SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH
Giáo viên hướng dẫn : TS.Lê Tấn Phước
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Thọ
MSSV : TP1220120103
Lớp : Ngân Hàng-K2012TP2
Tp. Hồ Chí Minh, Niên khóa 2012-2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong trường, các anh chị và
các bạn tại ngân hàng thực tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày
tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Quý Thầy, Cô trong khoa Tài Chính Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh Tế
TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học tập. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm bài
chuyên đề tốt nghiệp mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một vững chắc
và tự tin.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hưỡng dẫn: TS.Lê Tấn Phước đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài chuyên đề tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị tại Ngân hàng SCB, chi
nhánh Cống Quỳnh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại ngân
hàng.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Ngân hàng SCB chi nhánh
Cống Quỳnh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công
việc.
Trân trọng !
iii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH......................2
1.1.Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn .................................................2
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................2
1.1.2.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................3
1.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu..................................................................................3
1.1.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua..........................................................5
1.2.Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh ........................................................................7
1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................7
1.2.2.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................8
1.2.3.Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua ........................................................ 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ
VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH............................................................ 12
2.1.Những qui định của SCB đối với hoạt động cho vay các DNNVV ......................... 12
2.1.1.Đối tượng cho vay ................................................................................................... 12
2.1.2. Các điều kiện vay vốn............................................................................................ 12
2.1.3. Thời hạn cho vay ................................................................................................... 13
2.1.4. Phương thức cho vay.............................................................................................. 14
2.1.5. Hồ sơ vay ................................................................................................................. 16
2.2.Các sản phẩm cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh .................... 17
2.3. Phân tích hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh........ 18
2.3.1.Phân tích doanh số cho vay .................................................................................... 18
2.3.2.Phân tích tình hình thu nợ....................................................................................... 23
2.3.3.Phân tích tình hình dư nợ........................................................................................ 25
2.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn.............................................................................. 26
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh ........ 27
2.4.1.Thành tựu đạt được.................................................................................................. 27
2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................................. 28
vi
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH ....................... 29
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống
Quỳnh...................................................................................................................................... 29
3.1.1. Định hướng phát triển ngân hang SCB: ............................................................... 29
3.1.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh..................... 30
3.2.Giải pháp phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống
Quỳnh...................................................................................................................................... 31
3.3.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. ..................................................................... 31
3.2.1.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng .................................... 31
3.2.1.2. Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN ................................... 33
3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợ
hợp lí................................................................................................................................ 34
3.2.1.4. Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng tính
chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN.................................................................... 35
3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. ...................................................... 35
3.3.2.1. Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ KH trong quá trình hợp tác....................... 35
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng...................................................... 36
3.3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp..................................................................................................................... 38
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 40
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BLĐ Ban lãnh đạo
CBNV Cán bộ nhân viên
CIC Thông tin tín dụng của khách hàng
CN Chi nhánh
CV Chuyên viên
DTI Tỷ lệ trách nhiệm trả nợ trên thu nhập
bình quân
HCM Hồ Chí Minh
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
MUE Hạn mức tối đa
NHBL Ngân hàng bán lẻ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
PGD Phòng giao dịch
TGĐ Tổng Giám Đốc
TMCP Thương mại cổ phần
SCB Sài Gòn Commercial Bank
8
DANH MỤC BẢNG - BIỂU - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn …………………..1
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................8
Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay ............................................................................................... 17
Hình 1.1. Logo ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn………………………… …....2
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận.................................................................................. 11
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.................................................. 19
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh............ 21
Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế...............Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.................................................. 24
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh................................ 26
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016.............................. 10
Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh........ 19
Bảng 2.2: Tốc độ tăng của doanh số cho vay .................................................................... 20
Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh................ 22
Bảng 2.4: Tình hình thu nợ .................................................................................................. 23
Bảng 2.5: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ....................................................................... 24
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh....................................................... 25
Bảng 2.7.Tốc độ tăng dư nợ................................................................................................. 26
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh ................................................... 27
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển
hay đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân của mỗi nước. Bởi loại hình doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên sự tăng
truởng cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành
kinh tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và
tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị.
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế nên việc phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là việc vô
cùng cần thiết. Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta phải giải
quyết hàng loạt các vấn đề, khó khăn nhất chính là tạo vốn cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
Công cuộc đổi mới nền kinh tế của chúng ta đã tác động mạnh mẽ vào hệ thống
ngân hàng hoạt động tín dụng được coi là nghiệp vụ then chốt cấp vốn cho nền kinh tế
phát triển tạo thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiệu quả tín
dụng đang là mối quan tâm của các cấp lành đạo, các nhà quản trị ngân hàng, nó mang
tính chất sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Nhận thức vấn đề đó trong quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần SCB chi nhánh Cống Quỳnh, em mạnh dạn chọn đề tài :
“Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh”.
Kết cấu nội dung khoá luận :
Chương 1 Tổng quan về SCB chi nhánh Cống Quỳnh
Chương 2: Thực trạng cho vay các doanh nghiêp nhỏ và vừa tại SCB chi nhánh Cống
Quỳnh
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SCB
chi nhánh Cống Quỳnh
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH
1.1.Giới thiệuvề ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có nguồn gốc xuất thân từ ngân hàng
thương mại cổ phần Quế Đô trước đây. NHTMCP Quế Đô được thành lập từ năm
1992. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 1997 đổi tên thương hiệu mới là NHTMCP Sài
Gòn. Trải qua 11 năm hình thành, đi vào hoạt động, củng cố, phát triển, đến tháng 4
năm 2003 thương hiệu NHTMCP Sài Gòn chính thức được giới thiệu trên thương
trường thay thế cho thương hiệu NHTMCP Quế Đô trước kia.
 Tên tiếng Anh: Sài Gòn Commercial Bank, viết tắt là SCB.
 Hội sở chính: 193-203, Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh.
 Giấy phép hoạt động số: 00018/HH-GF
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103001562(đăng ký lần đầu, ngày
30/6/1992 số đăng ký kinh doanh gốc: 059019, đăng ký lại lần thứ 1 ngày
16/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 19/12/2005)
 Số điện thoại: (848)9206501.
 Fax: (848)9206505.
 Địa chỉ email: scb@scb.com.vn
 Trang web: www.scb.com.vn
 Telex: 811558SCBVT, SWIFT: SACLVNVX.
Hình 1.1. Logo ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
3
1.1.2.Cơ cấu tổ chức
Ban kiểm soát
Đại hội
đồng cổ
đông
Hội đồng
quản trị
Các hội đồng
Văn phòng hội
đồng quản trị
Tổng giám
đốc
Khối
khách
hàng cá
nhân
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Ngân quỹ
Khối phát
triển kinh
doanh
Khối giám
sát điều
hành
Khối quản
trị nguồn
lực
Khối
CNTT &
Ngân hàng
điện tử
Ban kiểm toán nội bộ Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế
Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Nguồn: scb.com
1.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu
Hiện SCB chi nhánh Cống Quỳnh đang có các sản phẩm dịch vụ chính như sau:
 Huy động vốn:
- Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước, cá tổ chức và cá nhân
người nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ
hạn. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn .
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, uỷ thác và các nguồn vốn khác.
 Tín dụng:
 Cho vay mua xe ô tô: Đặc trưng của sản phẩm này như sau:
- Đối tượng cho vay:
4
+ Xe ôtô từ 4 – 46 chỗ
+ Xe có nhãn hiệu:
 Nhóm 1: Mercedes, BMW, Toyota, Ford, ISUZU, Mitsubisi, Honda,
Daewoo, Huynhdai….
 Nhóm 2: các loại xe có nhãn hiệu khác
- Mục đích : đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ mục đích kinh doanh
- Thời hạn vay:
+ Đối với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe dự định mua:
 Kinh doanh vận tải hành khách
Từ 300 triệu trở lên: 48 tháng
Dưới 300 triệu: 36 tháng
 Phục vụ đời sống:
Trên 500 triệu: 60 tháng
Từ 200-500 tr: 48 tháng
Dưới 200tr: 36 tháng
+ Đối với tài sản đảm bảo là tài sản khác như: quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất ở: 72 tháng
 Cho vay du học nước ngoài: Đặc trưng của sản phẩm này như sau
- Đối tượng cho vay:
+ Là những người thân của du học sinh (ông, bà, cha, mẹ…), đáp ứng những
điều kiện về vay vốn của SCB.
+ Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại Hà Nội
và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối với khách hàng ngoài địa bàn trên thì phải có
sự phê duyệt của Tổng Giám đốc.
- Mục đích của sản phẩm:
+ Giúp các học sinh, sinh viên, cá nhân người Việt Nam có điều kiện đi du
học tự túc ở nước ngoài, có điều kiện tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế
giới.
+ Tăng cường sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ,
tăng nguồn thu của Ngân hàng.
- Thời hạn vay: Tối đa không quá 10 năm. Nếu vượt quá thời hạn trên phải
trình Tổng Giám đốc quyết định.
5
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như:
- Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các khu dân cư tập
trung, các đơn vị sản xuất kinh doanh
- Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá
- Cho vay tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh chứng khoán….
 Các dịch vụ khác:
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống SCB.
- Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, thanh toán quốc tế; bảo lãnh, vay
vốn từ các nguồn hợp pháp trong phạm vi được Tổng giám đốc uỷ quyền.
- Các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng khác như thẻ, tư vấn nhà đất, SMS
Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ…..
Hiện nay, SCB đang có những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi
nhằm thu hút khách hàng như: “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang”,
“Lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”, “tích lũy hưu trí”, “tặng thêm lãi suất đối với người từ
50 tuổi trở lên”, “gửi tiền nhận lãi ngay”….
1.1.4. Kếtquả kinh doanh trong thời gian vừa qua
Bảng 1.1. Báo cáo tài chính giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2015
Năm
2014
Năm
2013
Năm 2012
Thu nhập lãi thuần 4,509,467 2,045,096 1,982,391 3,195,951
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ
337,670 34,091 667 -8,880
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và vàng
21,114 11,895 436,986 -1,104,279
Lãi/lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh
4,591
Lãi/lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư
136,825 682,677 -41,153
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
khác
-11,429 365,605 126,845 1,259,718
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ
phần
10,093 8,111 8,323 9,504
Chi phí hoạt động 2,618,541 1,702,616 1,807,195 2,353,419
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng
2,389,790 1,444,859 748,017 957,442
Chi phí dự phòng rủi ro tín 2,278,984 1,325,716 688,236 880,243
6
dụng
Tổng lợi nhuận trước thuế 110,806 119,143 59,781 77,199
Lợi nhuận sau thuế 79,882 90,237 42,573 63,835
Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông của Ngân hàng mẹ
76,406 90,237 42,573 63,835
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(VNÐ)
56 74 39 61
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012
Tài sản
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,327,014 1,403,153 1,701,403 4,334,887
Tiền gửi tại NHNN 3,766,305 5,210,502 1,866,744 3,198,842
Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và
cho vay các TCTD khác
17,765,281 11,146,287 9,314,639 1,832,676
Chứng khoán kinh doanh 32,090
Các công cụ tài chính phái sinh và
các tài sản tài chính khác
295,339 6,056 97,192
Cho vay và cho thuê tài chính khách
hàng
169,228,314 133,277,265 88,349,590 87,165,574
Chứng khoán đầu tư 65,485,179 43,906,651 25,055,473 11,314,978
Góp vốn, đầu tư dài hạn 84,834 71,258 71,258 71,558
Tài sản cố định 3,965,939 3,172,068 2,965,329 2,589,928
Bất động sản đầu tư 46,731 75,790
Tài sản Có khác 48,397,398 43,959,084 51,688,110 38,599,925
Tổng cộng tài sản 311,513,679 242,222,058 181,018,602 149,205,560
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 8,895,156 1,212,443 9,772,303
Tiền gửi và vay các TCTD khác 23,207,536 25,917,203 18,419,415 18,250,965
Tiền gửi của khách hàng 255,977,884 198,505,149 147,098,061 79,192,921
7
Các công cụ tài chính phái sinh và
các khoản nợ tài chính khác
133,018
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay
mà TCTD chịu rủi ro
3,282 6,672
Phát hành giấy tờ có giá 1,006,000 11,949,302
Các khoản nợ khác 6,974,995 3,268,954 2,385,287 18,663,332
Vốn và các quỹ 15,240,797 13,185,291 13,112,557 11,370,065
Lợi ích của cổ đông thiểu số 211,311
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 311,513,679 242,222,058 181,018,602 149,205,560
Nguồn: cophieu68.com
1.2.Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh
1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh có tên giao dịch đầy đủ bằng
tiếng Anh là Saigon Commercial Bank– Cong Quynh Branch.
Hiện nay Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh có mạng lưới gồm 2
phòng giao dịch, 12 máy ATM, đặc biệt chi nhánh có mạng lưới khách hàng rộng lớn
với nhiều đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội và dân cư.
Địa chỉ: 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 083 920 6501
Số Fax: 086 291 7145
8
1.2.2.Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Cống Quỳnh
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện của chi nhánh và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt động của
chi nhánh.
- Phó giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý phòng hành chính nhân sự,
phòng kế toán, phòng ngân quỹ đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc.
-Phòng Tín dụng:
Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung,
dài hạn và kế hoạch hàng năm của SCB đối với khách hàng.
Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt động kinh
doanh.
Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống SCB
nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và
an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao.
Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế, quy trình,
chính sách tín dụng được thống nhất, minh bạch trong tòan ngân hàng.
Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của SCB trong từng thời kỳ,
định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hàng.
-Phòng Kế toán:
Giám Đốc
PGĐ
KSNB HC-NS Kế toán Ngân quỹ Tín dụng
PGD1
PGD2
9
Quản lý hoạt động tài chính, kế toán tòan ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ các
chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị.
Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống SCB.
Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán
chi tiết.
-Phòng Ngân quỹ:
Quản lý kho quỹ hội sở hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đế
n tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
Quản lý tiền mặt tại Hội sở.
Cân đối quỹ tiền mặt cho nhhu cầu toàn ngân hàng.
-Phòng tổ chức nhân sự:
Quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút, duy trì và phát triển một đội ngũ
nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng.
Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực trong công tác lao động tiền lương,
công tác đào tạo.
-Phòng Kiểm soát nội bộ:
Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, các quy
chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động, tham mưu trong công tác
quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ
đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn-hiệu quả.
Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan
đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB.
Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ (KTKSNB)
trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT-KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động
của SCB theo đúng quy chế-quy trình và quy định của SCB; đôn đốc kiểm tra-giám
sát, báo cáo Tổng Giám Đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của
Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB.
Đầu mối làm việc với Thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự
phân công-uỷ nhiệm của Giám Đốc.
10
1.2.3.Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua
Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016
Chỉ tiêu 2014 2015
2 quý đầu
năm 2015
2 quý
đầu
năm
2016
Chênh lệch So sánh(%)
2015-
2014
2 quý đầu
năm 2016-
2015
2015-
2014
2 quý
đầu năm
2016-
2015
1.Tổng
doanh thu
5.7 7.88 3.58 6.10 2.18 2.52 38.25 70.30
2. Tổng
chi phí
2.3 3.28 1.49 2.04 0.98 0.55 42.61 36.83
3. Tổng
lợi nhuận
trước thuế
3.4 4.6 2.09 4.06 1.2 1.97 35.29 94.17
Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy ngân hàng SCB
chi nhánh Cống Quỳnh đang trong giai đoạn phát triển. Doanh thu tăng đều qua các
năm, doanh thu năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 38,25% tương đương 2.18 tỷ đồng.
Doanh thu 2 quý đầu năm 2016 tăng hơn 2 quý đầu năm 2015 là 70.3%, tương đương
2.52 tỷ. Doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ chi nhánh đang hoạt động rất
tốt. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo, lợi nhuận năm 2015 tăng hơn
năm 2014 là 35.29% tương đương 1.2 tỷ đồng. Lợi nhuận 2 quý đầu năm 2016 tăng
hơn 2 quý đầu năm 2015 l là 94.17% tương đương 1.97 tỷ đồng. Điều này có thể giải
thích là do chi nhánh đã tiết kiệm được các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và các
khoản chi phí khác tăng nhẹ không đáng kể.
11
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận
Năm 2016 kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, với
việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, NHNN, kết thúc năm nền kinh tế đã có
nhiều chuyển biến tích cực: GDP tăng 5,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trên
96,3 tỷ USD, hạn chế nhập siêu dưới mức 10%, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong các
tháng cuối năm, an sinh, phúc lợi được đảm bảo, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định.
Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống ngân hàng SCB đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để
thực hiện tốt cùng lúc 2 nhiệm vụ: hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, hiệu quả,
hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh
tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính
phủ và NHNN. Kết thúc năm tài chính 2015, hoạt động kinh doanh của ngân hàng
SCB tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, hiện đại và hội nhập với kinh tế thế giới; uy tín,
thương hiệu được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIÊP NHỎ
VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH
2.1.Những qui định của SCB đối với hoạt động cho vay các DNNVV
2.1.1.Đối tượng cho vay
SCB bank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu
tư phát triển,… trừ những đối tượng mà pháp luật cấm.
Lợi ích
 Tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vốn hợp lý đều có thể được SCB bank đáp
ứng với nhiều hình thức vay vốn để lựa chọn, chi phí vốn hợp lý, thủ tục vay
vốn nhanh chóng thuận tiện, được tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và
chuyên nghiệp mà không cần trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào.
 Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của khách hàng trong cả một chu
kỳ kinh doanh, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong
việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
 Quý khách hàng có thể vay vốn để đầu tư mua sắm, xây dựng các tài sản cố
định mới; đầu tư sửa chữa, hoán đổi, nâng cấp các TSCĐ hiện có; thực hiện các
hình thức thanh toán trong nước và quốc tế liên quan đến các hoạt động trên và
các nhu cầu cần thiết khác.
2.1.2. Các điều kiện vay vốn
 Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của Pháp luật
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời
sống.
+ Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật
Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
13
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả
hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án
trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước và NHSCB.
 Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHSCB cho vay.
 Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp
nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
+ Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay
vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất,
thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không
trả được nợ
+ Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính.
Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục
đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra,
phải có văn bản bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc
được Tổng giám đốc ngân hàng SCB chấp thuận bằng văn bản.
2.1.3. Thời hạn cho vay
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản
xuất- kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án dầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Thời hạn cho vay được chia làm
3 loại sau:
 Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
 Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến
60 tháng.
 Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
14
2.1.4. Phương thức cho vay
 Khách hàng quyết định lãi suất:
+ Sản phẩm được triển khai nhằm hỗ trợ,tạo những ưu đãi lớn nhất đối với khách
hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng trong thời gian tối
đa là 04 tháng.
+ Khách hàng có thể chủ động quyết định mức lãi suất áp dụng cho khoản vay VNĐ
ngắn hạn đồng thời có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho SCB bank với tỷ giá cao hơn tỷ giá
giao ngay.
 Cho vay từng lần:
+ Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHSCB làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết
hợp đồng tín dụng.
+ NHSCB áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay
vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn
theo quy định.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng:
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu
vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không
phù hợp với phương thức cho vay từng lần
+ Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách
hàng, tài sản bảo đảm tiền vay, NHSCB và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn
mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
 Cho vay theo dự án đầu tư:
+ NHSCB cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
+ Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng
nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHSCB có
thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phẩi có chứng từ pháp lý chứng
minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước.
+ Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng
chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng đề nghị
15
thì NHSCB xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục
phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
 Cho vay trả góp:
+ Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải
trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
+ NHSCB chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền
tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHSCBVN. Việc cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước và NHSCBVN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
+ NHSCB cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn
mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án.
+ Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả phí cam kết theo
mức quy định của NHSCB.
 Cho vay hợp vốn:
+ NHSCB cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với
một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, NHSCB hoặc
một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo
quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHSCB.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi:
+ Là việc cho vay mà NHSCB thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng
chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.
 Các loại hình cho vay theo các phương thức khác:
+ Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHSCB sẽ xem xét cho vay
theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và
không trái với quy định của pháp luật.
Lãi suất cho vay: Theo lãi suất cho vay của NHSCB công bố trong từng thời kỳ.
16
2.1.5. Hồ sơ vay
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu)
 Các tài liêu chứng minh năng lực Pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách
nhiệm dân sự của khách hàng:
+ Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có); giấy đăng ký kinh doanh;
giấy phép hành nghề (nếu pháp luật quy định phải có); giấy phép hoặc hạn ngạch XNK
(nếu pháp luật quy định phải có); điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định bổ nhiệm
người điều hành, kế toán trưởng; quy chế tài chính (đối với tổng công ty và các đơn vị
thành viên); nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho
giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố cho ngân
hàng (nếu điều lệ không quy định)
+ Khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu quy định tại
điểm này, trừ trường hợp có các sự thay đổi.
 Các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả
năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của ít nhất hai năm gần nhất (trừ trường hợp pháp nhân hoạt
động dưới hai năm thì các báo cáo tài chính từ khi hoạt động đến thời điểm gần
nhất). Các tài liệu liên quan khác như: biên bản góp vốn điều lệ (đối với Công
ty TNHH, cổ phần), quyết định giao vốn (đối với DNNN được Nhà nước giao
vốn )
 Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các tài
liệu khác liên quan.
+ Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các tài liệu có thể là: Báo cáo nghiên cứu khả thi/báo
cáo đầu tư, quyết định duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, phê
chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu,
thịi trường, tài liệu chứng minh về nguồn vốn đầu tư, giấy phép xây dựng, tài liệu liên
quan đến quá trình đấu thầu theo Quy chế đấu thầu … và các tài liệu liên quan đến sử
dụng vốn vay theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.
 Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản …
 Đối với trường hợp cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, tín phiếu, kỳ phiếu, trái
phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân
17
8b
8C 8a
hàng SCB và các tổ chức tín dụng khác phát hành hoặc số dư tài khoản tiền gửi
tại NHSCB (gọi chung là giấy tờ có giá ). Với những khách hàng là chủ sở hữu
hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó, thì quý khách hàng phải có những
giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD (theo mẫu).Giấy tờ có giá kèm theo
giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy tờ có giá đó ( theo mẫu).
+ Giấy CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
2.2.Các sản phẩm cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh
- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay có thời hạn cho vay đến 1 năm, được sử dụng
để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay trên 1 năm đến 5 năm, loại tín dụng này được
cung cấp để mua sắm tài sản cố định, đổi mới và cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất
kinh doanh và xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ, có thời gian thu hồi nhanh.
- Cho vay dài hạn: là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng này được sử
dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản, như đầu tư xây dựng doanh nghiệp mới, các công
trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, bến cảng, nhà ở…) cải tiến và mở rộng
sản xuất có quy mô lớn.
Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay
Nguồn: Phòng tín dụng
9
44
5
8
6
3
KHÁCH
HÀNG
NHẬN HÔ SƠ THẨM ĐỊNH
LẬP TỜ TRÌNH
TRÌNH VÀ
XÉT DUYỆT
THỦ TỤC
CÔNG CHỨNG
ĐKGDĐB
GIẢI NGÂNTHEO DÕI NỢTHANH LÝ
XỨ LÝ NỢ
QUÁ HẠN
CHUYỂN NỢ
QUÁ HẠN
21
7
18
1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
2. Tiến hành thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
3. Trình ban lãnh đạo xét duyệt hồ sơ vay
4. Trả lại hồ sơ vay cho khách hàng nếu không cho vay
5. Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo
6. Mở tài khoản tiền vay và giải ngân
7. Theo dõi sau khi cho vay
8. Thanh lý hợp đồng tín dụng a, b, c: chuyển nợ và xử lý nợ
2.3. Phân tích hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh
Cùng với sự phát triển của TP, Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh cũng góp
phần của mình vào sự phát triển đó. Công tác cho vay là công tác rất quan trọng,
đưa lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là công tác dế phát sinh rủi ro
nhất. Để công tác cho vay đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, giúp cho Ngân
hàng phát triển bền vững và an toàn, từ đó mà hoạt động cho vay ngày càng được
tăng cường, phát huy ngày càng hiệu quả vai trò của mình. Thì chi nhánh đã tích
cực thực hiện nhiều giải pháp cụ thể : như sàng lọc khách hàng, thực hiện đúng và
linh hoạt quy trình cho vay... Sau đây là những phân tích về thực trạng hoạt động
cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần SCB trong những năm gần đây.
2.3.1.Phân tíchdoanh số cho vay
Để có một cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay của Ngân hàng, ta xem xét tình
hình cho vay của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm
về đối tượng , ngành kinh tế và thời hạn được vay.
a. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Bao gồm:
 Doanh nghiệp quốc doanh
 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
19
Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Doanh số cho vay 2014 Tỷ lệ (%) 2015
Tỷ lệ
(%)
2 quý đầu
năm 2016
Tỷ lệ (%)
Quốc doanh 560 7.99% 670 6.84% 366 6,00%
Ngoài quốc doanh 6.450 92.01% 9.121 93.16% 5.739 94,00%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Nhìn chung chi nhánh Cống Quỳnh chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
vay là chính, các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một phần nhỏ, chỉ khoảng 5%-
10% trong tổng số dư nợ vay.
Doanh số cho vay tăng lên theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay
Trong năm 2014 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh so với tổng
dư nợ tại chi nhánh Cống Quỳnh chiếm khoảng 7,99%. Năm 2014-2 quý đầu năm
2016 tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh có chiều hướng giảm dần do chi
nhánh chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, tỷ lệ cho vay đối với
doanh nghiệp quốc doanh chỉ cỏn chiếm khoảng 5%-7% tổng dư nợ cho vay. Còn
lại nguồn vốn cho vay dành cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 90% trên
tổng dư nợ cho vay. Nhất là vào 2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay dành cho
20
doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cao, chiếm tới 94% tổng dư nợ cho vay tại chi
nhánh Cống Quỳnh.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng của doanh số cho vay
Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2015 so
với năm 2014 (%)
Doanh số cho vay 19.6
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh 41.4
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh)
Các số liệu trên cho thấy:
Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên ngày càng lớn hơn qua các năm. Năm
2015, doanh số cho vay tăng 2.718 tỷ, tức là tăng 39.6% so với năm 2014. 2 quý đầu
năm 2016, doanh số cho vay đạt 6.105 tỷ, chiếm 62% so với doanh số cho vay năm
2015. Nếu xét theo đối tượng vay thì doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh
năm 2015 tăng so với năm 2014 là 110 tỷ, tức là tăng 19.6%. 2 quý đầu năm 2016 đạt
55% so với năm 2015. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 2.671 tỷ, tức
là tăng 41.4% so với năm 2015; 2 quý đầu năm 2016 đạt 63% so với năm 2015. Số
liệu 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy tình hình khả quan của chi nhánh, 6 tháng đầu
năm 2016 tăng trưởng mạnh chiếm hơn 50% so với tổng doanh số năm 2015.
b. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:
 Xây dựng, giao thông vận tải;
 Công nghiệp;
 Thương mại, dịch vụ;
 Nông nghiệp và ngành khác.
21
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh
Dựa vào biểu đồ ta thấy chi nhánh Cống Quỳnh tập trung cho vay đối với các
doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 34% trong tổng
dư nợ cho vay. Tiếp theo là ngành nông nghiệp và ngành khác chiếm khoảng 28%;
ngành xây dựng, giao thông vận tải chiếm khoảng 22% và thấp nhất là ngành thương
mại dịch vụ chiếm khoảng 16% trong tổng dư nợ cho vay. Qua các năm tỷ lệ này cũng
có sự thay đổi nhưng không đáng kể.
Chi nhánh Cống Quỳnh không chỉ cho vay theo thành phần kinh tế mà còn
chú trọng đến việc cho vay theo cơ cấu thành phần kinh tế, đây cũng là một hướng
phát triển cho vay khác của chi nhánh Cống Quỳnh, góp phần tăng thu nhập từ hoạt
động cho vay, đồng thời giúp ngân hàng quản lý, phân tích tình hình kinh tế để đưa ra
quyết định nên chú trọng cho vay ở ngành nào tốt nhất trong tình hình kinh tế hiện
nay.
22
Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Doanh số cho vay 2014 2015
2 quý đầu năm
2016
Công nghiệp 2,383 3,328 2.076
Xây dựng, giao thông vận tải 1,542 2,154 1.343
Thương mại, dịch vụ 1,121 1,566 977
Nông nghiệp và các ngành khác 1,964 2,743 1.710
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Trong giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay đối với ngành
công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao và tăng đều qua các năm. Năm 2015 doanh số cho
vay tăng 945 tỷ đồng, tăng 13.9 % so với năm 2014. Tiếp theo là 2 quý đầu năm
2016, doanh số cho vay tăng rất nhanh, tăng 645 tỷ đồng, tăng với tỷ lệ là 33.5% so
với doanh số cho vay 2 quý đầu năm 2015. Sự tăng trưởng này cho thấy chi nhánh
chú trọng việc cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp.
