SlideShare a Scribd company logo
2
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TÒNG THỊ THANH
KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Thái nguyên năm 2017
2
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TÒNG THỊ THANH
KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên nghành: Nhi khoa
Mã số: 60 72 01 35
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN
Thái nguyên năm 2017
2
0
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Tòng Thị Thanh, học viên lớp cao học K19, chuyên ngành
Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Tòng Thị Thanh
2
0
ii
LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới người thầy của tôi: PGS.TS. Phạm Trung Kiên - người thầy đã hết
lòng dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban Giám đốc, Trung tâm Nhi Khoa và các Khoa - Phòng liên quan của
Bệnh viện Trung Ương Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện nghiên cứu này.
TS. Nguyễn Bích Hoàng - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Trưởng
Khoa Nhi Sơ sinh - Cấp cứu; Tập thể bác sỹ và nhân viên Trung tâm Nhi
khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo (bộ phận Sau
đại học), Bộ môn Nhi, các Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y
tế Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện và là chỗ
dựa vững chắc cho tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Tòng Thị Thanh
2
0
iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AA Axit amin
Ca Calci
Cl Clo
CS Cộng sự
g Gam
K Kali
Kcal Kilocalo
Mg Magie
Na Natri
ND Nuôi dưỡng
NDTM Nuôi dưỡng tĩnh mạch
P Phospho
SpO2 Saturation of hemoglobin in arterial obtained from pulse
oximeter: độ bão hoà oxy của hemoglobin máu động mạch đo
qua mạch
SS Sơ sinh
TH Tiêu hóa
THHT Tiêu hóa hoàn toàn
THTT Tiêu hóa tối thiểu
TM Tĩnh mạch
Vit Vitamin
2
0
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...........................................................................................3
1.1. Một số khái niệm........................................................................................ 3
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh........................................................... 3
1.2.1. Nhu cầu năng lượng ..........................................................................................3
1.2.2 Nhu cầu dịch ......................................................................................................3
1.2.3. Nhu cầu protid...................................................................................................4
1.2.4. Nhu cầu glucose ................................................................................................5
1.2.5. Nhu cầu lipid.....................................................................................................5
1.2.6. Nhu cầu vitamin, điện giải và yếu tố vi lượng [13], [43]..................................5
1.3. Khái niệm nuôi dưỡng tĩnh mạch............................................................... 5
1.3.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (NDTM một phần) .........................................6
1.3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn......................................................................6
1.3.3. Các bước thực hiện nuôi dưỡng tĩnh mạch [7], [11].........................................7
1.3.4. Thành phần dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch ...........................................................7
1.3.5. Đường nuôi dưỡng tĩnh mạch .........................................................................10
1.3.6. Biến chứng nuôi dưỡng tĩnh mạch [11] ..........................................................10
1.3.7. Theo dõi ..........................................................................................................12
1.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch...................................12
1.5. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch của một số tác giả................................... 12
1.5.1. Trên thế giới....................................................................................................12
1.5.2. Tại Việt Nam...................................................................................................14
2
0
v
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang...................................16
2.2.2. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................16
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................................17
2.2.4. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu............................................ 19
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 22
2.2.6. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu: ......................................................... 23
2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 23
2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................24
3.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được NDTM........................................................... 24
3.2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch.................................................. 29
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................36
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................50
KẾT LUẬN...............................................................................................................51
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................1
2
0
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Năng lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh.................................................. 3
Bảng 1.2. Nhu cầu dịch trong những ngày đầu tiên của trẻ................................ 4
Bảng 3.1. Cân nặng và tuổi thai khi vào viện ................................................... 24
Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng .......................... 25
Bảng 3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng chính..................................................... 26
Bảng 3.4. Thời gian nằm viện........................................................................... 27
Bảng 3.5. Phân bố năng lượng trong thành phần dinh dưỡng .......................... 27
Bảng 3.6. Cách nuôi dưỡng và đường dùng dịch.............................................. 28
Bảng 3.7. Tuổi thai và thời gian nuôi dưỡng .................................................... 28
Bảng 3.8. Phương pháp điều trị kết hợp khác................................................... 29
Bảng 3.9. Thời điểm và lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa....................... 29
Bảng 3.10. Năng lượng trung bình cung cấp .................................................... 29
Bảng 3.11. Thay đổi cân nặng sau ND theo tuổi thai và cân nặng khi vào
viện .........................................................................................................30
Bảng 3.12. Mức tăng cân trung bình sau nuôi dưỡng theo tuổi thai................. 31
Bảng 3.13. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo tuổi khi vào viện ..................... 31
Bảng 3.14. Thay đổi cân nặng sau ND theo chỉ định và cách ND ................... 32
Bảng 3.15. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo thời gian nuôi dưỡng............... 32
Bảng 3.16. Thay đổi triệu chứng lâm sàng chính trước và sau ND.................. 33
Bảng 3.17. Thay đổi công thức máu trước và sau ND...................................... 34
Bảng 3.18. Thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau ND ..................................... 34
Bảng 3.19. Thay đổi điện giải đồ, SpO2 trước và sau ND................................ 34
Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh ...................................................................... 35
2
0
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Chỉ định nuôi dưỡng..................................................................25
Biểu đồ 3.2. Thay đổi cân nặng sau nuôi dưỡng............................................30
Biểu đồ 3.3. Kết quả phương thức nuôi dưỡng..............................................35
2
0
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển
của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó trẻ không thể ăn qua đường
miệng hoặc hấp thu không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết qua đường tiêu
hóa, khi đó buộc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch [47], [56]. Nuôi
dưỡng tĩnh mạch (NDTM) hay dinh dưỡng ngoài ruột là đưa các chất dinh
dưỡng bao gồm protein, carbonhydrat, lipid, chất điện giải, vitamin và các
yếu tố vi lượng qua đường tĩnh mạch để nuôi dưỡng cơ thể [20], [40]. Nhóm
trẻ phải nuôi dưỡng tĩnh mạch phổ biến nhất là trẻ sinh non tháng nhẹ cân
hoặc trẻ sơ sinh đủ tháng nhưng bị mắc một số bệnh lý nặng nguy kịch hoặc
bệnh đường tiêu hóa [67], [74]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên
thế giới có hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng
số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là đẻ
non, suy hô hấp và các bệnh nhiễm trùng [18], [61]. Nhiều biện pháp can
thiệp tích cực sớm ngay sau sinh có thể giảm được 2/3 số ca tử vong ở trẻ sơ
sinh, một trong số đó là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ [18], [42].
Trên thế giới, nuôi dưỡng tĩnh mạch đã được áp dụng từ nhiều năm
nay, là biện pháp nuôi dưỡng được chỉ định rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị
[41]. Năm 1975, C. Eleuteri và CS nuôi dưỡng trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng
bằng axit amin và glucose qua đường tĩnh mạch thấy trẻ tăng cân tốt và được
xuất viện trong tình trạng ổn định [27]. Cũng năm 1975, P. Puri và CS nuôi
dưỡng tĩnh mạch ngoại vi trẻ từ sơ sinh đến dưới 5 tháng tuổi thấy tất cả bệnh
nhân đều tăng cân tốt [58]. Năm 1979, J. W. Benner và CS nuôi dưỡng tưỡng
tĩnh mạch hoàn toàn cho 45 trẻ, thấy 64,4% trẻ tăng cân 18 gam/ngày [46].
Tại Mỹ (2009), có 360.000 bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại bệnh
viện, trong đó khoảng 33% là trẻ em và trẻ sơ sinh [22]. Tác giả Zoe
Lansdowne (năm 2015) nuôi dưỡng tĩnh mạch cho 20 trẻ sơ sinh non tháng
2
0
2
bằng axit amin trong 14 ngày đầu sau đẻ, mức tăng cân trung bình đạt
2,97g/kg/ngày, tối đa là 13,82g/kg/ngày [50].
Tại Việt Nam, nuôi dưỡng tĩnh mạch cũng đã được áp dụng từ khá
sớm, giúp trẻ đạt được sự tăng trưởng, hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh. Nguyễn
Thị Hoài Thu (năm 2013) nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn 129 trẻ sơ sinh tại
Bệnh viện Nhi Trung Ương thấy tỷ lệ tăng cân là 72,1% [17]. Cũng tại Bệnh
viện Nhi Trung Ương, tác giả Bùi Thị Tho (năm 2014) nghiên cứu nuôi
dưỡng nhân tạo 29 trẻ tại khoa hồi sức cấp cứu, đã cứu sống được 13 trẻ,
chiếm tỉ lệ 44,8% [16]. Năm 2016, Trần Thị Thùy Linh (2016) nuôi dưỡng 50
trẻ sơ sinh non tháng viêm ruột hoại tử, tỷ lệ tăng cân đạt 60% [8].
Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, những năm qua cũng đã tiến
hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bằng đường tĩnh mạch. Lê Thị Kim Dung và CS
(năm 2013) nuôi dưỡng tĩnh mạch 179 trẻ sơ sinh non tháng thấy tỷ lệ tăng
cân và ra viện là 64,8% [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở trẻ
sơ sinh non tháng và chưa làm rõ mức năng lượng cung cấp hàng ngày cho trẻ
cũng như chưa tính toán được tỷ lệ phân bố năng lượng trong các thành phần
dinh dưỡng, mức tăng cân trung bình và sự thay đổi các chỉ tiêu dinh dưỡng
trước và sau nuôi dưỡng. Vì vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng chăm
sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kết
quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017.
2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở các trẻ sơ sinh.
2
0
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
- Thời kỳ sơ sinh: tính từ lúc đẻ ra, cắt rốn đến khi trẻ 28 ngày sau đẻ.
- Trẻ sơ sinh đủ tháng: Là trẻ được sinh ra trong khoảng từ 37 - 42 tuần (278 ±
15 ngày) [14].
- Trẻ sơ sinh non tháng: là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong
tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được [15]. Trẻ có khả
năng sống được là trẻ sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc có cân nặng ít nhất là
500 gam [14].
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh
1.2.1. Nhu cầu năng lượng
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường nhu cầu năng lượng tối thiểu của trẻ
là 50 - 60 kcal/kg/24 giờ [42],[ 63], [69], để tăng cân 15gam/24 giờ về mặt lý
thuyết cần cung cấp thêm 40 - 60kcal/kg/24 giờ. Trong đó khoảng 50% dưới
dạng lipid, 10% dưới dạng protid, 40% dưới dạng glucid [13].
Bảng 1.1. Năng lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh [13].
Nhu cầu/kg/24 giờ Đủ tháng Đẻ non
Năng lượng (kcal) 100 - 140 110 – 160
Protein (g) 1,8 - 3,6 2,9 – 4
Đường (g) 3,5 - 9 4 – 9
Lipid (g) 3,6 - 13 8 – 22
Dịch (ml) 150 - 180 130 – 200
1.2.2 Nhu cầu dịch
Bao gồm: dịch truyền trong catheter và dây truyền, dịch pha thuốc tiêm
và các sản phẩm máu.
2
0
4
Bảng 1.2. Nhu cầu dịch trong những ngày đầu tiên của trẻ [13].
Ngày tuổi Đủ tháng ml/kg Đẻ non ml/kg
1 60 60 70 70
2 80 80 90 90
3 90 100 100 110
4 110 110 110 120
5 – 7 130 110 133 130
2 tuần 130 – 160 130 - 160 140 - 170 150 – 180
- Nhu cầu dịch tăng trong các trường hợp sau [13], [15]:
+ Chiếu đèn (+20%), nằm lồng ấp (+10%)
+ Đái nhiều
+ Giảm nhiều hơn 5% trọng lượng cơ thể/24 giờ trong hai ngày đầu và
hơn 15%/24 giờ trong những ngày tiếp theo.
- Giảm 50 - 60ml/kg/24 giờ trong các trường hợp: ngạt chu sinh, suy
tim, suy thận, còn ống thông động mạch .
1.2.3. Nhu cầu protid
Ở trẻ sơ sinh, các acid amin thiết yếu cho nhu cầu tăng trưởng nhiều
hơn người trưởng thành. Việc cung cấp acid amin khoảng 1gam/kg/ngày đảm
bảo giữ cân bằng protein, cung cấp 3gam/kg/ngày sẽ làm tăng protein [25],
[65]. Hàm lượng acid amin nên bắt đầu từ 1,5 - 2,5gam/kg/ngày [15], tăng
1gam/kg/ngày đến khi đạt đến liều 3 - 4gam/kg/ngày [30], [63], [66]. Hàm
lượng acid amin đạt yêu cầu với trẻ đẻ non là 3,5 - 4gam/kg/ngày [44], [45],
[48]. Hàm lượng acid amin đủ yêu cầu với trẻ đủ tháng là 3gam/kg/ngày [29],
[32], [47].
2
0
5
1.2.4. Nhu cầu glucose
Yêu cầu cơ bản là 4 - 8mg/kg/phút [48], ở trẻ non tháng có thể từ 10 -
12mg/kg/phút, tăng dần 1 - 2mg/kg/phút đến 12mg/kg/phút (18g/kg/ngày).
Tốc độ truyền glucose nên thấp hơn 18gam/kg/ngày với trẻ sơ sinh, với trẻ sơ
sinh thiếu tháng nên thấp hơn 10gam/kg/ngày [15], [30].
1.2.5. Nhu cầu lipid
Liều lipid tối đa được xác định bởi khả năng chuyển hóa nhũ tương của trẻ
sơ sinh [57]. Liều khởi đầu nên là 0,5 - 1gam/kg/ngày để ngăn ngừa thiếu hụt acid
béo cần thiết ở trẻ sơ sinh non tháng [45], [70], sau đó tăng dần từng đợt 0,5 -
1gam/kg/ngày cho đến khi đạt liều 3gam/kg/ngày. Ở trẻ sơ sinh liều chất béo tối
đa chỉ là 3 - 3,5gam/kg/ngày [51], [28], [36]. Ở trẻ non tháng có thể dùng liều 3,5 -
4gam/kg/ngày [28], [30]. Tốc độ truyền khoảng 3gam/kg/ngày được dung nạp tốt
mà không có tác dụng phụ [69].
1.2.6. Nhu cầu vitamin, điện giải và yếu tố vi lượng [13], [43]
Nếu bệnh nhân được nuôi ăn tĩnh mạch trên 2 tuần cần bổ sung các yếu
tố vi lượng và vitamin qua đường tĩnh mạch.
Điện giải trong dịch truyền thay đổi theo từng trường hợp, tốt nhất là
dựa theo kết quả điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp:
NaCl 2 - 4mmol/kg/24 giờ;
KCl 1 - 3mmol/kg/24 giờ;
Calci gluconat 1 - 3mmol/kg/24 giờ.
Vitamin tan trong dầu (vitintra): 1ml/kg/24 giờ pha trong dung dịch
lipid; vitamin tan trong nước (soluvit): 1ml/kg/24 giờ pha trong dịch truyền.
Vi lượng (inzolen): 0,5 - 1ml/kg/ngày.
1.3. Khái niệm nuôi dưỡng tĩnh mạch
Nuôi dưỡng tĩnh mạch hay dinh dưỡng ngoài ruột (PN - Parenteral
nutrition) là đưa các chất dinh dưỡng bao gồm protein, carbonhydrat, lipid,
2
0
6
chất điện giải, vitamin và các yếu tố vi lượng qua đường tĩnh mạch để nuôi
dưỡng cơ thể [20], [48], [36].
Nuôi ăn tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu
đặc biệt do những đặc điểm riêng biệt về chuyển hóa ở lứa tuổi này, nhất là ở
trẻ non tháng [7].
1.3.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (NDTM một phần)
Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh
mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể khi trẻ ăn bằng đường miệng khó [14].
* Chỉ định:
- Trẻ có cân nặng <1500gam [54].
- Trẻ  1500gam nhưng không thể ăn qua đường tiêu hóa đủ
130ml/kg/ngày sau 3 ngày [13].
- Sơ sinh đủ tháng không nhận đủ lượng dịch cần thiết trong 3 ngày đầu [59]
- Dinh dưỡng qua đường miệng hoặc dinh dưỡng qua ống thông không đủ
nhu cầu, đặc biệt trong suy dinh dưỡng nặng hay stress chuyển hóa nặng [3], [7].
1.3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là đưa các chất dinh dưỡng hoàn toàn
qua đường tĩnh mạch đảm bảo được toàn bộ việc nuôi cơ thể [13].
* Chỉ định:
- Đẻ non tháng mà không nuôi dưỡng được bằng đường tiêu hóa [13].
- Trẻ đủ tháng không nuôi được bằng đường tiêu hóa [3], [56]:
+ Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (hở thành bụng, thoát vị rốn, teo thực
quản, teo ruột non, tắc ruột phân su, thoát vị hoành, hội chứng ruột ngắn…)
 Suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng.
+ Đường tiêu hóa đang bị tổn thương nặng (xuất huyết tiêu hóa nặng,
viêm ruột hoại tử…)
+ Rối loạn tiêu hóa nặng (bất dung nạp tiêu hóa nặng, nôn nhiều, bụng
trướng nhiều, tiêu chảy kéo dài…).
2
0
7
+ Bệnh lý cần phẫu thuật ngay.
+ Bệnh lý toàn thân nặng.
+ Liệt ruột.
+ Không có ống thông nuôi ăn
1.3.3. Các bước thực hiện nuôi dưỡng tĩnh mạch [7], [11]
(1) Dịch truyền tĩnh mạch (ml) = nhu cầu dịch (ml) - dịch pha thuốc
(ml) - dịch dinh dưỡng tiêu hóa (ml) + dịch cơ thể mất khác (ml).
(2) Đường truyền tĩnh mạch 1: Nhu cầu lipid + multivitamin.
(3) Đường truyền tĩnh mạch 2: nhu cầu protid, nhu cầu điện giải,
khoáng chất, vi chất và nhu cầu đường.
(4) Xác định năng lượng đạt được.
1.3.4. Thành phần dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch
Các thành phần chính trong dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch bao gồm: acid
amin, glucose, lipid, chất điện giải, vitamin, yếu tố vi lượng, nước. Trong đó
hợp phần cung cấp năng lượng là: acid amin, glucose, lipid; hợp phần không
cung cấp năng lượng là các chất còn lại: nước, chất điện giải, vitamin và yếu
tố vi lượng [72], [70].
* Protein
- Protein là một phần quan trọng trong chế độ nuôi dưỡng, chúng là
những chất đại phân tử được tạo ra từ 20 acid amin. Trong nuôi dưỡng tĩnh
mạch, protein được truyền dưới dạng dung dịch có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp acid amin để xây dựng cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng
khi cần thiết. Acid amin bao gồm hai nhóm: thiết yếu và không thiết yếu. Một
gam protid cung cấp 4 kcalo [1], [37], [64].
- Acid amin cần thiết cho trẻ em: Một số các acid amin trở thành acid
amin thiết yếu trong những điều kiện cụ thể, như: histidin trở thành acid amin
thiết yếu cho quá trình tăng trưởng ở trẻ em; ở trẻ sơ sinh, tyrosine và cystein
2
0
8
trở thành acid amin thiết yếu trong giai đoạn nhiễm trùng, stress, suy dinh
dưỡng; glutamin được xem là acid amin bán thiết yếu...[37]
* Glucose
Hỗ trợ nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh bằng dung dịch glucose
truyền tĩnh mạch là một phần quan trọng trong quá trình ổn định. Glucose là
một trong những nhiên liệu hàng đầu của cơ thể [5], [20]. Glucose là nguồn
năng lượng chủ yếu cho não trẻ sơ sinh và quan trọng đối với trẻ sơ sinh non
tháng [57].
Glucose có nhiều chức năng trong cơ thể như: tham gia tạo hình cơ thể, bảo
vệ cơ thể, nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Một gam glucose cung cấp
khoảng 4kcal năng lượng [7], [44]. Nhu cầu năng lượng từ glucose nên chiếm 60
- 70% tổng năng lượng không protein. Khi sử dụng nhiều glucose là tăng cơ thể
tăng sản xuất CO2 do quá trình oxy hóa glucose; không dung nạp được glucid và
tăng đường máu [20]. Nồng độ đường truyền TM ngoại biên <12,5%, truyền TM
trung tâm có thể đến 25% [1].
* Lipid
