SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU QUÍ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
Tháng 12 năm 2016
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THU QUÍ
MSSV: ST1221N040
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ KHƯƠNG NINH
Tháng 12 năm 2016
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
MỤC LỤC
Chương 1.GIỚI THIỆU ............................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng...........................3
2.1.1.1 Khái niệm.......................................................................................................3
2.1.1.2 Chức năng ......................................................................................................4
2.1.1.3 Vai trò.............................................................................................................5
2.1.2 Phân loại tín dụng ............................................................................................6
2.1.2.1 Mục đích cho vay..........................................................................................6
2.1.2.2 Thời hạn cho vay...........................................................................................6
2.1.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng .......................................................7
2.1.2.4 Phương thức cho vay....................................................................................7
2.1.3 Chính sách tín dụng .........................................................................................7
2.1.3.1 Đối tượng cho vay ........................................................................................7
2.1.3.2 Điều kiện cho vay .........................................................................................8
2.1.3.3 Thời hạn cho vay...........................................................................................8
2.1.3.4 Lãi suất cho vay ............................................................................................8
2.1.4 Đảm bảo tín dụng.............................................................................................9
2.1.4.1 Khái niệm đảm bảo tín dụng .......................................................................9
2.1.4.2 Các hình thức đảm bảo tín dụng .................................................................9
2.1.5 Quy trình cho vay.............................................................................................9
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ..........11
2.1.6.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: ...............................................................11
1.1.6.2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn: ............................................................................11
2.1.6.3 Dư nợ/Tổng vốn huy động: .......................................................................11
2.1.6.4 Nơ xấu/Dư nợ:.............................................................................................11
2.1.6.5 Hệ số thu nợ:................................................................................................12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................12
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................12
Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG .........................................................13
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ................................................................................13
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ................13
3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Sóc
Trăng..........................................................................................................................16
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.......................................17
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................18
3.2.1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức.....................................................................................18
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận....................................................19
3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 21
3.4 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT – CN SÓC
TRĂNG.....................................................................................................................25
3.4.1 Mục tiêu phấn đấu..........................................................................................25
3.4.2 Những chương trình lớn thực hiện trong năm 2016 ..................................25
3.4.3 Những biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện trong năm 2016 .............26
Chương 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN
SÓC TRĂNG ...........................................................................................................27
4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN..................................................................................27
4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2013-
2015...........................................................................................................................28
4.2.1 Huy động vốn theo thời hạn .........................................................................28
4.2.2 Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn ..............................................30
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ..........................................................32
4.3.1 Cho vay theo thời hạn tín dụng ....................................................................32
4.3.2 Cho vay theo đối tượng .................................................................................34
4.4 DOANH SỐ THU NỢ......................................................................................35
4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn......................................................................35
4.4.2 Thu nợ theo đối tượng ...................................................................................37
4.5 TÌNH HÌNH DƯ NỢ ........................................................................................38
4.5.1 Dư nợ theo thời hạn .......................................................................................38
4.5.2 Dư nợ theo đối tượng.....................................................................................40
4.6 TÌNH HÌNH NỢ XẤU .....................................................................................41
4.6.1 Nợ xấu theo thời hạn......................................................................................41
4.6.2 Nợ xấu theo đối tượng tín dụng ...................................................................42
4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ......................................................43
4.7.2 Vốn huy động theo thời hạn trên tổng vốn huy động................................45
4.7.3 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn..................................................................45
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
4.7.4 Tổng dư nợ trên vốn huy động .....................................................................45
4.7.5 Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ ..............................................46
4.7.6 Hệ số thu nợ....................................................................................................46
4.7.7 Vòng quay vốn tín dụng................................................................................46
4.7.8 Nợ xấu trên tổng dư nợ..................................................................................47
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC
TRĂNG.....................................................................................................................48
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN....................................................................48
5.1.1 Bên ngoài ngân hàng .....................................................................................48
5.1.2 Bên trong ngân hàng......................................................................................49
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO
NGÂN HÀNG..........................................................................................................49
5.2.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay ......................49
5.2.1.1 Về lãi suất ....................................................................................................49
5.2.1.2 Về chính sách khách hàng .........................................................................50
5.2.1.3 Về phát triển thương hiệu ..........................................................................51
5.2.1.4 Về cán bộ công nhân viên..........................................................................52
5.2.1.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.................................................53
5.2.1.6 Về cơ sở vật chất.........................................................................................55
5.2.2 Một số biện pháp hạn chế nợ xấu.................................................................55
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................58
6.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................58
6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................58
6.2.1. Đối với ngân hàng Agribank – Chi nhánh Sóc Trăng ......................58
6.2.2. Đối với Nhà Nước.................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng .................................................19
Hình 3.2 Chi nhánh hoạt động ...............................................................................19
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 ..................................22
Bảng 3.2 Kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2016....25
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn ..................................................................................27
Bảng 4.2. Huy động vốn theo thời hạn ..................................................................28
Biểu đồ 4.1. Huy động vốn theo thời hạn.............................................................30
Bảng 4.3. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn......................................30
Biểu đồ 4.2. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn .................................32
Bảng 4.4. Cho vay theo thời hạn tín dụng ............................................................32
Biểu đồ 4.3. Cho vay theo thời hạn tín dụng........................................................34
Bảng 4.5. Cho vay theo đối tượng .........................................................................34
Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thời hạn..............................................................35
Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ theo thời hạn .........................................................37
Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo đối tượng...........................................................37
Bảng 4.8. Dư nợ theo thời hạn ...............................................................................38
Biểu đồ 4.5. Dư nợ theo thời hạn...........................................................................40
Bảng 4.9. Dư nợ theo đối tượng.............................................................................40
Bảng 4.10. Nợ xấu theo thời hạn ...........................................................................41
Bảng 4.11. Nợ xấu theo đối tượng tín dụng .........................................................42
Bảng 4.12. Các chỉ số tài chính..............................................................................43
Bảng 4.13. Nợ xấu trên tổng dư nợ .......................................................................47
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu
nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của đất nước. Chính vì
lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những
vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến
trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những trở
ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nước chung
là vấn đề về vốn. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa
mỗi khi vào vụ. Từ khi Quyết định 67/1999/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ
ban hành ngày 30/03/1999 về “Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục
vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” thì công tác Ngân hàng đối với lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã thực sự khởi sắc và có bước
ngoặc mới, nó tạo đà phấn khởi cho cả phía Ngân hàng mà đặc biệt là hệ
thống NHNN Việt Nam và cho cả người nông dân lâu nay chưa thể tiếp cận
được với nguồn vốn của Ngân hàng.
Tuy Quyết định 67 của Chính phủ bước đầu đã tháo gỡ bớt được những
khó khăn vướng mắc trong việc cung ứng vốn tín dụng đến các hộ sản xuất,
nhưng qua công tác hoạt động thực tiễn đã phát sinh không ít khó khăn cho
phía Ngân hàng và cả những người hoạch định chính sách như: chưa xác định
được thị trường lớn do địa bàn dàn trải, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng
tăng…, đứng trước thực trạng trên việc tìm ra một mô hình đầu tư thích hợp
cho nông dân đang là một vấn đề bức xúc của nghành cũng như các cấp chính
quyền ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động
tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống,
quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là
nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Trên
thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng quan niệm cho vay có tài sản thế chấp và
không vượt quá tỷ lệ quy định là an toàn.
Thực tế đã cho thấy nguồn vốn huy động của các tổ chức tài chính và dư
nợ cho vay tăng khá nhanh hàng năm, mức vốn cho vay đã được tăng dần lên,
tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần, đáp ứng ngày càng đủ nhu cầu vốn
cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, mức vốn cho vay còn nhiều hạn
chế so với nhu cầu thực tế mà nhu cầu cần có. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế
nào để ngân hàng có thể huy động được từ nhiều nguồn vốn và cho vay tới
các khách hàng một cách hiệu quả. Vì vậy chọn đề tài “Phân tích hoạt động
tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 2
thôn – Chi nhánh Sóc Trăng” là hết sức cần thiết nhằm đưa ra những biện
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêuchung
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn – CN Sóc Trăng (Sau đây gọi là Agribank Sóc Trăng); Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của
Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêucụ thể
- Phân tích tình hình vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ và nợ xấu
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2013 – 2015.
- Tìm hiểu mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
tư đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân
hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Agribank Sóc Trăng.
- Thời gian: 3 năm 2013, 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016
- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn
của Agribank Sóc Trăng.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 3
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng là hoạt động truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của các
NHTM. Các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản cho vay chiếm tới 60% tài
sản của Ngân hàng và đem lại 55 – 70% lợi nhuận của Ngân hàng.
Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tín dụng
(Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn)
Để hiểu rõ bản chất của tín dụng Ngân hàng, chúng ta cần xem xét quá
trình vận động của tín dụng qua các giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay.
Ở đây vốn được chuyển từ Ngân hàng sang người đi vay. Xét về bản
chất, khi đi vay giá trị của vốn tín dụng Ngân hàng giống với việc mua bán các
hàng hóa thông thường.
 Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất.
Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa để thỏa mãn
nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dung của người đi vay.
 Giai đoạn 3: Hoàn trả tín dụng.
Đây là giai đoạn kết thúc của một vòng tuần hoàn tín dụng. Khi vốn tín
dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín
dụng của người vay trả lại cho Ngân hàng.
 Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho
vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân hoặc
Người cho vay Người đi vay
Vốn + lãi
Vốn
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 4
doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản
cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh
toán.
2.1.1.2 Chức năng
Chức năng phân phối lại tài nguyên.
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ
sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài
nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và
tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín
dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các
công ty.
+ Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các
tổ chức trung gian, như ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính...
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian
chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền
tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác
chúng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc Nhà nước.
Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác
nhau: Đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan
đến thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính chất
cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ
yếu cho lĩnh vực phi sản xuất.
Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá).
Trong thời kỳ đầu lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát
triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng
đặc điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông.
Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quí kim (vàng), nhưng dần
dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng.
Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện
thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn
định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 5
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ
cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm:
+ Tiền tệ: Tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị.
+ Bút tệ (chúng ta sẽ đề cập ở phần sau).
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hoá nhanh hơn và do vậy,
hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh
mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển
kinh tế.
2.1.1.3 Vai trò
Có thể nói sẽ là không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có
vốn hoặc không đủ vốn hay ở một khía cạnh khác sẽ thiếu chính xác, khi chỉ
đề cập từ phía vốn đối với phát triển kinh tế. Bởi lẽ vốn được bắt nguồn từ nền
kinh tế, nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điều kiện tích tụ vốn
nhiều hơn.
Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII
của Đảng dã chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều
nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng..".
Nếu ta khẳng định quan niệm đúng về vốn thì sẽ giúp ta thể hiện được
những tiềm năng về vốn, cũng từ đó có biện pháp khai thác và sử dụng đem
lại hiệu quả với mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá hiện đại hoá.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải
có vốn (vốn bằng tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm
quyền, có chức năng huy động và tập trung) trước khi đem sử dụng.
Ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực hiện công việc này là
tổ chức tài chính (quỹ tài chính) và tổ chức tín dụng.
Song chủ yếu là tài chính tín dụng. Vì Các Mác đã có câu viết "một mặt
ngân hàng (tài chính tín dụng) là sự tập trung tự bán tiền tệ của những người
có tiền cho vay, mặt khác đó là sự tập trung những người đi vay. Vậy tín dụng
ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng từ buổi sơ khai đến mô hình ngân hàng
hiện đại ngày nay. Với khái niệm ấy đối với riêng trong lĩnh vực tín dụng là
một vấn để vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Có thể khái
quát qua thực tiễn cho thấy hiệu quả của tín dụng ngân hàng - tín dụng ngân
hàng đã góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 6
tác động tích cực đến nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền
kih tế thị trường. Nó góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế, chống lạm phát tiền tệ.
Ý nghĩa để trở thành hiện thực. Khi vốn tín dụng ngân hàng thể hiện
chức năng và vai trò của bản thân thì phát triển kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực
nào của sự nghiệp phát triển kinh tế đều đem lại những hiệu quả nhất định góp
phần không nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
2.1.2 Phân loại tíndụng
2.1.2.1 Mục đích cho vay
Theo tiêu thức này thì tín dụng ngân hàng được phân chia rất đa dạng và
phong phú:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và
xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp
thương mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là cho vay ngắn hạn để bổ xung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
- Cho vay Nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản
xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, con giống, lao động, ...
- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay Ngân hàng còn cho vay để trang
trải các khoản chi phí thông thường của đời sống thông dụng dưới tên gọi là
tín dụng tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng là một ví dụ.
- Thuê mua và các loại tín dụng khác.
2.1.2.2 Thời hạn cho vay
Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng
để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, nó
có thể được vay cho những sinh hoạt cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-3 năm. loại
tín dụng này thường dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và biến đổi kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có
thời hạn thu hồi vốn nhanh.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 7
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dung có thời gian từ 3 năm trở lên.
Loại tín dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như:
Đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ
tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và
một phần bổ sung cho vốn lưu động.
2.1.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không cần tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín.
Đối vói những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài
chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không
đòi hỏi nguồn thu nợ bổ xung.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được Ngân hàng cung cấp với
điều kiện phải có tài sản thế chấp hoặc cần có bảo lãnh của bên thứ ba. Đối
với khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi
phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một
nguồn thứ hai, bổ xung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn nhằm bù
lại khoản tiền vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ.
2.1.2.4 Phương thức cho vay
Theo cách này thì khoản cho vay có thể được hoàn trả theo hai cách.
Cách thứ nhất là trả một lần cả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Hai là khoản tiền
vay sẽ được trả làm nhiều lần theo nhiều kỳ.
