SlideShare a Scribd company logo
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
----------
đề án phát triển
trường đại học tdtt bắc ninh
giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
BẮC NINH – 10/2013
0
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
1. Sự cần thiết xây dựng đề án:....................................................................................................3
2. Căn cứ xây dựng đề án:...........................................................................................................3
2.1. Căn cứ mang tính quan điểm:...........................................................................................3
2.2 Căn cứ mang tính pháp lý:.................................................................................................4
2.3 Căn cứ mang tính thực tiễn:...............................................................................................5
3. Bố cục đề án:...........................................................................................................................6
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 -
2013.................................................................................................................................................7
1.1 Công tác đào tạo:...............................................................................................................7
1.1.1 Thành tựu:......................................................................................................................7
1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:...................................................................................9
1.2.1 Thành tựu:......................................................................................................................9
1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:.................................................................................10
1.3 Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:.................................................10
1.3.1 Thành tựu:....................................................................................................................10
1.3.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................11
1.4 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên.....................11
1.4.1 Thành tựu:.....................................................................................................................11
1.4.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................12
1.5 Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................13
1.5.1 Thành tựu:.....................................................................................................................13
1.5.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................14
1.6 Công tác học sinh, sinh viên............................................................................................14
1.6.1 Thành tựu:.....................................................................................................................14
1.6.2 Những hạn chế cần khắc phục:.....................................................................................15
1.7 Công tác quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng.............................................................15
1.7.1 Thành tựu:.....................................................................................................................15
1.7.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................16
1.8 Công tác quản trị tài chính...............................................................................................16
1.8.1 Thành tựu:....................................................................................................................16
1.8.2 Những điểm yếu cần khắc phục:.................................................................................17
1.9 Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo:......................................................................17
1.9.1 Thành tựu:.....................................................................................................................17
2
1.9.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................17
1.10. Đánh giá chung:...........................................................................................................17
1.10.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân:.................................................................17
1.10.2 Những hạn chế và nguyên nhân:...............................................................................18
Phần thứ Hai
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........19
2.1 Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong tình
hình hiện nay:............................................................................................................................19
2.1.1 Yếu tố quốc tế:............................................................................................................19
2.1.2 Yếu tố trong nước:.......................................................................................................19
2.2 Phân tích TOWS:.................................................................................................................20
2.2.1 Thách thức – Cơ hội.....................................................................................................20
2.2.2 Điểm yếu – Điểm mạnh:...............................................................................................22
2.3 Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030:......................23
Phần thứ Ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........24
3.1 Quan điểm đề án:.................................................................................................................24
3.2 Mục tiêu đề án:....................................................................................................................24
3.2.1 Mục tiêu tổng quát:......................................................................................................24
3.2.2 Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................................25
3.3 Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn:..........................................................................................26
3.3.1 Sứ mệnh:.......................................................................................................................26
3.3.2 Tầm nhìn:......................................................................................................................26
3.4 Giải pháp phát triển:............................................................................................................26
3.4.1. Giải pháp phát triển cơ cấu tổ chức trường:................................................................26
3.4.2. Giải pháp phát triển đào tạo:........................................................................................28
3.4.3. Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu:..............................................30
3.4.4. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên................32
3.4.5. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................34
3.4.6. Giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:.......................................36
3.4.7. Giải pháp phát triển công tác học sinh, sinh viên........................................................38
3.4.8. Giải pháp kiểm định chất lượng đào tạo......................................................................40
3.4.9. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính.....................................................................41
3.4.10. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo...............................................42
3
3.4.11. Giải pháp quản lý chất lượng cơ sở đào tạo:.............................................................43
3.4.12. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo:........................................................44
3.4.13. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu..........................................................45
3.5 Lộ trình thực hiện:...............................................................................................................47
Phần thứ Tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............................................................................................................52
4.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đề án:........................................................................52
4.1.1. Chỉ tiêu định tính:........................................................................................................52
4.1.2. Chỉ tiêu định lượng:.....................................................................................................52
4.2 Tổ chức thực hiện:...............................................................................................................53
4.2.1. Thành lập bộ máy tổ chức thực hiện đề án:.................................................................53
4.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện:......................................................................................53
4.2.3 Phân công trách nhiệm:................................................................................................53
4.2.4 Dự báo giá trị của văn bản đề án:.................................................................................53
4.3 Phương án kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án:...................................................................54
4.3.1 Tổ chức kiểm tra:..........................................................................................................54
4.3.2 Tổ chức đánh giá...........................................................................................................54
4.4 Một số kiến nghị, đề xuất:...................................................................................................54
4.4.1 Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:.........................................................................54
4.4.2 Với các Bộ, ngành, địa phương liên quan.....................................................................55
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng đề án:
Một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo
nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng
bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế và nhanh chóng tiến kịp các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Thể dục thể thao (TDTT) là lĩnh vực văn hóa đặc biệt có chức năng phát triển các
năng lực thể chất và khả năng thích nghi của con người đối với môi trường tự nhiên và xã
hội. Vì vậy, phát triển TDTT và thể thao là góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước. TDTT là một hiện tượng xã hội nhiều mặt, nhiều chức năng, TDTT và thể thao
ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời
sống xã hội nước ta.
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngày
càng cao của TDTT nước ta đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược phát triển đồng bộ,
khoa học với lộ trình phù hợp có tính ưu tiên, đột phá.
Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2020 là cụ thể
hóa chủ trương đổi mới giáo dục đại học Việt Nam của Đảng và Nhà nước; đặc biệt là kết
luận số 51- KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI
về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” và chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai kết luận số 51- KL/TW nêu trên. Mặt khác, Đề án phát triển
Trường liên quan mật thiết với Chiến lược phát triển văn hóa nói chung; Chiến lược phát
triển TDTT nói riêng và đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du
lịch. Xác định đúng đắn Đề án phát triển Trường là cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu
phát triển Trường, khẳng định vị trí, vai trò của Trường trong thực hiện nhiệm vụ phát
triển nguồn nhân lực TDTT có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước.
2. Căn cứ xây dựng đề án:
2.1. Căn cứ mang tính quan điểm:
- Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng của chính
sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục vụ
5
nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng
nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân.
- TDTT phải mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Phát huy vốn văn hoá cổ
truyền dân tộc, đảm bảo tính khoa học trong tập luyện và thi đấu, phù hợp với mọi người
thuộc mọi đối tượng, trên mọi địa bàn.
- Phải lấy TDTT quần chúng làm nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao.
Lấy thanh thiếu niên, nhi đồng làm đối tượng đề án. Lấy trường học làm địa bàn đề án.
- Phải xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá thể thao, kết hợp Nhà nước với nhân dân
cùng làm, chuyển dần hoạt động tác nghiệp cho các tổ chức xã hội các cơ sở thể thao
ngoài công lập, các đơn vị sự nghiệp của các ngành, địa phương thực hiện.
- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về TDTT, phục vụ đường lối đối ngoại đa
phương, đa dạng của Đảng và Nhà nước.
2.2 Căn cứ mang tính pháp lý:
- Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi 2005);
- Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;
- Điều lệ trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày
22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ);
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011 - 2020, Văn kiện Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần XI, năm 2011;
- Luật TDTT được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày
29 tháng 11 năm 2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TDTT;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020;
- Chiến lược phát triển triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành theo
Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ);
- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số
711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ);
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
6
- Quyết định số 3000/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 của Bộ trưởng Bộ văn hóa,
Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh;
- Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến
năm 2020, tầm nhìn 2030”;
