SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------
PHẠM THU HƢƠNG
MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
(QUẢN LÝ KINH TẾ)
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các giải
pháp đưa ra một cách khách quan, có cơ sở khoa học theo ý tưởng của bản
thân và chưa hề được dùng để bảo vệ bất kỳ một công trình nghiên cứu hay
một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
PhạmThuHƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để em
hoàn thành luận văn này.
Trước hết cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS Phạm Thị
Lý đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Xin được trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Kinh tế, các
khoa khác trong trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị và đồng nghiệp đã hỗ trợ
giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn.
Do trình độ và kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
song không tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chưa
sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp quý báu của các Thầy, Cô
giáo, các cơ quan và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
PhạmThu Hƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Lời camđoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ, đồ thị vi
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
4 Ý nghĩa khoa học thực tiễn 3
5 Bố cục của đề tài
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Ví trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. 4
1.2 Tíndụng ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13
1.3 Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV ở Việt nam 32
Chƣơng 2:Phƣơngphápnghiêmcứu
2.1 Phương pháp nghiên cứu 43
2.2 Hệ thống chỉ tiêu 46
Chƣơng 3:Kết quả nghiên cứu
3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 47
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 47
3.1.2 Tình hình kinh tế và xã hội 48
3.2 Khái quát về hệ thống ngân hàng và DNNVV tại Bắc Ninh 51
3.2.1 Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng 51
3.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM đối với DNNVV tỉnh
Bắc Ninh 59
3.3.1 Chính sách tín dụng của các NHTM với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh59
3.3.2 Kết quả cho vay của các NHTM tới DNNVV Bắc Ninh 62
3.3.3 Thực trạng vay vốn tại các ngân hàng của các doanh nghiệp điều tra 72
3.3.4 Nhu cầu vay vốn của doanhnghiệp năm 2012 78
3.4 Phân tích các khó khăn và hạn chế của hoạt động tín dụng giữa
NHTM và các DNNVV tỉnh Bắc Ninh 79
3.4.1 Khó khăn và hạn chế từ phíadoanh nghiệp 79
3.4.2 Những khó khăn hạn chế từ phái các NHTM 84
Chƣơng 4:Các giảipháp nhằm thúc đẩy hoạtđộng tín dụng tài trợ của
các NHTM với các DNNVVtỉnh Bắc Ninh
4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển DNNVV của tỉnh Bắc Ninh 86
4.2 Quan điểm về mở rộng tài trợ tín dụng NHTM cho DNNVV tỉnh Bắc
Ninh 87
4.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng giữa các NHTM
với DNVVN tại tỉnh Bắc Ninh 88
4.3.1 Về phía DNNVV 88
4.3.2 Về phía các NHTM 91
4.4 Kiến nghị 97
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Cty CP Công ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
BN Bắc Ninh
KH Khách hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam 5
1.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một vài nước Châu Á 6
1.3 Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng 36
2.1 Danh sáchcác doanhnghiệp chọnđiều tra 44
3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh 48
3.2 Lao độngđang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm
2011 49
3.3 Tổng sản phẩm tỉnh Bắc Ninh theo giá so sánh 1996 50
3.4 Số lượng các ngân hàng và phòng giao dịch tại Bắc Ninh 51
3.5 Số lượng DN đăng ký và số vốn đăng ký tại tỉnh Bắc Ninh năm
(2007- 2011) 53
3.6 Thông tin chung về các DNNVV hoạt độngtại tỉnh Bắc Ninh đến
ngày 31/12/2011 53
3.7 Cơ cấu loại hình DN theo quy mô vốn và lao động 55
3.8 Giá trị sản phẩm tạo ra bởi các thành phần kinh tế tỉnh Bắc Ninh 56
3.9 Dư nợ cho vay các DNNVV qua các năm 63
3.10 Dư nợ cho vay củaNHTM tới DNNVV theo ngành kinh tế 64
3.11 Dư nợ cho vay củaNHTM tới DNNVV theo thành phầnkinh tế 64
3.12 Dư nợ cho vay của NHTM tới DNNVV theo thời hạn tín dụng 67
3.13 Dư nợ cho vay của NHTM tới DNNVV theo phương thức tín dụng699
3.14 Nợ xấu của DNNVV tại các NHTM tỉnh Bắc Ninh 70
3.15 Một số thông tin về DN điều tra 72
3.16 Vốn tín dụng bình quân của DN đến 31/12/2011 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
3.17 Tình hình vay vốn của DN năm 2011 75
3.18 Nguồn vốn vay của các DN năm 2011 76
3.19 Kết quả hoạt động của các DN điều tra 77
3.20 Nhu cầu vốn vay của DN năm 2012 78
3.21 Đánh giá của DN khi tiếp cận tín dụng của các NHTM 80
3.22 Lãi suất cho vay của một số ngân hàng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh
(đang áp dụng cho DNNVV tại thời điểm 31/12/2011) 83
3.23 Vốn huy động và dư nợ của các NHTM qua các năm 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT Tên biểu đồ, đồ thị Trang
Đồ thị 3.1 Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh bắc Ninh 50
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu giá trị sản phẩm tạo ra bởi các thành phần kinh tế
tỉnh Bắc Ninh 57
Biểu đồ 3.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu tại Bắc Ninh 58
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay các NHTM tới DNNVV theo
ngành kinh tế 65
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 67
Biểu đồ 3.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 68
Biểu đồ 3.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo phương thức cho vay 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
1. Tính cấp thiết của đề tài.
MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các thành phần kinh tế đều là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đảng và Nhà
nước chủ trương tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận
lợi cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững
chắc, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo,
đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; đồng thời gắn với các mục tiêu quốc gia, các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng
địa phương, cũng như khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng
nghề truyền thống, các lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranhcao.
Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập lại năm 1997, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, đã hình thành và phát
triển nhiều khu côngnghiệp tập trung, cụm côngnghiệp nhỏ và vừa làng nghề. Số
lượng và chất lượng doanh nghiệp của tỉnh tăng lên nhanh chóng, và chủ yếu là
doanhnghiệp nhỏ và vừa tỉnh, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và
giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước đưa tỉnh Bắc
Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc
Ninh đã và đang gặp nhiều khó khăn trở ngại và một trong những khó khăn lớn
nhất là thiếu vốn. Việc thiếu vốn dẫn đến nguy cơ tụt hậu trong phát triển, suy
giảm năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi Việt Nam tham gia WTO và hội nhập
quốc tế. Nguồn vốn của DNNVV có thể huy động được qua nhiều kênh, trong
đó nguồn vốn cung ứng từ tín dụng ngân hàng thương mại đóng vai trò quan
trọng nhất, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng không phải là dễ.
Xác định được tầm quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
những đóng góp của DNNVV cho xã hội nói chung và cho địa phương nói
riêng; xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV đặc biệt là khả
năng tiếp cận nguồn vốn để phục vụ cho phát triển, trong đó có nguồn vốn từ
các NHTM là một kênh không thể thiếu; với những kiến thức được trang bị tại
Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên cùng với những
đúc kết trong thực tiễn công tác tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng
cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân
hàng thương mại đối với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh, đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng đối với DNVVN
tại tỉnh Bắc Ninh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVV và tín dụng ngân hàng
đối với DNNVV
- Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng thương
mại với DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh
- Phân tích các khó khăn và hạn chế trong hoạt động tài trợtín dụng của
các ngân hàng thương mại với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng giữa các
ngân hàng thương mại và DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động tài trợ vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương
mại với DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3.2 Phạm vi và thời gian nghiêncứu:
* Về nội dung:
- Tập trung nghiên cứu hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng
thương mại cho DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh.
- Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng giữa
các NHTM và DNVVN tại tỉnh Bắc Ninh.
* Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh.
* Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập từ năm 2009
– 2011.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Phản ánh mối liên hệ tất yếu, không thể thiếu giữa hoạt động tài trợ
tín dụng ngân hàng và DNNVV trong quá trình phát triển. Tìm hiểu, đúc
kết kinh nghiệm trong việc tài trợ tín dụng cho các DNNVV, phân tích
những khó khăn vướng mắc của các DNNVV trong việc tiếp cận vốn của
ngân hàng cũng như việc cấp vốn cho các DNNVV của các ngân hàng. Từ
dó đưa ra giải pháp để hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV cũng như
các NHTM ở Bắc Ninh.
5. Bố cục đề tài:
Ngoài Mở đầu và Kết luận. Luận văn bao gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng
của các NHTM với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.Vítrí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
1.1.1. Khái niệm doanhnghiệp nhỏvà vừa(DNNVV)
Muốn hiểu DNNVV là gì trước hết ta cần tìm hiểu thế nào là doanh
nghiệp. Theo luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và
phong phú. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia
doanh nghiệp thành các loại khác nhau trong đó dựa theo quy mô có thể chia
doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn và DNNVV.
Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, thế nào là DNNVV là tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi
theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước lại
chọn cho mình những tiêu chí khác nhau để phân chia doanh nghiệp thành
doanh nghiệp lớn và DNNVV cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế.
Căn cứ theo nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV ta
có khái niệm DNNVV được định nghĩa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam
Quy mô
Khu vực
DN siêu
nhỏ
DN nhỏ DN vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
I. Nông, lâm
nghiệp và
thuỷ sản
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ
đồng
Từ trên
200 người
đến 300
người
II. Công
nghiệp và
xây dựng
10 người
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
200 người
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ
đồng
Từ trên
200 người
đến 300
người
III. Thương
mại và dịch
vụ
10 người
trở xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
người đến
50 người
Từ trên 10
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng
Từ trên 50
người đến
100 người
Nguồn: Luậtdoanh nghiệp
Hiện nay trên thế giới không có định nghĩa chung thống nhất về doanh
nghiệp nhỏ và vừa, hầu hết các nước đều đưa ra những định nghĩa về doanh
nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tình hình kinh tế xã hội của nước mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Bảng 1.2 Tiêuchí xác định DNNVVở một vài nƣớc Châuá
TT Quốc gia Định nghĩa về DNNVV Thƣớc đo
1 Indonesia Không quá 100 lao động Lao động
2 Nhật
Không quá 300 lao động hoặc giá trị
tài sản là 10 triệu yên;
Bán buôn - không quá 50 lao động, 30
triệu yên giá trị tài sản;
Bán lẻ - không quá 50 lao động, 10
triệu yên giá trị tài sản.
Lao động và tài
sản
3 Hàn Quốc
Chế tạo - không quá 300 lao động;
Dịch vụ - không quá 30 lao động
Lao động
4 Malaysia
Biến động, doanh thu không quá 25
triệu ringgit và 150 lao động
Cổ đông, quỹ và
lao động
5
Trung
Quốc
Thay đổi theo ngành không quá 100
lao động
Lao động
6 Phillipin Không quá 200 lao động, 40 triệu Peso
Tài sản và lao
động
7 Singapoe
Chế tạo - tài sản cố định không quá 12
triệu đôla Singapore
DN dịch vụ không quá 100 nhân công
Tài sản và lao
động
8 Đài Loan
Chế tạo - vốn không quá 40 triệu đài
tệ, tổng tài sản không quá 120 triệu đài
tệ. Trong kinh doanh vận tải và các
dịch vụ khác, doanh thu không quá 40
triệu đài tệ.
Vốn, tài sản và
doanh số
9 Thái Lan
Không quá 200 lao động đối với ngành
càn nhiều lao động
Không quá 100 triệu Bạt đối với ngành
đòihỏi nhiều vốn
Lao độngvà vốn
Nguồn:Nghịđịnh số 56/2009/NĐ – Cpngày30/6/2009về trợ giúp và pháttriển
Doanh nghiệpnhỏvà vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
1.1.2. Đặc điểm của doanhnghiệp nhỏvà vừa.
Cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và
vừa nước ta có những đặc điểm tương tự như các quốc gia khác. Tuy nhiên, do
xuất phát từ những đặc điểm riêng có của doanh nghiệp nước ta đang trong giai
đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta còn
có những đặc điểm riêng.
- Quy mô vốn và lao động nhỏ: Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa có
lịch sử đi lên từ kinh tế tư nhân, hộ sản xuất gia đình, thuộc nhiều ngành nghề,
làng nghề truyền thống, nên trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sẽ phải
đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, hoạt động không chỉ trong luỹ tre làng,
chưa có điều kiện tích tụ tập trung vốn nên quy mô vốn tự có của doanh nghiệp
nhỏ, không bền vững. Số lượng lao động ít, trong giai đoạn sơ khai thì phần lớn
chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là thợ, số lao động thuê và tuyển dụng ở mức
thấp.
- Nguồn nhân lực thiếu và trình độ tay nghề ngƣời lao động thấp:
Trong điều kiện thị trường lao động hoạt động tích cực, các DNNVV không đủ
khả năng để cạnh tranh với doanh nghiệp lớn trong việc thu hút những lao động
có tay nghề cao do hạn chế về tài chính, cơ hội nghề nghiệp. Hơn nữa định kiến
về của người lao động về khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất lớn, nên phần lớn
người lao động trong các DNNVV là dân nghèo thành thị, nông dân nhàn rỗi ra
thành phố tìm việc, chủ yếu là các lao động thủ công, thiếu kiến thức về khoa
học kỹ thuật, tác phòng tuỳ tiện, không được đào tạo qua các cơ sở dạy nghề.
Hầu hết chủ doanh nghiệp không có kế hoạch đào tạo để sử dụng lâu dài người
lao động.
- Năng lực tổ chức, quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp còn
hạn chế: Chủ doanh nghiệp thường là những người đi lên từ hoạt động sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
xuất kinh doanh hộ gia đình, cá thể hoặc họ là những kỹ sư, kỹ thuật có tay
nghề đứng ra thành lập doanh nghiệp. Họ vừa là nhà quản lý doanh nghiệp,
vừa là người tham gia trực tiếp vào sản xuất, nên mức độ chuyên môn hoá
không cao. Nhìn chung, trình độ chuyên môn chưa cao, phần lớn chưa qua
khoá đào tạo chính quy về quản lý, đại bộ phận chủ doanh nghiệp quản lý
bằng kinh nghiệm.
Theo kết quả điều tra DNNVV Việt Nam của Cục Phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2005: Theo số liệu thống kê,
có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống,
trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông
các cấp.
Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp
đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên
nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ
học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến
thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập
chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp
Việt Nam.
- Trình độ công nghệ, thiết bị: Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng
8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). doanh nghiệp trong nước đang sử dụng
công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh
nghiệp phía Bắc là rất thấp.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số
doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55%
doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
rất thấp chỉ 2,16%. Trong những năm gần đây, với chủ trương của Nhà nước về
phát triển DNNVV nên chủ doanh nghiệp bắt đầu có những đầu tư ban đầu vào
công nghệ. Do những hạn chế về nguồn lực tài chính, quy mô sản xuất nên ứng
dụng công nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên,
DNNVV rất linh hoạt trong ứng dụng công nghệ, họ thường có những sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới nâng cấp công nghệ, thiết bị cũ, tạo sự linh hoạt
nhạy bén trong việc đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm, nhanh chóng thay đổi quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm
dịch vụ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng .
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh:
DNNVV nước ta chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân mới được phục hồi
và phát triển, không có thời kỳ tích luỹ nguyên thủy như kinh tế tư bản tư nhân
ở các nước tư bản. Ngoài thiếu vốn, công nghệ thiết bị lạc hậu, năng lực quản
lý hạn chế, thì doanh nghiệp còn thiếu mặt bằng sản xuất. Mặc dù trong thời
gian qua, Nhà nước đã tạo điều kiện để doanh nghiệp được giao đất, thuê đất
nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu đất sản xuất kinh doanh, phải đi thuê lại
đất hoặc sử dụng diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất. Vì vậy,
các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc ổn định và mở rộng đầu tư chiều sâu