Lipid có vai trò sinh lý quan trọng [74], là nguồn cung cấp năng lượng
quan trọng trong nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh vì chúng cung cấp một
nguồn năng lượng có độ thẩm thấu thấp và hàm lượng năng lượng cao trong
một đơn vị thể tích [57]. Lipid cung cấp một số acid béo cần thiết cho sự phát
triển não bộ, võng mạc, hòa tan một số vitamin [24], [59]. Một gam lipid cung
cấp 9kcal [7], [69]. Thiếu lipid có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu protein
[57]. Từ khi sử dụng nhũ tương lipid tĩnh mạch đã giảm thiểu sự phụ thuộc
dextrose như một nguồn năng lượng chất đạm không protein và ngăn ngừa sự
thiếu hụt các acid béo cần thiết [53].
Hiện nay nhũ tương lipid 20% được ưu tiên hơn nhũ tương lipid 10% vì
hàm lượng phospholipid/triglyceride phù hợp với trẻ sơ sinh [23], [64]. Lipid
là dung dịch đẳng trương, an toàn khi truyền TM ngoại biên. Tránh pha chung
2
0
9
với dung dịch khác vì dễ gây hiện tượng nhũ tương hóa gây thuyên tắc mỡ.
Tốt nhất nên truyền một đường riêng hoặc sử dụng chung đường TM với chia
ba, lipid phải ở gần TM nhất nhằm hạn chế thời gian tiếp xúc với các dung
dịch khác [1], [7].
* Các chất điện giải [13]
Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng
định của áp suất thẩm thấu: K+
, Mg2
+
, phosphate là thành phần quan trọng với
dịch lỏng trong tế bào, các ion Na+
, Cl-
, HCO3
-
là hợp phần không thể thiếu
được của huyết tương. Các chất điện giải trong tế bào như: kali, phosphate,
magne… đặc biệt quan trọng vì nó thường liên kết với nitơ trong các mô của
tế bào hoặc giúp cho sự vận chuyển glucose qua màng.
* Các yếu tố vi lượng [11]
Có 7 nguyên tố vi lượng cần thiết cho đời sống hàng ngày là: Zn, Cu,
Fe, Cr, Mn, Iod, Se. Các yếu tố vi lượng tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại
có vai trò tối cần thiết cho cả người khỏe mạnh và người bệnh. Các dưỡng
chất vi lượng có nhiều vai trò: Giúp hằng định nội môi; Chức năng điều
khiển; Hoạt động chống oxy hóa; Thành phần cấu trúc: một số nguyên tố
tham gia vai trò cấu trúc của protein để duy trì hình dạng nếp gấp cần thiết
của phần tử protein.
* Vitamin [7], [13]
Trong nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài việc bổ sung vitamin là bắt buộc.
Có hai nhóm vitamin cần thiết trong cơ thể: vitamin tan trong dầu: A, D, E, K
và vitamin tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, acid folic, biotin. Vai trò
của vitamin: Tham gia vào cấu tạo enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển
hóa của cơ thể: vitamin B1 là coenzym của enzym chuyển hóa glucid, B6 là
coenzym của enzyme chuyển hóa axit amin; Làm tăng sức đề kháng, chống
oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh qua đó tham gia bảo vệ cơ thể: vitamin có
2
0
10
vai trò tác động qua lại với các hormon: vitamin C với hormon thượng thận,
vitamin A với tuyến giáp, vitamin nhóm B với hormon sinh dục.
* Nước
Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể để duy trì sự sống, cũng là
thành phần quan trọng trong dịch nuôi dưỡng. Tổng lượng nước chiếm khoảng
60% thể trọng cơ thể của một người bình thường trưởng thành (ở trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ có tỷ lệ cao hơn khoảng 75 - 80%) [17].
1.3.5. Đường nuôi dưỡng tĩnh mạch
Có hai đường nuôi dưỡng tĩnh mạch: nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi và
nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm.
* Nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi [1]
Chỉ định: nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian ngắn thường <14 ngày,
nuôi bổ sung cho đến khi có thể nuôi qua đường tiêu hóa đạt đủ nhu cầu,
không cần hạn chế dịch; có chống chỉ định hay không thể đặt được catheter
tĩnh mạch trung tâm; nhiễm trùng catheter hay nhiễm trùng huyết: cần tránh
đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong vài ngày vì nguy cơ nhiễm trùng tại
catheter thứ phát.
* Nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm [1], [7]
Chỉ định: nuôi dưỡng tĩnh mạch trong kéo dài (thường quá 14 ngày);
Bệnh tim, gan cần hạn chế lượng nước nhập; Không thể lấy đường truyền
ngoại biên; Nuôi ăn tĩnh mạch với dịch truyền có áp lực thẩm thấu cao (> 900
mosm/l).
1.3.6. Biến chứng nuôi dưỡng tĩnh mạch [11]
* Liên quan dưỡng chất: Có thể tránh được hầu hết các biến chứng này
bằng cách cung cấp và theo dõi hợp lý các dưỡng chất. Ứ mật do dinh dưỡng
tĩnh mạch kéo dài có thể phòng ngừa bằng nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu.
Tăng đường huyết: Thường gặp trong dinh dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sinh
non - nhẹ cân. Tăng đường huyết gây tăng áp lực thẩm thấu máu, lợi tiểu
2
0
11
thẩm thấu, mất nước, xuất huyết não và tăng tỉ lệ tử vong trẻ non tháng. Tăng
đường huyết được xác định khi mức đường huyết >150mg/dl. Xử trí bằng
cách giảm tốc độ đường mỗi 2mg/kg/phút mỗi 4 giờ. Dùng insulin khởi đầu
liều 0,01 IU/kg/giờ nếu glucose máu > 180mg/dl, theo dõi đường huyết mỗi
giờ và có thể tăng dần insulin tới 0,1 IU/kg/giờ để đạt được hiệu quả. Phòng
ngừa tăng đường huyết ở trẻ non tháng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần bằng
cách cho protid sớm và dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm.
- Tăng triglyceride máu
- Ứ mật liên quan dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài khi bilirubin trực tiếp
>2mg/dl, thường xảy ra sau trên 2 tuần dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Cơ
chế: chưa rõ, có thể liên quan các axit amin. Chẩn đoán bằng cách loại trừ các
nguyên nhân gây ứ mật khác. Phòng ngừa: ngưng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn
phần sớm. Điều trị hỗ trợ bằng cách dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm, che
ánh sáng dung dịch nuôi ăn, giảm axit amin và cho từng đợt.
- Bệnh xương do chuyển hóa (osteopenia): liên quan chế độ dinh dưỡng
Ca, P thấp, nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, dung lợi tiểu kéo dài, dùng steroid kéo
dài. Thường biểu hiện rõ rệt sau 6 tuần sau sinh. Xử trí: dinh dưỡng tiêu hóa
tối thiểu sớm, dinh dưỡng tiêu hóa đầy đủ sớm với sữa mẹ tăng cường hay
sữa công thức cho trẻ non tháng giàu Ca, P, cung cấp đầy đủ vitamin D với
liều 800 IU/ ngày.
- Thiếu vi chất: kẽm và selen được khuyến nghị cho từng ngày đầu
trong dinh dưỡng tĩnh mạch, các vi chất khác được xem xét cho sau 2 tuần.
Lâm sàng và hậu quả tùy thuộc vào loại vi chất thiếu hụt.
* Liên quan catheter tĩnh mạch trung tâm: nhiễm khuẩn catheter,
nghẽn, thoát mạch, huyết khối, thuyên tắc phổi… [31], [33].
Theo tác giả Bùi Thị Thanh Hương (2014) nghiên cứu tình trạng nhiễm
khuẩn catheter tĩnh mạch tại khoa Hồi sức Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung
2
0
12
Ương (n = 70), cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch trung tâm là
20% [4].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2013) tỷ lệ biến chứng
trong nuôi dưỡng tĩnh mạch là 7,7% (biến chứng nhiễm trùng 1,55%, biến
chứng cơ học chiếm 2,88%, biến chứng chuyển hóa chiếm 3,88%) [17].
Theo tác giả V. Hoang và cộng sự (2008) thực hiện một nghiên cứu
trong 48 tháng số trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là 396, tỷ lệ
nhiễm trùng liên quan đến catheter là 20.9% [68].
1.3.7. Theo dõi
- Lâm sàng: cân trẻ hàng ngày, kiểm tra dấu hiệu phù, lượng nước tiểu
và phân…
- Cận lâm sàng: điện giải đồ, glucose máu, protid máu, triglyceride,
calci 1 ngày/lần; albumin, khí máu, tỷ trọng nước tiểu 3 ngày/lần; ure,
creatinin, transaminase, bilirubin 1 tuần/lần... [1], [13].
1.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch
- Tuổi thai và cân nặng lúc sinh: theo nghiên cứu của Nguyễn Đặng
Bảo Minh và cộng sự (2016), 100% trẻ nhẹ cân so với tuổi thai lúc sinh nhẹ
cân so với tuổi thai lúc xuất khoa và mức tăng cân trung bình ở trẻ sơ sinh
non đạt 11,71 ± 6,15gam/kg/ngày, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ có tuổi thai lúc sinh
<35 tuần chiếm 92,87% [2]
- Thời gian nuôi dưỡng, tình trạng bệnh, thành phần các chất dinh
dưỡng, mức năng lượng cung cấp,…cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
1.5. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch của một số tác giả
1.5.1. Trên thế giới
Năm 1975, M. Deitel và cộng sự cung cấp lipid tĩnh mạch ngoại vi cho
23 bệnh nhân trung bình trong vòng 16,5 ngày. Một bệnh nhân tử vong do
nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật. Còn lại các bệnh nhân đều tăng cân và ổn
định [52]. Tác giả C. Eleuteri và cộng sự (năm 1975) nuôi dưỡng tĩnh mạch
2
0
13
bằng axit amin tinh và glucose cho 9 trẻ sơ sinh bệnh nặng, năng lượng trung
bình được cung cấp là 120 calo/kg/24 giờ, có 6/9 bệnh nhân hồi phục sau khi
nhận nuôi dưỡng, tăng cân sau khi điều trị và được xuất viện trong tình trạng
tốt, tác giả chỉ ra rằng việc nuôi dưỡng ngoài ruột mặc dù có nhiều nguy cơ,
nhưng có tác dụng tích cực khi không thể ăn bằng miệng [27]. Cũng năm
1975 tác giả P. Puri và cộng sự nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi trẻ từ sơ sinh
(n = 15) cho thấy tất cả bệnh nhân đều tăng cân và không gặp biến chứng
[58]. Tác giả M. Ziengler (năm 1975) thực hiện nghiên cứu đánh giá dịch vụ
hỗ trợ dinh dưỡng tại một Bệnh viện Nhi ở Philadelphia trong vòng 13 tháng
từ năm 1977 đến năm 1979 (n=585), trong đó 385 bệnh nhân được nuôi
dưỡng tĩnh mạch ngoại vi, 200 bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm.
Kết quả sự tăng cân đạt được 63% bệnh nhân được truyền tĩnh mạch ngoại vi,
82.5% ở bệnh nhân được truyền tĩnh mạch trung tâm [53].
Tác giả HC. Meng và cộng sự (năm 1977) NTTM trẻ sơ sinh non tháng
bị bệnh thời gian nuôi dưỡng trung bình 13,2 ngày, cho thấy cung cấp nitơ
dưới dạng tinh thể axit amin (AA) và 100 kcal glucose đạt được sự tăng cân [38].
Tại Mỹ JW. Benner và cộng sự (năm 1979) nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn
toàn cho trẻ em (n = 45), trong đó có 29 trẻ tăng cân đạt 18gam/ngày, năng
lượng trung bình được cung cấp là 98,8 calo/kg/ngày [46]. Cũng năm 1979
tác giả G. Henze đánh giá nuôi dưỡng bổ sung cho 15 trẻ bệnh bằng sữa mẹ
và glucose cho thấy các thông số lâm sàng và sinh hóa không có dụng bất lợi
nào [35].
Năm 1983, MD. Reed và CS nuôi dưỡng tĩnh mạch 9 trẻ cấy ghép tủy
xương do khối u ác tính, thời gian nuôi dưỡng trung bình 29 ngày, năng lượng
cung cấp trung bình là 55,9 ±18,1kcal/kg/ngày [55].
Năm 1987, A. Wilson và cộng sự đánh giá 20 bệnh nhân sau phẫu thuật
bệnh nặng được nuôi ăn bằng TM ngoại vi, chỉ ra rằng việc nuôi dưỡng hoàn
toàn bằng TM ngoại vi mang lại hiệu quả điều trị [21].
2
0
14
Năm 2010, R. Heimler và CS thực hiện nghiên cứu so sánh việc bổ
sung AA cho trẻ sơ sinh non tháng cho thấy nhóm trẻ được cung cấp AA sớm
(từ ngày đầu tiên sau đẻ) đạt được cân bằng nitơ dương tính, nồng độ ure
huyết tăng lên đáng kể, nhóm bổ sung AA muộn hơn (vào ngày thứ 4) cân
bằng nitơ âm tính [60].
Năm 2015, tác giả Zoe Lansdowne nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh
non tháng bằng acid amin trong 14 ngày đầu sau đẻ (n = 20), tăng cân trung
bình đạt 2,97g/kg/ngày, với mức tăng cân tối đa là 13,82g/kg/ngày, nhận được
tối đa 3,6g/kg/ngày protein. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc bổ sung
AA sớm có tác dụng thúc đẩy sự tăng cân cho trẻ trong 14 ngày đầu của cuộc
sống [50]. Tác giả HE. Moyse và cộng sự thực hiện một nghiên cứu phân tích
cho thấy việc nuôi dưỡng tĩnh mạch sớm rút ngắn thời gian lấy lại cân nặng
sau sinh và góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh [39].
1.5.2. Tại Việt Nam
Năm 2013, Vũ Thị Thanh và cộng sự điều trị dinh dưỡng cho bệnh
nhân (người lớn) ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Bạch Mai, phối hợp nuôi
dưỡng TM và đường tiêu hóa trong hai tuần. Kết quả cho thấy sang tuần thứ
hai cả hai bệnh nhân đều đạt nhu cầu năng lượng, glucid, lipid, protein theo
khuyến nghị và cải thiện triệu chứng lâm sàng [19]. Tác giả Nguyễn Thị Hoài
Thu nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương (n = 129), tỷ lệ tăng cân là 72,1%, năng lượng nhận được trung bình
112,85kcalo/ngày, tỷ lệ chuyển sang ăn bằng đường tiêu hóa là 90,7%, kết
quả điều trị tốt lên đạt 79,1% [17]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung và
cộng sự nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh non tháng (n = 179) tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ nuôi dưỡng toàn phần chiếm 13,9%,
tỷ lệ tăng cân và ra viện là 64,8%, tử vong và xin về (31,28%), nặng lên và
chuyển viện (3,92%) [6]. Cũng năm 2013 tác giả Mai Xuân Hiên và cộng sự
đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch kết hợp tiêu hóa đối với
2
0
15
bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày tại Bệnh viện 103, cho thấy nuôi
dưỡng sớm đường TM kết hợp với tiêu hóa có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân
thông khí nhân tạo dài ngày, nồng độ protein toàn phần và albumin máu
tăng sau 7 ngày nuôi dưỡng, và không gặp biến chứng nhiễm khuẩn catheter
và viêm tắc tĩnh mạch [9].
Theo tác giả Bùi Thị Tho (2014) nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng và
kết quả nuôi dưỡng nhân tạo tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung
Ương số trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch là 29 bệnh nhân, tỷ lệ sống là 13/29
bệnh nhân, các thành phần cung cấp năng lượng đều thấp hơn so với nhu cầu
khuyến cáo [16].
Nguyễn Thu Minh và cộng sự (2014), khảo sát thực trạng nuôi dưỡng
nhân tạo (chủ yếu là phối hợp nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa với NDTM)
trên bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy
liệu pháp nuôi dưỡng nhân tạo chưa cung cấp đủ năng lượng theo khuyến cáo,
năng lượng chủ yếu cung cấp từ nguồn glucid, năng lượng cung cấp từ protid
và lipid còn thấp so với khuyến cáo, chưa cải hiện rõ các chỉ số lâm sàng và
cận lâm sàng [12].
Theo tác giả Trần Thị Thùy Linh (2016), nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non
tháng viêm ruột hoại tử tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cho thấy tỷ lệ tăng cân
60%, năng lượng trung bình 64,9±15,38kcal/kg/ngày, các chỉ số lâm sàng
được cải thiện tốt hơn, 30/50 bệnh nhân tiến triển tốt và ra viện trong tình
trạng ổn định[8].
2
0
16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng: Trẻ sơ sinh được chỉ định nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả trẻ sơ sinh có bệnh án nội trú được chỉ
định nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian nghiên cứu đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Cân nặng ≥ 1000gam.
+ Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, bệnh án có đầy
đủ các thông tin về cân nặng và tình trạng bệnh lý, có chẩn đoán rõ ràng.
+ Các bệnh nhân chỉ chọn vào nghiên cứu 1 lần.
+ Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bệnh nhân không theo dõi được, bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng.
+ Trẻ có cân nặng <1000gam.
+ Bệnh án không đầy đủ, chẩn đoán bệnh không rõ ràng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
* Cỡ mẫu: cỡ mẫu dự kiến, áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu mô tả:
p.q
n = Z2
1- α/2
d2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần có
p: là tỷ lệ thành công trong một nghiên cứu trước (lấy trong
2
0
17
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2013) tỷ lệ tăng cân sau
NDTM là 72,1%) vậy: p = 0,72 → q = 0,28.
d: độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,07)
α: mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05)
Z 1- α/2: hệ số giới hạn tin cậy (ứng với α = 0,05 → Z 1- α/2 = 1,96)
1,962
.0,72.0,28
n = = 158
0,072
Trong thời gian nghiên cứu có 172 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn
nghiên cứu.
* Cách chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện không
xác suất có mục đích theo mục tiêu nghiên cứu.
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
- Tuổi khi vào viện: là tuổi tính theo ngày sinh từ lúc đẻ đến lúc vào
viện .
- Tuổi thai: sơ sinh đủ tháng, non tháng.
- Cân nặng: Từ 2500gam trở lên là bình thường, từ 1500gam đến dưới
2500gam là nhẹ cân; từ 1000gam đến dưới 1500gam là rất nhẹ cân [13].
- Giới tính: nam, nữ
- Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh
non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh
dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn
khác) [1], [7], [13].
- Các triệu chứng lâm sàng chính:
+ Tinh thần
+ Dấu hiệu mất nước
+ Thân nhiệt
2
0
18
+ Hô hấp
+ Nhịp tim
+ Tiêu hóa
- Các đặc điểm cận lâm sàng chính:
+ Công thức máu
+ Sinh hóa máu
+ Điện giải đồ
+ SpO2 .
+ Xquang ngực thẳng
- Các chế phẩm nuôi dưỡng: bao gồm các chế phẩm của protid (các axit
amin thiết yếu và không thiết yếu), glucid, lipid, vitamin, các yếu tố vi lượng
và chất điện giải: Na+
, K+
, Ca+
…
- Cách nuôi dưỡng: có hai cách nuôi dưỡng tĩnh mạch là nuôi dưỡng
tĩnh mạch bổ sung.
- Đường truyền dịch:
+ Đường tĩnh mạch ngoại vi
+ Đường tĩnh mạch trung tâm
- Lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị ml/ngày.
- Thời điểm nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị tính ngày.
- Thời gian dùng dịch nuôi dưỡng (ngày).
- Thời gian nằm viện (ngày).
2.2.3.2. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh
- Năng lượng trung bình chung được cung cấp: là năng lượng trung
bình bệnh nhân nhận được trong quá trình nuôi dưỡng, tính từ tổng năng
lượng các thành phần dinh dưỡng (glucose, protid, lipid) cung cấp so với nhu
cầu cần thiết theo từng đối tượng non tháng và đủ tháng.
2
0
19
- Kết quả dùng dịch (đánh giá sau khi ngừng nuôi dưỡng tĩnh mạch):
dựa vào kết quả tăng cân của bệnh nhân và sự thay đổi các chỉ số lâm sàng,
xét nghiệm sau nuôi dưỡng tĩnh mạch so với trước khi nuôi dưỡng tĩnh mạch.
+ Tăng cân: Dựa vào sự tăng cân nặng của bệnh nhân sau khi kết thúc
dùng dịch nuôi dưỡng. Tiêu chuẩn tăng cân trung bình ở trẻ sơ sinh là 10 -
15gam/kg/ngày [11], [17].
+ Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm: chuyển từ nuôi ăn
tĩnh mạch sang ăn qua đường tiêu hóa, sự chuyển biến của các triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng so với lúc trẻ
vào viện.
- Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay
đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình
trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong.
2.2.4. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu
- Tuổi khi vào viện: tính theo ngày từ lúc sinh, đơn vị tính nếu dưới 24
giờ thì tính theo giờ, trên 24 giờ thì tính theo ngày.
- Tuổi thai: Tuổi tính từ lúc noãn được thụ tinh đến lúc đẻ, tính theo kỳ
kinh cuối của bà mẹ, nếu bà mẹ không nhớ kỳ kinh thì dựa vào bảng đánh giá
tuổi thai theo Finstom (phụ lục 2), chia làm nhóm sơ sinh non tháng và sơ
sinh đủ tháng.
- Cân nặng: Trọng lượng của bệnh nhân trước và sau nuôi dưỡng, đã
trừ trọng lượng của tã, bỉm. đơn vị tính bằng gam.
- Giới tính: xác định giới của trẻ khi đẻ là nam hay nữ
- Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch.
Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh
non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh
dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn
khác) [1], [7], [13]:
2
0
20
+ Sơ sinh non tháng đơn thuần: là trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần, có khả
năng sống được và không mắc các bệnh khác kèm theo [15].
+ Viêm ruột: trẻ được xác định viêm ruột dực theo các tiêu chuẩn chẩn
đoán (rối loạn thân nhiệt, giảm tưới máu, ăn không tiêu, bụng chướng, tăng ứ
đọng dịch dạ dày, dịch dạ dày bẩn, phân có máu. Xét nghiệm bạch cầu tăng,
tiểu cầu giảm, có thể rối loạn điện giải đồ. Chụp xquang ổ bụng có hình ảnh
dày thành ruột, giãn các quai ruột).
+ Viêm phổi: trẻ được xác định viêm phổi dựa vào lâm sàng (hội chứng
viêm long đường hô hấp trên, khò khè, thở nhanh, khó thở, nghe phổi có ran
ẩm), kết quả chụp Xquang ngực thẳng có hình ảnh viêm phổi, tìm thấy
nguyên nhân gây bệnh trong dịch mũi, dịch tỵ hầu, đờm.
- Các triệu chứng lâm sàng chính:
+ Tinh thần: tỉnh, li bì.
+ Dấu hiệu mất nước: da khô, niêm mạc khô, mắt trũng, casper (+), chồng
khớp sọ.
+ Thân nhiệt: sốt (≥37,50
C), hạ thân nhiệt (<36,50
C).
+ Hô hấp: thở nhanh ≥60 lần/1phút, thở chậm <30 lần/1 phút, có rút
lõm lồng ngực rõ, phổi có ran (ẩm, nổ, rít, ngáy).
