hạn dài.
+ Biện pháp ngăn ngừa doanh nghiệp sử dụng mối quan hệ theo chiều dọc để
bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Điều này có thể thấy rõ qua
trường hợp khi doanh nghiệp sau TTKT có thể kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc
cơ sở hạ tầng thiết yếu mà các doanh nghiệp khác cũng cần có để cạnh tranh. Các
biện pháp bao gồm: cho phép các doanh nghiệp khác tiếp cận các yếu tố đầu vào
thiết yếu và quản lý giá, điều khoản và điều kiện tiếp cận.
+ Các biện pháp nhằm thay đổi hành vi của người mua để khuyến khích cạnh
tranh. Những biện pháp này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin cho người mua
và tạo điều kiện dễ dàng cho người mua có thể chuyển đổi nhà cung cấp, ví dụ như,
yêu cầu quá trình đấu thầu mở.
- Kiểm soát kết quả: Nhóm giải pháp này ngăn chặn tác động phản cạnh tranh
thông qua các biện pháp kiểm soát trực tiếp hệ quả của vụ việc TTKT như ấn định
mức giá trần, buộc phải ký cam kết cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu…
30
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số biện pháp về mặt hành
vi nêu trên đã được quy định trong luật cạnh tranh liên quan tới việc điều chỉnh
hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Do đó, nhiều quốc gia không
đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục. Một số quốc gia khác vẫn đưa
các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục nhằm giúp cho việc thực thi trở nên
dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các hệ thống pháp luật cạnh tranh đòi hỏi phải chứng
minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
1.3.6 Thời gian xem xét và rà soát vụ việc TTKT
Theo quy định của luật cạnh tranh các nước, thời gian trung bình để xem xét
và rà soát các vụ việc tập trung kinh tế thường trong khoảng 45 đến 90 ngày, tùy
thuộc vào mức độ phức tạp của các vụ việc và quy định về các giai đoạn khác nhau
khi tiến hành rà soát một vụ việc. Cụ thể:
- Hoa Kỳ quy định thời hạn xem xét thông thường là 30 ngày đối với các vụ
việc đơn giản và không gây nhiều tác động quan ngại tới cạnh tranh trên thị trường
(giai đoạn rà soát lần 1). Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp và có một số
quan ngại cần giải quyết hoặc rà soát để đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp,
Ủy ban thương mại lành mạnh hoặc Bộ Tư pháp có 90 ngày để xem xét đánh giá
nội bộ, đưa ra các biện pháp khắc phục cần thiết nhằm loại bỏ các quan ngại có thể
xảy ra trong vụ việc. Trong quá trình xem xét, cơ quan cạnh tranh cần chú ý đến
việc không tạo ra các thủ tục hành chính, tốn kém hoặc gây chậm trễ đối với các
doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
- Luật Cạnh tranh Pháp quy định rằng cơ quan cạnh tranh có 25 ngày làm
việc để xem xét và đưa ra quyết định về việc tập trung kinh tế có thuộc đối tượng
kiểm soát của pháp luật cạnh tranh hay không. Trong trường hợp các doanh nghiệp
đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm hoặc giải quyết các quan ngại tiềm ẩn
của vụ việc đối với cạnh tranh trên thị trường, cơ quan cạnh tranh có thể gia hạn
thêm 15 ngày làm việc để xem xét các điều kiện và các hình thức khắc phục đó. Sau
khi chính thức tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của các doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh sẽ
có 65 làm việc để chính thức rà soát và trả lời cho doanh nghiệp về việc có được
phép thực hiện sáp nhập hay không.
31
- Theo quy định Luật chống độc quyền Nhật Bản, Ủy ban thương mại lành
mạnh Nhật Bản (JFTC) sẽ xem xét và đánh giá hồ sơ vụ việc trong vòng 30 ngày.
Trong các trường hợp phức tạp, JFTC có thể rà soát lần hai trong vòng 30 ngày tiếp
theo, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nộp báo cáo bổ sung. Sau 60 ngày, JFTC
sẽ hoàn thành báo cáo sơ bộ và thu thập ý kiến các doanh nghiệp và các bên liên
quan và lấy ý kiến trong vòng 30 ngày về bản báo cáo đó. Cuối cùng, JFTC sẽ đưa
ra kết luận cuối cùng về việc cho phép, cho phép có điều kiện hoặc không cho phép
các bên thực hiện mua bán, sáp nhập. Như vậy, tổng cộng JFTC có 90 ngày để xem
xét và xử lý vụ việc TTKT sau khi các doanh nghiệp TTKT nộp đầy đủ hồ sơ thông
báo. Tương tự với Nhật Bản, quy trình rà soát tập trung kinh tế của cơ quan cạnh
tranh Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng là 90 ngày kể từ khi các
bên liên quan nộp đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
- Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định việc thực hiện rà
soát vụ việc tập trung kinh tế trong vòng 40 ngày làm việc, trong trường hợp cần
thiết có thể gia hạn thêm 20 ngày.
1.3.7 Quy định về điều tra, xử lý vi phạm trong kiểm soát TTKT
Hoạt động kiểm soát TTKT không chỉ dừng lại ở giai đoạn “tiền kiểm” mà
còn bao gồm cả quá trình “hậu kiểm”. Thông thường, giai đoạn này nằm trong quá
trình tố tụng cạnh tranh.
Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về TTKT (không
thông báo TTKT, thực hiện TTKT thuộc trường hợp bị cấm, cơ quan quản lý cạnh
tranh sẽ tiến hành điều tra vụ việc. Trường hợp kết luận có vi phạm về TTKT thì
các vi phạm này sẽ bị xử lý bởi các biện pháp chế tài hành chính, trong đó bao gồm
hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi TTKT,
thông thường là các hành vi TTKT chuẩn bị tiến hành hoặc đang tiến hành. Thậm
chí, các doanh nghiệp vi phạm buộc phải khắc phục tình trạng vi phạm đã gây ra
cho cấu trúc thị trường như tái cơ cấu, buộc trở về tình trạng đầu. Các biện pháp
khắc phục hậu quả bao gồm việc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường; chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh
32
nghiệp đã mua. Các biện pháp khắc phục loại này là rất quan trọng, vì chúng sẽ giúp
loại bỏ yếu tố tiêu cực, dẫn đến không còn khả năng gây hạn chế cạnh tranh nữa.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước
về pháp luật kiểm soát TTKT, ta thấy pháp luật kiểm soát TTKT có các đặc điểm
chủ yếu sau:
- Pháp luật kiểm soát TTKT là lĩnh vực pháp luật công, mang tính quyền lực
nhà nước được thiết lập ra nhằm điều chỉnh các hoạt động kiểm soát tập trung
quyền lực thị trường với mục tiêu duy trì và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Pháp
luật kiểm soát TTKT bao gồm cả luật nội dung là các quy định cấm và các quy định
hướng dẫn xác định thị trường liên quan, thị phần, các quy định tiêu chí đánh giá
tác động và luật hình thức là các quy định về trình tự, thủ tục xem xét, thẩm định,
điều tra, xử lý vụ việc.
- Hoạt động kiểm soát TTKT bao gồm một quy trình gồm nhiều công đoạn
với nội dung là sự phối hợp của các hoạt động như phân tích, đánh giá tác động và
thực hiện các quyết định có tính hành chính. Cơ chế kiểm soát TTKT như vậy cần
thiết phải đảm bảo của hai thành tố quan trọng: (i) Về mặt pháp lý, cơ chế phải được
vận hành trên cơ sở các quy định pháp luật về hình thức, phạm vi kiểm soát TTKT
và xác định ngưỡng kiểm soát TTKT; (ii) Về mặt thể chế, các quy định này cần phải
được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh có chức năng kiểm soát
TTKT với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp nhận và đánh giá tác động kinh tế của vụ
TTKT cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục thông báo TTKT.
- Kiểm soát TTKT mặc dù là một hình thức kiểm soát của Nhà nước nhưng
không ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các
quy định pháp luật về kiểm soát đối với hoạt động TTKT không phải nhằm mục
đích ngăn cấm hoặc cản trở nó trong hoạt động thị trường, đồng thời quyền tự chủ
của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện trên cơ sở sự điều tiết của pháp luật.
Việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, về bản chất là giúp đảm bảo cho
thị trường và sự cạnh tranh diễn ra công bằng, lành mạnh, loại trừ những tác động
33
xấu đến cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật kiểm soát TTKT
không có bản chất cấm đoán hoặc mang nặng tính chất công quyền, áp đặt mà trái
lại, đây là các quy định pháp luật đi song hành và tạo điều kiện cho việc thực hiện
quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về
kiểm soát TTKT là điều kiện thuận lợi cho việc các doanh nghiệp thực hiện quyền
tự chủ trong kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đánh giá tác động đến thị trường
của cơ quan quản lý cạnh tranh, các hoạt động kiểm soát TTKT vẫn đảm bảo sự tự
chủ của doanh nghiệp và dựa trên cơ sở tương tác với cơ quan quản lý cạnh tranh,
bao gồm việc thông báo TTKT, tính toán thị phần, doanh thu, doanh số, thực hiện
các biện pháp tái cơ cấu, khắc phục hậu quả của vụ việc TTKT…
Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước về
pháp luật kiểm soát TTKT cũng là những căn cứ khoa học để xem xét, đối chiếu với
các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, để từ đó có những so sánh, đánh giá
những mặt tích cực, hạn chế của Luật Cạnh tranh Việt Nam.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT
TẬP TRUNG KINH TẾ
2.1. Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam
Trước khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, Luật Công ty năm 1990 ghi nhận
quyền quyết định việc sáp nhập công ty TNHH của các thành viên, quyền chuyển
nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên công ty TNHH và công ty cổ
phần; Điều 20 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 quy định việc sáp nhập là
một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước. Tương tự, Điều
44 Luật Hợp tác xã năm 1997 ghi nhận quyền hợp nhất các hợp tác xã với nhau.
Tuy nhiên, các quy định kể trên đơn giản là việc ghi nhận các quyền cơ bản của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thành viên của công ty. Ngay cả thủ tục để thực hiện
việc sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định cụ thể.
Luật Doanh nghiệp năm 1999 thay thế Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật
Công ty năm 1990 ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại công ty, trong
đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến TTKT là sáp nhập và hợp nhất công ty;
ngoài ra các quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần, phát hành cổ phần,
cổ phiếu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn so với hai đạo luật mà nó kế thừa.
Ngoài Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành quy định và xây dựng lộ trình, thủ tục thực hiện các biện pháp
tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước gắn liền với TTKT như sáp
nhập, hợp nhất, khoán, cho thuê, bán toàn bộ hoặc một phần công ty nhà nước.
Đặc trưng của giai đoạn này là pháp luật chưa nhìn nhận việc sáp nhập, hợp
nhất, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần và liên doanh thành lập doanh
nghiệp từ góc độ cạnh tranh. Các chế định trong các văn bản pháp luật nói trên chỉ
giải quyết vai trò quản lý nhà nước về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và ghi
nhận cũng như bảo đảm cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa đề
cập đến nhiệm vụ quản lý, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, an toàn cho
nền kinh tế. Nói cách khác, trong giai đoạn này, pháp luật thiên về tổ chức doanh
nghiệp, về việc thực thi quyền đầu tư, quyền sở hữu trong doanh nghiệp. Các vấn
35
đề nói trên chưa được giải quyết bởi pháp luật cạnh tranh. Có thể lý giải tình trạng
trên từ nhiều nguyên nhân khác nhau song cơ bản có lẽ từ nhiệm vụ cơ bản của
pháp luật kinh tế trong giai đoạn này là xây dựng các thiết chế cơ bản để hình thành
thị trường, nhiều lĩnh vực pháp luật của thị trường hiện đại chưa được tiếp nhận và
xây dựng tại Việt Nam, trong đó có pháp luật cạnh tranh mà cụ thể là chế định về
tập trung kinh tế.
Bối cảnh kinh tế của Việt Nam tại thời điểm này, đang trong quá trình chuyển
đổi và là một nước có nền kinh tế đang phát triển, quy luật tất yếu và đòi hỏi nội tại
của nền kinh tế là quá trình “tích tụ kinh tế” như là nền tảng cho sự tăng trưởng.
Mặt khác, thực tiễn đã cho thấy việc gia tăng sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc
gia (TNC) tại Việt Nam là hệ quả của quá trình hội nhập ngày một sâu rộng của
Việt Nam vào nền kinh tế thế giới sẽ khiến cho các hoạt động TTKT ở quy mô có
khả năng chi phối thị trường xuất hiện trong tương lai ngày càng nhiều. Chính vì
vậy, xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động TTKT để tránh tình
trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, khung
pháp lý cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động TTKT là một
đòi hỏi cấp thiết từ cả thực tiễn khách quan và chủ quan.
Luật Cạnh tranh năm 2004 là văn bản đầu tiên quy định một cách toàn diện
các vấn đề về cạnh tranh và chính thức đặt các vấn đề về sáp nhập hợp nhất, chuyển
nhượng vốn, cổ phần, tài sản và liên doanh dưới góc độ của việc bảo vệ thị trường
cạnh tranh. Các nguyên tắc mà Luật Cạnh tranh quy định đã có những ảnh hưởng
nhất định đến các lĩnh vực pháp luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,
Luật Chứng khoán…. Cụ thể là, ngoài những quy định về thủ tục liên quan đến
đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý, hoạt động và tổ chức lại doanh nghiệp, Luật
Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp
Nhà nước năm 2003) đã tiếp thu các nguyên tắc kiểm soát sáp nhập hợp nhất của
Luật Cạnh tranh; Luật Đầu tư ghi nhận các hình thức đầu tư có liên quan đến TTKT
như mua chi nhánh, mua công ty…. Như vậy, các quy định về TTKT là tương đối
đồng bộ và nhất quán trong các văn bản pháp luật liên quan.
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhHoàng Hỡi
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anhBáo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
Báo cáo thực tập tại chi cục thuế huyện đông anh
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanhLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Định tội danh tội buôn lậu theo pháp luật hình sự, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOTLuận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
Luận văn: Kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
Luận án: Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việ...
 
