SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
==========
KKHHÓÓAA LLUUẬẬNN TTỐỐTT NNGGHHIIỆỆPP ĐĐẠẠII HHỌỌCC
ĐÁNH GIÁ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HUẾ
QUA CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH CÔNG TY
CỔ PHẦN DU LỊCH HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: K45 – QTKDTM
Niên khóa: 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt
Huãú, 05/2015
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ hết lòng của các cá nhân và tập thể. Tôi xin
gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, khoa Quản Trị Kinh
Doanh và thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt 4 năm học qua. Những kiến thức và kinh nghiệm các thầy cô
truyền đạt là nền tảng giúp cho tôi thực hiện tốt đề tài này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị ThúyĐạt, người
thầy đã tận tâm hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi từ lúc định hướng chọn đề tài cũng
như trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo cũng như toàn thể các anh chị
nhân viên tại Công ty Cổ phân Du lịch Huế đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận và
học hỏi kinh nghiệm thực tế cũng như sẵn lòng cung cấp các số liệu liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn
ủng hộ, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu.
Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn.
Một lần nữa, tôi xin được bày tỏ sự cảm kích trước những tình cảm và công lao đó.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Linh Chi
Lời Cảm Ơn
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
2.1.Mục tiêu chung.....................................................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
3.1.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................2
3.2.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
4.1.Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................3
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................3
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................3
4.1.2.1. Thông tin cần thu thập và đối tượng điều tra ........................................3
4.1.2.2. Phương pháp điều tra ......................................................................................... 3
4.1.2.3. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................... 3
4.2.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.............................................................................4
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................4
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................4
5. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................6
6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN....7
1.1.Khái niệm thương hiệu, vai trò của thương hiệu..................................................7
1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu .....................................................................7
1.1.2. Mối quan hệ của thương hiệu với sự thành công của doanh nghiệp ...........8
1.1.3. Vai trò của thương hiệu................................................................................8
1.1.3.1. Vai trò của thương hiệu đối với nhà sản xuất .............................................. 8
1.1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng ................................................ 9
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
1.1.3.3. Vai trò của thương hiệu đối với các lĩnh vực trong đời sống ................ 10
1.2.Khái niệm du lịch, vai trò của du lịch đối với nền kinh tế...............................11
1.2.1. Các khái niệm về du lịch............................................................................11
1.2.2. Đặc điểm của du lịch .................................................................................12
1.2.3. Vai trò của du lịch với nền kinh tế.............................................................13
1.3.Vai trò của xây dựng thương hiệu trong ngành du lịch....................................14
1.4.Khái niệm hình ảnh điểm đến ....................................................................................14
1.4.1. Điểm đến du lịch........................................................................................14
1.4.1.1. Khái niệm............................................................................................................ 14
1.4.1.2. Đặc điểm điểm đến du lịch............................................................................. 15
1.4.2. Hình ảnh điểm đến.....................................................................................16
1.4.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 16
1.4.2.2. Các yếu tố cấu thành ........................................................................................ 18
1.5.Vai trò của việc xây dựng hình ảnh điểm đến trong du lịch............................20
1.6.Quá trình hình thành hình ảnh điểm đến..............................................................20
1.7.Kỹ thuật đo lường hình ảnh điểm đến.....................................................................22
1.8.Các đề tài đi trước nghiên cứu về hình ảnh điểm đến.......................................25
1.8.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh thuộc tính (attribute-
based image)........................................................................................................25
1.8.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh tổng thể (holistic
image) .............................................................................................................29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH HUẾ VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN ...........................................32
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần du lịch Huế 32
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển....................................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................................................33
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Huetravel..............................................36
2.1.4. Đặc điểm nguồn khách chính....................................................................36
2.2. Hoạt động quảng bá điểm đến Huế của Công ty Huetravel 37
2.3. Hoạt động quảng bá điểm đến Huế và nỗ lực xây dựng hình ảnh điểm
đến Huế của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế 40
2.4. Cảm nhận của du khách Công ty Huetravel về hình ảnh điểm đến Huế 43
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
2.4.1. Đề xuất thang đo, xây dựng bảng hỏi........................................................43
2.4.2. Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế..............................................................45
2.4.2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra................................................................... 45
2.4.2.2. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các thuộc tính trong
việc lựa chọn điểm đến du lịch..................................................................................... 50
2.4.2.3. Đánh giá của du khách về mức độ đồng ý các thuộc tính đối với điểm
đến Huế............................................................................................................................... 52
2.4.2.4. Đánh giá hình ảnh tổng thể của điểm đến Huế......................................... 53
2.4.2.5. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá các thuộc tính của điểm đến
Huế với các nhóm du khách khác nhau ..................................................................... 56
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HUẾ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH...................................................................66
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp......................................................................................66
3.1.1. Hình ảnh điểm đến Huế trong tâm trí du khách........................................66
3.1.2. Định hướng phát triển ngành du lịch Huế và hình ảnh điểm đến Huế......66
3.1.2.1. Quan điểm phát triển............................................................................................... 66
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................................. 67
3.1.2.3. Định hướng xây dựng hình ảnh điểm đến ............................................................... 67
3.1.3. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Du lịch Huế và định hướng
hoạt động quảng bá của công ty..........................................................................68
3.2. Các giải pháp nhằm duy trì/ xây dựng/ phát triển hình ảnh điểm đến Huếcủa công ty Cổ
phẩn du lịch Huế 68
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71
1. Kết luận .............................................................................................................71
2. Hạn chế của đề tài ................................................................................................72
3.Kiến nghị .............................................................................................................72
3.1. Đối với các cấp chính quyền.................................................................................................72
3.2. Đối với các công ty du lịch...................................................................................................73
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các định nghĩa hình ảnh điểm đến...................................................................17
Bảng 2. Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu hình ảnh điểm đến............23
Bảng 3. Các kỹ thuật đo lường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu.........................24
Bảng 4. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến .........................26
Bảng 5. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến .........................28
Bảng 6. Các thuộc tính dùng để đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế............29
Bảng 7. Các câu trả lời có tần suất lớn đối với điểm đến Jamaica................................30
Bảng 8. Hình ảnh tổng thể Đà Nẵng trong tâm trí khách du lịch quốc tế .....................31
Bảng 9. Cơ cấu lao động tại Trung tâm lữ hành Huetravel...........................................35
Bảng 10. Cơ cấu khách du lịch quốc tế của Huetravel giai đoạn 2010- 2014 ..............38
Bảng 11. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch TT-Huế (2010-2014) ........................40
Bảng 12. Thị trường khách quốc tế năm 2014 ..............................................................41
Bảng 13. Các thuộc tính đánh giá hình ảnh thuộc tính của điểm đến Huế ...................44
Bảng 14. Số lần đến Huế của khách du lịch được khảo sát...........................................48
Bảng 15. Số lần đến Huế của theo cơ cấu quốc tịch của khách du lịch ........................48
Bảng 16. Thời gian lưu trú của khách du lịch được khảo sát........................................48
Bảng 17. Nguồn thông tin biết đến du lịch Huế............................................................50
Bảng 18. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các thuộc tính trong việc
lựa chọn điểm đến..........................................................................................................51
Bảng 19. Đánh giá của du khách về mức độ thể hiện các thuộc tính của điểm đến Huế ....52
Bảng 20. Hình ảnh tổng thể của điểm đến Huế.............................................................54
Bảng 21. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có quốc tịch khác nhau......................................................56
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
Bảng 22. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có giới tính khác nhau.......................................................58
Bảng 23. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau .........................................................59
Bảng 24. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có quốc tịch khác nhau......................................................60
Bảng 25. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có giới tính khác nhau.......................................................63
Bảng 26. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính
đối với các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau .........................................................64
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................6
Sơ đồ 2. Các nhân tố hợp thành của hình ảnh điểm đến ...............................................19
Sơ đồ 3. Hình ảnh sơ cấp & hình ảnh thứ cấp...............................................................19
Sơ đồ 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình ảnh du lịch.......................21
Sơ đồ 5. Quá trình hình thành điểm đến du lịch............................................................22
Sơ đồ 6. Mô hình nghiên cứu hình ảnh điểm đến..........................................................25
Sơ đồ 7. Mô hình tổ chức bộ máy của Trung tâm Lữ hành quốc tế Huetravel .............33
Biểu đồ 8. Cơ cấu quốc tịch khách du lịch được khảo sát ............................................45
Biểu đồ 9. Cơ cấu giới tính của khách du lịch được khảo sát .......................................46
Biểu đồ 10. Cơ cấu độ tuổi khách du lịch được khảo sát..............................................46
Biểu đồ 11. Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch được khảo sát.....................................47
Sơ đồ 12. Mục đích chuyến đi của du khách ................................................................49
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Huetravel :Công ty Cổ phần du lịch Huế
TDI :Tourism Destination Image- Hình ảnh điểm đến du lịch
WIPO :Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTO :Tổ chức Du lịch Quốc tế
GDP : Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội
UBND : Ủy ban nhân dân
PATA : Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
JICA : Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
EU : Liên minh châu Âu
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 1
PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch hiện đang làmột trong những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh
tế của các quốc gia (Kandampully, 2000). Không ngoài xu thế đó, du lịch Việt Nam
đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày
càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều
điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Và
cũng vì thế, du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh
Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một
trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du
lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây, hình thành nên
“Con đường di sản miền Trung”. Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế ước đón 2,9 triệu
lượt khách du lịch (1 triệu lượt khách quốc tế); trong đó khách lưu trú đón được 1,85
triệu lượt (khách quốc tế là 790 ngàn lượt). Doanh thu du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng,
tăng 14,7% so với năm 2013. Các ngành kinh doanh liên quan cũng tăng trưởng. Năm
2014, cơ sở lưu trú có 328 nhà nghỉ (tăng 2,5 lần so với năm 2008, 2009).
Du lịch là một ngành kinh tế nên nó cũng không thoát được quy luật chung.
Trong môi trường kinh doanh ngày nay doanh nghiệp nói chung không đơn thuần chỉ
có quan tâm tới tiêu thụ sản phẩm mà còn phải xây dựng niềm tin của khách hàng đối
với sản phẩm. Do đó, việc xây dựng thương hiệu đã trở thành một yếu tố vô cùng quan
trọng tạo nên thành công trong kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực du lịch khi mà sản phẩm là vô hình và người tiêu dùng chỉ có thể cảm
nhận đựơc sau khi tiêu dùng dịch vụ thì yếu tố thương hiệu lại càng quan trọng.
Thương hiệu của điểm đến du lịch có thể được phản ánh qua hình ảnh điểm đến. Hình
ảnh điểm đến du lịch (Tourism Destination Image- TDI) là yếu tốquan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định lựa chọn đi du lịch (Baloglu, 1997; Chon,
1990; Sonmez và Sirakaya, 2002; Stinger, 1984) và ảnh hưởng đến lòng trung thành
của du khách như quyết định trở lại và tư vấn người khác đến điểm đến đó hay không
(Chi và Qu, 2008). Vì thế, cácđiểmđếndu lịchđang ngày càngphảinỗlực xây dựngmột
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 2
hìnhảnh phù hợp, đảm bảo cho du khách tiềm năngcó quá trình ra quyết định đơn giản
hơn, dẫn họđếnlựa chọn.Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch là phương tiện quan
trọng quảng bá hình ảnh điểm đến tới du khách để tác động đến hoạt động lựa chọn
cuối cùng.
Từ đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm
nhận của du khách Công ty Cổ phần du lịch Huế” để bước đầu phản ánh được cảm
nhận của du khách về Huế thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá của Công ty Cổ
phần du lịch Huế, của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Huế. Qua đó đề xuất các giải pháp
làm tăng hiệu quả chiến lược xúc tiến, quảng bá góp phần nâng cao hoạt động cung
cấp dịch vụ du lịch cũng như phù hợp với chiến lược chung của tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá hình ảnh điểm đến của Huế qua cảm nhận
của các đối tượng du khách đang được Công ty Cổ phần du lịch Huế khai thác, từ đó
đưa ra các giải pháp hoàn thiện vào chiến lược xúc tiến, quảng bá của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hình ảnh điểm đến.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến
của Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch Huế và của Công ty Cổ phần du lịch Huế
