SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-----

-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA
ĐÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 6
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.............. 8
I. Khái quát về tín dụng ngân hàng ....................................................... 8
1. Khái niệm và đặc trƣng của tín dụng ngân hàng ........................ 8
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng…………………………………… 8
1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng....................................................... 10
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng.......................................................... 11
3. Các hình thức tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại ................. 15
3.1. Căn cứ vào thời hạn tín
dụng.......... ............ ............. ............ ............ .....
15
3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng…………………...
16
3.3. Căn cứ vào mục đíchcủa tín dụng…………………………… …
17
3.4. Căn cứ vào phương thức cho vay………………………………...
18
3.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay………………………...
19
3.6. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng……………………………………. 19
4. Quy trình cho vay ........................................................................ 20
II. Khái quát về thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại 21
1. Khái niệm thẩm định tín dụng....................................................................................22
1
2. Vai trò của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của
Ngânhàng thƣơng mại ........................................................................ 22
3. Quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ...... 23
4. Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng ..................... 24
4.1. Thẩm định tư cách khách hàng vay
vốn...............................................
23
4.2. Thẩm định khả năng tài chính.............................................................. 25
4.3. Thẩm định khả năng trả nợ…………………………………… …25
4.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay……………………………… 26
4.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng………………………….
27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH ..... 29
I. Khái quát về Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình ................ 29
1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................ 29
2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức.......................................................30
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Ba
Đình qua các năm..................................................................................................................................31
3.1. Tình hình huy động
vốn.........................................................................................................30
3.2. Tình hình hoạt động tín dụng........................................................................................31
3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ khác..............................................................................33
II. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngânhàng
Vietinbank chi nhánh Ba Đình......................................................................................................37
1. Thời gian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay..........................37
2. Quy trình thẩm định tín dụng áp dụng tại Ngânhàng
Vietinbank ............................................................................................38
2.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình......................................................37
2
2.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế.......................................................................................39
3. Thực trạng triển khai tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba
Đình.....................................................................................................................................................................45
3.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình...........................................................................43
3.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế.......................................................................................49
III. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ba Đình.........63
1. Những mặt tích cực và hạn chế của công tác thẩm định tín dụng
tại chi nhánh Ba Đình .......................................................................... 63
1.1. Những mặt tích
cực...............................................................................63
1.2. Những mặt hạn chế……………………………………………… 64
2. Một số nguyên nhân .................................................................... 68
2.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................... 65
2.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................... 66
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM
ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA
ĐÌNH ........................................................................................................... 71
I. Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới .............. 71
1. Định hƣớng hoạt động ................................................................ 72
2. Định hƣớng hoạt động thẩm định tín dụng ............................... 73
II. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng ........ 73
1. Giải pháp chung cho Ngânhàng Công thƣơng.......................... 73
2. Giải pháp riêng cho chi nhánh Ba Đình ..................................... 81
III. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định
tín dụng tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình ........................ 79
1. Kiến nghị với chính phủ, các cơ quan bộ ngành liên quan ....... 79
1.1. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan
cung cấp thông tin…………………………………………………………...80
3
1.2. Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động tín dụng…………...
82
1.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán, quy định thực hiện hệ thống kế toán
đồng bộ thống nhất, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc ...............................83
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................... 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 89
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 90
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
BQ Bình quân
CB CĐTD Cán bộ chấm điểm tín dụng
CB QLRR Cán bộ quản lý rủi ro
CĐTD Chấm điểm tín dụng
CMND Chứng minh nhân dân
CNH – HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
EBITDA Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTD Hội đồng tín dụng
HS Hệ số
HTX Hợp tác xã
KD Kinh doanh
4
KHCN Khách hàng cá nhân
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
KN Kinh nghiệm
GHTD Giới hạn tín dụng
LCTT Lưu chuyển tiền tệ
LNST Lợi nhuận sau thuế
NH Ngân hàng
NHCV Ngân hàng cho vay
NHCT Ngân hàng Công thương
NHĐT và PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách nhà nước
PAKD Phương án kinh doanh
QH Quá hạn
QLRR Quản lý rủi ro
TC Tài chính
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TGĐ Tổng giám đốc
TK Tồn kho
TMCP Thương mại cổ phần
TN Thu nhập
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
RRTD Rủi ro tín dụng
VCSH Vốn chủ sở hữu
5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế,
là dấu hiệu báo hiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh,
nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm
chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ.
Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các
hoạt động cho vay và đầu tư, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế-
xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi
quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền
tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính
quan trọng nhất của nền kinh tế.
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số
các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và
cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên toàn hệ thống, Đây là nghiệp
vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ
tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số
các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc
6
không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh
hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH theo chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày
càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành
phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản
và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Điều đó cũng đặt ra
một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn
vốn cho vay. Để đi đến chấp nhận cho vay, thẩm định tín dụng là khâu quan trọng,
quyết định chất lượng cho vay của ngân hàng, Thẩm định tín dụng ngày càng có ý
nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng.
Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm
định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế
một sự phát triển xứng đáng. Vì tầm quan trọng của công tác này đã tạo cho em
một niềm say mê hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn tận
tình và những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo Th.s Lê Phương Lan, em đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp đề tài: “Hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân
hàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình: Thực trạng và giải pháp”.
Với những kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi
nhánh và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần
công sức để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.
Khóa luận bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và hoạt động thẩm địnhtín dụng
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng
Vietinbank Chi nhánh Ba Đình.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hoạt động thẩm
định tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Ba Đình.
7
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài
viết của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƢƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. Khái quát về tín dụng ngân hàng:
1. Khái niệm và đặc trƣng của tín dụng ngân hàng:
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều
hình thức khác nhau. Vậy tín dụng là gì ?
Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài
người. Tín dụng theo nghĩa la tinh là creditim, là sự tín nhiệm, tin tưởng tên
gọi này xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng
người cho vay sẽ cho người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả
thuận trước như thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng,…
Trong quan hệ đó người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn
8
vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn
trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng
những từ ngữ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất,
tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa
người đi vay và người cho vay.
Cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế qua từng thời kì và
giai đoạn phát triển, các hình thức tín dụng được hình thành ngày càng nhiều
và có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín
dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu
dùng. Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Ngày
nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại, bổ sung lẫn nhau và có
vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế.
Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín
dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần
lớn nhu cầu tín dụng cho các thể nhân trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân
hàng hiện nay, NHTM là người cho vay lớn nhất đối với các tổ chức kinh tế,
dân cư và tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả
trong nước và quốc tế.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là
ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là
các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là
người đi vay vừa là người cho vay.
Các ngân hàng được sự trợ giúp về vốn của chính phủ mà ngân hàng
đưa ra các mức lãi suất khác nhau cung cấp các hình thức thanh toán nhanh
chóng thuận tiện. Chức năng quan trọng nhất là ngân hàng luôn tìm kiếm cơ
hội để cho vay và trong một số trường hợp cho vay được chính phủ bảo lãnh.
9
Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng đã góp phần đáp
ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp họ có thêm
vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội làm
ăn tăng lợi nhuận cho chính mình.
Với tư cách là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm
kiếm và thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội; là người
cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi
có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động kinh doanh và tiêu
dùng. Tín dụng ngân hàng thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để
đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở khách quan để hình thành chức
năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần
hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện
tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá
nhân khác lại có nhu cầu vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự
chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả
các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành
liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có
ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết
mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho
vay. Quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm ba mối quan hệ chính:
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.
+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài
nước.
10
Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn
tiền tệ trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Đặc trƣng của tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay
bằng tiền lệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng
trong nền kinh tế quốc dân.
- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành
phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính
mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương
đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những
trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu
thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản
xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để
chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các
doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín
dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường
của nền kinh tế.
- Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với
các hình thức khác. Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu
cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể
huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và
khối lượng lớn.
11
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn
vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp
với mọi đốitượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đốitượng vay.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng:
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại và các
tổ chức tín dụng có thể cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự vận
hành của nền kinh tế. Vai trò đó có thể được chỉ ra ở một số phương diện cơ
bản sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các
doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
nhà nước mà còn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác. Tín dụng thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy sự ra đời
của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước.
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợ
của tín dụng ngân hàng.
Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác…để đảm bảo sản xuất ổn
định cần thết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp các
chi phí sản xuất…Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động,
chất lượng sản phẩm, tìm kiếm lợi thế trông cạnh tranh, các doanh nghiệp
buộc phải thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ đặc
biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Tất cả
những công việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của ngân
hàng thông qua hoạt động tín dụng.
12
Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sản
xuất đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượng
hàng hoá cần thiết trang trải các chi phí lưu thông, thuế…Hơn nữa, để mở
rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hàng
hoá lớn với chủng loại phong phú, nhưng thông thường các doanh nghiệp này
không có nhiều vốn lưu động. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp này cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.
Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn, du lịch…sẽ hoạt
động ra sao khi không có vốn của ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng
tang thiết bị vật chất, phương tiện vận tải…Khi bước vào kinh doanh trong
lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần
đến tín dụng ngân hàng và xem nó như là một trong những nguồn vốn có thể
huy động cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu
động và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng vì
nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triển
trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ quan
trọng cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp mới.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản
xuất mở rộng một cách đều đặn, tín dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện
đại nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa nội
địa và xuất khẩu phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng cũng như đòi hỏi khắt
khe của người sản xuất. Ngân hàng với chức năng huy động vốn, tập trung
mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của
nền kinh tế. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, hệ thống ngân hàng có khả
năng thấy được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng hiện tại cũng như tương lai,
13
cùng với nguồn vốn của mình, tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy sự ra đời những
ngành nghề mới, đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngày càng đi lên của nền kinh
tế. Tín dụng ngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các
thành phần kinh tế thực hiện tái sản xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để
cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn đầu
tư và sản xuất để các tổ chức kinh tế và các cá nhân vay, góp phần mở rộng
kinh doanh và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Để mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải tích lũy từ
lợi nhuận để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên, sự phát triển của nguồn
vốn này thường không theo kịp nhu cầu phát triển và tái đầu tư của các doanh
nghiệp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần vốn phải tìm vốn để bù đắp,
những thành phần có vốn nhàn rỗi lại muốn cho vay. Việc các thành phần
thiếu vốn tìm được chủ thể khác thừa vốn tạm thời trong nền kinh tế là hết sức
khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi là chiếc cầu
để kết nối nhu cầu của các thành phần đó. Nhờ việc ngân hàng đóng cả hai vai
trò người đi vay và người cho vay mà vốn tiền tệ được tập trung lại một mốt
trước khi được đầu tư vào các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả
và uy tín tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Tín dụng ngân hàng ngày nay càng ngày càng thúc đẩy nhanh chóng
quá trình tập trung tích luỹ và đầu tư vốn này, tạo cho các doanh nghiệp đủ
điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh
tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Thứ tƣ, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc
làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, và các chương
trình, dự án mang tính xã hội khác. Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu
14
người, giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước
hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài. Tín dụng ngân hàng thực sự
giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế và xã
hội để giải quyết những việc như vậy. Thông qua tín dụng ngân hàng, Nhà
nước tài trợ cho các đối tượng chính sách xã hội như học sinh, sinh viên, các
hộ nông dân nghèo, các hộ sản xuất, các ngành nghề thủ công truyền thống.
Tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng trong việc tổ chức đời sống dân cư.
Dân cư sử dụng tín dụng để tiết kiệm tăng dự trữ của cải và cũng thông qua
tín dụng để cải thiện nâng cao mức sống.
Thứ năm, tín dụng ngân hàng có vai trò tích cực trong việc hạn chế,
xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi góp phần tích cực vào việc xây dựng, bổ sung
hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, thúc đẩy nền kinh tế và các thành phần
kinh tế phát triển một cách lành mạnh, không bị khống chế bởi một số ít cá
nhân.
Thứ sáu, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể
kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các
biện pháp chính sách quản lý kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế
thông qua các chính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất
và các điều kiện cho vay khác cho mọi thành phần kinh tế theo mục tiêu định
hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.
Thông qua hệ thống ngân hàng và tín dụng ngân hàng, Nhà nước điều
chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông, bảo đảm sự cân đối tiền hàng, giữ
cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và kiểm soát sự ổn định của thị
trường giá cả và sức mua của đồng tiền.
Tín dụng ngân hàng là công cụ hữu hiệu để tài trợ cho các ngành, vùng
kinh tế mũi nhọn vươn ra thị trường nước ngoài; cơ cấu lại các ngành và vùng
15
còn kém phát triển cho nền kinh tế phát triển một cách cân đối, qua đó nâng
cao năng lực cạnh tranh một cáchtoàn diện của nền kinh tế.
3. Các hình thức tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định. Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) tồn tại dưới rất
nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy nhiên, căn cứ vào một số tiêu thức khác
nhau, ta có thể phân chia tín dụng ngân hàng thành một số cách như sau :
3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
 Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.

 Tín dụng trung hạn: theo quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của NHNN
Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm; còn đối
với các nước trên thế giới, thời hạn này là từ 1 năm đến 7 năm.

 Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở lên (theo tiêu chuẩn của
Việt Nam) hoặc trên 7 năm (theo tiêu chuẩn thế giới).
Thời hạn tín dụng đó chính là khoảng thời gian mà trong đó ngân hàng
cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể
ngày, tháng, năm. Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính
từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và
lãi cuối cùng thu về.
Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp
để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vòng quay tài sản lưu động thường thấp
hơn một năm. Do vậy, doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở ngân
hàng trong một năm.
16
Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, một
số vật nuôi… các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1
năm đến 5 năm. Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc
tầm vĩ mô như : máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường…
có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm.
Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự
án có thời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh
nghiệp khó có thể tính hết được những khó khăn sẽ gặp trong tương lai. Do
vậy, mức độ rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian dài đối với ngân hàng
sẽ tăng lên. Điều này lý giải một phần nào đó tại sao lãi suất các khoản cho
vay dài hạn thường cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn.
Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với
NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực
tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một NHTM.
3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với kháchhàng :
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
 Cho vay có tài sản đảm bảo:


Là loại cho vay được ngân hàng cung ứng có kèm theo tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba.



Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một
nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất còn thiếu
chắc chắn.



Loại cho vay này áp dụng cho khách hàng không có uy tín cao
đối với ngân hàng.


 Cho vay không có tài sản đảm bảo:
17

Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo
lãnh của bên thứ ba. Việc cho vay chỉ là sự đảm bảo uy tín của
bản thân khách hàng đi vay.



Loại cho vay này chỉ áp dụng đối với các khách hàng tốt, trung
thực trong kinh doanh, có năng lực tài chính mạnh, quản trị có

hiệu quả.
3.3. Căn cứ vào mục đích của tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: cho vay
ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong các doanh nghiệp trong lĩnh
vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

 Cho vay tiêu dùng cá nhân: cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng.
Hiện nay, ngân hàng còn tiến hành cho vay để trang trải chi phí thông
thường của cuộc sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.

 Cho vay bất động sản: cho vay liên quan đến việc mua sắm xây dựng
nhà ở, đất đai, bất động sản công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

 Cho vay nông nghiệp: mục đích để trang trải các chi phí sản xuất trong
nông nghiệp; thường được hưởng ưu đãi về lãi suất và được thực hiện
nhờ vào bảo lãnh của bên thứ ba hoặc dựa vào hình thức tín chấp của
các hiệp hội hoặc cá nhân có uy tín.
3.4. Căn cứ vào phƣơng thức cho vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
 Cho vay từng lần (cònđược gọi là cho vay theo món):


Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và
ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như: khách hàng lập

18
hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay, và kí hợp đồng tín
dụng.