- Quyết định số 1060/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển nhân lực văn
hóa, thể thao và du lịch 2011 - 2020”;
- Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch “Phát triển nhân lực nhóm ngành
Văn hóa, Thể thao 2011 - 2020”;
- Thông tư số 10/2009/TT – BGDĐT ngày 07/5/2009; Thông tư số 38/2010/TT–
BGDĐT ngày 22/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT – BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; bổ
sung một số điều Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư
10/2009/TT – BGDĐT;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị
Trương ương lần thứ 6, khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI
về Đề án “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế;
2.3 Căn cứ mang tính thực tiễn:
- Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trí tuệ và thể chất phát triển trong lĩnh
vực TDTT đáp ứng việc xây dựng đất nước đến năm 2020 thành nước công nghiệp hiện
đại mà đại hội X của Đảng đề ra.
- Góp phần thực hiện mục tiêu của Luật TDTT là “Vì sức khoẻ và hạnh phúc của
nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
- Thực hiện Chỉ thị 296/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2010 về
đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012.
7
- Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 là
“Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ
người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.
3. Bố cục đề án:
Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 gồm các
phần:
- Lời mở đầu
- Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn
2008 – 2013.
- Phần thứ hai: Các yếu tố tác động, Bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triển Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần thứ ba: Quan điểm, mục tiêu đề án, giải pháp và lộ trình phát triển của
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện.
- Phụ lục.
8
Phần thứ Nhất
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT
BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
1.1 Công tác đào tạo:
1.1.1 Thành tựu:
a/ Về mô hình đào tạo:
- Ngành đào tạo: Năm 2012 nhà trường đã đào tạo sinh viên ở 4 ngành học với 4
mã số cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Bậc đào tạo: Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được một hệ thống đào tạo tương
đối hoàn chỉnh gồm 5 bậc: đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ, đào tạo cao đẳng, đào tạo
đại học, đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ.
- Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết.
- Đối tượng tuyển sinh: Trong cả nước (riêng đối tượng VĐV có đẳng cấp, huy
chương, thành tích thể thao tại các giải đấu được ưu tiên trong quá trình tuyển sinh).
b/ Quy mô đào tạo:
Quy mô đào tạo của nhà trường trong năm học 2011 – 2012 là:
+ Hệ đại học chính quy 3018 sinh viên.
+ Hệ đại học vừa học vừa làm 946 sinh viên.
+ Đại học liên thông 608 sinh viên.
+ Cao học 460 học viên.
+ Nghiên cứu sinh 11 học viên.
+ Hệ VĐV khoảng 160 VĐV.
+ Hệ năng khiếu 41 học sinh.
Năm 2013, quy mô đào tạo các hệ của nhà trường so với tổng chỉ tiêu quy mô đào
tạo về lĩnh vực TDTT của cả nước ở các bậc học:
- Vận động viên trẻ: khoảng 200 VĐV (Trường ĐH TDTT Bắc Ninh là trường duy
nhất đào tạo VĐV cho các tuyến trên).
- Đại học: 1100 chỉ tiêu hệ chính quy, chiếm 13, 44% tổng chỉ tiêu cả nước về đào
tạo cán bộ TDTT.
- Thạc sĩ: 180 chỉ tiêu, có số lượng lớn nhất cả nước về đào tạo cán bộ TDTT có
trình độ thạc sĩ (căn cứ số lượng tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư hướng dẫn) .
- Tiến sĩ: 15 chỉ tiêu, đây là năm thứ 2 nhà trường tuyển nghiên cứu sinh.
9
c/ Cơ cấu ngành đào tạo:
Năm học 2011 - 2012 đã đào tạo 3018 sinh viên ở 4 ngành:
- Ngành Giáo dục thể chất 1903 sinh viên, chiếm 63%
- Ngành Huấn luyện thể thao 895 sinh viên, chiếm 30%.
- Ngành Quản lý TDTT 115 sinh viên, chiếm 3,6%.
- Ngành Y sinh học TDTT 105 sinh viên, chiếm 3,4%.
Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn quốc có 48 cơ sở đào tạo ngành Giáo dục
thể chất, tuy nhiên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có số ngành đào tạo là đa dạng nhất.
So với các năm trước đây thì thị phần đào tạo của nhà trường có giảm hơn; cụ thể:
Năm 2003 2004 2006 2013
Thị phần (%) 44.64% 31.32% 24.69% 13.44%
(Nguồn thống kê của phòng Thanh tra – Khảo thí)
So sánh điểm chuẩn đầu vào ở các năm giữa các cơ sở đào tạo thì điểm chuẩn vào
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cao nhất.
d/ Quy trình đào tạo: Hiện nay việc tổ chức đào tạo của nhà trường thực hiện theo niên
chế.
- Nhà trường đã có một số công cụ quản lý quá trình tổ chức đào tạo, tạo tiền đề
cho đào tạo theo tín chỉ, như xây dựng được kế hoạch đào tạo với thời khóa biểu ổn định
cả năm và toàn khoá học, sinh viên ngành HLTT có thể học theo hình thức tích lũy,...
- Đã qui chuẩn được các chương trình đào tạo theo các học phần (modul).
e/ Kết quả sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Số lượng sinh viên ra trường hàng năm có việc làm sau 6 tháng đảm bảo đúng
ngành được đào tạo đạt ở mức 80% (theo số liệu khảo sát năm 2010).
Đạt được tỷ lệ này là do:
+ Sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trang bị kiến thức chuyên
ngành rất tốt, đây là thế mạnh mà các trường khác không có.
+ Sinh viên có thể vận dụng giảng dạy cùng lúc nhiều môn thể thao.
+ Biết vận dụng các kỹ năng mềm như: giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, làm việc
nhóm, công tác văn phòng … tuy nhiên còn nhiều hạn chế.
Một áp lực khác trong quá trình xin việc của sinh viên đó là:
- Số lượng sinh viên ra trường nhiều (nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên
ngành TDTT,….).
- Nhu cầu về cán bộ giáo viên thể thao ở các trường ít hơn so với các môn khác
(mỗi trường từ 2 – 3 giáo viên thể dục, các trường thường bố trí giáo viên kiêm dạy,…).
10
1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Sản phẩm đào tạo của Trường chưa thực sự là nguồn nhân lực trình độ cao, hàm
lượng tri thức còn thấp.
- Hình thức tổ chức dạy học còn lạc hậu, phương pháp giảng dạy chưa được đổi
mới, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo còn mang tính chủ quan.
- Chưa tổ chức đào tạo theo tín chỉ, quá trình đào tạo vẫn theo niên chế kém linh
hoạt, không còn phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước.
- Chưa khai thác triệt để nguồn nhân lực khoa học của ngành cho đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Liên thông, liên kết đào tạo trong và ngoài nước còn cầm chừng,
kém chất lượng.
- Lực lượng giáo viên phát triển nhanh về số lượng và bằng cấp nhưng kém về
chất lượng, chưa đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực TDTT trình độ cao.
1.2 Công tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu:
1.2.1 Thành tựu:
a/ Về chương trình đào tạo: Từ năm 2008 đến năm 2010 nhà trường đã đổi mới chương
trình đào tạo; xây dựng kế hoạch đào tạo cho 4 ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào
tạo phê duyệt. Hiện nay nhà trường có các chương trình đào tạo:
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Giáo dục thể chất.
- Chương trình đào tạo Thạc sĩ giáo dục học.
- Chương trình đào tạo cử nhân của 4 ngành: Giáo dục thể chất; Huấn luyện thể
thao; Y sinh học TDTT và Quản lý TDTT.
- Chương trình đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học.
- Chương trình đào tạo cao đẳng chính quy.
- Chương trình đào tạo vừa làm vừa học.
- Các chương trình đào tạo vận động viên,...
Nhà trường đã công bố chuẩn đầu ra cho 04 ngành đào tạo bậc đại học và 01 ngành cao
đẳng liên thông, đang tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra cho bậc đào tạo sau đại học.
b/ Giáo trình, học liệu:
- Trong những năm gần đây việc xuất bản nhiều sách giáo khoa, giáo trình mới đã
đáp ứng được nhu cầu đổi mới và mở 4 mã ngành đào tạo. Về đầu sách có 5 đầu sách
giáo khoa, 4 đầu sách chuyên khảo, 32 đầu sách giáo trình với số lượng mỗi đầu sách
khoảng 1000 cuốn. Ngoài ra còn 1700 đầu sách tham khảo với 15370 cuốn sách và một
số sách, tạp chí nước ngoài đã duy trì 15 đến 36 đầu sách. Tạp chí trong nước đã duy trì
11
được 35 đầu sách với 1500 cuốn. Đó là những thuận lợi để thư viện đáp ứng tốt nhu cầu
bạn đọc của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường.
- Thư viện gồm 01 tòa nhà 3 tầng với diện tích là 450m2 có 4 phòng đọc và làm
việc. Phòng đọc khoảng 300m2, phòng tra cứu với những trang thiết bị tốt phục vụ bạn
đọc.
- Các chương trình, kế hoạch và giáo án huấn luyện được xây dựng và quản lý
chặt chẽ đem lại kết quả cao trong huấn luyện.
1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Sử dụng mạng Internet phục vụ chuyên môn còn hạn chế.
- Các tài liệu, tạp chí nước ngoài, chưa được phổ biến rộng rãi tới giáo viên, chưa
cập nhật để phục vụ trong công tác chuyên môn. Tỷ lệ đọc sách trên thư viện của giáo
viên và học sinh còn thấp, có giai đoạn quản lý thư viện còn lỏng lẻo.
1.3 Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:
1.3.1 Thành tựu:
a/ Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của nhà trường, đây là nhiệm
vụ bắt buộc của mỗi giáo viên đồng thời là tiêu chí đánh giá hiệu quả lao động. Nhà
trường đã quan tâm trang bị cho sinh viên kiến thức nghiên cứu khoa học thông qua thực
hiện chương trình giảng dạy môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học” và tổ chức
hoạt động câu lạc bộ khoa học sinh viên.
Hàng năm, Trường tổ chức các hội nghị khoa học cấp trường của giáo viên và sinh
viên. Đề xuất phối hợp tổ chức hội nghị khoa học các trường đào tạo cán bộ TDTT trong
cả nước, mở hội thảo khoa học chuyên đề như: “Hồ Chí Minh với sự nghiệp TDTT”,
“Mô hình nguồn nhân lực TDTT”,...
Năm 2011, nhà trường đã có 46 đề tài cấp trường; số đề tài cấp Bộ đang trong giai
đoạn nghiên cứu là 4 đề tài và 03 đề tài đã nghiệm thu.
Năm 2012 Trường đã triển khai thêm 01 đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước (nằm
trong chương trình KX 01) và thực hiện 01 đề tài liên kết trong nước.
b/ Chuyển giao công nghệ:
Các đề tài nghiên cứu đã bám sát thực tiễn đào tạo, quản lý đào tạo. Do vậy, năm
qua đã có trên 30 đề tài được chuyển giao ứng dụng, như: đề tài ứng dụng trong tuyển
sinh của trường, ứng dụng các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo, ứng dụng các
phương pháp dạy học,...
12
Nhà trường đã tiếp nhận và chuyển giao công nghệ của 14 loại máy, thiết bị đo
lường thể thao hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các nước Đức, Hà
Lan, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Úc, Newzeland và Việt Nam.
c/ Thực trạng phòng học, phòng thí nghiệm phục vụ NCKH:
Hiện nay, Nhà trường đã có hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng hội
thảo khoa học đáp ứng được về cơ bản mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo và
nghiên cứu khoa học.
1.3.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Chưa xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học.
- Chưa có qui trình quản lý, chuyển giao đề tài một cách khoa học và chặt chẽ.
- Việc khai thác tiềm năng nghiên cứu khoa học hiện có của nhà trường chưa tốt,
dẫn đến việc nhận đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước hoặc thu hút các đề tài từ các địa phương,
tạo liên kết triển khai còn hạn chế.
- Quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học, tính trung thực khách quan của các đề
tài tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp cơ sở còn chưa thực hiện tốt.
- Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn ít.
1.4 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên.
1.4.1 Thành tựu:
a/ Cơ cấu bộ máy:
Cơ cấu tổ chức Trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay gồm 2 cấp:
- Cấp Trường
- Cấp Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn, Trung tâm.
Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Trường ĐH TDTT Bắc Ninh hiện nay
13
Các Hội đồng
tư vấn
Các khoa Các Bộ
môn
Các phòng, ban,
trạm
Các Trung
tâm
Ban Giám hiệu
Hội đồng KH&ĐT
b/ Đội ngũ giảng viên:
Năm 2012, Trường có 228 giảng viên, có 4 cán bộ quản lý cấp trường và 41 cán
bộ quản lý cấp phòng, khoa, trung tâm và bộ môn.
Hiện nay, số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ là 125 người chiếm 50 %; có 29
giảng viên có trình độ tiến sĩ. Đặc biệt số nhà khoa học có học vị Phó Giáo sư, Giáo sư đã
tăng lên, năm 2012 nhà trường đã có 02 Giáo sư và 06 Phó Giáo sư đại diện cho các lĩnh
vực chuyên môn của trường.
c/ Chế độ chính sách đào tạo đối với giảng viên:
Nhà trường luôn đảm bảo tốt việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước
đối với cán bộ, công nhân viên nhà trường. Đặc biệt, nhà trường luôn vận dụng chính
sách, chế độ, điều kiện để bồi dưỡng giảng viên phù hợp với Chiến lược phát triển giáo
dục giai đoạn 2009 – 2020 cũng như Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020. Nhà
trường tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo theo hình thức Hiệp định, theo đề án 911, theo hình
thức liên kết ở tất cả các bậc học từ đại học trở lên.
1.4.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường hiện nay đã được đổi mới, tuy nhiên chưa
đáp ứng được yêu cầu đào tạo đa ngành về TDTT của một trường đại học.
- Cơ cấu còn chưa hoàn thiện (chưa có Hội đồng trường); còn thiếu một số bộ
phận như: bộ phận xuất bản, Trung tâm đào tạo tài năng,...
- Cơ cấu của Ban giám hiệu còn chưa hoàn thiện.
- Cần có sự thống nhất, đồng thuận cao của các cấp quản lý, các cán bộ, công
chức, viên chức và sinh viên, VĐV toàn trường.
- Chưa có những hoạt động cải tiến đột phá trong quản lý.
- Chưa đề xuất được phương án để Bộ chủ quản ban hành văn bản quản lý nhà
nước đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT trong cả nước (tiến tới đề
nghị Bộ chủ quản giao cho Trường chịu trách nhiệm cấp các loại văn bằng chứng chỉ
hành nghề về lĩnh vực TDTT).
Như vậy, để thực hiện tốt mục tiêu của Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam
đến năm 2020, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 trong xu thế phát
triển giáo dục của thời đại thì cơ cấu bộ máy Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong
những năm tới phải được xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo
hướng đa ngành về thể dục thể thao. Cần mở rộng hoạt động liên kết trên mọi lĩnh vực
14
như: liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng cán bộ,
tận dụng mọi nguồn lực để phát triển và hội nhập.
1.5 Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.5.1 Thành tựu:
a/ Quy hoạch tổng thể về sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường:
Nhà trường đã có một bản quy hoạch phát triển cơ sở vật chất đến năm 2020, đến
