SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
2
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI
HÀ NỘI, năm 2018
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách việc làm là một trong những chính sách an sinh xã hội quan
trọng của Nhà nước, chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy,
nếu một Quốc gia mà làm tốt về công tác giải quyết việc làm cho người lao
động thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về rủi ro cho người dân và các vấn đề về
chính sách an sinh xã hội từ đó sẽ nâng cao mức sống của người dân, góp
phần phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua Đảng, nhà nước ta đã
từng bước thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách việc làm, kế thừa và
phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ đại hội trước, chủ trương của Đảng
tại đại hội XII đó là: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu
nhập. Bảo đảm về nguồn thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng
cuộc sống. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực
nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất để phát triển
công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội
tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản
những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng.
Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý”.[2]
Là địa bàn nằm giữa hai vùng kinh tế lớn là Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh; huyện Bình Sơn tỉnh Quảng ngãi được nhà nước chọn là nơi để xây
dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước, nằm trên địa bàn Khu kinh tế
Dung Quất thuộc các xã khu đông của huyện Bình Sơn. Năm 2009, nhà máy
lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và hiện nay tiếp tục mở rộng diện tích
của nhà máy tiến tới nối liền với Khu Kinh tế mở Chu Lai thuộc huyện Núi
4
Thành tỉnh Quảng Nam. Đây được xem là ý nghĩa chiến lược trong việc phát
triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian qua
trên địa bàn huyện Bình Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào đầu tư trên địa
bàn từ đó xuất phát rất lớn từ áp lực về lao động và việc làm ngày càng gia
tăng. Là một cán bộ làm công tác tại cơ sở trên một địa bàn huyện ngày càng
bị thu hẹp diện tích đất, nhường đất cho các nhà đầu tư, với những trăn trở,
kịp thời phản ánh, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc xây
dựng, ban hành các cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính
sách việc làm trên địa bàn huyện, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm của
lao động trên địa bàn, bản thân thấy đây là vấn đề cấp bách và phù hợp với
thực tế trong giai đoạn hiện nay nên tôi chọn Đề tài “Thực hiện chính sách
việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá đúng
thực trạng việc thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn của huyện để từ đó
đưa ra những quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trong thời
gian đến làm đề tài luận văn thạc sỹ chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để chính sách việc làm đi vào hiệu quả đối với tỉnh Quảng Ngãi nói
chung và huyện Bình Sơn nói riêng là vấn đề nan giải trong thời gian qua.
Chính vì vậy, trong những năm qua cũng đã có các tác giả đã nghiên cứu về
chính sách việc làm cụ thể như:
- “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa” (2010) do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm chủ biên.Với
những đánh giá như trên các chủ biên lo lắng cho việc người dân sẽ bị mất đất
nông nghiệp để nhường đất cho các nhà đầu tư, từ đó người nông dân không có
đất để sản xuất, từ đó sẽ dẫn đến việc thiếu việc làm và thất nghiệp sẽdiễn ra là
điều không tránh khỏi, dẫn đến các vấn đềvề xã hội sẽphát sinh. [12]
- "Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển” của Th.S
5
Nguyễn Thị Lan Hương, NXB Lao động Hà Nội 2002. Chủ biên đã đánh giá
các vấn đề thực tiễn cơ bản và định hướng những vấn đề nhằm để phát triển
cho thị trường lao động tại Việt Nam trong thời gian tới.
- “Chính sách việc làm- thực trạng và giải pháp” của Trung tâm thông
tin khoa học- viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội 2013. Những người chủ biên
đã có một cách nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan về kết quả đạt được
trong thực hiện chính sách việc làm giai đoạn qua, đồng thời mạnh dạn đưa ra
các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian đến...
Qua đó cho chúng ta thấy rằng Chính sách việc làm đối với huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Khu kinh tế
Dung Quất đi vào hoạt động không phải là đều mới mẽ. Năm 2007, Huyện ủy
Bình Sơn đã cho chủ trương để UBND huyện Bình Sơn nghiên cứu đề tài
khoa học: “Thực trạng và giải pháp về giải quyết việc làm, ổn định đời sống
cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung
Quất”; do ông Phạm Hùng lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ
nhiệm đề tài và các cộng sự là Trưởng các ban, ngành của huyện thực hiện
[21]. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu vào phân tích về các chính sách bồi thường,
lý do tại sao công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng lại triển khai chậm ở
các địa phương; đề tài chưa đánh giá một cách tổng quát mang tính khách
quan về thực trạng lao động và việc làm hiện nay trên địa bàn huyện nhất là
các hộ dân nằm trong diện phải di dời nơi ở khác, công tác đào tạo nghề với
giải quyết việc làm, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian đến chưa khả
thi trong thực tế hiện nay.
Đề tài nghiên cứu của Đặng Thị Mai Trâm, (2010): “Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp phát triển kinh tế ở các khu tái định cư trên địa bàn Dung
Quất” đề cập đến vấn đề vị trí, điều kiện thổ nhưỡng hiện có để phát triển
kinh tế ở các khu tái định cư [13]. Trên thực tế, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và
6
tái định cư (trong đó có hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp) là bồi thường bằng
tiền cho người bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án (bồi thường về giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất); người dân hầu hết không còn đất
để sản xuất; di dời đến các khu tái định cư giống như khu chung cư, mỗi hộ
gia đình được nhận đất theo một định mức nhất định từ 200m2 - 300m2 để xây
dựng nhà ở; do vậy, vấn đề thổ nhưỡng ở khu tái định cư để phát triển kinh tế
là chưa toàn diện và chưa sát với tình hình thực tiễn về tái định cư ở huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn tiến sỹ, thạc sỹ viết về vấn đề
việc làm ở một số tỉnh: Thanh Hóa, Kiêng Giang, Hưng Yên, Thán Bình,
Bình Định, Quảng Ngãi… với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có
đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề thực hiện chính
sách việc làm từ thực tiển tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi dưới dạng một
luận văn khoa học về chính sách công.
Với tình hình đã nghiên cứu như trên, bản thân đã sưu tầm, nghiên cứu
một số đề tài khoa học đã được công bố trong thời gian qua, đồng thời kết hợp
với những vấn đề thực tiễn phát sinh ngay tại cơ sở gắng với các Hội nghị
tổng kết việc triển khai thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình
Sơn để so sách, phân tích trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước từ đó sẽ có những đề xuất về các giải pháp để các cấp,
các ngành làm cơ sở nghiên cứu và vận dụng vào thực tế trên địa bàn huyện
Bình Sơn trong thời gian đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách việc
làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhất là giải quyết việc làm
tại chổ, luận văn này sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết
7
việc làm, phát triễn kinh tế xã hội, giải pháp về tăng cường công tác quản lý
nhà nước… nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của từng
người và hộ gia đình, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách
việc làm tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc làm và giải quyết việc
làm cho người lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về thực hiện chính sách
việc làm trên địa bàn huyện; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
- Tác giả đề xuất quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian đến phù hợp với giai đoạn hiện nay.
4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cuả đề tài là việc thực hiện chính sách việc làm
trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 đến 2017
- Phạm vi nội dung; Thực hiện chính sách việc làm
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương phápluận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận tổng hợp để thu thập
các nguồn tư liệu có sẵn từ các nguồn thông tin được công bố chính thức của
cơ quan nhà nước, các đề tài khoa học của các tập thể, cá nhân về thực hiện
chính sách việc làm, các tài liệu báo cáo của UBND huyện Bình Sơn lưu tại
8
Phòng Lao đông thương binh và xã hội huyện theo phương pháp nghiên cứu
chính sách công về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chính sách việc làm ở nước ta nói chung và huyện Bình sơn tỉnh Quảng Ngãi
nói riêng.
5.2. Phương phápnghiêncứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin từ kết quả thống kê của chi
cục thống kê huyện và phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn
về vấn đề lao động, việc làm, đào tạo, xuất khẩu lao động…
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… các vấn đề liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn những vấn đề liên quan đến chính sách
công mà cụ thể là chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng ngãi; kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những
tồn tại hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện về chính sách việc làm
cho thời gian đến.
- Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã chứng minh
trong việc vận dụng về cơ sở lý thuyết phân tích chính sách công đã được tiếp
thu tại trường trong quá trình học tập, đánh giá thực tiễn về chính sách việc
làm trên địa bàn huyện thời gian qua
6.2. Ý nghĩa thựctiễn
Đề tài đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện và sát với thực tiễn
từ đó đề xuất các giải pháp về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn
huyện, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho người lao động dễ tiếp cận
các thông tin, chính sách của Đảng, nhà nước một cách nhanh nhất đễ chính
sách sớm đi vào thực tiễn nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội giúp giảm
9
nghèo nhanh và bền vững góp phần vào việc phát triển kinh – tế xã hội tại địa
phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình
bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách việc làm
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện
chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian tới.
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sáchviệc làm
1.1.1. Khái niệm vềviệc làm và thấtnghiệp
Để hiểu được khái niệm về việc làm và thất nghiệp, trước hết cần nghiên
cứu các khái niệm:
Khái niệm việc làm
Như chúng ta biết, trước đây ở Việt Nam, trong cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa
nhận, trân trọng người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
(quốc danh, tập thể). [1]
Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội
từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm.
Có thể khẳng định rằng từ khi đất nước đổi mới thì chính sách việc làm
luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, và đây là nhân tố quan trọng trong
việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của một Quốc gia, ổn định các vấn đề
xã hội
Xét ở góc độ chính sách công thì chính sách việc làm là một hệ thống
các chính sách chung nhất và có mối quan hệ biện chứng qua lại với trong
việc mở rộng và phát triển các ngành nghề tạo được nhiều việc làm ổn định và
thu nhập cao, đặc biệt là có những chính sách việc làm cho người có hoàn
cảng khó khăn trong xã hội như người khuyết tật, phụ nữ đơn thân…
Nếu trong thực tế mà các cấp, các ngành điều thực hiện tốt các yêu cầu
về chính sách việc làm, duy trì các chuổi liên kết trong sản xuất thì tình trạng
11
thất nghiệp trong xã hội sẽ hạn chế đáng kể, từ đó các chính sách xã hội khác
như các chế độ về bảo hiểm xã hội sẽ giảm đi. Trong một xã hội công bằng,
các Quốc gia đều làm tốt chính sách việc làm hay còn gọi là làm tốt chính
sách an sinh xã hội thì Quốc gia đó nhất định sẽ có nền kinh tế phát triển cho
dù Quốc gia đó phải gánh chịu nhiều rủi ro như thiên tai bất lợi, tài nguyên,
khoán sản ít...
* Nguồn lao động
Ở mổi Quốc gia có việc tính tuổi lao động khác nhau theo quy định pháp
luật của Quốc gia đó và phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn phát triển
của đất nước mà do Quốc hội quyết định. Ở nước ta, theo quy định của Bộ
luật lao động (2012) độ tuổi lao động đối với nam từ 15- 60 tuổi và nữ là từ
đủ 15- 55 tuổi [1, tr.36]
- Thịtrường lao động
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung lao động; cầu
lao động và giá cả sức lao động. Giữa ba yếu tố này có mối liên quan, ảnh
hưởng lẫn nhau [1,tr.38].
* Lực lượng lao động
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động là một bộ phận
dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm [1,tr.34].
* Thiếu việc làm và thất nghiệp
+ Thiếu việc làm
Thiếu việc làm được hiểu là một người đang làm việc nhưng họ không
sử dụng hết thời gian đó cho một công việc mà họ phụ trách, hoặc làm những
công việc mà nguồn thu nhập ( lương) không đảm bảo để trang trải cuộc sống
của họ, xuất phát từ đó mà họ phải tranh thủ để tìm thêm việc làm nhằm tăng
thêm thu nhập để đảm bảo yêu cầu chi tiêu tối thiểu mà họ cần
12
+ Thất nghiệp
Theo ILO, cho rằng: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người
trong lực lượng lao động muốn việc làm, nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức tiền công đang thịnh hành” [1,tr.57]. Người thất nghiệp là người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu
tìm vệc làm
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việcthực hiện chính sách việclàm
Có thể nói rằng việc làm và chính sách việc làm có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của
mổi địa phương. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển
kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi íchkinh tế- xã hội
Chính vì vậy, mà mục đích cuối cùng của nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội là làm sao cho cộc sống của người dân ngày càng giàu có hơn, no ấm ơn,
đầy đủ hơn nhằm để hạn chế các vấn đề phức tạp trong xã hội phát sinh, xây
dựng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.
Huyện Bình sơn là địa bàn nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, có nhiều
doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhiều diện tích đất nông nghiệp dần dần
bị thu hồi để mở rộng nhà máy lọc dầu và nhường đất cho các công ty, xí
nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Đễ đảm bảo tiến trình CNH- HĐH đất nước thì hằng năm các địa
phương phải mất đi khoảng diện tích đất nông nghiệp để bàn giao cho các nhà
đầu tư. Chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống từ đó kéo theo
giảm việc làm cho người nông dân. Ruộng đết bị thu hẹp, lao động thừa, việc
làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân càng khó khăn, khoản cách
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng.
1.1.3. Nội dung và các bước thực hiện chính sách việclàm
a. Đàotạo nghềcho người lao động
Đào tạo nghề cho người lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
13
của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho người lao
động, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề
đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho người lao động.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải hoàn thiện chính sách đào tạo và đào
tạo lại nghề phổ thông cũng như đào tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động;
thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho người lao động nhằm phát huy mọi
nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư cho hệ thống dạy nghề; nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo nghề,
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; tư vấn nghề nghiệp đối với học
sinh mới tốt nghiệp phổ thông; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao
động… là đòihỏi đầu tiên và tiền đề của việc tạo việc làm cho người lao động.
b. Trang bịthêm công cụ cho người lao động
Khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực đông, bằng cách đầu tư các trang
thiết bị mới áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động sống trong các khu
sản xuất, công cụ chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, công nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao;
thông qua chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị cho doanh
nghiệp, trợ cấp tín dụng, phương thức hổ trợ ưu đãi giá thuê mặt bằng sản
xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, cải tiến máy móc, thiết bị… theo
chương trình khuyến công, khuyến nông… chính sách đầu tư và thu hút đầu
tư hợp lý vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo nhiều chổ việc làm
cho người lao động.
c. Hổ trợ vốn cho người lao động
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều khó khăn về vốn, đặc
14
biệt những hộ sau khi bị thu hồi đất, việc thay đổi phương thức sản xuất càng
làm cho yêu cầu về vốn cao hơn trước. Nhà nước cần có chính sách cho vay
thiết thực hơn các hộ có nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho các hộ có khả
năng chi trả sau khi vay. Ưu tiên cho vay từ các nguồn vốn khác nhau với lãi
xuất ưu đãi. Cần thường xuyên kiểm soát việc sử dụng tiền vốn và hướng dẫn
họ sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nâng cao vai trò các quỷ tín dụng,
quỹ xói đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hổ trợ cho các
hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
d. Pháttriển các ngành nghềphù hợp
Để tạo được nhiều chổ làm việc cho người lao động trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cần chú ý vừa phát triển các
ngành kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu. Để phát triễn kinh tế theo chiều
rộng và chiều sâu, trước hết cần có những chính sách cụ thể thu hút và
khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp lớn, phát triển sản
xuất các khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao. Để thúc đẩy các ngành
nghề thủ công phát triển, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Việc khôi
phục các làng nghề truyền thống, có vai trò vô cùng quan trọng; nó không
chỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, bảo tồn được nét văn hóa truyền
thống của dân tộc mà còn góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống
cho người lao động. Bên cạnh đó thì chính quyền các cấp cùng với nhà nước
hướng dẫn cho người dân về kỷ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị
trường tiêu thụ ổn định lâu dài.
e. Đẩy mạnh xuấtkhẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được các nước trên thế
giới quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua việc xuất khẩu lao động không
chỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trước mắt trong nước, mà hàng năm còn
thu về một lượng ngoại tệ đáng kể do người đi lao động nước ngoài gởi về.
15
Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận
được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công
nghiệp của người lao động tại các nước phát triễn. Cùng với xuất khẩu lao
động ra nước ngoài, cần có chính sách thu hút xuất khẩu lao động tại chổ
thông qua hình thức gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài và
lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
f. Động viên và giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành
nghềthuộc khu vực kinh tế ngoài nước
Tiếp tục nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế
ngoài nước, đặc biệt là khu vực phi chính thức. Xác định khu vực phi chính
thức là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế đang phát triển, có vai trò lớn
trong việc giải quyết việc làm; tôn trọng sự phát triển khách quan và năng
động của nó, hổ trợ cho nó cùng phát triễn theo hướng lành mạnh, nâng cao
chất lượng phục vụ, cải tiến kỷ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường và quyền
lợi của người lao động.
Ngoài ra, cần khuyến khích người lao động lớn tuổi hoặc không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ mới về hưu sớm hoặc tự nguyện thôi việc với các chế
độ ưu đãi phù hợp theo quy định cả nhà nước.
