SlideShare a Scribd company logo
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ............... 01
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................ ................................ ............. 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ................ 02
1.2.1. Mục tiêu chung................................ ................................ ..................... 02
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................ ................................ ..................... 02
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................ ................................ .................. 02
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................ ................................ .................. 02
1.4.1. Không gian................................ ................................ ........................... 02
1.4.2. Thời gian................................ ................................ .............................. 02
1.5. Lược khảo tài liệu liên quan................................ ................................ ....03
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................ ................................ ................................ ...05
2.1. Phương pháp luận................................ ................................ .................... 05
2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược marketing ....................... 05
2.1.2. Quá trình xây dựng chiến lược marketing................................ ............. 06
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................ ................................ ......... 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................ ................................ 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu................................ .............................. 13
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY
THÉP TÂY ĐÔ................................ ................................ ................................ ..14
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty Thép Tây Đô................................ ......... 14
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................ ............................ 14
3.1.2. Chức năng và nhiêm vụ................................ ................................ ........15
3.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ................................ ................ 20
3.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động................................ .21
3.2. Phân tích các chiến lược marketing công ty đã thực hiện...................... 23
3.2.1. Chiến lược sản phẩm ................................ ................................ ........... 23
3.2.2. Chiến lược giá ................................ ................................ ...................... 24
3.2.3. Chiến lược phân phối ................................ ................................ ........... 25
3.2.4. Chiến lược chiêu thị ................................ ................................ ............. 25
vi
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ......................... 26
4.1. Môi trường vĩ mô ................................ ................................ ..................... 26
4.1.1. Kinh tế ................................ ................................ ................................ .26
4.1.2. Chính trị - pháp luật................................ ................................ .............. 29
4.1.3. Văn hóa – xã hội................................ ................................ ................... 30
4.1.4. Dân số - lao động ................................ ................................ ................ 30
4.1.5. Yếu tố tự nhiên ................................ ................................ .................... 31
4.1.6. Yếu tố công nghệ................................ ................................ .................. 31
4.1.7. Môi trường kinh doanh quốc tế................................ ............................. 31
4.2. Môi trường tác nghiệp ................................ ................................ ............. 32
4.2.1. Nhà cung cấp................................ ................................ ........................ 32
4.2.2. Khách hàng – Nhà phân phối ................................ ............................... 33
4.2.3. Đối thủ cạnh tranh ................................ ................................ ............... 40
4.2.4. Sản phẩm thay thế ................................ ................................ ................ 41
4.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................ ................................ ....41
4.3. Môi trường bên trong ................................ ................................ .............. 41
4.3.1. Yếu tố nguồn nhân lực................................ ................................ .......... 41
4.3.2. Uy tín đối với khách hàng ................................ ................................ ....43
4.3.3. Nghiên cứu và phát triển................................ ................................ .......43
4.3.4. Yếu tố sản xuất ................................ ................................ .................... 43
4.3.5. Tài chính – kế toán................................ ................................ ............... 45
4.3.6. Cơ sở vật chất................................ ................................ ....................... 47
4.3.7. Tổ chức quản lí ................................ ................................ .................... 47
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY
THÉP TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2009-2011................................ .......................... 48
5.1. Cơ sở xây dựng chiến lược................................ ................................ .......48
5.1.1. Điểm mạnh................................ ................................ ........................... 48
5.1.2. Điểm yếu................................ ................................ .............................. 48
5.1.3. Cơ hội ................................ ................................ ................................ ..48
5.1.4. Đe dọa................................ ................................ ................................ ..49
5.2. Xây dựng mục tiêu................................ ................................ ................... 51
5.3. Xây dựng chiến lược ................................ ................................ ............... 52
vii
5.3.1. Chiến lược sản phẩm ................................ ................................ ........... 52
5.3.2. Chiến lược giá ................................ ................................ ..................... 52
5.3.3. Chiến lược phân phối ................................ ................................ ........... 53
5.3.4. Chiến lược chiêu thị ................................ ................................ ............. 53
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ .................... 56
6.1. Kết luận ................................ ................................ ................................ ....56
6.2. Kiến nghị ................................ ................................ ................................ ..56
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ ................................ ................. 58
PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ ........... 59
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 - 2008)................................ .......... 21
Bảng 2: Thu nhập bình quân của đồng bằng sông Cửu Long (2004- 2007) .......... 27
Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng (2007 - 2008) .................. 34
Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực (2007 - 2008) ....................... 36
Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm (2007 - 2008).......................... 37
Bảng 6: Mức độ tiềm kiếm nguồn thông tin của công ty thép Tây Đô.................. 38
Bảng 7: Đánh giá hoạt động hỗ trợ bán hàng của công ty thép Tây Đô ................ 39
Bảng 8: Bảng giá một số sản phẩm thép năm 2008 ................................ .............. 40
Bảng 9: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng của một số công ty
năm 2008 ................................ ................................ ................................ ............ 41
Bảng 10: Các chỉ số tài chính 3 năm (2006 – 2008)................................ ............. 45
Bảng 11: Các mục tiêu đặt cho kế hoạch năm 2010 ................................ ............. 51
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Danh mục hình ảnh
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thép Tây Đô................................ ........17
Hình 2: Hội thảo khách hàng tai Phú Quốc 2008 ................................ ................. 25
Hình 3: Hội chợ tại Campuchia 2008................................ ................................ ...25
Hình 4: Qui trình sản xuất thép của công ty thép Tây Đô................................ .....44
Hình 5: Ma trận SWOT ................................ ................................ ....................... 50
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Diễn biến giá cả thép xây dựng năm 2008 ................................ .......... 26
Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam (1995 - 2008)................................ ........... 27
Biểu đồ 3: Thị phần của các công ty thép tại Miền Nam ................................ ......40
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 1 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, đã tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó
cũng đem lại nhiều thách thức. Mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra
cho các công ty và doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh công bằng, đồng nghĩa
với việc các công ty và doanh nghiệp phải dựa vào nội lực không còn sự bảo hộ của
nhà nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững trong một thế giới năng động và
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước đòi hỏi các
công ty và doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh lâu dài, làm việc có
kế hoạch thật sự là cần thiết để có những biện pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh,
yêu cầu của khách hàng.
Cùng với xu thế đó, ngành xây dựng ngày càng phát triển làm cho nhu cầu
tiêu thụ vật tư xây dựng ngày càng tăng như: sắt, thép, tôn, xi măng…Trong đó,
thép không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì
trong những năm gần đây hàng loạt các công ty, doanh nghiệp sản xuất thép ra đời
như: Pomina, Thép Thép Việt, Thép Pomina… cùng với sự ra đời của các công ty
thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Năm 2008, với sự biến động của nền kinh tế thế giới, trong đó có những bất
ổn của ngành công nghiệp thép. Sự biến động thường không theo một qui luật
chung, làm cho nguồn hàng không ổn định, cạnh tranh quyết liệt, giá cả bất ổn…đã
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các của các công ty thép nói
chung và công ty Liên doanh thép Tây Đô - Cần Thơ nói riêng. Vì vậy, xây dựng
chiến lược marketing là thật sự cần thiết, để tập trung phát huy nội lực của công ty,
tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín cho sản phẩm và thương hiệu. Do đó, tôi
quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI
CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 2 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược marketing giúp công ty định hướng được các chương
trình marketing hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới, tận
dụng được cơ hội, tránh né các đe doạ, phát huy tốt nguồn lực của công ty, tăng khả
năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2006 –
2007 – 2008 và các chiến lược marketing của công ty trong những năm gần đây.
- Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của
công ty.
- Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng.
- Đề xuất các chiến lược marketing giúp công ty định hướng phát triển, mở
rộng thị trường, củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty như thế nào?
- Các chiến lược marketing của công ty đã thực hiện trong thời gian qua có
đem lại hiệu quả hay không?
- Mối quan hệ giữa công ty và khách hàng trong thời gian qua như thế nào?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
- Đề tài được thực hiện tại công ty Liên doanh thép Tây Đô.
- Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn các nhà phân phối, và đại lý của công ty trên
địa bàn thành phố Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
1.4.2. Thời gian
- Sử dụng số liệu thứ cấp của các phòng ban trong công ty từ năm 2006 –
2007 – 2008.
- Thời gian tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp từ ngày 2/2/2009 đến
ngày 25/4/2009.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 3 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan
 Lê Thị Diệu Hiền (2008). Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm
gas của công ty gas Petrolimex Cần Thơ giai đọan 2009-2010. Luận văn tốt nghiệp
đại học Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu của đề tài: Họach định chiến lược marketing giúp doanh nghiệp
định hướng được các chương trình Marketing cho họat động trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu:
_ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007.
_ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp khách hàng trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
+ Phương pháp xử lí số liệu: Phương pháp so sánh, phân tích SWOT,
đáng giá tổng hợp ý kiến và sử dụng phần mềm SPSS.
- Nội dung: Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, phân tích hành vi
người tiêu dùng rồi đưa ra chiến lược marketing cho sản phẩm.
 Lê Phú Đầy (2008). Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm cá tra
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFA. Luận văn tốt nghiệp Đại học
Cần Thơ.
- Mục tiêu của đề tài: Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm cá tra
của công ty AFASCO.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập số liệu:
_ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007.
_ Số liệu sơ cấp: thảo luận với các thành viên công ty AFASCO
+ Phương pháp xử lí số liệu: phân tích theo ma trận SWOT, QSPM.
- Nội dung: Phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài, đưa ra chiến lược và chọn
lựa chiến lược Marketing phù hợp với tình hình công ty.
 Lê Thị Mỹ Hường (2008). Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm
tấm lợp Fibrocement của công ty cổ phần vật liệu xây dựng MOTILEN giai đoạn
2008 – 2013. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
- Mục tiêu của đề tài: Phân tích thực trạng các yếu tố của công ty Motilen nhằm
đề ra các chiến lược marketing cho sản phẩm Fibocement giai đoạn 2008- 2013
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 4 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu:
_ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007.
_ Số liệu sơ cấp: lấy từ các đại lí của công ty.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp ma trận SWOT, sử dụng phần mềm SPSS.
- Nội dung: Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, đưa ra chiến lược và
chọn lựa chiến lược marketing phù hợp cho công ty.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 5 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược Marketing đối với công
ty, doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Một vài định nghĩa về chiến lược:
“Chiến lược là một tập hợp các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi
thế cạnh trạnh bền vững” Theo McKinsey (1978).
“Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, một lý tưởng, mà chiến lược là một
triết lý sống của công ty” Cynthia A. Montgomery.
2.1.1.2. Khái niệm về Marketing
Theo Philip Kotler, marketing được hiểu như sau:
“Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân tập
thể có được những gì mà họ cầnvà mông muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và
trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.”
“Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những
hàng hóa mà công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng.
Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing
là làm nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó.”
Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa: Marketing là quá trình lập
kế hoạch, thực hiện kế hoạch đó, đánh giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa dịch
vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục
tiêu của khách hàng và tổ chức.
2.1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing
“Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được
những mục tiêu Marketing”
2.1.1.4. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing đối với công ty, doanh
nghiệp
Quá trình quản trị chiến lược giúp cho các tổ chức thấy rõ mục đích và
hướng đi của mình, nó làm cho các nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ
chức đi theo hướng nào và khi nào đạt tới một điểm cụ thể nhất định.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 6 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Việc nhận thức được kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp
cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững những việc cần làm để đạt được
thành công. Như vậy, nó sẽ khuyến khích hai nhóm đối tượng nói trên đạt được
những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn phúc lợi lâu dài của doanh
nghiệp.
Giúp nhà quản trị chủ động trước những thay đổi của môi trường như: biết
khai thác những cơ hội, giảm bớt đe dọa. Từ đó, nhà quản trị định ra những giả
pháp, mục tiêu thích nghi với môi trường.
Giúp nhà quản trị sử dụng tốt nguồn tài nguyên (nhân lực, tài lực…) đưa đến
những thành công, những lợi nhuận trên con đường kinh doanh.
2.1.2. Quá trình xây dựng chiến lược Marketing
2.1.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những lực lượng bình diện xã hội rộng lớn, có ảnh
hưởng rộng lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, như các yếu tố nhân
khẩu học, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa.
Mục đích của việc phân tích môi trường vĩ mô là giúp công ty nhận biết,
đánh giá cơ hội mà môi trường sẽ mang lại lợi ích cho công ty và tránh các mối đe
dọa mà môi trường mang lại. Tứ đó, giúp công ty nhận định được những nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đưa ra các chiến lược nhằm
tận dụng các cơ hội bên ngoài và hạn chế các mối đe dọa.
 Yếu tố kinh tế
Các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu
kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì vậy các yếu tố này
tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết được các tác động cụ thể ảnh hưởng
trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp kinh
doanh. Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng
của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng của các chính
sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn
định của nền kinh tế trước hết là tính ổn định về tài chính, ổn định tiền tệ, khống
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 7 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
chế lạm phát. Đây là những vấn đề liên quan trưc tiếp đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Yếu tố chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp. Cụ thể là các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và
chịu sự điều chỉnh của các luật như: luật doanh nghiệp, luật lao động, luật xuất bản,
luật bảo vệ môi trường, các quy định khác…Đồng thời, hoạt động của chính phủ
cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp bằng các chính sách thuế,
hay các rào cản pháp luật khác. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn
đến các yếu tố này để cáo hướng đầu tư thích hợp.
 Yếu tố văn hóa – xã hội
Môi trường văn hoá – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp
nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự tác động của các
yếu tố văn hoá – xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác,
nhiều lúc khó mà nhận biết được. Tuy nhiên, môi trường văn hoá – xã hội có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, thường là các yếu tố sau: quan niệm
về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống;
những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội,…
 Yếu tố dân số và lao động
Sự gia tăng dân số hay sự thay đổi nghề nghiệp, thu nhập trong cộng đồng
dân cư cũng ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Bên cạnh đó các
yếu tố về lao động như: chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp cũng tác động đến doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lao động đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất.
 Yếu tố tự nhiên
Tác động của các điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh
từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý
của một vùng nào đó mà tiềm năng về nguyên liệu có thể đáp ứng cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp, một vùng có lực lượng lao động dồi dào có thể đáp ứng
cho doanh nghiệp hay một vị trí địa lý thuận lợi sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
việc lưu thông hàng hoá. Những yếu tố đó góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí
và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 8 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
 Yếu tố công nghệ
Những tiến bộ của kỹ thuật công nghệ mới tạo ra khả năng biến đổi hàng hoá
và quy trình sản xuất, tác động sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
nhờ vào chất lượng và giá bán. Doanh nghiệp cần hiểu rõ những biến đổi đang diễn
ra của khoa học kỹ thuật, phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận thức
được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào
doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cũng nên cảnh giác đối với công nghệ mới có thể
làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp họăc gián tiếp.
 Yếu tố môi trường quốc tế
Trong điều kiện của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế
giới, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Để thích
ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích
ứng của mình với điều kiện của môi trường kinh doanh quốc tế. Vì thế phân tích
môi trường quốc tế là cần thiết cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
b. Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành kinh doanh đó. Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn
cưỡng đối với tất cả các doanh nghiệp, nên chìa khoá để kinh doanh thành công là
phải phân tích từng yếu tố đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp các
doanh nghiệp nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và
nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.
Trong môi trường tác nghiệp có 5 yếu tố cơ bản: nhà cung cấp, khách hàng,
sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
 Nhà cung cấp
Việc lựa chọn nhà cung cấp là một vấn đề ngày càng được quan tâm để đảm
bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả. Các
doanh nghiệp cần quan hệ và hiểu rõ các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác
nhau như: vật tư, thiết bị, lao động và tài chính.
- Cung cấp nguyên vật liệu: việc lựa chọn nhà cung cấp thường dựa trên số
liệu phân tích về người bán. Cần phân tích mỗi tổ chức cung cấp theo nhiều yếu tố
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 9 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
đặc biệt là khả năng cung ứng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp.
- Cung cấp vốn: trong những thời điểm nhất định phần lớn các doanh nghiệp,
kể cả các doanh nghiệp làm ăn có lãi, đều phải vay vốn tạm thời từ người tài trợ.
Khi doanh nghiệp tiến hành phân tích về các tổ chức tài chính thì trước hết cần xác
định vị thế của mình so với các thành viên khác trong cộng đồng.
- Nguồn lao động: cũng là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh
của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là tiền
đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Các yếu tố chính cần đánh giá là đội ngũ
lao động chung (total labor pool) bao gồm trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn
của họ, mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động và
mức tiền công phổ biến.
 Khách hàng
Khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Vì
khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng thì sẽ đạt được sự tín nhiệm của khách hàng – tài sản có giá trị nhất của
doanh nghiệp. Khách hàng có thể làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống bằng
cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc
dịch vụ hơn. Trường hợp không đạt đến mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải
thương lượng với khách hàng hoặc tìm khách hàng có ít ưu thế hơn. Vì thế, để đề ra
những chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp phải lập bảng phân loại khách
hàng hiện tại và tương lai, nhằm xác định khách hàng mục tiêu.
 Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra sức ép làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành do mức giá cao nhất bị khống chế và phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết
quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế, doanh
nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì thế muốn đạt được thành công,
các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực thích hợp để phát triển hay vận dụng
công nghệ mới vào chiến lược mới của mình.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 10 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
 Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan của các yếu tố như: số
lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi
phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định
tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Do đó, các
doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện
pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua. Muốn vậy cần tìm hiểu một
số vấn đề cơ bản sau:
- Nhận định và xây dựng các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xác định được tiềm năng chính yếu, các ưu nhược điểm trong các hoạt
động phân phối, bán hàng…
- Xem xét tính thống nhất giữa các mục đích và chiến lược của đối thủ
cạnh tranh.
- Tìm hiểu khả năng thích nghi; khả năng chịu đựng (khả năng đương đầu
với các cuộc cạnh tranh kéo dài); khả năng phản ứng nhanh (khả năng phản công)
và khả năng tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh.
c. Môi trường nội bộ
 Yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của
doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống khoa học hoá có đúng đến mức
nào đi chăng nữa cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người
làm việc có hiệu quả. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoach định mục tiêu,
phân tích thị trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh
nghiệp. Phân tích về nguồn nhân lực cần chú ý phân tích một số nội dung:
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, tư cách đạo đức.
- Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viên
làm việc có hiệu quả.
- Khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức tối đa và tối thiểu.
- Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 11 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cũng góp một phần quan trọng vào sự thành công của doanh
nghiệp. Con người không có cơ sở vật chất thì không thể làm việc và sản xuất được.
 Yếu tố tài chính kế toán
Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, kiểm
tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là
bộ phận chức năng có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp. Nguồn lực tài
chính và các mục tiêu chiến lược tổng quát gắn bó mật thiết với nhau vì các kế
hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính, và khi các bộ
phận khác hoạt động mang lại hiệu quả ra sao cũng được thể hiện qua các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Điều này nói chung dẫn đến mối tương tác trực tiếp
giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực khác. Vì vậy, phân tích tài chính để tìm hiểu
nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp.
 Sản xuất tác nghiệp
Sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản
phẩm, đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp. Vì vậy,
nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp
nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Khi phân tích các yếu tố về sản xuất cần
chú ý các nội dung: giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, sự bố trí các
phương tiện sản xuất, lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, khả năng công nghệ.
 Văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp như một cơ thể sống là vì con người làm cho doanh nghiệp
hoạt động và hình thành nền nếp đã mang lại ý nghĩa và mục đích hoạt động của tổ
chức. Mỗi doanh nghiệp đều có nền nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc
trong nội bộ. Nền nếp đó có thể là nhược điểm gây ra các cản trở cho việc hoạch
định và thực hiện chiến lược hoặc là ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó.
 Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin có vai trò rất quan trọng góp phần cho sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp, là nền tảng của tấ cả các tổ chức. Hệ thống thông tin liên
kết các chức năng trong kinh doanh lại với nhau và cung cơ sơ cho nàh quản trị ra
quyết định. Thông tin biểu hiện những bất lợi hay lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Một
hệ thống thông tin tốt là một hệ thống thông tin đơn giản
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 12 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
2.1.2.2. Công cụ dùng để xây dựng chiến lược Marketing cho công ty và
doanh nghiệp
Phân tích ma trận SWOT
Môi trường kinh doanh của tất cả các công ty và doanh nghiệp luôn luôn
tiềm ẩn những cơ hội và đe dọa, và đều có các điểm mạnh và điểm yếu tồn tại bên
trong. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội và điểm mạnh; đồng thời, khắc phục
được những đe dọa và điểm yếu thì ma trận SWOT là công cụ hỗ trợ đặt lực nhất và
khoa học nhất.
Các bước thành lập ma trận SWOT:
- Liệt kê những mối đe dọa lớn từ bên ngoài công ty.
- Liệt kê các đe doạ quan trọng bên ngoài công ty.
- Liệt kê các điểm mạnh cốt lõi của công ty.
- Liệt kê các điểm yếu của công ty.
 Chiến lược SO: sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên
ngoài.
 Chiến lược WO: nhằm khắc phục những điểm yếu để yheo đuổi và nắm
bắt cơ hội.
 Chiến lược ST: xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng
điểm mạnh để giảm bớt khả năng bị thiệt hại do những đe dọa của môi trường.
ĐIỂM MẠNH
SWOT Liệt kê các điểm mạnh (S)
1.
2.
Liệt kê các điểm yếu (W)
1.
2.
Liệt kê các cơ hội (O)
1.
2.
CHIẾN LƯỢC SO
PHÁT TRIỂN
ĐẦU TƯ
CHIẾN LƯỢC WO
TẬN DỤNG
KHẮC PHỤC
ĐIỂMYẾU
Liệt kê các đe dọa (T)
1.
2.
CHIẾN LƯỢC ST
DUY TRÌ
KHỐNG CHẾ
CHIẾN LƯỢC WT
HẠN CHẾ ĐIỂM YẾU
NÉ TRÁNH
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 13 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
 Chiến lược WT: nhằm hình thành kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho
điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ
từ bên ngoài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh cảu công ty thép Tây Đô qua 3 năm 2006 – 2007 – 2008. Bên cạnh đó, các số
liệu liên quan đến đề tài còn được thu thập từ báo, tạp chí, internet.
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại
25 nhà phân phối trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một sồ tỉnh lân cận. Nội dung
của bảng câu hỏi tập trung vào việc kiểm tra sự kết nối giữa công ty thép Tây Đô và
khách hàng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
 Dùng phương pháp phân tích, so sánh số liệu giữa các năm để phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT.
 Dùng phần mềm SPSS (phân tích tần số) phân tích mối quan hệ giữa
công ty và khách hàng.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 14 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty thép Tây Đô
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty thép Tây Đô
- Tên giao dịch: Tây Đô Steel Co., Ltd
- Vị trí công ty: Lô 45, khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ
- Điện thoại: 07103.841822
- Fax: 07103.841932
- Email: adsltheptaydo@vnn.vn
taydosteel@hcm.vnn.vn
adsltheptaydopkd@vnn.vn
- Website: www.theptaydo.com
Công ty Liên doanh thép Tây Đô (TSC) là công ty chuyên sản xuất thép xây
dựng và là nhà may sản xuất thép lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long được
thành lập theo quyết định số 1424/GP ngày 13 tháng 11 năm 1995 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và công ty thép Tây Đô chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 2 năm
1998. Với vốn pháp định là 3.630.000 USD, tổng vốn đầu tư là 12.100.000
USD,bao gồm các nhà đầu tư:
- Tổng công ty thép Việt Nam (VNSteel): 35%
- Ho Asia Enterpise Co.,Ldt : 30%
- Công ty TNHH An Phú : 20%
- Công ty TNHH TM & SX Thép Việt :15%
Thời gian hoạt động theo giấy phép đầu tư của công ty là 25 năm kể từ ngày
cấp giấy phép, hoạt động sản xuất của công ty là cán, kéo sản phẩm thép xây
dựng.Công ty hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, được hưởng các chính sách ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm được tính
bằng 15% lợi nhuận thu được. Công ty được miễn thuế thu nhập 4 năm kể từ khi
kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm được 50% trong 7 năm tiếp theo.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 15 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Về chiến lược phát triển của Công ty:
 Chiến lược sản xuất
- Ưu tiên chất lượng
- Đa dạng hóa mặt hàng
- Lựa chọn kỹ thuật tiên tiến
- Không ngừng cải tiến kỹ thuật
- Kiểm tra, cải tiến chất lượng sản phẩm
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm
 Chiến lược bán hàng
- Giá cạnh tranh
- Giao hàng nhanh
- Dịch vụ hoàn hảo
- Mở rộng mạng lưới phân phối
- Nhân viên tận tâm
3.1.1.2. Sản phẩm của công ty
Hiện nay công ty cung cấp cho thị trường hai sản phẩm chính là thép vằn và
thép cuộn:
- Thép vằn: gồm có D10, D12, D14, D16, D18, D20, D22, D25. Chữ D
(deformed bar) là ký hiệu cho thép vằn và hai chữ số kế tiếp là đường kính của thanh
thép(mm). Chiều dài của thanh thép là 11,7 m hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Thép cuộn: gồm có các loại đường kính 6 mm, 8 mm, 10 mm.
+ Đóng cuộn: trọng lượng 150 kg
+ Ép bành: gồm 10 cuộn, trọng lượng 1,5 tấn
Thép Tây Đô sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 1651 – 1985, TCVN 6238 –
1997 (Việt Nam), JIS 3112, JIS 3505 (Nhật Bản), GOST 380 – 1988/1994 (Nga).
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ
Công ty thép Tây Đô cung cấp cho thị trường các loại thép vằn và thép cuộn
với công suất 120.000 tấn mỗi năm. Thép Tây Đô áp dụng công nghệ tiên tiến trên
dây chuyền hiện đại và luôn sử dụng nguồn nguyên liệu là phôi thép tốt nhất được
nhập khẩu từ những nguồn đáng tin cậy trên thế giới. Công ty đã được cấp Giấy
Chứng nhận Quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000 cho lĩnh vực sản xuất và
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 16 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
cung cấp thép. Thép Tây Đô luôn có chất lượng ổn định, tuân theo các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt trong ngành xây dựng tại Việt Nam và thế giới.
Thép xây dựng của Tây Đô hiện đang rất được ưa chuộng tại Đồng bằng
Sông Cửu Long và có uy tín tại một số nước lân cận và xuất khẩu thường xuyên
sang Campuchia. Được sản xuất ngay tại TP.Cần Thơ, hưởng nhiều thuận lợi trong
việc chuyên chở, nhất là trong vùng miền Tây Nam Bộ, Thép Tây Đô ngày càng
chiếm ưu thế về chất lượng và giá thành. Chín năm liền (2001-2009) sản phẩm của
Công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
Với phương châm: “Thép Tây Đô - Sự bền vững của mọi công trình”,
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - DỊCH VỤ BÁN HÀNG là sự ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược sản xuất kinh doanh của chúng tôi. Sản lượng tiêu thụ hàng năm
của Thép Tây Đô không ngừng phát triển trên thị trường, công ty luôn chú ý nâng
cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm, tạo niềm tin bền vững cho khách hàng.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 17 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
3.1.2.2. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thép Tây Đô
 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Tổng giám đốc: Xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
của Công ty; Cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược
một cách có hiệu quả; Phân công chức năng và nhiệm vụ cho các thành viên trong
Ban giám đốc; Phụ trách các lĩnh vực: Tài chính, tiền lương, kinh doanh và tổ chức
nhân sự của Công ty.
- Phó tổng giám đốc thứ nhất: Tham gia xây dựng chính sách chất lượng và
mục tiêu chất lượng của Công ty; Phụ trách kỹ thuật; Điều hành các trưởng bộ phận
về việc có liên quan đến công việc phụ trách.
- Phó tổng giám đốc thứ hai: Tham gia xây dựng chính sách chất lượng và
mục tiêu chất lượng của Công ty; Phụ trách các lĩnh vực: chuẩn bị sản xuất; môi
trường, bảo hộ lao động và các vấn đề về hành chánh – bảo vệ; Điều hành các
trưởng bộ phận về việc có liên quan đến công việc phụ trách.
- Đại diện lãnh đạo: Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng,
áp dụng và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Báo cáo thực hiện hệ thống chất
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG
KẾ TOÁN
XƯỞNG
CÁN
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
THỨ NHẤT
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
THỨ HAI
ĐẠI DIỆN
LÃNH ĐẠO
PHÒNG TỔ CHỨC–
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH-
KINH DOANH
PHÒNG
KỸ THUẬT
02 ca Sản xuất 01 ca Chuẩn bị Sản xuất
Nhóm
vệ sinh
công
nghiệp
Nhóm
lò
Nhóm
công
nghệ
Nhóm
thành
phẩm
Nhóm
vận
hành
Nhóm
cầu
trục xe
nâng
Tổ cơ
Tổ
điện
Tổ
cắt
phôi
Tổ
máy
công
cụ
Tổ
chuẩn
bị công
nghệ
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 18 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
lượng với Ban giám đốc để làm nền tảng cho việc xem xét và cải tiến hệ thống chất
lượng; Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty nhận thức được
các yêu cầu hợp lý của khách hàng; Chịu trách nhiệm quan hệ với các cơ quan chức
năng bên ngoài những công việc liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng.
- Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ
chức nhân sự quản lý, cũng như việc bố trí nhân sự trong sản xuất của Công ty;
Quản lý lao động, lương, thưởng, các khoản thuộc Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thi tay nghề cho
công nhân; Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu và thực hiện
công tác lưu trữ tài liệu; Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện các chế độ
bảo hộ lao động, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và các công tác liên
quan đến lương, thưởng của Công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và
công tác quảng cáo; Lên kế hoạch và thực hiện mua vất tư, máy móc, nguyên liệu;
Xây dựng, đánh giá và thẩm định lại danh sách nhà thầu phụ theo đúng qui trình;
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Kế toán kho hàng; Tổ chức
kho bãi, giao nhận vật tư, máy móc, nguyên liệu, sản phẩm; Trực tiếp quản lý bộ phận
bốc xếp; mua sắm bảo quản và cấp phát các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động.
- Phòng kỹ thuật: Theo dõi việc thực hiện qui trình công nghệ; Theo dõi việc
sửa chữa thiết bị các hạng mục đại tu, trung tu dây chuyền thiết bị; Theo dõi sáng
kiến cải tiến kỹ thuật, Lập định mức kỹ thuật; Kiểm định định kỳ các thiết bị cân
kiểm, thiết bị phải kiểm định theo qui định hiện hành của nhà nước; Công bố chất
lượng sản phẩm sản xuất tại nhà máy; Thiết bị công nghệ mới, thiết kế thiết bị mới
phục vụ sản xuất; Kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm; Kiểm tra nghiệm thu
một số hạng mục cần thiết về vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ; Biên soạn sửa
đổi bổ sung và hoàn thiện các qui trình, qui phạm về an toàn thiết bị; Huấn luyện
cho cán bộ công nhân viên mới nhận việc về an toàn lao động.
- Phòng kế toán: Bộ phận trợ giúp cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản
lý, sử dụng vốn và nguồn vốn để đạt được hiệu quả đề ra, phù hợp với chủ trương,
chính sách qui định của Nhà nước; Tổ chức tốt công tác thu nhập, xử lý các thông
tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty; Lập kế
hoạch tài chính cho từng tuần, tháng, quý, năm; Báo cáo các thông tin kế toán tài
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 19 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
chính cho lãnh đạo Công ty và các cơ quan quản lý chức năng; Tham gia vào việc
lập kế hoạch bảo hộ lao động; Trao đổi thông tin nội bộ: các bản thông báo, các
cuộc họp giao ban của công ty, các cuộc họp chuẩn bị sản xuất của văn phòng
xưởng cán, các cuộc họp đột xuất (nếu có) của các phòng và các báo cáo của các bộ
phận nhằm đảm bảo việc truyền đạt thông tin có hiệu quả và nhanh chóng trong
toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Xưởng cán: Quản lý công nhân xưởng cán, thực hiện kế hoạch sản xuất do
Ban giám đốc đề ra; Thực hiện bảo dưỡng, thực hiện lập dự toán và phương án sửa
chữa thiết bị; Lập hồ sơ thiết bị; Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các qui trình, qui
phạm về bảo hộ lao động; Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận thuộc xưởng
cán: tổ cơ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị cơ, trực tiếp sủa chữa các máy
móc thiết bị cơ toàn xưởng, chuẩn bị máy và các thiết bị đảm bảo phục vụ cho sản
xuất; tổ chuẩn bị công nghệ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị công nghệ
đảm bảo phục vụ sản xuất; Tổ máy công cụ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết
bị thuộc bộ phận tổ máy công cụ, trực tiếp gia công tất cả các chi tiết máy và trục
cán toàn xưởng; Tổ điện: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị điện, trực tiếp
sửa chữa các máy và thiết bị điện toàn xưởng, chuẩn bị máy và các thiết bị điện đảm
bảo phục vụ sản xuất; Tổ cắt phôi: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy cắt phôi, cắt phôi
đảm bảo đủ cho sản xuất; Nhóm lò: bảo trì bảo dưỡng thiết bị lò; Nhóm vận hành:
bảo trì các thiết bị của 03 phòng vận hành, trực tiếp điều khiển các thiết bị vận hành
phục vụ sản xuất; Nhóm công nghệ: bảo trì bảo dưỡng các máy cán, trực tiếp điều
chỉnh các thiết bị máy cán trong quá trình sản xuất; Nhóm cầu trục xe nâng: bảo trì
bảo dưỡng cầu trục xe nâng, trực tiếp vận hành cầu trục và xe nâng phục vụ quá
trình sản xuất và xuất hàng; Nhóm thành phẩm: bảo trì bảo dưỡng máy và thiết bị
khu vực thành phẩm thanh và cuộn, trực tiếp đóng bó thành phẩm chuyển vào kho
và dọn phế phẩm; Nhóm vệ sinh công nghiệp: làm công tác dọn dẹp vệ sinh xưởng
cán, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên của Công ty.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 20 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
3.1.3. Đánh giá kết quả hoạt đông kinh doanh
3.1.3.1. Doanh thu
Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 85,88% so với năm 2007, trong khi đó lãi
gộp tăng 119,33%. Ta thấy tốc độ tăng trươngr của lãi gộp nhanh hơn giá vốn hàng
bán. Nguyên nhân chủ yếu do: Trong năm 2008, biến động kinh tế xảy ra, tình hình
thi trường sắt thép biến động liên tục, giá phôi thép tăng đột biến so với từ trước tới
nay. Do đó, để đảm bảo tình hình hoạt động của công ty và bù đắt cho chi phí sản
xuất, công ty đã tăng giá thép so với những năm trước nhưng vẫn ở mức ổn định và
chấp nhận được.
3.1.3.2. Chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí qua các năm đều tăng, chi phí tăng bình quân mỗi
năm là 31,11%. Chi phí bình quân năm 2008 tăng 76,12% cao hơn nhiều so với năm
2007 (năm 2007 giảm 11,93% so với 2006). Nguyên nhân của việc tăng chi phí này
chủ yếu là chi phí cho việc quảng cáo và phục vụ cho công tác bán hàng tăng 670%
so với năm 2007. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng tăng
68,8%. Đây cũng là một bất lợi của công ty trong việc sử dụng và phân bổ chi phí.
3.1.3.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận của công ty năm 2008 là 1.294 tỷ đồng giảm 79,11% so với năm
2007. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu, chi phí tăng cao trong khi đó
giá bán lại thấp hơn giá vốn hàng bán.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 21 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 – 2007 – 2008)
Đơn vị tinh: VN ngàn đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Doanh thu thuần 345.673.158 356.824.208 332.476.935 635.389.927
Giá vốn hàng bán 346.478.643 335.716.855 316.002.553 587.395.698
Lợi nhuận gộp - 805.485 21.107.353 16.474.382 47.994.229
Chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp
6.293.249 8.126.226 7.156.386 12.603.543
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
- 13.793.102 8.998.503 6.194.904 1.294.341
Nguồn: Phòng kế toán công ty thép Tây Đô
3.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động
3.1.4.1. Thuận lợi
- Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế phát triển, hiện đang là nơi
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ đang
hướng đến qui hoạch là thành phố trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa
học công nghệ…,và là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và quốc
tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.
- Với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ngày nay: “Đô thi hóa
nông thôn” đã tạo ra điều kiện giao thông thuận lợi giữa các vùng.
- “Thép Tây Đô” là thương hiệu được đông đảo khách hàng tín nhiệm, được
bình chọn là hàng “Việt Nam Chất Lượng Cao” trong chín năm liền từ năm 2000
đến năm 2009.
- Công tác bảo hộ và an toàn lao động luôn được Hội đồng bảo hộ lao động
của công ty thực hiện tốt, làm cho đội ngũ công nhân viên an tâm làm việc.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình; đội ngũ công nhân kỹ thuật
có trình độ và tay nghề cao.
- Công ty hệ thống phân phối rộng lớn gồm 32 nhà phân phối có mặt khắp
các tỉnh thành đồng bắng sông Cửu Long (2 nhà phân phối ở Campuchia).
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 22 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
3.1.4.2. Khó khăn
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm và phát triển nên
luôn có sự cạnh trạnh gay gắt giữa các công ty.
- Thi trường thép liên tục biến động trong hơn một năm qua và vẫn chưa có
dấu hiệu dừng lại, biến động với biên độ lớn nên có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu và lợi nhuận của công ty.
- Giá thép liên tục tăng nhanh trong năm 2008 đã tác động bất thường đến thị
trường vật liệu xây dựng và bất động sản.
- Giá thép nhập khẩu còn ở mức thấp, đặc biệt là thép nhập khẩu có giá rẻ từ
Trung Quốc sau khi nước ta hạ thuế nhập khẩu xuống còn 0% đối với thép xây dựng.
- Cơ sở vật chất đã lạc hậu so với công nghệ hiện đại ngày nay, công suất
còn nhỏ so với các nhà máy khác.
- Giá nguyên liệu phôi thép nhập khẩu ngày càng tăng. Do đó, trong thời
gian qua công ty có sử dụng nguồn phôi thép trong nước để sản xuất nhằm đảm bảo
nguồn hàng cung cấp cho nhà phân phối và giữ thị phần, nhưng chất lượng không
ổn định đã bị khách hàng phàn nàn và phản đối.
- Giá một số nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, xăng
dầu,…làm cho chi phí sản xuất tăng.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có trình độ lao động thấp nhất cả nước.
3.1.4.3. Phương hướng hoạt động
 Về sản xuất
- Cố gắng duy trì sản xuất ổn định theo kế hoạch đặt ra trong năm 2009 sản
xuất 60.000 tấn, đảm bảo tối thiểu đời sống cho người lao động.
- Sản xuất ra sản phẩm mới SD390, tìm nguồn nguyên liệu phôi thép SD390
để sản xuất đưa vào các công trình lớn như cầu, công trình cao tầng.
- Đầu tư công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư –
nguyên liệu, phấn đấu hạ giá thành sản xuất.
- Xây dựng lại và ban hành định mức tiêu hao nguyên liệu cho phù hợp với
tình hình sản xuất năm 2009.
 Về tiêu thụ
- Bảo vệ thụ phần hiện tại đông thời mở rộng thị trường ở các tỉnh: Đồng
Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 23 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị: phân chia thị trưòng làm nhiều khu vực giao
trách nhiệm cho nhân viên tiếp thị quản lý từng khu vực.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mới SD390 đạt sản lượng 10.000 tấn.
- Tập trung tiếp thị vào các công trình, ban quản lý dự án, nhà thầu lớn. Muc
đích đưa sản phẩm mới SD390 thâm nhập vào các công trình lớn.
- Tiếp tục thực hiện chính sách bán cho khách hàng lẻ mua bàng tiền mặt tại
các tỉnh mà công ty chưa có nhà phân phối.
3.2. Phân tích các chiến lược Marketing của công ty đã thực hiện
3.2.1. Chiến lược sản phẩm
 Phần cốt lõi của sản phẩm
Thép là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Hiện nay, thép
đang được sử dụng rộng rãi để xây dựng:
- Sử dụng trong dân dụng: dùng để xây nhà ở, thay thế cho sắt(trọng lượng
nhẹ và có độ bền hơn sắt)
- Sử dụng trong lĩnh vực thương mại: dùng để xây dựng các công trình với
quy mô lớn như: khu đô thị, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ,…
- Sử dụng trong nông nghiệp: dùng xây dựng bờ kè, đê bao, cống, đập,…
- Sử dụng trong giao thông: dùng để xây dựng cấu, đường,…
 Phần cụ thể của sản phẩm
- Kiểu dáng: sản phẩm của thép Tây Đô có hai loại:
thép vằn và thép cuộn.
- Tên hiệu: Thép Tây Đô là công ty sản xuất và
cung cấp thép lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chất
lượng đảm bảo luôn được người tiêu dùng tín nhiệm(chín năm liền được người tiêu
dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao).
Đặc điểm nhận biết sản phẩm của công ty:
_Hình dấu delta nổi trên thanh
thép là nhãn hiệu của sản phẩm,
khoảng cách giữa hai đầu delta liên tiếp
nhau từ 0,9 đến 1 mét tùy theo đường kính của thanh thép.
_Kế tiếp hình dấu delta là số thể hiện đường kính thanh thép.
_Chiều dài thanh thép là 11,7 mét, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 24 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
- Chất lượng: Với mục tiêu ưu tiên chất lượng là tiêu chí hàng đầu, công ty
luôn giữ uy tín đối với khách hàng. Các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo sản
xuất theo đúng tiêu chuẩn qui định, không lẫn tạp chất, độ bền cao.
Đặc điểm nổi trội nhất của Thép Tây Đô là “Sự bền vững cho mọi
công trình”.
 Phần phụ thêm của sản phẩm
Dịch vụ bán hàng và giao hàng nhanh chóng: Công ty đã xây dựng được một
đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, cung cấp và đáp ứng tốt mọi mong muốn
của khách hàng. Thông qua hệ thống nhà phân phối có mặt khắp các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm mua được sản phẩm. Do công ty
tiếp nhận các đặt hàng giao hàng một cách nhanh chóng và đảm bảo số lượng nên
làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng.
 Phần tiềm năng
Ngày nay, thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình xây
dựng do thép có tính dẻo, độ bền cao và trọng lượng nhẹ hơn sắt rất nhiều. Vì vậy,
để đảm bảo tính an toàn và sự bền vững cho các công trình thép sẽ được sử dụng
ngày càng nhiều trong tương lai.
3.2.2. Chiến lược giá
Trong những năm đầu mới thành lập do sản phẩm của công ty chưa thâm
nhập vào thị trường và thương hiệu chưa được khẳng định chủ yếu là đưa sản phẩm
vào các công trình dân dụng ở nông thôn nên công ty luôn định giá thấp. Trong
những năm gần đây, khi mà sản phẩm của công ty ngày càng khẳng định được vị
thế trên thị trường, công ty luôn áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh. Giá bán
được qui định đồng nhất đối với các nhà phân phối, không áp dụng chiết khấu đối
với khách hàng, không quuyết định giá bán ra đối với nhà phân phối.
=> Đây cũng là một ưu thế của công ty trong việc phát triển và mở rộng hệ
thống phân phối, vì nhà phân phối sẽ được quyết định giá bán ra trong việc thu hút
người tiêu dùng trong việc cạnh tranh với các nhà phân phối khác; đồng thời, tạo cơ
hội bán với giá cao đối với các nhà phân phối độc quyền nhằm mục đích lợi nhuận,
đây cũng là khó khăn đối với công ty trong việc quản lý giá cả trên thị trường.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 25 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
3.2.3. Chiến lược phân phối
Sản phẩm của công ty chủ yếu chủ yếu là qua nhà phân phối rồi đến người
tiêu dùng. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp, hơn 30 nhà phân phối ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do đó người tiêu dùng dễ dàng tìm mua được sản
phẩm của công ty. Trong năm qua, công ty đã bán sản phẩm thêm cho khách hàng
lẻ mua với số lượng lớn nhằm nâng cao sản lượng bán ra bằng cách chào hàng cá
nhân khách hàng mà công ty hướng đến là các công ty thiết kế tư vấn xây dựng, các
nhà thầu, ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng…
3.2.4. Chiến lược chiêu thị
Trong năm 2008, công ty đã sử dụng tốt giả pháp để làm tăng sản lượng tiêu
thụ sản phẩm:
- Quảng cáo trên các đài truyền hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long:
Cần Thơ, Vĩnh Long.
- Tổ chức hội thảo: Vĩnh Long, Phú Quốc.
- Làm bảng quảng cáo ở các nhà phân phối: Vĩnh long, Tiền Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, An Giang.
- Lắp các pano quảng cáo ngoài trời đặt tại cầu Mỹ Thuận, bến Ninh Kiều,
chân cầu Cần Thơ (Cái Răng).
- Quảng cáo thường xuyên trên báo Sài Gòn tiếp thị.
- Tham gia các kỳ hội chợ tại Cần Thơ, Campuchia.
- Tổ chức bộ phận tiếp thị thường xuyên chăm sóc khách hàng và tìm thêm
đối tác và nhà phân phối.
=> Kết quả đạt được là sản lượng tiệu thụ đạt 70,37% theo kế hoạch năm
(60.000 tấn/năm), so với cùng kỳ năm 2007 đạt 121%.
Hình 2: Hội thảo khách hàng Hình 3: Hội chợ tại Campuchia
tại Phú Quốc 2008 năm 2008
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 26 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
0
5000
10000
15000
20000
25000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
THÁNG
GIÁ
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
4.1. Môi trường vĩ mô
4.1.1. Kinh tế
4.1.1.1. Tình hình thị trường thép trong nước năm 2008
Năm 2008, thị trường thép trong nước đã chịu tác động to lớn của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Năm 2008 là năm đặc biệt khó
khăn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của ngành thép nói riêng. Từ
tháng 3 đến tháng 6 năm 2008, giá của các sản phẩm thép không tăng mạnh nhưng
tại thời điểm đó, giá nguyên liệu và sản phẩm thép trên thị trường thế giới liên tục
tăng (do Chính phủ chỉ thị là không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu trong đó có
thép). Nhiều công ty đã phải bán dưới giá thành hoặc tìm cách xuất một số sản
phẩm thép ra nước ngoài vì giá bán trong nước bị kiềm chế thấp hơngiá thế giới.
Kết quả là tiêu thụ thép trong nước giảm đột biến còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình
các tháng đầu năm nên lượng phôi thép trong nước không tiêu thụ được và thép
thành phẩm cũng bị ứ đọng.
Biểu đồ 1: Diễn biến giá cả thép xây dựng năm 2008
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 27 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Qua biểu đồ 1, ta thấy giá bán thép xây dựng trung bình qua các tháng có
biên độ dao động lớn. Giá thép xây dựng đã có tháng vượt 20 triệu đồng/tấn vào
tháng 8/2008 nhưng qua tháng 9/2008 đã giảm xuống còn 16 triệu đồng/tấn và
tháng 11/2008 cũng xuống 10 triệu đồng/tấn. Do đó, năm 2008 là năm được đánh
giá là khó khăn đối với nền kinh tế Vịệt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam
nói riêng. Theo dự báo của hiệp hội thép Việt Nam thì năm 2009 mức tăng trưởng
của ngành chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng không nhiều (từ 2-5%), giá thép sẽ
không tăng đột biến do cung vượt quá cầu. Đây cũng là khó khăn cho các công ty
sản xuất thép trong việc đẩy mạnh tiêu thụ.
4.1.1.2. Thu nhập bình quân
Bảng 2: Thu nhập bình quân của đông bằng sông Cửu Long (2004 -2007)
Đơn vị tính: (USD/người)
Năm 2004 2005 2006 2007
Thu nhập bình quân 436 452 500 680
Nguồn: Tổng cục thống kê Cần Thơ
Thu nhập bình quân của người dân đồng bằng sông Cửu Long qua các năm
đều tăng, riêng năm 2007 tăng 36% so với năm 2006. Tuy chưa có só liệu thống kê
chính xác nhưng theo dự đoán rằng thu nhập bình quân của khu vực này năm 2008
trên 700 USD/người. Với sự gia tăng của thu nhập bình quân thì đời sống của người
dân được cải thiện. Do đó, nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng cao, nhu cầu sử
dụng và tiêu thụ thép xây dựng cũng tăng lên.
4.1.1.3. Tỷ lệ lạm phát
12,7
4,5 3,6
9,2
0,1 -0,6
0,8
4 3
9,5 8,4
6,6
12,6
19,89
-5
0
5
10
15
20
25
95 96 97 98 99 '00 '01 '02 '03 '04 '05 '06 '07 '08
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2008
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 28 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Tỷ lệ lạm phát gia tăng kéo theo những bất ổn của nền kinh tế ảnh hưởng đến
đầu tư, lãi suất, tiêu dùng có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty và chi tiêu của khách hàng. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng gần gắp đôi
năm 2006, tính trong vòng 3 tháng đầu năm 2007 đã tăng lên 14,1% tăng 2,1%so
với cuối năm 2007 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2008 tỷ lệ này là
19,89% . Tỉ lệ lạm phát năm 2008 đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Đây
được xem là mối đe dọa đối với công ty trong thời gian sắp tới.
4.1.1.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Hiện nay, nguồn phôi thép sử dụng cho quá trình sản xuất của công ty phải lệ
thuộc vào nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ đến
giá thép của công ty. Năm 2008, tỷ giá hối USD/VND là 16.963 đồng cao hơn tỷ
giá năm 2007 là 16.016 đồng. Trong những tháng đầu năm 2009, tỷ giá này tiếp tục
tăng 17.685 đồng. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước đồng
thời với tỷ giá hối đoái ngày càng tăng thì đây là một bất lợi cho công ty trong việc
nhập khẩu nguồn nguyên liệu.
4.1.1.5. Tốc độ đầu tư vào khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía
Nam, tốc độ đầu tư vào khu vực tăng đáng kể, nhưng vẫn còn chậm chưa xứng đáng
với tiềm năng của vùng. Năm 2007, nguồn vốn ODA đầu tư vào đồng bằng song
Cửu Long khoảng 6.300 tỉ đồng, trong đó có 200 tỉ đồng cho thuỷ lợi. Từ 2006 -
2010 dự kiến tổng mức các nguồn đầu tư vào vùng này 450.000 tỉ đồng, tương
đương với 26 tỉ USD và phát huy mọi nguồn lực để phục vụ phát triển đồng bằng
song Cửu Long giai đoạn hậu WTO. Mức đầu tư trên vẫn còn thấp so với tiềm năng
sẵn có của toàn vùng và vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa
phương, chỉ tập trung ở một số địa phương có lợi thế như Cần Thơ, Kiên Giang,
Long An.
4.1.1.6. Cơ sở hạ tầng của khu vực
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của khu vực được chú trọng xây
dựng và đầu tư. Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP. Hồ Chí Minh đã được thi công và
đang trong giai đoạn hoàn thành, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, các đường quốc lộ nối
TP. Cần Thơ với các quận, huyện lân cận được mở rộng. Với mạng lưới giao thông
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 29 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
ngày càng được hoàn thiện rất thuận lợi cho việc giao hàng của công ty, là cơ hội để
công ty mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long
nói chung vẫn còn nghèo nàn, phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển hoạt
động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp: Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP.
Hồ Chí Minh vẫn còn lệ thuộc phà Hậu Giang do lượng xe lưu thông lớn nên
thường xuyên ách tắc, một số đoạn đường vẫn chưa được xây dựng làm mất nhiều
thời gian và dẫn đến chậm trễ cho công ty trong việc lưu thông hàng hóa.
4.1.2. Chính trị - pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này
cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư,
cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất. Hiện nay, đồng bằng
sông Cửu Long là vùng được Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế. Các tỉnh trên khu
vực đồng bằng sông Cửu Long đều có những chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu
tư. Các doanh nghiệp đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ưu đãi về thuế,
đất đai và các hạng mục hạ tầng khác. Đồng thời, với mục tiêu phát triển Cần Thơ
thành đô thị loại một trước năm 2010 và là thành phố công nghiệp trước năm 2020,
đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển với các dự án: cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng
bằng sông Cửu Long), đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, cụm cảng Cái Cui, khi
hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước
ngoài, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng của khu vực.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để kích thích hoạt động của
ngành công nghiệp nhằm đảm bảo không làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra hướng giải quyết nhằm vào xây dựng và công nghiệp
vật liệu xây dựng, bằng cách thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả để tiêu thụ hết vật
liệu xây dựng, như vậy sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn đang bị
tồn đọng sắt, thép, xi măng…
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép, Chính phủ đã ban
hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành thép: điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với
phôi thép, đối với ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ vay phù hợp các quy
định hiện hành và tiếp tục cho vay mới để hỡ trợ các doanh nghiệp sản xuất đang có
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 30 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
lượng tồn kho lớn, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với thép thành phẩm nhằm
bảo vệ sản phẩm trong nước.
=> Với những chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp
ưu tiên phát triển sản xuất đối với ngành thép sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty
trong ngành mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Gia nhập WTO và việc ký kết nhiều điều ước về thương mại. Với một thị
trường tiềm năng như nước ta là cơ hội để thu hút đầu tư, bên cạnh đó cũng phải đối
mặt với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
WTO tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang không ít đe dọa, buộc công ty phải
có những chính sách kinh doanh để đối phó với những thay đổi này.
Bên cạnh đó, các vụ tiêu cực nghiêm trọng được phanh phui gần đây đã
chứng tỏ công tác quản lý của nhà nước bị buông lỏng nên gây tình trạng tham
nhũng, tiêu cực, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước đã gây ra nhiều bất ổn
về kinh tế và xã hội.
4.1.3. Văn hóa - xã hội
Ngày nay, ở nước ta, không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở những vùng nông
thôn thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà khang trang đã trở nên rất phổ biến, đăc
biệt ở vùng nông thôn, thì một ngôi nhà kiên cố và vững chắc là nhu cầu quan trọng
nhất. Điều này đã trở thành nét văn hóa ở vùng nông thôn đòi hỏi công ty phải chý ý
khai thác thị trường tiềm năng này.
Bên cạnh đó, do văn hóa của người tiêu dùng đồng bằng sông Cửu Long
thường ham giá rẻ và thích khuyền mãi, đôi khi không quan tâm nhiều đến chất
lượng sản phẩm. Đây là điều bất lợi cho công ty trong việc định giá sản phẩm trong
khi thị trường còn nhiều biến động.
4.1.4. Dân số - lao động
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đang có tiềm năng để phát triển nhưng
vẫn còn là khu vực nghèo nhất và phát triển chậm nhất về mặt giáo dục đào tạo và
cơ sở hạ tầng. Dân số 17,5 triệu người (chiếm 22% dân số cả nước), khoảng 9,5
triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 21,5% dân số trong độ tuổi lao động của
cả nước). Nhưng tỷ lệ mù chữ là 19,3%, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở là 68,9%,
tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm 0,4%. Đây là vấn đề gây khó
cho việc tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho công ty.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 31 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Với mặt bằng dân trí thấp sẽ ảnh hưởng đến việc nhận biết sản phẩm, tạo
điều kiện cho những đơn vị kinh doanh gian dối, làm ảnh hưởng đến uy tín của
công ty.
4.1.5. Yếu tố tự nhiên
Thành phố Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý
thuận lợi và là đầu mối giao thông khi giáp với năm tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Hậu Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long. Từ thành phố Cần Thơ, việc thông thương đi
lại và phân phối giữa Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi. Chỉ tính
riêng đường bộ đã có quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91 đã và đang được xây dựng
hoàn thiện. Ngoài ra, Cần Thơ còn có các cảng lớn có có thể tiếp nhận các tàu lớn
đến 5.000 tấn, sân bay…
Việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ. Vì thế, điều kiện tự nhiên
hiện nay vừa thuận lợi vừa khó khăn cho công ty. Thuận lợi vì kho nằm ở vị trí trung
tâm, phân phối đi các tỉnh khá nhanh. Khó khăn vì hệ thống sông ngòi chằng chịt, các
hẻm nhỏ hẹp, không thể phân phối hàng rộng rãi như mong muốn.
4.1.6. Yếu tố công nghệ
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho công ty có
nhiều ứng dụng trong quá trình sản xuất. Cải tạo công nghệ cán phôi vuông (từ
năm 2005), nên hiện tai công ty đã cán được hai loại phôi thép vuông là: 100x100
mm và 120x120 mm. Đây là điểm thuận lợi cho công ty trong việc tìm nguồn mua
phôi thép.
Khoa học công nghệ đang có những phát triển vượt bậc, ngày càng có nhiều
ứng dụng công nghệ thông tin công tác tiếp thị và quản lý, điều này giúp cho công
ty tiết kiệm được chi phí quản lý và tiếp thị cho sản phẩm.
4.1.7. Môi trường kinh doanh quốc tế
Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực WTO, AFTA
tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa mình vào sự phát triển chung của khu
vực và thế giới. Các công ty và doanh nghiệp có cơ hội khi mà các công ty nước
ngoài đầu tư vào nước ta mà cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ làm
cho tốc độ xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất tăng cao. Do đó, nhu cầu sử dụng
vật liệu xây dựng cũng tăng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 32 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Sự biến động liên tục của giá thép thế giới ảnh hưởng đến các chính sách
định giá của công ty.
Từ ngày 1/12/2008, chính phủ Trung Quốc quyết định giảm thuế xuất
khẩu đối với một số mặt hàng thép cụ thể là: thép cán nóng dạng cuộn, thép tấm,
thép hợp kim từ 5% xuống còn 0%, thép ống từ 15% xuống còn 0%. Việc điều
chỉnh chính sách xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không thuận lợi
cho việc sản xuất và tiêu thụ thép của các nước trong khu vực Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam.
4.2. Môi trường tác nghiệp
4.2.1. Nhà cung cấp
Các nhà máy sản xuất thép ở nước ta đa số là nhập nguồn nguyên liệu thép từ
nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Năm 2008, nước ta đã nhập 2,4 triệu tấn phôi
thép với giá bình quân 711 USD/tấn, tăng 40% so với năm 2007. Nguồn cung ứng
phôi thép nội địa duy nhất là nhà máy thép Đà Nẵng. Do đó, nguồn cung nguyên
liệu để sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều từ nước ngoài. Năm 2008 là năm mà tình
hình kinh tế có nhiều biến động. Những tháng nữa đầu năm 2008, thị trường giá cả
nguyên vật liệu và hàng hóa thế giới tăng liên tục, tháng 7 năm 2008, giá dầu thô
vượt mức 140 USD/thùng, giá gạo vượt mức 1000 USD/tấn. Những biến động này
đã làm cho giá các loại sản phẩm khác cũng tăng giá rất mạnh. Giá các nguyên liệu
của ngành sản xuất thép cũng tăng với biến động rất cao: giá thép phế liệu vào thời
điểm này đã tăng 150 – 200 USD/tấn, giá phôi thép lên đến 1.100 – 1.200 USD/tấn.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng thuế xuất khẩu phôi
thép từ 15% lên 25%, làm cho giá phôi thép trên thị trường tăng cao. Trong thời
gian biến động này, hầu hết các công ty sản xuất thép đều gặp khó khăn trong việc
tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất.
Nhưng từ tháng 6 năm 2008, do ảnh hưởng tài chính của Mỹ kéo theo khủng
hoảng kinh tế toàn cầu rồi tiếp theo là suy thoái kinh tế làm cho giá cả nguyên vật
liệu tụt dốc, tháng 11 năm 2008 cho đến nay thì giá nguyên liệu thép đã bắt đầu ổn
định. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các công ty sản xuất thép.
Công ty thép Tây Đô chủ yếu nhập nguồn phôi thép từ Trung Quốc do giá cả
tương đối tốt và giao hàng nhanh, nhưng từ cuối năm 2007 do chính sách của Trung
Quốc không đẩy mạnh xuất khẩu nên công ty đã chuyển sang nhập phôi thép từ Nga
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 33 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
và Ukraina nhưng việc giao hàng bị kéo dài và đôi khi không đảm bảo đủ số lượng.
Nguồn phôi thép trong nước được cung cấp từ công ty thép Đà Nẵng nhưng chất
lượng không ổn định. Đây là thách thức đòi hỏi công ty phải tích cực tìm nguồn
hàng sao cho giá cả hợp lí và luôn đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.
Ngoài phôi thép là nguyên liệu chính dùng để sản xuất, còn có các yếu tố
khác như xăng dầu, chi phí vận chuyển, nhân công, chi phí công ty thuê bên ngoài
gia công cũng đồng loạt tăng giá làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của công ty.
4.2.2. Khách hàng – Nhà phân phối
4.2.1.1. Sản lượng tiêu thụ theo khách hàng
Sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng chủ yếu qua các nhà phân phối
của công ty. Do đó, công ty có một hệ thống phân phối rộng lớn và ngày càng phát
triển, trên 30 nhà phân phối kể cả trong và ngoài nước. Với tình hình thị trường
ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt để sản phẩm ngày càng được
người tiêu dùng biết đến và để đẩy mạnh tiêu thụ hạn chế tối đa lượng hàng tồn kho
đòi hỏi công ty phải số lượng khách hàng lớn. Với chất lượng sản phẩm luôn ổn
định và thương hiệu uy tín thì việc mở rộng nhà phân phối và tìm kiếm thêm khách
hàng lẻ sẽ mang lại hiệu quả cho công ty trong thời điểm hiện nay.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 34 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng năm 2007 – 2008
Đơn vị tính: Kg
Chênh lệch
2008/2007
Khách hàng
Sản lượng
2007
%
theo
NPP
Sản lượng
2008
%
theo
NPP
Sản
lượng
%
Trong nước 32.108.451 95,2 35.758.920 84,7 3.650.469 -10,5
Cty CPVT Hậu Giang 12.025.935 35,6 12.771.382 35,7 745.447 0,1
Công ty Thép Việt 1.356.653 4,0 1.451.395 4,0 94.724 0
Cty Thanh Trúc 575.433 1,7 459.446 1,3 -115.987 -0,4
Cty Quang Giàu 1.141.729 3,4 2.313.635 6,5 1.171.906 3,1
Công ty Ngân Hà 898.057 2,7 431.880 1,2 -466.177 -1,5
Cty Tiết Cuội 127.375 0,4 65.850 0,2 -61.525 -0,2
Cty 349 1.997.403 5,9 2.589.332 7,2 591.929 1,3
Cty XL An Giang 1.557.962 4,6 1.450.726 4,1 -107.236 -0,5
Cty TNHH Bảo Mai 2.143.169 6,4 1.580.371 4,4 562.798 -2,0
C.hàng Kim Hùng 134.535 0,4 67.440 0,2 -67.095 -0,2
Cty TNHH Thu Mai 154.650 0,5 70.660 0,2 -83.990 -0,3
Cty Vạn Phát 422.028 1,3 215.810 0,6 -206.208 -0,5
Cty Quang Dương 66.623 0,2 153.274 0,4 86.651 0,2
DNTN Thanh Xuân 2.415.604 7,2 2.212.854 6,2 -202.750 -1,0
DNTN Hữu Tâm 989.615 2,9 477.593 1,3 -512.022 -1,6
DNTN Thanh Tân 877.662 2,6 1.088.023 3.,0 210.361 0,7
DNTN Ngọc Thủy 886.174 2,6 1.005.936 2,8 119.762 0,2
Công ty T&C 212.770 0,6 269.630 0,8 83.860 0,2
Cty SMC 957.759 2,8 1.235.911 3,5 278.152 0,7
C.hàng Cần Hương 584.320 1,7 487.010 1,4 -97.310 -0,3
Khách lẻ 881.758 2,6 2.011.076 5,6 1.129.318 3,0
DNTN Minh Hải 130.898 0.4 215.282 0,6 84.384 0,2
Cty VLXD K.Giang 178.174 0,5 273.760 0,8 95.586 0,3
Cty Fico 495.380 1,5 148.790 0,4 -346.590 -0,9
C.hàng Minh Thanh 344.193 1,0 157.430 0,4 -186.763 -0,6
Cty Hoàn My 157.898 0,5 63.280 0,2 -94.618 -0,3
CN VNSTEEL - - 964.030 2,7 964.030 2,7
DNTN Nguyễn Hồng - - 921.350 2.6 921.350 2,6
Cty DSC 262.946 0,8 571.254 1,6 308.308 0,6
Xuất khẩu 1.624.340 4,8 6.442.390 15,3 4.818.050 10,5
SMP 1.624.340 4,8 6.241.260 14,8 4.616.920 10,0
Chipmong - - 201.130 0,5 201.130 0,5
Tổng cộng 33.741.858 100 42.221.830 100 8.479.972 0
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô
=> Nhận xét
Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của các nhà phân phối năm 2008 đều tăng so
với năm 2007. Về thị phần, công ty cổ phần vật tư Hậu Giang (Hamaco) chiếm tỷ lệ
cao nhất 35,7%, là khách hàng lớn nhất của công ty, do Hamaco có 11 cửa hàng và
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 35 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
phòng kinh doanh trực thuộc. Ngoài Hamaco, một số nhà phân phối có sản lượng
cao: Quang Giàu, Thép Việt, 349, Thanh Xuân, Bảo Mai. Bên cạnh đó thì sản lượng
tiêu thụ của khách lẻ cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ so với nhà phân phối 5,6%,
nguyên nhân là do mua sản phẩm trực tiếp tại công ty sẽ có giá thấp hơn và công ty
thực hiện tốt công tác thị trường nên lượng khách lẻ (các nhà đầu tư, nhà thầu xây
dựng, ban bản lý công trình) tìm mua sản phẩm tăng lên. Do đó, công ty nên chú ý
quan tâm đến đối tượng khách hàng này sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho
công ty, đồng thời luôn quan tâm đến nhà phân phối của mình.
Sản lượng tiêu thụ của các nhà phân phối năm 2008 đa số đều tăng so với
năm 2007. Trong đó, DNTN Nguyễn Hồng là nhà phân phối mới của công ty nhưng
sản lượng tiêu thụ chiếm 2,6%. Bên cạnh đó, do năm 2008 công ty đẩy mạnh xuất
khẩu sang Campuchia (tăng 10,5% so với năm 2007) nên thị phần của các nhà phân
phối trong nước có giảm so với năm 2007 nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn giữ ở mức
ổn định. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng mở rộng thị trường tìm kiếm nhà
phân phối cả trong và ngoài nước.
4.2.2.2. Sản lượng tiêu thụ theo khu vực
Sản phẩm của công ty hiện có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,
ngoài ra công ty còn có một số nhà phân phối ở TP. Hồ Chí Minh, và Campuchia.
Với xuất hiện ngày càng nhiều các công ty sản xuất và kinh doanh sắt thép gây
không ít khó khăn cho công ty trong việc cạnh tranh trân thị trường và mở rộng hệ
thống phân phối sản phẩm. Do đó trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ ở một số khu
vực giảm xuống so với năm 2007, sản lượng xuất khẩu sang Campuchia tăng 10,5%
so với năm 2007. Vì vậy công ty cần có những kế hoạch để phát triển thị trường phù
hợp cho từng khu vực.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 36 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tính theo khu vực năm 2007 – 2008
Đơn vị tính: Kg
Chênh lệch
2008/2007Khu vực
Sản
lượng
2007
% khu
vực
Sản lượng
2008
% khu
vực
Sản lượng %
Trong nước 32.123.518 95,2 35.663.961 84,7 3.650.469 -10,5
Cần Thơ 11.158.513 33,1 17.286.412 40,9 6.127.899 7,8
Hồ Chí Minh 742.880 2,2 1.127.568 2,7 384.688 0,5
Tiền Giang 856.171 2,5 1.148.353 2,7 292.182 0,2
An Giang 8.861.959 26,3 7.962.740 18,9 -899.219 -7,4
Bạc Liêu 1.345.928 4,0 736.229 1,7 -609.699 -2,3
Vĩnh Long 2.558.906 7,6 1.991.885 4,7 -567.021 -2,9
Trà Vinh 712.343 2,1 409.870 1,0 -302.473 3,0
Kiên Giang 591.424 1,8 1.585.400 3,6 993.976 1,8
Đồng Tháp 1.143.152 3,4 575.356 1,0 -567.796 -2,4
Hậu Giang 2.012.337 6,0 1.546.531 3,7 -465.806 -2,3
Cà Mau 496.518 1,5 521.690 1,0 25.172 -0,5
Sóc Trăng 1.211.019 3,6 767.147 1,8 443.872 -1,8
Long An 50.550 0,1 4.780 0,01 -45.770 -0,09
Bến Tre 337.345 1,0 94.419 0,2 -242.926 0,1
Xuất khẩu 1.618.340 5 6.442.390 15,5 4.818.050 10,5
Tổng cộng 33.741.858 100 42.221.571 100 8.479.972 0
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô
=> Nhận xét
- Cần Thơ là khu vực tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều nhất, chiếm 40,9%
sản lượng tiêu thụ năm 2008 và tăng 7,8% so với năm 2007 do Cần Thơ là khu vực
đang được chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển, kế đến là An Giang chiếm
18,9%. Đây là hai tỉnh tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, công ty phải giữ tốt và nâng cao
mức tiêu thụ ở hai thị trường này. Vĩnh Long và Kiên Giang là đang được chú trọng
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Thành phố Vĩnh Long vừa được thành lập,
Kiên Giang là một trong bốn tỉnh được ưu tiên phát triển vùng kinh tế trọng điểm
của đồng bằng sông Cửu Long. Đay là cơ hội để công ty thực hiện được kế hoạch
tiêu thụ năm 2009.
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 37 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
- Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang là những
tỉnh đang phát triển, mà nhà phân phối ở các tỉnh này còn quá ít, và sản phẩm chưa
được người tiêu dùng ở các khu vực nông thôn biết đến nhiều, công ty nên chú
trọng đầu tư phát triển thêm hệ thống phân phối ở các tỉnh này. Đồng thời chú ý đến
thị trường xuất khẩu ở Campuchia, bằng cách rộng mạng lưới phân phối khi mà
thương hiệu của công ty đã được chấp nhận, sắt thép của Việt Nam hiện đang có thị
phần khá tốt ở Campuchia 27% so với 22% của Trung Quốc và 29% của Thái Lan.
4.2.2.3. Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm
Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm năm 2006 – 2007 – 2008
Đơn vị tính: Tấn
2007/2006 2008/2007
MẶT HÀNG 2006 2007 2008
Sản
lượng
%
Sản
lượng
%
Thép cuộn 26.942 13.751 15.032 -13.191 -48,96 1.281 9,32
Thép vằn 18.760 21.296 27.189 2.536 13,52 5.893 27,67
Tổng 45.702 35.047 42.221 -10.655 -23,31 7.174 20,47
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô
Trong những năm qua, sản phẩm tiêu thụ chính của công ty là thép cuộn chiếm
trên 60% sản lượng. Từ năm 2007 lượng tiệu thụ thép cuộn của công ty đã giảm
mạnh, giảm 48,96% so với năm 2006 nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2007,
trên 330.000 tấn thép cuộn của Trung Quốc tràn vào nước ta với giá rẽ hơn thép
trong nước từ 500 – 800 đồng/kg. Do vậy mà sản lượng tiêu thụ thép cuộn năm
2007 sụt giảm nghiêm trọng. Sang năm 2008, tình hình tiêu thụ đã trở lại ổn định,
và tăng 9,32% thép cuộn, 27,67% thép vằn. Trong năm 2008 công ty đã chủ trương
đẩy mạnh tiêu thụ kể cả trong và ngoài nước. Tuy công ty đã đẩy mạnh sản lượng
thép thanh lên 65% nhăng vẫn không bù đắp sản lượng giảm của thép cuộn trong
năm 2007 để hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của năm.
4.2.2.4. Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng
a. Tình hình chung của mẫu điều tra
Số lượng: 25 mẫu
Đối tượng: Nhà phân phối của công ty thép Tây Đô
Tổng số mẫu điều tra: 25 mẫu
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình
MSSV: 4053981 Trang 38 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm
Khu vực: Cần Thơ và một số tỉnh lân cận
Nội dung nghiên cứu: Mối quan hệ và liên kết giữa công ty thép Tây Đô và
khách hàng
Phương pháp phân tích: Sử dụng phần mềm SPSS chủ yếu là phương pháp
phân tích tần số.
b. Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng
 Mức độ tìm kiếm thông tin và đóng góp ý kiến về sản phẩm
_ Khách hàng: Qua số liệu phân tích nhìn chung thì mức độ tìm kiếm thông
tin, ý kiến khách hàng chưa được tốt. Nhà phân phối chưa chủ động đưa thông tin ý
kiến của khách hàng đến công ty là rất ít (40%), một phần là do đặc tính của sản
phẩm đây là sản phẩm công nghiệp, nên người tiêu dùng ít có ý kiến về sản phẩm.
Bên cạnh đó, cũng có 36% khách hàng cũng thường xuyên có ý kiến đóng góp về
sản phẩm cho công ty.
_ Công ty: Công ty chủ động thường xuyên xin ý kiến và phản hồi của khách
hàng về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty. Thường xuyên tìm
hiểu thông tin về khách hàng sẽ giúp công ty có những thay đổi kịp thời theo nhu
cầu của khách hàng.
Bảng 6: Mức độ tìm kiếm nguồn thông tin của công ty thép Tây Đô
Mức độ
Khách hàng
đưa ý kiến
Thép Tây Đô
xin ý kiến
Rất hiếm 8 4
Hiếm khi 40 16
Vừa phải 12 28
Thường xuyên 36 52
Rất thường xuyên 4 0
Tổng 100 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 4 - 2008
 Sự tiếp nhận đơn đặt hàng
Việc đặt hàng là do nhà phân phối quyết định, và được công ty tiếp nhận một
cách nhanh chóng. Công ty đã tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà phân phối trong việc
chủ động đặt hàng như vậy sẽ không gây tồn kho, tốn nhiều chi phí kinh doanh.
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do
Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
jackjohn45
 
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnĐề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
Visla Team
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật BảnĐề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Man_Ebook
 
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Cậu Ba
 
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng LongĐề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnĐề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả tài chính công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk NôngLuận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật BảnĐề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
Đề tài: Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng Nhật Bản
 
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
Giáo trình Quản trị kinh doanh - Tập 1, Nguyễn Ngọc Huyền (chủ biên) và các t...
 
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng LongĐề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 

Similar to Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do

Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOTĐề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAYLuận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Luận Văn 1800
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
QUOCDATTRAN5
 
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfcTiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
TuanNguyen520568
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
nataliej4
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
luanvantrust
 
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdfptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
DungVn13
 
Ptda giaotrinh
Ptda giaotrinhPtda giaotrinh
Ptda giaotrinh
TrnKimNgn14
 
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdfGiao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
huongthangthanhthuy
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Hn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_banHn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_banseakuteno1
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duthanh_k8_cntt
 

Similar to Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do (20)

Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOTĐề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
Đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Long, HOT
 
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAYLuận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Chiến lược đấu thầu xây lắp ở công ty xây dựng, HAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2017
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfcTiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
 
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
 
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdfptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
ptda-giaotrinh dự án đầu tư.pdf
 
Ptda giaotrinh
Ptda giaotrinhPtda giaotrinh
Ptda giaotrinh
 
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdfGiao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
Giao trinh Phan tich du an dau tu can ban.pdf
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
 
Hn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_banHn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_ban
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 

Recently uploaded

Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của LotteriaTiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, CầuLàm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vnCăn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
The Privia An Dương Vương
 
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤPBài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
VNgcMai13
 
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdfTrung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
DngDng879370
 
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VNĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Luận Văn Group Dịch vụ hỗ trợ viết đề tài
 

Recently uploaded (7)

Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của LotteriaTiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
 
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, CầuLàm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
Làm rõ các biến động và hành vi phía Cung, Cầu
 
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vnCăn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
Căn hộ The Privia Khang Điền - theprivia-anduongvuong.com.vn
 
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤPBài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
Bài trình chiếu chủ đề THẶNG DƯ môn TOÁN CAO CẤP
 
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdfTrung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
Trung Nguyen E-Coffee - Brppppochure.pdf
 
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VNĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài GònGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng tại khách sạn Sài Gòn
 

Xay dung chien luoc marketing tai cong ty thep tay do

  • 1. v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ............... 01 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ................................ ................................ ............. 01 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ................ 02 1.2.1. Mục tiêu chung................................ ................................ ..................... 02 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................ ................................ ..................... 02 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................ ................................ .................. 02 1.4. Phạm vi nghiên cứu................................ ................................ .................. 02 1.4.1. Không gian................................ ................................ ........................... 02 1.4.2. Thời gian................................ ................................ .............................. 02 1.5. Lược khảo tài liệu liên quan................................ ................................ ....03 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ ................................ ................................ ...05 2.1. Phương pháp luận................................ ................................ .................... 05 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược marketing ....................... 05 2.1.2. Quá trình xây dựng chiến lược marketing................................ ............. 06 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................ ................................ ......... 13 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................ ................................ 13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu................................ .............................. 13 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ................................ ................................ ................................ ..14 3.1. Giới thiệu khái quát về công ty Thép Tây Đô................................ ......... 14 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................ ............................ 14 3.1.2. Chức năng và nhiêm vụ................................ ................................ ........15 3.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ................................ ................ 20 3.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động................................ .21 3.2. Phân tích các chiến lược marketing công ty đã thực hiện...................... 23 3.2.1. Chiến lược sản phẩm ................................ ................................ ........... 23 3.2.2. Chiến lược giá ................................ ................................ ...................... 24 3.2.3. Chiến lược phân phối ................................ ................................ ........... 25 3.2.4. Chiến lược chiêu thị ................................ ................................ ............. 25
  • 2. vi CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ......................... 26 4.1. Môi trường vĩ mô ................................ ................................ ..................... 26 4.1.1. Kinh tế ................................ ................................ ................................ .26 4.1.2. Chính trị - pháp luật................................ ................................ .............. 29 4.1.3. Văn hóa – xã hội................................ ................................ ................... 30 4.1.4. Dân số - lao động ................................ ................................ ................ 30 4.1.5. Yếu tố tự nhiên ................................ ................................ .................... 31 4.1.6. Yếu tố công nghệ................................ ................................ .................. 31 4.1.7. Môi trường kinh doanh quốc tế................................ ............................. 31 4.2. Môi trường tác nghiệp ................................ ................................ ............. 32 4.2.1. Nhà cung cấp................................ ................................ ........................ 32 4.2.2. Khách hàng – Nhà phân phối ................................ ............................... 33 4.2.3. Đối thủ cạnh tranh ................................ ................................ ............... 40 4.2.4. Sản phẩm thay thế ................................ ................................ ................ 41 4.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................ ................................ ....41 4.3. Môi trường bên trong ................................ ................................ .............. 41 4.3.1. Yếu tố nguồn nhân lực................................ ................................ .......... 41 4.3.2. Uy tín đối với khách hàng ................................ ................................ ....43 4.3.3. Nghiên cứu và phát triển................................ ................................ .......43 4.3.4. Yếu tố sản xuất ................................ ................................ .................... 43 4.3.5. Tài chính – kế toán................................ ................................ ............... 45 4.3.6. Cơ sở vật chất................................ ................................ ....................... 47 4.3.7. Tổ chức quản lí ................................ ................................ .................... 47 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ GIAI ĐOẠN 2009-2011................................ .......................... 48 5.1. Cơ sở xây dựng chiến lược................................ ................................ .......48 5.1.1. Điểm mạnh................................ ................................ ........................... 48 5.1.2. Điểm yếu................................ ................................ .............................. 48 5.1.3. Cơ hội ................................ ................................ ................................ ..48 5.1.4. Đe dọa................................ ................................ ................................ ..49 5.2. Xây dựng mục tiêu................................ ................................ ................... 51 5.3. Xây dựng chiến lược ................................ ................................ ............... 52
  • 3. vii 5.3.1. Chiến lược sản phẩm ................................ ................................ ........... 52 5.3.2. Chiến lược giá ................................ ................................ ..................... 52 5.3.3. Chiến lược phân phối ................................ ................................ ........... 53 5.3.4. Chiến lược chiêu thị ................................ ................................ ............. 53 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ .................... 56 6.1. Kết luận ................................ ................................ ................................ ....56 6.2. Kiến nghị ................................ ................................ ................................ ..56 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ ................................ ................. 58 PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ ........... 59
  • 4. viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 - 2008)................................ .......... 21 Bảng 2: Thu nhập bình quân của đồng bằng sông Cửu Long (2004- 2007) .......... 27 Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng (2007 - 2008) .................. 34 Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khu vực (2007 - 2008) ....................... 36 Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm (2007 - 2008).......................... 37 Bảng 6: Mức độ tiềm kiếm nguồn thông tin của công ty thép Tây Đô.................. 38 Bảng 7: Đánh giá hoạt động hỗ trợ bán hàng của công ty thép Tây Đô ................ 39 Bảng 8: Bảng giá một số sản phẩm thép năm 2008 ................................ .............. 40 Bảng 9: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng của một số công ty năm 2008 ................................ ................................ ................................ ............ 41 Bảng 10: Các chỉ số tài chính 3 năm (2006 – 2008)................................ ............. 45 Bảng 11: Các mục tiêu đặt cho kế hoạch năm 2010 ................................ ............. 51 DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Danh mục hình ảnh Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thép Tây Đô................................ ........17 Hình 2: Hội thảo khách hàng tai Phú Quốc 2008 ................................ ................. 25 Hình 3: Hội chợ tại Campuchia 2008................................ ................................ ...25 Hình 4: Qui trình sản xuất thép của công ty thép Tây Đô................................ .....44 Hình 5: Ma trận SWOT ................................ ................................ ....................... 50 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Diễn biến giá cả thép xây dựng năm 2008 ................................ .......... 26 Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam (1995 - 2008)................................ ........... 27 Biểu đồ 3: Thị phần của các công ty thép tại Miền Nam ................................ ......40
  • 5. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 1 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu Sau hơn một năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nước ta phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng đem lại nhiều thách thức. Mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra cho các công ty và doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh công bằng, đồng nghĩa với việc các công ty và doanh nghiệp phải dựa vào nội lực không còn sự bảo hộ của nhà nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững trong một thế giới năng động và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước đòi hỏi các công ty và doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh lâu dài, làm việc có kế hoạch thật sự là cần thiết để có những biện pháp đối phó với đối thủ cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng. Cùng với xu thế đó, ngành xây dựng ngày càng phát triển làm cho nhu cầu tiêu thụ vật tư xây dựng ngày càng tăng như: sắt, thép, tôn, xi măng…Trong đó, thép không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì trong những năm gần đây hàng loạt các công ty, doanh nghiệp sản xuất thép ra đời như: Pomina, Thép Thép Việt, Thép Pomina… cùng với sự ra đời của các công ty thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Năm 2008, với sự biến động của nền kinh tế thế giới, trong đó có những bất ổn của ngành công nghiệp thép. Sự biến động thường không theo một qui luật chung, làm cho nguồn hàng không ổn định, cạnh tranh quyết liệt, giá cả bất ổn…đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các của các công ty thép nói chung và công ty Liên doanh thép Tây Đô - Cần Thơ nói riêng. Vì vậy, xây dựng chiến lược marketing là thật sự cần thiết, để tập trung phát huy nội lực của công ty, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín cho sản phẩm và thương hiệu. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ – CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
  • 6. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 2 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xây dựng chiến lược marketing giúp công ty định hướng được các chương trình marketing hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới, tận dụng được cơ hội, tránh né các đe doạ, phát huy tốt nguồn lực của công ty, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2006 – 2007 – 2008 và các chiến lược marketing của công ty trong những năm gần đây. - Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng. - Đề xuất các chiến lược marketing giúp công ty định hướng phát triển, mở rộng thị trường, củng cố vị thế cạnh tranh của mình. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như thế nào? - Các chiến lược marketing của công ty đã thực hiện trong thời gian qua có đem lại hiệu quả hay không? - Mối quan hệ giữa công ty và khách hàng trong thời gian qua như thế nào? 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Không gian - Đề tài được thực hiện tại công ty Liên doanh thép Tây Đô. - Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn các nhà phân phối, và đại lý của công ty trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một số tỉnh lân cận. 1.4.2. Thời gian - Sử dụng số liệu thứ cấp của các phòng ban trong công ty từ năm 2006 – 2007 – 2008. - Thời gian tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp từ ngày 2/2/2009 đến ngày 25/4/2009.
  • 7. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 3 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan  Lê Thị Diệu Hiền (2008). Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm gas của công ty gas Petrolimex Cần Thơ giai đọan 2009-2010. Luận văn tốt nghiệp đại học Đại học Cần Thơ. - Mục tiêu của đề tài: Họach định chiến lược marketing giúp doanh nghiệp định hướng được các chương trình Marketing cho họat động trong tương lai. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập số liệu: _ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007. _ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. + Phương pháp xử lí số liệu: Phương pháp so sánh, phân tích SWOT, đáng giá tổng hợp ý kiến và sử dụng phần mềm SPSS. - Nội dung: Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, phân tích hành vi người tiêu dùng rồi đưa ra chiến lược marketing cho sản phẩm.  Lê Phú Đầy (2008). Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm cá tra của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFA. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. - Mục tiêu của đề tài: Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm cá tra của công ty AFASCO. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập số liệu: _ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007. _ Số liệu sơ cấp: thảo luận với các thành viên công ty AFASCO + Phương pháp xử lí số liệu: phân tích theo ma trận SWOT, QSPM. - Nội dung: Phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài, đưa ra chiến lược và chọn lựa chiến lược Marketing phù hợp với tình hình công ty.  Lê Thị Mỹ Hường (2008). Hoạch định chiến lược marketing cho sản phẩm tấm lợp Fibrocement của công ty cổ phần vật liệu xây dựng MOTILEN giai đoạn 2008 – 2013. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. - Mục tiêu của đề tài: Phân tích thực trạng các yếu tố của công ty Motilen nhằm đề ra các chiến lược marketing cho sản phẩm Fibocement giai đoạn 2008- 2013
  • 8. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 4 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm - Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập số liệu: _ Số liệu thứ cấp: từ phòng ban công ty trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007. _ Số liệu sơ cấp: lấy từ các đại lí của công ty. + Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp ma trận SWOT, sử dụng phần mềm SPSS. - Nội dung: Phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, đưa ra chiến lược và chọn lựa chiến lược marketing phù hợp cho công ty.
  • 9. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 5 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của chiến lược Marketing đối với công ty, doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về chiến lược Một vài định nghĩa về chiến lược: “Chiến lược là một tập hợp các chuỗi hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh trạnh bền vững” Theo McKinsey (1978). “Chiến lược không chỉ là một kế hoạch, một lý tưởng, mà chiến lược là một triết lý sống của công ty” Cynthia A. Montgomery. 2.1.1.2. Khái niệm về Marketing Theo Philip Kotler, marketing được hiểu như sau: “Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân tập thể có được những gì mà họ cầnvà mông muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.” “Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa mà công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó.” Còn theo Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa: Marketing là quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đó, đánh giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ chức. 2.1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing “Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được những mục tiêu Marketing” 2.1.1.4. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing đối với công ty, doanh nghiệp Quá trình quản trị chiến lược giúp cho các tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, nó làm cho các nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và khi nào đạt tới một điểm cụ thể nhất định.
  • 10. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 6 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Việc nhận thức được kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững những việc cần làm để đạt được thành công. Như vậy, nó sẽ khuyến khích hai nhóm đối tượng nói trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn phúc lợi lâu dài của doanh nghiệp. Giúp nhà quản trị chủ động trước những thay đổi của môi trường như: biết khai thác những cơ hội, giảm bớt đe dọa. Từ đó, nhà quản trị định ra những giả pháp, mục tiêu thích nghi với môi trường. Giúp nhà quản trị sử dụng tốt nguồn tài nguyên (nhân lực, tài lực…) đưa đến những thành công, những lợi nhuận trên con đường kinh doanh. 2.1.2. Quá trình xây dựng chiến lược Marketing 2.1.2.1. Phân tích các yếu tố môi trường a. Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là những lực lượng bình diện xã hội rộng lớn, có ảnh hưởng rộng lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, như các yếu tố nhân khẩu học, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. Mục đích của việc phân tích môi trường vĩ mô là giúp công ty nhận biết, đánh giá cơ hội mà môi trường sẽ mang lại lợi ích cho công ty và tránh các mối đe dọa mà môi trường mang lại. Tứ đó, giúp công ty nhận định được những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, đưa ra các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội bên ngoài và hạn chế các mối đe dọa.  Yếu tố kinh tế Các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì vậy các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết được các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định của nền kinh tế trước hết là tính ổn định về tài chính, ổn định tiền tệ, khống
  • 11. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 7 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm chế lạm phát. Đây là những vấn đề liên quan trưc tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Yếu tố chính trị và pháp luật Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và chịu sự điều chỉnh của các luật như: luật doanh nghiệp, luật lao động, luật xuất bản, luật bảo vệ môi trường, các quy định khác…Đồng thời, hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp bằng các chính sách thuế, hay các rào cản pháp luật khác. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố này để cáo hướng đầu tư thích hợp.  Yếu tố văn hóa – xã hội Môi trường văn hoá – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự tác động của các yếu tố văn hoá – xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, nhiều lúc khó mà nhận biết được. Tuy nhiên, môi trường văn hoá – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, thường là các yếu tố sau: quan niệm về thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội,…  Yếu tố dân số và lao động Sự gia tăng dân số hay sự thay đổi nghề nghiệp, thu nhập trong cộng đồng dân cư cũng ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Bên cạnh đó các yếu tố về lao động như: chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng tác động đến doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.  Yếu tố tự nhiên Tác động của các điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý của một vùng nào đó mà tiềm năng về nguyên liệu có thể đáp ứng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, một vùng có lực lượng lao động dồi dào có thể đáp ứng cho doanh nghiệp hay một vị trí địa lý thuận lợi sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc lưu thông hàng hoá. Những yếu tố đó góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 12. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 8 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm  Yếu tố công nghệ Những tiến bộ của kỹ thuật công nghệ mới tạo ra khả năng biến đổi hàng hoá và quy trình sản xuất, tác động sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ vào chất lượng và giá bán. Doanh nghiệp cần hiểu rõ những biến đổi đang diễn ra của khoa học kỹ thuật, phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cũng nên cảnh giác đối với công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp họăc gián tiếp.  Yếu tố môi trường quốc tế Trong điều kiện của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện của môi trường kinh doanh quốc tế. Vì thế phân tích môi trường quốc tế là cần thiết cho doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh. b. Môi trường tác nghiệp Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn cưỡng đối với tất cả các doanh nghiệp, nên chìa khoá để kinh doanh thành công là phải phân tích từng yếu tố đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải. Trong môi trường tác nghiệp có 5 yếu tố cơ bản: nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.  Nhà cung cấp Việc lựa chọn nhà cung cấp là một vấn đề ngày càng được quan tâm để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả. Các doanh nghiệp cần quan hệ và hiểu rõ các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau như: vật tư, thiết bị, lao động và tài chính. - Cung cấp nguyên vật liệu: việc lựa chọn nhà cung cấp thường dựa trên số liệu phân tích về người bán. Cần phân tích mỗi tổ chức cung cấp theo nhiều yếu tố
  • 13. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 9 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm đặc biệt là khả năng cung ứng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. - Cung cấp vốn: trong những thời điểm nhất định phần lớn các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp làm ăn có lãi, đều phải vay vốn tạm thời từ người tài trợ. Khi doanh nghiệp tiến hành phân tích về các tổ chức tài chính thì trước hết cần xác định vị thế của mình so với các thành viên khác trong cộng đồng. - Nguồn lao động: cũng là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là tiền đề đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Các yếu tố chính cần đánh giá là đội ngũ lao động chung (total labor pool) bao gồm trình độ đào tạo và trình độ chuyên môn của họ, mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến.  Khách hàng Khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Vì khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì sẽ đạt được sự tín nhiệm của khách hàng – tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Khách hàng có thể làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Trường hợp không đạt đến mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải thương lượng với khách hàng hoặc tìm khách hàng có ít ưu thế hơn. Vì thế, để đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp phải lập bảng phân loại khách hàng hiện tại và tương lai, nhằm xác định khách hàng mục tiêu.  Sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra sức ép làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế và phần lớn sản phẩm thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì thế muốn đạt được thành công, các doanh nghiệp cần chú ý và dành nguồn lực thích hợp để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiến lược mới của mình.
  • 14. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 10 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm  Đối thủ cạnh tranh Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan của các yếu tố như: số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Do đó, các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua. Muốn vậy cần tìm hiểu một số vấn đề cơ bản sau: - Nhận định và xây dựng các mục tiêu của doanh nghiệp. - Xác định được tiềm năng chính yếu, các ưu nhược điểm trong các hoạt động phân phối, bán hàng… - Xem xét tính thống nhất giữa các mục đích và chiến lược của đối thủ cạnh tranh. - Tìm hiểu khả năng thích nghi; khả năng chịu đựng (khả năng đương đầu với các cuộc cạnh tranh kéo dài); khả năng phản ứng nhanh (khả năng phản công) và khả năng tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh. c. Môi trường nội bộ  Yếu tố nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống khoa học hoá có đúng đến mức nào đi chăng nữa cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoach định mục tiêu, phân tích thị trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Phân tích về nguồn nhân lực cần chú ý phân tích một số nội dung: - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, tư cách đạo đức. - Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp. - Sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viên làm việc có hiệu quả. - Khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức tối đa và tối thiểu. - Năng lực, mức độ quan tâm và trình độ của ban lãnh đạo cao nhất.
  • 15. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 11 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm  Cơ sở vật chất Cơ sở vật chất cũng góp một phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp. Con người không có cơ sở vật chất thì không thể làm việc và sản xuất được.  Yếu tố tài chính kế toán Chức năng của bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chức năng có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính và các mục tiêu chiến lược tổng quát gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên quan đến nguồn tài chính, và khi các bộ phận khác hoạt động mang lại hiệu quả ra sao cũng được thể hiện qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này nói chung dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực khác. Vì vậy, phân tích tài chính để tìm hiểu nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp.  Sản xuất tác nghiệp Sản xuất là lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm, đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp. Vì vậy, nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Khi phân tích các yếu tố về sản xuất cần chú ý các nội dung: giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, sự bố trí các phương tiện sản xuất, lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, khả năng công nghệ.  Văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp như một cơ thể sống là vì con người làm cho doanh nghiệp hoạt động và hình thành nền nếp đã mang lại ý nghĩa và mục đích hoạt động của tổ chức. Mỗi doanh nghiệp đều có nền nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc trong nội bộ. Nền nếp đó có thể là nhược điểm gây ra các cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược hoặc là ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó.  Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin có vai trò rất quan trọng góp phần cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, là nền tảng của tấ cả các tổ chức. Hệ thống thông tin liên kết các chức năng trong kinh doanh lại với nhau và cung cơ sơ cho nàh quản trị ra quyết định. Thông tin biểu hiện những bất lợi hay lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Một hệ thống thông tin tốt là một hệ thống thông tin đơn giản
  • 16. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 12 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 2.1.2.2. Công cụ dùng để xây dựng chiến lược Marketing cho công ty và doanh nghiệp Phân tích ma trận SWOT Môi trường kinh doanh của tất cả các công ty và doanh nghiệp luôn luôn tiềm ẩn những cơ hội và đe dọa, và đều có các điểm mạnh và điểm yếu tồn tại bên trong. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội và điểm mạnh; đồng thời, khắc phục được những đe dọa và điểm yếu thì ma trận SWOT là công cụ hỗ trợ đặt lực nhất và khoa học nhất. Các bước thành lập ma trận SWOT: - Liệt kê những mối đe dọa lớn từ bên ngoài công ty. - Liệt kê các đe doạ quan trọng bên ngoài công ty. - Liệt kê các điểm mạnh cốt lõi của công ty. - Liệt kê các điểm yếu của công ty.  Chiến lược SO: sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.  Chiến lược WO: nhằm khắc phục những điểm yếu để yheo đuổi và nắm bắt cơ hội.  Chiến lược ST: xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh để giảm bớt khả năng bị thiệt hại do những đe dọa của môi trường. ĐIỂM MẠNH SWOT Liệt kê các điểm mạnh (S) 1. 2. Liệt kê các điểm yếu (W) 1. 2. Liệt kê các cơ hội (O) 1. 2. CHIẾN LƯỢC SO PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC WO TẬN DỤNG KHẮC PHỤC ĐIỂMYẾU Liệt kê các đe dọa (T) 1. 2. CHIẾN LƯỢC ST DUY TRÌ KHỐNG CHẾ CHIẾN LƯỢC WT HẠN CHẾ ĐIỂM YẾU NÉ TRÁNH
  • 17. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 13 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm  Chiến lược WT: nhằm hình thành kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty thép Tây Đô qua 3 năm 2006 – 2007 – 2008. Bên cạnh đó, các số liệu liên quan đến đề tài còn được thu thập từ báo, tạp chí, internet. 2.2.1.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại 25 nhà phân phối trên địa bàn thành phố Cần Thơ và một sồ tỉnh lân cận. Nội dung của bảng câu hỏi tập trung vào việc kiểm tra sự kết nối giữa công ty thép Tây Đô và khách hàng. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu  Dùng phương pháp phân tích, so sánh số liệu giữa các năm để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT.  Dùng phần mềm SPSS (phân tích tần số) phân tích mối quan hệ giữa công ty và khách hàng.
  • 18. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 14 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty thép Tây Đô 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: Công ty thép Tây Đô - Tên giao dịch: Tây Đô Steel Co., Ltd - Vị trí công ty: Lô 45, khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ - Điện thoại: 07103.841822 - Fax: 07103.841932 - Email: adsltheptaydo@vnn.vn taydosteel@hcm.vnn.vn adsltheptaydopkd@vnn.vn - Website: www.theptaydo.com Công ty Liên doanh thép Tây Đô (TSC) là công ty chuyên sản xuất thép xây dựng và là nhà may sản xuất thép lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo quyết định số 1424/GP ngày 13 tháng 11 năm 1995 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và công ty thép Tây Đô chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 2 năm 1998. Với vốn pháp định là 3.630.000 USD, tổng vốn đầu tư là 12.100.000 USD,bao gồm các nhà đầu tư: - Tổng công ty thép Việt Nam (VNSteel): 35% - Ho Asia Enterpise Co.,Ldt : 30% - Công ty TNHH An Phú : 20% - Công ty TNHH TM & SX Thép Việt :15% Thời gian hoạt động theo giấy phép đầu tư của công ty là 25 năm kể từ ngày cấp giấy phép, hoạt động sản xuất của công ty là cán, kéo sản phẩm thép xây dựng.Công ty hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm được tính bằng 15% lợi nhuận thu được. Công ty được miễn thuế thu nhập 4 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm được 50% trong 7 năm tiếp theo.
  • 19. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 15 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Về chiến lược phát triển của Công ty:  Chiến lược sản xuất - Ưu tiên chất lượng - Đa dạng hóa mặt hàng - Lựa chọn kỹ thuật tiên tiến - Không ngừng cải tiến kỹ thuật - Kiểm tra, cải tiến chất lượng sản phẩm - Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm  Chiến lược bán hàng - Giá cạnh tranh - Giao hàng nhanh - Dịch vụ hoàn hảo - Mở rộng mạng lưới phân phối - Nhân viên tận tâm 3.1.1.2. Sản phẩm của công ty Hiện nay công ty cung cấp cho thị trường hai sản phẩm chính là thép vằn và thép cuộn: - Thép vằn: gồm có D10, D12, D14, D16, D18, D20, D22, D25. Chữ D (deformed bar) là ký hiệu cho thép vằn và hai chữ số kế tiếp là đường kính của thanh thép(mm). Chiều dài của thanh thép là 11,7 m hoặc theo yêu cầu của khách hàng. - Thép cuộn: gồm có các loại đường kính 6 mm, 8 mm, 10 mm. + Đóng cuộn: trọng lượng 150 kg + Ép bành: gồm 10 cuộn, trọng lượng 1,5 tấn Thép Tây Đô sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 1651 – 1985, TCVN 6238 – 1997 (Việt Nam), JIS 3112, JIS 3505 (Nhật Bản), GOST 380 – 1988/1994 (Nga). 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 3.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ Công ty thép Tây Đô cung cấp cho thị trường các loại thép vằn và thép cuộn với công suất 120.000 tấn mỗi năm. Thép Tây Đô áp dụng công nghệ tiên tiến trên dây chuyền hiện đại và luôn sử dụng nguồn nguyên liệu là phôi thép tốt nhất được nhập khẩu từ những nguồn đáng tin cậy trên thế giới. Công ty đã được cấp Giấy Chứng nhận Quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-2000 cho lĩnh vực sản xuất và
  • 20. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 16 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm cung cấp thép. Thép Tây Đô luôn có chất lượng ổn định, tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong ngành xây dựng tại Việt Nam và thế giới. Thép xây dựng của Tây Đô hiện đang rất được ưa chuộng tại Đồng bằng Sông Cửu Long và có uy tín tại một số nước lân cận và xuất khẩu thường xuyên sang Campuchia. Được sản xuất ngay tại TP.Cần Thơ, hưởng nhiều thuận lợi trong việc chuyên chở, nhất là trong vùng miền Tây Nam Bộ, Thép Tây Đô ngày càng chiếm ưu thế về chất lượng và giá thành. Chín năm liền (2001-2009) sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Với phương châm: “Thép Tây Đô - Sự bền vững của mọi công trình”, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - DỊCH VỤ BÁN HÀNG là sự ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sản xuất kinh doanh của chúng tôi. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của Thép Tây Đô không ngừng phát triển trên thị trường, công ty luôn chú ý nâng cao chất lượng và độ ổn định của sản phẩm, tạo niềm tin bền vững cho khách hàng.
  • 21. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 17 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 3.1.2.2. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thép Tây Đô  Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Tổng giám đốc: Xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty; Cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả; Phân công chức năng và nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban giám đốc; Phụ trách các lĩnh vực: Tài chính, tiền lương, kinh doanh và tổ chức nhân sự của Công ty. - Phó tổng giám đốc thứ nhất: Tham gia xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty; Phụ trách kỹ thuật; Điều hành các trưởng bộ phận về việc có liên quan đến công việc phụ trách. - Phó tổng giám đốc thứ hai: Tham gia xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Công ty; Phụ trách các lĩnh vực: chuẩn bị sản xuất; môi trường, bảo hộ lao động và các vấn đề về hành chánh – bảo vệ; Điều hành các trưởng bộ phận về việc có liên quan đến công việc phụ trách. - Đại diện lãnh đạo: Đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Báo cáo thực hiện hệ thống chất TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KẾ TOÁN XƯỞNG CÁN P. TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT P. TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ HAI ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO PHÒNG TỔ CHỨC– HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH- KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT 02 ca Sản xuất 01 ca Chuẩn bị Sản xuất Nhóm vệ sinh công nghiệp Nhóm lò Nhóm công nghệ Nhóm thành phẩm Nhóm vận hành Nhóm cầu trục xe nâng Tổ cơ Tổ điện Tổ cắt phôi Tổ máy công cụ Tổ chuẩn bị công nghệ
  • 22. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 18 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm lượng với Ban giám đốc để làm nền tảng cho việc xem xét và cải tiến hệ thống chất lượng; Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty nhận thức được các yêu cầu hợp lý của khách hàng; Chịu trách nhiệm quan hệ với các cơ quan chức năng bên ngoài những công việc liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng. - Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức nhân sự quản lý, cũng như việc bố trí nhân sự trong sản xuất của Công ty; Quản lý lao động, lương, thưởng, các khoản thuộc Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thi tay nghề cho công nhân; Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chánh và con dấu và thực hiện công tác lưu trữ tài liệu; Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và các công tác liên quan đến lương, thưởng của Công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và công tác quảng cáo; Lên kế hoạch và thực hiện mua vất tư, máy móc, nguyên liệu; Xây dựng, đánh giá và thẩm định lại danh sách nhà thầu phụ theo đúng qui trình; Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Kế toán kho hàng; Tổ chức kho bãi, giao nhận vật tư, máy móc, nguyên liệu, sản phẩm; Trực tiếp quản lý bộ phận bốc xếp; mua sắm bảo quản và cấp phát các phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động. - Phòng kỹ thuật: Theo dõi việc thực hiện qui trình công nghệ; Theo dõi việc sửa chữa thiết bị các hạng mục đại tu, trung tu dây chuyền thiết bị; Theo dõi sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Lập định mức kỹ thuật; Kiểm định định kỳ các thiết bị cân kiểm, thiết bị phải kiểm định theo qui định hiện hành của nhà nước; Công bố chất lượng sản phẩm sản xuất tại nhà máy; Thiết bị công nghệ mới, thiết kế thiết bị mới phục vụ sản xuất; Kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm; Kiểm tra nghiệm thu một số hạng mục cần thiết về vật tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ; Biên soạn sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các qui trình, qui phạm về an toàn thiết bị; Huấn luyện cho cán bộ công nhân viên mới nhận việc về an toàn lao động. - Phòng kế toán: Bộ phận trợ giúp cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn và nguồn vốn để đạt được hiệu quả đề ra, phù hợp với chủ trương, chính sách qui định của Nhà nước; Tổ chức tốt công tác thu nhập, xử lý các thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong công ty; Lập kế hoạch tài chính cho từng tuần, tháng, quý, năm; Báo cáo các thông tin kế toán tài
  • 23. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 19 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm chính cho lãnh đạo Công ty và các cơ quan quản lý chức năng; Tham gia vào việc lập kế hoạch bảo hộ lao động; Trao đổi thông tin nội bộ: các bản thông báo, các cuộc họp giao ban của công ty, các cuộc họp chuẩn bị sản xuất của văn phòng xưởng cán, các cuộc họp đột xuất (nếu có) của các phòng và các báo cáo của các bộ phận nhằm đảm bảo việc truyền đạt thông tin có hiệu quả và nhanh chóng trong toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. - Xưởng cán: Quản lý công nhân xưởng cán, thực hiện kế hoạch sản xuất do Ban giám đốc đề ra; Thực hiện bảo dưỡng, thực hiện lập dự toán và phương án sửa chữa thiết bị; Lập hồ sơ thiết bị; Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các qui trình, qui phạm về bảo hộ lao động; Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận thuộc xưởng cán: tổ cơ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị cơ, trực tiếp sủa chữa các máy móc thiết bị cơ toàn xưởng, chuẩn bị máy và các thiết bị đảm bảo phục vụ cho sản xuất; tổ chuẩn bị công nghệ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị công nghệ đảm bảo phục vụ sản xuất; Tổ máy công cụ: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị thuộc bộ phận tổ máy công cụ, trực tiếp gia công tất cả các chi tiết máy và trục cán toàn xưởng; Tổ điện: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy và thiết bị điện, trực tiếp sửa chữa các máy và thiết bị điện toàn xưởng, chuẩn bị máy và các thiết bị điện đảm bảo phục vụ sản xuất; Tổ cắt phôi: bảo trì bảo dưỡng thiết bị máy cắt phôi, cắt phôi đảm bảo đủ cho sản xuất; Nhóm lò: bảo trì bảo dưỡng thiết bị lò; Nhóm vận hành: bảo trì các thiết bị của 03 phòng vận hành, trực tiếp điều khiển các thiết bị vận hành phục vụ sản xuất; Nhóm công nghệ: bảo trì bảo dưỡng các máy cán, trực tiếp điều chỉnh các thiết bị máy cán trong quá trình sản xuất; Nhóm cầu trục xe nâng: bảo trì bảo dưỡng cầu trục xe nâng, trực tiếp vận hành cầu trục và xe nâng phục vụ quá trình sản xuất và xuất hàng; Nhóm thành phẩm: bảo trì bảo dưỡng máy và thiết bị khu vực thành phẩm thanh và cuộn, trực tiếp đóng bó thành phẩm chuyển vào kho và dọn phế phẩm; Nhóm vệ sinh công nghiệp: làm công tác dọn dẹp vệ sinh xưởng cán, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên của Công ty.
  • 24. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 20 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 3.1.3. Đánh giá kết quả hoạt đông kinh doanh 3.1.3.1. Doanh thu Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 85,88% so với năm 2007, trong khi đó lãi gộp tăng 119,33%. Ta thấy tốc độ tăng trươngr của lãi gộp nhanh hơn giá vốn hàng bán. Nguyên nhân chủ yếu do: Trong năm 2008, biến động kinh tế xảy ra, tình hình thi trường sắt thép biến động liên tục, giá phôi thép tăng đột biến so với từ trước tới nay. Do đó, để đảm bảo tình hình hoạt động của công ty và bù đắt cho chi phí sản xuất, công ty đã tăng giá thép so với những năm trước nhưng vẫn ở mức ổn định và chấp nhận được. 3.1.3.2. Chi phí Nhìn chung, tổng chi phí qua các năm đều tăng, chi phí tăng bình quân mỗi năm là 31,11%. Chi phí bình quân năm 2008 tăng 76,12% cao hơn nhiều so với năm 2007 (năm 2007 giảm 11,93% so với 2006). Nguyên nhân của việc tăng chi phí này chủ yếu là chi phí cho việc quảng cáo và phục vụ cho công tác bán hàng tăng 670% so với năm 2007. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng tăng 68,8%. Đây cũng là một bất lợi của công ty trong việc sử dụng và phân bổ chi phí. 3.1.3.3. Lợi nhuận Lợi nhuận của công ty năm 2008 là 1.294 tỷ đồng giảm 79,11% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu, chi phí tăng cao trong khi đó giá bán lại thấp hơn giá vốn hàng bán.
  • 25. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 21 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2006 – 2007 – 2008) Đơn vị tinh: VN ngàn đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 345.673.158 356.824.208 332.476.935 635.389.927 Giá vốn hàng bán 346.478.643 335.716.855 316.002.553 587.395.698 Lợi nhuận gộp - 805.485 21.107.353 16.474.382 47.994.229 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 6.293.249 8.126.226 7.156.386 12.603.543 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - 13.793.102 8.998.503 6.194.904 1.294.341 Nguồn: Phòng kế toán công ty thép Tây Đô 3.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động 3.1.4.1. Thuận lợi - Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế phát triển, hiện đang là nơi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, thành phố Cần Thơ đang hướng đến qui hoạch là thành phố trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ…,và là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và quốc tế, có vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh. - Với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ngày nay: “Đô thi hóa nông thôn” đã tạo ra điều kiện giao thông thuận lợi giữa các vùng. - “Thép Tây Đô” là thương hiệu được đông đảo khách hàng tín nhiệm, được bình chọn là hàng “Việt Nam Chất Lượng Cao” trong chín năm liền từ năm 2000 đến năm 2009. - Công tác bảo hộ và an toàn lao động luôn được Hội đồng bảo hộ lao động của công ty thực hiện tốt, làm cho đội ngũ công nhân viên an tâm làm việc. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình; đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao. - Công ty hệ thống phân phối rộng lớn gồm 32 nhà phân phối có mặt khắp các tỉnh thành đồng bắng sông Cửu Long (2 nhà phân phối ở Campuchia).
  • 26. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 22 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 3.1.4.2. Khó khăn - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm và phát triển nên luôn có sự cạnh trạnh gay gắt giữa các công ty. - Thi trường thép liên tục biến động trong hơn một năm qua và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, biến động với biên độ lớn nên có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. - Giá thép liên tục tăng nhanh trong năm 2008 đã tác động bất thường đến thị trường vật liệu xây dựng và bất động sản. - Giá thép nhập khẩu còn ở mức thấp, đặc biệt là thép nhập khẩu có giá rẻ từ Trung Quốc sau khi nước ta hạ thuế nhập khẩu xuống còn 0% đối với thép xây dựng. - Cơ sở vật chất đã lạc hậu so với công nghệ hiện đại ngày nay, công suất còn nhỏ so với các nhà máy khác. - Giá nguyên liệu phôi thép nhập khẩu ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian qua công ty có sử dụng nguồn phôi thép trong nước để sản xuất nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho nhà phân phối và giữ thị phần, nhưng chất lượng không ổn định đã bị khách hàng phàn nàn và phản đối. - Giá một số nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, xăng dầu,…làm cho chi phí sản xuất tăng. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có trình độ lao động thấp nhất cả nước. 3.1.4.3. Phương hướng hoạt động  Về sản xuất - Cố gắng duy trì sản xuất ổn định theo kế hoạch đặt ra trong năm 2009 sản xuất 60.000 tấn, đảm bảo tối thiểu đời sống cho người lao động. - Sản xuất ra sản phẩm mới SD390, tìm nguồn nguyên liệu phôi thép SD390 để sản xuất đưa vào các công trình lớn như cầu, công trình cao tầng. - Đầu tư công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao vật tư – nguyên liệu, phấn đấu hạ giá thành sản xuất. - Xây dựng lại và ban hành định mức tiêu hao nguyên liệu cho phù hợp với tình hình sản xuất năm 2009.  Về tiêu thụ - Bảo vệ thụ phần hiện tại đông thời mở rộng thị trường ở các tỉnh: Đồng Tháp, Bến Tre, Bạc Liêu.
  • 27. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 23 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm - Đẩy mạnh công tác tiếp thị: phân chia thị trưòng làm nhiều khu vực giao trách nhiệm cho nhân viên tiếp thị quản lý từng khu vực. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mới SD390 đạt sản lượng 10.000 tấn. - Tập trung tiếp thị vào các công trình, ban quản lý dự án, nhà thầu lớn. Muc đích đưa sản phẩm mới SD390 thâm nhập vào các công trình lớn. - Tiếp tục thực hiện chính sách bán cho khách hàng lẻ mua bàng tiền mặt tại các tỉnh mà công ty chưa có nhà phân phối. 3.2. Phân tích các chiến lược Marketing của công ty đã thực hiện 3.2.1. Chiến lược sản phẩm  Phần cốt lõi của sản phẩm Thép là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Hiện nay, thép đang được sử dụng rộng rãi để xây dựng: - Sử dụng trong dân dụng: dùng để xây nhà ở, thay thế cho sắt(trọng lượng nhẹ và có độ bền hơn sắt) - Sử dụng trong lĩnh vực thương mại: dùng để xây dựng các công trình với quy mô lớn như: khu đô thị, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ,… - Sử dụng trong nông nghiệp: dùng xây dựng bờ kè, đê bao, cống, đập,… - Sử dụng trong giao thông: dùng để xây dựng cấu, đường,…  Phần cụ thể của sản phẩm - Kiểu dáng: sản phẩm của thép Tây Đô có hai loại: thép vằn và thép cuộn. - Tên hiệu: Thép Tây Đô là công ty sản xuất và cung cấp thép lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chất lượng đảm bảo luôn được người tiêu dùng tín nhiệm(chín năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao). Đặc điểm nhận biết sản phẩm của công ty: _Hình dấu delta nổi trên thanh thép là nhãn hiệu của sản phẩm, khoảng cách giữa hai đầu delta liên tiếp nhau từ 0,9 đến 1 mét tùy theo đường kính của thanh thép. _Kế tiếp hình dấu delta là số thể hiện đường kính thanh thép. _Chiều dài thanh thép là 11,7 mét, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
  • 28. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 24 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm - Chất lượng: Với mục tiêu ưu tiên chất lượng là tiêu chí hàng đầu, công ty luôn giữ uy tín đối với khách hàng. Các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo sản xuất theo đúng tiêu chuẩn qui định, không lẫn tạp chất, độ bền cao. Đặc điểm nổi trội nhất của Thép Tây Đô là “Sự bền vững cho mọi công trình”.  Phần phụ thêm của sản phẩm Dịch vụ bán hàng và giao hàng nhanh chóng: Công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, cung cấp và đáp ứng tốt mọi mong muốn của khách hàng. Thông qua hệ thống nhà phân phối có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tìm mua được sản phẩm. Do công ty tiếp nhận các đặt hàng giao hàng một cách nhanh chóng và đảm bảo số lượng nên làm tăng uy tín của công ty đối với khách hàng.  Phần tiềm năng Ngày nay, thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng do thép có tính dẻo, độ bền cao và trọng lượng nhẹ hơn sắt rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn và sự bền vững cho các công trình thép sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong tương lai. 3.2.2. Chiến lược giá Trong những năm đầu mới thành lập do sản phẩm của công ty chưa thâm nhập vào thị trường và thương hiệu chưa được khẳng định chủ yếu là đưa sản phẩm vào các công trình dân dụng ở nông thôn nên công ty luôn định giá thấp. Trong những năm gần đây, khi mà sản phẩm của công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường, công ty luôn áp dụng chiến lược định giá cạnh tranh. Giá bán được qui định đồng nhất đối với các nhà phân phối, không áp dụng chiết khấu đối với khách hàng, không quuyết định giá bán ra đối với nhà phân phối. => Đây cũng là một ưu thế của công ty trong việc phát triển và mở rộng hệ thống phân phối, vì nhà phân phối sẽ được quyết định giá bán ra trong việc thu hút người tiêu dùng trong việc cạnh tranh với các nhà phân phối khác; đồng thời, tạo cơ hội bán với giá cao đối với các nhà phân phối độc quyền nhằm mục đích lợi nhuận, đây cũng là khó khăn đối với công ty trong việc quản lý giá cả trên thị trường.
  • 29. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 25 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 3.2.3. Chiến lược phân phối Sản phẩm của công ty chủ yếu chủ yếu là qua nhà phân phối rồi đến người tiêu dùng. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp, hơn 30 nhà phân phối ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long do đó người tiêu dùng dễ dàng tìm mua được sản phẩm của công ty. Trong năm qua, công ty đã bán sản phẩm thêm cho khách hàng lẻ mua với số lượng lớn nhằm nâng cao sản lượng bán ra bằng cách chào hàng cá nhân khách hàng mà công ty hướng đến là các công ty thiết kế tư vấn xây dựng, các nhà thầu, ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng… 3.2.4. Chiến lược chiêu thị Trong năm 2008, công ty đã sử dụng tốt giả pháp để làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm: - Quảng cáo trên các đài truyền hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Vĩnh Long. - Tổ chức hội thảo: Vĩnh Long, Phú Quốc. - Làm bảng quảng cáo ở các nhà phân phối: Vĩnh long, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang. - Lắp các pano quảng cáo ngoài trời đặt tại cầu Mỹ Thuận, bến Ninh Kiều, chân cầu Cần Thơ (Cái Răng). - Quảng cáo thường xuyên trên báo Sài Gòn tiếp thị. - Tham gia các kỳ hội chợ tại Cần Thơ, Campuchia. - Tổ chức bộ phận tiếp thị thường xuyên chăm sóc khách hàng và tìm thêm đối tác và nhà phân phối. => Kết quả đạt được là sản lượng tiệu thụ đạt 70,37% theo kế hoạch năm (60.000 tấn/năm), so với cùng kỳ năm 2007 đạt 121%. Hình 2: Hội thảo khách hàng Hình 3: Hội chợ tại Campuchia tại Phú Quốc 2008 năm 2008
  • 30. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 26 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm 0 5000 10000 15000 20000 25000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 THÁNG GIÁ CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4.1. Môi trường vĩ mô 4.1.1. Kinh tế 4.1.1.1. Tình hình thị trường thép trong nước năm 2008 Năm 2008, thị trường thép trong nước đã chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Năm 2008 là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của ngành thép nói riêng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2008, giá của các sản phẩm thép không tăng mạnh nhưng tại thời điểm đó, giá nguyên liệu và sản phẩm thép trên thị trường thế giới liên tục tăng (do Chính phủ chỉ thị là không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu trong đó có thép). Nhiều công ty đã phải bán dưới giá thành hoặc tìm cách xuất một số sản phẩm thép ra nước ngoài vì giá bán trong nước bị kiềm chế thấp hơngiá thế giới. Kết quả là tiêu thụ thép trong nước giảm đột biến còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình các tháng đầu năm nên lượng phôi thép trong nước không tiêu thụ được và thép thành phẩm cũng bị ứ đọng. Biểu đồ 1: Diễn biến giá cả thép xây dựng năm 2008 Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
  • 31. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 27 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Qua biểu đồ 1, ta thấy giá bán thép xây dựng trung bình qua các tháng có biên độ dao động lớn. Giá thép xây dựng đã có tháng vượt 20 triệu đồng/tấn vào tháng 8/2008 nhưng qua tháng 9/2008 đã giảm xuống còn 16 triệu đồng/tấn và tháng 11/2008 cũng xuống 10 triệu đồng/tấn. Do đó, năm 2008 là năm được đánh giá là khó khăn đối với nền kinh tế Vịệt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng. Theo dự báo của hiệp hội thép Việt Nam thì năm 2009 mức tăng trưởng của ngành chỉ có thể giữ nguyên hoặc tăng không nhiều (từ 2-5%), giá thép sẽ không tăng đột biến do cung vượt quá cầu. Đây cũng là khó khăn cho các công ty sản xuất thép trong việc đẩy mạnh tiêu thụ. 4.1.1.2. Thu nhập bình quân Bảng 2: Thu nhập bình quân của đông bằng sông Cửu Long (2004 -2007) Đơn vị tính: (USD/người) Năm 2004 2005 2006 2007 Thu nhập bình quân 436 452 500 680 Nguồn: Tổng cục thống kê Cần Thơ Thu nhập bình quân của người dân đồng bằng sông Cửu Long qua các năm đều tăng, riêng năm 2007 tăng 36% so với năm 2006. Tuy chưa có só liệu thống kê chính xác nhưng theo dự đoán rằng thu nhập bình quân của khu vực này năm 2008 trên 700 USD/người. Với sự gia tăng của thu nhập bình quân thì đời sống của người dân được cải thiện. Do đó, nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng cao, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ thép xây dựng cũng tăng lên. 4.1.1.3. Tỷ lệ lạm phát 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4 3 9,5 8,4 6,6 12,6 19,89 -5 0 5 10 15 20 25 95 96 97 98 99 '00 '01 '02 '03 '04 '05 '06 '07 '08 Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 2: Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1995 đến 2008
  • 32. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 28 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Tỷ lệ lạm phát gia tăng kéo theo những bất ổn của nền kinh tế ảnh hưởng đến đầu tư, lãi suất, tiêu dùng có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chi tiêu của khách hàng. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng gần gắp đôi năm 2006, tính trong vòng 3 tháng đầu năm 2007 đã tăng lên 14,1% tăng 2,1%so với cuối năm 2007 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong năm 2008 tỷ lệ này là 19,89% . Tỉ lệ lạm phát năm 2008 đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Đây được xem là mối đe dọa đối với công ty trong thời gian sắp tới. 4.1.1.4. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Hiện nay, nguồn phôi thép sử dụng cho quá trình sản xuất của công ty phải lệ thuộc vào nhập khẩu. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ đến giá thép của công ty. Năm 2008, tỷ giá hối USD/VND là 16.963 đồng cao hơn tỷ giá năm 2007 là 16.016 đồng. Trong những tháng đầu năm 2009, tỷ giá này tiếp tục tăng 17.685 đồng. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước đồng thời với tỷ giá hối đoái ngày càng tăng thì đây là một bất lợi cho công ty trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu. 4.1.1.5. Tốc độ đầu tư vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam, tốc độ đầu tư vào khu vực tăng đáng kể, nhưng vẫn còn chậm chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng. Năm 2007, nguồn vốn ODA đầu tư vào đồng bằng song Cửu Long khoảng 6.300 tỉ đồng, trong đó có 200 tỉ đồng cho thuỷ lợi. Từ 2006 - 2010 dự kiến tổng mức các nguồn đầu tư vào vùng này 450.000 tỉ đồng, tương đương với 26 tỉ USD và phát huy mọi nguồn lực để phục vụ phát triển đồng bằng song Cửu Long giai đoạn hậu WTO. Mức đầu tư trên vẫn còn thấp so với tiềm năng sẵn có của toàn vùng và vốn đầu tư nước ngoài không đồng đều giữa các địa phương, chỉ tập trung ở một số địa phương có lợi thế như Cần Thơ, Kiên Giang, Long An. 4.1.1.6. Cơ sở hạ tầng của khu vực Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của khu vực được chú trọng xây dựng và đầu tư. Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP. Hồ Chí Minh đã được thi công và đang trong giai đoạn hoàn thành, cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, các đường quốc lộ nối TP. Cần Thơ với các quận, huyện lân cận được mở rộng. Với mạng lưới giao thông
  • 33. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 29 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm ngày càng được hoàn thiện rất thuận lợi cho việc giao hàng của công ty, là cơ hội để công ty mở rộng hệ thống phân phối ở các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn còn nghèo nàn, phát triển chưa tương xứng với tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp: Quốc lộ 1A từ Cà Mau đến TP. Hồ Chí Minh vẫn còn lệ thuộc phà Hậu Giang do lượng xe lưu thông lớn nên thường xuyên ách tắc, một số đoạn đường vẫn chưa được xây dựng làm mất nhiều thời gian và dẫn đến chậm trễ cho công ty trong việc lưu thông hàng hóa. 4.1.2. Chính trị - pháp luật Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là vùng được Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế. Các tỉnh trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều có những chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư vào đồng bằng sông Cửu Long sẽ được ưu đãi về thuế, đất đai và các hạng mục hạ tầng khác. Đồng thời, với mục tiêu phát triển Cần Thơ thành đô thị loại một trước năm 2010 và là thành phố công nghiệp trước năm 2020, đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển với các dự án: cầu Cần Thơ (lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long), đưa vào hoạt động sân bay Trà Nóc, cụm cảng Cái Cui, khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng của khu vực. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, để kích thích hoạt động của ngành công nghiệp nhằm đảm bảo không làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã đề ra hướng giải quyết nhằm vào xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng, bằng cách thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả để tiêu thụ hết vật liệu xây dựng, như vậy sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn đang bị tồn đọng sắt, thép, xi măng… Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành thép: điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với phôi thép, đối với ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ vay phù hợp các quy định hiện hành và tiếp tục cho vay mới để hỡ trợ các doanh nghiệp sản xuất đang có
  • 34. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 30 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm lượng tồn kho lớn, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với thép thành phẩm nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước. => Với những chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp ưu tiên phát triển sản xuất đối với ngành thép sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty trong ngành mở rộng sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Gia nhập WTO và việc ký kết nhiều điều ước về thương mại. Với một thị trường tiềm năng như nước ta là cơ hội để thu hút đầu tư, bên cạnh đó cũng phải đối mặt với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. WTO tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang không ít đe dọa, buộc công ty phải có những chính sách kinh doanh để đối phó với những thay đổi này. Bên cạnh đó, các vụ tiêu cực nghiêm trọng được phanh phui gần đây đã chứng tỏ công tác quản lý của nhà nước bị buông lỏng nên gây tình trạng tham nhũng, tiêu cực, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế và xã hội. 4.1.3. Văn hóa - xã hội Ngày nay, ở nước ta, không chỉ ở thành thị mà ngay cả ở những vùng nông thôn thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà khang trang đã trở nên rất phổ biến, đăc biệt ở vùng nông thôn, thì một ngôi nhà kiên cố và vững chắc là nhu cầu quan trọng nhất. Điều này đã trở thành nét văn hóa ở vùng nông thôn đòi hỏi công ty phải chý ý khai thác thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó, do văn hóa của người tiêu dùng đồng bằng sông Cửu Long thường ham giá rẻ và thích khuyền mãi, đôi khi không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Đây là điều bất lợi cho công ty trong việc định giá sản phẩm trong khi thị trường còn nhiều biến động. 4.1.4. Dân số - lao động Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực đang có tiềm năng để phát triển nhưng vẫn còn là khu vực nghèo nhất và phát triển chậm nhất về mặt giáo dục đào tạo và cơ sở hạ tầng. Dân số 17,5 triệu người (chiếm 22% dân số cả nước), khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm 21,5% dân số trong độ tuổi lao động của cả nước). Nhưng tỷ lệ mù chữ là 19,3%, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở là 68,9%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học chỉ chiếm 0,4%. Đây là vấn đề gây khó cho việc tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho công ty.
  • 35. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 31 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Với mặt bằng dân trí thấp sẽ ảnh hưởng đến việc nhận biết sản phẩm, tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh gian dối, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. 4.1.5. Yếu tố tự nhiên Thành phố Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý thuận lợi và là đầu mối giao thông khi giáp với năm tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long. Từ thành phố Cần Thơ, việc thông thương đi lại và phân phối giữa Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi. Chỉ tính riêng đường bộ đã có quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91 đã và đang được xây dựng hoàn thiện. Ngoài ra, Cần Thơ còn có các cảng lớn có có thể tiếp nhận các tàu lớn đến 5.000 tấn, sân bay… Việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ. Vì thế, điều kiện tự nhiên hiện nay vừa thuận lợi vừa khó khăn cho công ty. Thuận lợi vì kho nằm ở vị trí trung tâm, phân phối đi các tỉnh khá nhanh. Khó khăn vì hệ thống sông ngòi chằng chịt, các hẻm nhỏ hẹp, không thể phân phối hàng rộng rãi như mong muốn. 4.1.6. Yếu tố công nghệ Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp cho công ty có nhiều ứng dụng trong quá trình sản xuất. Cải tạo công nghệ cán phôi vuông (từ năm 2005), nên hiện tai công ty đã cán được hai loại phôi thép vuông là: 100x100 mm và 120x120 mm. Đây là điểm thuận lợi cho công ty trong việc tìm nguồn mua phôi thép. Khoa học công nghệ đang có những phát triển vượt bậc, ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin công tác tiếp thị và quản lý, điều này giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí quản lý và tiếp thị cho sản phẩm. 4.1.7. Môi trường kinh doanh quốc tế Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực WTO, AFTA tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước hòa mình vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Các công ty và doanh nghiệp có cơ hội khi mà các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta mà cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ làm cho tốc độ xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất tăng cao. Do đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cũng tăng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn.
  • 36. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 32 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Sự biến động liên tục của giá thép thế giới ảnh hưởng đến các chính sách định giá của công ty. Từ ngày 1/12/2008, chính phủ Trung Quốc quyết định giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thép cụ thể là: thép cán nóng dạng cuộn, thép tấm, thép hợp kim từ 5% xuống còn 0%, thép ống từ 15% xuống còn 0%. Việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ thép của các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 4.2. Môi trường tác nghiệp 4.2.1. Nhà cung cấp Các nhà máy sản xuất thép ở nước ta đa số là nhập nguồn nguyên liệu thép từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Năm 2008, nước ta đã nhập 2,4 triệu tấn phôi thép với giá bình quân 711 USD/tấn, tăng 40% so với năm 2007. Nguồn cung ứng phôi thép nội địa duy nhất là nhà máy thép Đà Nẵng. Do đó, nguồn cung nguyên liệu để sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều từ nước ngoài. Năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế có nhiều biến động. Những tháng nữa đầu năm 2008, thị trường giá cả nguyên vật liệu và hàng hóa thế giới tăng liên tục, tháng 7 năm 2008, giá dầu thô vượt mức 140 USD/thùng, giá gạo vượt mức 1000 USD/tấn. Những biến động này đã làm cho giá các loại sản phẩm khác cũng tăng giá rất mạnh. Giá các nguyên liệu của ngành sản xuất thép cũng tăng với biến động rất cao: giá thép phế liệu vào thời điểm này đã tăng 150 – 200 USD/tấn, giá phôi thép lên đến 1.100 – 1.200 USD/tấn. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc áp dụng biện pháp tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25%, làm cho giá phôi thép trên thị trường tăng cao. Trong thời gian biến động này, hầu hết các công ty sản xuất thép đều gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu để sản xuất. Nhưng từ tháng 6 năm 2008, do ảnh hưởng tài chính của Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu rồi tiếp theo là suy thoái kinh tế làm cho giá cả nguyên vật liệu tụt dốc, tháng 11 năm 2008 cho đến nay thì giá nguyên liệu thép đã bắt đầu ổn định. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các công ty sản xuất thép. Công ty thép Tây Đô chủ yếu nhập nguồn phôi thép từ Trung Quốc do giá cả tương đối tốt và giao hàng nhanh, nhưng từ cuối năm 2007 do chính sách của Trung Quốc không đẩy mạnh xuất khẩu nên công ty đã chuyển sang nhập phôi thép từ Nga
  • 37. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 33 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm và Ukraina nhưng việc giao hàng bị kéo dài và đôi khi không đảm bảo đủ số lượng. Nguồn phôi thép trong nước được cung cấp từ công ty thép Đà Nẵng nhưng chất lượng không ổn định. Đây là thách thức đòi hỏi công ty phải tích cực tìm nguồn hàng sao cho giá cả hợp lí và luôn đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Ngoài phôi thép là nguyên liệu chính dùng để sản xuất, còn có các yếu tố khác như xăng dầu, chi phí vận chuyển, nhân công, chi phí công ty thuê bên ngoài gia công cũng đồng loạt tăng giá làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của công ty. 4.2.2. Khách hàng – Nhà phân phối 4.2.1.1. Sản lượng tiêu thụ theo khách hàng Sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng chủ yếu qua các nhà phân phối của công ty. Do đó, công ty có một hệ thống phân phối rộng lớn và ngày càng phát triển, trên 30 nhà phân phối kể cả trong và ngoài nước. Với tình hình thị trường ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt để sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng biết đến và để đẩy mạnh tiêu thụ hạn chế tối đa lượng hàng tồn kho đòi hỏi công ty phải số lượng khách hàng lớn. Với chất lượng sản phẩm luôn ổn định và thương hiệu uy tín thì việc mở rộng nhà phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng lẻ sẽ mang lại hiệu quả cho công ty trong thời điểm hiện nay.
  • 38. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 34 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Bảng 3: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng năm 2007 – 2008 Đơn vị tính: Kg Chênh lệch 2008/2007 Khách hàng Sản lượng 2007 % theo NPP Sản lượng 2008 % theo NPP Sản lượng % Trong nước 32.108.451 95,2 35.758.920 84,7 3.650.469 -10,5 Cty CPVT Hậu Giang 12.025.935 35,6 12.771.382 35,7 745.447 0,1 Công ty Thép Việt 1.356.653 4,0 1.451.395 4,0 94.724 0 Cty Thanh Trúc 575.433 1,7 459.446 1,3 -115.987 -0,4 Cty Quang Giàu 1.141.729 3,4 2.313.635 6,5 1.171.906 3,1 Công ty Ngân Hà 898.057 2,7 431.880 1,2 -466.177 -1,5 Cty Tiết Cuội 127.375 0,4 65.850 0,2 -61.525 -0,2 Cty 349 1.997.403 5,9 2.589.332 7,2 591.929 1,3 Cty XL An Giang 1.557.962 4,6 1.450.726 4,1 -107.236 -0,5 Cty TNHH Bảo Mai 2.143.169 6,4 1.580.371 4,4 562.798 -2,0 C.hàng Kim Hùng 134.535 0,4 67.440 0,2 -67.095 -0,2 Cty TNHH Thu Mai 154.650 0,5 70.660 0,2 -83.990 -0,3 Cty Vạn Phát 422.028 1,3 215.810 0,6 -206.208 -0,5 Cty Quang Dương 66.623 0,2 153.274 0,4 86.651 0,2 DNTN Thanh Xuân 2.415.604 7,2 2.212.854 6,2 -202.750 -1,0 DNTN Hữu Tâm 989.615 2,9 477.593 1,3 -512.022 -1,6 DNTN Thanh Tân 877.662 2,6 1.088.023 3.,0 210.361 0,7 DNTN Ngọc Thủy 886.174 2,6 1.005.936 2,8 119.762 0,2 Công ty T&C 212.770 0,6 269.630 0,8 83.860 0,2 Cty SMC 957.759 2,8 1.235.911 3,5 278.152 0,7 C.hàng Cần Hương 584.320 1,7 487.010 1,4 -97.310 -0,3 Khách lẻ 881.758 2,6 2.011.076 5,6 1.129.318 3,0 DNTN Minh Hải 130.898 0.4 215.282 0,6 84.384 0,2 Cty VLXD K.Giang 178.174 0,5 273.760 0,8 95.586 0,3 Cty Fico 495.380 1,5 148.790 0,4 -346.590 -0,9 C.hàng Minh Thanh 344.193 1,0 157.430 0,4 -186.763 -0,6 Cty Hoàn My 157.898 0,5 63.280 0,2 -94.618 -0,3 CN VNSTEEL - - 964.030 2,7 964.030 2,7 DNTN Nguyễn Hồng - - 921.350 2.6 921.350 2,6 Cty DSC 262.946 0,8 571.254 1,6 308.308 0,6 Xuất khẩu 1.624.340 4,8 6.442.390 15,3 4.818.050 10,5 SMP 1.624.340 4,8 6.241.260 14,8 4.616.920 10,0 Chipmong - - 201.130 0,5 201.130 0,5 Tổng cộng 33.741.858 100 42.221.830 100 8.479.972 0 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô => Nhận xét Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của các nhà phân phối năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Về thị phần, công ty cổ phần vật tư Hậu Giang (Hamaco) chiếm tỷ lệ cao nhất 35,7%, là khách hàng lớn nhất của công ty, do Hamaco có 11 cửa hàng và
  • 39. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 35 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm phòng kinh doanh trực thuộc. Ngoài Hamaco, một số nhà phân phối có sản lượng cao: Quang Giàu, Thép Việt, 349, Thanh Xuân, Bảo Mai. Bên cạnh đó thì sản lượng tiêu thụ của khách lẻ cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ so với nhà phân phối 5,6%, nguyên nhân là do mua sản phẩm trực tiếp tại công ty sẽ có giá thấp hơn và công ty thực hiện tốt công tác thị trường nên lượng khách lẻ (các nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng, ban bản lý công trình) tìm mua sản phẩm tăng lên. Do đó, công ty nên chú ý quan tâm đến đối tượng khách hàng này sẽ đem lại nguồn doanh thu không nhỏ cho công ty, đồng thời luôn quan tâm đến nhà phân phối của mình. Sản lượng tiêu thụ của các nhà phân phối năm 2008 đa số đều tăng so với năm 2007. Trong đó, DNTN Nguyễn Hồng là nhà phân phối mới của công ty nhưng sản lượng tiêu thụ chiếm 2,6%. Bên cạnh đó, do năm 2008 công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang Campuchia (tăng 10,5% so với năm 2007) nên thị phần của các nhà phân phối trong nước có giảm so với năm 2007 nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn giữ ở mức ổn định. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng mở rộng thị trường tìm kiếm nhà phân phối cả trong và ngoài nước. 4.2.2.2. Sản lượng tiêu thụ theo khu vực Sản phẩm của công ty hiện có mặt khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra công ty còn có một số nhà phân phối ở TP. Hồ Chí Minh, và Campuchia. Với xuất hiện ngày càng nhiều các công ty sản xuất và kinh doanh sắt thép gây không ít khó khăn cho công ty trong việc cạnh tranh trân thị trường và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm. Do đó trong năm 2008 sản lượng tiêu thụ ở một số khu vực giảm xuống so với năm 2007, sản lượng xuất khẩu sang Campuchia tăng 10,5% so với năm 2007. Vì vậy công ty cần có những kế hoạch để phát triển thị trường phù hợp cho từng khu vực.
  • 40. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 36 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Bảng 4: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm tính theo khu vực năm 2007 – 2008 Đơn vị tính: Kg Chênh lệch 2008/2007Khu vực Sản lượng 2007 % khu vực Sản lượng 2008 % khu vực Sản lượng % Trong nước 32.123.518 95,2 35.663.961 84,7 3.650.469 -10,5 Cần Thơ 11.158.513 33,1 17.286.412 40,9 6.127.899 7,8 Hồ Chí Minh 742.880 2,2 1.127.568 2,7 384.688 0,5 Tiền Giang 856.171 2,5 1.148.353 2,7 292.182 0,2 An Giang 8.861.959 26,3 7.962.740 18,9 -899.219 -7,4 Bạc Liêu 1.345.928 4,0 736.229 1,7 -609.699 -2,3 Vĩnh Long 2.558.906 7,6 1.991.885 4,7 -567.021 -2,9 Trà Vinh 712.343 2,1 409.870 1,0 -302.473 3,0 Kiên Giang 591.424 1,8 1.585.400 3,6 993.976 1,8 Đồng Tháp 1.143.152 3,4 575.356 1,0 -567.796 -2,4 Hậu Giang 2.012.337 6,0 1.546.531 3,7 -465.806 -2,3 Cà Mau 496.518 1,5 521.690 1,0 25.172 -0,5 Sóc Trăng 1.211.019 3,6 767.147 1,8 443.872 -1,8 Long An 50.550 0,1 4.780 0,01 -45.770 -0,09 Bến Tre 337.345 1,0 94.419 0,2 -242.926 0,1 Xuất khẩu 1.618.340 5 6.442.390 15,5 4.818.050 10,5 Tổng cộng 33.741.858 100 42.221.571 100 8.479.972 0 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô => Nhận xét - Cần Thơ là khu vực tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều nhất, chiếm 40,9% sản lượng tiêu thụ năm 2008 và tăng 7,8% so với năm 2007 do Cần Thơ là khu vực đang được chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển, kế đến là An Giang chiếm 18,9%. Đây là hai tỉnh tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, công ty phải giữ tốt và nâng cao mức tiêu thụ ở hai thị trường này. Vĩnh Long và Kiên Giang là đang được chú trọng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Thành phố Vĩnh Long vừa được thành lập, Kiên Giang là một trong bốn tỉnh được ưu tiên phát triển vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long. Đay là cơ hội để công ty thực hiện được kế hoạch tiêu thụ năm 2009.
  • 41. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 37 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm - Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang là những tỉnh đang phát triển, mà nhà phân phối ở các tỉnh này còn quá ít, và sản phẩm chưa được người tiêu dùng ở các khu vực nông thôn biết đến nhiều, công ty nên chú trọng đầu tư phát triển thêm hệ thống phân phối ở các tỉnh này. Đồng thời chú ý đến thị trường xuất khẩu ở Campuchia, bằng cách rộng mạng lưới phân phối khi mà thương hiệu của công ty đã được chấp nhận, sắt thép của Việt Nam hiện đang có thị phần khá tốt ở Campuchia 27% so với 22% của Trung Quốc và 29% của Thái Lan. 4.2.2.3. Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm Bảng 5: Sản lượng tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm năm 2006 – 2007 – 2008 Đơn vị tính: Tấn 2007/2006 2008/2007 MẶT HÀNG 2006 2007 2008 Sản lượng % Sản lượng % Thép cuộn 26.942 13.751 15.032 -13.191 -48,96 1.281 9,32 Thép vằn 18.760 21.296 27.189 2.536 13,52 5.893 27,67 Tổng 45.702 35.047 42.221 -10.655 -23,31 7.174 20,47 Nguồn: Phòng kinh doanh công ty thép Tây Đô Trong những năm qua, sản phẩm tiêu thụ chính của công ty là thép cuộn chiếm trên 60% sản lượng. Từ năm 2007 lượng tiệu thụ thép cuộn của công ty đã giảm mạnh, giảm 48,96% so với năm 2006 nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2007, trên 330.000 tấn thép cuộn của Trung Quốc tràn vào nước ta với giá rẽ hơn thép trong nước từ 500 – 800 đồng/kg. Do vậy mà sản lượng tiêu thụ thép cuộn năm 2007 sụt giảm nghiêm trọng. Sang năm 2008, tình hình tiêu thụ đã trở lại ổn định, và tăng 9,32% thép cuộn, 27,67% thép vằn. Trong năm 2008 công ty đã chủ trương đẩy mạnh tiêu thụ kể cả trong và ngoài nước. Tuy công ty đã đẩy mạnh sản lượng thép thanh lên 65% nhăng vẫn không bù đắp sản lượng giảm của thép cuộn trong năm 2007 để hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của năm. 4.2.2.4. Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng a. Tình hình chung của mẫu điều tra Số lượng: 25 mẫu Đối tượng: Nhà phân phối của công ty thép Tây Đô Tổng số mẫu điều tra: 25 mẫu
  • 42. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Từ Văn Bình MSSV: 4053981 Trang 38 SVTH: Lê Huỳnh Phương Tâm Khu vực: Cần Thơ và một số tỉnh lân cận Nội dung nghiên cứu: Mối quan hệ và liên kết giữa công ty thép Tây Đô và khách hàng Phương pháp phân tích: Sử dụng phần mềm SPSS chủ yếu là phương pháp phân tích tần số. b. Phân tích sự kết nối giữa công ty và khách hàng  Mức độ tìm kiếm thông tin và đóng góp ý kiến về sản phẩm _ Khách hàng: Qua số liệu phân tích nhìn chung thì mức độ tìm kiếm thông tin, ý kiến khách hàng chưa được tốt. Nhà phân phối chưa chủ động đưa thông tin ý kiến của khách hàng đến công ty là rất ít (40%), một phần là do đặc tính của sản phẩm đây là sản phẩm công nghiệp, nên người tiêu dùng ít có ý kiến về sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng có 36% khách hàng cũng thường xuyên có ý kiến đóng góp về sản phẩm cho công ty. _ Công ty: Công ty chủ động thường xuyên xin ý kiến và phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty. Thường xuyên tìm hiểu thông tin về khách hàng sẽ giúp công ty có những thay đổi kịp thời theo nhu cầu của khách hàng. Bảng 6: Mức độ tìm kiếm nguồn thông tin của công ty thép Tây Đô Mức độ Khách hàng đưa ý kiến Thép Tây Đô xin ý kiến Rất hiếm 8 4 Hiếm khi 40 16 Vừa phải 12 28 Thường xuyên 36 52 Rất thường xuyên 4 0 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 4 - 2008  Sự tiếp nhận đơn đặt hàng Việc đặt hàng là do nhà phân phối quyết định, và được công ty tiếp nhận một cách nhanh chóng. Công ty đã tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà phân phối trong việc chủ động đặt hàng như vậy sẽ không gây tồn kho, tốn nhiều chi phí kinh doanh.