SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
BOUNYARITH VANNALY
Hà Nội - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thu hút nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn
nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Học viên thực hiện: BOUNYARITH VANNALY
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CHÍ LỘC
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan
rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và không trùng lặp
với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi
rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu
khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Bounyarith Vannaly
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiên luận văn thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Ngoại
Thương, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện của rất
nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tôi:
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.
Vũ Chí Lộc, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý
tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại Thương, cảm
ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô giáo trong trường nói chung và
trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn
bè đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Bộ Công thương Lào, Sở kế hoạch và
Đầu tư Viêng Chăn đã tạo điều kiện về thời gian, hướng dẫn nội dung và cung cấp
những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc phân tích trong luận văn, cũng như
những góp ý hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, đặc biệt xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên tôi, tạo điều
kiện về thời gian, kinh phí, giúp đỡ công việc gia đình cho tôi trong suốt thời gian
viết luận văn thạc sỹ kinh tế này được hoàn thành.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Bounyarith Vannaly
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ....................................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .5
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................5
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................5
1.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................7
1.1.3. Đặc điểm...................................................................................................7
1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................8
1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế.........................9
1.2.1. Đối với nước đầu tư..................................................................................9
1.2.2. Đối với nước, địa phương nhận đầu tư...................................................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương.....11
1.3.1. Môi trường thế giới.................................................................................12
1.3.2. Môi trường quốc gia nước tiếp nhận đầu tư...........................................12
1.3.3. Môi trường địa phương tiếp nhận đầu tư................................................13
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút nguồn vốn FDI ........................................17
1.4.1. Các chỉ tiêu liên quan đến quy mô và cơ cấu vốn đầu tư.......................17
1.4.2. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện..........................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015...............................20
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnh hưởng đến thu hút
nguồn vốn FDI......................................................................................................20
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thủ đô Viêng Chăn.........................21
2.1.2. Tình hình kinh tế ....................................................................................25
2.1.3. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................26
2.1.4. Điều kiện chính trị - xã hội khác ............................................................32
iv
2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2011 - 2015 ...........................................................................................................34
2.2.1. Các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn ............................................35
2.2.2. Cơ cấu FDI theo ngành...........................................................................38
2.2.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư...............................................................40
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn nước
CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015 ..................................................................41
2.3.1. Những thành tựu đạt được......................................................................41
2.3.2. Nhược điểm của việc thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn..47
2.3.3. Một số hạn chế còn tồn tại......................................................................47
2.4. Nguyên nhân của những bất cập trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào
Viêng Chăn ...........................................................................................................50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO................................................51
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI của Thủ đô Viêng Chăn........51
3.1.1. Bối cảnh quốc tế hiện nay ......................................................................51
3.1.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................52
3.2. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn ........................54
3.2.1. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI của CHDCND Lào .......................54
3.2.2. Các chủ trương thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn ..........56
3.3. Các giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn .59
3.3.1. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển nói chung, thu hút nguồn
vốn FDI nói riêng .............................................................................................59
3.3.2. Nâng cao các hoạt động xúc tiến đầu tư.................................................62
3.3.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác thu hút đầu tư................65
3.3.4. Hỗ trợ dự án sau khi được cấp phép.......................................................66
3.3.5. Cải thiện cơ sở hạ tầng ...........................................................................67
3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................68
KẾT LUẬN..............................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
I. Tiếng Việt
NĐT
KCN
GCNĐT
NĐTNN
DN
CNTT
CHDCND
XHCN
: Nhà đầu tư
: Khu công nghiệp
: Giấy chứng nhận đầu tư
: Nhà đầu tư nước ngoài
: Doanh nghiệp
: Công nghệ thông tin
: Cộng hòa dân chủ nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa
II. Tiếng Anh
FDI : Foreign Direct Investment - đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA : Official development assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
1. Danh mục Bảng
Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính năm 2015..................................22
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2011 - 2015 ...............................................................................................................34
Bảng 2.3: Các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 -2015...........36
Bảng 2.4: Cơ cấu FDI theo ngành của thủ đô Viêng Chăn giai đọan 2011 -2015 ...38
Bảng 2.5: Cơ cấu FDI tại Thủ đô Viêng Chăn theo đối tác đầu tư giai đoạn
2011-2015 ........................................................................................................ 40
Bảng 2.6: So sánh tỉ lệ tăng trưởng của tổng thu nhập quốc nội giữa tổ chức thực
hiện và mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ VII (2011-2015)....................41
Bảng 2.7: Tổng thu nhập bình quân đầu người (so với kế hoạch và thực hiện dự
đoán đến năm 2015)..................................................................................................42
2. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Biến động FDI qua các năm của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2011 - 2015 ...............................................................................................................35
Biểu đồ 2.2: Số dự án theo các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2011 - 2015 ...............................................................................................................37
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số dự án FDI tại Viêng Chăn giai đoạn 20 11 - 2015 theo cơ
cấu ngành...................................................................................................................39
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn FDI đăng ký tại thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2011 - 2015 theo cơ cấu ngành .................................................................................39
3. Danh mục hình
Hình 2.1: Vị trí địa lý CHDCND Lào.......................................................................21
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu đề tài: “Thu hút nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn,
nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp”. Trước tiên, bài viết đã nêu ra cái
nhìn tổng quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài: bao gồm các khái niệm, đặc điểm,
các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào. Luận văn cũng nghiên
cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của mỗi một
quốc gia, một địa phương; đi sâu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài của một địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá việc
thu hút FDI.
Tiếp theo, luận văn phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thủ đô
Viêng Chăn có ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bài viết cũng làm
rõ những ưu thế vượt trội của Thủ đô so với các địa phương khác trên cả nước trong
công tác thu hút FDI. Với những điều kiện trên, bài viết tiếp tục đưa ra toàn cảnh
thu hút FDI của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2011 - 2015. Trong giai đoạn
này, luận văn đã nêu ra các thành tựu mà FDI mang lại cho thủ đô, những mặt thành
công và hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Thủ
đô. Cùng với đó, bài viết cũng nêu ra nguyên nhân của những hạn chế trên.
Cuối cùng, luận văn nêu lên sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước
hiện nay đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời,
trên cơ sở nghiên cứu định hướng thu hút FDI của CHDCND Lào nói chung và thủ
đô Viêng Chăn nói riêng, kết hợp các kiến thức lý luận và thực tiễn khác, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh thu hút đầu FDI vào thủ
đô Viêng Chăn trong thời gian tới.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày này đã và đang tạo ra xu hướng đối
với các quốc gia trên thế giới. Điều này làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở
thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham
gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng hợp
tác quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Invest -FDI) đang là đề tài nóng và ngày càng được quan tâm trên thế giới. Nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ
sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao
với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển
nhiều mặt của CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc thu hút FDI trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn
còn nhiều hạn chế trong đó có về số lượng, cũng như quy mô dự án, đặc biệt là
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào,
cho nên rất cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo đà mới
cho sự phát triển của thủ đô.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút
FDI với thủ đô Viêng Chăn trở thành vấn đề cấp bách, tác giả chọn đề tài: “Thu hút
nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào - Thực trạng và
giải pháp" để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu từ trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng
Chăn, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào nói chung cũng như thủ đô Viêng
Chăn nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế
quan tâm và nghiên cứu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là rất
2
phong phú và đa dạng được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ
chức nghiên cứu trong nước và các tổ chức quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học
của các cá nhân.Có tác giả nghiên cứu trong phạm vi một địa phương hay một
doanh nghiệp nào đấy về hoạt động FDI. Cũng đã có một số luận văn, luận án
nghiên cứu về FDI của CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Cụ thể:
“Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam -Lào, thực trạng và giải pháp”,
Sivixay Vanhnasy, Hà Nội- 2003.
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng Hoà Dân
Chủ Nhân Dân Lào” của Bua Khăm Thip Pha Vông, Hà Nội- 2001.
“Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào” của Khampouthong Vichitlasy, Hà Nội - 2013.
Có thể nói, cho đến nay các đề tài nghiên cứu về FDI ở CHDCND Lào nói
chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng được khá nhiều tác giả quan tâm. Trong các
nghiên cứu đó, họ đã đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư FDI vào
CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Tuy nhiên, dù được tiếp
cận dưới nhiều góc đô, các giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào thủ đô Viêng
Chăn nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung chỉ được trình bày như là một
phần nội dung công trình nghiên cứu về FDI, chứ chưa thành nội dung duy nhất,
một cách có hệ thống. Đồng thời, các tác phẩm chưa nghiên cứu về đầu tư trực tiếp
nước ngoài của thủ đô Viêng Chăn vào giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, tác giả thiết
nghĩ việc nghiên cứ vó hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại thủ đô Viêng Chăn là hết sức cần thiết và cần tiếp tục đưa ra những kiến
nghĩ đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hìm rõ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô Viêng Chăn nước
CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 - 2015, qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn.
3
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô
Viêng Chăn để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thủ đô Viêng Chăn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ
đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.
- Về thời gian:
+ Số liệu, tình hình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015.
+ Các định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô
Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp và phân tích
thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính toán, minh họa, so sánh và rút
kinh nghiệm. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu
các công trình trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm ba chương:
4
- Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
- Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
- Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hạn chế về năng lực, trình độ cũng như
kinh nghiệm thực tiễn nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
(đang) ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm
được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này:
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước
ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay
được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty"
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài
với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp”(BPM5, fifth edition). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10%
cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hoạt động đầu tư được thực
hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt
là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp nói trên bằng cách:
- Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn
quyền quản lý của chủ đầu tư
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có
- Tham gia vào một doanh nghiệp mới
6
- Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm) (The fourth edition of the OECD detailed
benchmark definition of FDI 2008, tr. 48-49)
Hai định nghĩa trên nhấn mạnh mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một
chủ đầu tư cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ
thể cư trú khác gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp. Mục tiêu lợi ích dài hạn
đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận
đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với
việc quản lý doanh nghiệp.
Theo luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam đã được thông qua, Việt Nam không
quy định khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mà chỉđưa ra các khái niệm về
“đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” như sau:
“Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư nước ngoài là việc NĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài
sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.”
Theo luật khuyến khích đầu tư số 02/QH của CHDCND Lào thông qua ngày
08/07/2009 đã đưa ra các khái niệm về “đầu tư”, “nhà đầu tư nước ngoài”, “đầu
tư trực tiếp” như sau:
“Đầu tư” là nhà đầu tư sử dụng vốn hữu hình và vốn vô hình vào khuyến
khích kinh doanh, sản xuất tại CHDCND Lào;
“Nhà đầu tư nước ngoài” có nghĩa là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài
đến kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào;
7
“Đầu tư trực tiếp” có nghĩa là việc nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đưa vốn
tiến hành kinh doanh sản xuất, họ là chủ doanh nghiệp và quản lý hành chính hoặc
phát triển doanh nghiệp liên quan”.
Tuy nhiên, có thể kết hợp các khái niệm đã được thông qua để hiểu “ Đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư do NĐTNN bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển
vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công
nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nói về bản chất của FDI thì mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Mục
đích cuối cùng của FDI chính là lợi nhuận, khả năng sinh lợi cao hơn khi sử dụng
đồng vốn ở các nước bản địa. Sử dụng FDI chính là đã thiết lập về quyền sở hữu Tư
Bản của công ty một nước ở một nước khác. Bằng việc đầu tư vốn FDI vào một
quốc gia khác, chủ thể đầu tư nước ngoài đã thiết lập quyền sở hữu tư bản của họ và
có quyền, trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tại nước sở tại.
Bên cạnh đó, đầu tư FDI chính là đã có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý
các nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền sở hữu và quyền quản lý được kết hợp giữa
nước nhận đầu tư và nước đầu tư dựa theo tỷ lệ đã được thỏa thuận.
1.1.3. Đặc điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các hình thức:
xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua cổ
phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, không để
lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà, ngược lại đóng góp tích cực
cho phát triển kinh tế là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế
nước chủ nhà.
8
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà có thể
cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản
xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm
phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư gián tiếp thường là các
dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán
chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp,
dễ dàng thu lại số vốn ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị
trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư
1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào thông qua ngày
08/07/2009 quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:
Đầu tư 100% của nhà đầu tư nước ngoài
Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài, cụ
thể là một hoặc nhiều nhà đầu tư thực hiện bỏ ra 100% vốn đầu tư vào dự án nào đó
tạo CHDCND Lào.
Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước
Đầu tư góp vốn cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
cùng tiến hành kinh doanh, cùng sở hữu và tạo lập pháp nhân mới theo luật pháp
nước CHDCND Lào.
Việc tổ chức hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp vốn
chung được quy định thỏa thuận góp vốn điều lệ pháp nhân mới.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức trên cần góp vốn tối thiểu không
dưới mười phần trăm (10%) tổng số vốn đầu tư.
Liên doanh theo thỏa thuận
Liên doanh đầu tư chung theo thỏa thuận là cùng đầu tư giữa pháp nhân trong
CHDCND Lào với pháp nhân nước ngoài được quy định tại hợp đồng nhưng không
tạo thành pháp nhân mới hoặc lập chi nhánh tại CHDCND Lào.
9
Pháp nhân trong nước trên cần thông báo cho Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Bộ Tài Chính để quản lý theo luật định.
Thỏa thuận và liên doanh và đầu tư theo hợp đồng cần dược chứng nhận của
cơ quan cấp phép có thẩm quyền.
1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
1.2.1. Đối với nước đầu tư
Việc đầu tư vốn sang nước ngoài mang đến cho nước đi đầu tư các những mặt
tích cực và tiêu cực:
1.2.1.1. Tích cực
Có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư giúp các nước đầu tư
đưa ra những quyết định tốt nhất đối với họ, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn.
Các chủ đầu tư nước ngoài có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp
cận được các nguồn nguyên liệu mới, các tiến bộ khoa học công nghệ trong khu vực
và thế giới
Đưa ra các sản phẩm với giá cả cạnh tranh do khai thác được nguồn lao động
giá rẻ hoặc các nguồn nguyên liệu gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng năng suất và thu nhập
quốc dân. Thông qua thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ đầu tư có thể
nâng cao khả năng năng cạnh tranh của chính mình trên thị trường thế giới.
Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường vì thông qua
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được
các doanh nghiệp của mình sẽ được áp dụng các chính sách đặc biệt của nước sở tại.
1.2.1.2. Những mặt hạn chế
Ngoài các tác động tích cực, việc đầu tư ra nước ngoài cũng tồn tại một số
điểm tiêu cực sau:
Dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám nếu các chủ đầu tư nước ngoài để mất
bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết trong quá trình chuyển giao.
10
Việc không tìm hiểu rõ môi trường tại nước sở tại sẽ khiến các nhà đầu tư
nước ngoài gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện các dự án.
1.2.2. Đối với nước, địa phương nhận đầu tư
Tác động của đầu tư nước ngoài đến các nước, địa phương nhận đầu tư được
thể hiện như sau:
1.2.2.1. Tích cực
Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, các kinh nghiệm quản lý, tác phong làm
việc tiên tến của nước ngoài. Hầu hết các nước tiếp nhận đầu tư đều có kỹ thuật và
công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém không phát huy được thế mạnh của
mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia có kỹ thuật và công nghệ hiện đại,
các chuyên gia quản lý giỏi, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường
thế giới.
Khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc gia tiếp nhận đầu tư về tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện địa lý,…
Kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất và sử dụng triệt để các nguồn lực trong
nước, từ đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước. Có thể dễ dàng
giải thích yếu tố này thông qua việc đầu tư của mình, để tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thuê mướn lao động, mua hàng hóa
dịch vụ cần thiết, mua nguyên vật liệu, đẩy ngoại tệ vào nèn kinh tế,.. chính các yếu
tố này sẽ làm tăng thu nhập cho lao động nước được tiếp nhận đầu tư, từ đó họ sẽ
chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, kết quả là tổng nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng lao động. Hầu hết các doanh nghiệp
liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…thu hút một lượng lớn lao
động; đồng thời người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại, làm việc trong môi trường chuyên
nghiệp và trình độ quản lý cao.
