SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ BÍCH HỒNG
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU
TRONG Y HỌC HẠT NHÂN
Chuyên ngành:
Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao
Mã số: 60 44 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÔNG SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
0
B
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều
của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đó là nguồn động lực lớn cho tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đông Sơn, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy tôi tận tình trong suốt thời gian qua, các thầy cô trong
hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi.
1
B
MỤC LỤC
3
T
LỜI CẢM ƠN3
T .......................................................................................................................... 2
3
T
MỤC LỤC3
T ................................................................................................................................ 3
3
T
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT3
T ............................................................... 5
3
T
MỞ ĐẦU3
T .................................................................................................................................. 1
3
T
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP MIRD TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y HỌC
HẠT NHÂN3
T.............................................................................................................................. 4
3
T
1.1.Nguyên lý đánh dấu phóng xạ3
T .................................................................................................................4
3
T
1.2.Phương pháp MIRD tính liều chiếu trong3
T ................................................................................................5
3
T
1.2.1.Các khái niệm cơ bản3
T .......................................................................................................................6
3
T
1.2.2.Phương pháp MIRD cơ bản3
T............................................................................................................ 12
3
T
1.3.Nguồn dữ liệu tính liều chiếu trong3
T ....................................................................................................... 18
3
T
1.3.1.Tỉ lệ hấp thụ riêng và giá trị S3
T ........................................................................................................ 19
3
T
1.3.2.Hoạt độ tích lũy3
T ............................................................................................................................. 19
3
T
1.3.2.1.Các thiết bị ghi đo3
T ..................................................................................................................... 21
3
T
1.3.2.2.Phương pháp tính hoạt độ tích lũy3
T ............................................................................................. 21
3
T
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM OLINDA/EXM TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y
HỌC HẠT NHÂN [35,36]3
T
.......................................................................................................26
3
T
2.1.Giới thiệu chung3
T .................................................................................................................................... 26
3
T
2.2.Sử dụng chương trình OLINDA3
T ............................................................................................................ 27
3
T
2.3. Các tính năng của OLINDA3
T ................................................................................................................. 28
3
T
2.4. Phương pháp tính liều trong OLINDA3
T .................................................................................................. 35
3
T
2.5.Đầu ra của OLINDA3
T ............................................................................................................................. 48
3
T
2.6. Sử dụng các file có sẵn trong OLINDA3
T ................................................................................................ 49
3
T
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG VỚI
DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ P
18
P
F-FDG3
T ....................................................................................50
3
T
3.1.Đặc điểm dược chất phóng xạ P
18
P
F-FDG [14,48,49]3
T ................................................................................ 50
3
T
3.2.Dữ liệu động học của P
18
P
F-FDG [13,14,24]3
T ............................................................................................ 51
3
T
3.2.1. Dữ liệu động học FDG từ nghiên cứu của T. Hays (Mĩ) [13,14]3
T .................................................... 51
3
T
3.2.2.Dữ liệu động học từ nghiên cứu của Mejia (Nhật Bản) [24]3
T
............................................................ 58
3
T
3.3.Tính liều hấp thụ P
18
P
F-FDG bằng OLINDA3
T
............................................................................................. 66
3
T
3.3.1.Tính liều từ dữ liệu động học của T. Hays (Mĩ)3
T .............................................................................. 66
3
T
3.3.1.1.So sánh kết quả tính liều bằng OLINDA với các nguồn khác3
T ..................................................... 66
3
T
3.3.1.2.Đánh giá đóng góp của beta và photon tới tổng liều3
T ................................................................... 70
3
T
3.3.1.3.So sánh liều hiệu dụng trong chẩn đoán YHHH dùng FDG với chẩn đoán CT và X quang3
T ........ 73
3
T
3.3.2.Tính liều từ dữ liệu động học của Nhật Bản (Mejia)3
T ....................................................................... 74
3
T
3.3.2.1.Vai trò của việc hiệu chỉnh khối lượng trong tính liều bằng OLINDA phù hợp với từng đối tượng
bệnh nhân3
T ............................................................................................................................................. 74
3
T
3.3.2.2.Tính liều hấp thụ cho đối tượng bệnh nhân Châu Âu - Châu Mĩ, Nhật Bản và Việt Nam3
T
............ 78
3
T
3.3.3.Tính liều từ dữ liệu động học của ICRP3
T ......................................................................................... 86
3
T
KẾT LUẬN3
T .............................................................................................................................91
3
T
TÀI LIỆU THAM KHẢO3
T ......................................................................................................93
3
T
PHỤ LỤC3
T ................................................................................................................................97
2
B
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Các kí hiệu
A Hoạt độ phóng xạ
A
% Hoạt độ tích luỹ
D Liều hấp thụ
D
& Suất liều hấp thụ
DF Hệ số liều
E Năng lượng
f Tỉ lệ hoạt độ hấp thụ
HR
T Liều tương đương
k Hằng số tỉ lệ
m Khối lượng cơ quan
N Số hạt nhân phân rã trong cơ quan nguồn
S Giá trị S
SAF Tỉ lệ hấp thụ riêng
SEE Năng lượng hấp thụ hiệu dụng
φ Tỉ lệ hấp thụ riêng
ϕ Tỉ lệ hấp thụ
∆ Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích luỹ
TR
b Thời gian bán rã sinh học
TR
p Thời gian bán rã vật lý
TR
e Thời gian bán rã hiệu dụng
b
λ Hằng số bán rã sinh học
p
λ Hằng số bán rã vật lý
λe Hằng số bán rã hiệu dụng
R
W Trọng số bức xạ
WT Trọng số mô
Các chữ viết tắt
CT Computed Tomography
DCPX Dược Chất Phóng Xạ
ĐVPX Đồng Vị Phóng Xạ
EDE Effective Dose Equivalent
ED Effective Dose
FDG Fluorodeoxyglucose (P
18
P
F-FDG)
GI Gastrointestinal tract
IAEA International Atomic Energy Agency
ICRP International Commission on Radiological Protection
LET Linear Energy Transfer
MIRD Medical International Radiation Dose
PET Positron Emission Tomography
RIDIC Radiation Internal Dose Information Center
YHHN Y Học Hạt Nhân
3
B
MỞ ĐẦU
Y học hạt nhân là chuyên ngành nghiên cứu, ứng dụng các đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán và
điều trị bệnh. Nó phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đặc biệt là vật lý hạt nhân, bắt
nguồn từ sự kiện Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ năm 1896, Pierre và Marie Curie tách
được hai chất phóng xạ tự nhiên Radium và Polonium vào năm 1898, sau đó là việc tạo ra các đồng vị
phóng xạ nhân tạo từ khoảng 1940 đã tạo tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bằng đồng vị phóng xạ
dựa trên nguyên lý đánh dấu Hesevy [3,40]: “cơ thể sống không có khả năng phân biệt các đồng vị của
cùng một nguyên tố nên khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố thì
chúng tham gia vào các phản ứng sinh học và chịu sự chuyển hóa như nhau”.
Hơn nửa thế kỉ phát triển, Y học hạt nhân đã chứng minh được hiệu quả, độ an toàn và lợi ích
kinh tế của nó. Trên thế giới, mỗi ngày có hàng ngàn bệnh nhân được điều trị bằng đồng vị phóng xạ
với tỷ lệ thành công cao so với các phương pháp khác. Đóng góp của Y học hạt nhân trong chẩn đoán
