SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ LOAN
THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ LOAN
THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
Mã số: 60 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN TUYỂN
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu trong luận văn đƣợc đƣợc thu thập công khai, trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Loan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc
Gia, Lãnh đạo Khoa sau Đại học, Lãnh đạo Khoa Hành chính học, các thầy cô
giáo đã tận tình giảng dạy những kiến thức khoa học, tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của chƣơng trình cao
học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Tiến sĩ Võ Văn Tuyển ngƣời
Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giành
những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Ủy ban
nhân dân Huyện Đông Anh, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyện
Đông Anh, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh, Chi cục thống kê
huyện Đông Anh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
này.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã cổ vũ, động
viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, đồng thời kinh nghiệm nghiên
cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong
nhận đƣợc sự cảm thông, chia sẻ và những ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, quý thầy cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Loan
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 6
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:....................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................... 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 5
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn………..................................14
7. Kết cấu của luận văn……………………………………………..........7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM VÀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP................................................................................................ 8
1.1. Một số vấn đề về cơ sở lý luận về tạo việc làm, thực thi chính sách tạo
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp .............................. 8
1.2. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về thực thi chính sách tạo việc làm
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ........................................... 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................ 31
2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh..................... 31
2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ
năm 2010 đến nay ........................................................................................ 43
2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động
bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................... 47
2.4. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động
bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nộ………….....66
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH ....................................... 70
3.1. Quan điểm của Đảng về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp.................................................................................................. 70
3.2. Phƣơng hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ........................................... 74
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho
ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội.......................................................................................................... 77
KẾT LUẬN..................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ Ban chỉ đạo
CNH Công nghiệp hóa
CP Chính phủ
ĐTH Đô thị hóa
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
LĐ –TB & XH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NXB Nhà xuất bản
ODA Nguồn viện trợ phát triển chính thức
SWOT Phƣơng pháp nghiên cứu SWOT
TTg Thủ tƣớng
TW Trung ƣơng
TT Thông tƣ
UBND Ủy ban nhân dân
QĐ Quyết định
FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1.3 Tình hình nguồn lao động huyện Đông Anh giai đoạn
2011 - 2015
41
Bảng 2.2.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh 45
Bảng 2.2.2 Danh sách các dự án thu hồi đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Đông Anh giai đoạn từ năm 2010 đến 2016
46
Bảng 2.4.1 So sánh tỷ lệ cơ cấu việc làm trƣớc và sau khi bị thu
hồi đất ở huyện Đông Anh năm 2015
64
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm cho ngƣời lao động ở
nông thôn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt
quan tâm. Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chủ trƣơng,
chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực của lao động ở khu vực
này. Hệ thống cơ chế, chính sách về lao động, việc làm đƣợc chú trọng, phù
hợp với cơ chế thị trƣờng và từng bƣớc hội nhập với thị trƣờng lao động quốc
tế. Các văn bản quản lý nhà nƣớc về lao động, việc làm đƣợc bổ sung ngày
càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra ời và đi vào thực tiễn đời sống nhƣ Luật
Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và nhiều văn bản hƣớng dẫn
thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về tạo việc làm ở nông thôn. Đồng thời,
các chƣơng trình mục tiêu về việc làm đƣợc triển khai nhƣ: Chƣơng trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn; Chƣơng trình phát triển công nghiệp, dịch vụ;
Chƣơng trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập
trung, khu công nghệ cao và các chƣơng trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã
hội đƣợc thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời
sống của ngƣời lao động , phát triển khu vực nông thôn.
Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, với nhiều tiềm
năng để phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong
những năm qua huyện Đông Anh phát triển kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp. Đồng thời đã thu hút đƣợc nhiều dự án lớn, có giá trị đầu
tƣ cao, giải quyết một số lƣợng lớn về việc làm cho ngƣời lao động, từng
bƣớc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công
2
tác giải quyết việc làm luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên
địa bàn huyện quan tâm.
Từ năm 2010 đến nay có trên 150 dự án đƣợc triển khai thực hiện ở
huyện Đông Anh với diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi là 1.700 ha, số hộ
bị thu hồi đất trên 21.000 hộ, số lao động bị ảnh hƣởng do thu hồi trên 26.000
lao động. Trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục đón nhận các dự án của Trung ƣơng
và Thành phố. Thực tế hiện nay, việc chuyển quỹ đất nông nghiệp sang các
mục đích sử dụng khác ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời lao động bị
thu hồi đất.Chính vì vậy, lực lƣợng lao động trong lĩnh vực này cần đƣợc
quan tâm tạo việc làm, đảm bảo đời sống của ngƣời dân, đồng thời giải quyết
ổn thoả tâm lý của ngƣời lao động sau khi thu hổi đất, đây là vấn đề cấp thiết
cần giải pháp thực hiện.
Xuất phát từ lý do trên với mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải
quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra trên địa bàn huyện Đông Anh nên tác
giả chọn đề tài: “Thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tạo việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt ngƣời lao động sau thu hồi đất
nông nghiệp là vấn đề mang tính thiết thực và bức thiết ở nƣớc ta hiện nay,do
vậy đã có nhiều công trình của nhiều tác giả trong nƣớc nghiên cứu và công
bố.
Năm 1997, hai tác giả Trần Hữu Chung và Nguyễn Hữu Dũng đã xuất
bản cuốn sách “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” NXB Chính trị
quốc gia [6]. Cuốn sách đề cập đến chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH. Các tác giả đã phân tích, đƣa ra đánh
giá về thực trạng việc làm nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng;
3
từ đó đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng thiếu việc làm ở
nƣớc ta, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đồng thời, đã khái quát các dòng di
chuyển lao động trên thị trƣờng lao động, nhất là ngƣời lao động di chuyển từ
nông thôn ra thành thị để tìm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra hệ thống quan
điểm, giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình phát triển CNH – HĐH
hiện nay.
Công trình nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(2005) về “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu
hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”[2]. Nghiên cứu đƣợc
tiến hành phân tích đánh giá thực trạng về thu nhập, đời sống việc làm của
ngƣời có đất bị thu hồi trên địa bàn 07 tỉnh, thành phố. Đó là Bắc Ninh, Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,Bình Dƣơng, Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh. Qua kết
quả nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất gặp nhiều
khó khăn trong đời sống, đặc biệt là về việc làm. Trƣớc thực trạng này,
nghiên cứu đã đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp đi cùng với các điều kiện
giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập, ổn định đời sống của ngƣời có đất bị thu
hồi.
Năm 2005, “Thị trƣờng lao động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời
lao động” của TS Nguyễn Hữu Dũng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội [14].
Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc các nội dung có liên quan đến lý luận
về thị trƣờng lao động, mối quan hệ giữa ngƣời lao động với thị trƣờng lao
động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động; thực trạng thị trƣờng
lao động ở nƣớc ta, cũng nhƣ thực trạng định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời
lao động trong thời gian qua. Đƣa ra các dự báo cung cầu của thị trƣờng lao
động và các định hƣớng nghề nghiệp nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động.
4
Đây là công trình nghiên cứu đƣa ra cách nhìn toàn diện về thị trƣờng lao
động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động của nƣớc ta.
Năm 2011, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nhƣờng “Chính sách
an sinh xã hội với ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu công
nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” [24]. Đề tài tập trung phân tích những nội
dung lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp qua nghiên cứu tình huống ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy sự cần thiết phải bảo đảm an sinh xã hội trong đó có tạo việc
làm cho ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất. Sử dụng mô hình
SWOT đề tài tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân, từ đó tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh
xã hội đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.
Năm 2012, Nguyễn Đình Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính đã hoàn
thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân bị
thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Thanh Hoá”
[34]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định sự cần thiết phải giải quyết
việc làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Luận
văn cho thấy thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh
Thanh Hoá, từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ có tính khả thi
trong giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu
công nghiệp, khu đô thị ở tỉnh Thanh Hoá.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập đến vấn đề tạo việc
làm cho lực lƣợng lao động nói chung, lao động bị thu hồi mất đất nông
nghiệp nói riêng. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đề cập và phân tích một
cách có hệ thống vấn đề thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động
bị thu hồi mất đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Do
vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn này để đề cập những vấn
5
đề còn đang bỏ trống trên đây và đề xuất giải pháp cho vấn đề còn đang bỏ
trống đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản về chính sách tạo việc làm cho
ngƣời lao động bị thu hồi đất, luận văn tiến hành đánh giá thực trạng công tác
thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời
lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo việc làm, chính sách tạo
việc làm, thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ năm
2010 đến nay.
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
6
4.1. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đồng thời, tác giả có tham khảo và so sánh với
một số địa phƣơng khác.
+ Về thời gian: Dựa trên các tài liệu đã đƣợc công bố trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến nay của huyện Đông Anh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh. Những đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu lý luận và các phƣơng pháp phân tích,
so sánh, thống kê toán học dựa trên những tƣ liệu thu thập đƣợc, so sánh và
minh hoạ bằng bảng thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về
Góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận về thực thi chính sách tạo việc làm
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn là sự vận dụng lý luận nghiên cứu về thực thi chính sách đối
với lĩnh vực tạo việc vào một trƣờng hợp cụ thể là: ngƣời lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Luận văn đƣa ra các giải pháp, giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt
công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp của huyện Đông Anh nói riêng, cả nƣớc nói chung.
Là nguồn tƣ liệu cho cấp chính quyền huyện Đông Anh tham khảo trong
quá trình thực thi chính sách của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo việc làm và thực thi chính sách tạo việc
làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp;
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận về tạo việc làm, thực thi chính sách tạo
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Việc làm, ngƣời lao động, tạo việc làm
 Khái niệm việc làm
Có nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan điểm về khái niệm việc làm.
Tuy nhiên ở mỗi thời điểm và không gian khác nhau thì lại có cách hiểu
không giống nhau về việc làm. Hiện nay có một số quan điểm về việc làm chủ
yếu sau:
Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO) thì việc làm là những hoạt động
lao động đƣợc trả công bằng tiền hoặc hiện vật.
Theo điều 13, chƣơng 2 Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”.
[31, tr42] Theo quy định này các hoạt động đƣợc xác định là việc làm bao
gồm:
- Tất cả các hoạt động tạo ra của cải, vật chất hoặc tinh thần, không bị
pháp luật cấm, đƣợc trả công dƣới dạng tiền hoặc hiện vật;
- Những công việc tự bản thân làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc
tạo thu nhập cho gia đình, cộng đồng, kể cả những việc không đƣợc trả
công bằng tiền hoặc hiện vật.
Khái niệm việc làm của Bộ Luật Lao động bao gồm một phạm vi rất
rộng, từ những công việc chính thức đƣợc thực hiện trong nhà máy, xí nghiệp
đến các hoạt động lao động hợp pháp tại khu vực phi chính thức đều đƣợc coi
9
là việc làm. Khái niệm này mang một ý nghĩa pháp luật – xã hội to lớn khi nó
đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên
mọi tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho ngƣời lao động. Đồng thời cũng thể
hiện đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền là khuyến khích mọi ngƣời tham gia
làm những việc mà không bị pháp luật ngăn cấm.
Trong quá trình tạo việc làm, mục tiêu cuối cùng là hƣớng tới việc làm
đầy đủ, việc làm hợp lý.
Việc làm đầy đủ đƣợc hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm cho bất
kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: Việc làm đầy
đủ ở trạng thái mỗi ngƣời có khả năng lao động muốn làm việc thì có thể tìm
đƣợc việc làm trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn. Đƣơng nhiên, để
đạt tới mức độ đảm bảo việc làm đầy đủ phải có một quá trình nhất định. Quá
trình ấy ngắn hay dài phụthuộc vào trình độ, hoàn cảnh khách quan và chủ
quan ở mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Ở những quốc gia có điểm xuất phát
càng thấp thì trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho
ngƣời lao động càng khó khăn và cấp thiết.
Việc làm hợp lý đƣợc hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu làm việc cho bất kỳ
ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ,
nguyện vọng, sở thích của họ.Việc làm hợp lý không những hàm chứa nội
dung việc làm đầy đủ mà còn hƣớng tới việc phù hợp với khả năng và nguyện
vọng của ngƣời lao động. Việc làm phù hợp có năng suất lao động và hiệu
quả kinh tế xã hội còn cao hơn so với việc làm đầy đủ. Do vậy, trong quá
trình thực hiện việc làm đầy đủ, cần từng bƣớc, từng bộ phận thực hiện việc
làm hợp lý. Việc làm hợp lý phản ánh sự phù hợp về mặt số lƣợng và chất
lƣợng của các yếu tố con ngƣời với điều kiện vật chất của quá trình sản xuất
và xã hội, sự hợp lý giữa lợi ích cá nhân ngƣời lao động và lợi ích của xã hội.
10
 Ngƣời lao động
Theo Điều 03 của Bộ Luật Lao động nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2012: “Ngƣời lao động là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, đƣợc trả lƣơng và chịu sự
quản lý, điều hành của ngƣời sử dụng lao động” [31, tr .3].
Trên thực tế, ngoài nhóm đối tƣợng đƣợc quy định là ngƣời lao động ở
trên vẫn có nhu cầu làm việc nhƣng với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
nghiên cứu, luận văn tập trung hƣớng tới đối tƣợng ngƣời lao động quy định
trong Điều 03 Bộ Luật Lao động 2012 cụ thể là ngƣời lao động trong độ tuổi
lao động từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ.
 Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013): “Tạo việc làm là quá trình tạo điều
kiện kinh tế xã hội cần thiết để ngƣời lao động có thể kết hợp giữa sức lao
động và tƣ liệu sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa
và dịch vụ theo yêu cầu thị trƣờng” [5, tr.377]
Việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tƣ liệu sản
xuất bao gồm cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Để tạo ra việc làm thực sự
còn cần có môi trƣờng thuận lợi cho sự kết hợp của hai yếu tố trên. Tạo việc
làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể đƣợc hiểu trên một
số khía cạnh sau:
Một là, tạo ra số lƣợng và chất lƣợng tƣ liệu sản xuất. Số lƣợng và chất
lƣợng của tƣ liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tƣ và tiến bộ khoa học kỹ
thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tƣ liệu
sản xuất đó.
Hai là, tạo ra số lƣợng và chất lƣợng sức lao động. Số lƣợng lao động phụ
thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự
11
di chuyển của lao động. Chất lƣợng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của
giáo dục đào tạo và sự phát triển của y tế, thể thao và các yếu tố khác.
Ba là, hình thành môi trƣờng cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tƣ
liệu sản xuất. Nó bao gồm các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính
sách thu hút và khuyến khích đầu tƣ…
Trên thị trƣờng việc làm chỉ hình thành khi ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi. Do vậy tạo việc làm cần đƣợc
xem xét cả phía ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và cả vai trò của Nhà
nƣớc.
Nhƣ vậy, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là
là tổng thể các biện pháp, các chính sách kinh tế - xã hội từ vi mô đến vĩ mô
tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện để người lao động
sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có thể có việc làm.
1.1.1.2. Khái niệm và nội dung chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp
 Khái niệm chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp
Đến nay, khái niệm chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu
hồi đất nông nghiệpvẫn chƣa đƣợc chuẩn hóa, chƣa có một nhà khoa học hay
tổ chức lý luận nào đƣa ra khái niệm chuẩn mực.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chính sách tạo việc làm cho người
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các quan
điểm, tư tưởng, các giải pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối
tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện
những mục tiêu về tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông
nghiệp.
12
Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản
của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã
hội. Ở nƣớc ta, quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc đang đặt ra
hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách tạo việc làm.
Điều 13, Bộ Luật Lao động khẳng định: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho
mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của
Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội” [31, tr67]. Theo số liệu
mà Tổng cục thống kê công bố, dân số trung bình nƣớc ta năm 2016 ƣớc tính
là 93 triệu ngƣời, so với năm 2015, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của
cả nƣớc năm 2016 là 54,36 triệu ngƣời, tăng 654,3 nghìn ngƣời so với cùng
kỳ năm trƣớc. Lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao
68,1% trong lực lƣợng lao động chung của cả nƣớc. Lực lƣợng lao động trong
độ tuổi lao động ƣớc tính là 47,55 triệu ngƣời, tăng 227,5 nghìn ngƣời so với
cùng kỳ năm trƣớc.
Lực lƣợng lao động dồi dào là thế mạnh, đồng thời là tiềm năng của
việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng tạo ra sức ép lớn đối với
chính quyền các cấp về tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nếu không có
chính sách việc làm một cách đúng đắn và kịp thời thì sẽ gây lãng phí rất
lớn nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời để lại hậu quả khó lƣờng đối với sự
phát triển của đất nƣớc. Chính sách tạo việc làm vừa có ý nghĩa về kinh tế,
vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Thực hiện tốt chính sách việc
làm, nguồn nhân lực đƣợc sử dụng có hiệu quả thì hiện tƣợng thất nghiệp
sẽ giảm đi, đi kèm đó là các chính sách bảo hiểm xã hội sẽ giảm chi phí
cho các trợ cấp thất nghiệp. Ngƣợc lại, khi chính sách tạo việc làm chƣa
đƣợc giải quyết tốt, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái thì nạn thất
nghiệp tăng lên, khiến cho tình trạng đói nghèo, các tệ nạn xã hội cũng dễ
13
dàng phát sinh, sẽ không thể tránh khỏi sự gia tăng của các gánh nặng đối
với chính sách về bảo trợ xã hội, an sinh xã hội.
 Hệ thống chính sách tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất
nông nghiệp
Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động sau thu hồi đất nông
nghiệp bao gồm một hệ thống chính sách bộ phận với các mục tiêu và giải
pháp chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tạo việc làm cho
ngƣời lao động khi không còn đất canh tác.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau có thể có các chính sách bộ phận
khác nhau, trong khuôn khổ luận văn một số chính sách bộ phận đƣợc đề cập
đến của hệ thống bao gồm :
- Chính sách đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi đất nông
nghiệp;
- Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề;
- Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo việc làm mới;
- Chính sách hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người
lao động sau thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1.3. Khái niệm và quy trình thực thi chính sách tạo việc làm cho
ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
 Khái niệm thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp
Thực thi chính sách công là quá trình đƣa chính sách công vào thực tiễn
đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chƣơng trình
và thực hiện chúng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chính sách.
Thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp chính là quá trình triển khai các biện pháp nhằm đạt được mục
tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, đem lại những biến đổi trên các
14
lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích của người dân sau khi bị thu hồi
đất nông nghiệp.
Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính,
khoa học công nghệ và con ngƣời đƣợc đƣa vào các hoạt động có tính định
hƣớng để đạt các mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình kết hợp giữa con ngƣời
với các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ nhằm sử dụng các
nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đã đề ra.
Chủ thể thực thi chính sách trƣớc hết và quan trọng nhất là các cơ quan
hành chính Nhà nƣớc, bởi đây là các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và tổ chức
triển khai các công việc hàng ngày của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực. Chính
sách công cũng là những nhiệm vụ mà Nhà nƣớc đề ra trong đời sống kinh tế
- xã hội. Vì vậy việc quản lý tổ chức thực thi do các cơ quan hành chính đảm
nhận là hợp lý. Tuy nhiên, các cơ quan Lập pháp, Tƣ pháp cũng nhƣ các tổ
chức chính trị xã hội, các đoàn thể cũng có vai trò quan trọng trong việc huy
động và tổ chức lực lƣợng tham gia triển khai chính sách.
Trên thực tế, thực thi chính sách đƣợc coi là giai đoạn tổng hợp của
quy trình chính sách. Nhiều chính sách do cơ quan Nhà nƣớc ở trung ƣơng đề
ra và giao cho địa phƣơng thực hiện nhƣng khi chính sách về tới địa phƣơng
lại phải tiến hành nghiên cứu áp dụng nó phù hợp với thực tế của địa phƣơng.
Điều này thể hiện giai đoạn thực thi chính sách bao hàm luôn cả nội dung
hoạch định chính sách. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện chính sách, phải
tiến hành đánh giá chính sách để có những điều chỉnh cho phù hợp với mục
tiêu. Lúc này giai đoạn thực thi bao gồm cả những công việc thuộc về đánh
giá chính sách.
15
 Quy trình triển khai thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp
Để đƣa chính sách vào thực tiễn, các chủ thể thực thi căn cứ vào thẩm
quyền của mình ban hành các văn bản, các chƣơng trình để cụ thể hóa mục
tiêu và biện pháp của chính sách trên địa bàn.
Thứ nhất, về xây dựng và ban hành văn bản, chƣơng trình, dự án thực
thi chính sách công gồm các hoạt động
- Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chƣơng
trình cần đƣợc ban hành hoặc phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính
sách; xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chƣơng trình thực thi
chính sách.
- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành đƣợc
các văn bản, chƣơng trình có chất lƣợng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết
kiệm và hiệu quả.
Thứ hai, sau khi các văn bản, chƣơng trình đƣợc ban hành và phê duyệt
các chủ thể thực thi đƣợc giao trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản, chƣơng
trình thực thi chính sách, gồm các nội dung hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản hoặc lập kế hoạch thực
hiện chƣơng trình.
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản, chƣơng trình.
- Tập huấn văn bản, bồi dƣỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để
triển khai văn bản, chƣơng trình.
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
triển khai thi hành văn bản, thực hiện chƣơng trình.
- Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện
chƣơng trình.
16
Thứ ba, công tác sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chƣơng trình thực
thi chính sách công. Định kì các chủ thể thực thi chính sách công tiến hành sơ
kết, tổng kết thực hiện chính sách theo trình tự từ dƣới lên trên.
- Các cơ quan đƣợc giao thi hành văn bản thực thi chính sách công nào
thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ
quan cấp cao hơn. Trong báo cáo cần thể hiện rõ quá trình triển khai
thực hiện, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân và đề
xuất những kiến nghị đối với cấp trên.
- Trên cơ sở các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo
cáo kết thúc của các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cấp dƣới, cơ
quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sơ
kết, tổng kết thực thi chính sách. Cơ quan chịu trách nhiệm thực thi
chính sách cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính
sách trƣớc cơ quan hoạch định chính sách và nhân dân.
1.1.2. Vai trò của chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp
Tạo việc làm cho ngƣời lao động không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là
vấn đề chính trị - xã hội, nối liền kinh tế với xã hội. Chính sách tạo việc làm
cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
nói riêng phù hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị và
xã hội.
 Đối với kinh tế
Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ
góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng kinh tế,
tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Lao động trong khu vực nông thôn chiếm
hơn 70% lực lƣợng lao động cả nƣớc. Hàng năm lực lƣợng lao động này đã
đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa (GDP) của đất nƣớc. Nếu không
17
sử dụng lực lƣợng lao động này vào sản xuất sẽ gây lãng phí tài nguyên con
ngƣời - nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nƣớc. Với những phẩm
chất đáng quý của nguồn nhân lực Việt Nam, nếu có những chính sách phù
hợp sẽ khuyến khích, tạo cơ hội cho lực lƣợng này tham gia vào các khu vực
ngoài sản xuất nông nghiệp nhƣ dịch vụ, công nghiệp và xuất khẩu lao động
ra nƣớc ngoài. Đồng thời với chính sách tạo việc làm hợp lý còn cho phép sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,
công nghệ kĩ thuật. Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp sẽ góp phần tích cực trong việc phân bổ lao động một cách hiệu quả,
hợp lý.Từ đó, góp phần thực hiện thành công chủ trƣơng Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc ta.
 Đối với chính trị
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy (Khóa XII) của Đảng
đã xác định vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để ổn định
chính trị đất nƣớc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế Thế giới. Vì vậy, tạo việc làm cho ngƣời lao động không
những góp phần phát triển kinh tế- xã hội mà còn ảnh hƣởng đến sự ổn định
chính trị. Một chính sách không hợp lý sẽ không thu phục đƣợc lòng tin của
nhân dân. Do vậy, việc ban hành và thực thi chính sách tạo việc làm hợp lý,
giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho ngƣời dân sau thu hồi đất sẽ góp phần
củng cố và duy trì lòng tin của hàng chục triệu lao động vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nƣớc.
 Đối với xã hội
Chính sách của Nhà nƣớc có vai trò tạo lập cân đối trong phát triển. Cách
thức tạo lập đƣợc thực hiện từ nhiều vai trò khác nhau của chính sách nhƣ
khuyến khích tiềm năng phát triển, hỗ trợ lĩnh vực còn yếu kém. Đồng thời
chính sách tạo lập môi trƣờng thích hợp cho các hoạt động kinh tế, xã hội,
18
giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật. Chính sách tạo
việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp giúp con ngƣời nâng
cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm tình trạng thất
nghiệp. Sau thu hồi đất nông nghiệp ngƣời lao động không có việc làm là một
trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội nhƣ : Trộm cắp, lừa đảo,
mại dâm… Từ đó khiến các quan hệ gia đình, làng xã rạn nứt và xuống cấp
nghiêm trọng. Tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhất làlao động ở lứa tuổi
thanh niên sau khi bị thu hồi đất góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội do không
có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề mà nhu cầu xã hội đòi
hỏi. Khi con ngƣời có việc làm, thông qua các hoạt động lao động sẽ thỏa
mãn đƣợc các nhu cầu về vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao đời sống và
ổn định xã hội.
19
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tạo việc làm cho
người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
BÊN TRONG BÊN NGOÀI
Vị trí
và tài
nguyên
thiên
nhiên
Chất
lƣợng
hoạch
định
chính
sách
Trình
độ
phát
triển
kinh
tế xã
hội
Năng
lực
của
cơ
quan
và
cán
bộ
thực
thi
Thu
hút
đầu tƣ
nƣớc
ngoài
Sự
đồng
tình,
ủng hộ
của
ngƣời
dân
Sự hỗ
trợ của
các
nhà
lãnh
đạo
cấp
trên
Cung
cấp
thông
tin
quản
lý
một
cách
kịp
thời
Chính
sách
hƣớng
tới
mục
tiêu
chung
Tạo ra
động
lực và
khả thi
cao
Các
CQ
đảm
bảo đủ
nguồn
lực
trong
thực
thi
Cán bộ
thực thi
vững
về
chuyên
môn
Thái
độ và
tinh
thần
hƣởng
ứng
chính
sách
Tham
gia
giám
sát và
ủng hộ
chính
sách
Cung
cấp đủ
nhân
lực và
tài
chính
Đƣa ra
các
quyết
định
hỗ trợ
kịp
thời
20
Thực thi chính sách là một quá trình phức tạp, rộng lớn về phạm vi
tác động, đa dạng về đối tƣợng thực hiện từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Quá
trình này diễn ra thƣờng xuyên và liên tục trong suốt thời gian tồn tại của
chính sách. Tuy nhiên, trong qúa trình tổ chức thực thi chính sách tạo việc
làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cũng bị ảnh hƣởng của
một số yếu tố.
1.1.3.1. Nhóm yếu tố bên trong
Một là, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nếu nhƣ ở địa phƣơng có
vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp giao lƣu, trao đổi hành hóa, kinh tế phát triển,
đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, vị trí địa lý
kém thuận lợi cũng gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực thi, khiến
chính sách mất đi các cơ hội để đƣợc dễ dàng thành công trong thực tế.
Tƣơng ứng với điều kiện về tài nguyên thiên nhiên cũng vậy, một địa phƣơng
phong phú về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, đất sẽ là tiền đề tốt để
thực thi chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo
ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, việc thiếu thốn tài nguyên
thiên nhiên cũng gây hạn chế để phát triển kinh tế. Vì vậy Đảng và nhà nƣớc
ta cần có các biện pháp, chính sách tạo tạo việc làm phù hợp với điều kiện
của từng địa phƣơng, từ đó khai thác thế mạnh sẵn có của địa phƣơng và tận
lực giảm đi các hạn chế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
Hai là, chất lƣợng hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là bƣớc
khởi đầu trong chu trình chính sách, đây là bƣớc đặc biệt quan trọng. Hoạch
định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng đƣợc chính sách tốt, là tiền
đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngƣợc lại,
hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả
thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những
tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hƣởng lâu dài, liên quan tới
21
nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong quá trình thực thi chính sách tạo việc làm
cho ngƣời lao động. Trong việc hoạch định chính sách công cần phải có sự
tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hƣởng tới quá trình thực
hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách và từ đó làm căn cứ để
lựa chọn phƣơng án chính sách phù hợp với thực tế. Muốn thực thi chính sách
hiệu quả cần thiết phải hoàn thiện việc hoạch định chính sách của Nhà nƣớc.
Ba là, trình độ phát triển kinh tế xã hội: Nền kinh tế có ổn định, phát
triển bền vững, thu nhập bình quân đầu ngƣời và trình độ học vấn của dân cƣ
có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai
chính sách tạo việc làm. Đi kèm đó, việc nhận biết các điều kiện về trình độ
phát triển kinh tế cùng nhiều phong tục, tập quán của đời sống dân cƣ trên
địa bàn sẽ giúp hạn chế những đặc tính có thể gây cản trở cho quá trình chính
sách,đồng thời phát huy tối đa những đặc tính phù hợp với quá trình thực hiện
chính sách.
Bốn là, năng lực của cơ quan và cán bộ thực thi chính sách. Chất lƣợng
của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi hoạt
động, sự vận hành của chính sách. Thực tế đã cho thấy, ở cơ quan, đơn vị
hoặc địa phƣơng nào có đội ngũ cán bộ, công chức làm việc năng nổ, tận tụy,
có trách nhiệm từ cấp trên đến cấp dƣới thì hiệu suất thực thi chính sách
thƣờng đạt cao. Ngƣợc lại, nếu còn tồn tại ngƣời thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ
chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, thậm chí, lợi dụng chức vụ, vị
trí công tác để tƣ lợi thì sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lành mạnh
về mọi mặt của chính sách.
1.1.3.2. Nhóm yếu tố bên ngoài
Một là, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong những năm qua, hoạt động
đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ đã đạt nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy
sản xuất, xuất khẩu, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ
22
tầng, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, tạo ra năng lực sản xuất
mới cho nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tạo việc
làm đã đề ra. Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ thời gian qua hiệu quả chƣa cao,
chƣa tạo đƣợc động lực cần thiết thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và ổn định kinh
tế vĩ mô; Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do một số rào cản xuất phát từ thể
chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế, các yếu tố đầu vào của sản
xuất và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ đã làm ảnh hƣởng đến
việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ, gây khó khăn trong việc thực thi một số nội
dung của chính sách tạo việc làm.
Hai là, sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời dân. Hồ Chí Minh đã nói: “Dễ
mƣời lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Các cơ
quan Nhà nƣớc chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi
chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là đối tƣợng thực hiện chính sách.
Nhân dân vừa là ngƣời trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách
lại vừa trực tiếp thụ hƣởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Vì vậy, một
chính sách đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp
thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, đƣợc nhân dân ủng hộ.
Ngƣợc lại, một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù
hợp với điều kiện, trình độ hiện có của dân sẽ bị tẩy chay hoặc bỏ rơi, không
đƣợc thực hiện.
Ba là, sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên. Việc thực thi chính sách
đƣợc triển khai từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Việc triển khai các hoạt động
của chính sách ở cấp huyện khi đƣợc sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp trên
về các điều kiện hỗ trợ chính sách nhƣ nhân lực và tài chính trở thành động
lực thúc đẩy chính sách thành công. Đồng thời, với sự theo dõi, giám sát của
nhà lãnh đạo cấp trên đối với việc triển khai sẽ kịp thời ban hành các quyết
23
định hỗ trợ kịp thời cho chính sách, góp phần giảm bớt các sai lầm và đẩy lùi
khó khăn.
Bốn là, ảnh hƣởng của việc cung cấp thông tin quản lý kịp thời. Trong
quản lý, thông tin đƣợc coi là chất liệu của đầu vào, là yếu tố quyết định đến
chất lƣợng sản phẩm của quản lý. Còn trong quá trình thực thi chính sách
thông tin không chỉ là chất liệu mà còn là dẫn liệu trong toàn bộ quá trình đến
kết quả của chính sách. Không có thông tin và thông tin không chính xác thì
không thể tạo nên bất kỳ kết quả nào của chính sách. Chúng ta có thấy đƣợc
vai trò quan trọng của thông tin qua nhận định của V.I.Lê-nin: “Không có
thông tin thì không có thắng lợi trong bất kỳ lĩnh vực nào, cả khoa học, kĩ
thuật và sản xuất”.
1.1.4. Đặc trưng của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Có thể thấy xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển thì việc thu hồi đất
sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị là cần
thiết và đúng đắn, nhằm phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, đối với ngƣời lao động
bị thu hồi đất nông nghiệp thƣờng là ngƣời nông dân đang tiến hành canh tác
trên đất bị thu hồi do vậy họ chịu những tác động không hề nhỏ đến việc làm
và đời sống. Việc quan tâm đến những đặc trƣng của họ để từ đó có những
hoạt động triển khai chính sách là việc cấp thiết. Vì vậy, ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp thƣờng mang những nét đặc trƣng sau:
Thứ nhất, đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, ngƣời lao động
gắn bó với canh tác nông nghiệp qua nhiều thế hệ.Ở Việt Nam, xuất phát
điểm của quá trình CNH-HĐH đất nƣớc là một nƣớc có nền kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất lƣơng thực bảo đảm cho sự sinh tồn
của dân cƣ. Vì vậy, nhiều thế hệ ngƣời nông dân cha truyền con nối, gắn bó
với đất nông nghiệp một cách sâu sắc. Quy mô việc làm cho đến nay vẫn chủ
24
yếu là quy mô làm việc manh mún, theo từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình chỉ
giải quyết đƣợc việc làm cho ba đến bốn lao động theo mùa vụ. Phân công lao
động khu vực nông nghiệp kém phát triển điều này tạo ra áp lực buộc ngƣời
dân phải sống dựa vào đất nông nghiệp – con đƣờng cơ bản để duy trì sự
sống.
Thứ hai, phần lớn ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chƣa đƣợc
đào tạo chuyên môn. Với tƣ duy làm nông nghiệp đơn giản “con trâu đi trƣớc
cái cày theo sau” nên ngƣời nông dân ít có sự học hỏi một cách bài bản đối
với các hoạt động sản xuất. Lao động của nông dân vẫn mang tính chất là lao
động giản đơn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu gắn với tự nhiên, chịu sự
tác động của tự nhiên, đất đai là yếu tố chính, giữ vai trò quyết định đến sản
xuất nông nghiệp. Mặc dù có hàng ngàn năm canh tác lúa nƣớc nhƣng cho
đến nay mọi công cụ lao động phục vụ cho sản xuất vẫn chỉ là các dụng cụ
cầm tay thô sơ. Trong các khâu của ngành trồng trọt ngƣời nông dân vẫn tiến
hành bằng các phƣơng pháp thủ công. Mặc dù có sự cơ giới hoá một số khâu
nhƣ dùng máy cày, máy gặt đập liên hợp nhƣng không mang lại hiệu quả do
tình trạng sản xuất manh mún còn phổ biến, đồng thời thiếu lực lƣợng thợ bảo
dƣỡng, sửa chữa khi hỏng hóc và các thiết bị, chi tiết, phụ tùng thay thế để
duy trì hệ thống máy.
Thứ ba, thu nhập thấp khiến đời sống của ngƣời lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp gặp khó khăn.
Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đa số phụ thuộc trực tiếp
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa, ngô, hoa màu… Phần lớn
thu nhập thƣờng bấp bênh dựa trên sản lƣợng và giá cả của nông sản trong
từng mùa vụ. Giá cả nông sản không ổn định,thƣờng thì các năm đƣợc mùa
nông sản thì giá lạigiảm, cùng với đó môi trƣờng sinh thái biến đổi, nhiều
25
thiên tai xảy ra ảnh hƣởng trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi khiến thu
nhập của ngƣời nông dân thấp, ít có sự tăng trƣởng.
Thứ tƣ, trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật còn hạn chế.
Công việc đồng áng hàng ngày, đồng thời cùng sinh hoạt trong dòng
họ, làng xã làm cho cuộc sống của ngƣời nông dân yêu thƣơng, đùm bọc
trong giới hạn của luỹ tre làng. Sống lâu trong lệ làng cùng tâm lý “lão nông
tri điền, phép vua thua lệ làng”, trong sản xuất không có kỷ luật lao động
nghiêm ngặt nên họ cũng ít hoặc thƣờng không quan tâm đến chính sách,
pháp luật. Đồng thời, họ cũng ít có cơ hội tiếp xúc với sự thay đổi liên tục của
các văn bản pháp luật, từ đó càng gây hạn chế hơn đối với sự hiểu biết về
pháp luật.
1.2. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về thực thi chính sách tạo việc
làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng
Huyện Thuỷ Nguyên ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, là huyện có nền
nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo, làm nông nghiệp tới hơn 80%. Tuy nhiên,
trƣớc yêu cầu phát triểnviệc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ các dự án
công nghiệp trên địa bàn đã khiến tỉ lệ thiếu việc làm của ngƣời nông dân
tăng cao. Để giảm sức ép lao động, việc làm, huyện Thuỷ Nguyên tập trung
cao cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh
tế nông thôn, khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề
mới…Hàng năm tạo ra lƣợng việc làm mới cho trên một nghìn lao động ở
nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp.
Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện luôn xác định tạo việc làm cho ngƣời
lao động nông thôn, đặc biệt là ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là
một chƣơng trình cấp bách, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống
chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân,
26
Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã
tích cực tuyên truyền các nội dung của chính sách tạo việc làm tới ngƣời lao
động, vận động và hƣớng dẫn họ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh
để tạo việc làm.
Tập trung phát triển nhiều mô hình tạo việc làm ở các lĩnh vực,cụ thể
nhƣ vận động lập trang trại, thuê mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản dọc hệ
thống các sông trên địa bàn huyện. Đi cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động
khuyến nông, khuyến ngƣ, tăng cƣờng chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn
luyện kỹ thuật bồi dƣỡng bổ túc nghề.
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Trên địa bàn huyện Yên Phong, Bắc Ninh tập trung khu công nghiệp
Yên Phong I với diện tích 665,2 ha và cụm công nghiệp Đông Thọ với diện
tích 48,76 ha, đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của huyện. Song
cũng đặt ra những thách thức lớn về việc làm do trong quá trình hình thành
các công nghiệp dẫn đến thu hồi đất của ngƣời lao động.
Để giải quyết vấn đề trên, huyện Yên Phong đã đặt ra mục tiêu trong
giai đoạn 2011 - 2016 là mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 3 nghìn lao động.
Dự kiến trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho trên 15 nghìn lao động. Thực hiện
các mục tiêu trên, Yên Phong đã đƣa ra một số biện pháp cơ bản:
Chủ trƣơng xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề nhằm tạo việc làm
ngay từ sau khi duyệt quy hoạch các khu công nghiệp. UBND các cấp trực
tiếp tham khảo ý kiến của các hộ nông dân bị tác động từ đó xây dựng kế
hoạch dƣới sự thông qua của HĐND cùng cấp xây dựng. Việc đền bù và thu
hồi đất chỉ đƣợc thực hiện khi có kế hoạch chuyển đổi nghề và tạo việc làm
đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tạo việc làm thông qua chƣơng trình phát triển công nghiệp. Huyện có
văn bản quy định đối với các doanh nghiệp đƣợc giao đất tại các khu công
27
nghiệp trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời có thông
báo công khai về nhu cầu tuyển dụng tại bảng thông tincủa khu công nghiệp,
tạo điều kiện cho ngƣời lao động dễ dàng tiếp cận thông tin về tuyển dụng
việc làm của doanh nghiệp.
Huyện chủ động thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm để hỗ
trợ tài chính một cách kịp thời cho ngƣời lao động học nghề. Tổng mức kinh phí
hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm đối với nông dân bị thu hồi đất giai đoạn
từ 2011-2015 đƣợc tỉnh Bắc Ninh phê duyệt cho Yên Phong là 2,4 tỷ đồng.
Ngoài mức hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề sau khi thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp, huyện còn hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho nông dân. Mức hỗ trợ tính theo
số học viên thực tế tốt nghiệp khoá học, với quy định tối đa không quá
300.000đ/ngƣời/thángvà không quá 1.500.000đ/ngƣời/khoá học. Tuy nhiên với
mức hỗ trợ này đƣợc đánh giá là thấp, trên thực tế không thể nào đào tạo những
nghề mà doanh nghiệp cần nhƣ nghề hàn, nghề điện, nghề sửa chữa ô tô.
Với lao động dƣới 35 tuổi, đƣợc đào tạo nghề hoàn toàn mới để cung cấp
cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. HĐND huyện phê duyệt kế hoạch đào
tạo nghề có địa chỉ, sau khi ngƣời lao động đƣợc tiếp nhận, học nghề. Kết thúc
khoá học học viên có năng lực sẽ đƣợc trực tiếp các doanh nghiệp tiếp nhận theo
đơn đặt hàng với UBND huyện. Mô hình kết hợp giữa UBND huyện, ngƣời lao
động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với việc xác định nhu cầu tuyển dụng, yêu
cầu về nghề nghiệp trên cơ sở cam kết tuyển dụng của doanh nghiệp đã tạo ra
chính sách đào tạo nghề hiệu quả, đảm bảo ngƣời lao động có khả năng làm việc
đồng thời đúng thời gian, nhu cầu tuyển dụng.
Trƣớc tác động của chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc
làm trên địa bàn huyện Yên Phong tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 37%
năm 2010 lên 45% năm 2014.
28
1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Trên cơ sở các văn bản quy định về tạo việc làm của Chính phủ và
thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã tổ chức thực hiện khá thành công một
số nội dung tạo việc làm cho đối tƣợng ngƣời lao động vùng thu hồi đất nông
nghiệp. UBND huyện thành lập Ban điều hành Đề án Hỗ trợ ngƣời lao động
bị thu hồi đất học nghề và tạo việc làm để triển khai các nội dung chính sách.
Huyện phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộihỗ trợ cho ngƣời lao
động thuộc diện bị thu hồi đất vay vốn để sản xuất kinh doanh, tự tạo việc
làm. Đồng thời, sau khi vay vốn ngƣời lao động đƣợc hỗ trợ không mất lãi
suất trong 5 năm đầu tiên để yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Ban điều hành Đề án tiến hành thu thập và xử lý thông tin về việc làm
và phối hợp với Phòng Chính sách lao động việc làm của Sở Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội Thành phố Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc
làm. Đặc biệt thành lập đƣợc các điểm tƣ vấn nghề và việc làm cho ngƣời lao
động ngay tại cơ sở. Từ năm 2010 đến nay, huyện Hoài Đức thƣờng niên tổ
chức các phiên giao dịch việc làm tại Nhà văn hoáhuyện. Các phiên giao dịch
đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đóng trên địa bàn với hàng nghìn lƣợt
ngƣời lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Trong phiên giao dịch đầu tiên
đạt kết quả phỏng vấn 1.745 lƣợt, tuyển dụng trực tiếp đƣợc 683 lao động và
453 lao động đƣợc hẹn phỏng vấn lần hai.
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm thực thi chính sách tạo việc làm
cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đối với huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về thực thi chính sách tạo việc làm
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể rút ra đƣợc một số bài học
về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất ở huyện Đông Anh nhƣ sau:
Thứ nhất, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm
cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Từ đó, các địa phƣơng có sự
29
triển khai phù hợp với điều kiện tại địa bàn, nhằm phát huy hiệu quả các giải
pháp chính sách, tạo đƣợc việc làm, ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động
sau thu hồi đất nông nghiệp.
Thứ hai, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng.
Chính sách này chính là cầu nối tạo cơ hội cho ngƣời lao động chuyển sang
làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn. Hơn nữa,
thông qua việc hỗ trợ đã giúp cho ngƣời nông dân đƣợc học nghề, góp phần
nâng cao đƣợc tay nghề và cải thiện tác phong lao động. Ngoài ra, họ có cơ
hội đƣợc tiếp cận các phƣơng tiện khoa học công nghệ hiện đại, giúp giảm bớt
sức lao động nhƣng lại nâng cao năng suất công việc.
Thứ ba, khi thực hiện chính sách tạo làm tiến hành thực hiện đồng bộ
các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề nhƣ chính sách chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển
làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Từ đó đa dạng hoá
các hình thức tạo việc làm, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một
cách toàn diện, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi giúp
tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn. Đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực trong
nƣớc, mở rộng hợp tác quốc tế để kí kết các hợp đồng xuất khẩu lao động, mở
ra cơ hội cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc làm việc ở các
thị trƣờng lao động nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Maylaysia.
Thứ tƣ, chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động là chính sách đầu
tƣ cho phát triển con ngƣời cả trong ngắn hạn và tƣơng lai. Đặc biệt tạo việc
làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp càng có vai trò quan trọng,
không những giúp ổn định cuộc sống về vật chất mà còn giúp họ ổn định tâm
lýsau khi họ không còn tƣ liệu sản xuất đặc biệt,vì vậy chính sách việc làm tại
khu vực nông thôn cần đƣợc xây dựng phù hợp với chiến lƣợc; đón đầu các
30
ngành nghề sẽ đƣợc phát triển tại địa phƣơng, có nhƣ vậy ngƣời lao động
mới thực sự có việc làm và yên tâm lao động phát triển kinh tế, nâng cao đời
sống.
Thứ năm, trách nhiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động bị thu hồi đất không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vì vậy việc
xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các chủ thể khác nhƣ các doanh nghiệp,
nhà đầu tƣ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và ngƣời lao động
là hoàn toàn cần thiết. Cụ thể, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
thành viên đối với việc tuyên truyền, vận động ngƣời lao động bị mất đất
nông nghiệp tích cực tham gia thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng với
sự thành công của chính sách.
Ở mỗi địa phƣơng với các điều kiện riêng về tự nhiên, kinh tế, xã hội
thì các giải pháp về tạo việc làm lại mang đặc trƣng riêng, phù hợp với tiềm
năng và phát huy các lợi thế. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung hiện
nay, huyện Đông Anh cần tham khảo, vận dụng linh hoạt những bài học
kinhnghiệm đƣợc rút ra ở các địa phƣơng để có thể vận dụng, nhằm tạo ra
nhiều việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn.
31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh
2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ
đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2
). Đông Anh có ranh
giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông,
đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh
với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa
32
Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông
Anh đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Phía Nam giáp quận Từ Liêm Bắc, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà
Nội.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà
Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức, Thạch
Thất, Ứng Hòa.
Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc
sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến
lƣợc trong định hƣớng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới.
2.1.1.2 . Điều kiện tự nhiên
a, Đặc điểm địa hình
Địa hình của Đông Anh tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo
hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
Các xã có địa hình cao (đất vàn và vàn cao) nằm ở phía Tây Bắc của
huyện (giáp với huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) nhƣ Bắc Hồng, Nam
Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn. Cốt đất cao nhất huyện là +14m, tại khu vực
xã Nguyên Khê và một phần xã Xuân Nộn. Tỷ lệ diện tích đất cao chiếm
13,4%, tỷ lệ diện tích đất vàn chiếm 56,2% tổng diện tích toàn huyện.
Các xã có địa hình tƣơng đối thấp (trũng) nằm ở phía Đông Nam của
huyện (giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Bắc Ninh)nhƣ Mai Lâm, Cổ Loa, Dục
Tú, Liên Hà, Vân Hà. Cốt đất thấp nhất huyện là +3,5m, tại khu vực lòng
33
sông Thiếp và một số xã kể trên. Tỷ lệ diện tích đất trũng chiếm 30,4% diện
tích toàn huyện.
Trên địa bàn huyện, địa hình đất cao thấp chênh lệch nhau khá lớn,
nên hình thành một câu cổ ngữ lạ nói lên tác động trực tiếp của đặc điểm địa
hình “Quậy ủ Chủ tƣơi/Quậy cƣời Chủ khóc”. Có nghĩa là: Gặp lúc lụt lội,
vùng trũng (Quậy) khổ, thì vùng cao (Chủ) đỡ hơn. Nhƣng khi khô hạn thì
vùng cao (Chủ) khổ, còn vùng trũng (Quậy) lại mát mặt.
Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển
nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng
chuyên canh sản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất
vàn trồng rau, hoa; vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
Địa hình của huyện Đông Anh tƣơng đối bằng phẳng nhƣng cũng khá
đa dạng, rất phù hợp đối với việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội huyện
trong những năm tới. Toàn địa bàn huyện phù hợp với việc phát triển thảm