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 

Similar to ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA

Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...nataliej4
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạianh hieu
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnnataliej4
 

Similar to ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA (20)

Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranhLuận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Luận án: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
 
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - Gửi miễn ph...
 
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiệ...
 
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAYTrình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
 
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAYLuận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
Luận án: Thủ tục giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh, HAY
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệpƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp
 
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luậtƯu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tập trung theo pháp luật
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.docXử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
 
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uốngHợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
 
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAYLuận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
Luận văn: Các nguyên tắc xây dựng pháp luật thuế, HAY
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
 
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nayLuận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
 
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOTQuản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, HOT
 
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiệnChuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Chuyên đề pháp luật cạnh tranh ở việt nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương MạiXử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạiLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
 

More from Luận Văn 1800

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnLuận Văn 1800
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmLuận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayLuận Văn 1800
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNLuận Văn 1800
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụLuận Văn 1800
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam Luận Văn 1800
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Luận Văn 1800
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...Luận Văn 1800
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkLuận Văn 1800
 

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NA

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN PHƯƠNG NHUNG KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN PHƯƠNG NHUNG KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội - 2019
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ ..........................................6 1.1. Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh................................6 1.2. Tác động của tập trung kinh tế và sự cần thiết phải kiểm soát tập trung kinh tế..................................................................................................................12 1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế .........15 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ...........................................................34 2.1. Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam...........34 2.2. Các nội dung cơ bản về kiểm soát TTKT trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam ..................................................................................................37 2.3 Thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam ....................................................................................................................53 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .............................................63 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế..................................................................................................63 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế .............................................................................69 KẾT LUẬN..............................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................74
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tập trung kinh tế (TTKT) là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm tìm kiếm một năng lực kinh doanh mới dưới áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng. Khi đó, tập trung kinh tế thường được các doanh nghiệp lựa chọn là “kênh” đầu tư hiệu quả nhất trong việc tiết kiệm nguồn lực, thâm nhập thị trường, giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường cũng như nhằm gia tăng nguồn lực và sức mạnh thị trường của doanh nghiệp. Thông qua hiệu quả gia tăng của họ, thị trường trở nên cạnh tranh hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng hóa chất lượng cao hơn với giá công bằng hơn, góp phần phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tập trung kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, làm giảm cạnh tranh trong một thị trường, thường là bằng cách tạo ra hoặc tăng cường một vị trí thống lĩnh trên thị trường của một chủ thể nhất định. Điều này có khả năng gây hại cho đối thủ cạnh tranh và/hoặc người tiêu dùng thông qua việc định giá cao hơn, giảm sự lựa chọn hoặc làm giảm quá trình đổi mới sản phẩm, dịch vụ. Biểu hiện điển hình nhất của tập trung kinh tế là làm thay đổi cấu trúc thị trường theo hướng giảm số lượng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và vì thế, mức độ “hoàn hảo” trong cạnh tranh cũng bị giảm sút.[19] Vì vậy, các hoạt động TTKT cần được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý về cạnh tranh và có sự giám sát, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Luật Cạnh tranh 2004 là luật cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam tạo lập hành lang pháp lý khá đầy đủ cho hoạt động tập trung kinh tế của các doanh nghiệp cũng như lần đầu tiên quy định về kiểm soát tập trung kinh tế và các hành vi tập trung kinh tế bị cấm nhằm ngăn chặn các hành vi có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Trong hơn một thập kỷ qua, với việc hội nhập kinh tế sâu rộng, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, làn sóng đầu tư thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đòi hỏi các quy định về kiểm soát TTKT vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên,
  • 5. 2 các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập trong việc kiểm soát tập trung kinh tế. Trong bối cảnh đó, Luật Cạnh tranh 2018 vừa được Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2018 đã đưa ra cách tiếp cận mới đối với việc kiểm soát tập trung kinh tế. Trong đó, Luật có quy định cấm các hành vi tập trung kinh tế diễn ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu tập trung kinh tế đó có tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam. Luật cũng cho phép cơ quan quản lý cạnh tranh đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh cũng như tác động tích cực của tập trung kinh tế để quyết định tập trung kinh tế được thực hiện hay không được thực hiện. Từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn đề tài "Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở phạm vi nghiên cứu về hành vi tập trung kinh tế đã có một số luận văn, đề tài, bài viết nghiên cứu tiêu biểu như: Chuyên đề Tập trung kinh tế thuộc Đề tài cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung chương trình môn học Luật cạnh tranh năm 2005 của Vũ Thị Lan Anh (Trường đại học Luật Hà Nội); Luận văn thạc sĩ Luật học "Một số vấn đề pháp lý về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh Việt Nam" năm 2006 của Trần Thị Bảo Ánh (Trường Đại học Luật Hà Nội); bài viết "Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế và vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh" năm 2007 của PGS.TS. Nguyễn Như Phát (Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4); Luật văn thạc sĩ Luật học “Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam” năm 2017 của Nguyễn Lan Hương (Viện Đại học mở Hà Nội); Luận án tiến sĩ Luật học “Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam” năm 2018 của Hà Ngọc Anh (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh).v.v... Các công trình trên đã đề cập tới các vấn đề chung nhất của hành vi tập trung kinh tế. Tuy nhiên, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế với tư cách là một trong các hành vi hạn chế cạnh tranh bằng pháp luật cạnh tranh một cách có hệ thống, là vấn đề rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay Luật Cạnh tranh 2018 mới được ban hành và sẽ có hiệu
  • 6. 3 lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2019 đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận về vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế. Theo đó, tập trung kinh tế không còn là một hành vi thuộc nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh mà được tách thành một chương độc lập (Chương V của Luật Cạnh tranh 2018). Như vậy, theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, tập trung kinh tế là một chế định riêng. Vấn đề này chưa có công trình nào nghiên cứu. Do đó, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sự thay đổi của các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế của Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam. Qua đó rút ra những kết luận về những kết quả tích cực cũng như phát hiện những hạn chế, bất cập của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế ở nước ta. Nhằm thực hiện những mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về tập trung kinh tế, kiểm soát tập trung kinh tế; - Phân tích những nội dung pháp luật về tập trung kinh tế; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam hiện nay. - Xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát tập trung kinh tế trong thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về tập trung kinh tế và pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam, trong đó: Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản của kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật ở Việt Nam như: khái niệm, bản chất của tập trung kinh tế, pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế...; những khó khăn, bất cập trong thực tiễn thực thi, kinh nghiệm quốc tế về việc kiểm soát tập trung kinh tế,… để từ đó có