Thứ ba, xác định cảm nhận của khách hàng về điểm đến Huế
Thứ tư, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến của
Công ty Cổ phần du lịch Huế và hiệu quả xây dựng điểm đến Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận của du khách đang được Công ty Cổ phần
du lịch Huế khai thác trên phạm vi thành phố Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu du khách đang được Công ty Cổ phần du lịch Huế khai
thác, trên phạm vi thành phố Huế.
Phạm vi thời gian:Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010-2015; Số liệu sơ
cấp được thu thập năm 2015
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp cần thu thập: Thông tin về công ty:cần thu thập các thông
tin về lịch sử phát triển công ty; cơ cấu tổ chức; đặc điểm sản phẩm, dịch vụ; Thực
trạng phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế;Những thông tin liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác như: Từ nội bộ công ty; Từ Sở
văn hóa-thể thao-du lịch Huế; Báo cáo khoa học, luận văn có liên quan và các giáo
trình có liên quan; Từ trang web của công ty; Từ thư viện trường.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
4.1.2.1. Thông tin cần thu thập vàđối tượngđiều tra
Các thông tin sơ cấp cần thu thập là: Đặc điểm của khách hàng lựa chọn dịch
vụ của công ty;Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách để
lựa chọn đến Huế.
Đối tượngcần điều tra lànhóm khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Cổ
phần Du lịch Huế- Huetravel. Cụ thể gồm 2 nhóm đối tượng chính:Du khách trong
nước, du khách quốc tế.
4.1.2.2. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu sử dụng kết hơp 2 phương pháp điều tra là điều tra phi cấu trúc và
điều tra cấu trúc. Phương pháp điều tra phi cấu trúc dựa trên 3 câu hỏi mở xác định:
hình ảnh tổng thể mang tính chức năng, hình ảnh tổng thể mang tính tâm lý, hình ảnh
độc đáo/riêng có của Huế trong tâm trí khách du lịch. Phương pháp điều tra cấu trúc
dựa trên 19 thuộc tính nhằm xác định: Mức độ quan trọng của các thuộc tính trong
việc lựa chọn một điểm đến du lịch của du khách;Mức độ thể hiện của các thuộc tính
đối với điểm đến Huế.
4.1.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 4
1 ∗
Trong đó:
n : quy mô mẫu
N: kích thước tổng thể. N= 2200 (tổng lượng khách du lịch của Công ty
Huetravel năm 2014)
e: độ sai lệch. Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1.
Ta có: n= 95,65 96 bảng
Để dự phòng trường hợp bảng hỏi bị bỏ nhỡ hoặc không hợp lệ cũng như để
đảm bảo tính đại diện của mẫu, số lượng bảng hỏi được phát ra là 120 bảng hỏi.Số
bảng hỏi hợp lệ sau cùng là 109 bảng.
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
4.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập, đọc, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các
nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0 for windowsvới thang đo Likert 5 điểm.Thang đo Likert được sử dụng để:
Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính điểm đến từ 1-rất ít
quantrọngđến5- rất quan trọng;
Đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính điểm đến từ 1–hoàn toàn không
đồng ýđến5- hoàn toàn đồng ý.
Việc xử lý số liệu được thực hiện theo trình tự sau
- Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), tương quan
(Crosstabs), giá trị trung bình (Giá trị trung bình)
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
1.00 – 1.80 Rất không quan trọng/Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.60 Không quan trọng/Không đồng ý
2.61 – 3.40 Bình thường
3.41 – 4.20 Quan trọng/Đồng ý
4.21– 5.00 Rất quan trọng/Hoàn toàn đồng ý
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 5
- Kiểmđịnhsựđồngnhất phươngsai:nhằmlựachọnkiểmđịnhphùhợpchotừngbiến.
Giả thuyết kiểm định:
H0: Phương sai các nhóm đồng nhất
H1: Phương sai các nhóm không đồng nhất
Nếu:
Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 → Sử dụng kiểm định ANOVA
để kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá đối với các nhóm du khách khác nhau.
Sig.<α: Bác bỏ giả thuyết H0→ Sử dụng kiểm định Krusal Wallis để kiểm tra sự
khác biệt trong đánh giá đối với các nhóm du khách khác nhau.
- Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) và kiểm địnhKruskal
Wallis: Phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách theo các yếu tố:
độ tuổi.
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau.
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau.
Nếu:Sig. ≥α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0
Sig. <α: Bác bỏ giả thuyết H0
- Kiểm định Independent-Sample T-Test: Phân tích sự khác biệt trong đánh giá
giữa các nhóm du khách hàng theo các yếu tố:quốc tịch (quốc tế và Việt Nam), giới tính.
Kiểm định sự đồng nhất phương sai
Giả thuyết kiểm định:
H0: Phương sai 2 nhóm đồng nhất.
H1: Phương sai 2 nhóm không đồng nhất.
Nếu:Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0→ Đọc kết quả ở cột Equal
VariablesAssumed;
Sig.<α:Bác bỏ giả thuyết H0→Đọc kết quả ở cột Equal Variables Not Assumed.
Kiểm định sự bằng nhau của hai tổng thể
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau.
H1: Có sự khác biệt trong đánh giữa các nhóm du khách khác nhau.
Nếu: Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0
Sig, <α: Bác bỏ giả thuyết H0
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 6
5. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu
Bước 3, 4, 5 được thực hiện từ ngày 7/3 đến 22/3. Quá trình phỏng vấn được
thực hiện đối với du khách của Huetravel kể cả khách đi theo đoàn hay là khách có
hướng dẫn viên đi cùng. Quá trình này diễn ra từ23/3 đến 20/4/2015.
6. Cấu trúc đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần I- Đặt vấn đề
Phần II- Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến hình ảnh điểm đến
Chương 2 : Đánh giá cảm nhận của du khách Công ty Cổ phần du lịch Huế về
hìnhảnhđiểm đến
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc
tiến quảng bá hình ảnh điểm đến của Công ty Cổ phần du lịch Huế
Phần III- Kết luận
1. Nghiên cứu cơ sở lý
luận
2. Xác định thông tin cần
thu thập
3. Thiết kế bảng hỏi
4. Điều tra thực nghiệm
5. Hoàn chỉnh và dịch
bảng hỏi
6. Phỏng vấn và nghiên
cứu định lượng
7. Xử lý và phân tích vấn
đề
8. Kết luận
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 7
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN
1.1. Khái niệm thương hiệu, vai trò của thương hiệu
1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu
Ngày nay, sự thành công của doanh nghiệp có một phần không nhỏ được tạo nên
bởi thương hiệu nhưng hiện nay chưa có một khái nhiệm “thương hiệu” thống nhất. Khái
niệm này được hiểu rất khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu và từ các góc độ khác nhau.
Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng Aixơlen cổ
nghĩa là “đóng dấu”. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại muốn phân biệt đàn
cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng
lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của
mình. Có thể nói từ thương hiệu xuất hiện bởi nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm
của nhà sản xuất.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “ Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu,
biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định
và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hoặc hoặc một nhóm người bán
với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.
Thương hiệu được dùng để xác nhận người bán hay người chế tạo. Thương hiệu
cũng chính là lời cam kết của người bán đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những
sản phẩm mang đặc trưng của công ty về đặc điểm, lợi ích và dịch vụ.
Định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một
dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một
dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm,
dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng
định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với
các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể
trong tổng giá trị của doanh nghiệp”
Do vậy, thương hiệu dùng để giúp khách hàng phân biệt được những hàng hóa
hay dịch vụ của công ty với những sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 8
1.1.2. Mối quan hệ của thương hiệu với sự thành công của doanh nghiệp
Ngày nay, các công ty cần phải thiết kế và sản xuất các sản phẩm với các thuộc
tính và đặc điểm sao cho phù hợp, đáp ứng được tối đa nhu cầu của một nhóm khách
hàng cụ thể để có thể tồn tại trước những nhu cầu hết sức phong phú và đa dạng khác
nhau của thị trường. Do vậy, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi
bật và khác biệt hoá các đặc tính của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
Một số thương hiệu tạo được lợi thế cạnh tranh bởi đặc tính của sản phẩm.
Những công ty sở hữu thương hiệu này không ngừng cải tiến đầu tư ổn định vào
nghiên cứu và phát triển, sản xuất ra những sản phẩm mũi nhọn, tiến hành các chiến
dịch marketing quy mô, bài bản. Từ đó người tiêu dùng trên thị trường nhanh chóng
chấp nhận sản phẩm của công ty. Một số thương hiệu khác lại tạo ra lợi thế cạnh tranh
thông qua phi sản phẩm. Những điều này phân biệt các thương hiệu khác nhau trong
cùng một loại sản phẩm.
Bằng việc tạo ra những khác biệt rõ nét giữa các sản phẩm thông qua thương
hiệu, duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, các
công ty tạo ra giá trị. Những giá trị này có thể chuyển thành lợi nhuận tài chính cho
công ty. Thực tế tài sản đáng giá nhất của công ty không phải là tài sản hữu hình mà là
các tài sản vô hình như kỹ năng quản lý, chuyên môn về tài chính và điều hành và
quan trọng hơn cả là thương hiệu.
1.1.3. Vai trò của thương hiệu
1.1.3.1. Vai trò của thương hiệuđối với nhà sản xuất
Thương hiệu giúp nhận diện, đơn giản hoá việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm
nguồn gốc sản phẩm cho công ty. Công ty bảo vệ một cách hợp pháp đặc điểm và hình
thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm thông qua thương hiệu. Các quyền sở hữu liên
quan đến sản phẩm, thương hiệu được phép bảo hộ, đem lại tư cách hợp pháp cho
người sở hữu thương hiệu. Các quyển sở hữu trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể
đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ tài sản. Những đầu tư cho
thương hiệu có thể mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có
nhằm phân biệt nó với những sản phẩm khác.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 9
Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một
sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản
phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng
cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản,
gây khó khăn cho các công ty muốn xâm nhập thị trường. Có thể xem thương hiệu như
một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Đối với các công ty, thương
hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ
và hành vi của người tiêu dùng.
1.1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng
Thương hiệu giúp khách hàng xác nhận nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản
xuất, và trách nhiệm giải quyết vấn đề xảy ra thuộc về nhà sản xuất hoặc nhà phân
phối nào. Khách hàng có thể dựa vào kinh nghiệm, thông tin để tìm ra thương hiệu nào
phù hợp thoả mãn nhu cầu của mình. Đối với khách hàng, thương hiệu là một công cụ
lựa chọn nhanh chóng hoặc hay đơn giản hoá quyết định mua sản phẩm do giảm thời
gian tìm kiếm, xử lý thông tin để đưa ra quyết định mua hàng. Như vậy về khía cạnh
kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên
trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu).
Có thể xem quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng là một kiểu cam kết/giao kèo.
Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những
đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Thương hiệu có thể làm
giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩmnhư: sản phẩm không như
mong muốn, sản phẩm ảnh hưởng không tốt thậm chí đe dọa sức khoẻ hoặc thể lực của
người sử dụng và những người khác, sản phẩm không tương xứng với giá cả đã
trả,...Vì vậy thương hiệu có thể là một công cụ để xử lý rủi ro rất quan trọng nhờ việc
lưa chọn những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu đã có kinh nghiệm
tốt trong quá khứ.
Với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận
thức và kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc
các thuộc tính của sản phẩm ảnh hưởng đến việc đánh giá của khách hàng đối với các
sản phẩm giống hệt nhau.Tóm lại, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như
cuộc sống của người tiêu dùng trở lên phong phú và thuận tiện
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 10
1.1.3.3. Vai trò của thương hiệu đối với các lĩnh vực trong đời sống
Thứ nhất, với sản phẩm: Khách hàng có thể kiểm tra, đánh giá và chọn lựa được
sản phẩm, nên vì vậy ngày nay, các công ty bán sản phẩm công nghiệp hay các sản
phẩm tiêu dùng đều phải phát triển thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng. Trong
thực tế, những sản phẩm có nhãn có thương hiệu bán chạy hơn các sản phẩm chỉ mang
một nhãn hiệu riêng bình thường và các dòng sản phẩm cùng loại.
Thứ hai, với nhà bán lẻ và nhà phân phối: Thông qua các thương hiệu mà khách
hàng tin tưởng được bày bán ở cửa hàng, mối quan tâm, sự thường xuyên mua hàng,
niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng được tạo ra đối với một cửa hàng .
Sức lôi cuốn và hấp dẫn của thương hiệu có thể cho phép tăng số lượng bán và lợi
nhuận lớn hơn. Người bán lẻ có thể tự tạo ra cho mình hình ảnh riêng bằng cách tạo ra
những đặc điểm duy nhất và riêng có cho thái độ phục vụ của mình: cách xắp xếp,
phân loại, bái trí của hàng, giá cả, phong cách phục vụ….
Thứ ba, với dịch vụ: Đây là lĩnh vực mà sản phẩm là vô hình. Khách hàng
không thể kiểm tra, đánh giá hay chọn lựa sản phẩm vô hình ngay tại thời điểm mua
mà chỉ có thể đánh giá và cảm nhận về sản phẩm sau khi đã tiêu dùng. Vì vậy dẫn đến
việc khách hàng sẽ phải suy nghĩ và đánh giá rất khắt khe khi quyết định tiêu dùng
dịch vụ đó. Do đó, thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các công ty dịch
vụ khi đề cập tới các vấn đề mang tính vô hình vì nó có thể mô tả một cách hữu hình
dịch vụ hơn, nó báo hiệu cho khách hàng biết công ty đã thiết kế một dịch vụ riêng
biệt và xứng đáng với khách hàng.
Thứ tư, với con người và tổ chức: Con người hay tổ chức cũng được nhìn nhận
như là thương hiệu. Có thể nói một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phải nỗ lực
thiết lập cho mình một hình ảnh, một tính cách thương hiệu cho riêng mình. Trong
thực tế đã có những cá nhân, những người đã thực hiện việc tự thương hiệu hoá bản
thân và họ đã xây dựng, khai thác sự nổi tiếng của mình để tạo ra giá trị.
Thứ năm, với thể thao, nghệ thuật và giải trí: Việc tạo dựng thương hiệu cho
con người hay tổ chức trong ngành thể thao, nghệ thuật và giải trí đã trở nên cần thiết
và phổ biến. Những người độc quyền về khai thác thể thao đó có thể đạt được chỉ tiêu
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 11
doanh số bán vé và truyền hình, các hợp đồng sử dụng bản quyền,… bằng việc xây
dựng nhận thức, hình ảnh và lòng trung thành từ phía khán giả.
Thứ sáu, với địa lý, địa danh: Vị trí địa lý hay địa danh cũng có thể xem như
một thương hiệu. Sức mạnh của thương hiệu là làm cho con người nhận biết về địa
danh đó sản sinh những mong muốn và kỳ vọng. Việc tạo dựng nên thương hiệu cho
một vùng miền nào đó cũng sẽ giúp phát triển kinh tế văn hóa, đặc biệt là du lịch.
1.2. Khái niệm du lịch, vai trò của du lịch đối với nền kinh tế
1.2.1. Các khái niệm về du lịch
Cũng như khái niệm “thương hiệu”, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận
thức về khái niệm du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có
bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Khái niệm “du lịch” lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển Oxford xuất bản năm 1811
ở Anh với định nghĩa như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực
hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện
tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ
và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm
đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Theo Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi
không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này
được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận)
Theo Tổ chức Du lịch Quốc tế (WTO) thì: “Du lịch là toàn bộ hoạt động của
con người đến và ở lại tại những nơi ngoài môi trường hằng ngày của họ trong một
thời gian nhất định, với mục đích giải trí công vụ hay một số mục đích khác”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại điều 4.1, thuật ngữ du lịch được hiểu
“Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 12
Dưới góc độ của nhà kinh tế thì du lịch còn gắn chặt với hoạt động kinh tế chứ
không còn chỉ là hiện tượng xã hội đơn thuần. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra
định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp
cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Du lịch có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu
thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
Thứ hai là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
1.2.2. Đặc điểm của du lịch
Du lịch có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, du lịch có tính nhạy cảm, có nhiều bộ phận cấu thành.Trong quá trình
cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng dịch vụ cần bố trí chính xác về thời
gian, kế hoạch chi tiết, chu đáo, liên kết về nội dung các hoạt động. Mặt khác, các yếu
tố về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội,thảm hoạ chiến tranh, động đất,
khủng bố, sa sút kinh tế đều có ảnh hưởng đến du lịch.
