SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC
VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài Luận văn.........................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn ......................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn.............................................................7
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.....................................................8
6.1. Ý nghĩa lý luận..........................................................................................8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................8
Chương 1:........................................................Error! Bookmark notdefined.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC........... Error! Bookmark not
defined.
1.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động đánh giá viên chức ...........Error!
Bookmark notdefined.
1.1.1. Viên chức ...............................................Error! Bookmark notdefined.
1.1.2. Đánh giá .................................................Error! Bookmark notdefined.
1.1.3. Đơn vị sự nghiệp công lập .......................Error! Bookmark notdefined.
1.1.4. Đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lậpError! Bookmark not
defined.
1.2. Nguyên tắc đánh giá viên chức ...................Error! Bookmark notdefined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1.3. Cơ sở pháp lý.............................................Error! Bookmark notdefined.
1.4. Chủ thể đánh giá ......................................Error! Bookmark notdefined.
1.5. Thời điểm đánh giá ...................................Error! Bookmark notdefined.
1.6. Quy trình đánh giá....................................Error! Bookmark notdefined.
1.7. Tiêu chí đánh giá......................................Error! Bookmark notdefined.
1.8. Phương pháp đánh giá ..............................Error! Bookmark notdefined.
1.8.1. Phương pháp đánh giá cho điểm...............Error! Bookmark notdefined.
1.8.2. Phương pháp bình bầu.............................Error! Bookmark notdefined.
1.8.3. Phương pháp đánh giá thông qua báo cáo.Error! Bookmark notdefined.
1.8.4. Phương pháp phỏng vấn ..........................Error! Bookmark notdefined.
1.8.5. Phương pháp đánh giá 360° .....................Error! Bookmark notdefined.
Tiểu kết Chương 1............................................Error! Bookmark notdefined.
Chương 2: .....................................................................................................10
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC ....................................................10
TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM...............................................10
2.1. Khái quát về Học viện Hàng không Việt Nam ..........................................10
2.1.1. Vị trí, chức năng...................................................................................10
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................10
2.1.3. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................13
2.2. Đội ngũ viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam ...............13
2.2.1. Về số lượng..........................................................................................13
2.2.2. Về chất lượng.......................................................................................14
2.3. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam
.....................................................................................................................15
2.3.1. Quy trình đánh giá................................................................................16
2.3.2. Tiêu chí đánh giá..................................................................................20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2.3.3. Phương pháp đánh giá ..........................................................................23
2.3.4. Kết quả đánh giá ..................................................................................23
2.3.5. Nhận xét công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam
.....................................................................................................................26
Tiểu kết chương 2.............................................Error! Bookmark notdefined.
Chương 3: .....................................................................................................35
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............................................35
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN................................35
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.........................................................................35
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác đánh giá viên chức .................................35
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không
Việt Nam.......................................................................................................39
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đốivới công tác đánh
giá viên chức.................................................................................................39
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức.........................41
3.2.3. Đổi mới phương pháp đánh giá viên chức (KPIs)...................................45
3.2.4. Thành lập bộ phận giám sát hoạt động đánh giá viên chức......................50
3.2.5. Sử dụng có hiệu quả kết quả đánh giá viên chức ....................................51
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá viên chức ........................53
3.3. Kiến nghị................................................................................................54
3.3.1. Đối với trung ương...............................................................................54
3.3.2. Đối với cơ quan, đơn vị ........................................................................55
Tiểu kết Chương 3............................................Error! Bookmark notdefined.
KẾT LUẬN...................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ đầy đủ
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
CQNN Cơ quan nhà nước
ĐGVC Đánh giá viên chức
HĐHV Hội đồng Học viện
KQ Kết quả công việc
TĐ Thái độ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Loại Số Tên bảng/biểu/sơ đồ Trang
Sơ
đồ
Sơ đồ 2.1.
Cơ cấu tổ chức Học viện Hàng không Việt
Nam
31
Sơ đồ 2.2. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ lãnh đạo 34
Sơ đồ 2.3. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ quản lý 35
Sơ đồ 2.4
Quy trình ĐGVC là trưởng/phó bộ môn, viên
chức không giữ chức vụ quản lý
37
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ đánh giá năng lực thực hiện với KPIs 65
Biểu
đồ
Biểu đồ 2.1.
Cơ cấu viên chức theo trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ
32
Biểu đồ 2.2.
Cơ cấu viên chức theo trình độ lý luận chính
trị
32
Biểu đồ 2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của viên chức 33
Biểu đồ 2.4.
Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không
Việt Nam từ 2017-2021
42
Biểu đồ 2.5.