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trƣờng còn
hạn chế: Các hoạt động về marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở
rộng thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm
chưa được doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch phát triển, qui mô sản xuất
thường ở phạm vi tỉnh, thành, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước rất
khó khăn. Với hạn chế đó, DNNVV rất dễ bị tổn thương, trước những biến
động, thậm trí là biến động nhỏ của thị trường về nguyên vật liệu, giá cả, cung
cầu sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế nguyên liệu hoặc lắp ráp
hoặc gia công hàng xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
1.1.3. Vai trò của doanhnghiệp nhỏ và vừa trong nền kinhtế.
Một là: DNNVV đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc dân và
tốc độ tăng trưởng kinh tế, Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999, có hiệu
lực từ 01/01/2000 đánh dấu bước đột phá trong đổi mới về chủ trương chính
sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng, thực sự thổi một luồng gió mới
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế phát
triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Theo Cục Phát
triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT, cả nước hiện có 453.800 DNNVV,các
DNNVV Việt Nam hiện chiếm tới 97% tổng số DN cả nước, đóng góp trên
40% GDP mỗi năm. DNNVV góp phần đáng kể trong việc duy trì đà tăng
trưởng kinh tế.
Hai là: Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao
động, DNNVV tạo trên 12 triệu việc làm cho xã hội, hàng năm Việt Nam có
khoảng 1,4 - 1,5 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động, đây sức ép rất
lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, trong đó DNNVV
có khả năng thu hút hơn 90% lao động và là động lực quan trọng cho phát triển
kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Ba là: DNNVV góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển các làng
nghề truyền thống, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, lực lượng lao động ở
các vùng nông thôn, làng nghề chiếm tỷ trọng lớn. Các làng nghề truyền thống
đã và vẫn đang tạo ra khối lượng lớn giá trị hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và kinh doanh xuất khẩu. Phát triển DNNVV ở các làng nghề
là điều kiện để các hộ gia đình, thực hiện quá trình tích luỹ vốn, tăng cường mở
rộng năng lực sản xuất, phát huy thế mạnh khơi dậy tiềm năng của làng nghề và
của toàn xã hội.
Bốn là: Thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hƣớng công nghiệp
hoá hiện đại hoá: DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thể hiện qua các cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Trong thời gian qua tỉ lệ doanh nghiệp dân
doanh trong số các doanh nghiệp đã tăng nhanh chóng. Đến nay cả nước có
trên 200 ngàn doanh nghiệp, trên 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể và khoảng 18
ngàn hợp tác xã. Các doanh nghiệp dân doanh đã và đang trở thành một trong
những lực lượng trụ cột của nền kinh tế, đưa chủ trương phát triển kinh tế nhiều
thành phần đi vào cuộc sống.
Cơ cấu ngành nghề: DNNVV tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ
chiếm 47,7%, công nghiệp 16,14%, ngành xây dựng chiếm 15,11%, ngành
nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng giảm xuống chỉ còn chiếm 13,13%.
Điều đó sẽ góp phần cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo
điều kiện thu hút lao động ở nông thôn, rút dần lao động nông nghiệp sang
công nghiệp, theo phương châm “ly nông bất ly hương”.
Cơ cấu theo lãnh thổ: DNNVV được thành lập ở các địa phương trong cả
nước, ở các làng nghề, những vùng có kinh tế - xã hội khó khăn. Đây là điểm
khác khác biệt căn bản với đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chỉ đầu tư vào
những đại phương có điều kiện thuận lợi). Tỷ trọng đầu tư của các doanh
nghiệp tư nhân ngày càng tăng và lớn hơn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm
trí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế ở địa phương. Thực tế
cho thấy ở hầu hết các tỉnh việc thu hút đầu tư trong nước thường dễ thực hiện
và khả thi hơn so với thu hút đầu tư nước ngoài.
Năm là: Đóng góp vào chƣơng trình xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại
tệ, với chính sách của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt
động xuất khẩu, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, DNNVV đã nắm bắt cơ hội, năng động
đầu tư vào nhiều ngành nghề có lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên để đẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
mạnh xuất khẩu như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản,
xuất khẩu lao động….
Sáu là: Bƣớc đầu hình thành mối liên kết với doanh nghiệp lớn, và là
tiền để tạo ra những doanh nghiệp lớn, sự phát triển nhanh chóng của lực
lượng sản xuất cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đã tạo ra sự
phân công chuyên môn hoá sâu rộng không chỉ trong một quốc gia. Ở các nước
có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, các DNNVV có vai
trò rất lớn trong quá trình chuyên môn hoá sản xuất, DNNVV đã và đang là
công ty vệ tinh chuyên sản xuất những bộ phận cấu thành các sản phẩm với
thương hiệu nổi tiếng Boeing, Canon, Honda .. Ở Việt Nam, với mô hình kinh
tế công ty mẹ, công ty con, các DNNVV đóng vai trò là các công ty con, công
ty vệ tinh nhằm cung cấp các nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ cho
doanh nghiệp lớn. Có thể thấy, mối quan hệ ràng buộc nhau giữa DNNVV và
doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn bảo đảm vững chắc cho DNNVV về
thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.
Ngược lại, DNNVV đảm bảo cho doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ,
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, với quá trình tích luỹ vốn DNNVV là
mầm non để hình thành các doanh nghiệp lớn, là động lực thức đẩy sự phát
triển nền kinh tế.
Quá trình thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong những năm qua cùng
với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh
tế đã và đang thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV
theo các hình thức phổ biến sau:
Liên kết mạng lƣới: Đây là hình thức liên kết được xây dựng trên cơ sở
chuyên môn hoá cao các công đoạn của qúa trình sản xuất kinh doanh bắt đầu
tư khâu cung cấp nguyên liệu, qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mạng
lưới liên kết các doanh nghiệp thông qua qúa trình trao đổi thông tin quan hệ
giao dịch thương mại giữa người cung cấp và người tiêu thụ, quan hệ mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
lưới phân phối tiêu thụ. Đặc trưng của loại hình liên kết này là không cần sự
gần gũi giữa các doanh nghiệp về mặt địa lý.
Liên kết dƣới hình thức đối tác chiến lƣợc: Hình thức này hiện đang
được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng,
thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên do những bất lợi của các doanh nghiệp nước ta về vốn, công nghệ,
thị trường .. nên quá trình thực hiện liên kết theo hình thức này chưa thực sự
phát huy hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Liên kết theo hình thức khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Hình thức
liên kết dựa trên cơ sở sự gần gũi về mặt địa lý trên cơ sở hình thành các khu
công nghiệp tập trung, các Khu chế xuất đã thu hút các tập đoàn kinh tế lớn,
cũng như hình thành mới các tập đoàn kinh tế mới, với hệ thống hàng loạt các
công ty “vệ tinh” sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho qúa trình sản xuất
các sản phẩm có thương hiệu của các tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng Công ty.
Mặc dù những đóng góp của DNNVV trong thời gian qua còn hạn chế,
song khu vực kinh tế này đã thể hiện hiện vai trò ngày càng quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Để giúp DNNVV hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều
hơn nữa phát triển kinh tế xã hội, thì Đảng và Nhà nước cần tiếp tục có chương
trình trợ giúp hữu hiệu, kịp thời về tài chính, tín dụng ngân hàng, về mặt bằng
sản xuất, về thị trường và tăng khả năng cạnh tranh, về xúc tiến xuất khẩu, về
thông tin tư vấn và đào tạo nguồn lực.
1.2. Tín dụng Ngânhàng với Doanhnghiệp nhỏ và vừa.
1.2.1. Tín dụng
1.2.1.1Kháiniệm và cácloại tín dụng:
* Khái niệm về tín dụng: Theo C. Mác: Tư bản tiền tệ cho vay được tích
lại trong các ngân hàng và được hình thành từ các nguồn chủ yếu: Tư bản của
các nhà tư bản tiền tệ; những nguồn tiền tạm thời để rỗi của các nhà tư bản
công thương nghiệp; những khoản tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. Tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang
người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng nhưng một quan hệ tín
dụng phải đảm bảo thoả mãn được ba đặc trưng sau:
Thứ nhất là “tính tạm thời trong quan hệ chuyển nhượng”: Khi người sở
hữu tiền tệ hoặc hàng hoá (hay còn gọi là vốn), tạm thời nhàn rỗi một lượng giá
trị và người khác có nhu cầu sử dụng lượng giá trị đó, khi đó giữa hai đối tác sẽ
thoả thuận thực hiện chuyển giao lượng giá trị đó cho nhau trong một khoảng
thời gian nhất định. Thực chất, đó chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng lượng
giá trị trong một khoản thời gian nhất định mà không có sự thay đổi về quyền
sở hữu đối với lượng giá trị đó.
Thứ hai là “tính hoàn trả”: Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc
hàng hoá đó cho người sở hữu đúng thời hạn đã cam kết với một lượng giá
trị lớn hơn ban đầu gồm cả gốc và phần chênh lệch dôi ra đó gọi là lợi tức
hay tiền lãi. Thực chất phần chênh lệch này là cái giá phải trả cho quyền sử
dụng vốn tạm thời.
Thứ ba là “dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay”:
Đây là điều kiện cần thiết để thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa người đi vay
và người cho vay. Một mặt, người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả
đầy đủ khi đến hạn, mặt khác người đi vay cũng tin tưởng vào sự chuyển giao
vốn từ người cho vay và khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay.
Như vậy, tín dụng được hiểu là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và
người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá.
1.2.1.2. Các loại tín dụng chủ yếu
- Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
nhau và được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
- Tíndụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng với các chủ thể xã hội.
- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ giữa một bên là nhà nước cònbên kia là
cư dân và các tổ chức kinh tế xã hội.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân
cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt và nhà ở.
- Tín dụng quốc tế: Là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa
các nước, các tổ chức của nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu… loại hình này thường là dài hạn và nhằm mục đích trợ giúp những
nước đang phát triển
1.2.2. Ngân hàng thương mại
* Khái niệm,hệ thống ngân hàng
Trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương mại với những
cách nhìn nhận khác nhau, chẳng hạn:
- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính.
- Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp thường xuyên nhận của
công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp
vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
- Nhà kinh tế học David Begg định nghĩa: Ngân hàng thương mại là trung
gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở
các tài khoản tiền gửi.
- Ở Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở xác nhận các khoản tiền gửi để
cho vay, tài trợ và đầu tư.
- Ở Việt Nam theo luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng
thì định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan.
Hệ thống ngân hàng thương mại có thể được phân loại dựa theo một số tiêu
chí sau đây:
- Dựa theo tính chất sở hữu
Theo tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại có thể được phân
chia như sau:
+ Ngân hàng thương mại Nhà nước: Là những ngân hàng thương mại thuộc
quyền sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn và chịu sự quản lý của
Nhà nước. Những ngân hàng loại này có thể là do Nhà nước lập mới hoặc có
thể do Nhà nước quốc hữu hoá từ các ngân hàng thương mại cổ phần.
+ Ngân hàng thương mại thuộc các loại hình khác như: các ngân hàng
thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại tư nhân hoặc các ngân hàng
liên doanh,…
- Dựa theo lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
Theo lĩnh vực hoạt động, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể chia
thành các ngân hàng thương mại kinh doanh thông thường và các ngân hàng
thương mại chính sách.
- Các loại ngân hàng chuyên doanh
+ Ngân hàng phát triển là ngân hàng chuyên doanh các chức năng chủ yếu
và thường xuyên là huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng nhiều hình thức
để cho vay trung và dài hạn; đầu tư góp vốn mua cổ phần.
+ Ngân hàng đầu tư là ngân hàng chuyên doanh hoạt động kinh doanh chủ
yếu là kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến phát hành bảo
lãnh chứng khoán.
+ Ngân hàng địa ốc (ngân hàng thế chấp bất động sản) là ngân hàng chuyên
cho vay dài hạn đối với các nhà kinh doanh bất động sản có tài sản đảm bảo là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
bất động sản.
+ Ngân hàng tiết kiệm là ngân hàng với hoạt động chủ yếu là huy động tiền
gửi tiết kiệm của dân cư và sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh chứng khoán
(trái phiếu kho bạc); cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dung trên cơ sở thế
chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay.
+ Ngân hàng phát triển nhà là ngân hàng với hoạt động chủ yếu là huy động
vốn dưới nhiều hình thức để kinh doanh nhà và cho khách hàng vay mua nhà.
+ Ngân hàng chính sách là ngân hàng của Nhà nước hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận; cho vay các đối tượng khách hàng theo chính sách của Nhà
nước.
* Vai tròcủa ngânhàngthươngmại
- Ngânhàng thươngmạigóp phầnnângcaohiệu quảvà pháttriển sản xuất
kinh doanh
Để thực hiện và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần
phải có lượng vốn lớn nhằm tăng cường và đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong điều kiện vốn của doanh nghiệp
không đủ thì các ngân hàng thương mại là một trong những kênh cung ứng vốn
đầy đủ và kịp thời nhất cho các doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Từ đó có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành
phần kinh tế - xã hội.
Đồng thời, thông qua việc cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng một
cách nhanh chóng, thuận lợi góp phần thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển
vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với mọi thành
phần kinh tế - xã hội.
- Ngân hàng thương mạigóp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
đại hoá cần rất nhiều vốn. Trong khi ngân hàng thương mại – một trong những
trung gian tài chính lớn của nền kinh tế có thể cung ứng vốn đáp ứng cao nhất
cho sự chuyển dịch cơ cấu đó. Từ đó góp phần hữu hiệu vào việc chuyển dịch
cơ cấu hợp lý giữa các vùng, miền, ngày, lĩnh vực và thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển.
- Ngân hàng thương mại vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia do Ngân hàng trung ương chủ trì xây dựng và
điều hành thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi
xuất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,… Ngân hàng thương mại
chính là “môi trường” để Ngân hàng trung ương sử dụng thực thi các công cụ
này. Ngân hàng thương mại phải chấp hành những quy định của Ngân hàng
trung ương về các công cụ chính sách tiền tệ, là cầu nối chuyển tiếp các tác
động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế xã hội.
- Ngân hàng thươngmạilà cầu nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu. Quan hệ giữa các
nước trên mọi lĩnh vực đang ngày càng phát triển, nhất là trong quan hệ kinh tế.
Ngân hàng thương mại với tiềm lực về vốn, với các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
đa dạng đang là cầu nối hỗ trợ có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cho mọi
thành phần kinh tế của quốc gia với thị trương quốc tế, tạo cho các cá nhân, các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện các hợp đồng kinh tế, các dịch
vụ với đối tác nước ngoài một cách nhanh chóng thuận tiện và an toàn.
* Chức năng của NHTM trong nền kinhtế:
- Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại làm trung gian
thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền
gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
khoản thu khác. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các
doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ và thực
hiện các lệnh thu chi của khách hàng.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền
kinh tế - xã hội. Ngân hàng thương mại cung ứng cho khách hàng nhiều
phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm chil, uỷ nhiệm thu, thẻ rút
tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tuỳ theo nhu cầu, khách hang có thể chọn
phương tiện thanh toán không dung tiền mặt thích hợp.Đối với ngân hàng
thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông
qua việc thu lệ phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện
trên số dư Có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng.
- Chức năng “tạo tiền”: Khi hệ thống ngân hàng được phân chia thành hai
cấp (hai hệ thống) thì ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành còn ngân
hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Với chức năng là
trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng
tạo ra tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn ngân hàng thương mại huy động được thông qua hành vi cho
vay bằng chuyển khoản đối với khách hàng của mình để thanh toán cho khách
hàng của ngân hàng khác tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng). Cứ như thế số
tiền này được vận hành qua nhiều ngân hàng thương mại sẽ làm cho nó lớn lên
gấp nhiều lần số ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi này phụ thuộc vào hệ số mở
rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung
gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức nawngtaoj
tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng
sử dụng số vốn huy động để cho vay, số tiển cho vay ra lại được khách hàng sử
dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là bộ phận của tiền giao dịch, được
họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ… Khi ngân hàng chỉ thực hiện
chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi
thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Đó là một phát minh lớn
trong hoạt động ngân hàng.
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu
thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra
làm tăng lượng tiền cung ứng. Các chức năng của ngân hàng thương mại có
mối quan hệ chặt chẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian
tín dụng là cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng
thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng
tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.
* Nguyên tắc cho vay:
Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các ngân hàng thương mại
luôn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
Theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước về
mục đích kinh tế. Bởi vậy, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn,
trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích vay vốn, gửi cho ngân
hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng cung cấp và
tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, cho vay. Khi cho
vay ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng
phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và điều này được ghi trong hợp
đồng vay vốn.
Sau khi đã nhận được tiền vay khách hàng phải sử dụng đúng mục đích như
đã cam kết. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các
biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
- Tiền vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đíchsử dụng
tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng.
* Điều kiện cho vay
Khách hàng chỉ có thể vay vốn của ngân hàng khi họ thoả mãn tất cả các
điều kiện vay vốn. Theo pháp luật Việt Nam, nội dung các điều kiện vay vốn
gồm:
Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý
Thư hai, vốn vay phải được sử dụng hợp pháp
Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo
hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết
Thứ tư, khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi
và hiệu quả (đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh)
Thứ năm, khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định
* Đối tượng cho vay
Ngân hàng thương mại chỉ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp theo
quy định của pháp luật. Ở nước khác nhau có quy định đối tượng vay khác
nhau. Ở Việt Nam theo Luật các tổ chứn tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước và
các văn bản hiện hành quy định tổ chức tín dụng không được cho vay những
nhu cầu vay vốn để thực hiện các nội dung như: Mua sắm các tài sản và chi phí
hình thành tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; đáp
ứng các nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
1.2.3. Quan hệ tín dụng ngânhàng với doanhnghiệpnhỏvà vừa.
1.2.3.1. Đặcđiểm tín dụng ngânhàng với DNNVV.
Do hoạt động kinh doanh của DNNVV có những đặc điểm riêng có
nên hoạt động tín dụng ngân hàng với DNNVV cũng có những đặc điểm
riêng sau:
Thứ nhất, do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không lớn, nên hoạt
động tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp cũng có qui mô nhỏ và vừa, các
khoản vay thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ của các ngân
hàng. Các khoản vay chủ yếu là để bổ sung nguồn vốn lưu động tạm thời thiếu
hụt của doanh nghiệp.
Thứ hai, các điều kiện vay vốn so với quy định hiện nay thường không
đầy đủ và mức độ tin cậy không cao. Xuất phát từ đặc điểm về qui mô nhỏ nên,
bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNNVV thường rất giản
đơn, thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các quy định nhà nước về chế độ kế toán tài
chính còn nhiều bất cập, hơn thế năng lực, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế,
nên các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động không đủ hoặc không có độ
tin cậy để ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay.
Thứ ba, hoạt động tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất thương mại và
mang tính chính sách hỗ trợ phát triển. DNNVV phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn thách thức để cạnh tranh tồn tại và phát triển, đồng thời với mục tiêu khơi
dậy và phát huy tiềm năng trong dân cư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh
tế thì chính sách hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết đóng vai trò quan
trọng vào quá trình phát triển của doanh nghiệp, mà một trong những chính
sách hỗ trợ của Nhà nước là tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng, không
những tính đến lợi nhuận, mà còn tính đến lợi ích lâu dài, lợi ích cho xã hội.
Thứ tƣ, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường ít có sự hiểu biết về các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng và không nhận hỗ trợ tư vấn tài chính, pháp luật từ các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
tổ chức chuyên nghiệp, nên trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thường gặp
rất nhiều khó khăn, khó khăn từ phía ngân hàng và cả từ phía doanh nghiệp.
Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng và
tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng
ngân hàng là công cụ để điều tiết nền kinh tế, do vậy các quy định về tín dụng
ngày càng kiện toàn, đổi mới, chặt chẽ, ngăn ngừa các rủi ro, phù hợp với vận
hành của cơ chế thị trường, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
1.2.3.2. Các phương thức tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Hiệ n nay , để đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế
cũng như của các doanh nghiệp , các NHTM áp dụng một số phương thức
cho vay sau:
+ Cho vay từng lần: Mỗ i lầ n vay vố n, KH và NH thự c hiệ n cá c thủ tụ c vay
vố n, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từ ng HĐTD . Việ c rú t vố n vay có thể thự c
hiệ n mộ t lầ n hay nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ sử dụ ngvố n vay thự c tế củ a
khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiền
cho vay ghi trong HĐTD. Vớ i phương thứ c vay nà y, mỗ i lầ n vay KH phả i cung
ứng phương án kinh doanh cụ thể cũng như các hóa đơn, chứ ng từ , hợ p đồ ng
kinh tế cho NH xé t duyệ t cấ p tí n dụ ng. Xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả
nợ : vớ i phương thứ c cho vay từ ng lầ n thì thờ i hạ n cho vay đượ c xá c đị nh cho mỗ
i lầ n vay cụ thể và dự a trên cá c yế u tố như chu kỳ ngân quỹ, dự bá o lưu chuyể n
tiề n tệ . Đối với việc định kỳ hạn trả nợ và số t iề n trả trên mỗ i kỳ hạ n
chủ yếu dựa vào lưu chuyển tiền tệ của chính phương án vay vốn.
+ Cho vay theo hạn mức: Áp dụng đối với KH có nhu cầu vay bổ sung vốn
lưu độ ng thườ ng xuyên , quá trình vay vốn , trả nợ diễn ra nhi ều lần trong thời
hạn cho vay của hợp đồng tín dụng . Theo phương thứ c cho vay nà y , KH đượ c
NH cấ p mộ t hạ n mứ c tí n dụ ng duy trì trong mộ t khoả ng thờ i gian nhấ t đị nh .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Trong thờ i hạ n rú t vố n , KH có thể rú t vố n và / hoặ c trả v ốn nhiều lần nhưng
tổ ng mứ c dư nợ vay tạ i bấ t kỳ thờ i điể m nà o cũ ng phả i ≤ hạ n mứ c tí n dụ ng đã
đượ c cấ p. Việ c xá c đị nh hạ n mứ c sẽ đượ c thẩ m đị nh cụ thể thông qua cá c số
liệ u bá o cá o củ a cá c kỳ kinh doanh cũ ng như kế hoạch kinh doanh của từng
khách hàng cụ thể. Quá trình giải ngân và thu nợ của cho vay theo hạn mức tín
dụng gắn liền vớ i diễ n biế n khoả n chi - thu nợ trong hoạ t độ ng củ a DN , không
phân biệ t theo phương á n, từ ng thương vụ như cho vay từ ng lầ n.
+ Cho vay theo dự án đầu tư : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng đố ivớ i
KH có nhucầ u vay để thự c hiệ n cá c dự á n đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t , kinh
doanh, dịch vụ và các dựán phục vụ đời sống . Tổ ng nhu cầ u vố n củ a dự á n
đượ c tà i trợ cho tà i sả n cố đị nh và nhu cầ u vố n lưu độ ng củ a dự á n . Thông
thườ ng để quyế t đị nh cấ p tí n dụ ng dướ i dạ ng cho vay theo dự á n, NH phả i phân
tích lưu chuyển tiền tệ của phương án , hiệ u quả mang lại từ dự án , tổ ng chi phí
của phương án , vố n đố iứ ng cầ n thiế t phả i có củ a DN…Từ đó NH sẽ đưara
mứ c đầ u tư và thờ i hạ n cho vay , kỳ hạn trả nợ cụ thể . Thờ i hạ n cho vay không
quá thời hạn hoạt động của dự án. Thờ i hạ n cho vay bao gồ m: thờ i hạ n ân hạ n (
nế u có ), thờ i hạ n trả nợ . Trong thờ i hạ n rú t vố n đượ c quy đị nh trong HĐTD ,
KH có thể rú t vố n nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ thự c hiệ n dự á n, nhưng tổ ng số
tiề n củ a cá c lầ n rút vốn không vượt quá số tiền cho vay ghi trên HĐTD.
+ Cho vay hợp vốn : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng khi : Số tiề n cho
vay tố i đa củ a NH đố ivớ i mộ t KH chỉ đá p ứ ng đượ c mộ t phầ n nhu cầ u vay vố n
của KH để thực hiện dự án đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t kinh doanh, dịch vụ hoặc
dự á n phụ c vụ đờ isố ng. NH muố n phân tá n rủ i ro khi cho vay mộ t dự á n . Các
TCTC nhỏ , có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao và mong muốn thông
qua cho vay hợ p vố n để có cơ hộ i tiế p cậ n và họ c hỏ i nâng cao nghiệ p vụ .
Nhiề u NH hoặ c TCTDcù ng cho vay đố ivớ i mộ t dự á n hoặ c phương á n vay
vố n củ a KH, trong đó có mộ t ngân hà ng hoặ c mộ t TCTDlà m đầ u mố i dà n xế p.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi : Là việ c cho vay mà NH thỏ a thuậ n
bằ ng văn bả n chấ p thuậ n cho KH chi vượ t số tiề n có trên tà i khoả n thanh toá n
của KH phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động thanh
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toá n.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ
chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm
vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ, rút tiền mặt tại máy
rút tiền tự động hoặc các diểm thanh toán thẻ hoặc đại lý của tổ chức tín dụng.
+ Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã
trả thay.
Bảo lãnh ngân hàng có nhiều hình thức như: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh
bảo hành, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh nhận
hàng.
+ Tín dụng thuê mua tài chính: Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ
vốn trong đó theo yêu cầu của bên đi thuê (DNNVV), bên cho thuê (Ngân
hàng) tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng.
Theo phương thức này, người vay được sử dụng tài sản mình cần trên cơ
sở đi vay không cần phải bỏ vốn mua mà chi phí phải chi tiền thuê tài sản đó
cho Công ty tín dụng thuê mua. Khi hết hạn hợp đồng thuê, người vay được
quyền mua lại tài sản thuê. Trong thời gian thuê, tài sản vẫn thuộc sở hữu của
người cho thuê nhưng thực chất đây là một khoản vay có bảo đảm chắc chắn.
Các hình thức tín dụng là sản phẩm của NHTM trên thị trường kinh doanh
tín dụng và cungcấp dịch vụ ngân hàng. Chínhsựphong phú về nhu cầu vay vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
của các loại hình doanh nghiệp cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
ngân hàng đã làm cho các sảnphẩm tín dụng của ngân hàng ngày được cải thiện
theo hướng đi lên. Để đạt được doanhsố và hiệu quả cho vay cao, các ngân hàng
đã không ngừng tìm cách đổi mới nghiệp vụ kinh doanh của mình cho phù hợp
với các đốitượng khách hàng. Điều đó có nghĩalà, không phải đối với mọi doanh
nghiệp ngân hàng đều cung cấp mộtsản phẩm tín dụng như nhau mà đối với từng
khách hàng sẽ có mộthình thức tín dụnghợp lý, với một mức lãi suất và thời hạn
vay phù hợp. Nhận thức rõ được vấn đề này là vô cùng cần thiết, nhất là khi cho
vay đốivớicác DNNVV, một đốitượng khách hàng có độ rủiro cao.
1.2.3.3. Nghiệp vụ cho vay các DNNVV
- Tín dụng ngắn hạn
Là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng nhằm cung ứng vốn cho khách
hàng để sản xuất kinh doanh, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động bị thiếu của
khách hàng
Các phương pháp cho vay gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức
tín dụng, cho vay khác.
+ Cho vay từng lần: Là mỗ i lầ n vay vố n , KH và NH thự c hiệ n cá c thủ tụ c
vay vố n, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từ ng hợp đồng tín dụng. Việ c rú t vố n
vay có thể thự c hiệ n mộ t lầ n hay nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ sử dụ ng vố n vay
thự c tế củ a khá ch hà ng nhưng tổ ng số tiề n củ a cá c lầ n rú t vố n không đượ c vượ t
quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là việc cho vay áp dụ ng đố ivớ i KH có
nhu cầ u vay bổ sung vố n lưu độ ng thườ ng xuyên, quá trình vay vốn, trả nợ diễn
ra nhiề u lầ n trong thờ i hạ n cho vay củ a hợ p đồ ng tí n dụ ng.
+ Cho vay khác gồm:
Chiết khấu chứng từ có giá: Là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của
ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
những chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại
để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa
hồng phí.
Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất: Bộ chứng từ hàng xuất của khách
hàng gửi đi thanh toán theo phương thức thư tín dụng là giá trị các khoản nhờ
thu, là tài sản của khách hàng
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho
phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng
trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp
thuận cho khách hàng được sử dụng số tiền vay trong phạm vi hạn mức tín
dụng của thẻ để thực hiện thanh toán tiền mua hàng dịch vụ, rút tiền mặt khi
cho vay để phát hành thẻ tín dụng ngân hàng và khách hàng phải chấp hành các
quy định của pháp luật về phát hành, sử dụng thẻ tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Là việc ngân hàng cam kết cho
khách hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng với một thời gian nhất định.
Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức và thời gian được
sử dụng.
Cho vay kinh doanh chứng khoán: Khi khách hàng thiếu tiền kinh doanh
chứng khoán có thể được ngân hàng xem xét cho vay kinh doanh theo quy định
hiện hành.
- Tín dụng trung và dài hạn
Là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng. Vốn cho vay trung và dài
hạn gắn liền với quá trình luân chuyển vốn cố định của doanh nghiệp hay tín
dụng trung dài hạn tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho doanh nghiệp.
Các hình thức cho vay trung dài hạn gồm: Cho vay theo dự án đầu tư, Tín
dụng tuần hoàn, cho vay hợp vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
+ Cho vay theo dự án đầu tư : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng đố ivớ i
KH có nhucầ u vay để thự c hiệ n cá c dự á n đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t , kinh
doanh, dịch vụ. Thông thườ ng để quyế t đị nh cấ p tí n dụ ng dướ i dạ ng cho vay
theo dự á n , NH phả i phân tí ch lưu chuyể n tiề n tệ củ a phương á n , hiệ u quả
mang lạ i từ dự á n , tổ ng chi phí củ a phương á n , vố n đố i ứ ng cầ n thiế t phả i có
của DN…Từ đó NH sẽ đưa ra mức đầu tư và thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ cụ
thể .
+ Tín dụng tuần hoàn: Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của
ngân hàng thương mại trong đó vốn vay sẽ được sử dụng cho nhiều chu kỳ
kinh doanh khác nhau trên cơ sở thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Ngân hàng tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, mức cho vay được quyết
định dựa trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong từng chu
kỳ.
+ Cho vay hợp vốn: Tín dụng hợp vốn (cho vay, bảo lãnh hợp vốn hay cho
vay, bảo lãnh đồngtài trợ) là hình thức tài trợ, trong đó các tổ chức tín dụng cùng
tài trợ cho một dự án. Việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng là quá trình cho
vay, bảo lãnh củamột nhóm tổ chức tíndụng (từ 2 tổ chức trở lên) cho một dự án.
Việc đồng tài trợ do một tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng khởi xướng quan hệ,
tổ chức tín dụng điều phối) làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực
hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng.
- Kiểm tra giám sátvà xử lý vốn vay (trƣớc, trong, sau khi cho vay và
xử lý sau kiểm tra)
Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng chủ yếu của tín dụng và
là cơ sở đảm bảo cho vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, nội
dung kiểm tra như sau:
+ Kiểm tra trước khi cho vay: Là việc thẩm định, tái thẩm định các điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
kiện vay vốn theo quy định như; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, mục
đích vay vốn, thời hạn cho vay, mức cho vay, khả năng trả nợ, năng lực sản
xuất kinh doanh của DN cũng như các điều kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu
quả của dự án vay vốn.
+ Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp,
hợp lệ của tất cả các giấy tờ vay vốn; sự khớp đúng của Hợp đồng tín dụng, các
điều kiện giải ngân...
+ Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra sử dụng vốn vay có đúng mục đích
ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án sản
xuất kinh doanh, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay với hồ sơ bảo
đảm tiền vay.
1.2.3.4 Rủi ro trong quan hệ tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
DNNVV là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tồn tại ở nhiều thành phần
kinh tế (Kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể) nên việc cho vay
các doanh nghiệp này chắn chắn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các doanh
nghiệp lớn. Có thể nhận thấy một số rủi ro như:
Thứ nhất, rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải gánh chịu là cho vay không
thu hồi được nợ, sẽ gây mất vốn, giảm uy tín của ngân hàng. Nếu rủi ro mất
vốn lớn có thể gây phá sản ngân hàng.
Thứ hai, rủi ro do khách hàng không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lãi
tiền vay. Hoạt động theo nguyên tắc: Đi vay để cho vay, phần lớn nguồn vốn
ngân hàng dùng để cho vay doanh nghiệp là nguồn vốn ngân hàng huy động từ
nền kinh tế, với thời hạn, lãi suất đã được xác định, việc không thu được nợ từ
người vay sẽ khiến ngân hàng không có nguồn tiền để trả cho người gửi tiền,
gây mất lòng tín. Giảm uy tín của ngân hàng và phát sinh nhiều chi phí khác
cho ngân hàng, là nguyên nhân giảm lợi nhuận, yếu kém của ngân hàng.
Thứba, rủi ro tronghoạtđộngngân hàng rất lớn, bao gồmrủi ro từ phíangân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
hàng và từ phía doanh nghiệp, trong đó có những rủi ro bắt nguồn từ những
nguyên nhân chủ quanmà ngân hàng, doanhnghiệp có thể thẩm định, đánh giá và
ngăn ngừa được. Song có những rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách
quan bấtkhả kháng mà các ngân hàng và doanhnghiệp phải chấp nhận, như rủi ro
về thiên tai động đất, mưa bão, hoả hoạn, các rủi ro về chính trị… Do vậy, hoạt
động cho vay của ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn các rủiro.
Bởi vì bản thân ngân hàng thương mại “ngại” cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa vay vốn. Nhưng để thực hiện tốt chủ trương của Đảng của Nhà nước là phát
triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các ngân hàng thương mại phải tìm cách
giảm thiểu bớt rủi ro trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng vẫn đảm
bảo vốn cho các DNNVV phát triển.
1.2.3.5 Vai trò của tài trợ tín dụng ngân hàng với DNNVV.
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là
một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cũng sử dụng vốn tín
dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu
quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNNVV
đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển của khu vực
kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại, thúc đẩy hệ thống ngân hàng đổi
mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán
ngoại hối… Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển
DNNVV ta xét một số vai trò sau:
Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các
DNNVV đƣợc liên tục:
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến
kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để
tồn tại, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một
doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
doanh. Việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào tài trợ
của hệ thống ngân hàng. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến
phương thức kinh doanh… Có vốn các doanh nghiệp sẽ đáp ứng kịp thời nhu
cầu về nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo
điều kiện cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục.
Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của DNNVV:
Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp
đồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn và phải tôn trọng
các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay
không. Ngoài ra, các ngân hàng chỉ cho vay khi các doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả, khả năng tài chính lành mạnh đủ đảm bảo trả nợ. Do đó đòi hỏi
các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản
xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn, các doanh nghiệp phải tìm cách sử
dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận
phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong
quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải
ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu
cho DNNVV:
Trongnền kinh tế thị trường hiếm doanhnghiệp nào chỉ duy nhất dùng vốn
tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chínhlà công cụ đònbẩy để doanh
nghiệp tốiưu hoá hiệu quả sửdụng vốn. Đốivới các doanhnghiệp nhỏ và vừa, do
hạn chế về về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn
hẹp và nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm sẽ khó được thị trường chấp
nhận. Để hiệu quả, doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn
bìnhquânrẻ nhất.
Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao
khả năng cạnh tranh của các DNNVV:
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường muốn tồn tại,
đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cnạh
tranh. Đặc biệt đốivới các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm
lĩnh ưu thế trongcạnh tranh trước các doanhnghiệp lớn trongnước và ngoài nước
là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng
cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ
thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu
tư cho sựphát triển trongkhi vốntự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải
mất rất nhiều năm mới thực hiện được và khi đó cơ hội để đầu tư phát triển không
còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời cơ hội đầu tư, các DNNVV chỉ có
thể tìmđến tíndụng ngân hàng. Chỉ có tíndụng ngân hàng mới có thể giúp doanh
nghiệp thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh
doanh, chiếm lĩnh thịtrường cạnh tranh.
1.3. Tàitrợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVVở Việt nam
1.3. 1. Cơ sở pháp lý để thực hiện tài trợ tín dụng ngân hàng cho các
DNNVV ở Việt nam
Để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển các DNVVN, từ năm
1990 đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính sách tín
dụng đối với khu vực nông thôn liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của khu vực
nông nghiệp, nông thôn.
Chỉ thị 202/CT-CP ngày 28.6.1991 của Chính phủ về thí điểm mô hình
cho vay đến hộ nông dân, trong đó giao cho hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn là kênh chính yếu cung cấp tín dụng cho các hộ gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
đình ở nông thôn. Những năm gần đây, trong tổng dư nợ của hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ trọng cho vay đối với các hộ
nông dân ngày càng tăng. Từ năm 1996 đến nay, hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung thực hiện cho vay theo chương
trình, dự án mục tiêu, trong đó có chương trình xây dựng và đổi mới công nghệ
chế biến nông - lâm - hải sản đã tác động hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV
trong lĩnh vực chế biến nông sản - thực phẩm. Nghị định số 14/NĐ-CP ngày
2.3.1993 của Chính phủ quy định về cho hộ nông dân vay vốn để phát triển
nông- lâm - ngư nghiệp.
Quyết định 178/1998/QĐ-TTg ngày 19.9.1998 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu, trong
đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của các DNNVV. Thực hiện chủ
trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu, góp phần hỗ trợ về vốn cho
những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu, Chính
phủ đã cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/ tháng so với mức lãi suất cho vay
xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng. Chính sách này cũng đã tạo điều
kiện đầu tư ứng trước cho các DNNVV để đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến
công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30.3.1999 của Thủ tướng Chính phủ
về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và
nông thôn. Các văn bản chính sách này đã quy định việc nhà nước hỗ trợ tài
chính dưới hình thức tín dụng ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên nhiều kênh khác nhau như: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ngân hàng cho người nghèo, Ngân hàng Công thương;
đồng thời đa dạng hoá các nguồn vốn tín dụng theo các kênh như: Quỹ tín dụng
nhân dân, các ngân hàng cổ phần, các HTX tín dụng. Với chính sách này đã
mở rộng phạm vi và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của nhà nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
cho các hộ và các DNNVV.
Quyết định số 131/QĐ - TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho vay các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân
hàng để phát triển SXKD. Để phần nào hỗ trợ các DN giảm giá thành sản
phẩm, duy trì SXKD và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Ngoài ra, nhà nước đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ vốn đối với các
DNNVV như thành lập một số tổ chức như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Quỹ
Bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ cho vay theo các chương trình hỗ trợ phát
triển: Triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho các
DNNVV, triển khai các chương trình cho vay tín dụng từ nguồn tài trợ của các
nước đối với một số đối tượng đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng
thương mại cũng đã có các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các
DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại tiếp cận thuận lợi hơn với các
nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, số lượng các DNNVV, hộ kinh doanh cá thể tiếp
cận được với các nguồn vốn tín dụng chính thức đã tăng lên đáng kể.
Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng hơn, xoá bỏ
sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (Luật Ngân hàng Nhà nước và
Luật các tổ chức tín dụng năm 2003 đã xoá bỏ ưu tiên và ưu đãi vay vốn đối với
doanh nghiệp và các HTX). Chính phủ tạo điều kiện cho một số đối tượng là
DNNVV được vay vốn các tổ chức tín dụng không phải đảm bảo bằng tài sản
(Nghị quyết số 02/2003/NQ - CP ngày 17.01.2003 của Chính phủ quy định cho
vay đến 30 triệu đồng đối với chủ trang trại; đến 50 triệu đồng đối với doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản; đến 100 triệu đồng đối với HTX làm
dịch vụ cung ứng vật tư, con giống để sản xuất nông, ngư nghiệp; đến 500 triệu
đồng đốivớiHTX sản xuất hàng xuất khẩu, nghề truyền thống.
Các chính sách tín dụng trên đã có nhiều đổi mới rất cơ bản góp phần tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
môi trường và điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tạo cho các DNNVV nâng cao
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn.
1.3.2. Thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng ngân hàng với các DNNVV tại
Việt nam trong thời gian qua
DNNVV là đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng và có vai trò rất lớn
mà các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài quan tâm phục vụ.
Bên cạnh các ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng TMCP Châu Á,
NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Sài Gòn Thương tín, NHTMCP Kỹ thương,
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng là những ngân hàng rất sớm đã xác định
thị trường DNNVV, thị trường cho vay bán lẻ là thị trường mục tiêu lâu dài,
thì đến nay các ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng Ngoại
thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, trước đây chỉ xác định những doanh nghiệp
lớn, các tổng công ty là khách hàng của mình, thì nay cũng đã hoạch định
chiến lược tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV như: Ngân hàng Ngoại
thương đổi mới công nghệ, phát triển thị trường tín dụng bán lẻ dành 3.000
tỷ để cho vay DNNVV; Ngân hàng Đầu tư và phát triển cũng dành 3.200 tỷ
để cho vay DNNVV; Ngân hàng Công thương là ngân hàng nhà nước đầu
tiên đi tiên phong trong việc cho vay DNNVV và cũng là ngân hàng gặt hái
được nhiều thành công nhất, dư nợ cho vay DNNVV chiếm tới 50% - 60%
tổng dư nợ.
Uớc tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng, số
vốn mà các NHTM cho các DNNVV vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ, tốc
độ tăng trong tín dụng cho khối DNNVV trong những năm gần đây cũng đã
cho thấy tín hiệu khả quan: năm 2006 là 37,1%, năm 2007 là 20,18% và năm
2008 khoảng 22%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có chiến lược phát triển tín dụng cho
DNNVV và đã đạt kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung việc tiếp cận nguồn
vốn từ ngân hàng vẫn còn không khó khăn, với nhiều lý do khác nhau:
Bảng 1.3:Khả năngtiếp cận nguồn vốn ngân hàng
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ
1 Khả năng tiếp cận được 32,38%
2 Khó tiếp cận 35,25%
3 Không tiếp cận 32,37%
Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ ký thuật DNNVV tại Hà Nội, Điều tra khảo sát
DNNVV Việt Nam
Như vậy, có tới 67,62% DNNVV rất khó khăn và không tiếp cận được
nguồn vốn ngân hàng, với một số lý do chính:
Thứ nhất: Lý do lớn nhất là tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh cho khoản
vay, chiếm đến 77% từ chối cho vay của ngân hàng. Theo quy định của Chính
phủ, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản bảo đảm
hoặc không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để được vay vốn không có tài sản
bảo đảm thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện: Kinh doanh 2 năm gần nhất
có lãi, có đầy đủ báo cáo tình hình tài chính; có phương án, dự án khả thi đem
lại hiệu quả kinh tế; có uy tín trong quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Trên thực tế, rất ít DNNVV có thể đáp ứng các điều kiện trên, đặc biệt các
doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc doanh nghiệp đầu tư phát triển sản
phẩm mới, nên hiện nay các ngân hàng cho vay DNNVV đều có quy định phải
có tài sản bảo đảm.
Hơn nữa, cũng không phải tài sản nào cũng được ngân hàng nhận làm tài
sản bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cũng là
khó khăn, thường thấp hơn giá trị thị trường (đặc biệt với máy móc dây chuyền
thiết bị đã qua sử dụng, các tài sản tự chế tạo, cải tạo) dẫn đến việc từ chối cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
vay của ngân hàng.
Thứ hai: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa có độ tin cậy trong việc
phản ánh trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp, chưa thực hiện chế độ kế
toán. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ,
không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế. Một số doanh nghiệp
còn trốn thuế, mua bán hoá đơn tài chính, sử dụng hoá đơn giả. Các hoạt động
kinh doanh thu chi phần nhiều bằng tiền mặt, nên ngân hàng không đủ cơ sở
đánh giá nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Thứ ba: Thiếu căn cứ và các thông tin phục vụ đánh giá tính khả thi của
phương án, dự án vay vốn, hơn nữa việc giám sát khách hàng sử dụng vốn vay
đứng mục đích cũng là khó khăn cho ngân hàng.
Thứtư: Về phíangân hàng, trước những khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt
của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhiều ngân
hàng đánh giá nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng với của DNNVV là lớn,
chính vì vậy việc mở rộng tín dụng cần có sự thận trọng là hết sức cần thiết.
Thứ năm: Vốn đối ứng của doanh nghiệp thấp, hoạt động kinh doanh chủ
yếu bằng vốn vay nên nguy cơ rủi ro cao, ngân hàng thường không mặn mà với
doanh nghiệp có vốn tự có ít.
Thứ sáu: Tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, dẫn đến nhiều cán bộ
tín dụng, nhiều ngân hàng (đặc biệt ở hệ thống các NHTM Nhà nước) không
dám mạo hiểm đầu tư cho vay khi thấy không an toàn, bởi nếu xảy ra rủi ro thì
rất nhiều khả năng sẽ bị liên đới. Mà rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn tiềm
ẩn, với nhiều nguyên nhân bất khả kháng (nguyên nhân khách quan) không thể
tránh được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
1.3.3. Kinh nghiệm của các nƣớc về hoạt động tài trợ tín dụng ngân hàng
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.3.1Kinhnghiệm của cácnước và các khu vực lãnhthổ
* Đài Loan: Để tạo nguồn vốn, Nhà nước thành lập "Quỹ phát triển
DNNVV" để giúp các DN này cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh
hợp tác với nhau, đồng thời hướng dẫn cho quỹ tự phát triển nhằm thúc đẩy
các DNNVV phát triển lành mạnh. Quỹ này cấp tín dụng cho các DNNVV
với lãi suất thấp hơn lãi suất thường của ngân hàng thương mại nhằm giúp
cho DN phát triển theo chuyên ngành hoặc chuyển hướng ngành nghề của
các DN, Quỹ này sử dụng nguồn lợi nhuận để đảm bảo tín dụng cho các
trường hợp phát triển chuyên ngành, mức bảo hiểm cao nhất là 90% và chịu
một nửa số rủi ro.
* Nhật Bản: Khuyến khích mở rộng đầu tư, chính phủ và các hiệp hội đã
dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNNVV,
khoản kinh phí này tập trung trên 4 lĩnh vực chính.
- Xúc tiến hiện đại hóa các DNNVV.
- Hiện đại hóa các thể chế quản lý DNNVV.
- Các hoạt động tư vấn cho DNNVV.
- Các giải pháp tài chính cho DNNVV.
* Singapoe: Hội đồng phát triển kinh tế cộng tác với ngân hàng phát triển
Singapo thành lập chương trình tài chính nhằm khuyến khích phát triển phát
triển hơn nữa và nâng cấp kỹ thuật cho DNNVV. Singapo còn thiết lập các văn
phòng cho các DNNVV với vai trò "Tư vấn một cửa" cho các DNNVV,
khuyến cáo các loại vay vốn và nguồn tài trợ có sẵn, tìm cách để cho các
DNNVV tiếp cận với các ngân hàng, các nhà đầu tư.
* CHLB Đức, Mỹ: Chính phủ giúp vốn cho các DNNVV bằng chính
sách tài chính thông qua con đường tín dụng và trợ cấp. Tín dụng đầu tư được
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng

More Related Content

What's hot

đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...Thu Vien Luan Van
 

What's hot (20)

đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
Kiểm soát nội bộ đối với quy trình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát ...
 
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAYTín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
 
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mạiLV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
LV: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
 
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thươngLV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
LV: Phát triển DV thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàngTMCP ngoại thương
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAYLuận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Đề tài xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng
 Đề tài xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng Đề tài xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng
Đề tài xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thươnglv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
lv: Hoàn thiện công tác quản lý bảo lãnh tiền vay tại ngân hàng TMCP công thương
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt NamLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAYĐề tài  chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
Đề tài chất lượng dịch vụ Mobile Banking, HAY
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 

Similar to Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng

Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tínluanvantrust
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbankluanvantrust
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
 báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbankhieu anh
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...sividocz
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...NOT
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...anh hieu
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng (20)

Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng VietinPhân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng, HOT 2018
 
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
 báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
 
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietcombankPhân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
Luận Văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Huyện Lệ Thủy, Tỉnh ...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp mở rộng tín dụng của Ngân hàng Agribank, HOT
 
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngQuản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần quân độ...
 
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội,  ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Quân đội, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, HAY!
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn...
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và ph...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận văn: Nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp tại ngân hàng

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------------------------- PHẠM THU HƢƠNG MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ (QUẢN LÝ KINH TẾ) Thái Nguyên - 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra một cách khách quan, có cơ sở khoa học theo ý tưởng của bản thân và chưa hề được dùng để bảo vệ bất kỳ một công trình nghiên cứu hay một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn PhạmThuHƣơng
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này. Trước hết cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo TS Phạm Thị Lý đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin được trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Kinh tế, các khoa khác trong trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị và đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn. Do trình độ và kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những phần nghiên cứu chưa sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo, các cơ quan và các bạn đồng nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn PhạmThu Hƣơng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC Lời camđoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt iv Danh mục các bảng v Danh mục các biểu đồ, đồ thị vi MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài. 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 4 Ý nghĩa khoa học thực tiễn 3 5 Bố cục của đề tài Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Ví trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. 4 1.2 Tíndụng ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13 1.3 Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV ở Việt nam 32 Chƣơng 2:Phƣơngphápnghiêmcứu 2.1 Phương pháp nghiên cứu 43 2.2 Hệ thống chỉ tiêu 46 Chƣơng 3:Kết quả nghiên cứu 3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 47 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 47 3.1.2 Tình hình kinh tế và xã hội 48 3.2 Khái quát về hệ thống ngân hàng và DNNVV tại Bắc Ninh 51 3.2.1 Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng 51 3.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh 52
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM đối với DNNVV tỉnh Bắc Ninh 59 3.3.1 Chính sách tín dụng của các NHTM với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh59 3.3.2 Kết quả cho vay của các NHTM tới DNNVV Bắc Ninh 62 3.3.3 Thực trạng vay vốn tại các ngân hàng của các doanh nghiệp điều tra 72 3.3.4 Nhu cầu vay vốn của doanhnghiệp năm 2012 78 3.4 Phân tích các khó khăn và hạn chế của hoạt động tín dụng giữa NHTM và các DNNVV tỉnh Bắc Ninh 79 3.4.1 Khó khăn và hạn chế từ phíadoanh nghiệp 79 3.4.2 Những khó khăn hạn chế từ phái các NHTM 84 Chƣơng 4:Các giảipháp nhằm thúc đẩy hoạtđộng tín dụng tài trợ của các NHTM với các DNNVVtỉnh Bắc Ninh 4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển DNNVV của tỉnh Bắc Ninh 86 4.2 Quan điểm về mở rộng tài trợ tín dụng NHTM cho DNNVV tỉnh Bắc Ninh 87 4.3 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng giữa các NHTM với DNVVN tại tỉnh Bắc Ninh 88 4.3.1 Về phía DNNVV 88 4.3.2 Về phía các NHTM 91 4.4 Kiến nghị 97 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cty CP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTNN Đầu tư nước ngoài NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần BN Bắc Ninh KH Khách hàng
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam 5 1.2 Tiêu chí xác định DNNVV ở một vài nước Châu Á 6 1.3 Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng 36 2.1 Danh sáchcác doanhnghiệp chọnđiều tra 44 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh 48 3.2 Lao độngđang làm việc trong các ngành kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2011 49 3.3 Tổng sản phẩm tỉnh Bắc Ninh theo giá so sánh 1996 50 3.4 Số lượng các ngân hàng và phòng giao dịch tại Bắc Ninh 51 3.5 Số lượng DN đăng ký và số vốn đăng ký tại tỉnh Bắc Ninh năm (2007- 2011) 53 3.6 Thông tin chung về các DNNVV hoạt độngtại tỉnh Bắc Ninh đến ngày 31/12/2011 53 3.7 Cơ cấu loại hình DN theo quy mô vốn và lao động 55 3.8 Giá trị sản phẩm tạo ra bởi các thành phần kinh tế tỉnh Bắc Ninh 56 3.9 Dư nợ cho vay các DNNVV qua các năm 63 3.10 Dư nợ cho vay củaNHTM tới DNNVV theo ngành kinh tế 64 3.11 Dư nợ cho vay củaNHTM tới DNNVV theo thành phầnkinh tế 64 3.12 Dư nợ cho vay của NHTM tới DNNVV theo thời hạn tín dụng 67 3.13 Dư nợ cho vay của NHTM tới DNNVV theo phương thức tín dụng699 3.14 Nợ xấu của DNNVV tại các NHTM tỉnh Bắc Ninh 70 3.15 Một số thông tin về DN điều tra 72 3.16 Vốn tín dụng bình quân của DN đến 31/12/2011 74
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 3.17 Tình hình vay vốn của DN năm 2011 75 3.18 Nguồn vốn vay của các DN năm 2011 76 3.19 Kết quả hoạt động của các DN điều tra 77 3.20 Nhu cầu vốn vay của DN năm 2012 78 3.21 Đánh giá của DN khi tiếp cận tín dụng của các NHTM 80 3.22 Lãi suất cho vay của một số ngân hàng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh (đang áp dụng cho DNNVV tại thời điểm 31/12/2011) 83 3.23 Vốn huy động và dư nợ của các NHTM qua các năm 89
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Tên biểu đồ, đồ thị Trang Đồ thị 3.1 Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong tỉnh bắc Ninh 50 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu giá trị sản phẩm tạo ra bởi các thành phần kinh tế tỉnh Bắc Ninh 57 Biểu đồ 3.2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu tại Bắc Ninh 58 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay các NHTM tới DNNVV theo ngành kinh tế 65 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 67 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng 68 Biểu đồ 3.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo phương thức cho vay 70
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đảng và Nhà nước chủ trương tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; đồng thời gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, cũng như khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống, các lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranhcao. Bắc Ninh là tỉnh mới tái lập lại năm 1997, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, đã hình thành và phát triển nhiều khu côngnghiệp tập trung, cụm côngnghiệp nhỏ và vừa làng nghề. Số lượng và chất lượng doanh nghiệp của tỉnh tăng lên nhanh chóng, và chủ yếu là doanhnghiệp nhỏ và vừa tỉnh, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước đưa tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh đã và đang gặp nhiều khó khăn trở ngại và một trong những khó khăn lớn nhất là thiếu vốn. Việc thiếu vốn dẫn đến nguy cơ tụt hậu trong phát triển, suy giảm năng lực cạnh tranh, đặc biệt khi Việt Nam tham gia WTO và hội nhập quốc tế. Nguồn vốn của DNNVV có thể huy động được qua nhiều kênh, trong đó nguồn vốn cung ứng từ tín dụng ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng nhất, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng không phải là dễ. Xác định được tầm quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế và
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 những đóng góp của DNNVV cho xã hội nói chung và cho địa phương nói riêng; xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn để phục vụ cho phát triển, trong đó có nguồn vốn từ các NHTM là một kênh không thể thiếu; với những kiến thức được trang bị tại Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên cùng với những đúc kết trong thực tiễn công tác tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng đối với DNVVN tại tỉnh Bắc Ninh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVV và tín dụng ngân hàng đối với DNNVV - Phân tích thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại với DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh - Phân tích các khó khăn và hạn chế trong hoạt động tài trợtín dụng của các ngân hàng thương mại với DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tài trợ vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại với DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3.2 Phạm vi và thời gian nghiêncứu: * Về nội dung: - Tập trung nghiên cứu hoạt động tài trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cho DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh. - Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng giữa các NHTM và DNVVN tại tỉnh Bắc Ninh. * Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh. * Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập từ năm 2009 – 2011. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Phản ánh mối liên hệ tất yếu, không thể thiếu giữa hoạt động tài trợ tín dụng ngân hàng và DNNVV trong quá trình phát triển. Tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm trong việc tài trợ tín dụng cho các DNNVV, phân tích những khó khăn vướng mắc của các DNNVV trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng cũng như việc cấp vốn cho các DNNVV của các ngân hàng. Từ dó đưa ra giải pháp để hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV cũng như các NHTM ở Bắc Ninh. 5. Bố cục đề tài: Ngoài Mở đầu và Kết luận. Luận văn bao gồm 04 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ tín dụng của các NHTM với các DNNVV tỉnh Bắc Ninh.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1.Vítrí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. 1.1.1. Khái niệm doanhnghiệp nhỏvà vừa(DNNVV) Muốn hiểu DNNVV là gì trước hết ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp. Theo luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại khác nhau trong đó dựa theo quy mô có thể chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn và DNNVV. Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, thế nào là DNNVV là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó mỗi nước lại chọn cho mình những tiêu chí khác nhau để phân chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn và DNNVV cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế. Căn cứ theo nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV ta có khái niệm DNNVV được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) cụ thể như sau:
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người Nguồn: Luậtdoanh nghiệp Hiện nay trên thế giới không có định nghĩa chung thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa, hầu hết các nước đều đưa ra những định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tình hình kinh tế xã hội của nước mình.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Bảng 1.2 Tiêuchí xác định DNNVVở một vài nƣớc Châuá TT Quốc gia Định nghĩa về DNNVV Thƣớc đo 1 Indonesia Không quá 100 lao động Lao động 2 Nhật Không quá 300 lao động hoặc giá trị tài sản là 10 triệu yên; Bán buôn - không quá 50 lao động, 30 triệu yên giá trị tài sản; Bán lẻ - không quá 50 lao động, 10 triệu yên giá trị tài sản. Lao động và tài sản 3 Hàn Quốc Chế tạo - không quá 300 lao động; Dịch vụ - không quá 30 lao động Lao động 4 Malaysia Biến động, doanh thu không quá 25 triệu ringgit và 150 lao động Cổ đông, quỹ và lao động 5 Trung Quốc Thay đổi theo ngành không quá 100 lao động Lao động 6 Phillipin Không quá 200 lao động, 40 triệu Peso Tài sản và lao động 7 Singapoe Chế tạo - tài sản cố định không quá 12 triệu đôla Singapore DN dịch vụ không quá 100 nhân công Tài sản và lao động 8 Đài Loan Chế tạo - vốn không quá 40 triệu đài tệ, tổng tài sản không quá 120 triệu đài tệ. Trong kinh doanh vận tải và các dịch vụ khác, doanh thu không quá 40 triệu đài tệ. Vốn, tài sản và doanh số 9 Thái Lan Không quá 200 lao động đối với ngành càn nhiều lao động Không quá 100 triệu Bạt đối với ngành đòihỏi nhiều vốn Lao độngvà vốn Nguồn:Nghịđịnh số 56/2009/NĐ – Cpngày30/6/2009về trợ giúp và pháttriển Doanh nghiệpnhỏvà vừa
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 1.1.2. Đặc điểm của doanhnghiệp nhỏvà vừa. Cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta có những đặc điểm tương tự như các quốc gia khác. Tuy nhiên, do xuất phát từ những đặc điểm riêng có của doanh nghiệp nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta còn có những đặc điểm riêng. - Quy mô vốn và lao động nhỏ: Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa có lịch sử đi lên từ kinh tế tư nhân, hộ sản xuất gia đình, thuộc nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, nên trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, hoạt động không chỉ trong luỹ tre làng, chưa có điều kiện tích tụ tập trung vốn nên quy mô vốn tự có của doanh nghiệp nhỏ, không bền vững. Số lượng lao động ít, trong giai đoạn sơ khai thì phần lớn chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là thợ, số lao động thuê và tuyển dụng ở mức thấp. - Nguồn nhân lực thiếu và trình độ tay nghề ngƣời lao động thấp: Trong điều kiện thị trường lao động hoạt động tích cực, các DNNVV không đủ khả năng để cạnh tranh với doanh nghiệp lớn trong việc thu hút những lao động có tay nghề cao do hạn chế về tài chính, cơ hội nghề nghiệp. Hơn nữa định kiến về của người lao động về khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn rất lớn, nên phần lớn người lao động trong các DNNVV là dân nghèo thành thị, nông dân nhàn rỗi ra thành phố tìm việc, chủ yếu là các lao động thủ công, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, tác phòng tuỳ tiện, không được đào tạo qua các cơ sở dạy nghề. Hầu hết chủ doanh nghiệp không có kế hoạch đào tạo để sử dụng lâu dài người lao động. - Năng lực tổ chức, quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế: Chủ doanh nghiệp thường là những người đi lên từ hoạt động sản