xanh thiên nhiên, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, công nghiệp, đô
thị. Đối với từng khu vực thì khu vực phía Đông và Đông Nam của huyện có
thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái; khu vực Tây Nam và Đông Bắc
của huyện có thể phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn; khu
vực phía Tây, Tây Bắc và trung tâm huyện có thể phát triển đô thị với tỷ lệ
diện tích đất xanh lớn, cùng với vùng nông nghiệp của huyện tạo nên vành đai
xanh cho khu vực nội thành Hà Nội hiện nay, hƣớng đến sự phát triển đô thị
bền vững và hài hòa với môi trƣờng thiên nhiên.
b, Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế
độ khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng
từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mƣa, khí hậu ẩm ƣớt.
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô
34
lạnh và thời kỳ sau lạnh nhƣng độ ẩm cao do mƣa phùn. Giữa hai mùa có tính
chất tƣơng phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa
phong phú: xuân, hạ, thu, đông.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh khoảng 250
C, nhiệt độ
tuyệt đối cao khoảng 400
C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70
C. Hai tháng nóng
nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
khoảng 300
C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình
của tháng thấp nhất khoảng 180
C.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mƣa trong năm
tƣơng đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lƣợng mƣa trung bình hàng năm
khoảng 1.300-1.600mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85%
lƣợng mƣa của cả năm (thời gian này còn gọi là mùa mƣa). Thƣờng tháng 7,
tháng 8 hàng năm có lƣợng mƣa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250-
350mm. Cũng trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ
phía Đông (xuất phát ngoài biển) đổ vào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực
lớn nhất 120kg/m2
.
Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu nhƣ
không có mƣa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mƣa phùn,
khí hậu ẩm ƣớt.Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%,
mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-
87%.
Nhìn chung, thời tiết của Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp, nhất là các loại cây lƣơng thực, rau, cây ăn quả, hoa. Song, điều
kiện thời tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, nhƣ các đợt giông
bão mùa hè và gió mùa Đông Bắc mùa đông hay tính hai mặt của mƣa phùn
mùa xuân, vừa thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, nhƣng đồng thời
cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.Bão lụt, mƣa phùn, gió mùa
35
Đông Bắc cũng là những điều kiện thời tiết gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt
và đời sống của nhân dân.
c, Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
Tài nguyên lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là đất đai với quỹ
đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị hiện còn rất lớn.
Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô
Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn
địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có
thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào
loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.
Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông
nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu
(chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành
cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm
khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng
46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất
chuyên dùng (21,8%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4
ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.
 Tài nguyên nước
- Nước mặt: nƣớc mặt đƣợc tạo nên do mƣa và đƣợc tích trữ tại các sông,
hồ trên địa bàn.
Lƣợng mƣa trung bình cả năm khoảng 1.600-1.800mm, trong đó 85%
tập trung vào mùa mƣa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10. Mƣa phùn về cuối
đông và trong mùa xuân ít có ý nghĩa về cung cấp nƣớc nhƣng có ý nghĩa làm
tăng độ ẩm của đất và không khí. Mực nƣớc cao nhất ở mùa mƣa lên cốt +11
trong vòng 3 ngày, tuy nhiên do khả năng thoát nƣớc tự nhiên khá tốt nên ít
36
xảy ra úng ngập trên toàn địa bàn huyện, chỉ có hiện tƣợng úng ngập cục bộ
một số điểm tại các xã vùng trũng phía Đông Nam. Mƣa tạo nên nguồn nƣớc
mặt tích tụ tại các sông, hồ, đầm trên địa bàn huyện, gồm:
+ Sông Hồng chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Từ Liêm
và quận Tây Hồ, đoạn chảy qua Đông Anh dài 15km. Sông Hồng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng với Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng.
+ Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chạy theo ranh giới giữa
Đông Anh với huyện Gia Lâm, đoạn chạy qua Đông Anh dài 8,5km từ xã
Xuân Canh đến xã Mai Lâm.
Sông Hồng và sông Đuống là hai con sông cung cấp nƣớc cho sản xuất
nông nghiệp của huyện, đồng thời tạo thành dải đất phù sa bãi sông đƣợc bồi
đắp hàng năm khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên,
đây là hai con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, vào mùa mƣa mực nƣớc
sông rất thất thƣờng, dễ gây lụt lội ảnh hƣởng đến mùa màng; gây xói lở ảnh
hƣởng đến đời sống của ngƣời dân ở khu vực bãi sông. Vì thế, bên cạnh việc
khai thác các điều kiện thuận lợi do các con sông này đem lại cũng phải chú ý
củng cố đê điều, khắc phục tác động bất lợi của chúng.
+ Sông Cà Lồ chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn,
đoạn chảy qua Đông Anh dài 9km, có lƣu lƣợng nƣớc lớn và khá ổn định.
Đây không phải là con sông cung cấp lƣợng phù sa lớn, nhƣng là nguồn cung
cấp nƣớc tƣới chủ yếu cho một số xã phía Bắc huyện Đông Anh.
+ Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện
Mê Linh) chảy qua địa phận 10 xã của huyện Đông Anh và đổ ra sông Ngũ
Huyện Khê.
+ Đầm Vân Trì: là một đầm lớn, diện tích 130ha, mực nƣớc trung bình
6m, cao nhất 8,5m và thấp nhất 5m, đƣợc nối thông với sông Thiếp. Ngoài hệ
37
thống sông, đầm Vân Trì có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn
nƣớc mặt trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Nước ngầm: Nƣớc ngầm trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu từ độ sâu
20m; tuy nhiên nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 94 m. Nƣớc
ngầm có hàm lƣợng sắt từ 7 đến 11mg/lít. Nƣớc ngầm có ý nghĩa quan trọng
trong việc cung cấp nƣớc cho sản xuất, đặc biệt cho đời sống của ngƣời dân.
Nƣớc ngầm ở Đông Anh có chất lƣợng tốt, trữ lƣợng cao, đồng thời luôn
đƣợc bổ sung, cung cấp từ nguồn nƣớc giàu có của sông Hồng.
Có thể nói, nƣớc ngầm là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá
và quan trọng của huyện Đông Anh phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân trên địa bàn huyện trong tƣơng lai.
 Tài nguyên du lịch, nhân văn
Đông Anh là một trong những chiếc nôi của văn hiến Thăng Long - Hà
Nội, rất giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Đông Anh có tài nguyên du
lịch phong phú, độc đáo, giá trị, gồm các danh thắng; di tích lịch sử; các lễ hội
truyền thống; các loại hình nghệ thuật dân gian…
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì
lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn hai
thiên niên kỷ. Cổ Loa là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (là thủ
đô thời các vua Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ).
Ngoài Cổ Loa, trên địa bàn Đông Anh còn có nhiều di tích lịch sử, văn
hoá nổi tiếng khác nhƣ Đền Sái, địa đạo Nam Hồng...
Đông Anh cũng có những khu vực có cảnh quan thuận lợi để phát triển
du lịch, nhƣ đầm Vân Trì, cảnh vật ven sông Cà Lồ...
Trên địa bàn huyện Đông Anh hàng năm có rất nhiều lễ hội truyền
thống, trong đó có những lễ hội lớn, có tiềm năng khai thác du lịch nhƣ: Hội
38
đền An Dƣơng Vƣơng (hay còn gọi là Hội Cổ Loa); Hội rƣớc vua giả Đền Sái
(xã Thuỵ Lâm); Hội làng Dục Tú (xã Dục Tú); Hội làng Xuân Nộn (xã Xuân
Nộn); Hội bà Máy hay còn gọi là lễ hội Giỗ (xã Liên Hà); Hội làng Cổ Dƣơng
(xã Tiên Dƣơng); Hội làng Quan Âm (xã Bắc Hồng); Hội làng Đƣờng Yên
(xã Xuân Nộn); Hội làng Sơn Du; Hội làng Xuân Trạch (xã Xuân Canh); Hội
làng Quậy; Hội làng Phúc Hậu (xã Dục Tú); Hội làng Thụy Hà (xã Bắc
Hồng).
Đông Anh cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc
sắc nhƣ chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà, bún Mạch Tràng...Tới Đông Anh,
du khách có thể tham quan các làng nghề truyền thống và thƣởng thức các
món ăn tiêu biểu, riêng có của mảnh đất lịch sử này.
2.1.2. Về điều kiện kinh tế
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế không tính liên doanh trên địa bàn
năm 2015 tăng 1,48 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt
8,3%. Giá trị gia tăng các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng 1,45 lần so
với năm 2011, tốc độ
tăng trƣởng bình quân 7,8%. Thu nhập đầu ngƣời khu vực nông thôn năm
2015 ƣớc đạt 32 triệu đồng/ngƣời/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành Thƣơng
mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Nông nghiệp.
Ngành Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 14,46%, tăng 3,63%; Công nghiệp - Xây
dựng chiếm 81,58% giảm 2,42%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 3,96%, giảm
1,19%, trong đó:
- Thƣơng mại, dịch vụ phát triển và tăng trƣởng khá, cơ bản đáp ứng đƣợc
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt
11,5%. Hệthống chợ, trung tâm thƣơng mại đã đƣợc quy hoạch; tập trung chỉ
đạo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo
39
phƣơng thức xã hội hóa, đã chuyển đổi đƣợc 17 chợ đƣa vào hoạt động có
hiệu quả. Hoạt động dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông, tín dụng ngân
hàng... phát triển mạnh. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng, ngăn
chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hoạt động sản xuất và kinh doanh trái
pháp luật.
- Ngành Công nghiệp-Xây dựng: Chịu nhiều tác động của suy giảm kinh tế và
khủng hoảng tài chính, song ngành Công nghiệp - Xây dựng trên địa bàn
huyện vẫn có mức tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn
2010–2015,trong 5 năm đạt 8,3%. Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu đã phát huy
hiệu quả. Đặc biệt giá trị sản xuất khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng khá,
gấp 1,5 lần so với năm 2010. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề
hoạt động có hiệu quả, sản phẩm đƣợc tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng.
- Ngành Nông nghiệp: Mặc dù giảm về tỷ trọng nhƣng đƣợc phát triển theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch,
sinh thái và đô thị có giá trị kinh tế cao. Các chƣơng trình hỗ trợ ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất thực hiện có hiệu quả nhƣ:
giống, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tƣ hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, phát triển, mở rộng các vùng sản xuất
chuyên canh; mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đa
dạng các loại vật nuôi không ngừng tăng lên(có 3 mô hình chăn nuôi, 03 mô
hình rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGap, đƣợc Thành phố đánh giá là một
trong những huyện đứng đầu công tác phát triển chăn nuôi. Tỷ trọng ngành
trồng trọt giảm từ 45,48% năm 2010 xuống còn 40,64% năm 2015; ngành
chăn nuôi tăng từ 54, 52% năm 2010 lên 59,36% năm 2015.
Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc huyện trung bình hàng năm đạt 1.789 tỷ
đồng; tổng chi ngân sách huyện trung bình mỗi năm đạt 1.730 tỷ đồng.
40
Thu tiền sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất đất trung bình hàng
năm đạt 371,6 tỷ đồng.
2.1.3. Về dân số - lao động
a. Dân số:
Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2015 khoảng
35,05 vạn ngƣời, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội. Mật độ dân số
năm 2015 là 1,924 ngƣời/1.000m2 (1.924 ngƣời/km2). Đông Anh là huyện có
dân số lớn thứ nhất trong các huyện ngoại thành và có số dân đứng thứ hai
trong các quận/huyện của Hà Nội (sau quận Đống Đa).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015
(khoảng 1,4-1,5%/năm) cao hơn so với giai đoạn 2006 -2010 trƣớc đó
(khoảng 1,2-1,3%/năm). Đông Anh hiện có khoảng 65.000 phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ có chồng (từ 18-49 tuổi). Trung bình có 6.000 trẻ em đƣợc sinh ra
mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015. Số trẻ em từ 16 tuổi trở xuống (những
ngƣời sống phụ thuộc) của huyện Đông Anh chiếm khoảng 30% dân số toàn
huyện.
Có thể nói, quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể trong quá trình
phát triển của huyện Đông Anh. Nhƣng trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh
và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hƣớng tăng, tỷ lệ sinh con thứ ba khá
cao. Nếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không đƣợc kiểm soát thì sẽ lại gây trở
ngại lớn cho quá trình phát triển của huyện. Vì thế, việc kiểm soát tốc độ tăng
dân số tự nhiên cần là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
b. Lao động:
- Về số lượng:
Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân.
Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm nhẹ. Điều này đƣợc lý giải bởi mức
tăng dân số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những ngƣời
41
chƣa đến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số. Nguồn lao động đông
đảo chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh những năm tới đây.
Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số
nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015. Về cơ
bản, Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn thời gian qua.
Bảng 2.1.3: Tình hình nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai
đoạn 2011-2015
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số nguồn lao
động
171.389 183.652 191.700 198.623 200.100
Tỷ lệ nguồn l/động/
số dân
57,70% 59,02% 58,90% 58,82% 58,24%
Phân bổ lao động theo các khu vực
Lao động nông
nghiệp
111.286 114.613 116.300 117.628 118.000
Tỷ lệ LĐNN/Tổng số
NLĐ
64,9% 62,4% 60,7% 59,2% 59,0%
Lao động công
nghiệp
52.340 53.600 55.453 57.345 58.100
42
Tỷ lệ LĐCN/Tổng số
NLĐ
30,5% 29,2% 28,9% 28,9% 29,0%
Lao động dịch vụ 7.763 15.439 19.947 23.560 24.000
Tỷ lệ LĐDV/Tổng số
NLĐ
4,6% 8,4% 10,4% 11,9% 12,0%
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đông Anh
Bên cạnh số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện
Đông Anh đang đƣợc cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.
- Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển
dịch tích cực trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong
tổng số lao động giảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp đƣợc duy trì và tỷ lệ
lao động dịch vụ tăng nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với quá
trình đô thị hóa trên địa bàn huyện. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2011 xuống 59%
năm 2015.
+ Tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%.
+ Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,6% năm 2011 lên 12% năm 2015.
Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ
lao động nông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phƣơng án và
các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ
đơn thuần là sự giảm số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong
quá trình đô thị hóa.
- Về chất lượng: Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định vị trí,
vai trò của nguồn lực này đối với sự phát triển. Việc khẳng định nguồn nhân
lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông
43
Anh tới đây có cơ sở ở chỗ chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện đang ngày
càng đƣợc nâng cao.
Số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm dần
trong khi số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên
nghiệp tăng lên. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - hầu hết là lao
động quản lý trong các doanh nghiệp và cán bộ trong các cơ quan, tổ chức
trên địa bàn - cũng tăng nhanh. Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, sự gia tăng số lao động có trình độ chuyên môn
cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đông Anh hiện còn
thấp, chƣa tới 50%. Nhìn chung, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa theo kịp để
đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển toàn diện, bền
vững kinh tế - xã hội huyện Đông Anh. Trong quá trình đô thị hoá, mỗi năm
có hàng nghìn lao động từ khu vực nông nghiệp chƣa đƣợc đào tạo, nâng cao
chất lƣợng kịp thời để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Điều này tiềm ẩn những vấn đề về đời sống và việc làm cần đƣợc quan tâm
giải quyết.
2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
từ năm 2010 đến nay
2.2.1. Quỹ đất huyện Đông Anh
Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô
Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn
địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có
thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào
loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội.
44
Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông
nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu
(chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành
cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm
khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng
46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất
chuyên dùng (21,8%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4
ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.
Bảng 2.2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh
TT Mục đích sử dụng đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Đất nông nghiệp 9.485,30 52,08
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.932,04 49,04
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.740,42 47,99
1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.822,98 42,95
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - -
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 917,44 5,04
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,62 1,05
1.2 Đất lâm nghiệp - -
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 553,26 3,04
2 Đất phi nông nghiệp 8.374,20 45,98
2.1 Đất ở 2.131,81 11,70
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.027,47 11,13
2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,34 0,57
2.2 Đất chuyên dùng 3.966,21 21,79
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp
246,46 1,35
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 94,53 0,52
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội
Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội

More Related Content

What's hot

đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trườngNăng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
 
Luận văn: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới tại Hà Nội
Luận văn: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới tại Hà NộiLuận văn: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới tại Hà Nội
Luận văn: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới tại Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOTLuận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
 
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt NamLuận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
 
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Luận văn thạc sĩ ngành luật: Quyền lập quy của Chính phủ, HOT
Luận văn thạc sĩ ngành luật: Quyền lập quy của Chính phủ, HOTLuận văn thạc sĩ ngành luật: Quyền lập quy của Chính phủ, HOT
Luận văn thạc sĩ ngành luật: Quyền lập quy của Chính phủ, HOT
 
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệpĐề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
Đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sỡ hữu công nghiệp
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả, HOT
 
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOTXâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, HAY
 
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
Trách nhiệm pháp lý Công chứng viên trong giao dịch về quyền sử dụng đất
Trách nhiệm pháp lý Công chứng viên trong giao dịch về quyền sử dụng đấtTrách nhiệm pháp lý Công chứng viên trong giao dịch về quyền sử dụng đất
Trách nhiệm pháp lý Công chứng viên trong giao dịch về quyền sử dụng đất
 
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Đào tạo công chức cơ quan chuyên môn UBND tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Luận văn: Thi hành án dân sự Qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Thi hành án dân sự Qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, HAYLuận văn: Thi hành án dân sự Qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Thi hành án dân sự Qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, HAY
 
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
đáNh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần que hàn điện việ...
 
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tôĐề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Làng trẻ em, 9đ
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Làng trẻ em, 9đSự hài lòng trong công việc của người lao động tại Làng trẻ em, 9đ
Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Làng trẻ em, 9đ
 

Similar to Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội

Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...sividocz
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Bình Sơn, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOTĐề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Cơ Chế Pháp Lý Về Bảo Hộ Công Dân Ở Việt Nam, HOT.docx
Cơ Chế Pháp Lý Về Bảo Hộ Công Dân Ở Việt Nam, HOT.docxCơ Chế Pháp Lý Về Bảo Hộ Công Dân Ở Việt Nam, HOT.docx
Cơ Chế Pháp Lý Về Bảo Hộ Công Dân Ở Việt Nam, HOT.docx
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃITHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấpLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
 
Đề tài: Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao độngLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn...
 
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
Quy định hạn mức giao đất và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo pháp l...
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...
THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO...
 