11
Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế đối với các nước tiếp nhận đầu tư thông
qua việc gắn kết kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối và trao đổi
quốc tế của các nước này. Chủ thể của các hoạt động đàu tư trực tiếp nước ngoài
trên thế giới là các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới rộng lớn, thông
qua việc tiếp nhận đầu tư của các công ty, tập đoàn này, nước sở tại có điều kiện
thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,
thích nghi với tập quán quốc tế và những thay đổi trên thị trường thế giới.
1.2.2.2. Tác động tiêu cực
Bị động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ.
Trường hợp các nước sở tại không có kế hoạch đầu tư cụ thể và chi tiết, hiện tượng
đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, các nguồn lực tự nhiên bị khai thác quá mức, các hiệu
tượng ô nhiễm môi trường có thể trở nên nghiêm trọng.
Việc thẩm định thiếu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, cũ
kỹ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và điều này sẽ khiến các nước tiếp nhận đầu
tư sẽ phải trả giá đắt, gây thiệt hại lớn đến lợi ích kinh tế.
Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không có quy hoạch cụ thể,
khoa học cũng dẫn đến tình trạng chênh lệch về thu nhập, gia tăng sự phân hóa giữa
các tầng lớp nhân dân, tăng mức chênh lệch phát triển trong vùng hoặc giữa các
vùng với nhau,... của nước sở tại.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương
Đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Với
những tác động tích cực, FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao
công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên của các quốc
gia này.
Đối với một địa phương, việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc vào 3 nhóm
yếu tố: tình hình kinh tế thế giới, tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào quốc gia và
bản thân môi trường thu hút FDI vào địa phương đó.
12
1.3.1. Môi trường thế giới
1.3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới
FDI là vốn từ nước ngoài nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế
giới. Nếu kinh tế thế giới phát triển tốt, ổn định thì dòng vốn FDI đầu tư đi cũng sẽ
ổn định. Ngược lại, nếu kinh tế thế giới bất ổn thì dòng vốn FDI sẽ bị ảnh hưởng
trực tiếp. Do vậy, tình hình kinh tế thế giới nhiều khi là thời cơ, nhưng nhiều khi
cũng là thách thức đối với chiến lược thu hút nguồn vốn FDI của một quốc gia.
1.3.1.2. Xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới
Xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới có vai trò quyết định đối với sự
thành công của chính sách thu hút nguồn vốn FDI của một quốc gia. Bất cứ một
quốc gia nào muốn phát triển cũng đều phải cần đến nguồn vốn, thì FDI chính là
một trong những nguồn vốn nước ngoài quan trọng có thể huy động. Một quốc gia
nằm trong chiều nhận của xu hướng vận động của dòng vốn sẽ là điều kiện cần để
quốc gia đó thu hút được những lượng vốn lớn từ nước ngoài, đi kèm với lượng vốn
đó sẽ là công nghệ, là trình độ quản lý để quốc gia đó dần thoát khỏi tình trạng kém
phát triển, bắt kịp với sự phát triển chung của cả khu vực.
1.3.2. Môi trường quốc gia nước tiếp nhận đầu tư
1.3.2.1. Chủ trương, chính sách thu hút của quốc gia
Môi trường quốc gia nước nhận đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đối với việc
thu hút nguồn vốn FDI vào một địa phương. Tất cả các nhân tố về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia đều có tác động đến kết quả
thu hút nguồn vốn FDI của quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với một địa phương, yếu tố
gây ảnh hưởng trực tiếp chính là yếu tố chính sách và môi trường chính trị.
Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm
hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị và trong chính sách của
quốc gia có khuyến khích, tạo điều kiện cho thu hút nguồn vốn FDI hay không. Nếu
chính sách của một quốc gia là đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh
tế thì sẽ có những chính sách tích cực, hấp dẫn đối với vấn đề thuế, giải phóng mặt
13
bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng,… phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư và triển khai
dự án. Từ chính sách, định hướng chung của quốc gia, các địa phương sẽ căn cứ vào
tình hình thực tế của địa phương mình để có những phương án đề xuất chi tiết, cụ
thể nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào địa phương mình.
Yếu tố chính sách thể hiện ở việc quốc gia đó có khuyến khích thu hút nguồn
vốn FDI hay không, khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI vào những lĩnh vực nào,
hệ thống pháp luật đã thông thoáng và hỗ trợ được tốt cho các chủ đầu tư muốn đầu
tư vào quốc gia, chính sách chung về giải phóng mặt bằng,… Nếu như tất cả các
chính sách đều hấp dẫn thì rõ ràng quốc gia đó sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.2.2. Tình hình hội nhập của quốc gia
Việc thu hút nguồn vốn FDI còn thể hiện ở chính sách mở cửa và hội nhập
kinh tế của quốc gia đó. Mở cửa nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng cho thu hút
nguồn vốn FDI, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu
tư nước ngoài. Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành thành
viên của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO giúp cho các quốc gia mở rộng thị
trường đồng thời có thể tìm thấy nhiều đối tác quốc tế, và từ đó tăng cường thu hút
nguồn vốn FDI. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư nước ngoài là
một mối quan hệ tỷ lệ thuận: càng tham giahội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, các quốc gia sẽ càng có nhiều cơ hội tìm thấy nhiều đối tác và thu hút được
càng nhiều FDI để phát triển kinh tế. Hiệp định thương mại khu vực có thể đóng
một vai trò quan trọng trong việc tăng cường dòng vốn FDI các nước thành viên,
thông qua việc tạo ra cơ hội tiếp cận với thị trường khu vực. Vì vậy, hội nhập khu
vực mạnh mẽ thông qua các hiệp định thương mại có thể ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của các công ty đa quốc gia.
1.3.3. Môi trường địa phương tiếp nhận đầu tư
1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Trong cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay, khoảng cách địa lý và sự gần gũi về
văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một yếu tố quyết định quan trọng của đầu tư
14
trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu của IFC và FIAS năm 1997 cũng xác nhận rằng có
vốn đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển bị ảnh
hưởng bởi khoảng cách địa lý. Ví dụ, trong khi các công ty Nhật Bản có xu hướng
mở công ty con ở Trung Quốc và các nước mới công nghiệp hóa châu Á thì các
công ty Tây Âu có xu hướng mở công ty con của họ ở Đông Âu. Các quốc gia Tây
Âu sẽ ưu tiên thị trường châu Phi, nơi vị trí địa lí khá gần với châu Âu và các nước
châu Phi lại là các thuộc địa cũ của các nước đế quốc trước kia như Anh, Pháp, Tây
Ban Nha,…
Tài nguyên thiên nhiên
Từ thế kỷ 19 đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 60% dòng vốn
FDI trên thế giới là đầu tư vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (Lý Hoàng Phú, 2014).
Nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
khoáng sản cho các cuộc cách mạng công nghiệp tại các nước phát triển châu Âu và
Bắc Mỹ là lý do chính cho việc mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài. Các nước có
dự trữ dồi dào về khoáng sản có lợi thế lớn khi thu hút các NĐTNN đặc biệt là
những công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cho đến hiện nay, khi mà các quốc
gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm những công nghệ mới, những sản phẩm mới
để tránh việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, việc đầu tư vào các ngành
công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị dòng vốn
FDI trên thế giới hiện nay..
1.3.3.2. Điều kiện kinh tế
Quy mô thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển thị trường là một yếu tố tác động quan trọng
đối với thu hút nguồn vốn FDI. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị
GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo
UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả
các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ
thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị
phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các
15
nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu
khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút
FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh
dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có
các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong
một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông
dân cư - thị trường tiềm năng của họ.
Nguồn nhân lực
Chi phí lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của NĐTNN và thực tế này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Theo
UNCTAD, sự sẵn có của lao động giá rẻ ở Trung Quốc là lợi thế để thu hút FDI từ
châu Âu và Hoa. Ngoài lao động giá rẻ, tỷ lệ lao động/đầu ra (năng suất lao động)
cũng xác định dòng vốn FDI. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển của khoa học
công nghệ cũng như xu hướng mới của FDI, liên quan đến nguồn lao động, ngoài sự
sẵn có, chi phí thấp ra, nguồn lao động có trình độ cũng là một lợi thế của các quốc
gia đang phát triển nhận đầu tư khi thu hút FDI vào nước mình.
1.3.3.3. Chính sách thu hút nguồn vốn FDI của địa phương
Đối với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan
tâm hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị. Căn cứ vào định
hướng chung của cả nước mà mỗi địa phương sẽ có những chính sách hiệu quả
riêng cho mình.
Một trong những chính sách quan trọng trong thu hút FDI chính là chính sách
xúc tiến thu hút đầu tư. Xúc tiến đầu tư với các hoạt động xây dựng hình ảnh đóng
vai trò như là chiếc cầu nối giúp giải quyết sự bất cân xứng thông tin, các hoạt động
này sẽ giúp các nhà tư vấn/môi giới hay chính các nhà đầu tư có được nhữngthông
tin tổng thể, chính xác về môi trường đầu tư, thông qua đó, lợi thế cạnh tranh của
nước sở tại về thu hút đầu tư nước ngoài cũng được tăng cường, nâng cao.Các
nghiên cứu tiến hành bởi Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng xúc tiến đầu tư có thể tác
động lớn đến mức độ thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương. Cụ thể, khi gia
16
tăng 10% trong ngân sách xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng 2,5% lượng vốn FDI; và với
mỗi 1$ chi phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư ban đầu sẽ thu về được một giá trị
ròng tương ứng gấp gần 4 lần (Phạm Thị Minh Lý 2014, tr. 50).
Ngoài chính sách về xúc tiến, địa phương cũng cần có chính sách rõ ràng, nhất
quán về thuế, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp vốn,… để đáp ứng
tốt nhất yêu cầu từ phía các nhà đầu tư.
1.3.3.4. Cơ sở hạ tầng của địa phương
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi
hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt
nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai
đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công
cộng như giao thông, liên lạc,… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như
điện, nước cũng như các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như
ngân hàng - tài chính. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quan tâm đến việc trang bị
một cơ sở hạ tầng xã hội tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao
trình độ nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật
tự an ninh - xã hội, có như vậy mới tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các NĐTNN.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, việc cơ sở hạ tầng
không có và thiếu hiệu quả có nghĩa là không chỉ chi phí giao dịch tăng cao đối với
những các công ty đang tồn tại mà còn là một rào cản để cho các doanh nghiệp mới.
Cơ sở hạ tầng tốt được thể hiện ở một số tiêu chí như chất lượng và số lượng
ki lô mét đường bộ, đường thủy, đường sắt, số lượng cảng biển, sân bay. Phát triển
cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng cao đối với việc mở rộng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vì cơ sở hạ tầng đầy đủ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn
nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiềm năng. Sự sẵn có và độ tin cậy của
dịch vụ viễn thông, hệ thống giao thông đường bộ, đường không phát triển, dịch vụ
cung cấp điện, nước đáng tin cậy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lợi nhuận
của các công ty nước ngoài và trong việc thu hút nguồn vốn FDI.
17
Cơ sở hạ tầng xã hội
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng
khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và
chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và
các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo,
văn hóa.... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của
mộtnước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu
hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào
“tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế”
tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút nguồn vốn FDI
1.4.1. Các chỉ tiêu liên quan đến quy mô và cơ cấu vốn đầu tư
Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư thể hiện một phần tình hình thu hút nguồn vốn FDI.
1.4.1.1. Quy mô đầu tư
Quy mô đầu tư thể hiện qua số vốn đầu tư và số lượng dự án đầu tư và quy mô
một dự án đầu tư tức là mức vốn trên mỗi dự án đầu tư. Đây là những con số định
lượng thể hiện kết quả chung của việc thu hút nguồn vốn FDI của thời điểm này so
với thời điểm khác. Quy mô đầu tư cho thấy một cái nhìn tổng quan ban đầu đối với
kết quả thu hút nguồn vốn FDI vào một quốc gia hoặc một địa phương
Chỉ tiêu về số vốn đầu tư được thể hiện ở 3 tiêu chí: Vốn đăng ký mới, vốn
cấp thêm, vốn thoái lui và vốn thực hiện.
Vốn đăng ký mới là tổng vốn FDI đăng ký được thể hiện trên giấy phép, bao
gồm vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Vốn tự có gồm vốn nước ngoài và vốn góp
của đối tác liên doanh trong nước. Vốn vay ngân hàng cũng gồm vay ngân hàng
nước ngoài và vay ngân hàng trong nước. Cũng như số lượng dự án đăng ký mới,
giá trị vốn FDI đăng ký lớn thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của địa bàn
tiếp nhận với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không thể hiện hết được chất lượng
của các dự án đăng ký.
18
Vốn cấp thêm là vốn mà NĐT đăng ký thêm trong giai đoạn mới đối với địa
phương đã nhận đầu tư từ NĐT này rồi. Chỉ tiêu vốn này thể hiện việc NĐT có thấy
môi trường địa phương đó có hấp dẫn để đầu tư tiếp hay không. Và quả thực, đây là
một trong những phần vốn mà các địa phương cần thực sự chú trọng vì chỉ tiêu này
sẽ thể hiện tất cả những ưa đãi, hỗ trợ cũng như toàn bộ sự hấp dẫn của địa phương
khiến cho NĐT cũ có thể yên tâm tiếp tục cấp vốn.
Ngược lại với chỉ tiêu này là vốn thoái lui, tức là vốn rút về của NĐT, dự án sẽ
không được triển khai nữa hoặc dừng lại. Tuy nhiên, khi đã ra một quyết định đầu
tư thì các NĐT đều đã có sự nghiên cứu rất kỹ về môi trường đầu tư cũng như khả
năng sinh lời của các dự án của mình nên tỷ lệ vốn thoái lui này thường là rất thấp.
Vốn thực hiện là vốn mà NĐT bỏ ra theo báo cáo, trong đó bao gồm cả vốn
nước ngoài và vốn trong nước. Một số dự án có giá trị vốn đăng ký ban đầu rất lớn,
nhưng số vốn thực tế thực hiện lại thấp hơn rất nhiều do sự chậm trễ của các nhà
đầu tư trong quá trình rót vốn khi thực hiện dự án.
Mặc dù vốn FDI thực hiện mới chính là dòng vốn đầu tư từ nước ngoài thuần
túy, phản ánh hiệu quả thực sự của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại ít
được thể hiện trên các báo cáo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa
phương. Do đó, việc đánh giá thu hút nguồn vốn FDI thường căn cứ trên tổng hợp
hai chỉ tiêu vốn đăng ký mới và cấp thêm.
1.4.1.2. Cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư thể hiện một phần chất lượng của việc thu hút nguồn vốn FDI.
Mỗi địa phương có một thế mạnh riêng và một mục tiêu phát triển cũng như định
hướng thu hút riêng. Do vậy, tùy vào mục tiêu và định hướng của từng quốc gia,
từng địa phương mà chất lượng vốn thu hút được sẽ được đánh giá trên các tiêu chí
của cơ cấu đầu tư, bao gồm:
- Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư
- Cơ cấu theo hình thức đầu tư
- Cơ cấu theo địa bàn đầu tư
- Cơ cấu theo đối tác đầu tư
19
1.4.2. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện
Liên quan đến hiệu quả thực hiện của các dự án FDI, vẫn có những biện pháp
có thể xác định được, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, rất khó để có thể xác
định được, do đó luận văn chỉ tập trung đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến kết quả
thực hiện - tức là vai trò kinh tế - xã hội của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế của
địa phương.
Hoạt động đầu tư nước ngoài với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định đã góp
phần quan trọng trong việc duy trì, cải thiện cán cân thanh toán thông qua hoạt động
xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ mang lại nguồn thu
ngoại tệ cho nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận đầu tư trước đây chưa có khả năng
sản xuất đã giúp cho nước này không phải nhập khẩu những hàng hóa đó, giảm lượng
ngoại tệ phải thanh toán và dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán. FDI còn góp phần
tạo việc làm, chuyển dich cơ cấu kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực và tăng thu nhập
cho người lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế.