Kết quả khảo sát về sự cần thiết của công tác
đánh giá viên chức
45
Biểu đồ 2.6.
Kết quả khảo sát đánh giá về các tiêu chí
đánh giá viên chức được áp dụng tại Học viện
Hàng không Việt Nam hiện nay
47
Bảng Bảng 2.1.
Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không
Việt Nam từ 2017-2021
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Bảng 2.2.
Kết quả khảo sát về các khó khăn lớn nhất
của công tác đánh giá viên chức tại Học viện
Hàng không Việt Nam
52
Bảng 3.1.
Các tiêu chí ĐGVC tại Học viện Hàng không
Việt Nam
61
Bảng 3.2.
Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng vị trí
làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam
62
Bảng 3.3.
Bảng tổng hợp kết quả ĐGVC theo phương
pháp KPIs
68
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Luận văn
Đội ngũ viên chức là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công -
yếu tố cấu thành của nguồn nhân lực xã hội mà những đóng góp của họ luôn
có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát triển chung về kinh tế -
xã hội của quốc gia. Đội ngũ viên chức giữ vị trí quan trọng trong tổ chức,
hoạt động của các cơ quan nhà nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình
xây dựng và thực thi pháp luật, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội;
tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực thi các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khẳng định vai trò
của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”
[11, tr.269], “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
[11, tr.273]. Quan điểm này tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội
nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII: “Cán bộ là nhân tố quyết
định sự thành bạicủa cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất
nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [2]
Để có được đội ngũ viên chức vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cao, có phẩm chất đạo đức tốt, khâu then chốt là đổi mới và hoàn thiện chế độ
quản lý viên chức phù hợp, trong đó phải kể đến việc chú trọng và nâng cao
công tác đánh giá viên chức trong khu vực công.
Đánh giá viên chức là khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý
và sử dụng viên chức, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi
xem xét đề bạt, chuyển công tác đối với viên chức. Mục đích của hoạt động
đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các
quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương,
2
thưởng đối với viên chức. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của viên
chức là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực,
sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Đồng thời,
hoạt động đánh giá sẽ cung cấp thông tin phản hồi để viên chức biết rõ về
năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp
họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đánh giá viên
chức, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm
hoàn thiện công tác đánh giá trong cơ quan, đơn vị. Nghị quyết Hội nghị lần 7
Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ
các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ đã đặt ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác viên chức, trong đó nhấn mạnh Đổi mới công tác đánh giá viên chức phải
theo hướng: “Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản
phẩm, thông qua khảosát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương
đương;gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của
địa phương, cơ quan, đơn vị”. [3]
Công tác đánh giá ngày càng được quan tâm. Đánh giá ngày càng đi
vào chiều sâu, chú trọng tính khoa học và thực tiễn. Sự ra đời của Luật viên
chức năm 2010; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về đánh giá, phân loại CBCCVC; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày
27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày
13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 90/2020/NĐ-CP) và một số văn bản khác là cơ sở để
hoàn thiện công tác ĐGVC. Tuy nhiên, sau khi các văn bản này ra đời, công
tác đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đánh giá vẫn là khâu yếu nhất qua
3
nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc
phục.
Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải, là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ
thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai
trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng
không Việt Nam. Trong những năm qua, công tác ĐGVC tại Học viện Hàng
không nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung đã và đang được
quan tâm, chú trọng. Đội ngũ viên chức tại cơ quan không ngừng được bồi
dưỡng, nâng cao về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội và nhiệm vụ chung của nhà nước, đơn vị.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác ĐGVC tại cơ quan
đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi chưa xây dựng và áp
dụng được phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế cơ quan cũng như chưa
có bộ tiêu chí cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại viên
chức.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Đánh giá viên
chức tại Học viện Hàng không Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Đánh giá nói chung, ĐGVC nói riêng đề tài đã nhận được sự quan tâm
nhất định của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Cho đến nay, đã
có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một
số đề tài tiêu biểu sau:
- Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Tổ chức nhân sự
hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật. Giáo trình đề cập tới
4
những vấn đề chung trong quản lý nguồn nhân lực của khu vực công, trong
đó có hoạt động đánh giá thực thi công việc (Chương 8). Trong chương này,
giáo trình trình bày một số nội dung cơ bản của hoạt động đánh giá thực thi
công việc như tầm quan trọng, mục tiêu, thời điểm đánh giá, chủ thể đánh
giá, phương pháp đánh giá và những khó khăn thường gặp trong quá trình
đánh giá thực thi công vụ trong cơ quan nhà nước và một số giải pháp hoàn
thiện công tác đánh giá.
- PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh (2008), đề tài khoa học cấp Khoa Nghiên
cứu lý thuyết và thực tiễn mô hình đánh giá và trả lương dựa trên thực thi
công việc. Đề tài nghiên cứu những vấn đề về đánh giá thực thi và trả lương,
đưa ra mô hình đánh giá và trả lương theo kết quả thực thi công việc, mối
quan hệ giữa đánh giá và trả lương, làm rõ khái niệm, mục đích của đánh giá
thực thi, vấn đề trả lương và chỉ ra bản chất của mô hình đánh giá và trả
lương dựa trên kết quả thực thi công việc dưới góc độ lý thuyết.
- Đặng Thị Lệ Bình (2010), Luận văn ĐGVC trong các bệnh viện công
tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp. Luận văn tập trung
nghiên cứu công tác đánh giá và ĐGVC trong các bệnh viện công tại thành
phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống hóa lại một số lý luận về viên chức,
ĐGVC như mục đích, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, tiêu chí, phương pháp,
giải pháp hoàn thiện ĐGVC trong các bệnh viện công.
- Lương Thị Thanh Phương (2013), Đề tài khoa học Đánh giá giáo viên
trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh Lào Cai và Giáp Văn
Thành (2014), Luận văn Đánh giá giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nội dung 02 đề tài trên đề cập đến công tác
đánh giá giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông theo chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở (đánh giá theo năng
lực). Tuy nhiên các đề tài này chỉ đề cập đến công tác đánh giá của một đối
5
tượng là viên chức là giáo viên và đánh giá theo năng lực, chưa đề cập đến
công tác ĐGVC nói chung và ĐGVC hàng năm (theo kết quả hoàn thành
công việc) trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Báo điện tử Chính phủ (2016), “Đánh giá thực chất CBCCVC thế
nào”. Nội dung bài viết đề cập đến những bất cập trong công tác đánh giá
CBCCVC sau một năm thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/5/2015 của Chính phủ như về tiêu chí phân loại viên chức hoàn thành tốt
nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc phải có đề tài, sáng kiến, công trình
khoa học.
- Nguyễn Thành Bắc (2016), Luận văn Quản lý nhà nước về đội ngũ
giáo viên trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn
đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ
thông công lập; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo hiện nay, trong đó có đề cập đến việc đổi mới công tác đánh giá đội
ngũ giáo viên trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm Ngọc Bích (2017), Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công
lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành
chính quốc gia. Luận văn này đi sâu vào việc đánh giá viên chức tại các bệnh
viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, pháp
luật và dánh giá thực trạng. Thông qua đó, Luận văn đã đưa ra phương hướng
và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các
bệnh viện công lập Hà Nội
- Nguyễn Trần Thi (2018), Luận văn ĐGVC trong các đơn vị sự nghiệp
6
công lập thuộc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở lý luận về
ĐGVC, Luận văn phân tích thực trạng ĐGVC trong các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, từ đó đề xuất phương hướng và một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ĐGVC trong các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên.
- Jody Zall Kusek và Ray C.Rist (2005), Mười bước tiến tới hệ thống
giám sát và đánh giá dựa trên kết quả. Bài viết trình bày những khó khăn của
các nước đang phát triển khi chuyển từ đánh giá quá trình thực thi công vụ
sang đánh giá kết quả công vụ. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giám
sát và đánh giá dựa trên kết quả công việc, các yêu cầu cơ bản để xây dựng
hệ thống đánh giá và quy trình thực hiện, từ đó đề xuất phương hướng áp
dụng hệ thống này trong khu vực công.
Về số lượng, có thể thấy đa phần các đề tài nghiên cứu tập trung chủ
yếu từ giai đoạn 2018 trở về trước hơn là so với những năm gần đây. Trong
giai đoạn hiện tại, các đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá chủ yếu tập
trung vào nhóm đối tượng viên chức, cán bộ thay vì viên chức. Điều này
càng khẳng định được rằng đề tài nghiên cứu của Luận văn này mang tính
cấp thiết để có những đánh giá, nhìn nhận chung về công tác đánh gía viên
chức trong giai đoạn hiện nay.