Đối với ngành xây dựng và giao thông vận tải, cơ cấu cho vay chiếm khoảng 22%
trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Cống Quỳnh. Tỷ lệ cho vay đối với ngành
này cũng tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không đều , tỷ lệ cho vay đối với ngành
này tăng cao nhất vào năm 2015, tăng khoảng 39,7% so với năm 2014, đến 2 quý
đầu năm 2016 tỷ lệ này chỉ tăng khoảng 20.3% so với 2 quý đầu năm 2015. Do tình
hình vốn dành cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh tăng nên việc cho vay đối với các
doanh nghiệp cũng tăng. Vào giữa cuối năm 2015, tình hình kinh tế có nhiều biến
động nên việc huy động vốn cũng như cho vay cũng có nhiều biến động theo.
Trong ngành thương mại dịch vụ, đây là ngành có xu hướng phát triển mạnh trong
thời gian qua, cùng với việc hội nhập WTO và tham gia hợp tác kinh tế với nhiều
quốc gia lớn trên thế giới đã thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển để nâng
cao chất lượng để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của thế giới. Do đó nhu
cầu vay vốn của ngành này tăng qua các năm. Năm 2014 doanh số cho vay đối với
ngành thương mại dịch vụ là 1.121 tỷ đồng sang năm 2015 doanh số cho vay tăng
23
445 tỷ đồng . 2 quý đầu năm 2016 doanh số cho vay tiếp tục tăng 272 tỷ đồng so với
2 quý đầu năm 2015.
Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp và các ngành khác chiếm 28% tổng
Doanh số cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh. Đây là tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu
cho vay của ngân hàng vì nước ta là nước có ngành nông nghiệp phát triển lâu đời
nên việc vay vốn của ngành này là cần thiết. Bên cạnh đó, ngân hàng cho vay để góp
phần phát triển các ngành khác có tiềm năng để đem lại nguồn lợi không nhỏ cho
ngân hàng. Từ năm 2014 đến 2 quý đầu năm 2016, vốn cho vay đối với các doanh
nghiệp trong ngành nông nghiệp và các ngành khác tăng đều qua các năm. Năm
2014, doanh số cho vay đối với ngành này là 1.964 tỷ đồng. Đến năm 2015 doanh số
cho vay tăng thêm 779 tỷ đồng so với năm 2014. 2 quý đầu năm 2016 doanh số cho
vay đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 360 tỷ đồng so với 2 quý đầu năm 2015.
2.3.2.Phân tíchtình hình thu nợ
Quá trình cho vay và thu nợ của Ngân hàng phải được thực hiện kết hợp chặt
chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi
nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Tình hình thu nợ của Ngân hàng
thương mại cổ phần SCB chi nhánh Cống Quỳnh như sau:
Bảng 2.4: Tình hình thu nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh
số thu
nợ
2014 Tỷ lệ (%) 2015
Tỷ lệ
(%)
2 quý đầu
năm 2015
Tỷ lệ (%)
2 quý đầu
năm 2016
Tỷ lệ (%)
Quốc
doanh
460 7.14% 610 6.62% 352.5 6.67% 505 5.32%
Ngoài
quốc
doanh
5.980 92.86% 8.600 93.38% 4.930 93.33% 8.995 94.68%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
24
Ta có nhận xét:
Trừ doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh giảm vào 2 quý đầu năm 2015.
Doanh số thu nợ tăng lên theo lên theo các năm với tất cả các đối tượng. Doanh số thu
nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn.
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2015 so
với năm 2014 (%)
Tốc độ tăng 2 quý đầu năm
2016 so với năm 2015 (%)
Doanh số thu nợ 43.0 79.8
Kinh tế quốc
doanh
32.6 43.3
Kinh tế ngoài quốc
doanh
43.8 82.5
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Doanh số thu nợ của Ngân hàng nhìn chung có sự tăng trưởng đều đặn. Năm
2015, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 2.770 tỷ, tức là tăng 43% so với năm
2014. 2 quý đầu năm 2016 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 4.218 tỷ, tức là tăng
79.8% so với 2 quý đầu năm 2015. Nếu xét theo đối tượng vay thì doanh số thu nợ khu
25
vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 2.620 tỷ, tức là tăng 43.8% so với năm
2015; 2 quý đầu năm 2016 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 4.065 tỷ, tức là tăng
82.5% so với 2 quý đầu năm 2015, tốc độ tăng năm tăng lên.
2.3.3.Phân tíchtình hình dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của SCB được khẳng định ở mức thấp nhất trong nhóm các
ngân hàng vừa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam. Hiện NPL của SCB
là 1.56% vào năm 2015 và theo chuẩn quốc tế là 2.5% vào cuối 2015.Tỷ lệ nợ xấu
theo chuẩn quốc tế đã được Ernst & Young kiểm toán theo chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế IFRS..
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015
2 quý đầu năm
2015
2 quý đầu năm
2016
Dư nợ cho vay 7.010 9.791 6.105 10.500
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Qua các năm 2014-2 quý đầu năm 2016 dư nợ cho vay tăng điều qua các năm.
Năm 2014, dư nợ cho vay là 7.010 tỷ đồng. Năm 2015 tỷ lệ dư nợ cho vay tăng
khoảng 40%, dư nợ cho vay năm 2015 tăng 2.781 tỷ đồng so với năm 2014. 2 quý đầu
năm 2016 dư nợ cho vay tăng tới 4.395 tỷ đồng, tăng 72% so với 2 quý đầu năm
2015. Theo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh Cống Quỳnh
thì dư nợ cho vay đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tại chi
nhánh Cống Quỳnh rất hiệu quả và là nguồn thu lãi lớn cho chi nhánh Cống Quỳnh nói
riêng và cho hệ thống Ngân hàng TMCP SCB nói chung.
26
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Bảng 2.7.Tốc độ tăng dư nợ
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng năm 2015
so với năm 2014 (%)
Tốc độ tăng 2 quý đầu
năm 2016 so với năm
2015 (%)
Dư nợ 140% 172%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
2.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn
Kinh doanh tín dụng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro, do dó việc tồn tại nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Bản thân nợ quá
hạn là hiện tượng tự nhiên phù hợp với quy luật kinh tế. Nợ quá hạn là mối quan tâm
thường xuyên và hàng đầu của các NHTM. Nên kinh tế càng phát triển thì việc cung
cấp vốn của các NHTM cho hoạt động kinh tế càng cao. Do đó các nhà quản trị ngân
hàng cần đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn và đạt đến
một tỷ lệ lý tưởng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy
ra. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ cho phép tối đa là 5%.
Trong những năm qua, tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh đã được
sử lý tốt nhờ chính sách và các biện pháp cứng rắn thu hồi và quản lý các khoản nợ
này.
27
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh
Chỉ tiêu
2014 2015
2 quý đầu
năm 2015
2 quý đầu
năm 2016
Tỷ lệ nợ xấu 0,46% 0% 0% 0%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
Theo bảng số liệu 2.8 ta thấy tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh Cống Quỳnh ngày càng
giảm và đặc biệt năm 2015-2 quý đầu năm 2016 tỷ lệ này gần như bằng không, đây
là tín hiệu vô cùng khả quan, chứng tỏ hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chi nhánh Cống Quỳnh rất có hiệu quả. Điều này chứng tỏ rằng chất
lượng thẩm định cho vay, tìm kiếm khách hàng, cũng như chất lượng tín dụng tại chi
nhánh ngày càng cao, trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc của nhân
viên ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Điều này cũng nói lên các chính sách cũng
như các biện pháp đầu ra nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Cống Quỳnh đã
đạt hiệu quả rất tốt.
Tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm và không còn nợ xấu vào năm 2015-2 quý đầu năm
2016 đã nói lên rằng hoạt động cho vay tại chi nhánh đã đạt hiệu quả cao, đem lại
lợi nhuận cao. Đây là điều mà các nhà quản trị ngân hàng luôn mong đợi, giúp hạn
chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn cùa lĩnh vực nhạy cảm này.
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh
2.4.1.Thành tựu đạt được
Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Cống Quỳnh
tiếp tục tăng trưởng về quy mô và chất lượng, dư nợ tăng trưởng theo đúng định
hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP SCB và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh Cống Quỳnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, nắm bắt nhu cầu
khách hàng cũ đang quan hệ tín dụng, đồng tời mở rộng quan hệ tín dụng với khách
hàng mới, khách hàng có tiềm năng có khả năng phát triển bền vững và hợp tác toàn
diện.
Công tác thu hồi nợ xấu đã được tiến hành tốt hơn nên tỳ lệ nợ xấu ngày càng
giảm đi. Tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ làm cho chất lượng tín dụng
ngày càng tốt hơn, giảm thiểu rủi roc ho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
28
Luôn coi công tác nguồn vốn là trọng tâm, theo dõi chặt chẽ doanh thu của khách
hàng chuyển về, thực hiện chăm sóc tốt khách hàng, tiếp thị khách hàng, duy trì và
chuyển tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác tập trung về chi nhánh Cống Quỳnh,
cũng như các đối tác của khách hang nhằm tăng nguổn vốn huy động.
2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế từ phía ngân hàng như công tác huy động vốn còn gặp một vài khó khăn
do tình hình kinh tế biến động và tình trạng thiếu thong tin khách hang.
Về phía khách hàng còn những mặt hạn chế như quy mô vốn nội tại doanh nghiệp
còn nhỏ nên ngân hang phải hạ thấp điều kiện vay vốn để tránh rủi ro. Năng lực quản
lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự tốt dẫn đến ảnh hưởng đến quyết
định cho vay của ngân hàng do khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng khoản vay. Ngoài ra số liệu tài chính không thật sự đầy đủ và chính
xác gây ảnh hưởng không kém đến việc vay vốn.
Ngoài các mặt hạn chế trên thì ngân hàng còn đối mặt với các nhân tố khách quan
khác như sự cạnh tranh của các NHTM khác và môi trường pháp lý chưa thật sự
thuận lợi cho việc kinh doanh.
29
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH
3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh
Cống Quỳnh
3.1.1. Định hướng phát triểnngân hang SCB:
Thực hiện lộ trình đã được NHNN phê duyệt trong kế hoạch tái cơ cấu SCB
giai đoạn 2015-2019, trong năm 2016, SCB sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên
mức 16 nghìn tỷ đồng.
Dự kiến, kế hoạch tăng vốn sẽ được thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ
cho đối tượng là cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nguồn vốn
tăng thêm sẽ được SCB sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư thêm tài sản
cố định và hệ thống trụ sở Chi nhánh/ Phòng giao dịch, đồng thời hiện đại hóa hệ
thống công nghệ thông tin.
Năm 2016 được đánh giá là năm mà kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như
phải đối mặt với nhiều thử thách đến từ hội nhập. Để tiếp tục gia tăng niềm tin của cổ
đông, SCB đã có những kế hoạch gì cho năm tài chính 2016?
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2015, cùng với những đánh giá
về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2016, SCB xác định mục tiêu hoạt động
trong năm 2016 là tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính theo hướng bền vững thông
qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, tập trung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín
dụng và đảm bảo quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động.
Ngoài ra, SCB cũng sẽ thực hiện các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao tính ổn
định của khả năng chi trả, cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng
nguồn vốn giá rẻ, đồng thời cải thiện cơ cấu thu nhập theo hướng gia tăng tỷ trọng
nguồn thu từ dịch vụ.
SCB cũng xác định năm 2016 tiếp tục là năm phát triển toàn diện và hiệu quả
các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Theo đó, SCB chủ
trương đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm/ gói sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với
30
từng phân khúc khách hàng mục tiêu, các sản phẩm liên kết, cũng như khai thác triệt
để các sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử.
Song song đó, SCB cũng tiếp tục phát triển thận trọng hoạt động tín dụng theo
hướng giảm dần tỷ trọng tín dụng lĩnh vực bất động sản, phát triển tín dụng đối với các
lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Nhà nước.
Nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được tiến hành hiệu quả, đồng
thời kiểm soát được rủi ro, SCB tập trung xây dựng đội ngũ quản lý rủi ro chuyên
nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu rủi ro, từng bước triển khai Basel II vào
hoạt động quản lý rủi ro; đồng thời tăng cường tính bảo mật và khai thác tối đa công
nghệ thông tin vào hoạt động quản trị điều hành và quản trị rủi ro.
Ngoài ra, SCB cũng xây dựng và phát triển đồng thời đội ngũ nhân sự kế thừa,
đặc biệt là đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp; tiếp tục kiện toàn hệ thống mạng lưới,
kênh phân phối; kết hợp khai thác tối đa hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, truyền
thông.
3.1.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh
Trong dài hạn, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh luôn hoạt động với mục
tiêu: Tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn. Đồng thời triệt để tuân thủ
kỷ cương, kỷ luật điều hành, và thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ.
Trên cơ sở phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh Chi nhánh
TMCP SCB Cống Quỳnh tiếp tục thực hiện các hoạt động của một ngân hàng hiện đại,
phục vụ cho các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, Chi nhánh cần kiểm soát
tốt tốc độ tăng trưởng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên.
Đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới và tăng thêm kênh phân phối sản phẩm Ngân
hàng.
Mặt khác, mọi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thực hiện theo đúng pháp
luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, đồng thời đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn.
Tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, công bằng cho toàn thể cán bộ nhân viên trong
Chi nhánh.
Hoạt động cho vay DNVVN được xem là những mục tiêu quan trọng hàng đầu
của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh hiện nay. Cùng với những chỉ tiêu chung cần
31
đạt được, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cũng đề ra một số định hướng cụ thể
đối với hoạt động cho vay DNVVN như sau:
Thứ nhất, phấn đấu huy động tối đa nguồn vốn địa phương, tận dụng hết sức
nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của
các DNVVN.
Thứ hai, không ngừng tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN, phấn đấu
đến năm 2017 đạt 85% tổng dư nợ.
Thứ ba, đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với kiểm soát, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu trong năm tới không quá 2%, nợ quá hạn DNVVN không quá
0,02 %
Thứ tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng
DNNN, tăng cho vay đối với khách hàng là DN ngoài quốc doanh đến khoảng 75 %
dư nợ cho vay DNVVN.