2.1.3 Chính sách tíndụng
2.1.3.1 Đối tượng cho vay
Là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân, các tổ chức khác…, họ đủ điều kiện vay theo quy định của pháp luật và
quy định của ngân hàng
Đối tượng cho vay của Ngân hàng cụ thể được phân thành 2 loại là:
khách hàng cá nhân (có thể là dân cư, hộ gia đình, tiểu thương, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tín dụng…), và khách hàng doanh nghiệp, trong đó ngân hàng
chủ yếu chú trọng đến đối tượng là các hộ gia đình (cho vay trả góp, cho vay
theo hạn mức tín dụng) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 8
2.1.3.2 Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiện:
- Có năng lực pháp lực dân sự đầy đủ. Pháp nhân phải được thành lập và
hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đầy
đủ trong thời hạn cam kết. Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với mục tiêu
đầu tư và hợp pháp.
- Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, tính toán được hiệu
quả trực tiếp. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có chứng chỉ
hành nghề.
- Chấp nhận, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay như thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc được tín chấp theo quy định của
pháp luật.
- Cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng. Chứng từ trong hợp đồng phải được phát hành và lưu hành hợp
pháp, phải đầy đủ, rõ ràng, không cạo sửa, tẩy xóa và phải còn trong thời hạn
hiệu lực…
2.1.3.3 Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: là từ 12 tháng trở lại.
- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng nhưng không quá thời
hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối
với pháp nhân.
- Cho vay dài hạn: trên 60 tháng
2.1.3.4 Lãi suất cho vay
- Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn do Tổng
Giám đốc NHTM ban hành từng thời điểm được căn cứ vào quy định về lãi
suất cho vay cùng thời hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tiền lãi được tính trên dư nợ nhân số ngày phát sinh nợ thực tế nhân
với lãi suất ngày.
- Số ngày tính lãi là số ngày phát sinh thực tế kể từ ngày nhận nợ vay,
không tính ngày khách hàng đã thanh lý hồ sơ vay.
- Nếu tiền lãi cho vay tính theo tháng thì 1 tháng có 30 ngày, và nếu tiền
lãi cho vay tính theo năm thì 1 năm có 360 ngày
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 9
2.1.4 Đảm bảo tín dụng
2.1.4.1 Khái niệm đảm bảo tín dụng
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức
tín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế
và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây
là phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn
khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản
2.1.4.2 Các hình thức đảm bảo tín dụng
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp
Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài
sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:
- Thế chấp bất động sản; Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở
hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
 Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. Giấy tờ có giá như cổ phiếu,
trái phiếu….
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài
sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng. Đảm bảo
tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản
hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản
vay đó đối với ngân hàng.
 Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh:
Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu
khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực
hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
2.1.5 Quy trình cho vay
Bước 1: Thẩm định khách hàng (thầm định hồ sơ)
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 10
- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì sẽ liện hệ với Phòng kinh
doanh, chi nhánh, hội sở để được làm hồ sơ vay vốn.
- Trước khi là thủ tục vay vốn nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích,
thẩm định khách hàng, cập nhật thông tin thực tế về khách hàng, thông tin thị
trường bên ngoài của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm
phục vụ cho công tác thẩm định thêm chính xác. Tìm hiểu phướng án sản xuất
kinh doanh có đạt hiệu quả không, tình hình tài chính và tài sản thế chấp đảm
bảo phải hợp lý. Khách hàng cũng phải cung cấp thông tin cho bộ phận tín
dụng.
Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ vay vốn (ký hợp đồng)
- Sau khi thẩm định, tiếp xúc tìm hiểu khách hàng. Khách hàng cung cấp
những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn, nhân viên tín
dụng sẽ tiến hành lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng và ký hợp đồng. Lập hợp
đồng thế chấp, cầm cố, bão lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế
chấp hoặc đảm bảo nợ vay theo đúng qui định. Và lập báo cáo thẩm định để
chuyển xuống bộ phận kiểm tra và xét duyệt (trưởng phòng, phó phòng, GD..)
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, xét duyệt cho vay
- Sau khi làm xong thủ tục vay vốn của khách hàng, nhân viên tín dụng
tiến hành trình báo cáo thẩm định và chuyển hồ sơ vay cho trưởng Phòng kinh
doanh xem xét, kiểm tra, đánh giá lại. Thông báo kết quả hồ sơ, nếu chấp nhận
cho vay thì nhận và lưu giữ hồ sơ, bản công chứng TS đảm bảo, điều kiện giao
dịch đảm bảo, bảo hiểm TSĐB (nếu có) sau đó chuyển sang bước 4 (giải
ngân). Ngược lại, không chấp nhận cho vay thì phải thông báo lý do từ chối
cho vay.
Bước 4: Tiến hành giải ngân
- Phòng ngân quỹ nhận và kiểm tra lại hồ sơ hợp đồng, các giấy tờ đảm
bảo vay tiền. sau khi kiểm tra xong thủ quỹ tiến hành giải ngân cho khách
hàng.
Bước 5: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay thanh lý và thu nợ
- Nhân viên tín dụng lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi
đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả
nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay
không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay.
- Nếu không trả đủ số nợ vay và lãi theo qui định hợp đồng thì sẽ thế
chấp tài sản đúng như hợp đồng đã ký hết. Ngược lại, nếu trả đủ số nợ vay và
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 11
lãi theo hợp đồng thì giải chấp TS đảm bảo, tất toán và lưu hồ sơ vay. Hai bên
kết thúc hợp đồng
2.1.6 Các chỉ tiêuđánh giáhiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.6.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn:
Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối
với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng
lớn.
1.1.6.2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn:
Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của
ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng
nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử
dụng của ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng
của ngân hàng ổn định và hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn
nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.
2.1.6.3 Dư nợ/Tổng vốn huy động:
Chỉ tiêu này cho biết NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn
mà NH huy động được., đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc
cho vay vốn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
của NH. Tỷ lệ này càng gần 1 càng tốt cho hoạt động NH, khi đó NH sử
dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được.
2.1.6.4 Nơ xấu/Dư nợ:
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ / Tổng vốn huy động = x 100%
Tổng vốn huy động
TỒNG VHĐ
VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NV = x 100%
TỔNG NV
DƯ NỢ
DƯ NỢ / TỒNG NV = x 100%
TỔNG NV
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 12
NỢ XẤU
NỢ XẤU / DƯ NỢ = x 100%
DƯ NỢ
ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của
ngân hàng là bình thường).
2.1.6.5 Hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
Biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay.
Chỉ tiêu này dung để đánh giá hiệu quả thu nợ của ngân hàng. Phản ánh
trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu
được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và
công tác thu nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tổng hợp, phân tích, đánh
giá các số liệu được cung cấp từ các báo cáo hàng năm từ Phòng kinh doanh,
đồng thời dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối, kết hợp với
những kiến thức đã học để thấy được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng. Cụ thể như sau:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng kinh doanh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
Thu thập số liệu sơ cấp từ các nguồn thông tin đại chúng như: báo chí,
tập chí ngân hàng, internet…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đôi.
- Sử dụng các chỉ số tài cính đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 13
Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành
lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp (NHPTNO) Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn.
Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) về NHNO & PTNT Việt Nam. Đến tháng 7/1988, Trung
tâm điều hành NHPTNO Việt Nam được h́nh thành để điều hành hoạt động của
toàn hệ thống.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính
Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông thôn (NHNT) Việt
Nam thay thế NHPTNO Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp (NHNO) là Ngân
hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
của mình trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc
NHNN Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNO Việt Nam
thành NHNO & PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng
đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp
của NHNN Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng
thương mại, NHNO & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối
với khu vực nông nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là NHTM lớn nhất Việt Nam với tổng
nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy
động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: trên
118.000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng
thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên
1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 14
đại, cung cấp những sản phẩn, dịch vụ Ngân hàng hoàn hảo. Đến nay tổng
số Dự án nước ngoài mà NHNO & PTNT Việt Nam tiếp nhận và chuyển khai là
trên 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNO là
1,5 tỷ USD, hiên nay NHNO & PTNT Việt Nam đã có mối quan hệ với trên 851
Ngân hàng và có tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại
tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ
đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng
dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông
thôn đạt 242.062 tỷ đồng.
Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới
thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 -
26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng,
nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần
thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu
Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam
theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
thương mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ
mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm
2002.
Cũng trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ
đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định
chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các
chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước,
Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết
10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực
trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông”
luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống.
Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam
trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 15
triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong
nước v.v…
Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài
đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào
tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. 2010 cũng là
năm Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ
2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần
thứ VI.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011,
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt
động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung
8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng,
tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo
hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ
đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông
thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính
phủ.
Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có
sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng
Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích,
đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và
thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong
nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài
sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10%
so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất,
các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm
soát giảm dần.
Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN;
Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao;
Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 16
Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 -
26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được
đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương
Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp
lại địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là
Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500.
Tính đến 31/12/2015, toàn hệ thống Agribank đã thực hiện huy động
được lượng vốn hơn 804 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 16,5% – vượt kế
hoạch năm 2014 đề ra, đồng thời vượt mục tiêu của Đề án tái cơ
cấu. Agribank đã liên tiếp được các ngân hàng đại lý ghi nhận sự nỗ lực trong
hoạt động thanh toán quốc tế bằng các giải thưởng như “Ngân hàng có chất
lượng thanh toán quốc tế chuẩn năm 2015” do Standard Chartered Bank trao
ngày 5/4/2016, ngân hàng có “Tỷ lệ điện đạt chuẩn cao năm 2015” do The
Bank of New York Mellon trao ngày 17/8/2016.
3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN
Sóc Trăng
Theo quyết định số 53/NH của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày
14/07/1989 Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Hậu Giang đă được thành
lập, thời gian đó Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Sóc Trăng chỉ là một chi nhánh
Thị xă của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang. Sau khi Tỉnh Hậu Giang
được tách thành hai Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Chi nhánh Ngân hàng Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào
hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ chức là một Ngân hàng Thương Mại
Quốc Doanh Tỉnh.
Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tỉnh Sóc Trăng luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát
triển kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả,
Ngân hàng mở rộng ra lĩnh vực hoạt động không những trong lĩnh vực nông
nghiệp mà c ̣n phát triển kinh tế xã hội và hiện nay Ngân hàng đă mở rộng lĩnh
vực hoạt động với nhiều h́nh thức đa dạng. Ngân hàng đă hướng các hoạt động
của mình vào xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay mạng lưới
hoạt động của Ngân hàng trong toàn tỉnh có 14 chi nhánh đặt ở trung tâm của
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 17
các huyện, các cụm đông dân cư và 2 pḥòng giao dịch lớn trên địa bàn thị xã
Sóc Trăng nay là thành phố Sóc Trăng.
Ngân hàng NN & PTNT Sóc Trăng là Ngân hàng thương mại lớn nhất với
khả năng tài chính, nhân sự mạnh nhất luôn chiếm khoảng hơn 50% thị phần
huy động vốn và đầu tư tín dụng của tỉnh. Hoạt động với 4 chỉ tiêu chính là:
Lĩnh vực huy động vốn, mở rộng và tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và tài chính
đạt mức tăng trưởng, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Trong những năm qua dù cho tình hình sản xuất kinh doanh một số
nghành của tỉnh Sóc Trăng gặp không ít khó khăn, dù cho tình hình trong
nước và thế giới có nhiều biến động, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh,
sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng cùng sự nổ lực của lãnh đạo, CBNV Ngân
hàng nên kết quả kinh doanh của bản thân Ngân hàng đạt nhiều khả quan.
Ngân hàng cũng không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục
vụ nhằm từng bước nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu của NHNo & PTNT
Sóc Trăng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với 3 nội dung chính là
con người, công nghệ và tài chính; đặc biệt quan tâm đến khâu đào tạo lực
lượng cán bộ trẻ có kiến thức… quyết tâm đưa NHNo & PTNT Sóc Trăng
ngày càng vững mạnh, có nguồn vốn ổn định và vững chắc để phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh.
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng
Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh bao gồm:
- Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản
phẩm huy động vốn của Chi nhánh rất đa dạng gồm tiết kiệm và tài khoản
tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp. Dòng sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng
gồm các sản phẩm tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm trả
trước với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau.
- Hoạt động tín dụng – bảo lãnh: cung cấp cho khách hàng một dòng
sản phẩm tín dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm cho vay vốn ngắn,
trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch
vụ; tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt
gia đình; cho vay mua ô tô trả góp; cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa
chữa nhà; cho vay du học; cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ
phần hoá; dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm...
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 18
- Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu: Chi nhánh cung cấp một
cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ
theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ: là lĩnh vực khá mạnh của Chi nhánh
Sóc Trăng. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ hiện đại,
Ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với mức giá
cả cạnh tranh hợp lý với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Ngoài ra, Ngân
hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các
hình thức kinh doanh phù hợp có lợi.
- Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp
cho khách hàng nhiều dịch vụ khác như Dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ
ngân quỹ, chi trả lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền nhanh
trong nước, dịch vụ kiều hối...
- Phát hành thẻ: sản phẩm thẻ của Ngân hàng rất đa dạng và phong
phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: thẻ tín dụng Agribank Visa
Platinum, Agribank Visa/ Master; các loại thẻ trả trước, thẻ ghi nợ...
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH
3.2.1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 19
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Hình 3.2 Chi nhánh hoạt động
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
a) Giám đốc:
Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh nói chung và
hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi quyền hạn. Công việc cụ thể
liên quan đến họat động tín dụng bao gồm:
- Xem xét nội dung thẩm định và hồ sơ tín dụng do Phòng kinh doanh
và phòng thẩm định trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
- Ký hợp đồng tín dụng và các hồ sơ tín dụng do Ngân hàng và khách
hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lí nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng.
