SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TĂNG THÚY VY
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH : LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2014-LKD
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................1
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ............................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần......6
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần...........................................6
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần.....................................6
1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần ...........................................7
1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 7
1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần...........................7
1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần................9
1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ
đông ngân hàng thương mại cổ phần..........................................................10
1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần...........................10
1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần ...................11
1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần ................................................................................................................11
1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần ................................................................................................................13
1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ .................................................................................14
1.5.2. Các thiết chế nội bộ ............................................................................14
1.5.3. Các thiết chế bên ngoài.......................................................................15
1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại
cổ phần............................................................................................................16
1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần.........................................................................................16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần.........................................................................................16
1.6.3. Nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương
mại cổ phần .....................................................................................................17
Tiểu kết Chương 1.........................................................................................19
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ...................................20
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam..................................................................20
2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần.................................................................................................................20
2.1.2. Về các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần .................................................................................................................22
2.1.3. Về thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương
mại cổ phần .....................................................................................................33
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân
hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ........................................................36
2.2.1. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .........................36
2.2.2. Về thực hiện các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần.........................................................................................38
2.2.3. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần.........................................................................................47
Tiểu kết Chương 2.........................................................................................50
Chương 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.................................................51
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp
nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam .....................................51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập
ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ...................................................52
3.2.1. Về nguyên tắc định giá tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần
trong quá trình sáp nhập.................................................................................52
3.2.2. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .........................54
3.2.3. Về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông liên quan đến sáp nhập ngân
hàng thương mại cổ phần................................................................................54
3.2.4. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần.........................................................................................56
Tiểu kết Chương 3.........................................................................................57
KẾT LUẬN ....................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................59
PHỤ LỤC.......................................................................................................63
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKS Ban kiểm soát
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
LDN 2014 Luật doanh nghiệp năm 2014
Luật TCTD 2010 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tốc độ phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng đóng một
vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế diễn ra hằng ngày xung quanh
chúng ta và cũng trở thành nguồn thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Như một
quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán và sáp nhập
ngân hàng đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990 tại Mỹ và các nước
phát triển khác, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính kéo theo sự đổ vỡ của
một hoạt ngân hàng.
Tại Việt Nam, một số vụ sáp nhập ngân hàng đã diễn ra từ những năm
90 của thế kỉ XX nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho các ngân hàng tham
gia sáp nhập. Tuy nhiên, giai đoạn này tại Việt Nam chưa xuất hiện một vụ
khủng hoảng tài chính thực sự nào. Những thương vụ sáp nhập ngân hàng đầu
tiên chưa lộ ra nhiều vấn đề pháp lý đáng chú ý. Đến cuối năm 2011, trước
những khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008, hệ thống ngân hàng bộc lộ hàng loạt yếu kém. Vào
khoảng thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao và một loạt khoản
vay đổ vào bất động sản và chứng khoán. Hậu quả là thanh khoản của hệ
thống tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng
cao, có thời điểm lên đến trên 30%/năm, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các
tỷ lệ an toàn vốn của từng ngân hàng và toàn hệ thống sụt giảm.... Trước
những bất ổn của hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
254/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 thông qua Đề án 254 về “Cơ cấu lại hệ thống các
tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Theo nội dung của Đề án, giải pháp
cơ cấu lại NHTMCP là khuyến khích sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào
các ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh với mục tiêu tập trung lành
mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức
tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động
ngân hàng. Đây cũng là lúc thị trường chứng kiến một loạt thương vụ sáp
nhập NHTMCP. Nối tiếp những kết quả thu được sau Đề án 254, tại Quyết
định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-
2020”. Theo đó, định hướng tái cơ cấu đối với NHTMCP là tiếp tục thúc đẩy
việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các
định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn, khuyến khích các định chế tài
chính nước ngoài sáp nhập NHTMCP yếu kém của Việt Nam.
Việc sáp nhập giữa các ngân hàng đồng nghĩa với việc chuyển giao các
quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của ngân hàng bị sáp nhập ( bao gồm tài
sản, các khoản nợ cùng với quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể khác) sang
ngân hàng nhận sáp nhập. Các quyền và nghĩa vụ của cổ đông cả ngân hàng bị
sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kế thừa giữa hai
chủ thể sáp nhập này. Từ đó, các vấn đề pháp lý cần đặt ra xung quanh việc
đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong quá trình sáp nhập giữa các ngân
hàng khi mà khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Việt
Nam vẫn còn chưa được hoàn thiện.
Bởi những lý do trên, em chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ cổ đông
trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Khóa luận là đề xuất những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam. Để
đạt được mục đích nghiên cứu đó, Khóa luận tập trung nghiên cứu với mục
tiêu như sau:
(1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sáp nhập NHTMCP, quyền
của cổ đông, làm rõ yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP,
các cơ chế bảo vệ cổ đông và nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong
sáp nhập NHTMCP.
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
(2) Nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành quy
định pháp luật nhằm bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập
(3) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ cổ đông
trong hoạt động sáp nhập NHTMCP.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
(1) Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và
nghiên cứu đối với lĩnh vực pháp lý có liên quan.
(2) Góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp
nhập NHTMCP.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo lợi ích của
cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và thực
trạng việc bảo vệ lợi ích của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận này tập trung nghiên cứu các vấn đề
pháp lý về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam,
với hình thức pháp lý của ngân hàng là NHTMCP và thông qua cơ chế tự bảo
vệ và thiết chế nội bộ. Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận tiếp cận pháp
luật bảo vệ cổ đông dựa vào các quy định của LDN 2014, Luật TCTD 2010,
Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010), Thông tư 04/2010/TT-
NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Thông tư
36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng và các Luật,
nghị định, thông tư khác có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng
tỏ những nội dung của đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp luật học so sánh.
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6. Kết cấu của Khóa luận
Kết cấu của khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần và pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ cổ
đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông
trong quá trình sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG
TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển
của nền kinh tế và giao lưu hàng hóa, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế. Các nhà kinh tế học định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những trung
gian tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở
tài khoản trên tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thế sử
dụng được những tờ séc”[13].
Dưới góc độ pháp lý, ngân hàng thương mại là một trong những loại
hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh ngân hàng như
cho vay, tiết kiệm, kinh doanh các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.
Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp vì vậy
hình thức pháp lý của ngân hàng thương mại sẽ là một trong những hình thức
pháp lý của một doanh nghiệp thông thường.
Như vậy NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng được được thành lập,
tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ
ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán
và các hoạt động nghiệp vụ có liên quan.
1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần
Thứ nhất, vốn góp của NHTMCP được chia thành các phần bằng nhau
gọi là cổ phần và được phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu xác nhận
quyền sở hữu của cổ đông đối với phần tài sản tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu họ
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nắm giữa. Đồng thời, cổ phiếu xác nhận phần lợi nhuân được hưởng và quyền
chi phối điều hành của cổ đông.
Thứ hai, NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng kinh doanh nhằm mục
đích lợi nhuận, song vốn tự có thường không ổn định. Hoạt động kinh doanh
chủ yếu dựa trên vốn huy động từ xã hội, nhưng nguồn huy động này lại chịu
tác động từ nhiều yếu tố biến động như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh
tế… hoặc đôi khi chỉ là hoạt động của một ngành, một lĩnh vực lớn như bất
động sản, chứng khoán… Chính vì vậy, hoạt động của NHTMCP thường
chứa đựng tính rủi ro cao. Do nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro trong hoạt
động thường cao và dẫn đến hậu quả là ngân hàng đứng trước bờ vực phá sản.
1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần
Các NHTMCP được phân loại theo hình thức sở hữu như sau:
Thứ nhất, loại hình NHTMCP tư nhân thành lập dưới sự góp vốn của cá
nhân hoặc pháp nhân trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu
một số cổ phần nhất định
Thứ hai, loại hình NHTMCP có sự tham gia của cổ đông nhà nước.
Trong đó, nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần phát hành
Thứ ba, loại hình NHTMCP có vốn góp nước ngoài. Trong đó, cổ đông
nước ngoài nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần
1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần
Trên thế giới hiện nay, có nhiều khái niệm về sáp nhập được đưa ra
trong các tài liệu báo cáo, nghiên cứu, với những quan điểm khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì: “Sáp nhập là sự kết
hợp của hai hay nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô
lớn hơn. Sáp nhập thường do tự nguyện của các bên tham gia” [35].
Gaughan (2011) đưa ra định nghĩa “việc sáp nhập là một sự kết hợp của
hai công ty trong đó chỉ có một công ty tồn tại và các công ty còn lại chấm
dứt sự tồn tại” [22].
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Andrew J. Sherman thì coi “sáp nhập là sự kết hợp của hai tổ chức có
sự tương đồng với nhau” [20].
Tác giả David L.Scott đưa ra định nghĩa về sáp nhập” “Sáp nhập hay
hợp nhất công ty là khái niệm để chỉ hai hoặc nhiều công ty thỏa thuận chia
sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn
toàn mới, với tên gọi mới, trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty
cũ” [20].
Các quan điểm về sáp nhập trên thế giới vẫn có những sự khác biệt
nhưng nhìn chung sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều tổ chức để mở
rộng quy mô và hậu quả của sáp nhập là sự tồn tại duy nhất của một tổ chức.
Tại Việt Nam, định nghĩa về sáp nhập được đưa ra ở nhiều văn bản
Luật, cụ thể như sau:
Luật doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014) định nghĩa sáp nhập doanh
nghiệp là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập” (Khoản 1 Điều 195).
Luật cạnh tranh năm 2004 đưa ra khái niệm: “Sáp nhập doanh nghiệp
là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm
dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 17).
Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định
việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (Thông tư 36/2015/TT-NHNN) có cách định
nghĩa “Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng
(sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là
tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức
tín dụng bị sáp nhập.”
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Như vậy, sáp nhập NHTMCP được hiểu là sự chuyển giao toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang ngân
hàng nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập. Ngân
hàng nhận sáp nhập sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
ngân hàng bị sáp nhập, đồng thời chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và cam kết
với ngân hàng bị sáp nhập.
1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần
Một là, sáp nhập thông qua thương lượng
Đây là phương thức sáp nhập thông qua quá trình đàm phán, thương
lượng và đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập giữa các bên tham gia sáp nhập.
Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài do các bên cần phải cần phải
trao đổi, cân bằng lợi ích của tất cả các bên để tất các bên đều đạt được mục
tiêu khi thống nhất về phương án sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải bao gồm
các điều khoản về các loại tài sản và giá trị tài sản, các khoản nợ trước thời
điểm sáp nhập, các nghĩa vụ và cam kết của bên nhận sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi
cổ phần…
Sau khi sáp nhập, ngân hàng bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại. Vì vậy, cổ
đông của ngân hàng bị sáp nhập sẽ trở thành cổ đông của ngân hàng nhận sáp
nhập thông qua việc nhận cổ phiếu phát hành mới của ngân hàng nhận sáp
nhập theo tỷ lệ hoán đổi đã thỏa thuận hoặc nhận tiền mặt khi ngân hàng nhận
sáp nhập không phát hành cổ phần.
Hai là, sáp nhập thông qua chào mua cổ phần công khai
Phương thức này chỉ áp dụng cho hoạt động sáp nhập của ngân hàng đã
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo phương thức này, ngân hàng nhận
sáp nhập có thể thực hiện việc chào mua công khai số lượng cổ phiếu nhất
định của ngân hàng mục tiêu thuộc đối tượng chào mua công khai theo quy
định của Luật chứng khoán, theo điều kiện và thời gian cụ thể. Một ngân hàng
có thể mua toàn bộ cổ phần từ các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, sau đó ra
quyết định sáp nhập ngân hàng mục tiêu.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Để thực hiện phương thức này, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ chào mua
công khai với tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, công bố thông tin về
nhu cầu mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định.
Nếu tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu chấp nhận chào mua thì ngân
hàng nhận sáp nhập đã sở hữu toàn bộ cổ phần của ngân hàng mục tiêu và có
thể đưa ra quyết định sáp nhập [18].
Ba là, sáp nhập thông qua thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là phương thức ngân
hàng chủ động có ý định thâu tóm sẽ tiến hành mua dần cổ phiếu của ngân
hàng mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc mua lại
từ các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương thức này đòi hỏi thời gian và tính
bảo mật vì nếu ý đồ thôn tính được tiết lộ sẽ làm giá cổ phiếu của ngân hàng
mục tiêu dao động mạnh trên thị trường. Sau khi thâu tóm cổ phiếu của ngân
hàng mục tiêu, ngân hàng mua lại cổ phần sẽ tiến hành sáp nhập với ngân
hàng mục tiêu.
1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ
đông ngân hàng thương mại cổ phần
1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần
Cổ đông là cá nhân hay tổ chức tham gia góp vốn vào công ty dưới
hình thức mua cổ phần. Khi đưa tài sản vào công ty, quyền sở hữu tài sản của
cổ đông được chuyển sang cho công ty và cổ đông nhận được cổ phần như
một chứng thư để ghi nhận cổ đông trở thành một trong những chủ sở hữu của
công ty. Bản chất NHTMCP cũng là một công ty cổ phần có ngành nghề kinh
doanh đặc thù, có quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng. Bởi
vậy, có thể hiểu cổ đông của NHTMCP là cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần đã
phát hành và được ghi tên vào sổ cổ đông của NHTMCP. Về bản chất, cổ
đông là chủ sở hữu của NHTMCP. Lợi ích của cổ đông phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của NHTMCP. Về mặt pháp lý, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cổ phần khi trả tiền cổ phần, nhận cổ phần phát hành và ghi tên vào sổ cổ
đông của NHTMCP.
Cổ đông của NHTMCP có thể phân biệt dựa vào tỷ lệ cổ phần mà họ
đang năm giữa gồm cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ. Nếu xét về quốc tịch
thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài.
Dựa vào loại cổ phần mà họ nắm giữ thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông
phổ thông, cổ đông ưu đãi và cổ đông sáng lập.
1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần
Quyền của cổ đông trong NHTMCP là các quyền về tài sản và quyền
về quản lý đối với hoạt động ngân hàng. Tương ứng với mỗi loại cổ phần và
tỷ lệ cổ phần nắm giữ, cổ đông sẽ có những quyền tương ứng. Quyền của của
cổ đông NHTMCP có thể chia thành hai nhóm:
Một là, nhóm quyền về tài sản của cổ đông sẽ bao gồm: Quyền nhận cổ
tức với tỷ lệ sở hữu, với định mức theo quyết định của ĐHĐCĐ, quyền ưu
tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của
từng cổ đông trong công ty; quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
cho người khác, trừ trường hợp quy định của pháp luật, Khi ngân hàng giải
thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở
hữu cổ phần tại ngân hàng.
Hai là, nhóm quyền về quản lý của cổ đông bao gồm: Quyền biểu quyết
tại ĐHĐCĐ, quyền tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ĐHĐCĐ,
được ứng cử, đề cử người vào HĐQT, BKS, quyền tiếp cận thông tin, quyền
khởi kiện.
Căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần trong NHTMCP, cổ đông và nhóm cổ
đông sẽ có những quyền đặc biệt như quyền quyết định đối với những vấn đề
quan trọng trong hoạt động của NHTMCP, quyền triệu tập ĐHĐCĐ.
1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần
Ở góc độ kinh tế, sáp nhập là sự chuyển giao, hợp nhất khối tài sản của
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHTMCP bị sáp nhập và NHTMCP nhận sáp nhập tạo nên tiềm lực kinh tế
lớn hơn cho ngân hàng sau sáp nhập. Ở góc độ pháp lý, sáp nhập là sự kế thừa
toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang
ngân hàng sáp nhập, cùng với đó là sự chấm dứt tồn tại của ngân hàng bị sáp
nhập. Từ đây, các quyền là lợi ích của các cổ đông, tức chủ sở hữu của ngân
hàng chấm dứt tồn tại sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với các cổ đông có tỷ lệ cổ phần sở hữu thấp, không đủ lớn để tác
động đến quyết định sáp nhập ngân hàng. Trong quá trình thâu tóm và sáp
nhập ngân hàng, các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua
trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số
phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Lúc
này cổ đông có thể lựa chọn theo ba hướng: Bán cổ phần của mình tại ngân
hàng, đề nghị ngân hàng mua lại cổ phần của mình hoặc chấp nhận việc sáp
nhập. Nếu các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ
có thể bán cổ phiếu của mình đi. Tuy nhiên họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán
cổ phiếu là thời điểm thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất cho nên giá của cổ
phiếu lúc này không còn được cao như thời điểm mới có thông tin của thương
vụ thâu tóm và sáp nhập.
Về phần các cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập, quyền và lợi ích
của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông thường các thương vụ sáp nhập diễn ra
đã cho thấy ngân hàng nhận sáp nhập sẽ phải “kế thừa” những khoản nợ xấu
vô cùng lớn và kế hoạch kinh doanh của những người quản lý không chắc
chắn rằng sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho cổ đông của ngân hàng như đã đề
ra. Việc sáp nhập mang lại lợi ích trong việc mở rộng quy mô kinh doanh,
phát triển hệ thống giao dịch trên toàn quốc nhưng đánh đổi lại là sự thiệt hại
về lợi nhuận của các ngân hàng sau khi sáp nhập. Một khi lợi nhuận bị giảm
sút, thậm chí các ngân hàng phải chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian
đầu sau sáp nhập, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bên cạnh đó, các vấn đề khác liên quan đến việc định giá tài sản của
ngân hàng bị sáp nhập, xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phần và những thỏa thuận
về quyền và nghĩa vụ mỗi bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ
đông từ cả hai phía ngân hàng bị sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập. Trên
thực tế, không phải thương vụ sáp nhập nào cũng có thể hài hòa được lợi ích
của cổ đông, nhất là với các cổ đông nhỏ. Vì thế, việc quy định các quyền của
cổ đông và các thiết chế bảo vệ là cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ cổ đông
trong sáp nhập NHTMCP.
1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ
phần
Công ty cổ phần nói chung, NHTMCP nói riêng không phải là sự tập hợp
đơn thuần của cổ đông mà là của một thực thể thống nhất có tổ chức chặt chẽ.
Bản thân công ty không thể quyết định được ý chí của mình hay tự mình hành
động như một thể nhân. Ý chí và hành vi của thể nhân giữ cương vị nhất định
trong công ty được xem là ý chí và hành vi của công ty. Theo lý thuyết đại diện,
sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý làm nảy sinh xung đột giữa người đại diện
(các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổ đông) [24]. Trên thực tế, quyết định
và phương án sáp nhập được thông qua bởi nhóm cổ đông chiếm đa số và có
quyền chi phối hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, những thỏa thuận sáp nhập
hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp đặt của các lãnh đạo, những người nắm quyền
điều hành quản lý của ngân hàng cả hai bên bị sáp nhập và nhận sáp nhập. Do
vậy, quyền lợi của một số nhóm cổ đông trong công ty sẽ bị tổn hại, dẫn đến mẫu
thuẫn và mất cân bằng về mặt về lợi ích trong trong quá trình sáp nhập
NHTMCP. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những cơ chế bảo vệ cổ đông của
NHTMCP, đặc biệt là trong quá trình sáp nhập.
Để ngăn chặn và khắc phục những nguy cơ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cổ đông trong quá trình trước, trong và sau sáp nhập NHTMCP, các cơ
chế được xây dựng bao gồm cơ chế tự bảo vệ, các thiết chế nội bộ và các thiết
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chế bảo vệ bên ngoài giúp cho cổ đông có vận dụng được các quyền hợp pháp, có
ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình và được bảo vệ từ các cơ quan khác.
1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ
Pháp luật trao cho cổ đông NHTMCP các quyền để cổ đông có thể tự
bảo vệ mình trong trường hợp các lợi ích của cổ đông có nguy cơ bị xâm hại
do hệ quả của quá trình sáp nhập NHTMCP. Những quyền này xuất phát từ
việc xây dựng pháp luật doanh nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo đối xử công
bằng giữa các cổ đông. Để bảo vệ cổ đông một cách hiệu quả thì bản thân mỗi
cổ đông cần có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, tận dụng được những
quyền hợp pháp để đưa ra phương án hành động thích hợp bên cạnh sự tác
động từ thiết chế bên trong và bảo vệ từ các cơ quan bên ngoài.
1.5.2. Các thiết chế nội bộ
Bảo vệ cổ đông thông qua các thiết chế nội bộ được hiểu là cơ chế mà
cổ đông được bảo vệ thông qua các chủ thể bên trong NHTMCP như
ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS.
ĐHĐCĐ là cơ quan đại diện có quyền quyết định cao nhất trong
NHTMCP. Thông qua ĐHĐCĐ, cổ đông có thể thực hiện được quyền quyết
định của mình đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của
NHTMCP. Mỗi cổ đông dù chỉ sở hữu một cổ phần phổ thông cũng có thể
tham gia biểu quyết, góp phần vào việc thông qua những quyết định quan
trọng. Việc sáp nhập NHTMCP cũng là một trong những vấn đề cần có sự
thông qua của một số phần trăm biểu quyết nhất định của ĐHĐCĐ. Bằng việc
bỏ phiếu biểu quyết, cổ đông có thể thực hiện quyền quyết định trực tiếp liên
quan đến lợi ích của mình được ghi nhận trong phương án sáp nhập, hợp đồng
sáp nhập. Ngoài ra, trong quá trình sáp nhập, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường có
thể được tiến hành khi có sự yêu cầu từ cổ đông hoặc nhóm cổ có tỷ lệ sở hữu
có quyền biểu quyết nhất định.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HĐQT là cơ quan quản trị của NHTMCP, có quyền đưa ra các quyết
định không thuốc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Những quyết định và việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT có thể ảnh hưởng đến quyền
của cổ đông NHTMCP. Thành viên HĐQT được đề cử bởi cổ đông, là những
người thay mặt cổ đông quản lý ngân hàng. Trong quá trình sáp nhập, HĐQT
của ngân hàng hai phía sáp nhập và bị sáp nhập sẽ đàm phán và đưa ra nội
dung về phương án sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của
các bên trong sáp nhập. Về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì
lợi ích của cổ đông và lợi ích của công ty. Thông qua HĐQT, cổ đông sẽ được
bảo vệ thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT khi
cân nhắc đến lợi ích của cổ đông.
Mặc dù về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì lợi ích của
cổ đông và công ty. Tuy nhiên, không thể tránh được trường hợp những người
có đứng đầu này thực hiện những giao dịch tư lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên
lợi ích của cổ đông. Để khắc phục điều này, BKS là một thiết chế để giám sát
hoạt động của những người quản lý, đảm bảo HĐQT hoạt động đúng với mục
tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đông. Thành viên BKS được trực tiếp bầu ra
và chịu sự giám sát của ĐHĐCĐ. Trong cơ cấu tổ chức của NHTMCP, BKS
độc lập với HĐQT và thành viên BKS được trao các quyền giám sát hoạt
động của HĐQT và quyền quyết định các quyết sách của công ty.
1.5.3. Các thiết chế bên ngoài
Cơ chế bảo vệ bên ngoài được hiểu là cổ đông được các chủ thể bên
ngoài NHTMCP bảo vệ. Khi các cổ đông đã tự bảo vệ mình bằng cách sử
dụng các quyền mà pháp luật cho phép nhưng quyền và lợi ích của họ vẫn bị
xâm phạm và các thiết chế bên trong không thực hiện được chức năng bảo vệ
cổ đông thì cơ chế bảo vệ cổ đông từ bên ngoài là cần thiết. Các cơ quan bảo
vệ từ bên ngoài sẽ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp.
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương
mại cổ phần
1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần
Bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP phải dựa trên các căn cứ về
pháp luật quy định quyền của cổ đông trong NHTMCP và pháp luật quy định
về sáp nhập NHTMCP.
Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm: Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong
sáp nhập NHTMCP là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáp nhập
NHTMCP nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.
1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân
hàng thương mại cổ phần
NHTMCP về bản chất là một doanh nghiệp hoạt động trên đối tượng
kinh doanh là tiền tệ. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc
thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giảm sát. Bởi vậy,
hoạt động ngân hàng không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật về các loại hình
tổ chức kinh doanh mà còn chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành
trong lĩnh vực ngân hàng và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản
lý nhà nước về ngân hàng ban hành.
So với pháp luật về bảo vệ cổ đông trong các hoạt động của CTCP
thông thường, pháp luật về bảo vệ cổ đông trong hoạt động của NHTMCP sẽ
hàm chứa những quy định đặc thù để đảm bảo, kiểm soát an toàn cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, do NHTMCP cũng là một pháp nhân
kinh doanh nên hoạt động sáp nhập NHTMCP được điều chỉnh bằng cả hệ
thống pháp luật chung về sáp nhập doanh nghiệp và hệ thống pháp luật
chuyên ngành về tín dụng. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động ngân hàng,
pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP sẽ chịu ảnh hưởng bởi
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
những quy định riêng về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị của ngân hàng. Cùng
với đó là sự kiểm soát của NHNN, các quy định riêng đối với hoạt động tái cơ
cấu các tổ chức tín dụng thông qua hình thức sáp nhập so việc sáp nhập các loại
hình doanh nghiệp khác nhằm đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng.
1.6.3. Nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần
Nội dung pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP bao
gồm các quy định điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhằm đảm
bảo các lợi ích của cổ đông trong mối quan hệ sở hữu của cổ đông với ngân
hàng, mối quan hệ giữa cổ đông và những người điều hành, quản lý của ngân
hàng và mối quan hệ giữa các chủ thể khác liên quan trực tiếp đến hoạt động
sáp nhập NHTMCP, cụ thể, như sau:
Một là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy định về sáp nhập
NHTMCP, bao gồm các quy định về điều kiện, nguyên tắc, trình tự thủ tục
sáp nhập NHTMCP
Hai là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy phạm quy định
quyền của cổ đông trong sáp nhập NHTMCP bao gồm các nhóm quyền về tài
sản như quyền nhận cổ tức, quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền mua lại cổ
phần và nhóm quyền quản lý như quyền biểu quyết, quyền tiếp cận thông tin,
quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ, quyền giám
sát, quyền khởi kiện.
Ba là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy định các thiết chế
bên trong NHTMCP bao gồm các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách
nhiệm của các thiết chế nội bộ như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS.
Bốn là, pháp luật bảo vệ cổ đông bằng các thiết chế bên ngoài bao gồm
các quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước
trong sáp nhập NHTMCP.
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về tổng thể, các nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập
NHTMCP được quy định trong các luật, nghị định, thông tư và các văn bản
hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến
sáp nhập NHTMCP.
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung của Chương 1, khóa luận tiếp cận những vấn đề chung
về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP, đưa ra các khái niệm cơ bản về
NHTMCP, đặc điểm và phân loại NHTMCP; khái niệm sáp nhập NHTMCP
và các phương thức sáp nhập NHTMCP. Tiếp đó, khóa luận đưa khái niệm về
cổ đông của NHTMCP và các quyền của cổ đông NHTMCP, chỉ ra yêu cầu
bảo vệ cổ đông trong quá trình sáp nhập NHTMCP. Phần cuối của chương,
khóa luận đưa ra các đặc điểm, nội dung của pháp luật bảo vệ cổ đông trong
sáp nhập NHTMCP. Trên cơ sở các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông trong
sáp nhập NHTMCP, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về
bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP sẽ được trình bày ở Chương 2.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần ở Việt Nam
2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại
cổ phần