Đặc biệt trong cho vay đối với các DNVVN, chuyển dịch cơ cấu từ giảm dần
cho vay đối với các DN xây lắp, mở rộng cho vay đối với các DN xuất nhập khẩu,
thương mại và dịch vụ.
Thứ năm, đẩy mạnh cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Phấn đấu nâng tỷ
trọng lên 50% dư nợ trung dài hạn vào năm tới.
Nhìn chung định hướng phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh
TMCP SCB Cống Quỳnh là phù hợp với khả năng thực tế và xu hướng chung của hệ
thống NHTM, cũng như dần đáp ứng được nhu cầu về vốn của các DNVVN trên địa
bàn.
3.2.Giải pháp phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống
Quỳnh
3.3.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng.
3.2.1.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong
chính sách tín dụng của NH nhằm xác định đối tượng KH mục tiêu của ngân hàng và
những trường hợp bị hạn chế hoặc cấm tài trợ. Chính sách KH được xây dựng dựa trên
việc nghiên cứu KH, xác định rõ nhu cầu của KH trong hiện tại, tương lai cũng như
những kì vọng của KH vào NH để đa dạng hóa sản phẩm, tối đa hóa lợi ích của KH.
Việc xây dựng được chính sách khách hàng linh hoạt và hợp lý sẽ giúp cho NH tăng
32
cường khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng, và mở rộng
thị phần hoạt động. Chính sách KH của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh đối với
các DNVVN cần chú trọng những vấn đề sau:
Thứ nhất, chăm sóc và gìn giữ mối quan hệ với những KH có sẵn. Đây là bộ phận
KH đã tham gia gửi tiền, hoặc đang có quan hệ tín dụng, sử dụng các dịch vụ của NH.
NH cần nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên tư vấn và phổ biến cho KH mọi
thông tin mà KH yêu cầu, tối đa hóa sự thỏa mãn của KH. Củng cố lượng KH truyền
thống sẽ giúp NH khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần hoạt
động và là nền tảng để thu hút KH mới.
Thứ hai, tăng cường khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thị trường để nâng cao năng
lực cạnh tranh của NH.
Một trong những phần quan trọng nhất của Chính sách khách hàng là nghiên cứu
nhu cầu của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm hợp lí và hiệu quả. Các DNVVN
hoạt động đa dạng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau. Do đó với đối
tượng KH này, NH có thể phân đoạn thị trường theo tiêu chí quy mô, ngành nghề kinh
tế, hình thức sở hữu…để biết DN đang gặp khó khăn gì, có những lợi thế gì, và cần gì
ở NH. Từ đó NH mới xây dựng được các hình thức cho vay, các dịch vụ phù hợp với
nhu cầu của DN, giải quyết được những vấn đề khó khăn của DN.
Bên cạnh đó, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tích cực thực hiện các
chiến dịch quảng bá, các hoạt động tiếp thị tới KH mới bằng cách phổ biến thông tin,
các loại sản phẩm NH đang cung cấp và quảng bá hình ảnh của NH thông qua các hoạt
động xã hội khác.
Nghiên cứu thị trường cũng có nghĩa là đánh giá, nắm bắt hoạt động của các
NHTM khác trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn Q1 đã có sự góp mặt đa dạng của các
NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần hiện có vị thế cạnh trang tương đối lớn trên thị
trường. Theo đó thị phần hoạt động của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh ngày
càng có nguy cơ bi thu hẹp lại, đòi hỏi NH phải đánh giá đúng năng lực của các đối
thủ cạnh tranh, đồng thời nắm bắt được các hoạt động quảng bá của các NH đó. Từ đó
xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh.
Thứ ba, chủ động tìm kiếm và mở rộng, đa dạng hóa đối tượng KH để đạt được cơ
cấu cho vay hợp lí
33
Các NHTM đóng vai trò là người đi vay và cũng là người cho vay trong nền
kinh tế, tuy nhiên hầu như một số NH còn giữ quan niệm KH phải tìm đến với mình.
Tâm lí này đặc biệt phổ biến ở các NHTM quốc doanh. Trong thời buổi cạnh tranh
hiện nay, để nâng cao vị thế của mình, NH phải chủ động tìm kiếm KH, mở rộng thị
trường, đặc biệt với đối tượng KH là DNVVN. Mặt khác, các DN trên địa bàn quận 1
thường nằm rải rác tại các vùng giáp ranh, do đó NH cần chủ động tiếp xúc với KH.
Trong quá trình tìm kiếm, NH phải kết hợp các hình thức tiếp thị, phồ biến thông tin
cần thiết về NH, và thiết lập duy trì mối quan hệ bền vững với KH.
Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, NH luôn phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ
cho vay sao cho hợp lí. Đó là cơ cấu theo đối tượng KH, cơ cấu theo thành phần,
ngành nghề kinh tế…Một cơ cấu tín dụng hợp lí phải phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tế thị trường và tạo ra sự cân đối giữa các khu vực. Hiện nay, lực lượng
DNVVN ngày càng gia tăng, đặc biệt là các DN tư nhân, công ty cổ phần, các làng
nghề truyền thống; tỷ trọng DN nhà nước ngày càng giảm. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay
đối với DN nhà nước tại Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh còn tương đối cao, trong
tương lai NH phải giảm dần tỉ lệ này bằng cách thu hẹp cho vay đối với những DN nhà
nước làm ăn không hiệu quả và tăng cường mở rộng cho vay đối với các DN ngoài
quốc doanh. Đó cũng là xu thế tất yếu mà các NHTM hiện nay đang hướng tới.
Thứ tư, Tăng cường tiếp xúc với các tổ chức, hiệp hội của DNVVN
Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm thích hợp đòi hỏi
Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tăng cường tiếp xúc với các tổ chức, hiệp hội
của DNVVN, mà trước hết là hiệp hội các DNVVN TPHCM. Việc tiếp xúc, tìm hiểu
thông qua hiệp hội và phối hợp với thông tin từ các cơ quan quản lý sẽ mang đến cho
NH những thông tin, đặc điểm về từng ngành nghề, từng loại hình DN. Từ đó Chi
nhánh có thể biết được các DNVVN hiện nay đang có thuận lợi gì, gặp khó khăn gì và
cần gì ở NH, là cơ sở để Chi nhánh đưa ra những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của
DN.
3.2.1.2. Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN
Lãi suất của khoản vay là nguồn thu của NH nhưng lại là chi phí của KH. Do đó
giữa KH và NH luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Lãi suất của NH trước hết
phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của
34
thị trường. Để khuyến khích KH vay vốn, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần
xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tượng KH, từng khoản vay.
Để xây dựng được chính sách tín dụng hợp lí và linh hoạt với từng đối tượng
khách hàng, Chi nhánh phải chú trọng công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, từ đó
có chính sách đãi ngộ ở từng thang bậc khác nhau. Đây là công tác quan trọng nhằm
sàng lọc những KH có quan hệ lâu năm và khuyến khích các KH mới tiếp tục tìm đến
với NH. Đối với những KH truyền thống và có uy tín lâu năm trong vấn đề trả nợ, NH
có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn.
Ngoài ra NH có thể xây dựng mức lãi suất khác nhau đối với từng khoản vay có
cùng hạn mức, tùy vào đặc điểm, thời hạn, phương thức giải ngân của món vay.
Để làm được điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lượng khâu thẩm
định giá tiền vay, đưa ra mức lãi suất phù hợp với thị trường, thu hút được KH và bảo
đảm lợi nhuận cho NH. Chính vì vậy việc định giá chính xác để đưa ra lãi suất hợp lí
là vấn đề cấp thiết hiện nay.
3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợ
hợp lí
Như chúng ta đã biết, DNVVN hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác
nhau. Vậy có được khoản vay phù hợp với chu kì sản xuất, vòng quay vốn, các thời
điểm ra, vào của dòng tiền…sẽ giúp DN chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và
ổn định để phát triển.
Hiện nay, việc lựa chọn phương thức cho vay nào, giải ngân ra sao là không bắt
buộc. Giữa NH và KH có thể thỏa thuận với nhau để áp dụng phương thức phù hợp
nhất. Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh hiện đang áp dụng nhiều hình thức cho vay
khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là cho vay trực tiếp từng lần. Phương thức này nhìn
chung là cần thiết đối với những KH mới, tuy nhiên gây mất thời gian do mỗi lần vay
DN phải lập lại hồ sơ từ đầu về tất cả các thủ tục, TSĐB…Vì vây NH có thể áp dụng
cho vay trực tiếp từng lần đối với những DN không có quan hệ vay trả thường xuyên
với NH, thu nhập không ổn định hoặc vay để bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời. Đối
với những DN có quan hệ truyền thống, NH nên chủ động cho vay theo hạn mức, hạn
mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp... Như thế cả NH và DN đều tiết kiệm được
thời gian và chi phí, giảm khối lượng thủ tục rườm rà và tạo điều kiện cho DN lên kế
hoạch sản xuất kinh doanh cho cả kì.
35
Cơ cấu về thời hạn trong dư nợ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN. Các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu
hồi vốn nhanh hơn, mức độ an toàn cao hơn, do đó các NHTM thường thiên về cho
vay ngắn hạn. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn trung dài hạn của DNVVN là rất lớn. Do đó
để mở rộng cho vay DNVVN hiệu quả thì NH phải xây dựng cơ cấu thời hạn hợp lí
sao cho phù hợp giữa mục tiêu của NH với nhu cầu của DN. Hiện nay trong tổng dư
nợ đối với DNVVN, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 78%, do đó Chi nhánh
cần thay đổi quan điểm về cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Nguồn trả nợ vốn
vay trung dài hạn là các khoản thu từ dự án đầu tư, do đó để đánh giá khả năng trả nợ
thực tế, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần dựa trên tính khả thi của dự án. Đây
là yếu tố cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu thời hạn nợ trong cho vay DNVVN hợp lí
hơn.
3.2.1.4. Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng tính
chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN
Hiện tại, ở Chi nhánh Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh mới chỉ có bộ phận
tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Trong đó chưa có sự phân quyền rõ ràng
giữa cho vay DNVVN với DN lớn.
Hiện nay, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh đã xác định DNVVN là đối
tượng khách hàng chiến lược. Để cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn,
đòi hỏi Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tăng tính chuyên môn hóa trong cho
vay DNVVN. Đó là sự chuyên môn hóa từ quy trình cho vay, công tác thẩm định và
quan hệ khách hàng. Đồng thời bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giải quyết
kịp thời những bất cập trong hoạt động cho vay DNVVN. Đặc biệt, để phục vụ cho
công tác thẩm định hiệu quả hơn, Chi nhánh có thể thành lập các nhóm phụ trách một
số công việc cụ thể, như phụ trách vấn đề thông tin, phụ trách thẩm định giá, phụ trách
xác định giá trị TSĐB…Tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay
DNVVN sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH.
3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng.
3.3.2.1. Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ KH trong quá trình hợp tác
Một trong những nguyên nhân cản trở DNVVN tìm đến với NHTM là do tâm lí
e ngại thủ tục vay vốn của NH còn rườm rà. Nguyên nhân dẫn đến tâm lí đó một phần
cũng do DN thiếu chủ động tìm hiểu cơ chế chính sách của NH, thiếu chuyên nghiệp
36
trong việc hoàn thành các giấy tờ thủ tục mà NH yêu cầu. Việc này gây mất thời gian
và chi phí, tạo ra tâm lí chán nản đối với cả NH lẫn DN. Vì vậy trong quá trình hoàn
thiện hồ sơ, NH cần nâng cao vai trò hỗ trợ, tư vấn với KH. Bên cạnh đó có thể thực
hiện một số dịch vụ hỗ trợ như công chứng, hướng dẫn lập và viết các giấy tờ, chủ
động liên hệ với KH về các thiếu sót…và có thể cung cấp các dịch vụ trọn gói cho
KH.
Nâng cao vai trò hỗ trợ và tư vấn đối với KH, tác phong làm việc chuyện
nghiệp tận tình sẽ giúp NH quảng bá hình ảnh tốt đẹp tới KH, nâng cao uy tín và dễ
dàng thu hút các KH mới.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả
thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trường
sản phẩm mà DN đang hướng tới.
Thứ nhất, thẩm định khách hàng bao gồm các điểm sau:
Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố đầu tiên
và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng. Trước hết, cán bộ thẩm định
phải xem xét tư cách pháp lí của DN thông qua các giấy tờ liên quan như giấy phép
đăng kí kinh doanh, xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng thời phải nắm được
các quy định của pháp luật về những ngành nghề mà DN được phép tham gia sản xuất
kinh doanh và các loại giấy tờ có liên quan. Ví dụ DN khai thác khoáng sản phải có
giấy phép hoạt động khai thác mỏ, các giấy tờ gia hạn có chứng thực của các cơ quan
có thẩm quyền. Thẩm định hồ sơ khách hàng là bước cơ bản đánh giá mức độ lành
mạnh của DN.
Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Đối với bất cứ khoản vay nào DN
cũng phải có mục đích cụ thể. Ngân hàng sẽ xem xét mục đích sử dụng vốn vay có
hợp pháp hay không, thiết thực hay không và khả năng thành công như thế nào. Đây
cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, đánh giá KH sau này và là cơ sở để giải quyết
các khúc mắc giữa NH với DN trong quá trình giải ngân và thu hồi vốn.
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên hệ thống sổ sách
kế toán của DN và các báo cáo tài chính hàng kì. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm
định phải có nền tảng về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật những quy định
37
mới về hệ thống kế toán chuẩn. Từ đó mới đánh giá được tính chính xác, trung thực
của những con số DN đưa lên.
Đánh giá đội ngủ quản lý của DN. Đây là một trong những yếu tố quan trọng
nhất phản ánh tác phong, môi trường làm việc và uy tín của DN. Tuy nhiên một số cán
bộ ngân hàng thường bỏ qua hoặc không đủ các mối quan hệ xã hội để đánh giá. Do
vậy cần chú trọng hơn nữa sự hiểu biết về đội ngũ quản lí của DN.