là rất đáng kể với con số 40 ngàn bệnh nhân mỗi ngày [26], và đang có xu hướng tăng lên khá nhiều
cùng với sự tiến bộ của các kĩ thuật ghi đo SPECT, PET hay liên kết giữa SPECT/CT và PET/CT.
Ở nước ta, Y học hạt nhân hình thành và phát triển bắt đầu từ những năm 1960 với việc thành lập
“Đơn vị nghiên cứu phóng xạ” tại bệnh viện Bạch Mai và “Khoa phóng xạ y học” tại học viện Quân y.
Đến nay chúng ta đưa vào hoạt động lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cung cấp dược chất phóng xạ, đồng
thời có thêm khoa Y học hạt nhân của bệnh viện Chợ Rẫy và khoảng 20 cơ sở trong cả nước thực hiện
chẩn đoán cho khoảng 500 nghìn bệnh nhân [5,52], và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị các bệnh về
tuyến giáp, ung thư và khối u mỗi năm. Chúng ta có nhiều thuận lợi là được hỗ trợ từ các nước phát
triển cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nên ngành Y học hạt nhân phát triển nhanh chóng. Tuy
nhiên những trở ngại chúng ta gặp phải là không nhỏ. Đó là nguồn dược chất phóng xạ không đủ cung
cấp trong nước nên phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, vận chuyển và bảo quản khó khăn,
điều kiện để đảm bảo an toàn phóng xạ chưa đáp ứng đủ, hạn chế về nguồn tài chính, nguồn nhân lực
cũng như thiếu cơ sở có tính đồng bộ để thực hiện hết chức năng của ngành Y học hạt nhân [2].
Mục tiêu của Y học hạt nhân trong chẩn đoán là dùng đồng vị phóng xạ với vai trò là chất đánh
dấu để thăm dò, đánh giá hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó phát hiện bệnh lý
mà không gây tác hại nào lên bệnh nhân. Còn trong điều trị, ta phải dùng liều phóng xạ tương đối lớn
dựa trên tác dụng tiêu diệt tế bào của bức xạ lên cơ thể sống để làm thay đổi chức năng hay hủy diệt tổ
chức bệnh. Tuy nhiên, tổ chức lành cũng có thể bị ảnh hưởng gây tổn hại đáng kể đến bệnh nhân nếu
việc tính toán liều không chính xác. Do đó cần tính liều cung cấp cho bệnh nhân sao cho tất cả các tổ
chức trong cơ thể tác hại không đáng kể trong chẩn đoán và các tổ chức lành không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng khi điều trị mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu.
Hiện nay phương pháp tính liều chiếu trong MIRD được sử dụng bởi Ủy Ban Quốc Tế về An
Toàn Phóng Xạ ICRP là phương pháp được đánh giá cao và ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó những
phần mềm tính liều được phát triển để giảm thiểu thời gian và độ phức tạp trong tính toán liều như
MIRDOSE, OLINDA/EXM. Trong đó OLINDA là phần mềm được tổ chức Quản lý thuốc và thực
phẩm FDA khuyến cáo sử dụng để tham khảo giá trị liều chiếu trong, từ đó đưa ra quyết định cung cấp
liều phù hợp với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị. Phần mềm này hiện nay được sử dụng rộng rãi
vì những tiện ích của nó như thời gian tính liều nhanh, nhiều đồng vị phóng xạ và mô hình được đưa
vào, đồng thời cho kết quả tính liều với khá phù hợp với phần mềm tính liều MIRDOSE, đồng thời
khắc phục một số hạn chế của MIRDOSE [35].
Một vấn đề đặt ra cho nhân viên Vật lý khi tham gia vào Y học hạt nhân là tìm hiểu, áp dụng, cải
tiến các phương pháp tính liều một cách khoa học, chính xác và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Điều này hết sức cần thiết vì việc áp dụng Y học hạt nhân trong chẩn đoán, điều trị ở Việt Nam và thế
giới còn nhiều hạn chế, vì nhiều lý do như chi phí, công sức và độ phức tạp trong việc tính liều chiếu
trong nên việc cấp liều cho bệnh nhân là theo hoạt độ cố định, mà không tính riêng cho từng trường
hợp. Điều đó sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nhân có thể nhận một liều lớn hơn cần thiết gây ra những tổn
hại không đáng có cho các mô lành và những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của bệnh nhân. Hoặc bệnh
nhân có thể nhận một liều thấp hơn cần thiết không mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị và chẩn
đoán dẫn tới nhiều hệ lụy.
Trong điều kiện có thể, luận văn sẽ tìm hiểu và ứng dụng phần mềm OLINDA để tính liều trong
chẩn đoán, điều trị bằng đồng vị phóng xạ sao cho chính xác và khả thi nhất với đối tượng là bệnh nhân
Việt Nam, cụ thể là tính liều với dược chất P
18
P
F-FDG trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh
ung thư – một căn bệnh đe dọa mọi quốc gia, mọi đối tượng và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai
trong nhóm bệnh không lây nhiễm.
Từ mục tiêu trên, nội dung của luận văn sẽ bao gồm 3 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý
thuyết, bao gồm những vấn đề như nguyên lý sử dụng đồng vị phóng xạ và phương pháp MIRD tính
liều chiếu trong Y học hạt nhân, đó là các kiến thức cơ bản để khảo sát chương 2 và 3. Chương 2 sẽ tìm
hiểu phần mềm tính liều chiếu trong OLINDA/EXM với các chức năng, mô hình, giao diện và cách sử
dụng. Chương cuối cùng – chương 3, sẽ trình bày ứng dụng của phần mềm OLINDA tính liều chiếu
trong khi tiêm dược chất phóng xạ P
18
P
F-FDG vào cơ thể bệnh nhân để chẩn đoán và theo dõi tiến triển
của bệnh ung thư với dữ liệu động học từ các nghiên cứu của Mĩ và Nhật Bản, từ đó hiệu chỉnh liều
cho đối tượng là người Việt Nam.
4
B
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP MIRD TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG
Y HỌC HẠT NHÂN
Chương này giới thiệu nguyên lý đánh dấu phóng xạ sử dụng trong YHHN; phương pháp MIRD
tính liều chiếu trong, cách xác định hệ số hấp thụ riêng và giá trị S, đồng thời tìm hiểu các kĩ thuật ghi
đo và phương pháp xác định hoạt độ tích lũy.
1
0
B
1.1.Nguyên lý đánh dấu phóng xạ
YHHN là một chuyên ngành của y học bao gồm việc sử dụng các đồng vị phóng xạ để chẩn
đoán, điều trị bệnh và nghiên cứu y học. Việc ứng dụng các đồng vị phóng xạ này chủ yếu dựa trên hai
kĩ thuật cơ bản: kĩ thuật đánh dấu phóng xạ và dùng bức xạ phát ra từ đồng vị phóng xạ để tạo ra các
hiệu ứng sinh học mong muốn lên tổ chức sống.
Kĩ thuật trên dựa trên nguyên lý đánh dấu Hevesy [3,40]: “cơ thể sống không có khả năng phân
biệt các đồng vị của cùng một nguyên tố nên khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị khác nhau của cùng
một nguyên tố thì chúng tham gia vào các phản ứng sinh học và chịu sự chuyển hóa như nhau”. Vì vậy
khi biết một nguyên tố hóa học hay một chất nào đó tham gia vào quá trình chuyển hóa ở một tổ chức
hoặc cơ quan nào đó cần chẩn đoán, điều trị, có thể dùng đồng vị của nguyên tố hóa học đó hoặc chất
đó được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ và đưa vào cơ thể. Chất này sẽ di chuyển tới và tập trung tại
vị trí cần chẩn đoán, điều trị.
Các ĐVPX rất ít khi dùng dưới dạng nguyên tố mà phần lớn ở dưới dạng hợp chất hữu cơ hoặc vô
cơ. Dược chất phóng xạ là những hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng xạ được điều chế dưới dạng thuốc
uống hoặc tiêm dùng trong chẩn đoán và điều trị. Như vậy DCPX gồm hai thành phần: dược chất dùng
để đánh dấu và nhân phóng xạ.
Việc đưa DCPX vào trong cơ thể bệnh nhân có thể thực hiện bằng hai cách:
Tiêm vào tĩnh mạch hay cho uống DCPX. Do quá trình chuyển hóa trong cơ thể, DCPX sẽ tập
trung tại cơ quan đích.
Tiêm trực tiếp vào các hốc trong cơ thể (khớp xương, hốc trong phổi,…). Dược chất phóng xạ sẽ
nằm trong các hốc đó và không tan vào máu, tức không tham gia vào quá trình trao đổi chất.
DCPX có đầy đủ tính chất và yêu cầu của một loại dược chất thông thường ngoài đặc tính phóng
xạ của nó.
Đặc điểm của một DCPX lý tưởng:
Vô khuẩn, không gây sốt
Cấu trúc ít bị phân hủy do thời gian và do pha chế
Được hấp thụ hoàn toàn, nhanh chóng và chỉ riêng cơ quan đích
Nhanh chóng và hoàn toàn đào thải ra khỏi cơ thể
Có đặc tính vật lý phù hợp với chỉ tiêu và kĩ thuật ghi đo
Tiện sử dụng và độ an toàn cao, tính kinh tế cao
Được cung cấp thuận lợi, nhanh chóng, nồng độ ít thay đổi.
Khi đưa dược chất phóng xạ vào cơ thể, bức xạ do nó phát là một con dao hai lưỡi. Một mặt nó
gây ra những hiệu ứng sinh học mong muốn lên tổ chức sống như tiêu diệt các tổ chức bệnh lý trong cơ
thể khi điều trị; hay hấp thụ mạnh trong cơ quan cần chẩn đoán, trải qua quá trình sinh hóa để xác định
cơ quan đó có bị rối loạn chức năng hay không. Mặt khác nó gây ra những ảnh hưởng nhất định lên các
tổ chức lành và gây ra những hiệu ứng lâu dài làm tổn hại sức khỏe của bệnh nhân. Do đó cần có
phương pháp xác định liều cấp cho bệnh nhân, đặc biệt là liều hấp thụ để vừa đảm bảo hiệu quả chẩn
đoán, điều trị, vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Liều hấp thụ gây bởi nguồn đặt bên trong cơ thể
được gọi là liều chiếu trong (internal dose).
1
1
B
1.2.Phương pháp MIRD tính liều chiếu trong
Hiện nay việc tính liều chiếu trong trong YHHN chủ yếu sử dụng các kĩ thuật, phương trình và
các nguồn dữ liệu được phát triển bởi Ủy ban MIRD (Medical Internal Radiation Dose) của Mỹ [32,
33].
MIRD sử dụng hệ thống các kí hiệu và đại lượng để tính liều hấp thụ trong cơ quan bia từ phân rã
phóng xạ trong cơ quan nguồn. Những tính toán này phụ thuộc:
Năng lượng phát ra trong mỗi phân rã phóng xạ
Khối lượng của các cơ quan
Chu kì phân rã vật lý và sinh học