Thường được áp dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh.



Thực hiện với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên.


 Cho vay theo hạn mức tín dụng:


Theo Quyết định 127/2005/QDD-NHNN thì hạn mức tín dụng là
mức dư nợ tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.



Ngân hàng và khách hàng xác định một hạn mức tín dụng và duy
trì trong một thời gian nhất định.



Hạn mức tín dụng được xác định dựa trên phương án kinh doanh,
nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài
sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.



Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính
về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất cứ thời
điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.



Thường được áp dụng đốivới khách hàng có nhu cầu vay vốn
hoặc trả nợ thường xuyên hoặc có uy tín đối với ngân hàng.



Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải trả phí cam kết và yêu
cầu khách hàng phải duy trì một số dư nợ tối thiểu về tiền gửi
thanh toán tại ngân hàng.

3.5. Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
19
 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còngọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn.

 Cho vay có nhiều kỳ trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.

 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có thời hạn nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của người đi vay mà họ có thể trả nợ bất kì lúc nào.
3.6. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau:
 Cho vay trực tiếp: là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người
có nhu cầu vay và người đi vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.

 Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua việc mua lại các khế
ước hoặc các chứng từ nợ đã phát hành và còn trong thời hạn thanh
toán; bao gồm:

Chiết khấu thương mại.



Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và các máy móc nông nghiệp
trả góp.


Mua các khoản nợ của doanh nghiệp.

4. Quy trình cho vay:
20
Ta có thể miêu tả quy trình cho vay từ điều 14 đến điều 25 của quyết
định 127/2005/QĐ-NHNN thông qua sơ đồ sau:
Hình 1: Quy trình cho vay tổng quát
II. Khái quát về thẩm định tín dụng tại các Ngânhàng thƣơng
mại: 21
1. Khái niệm thẩm định tín dụng:
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích
nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã
xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính khả thi thật sự
của dự án về kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án đầu tư,
khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến
ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín
dụng cần phải xem xét đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế
mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách bi quan khiến cho hiệu quả của dự
án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay.
2. Vai trò của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân
hàng thƣơng mại:
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng
có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng với
mục tiêu là đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng
được nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ
trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất lượng công tác thẩm định tín
dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay.
Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay
nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách
kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp.
Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá
trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải được thực hiện chi tiết và kỹ lưỡng hơn
những khoản vay ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, đối
tượng khách hàng cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng. Rõ ràng
là cho vay doanh nghiệp đòi hỏi thẩm định chi tiết và phức tạp hơn cho vay
22
đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác, cho vay với khách hàng mới đòi hỏi
thẩm định kỹ càng hơn là cho vay đối với khách hàng truyền thống.
Từ đó, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng thẩm định tín dụng là một trong
những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Điều đó được thể
hiện ở những điểm sau:
 Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD hoặc dự án đầu
tư khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
 Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

 Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết
định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định
cho vay: đồng ý cho vay một dự án tồi và từ chốicho vay một dự án tốt.

3. Quy trình thẩm định tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại:
Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem
xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về
khả năng thu hồi nợ cho vay. Toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng được thể
hiện thông qua sơ đồ sau:
23
Hình 2: Quy trình thẩm định tín dụng tổng quát.
4. Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng:
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá đúng thực chất của
phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư và kiểm soát rủi ro ảnh hưởng đến khả
năng thu hồi nợ khi cho vay. Khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu
tố sau:
 Tư cách của khách hàng vay vốn.

 Tình hình tài chính của khách hàng.

 Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.

 Tài sản đảm bảo nợ vay.

 Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro.

Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần
tập trung vào các nội dung chính sau:
4.1. Thẩm định tƣ cáchkhách hàng vay vốn:
Mục tiêu của thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn là đánh giá tư
cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục
vay mà khách hàng phải tuân thủ.
a) Thẩm định điều kiện vay vốn:
Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay
vốn ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệu dân sự theo quy định của pháp luật.

 Có mục đíchvay vốn hợp pháp.

 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

 Có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu
quả.
24
 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Thẩm định điều kiện vay vốn đơn giản chỉ là xem xét kỹ lại nhằm phát
hiện xem khách hàng có thỏa mãn những điều kiện vay vốn như được chỉ ra
trong qui chế tín dụng hay không. Trong các điều kiện vay vốn trên, thẩm định
mục đích sử dụng vốn vay, thẩm định khả năng tài chính đảm bảo nợ vay và
thẩm định tính chất khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu
tư là quan trọng nhất.
b) Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề
nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách
hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của
các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài
liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của
từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Thông thường, bộ hồ sơ vay
vốn gồm có:
 Giấy đề nghị vay vốn.

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng.

 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án

đầu tư.

 Báo cáo tài chính của thời kì gần nhất.

 Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh
nợ vay.

 Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy
của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.
25
Tại khía cạnh này, nhân viên tín dụng cần chú ý thẩm định xem các tài liệu
quy định trong hồ sơ vay có đầy đủ và hợp pháp hay không .
4.2. Thẩm định khả năng tài chính:
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một
trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện
này đặt ra vừa tốt cho khách hàng, vừa tốt cho ngân hàng. Đối với khách hàng,
có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ
trả được nợ khi đến hạn, do đó, giữ được uy tín cũng như các cam kết đã thỏa
thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về
khả năng trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, bản thân khách hàng
cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy,
thẩm định khả năng tài chính khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi
làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính
của các kì gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này, nhân viên tín dụng sẽ
tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng.
4.3. Thẩm định khả năng trả nợ:
Mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác
được khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng có nhược điểm là chỉ đánh quá được quá
khứ và hiện tại, trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Một khách
hàng có tình hình tài chính tốt, do đó, có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay
trong quá khứ và hiện tại chưa chắc sẽ có tình hình tài chính và khả năng đảm
bảo trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng
phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự
26
án đầu tư. Do đó, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh
hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng.
a) Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh:
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân
viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn
để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của
thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và
trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó, kết luận
được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh
doanh đó.
b) Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư:
Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực
hiện khi xem xét quyết định kho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ
cho việc đầu tư vào một dự án. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh
giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận
được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.
4.4. Thẩm định tài sảnđảm bảo nợ vay:
Bảo đảm tín dụng là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm
phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách,
bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo
đảm bằng tài sản hình thành từ vốn tự có và vay bảo đảm bằng hình thức bảo
lãnh của bên thứ ba. Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền phát sinh từ tài sản
27
có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, để
bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả thì đòihỏi:
 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

 Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị, có thị trường tiêu thụ.

 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng
làm bảo đảm tiền vay.

Do đó, mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một
cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thỏa mãn các yêu
cầu nêu trên hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao,
do có tài sản đảm bảo nợ vay phù hợp. Nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay
không thể giúp ích gì thêm cho khả năng thu hồi nợ.
4.5. Ƣớc lƣợng và kiểm soátrủi ro tín dụng:
Trong khi thẩm định tín dụng được tiến hành trước khi ra quyết định
cho vay thì thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó,
thẩm định tín dụng dù có thực hiện kĩ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu vẫn
không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc chắn
việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy
nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin
giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào
khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
28
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH
I. Khái quát về Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình Hà Nội (hay gọi
tắt là NHCT Ba Đình) ra đời từ năm 1959, với tên gọi lúc được thành lập là
Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội.Với số lượng cán
bộ lúc ban đầu thành lập là 10 người, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn
nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngân hàng là xây dựng cơ sở vật chất, củng cố
tổ chức và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu phục vụ chế độ bao cấp,
không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp.
Trong bối cảnh ngành Ngân hàng thực hiện nghị định số 53 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành
chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý
ngân hàng hai cấp, lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh,
ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM
quốc doanh với tên gọi chi nhánh NHCT quận Ba Đình trực thuộc NHCT
thành phố Hà Nội. Đến ngày 24/03/1993, thực hiện quyết định số 93/NHCT-
29
TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHCT Ba
Đình thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Trung ương-Quận),
xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Hà Nội cùng với việc đổi mới và tăng cường
công tác cán bộ. Ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế
hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh
doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô
hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh
một cách tích cực trên thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để
thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.
Từ đó đến nay hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình được ổn định
và phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, thực
hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với
những năm trước.
2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức:
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hiện có trụ sở tại số 126 Phố Đội
Cấn-Ba Đình-Hà Nội, có mạng lưới các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm
được bố trí nằm rải rác trên các địa bàn dân cư như Đội Cấn, Thành Công,
Cống Vị, Quan Thánh, Cửa Nam, Kim Liên,… một số chợ lớn tại Hà Nội như
Long Biên, Bưởi, Châu Long,… ngoài ra chi nhánh còn mở rộng địa bàn sang
các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, huyện Từ Liêm và các địa bàn khác.
Chi nhánh hiện nay có khoảng 280 cán bộ công nhân viên, 7 phòng
nghiệp vụ; 3 phòng tín dụng và 15 quỹ tiết kiệm. Cơ cấu tổ chức của Chi
nhánh NHCT khu vực Ba Đình có thể mô tả sơ lược qua sơ đồ sau:
30
Hình 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàngVietinbankchi nhánh Ba Đình.
Các phòng nghiệp vụ trên có quan hệ với nhau dưới sự điều hành của
ban giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hướng tới mục tiêu lợi
nhuận trong phạm vi an toàn nhất định.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Ba
Đình qua các năm:
3.1. Tình hình huy động vốn:
Đơn vị: tỉ VND
Năm Năm Năm Năm
2006 2007 2008 2009
Tiền gửi TCKT 2050 2020 1688 2459
Tiền gửi cá nhân 2114 1892 1849 2002
Trong đó: Ngoại tệ quy đổi 695 880 866 1110
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 – 2009
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009, lãi suất biến động mạnh nhưng
xu hướng chủ đạo là tăng lên. Lãi suất huy động trong năm 2006 nối tiếp đà tăng
mạnh của năm 2005 vì vậy ngân hàng thu hút được một lượng lớn tiền gửi từ khu
vực dân cư (2114 tỉ đồng) và doanh nghiệp (2050 tỉ đồng). Tuy nhiên đến năm
2007, cơn sốt lãi suất hạ nhiệt nên số tiền mà ngân hàng thu hút
31
được giảm hơn so với năm 2006. Trong năm này, số tiền gửi từ khu vực các tổ
chức kinh tế của ngân hàng ít hơn so với năm 2006 là 30 tỉ đồng, giảm một
lượng không đáng kể (giảm 1,46%); trong khi tiền gửi từ khu vực dân cư sụt
giảm khá lớn 10,5%. Sang năm 2008, do lãi suất huy động có xu hướng giảm
là chính cùng với tác động của khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ đến nền kinh
tế của Việt Nam, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, cần sử
dụng nguồn tiền gửi để cố gắng duy trì và cải thiện tình hình kinh doanh nên
nguồn tiền gửi từ khu vực doanh nghiệp giảm 16,4% so với năm 2007. Trái
với tình hình của các doanh nghiệp, số vốn ngân hàng thu hút được từ khu vực
dân cư chỉ giảm một lượng nhỏ do uy tín của ngân hàng là ngân hàng thương
mại chính phủ nên các cá nhân sẽ yên tâm hơn so với việc gửi tại các ngân
hàng thương mại khác trong tình hình kinh tế khó khăn. Đến năm 2009, cùng
với gói kích cầu của chính phủ và cuộc đua lãi suất huy động trở lại, số vốn
ngân hàng huy động được tăng mạnh. Từ khu vực doanh nghiệp, số tiền gửi
vào ngân hàng tăng 45,6% so với năm 2008; trong khi ở khu vực cá nhân là
28,1%.
3.2. Tình hình hoạt động tín dụng:
Đơn vị: Tỉ đồng
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2006 2007 2008 2009
Doanh số cho
vay Tổng dư nợ
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình)
Hình 4: Tình hình cho vay và tổng dư nợ
32
Hoạt động tín dụng được đánh giá là hoạt động mang lại nhiều lợi
nhuận cho chi nhánh. Từ đồ thị trên, ta thấy doanh số cho vay liên tục tăng từ
5496 tỉ – 5996 tỉ – 6561 tỉ trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Điều này cho thấy
trong 3 năm này, ngân hàng diễn ra nhiều hoạt động cho vay với nhiều khách
hàng. Đến năm 2009 có sự sụt giảm mạnh của doanh số cho vay xuống còn
4910 tỉ, tình trạng này có thể được lý giải là do sự cạnh tranh khá gay gắt của
thị trường, ngân hàng cũ phải chia sẻ bớt thị phần với nhiều ngân hàng đang
phát triển và mới thành lập. Tổng dư nợ của ngân hàng lại liên tục tăng qua
từng năm, tốc độ tăng thường đạt trên 10%/năm.
Đơn vị: tỉ đồng
Nợ đủ Nợ cần Nợ dưới Nợ nghi Nợ có khả
tiêu chuẩn chú ý tiêu chuẩn ngờ năng mất vốn
Năm KHCN 48,050 0,503 0 0 0
2006 KHDN 1834,216 5,793 0 0 0,142
Năm KHCN 53,151 0 0 0,130 0
2007 KHDN 1950,687 87,816 17,240 6,746 0,458
Năm KHCN 46,022 0 0 0 0,108
2008 KHDN 2423,272 30,663 60,255 0,737 0
Năm KHCN 38,404 0 0 0 0
2009 KHDN 2480,151 459,118 9,528 0 0
(Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình)
Bảng 2: Tình hình các nhóm nợ giai đoạn 2006 – 2009
Các khoản nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở khu vực cho vay doanh
nghiệp. Đặc biệt trong năm 2007, cả năm nhóm nợ của ngân hàng đối với cho
vay doanh nghiệp đều tồn tại. Tuy nhiên, với nỗ lực chấn chỉnh và cải thiện
33
hoạt động, chi nhánh đã hạn chế được số nợ nằm trong nhóm nợ quá hạn trong
2 năm 2008 và 2009. Trong năm 2008, chi nhánh đã không còn tồn tại nợ có
khả năng mất vốn; và đến năm 2009 thì món nợ có nguy cơ nhất chỉ nằm
trong nhóm nợ dưới tiêu chuẩn với số tiền không lớn lắm so với tổng dư nợ
của chi nhánh.
Đơn vị: tỉ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ quá hạn 6,438 112,390 91,763 468,646
Nợ xấu 0,142 24,574 61,100 9.528
Tổng dư nợ 1888,705 2116,231 2561,060 2987,203
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,34 % 5,31% 3,58% 15,69%
Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,0075% 1,16% 2,38% 0,32%
(Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình)
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2006 – 2009
Theo các con số thống kê từ bảng 3, tỉ lệ nợ xấu trong năm 2008 là cao
nhất trong cả giai đoạn (2,38%). Thực trạng này có thể lí giải là do đây là năm
nền kinh tế bị ảnh hưởng do khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ, doanh nghiệp và
CBTD khó có thể lường hết được những khó khăn, thay đổi mà doanh nghiệp
có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ lệ này của
chi nhánh trong giai đoạn này chưa bao giờ vượt qua ngưỡng cho phép (3%)
của NHNN.
Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của
ngân hàng, chỉ tiêu này cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu
vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ việc đưa vốn vào SXKD của ngân
hàng đạt hiệu quả cao, và cũng chứng tỏ hiệu quả của công tác thẩm định tín
dụng đối với các món cho vay của ngân hàng vì hoạt động này chiếm tỉ trọng
chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng.
Đơn vị: tỉ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
34
Doanh số thu nợ 6471,965 6971,965 6016,558
Dư nợ bình quân 458,081 499,748 546,822
Vòng quay vốn tín dụng
14,128 vòng 13,950 vòng 11,002 vòng
(vòng)
(Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình)
Bảng 4: Tình hình vòng quay vốn giai đoạn 2006 – 2008
Từ bảng trên ta có thể thấy khả năng thu hồi nợ và quay vòng vốn của
chi nhánh tuy có giảm trong giai đoạn này nhưng vẫn ở mức hai con số.
3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ khác:
Bên cạnh hoạt động chủ đạo là tín dụng, ngân hàng cũng phát triển các
nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ; chi trả kiều hối, séc du lịch; thanh
toán quốc tế; thẻ tín dụng.
Đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mặc dù khối lượng thanh toán
quốc tế phát sinh khá lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy
ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của NHCT nói chung và chi
nhánh nói riêng. Chi nhánh cũng phát triển hoạt động tư vấn giúp khách hàng
lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin đối tác nước ngoài để
tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Chúng ta có
thể thấy được doanh số của nghiệp vụ này thông qua bảng sau:
Đơn vị: 1000 USD
2006 2007 2008 2009
I. Thanh toán hàng nhập
1. L/C nhập khẩu
Số món phát hành 930 950 726 750
Số tiền phát hành 120000 227296 117735 145667
Số món thanh toán 100 1191 1012 800
Số tiền thanh toán 100000 180138 140599 135000
2. Nhờ thu đến
Số món 170 264 234 222
Số tiền 3500 6755 5867 6641
3. Chuyển tiền
35
Số món chuyển đi 930 1074 1144 1080
Số tiền chuyển đi 25000 68258 114077 102447
II. Thanh toán hàng xuất
1. L/C xuất khẩu
Số món thông báo 76 85 64 50
Số tiền thông báo 4500 59879 5184 6800
Số món thanh toán 70 191 171 55
Số tiền thanh toán 3800 8989 9694 4018
2. Nhờ thu đi
Số món 100 198 172 35
Số tiền 4000 9350 9830 1062
3. Chuyển tiền
Số món chuyển đến 850 185 232 250
Số tiền chuyển đến 110 898 1084 2250
4. Chiết khấu chứng từ
xuất khẩu
Số món 113 87 47 15
Số tiền 4800 3296 2092 2100
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình)
Bảng 5: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2006 – 2009
Bằng các nghiệp vụ thu đổi séc ngoại tệ, chi trả kiều hối; kinh doanh
ngoại tệ, chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu khá lớn về ngoại tệ của doanh
nghiệp và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên doanh số của các hoạt
động này chưa được cao, hiệu quả đạt được cũng chưa ổn định. Chúng ta có
thể thấy kết quả một cách chi tiết hơn thông qua các bảng sau:
Đơn vị; 1000 USD
2006 2007 2008 2009
I. Chi trả kiều hối
Số món 180 362 525 350
Số tiền 720 1142 1510 1963
II. Thu đổiséc du lịch
36
Số món 12 10 3 15
Số tiền 10 20 55 60
III. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua 350000 416449 334000 260050
Doanh số bán 352000 419919 334000 266000
Lãi
5,075 tỷ 2,55 tỷ 6,83 tỷ 4,288 tỷ
VND VND VND VND
(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình)
Bảng 6: Tình hình chi trả kiều hối, thu đổiséc du lịch, kinh doanh ngoại tệ
giai đoạn 2006 – 2009
II. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngânhàng Vietinbank
chi nhánh Ba Đình:
1. Thờigian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay:
 Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình:
Theo quyết định số 221/QĐ - HĐQT - NHCT35, thời gian thẩm định tín
dụng và quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình như sau:
Cấp giới hạn cho vay đồng Cấp giới hạn cho vay trước
Chỉ tiêu thời với xem xét cho vay khi xem xét cho vay
Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn
Không phải
3 5 2 4
thẩm định rủi ro
37
Phải thẩm định
4 6 3 5
rủi ro
HĐTD cơ sở
6 8 5 7
quyết định
(Nguồn:Quyết định số 221/QĐ - HĐQT –NHCT35)
 Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (TCKT):
Theo quyết định số 222/QĐ - HĐQT - NHCT35, thời gian thẩm định
tín dụng và quyết định cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế như sau:
Cấp giới hạn cho vay đồng Cấp giới hạn cho vay trước
Chỉ tiêu thời với xem xét cho vay khi xem xét cho vay
Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn
Không phải
4 15 3 12
thẩm định rủi ro
Phải thẩm định
6 18 5 15
rủi ro
HĐTD cơ sở
10 20 8 17
quyết định
(Nguồn: Quyết định số 221/QĐ - HĐQT –NHCT35)
2. Quy trình thẩm định tín dụng áp dụng tại Ngânhàng Vietinbank:
Từ Sổ tay tín dụng và quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng mã số QT.35.02 của NHCT VN, ta rút ra được quy trình thẩm định tín
dụng đối với mỗi loại khách hàng như sau:
2.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình:
38
Hình 5: Quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là cá nhân/hộgia đình
Cán bộ chấm điểm tín dụng (CB CĐTD) thực hiện từ bước 1 đến bước
5, bước 7, và cán bộ quản lý rủi ro (CB QLRR) thực hiện bước 6.
Tại bước 2, CB CĐTD chấm dựa trên các tiêu chí về tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, tình
trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, số người sống phụ thuộc, thu nhập cá nhân hàng
năm, thu nhập của gia đình hàng năm. Tại bước này, nếu khách hàng đạt tổng
điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm, từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng
cấp tín dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước tiếp theo.
Các tiêu chí cần được xem xét tại bước 3 là: tình hình trả nợ NHCT,
tình hình chậm trả lãi, tổng nợ hiện tại (VND hoặc tương đương), các dịch vụ
khác sử dụng của NHCT, số dư tiền gửi tiết kiệm trung bình (VND) tại
NHCT.
Việc cộng tổng số điểm chấm các thông tin nhân thân và điểm chấm
tiêu chí quan hệ với ngân hàng và nhân với trọng số tương ứng như sau để xác
định điểm tổng hợp:
Trọng số
Vay vốn cho mục đích Vay vốn cho mục đích
tiêu dùng sản xuất kinh doanh
Thông tin cá nhân cơ bản 60% 50%
39
Quan hệ với ngân hàng 40% 50%
(Nguồn:Sổ tay tín dụng ngân hàng Công thương)
Hạng khách hàng được xếp theo 10 mức theo quy định của NHCT VN
có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với số điểm như sau:
Hạng Số điểm
Aa+
> 91
Aa 81–90
Aa-
71–80
Bb+
61–70
Bb 51–60
Bb-
41–50
Cc+
31–40
Cc 21–30
Cc-
11–20
C < 10
(Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng)
Căn cứ hồ sơ khách hàng do CB CĐTD chuyển đến, thông tin từ các
nguồn khác (nếu có), CB QLRR rà soát theo các nội dung:
 Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn
cứ chấm điểm.

 Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đã
đảm bảo tuân thủ các quy định.

 Lập báo cáo rà soát. Trường hợp không nhất trí với kết quả của
phòng CĐTD thì nêu rõ những điểm chưa chính xác để phòng
CĐTD chỉnh sửa, trình lãnh đạo phòng QLRR.
Sau khi tiếp nhận kết quả rà soát của phòng QLRR, CB CĐTDhoàn
thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng.
40
Lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếp
hạng khách hàng, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt.
2.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế:
Hình 5: Quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là Tổ chức kinh tế
CB CĐTDthực hiện từ bước 1 đến bước 6, bước 8, và CB QLRR thực
hiện bước 7.
CB CĐTD căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực SXKD chính đăng ký trên
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/hoặc hoạt động SXKD thực tế của tổ
chức kinh tế (TCKT). Trường hợp TCKT hoạt động đa ngành nghề thì ngành
nghề/lĩnh vực nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành
SXKD chính của TCKT đó. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng
được điều kiện trên, NHCV được lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế
hoạch và xu hướng phát triển của TCKT là ngành nghề/lĩnh vực SXKD chính.
Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô tổ chức kinh tế
gồm: nguồn vốn kinh doanh, lao động thực tế sử dụng bình quân trong 3 năm
gần nhất, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước (NSNN) (không
41
kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này). Xếp loại quy mô tổ chức kinh tế theo
thang điểm sau:
Điểm Quy mô Ghi chú
Từ 70-100 điểm Loại 1 Lớn
Từ 30-69 điểm Loại 2 Vừa
Dưới 30 điểm Loại 3 Nhỏ
(Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) CBCĐTD
tiến hành thẩm định các BCTC, lập bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh theo
Hướng dẫn phân tích BCTC DN trong hệ thống NHCT VN.
Các số liệu trên cân đốikế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính
của DN/HTX sẽ được CB CĐTD thực hiện tùy thuộc vào kết quả xác định
ngành nghề/lĩnh vực SXKD và quy mô của DN/HTX.
Nguyên tắc áp dụng khi tiến hành đánh giá: Đối với mỗi tiêu chí, chỉ số
thực tế gần với trị số nào nhấtthì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa
hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn.
 Các chỉ số tài chính cần chấm điểm tín dụng với quy mô:

- Doanh nghiệp lớn (thang điểm áp dụng từ 1 đến 10) bao gồm: khả năng
trả lãi, nợ phải trả/EBITDA, tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, nợ dài
hạn/nguồn VCSH, nợ phải trả/nguồn VCSH, dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh/tổng nợ, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tổng thu nhập trước
thuế/nguồn VCSH.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (thang điểm áp dụng từ 3 đến 10) là: khả
năng trả nợ lãi, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ vốn vay (nợ/VCSH),
tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, nợ dài hạn/nguồn VCSH, tổng thu
nhập trước thuế/nguồn VCSH.
Trong các tiêu chí tài chính đã nêu ở trên (đối với cả doanh nghiệp lớn
và doanh nghiệp vừa và nhỏ), tiêu chí nào có điểm từ 7 đến 10 thì việc đánh
giá điểm tín dụng chỉ để báo cáo chứ không cho vay với khách hàng này.
42
 Các chỉ số tài chính cần chấm điểm tín dụng với phân loại doanh nghiệp
theo ngành hoạt động SXKD:

- Chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh
toán nhanh.
- Chỉ tiêu hoạt động: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu
quả sử dụng tài sản.
- Chỉ tiêu cân nợ: nợ phải trả/tổng TS, nợ phải trả/nguồn VCSH, nợ quá
hạn/tổng dư nợ NH.
- Chỉ tiêu thu nhập: tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, tổng thu nhập
trước thuế/tổng TS, tổng thu nhập trước thuế/nguồn VCSH.
 Các chỉ số cần đánh giá đốivới mỗi loại tiêu chí phi tài chính như sau:

- Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả
nợ gốc, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu
chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động, tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH.
- Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý: kinh nghiệm của người
đứng đầu điều hành DN trong lĩnh vực kinh doanh của phương án xin cấp tín
dụng, kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN, môi trường kiểm soát
nội bộ, thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành DN, tính khả thi
của phương án kinh doanh và dự toán tài chính.
- Tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng: trả nợ gốc đúng
hạn, số lần gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần mất khả năng thanh
toán đối với các cam kết với NHCV, thời gian duy trì tài khoản với NHCV, số
lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại NHCV, số lượng các
loại giao dịch với NHCV, số dư tiền gửi trung bình tháng tại NHCV, số lượng
ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản.
- Tiêu chí môi trường kinh doanh: triển vọng ngành, được biết đến, vị
thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh, thu nhập của DN xin cấp tín dụng
chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách DN nhà nước.
43
- Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác: đa dạng hóa các hoạt động, thu
nhập từ hoạt động xuất khẩu, sự phụ thuộc vào các đối tác, lợi nhuận sau thuế
cảu DN trong những năm gần đây, tài sản bảo đảm.
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các tiêu chí trên, tiến hành tổng
hợp điểm các tiêu chí phi tài chính với trọng số áp dụng như sau:
Doanh Doanh nghiệp Doanh nghiệp
Tiêu chí nghiệp ngoài quốc doanh đầu tƣ
nhà nƣớc (trong nƣớc) nƣớc ngoài
Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%
Năng lực và kinh
27% 33% 27%
nghiệm quản lý
Tình hình & uy tín giao
33% 33% 31%
dịch với NHCT
Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%
Các đặc điểm hoạt động
13% 7% 8%
khác
(Nguồn: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng)
CB CĐTD xác định điểm tổng hợp để xếp hạng DN/HTX bằng cách
cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số như sau:
Thông tin tài chính Thông tin tài chính
không đƣợc kiểm toán đƣợc kiểm toán
Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45%
Các chỉ tiêu tài chính 40% 55%
(Nguồn: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng)
Hạng khách hàng được xếp theo 10 mức theo quy định của NHCT VN
có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với số điểm như sau:
Hạng Số điểm
AA+
92,4 – 100
44
AA 84,8 – 92,3
AA-
77,2 – 84,7
BB+
69,6 – 77, 1
BB 62 – 69,5
BB-
54,4 – 61,9
CC+
46,8 – 54,3
CC 39,2 – 46,7
CC-
31,6 – 39,1
C < 31,6
(Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng)
3. Thực trạng triển khai tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình:
3.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình:
Chúng ta sẽ xem xét việc thẩm định tín dụng với khoản vay của khách
hàng cá nhân của cán bộ tín dụng tại NHCT chi nhánh Ba Đình trong thực tế
để có thể nắm rõ hơn các bước tiến hành của quy trình này.
Hồ sơ được xem xét là hồ sơ thế chấp vào tháng 7 năm 2009 để vay vốn
tiêu dùng của:
+ Ông Đào Xuân Tùng sinh ngày 17/11/1981; chứng minh nhân dân
số 012971893; nơi công tác: Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực.
+ Bà Nguyễn Thu Trà sinh ngày 11/08/1980; chứng minh nhân dân số
012622597; nơi công tác: Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình.
a. Thu thập thông tin về kháchhàng
Nguồn thông tin lấy chủ yếu từ hồ sơ khách hàng nộp cho cán bộ tín
dụng gồm có: hộ khẩu thường trú, giấy chứng nhận kết hôn, chứng minh nhân
dân của hai vợ chồng, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế nhà, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận của cơ quan chủ quản về lương của vợ
và chồng người đi vay, giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay – trả nợ.
b. Định giá tài sản đảm bảo
45
Sau khi nhận được quyết định thành lập tổ định giá lại tài sản thế chấp,
tổ thẩm định và người đại diện của NHCT chi nhánh Ba Đình ra hiện trường
thăm dò thực tế tài sản đảm bảo và lập biên bản định giá tài sản thế chấp.
 Tài sản thế chấp: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại địa
chỉ xóm 1B, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

 Hiện trạng tài sản thế chấp:

+ Hình thái tài sản: đất và nhà ở hình chữ nhật tại vị trí 3 mặt
ngõ rộng ở khu dân cư đông đúc;giao thông, sinh hoạt thuận tiện.
+ Hồ sơ nhà là bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
AĐ 600257, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: H0912, số
quyết định: 3901/QĐ-U do ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm cấp ngày
6/12/2005 đã sang tên ông Tùng và bà Trà số 2410 ngày 12/06/2009.
+ Hiện trạng tài sản: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại
địa chỉ xóm 1B, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội có diện tích là 50 m2
.
 Định giá tài sản thế chấp

+ Phương pháp, căn cứ định giá: quyết định số 612/QĐ - HĐQT
- NHCT35 và công văn 148/CV – NHCT35, căn cứ giá thực tế thị trường thực
tế tại thời điểm định giá.
+ Giá trị định giá: hai bên thỏa thuận và thống nhất định giá tài
sản thế chấp như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất: 50 m2
* 25 triệu * 70% = 875 triệu đồng.
Tổng giá trị tài sản thế chấp: 875 triệu đồng.
 Nghĩa vụ được bảo đảm: giá trị nghĩa vụ được bảo đảm của tài
sản bảo đảm là 875 triệu đồng; số tiền cho vay lớn nhất là 400 triệu đồng.