Xác định giá trị TSĐB. Đây là một cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay, đưa
ra hạn mức cho vay, và là nguồn thu của ngân hàng nếu khách hàng mất khả năng trả
nợ. Việc đưa ra được hạn mức cho vay chính xác phụ thuộc vào vấn đề xác định giá trị
tài sản đảm bảo có chính xác hay không. Với các tài sản là bất động sản, hoặc một số
tài sản của các DN nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần gặp nhiều bất cập trong
công tác thẩm định. Trong quá trình này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm chắc các
quy định về đảm bảo tiền vay của NHNN, NH TMCP SCB và các quy định có liên
quan. Đồng thời cán bộ NH phải xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp ra quyết định từ cấp
trên nhằm đưa ra được đánh giá sát thực nhất.
Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư, được xem là nội dung thẩm định mang tính
quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay
trung dài hạn. Bao gồm:
Đánh giá nhu cầu thị trường. Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng
cần xem xét thị trường mà DN đang hướng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá
được tiêu chí này, cán bộ NH phải tìm hiểu về ngành nghề DN hoạt động, các chỉ tiêu
chung của ngành, xu hướng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trường đã bão hòa
hay chưa? Đánh giá nhu cầu thị trường phụ thuộc vào sự chủ động của cán bộ ngân
hàng, do đó Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần chú ý khuyến khích và đào tạo
tính chủ động, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trường.
Đánh giá chiến lược và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm. Khi đưa ra
phương án sản xuất kinh doanh, DN phải có kế hoạch rõ ràng về từng bước sản xuất,
quảng bá và phân phối sản phẩm. Thông qua đó, cán bộ NH phải xem xét tính hợp lí
về mặt thời gian, cách thức, chiến lược. Đồng thời góp ý cho DN nhằm tăng thêm tính
khả thi cho dự án.
Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất:
Một trong những hạn chế của các DNVVN ở Việt Nam là không có kinh nghiệm về
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ - TẢI...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 

Similar to Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

Similar to Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng (20)

Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình ThạnhĐề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
Đề tài: Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Agribank Bình Thạnh
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương m...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương m...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương m...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương m...
 
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò VấpĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long – PGD Gò Vấp
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY - TẢI...
KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY - TẢI...KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY - TẢI...
KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY - TẢI...
 
Khóa luận: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Khóa luận: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệpKhóa luận: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
Khóa luận: Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
 
Báo cáo thực tập cho vay tại ngân hàng citibank
Báo cáo thực tập cho vay tại ngân hàng citibank Báo cáo thực tập cho vay tại ngân hàng citibank
Báo cáo thực tập cho vay tại ngân hàng citibank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam ÁĐề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
Đề tài: Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng cá nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng cá nhân, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tín dụng cá nhân, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng cá nhân, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng hoạt động cho vay hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông...
Thực trạng hoạt động cho vay hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông...Thực trạng hoạt động cho vay hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông...
Thực trạng hoạt động cho vay hội phụ nữ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông...
 
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
 
Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 ...
Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 ...Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 ...
Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 ...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Agribank.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Agribank.docxGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Agribank.docx
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Agribank.docx
 
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ...GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ...
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ...
 
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đQuyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệmPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH Giáo viên hướng dẫn : TS.Lê Tấn Phước Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đức Thọ MSSV : TP1220120103 Lớp : Ngân Hàng-K2012TP2 Tp. Hồ Chí Minh, Niên khóa 2012-2016
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong trường, các anh chị và các bạn tại ngân hàng thực tập. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Quý Thầy, Cô trong khoa Tài Chính Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm bài chuyên đề tốt nghiệp mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một vững chắc và tự tin. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hưỡng dẫn: TS.Lê Tấn Phước đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bài chuyên đề tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị tại Ngân hàng SCB, chi nhánh Cống Quỳnh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại ngân hàng. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị tại Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Trân trọng !
  • 3. iii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập
  • 4. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
  • 5. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH......................2 1.1.Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn .................................................2 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................2 1.1.2.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................3 1.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu..................................................................................3 1.1.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua..........................................................5 1.2.Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh ........................................................................7 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................7 1.2.2.Cơ cấu tổ chức.............................................................................................................8 1.2.3.Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua ........................................................ 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH............................................................ 12 2.1.Những qui định của SCB đối với hoạt động cho vay các DNNVV ......................... 12 2.1.1.Đối tượng cho vay ................................................................................................... 12 2.1.2. Các điều kiện vay vốn............................................................................................ 12 2.1.3. Thời hạn cho vay ................................................................................................... 13 2.1.4. Phương thức cho vay.............................................................................................. 14 2.1.5. Hồ sơ vay ................................................................................................................. 16 2.2.Các sản phẩm cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh .................... 17 2.3. Phân tích hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh........ 18 2.3.1.Phân tích doanh số cho vay .................................................................................... 18 2.3.2.Phân tích tình hình thu nợ....................................................................................... 23 2.3.3.Phân tích tình hình dư nợ........................................................................................ 25 2.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn.............................................................................. 26 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh ........ 27 2.4.1.Thành tựu đạt được.................................................................................................. 27 2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................................. 28
  • 6. vi CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH ....................... 29 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh...................................................................................................................................... 29 3.1.1. Định hướng phát triển ngân hang SCB: ............................................................... 29 3.1.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh..................... 30 3.2.Giải pháp phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh...................................................................................................................................... 31 3.3.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. ..................................................................... 31 3.2.1.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng .................................... 31 3.2.1.2. Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN ................................... 33 3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợ hợp lí................................................................................................................................ 34 3.2.1.4. Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN.................................................................... 35 3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. ...................................................... 35 3.3.2.1. Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ KH trong quá trình hợp tác....................... 35 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng...................................................... 36 3.3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp..................................................................................................................... 38 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 40
  • 7. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BLĐ Ban lãnh đạo CBNV Cán bộ nhân viên CIC Thông tin tín dụng của khách hàng CN Chi nhánh CV Chuyên viên DTI Tỷ lệ trách nhiệm trả nợ trên thu nhập bình quân HCM Hồ Chí Minh KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân MUE Hạn mức tối đa NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng Nhà nước PGD Phòng giao dịch TGĐ Tổng Giám Đốc TMCP Thương mại cổ phần SCB Sài Gòn Commercial Bank
  • 8. 8 DANH MỤC BẢNG - BIỂU - SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn …………………..1 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................8 Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay ............................................................................................... 17 Hình 1.1. Logo ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn………………………… …....2 Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận.................................................................................. 11 Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.................................................. 19 Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh............ 21 Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế...............Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.................................................. 24 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh................................ 26 Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016.............................. 10 Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh........ 19 Bảng 2.2: Tốc độ tăng của doanh số cho vay .................................................................... 20 Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh................ 22 Bảng 2.4: Tình hình thu nợ .................................................................................................. 23 Bảng 2.5: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ....................................................................... 24 Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh....................................................... 25 Bảng 2.7.Tốc độ tăng dư nợ................................................................................................. 26 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh ................................................... 27
  • 9. 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Bởi loại hình doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên sự tăng truởng cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành kinh tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm và tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị. Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nên việc phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, khó khăn nhất chính là tạo vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công cuộc đổi mới nền kinh tế của chúng ta đã tác động mạnh mẽ vào hệ thống ngân hàng hoạt động tín dụng được coi là nghiệp vụ then chốt cấp vốn cho nền kinh tế phát triển tạo thu nhập chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiệu quả tín dụng đang là mối quan tâm của các cấp lành đạo, các nhà quản trị ngân hàng, nó mang tính chất sống còn đối với mỗi ngân hàng thương mại. Nhận thức vấn đề đó trong quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần SCB chi nhánh Cống Quỳnh, em mạnh dạn chọn đề tài : “Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh”. Kết cấu nội dung khoá luận : Chương 1 Tổng quan về SCB chi nhánh Cống Quỳnh Chương 2: Thực trạng cho vay các doanh nghiêp nhỏ và vừa tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh
  • 10. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH 1.1.Giới thiệuvề ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có nguồn gốc xuất thân từ ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô trước đây. NHTMCP Quế Đô được thành lập từ năm 1992. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 1997 đổi tên thương hiệu mới là NHTMCP Sài Gòn. Trải qua 11 năm hình thành, đi vào hoạt động, củng cố, phát triển, đến tháng 4 năm 2003 thương hiệu NHTMCP Sài Gòn chính thức được giới thiệu trên thương trường thay thế cho thương hiệu NHTMCP Quế Đô trước kia.  Tên tiếng Anh: Sài Gòn Commercial Bank, viết tắt là SCB.  Hội sở chính: 193-203, Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.  Giấy phép hoạt động số: 00018/HH-GF  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103001562(đăng ký lần đầu, ngày 30/6/1992 số đăng ký kinh doanh gốc: 059019, đăng ký lại lần thứ 1 ngày 16/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 19/12/2005)  Số điện thoại: (848)9206501.  Fax: (848)9206505.  Địa chỉ email: scb@scb.com.vn  Trang web: www.scb.com.vn  Telex: 811558SCBVT, SWIFT: SACLVNVX. Hình 1.1. Logo ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
  • 11. 3 1.1.2.Cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Các hội đồng Văn phòng hội đồng quản trị Tổng giám đốc Khối khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Ngân quỹ Khối phát triển kinh doanh Khối giám sát điều hành Khối quản trị nguồn lực Khối CNTT & Ngân hàng điện tử Ban kiểm toán nội bộ Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Nguồn: scb.com 1.1.3.Hoạt động kinh doanh chủ yếu Hiện SCB chi nhánh Cống Quỳnh đang có các sản phẩm dịch vụ chính như sau:  Huy động vốn: - Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước, cá tổ chức và cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác. - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn . - Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, uỷ thác và các nguồn vốn khác.  Tín dụng:  Cho vay mua xe ô tô: Đặc trưng của sản phẩm này như sau: - Đối tượng cho vay:
  • 12. 4 + Xe ôtô từ 4 – 46 chỗ + Xe có nhãn hiệu:  Nhóm 1: Mercedes, BMW, Toyota, Ford, ISUZU, Mitsubisi, Honda, Daewoo, Huynhdai….  Nhóm 2: các loại xe có nhãn hiệu khác - Mục đích : đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ mục đích kinh doanh - Thời hạn vay: + Đối với tài sản đảm bảo là chính chiếc xe dự định mua:  Kinh doanh vận tải hành khách Từ 300 triệu trở lên: 48 tháng Dưới 300 triệu: 36 tháng  Phục vụ đời sống: Trên 500 triệu: 60 tháng Từ 200-500 tr: 48 tháng Dưới 200tr: 36 tháng + Đối với tài sản đảm bảo là tài sản khác như: quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: 72 tháng  Cho vay du học nước ngoài: Đặc trưng của sản phẩm này như sau - Đối tượng cho vay: + Là những người thân của du học sinh (ông, bà, cha, mẹ…), đáp ứng những điều kiện về vay vốn của SCB. + Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối với khách hàng ngoài địa bàn trên thì phải có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc. - Mục đích của sản phẩm: + Giúp các học sinh, sinh viên, cá nhân người Việt Nam có điều kiện đi du học tự túc ở nước ngoài, có điều kiện tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới. + Tăng cường sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng nguồn thu của Ngân hàng. - Thời hạn vay: Tối đa không quá 10 năm. Nếu vượt quá thời hạn trên phải trình Tổng Giám đốc quyết định.
  • 13. 5 Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như: - Cho vay các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các khu dân cư tập trung, các đơn vị sản xuất kinh doanh - Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá - Cho vay tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh chứng khoán….  Các dịch vụ khác: - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống SCB. - Kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, thanh toán quốc tế; bảo lãnh, vay vốn từ các nguồn hợp pháp trong phạm vi được Tổng giám đốc uỷ quyền. - Các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng khác như thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ….. Hiện nay, SCB đang có những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng như: “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang”, “Lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”, “tích lũy hưu trí”, “tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên”, “gửi tiền nhận lãi ngay”…. 1.1.4. Kếtquả kinh doanh trong thời gian vừa qua Bảng 1.1. Báo cáo tài chính giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016 ĐVT: Triệu đồng KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Thu nhập lãi thuần 4,509,467 2,045,096 1,982,391 3,195,951 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 337,670 34,091 667 -8,880 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng 21,114 11,895 436,986 -1,104,279 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 4,591 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 136,825 682,677 -41,153 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác -11,429 365,605 126,845 1,259,718 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 10,093 8,111 8,323 9,504 Chi phí hoạt động 2,618,541 1,702,616 1,807,195 2,353,419 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2,389,790 1,444,859 748,017 957,442 Chi phí dự phòng rủi ro tín 2,278,984 1,325,716 688,236 880,243
  • 14. 6 dụng Tổng lợi nhuận trước thuế 110,806 119,143 59,781 77,199 Lợi nhuận sau thuế 79,882 90,237 42,573 63,835 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Ngân hàng mẹ 76,406 90,237 42,573 63,835 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ) 56 74 39 61 CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 Tài sản Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,327,014 1,403,153 1,701,403 4,334,887 Tiền gửi tại NHNN 3,766,305 5,210,502 1,866,744 3,198,842 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 17,765,281 11,146,287 9,314,639 1,832,676 Chứng khoán kinh doanh 32,090 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 295,339 6,056 97,192 Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng 169,228,314 133,277,265 88,349,590 87,165,574 Chứng khoán đầu tư 65,485,179 43,906,651 25,055,473 11,314,978 Góp vốn, đầu tư dài hạn 84,834 71,258 71,258 71,558 Tài sản cố định 3,965,939 3,172,068 2,965,329 2,589,928 Bất động sản đầu tư 46,731 75,790 Tài sản Có khác 48,397,398 43,959,084 51,688,110 38,599,925 Tổng cộng tài sản 311,513,679 242,222,058 181,018,602 149,205,560 Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 8,895,156 1,212,443 9,772,303 Tiền gửi và vay các TCTD khác 23,207,536 25,917,203 18,419,415 18,250,965 Tiền gửi của khách hàng 255,977,884 198,505,149 147,098,061 79,192,921
  • 15. 7 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 133,018 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro 3,282 6,672 Phát hành giấy tờ có giá 1,006,000 11,949,302 Các khoản nợ khác 6,974,995 3,268,954 2,385,287 18,663,332 Vốn và các quỹ 15,240,797 13,185,291 13,112,557 11,370,065 Lợi ích của cổ đông thiểu số 211,311 Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 311,513,679 242,222,058 181,018,602 149,205,560 Nguồn: cophieu68.com 1.2.Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh có tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh là Saigon Commercial Bank– Cong Quynh Branch. Hiện nay Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Cống Quỳnh có mạng lưới gồm 2 phòng giao dịch, 12 máy ATM, đặc biệt chi nhánh có mạng lưới khách hàng rộng lớn với nhiều đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội và dân cư. Địa chỉ: 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Số điện thoại: 083 920 6501 Số Fax: 086 291 7145
  • 16. 8 1.2.2.Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Cống Quỳnh - Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt động của chi nhánh. - Phó giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng ngân quỹ đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc. -Phòng Tín dụng: Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của SCB đối với khách hàng. Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt động kinh doanh. Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống SCB nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao. Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế, quy trình, chính sách tín dụng được thống nhất, minh bạch trong tòan ngân hàng. Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của SCB trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hàng. -Phòng Kế toán: Giám Đốc PGĐ KSNB HC-NS Kế toán Ngân quỹ Tín dụng PGD1 PGD2
  • 17. 9 Quản lý hoạt động tài chính, kế toán tòan ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị. Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống SCB. Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán chi tiết. -Phòng Ngân quỹ: Quản lý kho quỹ hội sở hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đế n tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Quản lý tiền mặt tại Hội sở. Cân đối quỹ tiền mặt cho nhhu cầu toàn ngân hàng. -Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng. Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực trong công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo. -Phòng Kiểm soát nội bộ: Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, các quy chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn-hiệu quả. Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB. Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ (KTKSNB) trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT-KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của SCB theo đúng quy chế-quy trình và quy định của SCB; đôn đốc kiểm tra-giám sát, báo cáo Tổng Giám Đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB. Đầu mối làm việc với Thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công-uỷ nhiệm của Giám Đốc.