Với rất nhiều các vai trò, có thể tổng hợp một số chỉ tiêu liên quan đến kết quả
thực hiện của FDI bao gồm:
- FDI với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ
- FDI với vấn đề kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách
- FDI với vấn đề tạo việc làm
- FDI với vấn đề nguồn vốn đầu tư
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnh hưởng đến thu hút
nguồn vốn FDI
Thủ đô Viêng Chăn là thủ đô của nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược rất
quan trọng, là trái tim của đất nước, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là
trung tâm lớn nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ
đô Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn
phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng có của Viêng Chăn
mà không có địa phương nào trong cả nước có được.
Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực Thủ đô Viêng Chăn cơ bản thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể canh tác được quanh năm, tạo cho
thành phố có một vị thế riêng mà nhiều thành phố, địa phương khác không có, đó là
Thủ đô nhưng lại có lương thực và nông sản hàng hóa.
Tốc độ tăng dân số cao, đạt trên 2,5% (cao hơn so với trung bình cả nước).
Đối với một đất nước thiếu lao động như CHDCND Lào, đây có thể xem là một lợi
thế trong việc tạo nguồn lao động trong tương lai cho việc đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội Thủ đô nhưng so với các nước trong khu vực thì Viêng Chăn vẫn còn thiếu
lao động thì đây có thể là lợi thế cho việc làm thuê tại Viêng Chăn.
Viêng Chăn có một số loại khoáng sản vật liệu xây dựng mặc dù quy mô nhỏ
nhưng phân bố thuận lợi thích hợp cho phát triển công nghiệp địa phương. Viêng
Chăn cũng có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ biết kết hợp đồng bộ các di tích
lịch sử văn hóa, lễ hộ, các danh lam thắng cảnh với cảnh quan tự nhiên,…
Ví dụ: muốn phát triển cơ sở hạ tầng, lợi thế của CHDCND Lào nói chung và
Thủ đô Viêng Chăn nói riêng là đá, xăm, nhưng không có lợi thế về mặt nhân công
cần phải có chính sách tuyển dụng nhân công nước ngoài.
Điều này cho thấy nhưng lợi thế so sánh, những hạn chế cho việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế chỉ có ý nghĩa tương đối. Có nghĩa nếu lợi
thế so sánh mà không biết cách khai thác tận dụng, hoặc khai thác một cách thiếu
21
khoa học sẽ biến thành bất lợi cho việc huy động vốn đầu tư phát triển. Ngược lại
có những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết cách khắc phục nó sẽ trở thành
lợi thế phát triển.
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thủ đô Viêng Chăn
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Vị trí địa lý CHDCND Lào
(Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư CHDCND Lào)
Thủ đô Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, trong phạm vi từ 17˚47’50 đến
18˚22’38 vĩ độ Bắc và từ 102˚5’40 đến 103˚09’37 độ kinh Đông, có tổng diện tích
từ nhiên là 3920 km2 (chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước), dân số độ 209
người/km2. Dân số Viêng Chăn phân bố rất không đều, trong khi các huyện ngoại
thành có mật độ dân số rất thấp như Sangthong 47 người/km2, Naxaythong 66
người/km2, thì các huyện nội thành lại có mật độ dân số rất cao như Chanthabuly
lên tới 2.386 người/km2, Sisattanak 2119 người/km2… Thủ đô Viêng Chăn hiện có
9 huyện là Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong,
Xaythany, Hatxayfong, Sangthong, Parknguem. Quy mô diện tích, dân số, mật độ
22
dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất
lớn (huyện lớn nhất là Naxaythong có diện tích gấp 39 lần huyện nhỏ nhất là
Chanthabuly). Toàn Viêng Chăn có 496 thôn bản, trong đó khu vực thành thị chiếm
tới 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37%. Dân số
Viêng Chăn có trình độ văn hóa cao nhất nước, có tinh thần cần cù lao động và
truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng kiên cường.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính năm 2015
Tên huyện,
Huyện
Số bản làng
(bản)
Diện
tích(km2)
Dân
số(người)
Mật độ dân số
(người/km2
)
1. Chanthabuly 37 29 69.222 2.386
2. Sikhottabong 60 140 120.999 864
3. Xaysettha 51 147 116.920 795
4. Sisattanak 40 31 65.712 2.119
5. Nasaythong 56 1.131 75.228 66
6. Xaythany 104 916 196.565 214
7. Hatxayfong 58 258 97.609 378
8. Sangthong 37 622 29.509 47
9. Parknguem 53 646 49.211 76
Tổng số 496 3920 820.940 209
(Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2015)
Vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng của Viêng Chăn. Viêng Chăn
nằm trên trục đường xuyên Á, ở trung điểm giữa miền Bắc và miền Nam. Từ Viêng
Chăn có thể đi dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường hàng không,
đường bộ và đường thủy. Thủ đô Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái
Lan là sông MêKông dài 165 km ở phía Nam. Đây là nhân tố quan trọng tạo ra sự
gắn bó chặt chẽ giữa Viêng Chăn với các vùng khác trong cả nước và tạo điều kiện
thuận lợi để Viêng Chăn trao đổi hàng hóa, tiếp nhận kịp thời các luồng thông tin,
các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế và khu vực.
23
Vị trí địa lý như trên là rất thuận lợi để Thủ đô Viêng Chăn trở thành địa
phương đi đầu cả nước trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu
khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động
quốc tế, khu vực và thu hút đầu tư.
Thủ đô Viêng Chăn kẹp giữa 3 phía là các dãy núi cao và phía còn lài là sông
MêKông. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt: Vùng thứ nhất, là phần phía Nam của
đồng bằng Viêng chăn, thuộc lưu vực sông Năm Ngừm, có diện tích khoảng 3297,9
km2, chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên. Vùng này có dạng lòng chảo, được
bao bọc bởi các dãy núi cao là Phou Pha Năng ở phía Tây, Phou Khao Khoai ở phía
Đông, sông MêKông ở phía Nam và vùng tương đối bằng phẳng, với khoảng trên
70% diện tích có độ cao dưới 200 so với mực nước biển; Vùng thứ hai, là phần còn
lại của Thủ đô (huyện Sang Thong) nằm ở phía Tây dãu núi Phou Pha Năng, thuộc
lưu vực sông Năm Sang có diện tích là 623,1 km2, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên
toàn Thủ đô. (Sở kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Giới thiệu toàn cảnh thủ đô Viêng
Chăn, Viêng Chăn 2015)
Tóm lại địa hình của Viêng chăn rất đa dạng, bao gồm cả núi cao, núi thấp,
bằng phẳng, trũng thấp tạo cho Viêng Chăn có điều kiện phát triển tổng hợp tất cả
các ngành, không chỉ công nghiệp, dịch vụ mà cả nông nghiệp. Trên dạng địa hình
đồi núi, nơi đã có sẵn rừng tự nhiên quốc gia và phòng hộ; trên địa hình đồi thấp sẽ
tiếp tục trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc
hình thành các đồng cỏ chăn nuôi; trên địa hình bằng sẽ trồng lúa nước và hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày, chống lũ và tiêu úng để trồng lúa, màu.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện khí hậu thời tiết Khu vực Thủ đô Viêng Chăn cơ bản thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp đã dạng có thể canh tác được quanh năm, tạo cho
Viêng Chăn có một vị thế riêng mà nhiều thành phố, địa phương khác không có, đó
là Thủ đô nhưng có nhiều nguồn tài nguyên cho phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp, cần có giải pháp khắc phục những hạn chế lớn về điều kiện thời tiết khí hậu
như: Lũ lụt ngập úng về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, trong đó việc giải quyết
24
nước tưới và giữ ẩm trong vụ khô có vai trò quyết định đến khả năng thâm canh
tăng vụ và mở rộng diện tích.
Viêng Chăn có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng
vật nuôi phát triển. Viêng Chăn có nguồn nước phong phú, phân bổ rộng khắp, đủ
cung cấp cho nhu cầu đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt
hiện tại cũng như trong tương lai nếu có một hệ thống tiêu cấp nước phù hợp. Chất
lượng nước tốt, thích hợp cho tưới cây công nghiệp.
Viêng Chăn có tiềm năng đất đai cho đầu tư phát triển nông nghiệp, cho các
khu công nghiệp và đô thị. Điều kiện đất đai vùng thành phố Viêng Chăn thích hợp
phát triển nền nông lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắn ngày như
cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến cây dàu ngày như
các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện
tích đất có tiềm năng nông nghiệp của thành phố khá lớn, khoảng 120.000 - 150.000
ha, như vậy hiện tại còn khoảng 35.000 - 40.000 ha đất có tiềm năng nông nghiệp,
trong đó có khả năng khai thác đưa vào sử dụng được khoảng 28.000 - 32.000 ha
(gồm cả mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản). Tổng tiềm năng đất có khả năng lâm
nghiệp cần được phủ xanh để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sản xuất và đời
sống cũng khá lớn, còn khoảng 60.000 - 70.000 ha (Sở kế hoạch và Đầu tư Viêng
Chăn, Giới thiệu toàn cảnh thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn 2015). Có thể thấy, với
tiềm năng về đất đai, Thủ đô có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài liên
quan đến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
Viêng Chăn có hệ thống sông ngòi và nguồn nước phong phú hơn so với nhiều
tỉnh khác trong toàn quốc, thuận lợi để xây dựng các hồ, đập, trạm bơm khai thác
nguồn nước sản suất, sinh hoạt. Thực tế, Nhà nước đã đầu tư nhiều công trình thủ
lợi nhất cho Viêng Chăn so với các tỉnh trong cả nước.
Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán nên
chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm gần đây. Tiềm năng
rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổi theo xu hướng bất lợi.
25
Tài nguyên du lịch đa dạng (du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa), thuận lợi cho việc phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch của khu vực và
quốc tế. Tài nguyên du lịch có sông Mê Kông chảy qua thủ đô tạo nên nhiều thác
ghềnh, cù lao nổi giữa sông, nhiều đoạn tách biệt là cơ sở để trở thành các điểm du
lịch độc đáo. Ngoài ra Thủ đô Viêng chăn có 6 khu rừng bảo tồn thiên nhiên là: Phu
Khau Khoai, Phu Pha Nang, Huổi Nhang, Đông Bản Xay, Đông Pho Si. Các khu
bảo tồn thiên nhiên trên là các các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh các khu
du lịch thiên nhiên phong phú, Thủ đô Viêng Chăn còn có khoảng 40.000 di tích,
trong đó 2.215 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạnh, tiêu biểu như: Phạ Thạt
Luông Viêng Chăn, Bảo tàng lịch sử quốc gia Lào, nhà văn hóa Lào, Tượng đài liệt
sĩ vô danh, Bảo tàng và đài tưởng niệm chủ tịch Kaysone Phomvihane, Công viên
Quốc gia, hàng loạt các di tích chùa cổ kính,..Các lễ hội, các làng nghề truyền thống
cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc là yếu tố quan trọng trong việc thu hút
các nguồn lực đầu tư phát triển trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian qua việc phát triển vùng trung tâm của Thủ đô Viêng Chăn
đã được tăng cường, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được xây
dựng đồng bộ.
Thời tiết, khí hậu địa hình cũng là đặc điểm quan trọng trong việc huy động
vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thủ đô cũng có một số bất lợi như mưa lớn tập trung
vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng
úng lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Trong mùa mưa vẫn còn
các hạn hán cục bộ,.. gây ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp khó để thu hút
vốn vào và là cho tỷ trọng huy động vốn vào ngành nông nghiệp có tốc độ giảm đi.
2.1.2. Tình hình kinh tế
Thủ đô Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược
quan trọng. Thủ đô Viêng Chăn là một trung tâm kinh tế lớn, có các ngành công
nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất cả nước.
Thủ đô Viêng Chăn là một thành phố lớn nhất, công nghiệp Viêng Chăn, có
tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung quản lý
26
những công ty, nhà máy lớn sản xuất, các sản phẩm trọng yếu đáp ứng nhu cầu thị
trường có đóng góp to lớn, thường xuyên và liên tục, cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Có thể điểm lại những nét chính sau:
Toàn ngành công nghiệp và thủ công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn hiện đang
quản lý 2.865 thợ thủ công, và 60.784 người công nhân trong đó nữ công nhân có
39.742 người. Các ngành dịch vụ đang vươn lên dần khẳng định vị trí của mình
trong cơ cấu kinh tế mới. Các ngành công nghiệp tập trung, công nghiệp vừa và nhỏ
và các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch trên địa bàn Thủ đô. Các cơ sở
kinh tế trong Thủ đô đã và đang phát huy, trong lộ trình phát triển đất nước:
+ Thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung các tổ chức tài chính lớn của cả nước:
các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các tổ chức tài chính quốc tế, sở giao dịch
chứng khoán.
+ Thủ đô Viêng Chăn còn là đầu mối giao thông quốc tế đường bộ, đường
thủy, hàng không lớn của cả nước.
Vì vậy so với mặt bằng chung của cả nước thì Thủ đô Viêng Chăn có rất nhiều
lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Viêng Chăn có vị trí địa lý thuận lợi, dân
cư đông đúc, là trung tâm kinh tế, có cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ,
mức tập trung cao cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng đại diện, ngân hàng, tổ chức
tài chính - tín dụng.. Trong những năm qua, kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn có
những bước tăng trưởng nhanh, ổn định đã tạo dựng được những nền tảng kinh tế
quan trọng, thu nhập dân cư tăng lên đáng kể cho phép nâng cao tỷ lệ tích lũy đầu
tư, góp phần tại thế và lực mới cho quá trình phát triển kinh tế các giai đoạn tiếp
theo, tạo tiềm năng, cơ sở to lớn để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.. (Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015)
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, Thủ đô Viêng Chăn đã tập trung lực lượng và vốn dự
trữ vào việc xây dựng kiện toàn xây dựng tuyến đường trong Thủ đô để trở thành
thành phố xanh sạch đẹp và trật tự, đảm bảo việc lưu thông và mở rộng phát triển
27
thành phố trong thời gian tới. Tập trung xây dựng tuyến đường chiến lược nhằm
giải quyết xóa đói giảm nghèo, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng xa vùng sâu
như: xây dựng tuyến đường số 11 (Ton-nửa) từ Cậu-liệu - huyện Sẳng-thoong phát
triển và nâng cấp tuyến đường nội thành trong huyện Sẳng-thoong từ đường đất đỏ
thành đường trải nhựa 2 lớp như: tuyến đường từ bản Na-sả - Na-po - Na-miệng,
tuyến đường từ Khốc-phợng - Na-hỏi, tuyến đường từ Phia-lát - biên giới tỉnh
Viêng Chăn. Xây dựng tuyến đường dọc chân núi từ Na-nốc-khụm (tỉnh Viêng
Chăn) - bản Sổm-sạ-vạt (huyện Pạc-ngừm), ngoài ra còn tập trung phối hợp với Bộ
Giao thông công chính và Vận tải trong việc lập kế hoạch sửa chữa tuyến đường
cao tốc quốc gia số 13 bắc, tuyến đường số 13 nam là tuyến đường trục chính trong
việc vận chuyển lưu thông xuất-nhập khẩu hàng hóa của Thủ đô Viêng Chăn được
thuận lợi. Ngoài ra, tuyến đường chiến lược và tuyến đường trục chính trên, Sở
Giao thông công chính và Vận tải Thủ đô Viêng Chăn còn xây dựng và nâng cấp
nhiều tuyến đường nhằm có thể kết nối và giải quyết lưu thông tránh tắc nghẽn
trong thành phố như: xây dựng tuyến đường bê tông chịu lực từ ngã ba đài truyền
hình - Nỏng-niềng - Hủa-khủa; tuyến đường từ ngã ba Khăm-sạ-vạt - Xiêng-đa -
Đông-khăm-xạng - Bản Na-hày; tuyến đường từ Hủa-khủa - Na-khoai; tuyến đường
từ ngã ba Văng-xai - Xăm-khệ - bản Sốc - đường 450 năm; tuyến đường từ Nỏng-
niềng - bản Mày; tuyến đường từ Đon-đeng - Tan-mi-xay và tuyến đường trải nhựa
2 lớp từ Đông-băng - Na-sả-la - Cạ-sệt-na-bông. Đặc biệt, đã hoàn thành xây dựng
tuyến đường vào các ngõ, đường bê tông nhằm phục vụ Hội nghị ASEAM 9 tại lào
đã vinh dự đăng cai tổ chức như: tuyến đường vào Cục hậu cần Km5; tuyến đường
Sỉ-vị-lay - Xạng-khu, tuyến đường từ trường bảo vệ Trung ương - Nỏng-niềng và
các tuyến đường khác.