+ Nhịp tim: nhanh >160 chu kỳ/phút, nhịp chậm, rời rạc.
+ Tiêu hóa: ăn không tiêu, dịch dạ dày bẩn, bụng chướng.
- Các đặc điểm cận lâm sàng chính:
+ Công thức máu: số lượng bạch cầu >30.000/mm3
là tăng, <4000/mm3
là giảm, tiểu cầu <100.000/mm3
là giảm, hemoglobin <135g/l là giảm.
+ Sinh hóa máu: glucose >11mmol/l là tăng, glucose <3mmol/l là giảm,
protein toàn phần ≤50g/l là giảm, calci ion <0,75mmol/l là giảm.
+ Điện giải đồ: natri >150mmol/l là tăng, natri <130mmol/l là giảm,
kali <3,5 mmol/l là giảm, kali >5,5mmol/l là tăng.
2
0
21
+ SpO2 <85% là giảm (ở trẻ non tháng), SpO2 <90% là giảm (ở trẻ đủ
tháng).
+ Xquang ngực thẳng: hình ảnh tổn thương tại phổi (phổi mờ, có hình
ảnh viêm, ứ khí).
- Các chế phẩm nuôi dưỡng: Các loại dưỡng chất được chỉ định cho
bệnh nhân bao gồm các loại biệt dược của các thành phần: protid, lipid,
glucid, vitamin, khoáng chất.
- Cách nuôi dưỡng: phương thức nuôi dưỡng được chỉ định cho bệnh
nhân bao gồm nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (là hình thức nuôi dưỡng vừa
cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêm kết hợp với đường tiêu hóa), nuôi
dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (các chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn
qua đường tĩnh mạch).
- Đường truyền dịch: Đường truy cập vào tĩnh mạch bệnh nhân để cung
cấp dịch nuôi dưỡng bao gồm tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch trung tâm
+ Đường tĩnh mạch ngoại vi: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân
không dùng được ven trung tâm, không cần hạn chế dịch, dùng trong thời gian
ngắn thường <14 ngày, nhiễm trùng catheter hay nhiễm trùng huyết, áp lực
thẩm thấu <900mOsm.
+ Đường tĩnh mạch trung tâm: chỉ định bệnh nhân cần hạn chế dịch,
không lấy được đường truyền ngoại biên, dùng khi bệnh nhân phải nuôi
dưỡng tĩnh mạch trong khoảng thời gian dài >14 ngày hoặc áp lực thẩm thấu
>900mOsm.
- Thời gian dùng dịch: Thời gian bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh
mạch, tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, tính
theo ngày.
- Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa: Thời điểm khởi đầu
cho trẻ ăn qua đường tiêu hóa bao (nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu), tính theo ngày.
2
0
22
- Lượng sữa: Lượng sữa được nuôi ăn qua đường tiêu hóa, tính theo
ml/24 giờ.
- Phương pháp điều trị kết hợp: Các phương pháp điều trị được chỉ định
trên bệnh nhân bao gồm: nằm giường sưởi, thở máy, chiếu đèn…
- Thời gian nằm viện: Thời gian bệnh nhân nằm điều trị tại khoa, tính
từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc xuất viện, tính theo ngày.
- Năng lượng trung bình: lượng calo trung bình được cung cấp so với
nhu cầu khuyến cáo, đơn vị tính kcal/kg/ngày.
- Kết quả nuôi dưỡng:
+ Sự thay đổi cân nặng: kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng cân nặng của
bệnh nhân tăng, không tăng hay giảm cân so với lúc dùng dịch.
+ Thay đổi các triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng so với
lúc vào viện diễn biến như thế nào.
+ Thay đổi cận lâm sàng của bệnh nhân sau khi được NDTM: đặc điểm
cận lâm sàng sau nuôi dưỡng so với trước nuôi dưỡng.
- Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay
đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình
trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong.
+ Trẻ ổn định: là khi trẻ bú mẹ được, không còn dấu hiệu bệnh lý cả về
lâm sàng và cận lâm sàng, các chỉ số sinh tồn trở về trong giới hạn bình
thường.
+ Nặng hơn: biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng diễn
biến theo chiều hướng xấu đi hoặc sau khi được hội chẩn thay phác đồ điều trị
mà không cải thiện triệu chứng bệnh lý, các chỉ số sinh tồn không ổn định,
phải hỗ trợ hô hấp, tim mạch.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Theo dõi, ghi nhận số liệu từ lúc trẻ nhập khoa đến khi xuất khoa.
2
0
23
- Các chỉ tiêu chung: học viên phỏng vấn trực tiếp người nhà bệnh nhân
hoặc tham khảo hồ sơ bệnh án theo mẫu thu thập thông tin.
- Các chỉ số lâm sàng: thăm khám, đánh giá, theo dõi bởi học viên và
các bác sỹ chuyên khoa Nhi theo mẫu thống nhất.
- Cách cân trẻ: tiến hành cân vào cùng một thời điểm nhất định (cân
vào lúc 7 - 8 giờ sáng) hàng ngày trước khi cho trẻ ăn và dùng dịch. Cân trẻ
lần đầu khi bắt đầu NDTM, sau đó cân hàng ngày trong những ngày tiếp theo
và cân trẻ lần cuối vào thời điểm sau khi ngừng dùng dịch một ngày. Khi cân
trẻ cởi bỏ tã, bỉm (lót miếng khăn lót mỏng đã trừ trọng lượng).
- Các chỉ số cận lâm sàng: đo SpO2 tại khoa Nhi Sơ sinh - Cấp cứu, xét
nghiệm sinh hoá, điện giải đồ, huyết học tại khoa Xét nghiệm, chụp Xquang
ngực thẳng tại khoa Xquang Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.2.6. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu:
- Mẫu bệnh án nghiên cứu, hồ sơ bệnh án của khoa.
- Cân CECA của Nhật Bản tính đến 10 gam, máy đo SpO2 của khoa Nhi Sơ
sinh - Cấp cứu , máy đếm Laser, máy sinh hóa của khoa Xét nghiệm, máy chụp
Xquang của khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Bảng đánh giá tuổi thai sơ sinh non tháng theo Finstom (1977), bảng
tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA, xử lý số liệu bằng chương
trình SPSS 16.0
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức nghiên cứu khoa học của Trường
Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua và đồng ý trước khi thực hiện.
2
0
24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 08 năm 2016 đến hết tháng 09
năm 2017 có 172 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được NDTM
Bảng 3.1. Cân nặng và tuổi thai khi vào viện
Số lượng Tỷ lệ (%)
Cân nặng
1000 đến dưới 1500 gam 16 9,3
1500 đến dưới 2500 gam 89 51,7
≥ 2500 gam 67 39,0
Tổng 172 100,0
Tuổi thai
Non tháng 101 58,7
Đủ tháng 71 41,3
Tổng 172 100,0
Nhận xét:
- Trẻ có cân nặng từ 1500 gam đến dưới 2500 gam chiếm tỷ lệ cao nhất
chiếm 51,7% sau đó là những trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên (39,0%),
trẻ có cân nặng từ 1000gam đến dưới 1500gam chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%).
- Tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh mạch gặp ở trẻ non tháng chiếm 58,7%, nhiều
hơn trẻ đủ tháng.
2
0
25
Biểu đồ 3.1. Chỉ định nuôi dưỡng
Nhận xét:
Những trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần được chỉ định nuôi dưỡng
chiếm tỷ lệ cao nhất (51,2%), sau đó là các bệnh khác như (vàng da, nhẹ cân,
suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật)…(39,5%), viêm phổi
7,6%, viêm ruột chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,7%).
Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng
Đặc điểm lâm sàng Số lượng Tỉ lệ %
Toàn thân
Li bì 6 3,5
Sốt (> 37,50
C) 4 2,3
Hô hấp
Thở ≥ 60 lần/1phút 129 75,0
Thở < 30 lần/1phút 5 2,9
RLLN 129 75,0
Ran ở phổi 4 2,3
Nhịp tim Nhanh 1 0,6
Tiêu hóa
Dịch dạ dày bẩn 4 2,3
Bụng chướng 3 1,7
Dấu hiệu mất nước 7 4,1
2
0
26
Nhận xét:
Những bệnh nhân được chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch có triệu chứng
lâm sàng thường gặp nhất là: nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên chiếm 75,0% và
rút lõm lồng ngực (75,0%), dấu hiệu mất nước chiếm 4,1%, li bì chiếm 3,5%
còn các triệu chứng khác tần suất gặp ít hơn.
Bảng 3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng chính
Đặc điểm cận lâm sàng N %
Công thức máu
BC > 30000 0 0
BC < 4000 3 1,7
TC < 100.000/mm3
5 2,9
Hb < 135 g/l 18 10,5
Sinh hóa máu
Glucose > 11 mmol/l 9 5,2
Glucose < 3 mmol/l 78 45,3
Protid TP ≤ 50 g/l 28 16,3
Điện giải đồ
Natri < 130 mmol/l 2 1,2
Natri > 150 mmol/l 1 0,6
Kali > 5,5 mmol/l 2 1,2
Kali < 3,5 mmol/l 0 0,0
Ca++
< 0,75 mmol/l 0 0,0
SpO2 < 85% 102 59,3
Xquang tim phổi Phổi mờ, hình ảnh viêm phổi 77 44,8
Nhận xét:
Các triệu chứng cận lâm sàng gặp nhiều nhất là: giảm SpO2 (59,3%),
giảm glucose máu (45,3%), hình ảnh xquang tim - phổi có tổn thương tại phổi
(44,8%), giảm protid máu toàn phần chiếm 16,3%, các rối loạn khác gặp ít hơn.
2
0
27
Bảng 3.4. Thời gian nằm viện
Thời gian (ngày) n Tỷ lệ (%)
dưới 14 110 64,0
14 - 20 28 16,3
> 20 34 19,8
Tổng số 172 100,0
Thời gian nằm viện trung bình (ngày): X ± SD 15,75 ± 28,46
Nhận xét:
Những trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch có thời gian nằm viện trung bình
là 15,75±28,46 ngày. Trong đó tỷ lệ nằm viện dưới 14 ngày chiếm tỷ lệ cao
nhất (64,0%), sau đó là nhóm trẻ có thời gian nằm viện trên 20 ngày (chiếm
19,8%).
Bảng 3.5. Phân bố năng lượng trong thành phần dinh dưỡng
Năng lượng
Thành phần DD
Non tháng
gam/kg/ngày
Đủ tháng
gam/kg/ngày
Chung
gam/kg/ngày
Protid 0,72 ± 0,85 0,22 ± 0,57 0,52 ± 0,79
Glucid 7,17±2,64 5,69±2,10 6,56 ± 2,55
Lipid 0 0 0
Nhận xét:
Hàm lượng các chất sinh năng lượng cung cấp cho trẻ trung bình là
7,08±3,22g/kg/ngày. Trong đó glucid là thành phần cung cấp chủ yếu (6,56 ±
2,55g/kg/ngày), protid là 0,52±0,97g/kg/ngày và không có trẻ nào được cung
cấp lipid. Hàm lượng chất sinh năng lượng cung cấp cho những trẻ non tháng
cao hơn trẻ đủ tháng. Tuy nhiên ở cả hai nhóm trẻ đều chưa đạt nhu cầu
khuyến cáo.
2
0
28
Bảng 3.6. Cách nuôi dưỡng và đường dùng dịch
Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách nuôi dưỡng
Bổ sung 167 97,1
Hoàn toàn 5 2,9
Tổng 172 100,0
Đường truyền dịch
Trung tâm 0 0
Ngoại biên 172 100,0
Tổng 172 100,0
Nhận xét:
- Các trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung chiếm tỷ lệ 97,1%, số rất ít
còn lại được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (2,9%).
- Tất cả các bệnh nhân đều được nuôi dưỡng qua đường ngoại vi.
Bảng 3.7. Tuổi thai và thời gian nuôi dưỡng
Tuổi thai
Thời gian (ngày)
Non tháng Đủ tháng Tổng
n % n % N (%)
≤3 ngày 5 5,0 11 15,5 16 9,3
4 đến 14 ngày 80 79,2 60 84,5 140 81,4
> 14 ngày 16 15,8 0 0,0 16 9,3
Thời gian ND trung bình 9,17 ± 4,85 5,39 ± 2,39 7,61 ± 4,43
Thời gian dùng dịch ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 26 ngày.
Nhận xét:
- Trẻ nuôi dưỡng nhiều nhất trong khoảng 4 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ
cao (81,4%).
- Thời gian dùng dịch trung bình là 7,61 ± 4,43 ngày, ở trẻ non tháng
dài hơn trẻ đủ tháng (9,17 ± 4,85 ngày so với 5,39 ± 2,39 ngày) và các trẻ có
thời gian dùng dịch ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 26 ngày.
2
0
29
Bảng 3.8. Phương pháp điều trị kết hợp khác
Phương pháp điều trị kết hợp Số lượng Tỷ lệ (%)
Chiếu đèn 68 39,5
Nằm giường sưởi 172 100,0
Thở máy 119 69,2
Khác 144 83,7
Nhận xét:
Toàn bộ các bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch đều được nằm
giường sưởi, có 69,2% bệnh nhân được chỉ định thở máy, 39,5% được chỉ
định chiếu đèn và 83,7% được điều trị kết hợp bằng các biện pháp khác.
Bảng 3.9. Thời điểm và lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa
Lượng sữa nuôi ăn qua đường TH (ml/ngày) (X ± SD)
Khởi đầu 65,47 ± 74,85
Khi ngưng dịch 227,77 ± 117,19
Thời điểm bắt đầu nuôi ăn TH tối thiểu (ngày) 1,19 ± 0,66
Nhận xét:
- Các trẻ được nuôi ăn tiêu hóa với lượng sữa trung bình khởi đầu là
65,47±74,85ml/ngày và khi kết thúc ND là 227,77±117,19ml/ngày.
- Thời gian nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu trung bình là 1,19±0,66 ngày. Như
vậy các bệnh nhân được nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm.
3.2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch
Bảng 3.10. Năng lượng trung bình cung cấp
Năng lượng
Tuổi thai
Chung
(kcal/kg/ngày)
Theo tuổi thai
(kcal/kg/ngày)
Nhu cầu cần thiết
(kcal/kg/ngày)
Đủ tháng
70,35 ± 37,97
62,00 ± 33,78 100 – 140
Non tháng 76,22 ± 39,79 110 – 160
2
0
30
Nhận xét:
Năng lượng trung bình chung cung cấp cho các trẻ là 70,35 ±
37,97(kcal/kg/ngày). Ở những trẻ đủ tháng được cung cấp trung bình là 62,00 ±
33,78 kcal/kg/ngày và trẻ non tháng 76,22 ± 39,79 kcal/kg/ngày. Cả hai nhóm
trẻ đủ tháng và non tháng đều chưa đạt mức năng lượng theo nhu cầu cần thiết.
Biểu đồ 3.2. Thay đổi cân nặng sau nuôi dưỡng
Nhận xét:
Trong các bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch có 52,3% tăng cân
sau quá trình nuôi dưỡng, 1,7% giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên có tới 46,0%
trẻ có cân nặng giảm so với trước nuôi dưỡng.
Bảng 3.11. Thay đổi cân nặng sau ND theo tuổi thai và cân nặng khi vào viện
Thay đổi cân
Nhóm trẻ
Tăng Không tăng Giảm
n % n % n %
< 2500 gam 70 66,7 2 1,9 33 31,4
≥ 2500 gam 20 29,9 1 1,5 46 68,6
p < 0,05 > 0,05 < 0,05
Non tháng 67 66,3 1 1,00 33 32,7
Đủ tháng 23 32,4 2 2,8 46 64,8
p < 0,05 > 0,05 < 0,05
Nhận xét:
2
0
31
- Tỷ lệ tăng cân ở những trẻ có cân nặng khi vào viện dưới 2500 gam
chiếm 66,7% nhiều hơn nhóm trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên.
- Ở các trẻ non tháng tỷ lệ tăng cân (66,3%) tốt hơn trẻ đủ tháng. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Tỷ lệ giảm cân ở trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên nhiều hơn các
trẻ có cân nặng nhỏ hơn 2500gam và các trẻ đủ tháng có tỷ lệ giảm cân nhiều
hơn trẻ non tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.12. Mức tăng cân trung bình sau nuôi dưỡng theo tuổi thai
Nhóm trẻ gam/đợt ND gam/đợt ND gam/kg/ngày
Non tháng (n=67)
137,73±125,98
139,06±124,91 13.27±13.50
Đủ tháng (n=23) 133,86±131,80 20,07±18,0
Nhận xét:
- Mức tăng cân nặng trung bình chung đạt được sau đợt nuôi dưỡng là
137,73±125,98 gam, ở trẻ non tháng là 139,06±124,91 gam và ở những trẻ đủ
tháng là 133,86±131,80 gam.
- Mức tăng cân theo ngày ở trẻ non tháng đạt 13,27±13,50gam/kg/ngày
và ở các trẻ đủ tháng là 20,07±18,0gam/kg/ngày. Trong số các trẻ tăng cân ở
cả hai nhóm sơ sinh non tháng và đủ tháng đều đạt mức tăng cân chuẩn của
trẻ sơ sinh.
Bảng 3.13. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo tuổi khi vào viện
Cân nặng
Tuổi vào viện
Tăng Không tăng Giảm cân
P
n % n % n %
< 10 ngày 84 50,6 3 1,8 79 47,6
> 0,05
≥ 10 ngày 6 100,0 0 0,0 0 0,0
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng cân ở các trẻ vào viện sau 10 ngày tuổi là (100%) tuy nhiên
số mẫu quá ít không đủ đại diện cho nhóm, các trẻ dưới 10 ngày tuổi có tỷ lệ
2
0
32
tăng cân là 50,6%, tỷ lệ giảm cân ở những trẻ vào viện trước 10 ngày sau đẻ
cao (47,6%).
Bảng 3.14. Thay đổi cân nặng sau ND theo chỉ định và cách ND
Thay đổi cân
Nuôi dưỡng
Tăng Không tăng Giảm cân
n % n % n %
Đẻ non đơn thuần 57 64,8 1 1,1 30 34,1
Viêm phổi 6 46,1 0 0,0 7 53,9
Viêm ruột 2 66,6 0 0,0 1 33,3
Bệnh khác 25 36,8 2 2,9 41 60,3
p < 0,05 >0,05 < 0,05
Hỗn hợp 86 51,5 3 1,8 78 46,7
Hoàn toàn 4 80,0 0 0,0 1 20,0
p < 0,05 >0,05 < 0,05
Nhận xét:
- Tỷ lệ tăng cân ở những trẻ đẻ non đơn thuần chiếm 64,8% cao hơn so với
những trẻ có mắc các bệnh kèm theo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Những trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn có tỷ lệ tăng cân
80,0% nhiều hơn so với nuôi bổ sung. Tuy nhiên số trẻ được nuôi dưỡng
TMHT quá ít không đại diện được cho cả nhóm.
Bảng 3.15. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo thời gian nuôi dưỡng
Cân nặng
Thời gian ND
Tăng Không tăng Giảm cân
n % n % n %
≤ 3 ngày 0 0,0 0 0,0 16 100,0
4 - 14 ngày 74 52,9 3 2,1 63 45,0
> 14 ngày 16 100,0 0 0,0 0 0,0
p <0,05
2
0
33
Nhận xét:
Các trẻ có thời gian nuôi dưỡng trên 14 ngày có tỷ lệ tăng cân 100%,
sau đó là nhóm được nuôi dưỡng trong thời gian 4 đến 14 ngày (52,9%), các
trẻ nuôi dưỡng trong 3 ngày đầu không tăng cân. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Bảng 3.16. Thay đổi triệu chứng lâm sàng chính trước và sau ND
Đặc điểm lâm sàng
Trước NDTM Sau NDTM
n % n %
Toàn thân
Li bì, kích thích 6 3,5 4 2,3
Sốt (> 37,50
C) 4 2,3 1 0,6
Hạ thân nhiệt (< 36,50
C) 0 0,0 5 2,9
Hô hấp
Thở ≥ 60 lần/1phút 129 75,0 6 3,5
Thở < 30 lần/1phút 5 2,9 6 3,5
RLLN 129 75,0 10 5,8
Ran ở phổi 4 2,3 8 4,7
Tiêu hóa
Nôn 7 4,1 0 0,0
Dịch dạ dày bẩn 4 2,3 5 2,9
Bụng chướng 3 1,7 4 2,3
Có dấu hiệu mất nước 7 4,1 25 14,5
Nhận xét:
Kết quả cho thấy một số triệu chứng lâm làm có sự cải thiện theo
hướng tích cực sau nuôi dưỡng như: nhịp thở ≥ 60 lần/phút, rút lõm lồng
ngực, nôn, sốt thuyên giảm rõ rệt (lần lượt từ: 75,0% xuống còn 3,5%, 75,0%
xuống 5,8%, 4,1% xuống 0% và 2,3 xuống còn 0,6%). Tuy nhiên một số triệu
chứng lại xuất hiện nhiều hơn như: dấu hiệu mất nước, có ran ở phổi.
2
0
34
Bảng 3.17. Thay đổi công thức máu trước và sau ND
Thời điểm
Chỉ số
Trước ND Sau ND
N % N %
Bạch cầu
Tăng 0 0 0 0
Giảm 3 1,7 2 1,2
Tiểu cầu Giảm 5 2,9 1 0,6
Hb Giảm 18 10,5 22 12,8
Nhận xét:
Kết quả cho thấy tỷ lệ bạch cầu, tiểu cầu có cải thiện theo hướng tích
cực, tỷ lệ giảm Hb lại tăng nhẹ sau nuôi dưỡng từ 10,5% lên 12,8%.
Bảng 3.18. Thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau ND
Thời điểm
Chỉ số
Trước ND Sau ND
N % N %
Glucose
Tăng 9 5,2 3 1,7
Giảm 78 45,3 11 6,4
Protid TP Giảm 28 16,3 7 4,1
Nhận xét:
Qua bảng kết quả cho thấy sau nuôi dưỡng các chỉ số sinh hóa (triệu
chứng rối loạn glucose và protid máu toàn phần) có sự cải thiện theo hướng
tích cực rõ rệt đặc biệt là tình trạng giảm glucose máu từ 45,3% xuống 6,4%.
Bảng 3.19. Thay đổi điện giải đồ, SpO2 trước và sau ND
Thời điểm
Chỉ số
Trước ND Sau ND
n % n %
Na+
Tăng 1 0,6 1 0,6
Giảm 2 1,2 1 0,6
K+
Tăng 2 1,2 1 0,6
Giảm 0 0,0 0 0,0
SpO2 Giảm 102 59,3 12 7,0
2
0
35
Nhận xét:
Sau nuôi dưỡng tĩnh mạch các chỉ số điện giải hầu như không thay đổi,
còn tỷ lệ giảm SpO2 trước và sau nuôi dưỡng thay đổi theo hướng tích cực rất
rõ rệt từ 59,3% giảm xuống 7,0%.
Biểu đồ 3.3. Kết quả phương thức nuôi dưỡng
Nhận xét:
Có 96,0% bệnh nhân chuyển từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang nuôi ăn hoàn
toàn bằng đường tiêu hóa, 2,8% nặng hơn và chuyển viện, 1,2% tử vong và
xin về trong thời gian đang dùng dịch nuôi dưỡng.
Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh
Kết quả điều trị
Tuổi thai
Ổn định ra viện Nặng hơn Tử vong
P
n % n % n %
Non tháng 93 92,1 3,0 5 5,0
>0,05
Đủ tháng 69 97,2 1 1,4 1 1,4
Tổng 162 94,2 4 2,3 6 3,5
Nhận xét:
Có 2,3% nặng hơn và chuyển viện, 3,5% tử vong và xin về. Không có
sự khác biệt giữa trẻ đủ tháng và non tháng.
2
0
36
Chương 4
BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu có 172 bệnh nhân (sơ sinh non tháng 101,
đủ tháng 71 bệnh nhân) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Dung dịch sử dụng nuôi
dưỡng trẻ gồm có dung dịch vaminolact 6,5g/100ml và glucose ưu trương.
4.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại Bệnh viện
Trung Ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017.
Qua phân tích kết quả nghiên cứu trên 172 bệnh nhân được nuôi dưỡng
bằng đưỡng tĩnh mạch, chúng tôi thấy:
Về cân nặng khi vào viện: những trẻ có cân nặng khi vào viện từ 1500
đến dưới 2500 gam chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7%), tiếp theo là nhóm trẻ từ
2500 gam trở lên (39,0%) và nhóm trẻ có cân nặng dưới 1500 gam chiếm tỷ
lệ thấp nhất (9,3%).
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Dung (2013) tại Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên cho thấy trong tổng số 179 trẻ nuôi dưỡng tĩnh
mạch nhóm cân nặng thường gặp nhất là từ 1500 - 2500 gam (chiếm 62,57%),
trong khi đó nhóm dưới 1500 gam chiếm 32,96% và nhóm từ 2500 gam trở
lên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,47% [6]. Trong nghiên cứu tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh
mạch ở nhóm có cân nặng dưới 1500gam khác với nghiên cứu của Lê Thị
Kim Dung. Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chúng tôi chọn mẫu nghiên
cứu khác nhau.
Tuổi thai: Những trẻ non tháng được nuôi dưỡng tĩnh mạch chiếm
58,7% cao hơn trẻ đủ tháng. Tỷ lệ này tương tự nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng cho thấy ở những
trẻ nuôi dưỡng tĩnh mạch thì trẻ sơ sinh thiếu tháng chiếm tỷ lệ cao hơn
70,55% [17].
2
0
37
Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ có chỉ định nuôi
dưỡng tĩnh mạch là thiếu cân và sinh non tháng. Có thể là do ở những trẻ này
hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ thường mắc các bệnh rối loạn,
nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đặc biệt ở những trẻ thiếu cân <1500g thì việc
nuôi dưỡng tĩnh mạch là bắt buộc để hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện đi vào
hoạt động.
Chỉ định nuôi dưỡng: Chỉ định nuôi dưỡng thường gặp nhất là trẻ non
