SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________
VŨ THỊ HỒNG THẮM
LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________
VŨ THỊ HỒNG THẮM
LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. AN NHƢ HẢI
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN................................................ 6
1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề .............................................. 6
1.1.1. Đặc điểm của làng nghề............................................................................ 6
1.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................................ 13
1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ....................14
1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn . 14
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề ........................... 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nước................... 27
1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh................................... 27
1.3.2. Một số bài học từ các tỉnh có thể vận dụng vào phát triển làng nghề ở
tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 38
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ
HỘI NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY................ 40
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến sự
phát triển làng nghề................................................................................ 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh ......................................... 40
2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của Vĩnh Phúc trong phát triển làng nghề ..................48
2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay...... 49
2.2.1. Các chủ trương và chính sách nhằm phát triển làng nghề của Nhà
nước và chính quyền địa phương............................................................ 49
2.2.2. Quá trình tổ chức hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề ............... 51
2.3. Đánh giá thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn Vĩnh Phúc....................................................................................... 56
2.4. Những vấn đề đặt ra trong phát triển làng nghề gắn liền với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội ............................................................................... 71
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC............................................... 77
3.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam và phương hướng phát
triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ..................................... 77
3.1.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam trong 10 năm tới............... 77
3.1.2. Phương hướng tổng quát và những mục tiêu cụ thể phát triển làng
nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020..................................................... 80
3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc trong
thời gian tới............................................................................................ 87
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên toàn địa bàn.... 87
3.2.2. Giải pháp về nguồn lực........................................................................... 90
3.2.3. Giải pháp về thị trường........................................................................... 99
3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn ...................................... 103
3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương.................106
KẾT LUẬN...................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng
nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với khu vực
nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của làng nghề đối với
phát triển kinh tế nông thôn. Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát
huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác trong nhân dân để
phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tác động
đến việc phân công lao động xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân,
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chủ trương, biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi
phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó, các địa phương đã đưa vào quy
hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và
xây dựng các làng nghề mới.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía bắc khu vực đồng bằng Sông Hồng,
một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, một tỉnh thuần nông. Ngoài nghề
nông, toàn tỉnh hiện có 39 làng nghề, trong đó có 8 làng nghề truyền thống,
theo đó là những nghề phụ gia đình. Một số làng nghề này đã trở nên quen
thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm tiêu dùng trên địa
bàn, trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Những sản phẩm của các làng
nghề mang bản sắc văn hoá của địa phương như làng gốm Hương Canh, làng
đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, làng đan lát Triệu Đề, mộc Thanh Lãng. Nghề
2
mây tre đan xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo
nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở xã Cao Phong huyện Lập Thạch…
Trong thời gian qua, các cấp đảng và chính quyền trong tỉnh đã có
những chính sách và biện pháp khuyến khích khôi phục và phát triển các làng
nghề trên địa bàn. Đã tổ chức đào tạo nghề cho nhiều người dân trong tỉnh với
nhiều phương thức khác nhau. Đã có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề
nhằm phát huy lợi thế của các địa phương… Tuy nhiên, phần lớn các làng
nghề vẫn trong tình trạng bị mai một hoặc còn tồn tại thì sản xuất cầm chừng,
sản xuất chưa ổn định, kém phát triển, quy mô còn nhỏ bé, thiếu kiến thức và
kinh nghiệm quản lý v.v… Những tiềm năng và lợi thế của làng nghề vẫn
chưa được phát huy, thu nhập và đời sống của người dân chưa được cải thiện
rõ rệt. Nếu không tiếp tục đẩy mạnh và có những giải pháp thiết thực cho việc
khôi phục và phát triển những làng nghề này thì sẽ làm mất đi một nguồn lực
quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn không được thực hiện như mong muốn.
Nhằm góp phần tìm giải pháp cho việc giải quyết tình trạng trên, tôi
chọn đề tài: “Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh
Vĩnh Phúc” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành
Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển làng nghề ở nông thôn là vấn đề rất quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn đối với cả nước nói chung, các tỉnh nói riêng, nên đã thu hút được
nhiều người và tổ chức quan tâm nghiên cứu. Đến nay, ở nước ta đã có những
công trình nghiên cứu về phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, phát triển
làng nghề ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đó là:
3
- Đề tài cấp Bộ: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng
sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa” của Viện Kinh tế học, Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, tháng 12 năm 1999.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC.0809 “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết
vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” do PGS.TS Đặng Kim Chi làm
chủ nhiệm nghiên cứu chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung.
- Đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì: “Nghiên
cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH,HĐH nông
thôn VIệt Nam” tháng 9 năm 2003.
- Đề tài “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục
và phát triển các làng nghề ở nông thôn vùng đồng bắng sông Hồng” của Học
viện Tài chính (Bộ Tài chính), năm 2004.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài: “Phát triển làng
nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”,
năm 2000.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: “Phát triển làng
nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH ”, năm
2003.
- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng.
Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998.
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp
hóa” của tiến sĩ Dương Bá Phượng, Nxb. Khoa học và Xã hội, 2001.
Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham
luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước đề cập đến sự phát triển của làng
nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau.
Các công trình và các bài viết trên đã nghiên cứu các vấn đề khác nhau
về làng nghề nói chung hoặc một tỉnh nói riêng trong những năm gần đây,
4
như vấn đề: bảo tồn, khôi phục và phát triển làng nghề; giải quyết việc làm và
thu nhập thông qua phát triển làng nghề cho lao động nông nhàn; thị trường
cho đầu ra cho các làng nghề; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
về làng nghề trong phát triển trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Vĩnh
Phúc. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công
trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là làm rõ vị trí, vai trò,
thực trạng làng nghề ở Vĩnh Phúc hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải
pháp cơ bản, thiết thực nhằm phát triển làng nghề góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc dưới góc
độ Kinh tế chính trị học.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên đề tài đặt ra
các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong phát triển
kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát
triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Các quan hệ kinh tế xã hội trong phát triển làng nghề trước yêu cầu
phát triển kinh tế nông thôn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
* Phạm vi nghiên cứu: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ
năm 2000 đến nay.
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà
nước Việt Nam để nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp của
Kinh tế chính trị học và một số khoa học kinh tế khác bao gồm: trừu tượng hóa,
lôgic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê kinh tế, dự báo, điều tra, khảo sát,
so sánh… để phân tích thực hiện nội dung nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trên
một địa phương trung du miền núi phía Bắc trong phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trước yêu cầu đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu, thiết thực nhằm thúc đẩy
phát triển đúng hướng, có hiệu quả các làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về làng nghề trong phát triển kinh
tế-xã hội ở nông thôn.
Chƣơng 2: Thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng
nghề ở Vĩnh Phúc.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề
1.1.1 Đặc điểm của làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề
Làng nghề là phạm trù ghép của hai từ “làng” và “nghề”. Làng là một
phạm trù dùng để chỉ một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có
đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong
kiến. Làng ở Việt Nam đã xuất hiện từ thời Hùng Vương, nó được hình thành
trên cơ sở những công xã nông thôn, trong đó mỗi công xã gồm một số gia
đình, có một tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu
vực địa lý nhất định. Sự tập trung đó là do nghề trồng lúa nước (đã có ở nước ta
vào khoảng thế kỷ thứ VII TrCN) phải thường xuyên chống thiên tai mà công
việc này một gia đình không thể đảm đương được, cần có sự liên kết của cộng
đồng, gắn bó với nhau và cùng chung sống chết.
Lúc đầu, nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản phẩm
nông nghiệp. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất làm cho sản xuất
nông nghiệp có của dư thừa, làm ra đời kinh tế hàng hoá. Dần dần trong làng
có những người làm nghề buôn bán, rồi có những người chế tác công cụ lao
động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải... tức là
chuyển sang sản xuất thủ nghiệp. Trong thời kỳ đầu, sản xuất công nghiệp chỉ
ở quy mô gia đình và bị phụ thuộc kinh tế tự nhiên giống như cách mô tả của
V.I.Lênin: "ở đây, nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi" [34,
tr.411-412]. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã
hội và kinh tế hàng hoá, những người sản làm nghề thủ công vốn coi công
việc của mình là một nghề phụ trong nghề nông chuyển sang thành một nghề
7
độc lập. Tuy họ đã rời bỏ sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn gắn chặt với làng
quê, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sống bằng nghề thủ công nghiệp.
Bên cạnh những người này, trong làng vẫn có những người làm nông nghiệp
kiêm thợ thủ công. Trong quá trình phát triển, số người trong làng chuyển hẳn
sang sản xuất các mặt hàng thủ công dần tăng lên, có đội ngũ thợ, có quy trình
công nghệ, quy mô sản xuất hàng thủ công tăng lên đến một mức độ nhất định
làm cho làng thuần nông chuyển biến thành các làng nghề.
Tuy đã được hình thành từ lâu, nhưng đến nay, ở nước ta vẫn tồn tại
những quan niệm khác nhau về làng nghề. Chẳng hạn, theo giáo sư Trần
Quốc Vượng, "Làng nghề là làng tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn
nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ
truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp. có phường, có ông trùm, có phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
các mặt hàng thủ công" [44, tr.27].
Đây là quan niệm tuy đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại
không thích hợp với các làng nghề nói chung và càng không phải là làng nghệ
mới được đi vào hoạt động. Nếu cho rằng phát triển làng nghề phải có nghề
cổ truyển nổi trội, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp thì
ngày nay rất khó có được một loại làng nghề như vậy.
Một quan niệm khác cho rằng, "Làng nghề là những làng đã có từ 50 hộ
hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm
phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm" [23, tr.15]. Còn trong Dự
thảo Nghị định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển
ngành nghề nông thôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đệ trình
tháng 5/2005, thì "Làng nghề là tôn, ấp, bản có trên 35% số hộ hoặc lao động
8
tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông
thôn chiểm trên 50% tổng thu nhập của làng".
Các định nghĩa trên đã khắc phục được nhược điểm của quan niệm thứ
nhất, quan tâm đến phải có tỷ lệ người làm nghề và thu nhập từ ngành nghề,
nhưng lại cố định tiêu chí xác định làng nghề và việc cố định những tiêu chí
trong khái niệm sẽ làm cho các nhà hoạch định chính sách khó xử lý khi chế độ
ưu đãi đối với làng nghề đã thay đổi thì phải chăng khái niệm cũng thay đổi.
Quan niệm thứ tư của Theo TS. Dương Bá Phượng thì “Làng nghề là
làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông
nghiệp và kinh doanh độc lập”. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cơ
bản cấu thành của làng nghề là làng và nghề, nêu lên được vấn đề nghề trong
làng tách ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập nên phù hợp với điều
kiện mới hơn, tránh được hạn chế của quan niệm thứ hai, song vẫn mắc phải
hạn chế của quan niệm thứ nhất.
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động thủ công nghiệp,
trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề thủ
công nghiệp. Song, do nghề gắn với làng vốn có điểm xuất phát là nông
nghiệp, nên phải so sánh tỷ lệ lao động (hay hộ) và thu nhập của thủ công
nghiệp với tổng số lao động và tổng thu nhập của làng. Nghĩa là, tỷ lệ lao
động làm nghề và tỷ lệ thu nhập do nghề mang lại so với lao động và thu nhập
của làng là tiêu thức xác định làng đó có phải là làng nghề hay không.
Thuật ngữ LÀNG NGHỀ được tạo thành từ hai chủ thể “làng” và
“nghề”. Nghề được đề cập ở đây là nghề TTCN được tiến hành trong phạm vi
làng và gắn với làng. Có thể hiểu một cách đơn giản làng nghề là làng có hoạt
động TTCN. Tuy vậy, không phải quy mô của nghề ở bất cứ mức độ nào thì
làng cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi các hoạt
động TTCN đủ lớn đến một mức độ nào đó và mang tính ổ định. Như vậy,
khái niệm làng nghề phải thể hiện cả về định tính và định lượng. Định tính
9
của làng nghề thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông
(hoặc có ngành nghề phụ quy mô nhỏ) hoặc với phố nghề ở thành thị. Định
lượng của khái niệm làng nghề là chỉ ra làng nghề đạt đến quy mô nào và
mang tính ổn định ra sao. Vì có điểm xuất phát là làng gắn với nông nghiệp
nên quy mô TTCN của làng phát triển đến mức độ nào đó mới được gọi là
làng nghề vì ở trong làng nên việc định lượng, xác định quy mô nghề vừa phải
xem xét chính bản thân hoạt động TTCN, vừa phải đặt trong quy mô làng về
số hộ, số lao động, thu nhập từ hoạt động kinh tế bởi vì đặc trưng đầu tiên của
làng Việt Nam là gắn với số hộ, số lao động và thu nhập từ nông nghiệp. Có
nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động TTCN, trong đó hai chỉ tiêu cơ
bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề TTCN. Tuy vậy, do nghề gắn liền
với làng vốn có điểm xuất phát là nông nghiệp nên phải so sánh tỷ lệ lao động
(hay hộ) và thu nhập của TTCN với tổng số lao động và tổng thu nhập của
làng. Như vậy, tỉ lệ lao động làm nghề và tỉ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với
lao động và thu nhập của làng là bao nhiêu thì được gọi là làng nghề. Vấn đề
đặt ra ở đây cũng tương tự như trong kinh tế học thường gặp như khái niệm
trang trại và tiêu chí trang trại, khái niệm hộ nghèo và chuẩn phân loại hộ
nghèo,…
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm nêu
trên và nghiên cứu của bản thân, theo tác giả luận văn thì làng nghề là làng ở
nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi
nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỉ lệ nhất định về lao động làm
nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập
của làng. Tên gọi của làng nghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như
nghề gốm sứ, đúc đồng, ươm tơ, dệt vải, dệt tơ lụa... Trước đây, làng nghề chỉ
bao hàm các nghề thủ công nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển mạnh của ngành
kinh tế dịch vụ, nên ở các tỉnh còn có các nghề buôn bán dịch vụ trong nông
thôn cũng được gọi là làng nghề. Trong một làng nghề có thể chỉ có một nghề,
10
nhưng cũng có thể có nhiều nghề. Điều này là tuỳ theo số lượng ngành nghề
thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế có trong làng.
1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề
Khác với làng thuần nông và phố nghề, làng nghề được ra đời và phát
triển ở nông thôn, có mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp, lao động mang
tính chất thủ công và chủ yếu là lao động tại chỗ; vốn ít, kỹ thuật và công
nghệ lạc hậu và mang tính chất thủ công; hộ gia đình là hình thức tổ chức sản
xuất chủ yếu, đa số sản phẩm được sản xuất có tính chất đơn chiếc và nhiều
sản phẩm mang bản sắc văn hoá của vùng, của dân tộc.
Quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH và HĐH nông nghiệp,
nông thôn làm cho các quan hệ kinh tế ở làng xã thay đổi, các làng nghề cũng
biến đổi theo. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của làng nghề.
- Làng nghề có quan hệ gắn bó với nông nghiệp, nhưng ít phụ thuộc
vào nông nghiệp.
Ở nước ta trước đây cũng như hiện nay, hầu hết các nghề đều lấy làng
làm địa điểm hoạt động. Do thủ công nghiệp hình thành trong các làng, nên
giữa nghề nông và nghề thủ công nghiệp có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho
nhau. Sự phát triển của thủ công nghiệp trong làng phụ thuộc rất lớn vào nông
nghiệp. Bên cạnh các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, đa số các hộ trong làng
làm nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp tạo
điều kiện để các hộ chuyển sang làm nghề thủ công nghiệp. Nông nghiệp
được coi như "bàn đạp" để phát triển thủ công nghiệp trong làng. Hầu hết
nguyên liệu của thủ công nghiệp trong làng do nông nghiệp tao ra (như chế
biến nông sản, dệt vải, dệt chiếu...), một phần lớn nguồn vốn để hình thành làng
nghề ban đầu có nguồn gốc từ tích luỹ nông nghiệp, sản phẩm làm ra trước hết
là phục vụ nông nghiệp và cư dân nông thôn.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, khi trình độ kinh tế phát
triển cao hơn, hoạt động của làng nghề càng có xu hướng độc lập hơn đối với
nông nghiệp. Nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề được đa dạng hoá trong
11
đó có cả sản phẩm của các ngành công nghiệp ở thành thị. Hơn nữa, khi nước
ta đã là thành viên chính thức của WTO, nguyên liệu cho sản xuất của làng
nghề còn bị cạnh tranh quyết liệt từ các bạn hàng nước ngoài. Do tác động
của cách mạng khoa học và công nghệ, lợi thế nguyên liệu có nguồn gốc trực
tiếp từ tự nhiên giảm xuống, làm cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề
gắn liền với nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp có xu hướng giảm xuống.
Làng nghề ngày càng có tính độc lập hơn đối với nông nghiệp.
- Lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ thuật cao
với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với lao động từ
nơi khác đến.
Trong các làng nghề hiện nay, trừ một số khâu công việc hoặc những
công việc mang tính bí quyết nghề nghiệp, còn lại là lao động phổ thông, trình
độ thấp, hầu hết là lao động tại địa phương. Ngày nay, do tác động của cách
mạng khoa học và công nghệ, xu hướng tự do hoá thương mại, nên việc sản
xuất của làng nghề phải dựa vào những phương tiện, công cụ lao động mới.