nay mới chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ của quy hoạch.
Trong những năm gần đây, nhà trường đã xây mới khu Hiệu bộ, khu giảng đường,
khu nhà VĐV. Số lượng phòng học, giảng đường đáp ứng được quy mô 3500 – 4000 sinh
viên.
b/ Về sân bãi tập, nhà tập, thiết bị, ký túc xá:
Với hệ thống sân tập, nhà tập được xây dựng hiện đại đáp ứng việc giảng dạy thực
hành và huấn luyện cho khoảng 3000 học sinh, cụ thể:
- Sân điền kinh: 02 - Nhà tập cầu lông: 02
- Sân bóng đá: 03 - Sân bóng chuyền: 06(có 1 bãi biển)
- Nhà tập võ: 01 - Nhà thể dục dụng cụ: 02
- Nhà tập vật: 01 - Nhà tập tổng hợp: 02
- Nhà tập bóng bàn: 02 - Sân bóng rổ: 03
- Sân bóng ném: 02 - Sân quần vợt: 03
- Bể bơi 50m: 01 - Bể bơi 25m: 01
- Trường bắn: 01
c/ Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- 02 Khu giảng đường (01 nhà 5 tầng, 01 nhà 03 tầng).
- 02 nhà thi đấu tổng hợp.
- Có hệ thống mạng Internet và mạng nội bộ.
- Dụng cụ tập luyện tương đối hiện đại, không quá lạc hậu so với các thiết bị đang
sử dụng ở Việt Nam và thế giới.
- Các thiết bị ở Trung tâm thông tin tư liệu, Trung tâm khoa học kỹ thuật TDTT,
phòng đánh máy đáp ứng tốt nhu cầu in các ấn phẩm tạp chí phục vụ đào tạo và NCKH.
- Hệ thống máy tính: có 179 máy tính, trong đó 103 máy phục vụ đào tạo, 26 máy
phục vụ nghiên cứu khoa học và 50 máy phục vụ cho công tác quản lý.
- Hiện nay 100% cán bộ giáo viên giảng bài có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Ký túc xá đáp ứng được 40% tổng số vận động viên và sinh viên nhà trường,
trang thiết bị trong mỗi phòng còn hạn chế.
15
- Phòng thí nghiệm huyết học (gồm các thiết bị phân tích máu, xác định nồng độ
các thành phần của máu);
- Phòng thí nghiệm y – sinh học (gồm các thiết bị đo và xác định khả năng chức
phận của hệ tuần hoàn, hô hấp và thần kinh cơ...);
- Phòng thí nghiệm phục hồi chức năng (hệ thống ENRAF);
- Phòng thí nghiệm thể lực - thể hình (hệ thống NAUNIUS).
- Phòng thí nghiệm lưu động (Mobile Biomedical Laboratory).
1.5.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Tuy có nhiều phòng học song nhiều phòng còn quá hẹp, chưa thể triển khai lớp
học ghép khi đào tạo theo tín chỉ.
- Chưa có các công trình lớn, hiện đại đáp ứng các giải đấu quốc tế.
- Việc triển khai xây dựng cơ bản còn chậm.
1.6 Công tác học sinh, sinh viên.
1.6.1 Thành tựu:
- Nhà Trường đã có những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác hỗ trợ đối với
người học nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên, thúc đẩy, tạo điều kiện cho sinh viên tu
dưỡng, rèn luyện và đạt kết quả cao nhất trong học tập nhằm hướng tới mục tiêu: người
tốt nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Đảm bảo cho người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo, chương
trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra, đánh giá.
- Hàng năm, ngay từ đầu năm học, khoá học, thông qua tuần sinh hoạt chính trị
đầu năm học nhà trường đã cung cấp đến người học nội dung các văn bản hướng dẫn về
mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, điều kiện dự thi kết thúc
từng học phần hoặc môn học và các văn bản khác có liên quan.
- Thông tin được cập nhật thường xuyên, cung cấp kịp thời và tương đối đầy đủ
đến sinh viên.
- Có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến cho người học những thông tin liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
- Sinh viên nhà trường luôn được đảm bảo các chế độ, chính sách xã hội và được
chăm sóc sức khoẻ theo quy định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện
văn nghệ, TDTT, được đảm bảo an toàn trong trường học, người học chấp hành tốt quy
chế đào tạo.
16
1.6.2 Những hạn chế cần khắc phục:
- Chưa cung cấp đến tận tay người học các văn bản về chế độ chính sách xã hội
- Hoạt động giữ gìn trật tự, trị an trong nhà trường còn nhiều hạn chế (hiện tượng
trộm cắp tài sản, người ngoài vào đánh sinh viên,…vẫn còn diễn ra).
- Bộ phận tư vấn nghề nghiệp và tìm việc làm cho người học chưa có tính chuyên
nghiệp.
- Chưa tổ chức khảo sát thường xuyên về số lượng và chất lượng cán bộ ở cơ sở.
- Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, VĐV chưa được đầu tư thỏa
đáng.
1.7 Công tác quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng.
1.7.1 Thành tựu:
Nhà trường đã được công nhận và áp dụng thống Hệ thống quản lý chất lượng
theo mô hình của bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 từ năm 2012 cho tất cả các đơn
vị trong Trường.
- Đăng tải trên website Trường các thông tin về hoạt động đảm bảo chất lượng của
Trường và kết quả đạt được.
Từ năm 2010 đến nay nhà trường đã công bố Ba công khai để xã hội giám sát việc
đào tạo, đánh giá sản phẩm đào tạo của trường, cụ thể:
+ Công khai về cam kết chất lượng đào tạo: trong cam kết này nhà trường đã công
bố các nội dung: sứ mạng, mục tiêu đào tạo các ngành, kế hoạch đào tạo, đối tượng tuyển
sinh và số lượng sinh viên trên trang website của nhà trường.
+ Công khai về các điều kiện đảm bảo: số lượng giáo viên, công nhân viên, cơ sở
vật chất của trường, giáo trình và khoa học công nghệ.
+ Công khai về tài chính: công khai tài chính và thu nhập của giáo viên trong các
báo cáo của nhà trường.
- Năm 2009, nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định ngoài và
công nhận kết quả tự đánh giá của nhà trường là tốt.
- Định kỳ 4 năm tiến hành đánh giá nội bộ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tạm thời số
38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 (gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí).
- Trường thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác đảm
bảo và kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia
đầy đủ đúng thành phần, đảm bảo chất lượng.
17
- Tổ chức các cuộc đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường.
- Tham gia trả lời, góp ý các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục
có chất lượng, đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Tinh thần làm việc theo nhóm vẫn chưa phát triển trong cán bộ, viên chức.
- Cán bộ, viên chức còn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các thói quen của thời kỳ bao
cấp, tính tự thân vận động chưa cao.
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu còn thiếu thốn.
1.8 Công tác quản trị tài chính.
1.8.1 Thành tựu:
- Công tác quản lý tài chính của nhà trường luôn được thực hiện theo đúng quy
định của nhà nước và các qui định, qui chế của nhà trường. Nhà trường đã thực hiện hoạt
động tài chính theo quy chế chi tiêu nội bộ.
- Cơ cấu chi tiêu đầu tư cho các lĩnh vực chính của nhà trường đã được duy trì với cơ cấu
tỷ lệ tương đối ổn định từ 2005 đến nay, hiện nay có tỷ lệ chi cao hơn năm 2005. Cụ thể là
Nội dung chi Năm 2005 Năm 2010
Đào tạo đại học, cao đẳng 66,5% 67,7%
Đào tạo sau đại học 1,83% 2,05%
Nghiên cứu khoa học 2,96% 1,4%
Chương trình mục tiêu 1,36% 5,3%
Đào tạo loại hình khác 27,14% 22,4%
Bồi dưỡng kiến thức 0,20% 0,28%
+ Từ năm 2000 đến năm 2011 tổng nguồn kinh phí của nhà trường tăng theo quy
luật cứ 5 năm tổng kinh phí lại tăng lên gấp đôi.
+ Hiện nay nguồn kinh phí từ học phí, lệ phí, nhà nước cấp năm 2011 tăng hơn so
với năm 2006 (KPNN cấp 80,7% so với 63,9%; học phí năm 2006 là 6,8%, năm 2011 là
13%). Song nguồn thu khác thì năm 2011 giảm hơn so với năm 2006 (6,2% < 14,4%)
+ Quản lý tài chính của nhà trường luôn được thực hiện theo đúng quy định của
nhà nước và các qui chế của nhà trường đã đề ra, cụ thể: đã triển khai hoạt động tài chính
theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
18
1.8.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Trong quản lý tài chính, tuy đã có quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng vẫn còn có
trường hợp quản lý tài chính chưa đúng quy định của nhà nước.
- Việc chi cho bồi dưỡng cán bộ, giáo viên rất hạn hẹp, chưa thể hiện được đầu tư
cho khâu đột phá.
- Chưa tạo được các nguồn thu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
1.9 Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo:
1.9.1 Thành tựu:
- Hàng năm, Trường có từ 5 – 10 huấn luyện viên, vận động viên tham gia các giải
đấu quốc tế.
- Nhà trường đã triển khai liên kết và hợp tác với các trường Đại học TDTT của
Nga, Bắc Kinh, Quảng Tây Trung Quốc cũng như các tổ chức quốc tế KOIKA và JAIKA.
Việc liên kết, hợp tác quốc tế đã đem lại những kết quả nhất định.
- Hàng năm, Trường cử 3 – 5 cán bộ đi đào tạo ở bậc sau đại học tại các nước có
quan hệ hợp tác với nhà trường, đồng thời cử các đoàn cán bộ, giáo viên sang thăm quan
học tập và trao đổi kinh nghiệm.
- Trong đào tạo lưu học sinh Lào, hàng năm nhà trường luôn triển khai đào tạo từ
10 - 12 sinh viên bậc đại học và sau đại học. Nhờ quan hệ quốc tế nhà trường đã có điều
kiện mở rộng thêm về trang thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.
1.9.2 Những điểm yếu cần khắc phục:
- Chưa có tổng kết hàng năm về các hoạt động hợp tác quốc tế.
- Chưa đa dạng trong các chương trình liên kết đào tạo cũng như còn ít các hoạt
động NCKH với đối tác nước ngoài.
- Chưa khai thác hết các nguồn thu về tài chính, cơ sở vật chất và tài liệu tham
khảo chuyên môn của các nước có nền thể thao phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,…
1.10. Đánh giá chung:
1.10.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân:
Sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Bộ VH, TT&DL, sự quan tâm chỉ đạo, điều
hành của lãnh đạo Bộ VH, TT&DL cũng như Bộ GD&ĐT cùng với sự quan tâm, tham
gia đóng góp của chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội đối với công tác giáo dục, đào
tạo của nhà trường đã đem lại những thành tích đáng khích lệ cho nhà trường.
Nhờ sự phấn đấu lao động không ngừng của các thế hệ Đảng bộ, lãnh đạo nhà
trường từ Ban giám hiệu đến các đơn vị cũng như của mỗi cán bộ giảng viên, công nhân
19
viên, sinh viên, VĐV vì mục tiêu phát huy và gìn giữ truyền thống trên 50 năm xây dựng
và trưởng thành của nhà trường, tạo lập những giá trị và thương hiệu Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh.
Nhờ sự phát triển kinh tế văn hóa, nhu cầu thưởng thức văn hóa thể thao ngày một
nâng cao, xã hội càng hiểu và quan tâm đến vấn đề sức khỏe từ đó tạo môi trường và các
điều kiện tốt để nhà trường phát triển.
1.10.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan của những điểm yếu
- Quan điểm “lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập
trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt” của Chính phủ chưa được quán triệt triệt để.
- Áp lực số lượng nguồn nhân lực dẫn tới quá tải trong tổ chức đào tạo, nhất là
trong đào tạo thạc sĩ.
- Áp lực tạo nguồn thu dẫn tới hiện tượng chạy theo số lượng, nới lỏng chất lượng.
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học còn mang tính chủ
quan.
- Chất lượng đầu vào thấp, nhất là năng lực tư duy.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng
cán bộ còn hạn chế.
* Nguyên nhân chủ quan của những điểm yếu:
- Buông lỏng quản lý đào tạo dẫn tới trật tự, kỉ cương bị xem nhẹ.
- Thiếu mạnh dạn trong quản lý đào tạo thạc sĩ dẫn tới “nới lỏng”, “dễ dãi”.
- Chưa quyết đoán về những chủ trương, giải pháp chiến lược trong xây dựng đội
ngũ giáo viên.
- Năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược của cán bộ quản lý các cấp trong nhà
trường còn hạn chế.
20
Phần thứ Hai
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT
TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
2.1 Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
trong tình hình hiện nay:
2.1.1 Yếu tố quốc tế:
Phát triển kinh tế tri thức là xu thế của thế kỷ XXI. Khoa học công nghệ là cơ sở
và động lực làm thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục trong các trường, đòi hỏi giáo
dục phải cung cấp được nguồn nhân lực cao cho nền kinh tế tri thức.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi trường
đại học phải quan tâm. Cạnh tranh kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải đổi mới công nghệ
để tăng năng suất lao động, do đó giáo dục phải tiên phong “Giáo dục trong thế kỷ 21
phải thực hiện sức mạnh văn hóa, tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có
ý nghĩa với từng con người với tất cả các quốc gia”. Do đó phát triển giáo dục và đào tạo
là tiền đề có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Xu hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực TDTT đã và đang phát
triển mạnh mẽ, rõ rệt thể hiện ở số lượng các câu lạc bộ tập luyện TDTT ngày càng tăng,
nhiều tổ chức, tập đoàn đầu tư cho phát triển TDTT.
Việc phát triển các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ thông
tin tạo điều kiện mở rộng, hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị văn hóa tinh hoa của mỗi
quốc gia.
2.1.2 Yếu tố trong nước:
Trong cương lĩnh phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng
định khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và đã có
nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như: Chiến lược phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009
– 2020, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.
Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trong hơn 20 năm đổi mới luôn phát triển và
ổn định. Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên rõ rệt, từ nước có thu nhập thấp
đến 2010 đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tất cả những bối cảnh ấy là tiềm
năng cho phát triển giáo dục nói chung và nói riêng đối với mỗi trường. Đó là lợi thế cho
xây dựng kế hoạch chiến lược Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
21
Hiện nay, số lượng các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT ngày càng tăng (đã có trên 60
cơ sở) đã và đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về số lượng và chất lượng đào tạo. Đây
chính là thách thức, nguy cơ làm mất vị trí số một của nhà trường, do vậy đòi hỏi nhà
trường phải định hướng phát triển có tính chiến lược rất cao.
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tạo ra những thời cơ thuận lợi đồng thời cũng
đặt ra những khó khăn, thách thức cần phải nghiên cứu trong quá trình xây dựng Đề án
phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
2.2 Phân tích TOWS:
2.2.1 Thách thức – Cơ hội.
Thách thức Cơ hội
1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược còn
hạn chế, nếu không xác định được tầm nhìn
thì giá trị của chiến lược rất thấp.
1. Những năm gần đây, công tác xây
dựng chiến lược của các trường đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan
tâm, tạo điều kiện.
2. Sự đầu tư về nguồn lực của nhà trường
đã được tăng lên, nếu không có sự quản lý
tốt thì sẽ lãng phí, sử dụng không hiệu quả..
2. Nhà trường được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch chọn là trường trọng điểm