 Đánh giá tính thanh khoản của tài sản đảm bảo: tài sản thế
chấp nói trên thuộc quyền sở hữu của ông Tùng và bà Trà. Căn nhà nằm ở vị
trí giao thông sinh hoạt thuận tiện, căn nhà thuận tiện mua bán, chuyển
nhượng, có tính thanh khoản cao.
46
c. CBTD tiến hành thẩm định kháchhàng

Phương án trả nợ:

Vợ chồng ông Tùng bà Trà có nhu cầu xin vay vốn để xây nhà là thực
tế, có nguồn thu nhập ổn định từ công việc. Trong cuộc sống, ông Tùng bà Trà
hàng ngày luôn chấp hành tốt pháp luật nhà nước, hiện tại đang khỏe mạnh,
hàng ngày vẫn đi làm, lao động tạo ra thu nhập thường xuyên.
- Thu nhập từ lương ổn định: 17 triệu đồng bao gồm lương của ông Tùng là
7 triệu đồng, lương của bà Trà là 10 triệu đồng. (Có xác nhận của cơ quan).
- Tổng thu nhập: 17 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt gia đình: 6 triệu đồng.
- Thu nhập ròng dùng để trả nợ: 17 triệu – 6 triệu = 11 triệu đồng.
Sau khi cân đốicác khoản thu chi sinh hoạt của gia đình, ông Tùng bà
Trà có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay NH.
Khách hàng không vay nợ bất kỳ cá nhân, tổ chức tín dụng khác, cam
kết chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với NHCT chi nhánh Ba Đình.
- Kế hoạch trả nợ: Trả nợ gốc và lãi trong 60 tháng/60 kỳ, gốc và lãi trả hàng
tháng và lãi tính riêng trả nợ kèm theo gốc hàng tháng.
Khả năng trả nợ > 0 do:
(11000000 * 60 tháng) – (400000000 gốc + 164074500 lãi vay) = 95925500
Số tiền lãi thu được khi ngân hàng giả quyết cho vay: 69387000

hồ sơ món vay chưa thông qua khâu thẩm định rủi ro nên chưa thể lập
được hợp đồng tín dụng, vì vậy ngày trả nợ luôn để trống trong tờ trình thẩm
định.



Nợ vay và tài sản của khách hàng:


- Tài sản và nợ của vợ chồng ông Tùng và bà Trà: đất và nhà của ông Tùng
và bà Trà + 2 xe máy.
- Các khoản nợ: đến thời điểm xin vay, khách hàng không có dư nợ và
không vay nợ bất kỳ các cá nhân, các tổ chức tín dụng khác, chỉ có quan hệ
duy nhất với chi nhánh Ba Đình NHCT VN.
* Bảo đảm tiền vay: Có – hình thức thế chấp tài sản.
47

Số hợp đồng thế chấp và địa chỉ đăng ký thế chấp luôn được bỏ trống vì hồ sơ
món vay chưa được thông qua; chỉ khi HĐTD ra quyết định cho vay thì mới có
hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng.



Chấm điểm tín dụng:

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: 73,4 điểm, loại Aa-
 Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản: 79 điểm * 60% = 47,4 điểm
STT Chỉ tiêu Nội dung Điểm
1 Tuổi 25–40 9
2 Trình độ học vấn Đại học 7
3 Nơi làm việc
Trung tâm truyền dẫn viễn
8
thông điện lực
4 Vị trí công tác Nhân viên kinh doanh nhỏ 9
5
Thời gian làm công việc hiện
5-10 năm 9
tại
6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng 10
7 Thu nhập cá nhân hàng năm 60 – 120 triệu 15
8 Thu nhập gia đình 72 – 240 triệu 10
9
Số người sống phụ thuộc vào
1 – 2 người 10
kinh tế
Tổng 79
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)
 Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng: 65 điểm * 40% = 26 điểm
STT Chỉ tiêu Nội dung Điểm
1
Tình hình trả nợ với NHCT Chưa bao giờ giao dịch vay
0
vốn
2 Tình hình chậm trả lãi Chưa giao dịch vay vốn 0
3 Tổng dư nợ hiện tại < 100 triệu 15
4
Tài sản bảo đảm Có, được đánh giá rất chắc
15
chắn
48
5 Sử dụng dịch vụ của NHCT Thường xuyên 20
6 Số dư tiền gửi tiết kiệm tại 20 – 100 triệu 15
NHCT
Tổng 65
(Nguồn:Phòng khách hàng cá nhân)

Kết luận và đề xuất của CBTD:

Nhu cầu xin vay của khách hàng có mục đích rõ ràng, thực sự cần thiết,
phương án trả nợ cụ thể, khả thi, tài sản đảm bảo dễ chuyển nhượng trên thị
trường, đủ đảm bảo cho tiền vay, họ có đủ điều kiện vay vốn theo quy định
của ngân hàng.
Đề nghị cho vay với số tiền 400 triệu đồng, phương thức cho vay: từng
lần; thời gian vay: 60 tháng; lãi suất: 13%/năm; kỳ hạn trả nợ gốc: 1 tháng, kỳ
hạn trả nợ lãi: 1 tháng; có tài sản đảm bảo.
d. CB QLRR rà soátlại kếtquả thẩm định
 Mức độ rủi ro tín dụng xét về tư cách khách hàng ở mức độ: trung bình.
Khách hàng không thuộc danh mục không được cho vay, cần hạn chế
cho vay theo quy định của NHCT; có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự. Đây là khách hàng mới lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng với
chi nhánh. Tại thời điểm vay vốn, khách hàng không có nợ dưới tiêu chuẩn.
 Hồ sơ khách hàng: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định.

 Phương án vay vốn của khách hàng có rủi ro ở mức độ trung bình.
Hiện tại khách hàng có mức thu nhập từ tiền lương hàng tháng tương
đối ổn định. Tuy nhiên vì thời gian cho vay dài nên có thể có sự thay đổi về
nơi làm việc và thu nhập nên rủi ro từ việc không đảm bảo trả nợ trong suốt
thời gian vay vốn có thể xảy ra. Thêm vào đó, ông Cương – người nhận thầu
thi công cho ông Tùng bà Trà chưa có hồ sơ chứng minh năng lực thi công.
 Rủi ro về biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng ở mức trung bình

Rủi ro pháp lý: trung bình.

49

Rủi ro giảm giá trị tài sản bảo đảm: Tài sản thế chấp nằm trong
ngõ. Phòng khách hàng cá nhân định giá đất 25 triệu/m2
theo giá thị trường.
Tuy nhiên, tại hồ sơ của phòng khách hàng cá nhân chưa lưu căn cứ xác định
tài sản bảo đảm tại khoản 11.1.2 của quyết định 612/QĐ - HĐQT – NHCT35.



Rủi ro thanh khoản: trung bình. Tài sản bảo đảm là bất động sản
nằm trong nội thành, giá trị tài sản bảo đảm không lớn lắm, tính thanh khoản
khá, việc mua bán chuyển nhượng trên thị trường khá thuận lợi nếu phải thanh
lý tài sản bảo đảm.


 Việc vay tiền của khách hàng có rủi ro ở mức độ trung bình.
Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đề nghị phòng khách hàng cá nhân:

Để phòng ngừa rủi ro việc nhận tài sản bảo đảm là ngôi nhà cấp 4
trên đất nhưng ngôi nhà này khách hàng sẽ phá đi xây lại, sẽ không tồn tại trên
thực tế, hợp đồng thế chấp tài sản ký với khách hàng (qua công chứng) cần
thỏa thuận tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Mọi công trình do khách
hàng xây mới trên diện tích đất đang thế chấp cho ngân hàng đều thuộc tài sản
thế chấp theo hợp đồng đã ký.



Chỉ nên định giá phần giá trị quyền sử dụng đất không định giá nhà
vì nhà khách hàng sẽ phá đi xây lại. Sau khi việc xây nhà hoàn thành phòng
khách hàng cá nhân và khách hàng định giá lại và nhận tài sản là ngôi nhà mới
xây làm bảo đảm tiền vay. Trường hợp công chứng không đồng ý việc thỏa
thuận chỉ nhận giá trị quyền sử dụng đất mà yêu cầu cả giá trị tài sản trên đất
là nhà cấp 4 thì các bên cần thỏa thuận quy định rõ. Bên thế chấp được quyền
phá dỡ ngôi nhà cấp 4 để xây dựng . Phần xây dựng mới hoàn toàn thuộc tài
sản thế chấp.



Kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý khách hàng để biết được
những biến động về thay đổi công việc của khách hàng, đảm bảo chắc chắn
phần trả nợ từ lương. Để đảm bảo chắc chắn nguồn trả nợ trong trường hợp
thu nhập giảm sút, cần yêu cầu khách hàng bổ sung nguồn trả nợ khả thi.



Vì thời gian cho vay kéo dài, phòng khách hàng cá nhân cần quy
định điều khoản lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo lãi suất thả

50
nổi cụ thể, để đảm bảo vẫn linh hoạt và đúng quy định khi lãi suất thị trường
có biến động theo hướng:
+ Lãi suất cơ sở: lãi suất huy động trả lãi sau có kì hạn tương ứng
của NHCT tại thời điểm cho vay.
+ Biên độ:3,5%
+ Không thấp hơn lãi suất thỏa thuận NHCT quy định trong từng
thời kì. Tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng, lãi suất cho vay là 13%/năm.
3.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế:
Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là tổ
chức kinh tế, chúng ta sẽ xem xét các bước thực hiện quy trình này trong thực
tế với hồ sơ xin vay vốn trị giá 500 tỷ đồng của Công ty Thông tin di động
VMS năm 2009 với thời hạn duy trì giới hạn tín dụng là 12 tháng kể từ ngày
ký hợp đồng:
a. Thu thập thông tin:
Sau quá trình tiến hành điều tra, CBTD đã tổng hợp như sau:
- Tên khách hàng: Công ty Công ty Thông tin di động – VMS.
- Địa chỉ:218 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy- Hà Nội.
- Mã số thuế: 010068629.
- Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức thiết kế xây dung, phát triển mạng lưới
và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại và kinh doanh dịch vụ di động.
- Người đại diện: Ông Lê Ngọc Minh – Chức vụ giám đốc.
- Loại hình khách hàng: Doanh nghiệp nhà nước.
- Khách hàng cũng đang có quan hệ tín dụng tại 3 tổ chức tín dụng:
HongKong and Shanghai Bank, Sở giao dịch NHNT Việt Nam, Chi nhánh
NHĐT và PT Thăng Long.
- Khách hàng có cơ cấu các loại vay nợ được phân bố như sau:
Đơn vị tính: 1 triệu VNĐ, 1 USD.
Loại dư nợ VNĐ USD
Dư nợ cho vay ngắn hạn: 13128 37432176
51
- Dư nợ đủ tiêu chuẩn: 13128 37432176
Dư nợ cho vay trung hạn: 0 3345271 5
- Dư nợ đủ tiêu chuẩn: 0 3345271
b. Tiến hành CĐTD và lập tờ trình thẩm định và đề nghị cấp
GHTD: Phần I: Thẩm địnhvề khách hàng vay vốn:
Hồ sơ pháp lý của khách hàng khá đầy đủ và chi tiết.
 Quy môcủa doanh nghiệp:
Tiêu chí Trị số của doanh nghiệp Điểm
Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30
Lao động Từ 1500 người trở lên 15
Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40
Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15
Tổng hợp Quy mô: Loại 1 100
(Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn)
 Các chỉ số tài chính:
Trọng
Điểm
Chỉ tiêu Đơn vị Trị số Điểm cuối
số
cùng
A. Chỉ tiêu thanh khoản 16
1. Kn thanh toán ngắn hạn Lần 2,77 100 8% 8
2. Kn thanh toán nhanh Lần 2,71 100 8% 8
B. Chỉ tiêu hoạt động 22
3. Vòng quay hàng TK Lần 127 100 10% 10
4. Kỳ thu tiền BQ Ngày 45 80 10% 8
5. Hiệu quả sử dụng TS Lần 1,23 40 10% 4
C. Chỉ tiêu cân nợ 30
6. Nợ phải trả/Tổng TS % 25 100 10% 10
7. Nợ phải trả/VCSH % 10% 10
52
8. Nợ QH/Tổng dư nợ NH % 0 100 10% 10
D. Chỉ tiêu thu nhập 24
9. TN trước thuế/DT % 33 100 8% 8
10. TN trước thuế/ Tổng
% 49 100 8% 8
TS
11. TN trước thuế/VCSH % 55 100 8% 8
Tổng hợp điểm tài chính 92
(Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn)
 Các chỉ tiêu phi tài chính:
STT Tiêu chí Kết quả đánh giá
Điểm Trọng Điểm
số số
cuối
cùng
I Lƣu chuyển tiền tệ 92 20% 18,4
1 HS khả năng trả lãi 5269 20
2 HS khả năng trả nợ gốc > 2 20
3
Xu hướng của LCTT thuần Tăng
16
trong quá khứ
4
Trạng thái LCTT thuần từ >Lợi nhuận
20
hoạt động thuần
5
Tiền và các khoản tương 31.5
16
đương tiền/VCSH
II Năng lực và KN quản lý 88 33% 29
KN của người đứng đầu > 15 năm
1 trong lĩnh vực kinh doanh 20
vốn
KN của người đứng đầu 5 - 10 năm
2 trong hoạt động quản lý 16
điều hành DN
53
Đã được thiết lập
một cách chính
thống thành văn
3 Môi trường KS nội bộ bản, việc thực 20
hiện được kiểm
tra thường xuyên
và có hiệu quả.
Năng lực điều hành của Tương đốitốt
4 người đứng đầu trực tiếp 16
quản lý DN/HTX
Tính khả thi của PAKD và
PAKD và dự toán
5 TC tương đốicụ 16
dự toán TC
thể rõ ràng
III Quan hệ tín dụng 90 33% 29,7
1
Lịch sử trả nợ trong 12 Luôn trả đúng
10
tháng qua tại NHCT hạn
2
Số lần cơ cấu lại nợ trong Không có
10
12 tháng qua
3 Nợ QH trong quá khứ Không có 10
Tỷ trọng nợ cần chú ý, nợ Không
4 xấu trên tổng DN hiện tại tại 10
NHCT
NHCT phải trả thay cho Không
5
khách hàng các cam kết
10
ngoại bảng (L/C, bảo lãnh,
các cam kết khác,…)
Tình hình cung cấp BCTC Luôn cung cấp
6 và các thông tin cần thiết đầy đủ, đúng hạn, 10
theo yêu cầu của NHCT và chính xác theo
54
trong 12 tháng qua yêu cầu của NH
7 Thời gian giao dịch với NH Từ 5 – 7 năm 8
Tỷ trọng số dư bình quân 10%
8 tháng/ dư nợ bình quân 10
tháng
Mức độ KH sử dụng các Sử dụng dịch vụ
9 dịch vụ (tiền gửi, thanh của NHCT ít hơn 4
toán, ngoại hối, L/C,…) của NH khác
Tình hình quan hệ tín dụng
Không có nợ
nhóm 2, nợ xấu
10 với các tổ chức tín dụng 8
tại các TCTD
khác trong 12 tháng qua
khác
IV Môi trƣờng KD 92 7% 6,44
1 Triển vọng ngành Phát triển nhanh 20
Được biết đến về thương Có, trong cả nước
2
hiệu của cả DN và các sản
20
phẩm cung cấp trên thị
trường
3 Vị thế cạnh tranh
Cao, chiếm ưu
16
thế
4
Rào cản gia nhập thị trường Rất cao
20
đối với các DN mới
Chính sách mới của Chính
Tương đối thuận
lợi, được bảo hộ,
5 phủ, NN với ngành KD 16
ưu đãi ở mức
chính của DN, HTX
thấp.
V
Các đặc điểm hoạt động
92 7% 6,44
khác
1 Đa dạng hóa các hoạt động Chỉ 2 trong 3 16
55
Không; có thể dễ
dàng tìm kiếm
Sự phụ thuộc và quan hệ
các nhà cung cấp
khác; KH có thể
2 với các nhà cung cấp đầu 20
quyết định các
vào
điều khoản trong
mối quan hệ với
nhà cung cấp
Không; nhu cầu
3
Sự phụ thuộc và quan hệ thị trường lớn và
20
với thị trường đầu ra ổn định, cơ sở
KH đa dạng
4 LNST những năm gần đây Có tăng trưởng 16
Rất dễ tiếp cận
nhiều nguồn vốn
Khả năng tiếp cận với các
khác nhau với
5 quy mô mong 20
nguồn vốn chính thức
muốn, thời gian
ngắn, chi phí
thấp.
Tổng hợp điểm phi TC 90
Tổng hợp các tiêu chí
hạng đối với DN như sau:
(Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn)
với trọng số cho từng loại tiêu chí, CBCĐTD xếp
Tiêu chí Điểm số
1. Phi tài chính 90
2.Tài chính 92
Kiểm toán
thông tin
không có
kiểm toán
BCTC
Trọng số Điểm
áp dụng tổng hợp
60% 54
40% 36,8
56
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
TieuNgocLy
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại ÁĐề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
 
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về Bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VI...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươ...
 