tháng đơn thuần chiếm 51,2%; trẻ viêm phổi chiếm 7,6%, trẻ viêm ruột chiếm
1,7% và chỉ định bệnh khác chiếm 39,5%.
Theo hướng dẫn nuôi dưỡng tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh, những trẻ sơ
sinh cực non và cân nặng thấp (<1500 gam), trẻ có suy hô hấp nặng, trẻ có
bệnh lý đường tiêu hóa và các bệnh lý khác không thể dung nạp năng lượng
tối thiểu 60 kcal/kg/ngày qua đường miệng trong thời gian 3 ngày (nếu cân
nặng ≤1800g) hoặc 5 ngày (nếu cân nặng >1800gam) đều là những chỉ định
bắt buộc.
Trong nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh, tỷ lệ trẻ sinh non mắc viêm
ruột là 6,3%. Những trẻ này có mắc bệnh kèm theo có nguy cơ tử vong cao
hơn rất nhiều so với trẻ non tháng thông thường do sức đề kháng suy giảm,
khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, vì vậy đây là nhóm trẻ cần được
quan tâm và có chế độ nuôi dưỡng đặc biệt để cung cấp năng lượng không chỉ
để trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường mà còn tăng khả năng chống chọi
với bệnh tật [8].
Trong nghiên cứu của tác giả Batani (2006) chỉ định nuôi dưỡng ở trẻ
đẻ non chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, sau phẫu thuật 10%, nhiễm trùng + shock
1,9%, viêm ruột 3,3%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu cho thấy trong tổng số các bệnh
nhân chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch có 46,51% ca là đẻ non đơn thuần,
2
0
38
14,73% nhiễm khuẩn + shock, 13,18% viêm ruột, 10,08% sau phẫu thuật, còn
lại các trường hợp khác chiếm 15,5% [17].
Các chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch trong nghiên cứu là hoàn toàn phù
hợp và tương tự nghiên cứu của một số tác giả nói trên đều cho thấy trong các
chỉ định thì trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ có
các bệnh kèm theo. Có thể là do các đối tượng này hệ tiêu hóa và các cơ quan
khác chưa hoàn thiện, việc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa là
không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng, những bệnh lý khác như viêm phổi,
viêm ruột, nhiễm khuẩn cũng làm giảm khả năng tiếp nhận dinh dưỡng qua
đường ruột và việc bổ sung dinh dưỡng qua tĩnh mạch sẽ hỗ trợ điều trị bệnh.
Triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng: những dấu hiệu lâm
sàng gặp nhiều nhất là ở hệ hô hấp của trẻ: thở nhanh (nhịp thở từ 60 lần/phút
trở lên) chiếm 75,0%, dấu hiệu rút lõm lồng ngực chiếm 75,0%. Ngoài ra còn
một số triệu chứng rối loạn khác ít gặp hơn như ở hệ tiêu hóa và các dấu hiệu
toàn thân, dấu hiệu mất nước.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Lê Thị
Kim Dung, trong nghiên cứu của tác giả các triệu chứng gặp nhiều nhất là rút
lõm lồng ngực chiếm 69,27%, thở nhanh chiếm 44,13%, dịch dạ dày bẩn
chiếm 49,72% [6].
Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ suy hô hấp cao hơn trẻ đủ tháng, số
tuần tuổi của trẻ càng thấp thì nguy cơ này càng tăng. Đây là một triệu chứng
rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nên cần được chẩn đoán sớm và can
thiệp kịp thời. Suy hô hấp có thể xuất hiện ngay hoặc khoảng vài giờ sau khi
sinh. Trẻ có thể bị suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân cụ
thể hoặc do nhiễm khuẩn sớm sau sinh, ngạt nước ối, hít phải phân su... với
biểu hiện là khó thở, nhịp thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên, thở rên, rút lóm
lồng ngực, có cơn ngừng thở, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy thường không đỡ
phải hỗ trợ bằng thở máy. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên,
2
0
39
thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong. Nếu nhẹ và được can thiệp kịp thời, điều trị
đúng cách thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng sẽ giảm dần và trẻ có thể
được cứu sống. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh có thể để lại các di chứng như
thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết,... Nguyên tắc chung trong quá
trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông
khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở
bằng bình ôxy. Ngoài việc tìm, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp
dụng các phương pháp hỗ trợ khác như đảm bảo thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp,
tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ thì việc cung cấp đủ năng lượng là
rất quan trọng.
Các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh nhân: cũng hoàn toàn phù hợp với
các triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu cận lâm sàng gặp nhiều nhất là SpO2 giảm
(chiếm 59,3%), phổi mờ trên X quang chiếm 44,8%, ngoài ra những trẻ này
có dấu hiệu thiếu năng lượng rất rõ thể hiện ở 45,3% trẻ có đường máu
<3mmol/l. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Dung giảm đường máu
(46,93%), giảm protid máu chiếm tỷ lệ 71,51% [6].
Thời gian nằm viện: kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện
trung bình của trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch là 15,75 ngày.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu lại cho thấy thời gian
nằm viện trung bình ở bệnh nhân dài hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là
23,48 ngày, thời gian nằm viện chủ yếu từ 1-2 tuần (chiếm 28,7%). Trong
nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ có shock, nhiễm khuẩn chiếm
14,7%, ngoài ra 15,5% trẻ có các bệnh lý khác như hội chứng ruột ngắn, xơ
gan, suy thận, cắt đoạn ruột non, đa chấn thương, viêm hoại tử ruột kết, tắc
ruột phân su. Những bệnh lý kèm theo này là nguyên nhân kéo dài thời gian
nằm viện của trẻ [17].
Thành phần dinh dưỡng: Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ được
cung cấp chủ yếu từ nguồn protid và glucid không có lipid. Trung bình 1 ngày
2
0
40
trẻ được cung cấp 0,52g protid/kg và 6,56g glucid/kg. Các chất sinh năng
lượng cung cấp cho trẻ non tháng cao hơn trẻ đủ tháng tuy nhiên cả hai đối
tượng đều chưa đạt theo khuyến cáo và thấp hơn trong nghiên cứu của các tác
giả Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Tho và Trần Thị Thùy Linh lượng đạm
trung bình cung cấp lần lượt là (2,5 - 3,3g/kg/ngày, 1,05±0,77g/kg/ngày và
1,9±0,6g/kg/ngày) [17],[16], [8].
Theo khuyến cáo nuôi dưỡng tĩnh mạch, đa số các trường hợp chỉ cần
nuôi dưỡng theo đường ngoại biên, đều này hoàn toàn đúng trong nghiên cứu
của chúng tôi vì thời gian dùng dịch trong nghiên cứu không dài, khuyến cáo
cũng đưa ra việc cung cấp năng lượng chính phải từ glucose và lipid, tỷ lệ
calo thích hợp là glucose:lipid = 1:1. Tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi,
tất cả các bệnh nhân không được cung cấp lipid, nguồn calo chính là glucose,
cung cấp trung bình 26,53kcal/kg/ngày, protid chỉ cung cấp trung bình 2,05
kcal/kg/ngày.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã chỉ ra số lượng
bệnh nhân được nuôi dưỡng TM khá đầy đủ thành phần dinh dưỡng (80,6%),
không đầy đủ các thành phần nuôi dưỡng chiếm 19,4%. Trong đó 25 trường
hợp này không dùng đầy đủ có: 05 trường hợp không cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho trẻ 1 ngày tuổi, 20 trường hợp do thiếu lipid: 19 trường
hợp bệnh nhân bị shock + nhiễm khuẩn, 01 trường hợp bệnh nhân bị xơ gan là
hai trường hợp không được dùng lipid [17].
Cách nuôi dưỡng: Có 97,1% bệnh nhân nuôi dưỡng theo phương pháp
bổ sung, nuôi dưỡng hoàn toàn chiếm 2,9% và tất cả các bệnh nhân đều sử
dụng dịch truyền theo đường ngoại biên. Tương tự trong nghiên cứu của tác
giả Lê Thị Kim Dung những trẻ được nuôi dưỡng bổ sung chiếm tỷ lệ 60,89%
cao hơn trẻ nuôi dưỡng hoàn toàn (39,11%) [6].
Thời gian dùng dịch nuôi dưỡng trung bình: Thời gian nuôi dưỡng
nhiều nhất là từ 4 - 14 ngày (chiếm 81,4%), trung bình chỉ 7,61±4,43 ngày, ở
2
0
41
những trẻ non tháng là 9,17±4,85 ngày dài hơn ở trẻ đủ tháng (5,39±2,39
ngày) thời gian này trong nghiên cứu của chúng tôi không chênh lệch quá
nhiều so với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Tho
và Trần Thị Thùy Linh (lần lượt là 7,15±0,59;8±6,78 và 8,32±3,46 ngày)
[17], [16], [8]. Điều này hoàn toàn hợp lý khi những trẻ non tháng có nguy cơ
mắc nhiều bệnh lý kèm theo, đồng thời do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
cả về giải phẫu và chức năng, vì vậy cần được nuôi dưỡng tĩnh mạch lâu hơn.
Trong khi đó những trẻ đủ tháng có chỉ định nuôi dưỡng hầu hết nhằm hỗ trợ
điều trị các bệnh lý khi phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và khi bệnh
đỡ, giảm thì cho trở về bú mẹ chứ không cần cung cấp nhiều năng lượng như
ở trẻ non tháng thiếu cân.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu thời gian dùng dịch từ 3 -
10 ngày chiếm tỷ lệ 64,3%, bệnh nhân dùng dịch > 10 ngày chiếm 22,5%,
bệnh nhân dùng dịch ngắn < 48h
chiếm 13,2% [17]. Có thể thấy thời gian
dùng dịch của bệnh nhân rất ngắn. Điều này có thể giải thích do nuôi dưỡng
tĩnh mạch khá đắt tiền, tiêu tốn mỗi ngày cho bệnh nhân khoảng 500 nghìn - 1
triệu. Với mức tiền này không phải gia đình nào cũng có thể chi trả khi dùng
cho bệnh nhân nhiều ngày. Đồng thời thông số trên phản ánh hiệu quả sử
dụng nuôi dưỡng tĩnh mạch
Các biện pháp điều trị kết hợp: trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch
đều được điều trị kết hợp kèm theo là nằm giường sởi, ngoài ra có 69,2% trẻ
có thở máy, 39,5% chiếu đèn và 83,7% có điều trị khác (thuốc, các chế phẩm
của máu,…). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ có mắc các bệnh lý kèm theo
khá cao, đồng thời trẻ đẻ non hầu hết cần điều trị hỗ trợ giường sởi và chiếu
đèn nhằm duy trì thân nhiệt và điều trị vàng da, đặc biệt ở trẻ đẻ non. Tỷ lệ trẻ
có thở máy cao là do các triệu chứng suy hô hấp gặp nhiều ở đối tượng nghiên
cứu.
2
0
42
4.2. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch: Đánh giá sau khi kết thúc dùng dịch
nuôi dưỡng:
Năng lượng cung cấp: năng lượng trung bình cung cấp cho trẻ là 70,35
± 37,97 (kcal/kg/ngày), cả hai nhóm trẻ đủ tháng và non tháng đều chưa được
cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cần thiết. Ở những trẻ đủ tháng, năng
lượng cung cấp trung bình chỉ đạt 62,00 ± 33,78 (kcal/kg/ngày) so với nhu
cầu cần thiết là từ 100 - 140 (kcal/kg/ngày) tương tự ở những trẻ non tháng,
năng lượng hàng ngày được cung cấp chỉ đạt 76,22 ± 39,79 (kcal/kg/ngày) so
với nhu cầu cần thiết là 110 - 160 (kcal/kg/ngày).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Nhi Trung
ương cho thấy năng lượng cung cấp trung bình cho trẻ đủ tháng và non tháng
lần lượt là 107,46 và 118,24; đáp ứng đủ theo nhu cầu khuyến nghị [17]. Còn
nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Tho và Trần Thị Thùy Linh năng lượng
trung bình cung cấp cho trẻ lần lượt là 51,31±21,98 và 64,9±15,38
kcal/kg/ngày [8], [16], thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy
trong nghiên cứu mới chỉ cung cấp năng lượng ở mức duy trì được các chức
năng sinh lý mà chưa đủ để trẻ có sự tăng trưởng tốt.
Theo tác giả Stephens thì năng lượng cung cấp ngay trong ngày đầu cao
thì hệ quả phát triển thần kinh của các bé rất tốt. Theo đó năng lượng cung
cấp tăng 10kcal/kg/ngày thì MDI lúc 18 tháng tăng 4,6. Các bằng chứng khoa
học cho thấy mối liên quan giữa tình trạng chậm tăng trưởng sau sinh và
chậm phát triển thần kinh. Nguyên nhân chậm phát triển sau sinh được xác
định chủ yếu do thiếu cung cấp protein. Trên thực tế nhiều đơn vị sơ sinh ở
nước ta còn quan niệm chưa đúng về cung cấp protein cũng như chưa nhận
thức được hậu quả của suy dinh dưỡng sau sinh ở trẻ sinh non - nhẹ cân [73].
Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tất cả các bệnh nhân đều
không được cung cấp lipid qua nuôi dưỡng tĩnh mạch, có thể là do hầu hết các
bệnh nhân chỉ nuôi dưỡng bổ sung, vì vậy lipid được cung cấp chủ yếu bằng
2
0
43
sữa qua đường tiêu hóa, tuy nhiên ở một số bệnh nhân viêm ruột, bệnh nhân
có chỉ định nuôi dưỡng hoàn toàn thì cần thiết phải bổ sung thêm thành phần
lipid trong dịch truyền.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh non tháng rất khác so với trẻ đủ
tháng, và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ có thể là một thách thức. Dinh
dưỡng tốt trong những tuần đầu của cuộc đời là điều cần thiết để cải thiện sự
sống còn và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tránh suy dinh dưỡng
sớm có thể có cả lợi ích ngắn và dài hạn cho trẻ sơ sinh. Việc cung cấp dinh
dưỡng đầy đủ cho trẻ sơ sinh non tháng phức tạp bởi hệ thống cơ quan chưa
trưởng thành, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá và quá trình trao đổi chất. Trẻ non
tháng dự trữ năng lượng thấp và cần được hỗ trợ ngay sau khi sinh để đáp ứng
nhu cầu về năng lượng, cũng như protid và lipid. Mục tiêu của dinh dưỡng
ngoài ruột là đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của trẻ sơ sinh để ngăn
ngừa sự chuyển hóa trong khi cung cấp đầy đủ chất đạm và lipid để tránh
những thiếu sót sớm. Mặt chế độ dinh dưỡng ngoài ruột sớm cung cấp các
yếu tố dinh dưỡng quan trọng, đồng thời tránh gây quá tải đối với hệ thống
đường tiêu hoá chưa trưởng thành, với chế độ ăn uống kéo dài, các quá trình
tiêu hóa không nhận được sự kích thích sẽ giúp tăng trưởng và bắt đầu chức
năng bình thường. Do vậy, cần tăng cường việc nuôi dưỡng đủ chất cho trẻ
hơn nữa, đặc biệt là trẻ non tháng theo đúng nhu cầu khuyến nghị để giúp trẻ
phát triển tốt và phòng chống lại các bệnh kèm theo.
Thay đổi về cân nặng của trẻ: Kết quả của chúng tôi cho thấy có 52,3%
trẻ tăng cân nặng sau nuôi dưỡng, 1,7% trẻ giữ nguyên cân nặng tuy nhiên có
đến 45,9% trẻ giảm cân so với lúc bắt đầu nuôi dưỡng. Trong một số nghiên
cứu trước đây cũng cho thấy sự thay đổi tích cực về cân nặng của trẻ trước và
sau khi được nuôi dưỡng tĩnh mạch. Tỷ lệ tăng cân đạt được trong nghiên cứu
thấp hơn so với kết quả của tác giả Lê Thị Kim Dung (64,8%) [8]. Nghiên
2
0
44
cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tỷ lệ tăng cân khi kết thúc dùng dịch là 72,1%
[17]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh là 60% [16].
Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho năm 2014 trên 100 trẻ được nuôi
dưỡng tĩnh mạch cho thấy không có sự khác biệt giữa tình trạng dinh dưỡng
của trẻ khi nhập viện và sau khi nuôi dưỡng [16].
Tỷ lệ trẻ giảm cân nặng nhiều trong nghiên cứu này có thể là do thời gian
nuôi dưỡng còn ngắn kèm theo có hiện tượng giảm cân sinh lý sau sinh, các
bệnh nhân hầu hết được nằm giường sưởi, nhiều trẻ phải chiếu đèn và thở máy
làm cho trẻ bị mất nước và tăng nhu cầu dịch so với bình thường, ngoài ra
trong nuôi dưỡng còn thiếu thành phần lipid, hàm lượng protid cung cấp cũng
rất thấp và chưa đạt đủ năng lượng theo nhu cầu thiết yếu, vì vậy việc nuôi
dưỡng ở nhiều trẻ chỉ mới ở mức duy trì các chức năng sinh lý bình thường của
trẻ mà chưa hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng về cân nặng.
Thay đổi cân nặng theo cân nặng lúc vào viện: những trẻ có cân nặng
dưới 2500 gam có mức độ tăng cân nặng tốt hơn so với trẻ từ 2500gam trở lên.
Cụ thể có 66,7% trẻ có cân nặng dưới 2500 gam tăng cân, 1,9% trẻ không tăng
cân và 31,4% trẻ giảm cân nặng. Trong khi đó ở nhóm trẻ từ 2500gam trở lên,
tỷ lệ này lần lượt là 29,9%, 1,5% và 68,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05. Giải thích cho kết quả này có thể là do những trẻ có cân nặng dưới
2500gam khi vào viện được chăm sóc tích cực và vấn đề dinh dưỡng là ưu tiên
hàng đầu còn trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên (đây là mức cân nặng bình
thường) thì khi trẻ vào viện ưu tiên cho việc điều trị bệnh hơn.
Thay đổi cân nặng theo tuổi thai: phân tích sự thay đổi cân nặng theo
tuổi thai cũng cho thấy kết quả tương tự và phù hợp với mức tăng cân nặng
theo cân nặng vào viện. Những trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tăng cân từ
66,3%, không tăng cân là 1% và giảm cân là 32,7%. Ở trẻ đủ tháng chỉ có
32,39% tăng cân, 2,8% không tăng cân và có đến 64,8% giảm cân nặng. Như
vậy những trẻ non tháng có tỷ lệ tăng cân tốt hơn trẻ đủ tháng, sự khác biệt có
2
0
45
ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự khác biệt này có thể là do ở những trẻ non
tháng thường được khởi đầu nuôi dưỡng sớm và thời gian nuôi dưỡng lâu hơn
nên đã trải qua gian đoạn giảm cân sinh lý và lấy lại cân nặng sau sinh. Tỷ lệ
giảm cân ở trẻ đủ tháng nhiều hơn có thể do trẻ có thời gian nuôi dưỡng ngắn
mà chưa trải qua hết gian đoạn giảm cân sinh lý sau sinh.
Mức tăng cân nặng trung bình chung đạt được sau đợt nuôi dưỡng là
137,73±125,98 gam, ở trẻ non tháng là 139,06±124,91 gam và ở những trẻ đủ
tháng là 133,86±131,80 gam. Mức tăng cân theo ngày ở trẻ non tháng đạt
13,27±13,50gam/kg/ngày và ở các trẻ đủ tháng là 20,07±18,0 gam/kg/ngày.
Trong số các trẻ tăng cân ở cả hai nhóm sơ sinh non tháng và đủ tháng đều đạt
tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh. Tuy mức năng lượng cung cấp qua đường
tĩnh mạch chưa đạt theo nhu cầu khuyến nghị nhưng do chưa tính toán đến
năng lượng được cung cấp từ sữa qua đường tiêu hóa nên những trẻ trong số
trẻ có tăng cân đều đạt chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh, có thể thấy rằng việc
nuôi ăn tiêu hóa kết hợp vói nuôi dưỡng tĩnh mạch giúp trẻ tăng cân tốt. Tuy
nhiên mức tăng này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh
(219,60±251,9) [8].
Thay đổi cân nặng theo tuổi lúc vào viện: những trẻ nhập viện sau 10
ngày tuổi 100% đều tăng cân sau khi ra viện, trong khi đó ở trẻ dưới 10 ngày
tuổi, chỉ có 50,6% tăng cân, 1,8% không tăng và 47,6% giảm cân nặng, tuy
nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Ở những trẻ nhập
viện sớm thường là do các bệnh lý như nhiễm khuẩn hô hấp sơ sinh, các rối
loạn hệ thống tiêu hóa sớm, do vậy có thể những trẻ này có tình trạng yếu hơn
so với nhóm trẻ từ 10 ngày tuổi trở lên, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
kém, kèm theo ở độ tuổi dưới 10 ngày trẻ còn có hiện tượng sụt cân sinh lý
nên đó có thể là nguyên nhân khiến cho nhóm trẻ này có mức độ tăng trưởng
cân nặng thấp hơn.
2
0
46
Thay đổi cân nặng theo chỉ định và cách nuôi dưỡng: Tỷ lệ tăng cân ở
những trẻ đẻ non đơn thuần chiếm 64,8% cao hơn so với những trẻ có mắc
các bệnh kèm theo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phần lớn bệnh
nhân trong nghiên cứu này được nuôi dưỡng tĩnh mạch thức bổ sung, số ít còn
lại được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Ở những trẻ nuôi dưỡng bổ sung, tỷ
lệ tăng cân 51,5%, không tăng cân là 1,9% và giảm cân là 46,7%. Chỉ có 5
bệnh nhân nuôi dưỡng hoàn toàn và 80,0% tăng cân và 20,0% giảm cân nặng.
Do sự phân bố không đều giữa các nhóm nên chúng tôi không nhận thấy được
sự khác nhau về mức độ tăng cân nặng giữa các hình thức nuôi dưỡng.
Thay đổi cân nặng theo thời gian nuôi dưỡng: mức độ tăng cân nặng tỷ
lệ thuận với thời gian nuôi dưỡng. Những trẻ được nuôi dưỡng trên 14 ngày
có tỷ lệ tăng cân là 100%, những trẻ nuôi dưỡng từ 4 - 14 ngày có tỷ lệ tăng
cân là 52,9%, không tăng là 2,1% và giảm cân là 45,0%. Trong khi đó ở
những trẻ nuôi dưỡng từ 3 ngày trở xuống, tỷ lệ giảm cân nặng là 100,0%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Mục tiêu của cung cấp dinh dưỡng tĩnh mạch là giúp trẻ đạt được tốc độ
tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với thai nhi cùng tuổi thai, sau khi xuất viện
giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau sinh xấp xỉ với trẻ bình thường có
cùng tuổi điều chỉnh trong suốt năm đầu đời. Để đạt được mục tiêu này việc
cung cấp dinh dưỡng cần phải có quá trình từ việc cho nuôi dưỡng sớm và
tăng dần, đồng thời nuôi dưỡng tiêu hóa được tiến hành đồng thời. Do vậy khi
trẻ được nuôi dưỡng càng lâu, ngoài việc cung cấp năng lượng qua tĩnh mạch
thì trải qua một thời gian sau sinh hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần phát triển và hoàn
thiện về chức năng làm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua đường ruột tốt
lên và kết quả là trẻ sẽ đạt được tốc độ tăng cân tốt hơn.
Thay đổi các triệu chứng lâm sàng: Hầu hết các bệnh nhân được nuôi
dưỡng và điều trị bệnh kèm theo đều có sự thay đổi tích cực ở hầu hết các
biểu hiện trên lâm sàng: dấu hiệu thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên khi vào
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