Mô hình toán học chuẩn (phantom) và mô hình sinh – động học chuẩn
Phần mềm máy tính, trước đây là MIRDOSE, hiện giờ dùng OLINDA
Bảng tính liều ứng với một đơn vị hoạt độ ban đầu của các DCPX khác nhau
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng dược chất phóng xạ đưa vào cơ thể, điều cần thiết là cần xác
định liều hấp thụ mà bệnh nhân nhận được bao nhiêu. Nó không được đo trực tiếp mà được tính toán từ
những giả định và những quy trình chuẩn, dựa trên các phantom (vật giả người) hay các mô hình toán
học mô tả cơ thể người.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phương trình cơ bản và các kỹ thuật sử
dụng trong phương pháp MIRD.
2
2
B
1.2.1.Các khái niệm cơ bản
Phương pháp MIRD được sử dụng để tính liều hấp thụ của vùng hay cơ quan nhận bức xạ từ cơ
quan hoặc vùng phát bức xạ. Vùng hay cơ quan nhận bức xạ được gọi là vùng bia hay cơ quan bia, kí
hiệu rR
kR, gọi tắt là bia. Vùng hay cơ quan phát bức xạ được gọi là vùng nguồn hay cơ quan nguồn, kí
hiệu rR
hR, gọi tắt là nguồn [31]. Bia và nguồn có thể là hai cơ quan riêng biệt và cũng có thể trùng nhau.
Các DCPX được đưa vào cơ thể người qua đường chích hay uống, đến tập trung tại các cơ quan và phát
bức xạ. Mục đích của việc tính liều là xác định liều hấp thụ tại các cơ quan bia khi biết sự phân bố
DCPX tại các cơ quan nguồn.
Dạng hình học của các cơ quan bia và cơ quan nguồn được mô phỏng bằng mô hình giải phẫu
chuẩn gọi là phantom MIRD.
Hình 1.1. Hình ảnh bên ngoài của phantom MIRD [32]
Liều hấp thụ tại bia phụ thuộc vào các tính chất của bức xạ như năng lượng, khối lượng, điện tích
và quan trọng nhất là quãng chạy trong mô. Để đơn giản, bức xạ được chia làm 2 loại [32]:
Loại bức xạ xuyên thấu là những bức xạ có khả năng đi được quãng đường dài trước khi tương tác
và mất năng lượng, nghĩa là có quãng chạy dài. Những bức xạ được xem là bức xạ xuyên thấu là
photon có năng lượng lớn hơn 10 keV.
Loại bức xạ không xuyên thấu là những bức xạ bị suy giảm dễ dàng, năng lượng của nó bị hấp thụ
ở khoảng cách ngắn so với nơi nó phát ra, nghĩa là có quãng chạy ngắn. Loại này gồm bức xạ alpha,
bêta, electron và photon năng lượng nhỏ hơn 10 keV.
Bảng 1.1. Tính chất của các bức xạ phát ra từ dược chất phóng xạ [39]
Loại bức xạ Khối
lượng
tương đối
Điệ
n tích
Loại
năng lượng
Quãng
chạy trong mô
mềm
α
βP
+
P
βP
-
Electron biến hoán
Electron auger
Tia X
Tia gamma
7,400
1
1
1
1
0
0
+2
+1
-1
-1
-1
0
0
4-
8MeV
<2MeV
<2MeV
<2MeV
<50Ke
V
<80Ke
V
<2MeV
µ m
mm
mm
mm
mm
mm đến
cm
cm đến m
Bảng 1.2. Những kí hiệu, đại lượng và đơn vị sử dụng trong MIRD [39]
Kí
hiệu
Đại lượng Đơn vị thường
dùng
Đơn vị trong
hệ SI
A Hoạt độ phóng xạ Ci Bq
A
% Hoạt độ tích lũy Ci-h Bq-s
D Liều hấp thụ rad (100erg/s) Gy (1J/kg)
D
& Suất liều hấp thụ rad/s Gy/s
H Liều tương đương Rem Sv
H
& Suất liều tương đương rem/s Sv/s
S Liều trung bình trên một đơn vị
hoạt độ tích lũy
rad/ Ci h
µ − Gy/Bq-s
∆ Năng lượng trung bình trên một
đơn vị hoạt độ tích lũy
g-rad/ Ci h
µ − kg-Gy/Bq-s
τ Thời gian lưu trú h s
i
E Năng lượng ứng với hạt i eV J (cả eV)
i
n Tần suất phát hạt i
ϕ Tỷ lệ hấp thụ
φ Tỷ lệ hấp thụ riêng gP
-1
kgP
-1
m Khối lượng cơ quan g kg
*
T Thời gian bán rã h s
λ∗ Hằng số phân rã hP
-1
sP
-1
∗
- T và λ có thể là thời gian bán rã và hằng số phân rã vật lý, sinh học hoặc hiệu dụng.
Ý nghĩa của một số đại lượng:
Hoạt độ phóng xạ A là đại lượng đặc trưng cho mỗi loại hạt nhân về tốc độ phân rã.
Hoạt độ tích lũy A
%tại một cơ quan nguồn trong khoảng thời gian từ tR
1R đến tR
2R được xác định bởi:
2
1
1 2
( ) ( )
t
t
A t t A t dt
− =
∫
% (1.1)
Hoạt độ tích lũy là tổng số phân rã xảy ra trong khoảng thời gian từ tR
1R đến tR
2 Rtrong cơ quan
nguồn mà ta quan tâm. Nó tương ứng với phần diện tích dưới đường cong diễn tả hoạt độ A(t) theo thời
gian.
Với tR
1R, tR
2R là thời điểm bắt đầu và kết thúc của khoảng thời gian quan tâm.
Hình 1.2. Đường cong hoạt độ thời gian [31]
Hoạt độ tích lũy là đại lượng phụ thuộc quá trình trao đổi chất của cơ thể và đặc điểm của đồng vị
phóng xạ, tức phụ thuộc vào cả hai yếu tố vật lý và sinh học.
Liều hấp thụ D là lượng năng lượng được hấp thụ từ bức xạ ion hóa trong một đơn vị khối lượng
vật chất :
D = E/m (1.2)
Trong đó, E là năng lượng hấp thụ trong khối vật chất quan tâm, m là khối lượng của khối vật
chất đó.
Đơn vị liều hấp thụ trong hệ SI là gray (Gy): 1Gy = 1J/kg
Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị rad: 1 rad = 10P
-2
P
Gy.
Suất liều hấp thụ D
&là liều hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là Gy/s hay rad/s.
Liều tương đương H gây bởi một loại bức xạ lên cơ thể sống là tích số giữa liều hấp thụ và một
hệ số đặc trưng cho loại bức xạ đó, hệ số này không có đơn vị và được gọi là hệ số chất lượng WR
RR .
H = WR
RR.D (1.3) Đơn vị của H
trong hệ SI là sievert (Sv) hoặc rem: 1Sv = 100 rems.
Suất liều tương đương H
&là liều tương đương hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là Sv/s
hoặc rem/s
Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy ∆ : trong quá trình phân rã hạt nhân có
nhiều loại hạt được phát ra, tần suất phát mỗi loại hạt trên một phân rã là nR
iR, với năng lượng trung bình
là ER
iR, khi đó ta có:
R
.
i i i
k n E
∆ = R
(1.4) Với k
là hệ số phụ thuộc đơn vị, trong hệ SI, k = 1.
Và .
i i
i
E n E
= ∑
(1.5)
Suy ra .
i
i
k E
∆
= ∆=
∑
Liều trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy S là một đại lượng không phụ thuộc thời gian,
được xác định bởi:
i i
i
S φ
= ∆
∑ (1.6)
Thời gian lưu trú τ của mỗi nhân phóng xạ ở một cơ quan nguồn được định nghĩa là tỉ số giữa
hoạt độ tích lũy tại cơ quan nguồn đó và hoạt độ ban đầu AR
0R :
0
A
A
τ =
%
(1.7)
Hoạt độ tích lũy trong cơ quan nguồn rR
hR bằng tích của hoạt độ ban đầu AR
0R và thời gian lưu trú τ ,
tức bằng với hoạt độ tích lũy tới thời điểm τ khi AR
0R không bị suy giảm do quá trình phân rã vật lý hay
sinh học, nên τ còn được gọi là là thời gian sống hiệu dụng hay thời gian sống trung bình của hoạt độ
ban đầu AR
0 R.
Vì hoạt độ tích lũy phụ thuộc hai yếu tố phân rã vật lý và phân rã sinh học nên thời gian lưu trú
cũng phụ thuộc hai yếu tố này.
Tỉ lệ hấp thụ ϕ đối với một cơ quan bia là tỉ số giữa phần năng lượng hấp thụ trong cơ quan bia
và toàn bộ năng lượng phát ra từ cơ quan nguồn.
Tỉ lệ hấp thụ riêngφ là hệ số hấp thụ trên một đơn vị khối lượng của cơ quan bia.
Chu kì bán rã T và hằng số phân rã λ: dược chất phóng xạ khi đưa vào cơ thể, ngoài quá trình
phân rã vật lý, còn có thể bị mang đi khỏi mô do quá trình trao đổi chất của cơ thể, nghĩa là bị phân rã
sinh học. Vì thế ta trong tính toán ta phải dùng hằng số phân rã hiệu dụng e
λ , là tổng của hằng số phân
rã sinh học b
λ , và hằng số phân rã vật lý p
λ :
e b p
λ λ λ
= + (1.8)
Do đó chu kì bán hủy hiệu dụng TR
e Rsẽ là:
(1.9)
Hay
b p
e
b p
T T
T
T T
×
=
+
Với TR
b Rlà chu kì bán rã sinh học và TR
pR là chu kỳ bán rã vật lý.
2
3
B
1.2.2.Phương pháp MIRD cơ bản
Trong phương pháp MIRD, người ta giả thiết rằng sự phân bố dược chất phóng xạ trong cơ quan
nguồn là đồng nhất [39]. Các đồng vị phóng xạ tập trung trong cơ thể phát ra bức xạ đẳng hướng,
những vị trí gần nơi tập trung nhân phóng xạ sẽ nhận được liều cao hơn những vị trí xa.
1 1 1
e b p
T T T
= +
Để tính liều hấp thụ ta dựa vào lượng dược chất phóng xạ cung cấp cho cơ thể bệnh nhân, loại
phóng xạ, đặc điểm nguồn và bia. Ta xét trường hợp đơn giản nhất, khi nguồn và bia trùng nhau và thể
tích bia lớn so với quãng chạy của bức xạ đủ để bia hấp thụ hết năng lượng bức xạ do nguồn phát ra.
Đầu tiên ta sẽ tính suất liều hấp thụ.
Suất liều hấp thụ
Vì suất liều hấp thụ là năng lượng hấp thụ trong một đơn vị thời gian của một đơn vị khối lượng
vật chất, nó thay đổi theo hoạt độ phóng xạ trong một đơn vị khối lượng của vật chất hấp thụ và năng
lượng phát ra do sự biến đổi hạt nhân. Chẳng hạn một mô có kích thước rất lớn, tất cả năng lượng phát
ra đều được hấp thụ, vì vậy nếu chúng ta xác định được năng lượng phát ra trong một đơn vị thời gian,
chúng ta sẽ biết được năng lượng hấp thụ trong một đơn vị thời gian.
Năng lượng phát xạ trong một đơn vị thời gian được tính bằng công thức:
'
.
px
E n E
t t n
= (1.10)
Trong đó ER
pxR/t là năng lượng phát xạ trên một đơn vị thời gian
n/t là số phân rã hạt nhân trên một đơn vị thời gian
E = E’/n là năng lượng trên một phân rã
Vì hoạt độ phóng xạ là số dịch chuyển hạt nhân trên một đơn vị thời gian, nên công thức trên
được viết lại thành:
.
px
E
A E
t
= (1.11)
Vì đang xét trường hợp năng lượng phát xạ được hấp thụ hết trong vật chất nên năng lượng hấp
thụ bằng năng lượng phát xạ, suy ra suất liều hấp thụ:
. .
.
ht
E A
k E
t m m
= (1.12)
Trong đó ER
htR/t.m chính là suất liều hấp thụ
Suy ra . .
A
D k E
m
=
& (1.13)
Với k là hệ số tỉ lệ, có giá trị phụ thuộc vào đơn vị sử dụng. Ví dụ, để tính suất liều theo đơn vị
rad/h nếu A có đơn vị là μCi và m là g, E là MeV trên một phân rã, thì k sẽ có giá trị là 2,13 và được
xác định như sau:
1
4 6
3600 1
3,7.10 ( ) 1,6.10
100
rad A Ci s s erg rad
D E MeV
erg
h m g Ci h MeV
g
µ
µ
−
−
 