Thứ hai, du lịch mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong hoạt động
du lịch bao gồm: khách du lịch, những người quản lý và phục vụ du lịch, cộng đồng
dân cư và các tổ chức xã hội.
Thứ ba, du lịch mang tính đa ngành cao. Điều này được biểu hiện qua đối tượng
khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch(sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn
hoá- lịch sử,…).Sự trợ giúp của ngành kinh tế- xã hội khác giúp cho du lịch phát triển
vàngược lại du lịch cũng mang lại nguồn thu cho các ngành kinh tế khác thông qua các
sản phẩm dịch vụ.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 13
Thứ tư, du lịch mang tính thời vụ đặc trưng. Tại điểm du lịch điều kiện khí hậu có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ còn thể hiện ởthời gian
nghỉ của du khách…(ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên,…).
Thứ năm, du lịch có tính liên vùng. Mỗi điểm du lịch có những nét hấp dẫn, độc
đáo riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu
vực cũng như của quốc gia. Hoạt động du lịch của một khu vực hay quốc gia khó có thể
phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch của quốc gia và thế giới.
Thứ sáu, du lịch mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Khách du lịch sẵn sàng
chi trả những khoản chi phí trong chuyếnđi của mình và nhiều chi phí khác nhằm mục
đích vui chơi, giải trí, tham quan. Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp nhiều loại
hình dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế du lịch bao gồm các khách sạn, nhà
hàng, giao thông, dịch vụ bán hàng lưu niệm, văn hoá, giáo dục, tôn giáo...
1.2.3. Vai trò của du lịch với nền kinh tế
Xét về mặt kinh tế, du lịch hiện nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, ngoài
quá trình lao động, làm việc, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Họ coi đây
là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa
mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Các lợi ích kinh tế mang lại từ việc tiêu dùng của
du khách đối với các sản phẩm của du lịch là điều không thể phủ nhận.Ngoài ra, du
lịch còn đem lại những lợi ích kinh tế từ những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…Ở Việt Nam,
ta có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của du lịch qua các năm gần đây ngày càng lớn. Năm
2013, tổng thu từ du lịch có sự tăng trưởng vượt bậc khiđạt tới 200 nghìn tỷ đồng,
trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ
đạt 17,4 nghìn tỷ. Đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng
lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn.
Do tính đặc thù của sản phẩm du lịch (tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra
cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng), sự tác động qua lại của quá trình tiêu
dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do
vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, vì sản
phẩm du lịch cũng mang tính liên ngành, việc phát triển du lịch có ảnh hưởng lẫn nhau
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 14
đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động
du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ
vùng kinh tế này sang vùng kinh tế kém phát triển hơn,…
Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã
hội. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã
hội.Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du
lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.
1.3. Vai trò của xây dựng thương hiệu trong ngành du lịch
Thương hiệu có có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngành du lịch.
Xây dựng được một thương hiệu tốttrong ngành du lịch giúp tạo sự tin cậy, lưu
giữ những cảm nhận, ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí du khách, góp phần tạo động lực
để họ quyết định đến tham quan điểm du lịch đó. Một điểm đến du lịch khi đã sở hữu
một hình ảnh thương hiệu mạnh và tích cực sẽ làm giảm công sức và nguồn lực trong
việc quảng bá, do tạo được sự tin tưởng chất lượng của điểm đến này. Điều này dẫn
đến, điểm đến du lịch này chỉ cần chú trọng chính làm sao tạo ra nhiều sản phẩm đa
dạng, độc đáo, chất lượng và giúp khách lựa chọn chúng một cách thông minh, phù
hợp với nhu cầu của từng phân khúc thị trường.
Hình ảnh thương hiệu của một điểm đến còn phản ảnh năng lực thực sự của
điểm đến qua các yếu tố như sự duy trì chất lượng hình ảnh hiện có, mức độ cảm nhận
và sự thỏa mãn của khách du lịch và thái độ của cộng đồng dân cư sở tại. Do đó đối
với một điểm đến du lịch, giá trị hình ảnh thương hiệu thực tế là rất lớn. Chính vì thế,
đối với những điểm đến du lịch, đi đôi với việc tạo dựng được hình ảnh thương hiệu
mạnh,thiết lập ưu thế cạnh tranh so với đối thủ khác, còn cần giữ được hình ảnh đó
liên tục qua việc duy trì và đổi mới sáng tạo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
1.4. Khái niệm hình ảnh điểm đến
1.4.1. Điểm đến du lịch
1.4.1.1. Khái niệm
Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa
dạng, được dùng để chỉ một địa điểm nào đó có sức thu hút với một nhóm du khách cao
hơn so với địa điểm cùng cấp so sánh bởi tài nguyên, chất lượng, các tiện nghi và hoạt động
phục vụ du khách. Những nơi này có thể là điểm đến trong ngắn hạn hay dài ngày.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 15
Theo WTO, 2007 thì:“Điểm đến du lịch là một không gian vật chất nơi mà
khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch
vụ hỗ trợ, các điểm đến và các nguồn lực du lịch cần thiết để phục vụ du khách tại đó
ít nhất một ngày. Điểm đến du lịch có biên giới vật chất và hành chính, có hình ảnh và
được nhận thức xác định khả năng cạnh tranh thị trường. Điểm đến địa phương bao
gồm nhiềubên liên quan đến nhau tạo nên một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lẫn
nhautạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.”
1.4.1.2. Đặc điểm điểm đến du lịch
Thứ nhất, nó là một hệ thống phức tạp và hợp nhất.Mỗi điểm du lịch có những
nét riêng biệt nhưng nó không thể phát triển mà tách khỏi sự phát triển chung của khu
vực cũng như của quốc gia. Mỗi điểm du lịch phát triển được đều cósự liên kết với các
tuyến, điểm du lịch của quốc gia và thế giới. Bản thân mỗi điểm đến cũng do nhiều
yếu tố khác nhau cấu thành nên. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo
việc cung cấp/phục vụ du khách một cách tốt nhất.
Thứ hai, được hình thành từ quan điểm của khách du lịch.Khi một địa điểm có
sức hút với khách bởi một yếu tố nào đó như thiên nhiên, văn hóa truyền thống, chất
lượng phục vụ khách,… so với một địa điểm khác, khách hàng sẽ lựa chọn đến địa
điểm đó. Họ sẵn sàng chi trả chi phí cho chuyến đi của mình để đến vàtrong khi tham
quan điểm đến đó.
Thứ ba, bị giới hạn bởi địa lý, tự nhiên. Điểm đến du lịch được phân chia với
nhau bởi vị trí địa lý, ranh giới hành chính. Các điểm đến có thể có bất cứ quy mô nào,
từ toàn bộ đất nước (ví dụ như Úc, Nhật Bản), một khu vực (ví dụ Catalan, Tây Ban
Nha), hải đảo (ví dụ như Bali), một ngôi làng, thị xã, thành phố, thậm chí là một khu
vực khép kín (như công viên Disneyland).
Thứ tư, bao gồm các điểm du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch và các dịch vụ hỗ
trợ.Một điểm đến du lịch bao gồm các địa điểm du lịch (văn hóa, lịch sử, thiên
nhiên,…), các sản phẩm dịch vụ du lịch, dịch vụ từ cách nghành liên quan,…Tất cả tạo
thành một hệ thống có tác cung cấp dịch vụ cho các du khách đến điểm đến.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 16
Thứ năm, khách du lịch có thời gian lưu trú.Du lịch bản chất là du khách lưu trú
tạm thời tại một địa điểm khác với chỗ mình sống (địa điểm du lịch) nhằm thỏamãn
nhu cầu. Vì vậy, tạiđiểm đến du lịch, du khách lưu lại “ít nhất một đêm”.
Thứsáu, điểm đến cung cấp những trải nghiệm cho khách du lịch.Du khách khi
đến một địa điểm du lịch có mong muốn được thỏamãn một hoặc nhiềunhu cầu/trải
nghiệmnào đó theo mục đích của chuyến đi. Trải nghiệm đó có thể là được đến một
vùng đất mới, được tìm hiểu về văn hóa, truyền thống địa phương, được thử những
món ăn đặc sản,… Tùy vào cảm nhận của mỗi du khách khác nhau mà trải nghiệm mỗi
người nhận được là khác nhau.
Thứbảy, điểm đến có hình ảnh và nhận thức điểm. Hình ảnh của điểm đến đóng
vai trò chủ chốt trong quá trình lựa chọn điểm đến, đặc biệt là với đối tượng khách du
lịch thuần túy. Hình ảnh của một điểm đến là sự đánh giá của khách du lịch dựa trên
niềm tin, thái độ và quan điểm của họ. Do sản phẩm du lịch có tính chất vô hình nên
đối với những người người chưa từng đến thăm một điểm đến nào đó, những đối tượng
tiềm năng này thường dựa vào hình ảnh để đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến.
Thứtám, điểm đến du lịch có tính cạnh tranh.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều
điểm đến du lịch khác nhau. Tính cạnh tranh caotrong hoạt động kinh doanh du lịch
giúp du kháchlựa chọn điểm đến, các sản phẩm du lịch đa dạng tương ứng với nhu cầu
và mong muốn của họ.
1.4.2. Hình ảnh điểm đến
1.4.2.1. Khái niệm
Hình ảnh điểm đến là một trong những khái niệm nghiên cứu nhiều nhất và
được thảo luận trong các nghiên cứu về du lịch hiện đại (Echtner & Ritchie năm 2003,
Pan & Li 2011).Hình ảnh đã được định nghĩa bằng mộtsố ý kiến như tạo dựng niềm
tin của một người, ý kiến và ấn tượng về một đối tượng, là xem xét tất cả các thông tin
thu được từ các kênh khác nhau hoặc suy nghĩ của một người có về một cái gì đó vượt
ra ngoài nhận thức vật lý (Aksoy & Kiyci, 2011 ).
Kotler (2002) đã định nghĩa “Hình ảnh điểm đến là tổng hợp các niềm tin, ý
niệm và ấn tượng của du khách về nơi đó”.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 17
Bảng 1. Các định nghĩa hình ảnh điểm đến
Nguồn tham khảo Mục tiêu Định nghĩa về hình ảnh điểm đến
Hunt (1975)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của bốn tiểu bang: Utah,
Montana, Colorado, Wyoming
Nhận thức của khách du lịch tiềm
năng về điểm đến.
Crompton (1977)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của Mexico
Sự sắp xếp có tổ chức thông tin về
điểm đến trong nhận thức.
Goodrich (1977)
Đo lường hình ảnh của 9 điểm
đến: Florida, Hawaii, Mexico,
California, và 7 hòn đảo thuộc
vùng biển Caribê
Không định nghĩa
Crompton (1979)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của Mexico
Tổng hợp các ý niệm, niềm tin, ấn
tượng và nhận thức của một người
về điểm đến.
Pearce (1982)
Đánh giá và so sánh hình ảnh
trước và sau khi đi du lịch của 7
quốc gia
Không định nghĩa
Haahti & Yavas
(1983)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của Hà Lan
Không định nghĩa
Crompton & Duray
(1985)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của Texas
Không định nghĩa
Kale & Weir
(1986)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của Ấn Độ
Không thảo luận
Phelps( 1986)
Đo lường hình ảnh điểm đến
trước và sau khi đi du lịch của
Menora
Là những cảm nhận hoặc ấn tượng
về điểm đến du lịch.
Tourism
Canada(1986-
1989)
Đo lường hình ảnh của Canada
trong những thị trường khác
nhau
Cách mà điểm đến được cảm nhận
trong mối tương quan so với các
điểm đến khác.
Gartner & Hunt
(1987)
Đo lường sự thay đổi hình ảnh
của Utah trong khoảng thời gian
12 năm
Những ấn tượng mà một người có
được về một điểm đến nơi không
phải là nơi cư trú thường xuyên của
họ.
Richardson &
Crompton
( 1988)
Tìm hiểu sự khác nhau về hình
ảnh điểm đến Mỹ và Canada
trong cảm nhận của người
Canada nói tiếng Anh và người
Canada nói tiếng Pháp
Những cảm nhận của về các yếu tố
cấu thành điểm đến.
Gartner (1989)
Đo lường hình ảnh điểm đến
của 4 tiểu bang: Utah, Montana,
Colorado, Wyoming
Một sự kết hợp phức tạp của các sản
phẩm khác nhau và các thuộc tính
liên kết
Calantone (1989)
Đo lường hình ảnh của 8 đất
nước thuộc vành đai Thái Bình
Dương
Những cảm nhận về những điểm
đến du lịch tiềm năng.
Reilly (1990)
Đo lường hình ảnh của
Montana
Toàn bộ những ấn tượng mà một cá
nhân có được về một điểm đến.
Nguồn: Echtner và Ritchie (2003)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 18
Echtner và Ritchie(2003) cho rằng, chưa có một định nghĩa nào thật sự chính
xác về hình ảnh điểm đến mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch sử
dụng thuật ngữ này.
Bảng 1 chỉ ra kết quả nghiên cứu và những định nghĩa khác nhau về hình ảnh
điểm đến trong các nghiên cứu về đánh giá hình ảnh điểm đến tính đến thập niên 1990.
Echtner và Ritchie(2003) đã nhận ra rằng: hình ảnh điểm đến cần được xem xét đến 2
yếu tố. Đó là yếu tốthuộc tính (attributed- based component) và yếu tố tổng thể
(holistic component). Trong khi một số hình ảnh của điểm đến có thể đánh giá hay đo
lường được (phong cảnh tự nhiên, giá cả…) thì một số hình ảnh khác lại mang tính
trừu tượng (sự thân thiện, an toàn,…).
Theo đó, Echtner và Ritchie(2003) đã đưa ra một định nghĩa tổng quát về hình
ảnh điểm đến như sau: “Hình ảnh của điểm đến du lịch được định nghĩa không chỉ là
những cảm nhận về các thuộc tính của điểm đến mà còn là những ấn tượng tổng thể
mà điểm đến mang lại. Hình ảnh điểm đến bao gồm các đặc điểm mang tính chức
năng, liên quan đến những yếu tố hữu hình của điểm đến và các đặc điểm mang tính
tâm lý liên quan đến những yếu tố vô hình. Hơn nữa, những hình ảnh của điểm đến
nên sắp xếp một cách liên tục trên một dãy từ các yếu tố phổ biến của hầu hết điểm
đến cho đến các yếu tố độc đáo chỉ có ở điểm đến đó”.
1.4.2.2. Các yếu tố cấu thành
TheoEchtner và Ritchie (1991), hình ảnh điểm đến có thể được đánh giá dựa
trên các thuộc tính cấu thành nên điểm đến (attributes) và những yếu tố mang tính
tổng thể (holistic).Từ đó, hai tác giả này cũng đã minh hoạ các nhân tố của hình ảnh
điểm đến trong mô hình 3 chiều thể hiện trong Sơ đồ2.Bằng cách này, những phần của
hình ảnh điểm đến có thể được chia thành các thuộc tính. Ở một đầu của các kích
thước là thuộc tính chức năng và tâm lý, và ở đầu kia là những hình ảnh toàn diện chức
năng và tâm lý liên quan đến những ấn tượng tổng thể, không khí và cảm xúc. Sơ đồ 2
cho thấy mô hình củaEchtner và Ritchie được hình dung trong không gian ba chiều:
thuộc tính/ toàn diện, chức năng/ tâm lý và phổ biến/ riêng có.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 19
Sơ đồ 2. Cácnhân tố hợp thành của hình ảnh điểm đến
Nguồn : Echtner vàRitchie (1991)
Hình ảnh còn có thể phân thành hình ảnh sơ cấp và hình ảnh thứ cấp dựa trên
quá trình hình thành hình ảnh điểm đến (Sơ đồ3). Hình ảnh sơ cấp được hình thành
thông qua kinh nghiệm thực tế của các điểm đến trong khi hình ảnh thứ cấp được hình
thành thông qua các thông tin bên ngoài hoặc các hiệp hội tồn tại trước (Hosany,
Ekinci, & Uysal, 2007).
Sơ đồ 3. Hình ảnh sơ cấp & hình ảnh thứ cấp
Nguồn: Lopes(2011, p. 310)
Ngoài ra, người ta còn đề cập đến 2 mặt của các yếu tố khi xem xét đến các yếu
tố cấu thành nên hình ảnh của một điểm đến du lịch:tích cực vàtiêu cực. Yếu tố tích
cực được hiểu là những đặc tính ảnh hưởng một cách tích cực lên việc ra quyết định du
lịch, còn yếu tố tiêu cực sẽ tạo ra những tác động ngược lại.
Vì vậy,cần xác định cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực để có thể đưa ra những kế
hoạch xúc tiến cũng như các biện pháp cải thiện khi xác định hình ảnh của điểm đến
trong một thị trường khách cụ thể.
Hìnhảnh sơ cấp
Hìnhảnh thứ cấp
Sau khi đến điểm đến
Nhớ lại kinh nghiệm
Trước khi đến điểm
đến
Tổng thể
(hìnhảnh)
Đặc điểm chức năng
Thuộc
tính
Đặc điểm tâm lý
Riêng có
Phổ biến
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 20
1.5. Vai trò của việc xây dựng hình ảnh điểm đến trong du lịch
Sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp du lịch trong các năm qua đã tạo ra
những thách thức lớn trong việc tiếp thị du lịch. Khi ngày càng nhiều khu vực trên thế
giới đang phát triển cho du lịch, các lựa chọn điểm đến cho người tiêu dùng tiếp tục
tăng. Người tiêu dùng ngày càng thuận lợi, có nhiều khả năg lựa chọn cho điểm
đến. Kết quả là, các nhà tiếp thị du lịch đang phải đối mặt với việc phải tác độngđến
việc ra quyết định của người tiêu dùng để tăng tính cạnh tranh.
Một trong những thách thức tiếp thị quan trọng nhất phát sinh từ tình trạng này
là sự cần thiết cho một chiến lược định vị điểm đến hiệu quả. Để phát triển thành công
tại các thị trường mục tiêu, cần phải được xác định rõ đối thủ cạnh tranh, hoặc vị
trítrong tâm trí của người tiêu dùng. Một thành phần quan trọng của quá trình định vị
này là việc tạo ra và quản lý của một nhận thức khác biệt và hấp dẫn, hoặc là hình ảnh
tích cực vềđiểm đến (Calantone, Di Benetto, Hakam & Bojanic, 1989).
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng hình ảnh điểm đến thực sự ảnh hưởng
đến hành vi của khách du lịch (Hunt, 1975; Pearce, 1982). Các nghiên cứu cho thấy
rằng những địa điểm với các hình ảnh tích cực có nhiều khả năng để được xem xét và
lựa chọn trong quá trình ra quyết định du lịch (Goodrich, 1978; Woodside & Lysonski,
1989). Kết quả là, hình ảnh điểm đến có một vai trò quan trọng trong các mô hình khác
nhau đã được phát triển từ trước đến nay của việc ra quyết định du lịch (Schmoll,
1977; Moutinho, 1984; Woodside & Lysonski, 1989). Một khi ở các điểm đến, sự hài
lòng của phần lớn phụ thuộc vào sự so sánh của những kỳ vọng dựa trên hình ảnh
được tạo ra trước đó và thực tế tại các điểm đến (Chon, 1990).
1.6. Quá trình hình thành hình ảnh điểm đến
Quá trình hình thành điểm đến du lịch được Gunn (1988) mô tả gồm 7 giai
đoạn như Sơ đồ5.Dựa trên mô hình này, có thể thấy rằng điểm đến được hình thành
tại giai đoạn 1, 2 và 7. Với giai đoạn 1 và 2, hình ảnh điểm đến được xác lập dựa trên
nguồn thông tin thứ cấp thì tại giai đoạn 7, những trải nghiệm thực tế trước đó đã làm
thay đổi ít hoặc nhiều hình ảnh ban đầu.
Mặc dù hình ảnh sửa đổi chỉ có ở giai đoạn 7, dựa trên trải nghiệm thực tế trước
đó(Echtner & Ritchie, 2003), nhưng thực tế quá trình này bắt đầu dần dần từ giai đoạn
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 21
4-6. Du khách đã có những cảm nhận, trải nghiệm dần về địa điểm du lịch để cuối