- Quyết định các biện pháp xử lí nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng.
b) Phó giám đốc:
Hỗ trợ cho giám đốc trong việc giám sát hoạt động của Ngân hàng. Đôn đốc
các bộ phận cấp dưới thực hiện các công việc đă đề ra.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 20
c) Phòng thẩm định:
Chịu trách nhiệm trong việc thu thập, điều tra và quản lí những thông tin
nhằm thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng, thẩm định các khoản vay theo
quy định, tổ chức thẩm tra công tác thẩm định của các chi nhánh trực thuộc;
tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo
theo quy định.
d) Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu xây dụng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đăi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng quy mô, gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng, lựa chọn biện pháp hiệu quả cho vay và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụng phân theo cấp ủy quyền.
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình giám đốc ký duyệt.
Tiếp nhận thực hiện các trương tŕnh, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ
ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn, sử
dụng vốn đúng mục đích, cũng như trả nợ đúng hạn.
Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề ra
phương hướng khắc phục.
e) Phòng kế hoạch tổng hợp và nguồn vốn:
Có chức năng thực hiện xây dựng các chiến lược Marketing trong việc
huy động vốn.
Duyệt kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh
Lập kế hoạch kinh doanh và các báo cáo khác theo sự phân công của giám
đốc.
f) Phòng hành chính:
Dưới sự quản lí trực tiếp của phó giám đốc phụ trách Kế toán - Ngân quỹ
với chức năng xây dựng và đôn đốc thực hiện trương tŕnh công tác đầu tư mới,
giao tiếp với khách hàng đến quan hệ làm việc. Giữ gìn trật tự mỹ quan cơ quan,
thực hiện quản lí tài sản, kho, ấn chỉ lưu trữ tài liệu, văn thư tổ chức điều hành
mọi công tác theo yêu cầu của cấp trên.
g) Phòng kế toán ngân quỹ:
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 21
Quản lí vốn và tài sản, tham mưu cho giám đốc về việc quản lí tài chính,
thực hiện chế độ Kế toán - tài chính, ngân quỹ.
Tham gia giao dịch thị trường nội tệ. Chỉ đạo điều hành vốn thanh toán
theo kế hoạnh kinh doanh đă được duyệt trong toàn hệ thống NHNN & PTNT.
h) Phòng kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế:
- Khai thác, huy động các nguồn vốn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có
giá, kinh doanh ngoại tệ.
-Thực hiện tín dụng vay, bảo lănh, cầm cố chiết khấu và tái chiết khấu
chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ. Đối với các thành phần kinh tế, các Doanh
nghiệp thực hiện tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thực hiện các dịch vụ
Ngân hàng, chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ, làm đại lí mua bán chứng khoán,…
i) Phòng tổ chức cán bộ đào tạo:
Thuộc sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Có chức năng tổ chức công
tác nhân sự, mạng lưới phát triển nguồn nhân lực. tăng năng xuất lao đông. Lập
kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên của Ngân hàng và
các chi nhánh phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng nhà nước cũng
như toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
k) Phòng kiểm, tra kiểm toán nội bộ:
Hoạt động mang tính độc lập với các bộ phận khác trong Ngân hàng.
Thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phát hiện nhanh chóng và kịp
thời những sai sót của các bộ phận, cũng như cán bộ nhân viên trong Ngân
hàng. Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cương, kỹ luật nội bộ cũng
như các chế độ, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, tạo thêm sự tin tưởng,
chính xác cho các báo cáo tài chính của Ngân hàng đối với các khách hàng và
các nhà đầu tư.
l) Phòng vi tính:
Với chức năng cập nhật các thông tin trên máy vi tính, bảo quản lưu
truyền dữ liệu giao dịch.
Đảm bảo cho hệ thống mạng trong Ngân hàng hoạt động thông suốt.
3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2013-
2015
Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào
và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 22
mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là
thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và
mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Đây là
mục tiêu hành đầu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh Sóc Trăng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để có
thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng ra sẽ xem xết bảng số
liệu sau:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
Số tiền % Số tiền %
I: Tổng thu 350.568 455.477 613.570 104.909 29,9 158.093 34,7
Thu từ hoạt động
tín dụng
335.423 422.355 539.527 86932 25,9 117.172 27,7
Thu từ hoạt động
phi tín dụng
15.145 33.122 74.043 17.977 118,7 40.921 123,5
II: Tổng chi 343.065 425106 579.985 82.041 23,9 154.879 36,4
Chi từ hoạt động
tín dụng
285.582 334.393 412.277 48.811 17,1 77.884 23,3
Chi từ hoạt động
tín dụng
57.483 90.713 167.708 33.230 57,8 76.995 84,9
III: Lợi nhuận 7.503 30.371 33.585 22.868 304,8 3.214 10,6
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động ngân hàng năm nào cũng có lãi
và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là kết quả của quá trình cố
gắng không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động
ngắn hạn phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế xã hội với mục tiêu chung
của NHNN, của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện một cách linh
hoạt và có hiệu quả các mục tiêu trên giao
Về lợi nhuận:
Qua bảng 3.1 ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 của
ngân hàng là 7.503 triệu đồng, năm 2014 là 30.371 triệu đồng, tăng 22.868
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 23
triệu đồng, tương ứng tăng 304,8% so với năm 2013. Đến năm 2015 lợi nhuận
tăng lên 33.585 triệu đồng, tăng 3.214 triệu đồng, tương ứng tăng 10,6% so
với năm 2014. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt
động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 2.650.988 triệu đồng đồng ở
năm 2013 tăng đến 4.597.330 triệu đồng vào năm 2015, chính sự tăng trưởng
vốn này đã tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín
dụng, tăng trưởng dư nợ đối với các thành phần kinh tế, thêm vào đó với mạng
lưới kinh doanh đến tận các huyện cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc
phát triển thị phần của ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau
cao hơn năm trước. Hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng, các loại
hình kinh doanh được đa dạng hóa, do đó thu nhập của chi nhánh tăng dần qua
các năm. Tốc độ tăng thu nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí do
ngân hàng áp dụng các chính sách nhằm tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận của
ngân hàng ngày càng tăng.
Về tổng thu:
Theo dõi bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm thì thấy tổng
nguồn thu của ngân hàng đều tăng trên 100.000 triệu đồng, đặc biệt tăng mạnh
vào năm 2015, nếu như tổng thu 2014 tăng 104.909 triệu đồng khoảng 29,9%
so với năm 2013 thì năm 2015 tăng đến 158.093 triệu đồng tương đương tăng
34,7% so với năm 2014, mức tăng này là do trong năm 2015 NHNN tỉnh Sóc
Trăng tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo thị trường tín dụng là 55,6% và vốn
huy động 56% trên địa bàn.
Hàng năm ngân hàng có hai nguồn thu chính: thu từ hoạt động tín dụng
và phi tín dụng như: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ
thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Trong các nguồn thu thì nguồn
thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn năm 2013 thu từ hoạt động tín
dụng chiếm 95,6% trong tổng nguồn thu, năm 2014 chiếm 92,7% tổng thu,
năm 2015 chiếm khoảng 87,93% tổng thu. Tuy tỷ trọng tín dụng trong năm
2015 giảm nhưng nguyên nhân không phải do thu từ hoạt động tín dụng giảm
mà do tổng nguồn thu tăng quá lớn, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn thu
từ hoạt động tín dụng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng qua các năm nhờ
ngân hàng mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ, vận dụng linh hoạt lãi suất
suất huy động, tín dụng, phân loại khách hàng để áp dụng lãi suất hợp lý.
Ngoài ra thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu của ngân hàng còn tăng vì
các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng do ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ
kinh doanh của mình góp phần làm tăng tổng thu của ngân hang lên đáng kể.
Về tổng chi:
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 24
Ngân hàng phải chi các khoản như: chi từ hoạt động tín dụng, chi từ hoạt
động phí tín dụng (gồm: chi hoạt động dịch vụ, chi trả lương cho nhân viên,
chi cho hoạt động quản lý, công cụ và một số khoản chi khác…). Trong đó,
chi tín dụng chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2013 chiếm 83,24%; năm 2014
chiếm 78,66%; năm 2015 chiếm 71,1% trong tổng chi; chi từ hoạt động tín
dụng tuy có tăng qua ba năm do ngân hàng huy động vốn nhiều thì việc trả lãi
tiền gữi tăng là hợp lý nhưng khi nhìn tỷ trọng thì chi từ hoạt động này lại
giảm đều đó nghĩa là ngân hàng đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi không
cần thiết, có phương án kinh doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác
các nguồn vốn lớn và rẻ làm lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn giảm nên
chi cho hoạt động này có tỷ trọng giảm trong tổng chi trong năm đó.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả tốt và
có xu dướng đi lên, lợi nhuận hàng năm tăng rõ rệt, chi phí tuy tăng nhưng tốc
độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Có thể nói, lợi nhuận qua ba năm
đều tăng là do ngân hàng đã áp dụng chính sách, chỉ tiêu kế hoạch của hội sở
cho chi nhánh là giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, cố gắng đầu tư vào
hoạt động tín dụng để sử dụng hết nguồn vốn huy động trong kỳ bù đắp vào
các khoản chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng, cắt giảm những chi phí
không cần thiết góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng
đã mở rộng các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh của
mình trên địa bàn góp phần làm lợi nhuận tăng lên.
Tóm lại, tuy trong những năm qua ngân hàng đã phải chịu các khoản chi
phí khá cao và trích lập dự trữ khá cao nhưng kết quả kinh doanh đạt được rất
khả quan, kết quả đạt được là do sự cố gắng chung toàn thể ngân hàng từ công
tác huy động vốn đến cho vay, từ đề ra mục tiêu chiến lược đến việc thực hiện
mục tiêu chiến lược đó, từ khâu tiếp thị đến khâu chăm sóc khách hàng…Tất
cả vì mục tiêu “Agribank – mang phồn vịnh đến với khách hàng”. Tuy nhiên
ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm
thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần cố gắng
hơn nữa để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những mặt
mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt
hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tỉnh nhà.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 25
3.4 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT – CN SÓC
TRĂNG
3.4.1 Mục tiêu phấn đấu
Bảng 3.2 Kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2016
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2015 2016 (+); (-)
Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn huy động 1.852,1 2.315 463 25
Tiền gửi dân cư 1.331,4 1.527,9 196,5 14,7
Huy động ngoại tệ 71,5 100 28,5 40
Tổng dư nợ 4.418,4 5.523 1.111 25
Tăng trưởng tín dụng - - - 25
Tỷ trọng nợ trung dài hạn (%) 26,9 26 - -
Nợ xấu (%) 6,68 < 7 - -
Tài chính (lần) 1,36 Đảm bảo thu nhập -
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
3.4.2 Những chương trình lớn thực hiện trong năm 2016
- Triển khai giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm – quý đến từng đơn
vị NHNN phụ thuộc, thường xuyên giám sát, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu
đảm bảo cho thực hiện đạt và vược các chỉ tiêu do Tổng giám đốc giao trong
năm 2016
- Tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh
doanh đang dạng theo chức năng của chi nhánh NHNN cấp I và NHNN phụ
thuộc, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó
thiệt lập mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng và NHNN.
- Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo
quy định của trụ sở chính, củng cố năng lực hoạt động tiến tới lành mạnh tài
chính và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm toán để năng ngừa,
phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, đảm bảo thực hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh doanh của toàn chính nhánh NHNN tỉnh Sóc Trăng.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 26
- Phát động phong trào thi đua từ Hội sở đến các đơn vị NHNN phụ
thuộc đạt và vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2016, đặc biệt là thi đua chào mừng
kỹ niệm 65 ngày thành lập ngân hàng nhà nước Việt Nam.
3.4.3 Những biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện trong năm 2016
- Triển khai kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2016,
những chủ trương quy định của NHNN & PTNT Việt Nam đến các đơn vị
NHNN phụ thuộc.
- Tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh
doanh đang dạng theo chức năng của chi nhánh NHNN cấp I và NHNN phụ
thuộc, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó
thiệt lập mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng và NHNN.
- Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo
quy định của trụ sở chính, củng cố năng lực hoạt động tiến tới lành mạnh tài
chính và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.
- Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm toán để năng ngừa,
phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, đảm bảo thực hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh doanh của toàn chính nhánh NHNN tỉnh Sóc Trăng.
- Phát động phong trào thi đua từ Hội sở đến các đơn vị NHNN phụ
thuộc đạt và vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2016, đặc biệt là thi đua chào mừng
kỹ niệm 65 ngày thành lập ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Tích cực xử lý nợ xấu theo quy định, giảm thiểu rủi ro thông qua nâng
cao chất lượng thẩm định, quản lý sâu sát vốn vay, thực hiện phân nhóm nợ
chính xác theo quy định, xử lý kịp thời không để phát sinh nợ xấu và giảm
thiểu tỷ lệ nợ xấu so với năm trước.
- Tăng cường năng lực tài chính để chủ động xử lý rủi ro lành mạnh hóa
chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng và chăm sóc
khách hàng.
- Thực hiện khoán chi phí tài chính đến từng đơn vị NHNN phụ thuộc
phù hợp với điều kiện địa lý, môi trường kinh doanh thuận lợi hay khó khăn,
năng lực quản lý và khả năng của cán bộ.