More Related Content

What's hot

KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
SoM
 
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIMTĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
SoM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
SoM
 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂMĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
SoM
 
Xcr
Xcr Xcr
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
SoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
SoM
 
Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh
Thanh Liem Vo
 
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docxGiải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
SoM
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Bác sĩ nhà quê
 
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
SoM
 
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch và
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch vàKỹ thuật lấy khí máu động mạch và
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch và
Tung Beo
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
phongnq
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
Dr NgocSâm
 
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNGTÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
Great Doctor
 

What's hot (20)

KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
 
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIMTĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
TĂNG GÁNH CÁC BUỒNG TIM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỦA HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐN...
 
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
 
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂMĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
ĐẶT CVC, CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM
 
Xcr
Xcr Xcr
Xcr
 
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤUHÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG  ÁP LỰC THẨM THẤU
HÔN MÊ NHIỄM CETON ACID VÀ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
KHÁM THAI
KHÁM THAIKHÁM THAI
KHÁM THAI
 
Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh Mô hình khám bệnh
Mô hình khám bệnh
 
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docxGiải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
Nghien cuu nguyen nhan va mot so yeu to lien quan o tre hen phe quan tren 6 t...
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
 
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
12. ECG BỆNH TÂM PHẾ.ppt
 
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch và
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch vàKỹ thuật lấy khí máu động mạch và
Kỹ thuật lấy khí máu động mạch và
 
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với EpidataHướng dẫn nhập số liệu với Epidata
Hướng dẫn nhập số liệu với Epidata
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
 
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNGTÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
 

Similar to Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đườngLuận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Man_Ebook
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạchLuận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAYMức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (20)

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đườngLuận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạchLuận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
Luận án: Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch
 
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phìNồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
Nồng độ leptin, adiponectin huyết tương, tỷ leptin/adiponectin ở người béo phì
 
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
đặC điểm glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị của siêu âm hai chiều, siêu âm Doppler, chỉ số hiệ...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAYMức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
Mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học trong viêm thận lupus, HAY
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (12)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