 
 
 
     
 
×
 
 
     
      
  
 
 
&
2,13. .
rad A
D E
h m
 
⇔ =
 
 
&
(1.14)
Như đã biết ở trên, năng lượng trung bình phát ra trong mỗi phân rã là một hằng số, tích số k.E
được ký hiệu là Δ trong công thức của MIRD: . i
i
k E
∆
= = ∆
∑
Suy ra . . i
i
A A
D
m m
= ∆
= ∆
∑
& (1.15)
Công thức này được áp dụng trong trường hợp nguồn và bia trùng nhau và bia có kích thước đủ
lớn để có thể hấp thụ hết năng lượng do nguồn phát ra.
Từ công thức tính suất liều cho trường hợp đơn giản nguồn trùng bia, ta cần thiết lập một công
thức tính suất liều tổng quát hơn cho cả trường hợp nguồn và bia không trùng nhau hoặc khi nguồn và
bia trùng nhau nhưng thể tích của bia không đủ lớn để hấp thụ hết năng lượng bức xạ do nguồn phát ra.
Khi đó ta mở rộng công thức ở trên bằng cách bổ sung vào công thức một hệ số tỉ lệ hấp thụ ϕ - cho
biết tỉ lệ giữa phần năng lượng hấp thụ tại bia so với toàn bộ năng lượng phát ra từ nguồn.
Suất liều hấp thụ trong trường hợp này được xác định như sau:
( ) . . ( ) . . ( )
h h
k h k h i i k h
i
k k
A A
D r r r r r r
m m
ϕ ϕ
← = ∆ ← = ∆ ←
∑
& (1.16)
Có thể biểu diễn qua hệ số tỉ lệ hấp thụ riêngφ :
( ) . . ( )
k h h i i k h
i
D r r A r r
φ
← = ∆ ←
∑
& (1.17) Với
( )
k h
D r r
←
& là suất liều hấp thụ tại cơ quan bia rR
kR từ cơ quan nguồn rR
hR,

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ vật lí.

Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4visinhyhoc
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...nataliej4
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn thạc sĩ vật lí. (20)

Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
 
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máuTác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
 
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Tính an toàn và tăng cường khả năng sinh tinh của cao đặc Testin CT3
Tính an toàn và tăng cường khả năng sinh tinh của cao đặc Testin CT3Tính an toàn và tăng cường khả năng sinh tinh của cao đặc Testin CT3
Tính an toàn và tăng cường khả năng sinh tinh của cao đặc Testin CT3
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
 
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
So sánh và chọn lọc các quy trình pcr phát hiện vi khuẩn corynebacterium diph...
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
 
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...
Đề tài: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ố...
 
Phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ống tai , HAY
Phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ống tai , HAYPhẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ống tai , HAY
Phẫu thuật nội soi tiệt căn xương chũm đường trong ống tai , HAY
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 

Luận văn thạc sĩ vật lí.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ BÍCH HỒNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU TRONG Y HỌC HẠT NHÂN Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao Mã số: 60 44 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÔNG SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 2. 0 B LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đó là nguồn động lực lớn cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đông Sơn, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy tôi tận tình trong suốt thời gian qua, các thầy cô trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh và ủng hộ tôi.
  • 3. 1 B MỤC LỤC 3 T LỜI CẢM ƠN3 T .......................................................................................................................... 2 3 T MỤC LỤC3 T ................................................................................................................................ 3 3 T DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT3 T ............................................................... 5 3 T MỞ ĐẦU3 T .................................................................................................................................. 1 3 T CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP MIRD TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y HỌC HẠT NHÂN3 T.............................................................................................................................. 4 3 T 1.1.Nguyên lý đánh dấu phóng xạ3 T .................................................................................................................4 3 T 1.2.Phương pháp MIRD tính liều chiếu trong3 T ................................................................................................5 3 T 1.2.1.Các khái niệm cơ bản3 T .......................................................................................................................6 3 T 1.2.2.Phương pháp MIRD cơ bản3 T............................................................................................................ 12 3 T 1.3.Nguồn dữ liệu tính liều chiếu trong3 T ....................................................................................................... 18 3 T 1.3.1.Tỉ lệ hấp thụ riêng và giá trị S3 T ........................................................................................................ 19 3 T 1.3.2.Hoạt độ tích lũy3 T ............................................................................................................................. 19 3 T 1.3.2.1.Các thiết bị ghi đo3 T ..................................................................................................................... 21 3 T 1.3.2.2.Phương pháp tính hoạt độ tích lũy3 T ............................................................................................. 21 3 T CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM OLINDA/EXM TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y HỌC HẠT NHÂN [35,36]3 T .......................................................................................................26 3 T 2.1.Giới thiệu chung3 T .................................................................................................................................... 26 3 T 2.2.Sử dụng chương trình OLINDA3 T ............................................................................................................ 27 3 T 2.3. Các tính năng của OLINDA3 T ................................................................................................................. 28 3 T 2.4. Phương pháp tính liều trong OLINDA3 T .................................................................................................. 35 3 T 2.5.Đầu ra của OLINDA3 T ............................................................................................................................. 48 3 T 2.6. Sử dụng các file có sẵn trong OLINDA3 T ................................................................................................ 49 3 T CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG VỚI DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ P 18 P F-FDG3 T ....................................................................................50
  • 4. 3 T 3.1.Đặc điểm dược chất phóng xạ P 18 P F-FDG [14,48,49]3 T ................................................................................ 50 3 T 3.2.Dữ liệu động học của P 18 P F-FDG [13,14,24]3 T ............................................................................................ 51 3 T 3.2.1. Dữ liệu động học FDG từ nghiên cứu của T. Hays (Mĩ) [13,14]3 T .................................................... 51 3 T 3.2.2.Dữ liệu động học từ nghiên cứu của Mejia (Nhật Bản) [24]3 T ............................................................ 58 3 T 3.3.Tính liều hấp thụ P 18 P F-FDG bằng OLINDA3 T ............................................................................................. 66 3 T 3.3.1.Tính liều từ dữ liệu động học của T. Hays (Mĩ)3 T .............................................................................. 66 3 T 3.3.1.1.So sánh kết quả tính liều bằng OLINDA với các nguồn khác3 T ..................................................... 66 3 T 3.3.1.2.Đánh giá đóng góp của beta và photon tới tổng liều3 T ................................................................... 70 3 T 3.3.1.3.So sánh liều hiệu dụng trong chẩn đoán YHHH dùng FDG với chẩn đoán CT và X quang3 T ........ 73 3 T 3.3.2.Tính liều từ dữ liệu động học của Nhật Bản (Mejia)3 T ....................................................................... 74 3 T 3.3.2.1.Vai trò của việc hiệu chỉnh khối lượng trong tính liều bằng OLINDA phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân3 T ............................................................................................................................................. 74 3 T 3.3.2.2.Tính liều hấp thụ cho đối tượng bệnh nhân Châu Âu - Châu Mĩ, Nhật Bản và Việt Nam3 T ............ 78 3 T 3.3.3.Tính liều từ dữ liệu động học của ICRP3 T ......................................................................................... 86 3 T KẾT LUẬN3 T .............................................................................................................................91 3 T TÀI LIỆU THAM KHẢO3 T ......................................................................................................93 3 T PHỤ LỤC3 T ................................................................................................................................97