để đầu tư các điều kiện phát triển (1 trong
5 trường trọng điểm thuộc Bộ).
3. Dễ bị phụ thuộc về khoa học công nghệ,
chương trình đào tạo khi hội nhập quốc tế.
(chỉ học và làm theo, không tự chủ động)
3. Chính sách hội nhập quốc tế được
Đảng và Nhà nước quan tâm.
Nhà trường thường xuyên cử cán bộ học
tập và nghiên cứu tại các nước có quan hệ
hợp tác với nhà trường.
4. Lực lượng giảng viên có trình độ chuyên
môn cao còn thiếu, số nhà khoa học đầu
ngành ít, phương pháp giảng dạy học tập
còn lạc hậu. Chưa tiếp cận được với các
phương pháp giảng dạy hiện đại và tiên tiến
trên thế giới. Trình độ ngoại ngữ của cán
bộ, giảng viên còn hạn chế.
4. Nhà trường đã định hướng và thực hiện
đào tạo cán bộ theo đáp ứng nhu cầu xã
hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Khẳng định được chất lượng đào
tạo của nhà trường.
5. Thương hiệu của nhà trường đối với xã
hội, nguy cơ mất vị trí số 1 trong lĩnh vực
đào tạo cán bộ TDTT.
5. Nhà trường có bề dày trên 50 năm xây
dựng và phát triển, luôn giữ vững vị trí số
1 về đào tạo cán bộ TDTT cho xã hội;
đào tạo cán bộ, chuyên gia cho các
trường, các địa phương.
6. Số lượng tuyển sinh đầu vào giảm, chất 6. Xác định được quyền tự chủ, tự chịu
22
lượng văn hóa đầu vào của sinh viên thấp.
Kinh phí phục vụ đào tạo chủ yếu từ ngân
sách nhà nước cấp.
trách nhiệm về tài chính, chất lượng
tuyển sinh,…
7. Hiện tượng sao chép các đề tài NCKH
hoặc đề tài thiếu tính thực tiễn đang là nguy
cơ dẫn đến chất lượng kém trong công tác
nghiên cứu khoa học.
7. Nhà trường có nhiều cơ hội thực hiện
các đề tài cấp Bộ, Ngành, cấp Nhà nước.
Có môi trường đào tạo để ứng dụng các
đề tài NCKH.
8. Nếu việc bố trí, sử dụng cán bộ không
hợp lý sẽ không phát huy được năng lực và
sức sáng tạo của cán bộ có trình độ cao.
8. Nhà trường từng bước xây dựng cơ cấu
bộ máy hợp lý, tạo cơ hội để cán bộ giảng
viên tham gia công tác quản lý.
9. Việc xây dựng mục tiêu, sứ mạng phát
triển nhà trường trong giai đoạn mới?
9. Việc mở rộng quy hoạch phát triển
trường tại Hà Nam là cơ hội để nhà
trường xây dựng mục tiêu, sứ mạng trong
10 năm tới.
10. Việc đào tạo, cấp chứng chỉ cho các loại
hình bồi dưỡng về lĩnh vực thể thao?
Chuyên gia về lĩnh vực thể thao thành tích
cao, phương pháp tiếp cận thể thao hiện
đại?
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo
cơ chế để nhà trường cùng các đơn vị của
Bộ thực hiện việc đào tạo, cấp chứng chỉ
bồi dưỡng về lĩnh vực thể thao thành tích
cao,…
11. Việc chuẩn bị các nguồn lực: còn người,
khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá tiến tới đổi
mới phương pháp dạy học.
11. Được Bộ VH,TT&DL quan tâm đầu
tư phát triển tài liệu, giáo trình học tập.
Bồi dưỡng cán bộ, giảng viên nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
23
2.2.2 Điểm yếu – Điểm mạnh:
Điểm yếu Điểm mạnh
1. Còn chậm đổi mới trong việc tiếp cận các
chương trình đào tạo trình độ cao ở khu vực
và trên thế giới.
1. Trường có bề dày phát triển trên 50
năm, đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ
TDTT có đức, có tài phục vụ sự nghiệp
phát triển TDTT các thời kỳ cách mạng
2. Chưa đầu tư nhiều trong công tác quảng
bá thương hiệu nhà trường.
2. Thương hiệu nhà trường được khẳng
định, nhà trường luôn giữ vị trí số 1 về
lĩnh vực đào tạo TDTT.
3. Công tác qui hoạch cán bộ còn chậm, hiệu
quả chưa cao, sự phối hợp công việc giữa
các đơn vị còn chưa hiệu quả.
3. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức,
xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đáp
ứng được mục tiêu phát triển nhà
trường.
4. Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp,
bị ảnh hưởng áp lực về số lượng.
4. Nhà trường luôn đảm bảo quy mô đào
tạo trên 5000 sinh viên (qui đổi), có cơ
cấu ngành học, bậc học hợp lý.
5. Kết quả đào tạo chưa đáp ứng được các
yêu cầu của chuẩn đầu ra theo hướng đáp
ứng nhu cầu xã hội.
5. Hệ thống chương trình đào tạo đầy đủ
từ bậc Trung cấp đến Tiến sĩ và các
chương trình đào tạo vận động viên.
6. Chưa đầu tư các phòng học chuyên dụng
(phòng học ngoại ngữ), thiếu phương pháp
giảng dạy hiện đại, phương pháp giảng dạy
thực hành còn thiếu công cụ hỗ trợ.
6. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công
tác giảng dạy được đảm bảo với quy mô
trên 5000 sinh viên.
7. Chưa có cán bộ NCKH theo từng lĩnh vực
chuyên sâu, công tác triển khai ứng dụng đề
tài NCKH còn chậm.
7. Nhà trường đã thực hiện các đề tài
cấp Bộ, cấp Nhà nước.
8. Nội dung chương trình đào tạo còn nhiều,
vấn đề học tập ngoại khóa của sinh viên
chưa được quan tâm.
8. Nhà trường thường xuyên đổi mới
chương trình đào tạo tiến tới đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
9. Cơ cấu tài chính chưa hợp lý, nguồn thu
từ hoạt động NCKH còn ít.
9. Thực hiện công tác tài chính theo
đúng quy định của Nhà nước; có quy
chế chi tiêu nội bộ.
10. Hợp tác quốc tế chủ yếu là việc cử cán
bộ tham gia học tập kinh nghiệm, chưa có
các đối tác chiến lược
10. Có mối quan hệ với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, đây là cơ
hội để cử cán bộ học tập, trao đổi
chuyên gia trong các lĩnh vực.
24
11. Tài liệu giáo trình nhiều, nhưng còn lạc
hậu, một số tài liệu đã quá 10 năm. Các môn
học mới vẫn còn thiếu.
11. Có trên 90% số môn học có giáo
trình, tài liệu học tập.
2.3 Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
* Giai đoạn 2014 – 2015:
Xây dựng Trường theo hướng hiện đại trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu về đội ngũ
cán bộ TDTT có trình độ chuyên môn cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ TDTT hàng đầu của cả nước.
*Giai đoạn 2015 – 2020:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở đào tạo đa ngành về TDTT, đào tạo các
đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD
18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31 (năm 2016), Đại hội thể thao
Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; chuẩn bị
các điều kiện cơ sở pháp lý để hội nhập tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trong
khu vực và thế giới.
* Giai đoạn 2020 – 2030 (tầm nhìn 2030):
Xây dựng Trường đến năm 2030 thành Trường đại học xuất sắc khẳng định được
là cơ sở đào tạo có vị trí và uy tín trên một số lĩnh vực đào tạo trong khu vực ASEAN và
Châu Á.
25
Phần thứ Ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
3.1 Quan điểm đề án:
- Xây dựng và phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo một lộ trình khoa
học phù hợp với các điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính dân tộc và hiện đại, có tầm nhìn
tương lai. Xây dựng Trường cần xuất phát từ nhu cầu phát triển khách quan của xã hội,
phải quán triệt mục tiêu, quan điểm, nội dung các Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam và Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam
và Đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trường là một cơ
sở giáo dục để hiện thực hóa những nội dung quan trọng của 3 chiến lược trên.
- Xây dựng nhà trường phải đặt nhà trường vào vị trí trong thời kỳ phát triển của
xã hội, phải xuất phát từ nhu cầu xã hội, coi nhà trường là một bộ phận trong hệ thống
giáo dục Việt Nam, là nhân tố thực hiện sứ mạng, mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm
2020.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế phải bảo đảm các quy định, nguyên tắc đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, phát
huy truyền thống, giá trị của nhà trường.
- Phát triển nhà trường cần có trọng điểm, muốn có sự cạnh tranh để phát triển cần
coi trọng đổi mới quản lý, xác định những nhiệm vụ trọng điểm từ đó ưu tiên đầu tư có
hiệu quả. Các giải pháp phát triển nhà trường phải tập trung vào vấn đề nâng cao chất
lượng đào tạo với khâu đột phá cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Xây dựng và phát triển Trường trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH
của Trường. Trong quá trình triển khai chiến lược đòi hỏi phải có sự sáng tạo, linh hoạt,
vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố, tác động hỗ trợ lẫn nhau.
3.2 Mục tiêu đề án:
3.2.1 Mục tiêu tổng quát:
* Mục tiêu tổng quát của đề án đến năm 2030:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh sẽ trở thành một trường đại học tiếp cận trình độ
đẳng cấp quốc tế, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và tài năng thể thao
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển TDTT và thể thao đất nước trong
nửa đầu thế kỉ XXI.
26
*Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2014 – 2020:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở đào tạo đa ngành về TDTT, đào tạo các
đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD
18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31 (năm 2016), Đại hội thể thao
Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; tiếp cận
các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực và thế giới ở một số ngành mũi nhọn.
3.2.2 Mục tiêu cụ thể:
* Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2015:
- Xây dựng trường theo mô hình chức năng: Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân
tài.
- Xây dựng trường theo mô hình tổ chức 3 cấp:
+ Cấp Trường.
+ Cấp Khoa, Trung tâm, Viện, Phòng.
+ Cấp Bộ môn (bộ môn là đơn vị tế bào tổ chức của trường).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu phù hợp giữa cán bộ quản lý, cán bộ giảng
dạy, cán bộ nghiên cứu và cán bộ chức năng.
- Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng cơ cấu ngành học, môn học hợp lý phục vụ đào
tạo đa ngành về TDTT.
- Đảm bảo quy mô đào tạo khoảng 4000 – 4500 sinh viên chính quy và 6000 –
6500 sinh viên qui đổi các loại; khoảng 200 – 250 VĐV tài năng thể thao.
- Đổi mới phương thức quản lý và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học theo
hướng liên kết, hợp tác với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo và thiết thực phục vụ phong trào TDTT nước nhà.
* Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2015 - 2020:
- Trang bị, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật – công nghệ theo
hướng tự khai thác, sản xuất, liên kết với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước phục vụ tốt
đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, khai thác thế mạnh của
các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, bước đầu tiếp cận các chương trình đào tạo tiên
tiến, lấy giáo dục đạo đức cho sinh viên, VĐV làm trọng tâm.
- Xây dựng Trường đến năm 2020 thành một cơ sở đào tạo cán bộ TDTT hàng đầu
Việt Nam có cơ cấu theo hướng đa ngành về TDTT và tiếp cận trình độ thế giới.
27
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/2PaT8TA
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
3.3 Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn:
3.3.1 Sứ mệnh:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có sứ mệnh là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, huấn luyện viên TDTT từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ và các tài năng thể thao
có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao và
năng lực sáng tạo giải quyết các vấn đề trong thực tiễn phục vụ sự nghiệp phát triển
TDTT trong cả nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân, góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng ngành văn hóa, thể thao và du lịch và phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở đầu thế kỷ thứ XXI.
3.3.2 Tầm nhìn:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở đào tạo đa
ngành về TDTT, đào tạo các đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD 18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31
(năm 2016), Đại hội thể thao Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát
triển kinh tế tri thức; khẳng định được là cơ sở đào tạo có vị trí và uy tín trên một số lĩnh
vực đào tạo trong khu vực ASEAN và Châu Á.
3.4 Giải pháp phát triển:
3.4.1. Giải pháp phát triển cơ cấu tổ chức trường:
a/ Mục tiêu:
Hoàn thiện bộ máy tổ chức Trường, tạo sự thống nhất trong công tác quản lý; phân
cấp quản lý rõ ràng theo mô hình cơ cấu tổ chức 3 cấp của nhà trường, phấn đấu thành
Trường đại học xuất sắc.
b/ Nội dung:
- Xây dựng đề án đổi tên Trường thành Trường Đại học TDTT Việt Nam.
- Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt cơ cấu tổ chức nhà trường.
- Xây dựng qui hoạch phát triển trường (phân hiệu 2 tại Hà Nam).
c/ Kết quả dự kiến::
* Ban giám hiệu: gồm Hiệu trưởng và 4 Phó Hiệu trưởng (cần thêm 02 Phó Hiệu trưởng).
* Các đơn vị thuộc Ban giám hiệu:
- Cơ cấu Trường, viện, trung tâm gồm:
+ Viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ TDTT.
+ Viện thể thao thành tích cao.
28
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/2PaT8TA
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Viện quy hoạch và quản lý dịch vụ đào tạo - nghiên cứu khoa học.
+ Viện Võ dân tộc.
- Phấn đấu trong năm 2013, thành lập được Viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học
công nghệ thể dục thể thao trên cơ sở Trung tâm Khoa học kỹ thuật TDTT hiện nay.
- Các Trường, Viện, Trung tâm gồm: 01 Trường, 4 Viện, 5 Trung tâm (Trung tâm
Thông tin – Tư liệu, Trung tâm đào tạo vận động viên, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học,
Thư viện trung tâm, Thư viện thuộc các trường, viện).
- Cơ cấu phòng: có 8 – 9 phòng chức năng, sẽ tách một số phòng và lập mới như sau:
Phòng Đào tạo Phòng Công tác sinh viên Phòng Khảo thí
Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Công tác chính trị Phòng Thanh tra giáo dục
Phòng Tài vụ
Phòng Hành chính tổng hợp +
Quản trị
Trung tâm Y tế - chăm sóc
sức khỏe
- Cơ cấu khoa gồm: 8 – 10 khoa: Sẽ tách khoa tại chức – sau đại học thành 2 khoa và
lập thêm các khoa:
Khoa tại chức (vừa làm vừa
học)
Khoa Du lịch
Khoa giáo dục thể chất –
quốc phòng
Khoa sau đại học
Khoa Truyền thông thể dục
thể thao
Khoa TDTT – Du lịch
Khoa thể thao giải trí
Khoa Giáo dục thể chất -
Ngoại ngữ
Khoa quan hệ quốc tế.
- Các bộ môn: Có 6 – 7 bộ môn lý luận và khoảng 20 bộ môn thực hành.
* Xây dựng cơ cấu đơn vị theo từng giai đoạn:
Căn cứ 3 đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển nguồn nhân lực
cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ đề án phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, nhà trường sẽ lựa chọn ưu tiên
thành lập mới các đơn vị cho phù hợp.
TT Cơ cấu đơn vị
Giai đoạn
2013 - 2015 2015 – 2020 2020 -2030
1 Ban giám hiệu 4 – 5 người 5 người 5 người
2 Trường (trực thuộc) 01 trường
3 Viện (trực thuộc) 1 3 4 – 5
4 Các Trung tâm 5 6 – 7 8
5 Các Khoa 7 8 – 9 9 – 10
6 Các Phòng chức năng 7 8 – 9 9 - 10
7 Bộ môn lý thuyết 5 6 -7 7 – 8
8 Bộ môn thực hành 14 16 – 18 20
9 Trạm Y tế (Trung tâm Y tế
chăm sóc sức khỏe)
01
29
6106816