Điều kiện sáp nhập

Luật quy định điều kiện để NHTMCP thực hiện hoạt động sáp nhập là
không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật cạnh
tranh 2004. Điều kiện sáp nhập sẽ tạo ra những hạn chế nhằm giảm thiểu rủi
ro do hoạt động sáp nhập mang lại đối với quá trình thực hiện các nghiệp vụ
kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, những điều kiện được đặt ra để một
thương vụ sáp nhập ngân hàng được tiến hành cũng nhằm đảm bảo an toàn
cho cả hệ thống tài chính nói chung. Các tổ chức tín dụng tham gia các hoạt
động này phải phối hợp xây dựng đề án thực hiện sáp nhập không trái với nội
dung của hợp đồng đã ký. Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn lại sau khi tiến hành
sáp nhập phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của
pháp luật. (Điều 10 Thông tư 36/2015/TT-NHNN)

Trình tự, thủ tục sáp nhập

Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phối hợp xây dựng đề án sáp nhập,
hợp đồng sáp nhập và điều lệ tổ chức tín dụng nhận sáp nhập. Nội dung điều
lệ ngân hàng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập, đề án sáp nhập và hợp đồng sáp
nhập phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng tham gia
sáp nhập thông qua. Ngân hàng tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho
cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường
hợp sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sau đó, ngân hàng tham gia sáp nhập chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận
sáp nhập Ngân hàng Nhà nước sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tại địa phương, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi tổ chức tín
dụng tham gia mua lại đặt trụ sở chính và nếu thấy cần thiết sẽ lấy ý kiến của
các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan
đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại và quan điểm về
việc mua lại để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận.
Nếu được chấp thuận nguyên tắc, các tổ chức tín dụng tham gia phải
lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức tín dụng để thông qua lại
các nội dung thay đổi tại đề án trước khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho
Ngân hàng Nhà nước để được chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức
chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ
chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất
v.v... Thông tư 36/2015/TT-NHNN nghiêm cấm việc phân tán tài sản của tổ
chức tín dụng dưới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận (Điều 9).
Để thực hiện theo các trình tự, thủ tục như trên, thẩm quyền quyết định
sáp nhập NHTMCP được pháp luật quy định đối với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và trong nội bộ NHTMCP. Luật NHNN quy định thẩm quyền
quyết định việc sáp nhập TCTD là NHNN (Khoản 9, Điều 4). Đối với thẩm
quyền quyết định tại nội bộ ngân hàng, theo Luật TCTD thì ĐHĐCĐ là cơ
quan sẽ thông qua phương án sáp nhập, quyết định việc sáp nhập NHTMCP.
Luật các TCTD quy định ĐHĐCĐ thông qua thông qua các quyết định nêu
trên phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất
cả các cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do điều lệ của
TCTD quy định (điểm c, Khoản 2, Điều 59). Với các quy định của pháp luật
hiện hành, có thể hiểu trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD chỉ được áp
dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện, không có văn bản pháp luật nào
quy định trình tự, thủ tục sáp nhập bắt buộc.
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Có thể thấy quá trình sáp nhập NHTMCP phải tuân theo trình tự, thủ
tục nhất định theo quy định pháp luật. Việc sáp nhập cũng phải được thông
qua và nằm trong sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước ngay từ những bước
đầu tiên. Các NHTMCP muốn thực hiện sáp nhập cũng phải đảm bảo các điều
kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng tham gia sáp
nhập nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Từ đó, cổ đông cũng đã
được bảo vệ khỏi những rủi ro phát sinh khi tiến hành sáp nhập NHTMCP.
2.1.2. Về các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương
mại cổ phần