cùng tổng kết lại hình ảnh mới (giai đoạn 7).
7 giai đoạn hình thành điểm đến được mô tả lại thành một mô hình gồm 3 giai
đoạn như sau:
Giai đoạn 1- hình ảnh lý thuyết (organic image): Hình ảnh điểm đến được hình
thành dựa trên các nguồn thông tin không mang tính chất thương mại hoá hay du lịch
(thường là các phương tiện truyền thông đại chúng hay các kiến thức được giáo dục tại
trường học, quan điểm của người thân, bạn bè về điểm đến).
Giai đoạn 2- hình ảnh cảm nhận (induced image): Tìm kiếm thông tin dựa
trên nguồn mang tính chất thương mại hoá như: sách hướng dẫn du lịch, brochure,
thông tin từ các đại lý lữ hành. Kết quả là hình ảnh lý thuyết ban đầu sẽ bị thay đổi.
Sơ đồ 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình ảnh du lịch
Nguồn: Stabler(1988)
Sơ đồ 4tóm tắt các yếu tố cung và cầu do Stabler (1988) đưa ra. Stablerchia các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của hình ảnh điểm đến của người tiêu dùng vào
các yếu tố cung và cầu. Các yếu tố nhu cầu khoảng tương ứng với hình ảnh lý thuyết
của Gunn, trong khi các yếu tố cung tương ứng với hình ảnh cảm nhận.
Giai đoạn 3- hình ảnh được thay đổi(modified image): Những trải nghiệm
thực tế sẽ làm thay đổi những hình ảnh đã được thành lậplúc trước. Nhiều tác giả cho
rằng sau khi kết thúc chuyến đi, hình ảnh điểm đến sẽ trở nên thực tế, phức tạp và khác
lạ hơn (Echtner và Ritchie, 2003).
YẾU TỐ NHU CẦU
HÌNH ẢNH
YẾU TỐ CUNG CẤP
Đặc điểm tâm lý
Kinh nghiệm
Tin đồn
Tiếp thị du lịch
Truyền thông
Nhận thức
Động cơ
Đặc điểm kinh
tế-xã hội
Giáo dục
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 22
Sơ đồ 5. Quá trình hình thành điểm đến du lịch
Nguồn:Gunn(1988, p120)
1.7. Kỹ thuật đo lường hình ảnh điểm đến
Echtner và Ritchie (1991) đã đề xuất một tập hợp các tiêu chí nhằm đánh giá
hình ảnh điểm đến, bao gồm: các yếu tố cấu thành nên điểm đến,những ấn tượng tổng
thể, các đặc điểm mang tính chức năng, tâm lý phổ biến của hầu hết các điểm đến và
những đặc tính độc đáo chỉ có riêng tại điểm đến.
Olivia H. Jenkins (1999) đã đánh giá các phương pháp đo lường hình ảnh điểm
đến và có sự so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp cấu trúc và phi cấu trúc
được thể hiện ở Bảng 2.
1. Hình thành hình ảnh điểm
đển trong tâm trí thông qua kinh
nghiệm
4. Du lịch đến điểm đến
3. Quyết định đi du lịch nhưng
hạn chế thời gian, tiền bạc và
những hạn chế khác.
2. Điều chỉnh hình ảnh thông
qua nghiên cứu trước khi quyết
định đi du lịch
5.Tham gia hoặc trải nghiệm tại
các địa điểm hoạt động, ăn ở và
các dịch vụ khác
6. Kết thúc chuyến đi với phản
ánh và đánh giá
7. Hình thành nên hình ảnh
điểm đến mới sau khi chuyến đi
kết thúc
HÌNH ẢNH ĐƯỢC THAY ĐỔI
HÌNH ẢNH LÝ THUYẾT
HÌNH ẢNH CẢM NHẬN
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 23
Bảng 2. Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu hình ảnh điểm đến
Cấu trúc Phi cấu trúc
Mô tả
Các thuộc tính hình ảnh phổ biến
khác nhau được cụ thể hóa và được
kết hợp thành bộ tiêu chuẩnđánh giá
thông qua từng yếu tố đó. Kết quả sẽ
tạo ra một hồ sơ hình ảnh điểm đến
(image profile).
Người được hỏi tự do mô tả ấn
tượng của họ về điểm đến. Dữ liệu
được thu thập và phân loại, tạo ra
các yếu tố của hình ảnh điểm đến
được sử dụng để xác định kích thước
hình ảnh (image dimensions)
Công
nghệ
Sử dụng bộ thang đo Likert Phỏng vấn nhóm, câu hỏi mở, phân
tích nội dung, hệ thống tin tức
Ưu
điểm
- Dễ áp dụng, quản lý;
- Mã hóa đơn giản;
- Dễ dàng phân tích kết quảbằng cách
sử dụng công cụ phân tích số liệu;
- Tạo điều kiện so sánh với các điểm
đến khác.
- Thuận lợi đánh giá các yếu tố tổng
thể của hình ảnh điểm đến;
- Giảm tính thiên vị của người phỏng
vấn;
- Giảm khả năng bỏ sót các yếu tố
hoặc thành phần quan trọng của hình
ảnh điểm đến.
Nhược
điểm
- Không kết hợp các yếu tố tổng thể;
- Các yếu tố có sẵn, buộc người trả
lời liên tưởng đến hình ảnh điểm đến
thông qua các yếu tố đã được cụ thể
hóa đó;
- Có khả năng bỏ sót một số yếu tố
của hình ảnh điểm đến.
- Mức độ chi tiết trong việc cung cấp
câu trả lời của các vấn đáp viên là
khác nhau;
- Công cụ phân tích số liệu thống kê
bị giới hạn;
- Khó có sự so sánh giữa các điểm
đến.
Nguồn: Jenkins (1999)
Echtner và Ritchie (2003) nhận định rằng: “Phương pháp sử dụng để đánh giá
một điểm đến không thể hoặc là cấu trúc hoặc là phi cấu trúc. Phương pháp hoàn
chỉnh nhất là sự kết hợp của hai phương pháp nói trên. Nếu thang đo được chuẩn hóa
dùng để đo lường cảm nhận của du khách đối với các yếu tố chức năng và tâm lý thì
các câu hỏi mở được sử dụng nhằm mục đích xác định những ấn tượng tổng thể cũng
như các yếu tố riêng biệt chỉ có ở điểm đến dưới góc độ của khách du lịch.”.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 24
Bảng 3. Các kỹ thuật đo lường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu
Tài liệu tham khảo Loại phương pháp Tài liệu tham khảo Loại phương pháp
Hunt (1975) Cấu trúc:
- 20 thuộc tính.
-7 và 5 điểm so
sánh tỉ lệ
Phelps (1986 ) Có cấu trúc
- 32 Thuộc tính
- Kiểm tra danh
sách các thuộc tính
Crompton (1977) Cấu trúc:
- 18 Thuộc tính
- 7 điểm so sánh tỉ
lệ
Du lịch Canada
(1986-1989)
Có cấu trúc
- 29 Thuộc tính
- 5 điểm thang đo
Likert
Goodrich (1977) Có cấu trúc
- 10 Thuộc tính
- 7 điểm thang đo
Likert
Gartner & Hunt
(1987)
Có cấu trúc
- 11 Thuộc tính
- 5 điểm so sánh tỉ
lệ
Crompton (1979) Có cấu trúc
- 30 Thuộc tính
- 7 điểm so sánh tỉ
lệ
Richardson
&Crompton (1988)
Có cấu trúc
- 10 Thuộc tính
- 4 điểm so sánh tỉ
lệ
Pearce (1982) Có cấu trúc
- 13 Thuộc tính
- 6 điểm thang đo
Likert
Gartner (1989) Có cấu trúc
- 15 Thuộc tính
- 5 điểm thang đo
Likert
Haahti & Yavas
(1983)
Có cấu trúc
- 10 Thuộc tính
- 9 điểm thang đo
Likert
Calantone,et
al.(1989)
Có cấu trúc
- 13 Thuộc tính
- 7 điểm thang đo
Likert
Crompton & Duray
(1985)
Có cấu trúc
- 28 Thuộc tính
- 5 điểm so sánh tỉ
lệ
Reilly (1990) Không có cấu trúc
- Câu hỏi mở
Kale & Weir
(1986)
Có cấu trúc
- 26 Thuộc tính
- 7 điểm thang đo
Likert
Nguồn: Echtner và Ritchie (2003)
Các phương pháp đã được sử dụng trong các nghiên cứu hình ảnh điểm đến của
các nhà nghiên cứu trước những năm 1990 được tóm tắt trong Bảng 3. Cột thứ hai của
bảng cho thấy, các nhà nghiên cứu hình ảnh điểm đến thích sử dụng các phương pháp
cấu trúc. Do đó, vì bản chất của phương pháp cấu trúc, phần lớn các nghiên cứu đo
lường hình ảnh điển đến đã tập trung vào việc phổ biến, chỉ ra các thuộc tính thành
phần của hình ảnh điểm đến mà không đề cập đến các thành phần toàn diện hơn.
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 25
Ritchie và Crouch (2005) cho rằng trong khi hình ảnh điểm đến được đánh giá
dựa trên các yếu tố thuộc tính thì việc chuẩn hóa thuộc tính nhằm xác định hình ảnh
tổng thể của điểm đến quả là việc làm khó khăn. Cách tiếp cận phổ biến là hỏi du
khách các câu hỏi mở như sau:
1. Những hình ảnh hay đặc điểm nào lưu lại trong tâm trí ông/bà khi xem XXX
như là một điểm đến du lịch?
2. Ông/bà hãy mô tả bầu không khí mà ông/bà đã trải nghiệm trong thời gian
du lịch ở điểm đến XXX.
3. Ông/bà hãy liệt kê bất kỳ những nét đặc trưng hoặc độc đáo của điểm đến XXX.
1.8. Các đề tài đi trước nghiên cứu về hình ảnh điểm đến
1.8.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh thuộc tính (attribute-
based image)
a. Nghiên cứu của Olivia H. Jenkins (1999)
Như với nghiên cứu của Echtner & Ritchie, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu
về hình ảnh điểm đến, Olivia H. Jenkins đã giới thiệu bộ tiêu chuẩn gồm các thuộc
tính(được bổ sung tới năm 1996) được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch
(Bảng 4). Tác giả đã trình bày các kiến thức liên quan đến thành phần cũng như các
giai đoạn xác định điểm đến: giai đoạn định tính và giai đoạn địnhlượng (Sơ đồ6).
Sơ đồ 6. Môhình nghiên cứu hình ảnh điểm đến
Nguồn: Olivia H. Jenkins (1999)
Giai đoạn định tính
Mục đích: để tìm các cấu trúc được sử dụng bởi nhóm
nghiên cứu trong nhận thức của họ về hình ảnh điểm đến.
Phương pháp: xây dựng các kỹ thuật khơi gợi như các
cuộc phỏng vấn, phân tích nội dung, sự khám phá bộ ba
và khơi gợi bằng hình ảnh
Các cấu trúc liên quan
Giai đoạn định lượng
Mục đích: để đo hình ảnh điểm đến du lịch theo
các cấu trúc liên quan.
Phương pháp: hai thang đo được yêu cầu
- Ưu tiên Quét các điểm đến
- Xây dựng các ưu đãi (hay tầm quan trọng)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 26
Bảng 4. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến
Thuộc tính Echtner &
Ritchie
a
Nghiên
cứu đến
1997
b
Nghiên
cứu ở
Úc
c
Tổng
cộng
Phong cảnh tự nhiên 13 5 7 25
Sự thân thiện 11 5 5 21
Thời tiết 8 4 6 18
Giá cả 9 2 6 17
Hoạt động vui chơi giải trí 8 3 5 16
Hoạt động thể thao 8 2 5 15
Cơ sở mua sắm 5 6 4 15
An toàn 4 3 7 14
Ẩm thực lạ 7 4 3 14
Thư giãn 5 4 5 14
Điểm tham quan lịch sử/bảo tàng 6 3 4 13
Cơ sở lưu trú 5 3 5 13
Nền văn hoá khác biệt 7 2 4 13
Hoạt động/điểm tham quan du lịch 8 1 3 12
Phương tiện vận chuyển/cơ sở hạ tầng
địa phương
7 2 2 11
Công viên quốc gia 7 1 2 10
Toà nhà kiến trúc 7 2 1 10
Bãi biển 6 0 3 9
Đông đúc 4 2 2 8
Sạch sẽ 4 1 3 8
Nhiều thành phố 4 1 2 7
Khả năng tiếp cận 2 2 3 7
Cơ hội mạo hiểm 3 0 4 7
Thông tin và tour tại điểm đến 1 1 4 6
Bầu không khí 4 0 2 6
Phát triển kinh tế 3 0 2 5
Điểm đến dành cho gia đình hoặc người lớn 1 1 3 5
Cơ hội mở mang kiến thức 2 0 2 4
Chất lượng dịch vụ 1 1 2 4
Lễ hội/triển lãm 2 1 0 3
Mức độ thương mại hoá 1 0 2 3
Ổn định chính trị 1 1 1 3
Danh tiếng điểm đến 1 0 2 3
Mức độ đô thị hoá 1 0 1 2
Bạn bè và người thân 1 2 3
Đời sống hoang dã 0 3 3
Cao cấp, hiện đại 0 2 2
Thú vị 0 2 2
Nhộn nhịp 0 2 2
Người dân địa phương 1 1 2
Nguồn: Olivia H. Jenkins (1999)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 27
Chú thích:
a: Bao gồm 14 nghiên cứu kể đến thời điểm thập niên 1990 do Echtner và
Ritchie tổng hợp (Hunt, 1975; Crompton, 1977,1979; Goodrich, 1978; Pearce, 1983,
Haahti và Yavas 1983, Crompton và Duray 1985, Kale và Weir, 1986; Phelps, 1986;
Tourism Canada, 1986; Gartner và Hunt, 1987; Richardson và Crompton, 1988;
Gartner, 1989; Calanton et al., 1989; Reilley, 1990);
b: Bao gồm 6 nghiên cứu về hình ảnh điểm đến nằm 1997 ngoài danh sách tổng
hợp của Etchner và Ritchie (Mansfield, 1987, Ohm và Chan, 1990; Ahmed, 1991;
Chon, 1991, 1992; Weiler, 1991);
c: Bao gồm 8 nghiên cứu về hình ảnh điểm đến Úc (Ross, 1994; Walmsley và
Jenkins, 1993; Young, 1995; ATC, 1995, QTTC, 1995; Chalip và Green 1996, Waitt
1996, Murphy 1996).
Bảng 4 được bắt nguồn bằng cách gộp các thuộc tính được sử dụng bởi các nhà
nghiên cứu khác nhau thành các nhóm. Ví dụ, trong phần thuộc tính của phong cảnh
bao gồmthuộc tính "cảnh đẹp"của Calantone et al., của Kale và Weir; thuộc tính "địa
lý vật lý" của Crompton,… Rất ít các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc kết hợp
các thuộc tính thành một công cụ đo lường. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện tại được
nhấn mạnh rõ ràng thêm các thuộc tính chức năng của hình ảnh điểm đến. Các thuộc
tính tâm lý chỉ được đo bởi phần lớn các nhà nghiên cứu là thuộc tính "thân thiện".
b. Nghiên cứu của Echtner và Ritchie (2003)
Hai tác giả đã hệ thống hóa lại các nghiên cứu trước những năm 1990 dựa trên
một nghiên cứutrước đó (cũng của hai người) năm 1993. Trong nghiên cứu này đã giới
thiệu một bộ tiêu chí gồm các thuộc tính dùng để đánh giá hình ảnh thuộc tính của
điểm đến du lịch dựa trên cơ sở tổng hợp các thuộc tính thường được sử dụng trong
các nghiên cứu để đánh giá hình ảnh điểm đến (Bảng 5).Các thuộc tính này được sắp
xếp theo thứ tự từ cụ thể, vật chất đến vô hình, trừu tượng.Nhưng hai tác giả đã không
bổ sung những nghiên cứu tham khảo mới hơn so với những nghiên cứu tham khảo
(sau 13 năm- 1990 đến 2003).
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 28
Bảng 5. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến
Chức năng (vật lý) Số lượng các nghiên
cứu sử dụng thuộc tính
**
Phong cảnh tự nhiên 13
Giá cả 9
Thời tiết 8
Điểm du lịch/hoạt động du lịch 8
Hoạt động giải trí/ hoạt động về đêm 8
Hoạt động thể thao 8
Công viên quốc gia 7
Phương tiện vận chuyển/cơ sở hạ tầng địa phương 7
Công trình kiến trúc 7
Điểm tham quan lịch/bảo tàng 6
Bãi biển 6
Cơ sở mua sắm 5
Cơ sơ lưu trú 5
Nhiều thành phố 4
Hội chợ, triển lãm, lễ hội 2
Thông tin và tour tại điểm đến 1
Đông đúc 4
Sạch sẽ 4
An toàn 4
Phát triển kinh tế 3
Khả năng tiếp cận 2
Mức độ đô thị hoá 1
Mức độ thương mại hoá 1
Ổn định chính trị 1
Sự thân thiện, hiếu khách 11
Văn hoá khác biệt 7
Ẩm thực lạ 7
Thư giãn 5
Bầu không khí 4
Cơ hội mạo hiểm 3
Cơ hội mở mang kiến thức 2
Điểm đến dành cho gia đình hoặc người lớn 1
Chất lượng dịch vụ 1
Danh tiếng
Tâm lý (trừu tượng)
** Số lượng các nghiên cứu tham khảo: 14
1
Nguồn: Echtner & Ritchie (2003)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 29
c. Nghiên cứu của hai tác giả Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012)
Trong nghiên cứu Đánh giá về khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế
(2012, p.297), các tác giả đã chỉ ra rằng : “Các thuộc tính của điểm đến được chia
thành 5 nhóm sau: (1) Các yếu tố tự nhiên, (2) Các yếu tố lịch sử, (3) Các yếu tố xã
hội, (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm, (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú”.
Trên cơ sở sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi
Hu and Ritchie (1993) cùng với việc bổ sung thêm thuộc tính “an ninh và an toàn”, hai
tác giả đã thiết kế bảng hỏi dựa trên 17 thuộc tính dùng để đánh giá điểm đến Huế về
khía cạnh khả năng thu hút du khách.Các thuộc tính được đề xuất bởi hai tác giả này đều
có nhiều sự tương đồng với các thuộc tính được nêu ra trong các nghiên cứu liên quan khác.
Bảng 6. Các thuộc tính dùng để đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế
STT Các thuộc tính
1 Phong cảnh thiên nhiên
2 Khí hậu thời tiết
3 Hấp dẫn lịch sử
4 Hấp dẫn văn hoá
5 Phương tiện lưu trú
6 Ẩm thực
7 Cuộc sống bản địa
8 Tính có thể tiếp cận
9 Các lễ hội sự kiện
10 Hoạt động thể thao
11 Mua sắm
12 Các hoạt động giải trí
13 Thái độ đối với du khách
14 Điều kiện đi lại
15 An ninh và an toàn
16 Rào cản ngôn ngữ
17 Mức giá tại địa phương
Nguồn: Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012)
1.8.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh tổng thể (holistic image)
a. Nghiên cứu của Echtner và Ritchie (1993)
Trong nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến Jamaica (1993), hai tác giả đã đề
xuất ba câu hỏi mở cho phép người được hỏi tự do trả lời. Kết quả thu được ở Bảng 7
trả lời cho 3 câu hỏi:
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 30
1. Những hình ảnh/đặc điểm nào lưu lại trong tâm trí Ông/Bà khi nghĩ về
Jamaica là một điểm đến du lịch? (xác định hình ảnh tổng thể mang tính chức năng);
2. Ông/Bà hãy mô tả bầu không khí hay tâm trạng mà ông/bà đã trải nghiệm
trong thời gian du lịch ở Jamaica. (xác định hình ảnh tổng thể mang tính tâm lý);
3. Ông/Bà hãy liệt kê bất kỳ những nét đặc trưng hoặc độc đáo của điểm đến
Jamaica. (xác định hình ảnh độc đáo).
Bảng 7. Các câu trả lời có tần suất lớn đối với điểm đến Jamaica
Loại hình ảnh Hình ảnh cụ thể Tỷ lệ (%)
Hình ảnh/ đặc
điểm được gợi
lên khi nghĩ về
Jamaica như một
điểm đến du lịch
Bãi biển 80,5
Khí hậu nhiệt đới 61,1
Mặt trời 44,3
Đại dương 30,2
Dân tộc hắc chủng 25,5
Âm nhạc 25,5
Thức uống nhiệt đới 18,1
Nghèo đói 17,4
Thân thiện, hiếu khách 16,1
Cây cọ 16,1
Thể thao dưới nước 16,4
Phong cảnh thiên nhiên 13,4
Văn hoá 11,4
Vui chơi, tiệc tùng 11,4
Rau củ nhiệt đới 11,4
Thức ăn, trái cây 10,7
Mô tả bầu không
khí hay tâm trạng
khi du lịch ở
Jamaica
Thư giãn 55,0
Thân thiện, hiếu khách 41,6
Vui vẻ 38,9
Nhịp sống chậm 38,3
Hạnh phúc 21,5
Phấn khởi 17,4
Nhiệt đới 11,4
Lãng mạn 10,1
Những nét đặc
trưng hoặc độc
đáo có ở Jamaica
Bãi biển 57,3
Thể thao dưới nước 17,9
Đại dương 16,2
Âm nhạc 14,5
Văn hoá 13,7
Khí hậu nhiệt đới 12,0
Vịnh Montego 11,1
Nguồn: Ritchie & Crouch (2005)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt
SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 31
b. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011)
Trong nghiên cứu Áp dụng kỹ thuật phi cấu trúc đo lường hình ảnh ảnh điểm
đến Đà Nẵng đối với du khách quốc tế, tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) đã cũng
đã sử dụng ba câu hỏi do Echtner và Ritchie đề nghị để xác định được hình ảnh tổng
thể mà du khách quốc tế liên tưởng khi nghĩ về điểm đến Đà Nẵng (Bảng 8).Qua việc
sử dụng ba câu hỏi mở được đề nghị bởi Echtner và Ritchie, hình ảnh tổng thể điểm
đến Đà Nẵng trong tâm trí của du khách quốc tế đãđược xác định cả 2 thành phần là
thuộc tính và tâm lý đồng thời cũng khám phá được hình ảnh duy nhất, độc đáo, riêng
có của điểm đến Đà Nẵng.
Bảng 8. Hình ảnh tổng thể Đà Nẵng trong tâm trí khách du lịch quốc tế
Loại hình ảnh Hình ảnh cụ thể Tỷ lệ (%)
Hình ảnh/đặc
điểm được gợi
lên khi nghĩ Đà
Nẵng như một
điểm đến du lịch
Bãi biển/ biển đẹp 52,9
Sông và những cây cầu đẹp 20,1
Núi Non Nước 16,8
Nhiều điểm du lịch 13,9
Các món ăn hải sản tươi sống 12,7
Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển 12,7
Mới, hiện đại 11,1
Người dân thân thiện, hiếu khách 10,7
Tượng Phật Bà Quan Âm cao lớn 10,7
Bà Nà 10,7
Các khu nghĩ dưỡng dọc bờ biển 10,2
Hội An, chùa Cầu/ cầu Nhật Bản, đèn lồng 10,2
Thuận tiện để đến các điểm du lịch khác 26,9
Mô tả bầu không
khí hay tâm trạng
khi du lịch ở Đà
Nẵng
Thân thiện, hiếu khách của người dân 22,0
Nghỉ ngơi, thư giãn 21,1
Yên bình, yên tĩnh 18,8
Sạch sẽ, ít ô nhiễm 17,5
Ấm áp, ánh nắng mặt trời 15,2
Trải nghiệm văn hoá Việt Nam 10,8
Những điểm nét
đặc trưng hoặc
độc đáo ở có Đà
Nẵng
Biển 37,8
Núi Non Nước 23,2
Bà Nà 19,5
Bảo tàng Chăm 17,8
Sông Hàn và các cây cầu đẹp 16,2
Nhà hàng và các món ăn hải sản 12,4
Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011)
TRƯ
Ờ
N
G
Đ
Ạ
IH
Ọ
C
K
IN
H
TẾ
H
U
Ế
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT
Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Ngọc Hưng
 
