SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN KIM PHƯỢNG
PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành : Luật kinh tế
Mã số : 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN
HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Kim Phượng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP ................. 5
1.1. Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp...................................... 5
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kế toán doanh nghiệp.................... 22
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................... 26
2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý của kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
...................................................................................................................... 26
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay................................................................................................................ 28
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ .............................................................................................................. 65
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật kế toán doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội .......................................................................................................... 65
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kế toán
doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................................................ 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
BCTC Báo cáo tài chính
CTKT Công tác kế toán
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
IASs Hệ thống kế toán
IFRSs Chuẩn mực quốc tế về kế toán
SXKD Sản xuất kinh doanh
HTTK Hệ thống tài khoản
HTX Hợp tác xã
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NSNN Ngân sách Nhà nước
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ quốc gia nào và dù là các doanh nghiệp trong hay ngoài nước,
kế toán cũng đều chiếm một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong quá trình
vận hành và hoạt động của doanh nghiệp đó. Kế toán doanh nghiệp là một trong
những khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghề kế toán đòi hỏi người làm phải năng động, sáng tạo, trung thực và cẩn thận,
kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả và đáng
tin cậy.
Những năm qua ở Việt Nam, cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường nói chung, Nhà nước ta cũng đã chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kế toán trong đó có kế toán doanh nghiệp. Pháp luật trong lĩnh vực này đã quy
định cụ thể theo tất cả các thành phần kế toán; xác định rõ nhiệm vụ, đối tượng và
các yêu cầu đối với kế toán doanh nghiệp… Chính vì vậy, pháp luật về kế toán
thời gian qua đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán
của doanh nghiệp mình, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện tốt các chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính kế toán
trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đã đạt được, pháp luật về kế toán vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập như
thiếu tính đồng bộ, có nhiều vấn đề về nghiệp vụ chưa được hướng dẫn chi tiết,
kịp thời.
Để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn các nhận định trên, học viên quyết định
chọn đề tài “Pháp luật về kế toán doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hà
Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Không thể phủ nhận rằng pháp luật về kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trongcông tác quảnlý của Nhà nước đối vớicáchoạt độngkinh doanhcủa doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công
trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến vấn đề kế toán doanh nghiệp, cả từ khía cạnh
2
kinh tế cũng như khía cạnh pháp lý, mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu từ góc
độ pháp lý về vấn đề kế toán doanh nghiệp là không nhiều.
Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây có đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận văn:
- Giáo trình “Pháp luật kế toán” của Học viện ngân hàng năm 2012;
- Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài: “Thực trạng pháp luật kế toán ở Việt
Nam hiện nay và hướng hoàn thiện” của Vũ Quốc Việt, Viện Đại học Mở Hà Nội,
năm 2015;
- Bài viết: “Sửa đổi Luật kế toán cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập”
của tác giả Phúc Khang đăng trên báo Kiểm toán số 21/2013;
- Bài viết: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán, nâng cao chất lượng hoạt
động kế toán – kiểm toán và hội nhập quốc tế” của ThS. Phan Dũng đăng trên tạp
chí Phát triển và hội nhập số 12 tháng 9, 10/2013...
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên mới chỉ dừng lại
ở việc phân tích các quy định của pháp luật kế toán nói chung mà chưa đi sâu vào
phân tích thực trạng pháp luật tại một vùng địa lý cụ thể. Do đó, chưa thấy được
rõ thực tế thực hiện quy định pháp luật kế toán ở các đơn vị kế toán tại nơi đó như
thế nào. Với cách nhìn nhận và đánh giá như vậy, tác giả luận văn cho rằng công
trình nghiên cứu khoa học pháp lý ở cấp độ luận văn thạc sĩ về đề tài: “Pháp luật
về kế toán doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hà Nội” là cần thiết và có ý
nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá toàn diện về thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kế toán
doanh nghiệp ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lí luận về kế toán doanh nghiệp và pháp luật kế toán
doanh nghiệp, cấu trúc của pháp luật về kế toán doanh nghiệp, các nguyên tắc
điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hoạt động kế toán;
3
- Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp cũng như thực tiễn
áp dụng pháp luật về kế toán doanh nghiệp hiện nay, chỉ ra những khó khăn,
vướng mắc mà các doanh nghiệp – với tư cách là đơn vị kế toán đã và đang gặp
phải trong quá trình thực hiện pháp luật, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, lý thuyết
về kế toán doanh nghiệp; các quy định của pháp luật kế toán doanh nghiệp và thực
tiễn thực hiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam; các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các quy định của pháp luật
kế toán Việt Nam hiện đang áp dụng cho các đơn vị kế toán là doanh nghiệp ở
Việt Nam từ khi Luật kế toán ra đời cho đến thời điểm hiện tại. Việc nghiên cứu
thực tiễn được khảo sát chủ yếu tại các đơn vị kế toán là doanh nghiệp có trụ sở
chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật
biện chứng của học thuyết Mác - Lê Nin về Nhà nước và pháp luật; các lý
thuyết về kế toán doanh nghiệp nói chung và pháp luật về kế toán doanh
nghiệp nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu thông dụng trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp phân tích,
tổng hợp; phương pháp hệ thống, khái quát hóa; phương pháp thống kê, khảo sát
thực tiễn - xã hội học kiểm chứng; phương pháp so sánh, đối chiếu…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về ý nghĩa lý luận, luận văn hướng đến mục tiêu đánh giá toàn diện về thực
trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng cơ
sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về kế toán ở Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận văn đánh giá thực
4
trạng áp dụng pháp luật về kế toán tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra các ưu điểm
bên cạnh những hạn chế, bất cập trong thực tế thi hành pháp luật về kế toán
doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó nhằm
xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật
về kế toán doanh nghiệp.
Các kiến nghị của luận văn có thể được dùng để nghiên cứu, xem xét áp
dụng khi sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp và pháp luật về
kế toán doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội và một số kiến nghị.
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH
NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kế toán và kế toán doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm kế toán và các loại hình kế toán
Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, các tài liệu kế
toán được xác định như một tấm gương phản chiếu toàn bộ hoạt động kinh tế nói
chung, quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng. Xét về phương diện lý thuyết, khái
niệm “kế toán” có thể được tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu về “kế toán”:
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khái niệm “kế toán”được
giải thích như sau: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán, phản ánh bằng con
số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt
động kinh tế, qua đó mà giám đốc nắm được tình hình thực hiện kế hoạch nhà
nước, tình hình bảo vệ tài sản XHCN” [8, tr7].
Trong pháp luật thực định trước đây, tại Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban
hành theo NĐ số 25- HĐBT cũng có khẳng định: “Kế toán là công việc ghi chép tính
toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới
hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng
như của từng tổ chức xí nghiệp”.
Theo Luật kế toán Việt Nam 2015: “Kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm
tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động” (Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13).
Như vậy, từ những khái niệm về kế toán nêu trên, ta có thể thấy rằng quan
niệm về kế toán là tương đối khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của người
nghiên cứu.
6
Trước đây người ta thường hiểu công việc kế toán chỉ gồm các nhiệm vụ
giữ sổ sách kế toán, ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Mục đích của kế toán trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nhằm
cung cấp thông tin cho Nhà nước để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Chức
năng của kế toán trong nền kinh tế kế hoạch hóa là phản ánh và giám đốc tài sản
XHCN và các hoạt động kinh tế. Hiện nay, công việc kế toán được hiểu rộng hơn
nhiều. Kế toán là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt
những thông tin về tài chính của một đơn vị kế toán. Thông tin này giúp người sử
dụng có thể đưa ra các quyết định hợp lý cho mình. Vì vậy, người kế toán ngày
nay không chỉ quan tâm đến việc giữ sổ sách mà phải quan tâm đến toàn bộ các
hoạt động như: việc hoạch định chương trình và giải quyết vấn đề; hướng sự quan
tâm của lãnh đạo đến những điều cần lưu tâm, đánh giá và duyệt xét các hoạt động
của đơn vị kế toán, kiểm tra sổ sách… Kế toán bao gồm việc thiết kế một hệ thống
thông tin đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin về kế toán ở cả trong
và ngoài đơn vị kế toán. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kế toán đều bình
đẳng, mối quan hệ kinh tế tài chính của các đơn vị kế toán được mở rộng. Mặt
khác, với sự phát triển đa dạng của các nguồn tạo vốn từ bên ngoài đã làm cho đối
tượng sử dụng thông tin kế toán trở nên đa dạng hơn. Mục đích của kế toán không
chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp, cho Nhà nước, mà còn
cung cấp thông tin cho các đối tượng như ngân hàng, các nhà đầu tư tương lai,
nhà cung cấp, khách hàng… Tuy nhiên, cho dù có sự khác biệt trong nhận thức
hay cách tiếp cận nhưng hầu hết các quan niệm về kế toán hiện nay đều thống
nhất rằng bản chất của kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra về hoạt động kinh
tế tài chính của một chủ thể nhất định. Do vậy, kế toán được xem là công cụ không
thể thiếu trong hệ thống quản lý kinh tế, cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân
cũng như ở tầm vi mô của doanh nghiệp.
Về phương diện học thuật, kế toán có thể được phân loại theo các tiêu chí
khác nhau. Điều này giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về nội dung, mục đích,
phạm vi của từng loại kế toán.
Một cách khái quát, có thể hình dung rằng kế toán được phân loại dựa vào
7
các tiêu chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nếu dựa vào bản chất của hoạt động kế toán, có thể phân chia
thành các hình thức kế toán sau đây:
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông
tin của đơn vị kế toán [8, tr.11].
Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn, tài sản của
DN dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối
quan hệ giữu DN với môi trường kinh tế bên ngoài. Kế toán tài chính cung cấp
thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đảm bảo
tính khách quan, thống nhất thì phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế
độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia. Kế toán tài chính mang tính pháp
lệnh, nghĩa là nếu muốn được thừa nhận thì kế toán tài chính phải được tổ
chức ở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ ghi chép, trình bày và cung
cấp thông tin đều phải tuân thủ các quy định thống nhất. Thông tin của kế toán
tài chính cung cấp là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh,
đã xảy ra mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị. Báo cáo của kế toán
tài chính là các BCTC tổng quát về sản lượng, kết quả hoạt động kinh doanh của
DN trong một thời kỳ báo cáo được thực hiện theo định kỳ thường là hàng năm.
Các báo cáo này ngoài việc sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được
cung cấp cho các đối tượng bên ngoài khác như: các nhà đầu tư, ngân hàng, các
cơ quan tài chính, cơ quan thuế…
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán [8, tr.12].
Kế toán quản trị hay kế toán quản lý đưa ra tất cả các thông tin kinh tế, đặc
biệt là các thông tin về thực trạng tài chính của DN. Qua đó giúp các nhà quản lý
doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất.
Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, có thể khái
quát kế toán quản trị bao gồm:
8
(i) Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (mua sắm, sử dụng các
đối tượng lao động, hàng tồn kho, tư liệu lao động – TSCĐ, tuyển dụng và sử
dụng lao động – lao động và tiền lương…);
(ii) Kế toán quản trị về chi phí và giá thành sản phẩm (nhận diện sản phẩm,
phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành,
lập báo cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định..);
(iii) Kế toán quản trị về doanh thu và kết quả kinh doanh (phân loại doanh
thu, xác định giá bán, lập dự toán, tính toán và hạch toán chi tiết doanh thu, phân
bổ chi phí chung, xác định kết quả và lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo
bộ phận, theo các tình huống ra quyết định..);
(iv) Kế toán quản trị các khoản nợ;
(v) Kế toán quản trị các hoạt động đầu tư tài chính;
(vi) Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản
lý, kế toán quản trị bao gồm:
(i) Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế;
(ii) Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết;
(iii) Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu;
(iv) Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị.
Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ (thông tin
thực hiện) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán, dự
tính…). Mặt khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị
mà còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian lao động…).
Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh
nghiệp, cụ thể như việc giúp ban lãnh đạo ra quyết định lựa chọn một trong những
phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất như phải sản xuất những sản phẩm nào,
sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó như thế nào, giá bao nhiêu, làm thế
nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất, đồng
thời phục vụ việc kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.
Như vậy, giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị có những điểm giống
9
và khác nhau như sau:
- Giống nhau: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cấp đến các sự
kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn
vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động, quá trình lưu chuyển tiền
tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ảnh tổng quát, một bên phản ảnh cụ thể, chi
tiết của sự tổng quát đó. Ngoài ra, kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa
trên những ghi chép ban đầu của kế toán; kế toán quản trị và kế toán tài chính đều
biểu hiện trách nhiệm của người quản lý và đều là công cụ quản lý doanh nghiệp.
- Khác nhau: Một là, về đối tượng sử dụng thông tin, đối tượng sử dụng
thông tin của kế toán quản trị là các thành viên bên trong doanh nghiệp: Ban giám
đốc, chủ sở hữu, Trưởng bộ phận... Trong khi đó, đối tượng của kế toán tài chính
chủ yếu là ở bên ngoài doanh nghiệp: Các cổ đông, Cơ quan thuế, Cơ quan quản
lý tài chính... Hai là, về nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin, thông tin kế
toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế
toán của từng quốc gia. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nắm
bắt nhanh các cơ cội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần phải
linh hoạt, nhanh chóng và phù hợp với từng quyết định của người quản trị, không
buộc phải tuân thủ các nguyên tắc hay chuẩn mực kế toán chung. Ba là, về tính
pháp lý của kế toán: Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ sách,
ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các
quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị
lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù
quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp.
Bốn là, về đặc điểm của thông tin: Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực
hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh, đã xảy ra, được thu thập từ các chứng từ ban
đầu về kế toán. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho
tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một
sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra. Năm là, về hình thức báo cáo sử dụng: Báo
cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi là các
Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh
10
nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính). Trong khi đó báo
cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh
nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập
xuất và tồn kho của hàng tồn kho...).
Ngoài hai hình thức cơ bản là kế toán tài chính và kế toán quản trị, tại khoản
2 Điều 9 của Luật kế toán 2015 nhà làm luật cũng quy định: “Khi thực hiện công
việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết”.
Kế toán tổng hợp đòi hỏi đơn vị kế toán phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung
cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế và tài chính của đơn vị. Kế toán tổng
hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản,
tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán [8, tr.12].
Kế toán chi tiết đòi hỏi đơn vị kế toán phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung
cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao
động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết
minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu
kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán [8, tr.13].
Vậy, có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp còn kế toán quản trị là
kế toán chi tiết hay không ?