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đThu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
Thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội theo pháp luật đất đai, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Đề tài: Tạo việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp tại Hà Nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LOAN THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LOAN THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN TUYỂN Hà Nội - 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong luận văn đƣợc đƣợc thu thập công khai, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Loan LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc Gia, Lãnh đạo Khoa sau Đại học, Lãnh đạo Khoa Hành chính học, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy những kiến thức khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của chƣơng trình cao học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Tiến sĩ Võ Văn Tuyển ngƣời Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân Huyện Đông Anh, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyện Đông Anh, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh, Chi cục thống kê huyện Đông Anh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những ngƣời thân, bạn bè đã cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, đồng thời kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự cảm thông, chia sẻ và những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô và những ngƣời quan tâm đến đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Loan
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 6 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:....................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................... 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn………..................................14 7. Kết cấu của luận văn……………………………………………..........7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP................................................................................................ 8 1.1. Một số vấn đề về cơ sở lý luận về tạo việc làm, thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp .............................. 8 1.2. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ........................................... 25 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................ 31 2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh..................... 31 2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ năm 2010 đến nay ........................................................................................ 43 2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................... 47 2.4. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nộ………….....66 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH ....................................... 70 3.1. Quan điểm của Đảng về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.................................................................................................. 70 3.2. Phƣơng hƣớng tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ........................................... 74 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.......................................................................................................... 77 KẾT LUẬN..................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo CNH Công nghiệp hóa CP Chính phủ ĐTH Đô thị hóa HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân LĐ –TB & XH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NXB Nhà xuất bản ODA Nguồn viện trợ phát triển chính thức SWOT Phƣơng pháp nghiên cứu SWOT TTg Thủ tƣớng TW Trung ƣơng TT Thông tƣ UBND Ủy ban nhân dân QĐ Quyết định FDI Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1.3 Tình hình nguồn lao động huyện Đông Anh giai đoạn 2011 - 2015 41 Bảng 2.2.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh 45 Bảng 2.2.2 Danh sách các dự án thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn từ năm 2010 đến 2016 46 Bảng 2.4.1 So sánh tỷ lệ cơ cấu việc làm trƣớc và sau khi bị thu hồi đất ở huyện Đông Anh năm 2015 64
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chủ trƣơng, chính sách thiết thực nhằm phát huy tối đa nội lực của lao động ở khu vực này. Hệ thống cơ chế, chính sách về lao động, việc làm đƣợc chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trƣờng và từng bƣớc hội nhập với thị trƣờng lao động quốc tế. Các văn bản quản lý nhà nƣớc về lao động, việc làm đƣợc bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra ời và đi vào thực tiễn đời sống nhƣ Luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về tạo việc làm ở nông thôn. Đồng thời, các chƣơng trình mục tiêu về việc làm đƣợc triển khai nhƣ: Chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chƣơng trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chƣơng trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chƣơng trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội đƣợc thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bƣớc nâng cao đời sống của ngƣời lao động , phát triển khu vực nông thôn. Huyện Đông Anh nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, với nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua huyện Đông Anh phát triển kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đồng thời đã thu hút đƣợc nhiều dự án lớn, có giá trị đầu tƣ cao, giải quyết một số lƣợng lớn về việc làm cho ngƣời lao động, từng bƣớc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Công 2 tác giải quyết việc làm luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện quan tâm. Từ năm 2010 đến nay có trên 150 dự án đƣợc triển khai thực hiện ở huyện Đông Anh với diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi là 1.700 ha, số hộ bị thu hồi đất trên 21.000 hộ, số lao động bị ảnh hƣởng do thu hồi trên 26.000 lao động. Trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục đón nhận các dự án của Trung ƣơng và Thành phố. Thực tế hiện nay, việc chuyển quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời lao động bị thu hồi đất.Chính vì vậy, lực lƣợng lao động trong lĩnh vực này cần đƣợc quan tâm tạo việc làm, đảm bảo đời sống của ngƣời dân, đồng thời giải quyết ổn thoả tâm lý của ngƣời lao động sau khi thu hổi đất, đây là vấn đề cấp thiết cần giải pháp thực hiện. Xuất phát từ lý do trên với mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra trên địa bàn huyện Đông Anh nên tác giả chọn đề tài: “Thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tạo việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề mang tính thiết thực và bức thiết ở nƣớc ta hiện nay,do vậy đã có nhiều công trình của nhiều tác giả trong nƣớc nghiên cứu và công bố. Năm 1997, hai tác giả Trần Hữu Chung và Nguyễn Hữu Dũng đã xuất bản cuốn sách “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia [6]. Cuốn sách đề cập đến chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH. Các tác giả đã phân tích, đƣa ra đánh giá về thực trạng việc làm nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng;
  • 6. 3 từ đó đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng thiếu việc làm ở nƣớc ta, đặc biệt ở vùng nông thôn. Đồng thời, đã khái quát các dòng di chuyển lao động trên thị trƣờng lao động, nhất là ngƣời lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra hệ thống quan điểm, giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình phát triển CNH – HĐH hiện nay. Công trình nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005) về “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”[2]. Nghiên cứu đƣợc tiến hành phân tích đánh giá thực trạng về thu nhập, đời sống việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi trên địa bàn 07 tỉnh, thành phố. Đó là Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,Bình Dƣơng, Cần Thơ, Tp Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn trong đời sống, đặc biệt là về việc làm. Trƣớc thực trạng này, nghiên cứu đã đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp đi cùng với các điều kiện giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập, ổn định đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi. Năm 2005, “Thị trƣờng lao động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động” của TS Nguyễn Hữu Dũng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội [14]. Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc các nội dung có liên quan đến lý luận về thị trƣờng lao động, mối quan hệ giữa ngƣời lao động với thị trƣờng lao động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động; thực trạng thị trƣờng lao động ở nƣớc ta, cũng nhƣ thực trạng định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động trong thời gian qua. Đƣa ra các dự báo cung cầu của thị trƣờng lao động và các định hƣớng nghề nghiệp nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động. 4 Đây là công trình nghiên cứu đƣa ra cách nhìn toàn diện về thị trƣờng lao động và định hƣớng nghề nghiệp cho ngƣời lao động của nƣớc ta. Năm 2011, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nhƣờng “Chính sách an sinh xã hội với ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)” [24]. Đề tài tập trung phân tích những nội dung lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp qua nghiên cứu tình huống ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự cần thiết phải bảo đảm an sinh xã hội trong đó có tạo việc làm cho ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất. Sử dụng mô hình SWOT đề tài tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Năm 2012, Nguyễn Đình Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Thanh Hoá” [34]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Luận văn cho thấy thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Thanh Hoá, từ đó đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ có tính khả thi trong giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ở tỉnh Thanh Hoá. Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập đến vấn đề tạo việc làm cho lực lƣợng lao động nói chung, lao động bị thu hồi mất đất nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên chƣa có công trình nào đề cập và phân tích một cách có hệ thống vấn đề thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi mất đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Do vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài luận văn này để đề cập những vấn
  • 7. 5 đề còn đang bỏ trống trên đây và đề xuất giải pháp cho vấn đề còn đang bỏ trống đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản về chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất, luận văn tiến hành đánh giá thực trạng công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo việc làm, chính sách tạo việc làm, thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay. - Đề xuất hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 6 4.1. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đồng thời, tác giả có tham khảo và so sánh với một số địa phƣơng khác. + Về thời gian: Dựa trên các tài liệu đã đƣợc công bố trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay của huyện Đông Anh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Những đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu lý luận và các phƣơng pháp phân tích, so sánh, thống kê toán học dựa trên những tƣ liệu thu thập đƣợc, so sánh và minh hoạ bằng bảng thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về Góp phần làm sáng tỏ thêm một số lý luận về thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Luận văn là sự vận dụng lý luận nghiên cứu về thực thi chính sách đối với lĩnh vực tạo việc vào một trƣờng hợp cụ thể là: ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • 8. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn đƣa ra các giải pháp, giúp cho các cơ quan chức năng làm tốt công tác thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh nói riêng, cả nƣớc nói chung. Là nguồn tƣ liệu cho cấp chính quyền huyện Đông Anh tham khảo trong quá trình thực thi chính sách của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo việc làm và thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận về tạo việc làm, thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Việc làm, ngƣời lao động, tạo việc làm  Khái niệm việc làm Có nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan điểm về khái niệm việc làm. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm và không gian khác nhau thì lại có cách hiểu không giống nhau về việc làm. Hiện nay có một số quan điểm về việc làm chủ yếu sau: Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO) thì việc làm là những hoạt động lao động đƣợc trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Theo điều 13, chƣơng 2 Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”. [31, tr42] Theo quy định này các hoạt động đƣợc xác định là việc làm bao gồm: - Tất cả các hoạt động tạo ra của cải, vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp luật cấm, đƣợc trả công dƣới dạng tiền hoặc hiện vật; - Những công việc tự bản thân làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình, cộng đồng, kể cả những việc không đƣợc trả công bằng tiền hoặc hiện vật. Khái niệm việc làm của Bộ Luật Lao động bao gồm một phạm vi rất rộng, từ những công việc chính thức đƣợc thực hiện trong nhà máy, xí nghiệp đến các hoạt động lao động hợp pháp tại khu vực phi chính thức đều đƣợc coi
  • 9. 9 là việc làm. Khái niệm này mang một ý nghĩa pháp luật – xã hội to lớn khi nó đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử lao động giữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho ngƣời lao động. Đồng thời cũng thể hiện đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền là khuyến khích mọi ngƣời tham gia làm những việc mà không bị pháp luật ngăn cấm. Trong quá trình tạo việc làm, mục tiêu cuối cùng là hƣớng tới việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý. Việc làm đầy đủ đƣợc hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể: Việc làm đầy đủ ở trạng thái mỗi ngƣời có khả năng lao động muốn làm việc thì có thể tìm đƣợc việc làm trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn. Đƣơng nhiên, để đạt tới mức độ đảm bảo việc làm đầy đủ phải có một quá trình nhất định. Quá trình ấy ngắn hay dài phụthuộc vào trình độ, hoàn cảnh khách quan và chủ quan ở mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Ở những quốc gia có điểm xuất phát càng thấp thì trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho ngƣời lao động càng khó khăn và cấp thiết. Việc làm hợp lý đƣợc hiểu là sự thỏa mãn nhu cầu làm việc cho bất kỳ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng, sở thích của họ.Việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà còn hƣớng tới việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của ngƣời lao động. Việc làm phù hợp có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội còn cao hơn so với việc làm đầy đủ. Do vậy, trong quá trình thực hiện việc làm đầy đủ, cần từng bƣớc, từng bộ phận thực hiện việc làm hợp lý. Việc làm hợp lý phản ánh sự phù hợp về mặt số lƣợng và chất lƣợng của các yếu tố con ngƣời với điều kiện vật chất của quá trình sản xuất và xã hội, sự hợp lý giữa lợi ích cá nhân ngƣời lao động và lợi ích của xã hội. 10  Ngƣời lao động Theo Điều 03 của Bộ Luật Lao động nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012: “Ngƣời lao động là ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, đƣợc trả lƣơng và chịu sự quản lý, điều hành của ngƣời sử dụng lao động” [31, tr .3]. Trên thực tế, ngoài nhóm đối tƣợng đƣợc quy định là ngƣời lao động ở trên vẫn có nhu cầu làm việc nhƣng với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn tập trung hƣớng tới đối tƣợng ngƣời lao động quy định trong Điều 03 Bộ Luật Lao động 2012 cụ thể là ngƣời lao động trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ.  Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013): “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để ngƣời lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tƣ liệu sản xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trƣờng” [5, tr.377] Việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố sức lao động và tƣ liệu sản xuất bao gồm cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Để tạo ra việc làm thực sự còn cần có môi trƣờng thuận lợi cho sự kết hợp của hai yếu tố trên. Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể đƣợc hiểu trên một số khía cạnh sau: Một là, tạo ra số lƣợng và chất lƣợng tƣ liệu sản xuất. Số lƣợng và chất lƣợng của tƣ liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tƣ và tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tƣ liệu sản xuất đó. Hai là, tạo ra số lƣợng và chất lƣợng sức lao động. Số lƣợng lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự
  • 10. 11 di chuyển của lao động. Chất lƣợng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục đào tạo và sự phát triển của y tế, thể thao và các yếu tố khác. Ba là, hình thành môi trƣờng cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tƣ liệu sản xuất. Nó bao gồm các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tƣ… Trên thị trƣờng việc làm chỉ hình thành khi ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi. Do vậy tạo việc làm cần đƣợc xem xét cả phía ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và cả vai trò của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là là tổng thể các biện pháp, các chính sách kinh tế - xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo điều kiện để người lao động sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp có thể có việc làm. 1.1.1.2. Khái niệm và nội dung chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp  Khái niệm chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Đến nay, khái niệm chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệpvẫn chƣa đƣợc chuẩn hóa, chƣa có một nhà khoa học hay tổ chức lý luận nào đƣa ra khái niệm chuẩn mực. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được hiểu là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu về tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp. 12 Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Ở nƣớc ta, quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách tạo việc làm. Điều 13, Bộ Luật Lao động khẳng định: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và của toàn xã hội” [31, tr67]. Theo số liệu mà Tổng cục thống kê công bố, dân số trung bình nƣớc ta năm 2016 ƣớc tính là 93 triệu ngƣời, so với năm 2015, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nƣớc năm 2016 là 54,36 triệu ngƣời, tăng 654,3 nghìn ngƣời so với cùng kỳ năm trƣớc. Lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao 68,1% trong lực lƣợng lao động chung của cả nƣớc. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động ƣớc tính là 47,55 triệu ngƣời, tăng 227,5 nghìn ngƣời so với cùng kỳ năm trƣớc. Lực lƣợng lao động dồi dào là thế mạnh, đồng thời là tiềm năng của việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên cũng tạo ra sức ép lớn đối với chính quyền các cấp về tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nếu không có chính sách việc làm một cách đúng đắn và kịp thời thì sẽ gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời để lại hậu quả khó lƣờng đối với sự phát triển của đất nƣớc. Chính sách tạo việc làm vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn nhân lực đƣợc sử dụng có hiệu quả thì hiện tƣợng thất nghiệp sẽ giảm đi, đi kèm đó là các chính sách bảo hiểm xã hội sẽ giảm chi phí cho các trợ cấp thất nghiệp. Ngƣợc lại, khi chính sách tạo việc làm chƣa đƣợc giải quyết tốt, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái thì nạn thất nghiệp tăng lên, khiến cho tình trạng đói nghèo, các tệ nạn xã hội cũng dễ
  • 11. 13 dàng phát sinh, sẽ không thể tránh khỏi sự gia tăng của các gánh nặng đối với chính sách về bảo trợ xã hội, an sinh xã hội.  Hệ thống chính sách tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệp bao gồm một hệ thống chính sách bộ phận với các mục tiêu và giải pháp chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động khi không còn đất canh tác. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau có thể có các chính sách bộ phận khác nhau, trong khuôn khổ luận văn một số chính sách bộ phận đƣợc đề cập đến của hệ thống bao gồm : - Chính sách đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp; - Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; - Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo việc làm mới; - Chính sách hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp 1.1.1.3. Khái niệm và quy trình thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp  Khái niệm thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Thực thi chính sách công là quá trình đƣa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các quy định, thủ tục, chƣơng trình và thực hiện chúng nhằm đạt đƣợc mục tiêu chính sách. Thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chính là quá trình triển khai các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, đem lại những biến đổi trên các 14 lĩnh vực của đời sống xã hội, phục vụ lợi ích của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ và con ngƣời đƣợc đƣa vào các hoạt động có tính định hƣớng để đạt các mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình kết hợp giữa con ngƣời với các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ nhằm sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đã đề ra. Chủ thể thực thi chính sách trƣớc hết và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, bởi đây là các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và tổ chức triển khai các công việc hàng ngày của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực. Chính sách công cũng là những nhiệm vụ mà Nhà nƣớc đề ra trong đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy việc quản lý tổ chức thực thi do các cơ quan hành chính đảm nhận là hợp lý. Tuy nhiên, các cơ quan Lập pháp, Tƣ pháp cũng nhƣ các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể cũng có vai trò quan trọng trong việc huy động và tổ chức lực lƣợng tham gia triển khai chính sách. Trên thực tế, thực thi chính sách đƣợc coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính sách. Nhiều chính sách do cơ quan Nhà nƣớc ở trung ƣơng đề ra và giao cho địa phƣơng thực hiện nhƣng khi chính sách về tới địa phƣơng lại phải tiến hành nghiên cứu áp dụng nó phù hợp với thực tế của địa phƣơng. Điều này thể hiện giai đoạn thực thi chính sách bao hàm luôn cả nội dung hoạch định chính sách. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện chính sách, phải tiến hành đánh giá chính sách để có những điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu. Lúc này giai đoạn thực thi bao gồm cả những công việc thuộc về đánh giá chính sách.