  • 5. 2 B DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Các kí hiệu A Hoạt độ phóng xạ A % Hoạt độ tích luỹ D Liều hấp thụ D & Suất liều hấp thụ DF Hệ số liều E Năng lượng f Tỉ lệ hoạt độ hấp thụ HR T Liều tương đương k Hằng số tỉ lệ m Khối lượng cơ quan N Số hạt nhân phân rã trong cơ quan nguồn S Giá trị S SAF Tỉ lệ hấp thụ riêng SEE Năng lượng hấp thụ hiệu dụng φ Tỉ lệ hấp thụ riêng ϕ Tỉ lệ hấp thụ ∆ Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích luỹ TR b Thời gian bán rã sinh học TR p Thời gian bán rã vật lý TR e Thời gian bán rã hiệu dụng b λ Hằng số bán rã sinh học p λ Hằng số bán rã vật lý λe Hằng số bán rã hiệu dụng R W Trọng số bức xạ WT Trọng số mô Các chữ viết tắt CT Computed Tomography DCPX Dược Chất Phóng Xạ ĐVPX Đồng Vị Phóng Xạ EDE Effective Dose Equivalent
  • 6. ED Effective Dose FDG Fluorodeoxyglucose (P 18 P F-FDG) GI Gastrointestinal tract IAEA International Atomic Energy Agency ICRP International Commission on Radiological Protection LET Linear Energy Transfer MIRD Medical International Radiation Dose PET Positron Emission Tomography RIDIC Radiation Internal Dose Information Center YHHN Y Học Hạt Nhân
  • 7. 3 B MỞ ĐẦU Y học hạt nhân là chuyên ngành nghiên cứu, ứng dụng các đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Nó phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đặc biệt là vật lý hạt nhân, bắt nguồn từ sự kiện Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ năm 1896, Pierre và Marie Curie tách được hai chất phóng xạ tự nhiên Radium và Polonium vào năm 1898, sau đó là việc tạo ra các đồng vị phóng xạ nhân tạo từ khoảng 1940 đã tạo tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bằng đồng vị phóng xạ dựa trên nguyên lý đánh dấu Hesevy [3,40]: “cơ thể sống không có khả năng phân biệt các đồng vị của cùng một nguyên tố nên khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố thì chúng tham gia vào các phản ứng sinh học và chịu sự chuyển hóa như nhau”. Hơn nửa thế kỉ phát triển, Y học hạt nhân đã chứng minh được hiệu quả, độ an toàn và lợi ích kinh tế của nó. Trên thế giới, mỗi ngày có hàng ngàn bệnh nhân được điều trị bằng đồng vị phóng xạ với tỷ lệ thành công cao so với các phương pháp khác. Đóng góp của Y học hạt nhân trong chẩn đoán là rất đáng kể với con số 40 ngàn bệnh nhân mỗi ngày [26], và đang có xu hướng tăng lên khá nhiều cùng với sự tiến bộ của các kĩ thuật ghi đo SPECT, PET hay liên kết giữa SPECT/CT và PET/CT. Ở nước ta, Y học hạt nhân hình thành và phát triển bắt đầu từ những năm 1960 với việc thành lập “Đơn vị nghiên cứu phóng xạ” tại bệnh viện Bạch Mai và “Khoa phóng xạ y học” tại học viện Quân y. Đến nay chúng ta đưa vào hoạt động lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cung cấp dược chất phóng xạ, đồng thời có thêm khoa Y học hạt nhân của bệnh viện Chợ Rẫy và khoảng 20 cơ sở trong cả nước thực hiện chẩn đoán cho khoảng 500 nghìn bệnh nhân [5,52], và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị các bệnh về tuyến giáp, ung thư và khối u mỗi năm. Chúng ta có nhiều thuận lợi là được hỗ trợ từ các nước phát triển cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nên ngành Y học hạt nhân phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên những trở ngại chúng ta gặp phải là không nhỏ. Đó là nguồn dược chất phóng xạ không đủ cung cấp trong nước nên phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao, vận chuyển và bảo quản khó khăn, điều kiện để đảm bảo an toàn phóng xạ chưa đáp ứng đủ, hạn chế về nguồn tài chính, nguồn nhân lực cũng như thiếu cơ sở có tính đồng bộ để thực hiện hết chức năng của ngành Y học hạt nhân [2]. Mục tiêu của Y học hạt nhân trong chẩn đoán là dùng đồng vị phóng xạ với vai trò là chất đánh dấu để thăm dò, đánh giá hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó phát hiện bệnh lý mà không gây tác hại nào lên bệnh nhân. Còn trong điều trị, ta phải dùng liều phóng xạ tương đối lớn dựa trên tác dụng tiêu diệt tế bào của bức xạ lên cơ thể sống để làm thay đổi chức năng hay hủy diệt tổ
  • 8. chức bệnh. Tuy nhiên, tổ chức lành cũng có thể bị ảnh hưởng gây tổn hại đáng kể đến bệnh nhân nếu việc tính toán liều không chính xác. Do đó cần tính liều cung cấp cho bệnh nhân sao cho tất cả các tổ chức trong cơ thể tác hại không đáng kể trong chẩn đoán và các tổ chức lành không bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi điều trị mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu. Hiện nay phương pháp tính liều chiếu trong MIRD được sử dụng bởi Ủy Ban Quốc Tế về An Toàn Phóng Xạ ICRP là phương pháp được đánh giá cao và ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó những phần mềm tính liều được phát triển để giảm thiểu thời gian và độ phức tạp trong tính toán liều như MIRDOSE, OLINDA/EXM. Trong đó OLINDA là phần mềm được tổ chức Quản lý thuốc và thực phẩm FDA khuyến cáo sử dụng để tham khảo giá trị liều chiếu trong, từ đó đưa ra quyết định cung cấp liều phù hợp với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị. Phần mềm này hiện nay được sử dụng rộng rãi vì những tiện ích của nó như thời gian tính liều nhanh, nhiều đồng vị phóng xạ và mô hình được đưa vào, đồng thời cho kết quả tính liều với khá phù hợp với phần mềm tính liều MIRDOSE, đồng thời khắc phục một số hạn chế của MIRDOSE [35]. Một vấn đề đặt ra cho nhân viên Vật lý khi tham gia vào Y học hạt nhân là tìm hiểu, áp dụng, cải tiến các phương pháp tính liều một cách khoa học, chính xác và phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Điều này hết sức cần thiết vì việc áp dụng Y học hạt nhân trong chẩn đoán, điều trị ở Việt Nam và thế giới còn nhiều hạn chế, vì nhiều lý do như chi phí, công sức và độ phức tạp trong việc tính liều chiếu trong nên việc cấp liều cho bệnh nhân là theo hoạt độ cố định, mà không tính riêng cho từng trường hợp. Điều đó sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nhân có thể nhận một liều lớn hơn cần thiết gây ra những tổn hại không đáng có cho các mô lành và những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của bệnh nhân. Hoặc bệnh nhân có thể nhận một liều thấp hơn cần thiết không mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị và chẩn đoán dẫn tới nhiều hệ lụy. Trong điều kiện có thể, luận văn sẽ tìm hiểu và ứng dụng phần mềm OLINDA để tính liều trong chẩn đoán, điều trị bằng đồng vị phóng xạ sao cho chính xác và khả thi nhất với đối tượng là bệnh nhân Việt Nam, cụ thể là tính liều với dược chất P 18 P F-FDG trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh ung thư – một căn bệnh đe dọa mọi quốc gia, mọi đối tượng và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai trong nhóm bệnh không lây nhiễm. Từ mục tiêu trên, nội dung của luận văn sẽ bao gồm 3 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết, bao gồm những vấn đề như nguyên lý sử dụng đồng vị phóng xạ và phương pháp MIRD tính liều chiếu trong Y học hạt nhân, đó là các kiến thức cơ bản để khảo sát chương 2 và 3. Chương 2 sẽ tìm