Để hiểu rõ về các thuật ngữ trên, ta cần tìm hiểu mối quan hệ giữa kế toán
tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
- Về mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp
là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm trình bày các số liệu báo cáo mang tính
tổng hợp về tình hình tài sản, doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán vào một thời điểm nhất định. Nói cách khác, kế
toán tổng hợp chỉ liên quan đến tài khoản của sổ cái tổng hợp và BCTC.
- Về mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết
là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm chứng minh các số liệu ghi trong tài
khoản tổng hợp là đúng trong quá trình ghi chép và lập báo cáo kế toán, đây
11
cũng là công việc phải làm trước khi khóa sổ kế toán để quyết toán. Thuật ngữ
thông thường được gọi là đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết. Ví dụ như việc đối
chiếu giữa tài khoản phải thu với sổ công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối
chiếu tài khoản phải trả với sổ chi tiết của từng nhà cung cấp hay việc đối chiếu
tài khoản nguyên vật liệu với sổ chi tiết vật tư, đối chiếu tài khoản chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang với thẻ chi tiết tính giá thành sản phẩm.
Tóm lại, trong kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết. Vì vậy kế toán tài chính không phải kế toán tổng hợp và kế toán quản
trị không phải là kế toán chi tiết.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của kế toán doanh nghiệp
a) Khái niệm kế toán doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp, để quản lý tài sản và quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh (SXKD) cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau.
Đối với doanh nghiệp, kế toán có chức năng thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông
tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở DN nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính trong DN.
Từ phân tích trên đây, có thể thấy rằng “Kế toán doanh nghiệp là việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình
thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp”.
Thông thường kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai bộ phận chính
gồm kế toán nội bộ và kế toán thuế.
Kế toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi DN, công việc
chủ yếu là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Báo
cáo kế toán nội bộ có trách nhiệm ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà quản
trị, lãnh đạo của doanh nghiệp.
Kế toán thuế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán
doanh nghiệp. Công việc chính của bộ phận kế toán thuế bao gồm thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
12
Theo quy định của pháp luật kế toán ở nhiều quốc gia, các đối tượng của kế
toán doanh nghiệp bao gồm: Tài sản; nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; doanh thu, chi
phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; thuế và các khoản phải nộp NSNN; kết
quả và phân chia kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tài sản, các khoản phải thu,
nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến doanh nghiệp.
Với chức năng phản ánh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt
động kinh tế của DN, kế toán doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội
dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử
dụng kinh phí (nếu có) của doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính,
kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm
tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi việc
thực hiện công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Về lý thuyết, để hoạt động kế toán doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, kế toán
doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu nhất định như:
- Kế toán phải chính xác, trung thực, khách quan;
- Kế toán phải kịp thời;
- Kế toán phải đầy đủ;
- Kế toán phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ so sánh và đối chiếu.
Những yêu cầu này đối với kế toán phải được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng thông tin kế toán mà yêu cầu
này hay yêu cầu khác sẽ được chú trọng hơn.
b) Đặc trưng của kế toán doanh nghiệp
Từ kết quả phân tích trên đây, có thể thấy rằng kế toán doanh nghiệp có
13
những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ phản ánh và giám độc một
cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
thực tế của doanh nghiệp – với tư cách là một đơn vị kế toán (các hoạt động liên
quan đến tải sản và nguồn vốn của đơn vị). Kế toán doanh nghiệp không phản ánh
tất cả các hoạt động của đơn vị cũng như không phản ánh tất cả nội dung liên quan
đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ phản ánh sự biến động của tài sản và nguồn
của nghiệp vụ kinh tế đó.
Thứ hai, kế toán doanh nghiệp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
của doanh nghiệp thông qua một hệ thống các phương pháp khoa học như: chứng
từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp, cân đối kế toán, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được phản ánh thông qua kế toán theo một trình tự nhất định dựa trên
các phương pháp kế toán này. Vậy nên, công tác kế toán doanh nghiệp đòi hỏi
người làm kế toán phải có những hiểu biết nhất định về kế toán chứ không đơn
thuần là liệt kê các nội dung kinh tế phát sinh tại đơn vị. Chính vì thế, người thưc
hiện công việc kế toán phải là người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện nhất định do
pháp luật quy định (Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh). Trong quá trình
quản lý nền kinh tế xã hội con người đã sử dụng nhiều loại hạch toán để phản anh
và giám đốc các thông tin kinh tế xã hội đó kế toán chỉ là một loại hạch toán,
ngoài kế toán còn có hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê. Hạch toán nghiệp
vụ được sử dụng nhiều trong các đơn vị kế toán. Nó hiện kế hoạch, tiến độ cung
ứng sản phẩm, tình hình tiêu thụ nguyên vật liệu… để chỉ đạo thường xuyển và
kịp thời các loại nghiệp vụ đó. Phương pháp áp dụng cho loại hạch toán này rất
đơn giản, việc thu thập tin tức có thể chỉ cần thông quan điện thoại, truyền miệng.
Loại hach toán này chỉ phản ánh cá nghiệp vụ mang tính chất riêng lẻ và phục vụ
cho các quyết định điều hành tức thời. Hạch toán thống kê cũng được áp dụng
nhiều trong đời sống nhưng, với khác với hạch toán nó được thực hiện trong một
phạm vi rộng: cả nước, toàn bộ nền kinh tế, địa phương và được áp dụng không
chỉ trong các hoạt độn kinh tế mà còn nghiên cứu các hiện tượng xã hội khác như:
thống kê số lượng hộ đói nghèo trong cả nước, thông kế số lượng thương binh,
14
liệt sĩ của địa phương... Hơn nữa, thống kê không nghiên cứu và giám đốc một
cách toàn diện và liên tục, mà chủ nghiên cứu và giám đốc trong điều kiện thời
gian, địa điểm cụ thể.
1.1.2. Nguyên tắc và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp
Trước hết, về nguyên tắc kế toán doanh nghiệp.
Xét trên phương diện lý thuyết, các nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực,
quy ước và những hướng dẫn xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc
kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu đầy
đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh được. Theo thông lệ quốc tế các nguyên
tắc được kế toán được ghi nhận trong pháp luật hiện hành ở các quốc gia hiện nay
thường bao gồm:
(i) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau
ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động
thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách
đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC;
(ii) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất
quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế
toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong BCTC;
(iii) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực
tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
(iv) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ,
chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong BCTC của đơn vị kế toán phải được
công khai theo quy định;
(v) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ
các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
(vi) Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của
giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
Thực tế cho thấy, các nguyên tắc này cũng đã và đang được ghi nhận trong
Luật kế toán Việt Nam 2015.
15
Thứ hai, về trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp.
Không thể phủ nhận rằng quy trình kế toán tổng hợp có vai trò rất quan
trọng đối với bất kỳ DN nào. Quy trình kế toán giúp cho nhà quản lý có cái nhìn
toàn diện về quy trình hoạt động của từng nhân viên từ đó có thể ra quyết định
chính xác cho việc tái cấu trúc lại bộ phận kế toán để hoạt động hiệu quả hơn,
đồng thời có những quy định chặt chẽ để quản lý thu – chi tiền và tài sản hiệu quả,
tránh lãng phí và thất thoát. Theo thống kê, trình tự kế toán thường bao gồm các
bước sau đây:
Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
Bước 2: Lập, xử lý kiểm tra và sắp xếp chứng từ kế toán;
Bước 3: Tiến hành ghi sổ sách kế toán;
Bước 4: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển), khóa
sổ, xác định số dư;
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh;
Bước 6: Lập BCTC, quyết toán thuế;
Bước 7: In sổ sách, đóng quyển và lưu kho.
Về nguyên tắc, các bước trên đây phải được đơn vị kế toán tuân thủ, thực
hiện trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng
quản trị doanh nghiệp cũng như đảm bảo tuân thủ Luật kế toán.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung kế toán doanh nghiệp
Về lý thuyết, kế toán doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác
nhau, trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản như:
Thứ nhất, hệ thống chuẩn mực kế toán.
Hiện nay, hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/ IFRSs)
được soạn thảo bởi hội đồng chuẩn mực quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và
công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn
mực và tính thực hành cao. Rất nhiều quốc gia của Châu Á và trên thế giới đang
điều chỉnh chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác
nhau nếu có.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực
16
kế toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến năm 2005 theo nguyên tắc vận
dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế và trình độ quản lý của
doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Ngoài ra, tại Việt Nam
hệ thống kế toán bao gồm cả chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, mô hình này khác
biệt so với các nước trên thế giới.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu đồng thời dựa trên nghiên cứu định tính
thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia, có thể khái quát các yếu tố sau ảnh
hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các DN ở Việt Nam.
Tại Việt Nam việc tồn tại song song chuẩn mực kế toán và chế độ kế
toán, một mặt thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thông lệ chung của kế
toán quốc tế, mặt khác thể hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về kế
toán. Chính những đặc trưng này đã hình yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng
chuẩn mực kế toán [16].
Với đặc điểmvề quản lý thống nhất của Nhà nước và một hệ thống pháp lý mang
dáng dấp kiểu đạo luật (code law), việc vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam chỉ có
thể biểu hiện qua hệ thống tài khoản kế toán và biểu mẫu BCTC thống nhất.
Khi đưa chuẩn mực kế toán vào vận dụng trong thực tiễn, nhiều ý kiến nhận
thấy nội dung các chuẩn mực còn khá mới với nhiều khái niệm và thuật ngữ, trong
khi đó kế toán viên chỉ am hiểu và vận dụng trên cơ sở các thông tư hướng dẫn
chi tiết trong công tác kế toán, điều đó ảnh hưởng đến việc vận dụng các chuẩn
mực kế toán.
Ở Việt Nam, việc ghi nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở
quy định của thuế. Nhận thức đó đã ăn sâu và tác động lớn vào hành vi của
người làm kế toán dù những cải cách gần đây đã thay đổi tác động của thuế
với kế toán.
Thứ hai, kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên.
Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy, sự phát triển của kế toán
có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên [Choi &
cộng sự, 2011]. Chất lượng nguồn lực kế toán có tầm ảnh hưởng lớn trong các
nhân tố, mở ra vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kế toán trong thời
17
gian tới. Ở đó nó hàm ý chất lượng đào tạo ở bậc đại học và đào tạo bổ sung trong
quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán rất
cao. Điều này đặt ra trách nhiệm của các trường đại học cần phải thay đổi chương
trình đào tạo để người học nắm được gốc gác chuẩn mực kế toán thay vì nặng nề
việc giảng dạy ghi chép. Trong quá trình đào tạo, giảng viên cần thường xuyên đề
cập đến các chuẩn mực kế toán khi giảng dạy từng phần hành kế toán.
Thứ ba, tổ chức, tư vấn nghề nghiệp kế toán.
Hoạt động nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào cũng chịu sự ảnh hưởng của cộng
đồng nghề nghiệp và kế toán cũng không ngoại lệ. Ở các nước theo mô hình Anglo
– Saxon, ảnh hưởng của cộng đồng kế toán rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của
các tổ chức nghề nghiệp đối với nghề kế toán, đặc biệt hiệp hội nghề nghiệp có
vai trò quyết định trong việc thiết lập chuẩn mực kế toán.
Đơn vị kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp
trong việc lựa chọn, áp dụng chuẩn mực kế toán. Thông thường nếu một DN được
kiểm toán bởi một trong các hãng kiểm toán lớn thì DN đó sẽ quan tâm nhiều hơn
đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán. Từ thực tiễn đó liên hệ với điều kiện Việt
Nam, nếu BCTC của một DN được kiểm toán thì mức độ tuân thủ và vận dụng các
chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn những DN không yêu cầu bắt buộc kiểm toán.
Thứ tư, đặc điểm của doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu của Hunh Adams và Nguyễn Thùy Linh (2005) đã
cho thấy rằng kế toán các doanh nghiệp ở Việt Nam thường chủ yếu chỉ quan tâm
đến vấn đề kê khai thuế. Điều này đặt thêm nghi vấn về ảnh hưởng nhận thức của
chủ doanh nghiệp đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.
Quy mô được xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn
mực kế toán [Cooke, 1991; Meek & cộng sự, 1995]. Các DN có quy mô lớn
thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp
vụ kinh tế rất cao nên việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Ở một
khía cạnh khác, các DN càng lớn có nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các
chuẩn mực kế toán mới. Các DN có quy mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc
thực hiện chuẩn mục không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm,
18
thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên.
Thứ năm, hệ thống luật pháp.
Hệ thống luật pháp quyết định về mối quan hệ giữa các cá nhân và các định
chế. Hệ thống luật pháp phương tây bao gồm hai hướng: dân luật (code/civil law)
và thông luật (common/case law).
Trong các nước theo hệ thống dân luật, các qui định về kế toán được tích
hợp vào hệ thống pháp luật quốc gia và thường có xu hướng quy định chi tiết cách
thức và quy trình và tập trung vào hình thức pháp lý. Các nước theo hệ thống này
là các nước có ảnh hưởng bởi nguồn gốc từ Pháp, Đức. Ngược lại các nước theo
hệ thống thông luật (ảnh hưởng bởi Anh) phát triển theo cơ sở từng trường hợp
và có xu hướng tập trung vào bản chất. Tại các nước này, các quy tắc kế toán được
thiết lập bởi các tổ chức thuộc lĩnh vực tư nhân. Việc này cho phép chúng có tính
thích nghi cao hơn và dễ đổi mới hơn. Việt Nam là nước ảnh hưởng bởi Pháp và
hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành nghiêng nhiều hơn về hệ thống kế toán tại
các nước dân luật.
Thứ sáu, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia.
Nhân tố này ảnh hưởng đến các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một nền
kinh tế và quyết định loại nào là thịnh hành nhất. Loại giao dịch, trong chiều ngược
lại quyết định các vấn đề kế toán mà nó đối mặt. Ví dụ: hệ thống thưởng cho nhà
quản lý dựa trên cổ phiếu không quá quan trọng trong các nước khi mà thị trường
chứng khoán còn chưa thực sự phát triển. Ngày nay, nhiều nền kinh tế công nghiệp
đang dần chuyển mình sang kinh tế dịch vụ. Các vấn đề kế toán liên quan trọng sản
xuất như định giá TSCĐ và ghi nhận chi phí khấu hao trở nên không quan trọng. Các
thách thức mới nổi lên đối với kế toán là đánh giá các tài sản vô hình và các nguồn
lực con người. Ở Việt Nam trước đây khi nền kinh tế còn ở mức độ thấp, mức độ
hòa nhập quốc tế chưa cao thì các nghiệp vụ liên quan đến cổ phiếu, chứng khoản
phát sinh chưa nhiều. Tuy nhiên với sự phát triển của các giao dịch này ngày càng
nhiều trong thời gian gần đây đòi hỏi hệ thống kế toán phải có sụ điều chỉnh, bổ sung
để thích ứng.