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAYBÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
BÀI MẪU Luận văn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại ÁĐề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
Đề tài: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đại Á
 
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng, ĐIỂM CAO
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM Đề tài: HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
  • 2. MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................... 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 6 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.............. 8 I. Khái quát về tín dụng ngân hàng ....................................................... 8 1. Khái niệm và đặc trƣng của tín dụng ngân hàng ........................ 8 1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng…………………………………… 8 1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng....................................................... 10 2. Vai trò của tín dụng ngân hàng.......................................................... 11 3. Các hình thức tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại ................. 15 3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng.......... ............ ............. ............ ............ ..... 15 3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng…………………... 16 3.3. Căn cứ vào mục đíchcủa tín dụng…………………………… … 17 3.4. Căn cứ vào phương thức cho vay………………………………... 18 3.5. Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay………………………... 19 3.6. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng……………………………………. 19 4. Quy trình cho vay ........................................................................ 20 II. Khái quát về thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại 21 1. Khái niệm thẩm định tín dụng....................................................................................22 1
  • 3. 2. Vai trò của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngânhàng thƣơng mại ........................................................................ 22 3. Quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ...... 23 4. Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng ..................... 24 4.1. Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn............................................... 23 4.2. Thẩm định khả năng tài chính.............................................................. 25 4.3. Thẩm định khả năng trả nợ…………………………………… …25 4.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay……………………………… 26 4.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng…………………………. 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH ..... 29 I. Khái quát về Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình ................ 29 1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................ 29 2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức.......................................................30 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Ba Đình qua các năm..................................................................................................................................31 3.1. Tình hình huy động vốn.........................................................................................................30 3.2. Tình hình hoạt động tín dụng........................................................................................31 3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ khác..............................................................................33 II. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình......................................................................................................37 1. Thời gian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay..........................37 2. Quy trình thẩm định tín dụng áp dụng tại Ngânhàng Vietinbank ............................................................................................38 2.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình......................................................37 2
  • 4. 2.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế.......................................................................................39 3. Thực trạng triển khai tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình.....................................................................................................................................................................45 3.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình...........................................................................43 3.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế.......................................................................................49 III. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ba Đình.........63 1. Những mặt tích cực và hạn chế của công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh Ba Đình .......................................................................... 63 1.1. Những mặt tích cực...............................................................................63 1.2. Những mặt hạn chế……………………………………………… 64 2. Một số nguyên nhân .................................................................... 68 2.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................... 65 2.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................... 66 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH ........................................................................................................... 71 I. Định hƣớng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới .............. 71 1. Định hƣớng hoạt động ................................................................ 72 2. Định hƣớng hoạt động thẩm định tín dụng ............................... 73 II. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng ........ 73 1. Giải pháp chung cho Ngânhàng Công thƣơng.......................... 73 2. Giải pháp riêng cho chi nhánh Ba Đình ..................................... 81 III. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình ........................ 79 1. Kiến nghị với chính phủ, các cơ quan bộ ngành liên quan ....... 79 1.1. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin…………………………………………………………...80 3
  • 5. 1.2. Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động tín dụng…………... 82 1.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán, quy định thực hiện hệ thống kế toán đồng bộ thống nhất, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc ...............................83 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................... 85 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 89 DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 90 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BQ Bình quân CB CĐTD Cán bộ chấm điểm tín dụng CB QLRR Cán bộ quản lý rủi ro CĐTD Chấm điểm tín dụng CMND Chứng minh nhân dân CNH – HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DT Doanh thu EBITDA Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTD Hội đồng tín dụng HS Hệ số HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh 4
  • 6. KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KN Kinh nghiệm GHTD Giới hạn tín dụng LCTT Lưu chuyển tiền tệ LNST Lợi nhuận sau thuế NH Ngân hàng NHCV Ngân hàng cho vay NHCT Ngân hàng Công thương NHĐT và PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước PAKD Phương án kinh doanh QH Quá hạn QLRR Quản lý rủi ro TC Tài chính TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TGĐ Tổng giám đốc TK Tồn kho TMCP Thương mại cổ phần TN Thu nhập TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định RRTD Rủi ro tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu 5
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng thương mại (NHTM) là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên toàn hệ thống, Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay. Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc 6
  • 8. không chi trả được nợ khi đến hạn làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Quá trình phát triển của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước đòi hỏi việc triển khai ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, nguồn vốn cho vay của NHTM ngày càng phổ biến, cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Điều đó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM về sự an toàn và hiệu quả của nguồn vốn cho vay. Để đi đến chấp nhận cho vay, thẩm định tín dụng là khâu quan trọng, quyết định chất lượng cho vay của ngân hàng, Thẩm định tín dụng ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đảm bảo lợi nhuận, sự an toàn cho ngân hàng. Những năm vừa qua, mặc dù các NHTM đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát triển xứng đáng. Vì tầm quan trọng của công tác này đã tạo cho em một niềm say mê hứng thú đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn tận tình và những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo Th.s Lê Phương Lan, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp đề tài: “Hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình: Thực trạng và giải pháp”. Với những kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi nhánh và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh. Khóa luận bao gồm 3 chƣơng: Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và hoạt động thẩm địnhtín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Ba Đình. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị giúp hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Ba Đình. 7
  • 9. Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Khái quát về tín dụng ngân hàng: 1. Khái niệm và đặc trƣng của tín dụng ngân hàng: 1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng đã ra đời từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Vậy tín dụng là gì ? Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người. Tín dụng theo nghĩa la tinh là creditim, là sự tín nhiệm, tin tưởng tên gọi này xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong quan hệ tín dụng người cho vay sẽ cho người cần vốn vay theo các điều kiện đã được thoả thuận trước như thời gian cho vay, thời gian hoàn trả, lãi suất tín dụng,… Trong quan hệ đó người cho vay tin tưởng rằng người đi vay sẽ sử dụng vốn 8
  • 10. vay đúng mục đích, đúng các thoả thuận, làm ăn có lãi và có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Mặc dù có thể diễn giải tín dụng bằng những từ ngữ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay. Cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế qua từng thời kì và giai đoạn phát triển, các hình thức tín dụng được hình thành ngày càng nhiều và có trình độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng. Mỗi một hình thức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Ngày nay, tất cả các hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại, bổ sung lẫn nhau và có vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các thể nhân trong nền kinh tế. Với công nghệ ngân hàng hiện nay, NHTM là người cho vay lớn nhất đối với các tổ chức kinh tế, dân cư và tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng không thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Các ngân hàng được sự trợ giúp về vốn của chính phủ mà ngân hàng đưa ra các mức lãi suất khác nhau cung cấp các hình thức thanh toán nhanh chóng thuận tiện. Chức năng quan trọng nhất là ngân hàng luôn tìm kiếm cơ hội để cho vay và trong một số trường hợp cho vay được chính phủ bảo lãnh. 9
  • 11. Với tư cách là tổ chức huy động để cho vay, ngân hàng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế, các thương nhân giúp họ có thêm vốn để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội làm ăn tăng lợi nhuận cho chính mình. Với tư cách là người huy động vốn, ngân hàng sẽ thực hiện việc tìm kiếm và thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế trên phạm vi toàn xã hội; là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng ngân hàng thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở khách quan để hình thành chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức cá nhân này, trong khi các tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu vốn. Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm ba mối quan hệ chính: + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp. + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư. + Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong và ngoài nước. 10
  • 12. Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Đặc trƣng của tín dụng ngân hàng: - Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền lệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. - Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế. - Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác. Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. 11
  • 13. Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay. Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đốitượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đốitượng vay. 2. Vai trò của tín dụng ngân hàng: Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng có thể cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Vai trò đó có thể được chỉ ra ở một số phương diện cơ bản sau: Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước mà còn tác động đến cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tín dụng thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác…để đảm bảo sản xuất ổn định cần thết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp các chi phí sản xuất…Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm lợi thế trông cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Tất cả những công việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng. 12
  • 14. Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượng hàng hoá cần thiết trang trải các chi phí lưu thông, thuế…Hơn nữa, để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hàng hoá lớn với chủng loại phong phú, nhưng thông thường các doanh nghiệp này không có nhiều vốn lưu động. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp này cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng. Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn, du lịch…sẽ hoạt động ra sao khi không có vốn của ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng tang thiết bị vật chất, phương tiện vận tải…Khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến tín dụng ngân hàng và xem nó như là một trong những nguồn vốn có thể huy động cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng vì nếu chỉ dựa vào vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn vốn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh doanh của doanh nghiệp mới. Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng một cách đều đặn, tín dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa nội địa và xuất khẩu phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng cũng như đòi hỏi khắt khe của người sản xuất. Ngân hàng với chức năng huy động vốn, tập trung mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, hệ thống ngân hàng có khả năng thấy được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng hiện tại cũng như tương lai, 13
  • 15. cùng với nguồn vốn của mình, tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy sự ra đời những ngành nghề mới, đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúp các thành phần kinh tế thực hiện tái sản xuất mở rộng và ứng dụng công nghệ để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn đầu tư và sản xuất để các tổ chức kinh tế và các cá nhân vay, góp phần mở rộng kinh doanh và hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để mở rộng kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải tích lũy từ lợi nhuận để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Tuy nhiên, sự phát triển của nguồn vốn này thường không theo kịp nhu cầu phát triển và tái đầu tư của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần vốn phải tìm vốn để bù đắp, những thành phần có vốn nhàn rỗi lại muốn cho vay. Việc các thành phần thiếu vốn tìm được chủ thể khác thừa vốn tạm thời trong nền kinh tế là hết sức khó khăn và tốn kém. Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi là chiếc cầu để kết nối nhu cầu của các thành phần đó. Nhờ việc ngân hàng đóng cả hai vai trò người đi vay và người cho vay mà vốn tiền tệ được tập trung lại một mốt trước khi được đầu tư vào các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Tín dụng ngân hàng ngày nay càng ngày càng thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung tích luỹ và đầu tư vốn này, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Thứ tƣ, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, và các chương trình, dự án mang tính xã hội khác. Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu 14