  • 7. 4 những đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện về thể chế và các biện pháp thi hành kiểm soát tập trung kinh tế hiệu quả nhất tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài xin giới hạn phạm vi nghiên cứu kiểm soát tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam. Các văn bản hướng dẫn chi tiết và thực thi Luật Cạnh tranh năm 2004 và Luật Cạnh tranh năm 2018; Các văn bản luật có liên quan khác như pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán, ngân hàng,... được dùng để bổ trợ, so sánh, làm rõ thêm các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích nhằm hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến các nội dung được Luận văn đề cập. Từ đó, Luận văn tiến hành phân tích, làm rõ các khái niệm, nội dung và những vấn đề lý luận sử dụng trong việc kiểm soát TTKT. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về xây dựng và thực thi pháp luật về kiểm soát TTKT, so sánh các quy định của pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành và trong phần phân tích đánh giá thực trạng nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập cũng như nêu bật những điểm giống và khác nhau, những khó khăn và hạn chế của từng vấn đề làm cơ sở cho việc đánh giá, tổng kết các kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị của Luận văn.
  • 8. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ về các quy định của pháp luật trong nước cũng như quốc tế về các nội dụng của pháp luật kiểm soát tập trung, sự cần thiết và vai trò của kiểm soát tập trung kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Luận văn góp phần bổ sung những phân tích về những điểm mới trong việc thay đổi cơ chế kiểm soát giữa Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Cạnh tranh 2018, đồng thời so sánh với kinh nghiệm quốc tế để từ đó thấy rõ được những khó khăn, bất cập và những khoảng trống cần hoàn thiện của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay về kiểm soát tập trung kinh tế. Luận văn có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế của Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về kiểm soát tập trung kinh tế tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật kiểm soát hành vi tập trung kinh tế ở Việt Nam.
  • 9. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ 1.1. Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh Quy định về khái niệm TTKT trong pháp luật cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập cơ chế rà soát TTKT hiệu quả và minh bạch. Việc đưa ra một khái niệm về TTKT nhằm để xác định loại hình giao dịch nào “phù hợp” cần được đánh giá dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, ví dụ các giao dịch dẫn đến việc kết hợp giữa các thực thể độc lập có tài sản, quyền và nghĩa vụ độc lập tạo nên một thực thể mới có thể tác động đến cấu trúc thị trường, cạnh tranh trên thị trường hoặc các mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Việc xác định các hình thức tập trung kinh tế thuộc đối tượng cần rà soát bởi pháp luật cạnh tranh được quy định khác nhau trong các hệ thống pháp luật cạnh tranh các nước, phụ thuộc vào việc nộp hồ sơ thông báo TTKT là cơ chế nghĩa vụ bắt buộc hoặc tự nguyện. Định nghĩa TTKT cần dựa trên mục tiêu, chỉ tiêu cơ học, hoặc các tiêu chí mang tính kinh tế phù hợp với định nghĩa về các giao dịch TTKT phát sinh về quan hệ sở hữu, kiểm soát giữa các bên tham gia và có thể đem lại các quan ngại về cạnh tranh. Việc đưa ra khái niệm TTKT và hình thức TTKT thường được tiếp cận theo các cách thức sau: Cách tiếp cận thứ nhất là dựa trên “mục tiêu” của “giao dịch sáp nhập”, dựa trên khả năng kiểm soát hoặc mua lại cổ phần của một thực thể khác, ví dụ như một bên mua lại 50% cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc mua lại 25% cổ phiếu có quyền kiểm soát doanh nghiệp khác, v.v. Tiêu chí mục tiêu tạo nên tính chắc chắn, có thể dự đoán và minh bạch trong hệ thống pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. Cách tiếp cận thứ hai đó là sử dụng các tiêu chí mang tính kinh tế khi xem xét đánh giá các giao dịch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cạnh tranh và tập trung vào việc giao dịch TTKT đó có thể khiến doanh nghiệp mua lại có khả năng thực hiện các quyết định mang tính ảnh hưởng lên doanh nghiệp bị mua lại. Hệ thống pháp luật khác nhau sẽ định nghĩa khác nhau về định nghĩa “tác động mang tính quyết định (decisive influence)”, “ảnh hưởng đáng kể (significant influence)”, “ảnh
  • 10. 7 hưởng thực tế (material influence)” hoặc “tác động cạnh tranh đáng kể (competitively significant influence)”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này tạo nên tính không chắc chắn và thiếu minh bạch hơn cách tiếp cận thứ nhất khi yếu tố này được xác định bởi cơ quan cạnh tranh. Do đó, các nước sử dụng cách tiếp cận này thường phải ban hành các văn bản hướng dẫn về cách thức xác định nhằm minh bạch hóa quá trình xem xét các vụ việc TTKT. Cách tiếp cận thứ ba đó là sử dụng kết hợp hai tiêu chí nếu trên trong quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát tập trung kinh tế. Một số quốc gia sử dụng kết hợp tiêu chí mục tiêu và tiêu chí kinh tế, ví dụ, mua lại 25% cổ phần hoặc 50% cổ phần của doanh nghiệp khác và có thể “kiểm soát” doanh nghiệp đó; có thể đưa ra quyết định mang tính hạn chế cạnh tranh đáng kể lên doanh nghiệp khác, và/hoặc phần lớn tài sản của doanh nghiệp khác, đều được cân nhắc trong quá trình rà soát các vụ việc tập trung kinh tế. Từng yếu tố trên được xem xét một cách độc lập nhằm xác định rằng giao dịch đó có phải là hình thức TTKT hay còn gọi là “mua bán, sáp nhập” thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. * Khái niệm tập trung kinh tế trong pháp luật của một số quốc gia - Luật mẫu về cạnh tranh (Model law on competition của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), tại mục c khoản I Chương II quy định “Sáp nhập và mua lại” là trường hợp hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động hợp pháp theo đó các doanh nghiệp hợp nhất quyền sở hữu đối với tài sản đã từng thuộc quyền kiểm soát riêng của mỗi một doanh nghiệp. Những trường hợp như nói trên bao gồm cả việc mua lại cổ phần, liên doanh có tính tập trung và các hình thức mua lại quyền kiểm soát khác như kiêm nhiệm chức vụ. [59, tr54]. - Điều 3 Quy chế 139/2004 của Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về hoạt động tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế, đó là những hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm soát của toàn bộ hoặc một phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác”.[58] - Các khoản từ 92 tới 113 của Luật Cạnh tranh Canada quy định rằng các hình thức tập trung kinh tế gồm: Sáp nhập được hiểu là việc mua lại hoặc thành lập,
  • 11. 8 một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một hoặc nhiều người, cho dù bằng cách mua hoặc cho thuê cổ phần hay tài sản, thông qua sự hợp nhất hoặc kết hợp hoặc bằng cách khác, sự kiểm soát hoặc có lợi ích đáng kể đối với toàn bộ hoặc một phần của hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc người nào khác; Hợp nhất theo đề xuất giữa hai hay nhiều pháp nhân để thực hiện công việc kinh doanh mà không thông qua một công ty nào nếu một hay nhiều trong số những pháp nhân đó dự định đóng góp vào vụ hợp nhất tài sản cấu thành toàn bộ hay một phần của hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi những pháp nhân đó, hoặc các công ty chịu sự kiểm soát của những pháp nhân đó; Mua lại theo đề xuất phần vốn tham gia trong một vụ hợp nhất đang thực hiện một hoạt động kinh doanh mà không thông qua một công ty. - Theo quy định tại Điều L430-1 Bộ Luật thương mại Cộng hòa Pháp, TTKT là việc: (i) Hai hoặc nhiều doanh nghiệp độc lập sáp nhập hoặc hợp nhất với nhau; (ii) Một hoặc nhiều doanh nghiệp, hoặc những người đang nắm quyền kiểm soát những doanh nghiệp đó, tiến hành nắm lấy quyền kiểm soát đối với một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dưới hình thức góp vốn, mua lại tài sản, ký kết hợp đồng hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác. [53, tr4]. Ngoài các hình thức TTKT nêu trên, Điều L430-1 Bộ luật thương mại Cộng hòa Pháp còn quy định thêm một hình thức khác tại Khoản 2: “Việc thành lập một doanh nghiệp chung nhằm thực hiện một cách lâu dài tất cả các chức năng của một chủ thể kinh tế độc lập là một hành vi TTKT theo quy định tại Điều này.” - Mục 50 Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định cấm các vụ việc sáp nhập có tác động, hoặc có khả năng gây tác động làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường trên lãnh thổ bang, thuộc địa hoặc lãnh thổ Úc. Theo quy định tại Phụ lục 2, Mục 50 quy định áp dụng đối với các hình thức giao dịch sáp nhập và mua lại. Theo đó, “sáp nhập” nghĩa là các cổ đông của hai doanh nghiệp trở thành cổ đông của doanh nghiệp hình thành sau sáp nhập. “Mua lại” nghĩa là một doanh nghiệp mua lại cổ phần, hoặc tài sản của một doanh nghiệp khác. [28, tr54].
  • 12. 9 - Chương IV Luật Chống độc quyền Nhật Bản không có điều khoản cụ thể phân loại các hình thức TTKT mà đưa ra các điều khoản áp dụng đối với việc mua lại cổ phiếu (Điều 10), sáp nhập (Điều 15), chia tách công ty (Điều 15.2), chuyển nhượng cổ phần (Điều 15.3) và mua lại doanh nghiệp (Điều 16). Theo đó, Luật Chống độc quyền sẽ cấm thực hiện hoạt động mua lại cổ phiếu, sáp nhập, chia tách công ty, chuyển nhượng cổ phần và mua lại doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có những hành vi được liệt kê trong Luật. [54]. - Mục 54 (2) của Luật Cạnh tranh Singapore được thông qua năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 được xây dựng trên mô hình Luật Cạnh tranh của Anh, tại mục 54 – 60 quy định hành vi TTKT là các hành vi: (i) Hai hoặc nhiều doanh nghiệp, trước đây độc lập với nhau, tiến hành sáp nhập; (ii) Một hay nhiều chủ thể hoặc doanh nghiệp khác được kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ, hoặc một phần, của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác; hoặc (iii) Một doanh nghiệp mua lại các tài sản (bao gồm cả lợi thế thương mại), hoặc một phần đáng kể các tài sản của một doanh nghiệp khác, kết quả là doanh nghiệp mua lại được đặt trong vị thế thay thế hoặc thay thế một cách đáng kể hoạt động kinh doanh (hoặc một phần liên quan đến hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp bị mua lại. [55]. Luật Cạnh tranh Singapore cũng quy định việc chuyển nhượng hoặc đóng góp tài sản cũng được coi là tập trung kinh tế. Theo đó, việc tạo ra một liên doanh, trên cơ sở lâu dài và với tất cả các chức năng của một thực thể kinh tế tự chủ, cũng được coi là hoạt động sáp nhập và do đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Như vậy, TTKT theo Luật Cạnh tranh Singapore bao gồm các hình thức chủ yếu là mua bán, chuyển nhượng và liên doanh. - Điều 22 Luật Chống độc quyền Trung Quốc quy định “hoạt động tập trung kinh tế” thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 22 là: (i) Sự sáp nhập của các doanh nghiệp; (ii) Việc mua lại tài sản hoặc cổ phần sở hữu của một doanh nghiệp để nắm quyền kiểm soát một doanh nghiệp khác. (iii) Việc mua lại của doanh nghiệp để nắm quyền kiểm soát hoặc có khả năng đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp khác bằng hợp đồng hoặc các hình thức khác [52].