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 xuất kinh doanh hộ gia đình, cá thể hoặc họ là những kỹ sư, kỹ thuật có tay nghề đứng ra thành lập doanh nghiệp. Họ vừa là nhà quản lý doanh nghiệp, vừa là người tham gia trực tiếp vào sản xuất, nên mức độ chuyên môn hoá không cao. Nhìn chung, trình độ chuyên môn chưa cao, phần lớn chưa qua khoá đào tạo chính quy về quản lý, đại bộ phận chủ doanh nghiệp quản lý bằng kinh nghiệm. Theo kết quả điều tra DNNVV Việt Nam của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2005: Theo số liệu thống kê, có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. - Trình độ công nghệ, thiết bị: Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp phía Bắc là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 rất thấp chỉ 2,16%. Trong những năm gần đây, với chủ trương của Nhà nước về phát triển DNNVV nên chủ doanh nghiệp bắt đầu có những đầu tư ban đầu vào công nghệ. Do những hạn chế về nguồn lực tài chính, quy mô sản xuất nên ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, DNNVV rất linh hoạt trong ứng dụng công nghệ, họ thường có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới nâng cấp công nghệ, thiết bị cũ, tạo sự linh hoạt nhạy bén trong việc đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nhanh chóng thay đổi quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng . - Doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh: DNNVV nước ta chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển, không có thời kỳ tích luỹ nguyên thủy như kinh tế tư bản tư nhân ở các nước tư bản. Ngoài thiếu vốn, công nghệ thiết bị lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế, thì doanh nghiệp còn thiếu mặt bằng sản xuất. Mặc dù trong thời gian qua, Nhà nước đã tạo điều kiện để doanh nghiệp được giao đất, thuê đất nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu đất sản xuất kinh doanh, phải đi thuê lại đất hoặc sử dụng diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc ổn định và mở rộng đầu tư chiều sâu hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Năng lực cạnh tranh sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trƣờng còn hạn chế: Các hoạt động về marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa được doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch phát triển, qui mô sản xuất thường ở phạm vi tỉnh, thành, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước rất khó khăn. Với hạn chế đó, DNNVV rất dễ bị tổn thương, trước những biến động, thậm trí là biến động nhỏ của thị trường về nguyên vật liệu, giá cả, cung cầu sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế nguyên liệu hoặc lắp ráp hoặc gia công hàng xuất khẩu.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.1.3. Vai trò của doanhnghiệp nhỏ và vừa trong nền kinhtế. Một là: DNNVV đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế, Luật Doanh nghiệp ban hành năm 1999, có hiệu lực từ 01/01/2000 đánh dấu bước đột phá trong đổi mới về chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng, thực sự thổi một luồng gió mới cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Theo Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ KH&ĐT, cả nước hiện có 453.800 DNNVV,các DNNVV Việt Nam hiện chiếm tới 97% tổng số DN cả nước, đóng góp trên 40% GDP mỗi năm. DNNVV góp phần đáng kể trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Hai là: Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, DNNVV tạo trên 12 triệu việc làm cho xã hội, hàng năm Việt Nam có khoảng 1,4 - 1,5 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động, đây sức ép rất lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, trong đó DNNVV có khả năng thu hút hơn 90% lao động và là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Ba là: DNNVV góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, lực lượng lao động ở các vùng nông thôn, làng nghề chiếm tỷ trọng lớn. Các làng nghề truyền thống đã và vẫn đang tạo ra khối lượng lớn giá trị hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và kinh doanh xuất khẩu. Phát triển DNNVV ở các làng nghề là điều kiện để các hộ gia đình, thực hiện quá trình tích luỹ vốn, tăng cường mở rộng năng lực sản xuất, phát huy thế mạnh khơi dậy tiềm năng của làng nghề và của toàn xã hội. Bốn là: Thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá: DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thể hiện qua các cơ cấu kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế: Trong thời gian qua tỉ lệ doanh nghiệp dân doanh trong số các doanh nghiệp đã tăng nhanh chóng. Đến nay cả nước có trên 200 ngàn doanh nghiệp, trên 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể và khoảng 18 ngàn hợp tác xã. Các doanh nghiệp dân doanh đã và đang trở thành một trong những lực lượng trụ cột của nền kinh tế, đưa chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đi vào cuộc sống. Cơ cấu ngành nghề: DNNVV tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ chiếm 47,7%, công nghiệp 16,14%, ngành xây dựng chiếm 15,11%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng giảm xuống chỉ còn chiếm 13,13%. Điều đó sẽ góp phần cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương, tạo điều kiện thu hút lao động ở nông thôn, rút dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp, theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Cơ cấu theo lãnh thổ: DNNVV được thành lập ở các địa phương trong cả nước, ở các làng nghề, những vùng có kinh tế - xã hội khó khăn. Đây là điểm khác khác biệt căn bản với đầu tư trực tiếp của nước ngoài (chỉ đầu tư vào những đại phương có điều kiện thuận lợi). Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng và lớn hơn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm trí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế ở địa phương. Thực tế cho thấy ở hầu hết các tỉnh việc thu hút đầu tư trong nước thường dễ thực hiện và khả thi hơn so với thu hút đầu tư nước ngoài. Năm là: Đóng góp vào chƣơng trình xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ, với chính sách của Nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất khẩu, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu, DNNVV đã nắm bắt cơ hội, năng động đầu tư vào nhiều ngành nghề có lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên để đẩy
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 mạnh xuất khẩu như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản, xuất khẩu lao động…. Sáu là: Bƣớc đầu hình thành mối liên kết với doanh nghiệp lớn, và là tiền để tạo ra những doanh nghiệp lớn, sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đã tạo ra sự phân công chuyên môn hoá sâu rộng không chỉ trong một quốc gia. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Canada, các DNNVV có vai trò rất lớn trong quá trình chuyên môn hoá sản xuất, DNNVV đã và đang là công ty vệ tinh chuyên sản xuất những bộ phận cấu thành các sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng Boeing, Canon, Honda .. Ở Việt Nam, với mô hình kinh tế công ty mẹ, công ty con, các DNNVV đóng vai trò là các công ty con, công ty vệ tinh nhằm cung cấp các nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ cho doanh nghiệp lớn. Có thể thấy, mối quan hệ ràng buộc nhau giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp lớn bảo đảm vững chắc cho DNNVV về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại, DNNVV đảm bảo cho doanh nghiệp lớn về công nghiệp bổ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, với quá trình tích luỹ vốn DNNVV là mầm non để hình thành các doanh nghiệp lớn, là động lực thức đẩy sự phát triển nền kinh tế. Quá trình thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV theo các hình thức phổ biến sau: Liên kết mạng lƣới: Đây là hình thức liên kết được xây dựng trên cơ sở chuyên môn hoá cao các công đoạn của qúa trình sản xuất kinh doanh bắt đầu tư khâu cung cấp nguyên liệu, qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mạng lưới liên kết các doanh nghiệp thông qua qúa trình trao đổi thông tin quan hệ giao dịch thương mại giữa người cung cấp và người tiêu thụ, quan hệ mạng
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 lưới phân phối tiêu thụ. Đặc trưng của loại hình liên kết này là không cần sự gần gũi giữa các doanh nghiệp về mặt địa lý. Liên kết dƣới hình thức đối tác chiến lƣợc: Hình thức này hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng, thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên do những bất lợi của các doanh nghiệp nước ta về vốn, công nghệ, thị trường .. nên quá trình thực hiện liên kết theo hình thức này chưa thực sự phát huy hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam. Liên kết theo hình thức khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Hình thức liên kết dựa trên cơ sở sự gần gũi về mặt địa lý trên cơ sở hình thành các khu công nghiệp tập trung, các Khu chế xuất đã thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, cũng như hình thành mới các tập đoàn kinh tế mới, với hệ thống hàng loạt các công ty “vệ tinh” sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho qúa trình sản xuất các sản phẩm có thương hiệu của các tập đoàn kinh tế lớn, các Tổng Công ty. Mặc dù những đóng góp của DNNVV trong thời gian qua còn hạn chế, song khu vực kinh tế này đã thể hiện hiện vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để giúp DNNVV hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều hơn nữa phát triển kinh tế xã hội, thì Đảng và Nhà nước cần tiếp tục có chương trình trợ giúp hữu hiệu, kịp thời về tài chính, tín dụng ngân hàng, về mặt bằng sản xuất, về thị trường và tăng khả năng cạnh tranh, về xúc tiến xuất khẩu, về thông tin tư vấn và đào tạo nguồn lực. 1.2. Tín dụng Ngânhàng với Doanhnghiệp nhỏ và vừa. 1.2.1. Tín dụng 1.2.1.1Kháiniệm và cácloại tín dụng: * Khái niệm về tín dụng: Theo C. Mác: Tư bản tiền tệ cho vay được tích lại trong các ngân hàng và được hình thành từ các nguồn chủ yếu: Tư bản của các nhà tư bản tiền tệ; những nguồn tiền tạm thời để rỗi của các nhà tư bản công thương nghiệp; những khoản tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. Tín
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về tín dụng nhưng một quan hệ tín dụng phải đảm bảo thoả mãn được ba đặc trưng sau: Thứ nhất là “tính tạm thời trong quan hệ chuyển nhượng”: Khi người sở hữu tiền tệ hoặc hàng hoá (hay còn gọi là vốn), tạm thời nhàn rỗi một lượng giá trị và người khác có nhu cầu sử dụng lượng giá trị đó, khi đó giữa hai đối tác sẽ thoả thuận thực hiện chuyển giao lượng giá trị đó cho nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Thực chất, đó chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng lượng giá trị trong một khoản thời gian nhất định mà không có sự thay đổi về quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó. Thứ hai là “tính hoàn trả”: Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc hàng hoá đó cho người sở hữu đúng thời hạn đã cam kết với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu gồm cả gốc và phần chênh lệch dôi ra đó gọi là lợi tức hay tiền lãi. Thực chất phần chênh lệch này là cái giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Thứ ba là “dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay”: Đây là điều kiện cần thiết để thiết lập mối quan hệ tín dụng giữa người đi vay và người cho vay. Một mặt, người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn, mặt khác người đi vay cũng tin tưởng vào sự chuyển giao vốn từ người cho vay và khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Như vậy, tín dụng được hiểu là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. 1.2.1.2. Các loại tín dụng chủ yếu - Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 nhau và được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tíndụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các chủ thể xã hội. - Tín dụng nhà nước: Là quan hệ giữa một bên là nhà nước cònbên kia là cư dân và các tổ chức kinh tế xã hội. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư trong xã hội để mua sắm phương tiện sinh hoạt và nhà ở. - Tín dụng quốc tế: Là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, các tổ chức của nhà nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… loại hình này thường là dài hạn và nhằm mục đích trợ giúp những nước đang phát triển 1.2.2. Ngân hàng thương mại * Khái niệm,hệ thống ngân hàng Trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương mại với những cách nhìn nhận khác nhau, chẳng hạn: - Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính. - Ở Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. - Nhà kinh tế học David Begg định nghĩa: Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và mở các tài khoản tiền gửi. - Ở Ấn Độ: Ngân hàng thương mại là cơ sở xác nhận các khoản tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư. - Ở Việt Nam theo luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng thì định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hệ thống ngân hàng thương mại có thể được phân loại dựa theo một số tiêu chí sau đây: - Dựa theo tính chất sở hữu Theo tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại có thể được phân chia như sau: + Ngân hàng thương mại Nhà nước: Là những ngân hàng thương mại thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn và chịu sự quản lý của Nhà nước. Những ngân hàng loại này có thể là do Nhà nước lập mới hoặc có thể do Nhà nước quốc hữu hoá từ các ngân hàng thương mại cổ phần. + Ngân hàng thương mại thuộc các loại hình khác như: các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại tư nhân hoặc các ngân hàng liên doanh,… - Dựa theo lĩnh vực hoạt động của ngân hàng Theo lĩnh vực hoạt động, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể chia thành các ngân hàng thương mại kinh doanh thông thường và các ngân hàng thương mại chính sách. - Các loại ngân hàng chuyên doanh + Ngân hàng phát triển là ngân hàng chuyên doanh các chức năng chủ yếu và thường xuyên là huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng nhiều hình thức để cho vay trung và dài hạn; đầu tư góp vốn mua cổ phần. + Ngân hàng đầu tư là ngân hàng chuyên doanh hoạt động kinh doanh chủ yếu là kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến phát hành bảo lãnh chứng khoán. + Ngân hàng địa ốc (ngân hàng thế chấp bất động sản) là ngân hàng chuyên cho vay dài hạn đối với các nhà kinh doanh bất động sản có tài sản đảm bảo là