Nâng cấp và củng cố tuyến đường trục chính trong nội thành nhằm giữ gìn bảo
vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng hình thức trải nhựa phủ lên mặt
đường cũ như: đường Cay-sỏn Phôn-vị-hản từ đèn đỏ cầu Hòng-xeng - đèn đỏ
Đồng-độk, tuyến đường Chậu-phạ-ngùm, tuyến đường Chậu-a-nụ-vông, tuyến
đường ASEAN, đường Nỏng-bon tổng chiều dài 21 Km, hoàn thành xây dựng
tuyến đường bằng hình thức chuyển đổi tài sản thành vốn gồm 2 dự án như: tuyến
28
đường 450 năm từ Đồng-đôk - Thà-na-lẹng; tuyến đường từ bản Nỏng-bua-thoong -
bản Nỏng-bực; tuyến đường từ đèn đỏ Đông-na-sốc - chùa Nỏng-bua-thoong và tiếp
tục xây dựng tuyến đường từ Đon-nốc-khụm - đường 450 năm sao cho sớm hoàn thành.
Kết quả của việc xây dựng và sửa chữa tuyến đường trong giai đoạn từ
2011 - 2015 cho thấy: xu hướng trong việc phát triển hạ tầng giao thông trong Thủ
đô Viêng Chăn gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuât, vận tải hàng hóa
và quan hệ dịch vụ khác ngày một mở rộng, cụ thể được thể hiện vào cuối năm 2015
trong toàn Thủ đô Viêng Chăn có tổng số chiều dài tuyến đường là 2.400,52 km, trong
đó: đường trải bê tông có 162,82 km so với năm 2010 tăng 145,92 km; tuyến đường
nhựa 153,37 km so với năm 2010 tăng 85,35 km; tuyến đường 2 lớp 594,30 km so
với năm 2010 tăng 115,66 km; đường trải đá răm 1.135,07 km so với năm 2010
giảm xuống 136,57 km; đường đất tự nhiên 351,96 km so với năm 2010 tăng 31,37
km. Việc xây dựng tuyến đường trong 5 năm qua (2011-2015) thực hiện đạt 388,48
km so với kế hoạch 5 năm lần thứ VII (554,89 km) thực hiện được 70,01%; trong
đó: đường bê tông thực hiện đạt 56,84 km so với kế hoạch (193,47 km) thực hiện
được 29,37%; tuyến đường trải nhựa 81,60 km so với kế hoạch (81,60 km) hoàn
thành kế hoạch; đường trải nhựa 2 lớp 53,60 km so với kế hoạch (83,38 km) thực
hiện được 64,28%; đường trải đá răm 136,57 km so với kế hoạch (136,57 km) thực
hiện hoàn thành kế hoạch; đường đất tự nhiên 31,37 km so với kế hoạch (31,37 km)
thực hiện hoàn thành kế hoạch. (Sở Kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Tổng kết tình
trạng xây dựng mặt đường Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn
2015).
Ngoài kết quả đạt được nêu trên, hiện nay còn tiếp tục xây dựng, nâng cấp
tuyến đường còn chưa hoàn thành như: đường số 10 từ vòng xuyết Đon-nủn - Thà-
ngòn; đường T5; đường T6; đường vành đai phục vụ khu công nghiệp từ đường 13
nam - đường 450 năm; đường Đon-nốc-khụm- đường 450 năm; đường Phia-lạt -
Tau-thay; đường Chi-nai-mô - Bò-ô - bản Họm yêu cầu hoàn thành theo kế hoạch
đề ra; Đặc biệt góp phần vào việc phát triển tuyến đường vào ngõ, đường nhựa bằng
hình thức phối hợp vốn giữa Nhà nước 70% và nhân dân 30%, trong tổng số 60
tuyến đường, có tổng chiều dài 28,50 km, ưu tiên giai đoạn 1, đến nay đã hoàn
29
thành xây dựng giúp nội thành sạch sẽ, trật tự, lưu thông thuận lợi hơn. (Sở Kế
hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Tổng kết tình trạng xây dựng mặt đường Thủ đô
Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn 2015)
Công tác quản lý nhà ở - qui hoạch đô thị đã hoàn thành việc nghiên cứu củng
cố qui hoạch chung của Thủ đô Viêng Chăn, hoàn thành thiết kết qui hoạch mới
Nỏng-ping, đầm Thạt-luổng và dọc tuyến đường 450 năm, phát triển và nâng cấp
mạng lưới tuyến đường nội thành theo hướng phát triển thành phố đã đặt ra. Quản
lý việc xây dựng thấy rằng ngày một đi vào trật tự, phân bổ và củng cố tình hình
môi trường thành phố có nhiều bước tiến mới và trở thành khu du lịch thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước như khu dọc bờ sông. Đã tập trung phát triển hệ
thống nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc sử dụng, thời gian qua đã hoàn
thành xây dựng nhà máy nước sạch Đông-mạc-khai, Đông-băng giai đoạn I và đang
tiếp tục xây dựng giai đoạn II, trong cuối năm 2015 hệ thống nhà máy nước sạch
trong Thủ đô Viêng Chăn sẽ có thể cung cấp khối lượng 180.000 m3/ngày dịch vụ
chiếm 64,28% của 7 huyện, ngoài ra còn xây dựng hệ thống nước sạch quy mô nhỏ
tại hai huyện ngoại thành như: bản Huội-khăm, bản Khốc-phơng, huyện Sẳng-
thoong và bản Na-tham, Na-xon, bản Bò-lếc huyện Xay-tha-ni.(Sở kế hoạch và Đầu
tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015)
Công tác xây dựng bảo vệ sạt lở đến nay, Thủ đô Viêng Chăn đã tích cực tập
trung tổ chức thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao, tập trung giải quyết các điểm
nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ đất đai và tài sản của nhân dân, đồng thời ngăn chặn
nguồn nước lũ tràn vào thành phố thông qua việc thực hiện dự án chống sạt lở 21 dự
án; trong đó: khu vực huyện Pạc-ngừm có 9 điểm, chiều dài 11.220 m, tại khu vực
huyện Hạt-xai-phong 7 điểm, chiều dài 4.280 m; huyện Sẳng-thoong 5 điểm, chiều
dài 7.100 m. Dự án bảo vệ phòng chống sạt lở và phát triển dọc sông Mê-kong từ
Cậ-liệu - Km3 chiều dài 12,6 Km đã hoàn thành xây dựng vườn hoa Chậu-a-nụ-
vông, hoàn thành việc xây dựng tuyến đường và bảo vệ lũ lụt nhìn chung các dự án
trên đã hoàn thành 100% và sử dụng hiệu quả. Công tác dịch vụ vận tải và quản lý
phương tiện gắn liền với vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách. Trong những
30
năm qua, vận tải hàng hóa đạt 2.237.200 tấn, khối lượng lưu thông hàng hóa thực
hiện được 107.424.100 tấn, quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại bến xe vận tải
phía nam - phía bắc đã theo hệ thống hiện đại, thuận lợi an toàn và nhanh chóng
trong việc lưu thông hành khách, kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe vận tải các loại
tham gia giao thông theo đúng quy trình(Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng
Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011
- 2015, Viêng Chăn, 2015). Dịch vụ đăng ký phương tiện và giấy phép lái xe thuận
lợi và hiện đại có thể giảm bớt thủ tục hành chính xã hội. Quan tâm nâng cấp phân
bổ hệ thống lưu thông theo các tuyến đường nhằm giảm ách tắc giao thông tại các
giờ cao điểm.
Tập trung nâng cấp tuyến đường ASEAN và rãnh thoát nước thông qua sử
dụng tiền vay từ các tổ chức như: xây dựng tuyến đường T2, đường T2.2, đường
T2.3, xây dựng rãnh thoát nước Thồng-sạng-nang. Nâng cấp sửa chữa hệ thống rãnh
thoát nước dọc các tuyến đường Phôn-bà-bậu 720m và giám sát kiểm tra vệ sinh tổ
chức lễ hội truyền thống hàng năm. Duy trì trật tự an toàn trong thành phố thông
qua việc phối hợp với bộ phận liên quan xuống kiểm tra và giải quyết hiện tượng
tiêu cực như: việc đỗ xe bừa bãi, bán hàng không đúng qui định, phá dỡ biển quảng
cáo không đúng qui định….Ngoài ra, tập trung vệ sinh rửa đường, cắt cỏ, tưới cây
cảnh, vệ sinh, chăm sóc hoa cây cảnh, thu gom rác thải tại các trụ sở cơ quan…, lập
kế hoạch sửa chữa điện trang trí vườn Xay-sệt-thả, vườn Đon-nủn, vường 23 tháng
8, Thạt-đăm, vườn Sỉ-mương và vòng xuyến 450 năm.
Nhằm phục vụ Hội nghị thượng đỉnh ASEAM lần thứ 9, vệ sinh rãnh thoát
nước trục chính 15 rãnh, lập kế hoạch sửa chữa, đổ lắp cống đậy dọc 20 tuyến
đường, vệ sinh rãnh thoát nước 19 tuyến, thay đổi khẩu hiệu các cổng trào vào
thành phố, màn hình LED số lượng 03 điểm, nghiên cứu khả thi trong việc thiết kế
xử lý nước thải Nỏng-đuông (vườn Sỉ-khốt). Tổ chức thực hiện dự án xây dựng
rãnh thoát nước quận Xay-sệt-thả, theo hợp đồng số 0412/TpVC rãnh thoát nước
khu Thạt-luông - Viêng-chạ-lơn, có chiều dài 1.637m thực hiện đạt 100%, dự án
xây dựng rãnh thoát nước quận Chăn-thạ-bu-ly, Xay-sệt-thả, theo hợp đồng số
0419/TpVC khu Phôn-phạ-nau (từ Phông-tọng-sạ-vạt - Phôn-tọng-sạ-vàng - Chom-
31
mạ-ny - Phôn-phạ-nau - đầm Nỏng-niềng) có chiều dài 3.750m và rãnh nhỏ lẻ 04
rãnh, chiều dài 4.531m thực hiện đạt 100% và hoàn thành xây dựng rãnh thoát nước
bản Bưng-khạ-nhỏng(Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020) của Thủ đô Viêng Chăn,
Viêng Chăn, 2015). Dự án khảo sát nhằm xây dựng rãnh thoát nước quận Sỉ-sắt-tạ-
nạc, Sỉ-khốt-tạ-bong và Xay-sệt-thả đang đợi thiết kế tổng thể và thiết kế kỹ thuật.
Hoàn thành tổ chức thực hiện dự án tiền vay lãi suất thấp từ tổ chức NEDA giá trị
95,4 triệu Bath nhằm nâng cấp rãnh thoát nước Nỏng-đuông-nọi giai đoạn II.
Công tác bưu chính viễn thông và thông tin là một việc quan trọng gắn với sự
phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Viêng Chăn cũng như của đất nước, đặc biệt
việc hội nhập thông tin về Internet qua mạng lưới viễn thông, thúc đẩy sử dụng
phương tiện điện tử và công nghệ thông tin (IT) ứng dụng vào các ngành gắn với sự
phát triển nhân lực theo hệ thống, qua tổ chức thực hiện như sau:
- Bưu chính: Đã theo dõi kiểm tra nhằm quản lý dịch vụ bưu chính tại các bến
xe, sân bay, cầu hữu nghị và cảng nhằm quản lý theo hệ thống, theo dõi thúc đẩy
việc in ấn tem phục vụ kỷ niệm chào mừng 450 năm thành lập Thủ đô Viêng Chăn,
20 năm xây dựng cầu hữu nghị Lào - Thái. Tại Thủ đô Viêng Chăn có 5 công ty
dịch vụ về bưu chính, trong đó: 1 công ty doanh nghiệp bưu chính Lào, có 4 chi
nhánh nước ngoài sang đầu tư tại Lào.
- Công tác viễn thông: chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông
giải quyết lắp đặt hệ thống đường dây điện thoại theo trục chính và tuyến đường gõ
nhỏ trong thành phố theo hệ thống cơ sở hạ tầng tại 28 tuyến đường. Quản lý kiểm
tra lắp đặt địa điểm trạm thu-phát song điện thoại di dộng, hiện nay tại Thủ đô
Viêng Chăn có 820 trạm, trong đó: cấp phép về mặt kỹ thuật có 27 trạm, giải quyết
đề nghị của người dân về ảnh hưởng phát tần sóng 2 lần, kiểm tra sử dụng phát sóng
phát thanh tại 88 bộ phận. Đăng ký sử dụng tần số 35 bộ phận, thông báo dừng sử
dụng 43 bộ phận, lập biên bản sử phạt nhắc nhở 10 bộ phận. Năm 2014, cấp phép
sử dụng Phô-ni cho 29 bộ phận, đã kiểm tra đơn vị kinh doanh viễn thong hoàn
thành tại 9 quận, có tổng số tổ hoạt động kinh doanh viễn thông 787 tổ, trong đó:
kinh doanh lắp đặt sửa chữa và mua-bán thiết bị viễn thông 606 tổ, cửa hàng
32
Internet 181 tổ, cấp phép hoạt động kinh doanh cho 432 tổ, yêu cầu dừng hoạt động
7 tổ. Thành lập trung tâm thông tin tại huyện Sẳng-thoong 11 điểm, tập huấn về
kiến thức IT cho cán bộ huyện được 06 lần, có 170 người tham gia, tập huấn sử
dụng điện thoại cho cán bộ Thủ đô Viêng Chăn và quận 1 khóa gồm 35 sinh viên,
phổ biến các văn bản về viễn thông và bưu chính tại 9 quận trong Thủ đô Viêng
Chăn 12 lần có 677 người tham gia, phổ biến văn bản cho các tổ kinh doanh viễn
thông 1 lần có 40 người tham gia. Tại Thủ đô Viêng Chăn có số người sử dụng số
thuê bao điện thoại 1.398.836 số và sử dụng internet 110.605 số. (Sở kế hoạch và
Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015)
2.1.4. Điều kiện chính trị - xã hội khác
2.1.4.1. Thủ đô Viêng Chăn là đầu não chính trị của nước CHDCND Lào
Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là
Thủ đô của nước CHDCND Lào và là trái tim của cả nước, có nền tảng chính trị ổn
định, chính sách đối ngoại mở cửa linh hoạt, anh ninh chính trị và trật tư xã hội đảm
bảo, Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các
văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, là nơi tập trung lớn nhất về văn hóa,
khoa học - giao dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đây là một lợi thế riêng có của
Viêng Chăn cho phép Viêng Chăn phát triển nền kinh tế - xã hội nhanh, có chất
lượng hơn các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan tỏa và lôi
kéo sự phát triển các địa phương khác.
2.1.4.2. Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn nhất cả nước
Thủ đô Viêng Chăn là đầu não thông tin và điều hành quốc gia. Tất cả các cơ
quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đặt tại Thủ đô Viêng chăn. Tin
tức của mọi vùng lãnh thổ trên cả nước phát ra từ đây, trên sóng phát thanh và tryền
hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của nhà xuất bản Trung
ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài làm phong phú đời sống văn hóa của
nhân dân và giới thiệu hình ảnh Lào với bạn bè thế giới.
33
Là trung tâm lớn lưu trữ các thành tựu phát triển văn hóa của đất nước như:
nơi có các chùa chiền, viện bảo tàng, các di tích văn hóa - lịch sử,…
Là trung tâm lớn nhất về giáo dục, nơi có hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm
non đến đại học hoàn chỉnh, nơi có nhiều cán bô khoa học - kỹ thuật sinh sống và
làm việc.
Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn có 803 trường học, trong đó: Trường mầm non
có 186 trường trong đó có 129 trường tư thục, trường tiểu học có 492 trường trong
đó có 76 trường tư thục, trường phổ thông cấp II, cấp II có 125 trường trong đó có
34 trường tư thục.(Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015)
Thủ đô Viêng Chăn đã kích thích và chăm lo, bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu
học tập của học sinh.
Hiện nay các trường đại học, học viện và các trường cao đẳng đã được cải
cách và tập trung chủ yếu ở Thủ đô Viêng Chăn. Trong đó, năm 2004 Trung tâm
bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch đã được xây dựng tại Thủ đô Viêng Chăn, và
tiến hành cải cách hệ thống chương trình học tập, kiểm tra và theo dõi kỹ thuật. Tổ
chức thực hiện các chương trình luật pháp, quản trị kinh doanh, bồi dưỡng cán bộ
quản lý trong thời gian ngắn. Tập trung xây dựng trường dạy nghề đào tạo giáo
viên, khuyến khích cán bộ đi bồi dưỡng và học tập ở tong nước và nước ngoài để
nâng cao trình độ mọi mặt.
Như vậy, so với mặt bằng chung của cả nước, Thủ đô Viêng Chăn có nhiều lợi
thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm
qua, kinh tế Thủ đô Viêng Chăn có những bước tăng trưởng nhanh, ổn định và đã
tạo dựng được những nền tảng kinh tế quan trọng, thu nhập dân cư tăng lên đáng kể
cho phép nâng cao tỷ lệ tích lũy đầu tư, góp phần tạo thế và lực mới cho quá trình
phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo.
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ GIẢI PHÁP

More Related Content

Similar to THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Similar to THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
Luận văn: Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt đ...
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ph...
Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ph...Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ph...
Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư fdi vào các khu công nghiệp hải ph...
 
Luận văn: Tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận văn: Tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệpLuận văn: Tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
Luận văn: Tăng cường thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
đáNh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trách nhiệm hữu hạn indovina trong...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các ngân h...
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ P...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤPQUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICTTạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
 
HRM indicidual assignment_Luận Văn Group
HRM indicidual assignment_Luận Văn GroupHRM indicidual assignment_Luận Văn Group
HRM indicidual assignment_Luận Văn Group
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
 
final Data analysis and Reporting - 1000 words
final Data analysis and Reporting - 1000 wordsfinal Data analysis and Reporting - 1000 words
final Data analysis and Reporting - 1000 words
 
edited - Overview & Introduction - 19-10.docx
edited - Overview & Introduction - 19-10.docxedited - Overview & Introduction - 19-10.docx
edited - Overview & Introduction - 19-10.docx
 
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh BìnhQuản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...
 
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...
 

THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế BOUNYARITH VANNALY Hà Nội - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ Thu hút nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Học viên thực hiện: BOUNYARITH VANNALY Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ CHÍ LỘC Hà Nội - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Bounyarith Vannaly
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiên luận văn thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Ngoại Thương, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện của rất nhiều người, sau đây là lời cảm ơn chân thành của tôi: Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Vũ Chí Lộc, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học trường Đại học Ngoại Thương, cảm ơn các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô giáo trong trường nói chung và trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng. Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Bộ Công thương Lào, Sở kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn đã tạo điều kiện về thời gian, hướng dẫn nội dung và cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc phân tích trong luận văn, cũng như những góp ý hoàn thành luận văn. Cuối cùng, đặc biệt xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên tôi, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, giúp đỡ công việc gia đình cho tôi trong suốt thời gian viết luận văn thạc sỹ kinh tế này được hoàn thành. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Bounyarith Vannaly
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ....................................................................... vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .5 1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................5 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................5 1.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................7 1.1.3. Đặc điểm...................................................................................................7 1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................8 1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế.........................9 1.2.1. Đối với nước đầu tư..................................................................................9 1.2.2. Đối với nước, địa phương nhận đầu tư...................................................10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương.....11 1.3.1. Môi trường thế giới.................................................................................12 1.3.2. Môi trường quốc gia nước tiếp nhận đầu tư...........................................12 1.3.3. Môi trường địa phương tiếp nhận đầu tư................................................13 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút nguồn vốn FDI ........................................17 1.4.1. Các chỉ tiêu liên quan đến quy mô và cơ cấu vốn đầu tư.......................17 1.4.2. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện..........................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015...............................20 2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI......................................................................................................20 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thủ đô Viêng Chăn.........................21 2.1.2. Tình hình kinh tế ....................................................................................25 2.1.3. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................26 2.1.4. Điều kiện chính trị - xã hội khác ............................................................32
  • 6. iv 2.2. Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI tại thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 ...........................................................................................................34 2.2.1. Các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn ............................................35 2.2.2. Cơ cấu FDI theo ngành...........................................................................38 2.2.3. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư...............................................................40 2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào giai đoạn 2011 - 2015 ..................................................................41 2.3.1. Những thành tựu đạt được......................................................................41 2.3.2. Nhược điểm của việc thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn..47 2.3.3. Một số hạn chế còn tồn tại......................................................................47 2.4. Nguyên nhân của những bất cập trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Viêng Chăn ...........................................................................................................50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO................................................51 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến nguồn vốn FDI của Thủ đô Viêng Chăn........51 3.1.1. Bối cảnh quốc tế hiện nay ......................................................................51 3.1.2. Bối cảnh trong nước ...............................................................................52 3.2. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn ........................54 3.2.1. Định hướng thu hút nguồn vốn FDI của CHDCND Lào .......................54 3.2.2. Các chủ trương thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn ..........56 3.3. Các giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào thủ đô Viêng Chăn .59 3.3.1. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển nói chung, thu hút nguồn vốn FDI nói riêng .............................................................................................59 3.3.2. Nâng cao các hoạt động xúc tiến đầu tư.................................................62 3.3.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác thu hút đầu tư................65 3.3.4. Hỗ trợ dự án sau khi được cấp phép.......................................................66 3.3.5. Cải thiện cơ sở hạ tầng ...........................................................................67 3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.....................................................68 KẾT LUẬN..............................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
  • 7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt NĐT KCN GCNĐT NĐTNN DN CNTT CHDCND XHCN : Nhà đầu tư : Khu công nghiệp : Giấy chứng nhận đầu tư : Nhà đầu tư nước ngoài : Doanh nghiệp : Công nghệ thông tin : Cộng hòa dân chủ nhân dân : Xã hội chủ nghĩa II. Tiếng Anh FDI : Foreign Direct Investment - đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA : Official development assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH 1. Danh mục Bảng Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính năm 2015..................................22 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 ...............................................................................................................34 Bảng 2.3: Các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 -2015...........36 Bảng 2.4: Cơ cấu FDI theo ngành của thủ đô Viêng Chăn giai đọan 2011 -2015 ...38 Bảng 2.5: Cơ cấu FDI tại Thủ đô Viêng Chăn theo đối tác đầu tư giai đoạn 2011-2015 ........................................................................................................ 40 Bảng 2.6: So sánh tỉ lệ tăng trưởng của tổng thu nhập quốc nội giữa tổ chức thực hiện và mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ VII (2011-2015)....................41 Bảng 2.7: Tổng thu nhập bình quân đầu người (so với kế hoạch và thực hiện dự đoán đến năm 2015)..................................................................................................42 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Biến động FDI qua các năm của thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 ...............................................................................................................35 Biểu đồ 2.2: Số dự án theo các hình thức FDI vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 ...............................................................................................................37 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng số dự án FDI tại Viêng Chăn giai đoạn 20 11 - 2015 theo cơ cấu ngành...................................................................................................................39 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn FDI đăng ký tại thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015 theo cơ cấu ngành .................................................................................39 3. Danh mục hình Hình 2.1: Vị trí địa lý CHDCND Lào.......................................................................21
  • 9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu đề tài: “Thu hút nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp”. Trước tiên, bài viết đã nêu ra cái nhìn tổng quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài: bao gồm các khái niệm, đặc điểm, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào. Luận văn cũng nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, một địa phương; đi sâu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của một địa phương, trên cơ sở đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút FDI. Tiếp theo, luận văn phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn có ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, bài viết cũng làm rõ những ưu thế vượt trội của Thủ đô so với các địa phương khác trên cả nước trong công tác thu hút FDI. Với những điều kiện trên, bài viết tiếp tục đưa ra toàn cảnh thu hút FDI của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn 2011 - 2015. Trong giai đoạn này, luận văn đã nêu ra các thành tựu mà FDI mang lại cho thủ đô, những mặt thành công và hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Thủ đô. Cùng với đó, bài viết cũng nêu ra nguyên nhân của những hạn chế trên. Cuối cùng, luận văn nêu lên sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu định hướng thu hút FDI của CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng, kết hợp các kiến thức lý luận và thực tiễn khác, tác giả đã đề xuất một số giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh thu hút đầu FDI vào thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới.
  • 10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày này đã và đang tạo ra xu hướng đối với các quốc gia trên thế giới. Điều này làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi các các quốc gia mở cửa nền kinh tế, tham gia một cách tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng hợp tác quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invest -FDI) đang là đề tài nóng và ngày càng được quan tâm trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc thu hút FDI trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế trong đó có về số lượng, cũng như quy mô dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế Lào, cho nên rất cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo đà mới cho sự phát triển của thủ đô. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI với thủ đô Viêng Chăn trở thành vấn đề cấp bách, tác giả chọn đề tài: “Thu hút nguồn vốn FDI vào Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào - Thực trạng và giải pháp" để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu từ trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào nói chung cũng như thủ đô Viêng Chăn nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là rất
  • 11. 2 phong phú và đa dạng được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu trong nước và các tổ chức quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học của các cá nhân.Có tác giả nghiên cứu trong phạm vi một địa phương hay một doanh nghiệp nào đấy về hoạt động FDI. Cũng đã có một số luận văn, luận án nghiên cứu về FDI của CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Cụ thể: “Quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam -Lào, thực trạng và giải pháp”, Sivixay Vanhnasy, Hà Nội- 2003. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào” của Bua Khăm Thip Pha Vông, Hà Nội- 2001. “Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” của Khampouthong Vichitlasy, Hà Nội - 2013. Có thể nói, cho đến nay các đề tài nghiên cứu về FDI ở CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng được khá nhiều tác giả quan tâm. Trong các nghiên cứu đó, họ đã đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư FDI vào CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Tuy nhiên, dù được tiếp cận dưới nhiều góc đô, các giải pháp để tăng cường thu hút FDI vào thủ đô Viêng Chăn nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung chỉ được trình bày như là một phần nội dung công trình nghiên cứu về FDI, chứ chưa thành nội dung duy nhất, một cách có hệ thống. Đồng thời, các tác phẩm chưa nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thủ đô Viêng Chăn vào giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứ vó hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô Viêng Chăn là hết sức cần thiết và cần tiếp tục đưa ra những kiến nghĩ đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hìm rõ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 - 2015, qua đó đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn.
  • 12. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô Viêng Chăn để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào. - Về thời gian: + Số liệu, tình hình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015. + Các định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô Viêng Chăn giai đoạn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp và phân tích thống kê, có sử dụng kết hợp các bảng, biểu để tính toán, minh họa, so sánh và rút kinh nghiệm. Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
  • 13. 4 - Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI - Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 - Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hạn chế về năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
  • 14. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang) ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này: Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”(BPM5, fifth edition). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: - Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư - Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có - Tham gia vào một doanh nghiệp mới
  • 15. 6 - Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm) (The fourth edition of the OECD detailed benchmark definition of FDI 2008, tr. 48-49) Hai định nghĩa trên nhấn mạnh mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ đầu tư cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể cư trú khác gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp. Theo luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam đã được thông qua, Việt Nam không quy định khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mà chỉđưa ra các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” như sau: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc NĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.” Theo luật khuyến khích đầu tư số 02/QH của CHDCND Lào thông qua ngày 08/07/2009 đã đưa ra các khái niệm về “đầu tư”, “nhà đầu tư nước ngoài”, “đầu tư trực tiếp” như sau: “Đầu tư” là nhà đầu tư sử dụng vốn hữu hình và vốn vô hình vào khuyến khích kinh doanh, sản xuất tại CHDCND Lào; “Nhà đầu tư nước ngoài” có nghĩa là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đến kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào;
  • 16. 7 “Đầu tư trực tiếp” có nghĩa là việc nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đưa vốn tiến hành kinh doanh sản xuất, họ là chủ doanh nghiệp và quản lý hành chính hoặc phát triển doanh nghiệp liên quan”. Tuy nhiên, có thể kết hợp các khái niệm đã được thông qua để hiểu “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư do NĐTNN bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.1.2. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài Nói về bản chất của FDI thì mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Mục đích cuối cùng của FDI chính là lợi nhuận, khả năng sinh lợi cao hơn khi sử dụng đồng vốn ở các nước bản địa. Sử dụng FDI chính là đã thiết lập về quyền sở hữu Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác. Bằng việc đầu tư vốn FDI vào một quốc gia khác, chủ thể đầu tư nước ngoài đã thiết lập quyền sở hữu tư bản của họ và có quyền, trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tại nước sở tại. Bên cạnh đó, đầu tư FDI chính là đã có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư. Quyền sở hữu và quyền quản lý được kết hợp giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư dựa theo tỷ lệ đã được thỏa thuận. 1.1.3. Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các hình thức: xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước chủ nhà, ngược lại đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu đầu tư của nền kinh tế nước chủ nhà.
  • 17. 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư 1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Luật khuyến khích đầu tư của CHDCND Lào thông qua ngày 08/07/2009 quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Đầu tư 100% của nhà đầu tư nước ngoài Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là một hoặc nhiều nhà đầu tư thực hiện bỏ ra 100% vốn đầu tư vào dự án nào đó tạo CHDCND Lào. Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước Đầu tư góp vốn cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng tiến hành kinh doanh, cùng sở hữu và tạo lập pháp nhân mới theo luật pháp nước CHDCND Lào. Việc tổ chức hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp vốn chung được quy định thỏa thuận góp vốn điều lệ pháp nhân mới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức trên cần góp vốn tối thiểu không dưới mười phần trăm (10%) tổng số vốn đầu tư. Liên doanh theo thỏa thuận Liên doanh đầu tư chung theo thỏa thuận là cùng đầu tư giữa pháp nhân trong CHDCND Lào với pháp nhân nước ngoài được quy định tại hợp đồng nhưng không tạo thành pháp nhân mới hoặc lập chi nhánh tại CHDCND Lào.
  • 18. 9 Pháp nhân trong nước trên cần thông báo cho Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài Chính để quản lý theo luật định. Thỏa thuận và liên doanh và đầu tư theo hợp đồng cần dược chứng nhận của cơ quan cấp phép có thẩm quyền. 1.2. Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 1.2.1. Đối với nước đầu tư Việc đầu tư vốn sang nước ngoài mang đến cho nước đi đầu tư các những mặt tích cực và tiêu cực: 1.2.1.1. Tích cực Có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư giúp các nước đầu tư đưa ra những quyết định tốt nhất đối với họ, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Các chủ đầu tư nước ngoài có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận được các nguồn nguyên liệu mới, các tiến bộ khoa học công nghệ trong khu vực và thế giới Đưa ra các sản phẩm với giá cả cạnh tranh do khai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc các nguồn nguyên liệu gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng năng suất và thu nhập quốc dân. Thông qua thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ đầu tư có thể nâng cao khả năng năng cạnh tranh của chính mình trên thị trường thế giới. Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường vì thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình sẽ được áp dụng các chính sách đặc biệt của nước sở tại. 1.2.1.2. Những mặt hạn chế Ngoài các tác động tích cực, việc đầu tư ra nước ngoài cũng tồn tại một số điểm tiêu cực sau: Dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám nếu các chủ đầu tư nước ngoài để mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết trong quá trình chuyển giao.