Nó đòi hỏi lao động trong làng nghề cũng phải được nâng cao trình độ chuyên
môn kỹ thuật thì sản phẩm làm ra mới đủ sức cạnh tranh. Cũng do những tác
động này, cơ cấu lao động trong làng nghề cũng phải thay đổi theo hướng
ngày càng hiện đại.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn.
Hiện nay, vốn để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ
yếu là tự có và đi vay trong làng, nhất là của những người họ hàng. Trong
những năm gần đây, lượng vốn mà các làng nghề vay của các tổ chức tín
dụng tuy đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, do
tác động của công cuộc đổi mới và do đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn mức sống của người dân tăng lên, lượng tiết kiệm trong dân cư
tăng lên và các dịch vụ nhất là dịch vụ tín dụng nông thôn được mở rộng sẽ là
12
điều kiện để các chủ kinh tế trong làng nghề tiếp cận dễ dàng hơn với các
nguồn vốn xã hội.
- Trong làng nghề, có sự kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với kinh
nghiệm, kỹ thuật thủ công theo hướng tiểu thủ công nghiệp hiện đại, thủ công
nghiệp tinh xảo.
Một số nghề được cơ giới hoá ở một vài công đoạn trong sản xuất (ví
dụ xay bột để làm bánh tráng gạo bằng máy thay cho kỹ thuật thủ công trước
đây, cưa gỗ và bào trơn bằng máy trong nghề mộc...). Dưới tác động của việc
đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trình độ cơ giới hoá của các
làng nghề ngày càng tăng lên và theo hướng ngày càng hiện đại. Lượng vốn
đầu tư cho một chỗ làm việc trong làng nghề theo đó cũng ngày càng tăng lên.
- Hoạt động kinh tế của làng nghề, có sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá,
liên kết giữa các hình thức sản xuất kinh doanh trong làng nghề và giữa các
làng nghề với công nghiệp lớn.
Do tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các hình thức sản
xuất kinh doanh trong làng nghề cũng được cơ cấu lại theo hướng giảm số hộ
cá thể, tăng số cơ sở như tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty. Có sự liên kết giữa
làng nghề với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu
ra, liên kết giữa các công đoạn sản xuất do phát triển chuyên môn hoá. Các
hiệp hội ngành nghề giúp nhau cũng phát triển... Kết cấu hạ tầng cho làng
nghề phát triển mạnh mẽ.
- Sản phẩm được sản xuất ra có sự kết hợp giữa sản xuất hàng loạt với
sản xuất đơn chiếc mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Tuy sản xuất trong làng nghề vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, nhưng do áp
dụng máy móc, nên để tránh lãng phí trong việc sử dụng máy móc thiết bị
công nghệ thì việc sản xuất phải có khối lượng đủ lớn mới giảm được chi phí
sản xuất, mới có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Đồng thời, do tác động của
cạnh tranh, viêc sản xuất sản phẩm có tính đến những nét đặc trưng gắn với
13
các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương thông qua công nghệ thủ
công, sản xuất đơn chiếc ở một số công đoạn là cần thiết để phát triển làng
nghề hiện đại.
Những đặc điểm nêu trên của làng nghề được xem xét gắn với những
biến đổi của nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH đang diễn ra
mạnh mẽ hiện nay ở cả nước nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng.
1.1.2. Phân loại làng nghề
Hiện nay, nước ta có có hơn 2.000 làng nghề thủ công và làng nghề
truyền thống với rất nhiều nghề khác nhau đang hoạt động. Do sự đa dạng về
chủng loại mặt hàng được sản xuất ra, nên ở nước ta có nhiều loại làng nghề.
Dưới đây là một số tiêu thức dùng để phân loại làng nghề đã có ở Việt Nam.
- Căn cứ vào theo thời gian làm nghề, người ta chia thành làng mới làm
nghề (là những làng mới làm nghề tiểu thủ công trong vòng 20-30 năm trở
đây) và là làng nghề lâu đời hay làng nghề truyền thống.
- Căn cứ vào tính chất cũ mới của nghề, người ta chia thành làng làm
nghề mới (là làng những nghề mới xuất hiện trong thời gian gần đây theo yêu
cầu của xã hội đòi hỏi hay theo kỹ thuật tạo thành như nghề tái chế phế liệu:
tái chế chì, tái chế nhựa…) và làng làm nghề truyền thống (là loại làng làm
nghề truyền thống hay rất gần với nghề truyền thống).
- Căn cứ vào số lượng nghề của làng, người ta chia ra làng 1 nghề (cả
làng chỉ làm một nghề thủ công) và làng nhiều nghề (là làng ngoài nghề nông
ra còn làm từ 2 nghề thủ công trở lên hay là loại làng có thêm vừa nghề thủ
công, vừa nghề buôn).
- Căn cứ vào mặt hàng sản xuất, có thể chia thành làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm; làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ;
làng nghề làm đồ gốm sứ; làng nghề làm nghề kim khí; làng nghề sản xuất
các mặt hàng tiêu dùng thông thường; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
14
- Theo trình độ kĩ thuật, có các làng nghề kĩ thuật giản đơn, làng nghề
có kĩ thuật phức tạp.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, tác giả luận văn sử
dụng phương pháp phân loại theo ngành nghề nhằm xem xét sự biến động của
các ngành nghề, từ đó thấy được khả năng phát triển của các làng nghề qua sự
biến động sản phẩm của các ngành nghề.
1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề
1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn
Làng nghề là một bộ phận trong hoạt động kinh tế ở nông thôn, có vai
trò quan trọng về nhiều mặt, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, mà còn
đối với sự phát triển xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Nông thôn là khu vực địa lý trong đó dân cư tập trung chủ yếu làm
nghề nông (sản xuất nông nghiệp). Trong nông thôn truyền thống, nông
nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu. Cùng với quá trình phát triển sản xuất xã
hội và phân công lao động, ngoài sản xuất nông nghiệp, ở các nông thôn còn
có các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu, thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Lúc đầu, tỷ trọng của những hoạt động này tương đối thấp, nhưng
càng về sau tỷ trọng càng được nâng lên.
Nói đến nông thôn, người ta thường trước hết quan tâm đến hoạt động
kinh tế ở nông thôn. Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu
thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư
nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ
công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành
thương nghiệp và dịch vụ khác... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh
tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông thôn
là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nước ta, làng
nghề được coi là một bộ phận hợp thành trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
15
Sự phát triển của làng nghề có tác động nhiều mặt đến sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn. Vai trò của nó được thể hiện trên các khía cạnh
như sau:
Một là, sự phát triển của làng nghề là một lĩnh vực quan trọng để thu
hút và phát huy các nguồn lực tiềm tàng trong nông thôn.
Bất kỳ một khu vực địa lý hay nền kinh tế nào, nguồn lực sản xuất bao
gồm nhân lực, vật lực, tái lực và trí lực đều được coi là điều kiện đặc biệt
quan trọng tạo nên quá trình sản xuất, cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế. Do
nguồn lực sản xuất có giới hạn và ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc huy
động hết các nguồn tiềm năng là một đòi hỏi bức thiết để có sự tăng trưởng
kinh tế. Điều này liên quan đến nhiều giải pháp, trong đó có việc tổ chức các
hình thức kinh tế. Làng nghề là một hình thức tổ chức kinh tế thích hợp để
huy động và phát huy các nguồn lực kinh tế ở nông thôn.
Việt Nam là nước đông dân và có tốc độ phát triển dân số và lao động
tương đối cao. Do kinh tế nông nghiệp lạc hậu vẫn là chủ yếu, năng suất lao
động quá thấp (hiện nay lao động nông nghiệp chiếm gần 60% lao động xã
hội và dân số nông thôn khoảng 70% dân số toàn quốc), diện tích đất canh tác
ngày càng bị thu hẹp nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có nguy cơ gia
tăng, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn. Sự phát triển của làng nghề
tạo thêm điều kiện sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn (hiện nay ở nước
ta có khoảng 18% thời gian lao động của người sản xuất nông nghiệp bị rỗi
việc do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ), sử dụng lao động người già, trẻ
em, làm tăng thu nhập của người dân đồng thời tạo thêm nguồn vốn cho đầu
tư phát triển kinh tế-xã hội.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm
cho cư dân nông thôn và thu được một số kết quả nhất định, nhưng do đất
chật người đông nên bản thân nông nghiệp không có khả năng thu hút hết lao
động dư thừa ở nông thôn. Trong khi đó hiện nay, khoảng 60 - 65% giá thành
16
sản phẩm TTCN trong làng nghề là chi phí lao động sống, nên việc phát triển
làng nghề là phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm dư thừa ở nông thôn.
Thực tế ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy, phát
triển làng nghề góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống cho nông dân và cư dân nông thôn. Trong những năm cuối thế kỉ XX,
các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng đã thu hút khoảng trên 600.000 lao
động nông thôn. Một số làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà
còn sử dụng lao động từ các nơi khác. Ví dụ làng nghề Bát Tràng (Hà Nội)
thu hút thêm 3.000 - 5.000 lao động, làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) ngoài
3.000 lao động tại chỗ còn thuê thêm 1.500 lao động từ các nơi khác. Tại tỉnh
Hải Dương, các làng nghề thu hút khoảng 80.000 lao động, chiếm trên 8% số
lao động xã hội trong tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động từ 400 -
700.000 đồng/tháng, có cơ sở thu nhập của người lao động từ 1 đến 3 triệu
đồng/tháng. Tại tỉnh Nam Định, các làng nghề thu hút 108.680 lao động, thu
nhập bình quân từ 650 - 850.000đồng/người/tháng.
Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo sự phát triển và hình thành
của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm
nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến lương thực, thực
phẩm không chỉ có tác động thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ chế
biến phát triển, mà còn tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ngoài các hoạt
động dịch vụ sản xuất trực tiếp còn có một số loại dịch vụ sản xuất khác nữa,
đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Các loại dịch vụ này cũng được phát triển
do yêu cầu sản xuất trong các làng nghề ngày càng tăng. Do tạo ra việc làm và
tăng thu nhập cho nông dân, nên các ngành nghề nông thôn còn là động lực
làm chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu,
giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho nông dân.
17
Hai là, sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo nguồn vốn cho phát
triển, mà còn là cơ sở quan trọng đầu tiên cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn.
Do đặc trưng cơ sở sản xuất của làng nghề là quy mô nhỏ, công cụ lao
động thủ công, mức đầu tư vốn ban đầu không lớn, nên nó dễ dàng huy động
được các khoản vốn nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng và đi
vay từ các tổ chức tín dụng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề
thường do người lao động đứng ra tổ chức, lại gắn liền với thị trường, và có
những ưu thế độc đáo riêng biệt về sản phẩm, nên nó có thể phát huy hiệu quả
vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi trong tích luỹ vốn cho CNH, HĐH. Chẳng
hạn, dệt lụa ở xã Vạn Phúc (Thành phố Hà Đông, Hà Nội) là một nghề thủ
công đã có lịch sử 1.200 năm, đã từng được nhiều thị trường nước ngoài biết
đến (tham gia hội chợ quốc tế Mác-xây và Pa-ri ở Pháp năm 1931, 1938, được
thị trường Pháp, Thái Lan, Malaisia ưa chuộng), hàng năm xuất khẩu 2,5-3
triệu mét vải, doanh thu gần 27 tỷ đồng năm 2004 chiếm trên 60% giá trị sản
xuất toàn xã. Đây là nguồn vốn rất quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội ở nông thôn [7]. Trong điều kiện kinh tế mở và hội nhập kinh
tế quốc tế, sự phát triển của các làng nghề còn có thể tạo điều kiện thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho phát triển sản xuất.
Sự phát triển của làng nghề còn là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên
cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì đây là những cơ sở kinh tế được
tách ra khỏi nông nghiệp, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, là hình thức tiền
thân và trung gian giữa công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại,
thúc đẩy phân công lao động xã hội ở nông thôn theo hướng tiến bộ.
Làng nghề phát triển sẽ thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp, đồng
thời kết hợp và bổ sung cho nhau giữa yếu tố hiện đại với yếu tố truyền thống,
thực hiện cá biệt hoá sản phẩm, lưu giữ công nghệ cổ truyền, giữ gìn bản sắc
18
văn hoá dân tộc, tạo ra những sản phẩm mà nền công nghiệp hiện đại không
làm được hoặc làm không có hiệu quả.
Trong giai đoạn đầu của CNH, khi công nghiệp hiện đại còn chưa
chiếm ưu thế, làng nghề sẽ là yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp. Nó tạo
điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên, lao động ở nông thôn, khai thác
nguồn vốn tự có trong dân, mở ra hướng sản xuất nhiều loại sản phẩm phục
vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Làng nghề phát triển mạnh có thể được phát
triển ở các lĩnh vực không thể cơ khí hoá được, như gia công, chế biến kim
loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc cỡ nhỏ để
phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đặc biệt được phát triển ở
các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu.
Sự phát triển làng nghề sẽ tạo cơ hội kết hợp và áp dụng các kỹ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất cải tạo sản xuất truyền thống, qua đó xây dựng
nền thủ công nghiệp hiện đại năng động, có khả năng cung ứng sản phẩm cho
những nhu cầu thị hiếu kiểu mới, kể cả xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Sự phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trong của nông nghiệp
trong tổng giá trị sản lượng và trong tổng lực lượng lao động ở nông thôn.
Theo V.I.Lênin, làng nghề (hay tiểu thủ công nghiệp) và công nghiệp
công xưởng, nhà máy có mối liên hệ mật thiết và vững chắc nhất với nhau.
Làng nghề tạo ra những cơ sở ban đầu về vốn, lao động, thị trường cho CNH
nền kinh tế, là điểm xuất phát của phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói
riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Ba là, sự phát triển của làng nghề tạo thị trường rộng lớn cho phát
triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
19
Thực chất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề là những doanh
nghiệp nhỏ. Những cơ sở này có những lợi thế nhất định so với cơ sở quy mô
lớn. Nó có thể sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, tiêu thụ sản phẩm của nông
nghiệp, tạo địa bàn rộng lớn cho phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn khi ngành
nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn,
đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do vậy, trong nông nghiệp hình thành
những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, tạo ra năng suất lao động cao
và nhiều sản phẩm hàng hoá. Từ đó, người nông dân trước yêu cầu tăng lên
của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Thêm vào
đó, sản xuất trong các cơ sở của làng nghề là một quá trình liên tục, điều này
lại tạo cơ hội về việc làm cho người làm nông nghiệp khi họ bước vào thời kỳ
nông nhàn không thể tránh khỏi do chu kỳ phát triển của sinh ràng buộc.
Đồng thời, làng nghề không chỉ cung cấp sản phẩm tiêu dùng (và nhiều
khi cả các yếu tố đầu vào) để duy trì phát triển sản xuất công nghiệp, mà còn
là thị trường tiêu thụ máy móc, công cụ sản xuất và công nghệ của công
nghiệp thành thị. Theo đà phát triển của CNH, HĐH, các ngành nghề trong
làng nghề sẽ từng bước được hiện đại, nhu cầu trang bị máy móc thiết bị ngày
càng tăng lên, thị trường của công nghiệp được mở rộng. Làng nghề tạo điều
kiện cho phát triển thị trường vốn và lao động.
Hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề còn tạo điều kiện làm
tăng lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho thị trường. Làm cho thị trường
hàng tiêu dùng và dịch vụ ở các vùng nông thôn thêm đa dạng và hấp dẫn
hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn.
Bốn là, sự phát triển của làng nghề góp phần đạo tạo nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Mặc dù trong các làng nghề có sự truyền nghề với những quy định rất
khắt khe, nhưng do tình kinh tế của nó, nên việc tạo ra nguồn nhân lực có
chuyên môn kỹ thuật vẫn tích cực diễn ra. Trong làng nghề, ông tổ nghề là
20
người có công đầu trong việc đưa kỹ thuật, công nghệ mới từ nơi khác về địa
phương, làm trấn hưng và phát triển kinh tế của làng. Chế độ học việc cổ
truyền ở các làng nghề đã đào tạo ra nhiều thợ thủ công lành nghề, chuẩn bị
đội ngũ công nhân dự bị cho công nghiệp hiện đại. Qua hoạt động trong làng
nghề, người thợ thủ công được rèn thói quen, tính kỷ luật và phương pháp làm
việc công xưởng.
Sự phát triển làng nghề tạo điều kiện phát triển thị trường sức lao động,
cung ứng và nâng cao chất lượng lao động cho phát triển công nghiệp. Đồng
thời, phát triển làng nghề còn góp phần xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ
quản lý sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh
của làng nghề đồng nghĩa với việc tầng lớp doanh nhân phát triển để có thể
vươn tới đảm đương việc quản lý và điều hành những doanh nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên hiện nay, cách đào tạo nghề theo kiểu cha truyền con nối là
một nguyên nhân làm cho nhiều nghề bị thất truyền, trong đó có các nghề thủ
công mỹ nghệ truyền thống. Đây cũng là một vấn đề cần được tính đến trong
phát huy vai trò của làng nghề.
Năm là, sự phát triển của làng nghề sẽ là nhân tố góp phần nâng cao
mức sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo ra điều kiện để góp phần giải
quyết việc làm, mà còn góp phần quan trọng vào nâng cao mức sống của người
dân. Thực tế ở những nơi có làng nghề phát triển đều cho thấy mức sống chung
của người dân được ổn định hơn và cao hơn so với những nơi chỉ làm nông
nghiệp thuần túy, không làm nghề. Ở đây, người dân không chỉ có thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp, mà còn có thu nhập từ làm các nghề trong làng.