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 bất động sản. + Ngân hàng tiết kiệm là ngân hàng với hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư và sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh chứng khoán (trái phiếu kho bạc); cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dung trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản của khách hàng vay. + Ngân hàng phát triển nhà là ngân hàng với hoạt động chủ yếu là huy động vốn dưới nhiều hình thức để kinh doanh nhà và cho khách hàng vay mua nhà. + Ngân hàng chính sách là ngân hàng của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; cho vay các đối tượng khách hàng theo chính sách của Nhà nước. * Vai tròcủa ngânhàngthươngmại - Ngânhàng thươngmạigóp phầnnângcaohiệu quảvà pháttriển sản xuất kinh doanh Để thực hiện và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có lượng vốn lớn nhằm tăng cường và đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Trong điều kiện vốn của doanh nghiệp không đủ thì các ngân hàng thương mại là một trong những kênh cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời nhất cho các doanh nghiệp để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Từ đó có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế - xã hội. Đồng thời, thông qua việc cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi góp phần thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế - xã hội. - Ngân hàng thương mạigóp phần thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 đại hoá cần rất nhiều vốn. Trong khi ngân hàng thương mại – một trong những trung gian tài chính lớn của nền kinh tế có thể cung ứng vốn đáp ứng cao nhất cho sự chuyển dịch cơ cấu đó. Từ đó góp phần hữu hiệu vào việc chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa các vùng, miền, ngày, lĩnh vực và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. - Ngân hàng thương mại vừa là nơi tạo môi trường vừa là nơi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách tiền tệ quốc gia do Ngân hàng trung ương chủ trì xây dựng và điều hành thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi xuất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở,… Ngân hàng thương mại chính là “môi trường” để Ngân hàng trung ương sử dụng thực thi các công cụ này. Ngân hàng thương mại phải chấp hành những quy định của Ngân hàng trung ương về các công cụ chính sách tiền tệ, là cầu nối chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế xã hội. - Ngân hàng thươngmạilà cầu nối giữa kinh tế quốc dân với kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế tất yếu. Quan hệ giữa các nước trên mọi lĩnh vực đang ngày càng phát triển, nhất là trong quan hệ kinh tế. Ngân hàng thương mại với tiềm lực về vốn, với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa dạng đang là cầu nối hỗ trợ có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế của quốc gia với thị trương quốc tế, tạo cho các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội thực hiện các hợp đồng kinh tế, các dịch vụ với đối tác nước ngoài một cách nhanh chóng thuận tiện và an toàn. * Chức năng của NHTM trong nền kinhtế: - Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 khoản thu khác. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ và thực hiện các lệnh thu chi của khách hàng. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng thương mại cung ứng cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm chil, uỷ nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tuỳ theo nhu cầu, khách hang có thể chọn phương tiện thanh toán không dung tiền mặt thích hợp.Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán, tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư Có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. - Chức năng “tạo tiền”: Khi hệ thống ngân hàng được phân chia thành hai cấp (hai hệ thống) thì ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành còn ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Nguồn vốn ngân hàng thương mại huy động được thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản đối với khách hàng của mình để thanh toán cho khách hàng của ngân hàng khác tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng). Cứ như thế số tiền này được vận hành qua nhiều ngân hàng thương mại sẽ làm cho nó lớn lên gấp nhiều lần số ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi này phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức nawngtaoj tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động để cho vay, số tiển cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ… Khi ngân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền. Đó là một phát minh lớn trong hoạt động ngân hàng. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng lượng tiền cung ứng. Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. * Nguyên tắc cho vay: Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này thì mọi khoản vay đều phải được xác định trước về mục đích kinh tế. Bởi vậy, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn, trước khi vay phải trình bày với ngân hàng mục đích vay vốn, gửi cho ngân hàng các kế hoạch hay dự án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán để ngân hàng xem xét, cho vay. Khi cho vay ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng vay vốn và khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và điều này được ghi trong hợp đồng vay vốn. Sau khi đã nhận được tiền vay khách hàng phải sử dụng đúng mục đích như đã cam kết. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát việc sử dụng vốn của khách
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng phải áp dụng các biện pháp chế tài thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. - Tiền vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đíchsử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng. * Điều kiện cho vay Khách hàng chỉ có thể vay vốn của ngân hàng khi họ thoả mãn tất cả các điều kiện vay vốn. Theo pháp luật Việt Nam, nội dung các điều kiện vay vốn gồm: Thứ nhất, khách hàng phải có đủ tư cách pháp lý Thư hai, vốn vay phải được sử dụng hợp pháp Thứ ba, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn đã cam kết Thứ tư, khách hàng phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả (đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh) Thứ năm, khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định * Đối tượng cho vay Ngân hàng thương mại chỉ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật. Ở nước khác nhau có quy định đối tượng vay khác nhau. Ở Việt Nam theo Luật các tổ chứn tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước và các văn bản hiện hành quy định tổ chức tín dụng không được cho vay những nhu cầu vay vốn để thực hiện các nội dung như: Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; đáp ứng các nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 1.2.3. Quan hệ tín dụng ngânhàng với doanhnghiệpnhỏvà vừa. 1.2.3.1. Đặcđiểm tín dụng ngânhàng với DNNVV. Do hoạt động kinh doanh của DNNVV có những đặc điểm riêng có nên hoạt động tín dụng ngân hàng với DNNVV cũng có những đặc điểm riêng sau: Thứ nhất, do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không lớn, nên hoạt động tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp cũng có qui mô nhỏ và vừa, các khoản vay thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ của các ngân hàng. Các khoản vay chủ yếu là để bổ sung nguồn vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp. Thứ hai, các điều kiện vay vốn so với quy định hiện nay thường không đầy đủ và mức độ tin cậy không cao. Xuất phát từ đặc điểm về qui mô nhỏ nên, bộ máy tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của DNNVV thường rất giản đơn, thiếu chặt chẽ, việc chấp hành các quy định nhà nước về chế độ kế toán tài chính còn nhiều bất cập, hơn thế năng lực, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, nên các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động không đủ hoặc không có độ tin cậy để ngân hàng quyết định cho vay hay không cho vay. Thứ ba, hoạt động tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất thương mại và mang tính chính sách hỗ trợ phát triển. DNNVV phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức để cạnh tranh tồn tại và phát triển, đồng thời với mục tiêu khơi dậy và phát huy tiềm năng trong dân cư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thì chính sách hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết đóng vai trò quan trọng vào quá trình phát triển của doanh nghiệp, mà một trong những chính sách hỗ trợ của Nhà nước là tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng, không những tính đến lợi nhuận, mà còn tính đến lợi ích lâu dài, lợi ích cho xã hội. Thứ tƣ, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường ít có sự hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và không nhận hỗ trợ tư vấn tài chính, pháp luật từ các
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 tổ chức chuyên nghiệp, nên trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thường gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn từ phía ngân hàng và cả từ phía doanh nghiệp. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng là công cụ để điều tiết nền kinh tế, do vậy các quy định về tín dụng ngày càng kiện toàn, đổi mới, chặt chẽ, ngăn ngừa các rủi ro, phù hợp với vận hành của cơ chế thị trường, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. 1.2.3.2. Các phương thức tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiệ n nay , để đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp , các NHTM áp dụng một số phương thức cho vay sau: + Cho vay từng lần: Mỗ i lầ n vay vố n, KH và NH thự c hiệ n cá c thủ tụ c vay vố n, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từ ng HĐTD . Việ c rú t vố n vay có thể thự c hiệ n mộ t lầ n hay nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ sử dụ ngvố n vay thự c tế củ a khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiền cho vay ghi trong HĐTD. Vớ i phương thứ c vay nà y, mỗ i lầ n vay KH phả i cung ứng phương án kinh doanh cụ thể cũng như các hóa đơn, chứ ng từ , hợ p đồ ng kinh tế cho NH xé t duyệ t cấ p tí n dụ ng. Xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ : vớ i phương thứ c cho vay từ ng lầ n thì thờ i hạ n cho vay đượ c xá c đị nh cho mỗ i lầ n vay cụ thể và dự a trên cá c yế u tố như chu kỳ ngân quỹ, dự bá o lưu chuyể n tiề n tệ . Đối với việc định kỳ hạn trả nợ và số t iề n trả trên mỗ i kỳ hạ n chủ yếu dựa vào lưu chuyển tiền tệ của chính phương án vay vốn. + Cho vay theo hạn mức: Áp dụng đối với KH có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu độ ng thườ ng xuyên , quá trình vay vốn , trả nợ diễn ra nhi ều lần trong thời hạn cho vay của hợp đồng tín dụng . Theo phương thứ c cho vay nà y , KH đượ c NH cấ p mộ t hạ n mứ c tí n dụ ng duy trì trong mộ t khoả ng thờ i gian nhấ t đị nh .
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Trong thờ i hạ n rú t vố n , KH có thể rú t vố n và / hoặ c trả v ốn nhiều lần nhưng tổ ng mứ c dư nợ vay tạ i bấ t kỳ thờ i điể m nà o cũ ng phả i ≤ hạ n mứ c tí n dụ ng đã đượ c cấ p. Việ c xá c đị nh hạ n mứ c sẽ đượ c thẩ m đị nh cụ thể thông qua cá c số liệ u bá o cá o củ a cá c kỳ kinh doanh cũ ng như kế hoạch kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Quá trình giải ngân và thu nợ của cho vay theo hạn mức tín dụng gắn liền vớ i diễ n biế n khoả n chi - thu nợ trong hoạ t độ ng củ a DN , không phân biệ t theo phương á n, từ ng thương vụ như cho vay từ ng lầ n. + Cho vay theo dự án đầu tư : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng đố ivớ i KH có nhucầ u vay để thự c hiệ n cá c dự á n đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t , kinh doanh, dịch vụ và các dựán phục vụ đời sống . Tổ ng nhu cầ u vố n củ a dự á n đượ c tà i trợ cho tà i sả n cố đị nh và nhu cầ u vố n lưu độ ng củ a dự á n . Thông thườ ng để quyế t đị nh cấ p tí n dụ ng dướ i dạ ng cho vay theo dự á n, NH phả i phân tích lưu chuyển tiền tệ của phương án , hiệ u quả mang lại từ dự án , tổ ng chi phí của phương án , vố n đố iứ ng cầ n thiế t phả i có củ a DN…Từ đó NH sẽ đưara mứ c đầ u tư và thờ i hạ n cho vay , kỳ hạn trả nợ cụ thể . Thờ i hạ n cho vay không quá thời hạn hoạt động của dự án. Thờ i hạ n cho vay bao gồ m: thờ i hạ n ân hạ n ( nế u có ), thờ i hạ n trả nợ . Trong thờ i hạ n rú t vố n đượ c quy đị nh trong HĐTD , KH có thể rú t vố n nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ thự c hiệ n dự á n, nhưng tổ ng số tiề n củ a cá c lầ n rút vốn không vượt quá số tiền cho vay ghi trên HĐTD. + Cho vay hợp vốn : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng khi : Số tiề n cho vay tố i đa củ a NH đố ivớ i mộ t KH chỉ đá p ứ ng đượ c mộ t phầ n nhu cầ u vay vố n của KH để thực hiện dự án đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t kinh doanh, dịch vụ hoặc dự á n phụ c vụ đờ isố ng. NH muố n phân tá n rủ i ro khi cho vay mộ t dự á n . Các TCTC nhỏ , có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao và mong muốn thông qua cho vay hợ p vố n để có cơ hộ i tiế p cậ n và họ c hỏ i nâng cao nghiệ p vụ . Nhiề u NH hoặ c TCTDcù ng cho vay đố ivớ i mộ t dự á n hoặ c phương á n vay vố n củ a KH, trong đó có mộ t ngân hà ng hoặ c mộ t TCTDlà m đầ u mố i dà n xế p.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 + Cho vay theo hạn mức thấu chi : Là việ c cho vay mà NH thỏ a thuậ n bằ ng văn bả n chấ p thuậ n cho KH chi vượ t số tiề n có trên tà i khoả n thanh toá n của KH phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toá n. + Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ, rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc các diểm thanh toán thẻ hoặc đại lý của tổ chức tín dụng. + Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay. Bảo lãnh ngân hàng có nhiều hình thức như: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh nhận hàng. + Tín dụng thuê mua tài chính: Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn trong đó theo yêu cầu của bên đi thuê (DNNVV), bên cho thuê (Ngân hàng) tiến hành mua tài sản và chuyển giao cho bên đi thuê sử dụng. Theo phương thức này, người vay được sử dụng tài sản mình cần trên cơ sở đi vay không cần phải bỏ vốn mua mà chi phí phải chi tiền thuê tài sản đó cho Công ty tín dụng thuê mua. Khi hết hạn hợp đồng thuê, người vay được quyền mua lại tài sản thuê. Trong thời gian thuê, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người cho thuê nhưng thực chất đây là một khoản vay có bảo đảm chắc chắn. Các hình thức tín dụng là sản phẩm của NHTM trên thị trường kinh doanh tín dụng và cungcấp dịch vụ ngân hàng. Chínhsựphong phú về nhu cầu vay vốn
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 của các loại hình doanh nghiệp cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng đã làm cho các sảnphẩm tín dụng của ngân hàng ngày được cải thiện theo hướng đi lên. Để đạt được doanhsố và hiệu quả cho vay cao, các ngân hàng đã không ngừng tìm cách đổi mới nghiệp vụ kinh doanh của mình cho phù hợp với các đốitượng khách hàng. Điều đó có nghĩalà, không phải đối với mọi doanh nghiệp ngân hàng đều cung cấp mộtsản phẩm tín dụng như nhau mà đối với từng khách hàng sẽ có mộthình thức tín dụnghợp lý, với một mức lãi suất và thời hạn vay phù hợp. Nhận thức rõ được vấn đề này là vô cùng cần thiết, nhất là khi cho vay đốivớicác DNNVV, một đốitượng khách hàng có độ rủiro cao. 1.2.3.3. Nghiệp vụ cho vay các DNNVV - Tín dụng ngắn hạn Là các khoản vay có thời hạn tới 12 tháng nhằm cung ứng vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động bị thiếu của khách hàng Các phương pháp cho vay gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay khác. + Cho vay từng lần: Là mỗ i lầ n vay vố n , KH và NH thự c hiệ n cá c thủ tụ c vay vố n, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từ ng hợp đồng tín dụng. Việ c rú t vố n vay có thể thự c hiệ n mộ t lầ n hay nhiề u lầ n phù hợ p vớ i tiế n độ sử dụ ng vố n vay thự c tế củ a khá ch hà ng nhưng tổ ng số tiề n củ a cá c lầ n rú t vố n không đượ c vượ t quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là việc cho vay áp dụ ng đố ivớ i KH có nhu cầ u vay bổ sung vố n lưu độ ng thườ ng xuyên, quá trình vay vốn, trả nợ diễn ra nhiề u lầ n trong thờ i hạ n cho vay củ a hợ p đồ ng tí n dụ ng. + Cho vay khác gồm: Chiết khấu chứng từ có giá: Là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 những chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Cho vay trên bộ chứng từ hàng xuất: Bộ chứng từ hàng xuất của khách hàng gửi đi thanh toán theo phương thức thư tín dụng là giá trị các khoản nhờ thu, là tài sản của khách hàng Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số tiền vay trong phạm vi hạn mức tín dụng của thẻ để thực hiện thanh toán tiền mua hàng dịch vụ, rút tiền mặt khi cho vay để phát hành thẻ tín dụng ngân hàng và khách hàng phải chấp hành các quy định của pháp luật về phát hành, sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Là việc ngân hàng cam kết cho khách hàng vay trong phạm vi hạn mức tín dụng với một thời gian nhất định. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức và thời gian được sử dụng. Cho vay kinh doanh chứng khoán: Khi khách hàng thiếu tiền kinh doanh chứng khoán có thể được ngân hàng xem xét cho vay kinh doanh theo quy định hiện hành. - Tín dụng trung và dài hạn Là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng. Vốn cho vay trung và dài hạn gắn liền với quá trình luân chuyển vốn cố định của doanh nghiệp hay tín dụng trung dài hạn tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho doanh nghiệp. Các hình thức cho vay trung dài hạn gồm: Cho vay theo dự án đầu tư, Tín dụng tuần hoàn, cho vay hợp vốn.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 + Cho vay theo dự án đầu tư : Phương thứ c cho vay nà y á p dụ ng đố ivớ i KH có nhucầ u vay để thự c hiệ n cá c dự á n đầ u tư phá t triể n sả n xuấ t , kinh doanh, dịch vụ. Thông thườ ng để quyế t đị nh cấ p tí n dụ ng dướ i dạ ng cho vay theo dự á n , NH phả i phân tí ch lưu chuyể n tiề n tệ củ a phương á n , hiệ u quả mang lạ i từ dự á n , tổ ng chi phí củ a phương á n , vố n đố i ứ ng cầ n thiế t phả i có của DN…Từ đó NH sẽ đưa ra mức đầu tư và thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ cụ thể . + Tín dụng tuần hoàn: Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại trong đó vốn vay sẽ được sử dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau trên cơ sở thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, mức cho vay được quyết định dựa trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong từng chu kỳ. + Cho vay hợp vốn: Tín dụng hợp vốn (cho vay, bảo lãnh hợp vốn hay cho vay, bảo lãnh đồngtài trợ) là hình thức tài trợ, trong đó các tổ chức tín dụng cùng tài trợ cho một dự án. Việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng là quá trình cho vay, bảo lãnh củamột nhóm tổ chức tíndụng (từ 2 tổ chức trở lên) cho một dự án. Việc đồng tài trợ do một tổ chức tín dụng (tổ chức tín dụng khởi xướng quan hệ, tổ chức tín dụng điều phối) làm đầu mối, phối hợp các bên tài trợ khác để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng. - Kiểm tra giám sátvà xử lý vốn vay (trƣớc, trong, sau khi cho vay và xử lý sau kiểm tra) Kiểm tra giám sát là một trong những chức năng chủ yếu của tín dụng và là cơ sở đảm bảo cho vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, nội dung kiểm tra như sau: + Kiểm tra trước khi cho vay: Là việc thẩm định, tái thẩm định các điều