  • 19. 10 Việc không tìm hiểu rõ môi trường tại nước sở tại sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện các dự án. 1.2.2. Đối với nước, địa phương nhận đầu tư Tác động của đầu tư nước ngoài đến các nước, địa phương nhận đầu tư được thể hiện như sau: 1.2.2.1. Tích cực Tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, các kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tến của nước ngoài. Hầu hết các nước tiếp nhận đầu tư đều có kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém không phát huy được thế mạnh của mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các chuyên gia quản lý giỏi, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường thế giới. Khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc gia tiếp nhận đầu tư về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện địa lý,… Kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất và sử dụng triệt để các nguồn lực trong nước, từ đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước. Có thể dễ dàng giải thích yếu tố này thông qua việc đầu tư của mình, để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải thuê mướn lao động, mua hàng hóa dịch vụ cần thiết, mua nguyên vật liệu, đẩy ngoại tệ vào nèn kinh tế,.. chính các yếu tố này sẽ làm tăng thu nhập cho lao động nước được tiếp nhận đầu tư, từ đó họ sẽ chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, kết quả là tổng nguồn vốn đầu tư xã hội tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng lao động. Hầu hết các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…thu hút một lượng lớn lao động; đồng thời người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và trình độ quản lý cao.
  • 20. 11 Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế đối với các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc gắn kết kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất, phân phối và trao đổi quốc tế của các nước này. Chủ thể của các hoạt động đàu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới rộng lớn, thông qua việc tiếp nhận đầu tư của các công ty, tập đoàn này, nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi với tập quán quốc tế và những thay đổi trên thị trường thế giới. 1.2.2.2. Tác động tiêu cực Bị động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Trường hợp các nước sở tại không có kế hoạch đầu tư cụ thể và chi tiết, hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, các nguồn lực tự nhiên bị khai thác quá mức, các hiệu tượng ô nhiễm môi trường có thể trở nên nghiêm trọng. Việc thẩm định thiếu kỹ lưỡng sẽ dẫn đến tiếp nhận các công nghệ lạc hậu, cũ kỹ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và điều này sẽ khiến các nước tiếp nhận đầu tư sẽ phải trả giá đắt, gây thiệt hại lớn đến lợi ích kinh tế. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không có quy hoạch cụ thể, khoa học cũng dẫn đến tình trạng chênh lệch về thu nhập, gia tăng sự phân hóa giữa các tầng lớp nhân dân, tăng mức chênh lệch phát triển trong vùng hoặc giữa các vùng với nhau,... của nước sở tại. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương Đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Với những tác động tích cực, FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên của các quốc gia này. Đối với một địa phương, việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: tình hình kinh tế thế giới, tình hình thu hút nguồn vốn FDI vào quốc gia và bản thân môi trường thu hút FDI vào địa phương đó.
  • 21. 12 1.3.1. Môi trường thế giới 1.3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới FDI là vốn từ nước ngoài nên nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới. Nếu kinh tế thế giới phát triển tốt, ổn định thì dòng vốn FDI đầu tư đi cũng sẽ ổn định. Ngược lại, nếu kinh tế thế giới bất ổn thì dòng vốn FDI sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Do vậy, tình hình kinh tế thế giới nhiều khi là thời cơ, nhưng nhiều khi cũng là thách thức đối với chiến lược thu hút nguồn vốn FDI của một quốc gia. 1.3.1.2. Xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới Xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới có vai trò quyết định đối với sự thành công của chính sách thu hút nguồn vốn FDI của một quốc gia. Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển cũng đều phải cần đến nguồn vốn, thì FDI chính là một trong những nguồn vốn nước ngoài quan trọng có thể huy động. Một quốc gia nằm trong chiều nhận của xu hướng vận động của dòng vốn sẽ là điều kiện cần để quốc gia đó thu hút được những lượng vốn lớn từ nước ngoài, đi kèm với lượng vốn đó sẽ là công nghệ, là trình độ quản lý để quốc gia đó dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bắt kịp với sự phát triển chung của cả khu vực. 1.3.2. Môi trường quốc gia nước tiếp nhận đầu tư 1.3.2.1. Chủ trương, chính sách thu hút của quốc gia Môi trường quốc gia nước nhận đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đối với việc thu hút nguồn vốn FDI vào một địa phương. Tất cả các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia đều có tác động đến kết quả thu hút nguồn vốn FDI của quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với một địa phương, yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp chính là yếu tố chính sách và môi trường chính trị. Với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị và trong chính sách của quốc gia có khuyến khích, tạo điều kiện cho thu hút nguồn vốn FDI hay không. Nếu chính sách của một quốc gia là đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế thì sẽ có những chính sách tích cực, hấp dẫn đối với vấn đề thuế, giải phóng mặt
  • 22. 13 bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng,… phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư và triển khai dự án. Từ chính sách, định hướng chung của quốc gia, các địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình để có những phương án đề xuất chi tiết, cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn FDI vào địa phương mình. Yếu tố chính sách thể hiện ở việc quốc gia đó có khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI hay không, khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI vào những lĩnh vực nào, hệ thống pháp luật đã thông thoáng và hỗ trợ được tốt cho các chủ đầu tư muốn đầu tư vào quốc gia, chính sách chung về giải phóng mặt bằng,… Nếu như tất cả các chính sách đều hấp dẫn thì rõ ràng quốc gia đó sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.2.2. Tình hình hội nhập của quốc gia Việc thu hút nguồn vốn FDI còn thể hiện ở chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của quốc gia đó. Mở cửa nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng cho thu hút nguồn vốn FDI, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài. Tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WTO giúp cho các quốc gia mở rộng thị trường đồng thời có thể tìm thấy nhiều đối tác quốc tế, và từ đó tăng cường thu hút nguồn vốn FDI. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và đầu tư nước ngoài là một mối quan hệ tỷ lệ thuận: càng tham giahội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các quốc gia sẽ càng có nhiều cơ hội tìm thấy nhiều đối tác và thu hút được càng nhiều FDI để phát triển kinh tế. Hiệp định thương mại khu vực có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường dòng vốn FDI các nước thành viên, thông qua việc tạo ra cơ hội tiếp cận với thị trường khu vực. Vì vậy, hội nhập khu vực mạnh mẽ thông qua các hiệp định thương mại có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia. 1.3.3. Môi trường địa phương tiếp nhận đầu tư 1.3.3.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Trong cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay, khoảng cách địa lý và sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một yếu tố quyết định quan trọng của đầu tư
  • 23. 14 trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu của IFC và FIAS năm 1997 cũng xác nhận rằng có vốn đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý. Ví dụ, trong khi các công ty Nhật Bản có xu hướng mở công ty con ở Trung Quốc và các nước mới công nghiệp hóa châu Á thì các công ty Tây Âu có xu hướng mở công ty con của họ ở Đông Âu. Các quốc gia Tây Âu sẽ ưu tiên thị trường châu Phi, nơi vị trí địa lí khá gần với châu Âu và các nước châu Phi lại là các thuộc địa cũ của các nước đế quốc trước kia như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,… Tài nguyên thiên nhiên Từ thế kỷ 19 đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 60% dòng vốn FDI trên thế giới là đầu tư vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (Lý Hoàng Phú, 2014). Nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản cho các cuộc cách mạng công nghiệp tại các nước phát triển châu Âu và Bắc Mỹ là lý do chính cho việc mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài. Các nước có dự trữ dồi dào về khoáng sản có lợi thế lớn khi thu hút các NĐTNN đặc biệt là những công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cho đến hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm những công nghệ mới, những sản phẩm mới để tránh việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, việc đầu tư vào các ngành công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay.. 1.3.3.2. Điều kiện kinh tế Quy mô thị trường Quy mô và tiềm năng phát triển thị trường là một yếu tố tác động quan trọng đối với thu hút nguồn vốn FDI. Khi đề cập đến qui mô của thị trường, tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế - thường được quan tâm. Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI là hàm số phụ thuộc vào qui mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các
  • 24. 15 nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ. Nguồn nhân lực Chi phí lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của NĐTNN và thực tế này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu. Theo UNCTAD, sự sẵn có của lao động giá rẻ ở Trung Quốc là lợi thế để thu hút FDI từ châu Âu và Hoa. Ngoài lao động giá rẻ, tỷ lệ lao động/đầu ra (năng suất lao động) cũng xác định dòng vốn FDI. Tuy nhiên theo xu hướng phát triển của khoa học công nghệ cũng như xu hướng mới của FDI, liên quan đến nguồn lao động, ngoài sự sẵn có, chi phí thấp ra, nguồn lao động có trình độ cũng là một lợi thế của các quốc gia đang phát triển nhận đầu tư khi thu hút FDI vào nước mình. 1.3.3.3. Chính sách thu hút nguồn vốn FDI của địa phương Đối với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, mối quan tâm hàng đầu về môi trường chính trị là sự ổn định chính trị. Căn cứ vào định hướng chung của cả nước mà mỗi địa phương sẽ có những chính sách hiệu quả riêng cho mình. Một trong những chính sách quan trọng trong thu hút FDI chính là chính sách xúc tiến thu hút đầu tư. Xúc tiến đầu tư với các hoạt động xây dựng hình ảnh đóng vai trò như là chiếc cầu nối giúp giải quyết sự bất cân xứng thông tin, các hoạt động này sẽ giúp các nhà tư vấn/môi giới hay chính các nhà đầu tư có được nhữngthông tin tổng thể, chính xác về môi trường đầu tư, thông qua đó, lợi thế cạnh tranh của nước sở tại về thu hút đầu tư nước ngoài cũng được tăng cường, nâng cao.Các nghiên cứu tiến hành bởi Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng xúc tiến đầu tư có thể tác động lớn đến mức độ thu hút nguồn vốn FDI của một địa phương. Cụ thể, khi gia
  • 25. 16 tăng 10% trong ngân sách xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng 2,5% lượng vốn FDI; và với mỗi 1$ chi phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư ban đầu sẽ thu về được một giá trị ròng tương ứng gấp gần 4 lần (Phạm Thị Minh Lý 2014, tr. 50). Ngoài chính sách về xúc tiến, địa phương cũng cần có chính sách rõ ràng, nhất quán về thuế, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp vốn,… để đáp ứng tốt nhất yêu cầu từ phía các nhà đầu tư. 1.3.3.4. Cơ sở hạ tầng của địa phương Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng như giao thông, liên lạc,… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện, nước cũng như các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ngân hàng - tài chính. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quan tâm đến việc trang bị một cơ sở hạ tầng xã hội tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật tự an ninh - xã hội, có như vậy mới tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các NĐTNN. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh toàn cầu hiện nay, việc cơ sở hạ tầng không có và thiếu hiệu quả có nghĩa là không chỉ chi phí giao dịch tăng cao đối với những các công ty đang tồn tại mà còn là một rào cản để cho các doanh nghiệp mới. Cơ sở hạ tầng tốt được thể hiện ở một số tiêu chí như chất lượng và số lượng ki lô mét đường bộ, đường thủy, đường sắt, số lượng cảng biển, sân bay. Phát triển cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng cao đối với việc mở rộng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vì cơ sở hạ tầng đầy đủ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiềm năng. Sự sẵn có và độ tin cậy của dịch vụ viễn thông, hệ thống giao thông đường bộ, đường không phát triển, dịch vụ cung cấp điện, nước đáng tin cậy có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lợi nhuận của các công ty nước ngoài và trong việc thu hút nguồn vốn FDI.
  • 26. 17 Cơ sở hạ tầng xã hội Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa.... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của mộtnước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng lao động” cũng như “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút nguồn vốn FDI 1.4.1. Các chỉ tiêu liên quan đến quy mô và cơ cấu vốn đầu tư Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư thể hiện một phần tình hình thu hút nguồn vốn FDI. 1.4.1.1. Quy mô đầu tư Quy mô đầu tư thể hiện qua số vốn đầu tư và số lượng dự án đầu tư và quy mô một dự án đầu tư tức là mức vốn trên mỗi dự án đầu tư. Đây là những con số định lượng thể hiện kết quả chung của việc thu hút nguồn vốn FDI của thời điểm này so với thời điểm khác. Quy mô đầu tư cho thấy một cái nhìn tổng quan ban đầu đối với kết quả thu hút nguồn vốn FDI vào một quốc gia hoặc một địa phương Chỉ tiêu về số vốn đầu tư được thể hiện ở 3 tiêu chí: Vốn đăng ký mới, vốn cấp thêm, vốn thoái lui và vốn thực hiện. Vốn đăng ký mới là tổng vốn FDI đăng ký được thể hiện trên giấy phép, bao gồm vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Vốn tự có gồm vốn nước ngoài và vốn góp của đối tác liên doanh trong nước. Vốn vay ngân hàng cũng gồm vay ngân hàng nước ngoài và vay ngân hàng trong nước. Cũng như số lượng dự án đăng ký mới, giá trị vốn FDI đăng ký lớn thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của địa bàn tiếp nhận với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không thể hiện hết được chất lượng của các dự án đăng ký.