Ở các làng nghề, tỉ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn so với các làng
thuần nông. Tại đây, hầu như không có hộ đói. Thu nhập của người dân từ
làm nghề nhiều khi chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập của họ. Nhờ thu nhập
từ làm nghề, người dân nông thôn có thêm điều kiện tốt hơn trong giải quyết
21
nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nhà cao tầng của các hộ dân được xây
dựng rất nhanh, tỉ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỉ lệ
khá. Chẳng hạn, tại làng Tân Lễ ở tỉnh Thái Bình, tỉ lệ hộ khá, giàu chiếm gần
80% trong tổng số hộ của địa phương. Làng nghề Bát Tràng ở Hà Nội có mức
bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt tới 10 - 20 triệu đồng/năm, còn
các hộ cao thì đạt tới hàng trăm triệu đồng trên một năm.
Trong các làng nghề, cùng với những cải thiện trong đời sống kinh tế,
mức sống về văn hoá của dân cư được nâng lên, điều này tác động tích cực
đến xây dựng nông thôn mới. Tại các làng nghề, người dân có điều kiện kinh
tế hơn trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông,
trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ
tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như
trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai
trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, là một trong
những điều kiện tiền đề để khai thác các nguồn lực và lợi thế của từng vùng,
là điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu và trao
đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân
cư, góp phần giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá
trình đô thị hoá…
Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo
ra một nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy không có đầy đủ số liệu về
mức đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương của làng nghề, nhưng
ta có thể tham khảo vai trò này ở một số địa phương trong nước. Chẳng hạn, ở
tỉnh Hải Dương, năm 1998, giá trị sản phẩm của ngành nghề nông thôn đạt
560 tỉ đồng; năm 1999 là 608 tỉ đồng và năm 2000 là 637 tỉ đồng. Năm 2005,
tổng giá trị sản xuất tại các làng nghề trong toàn tỉnh ước đạt trên 900 tỉ đồng,
chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó,
riêng làng nghề vàng, bạc truyền thống Châu khê - Phúc Kháng, giá trị sản
22
xuất đạt gần 7 tỉ đồng; làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Giao, xã Lương Điền
(Cẩm Giàng), ước tính doanh thu là 27 tỉ đồng. Ngành nghề cơ khí và dịch vụ
tiểu, thủ công nghiệp ở xã Tráng Liệt (Bình Giang) đạt doanh thu trên 14 tỉ
đồng/năm.
Tỉnh Nam Định, giá trị sản xuất của các làng nghề 6 tháng đầu năm
2009 đạt 1.662 tỉ đồng, chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp toàn tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất của các làng nghề năm 2008 đạt hơn
760 tỉ đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 28% giá
trị công nghiệp toàn tỉnh.
Tỉnh Hà Tây, riêng làng Dệt Kim và chế biến thực phẩm La Phù - Hoài
Đức đạt tăng trưởng kinh tế 15,7%/năm, năm 2006 đạt kim ngạch xuất khẩu
1,5 triệu USD.
Tóm lại, sự phát triển làng nghề có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ
tạo điều kiện cho sự ổn định mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, thay đổi bộ mặt ở nông thôn theo hướng tiến bộ. Với vai trò đó, việc
phát triển làng nghề đã trở thành cần thiết đối với các địa phương trước yêu
cầu ngày càng cao của sản xuất xã hội.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề
Sự phát triển của làng nghề không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
khách quan, mà còn bởi các nhân tố chủ quan. Dưới đây là một số yếu tố chủ
yếu tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của một làng nghề.
Một là, nguồn vốn và điều kiện vật chất - kỹ thuật
Vốn là điều kiện không thể thiếu được cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các làng nghề. Vốn bao gồm cả vốn bằng tiền và các tài sản khác
phục vụ cho sản xuất, tác động đến làng nghề trên nhiều khía cạnh. Đó là:
Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, khoa học và công nghệ có quan hệ
thuận chiều với nhau. Làng nghề nào đầu tư nhiều thì khả năng cơ giới hoá
23
càng cao và điều này sẽ nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nói cách khác, vốn là cơ sở để có được
công nghệ tiên tiến.
Có vốn, các làng nghề sẽ có điều kiện chủ động trong hoạt động đầu tư,
chủ động điều chỉnh mặt hàng và cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Có nguồn lực vốn, các làng nghề có điều kiện chủ động du nhập sản
phẩm mới hay ngành nghề mới, để đáp ứng với sự những biến đổi nhanh nhạy
của thị trường.
Có vốn, các làng nghề có điều kiện chủ động đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng, có điều kiện tạo ra việc làm và có điều kiện để phát huy các nguồn
lực khác, v.v…
Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thường
là vốn tự có hoặc huy động của anh em, họ hàng. Lượng vốn mà các chủ sản
xuất có được thường nhỏ bé, khó đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động
sản xuất kinh doanh. Do vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thấp, nên người sản
xuất không thuê được người thiết kế mẫu mã, không mua trữ được nguyên vật
liệu khi rẻ (nhất là nguyên liệu là những nông sản có tính thời vụ), không đầu
tư mua máy móc thiết bị để cơ giới hoá, hiện đại hóa sản xuất. Điều đó làm
cho khả năng cạnh tranh sản phẩm của làng nghề thấp, hàng hoá khó bán
được, thậm chí các hộ bị mất khả năng thu hồi vốn. Các cơ sở làng nghề, do
vậy, bị rơi vào "cái vòng luẩn quẩn": vốn ít → thiết bị thủ công → sản phẩm
làm ra với năng suất thấp → giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm →
không mở rộng được thị trường → thu hồi vốn khó → vốn ít.
Bên cạnh nguồn vốn, sự phát triển của làng nghề phụ thuộc rất lớn vào
trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất được tích lũy trong làng. Trong làng
nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất là điều kiện vật chất - kỹ thuật rất quan
trọng cho sự phát triển. Do tính đặc thù của việc sản xuất ở làng nghề, nên
24
việc tìm kiếm và lựa chọn kỹ thuật, công nghệ sản xuất thích hợp tạo cho
người lao động có phương tiện sản xuất. Tính hợp lý và hiện đại của phương
tiện sẽ cho phép làng nghề tạo ra được sản phẩm độc đáo, có tính cạnh tranh.
Nếu cơ cấu và trình độ công nghệ không thích hợp thì không thể có phương
tiện cho sản xuất của làng nghề. Mặc dù làng nghề được phát triển từ những
công nghệ thủ công cổ xưa, nhưng sự phát triển của công nghiệp, thoạt đầu có
tính chất thủ công, rồi sau đó biến thành công trường thủ công. Làng nghề sẽ
phát triển cùng với sự đổi mới kỹ thuật, công nghệ. Cùng với xu thế mở cửa,
hội nhập và giao lưu hàng hoá, trên địa bàn nông thôn sẽ bán những hàng hoá
được sản xuất từ nhiều vùng trong nước hay nhập khẩu. Công nghệ, thiết bị
sản xuất của làng nghề cũng thay đổi theo hướng hiện đại.
Trong hệ thống công nghệ cho phát triển làng nghề hiện nay, công nghệ
xử lý môi trường sinh thái cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng. Vì nó
là môi trường cho người lao động làm việc. Nếu môi trường lao động đáng lo
ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, tiếng ồn, hoá chất là cao, các chất gây ô
nhiễm môi trường xung quanh như nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá chất,
bụi và tiếng ồn, thì người lao động không thể làm việc được, cái giá phải trả
sẽ cao. Trong điều kiện đó, không thể phát triển được làng nghề.
Hai là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động và năng lực
tổ chức quản lý của cán bộ.
Cũng như các lĩnh vực kinh tế khác, con người là nhân tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của làng nghề. Trình độ kỹ thuật nhất là kỹ thuật cá nhân
của người thợ thủ công quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển của nghề. Sản
phẩm của làng nghề chủ yếu phụ thuộc vào tài khéo léo, sáng tạo, nhạy cảm
của đôi mắt, đầu óc và bàn tay của người thợ, tức là tay nghề của người thợ
thủ công. Nếu người công nhân công nghiệp có khi phụ thuộc vào máy móc,
thì ở người thợ thủ công trong các làng nghề, công cụ lệ thuộc vào bàn tay
25
nghề thợ. Tức là, nghề thợ có tính kỹ thuật rất chuyên nghiệp, gắn với thợ.
Nếu được truyền lại nghề đó cho những người khác thì đây là một điều kiện,
nhân tố thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
Trong làng nghề, thợ thủ công phải giàu óc sáng tạo mới đưa ra được
những nét khác biệt trong sản phẩm, mới chủ động nắm bắt nhu cầu của thị
trường nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng
thời, do kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, nên người lao động của làng
nghề cũng phải được nâng cao trình độ để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh.
Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người thợ, năng lực tổ chức
của người quản lý làng nghề có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng
nghề. Ảnh hưởng này được thể hiện ở năng lực nghiên cứu, dự báo thị trường,
năng lực lựa chọn việc sản xuất và năng lực tổ chức người lao động trong
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề. Một người quản lý giỏi
sẽ dẫn dắt hoạt động của làng nghề tới thành công nhiều hơn so với người
quản lý yếu kém.
26
Ba là, hình tổ chức sản xuất tiểu, thủ công nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề có ảnh hưởng quan trọng
đến sự phát triển của làng nghề. Thời kỳ trước đổi mới, các làng nghề truyền
thống nước ta có ba mô hình tổ chức sản xuất: tổ sản xuất, hợp tác xã cung
tiêu sản xuất và hợp tác xã sản xuất. Kể từ khi đổi mới, đã phát triển thêm một
số mô hình mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp
tác, hợp tác xã mới, hộ cá thể. Trong cơ chế thị trường, mô hình tổ chức sản
xuất phù hợp là một yếu tố tạo động lực cho phát triển. Nếu mô hình tổ chức
không phù hợp thì không thể hy vọng có sự phát triển nào hết. Thực tế nước
ta thời gian qua cho thấy để thúc đẩy sản xuất của làng nghề, cần lựa chọn mô
hình sản xuất như hộ gia đình (đây là hình thức tổ chức sản xuất cổ truyền, rất
phổ biến hoạt động khá hiệu quả), mô hình tổ sản xuất (đây là hình thức liên
kết sản xuất, có tính hiệp tác của một số thợ thủ công hoặc một số hộ gia đình
sản xuất thủ công nghiệp, để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó) và
hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình “hợp tác xã” đối với việc sản xuất
sản phẩm cần lượng lớn cho thị trường. Ngoài ra, còn có mô hình doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Đây là mô
hình sản xuất tiên tiến, có trình độ xã hội hoá cao trong khu vực kinh tế nông
thôn. Các hình thức này tuy chưa phổ biến ở làng nghề, song bước đầu nó
đóng vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Bốn là, quy mô và sự phát triển thị trường.
Thị trường cho phát triển làng nghề bao gồm thị trường các yếu tố sản
xuất và thị trường sản phẩm. Hai loại thị trường này tuy có tính độc lập với
nhau, nhưng lại có quan hệ với nhau tạo thành môi trường cho sự phát triển
của làng nghề. Nếu thị trường yếu tố sản xuất được phát triển đồng bộ thì các
cơ sở làng nghề sẽ có được các điều kiện cần thiết cho việc sản xuất; ngược
lại nếu có sự ách tắc của một thị trường nào đó, thì cơ sở làng nghề thiếu “đầu
vào” cho hoạt động của mình. Tương tự như vậy, nếu sản phẩm của cơ sở sản
27
xuất trong làng nghề thiếu “đầu ra”, không có nơi tiêu thụ thì sản phẩm sẽ bị
tồn kho, cơ sở làng nghề không còn điều kiện để tái sản xuất và do vậy không
thể phát triển được. Để có các thị trường này, việc tiếp thị tìm kiếm bạn hàng
là một điều kiền rất quan trong để phát triển làng nghề.
Năm là, vai trò kinh tế của Nhà nước.
Cơ chế và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển
của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề và sự hình thành, phát
triển làng nghề nói chung. Chính sách của Nhà nước có thể tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến sự phát triển của làng nghề. Các chính sách về lao động, tín
dụng, về thương mại, về thuế,… có tác dụng hình thành nên thể chế, tạo môi
trường cho làng nghề hoạt động. Những chính sách đó có thể tạo điều kiện
cho làng nghề mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển
nguồn lực và hỗ trợ về các nguồn lực khác cho làng nghề, tạo môi trường
thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, hỗ trợ về thông tin v.v…
Trong việc thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước, chính sách mở cửa,
hội nhập với thị trường nước ngoài có tác động rất quan trọng.
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nƣớc
1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh
1.3.1.1. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội gần sân
bay quốc tế Nội Bài nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Dân số
Bắc Ninh là 1.150.662 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao
gồm: Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện; có 125 đơn vị hành chính cấp xã bao
gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn.
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động ở nhiều ngành kinh tế. Dưới
tác động của công cuộc đổi mới, hoạt động làng nghề đó có bước phát triển
mới, sôi động chưa từng thấy.
28
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 86 làng nghề, trong đó có 20 làng mới hình
thành. Trong các làng nghề, có 92 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân
(DNTN) và 196 HTX kinh doanh và sản xuất, thu hút trên 15.000 hộ với gần
80.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt hơn 760 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị công
nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 28% giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, bên cạnh các làng nghề truyền thống, trên
địa bàn tỉnh đã có thê nhiều làng nghề mới. Một số làng nghề được phát triển
thành xã, cụm xã nghề. Có nơi còn phát triển thành phố nghề khá sầm uất.
Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển trên thị trường trong nước
và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở
rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ.
Như làng nghề mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn) mới khôi
phục lại từ năm 1986, nhưng đã có 15 công ty TNHH, 3 DNTN và 53 HTX
thu hút 3.000 lao động tại chỗ và hơn 2.000 lao động thuê ngoài. Các khu phố
nghề sôi động được hình thành (trong khi trước đây chỉ là đường vào thôn).
Các doanh nghiệp còn mở tại Trung Quốc 230 cửa hàng bán sản phẩm. Các
thương nhân còn liên kết với làng sản xuất sắt thôn Đa Hội xuất khẩu sản
phẩm sắt sang Lào, rồi vận chuyển gỗ từ Lào về, tạo kênh xuất - nhập hai
chiều độc đáo. Hay nghề sản xuất giấy không còn bó hẹp ở thôn Đống Cao
(xã Phong Khê) mà đã lan sang các thôn khác như Châm Khê, Đào Xá và xã
Phù Lâm thuộc huyện Tiên Du.
Nhiều làng nghề đã đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản
xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Tại làng giấy
Đống Cao (Phong Khê - Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái
sinh, công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm, sản xuất trên
26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ giấy bao gói, giấy vệ sinh đến các mặt
hàng giấy cao cấp như giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy đế xuất khẩu.
29
Bên cạnh những làng nghề công nghiệp, Bắc Ninh vẫn bảo tồn và phát
triển các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt, nhuộm, in hoa ở
các xã Tương Giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ (Thuận Thành), Cao
Đức (Gia Bình); thêu ren ở xã Đại Lai (Gia Bình); tơ tằm ở xã Nội Duệ (Tiên
Du), Vọng Nguyệt (Yên Phong); gốm sứ ở xã Phù Lãng (Quế Võ), Thị Cầu
(thị xã Bắc Ninh)...
Ngay từ khi tái lập tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đặc biệt đến
các làng nghề bằng nhiều chính sách khuyến khích. Theo đó, từ năm 1998 đến
5-2001, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã lần lượt ban hành các Nghị quyết 04 về phát
triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết 12 về xây dựng phát triển KCN,
cụm CN-TTCN (2-2000) và Nghị quyết 02 về xây dựng và phát triển KCN,
côm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5-2001). Và trong năm 2002, các
làng nghề sẽ có thêm một nghị quyết mới về đa khoa học, công nghệ hiện đại
vào sản xuất TTCN. Nội dung cơ bản của các chính sách mới là: cần phải
khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề. Coi đây là
khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông
thôn.
Một trong những sáng kiến nổi bật của Bắc Ninh về phát triển làng
nghề chính là việc khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và
đa nghề. Để quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu vực dân cư,
đưa tầm sản xuất lên quy mô lớn, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp
mở mang sản xuất, chỉnh trang nhà xưởng và có một vị thế mới trong kinh
doanh. Các doanh nghiệp và cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất.
Đó là miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm
tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ
trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất nếu có.
Trước sự phát triển sôi động ở các làng nghề và nhu cầu cần có mặt
bằng cho mở rộng sản xuất, trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã qui hoạch
30
xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đã cã 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề
với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện có 2 cụm công nghiệp (thôn Đa Hội và mỹ
nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm
đã được các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy
Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã được phê duyệt, đang thực
hiện đền bù. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch. Những
tín hiệu ban đầu cho thấy, các doanh nghiệp hưởng ứng rất mạnh mẽ với chủ
trương của tỉnh. Họ đòi hỏi diện tích đất thuê trong cụm lớn hơn cả dự tính
quy hoạch ban đầu. Một số cụm đang phải mở rộng quy hoạch khi còn chưa
san xong nền giai đoạn I. Cụ thể, ở cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Quang, diện tích quy hoạch là 11,7 ha, nhưng có gần 200 cơ sở đăng ký
thuê đất. Tỉnh đang phải xem xét để mở rộng diện tích lên thêm một số ha nữa
mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo Sở CN-TTCN Bắc Ninh, với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, đến năm 2005, toàn tỉnh sẽ có thêm 18 làng nghề mới, tức là khoảng 45-
50% số xã trong tỉnh có làng nghề. Các làng nghề tạo thêm việc làm mới cho
8.000 người/năm và đã nâng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn
lên 80%.