  • 16. người, giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước ngoài. Tín dụng ngân hàng thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế và xã hội để giải quyết những việc như vậy. Thông qua tín dụng ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các đối tượng chính sách xã hội như học sinh, sinh viên, các hộ nông dân nghèo, các hộ sản xuất, các ngành nghề thủ công truyền thống. Tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng trong việc tổ chức đời sống dân cư. Dân cư sử dụng tín dụng để tiết kiệm tăng dự trữ của cải và cũng thông qua tín dụng để cải thiện nâng cao mức sống. Thứ năm, tín dụng ngân hàng có vai trò tích cực trong việc hạn chế, xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi góp phần tích cực vào việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, thúc đẩy nền kinh tế và các thành phần kinh tế phát triển một cách lành mạnh, không bị khống chế bởi một số ít cá nhân. Thứ sáu, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay khác cho mọi thành phần kinh tế theo mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Thông qua hệ thống ngân hàng và tín dụng ngân hàng, Nhà nước điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông, bảo đảm sự cân đối tiền hàng, giữ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và kiểm soát sự ổn định của thị trường giá cả và sức mua của đồng tiền. Tín dụng ngân hàng là công cụ hữu hiệu để tài trợ cho các ngành, vùng kinh tế mũi nhọn vươn ra thị trường nước ngoài; cơ cấu lại các ngành và vùng 15
  • 17. còn kém phát triển cho nền kinh tế phát triển một cách cân đối, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh một cáchtoàn diện của nền kinh tế. 3. Các hình thức tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) tồn tại dưới rất nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy nhiên, căn cứ vào một số tiêu thức khác nhau, ta có thể phân chia tín dụng ngân hàng thành một số cách như sau : 3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.   Tín dụng trung hạn: theo quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm; còn đối với các nước trên thế giới, thời hạn này là từ 1 năm đến 7 năm.   Tín dụng dài hạn: có thời hạn từ 5 năm trở lên (theo tiêu chuẩn của Việt Nam) hoặc trên 7 năm (theo tiêu chuẩn thế giới). Thời hạn tín dụng đó chính là khoảng thời gian mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng và nó được xác định cụ thể ngày, tháng, năm. Hay thời hạn tín dụng còn được hiểu là thời hạn được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng thu về. Tín dụng ngắn hạn thường gắn với những khoản vay của doanh nghiệp để bổ sung vào tài sản lưu động, bởi vòng quay tài sản lưu động thường thấp hơn một năm. Do vậy, doanh nghiệp có thể hoàn trả được số tiền vay ở ngân hàng trong một năm. 16
  • 18. Các tài sản cố định như phương tiện sản xuất, phương tiện vận tải, một số vật nuôi… các trang thiết bị nhanh hao mòn có nhu cầu nguồn vốn từ 1 năm đến 5 năm. Ngược lại, những công trình đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu, thuộc tầm vĩ mô như : máy móc thiết bị công nghiệp nặng, xây dựng cầu đường… có nhu cầu nguồn vốn từ 5 năm đến 10 năm có khi tới 20 năm. Tất nhiên cùng với độ dài của thời gian, việc thu hồi vốn đối với các dự án có thời hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn do ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp khó có thể tính hết được những khó khăn sẽ gặp trong tương lai. Do vậy, mức độ rủi ro của các khoản tín dụng có thời gian dài đối với ngân hàng sẽ tăng lên. Điều này lý giải một phần nào đó tại sao lãi suất các khoản cho vay dài hạn thường cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn. Phân loại tín dụng theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của một NHTM. 3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với kháchhàng : Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay có tài sản đảm bảo:   Là loại cho vay được ngân hàng cung ứng có kèm theo tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba.    Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất còn thiếu chắc chắn.    Loại cho vay này áp dụng cho khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng.    Cho vay không có tài sản đảm bảo: 17
  • 19.  Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ ba. Việc cho vay chỉ là sự đảm bảo uy tín của bản thân khách hàng đi vay.    Loại cho vay này chỉ áp dụng đối với các khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có năng lực tài chính mạnh, quản trị có  hiệu quả. 3.3. Căn cứ vào mục đích của tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.   Cho vay tiêu dùng cá nhân: cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng. Hiện nay, ngân hàng còn tiến hành cho vay để trang trải chi phí thông thường của cuộc sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.   Cho vay bất động sản: cho vay liên quan đến việc mua sắm xây dựng nhà ở, đất đai, bất động sản công nghiệp, thương mại và dịch vụ.   Cho vay nông nghiệp: mục đích để trang trải các chi phí sản xuất trong nông nghiệp; thường được hưởng ưu đãi về lãi suất và được thực hiện nhờ vào bảo lãnh của bên thứ ba hoặc dựa vào hình thức tín chấp của các hiệp hội hoặc cá nhân có uy tín. 3.4. Căn cứ vào phƣơng thức cho vay: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay từng lần (cònđược gọi là cho vay theo món):   Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết như: khách hàng lập  18
  • 20. hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay, và kí hợp đồng tín dụng.  Thường được áp dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh.    Thực hiện với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên.    Cho vay theo hạn mức tín dụng:   Theo Quyết định 127/2005/QDD-NHNN thì hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.    Ngân hàng và khách hàng xác định một hạn mức tín dụng và duy trì trong một thời gian nhất định.    Hạn mức tín dụng được xác định dựa trên phương án kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng.    Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời hạn duy trì hạn mức tín dụng.    Thường được áp dụng đốivới khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc trả nợ thường xuyên hoặc có uy tín đối với ngân hàng.    Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng phải trả phí cam kết và yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư nợ tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.  3.5. Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau: 19
  • 21.  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còngọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.   Cho vay có nhiều kỳ trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.   Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có thời hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của người đi vay mà họ có thể trả nợ bất kì lúc nào. 3.6. Căn cứ theo xuất xứ tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau:  Cho vay trực tiếp: là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay và người đi vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng.   Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát hành và còn trong thời hạn thanh toán; bao gồm:  Chiết khấu thương mại.    Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và các máy móc nông nghiệp trả góp.   Mua các khoản nợ của doanh nghiệp.  4. Quy trình cho vay: 20
  • 22. Ta có thể miêu tả quy trình cho vay từ điều 14 đến điều 25 của quyết định 127/2005/QĐ-NHNN thông qua sơ đồ sau: Hình 1: Quy trình cho vay tổng quát II. Khái quát về thẩm định tín dụng tại các Ngânhàng thƣơng mại: 21
  • 23. 1. Khái niệm thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính khả thi thật sự của dự án về kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay. 2. Vai trò của thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại: Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng với mục tiêu là đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng được nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, chất lượng công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp. Thông thường những khoản vay dài hạn hoặc những khoản vay có giá trị lớn đòi hỏi công tác thẩm định phải được thực hiện chi tiết và kỹ lưỡng hơn những khoản vay ngắn hạn hoặc những khoản vay có giá trị nhỏ. Ngoài ra, đối tượng khách hàng cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định tín dụng. Rõ ràng là cho vay doanh nghiệp đòi hỏi thẩm định chi tiết và phức tạp hơn cho vay 22
  • 24. đối với khách hàng cá nhân. Mặt khác, cho vay với khách hàng mới đòi hỏi thẩm định kỹ càng hơn là cho vay đối với khách hàng truyền thống. Từ đó, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:  Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án SXKD hoặc dự án đầu tư khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.  Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.   Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: đồng ý cho vay một dự án tồi và từ chốicho vay một dự án tốt.  3. Quy trình thẩm định tín dụng của Ngânhàng thƣơng mại: Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ cho vay. Toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng được thể hiện thông qua sơ đồ sau: 23
  • 25. Hình 2: Quy trình thẩm định tín dụng tổng quát. 4. Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng: Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá đúng thực chất của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư và kiểm soát rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Khả năng thu hồi nợ vay phụ thuộc vào các yếu tố sau:  Tư cách của khách hàng vay vốn.   Tình hình tài chính của khách hàng.   Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư.   Tài sản đảm bảo nợ vay.   Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro.  Do đó, để đảm bảo được mục tiêu thu hồi nợ, thẩm định tín dụng cần tập trung vào các nội dung chính sau: 4.1. Thẩm định tƣ cáchkhách hàng vay vốn: Mục tiêu của thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ. a) Thẩm định điều kiện vay vốn: Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệu dân sự theo quy định của pháp luật.   Có mục đíchvay vốn hợp pháp.   Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.   Có phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả. 24
  • 26.  Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thẩm định điều kiện vay vốn đơn giản chỉ là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có thỏa mãn những điều kiện vay vốn như được chỉ ra trong qui chế tín dụng hay không. Trong các điều kiện vay vốn trên, thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, thẩm định khả năng tài chính đảm bảo nợ vay và thẩm định tính chất khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là quan trọng nhất. b) Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Thông thường, bộ hồ sơ vay vốn gồm có:  Giấy đề nghị vay vốn.   Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng.   Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án  đầu tư.   Báo cáo tài chính của thời kì gần nhất.   Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.   Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Thẩm định hồ sơ vay vốn là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. 25
  • 27. Tại khía cạnh này, nhân viên tín dụng cần chú ý thẩm định xem các tài liệu quy định trong hồ sơ vay có đầy đủ và hợp pháp hay không . 4.2. Thẩm định khả năng tài chính: Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra vừa tốt cho khách hàng, vừa tốt cho ngân hàng. Đối với khách hàng, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn, do đó, giữ được uy tín cũng như các cam kết đã thỏa thuận. Đối với ngân hàng, khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, bản thân khách hàng cũng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình. Do vậy, thẩm định khả năng tài chính khách hàng là cần thiết. Để làm điều này, khi làm thủ tục vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kì gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng. 4.3. Thẩm định khả năng trả nợ: Mục tiêu tối quan trọng của thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác được khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có nhược điểm là chỉ đánh quá được quá khứ và hiện tại, trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Một khách hàng có tình hình tài chính tốt, do đó, có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa chắc sẽ có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự 26
  • 28. án đầu tư. Do đó, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. a) Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh: Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó. b) Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư: Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định kho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào một dự án. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó. 4.4. Thẩm định tài sảnđảm bảo nợ vay: Bảo đảm tín dụng là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn tự có và vay bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Nói chung bất kỳ tài sản hoặc quyền phát sinh từ tài sản 27
  • 29. có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả thì đòihỏi:  Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.   Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị, có thị trường tiêu thụ.   Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.  Do đó, mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực xem tài sản đảm bảo nợ vay có thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hay không. Nếu thỏa mãn thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao, do có tài sản đảm bảo nợ vay phù hợp. Nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp ích gì thêm cho khả năng thu hồi nợ. 4.5. Ƣớc lƣợng và kiểm soátrủi ro tín dụng: Trong khi thẩm định tín dụng được tiến hành trước khi ra quyết định cho vay thì thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định tín dụng dù có thực hiện kĩ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. 28
  • 30. CHƢƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH BA ĐÌNH I. Khái quát về Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình Hà Nội (hay gọi tắt là NHCT Ba Đình) ra đời từ năm 1959, với tên gọi lúc được thành lập là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội.Với số lượng cán bộ lúc ban đầu thành lập là 10 người, trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiệm vụ của ngân hàng là xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu phục vụ chế độ bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp. Trong bối cảnh ngành Ngân hàng thực hiện nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý ngân hàng hai cấp, lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi chi nhánh NHCT quận Ba Đình trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội. Đến ngày 24/03/1993, thực hiện quyết định số 93/NHCT- 29
  • 31. TCCB của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHCT Ba Đình thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Trung ương-Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Hà Nội cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường. Từ đó đến nay hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình được ổn định và phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những năm trước. 2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức: Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hiện có trụ sở tại số 126 Phố Đội Cấn-Ba Đình-Hà Nội, có mạng lưới các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm được bố trí nằm rải rác trên các địa bàn dân cư như Đội Cấn, Thành Công, Cống Vị, Quan Thánh, Cửa Nam, Kim Liên,… một số chợ lớn tại Hà Nội như Long Biên, Bưởi, Châu Long,… ngoài ra chi nhánh còn mở rộng địa bàn sang các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, huyện Từ Liêm và các địa bàn khác. Chi nhánh hiện nay có khoảng 280 cán bộ công nhân viên, 7 phòng nghiệp vụ; 3 phòng tín dụng và 15 quỹ tiết kiệm. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình có thể mô tả sơ lược qua sơ đồ sau: 30