19
Thứ bảy, nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Tại các nước có thị trường vốn mạnh như Mỹ, Anh thì lợi nhuận kế toán là
thước đo năng lực điều hành công ty của nhà quản trị. Khi đó kế toán được thiết
kế để giúp các nhà đầu tư đánh giá các dòng tiền trong tương lai và các rủi ro đi
kèm và để xác định giá trị công ty. Việc công bố thông tin rất rộng rãi để đáp ứng
các nhu cầu của một lượng lớn các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu. Ngược lại, tại các
nước mà nguồn tài chính dựa trên quan hệ tín dụng, ngân hàng là nguồn cung cấp
tài chính chủ yếu thì kế toán tập trung vào việc bảo vệ các nhà cung cấp tín dụng
thông qua việc đo lường một cách thận trọng lợi nhuận để giảm thiểu việc chia cổ
tức và để lại vốn đủ để bảo vệ những người cho vay. Bởi vì định chế tài chính có
thể tiếp cận trực tiếp bất kỳ thông tin nào họ muốn nên việc báo cáo được công
bố rộng rãi là không cần thiết. Việt Nam là nước có thị trường chứng khoán còn
non trẻ, nguồn tài chính của các DN chủ yếu từ các ngân hàng và nhà nước nên
nghiêng về nhóm thứ hai nhiều hơn.
Thứ tám, sự ràng buộc về chính trị và kinh tế với các quốc gia khác.
Các quan niệm và kỹ thuật kế toán được chuyển giao thông qua sự xâm
lược, thương mại và các sức mạnh tương tự. Hệ thống ghi sổ kép vốn có nguồn
gốc từ Italy trong thế kỷ V và được lan truyền sang các nước Châu Âu cùng với
các tư tưởng khác trong thời Phục hưng. Chủ nghĩa thực dân Anh xuất khẩu các
kế toán viên và các kỹ thuật kế toán trong hệ thống thuộc địa của mình. Đức đánh
chiếm Pháp trong thế chiến thứ II dẫn đến việc Pháp áp dụng hệ thống kế toán
thống nhất. Mỹ áp dụng các quy tác kế toán của mình sau thế chiến thứ II. Việt
Nam thuộc khối xã hội chủ nghĩa nên kế toán Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn bởi
kế toán Liên Xô cũ.
Thứ chín, hệ thống thuế quốc gia và quốc tế.
Tại nhiều quốc gia, các quy định về thuế quyết định các chuẩn mực kế toán
bởi các công ty phải ghi nhận doanh thu và chi phí trong hệ thống kế toán của
mình để thực hiện cho mục đích thuế. Nói cách khác các quy tắc kế toán và tài
chính là tương tự nhau. Ví dụ như Đức và Thụy Điển. Còn ở các nước khác (như
Mỹ), kế toán tài chính và kế toán thuế là riêng biệt. Lợi nhuận tính thuế là lợi
20
nhuận kế toán tài chính được điều chỉnh theo sự khác biệt giữa thuế và kế toán.
Mặc dù khi xây dựng chuẩn mực kế toán Việt nam số 17- Thuế thu nhập doanh
nghiệp Việt Nam thể hiện chấp nhận xu hướng thứ hai: sự khác biệt giữa lợi nhuận
tính thuế và kế toán. Tuy nhiên trong thực tế các quy định của thuế và kế toán là
khá đồng nhất và trong thực hành kế toán người ta cũng thường dựa vào các quy
định của thuế để làm kế toán nên sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và lợi nhận
kế toán không phát sinh nhiều.
Thứ mười, tình trạng lạm phát của nền kinh tế.
Lạm phát làm méo mó kế toán theo giá gốc bởi vì nó làm cho tài sản và các
chi phí liên quan bị đánh giá thấp và lợi nhuận bị phóng đại lên. Các nước có mức
lạm phát cao thường yêu cầu các công ty thực hiện sự điều chỉnh sự thay đổi của
gía cả trong các báo cáo. Ví dụ: Mexico áp dụng kế toán điều chỉnh theo mức giá
chung nếu lũy kế lạm phát trong 3 năm liên tiếp lớn hơn hoặc bằng 28% (lạm phát
hàng năm là 8% [6]). Trong những năm 1970, để phản ứng với mức lam phát cao
bất bình thường, cả Mỹ và Anh đều thực hiện với việc báo cáo ảnh hưởng của sự
thay đổi giá cả. Ở Việt Nam, để đáp lại với nhiều thời điểm có mức lạm phát rất
cao trong quá khứ, nhà nước đã thực hiện sự đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên trong
thời gian gần đây có những năm lạm phát cao (năm 2008 khoảng 22%, 2011 là
18,13% [6] nhưng các doanh nghiệp không được yêu cầu điều chỉnh BCTC theo
sự thay đổi của giá cả dẫn đến sự méo mó trong lợi nhuận và tài sản.
Ngoài các yếu tố cơ bản trên đây, mức độ phát triển giáo dục của quốc gia
và truyền thống văn hóa cũng có tác động đến kế toán doanh nghiệp. Điều này thể
hiện ở chỗ:
- Các chuẩn mực kế toán và các hoạt động thực hành kế toán phức tạp sẽ
không có tác dụng nếu chúng bị hiểu nhầm và sử dụng sai. Ví dụ: các kỹ thuật
báo cáo phức tạp về biến động của chi phí sẽ không có ý nghĩa trừ khi người đọc
hiểu kế toán chi phí. Công bố các thông tin về rủi ro của các chứng khoán phái
sinh sẽ không có giá trị thông tin trừ khi chúng có thể được đọc một cách thông
thạo. Hiện tại trình độ giáo dục kế toán ở Việt Nam còn một khoảng cách khá lớn
so với các nước phát triển nên cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để thúc đẩy
21
như nhập khẩu các chương trình đào tạo kế toán quốc tế, đưa công dân sang các
nước phát triển đào tạo, tăng cường quá trình đào tạo và cấp chứng chỉ của các tổ
chức quốc tế. Từ những năm 1980, các nghiên cứu đều khẳng định văn hóa là một
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Có thể nói sự khác
biệt nền văn hóa giữa các quốc gia đã tạo nên nhiều hệ thống kế toán khác nhau,
hình thành nên các cách ghi chép, tính toán và trình bày thông tin khác nhau trong
hệ thống kế toán của mỗi quốc gia.
Dựa trên các phân tích của Hofstede, Gray đã đưa ra liên kết giữa văn hóa
và kế toán [6]. Ông đã đề xuất bốn mảng giá trị văn hóa kế toán ảnh hưởng đến
thực hành BCTC của một quốc gia gồm:
(i) Tính chuyên nghiệp và sự kiểm soát bằng pháp luật: có sự đối lập giữa
ưa chuộng áp dụng các phán xét nghề nghiệp mang tính cá nhân và quy tắc tự đưa
ra hội nghề nghiệp với việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
(ii) Tính thống nhất và linh hoạt: sự ưa chuộng tính thống nhất và nhất quán
so với việc linh hoạt trong đối phó với các tình huống;
(iii) Chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa lạc quan: sự ưa chuộng cho việc áp dụng
cách thức đo lường một cách thận trọng để đối phó với những bất ổn của các sự kiện
trong tương lai thay vì các tiếp cận lạc quan, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm;
(iv) Bí mật và rõ ràng: sự ưu tiên cho việc đảm bảo tính bảo mật và hạn chế
tiếp cận của các thông tin kinh doanh đối lập với việc sẵn sàng công bố các thông
tin cho công chúng.
Ngoài mô hình trên, Nobes đã đưa ra mô hình đơn giản hóa các nhân tố ảnh
hưởng đến sự khác biệt trong BCTC giữa các quốc gia. Theo mô hình này có hai
nhân tố là văn hóa và bản chất của hệ thống tài chính. Nobes lập luận rằng nguyên
nhân quan trọng cho sự khác biệt trong BCTC giữa các quốc gia là sự khác biệt
về mục đích báo cáo. Hệ thống tài chính của một quốc gia được xem là nhân tố
thích hợp nhất quyết định mục đích của BCTC. Cụ thể, hệ thống tài chính của một
quốc gia qua thị trường chứng khoán mạnh với một lượng lớn các cổ đông bên
ngoài hay không sẽ quyết định bản chất của hệ thống BCTC trong một quốc gia.
22
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kế toán doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động kế toán doanh nghiệp.
Kế toán nắm giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cả của nền kinh tế. Thông tin do kế toán
cung cấp giúp cho các đối tượng sử dụng có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù
hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động
kế toán – kiểm toán đã hình thành và phát triển, trở thành một nhu cầu tất yếu đối
với hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng quản lý DN và nhà nước.
Hoạt động này góp phần tạo lập môi trường thu hút các nguồn đầu tư thuận lợi,
đặc biệt là các nguồn đầu tư nước ngoài. Nhằm đảm bảo tăng cường quản lý thống
nhất về kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo kế toán trở thành công cụ
quản lý, giám sát hiệu quả và chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế, tài chính
trong cả nước, qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, trung thục và kịp thời thì các nội
dung của kế toán phải được luật hóa thành các hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về kế toán do cơ quan có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh các hoạt
động kế toán trong nền kinh tế quốc dân.
Do đó, về phương diện lý thuyết, có thể kết luận rằng pháp luật về kế toán
nói chung và pháp luật kế toán doanh nghiệp nói riêng là bộ phận pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kế toán, là hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành,
làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân [8,
tr.15].
Về phương diện hình thức, pháp luật kế toán doanh nghiệp được cấu thành
bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là Luật
kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này. Luật kế toán là đạo luật
được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh
vực kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng. Luật kế toán bao gồm
các quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế
toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
23
Từ khía cạnh cấu trúc văn bản, pháp luật kế toán nói chung và kế toán doanh
nghiệp nói riêng có thể phân thành 3 cấp độ, đó là: (i) Luật kế toán; (ii) Các văn
bản dưới luật (gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện); (iii) Hệ thống
chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Với tư cách là một lĩnh vực của luật công, pháp luật kế toán doanh nghiệp
có nhiệm vụ quy định về giới hạn mà DN phải tuân thủ trong lĩnh vực kế toán.
Nói cách khác, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật kế toán doanh nghiệp là Nhà
nước chỉ nên quy định các hành vi mà DN phải thực hiện hoặc cấm thực hiện
trong quá trình kế toán doanh nghiệp nhằm giúp DN thực hiện tốt quyền tự do
kinh doanh, nhưng không ảnh hưởng đến lợi ích công và trật tự công cộng.
1.2.2. Mô hình cấu trúc của pháp luật về kế toán doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, pháp luật về kế toán doanh nghiệp là tổng hợp các
quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện kế toán doanh nghiệp. Chính vì
vậy, về phương diện lý thuyết cần làm rõ cấu trúc của pháp luật kế toán doanh
nghiệp bao gồm những nhóm quy định pháp luật nào.
Ở mức độ khái quát, tác giả luận văn cho rằng pháp luật về kế toán doanh
nghiệp được cấu thành bởi các nhóm quy phạm pháp luật sau đây:
(i) Các quy định chung về kế toán doanh nghiệp.
Những quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định đối tượng áp dụng
pháp luật kế toán, nhiệm vụ của kế toán, về đơn vị tính sử dụng trong kế toán, về
chữ viết viết và chữ số sử dụng trong kế toán, về kỳ kế toán.
(ii) Các quy định về bộ máy kế toán và người làm kế toán doanh nghiệp.
Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định bộ máy kế toán của
doanh nghiệp phải được thiết kế như thế nào; người làm kế toán bao gồm những
ai; nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể đó như thế nào.
Theo thông lệ, các quy định của pháp luật về bộ máy kế toán và người làm
kế toán gồm: Quy định về tổ chức bộ máy kế toán; trách nhiệm của người lãnh
đạo đơn vị trong việc tổ chức bộ máy kế toán; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền hạn
và trách nhiệm của người làm kế toán, kế toán trưởng và những người không được
24
làm kế toán.
(iii) Các quy định về nội dung và hình thức kế toán doanh nghiệp.
Về lý thuyết, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về nội
dung công tác kế toán doanh nghiệp và xác định những hình thức kế toán doanh
nghiệp như thế nào là hợp pháp. Theo thông lệ nội dung kế toán doanh nghiệp
được pháp luật quy định bao gồm:
- Quy định về chứng từ kế toán;
- Quy định về tài khoản, sổ kế toán;
- Quy định về báo cáo tài chính;
- Quy định về hoạt động kiểm tra kế toán;
- Quy định về kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán;
- Quy định về các hoạt động kế toán trong những trường hợp đặc biệt.
Ngoài ra, nhóm quy phạm pháp luật này còn phải quy định về các hình thức
kế toán doanh nghiệp như: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung; hình thức ghi sổ Nhật
ký – sổ cái; hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ; hình thức ghi sổ Nhật ký – Chứng
từ; hình thức ghi sổ trên máy vi tính.
(iv) Các quy định về nguyên tắc và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp.
Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ nguyên tắc kế toán
doanh nghiệp là nguyên tắc nào và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp ra sao.
Theo thông lệ, các nguyên tắc kế toán thường được ghi nhận bởi pháp luật kế toán
bao gồm: Nguyên tắc trọng yếu; nguyên tắc cơ sở dồn tích; nguyên tắc hoạt động
liên tục; nguyên tắc giá gốc; nguyên tắc phù hợp; nguyên tắc nhất quán; nguyên
tắc thận trọng.
(v) Các quy định về vi phạm pháp luật kế toán và chế tài xử lý vi phạm pháp
luật về kế toán doanh nghiệp.
Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ những hành vi nào
là bị cấm đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kế toán và những chế
tài có thể áp dụng đối với các hành vi đó. Theo thông lệ chung các quy định của
pháp luật về hành vi vi phạm về kế toán doanh nghiệp thường bao gồm: Vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế toán; vi phạm hình sự trong lĩnh vực kế toán; vi
25
phạm khác trong lĩnh vực kế toán.
Tương ứng có các chế tài sự vi phạm trong kế toán doanh nghiệp như: chế
tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài dân sự; chế tài kỷ luật.