  • 1. 2 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TÒNG THỊ THANH KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái nguyên năm 2017
  • 2. 2 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TÒNG THỊ THANH KẾT QUẢ NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên nghành: Nhi khoa Mã số: 60 72 01 35 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN Thái nguyên năm 2017
  • 3. 2 0 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Tòng Thị Thanh, học viên lớp cao học K19, chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Tòng Thị Thanh
  • 4. 2 0 ii LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thầy của tôi: PGS.TS. Phạm Trung Kiên - người thầy đã hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: Ban Giám đốc, Trung tâm Nhi Khoa và các Khoa - Phòng liên quan của Bệnh viện Trung Ương Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu này. TS. Nguyễn Bích Hoàng - Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Trưởng Khoa Nhi Sơ sinh - Cấp cứu; Tập thể bác sỹ và nhân viên Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo (bộ phận Sau đại học), Bộ môn Nhi, các Bộ môn, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Tòng Thị Thanh
  • 5. 2 0 iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AA Axit amin Ca Calci Cl Clo CS Cộng sự g Gam K Kali Kcal Kilocalo Mg Magie Na Natri ND Nuôi dưỡng NDTM Nuôi dưỡng tĩnh mạch P Phospho SpO2 Saturation of hemoglobin in arterial obtained from pulse oximeter: độ bão hoà oxy của hemoglobin máu động mạch đo qua mạch SS Sơ sinh TH Tiêu hóa THHT Tiêu hóa hoàn toàn THTT Tiêu hóa tối thiểu TM Tĩnh mạch Vit Vitamin
  • 6. 2 0 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... iii MỤC LỤC................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN...........................................................................................3 1.1. Một số khái niệm........................................................................................ 3 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh........................................................... 3 1.2.1. Nhu cầu năng lượng ..........................................................................................3 1.2.2 Nhu cầu dịch ......................................................................................................3 1.2.3. Nhu cầu protid...................................................................................................4 1.2.4. Nhu cầu glucose ................................................................................................5 1.2.5. Nhu cầu lipid.....................................................................................................5 1.2.6. Nhu cầu vitamin, điện giải và yếu tố vi lượng [13], [43]..................................5 1.3. Khái niệm nuôi dưỡng tĩnh mạch............................................................... 5 1.3.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (NDTM một phần) .........................................6 1.3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn......................................................................6 1.3.3. Các bước thực hiện nuôi dưỡng tĩnh mạch [7], [11].........................................7 1.3.4. Thành phần dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch ...........................................................7 1.3.5. Đường nuôi dưỡng tĩnh mạch .........................................................................10 1.3.6. Biến chứng nuôi dưỡng tĩnh mạch [11] ..........................................................10 1.3.7. Theo dõi ..........................................................................................................12 1.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch...................................12 1.5. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch của một số tác giả................................... 12 1.5.1. Trên thế giới....................................................................................................12 1.5.2. Tại Việt Nam...................................................................................................14
  • 7. 2 0 v Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................16 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16 2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang...................................16 2.2.2. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................16 2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................................17 2.2.4. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu............................................ 19 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 22 2.2.6. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu: ......................................................... 23 2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 23 2.4. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................24 3.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được NDTM........................................................... 24 3.2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch.................................................. 29 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................36 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................50 KẾT LUẬN...............................................................................................................51 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................1
  • 8. 2 0 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Năng lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh.................................................. 3 Bảng 1.2. Nhu cầu dịch trong những ngày đầu tiên của trẻ................................ 4 Bảng 3.1. Cân nặng và tuổi thai khi vào viện ................................................... 24 Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng .......................... 25 Bảng 3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng chính..................................................... 26 Bảng 3.4. Thời gian nằm viện........................................................................... 27 Bảng 3.5. Phân bố năng lượng trong thành phần dinh dưỡng .......................... 27 Bảng 3.6. Cách nuôi dưỡng và đường dùng dịch.............................................. 28 Bảng 3.7. Tuổi thai và thời gian nuôi dưỡng .................................................... 28 Bảng 3.8. Phương pháp điều trị kết hợp khác................................................... 29 Bảng 3.9. Thời điểm và lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa....................... 29 Bảng 3.10. Năng lượng trung bình cung cấp .................................................... 29 Bảng 3.11. Thay đổi cân nặng sau ND theo tuổi thai và cân nặng khi vào viện .........................................................................................................30 Bảng 3.12. Mức tăng cân trung bình sau nuôi dưỡng theo tuổi thai................. 31 Bảng 3.13. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo tuổi khi vào viện ..................... 31 Bảng 3.14. Thay đổi cân nặng sau ND theo chỉ định và cách ND ................... 32 Bảng 3.15. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo thời gian nuôi dưỡng............... 32 Bảng 3.16. Thay đổi triệu chứng lâm sàng chính trước và sau ND.................. 33 Bảng 3.17. Thay đổi công thức máu trước và sau ND...................................... 34 Bảng 3.18. Thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau ND ..................................... 34 Bảng 3.19. Thay đổi điện giải đồ, SpO2 trước và sau ND................................ 34 Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh ...................................................................... 35
  • 9. 2 0 vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Chỉ định nuôi dưỡng..................................................................25 Biểu đồ 3.2. Thay đổi cân nặng sau nuôi dưỡng............................................30 Biểu đồ 3.3. Kết quả phương thức nuôi dưỡng..............................................35
  • 10. 2 0 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu vì một lí do nào đó trẻ không thể ăn qua đường miệng hoặc hấp thu không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết qua đường tiêu hóa, khi đó buộc phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch [47], [56]. Nuôi dưỡng tĩnh mạch (NDTM) hay dinh dưỡng ngoài ruột là đưa các chất dinh dưỡng bao gồm protein, carbonhydrat, lipid, chất điện giải, vitamin và các yếu tố vi lượng qua đường tĩnh mạch để nuôi dưỡng cơ thể [20], [40]. Nhóm trẻ phải nuôi dưỡng tĩnh mạch phổ biến nhất là trẻ sinh non tháng nhẹ cân hoặc trẻ sơ sinh đủ tháng nhưng bị mắc một số bệnh lý nặng nguy kịch hoặc bệnh đường tiêu hóa [67], [74]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là đẻ non, suy hô hấp và các bệnh nhiễm trùng [18], [61]. Nhiều biện pháp can thiệp tích cực sớm ngay sau sinh có thể giảm được 2/3 số ca tử vong ở trẻ sơ sinh, một trong số đó là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ [18], [42]. Trên thế giới, nuôi dưỡng tĩnh mạch đã được áp dụng từ nhiều năm nay, là biện pháp nuôi dưỡng được chỉ định rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị [41]. Năm 1975, C. Eleuteri và CS nuôi dưỡng trẻ sơ sinh mắc bệnh nặng bằng axit amin và glucose qua đường tĩnh mạch thấy trẻ tăng cân tốt và được xuất viện trong tình trạng ổn định [27]. Cũng năm 1975, P. Puri và CS nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi trẻ từ sơ sinh đến dưới 5 tháng tuổi thấy tất cả bệnh nhân đều tăng cân tốt [58]. Năm 1979, J. W. Benner và CS nuôi dưỡng tưỡng tĩnh mạch hoàn toàn cho 45 trẻ, thấy 64,4% trẻ tăng cân 18 gam/ngày [46]. Tại Mỹ (2009), có 360.000 bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại bệnh viện, trong đó khoảng 33% là trẻ em và trẻ sơ sinh [22]. Tác giả Zoe Lansdowne (năm 2015) nuôi dưỡng tĩnh mạch cho 20 trẻ sơ sinh non tháng
  • 11. 2 0 2 bằng axit amin trong 14 ngày đầu sau đẻ, mức tăng cân trung bình đạt 2,97g/kg/ngày, tối đa là 13,82g/kg/ngày [50]. Tại Việt Nam, nuôi dưỡng tĩnh mạch cũng đã được áp dụng từ khá sớm, giúp trẻ đạt được sự tăng trưởng, hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh. Nguyễn Thị Hoài Thu (năm 2013) nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn 129 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thấy tỷ lệ tăng cân là 72,1% [17]. Cũng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, tác giả Bùi Thị Tho (năm 2014) nghiên cứu nuôi dưỡng nhân tạo 29 trẻ tại khoa hồi sức cấp cứu, đã cứu sống được 13 trẻ, chiếm tỉ lệ 44,8% [16]. Năm 2016, Trần Thị Thùy Linh (2016) nuôi dưỡng 50 trẻ sơ sinh non tháng viêm ruột hoại tử, tỷ lệ tăng cân đạt 60% [8]. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, những năm qua cũng đã tiến hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bằng đường tĩnh mạch. Lê Thị Kim Dung và CS (năm 2013) nuôi dưỡng tĩnh mạch 179 trẻ sơ sinh non tháng thấy tỷ lệ tăng cân và ra viện là 64,8% [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở trẻ sơ sinh non tháng và chưa làm rõ mức năng lượng cung cấp hàng ngày cho trẻ cũng như chưa tính toán được tỷ lệ phân bố năng lượng trong các thành phần dinh dưỡng, mức tăng cân trung bình và sự thay đổi các chỉ tiêu dinh dưỡng trước và sau nuôi dưỡng. Vì vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017. 2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở các trẻ sơ sinh.
  • 12. 2 0 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm - Thời kỳ sơ sinh: tính từ lúc đẻ ra, cắt rốn đến khi trẻ 28 ngày sau đẻ. - Trẻ sơ sinh đủ tháng: Là trẻ được sinh ra trong khoảng từ 37 - 42 tuần (278 ± 15 ngày) [14]. - Trẻ sơ sinh non tháng: là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được [15]. Trẻ có khả năng sống được là trẻ sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc có cân nặng ít nhất là 500 gam [14]. 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh 1.2.1. Nhu cầu năng lượng Ở điều kiện nhiệt độ bình thường nhu cầu năng lượng tối thiểu của trẻ là 50 - 60 kcal/kg/24 giờ [42],[ 63], [69], để tăng cân 15gam/24 giờ về mặt lý thuyết cần cung cấp thêm 40 - 60kcal/kg/24 giờ. Trong đó khoảng 50% dưới dạng lipid, 10% dưới dạng protid, 40% dưới dạng glucid [13]. Bảng 1.1. Năng lượng cần thiết cho trẻ sơ sinh [13]. Nhu cầu/kg/24 giờ Đủ tháng Đẻ non Năng lượng (kcal) 100 - 140 110 – 160 Protein (g) 1,8 - 3,6 2,9 – 4 Đường (g) 3,5 - 9 4 – 9 Lipid (g) 3,6 - 13 8 – 22 Dịch (ml) 150 - 180 130 – 200 1.2.2 Nhu cầu dịch Bao gồm: dịch truyền trong catheter và dây truyền, dịch pha thuốc tiêm và các sản phẩm máu.
  • 13. 2 0 4 Bảng 1.2. Nhu cầu dịch trong những ngày đầu tiên của trẻ [13]. Ngày tuổi Đủ tháng ml/kg Đẻ non ml/kg 1 60 60 70 70 2 80 80 90 90 3 90 100 100 110 4 110 110 110 120 5 – 7 130 110 133 130 2 tuần 130 – 160 130 - 160 140 - 170 150 – 180 - Nhu cầu dịch tăng trong các trường hợp sau [13], [15]: + Chiếu đèn (+20%), nằm lồng ấp (+10%) + Đái nhiều + Giảm nhiều hơn 5% trọng lượng cơ thể/24 giờ trong hai ngày đầu và hơn 15%/24 giờ trong những ngày tiếp theo. - Giảm 50 - 60ml/kg/24 giờ trong các trường hợp: ngạt chu sinh, suy tim, suy thận, còn ống thông động mạch . 1.2.3. Nhu cầu protid Ở trẻ sơ sinh, các acid amin thiết yếu cho nhu cầu tăng trưởng nhiều hơn người trưởng thành. Việc cung cấp acid amin khoảng 1gam/kg/ngày đảm bảo giữ cân bằng protein, cung cấp 3gam/kg/ngày sẽ làm tăng protein [25], [65]. Hàm lượng acid amin nên bắt đầu từ 1,5 - 2,5gam/kg/ngày [15], tăng 1gam/kg/ngày đến khi đạt đến liều 3 - 4gam/kg/ngày [30], [63], [66]. Hàm lượng acid amin đạt yêu cầu với trẻ đẻ non là 3,5 - 4gam/kg/ngày [44], [45], [48]. Hàm lượng acid amin đủ yêu cầu với trẻ đủ tháng là 3gam/kg/ngày [29], [32], [47].
  • 14. 2 0 5 1.2.4. Nhu cầu glucose Yêu cầu cơ bản là 4 - 8mg/kg/phút [48], ở trẻ non tháng có thể từ 10 - 12mg/kg/phút, tăng dần 1 - 2mg/kg/phút đến 12mg/kg/phút (18g/kg/ngày). Tốc độ truyền glucose nên thấp hơn 18gam/kg/ngày với trẻ sơ sinh, với trẻ sơ sinh thiếu tháng nên thấp hơn 10gam/kg/ngày [15], [30]. 1.2.5. Nhu cầu lipid Liều lipid tối đa được xác định bởi khả năng chuyển hóa nhũ tương của trẻ sơ sinh [57]. Liều khởi đầu nên là 0,5 - 1gam/kg/ngày để ngăn ngừa thiếu hụt acid béo cần thiết ở trẻ sơ sinh non tháng [45], [70], sau đó tăng dần từng đợt 0,5 - 1gam/kg/ngày cho đến khi đạt liều 3gam/kg/ngày. Ở trẻ sơ sinh liều chất béo tối đa chỉ là 3 - 3,5gam/kg/ngày [51], [28], [36]. Ở trẻ non tháng có thể dùng liều 3,5 - 4gam/kg/ngày [28], [30]. Tốc độ truyền khoảng 3gam/kg/ngày được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ [69]. 1.2.6. Nhu cầu vitamin, điện giải và yếu tố vi lượng [13], [43] Nếu bệnh nhân được nuôi ăn tĩnh mạch trên 2 tuần cần bổ sung các yếu tố vi lượng và vitamin qua đường tĩnh mạch. Điện giải trong dịch truyền thay đổi theo từng trường hợp, tốt nhất là dựa theo kết quả điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp: NaCl 2 - 4mmol/kg/24 giờ; KCl 1 - 3mmol/kg/24 giờ; Calci gluconat 1 - 3mmol/kg/24 giờ. Vitamin tan trong dầu (vitintra): 1ml/kg/24 giờ pha trong dung dịch lipid; vitamin tan trong nước (soluvit): 1ml/kg/24 giờ pha trong dịch truyền. Vi lượng (inzolen): 0,5 - 1ml/kg/ngày. 1.3. Khái niệm nuôi dưỡng tĩnh mạch Nuôi dưỡng tĩnh mạch hay dinh dưỡng ngoài ruột (PN - Parenteral nutrition) là đưa các chất dinh dưỡng bao gồm protein, carbonhydrat, lipid,
  • 15. 2 0 6 chất điện giải, vitamin và các yếu tố vi lượng qua đường tĩnh mạch để nuôi dưỡng cơ thể [20], [48], [36]. Nuôi ăn tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu đặc biệt do những đặc điểm riêng biệt về chuyển hóa ở lứa tuổi này, nhất là ở trẻ non tháng [7]. 1.3.1. Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (NDTM một phần) Nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể khi trẻ ăn bằng đường miệng khó [14]. * Chỉ định: - Trẻ có cân nặng <1500gam [54]. - Trẻ  1500gam nhưng không thể ăn qua đường tiêu hóa đủ 130ml/kg/ngày sau 3 ngày [13]. - Sơ sinh đủ tháng không nhận đủ lượng dịch cần thiết trong 3 ngày đầu [59] - Dinh dưỡng qua đường miệng hoặc dinh dưỡng qua ống thông không đủ nhu cầu, đặc biệt trong suy dinh dưỡng nặng hay stress chuyển hóa nặng [3], [7]. 1.3.2. Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là đưa các chất dinh dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch đảm bảo được toàn bộ việc nuôi cơ thể [13]. * Chỉ định: - Đẻ non tháng mà không nuôi dưỡng được bằng đường tiêu hóa [13]. - Trẻ đủ tháng không nuôi được bằng đường tiêu hóa [3], [56]: + Dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (hở thành bụng, thoát vị rốn, teo thực quản, teo ruột non, tắc ruột phân su, thoát vị hoành, hội chứng ruột ngắn…)  Suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng. + Đường tiêu hóa đang bị tổn thương nặng (xuất huyết tiêu hóa nặng, viêm ruột hoại tử…) + Rối loạn tiêu hóa nặng (bất dung nạp tiêu hóa nặng, nôn nhiều, bụng trướng nhiều, tiêu chảy kéo dài…).
  • 16. 2 0 7 + Bệnh lý cần phẫu thuật ngay. + Bệnh lý toàn thân nặng. + Liệt ruột. + Không có ống thông nuôi ăn 1.3.3. Các bước thực hiện nuôi dưỡng tĩnh mạch [7], [11] (1) Dịch truyền tĩnh mạch (ml) = nhu cầu dịch (ml) - dịch pha thuốc (ml) - dịch dinh dưỡng tiêu hóa (ml) + dịch cơ thể mất khác (ml). (2) Đường truyền tĩnh mạch 1: Nhu cầu lipid + multivitamin. (3) Đường truyền tĩnh mạch 2: nhu cầu protid, nhu cầu điện giải, khoáng chất, vi chất và nhu cầu đường. (4) Xác định năng lượng đạt được. 1.3.4. Thành phần dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch Các thành phần chính trong dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch bao gồm: acid amin, glucose, lipid, chất điện giải, vitamin, yếu tố vi lượng, nước. Trong đó hợp phần cung cấp năng lượng là: acid amin, glucose, lipid; hợp phần không cung cấp năng lượng là các chất còn lại: nước, chất điện giải, vitamin và yếu tố vi lượng [72], [70]. * Protein - Protein là một phần quan trọng trong chế độ nuôi dưỡng, chúng là những chất đại phân tử được tạo ra từ 20 acid amin. Trong nuôi dưỡng tĩnh mạch, protein được truyền dưới dạng dung dịch có vai trò quan trọng trong việc cung cấp acid amin để xây dựng cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng khi cần thiết. Acid amin bao gồm hai nhóm: thiết yếu và không thiết yếu. Một gam protid cung cấp 4 kcalo [1], [37], [64]. - Acid amin cần thiết cho trẻ em: Một số các acid amin trở thành acid amin thiết yếu trong những điều kiện cụ thể, như: histidin trở thành acid amin thiết yếu cho quá trình tăng trưởng ở trẻ em; ở trẻ sơ sinh, tyrosine và cystein
  • 17. 2 0 8 trở thành acid amin thiết yếu trong giai đoạn nhiễm trùng, stress, suy dinh dưỡng; glutamin được xem là acid amin bán thiết yếu...[37] * Glucose Hỗ trợ nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh bằng dung dịch glucose truyền tĩnh mạch là một phần quan trọng trong quá trình ổn định. Glucose là một trong những nhiên liệu hàng đầu của cơ thể [5], [20]. Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu cho não trẻ sơ sinh và quan trọng đối với trẻ sơ sinh non tháng [57]. Glucose có nhiều chức năng trong cơ thể như: tham gia tạo hình cơ thể, bảo vệ cơ thể, nguồn năng lượng chính trong cơ thể. Một gam glucose cung cấp khoảng 4kcal năng lượng [7], [44]. Nhu cầu năng lượng từ glucose nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng không protein. Khi sử dụng nhiều glucose là tăng cơ thể tăng sản xuất CO2 do quá trình oxy hóa glucose; không dung nạp được glucid và tăng đường máu [20]. Nồng độ đường truyền TM ngoại biên <12,5%, truyền TM trung tâm có thể đến 25% [1]. * Lipid Lipid có vai trò sinh lý quan trọng [74], là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh vì chúng cung cấp một nguồn năng lượng có độ thẩm thấu thấp và hàm lượng năng lượng cao trong một đơn vị thể tích [57]. Lipid cung cấp một số acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ, võng mạc, hòa tan một số vitamin [24], [59]. Một gam lipid cung cấp 9kcal [7], [69]. Thiếu lipid có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu protein [57]. Từ khi sử dụng nhũ tương lipid tĩnh mạch đã giảm thiểu sự phụ thuộc dextrose như một nguồn năng lượng chất đạm không protein và ngăn ngừa sự thiếu hụt các acid béo cần thiết [53]. Hiện nay nhũ tương lipid 20% được ưu tiên hơn nhũ tương lipid 10% vì hàm lượng phospholipid/triglyceride phù hợp với trẻ sơ sinh [23], [64]. Lipid là dung dịch đẳng trương, an toàn khi truyền TM ngoại biên. Tránh pha chung
  • 18. 2 0 9 với dung dịch khác vì dễ gây hiện tượng nhũ tương hóa gây thuyên tắc mỡ. Tốt nhất nên truyền một đường riêng hoặc sử dụng chung đường TM với chia ba, lipid phải ở gần TM nhất nhằm hạn chế thời gian tiếp xúc với các dung dịch khác [1], [7]. * Các chất điện giải [13] Các chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của áp suất thẩm thấu: K+ , Mg2 + , phosphate là thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào, các ion Na+ , Cl- , HCO3 - là hợp phần không thể thiếu được của huyết tương. Các chất điện giải trong tế bào như: kali, phosphate, magne… đặc biệt quan trọng vì nó thường liên kết với nitơ trong các mô của tế bào hoặc giúp cho sự vận chuyển glucose qua màng. * Các yếu tố vi lượng [11] Có 7 nguyên tố vi lượng cần thiết cho đời sống hàng ngày là: Zn, Cu, Fe, Cr, Mn, Iod, Se. Các yếu tố vi lượng tuy có hàm lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò tối cần thiết cho cả người khỏe mạnh và người bệnh. Các dưỡng chất vi lượng có nhiều vai trò: Giúp hằng định nội môi; Chức năng điều khiển; Hoạt động chống oxy hóa; Thành phần cấu trúc: một số nguyên tố tham gia vai trò cấu trúc của protein để duy trì hình dạng nếp gấp cần thiết của phần tử protein. * Vitamin [7], [13] Trong nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài việc bổ sung vitamin là bắt buộc. Có hai nhóm vitamin cần thiết trong cơ thể: vitamin tan trong dầu: A, D, E, K và vitamin tan trong nước: B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, acid folic, biotin. Vai trò của vitamin: Tham gia vào cấu tạo enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa của cơ thể: vitamin B1 là coenzym của enzym chuyển hóa glucid, B6 là coenzym của enzyme chuyển hóa axit amin; Làm tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào thần kinh qua đó tham gia bảo vệ cơ thể: vitamin có
  • 19. 2 0 10 vai trò tác động qua lại với các hormon: vitamin C với hormon thượng thận, vitamin A với tuyến giáp, vitamin nhóm B với hormon sinh dục. * Nước Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể để duy trì sự sống, cũng là thành phần quan trọng trong dịch nuôi dưỡng. Tổng lượng nước chiếm khoảng 60% thể trọng cơ thể của một người bình thường trưởng thành (ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tỷ lệ cao hơn khoảng 75 - 80%) [17]. 1.3.5. Đường nuôi dưỡng tĩnh mạch Có hai đường nuôi dưỡng tĩnh mạch: nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi và nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm. * Nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi [1] Chỉ định: nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian ngắn thường <14 ngày, nuôi bổ sung cho đến khi có thể nuôi qua đường tiêu hóa đạt đủ nhu cầu, không cần hạn chế dịch; có chống chỉ định hay không thể đặt được catheter tĩnh mạch trung tâm; nhiễm trùng catheter hay nhiễm trùng huyết: cần tránh đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trong vài ngày vì nguy cơ nhiễm trùng tại catheter thứ phát. * Nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm [1], [7] Chỉ định: nuôi dưỡng tĩnh mạch trong kéo dài (thường quá 14 ngày); Bệnh tim, gan cần hạn chế lượng nước nhập; Không thể lấy đường truyền ngoại biên; Nuôi ăn tĩnh mạch với dịch truyền có áp lực thẩm thấu cao (> 900 mosm/l). 1.3.6. Biến chứng nuôi dưỡng tĩnh mạch [11] * Liên quan dưỡng chất: Có thể tránh được hầu hết các biến chứng này bằng cách cung cấp và theo dõi hợp lý các dưỡng chất. Ứ mật do dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài có thể phòng ngừa bằng nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu. Tăng đường huyết: Thường gặp trong dinh dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sinh non - nhẹ cân. Tăng đường huyết gây tăng áp lực thẩm thấu máu, lợi tiểu
  • 20. 2 0 11 thẩm thấu, mất nước, xuất huyết não và tăng tỉ lệ tử vong trẻ non tháng. Tăng đường huyết được xác định khi mức đường huyết >150mg/dl. Xử trí bằng cách giảm tốc độ đường mỗi 2mg/kg/phút mỗi 4 giờ. Dùng insulin khởi đầu liều 0,01 IU/kg/giờ nếu glucose máu > 180mg/dl, theo dõi đường huyết mỗi giờ và có thể tăng dần insulin tới 0,1 IU/kg/giờ để đạt được hiệu quả. Phòng ngừa tăng đường huyết ở trẻ non tháng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần bằng cách cho protid sớm và dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm. - Tăng triglyceride máu - Ứ mật liên quan dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài khi bilirubin trực tiếp >2mg/dl, thường xảy ra sau trên 2 tuần dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần. Cơ chế: chưa rõ, có thể liên quan các axit amin. Chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây ứ mật khác. Phòng ngừa: ngưng dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần sớm. Điều trị hỗ trợ bằng cách dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm, che ánh sáng dung dịch nuôi ăn, giảm axit amin và cho từng đợt. - Bệnh xương do chuyển hóa (osteopenia): liên quan chế độ dinh dưỡng Ca, P thấp, nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, dung lợi tiểu kéo dài, dùng steroid kéo dài. Thường biểu hiện rõ rệt sau 6 tuần sau sinh. Xử trí: dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu sớm, dinh dưỡng tiêu hóa đầy đủ sớm với sữa mẹ tăng cường hay sữa công thức cho trẻ non tháng giàu Ca, P, cung cấp đầy đủ vitamin D với liều 800 IU/ ngày. - Thiếu vi chất: kẽm và selen được khuyến nghị cho từng ngày đầu trong dinh dưỡng tĩnh mạch, các vi chất khác được xem xét cho sau 2 tuần. Lâm sàng và hậu quả tùy thuộc vào loại vi chất thiếu hụt. * Liên quan catheter tĩnh mạch trung tâm: nhiễm khuẩn catheter, nghẽn, thoát mạch, huyết khối, thuyên tắc phổi… [31], [33]. Theo tác giả Bùi Thị Thanh Hương (2014) nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch tại khoa Hồi sức Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung
  • 21. 2 0 12 Ương (n = 70), cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch trung tâm là 20% [4]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2013) tỷ lệ biến chứng trong nuôi dưỡng tĩnh mạch là 7,7% (biến chứng nhiễm trùng 1,55%, biến chứng cơ học chiếm 2,88%, biến chứng chuyển hóa chiếm 3,88%) [17]. Theo tác giả V. Hoang và cộng sự (2008) thực hiện một nghiên cứu trong 48 tháng số trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là 396, tỷ lệ nhiễm trùng liên quan đến catheter là 20.9% [68]. 1.3.7. Theo dõi - Lâm sàng: cân trẻ hàng ngày, kiểm tra dấu hiệu phù, lượng nước tiểu và phân… - Cận lâm sàng: điện giải đồ, glucose máu, protid máu, triglyceride, calci 1 ngày/lần; albumin, khí máu, tỷ trọng nước tiểu 3 ngày/lần; ure, creatinin, transaminase, bilirubin 1 tuần/lần... [1], [13]. 1.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch - Tuổi thai và cân nặng lúc sinh: theo nghiên cứu của Nguyễn Đặng Bảo Minh và cộng sự (2016), 100% trẻ nhẹ cân so với tuổi thai lúc sinh nhẹ cân so với tuổi thai lúc xuất khoa và mức tăng cân trung bình ở trẻ sơ sinh non đạt 11,71 ± 6,15gam/kg/ngày, tỷ lệ tử vong cao ở trẻ có tuổi thai lúc sinh <35 tuần chiếm 92,87% [2] - Thời gian nuôi dưỡng, tình trạng bệnh, thành phần các chất dinh dưỡng, mức năng lượng cung cấp,…cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 1.5. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch của một số tác giả 1.5.1. Trên thế giới Năm 1975, M. Deitel và cộng sự cung cấp lipid tĩnh mạch ngoại vi cho 23 bệnh nhân trung bình trong vòng 16,5 ngày. Một bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim sau phẫu thuật. Còn lại các bệnh nhân đều tăng cân và ổn định [52]. Tác giả C. Eleuteri và cộng sự (năm 1975) nuôi dưỡng tĩnh mạch
  • 22. 2 0 13 bằng axit amin tinh và glucose cho 9 trẻ sơ sinh bệnh nặng, năng lượng trung bình được cung cấp là 120 calo/kg/24 giờ, có 6/9 bệnh nhân hồi phục sau khi nhận nuôi dưỡng, tăng cân sau khi điều trị và được xuất viện trong tình trạng tốt, tác giả chỉ ra rằng việc nuôi dưỡng ngoài ruột mặc dù có nhiều nguy cơ, nhưng có tác dụng tích cực khi không thể ăn bằng miệng [27]. Cũng năm 1975 tác giả P. Puri và cộng sự nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi trẻ từ sơ sinh (n = 15) cho thấy tất cả bệnh nhân đều tăng cân và không gặp biến chứng [58]. Tác giả M. Ziengler (năm 1975) thực hiện nghiên cứu đánh giá dịch vụ hỗ trợ dinh dưỡng tại một Bệnh viện Nhi ở Philadelphia trong vòng 13 tháng từ năm 1977 đến năm 1979 (n=585), trong đó 385 bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch ngoại vi, 200 bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch trung tâm. Kết quả sự tăng cân đạt được 63% bệnh nhân được truyền tĩnh mạch ngoại vi, 82.5% ở bệnh nhân được truyền tĩnh mạch trung tâm [53]. Tác giả HC. Meng và cộng sự (năm 1977) NTTM trẻ sơ sinh non tháng bị bệnh thời gian nuôi dưỡng trung bình 13,2 ngày, cho thấy cung cấp nitơ dưới dạng tinh thể axit amin (AA) và 100 kcal glucose đạt được sự tăng cân [38]. Tại Mỹ JW. Benner và cộng sự (năm 1979) nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn cho trẻ em (n = 45), trong đó có 29 trẻ tăng cân đạt 18gam/ngày, năng lượng trung bình được cung cấp là 98,8 calo/kg/ngày [46]. Cũng năm 1979 tác giả G. Henze đánh giá nuôi dưỡng bổ sung cho 15 trẻ bệnh bằng sữa mẹ và glucose cho thấy các thông số lâm sàng và sinh hóa không có dụng bất lợi nào [35]. Năm 1983, MD. Reed và CS nuôi dưỡng tĩnh mạch 9 trẻ cấy ghép tủy xương do khối u ác tính, thời gian nuôi dưỡng trung bình 29 ngày, năng lượng cung cấp trung bình là 55,9 ±18,1kcal/kg/ngày [55]. Năm 1987, A. Wilson và cộng sự đánh giá 20 bệnh nhân sau phẫu thuật bệnh nặng được nuôi ăn bằng TM ngoại vi, chỉ ra rằng việc nuôi dưỡng hoàn toàn bằng TM ngoại vi mang lại hiệu quả điều trị [21].
  • 23. 2 0 14 Năm 2010, R. Heimler và CS thực hiện nghiên cứu so sánh việc bổ sung AA cho trẻ sơ sinh non tháng cho thấy nhóm trẻ được cung cấp AA sớm (từ ngày đầu tiên sau đẻ) đạt được cân bằng nitơ dương tính, nồng độ ure huyết tăng lên đáng kể, nhóm bổ sung AA muộn hơn (vào ngày thứ 4) cân bằng nitơ âm tính [60]. Năm 2015, tác giả Zoe Lansdowne nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh non tháng bằng acid amin trong 14 ngày đầu sau đẻ (n = 20), tăng cân trung bình đạt 2,97g/kg/ngày, với mức tăng cân tối đa là 13,82g/kg/ngày, nhận được tối đa 3,6g/kg/ngày protein. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc bổ sung AA sớm có tác dụng thúc đẩy sự tăng cân cho trẻ trong 14 ngày đầu của cuộc sống [50]. Tác giả HE. Moyse và cộng sự thực hiện một nghiên cứu phân tích cho thấy việc nuôi dưỡng tĩnh mạch sớm rút ngắn thời gian lấy lại cân nặng sau sinh và góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh [39]. 1.5.2. Tại Việt Nam Năm 2013, Vũ Thị Thanh và cộng sự điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân (người lớn) ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Bạch Mai, phối hợp nuôi dưỡng TM và đường tiêu hóa trong hai tuần. Kết quả cho thấy sang tuần thứ hai cả hai bệnh nhân đều đạt nhu cầu năng lượng, glucid, lipid, protein theo khuyến nghị và cải thiện triệu chứng lâm sàng [19]. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương (n = 129), tỷ lệ tăng cân là 72,1%, năng lượng nhận được trung bình 112,85kcalo/ngày, tỷ lệ chuyển sang ăn bằng đường tiêu hóa là 90,7%, kết quả điều trị tốt lên đạt 79,1% [17]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung và cộng sự nuôi dưỡng tĩnh mạch trẻ sơ sinh non tháng (n = 179) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ nuôi dưỡng toàn phần chiếm 13,9%, tỷ lệ tăng cân và ra viện là 64,8%, tử vong và xin về (31,28%), nặng lên và chuyển viện (3,92%) [6]. Cũng năm 2013 tác giả Mai Xuân Hiên và cộng sự đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch kết hợp tiêu hóa đối với
  • 24. 2 0 15 bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày tại Bệnh viện 103, cho thấy nuôi dưỡng sớm đường TM kết hợp với tiêu hóa có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày, nồng độ protein toàn phần và albumin máu tăng sau 7 ngày nuôi dưỡng, và không gặp biến chứng nhiễm khuẩn catheter và viêm tắc tĩnh mạch [9]. Theo tác giả Bùi Thị Tho (2014) nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng và kết quả nuôi dưỡng nhân tạo tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương số trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch là 29 bệnh nhân, tỷ lệ sống là 13/29 bệnh nhân, các thành phần cung cấp năng lượng đều thấp hơn so với nhu cầu khuyến cáo [16]. Nguyễn Thu Minh và cộng sự (2014), khảo sát thực trạng nuôi dưỡng nhân tạo (chủ yếu là phối hợp nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa với NDTM) trên bệnh nhân viêm tụy cấp tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy liệu pháp nuôi dưỡng nhân tạo chưa cung cấp đủ năng lượng theo khuyến cáo, năng lượng chủ yếu cung cấp từ nguồn glucid, năng lượng cung cấp từ protid và lipid còn thấp so với khuyến cáo, chưa cải hiện rõ các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng [12]. Theo tác giả Trần Thị Thùy Linh (2016), nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng viêm ruột hoại tử tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cho thấy tỷ lệ tăng cân 60%, năng lượng trung bình 64,9±15,38kcal/kg/ngày, các chỉ số lâm sàng được cải thiện tốt hơn, 30/50 bệnh nhân tiến triển tốt và ra viện trong tình trạng ổn định[8].
  • 25. 2 0 16 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng: Trẻ sơ sinh được chỉ định nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. - Tiêu chuẩn lựa chọn: tất cả trẻ sơ sinh có bệnh án nội trú được chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian nghiên cứu đủ các tiêu chuẩn sau: + Cân nặng ≥ 1000gam. + Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, bệnh án có đầy đủ các thông tin về cân nặng và tình trạng bệnh lý, có chẩn đoán rõ ràng. + Các bệnh nhân chỉ chọn vào nghiên cứu 1 lần. + Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Bệnh nhân không theo dõi được, bệnh nhân bỏ điều trị giữa chừng. + Trẻ có cân nặng <1000gam. + Bệnh án không đầy đủ, chẩn đoán bệnh không rõ ràng. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 2.2.2. Mẫu nghiên cứu * Cỡ mẫu: cỡ mẫu dự kiến, áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: p.q n = Z2 1- α/2 d2 Trong đó: n: là cỡ mẫu tối thiểu cần có p: là tỷ lệ thành công trong một nghiên cứu trước (lấy trong
  • 26. 2 0 17 nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2013) tỷ lệ tăng cân sau NDTM là 72,1%) vậy: p = 0,72 → q = 0,28. d: độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,07) α: mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05) Z 1- α/2: hệ số giới hạn tin cậy (ứng với α = 0,05 → Z 1- α/2 = 1,96) 1,962 .0,72.0,28 n = = 158 0,072 Trong thời gian nghiên cứu có 172 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn nghiên cứu. * Cách chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện không xác suất có mục đích theo mục tiêu nghiên cứu. 2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu - Tuổi khi vào viện: là tuổi tính theo ngày sinh từ lúc đẻ đến lúc vào viện . - Tuổi thai: sơ sinh đủ tháng, non tháng. - Cân nặng: Từ 2500gam trở lên là bình thường, từ 1500gam đến dưới 2500gam là nhẹ cân; từ 1000gam đến dưới 1500gam là rất nhẹ cân [13]. - Giới tính: nam, nữ - Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch. Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn khác) [1], [7], [13]. - Các triệu chứng lâm sàng chính: + Tinh thần + Dấu hiệu mất nước + Thân nhiệt
  • 27. 2 0 18 + Hô hấp + Nhịp tim + Tiêu hóa - Các đặc điểm cận lâm sàng chính: + Công thức máu + Sinh hóa máu + Điện giải đồ + SpO2 . + Xquang ngực thẳng - Các chế phẩm nuôi dưỡng: bao gồm các chế phẩm của protid (các axit amin thiết yếu và không thiết yếu), glucid, lipid, vitamin, các yếu tố vi lượng và chất điện giải: Na+ , K+ , Ca+ … - Cách nuôi dưỡng: có hai cách nuôi dưỡng tĩnh mạch là nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung. - Đường truyền dịch: + Đường tĩnh mạch ngoại vi + Đường tĩnh mạch trung tâm - Lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị ml/ngày. - Thời điểm nuôi ăn qua đường tiêu hóa, đơn vị tính ngày. - Thời gian dùng dịch nuôi dưỡng (ngày). - Thời gian nằm viện (ngày). 2.2.3.2. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh - Năng lượng trung bình chung được cung cấp: là năng lượng trung bình bệnh nhân nhận được trong quá trình nuôi dưỡng, tính từ tổng năng lượng các thành phần dinh dưỡng (glucose, protid, lipid) cung cấp so với nhu cầu cần thiết theo từng đối tượng non tháng và đủ tháng.
  • 28. 2 0 19 - Kết quả dùng dịch (đánh giá sau khi ngừng nuôi dưỡng tĩnh mạch): dựa vào kết quả tăng cân của bệnh nhân và sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm sau nuôi dưỡng tĩnh mạch so với trước khi nuôi dưỡng tĩnh mạch. + Tăng cân: Dựa vào sự tăng cân nặng của bệnh nhân sau khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng. Tiêu chuẩn tăng cân trung bình ở trẻ sơ sinh là 10 - 15gam/kg/ngày [11], [17]. + Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, xét nghiệm: chuyển từ nuôi ăn tĩnh mạch sang ăn qua đường tiêu hóa, sự chuyển biến của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng so với lúc trẻ vào viện. - Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong. 2.2.4. Định nghĩa các biến số, chỉ số nghiên cứu - Tuổi khi vào viện: tính theo ngày từ lúc sinh, đơn vị tính nếu dưới 24 giờ thì tính theo giờ, trên 24 giờ thì tính theo ngày. - Tuổi thai: Tuổi tính từ lúc noãn được thụ tinh đến lúc đẻ, tính theo kỳ kinh cuối của bà mẹ, nếu bà mẹ không nhớ kỳ kinh thì dựa vào bảng đánh giá tuổi thai theo Finstom (phụ lục 2), chia làm nhóm sơ sinh non tháng và sơ sinh đủ tháng. - Cân nặng: Trọng lượng của bệnh nhân trước và sau nuôi dưỡng, đã trừ trọng lượng của tã, bỉm. đơn vị tính bằng gam. - Giới tính: xác định giới của trẻ khi đẻ là nam hay nữ - Chỉ định nuôi dưỡng: Theo các chỉ định của nuôi dưỡng tĩnh mạch. Bao gồm các bệnh lý bệnh nhân mắc dựa vào chẩn đoán vào viện (trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần, viêm ruột, viêm phổi và các bệnh khác như: suy dinh dưỡng bào thai, vàng da, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật và các bệnh nhiễm khuẩn khác) [1], [7], [13]:
  • 29. 2 0 20 + Sơ sinh non tháng đơn thuần: là trẻ có tuổi thai dưới 37 tuần, có khả năng sống được và không mắc các bệnh khác kèm theo [15]. + Viêm ruột: trẻ được xác định viêm ruột dực theo các tiêu chuẩn chẩn đoán (rối loạn thân nhiệt, giảm tưới máu, ăn không tiêu, bụng chướng, tăng ứ đọng dịch dạ dày, dịch dạ dày bẩn, phân có máu. Xét nghiệm bạch cầu tăng, tiểu cầu giảm, có thể rối loạn điện giải đồ. Chụp xquang ổ bụng có hình ảnh dày thành ruột, giãn các quai ruột). + Viêm phổi: trẻ được xác định viêm phổi dựa vào lâm sàng (hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khò khè, thở nhanh, khó thở, nghe phổi có ran ẩm), kết quả chụp Xquang ngực thẳng có hình ảnh viêm phổi, tìm thấy nguyên nhân gây bệnh trong dịch mũi, dịch tỵ hầu, đờm. - Các triệu chứng lâm sàng chính: + Tinh thần: tỉnh, li bì. + Dấu hiệu mất nước: da khô, niêm mạc khô, mắt trũng, casper (+), chồng khớp sọ. + Thân nhiệt: sốt (≥37,50 C), hạ thân nhiệt (<36,50 C). + Hô hấp: thở nhanh ≥60 lần/1phút, thở chậm <30 lần/1 phút, có rút lõm lồng ngực rõ, phổi có ran (ẩm, nổ, rít, ngáy). + Nhịp tim: nhanh >160 chu kỳ/phút, nhịp chậm, rời rạc. + Tiêu hóa: ăn không tiêu, dịch dạ dày bẩn, bụng chướng. - Các đặc điểm cận lâm sàng chính: + Công thức máu: số lượng bạch cầu >30.000/mm3 là tăng, <4000/mm3 là giảm, tiểu cầu <100.000/mm3 là giảm, hemoglobin <135g/l là giảm. + Sinh hóa máu: glucose >11mmol/l là tăng, glucose <3mmol/l là giảm, protein toàn phần ≤50g/l là giảm, calci ion <0,75mmol/l là giảm. + Điện giải đồ: natri >150mmol/l là tăng, natri <130mmol/l là giảm, kali <3,5 mmol/l là giảm, kali >5,5mmol/l là tăng.
  • 30. 2 0 21 + SpO2 <85% là giảm (ở trẻ non tháng), SpO2 <90% là giảm (ở trẻ đủ tháng). + Xquang ngực thẳng: hình ảnh tổn thương tại phổi (phổi mờ, có hình ảnh viêm, ứ khí). - Các chế phẩm nuôi dưỡng: Các loại dưỡng chất được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm các loại biệt dược của các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất. - Cách nuôi dưỡng: phương thức nuôi dưỡng được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung (là hình thức nuôi dưỡng vừa cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêm kết hợp với đường tiêu hóa), nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (các chất dinh dưỡng được cung cấp hoàn toàn qua đường tĩnh mạch). - Đường truyền dịch: Đường truy cập vào tĩnh mạch bệnh nhân để cung cấp dịch nuôi dưỡng bao gồm tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch trung tâm + Đường tĩnh mạch ngoại vi: chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dùng được ven trung tâm, không cần hạn chế dịch, dùng trong thời gian ngắn thường <14 ngày, nhiễm trùng catheter hay nhiễm trùng huyết, áp lực thẩm thấu <900mOsm. + Đường tĩnh mạch trung tâm: chỉ định bệnh nhân cần hạn chế dịch, không lấy được đường truyền ngoại biên, dùng khi bệnh nhân phải nuôi dưỡng tĩnh mạch trong khoảng thời gian dài >14 ngày hoặc áp lực thẩm thấu >900mOsm. - Thời gian dùng dịch: Thời gian bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch, tính từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, tính theo ngày. - Thời điểm bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa: Thời điểm khởi đầu cho trẻ ăn qua đường tiêu hóa bao (nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu), tính theo ngày.
  • 31. 2 0 22 - Lượng sữa: Lượng sữa được nuôi ăn qua đường tiêu hóa, tính theo ml/24 giờ. - Phương pháp điều trị kết hợp: Các phương pháp điều trị được chỉ định trên bệnh nhân bao gồm: nằm giường sưởi, thở máy, chiếu đèn… - Thời gian nằm viện: Thời gian bệnh nhân nằm điều trị tại khoa, tính từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc xuất viện, tính theo ngày. - Năng lượng trung bình: lượng calo trung bình được cung cấp so với nhu cầu khuyến cáo, đơn vị tính kcal/kg/ngày. - Kết quả nuôi dưỡng: + Sự thay đổi cân nặng: kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng cân nặng của bệnh nhân tăng, không tăng hay giảm cân so với lúc dùng dịch. + Thay đổi các triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng so với lúc vào viện diễn biến như thế nào. + Thay đổi cận lâm sàng của bệnh nhân sau khi được NDTM: đặc điểm cận lâm sàng sau nuôi dưỡng so với trước nuôi dưỡng. - Kết quả điều trị (đánh giá khi bệnh nhân ra viện): thông qua sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tốt lên và ra viện trong tình trạng ổn định hay diễn biến nặng hơn hoặc tử vong. + Trẻ ổn định: là khi trẻ bú mẹ được, không còn dấu hiệu bệnh lý cả về lâm sàng và cận lâm sàng, các chỉ số sinh tồn trở về trong giới hạn bình thường. + Nặng hơn: biểu hiện với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng diễn biến theo chiều hướng xấu đi hoặc sau khi được hội chẩn thay phác đồ điều trị mà không cải thiện triệu chứng bệnh lý, các chỉ số sinh tồn không ổn định, phải hỗ trợ hô hấp, tim mạch. 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu - Theo dõi, ghi nhận số liệu từ lúc trẻ nhập khoa đến khi xuất khoa.
  • 32. 2 0 23 - Các chỉ tiêu chung: học viên phỏng vấn trực tiếp người nhà bệnh nhân hoặc tham khảo hồ sơ bệnh án theo mẫu thu thập thông tin. - Các chỉ số lâm sàng: thăm khám, đánh giá, theo dõi bởi học viên và các bác sỹ chuyên khoa Nhi theo mẫu thống nhất. - Cách cân trẻ: tiến hành cân vào cùng một thời điểm nhất định (cân vào lúc 7 - 8 giờ sáng) hàng ngày trước khi cho trẻ ăn và dùng dịch. Cân trẻ lần đầu khi bắt đầu NDTM, sau đó cân hàng ngày trong những ngày tiếp theo và cân trẻ lần cuối vào thời điểm sau khi ngừng dùng dịch một ngày. Khi cân trẻ cởi bỏ tã, bỉm (lót miếng khăn lót mỏng đã trừ trọng lượng). - Các chỉ số cận lâm sàng: đo SpO2 tại khoa Nhi Sơ sinh - Cấp cứu, xét nghiệm sinh hoá, điện giải đồ, huyết học tại khoa Xét nghiệm, chụp Xquang ngực thẳng tại khoa Xquang Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.2.6. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu: - Mẫu bệnh án nghiên cứu, hồ sơ bệnh án của khoa. - Cân CECA của Nhật Bản tính đến 10 gam, máy đo SpO2 của khoa Nhi Sơ sinh - Cấp cứu , máy đếm Laser, máy sinh hóa của khoa Xét nghiệm, máy chụp Xquang của khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Bảng đánh giá tuổi thai sơ sinh non tháng theo Finstom (1977), bảng tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA, xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 16.0 2.4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua và đồng ý trước khi thực hiện.
  • 33. 2 0 24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 08 năm 2016 đến hết tháng 09 năm 2017 có 172 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. 3.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được NDTM Bảng 3.1. Cân nặng và tuổi thai khi vào viện Số lượng Tỷ lệ (%) Cân nặng 1000 đến dưới 1500 gam 16 9,3 1500 đến dưới 2500 gam 89 51,7 ≥ 2500 gam 67 39,0 Tổng 172 100,0 Tuổi thai Non tháng 101 58,7 Đủ tháng 71 41,3 Tổng 172 100,0 Nhận xét: - Trẻ có cân nặng từ 1500 gam đến dưới 2500 gam chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 51,7% sau đó là những trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên (39,0%), trẻ có cân nặng từ 1000gam đến dưới 1500gam chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). - Tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh mạch gặp ở trẻ non tháng chiếm 58,7%, nhiều hơn trẻ đủ tháng.
  • 34. 2 0 25 Biểu đồ 3.1. Chỉ định nuôi dưỡng Nhận xét: Những trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần được chỉ định nuôi dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,2%), sau đó là các bệnh khác như (vàng da, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật)…(39,5%), viêm phổi 7,6%, viêm ruột chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,7%). Bảng 3.2. Các triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng Đặc điểm lâm sàng Số lượng Tỉ lệ % Toàn thân Li bì 6 3,5 Sốt (> 37,50 C) 4 2,3 Hô hấp Thở ≥ 60 lần/1phút 129 75,0 Thở < 30 lần/1phút 5 2,9 RLLN 129 75,0 Ran ở phổi 4 2,3 Nhịp tim Nhanh 1 0,6 Tiêu hóa Dịch dạ dày bẩn 4 2,3 Bụng chướng 3 1,7 Dấu hiệu mất nước 7 4,1
  • 35. 2 0 26 Nhận xét: Những bệnh nhân được chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch có triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là: nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên chiếm 75,0% và rút lõm lồng ngực (75,0%), dấu hiệu mất nước chiếm 4,1%, li bì chiếm 3,5% còn các triệu chứng khác tần suất gặp ít hơn. Bảng 3.3. Các đặc điểm cận lâm sàng chính Đặc điểm cận lâm sàng N % Công thức máu BC > 30000 0 0 BC < 4000 3 1,7 TC < 100.000/mm3 5 2,9 Hb < 135 g/l 18 10,5 Sinh hóa máu Glucose > 11 mmol/l 9 5,2 Glucose < 3 mmol/l 78 45,3 Protid TP ≤ 50 g/l 28 16,3 Điện giải đồ Natri < 130 mmol/l 2 1,2 Natri > 150 mmol/l 1 0,6 Kali > 5,5 mmol/l 2 1,2 Kali < 3,5 mmol/l 0 0,0 Ca++ < 0,75 mmol/l 0 0,0 SpO2 < 85% 102 59,3 Xquang tim phổi Phổi mờ, hình ảnh viêm phổi 77 44,8 Nhận xét: Các triệu chứng cận lâm sàng gặp nhiều nhất là: giảm SpO2 (59,3%), giảm glucose máu (45,3%), hình ảnh xquang tim - phổi có tổn thương tại phổi (44,8%), giảm protid máu toàn phần chiếm 16,3%, các rối loạn khác gặp ít hơn.
  • 36. 2 0 27 Bảng 3.4. Thời gian nằm viện Thời gian (ngày) n Tỷ lệ (%) dưới 14 110 64,0 14 - 20 28 16,3 > 20 34 19,8 Tổng số 172 100,0 Thời gian nằm viện trung bình (ngày): X ± SD 15,75 ± 28,46 Nhận xét: Những trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch có thời gian nằm viện trung bình là 15,75±28,46 ngày. Trong đó tỷ lệ nằm viện dưới 14 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (64,0%), sau đó là nhóm trẻ có thời gian nằm viện trên 20 ngày (chiếm 19,8%). Bảng 3.5. Phân bố năng lượng trong thành phần dinh dưỡng Năng lượng Thành phần DD Non tháng gam/kg/ngày Đủ tháng gam/kg/ngày Chung gam/kg/ngày Protid 0,72 ± 0,85 0,22 ± 0,57 0,52 ± 0,79 Glucid 7,17±2,64 5,69±2,10 6,56 ± 2,55 Lipid 0 0 0 Nhận xét: Hàm lượng các chất sinh năng lượng cung cấp cho trẻ trung bình là 7,08±3,22g/kg/ngày. Trong đó glucid là thành phần cung cấp chủ yếu (6,56 ± 2,55g/kg/ngày), protid là 0,52±0,97g/kg/ngày và không có trẻ nào được cung cấp lipid. Hàm lượng chất sinh năng lượng cung cấp cho những trẻ non tháng cao hơn trẻ đủ tháng. Tuy nhiên ở cả hai nhóm trẻ đều chưa đạt nhu cầu khuyến cáo.
  • 37. 2 0 28 Bảng 3.6. Cách nuôi dưỡng và đường dùng dịch Số lượng Tỷ lệ (%) Cách nuôi dưỡng Bổ sung 167 97,1 Hoàn toàn 5 2,9 Tổng 172 100,0 Đường truyền dịch Trung tâm 0 0 Ngoại biên 172 100,0 Tổng 172 100,0 Nhận xét: - Các trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung chiếm tỷ lệ 97,1%, số rất ít còn lại được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn (2,9%). - Tất cả các bệnh nhân đều được nuôi dưỡng qua đường ngoại vi. Bảng 3.7. Tuổi thai và thời gian nuôi dưỡng Tuổi thai Thời gian (ngày) Non tháng Đủ tháng Tổng n % n % N (%) ≤3 ngày 5 5,0 11 15,5 16 9,3 4 đến 14 ngày 80 79,2 60 84,5 140 81,4 > 14 ngày 16 15,8 0 0,0 16 9,3 Thời gian ND trung bình 9,17 ± 4,85 5,39 ± 2,39 7,61 ± 4,43 Thời gian dùng dịch ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 26 ngày. Nhận xét: - Trẻ nuôi dưỡng nhiều nhất trong khoảng 4 đến 14 ngày chiếm tỷ lệ cao (81,4%). - Thời gian dùng dịch trung bình là 7,61 ± 4,43 ngày, ở trẻ non tháng dài hơn trẻ đủ tháng (9,17 ± 4,85 ngày so với 5,39 ± 2,39 ngày) và các trẻ có thời gian dùng dịch ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 26 ngày.
  • 38. 2 0 29 Bảng 3.8. Phương pháp điều trị kết hợp khác Phương pháp điều trị kết hợp Số lượng Tỷ lệ (%) Chiếu đèn 68 39,5 Nằm giường sưởi 172 100,0 Thở máy 119 69,2 Khác 144 83,7 Nhận xét: Toàn bộ các bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch đều được nằm giường sưởi, có 69,2% bệnh nhân được chỉ định thở máy, 39,5% được chỉ định chiếu đèn và 83,7% được điều trị kết hợp bằng các biện pháp khác. Bảng 3.9. Thời điểm và lượng sữa nuôi ăn qua đường tiêu hóa Lượng sữa nuôi ăn qua đường TH (ml/ngày) (X ± SD) Khởi đầu 65,47 ± 74,85 Khi ngưng dịch 227,77 ± 117,19 Thời điểm bắt đầu nuôi ăn TH tối thiểu (ngày) 1,19 ± 0,66 Nhận xét: - Các trẻ được nuôi ăn tiêu hóa với lượng sữa trung bình khởi đầu là 65,47±74,85ml/ngày và khi kết thúc ND là 227,77±117,19ml/ngày. - Thời gian nuôi ăn tiêu hóa tối thiểu trung bình là 1,19±0,66 ngày. Như vậy các bệnh nhân được nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm. 3.2. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch Bảng 3.10. Năng lượng trung bình cung cấp Năng lượng Tuổi thai Chung (kcal/kg/ngày) Theo tuổi thai (kcal/kg/ngày) Nhu cầu cần thiết (kcal/kg/ngày) Đủ tháng 70,35 ± 37,97 62,00 ± 33,78 100 – 140 Non tháng 76,22 ± 39,79 110 – 160
  • 39. 2 0 30 Nhận xét: Năng lượng trung bình chung cung cấp cho các trẻ là 70,35 ± 37,97(kcal/kg/ngày). Ở những trẻ đủ tháng được cung cấp trung bình là 62,00 ± 33,78 kcal/kg/ngày và trẻ non tháng 76,22 ± 39,79 kcal/kg/ngày. Cả hai nhóm trẻ đủ tháng và non tháng đều chưa đạt mức năng lượng theo nhu cầu cần thiết. Biểu đồ 3.2. Thay đổi cân nặng sau nuôi dưỡng Nhận xét: Trong các bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch có 52,3% tăng cân sau quá trình nuôi dưỡng, 1,7% giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên có tới 46,0% trẻ có cân nặng giảm so với trước nuôi dưỡng. Bảng 3.11. Thay đổi cân nặng sau ND theo tuổi thai và cân nặng khi vào viện Thay đổi cân Nhóm trẻ Tăng Không tăng Giảm n % n % n % < 2500 gam 70 66,7 2 1,9 33 31,4 ≥ 2500 gam 20 29,9 1 1,5 46 68,6 p < 0,05 > 0,05 < 0,05 Non tháng 67 66,3 1 1,00 33 32,7 Đủ tháng 23 32,4 2 2,8 46 64,8 p < 0,05 > 0,05 < 0,05 Nhận xét:
  • 40. 2 0 31 - Tỷ lệ tăng cân ở những trẻ có cân nặng khi vào viện dưới 2500 gam chiếm 66,7% nhiều hơn nhóm trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên. - Ở các trẻ non tháng tỷ lệ tăng cân (66,3%) tốt hơn trẻ đủ tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Tỷ lệ giảm cân ở trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên nhiều hơn các trẻ có cân nặng nhỏ hơn 2500gam và các trẻ đủ tháng có tỷ lệ giảm cân nhiều hơn trẻ non tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.12. Mức tăng cân trung bình sau nuôi dưỡng theo tuổi thai Nhóm trẻ gam/đợt ND gam/đợt ND gam/kg/ngày Non tháng (n=67) 137,73±125,98 139,06±124,91 13.27±13.50 Đủ tháng (n=23) 133,86±131,80 20,07±18,0 Nhận xét: - Mức tăng cân nặng trung bình chung đạt được sau đợt nuôi dưỡng là 137,73±125,98 gam, ở trẻ non tháng là 139,06±124,91 gam và ở những trẻ đủ tháng là 133,86±131,80 gam. - Mức tăng cân theo ngày ở trẻ non tháng đạt 13,27±13,50gam/kg/ngày và ở các trẻ đủ tháng là 20,07±18,0gam/kg/ngày. Trong số các trẻ tăng cân ở cả hai nhóm sơ sinh non tháng và đủ tháng đều đạt mức tăng cân chuẩn của trẻ sơ sinh. Bảng 3.13. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo tuổi khi vào viện Cân nặng Tuổi vào viện Tăng Không tăng Giảm cân P n % n % n % < 10 ngày 84 50,6 3 1,8 79 47,6 > 0,05 ≥ 10 ngày 6 100,0 0 0,0 0 0,0 Nhận xét: Tỷ lệ tăng cân ở các trẻ vào viện sau 10 ngày tuổi là (100%) tuy nhiên số mẫu quá ít không đủ đại diện cho nhóm, các trẻ dưới 10 ngày tuổi có tỷ lệ