Để giúp các doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, tiếp tục phát triển, một khâu quan trọng được địa phương quan tâm là
đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại. Những dự
án đa dạng như công nghệ đúc áp lực vào làng nghề đúc đồng Đại Bái, hay
thay công nghệ đốt than củi bằng công nghệ đốt bằng dầu FO ở làng gốm Phù
Lãng đang được khuyến khích. Dự tính có 11 chương trình như vậy sẽ được
vay vốn khoa học kỹ thuật và vốn hỗ trợ từ ngân sách, để triển khai đầu tư
phát triển sản xuất.
Có thể thấy rằng, Bắc Ninh đang chủ động đi bằng "hai chân" trong
phát triển công nghiệp: vừa xây dựng các cơ sở sản xuất cã quy mô lớn ở các
31
KCN tập trung, vừa phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các cụm công
nghiệp đa nghề, cụm công nghiệp làng nghề. Cách làm này ngày càng phát
huy hiệu quả và được nhiều địa phương khác tìm đến học tập.
1.3.1.2. Tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tiểu thủ công nghiệp
(TTCN) và ngành nghề nông thôn chưa phát triển. Tỉnh đã có chương trình
khuyến công từ năm 2003, trong 5 năm qua UBND tỉnh đã trích từ ngân sách
6.600 triệu đồng để thực hiện hoạt động khuyến công (đã giao cho Sở Công
nghiệp quản lý, sử dụng 4.800 triệu đồng, Liên minh HTX tỉnh quản lý, sử
dụng 1.800 triệu đồng), đã hỗ trợ đào tạo và truyền nghề cho hơn 7 ngàn lao
động; hỗ trợ cho 127 dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị… Các dự án
khuyến công đã tuy còn nhỏ, song cũng đã góp phần đào tạo nghề, tạo việc
làm và thu nhập cho người lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, góp phần
vào kết quả phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.
Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết quả điều tra
của Sở Công nghiệp năm 2007, tỉnh có 33 làng đủ điều kiện để công nhận
làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 09 làng nghề mới), chủ
yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
Trong 33 làng nghề này, có khoảng trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm
65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong
đã lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%, số nhân khẩu trong làng chiếm hơn
95%; giá trị sản xuất theo giá cố định ước đạt gần 214 tỷ đồng, tăng 63,5% so
năm 2000, chiếm tỷ trọng 9,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh;
thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập,
trung bình đạt 1.485.000 đồng/hộ/tháng và 654.000 đồng/người/tháng.
Làng nghề tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ vào đời sống
kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
32
nhân dân Bắc Giang. Sự góp mặt của các sản phẩm làng nghề góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm có
thu nhập cao làm nên bộ mặt nông thôn mới ngày một khởi sắc văn minh.
Đồng thời khôi phục phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống cũng là
một cách bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh qua nhiều thế hệ. Thời gian
gần đây, tỉnh Bắc Giang đã du nhập thêm được một số nghề mới vào địa bàn
như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, trạm khắc đá, gốm dân
gian,…Việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển
thành công các nghề mới rất có ý nghĩa với những vùng thuần nông.
Tuy nhiên, khôi phục, du nhập được nghề rồi nhưng để làng nghề phát
triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường còn một
số vấn đề bất cập cần phải được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp thiết thực,
hiệu quả trong phát triển làng nghề hiện nay.
Một là, vấn đề sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là khó
khăn hàng đầu của việc phát triển làng nghề. Sản phẩm làng nghề sản xuất
trên trang thiết bị bán cơ khí, mà chủ yếu là làm thủ công thuần thuý, hầu như
là chưa được đầu tư thiết bị đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số ngành nghề
đã được người sản xuất đầu tư máy móc phục vụ một số khâu trong quá trình
sản xuất như mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm. Chất
lượng, mẫu mã sản phẩm chưa cao, chỉ có một số ít sản phẩm xuất khẩu là đạt
được yêu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Còn hầu hết sản phẩm bán
trong tỉnh và vùng lân cận chỉ có chất lượng tương đối, chưa đạt mức độ tinh
xảo để có thể phục vụ cho khách thị trường “khó tính”. Bên cạnh đó, do quy
mô sản xuất nhỏ, lẻ nên việc làng nghề đáp ứng được số lượng lớn sản phẩm
là điều rất khó thực hiện. Điều này là một hạn chế cho việc tiếp nhận đơn
hàng lớn.
Tiêu thụ sản phẩm là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nó quyết định sự sống còn của mỗi cơ sở sản xuất. Thực tế cho thấy,
33
mức cung của sức sản xuất của nhiều sản phẩm đã vượt quá sức cầu trong tỉnh
và trong nước. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết. Tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiện nay
đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn tiêu thụ sản phẩm trong một thị phần rất
nhỏ ở địa phương và sang vùng lân cận. Hầu hết các cơ sở chưa đủ sức tìm
kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường, đầu nối tiêu thụ phần lớn qua
các trung gian, thiếu tổ chức đủ mạnh để đại diện cho làng nghề giải quyết
vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất là tiêu thụ sản phẩm. Sự hẫng hụt lớn
đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất của làng nghề hiện nay có lẽ vẫn là
câu hỏi sản xuất hàng hoá để bán cho ai? Mẫu mã như thế nào? Thương hiệu,
giá cả, hình thức thanh toán?... Tại một số làng nghề như rượu Vân Hà, mây
tre đan Tăng Tiến (Việt Yên), làng nghề tổng hợp Trung Hưng (Hiệp Hoà)…
đã xuất hiện các HTX có năng lực tiêu thụ làm trung gian phân phối sản
phẩm.
Hai là, vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh. Phần lớn các làng nghề Bắc
Giang duy trì dưới hình thức kinh tế hộ là chủ yếu. Một số làng đã hình thành
tổ chức kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và HTX đã là: thôn Bảy, Phúc Long
(Tăng Tiến - Việt Yên), thôn Yên Viên, Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên), thôn
Đông Thắng (Tiến Dũng - Yên Dũng), thôn Lực (Tân Mỹ - Yên Dũng). Điều
đã cho thấy sức sản xuất của các làng nghề tỉnh còn ở mức thấp, chủ yếu mang
tính tự sản, tự tiêu, thiếu sự liên kết, hợp tác trong các khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Để làng nghề phát triển, việc tổ chức sản xuất ở mô hình hộ,
tổ, công ty, HTX… nào là phù hợp; sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị, mẫu
mã sản phẩm, đào tạo lao động, nghệ nhân như thế nào để nâng cao sức cạnh
tranh; tận dụng các tiềm năng của tỉnh kết hợp với du lịch, dịch vụ, thương mại
như thế nào vẫn đang là một bài toán lớn đặt ra cần lời giải đáp.
Ba là, vấn đề cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề. Từ năm 2002 tới
nay, ngân sách tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn đối ứng của
34
dân triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 5 làng trên địa bàn tỉnh là
Tăng Tiến, Vân Hà (Việt Yên), Đông Thượng (Yên Dũng), Thủ Dương (Lục
Ngạn) và Trung Hưng (Hiệp Hoà). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số rất nhỏ
so với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng nghề tỉnh. Nhìn chung, cơ
sở hạ tầng làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Có thể nói hầu hết các
làng nghề còn chưa có đường giao thông đáp ứng tải trọng xe tải, xe container
đến đầu làng, hệ thống điện sản xuất cùng với lưới điện sinh hoạt trước đây đã
quá tải… Đặc điểm của sản xuất ngành nghề nông thôn là sản xuất tại làng,
các hộ sản xuất tận dụng mặt bằng của đất ở làm nơi sản xuất. Vì vậy, khi hộ
phát triển lớn, sức sản xuất cao thì việc mở rộng sản xuất theo hướng lập
xưởng là tất yếu và đây là một khó khăn về mặt bằng sản xuất.
Trong hệ thống các làng nghề tỉnh, mọi ngành nghề đều tiềm ẩn các
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Các ngành nghề như chế biến thực phẩm,
giết mổ gia súc, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành trọng
điểm đã và đang là “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. Nước thải, chất thải
không hề được thu gom mà đổ thẳng ra hệ thống ao hồ xung quanh gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm như làng giết
mổ gia súc Phúc Lâm, rượu Yên Viên, bún Đa Mai,… Nơi sinh hoạt gia đình
chung với nơi làm việc và sản xuất, tiếng ồn, khói, bụi, ánh sáng hầu như
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Khả năng phòng chống cháy nổ rất
hạn chế.
Bốn là, vấn đề vốn. Tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh cho làng nghề
chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình. Các nguồn vay tận dụng không đáng
kể. Vốn để giải quyết các vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều
kiện làm việc, cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường,… đang là vấn đề bức xúc
không chỉ của làng nghề mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Để có vài chục mét
vuông ở khu đất mới, cần vài trăm triệu đồng, tuy một số nơi có được hỗ trợ
từ ngân sách nhưng số vốn đối ứng từ phía người dân vẫn còn là rất lớn so với
khả năng hiện có của đa số các hộ làm nghề. Khi mà đa số làng nghề tỉnh chỉ
35
“lấy công làm lãi”, trong khi vay ngân hàng thì tài sản thế chấp không đáng
kể. Hoặc để xử lý môi trường cho làng nghề cần hàng tỷ đồng cũng là vượt
quá khả năng đáp ứng của các hộ làm nghề.
Năm là, vấn đề tổ chức quản lý ở các làng nghề. Nhìn chung, công tác
quản lý nhà nước về phát triển làng nghề còn buông lỏng, chưa quan tâm đến
bảo tồn và phát triển làng nghề một cách thiết thực. Chính sách hỗ trợ phát
triển làng nghề chưa đồng bộ, cơ chế thực hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành. Bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp - TTCN ở
cấp xã chưa có. Nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu vài chục tỷ đồng/năm,
với hàng trăm hộ sản xuất nhưng không có người chuyên phụ trách quản lý
nhà nước. Vì vậy, việc tuyên truyền về an toàn, vệ sinh môi trường, phòng
chống cháy nổ ở các làng nghề phụ thuộc vào nhiệt tình với khả năng ít
chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn. Ở cấp huyện với nhiều làng nghề và doanh
nghiệp cũng chỉ có tối đa hai biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công
nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.
1.3.1.3. Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Hà Tây được mệnh danh là “Đất Trăm Nghề” nơi đã và đang hình
thành nhiều nghề, nhiều làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề mới. Qua
các thời kỳ lịch sử thăng trầm, các làng ở Hà Tây vẫn còn ghi lại dấu ấn đậm
nét đã là Làng Cổ: Đường Lâm, Cổ Đô, Yên Sở, Làng Hát Ví, Hát Trống
Quân Khánh Vân, Quần Hiền, Liệt Tuyết, Tuyết Nghĩa, Làng vật võ Yên Nội.
Cát Quế, làng Khoa bảng Hương Ngải, Ngọc Than, Liên Bạt, Chi Nê…
Nhưng nhiều hơn cả vẫn là làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống sản xuất
ra nhiều sản phẩm đẹp mang tính kỹ sảo, nghệ thuật, mỹ thuật cao như: Làng
nghề dệt lụa Vạn Phúc, dệt kim La Phù, khảm trai Chuôn Ngọ, tre đan Ninh
Sở, mây đan Phú Vinh, nón lá Làng Chuông, sơn mài Duyên Thái, thêu Quất
Động, tiện Nhị Khê, mộc Tràng Sơn, điêu khắc Dư Dụ, sơn tạc tượng Sơn
Đồng, giò chả Ước Lễ…. Đến nay vẫn tồn tại và ngày càng phát triển được
nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
36
Nhằm khôi phục duy trì và phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công
truyền thống ngay từ năm 1999 Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có chủ
trương quyết định trích từ nguồn ngân sách tỉnh mỗi năm 1 tỷ đồng để hỗ trợ
khuyến công, từ năm 2001 - 2005 tỉnh tăng mức khuyến công lên 1,5 tỷ đồng,
năm 2006 tăng lên 1,95 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 2,2 tỷ đồng với 9 chương
trình để tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề khôi
phục phát triển nghề và làng nghề. Đến nay với chủ trương đó công tác phát
triển làng nghề đã thu được kết quả đáng kể.
Năm 1999 toàn tỉnh mới có 839 làng có nghề, năm 2001 có 972 làng có
nghề, năm 2005 có 1150 làng có nghề, đến nay đã có 1180 làng có nghề/1460
chiếm hơn 80% tổng số làng toàn tỉnh, tất cả các huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh đều có làng có nghề, địa phương có làng nghề nhiều nhất là huyện
Chương Mỹ có 174 làng, ít nhất là Thành phố Hà Đông với 29 làng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn làng nghề UBND tỉnh Hà Tây đã cấp bằng công
nhận làng nghề cho 240 làng nghề (đứng đầu cả nước về số làng nghề được
công nhận), đặc biệt có 30 xã nghề với 100% số làng được cấp bằng công
nhận làng nghề cả 14/14 huyện, thành phố được cấp bằng công nhận làng
nghề.
Các loại hình đơn vị sản xuất trong làng nghề cũng ngày càng phát
triển. Năm 2001 trong các làng nghề toàn tỉnh có 80 công ty, 35 doanh nghiệp
tư nhân, 60 HTX, 100 tổ sản xuất. 150.000 hộ gia đình tham gia sản xuất
TTCN. Đến năm 2006 đã có 305 công ty (tăng 225 công ty so với năm 2001),
110 DNTN (tăng 75 doanh nghiệp so với năm 2001), 154.000 hộ gia đình
(tăng 4000 hộ so với năm 2001).
Theo kết quả điều tra của tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay cả nước có
52 nhóm nghề thủ công truyền thống. Riêng tỉnh Hà Tây có tới 44 nhóm.
Những ngành nghề của làng nghề đang phát triển mạnh là: sơn mài, khảm
trai, mây tre đan, thêu ren, dệt may, da giầy, cơ khí, điêu khắc, sơn tạc tượng,
chế biến nông sản thực phẩm…
37
Một số làng nghề tiêu biểu:
- Làng Dệt kim và chế biến thực phẩm La Phù - Hoài Đức: Xã La Phù,
huyện Hoài Đức nổi tiếng với hai nghề truyền thống là dệt kim và chế biến
thực phẩm; tăng trưởng kinh tế 15,7%/năm; một nửa số gia đình thu nhập
bình quân 11.500.000 đồng/người/năm; số có nhà nhiều tầng không đếm xuể.
La Phù có 60 công ty TNHH, công ty cổ phần và ba doanh nghiệp tư nhân,
hơn 1.000 hộ cá thể. Trong đó Công ty dệt kim Minh Phương trang bị 1.200
máy dệt và máy dát, hơn 400 lao động và khoảng 1.000 gia đình làm vệ tinh,
với các sản phẩm: trang phục bằng len, bít tất, xuất khẩu tới 70-80% sản
lượng hàng hóa làm ra. Năm 2006, công ty đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 triệu
USD, thị trường ổn định.
- Làng nghề mây tre đan Quan Châm: Hàng mây tre đan của Quan
Châm, huyện Chương Mỹ xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật
Bản... Có gia đình đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm.
- Làng nghề may, thú nhồi bông Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ: Là một
trong những làng "trẻ" nhất, mới hơn mười năm tuổi, với 1.600 hộ làm nghề,
tấp nập quanh năm, nhiều gia đình thu nhập 300-400 triệu đồng/năm, gần 50
hộ có ô tô vận tải, một số hộ có cả ô tô tải và xe khách.
Khi làng nghề Hà Tây vươn ra sản xuất hàng xuất khẩu cũng là lúc lọt
vào tầm ngắm của ngành du lịch, trở thành điểm đến trong các tua lữ hành.
Làng nghề Mây tre đan Phú Nghĩa, Chương Mỹ hàng năm có tới 5.000 đến
6.000 lượt khách tham quan, chủ yếu là người nước ngoài. Làng lụa Vạn Phúc
ngày nào cũng xe ra xe vào, bán bán mua mua, không ít du khách tấm tắc,
thán phục trước các bàn tay khéo léo, với sợi chỉ hồng đã nâng bổng cánh
chim. Một số người cũng hăng hái "xin thử tay nghề"...
Hướng đi này vừa vì sự thăng hoa của làng nghề, vừa vì sự phát triển
du lịch bền vững mà Hà Tây có vốn "trời cho" để làm du lịch, du lịch về
nguồn, du lịch sinh thái... cho nên đối với Hà Tây, quy hoạch làng nghề kết
hợp du lịch đã thành chủ trương của tỉnh. Bước đầu, 10 làng nghề, là những
38
làng nghề đã nổi tiếng gần xa, được lấy làm thí điểm thực hiện chủ trương
này, đó là: Lụa Vạn Phúc (TP Hà Đông), Mây tre đan Phú Nghĩa (huyện
Chương Mỹ), Khảm trai Ngọ Hạ, Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), May Trạch
Xá, Hoà Lâm (huyện Ứng Hoà), Dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); Tiện Nhị
Khê (huyện Thường Tín), Tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), May, thú
nhồi bông Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ), Thêu Đại Đồng (huyện Phú Xuyên),
Điêu khắc Dư Dụ, Thanh Thùy (huyện Thanh Oai). Theo đó, sẽ di dời các cơ
sở sản xuất của làng nghề vào khu tiểu thủ công nghiệp theo cụm chuyên
ngành, để đồng bộ hạ tầng: điện, đường, hệ thống cấp nước, xử lý nước, rác
thải, chỉnh trang cảnh quan, bảo vệ môi trường; trang thiết bị công nghệ sản
xuất tiên tiến... Nguồn vốn được thu xếp từ ngân sách địa phương cùng với
đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của dân.