Tiểu kết chương
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận
của hệ thống các công cụ quản lý nền kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong
việc quản lý tài chính cơ sở và tài chính nến kinh tế quốc dân. Đồng thời để đảm
bảo kế toán thật sự là một công cụ đo lường đánh gía hiệu quả kinh doanh, sử
dụng vốn tài sản, kinh phí của các tổ chức, cơ quan và của nền kinh tế thì đòi hỏi
nhà nước phải ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động kế toán nhằm giúp nhà
nước thống nhất quản lý công tác kế toán ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thu
chi ngân sách, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính
quốc gia, quản lý tài chính cơ sở, đáp ứng yêu cầu điều hành hoạt động kinh tế vi
mô và vĩ mô của Nhà nước. Hầu hết các nước đều ban hành một hệ thống quy
phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kế toán. Tổng hợp toàn bộ các quy
phạm pháp luật đó hợp thành một bộ phận pháp luật gọi là pháp luật kế toán.
Pháp luật kế toán là những văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc,
chuẩn mực cũng như các chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về kế toán được quy
định làm cơ sở cho việc tổ chức hạch toán và quản lý các hoạt động kinh tế ở các
đơn vị.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý của kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
Ngay từ thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước ta đã
quan tâm đến xây dựng hoàn thiện bộ phận pháp luật về kế toán, cụ thể: Ngày
26/06/2003 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật kế toán; Ngày 20/11/2015 Quốc
hội khóa XIII đã thông qua Luật kế toán, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
để thay thế cho Luật kế toán 2003.
Luật Kế toán năm 2015 là văn bản pháp luật cao nhất về kế toán, đã được
chuẩn hóa nhiều nguyên tắc, nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán,
người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Sau khi Luật Kế toán được ban hành và có hiệu lực từ năm 2017, Chính phủ,
Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể là: Nghị định 174/2016/NĐ-
CP Nghị định chi tiết một số điều của Luật Kế toán 2015; Nghị định 151/2018/NĐ-
CP Sửa đổi bổ sung 1 số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
quản lí nhà nước; Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán độc lập
Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để ban hành Thông
tư liên tịch như: Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên
tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/06/2005 về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều
kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách
kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước; Trong quá trình
thực hiện, để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hai Bộ đã ban hành Thông tư liên tịch số
163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 thay thế Thông tư nói trên và áp dụng
từ 01/01/2014. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương
27
binh - Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
07/02/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn
tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ
trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh.
Về các văn bản do Bộ Tài chính ban hành:
- Đối với lĩnh vực kế toán Nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Thông
tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ
kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số
94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số
08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính Chế độ kế toán Nhà nước
áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách à nghiệp vụ kho bạc
(TABMIS) thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009. Đồng
thời ban hành thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế
độ Kế toán hành chính sự nghiệp.
- Đối với khối doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành TT200/2014/TT-
BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp và đến Ngày
26/08/2016 Bộ tài chính đã ban hành TT133/2016 Hướng dẫn chế độ Kế toán
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là các văn bản thể hiện tính đổi mới của hệ thống
pháp luật kế toán Việt Nam. Các thông tư hướng dẫn về mặt hạch toán, xử lí các
trường hợp cụ thể, lập và trình bày báo cáo tài chính... nhằm cụ thể hóa các quy
định đã được ban hành trong các nghị định chuẩn mực và chế độ kế toán qua đó
tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế toán viên trong việc hạch toán tăng tính
minh bạch cho thông tin kế toán.
Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp như công ty TNHH, Công ty Cổ
phần... vừa và nhỏ (bao gồm cả siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực mọi thành phần kinh
tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trừ doanh
nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Các
doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực đặc thù đã được bộ tài chính ban hành hoặc
chấp thuận áp dụng chế dộ kế toán đặc thù) đa số đều lựa chọn áp dụng Chế độ
kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2017. Còn
28
đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty liên doanh liên kết lớn, (trừ các doanh
nghiệp ở các lĩnh vực đặc thù đã được bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp
dụng chế dộ kế toán đặc thù) đều áp dụng chế độ kế toán theo thông tư
200/2014/TT-BTC; các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể lựa chọn áp dụng
chế độ kế tooán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi bổ
sung thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và
phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Có thể nói, pháp luật kế toán Việt Nam đã được xây dựng tương đối đầy
đủ, toàn diện, thống nhất trên cơ sở có tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù
hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
2.2.1. Thực trạng các quy định chung về kế toán doanh nghiệp
Thứ nhất, các quy định về chuẩn mực kế toán.
Từ trước năm 2004, Bộ Tài chính đã ban hành 16 Chuẩn mực kế toán Việt
Nam; Sau khi Luật Kế toán ra đời, Bộ Tài chính tiếp tục cập nhật và ban hành mới
10 Chuẩn mực kế toán. Nhự vậy cho đến nay hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam bao gồm 26 Chuẩn mực, về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác kế toán.
Thực tế hầu hết công tác kế toán ở các loại hình trong doanh nghiệp: Công
ty TNHH, Công ty CP, Công ty cổ phần niêm yết, Công ty liên doanh, liên kết...
ở Việt Nam hiện nay đều hiện nay đều thực hiện và tuân thủ tương đối đầy đủ hệ
thống 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Riêng đối với liên kết doanh nghiệp luôn
chú trọng đến việc tuân theo đúng chuẩn mực số 07: Kế toán các khoản đầu tư
vào công ty liên kết, chuẩn mực này ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu liên quan
đến các khoản đầu tư vào công ty liên kết và báo cáo tài chính riêng của nhà đầu
tư, báo cáo tài chính hợp nhất... Về công ty có các khoản góp vốn liên doanh thì
chú trọng đến chuẩn mực số 08. Còn đối với công ty mẹ con thì công ty mẹ đặc
biệt chú ý tuân thủ chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản
đầu tư vào công ty con trong đó bao gồm tất cả các quy định chú ý cần khi lập báo
cáo tài chính, các nguyên tắc khi hạch toán công ty mẹ con, trình tự hợp nhất...
29
Ngoài ra, do môi trường kinh tế - xã hội thay đổi, trong đó đặc biệt là cơ
chế chính sách quản lý tài chính có tác động, vì vậy các chuẩn mực kế toán quốc
tế đã có sự thay đổi thường xuyên. Bộ Tài chính đã triển khai việc cập nhật lại tất
cả các chuẩn mực kế toán ban hành mới trong thời gian tới.
Thứ hai, các quy định về nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp.
Kế toán trong các đơn vị kế toán như Công ty TNHH; Công ty Cổ Phần;
Công ty Cổ phần niêm yết; Công ty Liên doanh liên kết, Công ty mẹ con... đều có
các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Công ty mẹ con thì bộ phận kế toán tổng hợp ở Công ty mẹ
ngoài việc lập báo cáo của riêng công ty mẹ thì còn cần thu thập tập hợp kiểm tra các
số liệu, sổ sách, chứng từ mà các công ty con báo cáo để căn cứ vào báo cáo riêng
của công ty mẹ và báo cáo riêng của Công ty con cùng với các tài liệu liên quan phân
tích tổng hợp để lập lên được báo cáo tài chính hợp nhất.
Thứ ba, các quy định về yêu cầu đối với công tác kế toán.
Để đảm bảo kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là công cụ quản lý
giám sát chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính ở mọi đơn vị kế
toán, đồng thời đảm bảo kế toán cung cấp đầy đủ thông tin, trung thực, kịp thời
đáp ứng được yêu cầu quản lý điều hành của doanh nghiệp, của cơ quan quản lý
nhà nước, tổ chức và cá nhân thì công tác kế toán phải thực hiện đầy đủ các yêu
cầu cơ bản sau:
30
- Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế
toán phải đợc ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính
phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là
người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình.
Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình
trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong
một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán
và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần
thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các
kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự
toán, kế hoạch.
Yêu cầu kế toán nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu
trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ,
dễ hiểu và có thể so sánh được. Thực tế hiện hay tại các doanh nghiệp đa số đều
thực hiện đầu đủ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán, nhưng vẫn còn tồn tại một
phần nhỏ các kế toán doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ được các yêu cầu cơ
bản trên như chưa trung thực khách quan trong số liệu và trong trình bày báo cáo
tài chính còn lợi dụng các lỗ hổng của luật để trốn thuế, hoặc làm sai lệch đi báo cáo
tài chính cung cấp cho các nhà thầu, các nhà đầu tư để nhằm đánh bóng tên tuổi của
doanh nghiệp ẩn đi các khoản nợ để thu hút được sự đầu tư và hợp đồng thầu. Đặc
biệt ở các công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ con một số các số liệu chứng từ
31
không đảm bảo được sự khách quan trung thực số liệu thực tế đôi khi bị ẩn đi và thay
thể bằng các số liệu khác thực tế qua sự thỏa thuận của các bên nhằm đem lại lợi ích
cho doanh nghiệp họ nhưng lại không tuân theo pháp luật quy định. Vì thế cần phải
thắt chặt hơn các quy định luật pháp có liên quan đến các yêu cầu này sử dụng các
khung hình phạt cụ thể với từng trường hợp để khắc phục.
Thứ tư, các quy định về đối tượng kế toán doanh nghiệp.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: Tài sản cố định, tài sản
lưu động; Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh,
chi phí khác và thu nhập; Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; Kết quả và
phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế
toán. Riêng đối với các doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, chứng
khoán… thì ngoài các đối tượng kế toán hoạt động kinh doanh nói chung, đối tượng
kế toán của các doanh nghiệp đặc thù này còn có: Các khoản đầu tư tài chính, tín
dụng; Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Các khoản cam kết, bảo
lãnh, các giấy tờ có giá.
Thứ năm, các quy định về chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán và kỳ
kế toán.
Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng
nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì
phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9;
sau ba chữ số phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị
phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Riêng đối với doanh nghiệp, chi
nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển
báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần
mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử
dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số
sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải
chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo
32
cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật kế toán 2015.
Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu
ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập
báo cáo tài chính. Kỳ kế toán gồm: Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán
tháng và được pháp luật quy định cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật kế toán còn quy
định kỳ kế toán trong trường hợp đặc thù như sau: (i) Kỳ kế toán của đơn vị kế
toán mới được thành lập thì kỳ kế toán đầu tiên tính từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập
đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, quý, tháng; (ii) Đơn vị kế toán khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động
hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm/quý/tháng
đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển
đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có
hiệu lực; (iii) Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng
có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo
hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế
toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Cụ thể, đối với các doanh nghiệp như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công
ty liên kết, Công ty mẹ con… thường tuân thủ kỳ kế toán theo năm tính từ đầu ngày
01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; theo kỳ kế toán quý là ba tháng,từ
ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; kỳ kế toán tháng
là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2.2.2. Thực trạng quy định về bộ máy kế toán và người làm kế toán
doanh nghiệp
2.2.2.1. Quy định về tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
Bộ máy kế toán của một đơn vị kế toán là tập hợp những người làm kế toán
tại đơn vị kế toán cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính
toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị kế toán từ
khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh
33
tế về các hoạt động của đơn vị. Để thực hiện đầy đủ chức năng của mình, bộ máy
kế toán của đơn vị kế toán phải được tổ chức khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa,
đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng
thời cũng phải phù hợp việc tổ chức hoạt động của đơn vị mình cũng như trình độ
quản lý của đơn vị.
Luật kế toán quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán trong tổ chức bộ
máy kế toán: Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán
hoặc thuê người làm kế toán. Các đơn vị kế toán có khối lượng công việc kế toán
không lớn có thể bố trí một người làm kế toán hoặc bố trí người làm kế toán kiêm
nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm. Đồng thời
Luật còn quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế
toán trong tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế
toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định; Quyết
định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công
tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu
trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra.
Việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý sẽ làm
giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả
SXKD. Điều đó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán, giúp
cho việc tổ chức công tác kế toán thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
của kế toán và qua đó phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài
chính của DN.
Theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có thể tổ chức bộ máy kế toán
theo một trong các mô hình sau đây:
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
Hình thức này thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ,
phạm vi SXKD tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định. Với hình thức tổ
chức này thì toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại
phòng kế toán. Các bộ phận khác chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng
dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ
34
sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý SXKD của từng bộ phận
đó, lập báo cáo và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công
tác kế toán. Mô hình tổ chức kế toán tập trung có ưu điểm là tạo điều kiện thuận
lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, bộ máy kế toán ít nhân viên
nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và
chỉ đạọ SXKD của đơn vị.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
Hình thức này áp dụng cho những tập đoàn, DN lớn có nhiều công ty con,
có địa bàn hoạt động SXKD phân tán khắp nơi và được phân cấp quản lý. Với mô
hình kế toán phân tán, công tác kế toán chủ yếu được tập trung ở cấp dưới. Công
việc kế toán ở những bộ phận khác do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận, tức là
chứng từ kế toán phát sinh tại cơ sở nào, cơ sở đó tự thanh toán và hạch toán. Tùy
theo trình độ và điều kiện cụ thể, đơn vị có thể giao vốn (vốn cố định, vốn lưu
động) cho đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng và ủy quyền
được vay vốn phục vụ cho công tác SXKD. Như vậy, công việc ở phòng kế toán
doanh nghiệp chủ yếu là tổng hợp, kiểm tra báo cáo ở các đơn vị phụ thuộc gửi
lên và chỉ trục tiếp thanh toán, hạch toán những chứng từ kế toán của những đơn
vị trực thuộc không có tổ chức hạch toán kế toán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Đây là mô hình kết hợp hai hình thức tổ chức bộ máy kế toán trên, áp dụng
cho những tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều công ty con phụ thuộc
có các đặc điểm, điều kiện khác nhau. Đơn vị phụ thuộc có quy mô lớn, ở xa so
với doanh nghiệp tổng thì cần thiết tổ chức bộ máy kế toán riêng để phục vụ cho
công tác quản lý, hạch toán kinh doanh. Còn với các đơn vị phụ thuộc quy mô
nhỏ thì không cần phải tổ chức bộ máy riêng. Ưu điểm của hình thức tổ chức này
là công tác kế toán được phân công hợp lý cho các đơn vị phụ thuộc, khắc phục
một số nhược điểm của hai mô hình trên là không cập nhật thông tin kịp thời, khối
lượng công việc nhiều, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhược điểm là bởi kết hợp hai
mô hình nên tổ chức kế toán cồng kềnh, cần nhiều nhân lực để đảm nhận các vị
trí khác nhau. Đối với một DN điển hình, công tác kế toán bao gồm nhiều công
35
việc cụ thể được phân công cho nhiều người thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của
kế toán trưởng. Các phần việc này có mối liên hệ mất thiết với nhau. Bộ máy kế
toán trong DN thường tổ chức thành các bộ phận sau:
(i) Bộ phận kế toán lao động – tiền lương;
(ii) Bộ phận kế toán vật liệu – tài sản cố định;
(iii) Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
(iv) Bộ phận kế toán thanh toán;
(v) Bộ phận kế toán tổng hợp (các công việc kế toán còn lại và lên BCTC)
2.2.2.2. Quy định về người làm kế toán doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành của Luật kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn
thi hành đạo luật này, đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng ngay
khi thành lập đơn vị kế toán như: DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư
nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, HTX... Khi thay
đổi kế toán trưởng phải bàn giao công việc giữa người cũ và người mới, đồng thời
thông báo cho các bộ phận liên quan cùng các tổ chức như ngân hàng nơi DN mở
tài khoản giao dịch. Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm công việc kể từ ngày
nhận bàn giao, kết toán trưởng cũ chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông
tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách. Trường hợp đơn vị chưa bố trí
được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ kế toán với thời hạn tối đa
01 năm tài chính hoặc sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán trưởng. Việc thuê kế
toán trưởng hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán trưởng được áp
dụng cho các đơn vị là doanh nghiệp.
Việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng trong các DN được thực hiện theo quy
định của pháp luật đối với từng loại hình DN. Trình tự, thủ tục bãi miễn thay thế
kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo như trình tự bổ nhiệm. Người
được thuê làm kế toán trưởng nếu vi phạm các quy định trong hợp đồng thì sẽ bị
chấm dứt hợp đồng. Thủ tục chấm dứt hợp đồng thực hiện như thủ tục ký hợp
đồng với cá nhân trực tiếp hoặc với DN dịch vụ kế toán được thuê.
Những đơn vị kế toán đã bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc cử người phụ trách kế
toán thì không bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc trưởng ban kế toán. Ở những đơn vị kế
36
toán mà công tác kế hoạch, tài chính và thống kê không tách ra thành một bộ phận
riêng biệt thì kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán đảm nhiệm cả việc tổ chức
chỉ đạo công tác kế hoạch, tài chính và thống kê.
Để đảm bảo chất lượng hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, pháp luật kế
toán có quy định người làm kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
(i) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức
chấp hành pháp luật;
(ii) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Bên cạnh đó, người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp
vụ kế toán; có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực
hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp
vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người cũ có trách nhiệm bàn giao
công việc và các tài liệu kế toán cho người mới; chịu toán bộ trách nhiệm về công
việc kế toán trong thời gian mình đảm nhận.
Ngoài ra để ngăn ngừa các nguy cơ vi phạm pháp luật và gây tổn hại đến
hoạt động kế toán của doanh nghiệp, pháp luật hiện hành cũng quy định những
người không được làm kế toán bao gồm:
- Người chưa thành niên; người bị Tòa tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ
sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang thi hành
án phạt tù hoặc đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế,
tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của
người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, giám đốc, tổng giám đốc, cấp phó
của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài
chính kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ DN tư nhân, công
ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ
quy định;
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt NamLuận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nayLuận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Luận án: Pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước hiện nay
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAYLuận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luậtLuận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAYTrình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
 
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO  PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
ĐỀ TÀI : KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HI...
 
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAYĐăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật tại Đăk Lăk, HAY
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp tỉ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp tỉ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp tỉ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp thuộc sở tư pháp tỉ...
 
Luận văn: Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, 9đ
Luận văn: Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, 9đLuận văn: Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, 9đ
Luận văn: Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, HAY, 9đ
Luận văn: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, HAY, 9đLuận văn: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, HAY, 9đ
Luận văn: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, HAY, 9đ
 
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệpTổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCMLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng tại Quận 7, TPHCM
 
Luận án: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, HAY
Luận án: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, HAYLuận án: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, HAY
Luận án: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
 
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lậpLuận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
 
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luậtLuận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM_10240312052019
 
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KIM PHƯỢNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Luật kinh tế Mã số : 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN HÀ NỘI – 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Phượng
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP ................. 5 1.1. Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp...................................... 5 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kế toán doanh nghiệp.................... 22 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................... 26 2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý của kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................................................... 26 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay................................................................................................................ 28 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 65 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật kế toán doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 65 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam ............................................................................ 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 74
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ BCTC Báo cáo tài chính CTKT Công tác kế toán DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước IASs Hệ thống kế toán IFRSs Chuẩn mực quốc tế về kế toán SXKD Sản xuất kinh doanh HTTK Hệ thống tài khoản HTX Hợp tác xã TNHH Trách nhiệm hữu hạn NSNN Ngân sách Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ quốc gia nào và dù là các doanh nghiệp trong hay ngoài nước, kế toán cũng đều chiếm một vị trí quan trọng và không thể thiếu trong quá trình vận hành và hoạt động của doanh nghiệp đó. Kế toán doanh nghiệp là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghề kế toán đòi hỏi người làm phải năng động, sáng tạo, trung thực và cẩn thận, kế toán viên cũng sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ công việc hiệu quả và đáng tin cậy. Những năm qua ở Việt Nam, cùng với sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nói chung, Nhà nước ta cũng đã chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán trong đó có kế toán doanh nghiệp. Pháp luật trong lĩnh vực này đã quy định cụ thể theo tất cả các thành phần kế toán; xác định rõ nhiệm vụ, đối tượng và các yêu cầu đối với kế toán doanh nghiệp… Chính vì vậy, pháp luật về kế toán thời gian qua đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán của doanh nghiệp mình, đồng thời giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt các chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính kế toán trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, pháp luật về kế toán vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập như thiếu tính đồng bộ, có nhiều vấn đề về nghiệp vụ chưa được hướng dẫn chi tiết, kịp thời. Để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn các nhận định trên, học viên quyết định chọn đề tài “Pháp luật về kế toán doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Không thể phủ nhận rằng pháp luật về kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trongcông tác quảnlý của Nhà nước đối vớicáchoạt độngkinh doanhcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau đề cập đến vấn đề kế toán doanh nghiệp, cả từ khía cạnh
  • 6. 2 kinh tế cũng như khía cạnh pháp lý, mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu từ góc độ pháp lý về vấn đề kế toán doanh nghiệp là không nhiều. Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây có đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận văn: - Giáo trình “Pháp luật kế toán” của Học viện ngân hàng năm 2012; - Luận văn thạc sỹ luật học với đề tài: “Thực trạng pháp luật kế toán ở Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện” của Vũ Quốc Việt, Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2015; - Bài viết: “Sửa đổi Luật kế toán cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập” của tác giả Phúc Khang đăng trên báo Kiểm toán số 21/2013; - Bài viết: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán, nâng cao chất lượng hoạt động kế toán – kiểm toán và hội nhập quốc tế” của ThS. Phan Dũng đăng trên tạp chí Phát triển và hội nhập số 12 tháng 9, 10/2013... Về cơ bản, các công trình nghiên cứu và các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định của pháp luật kế toán nói chung mà chưa đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật tại một vùng địa lý cụ thể. Do đó, chưa thấy được rõ thực tế thực hiện quy định pháp luật kế toán ở các đơn vị kế toán tại nơi đó như thế nào. Với cách nhìn nhận và đánh giá như vậy, tác giả luận văn cho rằng công trình nghiên cứu khoa học pháp lý ở cấp độ luận văn thạc sĩ về đề tài: “Pháp luật về kế toán doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ một số vấn đề lí luận về kế toán doanh nghiệp và pháp luật kế toán doanh nghiệp, cấu trúc của pháp luật về kế toán doanh nghiệp, các nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hoạt động kế toán;
  • 7. 3 - Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về kế toán doanh nghiệp hiện nay, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp – với tư cách là đơn vị kế toán đã và đang gặp phải trong quá trình thực hiện pháp luật, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, lý thuyết về kế toán doanh nghiệp; các quy định của pháp luật kế toán doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam; các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các quy định của pháp luật kế toán Việt Nam hiện đang áp dụng cho các đơn vị kế toán là doanh nghiệp ở Việt Nam từ khi Luật kế toán ra đời cho đến thời điểm hiện tại. Việc nghiên cứu thực tiễn được khảo sát chủ yếu tại các đơn vị kế toán là doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng của học thuyết Mác - Lê Nin về Nhà nước và pháp luật; các lý thuyết về kế toán doanh nghiệp nói chung và pháp luật về kế toán doanh nghiệp nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, khái quát hóa; phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn - xã hội học kiểm chứng; phương pháp so sánh, đối chiếu… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về ý nghĩa lý luận, luận văn hướng đến mục tiêu đánh giá toàn diện về thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về kế toán ở Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận văn đánh giá thực
  • 8. 4 trạng áp dụng pháp luật về kế toán tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra các ưu điểm bên cạnh những hạn chế, bất cập trong thực tế thi hành pháp luật về kế toán doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc đó nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Các kiến nghị của luận văn có thể được dùng để nghiên cứu, xem xét áp dụng khi sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp và pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về kế toán doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số kiến nghị.
  • 9. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề lý luận về kế toán doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng của kế toán và kế toán doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm kế toán và các loại hình kế toán Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, các tài liệu kế toán được xác định như một tấm gương phản chiếu toàn bộ hoạt động kinh tế nói chung, quá trình sản xuất kinh doanh nói riêng. Xét về phương diện lý thuyết, khái niệm “kế toán” có thể được tiếp cận và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu về “kế toán”: Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khái niệm “kế toán”được giải thích như sau: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán, phản ánh bằng con số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế, qua đó mà giám đốc nắm được tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước, tình hình bảo vệ tài sản XHCN” [8, tr7]. Trong pháp luật thực định trước đây, tại Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo NĐ số 25- HĐBT cũng có khẳng định: “Kế toán là công việc ghi chép tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp”. Theo Luật kế toán Việt Nam 2015: “Kế toán là việc thu thập xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” (Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13). Như vậy, từ những khái niệm về kế toán nêu trên, ta có thể thấy rằng quan niệm về kế toán là tương đối khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận của người nghiên cứu.
  • 10. 6 Trước đây người ta thường hiểu công việc kế toán chỉ gồm các nhiệm vụ giữ sổ sách kế toán, ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục đích của kế toán trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nhằm cung cấp thông tin cho Nhà nước để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Chức năng của kế toán trong nền kinh tế kế hoạch hóa là phản ánh và giám đốc tài sản XHCN và các hoạt động kinh tế. Hiện nay, công việc kế toán được hiểu rộng hơn nhiều. Kế toán là một hệ thống thông tin dùng để đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin về tài chính của một đơn vị kế toán. Thông tin này giúp người sử dụng có thể đưa ra các quyết định hợp lý cho mình. Vì vậy, người kế toán ngày nay không chỉ quan tâm đến việc giữ sổ sách mà phải quan tâm đến toàn bộ các hoạt động như: việc hoạch định chương trình và giải quyết vấn đề; hướng sự quan tâm của lãnh đạo đến những điều cần lưu tâm, đánh giá và duyệt xét các hoạt động của đơn vị kế toán, kiểm tra sổ sách… Kế toán bao gồm việc thiết kế một hệ thống thông tin đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin về kế toán ở cả trong và ngoài đơn vị kế toán. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kế toán đều bình đẳng, mối quan hệ kinh tế tài chính của các đơn vị kế toán được mở rộng. Mặt khác, với sự phát triển đa dạng của các nguồn tạo vốn từ bên ngoài đã làm cho đối tượng sử dụng thông tin kế toán trở nên đa dạng hơn. Mục đích của kế toán không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp, cho Nhà nước, mà còn cung cấp thông tin cho các đối tượng như ngân hàng, các nhà đầu tư tương lai, nhà cung cấp, khách hàng… Tuy nhiên, cho dù có sự khác biệt trong nhận thức hay cách tiếp cận nhưng hầu hết các quan niệm về kế toán hiện nay đều thống nhất rằng bản chất của kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra về hoạt động kinh tế tài chính của một chủ thể nhất định. Do vậy, kế toán được xem là công cụ không thể thiếu trong hệ thống quản lý kinh tế, cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân cũng như ở tầm vi mô của doanh nghiệp. Về phương diện học thuật, kế toán có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Điều này giúp cho việc nhận thức đầy đủ hơn về nội dung, mục đích, phạm vi của từng loại kế toán. Một cách khái quát, có thể hình dung rằng kế toán được phân loại dựa vào
  • 11. 7 các tiêu chí cơ bản sau đây: Thứ nhất, nếu dựa vào bản chất của hoạt động kế toán, có thể phân chia thành các hình thức kế toán sau đây: Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị kế toán [8, tr.11]. Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn, tài sản của DN dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữu DN với môi trường kinh tế bên ngoài. Kế toán tài chính cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đảm bảo tính khách quan, thống nhất thì phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia. Kế toán tài chính mang tính pháp lệnh, nghĩa là nếu muốn được thừa nhận thì kế toán tài chính phải được tổ chức ở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin đều phải tuân thủ các quy định thống nhất. Thông tin của kế toán tài chính cung cấp là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy ra mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị. Báo cáo của kế toán tài chính là các BCTC tổng quát về sản lượng, kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kỳ báo cáo được thực hiện theo định kỳ thường là hàng năm. Các báo cáo này ngoài việc sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được cung cấp cho các đối tượng bên ngoài khác như: các nhà đầu tư, ngân hàng, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế… Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán [8, tr.12]. Kế toán quản trị hay kế toán quản lý đưa ra tất cả các thông tin kinh tế, đặc biệt là các thông tin về thực trạng tài chính của DN. Qua đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Xét theo nội dung các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, có thể khái quát kế toán quản trị bao gồm:
  • 12. 8 (i) Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh (mua sắm, sử dụng các đối tượng lao động, hàng tồn kho, tư liệu lao động – TSCĐ, tuyển dụng và sử dụng lao động – lao động và tiền lương…); (ii) Kế toán quản trị về chi phí và giá thành sản phẩm (nhận diện sản phẩm, phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, tập hợp, tính toán, phân bổ chi phí, giá thành, lập báo cáo phân tích chi phí theo bộ phận, theo các tình huống quyết định..); (iii) Kế toán quản trị về doanh thu và kết quả kinh doanh (phân loại doanh thu, xác định giá bán, lập dự toán, tính toán và hạch toán chi tiết doanh thu, phân bổ chi phí chung, xác định kết quả và lập báo cáo phân tích kết quả chi tiết theo bộ phận, theo các tình huống ra quyết định..); (iv) Kế toán quản trị các khoản nợ; (v) Kế toán quản trị các hoạt động đầu tư tài chính; (vi) Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp. Xét theo quá trình kế toán quản trị trong mối quan hệ với chức năng quản lý, kế toán quản trị bao gồm: (i) Chính thức hóa các mục tiêu của đơn vị thành các chỉ tiêu kinh tế; (ii) Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết; (iii) Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu; (iv) Soạn thảo báo cáo kế toán quản trị. Thông tin của kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ (thông tin thực hiện) mà còn bao gồm các thông tin về tương lai (kế hoạch, dự toán, dự tính…). Mặt khác, thông tin kế toán quản trị không chỉ là các thông tin về giá trị mà còn bao gồm các thông tin khác (hiện vật, thời gian lao động…). Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, cụ thể như việc giúp ban lãnh đạo ra quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất như phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó như thế nào, giá bao nhiêu, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất, đồng thời phục vụ việc kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó. Như vậy, giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị có những điểm giống