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 kiện vay vốn theo quy định như; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, mục đích vay vốn, thời hạn cho vay, mức cho vay, khả năng trả nợ, năng lực sản xuất kinh doanh của DN cũng như các điều kiện đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả của dự án vay vốn. + Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của tất cả các giấy tờ vay vốn; sự khớp đúng của Hợp đồng tín dụng, các điều kiện giải ngân... + Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay với hồ sơ bảo đảm tiền vay. 1.2.3.4 Rủi ro trong quan hệ tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. DNNVV là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tồn tại ở nhiều thành phần kinh tế (Kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể) nên việc cho vay các doanh nghiệp này chắn chắn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn. Có thể nhận thấy một số rủi ro như: Thứ nhất, rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải gánh chịu là cho vay không thu hồi được nợ, sẽ gây mất vốn, giảm uy tín của ngân hàng. Nếu rủi ro mất vốn lớn có thể gây phá sản ngân hàng. Thứ hai, rủi ro do khách hàng không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lãi tiền vay. Hoạt động theo nguyên tắc: Đi vay để cho vay, phần lớn nguồn vốn ngân hàng dùng để cho vay doanh nghiệp là nguồn vốn ngân hàng huy động từ nền kinh tế, với thời hạn, lãi suất đã được xác định, việc không thu được nợ từ người vay sẽ khiến ngân hàng không có nguồn tiền để trả cho người gửi tiền, gây mất lòng tín. Giảm uy tín của ngân hàng và phát sinh nhiều chi phí khác cho ngân hàng, là nguyên nhân giảm lợi nhuận, yếu kém của ngân hàng. Thứba, rủi ro tronghoạtđộngngân hàng rất lớn, bao gồmrủi ro từ phíangân
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 hàng và từ phía doanh nghiệp, trong đó có những rủi ro bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quanmà ngân hàng, doanhnghiệp có thể thẩm định, đánh giá và ngăn ngừa được. Song có những rủi ro xuất phát từ những nguyên nhân khách quan bấtkhả kháng mà các ngân hàng và doanhnghiệp phải chấp nhận, như rủi ro về thiên tai động đất, mưa bão, hoả hoạn, các rủi ro về chính trị… Do vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn các rủiro. Bởi vì bản thân ngân hàng thương mại “ngại” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn. Nhưng để thực hiện tốt chủ trương của Đảng của Nhà nước là phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các ngân hàng thương mại phải tìm cách giảm thiểu bớt rủi ro trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng vẫn đảm bảo vốn cho các DNNVV phát triển. 1.2.3.5 Vai trò của tài trợ tín dụng ngân hàng với DNNVV. Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại, thúc đẩy hệ thống ngân hàng đổi mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối… Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển DNNVV ta xét một số vai trò sau: Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV đƣợc liên tục: Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để tồn tại, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 doanh. Việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào tài trợ của hệ thống ngân hàng. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến phương thức kinh doanh… Có vốn các doanh nghiệp sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục. Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV: Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Ngoài ra, các ngân hàng chỉ cho vay khi các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, khả năng tài chính lành mạnh đủ đảm bảo trả nợ. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn, các doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho DNNVV: Trongnền kinh tế thị trường hiếm doanhnghiệp nào chỉ duy nhất dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chínhlà công cụ đònbẩy để doanh nghiệp tốiưu hoá hiệu quả sửdụng vốn. Đốivới các doanhnghiệp nhỏ và vừa, do hạn chế về về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹp và nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm sẽ khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả, doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bìnhquânrẻ nhất. Tài trợ tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV: Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường muốn tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cnạh tranh. Đặc biệt đốivới các DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trongcạnh tranh trước các doanhnghiệp lớn trongnước và ngoài nước là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sựphát triển trongkhi vốntự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất rất nhiều năm mới thực hiện được và khi đó cơ hội để đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời cơ hội đầu tư, các DNNVV chỉ có thể tìmđến tíndụng ngân hàng. Chỉ có tíndụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thịtrường cạnh tranh. 1.3. Tàitrợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVVở Việt nam 1.3. 1. Cơ sở pháp lý để thực hiện tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV ở Việt nam Để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển các DNVVN, từ năm 1990 đến nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn liên quan đến tiêu thụ sản phẩm của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chỉ thị 202/CT-CP ngày 28.6.1991 của Chính phủ về thí điểm mô hình cho vay đến hộ nông dân, trong đó giao cho hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là kênh chính yếu cung cấp tín dụng cho các hộ gia
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 đình ở nông thôn. Những năm gần đây, trong tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỷ trọng cho vay đối với các hộ nông dân ngày càng tăng. Từ năm 1996 đến nay, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung thực hiện cho vay theo chương trình, dự án mục tiêu, trong đó có chương trình xây dựng và đổi mới công nghệ chế biến nông - lâm - hải sản đã tác động hỗ trợ về tài chính cho các DNNVV trong lĩnh vực chế biến nông sản - thực phẩm. Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 2.3.1993 của Chính phủ quy định về cho hộ nông dân vay vốn để phát triển nông- lâm - ngư nghiệp. Quyết định 178/1998/QĐ-TTg ngày 19.9.1998 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của các DNNVV. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích xuất khẩu, góp phần hỗ trợ về vốn cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu, Chính phủ đã cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2%/ tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng. Chính sách này cũng đã tạo điều kiện đầu tư ứng trước cho các DNNVV để đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30.3.1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các văn bản chính sách này đã quy định việc nhà nước hỗ trợ tài chính dưới hình thức tín dụng ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên nhiều kênh khác nhau như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng cho người nghèo, Ngân hàng Công thương; đồng thời đa dạng hoá các nguồn vốn tín dụng theo các kênh như: Quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần, các HTX tín dụng. Với chính sách này đã mở rộng phạm vi và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của nhà nước
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 cho các hộ và các DNNVV. Quyết định số 131/QĐ - TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho vay các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để phát triển SXKD. Để phần nào hỗ trợ các DN giảm giá thành sản phẩm, duy trì SXKD và tạo việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Ngoài ra, nhà nước đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ vốn đối với các DNNVV như thành lập một số tổ chức như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa phương, Quỹ cho vay theo các chương trình hỗ trợ phát triển: Triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm cho các DNNVV, triển khai các chương trình cho vay tín dụng từ nguồn tài trợ của các nước đối với một số đối tượng đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại cũng đã có các quy định thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại tiếp cận thuận lợi hơn với các nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, số lượng các DNNVV, hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng chính thức đã tăng lên đáng kể. Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng hơn, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 2003 đã xoá bỏ ưu tiên và ưu đãi vay vốn đối với doanh nghiệp và các HTX). Chính phủ tạo điều kiện cho một số đối tượng là DNNVV được vay vốn các tổ chức tín dụng không phải đảm bảo bằng tài sản (Nghị quyết số 02/2003/NQ - CP ngày 17.01.2003 của Chính phủ quy định cho vay đến 30 triệu đồng đối với chủ trang trại; đến 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản; đến 100 triệu đồng đối với HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư, con giống để sản xuất nông, ngư nghiệp; đến 500 triệu đồng đốivớiHTX sản xuất hàng xuất khẩu, nghề truyền thống. Các chính sách tín dụng trên đã có nhiều đổi mới rất cơ bản góp phần tạo
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 môi trường và điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tạo cho các DNNVV nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn. 1.3.2. Thực trạng hoạt động tài trợ tín dụng ngân hàng với các DNNVV tại Việt nam trong thời gian qua DNNVV là đối tượng khách hàng có nhiều tiềm năng và có vai trò rất lớn mà các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài quan tâm phục vụ. Bên cạnh các ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng TMCP Châu Á, NHTMCP Quốc tế, NHTMCP Sài Gòn Thương tín, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng là những ngân hàng rất sớm đã xác định thị trường DNNVV, thị trường cho vay bán lẻ là thị trường mục tiêu lâu dài, thì đến nay các ngân hàng thương mại nhà nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước đây chỉ xác định những doanh nghiệp lớn, các tổng công ty là khách hàng của mình, thì nay cũng đã hoạch định chiến lược tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV như: Ngân hàng Ngoại thương đổi mới công nghệ, phát triển thị trường tín dụng bán lẻ dành 3.000 tỷ để cho vay DNNVV; Ngân hàng Đầu tư và phát triển cũng dành 3.200 tỷ để cho vay DNNVV; Ngân hàng Công thương là ngân hàng nhà nước đầu tiên đi tiên phong trong việc cho vay DNNVV và cũng là ngân hàng gặt hái được nhiều thành công nhất, dư nợ cho vay DNNVV chiếm tới 50% - 60% tổng dư nợ. Uớc tính 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng, số vốn mà các NHTM cho các DNNVV vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ, tốc độ tăng trong tín dụng cho khối DNNVV trong những năm gần đây cũng đã cho thấy tín hiệu khả quan: năm 2006 là 37,1%, năm 2007 là 20,18% và năm 2008 khoảng 22%.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có chiến lược phát triển tín dụng cho DNNVV và đã đạt kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng vẫn còn không khó khăn, với nhiều lý do khác nhau: Bảng 1.3:Khả năngtiếp cận nguồn vốn ngân hàng STT Chỉ tiêu Tỷ lệ 1 Khả năng tiếp cận được 32,38% 2 Khó tiếp cận 35,25% 3 Không tiếp cận 32,37% Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ ký thuật DNNVV tại Hà Nội, Điều tra khảo sát DNNVV Việt Nam Như vậy, có tới 67,62% DNNVV rất khó khăn và không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, với một số lý do chính: Thứ nhất: Lý do lớn nhất là tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh cho khoản vay, chiếm đến 77% từ chối cho vay của ngân hàng. Theo quy định của Chính phủ, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để được vay vốn không có tài sản bảo đảm thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện: Kinh doanh 2 năm gần nhất có lãi, có đầy đủ báo cáo tình hình tài chính; có phương án, dự án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế; có uy tín trong quan hệ giao dịch với ngân hàng. Trên thực tế, rất ít DNNVV có thể đáp ứng các điều kiện trên, đặc biệt các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm mới, nên hiện nay các ngân hàng cho vay DNNVV đều có quy định phải có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, cũng không phải tài sản nào cũng được ngân hàng nhận làm tài sản bảo đảm, việc xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cũng là khó khăn, thường thấp hơn giá trị thị trường (đặc biệt với máy móc dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng, các tài sản tự chế tạo, cải tạo) dẫn đến việc từ chối cho
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 vay của ngân hàng. Thứ hai: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa có độ tin cậy trong việc phản ánh trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp, chưa thực hiện chế độ kế toán. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ, không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế. Một số doanh nghiệp còn trốn thuế, mua bán hoá đơn tài chính, sử dụng hoá đơn giả. Các hoạt động kinh doanh thu chi phần nhiều bằng tiền mặt, nên ngân hàng không đủ cơ sở đánh giá nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp. Thứ ba: Thiếu căn cứ và các thông tin phục vụ đánh giá tính khả thi của phương án, dự án vay vốn, hơn nữa việc giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đứng mục đích cũng là khó khăn cho ngân hàng. Thứtư: Về phíangân hàng, trước những khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập của nền kinh tế thế giới, nhiều ngân hàng đánh giá nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng với của DNNVV là lớn, chính vì vậy việc mở rộng tín dụng cần có sự thận trọng là hết sức cần thiết. Thứ năm: Vốn đối ứng của doanh nghiệp thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay nên nguy cơ rủi ro cao, ngân hàng thường không mặn mà với doanh nghiệp có vốn tự có ít. Thứ sáu: Tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng, nhiều ngân hàng (đặc biệt ở hệ thống các NHTM Nhà nước) không dám mạo hiểm đầu tư cho vay khi thấy không an toàn, bởi nếu xảy ra rủi ro thì rất nhiều khả năng sẽ bị liên đới. Mà rủi ro trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn, với nhiều nguyên nhân bất khả kháng (nguyên nhân khách quan) không thể tránh được.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 1.3.3. Kinh nghiệm của các nƣớc về hoạt động tài trợ tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.3.1Kinhnghiệm của cácnước và các khu vực lãnhthổ * Đài Loan: Để tạo nguồn vốn, Nhà nước thành lập "Quỹ phát triển DNNVV" để giúp các DN này cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh hợp tác với nhau, đồng thời hướng dẫn cho quỹ tự phát triển nhằm thúc đẩy các DNNVV phát triển lành mạnh. Quỹ này cấp tín dụng cho các DNNVV với lãi suất thấp hơn lãi suất thường của ngân hàng thương mại nhằm giúp cho DN phát triển theo chuyên ngành hoặc chuyển hướng ngành nghề của các DN, Quỹ này sử dụng nguồn lợi nhuận để đảm bảo tín dụng cho các trường hợp phát triển chuyên ngành, mức bảo hiểm cao nhất là 90% và chịu một nửa số rủi ro. * Nhật Bản: Khuyến khích mở rộng đầu tư, chính phủ và các hiệp hội đã dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNNVV, khoản kinh phí này tập trung trên 4 lĩnh vực chính. - Xúc tiến hiện đại hóa các DNNVV. - Hiện đại hóa các thể chế quản lý DNNVV. - Các hoạt động tư vấn cho DNNVV. - Các giải pháp tài chính cho DNNVV. * Singapoe: Hội đồng phát triển kinh tế cộng tác với ngân hàng phát triển Singapo thành lập chương trình tài chính nhằm khuyến khích phát triển phát triển hơn nữa và nâng cấp kỹ thuật cho DNNVV. Singapo còn thiết lập các văn phòng cho các DNNVV với vai trò "Tư vấn một cửa" cho các DNNVV, khuyến cáo các loại vay vốn và nguồn tài trợ có sẵn, tìm cách để cho các DNNVV tiếp cận với các ngân hàng, các nhà đầu tư. * CHLB Đức, Mỹ: Chính phủ giúp vốn cho các DNNVV bằng chính sách tài chính thông qua con đường tín dụng và trợ cấp. Tín dụng đầu tư được