Quyền biểu quyết

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 LDN 2014 thì cổ đông phổ
thông có quyền được tham dự biểu quyết tại các cuộc họp của ĐHĐCĐ. Cổ
đông, là người nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông đã phát hành của
NHTMCP, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng nên họ phải có quyền
tham gia biểu quyết các vấn đề lớn trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, vấn
đề sáp nhập của ngân hàng là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến quyền sở hữu và
các quyền khác của cổ đông đối với ngân hàng và liên quan trực tiếp đến lợi
ích của họ khi bỏ vốn đầu tư vào ngân hàng. Đối với cả cổ đông của bên ngân
hàng sáp nhập và bị sáp nhập, hậu quả pháp lý từ việc tiến hành sáp nhập giữa
các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu, các quyền và lợi ích được
hưởng từ việc đầu tư vào ngân hàng nên quyền biểu quyết là một thiết chế bảo
vệ cổ đông cơ bản nhất trong quá trình sáp nhập các ngân hàng.
Bằng cách quy định trong giấy mời ĐHĐCĐ về điều kiện để cổ đông
được tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ là phải có lượng vốn tối thiểu như quy định.
Điều này đã tạo ra sự phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Nếu những
cổ đông nhỏ không sở hữu đủ lượng vốn theo quy định thì sẽ bị mất đi quyền
tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ tước đi quyền lợi quan trọng của các
cổ đông bởi lẽ, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng, tất cả các cổ đông
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đều có quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với
một quyết định lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng (đối với ngân
hàng bị sáp nhập) như quyết định sáp nhập. Quy định nếu cổ đông không
tham gia đại hội và thực hiện quyền biểu quyết của mình thì đương nhiên ủy
quyền cho HĐQT số phiếu có quyền biểu quyết của mình. Quyền biểu quyết
là một trong những quyền cơ bản quan trọng của mỗi cổ đông phổ thông. Trên
thực tế việc tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ của các cổ đông thiểu số do số cổ
phần của họ không đủ để tạo ra sự thay đổi và ảnh hưởng trong mỗi quyết
định. Tuy nhiên, dù với tỷ lệ sở hữu cổ phần không lớn trong cơ cấu vốn của
ngân hàng, cổ đông tham gia cuộc họp có thể chất vấn và đề nghị Ban lãnh
đạo ngân hàng làm rõ các vấn đề liên quan đến đề án sáp nhập để có cở sở
biểu quyết về vấn đề này.
Hiện nay, cổ đông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua hệ
thống điện tử. Theo LDN 2014, cổ đông có thể tham gia biểu quyết dưới hình
thức khác tham dự cuộc họp và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ
phiếu điện tử; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư
điện tử (khoản 2 Điều 140). Quy định này có thể giúp các cổ đông không cần
ủy quyền hoặc di chuyển trực tiếp đến nơi tổ chức cuộc họp để thực hiện
quyền của mình mà vẫn có thể tham gia biểu quyết. Hình thức này sẽ đảm bảo
được sự dân chủ, công bằng, hiểu quả khi thông qua các quyết định của
ĐHĐCĐ và khắc phục được những yếu tố cản trở về mặt địa lý. Tuy nhiên, tại
khoản 4 Điều 59 Luật TCTD 2010 thì quyết định việc sáp nhập các tổ chức tín
dụng sẽ phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ.
Như vậy, quy định này đã phần nào tạo nên bất lợi cho các cổ đông nếu họ
không có điều kiện có mặt tại cuộc họp ĐHĐCĐ vì nhiều lý do khác nhau.
Thông thường, ĐHĐCĐ luôn quyết định các vấn đề căn cứ vào ý chí
của những cổ đông lớn, chiếm đa số cổ phần của ngân hàng. Nguyên tắc biểu
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyết theo đa số của NHTMCP dẫn đến việc một nhóm cổ đông có số cổ phần
mang tính quyết định sẽ đưa ra phương án sáp nhập nhằm phục vụ mục đích
riêng của họ để trục lợi, họ cũng là những người nắm bắt thông tin và thao
túng hoạt động của ngân hàng ngay từ đầu kế hoạch sáp nhập. Mặc dù cơ chế
biểu quyết được tạo ra nhằm tạo ra sự dân chủ, công bằng trong hoạt động của
NHTMCP song, với một tỷ lệ sở hữu áp đảo, cổ đông lớn và Ban điều hành
của ngân hàng sẽ có cơ hội để áp đặt ý chí của mình và coi nhẹ ý kiến của các
cổ đông thiểu số.
Quyền chi phối trong việc biểu quyết của các cổ đông ưu đãi biểu quyết
trong thời gian đầu sẽ ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của các cổ đông khác.
Luật TCTD 2010 cho phép các các tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ
đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi
biểu quyết sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày ngân hàng được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu
quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông. Như vậy, bên
cạnh việc nắm giữ quyền biểu quyết vượt trội từ cổ phần ưu đãi, nếu các cổ
đông sáng lập sở hữu thêm cổ phần phổ thông khác thì sẽ có khả năng vô hiệu
hóa quyền sự biểu quyết của các cổ đông nhỏ.

Quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp ĐHĐCĐ

Quá trình từ thương lượng, đàm phán đến khi thông qua quyết định sáp
nhập NHTMCP thường diễn ra trong một thời gian dài. Để giúp cho các cổ
đông có cơ sở thực hiện quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng,
đặc biệt là quá trình sáp nhập ngân hàng, pháp luật đã có những quy định về
quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ. Đặc biệt, LDN 2014 còn đưa ra quy định nhằm
bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số khi cho phép nhóm cổ đông sở hữu từ
10% tổng số cổ phần phổ thông yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều
114) và quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ (khoản 6 Điều
136). 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Để thực hiện quyền triệu tập ĐHĐCĐ căn cứ vào việc HĐQT vi phạm
nghiêm trọng quyền của cổ đông, vi phạm nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra
quyết định vượt quá thẩm quyền được giao thì cổ đông phải cung cấp được tài
liệu chứng cứ về việc vi phạm, mức độ vi phạm của HĐQT, những người điều
hành quản lý của ngân hàng trong quá trình triển khai sáp nhập NHTMCP.
Tuy nhiên, không có quy chuẩn nào cho việc xác định mức độ vi phạm thế
nào là nghiêm trọng quyền của cổ đông.
Việc cho phép các nhỏ lẻ liên kết thành nhóm cổ đông có tỷ lệ sở hữu
10% để thực hiện quyền triệu tập ĐHĐCĐ đã là một bước tiến bộ trong nỗ lực
bảo vệ các cổ đông thiểu số. LDN 2014 tại điểm đ, khoản 1 Điều 114 cũng đã
quy định cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ
công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ nhằm tạo điều
kiện để các cổ đông có thể liên lạc và liên kết với nhau, tận dụng quyền lợi
của mình.

Quyền yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần

Theo quy định pháp luật, các nghị quyết của ĐHĐCĐ liên quan đến
những hoạt động quan trọng của ngân hàng cần phải có sự thông qua của các
cổ đông, điển hình như nghị quyết về sáp nhập NHTMCP cần có sự thông qua
của cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết
của ngân hàng bị sáp nhập. Trong trường hợp phản đối nghị quyết sáp nhập cổ
đông có thể yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần của mình theo quy định tại
Điều 129 LDN 2014, cụ thể là:
“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại
công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ
công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu
phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng
cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu
cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại
khoản này.
2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy
định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo
nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ
ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì
các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”.
Với cổ đông của NHTMCP, quyền yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần
của mình được quy định chặt chẽ hơn tại Điều 57 Luật TCTD 2010: “Tổ chức
tín dụng chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số
cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân
hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín
dụng thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.”
Quy định này bảo vệ lợi ích của cổ đông trong trường hợp cổ đông hay
nhóm cổ đông lớn lạm dụng vị thế chi phối đưa ra những quyết định làm tổn
hại đến lợi ích chính đáng của nhóm cổ đông thiểu số
Như vậy, nếu ĐHĐCĐ của NHTMCP thông qua nghị quyết về việc tổ
chức lại ngân hàng hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại
Điều lệ ngân hàng và cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết đó thì có thể
yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần.

Quyền chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho đối tượng khác theo quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều 126 LDN 2014, đó là:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định
hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách
thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng
phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại
diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao
dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở
hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán…”.
Như vậy, trong trường hợp không tán thành với nghị quyết sáp nhập
NHTMCP, cổ đông có thể lựa chọn giải pháp chuyển nhượng cổ phần bên
cạnh giải pháp yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Nếu Điều lệ ngân
hàng không có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì cổ
đông có quyền tự do bán cổ phần của mình cho người khác. Việc bán cổ phần
được thực hiện bằng hợp đồng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ
phần phổ thông và các quy định này được nêu rõ trong cổ phiếu thì việc
chuyển nhượng của cổ đông thực hiện theo các quy định đó.

Quyền tiếp cận thông tin

Đối với mỗi thương vụ sáp nhập, việc tiếp cận thông tin sớm hay muộn
và nội dung những thông tin được tiếp cận là một yếu tố vô cùng quan trọng
ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, bao gồm cả các cổ đông của NHTMCP.
Quyền tiếp cận thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cổ đông.
Trong mỗi hoạt động của NHTMCP, không chỉ riêng hoạt động sáp nhập, cổ
đông đều mong muốn được tiếp cận với những thông tin chính xác, đáng tin
cậy một cách kịp thời. Đối với NHTMCP, việc công khai thông tin một cách
minh bạch là cách để gây dựng lòng tin vào kêu gọi được sự ủng hộ của các
cổ đông trong việc thông qua và tiến hành sáp nhập NHTMCP.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Cổ đông NHTMCP có thể tiếp cận thông tin thông qua các hình thức:
(i) cổ đông chủ động tiếp cận, thu thập thông tin; (ii) cổ đông được các chủ
thể khác cung cấp thông tin.
Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của cổ đông NHTMCP. Tuy
nhiên quyền này cũng phụ thuộc vào loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu và thời hạn sở
hữu cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Theo điểm đ,e Khoản 1 Điều 114 LDN
2014 và Khoản 5,6 Điều 53 Luật TCTD 2010, cổ đông phổ thông có quyền;
(i) xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có
quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; (ii) xem
xét, tra cứu, trích lục và sao chụp Điều lệ ngân hàng, biên bản họp ĐHĐCĐ
và các nghị quyết của ĐHĐCĐ
Theo Điều 170 LDN 2014, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục
ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm
toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo theo quy định
trong thời gian hợp lý như: (i) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty; (ii)
Báo cáo tài chính; (iii) Báo cáo công tác quản lý, điều hành công ty
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông
trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
theo quy định tại Điều lệ của công ty có quyền xem xét và trích lục sổ biên
bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và
hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban
kiểm soát;
Trên phương diện công ty cổ phần phải có nghĩa vụ công bố thông tin
đối với mỗi loại hình NHTMCP thì sẽ có nghĩa vụ công bố thông tin khác
nhau
Đối với hình thức NHTMCP đại chúng, chế độ công bố thông tin được
quy định rõ ràng trong Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010).
Đối với NHTMCP chưa đại chúng, LDN 2014 quy định việc công bố thông tin
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
liên quan đến báo cáo tài chính, một số tài liệu quan trọng để phản ánh tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Về cơ bản pháp luật Việt Nam
đã có hành lang pháp lý cụ thể nhằm bảo vệ nhà đầu tư, trong đó nhất là cổ
đông thiểu số.
Quyền xem xét, trích lục sổ sách tài liệu của cổ đông cho phép các cổ
đông có được danh sách cổ đông của toàn công ty để từ đó các cổ đông nhỏ lẻ
có thể tập hợp lại, trao đổi thông tin và gom cổ phiếu để cùng đưa ra các quyết
định.

Quyền được ưu tiên mua cổ phần

Khi một NHTMCP sáp nhập vào một NHTMCP khác, tỷ lệ sở hữu của
các cổ đông sẽ bị giảm đi do việc tăng lên của vốn điều lệ. Cổ đông có thể từ
vị thế của một cổ đông lớn của ngân hàng bị sáp nhập chuyển thành cổ đông
nhỏ của ngân hàng sau sáp nhập. Việc tỷ lệ sở hữu dẫn đến việc mất đi một số
quyền nhất định của cổ đông. Vậy để khắc phục được điều này, cổ đông có
thể sử dụng quyền được ưu tiên mua lại cổ phần mới phát hành của ngân hàng
để gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình. Luật TCTD 2010 quy định cổ đông được
ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của
từng cổ đông trong tổ chức tín dụng (khoản 3 Điều 53).