  • 27. 18 Vốn cấp thêm là vốn mà NĐT đăng ký thêm trong giai đoạn mới đối với địa phương đã nhận đầu tư từ NĐT này rồi. Chỉ tiêu vốn này thể hiện việc NĐT có thấy môi trường địa phương đó có hấp dẫn để đầu tư tiếp hay không. Và quả thực, đây là một trong những phần vốn mà các địa phương cần thực sự chú trọng vì chỉ tiêu này sẽ thể hiện tất cả những ưa đãi, hỗ trợ cũng như toàn bộ sự hấp dẫn của địa phương khiến cho NĐT cũ có thể yên tâm tiếp tục cấp vốn. Ngược lại với chỉ tiêu này là vốn thoái lui, tức là vốn rút về của NĐT, dự án sẽ không được triển khai nữa hoặc dừng lại. Tuy nhiên, khi đã ra một quyết định đầu tư thì các NĐT đều đã có sự nghiên cứu rất kỹ về môi trường đầu tư cũng như khả năng sinh lời của các dự án của mình nên tỷ lệ vốn thoái lui này thường là rất thấp. Vốn thực hiện là vốn mà NĐT bỏ ra theo báo cáo, trong đó bao gồm cả vốn nước ngoài và vốn trong nước. Một số dự án có giá trị vốn đăng ký ban đầu rất lớn, nhưng số vốn thực tế thực hiện lại thấp hơn rất nhiều do sự chậm trễ của các nhà đầu tư trong quá trình rót vốn khi thực hiện dự án. Mặc dù vốn FDI thực hiện mới chính là dòng vốn đầu tư từ nước ngoài thuần túy, phản ánh hiệu quả thực sự của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại ít được thể hiện trên các báo cáo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương. Do đó, việc đánh giá thu hút nguồn vốn FDI thường căn cứ trên tổng hợp hai chỉ tiêu vốn đăng ký mới và cấp thêm. 1.4.1.2. Cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư thể hiện một phần chất lượng của việc thu hút nguồn vốn FDI. Mỗi địa phương có một thế mạnh riêng và một mục tiêu phát triển cũng như định hướng thu hút riêng. Do vậy, tùy vào mục tiêu và định hướng của từng quốc gia, từng địa phương mà chất lượng vốn thu hút được sẽ được đánh giá trên các tiêu chí của cơ cấu đầu tư, bao gồm: - Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư - Cơ cấu theo hình thức đầu tư - Cơ cấu theo địa bàn đầu tư - Cơ cấu theo đối tác đầu tư
  • 28. 19 1.4.2. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện Liên quan đến hiệu quả thực hiện của các dự án FDI, vẫn có những biện pháp có thể xác định được, tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, rất khó để có thể xác định được, do đó luận văn chỉ tập trung đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện - tức là vai trò kinh tế - xã hội của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế của địa phương. Hoạt động đầu tư nước ngoài với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định đã góp phần quan trọng trong việc duy trì, cải thiện cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận đầu tư trước đây chưa có khả năng sản xuất đã giúp cho nước này không phải nhập khẩu những hàng hóa đó, giảm lượng ngoại tệ phải thanh toán và dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán. FDI còn góp phần tạo việc làm, chuyển dich cơ cấu kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế. Với rất nhiều các vai trò, có thể tổng hợp một số chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện của FDI bao gồm: - FDI với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ - FDI với vấn đề kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách - FDI với vấn đề tạo việc làm - FDI với vấn đề nguồn vốn đầu tư
  • 29. 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN - CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của thủ đô Viêng Chăn ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI Thủ đô Viêng Chăn là thủ đô của nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của đất nước, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm lớn nhất về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ đô Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng có của Viêng Chăn mà không có địa phương nào trong cả nước có được. Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực Thủ đô Viêng Chăn cơ bản thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể canh tác được quanh năm, tạo cho thành phố có một vị thế riêng mà nhiều thành phố, địa phương khác không có, đó là Thủ đô nhưng lại có lương thực và nông sản hàng hóa. Tốc độ tăng dân số cao, đạt trên 2,5% (cao hơn so với trung bình cả nước). Đối với một đất nước thiếu lao động như CHDCND Lào, đây có thể xem là một lợi thế trong việc tạo nguồn lao động trong tương lai cho việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhưng so với các nước trong khu vực thì Viêng Chăn vẫn còn thiếu lao động thì đây có thể là lợi thế cho việc làm thuê tại Viêng Chăn. Viêng Chăn có một số loại khoáng sản vật liệu xây dựng mặc dù quy mô nhỏ nhưng phân bố thuận lợi thích hợp cho phát triển công nghiệp địa phương. Viêng Chăn cũng có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ biết kết hợp đồng bộ các di tích lịch sử văn hóa, lễ hộ, các danh lam thắng cảnh với cảnh quan tự nhiên,… Ví dụ: muốn phát triển cơ sở hạ tầng, lợi thế của CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng là đá, xăm, nhưng không có lợi thế về mặt nhân công cần phải có chính sách tuyển dụng nhân công nước ngoài. Điều này cho thấy nhưng lợi thế so sánh, những hạn chế cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế chỉ có ý nghĩa tương đối. Có nghĩa nếu lợi thế so sánh mà không biết cách khai thác tận dụng, hoặc khai thác một cách thiếu
  • 30. 21 khoa học sẽ biến thành bất lợi cho việc huy động vốn đầu tư phát triển. Ngược lại có những hạn chế không phải là vĩnh viễn, nếu biết cách khắc phục nó sẽ trở thành lợi thế phát triển. 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của thủ đô Viêng Chăn 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1: Vị trí địa lý CHDCND Lào (Nguồn: Cục xúc tiến đầu tư CHDCND Lào) Thủ đô Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, trong phạm vi từ 17˚47’50 đến 18˚22’38 vĩ độ Bắc và từ 102˚5’40 đến 103˚09’37 độ kinh Đông, có tổng diện tích từ nhiên là 3920 km2 (chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước), dân số độ 209 người/km2. Dân số Viêng Chăn phân bố rất không đều, trong khi các huyện ngoại thành có mật độ dân số rất thấp như Sangthong 47 người/km2, Naxaythong 66 người/km2, thì các huyện nội thành lại có mật độ dân số rất cao như Chanthabuly lên tới 2.386 người/km2, Sisattanak 2119 người/km2… Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện là Chanthabuly, Sikhottabong, Xaysettha, Sisattanak, Naxaythong, Xaythany, Hatxayfong, Sangthong, Parknguem. Quy mô diện tích, dân số, mật độ
  • 31. 22 dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch nhau rất lớn (huyện lớn nhất là Naxaythong có diện tích gấp 39 lần huyện nhỏ nhất là Chanthabuly). Toàn Viêng Chăn có 496 thôn bản, trong đó khu vực thành thị chiếm tới 63% tổng số thôn bản, khu vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37%. Dân số Viêng Chăn có trình độ văn hóa cao nhất nước, có tinh thần cần cù lao động và truyền thống yêu nước và ý chí cách mạng kiên cường. Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính năm 2015 Tên huyện, Huyện Số bản làng (bản) Diện tích(km2) Dân số(người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1. Chanthabuly 37 29 69.222 2.386 2. Sikhottabong 60 140 120.999 864 3. Xaysettha 51 147 116.920 795 4. Sisattanak 40 31 65.712 2.119 5. Nasaythong 56 1.131 75.228 66 6. Xaythany 104 916 196.565 214 7. Hatxayfong 58 258 97.609 378 8. Sangthong 37 622 29.509 47 9. Parknguem 53 646 49.211 76 Tổng số 496 3920 820.940 209 (Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn 2015) Vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng của Viêng Chăn. Viêng Chăn nằm trên trục đường xuyên Á, ở trung điểm giữa miền Bắc và miền Nam. Từ Viêng Chăn có thể đi dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Thủ đô Viêng Chăn có đường biên giới chung với Thái Lan là sông MêKông dài 165 km ở phía Nam. Đây là nhân tố quan trọng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa Viêng Chăn với các vùng khác trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Viêng Chăn trao đổi hàng hóa, tiếp nhận kịp thời các luồng thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực.
  • 32. 23 Vị trí địa lý như trên là rất thuận lợi để Thủ đô Viêng Chăn trở thành địa phương đi đầu cả nước trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới, chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và thu hút đầu tư. Thủ đô Viêng Chăn kẹp giữa 3 phía là các dãy núi cao và phía còn lài là sông MêKông. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt: Vùng thứ nhất, là phần phía Nam của đồng bằng Viêng chăn, thuộc lưu vực sông Năm Ngừm, có diện tích khoảng 3297,9 km2, chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên. Vùng này có dạng lòng chảo, được bao bọc bởi các dãy núi cao là Phou Pha Năng ở phía Tây, Phou Khao Khoai ở phía Đông, sông MêKông ở phía Nam và vùng tương đối bằng phẳng, với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200 so với mực nước biển; Vùng thứ hai, là phần còn lại của Thủ đô (huyện Sang Thong) nằm ở phía Tây dãu núi Phou Pha Năng, thuộc lưu vực sông Năm Sang có diện tích là 623,1 km2, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên toàn Thủ đô. (Sở kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Giới thiệu toàn cảnh thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn 2015) Tóm lại địa hình của Viêng chăn rất đa dạng, bao gồm cả núi cao, núi thấp, bằng phẳng, trũng thấp tạo cho Viêng Chăn có điều kiện phát triển tổng hợp tất cả các ngành, không chỉ công nghiệp, dịch vụ mà cả nông nghiệp. Trên dạng địa hình đồi núi, nơi đã có sẵn rừng tự nhiên quốc gia và phòng hộ; trên địa hình đồi thấp sẽ tiếp tục trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc hình thành các đồng cỏ chăn nuôi; trên địa hình bằng sẽ trồng lúa nước và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chống lũ và tiêu úng để trồng lúa, màu. 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Điều kiện khí hậu thời tiết Khu vực Thủ đô Viêng Chăn cơ bản thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đã dạng có thể canh tác được quanh năm, tạo cho Viêng Chăn có một vị thế riêng mà nhiều thành phố, địa phương khác không có, đó là Thủ đô nhưng có nhiều nguồn tài nguyên cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, cần có giải pháp khắc phục những hạn chế lớn về điều kiện thời tiết khí hậu như: Lũ lụt ngập úng về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, trong đó việc giải quyết
  • 33. 24 nước tưới và giữ ẩm trong vụ khô có vai trò quyết định đến khả năng thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích. Viêng Chăn có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho nhiều loại cây trồng vật nuôi phát triển. Viêng Chăn có nguồn nước phong phú, phân bổ rộng khắp, đủ cung cấp cho nhu cầu đầu tư vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt hiện tại cũng như trong tương lai nếu có một hệ thống tiêu cấp nước phù hợp. Chất lượng nước tốt, thích hợp cho tưới cây công nghiệp. Viêng Chăn có tiềm năng đất đai cho đầu tư phát triển nông nghiệp, cho các khu công nghiệp và đô thị. Điều kiện đất đai vùng thành phố Viêng Chăn thích hợp phát triển nền nông lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắn ngày như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến cây dàu ngày như các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm. Tổng diện tích đất có tiềm năng nông nghiệp của thành phố khá lớn, khoảng 120.000 - 150.000 ha, như vậy hiện tại còn khoảng 35.000 - 40.000 ha đất có tiềm năng nông nghiệp, trong đó có khả năng khai thác đưa vào sử dụng được khoảng 28.000 - 32.000 ha (gồm cả mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản). Tổng tiềm năng đất có khả năng lâm nghiệp cần được phủ xanh để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sản xuất và đời sống cũng khá lớn, còn khoảng 60.000 - 70.000 ha (Sở kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Giới thiệu toàn cảnh thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn 2015). Có thể thấy, với tiềm năng về đất đai, Thủ đô có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Viêng Chăn có hệ thống sông ngòi và nguồn nước phong phú hơn so với nhiều tỉnh khác trong toàn quốc, thuận lợi để xây dựng các hồ, đập, trạm bơm khai thác nguồn nước sản suất, sinh hoạt. Thực tế, Nhà nước đã đầu tư nhiều công trình thủ lợi nhất cho Viêng Chăn so với các tỉnh trong cả nước. Mặc dù có nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán nên chưa thuận lợi cho khai thác công nghiệp trong những năm gần đây. Tiềm năng rừng còn lớn, nhưng chất lượng và cơ cấu rừng đang thay đổi theo xu hướng bất lợi.
  • 34. 25 Tài nguyên du lịch đa dạng (du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa), thuận lợi cho việc phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch của khu vực và quốc tế. Tài nguyên du lịch có sông Mê Kông chảy qua thủ đô tạo nên nhiều thác ghềnh, cù lao nổi giữa sông, nhiều đoạn tách biệt là cơ sở để trở thành các điểm du lịch độc đáo. Ngoài ra Thủ đô Viêng chăn có 6 khu rừng bảo tồn thiên nhiên là: Phu Khau Khoai, Phu Pha Nang, Huổi Nhang, Đông Bản Xay, Đông Pho Si. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên là các các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Bên cạnh các khu du lịch thiên nhiên phong phú, Thủ đô Viêng Chăn còn có khoảng 40.000 di tích, trong đó 2.215 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạnh, tiêu biểu như: Phạ Thạt Luông Viêng Chăn, Bảo tàng lịch sử quốc gia Lào, nhà văn hóa Lào, Tượng đài liệt sĩ vô danh, Bảo tàng và đài tưởng niệm chủ tịch Kaysone Phomvihane, Công viên Quốc gia, hàng loạt các di tích chùa cổ kính,..Các lễ hội, các làng nghề truyền thống cũng là một trong những nét văn hóa đặc sắc là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua việc phát triển vùng trung tâm của Thủ đô Viêng Chăn đã được tăng cường, nhiều công trình hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã được xây dựng đồng bộ. Thời tiết, khí hậu địa hình cũng là đặc điểm quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thủ đô cũng có một số bất lợi như mưa lớn tập trung vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Trong mùa mưa vẫn còn các hạn hán cục bộ,.. gây ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp khó để thu hút vốn vào và là cho tỷ trọng huy động vốn vào ngành nông nghiệp có tốc độ giảm đi. 2.1.2. Tình hình kinh tế Thủ đô Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào có vị trí chiến lược quan trọng. Thủ đô Viêng Chăn là một trung tâm kinh tế lớn, có các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhất cả nước. Thủ đô Viêng Chăn là một thành phố lớn nhất, công nghiệp Viêng Chăn, có tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung quản lý
  • 35. 26 những công ty, nhà máy lớn sản xuất, các sản phẩm trọng yếu đáp ứng nhu cầu thị trường có đóng góp to lớn, thường xuyên và liên tục, cho sự phát triển kinh tế đất nước. Có thể điểm lại những nét chính sau: Toàn ngành công nghiệp và thủ công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn hiện đang quản lý 2.865 thợ thủ công, và 60.784 người công nhân trong đó nữ công nhân có 39.742 người. Các ngành dịch vụ đang vươn lên dần khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế mới. Các ngành công nghiệp tập trung, công nghiệp vừa và nhỏ và các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch trên địa bàn Thủ đô. Các cơ sở kinh tế trong Thủ đô đã và đang phát huy, trong lộ trình phát triển đất nước: + Thủ đô Viêng Chăn là nơi tập trung các tổ chức tài chính lớn của cả nước: các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các tổ chức tài chính quốc tế, sở giao dịch chứng khoán. + Thủ đô Viêng Chăn còn là đầu mối giao thông quốc tế đường bộ, đường thủy, hàng không lớn của cả nước. Vì vậy so với mặt bằng chung của cả nước thì Thủ đô Viêng Chăn có rất nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Viêng Chăn có vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông đúc, là trung tâm kinh tế, có cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, mức tập trung cao cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng đại diện, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng.. Trong những năm qua, kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn có những bước tăng trưởng nhanh, ổn định đã tạo dựng được những nền tảng kinh tế quan trọng, thu nhập dân cư tăng lên đáng kể cho phép nâng cao tỷ lệ tích lũy đầu tư, góp phần tại thế và lực mới cho quá trình phát triển kinh tế các giai đoạn tiếp theo, tạo tiềm năng, cơ sở to lớn để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.. (Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015) 2.1.3. Cơ sở hạ tầng Trong những năm qua, Thủ đô Viêng Chăn đã tập trung lực lượng và vốn dự trữ vào việc xây dựng kiện toàn xây dựng tuyến đường trong Thủ đô để trở thành thành phố xanh sạch đẹp và trật tự, đảm bảo việc lưu thông và mở rộng phát triển