  • 13. 9 và khác nhau như sau: - Giống nhau: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cấp đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ảnh tổng quát, một bên phản ảnh cụ thể, chi tiết của sự tổng quát đó. Ngoài ra, kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên những ghi chép ban đầu của kế toán; kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý và đều là công cụ quản lý doanh nghiệp. - Khác nhau: Một là, về đối tượng sử dụng thông tin, đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị là các thành viên bên trong doanh nghiệp: Ban giám đốc, chủ sở hữu, Trưởng bộ phận... Trong khi đó, đối tượng của kế toán tài chính chủ yếu là ở bên ngoài doanh nghiệp: Các cổ đông, Cơ quan thuế, Cơ quan quản lý tài chính... Hai là, về nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin, thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia. Trái lại, trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nắm bắt nhanh các cơ cội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần phải linh hoạt, nhanh chóng và phù hợp với từng quyết định của người quản trị, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc hay chuẩn mực kế toán chung. Ba là, về tính pháp lý của kế toán: Kế toán tài chính có tính pháp lệnh, nghĩa là hệ thống sổ sách, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Bốn là, về đặc điểm của thông tin: Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh, đã xảy ra, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra. Năm là, về hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi là các Báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh
  • 14. 10 nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính). Trong khi đó báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho...). Ngoài hai hình thức cơ bản là kế toán tài chính và kế toán quản trị, tại khoản 2 Điều 9 của Luật kế toán 2015 nhà làm luật cũng quy định: “Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết”. Kế toán tổng hợp đòi hỏi đơn vị kế toán phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế và tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán [8, tr.12]. Kế toán chi tiết đòi hỏi đơn vị kế toán phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán [8, tr.13]. Vậy, có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp còn kế toán quản trị là kế toán chi tiết hay không ? Để hiểu rõ về các thuật ngữ trên, ta cần tìm hiểu mối quan hệ giữa kế toán tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. - Về mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm trình bày các số liệu báo cáo mang tính tổng hợp về tình hình tài sản, doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán vào một thời điểm nhất định. Nói cách khác, kế toán tổng hợp chỉ liên quan đến tài khoản của sổ cái tổng hợp và BCTC. - Về mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm chứng minh các số liệu ghi trong tài khoản tổng hợp là đúng trong quá trình ghi chép và lập báo cáo kế toán, đây
  • 15. 11 cũng là công việc phải làm trước khi khóa sổ kế toán để quyết toán. Thuật ngữ thông thường được gọi là đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết. Ví dụ như việc đối chiếu giữa tài khoản phải thu với sổ công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối chiếu tài khoản phải trả với sổ chi tiết của từng nhà cung cấp hay việc đối chiếu tài khoản nguyên vật liệu với sổ chi tiết vật tư, đối chiếu tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với thẻ chi tiết tính giá thành sản phẩm. Tóm lại, trong kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Vì vậy kế toán tài chính không phải kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết. 1.1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của kế toán doanh nghiệp a) Khái niệm kế toán doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp, để quản lý tài sản và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) cần phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau. Đối với doanh nghiệp, kế toán có chức năng thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở DN nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính trong DN. Từ phân tích trên đây, có thể thấy rằng “Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp”. Thông thường kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai bộ phận chính gồm kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi DN, công việc chủ yếu là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Báo cáo kế toán nội bộ có trách nhiệm ghi nhận chi tiết và chính xác cho các nhà quản trị, lãnh đạo của doanh nghiệp. Kế toán thuế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Công việc chính của bộ phận kế toán thuế bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
  • 16. 12 Theo quy định của pháp luật kế toán ở nhiều quốc gia, các đối tượng của kế toán doanh nghiệp bao gồm: Tài sản; nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; thuế và các khoản phải nộp NSNN; kết quả và phân chia kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến doanh nghiệp. Với chức năng phản ánh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của DN, kế toán doanh nghiệp có những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của doanh nghiệp. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi việc thực hiện công tác thống kê và thông tin kinh tế. Về lý thuyết, để hoạt động kế toán doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, kế toán doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu nhất định như: - Kế toán phải chính xác, trung thực, khách quan; - Kế toán phải kịp thời; - Kế toán phải đầy đủ; - Kế toán phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ so sánh và đối chiếu. Những yêu cầu này đối với kế toán phải được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng thông tin kế toán mà yêu cầu này hay yêu cầu khác sẽ được chú trọng hơn. b) Đặc trưng của kế toán doanh nghiệp Từ kết quả phân tích trên đây, có thể thấy rằng kế toán doanh nghiệp có
  • 17. 13 những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ phản ánh và giám độc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế của doanh nghiệp – với tư cách là một đơn vị kế toán (các hoạt động liên quan đến tải sản và nguồn vốn của đơn vị). Kế toán doanh nghiệp không phản ánh tất cả các hoạt động của đơn vị cũng như không phản ánh tất cả nội dung liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chỉ phản ánh sự biến động của tài sản và nguồn của nghiệp vụ kinh tế đó. Thứ hai, kế toán doanh nghiệp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp thông qua một hệ thống các phương pháp khoa học như: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp, cân đối kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh thông qua kế toán theo một trình tự nhất định dựa trên các phương pháp kế toán này. Vậy nên, công tác kế toán doanh nghiệp đòi hỏi người làm kế toán phải có những hiểu biết nhất định về kế toán chứ không đơn thuần là liệt kê các nội dung kinh tế phát sinh tại đơn vị. Chính vì thế, người thưc hiện công việc kế toán phải là người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện nhất định do pháp luật quy định (Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh). Trong quá trình quản lý nền kinh tế xã hội con người đã sử dụng nhiều loại hạch toán để phản anh và giám đốc các thông tin kinh tế xã hội đó kế toán chỉ là một loại hạch toán, ngoài kế toán còn có hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê. Hạch toán nghiệp vụ được sử dụng nhiều trong các đơn vị kế toán. Nó hiện kế hoạch, tiến độ cung ứng sản phẩm, tình hình tiêu thụ nguyên vật liệu… để chỉ đạo thường xuyển và kịp thời các loại nghiệp vụ đó. Phương pháp áp dụng cho loại hạch toán này rất đơn giản, việc thu thập tin tức có thể chỉ cần thông quan điện thoại, truyền miệng. Loại hach toán này chỉ phản ánh cá nghiệp vụ mang tính chất riêng lẻ và phục vụ cho các quyết định điều hành tức thời. Hạch toán thống kê cũng được áp dụng nhiều trong đời sống nhưng, với khác với hạch toán nó được thực hiện trong một phạm vi rộng: cả nước, toàn bộ nền kinh tế, địa phương và được áp dụng không chỉ trong các hoạt độn kinh tế mà còn nghiên cứu các hiện tượng xã hội khác như: thống kê số lượng hộ đói nghèo trong cả nước, thông kế số lượng thương binh,
  • 18. 14 liệt sĩ của địa phương... Hơn nữa, thống kê không nghiên cứu và giám đốc một cách toàn diện và liên tục, mà chủ nghiên cứu và giám đốc trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể. 1.1.2. Nguyên tắc và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp Trước hết, về nguyên tắc kế toán doanh nghiệp. Xét trên phương diện lý thuyết, các nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực, quy ước và những hướng dẫn xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu đầy đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh được. Theo thông lệ quốc tế các nguyên tắc được kế toán được ghi nhận trong pháp luật hiện hành ở các quốc gia hiện nay thường bao gồm: (i) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC; (ii) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong BCTC; (iii) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; (iv) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong BCTC của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định; (v) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; (vi) Việc lập và trình bày BCTC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch. Thực tế cho thấy, các nguyên tắc này cũng đã và đang được ghi nhận trong Luật kế toán Việt Nam 2015.
  • 19. 15 Thứ hai, về trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp. Không thể phủ nhận rằng quy trình kế toán tổng hợp có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ DN nào. Quy trình kế toán giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về quy trình hoạt động của từng nhân viên từ đó có thể ra quyết định chính xác cho việc tái cấu trúc lại bộ phận kế toán để hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có những quy định chặt chẽ để quản lý thu – chi tiền và tài sản hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát. Theo thống kê, trình tự kế toán thường bao gồm các bước sau đây: Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Bước 2: Lập, xử lý kiểm tra và sắp xếp chứng từ kế toán; Bước 3: Tiến hành ghi sổ sách kế toán; Bước 4: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển), khóa sổ, xác định số dư; Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh; Bước 6: Lập BCTC, quyết toán thuế; Bước 7: In sổ sách, đóng quyển và lưu kho. Về nguyên tắc, các bước trên đây phải được đơn vị kế toán tuân thủ, thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng quản trị doanh nghiệp cũng như đảm bảo tuân thủ Luật kế toán. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung kế toán doanh nghiệp Về lý thuyết, kế toán doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải kể đến một số yếu tố cơ bản như: Thứ nhất, hệ thống chuẩn mực kế toán. Hiện nay, hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/ IFRSs) được soạn thảo bởi hội đồng chuẩn mực quốc tế (IASB). Nó được soạn thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các chuẩn mực và tính thực hành cao. Rất nhiều quốc gia của Châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các chuẩn mực
  • 20. 16 kế toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến năm 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Ngoài ra, tại Việt Nam hệ thống kế toán bao gồm cả chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, mô hình này khác biệt so với các nước trên thế giới. Dựa vào các kết quả nghiên cứu đồng thời dựa trên nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia, có thể khái quát các yếu tố sau ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các DN ở Việt Nam. Tại Việt Nam việc tồn tại song song chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, một mặt thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thông lệ chung của kế toán quốc tế, mặt khác thể hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về kế toán. Chính những đặc trưng này đã hình yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán [16]. Với đặc điểmvề quản lý thống nhất của Nhà nước và một hệ thống pháp lý mang dáng dấp kiểu đạo luật (code law), việc vận dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam chỉ có thể biểu hiện qua hệ thống tài khoản kế toán và biểu mẫu BCTC thống nhất. Khi đưa chuẩn mực kế toán vào vận dụng trong thực tiễn, nhiều ý kiến nhận thấy nội dung các chuẩn mực còn khá mới với nhiều khái niệm và thuật ngữ, trong khi đó kế toán viên chỉ am hiểu và vận dụng trên cơ sở các thông tư hướng dẫn chi tiết trong công tác kế toán, điều đó ảnh hưởng đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán. Ở Việt Nam, việc ghi nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở quy định của thuế. Nhận thức đó đã ăn sâu và tác động lớn vào hành vi của người làm kế toán dù những cải cách gần đây đã thay đổi tác động của thuế với kế toán. Thứ hai, kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên. Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy, sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên [Choi & cộng sự, 2011]. Chất lượng nguồn lực kế toán có tầm ảnh hưởng lớn trong các nhân tố, mở ra vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kế toán trong thời
  • 21. 17 gian tới. Ở đó nó hàm ý chất lượng đào tạo ở bậc đại học và đào tạo bổ sung trong quá trình làm việc sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán rất cao. Điều này đặt ra trách nhiệm của các trường đại học cần phải thay đổi chương trình đào tạo để người học nắm được gốc gác chuẩn mực kế toán thay vì nặng nề việc giảng dạy ghi chép. Trong quá trình đào tạo, giảng viên cần thường xuyên đề cập đến các chuẩn mực kế toán khi giảng dạy từng phần hành kế toán. Thứ ba, tổ chức, tư vấn nghề nghiệp kế toán. Hoạt động nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào cũng chịu sự ảnh hưởng của cộng đồng nghề nghiệp và kế toán cũng không ngoại lệ. Ở các nước theo mô hình Anglo – Saxon, ảnh hưởng của cộng đồng kế toán rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp đối với nghề kế toán, đặc biệt hiệp hội nghề nghiệp có vai trò quyết định trong việc thiết lập chuẩn mực kế toán. Đơn vị kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn, áp dụng chuẩn mực kế toán. Thông thường nếu một DN được kiểm toán bởi một trong các hãng kiểm toán lớn thì DN đó sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán. Từ thực tiễn đó liên hệ với điều kiện Việt Nam, nếu BCTC của một DN được kiểm toán thì mức độ tuân thủ và vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn những DN không yêu cầu bắt buộc kiểm toán. Thứ tư, đặc điểm của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Hunh Adams và Nguyễn Thùy Linh (2005) đã cho thấy rằng kế toán các doanh nghiệp ở Việt Nam thường chủ yếu chỉ quan tâm đến vấn đề kê khai thuế. Điều này đặt thêm nghi vấn về ảnh hưởng nhận thức của chủ doanh nghiệp đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Quy mô được xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán [Cooke, 1991; Meek & cộng sự, 1995]. Các DN có quy mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao nên việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Ở một khía cạnh khác, các DN càng lớn có nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chuẩn mực kế toán mới. Các DN có quy mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc thực hiện chuẩn mục không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm,
  • 22. 18 thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên. Thứ năm, hệ thống luật pháp. Hệ thống luật pháp quyết định về mối quan hệ giữa các cá nhân và các định chế. Hệ thống luật pháp phương tây bao gồm hai hướng: dân luật (code/civil law) và thông luật (common/case law). Trong các nước theo hệ thống dân luật, các qui định về kế toán được tích hợp vào hệ thống pháp luật quốc gia và thường có xu hướng quy định chi tiết cách thức và quy trình và tập trung vào hình thức pháp lý. Các nước theo hệ thống này là các nước có ảnh hưởng bởi nguồn gốc từ Pháp, Đức. Ngược lại các nước theo hệ thống thông luật (ảnh hưởng bởi Anh) phát triển theo cơ sở từng trường hợp và có xu hướng tập trung vào bản chất. Tại các nước này, các quy tắc kế toán được thiết lập bởi các tổ chức thuộc lĩnh vực tư nhân. Việc này cho phép chúng có tính thích nghi cao hơn và dễ đổi mới hơn. Việt Nam là nước ảnh hưởng bởi Pháp và hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành nghiêng nhiều hơn về hệ thống kế toán tại các nước dân luật. Thứ sáu, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia. Nhân tố này ảnh hưởng đến các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một nền kinh tế và quyết định loại nào là thịnh hành nhất. Loại giao dịch, trong chiều ngược lại quyết định các vấn đề kế toán mà nó đối mặt. Ví dụ: hệ thống thưởng cho nhà quản lý dựa trên cổ phiếu không quá quan trọng trong các nước khi mà thị trường chứng khoán còn chưa thực sự phát triển. Ngày nay, nhiều nền kinh tế công nghiệp đang dần chuyển mình sang kinh tế dịch vụ. Các vấn đề kế toán liên quan trọng sản xuất như định giá TSCĐ và ghi nhận chi phí khấu hao trở nên không quan trọng. Các thách thức mới nổi lên đối với kế toán là đánh giá các tài sản vô hình và các nguồn lực con người. Ở Việt Nam trước đây khi nền kinh tế còn ở mức độ thấp, mức độ hòa nhập quốc tế chưa cao thì các nghiệp vụ liên quan đến cổ phiếu, chứng khoản phát sinh chưa nhiều. Tuy nhiên với sự phát triển của các giao dịch này ngày càng nhiều trong thời gian gần đây đòi hỏi hệ thống kế toán phải có sụ điều chỉnh, bổ sung để thích ứng.