  • 9. hiểu phần mềm tính liều chiếu trong OLINDA/EXM với các chức năng, mô hình, giao diện và cách sử dụng. Chương cuối cùng – chương 3, sẽ trình bày ứng dụng của phần mềm OLINDA tính liều chiếu trong khi tiêm dược chất phóng xạ P 18 P F-FDG vào cơ thể bệnh nhân để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh ung thư với dữ liệu động học từ các nghiên cứu của Mĩ và Nhật Bản, từ đó hiệu chỉnh liều cho đối tượng là người Việt Nam.
  • 10. 4 B CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP MIRD TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y HỌC HẠT NHÂN Chương này giới thiệu nguyên lý đánh dấu phóng xạ sử dụng trong YHHN; phương pháp MIRD tính liều chiếu trong, cách xác định hệ số hấp thụ riêng và giá trị S, đồng thời tìm hiểu các kĩ thuật ghi đo và phương pháp xác định hoạt độ tích lũy. 1 0 B 1.1.Nguyên lý đánh dấu phóng xạ YHHN là một chuyên ngành của y học bao gồm việc sử dụng các đồng vị phóng xạ để chẩn đoán, điều trị bệnh và nghiên cứu y học. Việc ứng dụng các đồng vị phóng xạ này chủ yếu dựa trên hai kĩ thuật cơ bản: kĩ thuật đánh dấu phóng xạ và dùng bức xạ phát ra từ đồng vị phóng xạ để tạo ra các hiệu ứng sinh học mong muốn lên tổ chức sống. Kĩ thuật trên dựa trên nguyên lý đánh dấu Hevesy [3,40]: “cơ thể sống không có khả năng phân biệt các đồng vị của cùng một nguyên tố nên khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố thì chúng tham gia vào các phản ứng sinh học và chịu sự chuyển hóa như nhau”. Vì vậy khi biết một nguyên tố hóa học hay một chất nào đó tham gia vào quá trình chuyển hóa ở một tổ chức hoặc cơ quan nào đó cần chẩn đoán, điều trị, có thể dùng đồng vị của nguyên tố hóa học đó hoặc chất đó được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ và đưa vào cơ thể. Chất này sẽ di chuyển tới và tập trung tại vị trí cần chẩn đoán, điều trị. Các ĐVPX rất ít khi dùng dưới dạng nguyên tố mà phần lớn ở dưới dạng hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ. Dược chất phóng xạ là những hợp chất đánh dấu hạt nhân phóng xạ được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm dùng trong chẩn đoán và điều trị. Như vậy DCPX gồm hai thành phần: dược chất dùng để đánh dấu và nhân phóng xạ. Việc đưa DCPX vào trong cơ thể bệnh nhân có thể thực hiện bằng hai cách: Tiêm vào tĩnh mạch hay cho uống DCPX. Do quá trình chuyển hóa trong cơ thể, DCPX sẽ tập trung tại cơ quan đích. Tiêm trực tiếp vào các hốc trong cơ thể (khớp xương, hốc trong phổi,…). Dược chất phóng xạ sẽ nằm trong các hốc đó và không tan vào máu, tức không tham gia vào quá trình trao đổi chất. DCPX có đầy đủ tính chất và yêu cầu của một loại dược chất thông thường ngoài đặc tính phóng xạ của nó. Đặc điểm của một DCPX lý tưởng:
  • 11. Vô khuẩn, không gây sốt Cấu trúc ít bị phân hủy do thời gian và do pha chế Được hấp thụ hoàn toàn, nhanh chóng và chỉ riêng cơ quan đích Nhanh chóng và hoàn toàn đào thải ra khỏi cơ thể Có đặc tính vật lý phù hợp với chỉ tiêu và kĩ thuật ghi đo Tiện sử dụng và độ an toàn cao, tính kinh tế cao Được cung cấp thuận lợi, nhanh chóng, nồng độ ít thay đổi. Khi đưa dược chất phóng xạ vào cơ thể, bức xạ do nó phát là một con dao hai lưỡi. Một mặt nó gây ra những hiệu ứng sinh học mong muốn lên tổ chức sống như tiêu diệt các tổ chức bệnh lý trong cơ thể khi điều trị; hay hấp thụ mạnh trong cơ quan cần chẩn đoán, trải qua quá trình sinh hóa để xác định cơ quan đó có bị rối loạn chức năng hay không. Mặt khác nó gây ra những ảnh hưởng nhất định lên các tổ chức lành và gây ra những hiệu ứng lâu dài làm tổn hại sức khỏe của bệnh nhân. Do đó cần có phương pháp xác định liều cấp cho bệnh nhân, đặc biệt là liều hấp thụ để vừa đảm bảo hiệu quả chẩn đoán, điều trị, vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Liều hấp thụ gây bởi nguồn đặt bên trong cơ thể được gọi là liều chiếu trong (internal dose). 1 1 B 1.2.Phương pháp MIRD tính liều chiếu trong Hiện nay việc tính liều chiếu trong trong YHHN chủ yếu sử dụng các kĩ thuật, phương trình và các nguồn dữ liệu được phát triển bởi Ủy ban MIRD (Medical Internal Radiation Dose) của Mỹ [32, 33]. MIRD sử dụng hệ thống các kí hiệu và đại lượng để tính liều hấp thụ trong cơ quan bia từ phân rã phóng xạ trong cơ quan nguồn. Những tính toán này phụ thuộc: Năng lượng phát ra trong mỗi phân rã phóng xạ Khối lượng của các cơ quan Chu kì phân rã vật lý và sinh học Mô hình toán học chuẩn (phantom) và mô hình sinh – động học chuẩn Phần mềm máy tính, trước đây là MIRDOSE, hiện giờ dùng OLINDA Bảng tính liều ứng với một đơn vị hoạt độ ban đầu của các DCPX khác nhau
  • 12. Để đảm bảo an toàn trong sử dụng dược chất phóng xạ đưa vào cơ thể, điều cần thiết là cần xác định liều hấp thụ mà bệnh nhân nhận được bao nhiêu. Nó không được đo trực tiếp mà được tính toán từ những giả định và những quy trình chuẩn, dựa trên các phantom (vật giả người) hay các mô hình toán học mô tả cơ thể người. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phương trình cơ bản và các kỹ thuật sử dụng trong phương pháp MIRD. 2 2 B 1.2.1.Các khái niệm cơ bản Phương pháp MIRD được sử dụng để tính liều hấp thụ của vùng hay cơ quan nhận bức xạ từ cơ quan hoặc vùng phát bức xạ. Vùng hay cơ quan nhận bức xạ được gọi là vùng bia hay cơ quan bia, kí hiệu rR kR, gọi tắt là bia. Vùng hay cơ quan phát bức xạ được gọi là vùng nguồn hay cơ quan nguồn, kí hiệu rR hR, gọi tắt là nguồn [31]. Bia và nguồn có thể là hai cơ quan riêng biệt và cũng có thể trùng nhau. Các DCPX được đưa vào cơ thể người qua đường chích hay uống, đến tập trung tại các cơ quan và phát bức xạ. Mục đích của việc tính liều là xác định liều hấp thụ tại các cơ quan bia khi biết sự phân bố DCPX tại các cơ quan nguồn. Dạng hình học của các cơ quan bia và cơ quan nguồn được mô phỏng bằng mô hình giải phẫu chuẩn gọi là phantom MIRD.
  • 13. Hình 1.1. Hình ảnh bên ngoài của phantom MIRD [32] Liều hấp thụ tại bia phụ thuộc vào các tính chất của bức xạ như năng lượng, khối lượng, điện tích và quan trọng nhất là quãng chạy trong mô. Để đơn giản, bức xạ được chia làm 2 loại [32]: Loại bức xạ xuyên thấu là những bức xạ có khả năng đi được quãng đường dài trước khi tương tác và mất năng lượng, nghĩa là có quãng chạy dài. Những bức xạ được xem là bức xạ xuyên thấu là photon có năng lượng lớn hơn 10 keV. Loại bức xạ không xuyên thấu là những bức xạ bị suy giảm dễ dàng, năng lượng của nó bị hấp thụ ở khoảng cách ngắn so với nơi nó phát ra, nghĩa là có quãng chạy ngắn. Loại này gồm bức xạ alpha, bêta, electron và photon năng lượng nhỏ hơn 10 keV. Bảng 1.1. Tính chất của các bức xạ phát ra từ dược chất phóng xạ [39]
  • 14. Loại bức xạ Khối lượng tương đối Điệ n tích Loại năng lượng Quãng chạy trong mô mềm α βP + P βP - Electron biến hoán Electron auger Tia X Tia gamma 7,400 1 1 1 1 0 0 +2 +1 -1 -1 -1 0 0 4- 8MeV <2MeV <2MeV <2MeV <50Ke V <80Ke V <2MeV µ m mm mm mm mm mm đến cm cm đến m
  • 15. Bảng 1.2. Những kí hiệu, đại lượng và đơn vị sử dụng trong MIRD [39] Kí hiệu Đại lượng Đơn vị thường dùng Đơn vị trong hệ SI A Hoạt độ phóng xạ Ci Bq A % Hoạt độ tích lũy Ci-h Bq-s D Liều hấp thụ rad (100erg/s) Gy (1J/kg) D & Suất liều hấp thụ rad/s Gy/s H Liều tương đương Rem Sv H & Suất liều tương đương rem/s Sv/s S Liều trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy rad/ Ci h µ − Gy/Bq-s ∆ Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy g-rad/ Ci h µ − kg-Gy/Bq-s τ Thời gian lưu trú h s i E Năng lượng ứng với hạt i eV J (cả eV) i n Tần suất phát hạt i ϕ Tỷ lệ hấp thụ φ Tỷ lệ hấp thụ riêng gP -1 kgP -1 m Khối lượng cơ quan g kg * T Thời gian bán rã h s