Quyền giám sát

Quyền kiểm soát những giao dịch lớn, tư lợi, nội gián
Bản thân người làm ở những vị trí quản lý điều hành NHTMCP thường
là những người trực tiếp thực hiện những giao dịch lớn và quan trọng trong
ngân hàng. Họ đồng thời là những người nắm rõ được những thông tin nội bộ
trực tiếp có lợi cho họ do đó có thể dễ dàng tiến hành những giao dịch nội
gián. Thực tế quy định về nội dung và cách thức công khai hóa giao dịch có
liên quan chưa hợp lý và đầy đủ. Bảo vệ cổ đông chính là giảm thiểu rủi ro tài
sản của ngân hàng bị chiếm đoạt bởi các giao dịch nội gián của công ty.
Khoản 2 Điều 162 LDN 2014 quy định: “HĐQT chấp thuận các hợp
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ công ty”. So với Luật doanh nghiệp 2005, giá trị giao dịch mà HĐQT
có quyền thông qua đã giảm xuống từ mức nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản
doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất đến 35%. Quy định này đã
tạo thêm cơ hội cho cổ đông thiểu số thông qua các giao dịch có giá trị lớn
của công ty.
Đối với hợp đồng có liên quan đến cổ đông lớn hoặc ban điều hành,
theo Khoản 1 Điều 162 LDN 2014 thì cổ đông, người đại diện ủy quyền của
cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những
người có liên quan của họ; hoặc thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và người có liên quan của họ phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận.
Những hợp đồng này tiềm ẩn nguy cơ trục lợi của những cổ đông chiến lược
hoặc Ban điều hành có thể lợi dụng vị trí, địa vị của mình để tạo điều kiện
thuận lợi cho mình hoặc những người có liên quan. Để cổ đông thực sự kiểm
soát được những giao dịch này đòi hỏi phải có một cơ chế giám sát nội bộ
hoạt động hiệu quả, những quy tắc đạo đức áp dụng cho người quản lý công
ty phải được tuân thủ. Do đó, quyền kiểm soát những giao dịch này của cổ
đông không hề dễ dàng. Một môi trường pháp lý vững chắc và việc thực thi
kiên quyết là điều quan trọng để kiềm chế các hành vi trục lợi, đảm bảo đối
xử công bằng với tất cả các cổ đông và tạo dựng độ tin cậy cho các nhà đầu
tư.
Quyền yêu cầu thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của
ngân hàng
Quyền được yêu thanh tra, kiểm tra tình hình của NHTMCP phụ thuộc
vào số lượng cổ phần và thời gian nắm giữ cổ phần. Theo đó có 2 nhóm đối
tượng như sau:
(1) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại Điều lệ ngân hàng có quyền: Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn
đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi xét
thấy cần thiết.
(2) Cổ đông sở hữu cổ phần của ngân hàng liên tục trong thời hạn ít
nhất một năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của
HĐQT thông qua trái với quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt
hại cho ngân hàng thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải
cùng liên đới chịu trách nhiệm về quyết định đó và phải bồi thường thiệt hại
cho công ty; thành viên phản đối trách nhiệm nói trên được miễn trừ trách
nhiệm theo quy định tại khoản 4 Điều 149 LDN 2014.
Tuy nhiên quyền thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động ngân hàng của
các cổ đông không phải là quyền chủ động, họ hoàn toàn bị động do chỉ có
quyền yêu cầu BKS thực hiện. Nếu BKS không thực hiện hoặc thực hiện qua
loa thiếu trách nhiệm thì cổ đông sẽ khó có thể có được những thông tin trung
thực. Việc yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của HĐQT trái luật
hoặc Điều lệ ngân hàng cũng khó khả thi do HĐQT không có trách nhiệm
thông báo phiên họp và cổ đông thiểu số cũng không có quyền dự họp
ĐHĐCĐ do vậy nếu ngân hàng không cung cấp quyết định của HĐQT thì cổ
đông thiểu số cũng không thể biết để yêu cầu HĐQT ngừng thực hiện.

Quyền khởi kiện

Để bảo vệ quyền lợi của mình, cổ đông có thể thực hiện khởi kiện được
quy định tại Điều 161 LDN 2014. Theo đó, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít
nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự
mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên
HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong các trường hợp sau: vi phạm
nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;
không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, không thực hiện,
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của HĐQT; thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, điều lệ công ty
hoặc nghị quyết của ĐHCĐ; sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh
của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác; sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty.
Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
Khi phát hiện các sai phạm của Ban lãnh đạo công ty, cổ đông có thể
nhân danh công ty khởi kiện đối với những cá nhân này ra tòa. Đáng chú ý,
chi phí khởi kiện khi cổ đông nhân danh công ty khởi kiện sẽ được tính vào
chi phí của công ty. Đây là một quy định mới được bổ sung trong LDN 2014,
tạo khung pháp lý cho phép cổ đông có thể khởi kiện đối với những người
quản lý công ty.
Mặc dù quy định cho phép cổ đông khởi kiện những người điều hành,
quản lý của ngân hàng khi phát hiện họ có những vi phạm trong quyền hạn và
thực hiện nghĩa vụ của mình, pháp luật vẫn chưa quy định rõ ràng về tư cách
khởi kiện của cổ đông. Điều 161 LDN 2014 không nói rõ đối tượng có quyền
khởi kiện có cần thiết phải nắm giữ cổ phần một cách liên tục từ thời điểm
được cho là xảy ra hành vi vi phạm đến thời điểm khởi kiện hay không; liệu
cổ đông nắm giữ 1% cổ phần khởi kiện là người nắm giữ cổ phần tại thời
điểm xảy ra hành vi vi phạm hay tại thời điểm khởi kiện? Mặt khác trong suốt
quá trình diễn vụ kiện thì cổ đông khởi kiện có bắt buộc vẫn là cổ đông của
công ty hay không và nếu trường hợp công ty tăng vốn và cổ đông hoặc nhóm
cổ đông không duy trì tỷ lệ tăng theo tương ứng, dẫn tới hệ quả là chỉ sở hữu
dưới 1% tỷ lệ cổ phần thì lúc đó tư cách nguyên đơn của bên khởi kiện có còn
được giữ hay không?
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có những quy định tương thích với
khái niệm mới trong luật doanh nghiệp về quyền khởi kiện phái sinh và vai trò
đại diện tố tụng. Theo tư tưởng về quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự thì
người bị thiệt hại trực tiếp sẽ là người khởi kiện. Tuy nhiên trong NHTMCP
không phải lúc nào hành vi vi phạm của người quản lý cũng gây hại trực tiếp
tới ngân hàng đầu tiên, sau đó thiệt hại của cổ đông mới là gián tiếp.
2.1.3. Về thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần

Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của NHTMCP. Thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông của ngân hàng
có thể thực hiện quyền quyết định của mình đối với phương án sáp nhập, cũng
như thông qua các quyết định có liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi của
mình trong quá trình tiến hành sáp nhập NHTMCP. Các quyền và nghĩa vụ cụ
thể của ĐHĐCĐ được quy định tại Điều 135 LDN 2014.
ĐHĐCĐ là cơ chế quan trọng bởi thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông thực
hiện quyền của mình trong hoạt động quản lý, điều hành công ty. Cuộc họp
của ĐHĐCĐ là cơ hội quan trọng để các cổ đông có thể đối thoại, chất vấn
các thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám Đốc và các thành viên quản lý
công ty. Mặt khác, cuộc họp của ĐHĐCĐ cũng là dịp để các thành viên
HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám Đốc và các thành viên quản lý thể hiện trách
nhiệm đối với các cổ đông thông qua việc công bố thông tin, thông báo về
tình hình hoạt động của công ty, đưa ra khuyến nghị đối với tổ chức, cổ đông
về việc chấp nhận báo cáo tài chính, kế hoạch phân chia lợi nhuận, các thay
đổi căn bản (nếu có) về vốn và cơ cấu tổ chức của công ty, thù lao cho thành
viên HĐQT.. Vì vậy có thể thấy, để bảo vệ quyền của cổ đông, tăng tính hiệu
quả trong hoạt động của ĐHĐCĐ, LDN 2014 đã quy định rất cụ thể về thủ
tục, trình tự tiến hành họp ĐHĐCĐ, trách nhiệm thông báo, báo cáo công bố
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thông tin cho các tổ chức trước cuộc họp, quyền của các cổ đông đưa ra các
vấn đề bàn bạc tại cuộc họp, thủ tục bỏ phiếu… Đối với quá trình sáp nhập
NHTMCP, ĐHĐCĐ là cơ quan mà thông qua đó các cổ đông thể hiện quan
điểm, quyền giám sát, biểu quyết của mình đối với phương án sáp nhập cũng
như nội dung cam kết giữa các bên tham gia sáp nhập về việc đảm bảo quyền
và lợi ích của cổ đông. Sau khi sáp nhập, cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập
cũng có thể trở thành cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập. Lúc này, họ cũng
có tư cách để tham gia vào ĐHĐCĐ và thông qua cơ quan này, họ có thể thực
hiện quyền giám sát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân
hàng, những quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của họ với tư cách
là chủ sở hữu mới của ngân hàng nhận sáp nhập.

Hội đồng quản trị

Theo Điều 149 LDN 2014, HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Khi thực hiện chức năng,
quyền và nghĩa vụ của mình, HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật,
Điều lệ công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ. Trong trường hợp nghị quyết do
HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây
thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó
cũng phải liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù
thiệt hại cho công ty, thành viên phản đối nghị quyết nói trên được miễn trừ
trách nhiệm.
Theo quy định tại Điều 62 Luật TCTD 2010, cơ cấu của HĐQT trong
NHTMCP như sau: (i) phải có không ít hơn 05 thành viên và không quá 11
thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải
có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên
không phải là người điều hành tổ chức tín dụng; (ii) cá nhân và người có liên
quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tổ chức và người có liên quan của những người này được tham gia Hội đồng
quản trị, nhưng không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên Hội
đồng quản trị của một tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ trường hợp là
người đại diện phần vốn góp của Nhà nước.
Việc pháp luật đưa ra giới hạn đối với số lượng thành viên độc lập,
thành viên không điều hành trong HĐQT và tỷ lệ cá nhân và người có liên
quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là
tổ chức và người có liên quan của những người này tham gia vào HĐQT đã
tạo nên cơ chế để bảo vệ cổ đông trong quá trình hoạt động của NHTMCP nói
chung và quá trình sáp nhập NHTMCP. Đôi khi, những người lãnh đạo ngân
hàng đưa ra đề án sáp nhập với những điều kiện nhằm phục vụ mục đích riêng
của họ chứ không phải vì sự phát triển của ngân hàng cũng như lợi ích của tất
cả các cổ đông. Vì vậy, những thành viên HĐQT độc lập, không quản lý điều
hành hay những thành viên đại diện cho nhiều nhóm cổ đông khác nhau sẽ có
trách nhiệm đảm bảo lợi ích cho những cổ đông khác ngoài cổ đông lớn và cổ
đông chiến lược của NHTMCP. Sự có mặt của họ phần nào tạo nên sự khách
quan trong những quyết định của HĐQT và cân bằng lợi ích giữa các nhóm cổ
đông trong ngân hàng.
Trong mỗi thương vụ sáp nhập, HĐQT là những người trực tiếp tiến
hành đề xuất phương án sáp nhập, thương lượng đàm phán các vấn đề liên
quan đến sáp nhập như định giá tài sản của ngân hàng bị sáp nhập, tỷ lệ hoán
đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sáp nhập,…
Những quyết định và nội dung thỏa thuận của những người lãnh đạo đứng đầu
các NHTMCP có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, hay cũng
chính là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cổ đông – chủ sở hữu của
NHTMCP. Chính vì thế, những người lãnh đạo ngân hàng, những đại diện đã
được cổ đông bầu chọn vào HĐQT phải có trách nhiệm hành động vì quyền
và lợi ích của cổ đông khi thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền của
mình trong quá trình sáp nhập NHTMCP.
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149

Ban kiểm soát

BKS là một cơ quan thuộc cơ cấu quản trị nội bộ của NHTMCP. Chức
năng của BKS là giám sát HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc trong việc quản
lý và điều hành công ty, vì lợi ích của cổ đông và ngân hàng nhằm ngăn chặn,
phát hiện trường hợp sai phạm, thiếu sót, xung đột lợi ích; đồng thời đề xuất
các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành
công ty đạt hiệu quả cao nhất. Trong khi HĐQT chủ yếu phục vụ lợi ích của
các cổ đông lớn, BKS được xem như được bầu ra nhằm bảo vệ lợi ích cho
nhóm cổ đông yếu thế
Về cơ cấu, BKS của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng
cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít nhất một
phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm
nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác.
(Khoản 2 Điều 44 Luật TCTD 2010).
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân
hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
2.2.1. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần
Định giá tài sản ngân hàng bị sáp nhập là một bước quan trọng trong
việc đàm phán đi đến quyết định sáp nhập NHTMCP. Đây cũng là một nội
dung được ghi nhận trong hợp đồng sáp nhập dưới sự thỏa thuận của các bên
tham gia sáp nhập. Giá trị tài sản ngân hàng bị sáp nhập sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và quyết định tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên
trong thương vụ sáp nhập. Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu thông tin
và các dữ liệu thống kê không đầy đủ, thiếu tính chính xác và không được cập
nhật một cách đầy đủ đã làm cho vấn đề định giá doanh nghiệp rất khó khăn,
nhất là với loại hình doanh nghiệp đặc biệt như ngân hàng. Việc định giá tài
sản của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn vì phần lớn các tài sản của ngân
hàng là các khoản cho vay, mỗi khoản cho vay đều có những rủi ro và thu
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhập khác nhau. Nếu chỉ định giá dựa trên các khoản mục bảng cân đối kế
toán thì hoàn toàn không phù hợp vì giá trị trên bảng cân đối kế toán chỉ là giá
trị sổ sách, không phản ánh thực chất giá trị thị trường của tài sản. Đồng thời,
một số tài sản vô hình của ngân hàng như giá trị thương hiệu, thị phần của
ngân hàng, các mối quan hệ... cũng rất khó để xác định. Thêm nữa, các số liệu
thống kê và kế toán thường không thống nhất với nhau và sự không thống
nhất với nhau về phương pháp thực hiện lại càng gây khó khăn cho định giá
trị của một ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng nên sử dụng kết hợp các
phương pháp khác nhau để có thể định giá tương đối chính xác giá trị của
ngân hàng để không gây thiệt thòi cho cả người bán lẫn người mua.
Thực trạng pháp luật hiện nay chưa có khung pháp lý chung về định giá
tài sản trong hoạt động ngân hàng; nhất là trong hoạt động sáp nhập, chủ yếu
là các ngân hàng tự thỏa thuận thống nhất với nhau theo mỗi cách định giá
ngân hàng khác nhau.
Cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa hướng dẫn cụ thể các thủ tục
sau sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của cổ đông bên bị sáp nhập, bên nhận sáp
nhập. Trong hoạt động sáp nhập, sau sáp nhập, vốn cổ phần của ngân hàng
nhận sáp nhập tăng lên và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông ngân hàng bị
sáp nhập giảm xuống dẫn đến tiếng nói của họ tại các kỳ họp Ðại hội đồng cổ
đông không còn được coi trọng, có tính chất quyết định như trước đây nữa.
Ðể tiếp tục duy trì vai trò và bảo vệ lợi ích của mình tại ngân hàng mới (ngân
hàng nhận sáp nhập), cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập có thể phải chấp
nhận các điều kiện, yêu cầu của ngân hàng nhận sáp nhập. Ðiển hình là vụ
HabuBank sáp nhập vào SHB, từ chỗ là cổ đông chiến lược sở hữu 10% vốn
cổ phần của HabuBank, sau sáp nhập tỷ lệ sở hữu cổ phần của Deutsche Bank
bị pha loãng giảm xuống còn khoản hơn 3% vốn điều lệ của ngân hàng nhận
sáp nhập. Với tỷ lệ sở hữu cổ phần này, Deutsche Bank có thể phải chấp nhận
một trong hai phương án theo đề xuất của ngân hàng nhận sáp nhập: bán lại
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cổ phần sở hữu cho các cổ đông hiện hữu hoặc được mua thêm cổ phần, tăng
tỷ lệ sở hữu lên 10% vốn điều lệ để duy trì tư cách cổ đông chiến lược tại
ngân hàng nhận sáp nhập, kèm theo điều kiện phải cam kết gắn bó lâu dài với
ngân hàng nhận sáp nhập, hỗ trợ chiến lược phát triển, công nghệ, đào tạo
nhân sự… Rõ ràng cả hai phương án này đều khó xử đối với Deutsche Bank
vì nếu bán hết phần vốn góp thì Deutsche Bank phải chịu khoản lỗ lớn (khi
sáp nhập, 1 cổ phần HabuBank hoán đổi bằng 0,75 cổ phần SHB mới), trong
khi tiếp tục góp thêm vốn thì Deutsche Bank cũng khó thực hiện [27].
2.2.2. Về thực hiện các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng
thương mại cổ phần