Về nội dung, Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa một
cách khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá nói chung và
đánh giá viên chức nói riêng trong cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiều đề tài đi
sâu nghiên cứu một số nội dung quan trọng của công tác đánh giá viên chức
như tiêu chí, quy trình, phương pháp, nguyên tắc, đồng thời đề xuất một số
giải pháp và định hướng cho việc đổi mới công tác đánh giá viên chức trong
giai đoạn mới. Đây là nguồn tài liệu và là cơ sở cho việc nghiên cứu Luận
văn của tác giả.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về ĐGVC, Luận văn
tiến hành phân tích và nhận xét thực trạng công tác ĐGVC tại Học viện Hàng
không Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện
công tác ĐGVC chức trong điều kiện hiện nay của Học viện Hàng không Việt
Nam nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, Luận văn thực hiện 03 nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về viên chức và ĐGVC;
- Phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng công tác ĐGVC tại Học viện
Hàng không Việt Nam;
- Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác ĐGVC tại Học viện Hàng
không Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Học viện Hàng không Việt
Nam.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá kết quả
ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ năm 2017-2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
8
Luận văn sử dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp luận.
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thông qua việc tìm hiểu,
nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu
khoa học, sách giáo trình, sách chuyên khảo,... thu thập những kiến thức cơ
bản và chuyên sâu về công tác đánh giá viên chức.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành phát phiếu
khảo sát cho các viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Lập kế hoạch và tiến hành phỏng vấn sâu
đối với ông trưởng phòng Tổ chức-Hành chính và viên chức phụ trách công
tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan.
- Phương pháp khác:
Nhằm đảm bảo tính bao quát và toàn diện trong nhìn nhận vấn đề, bên
cạnh 2 phương pháp chủ yếu trên, khóa luận còn kết hợp sử dụng một số
phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn có giá trị tham khảo, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
cơ sở lý luận về công tác đánh giá nói chung và ĐGVC nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
9
Thông qua những phân tích, đánh giá khách quan, Luận văn đưa ra
những nhận định thực tế về thực trạng ĐGVC tại cơ quan, những mặt đạt
được, những hạn chế; chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam, góp
phần chuẩn hóa đội ngũ viên chức ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình
hình mới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của Luận văn gồm 03 chương sau đây:
Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá viên chức;
Chương 2. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng
không Việt Nam;
Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên
chức tại Học viện Hàng không Việt Nam.
10
Chương 2:
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC
TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Học viện Hàng không Việt Nam
Học viện Hàng không Việt Nam và là cơ sở giáo dục đại học công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, được thành lập theo Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006
của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1. Vị trí, chức năng
Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành
trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân
dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
cho ngành hàng không Việt Nam.
Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Học viện Hàng không Việt Nam có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo
quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục nghề nghiệp
năm 2014. Nhiệm vụ, quyền hạn của Học viện được cụ thể hóa tại Điều 5
Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Hàng không Việt Nam như sau:
“a) Xác định sứ mạng, tầm nhìn của Học viện; xây dựng chiến lược, kế
hoạch tổng thể phát triển Học viện cho từng giai đoạn, theo kế hoạch hoạt động
11
hằng năm.
b) Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc
tế, phục vụ cộng đồng, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
c) Nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến
đáp ứng yêu cầu thực tiễn; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và
trình độ đào tạo.
d) Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; tuyển dụng, quản lý cán bộ, viên
chức và người lao động; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có cơ
cấu cân đối về trình độ, ngành nghề, độ tuổi và giới tính, đạt chuẩn về trình độ
được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền đối với cán bộ, viên chức và người lao động
e) Tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của cán bộ, viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực
hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội; bảo
đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
g) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật, sử dụng nguồn từ các hoạt động thu để chi cho các hoạt động giáo dục và
đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
h) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại
hóa.
i) Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động giáo dục và đào tạo.
k) Tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, người lao động và người học
tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của
12
xã hội.
l) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo
và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
m) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và
chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội
của địa phương, của ngành Giao thông vận tải và đất nước; thực hiện dịch vụ
khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
n) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thoa,
y tế, khoa học công nghệ,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo
với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài
chính cho Học viện.
o) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên
chức và người lao động; các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác
quốc tế; quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia
dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo.
p) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết
quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và
công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
q) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật
chất; được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên
kết theo quy định của pháp luật; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy
định của pháp luật.
v) Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục.
13
s) Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
t) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.” [12]
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Học viện Hàng không Việt Nam được thể hiện tại
Sơ đồ 2.1 như sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Hàng không Việt Nam
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022)
2.2. Độingũ viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam
2.2.1. Về số lượng
Tính đến tháng 03/2022, số lượng viên chức tại Học viện Hàng không
Việt Nam là 210 viên chức.