  • 16. λ∗ Hằng số phân rã hP -1 sP -1 ∗ - T và λ có thể là thời gian bán rã và hằng số phân rã vật lý, sinh học hoặc hiệu dụng. Ý nghĩa của một số đại lượng: Hoạt độ phóng xạ A là đại lượng đặc trưng cho mỗi loại hạt nhân về tốc độ phân rã. Hoạt độ tích lũy A %tại một cơ quan nguồn trong khoảng thời gian từ tR 1R đến tR 2R được xác định bởi: 2 1 1 2 ( ) ( ) t t A t t A t dt − = ∫ % (1.1) Hoạt độ tích lũy là tổng số phân rã xảy ra trong khoảng thời gian từ tR 1R đến tR 2 Rtrong cơ quan nguồn mà ta quan tâm. Nó tương ứng với phần diện tích dưới đường cong diễn tả hoạt độ A(t) theo thời gian. Với tR 1R, tR 2R là thời điểm bắt đầu và kết thúc của khoảng thời gian quan tâm. Hình 1.2. Đường cong hoạt độ thời gian [31] Hoạt độ tích lũy là đại lượng phụ thuộc quá trình trao đổi chất của cơ thể và đặc điểm của đồng vị phóng xạ, tức phụ thuộc vào cả hai yếu tố vật lý và sinh học. Liều hấp thụ D là lượng năng lượng được hấp thụ từ bức xạ ion hóa trong một đơn vị khối lượng vật chất : D = E/m (1.2) Trong đó, E là năng lượng hấp thụ trong khối vật chất quan tâm, m là khối lượng của khối vật chất đó.
  • 17. Đơn vị liều hấp thụ trong hệ SI là gray (Gy): 1Gy = 1J/kg Ngoài ra người ta còn dùng đơn vị rad: 1 rad = 10P -2 P Gy. Suất liều hấp thụ D &là liều hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là Gy/s hay rad/s. Liều tương đương H gây bởi một loại bức xạ lên cơ thể sống là tích số giữa liều hấp thụ và một hệ số đặc trưng cho loại bức xạ đó, hệ số này không có đơn vị và được gọi là hệ số chất lượng WR RR . H = WR RR.D (1.3) Đơn vị của H trong hệ SI là sievert (Sv) hoặc rem: 1Sv = 100 rems. Suất liều tương đương H &là liều tương đương hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Đơn vị là Sv/s hoặc rem/s Năng lượng trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy ∆ : trong quá trình phân rã hạt nhân có nhiều loại hạt được phát ra, tần suất phát mỗi loại hạt trên một phân rã là nR iR, với năng lượng trung bình là ER iR, khi đó ta có: R . i i i k n E ∆ = R (1.4) Với k là hệ số phụ thuộc đơn vị, trong hệ SI, k = 1. Và . i i i E n E = ∑ (1.5) Suy ra . i i k E ∆ = ∆= ∑ Liều trung bình trên một đơn vị hoạt độ tích lũy S là một đại lượng không phụ thuộc thời gian, được xác định bởi: i i i S φ = ∆ ∑ (1.6) Thời gian lưu trú τ của mỗi nhân phóng xạ ở một cơ quan nguồn được định nghĩa là tỉ số giữa hoạt độ tích lũy tại cơ quan nguồn đó và hoạt độ ban đầu AR 0R : 0 A A τ = % (1.7)
  • 18. Hoạt độ tích lũy trong cơ quan nguồn rR hR bằng tích của hoạt độ ban đầu AR 0R và thời gian lưu trú τ , tức bằng với hoạt độ tích lũy tới thời điểm τ khi AR 0R không bị suy giảm do quá trình phân rã vật lý hay sinh học, nên τ còn được gọi là là thời gian sống hiệu dụng hay thời gian sống trung bình của hoạt độ ban đầu AR 0 R. Vì hoạt độ tích lũy phụ thuộc hai yếu tố phân rã vật lý và phân rã sinh học nên thời gian lưu trú cũng phụ thuộc hai yếu tố này. Tỉ lệ hấp thụ ϕ đối với một cơ quan bia là tỉ số giữa phần năng lượng hấp thụ trong cơ quan bia và toàn bộ năng lượng phát ra từ cơ quan nguồn. Tỉ lệ hấp thụ riêngφ là hệ số hấp thụ trên một đơn vị khối lượng của cơ quan bia. Chu kì bán rã T và hằng số phân rã λ: dược chất phóng xạ khi đưa vào cơ thể, ngoài quá trình phân rã vật lý, còn có thể bị mang đi khỏi mô do quá trình trao đổi chất của cơ thể, nghĩa là bị phân rã sinh học. Vì thế ta trong tính toán ta phải dùng hằng số phân rã hiệu dụng e λ , là tổng của hằng số phân rã sinh học b λ , và hằng số phân rã vật lý p λ : e b p λ λ λ = + (1.8) Do đó chu kì bán hủy hiệu dụng TR e Rsẽ là: (1.9) Hay b p e b p T T T T T × = + Với TR b Rlà chu kì bán rã sinh học và TR pR là chu kỳ bán rã vật lý. 2 3 B 1.2.2.Phương pháp MIRD cơ bản Trong phương pháp MIRD, người ta giả thiết rằng sự phân bố dược chất phóng xạ trong cơ quan nguồn là đồng nhất [39]. Các đồng vị phóng xạ tập trung trong cơ thể phát ra bức xạ đẳng hướng, những vị trí gần nơi tập trung nhân phóng xạ sẽ nhận được liều cao hơn những vị trí xa. 1 1 1 e b p T T T = +
  • 19. Để tính liều hấp thụ ta dựa vào lượng dược chất phóng xạ cung cấp cho cơ thể bệnh nhân, loại phóng xạ, đặc điểm nguồn và bia. Ta xét trường hợp đơn giản nhất, khi nguồn và bia trùng nhau và thể tích bia lớn so với quãng chạy của bức xạ đủ để bia hấp thụ hết năng lượng bức xạ do nguồn phát ra. Đầu tiên ta sẽ tính suất liều hấp thụ. Suất liều hấp thụ Vì suất liều hấp thụ là năng lượng hấp thụ trong một đơn vị thời gian của một đơn vị khối lượng vật chất, nó thay đổi theo hoạt độ phóng xạ trong một đơn vị khối lượng của vật chất hấp thụ và năng lượng phát ra do sự biến đổi hạt nhân. Chẳng hạn một mô có kích thước rất lớn, tất cả năng lượng phát ra đều được hấp thụ, vì vậy nếu chúng ta xác định được năng lượng phát ra trong một đơn vị thời gian, chúng ta sẽ biết được năng lượng hấp thụ trong một đơn vị thời gian. Năng lượng phát xạ trong một đơn vị thời gian được tính bằng công thức: ' . px E n E t t n = (1.10) Trong đó ER pxR/t là năng lượng phát xạ trên một đơn vị thời gian n/t là số phân rã hạt nhân trên một đơn vị thời gian E = E’/n là năng lượng trên một phân rã Vì hoạt độ phóng xạ là số dịch chuyển hạt nhân trên một đơn vị thời gian, nên công thức trên được viết lại thành: . px E A E t = (1.11) Vì đang xét trường hợp năng lượng phát xạ được hấp thụ hết trong vật chất nên năng lượng hấp thụ bằng năng lượng phát xạ, suy ra suất liều hấp thụ: . . . ht E A k E t m m = (1.12) Trong đó ER htR/t.m chính là suất liều hấp thụ Suy ra . . A D k E m = & (1.13)
  • 20. Với k là hệ số tỉ lệ, có giá trị phụ thuộc vào đơn vị sử dụng. Ví dụ, để tính suất liều theo đơn vị rad/h nếu A có đơn vị là μCi và m là g, E là MeV trên một phân rã, thì k sẽ có giá trị là 2,13 và được xác định như sau: 1 4 6 3600 1 3,7.10 ( ) 1,6.10 100 rad A Ci s s erg rad D E MeV erg h m g Ci h MeV g µ µ − −                 ×                         & 2,13. . rad A D E h m   ⇔ =     & (1.14) Như đã biết ở trên, năng lượng trung bình phát ra trong mỗi phân rã là một hằng số, tích số k.E được ký hiệu là Δ trong công thức của MIRD: . i i k E ∆ = = ∆ ∑ Suy ra . . i i A A D m m = ∆ = ∆ ∑ & (1.15) Công thức này được áp dụng trong trường hợp nguồn và bia trùng nhau và bia có kích thước đủ lớn để có thể hấp thụ hết năng lượng do nguồn phát ra. Từ công thức tính suất liều cho trường hợp đơn giản nguồn trùng bia, ta cần thiết lập một công thức tính suất liều tổng quát hơn cho cả trường hợp nguồn và bia không trùng nhau hoặc khi nguồn và bia trùng nhau nhưng thể tích của bia không đủ lớn để hấp thụ hết năng lượng bức xạ do nguồn phát ra. Khi đó ta mở rộng công thức ở trên bằng cách bổ sung vào công thức một hệ số tỉ lệ hấp thụ ϕ - cho biết tỉ lệ giữa phần năng lượng hấp thụ tại bia so với toàn bộ năng lượng phát ra từ nguồn. Suất liều hấp thụ trong trường hợp này được xác định như sau: ( ) . . ( ) . . ( ) h h k h k h i i k h i k k A A D r r r r r r m m ϕ ϕ ← = ∆ ← = ∆ ← ∑ & (1.16) Có thể biểu diễn qua hệ số tỉ lệ hấp thụ riêngφ : ( ) . . ( ) k h h i i k h i D r r A r r φ ← = ∆ ← ∑ & (1.17) Với ( ) k h D r r ← & là suất liều hấp thụ tại cơ quan bia rR kR từ cơ quan nguồn rR hR,