1.3.2. Một số bài học từ các tỉnh có thể vận dụng vào phát triển làng
nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc
Từ thực tiễn phát triển làng nghề ở các tỉnh nêu trên, có thể rút ra một
số bài học chủ yếu cho phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Một là, để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển phải có sự quan tâm
chỉ đạo của các cấp chính quyền .Các địa phương cần có những chính sách tạo
điều kiện cho việc phát triển làng nghề ở nông thôn thông qua việc vận dụng
sáng tạo đường lối, chỉ thị của cấp trên phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Thực hiện các chính sách khác nhau về thị trường đầu ra, về vốn, về công
nghệ, về đào tạo lao động, về đất đai… để giúp đỡ tạo điều kiện cho làng
nghề phát triển.
Hai là, sự phát triển của làng nghề gắn chặt với quá trình CNH, HĐH
NN, NT ở nông thôn, các quá trình đã gắn liền với sự gia tăng thu nhập từ phi
nông nghiệp của cư dân vùng nông thôn và góp phần làm thay đổi bộ mặt của
nông thôn.
Ba là, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề cần có sự
thay đổi. Hộ vốn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu ở làng nghề. Một số
39
hộ trong làng nghề cần có sự liên kết để chuyên môn hoá trong sản xuất hoặc
hợp tác với nhau để thành lập hợp tác xã. Một số hộ ở làng nghề thành lập ra
các tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ hay lập các công ty tư nhân, công ty
TNHH…
Một hình thức cần được quan tâm là sự kết hợp có hiệu quả tốt giữa
một bên là làng nghề với một bên là doanh nghiệp Nhà nước. Mô hình này kết
hợp được sức mạnh của sản xuất nhỏ tiểu thủ công chủ yếu ở các làng nghề
với sức mạnh của DNNN.
Bốn là, vấn đề marketing, vấn đề chiến lược sản xuất kinh doanh, vấn
đề bảo vệ môi trường cần được chính quyền quan tâm giải quyết một cách
thoả đáng. Đây là điều cần hết sức chú ý vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới phát
triển bền vững và nhất là chất lượng con người.
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận văn th s. kinh tế 6752630

More Related Content

What's hot

Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
YenPhuong16
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà NộiPhát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đBảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Huế - Gửi miễn phí...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà NộiPhát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, HOT
 
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đBảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
Bảo tồn không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Quang Bích, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HOT
 
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều LýĐề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Đề tài: Di tích lịch sử khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
 

Similar to Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận văn th s. kinh tế 6752630

Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Trịnh Minh Tâm
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
HanaTiti
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận văn th s. kinh tế 6752630 (20)

Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdfPhát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh 6755525.pdf
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh BìnhĐề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
Đề tài: Phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIẦY DA XÃ HOÀNG D...
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý nhà nước đối với làng nghề, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
QT124.doc
QT124.docQT124.doc
QT124.doc
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (14)

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận văn th s. kinh tế 6752630

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ VŨ THỊ HỒNG THẮM LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2011
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ VŨ THỊ HỒNG THẮM LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. AN NHƢ HẢI HÀ NỘI - 2011
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN................................................ 6 1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề .............................................. 6 1.1.1. Đặc điểm của làng nghề............................................................................ 6 1.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................................ 13 1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ....................14 1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn . 14 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề ........................... 23 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nước................... 27 1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh................................... 27 1.3.2. Một số bài học từ các tỉnh có thể vận dụng vào phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................... 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY................ 40 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến sự phát triển làng nghề................................................................................ 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh ......................................... 40 2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của Vĩnh Phúc trong phát triển làng nghề ..................48 2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay...... 49 2.2.1. Các chủ trương và chính sách nhằm phát triển làng nghề của Nhà nước và chính quyền địa phương............................................................ 49 2.2.2. Quá trình tổ chức hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề ............... 51 2.3. Đánh giá thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Phúc....................................................................................... 56 2.4. Những vấn đề đặt ra trong phát triển làng nghề gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................... 71
  • 4. Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC............................................... 77 3.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam và phương hướng phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 ..................................... 77 3.1.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam trong 10 năm tới............... 77 3.1.2. Phương hướng tổng quát và những mục tiêu cụ thể phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020..................................................... 80 3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới............................................................................................ 87 3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên toàn địa bàn.... 87 3.2.2. Giải pháp về nguồn lực........................................................................... 90 3.2.3. Giải pháp về thị trường........................................................................... 99 3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở nông thôn ...................................... 103 3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương.................106 KẾT LUẬN...................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 111
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Phát triển làng nghề là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn. Thực tế đã chứng minh vai trò quan trọng của làng nghề đối với phát triển kinh tế nông thôn. Sự phát triển làng nghề sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tác động đến việc phân công lao động xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Chính vì thế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp khuyến khích tạo điều kiện để các làng nghề được khôi phục và phát triển. Thực hiện chủ trương đó, các địa phương đã đưa vào quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề truyền thống và xây dựng các làng nghề mới. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía bắc khu vực đồng bằng Sông Hồng, một tỉnh đồng bằng có trung du và miền núi, một tỉnh thuần nông. Ngoài nghề nông, toàn tỉnh hiện có 39 làng nghề, trong đó có 8 làng nghề truyền thống, theo đó là những nghề phụ gia đình. Một số làng nghề này đã trở nên quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Những sản phẩm của các làng nghề mang bản sắc văn hoá của địa phương như làng gốm Hương Canh, làng đá Hải Lựu, làng mộc Bích Chu, làng đan lát Triệu Đề, mộc Thanh Lãng. Nghề
  • 6. 2 mây tre đan xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và tạo nguồn thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở xã Cao Phong huyện Lập Thạch… Trong thời gian qua, các cấp đảng và chính quyền trong tỉnh đã có những chính sách và biện pháp khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề trên địa bàn. Đã tổ chức đào tạo nghề cho nhiều người dân trong tỉnh với nhiều phương thức khác nhau. Đã có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề nhằm phát huy lợi thế của các địa phương… Tuy nhiên, phần lớn các làng nghề vẫn trong tình trạng bị mai một hoặc còn tồn tại thì sản xuất cầm chừng, sản xuất chưa ổn định, kém phát triển, quy mô còn nhỏ bé, thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý v.v… Những tiềm năng và lợi thế của làng nghề vẫn chưa được phát huy, thu nhập và đời sống của người dân chưa được cải thiện rõ rệt. Nếu không tiếp tục đẩy mạnh và có những giải pháp thiết thực cho việc khôi phục và phát triển những làng nghề này thì sẽ làm mất đi một nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không được thực hiện như mong muốn. Nhằm góp phần tìm giải pháp cho việc giải quyết tình trạng trên, tôi chọn đề tài: “Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phát triển làng nghề ở nông thôn là vấn đề rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với cả nước nói chung, các tỉnh nói riêng, nên đã thu hút được nhiều người và tổ chức quan tâm nghiên cứu. Đến nay, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về phát triển tiểu, thủ công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đó là:
  • 7. 3 - Đề tài cấp Bộ: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa” của Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, tháng 12 năm 1999. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC.0809 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” do PGS.TS Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm nghiên cứu chuyên sâu về môi trường làng nghề nói chung. - Đề tài nghiên cứu khoa học do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH,HĐH nông thôn VIệt Nam” tháng 9 năm 2003. - Đề tài “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề ở nông thôn vùng đồng bắng sông Hồng” của Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), năm 2004. - Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, năm 2000. - Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH ”, năm 2003. - “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng. Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998. - “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa” của tiến sĩ Dương Bá Phượng, Nxb. Khoa học và Xã hội, 2001. Ngoài ra còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước đề cập đến sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau. Các công trình và các bài viết trên đã nghiên cứu các vấn đề khác nhau về làng nghề nói chung hoặc một tỉnh nói riêng trong những năm gần đây,
  • 8. 4 như vấn đề: bảo tồn, khôi phục và phát triển làng nghề; giải quyết việc làm và thu nhập thông qua phát triển làng nghề cho lao động nông nhàn; thị trường cho đầu ra cho các làng nghề; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về làng nghề trong phát triển trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở Vĩnh Phúc. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng làng nghề ở Vĩnh Phúc hiện nay từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm phát triển làng nghề góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc dưới góc độ Kinh tế chính trị học. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ kinh tế xã hội trong phát triển làng nghề trước yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Phạm vi nghiên cứu: Các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay.
  • 9. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp của Kinh tế chính trị học và một số khoa học kinh tế khác bao gồm: trừu tượng hóa, lôgic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê kinh tế, dự báo, điều tra, khảo sát, so sánh… để phân tích thực hiện nội dung nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề trên một địa phương trung du miền núi phía Bắc trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu, thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả các làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Chƣơng 2: Thực trạng làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2000 đến nay. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc.
  • 10. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN 1.1. Làng nghề, đặc điểm và phân loại làng nghề 1.1.1 Đặc điểm của làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề Làng nghề là phạm trù ghép của hai từ “làng” và “nghề”. Làng là một phạm trù dùng để chỉ một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến. Làng ở Việt Nam đã xuất hiện từ thời Hùng Vương, nó được hình thành trên cơ sở những công xã nông thôn, trong đó mỗi công xã gồm một số gia đình, có một tinh thần cộng đồng, cộng cảm, sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Sự tập trung đó là do nghề trồng lúa nước (đã có ở nước ta vào khoảng thế kỷ thứ VII TrCN) phải thường xuyên chống thiên tai mà công việc này một gia đình không thể đảm đương được, cần có sự liên kết của cộng đồng, gắn bó với nhau và cùng chung sống chết. Lúc đầu, nguồn sống cơ bản của người dân trong các làng là sản phẩm nông nghiệp. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất làm cho sản xuất nông nghiệp có của dư thừa, làm ra đời kinh tế hàng hoá. Dần dần trong làng có những người làm nghề buôn bán, rồi có những người chế tác công cụ lao động, sản xuất đồ mộc, đan lát đồ dùng, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải... tức là chuyển sang sản xuất thủ nghiệp. Trong thời kỳ đầu, sản xuất công nghiệp chỉ ở quy mô gia đình và bị phụ thuộc kinh tế tự nhiên giống như cách mô tả của V.I.Lênin: "ở đây, nghề thủ công với nông nghiệp chỉ là một mà thôi" [34, tr.411-412]. Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và kinh tế hàng hoá, những người sản làm nghề thủ công vốn coi công việc của mình là một nghề phụ trong nghề nông chuyển sang thành một nghề
  • 11. 7 độc lập. Tuy họ đã rời bỏ sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn gắn chặt với làng quê, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sống bằng nghề thủ công nghiệp. Bên cạnh những người này, trong làng vẫn có những người làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Trong quá trình phát triển, số người trong làng chuyển hẳn sang sản xuất các mặt hàng thủ công dần tăng lên, có đội ngũ thợ, có quy trình công nghệ, quy mô sản xuất hàng thủ công tăng lên đến một mức độ nhất định làm cho làng thuần nông chuyển biến thành các làng nghề. Tuy đã được hình thành từ lâu, nhưng đến nay, ở nước ta vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về làng nghề. Chẳng hạn, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, "Làng nghề là làng tuy vẫn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp. có phường, có ông trùm, có phó cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công" [44, tr.27]. Đây là quan niệm tuy đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại không thích hợp với các làng nghề nói chung và càng không phải là làng nghệ mới được đi vào hoạt động. Nếu cho rằng phát triển làng nghề phải có nghề cổ truyển nổi trội, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp thì ngày nay rất khó có được một loại làng nghề như vậy. Một quan niệm khác cho rằng, "Làng nghề là những làng đã có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm" [23, tr.15]. Còn trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đệ trình tháng 5/2005, thì "Làng nghề là tôn, ấp, bản có trên 35% số hộ hoặc lao động
  • 12. 8 tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn và thu nhập từ ngành nghề nông thôn chiểm trên 50% tổng thu nhập của làng". Các định nghĩa trên đã khắc phục được nhược điểm của quan niệm thứ nhất, quan tâm đến phải có tỷ lệ người làm nghề và thu nhập từ ngành nghề, nhưng lại cố định tiêu chí xác định làng nghề và việc cố định những tiêu chí trong khái niệm sẽ làm cho các nhà hoạch định chính sách khó xử lý khi chế độ ưu đãi đối với làng nghề đã thay đổi thì phải chăng khái niệm cũng thay đổi. Quan niệm thứ tư của Theo TS. Dương Bá Phượng thì “Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập”. Quan niệm này đã nêu lên được hai yếu tố cơ bản cấu thành của làng nghề là làng và nghề, nêu lên được vấn đề nghề trong làng tách ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập nên phù hợp với điều kiện mới hơn, tránh được hạn chế của quan niệm thứ hai, song vẫn mắc phải hạn chế của quan niệm thứ nhất. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động thủ công nghiệp, trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề thủ công nghiệp. Song, do nghề gắn với làng vốn có điểm xuất phát là nông nghiệp, nên phải so sánh tỷ lệ lao động (hay hộ) và thu nhập của thủ công nghiệp với tổng số lao động và tổng thu nhập của làng. Nghĩa là, tỷ lệ lao động làm nghề và tỷ lệ thu nhập do nghề mang lại so với lao động và thu nhập của làng là tiêu thức xác định làng đó có phải là làng nghề hay không. Thuật ngữ LÀNG NGHỀ được tạo thành từ hai chủ thể “làng” và “nghề”. Nghề được đề cập ở đây là nghề TTCN được tiến hành trong phạm vi làng và gắn với làng. Có thể hiểu một cách đơn giản làng nghề là làng có hoạt động TTCN. Tuy vậy, không phải quy mô của nghề ở bất cứ mức độ nào thì làng cũng được gọi là làng nghề. Làng được gọi là làng nghề khi các hoạt động TTCN đủ lớn đến một mức độ nào đó và mang tính ổ định. Như vậy, khái niệm làng nghề phải thể hiện cả về định tính và định lượng. Định tính