  • 18. 10 1.2.3.Kết quả kinh doanh trong thời gian vừa qua Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2 quý đầu năm 2015 2 quý đầu năm 2016 Chênh lệch So sánh(%) 2015- 2014 2 quý đầu năm 2016- 2015 2015- 2014 2 quý đầu năm 2016- 2015 1.Tổng doanh thu 5.7 7.88 3.58 6.10 2.18 2.52 38.25 70.30 2. Tổng chi phí 2.3 3.28 1.49 2.04 0.98 0.55 42.61 36.83 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.4 4.6 2.09 4.06 1.2 1.97 35.29 94.17 Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh đang trong giai đoạn phát triển. Doanh thu tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 38,25% tương đương 2.18 tỷ đồng. Doanh thu 2 quý đầu năm 2016 tăng hơn 2 quý đầu năm 2015 là 70.3%, tương đương 2.52 tỷ. Doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ chi nhánh đang hoạt động rất tốt. Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo, lợi nhuận năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 35.29% tương đương 1.2 tỷ đồng. Lợi nhuận 2 quý đầu năm 2016 tăng hơn 2 quý đầu năm 2015 l là 94.17% tương đương 1.97 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích là do chi nhánh đã tiết kiệm được các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác tăng nhẹ không đáng kể.
  • 19. 11 Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận Năm 2016 kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy nhiên, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, NHNN, kết thúc năm nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực: GDP tăng 5,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trên 96,3 tỷ USD, hạn chế nhập siêu dưới mức 10%, tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong các tháng cuối năm, an sinh, phúc lợi được đảm bảo, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định. Trong bối cảnh đó, toàn hệ thống ngân hàng SCB đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt cùng lúc 2 nhiệm vụ: hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực quốc tế và phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, tích cực đi đầu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và NHNN. Kết thúc năm tài chính 2015, hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, hiện đại và hội nhập với kinh tế thế giới; uy tín, thương hiệu được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
  • 20. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH 2.1.Những qui định của SCB đối với hoạt động cho vay các DNNVV 2.1.1.Đối tượng cho vay SCB bank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển,… trừ những đối tượng mà pháp luật cấm. Lợi ích  Tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vốn hợp lý đều có thể được SCB bank đáp ứng với nhiều hình thức vay vốn để lựa chọn, chi phí vốn hợp lý, thủ tục vay vốn nhanh chóng thuận tiện, được tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp mà không cần trả thêm bất cứ một khoản chi phí nào.  Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của khách hàng trong cả một chu kỳ kinh doanh, từ đó giúp ổn định nguồn tài chính và tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.  Quý khách hàng có thể vay vốn để đầu tư mua sắm, xây dựng các tài sản cố định mới; đầu tư sửa chữa, hoán đổi, nâng cấp các TSCĐ hiện có; thực hiện các hình thức thanh toán trong nước và quốc tế liên quan đến các hoạt động trên và các nhu cầu cần thiết khác. 2.1.2. Các điều kiện vay vốn  Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ. + Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
  • 21. 13  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.  Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHSCB.  Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHSCB cho vay.  Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau: + Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ + Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc ngân hàng SCB chấp thuận bằng văn bản. 2.1.3. Thời hạn cho vay Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất- kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án dầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Thời hạn cho vay được chia làm 3 loại sau:  Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.  Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.  Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
  • 22. 14 2.1.4. Phương thức cho vay  Khách hàng quyết định lãi suất: + Sản phẩm được triển khai nhằm hỗ trợ,tạo những ưu đãi lớn nhất đối với khách hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng trong thời gian tối đa là 04 tháng. + Khách hàng có thể chủ động quyết định mức lãi suất áp dụng cho khoản vay VNĐ ngắn hạn đồng thời có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho SCB bank với tỷ giá cao hơn tỷ giá giao ngay.  Cho vay từng lần: + Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHSCB làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. + NHSCB áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: + Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần + Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay, NHSCB và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.  Cho vay theo dự án đầu tư: + NHSCB cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. + Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHSCB có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở phẩi có chứng từ pháp lý chứng minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước. + Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng đề nghị
  • 23. 15 thì NHSCB xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.  Cho vay trả góp: + Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: + NHSCB chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHSCBVN. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHSCBVN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng + NHSCB cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. + Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả phí cam kết theo mức quy định của NHSCB.  Cho vay hợp vốn: + NHSCB cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, NHSCB hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHSCB.  Cho vay theo hạn mức thấu chi: + Là việc cho vay mà NHSCB thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: + Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHSCB sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật. Lãi suất cho vay: Theo lãi suất cho vay của NHSCB công bố trong từng thời kỳ.
  • 24. 16 2.1.5. Hồ sơ vay Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu)  Các tài liêu chứng minh năng lực Pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự của khách hàng: + Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có); giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép hành nghề (nếu pháp luật quy định phải có); giấy phép hoặc hạn ngạch XNK (nếu pháp luật quy định phải có); điều lệ tổ chức và hoạt động; quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng; quy chế tài chính (đối với tổng công ty và các đơn vị thành viên); nghị quyết của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên giao quyền cho giám đốc ký kết các tài liệu, thủ tục liên quan đến vay vốn, thế chấp, cầm cố cho ngân hàng (nếu điều lệ không quy định) + Khách hàng vay vốn từ lần thứ hai trở đi không phải gửi các tài liệu quy định tại điểm này, trừ trường hợp có các sự thay đổi.  Các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, khả năng tài chính của khách hàng và của người bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ít nhất hai năm gần nhất (trừ trường hợp pháp nhân hoạt động dưới hai năm thì các báo cáo tài chính từ khi hoạt động đến thời điểm gần nhất). Các tài liệu liên quan khác như: biên bản góp vốn điều lệ (đối với Công ty TNHH, cổ phần), quyết định giao vốn (đối với DNNN được Nhà nước giao vốn )  Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các tài liệu khác liên quan. + Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các tài liệu có thể là: Báo cáo nghiên cứu khả thi/báo cáo đầu tư, quyết định duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, tài liệu chứng minh nguồn nguyên liệu, thịi trường, tài liệu chứng minh về nguồn vốn đầu tư, giấy phép xây dựng, tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu theo Quy chế đấu thầu … và các tài liệu liên quan đến sử dụng vốn vay theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.  Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị các tài sản bảo đảm nợ vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản …  Đối với trường hợp cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân
  • 25. 17 8b 8C 8a hàng SCB và các tổ chức tín dụng khác phát hành hoặc số dư tài khoản tiền gửi tại NHSCB (gọi chung là giấy tờ có giá ). Với những khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó, thì quý khách hàng phải có những giấy tờ sau: + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD (theo mẫu).Giấy tờ có giá kèm theo giấy xác nhận của nơi quản lý và phát hành giấy tờ có giá đó ( theo mẫu). + Giấy CMND và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) 2.2.Các sản phẩm cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh - Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay có thời hạn cho vay đến 1 năm, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay trên 1 năm đến 5 năm, loại tín dụng này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, đổi mới và cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh và xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ, có thời gian thu hồi nhanh. - Cho vay dài hạn: là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng này được sử dụng để cấp vốn xây dựng cơ bản, như đầu tư xây dựng doanh nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, bến cảng, nhà ở…) cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Sơ đồ 2.1. Quy trình cho vay Nguồn: Phòng tín dụng 9 44 5 8 6 3 KHÁCH HÀNG NHẬN HÔ SƠ THẨM ĐỊNH LẬP TỜ TRÌNH TRÌNH VÀ XÉT DUYỆT THỦ TỤC CÔNG CHỨNG ĐKGDĐB GIẢI NGÂNTHEO DÕI NỢTHANH LÝ XỨ LÝ NỢ QUÁ HẠN CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN 21 7
  • 26. 18 1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn 2. Tiến hành thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình 3. Trình ban lãnh đạo xét duyệt hồ sơ vay 4. Trả lại hồ sơ vay cho khách hàng nếu không cho vay 5. Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo 6. Mở tài khoản tiền vay và giải ngân 7. Theo dõi sau khi cho vay 8. Thanh lý hợp đồng tín dụng a, b, c: chuyển nợ và xử lý nợ 2.3. Phân tích hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh Cùng với sự phát triển của TP, Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh cũng góp phần của mình vào sự phát triển đó. Công tác cho vay là công tác rất quan trọng, đưa lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng lại là công tác dế phát sinh rủi ro nhất. Để công tác cho vay đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng phát triển bền vững và an toàn, từ đó mà hoạt động cho vay ngày càng được tăng cường, phát huy ngày càng hiệu quả vai trò của mình. Thì chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp cụ thể : như sàng lọc khách hàng, thực hiện đúng và linh hoạt quy trình cho vay... Sau đây là những phân tích về thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần SCB trong những năm gần đây. 2.3.1.Phân tíchdoanh số cho vay Để có một cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay của Ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm về đối tượng , ngành kinh tế và thời hạn được vay. a. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Bao gồm:  Doanh nghiệp quốc doanh  Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
  • 27. 19 Bảng 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh (Đơn vị: tỷ đồng) Doanh số cho vay 2014 Tỷ lệ (%) 2015 Tỷ lệ (%) 2 quý đầu năm 2016 Tỷ lệ (%) Quốc doanh 560 7.99% 670 6.84% 366 6,00% Ngoài quốc doanh 6.450 92.01% 9.121 93.16% 5.739 94,00% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Nhìn chung chi nhánh Cống Quỳnh chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay là chính, các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm một phần nhỏ, chỉ khoảng 5%- 10% trong tổng số dư nợ vay. Doanh số cho vay tăng lên theo tất cả các năm cả về đối tượng cho vay Trong năm 2014 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh so với tổng dư nợ tại chi nhánh Cống Quỳnh chiếm khoảng 7,99%. Năm 2014-2 quý đầu năm 2016 tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh có chiều hướng giảm dần do chi nhánh chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh chỉ cỏn chiếm khoảng 5%-7% tổng dư nợ cho vay. Còn lại nguồn vốn cho vay dành cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm hơn 90% trên tổng dư nợ cho vay. Nhất là vào 2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay dành cho
  • 28. 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cao, chiếm tới 94% tổng dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh. Bảng 2.2: Tốc độ tăng của doanh số cho vay Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2015 so với năm 2014 (%) Doanh số cho vay 19.6 Quốc doanh Ngoài quốc doanh 41.4 (Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh) Các số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên ngày càng lớn hơn qua các năm. Năm 2015, doanh số cho vay tăng 2.718 tỷ, tức là tăng 39.6% so với năm 2014. 2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay đạt 6.105 tỷ, chiếm 62% so với doanh số cho vay năm 2015. Nếu xét theo đối tượng vay thì doanh số cho vay khu vực kinh tế quốc doanh năm 2015 tăng so với năm 2014 là 110 tỷ, tức là tăng 19.6%. 2 quý đầu năm 2016 đạt 55% so với năm 2015. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 2.671 tỷ, tức là tăng 41.4% so với năm 2015; 2 quý đầu năm 2016 đạt 63% so với năm 2015. Số liệu 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy tình hình khả quan của chi nhánh, 6 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng mạnh chiếm hơn 50% so với tổng doanh số năm 2015. b. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế:  Xây dựng, giao thông vận tải;  Công nghiệp;  Thương mại, dịch vụ;  Nông nghiệp và ngành khác.
  • 29. 21 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh Dựa vào biểu đồ ta thấy chi nhánh Cống Quỳnh tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 34% trong tổng dư nợ cho vay. Tiếp theo là ngành nông nghiệp và ngành khác chiếm khoảng 28%; ngành xây dựng, giao thông vận tải chiếm khoảng 22% và thấp nhất là ngành thương mại dịch vụ chiếm khoảng 16% trong tổng dư nợ cho vay. Qua các năm tỷ lệ này cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Chi nhánh Cống Quỳnh không chỉ cho vay theo thành phần kinh tế mà còn chú trọng đến việc cho vay theo cơ cấu thành phần kinh tế, đây cũng là một hướng phát triển cho vay khác của chi nhánh Cống Quỳnh, góp phần tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, đồng thời giúp ngân hàng quản lý, phân tích tình hình kinh tế để đưa ra quyết định nên chú trọng cho vay ở ngành nào tốt nhất trong tình hình kinh tế hiện nay.