- Phối hợp chặt chẽ công tác chuyên môn với công đoàn trong tuyên
truyền thi đua, quan tâm thích đáng hợp lý lợi ích của người lao động cả về
tinh thần, tạo niềm tin gắn bó dài lâu với lợi ích doanh nghiệp và CBVC.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 27
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN - CN SÓC TRĂNG
4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Vốn
huy
động
4.546.536 4.901.169 5.319.064 354.633 7,8 417.895 8,5
Vốn
điều
chuyển
1.545.822 1.568.374 1.755.291 22.552 1,5 186.917 11,9
Vốn
ủy
thác
-
Tổng 6.092.358 6.469.543 7.074.355 377.185 6,2 604.812 9,3
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy: nguồn vốn của Chi nhánh
Sóc Trăng chủ yếu là nguồn vốn huy động, tăng trưởng qua các năm:
Tổng nguồn vốn năm 2014 đạt 6.469.543 triệu đồng tăng 6,2% tương
ứng tăng 377.185 triệu đồng so với năm 2013, năm 2015 tổng nguồn vốn tăng
9,3% tương đương tăng 604.812 triệu đồng so với năm 2014, trong đó:
Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 4.456.536 triệu đồng; năm 2014
đạt 4.901.169 triệu đồng, tăng 354.633 triệu đồng so với năm 2013, ứng với
tỷ lệ tăng 7,8%. Năm 2015 vốn huy động đạt 5.319.064 triệu đồng tăng 8,5%
so với năm 2014.
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2015
6 tháng đầu
năm 2016
6 tháng đầu năm
2016/2015
+/- %
Vốn huy động 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3
Vốn điều
chuyển
923.837 1.016.221 92.384 10,0
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 28
Vốn ủy thác - -
Tổng 6.049.220 6.822.816 773.596 12,8
Đến 6 tháng đầu năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 6.822.816 triệu đồng
tăng 773.596 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó: Nguồn vốn huy động tăng 681.212 triệu đồng tương đương tăng
13,3% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng về nguồn vốn huy động này là
do trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Chi nhánh đã thực hiện một số
chương trình khuyến mãi như gửi tiết kiệm có quà tặng, miễn phí làm thẻ,
miễn phí thường niên cho thẻ, liên kết với các doanh nghiệp để chi trả lương
qua thẻ cho cán bộ, công nhân viên. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những
chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để
đảm bảo hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh, làm giảm sự phụ thuộc của
mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh.
Tình hình trên cho thấy do Ngân hàng đã đẩy mạnh các biện pháp để
thu hút vốn từ dân cư: bám sát địa bàn hoạt động. mở các đợt khuyến mại
với hình thức hấp dẫn để thu hút khách hàng, khi đi huy động tiền gửi tại địa
bàn thì các cán bộ có thái độ nhiệt tình, khéo léo trong giao tiếp và có hình
thức quà tặng kèm phù hợp ... nên đã khuyến khích được người dân
4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
2013-2015
4.2.1 Huy động vốn theo thời hạn
Bảng 4.2. Huy động vốn theo thời hạn
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tiền vốn
không kỳ hạn
đến dưới 12
tháng
3.779.874 3.677.137 3.651.181 (102.737) -2,7 (25.956) -0,7
Từ 12 tháng
đến 60 tháng
766.661 1.224.032 1.667.883 457.371 59,7 443.851 36,3
Trên 60 tháng -
Tổng 4.546.535 4.901.169 5.319.064 354.634 7,8 417.895 8,5
Nguồn: Phòng kinh doanh
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 29
Năm 2013, tổng lượng vốn huy động đạt được 4.546.535 triệu VND.
Trong đó, tổng lượng vốn huy động theo tiền vốn không kỳ hạn đến dưới 12
tháng đạt 3.779.874 triệu VND chiếm khoảng 83% trong tổng lượng vốn huy
động. Điều này cho thấy lượng vốn huy động không kỳ hạn đến dưới 12
tháng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tổng
lượng vốn chi nhánh huy động được. Tổng lượng vốn huy động tiền gửi từ
12 tháng đến dưới 60 tháng đạt khoảng 766.661 triệu VND, chiếm 17% trên
tổng lượng vốn chi nhánh huy động được năm 2013. Chi nhánh không có huy
động được tiền gửi trên 60 tháng.
Năm 2014, tổng lượng vốn Chi nhánh Sóc Trăng huy động được
đạt 4.901.169 triệu VND tăng 354.643 triệu đồng so với năm 2013. Trong đó,
tổng lượng vốn huy động theo tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 12 tháng vẫn
chiếm đa số với tổng số tiền là 3.677.137 triệu VND, chiếm 75% tổng vốn
huy động được trong toàn chi nhánh. Lượng vốn huy động theo tiền gửi có
kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng năm 2014 đạt 1.224.032 triệu VND,
chiếm 25% tổng vốn huy động của chi nhánh.
Năm 2015, tổng lượng vốn huy động đạt được 5.319.064 triệu
VND. Trong đó, tổng lượng vốn huy động theo tiền gửi không kỳ hạn đến có
kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 3.651.181 triệu đồng chiếm khoảng 69% trong tổng
lượng vốn huy động, 25.956 triệu đồng. Tổng lượng vốn huy động theo
tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng đạt 1.667.883 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 31% trên tổng lượng vốn chi nhánh huy động được năm
2015, tăng 443.851 triệu đồng, tương đương tăng 36,3% so với năm 2014.
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2015
6 tháng
đầu năm
2016
6 tháng đầu năm
2016/2015
+/- %
Tiền vốn không
kỳ hạn đến dưới
12 tháng
3.676.461 3.870.953 194.492 5,3
Từ 12 tháng đến
60 tháng
1.448.922 1.935.642 486.720 33,6
Trên 60 tháng -
Tổng 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3
6 tháng đầu năm 2016, tổng lượng vốn huy động đạt 5.806.595 triệu đồng tăng
681.212 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng vốn huy động
theo tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 12 tháng đạt 3.870.953 triệu đồng, vẫn
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 30
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng vốn huy động được. Từ đó, cho thấy
6 tháng đầu năm 2016, công tác huy động vốn của chi nhánh đạt nhiều kết quả
khả quan.
Biểu đồ 4.1. Huy động vốn theo thời hạn
4.2.2 Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn
Trong ba năm qua, lượng vốn huy động qua tiền gửi của Chi
nhánh Sóc Trăng tăng qua các năm, tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm phần lớn
trong nguồn vốn huy động. Lượng vốn huy động theo tiền gửi tiết kiệm
chiếm hầu như trên 65% tổng lượng vốn huy động chi nhánh. Điều này
cho thấy tiền gửi tiết kiệm vẫn được người dân ưa chuộng nhất. Sau đây là
bảng số liệu tiền gửi khác nhau mà Chi nhánh Sóc Trăng đã huy động trong
thời gian qua.
Bảng 4.3. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 31
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tiền gửi
tiết kiệm
3.110.113 4.029.475 4.395.773 919.362 29,6 366.298 9,1
Tiền gửi
các tổ
chức
kinh tế
532.567 457.278 470.899 (75.289) -14,1 13.621 3,0
Tiền gửi
khác
903.856 414.416 452.392 (489.440) -54,2 37.976 9,2
Tổng 4.546.535 4.901.169 5.319.064 354.634 7,8 417.895 8,5
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2015
6 tháng
đầu năm
2016
6 tháng đầu năm
2016/2015
+/- %
Tiền gửi tiết kiệm 4.234.734 4.959.974 725.240 17,1
Tiền gửi các tổ
chức kinh tế
478.999 374.863 (104.136) -21,7
Tiền gửi khác 411.650 471.758 60.108 14,6
Tổng 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3
Nguồn: Phòng kinh doanh
Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động tăng 7,8% tương ứng với số tiền là
354.634 triệu đồng , mà nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm
tăng, tăng 29,6% với số tiền tương ứng là 919.362 triệu đồng. Riêng tiền gửi
các tổ chức kinh tế năm 2014 giảm 21,7% so với năm 2013. Sang năm 2015,
tiền gửi tiết kiệm tăng 366.2998 triệu đồng tương đương tăng 9,1%. Nguồn
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn
huy động vốn các năm và 6 tháng đầu năm 2016 và có xu hướng giảm qua các
năm, điều này cho thấy Ngân hàng chưa tăng trưởng nhiều trong lĩnh vực tổ
chức kinh tế.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 32
Biểu đồ 4.2. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
4.3.1 Cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.4. Cho vay theo thời hạn tín dụng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Ngắn
hạn
2.287.021 2.109.976 2.392.395 (177.045) (7,7) 282.419 13,4
Trung
hạn và
dài hạn
357.530 332.929 383.105 (24.601) (6,9) 50.176 15,1
2.644.551 2.442.905 2.775.500 (201.646) (7,6) 332.595 13,6
Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng 6 tháng đầu năm
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 33
đầu năm
2015
đầu năm
2016
2016/2015
+/- %
Ngắn hạn
1.894.749 1.951.814
57.065 3,0
Trung và
dài hạn 268.779 321.919
53.140 19,8
2.163.528 2.273.733
110.205 5,1
Nguồn: Phòng kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của chi nhánh là tập trung vào cho vay ngắn,
trung hạn (đặc biệt là ngắn hạn) đối với khách hàng để vốn được quay
vòng nhanh. Nhận thức được cơ hội đầu tư, PGD đã triển khai những chính
sách ưu đãi lãi suất, phí giao dịch, các chương trình khuyến mãi,… nỗ lực
thu hút khách hàng. Kết quả, doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số cho vay (86%), doanh số biến động qua các
năm, năm 2013 doanh số là 2.644.551 triệu đồng; năm 2014 doanh số
2.442.905 triệu, giảm 201.646 triệu đồng, năm 2015 doanh số là 2.775.500
triệu, 6 tháng đầu năm 2016 là 2.273.733 triệu đồng tăng 110.205 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay trung hạn qua các năm chiếm tỷ trọng là 14% và vẫn tăng
trưởng qua các năm. Cho vay dài hạn chiếm 0% do ngay từ đầu chi nhánh
đã xác định chiến lược giảm cho vay dài hạn để tập trung vào ngắn, trung
hạn.
Việc Chi nhánh Sóc Trăng chú trọng mảng vay ngắn và trung hạn là
đúng đắn, vì thời hạn cho vay này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh
của của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp vưa và
nhỏ. Cho vay ngắn và trung hạn làm cho vốn ngân hàng được quay
nhanh hơn trong khi cho vay dài hạn sẽ làm cho vốn bị đóng băng. Mặt
khác, để cho vay dài hạn hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn dài
hạn mà việc huy động nguồn vốn này trong dân chúng rất khó khăn vì sự e
ngại về thời hạn, lãi suất, lạm phát…trước những biến đổi không ngừng của
nền kinh tế.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 34
Biểu đồ 4.3. Cho vay theo thời hạn tín dụng
4.3.2 Cho vay theo đối tượng
Bảng 4.5. Cho vay theo đối tượng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
DNNN 10.794 9.228 9.314 (1.567) (14,5) 87 0,9
DNNQD 941.348 963.368 1.052.079 22.020 2,3 88.711 9,2
HTX 1.292 405 1.534 (887) (68,7) 1.129 279,1
Hộ
SXKD
1.691.116 1.469.904 1.712.572 (221.212) (13,1) 242.668 16,5
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 35
Chỉ tiêu
6 tháng
đầu năm
2015
6 tháng
đầu năm
2016
6 tháng đầu năm
2016/2015
+/- %
DNNN 8.450 7.348 (1.102) (13,0)
DNNQD 894.871 918.463 23.591 2,6
HTX 366 1.349 982 268,2
Hộ SXKD 1.259.840 1.346.574 86.733 6,9
Nguồn: Phòng kinh doanh
Nhìn vào bảng trên ta thấy Chi nhánh Sóc Trăng chỉ tập trung cho vay
đối tượng là hộ SXKD và DNNQD.
Năm 2013 doanh số cho vay hộ SXKD là 1.691.116 triệu, năm
2014 giảm còn 1.469.904 triệu, năm 2015 tăng 242.668 triệu, tốc độ tăng
16,5%. Cho vay DNNQD năm 2014 tăng 22.020 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 2,3% so với năm 2013, năm 2015 tăng 88.711 triệu đồng tương ứng tỷ
lệ 9,2% so với năm 2014. DNNN năm 2014 giảm 1.567 triệu đồng tương
ứng giảm 14,5%, năm 2015 tăng 87 triệu đồng tương ứng tăng 0,9%. HTX
năm 2014 giảm 887 triệu đồng tương ứng giảm 68,7%, năm 2015 tăng
1.129 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 279,1% so với năm trước.
6 tháng đầu năm 2016 doanh số cho vay loại hộ SXKD là 1.346.574
triệu đồng tương ứng tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. DNNN giảm
1.102 triệu đồng tương ứng giảm 13%, DNNQD tăng mạnh 23.591 triệu
đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,6%. HTX 6 tháng đầu năm tăng 982 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 268,2% so với cùng kỳ năm trước.
4.4 DOANH SỐ THU NỢ
4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Ngắn
hạn 2.467.849 1.899.275 2.207.604 (568.574) (23,0) 308.329 16,2
Trung
hạn và
dài hạn
174.318 155.399 241.784 (18.919) (10,9) 86.385 55,6
Tổng
cộng 2.642.167 2.054.674 2.449.388 (587.493) (22,2) 394.714 19,2
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 36
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2015
6 tháng đầu năm
2016
6 tháng đầu năm
2016/2015
+/- %
Ngắn hạn 2.025.732 1.933.947 (91.785) -4,5
Trung và dài
hạn
184.462 173.457 (11.005) - 6,0
2.210.194 2.107.404 (102.790) -4,7
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Trong tổng thu nợ ,thu nợ ngắn hạn
chiếm trên 50% do chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn nhiều, các khoản
cho vay ngắn hạn này có thời gian đáo hạn trong một năm, sau khi kết
thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng thanh toán nợ cho Ngân
hàng.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn: Nhìn vào doanh số thu nợ
trung hạn năm 2013 chỉ có 174.318 triệu là thấp so với 357.530 triệu
mà chi nhánh bỏ ra cho vay, nhưng không thể đánh giá là chi nhánh thu nợ
kém mà đây là các khoản cho vay cuối năm 2013 chưa đáo hạn. Sang năm
2014 doanh số thu nợ trung hạn là 155.399 triệu, giảm 18.919 triệu so với
2013, năm 2015 doanh số thu là 241.784 triệu, tăng 86.385 triệu so với
2014 do thu các khoản nợ cho vay năm trước đến hạn cộng thêm các
khoản doanh nghiệp trả nợ dần. 6 tháng đầu năm 2016, doanh số thu nợ
đạt 173.457 triệu đồng, giảm 11.005 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2014/2013
thấp do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 bị tác động của khủng
hoảng kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng
thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch
bệnh,…tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh,…các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh
nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn.