  • 32. Hình 3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàngVietinbankchi nhánh Ba Đình. Các phòng nghiệp vụ trên có quan hệ với nhau dưới sự điều hành của ban giám đốc, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, hướng tới mục tiêu lợi nhuận trong phạm vi an toàn nhất định. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Ba Đình qua các năm: 3.1. Tình hình huy động vốn: Đơn vị: tỉ VND Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 Tiền gửi TCKT 2050 2020 1688 2459 Tiền gửi cá nhân 2114 1892 1849 2002 Trong đó: Ngoại tệ quy đổi 695 880 866 1110 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình) Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006 – 2009 Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009, lãi suất biến động mạnh nhưng xu hướng chủ đạo là tăng lên. Lãi suất huy động trong năm 2006 nối tiếp đà tăng mạnh của năm 2005 vì vậy ngân hàng thu hút được một lượng lớn tiền gửi từ khu vực dân cư (2114 tỉ đồng) và doanh nghiệp (2050 tỉ đồng). Tuy nhiên đến năm 2007, cơn sốt lãi suất hạ nhiệt nên số tiền mà ngân hàng thu hút 31
  • 33. được giảm hơn so với năm 2006. Trong năm này, số tiền gửi từ khu vực các tổ chức kinh tế của ngân hàng ít hơn so với năm 2006 là 30 tỉ đồng, giảm một lượng không đáng kể (giảm 1,46%); trong khi tiền gửi từ khu vực dân cư sụt giảm khá lớn 10,5%. Sang năm 2008, do lãi suất huy động có xu hướng giảm là chính cùng với tác động của khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ đến nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, cần sử dụng nguồn tiền gửi để cố gắng duy trì và cải thiện tình hình kinh doanh nên nguồn tiền gửi từ khu vực doanh nghiệp giảm 16,4% so với năm 2007. Trái với tình hình của các doanh nghiệp, số vốn ngân hàng thu hút được từ khu vực dân cư chỉ giảm một lượng nhỏ do uy tín của ngân hàng là ngân hàng thương mại chính phủ nên các cá nhân sẽ yên tâm hơn so với việc gửi tại các ngân hàng thương mại khác trong tình hình kinh tế khó khăn. Đến năm 2009, cùng với gói kích cầu của chính phủ và cuộc đua lãi suất huy động trở lại, số vốn ngân hàng huy động được tăng mạnh. Từ khu vực doanh nghiệp, số tiền gửi vào ngân hàng tăng 45,6% so với năm 2008; trong khi ở khu vực cá nhân là 28,1%. 3.2. Tình hình hoạt động tín dụng: Đơn vị: Tỉ đồng 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2006 2007 2008 2009 Doanh số cho vay Tổng dư nợ (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình) Hình 4: Tình hình cho vay và tổng dư nợ 32
  • 34. Hoạt động tín dụng được đánh giá là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Từ đồ thị trên, ta thấy doanh số cho vay liên tục tăng từ 5496 tỉ – 5996 tỉ – 6561 tỉ trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Điều này cho thấy trong 3 năm này, ngân hàng diễn ra nhiều hoạt động cho vay với nhiều khách hàng. Đến năm 2009 có sự sụt giảm mạnh của doanh số cho vay xuống còn 4910 tỉ, tình trạng này có thể được lý giải là do sự cạnh tranh khá gay gắt của thị trường, ngân hàng cũ phải chia sẻ bớt thị phần với nhiều ngân hàng đang phát triển và mới thành lập. Tổng dư nợ của ngân hàng lại liên tục tăng qua từng năm, tốc độ tăng thường đạt trên 10%/năm. Đơn vị: tỉ đồng Nợ đủ Nợ cần Nợ dưới Nợ nghi Nợ có khả tiêu chuẩn chú ý tiêu chuẩn ngờ năng mất vốn Năm KHCN 48,050 0,503 0 0 0 2006 KHDN 1834,216 5,793 0 0 0,142 Năm KHCN 53,151 0 0 0,130 0 2007 KHDN 1950,687 87,816 17,240 6,746 0,458 Năm KHCN 46,022 0 0 0 0,108 2008 KHDN 2423,272 30,663 60,255 0,737 0 Năm KHCN 38,404 0 0 0 0 2009 KHDN 2480,151 459,118 9,528 0 0 (Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình) Bảng 2: Tình hình các nhóm nợ giai đoạn 2006 – 2009 Các khoản nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở khu vực cho vay doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm 2007, cả năm nhóm nợ của ngân hàng đối với cho vay doanh nghiệp đều tồn tại. Tuy nhiên, với nỗ lực chấn chỉnh và cải thiện 33
  • 35. hoạt động, chi nhánh đã hạn chế được số nợ nằm trong nhóm nợ quá hạn trong 2 năm 2008 và 2009. Trong năm 2008, chi nhánh đã không còn tồn tại nợ có khả năng mất vốn; và đến năm 2009 thì món nợ có nguy cơ nhất chỉ nằm trong nhóm nợ dưới tiêu chuẩn với số tiền không lớn lắm so với tổng dư nợ của chi nhánh. Đơn vị: tỉ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn 6,438 112,390 91,763 468,646 Nợ xấu 0,142 24,574 61,100 9.528 Tổng dư nợ 1888,705 2116,231 2561,060 2987,203 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,34 % 5,31% 3,58% 15,69% Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,0075% 1,16% 2,38% 0,32% (Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình) Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2006 – 2009 Theo các con số thống kê từ bảng 3, tỉ lệ nợ xấu trong năm 2008 là cao nhất trong cả giai đoạn (2,38%). Thực trạng này có thể lí giải là do đây là năm nền kinh tế bị ảnh hưởng do khủng hoảng của nền kinh tế Mĩ, doanh nghiệp và CBTD khó có thể lường hết được những khó khăn, thay đổi mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ lệ này của chi nhánh trong giai đoạn này chưa bao giờ vượt qua ngưỡng cho phép (3%) của NHNN. Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ việc đưa vốn vào SXKD của ngân hàng đạt hiệu quả cao, và cũng chứng tỏ hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng đối với các món cho vay của ngân hàng vì hoạt động này chiếm tỉ trọng chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đơn vị: tỉ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 34
  • 36. Doanh số thu nợ 6471,965 6971,965 6016,558 Dư nợ bình quân 458,081 499,748 546,822 Vòng quay vốn tín dụng 14,128 vòng 13,950 vòng 11,002 vòng (vòng) (Nguồn:Phòng kiểm soát VietinbankBa Đình) Bảng 4: Tình hình vòng quay vốn giai đoạn 2006 – 2008 Từ bảng trên ta có thể thấy khả năng thu hồi nợ và quay vòng vốn của chi nhánh tuy có giảm trong giai đoạn này nhưng vẫn ở mức hai con số. 3.3. Tình hình hoạt động dịch vụ khác: Bên cạnh hoạt động chủ đạo là tín dụng, ngân hàng cũng phát triển các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ; chi trả kiều hối, séc du lịch; thanh toán quốc tế; thẻ tín dụng. Đối với nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mặc dù khối lượng thanh toán quốc tế phát sinh khá lớn, song chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn không để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của NHCT nói chung và chi nhánh nói riêng. Chi nhánh cũng phát triển hoạt động tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán, điều tra thông tin đối tác nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể thấy được doanh số của nghiệp vụ này thông qua bảng sau: Đơn vị: 1000 USD 2006 2007 2008 2009 I. Thanh toán hàng nhập 1. L/C nhập khẩu Số món phát hành 930 950 726 750 Số tiền phát hành 120000 227296 117735 145667 Số món thanh toán 100 1191 1012 800 Số tiền thanh toán 100000 180138 140599 135000 2. Nhờ thu đến Số món 170 264 234 222 Số tiền 3500 6755 5867 6641 3. Chuyển tiền 35
  • 37. Số món chuyển đi 930 1074 1144 1080 Số tiền chuyển đi 25000 68258 114077 102447 II. Thanh toán hàng xuất 1. L/C xuất khẩu Số món thông báo 76 85 64 50 Số tiền thông báo 4500 59879 5184 6800 Số món thanh toán 70 191 171 55 Số tiền thanh toán 3800 8989 9694 4018 2. Nhờ thu đi Số món 100 198 172 35 Số tiền 4000 9350 9830 1062 3. Chuyển tiền Số món chuyển đến 850 185 232 250 Số tiền chuyển đến 110 898 1084 2250 4. Chiết khấu chứng từ xuất khẩu Số món 113 87 47 15 Số tiền 4800 3296 2092 2100 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình) Bảng 5: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2006 – 2009 Bằng các nghiệp vụ thu đổi séc ngoại tệ, chi trả kiều hối; kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu khá lớn về ngoại tệ của doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên doanh số của các hoạt động này chưa được cao, hiệu quả đạt được cũng chưa ổn định. Chúng ta có thể thấy kết quả một cách chi tiết hơn thông qua các bảng sau: Đơn vị; 1000 USD 2006 2007 2008 2009 I. Chi trả kiều hối Số món 180 362 525 350 Số tiền 720 1142 1510 1963 II. Thu đổiséc du lịch 36
  • 38. Số món 12 10 3 15 Số tiền 10 20 55 60 III. Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua 350000 416449 334000 260050 Doanh số bán 352000 419919 334000 266000 Lãi 5,075 tỷ 2,55 tỷ 6,83 tỷ 4,288 tỷ VND VND VND VND (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của VietinbankBa Đình) Bảng 6: Tình hình chi trả kiều hối, thu đổiséc du lịch, kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2009 II. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình: 1. Thờigian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay:  Đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình: Theo quyết định số 221/QĐ - HĐQT - NHCT35, thời gian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình như sau: Cấp giới hạn cho vay đồng Cấp giới hạn cho vay trước Chỉ tiêu thời với xem xét cho vay khi xem xét cho vay Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Không phải 3 5 2 4 thẩm định rủi ro 37
  • 39. Phải thẩm định 4 6 3 5 rủi ro HĐTD cơ sở 6 8 5 7 quyết định (Nguồn:Quyết định số 221/QĐ - HĐQT –NHCT35)  Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (TCKT): Theo quyết định số 222/QĐ - HĐQT - NHCT35, thời gian thẩm định tín dụng và quyết định cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế như sau: Cấp giới hạn cho vay đồng Cấp giới hạn cho vay trước Chỉ tiêu thời với xem xét cho vay khi xem xét cho vay Ngắn hạn Trung và dài hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Không phải 4 15 3 12 thẩm định rủi ro Phải thẩm định 6 18 5 15 rủi ro HĐTD cơ sở 10 20 8 17 quyết định (Nguồn: Quyết định số 221/QĐ - HĐQT –NHCT35) 2. Quy trình thẩm định tín dụng áp dụng tại Ngânhàng Vietinbank: Từ Sổ tay tín dụng và quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mã số QT.35.02 của NHCT VN, ta rút ra được quy trình thẩm định tín dụng đối với mỗi loại khách hàng như sau: 2.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình: 38
  • 40. Hình 5: Quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là cá nhân/hộgia đình Cán bộ chấm điểm tín dụng (CB CĐTD) thực hiện từ bước 1 đến bước 5, bước 7, và cán bộ quản lý rủi ro (CB QLRR) thực hiện bước 6. Tại bước 2, CB CĐTD chấm dựa trên các tiêu chí về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, thời gian làm công việc hiện tại, tình trạng nhà ở, cơ cấu gia đình, số người sống phụ thuộc, thu nhập cá nhân hàng năm, thu nhập của gia đình hàng năm. Tại bước này, nếu khách hàng đạt tổng điểm < 0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm, từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm > 0 thì tiếp tục bước tiếp theo. Các tiêu chí cần được xem xét tại bước 3 là: tình hình trả nợ NHCT, tình hình chậm trả lãi, tổng nợ hiện tại (VND hoặc tương đương), các dịch vụ khác sử dụng của NHCT, số dư tiền gửi tiết kiệm trung bình (VND) tại NHCT. Việc cộng tổng số điểm chấm các thông tin nhân thân và điểm chấm tiêu chí quan hệ với ngân hàng và nhân với trọng số tương ứng như sau để xác định điểm tổng hợp: Trọng số Vay vốn cho mục đích Vay vốn cho mục đích tiêu dùng sản xuất kinh doanh Thông tin cá nhân cơ bản 60% 50% 39
  • 41. Quan hệ với ngân hàng 40% 50% (Nguồn:Sổ tay tín dụng ngân hàng Công thương) Hạng khách hàng được xếp theo 10 mức theo quy định của NHCT VN có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với số điểm như sau: Hạng Số điểm Aa+ > 91 Aa 81–90 Aa- 71–80 Bb+ 61–70 Bb 51–60 Bb- 41–50 Cc+ 31–40 Cc 21–30 Cc- 11–20 C < 10 (Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) Căn cứ hồ sơ khách hàng do CB CĐTD chuyển đến, thông tin từ các nguồn khác (nếu có), CB QLRR rà soát theo các nội dung:  Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm.   Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đã đảm bảo tuân thủ các quy định.   Lập báo cáo rà soát. Trường hợp không nhất trí với kết quả của phòng CĐTD thì nêu rõ những điểm chưa chính xác để phòng CĐTD chỉnh sửa, trình lãnh đạo phòng QLRR. Sau khi tiếp nhận kết quả rà soát của phòng QLRR, CB CĐTDhoàn thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng. 40
  • 42. Lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt. 2.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế: Hình 5: Quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là Tổ chức kinh tế CB CĐTDthực hiện từ bước 1 đến bước 6, bước 8, và CB QLRR thực hiện bước 7. CB CĐTD căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực SXKD chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và/hoặc hoạt động SXKD thực tế của tổ chức kinh tế (TCKT). Trường hợp TCKT hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành SXKD chính của TCKT đó. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, NHCV được lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của TCKT là ngành nghề/lĩnh vực SXKD chính. Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô tổ chức kinh tế gồm: nguồn vốn kinh doanh, lao động thực tế sử dụng bình quân trong 3 năm gần nhất, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước (NSNN) (không 41
  • 43. kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này). Xếp loại quy mô tổ chức kinh tế theo thang điểm sau: Điểm Quy mô Ghi chú Từ 70-100 điểm Loại 1 Lớn Từ 30-69 điểm Loại 2 Vừa Dưới 30 điểm Loại 3 Nhỏ (Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) CBCĐTD tiến hành thẩm định các BCTC, lập bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh theo Hướng dẫn phân tích BCTC DN trong hệ thống NHCT VN. Các số liệu trên cân đốikế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính của DN/HTX sẽ được CB CĐTD thực hiện tùy thuộc vào kết quả xác định ngành nghề/lĩnh vực SXKD và quy mô của DN/HTX. Nguyên tắc áp dụng khi tiến hành đánh giá: Đối với mỗi tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhấtthì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn.  Các chỉ số tài chính cần chấm điểm tín dụng với quy mô:  - Doanh nghiệp lớn (thang điểm áp dụng từ 1 đến 10) bao gồm: khả năng trả lãi, nợ phải trả/EBITDA, tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, nợ dài hạn/nguồn VCSH, nợ phải trả/nguồn VCSH, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/tổng nợ, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tổng thu nhập trước thuế/nguồn VCSH. - Doanh nghiệp vừa và nhỏ (thang điểm áp dụng từ 3 đến 10) là: khả năng trả nợ lãi, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ vốn vay (nợ/VCSH), tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, nợ dài hạn/nguồn VCSH, tổng thu nhập trước thuế/nguồn VCSH. Trong các tiêu chí tài chính đã nêu ở trên (đối với cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ), tiêu chí nào có điểm từ 7 đến 10 thì việc đánh giá điểm tín dụng chỉ để báo cáo chứ không cho vay với khách hàng này. 42
  • 44.  Các chỉ số tài chính cần chấm điểm tín dụng với phân loại doanh nghiệp theo ngành hoạt động SXKD:  - Chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh. - Chỉ tiêu hoạt động: vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả sử dụng tài sản. - Chỉ tiêu cân nợ: nợ phải trả/tổng TS, nợ phải trả/nguồn VCSH, nợ quá hạn/tổng dư nợ NH. - Chỉ tiêu thu nhập: tổng thu nhập trước thuế/doanh thu, tổng thu nhập trước thuế/tổng TS, tổng thu nhập trước thuế/nguồn VCSH.  Các chỉ số cần đánh giá đốivới mỗi loại tiêu chí phi tài chính như sau:  - Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động, tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH. - Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý: kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN trong lĩnh vực kinh doanh của phương án xin cấp tín dụng, kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành DN, môi trường kiểm soát nội bộ, thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành DN, tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính. - Tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng: trả nợ gốc đúng hạn, số lần gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá khứ, số lần mất khả năng thanh toán đối với các cam kết với NHCV, thời gian duy trì tài khoản với NHCV, số lượng giao dịch trung bình hàng tháng với tài khoản tại NHCV, số lượng các loại giao dịch với NHCV, số dư tiền gửi trung bình tháng tại NHCV, số lượng ngân hàng khác mà khách hàng duy trì tài khoản. - Tiêu chí môi trường kinh doanh: triển vọng ngành, được biết đến, vị thế cạnh tranh, số lượng đối thủ cạnh tranh, thu nhập của DN xin cấp tín dụng chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách DN nhà nước. 43