Quyền biểu quyết

Sử dụng quyền biểu quyết để thông qua phương án sáp nhập NHTMCP
là cách thức cơ bản nhất để cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng trên
thực tế quyền biểu quyết của cổ đông đôi khi sẽ không được đảm bảo do sự
can thiệp của những người quản lý điều hành hoặc những cổ đông lớn có tỷ lệ
sở hữu cao trong mỗi ngân hàng.
Bằng cách quy định trong giấy mời ĐHĐCĐ về điều kiện để cổ đông
được tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ là phải có lượng vốn tối thiểu như quy định.
Điều này đã tạo ra sự phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Nếu những
cổ đông nhỏ không sở hữu đủ lượng vốn theo quy định thì sẽ bị mất đi quyền
tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ tước đi quyền lợi quan trọng của các
cổ đông bởi lẽ, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng, tất cả các cổ đông
đều có quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với
một quyết định lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng (đối với ngân
hàng bị sáp nhập) như quyết định sáp nhập. Quy định nếu cổ đông không
tham gia đại hội và thực hiện quyền biểu quyết của mình thì đương nhiên ủy
quyền cho HĐQT số phiếu có quyền biểu quyết của mình. Quyền biểu quyết
là một trong những quyền cơ bản quan trọng của mỗi cổ đông phổ thông.
38
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc
Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...NOT
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...nataliej4
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...tcoco3199
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkvancanh007
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...OnTimeVitThu
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...OnTimeVitThu
 

Similar to Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc (20)

Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ NH quân đội, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ NH quân đội, 2018Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ NH quân đội, 2018
Đề tài chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ NH quân đội, 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Minh Ngọc.docx
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Minh Ngọc.docxGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Minh Ngọc.docx
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Minh Ngọc.docx
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 ĐNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng, 9 Đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cầm Cố Tài Sản Và Thế Chấp Tài Sản Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Cầm Cố Tài Sản Và Thế Chấp Tài Sản Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Cầm Cố Tài Sản Và Thế Chấp Tài Sản Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Cầm Cố Tài Sản Và Thế Chấp Tài Sản Tại Ngân Hàng.doc
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
Luận Văn Cơ Chế Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Việt Nam Sau ...
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
Pháp Luật Về Kiểm Soát Hoạt Động Đầu Tư Vốn Vào Công Ty Con, Công Ty Liên Kết...
 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH N...
 
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Vietcombank.docx
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Vietcombank.docxNâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Vietcombank.docx
Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Vietcombank.docx
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
 
19230
1923019230
19230
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN >>TẢI MIỄN PHÍ...
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 

Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TĂNG THÚY VY PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-LKD HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................1 MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ............................................................................6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần......6 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần...........................................6 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần.....................................6 1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần ...........................................7 1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 7 1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần...........................7 1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần................9 1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần..........................................................10 1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần...........................10 1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần ...................11 1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................................................11 1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................................................13 1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ .................................................................................14 1.5.2. Các thiết chế nội bộ ............................................................................14 1.5.3. Các thiết chế bên ngoài.......................................................................15 1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần............................................................................................................16 1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.........................................................................................16
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.........................................................................................16 1.6.3. Nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .....................................................................................................17 Tiểu kết Chương 1.........................................................................................19 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ...................................20 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam..................................................................20 2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.................................................................................................................20 2.1.2. Về các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .................................................................................................................22 2.1.3. Về thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .....................................................................................................33 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ........................................................36 2.2.1. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .........................36 2.2.2. Về thực hiện các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.........................................................................................38 2.2.3. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.........................................................................................47 Tiểu kết Chương 2.........................................................................................50 Chương 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM.................................................51 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam .....................................51
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam ...................................................52 3.2.1. Về nguyên tắc định giá tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần trong quá trình sáp nhập.................................................................................52 3.2.2. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần .........................54 3.2.3. Về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông liên quan đến sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần................................................................................54 3.2.4. Về các thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần.........................................................................................56 Tiểu kết Chương 3.........................................................................................57 KẾT LUẬN ....................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................59 PHỤ LỤC.......................................................................................................63
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BKS Ban kiểm soát ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị LDN 2014 Luật doanh nghiệp năm 2014 Luật TCTD 2010 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 1
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo tốc độ phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta và cũng trở thành nguồn thu hút lớn đối với các nhà đầu tư. Như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990 tại Mỹ và các nước phát triển khác, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính kéo theo sự đổ vỡ của một hoạt ngân hàng. Tại Việt Nam, một số vụ sáp nhập ngân hàng đã diễn ra từ những năm 90 của thế kỉ XX nhằm mở rộng quy mô hoạt động cho các ngân hàng tham gia sáp nhập. Tuy nhiên, giai đoạn này tại Việt Nam chưa xuất hiện một vụ khủng hoảng tài chính thực sự nào. Những thương vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên chưa lộ ra nhiều vấn đề pháp lý đáng chú ý. Đến cuối năm 2011, trước những khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống ngân hàng bộc lộ hàng loạt yếu kém. Vào khoảng thời gian này, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao và một loạt khoản vay đổ vào bất động sản và chứng khoán. Hậu quả là thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến trên 30%/năm, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các tỷ lệ an toàn vốn của từng ngân hàng và toàn hệ thống sụt giảm.... Trước những bất ổn của hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 thông qua Đề án 254 về “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Theo nội dung của Đề án, giải pháp cơ cấu lại NHTMCP là khuyến khích sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh với mục tiêu tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức 2
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Đây cũng là lúc thị trường chứng kiến một loạt thương vụ sáp nhập NHTMCP. Nối tiếp những kết quả thu được sau Đề án 254, tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020”. Theo đó, định hướng tái cơ cấu đối với NHTMCP là tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn, khuyến khích các định chế tài chính nước ngoài sáp nhập NHTMCP yếu kém của Việt Nam. Việc sáp nhập giữa các ngân hàng đồng nghĩa với việc chuyển giao các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của ngân hàng bị sáp nhập ( bao gồm tài sản, các khoản nợ cùng với quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể khác) sang ngân hàng nhận sáp nhập. Các quyền và nghĩa vụ của cổ đông cả ngân hàng bị sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kế thừa giữa hai chủ thể sáp nhập này. Từ đó, các vấn đề pháp lý cần đặt ra xung quanh việc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong quá trình sáp nhập giữa các ngân hàng khi mà khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn chưa được hoàn thiện. Bởi những lý do trên, em chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Khóa luận là đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP ở Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, Khóa luận tập trung nghiên cứu với mục tiêu như sau: (1) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sáp nhập NHTMCP, quyền của cổ đông, làm rõ yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP, các cơ chế bảo vệ cổ đông và nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP. 3
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 (2) Nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành quy định pháp luật nhằm bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập (3) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập NHTMCP. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (1) Sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu đối với lĩnh vực pháp lý có liên quan. (2) Góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập NHTMCP. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và thực trạng việc bảo vệ lợi ích của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận này tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam, với hình thức pháp lý của ngân hàng là NHTMCP và thông qua cơ chế tự bảo vệ và thiết chế nội bộ. Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận tiếp cận pháp luật bảo vệ cổ đông dựa vào các quy định của LDN 2014, Luật TCTD 2010, Luật chứng khoán 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010), Thông tư 04/2010/TT- NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng và các Luật, nghị định, thông tư khác có liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nội dung của đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh. 4
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6. Kết cấu của Khóa luận Kết cấu của khóa luận bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần và pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam Chương 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông trong quá trình sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 5
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và giao lưu hàng hóa, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các nhà kinh tế học định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản trên tiền gửi, kể cả các khoản tiền gửi mà dựa vào đó có thế sử dụng được những tờ séc”[13]. Dưới góc độ pháp lý, ngân hàng thương mại là một trong những loại hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh ngân hàng như cho vay, tiết kiệm, kinh doanh các loại giấy tờ có giá, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp vì vậy hình thức pháp lý của ngân hàng thương mại sẽ là một trong những hình thức pháp lý của một doanh nghiệp thông thường. Như vậy NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng được được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động nghiệp vụ có liên quan. 1.1.2. Đặc điểm của ngân hàng thương mại cổ phần Thứ nhất, vốn góp của NHTMCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với phần tài sản tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu họ 6
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nắm giữa. Đồng thời, cổ phiếu xác nhận phần lợi nhuân được hưởng và quyền chi phối điều hành của cổ đông. Thứ hai, NHTMCP là loại hình tổ chức tín dụng kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, song vốn tự có thường không ổn định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn huy động từ xã hội, nhưng nguồn huy động này lại chịu tác động từ nhiều yếu tố biến động như ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế… hoặc đôi khi chỉ là hoạt động của một ngành, một lĩnh vực lớn như bất động sản, chứng khoán… Chính vì vậy, hoạt động của NHTMCP thường chứa đựng tính rủi ro cao. Do nhiều khoản nợ ngắn hạn nên rủi ro trong hoạt động thường cao và dẫn đến hậu quả là ngân hàng đứng trước bờ vực phá sản. 1.1.3. Phân loại ngân hàng thương mại cổ phần Các NHTMCP được phân loại theo hình thức sở hữu như sau: Thứ nhất, loại hình NHTMCP tư nhân thành lập dưới sự góp vốn của cá nhân hoặc pháp nhân trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định Thứ hai, loại hình NHTMCP có sự tham gia của cổ đông nhà nước. Trong đó, nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần phát hành Thứ ba, loại hình NHTMCP có vốn góp nước ngoài. Trong đó, cổ đông nước ngoài nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định theo quy định của pháp luật. 1.2. Khái niệm, phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 1.2.1. Khái niệm sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Trên thế giới hiện nay, có nhiều khái niệm về sáp nhập được đưa ra trong các tài liệu báo cáo, nghiên cứu, với những quan điểm khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì: “Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn. Sáp nhập thường do tự nguyện của các bên tham gia” [35]. Gaughan (2011) đưa ra định nghĩa “việc sáp nhập là một sự kết hợp của hai công ty trong đó chỉ có một công ty tồn tại và các công ty còn lại chấm dứt sự tồn tại” [22]. 7
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Andrew J. Sherman thì coi “sáp nhập là sự kết hợp của hai tổ chức có sự tương đồng với nhau” [20]. Tác giả David L.Scott đưa ra định nghĩa về sáp nhập” “Sáp nhập hay hợp nhất công ty là khái niệm để chỉ hai hoặc nhiều công ty thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới, trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ” [20]. Các quan điểm về sáp nhập trên thế giới vẫn có những sự khác biệt nhưng nhìn chung sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều tổ chức để mở rộng quy mô và hậu quả của sáp nhập là sự tồn tại duy nhất của một tổ chức. Tại Việt Nam, định nghĩa về sáp nhập được đưa ra ở nhiều văn bản Luật, cụ thể như sau: Luật doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014) định nghĩa sáp nhập doanh nghiệp là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 195). Luật cạnh tranh năm 2004 đưa ra khái niệm: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập” (Khoản 1 Điều 17). Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng (Thông tư 36/2015/TT-NHNN) có cách định nghĩa “Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập.” 8
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Như vậy, sáp nhập NHTMCP được hiểu là sự chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang ngân hàng nhận sáp nhập và chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập. Ngân hàng nhận sáp nhập sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập, đồng thời chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và cam kết với ngân hàng bị sáp nhập. 1.2.2. Các phương thức sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Một là, sáp nhập thông qua thương lượng Đây là phương thức sáp nhập thông qua quá trình đàm phán, thương lượng và đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập giữa các bên tham gia sáp nhập. Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài do các bên cần phải cần phải trao đổi, cân bằng lợi ích của tất cả các bên để tất các bên đều đạt được mục tiêu khi thống nhất về phương án sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải bao gồm các điều khoản về các loại tài sản và giá trị tài sản, các khoản nợ trước thời điểm sáp nhập, các nghĩa vụ và cam kết của bên nhận sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần… Sau khi sáp nhập, ngân hàng bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại. Vì vậy, cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập sẽ trở thành cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập thông qua việc nhận cổ phiếu phát hành mới của ngân hàng nhận sáp nhập theo tỷ lệ hoán đổi đã thỏa thuận hoặc nhận tiền mặt khi ngân hàng nhận sáp nhập không phát hành cổ phần. Hai là, sáp nhập thông qua chào mua cổ phần công khai Phương thức này chỉ áp dụng cho hoạt động sáp nhập của ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo phương thức này, ngân hàng nhận sáp nhập có thể thực hiện việc chào mua công khai số lượng cổ phiếu nhất định của ngân hàng mục tiêu thuộc đối tượng chào mua công khai theo quy định của Luật chứng khoán, theo điều kiện và thời gian cụ thể. Một ngân hàng có thể mua toàn bộ cổ phần từ các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, sau đó ra quyết định sáp nhập ngân hàng mục tiêu. 9
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Để thực hiện phương thức này, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ chào mua công khai với tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu, công bố thông tin về nhu cầu mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Nếu tất cả các cổ đông của ngân hàng mục tiêu chấp nhận chào mua thì ngân hàng nhận sáp nhập đã sở hữu toàn bộ cổ phần của ngân hàng mục tiêu và có thể đưa ra quyết định sáp nhập [18]. Ba là, sáp nhập thông qua thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là phương thức ngân hàng chủ động có ý định thâu tóm sẽ tiến hành mua dần cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán hoặc mua lại từ các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương thức này đòi hỏi thời gian và tính bảo mật vì nếu ý đồ thôn tính được tiết lộ sẽ làm giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu dao động mạnh trên thị trường. Sau khi thâu tóm cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu, ngân hàng mua lại cổ phần sẽ tiến hành sáp nhập với ngân hàng mục tiêu. 1.3. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần và quyền của cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần 1.3.1. Khái niệm cổ đông ngân hàng thương mại cổ phần Cổ đông là cá nhân hay tổ chức tham gia góp vốn vào công ty dưới hình thức mua cổ phần. Khi đưa tài sản vào công ty, quyền sở hữu tài sản của cổ đông được chuyển sang cho công ty và cổ đông nhận được cổ phần như một chứng thư để ghi nhận cổ đông trở thành một trong những chủ sở hữu của công ty. Bản chất NHTMCP cũng là một công ty cổ phần có ngành nghề kinh doanh đặc thù, có quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng. Bởi vậy, có thể hiểu cổ đông của NHTMCP là cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần đã phát hành và được ghi tên vào sổ cổ đông của NHTMCP. Về bản chất, cổ đông là chủ sở hữu của NHTMCP. Lợi ích của cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của NHTMCP. Về mặt pháp lý, tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu 10
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cổ phần khi trả tiền cổ phần, nhận cổ phần phát hành và ghi tên vào sổ cổ đông của NHTMCP. Cổ đông của NHTMCP có thể phân biệt dựa vào tỷ lệ cổ phần mà họ đang năm giữa gồm cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ. Nếu xét về quốc tịch thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài. Dựa vào loại cổ phần mà họ nắm giữ thì cổ đông NHTMCP bao gồm cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi và cổ đông sáng lập. 1.3.2. Quyền của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần Quyền của cổ đông trong NHTMCP là các quyền về tài sản và quyền về quản lý đối với hoạt động ngân hàng. Tương ứng với mỗi loại cổ phần và tỷ lệ cổ phần nắm giữ, cổ đông sẽ có những quyền tương ứng. Quyền của của cổ đông NHTMCP có thể chia thành hai nhóm: Một là, nhóm quyền về tài sản của cổ đông sẽ bao gồm: Quyền nhận cổ tức với tỷ lệ sở hữu, với định mức theo quyết định của ĐHĐCĐ, quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định của pháp luật, Khi ngân hàng giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng. Hai là, nhóm quyền về quản lý của cổ đông bao gồm: Quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ, quyền tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, được ứng cử, đề cử người vào HĐQT, BKS, quyền tiếp cận thông tin, quyền khởi kiện. Căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần trong NHTMCP, cổ đông và nhóm cổ đông sẽ có những quyền đặc biệt như quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của NHTMCP, quyền triệu tập ĐHĐCĐ. 1.4. Yêu cầu bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Ở góc độ kinh tế, sáp nhập là sự chuyển giao, hợp nhất khối tài sản của 11
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHTMCP bị sáp nhập và NHTMCP nhận sáp nhập tạo nên tiềm lực kinh tế lớn hơn cho ngân hàng sau sáp nhập. Ở góc độ pháp lý, sáp nhập là sự kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của ngân hàng bị sáp nhập sang ngân hàng sáp nhập, cùng với đó là sự chấm dứt tồn tại của ngân hàng bị sáp nhập. Từ đây, các quyền là lợi ích của các cổ đông, tức chủ sở hữu của ngân hàng chấm dứt tồn tại sẽ bị ảnh hưởng. Đối với các cổ đông có tỷ lệ cổ phần sở hữu thấp, không đủ lớn để tác động đến quyết định sáp nhập ngân hàng. Trong quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Lúc này cổ đông có thể lựa chọn theo ba hướng: Bán cổ phần của mình tại ngân hàng, đề nghị ngân hàng mua lại cổ phần của mình hoặc chấp nhận việc sáp nhập. Nếu các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ có thể bán cổ phiếu của mình đi. Tuy nhiên họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán cổ phiếu là thời điểm thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất cho nên giá của cổ phiếu lúc này không còn được cao như thời điểm mới có thông tin của thương vụ thâu tóm và sáp nhập. Về phần các cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập, quyền và lợi ích của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thông thường các thương vụ sáp nhập diễn ra đã cho thấy ngân hàng nhận sáp nhập sẽ phải “kế thừa” những khoản nợ xấu vô cùng lớn và kế hoạch kinh doanh của những người quản lý không chắc chắn rằng sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích cho cổ đông của ngân hàng như đã đề ra. Việc sáp nhập mang lại lợi ích trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển hệ thống giao dịch trên toàn quốc nhưng đánh đổi lại là sự thiệt hại về lợi nhuận của các ngân hàng sau khi sáp nhập. Một khi lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí các ngân hàng phải chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu sau sáp nhập, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông. 12