Nhìn chung công tác thu nợ của chi nhánh tốt, kết quả thu nợ cao
ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nên
đã lựa chọn đầu tư vào những phương án/dự án mang tính khả thi cao và
có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế; các CBKH làm tốt công tác nhắc
nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, đa số khách hàng
vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có
hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn và chi nhánh luôn thực hiện
nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi
nợ.
DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI
DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 37
Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ theo thời hạn
4.4.2 Thu nợ theo đối tượng
Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo đối tượng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
DNNN 9.790 8.370 8.448 (1.421) (14,5) 79 0,9
DNNQD 882.043 921.943 996.319 39.900 4,5 74.376 8,1
HTX 1.172 367 1.391 (805) (68,7) 1.024 279,1
Hộ SXKD 1.749.161 1.123.994 1.443.229 (625.167) (35,7) 319.235 28,4
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Agribank
 
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương ...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank (20)

NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bảnKhóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khóa luận: Quản lý vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
 
Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi, 9đ - Gửi miễn ph...
Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi, 9đ - Gửi miễn ph...Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi, 9đ - Gửi miễn ph...
Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài GònĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tôĐề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
 
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại AgribankNâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
Nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Agribank
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Ngân hàng ...
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng SacombankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank
 
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏeĐề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 

Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Agribank

  • 1. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU QUÍ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201
  • 2. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI Tháng 12 năm 2016
  • 3. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ NGUYỄN THỊ THU QUÍ MSSV: ST1221N040 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ KHƯƠNG NINH Tháng 12 năm 2016
  • 4. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI MỤC LỤC Chương 1.GIỚI THIỆU ............................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................3 2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng...........................3 2.1.1.1 Khái niệm.......................................................................................................3 2.1.1.2 Chức năng ......................................................................................................4 2.1.1.3 Vai trò.............................................................................................................5 2.1.2 Phân loại tín dụng ............................................................................................6 2.1.2.1 Mục đích cho vay..........................................................................................6 2.1.2.2 Thời hạn cho vay...........................................................................................6 2.1.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng .......................................................7 2.1.2.4 Phương thức cho vay....................................................................................7 2.1.3 Chính sách tín dụng .........................................................................................7 2.1.3.1 Đối tượng cho vay ........................................................................................7 2.1.3.2 Điều kiện cho vay .........................................................................................8 2.1.3.3 Thời hạn cho vay...........................................................................................8 2.1.3.4 Lãi suất cho vay ............................................................................................8 2.1.4 Đảm bảo tín dụng.............................................................................................9 2.1.4.1 Khái niệm đảm bảo tín dụng .......................................................................9 2.1.4.2 Các hình thức đảm bảo tín dụng .................................................................9 2.1.5 Quy trình cho vay.............................................................................................9 2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ..........11 2.1.6.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: ...............................................................11 1.1.6.2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn: ............................................................................11 2.1.6.3 Dư nợ/Tổng vốn huy động: .......................................................................11 2.1.6.4 Nơ xấu/Dư nợ:.............................................................................................11 2.1.6.5 Hệ số thu nợ:................................................................................................12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................12 Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG .........................................................13
  • 5. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ................................................................................13 3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ................13 3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Sóc Trăng..........................................................................................................................16 3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.......................................17 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................18 3.2.1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức.....................................................................................18 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận....................................................19 3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2013-2015 21 3.4 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT – CN SÓC TRĂNG.....................................................................................................................25 3.4.1 Mục tiêu phấn đấu..........................................................................................25 3.4.2 Những chương trình lớn thực hiện trong năm 2016 ..................................25 3.4.3 Những biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện trong năm 2016 .............26 Chương 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG ...........................................................................................................27 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN..................................................................................27 4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2013- 2015...........................................................................................................................28 4.2.1 Huy động vốn theo thời hạn .........................................................................28 4.2.2 Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn ..............................................30 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ..........................................................32 4.3.1 Cho vay theo thời hạn tín dụng ....................................................................32 4.3.2 Cho vay theo đối tượng .................................................................................34 4.4 DOANH SỐ THU NỢ......................................................................................35 4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn......................................................................35 4.4.2 Thu nợ theo đối tượng ...................................................................................37 4.5 TÌNH HÌNH DƯ NỢ ........................................................................................38 4.5.1 Dư nợ theo thời hạn .......................................................................................38 4.5.2 Dư nợ theo đối tượng.....................................................................................40 4.6 TÌNH HÌNH NỢ XẤU .....................................................................................41 4.6.1 Nợ xấu theo thời hạn......................................................................................41 4.6.2 Nợ xấu theo đối tượng tín dụng ...................................................................42 4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ......................................................43 4.7.2 Vốn huy động theo thời hạn trên tổng vốn huy động................................45 4.7.3 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn..................................................................45
  • 6. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI 4.7.4 Tổng dư nợ trên vốn huy động .....................................................................45 4.7.5 Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn trên tổng dư nợ ..............................................46 4.7.6 Hệ số thu nợ....................................................................................................46 4.7.7 Vòng quay vốn tín dụng................................................................................46 4.7.8 Nợ xấu trên tổng dư nợ..................................................................................47 Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG.....................................................................................................................48 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN....................................................................48 5.1.1 Bên ngoài ngân hàng .....................................................................................48 5.1.2 Bên trong ngân hàng......................................................................................49 5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG..........................................................................................................49 5.2.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay ......................49 5.2.1.1 Về lãi suất ....................................................................................................49 5.2.1.2 Về chính sách khách hàng .........................................................................50 5.2.1.3 Về phát triển thương hiệu ..........................................................................51 5.2.1.4 Về cán bộ công nhân viên..........................................................................52 5.2.1.5 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.................................................53 5.2.1.6 Về cơ sở vật chất.........................................................................................55 5.2.2 Một số biện pháp hạn chế nợ xấu.................................................................55 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................58 6.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................58 6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................58 6.2.1. Đối với ngân hàng Agribank – Chi nhánh Sóc Trăng ......................58 6.2.2. Đối với Nhà Nước.................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
  • 7. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng .................................................19 Hình 3.2 Chi nhánh hoạt động ...............................................................................19 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 ..................................22 Bảng 3.2 Kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2016....25 Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn ..................................................................................27 Bảng 4.2. Huy động vốn theo thời hạn ..................................................................28 Biểu đồ 4.1. Huy động vốn theo thời hạn.............................................................30 Bảng 4.3. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn......................................30 Biểu đồ 4.2. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn .................................32 Bảng 4.4. Cho vay theo thời hạn tín dụng ............................................................32 Biểu đồ 4.3. Cho vay theo thời hạn tín dụng........................................................34 Bảng 4.5. Cho vay theo đối tượng .........................................................................34 Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thời hạn..............................................................35 Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ theo thời hạn .........................................................37 Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo đối tượng...........................................................37 Bảng 4.8. Dư nợ theo thời hạn ...............................................................................38 Biểu đồ 4.5. Dư nợ theo thời hạn...........................................................................40 Bảng 4.9. Dư nợ theo đối tượng.............................................................................40 Bảng 4.10. Nợ xấu theo thời hạn ...........................................................................41 Bảng 4.11. Nợ xấu theo đối tượng tín dụng .........................................................42 Bảng 4.12. Các chỉ số tài chính..............................................................................43 Bảng 4.13. Nợ xấu trên tổng dư nợ .......................................................................47
  • 8. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nước chung là vấn đề về vốn. Nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ. Từ khi Quyết định 67/1999/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 30/03/1999 về “Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” thì công tác Ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã thực sự khởi sắc và có bước ngoặc mới, nó tạo đà phấn khởi cho cả phía Ngân hàng mà đặc biệt là hệ thống NHNN Việt Nam và cho cả người nông dân lâu nay chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy Quyết định 67 của Chính phủ bước đầu đã tháo gỡ bớt được những khó khăn vướng mắc trong việc cung ứng vốn tín dụng đến các hộ sản xuất, nhưng qua công tác hoạt động thực tiễn đã phát sinh không ít khó khăn cho phía Ngân hàng và cả những người hoạch định chính sách như: chưa xác định được thị trường lớn do địa bàn dàn trải, nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng…, đứng trước thực trạng trên việc tìm ra một mô hình đầu tư thích hợp cho nông dân đang là một vấn đề bức xúc của nghành cũng như các cấp chính quyền ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng quan niệm cho vay có tài sản thế chấp và không vượt quá tỷ lệ quy định là an toàn. Thực tế đã cho thấy nguồn vốn huy động của các tổ chức tài chính và dư nợ cho vay tăng khá nhanh hàng năm, mức vốn cho vay đã được tăng dần lên, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tăng dần, đáp ứng ngày càng đủ nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, mức vốn cho vay còn nhiều hạn chế so với nhu cầu thực tế mà nhu cầu cần có. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngân hàng có thể huy động được từ nhiều nguồn vốn và cho vay tới các khách hàng một cách hiệu quả. Vì vậy chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
  • 9. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 2 thôn – Chi nhánh Sóc Trăng” là hết sức cần thiết nhằm đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêuchung Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Sóc Trăng (Sau đây gọi là Agribank Sóc Trăng); Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêucụ thể - Phân tích tình hình vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2013 – 2015. - Tìm hiểu mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng tư đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Agribank Sóc Trăng. - Thời gian: 3 năm 2013, 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 - Đối tượng nghiên cứu: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Agribank Sóc Trăng.