Chương 3 thiết kế ctdl
Chương 3   thiết kế ctdlChương 3   thiết kế ctdl
Chương 3 thiết kế ctdlTrang Thi
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtThanh Hải
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...NOT
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtĐề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành rất hay điểm 8
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đBáo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
Báo cáo thực tập tại công ty du lịch viettravel, 9đ
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
 
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
 
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệmBài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
Bài 3: Tiếp thị và truyền thông du lịch có trách nhiệm
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
 
Chương 3 thiết kế ctdl
Chương 3   thiết kế ctdlChương 3   thiết kế ctdl
Chương 3 thiết kế ctdl
 
Báo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên ViệtBáo cáo tour Xuyên Việt
Báo cáo tour Xuyên Việt
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Du lịch và...
 
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạnBáo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
Báo cáo thực tập quy trình phục vụ ăn uống tại nhà hàng khách sạn
 
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa ViệtĐề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
Đề tài: Hoạt động quảng cáo tại Công ty TNHH du lịch Lửa Việt
 
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdfbao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
bao-cao-thuc-tap-huong-dan-du-lich.pdf
 

Similar to Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYĐề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnhPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxMối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệpKhoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươngXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...luanvantrust
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT (20)

Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
 
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAYĐề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
Đề tài: Tình hình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực công ty kim loại màu, HAY
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnhPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnh
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh chế biến gỗ xuất khẩu phúc thịnh
 
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docxMối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
Mối Quan Hệ Giữa Năng Lực Kinh Doanh Và Kết Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp.docx
 
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...
SIVIDOC.COM Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phầ...
 
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệpKhoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp nâng cao quản trị bán hàng tại công ty nông nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hoạt động bán hàng trong công ty du lịch Đất Việt...
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dươngXây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương 2
 
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...
Định vị thương hiệu Công ty cà phê Đồng Xanh trong nhận thức của khách hàng t...
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
 
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...
Một số giải pháp trong việc nâng cao áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO ...
 
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc LộcLuận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAYĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua xe máy, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách, HOT