  • 13. 10 - Điều 16 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam không giải thích khái niệm TTKT mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế, cụ thể TTKT bao gồm: (i) sáp nhập doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (v) các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, cho dù được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau và diễn tả bằng những ngôn ngữ pháp lý khác nhau, song về cơ bản, bản chất của TTKT được hiểu bằng những nội dung sau: Thứ nhất, chủ thể của TTKT là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Kinh tế học đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp tham gia TTKT có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan. Từ bản chất này, hoạt động TTKT được chia thành các dạng TTKT theo chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp. Thứ hai, hình thức TTKT rất đa dạng nhưng thường biểu hiện dưới các hình thức phổ biến là sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp hoặc bằng một hình thức “kiểm soát” của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác. Chính vì lẽ đó, có nhiều khái niệm khác nhau để chỉ hiện tượng này như “tập trung kinh tế” hay “sáp nhập và mua lại” (M&A) hay “sáp nhập” (merger). Phân tích bản chất của các hiện tượng TTKT cho thấy TTKT không phải là hành vi đơn phương của một doanh nghiệp mà diễn ra giữa các doanh nghiệp. Bằng việc sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại, các doanh nghiệp tham gia TTKT đã chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh… mà chúng đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất hoặc phối hợp hình thành các nhóm doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Dấu hiệu này giúp khoa học pháp lý phân biệt TTKT với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Theo từ điển tiếng Việt, tích tụ tư bản là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Có thể thấy rằng, tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của một doanh nghiệp theo thời gian bằng kết quả kinh doanh. Theo đó, bằng việc sử dụng giá trị thặng dư trong kinh doanh (lợi nhuận) để tái đầu tư tăng vốn, doanh nghiệp đã dần dần nâng cao được
  • 14. 11 năng lực kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình doanh nghiệp có thể tích tụ tư bản để có được vị trí đáng kể trên thị trường đòi hỏi thời gian khá dài. Trong khi đó, TTKT cũng có dấu hiệu của sự tích tụ nhưng không từ kết quả kinh doanh mà từ hành vi “thâu tóm” hoặc “kết hợp” của các doanh nghiệp (tích tụ ngoại sinh). Thứ ba, TTKT đã hoặc có khả năng hình thành nên doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường [20]. Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc thị trường thay đổi theo hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách dồn tất cả năng lực vào một doanh nghiệp duy nhất (doanh nghiệp được sáp nhập hoặc doanh nghiệp mới hình thành). Việc mua lại hoặc liên doanh sẽ hình thành nên các liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập theo mô hình sở hữu để tạo ra nhóm kinh doanh theo kiểu tập đoàn. Vì vậy, cho dù TTKT được thực hiện theo mô hình tích tụ hay liên kết năng lực kinh doanh thì cuối cùng đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh trên thị trường sau khi TTKT sẽ thay đổi so với trước đó. Bởi lúc này, thị trường đột ngột xuất hiện doanh nghiệp, hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh lớn hơn trước mà không phải trải qua quá trình tích tụ tư bản. Cần phải khẳng định rằng, việc TTKT không làm cho thị phần của các doanh nghiệp còn lại trên thị trường giảm đi, song lại làm thay đổi vị trí cạnh tranh của chúng khi so sánh với doanh nghiệp được hình thành từ TTKT. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nghiệp thường có xu hướng TTKT là mong muốn “tăng trưởng”. Bằng nhiều phương thức khác nhau như phát triển hoạt động sản xuất, áp dụng công nghệ mới, cải tiến bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm… hay nói cách khác là thực hiện quá trình “tăng trưởng nội sinh”, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Thực hiện tăng trưởng nội sinh sẽ gây tốn kém về mặt thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp và có thể không đạt hiệu quả nếu các doanh nghiệp không có chiến lược phát triển phù hợp. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành tập trung theo phương thức “tăng trưởng ngoại sinh” thể hiện qua các hành vi như sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh.
  • 15. 12 Tuy nhiên, khi thực hiện quá trình này, các doanh nghiệp có khả năng tiến tới thế độc quyền hoặc giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường, từ đó dễ xảy ra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền để gây hại đến các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng đến trật tự cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. Lúc này, TTKT được hiểu là các hành vi của các doanh nghiệp để thực hiện quá trình tăng trưởng ngoại sinh gây hạn chế cạnh tranh và cần được pháp luật điều chỉnh. 1.2. Tác động của tập trung kinh tế và sự cần thiết phải kiểm soát tập trung kinh tế 1.2.1 Mục tiêu của kiểm soát TTKT Ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát tập trung kinh tế là một bộ phận trong tổng thể các chính sách của Chính phủ, bao gồm chính sách công, chính sách kinh tế và chính sách cạnh tranh. Là một bộ phận của chính sách cạnh tranh nói chung, chính sách kiểm soát TTKT được cụ thể hóa là một trong ba lĩnh vực điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, bao gồm: thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền và kiểm soát TTKT. Các quy định về kiểm soát TTKT có tác động tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc TTKT có khả năng làm phương hại tới cạnh tranh. Việc đưa các quy định về TTKT vào Luật Cạnh tranh là do: - Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham gia vào vụ việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi tác động loại bỏ cạnh tranh của vụ việc TTKT đủ lớn, thị trường sẽ mất dần định hướng hiệu quả kinh tế; đồng thời trong một số trường hợp, doanh nghiệp thành lập sau vụ việc TTKT không cần thực hiện các hành vi có thể vi phạm các quy định mang tính hậu kiểm của Luật Cạnh tranh mà vẫn có thể loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và thu lợi từ thị trường. - Thứ hai, không phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, việc áp dụng các biện pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực thi Luật. Ngoài ra, ngay cả khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu hậu kiểm đối với các vụ việc TTKT bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các biện pháp này cũng rất tốn kém.
  • 16. 13 Như vậy, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng. 1.2.2. Vai trò của việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế đối với nền kinh tế Trong một nền kinh tế, việc một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, sẽ dẫn đến hạn chế cạnh tranh và nếu tồn tại doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì chắc chắn sẽ dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh. Vì thế, Nhà nước cần có cơ chế để kiểm soát các quá trình dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Với tính chất là một sinh hoạt kinh tế, tự do cạnh tranh tự nó có thể dẫn tới nguy cơ cản trở hoặc tiêu huỷ cạnh tranh. Nhà nước có thể lựa chọn nhiều phương cách để ứng xử với hiện tượng này: - Tin vào sự tự điều chỉnh của thị trường, tin vào sự hợp lý của quá trình TTKT hướng tới độc quyền mà chủ trương không can dự (chủ nghĩa tự do); - Can thiệp để tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra bằng cách ngăn chặn độc quyền, chia nhỏ doanh nghiệp độc quyền, cấm thoả thuận để tạo vị thế thống lĩnh thị trường (quan điểm can thiệp để duy trì cạnh tranh); - Chấp nhận vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền của một số doanh nghiệp song giám sát, ngăn ngừa sự lạm dụng vị trí đó (quan điểm giám sát để điều tiết); - Công hữu hoá doanh nghiệp có vị trí độc quyền, đặt chúng dưới sự quản lý của các cơ quan công quản và định hướng hoạt động của chúng vì lợi ích chung (quan điểm công hoá để điều tiết). Trên thực tế, các quốc gia đều tìm cách phối hợp các phương cách kể trên. Trong đó, giải pháp chính vẫn là phối hợp giữa biện pháp can thiệp để duy trì cạnh tranh và khi độc quyền đã diễn ra, tìm cách giám sát để điều tiết, hạn chế việc lạm dụng vị thế độc quyền. Từ những năm 1970, ở Hoa Kỳ xuất hiện nhiều học thuyết về cạnh tranh mới và cũ, trong đó có đề cập vai trò của Nhà nước trong kiểm soát TTKT. Trong các học thuyết đó, trường phái Chicago về kiểm soát độc quyền đã gây được ảnh hưởng
  • 17. 14 mạnh mẽ. Theo trường phái này, cạnh tranh là cuộc chạy đua để xác định những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, Nhà nước có vai trò đảm bảo trật tự chung và chỉ nên can thiệp vào cạnh tranh một cách hạn chế. Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, các cơ quan kiểm soát độc quyền (trong đó có kiểm soát TTKT) nên xem xét ảnh hưởng của hành vi độc quyền dưới hai tiêu chí cơ bản: (i) đối với sự phân bổ có hiệu quả của mọi nguồn lực kinh tế; và (ii) đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – xét về chi phí giao dịch hoặc quy mô sản xuất. Ngoài ra, còn có các trường phái khác, ví dụ như trường phái Harvard mở rộng mục đích của cạnh tranh. Theo đó, cạnh tranh không chỉ phục vụ lợi ích của người tiêu dùng mà còn có nhiều chức năng khác như phân phối, xác định nhu cầu, khuyến khích phát triển công nghệ và phi tập trung hoá quyền lực kinh tế. Bởi vậy, các trường phái này yêu cầu Nhà nước can thiệp mạnh mẽ và linh hoạt hơn, ví dụ gia tăng giám sát thoả thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát sáp nhập và thôn tính, thực hiện chính sách chia nhỏ doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Xác định luận cứ cho việc kiểm soát TTKT một phần nhằm mục đích đặt ra giới hạn điều tiết của Nhà nước đối với các hiện tượng TTKT. Trong các giai đoạn của thị trường, TTKT luôn xuất hiện từ những cơ sở lý luận cơ bản sau: Một là, do sức ép của cạnh tranh trong đời sống kinh doanh. Có hai mức độ TTKT có thể xảy ra là: (1) các nhà kinh doanh tìm mọi cách với thời gian ngắn nhất để có được vị trí cạnh tranh tối ưu trên thị trường; và (2) các doanh nghiệp đang yếu thế cần tập hợp thành liên minh hoặc đơn vị lớn hơn nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại trước đối thủ lớn đang chèn ép họ. Cả hai trường hợp nói trên đều dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp đang từ đối đầu trở thành những đơn vị liên kết và không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bởi vậy, TTKT bắt nguồn ở cạnh tranh nhưng kết quả của nó lại là tiêu diệt cạnh tranh. Hai là, do sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Lịch sử đã chứng minh rằng, mỗi khi thị trường xảy ra khủng hoảng thì một trong những giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tập trung lại để nương tựa vào nhau nhằm tìm kiếm cơ hội tồn tại.