  • 13. 9 của làng nghề thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông (hoặc có ngành nghề phụ quy mô nhỏ) hoặc với phố nghề ở thành thị. Định lượng của khái niệm làng nghề là chỉ ra làng nghề đạt đến quy mô nào và mang tính ổn định ra sao. Vì có điểm xuất phát là làng gắn với nông nghiệp nên quy mô TTCN của làng phát triển đến mức độ nào đó mới được gọi là làng nghề vì ở trong làng nên việc định lượng, xác định quy mô nghề vừa phải xem xét chính bản thân hoạt động TTCN, vừa phải đặt trong quy mô làng về số hộ, số lao động, thu nhập từ hoạt động kinh tế bởi vì đặc trưng đầu tiên của làng Việt Nam là gắn với số hộ, số lao động và thu nhập từ nông nghiệp. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh quy mô các hoạt động TTCN, trong đó hai chỉ tiêu cơ bản là giá trị sản xuất và lao động làm nghề TTCN. Tuy vậy, do nghề gắn liền với làng vốn có điểm xuất phát là nông nghiệp nên phải so sánh tỷ lệ lao động (hay hộ) và thu nhập của TTCN với tổng số lao động và tổng thu nhập của làng. Như vậy, tỉ lệ lao động làm nghề và tỉ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với lao động và thu nhập của làng là bao nhiêu thì được gọi là làng nghề. Vấn đề đặt ra ở đây cũng tương tự như trong kinh tế học thường gặp như khái niệm trang trại và tiêu chí trang trại, khái niệm hộ nghèo và chuẩn phân loại hộ nghèo,… Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các quan niệm nêu trên và nghiên cứu của bản thân, theo tác giả luận văn thì làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỉ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như về mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng. Tên gọi của làng nghề gắn liền với tên gọi của các nghề thủ công như nghề gốm sứ, đúc đồng, ươm tơ, dệt vải, dệt tơ lụa... Trước đây, làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ công nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển mạnh của ngành kinh tế dịch vụ, nên ở các tỉnh còn có các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được gọi là làng nghề. Trong một làng nghề có thể chỉ có một nghề,
  • 14. 10 nhưng cũng có thể có nhiều nghề. Điều này là tuỳ theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ưu thế có trong làng. 1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề Khác với làng thuần nông và phố nghề, làng nghề được ra đời và phát triển ở nông thôn, có mối quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp, lao động mang tính chất thủ công và chủ yếu là lao động tại chỗ; vốn ít, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu và mang tính chất thủ công; hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, đa số sản phẩm được sản xuất có tính chất đơn chiếc và nhiều sản phẩm mang bản sắc văn hoá của vùng, của dân tộc. Quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH và HĐH nông nghiệp, nông thôn làm cho các quan hệ kinh tế ở làng xã thay đổi, các làng nghề cũng biến đổi theo. Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của làng nghề. - Làng nghề có quan hệ gắn bó với nông nghiệp, nhưng ít phụ thuộc vào nông nghiệp. Ở nước ta trước đây cũng như hiện nay, hầu hết các nghề đều lấy làng làm địa điểm hoạt động. Do thủ công nghiệp hình thành trong các làng, nên giữa nghề nông và nghề thủ công nghiệp có mối quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau. Sự phát triển của thủ công nghiệp trong làng phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp. Bên cạnh các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, đa số các hộ trong làng làm nông nghiệp kiêm thủ công nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp tạo điều kiện để các hộ chuyển sang làm nghề thủ công nghiệp. Nông nghiệp được coi như "bàn đạp" để phát triển thủ công nghiệp trong làng. Hầu hết nguyên liệu của thủ công nghiệp trong làng do nông nghiệp tao ra (như chế biến nông sản, dệt vải, dệt chiếu...), một phần lớn nguồn vốn để hình thành làng nghề ban đầu có nguồn gốc từ tích luỹ nông nghiệp, sản phẩm làm ra trước hết là phục vụ nông nghiệp và cư dân nông thôn. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, khi trình độ kinh tế phát triển cao hơn, hoạt động của làng nghề càng có xu hướng độc lập hơn đối với nông nghiệp. Nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề được đa dạng hoá trong
  • 15. 11 đó có cả sản phẩm của các ngành công nghiệp ở thành thị. Hơn nữa, khi nước ta đã là thành viên chính thức của WTO, nguyên liệu cho sản xuất của làng nghề còn bị cạnh tranh quyết liệt từ các bạn hàng nước ngoài. Do tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, lợi thế nguyên liệu có nguồn gốc trực tiếp từ tự nhiên giảm xuống, làm cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề gắn liền với nguyên liệu tại chỗ từ nông nghiệp có xu hướng giảm xuống. Làng nghề ngày càng có tính độc lập hơn đối với nông nghiệp. - Lao động trong làng nghề là sự kết hợp giữa kỹ năng, kỹ thuật cao với tay nghề khéo léo của thợ thủ công, giữa lao động tại chỗ với lao động từ nơi khác đến. Trong các làng nghề hiện nay, trừ một số khâu công việc hoặc những công việc mang tính bí quyết nghề nghiệp, còn lại là lao động phổ thông, trình độ thấp, hầu hết là lao động tại địa phương. Ngày nay, do tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng tự do hoá thương mại, nên việc sản xuất của làng nghề phải dựa vào những phương tiện, công cụ lao động mới. Nó đòi hỏi lao động trong làng nghề cũng phải được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật thì sản phẩm làm ra mới đủ sức cạnh tranh. Cũng do những tác động này, cơ cấu lao động trong làng nghề cũng phải thay đổi theo hướng ngày càng hiện đại. - Khả năng tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn. Hiện nay, vốn để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu là tự có và đi vay trong làng, nhất là của những người họ hàng. Trong những năm gần đây, lượng vốn mà các làng nghề vay của các tổ chức tín dụng tuy đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, do tác động của công cuộc đổi mới và do đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mức sống của người dân tăng lên, lượng tiết kiệm trong dân cư tăng lên và các dịch vụ nhất là dịch vụ tín dụng nông thôn được mở rộng sẽ là
  • 16. 12 điều kiện để các chủ kinh tế trong làng nghề tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn xã hội. - Trong làng nghề, có sự kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại với kinh nghiệm, kỹ thuật thủ công theo hướng tiểu thủ công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo. Một số nghề được cơ giới hoá ở một vài công đoạn trong sản xuất (ví dụ xay bột để làm bánh tráng gạo bằng máy thay cho kỹ thuật thủ công trước đây, cưa gỗ và bào trơn bằng máy trong nghề mộc...). Dưới tác động của việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trình độ cơ giới hoá của các làng nghề ngày càng tăng lên và theo hướng ngày càng hiện đại. Lượng vốn đầu tư cho một chỗ làm việc trong làng nghề theo đó cũng ngày càng tăng lên. - Hoạt động kinh tế của làng nghề, có sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên kết giữa các hình thức sản xuất kinh doanh trong làng nghề và giữa các làng nghề với công nghiệp lớn. Do tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, các hình thức sản xuất kinh doanh trong làng nghề cũng được cơ cấu lại theo hướng giảm số hộ cá thể, tăng số cơ sở như tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty. Có sự liên kết giữa làng nghề với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu ra, liên kết giữa các công đoạn sản xuất do phát triển chuyên môn hoá. Các hiệp hội ngành nghề giúp nhau cũng phát triển... Kết cấu hạ tầng cho làng nghề phát triển mạnh mẽ. - Sản phẩm được sản xuất ra có sự kết hợp giữa sản xuất hàng loạt với sản xuất đơn chiếc mang bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy sản xuất trong làng nghề vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, nhưng do áp dụng máy móc, nên để tránh lãng phí trong việc sử dụng máy móc thiết bị công nghệ thì việc sản xuất phải có khối lượng đủ lớn mới giảm được chi phí sản xuất, mới có lợi nhuận để tồn tại và phát triển. Đồng thời, do tác động của cạnh tranh, viêc sản xuất sản phẩm có tính đến những nét đặc trưng gắn với
  • 17. 13 các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương thông qua công nghệ thủ công, sản xuất đơn chiếc ở một số công đoạn là cần thiết để phát triển làng nghề hiện đại. Những đặc điểm nêu trên của làng nghề được xem xét gắn với những biến đổi của nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay ở cả nước nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng. 1.1.2. Phân loại làng nghề Hiện nay, nước ta có có hơn 2.000 làng nghề thủ công và làng nghề truyền thống với rất nhiều nghề khác nhau đang hoạt động. Do sự đa dạng về chủng loại mặt hàng được sản xuất ra, nên ở nước ta có nhiều loại làng nghề. Dưới đây là một số tiêu thức dùng để phân loại làng nghề đã có ở Việt Nam. - Căn cứ vào theo thời gian làm nghề, người ta chia thành làng mới làm nghề (là những làng mới làm nghề tiểu thủ công trong vòng 20-30 năm trở đây) và là làng nghề lâu đời hay làng nghề truyền thống. - Căn cứ vào tính chất cũ mới của nghề, người ta chia thành làng làm nghề mới (là làng những nghề mới xuất hiện trong thời gian gần đây theo yêu cầu của xã hội đòi hỏi hay theo kỹ thuật tạo thành như nghề tái chế phế liệu: tái chế chì, tái chế nhựa…) và làng làm nghề truyền thống (là loại làng làm nghề truyền thống hay rất gần với nghề truyền thống). - Căn cứ vào số lượng nghề của làng, người ta chia ra làng 1 nghề (cả làng chỉ làm một nghề thủ công) và làng nhiều nghề (là làng ngoài nghề nông ra còn làm từ 2 nghề thủ công trở lên hay là loại làng có thêm vừa nghề thủ công, vừa nghề buôn). - Căn cứ vào mặt hàng sản xuất, có thể chia thành làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm; làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; làng nghề làm đồ gốm sứ; làng nghề làm nghề kim khí; làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thông thường; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.
  • 18. 14 - Theo trình độ kĩ thuật, có các làng nghề kĩ thuật giản đơn, làng nghề có kĩ thuật phức tạp. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, tác giả luận văn sử dụng phương pháp phân loại theo ngành nghề nhằm xem xét sự biến động của các ngành nghề, từ đó thấy được khả năng phát triển của các làng nghề qua sự biến động sản phẩm của các ngành nghề. 1.2. Vai trò và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển làng nghề 1.2.1. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Làng nghề là một bộ phận trong hoạt động kinh tế ở nông thôn, có vai trò quan trọng về nhiều mặt, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, mà còn đối với sự phát triển xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nông thôn là khu vực địa lý trong đó dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông (sản xuất nông nghiệp). Trong nông thôn truyền thống, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu. Cùng với quá trình phát triển sản xuất xã hội và phân công lao động, ngoài sản xuất nông nghiệp, ở các nông thôn còn có các hoạt động phi nông nghiệp như tiểu, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Lúc đầu, tỷ trọng của những hoạt động này tương đối thấp, nhưng càng về sau tỷ trọng càng được nâng lên. Nói đến nông thôn, người ta thường trước hết quan tâm đến hoạt động kinh tế ở nông thôn. Kinh tế nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ khác... tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông thôn là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nước ta, làng nghề được coi là một bộ phận hợp thành trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
  • 19. 15 Sự phát triển của làng nghề có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Vai trò của nó được thể hiện trên các khía cạnh như sau: Một là, sự phát triển của làng nghề là một lĩnh vực quan trọng để thu hút và phát huy các nguồn lực tiềm tàng trong nông thôn. Bất kỳ một khu vực địa lý hay nền kinh tế nào, nguồn lực sản xuất bao gồm nhân lực, vật lực, tái lực và trí lực đều được coi là điều kiện đặc biệt quan trọng tạo nên quá trình sản xuất, cơ sở của sự tăng trưởng kinh tế. Do nguồn lực sản xuất có giới hạn và ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc huy động hết các nguồn tiềm năng là một đòi hỏi bức thiết để có sự tăng trưởng kinh tế. Điều này liên quan đến nhiều giải pháp, trong đó có việc tổ chức các hình thức kinh tế. Làng nghề là một hình thức tổ chức kinh tế thích hợp để huy động và phát huy các nguồn lực kinh tế ở nông thôn. Việt Nam là nước đông dân và có tốc độ phát triển dân số và lao động tương đối cao. Do kinh tế nông nghiệp lạc hậu vẫn là chủ yếu, năng suất lao động quá thấp (hiện nay lao động nông nghiệp chiếm gần 60% lao động xã hội và dân số nông thôn khoảng 70% dân số toàn quốc), diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có nguy cơ gia tăng, đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn. Sự phát triển của làng nghề tạo thêm điều kiện sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn (hiện nay ở nước ta có khoảng 18% thời gian lao động của người sản xuất nông nghiệp bị rỗi việc do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ), sử dụng lao động người già, trẻ em, làm tăng thu nhập của người dân đồng thời tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho cư dân nông thôn và thu được một số kết quả nhất định, nhưng do đất chật người đông nên bản thân nông nghiệp không có khả năng thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn. Trong khi đó hiện nay, khoảng 60 - 65% giá thành
  • 20. 16 sản phẩm TTCN trong làng nghề là chi phí lao động sống, nên việc phát triển làng nghề là phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm dư thừa ở nông thôn. Thực tế ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng cho thấy, phát triển làng nghề góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nông dân và cư dân nông thôn. Trong những năm cuối thế kỉ XX, các làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng đã thu hút khoảng trên 600.000 lao động nông thôn. Một số làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà còn sử dụng lao động từ các nơi khác. Ví dụ làng nghề Bát Tràng (Hà Nội) thu hút thêm 3.000 - 5.000 lao động, làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) ngoài 3.000 lao động tại chỗ còn thuê thêm 1.500 lao động từ các nơi khác. Tại tỉnh Hải Dương, các làng nghề thu hút khoảng 80.000 lao động, chiếm trên 8% số lao động xã hội trong tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động từ 400 - 700.000 đồng/tháng, có cơ sở thu nhập của người lao động từ 1 đến 3 triệu đồng/tháng. Tại tỉnh Nam Định, các làng nghề thu hút 108.680 lao động, thu nhập bình quân từ 650 - 850.000đồng/người/tháng. Sự phát triển của các làng nghề đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến lương thực, thực phẩm không chỉ có tác động thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ chế biến phát triển, mà còn tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Ngoài các hoạt động dịch vụ sản xuất trực tiếp còn có một số loại dịch vụ sản xuất khác nữa, đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Các loại dịch vụ này cũng được phát triển do yêu cầu sản xuất trong các làng nghề ngày càng tăng. Do tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, nên các ngành nghề nông thôn còn là động lực làm chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho nông dân.
  • 21. 17 Hai là, sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo nguồn vốn cho phát triển, mà còn là cơ sở quan trọng đầu tiên cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đặc trưng cơ sở sản xuất của làng nghề là quy mô nhỏ, công cụ lao động thủ công, mức đầu tư vốn ban đầu không lớn, nên nó dễ dàng huy động được các khoản vốn nhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họ hàng và đi vay từ các tổ chức tín dụng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề thường do người lao động đứng ra tổ chức, lại gắn liền với thị trường, và có những ưu thế độc đáo riêng biệt về sản phẩm, nên nó có thể phát huy hiệu quả vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi trong tích luỹ vốn cho CNH, HĐH. Chẳng hạn, dệt lụa ở xã Vạn Phúc (Thành phố Hà Đông, Hà Nội) là một nghề thủ công đã có lịch sử 1.200 năm, đã từng được nhiều thị trường nước ngoài biết đến (tham gia hội chợ quốc tế Mác-xây và Pa-ri ở Pháp năm 1931, 1938, được thị trường Pháp, Thái Lan, Malaisia ưa chuộng), hàng năm xuất khẩu 2,5-3 triệu mét vải, doanh thu gần 27 tỷ đồng năm 2004 chiếm trên 60% giá trị sản xuất toàn xã. Đây là nguồn vốn rất quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn [7]. Trong điều kiện kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của các làng nghề còn có thể tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển sản xuất. Sự phát triển của làng nghề còn là cơ sở xuất phát quan trọng đầu tiên cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì đây là những cơ sở kinh tế được tách ra khỏi nông nghiệp, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, là hình thức tiền thân và trung gian giữa công nghiệp truyền thống với công nghiệp hiện đại, thúc đẩy phân công lao động xã hội ở nông thôn theo hướng tiến bộ. Làng nghề phát triển sẽ thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp, đồng thời kết hợp và bổ sung cho nhau giữa yếu tố hiện đại với yếu tố truyền thống, thực hiện cá biệt hoá sản phẩm, lưu giữ công nghệ cổ truyền, giữ gìn bản sắc
  • 22. 18 văn hoá dân tộc, tạo ra những sản phẩm mà nền công nghiệp hiện đại không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Trong giai đoạn đầu của CNH, khi công nghiệp hiện đại còn chưa chiếm ưu thế, làng nghề sẽ là yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp. Nó tạo điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên, lao động ở nông thôn, khai thác nguồn vốn tự có trong dân, mở ra hướng sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Làng nghề phát triển mạnh có thể được phát triển ở các lĩnh vực không thể cơ khí hoá được, như gia công, chế biến kim loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc cỡ nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đặc biệt được phát triển ở các ngành như chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Sự phát triển làng nghề sẽ tạo cơ hội kết hợp và áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất cải tạo sản xuất truyền thống, qua đó xây dựng nền thủ công nghiệp hiện đại năng động, có khả năng cung ứng sản phẩm cho những nhu cầu thị hiếu kiểu mới, kể cả xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Sự phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trong của nông nghiệp trong tổng giá trị sản lượng và trong tổng lực lượng lao động ở nông thôn. Theo V.I.Lênin, làng nghề (hay tiểu thủ công nghiệp) và công nghiệp công xưởng, nhà máy có mối liên hệ mật thiết và vững chắc nhất với nhau. Làng nghề tạo ra những cơ sở ban đầu về vốn, lao động, thị trường cho CNH nền kinh tế, là điểm xuất phát của phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng, toàn bộ nền kinh tế nói chung. Ba là, sự phát triển của làng nghề tạo thị trường rộng lớn cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