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bên cạnh đó, các vấn đề khác liên quan đến việc định giá tài sản của ngân hàng bị sáp nhập, xác định tỷ lệ hoán đổi cổ phần và những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mỗi bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông từ cả hai phía ngân hàng bị sáp nhập và ngân hàng nhận sáp nhập. Trên thực tế, không phải thương vụ sáp nhập nào cũng có thể hài hòa được lợi ích của cổ đông, nhất là với các cổ đông nhỏ. Vì thế, việc quy định các quyền của cổ đông và các thiết chế bảo vệ là cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP. 1.5. Các cơ chế bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Công ty cổ phần nói chung, NHTMCP nói riêng không phải là sự tập hợp đơn thuần của cổ đông mà là của một thực thể thống nhất có tổ chức chặt chẽ. Bản thân công ty không thể quyết định được ý chí của mình hay tự mình hành động như một thể nhân. Ý chí và hành vi của thể nhân giữ cương vị nhất định trong công ty được xem là ý chí và hành vi của công ty. Theo lý thuyết đại diện, sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý làm nảy sinh xung đột giữa người đại diện (các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổ đông) [24]. Trên thực tế, quyết định và phương án sáp nhập được thông qua bởi nhóm cổ đông chiếm đa số và có quyền chi phối hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, những thỏa thuận sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sự sắp đặt của các lãnh đạo, những người nắm quyền điều hành quản lý của ngân hàng cả hai bên bị sáp nhập và nhận sáp nhập. Do vậy, quyền lợi của một số nhóm cổ đông trong công ty sẽ bị tổn hại, dẫn đến mẫu thuẫn và mất cân bằng về mặt về lợi ích trong trong quá trình sáp nhập NHTMCP. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những cơ chế bảo vệ cổ đông của NHTMCP, đặc biệt là trong quá trình sáp nhập. Để ngăn chặn và khắc phục những nguy cơ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông trong quá trình trước, trong và sau sáp nhập NHTMCP, các cơ chế được xây dựng bao gồm cơ chế tự bảo vệ, các thiết chế nội bộ và các thiết 13
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chế bảo vệ bên ngoài giúp cho cổ đông có vận dụng được các quyền hợp pháp, có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình và được bảo vệ từ các cơ quan khác. 1.5.1. Cơ chế tự bảo vệ Pháp luật trao cho cổ đông NHTMCP các quyền để cổ đông có thể tự bảo vệ mình trong trường hợp các lợi ích của cổ đông có nguy cơ bị xâm hại do hệ quả của quá trình sáp nhập NHTMCP. Những quyền này xuất phát từ việc xây dựng pháp luật doanh nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông. Để bảo vệ cổ đông một cách hiệu quả thì bản thân mỗi cổ đông cần có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, tận dụng được những quyền hợp pháp để đưa ra phương án hành động thích hợp bên cạnh sự tác động từ thiết chế bên trong và bảo vệ từ các cơ quan bên ngoài. 1.5.2. Các thiết chế nội bộ Bảo vệ cổ đông thông qua các thiết chế nội bộ được hiểu là cơ chế mà cổ đông được bảo vệ thông qua các chủ thể bên trong NHTMCP như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS. ĐHĐCĐ là cơ quan đại diện có quyền quyết định cao nhất trong NHTMCP. Thông qua ĐHĐCĐ, cổ đông có thể thực hiện được quyền quyết định của mình đối với những vấn đề quan trọng trong hoạt động của NHTMCP. Mỗi cổ đông dù chỉ sở hữu một cổ phần phổ thông cũng có thể tham gia biểu quyết, góp phần vào việc thông qua những quyết định quan trọng. Việc sáp nhập NHTMCP cũng là một trong những vấn đề cần có sự thông qua của một số phần trăm biểu quyết nhất định của ĐHĐCĐ. Bằng việc bỏ phiếu biểu quyết, cổ đông có thể thực hiện quyền quyết định trực tiếp liên quan đến lợi ích của mình được ghi nhận trong phương án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập. Ngoài ra, trong quá trình sáp nhập, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường có thể được tiến hành khi có sự yêu cầu từ cổ đông hoặc nhóm cổ có tỷ lệ sở hữu có quyền biểu quyết nhất định. 14
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HĐQT là cơ quan quản trị của NHTMCP, có quyền đưa ra các quyết định không thuốc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Những quyết định và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT có thể ảnh hưởng đến quyền của cổ đông NHTMCP. Thành viên HĐQT được đề cử bởi cổ đông, là những người thay mặt cổ đông quản lý ngân hàng. Trong quá trình sáp nhập, HĐQT của ngân hàng hai phía sáp nhập và bị sáp nhập sẽ đàm phán và đưa ra nội dung về phương án sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên trong sáp nhập. Về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì lợi ích của cổ đông và lợi ích của công ty. Thông qua HĐQT, cổ đông sẽ được bảo vệ thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT khi cân nhắc đến lợi ích của cổ đông. Mặc dù về nguyên tắc, thành viên HĐQT phải hành động vì lợi ích của cổ đông và công ty. Tuy nhiên, không thể tránh được trường hợp những người có đứng đầu này thực hiện những giao dịch tư lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cổ đông. Để khắc phục điều này, BKS là một thiết chế để giám sát hoạt động của những người quản lý, đảm bảo HĐQT hoạt động đúng với mục tiêu vì lợi ích của công ty và cổ đông. Thành viên BKS được trực tiếp bầu ra và chịu sự giám sát của ĐHĐCĐ. Trong cơ cấu tổ chức của NHTMCP, BKS độc lập với HĐQT và thành viên BKS được trao các quyền giám sát hoạt động của HĐQT và quyền quyết định các quyết sách của công ty. 1.5.3. Các thiết chế bên ngoài Cơ chế bảo vệ bên ngoài được hiểu là cổ đông được các chủ thể bên ngoài NHTMCP bảo vệ. Khi các cổ đông đã tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép nhưng quyền và lợi ích của họ vẫn bị xâm phạm và các thiết chế bên trong không thực hiện được chức năng bảo vệ cổ đông thì cơ chế bảo vệ cổ đông từ bên ngoài là cần thiết. Các cơ quan bảo vệ từ bên ngoài sẽ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp. 15
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.6. Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần 1.6.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP phải dựa trên các căn cứ về pháp luật quy định quyền của cổ đông trong NHTMCP và pháp luật quy định về sáp nhập NHTMCP. Từ đó, ta có thể đưa ra khái niệm: Pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáp nhập NHTMCP nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. 1.6.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP về bản chất là một doanh nghiệp hoạt động trên đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giảm sát. Bởi vậy, hoạt động ngân hàng không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật về các loại hình tổ chức kinh doanh mà còn chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng ban hành. So với pháp luật về bảo vệ cổ đông trong các hoạt động của CTCP thông thường, pháp luật về bảo vệ cổ đông trong hoạt động của NHTMCP sẽ hàm chứa những quy định đặc thù để đảm bảo, kiểm soát an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể, do NHTMCP cũng là một pháp nhân kinh doanh nên hoạt động sáp nhập NHTMCP được điều chỉnh bằng cả hệ thống pháp luật chung về sáp nhập doanh nghiệp và hệ thống pháp luật chuyên ngành về tín dụng. Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP sẽ chịu ảnh hưởng bởi 16
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 những quy định riêng về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị của ngân hàng. Cùng với đó là sự kiểm soát của NHNN, các quy định riêng đối với hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng thông qua hình thức sáp nhập so việc sáp nhập các loại hình doanh nghiệp khác nhằm đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng. 1.6.3. Nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Nội dung pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP bao gồm các quy định điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhằm đảm bảo các lợi ích của cổ đông trong mối quan hệ sở hữu của cổ đông với ngân hàng, mối quan hệ giữa cổ đông và những người điều hành, quản lý của ngân hàng và mối quan hệ giữa các chủ thể khác liên quan trực tiếp đến hoạt động sáp nhập NHTMCP, cụ thể, như sau: Một là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy định về sáp nhập NHTMCP, bao gồm các quy định về điều kiện, nguyên tắc, trình tự thủ tục sáp nhập NHTMCP Hai là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy phạm quy định quyền của cổ đông trong sáp nhập NHTMCP bao gồm các nhóm quyền về tài sản như quyền nhận cổ tức, quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền mua lại cổ phần và nhóm quyền quản lý như quyền biểu quyết, quyền tiếp cận thông tin, quyền yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ, quyền giám sát, quyền khởi kiện. Ba là, pháp luật bảo vệ cổ đông thông qua các quy định các thiết chế bên trong NHTMCP bao gồm các quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các thiết chế nội bộ như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS. Bốn là, pháp luật bảo vệ cổ đông bằng các thiết chế bên ngoài bao gồm các quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong sáp nhập NHTMCP. 17
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về tổng thể, các nội dung pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP được quy định trong các luật, nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến sáp nhập NHTMCP. 18
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết Chương 1 Trong nội dung của Chương 1, khóa luận tiếp cận những vấn đề chung về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP, đưa ra các khái niệm cơ bản về NHTMCP, đặc điểm và phân loại NHTMCP; khái niệm sáp nhập NHTMCP và các phương thức sáp nhập NHTMCP. Tiếp đó, khóa luận đưa khái niệm về cổ đông của NHTMCP và các quyền của cổ đông NHTMCP, chỉ ra yêu cầu bảo vệ cổ đông trong quá trình sáp nhập NHTMCP. Phần cuối của chương, khóa luận đưa ra các đặc điểm, nội dung của pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP. Trên cơ sở các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập NHTMCP sẽ được trình bày ở Chương 2. 19
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG TRONG SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 2.1.1. Về điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần  Điều kiện sáp nhập  Luật quy định điều kiện để NHTMCP thực hiện hoạt động sáp nhập là không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh 2004. Điều kiện sáp nhập sẽ tạo ra những hạn chế nhằm giảm thiểu rủi ro do hoạt động sáp nhập mang lại đối với quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Theo đó, những điều kiện được đặt ra để một thương vụ sáp nhập ngân hàng được tiến hành cũng nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tài chính nói chung. Các tổ chức tín dụng tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng đề án thực hiện sáp nhập không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn lại sau khi tiến hành sáp nhập phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật. (Điều 10 Thông tư 36/2015/TT-NHNN)  Trình tự, thủ tục sáp nhập  Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập phối hợp xây dựng đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ tổ chức tín dụng nhận sáp nhập. Nội dung điều lệ ngân hàng nhận sáp nhập sau khi sáp nhập, đề án sáp nhập và hợp đồng sáp nhập phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng tham gia sáp nhập thông qua. Ngân hàng tham gia sáp nhập có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đề nghị được hưởng miễn trừ đối với trường hợp sáp nhập bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh. 20
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sau đó, ngân hàng tham gia sáp nhập chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận sáp nhập Ngân hàng Nhà nước sẽ lấy ý kiến tham gia của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương, Uỷ ban nhân dân địa phương nơi tổ chức tín dụng tham gia mua lại đặt trụ sở chính và nếu thấy cần thiết sẽ lấy ý kiến của các Vụ, Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một hoặc một số nội dung trong hồ sơ đề nghị mua lại và quan điểm về việc mua lại để ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Nếu được chấp thuận nguyên tắc, các tổ chức tín dụng tham gia phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức tín dụng để thông qua lại các nội dung thay đổi tại đề án trước khi lập hồ sơ chính thức gửi lại cho Ngân hàng Nhà nước để được chấp thuận chính thức. Sau đó, các tổ chức chấm dứt hoạt động cần phải hoàn tất thủ tục rút giấy phép kinh doanh, tổ chức mới phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng bố cáo hợp nhất v.v... Thông tư 36/2015/TT-NHNN nghiêm cấm việc phân tán tài sản của tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức trong quá trình xin chấp thuận (Điều 9). Để thực hiện theo các trình tự, thủ tục như trên, thẩm quyền quyết định sáp nhập NHTMCP được pháp luật quy định đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong nội bộ NHTMCP. Luật NHNN quy định thẩm quyền quyết định việc sáp nhập TCTD là NHNN (Khoản 9, Điều 4). Đối với thẩm quyền quyết định tại nội bộ ngân hàng, theo Luật TCTD thì ĐHĐCĐ là cơ quan sẽ thông qua phương án sáp nhập, quyết định việc sáp nhập NHTMCP. Luật các TCTD quy định ĐHĐCĐ thông qua thông qua các quyết định nêu trên phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do điều lệ của TCTD quy định (điểm c, Khoản 2, Điều 59). Với các quy định của pháp luật hiện hành, có thể hiểu trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập TCTD chỉ được áp dụng trong trường hợp thực hiện tự nguyện, không có văn bản pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục sáp nhập bắt buộc. 21
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Có thể thấy quá trình sáp nhập NHTMCP phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định pháp luật. Việc sáp nhập cũng phải được thông qua và nằm trong sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước ngay từ những bước đầu tiên. Các NHTMCP muốn thực hiện sáp nhập cũng phải đảm bảo các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các ngân hàng tham gia sáp nhập nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Từ đó, cổ đông cũng đã được bảo vệ khỏi những rủi ro phát sinh khi tiến hành sáp nhập NHTMCP. 2.1.2. Về các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần  Quyền biểu quyết  Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 LDN 2014 thì cổ đông phổ thông có quyền được tham dự biểu quyết tại các cuộc họp của ĐHĐCĐ. Cổ đông, là người nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông đã phát hành của NHTMCP, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng nên họ phải có quyền tham gia biểu quyết các vấn đề lớn trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, vấn đề sáp nhập của ngân hàng là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến quyền sở hữu và các quyền khác của cổ đông đối với ngân hàng và liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ khi bỏ vốn đầu tư vào ngân hàng. Đối với cả cổ đông của bên ngân hàng sáp nhập và bị sáp nhập, hậu quả pháp lý từ việc tiến hành sáp nhập giữa các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu, các quyền và lợi ích được hưởng từ việc đầu tư vào ngân hàng nên quyền biểu quyết là một thiết chế bảo vệ cổ đông cơ bản nhất trong quá trình sáp nhập các ngân hàng. Bằng cách quy định trong giấy mời ĐHĐCĐ về điều kiện để cổ đông được tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ là phải có lượng vốn tối thiểu như quy định. Điều này đã tạo ra sự phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Nếu những cổ đông nhỏ không sở hữu đủ lượng vốn theo quy định thì sẽ bị mất đi quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ tước đi quyền lợi quan trọng của các cổ đông bởi lẽ, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng, tất cả các cổ đông 22
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đều có quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với một quyết định lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng (đối với ngân hàng bị sáp nhập) như quyết định sáp nhập. Quy định nếu cổ đông không tham gia đại hội và thực hiện quyền biểu quyết của mình thì đương nhiên ủy quyền cho HĐQT số phiếu có quyền biểu quyết của mình. Quyền biểu quyết là một trong những quyền cơ bản quan trọng của mỗi cổ đông phổ thông. Trên thực tế việc tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ của các cổ đông thiểu số do số cổ phần của họ không đủ để tạo ra sự thay đổi và ảnh hưởng trong mỗi quyết định. Tuy nhiên, dù với tỷ lệ sở hữu cổ phần không lớn trong cơ cấu vốn của ngân hàng, cổ đông tham gia cuộc họp có thể chất vấn và đề nghị Ban lãnh đạo ngân hàng làm rõ các vấn đề liên quan đến đề án sáp nhập để có cở sở biểu quyết về vấn đề này. Hiện nay, cổ đông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua hệ thống điện tử. Theo LDN 2014, cổ đông có thể tham gia biểu quyết dưới hình thức khác tham dự cuộc họp và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử (khoản 2 Điều 140). Quy định này có thể giúp các cổ đông không cần ủy quyền hoặc di chuyển trực tiếp đến nơi tổ chức cuộc họp để thực hiện quyền của mình mà vẫn có thể tham gia biểu quyết. Hình thức này sẽ đảm bảo được sự dân chủ, công bằng, hiểu quả khi thông qua các quyết định của ĐHĐCĐ và khắc phục được những yếu tố cản trở về mặt địa lý. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 59 Luật TCTD 2010 thì quyết định việc sáp nhập các tổ chức tín dụng sẽ phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ. Như vậy, quy định này đã phần nào tạo nên bất lợi cho các cổ đông nếu họ không có điều kiện có mặt tại cuộc họp ĐHĐCĐ vì nhiều lý do khác nhau. Thông thường, ĐHĐCĐ luôn quyết định các vấn đề căn cứ vào ý chí của những cổ đông lớn, chiếm đa số cổ phần của ngân hàng. Nguyên tắc biểu 23
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyết theo đa số của NHTMCP dẫn đến việc một nhóm cổ đông có số cổ phần mang tính quyết định sẽ đưa ra phương án sáp nhập nhằm phục vụ mục đích riêng của họ để trục lợi, họ cũng là những người nắm bắt thông tin và thao túng hoạt động của ngân hàng ngay từ đầu kế hoạch sáp nhập. Mặc dù cơ chế biểu quyết được tạo ra nhằm tạo ra sự dân chủ, công bằng trong hoạt động của NHTMCP song, với một tỷ lệ sở hữu áp đảo, cổ đông lớn và Ban điều hành của ngân hàng sẽ có cơ hội để áp đặt ý chí của mình và coi nhẹ ý kiến của các cổ đông thiểu số. Quyền chi phối trong việc biểu quyết của các cổ đông ưu đãi biểu quyết trong thời gian đầu sẽ ảnh hưởng đến quyền biểu quyết của các cổ đông khác. Luật TCTD 2010 cho phép các các tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm, kể từ ngày ngân hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông. Như vậy, bên cạnh việc nắm giữ quyền biểu quyết vượt trội từ cổ phần ưu đãi, nếu các cổ đông sáng lập sở hữu thêm cổ phần phổ thông khác thì sẽ có khả năng vô hiệu hóa quyền sự biểu quyết của các cổ đông nhỏ.  Quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp ĐHĐCĐ  Quá trình từ thương lượng, đàm phán đến khi thông qua quyết định sáp nhập NHTMCP thường diễn ra trong một thời gian dài. Để giúp cho các cổ đông có cơ sở thực hiện quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là quá trình sáp nhập ngân hàng, pháp luật đã có những quy định về quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ. Đặc biệt, LDN 2014 còn đưa ra quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số khi cho phép nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ (khoản 3 Điều 114) và quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ (khoản 6 Điều 136). 24
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Để thực hiện quyền triệu tập ĐHĐCĐ căn cứ vào việc HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, vi phạm nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao thì cổ đông phải cung cấp được tài liệu chứng cứ về việc vi phạm, mức độ vi phạm của HĐQT, những người điều hành quản lý của ngân hàng trong quá trình triển khai sáp nhập NHTMCP. Tuy nhiên, không có quy chuẩn nào cho việc xác định mức độ vi phạm thế nào là nghiêm trọng quyền của cổ đông. Việc cho phép các nhỏ lẻ liên kết thành nhóm cổ đông có tỷ lệ sở hữu 10% để thực hiện quyền triệu tập ĐHĐCĐ đã là một bước tiến bộ trong nỗ lực bảo vệ các cổ đông thiểu số. LDN 2014 tại điểm đ, khoản 1 Điều 114 cũng đã quy định cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ nhằm tạo điều kiện để các cổ đông có thể liên lạc và liên kết với nhau, tận dụng quyền lợi của mình.  Quyền yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần  Theo quy định pháp luật, các nghị quyết của ĐHĐCĐ liên quan đến những hoạt động quan trọng của ngân hàng cần phải có sự thông qua của các cổ đông, điển hình như nghị quyết về sáp nhập NHTMCP cần có sự thông qua của cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng bị sáp nhập. Trong trường hợp phản đối nghị quyết sáp nhập cổ đông có thể yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần của mình theo quy định tại Điều 129 LDN 2014, cụ thể là: “1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại 25