  • 10. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 3 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng là hoạt động truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của các NHTM. Các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản cho vay chiếm tới 60% tài sản của Ngân hàng và đem lại 55 – 70% lợi nhuận của Ngân hàng. Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tín dụng (Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn) Để hiểu rõ bản chất của tín dụng Ngân hàng, chúng ta cần xem xét quá trình vận động của tín dụng qua các giai đoạn sau:  Giai đoạn 1: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở đây vốn được chuyển từ Ngân hàng sang người đi vay. Xét về bản chất, khi đi vay giá trị của vốn tín dụng Ngân hàng giống với việc mua bán các hàng hóa thông thường.  Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng để mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dung của người đi vay.  Giai đoạn 3: Hoàn trả tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc của một vòng tuần hoàn tín dụng. Khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng của người vay trả lại cho Ngân hàng.  Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân hoặc Người cho vay Người đi vay Vốn + lãi Vốn
  • 11. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 4 doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2.1.1.2 Chức năng Chức năng phân phối lại tài nguyên. Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các công ty. + Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian, như ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính... Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt khác chúng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc Nhà nước. Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua Ngân sách có những điểm khác nhau: Đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan đến thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính chất cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất. Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá (tiền không đủ giá). Trong thời kỳ đầu lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi dụng đặc điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quí kim (vàng), nhưng dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng. Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
  • 12. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 5 Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm: + Tiền tệ: Tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị. + Bút tệ (chúng ta sẽ đề cập ở phần sau). Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hoá nhanh hơn và do vậy, hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế. 2.1.1.3 Vai trò Có thể nói sẽ là không tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà không có vốn hoặc không đủ vốn hay ở một khía cạnh khác sẽ thiếu chính xác, khi chỉ đề cập từ phía vốn đối với phát triển kinh tế. Bởi lẽ vốn được bắt nguồn từ nền kinh tế, nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điều kiện tích tụ vốn nhiều hơn. Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng dã chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng..". Nếu ta khẳng định quan niệm đúng về vốn thì sẽ giúp ta thể hiện được những tiềm năng về vốn, cũng từ đó có biện pháp khai thác và sử dụng đem lại hiệu quả với mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải có vốn (vốn bằng tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức năng huy động và tập trung) trước khi đem sử dụng. Ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực hiện công việc này là tổ chức tài chính (quỹ tài chính) và tổ chức tín dụng. Song chủ yếu là tài chính tín dụng. Vì Các Mác đã có câu viết "một mặt ngân hàng (tài chính tín dụng) là sự tập trung tự bán tiền tệ của những người có tiền cho vay, mặt khác đó là sự tập trung những người đi vay. Vậy tín dụng ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng từ buổi sơ khai đến mô hình ngân hàng hiện đại ngày nay. Với khái niệm ấy đối với riêng trong lĩnh vực tín dụng là một vấn để vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Có thể khái quát qua thực tiễn cho thấy hiệu quả của tín dụng ngân hàng - tín dụng ngân hàng đã góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế
  • 13. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 6 tác động tích cực đến nhịp độ phát triển và thúc đẩy sự cạnh tranh trong nền kih tế thị trường. Nó góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, chống lạm phát tiền tệ. Ý nghĩa để trở thành hiện thực. Khi vốn tín dụng ngân hàng thể hiện chức năng và vai trò của bản thân thì phát triển kinh tế trong bất kỳ lĩnh vực nào của sự nghiệp phát triển kinh tế đều đem lại những hiệu quả nhất định góp phần không nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.1.2 Phân loại tíndụng 2.1.2.1 Mục đích cho vay Theo tiêu thức này thì tín dụng ngân hàng được phân chia rất đa dạng và phong phú: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản, nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp thương mại và dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại: là cho vay ngắn hạn để bổ xung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. - Cho vay Nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, con giống, lao động, ... - Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay Ngân hàng còn cho vay để trang trải các khoản chi phí thông thường của đời sống thông dụng dưới tên gọi là tín dụng tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng là một ví dụ. - Thuê mua và các loại tín dụng khác. 2.1.2.2 Thời hạn cho vay Theo cách này tín dụng ngân hàng được phân làm 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp, nó có thể được vay cho những sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-3 năm. loại tín dụng này thường dùng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và biến đổi kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
  • 14. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 7 - Tín dụng dài hạn: là khoản tín dung có thời gian từ 3 năm trở lên. Loại tín dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như: Đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần bổ sung cho vốn lưu động. 2.1.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa trên uy tín. Đối vói những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không đòi hỏi nguồn thu nợ bổ xung. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được Ngân hàng cung cấp với điều kiện phải có tài sản thế chấp hoặc cần có bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự bảo đảm này căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ xung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn nhằm bù lại khoản tiền vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ. 2.1.2.4 Phương thức cho vay Theo cách này thì khoản cho vay có thể được hoàn trả theo hai cách. Cách thứ nhất là trả một lần cả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Hai là khoản tiền vay sẽ được trả làm nhiều lần theo nhiều kỳ. 2.1.3 Chính sách tíndụng 2.1.3.1 Đối tượng cho vay Là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức khác…, họ đủ điều kiện vay theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng Đối tượng cho vay của Ngân hàng cụ thể được phân thành 2 loại là: khách hàng cá nhân (có thể là dân cư, hộ gia đình, tiểu thương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng…), và khách hàng doanh nghiệp, trong đó ngân hàng chủ yếu chú trọng đến đối tượng là các hộ gia đình (cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 15. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 8 2.1.3.2 Điều kiện cho vay Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: - Có năng lực pháp lực dân sự đầy đủ. Pháp nhân phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đầy đủ trong thời hạn cam kết. Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với mục tiêu đầu tư và hợp pháp. - Có dự án đầu tư hoặc phương án SXKD khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề. - Chấp nhận, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc được tín chấp theo quy định của pháp luật. - Cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Chứng từ trong hợp đồng phải được phát hành và lưu hành hợp pháp, phải đầy đủ, rõ ràng, không cạo sửa, tẩy xóa và phải còn trong thời hạn hiệu lực… 2.1.3.3 Thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: là từ 12 tháng trở lại. - Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân. - Cho vay dài hạn: trên 60 tháng 2.1.3.4 Lãi suất cho vay - Theo quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn do Tổng Giám đốc NHTM ban hành từng thời điểm được căn cứ vào quy định về lãi suất cho vay cùng thời hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Tiền lãi được tính trên dư nợ nhân số ngày phát sinh nợ thực tế nhân với lãi suất ngày. - Số ngày tính lãi là số ngày phát sinh thực tế kể từ ngày nhận nợ vay, không tính ngày khách hàng đã thanh lý hồ sơ vay. - Nếu tiền lãi cho vay tính theo tháng thì 1 tháng có 30 ngày, và nếu tiền lãi cho vay tính theo năm thì 1 năm có 360 ngày
  • 16. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 9 2.1.4 Đảm bảo tín dụng 2.1.4.1 Khái niệm đảm bảo tín dụng Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây là phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản 2.1.4.2 Các hình thức đảm bảo tín dụng  Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay: - Thế chấp bất động sản; Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.  Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.  Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…. - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….  Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.  Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. 2.1.5 Quy trình cho vay Bước 1: Thẩm định khách hàng (thầm định hồ sơ)
  • 17. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 10 - Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì sẽ liện hệ với Phòng kinh doanh, chi nhánh, hội sở để được làm hồ sơ vay vốn. - Trước khi là thủ tục vay vốn nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng, cập nhật thông tin thực tế về khách hàng, thông tin thị trường bên ngoài của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm định thêm chính xác. Tìm hiểu phướng án sản xuất kinh doanh có đạt hiệu quả không, tình hình tài chính và tài sản thế chấp đảm bảo phải hợp lý. Khách hàng cũng phải cung cấp thông tin cho bộ phận tín dụng. Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ vay vốn (ký hợp đồng) - Sau khi thẩm định, tiếp xúc tìm hiểu khách hàng. Khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng và ký hợp đồng. Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bão lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp hoặc đảm bảo nợ vay theo đúng qui định. Và lập báo cáo thẩm định để chuyển xuống bộ phận kiểm tra và xét duyệt (trưởng phòng, phó phòng, GD..) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ, xét duyệt cho vay - Sau khi làm xong thủ tục vay vốn của khách hàng, nhân viên tín dụng tiến hành trình báo cáo thẩm định và chuyển hồ sơ vay cho trưởng Phòng kinh doanh xem xét, kiểm tra, đánh giá lại. Thông báo kết quả hồ sơ, nếu chấp nhận cho vay thì nhận và lưu giữ hồ sơ, bản công chứng TS đảm bảo, điều kiện giao dịch đảm bảo, bảo hiểm TSĐB (nếu có) sau đó chuyển sang bước 4 (giải ngân). Ngược lại, không chấp nhận cho vay thì phải thông báo lý do từ chối cho vay. Bước 4: Tiến hành giải ngân - Phòng ngân quỹ nhận và kiểm tra lại hồ sơ hợp đồng, các giấy tờ đảm bảo vay tiền. sau khi kiểm tra xong thủ quỹ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Bước 5: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay thanh lý và thu nợ - Nhân viên tín dụng lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. - Nếu không trả đủ số nợ vay và lãi theo qui định hợp đồng thì sẽ thế chấp tài sản đúng như hợp đồng đã ký hết. Ngược lại, nếu trả đủ số nợ vay và
  • 18. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 11 lãi theo hợp đồng thì giải chấp TS đảm bảo, tất toán và lưu hồ sơ vay. Hai bên kết thúc hợp đồng 2.1.6 Các chỉ tiêuđánh giáhiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng 2.1.6.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. 1.1.6.2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn: Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng ổn định và hiệu quả. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng. 2.1.6.3 Dư nợ/Tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này cho biết NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn mà NH huy động được., đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của NH. Tỷ lệ này càng gần 1 càng tốt cho hoạt động NH, khi đó NH sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. 2.1.6.4 Nơ xấu/Dư nợ: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và Dư nợ Tỷ lệ dư nợ / Tổng vốn huy động = x 100% Tổng vốn huy động TỒNG VHĐ VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NV = x 100% TỔNG NV DƯ NỢ DƯ NỢ / TỒNG NV = x 100% TỔNG NV
  • 19. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 12 NỢ XẤU NỢ XẤU / DƯ NỢ = x 100% DƯ NỢ ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường). 2.1.6.5 Hệ số thu nợ: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay Biểu hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Chỉ tiêu này dung để đánh giá hiệu quả thu nợ của ngân hàng. Phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thì độ an toàn càng cao và công tác thu nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu được cung cấp từ các báo cáo hàng năm từ Phòng kinh doanh, đồng thời dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối, kết hợp với những kiến thức đã học để thấy được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng kinh doanh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Thu thập số liệu sơ cấp từ các nguồn thông tin đại chúng như: báo chí, tập chí ngân hàng, internet… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đôi. - Sử dụng các chỉ số tài cính đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
  • 20. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 13 Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (NHPTNO) Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ tháng 3/1988: các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về NHNO & PTNT Việt Nam. Đến tháng 7/1988, Trung tâm điều hành NHPTNO Việt Nam được h́nh thành để điều hành hoạt động của toàn hệ thống. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông thôn (NHNT) Việt Nam thay thế NHPTNO Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp (NHNO) là Ngân hàng đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNO Việt Nam thành NHNO & PTNT Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, NHNO & PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là NHTM lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động lớn nhất: 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam; Tổng dư nợ lớn nhất: trên 118.000 tỷ đồng; có số lượng khách hàng lớn nhất: hơn 10 triệu khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; có mạng lưới phục vụ rộng lớn nhất gồm trên 1.800 chi nhánh trên toàn quốc với 28.000 cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện
  • 21. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 14 đại, cung cấp những sản phẩn, dịch vụ Ngân hàng hoàn hảo. Đến nay tổng số Dự án nước ngoài mà NHNO & PTNT Việt Nam tiếp nhận và chuyển khai là trên 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNO là 1,5 tỷ USD, hiên nay NHNO & PTNT Việt Nam đã có mối quan hệ với trên 851 Ngân hàng và có tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu tăng 36%. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 8,1 tỷ USD, tăng 44,6%. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008; tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 242.062 tỷ đồng. Năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009); vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, năm 2010, HĐQT Agribank đã ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động của Agribank thay thế Điều lệ ban hành năm 2002. Cũng trong 2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung 10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ của Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Luôn tiên phong thực thi các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, Agribank tích cực triển khai Nghị định số 41/2010/ NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay “Tam nông” luôn chiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống. Năm 2010, Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam trong lĩnh vực phát triển chủ thẻ với trên 6,38 triệu thẻ, bứt phá trong phát
  • 22. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 15 triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trong nước v.v… Ngày 28/6/2010, Agribank chính thức khai trương Chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Campuchia. Agribank chính thức công bố thành lập Trường Đào tạo Cán bộ (tiền thân là Trung tâm Đào tạo) vào dịp 20/11/2010. 2010 cũng là năm Agribank tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015), Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III, Hội thao toàn ngành lần thứ VI. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ. Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
  • 23. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 16 Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2014, Agribank quyết liệt triển khai Đề án tái cơ cấu; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ; đồng thời công bố thay đổi Logo và sắp xếp lại địa điểm làm việc. Cũng trong năm 2014, lần thứ 5 liên tiếp, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500. Tính đến 31/12/2015, toàn hệ thống Agribank đã thực hiện huy động được lượng vốn hơn 804 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 16,5% – vượt kế hoạch năm 2014 đề ra, đồng thời vượt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu. Agribank đã liên tiếp được các ngân hàng đại lý ghi nhận sự nỗ lực trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng các giải thưởng như “Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế chuẩn năm 2015” do Standard Chartered Bank trao ngày 5/4/2016, ngân hàng có “Tỷ lệ điện đạt chuẩn cao năm 2015” do The Bank of New York Mellon trao ngày 17/8/2016. 3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – CN Sóc Trăng Theo quyết định số 53/NH của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ngày 14/07/1989 Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Tỉnh Hậu Giang đă được thành lập, thời gian đó Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Sóc Trăng chỉ là một chi nhánh Thị xă của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang. Sau khi Tỉnh Hậu Giang được tách thành hai Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng chính thức thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/04/1992 với cơ cấu tổ chức là một Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh Tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, từng bước đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, Ngân hàng mở rộng ra lĩnh vực hoạt động không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà c ̣n phát triển kinh tế xã hội và hiện nay Ngân hàng đă mở rộng lĩnh vực hoạt động với nhiều h́nh thức đa dạng. Ngân hàng đă hướng các hoạt động của mình vào xu thế hội nhập và phát triển chung của cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay mạng lưới hoạt động của Ngân hàng trong toàn tỉnh có 14 chi nhánh đặt ở trung tâm của
  • 24. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 17 các huyện, các cụm đông dân cư và 2 pḥòng giao dịch lớn trên địa bàn thị xã Sóc Trăng nay là thành phố Sóc Trăng. Ngân hàng NN & PTNT Sóc Trăng là Ngân hàng thương mại lớn nhất với khả năng tài chính, nhân sự mạnh nhất luôn chiếm khoảng hơn 50% thị phần huy động vốn và đầu tư tín dụng của tỉnh. Hoạt động với 4 chỉ tiêu chính là: Lĩnh vực huy động vốn, mở rộng và tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và tài chính đạt mức tăng trưởng, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua dù cho tình hình sản xuất kinh doanh một số nghành của tỉnh Sóc Trăng gặp không ít khó khăn, dù cho tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự tin tưởng ủng hộ của khách hàng cùng sự nổ lực của lãnh đạo, CBNV Ngân hàng nên kết quả kinh doanh của bản thân Ngân hàng đạt nhiều khả quan. Ngân hàng cũng không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ nhằm từng bước nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu của NHNo & PTNT Sóc Trăng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nguồn lực với 3 nội dung chính là con người, công nghệ và tài chính; đặc biệt quan tâm đến khâu đào tạo lực lượng cán bộ trẻ có kiến thức… quyết tâm đưa NHNo & PTNT Sóc Trăng ngày càng vững mạnh, có nguồn vốn ổn định và vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. 3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh bao gồm: - Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh rất đa dạng gồm tiết kiệm và tài khoản tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp. Dòng sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng gồm các sản phẩm tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm trả trước với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau. - Hoạt động tín dụng – bảo lãnh: cung cấp cho khách hàng một dòng sản phẩm tín dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình; cho vay mua ô tô trả góp; cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà; cho vay du học; cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá; dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm...
  • 25. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 18 - Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu: Chi nhánh cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. - Kinh doanh mua bán ngoại tệ: là lĩnh vực khá mạnh của Chi nhánh Sóc Trăng. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ hiện đại, Ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của khách hàng với mức giá cả cạnh tranh hợp lý với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể tư vấn cho khách hàng để quản lý, phòng ngừa rủi ro và các hình thức kinh doanh phù hợp có lợi. - Các dịch vụ khác: Ngoài các sản phẩm trên, Ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác như Dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, dịch vụ kiều hối... - Phát hành thẻ: sản phẩm thẻ của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: thẻ tín dụng Agribank Visa Platinum, Agribank Visa/ Master; các loại thẻ trả trước, thẻ ghi nợ... 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH 3.2.1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức (Nguồn: Phòng kinh doanh)
  • 26. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 19 Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng (Nguồn: Phòng kinh doanh) Hình 3.2 Chi nhánh hoạt động 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận a) Giám đốc: Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng trong phạm vi quyền hạn. Công việc cụ thể liên quan đến họat động tín dụng bao gồm: - Xem xét nội dung thẩm định và hồ sơ tín dụng do Phòng kinh doanh và phòng thẩm định trình lên để quyết định cho vay hay không và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Ký hợp đồng tín dụng và các hồ sơ tín dụng do Ngân hàng và khách hàng cùng lập. - Quyết định các biện pháp xử lí nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng. - Quyết định các biện pháp xử lí nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lí đối với khách hàng. b) Phó giám đốc: Hỗ trợ cho giám đốc trong việc giám sát hoạt động của Ngân hàng. Đôn đốc các bộ phận cấp dưới thực hiện các công việc đă đề ra.