  • 12. 15  Quy trình triển khai thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Để đƣa chính sách vào thực tiễn, các chủ thể thực thi căn cứ vào thẩm quyền của mình ban hành các văn bản, các chƣơng trình để cụ thể hóa mục tiêu và biện pháp của chính sách trên địa bàn. Thứ nhất, về xây dựng và ban hành văn bản, chƣơng trình, dự án thực thi chính sách công gồm các hoạt động - Nghiên cứu nội dung chính sách để xác định những văn bản, chƣơng trình cần đƣợc ban hành hoặc phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản thực thi chính sách; xây dựng kế hoạch lập và phê duyệt các chƣơng trình thực thi chính sách. - Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch trên bảo đảm ban hành đƣợc các văn bản, chƣơng trình có chất lƣợng, hợp pháp, đúng thời gian, tiết kiệm và hiệu quả. Thứ hai, sau khi các văn bản, chƣơng trình đƣợc ban hành và phê duyệt các chủ thể thực thi đƣợc giao trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản, chƣơng trình thực thi chính sách, gồm các nội dung hoạt động. - Xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành văn bản hoặc lập kế hoạch thực hiện chƣơng trình. - Tuyên truyền, phổ biến nội dung văn bản, chƣơng trình. - Tập huấn văn bản, bồi dƣỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai văn bản, chƣơng trình. - Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực triển khai thi hành văn bản, thực hiện chƣơng trình. - Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chƣơng trình. 16 Thứ ba, công tác sơ kết, tổng kết thực hiện văn bản, chƣơng trình thực thi chính sách công. Định kì các chủ thể thực thi chính sách công tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách theo trình tự từ dƣới lên trên. - Các cơ quan đƣợc giao thi hành văn bản thực thi chính sách công nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan cấp cao hơn. Trong báo cáo cần thể hiện rõ quá trình triển khai thực hiện, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những kiến nghị đối với cấp trên. - Trên cơ sở các báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo kết thúc của các cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cấp dƣới, cơ quan, tổ chức thực thi chính sách cao nhất tổng hợp thành báo cáo sơ kết, tổng kết thực thi chính sách. Cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chính sách cuối cùng này báo cáo và giải trình về kết quả thực thi chính sách trƣớc cơ quan hoạch định chính sách và nhân dân. 1.1.2. Vai trò của chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Tạo việc làm cho ngƣời lao động không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, nối liền kinh tế với xã hội. Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng phù hợp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội.  Đối với kinh tế Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Lao động trong khu vực nông thôn chiếm hơn 70% lực lƣợng lao động cả nƣớc. Hàng năm lực lƣợng lao động này đã đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa (GDP) của đất nƣớc. Nếu không
  • 13. 17 sử dụng lực lƣợng lao động này vào sản xuất sẽ gây lãng phí tài nguyên con ngƣời - nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nƣớc. Với những phẩm chất đáng quý của nguồn nhân lực Việt Nam, nếu có những chính sách phù hợp sẽ khuyến khích, tạo cơ hội cho lực lƣợng này tham gia vào các khu vực ngoài sản xuất nông nghiệp nhƣ dịch vụ, công nghiệp và xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài. Đồng thời với chính sách tạo việc làm hợp lý còn cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhƣ tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ kĩ thuật. Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ góp phần tích cực trong việc phân bổ lao động một cách hiệu quả, hợp lý.Từ đó, góp phần thực hiện thành công chủ trƣơng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nƣớc ta.  Đối với chính trị Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ bảy (Khóa XII) của Đảng đã xác định vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân là cơ sở để ổn định chính trị đất nƣớc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế Thế giới. Vì vậy, tạo việc làm cho ngƣời lao động không những góp phần phát triển kinh tế- xã hội mà còn ảnh hƣởng đến sự ổn định chính trị. Một chính sách không hợp lý sẽ không thu phục đƣợc lòng tin của nhân dân. Do vậy, việc ban hành và thực thi chính sách tạo việc làm hợp lý, giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho ngƣời dân sau thu hồi đất sẽ góp phần củng cố và duy trì lòng tin của hàng chục triệu lao động vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc.  Đối với xã hội Chính sách của Nhà nƣớc có vai trò tạo lập cân đối trong phát triển. Cách thức tạo lập đƣợc thực hiện từ nhiều vai trò khác nhau của chính sách nhƣ khuyến khích tiềm năng phát triển, hỗ trợ lĩnh vực còn yếu kém. Đồng thời chính sách tạo lập môi trƣờng thích hợp cho các hoạt động kinh tế, xã hội, 18 giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật. Chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp giúp con ngƣời nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm tình trạng thất nghiệp. Sau thu hồi đất nông nghiệp ngƣời lao động không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội nhƣ : Trộm cắp, lừa đảo, mại dâm… Từ đó khiến các quan hệ gia đình, làng xã rạn nứt và xuống cấp nghiêm trọng. Tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhất làlao động ở lứa tuổi thanh niên sau khi bị thu hồi đất góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề mà nhu cầu xã hội đòi hỏi. Khi con ngƣời có việc làm, thông qua các hoạt động lao động sẽ thỏa mãn đƣợc các nhu cầu về vật chất, tinh thần, góp phần nâng cao đời sống và ổn định xã hội.
  • 14. 19 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG BÊN TRONG BÊN NGOÀI Vị trí và tài nguyên thiên nhiên Chất lƣợng hoạch định chính sách Trình độ phát triển kinh tế xã hội Năng lực của cơ quan và cán bộ thực thi Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài Sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời dân Sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên Cung cấp thông tin quản lý một cách kịp thời Chính sách hƣớng tới mục tiêu chung Tạo ra động lực và khả thi cao Các CQ đảm bảo đủ nguồn lực trong thực thi Cán bộ thực thi vững về chuyên môn Thái độ và tinh thần hƣởng ứng chính sách Tham gia giám sát và ủng hộ chính sách Cung cấp đủ nhân lực và tài chính Đƣa ra các quyết định hỗ trợ kịp thời 20 Thực thi chính sách là một quá trình phức tạp, rộng lớn về phạm vi tác động, đa dạng về đối tƣợng thực hiện từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Quá trình này diễn ra thƣờng xuyên và liên tục trong suốt thời gian tồn tại của chính sách. Tuy nhiên, trong qúa trình tổ chức thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cũng bị ảnh hƣởng của một số yếu tố. 1.1.3.1. Nhóm yếu tố bên trong Một là, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Nếu nhƣ ở địa phƣơng có vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp giao lƣu, trao đổi hành hóa, kinh tế phát triển, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Ngƣợc lại, vị trí địa lý kém thuận lợi cũng gây khó khăn không nhỏ cho quá trình thực thi, khiến chính sách mất đi các cơ hội để đƣợc dễ dàng thành công trong thực tế. Tƣơng ứng với điều kiện về tài nguyên thiên nhiên cũng vậy, một địa phƣơng phong phú về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, đất sẽ là tiền đề tốt để thực thi chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, việc thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên cũng gây hạn chế để phát triển kinh tế. Vì vậy Đảng và nhà nƣớc ta cần có các biện pháp, chính sách tạo tạo việc làm phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, từ đó khai thác thế mạnh sẵn có của địa phƣơng và tận lực giảm đi các hạn chế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Hai là, chất lƣợng hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là bƣớc khởi đầu trong chu trình chính sách, đây là bƣớc đặc biệt quan trọng. Hoạch định chính sách đúng đắn, khoa học sẽ xây dựng đƣợc chính sách tốt, là tiền đề để chính sách đó đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao. Ngƣợc lại, hoạch định sai cho ra đời chính sách không phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi sẽ mang lại hậu quả không mong muốn trong quá trình quản lý. Những tổn hại này không chỉ tạm thời, cục bộ, mà nó ảnh hƣởng lâu dài, liên quan tới
  • 15. 21 nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong quá trình thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động. Trong việc hoạch định chính sách công cần phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách và từ đó làm căn cứ để lựa chọn phƣơng án chính sách phù hợp với thực tế. Muốn thực thi chính sách hiệu quả cần thiết phải hoàn thiện việc hoạch định chính sách của Nhà nƣớc. Ba là, trình độ phát triển kinh tế xã hội: Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu ngƣời và trình độ học vấn của dân cƣ có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động triển khai chính sách tạo việc làm. Đi kèm đó, việc nhận biết các điều kiện về trình độ phát triển kinh tế cùng nhiều phong tục, tập quán của đời sống dân cƣ trên địa bàn sẽ giúp hạn chế những đặc tính có thể gây cản trở cho quá trình chính sách,đồng thời phát huy tối đa những đặc tính phù hợp với quá trình thực hiện chính sách. Bốn là, năng lực của cơ quan và cán bộ thực thi chính sách. Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức có tác động, ảnh hƣởng trực tiếp tới mọi hoạt động, sự vận hành của chính sách. Thực tế đã cho thấy, ở cơ quan, đơn vị hoặc địa phƣơng nào có đội ngũ cán bộ, công chức làm việc năng nổ, tận tụy, có trách nhiệm từ cấp trên đến cấp dƣới thì hiệu suất thực thi chính sách thƣờng đạt cao. Ngƣợc lại, nếu còn tồn tại ngƣời thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ chăm chăm vun vén cho lợi ích của bản thân, thậm chí, lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để tƣ lợi thì sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của chính sách. 1.1.3.2. Nhóm yếu tố bên ngoài Một là, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong những năm qua, hoạt động đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ đã đạt nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ 22 tầng, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tạo việc làm đã đề ra. Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ thời gian qua hiệu quả chƣa cao, chƣa tạo đƣợc động lực cần thiết thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do một số rào cản xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế, các yếu tố đầu vào của sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ đã làm ảnh hƣởng đến việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ, gây khó khăn trong việc thực thi một số nội dung của chính sách tạo việc làm. Hai là, sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời dân. Hồ Chí Minh đã nói: “Dễ mƣời lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Các cơ quan Nhà nƣớc chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là đối tƣợng thực hiện chính sách. Nhân dân vừa là ngƣời trực tiếp tham gia thực hiện hóa mục tiêu chính sách lại vừa trực tiếp thụ hƣởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Vì vậy, một chính sách đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, đƣợc nhân dân ủng hộ. Ngƣợc lại, một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện, trình độ hiện có của dân sẽ bị tẩy chay hoặc bỏ rơi, không đƣợc thực hiện. Ba là, sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cấp trên. Việc thực thi chính sách đƣợc triển khai từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Việc triển khai các hoạt động của chính sách ở cấp huyện khi đƣợc sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp trên về các điều kiện hỗ trợ chính sách nhƣ nhân lực và tài chính trở thành động lực thúc đẩy chính sách thành công. Đồng thời, với sự theo dõi, giám sát của nhà lãnh đạo cấp trên đối với việc triển khai sẽ kịp thời ban hành các quyết
  • 16. 23 định hỗ trợ kịp thời cho chính sách, góp phần giảm bớt các sai lầm và đẩy lùi khó khăn. Bốn là, ảnh hƣởng của việc cung cấp thông tin quản lý kịp thời. Trong quản lý, thông tin đƣợc coi là chất liệu của đầu vào, là yếu tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm của quản lý. Còn trong quá trình thực thi chính sách thông tin không chỉ là chất liệu mà còn là dẫn liệu trong toàn bộ quá trình đến kết quả của chính sách. Không có thông tin và thông tin không chính xác thì không thể tạo nên bất kỳ kết quả nào của chính sách. Chúng ta có thấy đƣợc vai trò quan trọng của thông tin qua nhận định của V.I.Lê-nin: “Không có thông tin thì không có thắng lợi trong bất kỳ lĩnh vực nào, cả khoa học, kĩ thuật và sản xuất”. 1.1.4. Đặc trưng của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Có thể thấy xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển thì việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị là cần thiết và đúng đắn, nhằm phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, đối với ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thƣờng là ngƣời nông dân đang tiến hành canh tác trên đất bị thu hồi do vậy họ chịu những tác động không hề nhỏ đến việc làm và đời sống. Việc quan tâm đến những đặc trƣng của họ để từ đó có những hoạt động triển khai chính sách là việc cấp thiết. Vì vậy, ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thƣờng mang những nét đặc trƣng sau: Thứ nhất, đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, ngƣời lao động gắn bó với canh tác nông nghiệp qua nhiều thế hệ.Ở Việt Nam, xuất phát điểm của quá trình CNH-HĐH đất nƣớc là một nƣớc có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất lƣơng thực bảo đảm cho sự sinh tồn của dân cƣ. Vì vậy, nhiều thế hệ ngƣời nông dân cha truyền con nối, gắn bó với đất nông nghiệp một cách sâu sắc. Quy mô việc làm cho đến nay vẫn chủ 24 yếu là quy mô làm việc manh mún, theo từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình chỉ giải quyết đƣợc việc làm cho ba đến bốn lao động theo mùa vụ. Phân công lao động khu vực nông nghiệp kém phát triển điều này tạo ra áp lực buộc ngƣời dân phải sống dựa vào đất nông nghiệp – con đƣờng cơ bản để duy trì sự sống. Thứ hai, phần lớn ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn. Với tƣ duy làm nông nghiệp đơn giản “con trâu đi trƣớc cái cày theo sau” nên ngƣời nông dân ít có sự học hỏi một cách bài bản đối với các hoạt động sản xuất. Lao động của nông dân vẫn mang tính chất là lao động giản đơn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu gắn với tự nhiên, chịu sự tác động của tự nhiên, đất đai là yếu tố chính, giữ vai trò quyết định đến sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có hàng ngàn năm canh tác lúa nƣớc nhƣng cho đến nay mọi công cụ lao động phục vụ cho sản xuất vẫn chỉ là các dụng cụ cầm tay thô sơ. Trong các khâu của ngành trồng trọt ngƣời nông dân vẫn tiến hành bằng các phƣơng pháp thủ công. Mặc dù có sự cơ giới hoá một số khâu nhƣ dùng máy cày, máy gặt đập liên hợp nhƣng không mang lại hiệu quả do tình trạng sản xuất manh mún còn phổ biến, đồng thời thiếu lực lƣợng thợ bảo dƣỡng, sửa chữa khi hỏng hóc và các thiết bị, chi tiết, phụ tùng thay thế để duy trì hệ thống máy. Thứ ba, thu nhập thấp khiến đời sống của ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp gặp khó khăn. Ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đa số phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa, ngô, hoa màu… Phần lớn thu nhập thƣờng bấp bênh dựa trên sản lƣợng và giá cả của nông sản trong từng mùa vụ. Giá cả nông sản không ổn định,thƣờng thì các năm đƣợc mùa nông sản thì giá lạigiảm, cùng với đó môi trƣờng sinh thái biến đổi, nhiều
  • 17. 25 thiên tai xảy ra ảnh hƣởng trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi khiến thu nhập của ngƣời nông dân thấp, ít có sự tăng trƣởng. Thứ tƣ, trình độ hiểu biết về chính sách, pháp luật còn hạn chế. Công việc đồng áng hàng ngày, đồng thời cùng sinh hoạt trong dòng họ, làng xã làm cho cuộc sống của ngƣời nông dân yêu thƣơng, đùm bọc trong giới hạn của luỹ tre làng. Sống lâu trong lệ làng cùng tâm lý “lão nông tri điền, phép vua thua lệ làng”, trong sản xuất không có kỷ luật lao động nghiêm ngặt nên họ cũng ít hoặc thƣờng không quan tâm đến chính sách, pháp luật. Đồng thời, họ cũng ít có cơ hội tiếp xúc với sự thay đổi liên tục của các văn bản pháp luật, từ đó càng gây hạn chế hơn đối với sự hiểu biết về pháp luật. 1.2. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng Huyện Thuỷ Nguyên ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, là huyện có nền nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo, làm nông nghiệp tới hơn 80%. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu phát triểnviệc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ các dự án công nghiệp trên địa bàn đã khiến tỉ lệ thiếu việc làm của ngƣời nông dân tăng cao. Để giảm sức ép lao động, việc làm, huyện Thuỷ Nguyên tập trung cao cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề mới…Hàng năm tạo ra lƣợng việc làm mới cho trên một nghìn lao động ở nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện luôn xác định tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn, đặc biệt là ngƣời nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là một chƣơng trình cấp bách, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, 26 Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tích cực tuyên truyền các nội dung của chính sách tạo việc làm tới ngƣời lao động, vận động và hƣớng dẫn họ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo việc làm. Tập trung phát triển nhiều mô hình tạo việc làm ở các lĩnh vực,cụ thể nhƣ vận động lập trang trại, thuê mặt nƣớc để nuôi trồng thuỷ sản dọc hệ thống các sông trên địa bàn huyện. Đi cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến ngƣ, tăng cƣờng chuyển giao kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện kỹ thuật bồi dƣỡng bổ túc nghề. 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Trên địa bàn huyện Yên Phong, Bắc Ninh tập trung khu công nghiệp Yên Phong I với diện tích 665,2 ha và cụm công nghiệp Đông Thọ với diện tích 48,76 ha, đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của huyện. Song cũng đặt ra những thách thức lớn về việc làm do trong quá trình hình thành các công nghiệp dẫn đến thu hồi đất của ngƣời lao động. Để giải quyết vấn đề trên, huyện Yên Phong đã đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2011 - 2016 là mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 3 nghìn lao động. Dự kiến trong 5 năm sẽ tạo việc làm cho trên 15 nghìn lao động. Thực hiện các mục tiêu trên, Yên Phong đã đƣa ra một số biện pháp cơ bản: Chủ trƣơng xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề nhằm tạo việc làm ngay từ sau khi duyệt quy hoạch các khu công nghiệp. UBND các cấp trực tiếp tham khảo ý kiến của các hộ nông dân bị tác động từ đó xây dựng kế hoạch dƣới sự thông qua của HĐND cùng cấp xây dựng. Việc đền bù và thu hồi đất chỉ đƣợc thực hiện khi có kế hoạch chuyển đổi nghề và tạo việc làm đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạo việc làm thông qua chƣơng trình phát triển công nghiệp. Huyện có văn bản quy định đối với các doanh nghiệp đƣợc giao đất tại các khu công
  • 18. 27 nghiệp trên địa bàn giải toả phải có trách nhiệm tiếp nhận ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp. Đồng thời có thông báo công khai về nhu cầu tuyển dụng tại bảng thông tincủa khu công nghiệp, tạo điều kiện cho ngƣời lao động dễ dàng tiếp cận thông tin về tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp. Huyện chủ động thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm để hỗ trợ tài chính một cách kịp thời cho ngƣời lao động học nghề. Tổng mức kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm đối với nông dân bị thu hồi đất giai đoạn từ 2011-2015 đƣợc tỉnh Bắc Ninh phê duyệt cho Yên Phong là 2,4 tỷ đồng. Ngoài mức hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, huyện còn hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho nông dân. Mức hỗ trợ tính theo số học viên thực tế tốt nghiệp khoá học, với quy định tối đa không quá 300.000đ/ngƣời/thángvà không quá 1.500.000đ/ngƣời/khoá học. Tuy nhiên với mức hỗ trợ này đƣợc đánh giá là thấp, trên thực tế không thể nào đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần nhƣ nghề hàn, nghề điện, nghề sửa chữa ô tô. Với lao động dƣới 35 tuổi, đƣợc đào tạo nghề hoàn toàn mới để cung cấp cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. HĐND huyện phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề có địa chỉ, sau khi ngƣời lao động đƣợc tiếp nhận, học nghề. Kết thúc khoá học học viên có năng lực sẽ đƣợc trực tiếp các doanh nghiệp tiếp nhận theo đơn đặt hàng với UBND huyện. Mô hình kết hợp giữa UBND huyện, ngƣời lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với việc xác định nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu về nghề nghiệp trên cơ sở cam kết tuyển dụng của doanh nghiệp đã tạo ra chính sách đào tạo nghề hiệu quả, đảm bảo ngƣời lao động có khả năng làm việc đồng thời đúng thời gian, nhu cầu tuyển dụng. Trƣớc tác động của chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tạo việc làm trên địa bàn huyện Yên Phong tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 37% năm 2010 lên 45% năm 2014. 28 1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Trên cơ sở các văn bản quy định về tạo việc làm của Chính phủ và thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã tổ chức thực hiện khá thành công một số nội dung tạo việc làm cho đối tƣợng ngƣời lao động vùng thu hồi đất nông nghiệp. UBND huyện thành lập Ban điều hành Đề án Hỗ trợ ngƣời lao động bị thu hồi đất học nghề và tạo việc làm để triển khai các nội dung chính sách. Huyện phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộihỗ trợ cho ngƣời lao động thuộc diện bị thu hồi đất vay vốn để sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm. Đồng thời, sau khi vay vốn ngƣời lao động đƣợc hỗ trợ không mất lãi suất trong 5 năm đầu tiên để yên tâm sản xuất, kinh doanh. Ban điều hành Đề án tiến hành thu thập và xử lý thông tin về việc làm và phối hợp với Phòng Chính sách lao động việc làm của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Thành phố Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Đặc biệt thành lập đƣợc các điểm tƣ vấn nghề và việc làm cho ngƣời lao động ngay tại cơ sở. Từ năm 2010 đến nay, huyện Hoài Đức thƣờng niên tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại Nhà văn hoáhuyện. Các phiên giao dịch đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đóng trên địa bàn với hàng nghìn lƣợt ngƣời lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Trong phiên giao dịch đầu tiên đạt kết quả phỏng vấn 1.745 lƣợt, tuyển dụng trực tiếp đƣợc 683 lao động và 453 lao động đƣợc hẹn phỏng vấn lần hai. 1.2.4. Những bài học kinh nghiệm thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đối với huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có thể rút ra đƣợc một số bài học về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất ở huyện Đông Anh nhƣ sau: Thứ nhất, cần hệ thống chính sách một cách đồng bộ về tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Từ đó, các địa phƣơng có sự