  • 23. 19 Thứ bảy, nguồn tài chính của doanh nghiệp. Tại các nước có thị trường vốn mạnh như Mỹ, Anh thì lợi nhuận kế toán là thước đo năng lực điều hành công ty của nhà quản trị. Khi đó kế toán được thiết kế để giúp các nhà đầu tư đánh giá các dòng tiền trong tương lai và các rủi ro đi kèm và để xác định giá trị công ty. Việc công bố thông tin rất rộng rãi để đáp ứng các nhu cầu của một lượng lớn các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu. Ngược lại, tại các nước mà nguồn tài chính dựa trên quan hệ tín dụng, ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu thì kế toán tập trung vào việc bảo vệ các nhà cung cấp tín dụng thông qua việc đo lường một cách thận trọng lợi nhuận để giảm thiểu việc chia cổ tức và để lại vốn đủ để bảo vệ những người cho vay. Bởi vì định chế tài chính có thể tiếp cận trực tiếp bất kỳ thông tin nào họ muốn nên việc báo cáo được công bố rộng rãi là không cần thiết. Việt Nam là nước có thị trường chứng khoán còn non trẻ, nguồn tài chính của các DN chủ yếu từ các ngân hàng và nhà nước nên nghiêng về nhóm thứ hai nhiều hơn. Thứ tám, sự ràng buộc về chính trị và kinh tế với các quốc gia khác. Các quan niệm và kỹ thuật kế toán được chuyển giao thông qua sự xâm lược, thương mại và các sức mạnh tương tự. Hệ thống ghi sổ kép vốn có nguồn gốc từ Italy trong thế kỷ V và được lan truyền sang các nước Châu Âu cùng với các tư tưởng khác trong thời Phục hưng. Chủ nghĩa thực dân Anh xuất khẩu các kế toán viên và các kỹ thuật kế toán trong hệ thống thuộc địa của mình. Đức đánh chiếm Pháp trong thế chiến thứ II dẫn đến việc Pháp áp dụng hệ thống kế toán thống nhất. Mỹ áp dụng các quy tác kế toán của mình sau thế chiến thứ II. Việt Nam thuộc khối xã hội chủ nghĩa nên kế toán Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn bởi kế toán Liên Xô cũ. Thứ chín, hệ thống thuế quốc gia và quốc tế. Tại nhiều quốc gia, các quy định về thuế quyết định các chuẩn mực kế toán bởi các công ty phải ghi nhận doanh thu và chi phí trong hệ thống kế toán của mình để thực hiện cho mục đích thuế. Nói cách khác các quy tắc kế toán và tài chính là tương tự nhau. Ví dụ như Đức và Thụy Điển. Còn ở các nước khác (như Mỹ), kế toán tài chính và kế toán thuế là riêng biệt. Lợi nhuận tính thuế là lợi
  • 24. 20 nhuận kế toán tài chính được điều chỉnh theo sự khác biệt giữa thuế và kế toán. Mặc dù khi xây dựng chuẩn mực kế toán Việt nam số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam thể hiện chấp nhận xu hướng thứ hai: sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và kế toán. Tuy nhiên trong thực tế các quy định của thuế và kế toán là khá đồng nhất và trong thực hành kế toán người ta cũng thường dựa vào các quy định của thuế để làm kế toán nên sự khác biệt giữa lợi nhuận tính thuế và lợi nhận kế toán không phát sinh nhiều. Thứ mười, tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Lạm phát làm méo mó kế toán theo giá gốc bởi vì nó làm cho tài sản và các chi phí liên quan bị đánh giá thấp và lợi nhuận bị phóng đại lên. Các nước có mức lạm phát cao thường yêu cầu các công ty thực hiện sự điều chỉnh sự thay đổi của gía cả trong các báo cáo. Ví dụ: Mexico áp dụng kế toán điều chỉnh theo mức giá chung nếu lũy kế lạm phát trong 3 năm liên tiếp lớn hơn hoặc bằng 28% (lạm phát hàng năm là 8% [6]). Trong những năm 1970, để phản ứng với mức lam phát cao bất bình thường, cả Mỹ và Anh đều thực hiện với việc báo cáo ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả. Ở Việt Nam, để đáp lại với nhiều thời điểm có mức lạm phát rất cao trong quá khứ, nhà nước đã thực hiện sự đánh giá lại tài sản. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có những năm lạm phát cao (năm 2008 khoảng 22%, 2011 là 18,13% [6] nhưng các doanh nghiệp không được yêu cầu điều chỉnh BCTC theo sự thay đổi của giá cả dẫn đến sự méo mó trong lợi nhuận và tài sản. Ngoài các yếu tố cơ bản trên đây, mức độ phát triển giáo dục của quốc gia và truyền thống văn hóa cũng có tác động đến kế toán doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ: - Các chuẩn mực kế toán và các hoạt động thực hành kế toán phức tạp sẽ không có tác dụng nếu chúng bị hiểu nhầm và sử dụng sai. Ví dụ: các kỹ thuật báo cáo phức tạp về biến động của chi phí sẽ không có ý nghĩa trừ khi người đọc hiểu kế toán chi phí. Công bố các thông tin về rủi ro của các chứng khoán phái sinh sẽ không có giá trị thông tin trừ khi chúng có thể được đọc một cách thông thạo. Hiện tại trình độ giáo dục kế toán ở Việt Nam còn một khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển nên cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để thúc đẩy
  • 25. 21 như nhập khẩu các chương trình đào tạo kế toán quốc tế, đưa công dân sang các nước phát triển đào tạo, tăng cường quá trình đào tạo và cấp chứng chỉ của các tổ chức quốc tế. Từ những năm 1980, các nghiên cứu đều khẳng định văn hóa là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Có thể nói sự khác biệt nền văn hóa giữa các quốc gia đã tạo nên nhiều hệ thống kế toán khác nhau, hình thành nên các cách ghi chép, tính toán và trình bày thông tin khác nhau trong hệ thống kế toán của mỗi quốc gia. Dựa trên các phân tích của Hofstede, Gray đã đưa ra liên kết giữa văn hóa và kế toán [6]. Ông đã đề xuất bốn mảng giá trị văn hóa kế toán ảnh hưởng đến thực hành BCTC của một quốc gia gồm: (i) Tính chuyên nghiệp và sự kiểm soát bằng pháp luật: có sự đối lập giữa ưa chuộng áp dụng các phán xét nghề nghiệp mang tính cá nhân và quy tắc tự đưa ra hội nghề nghiệp với việc tuân thủ các quy định của pháp luật; (ii) Tính thống nhất và linh hoạt: sự ưa chuộng tính thống nhất và nhất quán so với việc linh hoạt trong đối phó với các tình huống; (iii) Chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa lạc quan: sự ưa chuộng cho việc áp dụng cách thức đo lường một cách thận trọng để đối phó với những bất ổn của các sự kiện trong tương lai thay vì các tiếp cận lạc quan, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm; (iv) Bí mật và rõ ràng: sự ưu tiên cho việc đảm bảo tính bảo mật và hạn chế tiếp cận của các thông tin kinh doanh đối lập với việc sẵn sàng công bố các thông tin cho công chúng. Ngoài mô hình trên, Nobes đã đưa ra mô hình đơn giản hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt trong BCTC giữa các quốc gia. Theo mô hình này có hai nhân tố là văn hóa và bản chất của hệ thống tài chính. Nobes lập luận rằng nguyên nhân quan trọng cho sự khác biệt trong BCTC giữa các quốc gia là sự khác biệt về mục đích báo cáo. Hệ thống tài chính của một quốc gia được xem là nhân tố thích hợp nhất quyết định mục đích của BCTC. Cụ thể, hệ thống tài chính của một quốc gia qua thị trường chứng khoán mạnh với một lượng lớn các cổ đông bên ngoài hay không sẽ quyết định bản chất của hệ thống BCTC trong một quốc gia.
  • 26. 22 1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật kế toán doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kế toán doanh nghiệp. Kế toán nắm giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và cả của nền kinh tế. Thông tin do kế toán cung cấp giúp cho các đối tượng sử dụng có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động kế toán – kiểm toán đã hình thành và phát triển, trở thành một nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng quản lý DN và nhà nước. Hoạt động này góp phần tạo lập môi trường thu hút các nguồn đầu tư thuận lợi, đặc biệt là các nguồn đầu tư nước ngoài. Nhằm đảm bảo tăng cường quản lý thống nhất về kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo kế toán trở thành công cụ quản lý, giám sát hiệu quả và chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế, tài chính trong cả nước, qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, trung thục và kịp thời thì các nội dung của kế toán phải được luật hóa thành các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh các hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, về phương diện lý thuyết, có thể kết luận rằng pháp luật về kế toán nói chung và pháp luật kế toán doanh nghiệp nói riêng là bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kế toán, là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân [8, tr.15]. Về phương diện hình thức, pháp luật kế toán doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này. Luật kế toán là đạo luật được Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất trong lĩnh vực kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng. Luật kế toán bao gồm các quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
  • 27. 23 Từ khía cạnh cấu trúc văn bản, pháp luật kế toán nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng có thể phân thành 3 cấp độ, đó là: (i) Luật kế toán; (ii) Các văn bản dưới luật (gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện); (iii) Hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Với tư cách là một lĩnh vực của luật công, pháp luật kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ quy định về giới hạn mà DN phải tuân thủ trong lĩnh vực kế toán. Nói cách khác, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật kế toán doanh nghiệp là Nhà nước chỉ nên quy định các hành vi mà DN phải thực hiện hoặc cấm thực hiện trong quá trình kế toán doanh nghiệp nhằm giúp DN thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, nhưng không ảnh hưởng đến lợi ích công và trật tự công cộng. 1.2.2. Mô hình cấu trúc của pháp luật về kế toán doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, pháp luật về kế toán doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện kế toán doanh nghiệp. Chính vì vậy, về phương diện lý thuyết cần làm rõ cấu trúc của pháp luật kế toán doanh nghiệp bao gồm những nhóm quy định pháp luật nào. Ở mức độ khái quát, tác giả luận văn cho rằng pháp luật về kế toán doanh nghiệp được cấu thành bởi các nhóm quy phạm pháp luật sau đây: (i) Các quy định chung về kế toán doanh nghiệp. Những quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định đối tượng áp dụng pháp luật kế toán, nhiệm vụ của kế toán, về đơn vị tính sử dụng trong kế toán, về chữ viết viết và chữ số sử dụng trong kế toán, về kỳ kế toán. (ii) Các quy định về bộ máy kế toán và người làm kế toán doanh nghiệp. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải được thiết kế như thế nào; người làm kế toán bao gồm những ai; nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể đó như thế nào. Theo thông lệ, các quy định của pháp luật về bộ máy kế toán và người làm kế toán gồm: Quy định về tổ chức bộ máy kế toán; trách nhiệm của người lãnh đạo đơn vị trong việc tổ chức bộ máy kế toán; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán, kế toán trưởng và những người không được
  • 28. 24 làm kế toán. (iii) Các quy định về nội dung và hình thức kế toán doanh nghiệp. Về lý thuyết, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ quy định về nội dung công tác kế toán doanh nghiệp và xác định những hình thức kế toán doanh nghiệp như thế nào là hợp pháp. Theo thông lệ nội dung kế toán doanh nghiệp được pháp luật quy định bao gồm: - Quy định về chứng từ kế toán; - Quy định về tài khoản, sổ kế toán; - Quy định về báo cáo tài chính; - Quy định về hoạt động kiểm tra kế toán; - Quy định về kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán; - Quy định về các hoạt động kế toán trong những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, nhóm quy phạm pháp luật này còn phải quy định về các hình thức kế toán doanh nghiệp như: Hình thức ghi sổ Nhật ký chung; hình thức ghi sổ Nhật ký – sổ cái; hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ; hình thức ghi sổ Nhật ký – Chứng từ; hình thức ghi sổ trên máy vi tính. (iv) Các quy định về nguyên tắc và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ nguyên tắc kế toán doanh nghiệp là nguyên tắc nào và trình tự thực hiện kế toán doanh nghiệp ra sao. Theo thông lệ, các nguyên tắc kế toán thường được ghi nhận bởi pháp luật kế toán bao gồm: Nguyên tắc trọng yếu; nguyên tắc cơ sở dồn tích; nguyên tắc hoạt động liên tục; nguyên tắc giá gốc; nguyên tắc phù hợp; nguyên tắc nhất quán; nguyên tắc thận trọng. (v) Các quy định về vi phạm pháp luật kế toán và chế tài xử lý vi phạm pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác định rõ những hành vi nào là bị cấm đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kế toán và những chế tài có thể áp dụng đối với các hành vi đó. Theo thông lệ chung các quy định của pháp luật về hành vi vi phạm về kế toán doanh nghiệp thường bao gồm: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; vi phạm hình sự trong lĩnh vực kế toán; vi
  • 29. 25 phạm khác trong lĩnh vực kế toán. Tương ứng có các chế tài sự vi phạm trong kế toán doanh nghiệp như: chế tài hình sự; chế tài hành chính; chế tài dân sự; chế tài kỷ luật. Tiểu kết chương Trong nền kinh tế thị trường, kế toán ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận của hệ thống các công cụ quản lý nền kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cơ sở và tài chính nến kinh tế quốc dân. Đồng thời để đảm bảo kế toán thật sự là một công cụ đo lường đánh gía hiệu quả kinh doanh, sử dụng vốn tài sản, kinh phí của các tổ chức, cơ quan và của nền kinh tế thì đòi hỏi nhà nước phải ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động kế toán nhằm giúp nhà nước thống nhất quản lý công tác kế toán ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thu chi ngân sách, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia, quản lý tài chính cơ sở, đáp ứng yêu cầu điều hành hoạt động kinh tế vi mô và vĩ mô của Nhà nước. Hầu hết các nước đều ban hành một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kế toán. Tổng hợp toàn bộ các quy phạm pháp luật đó hợp thành một bộ phận pháp luật gọi là pháp luật kế toán. Pháp luật kế toán là những văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc, chuẩn mực cũng như các chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật về kế toán được quy định làm cơ sở cho việc tổ chức hạch toán và quản lý các hoạt động kinh tế ở các đơn vị.