  • 27. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 20 c) Phòng thẩm định: Chịu trách nhiệm trong việc thu thập, điều tra và quản lí những thông tin nhằm thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng, thẩm định các khoản vay theo quy định, tổ chức thẩm tra công tác thẩm định của các chi nhánh trực thuộc; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. d) Phòng kinh doanh: Nghiên cứu xây dụng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đăi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng quy mô, gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp hiệu quả cho vay và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các đề án tín dụng phân theo cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình giám đốc ký duyệt. Tiếp nhận thực hiện các trương tŕnh, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng hoàn thiện thủ tục vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, cũng như trả nợ đúng hạn. Thường xuyên phân loại dư nợ, nợ quá hạn, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương hướng khắc phục. e) Phòng kế hoạch tổng hợp và nguồn vốn: Có chức năng thực hiện xây dựng các chiến lược Marketing trong việc huy động vốn. Duyệt kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh Lập kế hoạch kinh doanh và các báo cáo khác theo sự phân công của giám đốc. f) Phòng hành chính: Dưới sự quản lí trực tiếp của phó giám đốc phụ trách Kế toán - Ngân quỹ với chức năng xây dựng và đôn đốc thực hiện trương tŕnh công tác đầu tư mới, giao tiếp với khách hàng đến quan hệ làm việc. Giữ gìn trật tự mỹ quan cơ quan, thực hiện quản lí tài sản, kho, ấn chỉ lưu trữ tài liệu, văn thư tổ chức điều hành mọi công tác theo yêu cầu của cấp trên. g) Phòng kế toán ngân quỹ:
  • 28. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 21 Quản lí vốn và tài sản, tham mưu cho giám đốc về việc quản lí tài chính, thực hiện chế độ Kế toán - tài chính, ngân quỹ. Tham gia giao dịch thị trường nội tệ. Chỉ đạo điều hành vốn thanh toán theo kế hoạnh kinh doanh đă được duyệt trong toàn hệ thống NHNN & PTNT. h) Phòng kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế: - Khai thác, huy động các nguồn vốn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có giá, kinh doanh ngoại tệ. -Thực hiện tín dụng vay, bảo lănh, cầm cố chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ. Đối với các thành phần kinh tế, các Doanh nghiệp thực hiện tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng, chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ, làm đại lí mua bán chứng khoán,… i) Phòng tổ chức cán bộ đào tạo: Thuộc sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Có chức năng tổ chức công tác nhân sự, mạng lưới phát triển nguồn nhân lực. tăng năng xuất lao đông. Lập kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên của Ngân hàng và các chi nhánh phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng nhà nước cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam. k) Phòng kiểm, tra kiểm toán nội bộ: Hoạt động mang tính độc lập với các bộ phận khác trong Ngân hàng. Thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phát hiện nhanh chóng và kịp thời những sai sót của các bộ phận, cũng như cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cương, kỹ luật nội bộ cũng như các chế độ, công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, tạo thêm sự tin tưởng, chính xác cho các báo cáo tài chính của Ngân hàng đối với các khách hàng và các nhà đầu tư. l) Phòng vi tính: Với chức năng cập nhật các thông tin trên máy vi tính, bảo quản lưu truyền dữ liệu giao dịch. Đảm bảo cho hệ thống mạng trong Ngân hàng hoạt động thông suốt. 3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2013- 2015 Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có một nguồn vốn dồi dào và biết sử dụng nguồn vốn thật hiệu quả nhằm tạo ra một lợi nhuận tối ưu với
  • 29. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 22 mức rủi ro thấp nhất. Lợi nhuận là một trong số nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đề ra, mục tiêu kế hoạch chung của ngành và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận tối ưu với rủi ro thấp nhất. Đây là mục tiêu hành đầu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Sóc Trăng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng ra sẽ xem xết bảng số liệu sau: Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số tiền % Số tiền % I: Tổng thu 350.568 455.477 613.570 104.909 29,9 158.093 34,7 Thu từ hoạt động tín dụng 335.423 422.355 539.527 86932 25,9 117.172 27,7 Thu từ hoạt động phi tín dụng 15.145 33.122 74.043 17.977 118,7 40.921 123,5 II: Tổng chi 343.065 425106 579.985 82.041 23,9 154.879 36,4 Chi từ hoạt động tín dụng 285.582 334.393 412.277 48.811 17,1 77.884 23,3 Chi từ hoạt động tín dụng 57.483 90.713 167.708 33.230 57,8 76.995 84,9 III: Lợi nhuận 7.503 30.371 33.585 22.868 304,8 3.214 10,6 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động ngân hàng năm nào cũng có lãi và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động ngắn hạn phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế xã hội với mục tiêu chung của NHNN, của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả các mục tiêu trên giao Về lợi nhuận: Qua bảng 3.1 ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 của ngân hàng là 7.503 triệu đồng, năm 2014 là 30.371 triệu đồng, tăng 22.868
  • 30. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 23 triệu đồng, tương ứng tăng 304,8% so với năm 2013. Đến năm 2015 lợi nhuận tăng lên 33.585 triệu đồng, tăng 3.214 triệu đồng, tương ứng tăng 10,6% so với năm 2014. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 2.650.988 triệu đồng đồng ở năm 2013 tăng đến 4.597.330 triệu đồng vào năm 2015, chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ đối với các thành phần kinh tế, thêm vào đó với mạng lưới kinh doanh đến tận các huyện cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị phần của ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng, các loại hình kinh doanh được đa dạng hóa, do đó thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng thu nhập cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí do ngân hàng áp dụng các chính sách nhằm tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng. Về tổng thu: Theo dõi bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm thì thấy tổng nguồn thu của ngân hàng đều tăng trên 100.000 triệu đồng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2015, nếu như tổng thu 2014 tăng 104.909 triệu đồng khoảng 29,9% so với năm 2013 thì năm 2015 tăng đến 158.093 triệu đồng tương đương tăng 34,7% so với năm 2014, mức tăng này là do trong năm 2015 NHNN tỉnh Sóc Trăng tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo thị trường tín dụng là 55,6% và vốn huy động 56% trên địa bàn. Hàng năm ngân hàng có hai nguồn thu chính: thu từ hoạt động tín dụng và phi tín dụng như: thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thu từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Trong các nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn năm 2013 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 95,6% trong tổng nguồn thu, năm 2014 chiếm 92,7% tổng thu, năm 2015 chiếm khoảng 87,93% tổng thu. Tuy tỷ trọng tín dụng trong năm 2015 giảm nhưng nguyên nhân không phải do thu từ hoạt động tín dụng giảm mà do tổng nguồn thu tăng quá lớn, tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng qua các năm nhờ ngân hàng mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ, vận dụng linh hoạt lãi suất suất huy động, tín dụng, phân loại khách hàng để áp dụng lãi suất hợp lý. Ngoài ra thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu của ngân hàng còn tăng vì các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng do ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh của mình góp phần làm tăng tổng thu của ngân hang lên đáng kể. Về tổng chi:
  • 31. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 24 Ngân hàng phải chi các khoản như: chi từ hoạt động tín dụng, chi từ hoạt động phí tín dụng (gồm: chi hoạt động dịch vụ, chi trả lương cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, công cụ và một số khoản chi khác…). Trong đó, chi tín dụng chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2013 chiếm 83,24%; năm 2014 chiếm 78,66%; năm 2015 chiếm 71,1% trong tổng chi; chi từ hoạt động tín dụng tuy có tăng qua ba năm do ngân hàng huy động vốn nhiều thì việc trả lãi tiền gữi tăng là hợp lý nhưng khi nhìn tỷ trọng thì chi từ hoạt động này lại giảm đều đó nghĩa là ngân hàng đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, có phương án kinh doanh và huy động vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm lãi phải trả cho hoạt động huy động vốn giảm nên chi cho hoạt động này có tỷ trọng giảm trong tổng chi trong năm đó. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm đều đạt kết quả tốt và có xu dướng đi lên, lợi nhuận hàng năm tăng rõ rệt, chi phí tuy tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Có thể nói, lợi nhuận qua ba năm đều tăng là do ngân hàng đã áp dụng chính sách, chỉ tiêu kế hoạch của hội sở cho chi nhánh là giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, cố gắng đầu tư vào hoạt động tín dụng để sử dụng hết nguồn vốn huy động trong kỳ bù đắp vào các khoản chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng, cắt giảm những chi phí không cần thiết góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng đã mở rộng các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh của mình trên địa bàn góp phần làm lợi nhuận tăng lên. Tóm lại, tuy trong những năm qua ngân hàng đã phải chịu các khoản chi phí khá cao và trích lập dự trữ khá cao nhưng kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan, kết quả đạt được là do sự cố gắng chung toàn thể ngân hàng từ công tác huy động vốn đến cho vay, từ đề ra mục tiêu chiến lược đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược đó, từ khâu tiếp thị đến khâu chăm sóc khách hàng…Tất cả vì mục tiêu “Agribank – mang phồn vịnh đến với khách hàng”. Tuy nhiên ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong những năm tới ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để giữ vững kết quả đạt được, đồng thời phát huy tích cực những mặt mạnh của mình để có thể đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế tỉnh nhà.
  • 32. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 25 3.4 PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT – CN SÓC TRĂNG 3.4.1 Mục tiêu phấn đấu Bảng 3.2 Kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2016 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 (+); (-) Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 1.852,1 2.315 463 25 Tiền gửi dân cư 1.331,4 1.527,9 196,5 14,7 Huy động ngoại tệ 71,5 100 28,5 40 Tổng dư nợ 4.418,4 5.523 1.111 25 Tăng trưởng tín dụng - - - 25 Tỷ trọng nợ trung dài hạn (%) 26,9 26 - - Nợ xấu (%) 6,68 < 7 - - Tài chính (lần) 1,36 Đảm bảo thu nhập - (Nguồn: Phòng kinh doanh) 3.4.2 Những chương trình lớn thực hiện trong năm 2016 - Triển khai giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm – quý đến từng đơn vị NHNN phụ thuộc, thường xuyên giám sát, đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu đảm bảo cho thực hiện đạt và vược các chỉ tiêu do Tổng giám đốc giao trong năm 2016 - Tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh đang dạng theo chức năng của chi nhánh NHNN cấp I và NHNN phụ thuộc, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó thiệt lập mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng và NHNN. - Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo quy định của trụ sở chính, củng cố năng lực hoạt động tiến tới lành mạnh tài chính và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. - Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm toán để năng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của toàn chính nhánh NHNN tỉnh Sóc Trăng.
  • 33. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 26 - Phát động phong trào thi đua từ Hội sở đến các đơn vị NHNN phụ thuộc đạt và vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2016, đặc biệt là thi đua chào mừng kỹ niệm 65 ngày thành lập ngân hàng nhà nước Việt Nam. 3.4.3 Những biện pháp chính sẽ triển khai thực hiện trong năm 2016 - Triển khai kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2016, những chủ trương quy định của NHNN & PTNT Việt Nam đến các đơn vị NHNN phụ thuộc. - Tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh đang dạng theo chức năng của chi nhánh NHNN cấp I và NHNN phụ thuộc, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó thiệt lập mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng và NHNN. - Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo quy định của trụ sở chính, củng cố năng lực hoạt động tiến tới lành mạnh tài chính và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. - Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm toán để năng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của toàn chính nhánh NHNN tỉnh Sóc Trăng. - Phát động phong trào thi đua từ Hội sở đến các đơn vị NHNN phụ thuộc đạt và vượt chỉ tiêu kinh doanh năm 2016, đặc biệt là thi đua chào mừng kỹ niệm 65 ngày thành lập ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Tích cực xử lý nợ xấu theo quy định, giảm thiểu rủi ro thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý sâu sát vốn vay, thực hiện phân nhóm nợ chính xác theo quy định, xử lý kịp thời không để phát sinh nợ xấu và giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu so với năm trước. - Tăng cường năng lực tài chính để chủ động xử lý rủi ro lành mạnh hóa chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng và chăm sóc khách hàng. - Thực hiện khoán chi phí tài chính đến từng đơn vị NHNN phụ thuộc phù hợp với điều kiện địa lý, môi trường kinh doanh thuận lợi hay khó khăn, năng lực quản lý và khả năng của cán bộ. - Phối hợp chặt chẽ công tác chuyên môn với công đoàn trong tuyên truyền thi đua, quan tâm thích đáng hợp lý lợi ích của người lao động cả về tinh thần, tạo niềm tin gắn bó dài lâu với lợi ích doanh nghiệp và CBVC.