  • 23. 19 Thực chất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề là những doanh nghiệp nhỏ. Những cơ sở này có những lợi thế nhất định so với cơ sở quy mô lớn. Nó có thể sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ, tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, tạo địa bàn rộng lớn cho phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn khi ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn. Do vậy, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá. Từ đó, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Thêm vào đó, sản xuất trong các cơ sở của làng nghề là một quá trình liên tục, điều này lại tạo cơ hội về việc làm cho người làm nông nghiệp khi họ bước vào thời kỳ nông nhàn không thể tránh khỏi do chu kỳ phát triển của sinh ràng buộc. Đồng thời, làng nghề không chỉ cung cấp sản phẩm tiêu dùng (và nhiều khi cả các yếu tố đầu vào) để duy trì phát triển sản xuất công nghiệp, mà còn là thị trường tiêu thụ máy móc, công cụ sản xuất và công nghệ của công nghiệp thành thị. Theo đà phát triển của CNH, HĐH, các ngành nghề trong làng nghề sẽ từng bước được hiện đại, nhu cầu trang bị máy móc thiết bị ngày càng tăng lên, thị trường của công nghiệp được mở rộng. Làng nghề tạo điều kiện cho phát triển thị trường vốn và lao động. Hoạt động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề còn tạo điều kiện làm tăng lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho thị trường. Làm cho thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ ở các vùng nông thôn thêm đa dạng và hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn. Bốn là, sự phát triển của làng nghề góp phần đạo tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Mặc dù trong các làng nghề có sự truyền nghề với những quy định rất khắt khe, nhưng do tình kinh tế của nó, nên việc tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật vẫn tích cực diễn ra. Trong làng nghề, ông tổ nghề là
  • 24. 20 người có công đầu trong việc đưa kỹ thuật, công nghệ mới từ nơi khác về địa phương, làm trấn hưng và phát triển kinh tế của làng. Chế độ học việc cổ truyền ở các làng nghề đã đào tạo ra nhiều thợ thủ công lành nghề, chuẩn bị đội ngũ công nhân dự bị cho công nghiệp hiện đại. Qua hoạt động trong làng nghề, người thợ thủ công được rèn thói quen, tính kỷ luật và phương pháp làm việc công xưởng. Sự phát triển làng nghề tạo điều kiện phát triển thị trường sức lao động, cung ứng và nâng cao chất lượng lao động cho phát triển công nghiệp. Đồng thời, phát triển làng nghề còn góp phần xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự lớn mạnh của làng nghề đồng nghĩa với việc tầng lớp doanh nhân phát triển để có thể vươn tới đảm đương việc quản lý và điều hành những doanh nghiệp hiện đại. Tuy nhiên hiện nay, cách đào tạo nghề theo kiểu cha truyền con nối là một nguyên nhân làm cho nhiều nghề bị thất truyền, trong đó có các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Đây cũng là một vấn đề cần được tính đến trong phát huy vai trò của làng nghề. Năm là, sự phát triển của làng nghề sẽ là nhân tố góp phần nâng cao mức sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của làng nghề không chỉ tạo ra điều kiện để góp phần giải quyết việc làm, mà còn góp phần quan trọng vào nâng cao mức sống của người dân. Thực tế ở những nơi có làng nghề phát triển đều cho thấy mức sống chung của người dân được ổn định hơn và cao hơn so với những nơi chỉ làm nông nghiệp thuần túy, không làm nghề. Ở đây, người dân không chỉ có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, mà còn có thu nhập từ làm các nghề trong làng. Ở các làng nghề, tỉ lệ hộ khá và giàu thường cao hơn so với các làng thuần nông. Tại đây, hầu như không có hộ đói. Thu nhập của người dân từ làm nghề nhiều khi chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập của họ. Nhờ thu nhập từ làm nghề, người dân nông thôn có thêm điều kiện tốt hơn trong giải quyết
  • 25. 21 nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Nhà cao tầng của các hộ dân được xây dựng rất nhanh, tỉ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỉ lệ khá. Chẳng hạn, tại làng Tân Lễ ở tỉnh Thái Bình, tỉ lệ hộ khá, giàu chiếm gần 80% trong tổng số hộ của địa phương. Làng nghề Bát Tràng ở Hà Nội có mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt tới 10 - 20 triệu đồng/năm, còn các hộ cao thì đạt tới hàng trăm triệu đồng trên một năm. Trong các làng nghề, cùng với những cải thiện trong đời sống kinh tế, mức sống về văn hoá của dân cư được nâng lên, điều này tác động tích cực đến xây dựng nông thôn mới. Tại các làng nghề, người dân có điều kiện kinh tế hơn trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, là một trong những điều kiện tiền đề để khai thác các nguồn lực và lợi thế của từng vùng, là điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu và trao đổi hàng hoá giữa các vùng, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư, góp phần giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá… Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra một nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy không có đầy đủ số liệu về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương của làng nghề, nhưng ta có thể tham khảo vai trò này ở một số địa phương trong nước. Chẳng hạn, ở tỉnh Hải Dương, năm 1998, giá trị sản phẩm của ngành nghề nông thôn đạt 560 tỉ đồng; năm 1999 là 608 tỉ đồng và năm 2000 là 637 tỉ đồng. Năm 2005, tổng giá trị sản xuất tại các làng nghề trong toàn tỉnh ước đạt trên 900 tỉ đồng, chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, riêng làng nghề vàng, bạc truyền thống Châu khê - Phúc Kháng, giá trị sản
  • 26. 22 xuất đạt gần 7 tỉ đồng; làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Giao, xã Lương Điền (Cẩm Giàng), ước tính doanh thu là 27 tỉ đồng. Ngành nghề cơ khí và dịch vụ tiểu, thủ công nghiệp ở xã Tráng Liệt (Bình Giang) đạt doanh thu trên 14 tỉ đồng/năm. Tỉnh Nam Định, giá trị sản xuất của các làng nghề 6 tháng đầu năm 2009 đạt 1.662 tỉ đồng, chiếm trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp toàn tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh, giá trị sản xuất của các làng nghề năm 2008 đạt hơn 760 tỉ đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 28% giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Tỉnh Hà Tây, riêng làng Dệt Kim và chế biến thực phẩm La Phù - Hoài Đức đạt tăng trưởng kinh tế 15,7%/năm, năm 2006 đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 triệu USD. Tóm lại, sự phát triển làng nghề có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ tạo điều kiện cho sự ổn định mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi bộ mặt ở nông thôn theo hướng tiến bộ. Với vai trò đó, việc phát triển làng nghề đã trở thành cần thiết đối với các địa phương trước yêu cầu ngày càng cao của sản xuất xã hội. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề Sự phát triển của làng nghề không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, mà còn bởi các nhân tố chủ quan. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của một làng nghề. Một là, nguồn vốn và điều kiện vật chất - kỹ thuật Vốn là điều kiện không thể thiếu được cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Vốn bao gồm cả vốn bằng tiền và các tài sản khác phục vụ cho sản xuất, tác động đến làng nghề trên nhiều khía cạnh. Đó là: Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, khoa học và công nghệ có quan hệ thuận chiều với nhau. Làng nghề nào đầu tư nhiều thì khả năng cơ giới hoá
  • 27. 23 càng cao và điều này sẽ nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nói cách khác, vốn là cơ sở để có được công nghệ tiên tiến. Có vốn, các làng nghề sẽ có điều kiện chủ động trong hoạt động đầu tư, chủ động điều chỉnh mặt hàng và cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Có nguồn lực vốn, các làng nghề có điều kiện chủ động du nhập sản phẩm mới hay ngành nghề mới, để đáp ứng với sự những biến đổi nhanh nhạy của thị trường. Có vốn, các làng nghề có điều kiện chủ động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, có điều kiện tạo ra việc làm và có điều kiện để phát huy các nguồn lực khác, v.v… Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thường là vốn tự có hoặc huy động của anh em, họ hàng. Lượng vốn mà các chủ sản xuất có được thường nhỏ bé, khó đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vốn đầu tư sản xuất kinh doanh thấp, nên người sản xuất không thuê được người thiết kế mẫu mã, không mua trữ được nguyên vật liệu khi rẻ (nhất là nguyên liệu là những nông sản có tính thời vụ), không đầu tư mua máy móc thiết bị để cơ giới hoá, hiện đại hóa sản xuất. Điều đó làm cho khả năng cạnh tranh sản phẩm của làng nghề thấp, hàng hoá khó bán được, thậm chí các hộ bị mất khả năng thu hồi vốn. Các cơ sở làng nghề, do vậy, bị rơi vào "cái vòng luẩn quẩn": vốn ít → thiết bị thủ công → sản phẩm làm ra với năng suất thấp → giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm → không mở rộng được thị trường → thu hồi vốn khó → vốn ít. Bên cạnh nguồn vốn, sự phát triển của làng nghề phụ thuộc rất lớn vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất được tích lũy trong làng. Trong làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất là điều kiện vật chất - kỹ thuật rất quan trọng cho sự phát triển. Do tính đặc thù của việc sản xuất ở làng nghề, nên
  • 28. 24 việc tìm kiếm và lựa chọn kỹ thuật, công nghệ sản xuất thích hợp tạo cho người lao động có phương tiện sản xuất. Tính hợp lý và hiện đại của phương tiện sẽ cho phép làng nghề tạo ra được sản phẩm độc đáo, có tính cạnh tranh. Nếu cơ cấu và trình độ công nghệ không thích hợp thì không thể có phương tiện cho sản xuất của làng nghề. Mặc dù làng nghề được phát triển từ những công nghệ thủ công cổ xưa, nhưng sự phát triển của công nghiệp, thoạt đầu có tính chất thủ công, rồi sau đó biến thành công trường thủ công. Làng nghề sẽ phát triển cùng với sự đổi mới kỹ thuật, công nghệ. Cùng với xu thế mở cửa, hội nhập và giao lưu hàng hoá, trên địa bàn nông thôn sẽ bán những hàng hoá được sản xuất từ nhiều vùng trong nước hay nhập khẩu. Công nghệ, thiết bị sản xuất của làng nghề cũng thay đổi theo hướng hiện đại. Trong hệ thống công nghệ cho phát triển làng nghề hiện nay, công nghệ xử lý môi trường sinh thái cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng. Vì nó là môi trường cho người lao động làm việc. Nếu môi trường lao động đáng lo ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, tiếng ồn, hoá chất là cao, các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh như nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá chất, bụi và tiếng ồn, thì người lao động không thể làm việc được, cái giá phải trả sẽ cao. Trong điều kiện đó, không thể phát triển được làng nghề. Hai là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động và năng lực tổ chức quản lý của cán bộ. Cũng như các lĩnh vực kinh tế khác, con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Trình độ kỹ thuật nhất là kỹ thuật cá nhân của người thợ thủ công quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển của nghề. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu phụ thuộc vào tài khéo léo, sáng tạo, nhạy cảm của đôi mắt, đầu óc và bàn tay của người thợ, tức là tay nghề của người thợ thủ công. Nếu người công nhân công nghiệp có khi phụ thuộc vào máy móc, thì ở người thợ thủ công trong các làng nghề, công cụ lệ thuộc vào bàn tay
  • 29. 25 nghề thợ. Tức là, nghề thợ có tính kỹ thuật rất chuyên nghiệp, gắn với thợ. Nếu được truyền lại nghề đó cho những người khác thì đây là một điều kiện, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Trong làng nghề, thợ thủ công phải giàu óc sáng tạo mới đưa ra được những nét khác biệt trong sản phẩm, mới chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, do kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển, nên người lao động của làng nghề cũng phải được nâng cao trình độ để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh. Bên cạnh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người thợ, năng lực tổ chức của người quản lý làng nghề có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Ảnh hưởng này được thể hiện ở năng lực nghiên cứu, dự báo thị trường, năng lực lựa chọn việc sản xuất và năng lực tổ chức người lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề. Một người quản lý giỏi sẽ dẫn dắt hoạt động của làng nghề tới thành công nhiều hơn so với người quản lý yếu kém.
  • 30. 26 Ba là, hình tổ chức sản xuất tiểu, thủ công nghiệp Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của làng nghề. Thời kỳ trước đổi mới, các làng nghề truyền thống nước ta có ba mô hình tổ chức sản xuất: tổ sản xuất, hợp tác xã cung tiêu sản xuất và hợp tác xã sản xuất. Kể từ khi đổi mới, đã phát triển thêm một số mô hình mới: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp tác, hợp tác xã mới, hộ cá thể. Trong cơ chế thị trường, mô hình tổ chức sản xuất phù hợp là một yếu tố tạo động lực cho phát triển. Nếu mô hình tổ chức không phù hợp thì không thể hy vọng có sự phát triển nào hết. Thực tế nước ta thời gian qua cho thấy để thúc đẩy sản xuất của làng nghề, cần lựa chọn mô hình sản xuất như hộ gia đình (đây là hình thức tổ chức sản xuất cổ truyền, rất phổ biến hoạt động khá hiệu quả), mô hình tổ sản xuất (đây là hình thức liên kết sản xuất, có tính hiệp tác của một số thợ thủ công hoặc một số hộ gia đình sản xuất thủ công nghiệp, để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó) và hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình “hợp tác xã” đối với việc sản xuất sản phẩm cần lượng lớn cho thị trường. Ngoài ra, còn có mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Đây là mô hình sản xuất tiên tiến, có trình độ xã hội hoá cao trong khu vực kinh tế nông thôn. Các hình thức này tuy chưa phổ biến ở làng nghề, song bước đầu nó đóng vai trò liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Bốn là, quy mô và sự phát triển thị trường. Thị trường cho phát triển làng nghề bao gồm thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm. Hai loại thị trường này tuy có tính độc lập với nhau, nhưng lại có quan hệ với nhau tạo thành môi trường cho sự phát triển của làng nghề. Nếu thị trường yếu tố sản xuất được phát triển đồng bộ thì các cơ sở làng nghề sẽ có được các điều kiện cần thiết cho việc sản xuất; ngược lại nếu có sự ách tắc của một thị trường nào đó, thì cơ sở làng nghề thiếu “đầu vào” cho hoạt động của mình. Tương tự như vậy, nếu sản phẩm của cơ sở sản
  • 31. 27 xuất trong làng nghề thiếu “đầu ra”, không có nơi tiêu thụ thì sản phẩm sẽ bị tồn kho, cơ sở làng nghề không còn điều kiện để tái sản xuất và do vậy không thể phát triển được. Để có các thị trường này, việc tiếp thị tìm kiếm bạn hàng là một điều kiền rất quan trong để phát triển làng nghề. Năm là, vai trò kinh tế của Nhà nước. Cơ chế và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề và sự hình thành, phát triển làng nghề nói chung. Chính sách của Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của làng nghề. Các chính sách về lao động, tín dụng, về thương mại, về thuế,… có tác dụng hình thành nên thể chế, tạo môi trường cho làng nghề hoạt động. Những chính sách đó có thể tạo điều kiện cho làng nghề mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện phát triển nguồn lực và hỗ trợ về các nguồn lực khác cho làng nghề, tạo môi trường thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, hỗ trợ về thông tin v.v… Trong việc thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước, chính sách mở cửa, hội nhập với thị trường nước ngoài có tác động rất quan trọng. 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nƣớc 1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh 1.3.1.1. Tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội gần sân bay quốc tế Nội Bài nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Dân số Bắc Ninh là 1.150.662 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện; có 125 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động ở nhiều ngành kinh tế. Dưới tác động của công cuộc đổi mới, hoạt động làng nghề đó có bước phát triển mới, sôi động chưa từng thấy.
  • 32. 28 Hiện nay, toàn tỉnh đã có 86 làng nghề, trong đó có 20 làng mới hình thành. Trong các làng nghề, có 92 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và 196 HTX kinh doanh và sản xuất, thu hút trên 15.000 hộ với gần 80.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt hơn 760 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 28% giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Trong những năm gần đây, bên cạnh các làng nghề truyền thống, trên địa bàn tỉnh đã có thê nhiều làng nghề mới. Một số làng nghề được phát triển thành xã, cụm xã nghề. Có nơi còn phát triển thành phố nghề khá sầm uất. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ. Như làng nghề mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn) mới khôi phục lại từ năm 1986, nhưng đã có 15 công ty TNHH, 3 DNTN và 53 HTX thu hút 3.000 lao động tại chỗ và hơn 2.000 lao động thuê ngoài. Các khu phố nghề sôi động được hình thành (trong khi trước đây chỉ là đường vào thôn). Các doanh nghiệp còn mở tại Trung Quốc 230 cửa hàng bán sản phẩm. Các thương nhân còn liên kết với làng sản xuất sắt thôn Đa Hội xuất khẩu sản phẩm sắt sang Lào, rồi vận chuyển gỗ từ Lào về, tạo kênh xuất - nhập hai chiều độc đáo. Hay nghề sản xuất giấy không còn bó hẹp ở thôn Đống Cao (xã Phong Khê) mà đã lan sang các thôn khác như Châm Khê, Đào Xá và xã Phù Lâm thuộc huyện Tiên Du. Nhiều làng nghề đã đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Tại làng giấy Đống Cao (Phong Khê - Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái sinh, công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm, sản xuất trên 26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ giấy bao gói, giấy vệ sinh đến các mặt hàng giấy cao cấp như giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy đế xuất khẩu.