  • 45. - Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác: đa dạng hóa các hoạt động, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu, sự phụ thuộc vào các đối tác, lợi nhuận sau thuế cảu DN trong những năm gần đây, tài sản bảo đảm. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các tiêu chí trên, tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính với trọng số áp dụng như sau: Doanh Doanh nghiệp Doanh nghiệp Tiêu chí nghiệp ngoài quốc doanh đầu tƣ nhà nƣớc (trong nƣớc) nƣớc ngoài Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% Năng lực và kinh 27% 33% 27% nghiệm quản lý Tình hình & uy tín giao 33% 33% 31% dịch với NHCT Môi trường kinh doanh 7% 7% 7% Các đặc điểm hoạt động 13% 7% 8% khác (Nguồn: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) CB CĐTD xác định điểm tổng hợp để xếp hạng DN/HTX bằng cách cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số như sau: Thông tin tài chính Thông tin tài chính không đƣợc kiểm toán đƣợc kiểm toán Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45% Các chỉ tiêu tài chính 40% 55% (Nguồn: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) Hạng khách hàng được xếp theo 10 mức theo quy định của NHCT VN có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với số điểm như sau: Hạng Số điểm AA+ 92,4 – 100 44
  • 46. AA 84,8 – 92,3 AA- 77,2 – 84,7 BB+ 69,6 – 77, 1 BB 62 – 69,5 BB- 54,4 – 61,9 CC+ 46,8 – 54,3 CC 39,2 – 46,7 CC- 31,6 – 39,1 C < 31,6 (Nguồn:Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng) 3. Thực trạng triển khai tại Ngânhàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình: 3.1. Khách hàng là cá nhân/hộ gia đình: Chúng ta sẽ xem xét việc thẩm định tín dụng với khoản vay của khách hàng cá nhân của cán bộ tín dụng tại NHCT chi nhánh Ba Đình trong thực tế để có thể nắm rõ hơn các bước tiến hành của quy trình này. Hồ sơ được xem xét là hồ sơ thế chấp vào tháng 7 năm 2009 để vay vốn tiêu dùng của: + Ông Đào Xuân Tùng sinh ngày 17/11/1981; chứng minh nhân dân số 012971893; nơi công tác: Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực. + Bà Nguyễn Thu Trà sinh ngày 11/08/1980; chứng minh nhân dân số 012622597; nơi công tác: Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình. a. Thu thập thông tin về kháchhàng Nguồn thông tin lấy chủ yếu từ hồ sơ khách hàng nộp cho cán bộ tín dụng gồm có: hộ khẩu thường trú, giấy chứng nhận kết hôn, chứng minh nhân dân của hai vợ chồng, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận của cơ quan chủ quản về lương của vợ và chồng người đi vay, giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay – trả nợ. b. Định giá tài sản đảm bảo 45
  • 47. Sau khi nhận được quyết định thành lập tổ định giá lại tài sản thế chấp, tổ thẩm định và người đại diện của NHCT chi nhánh Ba Đình ra hiện trường thăm dò thực tế tài sản đảm bảo và lập biên bản định giá tài sản thế chấp.  Tài sản thế chấp: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại địa chỉ xóm 1B, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.   Hiện trạng tài sản thế chấp:  + Hình thái tài sản: đất và nhà ở hình chữ nhật tại vị trí 3 mặt ngõ rộng ở khu dân cư đông đúc;giao thông, sinh hoạt thuận tiện. + Hồ sơ nhà là bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AĐ 600257, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: H0912, số quyết định: 3901/QĐ-U do ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm cấp ngày 6/12/2005 đã sang tên ông Tùng và bà Trà số 2410 ngày 12/06/2009. + Hiện trạng tài sản: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại địa chỉ xóm 1B, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội có diện tích là 50 m2 .  Định giá tài sản thế chấp  + Phương pháp, căn cứ định giá: quyết định số 612/QĐ - HĐQT - NHCT35 và công văn 148/CV – NHCT35, căn cứ giá thực tế thị trường thực tế tại thời điểm định giá. + Giá trị định giá: hai bên thỏa thuận và thống nhất định giá tài sản thế chấp như sau: Giá trị quyền sử dụng đất: 50 m2 * 25 triệu * 70% = 875 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản thế chấp: 875 triệu đồng.  Nghĩa vụ được bảo đảm: giá trị nghĩa vụ được bảo đảm của tài sản bảo đảm là 875 triệu đồng; số tiền cho vay lớn nhất là 400 triệu đồng.   Đánh giá tính thanh khoản của tài sản đảm bảo: tài sản thế chấp nói trên thuộc quyền sở hữu của ông Tùng và bà Trà. Căn nhà nằm ở vị trí giao thông sinh hoạt thuận tiện, căn nhà thuận tiện mua bán, chuyển nhượng, có tính thanh khoản cao. 46
  • 48. c. CBTD tiến hành thẩm định kháchhàng  Phương án trả nợ:  Vợ chồng ông Tùng bà Trà có nhu cầu xin vay vốn để xây nhà là thực tế, có nguồn thu nhập ổn định từ công việc. Trong cuộc sống, ông Tùng bà Trà hàng ngày luôn chấp hành tốt pháp luật nhà nước, hiện tại đang khỏe mạnh, hàng ngày vẫn đi làm, lao động tạo ra thu nhập thường xuyên. - Thu nhập từ lương ổn định: 17 triệu đồng bao gồm lương của ông Tùng là 7 triệu đồng, lương của bà Trà là 10 triệu đồng. (Có xác nhận của cơ quan). - Tổng thu nhập: 17 triệu đồng. Chi phí sinh hoạt gia đình: 6 triệu đồng. - Thu nhập ròng dùng để trả nợ: 17 triệu – 6 triệu = 11 triệu đồng. Sau khi cân đốicác khoản thu chi sinh hoạt của gia đình, ông Tùng bà Trà có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay NH. Khách hàng không vay nợ bất kỳ cá nhân, tổ chức tín dụng khác, cam kết chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với NHCT chi nhánh Ba Đình. - Kế hoạch trả nợ: Trả nợ gốc và lãi trong 60 tháng/60 kỳ, gốc và lãi trả hàng tháng và lãi tính riêng trả nợ kèm theo gốc hàng tháng. Khả năng trả nợ > 0 do: (11000000 * 60 tháng) – (400000000 gốc + 164074500 lãi vay) = 95925500 Số tiền lãi thu được khi ngân hàng giả quyết cho vay: 69387000  hồ sơ món vay chưa thông qua khâu thẩm định rủi ro nên chưa thể lập được hợp đồng tín dụng, vì vậy ngày trả nợ luôn để trống trong tờ trình thẩm định.    Nợ vay và tài sản của khách hàng:   - Tài sản và nợ của vợ chồng ông Tùng và bà Trà: đất và nhà của ông Tùng và bà Trà + 2 xe máy. - Các khoản nợ: đến thời điểm xin vay, khách hàng không có dư nợ và không vay nợ bất kỳ các cá nhân, các tổ chức tín dụng khác, chỉ có quan hệ duy nhất với chi nhánh Ba Đình NHCT VN. * Bảo đảm tiền vay: Có – hình thức thế chấp tài sản. 47
  • 49.  Số hợp đồng thế chấp và địa chỉ đăng ký thế chấp luôn được bỏ trống vì hồ sơ món vay chưa được thông qua; chỉ khi HĐTD ra quyết định cho vay thì mới có hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng.    Chấm điểm tín dụng:  Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: 73,4 điểm, loại Aa-  Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản: 79 điểm * 60% = 47,4 điểm STT Chỉ tiêu Nội dung Điểm 1 Tuổi 25–40 9 2 Trình độ học vấn Đại học 7 3 Nơi làm việc Trung tâm truyền dẫn viễn 8 thông điện lực 4 Vị trí công tác Nhân viên kinh doanh nhỏ 9 5 Thời gian làm công việc hiện 5-10 năm 9 tại 6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng 10 7 Thu nhập cá nhân hàng năm 60 – 120 triệu 15 8 Thu nhập gia đình 72 – 240 triệu 10 9 Số người sống phụ thuộc vào 1 – 2 người 10 kinh tế Tổng 79 (Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)  Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng: 65 điểm * 40% = 26 điểm STT Chỉ tiêu Nội dung Điểm 1 Tình hình trả nợ với NHCT Chưa bao giờ giao dịch vay 0 vốn 2 Tình hình chậm trả lãi Chưa giao dịch vay vốn 0 3 Tổng dư nợ hiện tại < 100 triệu 15 4 Tài sản bảo đảm Có, được đánh giá rất chắc 15 chắn 48
  • 50. 5 Sử dụng dịch vụ của NHCT Thường xuyên 20 6 Số dư tiền gửi tiết kiệm tại 20 – 100 triệu 15 NHCT Tổng 65 (Nguồn:Phòng khách hàng cá nhân)  Kết luận và đề xuất của CBTD:  Nhu cầu xin vay của khách hàng có mục đích rõ ràng, thực sự cần thiết, phương án trả nợ cụ thể, khả thi, tài sản đảm bảo dễ chuyển nhượng trên thị trường, đủ đảm bảo cho tiền vay, họ có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng. Đề nghị cho vay với số tiền 400 triệu đồng, phương thức cho vay: từng lần; thời gian vay: 60 tháng; lãi suất: 13%/năm; kỳ hạn trả nợ gốc: 1 tháng, kỳ hạn trả nợ lãi: 1 tháng; có tài sản đảm bảo. d. CB QLRR rà soátlại kếtquả thẩm định  Mức độ rủi ro tín dụng xét về tư cách khách hàng ở mức độ: trung bình. Khách hàng không thuộc danh mục không được cho vay, cần hạn chế cho vay theo quy định của NHCT; có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Đây là khách hàng mới lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng với chi nhánh. Tại thời điểm vay vốn, khách hàng không có nợ dưới tiêu chuẩn.  Hồ sơ khách hàng: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định.   Phương án vay vốn của khách hàng có rủi ro ở mức độ trung bình. Hiện tại khách hàng có mức thu nhập từ tiền lương hàng tháng tương đối ổn định. Tuy nhiên vì thời gian cho vay dài nên có thể có sự thay đổi về nơi làm việc và thu nhập nên rủi ro từ việc không đảm bảo trả nợ trong suốt thời gian vay vốn có thể xảy ra. Thêm vào đó, ông Cương – người nhận thầu thi công cho ông Tùng bà Trà chưa có hồ sơ chứng minh năng lực thi công.  Rủi ro về biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng ở mức trung bình  Rủi ro pháp lý: trung bình.  49
  • 51.  Rủi ro giảm giá trị tài sản bảo đảm: Tài sản thế chấp nằm trong ngõ. Phòng khách hàng cá nhân định giá đất 25 triệu/m2 theo giá thị trường. Tuy nhiên, tại hồ sơ của phòng khách hàng cá nhân chưa lưu căn cứ xác định tài sản bảo đảm tại khoản 11.1.2 của quyết định 612/QĐ - HĐQT – NHCT35.    Rủi ro thanh khoản: trung bình. Tài sản bảo đảm là bất động sản nằm trong nội thành, giá trị tài sản bảo đảm không lớn lắm, tính thanh khoản khá, việc mua bán chuyển nhượng trên thị trường khá thuận lợi nếu phải thanh lý tài sản bảo đảm.    Việc vay tiền của khách hàng có rủi ro ở mức độ trung bình. Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đề nghị phòng khách hàng cá nhân:  Để phòng ngừa rủi ro việc nhận tài sản bảo đảm là ngôi nhà cấp 4 trên đất nhưng ngôi nhà này khách hàng sẽ phá đi xây lại, sẽ không tồn tại trên thực tế, hợp đồng thế chấp tài sản ký với khách hàng (qua công chứng) cần thỏa thuận tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Mọi công trình do khách hàng xây mới trên diện tích đất đang thế chấp cho ngân hàng đều thuộc tài sản thế chấp theo hợp đồng đã ký.    Chỉ nên định giá phần giá trị quyền sử dụng đất không định giá nhà vì nhà khách hàng sẽ phá đi xây lại. Sau khi việc xây nhà hoàn thành phòng khách hàng cá nhân và khách hàng định giá lại và nhận tài sản là ngôi nhà mới xây làm bảo đảm tiền vay. Trường hợp công chứng không đồng ý việc thỏa thuận chỉ nhận giá trị quyền sử dụng đất mà yêu cầu cả giá trị tài sản trên đất là nhà cấp 4 thì các bên cần thỏa thuận quy định rõ. Bên thế chấp được quyền phá dỡ ngôi nhà cấp 4 để xây dựng . Phần xây dựng mới hoàn toàn thuộc tài sản thế chấp.    Kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý khách hàng để biết được những biến động về thay đổi công việc của khách hàng, đảm bảo chắc chắn phần trả nợ từ lương. Để đảm bảo chắc chắn nguồn trả nợ trong trường hợp thu nhập giảm sút, cần yêu cầu khách hàng bổ sung nguồn trả nợ khả thi.    Vì thời gian cho vay kéo dài, phòng khách hàng cá nhân cần quy định điều khoản lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng theo lãi suất thả  50
  • 52. nổi cụ thể, để đảm bảo vẫn linh hoạt và đúng quy định khi lãi suất thị trường có biến động theo hướng: + Lãi suất cơ sở: lãi suất huy động trả lãi sau có kì hạn tương ứng của NHCT tại thời điểm cho vay. + Biên độ:3,5% + Không thấp hơn lãi suất thỏa thuận NHCT quy định trong từng thời kì. Tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng, lãi suất cho vay là 13%/năm. 3.2. Khách hàng là tổ chức kinh tế: Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định tín dụng với khách hàng là tổ chức kinh tế, chúng ta sẽ xem xét các bước thực hiện quy trình này trong thực tế với hồ sơ xin vay vốn trị giá 500 tỷ đồng của Công ty Thông tin di động VMS năm 2009 với thời hạn duy trì giới hạn tín dụng là 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng: a. Thu thập thông tin: Sau quá trình tiến hành điều tra, CBTD đã tổng hợp như sau: - Tên khách hàng: Công ty Công ty Thông tin di động – VMS. - Địa chỉ:218 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy- Hà Nội. - Mã số thuế: 010068629. - Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức thiết kế xây dung, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và kinh doanh dịch vụ di động. - Người đại diện: Ông Lê Ngọc Minh – Chức vụ giám đốc. - Loại hình khách hàng: Doanh nghiệp nhà nước. - Khách hàng cũng đang có quan hệ tín dụng tại 3 tổ chức tín dụng: HongKong and Shanghai Bank, Sở giao dịch NHNT Việt Nam, Chi nhánh NHĐT và PT Thăng Long. - Khách hàng có cơ cấu các loại vay nợ được phân bố như sau: Đơn vị tính: 1 triệu VNĐ, 1 USD. Loại dư nợ VNĐ USD Dư nợ cho vay ngắn hạn: 13128 37432176 51
  • 53. - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: 13128 37432176 Dư nợ cho vay trung hạn: 0 3345271 5 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: 0 3345271 b. Tiến hành CĐTD và lập tờ trình thẩm định và đề nghị cấp GHTD: Phần I: Thẩm địnhvề khách hàng vay vốn: Hồ sơ pháp lý của khách hàng khá đầy đủ và chi tiết.  Quy môcủa doanh nghiệp: Tiêu chí Trị số của doanh nghiệp Điểm Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Lao động Từ 1500 người trở lên 15 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Tổng hợp Quy mô: Loại 1 100 (Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn)  Các chỉ số tài chính: Trọng Điểm Chỉ tiêu Đơn vị Trị số Điểm cuối số cùng A. Chỉ tiêu thanh khoản 16 1. Kn thanh toán ngắn hạn Lần 2,77 100 8% 8 2. Kn thanh toán nhanh Lần 2,71 100 8% 8 B. Chỉ tiêu hoạt động 22 3. Vòng quay hàng TK Lần 127 100 10% 10 4. Kỳ thu tiền BQ Ngày 45 80 10% 8 5. Hiệu quả sử dụng TS Lần 1,23 40 10% 4 C. Chỉ tiêu cân nợ 30 6. Nợ phải trả/Tổng TS % 25 100 10% 10 7. Nợ phải trả/VCSH % 10% 10 52
  • 54. 8. Nợ QH/Tổng dư nợ NH % 0 100 10% 10 D. Chỉ tiêu thu nhập 24 9. TN trước thuế/DT % 33 100 8% 8 10. TN trước thuế/ Tổng % 49 100 8% 8 TS 11. TN trước thuế/VCSH % 55 100 8% 8 Tổng hợp điểm tài chính 92 (Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn)  Các chỉ tiêu phi tài chính: STT Tiêu chí Kết quả đánh giá Điểm Trọng Điểm số số cuối cùng I Lƣu chuyển tiền tệ 92 20% 18,4 1 HS khả năng trả lãi 5269 20 2 HS khả năng trả nợ gốc > 2 20 3 Xu hướng của LCTT thuần Tăng 16 trong quá khứ 4 Trạng thái LCTT thuần từ >Lợi nhuận 20 hoạt động thuần 5 Tiền và các khoản tương 31.5 16 đương tiền/VCSH II Năng lực và KN quản lý 88 33% 29 KN của người đứng đầu > 15 năm 1 trong lĩnh vực kinh doanh 20 vốn KN của người đứng đầu 5 - 10 năm 2 trong hoạt động quản lý 16 điều hành DN 53
  • 55. Đã được thiết lập một cách chính thống thành văn 3 Môi trường KS nội bộ bản, việc thực 20 hiện được kiểm tra thường xuyên và có hiệu quả. Năng lực điều hành của Tương đốitốt 4 người đứng đầu trực tiếp 16 quản lý DN/HTX Tính khả thi của PAKD và PAKD và dự toán 5 TC tương đốicụ 16 dự toán TC thể rõ ràng III Quan hệ tín dụng 90 33% 29,7 1 Lịch sử trả nợ trong 12 Luôn trả đúng 10 tháng qua tại NHCT hạn 2 Số lần cơ cấu lại nợ trong Không có 10 12 tháng qua 3 Nợ QH trong quá khứ Không có 10 Tỷ trọng nợ cần chú ý, nợ Không 4 xấu trên tổng DN hiện tại tại 10 NHCT NHCT phải trả thay cho Không 5 khách hàng các cam kết 10 ngoại bảng (L/C, bảo lãnh, các cam kết khác,…) Tình hình cung cấp BCTC Luôn cung cấp 6 và các thông tin cần thiết đầy đủ, đúng hạn, 10 theo yêu cầu của NHCT và chính xác theo 54
  • 56. trong 12 tháng qua yêu cầu của NH 7 Thời gian giao dịch với NH Từ 5 – 7 năm 8 Tỷ trọng số dư bình quân 10% 8 tháng/ dư nợ bình quân 10 tháng Mức độ KH sử dụng các Sử dụng dịch vụ 9 dịch vụ (tiền gửi, thanh của NHCT ít hơn 4 toán, ngoại hối, L/C,…) của NH khác Tình hình quan hệ tín dụng Không có nợ nhóm 2, nợ xấu 10 với các tổ chức tín dụng 8 tại các TCTD khác trong 12 tháng qua khác IV Môi trƣờng KD 92 7% 6,44 1 Triển vọng ngành Phát triển nhanh 20 Được biết đến về thương Có, trong cả nước 2 hiệu của cả DN và các sản 20 phẩm cung cấp trên thị trường 3 Vị thế cạnh tranh Cao, chiếm ưu 16 thế 4 Rào cản gia nhập thị trường Rất cao 20 đối với các DN mới Chính sách mới của Chính Tương đối thuận lợi, được bảo hộ, 5 phủ, NN với ngành KD 16 ưu đãi ở mức chính của DN, HTX thấp. V Các đặc điểm hoạt động 92 7% 6,44 khác 1 Đa dạng hóa các hoạt động Chỉ 2 trong 3 16 55
  • 57. Không; có thể dễ dàng tìm kiếm Sự phụ thuộc và quan hệ các nhà cung cấp khác; KH có thể 2 với các nhà cung cấp đầu 20 quyết định các vào điều khoản trong mối quan hệ với nhà cung cấp Không; nhu cầu 3 Sự phụ thuộc và quan hệ thị trường lớn và 20 với thị trường đầu ra ổn định, cơ sở KH đa dạng 4 LNST những năm gần đây Có tăng trưởng 16 Rất dễ tiếp cận nhiều nguồn vốn Khả năng tiếp cận với các khác nhau với 5 quy mô mong 20 nguồn vốn chính thức muốn, thời gian ngắn, chi phí thấp. Tổng hợp điểm phi TC 90 Tổng hợp các tiêu chí hạng đối với DN như sau: (Nguồn:Phòng khách hàng doanhnghiệp lớn) với trọng số cho từng loại tiêu chí, CBCĐTD xếp Tiêu chí Điểm số 1. Phi tài chính 90 2.Tài chính 92 Kiểm toán thông tin không có kiểm toán BCTC Trọng số Điểm áp dụng tổng hợp 60% 54 40% 36,8 56