  • 34. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 27 Chương 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CN SÓC TRĂNG 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Vốn huy động 4.546.536 4.901.169 5.319.064 354.633 7,8 417.895 8,5 Vốn điều chuyển 1.545.822 1.568.374 1.755.291 22.552 1,5 186.917 11,9 Vốn ủy thác - Tổng 6.092.358 6.469.543 7.074.355 377.185 6,2 604.812 9,3 Nguồn: Phòng kinh doanh Qua bảng cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy: nguồn vốn của Chi nhánh Sóc Trăng chủ yếu là nguồn vốn huy động, tăng trưởng qua các năm: Tổng nguồn vốn năm 2014 đạt 6.469.543 triệu đồng tăng 6,2% tương ứng tăng 377.185 triệu đồng so với năm 2013, năm 2015 tổng nguồn vốn tăng 9,3% tương đương tăng 604.812 triệu đồng so với năm 2014, trong đó: Năm 2013 nguồn vốn huy động đạt 4.456.536 triệu đồng; năm 2014 đạt 4.901.169 triệu đồng, tăng 354.633 triệu đồng so với năm 2013, ứng với tỷ lệ tăng 7,8%. Năm 2015 vốn huy động đạt 5.319.064 triệu đồng tăng 8,5% so với năm 2014. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016/2015 +/- % Vốn huy động 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3 Vốn điều chuyển 923.837 1.016.221 92.384 10,0
  • 35. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 28 Vốn ủy thác - - Tổng 6.049.220 6.822.816 773.596 12,8 Đến 6 tháng đầu năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 6.822.816 triệu đồng tăng 773.596 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nguồn vốn huy động tăng 681.212 triệu đồng tương đương tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng về nguồn vốn huy động này là do trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Chi nhánh đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi như gửi tiết kiệm có quà tặng, miễn phí làm thẻ, miễn phí thường niên cho thẻ, liên kết với các doanh nghiệp để chi trả lương qua thẻ cho cán bộ, công nhân viên. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh, làm giảm sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh. Tình hình trên cho thấy do Ngân hàng đã đẩy mạnh các biện pháp để thu hút vốn từ dân cư: bám sát địa bàn hoạt động. mở các đợt khuyến mại với hình thức hấp dẫn để thu hút khách hàng, khi đi huy động tiền gửi tại địa bàn thì các cán bộ có thái độ nhiệt tình, khéo léo trong giao tiếp và có hình thức quà tặng kèm phù hợp ... nên đã khuyến khích được người dân 4.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2013-2015 4.2.1 Huy động vốn theo thời hạn Bảng 4.2. Huy động vốn theo thời hạn Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tiền vốn không kỳ hạn đến dưới 12 tháng 3.779.874 3.677.137 3.651.181 (102.737) -2,7 (25.956) -0,7 Từ 12 tháng đến 60 tháng 766.661 1.224.032 1.667.883 457.371 59,7 443.851 36,3 Trên 60 tháng - Tổng 4.546.535 4.901.169 5.319.064 354.634 7,8 417.895 8,5 Nguồn: Phòng kinh doanh
  • 36. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 29 Năm 2013, tổng lượng vốn huy động đạt được 4.546.535 triệu VND. Trong đó, tổng lượng vốn huy động theo tiền vốn không kỳ hạn đến dưới 12 tháng đạt 3.779.874 triệu VND chiếm khoảng 83% trong tổng lượng vốn huy động. Điều này cho thấy lượng vốn huy động không kỳ hạn đến dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tổng lượng vốn chi nhánh huy động được. Tổng lượng vốn huy động tiền gửi từ 12 tháng đến dưới 60 tháng đạt khoảng 766.661 triệu VND, chiếm 17% trên tổng lượng vốn chi nhánh huy động được năm 2013. Chi nhánh không có huy động được tiền gửi trên 60 tháng. Năm 2014, tổng lượng vốn Chi nhánh Sóc Trăng huy động được đạt 4.901.169 triệu VND tăng 354.643 triệu đồng so với năm 2013. Trong đó, tổng lượng vốn huy động theo tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 12 tháng vẫn chiếm đa số với tổng số tiền là 3.677.137 triệu VND, chiếm 75% tổng vốn huy động được trong toàn chi nhánh. Lượng vốn huy động theo tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng năm 2014 đạt 1.224.032 triệu VND, chiếm 25% tổng vốn huy động của chi nhánh. Năm 2015, tổng lượng vốn huy động đạt được 5.319.064 triệu VND. Trong đó, tổng lượng vốn huy động theo tiền gửi không kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 3.651.181 triệu đồng chiếm khoảng 69% trong tổng lượng vốn huy động, 25.956 triệu đồng. Tổng lượng vốn huy động theo tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 60 tháng đạt 1.667.883 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31% trên tổng lượng vốn chi nhánh huy động được năm 2015, tăng 443.851 triệu đồng, tương đương tăng 36,3% so với năm 2014. Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016/2015 +/- % Tiền vốn không kỳ hạn đến dưới 12 tháng 3.676.461 3.870.953 194.492 5,3 Từ 12 tháng đến 60 tháng 1.448.922 1.935.642 486.720 33,6 Trên 60 tháng - Tổng 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3 6 tháng đầu năm 2016, tổng lượng vốn huy động đạt 5.806.595 triệu đồng tăng 681.212 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng vốn huy động theo tiền gửi không kỳ hạn đến dưới 12 tháng đạt 3.870.953 triệu đồng, vẫn
  • 37. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 30 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng vốn huy động được. Từ đó, cho thấy 6 tháng đầu năm 2016, công tác huy động vốn của chi nhánh đạt nhiều kết quả khả quan. Biểu đồ 4.1. Huy động vốn theo thời hạn 4.2.2 Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn Trong ba năm qua, lượng vốn huy động qua tiền gửi của Chi nhánh Sóc Trăng tăng qua các năm, tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm phần lớn trong nguồn vốn huy động. Lượng vốn huy động theo tiền gửi tiết kiệm chiếm hầu như trên 65% tổng lượng vốn huy động chi nhánh. Điều này cho thấy tiền gửi tiết kiệm vẫn được người dân ưa chuộng nhất. Sau đây là bảng số liệu tiền gửi khác nhau mà Chi nhánh Sóc Trăng đã huy động trong thời gian qua. Bảng 4.3. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn
  • 38. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 31 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tiền gửi tiết kiệm 3.110.113 4.029.475 4.395.773 919.362 29,6 366.298 9,1 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 532.567 457.278 470.899 (75.289) -14,1 13.621 3,0 Tiền gửi khác 903.856 414.416 452.392 (489.440) -54,2 37.976 9,2 Tổng 4.546.535 4.901.169 5.319.064 354.634 7,8 417.895 8,5 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016/2015 +/- % Tiền gửi tiết kiệm 4.234.734 4.959.974 725.240 17,1 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 478.999 374.863 (104.136) -21,7 Tiền gửi khác 411.650 471.758 60.108 14,6 Tổng 5.125.383 5.806.595 681.212 13,3 Nguồn: Phòng kinh doanh Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động tăng 7,8% tương ứng với số tiền là 354.634 triệu đồng , mà nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm tăng, tăng 29,6% với số tiền tương ứng là 919.362 triệu đồng. Riêng tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2014 giảm 21,7% so với năm 2013. Sang năm 2015, tiền gửi tiết kiệm tăng 366.2998 triệu đồng tương đương tăng 9,1%. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nguồn huy động vốn các năm và 6 tháng đầu năm 2016 và có xu hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy Ngân hàng chưa tăng trưởng nhiều trong lĩnh vực tổ chức kinh tế.
  • 39. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 32 Biểu đồ 4.2. Huy động vốn theo tính chất của nguồn vốn 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY 4.3.1 Cho vay theo thời hạn tín dụng Bảng 4.4. Cho vay theo thời hạn tín dụng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Ngắn hạn 2.287.021 2.109.976 2.392.395 (177.045) (7,7) 282.419 13,4 Trung hạn và dài hạn 357.530 332.929 383.105 (24.601) (6,9) 50.176 15,1 2.644.551 2.442.905 2.775.500 (201.646) (7,6) 332.595 13,6 Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng 6 tháng đầu năm
  • 40. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 33 đầu năm 2015 đầu năm 2016 2016/2015 +/- % Ngắn hạn 1.894.749 1.951.814 57.065 3,0 Trung và dài hạn 268.779 321.919 53.140 19,8 2.163.528 2.273.733 110.205 5,1 Nguồn: Phòng kinh doanh Chiến lược kinh doanh của chi nhánh là tập trung vào cho vay ngắn, trung hạn (đặc biệt là ngắn hạn) đối với khách hàng để vốn được quay vòng nhanh. Nhận thức được cơ hội đầu tư, PGD đã triển khai những chính sách ưu đãi lãi suất, phí giao dịch, các chương trình khuyến mãi,… nỗ lực thu hút khách hàng. Kết quả, doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay (86%), doanh số biến động qua các năm, năm 2013 doanh số là 2.644.551 triệu đồng; năm 2014 doanh số 2.442.905 triệu, giảm 201.646 triệu đồng, năm 2015 doanh số là 2.775.500 triệu, 6 tháng đầu năm 2016 là 2.273.733 triệu đồng tăng 110.205 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Cho vay trung hạn qua các năm chiếm tỷ trọng là 14% và vẫn tăng trưởng qua các năm. Cho vay dài hạn chiếm 0% do ngay từ đầu chi nhánh đã xác định chiến lược giảm cho vay dài hạn để tập trung vào ngắn, trung hạn. Việc Chi nhánh Sóc Trăng chú trọng mảng vay ngắn và trung hạn là đúng đắn, vì thời hạn cho vay này phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp vưa và nhỏ. Cho vay ngắn và trung hạn làm cho vốn ngân hàng được quay nhanh hơn trong khi cho vay dài hạn sẽ làm cho vốn bị đóng băng. Mặt khác, để cho vay dài hạn hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn dài hạn mà việc huy động nguồn vốn này trong dân chúng rất khó khăn vì sự e ngại về thời hạn, lãi suất, lạm phát…trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế.
  • 41. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 34 Biểu đồ 4.3. Cho vay theo thời hạn tín dụng 4.3.2 Cho vay theo đối tượng Bảng 4.5. Cho vay theo đối tượng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % DNNN 10.794 9.228 9.314 (1.567) (14,5) 87 0,9 DNNQD 941.348 963.368 1.052.079 22.020 2,3 88.711 9,2 HTX 1.292 405 1.534 (887) (68,7) 1.129 279,1 Hộ SXKD 1.691.116 1.469.904 1.712.572 (221.212) (13,1) 242.668 16,5
  • 42. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 35 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016/2015 +/- % DNNN 8.450 7.348 (1.102) (13,0) DNNQD 894.871 918.463 23.591 2,6 HTX 366 1.349 982 268,2 Hộ SXKD 1.259.840 1.346.574 86.733 6,9 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta thấy Chi nhánh Sóc Trăng chỉ tập trung cho vay đối tượng là hộ SXKD và DNNQD. Năm 2013 doanh số cho vay hộ SXKD là 1.691.116 triệu, năm 2014 giảm còn 1.469.904 triệu, năm 2015 tăng 242.668 triệu, tốc độ tăng 16,5%. Cho vay DNNQD năm 2014 tăng 22.020 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,3% so với năm 2013, năm 2015 tăng 88.711 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 9,2% so với năm 2014. DNNN năm 2014 giảm 1.567 triệu đồng tương ứng giảm 14,5%, năm 2015 tăng 87 triệu đồng tương ứng tăng 0,9%. HTX năm 2014 giảm 887 triệu đồng tương ứng giảm 68,7%, năm 2015 tăng 1.129 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 279,1% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2016 doanh số cho vay loại hộ SXKD là 1.346.574 triệu đồng tương ứng tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. DNNN giảm 1.102 triệu đồng tương ứng giảm 13%, DNNQD tăng mạnh 23.591 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,6%. HTX 6 tháng đầu năm tăng 982 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 268,2% so với cùng kỳ năm trước. 4.4 DOANH SỐ THU NỢ 4.4.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thời hạn Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Ngắn hạn 2.467.849 1.899.275 2.207.604 (568.574) (23,0) 308.329 16,2 Trung hạn và dài hạn 174.318 155.399 241.784 (18.919) (10,9) 86.385 55,6 Tổng cộng 2.642.167 2.054.674 2.449.388 (587.493) (22,2) 394.714 19,2
  • 43. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 36 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016/2015 +/- % Ngắn hạn 2.025.732 1.933.947 (91.785) -4,5 Trung và dài hạn 184.462 173.457 (11.005) - 6,0 2.210.194 2.107.404 (102.790) -4,7 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Doanh số thu nợ ngắn hạn: Trong tổng thu nợ ,thu nợ ngắn hạn chiếm trên 50% do chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn nhiều, các khoản cho vay ngắn hạn này có thời gian đáo hạn trong một năm, sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh thì khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ trung, dài hạn: Nhìn vào doanh số thu nợ trung hạn năm 2013 chỉ có 174.318 triệu là thấp so với 357.530 triệu mà chi nhánh bỏ ra cho vay, nhưng không thể đánh giá là chi nhánh thu nợ kém mà đây là các khoản cho vay cuối năm 2013 chưa đáo hạn. Sang năm 2014 doanh số thu nợ trung hạn là 155.399 triệu, giảm 18.919 triệu so với 2013, năm 2015 doanh số thu là 241.784 triệu, tăng 86.385 triệu so với 2014 do thu các khoản nợ cho vay năm trước đến hạn cộng thêm các khoản doanh nghiệp trả nợ dần. 6 tháng đầu năm 2016, doanh số thu nợ đạt 173.457 triệu đồng, giảm 11.005 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2014/2013 thấp do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 bị tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh,…tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh,…các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn. Nhìn chung công tác thu nợ của chi nhánh tốt, kết quả thu nợ cao ngân hàng thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nên đã lựa chọn đầu tư vào những phương án/dự án mang tính khả thi cao và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế; các CBKH làm tốt công tác nhắc nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, đa số khách hàng vay của chi nhánh là khách hàng truyền thống, có uy tín và hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo chi trả đúng thời hạn và chi nhánh luôn thực hiện nguyên tắc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
  • 44. DÒNG NÀY ANH SẼ XOÁ ĐI DÒNG NÀY A SẼ XOÁ ĐI 37 Biểu đồ 4.4. Doanh số thu nợ theo thời hạn 4.4.2 Thu nợ theo đối tượng Bảng 4.7. Doanh số thu nợ theo đối tượng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % DNNN 9.790 8.370 8.448 (1.421) (14,5) 79 0,9 DNNQD 882.043 921.943 996.319 39.900 4,5 74.376 8,1 HTX 1.172 367 1.391 (805) (68,7) 1.024 279,1 Hộ SXKD 1.749.161 1.123.994 1.443.229 (625.167) (35,7) 319.235 28,4