More Related Content

What's hot

Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
nataliej4
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
nataliej4
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
nataliej4
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
nataliej4
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2
Hiền Angel
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Tài Bùi
 
Spm 2013 nhom1_thuc hanh
Spm 2013 nhom1_thuc hanhSpm 2013 nhom1_thuc hanh
Spm 2013 nhom1_thuc hanhdientunamkhanh
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
nataliej4
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Royal Scent
 
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đQuy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt NamLuận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
vietlod.com
 

What's hot (20)

Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2Quản trị sản xuất 2
Quản trị sản xuất 2
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
 
Spm 2013 nhom1_thuc hanh
Spm 2013 nhom1_thuc hanhSpm 2013 nhom1_thuc hanh
Spm 2013 nhom1_thuc hanh
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA VÀ MẠNG LƯỚI ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
 
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đQuy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
Quy trình quản lý chất lượng phần mềm của công ty phần mềm, 9đ
 
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt NamLuận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
Luận văn: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại NHTMCP Kỹ thương Việt Nam
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
 

Similar to đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNIĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay doXay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
0907907734
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
QUOCDATTRAN5
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
Trần Trung
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
nataliej4
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
nataliej4
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
QucBoTrn11
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
jackjohn45
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đTái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAYĐề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Luận Văn 1800
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (20)

Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNIĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác marketing nội thất tại CTY dFUNI
 
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay doXay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMIbáo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
báo cáo thực tập công ty cổ phần xi măng quán triều VVMI
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
 
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docxBáo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
Báo-cáo-thực-tập-tốt-nghiệp.docx
 
20259
2025920259
20259
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đTái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty xếp dỡ Cảng Hải Phòng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAYĐề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
Đề tài: Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty vận tải hàng hóa, HAY
 
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
Tái cấu trúc nguồn vốn tại công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng để phù hợp với môi...
 
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 

Recently uploaded (20)

Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 

đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • 1. BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ---------- đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninh giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 BẮC NINH – 10/2013 0
  • 2. 1
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3 1. Sự cần thiết xây dựng đề án:....................................................................................................3 2. Căn cứ xây dựng đề án:...........................................................................................................3 2.1. Căn cứ mang tính quan điểm:...........................................................................................3 2.2 Căn cứ mang tính pháp lý:.................................................................................................4 2.3 Căn cứ mang tính thực tiễn:...............................................................................................5 3. Bố cục đề án:...........................................................................................................................6 Phần thứ nhất THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013.................................................................................................................................................7 1.1 Công tác đào tạo:...............................................................................................................7 1.1.1 Thành tựu:......................................................................................................................7 1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:...................................................................................9 1.2.1 Thành tựu:......................................................................................................................9 1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục:.................................................................................10 1.3 Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:.................................................10 1.3.1 Thành tựu:....................................................................................................................10 1.3.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................11 1.4 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên.....................11 1.4.1 Thành tựu:.....................................................................................................................11 1.4.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................12 1.5 Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................................13 1.5.1 Thành tựu:.....................................................................................................................13 1.5.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................14 1.6 Công tác học sinh, sinh viên............................................................................................14 1.6.1 Thành tựu:.....................................................................................................................14 1.6.2 Những hạn chế cần khắc phục:.....................................................................................15 1.7 Công tác quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng.............................................................15 1.7.1 Thành tựu:.....................................................................................................................15 1.7.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................16 1.8 Công tác quản trị tài chính...............................................................................................16 1.8.1 Thành tựu:....................................................................................................................16 1.8.2 Những điểm yếu cần khắc phục:.................................................................................17 1.9 Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo:......................................................................17 1.9.1 Thành tựu:.....................................................................................................................17 2
  • 4. 1.9.2 Những điểm yếu cần khắc phục:..................................................................................17 1.10. Đánh giá chung:...........................................................................................................17 1.10.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân:.................................................................17 1.10.2 Những hạn chế và nguyên nhân:...............................................................................18 Phần thứ Hai CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........19 2.1 Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong tình hình hiện nay:............................................................................................................................19 2.1.1 Yếu tố quốc tế:............................................................................................................19 2.1.2 Yếu tố trong nước:.......................................................................................................19 2.2 Phân tích TOWS:.................................................................................................................20 2.2.1 Thách thức – Cơ hội.....................................................................................................20 2.2.2 Điểm yếu – Điểm mạnh:...............................................................................................22 2.3 Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030:......................23 Phần thứ Ba QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........24 3.1 Quan điểm đề án:.................................................................................................................24 3.2 Mục tiêu đề án:....................................................................................................................24 3.2.1 Mục tiêu tổng quát:......................................................................................................24 3.2.2 Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................................25 3.3 Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn:..........................................................................................26 3.3.1 Sứ mệnh:.......................................................................................................................26 3.3.2 Tầm nhìn:......................................................................................................................26 3.4 Giải pháp phát triển:............................................................................................................26 3.4.1. Giải pháp phát triển cơ cấu tổ chức trường:................................................................26 3.4.2. Giải pháp phát triển đào tạo:........................................................................................28 3.4.3. Giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu:..............................................30 3.4.4. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên................32 3.4.5. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................34 3.4.6. Giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ:.......................................36 3.4.7. Giải pháp phát triển công tác học sinh, sinh viên........................................................38 3.4.8. Giải pháp kiểm định chất lượng đào tạo......................................................................40 3.4.9. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính.....................................................................41 3.4.10. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo...............................................42 3
  • 5. 3.4.11. Giải pháp quản lý chất lượng cơ sở đào tạo:.............................................................43 3.4.12. Giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo:........................................................44 3.4.13. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu..........................................................45 3.5 Lộ trình thực hiện:...............................................................................................................47 Phần thứ Tư TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............................................................................................................52 4.1 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đề án:........................................................................52 4.1.1. Chỉ tiêu định tính:........................................................................................................52 4.1.2. Chỉ tiêu định lượng:.....................................................................................................52 4.2 Tổ chức thực hiện:...............................................................................................................53 4.2.1. Thành lập bộ máy tổ chức thực hiện đề án:.................................................................53 4.2.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện:......................................................................................53 4.2.3 Phân công trách nhiệm:................................................................................................53 4.2.4 Dự báo giá trị của văn bản đề án:.................................................................................53 4.3 Phương án kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án:...................................................................54 4.3.1 Tổ chức kiểm tra:..........................................................................................................54 4.3.2 Tổ chức đánh giá...........................................................................................................54 4.4 Một số kiến nghị, đề xuất:...................................................................................................54 4.4.1 Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:.........................................................................54 4.4.2 Với các Bộ, ngành, địa phương liên quan.....................................................................55 4
  • 6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng đề án: Một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế và nhanh chóng tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Thể dục thể thao (TDTT) là lĩnh vực văn hóa đặc biệt có chức năng phát triển các năng lực thể chất và khả năng thích nghi của con người đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, phát triển TDTT và thể thao là góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. TDTT là một hiện tượng xã hội nhiều mặt, nhiều chức năng, TDTT và thể thao ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội và trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội nước ta. Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của TDTT nước ta đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược phát triển đồng bộ, khoa học với lộ trình phù hợp có tính ưu tiên, đột phá. Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2020 là cụ thể hóa chủ trương đổi mới giáo dục đại học Việt Nam của Đảng và Nhà nước; đặc biệt là kết luận số 51- KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kết luận số 51- KL/TW nêu trên. Mặt khác, Đề án phát triển Trường liên quan mật thiết với Chiến lược phát triển văn hóa nói chung; Chiến lược phát triển TDTT nói riêng và đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Xác định đúng đắn Đề án phát triển Trường là cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Trường, khẳng định vị trí, vai trò của Trường trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực TDTT có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 2. Căn cứ xây dựng đề án: 2.1. Căn cứ mang tính quan điểm: - Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, là một mặt quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ nhân dân, phục vụ 5
  • 7. nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân. - TDTT phải mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân. Phát huy vốn văn hoá cổ truyền dân tộc, đảm bảo tính khoa học trong tập luyện và thi đấu, phù hợp với mọi người thuộc mọi đối tượng, trên mọi địa bàn. - Phải lấy TDTT quần chúng làm nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao. Lấy thanh thiếu niên, nhi đồng làm đối tượng đề án. Lấy trường học làm địa bàn đề án. - Phải xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá thể thao, kết hợp Nhà nước với nhân dân cùng làm, chuyển dần hoạt động tác nghiệp cho các tổ chức xã hội các cơ sở thể thao ngoài công lập, các đơn vị sự nghiệp của các ngành, địa phương thực hiện. - Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về TDTT, phục vụ đường lối đối ngoại đa phương, đa dạng của Đảng và Nhà nước. 2.2 Căn cứ mang tính pháp lý: - Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi 2005); - Luật giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012; - Điều lệ trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ); - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011 - 2020, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI, năm 2011; - Luật TDTT được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; - Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TDTT; - Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020; - Chiến lược phát triển triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ); - Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ); - Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; 6
  • 8. - Quyết định số 3000/QĐ-BVHTTDL ngày 09/7/2008 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; - Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; - Quyết định số 1060/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011 - 2020”; - Quyết định số 3067/QĐ-BVHTTDL ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch “Phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao 2011 - 2020”; - Thông tư số 10/2009/TT – BGDĐT ngày 07/5/2009; Thông tư số 38/2010/TT– BGDĐT ngày 22/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT – BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; bổ sung một số điều Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT – BGDĐT; - Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 31 tháng 10 năm 2012 Hội nghị Trương ương lần thứ 6, khóa XI về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; - Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI về Đề án “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; 2.3 Căn cứ mang tính thực tiễn: - Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trí tuệ và thể chất phát triển trong lĩnh vực TDTT đáp ứng việc xây dựng đất nước đến năm 2020 thành nước công nghiệp hiện đại mà đại hội X của Đảng đề ra. - Góp phần thực hiện mục tiêu của Luật TDTT là “Vì sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. - Thực hiện Chỉ thị 296/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012. 7
  • 9. - Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 là “Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. 3. Bố cục đề án: Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 gồm các phần: - Lời mở đầu - Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2013. - Phần thứ hai: Các yếu tố tác động, Bối cảnh và dự báo nhu cầu phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Phần thứ ba: Quan điểm, mục tiêu đề án, giải pháp và lộ trình phát triển của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2014 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện. - Phụ lục. 8
  • 10. Phần thứ Nhất THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 1.1 Công tác đào tạo: 1.1.1 Thành tựu: a/ Về mô hình đào tạo: - Ngành đào tạo: Năm 2012 nhà trường đã đào tạo sinh viên ở 4 ngành học với 4 mã số cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo. - Bậc đào tạo: Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được một hệ thống đào tạo tương đối hoàn chỉnh gồm 5 bậc: đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ, đào tạo cao đẳng, đào tạo đại học, đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ. - Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết. - Đối tượng tuyển sinh: Trong cả nước (riêng đối tượng VĐV có đẳng cấp, huy chương, thành tích thể thao tại các giải đấu được ưu tiên trong quá trình tuyển sinh). b/ Quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của nhà trường trong năm học 2011 – 2012 là: + Hệ đại học chính quy 3018 sinh viên. + Hệ đại học vừa học vừa làm 946 sinh viên. + Đại học liên thông 608 sinh viên. + Cao học 460 học viên. + Nghiên cứu sinh 11 học viên. + Hệ VĐV khoảng 160 VĐV. + Hệ năng khiếu 41 học sinh. Năm 2013, quy mô đào tạo các hệ của nhà trường so với tổng chỉ tiêu quy mô đào tạo về lĩnh vực TDTT của cả nước ở các bậc học: - Vận động viên trẻ: khoảng 200 VĐV (Trường ĐH TDTT Bắc Ninh là trường duy nhất đào tạo VĐV cho các tuyến trên). - Đại học: 1100 chỉ tiêu hệ chính quy, chiếm 13, 44% tổng chỉ tiêu cả nước về đào tạo cán bộ TDTT. - Thạc sĩ: 180 chỉ tiêu, có số lượng lớn nhất cả nước về đào tạo cán bộ TDTT có trình độ thạc sĩ (căn cứ số lượng tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư hướng dẫn) . - Tiến sĩ: 15 chỉ tiêu, đây là năm thứ 2 nhà trường tuyển nghiên cứu sinh. 9
  • 11. c/ Cơ cấu ngành đào tạo: Năm học 2011 - 2012 đã đào tạo 3018 sinh viên ở 4 ngành: - Ngành Giáo dục thể chất 1903 sinh viên, chiếm 63% - Ngành Huấn luyện thể thao 895 sinh viên, chiếm 30%. - Ngành Quản lý TDTT 115 sinh viên, chiếm 3,6%. - Ngành Y sinh học TDTT 105 sinh viên, chiếm 3,4%. Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn quốc có 48 cơ sở đào tạo ngành Giáo dục thể chất, tuy nhiên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có số ngành đào tạo là đa dạng nhất. So với các năm trước đây thì thị phần đào tạo của nhà trường có giảm hơn; cụ thể: Năm 2003 2004 2006 2013 Thị phần (%) 44.64% 31.32% 24.69% 13.44% (Nguồn thống kê của phòng Thanh tra – Khảo thí) So sánh điểm chuẩn đầu vào ở các năm giữa các cơ sở đào tạo thì điểm chuẩn vào Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cao nhất. d/ Quy trình đào tạo: Hiện nay việc tổ chức đào tạo của nhà trường thực hiện theo niên chế. - Nhà trường đã có một số công cụ quản lý quá trình tổ chức đào tạo, tạo tiền đề cho đào tạo theo tín chỉ, như xây dựng được kế hoạch đào tạo với thời khóa biểu ổn định cả năm và toàn khoá học, sinh viên ngành HLTT có thể học theo hình thức tích lũy,... - Đã qui chuẩn được các chương trình đào tạo theo các học phần (modul). e/ Kết quả sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp: - Số lượng sinh viên ra trường hàng năm có việc làm sau 6 tháng đảm bảo đúng ngành được đào tạo đạt ở mức 80% (theo số liệu khảo sát năm 2010). Đạt được tỷ lệ này là do: + Sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được trang bị kiến thức chuyên ngành rất tốt, đây là thế mạnh mà các trường khác không có. + Sinh viên có thể vận dụng giảng dạy cùng lúc nhiều môn thể thao. + Biết vận dụng các kỹ năng mềm như: giao tiếp, ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, công tác văn phòng … tuy nhiên còn nhiều hạn chế. Một áp lực khác trong quá trình xin việc của sinh viên đó là: - Số lượng sinh viên ra trường nhiều (nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên ngành TDTT,….). - Nhu cầu về cán bộ giáo viên thể thao ở các trường ít hơn so với các môn khác (mỗi trường từ 2 – 3 giáo viên thể dục, các trường thường bố trí giáo viên kiêm dạy,…). 10
  • 12. 1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Sản phẩm đào tạo của Trường chưa thực sự là nguồn nhân lực trình độ cao, hàm lượng tri thức còn thấp. - Hình thức tổ chức dạy học còn lạc hậu, phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới, phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo còn mang tính chủ quan. - Chưa tổ chức đào tạo theo tín chỉ, quá trình đào tạo vẫn theo niên chế kém linh hoạt, không còn phù hợp với tình hình phát triển mới của đất nước. - Chưa khai thác triệt để nguồn nhân lực khoa học của ngành cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Liên thông, liên kết đào tạo trong và ngoài nước còn cầm chừng, kém chất lượng. - Lực lượng giáo viên phát triển nhanh về số lượng và bằng cấp nhưng kém về chất lượng, chưa đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực TDTT trình độ cao. 1.2 Công tác xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu: 1.2.1 Thành tựu: a/ Về chương trình đào tạo: Từ năm 2008 đến năm 2010 nhà trường đã đổi mới chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch đào tạo cho 4 ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Hiện nay nhà trường có các chương trình đào tạo: - Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Giáo dục thể chất. - Chương trình đào tạo Thạc sĩ giáo dục học. - Chương trình đào tạo cử nhân của 4 ngành: Giáo dục thể chất; Huấn luyện thể thao; Y sinh học TDTT và Quản lý TDTT. - Chương trình đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học. - Chương trình đào tạo cao đẳng chính quy. - Chương trình đào tạo vừa làm vừa học. - Các chương trình đào tạo vận động viên,... Nhà trường đã công bố chuẩn đầu ra cho 04 ngành đào tạo bậc đại học và 01 ngành cao đẳng liên thông, đang tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra cho bậc đào tạo sau đại học. b/ Giáo trình, học liệu: - Trong những năm gần đây việc xuất bản nhiều sách giáo khoa, giáo trình mới đã đáp ứng được nhu cầu đổi mới và mở 4 mã ngành đào tạo. Về đầu sách có 5 đầu sách giáo khoa, 4 đầu sách chuyên khảo, 32 đầu sách giáo trình với số lượng mỗi đầu sách khoảng 1000 cuốn. Ngoài ra còn 1700 đầu sách tham khảo với 15370 cuốn sách và một số sách, tạp chí nước ngoài đã duy trì 15 đến 36 đầu sách. Tạp chí trong nước đã duy trì 11
  • 13. được 35 đầu sách với 1500 cuốn. Đó là những thuận lợi để thư viện đáp ứng tốt nhu cầu bạn đọc của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường. - Thư viện gồm 01 tòa nhà 3 tầng với diện tích là 450m2 có 4 phòng đọc và làm việc. Phòng đọc khoảng 300m2, phòng tra cứu với những trang thiết bị tốt phục vụ bạn đọc. - Các chương trình, kế hoạch và giáo án huấn luyện được xây dựng và quản lý chặt chẽ đem lại kết quả cao trong huấn luyện. 1.1.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Sử dụng mạng Internet phục vụ chuyên môn còn hạn chế. - Các tài liệu, tạp chí nước ngoài, chưa được phổ biến rộng rãi tới giáo viên, chưa cập nhật để phục vụ trong công tác chuyên môn. Tỷ lệ đọc sách trên thư viện của giáo viên và học sinh còn thấp, có giai đoạn quản lý thư viện còn lỏng lẻo. 1.3 Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ: 1.3.1 Thành tựu: a/ Hoạt động nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của nhà trường, đây là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi giáo viên đồng thời là tiêu chí đánh giá hiệu quả lao động. Nhà trường đã quan tâm trang bị cho sinh viên kiến thức nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện chương trình giảng dạy môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học” và tổ chức hoạt động câu lạc bộ khoa học sinh viên. Hàng năm, Trường tổ chức các hội nghị khoa học cấp trường của giáo viên và sinh viên. Đề xuất phối hợp tổ chức hội nghị khoa học các trường đào tạo cán bộ TDTT trong cả nước, mở hội thảo khoa học chuyên đề như: “Hồ Chí Minh với sự nghiệp TDTT”, “Mô hình nguồn nhân lực TDTT”,... Năm 2011, nhà trường đã có 46 đề tài cấp trường; số đề tài cấp Bộ đang trong giai đoạn nghiên cứu là 4 đề tài và 03 đề tài đã nghiệm thu. Năm 2012 Trường đã triển khai thêm 01 đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước (nằm trong chương trình KX 01) và thực hiện 01 đề tài liên kết trong nước. b/ Chuyển giao công nghệ: Các đề tài nghiên cứu đã bám sát thực tiễn đào tạo, quản lý đào tạo. Do vậy, năm qua đã có trên 30 đề tài được chuyển giao ứng dụng, như: đề tài ứng dụng trong tuyển sinh của trường, ứng dụng các phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo, ứng dụng các phương pháp dạy học,... 12
  • 14. Nhà trường đã tiếp nhận và chuyển giao công nghệ của 14 loại máy, thiết bị đo lường thể thao hiện đại phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các nước Đức, Hà Lan, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Úc, Newzeland và Việt Nam. c/ Thực trạng phòng học, phòng thí nghiệm phục vụ NCKH: Hiện nay, Nhà trường đã có hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng hội thảo khoa học đáp ứng được về cơ bản mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. 1.3.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Chưa xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học. - Chưa có qui trình quản lý, chuyển giao đề tài một cách khoa học và chặt chẽ. - Việc khai thác tiềm năng nghiên cứu khoa học hiện có của nhà trường chưa tốt, dẫn đến việc nhận đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước hoặc thu hút các đề tài từ các địa phương, tạo liên kết triển khai còn hạn chế. - Quản lý chất lượng nghiên cứu khoa học, tính trung thực khách quan của các đề tài tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp cơ sở còn chưa thực hiện tốt. - Nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn ít. 1.4 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên, giáo viên. 1.4.1 Thành tựu: a/ Cơ cấu bộ máy: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học TDTT Bắc Ninh hiện nay gồm 2 cấp: - Cấp Trường - Cấp Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn, Trung tâm. Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Trường ĐH TDTT Bắc Ninh hiện nay 13 Các Hội đồng tư vấn Các khoa Các Bộ môn Các phòng, ban, trạm Các Trung tâm Ban Giám hiệu Hội đồng KH&ĐT
  • 15. b/ Đội ngũ giảng viên: Năm 2012, Trường có 228 giảng viên, có 4 cán bộ quản lý cấp trường và 41 cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, trung tâm và bộ môn. Hiện nay, số cán bộ giảng viên có trình độ thạc sỹ là 125 người chiếm 50 %; có 29 giảng viên có trình độ tiến sĩ. Đặc biệt số nhà khoa học có học vị Phó Giáo sư, Giáo sư đã tăng lên, năm 2012 nhà trường đã có 02 Giáo sư và 06 Phó Giáo sư đại diện cho các lĩnh vực chuyên môn của trường. c/ Chế độ chính sách đào tạo đối với giảng viên: Nhà trường luôn đảm bảo tốt việc thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên nhà trường. Đặc biệt, nhà trường luôn vận dụng chính sách, chế độ, điều kiện để bồi dưỡng giảng viên phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009 – 2020 cũng như Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020. Nhà trường tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo theo hình thức Hiệp định, theo đề án 911, theo hình thức liên kết ở tất cả các bậc học từ đại học trở lên. 1.4.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường hiện nay đã được đổi mới, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo đa ngành về TDTT của một trường đại học. - Cơ cấu còn chưa hoàn thiện (chưa có Hội đồng trường); còn thiếu một số bộ phận như: bộ phận xuất bản, Trung tâm đào tạo tài năng,... - Cơ cấu của Ban giám hiệu còn chưa hoàn thiện. - Cần có sự thống nhất, đồng thuận cao của các cấp quản lý, các cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên, VĐV toàn trường. - Chưa có những hoạt động cải tiến đột phá trong quản lý. - Chưa đề xuất được phương án để Bộ chủ quản ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TDTT trong cả nước (tiến tới đề nghị Bộ chủ quản giao cho Trường chịu trách nhiệm cấp các loại văn bằng chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực TDTT). Như vậy, để thực hiện tốt mục tiêu của Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 trong xu thế phát triển giáo dục của thời đại thì cơ cấu bộ máy Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong những năm tới phải được xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hướng đa ngành về thể dục thể thao. Cần mở rộng hoạt động liên kết trên mọi lĩnh vực 14
  • 16. như: liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng cán bộ, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển và hội nhập. 1.5 Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.5.1 Thành tựu: a/ Quy hoạch tổng thể về sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường: Nhà trường đã có một bản quy hoạch phát triển cơ sở vật chất đến năm 2020, đến nay mới chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ của quy hoạch. Trong những năm gần đây, nhà trường đã xây mới khu Hiệu bộ, khu giảng đường, khu nhà VĐV. Số lượng phòng học, giảng đường đáp ứng được quy mô 3500 – 4000 sinh viên. b/ Về sân bãi tập, nhà tập, thiết bị, ký túc xá: Với hệ thống sân tập, nhà tập được xây dựng hiện đại đáp ứng việc giảng dạy thực hành và huấn luyện cho khoảng 3000 học sinh, cụ thể: - Sân điền kinh: 02 - Nhà tập cầu lông: 02 - Sân bóng đá: 03 - Sân bóng chuyền: 06(có 1 bãi biển) - Nhà tập võ: 01 - Nhà thể dục dụng cụ: 02 - Nhà tập vật: 01 - Nhà tập tổng hợp: 02 - Nhà tập bóng bàn: 02 - Sân bóng rổ: 03 - Sân bóng ném: 02 - Sân quần vợt: 03 - Bể bơi 50m: 01 - Bể bơi 25m: 01 - Trường bắn: 01 c/ Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: - 02 Khu giảng đường (01 nhà 5 tầng, 01 nhà 03 tầng). - 02 nhà thi đấu tổng hợp. - Có hệ thống mạng Internet và mạng nội bộ. - Dụng cụ tập luyện tương đối hiện đại, không quá lạc hậu so với các thiết bị đang sử dụng ở Việt Nam và thế giới. - Các thiết bị ở Trung tâm thông tin tư liệu, Trung tâm khoa học kỹ thuật TDTT, phòng đánh máy đáp ứng tốt nhu cầu in các ấn phẩm tạp chí phục vụ đào tạo và NCKH. - Hệ thống máy tính: có 179 máy tính, trong đó 103 máy phục vụ đào tạo, 26 máy phục vụ nghiên cứu khoa học và 50 máy phục vụ cho công tác quản lý. - Hiện nay 100% cán bộ giáo viên giảng bài có ứng dụng công nghệ thông tin. - Ký túc xá đáp ứng được 40% tổng số vận động viên và sinh viên nhà trường, trang thiết bị trong mỗi phòng còn hạn chế. 15
  • 17. - Phòng thí nghiệm huyết học (gồm các thiết bị phân tích máu, xác định nồng độ các thành phần của máu); - Phòng thí nghiệm y – sinh học (gồm các thiết bị đo và xác định khả năng chức phận của hệ tuần hoàn, hô hấp và thần kinh cơ...); - Phòng thí nghiệm phục hồi chức năng (hệ thống ENRAF); - Phòng thí nghiệm thể lực - thể hình (hệ thống NAUNIUS). - Phòng thí nghiệm lưu động (Mobile Biomedical Laboratory). 1.5.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Tuy có nhiều phòng học song nhiều phòng còn quá hẹp, chưa thể triển khai lớp học ghép khi đào tạo theo tín chỉ. - Chưa có các công trình lớn, hiện đại đáp ứng các giải đấu quốc tế. - Việc triển khai xây dựng cơ bản còn chậm. 1.6 Công tác học sinh, sinh viên. 1.6.1 Thành tựu: - Nhà Trường đã có những biện pháp cụ thể để làm tốt công tác hỗ trợ đối với người học nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên, thúc đẩy, tạo điều kiện cho sinh viên tu dưỡng, rèn luyện và đạt kết quả cao nhất trong học tập nhằm hướng tới mục tiêu: người tốt nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. - Đảm bảo cho người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra, đánh giá. - Hàng năm, ngay từ đầu năm học, khoá học, thông qua tuần sinh hoạt chính trị đầu năm học nhà trường đã cung cấp đến người học nội dung các văn bản hướng dẫn về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, điều kiện dự thi kết thúc từng học phần hoặc môn học và các văn bản khác có liên quan. - Thông tin được cập nhật thường xuyên, cung cấp kịp thời và tương đối đầy đủ đến sinh viên. - Có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến cho người học những thông tin liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ. - Sinh viên nhà trường luôn được đảm bảo các chế độ, chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ theo quy định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, TDTT, được đảm bảo an toàn trong trường học, người học chấp hành tốt quy chế đào tạo. 16
  • 18. 1.6.2 Những hạn chế cần khắc phục: - Chưa cung cấp đến tận tay người học các văn bản về chế độ chính sách xã hội - Hoạt động giữ gìn trật tự, trị an trong nhà trường còn nhiều hạn chế (hiện tượng trộm cắp tài sản, người ngoài vào đánh sinh viên,…vẫn còn diễn ra). - Bộ phận tư vấn nghề nghiệp và tìm việc làm cho người học chưa có tính chuyên nghiệp. - Chưa tổ chức khảo sát thường xuyên về số lượng và chất lượng cán bộ ở cơ sở. - Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, VĐV chưa được đầu tư thỏa đáng. 1.7 Công tác quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng. 1.7.1 Thành tựu: Nhà trường đã được công nhận và áp dụng thống Hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình của bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 từ năm 2012 cho tất cả các đơn vị trong Trường. - Đăng tải trên website Trường các thông tin về hoạt động đảm bảo chất lượng của Trường và kết quả đạt được. Từ năm 2010 đến nay nhà trường đã công bố Ba công khai để xã hội giám sát việc đào tạo, đánh giá sản phẩm đào tạo của trường, cụ thể: + Công khai về cam kết chất lượng đào tạo: trong cam kết này nhà trường đã công bố các nội dung: sứ mạng, mục tiêu đào tạo các ngành, kế hoạch đào tạo, đối tượng tuyển sinh và số lượng sinh viên trên trang website của nhà trường. + Công khai về các điều kiện đảm bảo: số lượng giáo viên, công nhân viên, cơ sở vật chất của trường, giáo trình và khoa học công nghệ. + Công khai về tài chính: công khai tài chính và thu nhập của giáo viên trong các báo cáo của nhà trường. - Năm 2009, nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định ngoài và công nhận kết quả tự đánh giá của nhà trường là tốt. - Định kỳ 4 năm tiến hành đánh giá nội bộ theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tạm thời số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 (gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí). - Trường thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia đầy đủ đúng thành phần, đảm bảo chất lượng. 17
  • 19. - Tổ chức các cuộc đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường. - Tham gia trả lời, góp ý các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục có chất lượng, đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.7.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Tinh thần làm việc theo nhóm vẫn chưa phát triển trong cán bộ, viên chức. - Cán bộ, viên chức còn ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các thói quen của thời kỳ bao cấp, tính tự thân vận động chưa cao. - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu còn thiếu thốn. 1.8 Công tác quản trị tài chính. 1.8.1 Thành tựu: - Công tác quản lý tài chính của nhà trường luôn được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và các qui định, qui chế của nhà trường. Nhà trường đã thực hiện hoạt động tài chính theo quy chế chi tiêu nội bộ. - Cơ cấu chi tiêu đầu tư cho các lĩnh vực chính của nhà trường đã được duy trì với cơ cấu tỷ lệ tương đối ổn định từ 2005 đến nay, hiện nay có tỷ lệ chi cao hơn năm 2005. Cụ thể là Nội dung chi Năm 2005 Năm 2010 Đào tạo đại học, cao đẳng 66,5% 67,7% Đào tạo sau đại học 1,83% 2,05% Nghiên cứu khoa học 2,96% 1,4% Chương trình mục tiêu 1,36% 5,3% Đào tạo loại hình khác 27,14% 22,4% Bồi dưỡng kiến thức 0,20% 0,28% + Từ năm 2000 đến năm 2011 tổng nguồn kinh phí của nhà trường tăng theo quy luật cứ 5 năm tổng kinh phí lại tăng lên gấp đôi. + Hiện nay nguồn kinh phí từ học phí, lệ phí, nhà nước cấp năm 2011 tăng hơn so với năm 2006 (KPNN cấp 80,7% so với 63,9%; học phí năm 2006 là 6,8%, năm 2011 là 13%). Song nguồn thu khác thì năm 2011 giảm hơn so với năm 2006 (6,2% < 14,4%) + Quản lý tài chính của nhà trường luôn được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và các qui chế của nhà trường đã đề ra, cụ thể: đã triển khai hoạt động tài chính theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. 18
  • 20. 1.8.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Trong quản lý tài chính, tuy đã có quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng vẫn còn có trường hợp quản lý tài chính chưa đúng quy định của nhà nước. - Việc chi cho bồi dưỡng cán bộ, giáo viên rất hạn hẹp, chưa thể hiện được đầu tư cho khâu đột phá. - Chưa tạo được các nguồn thu phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. 1.9 Công tác hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo: 1.9.1 Thành tựu: - Hàng năm, Trường có từ 5 – 10 huấn luyện viên, vận động viên tham gia các giải đấu quốc tế. - Nhà trường đã triển khai liên kết và hợp tác với các trường Đại học TDTT của Nga, Bắc Kinh, Quảng Tây Trung Quốc cũng như các tổ chức quốc tế KOIKA và JAIKA. Việc liên kết, hợp tác quốc tế đã đem lại những kết quả nhất định. - Hàng năm, Trường cử 3 – 5 cán bộ đi đào tạo ở bậc sau đại học tại các nước có quan hệ hợp tác với nhà trường, đồng thời cử các đoàn cán bộ, giáo viên sang thăm quan học tập và trao đổi kinh nghiệm. - Trong đào tạo lưu học sinh Lào, hàng năm nhà trường luôn triển khai đào tạo từ 10 - 12 sinh viên bậc đại học và sau đại học. Nhờ quan hệ quốc tế nhà trường đã có điều kiện mở rộng thêm về trang thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. 1.9.2 Những điểm yếu cần khắc phục: - Chưa có tổng kết hàng năm về các hoạt động hợp tác quốc tế. - Chưa đa dạng trong các chương trình liên kết đào tạo cũng như còn ít các hoạt động NCKH với đối tác nước ngoài. - Chưa khai thác hết các nguồn thu về tài chính, cơ sở vật chất và tài liệu tham khảo chuyên môn của các nước có nền thể thao phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,… 1.10. Đánh giá chung: 1.10.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân: Sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng Bộ VH, TT&DL, sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ VH, TT&DL cũng như Bộ GD&ĐT cùng với sự quan tâm, tham gia đóng góp của chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội đối với công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường đã đem lại những thành tích đáng khích lệ cho nhà trường. Nhờ sự phấn đấu lao động không ngừng của các thế hệ Đảng bộ, lãnh đạo nhà trường từ Ban giám hiệu đến các đơn vị cũng như của mỗi cán bộ giảng viên, công nhân 19