1.1.4. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm
Thực hiện các Nghị quyết của BCH TW Đảng đã được ban hành; các
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ; các quyết
định của UBND tỉnh Quảng ngãi về việc ban hành các chính sách như vấn đề
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các đề án về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, các chính sách về hổ trợ, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho
lao động nông thôn... trên cơ sở đó UBND huyện Bình Sơn đã quyết định thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án của Chính phủ, của tỉnh và đã ban hành nhiều
văn bản cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện Bình Sơn.
16
1.1.5. Các nhân tố ảnhhưởng đến thực hiện chính sách việclàm
* Điều kiện tự nhiên
Mổi quốc gia, mổi địa phương hay vùng, miền nếu có điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý, môi trường sinh thái, nguồn lao động chất lượng, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ổn định chắc chắn rằng ở đó sẽ thu hút được nhiều
dự án, nhiều chương trình kinh tế- xã hội đầu tư và như vậy sẽ có điều kiện
hơn trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động và
ngược lại.
* Dân số
Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước. Việt Nam là đất nước nằm trong tóp các nước đang phát triển, các
thiết chế về văn hóa- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chính vì vậy nhà
nước không có chính sách về dân số đúng đắn, phù hợp thì vấn đề tăng trưởng
về dân số sẽ kéo theo các hệ lụy cho xã hội. Đây là yếu tố tiêu cực không
đáng có.
* Chính sách vĩ mô
Trong điều tiết chính sách vĩ mô về thực hiện chính sách việc làm để đạt
hiệu quả chúng ta cần đưa ra những chính sách cụ thể sau:
+ Mở rộng các lĩnh vực như liên kết các chuỗi sản xuất trong nông
nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định từ đó mở rộng quy mô sản xuất và thu hút
nhiều lao động; bên cạnh đó mở rộng các vùng kinh tế mới, các làng thanh
niên lập nghiệp, mở các lớp dạy nghề đẻ liên kết đưa thanh niên tham gia đi
xuất khẩu lao động, khôi phục các làng nghề truyền thống...
+ Trong thực hiện chính sách việc làm cần quan tâm ưu tiên các đối
tượng không may mắn trong xã hội như: người khuyến tật, phụ nữ neo đơn
hay các đốitượng chính sách, gia đình có công với cách mạng…
* Giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ
17
+ Về giáodục đàotạo:
Khoa học – công nghệ tác động rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Người lao động muốn có tri thức, tay nghề cao đòi hỏi phải được đào tạo, qua
đó đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời khi người lao động có
được tay nghề vững chắc, thông qua các cơ sở đào tạo có huy tín, đảm bảo
chất lượng thì đây là cơ hội để người lao động thỏa mái trong việc lựa chọn
được cho mình một công việc thích hợp điều đó sẽ ổn định hơn trong việc làm
và thu nhập.
+ Về khoa học- công nghệ
Sự biến đổi về cơ cấu đội ngủ lao động xuất phát từ khoa học – công
nghệ nhằm giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.
1.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sáchviệc làm ở một số tỉnh
1.2.1. Kinhnghiệm của tỉnhNghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.490,25 km2),
dân số trên 3.309,066 người; là địa phương có quy mô lao động lớn nhất, tiềm
năng nguồn nhân lực khá dồi dào. Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với cả
nước, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và toàn diện; đời sống nhân dân
được nâng lên rỏ rệt…Nghệ An là tỉnh luôn được Đảng, chính phủ quan tâm,
hổ trợ và có những cơ chế chính sách riêng đối với Nghệ An, như Nghị quyết
số 26- NQ/TW , ngày 30-7-2013 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định 2355/ QĐ-TTg, ngày 4-12-2013,
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế- xã hội miền
Tây NghệAn đến năm 2020…
Mặc dù trong bối cảnh chung của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức do tác động bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới…song
Nghệ An vẫn tập trung tăng cường các nguồn lực để đảm bảo các chính sách
18
về việc làm và phát triển cộng đồng.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, Nghệ An có 1.661.800 người
trong độ tuổi lao động, chiếm gần 54% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2015 đến
nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 3,6- 3,8 vạn
lao động, trong đó lao động làm việc trong tỉnh khoảng 1,4-,1,5 vạn người,
lao động ngoại tỉnh khoảng 1- 1,1 vạn người, lao động xuất khẩu: 1,1-1,3 vạn
người; đào tạo nghề cho khoảng 7,5- 8 vạn lượt người. Đến cuối năm 2017, tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 59%, trong đó lao động qua nghề đạt 53,1%; GDP
bình quân đầu người năm 2017 đạt 32,26 triệu đồng, tăng gần 1,7 lần so với
năm 2011 (19,09 triệu đồng). Điều đó cho thấy rằng những kinh nghiệm của
tỉnh Nghệ An có thể khái quát như sau:
- Thực hiện chính sách việc làm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các
chính sách hổ trợ phát triễn sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi
làm việc ở ngoài nước, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các
huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản khó khăn…
Để đẩy nhanh phát triển nông ngiệp, Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch
vụ, thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng và giá trị cây trồng, convật nuôi
1.2.2. Kinhnghiệm của huyện Núi Thành, tỉnh QuảngNam
Giáp ranh với địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có huyện Núi
Thành tỉnh Quảng Nam là huyện có khu kinh tế mở Chu Lai với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và vượt bật. Tình trạng người lao động thiếu việc làm do
chưa có nghề nghiệp ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề
trình độ cao của các doanh nghiệp nhiều nhưng lực lượng lao động trên địa
bàn không đáp ứng đủ
19
Đễ giảm sức ép lao động và việc làm, trong những năm qua huyện Núi
Thành đã đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy
nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên
và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền
thống và ngành nghề ở nông thôn là việc làm quan trọng và cần thiết .
Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động
trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%. Cơ cấu lao động:
Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%; Thương mại và
dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy sản là 27.629
lao động, chiếm 41,37%. Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm
trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%.
Cơ cấu lao động: Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%;
Thương mại và dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy
sản là 27.629 lao động, chiếm 41,37%.
* Từ năm 2011-2015 đã giải quyết việc làm cho 24.681 lao động, đạt
109,69% vượt 9,69% so với kế hoạch (24.681/22.500 KH), cụ thể:
- Năm 2011: 5.359 người (Công nghiệp, xây dựng: 2.158 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.765 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 1.436 người).
- Năm 2012: 5.287 người (Công nghiệp, xây dựng: 3.291 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.191 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 805 người).
- Năm 2013: 3.748 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.913 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.057 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 778 người).
- Năm 2014: 7.087 người (Công nghiệp, xây dựng: 4.406 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.645 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 836 người).
- Năm 2015: 3.200 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.984 người;
Thương mại và dịch vụ: 736 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 480 người).
20
* Công tác cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động thông
qua Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho 1.226 lượt
vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, số dư nợ hiện nay là
10.837 triệu đồng, đạt 27,24% KH (1.226/4.500 lao động KH). Nguyên nhân
không đạt kế hoạch là khi xây dựng kế hoạch không sát với thực tế, hơn nữa
nguồn vốn còn quá ít so với nhu cầu của người lao động. Trong đó số tiền 1,2
tỷ đồng bổ sung từ đề án 764 của ngân sách UBND huyện đã giải quyết việc
làm cho hơn 105 người lao động có nhu cầu.
*Công tác xuất khẩu lao động: từ năm 2010-2015 toàn huyện đã có 57
người đã tham gia học nghề, học tiếng (học tiếng Hàn, Nhật, Anh) xuất khẩu
lao động (kế hoạch là 150 người, chỉ đạt 38% KH). (Nhật Bản: 27 lao động,
Hàn Quốc:29 lao động, Malaysia: 1 lao động).
* Công tác giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm tỉnh:
Từ năm 2011-2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện đã tham gia
sàn giao dịch việc làm tỉnh là 1.457 lượt người, đã giới thiệu cho 822 người,
có 457 người có việc làm đạt 130,57% (457/350 người KH)
Với kết quả như trên cho ta thấy rằng huyện Núi Thành đã có nhiều
kinh nghiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể:
- Các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên
hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đã tích cực làm tốt công
tác tuyên truyền, tham giai giải quyết việc làm, xói đói giảm nghèo, hướng
dẫn hổ trợ người dân phát triển sản xuất.
- Đã có nhiều cơ sở sản xuất được thành lập và phát triển từ đó đã tạo
được nhiều việc làm tại chổ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Kết luận Chương 1
Trong chương này chúng ta đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có
tính lý luận về việc làm và chính sách việc làm, trong đó trọng tâm là thực
21
hiện chính sách việc làm; những chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta
đối với vấn đề việc làm thời gian qua và giai đoạn hiện nay liên quan đến
việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm. Trên cơ sở lý
luận và thực tiễn thực hiện chính sách việc làm của một số địa phương có
điểm nổi bật về thực hiện chính sách việc làm để làm cơ cở khoa học cho tác
giả viết tiếp chương 2 và chương 3 theo bố cục của đề tài.
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Bình Sơn tỉnh
Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bình Sơn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp biển Đông;
phía Tây giáp huyện Trà Bồng; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía Bắc giáp
huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống
Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2. Dân số: 174.939 người. Mật độ dân số:
385 người/ km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn (Châu Ổ huyện
lị; thành lập tháng 4 năm 1986), và 24 xã.
Trong đó có 06 xã nằm trong địa bàn khu kinh tế Dung Quất, đó là:
Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải… có
01 thôn thuộc xã Bình An có đồng bào dân tộc Cor sinh sống với 160 hộ,
650 khẩu.
Đi đôi với việc tập trung phát triển kinh tế- xã hội huyện còn chú trọng
quan tâm chăm sóc đối tượng gia đình chính sách, người có công với cách
mạng; trong năm 2015 huyện đã quyết tâm huy động các nguồn kinh phí từ
cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện để đầu tư xây dựng nhà ghi ơn Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và người
dân luôn khắc ghi đến công lao của thế hệ đi trước đã hi sinh cho dân
tộc…Đặc biệt huyện còn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đó là bờ biển
đẹp, dài 40km với hàng ngàn hecta bải bồi, có 6 cửa biển có độ sâu đảm bảo
cho tàu thuyền có trọng tải lới ra vào neo đậu, độ mặn phù hợp với việc nuôi
trồng thủy sản nhằm giải quyết lao động tại chổ. Bên cạnh đó còn có nhiều
23
danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Di tích
chiến thắng Vạn tường nổi tiếng bởi trận đánh phủ đàu đầu tiên của quân và
dân ta vào đội quân viễn chinh mỹ xâm lược đầu tháng 8.1965.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn giai đoạn 2014-
2017
Huyện Bình Sơn đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội
với Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất, có các ngành công nghiệp quy mô
lớn như: Công ty công nghiệp nặng Doosan- Vina, Công ty công nghiệp
tàu thủy Dung Quất, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất,
tập đoàn thép Hòa phát, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn; đang triển khai
thực hiện Nhà máy nhiệt điện Sembcorp Dung Quất, nhà máy bột giấy
VNT19… đây được xem như ngành công nghiệp trọng điểm kinh tế
không chỉ ở Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi mà còn mang tính liên
vùng trong khu vực và quốc tế, tạo điều kiện và là cơ hội để tỉnh Quảng
Ngãi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt chính sách việc làm cho lao
động địa phương.
Kinh tế của huyện trong những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế ở
mức khá cao, bình quân đạt 15,15%/ năm và được duy trì nhiều năm liên tiếp.
Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá cố định năm 2010 tăng đáng kể,
năm 2014 là 28,5 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2017 đạt 35,5 triệu đồng/
người/ năm.
Bên cạnh đó thì các chính sách kinh tế- xã hội, nhất là chương trình
134,135 và gần đây là quyết định 167, Nghị quyết 30a của Chính Phủ được
triển khai thực hiện có kết quả trên địa bàn huyện; từ đó đời sống của đại
bộ phận người dân được nâng lên rỏ rệt. tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% năm
2014 xuống 7,5% năm 2017.
24
Giáo dục và đào tạo từng bước được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư.
Hiện nay trên địa bàn của huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề đó là Trường
Cao đẵng nghề Dung Quất và Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện
Bình Sơn. Đặc biệt trường dạy nghề Dung Quất là nơi đào tạo ra các công
nhân lành nghề phục vụ cho hoạt động của các công ty, xí nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất từng bước đáp ứng về nhu cầu
lao động trên địa bàn huyện nói chung và các Khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh nói riêng
Bảng 2.1. Mộtsố chỉ tiêu pháttriển kinh tế của huyện giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017
Dân số trung bình Nghìn người 169,4 170,7 173,3 174,9
GTSX( giá theo 1994) Tỷ đồng 2.410 2.712,6 3.102,7 3.395,6
Ngông lâm nghiệp và
ngư nghiệp
Tỷ đồng 725 776,6 808,7 832,2
Công nghiệp- xây
dựng
Tỷ đồng 765 696 804 905,4
Dịch vụ Tỷ đồng 290 1.240 1.400 1.658
(Nguồn: Báocáo tổng kết về tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Sơn giai
đoạn 2014-2017)
2.2. Thực trạng về dân số và lực lượng lao động ở Huyện Bình Sơn
Bình Sơn là địa bàn rộng, dân số tương đối đông so với các huyện khác
trong tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua Bình Sơn cũng đã làm tốt công tác dân
số- KHHGĐ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 9,3% năm 2010 xuống còn
7,8% năm 2015. Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 174,939 người;
trong đó nam là 85,854 người chiếm 49%, nữ 89,085 người chiếm 51%; thành
thị 8,228 người, chiếm 4,70%; nông thôn 166,711 người, chiếm 95,29%.
25
Bảng2.2.Cơ cấudânsốtừ15 tuổitrở lên chiatheonhómtuổivàkhuvực
năm 2010
Nhóm
tuổi
Tổng số Thành thị Nông thôn
Số người % Số người % Số người %
Dân số 174,939 100 8,228 4.70 166,711 95.30
>15 tuổi 44,679 25,53 1,749 3.91 42,930 96.09
15-19 18,964 10,84 738 3.89 18,226 96.11
20-24 13,155 7,51 428 3.25 12,727 96.75
25-29 12,664 7,23 554 4.37 12,110 95.63
30-34 12,955 7,40 597 4.61 12,358 95.39
35-39 14,323 9,68 754 5.26 13,569 94.74
40-44 13,387 7,65 804 6.01 12,583 93.99
45-49 9,751 5,57 652 6.69 9,099 93.31
50-54 8,338 4,76 580 6.96 7,758 93.04
55-59 5,694 3,25 339 5.95 5,355 94.05
60+ 21,029 12,02 1,033 4.91 19,996 95.09
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgãi)
Dân số cơ cấu trẻ; nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 25,53%, nhóm từ 15-19
tuổi chiếm 10,84% và nhóm 20-24 tuổi chiếm 7,51%; đây là một thuận lợi về
cung nguồn nhân lực trong giai đoạn tới.
Dân số trên địa bàn huyện phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu
vực thị trấn và các xã ven biển chiếm khoản 80%; dân số các xã đồng bằng,
miền núi chiếm 20% tổng dân số toàn huyện, khoảng cách giữa các xã khá xa
(ví dụ ở các xã khu tây của huyện đến các xã nằm trong KKT Dung Quất
khoảng cách 25 km) từ đó không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở đào tạo
nghề cũng như hệ thống mạng lưới trường học.
26
Bảng 2.3. Laođộng qua đào tạo và chưa qua đào tạo năm 2015
Đơn vị tính: Người
TT Nhóm tuổi Tổng số
Trong đó
LĐ qua đào tạo LĐ chưa qua đàotạo
1 Từ 13 - 15 4.869 29 4.840
2 Từ 16 - 17 3.918 209 3.709
3 Từ 18 - 35 25.762 8.169 17.503
4 Từ 36 - 55 (60) 18.968 1.039 17.929
Tổng cộng 53.427 9.446 43.981
(Nguồn: Niên giám thống kê- chi cục thống kê huyện Bình Sơn)
Trình độ lao động chưa qua đào tạo của người lao động huyện Bình
Sơn chiếm tỷ lệ cao, nên lao động không phù hợp, không đáp ứng được yêu
cầu việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.
Qua khảo sát và tình hình thực tế trên địa bàn huyện Bình Sơn trong thời
gian qua có thể thấy rằng chất lượng đào tạo và số lao động có việc làm ổn
định sau khi được đào tạo là rất hạn chế, trình độ chuyên môn của người lao
động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề tạo
công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn là vấn đề cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỷthuật
Theo cơ cấu nhân lực về trình độ chuyên môn kỷ thuật ở huyện Bình
Sơn là chưa hợp lý giữa các cấp học và đào tạo nghề được chia theo nhóm
tuổi. Để minh chứng cho sự bất hợp lý này, tác giả đã nghiên cứu số liệu thực
tế được lưu tại phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn và
được thể hiện ở Bảng 2.4 sau đây:
27
Bảng 2.4. Trình độchuyên môn kỹ thuậtcủa lao động theo nhóm tuổi năm
2015
Đơn vị tính: Người
Trình độ chuyên môn
Tổng
số
Chia theo nhóm tuổi
13-15 16-17 18-35 36 -55,60
Đang học (Tổng) 3.223 14 121 3.088
Đại học và sau ĐH 1.238 1.238
Cao đẳng 1.169 1.169
Trung cấp, CNKT 654 01 89 564
Sơ cấp, truyền thống 162 13 32 117
Hết học (Tổng) 6.223 15 88 5.081 1.039
Đại học và sau ĐH 1.048 901 147
Cao đẳng 1.082 862 220
Trung cấp, CNKT 2.531 07 2.164 360
Sơ cấp, truyền thống 1.561 15 81 1.154 312
Tổng theo trình độ
VH
53.427 4.869 3.918 25.672 18.968
(Nguồn:Điều tra lao động, việc làm của Phòng Laođộng - TB&XH)
Từ số liệu bảng 2.4. Ta thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo của người lao
động chiếm tỷ lệ rất thấp 17,68%, còn lại 82,32% lao động chưa qua đào tạo,
nên vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn đối
với người lao động ở huyện Bình Sơn.