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ========== KKHHÓÓAA LLUUẬẬNN TTỐỐTT NNGGHHIIỆỆPP ĐĐẠẠII HHỌỌCC ĐÁNH GIÁ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HUẾ QUA CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi Lớp: K45 – QTKDTM Niên khóa: 2011 - 2015 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Huãú, 05/2015 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ hết lòng của các cá nhân và tập thể. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi người. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, khoa Quản Trị Kinh Doanh và thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt 4 năm học qua. Những kiến thức và kinh nghiệm các thầy cô truyền đạt là nền tảng giúp cho tôi thực hiện tốt đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị ThúyĐạt, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, trực tiếp dẫn dắt tôi từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo cũng như toàn thể các anh chị nhân viên tại Công ty Cổ phân Du lịch Huế đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm thực tế cũng như sẵn lòng cung cấp các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân luôn ủng hộ, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu. Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn. Một lần nữa, tôi xin được bày tỏ sự cảm kích trước những tình cảm và công lao đó. Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Linh Chi Lời Cảm Ơn TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 2.1.Mục tiêu chung.....................................................................................................................2 2.2.Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 3.1.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................2 3.2.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 4.1.Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................3 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................3 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................3 4.1.2.1. Thông tin cần thu thập và đối tượng điều tra ........................................3 4.1.2.2. Phương pháp điều tra ......................................................................................... 3 4.1.2.3. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................... 3 4.2.Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.............................................................................4 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................4 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................4 5. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................6 6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN....7 1.1.Khái niệm thương hiệu, vai trò của thương hiệu..................................................7 1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu .....................................................................7 1.1.2. Mối quan hệ của thương hiệu với sự thành công của doanh nghiệp ...........8 1.1.3. Vai trò của thương hiệu................................................................................8 1.1.3.1. Vai trò của thương hiệu đối với nhà sản xuất .............................................. 8 1.1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng ................................................ 9 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại 1.1.3.3. Vai trò của thương hiệu đối với các lĩnh vực trong đời sống ................ 10 1.2.Khái niệm du lịch, vai trò của du lịch đối với nền kinh tế...............................11 1.2.1. Các khái niệm về du lịch............................................................................11 1.2.2. Đặc điểm của du lịch .................................................................................12 1.2.3. Vai trò của du lịch với nền kinh tế.............................................................13 1.3.Vai trò của xây dựng thương hiệu trong ngành du lịch....................................14 1.4.Khái niệm hình ảnh điểm đến ....................................................................................14 1.4.1. Điểm đến du lịch........................................................................................14 1.4.1.1. Khái niệm............................................................................................................ 14 1.4.1.2. Đặc điểm điểm đến du lịch............................................................................. 15 1.4.2. Hình ảnh điểm đến.....................................................................................16 1.4.2.1. Khái niệm ........................................................................................................... 16 1.4.2.2. Các yếu tố cấu thành ........................................................................................ 18 1.5.Vai trò của việc xây dựng hình ảnh điểm đến trong du lịch............................20 1.6.Quá trình hình thành hình ảnh điểm đến..............................................................20 1.7.Kỹ thuật đo lường hình ảnh điểm đến.....................................................................22 1.8.Các đề tài đi trước nghiên cứu về hình ảnh điểm đến.......................................25 1.8.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh thuộc tính (attribute- based image)........................................................................................................25 1.8.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh tổng thể (holistic image) .............................................................................................................29 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HUẾ VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN ...........................................32 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần du lịch Huế 32 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển....................................................................32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................................................33 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Huetravel..............................................36 2.1.4. Đặc điểm nguồn khách chính....................................................................36 2.2. Hoạt động quảng bá điểm đến Huế của Công ty Huetravel 37 2.3. Hoạt động quảng bá điểm đến Huế và nỗ lực xây dựng hình ảnh điểm đến Huế của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế 40 2.4. Cảm nhận của du khách Công ty Huetravel về hình ảnh điểm đến Huế 43 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại 2.4.1. Đề xuất thang đo, xây dựng bảng hỏi........................................................43 2.4.2. Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế..............................................................45 2.4.2.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra................................................................... 45 2.4.2.2. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các thuộc tính trong việc lựa chọn điểm đến du lịch..................................................................................... 50 2.4.2.3. Đánh giá của du khách về mức độ đồng ý các thuộc tính đối với điểm đến Huế............................................................................................................................... 52 2.4.2.4. Đánh giá hình ảnh tổng thể của điểm đến Huế......................................... 53 2.4.2.5. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá các thuộc tính của điểm đến Huế với các nhóm du khách khác nhau ..................................................................... 56 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HUẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH...................................................................66 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp......................................................................................66 3.1.1. Hình ảnh điểm đến Huế trong tâm trí du khách........................................66 3.1.2. Định hướng phát triển ngành du lịch Huế và hình ảnh điểm đến Huế......66 3.1.2.1. Quan điểm phát triển............................................................................................... 66 3.1.2.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................................. 67 3.1.2.3. Định hướng xây dựng hình ảnh điểm đến ............................................................... 67 3.1.3. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Du lịch Huế và định hướng hoạt động quảng bá của công ty..........................................................................68 3.2. Các giải pháp nhằm duy trì/ xây dựng/ phát triển hình ảnh điểm đến Huếcủa công ty Cổ phẩn du lịch Huế 68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71 1. Kết luận .............................................................................................................71 2. Hạn chế của đề tài ................................................................................................72 3.Kiến nghị .............................................................................................................72 3.1. Đối với các cấp chính quyền.................................................................................................72 3.2. Đối với các công ty du lịch...................................................................................................73 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Các định nghĩa hình ảnh điểm đến...................................................................17 Bảng 2. Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu hình ảnh điểm đến............23 Bảng 3. Các kỹ thuật đo lường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu.........................24 Bảng 4. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến .........................26 Bảng 5. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến .........................28 Bảng 6. Các thuộc tính dùng để đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế............29 Bảng 7. Các câu trả lời có tần suất lớn đối với điểm đến Jamaica................................30 Bảng 8. Hình ảnh tổng thể Đà Nẵng trong tâm trí khách du lịch quốc tế .....................31 Bảng 9. Cơ cấu lao động tại Trung tâm lữ hành Huetravel...........................................35 Bảng 10. Cơ cấu khách du lịch quốc tế của Huetravel giai đoạn 2010- 2014 ..............38 Bảng 11. Kết quả kinh doanh của ngành du lịch TT-Huế (2010-2014) ........................40 Bảng 12. Thị trường khách quốc tế năm 2014 ..............................................................41 Bảng 13. Các thuộc tính đánh giá hình ảnh thuộc tính của điểm đến Huế ...................44 Bảng 14. Số lần đến Huế của khách du lịch được khảo sát...........................................48 Bảng 15. Số lần đến Huế của theo cơ cấu quốc tịch của khách du lịch ........................48 Bảng 16. Thời gian lưu trú của khách du lịch được khảo sát........................................48 Bảng 17. Nguồn thông tin biết đến du lịch Huế............................................................50 Bảng 18. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các thuộc tính trong việc lựa chọn điểm đến..........................................................................................................51 Bảng 19. Đánh giá của du khách về mức độ thể hiện các thuộc tính của điểm đến Huế ....52 Bảng 20. Hình ảnh tổng thể của điểm đến Huế.............................................................54 Bảng 21. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có quốc tịch khác nhau......................................................56 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Bảng 22. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có giới tính khác nhau.......................................................58 Bảng 23. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau .........................................................59 Bảng 24. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có quốc tịch khác nhau......................................................60 Bảng 25. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có giới tính khác nhau.......................................................63 Bảng 26. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính đối với các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau .........................................................64 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................6 Sơ đồ 2. Các nhân tố hợp thành của hình ảnh điểm đến ...............................................19 Sơ đồ 3. Hình ảnh sơ cấp & hình ảnh thứ cấp...............................................................19 Sơ đồ 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình ảnh du lịch.......................21 Sơ đồ 5. Quá trình hình thành điểm đến du lịch............................................................22 Sơ đồ 6. Mô hình nghiên cứu hình ảnh điểm đến..........................................................25 Sơ đồ 7. Mô hình tổ chức bộ máy của Trung tâm Lữ hành quốc tế Huetravel .............33 Biểu đồ 8. Cơ cấu quốc tịch khách du lịch được khảo sát ............................................45 Biểu đồ 9. Cơ cấu giới tính của khách du lịch được khảo sát .......................................46 Biểu đồ 10. Cơ cấu độ tuổi khách du lịch được khảo sát..............................................46 Biểu đồ 11. Cơ cấu nghề nghiệp khách du lịch được khảo sát.....................................47 Sơ đồ 12. Mục đích chuyến đi của du khách ................................................................49 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Huetravel :Công ty Cổ phần du lịch Huế TDI :Tourism Destination Image- Hình ảnh điểm đến du lịch WIPO :Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WTO :Tổ chức Du lịch Quốc tế GDP : Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm quốc nội UBND : Ủy ban nhân dân PATA : Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á JICA : Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản EU : Liên minh châu Âu ILO : Tổ chức lao động quốc tế UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 1 PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Du lịch hiện đang làmột trong những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia (Kandampully, 2000). Không ngoài xu thế đó, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Và cũng vì thế, du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, dịch vụ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế ước đón 2,9 triệu lượt khách du lịch (1 triệu lượt khách quốc tế); trong đó khách lưu trú đón được 1,85 triệu lượt (khách quốc tế là 790 ngàn lượt). Doanh thu du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2013. Các ngành kinh doanh liên quan cũng tăng trưởng. Năm 2014, cơ sở lưu trú có 328 nhà nghỉ (tăng 2,5 lần so với năm 2008, 2009). Du lịch là một ngành kinh tế nên nó cũng không thoát được quy luật chung. Trong môi trường kinh doanh ngày nay doanh nghiệp nói chung không đơn thuần chỉ có quan tâm tới tiêu thụ sản phẩm mà còn phải xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm. Do đó, việc xây dựng thương hiệu đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khi mà sản phẩm là vô hình và người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận đựơc sau khi tiêu dùng dịch vụ thì yếu tố thương hiệu lại càng quan trọng. Thương hiệu của điểm đến du lịch có thể được phản ánh qua hình ảnh điểm đến. Hình ảnh điểm đến du lịch (Tourism Destination Image- TDI) là yếu tốquan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra quyết định lựa chọn đi du lịch (Baloglu, 1997; Chon, 1990; Sonmez và Sirakaya, 2002; Stinger, 1984) và ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách như quyết định trở lại và tư vấn người khác đến điểm đến đó hay không (Chi và Qu, 2008). Vì thế, cácđiểmđếndu lịchđang ngày càngphảinỗlực xây dựngmột TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 2 hìnhảnh phù hợp, đảm bảo cho du khách tiềm năngcó quá trình ra quyết định đơn giản hơn, dẫn họđếnlựa chọn.Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch là phương tiện quan trọng quảng bá hình ảnh điểm đến tới du khách để tác động đến hoạt động lựa chọn cuối cùng. Từ đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hình ảnh điểm đến Huế qua cảm nhận của du khách Công ty Cổ phần du lịch Huế” để bước đầu phản ánh được cảm nhận của du khách về Huế thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá của Công ty Cổ phần du lịch Huế, của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Huế. Qua đó đề xuất các giải pháp làm tăng hiệu quả chiến lược xúc tiến, quảng bá góp phần nâng cao hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch cũng như phù hợp với chiến lược chung của tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm nghiên cứu, đánh giá hình ảnh điểm đến của Huế qua cảm nhận của các đối tượng du khách đang được Công ty Cổ phần du lịch Huế khai thác, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện vào chiến lược xúc tiến, quảng bá của công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hình ảnh điểm đến. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng xúc tiến, quảng bá hình ảnh điểm đến của Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch Huế và của Công ty Cổ phần du lịch Huế Thứ ba, xác định cảm nhận của khách hàng về điểm đến Huế Thứ tư, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến của Công ty Cổ phần du lịch Huế và hiệu quả xây dựng điểm đến Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận của du khách đang được Công ty Cổ phần du lịch Huế khai thác trên phạm vi thành phố Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu du khách đang được Công ty Cổ phần du lịch Huế khai thác, trên phạm vi thành phố Huế. Phạm vi thời gian:Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010-2015; Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2015 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp Các thông tin thứ cấp cần thu thập: Thông tin về công ty:cần thu thập các thông tin về lịch sử phát triển công ty; cơ cấu tổ chức; đặc điểm sản phẩm, dịch vụ; Thực trạng phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế;Những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác như: Từ nội bộ công ty; Từ Sở văn hóa-thể thao-du lịch Huế; Báo cáo khoa học, luận văn có liên quan và các giáo trình có liên quan; Từ trang web của công ty; Từ thư viện trường. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp 4.1.2.1. Thông tin cần thu thập vàđối tượngđiều tra Các thông tin sơ cấp cần thu thập là: Đặc điểm của khách hàng lựa chọn dịch vụ của công ty;Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến trong tâm trí du khách để lựa chọn đến Huế. Đối tượngcần điều tra lànhóm khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Cổ phần Du lịch Huế- Huetravel. Cụ thể gồm 2 nhóm đối tượng chính:Du khách trong nước, du khách quốc tế. 4.1.2.2. Phương pháp điều tra Nghiên cứu sử dụng kết hơp 2 phương pháp điều tra là điều tra phi cấu trúc và điều tra cấu trúc. Phương pháp điều tra phi cấu trúc dựa trên 3 câu hỏi mở xác định: hình ảnh tổng thể mang tính chức năng, hình ảnh tổng thể mang tính tâm lý, hình ảnh độc đáo/riêng có của Huế trong tâm trí khách du lịch. Phương pháp điều tra cấu trúc dựa trên 19 thuộc tính nhằm xác định: Mức độ quan trọng của các thuộc tính trong việc lựa chọn một điểm đến du lịch của du khách;Mức độ thể hiện của các thuộc tính đối với điểm đến Huế. 4.1.2.3. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 4 1 ∗ Trong đó: n : quy mô mẫu N: kích thước tổng thể. N= 2200 (tổng lượng khách du lịch của Công ty Huetravel năm 2014) e: độ sai lệch. Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1. Ta có: n= 95,65 96 bảng Để dự phòng trường hợp bảng hỏi bị bỏ nhỡ hoặc không hợp lệ cũng như để đảm bảo tính đại diện của mẫu, số lượng bảng hỏi được phát ra là 120 bảng hỏi.Số bảng hỏi hợp lệ sau cùng là 109 bảng. 4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp Tiến hành thu thập, đọc, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 for windowsvới thang đo Likert 5 điểm.Thang đo Likert được sử dụng để: Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính điểm đến từ 1-rất ít quantrọngđến5- rất quan trọng; Đánh giá mức độ thể hiện của các thuộc tính điểm đến từ 1–hoàn toàn không đồng ýđến5- hoàn toàn đồng ý. Việc xử lý số liệu được thực hiện theo trình tự sau - Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), tương quan (Crosstabs), giá trị trung bình (Giá trị trung bình) Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 1.00 – 1.80 Rất không quan trọng/Hoàn toàn không đồng ý 1.81 – 2.60 Không quan trọng/Không đồng ý 2.61 – 3.40 Bình thường 3.41 – 4.20 Quan trọng/Đồng ý 4.21– 5.00 Rất quan trọng/Hoàn toàn đồng ý TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 5 - Kiểmđịnhsựđồngnhất phươngsai:nhằmlựachọnkiểmđịnhphùhợpchotừngbiến. Giả thuyết kiểm định: H0: Phương sai các nhóm đồng nhất H1: Phương sai các nhóm không đồng nhất Nếu: Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 → Sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá đối với các nhóm du khách khác nhau. Sig.<α: Bác bỏ giả thuyết H0→ Sử dụng kiểm định Krusal Wallis để kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá đối với các nhóm du khách khác nhau. - Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) và kiểm địnhKruskal Wallis: Phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách theo các yếu tố: độ tuổi. Giả thuyết kiểm định: H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau. H1: Có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau. Nếu:Sig. ≥α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Sig. <α: Bác bỏ giả thuyết H0 - Kiểm định Independent-Sample T-Test: Phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách hàng theo các yếu tố:quốc tịch (quốc tế và Việt Nam), giới tính. Kiểm định sự đồng nhất phương sai Giả thuyết kiểm định: H0: Phương sai 2 nhóm đồng nhất. H1: Phương sai 2 nhóm không đồng nhất. Nếu:Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0→ Đọc kết quả ở cột Equal VariablesAssumed; Sig.<α:Bác bỏ giả thuyết H0→Đọc kết quả ở cột Equal Variables Not Assumed. Kiểm định sự bằng nhau của hai tổng thể Giả thuyết kiểm định: H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau. H1: Có sự khác biệt trong đánh giữa các nhóm du khách khác nhau. Nếu: Sig. ≥ α: Không có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Sig, <α: Bác bỏ giả thuyết H0 TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 6 5. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu Bước 3, 4, 5 được thực hiện từ ngày 7/3 đến 22/3. Quá trình phỏng vấn được thực hiện đối với du khách của Huetravel kể cả khách đi theo đoàn hay là khách có hướng dẫn viên đi cùng. Quá trình này diễn ra từ23/3 đến 20/4/2015. 6. Cấu trúc đề tài Nội dung của đề tài gồm 3 phần: Phần I- Đặt vấn đề Phần II- Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến hình ảnh điểm đến Chương 2 : Đánh giá cảm nhận của du khách Công ty Cổ phần du lịch Huế về hìnhảnhđiểm đến Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh điểm đến của Công ty Cổ phần du lịch Huế Phần III- Kết luận 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận 2. Xác định thông tin cần thu thập 3. Thiết kế bảng hỏi 4. Điều tra thực nghiệm 5. Hoàn chỉnh và dịch bảng hỏi 6. Phỏng vấn và nghiên cứu định lượng 7. Xử lý và phân tích vấn đề 8. Kết luận TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN 1.1. Khái niệm thương hiệu, vai trò của thương hiệu 1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu Ngày nay, sự thành công của doanh nghiệp có một phần không nhỏ được tạo nên bởi thương hiệu nhưng hiện nay chưa có một khái nhiệm “thương hiệu” thống nhất. Khái niệm này được hiểu rất khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu và từ các góc độ khác nhau. Từ thương hiệu (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo tiếng Aixơlen cổ nghĩa là “đóng dấu”. Xuất phát từ thời xa xưa khi những chủ trại muốn phân biệt đàn cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng một con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên lưng từng con một, thông qua đó khẳng định giá trị hàng hoá và quyền sở hữu của mình. Có thể nói từ thương hiệu xuất hiện bởi nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “ Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hoặc hoặc một nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Thương hiệu được dùng để xác nhận người bán hay người chế tạo. Thương hiệu cũng chính là lời cam kết của người bán đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm mang đặc trưng của công ty về đặc điểm, lợi ích và dịch vụ. Định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp” Do vậy, thương hiệu dùng để giúp khách hàng phân biệt được những hàng hóa hay dịch vụ của công ty với những sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 8 1.1.2. Mối quan hệ của thương hiệu với sự thành công của doanh nghiệp Ngày nay, các công ty cần phải thiết kế và sản xuất các sản phẩm với các thuộc tính và đặc điểm sao cho phù hợp, đáp ứng được tối đa nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể để có thể tồn tại trước những nhu cầu hết sức phong phú và đa dạng khác nhau của thị trường. Do vậy, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật và khác biệt hoá các đặc tính của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Một số thương hiệu tạo được lợi thế cạnh tranh bởi đặc tính của sản phẩm. Những công ty sở hữu thương hiệu này không ngừng cải tiến đầu tư ổn định vào nghiên cứu và phát triển, sản xuất ra những sản phẩm mũi nhọn, tiến hành các chiến dịch marketing quy mô, bài bản. Từ đó người tiêu dùng trên thị trường nhanh chóng chấp nhận sản phẩm của công ty. Một số thương hiệu khác lại tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua phi sản phẩm. Những điều này phân biệt các thương hiệu khác nhau trong cùng một loại sản phẩm. Bằng việc tạo ra những khác biệt rõ nét giữa các sản phẩm thông qua thương hiệu, duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, các công ty tạo ra giá trị. Những giá trị này có thể chuyển thành lợi nhuận tài chính cho công ty. Thực tế tài sản đáng giá nhất của công ty không phải là tài sản hữu hình mà là các tài sản vô hình như kỹ năng quản lý, chuyên môn về tài chính và điều hành và quan trọng hơn cả là thương hiệu. 1.1.3. Vai trò của thương hiệu 1.1.3.1. Vai trò của thương hiệuđối với nhà sản xuất Thương hiệu giúp nhận diện, đơn giản hoá việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty. Công ty bảo vệ một cách hợp pháp đặc điểm và hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm thông qua thương hiệu. Các quyền sở hữu liên quan đến sản phẩm, thương hiệu được phép bảo hộ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Các quyển sở hữu trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ tài sản. Những đầu tư cho thương hiệu có thể mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có nhằm phân biệt nó với những sản phẩm khác. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 9 Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các công ty muốn xâm nhập thị trường. Có thể xem thương hiệu như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Đối với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. 1.1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng Thương hiệu giúp khách hàng xác nhận nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất, và trách nhiệm giải quyết vấn đề xảy ra thuộc về nhà sản xuất hoặc nhà phân phối nào. Khách hàng có thể dựa vào kinh nghiệm, thông tin để tìm ra thương hiệu nào phù hợp thoả mãn nhu cầu của mình. Đối với khách hàng, thương hiệu là một công cụ lựa chọn nhanh chóng hoặc hay đơn giản hoá quyết định mua sản phẩm do giảm thời gian tìm kiếm, xử lý thông tin để đưa ra quyết định mua hàng. Như vậy về khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu). Có thể xem quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng là một kiểu cam kết/giao kèo. Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩmnhư: sản phẩm không như mong muốn, sản phẩm ảnh hưởng không tốt thậm chí đe dọa sức khoẻ hoặc thể lực của người sử dụng và những người khác, sản phẩm không tương xứng với giá cả đã trả,...Vì vậy thương hiệu có thể là một công cụ để xử lý rủi ro rất quan trọng nhờ việc lưa chọn những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu đã có kinh nghiệm tốt trong quá khứ. Với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Sự khác biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm ảnh hưởng đến việc đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm giống hệt nhau.Tóm lại, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của người tiêu dùng trở lên phong phú và thuận tiện TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 10 1.1.3.3. Vai trò của thương hiệu đối với các lĩnh vực trong đời sống Thứ nhất, với sản phẩm: Khách hàng có thể kiểm tra, đánh giá và chọn lựa được sản phẩm, nên vì vậy ngày nay, các công ty bán sản phẩm công nghiệp hay các sản phẩm tiêu dùng đều phải phát triển thương hiệu mạnh để thu hút khách hàng. Trong thực tế, những sản phẩm có nhãn có thương hiệu bán chạy hơn các sản phẩm chỉ mang một nhãn hiệu riêng bình thường và các dòng sản phẩm cùng loại. Thứ hai, với nhà bán lẻ và nhà phân phối: Thông qua các thương hiệu mà khách hàng tin tưởng được bày bán ở cửa hàng, mối quan tâm, sự thường xuyên mua hàng, niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng được tạo ra đối với một cửa hàng . Sức lôi cuốn và hấp dẫn của thương hiệu có thể cho phép tăng số lượng bán và lợi nhuận lớn hơn. Người bán lẻ có thể tự tạo ra cho mình hình ảnh riêng bằng cách tạo ra những đặc điểm duy nhất và riêng có cho thái độ phục vụ của mình: cách xắp xếp, phân loại, bái trí của hàng, giá cả, phong cách phục vụ…. Thứ ba, với dịch vụ: Đây là lĩnh vực mà sản phẩm là vô hình. Khách hàng không thể kiểm tra, đánh giá hay chọn lựa sản phẩm vô hình ngay tại thời điểm mua mà chỉ có thể đánh giá và cảm nhận về sản phẩm sau khi đã tiêu dùng. Vì vậy dẫn đến việc khách hàng sẽ phải suy nghĩ và đánh giá rất khắt khe khi quyết định tiêu dùng dịch vụ đó. Do đó, thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các công ty dịch vụ khi đề cập tới các vấn đề mang tính vô hình vì nó có thể mô tả một cách hữu hình dịch vụ hơn, nó báo hiệu cho khách hàng biết công ty đã thiết kế một dịch vụ riêng biệt và xứng đáng với khách hàng. Thứ tư, với con người và tổ chức: Con người hay tổ chức cũng được nhìn nhận như là thương hiệu. Có thể nói một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phải nỗ lực thiết lập cho mình một hình ảnh, một tính cách thương hiệu cho riêng mình. Trong thực tế đã có những cá nhân, những người đã thực hiện việc tự thương hiệu hoá bản thân và họ đã xây dựng, khai thác sự nổi tiếng của mình để tạo ra giá trị. Thứ năm, với thể thao, nghệ thuật và giải trí: Việc tạo dựng thương hiệu cho con người hay tổ chức trong ngành thể thao, nghệ thuật và giải trí đã trở nên cần thiết và phổ biến. Những người độc quyền về khai thác thể thao đó có thể đạt được chỉ tiêu TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 11 doanh số bán vé và truyền hình, các hợp đồng sử dụng bản quyền,… bằng việc xây dựng nhận thức, hình ảnh và lòng trung thành từ phía khán giả. Thứ sáu, với địa lý, địa danh: Vị trí địa lý hay địa danh cũng có thể xem như một thương hiệu. Sức mạnh của thương hiệu là làm cho con người nhận biết về địa danh đó sản sinh những mong muốn và kỳ vọng. Việc tạo dựng nên thương hiệu cho một vùng miền nào đó cũng sẽ giúp phát triển kinh tế văn hóa, đặc biệt là du lịch. 1.2. Khái niệm du lịch, vai trò của du lịch đối với nền kinh tế 1.2.1. Các khái niệm về du lịch Cũng như khái niệm “thương hiệu”, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về khái niệm du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Khái niệm “du lịch” lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh với định nghĩa như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”. Theo Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Theo Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận) Theo Tổ chức Du lịch Quốc tế (WTO) thì: “Du lịch là toàn bộ hoạt động của con người đến và ở lại tại những nơi ngoài môi trường hằng ngày của họ trong một thời gian nhất định, với mục đích giải trí công vụ hay một số mục đích khác”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) tại điều 4.1, thuật ngữ du lịch được hiểu “Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 12 Dưới góc độ của nhà kinh tế thì du lịch còn gắn chặt với hoạt động kinh tế chứ không còn chỉ là hiện tượng xã hội đơn thuần. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Du lịch có thể được hiểu như sau: Thứ nhất du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Thứ hai là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 1.2.2. Đặc điểm của du lịch Du lịch có một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất, du lịch có tính nhạy cảm, có nhiều bộ phận cấu thành.Trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng dịch vụ cần bố trí chính xác về thời gian, kế hoạch chi tiết, chu đáo, liên kết về nội dung các hoạt động. Mặt khác, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội,thảm hoạ chiến tranh, động đất, khủng bố, sa sút kinh tế đều có ảnh hưởng đến du lịch. Thứ hai, du lịch mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch, những người quản lý và phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Thứ ba, du lịch mang tính đa ngành cao. Điều này được biểu hiện qua đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch(sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hoá- lịch sử,…).Sự trợ giúp của ngành kinh tế- xã hội khác giúp cho du lịch phát triển vàngược lại du lịch cũng mang lại nguồn thu cho các ngành kinh tế khác thông qua các sản phẩm dịch vụ. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 13 Thứ tư, du lịch mang tính thời vụ đặc trưng. Tại điểm du lịch điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Ngoài ra, tính thời vụ còn thể hiện ởthời gian nghỉ của du khách…(ngày nghỉ của nhân viên, các kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên,…). Thứ năm, du lịch có tính liên vùng. Mỗi điểm du lịch có những nét hấp dẫn, độc đáo riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực cũng như của quốc gia. Hoạt động du lịch của một khu vực hay quốc gia khó có thể phát triển nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch của quốc gia và thế giới. Thứ sáu, du lịch mang tính chi phí và tính tổng hợp cao. Khách du lịch sẵn sàng chi trả những khoản chi phí trong chuyếnđi của mình và nhiều chi phí khác nhằm mục đích vui chơi, giải trí, tham quan. Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp nhiều loại hình dịch vụ. Phạm vi hoạt động của ngành kinh tế du lịch bao gồm các khách sạn, nhà hàng, giao thông, dịch vụ bán hàng lưu niệm, văn hoá, giáo dục, tôn giáo... 1.2.3. Vai trò của du lịch với nền kinh tế Xét về mặt kinh tế, du lịch hiện nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Đối với khách du lịch ở nhiều nền kinh tế phát triển, ngoài quá trình lao động, làm việc, du lịch là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Họ coi đây là cơ hội vừa để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa để khám phá những nền văn hóa mới và bồi đắp kiến thức cho mình. Các lợi ích kinh tế mang lại từ việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch là điều không thể phủ nhận.Ngoài ra, du lịch còn đem lại những lợi ích kinh tế từ những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…Ở Việt Nam, ta có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của du lịch qua các năm gần đây ngày càng lớn. Năm 2013, tổng thu từ du lịch có sự tăng trưởng vượt bậc khiđạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Do tính đặc thù của sản phẩm du lịch (tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng), sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, vì sản phẩm du lịch cũng mang tính liên ngành, việc phát triển du lịch có ảnh hưởng lẫn nhau TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 14 đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế này sang vùng kinh tế kém phát triển hơn,… Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp. 1.3. Vai trò của xây dựng thương hiệu trong ngành du lịch Thương hiệu có có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngành du lịch. Xây dựng được một thương hiệu tốttrong ngành du lịch giúp tạo sự tin cậy, lưu giữ những cảm nhận, ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí du khách, góp phần tạo động lực để họ quyết định đến tham quan điểm du lịch đó. Một điểm đến du lịch khi đã sở hữu một hình ảnh thương hiệu mạnh và tích cực sẽ làm giảm công sức và nguồn lực trong việc quảng bá, do tạo được sự tin tưởng chất lượng của điểm đến này. Điều này dẫn đến, điểm đến du lịch này chỉ cần chú trọng chính làm sao tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, độc đáo, chất lượng và giúp khách lựa chọn chúng một cách thông minh, phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc thị trường. Hình ảnh thương hiệu của một điểm đến còn phản ảnh năng lực thực sự của điểm đến qua các yếu tố như sự duy trì chất lượng hình ảnh hiện có, mức độ cảm nhận và sự thỏa mãn của khách du lịch và thái độ của cộng đồng dân cư sở tại. Do đó đối với một điểm đến du lịch, giá trị hình ảnh thương hiệu thực tế là rất lớn. Chính vì thế, đối với những điểm đến du lịch, đi đôi với việc tạo dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh,thiết lập ưu thế cạnh tranh so với đối thủ khác, còn cần giữ được hình ảnh đó liên tục qua việc duy trì và đổi mới sáng tạo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 1.4. Khái niệm hình ảnh điểm đến 1.4.1. Điểm đến du lịch 1.4.1.1. Khái niệm Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một trong những khái niệm rất rộng và đa dạng, được dùng để chỉ một địa điểm nào đó có sức thu hút với một nhóm du khách cao hơn so với địa điểm cùng cấp so sánh bởi tài nguyên, chất lượng, các tiện nghi và hoạt động phục vụ du khách. Những nơi này có thể là điểm đến trong ngắn hạn hay dài ngày. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 15 Theo WTO, 2007 thì:“Điểm đến du lịch là một không gian vật chất nơi mà khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và các nguồn lực du lịch cần thiết để phục vụ du khách tại đó ít nhất một ngày. Điểm đến du lịch có biên giới vật chất và hành chính, có hình ảnh và được nhận thức xác định khả năng cạnh tranh thị trường. Điểm đến địa phương bao gồm nhiềubên liên quan đến nhau tạo nên một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lẫn nhautạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.” 1.4.1.2. Đặc điểm điểm đến du lịch Thứ nhất, nó là một hệ thống phức tạp và hợp nhất.Mỗi điểm du lịch có những nét riêng biệt nhưng nó không thể phát triển mà tách khỏi sự phát triển chung của khu vực cũng như của quốc gia. Mỗi điểm du lịch phát triển được đều cósự liên kết với các tuyến, điểm du lịch của quốc gia và thế giới. Bản thân mỗi điểm đến cũng do nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo việc cung cấp/phục vụ du khách một cách tốt nhất. Thứ hai, được hình thành từ quan điểm của khách du lịch.Khi một địa điểm có sức hút với khách bởi một yếu tố nào đó như thiên nhiên, văn hóa truyền thống, chất lượng phục vụ khách,… so với một địa điểm khác, khách hàng sẽ lựa chọn đến địa điểm đó. Họ sẵn sàng chi trả chi phí cho chuyến đi của mình để đến vàtrong khi tham quan điểm đến đó. Thứ ba, bị giới hạn bởi địa lý, tự nhiên. Điểm đến du lịch được phân chia với nhau bởi vị trí địa lý, ranh giới hành chính. Các điểm đến có thể có bất cứ quy mô nào, từ toàn bộ đất nước (ví dụ như Úc, Nhật Bản), một khu vực (ví dụ Catalan, Tây Ban Nha), hải đảo (ví dụ như Bali), một ngôi làng, thị xã, thành phố, thậm chí là một khu vực khép kín (như công viên Disneyland). Thứ tư, bao gồm các điểm du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch và các dịch vụ hỗ trợ.Một điểm đến du lịch bao gồm các địa điểm du lịch (văn hóa, lịch sử, thiên nhiên,…), các sản phẩm dịch vụ du lịch, dịch vụ từ cách nghành liên quan,…Tất cả tạo thành một hệ thống có tác cung cấp dịch vụ cho các du khách đến điểm đến. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 16 Thứ năm, khách du lịch có thời gian lưu trú.Du lịch bản chất là du khách lưu trú tạm thời tại một địa điểm khác với chỗ mình sống (địa điểm du lịch) nhằm thỏamãn nhu cầu. Vì vậy, tạiđiểm đến du lịch, du khách lưu lại “ít nhất một đêm”. Thứsáu, điểm đến cung cấp những trải nghiệm cho khách du lịch.Du khách khi đến một địa điểm du lịch có mong muốn được thỏamãn một hoặc nhiềunhu cầu/trải nghiệmnào đó theo mục đích của chuyến đi. Trải nghiệm đó có thể là được đến một vùng đất mới, được tìm hiểu về văn hóa, truyền thống địa phương, được thử những món ăn đặc sản,… Tùy vào cảm nhận của mỗi du khách khác nhau mà trải nghiệm mỗi người nhận được là khác nhau. Thứbảy, điểm đến có hình ảnh và nhận thức điểm. Hình ảnh của điểm đến đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lựa chọn điểm đến, đặc biệt là với đối tượng khách du lịch thuần túy. Hình ảnh của một điểm đến là sự đánh giá của khách du lịch dựa trên niềm tin, thái độ và quan điểm của họ. Do sản phẩm du lịch có tính chất vô hình nên đối với những người người chưa từng đến thăm một điểm đến nào đó, những đối tượng tiềm năng này thường dựa vào hình ảnh để đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến. Thứtám, điểm đến du lịch có tính cạnh tranh.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều điểm đến du lịch khác nhau. Tính cạnh tranh caotrong hoạt động kinh doanh du lịch giúp du kháchlựa chọn điểm đến, các sản phẩm du lịch đa dạng tương ứng với nhu cầu và mong muốn của họ. 1.4.2. Hình ảnh điểm đến 1.4.2.1. Khái niệm Hình ảnh điểm đến là một trong những khái niệm nghiên cứu nhiều nhất và được thảo luận trong các nghiên cứu về du lịch hiện đại (Echtner & Ritchie năm 2003, Pan & Li 2011).Hình ảnh đã được định nghĩa bằng mộtsố ý kiến như tạo dựng niềm tin của một người, ý kiến và ấn tượng về một đối tượng, là xem xét tất cả các thông tin thu được từ các kênh khác nhau hoặc suy nghĩ của một người có về một cái gì đó vượt ra ngoài nhận thức vật lý (Aksoy & Kiyci, 2011 ). Kotler (2002) đã định nghĩa “Hình ảnh điểm đến là tổng hợp các niềm tin, ý niệm và ấn tượng của du khách về nơi đó”. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 17 Bảng 1. Các định nghĩa hình ảnh điểm đến Nguồn tham khảo Mục tiêu Định nghĩa về hình ảnh điểm đến Hunt (1975) Đo lường hình ảnh điểm đến của bốn tiểu bang: Utah, Montana, Colorado, Wyoming Nhận thức của khách du lịch tiềm năng về điểm đến. Crompton (1977) Đo lường hình ảnh điểm đến của Mexico Sự sắp xếp có tổ chức thông tin về điểm đến trong nhận thức. Goodrich (1977) Đo lường hình ảnh của 9 điểm đến: Florida, Hawaii, Mexico, California, và 7 hòn đảo thuộc vùng biển Caribê Không định nghĩa Crompton (1979) Đo lường hình ảnh điểm đến của Mexico Tổng hợp các ý niệm, niềm tin, ấn tượng và nhận thức của một người về điểm đến. Pearce (1982) Đánh giá và so sánh hình ảnh trước và sau khi đi du lịch của 7 quốc gia Không định nghĩa Haahti & Yavas (1983) Đo lường hình ảnh điểm đến của Hà Lan Không định nghĩa Crompton & Duray (1985) Đo lường hình ảnh điểm đến của Texas Không định nghĩa Kale & Weir (1986) Đo lường hình ảnh điểm đến của Ấn Độ Không thảo luận Phelps( 1986) Đo lường hình ảnh điểm đến trước và sau khi đi du lịch của Menora Là những cảm nhận hoặc ấn tượng về điểm đến du lịch. Tourism Canada(1986- 1989) Đo lường hình ảnh của Canada trong những thị trường khác nhau Cách mà điểm đến được cảm nhận trong mối tương quan so với các điểm đến khác. Gartner & Hunt (1987) Đo lường sự thay đổi hình ảnh của Utah trong khoảng thời gian 12 năm Những ấn tượng mà một người có được về một điểm đến nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ. Richardson & Crompton ( 1988) Tìm hiểu sự khác nhau về hình ảnh điểm đến Mỹ và Canada trong cảm nhận của người Canada nói tiếng Anh và người Canada nói tiếng Pháp Những cảm nhận của về các yếu tố cấu thành điểm đến. Gartner (1989) Đo lường hình ảnh điểm đến của 4 tiểu bang: Utah, Montana, Colorado, Wyoming Một sự kết hợp phức tạp của các sản phẩm khác nhau và các thuộc tính liên kết Calantone (1989) Đo lường hình ảnh của 8 đất nước thuộc vành đai Thái Bình Dương Những cảm nhận về những điểm đến du lịch tiềm năng. Reilly (1990) Đo lường hình ảnh của Montana Toàn bộ những ấn tượng mà một cá nhân có được về một điểm đến. Nguồn: Echtner và Ritchie (2003) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 18 Echtner và Ritchie(2003) cho rằng, chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác về hình ảnh điểm đến mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch sử dụng thuật ngữ này. Bảng 1 chỉ ra kết quả nghiên cứu và những định nghĩa khác nhau về hình ảnh điểm đến trong các nghiên cứu về đánh giá hình ảnh điểm đến tính đến thập niên 1990. Echtner và Ritchie(2003) đã nhận ra rằng: hình ảnh điểm đến cần được xem xét đến 2 yếu tố. Đó là yếu tốthuộc tính (attributed- based component) và yếu tố tổng thể (holistic component). Trong khi một số hình ảnh của điểm đến có thể đánh giá hay đo lường được (phong cảnh tự nhiên, giá cả…) thì một số hình ảnh khác lại mang tính trừu tượng (sự thân thiện, an toàn,…). Theo đó, Echtner và Ritchie(2003) đã đưa ra một định nghĩa tổng quát về hình ảnh điểm đến như sau: “Hình ảnh của điểm đến du lịch được định nghĩa không chỉ là những cảm nhận về các thuộc tính của điểm đến mà còn là những ấn tượng tổng thể mà điểm đến mang lại. Hình ảnh điểm đến bao gồm các đặc điểm mang tính chức năng, liên quan đến những yếu tố hữu hình của điểm đến và các đặc điểm mang tính tâm lý liên quan đến những yếu tố vô hình. Hơn nữa, những hình ảnh của điểm đến nên sắp xếp một cách liên tục trên một dãy từ các yếu tố phổ biến của hầu hết điểm đến cho đến các yếu tố độc đáo chỉ có ở điểm đến đó”. 