  • 41. 2 0 32 tăng cân là 50,6%, tỷ lệ giảm cân ở những trẻ vào viện trước 10 ngày sau đẻ cao (47,6%). Bảng 3.14. Thay đổi cân nặng sau ND theo chỉ định và cách ND Thay đổi cân Nuôi dưỡng Tăng Không tăng Giảm cân n % n % n % Đẻ non đơn thuần 57 64,8 1 1,1 30 34,1 Viêm phổi 6 46,1 0 0,0 7 53,9 Viêm ruột 2 66,6 0 0,0 1 33,3 Bệnh khác 25 36,8 2 2,9 41 60,3 p < 0,05 >0,05 < 0,05 Hỗn hợp 86 51,5 3 1,8 78 46,7 Hoàn toàn 4 80,0 0 0,0 1 20,0 p < 0,05 >0,05 < 0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ tăng cân ở những trẻ đẻ non đơn thuần chiếm 64,8% cao hơn so với những trẻ có mắc các bệnh kèm theo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Những trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn có tỷ lệ tăng cân 80,0% nhiều hơn so với nuôi bổ sung. Tuy nhiên số trẻ được nuôi dưỡng TMHT quá ít không đại diện được cho cả nhóm. Bảng 3.15. Thay đổi cân sau nuôi dưỡng theo thời gian nuôi dưỡng Cân nặng Thời gian ND Tăng Không tăng Giảm cân n % n % n % ≤ 3 ngày 0 0,0 0 0,0 16 100,0 4 - 14 ngày 74 52,9 3 2,1 63 45,0 > 14 ngày 16 100,0 0 0,0 0 0,0 p <0,05
  • 42. 2 0 33 Nhận xét: Các trẻ có thời gian nuôi dưỡng trên 14 ngày có tỷ lệ tăng cân 100%, sau đó là nhóm được nuôi dưỡng trong thời gian 4 đến 14 ngày (52,9%), các trẻ nuôi dưỡng trong 3 ngày đầu không tăng cân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.16. Thay đổi triệu chứng lâm sàng chính trước và sau ND Đặc điểm lâm sàng Trước NDTM Sau NDTM n % n % Toàn thân Li bì, kích thích 6 3,5 4 2,3 Sốt (> 37,50 C) 4 2,3 1 0,6 Hạ thân nhiệt (< 36,50 C) 0 0,0 5 2,9 Hô hấp Thở ≥ 60 lần/1phút 129 75,0 6 3,5 Thở < 30 lần/1phút 5 2,9 6 3,5 RLLN 129 75,0 10 5,8 Ran ở phổi 4 2,3 8 4,7 Tiêu hóa Nôn 7 4,1 0 0,0 Dịch dạ dày bẩn 4 2,3 5 2,9 Bụng chướng 3 1,7 4 2,3 Có dấu hiệu mất nước 7 4,1 25 14,5 Nhận xét: Kết quả cho thấy một số triệu chứng lâm làm có sự cải thiện theo hướng tích cực sau nuôi dưỡng như: nhịp thở ≥ 60 lần/phút, rút lõm lồng ngực, nôn, sốt thuyên giảm rõ rệt (lần lượt từ: 75,0% xuống còn 3,5%, 75,0% xuống 5,8%, 4,1% xuống 0% và 2,3 xuống còn 0,6%). Tuy nhiên một số triệu chứng lại xuất hiện nhiều hơn như: dấu hiệu mất nước, có ran ở phổi.
  • 43. 2 0 34 Bảng 3.17. Thay đổi công thức máu trước và sau ND Thời điểm Chỉ số Trước ND Sau ND N % N % Bạch cầu Tăng 0 0 0 0 Giảm 3 1,7 2 1,2 Tiểu cầu Giảm 5 2,9 1 0,6 Hb Giảm 18 10,5 22 12,8 Nhận xét: Kết quả cho thấy tỷ lệ bạch cầu, tiểu cầu có cải thiện theo hướng tích cực, tỷ lệ giảm Hb lại tăng nhẹ sau nuôi dưỡng từ 10,5% lên 12,8%. Bảng 3.18. Thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau ND Thời điểm Chỉ số Trước ND Sau ND N % N % Glucose Tăng 9 5,2 3 1,7 Giảm 78 45,3 11 6,4 Protid TP Giảm 28 16,3 7 4,1 Nhận xét: Qua bảng kết quả cho thấy sau nuôi dưỡng các chỉ số sinh hóa (triệu chứng rối loạn glucose và protid máu toàn phần) có sự cải thiện theo hướng tích cực rõ rệt đặc biệt là tình trạng giảm glucose máu từ 45,3% xuống 6,4%. Bảng 3.19. Thay đổi điện giải đồ, SpO2 trước và sau ND Thời điểm Chỉ số Trước ND Sau ND n % n % Na+ Tăng 1 0,6 1 0,6 Giảm 2 1,2 1 0,6 K+ Tăng 2 1,2 1 0,6 Giảm 0 0,0 0 0,0 SpO2 Giảm 102 59,3 12 7,0
  • 44. 2 0 35 Nhận xét: Sau nuôi dưỡng tĩnh mạch các chỉ số điện giải hầu như không thay đổi, còn tỷ lệ giảm SpO2 trước và sau nuôi dưỡng thay đổi theo hướng tích cực rất rõ rệt từ 59,3% giảm xuống 7,0%. Biểu đồ 3.3. Kết quả phương thức nuôi dưỡng Nhận xét: Có 96,0% bệnh nhân chuyển từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang nuôi ăn hoàn toàn bằng đường tiêu hóa, 2,8% nặng hơn và chuyển viện, 1,2% tử vong và xin về trong thời gian đang dùng dịch nuôi dưỡng. Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh Kết quả điều trị Tuổi thai Ổn định ra viện Nặng hơn Tử vong P n % n % n % Non tháng 93 92,1 3,0 5 5,0 >0,05 Đủ tháng 69 97,2 1 1,4 1 1,4 Tổng 162 94,2 4 2,3 6 3,5 Nhận xét: Có 2,3% nặng hơn và chuyển viện, 3,5% tử vong và xin về. Không có sự khác biệt giữa trẻ đủ tháng và non tháng.
  • 45. 2 0 36 Chương 4 BÀN LUẬN Trong thời gian nghiên cứu có 172 bệnh nhân (sơ sinh non tháng 101, đủ tháng 71 bệnh nhân) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Dung dịch sử dụng nuôi dưỡng trẻ gồm có dung dịch vaminolact 6,5g/100ml và glucose ưu trương. 4.1. Đặc điểm trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng tĩnh mạch tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2016 - 2017. Qua phân tích kết quả nghiên cứu trên 172 bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đưỡng tĩnh mạch, chúng tôi thấy: Về cân nặng khi vào viện: những trẻ có cân nặng khi vào viện từ 1500 đến dưới 2500 gam chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7%), tiếp theo là nhóm trẻ từ 2500 gam trở lên (39,0%) và nhóm trẻ có cân nặng dưới 1500 gam chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Dung (2013) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy trong tổng số 179 trẻ nuôi dưỡng tĩnh mạch nhóm cân nặng thường gặp nhất là từ 1500 - 2500 gam (chiếm 62,57%), trong khi đó nhóm dưới 1500 gam chiếm 32,96% và nhóm từ 2500 gam trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,47% [6]. Trong nghiên cứu tỷ lệ nuôi dưỡng tĩnh mạch ở nhóm có cân nặng dưới 1500gam khác với nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung. Sự khác biệt này có thể do tiêu chuẩn chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu khác nhau. Tuổi thai: Những trẻ non tháng được nuôi dưỡng tĩnh mạch chiếm 58,7% cao hơn trẻ đủ tháng. Tỷ lệ này tương tự nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng cho thấy ở những trẻ nuôi dưỡng tĩnh mạch thì trẻ sơ sinh thiếu tháng chiếm tỷ lệ cao hơn 70,55% [17].
  • 46. 2 0 37 Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch là thiếu cân và sinh non tháng. Có thể là do ở những trẻ này hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ thường mắc các bệnh rối loạn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đặc biệt ở những trẻ thiếu cân <1500g thì việc nuôi dưỡng tĩnh mạch là bắt buộc để hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện đi vào hoạt động. Chỉ định nuôi dưỡng: Chỉ định nuôi dưỡng thường gặp nhất là trẻ non tháng đơn thuần chiếm 51,2%; trẻ viêm phổi chiếm 7,6%, trẻ viêm ruột chiếm 1,7% và chỉ định bệnh khác chiếm 39,5%. Theo hướng dẫn nuôi dưỡng tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh, những trẻ sơ sinh cực non và cân nặng thấp (<1500 gam), trẻ có suy hô hấp nặng, trẻ có bệnh lý đường tiêu hóa và các bệnh lý khác không thể dung nạp năng lượng tối thiểu 60 kcal/kg/ngày qua đường miệng trong thời gian 3 ngày (nếu cân nặng ≤1800g) hoặc 5 ngày (nếu cân nặng >1800gam) đều là những chỉ định bắt buộc. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh, tỷ lệ trẻ sinh non mắc viêm ruột là 6,3%. Những trẻ này có mắc bệnh kèm theo có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với trẻ non tháng thông thường do sức đề kháng suy giảm, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém, vì vậy đây là nhóm trẻ cần được quan tâm và có chế độ nuôi dưỡng đặc biệt để cung cấp năng lượng không chỉ để trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường mà còn tăng khả năng chống chọi với bệnh tật [8]. Trong nghiên cứu của tác giả Batani (2006) chỉ định nuôi dưỡng ở trẻ đẻ non chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, sau phẫu thuật 10%, nhiễm trùng + shock 1,9%, viêm ruột 3,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu cho thấy trong tổng số các bệnh nhân chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch có 46,51% ca là đẻ non đơn thuần,
  • 47. 2 0 38 14,73% nhiễm khuẩn + shock, 13,18% viêm ruột, 10,08% sau phẫu thuật, còn lại các trường hợp khác chiếm 15,5% [17]. Các chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch trong nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp và tương tự nghiên cứu của một số tác giả nói trên đều cho thấy trong các chỉ định thì trẻ sơ sinh non tháng đơn thuần chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ có các bệnh kèm theo. Có thể là do các đối tượng này hệ tiêu hóa và các cơ quan khác chưa hoàn thiện, việc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa là không đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng, những bệnh lý khác như viêm phổi, viêm ruột, nhiễm khuẩn cũng làm giảm khả năng tiếp nhận dinh dưỡng qua đường ruột và việc bổ sung dinh dưỡng qua tĩnh mạch sẽ hỗ trợ điều trị bệnh. Triệu chứng lâm sàng chính trước nuôi dưỡng: những dấu hiệu lâm sàng gặp nhiều nhất là ở hệ hô hấp của trẻ: thở nhanh (nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên) chiếm 75,0%, dấu hiệu rút lõm lồng ngực chiếm 75,0%. Ngoài ra còn một số triệu chứng rối loạn khác ít gặp hơn như ở hệ tiêu hóa và các dấu hiệu toàn thân, dấu hiệu mất nước. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Kim Dung, trong nghiên cứu của tác giả các triệu chứng gặp nhiều nhất là rút lõm lồng ngực chiếm 69,27%, thở nhanh chiếm 44,13%, dịch dạ dày bẩn chiếm 49,72% [6]. Trẻ sơ sinh non tháng có nguy cơ suy hô hấp cao hơn trẻ đủ tháng, số tuần tuổi của trẻ càng thấp thì nguy cơ này càng tăng. Đây là một triệu chứng rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nên cần được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời. Suy hô hấp có thể xuất hiện ngay hoặc khoảng vài giờ sau khi sinh. Trẻ có thể bị suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân cụ thể hoặc do nhiễm khuẩn sớm sau sinh, ngạt nước ối, hít phải phân su... với biểu hiện là khó thở, nhịp thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên, thở rên, rút lóm lồng ngực, có cơn ngừng thở, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy thường không đỡ phải hỗ trợ bằng thở máy. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên,
  • 48. 2 0 39 thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong. Nếu nhẹ và được can thiệp kịp thời, điều trị đúng cách thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng sẽ giảm dần và trẻ có thể được cứu sống. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh có thể để lại các di chứng như thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết,... Nguyên tắc chung trong quá trình điều trị suy hô hấp ở trẻ là dùng surfactant thay thế, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy. Ngoài việc tìm, điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ khác như đảm bảo thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng cho trẻ thì việc cung cấp đủ năng lượng là rất quan trọng. Các dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh nhân: cũng hoàn toàn phù hợp với các triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu cận lâm sàng gặp nhiều nhất là SpO2 giảm (chiếm 59,3%), phổi mờ trên X quang chiếm 44,8%, ngoài ra những trẻ này có dấu hiệu thiếu năng lượng rất rõ thể hiện ở 45,3% trẻ có đường máu <3mmol/l. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Dung giảm đường máu (46,93%), giảm protid máu chiếm tỷ lệ 71,51% [6]. Thời gian nằm viện: kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện trung bình của trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch là 15,75 ngày. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu lại cho thấy thời gian nằm viện trung bình ở bệnh nhân dài hơn trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,48 ngày, thời gian nằm viện chủ yếu từ 1-2 tuần (chiếm 28,7%). Trong nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy, tỷ lệ trẻ có shock, nhiễm khuẩn chiếm 14,7%, ngoài ra 15,5% trẻ có các bệnh lý khác như hội chứng ruột ngắn, xơ gan, suy thận, cắt đoạn ruột non, đa chấn thương, viêm hoại tử ruột kết, tắc ruột phân su. Những bệnh lý kèm theo này là nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện của trẻ [17]. Thành phần dinh dưỡng: Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ được cung cấp chủ yếu từ nguồn protid và glucid không có lipid. Trung bình 1 ngày
  • 49. 2 0 40 trẻ được cung cấp 0,52g protid/kg và 6,56g glucid/kg. Các chất sinh năng lượng cung cấp cho trẻ non tháng cao hơn trẻ đủ tháng tuy nhiên cả hai đối tượng đều chưa đạt theo khuyến cáo và thấp hơn trong nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Tho và Trần Thị Thùy Linh lượng đạm trung bình cung cấp lần lượt là (2,5 - 3,3g/kg/ngày, 1,05±0,77g/kg/ngày và 1,9±0,6g/kg/ngày) [17],[16], [8]. Theo khuyến cáo nuôi dưỡng tĩnh mạch, đa số các trường hợp chỉ cần nuôi dưỡng theo đường ngoại biên, đều này hoàn toàn đúng trong nghiên cứu của chúng tôi vì thời gian dùng dịch trong nghiên cứu không dài, khuyến cáo cũng đưa ra việc cung cấp năng lượng chính phải từ glucose và lipid, tỷ lệ calo thích hợp là glucose:lipid = 1:1. Tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân không được cung cấp lipid, nguồn calo chính là glucose, cung cấp trung bình 26,53kcal/kg/ngày, protid chỉ cung cấp trung bình 2,05 kcal/kg/ngày. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu đã chỉ ra số lượng bệnh nhân được nuôi dưỡng TM khá đầy đủ thành phần dinh dưỡng (80,6%), không đầy đủ các thành phần nuôi dưỡng chiếm 19,4%. Trong đó 25 trường hợp này không dùng đầy đủ có: 05 trường hợp không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ 1 ngày tuổi, 20 trường hợp do thiếu lipid: 19 trường hợp bệnh nhân bị shock + nhiễm khuẩn, 01 trường hợp bệnh nhân bị xơ gan là hai trường hợp không được dùng lipid [17]. Cách nuôi dưỡng: Có 97,1% bệnh nhân nuôi dưỡng theo phương pháp bổ sung, nuôi dưỡng hoàn toàn chiếm 2,9% và tất cả các bệnh nhân đều sử dụng dịch truyền theo đường ngoại biên. Tương tự trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Dung những trẻ được nuôi dưỡng bổ sung chiếm tỷ lệ 60,89% cao hơn trẻ nuôi dưỡng hoàn toàn (39,11%) [6]. Thời gian dùng dịch nuôi dưỡng trung bình: Thời gian nuôi dưỡng nhiều nhất là từ 4 - 14 ngày (chiếm 81,4%), trung bình chỉ 7,61±4,43 ngày, ở
  • 50. 2 0 41 những trẻ non tháng là 9,17±4,85 ngày dài hơn ở trẻ đủ tháng (5,39±2,39 ngày) thời gian này trong nghiên cứu của chúng tôi không chênh lệch quá nhiều so với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu, Bùi Thị Tho và Trần Thị Thùy Linh (lần lượt là 7,15±0,59;8±6,78 và 8,32±3,46 ngày) [17], [16], [8]. Điều này hoàn toàn hợp lý khi những trẻ non tháng có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý kèm theo, đồng thời do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cả về giải phẫu và chức năng, vì vậy cần được nuôi dưỡng tĩnh mạch lâu hơn. Trong khi đó những trẻ đủ tháng có chỉ định nuôi dưỡng hầu hết nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh lý khi phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt và khi bệnh đỡ, giảm thì cho trở về bú mẹ chứ không cần cung cấp nhiều năng lượng như ở trẻ non tháng thiếu cân. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu thời gian dùng dịch từ 3 - 10 ngày chiếm tỷ lệ 64,3%, bệnh nhân dùng dịch > 10 ngày chiếm 22,5%, bệnh nhân dùng dịch ngắn < 48h chiếm 13,2% [17]. Có thể thấy thời gian dùng dịch của bệnh nhân rất ngắn. Điều này có thể giải thích do nuôi dưỡng tĩnh mạch khá đắt tiền, tiêu tốn mỗi ngày cho bệnh nhân khoảng 500 nghìn - 1 triệu. Với mức tiền này không phải gia đình nào cũng có thể chi trả khi dùng cho bệnh nhân nhiều ngày. Đồng thời thông số trên phản ánh hiệu quả sử dụng nuôi dưỡng tĩnh mạch Các biện pháp điều trị kết hợp: trẻ có chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch đều được điều trị kết hợp kèm theo là nằm giường sởi, ngoài ra có 69,2% trẻ có thở máy, 39,5% chiếu đèn và 83,7% có điều trị khác (thuốc, các chế phẩm của máu,…). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ có mắc các bệnh lý kèm theo khá cao, đồng thời trẻ đẻ non hầu hết cần điều trị hỗ trợ giường sởi và chiếu đèn nhằm duy trì thân nhiệt và điều trị vàng da, đặc biệt ở trẻ đẻ non. Tỷ lệ trẻ có thở máy cao là do các triệu chứng suy hô hấp gặp nhiều ở đối tượng nghiên cứu.
  • 51. 2 0 42 4.2. Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch: Đánh giá sau khi kết thúc dùng dịch nuôi dưỡng: Năng lượng cung cấp: năng lượng trung bình cung cấp cho trẻ là 70,35 ± 37,97 (kcal/kg/ngày), cả hai nhóm trẻ đủ tháng và non tháng đều chưa được cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cần thiết. Ở những trẻ đủ tháng, năng lượng cung cấp trung bình chỉ đạt 62,00 ± 33,78 (kcal/kg/ngày) so với nhu cầu cần thiết là từ 100 - 140 (kcal/kg/ngày) tương tự ở những trẻ non tháng, năng lượng hàng ngày được cung cấp chỉ đạt 76,22 ± 39,79 (kcal/kg/ngày) so với nhu cầu cần thiết là 110 - 160 (kcal/kg/ngày). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy năng lượng cung cấp trung bình cho trẻ đủ tháng và non tháng lần lượt là 107,46 và 118,24; đáp ứng đủ theo nhu cầu khuyến nghị [17]. Còn nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Tho và Trần Thị Thùy Linh năng lượng trung bình cung cấp cho trẻ lần lượt là 51,31±21,98 và 64,9±15,38 kcal/kg/ngày [8], [16], thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy trong nghiên cứu mới chỉ cung cấp năng lượng ở mức duy trì được các chức năng sinh lý mà chưa đủ để trẻ có sự tăng trưởng tốt. Theo tác giả Stephens thì năng lượng cung cấp ngay trong ngày đầu cao thì hệ quả phát triển thần kinh của các bé rất tốt. Theo đó năng lượng cung cấp tăng 10kcal/kg/ngày thì MDI lúc 18 tháng tăng 4,6. Các bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa tình trạng chậm tăng trưởng sau sinh và chậm phát triển thần kinh. Nguyên nhân chậm phát triển sau sinh được xác định chủ yếu do thiếu cung cấp protein. Trên thực tế nhiều đơn vị sơ sinh ở nước ta còn quan niệm chưa đúng về cung cấp protein cũng như chưa nhận thức được hậu quả của suy dinh dưỡng sau sinh ở trẻ sinh non - nhẹ cân [73]. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tất cả các bệnh nhân đều không được cung cấp lipid qua nuôi dưỡng tĩnh mạch, có thể là do hầu hết các bệnh nhân chỉ nuôi dưỡng bổ sung, vì vậy lipid được cung cấp chủ yếu bằng
  • 52. 2 0 43 sữa qua đường tiêu hóa, tuy nhiên ở một số bệnh nhân viêm ruột, bệnh nhân có chỉ định nuôi dưỡng hoàn toàn thì cần thiết phải bổ sung thêm thành phần lipid trong dịch truyền. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh non tháng rất khác so với trẻ đủ tháng, và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ có thể là một thách thức. Dinh dưỡng tốt trong những tuần đầu của cuộc đời là điều cần thiết để cải thiện sự sống còn và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tránh suy dinh dưỡng sớm có thể có cả lợi ích ngắn và dài hạn cho trẻ sơ sinh. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sơ sinh non tháng phức tạp bởi hệ thống cơ quan chưa trưởng thành, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá và quá trình trao đổi chất. Trẻ non tháng dự trữ năng lượng thấp và cần được hỗ trợ ngay sau khi sinh để đáp ứng nhu cầu về năng lượng, cũng như protid và lipid. Mục tiêu của dinh dưỡng ngoài ruột là đáp ứng được nhu cầu về năng lượng của trẻ sơ sinh để ngăn ngừa sự chuyển hóa trong khi cung cấp đầy đủ chất đạm và lipid để tránh những thiếu sót sớm. Mặt chế độ dinh dưỡng ngoài ruột sớm cung cấp các yếu tố dinh dưỡng quan trọng, đồng thời tránh gây quá tải đối với hệ thống đường tiêu hoá chưa trưởng thành, với chế độ ăn uống kéo dài, các quá trình tiêu hóa không nhận được sự kích thích sẽ giúp tăng trưởng và bắt đầu chức năng bình thường. Do vậy, cần tăng cường việc nuôi dưỡng đủ chất cho trẻ hơn nữa, đặc biệt là trẻ non tháng theo đúng nhu cầu khuyến nghị để giúp trẻ phát triển tốt và phòng chống lại các bệnh kèm theo. Thay đổi về cân nặng của trẻ: Kết quả của chúng tôi cho thấy có 52,3% trẻ tăng cân nặng sau nuôi dưỡng, 1,7% trẻ giữ nguyên cân nặng tuy nhiên có đến 45,9% trẻ giảm cân so với lúc bắt đầu nuôi dưỡng. Trong một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy sự thay đổi tích cực về cân nặng của trẻ trước và sau khi được nuôi dưỡng tĩnh mạch. Tỷ lệ tăng cân đạt được trong nghiên cứu thấp hơn so với kết quả của tác giả Lê Thị Kim Dung (64,8%) [8]. Nghiên
  • 53. 2 0 44 cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tỷ lệ tăng cân khi kết thúc dùng dịch là 72,1% [17]. Trong nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh là 60% [16]. Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho năm 2014 trên 100 trẻ được nuôi dưỡng tĩnh mạch cho thấy không có sự khác biệt giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ khi nhập viện và sau khi nuôi dưỡng [16]. Tỷ lệ trẻ giảm cân nặng nhiều trong nghiên cứu này có thể là do thời gian nuôi dưỡng còn ngắn kèm theo có hiện tượng giảm cân sinh lý sau sinh, các bệnh nhân hầu hết được nằm giường sưởi, nhiều trẻ phải chiếu đèn và thở máy làm cho trẻ bị mất nước và tăng nhu cầu dịch so với bình thường, ngoài ra trong nuôi dưỡng còn thiếu thành phần lipid, hàm lượng protid cung cấp cũng rất thấp và chưa đạt đủ năng lượng theo nhu cầu thiết yếu, vì vậy việc nuôi dưỡng ở nhiều trẻ chỉ mới ở mức duy trì các chức năng sinh lý bình thường của trẻ mà chưa hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng về cân nặng. Thay đổi cân nặng theo cân nặng lúc vào viện: những trẻ có cân nặng dưới 2500 gam có mức độ tăng cân nặng tốt hơn so với trẻ từ 2500gam trở lên. Cụ thể có 66,7% trẻ có cân nặng dưới 2500 gam tăng cân, 1,9% trẻ không tăng cân và 31,4% trẻ giảm cân nặng. Trong khi đó ở nhóm trẻ từ 2500gam trở lên, tỷ lệ này lần lượt là 29,9%, 1,5% và 68,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Giải thích cho kết quả này có thể là do những trẻ có cân nặng dưới 2500gam khi vào viện được chăm sóc tích cực và vấn đề dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu còn trẻ có cân nặng từ 2500 gam trở lên (đây là mức cân nặng bình thường) thì khi trẻ vào viện ưu tiên cho việc điều trị bệnh hơn. Thay đổi cân nặng theo tuổi thai: phân tích sự thay đổi cân nặng theo tuổi thai cũng cho thấy kết quả tương tự và phù hợp với mức tăng cân nặng theo cân nặng vào viện. Những trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tăng cân từ 66,3%, không tăng cân là 1% và giảm cân là 32,7%. Ở trẻ đủ tháng chỉ có 32,39% tăng cân, 2,8% không tăng cân và có đến 64,8% giảm cân nặng. Như vậy những trẻ non tháng có tỷ lệ tăng cân tốt hơn trẻ đủ tháng, sự khác biệt có
  • 54. 2 0 45 ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự khác biệt này có thể là do ở những trẻ non tháng thường được khởi đầu nuôi dưỡng sớm và thời gian nuôi dưỡng lâu hơn nên đã trải qua gian đoạn giảm cân sinh lý và lấy lại cân nặng sau sinh. Tỷ lệ giảm cân ở trẻ đủ tháng nhiều hơn có thể do trẻ có thời gian nuôi dưỡng ngắn mà chưa trải qua hết gian đoạn giảm cân sinh lý sau sinh. Mức tăng cân nặng trung bình chung đạt được sau đợt nuôi dưỡng là 137,73±125,98 gam, ở trẻ non tháng là 139,06±124,91 gam và ở những trẻ đủ tháng là 133,86±131,80 gam. Mức tăng cân theo ngày ở trẻ non tháng đạt 13,27±13,50gam/kg/ngày và ở các trẻ đủ tháng là 20,07±18,0 gam/kg/ngày. Trong số các trẻ tăng cân ở cả hai nhóm sơ sinh non tháng và đủ tháng đều đạt tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh. Tuy mức năng lượng cung cấp qua đường tĩnh mạch chưa đạt theo nhu cầu khuyến nghị nhưng do chưa tính toán đến năng lượng được cung cấp từ sữa qua đường tiêu hóa nên những trẻ trong số trẻ có tăng cân đều đạt chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh, có thể thấy rằng việc nuôi ăn tiêu hóa kết hợp vói nuôi dưỡng tĩnh mạch giúp trẻ tăng cân tốt. Tuy nhiên mức tăng này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh (219,60±251,9) [8]. Thay đổi cân nặng theo tuổi lúc vào viện: những trẻ nhập viện sau 10 ngày tuổi 100% đều tăng cân sau khi ra viện, trong khi đó ở trẻ dưới 10 ngày tuổi, chỉ có 50,6% tăng cân, 1,8% không tăng và 47,6% giảm cân nặng, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Ở những trẻ nhập viện sớm thường là do các bệnh lý như nhiễm khuẩn hô hấp sơ sinh, các rối loạn hệ thống tiêu hóa sớm, do vậy có thể những trẻ này có tình trạng yếu hơn so với nhóm trẻ từ 10 ngày tuổi trở lên, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, kèm theo ở độ tuổi dưới 10 ngày trẻ còn có hiện tượng sụt cân sinh lý nên đó có thể là nguyên nhân khiến cho nhóm trẻ này có mức độ tăng trưởng cân nặng thấp hơn.
  • 55. 2 0 46 Thay đổi cân nặng theo chỉ định và cách nuôi dưỡng: Tỷ lệ tăng cân ở những trẻ đẻ non đơn thuần chiếm 64,8% cao hơn so với những trẻ có mắc các bệnh kèm theo. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu này được nuôi dưỡng tĩnh mạch thức bổ sung, số ít còn lại được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Ở những trẻ nuôi dưỡng bổ sung, tỷ lệ tăng cân 51,5%, không tăng cân là 1,9% và giảm cân là 46,7%. Chỉ có 5 bệnh nhân nuôi dưỡng hoàn toàn và 80,0% tăng cân và 20,0% giảm cân nặng. Do sự phân bố không đều giữa các nhóm nên chúng tôi không nhận thấy được sự khác nhau về mức độ tăng cân nặng giữa các hình thức nuôi dưỡng. Thay đổi cân nặng theo thời gian nuôi dưỡng: mức độ tăng cân nặng tỷ lệ thuận với thời gian nuôi dưỡng. Những trẻ được nuôi dưỡng trên 14 ngày có tỷ lệ tăng cân là 100%, những trẻ nuôi dưỡng từ 4 - 14 ngày có tỷ lệ tăng cân là 52,9%, không tăng là 2,1% và giảm cân là 45,0%. Trong khi đó ở những trẻ nuôi dưỡng từ 3 ngày trở xuống, tỷ lệ giảm cân nặng là 100,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Mục tiêu của cung cấp dinh dưỡng tĩnh mạch là giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau khi sinh xấp xỉ với thai nhi cùng tuổi thai, sau khi xuất viện giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng sau sinh xấp xỉ với trẻ bình thường có cùng tuổi điều chỉnh trong suốt năm đầu đời. Để đạt được mục tiêu này việc cung cấp dinh dưỡng cần phải có quá trình từ việc cho nuôi dưỡng sớm và tăng dần, đồng thời nuôi dưỡng tiêu hóa được tiến hành đồng thời. Do vậy khi trẻ được nuôi dưỡng càng lâu, ngoài việc cung cấp năng lượng qua tĩnh mạch thì trải qua một thời gian sau sinh hệ tiêu hóa của trẻ sẽ dần phát triển và hoàn thiện về chức năng làm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua đường ruột tốt lên và kết quả là trẻ sẽ đạt được tốc độ tăng cân tốt hơn. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng: Hầu hết các bệnh nhân được nuôi dưỡng và điều trị bệnh kèm theo đều có sự thay đổi tích cực ở hầu hết các biểu hiện trên lâm sàng: dấu hiệu thở nhanh từ 60 lần/phút trở lên khi vào