  • 30. 22 Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại chi nhánh Cống Quỳnh (Đơn vị: tỷ đồng) Doanh số cho vay 2014 2015 2 quý đầu năm 2016 Công nghiệp 2,383 3,328 2.076 Xây dựng, giao thông vận tải 1,542 2,154 1.343 Thương mại, dịch vụ 1,121 1,566 977 Nông nghiệp và các ngành khác 1,964 2,743 1.710 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Trong giai đoạn 2014-2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao và tăng đều qua các năm. Năm 2015 doanh số cho vay tăng 945 tỷ đồng, tăng 13.9 % so với năm 2014. Tiếp theo là 2 quý đầu năm 2016, doanh số cho vay tăng rất nhanh, tăng 645 tỷ đồng, tăng với tỷ lệ là 33.5% so với doanh số cho vay 2 quý đầu năm 2015. Sự tăng trưởng này cho thấy chi nhánh chú trọng việc cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp. Đối với ngành xây dựng và giao thông vận tải, cơ cấu cho vay chiếm khoảng 22% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Cống Quỳnh. Tỷ lệ cho vay đối với ngành này cũng tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không đều , tỷ lệ cho vay đối với ngành này tăng cao nhất vào năm 2015, tăng khoảng 39,7% so với năm 2014, đến 2 quý đầu năm 2016 tỷ lệ này chỉ tăng khoảng 20.3% so với 2 quý đầu năm 2015. Do tình hình vốn dành cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh tăng nên việc cho vay đối với các doanh nghiệp cũng tăng. Vào giữa cuối năm 2015, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên việc huy động vốn cũng như cho vay cũng có nhiều biến động theo. Trong ngành thương mại dịch vụ, đây là ngành có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian qua, cùng với việc hội nhập WTO và tham gia hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia lớn trên thế giới đã thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển để nâng cao chất lượng để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của thế giới. Do đó nhu cầu vay vốn của ngành này tăng qua các năm. Năm 2014 doanh số cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ là 1.121 tỷ đồng sang năm 2015 doanh số cho vay tăng
  • 31. 23 445 tỷ đồng . 2 quý đầu năm 2016 doanh số cho vay tiếp tục tăng 272 tỷ đồng so với 2 quý đầu năm 2015. Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp và các ngành khác chiếm 28% tổng Doanh số cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh. Đây là tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng vì nước ta là nước có ngành nông nghiệp phát triển lâu đời nên việc vay vốn của ngành này là cần thiết. Bên cạnh đó, ngân hàng cho vay để góp phần phát triển các ngành khác có tiềm năng để đem lại nguồn lợi không nhỏ cho ngân hàng. Từ năm 2014 đến 2 quý đầu năm 2016, vốn cho vay đối với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và các ngành khác tăng đều qua các năm. Năm 2014, doanh số cho vay đối với ngành này là 1.964 tỷ đồng. Đến năm 2015 doanh số cho vay tăng thêm 779 tỷ đồng so với năm 2014. 2 quý đầu năm 2016 doanh số cho vay đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 360 tỷ đồng so với 2 quý đầu năm 2015. 2.3.2.Phân tíchtình hình thu nợ Quá trình cho vay và thu nợ của Ngân hàng phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với Ngân hàng. Tình hình thu nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần SCB chi nhánh Cống Quỳnh như sau: Bảng 2.4: Tình hình thu nợ Đơn vị: tỷ đồng Doanh số thu nợ 2014 Tỷ lệ (%) 2015 Tỷ lệ (%) 2 quý đầu năm 2015 Tỷ lệ (%) 2 quý đầu năm 2016 Tỷ lệ (%) Quốc doanh 460 7.14% 610 6.62% 352.5 6.67% 505 5.32% Ngoài quốc doanh 5.980 92.86% 8.600 93.38% 4.930 93.33% 8.995 94.68% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB)
  • 32. 24 Ta có nhận xét: Trừ doanh số thu nợ khu vực kinh tế quốc doanh giảm vào 2 quý đầu năm 2015. Doanh số thu nợ tăng lên theo lên theo các năm với tất cả các đối tượng. Doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn. Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 2.5: Tốc độ tăng của doanh số thu nợ Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2015 so với năm 2014 (%) Tốc độ tăng 2 quý đầu năm 2016 so với năm 2015 (%) Doanh số thu nợ 43.0 79.8 Kinh tế quốc doanh 32.6 43.3 Kinh tế ngoài quốc doanh 43.8 82.5 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Qua bảng trên ta có nhận xét: Doanh số thu nợ của Ngân hàng nhìn chung có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2015, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 2.770 tỷ, tức là tăng 43% so với năm 2014. 2 quý đầu năm 2016 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 4.218 tỷ, tức là tăng 79.8% so với 2 quý đầu năm 2015. Nếu xét theo đối tượng vay thì doanh số thu nợ khu
  • 33. 25 vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2015 tăng 2.620 tỷ, tức là tăng 43.8% so với năm 2015; 2 quý đầu năm 2016 doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 4.065 tỷ, tức là tăng 82.5% so với 2 quý đầu năm 2015, tốc độ tăng năm tăng lên. 2.3.3.Phân tíchtình hình dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của SCB được khẳng định ở mức thấp nhất trong nhóm các ngân hàng vừa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam. Hiện NPL của SCB là 1.56% vào năm 2015 và theo chuẩn quốc tế là 2.5% vào cuối 2015.Tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn quốc tế đã được Ernst & Young kiểm toán theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.. Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2 quý đầu năm 2015 2 quý đầu năm 2016 Dư nợ cho vay 7.010 9.791 6.105 10.500 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Qua các năm 2014-2 quý đầu năm 2016 dư nợ cho vay tăng điều qua các năm. Năm 2014, dư nợ cho vay là 7.010 tỷ đồng. Năm 2015 tỷ lệ dư nợ cho vay tăng khoảng 40%, dư nợ cho vay năm 2015 tăng 2.781 tỷ đồng so với năm 2014. 2 quý đầu năm 2016 dư nợ cho vay tăng tới 4.395 tỷ đồng, tăng 72% so với 2 quý đầu năm 2015. Theo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh Cống Quỳnh thì dư nợ cho vay đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ hoạt động cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh rất hiệu quả và là nguồn thu lãi lớn cho chi nhánh Cống Quỳnh nói riêng và cho hệ thống Ngân hàng TMCP SCB nói chung.
  • 34. 26 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về dư nợ cho vay tại chi nhánh Cống Quỳnh (Đơn vị: tỷ đồng) Bảng 2.7.Tốc độ tăng dư nợ Chỉ tiêu Tốc độ tăng năm 2015 so với năm 2014 (%) Tốc độ tăng 2 quý đầu năm 2016 so với năm 2015 (%) Dư nợ 140% 172% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) 2.3.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn Kinh doanh tín dụng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, do dó việc tồn tại nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Bản thân nợ quá hạn là hiện tượng tự nhiên phù hợp với quy luật kinh tế. Nợ quá hạn là mối quan tâm thường xuyên và hàng đầu của các NHTM. Nên kinh tế càng phát triển thì việc cung cấp vốn của các NHTM cho hoạt động kinh tế càng cao. Do đó các nhà quản trị ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nhằm hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn và đạt đến một tỷ lệ lý tưởng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ cho phép tối đa là 5%. Trong những năm qua, tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh đã được sử lý tốt nhờ chính sách và các biện pháp cứng rắn thu hồi và quản lý các khoản nợ này.
  • 35. 27 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Cống Quỳnh Chỉ tiêu 2014 2015 2 quý đầu năm 2015 2 quý đầu năm 2016 Tỷ lệ nợ xấu 0,46% 0% 0% 0% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP SCB) Theo bảng số liệu 2.8 ta thấy tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh Cống Quỳnh ngày càng giảm và đặc biệt năm 2015-2 quý đầu năm 2016 tỷ lệ này gần như bằng không, đây là tín hiệu vô cùng khả quan, chứng tỏ hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Cống Quỳnh rất có hiệu quả. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng thẩm định cho vay, tìm kiếm khách hàng, cũng như chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngày càng cao, trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc của nhân viên ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Điều này cũng nói lên các chính sách cũng như các biện pháp đầu ra nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Cống Quỳnh đã đạt hiệu quả rất tốt. Tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm và không còn nợ xấu vào năm 2015-2 quý đầu năm 2016 đã nói lên rằng hoạt động cho vay tại chi nhánh đã đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận cao. Đây là điều mà các nhà quản trị ngân hàng luôn mong đợi, giúp hạn chế rủi ro tín dụng tiềm ẩn cùa lĩnh vực nhạy cảm này. 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh 2.4.1.Thành tựu đạt được Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Cống Quỳnh tiếp tục tăng trưởng về quy mô và chất lượng, dư nợ tăng trưởng theo đúng định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP SCB và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh Cống Quỳnh đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũ đang quan hệ tín dụng, đồng tời mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng mới, khách hàng có tiềm năng có khả năng phát triển bền vững và hợp tác toàn diện. Công tác thu hồi nợ xấu đã được tiến hành tốt hơn nên tỳ lệ nợ xấu ngày càng giảm đi. Tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ làm cho chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, giảm thiểu rủi roc ho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
  • 36. 28 Luôn coi công tác nguồn vốn là trọng tâm, theo dõi chặt chẽ doanh thu của khách hàng chuyển về, thực hiện chăm sóc tốt khách hàng, tiếp thị khách hàng, duy trì và chuyển tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác tập trung về chi nhánh Cống Quỳnh, cũng như các đối tác của khách hang nhằm tăng nguổn vốn huy động. 2.4.2Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế từ phía ngân hàng như công tác huy động vốn còn gặp một vài khó khăn do tình hình kinh tế biến động và tình trạng thiếu thong tin khách hang. Về phía khách hàng còn những mặt hạn chế như quy mô vốn nội tại doanh nghiệp còn nhỏ nên ngân hang phải hạ thấp điều kiện vay vốn để tránh rủi ro. Năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự tốt dẫn đến ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng do khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Ngoài ra số liệu tài chính không thật sự đầy đủ và chính xác gây ảnh hưởng không kém đến việc vay vốn. Ngoài các mặt hạn chế trên thì ngân hàng còn đối mặt với các nhân tố khách quan khác như sự cạnh tranh của các NHTM khác và môi trường pháp lý chưa thật sự thuận lợi cho việc kinh doanh.
  • 37. 29 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SCB CHI NHÁNH CỐNG QUỲNH 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh 3.1.1. Định hướng phát triểnngân hang SCB: Thực hiện lộ trình đã được NHNN phê duyệt trong kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015-2019, trong năm 2016, SCB sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn lên mức 16 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, kế hoạch tăng vốn sẽ được thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ cho đối tượng là cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được SCB sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư thêm tài sản cố định và hệ thống trụ sở Chi nhánh/ Phòng giao dịch, đồng thời hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Năm 2016 được đánh giá là năm mà kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như phải đối mặt với nhiều thử thách đến từ hội nhập. Để tiếp tục gia tăng niềm tin của cổ đông, SCB đã có những kế hoạch gì cho năm tài chính 2016? Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2015, cùng với những đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2016, SCB xác định mục tiêu hoạt động trong năm 2016 là tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính theo hướng bền vững thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, tập trung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng và đảm bảo quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động. Ngoài ra, SCB cũng sẽ thực hiện các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao tính ổn định của khả năng chi trả, cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ, đồng thời cải thiện cơ cấu thu nhập theo hướng gia tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ. SCB cũng xác định năm 2016 tiếp tục là năm phát triển toàn diện và hiệu quả các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động ngân hàng bán lẻ. Theo đó, SCB chủ trương đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm/ gói sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với
  • 38. 30 từng phân khúc khách hàng mục tiêu, các sản phẩm liên kết, cũng như khai thác triệt để các sản phẩm thẻ và ngân hàng điện tử. Song song đó, SCB cũng tiếp tục phát triển thận trọng hoạt động tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng tín dụng lĩnh vực bất động sản, phát triển tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Nhà nước. Nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được tiến hành hiệu quả, đồng thời kiểm soát được rủi ro, SCB tập trung xây dựng đội ngũ quản lý rủi ro chuyên nghiệp, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu rủi ro, từng bước triển khai Basel II vào hoạt động quản lý rủi ro; đồng thời tăng cường tính bảo mật và khai thác tối đa công nghệ thông tin vào hoạt động quản trị điều hành và quản trị rủi ro. Ngoài ra, SCB cũng xây dựng và phát triển đồng thời đội ngũ nhân sự kế thừa, đặc biệt là đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp; tiếp tục kiện toàn hệ thống mạng lưới, kênh phân phối; kết hợp khai thác tối đa hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, truyền thông. 3.1.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh Trong dài hạn, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh luôn hoạt động với mục tiêu: Tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả, an toàn. Đồng thời triệt để tuân thủ kỷ cương, kỷ luật điều hành, và thực hiện đúng qui trình nghiệp vụ. Trên cơ sở phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh tiếp tục thực hiện các hoạt động của một ngân hàng hiện đại, phục vụ cho các đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, Chi nhánh cần kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới và tăng thêm kênh phân phối sản phẩm Ngân hàng. Mặt khác, mọi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, đồng thời đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn. Tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, công bằng cho toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Hoạt động cho vay DNVVN được xem là những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh hiện nay. Cùng với những chỉ tiêu chung cần