28
Bảng 2.5. Trình độ văn hoá theo nhóm tuổi năm 2015
Đơn vị tính: Người
Cấp học
Tổng
cộng
Phân theo nhóm tuổi
13-
15
16-17 18-35 36-45
46-55
(60)
Đang học cấp II
(THCS)
3.016 2.953 63
Đang học cấp III
(THPT)
3.910 1.294 2.287 329
Hết học chưa TN cấp II 17.482 304 408 5.599 5.756 5.415
Hết học đã TN cấp II 16.929 318 1.081 9.452 4.441 1.637
Hết học chưa TN cấp III 1.305 16 954 240 95
Hết học đã TN cấp III 10.785 63 9.338 886 498
Tổng số 53.427 4.869 3.918 25.672 11.323 7.645
(Nguồn:Điều tra lao động, việc làm của phòng lao động thương binh và xã
hội huyện Bình Sơn)
Theo kết quả điều tra lao động việc làm của huyện, thời điểm năm 2012
được phân tích từ số liệu ở bảng 2.5. Đối với nhóm tuổi từ 36 - 55 (nữ) và 60
(nam) có trình độ chưa tốt nghiệp THCS đến chưa tốt nghiệp THPT có
17.584/53.427 người, chiếm 32,9%, cũng là lực lượng lao động chiểm tỷ lệ
cao, nhưng trình độ văn hoá thấp, đồng thời không còn cơ hội để các tổ chức,
doanh doanh nghiệp tuyển dụng; việc đào tạo nghề rất khó thực hiện.
Độ tuổi từ 13-35 đã tốt nghiệp THCS và chưa tốt nghiệp THPT có
11.821/53.427 người, chiếm 22,13%; đây là số lượng chiếm tương đối cao, là
lượng lao động trong độ tuổituyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp và có thể
đào tạo chuyên môn, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu lao động của doanh nghiệp, do
đó cần có chính sáchhỗ trợ đào tào hợp lý, kịp thời để tạo cơ hội tìm việc làm,
29
tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động này không thể
đào tạo ở cấp độ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được, chỉ có thể là lao
động ở các lĩnh vực công nghiệp giầy da, dệt may, dịch vụ, các ngành nghề tiểu
thủ côngnghiệp và làng nghề…
2.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện chính
sáchviệc làm
Thuận lợi
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như đã nêu trên, huyện
Bình Sơn có những thuận lợi cơ bản sau:
Có tiềm năng thế mạnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và đặt biệt là lợi thế về công nghiệp biển, phát triển các khu công nghiệp gắn
với đô thị… trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào,
cùng với sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Chính phủ, các bộ ngành ở
Trung ương và của Tỉnh nên đã tạo cho huyện Bình Sơn có nhiều điểm nhấn
quan trọng trong phát triển kinh tế như: Nhà máy Công nghiệp tàu thủy
Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Nhà máy Polypropylen, tập
đoàn thép Hòa Phát… được triển khai thực hiện và đang triển khai thực hiện
Nhà máy nhiệt điện Sembcorp Dung Quất, nhà máy bột giấy VNT19…theo
đó nhiều công trình phụ trợ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đầu tư
xây dựng.
Khó khăn
- Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn chú trọng việc tuyển
sinh để đào tạo cho đủ chỉ tiêu trên giao mà chưa quan tâm đến chất lượng
đào tạo cũng như việc liên kết cung ứng nguồn nhân lực sau đào tạo là chưa
có, chính vì vậy nên sau khi học viên ra trường tự tìm việc làm là chính từ đó
mà cơ sở đào tạo nghề cũng không biết được bao nhiêu học viên ra trường đã
30
tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo và ai chưa tìm được việc. Đối
với số học viên đã có việc làm thì chất lượng như thế nào thì nhà trường cũng
chưa quan tâm. Từ những hạn chế như trên mà trong những năm qua trên địa
bàn huyện nói chung, các cơ sở đào tạo nghề và từng địa phương nói riêng
không đánh giá được tỷ lệ số lao động tìm được việc làm sau khi đào tạo để
có các giải pháp hắc phục
- Hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế Dung Quất là
các doanh nghiệp lớn, công nghiệp nặng; còn lại các xã nằm ngoài Khu kinh
tế Dung Quất thì hoạt động của doanh nghiệp có quy mô sản xất nhỏ, vốn
điều lệ ít, năng lực cạnh tranh thấp từ đó hoạt động chung của các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện là chưa điều.
2.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
* Thực trạng tổ chức bộ máythực hiện chính sách
Để giúp cho huyện thực hiện tốt các đề án việc làm nhằm giải quyết tốt
các vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn huyện. UBND huyện Bình Sơn
đã thành lập Ban chỉ đạo và cơ cấu đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp
làm trưởng ban; Phó ban thường trực là đồng chí Trưởng phòng Lao động -
TB&XH huyện, các ủy viên còn lại là Trưởng các Phòng, Ban thuộc huyện…
* Thực trạng về nhân sựthực hiện chính sách
Chế độ làm việc là kiêm nhiệm vì hiện nay chưa có cơ chế để thành lập
riêng bộ phận chuyên trách. Công tác tạo việc làm hiện nay chủ yếu là do
chính quyền thực hiện. Công tác vận động, thuyết phục, tuyên truyền chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được thường xuyên. Vì thế, đối
với các xã nằm trong KKT Dung Quất khi thực hiện giải phóng mặt bằng để
nhường đất cho các công ty, nhà máy người dân mới biết nên việc định hướng
việc làm sau khi bị thu hồi đất còn mơ hồ, chưa có kế hoạch cụ thể cho cuộc
31
sống sau khi thu hồi đất đốivới người lao động.
Các ngành nghề phi nông nghiệp như: Điện dân dụng, chế biến gỗ, xây
dựng dân dụng, may công nghiệp…được các cơ sở dạy nghề hợp đồng đào
tạo có địa chỉ nên sau khi hoàn thành khóa học một số lao động được các
Công ty, doanh nghiệp nhận vào làm việc nhưng trong quá trình làm việc do
môi trường làm việc tại các Công ty khắc nghiệt, một số lao động nữ học
nghề may công nghiệp nhưng vì điều kiện gia đình có con nhỏ, nơi làm việc
cách xa nơi ở…. Từ đó mà người lao động không đáp ứng được yêu cầu của
chủ sử dụng lao động.
* Thực trạng về tài chính trong thực hiện chính sách
UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND
ngày 28/01/2013 [35] về quy định chi tiết về định mức hổ trợ trong đào tạo
nghề…Tuy vậy vẩn không đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
* Thực trạng về tình hình lao động
Thực trạng về tình hình lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn thì năm
sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2010, lực lượng lao động là 53,427
người, tăng 14,504 người so với năm 2005 và tăng 26,932 người so với năm
2001.
- Trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Bình Sơn chủ yếu là tốt
nghiệp tiểu học và trung học cơ sở; số người có trình độ học vấn cao tập trung
chủ yếu là ở thị trấn và những gia đình có điều kiện về kinh tế, số lao động ở
nông thôn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học thấp hơn khoảng từ 1.5-
2 lần
Thực tế trên cho thấy tay nghề của người lao động sau khi được đào tạo
ở huyện Bình Sơn vẫn còn yếu, điều đó đặt vấn đề cho các cấp cần có định
hướng đúng đắn trong quá trình tổ chức đào tạo để phù hợp các ngành nghề
doanh nghiệp cần.
32
2.4.1. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Sơn có rất nhiều thôn, xóm ở các xã
thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung Quất phải di dời đi nơi ở khác để nhường đất
lại cho Khu kinh tế Dung Quất. Điều đó cho thấy rất nhiều hộ dân lo lắng vì
không có tư liệu để sản xuất đó là đất canh tác, trong khi đó nghề nghiệp thì
không ổn định. Xuất phát từ những nguyên nhân như vậy đòi hỏi trong thời
gian đến các cấp cần tiếp tục ban hành các chính sách đặc thù, phù hợp với
điều kiện của Khu kinh tế Dung Quất nhằm đạo tạo, chuyển đổi nghề nghiệp
hợp lý, thu hút lao động dài hạn, ổn định cuộc sống cho người dân.
*Hậu quả của tình trạng thấtnghiệp, thiếu việc làm
Bắt nguồn từ nguyên nhân thất nghiệp, người lao động không có việc
làm, thu nhập không ổn định, không đủ chi tiêu, trang trải trong cuộc sống
nên các thành phần này không có điều kiện để duy trì việc học, nâng cao về
trình độ từ đó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội như: nghèo đói, sinh đẻ
nhiều, thậm chí là khi không có việc làm lại phát sinh các vấn đề xã hội
như cờ bạc, rượu chè...
*Nguyên nhânthấtnghiệp và thiếu việc làm hiện nayở huyện Bình Sơn
- Do nghĩ học sớm không đủ điều kiện để vào các trường dạy nghề, hoặc
trong quá trình đào tạo khi ra trường không đáp ứng được tay nghề theo yêu
cầu của doanh nghiệp
- Hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động còn có
nguyên nhân về việc thu hồi đất của tỉnh để giao các công trình dự án lớn
đang đầu tư trên địa bàn huyện. Tính từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn
huyện, chủ yếu là các xã nằm trong KKT Dung Quất có diện tích đất bị thu
hồi lên đến 45000 ha để phục vụ cho các nhu cầu về công nghiệp hóa; với
trên 25.000 hộ gia đình bị mất đất, từ đó ảnh hưởng đến việc làm và đời
sống của hơn 50.000 nhân khẩu.
33
2.4.2. Mục tiêu, nguyên tắc xâydựng chính sách tạo việclàm
2.4.2.1. Mục tiêu của chính sách
Chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước là phải tạo cơ hội để mọi
người đều phải có việc làm ổn định, tăng thu nhập ổn định cuộc sống; đây là
mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, sớm
đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, hiện đại.
a. Đối với xã hội
Khi đất nước phát triển đồng nghĩa với việc áp dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ vào cuộc sống mà đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang đặt ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn, kỹ năng đối với người lao
động trước xu thế mới mà Chính phủ đang tập trung như hiện nay; điều này
chứng tỏ rằng trong tương lai một bộ phận lao động phải thất nghiệp vì đã có
máy móc thay thế cho một số hoạt động của conngười trong doanh nghiệp
b. Đối với các doanh nghiệp
Lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và
phát triển về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp
luôn khuyến khích các lao động có tay nghề cao và làm việc có trách nhiệm
với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có nhiều doanh nghiệp có lực
lượng lao động nhiều nhưng trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, từ
đó mà muốn duy trì hoạt động thì doanh nghiệp phải đưa đi đào tạo lại tay
nghề và sau đó mới giao việc chính thức.
c. Đối với ngườilao động bị thu hồi đấttrên địa bàn huyện
Trước những khó khăn về việc làm và đời sống của người lao động bị
thu hồi đất, trong thời gian qua UBND huyện Bình Sơn đã cho phép các hộ bị
thu hồi đất kinh doanh, dịch vụ trên diện tích đất đã giải tỏa trong phạm vi
quy hoạch hành lang giao thông khi nào thực hiện đầu tư thì các hộ viết cam
kết tự nguyện tháo dỡ không yêu cầu bồi thường khi nhà nước thực hiện dự
34
án; đồng thời tạo điều kiện về đăng ký kinh doanh.
2.4.2.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách
- Vấn đề tạo việc làm cho lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
của các cấp, các ngành và xã hội nhằm cho người dân có việc làm, nâng cao
chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
- Các cơ sở đào tạo nghề phải nâng cao chất lượng đào tạo, tăng các giờ
thực hành tại các Công ty với nghề mà học viên được học để họ tự nâng cao
về tay nghề; sàn lọc khả năng của học viên để tư vấn các ngành nghề phù hợp
với sở trường của bản thân họ.
2.5. Những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện
Bình Sơn những năm qua
2.5.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinhtế để giải quyếtviệc làm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Trước năm 2009, khi chưa có nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào
hoạt động thì Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn là một huyện nông
nghiệp và kinh tế biển. Tuy nhiên, trong những năm qua từ khi Khu kinh
tế Dung Quất đi vào hoạt động thì một số xã nằm trong khu vực này phải
nhường đất cho các doanh nghiệp và chuyển đi nơi ở mới từ đó mà các
ngành nghề truyền thống cũng dần mất đi. Từ khi chuyển đến nơi ở mới
dần dần ổn định cuộc sống thì các ngành nghề truyền thống mới từng
bước được khôi phục lại. Song song với việc khôi phục lại các làng nghề
truyền thống, hiện nay huyện Bình Sơn đang đi theo hướng nâng giá trị
sản phẩm các ngành nghề truyền thống và chủ trương xây dựng mổi xã
phải có ít nhất một sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương nhằm
xây dựng thương hiệu, phát triển sản xuất ổn định, giữ chân người lao
động tại địa phương
35
Về giải quyết việc làm:
Bình quân 1 cơ sở ngành nghề có thể tạo việc làm ổn định cho 27 lao
động và 1 hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài ra còn thu hút lao động
nhàn rổi bình quân 2-3 người/ hộ và 8-10 người/cơ sở. Ngành nghề phát triển
thì bên cạnh đó sẽ kéo theo các dịch vụ liên quan để phát triển, tạo thêm việc
làm mới.
Tuy nhiên việc phát triển các ngành nghề trên địa bàn huyện Bình Sơn
hiện nay vẩn còn kém chưa tương xứng với điều kiện phát triển kinh tế- xã
hội và tiềm năng lợi thế của huyện; sản phẩm làm ra chất lượng thấp, mẩu mã
không đẹp nên thị trường tiêu thụ không ổn định…
2.5.2. Thực hiện chính sách phát triển kinhtế- xã hội lồng ghép với
chương trình giải quyếtviệc làm cho lao động
Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành các quyết định về vấn đề
giải quyết việc làm như:
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020;
- Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo
việc làm giai đoạn2008 - 2015;
- Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai
đoạn 2010 – 2015.
Trên cơ sở đó tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn cũng đã ban hành các
quyết định về giải quyết việc làm như;
- Quyết định số 4371/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi Phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
36
2011 – 2015;
Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi
đến năm 2020;
- Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi Quy định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn
trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Kế hoạch số 1755/KH-UBND ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2020;
- Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 28/10/2011 của Huyện ủy Bình Sơn về
công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm huyện Bình Sơn giai đoạn 2011 –
2015;
- Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND ngày 23/12/2011 của Hội đồng nhân dân
huyện Bình Sơn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 –
2015.
Mục tiêu chính về các Nghị quyết của huyện đó là trong giai đoạn 2011-
2015 mỗi năm tạo việc làm mới và thêm việc làm cho từ 5000-6000 lao động,
giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vự thành thị xuống dưới 4% và nâng
cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn trên 85%.
* Kết quả giảiquyết việc làm mới:
Tính đến cuối năm 2015 nguồn vốn từ ngân sách huyện phải bỏ ra để
thực hiện công tác đào tạo nghề là 5.538.500.000đ; ngoài ra huyện còn thông
qua các nguồn vốn cho vay từ các chương trình, dự án tín dụng để thực hiện
công tác giải quyết việc làm, nhất là các dự án hổ trợ cho người lao động thiếu
việc làm ở nông thôn.
* Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề:
37
- Trong những năm qua UBND huyện đã chỉ đạo Đài truyền thanh
huyện tuyên truyền trên 150 tin, bài phát trong Chương trình thời sự địa
phương hàng ngày, cộng tác khoảng trên 50 tin, bài với các cơ quan báo chí
cấp trên với nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đối với phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Đồng
thời, UBND huyện chỉ đạo Đài truyền thanh huyện phối hợp với Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan ban ngành và Hội đoàn thể trong
huyện để tuyên truyền, đưa tin về Sàn giao dịch việc làm, những thông tin
tuyển dụng đào tạo nghề, các mô hình dạy nghề của Hội nông dân, Phụ nữ
trên địa bàn huyện, cấp phát tờ rơi tuyên truyền Đề án 1956 đến người lao
động để người lao động đăng ký học nghề và có cơ hội tìm việc làm, ổn định
kinh tế.
- UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận
động nhân dân tham gia học nghề bằng các hình thức như: Tuyên truyền trên
hệ thống Đài truyền thanh, lồng ghép vào các cuộc họp ở xã, thị trấn, thôn, tổ
dân phố, khu dân cư…
- Các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện phối hợp với các cơ sở đào
tạo nghề và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đến tận địa phương để tư vấn
cho người dân về mục đích, yêu cầu ngành nghề học, chính sách hỗ trợ của
Nhà nước trong quá trình học nghề, sau khi học nghề được ưu tiên vay vốn để
giải quyết việc làm với lãi xuất ưu đãi, hướng dẫn về thủ tục vay vốn, mức
vay…, trong đó, huyện đặc biệt quan tâm đến vùng có các hộ dân thuộc diện
nhường đất cho các dự án đầu tư, phát triển Khu kinh tế Dung Quất nhằm
mục đíchgiải quyết việc làm, chuyển đổingành nghề cho các hộ dân này.
Chính vì vậy mà trong những nă qua các cơ quan ban ngành, Hội đoàn
thể và cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đã phối hợp đào tạo nghề cho hơn
38
8000 lao động nông thôn. với các ngành nghề chủ yếu như: Thuyền trưởng,
máy trưởng tàu cá hạng tư, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
* Hiệu quả sau khi học nghề:
Trong số 8000 lao động nông thôn đã được đào tạo nghề trong năm, có
4.420 lao động được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp vào làm
việc, số còn lại tham gia vào các tổ sản xuất hoặc tự tạo việc làm. Qua các
ngành nghề đã học nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư và nghề
thuyền viên mang lại hiệu quả rất thiết thực. Sau khi học xong không những
giúp họ có đủ cơ sở pháp lý để hành nghề trên biển mà còn giúp họ nắm vững
kiến thức pháp luật khi hành nghề trên biển, biết cách bảo dưỡng, sửa chữa
các loại máy móc, trang thiết bị thuộc bộ phận trên tàu cá bị hư hỏng trong
quá trình tham gia đánh bắt…
- Cácchương trình khác:
Song song với việc giải quyết việc làm cho cho lao động tại các công ty,
xí nghiệp; trong thời gian qua huyện Bình Sơn luôn có sự quan tâm đến phát
triển các ngành trong chăn nuôi, trồng trột. Bên cạnh các chương trình, dự án
như: chương trình 327 ( phủ xanh đất trống đồi núi trọc), chương trình 661 (
phát triển 5 triệu ha rừng), chương trình 134,135 cho các xã đặc biệt khó khăn
và các dự án trồng rừng do nước ngoài tài trợ như dự án trồng rừng phòng hộ
WB3, KFW6, chương trình nâng cấp đường giao thông nông thôn… thì
huyện còn trích các nguồn kinh phí từ ngân sách của huyện để đầu tư mua con
giống phát triển đàn hươu sao, nuôi heo bản địa, phát triển đàn bò lai, gà thả
vườn… đầu tư các loại cây ăn trái được đầu tư cho các xã khu tây của huyện
từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho người dân trong
huyện, đặc biệt là lao động nông thôn và các xã khó khăn.
Như vậy, trong 5 năm qua, số lượt lao động được giải quyết việc làm
hoặc tự tạo việc làm mới là 27.284 người. Trong đó, lao động làm việc
39
trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện: 7.149 người; lao động trong
lĩnh vực xây dựng: 5.426 người; lao động trong lĩnh vực dịch vụ: 7.677
người; lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: 3.368 người; lao
động đi làm ăn ở các tỉnh khác: 3.518 người; số người tham gia xuất khẩu
lao động: 146 người.
2.5.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực gắn với chính sách việc làm
Trong 5 năm từ 2014- 2017 toàn huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp
độ cho 12.501 lao động, đạt tỷ lệ 108,29% kế hoạch được giao
(12.501/11.544). Đã có 138 lớp dạy nghề nông nghiệp, với 4.232 lao động
tham gia học nghề; Có 270 lớp dạy nghề phi nông nghiệp, với 8.269 lao động
tham gia học nghề. Đã học các lớp nghề Nông nghiệp: Sử dụng thuốc thú y
trong chăn nuôi, Trồng lúa năng suất cao, Nuôi và phòng trị bệnh cho gia
cầm, Nuôi và phòng trị bệnh cho Trâu, bò, lợn; Trồng rau an toàn, nuôi bò vỗ
béo. Các lớp nghề phi nông nghiệp: May công nghiệp, dệt kim, sửa chữa xe
gắn máy, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, điện lạnh ôtô, mây tre đan,
kỹ thuật chế biến món ăn…
*Cụ thể:
- Năm 2014: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 3.889 lao động;
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho: 452 học viên, đào tạo nghề ngắn hạn
cho: 3.398 học viên và cử tuyển 39 học viên.
- Năm 2015: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 5.137 lao động;
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 836 học viên và đào tạo ngắn hạn cho
2.962 học viên, tự học nghề 1.399 người.
- Năm 2016: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 2.063 lao động;
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 256 học viên và đào tạo ngắn hạn cho
791 học viên, tự học nghề 1.016 người.
- Năm 2017: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 1.310 lao động;
40
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 276 học viên và đào tạo ngắn hạn cho
788 học viên, tự học nghề 246 người.
- Năm 2016: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 2.660 lao động;
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 267 học viên và đào tạo ngắn hạn cho
1.749 học viên, tự học nghề 644 người.
- Năm 2017: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 1.331 lao động;
Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 188 học viên và đào tạo ngắn hạn cho
301 học viên, tự học nghề 842 người.
*Trong số 12.501 lao động huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ thì
có 2.892 lao động được Phòng LĐ – TB & XH và Phòng NN & PTNT huyện
phối hợp với các xã, thị trấn trực tiếp hợp đồng với các đơn vị dạy nghề; qua
Phòng LĐ – TB & XH huyện đào tạo cho lao động phi nông nghiệp là 1.831
lao động; qua Phòng NN & PTNT huyện đào tạo cho lao động nông nghiệp là
1.061 lao động, cụ thể:
- Học nghề phi nông nghiệp: 1.831 người, có 857 lao động là nữ; người
hưởng chính sách người có công cách mạng là 140; người thuộc hộ nghèo
250; người thuộc hộ bị thu hồi đất là 309; người khuyết tật là 6; người thuộc
hộ cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 1.087.
- Học nghề nông nghiệp: 1.061 người, có 215 lao động là nữ; người
hưởng chính sách người có công cách mạng là 50; người thuộc hộ nghèo 41;
người thuộc hộ bị thu hồi đất là 129; người khuyết tật là 1; người thuộc hộ
cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 781.
* Tổng số lao động nông thôn học nghề xong là 12.501 lao động, số lao
động nông thôn có việc làm sau học nghề là 10.962 lao động đạt tỷ lệ 87,69%.
Vượt chỉ tiêu 7,69%. Đặc biệt, số học viên học nghề nhiều nhất tại Trường
Cao đẳng nghề Dung Quất từ năm 2011- 2017 là 3.349 học viên, học các
nghề gò hàn, điện ô tô, lái xe, kỹ nghệ sơn … số học viên này đã được giải
41
quyết việc làm tại các Công ty trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất và Khu
liên hợp Ôtô Chu Lai Trường Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam)
Để thực hiện tốt chính sách việc làm, thời gian qua UBND tỉnh và huyện
Bình Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án nhằm hổ trợ về tài
chính cho các cơ sở sản xuât, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người
địa phương trong việc đào tạo nghề cho người lao động nhằm giảm bớt chi
phí đào tạo, chi phí sản xất cho doanh nghiệp như: chính sách vay vốn ưu đãi
đã giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình tạo cho
họ mở rộng sản xuất thu hút thêm việc làm rất có hiệu quả; chính sách đất đai
từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo và hổ
trợ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất; chính sách hổ trợ
đào tạo lao động để chuyển đổi ngành nghề khi nhà nước thu hồi đất.Thông
qua những chính sách ưu đãi nêu trên đã thu hút nhiều doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất góp phần thực hiện chính sách vệc làm
cho lao động tại địa phương.
2.5.4. Chính sách về xuấtkhẩu laođộng
Trong 5 năm qua, toàn huyện đã có 146 người tham gia đi làm việc ở
nước ngoài. Số lao động tham gia đi xuất khẩu lao động đã góp phần tăng
thu nhập đáng kể cho một số gia đình ở nông thôn từ đó đã có nhiều gia đình
đã sử dụng đồng tiền do người thân đi xuất khẩu lao động gởi về đã mạnh
dạn đầu tư, sản xuất kinh doanh từ đó không những giải quyết việc làm cho
các thành viên trong hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động tại
địa phương.
2.5.5. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg
trên địa bàn huyện Bình Sơn
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
42
đến năm 2020”; Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”, UBND huyện Bình Sơn thành lập Ban Chỉ
đạo 1956 của huyện, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, ban hành Kế hoạch thực hiện
Đề án 1956 trên địa bàn huyện; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban
Chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch thực hiện, đến nay 25/25 xã, thị trấn trên địa
bàn huyện đều thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Quy chế hoạt động và Kế
hoạch triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, hàng năm UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên
môn của huyện xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã, thị trấn; chỉ đạo UBND các xã,
thị trấn tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở địa
phương mình quản lý để đăng ký ngành, nghề cần đào tạo trong năm; đồng
thời định hướng mở lớp đào tạo ngành nghề ở một số vùng phù hợp với điều
kiện thực tế của từng địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện có những
thuận lợi, khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Qua 04 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 đã tạo được sự chuyển
biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị –
xã hội, đặc biệt là nhận thức của người dân bắt đầu có sự chuyển biến và quan
tâm hơn đến việc ưu tiên cho học nghề, tạo việc làm, góp phần giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Các cơ sở dạy nghề về tận địa phương để mở lớp, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia học nghề giảm được chi phí, thời gian đi lại;
địa điểm thực hành cũng cơ động, có lúc thực hành tại địa điểm mở lớp, tại hộ
43
gia đình hoặc tại các cơ sở sản xuất… qua đó thu hút được người dân tham
gia học nghề.
- Nhiều hộ gia đình có người học nghề và tự tạo việc làm tăng thu nhập
đáng kể, ổn định đời sống; lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian
nông nhàn để sản xuất, làm các nghề phi nông nghiệp, một số lao động sau
khi học nghề đã huy động sự tham gia của các thành viên cùng làm việc, phát
triển sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.
b. Khó khăn
Bên cạnh những việc đã làm được, trong quá trình thực hiện Đề án có
những khó khăn nhất định, đó là:
- Một số cơ sở đào tạo nghề mở lớp tại địa phương theo chỉ tiêu cấp trên
phân bổ, chưa quan tâm người lao động sau khi học nghề có được việc làm
hay không hoặc sản phẩm làm ra từ ngành nghề đã học có được tiêu thụ hay
không thì các cơ sở đào tạo cũng như các cấp chính quyền chưa quan tâm đến
nên chưa thu hút được nhân dân tham gia học nghề.
- Nhu cầu học nghề của người dân cao nhưng chỉ tiêu phân bổ cho các
cưsở dạy nghề để tiến hành tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Bình Sơn ít hơn so với nhu cầu.
- Người lao động sau khi học nghề, phần lớn tự tìm việc làm nên việc
theo dõi lao động tìm được việc làm hay chưa tìm được việc làm hoặc làm
việc đúng hay không đúng ngành nghề được đào tạo huyện không theo dõi
được. Do đó huyện không đánh giá được tỷ lệ lao động có việc làm sau khi
được đào tạo.
- Nguồn vốn vay ưu đãi để tạo việc làm, phát triển sản xuất quá ít, đối
tượng cho vay còn hạn chế nên nguồn vốn vay chưa đến được với người lao
động, nhất là lao động nông thôn tham gia học nghề thuộc những hộ gia đình
có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
44
2.6. Đánh giá về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện
Bình Sơn thời gian qua
2.6.1. Thànhcông của chính sách trên địa bàn huyện Bình Sơn
Trong quá trình phát triển, tỉnh Quảng ngãi luôn xác định nguồn nhân
lực chất lượng cao là yếu tố mang tính quyết định, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy
nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư…
Chính vì vậy chương trình hành động số 20, ngày 31 tháng 10 năm 2016
về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng
Ngãi ( chương trình) đề ra mục tiêu: không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo,
bồi dưỡng, mở rộng quy mô các trường đào tạo nghề, đầu tư trang thiết bị đáp
ứng yêu cầu của người học, đồng thời bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút
và trọng dụng nhân tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỉnh Quảng Ngãi
vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung, vừa xây dựng nguồn nhân
lực còn thiếu, vừa quan tâm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn
với phát triển khoa học- công nghệ. Tập trung cho những ngành, lĩnh vực có
hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, có vai trò quyết định, tạo bước đột
phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng
Riêng đối với huyện Bình Sơn, từ đột phá về chủ trương chính sách của
tỉnh, sau 10 năm đi vào hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu
kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện Bình
Sơn đã từng bước ổn định và phát triển; qua đó đã góp phần giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, thương mại, dịch vụ phát
triển nằm giải quyết lao động nhàn rổi tại địa phương từ đó mà tốc độ phát
triển kinh tế trên địa bàn huyện khá cao. Bên cạnh về phát triển kinh tế- xã hội
thì các vấn đề như chính sách an sinh xã hội luôn được các doanh nghiệp quan
45
tâm đồng hành cùng với huyện góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và các vấn đề xã
hội khác được triển khai đồng bộ.
* Nguyên nhân
Với những kết quả đạt được như trên bắt nguồn từ chủ trương, chính
sách và đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đổi mới trong lĩnh vực
lao động và việc làm. Tạo cho người lao động có ý thức về giá trị của lao
động, phát huy tiềm năng, sở trường của người lao động, tạo cơ hội cho mọi
người được giao lưu, các mối quan hệ trong xã hội nhằm giúp đở nhau trong
cuộc sống.
- Hệ thống thông tin thị trường bước đầu đã được hình thành và ngày
càng hoàn thiện; cơ sở dữ liệu cung- cầu lao động đã được hình thành, các
hình thức giao dịch việc làm được phát triển, nhất là phát triển hệ thống sàn
giao dịch việc làm tại huyện từ đó người lao động kịp thời tiếp cận về thông
tin thị trường lao động.
Với các chủ trương chung của tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện
Bình Sơn đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc
gia về việc làm, chính sách phát trển nông nghiệp nông thôn, chính sách phát
triển công nghiệp, dịch vụ, chính sách đào tạo nghề, chính sách xuất khẩu lao
động…Đồng thời coi trọng phát huy nguồn lực của nhân dân, các doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế, thực hiện lồng ghép các
chương trình mục tiêu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo việc làm.
Từ đó đã phát triển nhiều hình thức, mô hình giải quyết việc làm phong phú
hơn trên địa bàn huyện.
2.6.2. Những hạn chế
- Đa số lao động chưa qua đào tạo đi làm các ngành nghề tự do, số lao
động làm việc trong KKT Dung Quất, cụm công nghiệp không cao, chủ yếu
vẫn làm các côngviệc loanh quanh tại địa phương.
46
Hiện nay tỉnh và huyện chưa có một chính sách cụ thể mang tính ràng
buột đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người lao động đối với các
trường hợp bị thu hồi đất nên số lao động này khó tìm được việc làm.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp hay khu công nghiệp nào cũng ý thức
được trách nhiệm đó đối với người lao động nên có một số doanh nghiệp chưa
thực hiện đúng cam kết tuyển dụng lao động địa phương như đã hứa, có thái
độ miễn cưỡng và hết sức thụ động trong việc đào tạo và tiếp nhận lao động
để đào tạo và làm việc.
Từ những tồn tại, hạn chế như đã nêu trên, trong thời gian đến đòi hỏi
các cấp chính quyền huyện Bình Sơn cần có cách đặt vấn đề để giải quyết một
cách có hiệu quả nhất về chính sách việc làm trên địa bàn huyện; mà trước hết
là phải tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã
hội, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn còn phải tập trung một nguồn lực tài
chính lớn cho công tác này.
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
- Người dân khi nhận tiền bồi thường, không biết sử dụng đồng tiền
đúng cách như kinh doanh để sinh lời, mà tiêu sài phung phí, hay đầu tư vào
các công việc chưa cấp thiết như xây nhà thật to, mua xe ôtô, mua sắm các
phương tiện sinh hoạt đắt tiền, gây lãng phí.
- Do việc quản lý các công ty môi giới về xuất khẩu lao động không tốt,
một bộ phận không nhỏ lao động bị lừa sang các nước để làm các công việc
không đúng với hợp đồng, bóc lột sức lao đông… từ đó tạo tâm lý hoang
mang, lo sợ không dám đi tham gia xuất khẩu lao động
Với các nguyên nhân trên có thể thấy sẽ tiềm ẩn nguy cơ không có nghề
nghiệp ổn định, thiếu việc làm phát sinh các vấn đề tiêu cực trong xã hội.
47
b. Nguyên nhân khách quan
- Thực tế cho thấy từ công tác đào tạo không đúng hướng, dẫn đến giữa
cung- cầu lao động không có điểm gặp nhau. Các doanh nghiệp cần lao động
có tay nghề cao, phù hợp với chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất
của nhà máy, trong khi đó chỉ đào tạo các ngành nghề giản đơn đáp ứng được
cho lao động phổ thông, mà lực lượng này chiếm tỷ lệ khá cao hiện nay trên
địa bàn huyện.