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này. 2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng”. Với cổ đông của NHTMCP, quyền yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần của mình được quy định chặt chẽ hơn tại Điều 57 Luật TCTD 2010: “Tổ chức tín dụng chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại mà vẫn bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định; trường hợp mua lại cổ phần dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản.” Quy định này bảo vệ lợi ích của cổ đông trong trường hợp cổ đông hay nhóm cổ đông lớn lạm dụng vị thế chi phối đưa ra những quyết định làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của nhóm cổ đông thiểu số Như vậy, nếu ĐHĐCĐ của NHTMCP thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại ngân hàng hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ ngân hàng và cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết đó thì có thể yêu cầu ngân hàng mua lại cổ phần.  Quyền chuyển nhượng cổ phần  Cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần cho đối tượng khác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 126 LDN 2014, đó là: “1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn 26
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. 2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán…”. Như vậy, trong trường hợp không tán thành với nghị quyết sáp nhập NHTMCP, cổ đông có thể lựa chọn giải pháp chuyển nhượng cổ phần bên cạnh giải pháp yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Nếu Điều lệ ngân hàng không có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì cổ đông có quyền tự do bán cổ phần của mình cho người khác. Việc bán cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần phổ thông và các quy định này được nêu rõ trong cổ phiếu thì việc chuyển nhượng của cổ đông thực hiện theo các quy định đó.  Quyền tiếp cận thông tin  Đối với mỗi thương vụ sáp nhập, việc tiếp cận thông tin sớm hay muộn và nội dung những thông tin được tiếp cận là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của các bên, bao gồm cả các cổ đông của NHTMCP. Quyền tiếp cận thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cổ đông. Trong mỗi hoạt động của NHTMCP, không chỉ riêng hoạt động sáp nhập, cổ đông đều mong muốn được tiếp cận với những thông tin chính xác, đáng tin cậy một cách kịp thời. Đối với NHTMCP, việc công khai thông tin một cách minh bạch là cách để gây dựng lòng tin vào kêu gọi được sự ủng hộ của các cổ đông trong việc thông qua và tiến hành sáp nhập NHTMCP. 27
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Cổ đông NHTMCP có thể tiếp cận thông tin thông qua các hình thức: (i) cổ đông chủ động tiếp cận, thu thập thông tin; (ii) cổ đông được các chủ thể khác cung cấp thông tin. Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của cổ đông NHTMCP. Tuy nhiên quyền này cũng phụ thuộc vào loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu và thời hạn sở hữu cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Theo điểm đ,e Khoản 1 Điều 114 LDN 2014 và Khoản 5,6 Điều 53 Luật TCTD 2010, cổ đông phổ thông có quyền; (i) xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; (ii) xem xét, tra cứu, trích lục và sao chụp Điều lệ ngân hàng, biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ Theo Điều 170 LDN 2014, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo theo quy định trong thời gian hợp lý như: (i) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty; (ii) Báo cáo tài chính; (iii) Báo cáo công tác quản lý, điều hành công ty Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ của công ty có quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; Trên phương diện công ty cổ phần phải có nghĩa vụ công bố thông tin đối với mỗi loại hình NHTMCP thì sẽ có nghĩa vụ công bố thông tin khác nhau Đối với hình thức NHTMCP đại chúng, chế độ công bố thông tin được quy định rõ ràng trong Luật chứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010). Đối với NHTMCP chưa đại chúng, LDN 2014 quy định việc công bố thông tin 28
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 liên quan đến báo cáo tài chính, một số tài liệu quan trọng để phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Về cơ bản pháp luật Việt Nam đã có hành lang pháp lý cụ thể nhằm bảo vệ nhà đầu tư, trong đó nhất là cổ đông thiểu số. Quyền xem xét, trích lục sổ sách tài liệu của cổ đông cho phép các cổ đông có được danh sách cổ đông của toàn công ty để từ đó các cổ đông nhỏ lẻ có thể tập hợp lại, trao đổi thông tin và gom cổ phiếu để cùng đưa ra các quyết định.  Quyền được ưu tiên mua cổ phần  Khi một NHTMCP sáp nhập vào một NHTMCP khác, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sẽ bị giảm đi do việc tăng lên của vốn điều lệ. Cổ đông có thể từ vị thế của một cổ đông lớn của ngân hàng bị sáp nhập chuyển thành cổ đông nhỏ của ngân hàng sau sáp nhập. Việc tỷ lệ sở hữu dẫn đến việc mất đi một số quyền nhất định của cổ đông. Vậy để khắc phục được điều này, cổ đông có thể sử dụng quyền được ưu tiên mua lại cổ phần mới phát hành của ngân hàng để gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình. Luật TCTD 2010 quy định cổ đông được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng (khoản 3 Điều 53).  Quyền giám sát  Quyền kiểm soát những giao dịch lớn, tư lợi, nội gián Bản thân người làm ở những vị trí quản lý điều hành NHTMCP thường là những người trực tiếp thực hiện những giao dịch lớn và quan trọng trong ngân hàng. Họ đồng thời là những người nắm rõ được những thông tin nội bộ trực tiếp có lợi cho họ do đó có thể dễ dàng tiến hành những giao dịch nội gián. Thực tế quy định về nội dung và cách thức công khai hóa giao dịch có liên quan chưa hợp lý và đầy đủ. Bảo vệ cổ đông chính là giảm thiểu rủi ro tài sản của ngân hàng bị chiếm đoạt bởi các giao dịch nội gián của công ty. Khoản 2 Điều 162 LDN 2014 quy định: “HĐQT chấp thuận các hợp 29
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”. So với Luật doanh nghiệp 2005, giá trị giao dịch mà HĐQT có quyền thông qua đã giảm xuống từ mức nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất đến 35%. Quy định này đã tạo thêm cơ hội cho cổ đông thiểu số thông qua các giao dịch có giá trị lớn của công ty. Đối với hợp đồng có liên quan đến cổ đông lớn hoặc ban điều hành, theo Khoản 1 Điều 162 LDN 2014 thì cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; hoặc thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận. Những hợp đồng này tiềm ẩn nguy cơ trục lợi của những cổ đông chiến lược hoặc Ban điều hành có thể lợi dụng vị trí, địa vị của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho mình hoặc những người có liên quan. Để cổ đông thực sự kiểm soát được những giao dịch này đòi hỏi phải có một cơ chế giám sát nội bộ hoạt động hiệu quả, những quy tắc đạo đức áp dụng cho người quản lý công ty phải được tuân thủ. Do đó, quyền kiểm soát những giao dịch này của cổ đông không hề dễ dàng. Một môi trường pháp lý vững chắc và việc thực thi kiên quyết là điều quan trọng để kiềm chế các hành vi trục lợi, đảm bảo đối xử công bằng với tất cả các cổ đông và tạo dựng độ tin cậy cho các nhà đầu tư. Quyền yêu cầu thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của ngân hàng Quyền được yêu thanh tra, kiểm tra tình hình của NHTMCP phụ thuộc vào số lượng cổ phần và thời gian nắm giữ cổ phần. Theo đó có 2 nhóm đối tượng như sau: (1) Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ 30
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ ngân hàng có quyền: Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi xét thấy cần thiết. (2) Cổ đông sở hữu cổ phần của ngân hàng liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của HĐQT thông qua trái với quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho ngân hàng thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về quyết định đó và phải bồi thường thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối trách nhiệm nói trên được miễn trừ trách nhiệm theo quy định tại khoản 4 Điều 149 LDN 2014. Tuy nhiên quyền thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động ngân hàng của các cổ đông không phải là quyền chủ động, họ hoàn toàn bị động do chỉ có quyền yêu cầu BKS thực hiện. Nếu BKS không thực hiện hoặc thực hiện qua loa thiếu trách nhiệm thì cổ đông sẽ khó có thể có được những thông tin trung thực. Việc yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của HĐQT trái luật hoặc Điều lệ ngân hàng cũng khó khả thi do HĐQT không có trách nhiệm thông báo phiên họp và cổ đông thiểu số cũng không có quyền dự họp ĐHĐCĐ do vậy nếu ngân hàng không cung cấp quyết định của HĐQT thì cổ đông thiểu số cũng không thể biết để yêu cầu HĐQT ngừng thực hiện.  Quyền khởi kiện  Để bảo vệ quyền lợi của mình, cổ đông có thể thực hiện khởi kiện được quy định tại Điều 161 LDN 2014. Theo đó, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong các trường hợp sau: vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này; không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao, không thực hiện, 31
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của HĐQT; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, điều lệ công ty hoặc nghị quyết của ĐHCĐ; sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khi phát hiện các sai phạm của Ban lãnh đạo công ty, cổ đông có thể nhân danh công ty khởi kiện đối với những cá nhân này ra tòa. Đáng chú ý, chi phí khởi kiện khi cổ đông nhân danh công ty khởi kiện sẽ được tính vào chi phí của công ty. Đây là một quy định mới được bổ sung trong LDN 2014, tạo khung pháp lý cho phép cổ đông có thể khởi kiện đối với những người quản lý công ty. Mặc dù quy định cho phép cổ đông khởi kiện những người điều hành, quản lý của ngân hàng khi phát hiện họ có những vi phạm trong quyền hạn và thực hiện nghĩa vụ của mình, pháp luật vẫn chưa quy định rõ ràng về tư cách khởi kiện của cổ đông. Điều 161 LDN 2014 không nói rõ đối tượng có quyền khởi kiện có cần thiết phải nắm giữ cổ phần một cách liên tục từ thời điểm được cho là xảy ra hành vi vi phạm đến thời điểm khởi kiện hay không; liệu cổ đông nắm giữ 1% cổ phần khởi kiện là người nắm giữ cổ phần tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm hay tại thời điểm khởi kiện? Mặt khác trong suốt quá trình diễn vụ kiện thì cổ đông khởi kiện có bắt buộc vẫn là cổ đông của công ty hay không và nếu trường hợp công ty tăng vốn và cổ đông hoặc nhóm cổ đông không duy trì tỷ lệ tăng theo tương ứng, dẫn tới hệ quả là chỉ sở hữu dưới 1% tỷ lệ cổ phần thì lúc đó tư cách nguyên đơn của bên khởi kiện có còn được giữ hay không? 32
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có những quy định tương thích với khái niệm mới trong luật doanh nghiệp về quyền khởi kiện phái sinh và vai trò đại diện tố tụng. Theo tư tưởng về quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự thì người bị thiệt hại trực tiếp sẽ là người khởi kiện. Tuy nhiên trong NHTMCP không phải lúc nào hành vi vi phạm của người quản lý cũng gây hại trực tiếp tới ngân hàng đầu tiên, sau đó thiệt hại của cổ đông mới là gián tiếp. 2.1.3. Về thiết chế nội bộ bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần  Đại hội đồng cổ đông  ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP. Thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông của ngân hàng có thể thực hiện quyền quyết định của mình đối với phương án sáp nhập, cũng như thông qua các quyết định có liên quan và ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình tiến hành sáp nhập NHTMCP. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của ĐHĐCĐ được quy định tại Điều 135 LDN 2014. ĐHĐCĐ là cơ chế quan trọng bởi thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông thực hiện quyền của mình trong hoạt động quản lý, điều hành công ty. Cuộc họp của ĐHĐCĐ là cơ hội quan trọng để các cổ đông có thể đối thoại, chất vấn các thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám Đốc và các thành viên quản lý công ty. Mặt khác, cuộc họp của ĐHĐCĐ cũng là dịp để các thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám Đốc và các thành viên quản lý thể hiện trách nhiệm đối với các cổ đông thông qua việc công bố thông tin, thông báo về tình hình hoạt động của công ty, đưa ra khuyến nghị đối với tổ chức, cổ đông về việc chấp nhận báo cáo tài chính, kế hoạch phân chia lợi nhuận, các thay đổi căn bản (nếu có) về vốn và cơ cấu tổ chức của công ty, thù lao cho thành viên HĐQT.. Vì vậy có thể thấy, để bảo vệ quyền của cổ đông, tăng tính hiệu quả trong hoạt động của ĐHĐCĐ, LDN 2014 đã quy định rất cụ thể về thủ tục, trình tự tiến hành họp ĐHĐCĐ, trách nhiệm thông báo, báo cáo công bố 33
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thông tin cho các tổ chức trước cuộc họp, quyền của các cổ đông đưa ra các vấn đề bàn bạc tại cuộc họp, thủ tục bỏ phiếu… Đối với quá trình sáp nhập NHTMCP, ĐHĐCĐ là cơ quan mà thông qua đó các cổ đông thể hiện quan điểm, quyền giám sát, biểu quyết của mình đối với phương án sáp nhập cũng như nội dung cam kết giữa các bên tham gia sáp nhập về việc đảm bảo quyền và lợi ích của cổ đông. Sau khi sáp nhập, cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập cũng có thể trở thành cổ đông của ngân hàng nhận sáp nhập. Lúc này, họ cũng có tư cách để tham gia vào ĐHĐCĐ và thông qua cơ quan này, họ có thể thực hiện quyền giám sát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng, những quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của họ với tư cách là chủ sở hữu mới của ngân hàng nhận sáp nhập.  Hội đồng quản trị  Theo Điều 149 LDN 2014, HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của ĐHĐCĐ. Trong trường hợp nghị quyết do HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó cũng phải liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty, thành viên phản đối nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Theo quy định tại Điều 62 Luật TCTD 2010, cơ cấu của HĐQT trong NHTMCP như sau: (i) phải có không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng; (ii) cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là 34
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tổ chức và người có liên quan của những người này được tham gia Hội đồng quản trị, nhưng không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị của một tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, trừ trường hợp là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước. Việc pháp luật đưa ra giới hạn đối với số lượng thành viên độc lập, thành viên không điều hành trong HĐQT và tỷ lệ cá nhân và người có liên quan của cá nhân đó hoặc những người đại diện vốn góp của một cổ đông là tổ chức và người có liên quan của những người này tham gia vào HĐQT đã tạo nên cơ chế để bảo vệ cổ đông trong quá trình hoạt động của NHTMCP nói chung và quá trình sáp nhập NHTMCP. Đôi khi, những người lãnh đạo ngân hàng đưa ra đề án sáp nhập với những điều kiện nhằm phục vụ mục đích riêng của họ chứ không phải vì sự phát triển của ngân hàng cũng như lợi ích của tất cả các cổ đông. Vì vậy, những thành viên HĐQT độc lập, không quản lý điều hành hay những thành viên đại diện cho nhiều nhóm cổ đông khác nhau sẽ có trách nhiệm đảm bảo lợi ích cho những cổ đông khác ngoài cổ đông lớn và cổ đông chiến lược của NHTMCP. Sự có mặt của họ phần nào tạo nên sự khách quan trong những quyết định của HĐQT và cân bằng lợi ích giữa các nhóm cổ đông trong ngân hàng. Trong mỗi thương vụ sáp nhập, HĐQT là những người trực tiếp tiến hành đề xuất phương án sáp nhập, thương lượng đàm phán các vấn đề liên quan đến sáp nhập như định giá tài sản của ngân hàng bị sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sáp nhập,… Những quyết định và nội dung thỏa thuận của những người lãnh đạo đứng đầu các NHTMCP có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, hay cũng chính là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cổ đông – chủ sở hữu của NHTMCP. Chính vì thế, những người lãnh đạo ngân hàng, những đại diện đã được cổ đông bầu chọn vào HĐQT phải có trách nhiệm hành động vì quyền và lợi ích của cổ đông khi thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền của mình trong quá trình sáp nhập NHTMCP. 35
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149  Ban kiểm soát  BKS là một cơ quan thuộc cơ cấu quản trị nội bộ của NHTMCP. Chức năng của BKS là giám sát HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, vì lợi ích của cổ đông và ngân hàng nhằm ngăn chặn, phát hiện trường hợp sai phạm, thiếu sót, xung đột lợi ích; đồng thời đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt hiệu quả cao nhất. Trong khi HĐQT chủ yếu phục vụ lợi ích của các cổ đông lớn, BKS được xem như được bầu ra nhằm bảo vệ lợi ích cho nhóm cổ đông yếu thế Về cơ cấu, BKS của tổ chức tín dụng có ít nhất 03 thành viên, số lượng cụ thể do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác. (Khoản 2 Điều 44 Luật TCTD 2010). 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 2.2.1. Về thủ tục sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần Định giá tài sản ngân hàng bị sáp nhập là một bước quan trọng trong việc đàm phán đi đến quyết định sáp nhập NHTMCP. Đây cũng là một nội dung được ghi nhận trong hợp đồng sáp nhập dưới sự thỏa thuận của các bên tham gia sáp nhập. Giá trị tài sản ngân hàng bị sáp nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tỷ lệ hoán đổi cổ phần, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thương vụ sáp nhập. Tại Việt Nam hiện nay, tình trạng thiếu thông tin và các dữ liệu thống kê không đầy đủ, thiếu tính chính xác và không được cập nhật một cách đầy đủ đã làm cho vấn đề định giá doanh nghiệp rất khó khăn, nhất là với loại hình doanh nghiệp đặc biệt như ngân hàng. Việc định giá tài sản của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn vì phần lớn các tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay, mỗi khoản cho vay đều có những rủi ro và thu 36
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhập khác nhau. Nếu chỉ định giá dựa trên các khoản mục bảng cân đối kế toán thì hoàn toàn không phù hợp vì giá trị trên bảng cân đối kế toán chỉ là giá trị sổ sách, không phản ánh thực chất giá trị thị trường của tài sản. Đồng thời, một số tài sản vô hình của ngân hàng như giá trị thương hiệu, thị phần của ngân hàng, các mối quan hệ... cũng rất khó để xác định. Thêm nữa, các số liệu thống kê và kế toán thường không thống nhất với nhau và sự không thống nhất với nhau về phương pháp thực hiện lại càng gây khó khăn cho định giá trị của một ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng nên sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để có thể định giá tương đối chính xác giá trị của ngân hàng để không gây thiệt thòi cho cả người bán lẫn người mua. Thực trạng pháp luật hiện nay chưa có khung pháp lý chung về định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng; nhất là trong hoạt động sáp nhập, chủ yếu là các ngân hàng tự thỏa thuận thống nhất với nhau theo mỗi cách định giá ngân hàng khác nhau. Cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa hướng dẫn cụ thể các thủ tục sau sáp nhập để bảo vệ quyền lợi của cổ đông bên bị sáp nhập, bên nhận sáp nhập. Trong hoạt động sáp nhập, sau sáp nhập, vốn cổ phần của ngân hàng nhận sáp nhập tăng lên và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông ngân hàng bị sáp nhập giảm xuống dẫn đến tiếng nói của họ tại các kỳ họp Ðại hội đồng cổ đông không còn được coi trọng, có tính chất quyết định như trước đây nữa. Ðể tiếp tục duy trì vai trò và bảo vệ lợi ích của mình tại ngân hàng mới (ngân hàng nhận sáp nhập), cổ đông của ngân hàng bị sáp nhập có thể phải chấp nhận các điều kiện, yêu cầu của ngân hàng nhận sáp nhập. Ðiển hình là vụ HabuBank sáp nhập vào SHB, từ chỗ là cổ đông chiến lược sở hữu 10% vốn cổ phần của HabuBank, sau sáp nhập tỷ lệ sở hữu cổ phần của Deutsche Bank bị pha loãng giảm xuống còn khoản hơn 3% vốn điều lệ của ngân hàng nhận sáp nhập. Với tỷ lệ sở hữu cổ phần này, Deutsche Bank có thể phải chấp nhận một trong hai phương án theo đề xuất của ngân hàng nhận sáp nhập: bán lại 37
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cổ phần sở hữu cho các cổ đông hiện hữu hoặc được mua thêm cổ phần, tăng tỷ lệ sở hữu lên 10% vốn điều lệ để duy trì tư cách cổ đông chiến lược tại ngân hàng nhận sáp nhập, kèm theo điều kiện phải cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng nhận sáp nhập, hỗ trợ chiến lược phát triển, công nghệ, đào tạo nhân sự… Rõ ràng cả hai phương án này đều khó xử đối với Deutsche Bank vì nếu bán hết phần vốn góp thì Deutsche Bank phải chịu khoản lỗ lớn (khi sáp nhập, 1 cổ phần HabuBank hoán đổi bằng 0,75 cổ phần SHB mới), trong khi tiếp tục góp thêm vốn thì Deutsche Bank cũng khó thực hiện [27]. 2.2.2. Về thực hiện các quyền của cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần  Quyền biểu quyết  Sử dụng quyền biểu quyết để thông qua phương án sáp nhập NHTMCP là cách thức cơ bản nhất để cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng trên thực tế quyền biểu quyết của cổ đông đôi khi sẽ không được đảm bảo do sự can thiệp của những người quản lý điều hành hoặc những cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu cao trong mỗi ngân hàng. Bằng cách quy định trong giấy mời ĐHĐCĐ về điều kiện để cổ đông được tham gia cuộc họp ĐHĐCĐ là phải có lượng vốn tối thiểu như quy định. Điều này đã tạo ra sự phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Nếu những cổ đông nhỏ không sở hữu đủ lượng vốn theo quy định thì sẽ bị mất đi quyền tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ. Điều này sẽ tước đi quyền lợi quan trọng của các cổ đông bởi lẽ, với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng, tất cả các cổ đông đều có quyền theo dõi, giám sát hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với một quyết định lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng (đối với ngân hàng bị sáp nhập) như quyết định sáp nhập. Quy định nếu cổ đông không tham gia đại hội và thực hiện quyền biểu quyết của mình thì đương nhiên ủy quyền cho HĐQT số phiếu có quyền biểu quyết của mình. Quyền biểu quyết là một trong những quyền cơ bản quan trọng của mỗi cổ đông phổ thông. 38