  • 39. 31 đạt được, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cũng đề ra một số định hướng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNVVN như sau: Thứ nhất, phấn đấu huy động tối đa nguồn vốn địa phương, tận dụng hết sức nguồn vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các DNVVN. Thứ hai, không ngừng tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNVVN, phấn đấu đến năm 2017 đạt 85% tổng dư nợ. Thứ ba, đẩy mạnh tăng trưởng đi đôi với kiểm soát, nâng cao hiệu quả tín dụng. Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu trong năm tới không quá 2%, nợ quá hạn DNVVN không quá 0,02 % Thứ tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng DNNN, tăng cho vay đối với khách hàng là DN ngoài quốc doanh đến khoảng 75 % dư nợ cho vay DNVVN. Đặc biệt trong cho vay đối với các DNVVN, chuyển dịch cơ cấu từ giảm dần cho vay đối với các DN xây lắp, mở rộng cho vay đối với các DN xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ. Thứ năm, đẩy mạnh cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Phấn đấu nâng tỷ trọng lên 50% dư nợ trung dài hạn vào năm tới. Nhìn chung định hướng phát triển hoạt động cho vay DNVVN của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh là phù hợp với khả năng thực tế và xu hướng chung của hệ thống NHTM, cũng như dần đáp ứng được nhu cầu về vốn của các DNVVN trên địa bàn. 3.2.Giải pháp phát triển hoạt động cho vay với DNNVV tại SCB chi nhánh Cống Quỳnh 3.3.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng. 3.2.1.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng Chính sách khách hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách tín dụng của NH nhằm xác định đối tượng KH mục tiêu của ngân hàng và những trường hợp bị hạn chế hoặc cấm tài trợ. Chính sách KH được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu KH, xác định rõ nhu cầu của KH trong hiện tại, tương lai cũng như những kì vọng của KH vào NH để đa dạng hóa sản phẩm, tối đa hóa lợi ích của KH. Việc xây dựng được chính sách khách hàng linh hoạt và hợp lý sẽ giúp cho NH tăng
  • 40. 32 cường khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng, và mở rộng thị phần hoạt động. Chính sách KH của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh đối với các DNVVN cần chú trọng những vấn đề sau: Thứ nhất, chăm sóc và gìn giữ mối quan hệ với những KH có sẵn. Đây là bộ phận KH đã tham gia gửi tiền, hoặc đang có quan hệ tín dụng, sử dụng các dịch vụ của NH. NH cần nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên tư vấn và phổ biến cho KH mọi thông tin mà KH yêu cầu, tối đa hóa sự thỏa mãn của KH. Củng cố lượng KH truyền thống sẽ giúp NH khẳng định được uy tín và vị thế của mình, ổn định thị phần hoạt động và là nền tảng để thu hút KH mới. Thứ hai, tăng cường khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh của NH. Một trong những phần quan trọng nhất của Chính sách khách hàng là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra được các sản phẩm hợp lí và hiệu quả. Các DNVVN hoạt động đa dạng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, quy mô khác nhau. Do đó với đối tượng KH này, NH có thể phân đoạn thị trường theo tiêu chí quy mô, ngành nghề kinh tế, hình thức sở hữu…để biết DN đang gặp khó khăn gì, có những lợi thế gì, và cần gì ở NH. Từ đó NH mới xây dựng được các hình thức cho vay, các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của DN, giải quyết được những vấn đề khó khăn của DN. Bên cạnh đó, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tích cực thực hiện các chiến dịch quảng bá, các hoạt động tiếp thị tới KH mới bằng cách phổ biến thông tin, các loại sản phẩm NH đang cung cấp và quảng bá hình ảnh của NH thông qua các hoạt động xã hội khác. Nghiên cứu thị trường cũng có nghĩa là đánh giá, nắm bắt hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn Q1 đã có sự góp mặt đa dạng của các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần hiện có vị thế cạnh trang tương đối lớn trên thị trường. Theo đó thị phần hoạt động của Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh ngày càng có nguy cơ bi thu hẹp lại, đòi hỏi NH phải đánh giá đúng năng lực của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời nắm bắt được các hoạt động quảng bá của các NH đó. Từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh. Thứ ba, chủ động tìm kiếm và mở rộng, đa dạng hóa đối tượng KH để đạt được cơ cấu cho vay hợp lí
  • 41. 33 Các NHTM đóng vai trò là người đi vay và cũng là người cho vay trong nền kinh tế, tuy nhiên hầu như một số NH còn giữ quan niệm KH phải tìm đến với mình. Tâm lí này đặc biệt phổ biến ở các NHTM quốc doanh. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, để nâng cao vị thế của mình, NH phải chủ động tìm kiếm KH, mở rộng thị trường, đặc biệt với đối tượng KH là DNVVN. Mặt khác, các DN trên địa bàn quận 1 thường nằm rải rác tại các vùng giáp ranh, do đó NH cần chủ động tiếp xúc với KH. Trong quá trình tìm kiếm, NH phải kết hợp các hình thức tiếp thị, phồ biến thông tin cần thiết về NH, và thiết lập duy trì mối quan hệ bền vững với KH. Để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao, NH luôn phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay sao cho hợp lí. Đó là cơ cấu theo đối tượng KH, cơ cấu theo thành phần, ngành nghề kinh tế…Một cơ cấu tín dụng hợp lí phải phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường và tạo ra sự cân đối giữa các khu vực. Hiện nay, lực lượng DNVVN ngày càng gia tăng, đặc biệt là các DN tư nhân, công ty cổ phần, các làng nghề truyền thống; tỷ trọng DN nhà nước ngày càng giảm. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay đối với DN nhà nước tại Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh còn tương đối cao, trong tương lai NH phải giảm dần tỉ lệ này bằng cách thu hẹp cho vay đối với những DN nhà nước làm ăn không hiệu quả và tăng cường mở rộng cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh. Đó cũng là xu thế tất yếu mà các NHTM hiện nay đang hướng tới. Thứ tư, Tăng cường tiếp xúc với các tổ chức, hiệp hội của DNVVN Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm thích hợp đòi hỏi Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tăng cường tiếp xúc với các tổ chức, hiệp hội của DNVVN, mà trước hết là hiệp hội các DNVVN TPHCM. Việc tiếp xúc, tìm hiểu thông qua hiệp hội và phối hợp với thông tin từ các cơ quan quản lý sẽ mang đến cho NH những thông tin, đặc điểm về từng ngành nghề, từng loại hình DN. Từ đó Chi nhánh có thể biết được các DNVVN hiện nay đang có thuận lợi gì, gặp khó khăn gì và cần gì ở NH, là cơ sở để Chi nhánh đưa ra những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của DN. 3.2.1.2. Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN Lãi suất của khoản vay là nguồn thu của NH nhưng lại là chi phí của KH. Do đó giữa KH và NH luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Lãi suất của NH trước hết phải phù hợp với các quy định của Nhà nước, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của
  • 42. 34 thị trường. Để khuyến khích KH vay vốn, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tượng KH, từng khoản vay. Để xây dựng được chính sách tín dụng hợp lí và linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, Chi nhánh phải chú trọng công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, từ đó có chính sách đãi ngộ ở từng thang bậc khác nhau. Đây là công tác quan trọng nhằm sàng lọc những KH có quan hệ lâu năm và khuyến khích các KH mới tiếp tục tìm đến với NH. Đối với những KH truyền thống và có uy tín lâu năm trong vấn đề trả nợ, NH có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn. Ngoài ra NH có thể xây dựng mức lãi suất khác nhau đối với từng khoản vay có cùng hạn mức, tùy vào đặc điểm, thời hạn, phương thức giải ngân của món vay. Để làm được điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lượng khâu thẩm định giá tiền vay, đưa ra mức lãi suất phù hợp với thị trường, thu hút được KH và bảo đảm lợi nhuận cho NH. Chính vì vậy việc định giá chính xác để đưa ra lãi suất hợp lí là vấn đề cấp thiết hiện nay. 3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay và xây dựng chính sách thời hạn nợ hợp lí Như chúng ta đã biết, DNVVN hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Vậy có được khoản vay phù hợp với chu kì sản xuất, vòng quay vốn, các thời điểm ra, vào của dòng tiền…sẽ giúp DN chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và ổn định để phát triển. Hiện nay, việc lựa chọn phương thức cho vay nào, giải ngân ra sao là không bắt buộc. Giữa NH và KH có thể thỏa thuận với nhau để áp dụng phương thức phù hợp nhất. Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh hiện đang áp dụng nhiều hình thức cho vay khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là cho vay trực tiếp từng lần. Phương thức này nhìn chung là cần thiết đối với những KH mới, tuy nhiên gây mất thời gian do mỗi lần vay DN phải lập lại hồ sơ từ đầu về tất cả các thủ tục, TSĐB…Vì vây NH có thể áp dụng cho vay trực tiếp từng lần đối với những DN không có quan hệ vay trả thường xuyên với NH, thu nhập không ổn định hoặc vay để bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời. Đối với những DN có quan hệ truyền thống, NH nên chủ động cho vay theo hạn mức, hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay trả góp... Như thế cả NH và DN đều tiết kiệm được thời gian và chi phí, giảm khối lượng thủ tục rườm rà và tạo điều kiện cho DN lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cả kì.
  • 43. 35 Cơ cấu về thời hạn trong dư nợ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN. Các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, mức độ an toàn cao hơn, do đó các NHTM thường thiên về cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn trung dài hạn của DNVVN là rất lớn. Do đó để mở rộng cho vay DNVVN hiệu quả thì NH phải xây dựng cơ cấu thời hạn hợp lí sao cho phù hợp giữa mục tiêu của NH với nhu cầu của DN. Hiện nay trong tổng dư nợ đối với DNVVN, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 78%, do đó Chi nhánh cần thay đổi quan điểm về cho vay trung dài hạn đối với DNVVN. Nguồn trả nợ vốn vay trung dài hạn là các khoản thu từ dự án đầu tư, do đó để đánh giá khả năng trả nợ thực tế, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần dựa trên tính khả thi của dự án. Đây là yếu tố cần thiết nhằm chuyển dịch cơ cấu thời hạn nợ trong cho vay DNVVN hợp lí hơn. 3.2.1.4. Thành lập tổ phụ trách đối tượng khách hàng DNVVN nhằm tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN Hiện tại, ở Chi nhánh Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh mới chỉ có bộ phận tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Trong đó chưa có sự phân quyền rõ ràng giữa cho vay DNVVN với DN lớn. Hiện nay, Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh đã xác định DNVVN là đối tượng khách hàng chiến lược. Để cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn, đòi hỏi Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh phải tăng tính chuyên môn hóa trong cho vay DNVVN. Đó là sự chuyên môn hóa từ quy trình cho vay, công tác thẩm định và quan hệ khách hàng. Đồng thời bộ phận này sẽ phụ trách việc phát hiện và giải quyết kịp thời những bất cập trong hoạt động cho vay DNVVN. Đặc biệt, để phục vụ cho công tác thẩm định hiệu quả hơn, Chi nhánh có thể thành lập các nhóm phụ trách một số công việc cụ thể, như phụ trách vấn đề thông tin, phụ trách thẩm định giá, phụ trách xác định giá trị TSĐB…Tăng cường chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay DNVVN sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH. 3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng. 3.3.2.1. Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ KH trong quá trình hợp tác Một trong những nguyên nhân cản trở DNVVN tìm đến với NHTM là do tâm lí e ngại thủ tục vay vốn của NH còn rườm rà. Nguyên nhân dẫn đến tâm lí đó một phần cũng do DN thiếu chủ động tìm hiểu cơ chế chính sách của NH, thiếu chuyên nghiệp
  • 44. 36 trong việc hoàn thành các giấy tờ thủ tục mà NH yêu cầu. Việc này gây mất thời gian và chi phí, tạo ra tâm lí chán nản đối với cả NH lẫn DN. Vì vậy trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, NH cần nâng cao vai trò hỗ trợ, tư vấn với KH. Bên cạnh đó có thể thực hiện một số dịch vụ hỗ trợ như công chứng, hướng dẫn lập và viết các giấy tờ, chủ động liên hệ với KH về các thiếu sót…và có thể cung cấp các dịch vụ trọn gói cho KH. Nâng cao vai trò hỗ trợ và tư vấn đối với KH, tác phong làm việc chuyện nghiệp tận tình sẽ giúp NH quảng bá hình ảnh tốt đẹp tới KH, nâng cao uy tín và dễ dàng thu hút các KH mới. 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trường sản phẩm mà DN đang hướng tới. Thứ nhất, thẩm định khách hàng bao gồm các điểm sau: Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Đây là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất trong quá trình thẩm định khách hàng. Trước hết, cán bộ thẩm định phải xem xét tư cách pháp lí của DN thông qua các giấy tờ liên quan như giấy phép đăng kí kinh doanh, xác nhận của chính quyền địa phương. Đồng thời phải nắm được các quy định của pháp luật về những ngành nghề mà DN được phép tham gia sản xuất kinh doanh và các loại giấy tờ có liên quan. Ví dụ DN khai thác khoáng sản phải có giấy phép hoạt động khai thác mỏ, các giấy tờ gia hạn có chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền. Thẩm định hồ sơ khách hàng là bước cơ bản đánh giá mức độ lành mạnh của DN. Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Đối với bất cứ khoản vay nào DN cũng phải có mục đích cụ thể. Ngân hàng sẽ xem xét mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp hay không, thiết thực hay không và khả năng thành công như thế nào. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng theo dõi, đánh giá KH sau này và là cơ sở để giải quyết các khúc mắc giữa NH với DN trong quá trình giải ngân và thu hồi vốn. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên hệ thống sổ sách kế toán của DN và các báo cáo tài chính hàng kì. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nền tảng về kế toán, kiểm toán, thường xuyên cập nhật những quy định
  • 45. 37 mới về hệ thống kế toán chuẩn. Từ đó mới đánh giá được tính chính xác, trung thực của những con số DN đưa lên. Đánh giá đội ngủ quản lý của DN. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh tác phong, môi trường làm việc và uy tín của DN. Tuy nhiên một số cán bộ ngân hàng thường bỏ qua hoặc không đủ các mối quan hệ xã hội để đánh giá. Do vậy cần chú trọng hơn nữa sự hiểu biết về đội ngũ quản lí của DN. Xác định giá trị TSĐB. Đây là một cơ sở để ngân hàng quyết định cho vay, đưa ra hạn mức cho vay, và là nguồn thu của ngân hàng nếu khách hàng mất khả năng trả nợ. Việc đưa ra được hạn mức cho vay chính xác phụ thuộc vào vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo có chính xác hay không. Với các tài sản là bất động sản, hoặc một số tài sản của các DN nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần gặp nhiều bất cập trong công tác thẩm định. Trong quá trình này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm chắc các quy định về đảm bảo tiền vay của NHNN, NH TMCP SCB và các quy định có liên quan. Đồng thời cán bộ NH phải xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp ra quyết định từ cấp trên nhằm đưa ra được đánh giá sát thực nhất. Thứ hai, thẩm định dự án đầu tư, được xem là nội dung thẩm định mang tính quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn. Bao gồm: Đánh giá nhu cầu thị trường. Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng cần xem xét thị trường mà DN đang hướng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá được tiêu chí này, cán bộ NH phải tìm hiểu về ngành nghề DN hoạt động, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hướng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trường đã bão hòa hay chưa? Đánh giá nhu cầu thị trường phụ thuộc vào sự chủ động của cán bộ ngân hàng, do đó Chi nhánh TMCP SCB Cống Quỳnh cần chú ý khuyến khích và đào tạo tính chủ động, các phương pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trường. Đánh giá chiến lược và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm. Khi đưa ra phương án sản xuất kinh doanh, DN phải có kế hoạch rõ ràng về từng bước sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm. Thông qua đó, cán bộ NH phải xem xét tính hợp lí về mặt thời gian, cách thức, chiến lược. Đồng thời góp ý cho DN nhằm tăng thêm tính khả thi cho dự án. Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất: Một trong những hạn chế của các DNVVN ở Việt Nam là không có kinh nghiệm về