- Một bộ phận thanh niên còn ngại với việc rời xa quê nên công tác vận
động tham gia xuất khẩu lao động còn hạn chế trong thời gian qua. Bên cạnh
đó thì cũng có nhiều thanh niên muốn được đi làm việc ở nước ngoài nhưng
vì điều kiện hoàn cảnh gia đình không cho phép như: cha mẹ già yếu, trình độ
thấp…
2.6.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Cùng với sự nghi nhận sự nổ lực trong nâng cao nguồn nhân lực trong
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi . Thì trên địa bàn huyện Bình Sơn
trong những năm gần đây, nguồn cung lao động của huyện vẫn còn ở mức
cao. Trong khi đó số thanh niên không có việc làm, hoặc làm những công việc
không phù hợp với bản thân chiếm tỷ lệ khá đông.
+ Theo số liệu điều tra của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, chỉ có
27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông, 14% lao động
có trình độ sơ cấp trở lên, có một số địa phương như xã Bình thuận, Bình
Thạnh, Bình Đông, Bình Chánh, Bình nguyên, Bình Trị… phải di dời đến nơi
ở mới nhường đất cho các nhà máy từ đó có hàng ngàn lao động bị mất việc
làm, nhưng chỉ có 50-100 người được đào tạo.
- Phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cấp các ngành; tăng cường
công tác tuyên tuyền trong cộng đồng dân cư và các hoạt động của Mặt trận
48
các hội đoàn thể để người dân hiểu rỏ hơn về các chính sách ưu tiên của
nhà nước về đào tạo nghề và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn.
Kết luận Chương 2
Trong chương này chúng ta đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính
lý luận về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn giai
đoạn 2010-2015. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan dựa trên các số
liệu thống kê có thực, mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân ưu điểm, nhược
điểm trong quá trình thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình
Sơn và đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian đến. Đây là những
vấn đề thực tiễn trên địa bàn cho việc đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương
hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách việc làm
trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến ở chương 3.
49
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.1. Quan điểm cơ bản về tăng cường thực hiện chính sách việc làm
ở huyện Bình Sơn giai đoạn 2018-2020
Để giải quyết tốt các vấn đề về chính sách an sinh xã hội, thì vấn đề về
lao động, thu nhập và việc làm cho người dân là một bài toán khó cần có sự
quan tâm và quan điểm đúng đắn của Đảng, nhà nước hiện tại cũng như trong
thời gian đến. Chính vì vậy, để tạo nên sự bứt phá thì phải thu hút đầu tư,
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã sớm ban hành Nghị quyết số 75 –NQ/TU ngày 16
tháng 6 năm 2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết này đã cụ thể hóa thành 45 nhiệm vụ thường
xuyên thực hiện theo định kỳ hằng năm và 32 nhiệm vụ cụ thể, với cách làm
này, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo được sự đồng bộ trong cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh một cách toàn diện đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và tạo
dựng lợi thế tích cực cho các nhà đầu tư. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh, huyện đến
các sở, ngành đã vào cuộc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong hoạt động từ
cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho đến chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, sớm bàn giao mặt bằng
sạch cho các nhà đầu tư. Đây là chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng
trong việc thực hiện chính sách việc làm nhằm tạo cơ hội để mọi người có
việc làm và cải thiện thu nhập, bảo đảm tiền lương, thu nhập, công bằng, đủ
điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Đây là sự lãnh đạo hướng đến các
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị, HAY
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị, HAYLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị, HAY
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đô thị, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAYĐề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAYĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị, HAY
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạoLuận văn: Tổ chức hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt NamĐề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho người khuyết tật tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà ĐôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...sividocz
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...sividocz
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...
Luân Văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nông Huyện Ia H...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở tại TP Đà Nẵng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà NộiĐề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAYLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Sơn Trà, HAY
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông SơnChính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Nông Sơn
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận ...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. 2 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách việc làm là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng của Nhà nước, chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, nếu một Quốc gia mà làm tốt về công tác giải quyết việc làm cho người lao động thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về rủi ro cho người dân và các vấn đề về chính sách an sinh xã hội từ đó sẽ nâng cao mức sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua Đảng, nhà nước ta đã từng bước thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách việc làm, kế thừa và phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ đại hội trước, chủ trương của Đảng tại đại hội XII đó là: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm về nguồn thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý”.[2] Là địa bàn nằm giữa hai vùng kinh tế lớn là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; huyện Bình Sơn tỉnh Quảng ngãi được nhà nước chọn là nơi để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước, nằm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất thuộc các xã khu đông của huyện Bình Sơn. Năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và hiện nay tiếp tục mở rộng diện tích của nhà máy tiến tới nối liền với Khu Kinh tế mở Chu Lai thuộc huyện Núi
  • 4. 4 Thành tỉnh Quảng Nam. Đây được xem là ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian qua trên địa bàn huyện Bình Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn từ đó xuất phát rất lớn từ áp lực về lao động và việc làm ngày càng gia tăng. Là một cán bộ làm công tác tại cơ sở trên một địa bàn huyện ngày càng bị thu hẹp diện tích đất, nhường đất cho các nhà đầu tư, với những trăn trở, kịp thời phản ánh, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm của lao động trên địa bàn, bản thân thấy đây là vấn đề cấp bách và phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay nên tôi chọn Đề tài “Thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn của huyện để từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trong thời gian đến làm đề tài luận văn thạc sỹ chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Để chính sách việc làm đi vào hiệu quả đối với tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Bình Sơn nói riêng là vấn đề nan giải trong thời gian qua. Chính vì vậy, trong những năm qua cũng đã có các tác giả đã nghiên cứu về chính sách việc làm cụ thể như: - “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa” (2010) do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm chủ biên.Với những đánh giá như trên các chủ biên lo lắng cho việc người dân sẽ bị mất đất nông nghiệp để nhường đất cho các nhà đầu tư, từ đó người nông dân không có đất để sản xuất, từ đó sẽ dẫn đến việc thiếu việc làm và thất nghiệp sẽdiễn ra là điều không tránh khỏi, dẫn đến các vấn đềvề xã hội sẽphát sinh. [12] - "Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển” của Th.S
  • 5. 5 Nguyễn Thị Lan Hương, NXB Lao động Hà Nội 2002. Chủ biên đã đánh giá các vấn đề thực tiễn cơ bản và định hướng những vấn đề nhằm để phát triển cho thị trường lao động tại Việt Nam trong thời gian tới. - “Chính sách việc làm- thực trạng và giải pháp” của Trung tâm thông tin khoa học- viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội 2013. Những người chủ biên đã có một cách nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan về kết quả đạt được trong thực hiện chính sách việc làm giai đoạn qua, đồng thời mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian đến... Qua đó cho chúng ta thấy rằng Chính sách việc làm đối với huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Khu kinh tế Dung Quất đi vào hoạt động không phải là đều mới mẽ. Năm 2007, Huyện ủy Bình Sơn đã cho chủ trương để UBND huyện Bình Sơn nghiên cứu đề tài khoa học: “Thực trạng và giải pháp về giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung Quất”; do ông Phạm Hùng lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ nhiệm đề tài và các cộng sự là Trưởng các ban, ngành của huyện thực hiện [21]. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu vào phân tích về các chính sách bồi thường, lý do tại sao công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng lại triển khai chậm ở các địa phương; đề tài chưa đánh giá một cách tổng quát mang tính khách quan về thực trạng lao động và việc làm hiện nay trên địa bàn huyện nhất là các hộ dân nằm trong diện phải di dời nơi ở khác, công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian đến chưa khả thi trong thực tế hiện nay. Đề tài nghiên cứu của Đặng Thị Mai Trâm, (2010): “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế ở các khu tái định cư trên địa bàn Dung Quất” đề cập đến vấn đề vị trí, điều kiện thổ nhưỡng hiện có để phát triển kinh tế ở các khu tái định cư [13]. Trên thực tế, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và
  • 6. 6 tái định cư (trong đó có hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp) là bồi thường bằng tiền cho người bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án (bồi thường về giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất); người dân hầu hết không còn đất để sản xuất; di dời đến các khu tái định cư giống như khu chung cư, mỗi hộ gia đình được nhận đất theo một định mức nhất định từ 200m2 - 300m2 để xây dựng nhà ở; do vậy, vấn đề thổ nhưỡng ở khu tái định cư để phát triển kinh tế là chưa toàn diện và chưa sát với tình hình thực tiễn về tái định cư ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn tiến sỹ, thạc sỹ viết về vấn đề việc làm ở một số tỉnh: Thanh Hóa, Kiêng Giang, Hưng Yên, Thán Bình, Bình Định, Quảng Ngãi… với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề thực hiện chính sách việc làm từ thực tiển tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi dưới dạng một luận văn khoa học về chính sách công. Với tình hình đã nghiên cứu như trên, bản thân đã sưu tầm, nghiên cứu một số đề tài khoa học đã được công bố trong thời gian qua, đồng thời kết hợp với những vấn đề thực tiễn phát sinh ngay tại cơ sở gắng với các Hội nghị tổng kết việc triển khai thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn để so sách, phân tích trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước từ đó sẽ có những đề xuất về các giải pháp để các cấp, các ngành làm cơ sở nghiên cứu và vận dụng vào thực tế trên địa bàn huyện Bình Sơn trong thời gian đến. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhất là giải quyết việc làm tại chổ, luận văn này sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết
  • 7. 7 việc làm, phát triễn kinh tế xã hội, giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước… nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của từng người và hộ gia đình, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. - Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. - Tác giả đề xuất quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến phù hợp với giai đoạn hiện nay. 4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cuả đề tài là việc thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 đến 2017 - Phạm vi nội dung; Thực hiện chính sách việc làm 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương phápluận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận tổng hợp để thu thập các nguồn tư liệu có sẵn từ các nguồn thông tin được công bố chính thức của cơ quan nhà nước, các đề tài khoa học của các tập thể, cá nhân về thực hiện chính sách việc làm, các tài liệu báo cáo của UBND huyện Bình Sơn lưu tại
  • 8. 8 Phòng Lao đông thương binh và xã hội huyện theo phương pháp nghiên cứu chính sách công về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách việc làm ở nước ta nói chung và huyện Bình sơn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 5.2. Phương phápnghiêncứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin từ kết quả thống kê của chi cục thống kê huyện và phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn về vấn đề lao động, việc làm, đào tạo, xuất khẩu lao động… - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn những vấn đề liên quan đến chính sách công mà cụ thể là chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi; kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện về chính sách việc làm cho thời gian đến. - Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã chứng minh trong việc vận dụng về cơ sở lý thuyết phân tích chính sách công đã được tiếp thu tại trường trong quá trình học tập, đánh giá thực tiễn về chính sách việc làm trên địa bàn huyện thời gian qua 6.2. Ý nghĩa thựctiễn Đề tài đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện và sát với thực tiễn từ đó đề xuất các giải pháp về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho người lao động dễ tiếp cận các thông tin, chính sách của Đảng, nhà nước một cách nhanh nhất đễ chính sách sớm đi vào thực tiễn nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội giúp giảm
  • 9. 9 nghèo nhanh và bền vững góp phần vào việc phát triển kinh – tế xã hội tại địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách việc làm Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
  • 10. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sáchviệc làm 1.1.1. Khái niệm vềviệc làm và thấtnghiệp Để hiểu được khái niệm về việc làm và thất nghiệp, trước hết cần nghiên cứu các khái niệm: Khái niệm việc làm Như chúng ta biết, trước đây ở Việt Nam, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân trọng người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc danh, tập thể). [1] Khái niệm giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm. Có thể khẳng định rằng từ khi đất nước đổi mới thì chính sách việc làm luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, và đây là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của một Quốc gia, ổn định các vấn đề xã hội Xét ở góc độ chính sách công thì chính sách việc làm là một hệ thống các chính sách chung nhất và có mối quan hệ biện chứng qua lại với trong việc mở rộng và phát triển các ngành nghề tạo được nhiều việc làm ổn định và thu nhập cao, đặc biệt là có những chính sách việc làm cho người có hoàn cảng khó khăn trong xã hội như người khuyết tật, phụ nữ đơn thân… Nếu trong thực tế mà các cấp, các ngành điều thực hiện tốt các yêu cầu về chính sách việc làm, duy trì các chuổi liên kết trong sản xuất thì tình trạng
  • 11. 11 thất nghiệp trong xã hội sẽ hạn chế đáng kể, từ đó các chính sách xã hội khác như các chế độ về bảo hiểm xã hội sẽ giảm đi. Trong một xã hội công bằng, các Quốc gia đều làm tốt chính sách việc làm hay còn gọi là làm tốt chính sách an sinh xã hội thì Quốc gia đó nhất định sẽ có nền kinh tế phát triển cho dù Quốc gia đó phải gánh chịu nhiều rủi ro như thiên tai bất lợi, tài nguyên, khoán sản ít... * Nguồn lao động Ở mổi Quốc gia có việc tính tuổi lao động khác nhau theo quy định pháp luật của Quốc gia đó và phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn phát triển của đất nước mà do Quốc hội quyết định. Ở nước ta, theo quy định của Bộ luật lao động (2012) độ tuổi lao động đối với nam từ 15- 60 tuổi và nữ là từ đủ 15- 55 tuổi [1, tr.36] - Thịtrường lao động Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung lao động; cầu lao động và giá cả sức lao động. Giữa ba yếu tố này có mối liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau [1,tr.38]. * Lực lượng lao động Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm [1,tr.34]. * Thiếu việc làm và thất nghiệp + Thiếu việc làm Thiếu việc làm được hiểu là một người đang làm việc nhưng họ không sử dụng hết thời gian đó cho một công việc mà họ phụ trách, hoặc làm những công việc mà nguồn thu nhập ( lương) không đảm bảo để trang trải cuộc sống của họ, xuất phát từ đó mà họ phải tranh thủ để tìm thêm việc làm nhằm tăng thêm thu nhập để đảm bảo yêu cầu chi tiêu tối thiểu mà họ cần
  • 12. 12 + Thất nghiệp Theo ILO, cho rằng: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn việc làm, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành” [1,tr.57]. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm vệc làm 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việcthực hiện chính sách việclàm Có thể nói rằng việc làm và chính sách việc làm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của mổi địa phương. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi íchkinh tế- xã hội Chính vì vậy, mà mục đích cuối cùng của nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội là làm sao cho cộc sống của người dân ngày càng giàu có hơn, no ấm ơn, đầy đủ hơn nhằm để hạn chế các vấn đề phức tạp trong xã hội phát sinh, xây dựng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Huyện Bình sơn là địa bàn nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhiều diện tích đất nông nghiệp dần dần bị thu hồi để mở rộng nhà máy lọc dầu và nhường đất cho các công ty, xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đễ đảm bảo tiến trình CNH- HĐH đất nước thì hằng năm các địa phương phải mất đi khoảng diện tích đất nông nghiệp để bàn giao cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống từ đó kéo theo giảm việc làm cho người nông dân. Ruộng đết bị thu hẹp, lao động thừa, việc làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân càng khó khăn, khoản cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. 1.1.3. Nội dung và các bước thực hiện chính sách việclàm a. Đàotạo nghềcho người lao động Đào tạo nghề cho người lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
  • 13. 13 của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho người lao động, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho người lao động. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải hoàn thiện chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông cũng như đào tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động; thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho người lao động nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư cho hệ thống dạy nghề; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; tư vấn nghề nghiệp đối với học sinh mới tốt nghiệp phổ thông; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao động… là đòihỏi đầu tiên và tiền đề của việc tạo việc làm cho người lao động. b. Trang bịthêm công cụ cho người lao động Khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực đông, bằng cách đầu tư các trang thiết bị mới áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động sống trong các khu sản xuất, công cụ chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao; thông qua chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị cho doanh nghiệp, trợ cấp tín dụng, phương thức hổ trợ ưu đãi giá thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, cải tiến máy móc, thiết bị… theo chương trình khuyến công, khuyến nông… chính sách đầu tư và thu hút đầu tư hợp lý vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo nhiều chổ việc làm cho người lao động. c. Hổ trợ vốn cho người lao động Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều khó khăn về vốn, đặc
  • 14. 14 biệt những hộ sau khi bị thu hồi đất, việc thay đổi phương thức sản xuất càng làm cho yêu cầu về vốn cao hơn trước. Nhà nước cần có chính sách cho vay thiết thực hơn các hộ có nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho các hộ có khả năng chi trả sau khi vay. Ưu tiên cho vay từ các nguồn vốn khác nhau với lãi xuất ưu đãi. Cần thường xuyên kiểm soát việc sử dụng tiền vốn và hướng dẫn họ sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nâng cao vai trò các quỷ tín dụng, quỹ xói đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hổ trợ cho các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… d. Pháttriển các ngành nghềphù hợp Để tạo được nhiều chổ làm việc cho người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cần chú ý vừa phát triển các ngành kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu. Để phát triễn kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu, trước hết cần có những chính sách cụ thể thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp lớn, phát triển sản xuất các khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao. Để thúc đẩy các ngành nghề thủ công phát triển, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống, có vai trò vô cùng quan trọng; nó không chỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, bảo tồn được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người lao động. Bên cạnh đó thì chính quyền các cấp cùng với nhà nước hướng dẫn cho người dân về kỷ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài. e. Đẩy mạnh xuấtkhẩu lao động Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được các nước trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua việc xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trước mắt trong nước, mà hàng năm còn thu về một lượng ngoại tệ đáng kể do người đi lao động nước ngoài gởi về.