  • 33. 29 Bên cạnh những làng nghề công nghiệp, Bắc Ninh vẫn bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt, nhuộm, in hoa ở các xã Tương Giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ (Thuận Thành), Cao Đức (Gia Bình); thêu ren ở xã Đại Lai (Gia Bình); tơ tằm ở xã Nội Duệ (Tiên Du), Vọng Nguyệt (Yên Phong); gốm sứ ở xã Phù Lãng (Quế Võ), Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh)... Ngay từ khi tái lập tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đặc biệt đến các làng nghề bằng nhiều chính sách khuyến khích. Theo đó, từ năm 1998 đến 5-2001, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã lần lượt ban hành các Nghị quyết 04 về phát triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết 12 về xây dựng phát triển KCN, cụm CN-TTCN (2-2000) và Nghị quyết 02 về xây dựng và phát triển KCN, côm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5-2001). Và trong năm 2002, các làng nghề sẽ có thêm một nghị quyết mới về đa khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất TTCN. Nội dung cơ bản của các chính sách mới là: cần phải khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề. Coi đây là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Một trong những sáng kiến nổi bật của Bắc Ninh về phát triển làng nghề chính là việc khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề. Để quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu vực dân cư, đưa tầm sản xuất lên quy mô lớn, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở mang sản xuất, chỉnh trang nhà xưởng và có một vị thế mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp và cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất. Đó là miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất nếu có. Trước sự phát triển sôi động ở các làng nghề và nhu cầu cần có mặt bằng cho mở rộng sản xuất, trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã qui hoạch
  • 34. 30 xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đã cã 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện có 2 cụm công nghiệp (thôn Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã được các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã được phê duyệt, đang thực hiện đền bù. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch. Những tín hiệu ban đầu cho thấy, các doanh nghiệp hưởng ứng rất mạnh mẽ với chủ trương của tỉnh. Họ đòi hỏi diện tích đất thuê trong cụm lớn hơn cả dự tính quy hoạch ban đầu. Một số cụm đang phải mở rộng quy hoạch khi còn chưa san xong nền giai đoạn I. Cụ thể, ở cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang, diện tích quy hoạch là 11,7 ha, nhưng có gần 200 cơ sở đăng ký thuê đất. Tỉnh đang phải xem xét để mở rộng diện tích lên thêm một số ha nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Theo Sở CN-TTCN Bắc Ninh, với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đến năm 2005, toàn tỉnh sẽ có thêm 18 làng nghề mới, tức là khoảng 45- 50% số xã trong tỉnh có làng nghề. Các làng nghề tạo thêm việc làm mới cho 8.000 người/năm và đã nâng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 80%. Để giúp các doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục phát triển, một khâu quan trọng được địa phương quan tâm là đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại. Những dự án đa dạng như công nghệ đúc áp lực vào làng nghề đúc đồng Đại Bái, hay thay công nghệ đốt than củi bằng công nghệ đốt bằng dầu FO ở làng gốm Phù Lãng đang được khuyến khích. Dự tính có 11 chương trình như vậy sẽ được vay vốn khoa học kỹ thuật và vốn hỗ trợ từ ngân sách, để triển khai đầu tư phát triển sản xuất. Có thể thấy rằng, Bắc Ninh đang chủ động đi bằng "hai chân" trong phát triển công nghiệp: vừa xây dựng các cơ sở sản xuất cã quy mô lớn ở các
  • 35. 31 KCN tập trung, vừa phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các cụm công nghiệp đa nghề, cụm công nghiệp làng nghề. Cách làm này ngày càng phát huy hiệu quả và được nhiều địa phương khác tìm đến học tập. 1.3.1.2. Tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và ngành nghề nông thôn chưa phát triển. Tỉnh đã có chương trình khuyến công từ năm 2003, trong 5 năm qua UBND tỉnh đã trích từ ngân sách 6.600 triệu đồng để thực hiện hoạt động khuyến công (đã giao cho Sở Công nghiệp quản lý, sử dụng 4.800 triệu đồng, Liên minh HTX tỉnh quản lý, sử dụng 1.800 triệu đồng), đã hỗ trợ đào tạo và truyền nghề cho hơn 7 ngàn lao động; hỗ trợ cho 127 dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị… Các dự án khuyến công đã tuy còn nhỏ, song cũng đã góp phần đào tạo nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, góp phần vào kết quả phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn. Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết quả điều tra của Sở Công nghiệp năm 2007, tỉnh có 33 làng đủ điều kiện để công nhận làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 09 làng nghề mới), chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 33 làng nghề này, có khoảng trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đã lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%, số nhân khẩu trong làng chiếm hơn 95%; giá trị sản xuất theo giá cố định ước đạt gần 214 tỷ đồng, tăng 63,5% so năm 2000, chiếm tỷ trọng 9,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập, trung bình đạt 1.485.000 đồng/hộ/tháng và 654.000 đồng/người/tháng. Làng nghề tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
  • 36. 32 nhân dân Bắc Giang. Sự góp mặt của các sản phẩm làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm có thu nhập cao làm nên bộ mặt nông thôn mới ngày một khởi sắc văn minh. Đồng thời khôi phục phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống cũng là một cách bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh qua nhiều thế hệ. Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Giang đã du nhập thêm được một số nghề mới vào địa bàn như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, trạm khắc đá, gốm dân gian,…Việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển thành công các nghề mới rất có ý nghĩa với những vùng thuần nông. Tuy nhiên, khôi phục, du nhập được nghề rồi nhưng để làng nghề phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường còn một số vấn đề bất cập cần phải được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp thiết thực, hiệu quả trong phát triển làng nghề hiện nay. Một là, vấn đề sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là khó khăn hàng đầu của việc phát triển làng nghề. Sản phẩm làng nghề sản xuất trên trang thiết bị bán cơ khí, mà chủ yếu là làm thủ công thuần thuý, hầu như là chưa được đầu tư thiết bị đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số ngành nghề đã được người sản xuất đầu tư máy móc phục vụ một số khâu trong quá trình sản xuất như mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa cao, chỉ có một số ít sản phẩm xuất khẩu là đạt được yêu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Còn hầu hết sản phẩm bán trong tỉnh và vùng lân cận chỉ có chất lượng tương đối, chưa đạt mức độ tinh xảo để có thể phục vụ cho khách thị trường “khó tính”. Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ, lẻ nên việc làng nghề đáp ứng được số lượng lớn sản phẩm là điều rất khó thực hiện. Điều này là một hạn chế cho việc tiếp nhận đơn hàng lớn. Tiêu thụ sản phẩm là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự sống còn của mỗi cơ sở sản xuất. Thực tế cho thấy,
  • 37. 33 mức cung của sức sản xuất của nhiều sản phẩm đã vượt quá sức cầu trong tỉnh và trong nước. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết. Tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn tiêu thụ sản phẩm trong một thị phần rất nhỏ ở địa phương và sang vùng lân cận. Hầu hết các cơ sở chưa đủ sức tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường, đầu nối tiêu thụ phần lớn qua các trung gian, thiếu tổ chức đủ mạnh để đại diện cho làng nghề giải quyết vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất là tiêu thụ sản phẩm. Sự hẫng hụt lớn đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất của làng nghề hiện nay có lẽ vẫn là câu hỏi sản xuất hàng hoá để bán cho ai? Mẫu mã như thế nào? Thương hiệu, giá cả, hình thức thanh toán?... Tại một số làng nghề như rượu Vân Hà, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên), làng nghề tổng hợp Trung Hưng (Hiệp Hoà)… đã xuất hiện các HTX có năng lực tiêu thụ làm trung gian phân phối sản phẩm. Hai là, vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh. Phần lớn các làng nghề Bắc Giang duy trì dưới hình thức kinh tế hộ là chủ yếu. Một số làng đã hình thành tổ chức kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và HTX đã là: thôn Bảy, Phúc Long (Tăng Tiến - Việt Yên), thôn Yên Viên, Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên), thôn Đông Thắng (Tiến Dũng - Yên Dũng), thôn Lực (Tân Mỹ - Yên Dũng). Điều đã cho thấy sức sản xuất của các làng nghề tỉnh còn ở mức thấp, chủ yếu mang tính tự sản, tự tiêu, thiếu sự liên kết, hợp tác trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để làng nghề phát triển, việc tổ chức sản xuất ở mô hình hộ, tổ, công ty, HTX… nào là phù hợp; sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị, mẫu mã sản phẩm, đào tạo lao động, nghệ nhân như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh; tận dụng các tiềm năng của tỉnh kết hợp với du lịch, dịch vụ, thương mại như thế nào vẫn đang là một bài toán lớn đặt ra cần lời giải đáp. Ba là, vấn đề cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề. Từ năm 2002 tới nay, ngân sách tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn đối ứng của
  • 38. 34 dân triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 5 làng trên địa bàn tỉnh là Tăng Tiến, Vân Hà (Việt Yên), Đông Thượng (Yên Dũng), Thủ Dương (Lục Ngạn) và Trung Hưng (Hiệp Hoà). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng nghề tỉnh. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Có thể nói hầu hết các làng nghề còn chưa có đường giao thông đáp ứng tải trọng xe tải, xe container đến đầu làng, hệ thống điện sản xuất cùng với lưới điện sinh hoạt trước đây đã quá tải… Đặc điểm của sản xuất ngành nghề nông thôn là sản xuất tại làng, các hộ sản xuất tận dụng mặt bằng của đất ở làm nơi sản xuất. Vì vậy, khi hộ phát triển lớn, sức sản xuất cao thì việc mở rộng sản xuất theo hướng lập xưởng là tất yếu và đây là một khó khăn về mặt bằng sản xuất. Trong hệ thống các làng nghề tỉnh, mọi ngành nghề đều tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Các ngành nghề như chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành trọng điểm đã và đang là “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. Nước thải, chất thải không hề được thu gom mà đổ thẳng ra hệ thống ao hồ xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm như làng giết mổ gia súc Phúc Lâm, rượu Yên Viên, bún Đa Mai,… Nơi sinh hoạt gia đình chung với nơi làm việc và sản xuất, tiếng ồn, khói, bụi, ánh sáng hầu như không đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Khả năng phòng chống cháy nổ rất hạn chế. Bốn là, vấn đề vốn. Tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh cho làng nghề chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình. Các nguồn vay tận dụng không đáng kể. Vốn để giải quyết các vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường,… đang là vấn đề bức xúc không chỉ của làng nghề mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Để có vài chục mét vuông ở khu đất mới, cần vài trăm triệu đồng, tuy một số nơi có được hỗ trợ từ ngân sách nhưng số vốn đối ứng từ phía người dân vẫn còn là rất lớn so với khả năng hiện có của đa số các hộ làm nghề. Khi mà đa số làng nghề tỉnh chỉ
  • 39. 35 “lấy công làm lãi”, trong khi vay ngân hàng thì tài sản thế chấp không đáng kể. Hoặc để xử lý môi trường cho làng nghề cần hàng tỷ đồng cũng là vượt quá khả năng đáp ứng của các hộ làm nghề. Năm là, vấn đề tổ chức quản lý ở các làng nghề. Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề còn buông lỏng, chưa quan tâm đến bảo tồn và phát triển làng nghề một cách thiết thực. Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề chưa đồng bộ, cơ chế thực hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp - TTCN ở cấp xã chưa có. Nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu vài chục tỷ đồng/năm, với hàng trăm hộ sản xuất nhưng không có người chuyên phụ trách quản lý nhà nước. Vì vậy, việc tuyên truyền về an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ ở các làng nghề phụ thuộc vào nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn. Ở cấp huyện với nhiều làng nghề và doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa hai biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn. 1.3.1.3. Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Hà Tây được mệnh danh là “Đất Trăm Nghề” nơi đã và đang hình thành nhiều nghề, nhiều làng nghề thủ công truyền thống, làng nghề mới. Qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm, các làng ở Hà Tây vẫn còn ghi lại dấu ấn đậm nét đã là Làng Cổ: Đường Lâm, Cổ Đô, Yên Sở, Làng Hát Ví, Hát Trống Quân Khánh Vân, Quần Hiền, Liệt Tuyết, Tuyết Nghĩa, Làng vật võ Yên Nội. Cát Quế, làng Khoa bảng Hương Ngải, Ngọc Than, Liên Bạt, Chi Nê… Nhưng nhiều hơn cả vẫn là làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp mang tính kỹ sảo, nghệ thuật, mỹ thuật cao như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, dệt kim La Phù, khảm trai Chuôn Ngọ, tre đan Ninh Sở, mây đan Phú Vinh, nón lá Làng Chuông, sơn mài Duyên Thái, thêu Quất Động, tiện Nhị Khê, mộc Tràng Sơn, điêu khắc Dư Dụ, sơn tạc tượng Sơn Đồng, giò chả Ước Lễ…. Đến nay vẫn tồn tại và ngày càng phát triển được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
  • 40. 36 Nhằm khôi phục duy trì và phát triển ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ngay từ năm 1999 Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã có chủ trương quyết định trích từ nguồn ngân sách tỉnh mỗi năm 1 tỷ đồng để hỗ trợ khuyến công, từ năm 2001 - 2005 tỉnh tăng mức khuyến công lên 1,5 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1,95 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 2,2 tỷ đồng với 9 chương trình để tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề khôi phục phát triển nghề và làng nghề. Đến nay với chủ trương đó công tác phát triển làng nghề đã thu được kết quả đáng kể. Năm 1999 toàn tỉnh mới có 839 làng có nghề, năm 2001 có 972 làng có nghề, năm 2005 có 1150 làng có nghề, đến nay đã có 1180 làng có nghề/1460 chiếm hơn 80% tổng số làng toàn tỉnh, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có làng có nghề, địa phương có làng nghề nhiều nhất là huyện Chương Mỹ có 174 làng, ít nhất là Thành phố Hà Đông với 29 làng. Căn cứ vào tiêu chuẩn làng nghề UBND tỉnh Hà Tây đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 240 làng nghề (đứng đầu cả nước về số làng nghề được công nhận), đặc biệt có 30 xã nghề với 100% số làng được cấp bằng công nhận làng nghề cả 14/14 huyện, thành phố được cấp bằng công nhận làng nghề. Các loại hình đơn vị sản xuất trong làng nghề cũng ngày càng phát triển. Năm 2001 trong các làng nghề toàn tỉnh có 80 công ty, 35 doanh nghiệp tư nhân, 60 HTX, 100 tổ sản xuất. 150.000 hộ gia đình tham gia sản xuất TTCN. Đến năm 2006 đã có 305 công ty (tăng 225 công ty so với năm 2001), 110 DNTN (tăng 75 doanh nghiệp so với năm 2001), 154.000 hộ gia đình (tăng 4000 hộ so với năm 2001). Theo kết quả điều tra của tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay cả nước có 52 nhóm nghề thủ công truyền thống. Riêng tỉnh Hà Tây có tới 44 nhóm. Những ngành nghề của làng nghề đang phát triển mạnh là: sơn mài, khảm trai, mây tre đan, thêu ren, dệt may, da giầy, cơ khí, điêu khắc, sơn tạc tượng, chế biến nông sản thực phẩm…
  • 41. 37 Một số làng nghề tiêu biểu: - Làng Dệt kim và chế biến thực phẩm La Phù - Hoài Đức: Xã La Phù, huyện Hoài Đức nổi tiếng với hai nghề truyền thống là dệt kim và chế biến thực phẩm; tăng trưởng kinh tế 15,7%/năm; một nửa số gia đình thu nhập bình quân 11.500.000 đồng/người/năm; số có nhà nhiều tầng không đếm xuể. La Phù có 60 công ty TNHH, công ty cổ phần và ba doanh nghiệp tư nhân, hơn 1.000 hộ cá thể. Trong đó Công ty dệt kim Minh Phương trang bị 1.200 máy dệt và máy dát, hơn 400 lao động và khoảng 1.000 gia đình làm vệ tinh, với các sản phẩm: trang phục bằng len, bít tất, xuất khẩu tới 70-80% sản lượng hàng hóa làm ra. Năm 2006, công ty đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 triệu USD, thị trường ổn định. - Làng nghề mây tre đan Quan Châm: Hàng mây tre đan của Quan Châm, huyện Chương Mỹ xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản... Có gia đình đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm. - Làng nghề may, thú nhồi bông Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ: Là một trong những làng "trẻ" nhất, mới hơn mười năm tuổi, với 1.600 hộ làm nghề, tấp nập quanh năm, nhiều gia đình thu nhập 300-400 triệu đồng/năm, gần 50 hộ có ô tô vận tải, một số hộ có cả ô tô tải và xe khách. Khi làng nghề Hà Tây vươn ra sản xuất hàng xuất khẩu cũng là lúc lọt vào tầm ngắm của ngành du lịch, trở thành điểm đến trong các tua lữ hành. Làng nghề Mây tre đan Phú Nghĩa, Chương Mỹ hàng năm có tới 5.000 đến 6.000 lượt khách tham quan, chủ yếu là người nước ngoài. Làng lụa Vạn Phúc ngày nào cũng xe ra xe vào, bán bán mua mua, không ít du khách tấm tắc, thán phục trước các bàn tay khéo léo, với sợi chỉ hồng đã nâng bổng cánh chim. Một số người cũng hăng hái "xin thử tay nghề"... Hướng đi này vừa vì sự thăng hoa của làng nghề, vừa vì sự phát triển du lịch bền vững mà Hà Tây có vốn "trời cho" để làm du lịch, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái... cho nên đối với Hà Tây, quy hoạch làng nghề kết hợp du lịch đã thành chủ trương của tỉnh. Bước đầu, 10 làng nghề, là những
  • 42. 38 làng nghề đã nổi tiếng gần xa, được lấy làm thí điểm thực hiện chủ trương này, đó là: Lụa Vạn Phúc (TP Hà Đông), Mây tre đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Khảm trai Ngọ Hạ, Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), May Trạch Xá, Hoà Lâm (huyện Ứng Hoà), Dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức); Tiện Nhị Khê (huyện Thường Tín), Tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), May, thú nhồi bông Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ), Thêu Đại Đồng (huyện Phú Xuyên), Điêu khắc Dư Dụ, Thanh Thùy (huyện Thanh Oai). Theo đó, sẽ di dời các cơ sở sản xuất của làng nghề vào khu tiểu thủ công nghiệp theo cụm chuyên ngành, để đồng bộ hạ tầng: điện, đường, hệ thống cấp nước, xử lý nước, rác thải, chỉnh trang cảnh quan, bảo vệ môi trường; trang thiết bị công nghệ sản xuất tiên tiến... Nguồn vốn được thu xếp từ ngân sách địa phương cùng với đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của dân. 1.3.2. Một số bài học từ các tỉnh có thể vận dụng vào phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc Từ thực tiễn phát triển làng nghề ở các tỉnh nêu trên, có thể rút ra một số bài học chủ yếu cho phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau: Một là, để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền .Các địa phương cần có những chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển làng nghề ở nông thôn thông qua việc vận dụng sáng tạo đường lối, chỉ thị của cấp trên phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thực hiện các chính sách khác nhau về thị trường đầu ra, về vốn, về công nghệ, về đào tạo lao động, về đất đai… để giúp đỡ tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Hai là, sự phát triển của làng nghề gắn chặt với quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nông thôn, các quá trình đã gắn liền với sự gia tăng thu nhập từ phi nông nghiệp của cư dân vùng nông thôn và góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Ba là, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề cần có sự thay đổi. Hộ vốn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu ở làng nghề. Một số
  • 43. 39 hộ trong làng nghề cần có sự liên kết để chuyên môn hoá trong sản xuất hoặc hợp tác với nhau để thành lập hợp tác xã. Một số hộ ở làng nghề thành lập ra các tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ hay lập các công ty tư nhân, công ty TNHH… Một hình thức cần được quan tâm là sự kết hợp có hiệu quả tốt giữa một bên là làng nghề với một bên là doanh nghiệp Nhà nước. Mô hình này kết hợp được sức mạnh của sản xuất nhỏ tiểu thủ công chủ yếu ở các làng nghề với sức mạnh của DNNN. Bốn là, vấn đề marketing, vấn đề chiến lược sản xuất kinh doanh, vấn đề bảo vệ môi trường cần được chính quyền quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Đây là điều cần hết sức chú ý vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển bền vững và nhất là chất lượng con người.