  • 18. 15 Ba là, do nhu cầu phát triển năng lực kinh doanh của thị trường. Dưới góc độ pháp lý, TTKT được các doanh nghiệp thực hiện dựa trên những nguyên tắc căn bản mà pháp luật đã thừa nhận, đó là: quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp và các văn bản pháp luật thừa nhận đã tạo ra chủ quyền cho doanh nghiệp trước Nhà nước và pháp luật. Chủ quyền của doanh nghiệp được thể hiện cơ bản ở hai nội dung: (i) Doanh nghiệp có quyền định đoạt các vấn đề phát sinh trong nội bộ như: quy mô kinh doanh, ngành nghề, kế hoạch và phương hướng kinh doanh, lao động,…; (ii) Doanh nghiệp có quyền tự do liên kết trong kinh doanh, theo đó quyền tự do khế ước bao gồm sự tự chủ trong việc liên kết đầu tư để mua doanh nghiệp khác hoặc liên minh góp vốn thành lập các chủ thể kinh doanh mới. Đồng thời, pháp luật về doanh nghiệp của tất cả các quốc gia đều đã trao cho doanh nhân (trong đó có các doanh nghiêp) quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh. Trên cơ sở đó, các biện pháp tổ chức lại như sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh doanh,….được ghi nhận như là các biện pháp căn bản để doanh nhân chủ động thích ứng các biến động thị trường, phù hợp với năng lực kinh doanh của mình. Như vậy, trong khoa học pháp lý không có nhiều tranh luận về lý do hay cơ sở để thiết lập cơ chế kiểm soát TTKT. Sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia và sự khác biệt này tạo nên đặc thù của pháp luật cho từng quốc gia là phương thức và cơ sở để Nhà nước và pháp luật kiểm soát các vụ việc, các hiện tượng TTKT trên thị trường. 1.3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế Mục tiêu của việc đánh giá các vụ việc TTKT theo quy định của pháp luật cạnh tranh nhằm xác định và ngăn ngừa, hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục đối với những vụ việc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Để xử lý hiệu quả các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, chính sách và quy định kiểm soát TTKT cần xây dựng được một khung đánh giá toàn diện. Trên cơ sở đó, cơ quan cạnh tranh cũng cần đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá các yếu tố giúp đưa ra quyết định một vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hay không.
  • 19. 16 Xuất phát từ bản chất kinh tế của TTKT vừa có tác động tích cực vừa có tác động hạn chế cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh nhiều quốc gia xây dựng cơ chế kiểm soát TTKT thông qua hai cơ chế đó là: (i) cấm các trường hợp TTKT có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường; và (ii) kiểm soát các trường hợp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường. 1.3.1 Quy định về hình thức kiểm soát TTKT Để nhận dạng bản chất của hành vi tập trung kinh tế, ngoài việc phân tích khái niệm, các lý thuyết kinh tế và các luận thuyết của pháp luật cạnh tranh cũng đòi hỏi phải nhận dạng những hình thức biểu hiện của chúng. Trong kinh tế học, tồn tại nhiều tiêu chí để xem xét về hình thức của tập trung kinh tế. Dựa vào mức độ liên kết từ hành vi TTKT người ta chia thành hai loại là TTKT chặt chẽ (hoặc còn gọi là tổ hợp) và tập trung không chặt chẽ (gọi là liên minh lý tài).[5, tr31]. Hình thức tập trung chặt chẽ hay còn gọi là hình thức tờ- rớt (trust) là việc các doanh nghiệp tham gia TTKT chấm dứt tồn tại để hình thành nên một doanh nghiệp thống nhất. Như vậy, việc thống nhất đã hoàn thành cả ở phương diện pháp lý lẫn quản trị doanh nghiệp. Hình thức TTKT này thường được thực hiện bằng biện pháp sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp. Hình thức tập trung không chặt chẽ là việc các doanh nghiệp tham gia vẫn là những chủ thể độc lập dưới góc độ pháp luật, song chúng chịu sự chi phối bởi các doanh nghiệp khác. Bằng các hành vi mua lại hoặc liên doanh, các doanh nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ với nhau để tạo thành một liên minh hoặc một nhóm doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn. Trong đó, bằng quyền của chủ sở hữu, các doanh nghiệp có thể chi phối các doanh nghiệp khác mà nó có phần vốn góp hoặc cổ phần. Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia TTKT trong các cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế – kỹ thuật, TTKT bao gồm tập trung theo chiều ngang, tập trung theo chiều dọc hoặc tập trung theo đường chéo (tập trung hỗn hợp), cụ thể: (i) Tập trung kinh tế theo chiều ngang Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT của các doanh nghiệp tham gia cung ứng cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có khả năng thay thế mật thiết
  • 20. 17 cho nhau. Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh nghiệp tồn tại trên cùng một cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Trước khi thực hiện tập trung kinh tế, các doanh nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ tiềm năng của nhau. Mục tiêu chính của hình thức này là thực hiện hiệu quả theo quy mô (economies of scale), thực hiện mục tiêu chiến lược thị trường (khống chế thị trường hoặc tạo rào cản thị trường)... TTKT theo chiều ngang có thể tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Theo lý thuyết cạnh tranh thì sự gia tăng tập trung theo chiều ngang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh về giá. Về nguyên tắc, khi số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường càng lớn (hoặc mức độ TTKT càng nhỏ) thì nguy cơ để xuất hiện một thế lực khống chế trên thị trường càng nhỏ. Chính vì vậy, khi việc TTKT tạo ra doanh nghiệp có qui mô vượt qua một mức giới hạn nào đó thì việc Nhà nước kiểm soát sự tập trung đó, đánh giá tác động của nó là cực kỳ quan trọng để từ đó có thể quyết định cho phép hay không cho phép các doanh nghiệp này tập trung với nhau. Sáp nhập theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh tranh trên thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ cạnh tranh độc lập trên thị trường. (ii) Tập trung kinh tế theo chiều dọc Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các vụ việc này phát sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán sản phẩm thực hiện tập trung kinh tế. Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo chiều dọc không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy nhiên, cũng có thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị trường. Quan ngại nghiêm trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc TTKT gây ra tác động đóng cửa thị trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất tiến hành TTKT với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và từ chối cung
  • 21. 18 cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các đối thủ cạnh tranh khác. Mục tiêu của sự hợp nhất này thường nhằm giảm chi phí giao dịch (transaction cost economies) hoặc thực hiện những mục tiêu chiến lược thị trường (đảm bảo nguồn cung ứng hoặc nguồn tiêu thụ, ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc dựng rào cản gia nhập thị trường). Hình thức TTKT theo chiều dọc có thể dẫn đến những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến cạnh tranh, cụ thể: (1) Khi một doanh nghiệp có vị thế rất mạnh ở một khâu nào đó (theo nghĩa thị trường một sản phẩm) trong chu trình kinh doanh thì họ có thể tận dụng quyền lực này để gây sức ép đối với khâu có liên quan trước và sau đó (thị trường những người cung ứng hoặc những người tiêu thụ). Thông qua đó, doanh nghiệp này có thể gây khó khăn cho những người cạnh tranh không cùng liên kết với họ; (2) Về cơ bản, sự TTKT theo chiều dọc của các doanh nghiệp sẽ gây khó khăn cho những người mới gia nhập thị trường bởi khả năng nâng cao năng lực hoặc hỗ trợ tài chính và bí quyết kỹ thuật giữa các khu vực thị trường. (iii) Tập trung kinh tế theo dạng hỗn hợp Hình thức này bao gồm các vụ việc TTKT khi các bên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty không cùng sản xuất một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặc tiềm năng. Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình thức TTKT ít gây quan ngại nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được miễn trừ trong các quy định của Luật Cạnh tranh. Lý thuyết về hình thái thị trường độc quyền và độc quyền nhóm (monopoly và oligopoly) không nghiên cứu về ảnh hưởng của hình thức tập trung kiểu này, song thực tiễn cho thấy, chúng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh. Cụ thể là: (1) các doanh nghiệp tham gia tập trung dạng hỗn hợp (conglomerate) có lợi thế cạnh tranh trong việc tiết kiệm được chi phí khi có nhu cầu tín dụng, bảo hiểm, quảng cáo và cả vận tải cũng như trên cơ sở tiềm lực hùng mạnh về tài chính, doanh nghiệp hợp nhất này có thể gây những ảnh hưởng đến chính trị, vận động hậu trường,… hoặc trong công tác đối ngoại, quan hệ công cộng (public relation). (2) Thông qua những hoạt động kinh doanh, các giao dịch qua lại
  • 22. 19 các doanh nghiệp hợp nhất dạng conglomerate có thể có điều kiện để đưa ra những hạch toán hỗn hợp, hạn chế rủi ro về chi phí và thị trường, có được những điều kiện kinh doanh rất thuận tiện và vì thế sẽ gây bất lợi cho những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Hiện tượng này sẽ làm vô hiệu hoá nguyên lý hiệu quả với tư cách là nguyên tắc chọn lọc của nền kinh tế thị trường. (3) Về cơ bản, xã hội không bao giờ mong muốn việc hình thành một thế lực quá hùng mạnh trên thị trường, đe doạ sự kiếm soát thông qua cơ chế thị trường cũng như thông qua sự hợp tác giữa Nhà nước và các hiệp hội. Sự tập trung dạng conglomerate này chính là mối đe doạ đó. [21]. Như vậy, TTKT tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau song tựu chung lại TTKT là cách thức để từ đó các doanh nghiệp tham gia TTKT có sự liên kết với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, quản lý dẫn đến sự hình thành một doanh nghiệp sau TTKT có năng lực cạnh tranh lớn hơn. 1.3.2 Quy định cấm tập trung kinh tế Pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận TTKT là một quyền hợp pháp của doanh nghiệp, tuy nhiên tiếp cận từ “mặt trái” của cạnh tranh, pháp luật đưa ra quy định cấm tập trung kinh tế trong một số trường hợp nhất định nếu việc tập trung kinh tế có tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. - Mục II. Chương VI Luật mẫu về cạnh tranh của UNCTAD quy định: “Các vụ sáp nhập, mua lại, liên doanh hay các hình thức mua lại khác, kể cả việc kiêm nhiệm chức vụ, có tính liên kết ngang, liên kết dọc hay liên kết tập đoàn sẽ bị cấm khi: (i) Giao dịch định tiến hành làm tăng đáng kể khả năng thâu tóm quyền lực thị trường (như việc trao khả năng cho một công ty hay nhóm các công ty cùng hành động để duy trì mức giá có lợi trên mức cạnh tranh trong một thời gian nhất định) và (ii) Thị phần trong nước của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào sau sáp nhập sẽ làm hình thành một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường vì chỉ có một nhóm doanh nghiệp thâu tóm.”[59, tr.11]. - Mục 7, Đạo Luật chống độc quyền Clayton (Clayton Antitrust Act) ban hành năm 1914, 15 U.S.C §18, là đạo luật chống độc quyền liên bang cơ bản về kiểm soát sáp nhập và mua lại tại Hoa Kỳ. Mục 7 của Luật nghiêm cấm bất kỳ giao