  • 36. 27 thành phố trong thời gian tới. Tập trung xây dựng tuyến đường chiến lược nhằm giải quyết xóa đói giảm nghèo, cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng xa vùng sâu như: xây dựng tuyến đường số 11 (Ton-nửa) từ Cậu-liệu - huyện Sẳng-thoong phát triển và nâng cấp tuyến đường nội thành trong huyện Sẳng-thoong từ đường đất đỏ thành đường trải nhựa 2 lớp như: tuyến đường từ bản Na-sả - Na-po - Na-miệng, tuyến đường từ Khốc-phợng - Na-hỏi, tuyến đường từ Phia-lát - biên giới tỉnh Viêng Chăn. Xây dựng tuyến đường dọc chân núi từ Na-nốc-khụm (tỉnh Viêng Chăn) - bản Sổm-sạ-vạt (huyện Pạc-ngừm), ngoài ra còn tập trung phối hợp với Bộ Giao thông công chính và Vận tải trong việc lập kế hoạch sửa chữa tuyến đường cao tốc quốc gia số 13 bắc, tuyến đường số 13 nam là tuyến đường trục chính trong việc vận chuyển lưu thông xuất-nhập khẩu hàng hóa của Thủ đô Viêng Chăn được thuận lợi. Ngoài ra, tuyến đường chiến lược và tuyến đường trục chính trên, Sở Giao thông công chính và Vận tải Thủ đô Viêng Chăn còn xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường nhằm có thể kết nối và giải quyết lưu thông tránh tắc nghẽn trong thành phố như: xây dựng tuyến đường bê tông chịu lực từ ngã ba đài truyền hình - Nỏng-niềng - Hủa-khủa; tuyến đường từ ngã ba Khăm-sạ-vạt - Xiêng-đa - Đông-khăm-xạng - Bản Na-hày; tuyến đường từ Hủa-khủa - Na-khoai; tuyến đường từ ngã ba Văng-xai - Xăm-khệ - bản Sốc - đường 450 năm; tuyến đường từ Nỏng- niềng - bản Mày; tuyến đường từ Đon-đeng - Tan-mi-xay và tuyến đường trải nhựa 2 lớp từ Đông-băng - Na-sả-la - Cạ-sệt-na-bông. Đặc biệt, đã hoàn thành xây dựng tuyến đường vào các ngõ, đường bê tông nhằm phục vụ Hội nghị ASEAM 9 tại lào đã vinh dự đăng cai tổ chức như: tuyến đường vào Cục hậu cần Km5; tuyến đường Sỉ-vị-lay - Xạng-khu, tuyến đường từ trường bảo vệ Trung ương - Nỏng-niềng và các tuyến đường khác. Nâng cấp và củng cố tuyến đường trục chính trong nội thành nhằm giữ gìn bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng hình thức trải nhựa phủ lên mặt đường cũ như: đường Cay-sỏn Phôn-vị-hản từ đèn đỏ cầu Hòng-xeng - đèn đỏ Đồng-độk, tuyến đường Chậu-phạ-ngùm, tuyến đường Chậu-a-nụ-vông, tuyến đường ASEAN, đường Nỏng-bon tổng chiều dài 21 Km, hoàn thành xây dựng tuyến đường bằng hình thức chuyển đổi tài sản thành vốn gồm 2 dự án như: tuyến
  • 37. 28 đường 450 năm từ Đồng-đôk - Thà-na-lẹng; tuyến đường từ bản Nỏng-bua-thoong - bản Nỏng-bực; tuyến đường từ đèn đỏ Đông-na-sốc - chùa Nỏng-bua-thoong và tiếp tục xây dựng tuyến đường từ Đon-nốc-khụm - đường 450 năm sao cho sớm hoàn thành. Kết quả của việc xây dựng và sửa chữa tuyến đường trong giai đoạn từ 2011 - 2015 cho thấy: xu hướng trong việc phát triển hạ tầng giao thông trong Thủ đô Viêng Chăn gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuât, vận tải hàng hóa và quan hệ dịch vụ khác ngày một mở rộng, cụ thể được thể hiện vào cuối năm 2015 trong toàn Thủ đô Viêng Chăn có tổng số chiều dài tuyến đường là 2.400,52 km, trong đó: đường trải bê tông có 162,82 km so với năm 2010 tăng 145,92 km; tuyến đường nhựa 153,37 km so với năm 2010 tăng 85,35 km; tuyến đường 2 lớp 594,30 km so với năm 2010 tăng 115,66 km; đường trải đá răm 1.135,07 km so với năm 2010 giảm xuống 136,57 km; đường đất tự nhiên 351,96 km so với năm 2010 tăng 31,37 km. Việc xây dựng tuyến đường trong 5 năm qua (2011-2015) thực hiện đạt 388,48 km so với kế hoạch 5 năm lần thứ VII (554,89 km) thực hiện được 70,01%; trong đó: đường bê tông thực hiện đạt 56,84 km so với kế hoạch (193,47 km) thực hiện được 29,37%; tuyến đường trải nhựa 81,60 km so với kế hoạch (81,60 km) hoàn thành kế hoạch; đường trải nhựa 2 lớp 53,60 km so với kế hoạch (83,38 km) thực hiện được 64,28%; đường trải đá răm 136,57 km so với kế hoạch (136,57 km) thực hiện hoàn thành kế hoạch; đường đất tự nhiên 31,37 km so với kế hoạch (31,37 km) thực hiện hoàn thành kế hoạch. (Sở Kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Tổng kết tình trạng xây dựng mặt đường Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn 2015). Ngoài kết quả đạt được nêu trên, hiện nay còn tiếp tục xây dựng, nâng cấp tuyến đường còn chưa hoàn thành như: đường số 10 từ vòng xuyết Đon-nủn - Thà- ngòn; đường T5; đường T6; đường vành đai phục vụ khu công nghiệp từ đường 13 nam - đường 450 năm; đường Đon-nốc-khụm- đường 450 năm; đường Phia-lạt - Tau-thay; đường Chi-nai-mô - Bò-ô - bản Họm yêu cầu hoàn thành theo kế hoạch đề ra; Đặc biệt góp phần vào việc phát triển tuyến đường vào ngõ, đường nhựa bằng hình thức phối hợp vốn giữa Nhà nước 70% và nhân dân 30%, trong tổng số 60 tuyến đường, có tổng chiều dài 28,50 km, ưu tiên giai đoạn 1, đến nay đã hoàn
  • 38. 29 thành xây dựng giúp nội thành sạch sẽ, trật tự, lưu thông thuận lợi hơn. (Sở Kế hoạch và Đầu tư Viêng Chăn, Tổng kết tình trạng xây dựng mặt đường Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn 2015) Công tác quản lý nhà ở - qui hoạch đô thị đã hoàn thành việc nghiên cứu củng cố qui hoạch chung của Thủ đô Viêng Chăn, hoàn thành thiết kết qui hoạch mới Nỏng-ping, đầm Thạt-luổng và dọc tuyến đường 450 năm, phát triển và nâng cấp mạng lưới tuyến đường nội thành theo hướng phát triển thành phố đã đặt ra. Quản lý việc xây dựng thấy rằng ngày một đi vào trật tự, phân bổ và củng cố tình hình môi trường thành phố có nhiều bước tiến mới và trở thành khu du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước như khu dọc bờ sông. Đã tập trung phát triển hệ thống nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc sử dụng, thời gian qua đã hoàn thành xây dựng nhà máy nước sạch Đông-mạc-khai, Đông-băng giai đoạn I và đang tiếp tục xây dựng giai đoạn II, trong cuối năm 2015 hệ thống nhà máy nước sạch trong Thủ đô Viêng Chăn sẽ có thể cung cấp khối lượng 180.000 m3/ngày dịch vụ chiếm 64,28% của 7 huyện, ngoài ra còn xây dựng hệ thống nước sạch quy mô nhỏ tại hai huyện ngoại thành như: bản Huội-khăm, bản Khốc-phơng, huyện Sẳng- thoong và bản Na-tham, Na-xon, bản Bò-lếc huyện Xay-tha-ni.(Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015) Công tác xây dựng bảo vệ sạt lở đến nay, Thủ đô Viêng Chăn đã tích cực tập trung tổ chức thực hiện trên tinh thần trách nhiệm cao, tập trung giải quyết các điểm nguy cơ sạt lở cao nhằm bảo vệ đất đai và tài sản của nhân dân, đồng thời ngăn chặn nguồn nước lũ tràn vào thành phố thông qua việc thực hiện dự án chống sạt lở 21 dự án; trong đó: khu vực huyện Pạc-ngừm có 9 điểm, chiều dài 11.220 m, tại khu vực huyện Hạt-xai-phong 7 điểm, chiều dài 4.280 m; huyện Sẳng-thoong 5 điểm, chiều dài 7.100 m. Dự án bảo vệ phòng chống sạt lở và phát triển dọc sông Mê-kong từ Cậ-liệu - Km3 chiều dài 12,6 Km đã hoàn thành xây dựng vườn hoa Chậu-a-nụ- vông, hoàn thành việc xây dựng tuyến đường và bảo vệ lũ lụt nhìn chung các dự án trên đã hoàn thành 100% và sử dụng hiệu quả. Công tác dịch vụ vận tải và quản lý phương tiện gắn liền với vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách. Trong những
  • 39. 30 năm qua, vận tải hàng hóa đạt 2.237.200 tấn, khối lượng lưu thông hàng hóa thực hiện được 107.424.100 tấn, quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại bến xe vận tải phía nam - phía bắc đã theo hệ thống hiện đại, thuận lợi an toàn và nhanh chóng trong việc lưu thông hành khách, kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe vận tải các loại tham gia giao thông theo đúng quy trình(Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015). Dịch vụ đăng ký phương tiện và giấy phép lái xe thuận lợi và hiện đại có thể giảm bớt thủ tục hành chính xã hội. Quan tâm nâng cấp phân bổ hệ thống lưu thông theo các tuyến đường nhằm giảm ách tắc giao thông tại các giờ cao điểm. Tập trung nâng cấp tuyến đường ASEAN và rãnh thoát nước thông qua sử dụng tiền vay từ các tổ chức như: xây dựng tuyến đường T2, đường T2.2, đường T2.3, xây dựng rãnh thoát nước Thồng-sạng-nang. Nâng cấp sửa chữa hệ thống rãnh thoát nước dọc các tuyến đường Phôn-bà-bậu 720m và giám sát kiểm tra vệ sinh tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm. Duy trì trật tự an toàn trong thành phố thông qua việc phối hợp với bộ phận liên quan xuống kiểm tra và giải quyết hiện tượng tiêu cực như: việc đỗ xe bừa bãi, bán hàng không đúng qui định, phá dỡ biển quảng cáo không đúng qui định….Ngoài ra, tập trung vệ sinh rửa đường, cắt cỏ, tưới cây cảnh, vệ sinh, chăm sóc hoa cây cảnh, thu gom rác thải tại các trụ sở cơ quan…, lập kế hoạch sửa chữa điện trang trí vườn Xay-sệt-thả, vườn Đon-nủn, vường 23 tháng 8, Thạt-đăm, vườn Sỉ-mương và vòng xuyến 450 năm. Nhằm phục vụ Hội nghị thượng đỉnh ASEAM lần thứ 9, vệ sinh rãnh thoát nước trục chính 15 rãnh, lập kế hoạch sửa chữa, đổ lắp cống đậy dọc 20 tuyến đường, vệ sinh rãnh thoát nước 19 tuyến, thay đổi khẩu hiệu các cổng trào vào thành phố, màn hình LED số lượng 03 điểm, nghiên cứu khả thi trong việc thiết kế xử lý nước thải Nỏng-đuông (vườn Sỉ-khốt). Tổ chức thực hiện dự án xây dựng rãnh thoát nước quận Xay-sệt-thả, theo hợp đồng số 0412/TpVC rãnh thoát nước khu Thạt-luông - Viêng-chạ-lơn, có chiều dài 1.637m thực hiện đạt 100%, dự án xây dựng rãnh thoát nước quận Chăn-thạ-bu-ly, Xay-sệt-thả, theo hợp đồng số 0419/TpVC khu Phôn-phạ-nau (từ Phông-tọng-sạ-vạt - Phôn-tọng-sạ-vàng - Chom-
  • 40. 31 mạ-ny - Phôn-phạ-nau - đầm Nỏng-niềng) có chiều dài 3.750m và rãnh nhỏ lẻ 04 rãnh, chiều dài 4.531m thực hiện đạt 100% và hoàn thành xây dựng rãnh thoát nước bản Bưng-khạ-nhỏng(Sở Kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020) của Thủ đô Viêng Chăn, Viêng Chăn, 2015). Dự án khảo sát nhằm xây dựng rãnh thoát nước quận Sỉ-sắt-tạ- nạc, Sỉ-khốt-tạ-bong và Xay-sệt-thả đang đợi thiết kế tổng thể và thiết kế kỹ thuật. Hoàn thành tổ chức thực hiện dự án tiền vay lãi suất thấp từ tổ chức NEDA giá trị 95,4 triệu Bath nhằm nâng cấp rãnh thoát nước Nỏng-đuông-nọi giai đoạn II. Công tác bưu chính viễn thông và thông tin là một việc quan trọng gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô Viêng Chăn cũng như của đất nước, đặc biệt việc hội nhập thông tin về Internet qua mạng lưới viễn thông, thúc đẩy sử dụng phương tiện điện tử và công nghệ thông tin (IT) ứng dụng vào các ngành gắn với sự phát triển nhân lực theo hệ thống, qua tổ chức thực hiện như sau: - Bưu chính: Đã theo dõi kiểm tra nhằm quản lý dịch vụ bưu chính tại các bến xe, sân bay, cầu hữu nghị và cảng nhằm quản lý theo hệ thống, theo dõi thúc đẩy việc in ấn tem phục vụ kỷ niệm chào mừng 450 năm thành lập Thủ đô Viêng Chăn, 20 năm xây dựng cầu hữu nghị Lào - Thái. Tại Thủ đô Viêng Chăn có 5 công ty dịch vụ về bưu chính, trong đó: 1 công ty doanh nghiệp bưu chính Lào, có 4 chi nhánh nước ngoài sang đầu tư tại Lào. - Công tác viễn thông: chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông giải quyết lắp đặt hệ thống đường dây điện thoại theo trục chính và tuyến đường gõ nhỏ trong thành phố theo hệ thống cơ sở hạ tầng tại 28 tuyến đường. Quản lý kiểm tra lắp đặt địa điểm trạm thu-phát song điện thoại di dộng, hiện nay tại Thủ đô Viêng Chăn có 820 trạm, trong đó: cấp phép về mặt kỹ thuật có 27 trạm, giải quyết đề nghị của người dân về ảnh hưởng phát tần sóng 2 lần, kiểm tra sử dụng phát sóng phát thanh tại 88 bộ phận. Đăng ký sử dụng tần số 35 bộ phận, thông báo dừng sử dụng 43 bộ phận, lập biên bản sử phạt nhắc nhở 10 bộ phận. Năm 2014, cấp phép sử dụng Phô-ni cho 29 bộ phận, đã kiểm tra đơn vị kinh doanh viễn thong hoàn thành tại 9 quận, có tổng số tổ hoạt động kinh doanh viễn thông 787 tổ, trong đó: kinh doanh lắp đặt sửa chữa và mua-bán thiết bị viễn thông 606 tổ, cửa hàng
  • 41. 32 Internet 181 tổ, cấp phép hoạt động kinh doanh cho 432 tổ, yêu cầu dừng hoạt động 7 tổ. Thành lập trung tâm thông tin tại huyện Sẳng-thoong 11 điểm, tập huấn về kiến thức IT cho cán bộ huyện được 06 lần, có 170 người tham gia, tập huấn sử dụng điện thoại cho cán bộ Thủ đô Viêng Chăn và quận 1 khóa gồm 35 sinh viên, phổ biến các văn bản về viễn thông và bưu chính tại 9 quận trong Thủ đô Viêng Chăn 12 lần có 677 người tham gia, phổ biến văn bản cho các tổ kinh doanh viễn thông 1 lần có 40 người tham gia. Tại Thủ đô Viêng Chăn có số người sử dụng số thuê bao điện thoại 1.398.836 số và sử dụng internet 110.605 số. (Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015) 2.1.4. Điều kiện chính trị - xã hội khác 2.1.4.1. Thủ đô Viêng Chăn là đầu não chính trị của nước CHDCND Lào Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là Thủ đô của nước CHDCND Lào và là trái tim của cả nước, có nền tảng chính trị ổn định, chính sách đối ngoại mở cửa linh hoạt, anh ninh chính trị và trật tư xã hội đảm bảo, Viêng Chăn còn là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, là nơi tập trung lớn nhất về văn hóa, khoa học - giao dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đây là một lợi thế riêng có của Viêng Chăn cho phép Viêng Chăn phát triển nền kinh tế - xã hội nhanh, có chất lượng hơn các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan tỏa và lôi kéo sự phát triển các địa phương khác. 2.1.4.2. Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn nhất cả nước Thủ đô Viêng Chăn là đầu não thông tin và điều hành quốc gia. Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đặt tại Thủ đô Viêng chăn. Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên cả nước phát ra từ đây, trên sóng phát thanh và tryền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của nhà xuất bản Trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Lào với bạn bè thế giới.
  • 42. 33 Là trung tâm lớn lưu trữ các thành tựu phát triển văn hóa của đất nước như: nơi có các chùa chiền, viện bảo tàng, các di tích văn hóa - lịch sử,… Là trung tâm lớn nhất về giáo dục, nơi có hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học hoàn chỉnh, nơi có nhiều cán bô khoa học - kỹ thuật sinh sống và làm việc. Hiện nay, Thủ đô Viêng Chăn có 803 trường học, trong đó: Trường mầm non có 186 trường trong đó có 129 trường tư thục, trường tiểu học có 492 trường trong đó có 76 trường tư thục, trường phổ thông cấp II, cấp II có 125 trường trong đó có 34 trường tư thục.(Sở kế hoạch và Đầu tư Thủ đô Viêng Chăn, Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015, Viêng Chăn, 2015) Thủ đô Viêng Chăn đã kích thích và chăm lo, bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của học sinh. Hiện nay các trường đại học, học viện và các trường cao đẳng đã được cải cách và tập trung chủ yếu ở Thủ đô Viêng Chăn. Trong đó, năm 2004 Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch đã được xây dựng tại Thủ đô Viêng Chăn, và tiến hành cải cách hệ thống chương trình học tập, kiểm tra và theo dõi kỹ thuật. Tổ chức thực hiện các chương trình luật pháp, quản trị kinh doanh, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong thời gian ngắn. Tập trung xây dựng trường dạy nghề đào tạo giáo viên, khuyến khích cán bộ đi bồi dưỡng và học tập ở tong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ mọi mặt. Như vậy, so với mặt bằng chung của cả nước, Thủ đô Viêng Chăn có nhiều lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong những năm qua, kinh tế Thủ đô Viêng Chăn có những bước tăng trưởng nhanh, ổn định và đã tạo dựng được những nền tảng kinh tế quan trọng, thu nhập dân cư tăng lên đáng kể cho phép nâng cao tỷ lệ tích lũy đầu tư, góp phần tạo thế và lực mới cho quá trình phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo.