SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕ
TRẦN VĂN HÙNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ...................................................................................................................... 1
1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ................................................................................ 1
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................... 1
1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội............................................................. 2
1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu................................................................ 2
1.1.2.2 Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội........................................................... 4
1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô ................................................ 5
1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ...................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................... 6
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ.......................................................................... 6
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế......................................................................................... 6
1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền............................................. 7
1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm ...................................................................................... 7
1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT........................................................................ 8
1.2.3. Các công cụ của CSTT...................................................................................... 9
1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT............................................................................ 9
1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT......................................................................... 10
1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT...................................................................... 11
1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế ... 12
1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM.................................................. 12
1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM ......................................................................... 13
1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................... 13
1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.................. 14
1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................. 14
1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.............. 15
.1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK
và CSTT .................................................................................................................... 15
1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới ....... 15
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................ 19
Kết luận chương I...................................................................................................... 19
CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ ........................................................................................................ 21
2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam........................................................................ 21
2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời
gian qua:.................................................................................................................... 23
2.2.1. Thực trạng về chính sách tài khóa: ................................................................. 23
2.2.2 Thực trạng CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua.......................................... 25
2.3. Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2009:...................................................... 28
2.3.1 Đối với khu vực ngân hàng:............................................................................. 28
2.3.2 Đối với khu vực ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước:............ 30
2.3.3 Phối hợp CSTK và CSTT trong kích cầu......................................................... 36
2.4. Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến số
kinh tế vĩ mô.............................................................................................................. 43
2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:.......................... 43
2.4.2. Tác động của CSTK và CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô: ....................... 45
2.4.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 45
2.4.2.2. Tác động đến lạm phát, giá trị đồng nội tệ, lãi suất..................................... 47
2.4.2.3. Tác động đến thất nghiệp............................................................................. 49
2.4.2.4. Tác động đến cán cân thanh toán................................................................. 50
2.5 Mô hình phân tích các nhân tố thuộc CSTK và CSTT tác động đến GDP......... 52
2.5.1. Chính sách tài khóa:........................................................................................ 52
2.5.2. Chính sách tiền tệ:........................................................................................... 53
2.5.3. Kết hợp hai mô hình trên: ............................................................................... 54
2.6. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ
giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua...................................................... 55
2.6.1. Những thành tựu và hạn chế: .......................................................................... 55
2.6.2 Nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách trên
trong thời gian vừa qua. ............................................................................................ 56
2.6.2.1 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. 56
2.6.2.2 Hạn chế trong phối hợp CSTT&CSTK làm giảm hiệu quả của CSTT ở Việt
Nam........................................................................................................................... 58
2.6.2.3. Hạn chế trong trao đổi thông tin, số liệu thiếu kịp thời, chưa đầy đủ giữa các
Bộ, Ngành để phục vụ xây dựng và điều hành CSTT của NHNN. .......................... 59
2.6.2.4. Một số nguyên nhân khác ............................................................................ 61
Kết luận chương II .................................................................................................... 62
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CSTK VÀ
CSTT......................................................................................................................... 63
3.1. Mục tiêu và quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................. 63
3.1.1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia .................................................... 63
3.1.2. Quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................................. 65
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................... 66
3.2.1 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................................... 66
3.2.1.1 Giải pháp đối với Chính sách Tài khóa......................................................... 67
3.2.1.2 Giải pháp đối với chính sách tiền tệ.............................................................. 69
3.2.2 Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và
thực thi CSTK và CSTT............................................................................................ 75
3.2.3 Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước và
Ngân hàng Nhà nước theo hướng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách.......... 77
3.2.4. Phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm kiềm chế lạm phát......................... 78
3.3.5. Các giải pháp khác .......................................................................................... 79
3.3.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng................................................................ 80
3.3.5.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, đầu tư trong các DN Nhà nước và đặc biệt
là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước........................................................ 81
3.3.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công .............................................. 82
3.3.5.4. Các giải pháp mang tính thường xuyên và dài hạn...................................... 82
Kết luận Chương III .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 83
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC VIẾT TẮT
CSTK: Chính sách tài khóa
CSTT: Chính sách tiền tệ
NHTW: Ngân hàng Trung ương
Y(AD): Tổng cầu;
C: Chi tiêu dùng của dân cư;
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của Chính phủ
(X-M): Cán cân thanh toán quốc tế.
ILAI: lãi suất
ILAM: lạm phát
IS (Investment and Saving Equilibrium): Mô hình IS cân bằng trên thị trường hàng
hóa
LM ( Liquidity preference and Money supply Equilibrium): Mô hình LM cân bằng
trên thị trường tiền tệ
IS-LM: Mô hình cân bằng giữa hai thị trường hàng hóa và tiền tệ
TTCK: thị trường chứng khoán
TTTT: thị trường tiền tệ
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ ........................................5
Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập .......................14
Bảng 2.1: Tăng trưởng tín dụng, Lãi suất TT và Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 –
2009 ...........................................................................................................................28
Bảng 2.2: Kết quả kích cầu năm 2009 so với năm 2008 ...........................................37
Bảng 2.3: Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ tháng 1-7/2009 ..........................40
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam .................................41
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập ...................43
Bảng 2.6: Tăng trưởng kinh tế theo đóng góp của các cấu phần tổng cầu ...............45
Bảng 2.7: Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam ............................51
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Đường IS-LM .............................................................................12
Hình 2.1 : Tỷ lệ tăng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 ..........22
Hình 2.2: Bội chi NSNN so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ..............24
Hình 2.3: Chính sách tiền tệ 1996 – 2010................................................................. 25
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa Tốc độ tăng M2, Lạm phát, Lãi suất TT và GDP của
Việt Nam giai đoạn 2000-2009 .................................................................................26
Hình 2.5: Bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi từ 2000-2009........................ 32
Hình 2.6: Lãi suất và dư nợ tín dụng các tháng 2009 ............................................... 39
Hình 2.7: Cơ cấu nghĩa vụ nợ nước ngoài 2004-2008.............................................. 41
Hình 2.8 : Lạm phát các tháng 9/08-7/09 ..................................................................42
Hình 2.9: Tiết kiệm - Đầu tư của Việt nam giai đoạn 2000-2009 ............................46
Hình 2.10 : Diễn biến tăng trưởng tín dụng, ICOR và nhập siêu/GDP (giá hiện hành)
của Việt Nam, 2000 – 2009 .......................................................................................47
Hình 2.11: Mối quan hệ giữa lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng
tín dụng ......................................................................................................................48
Hình 2.12: Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp Việt Nam.........................................50
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia là một bộ phận trong
tổng thể hệ thống chính sách kinh tế nhà nước. Mỗi chính sách có mục tiêu riêng
nhưng đều cùng có mục tiêu chung là thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm đạt
được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định đặc biệt là mục
tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Chính sách tài khóa (CSTK) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động
lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu
chính phủ và thuế khóa. CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng
đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ (CSTT) là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung
ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng
tiền để đạt mục tiêu ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn
cung tiền.
CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu
thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt
bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì
nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực
đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong
việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ
tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến
dòng vốn quốc tế.
CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT,
một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách,
một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi,
2
Như vậy, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa CSTK và CSTT sẽ gây
nên những tác động đối kháng nhau, làm phá vỡ quy luật của thị trường, ảnh hưởng
xấu đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực tế việc thực thi và phối hợp
giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời gian vừa qua còn rất nhiều hạn chế và
đã tạo ra những lợi ích đối kháng hoặc mâu thuẫn hay đôi khi để đạt mục tiêu của
CSTK đã gây hậu quả xấu cho việc thực thi các mục tiêu của CSTT và ngược lại. Từ
những lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu thực trạng việc
phối hợp giữa CSTK và CSTT ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa
hai chính sách này, phân tích các nhân tố thuộc về CSTK và CSTT tác động đến các
biến số kinh tế vĩ mô, dùng mô hình phân tích từng chính sách và kết hợp hai chính
sách, rút ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Từ đó, làm cơ sở đề
xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai chính
sách trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau:
Hệ thống lý luận về chính sách tài khóa bao gồm: Khái niệm, CSTK và tổng
cầu xã hội, thực trạng CSTK của Việt Nam trong thời gian qua.
Hệ thống lý luận về chính sách tiền tệ bao gồm: Khái niệm, mục tiêu, các
công cụ của CSTT.
Sự cần thiết phối hợp giữa CSTK và CSTT và mối quan hệ giữa CSTK và
CSTT. Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt nam.
Đánh giá thực trạng phối hợp giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời
gian qua.
Đề xuất một số giải pháp kiến nghị đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa CSTK
và CSTT nhằm ổn định tăng trưởng và chống suy thoái kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi quốc gia Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến năm 2009
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng, lý thuyết hệ thống vận dụng quan điểm khách quan
để thống kê, phân tích, tổng hợp.
Kết hợp lý luận với thực tiễn để rút ra những nhận xét, đánh giá.
Các phương pháp vận dụng nghiên cứu đều căn cứ vào thực tiễn tình hình
kinh tế - xã hội và định hướng chiến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn 2000 – 2010 và tầm nhìn giai đoạn 2010 - 2020.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Do tính chất đặc thù của đề tài về tính
đa dạng nên số liệu minh họa trong luận văn chủ yếu được thu thập từ nguồn số liệu
thứ cấp, cụ thể nguồn số liệu có được từ: Qũy Tiền tệ Quốc tế, Bộ Tài chính, Tổng
cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Các tạp chí nghiên cứu kinh
tế, Các trang Website … Số liệu được xử lý theo mô hình Eview.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua việc phân tích mối tương quan giữa CSTK và CSTT của Việt
Nam, đề tài nhằm định hướng hoàn thiện sự phối hợp đồng bộ giữa hai chính sách
này góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo về CSTK và CSTT, mối quan hệ và
việc phối hợp giữa hai chính sách phục vụ cho việc ứng dụng vào thực tiễn tình hình
kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.
7. Kết cấu đề tài
Với những nội dung như trên, đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chương II: Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT
1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1.1 Khái niệm
Chính sách tài khóa là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy
động các nguồn hình thành ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính có tính chất tập
trung của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của ngân sách nhà
nước theo kế hoạch từng năm tài chính, bao gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn. Hay chính
sách tài khóa thường tập trung vào khía cạnh phân tích ảnh hưởng của những thay
đổi trong ngân sách nhà nước đến tổng thể nền kinh tế ( thông qua thay đổi các biến
GNP, GDP, thất nghiệp và lạm phát,...)
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống
thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có
thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: Tổng cầu và mức độ hoạt động
kinh tế; Kiểu phân bổ nguồn lực; Phân phối thu nhập
Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt
động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu
gọn.
Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi
tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung
cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ
của các hoạt động kinh tế.
Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T)
thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết
hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân
sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội
1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu
Trong điều kiện nền kinh tế mở, sử dụng khái niệm từ phân tích cung cầu,
Keynes phân tích tổng cầu xã hội thành các yếu tố chi tiêu như sau:
AD = C + I + G + ( X-M)
- AD: Tổng cầu;
- C: Chi tiêu dùng của dân cư;
- I: Chi đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư tài sản cố định
và đầu tư tồn kho.
- G: Chi tiêu của Chính phủ
- (X-M): Cán cân thanh toán quốc tế.
Tiêu dùng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố và một trong số đó là thu nhập.
Khi thu nhập xã hội tăng lên thì chi tiêu tăng lên. Dựa trên mối liên hệ này, Keynes
hình thành mô hình số nhân trên cơ sở phân tách chi tiêu xã hội thành hai loại:
(i) Chi tiêu tự định (Autonomy expenditures) thay đổi theo những nhân tố
khác, độc lập với thay đổi thu nhập. Chi tiêu tự định nói lên người tiêu dùng vẫn
phải chi tiêu cho dù họ không có thu nhập.
(ii) Chi tiêu ứng dụ (Induced expenditures) là phần chi tiêu thay đổi khi thu
nhập thay đổi.
Theo đó, mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu có thể diễn tả một cách chính
xác như là một hàm số chi tiêu – phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu/tổng cầu (
chi tiêu tự định và chi tiêu ứng dụ) và thu nhập:
AD = C + I + G + (X-M) = AD0 + mpcY
- AD0: là chi tiêu tự định ( chi tiêu dùng và chi tiêu đầu tư)
- mpc: thiên hướng tiêu dùng biên ( Marginal propensity to consume)
- Y: thu nhập và tích số mpcY là chi tiêu ứng dụ.
Thiên hướng tiêu dùng biên phản ánh tỷ lệ thay đổi tiêu dùng ∆C so với thay
đổi thu nhập ∆Y và được xác định theo công thức
ΔΥ
ΔΑ
=
ΔΥ
Δ
=
D
C
mpc . Dựa vào mpc,
Keynes thiết lập mối quan hệ giữa chi tiêu của người tiêu dùng (C) với thu nhập khả
2
dụng (disposable income: YD) để chỉ ra tác động của C đến AD. Thu nhập khả dụng
(YD) là tổng thu nhập có thể chi tiêu được xác định bằng tổng thu nhập (Y) trừ đi
thuế (T): YD = Y-T. Khi đó, hàm số tiêu dùng C được diễn tả qua công thức: C = a +
mpcYD, trong đó a là chi tiêu tự định của người tiêu dùng.
Tại điểm cân bằng thị trường cạnh tranh, tổng cung bằng tổng cầu. Trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tổng cầu (AD) chính là tổng chi tiêu xã hội và
bằng tổng cung là tổng thu nhập xã hội, nên tại điểm cân bằng của thị trường ta có Y
= AD. Từ đó, suy ra Y = AD0 + mpcY. Biến đổi phương trình này ta được:
0
xAD
mpc
1
1
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
−
=
Υ . Trong đó, ⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
− mpc
1
1
gọi là số nhân chi tiêu
Số nhân chi tiêu là số được nhân với mức thay đổi trong chi tiêu tự định để xác
định mức thay đổi trong tổng chi tiêu cân bằng và GDP thực cân bằng.
Nếu trong một nền kinh tế chúng ta giả thiết giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái
không đổi – tức là giả thiết rằng mặc dầu có một mức gia tăng nào đó của chi tiêu tự
định cũng sẽ không có một ảnh hưởng nào đối với giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Với k là số nhân chi tiêu và k = ⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
− mpc
1
1
. Vì 0 < mpc < 1 => 1- mpc < 1 nên
k > 1. Như vậy khuynh hướng chi tiêu biên càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn.
Nếu mpc = 0, điều này có nghĩa là không có chi tiêu ứng dụ, trong trường hợp này
số nhân sẽ bằng 1. Một sự thay đổi trong chi tiêu tự định sẽ làm thay đổi trong GDP
thực và nếu không có sự thay đổi trong chi tiêu ứng dụng thì quá trình này sẽ chấm
dứt.
Sự gia tăng hay giảm bớt luồng thu nhập của nền kinh tế chính là sự thay đổi
trong chi tiêu tự định, chủ yếu là do sự thay đổi trong đầu tư và xuất khẩu. Sự gia
tăng hay giảm bớt này gây ra sự dao động lớn trong GDP thực do tác động của số
nhân.
Tuy nhiên những dao động lớn này trong GDP thực không phải chỉ do sự thay
đổi được khuyếch đại lên từ đầu tư và xuất khẩu mà còn từ số mua hàng hóa và dịch
vụ của chính phủ. Chính vì điều này chính phủ đã lợi dụng số nhân để giảm bớt sự
dao động của tổng chi tiêu, ổn định hóa nền kinh tế.
3
1.1.2.2Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội
Để hiểu chính sách tài khóa tác động đến sự thay đổi tổng cầu, chúng ta có thể
phân tích tổng cầu thành các thành tố :
⎟
⎟
⎟
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎜
⎜
⎜
⎝
⎛
+
−
Δ
+
Δ
+
Δ
+
Δ
−
=
ΔΑ
=
ΔΥ
)
)(
M
X
(
)
(
G
)
(
I
)
(
C
x
mpc
1
1
D0
Từ phương trình trên ta thấy, bất kỳ chính sách nào tác động đến bốn nhân tố
cấu thành chi tiêu AD0 đều có thể đạt được kết quả như chính sách tài khóa.
Riêng đối với chính sách tài khóa, (i) Chính phủ có thể làm thay đổi tổng cầu
theo chính sách thắt chặt hay mở rộng. Một sự mở rộng tài khóa làm gia tăng tổng
cầu thông qua một trong hai kênh. Thứ nhất, nếu như Chính phủ gia tăng mua hàng
hóa nhưng vẫn không thay đổi chính sách thuế sẽ làm gia tăng tổng cầu trực tiếp.
Thứ hai, nếu Chính phủ cắt giảm thuế hoặc gia tăng các khoản chuyển giao ( trợ
cấp) sẽ làm gia tăng thu nhập khả dụng của công chúng, kéo theo họ sẽ chi tiêu
nhiều hơn. Đến lượt, điều này làm gia tăng tổng cầu, tạo điểm cân bằng mới tương
ứng với mức sản lượng đầu ra gia tăng.
(ii) Chính sách tài khóa cũng làm thay đổi thành phần của tổng cầu. Xét
trường hợp Chính phủ chấp nhận bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu để bù
đắp bội chi. Trong trường hợp này Chính phủ cạnh tranh với khu vực tư trong vay
vốn, kéo theo làm gia tăng lãi suất thị trường và gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư tư
nhân. Chính sách tài khóa mở rộng làm giảm một phần sản lượng do khu vực tư tạo
ra. Vì thế, thách thức đặt ra với chính sách tài khóa mở rộng là chính phủ phải thiết
lập chính sách đầu tư hiệu quả để thu hút trở lại của khu vực đầu tư tư nhân.
(iii) Trong nền kinh tế mở, chính sách tài khóa cũng tác động đến tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại. Trong trường hợp chính sách tài khóa mở rộng sự vay
vốn của chính phủ sẽ làm gia tăng lãi suất trên thị trường trong nước. Khi đó, các
nhà đầu tư trên thị trường quốc tế sẽ gia tăng chuyển vốn ngoại tệ vào đầu tư trong
nước nhằm thu lợi lớn từ cơ hội lãi suất tăng cao. Điều này dẫn đến ngoại tệ trở nên
4
5
giảm giá so với đồng nội tệ; hậu quả là hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng
hóa xuất khẩu trở nên cao hơn ở nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt cán cân thương
mại.
Thông qua sự phân tích trên có thể tóm tắt tác động của chính sách tài khóa đến
các yếu tố của cầu như sau:
Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ
Chính sách tài khóa mở rộng Thay đổi các yếu tố của cầu
- Chính sách tiêu dùng C↑
- Chính sách đầu tư I↑
- Chính sách tài khóa G↑; T↓ hoặc bội chi ↑
- Chính sách ngoại thương X↑; M↓ hoặc bội chi ↓
Chính sách tài khóa thắt chặt Thay đổi các yếu tố của cầu
- Chính sách tiêu dùng C↓
- Chính sách đầu tư I↓
- Chính sách tài khóa T↑;G↓ hoặc bội chi ↓
- Chính sách ngoại thương M↑; X↓ hoặc bội chi ↑
1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô
Với sự tác động đến tổng cầu và các thành phần của nó, chính sách tài khóa trở
thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Sự ảnh hưởng trước hết của chính sách tài khóa
mở rộng là làm gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng lớn dẫn đến gia
tăng cả sản lượng đầu ra lẫn giá cả, đến lượt làm thay đổi trạng thái chu kỳ kinh tế.
Nếu như nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì sự gia
tăng tổng cầu sẽ kích thích gia tăng sản lượng mà không gây ra thay đổi giá cả. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế đạt ở mức toàn dụng lao động thì sự mở rộng chính sách tài
khóa lại gây ảnh hưởng mạnh đến giá cả hơn và ít ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Với khả năng ảnh hưởng đến sản lượng thông qua ảnh hưởng đến tổng cầu làm
cho chính sách tài khóa trở thành công cụ tiềm năng để ổn định kinh tế. Trong giai
đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ có thể điều hành một chính sách tài khóa mở rộng
để giúp khôi phục sản lượng tiến đến duy trì ở mức bình thường và tạo công ăn việc
6
làm cho người lao động. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao, nguy cơ lạm phát có
thể xảy ra, chính phủ thực hiện điều hành chính sách tài khóa thắt chặt để kìm hãm
bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiểm soát lạm phát. Một chính sách tài khóa phản
chu kỳ ( Countercyclical fiscal policy) như vậy dẫn đến ngân sách được cân bằng ở
dạng trung bình.
1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.2.1 Khái niệm
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu khối lượng tiền trong lưu
thông thay đổi thì giá trị của một đơn vị tiền tệ sẽ thay đổi. Từ đó, giá cả hàng hóa,
giá trị tài sản, thu nhập của dân chúng và cả thu nhập quốc dân cũng thay đổi theo.
Do đó, bằng cách tạo ra các thay đổi về khối lượng tiền tệ trong lưu thông, NHTW
có thể tác động đến đời sống và hoạt động kinh tế của quốc gia. Tổng hợp những
phương thức mà qua đó NHTW tạo ra những thay đổi về tiền tệ nói trên hợp thành
CSTT.
CSTT là tổng hợp các hoạt động của NHTW nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế – xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
CSTT bao gồm:
CSTT mở rộng: Là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế,
do đó, sẽ mở rộng đầu tư và tiếp vốn cho các ngành để phát triển sản xuất kinh
doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính sách này đặc biệt
thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp.
CSTT thu hẹp: Là chính sách hạn chế (hoặc giảm mức tăng trưởng) lượng
tiền cung ứng cho nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm
phát đang đe dọa nền kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm và kiểm soát lạm phát.
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong ba mục
tiêu của CSTT. Vì NHTW là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong nền kinh
7
tế quốc dân nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở sự gia tăng của GDP (hay GNP)/ hàng năm
hoặc GDP (hay GNP)/ đầu người trong năm. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn thể
hiện ở việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia. Thông
thường, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHTW thực hiện CSTT mở rộng, với
một mức cầu tiền không thay đổi, khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ
giảm, làm gia tăng đầu tư, tổng cầu và giá trị sản lượng.
1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
Kiểm soát lạm phát là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên có lạm phát. Trong điều kiện như vậy, tốc
độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của lạm phát. Tuy nhiên, trong một chừng
mực nhất định, lạm phát lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, bởi vì, lạm phát
gắn liền với việc đưa thêm khối lượng tiền ra nền kinh tế, từ đó, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, NHTW phải góp phần duy trì sự tăng trưởng liên tục nhưng ổn định, đồng
thời triệt tiêu những nhân tố gây nên sự gia tăng nhu cầu giả tạo hoặc đẩy chi phí lên
cao làm tăng lạm phát.
Kiểm soát lạm phát gắn liền với việc ổn định giá trị đối nội của đồng tiền.
Giá trị đối nội của đồng tiền phản ảnh sức mua của đồng tiền, khi lạm phát cao thì
sức mua của đồng tiền giảm và ngược lại. Ngoài ra, NHTW còn phải chú trọng đến
việc ổn định giá trị đối ngoại của nó. Giá trị đối ngoại của đồng tiền gắn liền với tỷ
giá hối đoái, tỷ giá hối đoái lại chịu sự chi phối của cung, cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại
hối, tình hình lạm phát trong nước và chính sách hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thay
đổi sẽ tác động ngay đến xuất nhập khẩu, đến sức mua đồng tiền và tất cả các hoạt
động trong nền kinh tế. Do đó, việc kiểm soát lạm phát luôn gắn liền với việc ổn
định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền.
1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện
tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là
một yêu cầu bức thiết và thường trực của mỗi quốc gia.
8
Việc làm là một trong những nhu cầu thường xuyên và quan trọng của xã hội.
Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng
kinh tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế cao thì thất nghiệp thấp vì có nhiều cơ
hội nghề nghiệp được mở ra để thu hút lao động. Tuy nhiên khi tăng trưởng kinh tế
đạt được do kết quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật thì việc làm không tăng mà có thể
giảm, dẫn đến thất nghiệp tăng hoặc có khi do những tác động bất lợi trong nền kinh
tế làm giảm tổng cầu và sức mua của xã hội giảm.
Trước tình hình đó, NHTW phải sử dụng các công cụ của CSTT để góp phần
tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời, chống suy thoái kinh tế
theo chu kỳ, tạo thế tăng trưởng liên tục và ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp
không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Sự phối hợp giữa ba mục tiêu của CSTT là rất quan trọng bởi vì không phải
cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều thực hiện mà có khi giữa chúng có sự mâu
thuẫn. Khi tổng cầu cao, tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao nhưng thất nghiệp thấp,
tình trạng này người ta gọi là nền kinh tế phát triển quá “nóng”, nếu không được
điều chỉnh rất dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì
tăng trưởng kinh tế sẽ giảm và thất nghiệp tăng. Do vậy, tùy tình hình kinh tế ở mỗi
thời kỳ mà NHTW phải chọn lấy mục tiêu ưu tiên. Điều quan trọng là phải luôn nắm
bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu để kịp thời điều
chỉnh.
1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT
Ngoài việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng nêu trên, NHTW còn phải xác
định các mục tiêu trung gian của CSTT. NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian để
đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu
cuối cùng. Những mục tiêu này phải là những mục tiêu mang tính định lượng, có thể
đo lường, kiểm soát và đoán trước được tác động của chúng đối với việc thực hiện
các mục tiêu cuối cùng của CSTT.
Các mục tiêu trung gian của CSTT thường là kiểm soát các khối tiền tệ M1,
M2, M3, lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng hoặc lạm phát dự báo….
Tùy theo điều kiện cụ thể, NHTW có thể chọn M1, M2, M3 hoặc lãi suất…
9
làm mục tiêu trung gian ưu tiên để thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT.
1.2.3. Các công cụ của CSTT
Công cụ của CSTT là các phương tiện cụ thể để NHTW dùng điều tiết khối
tiền và thực thi các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Có thể phân biệt công cụ
trực tiếp và công cụ gián tiếp để tác động đến cung ứng tiền như sau:
1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT
Công cụ trực tiếp của CSTT dựa vào việc NHTW áp đặt quyền lực về hoạt
động cho các NHTM và các tổ chức tín dụng. Dựa vào sự áp đặt này, NHTW đã
trực tiếp tác động đến cung ứng tiền trong nền kinh tế, các công cụ trực tiếp bao
gồm:
Hạn mức tín dụng
Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHTW quy định một khối lượng tín dụng
mà các tổ chức tín dụng được phép cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian
nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng kiểm soát mức cung tiền trên cơ sở hình thành
hạn mức chung cho nền kinh tế. Sau đó, phải phân bổ lại cho các ngân hàng thương
mại trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng và số dư nợ tín dụng kỳ trước.
Khi NHTW muốn tăng khối tiền tệ thì sẽ mở rộng hạn mức tín dụng. Từ đó,
các NHTM sẽ mở rộng khối lượng cho vay và ngược lại, muốn giảm khối tiền thì
cần hạn chế tín dụng, giảm hạn mức tín dụng.
Đây là một công cụ truyền thống của hệ thống ngân hàng trong những thời kỳ
đầu hoạt động, nó cũng được sử dụng rất lâu ở các nước xã hội chủ nghĩa vì người ta
cho rằng nó đưa ra một kế hoạch chắc chắn về khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy
nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc vay và cho vay luôn bị quy luật cung
cầu vốn chi phối, vì vậy, công cụ này hiện nay không còn tác dụng như trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung.
Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật
định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở NHTW.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định là tỷ lệ trên lượng tiền gửi mà
NHTM huy động được phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, NHTM chỉ được cho vay
10
số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, NHTW có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân
hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Do đó, dự trữ bắt buộc không chỉ đơn
giản là một công cụ tác động đến khả năng cho vay của các NHTM mà còn là công
cụ điều hành CSTT.
1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT.
Công cụ gián tiếp của CSTT là những công cụ dựa trên tín hiệu thị trường, nó
tác động đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, thông qua
đó, gián tiếp tác động đến cung tiền trong nền kinh tế. Các công cụ gián tiếp bao
gồm:
Lãi suất.
Lãi suất là công cụ gián tiếp để thực hiện CSTT trong việc điều tiết khối cung
ứng tiền của xã hội bởi vì nó chính là giá cả của quyền sử dụng vốn, sự thay đổi lãi
suất sẽ kéo theo sự thay đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp
hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế.
Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng
của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những
điều kiện, tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định sẽ có tác
dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng
như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán
cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, nếu sử dụng cứng nhắc và không phù hợp với
điều kiện thực tế của nền kinh tế thì lãi suất lại trở thành vật cản, kìm hãm và trói
buộc sự phát triển của nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành khi NHTW mua hoặc bán các chứng
khoán trên thị trường mở. Nếu các công cụ trên tác động đến quá trình kinh doanh
tiền tệ ảnh hưởng đến việc quay đồng vốn của các NHTM thì công cụ thị trường mở
lại làm thay đổi cơ sở tiền trong xã hội gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và dự trữ
trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, để có thể phát huy những ưu điểm của công cụ này đòi hỏi tiền
11
trong lưu thông hầu hết phải được nằm trong tài khoản ngân hàng và thị trường tài
chính tương đối phát triển. Vì vậy, công cụ này được sử dụng thường xuyên và có
hiệu quả ở các nước phát triển, đối với các nươc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao.
Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện qua đồng tiền khác
trên thị trường ngoại hối. Như trên mọi thị trường, tỷ giá hối đoái ổn định khi cung
và cầu ngoại hối cân bằng. Những thay đổi về cung, cầu ngoại hối đều có ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái và do đó, ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền trong nước.
Ở mỗi thời kỳ cụ thể, tùy theo mục tiêu và nội dung của CSTT, NHTW sẽ
quyết định chọn công cụ thích hợp. Tuy giữa các công cụ có sự khác biệt nhưng
chúng lại có mối quan hệ nhau. Do đó, NHTW có thể chọn một công cụ làm chủ lực
và sử dụng các công cụ khác hỗ trợ.
CSTK và CSTT là một trong những chính sách kinh tế lớn tác động đến các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác của một quốc gia, phạm vi hoạt động của những chính
sách này không những trên toàn xã hội liên quan cả trong và ngoài nước. Do đó,
việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính chính này có mối tương quan với nhau như
thế nào trong việc thực hiện các chính sách phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế
trong thời gian qua đồng thời tiếp thu kinh nghiệm các nước trong việc phối kết hợp
giữa hai chính sách này đã dẫn tới những thành công và hạn chế nhất định, từ đó rút
ra bài học cho Việt Nam trong việc phối hợp giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa CSTK và CSTT. Đầu tiên ta nghiên cứu tác
động của CSTK và CSTT thông qua mô hình IS-LM để thấy được tác động của
CSTK và CSTT đối với nền kinh tế, từ đó dùng mô hình tương quan cặp giữa các
biến độc lập để tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính sách này có mối tương quan với
nhau như thế nào.? Thông qua các cặp tương quan tìm hiểu mối quan hệ giữa các
cặp của CSTK và CSTT có tương quan chặt hay không chặt? Thông qua đó dùng
phương trình hồi qui để phân tích tác động của từng biến số kinh tế vĩ mô đến sự
1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế
1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM
Mô hình IS – LM được biểu diễn bằng đồ thị với hai đường tuyến tính giao
nhau trong góc phần tư thứ nhất. Trục hoành biểu diễn mức thu nhập quốc dân hay
tổng sản lượng quốc nội thực tế, ký hiệu là Y. Trục tung biểu diễn lãi suất danh
nghĩa, ký hiệu là i.
Giao của hai đường IS – LM là điểm cân bằng ngắn hạn của hai khu vực tiền tệ
và sản xuất vật chất. Lúc này, cả thị trường hàng hóa và cả thị trường tiền tệ đều ở
trạng thái cân bằng. Trạng thái này được xác định với một cặp giá trị duy nhất của
lãi suất và GDP thực tế.
Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng đồng thời giữa cả hai thị trường hàng
hóa và tiền tệ được gọi là mô hình IS-LM.
12
B
A
Tổng cung
Y2
Y1 Y*
C
i2
0
i1
i*
Y
LM
Hình 1.1:Mô hình Đường IS-LM
IS
Lãi
suất
E
D
13
1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM
Mô hình IS – LM giúp giải thích hiệu ứng và tác động qua lại của nhiều chính
sách vĩ mô điều khiển nền kinh tế. Trong mô hình IS-LM, giao điểm E xác định mức
tổng sản lượng và lãi suất mà tại đó, thị trường hàng hóa (IS) và thị trường tiền tệ
(LM) đồng thời cùng đạt trạng thái cân bằng. Bất kỳ điểm nào trên hình vẽ trên
không thỏa mãn một trong các điều kiện cân bằng này, các lực lượng thị trường sẽ
tự động điều chỉnh và đưa nền kinh tế hội tụ về điểm E.
Mô hình IS-LM cũng cho thấy để đảm bảo nguồn lực của xã hội luôn được
phân bổ và sử dụng hợp lý thì Chính phủ phải làm việc không ngừng, các chính sách
của Chính phủ phù hợp với cơ chế tự điều chỉnh của thị trường đẩy nhanh quá trình
tiến tới trạng thái cân bằng tổng quát của hệ thống kinh tế. Ở chiều ngược lại, các
động thái của Chính phủ cản trở quá trình tự dịch chuyển về điểm cân bằng sẽ kéo
dài thời kỳ mất cân đối và bất ổn kinh tế.
Với cơ chế vận hành hướng tới trạng thái cân bằng qua mô hình IS-LM,
Chính phủ điều tiết vận hành nền kinh tế qua công cụ hữu dụng: lãi suất. Ngoài ra,
mô hình này cũng cung cấp khả năng dự báo các tình huống diễn biến kinh tế sau
mỗi điều chỉnh chính sách tiền tệ ( thay đổi cung tiền) và chính sách tài khóa ( thay
đổi chi tiêu của Chính phủ)
1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Chúng ta đã biết, mục tiêu của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do
những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát, cán cân
thanh toán và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Mục tiêu của CSTT là tăng trưởng
kinh tế, tạo công ăn việc làm, kiểm soát lạm phát và ổn định định giá trị đồng tiền.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn hay trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế
thì mỗi chính sách trên đều thực hiện những mục tiêu là khác nhau trong từng thời
kỳ nhưng suy cho cùng thì hai chính sách này trong dài hạn cũng phục vụ cho mục
tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta đi phân
tích từng chính sách tác động và mối tương quan giữa hai chính sách đến mục tiêu
tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua các mô hình sau
14
1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Mô hình 1: Chính sách tài khóa: GDP = C + I + G + X – M
Trong đó: C: Tiêu dùng; I : Đầu tư; G: Chi tiêu của chính phủ; X: Xuất
khẩu; M: Nhập khẩu.
Kỳ vọng về dấu: C: +; I: +; G: +; X-M:+
Mô hình 2: Chính sách tiền tệ: GDP = M2, I.LP , Ex, i
Trong đó: M2: Cung tiền; I.LP: lạm phát; i:lãi suất; Ex: tỷ giá
Kỳ vọng dấu: M2: +; I.LP: + hoặc –; i: -; Ex: -
Mô hình 3: Mô hình kết hợp: GDP = C + I + G + X – M + M2, I , Ex, i
1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Ta tiến hành kiểm định sự tương quan cặp để rút ra mối tương quan giữa hai
chính sách này và kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập
C I G X-M M2 I.LP Ex i
C
I
G
X-M
M2
I.LP
Ex
i
Nguồn dữ liệu kiểm định là lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 –
2009. Từ thực trạng phối hợp giữa hai chính này trong thời gian qua, để phát huy
hiệu quả của cả hai chính sách này để phục vụ cho mục tiêu chung là tăng trưởng và
phát triển kinh tế của đất nước thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa
hai chính sách này. Khi CSTK bị thâm hụt, bằng nhiều giải pháp để Chính phủ giải
quyết bội chi ngân sách cụ thể như là tăng cung tiền thì CSTT sẽ bị ảnh hưởng mà
cụ thể là dẫn đến lạm phát.
15
1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia là hai bộ phận trọng yếu
trong hệ thống chính sách vĩ mô, điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa; là hai chính sách riêng biệt nhưng khi hoạch định và thực thi chính
sách tiền tệ và chính sách tài khoá quốc gia luôn tập trung vào mục tiêu thúc đẩy nền
kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định và bền vững. Chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình
hoạch định và thực thi. Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai
chính sách nêu trên để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng
sẽ gây ra những tác động đối kháng lẫn nhau, phá vỡ quy luật của thị trường,nền
kinh tế sẽ phải đối diện với những thách thức to lớn về cân đối thu chi ngân sách nhà
nước và ổn định tiền tệ, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền
kinh tế. Vì vậy, trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạt được các
mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài
hạn, hai chính sách phải phối hợp để đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu
của từng chính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát.
Việc phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
.1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa
CSTK và CSTT
1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới
- Mỹ:
Chính sách tiền tệ của Fed có năm mục tiêu cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế,
ổn định lạm phát, thất nghiệp, ổn định thị trường tài chính và thị trường
ngoại hối. Tùy theo tình hình kinh tế trong từng thời kỳ, các mục tiêu trên có thể
không thống nhất nhau, lạm phát thấp thường kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng
trưởng kinh tế thấp, ngược lại, việc làm cao thì kéo theo cả lạm phát và lãi suất tăng
lên . Trước những mâu thuẫn trên, Fed phải lựa chọn mục tiêu kinh tế chính trong
16
từng thời kỳ, sau đó xác định các mục tiêu trung gian cung ứng tiền M1, M2, M3,
trái phiếu một cách thận trọng và cuối cùng là dùng các công cụ của chính sách tiền
tệ để điều tiết cung tiền theo những mục tiêu nói trên
Với chính sách tiền tệ nới lỏng, Fed bảo đảm cân đối nền kinh tế Hoa Kỳ có
mức lạm phát khá ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong giai đoạn
1983 – 1989. Cuộc khủng hoảng chứng khoán 1987 và đợt tăng giá dầu vào
năm 1989 đẩy Mỹ vào cuộc suy thoái thứ hai vào năm 1990 – 1991, một lần nữa,
Fed lại mở rộng tiền tệ, giảm lãi suất trong suốt bốn năm để gia tăng tổng cầu, đầu
tư, kích thích xuất khẩu tư bản, kỹ thuật ra nước ngoài, gia tăng sản lượng tiềm năng.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ lại tiếp tục ổn định trong giai đoạn từ 1992 đến 2000.
Từ năm 2000 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, sự kiện
ngày 11-9 cũng như việc Mỹ tham chiến ở Afganistan, Irac….đã làm cho thâm hụt
ngân sách của chính phủ liên bang thâm hụt nặng nề, đồng USD mất giá kỷ lục so
với các đồng EURO, JPY ….Trước tình hình đó, Fed đã dần dần tăng lãi suất trên
thị trường tiền tệ cùng với việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên
nhưng trong định hướng vẫn để USD mất giá tương đối so với các đồng tiền khác
trong ngắn hạn để giảm thâm hụt cán cân ngân sách và cán cân thương mại.
Trong các công cụ trên thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ điều tiết quan
trọng nhất và được sử dụng thường xuyên hàng ngày, nó vừa là công cụ cung ứng cơ
số tiền cho nền kinh tế, vừa là công cụ điều tiết lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Vì vậy, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thay đổi khi cần tác
động một cách sâu rộng và mạnh mẽ đến lãi suất, dự trữ và tỷ giá hối đoái trong dài
hạn hoặc thực hiện những chiến lược dài hạn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu
đầu tư, tăng xuất khẩu thu hút nguồn vốn hay sản lượng tiềm năng. Kiểm soát tín
dụng cũng có thể được dùng để điều tiết thị trường cho vay của các ngân hàng
thương mại khi cần thiết, nó đặc biệt hiệu quả khi Fed cần hạn chế tín dụng để chống
lạm phát cao.
Trong khi đó do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà CSTK ở Mỹ
đã không thành công. Mỹ đã rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài
trong nhiều năm, vay nợ của Mỹ ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính là sự buông
17
lỏng quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động tài chính đặc
biệt là hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng là khủng hoảng nền kinh tế. Nguyên nhân là do Chính phủ Mỹ đã không củng
cố ngân sách đúng mức mặc dù ngân sách được hỗ trợ bởi nguồn thu lớn từ thuế. Do
đó, chính phủ đã gặp khó khăn lớn về tài chính khi nền kinh tế đối mặt với khủng
hoảng. Ngoài ra, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng
đòn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư. Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp của Mỹ cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Trong khi đó, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu không
nhận được bất kỳ sự ưu đãi tương tự nào về thuế. Điều này vô hình chung khuyến
khích doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động
sản xuất - kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Đối với khu vực dân cư, luật thuế
thu nhập cá nhân cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà khỏi phần thu
nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Chính sách này đã khuyến khích
người dân tăng các khoản vay mua nhà
Như vậy, những chính sách ưu đãi thuế kể trên đã góp phần khuyến khích các
tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư trong đó có hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực
rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Điều này tạo nên bong bóng chứng
khoán, bất động sản ở Mỹ, một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài
chính.
- Trung Quốc:
Trung Quốc đã có sự phối hợp chặt chẽ trong CSTK và CSTT. Đối với CSTT
được đặt ra là chú trọng kiềm chế lạm phát bằng việc theo đuổi CSTT chặt chẽ vừa
phải và kiểm soát nghiêm ngặt tổng mức tín dụng. Năm 1998 trước những tác động
tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Trung Quốc đã thực hiện
CSTT mở rộng: giảm tỷ lệ chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đẩy mạnh hoạt
động thị trường mở, điều chỉnh mạnh mẽ chính sách tín dụng và mở rộng phạm vi
tín dụng của các ngân hàng thương mại…góp phần ngăn ngừa giảm phát và đảm bảo
mức tăng trưởng cao, bền vững. Đến năm 2000, mục tiêu của CSTT là giữ vững sự
ổn định của giá trị đồng Nhân dân tệ để đạt tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc ổn
18
định chỉ số giá chung, ổn định tỷ giá hối đoái để duy trì cán cân thanh toán. Ngoài
ra, CSTT còn chú ý đến mối quan hệ giữa ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và
khuyến khích tăng trưởng kinh tế, mức cung tiền được duy trì ở một tỷ lệ tăng nhất
định, đồng thời cải thiện chất lượng cho vay để đảm bảo các giao dịch thường xuyên
trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù các công cụ của CSTT đã đã được thay đổi căn bản
nhưng sự phát triển của các công cụ và những can thiệp mang tính trung gian nên thị
trường tiền tệ vẫn còn tụt hậu và quy mô tương đối nhỏ, gây bất lợi cho các giao
dịch trong lĩnh vực tài chính. Hiện nay, Trung Quốc đang hoàn thiện hệ thống
truyền dẫn CSTT bao gồm việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị
trường thương phiếu để lãi suất thị trường thực hiện đầy đủ vai trò của nó; thị trường
vốn cũng được mở rộng thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và hình thành
các quỹ, khuyến khích các nhà đầu tư tăng vốn.
Bên cạnh, CSTK luôn được thực hiện song song là Trung Quốc kiên trì thực
hiện chính sách chi NSNN thận trọng, quyết tâm không phát hành tiền cho chi tiêu
và bù đắp thiếu hụt NSNN, điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN, bám sát các mục
tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Giảm nguồn chi vào các dự án thuộc nhà nước quản
lý, chi quốc phòng…; điều chỉnh tỷ trọng ngân sách giữa trung ương và địa phương
theo hướng ngân sách trung ương tập trung còn ngân sách địa phương được tăng
cường và chủ động; Tăng cường đầu tư với qui mô rất lớn vào cơ sở hạ tầng.
Với việc thực thi chính sách tài khóa tích cực, với định hướng mở rộng quy
mô đầu tư của Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Theo đánh giá
của các nhà kinh tế Trung Quốc, hiệu ứng của chính sách này đã làm tăng GDP lên
1,5% trong năm 1999, 2% trong năm 2000.
Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp hoàn thuế để thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, đảm bảo không làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên và cân đối cung cầu sản xuất trong nước. Để đạt được
điều này Trung Quốc đã liên tục thay đổi, hoàn thiện và sử dụng các biện pháp thuế,
thuế quan và các biện pháp khác. Mua sắm của chính phủ được coi là công cụ của
chính sách mới nhất mà Chính phủ Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy công nghệ.
19
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua thực tiễn điều hành CSTT và CSTK của một số quốc gia, chúng ta nhận
thấy tùy vào từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể mà CSTT và CSTK được sử dụng
cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế của
Việt Nam hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiểm soát lạm phát;
đồng thời cũng đẩy nhanh tiến trình hội nhập thì CSTT hướng đến là tác động đến
mức cung tiền, các công cụ gián tiếp dần được sử dụng thay cho các công cụ trực
tiếp. Trong đó công cụ nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử sụng để điều
chỉnh dự trữ của các NHTM và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với
xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Muốn vậy, cần phát triển
mạnh thị trường tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, làm
cơ sở để nghiệp vụ thị trường mở phát huy tác dụng. Bên cạnh đó cần đi kèm với
chính sách chi tiêu NSNN thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho kinh tế tăng tốc lâu dài; các nguồn chi
tập trung vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, giảm dần đầu tư
vào các doanh nghiệp nhà nước quản lý kém hiệu quả; Chính sách thuế được điều
chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh mức ưu đãi từng
lĩnh vực hợp lý, tập trung ưu đãi những ngành thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm ưu
đãi để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.
Ngoài ra, để việc điều hành CSTT và CSTK có hiệu quả thì hệ thống ngân
hàng cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chúng ta nhận thấy các cuộc
khủng hoảng kinh tế – tài chính thường bắt đầu từ sự khủng hoảng của hệ thống
ngân hàng, do đó, trong giai đoan hội nhập kinh tế quốc tế thì nên xem việc hoàn
thiện hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhất, làm cơ
sở để thực hiện các mục tiêu của CSTT và CSTK.
Kết luận chương I
Chương này đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến CSTK và CSTT:
khái niệm, mục tiêu, các công cụ của từng chính sách. Vận dụng mô hình IS-LM
trong việc phân tích chính sách, dùng mô hình tương quan cặp để phân tích mối
20
tương quan giữa hai chính sách và dùng mô hình tác động của từng chính sách đến
tăng trưởng và đối với nền kinh tế, sau đó kết hợp hai mô hình để tìm hiểu mối
tương quan . Từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến sự phối
hợp giữa hai chính sách trên. Qua việc phân tích nhận thấy là cần phối hợp đồng bộ
giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc
gia. Bên cạnh đó, đưa ra kinh nghiệm phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia
trên thế giới và bài học kinh nghiệm choViệt Nam.
Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng phối phối hợp CSTK và CSTT ở
Việt Nam. Qua đó cũng nghiên cứu các nhân tố của CSTK và CSTT tác động và
mối quan hệ giữa hai chính sách đến tăng trưởng kinh tế bằng mô hình nghiên cứu
thông qua phần mềm xử lý số liệu Eview.
21
CHƯƠNG II
MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau hơn 20 năm thực hiện
công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước (1990 – 2009). Chính sách đổi mới đã
đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đóng góp cho sự phát triển
kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ qua là nền kinh tế đã được vận dụng, phối hợp
các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và đúng đắn. Việt Nam duy trì được tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước 7% giai đoạn 1996 – 2000 và 7,5% giai đoạn 2000
– 2005; Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường
và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được
tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân
chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản
lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ
can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô khác vào quản lý.
Tuy nhiên, thực tế ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Mức độ lạm phát (thể hiện
qua CPI) giai đoạn 2001-2010 thấp hơn so với giai đoạn trước. Nếu lạm phát giai
đoạn 1991-2000 có xu hướng giảm đều đặn thì từ năm 2001 lạm phát lại có xu
hướng tăng. Quan trọng hơn, CPI của những hàng hóa dịch vụ thiết yếu lại tăng cao
hơn CPI chung nên đã tác động trực tiếp tới thu nhập thực tế và mức sống của đại bộ
phận người dân có thu nhập trung bình và thấp. Kiểm soát lạm phát trở thành trọng
tâm trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong nhiều năm qua, song gần đây
việc duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề, ảnh
hưởng trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế không gian điều hành chính
sách.
Hình 2.1 : Tỷ lệ tăng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000- 2009
-5
0
5
10
15
20
25
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ tăng GDP (%) Tỷ lệ lạm phát (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu mà
chúng ta đặt ra và lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô để đạt mục tiêu đó. Trong
đó, hai chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
được nhà nước sử dụng như một công cụ chính yếu trong điều tiết nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, trọng tâm của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào
ngân sách nhà nước một phần GDP, giảm đến mức thấp nhất và tiến tới xóa bỏ sự
phân biệt về thành phần kinh tế trong cả thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN cũng
như thụ hưởng các khoản chi NSNN và mang tính chất chi NSNN, đồng thời giảm
mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài
hạn. Đối với chính sách tiền tệ đã trở thành công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và bảo đảm ổn định vĩ mô. Tính linh hoạt và tính thị trường của
chính sách tiền tệ cần được phát huy để thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu then
chốt này. Ðể đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhất là kiểm soát nhập siêu,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm các cân đối cán cân thương mại, cán cân
vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiết kiệm đầu tư, cân đối tích lũy tiêu
dùng và quản lý nợ nước ngoài thì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần
được phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến
kinh tế nước ta trong năm 2009. Tuy nhiên, việc thực hiện kịp thời các giải pháp
22
23
kinh tế, nền kinh tế nước ta đã vượt qua khủng hoảng, duy trì tăng trưởng kinh tế ở
mức cao (5,32%), kiểm soát lạm phát ở mức thấp (6,52%), các cân đối kinh tế lớn
về cơ bản được giữ vững, hệ thống tài chính ngân hàng duy trì và tiếp tục phát triển.
Kết quả này có sự đóng góp tích cực của việc thực thi chính sách tài khoá mở rộng
và chính sách tiền tệ nới lỏng, thận trọng. Trong năm 2010 và những năm tiếp theo -
thời kỳ hậu suy giảm kinh tế, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và
thách thức do diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; việc sử dụng
các công cụ chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
trong thời gian qua:
2.2.1. Thực trạng về chính sách tài khóa:
Giai đoạn từ năm 2000-2009, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Bội
chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện
ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN
trong những năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân
khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với GDP
chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP. Thực tế
tốc độ tăng bội chi ở giai đoạn này khá cao (Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng
trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%;
năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007:
7,8%). Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi
NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung
ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho
tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên.
Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của
nó đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối đã có một lượng vốn lớn
được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát
hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng
công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp
học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại trên vào
cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà
cao hơn (khoảng 5,8-6,9% GDP).
Hình 2.2: Bội chi NSNN so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009
-5
0
5
10
15
20
25
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
%
GDP (%) Bội chi NSNN (%GDP) Lạm phát (%)
Nguồn: Bộ tài chính, Tổng cục Thống kê
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đang có sự mất cân đối lớn về kinh tế,
trong đó cốt lõi là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, với thâm hụt ngân sách có
vai trò xuyên suốt.
Tình trạng mất cân đối nói trên tồn tại ở qui mô lớn và kéo dài bắt nguồn từ
việc Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư, trong đó đầu
tư Nhà nước có vai trò to lớn. Thâm hụt tiết kiệm khiến lãi suất luôn giữ ở mức cao,
đồng thời thâm hụt ngân sách dai dẳng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng lạm
phát luôn ở mức cao trong vòng nhiều năm. Thâm hụt tiết kiệm tự nó dẫn đến thâm
hụt cán cân vãng lai cao một cách tương ứng. Trong đó, thâm hụt thương mại là cốt
lõi của thâm hụt vãng lai. Trong bối cảnh có lạm phát cao và liên tục, nhưng Việt
nam vẫn đeo đuổi chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa, dẫn tới tình trạng đồng tiền
24
Việt nam liên tục tăng giá trong những năm gần đây. Thâm hụt tiết kiệm – đầu tư
lớn, trong đó thâm hụt ngân sách cao, khiến lãi suất bị giữ ở mức cao gây cản trở
tăng trưởng và tích tụ rủi ro tài chính quốc gia.
2.2.2 Thực trạng CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua
Nếu chính sách tài khoá nên “trung tính” trong ngắn hạn và chủ động thúc
đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong trung và dài hạn thì chính sách tiền tệ trở thành công
cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô.
Một mặt, tăng tổng tín dụng vẫn đã, đang và sẽ là nhân tố then chốt thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong khi các kênh tài chính khác cho doanh nghiệp vẫn còn hạn
chế. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có quan hệ hữu cơ
với mở rộng tín dụng thể hiện qua hình vẽ sau ( Hình 2.3)
ChÝnh s¸ch tiÒn tÖ 1996-2010
16.4
28.4
41.6
31.7
53.9
37.7
25.0
38.1
20.0
25.4
25.4
22.2
21.4
22.6
25.5
28.7
27.0
20.3
46.1
33.6
29.7
29.5
24.9
17.6
39.0
25.6
26.1
22.7
0
10
20
30
40
50
60
1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tín dụng cho nền kinh tế (%/năm) Tổng tiền gửi (%/năm) Tốc độ tăng M2 (%/năm)
Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF
Mặt khác, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát ở Việt Nam
cũng có quan hệ biện chứng với tốc độ tăng tín dụng tuy có một độ trễ nhất định.
Chính vì vậy, hiện nay không nhất thiết phải kìm giữ tốc độ tăng tín dụng ở mức
25% mà có thể lên mức 30% song vấn đề quan trọng là hướng nguồn vốn tín dụng
tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả trong trung và dài hạn, tránh chạy theo
25
hiệu quả kinh tế ngắn hạn (chứng khoán, bất động sản,...) có thể tạo ra “bong bóng”
và gia tăng nợ xấu.
CSTT đã được đổi mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam ở các thời điểm
cụ thể không mang tính cứng nhắc, đóng băng như giai đoạn trước đây. Điển hình kể
từ năm 1988 hệ thống ngân hàng đã được phân thành hai cấp là NHTW và NHTM.
Việc sử dụng các công cụ của CSTT cũng được linh hoạt theo quy luật của thị
trường, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm góp phần
kiểm soát lạm phát ( Hình 2.4).
Mối quan hệ giữa Tốc độ tăng M2, Lạm phát, Lãi suất TT và
GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ (%)
Cung tiền (M2:%) Lãi suất TT (%) Lạmphát (%) GDP (%)
Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF
Qua đồ thị trên, cho chúng ta thấy cung tiền, lạm phát và tốc độ tăng GDP có
mối quan hệ cùng chiều và tăng cao vào giai đoạn 2007-2009. Riêng lãi suất là yếu
tố được kiểm soát bởi ngân hàng Nhà nước nên không có biến động nhiều, riêng
năm 2008 lãi suất tăng cao do lạm phát cao và những bất ổn của nền kinh tế.
Trước vận động bất lợi của TTCK và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm
2008, Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng
đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Từ giữa tháng 1-2008, dự
trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới
26
27
dưới 12 tháng. Tới giữa năm 2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản lên
14%/năm.
Với quy chế điều hành hiện tại, thì trần lãi suất cho vay có thể lên tới
21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý của thời gian này là, lãi suất huy động ngắn hạn
bằng, thậm chí, cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nghiệp vụ thị trường mở được
thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ, và không tạo nhiều tác
động tới lãi suất. Hiệu lực không thật rõ của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời
kỳ lạm phát gia tăng cho phép đặt ra giả thiết tồn tại “bẫy thanh khoản” trong hệ
thống tín dụng. Nếu đúng vậy, việc điều chỉnh tăng dần các công cụ lãi suất là giải
pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị trường tiền tệ.
Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm, từ 1997 -
1999. So với giai đoạn này, chính sách tiền tệ trong năm 2008 sử dụng nhiều công
cụ với cường độ điều chỉnh mạnh hơn.
Mức lãi suất thực dương cho thấy các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác dụng
ổn định kinh tế. Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008. Chấp nhận chi phí đầu vào
tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng
thương mại cũng đang gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản. Điều này có thể là kết
quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với
tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính.
Về cơ chế điều hành tỷ giá đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với thông
lệ quốc tế, góp phần ổn định giá trị VNĐ, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút
nguồn vốn đáng kể từ đầu tư nước ngoài.
Như vậy, CSTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Trong giai đoạn đầu, việc áp dụng các công cụ trực tiếp có vai trò quan
trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời
gian qua khi nền kinh tế bước qua giai đoạn mới thì CSTT bộc lộ những hạn chế và
chưa thực sự phát huy hết tác dụng vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh
tế.
28
2.3. Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2009:
Việc phối hợp giữa CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực nhất là
trong việc chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính
đã có sự phối hợp trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành
trái phiếu Chính phủ; Luật Ngân hàng nhà nước cũng đã qui định không phát hành
tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc phải gửi tại ngân hàng nhà nước.
Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế mức
thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính
sách này đã đạt được một số thành tựu nhất định.
2.3.1 Đối với khu vực ngân hàng:
Đến hết năm 2000 đã khắc phục được một phần tác động của cuộc khủng
hoảng tiền tệ khu vực, góp phần đưa lạm phát xuống mức vừa phải.
Bảng 2.1: Tăng trưởng tín dụng, Lãi suất TT và Tỷ lệ lạm phát
giai đoạn 2000 - 2009
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
1. Tăng trưởng tín dụng (%) 38.1 21.4 22.2 28.4 41.6 19.2 21.4 53.88 26.43 35.5
2. Lãi suất TT(%) 9.8 8.8 9.9 10.0 10.7 12.0 13.1 12.6 18.5 13.8
3. Tỷ lệ Lạm phát (%) -0.60 0.80 4.00 3.00 9.50 8.40 6.60 12.60 22.97 6.88
Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF
Bắt đầu từ năm 2000 cơ chế điều hành chính sách tỷ giá đoái được đã đổi mới
căn bản, tỷ giá chính thức được công bố theo tín hiệu của thị trường. Đối với chính
sách lãi suất cũng từ năm 2000 lãi suất đã được tự do hóa và đến 6/2002 đã thực
hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và tự do hóa hoàn toàn lãi suất trên thị trường tín
dụng thương mại; các ngân hàng thương mại cũng đã được cơ cấu lại, chính sách tín
dụng được đổi mới theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên
tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều
chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự
trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng
mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đến năm 2009, chính sách tiền tệ đã được
29
điều hành linh hoạt và kịp thời hơn năm 2008. Năm 2009 là năm khá thành công với
chính sách tiền tệ (CSTT) đó là việc Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt
và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái
bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đến nay đã thông
suốt và qua đó NHTM cho vay ra được, các DN tiếp cận được vốn VND và ngoại tệ
khi hoạt động kinh doanh của họ đã có dấu hiệu khởi sắc từ cuối 2009.
Tuy nhiên, năm 2009 tăng trưởng tín dụng đã vượt định hướng là một bài
học về quản lý. Hơn thế nữa, chính sự tăng trưởng tín dụng như vậy chắc chắn có
tác động đến lãi suất cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Lãi suất huy động cũng
có biểu hiện mất cân đối ở chỗ: lãi suất liên tục tăng mà NHTM vẫn khó huy động.
Lãi suất huy động ngắn hạn cao bằng lãi suất trung và dài hạn; thị trường tín dụng
suất hiện nhiều loại phí (hoa hồng) bất hợp lý... Việc điều hành chính sách tiền tệ
phải sẵn sàng chống sốc lãi suất, tỷ giá. Với thực tế về nguồn vốn của DN và khả
năng quản trị tài chính của DN VN thời gian qua, chúng ta dễ thấy rằng các DN khá
dễ tổn thương trước các cú sốc tiền tệ, nhất là sốc về lãi suất, số về tỷ giá... Vừa
qua, việc thay đổi tỷ giá VND so với USD đã giải toả một phần tình trạng ách tắc
trên thị trường ngoại hối. Việc Chính phủ yêu cầu các Tổng Cty bán ngoại tệ cho
NHNN cần có thêm giải pháp khác để việc cân bằng tỷ giá được diễn ra trong trung
và dài hạn. Về trung hạn, với tình trạng cán cân thương mại vẫn được dự báo là
thâm hụt 11 tỷ USD cho cả năm 2009 và năm 2010 thì người ta vẫn lo ngại về các
cú sốc ngoại hối, nếu NHNN không có định hướng quyết tâm điều hành tỷ giá linh
hoạt theo thị trường.
Nhìn chung, trong 10 năm qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đóng góp quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, với vai trò là trung gian tài chính tham gia
cung ứng gần 70% tổng đầu tư hàng năm của toàn xã hội. Bên cạnh ngành ngân
hàng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và dịch vụ tín dụng xuất –
nhập khẩu đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm trong thời gian qua. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đạt được, đặc biệt là đạt mục tiêu tăng trưởng GDP thì tỷ
lệ lạm phát qua những năm gần đây tăng cao ( cao nhất là năm 2008 là 22,97%).
Nếu lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mục
30
tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2.3.2 Đối với khu vực ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước:
Trong mười năm qua ngân sách nhà nước đã không ngừng cân đối tích cực
theo hướng tăng thu ngân sách nhà nước đạt tốc độ tăng 1,5 – 2 lần tốc độ tăng GDP
hàng năm, ngân sách nhà nước không ngừng tăng tỷ trọng từ thuế và lệ phí. Về cơ
cấu thu đã dựa vào nguồn nội lực trong nước là chủ yếu (98%). Chính sách thuế
được đổi mới theo hướng đa dạng hóa cơ sở thuế để tăng thu, mỗi năm thu thuế
chiếm khoảng 13%GDP. Thu từ nguồn dầu thô chiếm khoảng 1/3 nguồn thu NSNN.
Quy mô thu Ngân sách tăng bình quân 24,4%/năm. Tỷ lệ động viên từ 13,8% so
GDP năm 1991 tăng lên 22,5% vào năm 2005, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí
lần lượt là 12,8% và 20,9%. Cơ cấu thu đã có những bước chuyển biến theo hướng
thu từ kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng, đặc biệt thu từ khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài mới xuất hiện từ năm 1994 nhưng đến nay đã chiếm 9,8% tổng thu
Ngân sách Nhà nước; thu từ thuế xuất nhập khẩu sau một thời gian tăng trưởng khá
nhanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách (năm 1995: chiếm 24,9%
tổng thu Ngân sách) nay đang có xu hướng giảm mạnh đến năm 2005 chỉ chiếm
11,9% tổng thu Ngân sách Nhà nước.
Chi Ngân sách tăng chủ yếu do nhu cầu chi tiêu thường xuyên chiếm khoảng
65% trong tổng chi Ngân sách thời kỳ 2000-2002 và giảm xuống 60% thời kỳ 2003-
2005. Chi đầu tư chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn gia tăng theo các năm. Chi Ngân
sách thực hiện việc cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, từng bước xác định phạm vi
Ngân sách như: tách hoạt động bảo hiểm xã hội ra khỏi Ngân sách, phân định rõ
hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính công để có chính sách tài chính thích
hợp; tăng tỷ lệ chi Ngân sách cho đầu tư phát triển, thực hiện cải cách tiền lương đi
liền với tinh giản biên chế bộ máy và cải cách thủ tục hành chính; giảm mạnh và tiến
tới xóa bỏ những khoản chi mang tính chất bao cấp trong Ngân sách, đặc biệt là chi
hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước, cấp vốn lưu động; Tăng chi Ngân sách cho phát triển
sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm từ 1991-2005 tăng bình quân 24,5%/năm;
Tăng chi cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2000 đạt 2% tổng chi NSNN,
tăng 22 lần so với năm 1991; Tăng chi Ngân sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
31
tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 15,7% tổng số hộ toàn quốc năm 1996 xuống 9,96% năm
2003, giải quyết việc làm cho hơn 20% tổng số lao động cần được giải quyết việc làm
hàng năm; Đảm bảo Ngân sách cho các hoạt động y tế tăng bình quân 17,2%/năm,
văn hóa, thông tin và quản lý Nhà nước đều tăng qua các năm. Thực hiện chính sách
khuyến khích phát triển đối với các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời quan tâm đầu
tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển của NSNN trong
tổng chi NSNN từ 22,3% năm 1991 tăng lên 30,1% vào năm 2004. Tốc độ tăng chi
đầu tư phát triển cao hơn so tốc độ tăng tổng chi NSNN và tốc độ tăng chi thường
xuyên.
Với chính sách cân đối Ngân sách một cách tích cực, có dự trữ, giữ bội chi ở
mức hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, nếu tính theo tỷ lệ so với GDP thì thâm
hụt Ngân sách ở mức ổn định dưới 5%GDP như mục tiêu đề ra. Nguồn tài trợ thâm
hụt Ngân sách được tăng cường theo hướng dựa vào nguồn trong nước. Vốn tài trợ
nước ngoài chủ yếu là vốn ODA từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ nước ngoài
(chiếm khoảng 27%GDP vào năm 2003). Cân đối Ngân sách đã có những tiến bộ
quan trọng, thu từ thuế và phí không những đáp ứng đủ chi thường xuyên mà ngày
càng dành nhiều hơn cho đầu tư phát triển và trả nợ (năm 1991 là 2,3 % so GDP đến
năm 2003 là 6,6%). Tỷ lệ bội chi NSNN tính theo thông lệ quốc tế hàng năm dưới
3% so GDP. Dư nợ Chính phủ đến năm 2005 ở mức 35,1% so GDP, dư nợ quốc gia
ở mức 30,9% GDP trong giới hạn an toàn cho phép.
Để tài trợ thâm hụt ngân sách, CSTK và CSTT cũng đã được phối hợp thực
hiện: Đối với vay nước ngoài, thực hiện chính sách chỉ vay ưu đãi nước ngoài, không vay
thương mại nước ngoài cho đầu tư phát triển. Đối với những khoản vay thương mại nước
ngoài và nợ quá hạn trước đây đã được xử lý qua Câu lạc bộ Pari và Câu lạc bộ Luân
Đôn. Thực hiện xử lý nợ với Nga, Angiêry,....dư nợ Chính phủ ở mức 35% GDP vào
năm 2005, mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Đối với vay nợ trong
nước: hàng năm Ngân sách phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương
đối lớn để bù đắp bội chi Ngân sách. Để việc huy động vốn không ảnh hướng lớn
đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất, Bộ Tài chính thực hiện chính sách trước hết thực
hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính Nhà nước như: Quỹ Bảo hiểm xã hội,
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654
Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam   luận văn thạc sĩ 6677654

More Related Content

What's hot

MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIANMÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
希夢 坂井
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
ngocxit_ifa3
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
 
Pp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acbPp ngân hàng acb
Pp ngân hàng acb
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng AgribankLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
 
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
Ôn tập lý thuyết kinh tế lượng
 
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COMPhân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
Phân tích chiến lược kinh doanh của vietcombank - IKIDOC.COM
 
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIANMÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH THEO SỐ LIỆU THEO THỜI GIAN
 
Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015Bai giang hanh vi to chuc 2015
Bai giang hanh vi to chuc 2015
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 
Luận văn: Nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Doanh nghiệp ngành thép
Luận văn: Nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Doanh nghiệp ngành thépLuận văn: Nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Doanh nghiệp ngành thép
Luận văn: Nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của Doanh nghiệp ngành thép
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Mô hình Fama French ba nhân tố
Mô hình Fama French ba nhân tốMô hình Fama French ba nhân tố
Mô hình Fama French ba nhân tố
 
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao họcLý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
Lý thuyết Tài chính hành vi - Tiểu luận cao học
 

Similar to Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận văn thạc sĩ 6677654

Similar to Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận văn thạc sĩ 6677654 (20)

Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdfbai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các siêu thị BIGC Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng MBBank, 9d
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam luận văn thạc sĩ 6677654

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ TRẦN VĂN HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  • 2. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp của đề tài 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7. Kết cấu đề tài CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ...................................................................................................................... 1 1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm........................................................................................................... 1 1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội............................................................. 2 1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu................................................................ 2 1.1.2.2 Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội........................................................... 4 1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô ................................................ 5 1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ...................................................................................... 6 1.2.1 Khái niệm........................................................................................................... 6 1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ.......................................................................... 6 1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế......................................................................................... 6 1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền............................................. 7 1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm ...................................................................................... 7
  • 3. 1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT........................................................................ 8 1.2.3. Các công cụ của CSTT...................................................................................... 9 1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT............................................................................ 9 1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT......................................................................... 10 1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT...................................................................... 11 1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế ... 12 1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM.................................................. 12 1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM ......................................................................... 13 1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................... 13 1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.................. 14 1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................. 14 1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.............. 15 .1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT .................................................................................................................... 15 1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới ....... 15 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................ 19 Kết luận chương I...................................................................................................... 19 CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ........................................................................................................ 21 2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam........................................................................ 21 2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian qua:.................................................................................................................... 23 2.2.1. Thực trạng về chính sách tài khóa: ................................................................. 23 2.2.2 Thực trạng CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua.......................................... 25 2.3. Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2009:...................................................... 28 2.3.1 Đối với khu vực ngân hàng:............................................................................. 28 2.3.2 Đối với khu vực ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước:............ 30 2.3.3 Phối hợp CSTK và CSTT trong kích cầu......................................................... 36
  • 4. 2.4. Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô.............................................................................................................. 43 2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:.......................... 43 2.4.2. Tác động của CSTK và CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô: ....................... 45 2.4.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 45 2.4.2.2. Tác động đến lạm phát, giá trị đồng nội tệ, lãi suất..................................... 47 2.4.2.3. Tác động đến thất nghiệp............................................................................. 49 2.4.2.4. Tác động đến cán cân thanh toán................................................................. 50 2.5 Mô hình phân tích các nhân tố thuộc CSTK và CSTT tác động đến GDP......... 52 2.5.1. Chính sách tài khóa:........................................................................................ 52 2.5.2. Chính sách tiền tệ:........................................................................................... 53 2.5.3. Kết hợp hai mô hình trên: ............................................................................... 54 2.6. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua...................................................... 55 2.6.1. Những thành tựu và hạn chế: .......................................................................... 55 2.6.2 Nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua. ............................................................................................ 56 2.6.2.1 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. 56 2.6.2.2 Hạn chế trong phối hợp CSTT&CSTK làm giảm hiệu quả của CSTT ở Việt Nam........................................................................................................................... 58 2.6.2.3. Hạn chế trong trao đổi thông tin, số liệu thiếu kịp thời, chưa đầy đủ giữa các Bộ, Ngành để phục vụ xây dựng và điều hành CSTT của NHNN. .......................... 59 2.6.2.4. Một số nguyên nhân khác ............................................................................ 61 Kết luận chương II .................................................................................................... 62 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CSTK VÀ CSTT......................................................................................................................... 63 3.1. Mục tiêu và quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................. 63 3.1.1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia .................................................... 63 3.1.2. Quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................................. 65
  • 5. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................... 66 3.2.1 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................................... 66 3.2.1.1 Giải pháp đối với Chính sách Tài khóa......................................................... 67 3.2.1.2 Giải pháp đối với chính sách tiền tệ.............................................................. 69 3.2.2 Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi CSTK và CSTT............................................................................................ 75 3.2.3 Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước và Ngân hàng Nhà nước theo hướng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách.......... 77 3.2.4. Phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm kiềm chế lạm phát......................... 78 3.3.5. Các giải pháp khác .......................................................................................... 79 3.3.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng................................................................ 80 3.3.5.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, đầu tư trong các DN Nhà nước và đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước........................................................ 81 3.3.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công .............................................. 82 3.3.5.4. Các giải pháp mang tính thường xuyên và dài hạn...................................... 82 Kết luận Chương III .................................................................................................. 83 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 83 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT CSTK: Chính sách tài khóa CSTT: Chính sách tiền tệ NHTW: Ngân hàng Trung ương Y(AD): Tổng cầu; C: Chi tiêu dùng của dân cư; I: Đầu tư G: Chi tiêu của Chính phủ (X-M): Cán cân thanh toán quốc tế. ILAI: lãi suất ILAM: lạm phát IS (Investment and Saving Equilibrium): Mô hình IS cân bằng trên thị trường hàng hóa LM ( Liquidity preference and Money supply Equilibrium): Mô hình LM cân bằng trên thị trường tiền tệ IS-LM: Mô hình cân bằng giữa hai thị trường hàng hóa và tiền tệ TTCK: thị trường chứng khoán TTTT: thị trường tiền tệ NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước NSNN: Ngân sách Nhà nước GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ ........................................5 Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập .......................14 Bảng 2.1: Tăng trưởng tín dụng, Lãi suất TT và Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 – 2009 ...........................................................................................................................28 Bảng 2.2: Kết quả kích cầu năm 2009 so với năm 2008 ...........................................37 Bảng 2.3: Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ tháng 1-7/2009 ..........................40 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam .................................41 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập ...................43 Bảng 2.6: Tăng trưởng kinh tế theo đóng góp của các cấu phần tổng cầu ...............45 Bảng 2.7: Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam ............................51
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình Đường IS-LM .............................................................................12 Hình 2.1 : Tỷ lệ tăng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 ..........22 Hình 2.2: Bội chi NSNN so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ..............24 Hình 2.3: Chính sách tiền tệ 1996 – 2010................................................................. 25 Hình 2.4: Mối quan hệ giữa Tốc độ tăng M2, Lạm phát, Lãi suất TT và GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 .................................................................................26 Hình 2.5: Bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi từ 2000-2009........................ 32 Hình 2.6: Lãi suất và dư nợ tín dụng các tháng 2009 ............................................... 39 Hình 2.7: Cơ cấu nghĩa vụ nợ nước ngoài 2004-2008.............................................. 41 Hình 2.8 : Lạm phát các tháng 9/08-7/09 ..................................................................42 Hình 2.9: Tiết kiệm - Đầu tư của Việt nam giai đoạn 2000-2009 ............................46 Hình 2.10 : Diễn biến tăng trưởng tín dụng, ICOR và nhập siêu/GDP (giá hiện hành) của Việt Nam, 2000 – 2009 .......................................................................................47 Hình 2.11: Mối quan hệ giữa lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng ......................................................................................................................48 Hình 2.12: Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp Việt Nam.........................................50
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế nhà nước. Mỗi chính sách có mục tiêu riêng nhưng đều cùng có mục tiêu chung là thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chính sách tài khóa (CSTK) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ (CSTT) là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế. CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT, một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi,
  • 10. 2 Như vậy, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa CSTK và CSTT sẽ gây nên những tác động đối kháng nhau, làm phá vỡ quy luật của thị trường, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực tế việc thực thi và phối hợp giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời gian vừa qua còn rất nhiều hạn chế và đã tạo ra những lợi ích đối kháng hoặc mâu thuẫn hay đôi khi để đạt mục tiêu của CSTK đã gây hậu quả xấu cho việc thực thi các mục tiêu của CSTT và ngược lại. Từ những lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu thực trạng việc phối hợp giữa CSTK và CSTT ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa hai chính sách này, phân tích các nhân tố thuộc về CSTK và CSTT tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô, dùng mô hình phân tích từng chính sách và kết hợp hai chính sách, rút ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai chính sách trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau: Hệ thống lý luận về chính sách tài khóa bao gồm: Khái niệm, CSTK và tổng cầu xã hội, thực trạng CSTK của Việt Nam trong thời gian qua. Hệ thống lý luận về chính sách tiền tệ bao gồm: Khái niệm, mục tiêu, các công cụ của CSTT. Sự cần thiết phối hợp giữa CSTK và CSTT và mối quan hệ giữa CSTK và CSTT. Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam. Đánh giá thực trạng phối hợp giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa CSTK và CSTT nhằm ổn định tăng trưởng và chống suy thoái kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi quốc gia Việt Nam Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến năm 2009
  • 11. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng, lý thuyết hệ thống vận dụng quan điểm khách quan để thống kê, phân tích, tổng hợp. Kết hợp lý luận với thực tiễn để rút ra những nhận xét, đánh giá. Các phương pháp vận dụng nghiên cứu đều căn cứ vào thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội và định hướng chiến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2000 – 2010 và tầm nhìn giai đoạn 2010 - 2020. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Do tính chất đặc thù của đề tài về tính đa dạng nên số liệu minh họa trong luận văn chủ yếu được thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, cụ thể nguồn số liệu có được từ: Qũy Tiền tệ Quốc tế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Các tạp chí nghiên cứu kinh tế, Các trang Website … Số liệu được xử lý theo mô hình Eview. 5. Đóng góp của đề tài Thông qua việc phân tích mối tương quan giữa CSTK và CSTT của Việt Nam, đề tài nhằm định hướng hoàn thiện sự phối hợp đồng bộ giữa hai chính sách này góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo về CSTK và CSTT, mối quan hệ và việc phối hợp giữa hai chính sách phục vụ cho việc ứng dụng vào thực tiễn tình hình kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. 7. Kết cấu đề tài Với những nội dung như trên, đề tài được thể hiện trong 3 chương: Chương I: Tổng quan về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chương II: Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT
  • 12. 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1.1.1 Khái niệm Chính sách tài khóa là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn hình thành ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính có tính chất tập trung của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của ngân sách nhà nước theo kế hoạch từng năm tài chính, bao gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn. Hay chính sách tài khóa thường tập trung vào khía cạnh phân tích ảnh hưởng của những thay đổi trong ngân sách nhà nước đến tổng thể nền kinh tế ( thông qua thay đổi các biến GNP, GDP, thất nghiệp và lạm phát,...) Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; Kiểu phân bổ nguồn lực; Phân phối thu nhập Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
  • 13. 1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội 1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu Trong điều kiện nền kinh tế mở, sử dụng khái niệm từ phân tích cung cầu, Keynes phân tích tổng cầu xã hội thành các yếu tố chi tiêu như sau: AD = C + I + G + ( X-M) - AD: Tổng cầu; - C: Chi tiêu dùng của dân cư; - I: Chi đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư tài sản cố định và đầu tư tồn kho. - G: Chi tiêu của Chính phủ - (X-M): Cán cân thanh toán quốc tế. Tiêu dùng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố và một trong số đó là thu nhập. Khi thu nhập xã hội tăng lên thì chi tiêu tăng lên. Dựa trên mối liên hệ này, Keynes hình thành mô hình số nhân trên cơ sở phân tách chi tiêu xã hội thành hai loại: (i) Chi tiêu tự định (Autonomy expenditures) thay đổi theo những nhân tố khác, độc lập với thay đổi thu nhập. Chi tiêu tự định nói lên người tiêu dùng vẫn phải chi tiêu cho dù họ không có thu nhập. (ii) Chi tiêu ứng dụ (Induced expenditures) là phần chi tiêu thay đổi khi thu nhập thay đổi. Theo đó, mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu có thể diễn tả một cách chính xác như là một hàm số chi tiêu – phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu/tổng cầu ( chi tiêu tự định và chi tiêu ứng dụ) và thu nhập: AD = C + I + G + (X-M) = AD0 + mpcY - AD0: là chi tiêu tự định ( chi tiêu dùng và chi tiêu đầu tư) - mpc: thiên hướng tiêu dùng biên ( Marginal propensity to consume) - Y: thu nhập và tích số mpcY là chi tiêu ứng dụ. Thiên hướng tiêu dùng biên phản ánh tỷ lệ thay đổi tiêu dùng ∆C so với thay đổi thu nhập ∆Y và được xác định theo công thức ΔΥ ΔΑ = ΔΥ Δ = D C mpc . Dựa vào mpc, Keynes thiết lập mối quan hệ giữa chi tiêu của người tiêu dùng (C) với thu nhập khả 2
  • 14. dụng (disposable income: YD) để chỉ ra tác động của C đến AD. Thu nhập khả dụng (YD) là tổng thu nhập có thể chi tiêu được xác định bằng tổng thu nhập (Y) trừ đi thuế (T): YD = Y-T. Khi đó, hàm số tiêu dùng C được diễn tả qua công thức: C = a + mpcYD, trong đó a là chi tiêu tự định của người tiêu dùng. Tại điểm cân bằng thị trường cạnh tranh, tổng cung bằng tổng cầu. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tổng cầu (AD) chính là tổng chi tiêu xã hội và bằng tổng cung là tổng thu nhập xã hội, nên tại điểm cân bằng của thị trường ta có Y = AD. Từ đó, suy ra Y = AD0 + mpcY. Biến đổi phương trình này ta được: 0 xAD mpc 1 1 ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − = Υ . Trong đó, ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − mpc 1 1 gọi là số nhân chi tiêu Số nhân chi tiêu là số được nhân với mức thay đổi trong chi tiêu tự định để xác định mức thay đổi trong tổng chi tiêu cân bằng và GDP thực cân bằng. Nếu trong một nền kinh tế chúng ta giả thiết giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái không đổi – tức là giả thiết rằng mặc dầu có một mức gia tăng nào đó của chi tiêu tự định cũng sẽ không có một ảnh hưởng nào đối với giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Với k là số nhân chi tiêu và k = ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − mpc 1 1 . Vì 0 < mpc < 1 => 1- mpc < 1 nên k > 1. Như vậy khuynh hướng chi tiêu biên càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn. Nếu mpc = 0, điều này có nghĩa là không có chi tiêu ứng dụ, trong trường hợp này số nhân sẽ bằng 1. Một sự thay đổi trong chi tiêu tự định sẽ làm thay đổi trong GDP thực và nếu không có sự thay đổi trong chi tiêu ứng dụng thì quá trình này sẽ chấm dứt. Sự gia tăng hay giảm bớt luồng thu nhập của nền kinh tế chính là sự thay đổi trong chi tiêu tự định, chủ yếu là do sự thay đổi trong đầu tư và xuất khẩu. Sự gia tăng hay giảm bớt này gây ra sự dao động lớn trong GDP thực do tác động của số nhân. Tuy nhiên những dao động lớn này trong GDP thực không phải chỉ do sự thay đổi được khuyếch đại lên từ đầu tư và xuất khẩu mà còn từ số mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. Chính vì điều này chính phủ đã lợi dụng số nhân để giảm bớt sự dao động của tổng chi tiêu, ổn định hóa nền kinh tế. 3
  • 15. 1.1.2.2Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội Để hiểu chính sách tài khóa tác động đến sự thay đổi tổng cầu, chúng ta có thể phân tích tổng cầu thành các thành tố : ⎟ ⎟ ⎟ ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ + − Δ + Δ + Δ + Δ − = ΔΑ = ΔΥ ) )( M X ( ) ( G ) ( I ) ( C x mpc 1 1 D0 Từ phương trình trên ta thấy, bất kỳ chính sách nào tác động đến bốn nhân tố cấu thành chi tiêu AD0 đều có thể đạt được kết quả như chính sách tài khóa. Riêng đối với chính sách tài khóa, (i) Chính phủ có thể làm thay đổi tổng cầu theo chính sách thắt chặt hay mở rộng. Một sự mở rộng tài khóa làm gia tăng tổng cầu thông qua một trong hai kênh. Thứ nhất, nếu như Chính phủ gia tăng mua hàng hóa nhưng vẫn không thay đổi chính sách thuế sẽ làm gia tăng tổng cầu trực tiếp. Thứ hai, nếu Chính phủ cắt giảm thuế hoặc gia tăng các khoản chuyển giao ( trợ cấp) sẽ làm gia tăng thu nhập khả dụng của công chúng, kéo theo họ sẽ chi tiêu nhiều hơn. Đến lượt, điều này làm gia tăng tổng cầu, tạo điểm cân bằng mới tương ứng với mức sản lượng đầu ra gia tăng. (ii) Chính sách tài khóa cũng làm thay đổi thành phần của tổng cầu. Xét trường hợp Chính phủ chấp nhận bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi. Trong trường hợp này Chính phủ cạnh tranh với khu vực tư trong vay vốn, kéo theo làm gia tăng lãi suất thị trường và gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư tư nhân. Chính sách tài khóa mở rộng làm giảm một phần sản lượng do khu vực tư tạo ra. Vì thế, thách thức đặt ra với chính sách tài khóa mở rộng là chính phủ phải thiết lập chính sách đầu tư hiệu quả để thu hút trở lại của khu vực đầu tư tư nhân. (iii) Trong nền kinh tế mở, chính sách tài khóa cũng tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Trong trường hợp chính sách tài khóa mở rộng sự vay vốn của chính phủ sẽ làm gia tăng lãi suất trên thị trường trong nước. Khi đó, các nhà đầu tư trên thị trường quốc tế sẽ gia tăng chuyển vốn ngoại tệ vào đầu tư trong nước nhằm thu lợi lớn từ cơ hội lãi suất tăng cao. Điều này dẫn đến ngoại tệ trở nên 4
  • 16. 5 giảm giá so với đồng nội tệ; hậu quả là hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng hóa xuất khẩu trở nên cao hơn ở nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Thông qua sự phân tích trên có thể tóm tắt tác động của chính sách tài khóa đến các yếu tố của cầu như sau: Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ Chính sách tài khóa mở rộng Thay đổi các yếu tố của cầu - Chính sách tiêu dùng C↑ - Chính sách đầu tư I↑ - Chính sách tài khóa G↑; T↓ hoặc bội chi ↑ - Chính sách ngoại thương X↑; M↓ hoặc bội chi ↓ Chính sách tài khóa thắt chặt Thay đổi các yếu tố của cầu - Chính sách tiêu dùng C↓ - Chính sách đầu tư I↓ - Chính sách tài khóa T↑;G↓ hoặc bội chi ↓ - Chính sách ngoại thương M↑; X↓ hoặc bội chi ↑ 1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô Với sự tác động đến tổng cầu và các thành phần của nó, chính sách tài khóa trở thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Sự ảnh hưởng trước hết của chính sách tài khóa mở rộng là làm gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng lớn dẫn đến gia tăng cả sản lượng đầu ra lẫn giá cả, đến lượt làm thay đổi trạng thái chu kỳ kinh tế. Nếu như nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì sự gia tăng tổng cầu sẽ kích thích gia tăng sản lượng mà không gây ra thay đổi giá cả. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt ở mức toàn dụng lao động thì sự mở rộng chính sách tài khóa lại gây ảnh hưởng mạnh đến giá cả hơn và ít ảnh hưởng đến tổng sản lượng. Với khả năng ảnh hưởng đến sản lượng thông qua ảnh hưởng đến tổng cầu làm cho chính sách tài khóa trở thành công cụ tiềm năng để ổn định kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ có thể điều hành một chính sách tài khóa mở rộng để giúp khôi phục sản lượng tiến đến duy trì ở mức bình thường và tạo công ăn việc
  • 17. 6 làm cho người lao động. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra, chính phủ thực hiện điều hành chính sách tài khóa thắt chặt để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiểm soát lạm phát. Một chính sách tài khóa phản chu kỳ ( Countercyclical fiscal policy) như vậy dẫn đến ngân sách được cân bằng ở dạng trung bình. 1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.2.1 Khái niệm Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu khối lượng tiền trong lưu thông thay đổi thì giá trị của một đơn vị tiền tệ sẽ thay đổi. Từ đó, giá cả hàng hóa, giá trị tài sản, thu nhập của dân chúng và cả thu nhập quốc dân cũng thay đổi theo. Do đó, bằng cách tạo ra các thay đổi về khối lượng tiền tệ trong lưu thông, NHTW có thể tác động đến đời sống và hoạt động kinh tế của quốc gia. Tổng hợp những phương thức mà qua đó NHTW tạo ra những thay đổi về tiền tệ nói trên hợp thành CSTT. CSTT là tổng hợp các hoạt động của NHTW nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định. CSTT bao gồm: CSTT mở rộng: Là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế, do đó, sẽ mở rộng đầu tư và tiếp vốn cho các ngành để phát triển sản xuất kinh doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính sách này đặc biệt thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp. CSTT thu hẹp: Là chính sách hạn chế (hoặc giảm mức tăng trưởng) lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm phát đang đe dọa nền kinh tế. 1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát. 1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong ba mục tiêu của CSTT. Vì NHTW là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong nền kinh
  • 18. 7 tế quốc dân nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở sự gia tăng của GDP (hay GNP)/ hàng năm hoặc GDP (hay GNP)/ đầu người trong năm. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia. Thông thường, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHTW thực hiện CSTT mở rộng, với một mức cầu tiền không thay đổi, khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ giảm, làm gia tăng đầu tư, tổng cầu và giá trị sản lượng. 1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền Kiểm soát lạm phát là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên có lạm phát. Trong điều kiện như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của lạm phát. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, lạm phát lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, bởi vì, lạm phát gắn liền với việc đưa thêm khối lượng tiền ra nền kinh tế, từ đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, NHTW phải góp phần duy trì sự tăng trưởng liên tục nhưng ổn định, đồng thời triệt tiêu những nhân tố gây nên sự gia tăng nhu cầu giả tạo hoặc đẩy chi phí lên cao làm tăng lạm phát. Kiểm soát lạm phát gắn liền với việc ổn định giá trị đối nội của đồng tiền. Giá trị đối nội của đồng tiền phản ảnh sức mua của đồng tiền, khi lạm phát cao thì sức mua của đồng tiền giảm và ngược lại. Ngoài ra, NHTW còn phải chú trọng đến việc ổn định giá trị đối ngoại của nó. Giá trị đối ngoại của đồng tiền gắn liền với tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái lại chịu sự chi phối của cung, cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại hối, tình hình lạm phát trong nước và chính sách hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ tác động ngay đến xuất nhập khẩu, đến sức mua đồng tiền và tất cả các hoạt động trong nền kinh tế. Do đó, việc kiểm soát lạm phát luôn gắn liền với việc ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền. 1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của mỗi quốc gia.
  • 19. 8 Việc làm là một trong những nhu cầu thường xuyên và quan trọng của xã hội. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế cao thì thất nghiệp thấp vì có nhiều cơ hội nghề nghiệp được mở ra để thu hút lao động. Tuy nhiên khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật thì việc làm không tăng mà có thể giảm, dẫn đến thất nghiệp tăng hoặc có khi do những tác động bất lợi trong nền kinh tế làm giảm tổng cầu và sức mua của xã hội giảm. Trước tình hình đó, NHTW phải sử dụng các công cụ của CSTT để góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tạo thế tăng trưởng liên tục và ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô. Sự phối hợp giữa ba mục tiêu của CSTT là rất quan trọng bởi vì không phải cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều thực hiện mà có khi giữa chúng có sự mâu thuẫn. Khi tổng cầu cao, tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao nhưng thất nghiệp thấp, tình trạng này người ta gọi là nền kinh tế phát triển quá “nóng”, nếu không được điều chỉnh rất dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm và thất nghiệp tăng. Do vậy, tùy tình hình kinh tế ở mỗi thời kỳ mà NHTW phải chọn lấy mục tiêu ưu tiên. Điều quan trọng là phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu để kịp thời điều chỉnh. 1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT Ngoài việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng nêu trên, NHTW còn phải xác định các mục tiêu trung gian của CSTT. NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian để đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng. Những mục tiêu này phải là những mục tiêu mang tính định lượng, có thể đo lường, kiểm soát và đoán trước được tác động của chúng đối với việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng của CSTT. Các mục tiêu trung gian của CSTT thường là kiểm soát các khối tiền tệ M1, M2, M3, lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng hoặc lạm phát dự báo…. Tùy theo điều kiện cụ thể, NHTW có thể chọn M1, M2, M3 hoặc lãi suất…
  • 20. 9 làm mục tiêu trung gian ưu tiên để thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT. 1.2.3. Các công cụ của CSTT Công cụ của CSTT là các phương tiện cụ thể để NHTW dùng điều tiết khối tiền và thực thi các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Có thể phân biệt công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp để tác động đến cung ứng tiền như sau: 1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT Công cụ trực tiếp của CSTT dựa vào việc NHTW áp đặt quyền lực về hoạt động cho các NHTM và các tổ chức tín dụng. Dựa vào sự áp đặt này, NHTW đã trực tiếp tác động đến cung ứng tiền trong nền kinh tế, các công cụ trực tiếp bao gồm: Hạn mức tín dụng Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHTW quy định một khối lượng tín dụng mà các tổ chức tín dụng được phép cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng kiểm soát mức cung tiền trên cơ sở hình thành hạn mức chung cho nền kinh tế. Sau đó, phải phân bổ lại cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng và số dư nợ tín dụng kỳ trước. Khi NHTW muốn tăng khối tiền tệ thì sẽ mở rộng hạn mức tín dụng. Từ đó, các NHTM sẽ mở rộng khối lượng cho vay và ngược lại, muốn giảm khối tiền thì cần hạn chế tín dụng, giảm hạn mức tín dụng. Đây là một công cụ truyền thống của hệ thống ngân hàng trong những thời kỳ đầu hoạt động, nó cũng được sử dụng rất lâu ở các nước xã hội chủ nghĩa vì người ta cho rằng nó đưa ra một kế hoạch chắc chắn về khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc vay và cho vay luôn bị quy luật cung cầu vốn chi phối, vì vậy, công cụ này hiện nay không còn tác dụng như trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở NHTW. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định là tỷ lệ trên lượng tiền gửi mà NHTM huy động được phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, NHTM chỉ được cho vay
  • 21. 10 số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTW có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Do đó, dự trữ bắt buộc không chỉ đơn giản là một công cụ tác động đến khả năng cho vay của các NHTM mà còn là công cụ điều hành CSTT. 1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT. Công cụ gián tiếp của CSTT là những công cụ dựa trên tín hiệu thị trường, nó tác động đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, thông qua đó, gián tiếp tác động đến cung tiền trong nền kinh tế. Các công cụ gián tiếp bao gồm: Lãi suất. Lãi suất là công cụ gián tiếp để thực hiện CSTT trong việc điều tiết khối cung ứng tiền của xã hội bởi vì nó chính là giá cả của quyền sử dụng vốn, sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự thay đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, nếu sử dụng cứng nhắc và không phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thì lãi suất lại trở thành vật cản, kìm hãm và trói buộc sự phát triển của nền kinh tế. Nghiệp vụ thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành khi NHTW mua hoặc bán các chứng khoán trên thị trường mở. Nếu các công cụ trên tác động đến quá trình kinh doanh tiền tệ ảnh hưởng đến việc quay đồng vốn của các NHTM thì công cụ thị trường mở lại làm thay đổi cơ sở tiền trong xã hội gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và dự trữ trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể phát huy những ưu điểm của công cụ này đòi hỏi tiền
  • 22. 11 trong lưu thông hầu hết phải được nằm trong tài khoản ngân hàng và thị trường tài chính tương đối phát triển. Vì vậy, công cụ này được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả ở các nước phát triển, đối với các nươc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao. Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện qua đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối. Như trên mọi thị trường, tỷ giá hối đoái ổn định khi cung và cầu ngoại hối cân bằng. Những thay đổi về cung, cầu ngoại hối đều có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và do đó, ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền trong nước. Ở mỗi thời kỳ cụ thể, tùy theo mục tiêu và nội dung của CSTT, NHTW sẽ quyết định chọn công cụ thích hợp. Tuy giữa các công cụ có sự khác biệt nhưng chúng lại có mối quan hệ nhau. Do đó, NHTW có thể chọn một công cụ làm chủ lực và sử dụng các công cụ khác hỗ trợ. CSTK và CSTT là một trong những chính sách kinh tế lớn tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác của một quốc gia, phạm vi hoạt động của những chính sách này không những trên toàn xã hội liên quan cả trong và ngoài nước. Do đó, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính chính này có mối tương quan với nhau như thế nào trong việc thực hiện các chính sách phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đồng thời tiếp thu kinh nghiệm các nước trong việc phối kết hợp giữa hai chính sách này đã dẫn tới những thành công và hạn chế nhất định, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phối hợp giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. 1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT Để tìm hiểu mối quan hệ giữa CSTK và CSTT. Đầu tiên ta nghiên cứu tác động của CSTK và CSTT thông qua mô hình IS-LM để thấy được tác động của CSTK và CSTT đối với nền kinh tế, từ đó dùng mô hình tương quan cặp giữa các biến độc lập để tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính sách này có mối tương quan với nhau như thế nào.? Thông qua các cặp tương quan tìm hiểu mối quan hệ giữa các cặp của CSTK và CSTT có tương quan chặt hay không chặt? Thông qua đó dùng phương trình hồi qui để phân tích tác động của từng biến số kinh tế vĩ mô đến sự
  • 23. 1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế 1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM Mô hình IS – LM được biểu diễn bằng đồ thị với hai đường tuyến tính giao nhau trong góc phần tư thứ nhất. Trục hoành biểu diễn mức thu nhập quốc dân hay tổng sản lượng quốc nội thực tế, ký hiệu là Y. Trục tung biểu diễn lãi suất danh nghĩa, ký hiệu là i. Giao của hai đường IS – LM là điểm cân bằng ngắn hạn của hai khu vực tiền tệ và sản xuất vật chất. Lúc này, cả thị trường hàng hóa và cả thị trường tiền tệ đều ở trạng thái cân bằng. Trạng thái này được xác định với một cặp giá trị duy nhất của lãi suất và GDP thực tế. Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng đồng thời giữa cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ được gọi là mô hình IS-LM. 12 B A Tổng cung Y2 Y1 Y* C i2 0 i1 i* Y LM Hình 1.1:Mô hình Đường IS-LM IS Lãi suất E D
  • 24. 13 1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM Mô hình IS – LM giúp giải thích hiệu ứng và tác động qua lại của nhiều chính sách vĩ mô điều khiển nền kinh tế. Trong mô hình IS-LM, giao điểm E xác định mức tổng sản lượng và lãi suất mà tại đó, thị trường hàng hóa (IS) và thị trường tiền tệ (LM) đồng thời cùng đạt trạng thái cân bằng. Bất kỳ điểm nào trên hình vẽ trên không thỏa mãn một trong các điều kiện cân bằng này, các lực lượng thị trường sẽ tự động điều chỉnh và đưa nền kinh tế hội tụ về điểm E. Mô hình IS-LM cũng cho thấy để đảm bảo nguồn lực của xã hội luôn được phân bổ và sử dụng hợp lý thì Chính phủ phải làm việc không ngừng, các chính sách của Chính phủ phù hợp với cơ chế tự điều chỉnh của thị trường đẩy nhanh quá trình tiến tới trạng thái cân bằng tổng quát của hệ thống kinh tế. Ở chiều ngược lại, các động thái của Chính phủ cản trở quá trình tự dịch chuyển về điểm cân bằng sẽ kéo dài thời kỳ mất cân đối và bất ổn kinh tế. Với cơ chế vận hành hướng tới trạng thái cân bằng qua mô hình IS-LM, Chính phủ điều tiết vận hành nền kinh tế qua công cụ hữu dụng: lãi suất. Ngoài ra, mô hình này cũng cung cấp khả năng dự báo các tình huống diễn biến kinh tế sau mỗi điều chỉnh chính sách tiền tệ ( thay đổi cung tiền) và chính sách tài khóa ( thay đổi chi tiêu của Chính phủ) 1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT Chúng ta đã biết, mục tiêu của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Mục tiêu của CSTT là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, kiểm soát lạm phát và ổn định định giá trị đồng tiền. Tuy nhiên, trong ngắn hạn hay trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế thì mỗi chính sách trên đều thực hiện những mục tiêu là khác nhau trong từng thời kỳ nhưng suy cho cùng thì hai chính sách này trong dài hạn cũng phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta đi phân tích từng chính sách tác động và mối tương quan giữa hai chính sách đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua các mô hình sau
  • 25. 14 1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Mô hình 1: Chính sách tài khóa: GDP = C + I + G + X – M Trong đó: C: Tiêu dùng; I : Đầu tư; G: Chi tiêu của chính phủ; X: Xuất khẩu; M: Nhập khẩu. Kỳ vọng về dấu: C: +; I: +; G: +; X-M:+ Mô hình 2: Chính sách tiền tệ: GDP = M2, I.LP , Ex, i Trong đó: M2: Cung tiền; I.LP: lạm phát; i:lãi suất; Ex: tỷ giá Kỳ vọng dấu: M2: +; I.LP: + hoặc –; i: -; Ex: - Mô hình 3: Mô hình kết hợp: GDP = C + I + G + X – M + M2, I , Ex, i 1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT Ta tiến hành kiểm định sự tương quan cặp để rút ra mối tương quan giữa hai chính sách này và kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập C I G X-M M2 I.LP Ex i C I G X-M M2 I.LP Ex i Nguồn dữ liệu kiểm định là lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009. Từ thực trạng phối hợp giữa hai chính này trong thời gian qua, để phát huy hiệu quả của cả hai chính sách này để phục vụ cho mục tiêu chung là tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách này. Khi CSTK bị thâm hụt, bằng nhiều giải pháp để Chính phủ giải quyết bội chi ngân sách cụ thể như là tăng cung tiền thì CSTT sẽ bị ảnh hưởng mà cụ thể là dẫn đến lạm phát.
  • 26. 15 1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia là hai bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách vĩ mô, điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; là hai chính sách riêng biệt nhưng khi hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá quốc gia luôn tập trung vào mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế thị trường tăng trưởng ổn định và bền vững. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạch định và thực thi. Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách nêu trên để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng sẽ gây ra những tác động đối kháng lẫn nhau, phá vỡ quy luật của thị trường,nền kinh tế sẽ phải đối diện với những thách thức to lớn về cân đối thu chi ngân sách nhà nước và ổn định tiền tệ, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dài hạn, hai chính sách phải phối hợp để đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từng chính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát. Việc phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. .1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT 1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới - Mỹ: Chính sách tiền tệ của Fed có năm mục tiêu cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát, thất nghiệp, ổn định thị trường tài chính và thị trường ngoại hối. Tùy theo tình hình kinh tế trong từng thời kỳ, các mục tiêu trên có thể không thống nhất nhau, lạm phát thấp thường kéo theo tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng kinh tế thấp, ngược lại, việc làm cao thì kéo theo cả lạm phát và lãi suất tăng lên . Trước những mâu thuẫn trên, Fed phải lựa chọn mục tiêu kinh tế chính trong
  • 27. 16 từng thời kỳ, sau đó xác định các mục tiêu trung gian cung ứng tiền M1, M2, M3, trái phiếu một cách thận trọng và cuối cùng là dùng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết cung tiền theo những mục tiêu nói trên Với chính sách tiền tệ nới lỏng, Fed bảo đảm cân đối nền kinh tế Hoa Kỳ có mức lạm phát khá ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong giai đoạn 1983 – 1989. Cuộc khủng hoảng chứng khoán 1987 và đợt tăng giá dầu vào năm 1989 đẩy Mỹ vào cuộc suy thoái thứ hai vào năm 1990 – 1991, một lần nữa, Fed lại mở rộng tiền tệ, giảm lãi suất trong suốt bốn năm để gia tăng tổng cầu, đầu tư, kích thích xuất khẩu tư bản, kỹ thuật ra nước ngoài, gia tăng sản lượng tiềm năng. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ lại tiếp tục ổn định trong giai đoạn từ 1992 đến 2000. Từ năm 2000 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến đổi, sự kiện ngày 11-9 cũng như việc Mỹ tham chiến ở Afganistan, Irac….đã làm cho thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang thâm hụt nặng nề, đồng USD mất giá kỷ lục so với các đồng EURO, JPY ….Trước tình hình đó, Fed đã dần dần tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ cùng với việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên nhưng trong định hướng vẫn để USD mất giá tương đối so với các đồng tiền khác trong ngắn hạn để giảm thâm hụt cán cân ngân sách và cán cân thương mại. Trong các công cụ trên thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ điều tiết quan trọng nhất và được sử dụng thường xuyên hàng ngày, nó vừa là công cụ cung ứng cơ số tiền cho nền kinh tế, vừa là công cụ điều tiết lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Vì vậy, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thay đổi khi cần tác động một cách sâu rộng và mạnh mẽ đến lãi suất, dự trữ và tỷ giá hối đoái trong dài hạn hoặc thực hiện những chiến lược dài hạn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, tăng xuất khẩu thu hút nguồn vốn hay sản lượng tiềm năng. Kiểm soát tín dụng cũng có thể được dùng để điều tiết thị trường cho vay của các ngân hàng thương mại khi cần thiết, nó đặc biệt hiệu quả khi Fed cần hạn chế tín dụng để chống lạm phát cao. Trong khi đó do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà CSTK ở Mỹ đã không thành công. Mỹ đã rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài trong nhiều năm, vay nợ của Mỹ ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính là sự buông
  • 28. 17 lỏng quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động tài chính đặc biệt là hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là khủng hoảng nền kinh tế. Nguyên nhân là do Chính phủ Mỹ đã không củng cố ngân sách đúng mức mặc dù ngân sách được hỗ trợ bởi nguồn thu lớn từ thuế. Do đó, chính phủ đã gặp khó khăn lớn về tài chính khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng. Ngoài ra, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu không nhận được bất kỳ sự ưu đãi tương tự nào về thuế. Điều này vô hình chung khuyến khích doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất - kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Đối với khu vực dân cư, luật thuế thu nhập cá nhân cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà khỏi phần thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Chính sách này đã khuyến khích người dân tăng các khoản vay mua nhà Như vậy, những chính sách ưu đãi thuế kể trên đã góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân vay vốn để đầu tư trong đó có hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Điều này tạo nên bong bóng chứng khoán, bất động sản ở Mỹ, một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính. - Trung Quốc: Trung Quốc đã có sự phối hợp chặt chẽ trong CSTK và CSTT. Đối với CSTT được đặt ra là chú trọng kiềm chế lạm phát bằng việc theo đuổi CSTT chặt chẽ vừa phải và kiểm soát nghiêm ngặt tổng mức tín dụng. Năm 1998 trước những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Trung Quốc đã thực hiện CSTT mở rộng: giảm tỷ lệ chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đẩy mạnh hoạt động thị trường mở, điều chỉnh mạnh mẽ chính sách tín dụng và mở rộng phạm vi tín dụng của các ngân hàng thương mại…góp phần ngăn ngừa giảm phát và đảm bảo mức tăng trưởng cao, bền vững. Đến năm 2000, mục tiêu của CSTT là giữ vững sự ổn định của giá trị đồng Nhân dân tệ để đạt tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc ổn
  • 29. 18 định chỉ số giá chung, ổn định tỷ giá hối đoái để duy trì cán cân thanh toán. Ngoài ra, CSTT còn chú ý đến mối quan hệ giữa ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và khuyến khích tăng trưởng kinh tế, mức cung tiền được duy trì ở một tỷ lệ tăng nhất định, đồng thời cải thiện chất lượng cho vay để đảm bảo các giao dịch thường xuyên trong lĩnh vực tài chính. Mặc dù các công cụ của CSTT đã đã được thay đổi căn bản nhưng sự phát triển của các công cụ và những can thiệp mang tính trung gian nên thị trường tiền tệ vẫn còn tụt hậu và quy mô tương đối nhỏ, gây bất lợi cho các giao dịch trong lĩnh vực tài chính. Hiện nay, Trung Quốc đang hoàn thiện hệ thống truyền dẫn CSTT bao gồm việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường thương phiếu để lãi suất thị trường thực hiện đầy đủ vai trò của nó; thị trường vốn cũng được mở rộng thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và hình thành các quỹ, khuyến khích các nhà đầu tư tăng vốn. Bên cạnh, CSTK luôn được thực hiện song song là Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách chi NSNN thận trọng, quyết tâm không phát hành tiền cho chi tiêu và bù đắp thiếu hụt NSNN, điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Giảm nguồn chi vào các dự án thuộc nhà nước quản lý, chi quốc phòng…; điều chỉnh tỷ trọng ngân sách giữa trung ương và địa phương theo hướng ngân sách trung ương tập trung còn ngân sách địa phương được tăng cường và chủ động; Tăng cường đầu tư với qui mô rất lớn vào cơ sở hạ tầng. Với việc thực thi chính sách tài khóa tích cực, với định hướng mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc, hiệu ứng của chính sách này đã làm tăng GDP lên 1,5% trong năm 1999, 2% trong năm 2000. Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp hoàn thuế để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao, đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và cân đối cung cầu sản xuất trong nước. Để đạt được điều này Trung Quốc đã liên tục thay đổi, hoàn thiện và sử dụng các biện pháp thuế, thuế quan và các biện pháp khác. Mua sắm của chính phủ được coi là công cụ của chính sách mới nhất mà Chính phủ Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy công nghệ.
  • 30. 19 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua thực tiễn điều hành CSTT và CSTK của một số quốc gia, chúng ta nhận thấy tùy vào từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể mà CSTT và CSTK được sử dụng cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiểm soát lạm phát; đồng thời cũng đẩy nhanh tiến trình hội nhập thì CSTT hướng đến là tác động đến mức cung tiền, các công cụ gián tiếp dần được sử dụng thay cho các công cụ trực tiếp. Trong đó công cụ nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường sử sụng để điều chỉnh dự trữ của các NHTM và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Muốn vậy, cần phát triển mạnh thị trường tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, làm cơ sở để nghiệp vụ thị trường mở phát huy tác dụng. Bên cạnh đó cần đi kèm với chính sách chi tiêu NSNN thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho kinh tế tăng tốc lâu dài; các nguồn chi tập trung vào cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, giảm dần đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước quản lý kém hiệu quả; Chính sách thuế được điều chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng. Tuy nhiên, cần điều chỉnh mức ưu đãi từng lĩnh vực hợp lý, tập trung ưu đãi những ngành thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm ưu đãi để đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản. Ngoài ra, để việc điều hành CSTT và CSTK có hiệu quả thì hệ thống ngân hàng cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chúng ta nhận thấy các cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính thường bắt đầu từ sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng, do đó, trong giai đoan hội nhập kinh tế quốc tế thì nên xem việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhất, làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu của CSTT và CSTK. Kết luận chương I Chương này đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến CSTK và CSTT: khái niệm, mục tiêu, các công cụ của từng chính sách. Vận dụng mô hình IS-LM trong việc phân tích chính sách, dùng mô hình tương quan cặp để phân tích mối
  • 31. 20 tương quan giữa hai chính sách và dùng mô hình tác động của từng chính sách đến tăng trưởng và đối với nền kinh tế, sau đó kết hợp hai mô hình để tìm hiểu mối tương quan . Từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp giữa hai chính sách trên. Qua việc phân tích nhận thấy là cần phối hợp đồng bộ giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Bên cạnh đó, đưa ra kinh nghiệm phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm choViệt Nam. Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng phối phối hợp CSTK và CSTT ở Việt Nam. Qua đó cũng nghiên cứu các nhân tố của CSTK và CSTT tác động và mối quan hệ giữa hai chính sách đến tăng trưởng kinh tế bằng mô hình nghiên cứu thông qua phần mềm xử lý số liệu Eview.
  • 32. 21 CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước (1990 – 2009). Chính sách đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ qua là nền kinh tế đã được vận dụng, phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý và đúng đắn. Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7% giai đoạn 1996 – 2000 và 7,5% giai đoạn 2000 – 2005; Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô khác vào quản lý. Tuy nhiên, thực tế ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Mức độ lạm phát (thể hiện qua CPI) giai đoạn 2001-2010 thấp hơn so với giai đoạn trước. Nếu lạm phát giai đoạn 1991-2000 có xu hướng giảm đều đặn thì từ năm 2001 lạm phát lại có xu hướng tăng. Quan trọng hơn, CPI của những hàng hóa dịch vụ thiết yếu lại tăng cao hơn CPI chung nên đã tác động trực tiếp tới thu nhập thực tế và mức sống của đại bộ phận người dân có thu nhập trung bình và thấp. Kiểm soát lạm phát trở thành trọng tâm trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong nhiều năm qua, song gần đây việc duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế không gian điều hành chính sách.
  • 33. Hình 2.1 : Tỷ lệ tăng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 -5 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ tăng GDP (%) Tỷ lệ lạm phát (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu mà chúng ta đặt ra và lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mô để đạt mục tiêu đó. Trong đó, hai chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được nhà nước sử dụng như một công cụ chính yếu trong điều tiết nền kinh tế. Trong ngắn hạn, trọng tâm của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào ngân sách nhà nước một phần GDP, giảm đến mức thấp nhất và tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về thành phần kinh tế trong cả thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN cũng như thụ hưởng các khoản chi NSNN và mang tính chất chi NSNN, đồng thời giảm mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài hạn. Đối với chính sách tiền tệ đã trở thành công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm ổn định vĩ mô. Tính linh hoạt và tính thị trường của chính sách tiền tệ cần được phát huy để thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu then chốt này. Ðể đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, nhất là kiểm soát nhập siêu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo đảm các cân đối cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiết kiệm đầu tư, cân đối tích lũy tiêu dùng và quản lý nợ nước ngoài thì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cần được phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta trong năm 2009. Tuy nhiên, việc thực hiện kịp thời các giải pháp 22
  • 34. 23 kinh tế, nền kinh tế nước ta đã vượt qua khủng hoảng, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao (5,32%), kiểm soát lạm phát ở mức thấp (6,52%), các cân đối kinh tế lớn về cơ bản được giữ vững, hệ thống tài chính ngân hàng duy trì và tiếp tục phát triển. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của việc thực thi chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, thận trọng. Trong năm 2010 và những năm tiếp theo - thời kỳ hậu suy giảm kinh tế, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; việc sử dụng các công cụ chính sách kinh tế có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. 2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian qua: 2.2.1. Thực trạng về chính sách tài khóa: Giai đoạn từ năm 2000-2009, NSNN cũng đã có chuyển biến đáng kể. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Nếu chỉ xét ở tỷ lệ so với GDP, cũng thấy bội chi NSNN trong những năm trở lại đây tăng cao hơn các năm trước đó khá nhiều (bình quân khoảng 4,95% GDP) vì giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP. Thực tế tốc độ tăng bội chi ở giai đoạn này khá cao (Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%). Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư là tăng lên. Nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của nó đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp
  • 35. học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,9% GDP). Hình 2.2: Bội chi NSNN so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 -5 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 % GDP (%) Bội chi NSNN (%GDP) Lạm phát (%) Nguồn: Bộ tài chính, Tổng cục Thống kê Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đang có sự mất cân đối lớn về kinh tế, trong đó cốt lõi là mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, với thâm hụt ngân sách có vai trò xuyên suốt. Tình trạng mất cân đối nói trên tồn tại ở qui mô lớn và kéo dài bắt nguồn từ việc Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư, trong đó đầu tư Nhà nước có vai trò to lớn. Thâm hụt tiết kiệm khiến lãi suất luôn giữ ở mức cao, đồng thời thâm hụt ngân sách dai dẳng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng lạm phát luôn ở mức cao trong vòng nhiều năm. Thâm hụt tiết kiệm tự nó dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai cao một cách tương ứng. Trong đó, thâm hụt thương mại là cốt lõi của thâm hụt vãng lai. Trong bối cảnh có lạm phát cao và liên tục, nhưng Việt nam vẫn đeo đuổi chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa, dẫn tới tình trạng đồng tiền 24
  • 36. Việt nam liên tục tăng giá trong những năm gần đây. Thâm hụt tiết kiệm – đầu tư lớn, trong đó thâm hụt ngân sách cao, khiến lãi suất bị giữ ở mức cao gây cản trở tăng trưởng và tích tụ rủi ro tài chính quốc gia. 2.2.2 Thực trạng CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua Nếu chính sách tài khoá nên “trung tính” trong ngắn hạn và chủ động thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế trong trung và dài hạn thì chính sách tiền tệ trở thành công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô. Một mặt, tăng tổng tín dụng vẫn đã, đang và sẽ là nhân tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khi các kênh tài chính khác cho doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có quan hệ hữu cơ với mở rộng tín dụng thể hiện qua hình vẽ sau ( Hình 2.3) ChÝnh s¸ch tiÒn tÖ 1996-2010 16.4 28.4 41.6 31.7 53.9 37.7 25.0 38.1 20.0 25.4 25.4 22.2 21.4 22.6 25.5 28.7 27.0 20.3 46.1 33.6 29.7 29.5 24.9 17.6 39.0 25.6 26.1 22.7 0 10 20 30 40 50 60 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tín dụng cho nền kinh tế (%/năm) Tổng tiền gửi (%/năm) Tốc độ tăng M2 (%/năm) Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF Mặt khác, mức độ ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát ở Việt Nam cũng có quan hệ biện chứng với tốc độ tăng tín dụng tuy có một độ trễ nhất định. Chính vì vậy, hiện nay không nhất thiết phải kìm giữ tốc độ tăng tín dụng ở mức 25% mà có thể lên mức 30% song vấn đề quan trọng là hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả trong trung và dài hạn, tránh chạy theo 25
  • 37. hiệu quả kinh tế ngắn hạn (chứng khoán, bất động sản,...) có thể tạo ra “bong bóng” và gia tăng nợ xấu. CSTT đã được đổi mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam ở các thời điểm cụ thể không mang tính cứng nhắc, đóng băng như giai đoạn trước đây. Điển hình kể từ năm 1988 hệ thống ngân hàng đã được phân thành hai cấp là NHTW và NHTM. Việc sử dụng các công cụ của CSTT cũng được linh hoạt theo quy luật của thị trường, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm góp phần kiểm soát lạm phát ( Hình 2.4). Mối quan hệ giữa Tốc độ tăng M2, Lạm phát, Lãi suất TT và GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ (%) Cung tiền (M2:%) Lãi suất TT (%) Lạmphát (%) GDP (%) Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF Qua đồ thị trên, cho chúng ta thấy cung tiền, lạm phát và tốc độ tăng GDP có mối quan hệ cùng chiều và tăng cao vào giai đoạn 2007-2009. Riêng lãi suất là yếu tố được kiểm soát bởi ngân hàng Nhà nước nên không có biến động nhiều, riêng năm 2008 lãi suất tăng cao do lạm phát cao và những bất ổn của nền kinh tế. Trước vận động bất lợi của TTCK và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới 26
  • 38. 27 dưới 12 tháng. Tới giữa năm 2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Với quy chế điều hành hiện tại, thì trần lãi suất cho vay có thể lên tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý của thời gian này là, lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm chí, cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ, và không tạo nhiều tác động tới lãi suất. Hiệu lực không thật rõ của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng cho phép đặt ra giả thiết tồn tại “bẫy thanh khoản” trong hệ thống tín dụng. Nếu đúng vậy, việc điều chỉnh tăng dần các công cụ lãi suất là giải pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị trường tiền tệ. Nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực, chính sách tiền tệ được mở rộng trong các năm, từ 1997 - 1999. So với giai đoạn này, chính sách tiền tệ trong năm 2008 sử dụng nhiều công cụ với cường độ điều chỉnh mạnh hơn. Mức lãi suất thực dương cho thấy các liệu pháp tiền tệ đã phát huy tác dụng ổn định kinh tế. Chi phí lãi vay cao kết hợp với tăng giá đầu vào tạo ra áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2008. Chấp nhận chi phí đầu vào tăng cao, hạn chế mở rộng tín dụng là những dấu hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cũng đang gặp khó khăn với vấn đề thanh khoản. Điều này có thể là kết quả của những khoản tín dụng chất lượng thấp đã cung cấp trong thời gian trước, với tỷ lệ không nhỏ dành cho các dự án bất động sản và đầu tư tài chính. Về cơ chế điều hành tỷ giá đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần ổn định giá trị VNĐ, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút nguồn vốn đáng kể từ đầu tư nước ngoài. Như vậy, CSTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong giai đoạn đầu, việc áp dụng các công cụ trực tiếp có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua khi nền kinh tế bước qua giai đoạn mới thì CSTT bộc lộ những hạn chế và chưa thực sự phát huy hết tác dụng vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.
  • 39. 28 2.3. Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2009: Việc phối hợp giữa CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực nhất là trong việc chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã có sự phối hợp trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ; Luật Ngân hàng nhà nước cũng đã qui định không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc phải gửi tại ngân hàng nhà nước. Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế mức thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách này đã đạt được một số thành tựu nhất định. 2.3.1 Đối với khu vực ngân hàng: Đến hết năm 2000 đã khắc phục được một phần tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, góp phần đưa lạm phát xuống mức vừa phải. Bảng 2.1: Tăng trưởng tín dụng, Lãi suất TT và Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 - 2009 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tăng trưởng tín dụng (%) 38.1 21.4 22.2 28.4 41.6 19.2 21.4 53.88 26.43 35.5 2. Lãi suất TT(%) 9.8 8.8 9.9 10.0 10.7 12.0 13.1 12.6 18.5 13.8 3. Tỷ lệ Lạm phát (%) -0.60 0.80 4.00 3.00 9.50 8.40 6.60 12.60 22.97 6.88 Nguồn: NHNN, Bộ Tài chính, IMF Bắt đầu từ năm 2000 cơ chế điều hành chính sách tỷ giá đoái được đã đổi mới căn bản, tỷ giá chính thức được công bố theo tín hiệu của thị trường. Đối với chính sách lãi suất cũng từ năm 2000 lãi suất đã được tự do hóa và đến 6/2002 đã thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và tự do hóa hoàn toàn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại; các ngân hàng thương mại cũng đã được cơ cấu lại, chính sách tín dụng được đổi mới theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đến năm 2009, chính sách tiền tệ đã được
  • 40. 29 điều hành linh hoạt và kịp thời hơn năm 2008. Năm 2009 là năm khá thành công với chính sách tiền tệ (CSTT) đó là việc Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đến nay đã thông suốt và qua đó NHTM cho vay ra được, các DN tiếp cận được vốn VND và ngoại tệ khi hoạt động kinh doanh của họ đã có dấu hiệu khởi sắc từ cuối 2009. Tuy nhiên, năm 2009 tăng trưởng tín dụng đã vượt định hướng là một bài học về quản lý. Hơn thế nữa, chính sự tăng trưởng tín dụng như vậy chắc chắn có tác động đến lãi suất cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Lãi suất huy động cũng có biểu hiện mất cân đối ở chỗ: lãi suất liên tục tăng mà NHTM vẫn khó huy động. Lãi suất huy động ngắn hạn cao bằng lãi suất trung và dài hạn; thị trường tín dụng suất hiện nhiều loại phí (hoa hồng) bất hợp lý... Việc điều hành chính sách tiền tệ phải sẵn sàng chống sốc lãi suất, tỷ giá. Với thực tế về nguồn vốn của DN và khả năng quản trị tài chính của DN VN thời gian qua, chúng ta dễ thấy rằng các DN khá dễ tổn thương trước các cú sốc tiền tệ, nhất là sốc về lãi suất, số về tỷ giá... Vừa qua, việc thay đổi tỷ giá VND so với USD đã giải toả một phần tình trạng ách tắc trên thị trường ngoại hối. Việc Chính phủ yêu cầu các Tổng Cty bán ngoại tệ cho NHNN cần có thêm giải pháp khác để việc cân bằng tỷ giá được diễn ra trong trung và dài hạn. Về trung hạn, với tình trạng cán cân thương mại vẫn được dự báo là thâm hụt 11 tỷ USD cho cả năm 2009 và năm 2010 thì người ta vẫn lo ngại về các cú sốc ngoại hối, nếu NHNN không có định hướng quyết tâm điều hành tỷ giá linh hoạt theo thị trường. Nhìn chung, trong 10 năm qua, ngành ngân hàng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, với vai trò là trung gian tài chính tham gia cung ứng gần 70% tổng đầu tư hàng năm của toàn xã hội. Bên cạnh ngành ngân hàng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và dịch vụ tín dụng xuất – nhập khẩu đạt mức tăng trưởng bình quân 25%/năm trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đặc biệt là đạt mục tiêu tăng trưởng GDP thì tỷ lệ lạm phát qua những năm gần đây tăng cao ( cao nhất là năm 2008 là 22,97%). Nếu lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mục
  • 41. 30 tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. 2.3.2 Đối với khu vực ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước: Trong mười năm qua ngân sách nhà nước đã không ngừng cân đối tích cực theo hướng tăng thu ngân sách nhà nước đạt tốc độ tăng 1,5 – 2 lần tốc độ tăng GDP hàng năm, ngân sách nhà nước không ngừng tăng tỷ trọng từ thuế và lệ phí. Về cơ cấu thu đã dựa vào nguồn nội lực trong nước là chủ yếu (98%). Chính sách thuế được đổi mới theo hướng đa dạng hóa cơ sở thuế để tăng thu, mỗi năm thu thuế chiếm khoảng 13%GDP. Thu từ nguồn dầu thô chiếm khoảng 1/3 nguồn thu NSNN. Quy mô thu Ngân sách tăng bình quân 24,4%/năm. Tỷ lệ động viên từ 13,8% so GDP năm 1991 tăng lên 22,5% vào năm 2005, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí lần lượt là 12,8% và 20,9%. Cơ cấu thu đã có những bước chuyển biến theo hướng thu từ kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng, đặc biệt thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới xuất hiện từ năm 1994 nhưng đến nay đã chiếm 9,8% tổng thu Ngân sách Nhà nước; thu từ thuế xuất nhập khẩu sau một thời gian tăng trưởng khá nhanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách (năm 1995: chiếm 24,9% tổng thu Ngân sách) nay đang có xu hướng giảm mạnh đến năm 2005 chỉ chiếm 11,9% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Chi Ngân sách tăng chủ yếu do nhu cầu chi tiêu thường xuyên chiếm khoảng 65% trong tổng chi Ngân sách thời kỳ 2000-2002 và giảm xuống 60% thời kỳ 2003- 2005. Chi đầu tư chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn gia tăng theo các năm. Chi Ngân sách thực hiện việc cơ cấu lại Ngân sách Nhà nước, từng bước xác định phạm vi Ngân sách như: tách hoạt động bảo hiểm xã hội ra khỏi Ngân sách, phân định rõ hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính công để có chính sách tài chính thích hợp; tăng tỷ lệ chi Ngân sách cho đầu tư phát triển, thực hiện cải cách tiền lương đi liền với tinh giản biên chế bộ máy và cải cách thủ tục hành chính; giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ những khoản chi mang tính chất bao cấp trong Ngân sách, đặc biệt là chi hỗ trợ doanh nghiệp Nhà nước, cấp vốn lưu động; Tăng chi Ngân sách cho phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm từ 1991-2005 tăng bình quân 24,5%/năm; Tăng chi cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2000 đạt 2% tổng chi NSNN, tăng 22 lần so với năm 1991; Tăng chi Ngân sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
  • 42. 31 tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 15,7% tổng số hộ toàn quốc năm 1996 xuống 9,96% năm 2003, giải quyết việc làm cho hơn 20% tổng số lao động cần được giải quyết việc làm hàng năm; Đảm bảo Ngân sách cho các hoạt động y tế tăng bình quân 17,2%/năm, văn hóa, thông tin và quản lý Nhà nước đều tăng qua các năm. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển đối với các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các vùng khó khăn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển của NSNN trong tổng chi NSNN từ 22,3% năm 1991 tăng lên 30,1% vào năm 2004. Tốc độ tăng chi đầu tư phát triển cao hơn so tốc độ tăng tổng chi NSNN và tốc độ tăng chi thường xuyên. Với chính sách cân đối Ngân sách một cách tích cực, có dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, nếu tính theo tỷ lệ so với GDP thì thâm hụt Ngân sách ở mức ổn định dưới 5%GDP như mục tiêu đề ra. Nguồn tài trợ thâm hụt Ngân sách được tăng cường theo hướng dựa vào nguồn trong nước. Vốn tài trợ nước ngoài chủ yếu là vốn ODA từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ nước ngoài (chiếm khoảng 27%GDP vào năm 2003). Cân đối Ngân sách đã có những tiến bộ quan trọng, thu từ thuế và phí không những đáp ứng đủ chi thường xuyên mà ngày càng dành nhiều hơn cho đầu tư phát triển và trả nợ (năm 1991 là 2,3 % so GDP đến năm 2003 là 6,6%). Tỷ lệ bội chi NSNN tính theo thông lệ quốc tế hàng năm dưới 3% so GDP. Dư nợ Chính phủ đến năm 2005 ở mức 35,1% so GDP, dư nợ quốc gia ở mức 30,9% GDP trong giới hạn an toàn cho phép. Để tài trợ thâm hụt ngân sách, CSTK và CSTT cũng đã được phối hợp thực hiện: Đối với vay nước ngoài, thực hiện chính sách chỉ vay ưu đãi nước ngoài, không vay thương mại nước ngoài cho đầu tư phát triển. Đối với những khoản vay thương mại nước ngoài và nợ quá hạn trước đây đã được xử lý qua Câu lạc bộ Pari và Câu lạc bộ Luân Đôn. Thực hiện xử lý nợ với Nga, Angiêry,....dư nợ Chính phủ ở mức 35% GDP vào năm 2005, mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Đối với vay nợ trong nước: hàng năm Ngân sách phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi Ngân sách. Để việc huy động vốn không ảnh hướng lớn đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất, Bộ Tài chính thực hiện chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính Nhà nước như: Quỹ Bảo hiểm xã hội,