  • 23. 20 dịch mua lại cổ phần hoặc tài sản trong các giao dịch ảnh hưởng đến thị trường và “có khả năng dẫn tới hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, hoặc có xu hướng tạo ra độc quyền trên thị trường”. - Mục 50 Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định cấm các vụ việc sáp nhập có tác động, hoặc có khả năng gây tác động làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường trên lãnh thổ bang, thuộc địa hoặc lãnh thổ Úc [28, tr.2]. Pháp luật của rất nhiều quốc gia khác như Pháp, Singapore, Trung Quốc… đều quy định cấm các hành vi mua bán, sáp nhập dẫn tới hoặc có khả năng dẫn tới tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. 1.3.3 Quy định về thông báo tập trung kinh tế Để đánh giá TTKT có thuộc trường hợp bị cấm hay không, một trong những cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế được đặt ra là cơ chế “tiền kiểm”. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, cơ quan cạnh tranh không nên tiêu tốn nguồn lực vào một vụ việc TTKT, trừ khi vụ việc đó có thể gây quan ngại đáng kể đối với thị trường. Có nghĩa là, thay vì xem xét toàn bộ các vụ việc TTKT, cơ quan cạnh tranh cần đặt ra những tiêu chí cụ thể để lựa chọn xem xét các vụ việc TTKT có khả năng gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh. Đồng thời, các tiêu chí này nên được hạn chế trong phạm vi các đối tượng tham gia TTKT hoặc lĩnh vực kinh doanh là đối tượng của giao dịch TTKT giữa các bên liên quan. Để đưa ra quy định về thông báo TTKT, cơ quan cạnh tranh của các nước thường đưa ra ngưỡng thông báo tập trung kinh tế làm điểm bắt đầu cho quy trình kiểm soát TTKT. Ngưỡng thông báo là một tiêu chí được xây dựng dựa trên việc cân bằng giữa mục tiêu kiểm soát các giao dịch tập trung kinh tế diễn ra trên thị trường có thể gây tác hại đến cạnh tranh và chi phí hợp lý cho các bên có liên quan, bao gồm cả chi phí thực hiện việc thông báo của doanh nghiệp và chi phí để cơ quan cạnh tranh tiến hành rà soát các vụ việc có quan ngại đáng kể (chi phí về tài chính, nhân lực, thời gian, v.v). Việc xây dựng cơ chế và hệ thống ngưỡng phù hợp sẽ giúp cơ quan cạnh tranh có thể kiểm soát hiệu quả hơn các giao dịch TTKT có tác động đến cạnh tranh trên thị trường và không gây ra gánh nặng thực hiện các nghĩa vụ về pháp luật cho các doanh nghiệp tham gia.
  • 24. 21 Về cơ bản, có ba cách tiếp cận chính để xây dựng ngưỡng là: Thứ nhất đó là đưa ra tiêu chí “định lượng” về giá trị hoặc quy mô một cách rõ ràng như (i) quy mô của giao dịch mua bán, sáp nhập, (ii) quy mô tài sản của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế, (iii) doanh thu nội địa hoặc doanh thu toàn cầu của các bên tham gia TTKT. Cách tiếp cận thứ hai đó là tiêu chí mang tính chất “kinh tế” gắn với các hình thức giao dịch và việc giao dịch đó có khả năng gây tác động hoặc thay đổi đối với cấu trúc thị trường thông qua việc sử dụng tiêu chí thị phần của các doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan. Cách tiếp cận thứ ba đó là kết hợp cả hai tiêu chí trên khi cơ quan cạnh tranh xác định ngưỡng cần thông báo hoặc ngưỡng an toàn, ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia đã tiến hành thay đổi ngưỡng thông báo TTKT, ngưỡng TTKT sử dụng các tiêu chí khách quan như doanh thu hoặc giá trị tài sản của các bên tham gia TTKT không mang lại nhiều hiệu quả trong việc dự báo tác động cạnh tranh của giao dịch TTKT.[8] Đa phần các quốc gia đều sử dụng ngưỡng thông báo TTKT dựa trên tiêu chí doanh thu trên thị trường nội địa. Trong khi đó, một số khác lại sử dụng ngưỡng thông báo kép, bao gồm cả hai chỉ tiêu là doanh thu trên thị trường nội địa và doanh thu trên thị trường toàn cầu. Với những quốc gia sử dụng ngưỡng thông báo kép này, tổng doanh thu toàn cầu của các bên tham gia TTKT thường được xác định ở mức tương đối cao nhằm tránh việc phải nhận quá nhiều hồ sơ thông báo. Kết quả là, các giao dịch chỉ mang tính chất quốc gia, dù có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên bình diện nội địa, lại bị bỏ sót do không đáp ứng được tiêu chí về doanh thu trên phạm vi toàn cầu. Trong những trường hợp như vậy, một hệ thống ngưỡng thông báo TTKT sử dụng cả tiêu chí về doanh thu kết hợp và doanh thu của từng doanh nghiệp tham gia vào giao dịch TTKT trên thị trường nội địa có thể giúp nắm bắt tốt hơn các giao dịch có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Mặc dù cách tiếp cận này sẽ không giúp đạt được mục đích hạn chế số lượng thông báo TTKT mà cơ
  • 25. 22 quan cạnh tranh phải tiếp nhận nhưng lại giúp làm tăng tỷ lệ các vụ việc có vấn đề được thông báo lên cơ quan cạnh tranh. Một số quốc gia đã cân nhắc tới việc áp dụng ngưỡng thông báo theo tiêu chí thị phần nhằm phản ánh chính xác hơn khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT. Tuy nhiên, sau quá trình xem xét, các quốc gia này đã loại bỏ phương án này do những khó khăn mà nó gây ra cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục thông báo TTKT. Một số trong đó thậm chí còn chỉ ra rằng ngưỡng thông báo sử dụng tiêu chí thị phần không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận rộng rãi. 1.3.4 Quy định về đánh giá tác động của tập trung kinh tế Mục tiêu của việc phân tích tác động cạnh tranh trong rà soát các vụ việc TTKT theo chiều ngang là nhằm đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thông qua việc tạo lập hoặc củng cố khả năng hay động lực của doanh nghiệp trong việc lạm dụng sức mạnh sau TTKT bằng các hành vi đơn phương hoặc kết hợp với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trên thị trường. Do đó, khi đánh giá tác động cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường cân nhắc xem sau vụ việc TTKT có khả năng dẫn đến các hành vi lạm dụng đơn phương hoặc kết hợp hay không. Hai cách đánh giá này được coi là hai khung đánh giá cạnh tranh để xem xét một vụ việc TTKT. Kinh nghiệm cho thấy, việc đánh giá tác động cạnh tranh, dù trong khuôn khổ hành vi đơn phương hay kết hợp, cần được dựa trên các phân tích về mặt kinh tế và điều kiện thực tế của từng vụ việc. a) Tác động đơn phương Khi phân tích tác động đơn phương của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh thường tập trung đánh giá liệu doanh nghiệp hình thành sau TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan thông qua việc tạo lập, củng cố vị thế trên thị trường và gia tăng khả năng và động lực của doanh nghiệp đó trong việc lạm dụng sức mạnh thị trường một cách độc lập. Một số yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá tác động đơn phương của vụ việc TTKT:
  • 26. 23 - Vị thế của các bên tham gia TTKT: được đánh giá thông qua tiêu chí thị phần, vị trí trên thị trường xét về mặt thị phần, các đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện TTKT; - Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT: được đánh giá thông qua việc xem xét các tiêu chí thị phần, sự khác biệt về thị phần giữa doanh nghiệp hình thành sau TTKT với các đối thủ cạnh tranh, dư thừa năng lực cung ứng, mức độ khác biệt hóa sản phẩm; - Áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng: được đánh giá qua các tiêu chí như việc nhập khẩu và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới, sự hiện diện của thị trường sản phẩm và thị trường địa lý thay thế gần cho thị trường liên quan đang xem xét, tính cạnh tranh trong các thị trường liên hệ theo chiều dọc đối với thị trường đang xem xét; - Hiệu quả kinh tế và năng lực hiện tại của các bên tham gia TTKT. b) Tác động kết hợp Khi phân tích tác động kết hợp của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh thường đánh giá xem điều kiện thị trường sau vụ việc TTKT có làm gia tăng khả năng các doanh nghiệp trên thị trường cấu kết ngầm với nhau hoặc tăng cường sự liên kết hiện tại, gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan. Khi đánh giá về khả năng cấu kết ngầm giữa các doanh nghiệp, cần lưu ý một số điều kiện giúp thực hiện thành công sự cấu kết đó, bao gồm: (a) khả năng xác định điều kiện cấu kết, (b) khả năng phát hiện vi phạm trong quá trình cấu kết và (c) khả năng trừng phạt những vi phạm đó. Ngoài ra, cũng cần đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trước khi thực hiện TTKT và các yếu tố có tác động kìm hãm hoặc ngăn cản sự cấu kết giữa các doanh nghiệp đó sau khi vụ việc TTKT được thực hiện. Trong quá trình đánh giá này, cần xem xét tất cả các bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thể thu thập được, bao gồm điều kiện thị trường trước khi thực hiện TTKT có thể gây bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp và tác động của vụ việc TTKT lên các điều kiện thị trường đó.
  • 27. 24 Tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp Việc đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp thường được xem xét đối với các giao dịch TTKT theo chiều ngang, có nghĩa là xác định hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan. Tác dụng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm xác định một khuôn khổ thị trường, trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác động trực tiếp từ hành vi cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường. Do đó, việc xác định mức độ tập trung của thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá sơ bộ xem một vụ việc TTKT có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không, do mức độ cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến doanh nghiệp sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Theo đó, thị trường có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau TTKT càng thấp. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm: thị phần, mức độ tích tụ thị trường. Trong đó, mức độ tích tụ thị trường thường được sử dụng bằng: (i) Chỉ số CR (CR là chữ viết tắt từ thuật ngữ Concentration Ratio): chỉ số CR được tính bằng tổng thị phần của các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường, thể hiện quy mô tương đối của nhóm doanh nghiệp này so với tổng dung lượng thị trường. Các chỉ số tập trung thường được sử dụng nhất là tỷ lệ tập trung mức 3 hoặc 5 doanh nghiệp (CR3 hoặc CR5). (ii) Chỉ số HHI (HHI là chữ viết tắt từ thuật ngữ Hirschman – Herfindahl Index – là tác giả của phương pháp tính HHI): Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường, và có giá trị từ 0 đến 10.000. Chỉ số HHI được sử dụng là công cụ đo lường quy mô của doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Theo thông lệ quốc tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh thường phân loại các thị trường theo cơ sở sau: HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung 1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải
  • 28. 25 HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới và mở rộng sản xuất Ngay cả khi một vụ việc TTKT làm tăng mức độ tập trung thị trường thì nó cũng chưa chắc đã làm nảy sinh các vấn đề về cạnh tranh nếu các doanh nghiệp khác vẫn có thể dễ dàng gia nhập thị trường hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường nếu: (i) sự thay đổi về giá tạo ra động lực hay khuyến khích doanh nghiệp mới gia nhập; và (ii) các rào cản gia nhập không cao. Bên cạnh các rào cản cấu trúc (ví dụ như lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các doanh nghiệp hiện hữu, hoặc việc sở hữu các tài sản hay công nghệ then chốt), còn có các rào cản gia nhập dạng hành vi, ví dụ như các doanh nghiệp hiện tại sẽ đối phó với doanh nghiệp mới gia nhập bằng cách đưa ra mức giá rất thấp hoặc bằng việc đầu tư mở rộng sản xuất đến mức dư thừa để ngăn cản việc gia nhập. Việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải có tính thực tế khi các bên liên quan sau TTKT tìm cách thực hiện hành vi lạm dụng. Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới cũng cần phải bền vững và đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và lâu dài trên thị trường sau khi vụ việc TTKT được thực hiện. Đồng thời, cũng cần tính đến khả năng chuyển đổi của người tiêu dùng thông qua chi phí thay đổi sản phẩm đang được sử dụng. Đối thủ mới có thể được xem xét từ khía cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu hoặc sự thay thế về cung. Ngoài ra, cũng cần tính đến khả năng mở rộng năng lực sản xuất hoặc chiến lược định vị lại sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Trong trường hợp các đối thủ mới có thể tham gia thị trường ngay lập tức (trong một thời gian ngắn, không tốn nhiều chi phí) thì cần phải coi đó là các chủ thể hiện hữu trên thị trường liên quan chứ không phải là đối thủ tiềm năng. Về lý thuyết, nếu việc gia nhập thị trường là dễ dàng thì lợi nhuận độc quyền của thị trường sau vụ TTKT (thu được từ việc hạn chế sản lượng và nâng giá) sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia thị trường và tạo sức ép giảm giá xuống mức giá trước khi thực hiện TTKT. Trong trường hợp ngược lại, nếu việc gia nhập thị trường là khó khăn, nói cách khác, nếu tồn tại rào cản gia nhập thị trường thì khả
  • 29. 26 năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới sẽ bị hạn chế và doanh nghiệp hình thành sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình trong một khoảng thời gian đủ dài. Trong những trường hợp như vậy, sẽ phải có sự can thiệp của pháp luật để ngăn chặn các tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của vụ việc TTKT. Hầu hết các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định về TTKT của các cơ quan cạnh tranh trên thế giới đều nhấn mạnh việc đánh giá xem khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới hoặc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng như thế nào trong việc hạn chế các tác động gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT. Các cơ quan này đều thống nhất rằng, để thực sự có hiệu quả trong việc hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT thì việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải khả thi, kịp thời và ở quy mô, phạm vi đủ lớn. Ở nhiều quốc gia, có sự phân biệt giữa khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn và trong trung hạn. Ví dụ, theo quan điểm của cơ quan cạnh tranh Châu Âu và Hoa Kỳ, khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn được coi là một dạng của thay thế về cung, do đó, các doanh nghiệp tiềm năng gia nhập thị trường cũng được tính vào thị trường liên quan và khả năng gia nhập thị trường trong trung hạn được sử dụng để đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT. Sức mạnh của bên mua Thông thường, trong trường hợp khách hàng có đủ sức mạnh đàm phán có thể tự mình hạn chế hành vi của doanh nghiệp sau TTKT, vụ việc TTKT đó sẽ không gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh. Tuy nhiên, sức mạnh của bên mua không chỉ đơn thuần xuất hiện thông qua sự tồn tại của các khách hàng lớn. Ngay cả các khách hàng lớn cũng có thể không có khả năng thể hiện sức mạnh đàm phán của mình trong những trường hợp như phải mua các hàng hóa đặc thù, thiếu nguồn cung thay thế hoặc không tìm được các nguồn cung thay thế tin cậy. Doanh nghiệp phá sản Việc phân tích cấu trúc thị trường đòi hỏi phải so sánh tình trạng cạnh tranh trên thị trường trong hai trường hợp: khi vụ việc TTKT được thực hiện và khi vụ
  • 30. 27 việc TTKT không được thực hiện. Nếu một trong số các doanh nhiệp tiến hành TTKT thực sự rơi vào tình trạng phá sản, cần phải so sánh cấu trúc của thị trường trong trường hợp cho phép thực hiện vụ việc TTKT với trường hợp để doanh nghiệp đó phá sản hoặc trường hợp để cho doanh nghiệp khác không phải là một bên của vụ việc TTKT mua lại doanh nghiệp bị phá sản đó. Trên thực tế, các vụ việc TTKT hiếm khi đáp ứng được các tiêu chí được sử dụng để phân tích trong trường hợp một bên tham gia TTKT lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, có quan điểm cho rằng, nếu cứ để doanh nghiệp phá sản rút khỏi thị trường thì ngay lập tức, cạnh tranh sẽ gia tăng do các doanh nghiệp còn lại trên thị trường sẽ phải nỗ lực cạnh tranh để giành các khách hàng của doanh nghiệp vừa rời bỏ thị trường đó. Hiệu quả kinh tế Một vụ việc TTKT có thể sẽ không có vấn đề nếu chứng minh được hiệu quả kinh tế của vụ việc đó. Tính hiệu quả có thể được thể hiện thông qua tác động tích cực đến cạnh tranh trên thị trường khiến cho cạnh tranh không bị suy giảm cho dù số lượng đối thủ cạnh tranh bị giảm đi sau vụ việc TTKT. Ví dụ, vụ việc TTKT giúp hạ thấp chi phí cận biên của doanh nghiệp sau TTKT hoặc nâng cao khả năng cải tiến công nghệ của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá lợi ích thu được từ việc nâng cao hiệu quả kinh tế thường được sử dụng để đánh giá cạnh tranh trên thị trường và không cần phải so sánh giữa lợi ích thu được với tác động phản cạnh tranh của vụ việc. Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp lợi ích kinh tế được gia tăng trong khi cạnh tranh bị suy giảm. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế có thể được so sánh với tác động phản cạnh tranh để đánh giá xem, cuối cùng, lợi ích của người tiêu dùng (hoặc tổng phúc lợi xã hội) có tăng lên hay không. Điểm quan trọng nhất là phải chứng minh được lợi ích về mặt kinh tế hoặc tác động tổng hợp tới cạnh tranh của vụ việc TTKT sẽ được chuyển tới tay người tiêu dùng. Không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng lớn hơn so với tác động phản cạnh tranh. Trong một số trường hợp, cần phải có một số áp lực cạnh tranh nhất định thì mới đảm bảo đạt được một kết quả có lợi. Ở đây, việc đánh giá lợi ích kinh tế cũng
  • 31. 28 có liên quan tới việc đánh giá và đưa các biện pháp khắc phục, theo đó, các biện pháp khắc phục cần tương xứng để hạn chế tác động phản cạnh tranh nhưng cũng cần đảm bảo phát huy các lợi ích kinh tế thu được từ vụ việc TTKT. 1.3.5 Quy định về biện pháp khắc phục và nguyên tắc áp dụng Trong một số trường hợp, để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế, vụ việc TTKT cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khôi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc TTKT. Để đạt được mục đích này, cần phải lựa chọn các biện pháp khắc phục thông qua việc so sánh giữa hiệu quả hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc với gánh nặng thực hiện các biện pháp đó và chi phí phát sinh. Theo khuyến nghị của ICN, “quy định và quy trình thực hiện biện pháp khắc phục cần đảm bảo tính hiệu quả và khả năng giám sát thực hiện biện pháp khắc phục đó”.[47; tr.4-5]. Các cơ quan cạnh tranh khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào phép thử cạnh tranh mà họ sử dụng và thẩm quyền được trao trong việc quyết định các yếu tố lợi ích liên quan tới TTKT. Nếu một vụ việc TTKT có khả năng gây hại cho cạnh tranh mà không thể tìm ra một biện pháp khắc phục phù hợp thì, thông thường, vụ việc TTKT đó sẽ bị cấm. Trong trường hợp có thể tìm được các biện pháp khắc phục phù hợp, thì các bên tham gia TTKT sẽ có nhiều động lực để đề xuất các biện pháp phù hợp. Do đó, trách nhiệm đề xuất biện pháp khắc phục thường do các bên tham gia TTKT thực hiện. Để có được cách xử lý hiệu quả và kịp thời, các cơ quan cạnh tranh thường tìm cách thông báo cho các bên liên quan trong thời gian sớm nhất về bản chất và phạm vi của các vấn đề cạnh tranh mà họ cho rằng cần phải giải quyết trước khi thông qua một vụ việc TTKT. Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc và các biện pháp về mặt hành vi. Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện một lần nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường như bán lại tài sản, cơ cấu lại doanh nghiệp đã mua bán, sáp nhập.
  • 32. 29 Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Một số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên quan đến chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, thường khó phân định xem thuộc nhóm nào. Để đảm bảo tính hiệu quả, một gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu trúc và hành vi. Nhiều cơ quan cạnh tranh đề cao vai trò của các giải pháp mang tính cấu trúc hơn so với các giải pháp về hành vi, đặc biệt đối với các vụ việc TTKT theo chiều ngang. Giải pháp mang tính cấu trúc, như buộc bán lại một phần doanh nghiệp, thường hiệu quả hơn bởi nó giúp trực tiếp giải quyết nguyên nhân gây ra tác động phản cạnh tranh, đồng thời, không làm phát sinh chi phí giám sát thực hiện cũng như hạn chế sự bóp méo thị trường. - Giải pháp gia tăng cạnh tranh theo chiều ngang bao gồm 3 loại biện pháp khắc phục như sau: + Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường theo chiều ngang để loại bỏ đối thủ và hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm bán kèm (tying & bundling), bán phá giá và sử dụng hợp đồng độc quyền hoặc có thời hạn dài. + Biện pháp ngăn ngừa doanh nghiệp sử dụng mối quan hệ theo chiều dọc để bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Điều này có thể thấy rõ qua trường hợp khi doanh nghiệp sau TTKT có thể kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc cơ sở hạ tầng thiết yếu mà các doanh nghiệp khác cũng cần có để cạnh tranh. Các biện pháp bao gồm: cho phép các doanh nghiệp khác tiếp cận các yếu tố đầu vào thiết yếu và quản lý giá, điều khoản và điều kiện tiếp cận. + Các biện pháp nhằm thay đổi hành vi của người mua để khuyến khích cạnh tranh. Những biện pháp này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin cho người mua và tạo điều kiện dễ dàng cho người mua có thể chuyển đổi nhà cung cấp, ví dụ như, yêu cầu quá trình đấu thầu mở. - Kiểm soát kết quả: Nhóm giải pháp này ngăn chặn tác động phản cạnh tranh thông qua các biện pháp kiểm soát trực tiếp hệ quả của vụ việc TTKT như ấn định mức giá trần, buộc phải ký cam kết cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu…