1.4.2.2. Các yếu tố cấu thành TheoEchtner và Ritchie (1991), hình ảnh điểm đến có thể được đánh giá dựa trên các thuộc tính cấu thành nên điểm đến (attributes) và những yếu tố mang tính tổng thể (holistic).Từ đó, hai tác giả này cũng đã minh hoạ các nhân tố của hình ảnh điểm đến trong mô hình 3 chiều thể hiện trong Sơ đồ2.Bằng cách này, những phần của hình ảnh điểm đến có thể được chia thành các thuộc tính. Ở một đầu của các kích thước là thuộc tính chức năng và tâm lý, và ở đầu kia là những hình ảnh toàn diện chức năng và tâm lý liên quan đến những ấn tượng tổng thể, không khí và cảm xúc. Sơ đồ 2 cho thấy mô hình củaEchtner và Ritchie được hình dung trong không gian ba chiều: thuộc tính/ toàn diện, chức năng/ tâm lý và phổ biến/ riêng có. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 19 Sơ đồ 2. Cácnhân tố hợp thành của hình ảnh điểm đến Nguồn : Echtner vàRitchie (1991) Hình ảnh còn có thể phân thành hình ảnh sơ cấp và hình ảnh thứ cấp dựa trên quá trình hình thành hình ảnh điểm đến (Sơ đồ3). Hình ảnh sơ cấp được hình thành thông qua kinh nghiệm thực tế của các điểm đến trong khi hình ảnh thứ cấp được hình thành thông qua các thông tin bên ngoài hoặc các hiệp hội tồn tại trước (Hosany, Ekinci, & Uysal, 2007). Sơ đồ 3. Hình ảnh sơ cấp & hình ảnh thứ cấp Nguồn: Lopes(2011, p. 310) Ngoài ra, người ta còn đề cập đến 2 mặt của các yếu tố khi xem xét đến các yếu tố cấu thành nên hình ảnh của một điểm đến du lịch:tích cực vàtiêu cực. Yếu tố tích cực được hiểu là những đặc tính ảnh hưởng một cách tích cực lên việc ra quyết định du lịch, còn yếu tố tiêu cực sẽ tạo ra những tác động ngược lại. Vì vậy,cần xác định cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực để có thể đưa ra những kế hoạch xúc tiến cũng như các biện pháp cải thiện khi xác định hình ảnh của điểm đến trong một thị trường khách cụ thể. Hìnhảnh sơ cấp Hìnhảnh thứ cấp Sau khi đến điểm đến Nhớ lại kinh nghiệm Trước khi đến điểm đến Tổng thể (hìnhảnh) Đặc điểm chức năng Thuộc tính Đặc điểm tâm lý Riêng có Phổ biến TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 20 1.5. Vai trò của việc xây dựng hình ảnh điểm đến trong du lịch Sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp du lịch trong các năm qua đã tạo ra những thách thức lớn trong việc tiếp thị du lịch. Khi ngày càng nhiều khu vực trên thế giới đang phát triển cho du lịch, các lựa chọn điểm đến cho người tiêu dùng tiếp tục tăng. Người tiêu dùng ngày càng thuận lợi, có nhiều khả năg lựa chọn cho điểm đến. Kết quả là, các nhà tiếp thị du lịch đang phải đối mặt với việc phải tác độngđến việc ra quyết định của người tiêu dùng để tăng tính cạnh tranh. Một trong những thách thức tiếp thị quan trọng nhất phát sinh từ tình trạng này là sự cần thiết cho một chiến lược định vị điểm đến hiệu quả. Để phát triển thành công tại các thị trường mục tiêu, cần phải được xác định rõ đối thủ cạnh tranh, hoặc vị trítrong tâm trí của người tiêu dùng. Một thành phần quan trọng của quá trình định vị này là việc tạo ra và quản lý của một nhận thức khác biệt và hấp dẫn, hoặc là hình ảnh tích cực vềđiểm đến (Calantone, Di Benetto, Hakam & Bojanic, 1989). Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng hình ảnh điểm đến thực sự ảnh hưởng đến hành vi của khách du lịch (Hunt, 1975; Pearce, 1982). Các nghiên cứu cho thấy rằng những địa điểm với các hình ảnh tích cực có nhiều khả năng để được xem xét và lựa chọn trong quá trình ra quyết định du lịch (Goodrich, 1978; Woodside & Lysonski, 1989). Kết quả là, hình ảnh điểm đến có một vai trò quan trọng trong các mô hình khác nhau đã được phát triển từ trước đến nay của việc ra quyết định du lịch (Schmoll, 1977; Moutinho, 1984; Woodside & Lysonski, 1989). Một khi ở các điểm đến, sự hài lòng của phần lớn phụ thuộc vào sự so sánh của những kỳ vọng dựa trên hình ảnh được tạo ra trước đó và thực tế tại các điểm đến (Chon, 1990). 1.6. Quá trình hình thành hình ảnh điểm đến Quá trình hình thành điểm đến du lịch được Gunn (1988) mô tả gồm 7 giai đoạn như Sơ đồ5.Dựa trên mô hình này, có thể thấy rằng điểm đến được hình thành tại giai đoạn 1, 2 và 7. Với giai đoạn 1 và 2, hình ảnh điểm đến được xác lập dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thì tại giai đoạn 7, những trải nghiệm thực tế trước đó đã làm thay đổi ít hoặc nhiều hình ảnh ban đầu. Mặc dù hình ảnh sửa đổi chỉ có ở giai đoạn 7, dựa trên trải nghiệm thực tế trước đó(Echtner & Ritchie, 2003), nhưng thực tế quá trình này bắt đầu dần dần từ giai đoạn TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 21 4-6. Du khách đã có những cảm nhận, trải nghiệm dần về địa điểm du lịch để cuối cùng tổng kết lại hình ảnh mới (giai đoạn 7). 7 giai đoạn hình thành điểm đến được mô tả lại thành một mô hình gồm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1- hình ảnh lý thuyết (organic image): Hình ảnh điểm đến được hình thành dựa trên các nguồn thông tin không mang tính chất thương mại hoá hay du lịch (thường là các phương tiện truyền thông đại chúng hay các kiến thức được giáo dục tại trường học, quan điểm của người thân, bạn bè về điểm đến). Giai đoạn 2- hình ảnh cảm nhận (induced image): Tìm kiếm thông tin dựa trên nguồn mang tính chất thương mại hoá như: sách hướng dẫn du lịch, brochure, thông tin từ các đại lý lữ hành. Kết quả là hình ảnh lý thuyết ban đầu sẽ bị thay đổi. Sơ đồ 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình ảnh du lịch Nguồn: Stabler(1988) Sơ đồ 4tóm tắt các yếu tố cung và cầu do Stabler (1988) đưa ra. Stablerchia các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của hình ảnh điểm đến của người tiêu dùng vào các yếu tố cung và cầu. Các yếu tố nhu cầu khoảng tương ứng với hình ảnh lý thuyết của Gunn, trong khi các yếu tố cung tương ứng với hình ảnh cảm nhận. Giai đoạn 3- hình ảnh được thay đổi(modified image): Những trải nghiệm thực tế sẽ làm thay đổi những hình ảnh đã được thành lậplúc trước. Nhiều tác giả cho rằng sau khi kết thúc chuyến đi, hình ảnh điểm đến sẽ trở nên thực tế, phức tạp và khác lạ hơn (Echtner và Ritchie, 2003). YẾU TỐ NHU CẦU HÌNH ẢNH YẾU TỐ CUNG CẤP Đặc điểm tâm lý Kinh nghiệm Tin đồn Tiếp thị du lịch Truyền thông Nhận thức Động cơ Đặc điểm kinh tế-xã hội Giáo dục TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 22 Sơ đồ 5. Quá trình hình thành điểm đến du lịch Nguồn:Gunn(1988, p120) 1.7. Kỹ thuật đo lường hình ảnh điểm đến Echtner và Ritchie (1991) đã đề xuất một tập hợp các tiêu chí nhằm đánh giá hình ảnh điểm đến, bao gồm: các yếu tố cấu thành nên điểm đến,những ấn tượng tổng thể, các đặc điểm mang tính chức năng, tâm lý phổ biến của hầu hết các điểm đến và những đặc tính độc đáo chỉ có riêng tại điểm đến. Olivia H. Jenkins (1999) đã đánh giá các phương pháp đo lường hình ảnh điểm đến và có sự so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp cấu trúc và phi cấu trúc được thể hiện ở Bảng 2. 1. Hình thành hình ảnh điểm đển trong tâm trí thông qua kinh nghiệm 4. Du lịch đến điểm đến 3. Quyết định đi du lịch nhưng hạn chế thời gian, tiền bạc và những hạn chế khác. 2. Điều chỉnh hình ảnh thông qua nghiên cứu trước khi quyết định đi du lịch 5.Tham gia hoặc trải nghiệm tại các địa điểm hoạt động, ăn ở và các dịch vụ khác 6. Kết thúc chuyến đi với phản ánh và đánh giá 7. Hình thành nên hình ảnh điểm đến mới sau khi chuyến đi kết thúc HÌNH ẢNH ĐƯỢC THAY ĐỔI HÌNH ẢNH LÝ THUYẾT HÌNH ẢNH CẢM NHẬN TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 23 Bảng 2. Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu hình ảnh điểm đến Cấu trúc Phi cấu trúc Mô tả Các thuộc tính hình ảnh phổ biến khác nhau được cụ thể hóa và được kết hợp thành bộ tiêu chuẩnđánh giá thông qua từng yếu tố đó. Kết quả sẽ tạo ra một hồ sơ hình ảnh điểm đến (image profile). Người được hỏi tự do mô tả ấn tượng của họ về điểm đến. Dữ liệu được thu thập và phân loại, tạo ra các yếu tố của hình ảnh điểm đến được sử dụng để xác định kích thước hình ảnh (image dimensions) Công nghệ Sử dụng bộ thang đo Likert Phỏng vấn nhóm, câu hỏi mở, phân tích nội dung, hệ thống tin tức Ưu điểm - Dễ áp dụng, quản lý; - Mã hóa đơn giản; - Dễ dàng phân tích kết quảbằng cách sử dụng công cụ phân tích số liệu; - Tạo điều kiện so sánh với các điểm đến khác. - Thuận lợi đánh giá các yếu tố tổng thể của hình ảnh điểm đến; - Giảm tính thiên vị của người phỏng vấn; - Giảm khả năng bỏ sót các yếu tố hoặc thành phần quan trọng của hình ảnh điểm đến. Nhược điểm - Không kết hợp các yếu tố tổng thể; - Các yếu tố có sẵn, buộc người trả lời liên tưởng đến hình ảnh điểm đến thông qua các yếu tố đã được cụ thể hóa đó; - Có khả năng bỏ sót một số yếu tố của hình ảnh điểm đến. - Mức độ chi tiết trong việc cung cấp câu trả lời của các vấn đáp viên là khác nhau; - Công cụ phân tích số liệu thống kê bị giới hạn; - Khó có sự so sánh giữa các điểm đến. Nguồn: Jenkins (1999) Echtner và Ritchie (2003) nhận định rằng: “Phương pháp sử dụng để đánh giá một điểm đến không thể hoặc là cấu trúc hoặc là phi cấu trúc. Phương pháp hoàn chỉnh nhất là sự kết hợp của hai phương pháp nói trên. Nếu thang đo được chuẩn hóa dùng để đo lường cảm nhận của du khách đối với các yếu tố chức năng và tâm lý thì các câu hỏi mở được sử dụng nhằm mục đích xác định những ấn tượng tổng thể cũng như các yếu tố riêng biệt chỉ có ở điểm đến dưới góc độ của khách du lịch.”. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 24 Bảng 3. Các kỹ thuật đo lường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu Tài liệu tham khảo Loại phương pháp Tài liệu tham khảo Loại phương pháp Hunt (1975) Cấu trúc: - 20 thuộc tính. -7 và 5 điểm so sánh tỉ lệ Phelps (1986 ) Có cấu trúc - 32 Thuộc tính - Kiểm tra danh sách các thuộc tính Crompton (1977) Cấu trúc: - 18 Thuộc tính - 7 điểm so sánh tỉ lệ Du lịch Canada (1986-1989) Có cấu trúc - 29 Thuộc tính - 5 điểm thang đo Likert Goodrich (1977) Có cấu trúc - 10 Thuộc tính - 7 điểm thang đo Likert Gartner & Hunt (1987) Có cấu trúc - 11 Thuộc tính - 5 điểm so sánh tỉ lệ Crompton (1979) Có cấu trúc - 30 Thuộc tính - 7 điểm so sánh tỉ lệ Richardson &Crompton (1988) Có cấu trúc - 10 Thuộc tính - 4 điểm so sánh tỉ lệ Pearce (1982) Có cấu trúc - 13 Thuộc tính - 6 điểm thang đo Likert Gartner (1989) Có cấu trúc - 15 Thuộc tính - 5 điểm thang đo Likert Haahti & Yavas (1983) Có cấu trúc - 10 Thuộc tính - 9 điểm thang đo Likert Calantone,et al.(1989) Có cấu trúc - 13 Thuộc tính - 7 điểm thang đo Likert Crompton & Duray (1985) Có cấu trúc - 28 Thuộc tính - 5 điểm so sánh tỉ lệ Reilly (1990) Không có cấu trúc - Câu hỏi mở Kale & Weir (1986) Có cấu trúc - 26 Thuộc tính - 7 điểm thang đo Likert Nguồn: Echtner và Ritchie (2003) Các phương pháp đã được sử dụng trong các nghiên cứu hình ảnh điểm đến của các nhà nghiên cứu trước những năm 1990 được tóm tắt trong Bảng 3. Cột thứ hai của bảng cho thấy, các nhà nghiên cứu hình ảnh điểm đến thích sử dụng các phương pháp cấu trúc. Do đó, vì bản chất của phương pháp cấu trúc, phần lớn các nghiên cứu đo lường hình ảnh điển đến đã tập trung vào việc phổ biến, chỉ ra các thuộc tính thành phần của hình ảnh điểm đến mà không đề cập đến các thành phần toàn diện hơn. TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 25 Ritchie và Crouch (2005) cho rằng trong khi hình ảnh điểm đến được đánh giá dựa trên các yếu tố thuộc tính thì việc chuẩn hóa thuộc tính nhằm xác định hình ảnh tổng thể của điểm đến quả là việc làm khó khăn. Cách tiếp cận phổ biến là hỏi du khách các câu hỏi mở như sau: 1. Những hình ảnh hay đặc điểm nào lưu lại trong tâm trí ông/bà khi xem XXX như là một điểm đến du lịch? 2. Ông/bà hãy mô tả bầu không khí mà ông/bà đã trải nghiệm trong thời gian du lịch ở điểm đến XXX. 3. Ông/bà hãy liệt kê bất kỳ những nét đặc trưng hoặc độc đáo của điểm đến XXX. 1.8. Các đề tài đi trước nghiên cứu về hình ảnh điểm đến 1.8.1. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh thuộc tính (attribute- based image) a. Nghiên cứu của Olivia H. Jenkins (1999) Như với nghiên cứu của Echtner & Ritchie, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về hình ảnh điểm đến, Olivia H. Jenkins đã giới thiệu bộ tiêu chuẩn gồm các thuộc tính(được bổ sung tới năm 1996) được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến du lịch (Bảng 4). Tác giả đã trình bày các kiến thức liên quan đến thành phần cũng như các giai đoạn xác định điểm đến: giai đoạn định tính và giai đoạn địnhlượng (Sơ đồ6). Sơ đồ 6. Môhình nghiên cứu hình ảnh điểm đến Nguồn: Olivia H. Jenkins (1999) Giai đoạn định tính Mục đích: để tìm các cấu trúc được sử dụng bởi nhóm nghiên cứu trong nhận thức của họ về hình ảnh điểm đến. Phương pháp: xây dựng các kỹ thuật khơi gợi như các cuộc phỏng vấn, phân tích nội dung, sự khám phá bộ ba và khơi gợi bằng hình ảnh Các cấu trúc liên quan Giai đoạn định lượng Mục đích: để đo hình ảnh điểm đến du lịch theo các cấu trúc liên quan. Phương pháp: hai thang đo được yêu cầu - Ưu tiên Quét các điểm đến - Xây dựng các ưu đãi (hay tầm quan trọng) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 26 Bảng 4. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến Thuộc tính Echtner & Ritchie a Nghiên cứu đến 1997 b Nghiên cứu ở Úc c Tổng cộng Phong cảnh tự nhiên 13 5 7 25 Sự thân thiện 11 5 5 21 Thời tiết 8 4 6 18 Giá cả 9 2 6 17 Hoạt động vui chơi giải trí 8 3 5 16 Hoạt động thể thao 8 2 5 15 Cơ sở mua sắm 5 6 4 15 An toàn 4 3 7 14 Ẩm thực lạ 7 4 3 14 Thư giãn 5 4 5 14 Điểm tham quan lịch sử/bảo tàng 6 3 4 13 Cơ sở lưu trú 5 3 5 13 Nền văn hoá khác biệt 7 2 4 13 Hoạt động/điểm tham quan du lịch 8 1 3 12 Phương tiện vận chuyển/cơ sở hạ tầng địa phương 7 2 2 11 Công viên quốc gia 7 1 2 10 Toà nhà kiến trúc 7 2 1 10 Bãi biển 6 0 3 9 Đông đúc 4 2 2 8 Sạch sẽ 4 1 3 8 Nhiều thành phố 4 1 2 7 Khả năng tiếp cận 2 2 3 7 Cơ hội mạo hiểm 3 0 4 7 Thông tin và tour tại điểm đến 1 1 4 6 Bầu không khí 4 0 2 6 Phát triển kinh tế 3 0 2 5 Điểm đến dành cho gia đình hoặc người lớn 1 1 3 5 Cơ hội mở mang kiến thức 2 0 2 4 Chất lượng dịch vụ 1 1 2 4 Lễ hội/triển lãm 2 1 0 3 Mức độ thương mại hoá 1 0 2 3 Ổn định chính trị 1 1 1 3 Danh tiếng điểm đến 1 0 2 3 Mức độ đô thị hoá 1 0 1 2 Bạn bè và người thân 1 2 3 Đời sống hoang dã 0 3 3 Cao cấp, hiện đại 0 2 2 Thú vị 0 2 2 Nhộn nhịp 0 2 2 Người dân địa phương 1 1 2 Nguồn: Olivia H. Jenkins (1999) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 27 Chú thích: a: Bao gồm 14 nghiên cứu kể đến thời điểm thập niên 1990 do Echtner và Ritchie tổng hợp (Hunt, 1975; Crompton, 1977,1979; Goodrich, 1978; Pearce, 1983, Haahti và Yavas 1983, Crompton và Duray 1985, Kale và Weir, 1986; Phelps, 1986; Tourism Canada, 1986; Gartner và Hunt, 1987; Richardson và Crompton, 1988; Gartner, 1989; Calanton et al., 1989; Reilley, 1990); b: Bao gồm 6 nghiên cứu về hình ảnh điểm đến nằm 1997 ngoài danh sách tổng hợp của Etchner và Ritchie (Mansfield, 1987, Ohm và Chan, 1990; Ahmed, 1991; Chon, 1991, 1992; Weiler, 1991); c: Bao gồm 8 nghiên cứu về hình ảnh điểm đến Úc (Ross, 1994; Walmsley và Jenkins, 1993; Young, 1995; ATC, 1995, QTTC, 1995; Chalip và Green 1996, Waitt 1996, Murphy 1996). Bảng 4 được bắt nguồn bằng cách gộp các thuộc tính được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khác nhau thành các nhóm. Ví dụ, trong phần thuộc tính của phong cảnh bao gồmthuộc tính "cảnh đẹp"của Calantone et al., của Kale và Weir; thuộc tính "địa lý vật lý" của Crompton,… Rất ít các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc kết hợp các thuộc tính thành một công cụ đo lường. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện tại được nhấn mạnh rõ ràng thêm các thuộc tính chức năng của hình ảnh điểm đến. Các thuộc tính tâm lý chỉ được đo bởi phần lớn các nhà nghiên cứu là thuộc tính "thân thiện". b. Nghiên cứu của Echtner và Ritchie (2003) Hai tác giả đã hệ thống hóa lại các nghiên cứu trước những năm 1990 dựa trên một nghiên cứutrước đó (cũng của hai người) năm 1993. Trong nghiên cứu này đã giới thiệu một bộ tiêu chí gồm các thuộc tính dùng để đánh giá hình ảnh thuộc tính của điểm đến du lịch dựa trên cơ sở tổng hợp các thuộc tính thường được sử dụng trong các nghiên cứu để đánh giá hình ảnh điểm đến (Bảng 5).Các thuộc tính này được sắp xếp theo thứ tự từ cụ thể, vật chất đến vô hình, trừu tượng.Nhưng hai tác giả đã không bổ sung những nghiên cứu tham khảo mới hơn so với những nghiên cứu tham khảo (sau 13 năm- 1990 đến 2003). TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 28 Bảng 5. Các thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh điểm đến Chức năng (vật lý) Số lượng các nghiên cứu sử dụng thuộc tính ** Phong cảnh tự nhiên 13 Giá cả 9 Thời tiết 8 Điểm du lịch/hoạt động du lịch 8 Hoạt động giải trí/ hoạt động về đêm 8 Hoạt động thể thao 8 Công viên quốc gia 7 Phương tiện vận chuyển/cơ sở hạ tầng địa phương 7 Công trình kiến trúc 7 Điểm tham quan lịch/bảo tàng 6 Bãi biển 6 Cơ sở mua sắm 5 Cơ sơ lưu trú 5 Nhiều thành phố 4 Hội chợ, triển lãm, lễ hội 2 Thông tin và tour tại điểm đến 1 Đông đúc 4 Sạch sẽ 4 An toàn 4 Phát triển kinh tế 3 Khả năng tiếp cận 2 Mức độ đô thị hoá 1 Mức độ thương mại hoá 1 Ổn định chính trị 1 Sự thân thiện, hiếu khách 11 Văn hoá khác biệt 7 Ẩm thực lạ 7 Thư giãn 5 Bầu không khí 4 Cơ hội mạo hiểm 3 Cơ hội mở mang kiến thức 2 Điểm đến dành cho gia đình hoặc người lớn 1 Chất lượng dịch vụ 1 Danh tiếng Tâm lý (trừu tượng) ** Số lượng các nghiên cứu tham khảo: 14 1 Nguồn: Echtner & Ritchie (2003) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 29 c. Nghiên cứu của hai tác giả Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) Trong nghiên cứu Đánh giá về khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế (2012, p.297), các tác giả đã chỉ ra rằng : “Các thuộc tính của điểm đến được chia thành 5 nhóm sau: (1) Các yếu tố tự nhiên, (2) Các yếu tố lịch sử, (3) Các yếu tố xã hội, (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm, (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú”. Trên cơ sở sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) cùng với việc bổ sung thêm thuộc tính “an ninh và an toàn”, hai tác giả đã thiết kế bảng hỏi dựa trên 17 thuộc tính dùng để đánh giá điểm đến Huế về khía cạnh khả năng thu hút du khách.Các thuộc tính được đề xuất bởi hai tác giả này đều có nhiều sự tương đồng với các thuộc tính được nêu ra trong các nghiên cứu liên quan khác. Bảng 6. Các thuộc tính dùng để đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế STT Các thuộc tính 1 Phong cảnh thiên nhiên 2 Khí hậu thời tiết 3 Hấp dẫn lịch sử 4 Hấp dẫn văn hoá 5 Phương tiện lưu trú 6 Ẩm thực 7 Cuộc sống bản địa 8 Tính có thể tiếp cận 9 Các lễ hội sự kiện 10 Hoạt động thể thao 11 Mua sắm 12 Các hoạt động giải trí 13 Thái độ đối với du khách 14 Điều kiện đi lại 15 An ninh và an toàn 16 Rào cản ngôn ngữ 17 Mức giá tại địa phương Nguồn: Bùi Thị Tám & Mai Lệ Quyên (2012) 1.8.2. Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định hình ảnh tổng thể (holistic image) a. Nghiên cứu của Echtner và Ritchie (1993) Trong nghiên cứu đánh giá hình ảnh điểm đến Jamaica (1993), hai tác giả đã đề xuất ba câu hỏi mở cho phép người được hỏi tự do trả lời. Kết quả thu được ở Bảng 7 trả lời cho 3 câu hỏi: TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 30 1. Những hình ảnh/đặc điểm nào lưu lại trong tâm trí Ông/Bà khi nghĩ về Jamaica là một điểm đến du lịch? (xác định hình ảnh tổng thể mang tính chức năng); 2. Ông/Bà hãy mô tả bầu không khí hay tâm trạng mà ông/bà đã trải nghiệm trong thời gian du lịch ở Jamaica. (xác định hình ảnh tổng thể mang tính tâm lý); 3. Ông/Bà hãy liệt kê bất kỳ những nét đặc trưng hoặc độc đáo của điểm đến Jamaica. (xác định hình ảnh độc đáo). Bảng 7. Các câu trả lời có tần suất lớn đối với điểm đến Jamaica Loại hình ảnh Hình ảnh cụ thể Tỷ lệ (%) Hình ảnh/ đặc điểm được gợi lên khi nghĩ về Jamaica như một điểm đến du lịch Bãi biển 80,5 Khí hậu nhiệt đới 61,1 Mặt trời 44,3 Đại dương 30,2 Dân tộc hắc chủng 25,5 Âm nhạc 25,5 Thức uống nhiệt đới 18,1 Nghèo đói 17,4 Thân thiện, hiếu khách 16,1 Cây cọ 16,1 Thể thao dưới nước 16,4 Phong cảnh thiên nhiên 13,4 Văn hoá 11,4 Vui chơi, tiệc tùng 11,4 Rau củ nhiệt đới 11,4 Thức ăn, trái cây 10,7 Mô tả bầu không khí hay tâm trạng khi du lịch ở Jamaica Thư giãn 55,0 Thân thiện, hiếu khách 41,6 Vui vẻ 38,9 Nhịp sống chậm 38,3 Hạnh phúc 21,5 Phấn khởi 17,4 Nhiệt đới 11,4 Lãng mạn 10,1 Những nét đặc trưng hoặc độc đáo có ở Jamaica Bãi biển 57,3 Thể thao dưới nước 17,9 Đại dương 16,2 Âm nhạc 14,5 Văn hoá 13,7 Khí hậu nhiệt đới 12,0 Vịnh Montego 11,1 Nguồn: Ritchie & Crouch (2005) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.Nguyễn Thị Thúy Đạt SV: Nguyễn Thị Linh Chi/K45 QTKD Thương Mại Page 31 b. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) Trong nghiên cứu Áp dụng kỹ thuật phi cấu trúc đo lường hình ảnh ảnh điểm đến Đà Nẵng đối với du khách quốc tế, tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) đã cũng đã sử dụng ba câu hỏi do Echtner và Ritchie đề nghị để xác định được hình ảnh tổng thể mà du khách quốc tế liên tưởng khi nghĩ về điểm đến Đà Nẵng (Bảng 8).Qua việc sử dụng ba câu hỏi mở được đề nghị bởi Echtner và Ritchie, hình ảnh tổng thể điểm đến Đà Nẵng trong tâm trí của du khách quốc tế đãđược xác định cả 2 thành phần là thuộc tính và tâm lý đồng thời cũng khám phá được hình ảnh duy nhất, độc đáo, riêng có của điểm đến Đà Nẵng. Bảng 8. Hình ảnh tổng thể Đà Nẵng trong tâm trí khách du lịch quốc tế Loại hình ảnh Hình ảnh cụ thể Tỷ lệ (%) Hình ảnh/đặc điểm được gợi lên khi nghĩ Đà Nẵng như một điểm đến du lịch Bãi biển/ biển đẹp 52,9 Sông và những cây cầu đẹp 20,1 Núi Non Nước 16,8 Nhiều điểm du lịch 13,9 Các món ăn hải sản tươi sống 12,7 Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển 12,7 Mới, hiện đại 11,1 Người dân thân thiện, hiếu khách 10,7 Tượng Phật Bà Quan Âm cao lớn 10,7 Bà Nà 10,7 Các khu nghĩ dưỡng dọc bờ biển 10,2 Hội An, chùa Cầu/ cầu Nhật Bản, đèn lồng 10,2 Thuận tiện để đến các điểm du lịch khác 26,9 Mô tả bầu không khí hay tâm trạng khi du lịch ở Đà Nẵng Thân thiện, hiếu khách của người dân 22,0 Nghỉ ngơi, thư giãn 21,1 Yên bình, yên tĩnh 18,8 Sạch sẽ, ít ô nhiễm 17,5 Ấm áp, ánh nắng mặt trời 15,2 Trải nghiệm văn hoá Việt Nam 10,8 Những điểm nét đặc trưng hoặc độc đáo ở có Đà Nẵng Biển 37,8 Núi Non Nước 23,2 Bà Nà 19,5 Bảo tàng Chăm 17,8 Sông Hàn và các cây cầu đẹp 16,2 Nhà hàng và các món ăn hải sản 12,4 Nguồn: Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2011) TRƯ Ờ N G Đ Ạ IH Ọ C K IN H TẾ H U Ế