  • 30. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý của kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Ngay từ thời kỳ đầu thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước ta đã quan tâm đến xây dựng hoàn thiện bộ phận pháp luật về kế toán, cụ thể: Ngày 26/06/2003 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật kế toán; Ngày 20/11/2015 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật kế toán, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 để thay thế cho Luật kế toán 2003. Luật Kế toán năm 2015 là văn bản pháp luật cao nhất về kế toán, đã được chuẩn hóa nhiều nguyên tắc, nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán. Sau khi Luật Kế toán được ban hành và có hiệu lực từ năm 2017, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể là: Nghị định 174/2016/NĐ- CP Nghị định chi tiết một số điều của Luật Kế toán 2015; Nghị định 151/2018/NĐ- CP Sửa đổi bổ sung 1 số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lí nhà nước; Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán, kiểm toán độc lập Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan để ban hành Thông tư liên tịch như: Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/06/2005 về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước; Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hai Bộ đã ban hành Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 thay thế Thông tư nói trên và áp dụng từ 01/01/2014. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương
  • 31. 27 binh - Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 07/02/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh. Về các văn bản do Bộ Tài chính ban hành: - Đối với lĩnh vực kế toán Nhà nước, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính Chế độ kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách à nghiệp vụ kho bạc (TABMIS) thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009. Đồng thời ban hành thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn về chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp. - Đối với khối doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành TT200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán Doanh nghiệp và đến Ngày 26/08/2016 Bộ tài chính đã ban hành TT133/2016 Hướng dẫn chế độ Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là các văn bản thể hiện tính đổi mới của hệ thống pháp luật kế toán Việt Nam. Các thông tư hướng dẫn về mặt hạch toán, xử lí các trường hợp cụ thể, lập và trình bày báo cáo tài chính... nhằm cụ thể hóa các quy định đã được ban hành trong các nghị định chuẩn mực và chế độ kế toán qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế toán viên trong việc hạch toán tăng tính minh bạch cho thông tin kế toán. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp như công ty TNHH, Công ty Cổ phần... vừa và nhỏ (bao gồm cả siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trừ doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực đặc thù đã được bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế dộ kế toán đặc thù) đa số đều lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2017. Còn
  • 32. 28 đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty liên doanh liên kết lớn, (trừ các doanh nghiệp ở các lĩnh vực đặc thù đã được bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế dộ kế toán đặc thù) đều áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC; các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế tooán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi bổ sung thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Có thể nói, pháp luật kế toán Việt Nam đã được xây dựng tương đối đầy đủ, toàn diện, thống nhất trên cơ sở có tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Thực trạng các quy định chung về kế toán doanh nghiệp Thứ nhất, các quy định về chuẩn mực kế toán. Từ trước năm 2004, Bộ Tài chính đã ban hành 16 Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Sau khi Luật Kế toán ra đời, Bộ Tài chính tiếp tục cập nhật và ban hành mới 10 Chuẩn mực kế toán. Nhự vậy cho đến nay hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 26 Chuẩn mực, về cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác kế toán. Thực tế hầu hết công tác kế toán ở các loại hình trong doanh nghiệp: Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty cổ phần niêm yết, Công ty liên doanh, liên kết... ở Việt Nam hiện nay đều hiện nay đều thực hiện và tuân thủ tương đối đầy đủ hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Riêng đối với liên kết doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc tuân theo đúng chuẩn mực số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết, chuẩn mực này ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty liên kết và báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư, báo cáo tài chính hợp nhất... Về công ty có các khoản góp vốn liên doanh thì chú trọng đến chuẩn mực số 08. Còn đối với công ty mẹ con thì công ty mẹ đặc biệt chú ý tuân thủ chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trong đó bao gồm tất cả các quy định chú ý cần khi lập báo cáo tài chính, các nguyên tắc khi hạch toán công ty mẹ con, trình tự hợp nhất...
  • 33. 29 Ngoài ra, do môi trường kinh tế - xã hội thay đổi, trong đó đặc biệt là cơ chế chính sách quản lý tài chính có tác động, vì vậy các chuẩn mực kế toán quốc tế đã có sự thay đổi thường xuyên. Bộ Tài chính đã triển khai việc cập nhật lại tất cả các chuẩn mực kế toán ban hành mới trong thời gian tới. Thứ hai, các quy định về nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán trong các đơn vị kế toán như Công ty TNHH; Công ty Cổ Phần; Công ty Cổ phần niêm yết; Công ty Liên doanh liên kết, Công ty mẹ con... đều có các nhiệm vụ sau: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán; - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán; - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Riêng đối với Công ty mẹ con thì bộ phận kế toán tổng hợp ở Công ty mẹ ngoài việc lập báo cáo của riêng công ty mẹ thì còn cần thu thập tập hợp kiểm tra các số liệu, sổ sách, chứng từ mà các công ty con báo cáo để căn cứ vào báo cáo riêng của công ty mẹ và báo cáo riêng của Công ty con cùng với các tài liệu liên quan phân tích tổng hợp để lập lên được báo cáo tài chính hợp nhất. Thứ ba, các quy định về yêu cầu đối với công tác kế toán. Để đảm bảo kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là công cụ quản lý giám sát chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính ở mọi đơn vị kế toán, đồng thời đảm bảo kế toán cung cấp đầy đủ thông tin, trung thực, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý điều hành của doanh nghiệp, của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân thì công tác kế toán phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu cơ bản sau:
  • 34. 30 - Trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Khách quan: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. - Đầy đủ: mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải đợc ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. - Kịp thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. - Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh. - Có thể so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch. Yêu cầu kế toán nói trên phải được thực hiện đồng thời. Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh được. Thực tế hiện hay tại các doanh nghiệp đa số đều thực hiện đầu đủ các yêu cầu cơ bản đối với kế toán, nhưng vẫn còn tồn tại một phần nhỏ các kế toán doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ được các yêu cầu cơ bản trên như chưa trung thực khách quan trong số liệu và trong trình bày báo cáo tài chính còn lợi dụng các lỗ hổng của luật để trốn thuế, hoặc làm sai lệch đi báo cáo tài chính cung cấp cho các nhà thầu, các nhà đầu tư để nhằm đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp ẩn đi các khoản nợ để thu hút được sự đầu tư và hợp đồng thầu. Đặc biệt ở các công ty liên doanh, liên kết, công ty mẹ con một số các số liệu chứng từ
  • 35. 31 không đảm bảo được sự khách quan trung thực số liệu thực tế đôi khi bị ẩn đi và thay thể bằng các số liệu khác thực tế qua sự thỏa thuận của các bên nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp họ nhưng lại không tuân theo pháp luật quy định. Vì thế cần phải thắt chặt hơn các quy định luật pháp có liên quan đến các yêu cầu này sử dụng các khung hình phạt cụ thể với từng trường hợp để khắc phục. Thứ tư, các quy định về đối tượng kế toán doanh nghiệp. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: Tài sản cố định, tài sản lưu động; Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập; Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán. Riêng đối với các doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… thì ngoài các đối tượng kế toán hoạt động kinh doanh nói chung, đối tượng kế toán của các doanh nghiệp đặc thù này còn có: Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng; Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá. Thứ năm, các quy định về chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán và kỳ kế toán. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài; Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau ba chữ số phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Riêng đối với doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo
  • 36. 32 cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật kế toán 2015. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. Kỳ kế toán gồm: Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được pháp luật quy định cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật kế toán còn quy định kỳ kế toán trong trường hợp đặc thù như sau: (i) Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập thì kỳ kế toán đầu tiên tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, quý, tháng; (ii) Đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm/quý/tháng đến hết ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực; (iii) Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty liên kết, Công ty mẹ con… thường tuân thủ kỳ kế toán theo năm tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; theo kỳ kế toán quý là ba tháng,từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; kỳ kế toán tháng là một tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. 2.2.2. Thực trạng quy định về bộ máy kế toán và người làm kế toán doanh nghiệp 2.2.2.1. Quy định về tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp Bộ máy kế toán của một đơn vị kế toán là tập hợp những người làm kế toán tại đơn vị kế toán cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh
  • 37. 33 tế về các hoạt động của đơn vị. Để thực hiện đầy đủ chức năng của mình, bộ máy kế toán của đơn vị kế toán phải được tổ chức khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời cũng phải phù hợp việc tổ chức hoạt động của đơn vị mình cũng như trình độ quản lý của đơn vị. Luật kế toán quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán trong tổ chức bộ máy kế toán: Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê người làm kế toán. Các đơn vị kế toán có khối lượng công việc kế toán không lớn có thể bố trí một người làm kế toán hoặc bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm. Đồng thời Luật còn quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán trong tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định; Quyết định thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra. Việc lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý sẽ làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD. Điều đó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán, giúp cho việc tổ chức công tác kế toán thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán và qua đó phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, tài chính của DN. Theo pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp có thể tổ chức bộ máy kế toán theo một trong các mô hình sau đây: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Hình thức này thường được áp dụng ở các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi SXKD tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định. Với hình thức tổ chức này thì toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Các bộ phận khác chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ
  • 38. 34 sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý SXKD của từng bộ phận đó, lập báo cáo và chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Mô hình tổ chức kế toán tập trung có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạọ SXKD của đơn vị. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Hình thức này áp dụng cho những tập đoàn, DN lớn có nhiều công ty con, có địa bàn hoạt động SXKD phân tán khắp nơi và được phân cấp quản lý. Với mô hình kế toán phân tán, công tác kế toán chủ yếu được tập trung ở cấp dưới. Công việc kế toán ở những bộ phận khác do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận, tức là chứng từ kế toán phát sinh tại cơ sở nào, cơ sở đó tự thanh toán và hạch toán. Tùy theo trình độ và điều kiện cụ thể, đơn vị có thể giao vốn (vốn cố định, vốn lưu động) cho đơn vị phụ thuộc được mở tài khoản tiền gửi ngân hàng và ủy quyền được vay vốn phục vụ cho công tác SXKD. Như vậy, công việc ở phòng kế toán doanh nghiệp chủ yếu là tổng hợp, kiểm tra báo cáo ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên và chỉ trục tiếp thanh toán, hạch toán những chứng từ kế toán của những đơn vị trực thuộc không có tổ chức hạch toán kế toán. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây là mô hình kết hợp hai hình thức tổ chức bộ máy kế toán trên, áp dụng cho những tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều công ty con phụ thuộc có các đặc điểm, điều kiện khác nhau. Đơn vị phụ thuộc có quy mô lớn, ở xa so với doanh nghiệp tổng thì cần thiết tổ chức bộ máy kế toán riêng để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán kinh doanh. Còn với các đơn vị phụ thuộc quy mô nhỏ thì không cần phải tổ chức bộ máy riêng. Ưu điểm của hình thức tổ chức này là công tác kế toán được phân công hợp lý cho các đơn vị phụ thuộc, khắc phục một số nhược điểm của hai mô hình trên là không cập nhật thông tin kịp thời, khối lượng công việc nhiều, tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhược điểm là bởi kết hợp hai mô hình nên tổ chức kế toán cồng kềnh, cần nhiều nhân lực để đảm nhận các vị trí khác nhau. Đối với một DN điển hình, công tác kế toán bao gồm nhiều công
  • 39. 35 việc cụ thể được phân công cho nhiều người thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của kế toán trưởng. Các phần việc này có mối liên hệ mất thiết với nhau. Bộ máy kế toán trong DN thường tổ chức thành các bộ phận sau: (i) Bộ phận kế toán lao động – tiền lương; (ii) Bộ phận kế toán vật liệu – tài sản cố định; (iii) Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; (iv) Bộ phận kế toán thanh toán; (v) Bộ phận kế toán tổng hợp (các công việc kế toán còn lại và lên BCTC) 2.2.2.2. Quy định về người làm kế toán doanh nghiệp Theo quy định hiện hành của Luật kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật này, đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng ngay khi thành lập đơn vị kế toán như: DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, HTX... Khi thay đổi kế toán trưởng phải bàn giao công việc giữa người cũ và người mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận liên quan cùng các tổ chức như ngân hàng nơi DN mở tài khoản giao dịch. Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm công việc kể từ ngày nhận bàn giao, kết toán trưởng cũ chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách. Trường hợp đơn vị chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ kế toán với thời hạn tối đa 01 năm tài chính hoặc sử dụng dịch vụ thuê ngoài kế toán trưởng. Việc thuê kế toán trưởng hoặc người có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán trưởng được áp dụng cho các đơn vị là doanh nghiệp. Việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng trong các DN được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình DN. Trình tự, thủ tục bãi miễn thay thế kế toán trưởng, phụ trách kế toán thực hiện theo như trình tự bổ nhiệm. Người được thuê làm kế toán trưởng nếu vi phạm các quy định trong hợp đồng thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Thủ tục chấm dứt hợp đồng thực hiện như thủ tục ký hợp đồng với cá nhân trực tiếp hoặc với DN dịch vụ kế toán được thuê. Những đơn vị kế toán đã bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc cử người phụ trách kế toán thì không bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc trưởng ban kế toán. Ở những đơn vị kế
  • 40. 36 toán mà công tác kế hoạch, tài chính và thống kê không tách ra thành một bộ phận riêng biệt thì kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán đảm nhiệm cả việc tổ chức chỉ đạo công tác kế hoạch, tài chính và thống kê. Để đảm bảo chất lượng hoạt động kế toán trong doanh nghiệp, pháp luật kế toán có quy định người làm kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: (i) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; (ii) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Bên cạnh đó, người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán; có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người cũ có trách nhiệm bàn giao công việc và các tài liệu kế toán cho người mới; chịu toán bộ trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình đảm nhận. Ngoài ra để ngăn ngừa các nguy cơ vi phạm pháp luật và gây tổn hại đến hoạt động kế toán của doanh nghiệp, pháp luật hiện hành cũng quy định những người không được làm kế toán bao gồm: - Người chưa thành niên; người bị Tòa tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang thi hành án phạt tù hoặc đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; - Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu, giám đốc, tổng giám đốc, cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ DN tư nhân, công ty TNHH do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;