  • 33. 30 Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số biện pháp về mặt hành vi nêu trên đã được quy định trong luật cạnh tranh liên quan tới việc điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Do đó, nhiều quốc gia không đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục. Một số quốc gia khác vẫn đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục nhằm giúp cho việc thực thi trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các hệ thống pháp luật cạnh tranh đòi hỏi phải chứng minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trên thị trường liên quan. 1.3.6 Thời gian xem xét và rà soát vụ việc TTKT Theo quy định của luật cạnh tranh các nước, thời gian trung bình để xem xét và rà soát các vụ việc tập trung kinh tế thường trong khoảng 45 đến 90 ngày, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các vụ việc và quy định về các giai đoạn khác nhau khi tiến hành rà soát một vụ việc. Cụ thể: - Hoa Kỳ quy định thời hạn xem xét thông thường là 30 ngày đối với các vụ việc đơn giản và không gây nhiều tác động quan ngại tới cạnh tranh trên thị trường (giai đoạn rà soát lần 1). Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp và có một số quan ngại cần giải quyết hoặc rà soát để đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp, Ủy ban thương mại lành mạnh hoặc Bộ Tư pháp có 90 ngày để xem xét đánh giá nội bộ, đưa ra các biện pháp khắc phục cần thiết nhằm loại bỏ các quan ngại có thể xảy ra trong vụ việc. Trong quá trình xem xét, cơ quan cạnh tranh cần chú ý đến việc không tạo ra các thủ tục hành chính, tốn kém hoặc gây chậm trễ đối với các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. - Luật Cạnh tranh Pháp quy định rằng cơ quan cạnh tranh có 25 ngày làm việc để xem xét và đưa ra quyết định về việc tập trung kinh tế có thuộc đối tượng kiểm soát của pháp luật cạnh tranh hay không. Trong trường hợp các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm hoặc giải quyết các quan ngại tiềm ẩn của vụ việc đối với cạnh tranh trên thị trường, cơ quan cạnh tranh có thể gia hạn thêm 15 ngày làm việc để xem xét các điều kiện và các hình thức khắc phục đó. Sau khi chính thức tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của các doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh sẽ có 65 làm việc để chính thức rà soát và trả lời cho doanh nghiệp về việc có được phép thực hiện sáp nhập hay không.
  • 34. 31 - Theo quy định Luật chống độc quyền Nhật Bản, Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC) sẽ xem xét và đánh giá hồ sơ vụ việc trong vòng 30 ngày. Trong các trường hợp phức tạp, JFTC có thể rà soát lần hai trong vòng 30 ngày tiếp theo, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nộp báo cáo bổ sung. Sau 60 ngày, JFTC sẽ hoàn thành báo cáo sơ bộ và thu thập ý kiến các doanh nghiệp và các bên liên quan và lấy ý kiến trong vòng 30 ngày về bản báo cáo đó. Cuối cùng, JFTC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về việc cho phép, cho phép có điều kiện hoặc không cho phép các bên thực hiện mua bán, sáp nhập. Như vậy, tổng cộng JFTC có 90 ngày để xem xét và xử lý vụ việc TTKT sau khi các doanh nghiệp TTKT nộp đầy đủ hồ sơ thông báo. Tương tự với Nhật Bản, quy trình rà soát tập trung kinh tế của cơ quan cạnh tranh Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng là 90 ngày kể từ khi các bên liên quan nộp đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. - Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc quy định việc thực hiện rà soát vụ việc tập trung kinh tế trong vòng 40 ngày làm việc, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm 20 ngày. 1.3.7 Quy định về điều tra, xử lý vi phạm trong kiểm soát TTKT Hoạt động kiểm soát TTKT không chỉ dừng lại ở giai đoạn “tiền kiểm” mà còn bao gồm cả quá trình “hậu kiểm”. Thông thường, giai đoạn này nằm trong quá trình tố tụng cạnh tranh. Trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về TTKT (không thông báo TTKT, thực hiện TTKT thuộc trường hợp bị cấm, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra vụ việc. Trường hợp kết luận có vi phạm về TTKT thì các vi phạm này sẽ bị xử lý bởi các biện pháp chế tài hành chính, trong đó bao gồm hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi TTKT, thông thường là các hành vi TTKT chuẩn bị tiến hành hoặc đang tiến hành. Thậm chí, các doanh nghiệp vi phạm buộc phải khắc phục tình trạng vi phạm đã gây ra cho cấu trúc thị trường như tái cơ cấu, buộc trở về tình trạng đầu. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm việc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh
  • 35. 32 nghiệp đã mua. Các biện pháp khắc phục loại này là rất quan trọng, vì chúng sẽ giúp loại bỏ yếu tố tiêu cực, dẫn đến không còn khả năng gây hạn chế cạnh tranh nữa. Tiểu kết chương 1 Như vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước về pháp luật kiểm soát TTKT, ta thấy pháp luật kiểm soát TTKT có các đặc điểm chủ yếu sau: - Pháp luật kiểm soát TTKT là lĩnh vực pháp luật công, mang tính quyền lực nhà nước được thiết lập ra nhằm điều chỉnh các hoạt động kiểm soát tập trung quyền lực thị trường với mục tiêu duy trì và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật kiểm soát TTKT bao gồm cả luật nội dung là các quy định cấm và các quy định hướng dẫn xác định thị trường liên quan, thị phần, các quy định tiêu chí đánh giá tác động và luật hình thức là các quy định về trình tự, thủ tục xem xét, thẩm định, điều tra, xử lý vụ việc. - Hoạt động kiểm soát TTKT bao gồm một quy trình gồm nhiều công đoạn với nội dung là sự phối hợp của các hoạt động như phân tích, đánh giá tác động và thực hiện các quyết định có tính hành chính. Cơ chế kiểm soát TTKT như vậy cần thiết phải đảm bảo của hai thành tố quan trọng: (i) Về mặt pháp lý, cơ chế phải được vận hành trên cơ sở các quy định pháp luật về hình thức, phạm vi kiểm soát TTKT và xác định ngưỡng kiểm soát TTKT; (ii) Về mặt thể chế, các quy định này cần phải được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh có chức năng kiểm soát TTKT với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp nhận và đánh giá tác động kinh tế của vụ TTKT cũng như thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục thông báo TTKT. - Kiểm soát TTKT mặc dù là một hình thức kiểm soát của Nhà nước nhưng không ảnh hưởng đến quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về kiểm soát đối với hoạt động TTKT không phải nhằm mục đích ngăn cấm hoặc cản trở nó trong hoạt động thị trường, đồng thời quyền tự chủ của doanh nghiệp cũng phải được thực hiện trên cơ sở sự điều tiết của pháp luật. Việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, về bản chất là giúp đảm bảo cho thị trường và sự cạnh tranh diễn ra công bằng, lành mạnh, loại trừ những tác động
  • 36. 33 xấu đến cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật kiểm soát TTKT không có bản chất cấm đoán hoặc mang nặng tính chất công quyền, áp đặt mà trái lại, đây là các quy định pháp luật đi song hành và tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về kiểm soát TTKT là điều kiện thuận lợi cho việc các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đánh giá tác động đến thị trường của cơ quan quản lý cạnh tranh, các hoạt động kiểm soát TTKT vẫn đảm bảo sự tự chủ của doanh nghiệp và dựa trên cơ sở tương tác với cơ quan quản lý cạnh tranh, bao gồm việc thông báo TTKT, tính toán thị phần, doanh thu, doanh số, thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, khắc phục hậu quả của vụ việc TTKT… Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và các quy định chung của các nước về pháp luật kiểm soát TTKT cũng là những căn cứ khoa học để xem xét, đối chiếu với các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, để từ đó có những so sánh, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của Luật Cạnh tranh Việt Nam.
  • 37. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ 2.1. Khái quát các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam Trước khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, Luật Công ty năm 1990 ghi nhận quyền quyết định việc sáp nhập công ty TNHH của các thành viên, quyền chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên công ty TNHH và công ty cổ phần; Điều 20 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 quy định việc sáp nhập là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước. Tương tự, Điều 44 Luật Hợp tác xã năm 1997 ghi nhận quyền hợp nhất các hợp tác xã với nhau. Tuy nhiên, các quy định kể trên đơn giản là việc ghi nhận các quyền cơ bản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc thành viên của công ty. Ngay cả thủ tục để thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất chưa được quy định cụ thể. Luật Doanh nghiệp năm 1999 thay thế Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 ghi nhận khá đầy đủ về các giải pháp tổ chức lại công ty, trong đó có hai giải pháp liên quan trực tiếp đến TTKT là sáp nhập và hợp nhất công ty; ngoài ra các quy định về chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần, phát hành cổ phần, cổ phiếu được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn so với hai đạo luật mà nó kế thừa. Ngoài Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định và xây dựng lộ trình, thủ tục thực hiện các biện pháp tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước gắn liền với TTKT như sáp nhập, hợp nhất, khoán, cho thuê, bán toàn bộ hoặc một phần công ty nhà nước. Đặc trưng của giai đoạn này là pháp luật chưa nhìn nhận việc sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần và liên doanh thành lập doanh nghiệp từ góc độ cạnh tranh. Các chế định trong các văn bản pháp luật nói trên chỉ giải quyết vai trò quản lý nhà nước về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và ghi nhận cũng như bảo đảm cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa đề cập đến nhiệm vụ quản lý, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, an toàn cho nền kinh tế. Nói cách khác, trong giai đoạn này, pháp luật thiên về tổ chức doanh nghiệp, về việc thực thi quyền đầu tư, quyền sở hữu trong doanh nghiệp. Các vấn
  • 38. 35 đề nói trên chưa được giải quyết bởi pháp luật cạnh tranh. Có thể lý giải tình trạng trên từ nhiều nguyên nhân khác nhau song cơ bản có lẽ từ nhiệm vụ cơ bản của pháp luật kinh tế trong giai đoạn này là xây dựng các thiết chế cơ bản để hình thành thị trường, nhiều lĩnh vực pháp luật của thị trường hiện đại chưa được tiếp nhận và xây dựng tại Việt Nam, trong đó có pháp luật cạnh tranh mà cụ thể là chế định về tập trung kinh tế. Bối cảnh kinh tế của Việt Nam tại thời điểm này, đang trong quá trình chuyển đổi và là một nước có nền kinh tế đang phát triển, quy luật tất yếu và đòi hỏi nội tại của nền kinh tế là quá trình “tích tụ kinh tế” như là nền tảng cho sự tăng trưởng. Mặt khác, thực tiễn đã cho thấy việc gia tăng sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia (TNC) tại Việt Nam là hệ quả của quá trình hội nhập ngày một sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới sẽ khiến cho các hoạt động TTKT ở quy mô có khả năng chi phối thị trường xuất hiện trong tương lai ngày càng nhiều. Chính vì vậy, xuất phát từ sự cần thiết phải kiểm soát các hoạt động TTKT để tránh tình trạng hình thành các doanh nghiệp lớn có sức mạnh khống chế thị trường, khung pháp lý cho phép các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động TTKT là một đòi hỏi cấp thiết từ cả thực tiễn khách quan và chủ quan. Luật Cạnh tranh năm 2004 là văn bản đầu tiên quy định một cách toàn diện các vấn đề về cạnh tranh và chính thức đặt các vấn đề về sáp nhập hợp nhất, chuyển nhượng vốn, cổ phần, tài sản và liên doanh dưới góc độ của việc bảo vệ thị trường cạnh tranh. Các nguyên tắc mà Luật Cạnh tranh quy định đã có những ảnh hưởng nhất định đến các lĩnh vực pháp luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán…. Cụ thể là, ngoài những quy định về thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý, hoạt động và tổ chức lại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003) đã tiếp thu các nguyên tắc kiểm soát sáp nhập hợp nhất của Luật Cạnh tranh; Luật Đầu tư ghi nhận các hình thức đầu tư có liên quan đến TTKT như mua chi nhánh, mua công ty…. Như vậy, các quy định về TTKT là tương đối đồng bộ và nhất quán trong các văn bản pháp luật liên quan.