  • 21. viên, sinh viên, VĐV vì mục tiêu phát huy và gìn giữ truyền thống trên 50 năm xây dựng và trưởng thành của nhà trường, tạo lập những giá trị và thương hiệu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhờ sự phát triển kinh tế văn hóa, nhu cầu thưởng thức văn hóa thể thao ngày một nâng cao, xã hội càng hiểu và quan tâm đến vấn đề sức khỏe từ đó tạo môi trường và các điều kiện tốt để nhà trường phát triển. 1.10.2 Những hạn chế và nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan của những điểm yếu - Quan điểm “lựa chọn khâu đột phá, lĩnh vực ưu tiên và cơ sở trọng điểm để tập trung nguồn lực tạo bước chuyển rõ rệt” của Chính phủ chưa được quán triệt triệt để. - Áp lực số lượng nguồn nhân lực dẫn tới quá tải trong tổ chức đào tạo, nhất là trong đào tạo thạc sĩ. - Áp lực tạo nguồn thu dẫn tới hiện tượng chạy theo số lượng, nới lỏng chất lượng. - Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học còn mang tính chủ quan. - Chất lượng đầu vào thấp, nhất là năng lực tư duy. - Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế. * Nguyên nhân chủ quan của những điểm yếu: - Buông lỏng quản lý đào tạo dẫn tới trật tự, kỉ cương bị xem nhẹ. - Thiếu mạnh dạn trong quản lý đào tạo thạc sĩ dẫn tới “nới lỏng”, “dễ dãi”. - Chưa quyết đoán về những chủ trương, giải pháp chiến lược trong xây dựng đội ngũ giáo viên. - Năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược của cán bộ quản lý các cấp trong nhà trường còn hạn chế. 20
  • 22. Phần thứ Hai CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, BỐI CẢNH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 2.1 Các yếu tố tác động đến công tác đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong tình hình hiện nay: 2.1.1 Yếu tố quốc tế: Phát triển kinh tế tri thức là xu thế của thế kỷ XXI. Khoa học công nghệ là cơ sở và động lực làm thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục trong các trường, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực cao cho nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi trường đại học phải quan tâm. Cạnh tranh kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, do đó giáo dục phải tiên phong “Giáo dục trong thế kỷ 21 phải thực hiện sức mạnh văn hóa, tiến trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa với từng con người với tất cả các quốc gia”. Do đó phát triển giáo dục và đào tạo là tiền đề có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực TDTT đã và đang phát triển mạnh mẽ, rõ rệt thể hiện ở số lượng các câu lạc bộ tập luyện TDTT ngày càng tăng, nhiều tổ chức, tập đoàn đầu tư cho phát triển TDTT. Việc phát triển các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ thông tin tạo điều kiện mở rộng, hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị văn hóa tinh hoa của mỗi quốc gia. 2.1.2 Yếu tố trong nước: Trong cương lĩnh phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định khoa học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020. Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trong hơn 20 năm đổi mới luôn phát triển và ổn định. Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên rõ rệt, từ nước có thu nhập thấp đến 2010 đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tất cả những bối cảnh ấy là tiềm năng cho phát triển giáo dục nói chung và nói riêng đối với mỗi trường. Đó là lợi thế cho xây dựng kế hoạch chiến lược Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 21
  • 23. Hiện nay, số lượng các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT ngày càng tăng (đã có trên 60 cơ sở) đã và đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về số lượng và chất lượng đào tạo. Đây chính là thách thức, nguy cơ làm mất vị trí số một của nhà trường, do vậy đòi hỏi nhà trường phải định hướng phát triển có tính chiến lược rất cao. Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tạo ra những thời cơ thuận lợi đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cần phải nghiên cứu trong quá trình xây dựng Đề án phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 2.2 Phân tích TOWS: 2.2.1 Thách thức – Cơ hội. Thách thức Cơ hội 1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược còn hạn chế, nếu không xác định được tầm nhìn thì giá trị của chiến lược rất thấp. 1. Những năm gần đây, công tác xây dựng chiến lược của các trường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, tạo điều kiện. 2. Sự đầu tư về nguồn lực của nhà trường đã được tăng lên, nếu không có sự quản lý tốt thì sẽ lãng phí, sử dụng không hiệu quả.. 2. Nhà trường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là trường trọng điểm để đầu tư các điều kiện phát triển (1 trong 5 trường trọng điểm thuộc Bộ). 3. Dễ bị phụ thuộc về khoa học công nghệ, chương trình đào tạo khi hội nhập quốc tế. (chỉ học và làm theo, không tự chủ động) 3. Chính sách hội nhập quốc tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nhà trường thường xuyên cử cán bộ học tập và nghiên cứu tại các nước có quan hệ hợp tác với nhà trường. 4. Lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao còn thiếu, số nhà khoa học đầu ngành ít, phương pháp giảng dạy học tập còn lạc hậu. Chưa tiếp cận được với các phương pháp giảng dạy hiện đại và tiên tiến trên thế giới. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giảng viên còn hạn chế. 4. Nhà trường đã định hướng và thực hiện đào tạo cán bộ theo đáp ứng nhu cầu xã hội, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Khẳng định được chất lượng đào tạo của nhà trường. 5. Thương hiệu của nhà trường đối với xã hội, nguy cơ mất vị trí số 1 trong lĩnh vực đào tạo cán bộ TDTT. 5. Nhà trường có bề dày trên 50 năm xây dựng và phát triển, luôn giữ vững vị trí số 1 về đào tạo cán bộ TDTT cho xã hội; đào tạo cán bộ, chuyên gia cho các trường, các địa phương. 6. Số lượng tuyển sinh đầu vào giảm, chất 6. Xác định được quyền tự chủ, tự chịu 22
  • 24. lượng văn hóa đầu vào của sinh viên thấp. Kinh phí phục vụ đào tạo chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp. trách nhiệm về tài chính, chất lượng tuyển sinh,… 7. Hiện tượng sao chép các đề tài NCKH hoặc đề tài thiếu tính thực tiễn đang là nguy cơ dẫn đến chất lượng kém trong công tác nghiên cứu khoa học. 7. Nhà trường có nhiều cơ hội thực hiện các đề tài cấp Bộ, Ngành, cấp Nhà nước. Có môi trường đào tạo để ứng dụng các đề tài NCKH. 8. Nếu việc bố trí, sử dụng cán bộ không hợp lý sẽ không phát huy được năng lực và sức sáng tạo của cán bộ có trình độ cao. 8. Nhà trường từng bước xây dựng cơ cấu bộ máy hợp lý, tạo cơ hội để cán bộ giảng viên tham gia công tác quản lý. 9. Việc xây dựng mục tiêu, sứ mạng phát triển nhà trường trong giai đoạn mới? 9. Việc mở rộng quy hoạch phát triển trường tại Hà Nam là cơ hội để nhà trường xây dựng mục tiêu, sứ mạng trong 10 năm tới. 10. Việc đào tạo, cấp chứng chỉ cho các loại hình bồi dưỡng về lĩnh vực thể thao? Chuyên gia về lĩnh vực thể thao thành tích cao, phương pháp tiếp cận thể thao hiện đại? 10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo cơ chế để nhà trường cùng các đơn vị của Bộ thực hiện việc đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng về lĩnh vực thể thao thành tích cao,… 11. Việc chuẩn bị các nguồn lực: còn người, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá tiến tới đổi mới phương pháp dạy học. 11. Được Bộ VH,TT&DL quan tâm đầu tư phát triển tài liệu, giáo trình học tập. Bồi dưỡng cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 23
  • 25. 2.2.2 Điểm yếu – Điểm mạnh: Điểm yếu Điểm mạnh 1. Còn chậm đổi mới trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo trình độ cao ở khu vực và trên thế giới. 1. Trường có bề dày phát triển trên 50 năm, đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ TDTT có đức, có tài phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT các thời kỳ cách mạng 2. Chưa đầu tư nhiều trong công tác quảng bá thương hiệu nhà trường. 2. Thương hiệu nhà trường được khẳng định, nhà trường luôn giữ vị trí số 1 về lĩnh vực đào tạo TDTT. 3. Công tác qui hoạch cán bộ còn chậm, hiệu quả chưa cao, sự phối hợp công việc giữa các đơn vị còn chưa hiệu quả. 3. Công tác xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đáp ứng được mục tiêu phát triển nhà trường. 4. Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, bị ảnh hưởng áp lực về số lượng. 4. Nhà trường luôn đảm bảo quy mô đào tạo trên 5000 sinh viên (qui đổi), có cơ cấu ngành học, bậc học hợp lý. 5. Kết quả đào tạo chưa đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. 5. Hệ thống chương trình đào tạo đầy đủ từ bậc Trung cấp đến Tiến sĩ và các chương trình đào tạo vận động viên. 6. Chưa đầu tư các phòng học chuyên dụng (phòng học ngoại ngữ), thiếu phương pháp giảng dạy hiện đại, phương pháp giảng dạy thực hành còn thiếu công cụ hỗ trợ. 6. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy được đảm bảo với quy mô trên 5000 sinh viên. 7. Chưa có cán bộ NCKH theo từng lĩnh vực chuyên sâu, công tác triển khai ứng dụng đề tài NCKH còn chậm. 7. Nhà trường đã thực hiện các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước. 8. Nội dung chương trình đào tạo còn nhiều, vấn đề học tập ngoại khóa của sinh viên chưa được quan tâm. 8. Nhà trường thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo tiến tới đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 9. Cơ cấu tài chính chưa hợp lý, nguồn thu từ hoạt động NCKH còn ít. 9. Thực hiện công tác tài chính theo đúng quy định của Nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ. 10. Hợp tác quốc tế chủ yếu là việc cử cán bộ tham gia học tập kinh nghiệm, chưa có các đối tác chiến lược 10. Có mối quan hệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đây là cơ hội để cử cán bộ học tập, trao đổi chuyên gia trong các lĩnh vực. 24
  • 26. 11. Tài liệu giáo trình nhiều, nhưng còn lạc hậu, một số tài liệu đã quá 10 năm. Các môn học mới vẫn còn thiếu. 11. Có trên 90% số môn học có giáo trình, tài liệu học tập. 2.3 Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030: * Giai đoạn 2014 – 2015: Xây dựng Trường theo hướng hiện đại trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu về đội ngũ cán bộ TDTT có trình độ chuyên môn cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ TDTT hàng đầu của cả nước. *Giai đoạn 2015 – 2020: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở đào tạo đa ngành về TDTT, đào tạo các đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD 18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31 (năm 2016), Đại hội thể thao Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; chuẩn bị các điều kiện cơ sở pháp lý để hội nhập tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực và thế giới. * Giai đoạn 2020 – 2030 (tầm nhìn 2030): Xây dựng Trường đến năm 2030 thành Trường đại học xuất sắc khẳng định được là cơ sở đào tạo có vị trí và uy tín trên một số lĩnh vực đào tạo trong khu vực ASEAN và Châu Á. 25
  • 27. Phần thứ Ba QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 3.1 Quan điểm đề án: - Xây dựng và phát triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo một lộ trình khoa học phù hợp với các điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính dân tộc và hiện đại, có tầm nhìn tương lai. Xây dựng Trường cần xuất phát từ nhu cầu phát triển khách quan của xã hội, phải quán triệt mục tiêu, quan điểm, nội dung các Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam; Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam và Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam và Đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trường là một cơ sở giáo dục để hiện thực hóa những nội dung quan trọng của 3 chiến lược trên. - Xây dựng nhà trường phải đặt nhà trường vào vị trí trong thời kỳ phát triển của xã hội, phải xuất phát từ nhu cầu xã hội, coi nhà trường là một bộ phận trong hệ thống giáo dục Việt Nam, là nhân tố thực hiện sứ mạng, mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020. - Trong quá trình hội nhập quốc tế phải bảo đảm các quy định, nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước, phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, phát huy truyền thống, giá trị của nhà trường. - Phát triển nhà trường cần có trọng điểm, muốn có sự cạnh tranh để phát triển cần coi trọng đổi mới quản lý, xác định những nhiệm vụ trọng điểm từ đó ưu tiên đầu tư có hiệu quả. Các giải pháp phát triển nhà trường phải tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo với khâu đột phá cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. - Xây dựng và phát triển Trường trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Trường. Trong quá trình triển khai chiến lược đòi hỏi phải có sự sáng tạo, linh hoạt, vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố, tác động hỗ trợ lẫn nhau. 3.2 Mục tiêu đề án: 3.2.1 Mục tiêu tổng quát: * Mục tiêu tổng quát của đề án đến năm 2030: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh sẽ trở thành một trường đại học tiếp cận trình độ đẳng cấp quốc tế, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và tài năng thể thao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển TDTT và thể thao đất nước trong nửa đầu thế kỉ XXI. 26
  • 28. *Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2014 – 2020: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở đào tạo đa ngành về TDTT, đào tạo các đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD 18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31 (năm 2016), Đại hội thể thao Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu vực và thế giới ở một số ngành mũi nhọn. 3.2.2 Mục tiêu cụ thể: * Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2015: - Xây dựng trường theo mô hình chức năng: Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài. - Xây dựng trường theo mô hình tổ chức 3 cấp: + Cấp Trường. + Cấp Khoa, Trung tâm, Viện, Phòng. + Cấp Bộ môn (bộ môn là đơn vị tế bào tổ chức của trường). - Xây dựng đội ngũ cán bộ có cơ cấu phù hợp giữa cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và cán bộ chức năng. - Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng cơ cấu ngành học, môn học hợp lý phục vụ đào tạo đa ngành về TDTT. - Đảm bảo quy mô đào tạo khoảng 4000 – 4500 sinh viên chính quy và 6000 – 6500 sinh viên qui đổi các loại; khoảng 200 – 250 VĐV tài năng thể thao. - Đổi mới phương thức quản lý và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học theo hướng liên kết, hợp tác với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và thiết thực phục vụ phong trào TDTT nước nhà. * Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2015 - 2020: - Trang bị, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật – công nghệ theo hướng tự khai thác, sản xuất, liên kết với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước phục vụ tốt đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, khai thác thế mạnh của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, bước đầu tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến, lấy giáo dục đạo đức cho sinh viên, VĐV làm trọng tâm. - Xây dựng Trường đến năm 2020 thành một cơ sở đào tạo cán bộ TDTT hàng đầu Việt Nam có cơ cấu theo hướng đa ngành về TDTT và tiếp cận trình độ thế giới. 27 Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/2PaT8TA Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 29. 3.3 Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn: 3.3.1 Sứ mệnh: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có sứ mệnh là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên TDTT từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ và các tài năng thể thao có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao và năng lực sáng tạo giải quyết các vấn đề trong thực tiễn phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT trong cả nước, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng ngành văn hóa, thể thao và du lịch và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ở đầu thế kỷ thứ XXI. 3.3.2 Tầm nhìn: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở đào tạo đa ngành về TDTT, đào tạo các đối tượng cán bộ TDTT và tài năng thể thao phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ASIAD 17 (năm 2015), ASIAD 18 (năm 2019) và Đại hội thể thao Olympic lần thứ 31 (năm 2016), Đại hội thể thao Olympic lần thứ 32 (năm 2020), tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức; khẳng định được là cơ sở đào tạo có vị trí và uy tín trên một số lĩnh vực đào tạo trong khu vực ASEAN và Châu Á. 3.4 Giải pháp phát triển: 3.4.1. Giải pháp phát triển cơ cấu tổ chức trường: a/ Mục tiêu: Hoàn thiện bộ máy tổ chức Trường, tạo sự thống nhất trong công tác quản lý; phân cấp quản lý rõ ràng theo mô hình cơ cấu tổ chức 3 cấp của nhà trường, phấn đấu thành Trường đại học xuất sắc. b/ Nội dung: - Xây dựng đề án đổi tên Trường thành Trường Đại học TDTT Việt Nam. - Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt cơ cấu tổ chức nhà trường. - Xây dựng qui hoạch phát triển trường (phân hiệu 2 tại Hà Nam). c/ Kết quả dự kiến:: * Ban giám hiệu: gồm Hiệu trưởng và 4 Phó Hiệu trưởng (cần thêm 02 Phó Hiệu trưởng). * Các đơn vị thuộc Ban giám hiệu: - Cơ cấu Trường, viện, trung tâm gồm: + Viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ TDTT. + Viện thể thao thành tích cao. 28 Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/2PaT8TA Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 30. + Viện quy hoạch và quản lý dịch vụ đào tạo - nghiên cứu khoa học. + Viện Võ dân tộc. - Phấn đấu trong năm 2013, thành lập được Viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thể dục thể thao trên cơ sở Trung tâm Khoa học kỹ thuật TDTT hiện nay. - Các Trường, Viện, Trung tâm gồm: 01 Trường, 4 Viện, 5 Trung tâm (Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Trung tâm đào tạo vận động viên, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Thư viện trung tâm, Thư viện thuộc các trường, viện). - Cơ cấu phòng: có 8 – 9 phòng chức năng, sẽ tách một số phòng và lập mới như sau: Phòng Đào tạo Phòng Công tác sinh viên Phòng Khảo thí Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Công tác chính trị Phòng Thanh tra giáo dục Phòng Tài vụ Phòng Hành chính tổng hợp + Quản trị Trung tâm Y tế - chăm sóc sức khỏe - Cơ cấu khoa gồm: 8 – 10 khoa: Sẽ tách khoa tại chức – sau đại học thành 2 khoa và lập thêm các khoa: Khoa tại chức (vừa làm vừa học) Khoa Du lịch Khoa giáo dục thể chất – quốc phòng Khoa sau đại học Khoa Truyền thông thể dục thể thao Khoa TDTT – Du lịch Khoa thể thao giải trí Khoa Giáo dục thể chất - Ngoại ngữ Khoa quan hệ quốc tế. - Các bộ môn: Có 6 – 7 bộ môn lý luận và khoảng 20 bộ môn thực hành. * Xây dựng cơ cấu đơn vị theo từng giai đoạn: Căn cứ 3 đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển nguồn nhân lực cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Căn cứ đề án phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, nhà trường sẽ lựa chọn ưu tiên thành lập mới các đơn vị cho phù hợp. TT Cơ cấu đơn vị Giai đoạn 2013 - 2015 2015 – 2020 2020 -2030 1 Ban giám hiệu 4 – 5 người 5 người 5 người 2 Trường (trực thuộc) 01 trường 3 Viện (trực thuộc) 1 3 4 – 5 4 Các Trung tâm 5 6 – 7 8 5 Các Khoa 7 8 – 9 9 – 10 6 Các Phòng chức năng 7 8 – 9 9 - 10 7 Bộ môn lý thuyết 5 6 -7 7 – 8 8 Bộ môn thực hành 14 16 – 18 20 9 Trạm Y tế (Trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe) 01 29 6106816