  • 15. 15 Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp của người lao động tại các nước phát triễn. Cùng với xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cần có chính sách thu hút xuất khẩu lao động tại chổ thông qua hình thức gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài và lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. f. Động viên và giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghềthuộc khu vực kinh tế ngoài nước Tiếp tục nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế ngoài nước, đặc biệt là khu vực phi chính thức. Xác định khu vực phi chính thức là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế đang phát triển, có vai trò lớn trong việc giải quyết việc làm; tôn trọng sự phát triển khách quan và năng động của nó, hổ trợ cho nó cùng phát triễn theo hướng lành mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến kỷ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, cần khuyến khích người lao động lớn tuổi hoặc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới về hưu sớm hoặc tự nguyện thôi việc với các chế độ ưu đãi phù hợp theo quy định cả nhà nước. 1.1.4. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm Thực hiện các Nghị quyết của BCH TW Đảng đã được ban hành; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ; các quyết định của UBND tỉnh Quảng ngãi về việc ban hành các chính sách như vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chính sách về hổ trợ, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn... trên cơ sở đó UBND huyện Bình Sơn đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án của Chính phủ, của tỉnh và đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện Bình Sơn.
  • 16. 16 1.1.5. Các nhân tố ảnhhưởng đến thực hiện chính sách việclàm * Điều kiện tự nhiên Mổi quốc gia, mổi địa phương hay vùng, miền nếu có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, môi trường sinh thái, nguồn lao động chất lượng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định chắc chắn rằng ở đó sẽ thu hút được nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế- xã hội đầu tư và như vậy sẽ có điều kiện hơn trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động và ngược lại. * Dân số Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Việt Nam là đất nước nằm trong tóp các nước đang phát triển, các thiết chế về văn hóa- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chính vì vậy nhà nước không có chính sách về dân số đúng đắn, phù hợp thì vấn đề tăng trưởng về dân số sẽ kéo theo các hệ lụy cho xã hội. Đây là yếu tố tiêu cực không đáng có. * Chính sách vĩ mô Trong điều tiết chính sách vĩ mô về thực hiện chính sách việc làm để đạt hiệu quả chúng ta cần đưa ra những chính sách cụ thể sau: + Mở rộng các lĩnh vực như liên kết các chuỗi sản xuất trong nông nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định từ đó mở rộng quy mô sản xuất và thu hút nhiều lao động; bên cạnh đó mở rộng các vùng kinh tế mới, các làng thanh niên lập nghiệp, mở các lớp dạy nghề đẻ liên kết đưa thanh niên tham gia đi xuất khẩu lao động, khôi phục các làng nghề truyền thống... + Trong thực hiện chính sách việc làm cần quan tâm ưu tiên các đối tượng không may mắn trong xã hội như: người khuyến tật, phụ nữ neo đơn hay các đốitượng chính sách, gia đình có công với cách mạng… * Giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ
  • 17. 17 + Về giáodục đàotạo: Khoa học – công nghệ tác động rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Người lao động muốn có tri thức, tay nghề cao đòi hỏi phải được đào tạo, qua đó đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời khi người lao động có được tay nghề vững chắc, thông qua các cơ sở đào tạo có huy tín, đảm bảo chất lượng thì đây là cơ hội để người lao động thỏa mái trong việc lựa chọn được cho mình một công việc thích hợp điều đó sẽ ổn định hơn trong việc làm và thu nhập. + Về khoa học- công nghệ Sự biến đổi về cơ cấu đội ngủ lao động xuất phát từ khoa học – công nghệ nhằm giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. 1.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sáchviệc làm ở một số tỉnh 1.2.1. Kinhnghiệm của tỉnhNghệ An Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.490,25 km2), dân số trên 3.309,066 người; là địa phương có quy mô lao động lớn nhất, tiềm năng nguồn nhân lực khá dồi dào. Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với cả nước, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và toàn diện; đời sống nhân dân được nâng lên rỏ rệt…Nghệ An là tỉnh luôn được Đảng, chính phủ quan tâm, hổ trợ và có những cơ chế chính sách riêng đối với Nghệ An, như Nghị quyết số 26- NQ/TW , ngày 30-7-2013 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định 2355/ QĐ-TTg, ngày 4-12-2013, của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế- xã hội miền Tây NghệAn đến năm 2020… Mặc dù trong bối cảnh chung của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới…song Nghệ An vẫn tập trung tăng cường các nguồn lực để đảm bảo các chính sách
  • 18. 18 về việc làm và phát triển cộng đồng. Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, Nghệ An có 1.661.800 người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 54% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 3,6- 3,8 vạn lao động, trong đó lao động làm việc trong tỉnh khoảng 1,4-,1,5 vạn người, lao động ngoại tỉnh khoảng 1- 1,1 vạn người, lao động xuất khẩu: 1,1-1,3 vạn người; đào tạo nghề cho khoảng 7,5- 8 vạn lượt người. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59%, trong đó lao động qua nghề đạt 53,1%; GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 32,26 triệu đồng, tăng gần 1,7 lần so với năm 2011 (19,09 triệu đồng). Điều đó cho thấy rằng những kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An có thể khái quát như sau: - Thực hiện chính sách việc làm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hổ trợ phát triễn sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở ngoài nước, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản khó khăn… Để đẩy nhanh phát triển nông ngiệp, Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng và giá trị cây trồng, convật nuôi 1.2.2. Kinhnghiệm của huyện Núi Thành, tỉnh QuảngNam Giáp ranh với địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam là huyện có khu kinh tế mở Chu Lai với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và vượt bật. Tình trạng người lao động thiếu việc làm do chưa có nghề nghiệp ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề trình độ cao của các doanh nghiệp nhiều nhưng lực lượng lao động trên địa bàn không đáp ứng đủ
  • 19. 19 Đễ giảm sức ép lao động và việc làm, trong những năm qua huyện Núi Thành đã đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn là việc làm quan trọng và cần thiết . Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%. Cơ cấu lao động: Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%; Thương mại và dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy sản là 27.629 lao động, chiếm 41,37%. Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%. Cơ cấu lao động: Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%; Thương mại và dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy sản là 27.629 lao động, chiếm 41,37%. * Từ năm 2011-2015 đã giải quyết việc làm cho 24.681 lao động, đạt 109,69% vượt 9,69% so với kế hoạch (24.681/22.500 KH), cụ thể: - Năm 2011: 5.359 người (Công nghiệp, xây dựng: 2.158 người; Thương mại và dịch vụ: 1.765 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 1.436 người). - Năm 2012: 5.287 người (Công nghiệp, xây dựng: 3.291 người; Thương mại và dịch vụ: 1.191 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 805 người). - Năm 2013: 3.748 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.913 người; Thương mại và dịch vụ: 1.057 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 778 người). - Năm 2014: 7.087 người (Công nghiệp, xây dựng: 4.406 người; Thương mại và dịch vụ: 1.645 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 836 người). - Năm 2015: 3.200 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.984 người; Thương mại và dịch vụ: 736 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 480 người).
  • 20. 20 * Công tác cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động thông qua Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho 1.226 lượt vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, số dư nợ hiện nay là 10.837 triệu đồng, đạt 27,24% KH (1.226/4.500 lao động KH). Nguyên nhân không đạt kế hoạch là khi xây dựng kế hoạch không sát với thực tế, hơn nữa nguồn vốn còn quá ít so với nhu cầu của người lao động. Trong đó số tiền 1,2 tỷ đồng bổ sung từ đề án 764 của ngân sách UBND huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 105 người lao động có nhu cầu. *Công tác xuất khẩu lao động: từ năm 2010-2015 toàn huyện đã có 57 người đã tham gia học nghề, học tiếng (học tiếng Hàn, Nhật, Anh) xuất khẩu lao động (kế hoạch là 150 người, chỉ đạt 38% KH). (Nhật Bản: 27 lao động, Hàn Quốc:29 lao động, Malaysia: 1 lao động). * Công tác giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm tỉnh: Từ năm 2011-2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện đã tham gia sàn giao dịch việc làm tỉnh là 1.457 lượt người, đã giới thiệu cho 822 người, có 457 người có việc làm đạt 130,57% (457/350 người KH) Với kết quả như trên cho ta thấy rằng huyện Núi Thành đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể: - Các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, tham giai giải quyết việc làm, xói đói giảm nghèo, hướng dẫn hổ trợ người dân phát triển sản xuất. - Đã có nhiều cơ sở sản xuất được thành lập và phát triển từ đó đã tạo được nhiều việc làm tại chổ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Kết luận Chương 1 Trong chương này chúng ta đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về việc làm và chính sách việc làm, trong đó trọng tâm là thực
  • 21. 21 hiện chính sách việc làm; những chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề việc làm thời gian qua và giai đoạn hiện nay liên quan đến việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách việc làm của một số địa phương có điểm nổi bật về thực hiện chính sách việc làm để làm cơ cở khoa học cho tác giả viết tiếp chương 2 và chương 3 theo bố cục của đề tài.
  • 22. 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Bình Sơn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp huyện Trà Bồng; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía Bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2. Dân số: 174.939 người. Mật độ dân số: 385 người/ km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn (Châu Ổ huyện lị; thành lập tháng 4 năm 1986), và 24 xã. Trong đó có 06 xã nằm trong địa bàn khu kinh tế Dung Quất, đó là: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải… có 01 thôn thuộc xã Bình An có đồng bào dân tộc Cor sinh sống với 160 hộ, 650 khẩu. Đi đôi với việc tập trung phát triển kinh tế- xã hội huyện còn chú trọng quan tâm chăm sóc đối tượng gia đình chính sách, người có công với cách mạng; trong năm 2015 huyện đã quyết tâm huy động các nguồn kinh phí từ cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện để đầu tư xây dựng nhà ghi ơn Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và người dân luôn khắc ghi đến công lao của thế hệ đi trước đã hi sinh cho dân tộc…Đặc biệt huyện còn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đó là bờ biển đẹp, dài 40km với hàng ngàn hecta bải bồi, có 6 cửa biển có độ sâu đảm bảo cho tàu thuyền có trọng tải lới ra vào neo đậu, độ mặn phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản nhằm giải quyết lao động tại chổ. Bên cạnh đó còn có nhiều
  • 23. 23 danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Di tích chiến thắng Vạn tường nổi tiếng bởi trận đánh phủ đàu đầu tiên của quân và dân ta vào đội quân viễn chinh mỹ xâm lược đầu tháng 8.1965. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn giai đoạn 2014- 2017 Huyện Bình Sơn đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội với Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất, có các ngành công nghiệp quy mô lớn như: Công ty công nghiệp nặng Doosan- Vina, Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, tập đoàn thép Hòa phát, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn; đang triển khai thực hiện Nhà máy nhiệt điện Sembcorp Dung Quất, nhà máy bột giấy VNT19… đây được xem như ngành công nghiệp trọng điểm kinh tế không chỉ ở Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi mà còn mang tính liên vùng trong khu vực và quốc tế, tạo điều kiện và là cơ hội để tỉnh Quảng Ngãi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt chính sách việc làm cho lao động địa phương. Kinh tế của huyện trong những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế ở mức khá cao, bình quân đạt 15,15%/ năm và được duy trì nhiều năm liên tiếp. Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá cố định năm 2010 tăng đáng kể, năm 2014 là 28,5 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2017 đạt 35,5 triệu đồng/ người/ năm. Bên cạnh đó thì các chính sách kinh tế- xã hội, nhất là chương trình 134,135 và gần đây là quyết định 167, Nghị quyết 30a của Chính Phủ được triển khai thực hiện có kết quả trên địa bàn huyện; từ đó đời sống của đại bộ phận người dân được nâng lên rỏ rệt. tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% năm 2014 xuống 7,5% năm 2017.
  • 24. 24 Giáo dục và đào tạo từng bước được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư. Hiện nay trên địa bàn của huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề đó là Trường Cao đẵng nghề Dung Quất và Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Bình Sơn. Đặc biệt trường dạy nghề Dung Quất là nơi đào tạo ra các công nhân lành nghề phục vụ cho hoạt động của các công ty, xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất từng bước đáp ứng về nhu cầu lao động trên địa bàn huyện nói chung và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng Bảng 2.1. Mộtsố chỉ tiêu pháttriển kinh tế của huyện giai đoạn 2014-2017 Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 Dân số trung bình Nghìn người 169,4 170,7 173,3 174,9 GTSX( giá theo 1994) Tỷ đồng 2.410 2.712,6 3.102,7 3.395,6 Ngông lâm nghiệp và ngư nghiệp Tỷ đồng 725 776,6 808,7 832,2 Công nghiệp- xây dựng Tỷ đồng 765 696 804 905,4 Dịch vụ Tỷ đồng 290 1.240 1.400 1.658 (Nguồn: Báocáo tổng kết về tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Sơn giai đoạn 2014-2017) 2.2. Thực trạng về dân số và lực lượng lao động ở Huyện Bình Sơn Bình Sơn là địa bàn rộng, dân số tương đối đông so với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua Bình Sơn cũng đã làm tốt công tác dân số- KHHGĐ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 9,3% năm 2010 xuống còn 7,8% năm 2015. Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 174,939 người; trong đó nam là 85,854 người chiếm 49%, nữ 89,085 người chiếm 51%; thành thị 8,228 người, chiếm 4,70%; nông thôn 166,711 người, chiếm 95,29%.
  • 25. 25 Bảng2.2.Cơ cấudânsốtừ15 tuổitrở lên chiatheonhómtuổivàkhuvực năm 2010 Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn Số người % Số người % Số người % Dân số 174,939 100 8,228 4.70 166,711 95.30 >15 tuổi 44,679 25,53 1,749 3.91 42,930 96.09 15-19 18,964 10,84 738 3.89 18,226 96.11 20-24 13,155 7,51 428 3.25 12,727 96.75 25-29 12,664 7,23 554 4.37 12,110 95.63 30-34 12,955 7,40 597 4.61 12,358 95.39 35-39 14,323 9,68 754 5.26 13,569 94.74 40-44 13,387 7,65 804 6.01 12,583 93.99 45-49 9,751 5,57 652 6.69 9,099 93.31 50-54 8,338 4,76 580 6.96 7,758 93.04 55-59 5,694 3,25 339 5.95 5,355 94.05 60+ 21,029 12,02 1,033 4.91 19,996 95.09 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn, tỉnh QuảngNgãi) Dân số cơ cấu trẻ; nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 25,53%, nhóm từ 15-19 tuổi chiếm 10,84% và nhóm 20-24 tuổi chiếm 7,51%; đây là một thuận lợi về cung nguồn nhân lực trong giai đoạn tới. Dân số trên địa bàn huyện phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn và các xã ven biển chiếm khoản 80%; dân số các xã đồng bằng, miền núi chiếm 20% tổng dân số toàn huyện, khoảng cách giữa các xã khá xa (ví dụ ở các xã khu tây của huyện đến các xã nằm trong KKT Dung Quất khoảng cách 25 km) từ đó không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở đào tạo nghề cũng như hệ thống mạng lưới trường học.
  • 26. 26 Bảng 2.3. Laođộng qua đào tạo và chưa qua đào tạo năm 2015 Đơn vị tính: Người TT Nhóm tuổi Tổng số Trong đó LĐ qua đào tạo LĐ chưa qua đàotạo 1 Từ 13 - 15 4.869 29 4.840 2 Từ 16 - 17 3.918 209 3.709 3 Từ 18 - 35 25.762 8.169 17.503 4 Từ 36 - 55 (60) 18.968 1.039 17.929 Tổng cộng 53.427 9.446 43.981 (Nguồn: Niên giám thống kê- chi cục thống kê huyện Bình Sơn) Trình độ lao động chưa qua đào tạo của người lao động huyện Bình Sơn chiếm tỷ lệ cao, nên lao động không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện. Qua khảo sát và tình hình thực tế trên địa bàn huyện Bình Sơn trong thời gian qua có thể thấy rằng chất lượng đào tạo và số lao động có việc làm ổn định sau khi được đào tạo là rất hạn chế, trình độ chuyên môn của người lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2.2.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỷthuật Theo cơ cấu nhân lực về trình độ chuyên môn kỷ thuật ở huyện Bình Sơn là chưa hợp lý giữa các cấp học và đào tạo nghề được chia theo nhóm tuổi. Để minh chứng cho sự bất hợp lý này, tác giả đã nghiên cứu số liệu thực tế được lưu tại phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn và được thể hiện ở Bảng 2.4 sau đây:
  • 27. 27 Bảng 2.4. Trình độchuyên môn kỹ thuậtcủa lao động theo nhóm tuổi năm 2015 Đơn vị tính: Người Trình độ chuyên môn Tổng số Chia theo nhóm tuổi 13-15 16-17 18-35 36 -55,60 Đang học (Tổng) 3.223 14 121 3.088 Đại học và sau ĐH 1.238 1.238 Cao đẳng 1.169 1.169 Trung cấp, CNKT 654 01 89 564 Sơ cấp, truyền thống 162 13 32 117 Hết học (Tổng) 6.223 15 88 5.081 1.039 Đại học và sau ĐH 1.048 901 147 Cao đẳng 1.082 862 220 Trung cấp, CNKT 2.531 07 2.164 360 Sơ cấp, truyền thống 1.561 15 81 1.154 312 Tổng theo trình độ VH 53.427 4.869 3.918 25.672 18.968 (Nguồn:Điều tra lao động, việc làm của Phòng Laođộng - TB&XH) Từ số liệu bảng 2.4. Ta thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo của người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp 17,68%, còn lại 82,32% lao động chưa qua đào tạo, nên vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn đối với người lao động ở huyện Bình Sơn.