  • 19. 29 triển khai phù hợp với điều kiện tại địa bàn, nhằm phát huy hiệu quả các giải pháp chính sách, tạo đƣợc việc làm, ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệp. Thứ hai, trong hệ thống chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thì chính sách đào tạo nghề có vai trò quan trọng. Chính sách này chính là cầu nối tạo cơ hội cho ngƣời lao động chuyển sang làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn. Hơn nữa, thông qua việc hỗ trợ đã giúp cho ngƣời nông dân đƣợc học nghề, góp phần nâng cao đƣợc tay nghề và cải thiện tác phong lao động. Ngoài ra, họ có cơ hội đƣợc tiếp cận các phƣơng tiện khoa học công nghệ hiện đại, giúp giảm bớt sức lao động nhƣng lại nâng cao năng suất công việc. Thứ ba, khi thực hiện chính sách tạo làm tiến hành thực hiện đồng bộ các chính sách khác cùng với chính sách đào tạo nghề nhƣ chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, vay vốn phát triển làng nghề truyền thống và chính sách xuất khẩu lao động. Từ đó đa dạng hoá các hình thức tạo việc làm, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi giúp tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn. Đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực trong nƣớc, mở rộng hợp tác quốc tế để kí kết các hợp đồng xuất khẩu lao động, mở ra cơ hội cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc làm việc ở các thị trƣờng lao động nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Maylaysia. Thứ tƣ, chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động là chính sách đầu tƣ cho phát triển con ngƣời cả trong ngắn hạn và tƣơng lai. Đặc biệt tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp càng có vai trò quan trọng, không những giúp ổn định cuộc sống về vật chất mà còn giúp họ ổn định tâm lýsau khi họ không còn tƣ liệu sản xuất đặc biệt,vì vậy chính sách việc làm tại khu vực nông thôn cần đƣợc xây dựng phù hợp với chiến lƣợc; đón đầu các 30 ngành nghề sẽ đƣợc phát triển tại địa phƣơng, có nhƣ vậy ngƣời lao động mới thực sự có việc làm và yên tâm lao động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Thứ năm, trách nhiệm thực hiện chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vì vậy việc xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các chủ thể khác nhƣ các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và ngƣời lao động là hoàn toàn cần thiết. Cụ thể, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với việc tuyên truyền, vận động ngƣời lao động bị mất đất nông nghiệp tích cực tham gia thực thi chính sách đóng vai trò quan trọng với sự thành công của chính sách. Ở mỗi địa phƣơng với các điều kiện riêng về tự nhiên, kinh tế, xã hội thì các giải pháp về tạo việc làm lại mang đặc trƣng riêng, phù hợp với tiềm năng và phát huy các lợi thế. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung hiện nay, huyện Đông Anh cần tham khảo, vận dụng linh hoạt những bài học kinhnghiệm đƣợc rút ra ở các địa phƣơng để có thể vận dụng, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn.
  • 20. 31 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Anh 2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2 ). Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa 32 Đông Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh đƣợc xác định nhƣ sau: + Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội. + Phía Nam giáp quận Từ Liêm Bắc, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội. + Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội. + Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội. Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa. Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lƣợc trong định hƣớng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. 2.1.1.2 . Điều kiện tự nhiên a, Đặc điểm địa hình Địa hình của Đông Anh tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Các xã có địa hình cao (đất vàn và vàn cao) nằm ở phía Tây Bắc của huyện (giáp với huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) nhƣ Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn. Cốt đất cao nhất huyện là +14m, tại khu vực xã Nguyên Khê và một phần xã Xuân Nộn. Tỷ lệ diện tích đất cao chiếm 13,4%, tỷ lệ diện tích đất vàn chiếm 56,2% tổng diện tích toàn huyện. Các xã có địa hình tƣơng đối thấp (trũng) nằm ở phía Đông Nam của huyện (giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Bắc Ninh)nhƣ Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà. Cốt đất thấp nhất huyện là +3,5m, tại khu vực lòng
  • 21. 33 sông Thiếp và một số xã kể trên. Tỷ lệ diện tích đất trũng chiếm 30,4% diện tích toàn huyện. Trên địa bàn huyện, địa hình đất cao thấp chênh lệch nhau khá lớn, nên hình thành một câu cổ ngữ lạ nói lên tác động trực tiếp của đặc điểm địa hình “Quậy ủ Chủ tƣơi/Quậy cƣời Chủ khóc”. Có nghĩa là: Gặp lúc lụt lội, vùng trũng (Quậy) khổ, thì vùng cao (Chủ) đỡ hơn. Nhƣng khi khô hạn thì vùng cao (Chủ) khổ, còn vùng trũng (Quậy) lại mát mặt. Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa; vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Địa hình của huyện Đông Anh tƣơng đối bằng phẳng nhƣng cũng khá đa dạng, rất phù hợp đối với việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội huyện trong những năm tới. Toàn địa bàn huyện phù hợp với việc phát triển thảm xanh thiên nhiên, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng, công nghiệp, đô thị. Đối với từng khu vực thì khu vực phía Đông và Đông Nam của huyện có thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái; khu vực Tây Nam và Đông Bắc của huyện có thể phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn; khu vực phía Tây, Tây Bắc và trung tâm huyện có thể phát triển đô thị với tỷ lệ diện tích đất xanh lớn, cùng với vùng nông nghiệp của huyện tạo nên vành đai xanh cho khu vực nội thành Hà Nội hiện nay, hƣớng đến sự phát triển đô thị bền vững và hài hòa với môi trƣờng thiên nhiên. b, Đặc điểm khí hậu, thời tiết Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khí hậu của miền Bắc nƣớc ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mƣa, khí hậu ẩm ƣớt. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô 34 lạnh và thời kỳ sau lạnh nhƣng độ ẩm cao do mƣa phùn. Giữa hai mùa có tính chất tƣơng phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đông Anh khoảng 250 C, nhiệt độ tuyệt đối cao khoảng 400 C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,70 C. Hai tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 300 C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất khoảng 180 C. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mƣa trong năm tƣơng đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.300-1.600mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85% lƣợng mƣa của cả năm (thời gian này còn gọi là mùa mƣa). Thƣờng tháng 7, tháng 8 hàng năm có lƣợng mƣa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250- 350mm. Cũng trong khoảng tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ phía Đông (xuất phát ngoài biển) đổ vào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực lớn nhất 120kg/m2 . Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu nhƣ không có mƣa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mƣa phùn, khí hậu ẩm ƣớt.Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80- 87%. Nhìn chung, thời tiết của Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây lƣơng thực, rau, cây ăn quả, hoa. Song, điều kiện thời tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, nhƣ các đợt giông bão mùa hè và gió mùa Đông Bắc mùa đông hay tính hai mặt của mƣa phùn mùa xuân, vừa thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, nhƣng đồng thời cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.Bão lụt, mƣa phùn, gió mùa
  • 22. 35 Đông Bắc cũng là những điều kiện thời tiết gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân. c, Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất Tài nguyên lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là đất đai với quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị hiện còn rất lớn. Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội. Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất chuyên dùng (21,8%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.  Tài nguyên nước - Nước mặt: nƣớc mặt đƣợc tạo nên do mƣa và đƣợc tích trữ tại các sông, hồ trên địa bàn. Lƣợng mƣa trung bình cả năm khoảng 1.600-1.800mm, trong đó 85% tập trung vào mùa mƣa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10. Mƣa phùn về cuối đông và trong mùa xuân ít có ý nghĩa về cung cấp nƣớc nhƣng có ý nghĩa làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mực nƣớc cao nhất ở mùa mƣa lên cốt +11 trong vòng 3 ngày, tuy nhiên do khả năng thoát nƣớc tự nhiên khá tốt nên ít 36 xảy ra úng ngập trên toàn địa bàn huyện, chỉ có hiện tƣợng úng ngập cục bộ một số điểm tại các xã vùng trũng phía Đông Nam. Mƣa tạo nên nguồn nƣớc mặt tích tụ tại các sông, hồ, đầm trên địa bàn huyện, gồm: + Sông Hồng chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ, đoạn chảy qua Đông Anh dài 15km. Sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Hà Nội nói chung và Đông Anh nói riêng. + Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Gia Lâm, đoạn chạy qua Đông Anh dài 8,5km từ xã Xuân Canh đến xã Mai Lâm. Sông Hồng và sông Đuống là hai con sông cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp của huyện, đồng thời tạo thành dải đất phù sa bãi sông đƣợc bồi đắp hàng năm khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, đây là hai con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, vào mùa mƣa mực nƣớc sông rất thất thƣờng, dễ gây lụt lội ảnh hƣởng đến mùa màng; gây xói lở ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân ở khu vực bãi sông. Vì thế, bên cạnh việc khai thác các điều kiện thuận lợi do các con sông này đem lại cũng phải chú ý củng cố đê điều, khắc phục tác động bất lợi của chúng. + Sông Cà Lồ chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn, đoạn chảy qua Đông Anh dài 9km, có lƣu lƣợng nƣớc lớn và khá ổn định. Đây không phải là con sông cung cấp lƣợng phù sa lớn, nhƣng là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chủ yếu cho một số xã phía Bắc huyện Đông Anh. + Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) chảy qua địa phận 10 xã của huyện Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. + Đầm Vân Trì: là một đầm lớn, diện tích 130ha, mực nƣớc trung bình 6m, cao nhất 8,5m và thấp nhất 5m, đƣợc nối thông với sông Thiếp. Ngoài hệ
  • 23. 37 thống sông, đầm Vân Trì có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nƣớc mặt trên địa bàn huyện Đông Anh. - Nước ngầm: Nƣớc ngầm trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu từ độ sâu 20m; tuy nhiên nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 94 m. Nƣớc ngầm có hàm lƣợng sắt từ 7 đến 11mg/lít. Nƣớc ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho sản xuất, đặc biệt cho đời sống của ngƣời dân. Nƣớc ngầm ở Đông Anh có chất lƣợng tốt, trữ lƣợng cao, đồng thời luôn đƣợc bổ sung, cung cấp từ nguồn nƣớc giàu có của sông Hồng. Có thể nói, nƣớc ngầm là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng của huyện Đông Anh phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân trên địa bàn huyện trong tƣơng lai.  Tài nguyên du lịch, nhân văn Đông Anh là một trong những chiếc nôi của văn hiến Thăng Long - Hà Nội, rất giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Đông Anh có tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo, giá trị, gồm các danh thắng; di tích lịch sử; các lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật dân gian… Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn hai thiên niên kỷ. Cổ Loa là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (là thủ đô thời các vua Hùng, thuộc tỉnh Phú Thọ). Ngoài Cổ Loa, trên địa bàn Đông Anh còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng khác nhƣ Đền Sái, địa đạo Nam Hồng... Đông Anh cũng có những khu vực có cảnh quan thuận lợi để phát triển du lịch, nhƣ đầm Vân Trì, cảnh vật ven sông Cà Lồ... Trên địa bàn huyện Đông Anh hàng năm có rất nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những lễ hội lớn, có tiềm năng khai thác du lịch nhƣ: Hội 38 đền An Dƣơng Vƣơng (hay còn gọi là Hội Cổ Loa); Hội rƣớc vua giả Đền Sái (xã Thuỵ Lâm); Hội làng Dục Tú (xã Dục Tú); Hội làng Xuân Nộn (xã Xuân Nộn); Hội bà Máy hay còn gọi là lễ hội Giỗ (xã Liên Hà); Hội làng Cổ Dƣơng (xã Tiên Dƣơng); Hội làng Quan Âm (xã Bắc Hồng); Hội làng Đƣờng Yên (xã Xuân Nộn); Hội làng Sơn Du; Hội làng Xuân Trạch (xã Xuân Canh); Hội làng Quậy; Hội làng Phúc Hậu (xã Dục Tú); Hội làng Thụy Hà (xã Bắc Hồng). Đông Anh cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc nhƣ chạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà, bún Mạch Tràng...Tới Đông Anh, du khách có thể tham quan các làng nghề truyền thống và thƣởng thức các món ăn tiêu biểu, riêng có của mảnh đất lịch sử này. 2.1.2. Về điều kiện kinh tế Giá trị sản xuất các ngành kinh tế không tính liên doanh trên địa bàn năm 2015 tăng 1,48 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 8,3%. Giá trị gia tăng các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng 1,45 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,8%. Thu nhập đầu ngƣời khu vực nông thôn năm 2015 ƣớc đạt 32 triệu đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành Thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Nông nghiệp. Ngành Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 14,46%, tăng 3,63%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 81,58% giảm 2,42%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 3,96%, giảm 1,19%, trong đó: - Thƣơng mại, dịch vụ phát triển và tăng trƣởng khá, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 11,5%. Hệthống chợ, trung tâm thƣơng mại đã đƣợc quy hoạch; tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo
  • 24. 39 phƣơng thức xã hội hóa, đã chuyển đổi đƣợc 17 chợ đƣa vào hoạt động có hiệu quả. Hoạt động dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng... phát triển mạnh. Công tác quản lý thị trƣờng đƣợc tăng cƣờng, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hoạt động sản xuất và kinh doanh trái pháp luật. - Ngành Công nghiệp-Xây dựng: Chịu nhiều tác động của suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính, song ngành Công nghiệp - Xây dựng trên địa bàn huyện vẫn có mức tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010–2015,trong 5 năm đạt 8,3%. Nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt giá trị sản xuất khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng khá, gấp 1,5 lần so với năm 2010. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề hoạt động có hiệu quả, sản phẩm đƣợc tiêu thụ mạnh trên thị trƣờng. - Ngành Nông nghiệp: Mặc dù giảm về tỷ trọng nhƣng đƣợc phát triển theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp sạch, sinh thái và đô thị có giá trị kinh tế cao. Các chƣơng trình hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất thực hiện có hiệu quả nhƣ: giống, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tƣ hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, phát triển, mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh; mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đa dạng các loại vật nuôi không ngừng tăng lên(có 3 mô hình chăn nuôi, 03 mô hình rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGap, đƣợc Thành phố đánh giá là một trong những huyện đứng đầu công tác phát triển chăn nuôi. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 45,48% năm 2010 xuống còn 40,64% năm 2015; ngành chăn nuôi tăng từ 54, 52% năm 2010 lên 59,36% năm 2015. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc huyện trung bình hàng năm đạt 1.789 tỷ đồng; tổng chi ngân sách huyện trung bình mỗi năm đạt 1.730 tỷ đồng. 40 Thu tiền sử dụng đất và đấu giá quyền sử dụng đất đất trung bình hàng năm đạt 371,6 tỷ đồng. 2.1.3. Về dân số - lao động a. Dân số: Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2015 khoảng 35,05 vạn ngƣời, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội. Mật độ dân số năm 2015 là 1,924 ngƣời/1.000m2 (1.924 ngƣời/km2). Đông Anh là huyện có dân số lớn thứ nhất trong các huyện ngoại thành và có số dân đứng thứ hai trong các quận/huyện của Hà Nội (sau quận Đống Đa). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015 (khoảng 1,4-1,5%/năm) cao hơn so với giai đoạn 2006 -2010 trƣớc đó (khoảng 1,2-1,3%/năm). Đông Anh hiện có khoảng 65.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng (từ 18-49 tuổi). Trung bình có 6.000 trẻ em đƣợc sinh ra mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015. Số trẻ em từ 16 tuổi trở xuống (những ngƣời sống phụ thuộc) của huyện Đông Anh chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện. Có thể nói, quy mô dân số lớn là một nguồn lực đáng kể trong quá trình phát triển của huyện Đông Anh. Nhƣng trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hƣớng tăng, tỷ lệ sinh con thứ ba khá cao. Nếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không đƣợc kiểm soát thì sẽ lại gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển của huyện. Vì thế, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự nhiên cần là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. b. Lao động: - Về số lượng: Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm nhẹ. Điều này đƣợc lý giải bởi mức tăng dân số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những ngƣời
  • 25. 41 chƣa đến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số. Nguồn lao động đông đảo chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh những năm tới đây. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015. Về cơ bản, Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua. Bảng 2.1.3: Tình hình nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2011-2015 (Đơn vị: người) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số nguồn lao động 171.389 183.652 191.700 198.623 200.100 Tỷ lệ nguồn l/động/ số dân 57,70% 59,02% 58,90% 58,82% 58,24% Phân bổ lao động theo các khu vực Lao động nông nghiệp 111.286 114.613 116.300 117.628 118.000 Tỷ lệ LĐNN/Tổng số NLĐ 64,9% 62,4% 60,7% 59,2% 59,0% Lao động công nghiệp 52.340 53.600 55.453 57.345 58.100 42 Tỷ lệ LĐCN/Tổng số NLĐ 30,5% 29,2% 28,9% 28,9% 29,0% Lao động dịch vụ 7.763 15.439 19.947 23.560 24.000 Tỷ lệ LĐDV/Tổng số NLĐ 4,6% 8,4% 10,4% 11,9% 12,0% Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đông Anh Bên cạnh số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện Đông Anh đang đƣợc cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. - Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động giảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp đƣợc duy trì và tỷ lệ lao động dịch vụ tăng nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện. Cụ thể: + Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2011 xuống 59% năm 2015. + Tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%. + Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,6% năm 2011 lên 12% năm 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phƣơng án và các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ đơn thuần là sự giảm số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa. - Về chất lượng: Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định vị trí, vai trò của nguồn lực này đối với sự phát triển. Việc khẳng định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông
  • 26. 43 Anh tới đây có cơ sở ở chỗ chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện đang ngày càng đƣợc nâng cao. Số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang giảm dần trong khi số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp tăng lên. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - hầu hết là lao động quản lý trong các doanh nghiệp và cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn - cũng tăng nhanh. Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, sự gia tăng số lao động có trình độ chuyên môn cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đông Anh hiện còn thấp, chƣa tới 50%. Nhìn chung, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa theo kịp để đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển toàn diện, bền vững kinh tế - xã hội huyện Đông Anh. Trong quá trình đô thị hoá, mỗi năm có hàng nghìn lao động từ khu vực nông nghiệp chƣa đƣợc đào tạo, nâng cao chất lƣợng kịp thời để chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Điều này tiềm ẩn những vấn đề về đời sống và việc làm cần đƣợc quan tâm giải quyết. 2.2. Khái quát về tình hình thu hồi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ năm 2010 đến nay 2.2.1. Quỹ đất huyện Đông Anh Đông Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, toàn bộ diện tích Đông Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có thể sử dụng để phát triển công nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nội. 44 Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đông Anh là đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác nhƣ ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48% tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nông nghiệp dành cho trồng cây lâu năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất của huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất của huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất chuyên dùng (21,8%). Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện. Bảng 2.2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của huyện Đông Anh TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 9.485,30 52,08 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.932,04 49,04 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.740,42 47,99 1.1.1.1 Đất trồng lúa 7.822,98 42,95 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - - 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 917,44 5,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 191,62 1,05 1.2 Đất lâm nghiệp - - 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 553,26 3,04 2 Đất phi nông nghiệp 8.374,20 45,98 2.1 Đất ở 2.131,81 11,70 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.027,47 11,13 2.1.2 Đất ở tại đô thị 104,34 0,57 2.2 Đất chuyên dùng 3.966,21 21,79 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 246,46 1,35 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 94,53 0,52