  • 28. 28 Bảng 2.5. Trình độ văn hoá theo nhóm tuổi năm 2015 Đơn vị tính: Người Cấp học Tổng cộng Phân theo nhóm tuổi 13- 15 16-17 18-35 36-45 46-55 (60) Đang học cấp II (THCS) 3.016 2.953 63 Đang học cấp III (THPT) 3.910 1.294 2.287 329 Hết học chưa TN cấp II 17.482 304 408 5.599 5.756 5.415 Hết học đã TN cấp II 16.929 318 1.081 9.452 4.441 1.637 Hết học chưa TN cấp III 1.305 16 954 240 95 Hết học đã TN cấp III 10.785 63 9.338 886 498 Tổng số 53.427 4.869 3.918 25.672 11.323 7.645 (Nguồn:Điều tra lao động, việc làm của phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn) Theo kết quả điều tra lao động việc làm của huyện, thời điểm năm 2012 được phân tích từ số liệu ở bảng 2.5. Đối với nhóm tuổi từ 36 - 55 (nữ) và 60 (nam) có trình độ chưa tốt nghiệp THCS đến chưa tốt nghiệp THPT có 17.584/53.427 người, chiếm 32,9%, cũng là lực lượng lao động chiểm tỷ lệ cao, nhưng trình độ văn hoá thấp, đồng thời không còn cơ hội để các tổ chức, doanh doanh nghiệp tuyển dụng; việc đào tạo nghề rất khó thực hiện. Độ tuổi từ 13-35 đã tốt nghiệp THCS và chưa tốt nghiệp THPT có 11.821/53.427 người, chiếm 22,13%; đây là số lượng chiếm tương đối cao, là lượng lao động trong độ tuổituyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp và có thể đào tạo chuyên môn, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu lao động của doanh nghiệp, do đó cần có chính sáchhỗ trợ đào tào hợp lý, kịp thời để tạo cơ hội tìm việc làm,
  • 29. 29 tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động này không thể đào tạo ở cấp độ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao được, chỉ có thể là lao động ở các lĩnh vực công nghiệp giầy da, dệt may, dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và làng nghề… 2.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sáchviệc làm Thuận lợi Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như đã nêu trên, huyện Bình Sơn có những thuận lợi cơ bản sau: Có tiềm năng thế mạnh về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đặt biệt là lợi thế về công nghiệp biển, phát triển các khu công nghiệp gắn với đô thị… trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động dồi dào, cùng với sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương và của Tỉnh nên đã tạo cho huyện Bình Sơn có nhiều điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế như: Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Nhà máy Polypropylen, tập đoàn thép Hòa Phát… được triển khai thực hiện và đang triển khai thực hiện Nhà máy nhiệt điện Sembcorp Dung Quất, nhà máy bột giấy VNT19…theo đó nhiều công trình phụ trợ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường đầu tư xây dựng. Khó khăn - Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn chú trọng việc tuyển sinh để đào tạo cho đủ chỉ tiêu trên giao mà chưa quan tâm đến chất lượng đào tạo cũng như việc liên kết cung ứng nguồn nhân lực sau đào tạo là chưa có, chính vì vậy nên sau khi học viên ra trường tự tìm việc làm là chính từ đó mà cơ sở đào tạo nghề cũng không biết được bao nhiêu học viên ra trường đã
  • 30. 30 tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo và ai chưa tìm được việc. Đối với số học viên đã có việc làm thì chất lượng như thế nào thì nhà trường cũng chưa quan tâm. Từ những hạn chế như trên mà trong những năm qua trên địa bàn huyện nói chung, các cơ sở đào tạo nghề và từng địa phương nói riêng không đánh giá được tỷ lệ số lao động tìm được việc làm sau khi đào tạo để có các giải pháp hắc phục - Hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong Khu kinh tế Dung Quất là các doanh nghiệp lớn, công nghiệp nặng; còn lại các xã nằm ngoài Khu kinh tế Dung Quất thì hoạt động của doanh nghiệp có quy mô sản xất nhỏ, vốn điều lệ ít, năng lực cạnh tranh thấp từ đó hoạt động chung của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện là chưa điều. 2.4. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi * Thực trạng tổ chức bộ máythực hiện chính sách Để giúp cho huyện thực hiện tốt các đề án việc làm nhằm giải quyết tốt các vấn đề lao động và việc làm trên địa bàn huyện. UBND huyện Bình Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo và cơ cấu đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm trưởng ban; Phó ban thường trực là đồng chí Trưởng phòng Lao động - TB&XH huyện, các ủy viên còn lại là Trưởng các Phòng, Ban thuộc huyện… * Thực trạng về nhân sựthực hiện chính sách Chế độ làm việc là kiêm nhiệm vì hiện nay chưa có cơ chế để thành lập riêng bộ phận chuyên trách. Công tác tạo việc làm hiện nay chủ yếu là do chính quyền thực hiện. Công tác vận động, thuyết phục, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được thường xuyên. Vì thế, đối với các xã nằm trong KKT Dung Quất khi thực hiện giải phóng mặt bằng để nhường đất cho các công ty, nhà máy người dân mới biết nên việc định hướng việc làm sau khi bị thu hồi đất còn mơ hồ, chưa có kế hoạch cụ thể cho cuộc
  • 31. 31 sống sau khi thu hồi đất đốivới người lao động. Các ngành nghề phi nông nghiệp như: Điện dân dụng, chế biến gỗ, xây dựng dân dụng, may công nghiệp…được các cơ sở dạy nghề hợp đồng đào tạo có địa chỉ nên sau khi hoàn thành khóa học một số lao động được các Công ty, doanh nghiệp nhận vào làm việc nhưng trong quá trình làm việc do môi trường làm việc tại các Công ty khắc nghiệt, một số lao động nữ học nghề may công nghiệp nhưng vì điều kiện gia đình có con nhỏ, nơi làm việc cách xa nơi ở…. Từ đó mà người lao động không đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động. * Thực trạng về tài chính trong thực hiện chính sách UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 [35] về quy định chi tiết về định mức hổ trợ trong đào tạo nghề…Tuy vậy vẩn không đáp ứng được nguyện vọng của người dân. * Thực trạng về tình hình lao động Thực trạng về tình hình lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn thì năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2010, lực lượng lao động là 53,427 người, tăng 14,504 người so với năm 2005 và tăng 26,932 người so với năm 2001. - Trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Bình Sơn chủ yếu là tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở; số người có trình độ học vấn cao tập trung chủ yếu là ở thị trấn và những gia đình có điều kiện về kinh tế, số lao động ở nông thôn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học thấp hơn khoảng từ 1.5- 2 lần Thực tế trên cho thấy tay nghề của người lao động sau khi được đào tạo ở huyện Bình Sơn vẫn còn yếu, điều đó đặt vấn đề cho các cấp cần có định hướng đúng đắn trong quá trình tổ chức đào tạo để phù hợp các ngành nghề doanh nghiệp cần.
  • 32. 32 2.4.1. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Sơn có rất nhiều thôn, xóm ở các xã thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung Quất phải di dời đi nơi ở khác để nhường đất lại cho Khu kinh tế Dung Quất. Điều đó cho thấy rất nhiều hộ dân lo lắng vì không có tư liệu để sản xuất đó là đất canh tác, trong khi đó nghề nghiệp thì không ổn định. Xuất phát từ những nguyên nhân như vậy đòi hỏi trong thời gian đến các cấp cần tiếp tục ban hành các chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện của Khu kinh tế Dung Quất nhằm đạo tạo, chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý, thu hút lao động dài hạn, ổn định cuộc sống cho người dân. *Hậu quả của tình trạng thấtnghiệp, thiếu việc làm Bắt nguồn từ nguyên nhân thất nghiệp, người lao động không có việc làm, thu nhập không ổn định, không đủ chi tiêu, trang trải trong cuộc sống nên các thành phần này không có điều kiện để duy trì việc học, nâng cao về trình độ từ đó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội như: nghèo đói, sinh đẻ nhiều, thậm chí là khi không có việc làm lại phát sinh các vấn đề xã hội như cờ bạc, rượu chè... *Nguyên nhânthấtnghiệp và thiếu việc làm hiện nayở huyện Bình Sơn - Do nghĩ học sớm không đủ điều kiện để vào các trường dạy nghề, hoặc trong quá trình đào tạo khi ra trường không đáp ứng được tay nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp - Hiện tượng thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động còn có nguyên nhân về việc thu hồi đất của tỉnh để giao các công trình dự án lớn đang đầu tư trên địa bàn huyện. Tính từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn huyện, chủ yếu là các xã nằm trong KKT Dung Quất có diện tích đất bị thu hồi lên đến 45000 ha để phục vụ cho các nhu cầu về công nghiệp hóa; với trên 25.000 hộ gia đình bị mất đất, từ đó ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của hơn 50.000 nhân khẩu.
  • 33. 33 2.4.2. Mục tiêu, nguyên tắc xâydựng chính sách tạo việclàm 2.4.2.1. Mục tiêu của chính sách Chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước là phải tạo cơ hội để mọi người đều phải có việc làm ổn định, tăng thu nhập ổn định cuộc sống; đây là mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, hiện đại. a. Đối với xã hội Khi đất nước phát triển đồng nghĩa với việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống mà đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn, kỹ năng đối với người lao động trước xu thế mới mà Chính phủ đang tập trung như hiện nay; điều này chứng tỏ rằng trong tương lai một bộ phận lao động phải thất nghiệp vì đã có máy móc thay thế cho một số hoạt động của conngười trong doanh nghiệp b. Đối với các doanh nghiệp Lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn khuyến khích các lao động có tay nghề cao và làm việc có trách nhiệm với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có nhiều doanh nghiệp có lực lượng lao động nhiều nhưng trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, từ đó mà muốn duy trì hoạt động thì doanh nghiệp phải đưa đi đào tạo lại tay nghề và sau đó mới giao việc chính thức. c. Đối với ngườilao động bị thu hồi đấttrên địa bàn huyện Trước những khó khăn về việc làm và đời sống của người lao động bị thu hồi đất, trong thời gian qua UBND huyện Bình Sơn đã cho phép các hộ bị thu hồi đất kinh doanh, dịch vụ trên diện tích đất đã giải tỏa trong phạm vi quy hoạch hành lang giao thông khi nào thực hiện đầu tư thì các hộ viết cam kết tự nguyện tháo dỡ không yêu cầu bồi thường khi nhà nước thực hiện dự
  • 34. 34 án; đồng thời tạo điều kiện về đăng ký kinh doanh. 2.4.2.2. Nguyên tắc xây dựng chính sách - Vấn đề tạo việc làm cho lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm cho người dân có việc làm, nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Các cơ sở đào tạo nghề phải nâng cao chất lượng đào tạo, tăng các giờ thực hành tại các Công ty với nghề mà học viên được học để họ tự nâng cao về tay nghề; sàn lọc khả năng của học viên để tư vấn các ngành nghề phù hợp với sở trường của bản thân họ. 2.5. Những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Bình Sơn những năm qua 2.5.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinhtế để giải quyếtviệc làm - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Trước năm 2009, khi chưa có nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn là một huyện nông nghiệp và kinh tế biển. Tuy nhiên, trong những năm qua từ khi Khu kinh tế Dung Quất đi vào hoạt động thì một số xã nằm trong khu vực này phải nhường đất cho các doanh nghiệp và chuyển đi nơi ở mới từ đó mà các ngành nghề truyền thống cũng dần mất đi. Từ khi chuyển đến nơi ở mới dần dần ổn định cuộc sống thì các ngành nghề truyền thống mới từng bước được khôi phục lại. Song song với việc khôi phục lại các làng nghề truyền thống, hiện nay huyện Bình Sơn đang đi theo hướng nâng giá trị sản phẩm các ngành nghề truyền thống và chủ trương xây dựng mổi xã phải có ít nhất một sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương nhằm xây dựng thương hiệu, phát triển sản xuất ổn định, giữ chân người lao động tại địa phương
  • 35. 35 Về giải quyết việc làm: Bình quân 1 cơ sở ngành nghề có thể tạo việc làm ổn định cho 27 lao động và 1 hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài ra còn thu hút lao động nhàn rổi bình quân 2-3 người/ hộ và 8-10 người/cơ sở. Ngành nghề phát triển thì bên cạnh đó sẽ kéo theo các dịch vụ liên quan để phát triển, tạo thêm việc làm mới. Tuy nhiên việc phát triển các ngành nghề trên địa bàn huyện Bình Sơn hiện nay vẩn còn kém chưa tương xứng với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và tiềm năng lợi thế của huyện; sản phẩm làm ra chất lượng thấp, mẩu mã không đẹp nên thị trường tiêu thụ không ổn định… 2.5.2. Thực hiện chính sách phát triển kinhtế- xã hội lồng ghép với chương trình giải quyếtviệc làm cho lao động Trong những năm qua Chính phủ đã ban hành các quyết định về vấn đề giải quyết việc làm như: - Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; - Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn2008 - 2015; - Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015. Trên cơ sở đó tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn cũng đã ban hành các quyết định về giải quyết việc làm như; - Quyết định số 4371/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
  • 36. 36 2011 – 2015; Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; - Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi Quy định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Kế hoạch số 1755/KH-UBND ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; - Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 28/10/2011 của Huyện ủy Bình Sơn về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm huyện Bình Sơn giai đoạn 2011 – 2015; - Nghị Quyết số 18/NQ-HĐND ngày 23/12/2011 của Hội đồng nhân dân huyện Bình Sơn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2015. Mục tiêu chính về các Nghị quyết của huyện đó là trong giai đoạn 2011- 2015 mỗi năm tạo việc làm mới và thêm việc làm cho từ 5000-6000 lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vự thành thị xuống dưới 4% và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn trên 85%. * Kết quả giảiquyết việc làm mới: Tính đến cuối năm 2015 nguồn vốn từ ngân sách huyện phải bỏ ra để thực hiện công tác đào tạo nghề là 5.538.500.000đ; ngoài ra huyện còn thông qua các nguồn vốn cho vay từ các chương trình, dự án tín dụng để thực hiện công tác giải quyết việc làm, nhất là các dự án hổ trợ cho người lao động thiếu việc làm ở nông thôn. * Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề:
  • 37. 37 - Trong những năm qua UBND huyện đã chỉ đạo Đài truyền thanh huyện tuyên truyền trên 150 tin, bài phát trong Chương trình thời sự địa phương hàng ngày, cộng tác khoảng trên 50 tin, bài với các cơ quan báo chí cấp trên với nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò, vị trí của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo Đài truyền thanh huyện phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan ban ngành và Hội đoàn thể trong huyện để tuyên truyền, đưa tin về Sàn giao dịch việc làm, những thông tin tuyển dụng đào tạo nghề, các mô hình dạy nghề của Hội nông dân, Phụ nữ trên địa bàn huyện, cấp phát tờ rơi tuyên truyền Đề án 1956 đến người lao động để người lao động đăng ký học nghề và có cơ hội tìm việc làm, ổn định kinh tế. - UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia học nghề bằng các hình thức như: Tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh, lồng ghép vào các cuộc họp ở xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố, khu dân cư… - Các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đến tận địa phương để tư vấn cho người dân về mục đích, yêu cầu ngành nghề học, chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quá trình học nghề, sau khi học nghề được ưu tiên vay vốn để giải quyết việc làm với lãi xuất ưu đãi, hướng dẫn về thủ tục vay vốn, mức vay…, trong đó, huyện đặc biệt quan tâm đến vùng có các hộ dân thuộc diện nhường đất cho các dự án đầu tư, phát triển Khu kinh tế Dung Quất nhằm mục đíchgiải quyết việc làm, chuyển đổingành nghề cho các hộ dân này. Chính vì vậy mà trong những nă qua các cơ quan ban ngành, Hội đoàn thể và cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đã phối hợp đào tạo nghề cho hơn
  • 38. 38 8000 lao động nông thôn. với các ngành nghề chủ yếu như: Thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư, trồng rau an toàn, chăn nuôi gia súc, gia cầm… * Hiệu quả sau khi học nghề: Trong số 8000 lao động nông thôn đã được đào tạo nghề trong năm, có 4.420 lao động được các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp vào làm việc, số còn lại tham gia vào các tổ sản xuất hoặc tự tạo việc làm. Qua các ngành nghề đã học nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư và nghề thuyền viên mang lại hiệu quả rất thiết thực. Sau khi học xong không những giúp họ có đủ cơ sở pháp lý để hành nghề trên biển mà còn giúp họ nắm vững kiến thức pháp luật khi hành nghề trên biển, biết cách bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, trang thiết bị thuộc bộ phận trên tàu cá bị hư hỏng trong quá trình tham gia đánh bắt… - Cácchương trình khác: Song song với việc giải quyết việc làm cho cho lao động tại các công ty, xí nghiệp; trong thời gian qua huyện Bình Sơn luôn có sự quan tâm đến phát triển các ngành trong chăn nuôi, trồng trột. Bên cạnh các chương trình, dự án như: chương trình 327 ( phủ xanh đất trống đồi núi trọc), chương trình 661 ( phát triển 5 triệu ha rừng), chương trình 134,135 cho các xã đặc biệt khó khăn và các dự án trồng rừng do nước ngoài tài trợ như dự án trồng rừng phòng hộ WB3, KFW6, chương trình nâng cấp đường giao thông nông thôn… thì huyện còn trích các nguồn kinh phí từ ngân sách của huyện để đầu tư mua con giống phát triển đàn hươu sao, nuôi heo bản địa, phát triển đàn bò lai, gà thả vườn… đầu tư các loại cây ăn trái được đầu tư cho các xã khu tây của huyện từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo việc làm cho người dân trong huyện, đặc biệt là lao động nông thôn và các xã khó khăn. Như vậy, trong 5 năm qua, số lượt lao động được giải quyết việc làm hoặc tự tạo việc làm mới là 27.284 người. Trong đó, lao động làm việc
  • 39. 39 trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện: 7.149 người; lao động trong lĩnh vực xây dựng: 5.426 người; lao động trong lĩnh vực dịch vụ: 7.677 người; lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: 3.368 người; lao động đi làm ăn ở các tỉnh khác: 3.518 người; số người tham gia xuất khẩu lao động: 146 người. 2.5.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực gắn với chính sách việc làm Trong 5 năm từ 2014- 2017 toàn huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ cho 12.501 lao động, đạt tỷ lệ 108,29% kế hoạch được giao (12.501/11.544). Đã có 138 lớp dạy nghề nông nghiệp, với 4.232 lao động tham gia học nghề; Có 270 lớp dạy nghề phi nông nghiệp, với 8.269 lao động tham gia học nghề. Đã học các lớp nghề Nông nghiệp: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, Trồng lúa năng suất cao, Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, Nuôi và phòng trị bệnh cho Trâu, bò, lợn; Trồng rau an toàn, nuôi bò vỗ béo. Các lớp nghề phi nông nghiệp: May công nghiệp, dệt kim, sửa chữa xe gắn máy, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp, điện lạnh ôtô, mây tre đan, kỹ thuật chế biến món ăn… *Cụ thể: - Năm 2014: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 3.889 lao động; Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho: 452 học viên, đào tạo nghề ngắn hạn cho: 3.398 học viên và cử tuyển 39 học viên. - Năm 2015: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 5.137 lao động; Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 836 học viên và đào tạo ngắn hạn cho 2.962 học viên, tự học nghề 1.399 người. - Năm 2016: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 2.063 lao động; Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 256 học viên và đào tạo ngắn hạn cho 791 học viên, tự học nghề 1.016 người. - Năm 2017: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 1.310 lao động;
  • 40. 40 Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 276 học viên và đào tạo ngắn hạn cho 788 học viên, tự học nghề 246 người. - Năm 2016: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 2.660 lao động; Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 267 học viên và đào tạo ngắn hạn cho 1.749 học viên, tự học nghề 644 người. - Năm 2017: Tổng số lao động học nghề các trình độ là 1.331 lao động; Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn cho 188 học viên và đào tạo ngắn hạn cho 301 học viên, tự học nghề 842 người. *Trong số 12.501 lao động huyện đã chiêu sinh dạy nghề các cấp độ thì có 2.892 lao động được Phòng LĐ – TB & XH và Phòng NN & PTNT huyện phối hợp với các xã, thị trấn trực tiếp hợp đồng với các đơn vị dạy nghề; qua Phòng LĐ – TB & XH huyện đào tạo cho lao động phi nông nghiệp là 1.831 lao động; qua Phòng NN & PTNT huyện đào tạo cho lao động nông nghiệp là 1.061 lao động, cụ thể: - Học nghề phi nông nghiệp: 1.831 người, có 857 lao động là nữ; người hưởng chính sách người có công cách mạng là 140; người thuộc hộ nghèo 250; người thuộc hộ bị thu hồi đất là 309; người khuyết tật là 6; người thuộc hộ cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 1.087. - Học nghề nông nghiệp: 1.061 người, có 215 lao động là nữ; người hưởng chính sách người có công cách mạng là 50; người thuộc hộ nghèo 41; người thuộc hộ bị thu hồi đất là 129; người khuyết tật là 1; người thuộc hộ cận nghèo là 39; lao động nông thôn khác là 781. * Tổng số lao động nông thôn học nghề xong là 12.501 lao động, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 10.962 lao động đạt tỷ lệ 87,69%. Vượt chỉ tiêu 7,69%. Đặc biệt, số học viên học nghề nhiều nhất tại Trường Cao đẳng nghề Dung Quất từ năm 2011- 2017 là 3.349 học viên, học các nghề gò hàn, điện ô tô, lái xe, kỹ nghệ sơn … số học viên này đã được giải
  • 41. 41 quyết việc làm tại các Công ty trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất và Khu liên hợp Ôtô Chu Lai Trường Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) Để thực hiện tốt chính sách việc làm, thời gian qua UBND tỉnh và huyện Bình Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đề án nhằm hổ trợ về tài chính cho các cơ sở sản xuât, các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người địa phương trong việc đào tạo nghề cho người lao động nhằm giảm bớt chi phí đào tạo, chi phí sản xất cho doanh nghiệp như: chính sách vay vốn ưu đãi đã giải quyết một phần khó khăn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình tạo cho họ mở rộng sản xuất thu hút thêm việc làm rất có hiệu quả; chính sách đất đai từ khâu đền bù giải phóng mặt bằng cũng được tỉnh quan tâm chỉ đạo và hổ trợ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất; chính sách hổ trợ đào tạo lao động để chuyển đổi ngành nghề khi nhà nước thu hồi đất.Thông qua những chính sách ưu đãi nêu trên đã thu hút nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất góp phần thực hiện chính sách vệc làm cho lao động tại địa phương. 2.5.4. Chính sách về xuấtkhẩu laođộng Trong 5 năm qua, toàn huyện đã có 146 người tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động tham gia đi xuất khẩu lao động đã góp phần tăng thu nhập đáng kể cho một số gia đình ở nông thôn từ đó đã có nhiều gia đình đã sử dụng đồng tiền do người thân đi xuất khẩu lao động gởi về đã mạnh dạn đầu tư, sản xuất kinh doanh từ đó không những giải quyết việc làm cho các thành viên trong hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động tại địa phương. 2.5.5. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Sơn Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
  • 42. 42 đến năm 2020”; Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND huyện Bình Sơn thành lập Ban Chỉ đạo 1956 của huyện, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1956 trên địa bàn huyện; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng Kế hoạch thực hiện, đến nay 25/25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Quy chế hoạt động và Kế hoạch triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, hàng năm UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã, thị trấn; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở địa phương mình quản lý để đăng ký ngành, nghề cần đào tạo trong năm; đồng thời định hướng mở lớp đào tạo ngành nghề ở một số vùng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong quá trình tổ chức thực hiện có những thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi - Qua 04 năm triển khai thực hiện Đề án 1956 đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là nhận thức của người dân bắt đầu có sự chuyển biến và quan tâm hơn đến việc ưu tiên cho học nghề, tạo việc làm, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. - Các cơ sở dạy nghề về tận địa phương để mở lớp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học nghề giảm được chi phí, thời gian đi lại; địa điểm thực hành cũng cơ động, có lúc thực hành tại địa điểm mở lớp, tại hộ
  • 43. 43 gia đình hoặc tại các cơ sở sản xuất… qua đó thu hút được người dân tham gia học nghề. - Nhiều hộ gia đình có người học nghề và tự tạo việc làm tăng thu nhập đáng kể, ổn định đời sống; lao động nông thôn đã tận dụng được thời gian nông nhàn để sản xuất, làm các nghề phi nông nghiệp, một số lao động sau khi học nghề đã huy động sự tham gia của các thành viên cùng làm việc, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. b. Khó khăn Bên cạnh những việc đã làm được, trong quá trình thực hiện Đề án có những khó khăn nhất định, đó là: - Một số cơ sở đào tạo nghề mở lớp tại địa phương theo chỉ tiêu cấp trên phân bổ, chưa quan tâm người lao động sau khi học nghề có được việc làm hay không hoặc sản phẩm làm ra từ ngành nghề đã học có được tiêu thụ hay không thì các cơ sở đào tạo cũng như các cấp chính quyền chưa quan tâm đến nên chưa thu hút được nhân dân tham gia học nghề. - Nhu cầu học nghề của người dân cao nhưng chỉ tiêu phân bổ cho các cưsở dạy nghề để tiến hành tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn ít hơn so với nhu cầu. - Người lao động sau khi học nghề, phần lớn tự tìm việc làm nên việc theo dõi lao động tìm được việc làm hay chưa tìm được việc làm hoặc làm việc đúng hay không đúng ngành nghề được đào tạo huyện không theo dõi được. Do đó huyện không đánh giá được tỷ lệ lao động có việc làm sau khi được đào tạo. - Nguồn vốn vay ưu đãi để tạo việc làm, phát triển sản xuất quá ít, đối tượng cho vay còn hạn chế nên nguồn vốn vay chưa đến được với người lao động, nhất là lao động nông thôn tham gia học nghề thuộc những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
  • 44. 44 2.6. Đánh giá về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn thời gian qua 2.6.1. Thànhcông của chính sách trên địa bàn huyện Bình Sơn Trong quá trình phát triển, tỉnh Quảng ngãi luôn xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố mang tính quyết định, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư… Chính vì vậy chương trình hành động số 20, ngày 31 tháng 10 năm 2016 về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Ngãi ( chương trình) đề ra mục tiêu: không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, mở rộng quy mô các trường đào tạo nghề, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của người học, đồng thời bổ sung chính sách đủ mạnh để thu hút và trọng dụng nhân tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tỉnh Quảng Ngãi vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung, vừa xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu, vừa quan tâm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học- công nghệ. Tập trung cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, có vai trò quyết định, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Riêng đối với huyện Bình Sơn, từ đột phá về chủ trương chính sách của tỉnh, sau 10 năm đi vào hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện Bình Sơn đã từng bước ổn định và phát triển; qua đó đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, thương mại, dịch vụ phát triển nằm giải quyết lao động nhàn rổi tại địa phương từ đó mà tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá cao. Bên cạnh về phát triển kinh tế- xã hội thì các vấn đề như chính sách an sinh xã hội luôn được các doanh nghiệp quan
  • 45. 45 tâm đồng hành cùng với huyện góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và các vấn đề xã hội khác được triển khai đồng bộ. * Nguyên nhân Với những kết quả đạt được như trên bắt nguồn từ chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đổi mới trong lĩnh vực lao động và việc làm. Tạo cho người lao động có ý thức về giá trị của lao động, phát huy tiềm năng, sở trường của người lao động, tạo cơ hội cho mọi người được giao lưu, các mối quan hệ trong xã hội nhằm giúp đở nhau trong cuộc sống. - Hệ thống thông tin thị trường bước đầu đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện; cơ sở dữ liệu cung- cầu lao động đã được hình thành, các hình thức giao dịch việc làm được phát triển, nhất là phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm tại huyện từ đó người lao động kịp thời tiếp cận về thông tin thị trường lao động. Với các chủ trương chung của tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Bình Sơn đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chính sách phát trển nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ, chính sách đào tạo nghề, chính sách xuất khẩu lao động…Đồng thời coi trọng phát huy nguồn lực của nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo việc làm. Từ đó đã phát triển nhiều hình thức, mô hình giải quyết việc làm phong phú hơn trên địa bàn huyện. 2.6.2. Những hạn chế - Đa số lao động chưa qua đào tạo đi làm các ngành nghề tự do, số lao động làm việc trong KKT Dung Quất, cụm công nghiệp không cao, chủ yếu vẫn làm các côngviệc loanh quanh tại địa phương.
  • 46. 46 Hiện nay tỉnh và huyện chưa có một chính sách cụ thể mang tính ràng buột đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người lao động đối với các trường hợp bị thu hồi đất nên số lao động này khó tìm được việc làm. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp hay khu công nghiệp nào cũng ý thức được trách nhiệm đó đối với người lao động nên có một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết tuyển dụng lao động địa phương như đã hứa, có thái độ miễn cưỡng và hết sức thụ động trong việc đào tạo và tiếp nhận lao động để đào tạo và làm việc. Từ những tồn tại, hạn chế như đã nêu trên, trong thời gian đến đòi hỏi các cấp chính quyền huyện Bình Sơn cần có cách đặt vấn đề để giải quyết một cách có hiệu quả nhất về chính sách việc làm trên địa bàn huyện; mà trước hết là phải tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn còn phải tập trung một nguồn lực tài chính lớn cho công tác này. 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Người dân khi nhận tiền bồi thường, không biết sử dụng đồng tiền đúng cách như kinh doanh để sinh lời, mà tiêu sài phung phí, hay đầu tư vào các công việc chưa cấp thiết như xây nhà thật to, mua xe ôtô, mua sắm các phương tiện sinh hoạt đắt tiền, gây lãng phí. - Do việc quản lý các công ty môi giới về xuất khẩu lao động không tốt, một bộ phận không nhỏ lao động bị lừa sang các nước để làm các công việc không đúng với hợp đồng, bóc lột sức lao đông… từ đó tạo tâm lý hoang mang, lo sợ không dám đi tham gia xuất khẩu lao động Với các nguyên nhân trên có thể thấy sẽ tiềm ẩn nguy cơ không có nghề nghiệp ổn định, thiếu việc làm phát sinh các vấn đề tiêu cực trong xã hội.
  • 47. 47 b. Nguyên nhân khách quan - Thực tế cho thấy từ công tác đào tạo không đúng hướng, dẫn đến giữa cung- cầu lao động không có điểm gặp nhau. Các doanh nghiệp cần lao động có tay nghề cao, phù hợp với chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất của nhà máy, trong khi đó chỉ đào tạo các ngành nghề giản đơn đáp ứng được cho lao động phổ thông, mà lực lượng này chiếm tỷ lệ khá cao hiện nay trên địa bàn huyện. - Một bộ phận thanh niên còn ngại với việc rời xa quê nên công tác vận động tham gia xuất khẩu lao động còn hạn chế trong thời gian qua. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều thanh niên muốn được đi làm việc ở nước ngoài nhưng vì điều kiện hoàn cảnh gia đình không cho phép như: cha mẹ già yếu, trình độ thấp… 2.6.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết - Cùng với sự nghi nhận sự nổ lực trong nâng cao nguồn nhân lực trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi . Thì trên địa bàn huyện Bình Sơn trong những năm gần đây, nguồn cung lao động của huyện vẫn còn ở mức cao. Trong khi đó số thanh niên không có việc làm, hoặc làm những công việc không phù hợp với bản thân chiếm tỷ lệ khá đông. + Theo số liệu điều tra của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông, 14% lao động có trình độ sơ cấp trở lên, có một số địa phương như xã Bình thuận, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Chánh, Bình nguyên, Bình Trị… phải di dời đến nơi ở mới nhường đất cho các nhà máy từ đó có hàng ngàn lao động bị mất việc làm, nhưng chỉ có 50-100 người được đào tạo. - Phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cấp các ngành; tăng cường công tác tuyên tuyền trong cộng đồng dân cư và các hoạt động của Mặt trận
  • 48. 48 các hội đoàn thể để người dân hiểu rỏ hơn về các chính sách ưu tiên của nhà nước về đào tạo nghề và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Kết luận Chương 2 Trong chương này chúng ta đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn giai đoạn 2010-2015. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan dựa trên các số liệu thống kê có thực, mạnh dạn chỉ ra những nguyên nhân ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn và đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong thời gian đến. Đây là những vấn đề thực tiễn trên địa bàn cho việc đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến ở chương 3.
  • 49. 49 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Quan điểm cơ bản về tăng cường thực hiện chính sách việc làm ở huyện Bình Sơn giai đoạn 2018-2020 Để giải quyết tốt các vấn đề về chính sách an sinh xã hội, thì vấn đề về lao động, thu nhập và việc làm cho người dân là một bài toán khó cần có sự quan tâm và quan điểm đúng đắn của Đảng, nhà nước hiện tại cũng như trong thời gian đến. Chính vì vậy, để tạo nên sự bứt phá thì phải thu hút đầu tư, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã sớm ban hành Nghị quyết số 75 –NQ/TU ngày 16 tháng 6 năm 2016 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết này đã cụ thể hóa thành 45 nhiệm vụ thường xuyên thực hiện theo định kỳ hằng năm và 32 nhiệm vụ cụ thể, với cách làm này, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo được sự đồng bộ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách toàn diện đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và tạo dựng lợi thế tích cực cho các nhà đầu tư. Các cấp lãnh đạo từ tỉnh, huyện đến các sở, ngành đã vào cuộc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong hoạt động từ cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho đến chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Đây là chủ trương, quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc thực hiện chính sách việc làm nhằm tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập, bảo đảm tiền lương, thu nhập, công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Đây là sự lãnh đạo hướng đến các