Đảng ủy HĐHV
Công
đoàn
Đoàn
Thanh niên
Ban
Giám đốc
Khoa Phòng
chức năng
Trung
tâm
Các
hội đồng
Bộ phận
Bộ môn
Phòng
thí nghiệm
14
2.2.2. Về chất lượng
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu viên chức theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
(Đơn vị %)
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022)
Đội ngũ viên chức tại Học viện có trình độ tương đối cao. Trong đó
viên chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 47,14 % (99 viên chức)
Học viện Hàng không đã và đang thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức. Trong
thời gian tới, Học viện cần tiếp tục phát huy hơn nữa công tác này nhằm xây
dựng và phát triển đội ngũ viên chức có chất lượng ngày càng cao.
Về trình độ lý luận chính trị
0.96% 18.57%
28.57%
47.14%
2.38%
2.38%
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
2.38% 9.52%
78.10%
10% Cao cấp
Trung cấp
Sơ cấp
Chưa qua đào tạo
15
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu viên chức theo trình độ lý luận chính trị (Đơn vị %)
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022)
Nhìn chung, viên chức đã qua đào tạo lý luận chính trị chiếm tỷ lệ khá
cao, 90%. Tuy nhiên, vẫn còn những viên chức chưa được qua đào tạo.
Thực trạng này đòi hỏi, trong thời gian tới Học viện cần có giải pháp cụ
thể để nâng cao hơn nữa trình độ lý luận chính trị cho viên chức.
Trình độ ngoại ngữ, tin học
Biểu đồ 2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của viên chức (Đơn vị: Người)
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022)
Trình độ tin học và ngoại ngữ của viên chức cơ bản đáp ứng yêu cầu
công việc. Cụ thể, số lượng viên chức có chứng chỉ tin học là 209/210 viên
chức, chưa qua đào tạo chỉ 01 viên chức. Mặt khác, số lượng viên chức có
chứng ngoại ngữ là 208/210 viên chức, chưa có chứng chỉ là 02 viên chức.
2.3. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng
không Việt Nam
ĐGVC là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý
0
100
200
300
Tin học
Ngoại ngữ
209 208
1
2
Đã có chứng chỉ
Chưa có chứng chỉ
Người
16
và sử dụng viên chức. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, tài liệu và
thực tiễn công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam, tác giả đã hệ
thống hóa những nội dung cơ bản về thực trạng công tác ĐGVC như sau:
2.3.1. Quy trình đánh giá
Quy trình ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam có sự khác nhau
giữa các nhóm viên chức:
- Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- Viên chức giữ chức vụ quản lý;
- Trưởng/phó bộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản lý và lao
động hợp đồng.
Thứ nhất, đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Chủ tịch HĐHV,
Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Kế toán trưởng. Việc đánh giá
đối với nhóm viên chức này được thực hiện thông qua ba bước:
Sơ đồ 2.2. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ lãnh đạo
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Mô tả quy trình:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo
chức trách, nhiệm vụ được giao (Theo biểu mẫu tại Phụ lục I).
Tự đánh giá,
xếp loại
Nhận xét,
đánh giá viên
chức
Quyết định
đánh giá, xếp loại
17
Bước 2: Nhận xét, ĐGVC
Thành phần tham gia cuộc họp bao gồm: Đảng ủy Học viện, tập thể
lãnh đạo Học viện (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐHV, Giám đốc, Phó Giám
đốc Học viện), Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện,
Trưởng đơn vị các đơn vị trực thuộc Học viện.
(1) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc
họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được
ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;
(2) Đảng ủy Học viện có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh
giá.
Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
- HĐHV tổ chức họp và tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá tại điểm
(1), (2) thuộc Bước 2 và tài liệu liên quan (nếu có), xem xét quyết định đánh
giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức và thông báo bằng văn bản cho viên
chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Đối với Chủ tịch HĐHV, căn cứ vào ý kiến đóng góp, đánh giá, xếp
loại của HĐHV gửi hồ sơ về Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định
đánh giá, xếp loại.
Thứ hai, đối với viên chức giữ chức vụ quản lý: Trưởng/Phó đơn vị
thuộc Học viện. Việc đánh giá đối với nhóm viên chức này được thực hiện
thông qua ba bước:
Tự đánh giá,
xếp loại
Nhận xét,
ĐGVC cấp
đơn vị
Nhận xét,
ĐGVC cấp
Học viện
18
Sơ đồ 2.3. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ quản lý
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Mô tả quy trình:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo
chức trách, nhiệm vụ được giao và báo cáo kiểm điểm tập thể (theo biểu mẫu
tại Phụ lục 01).
Bước 2: Nhận xét, ĐGVC cấp đơn vị
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: toàn thể viên chức và lao
động hợp đồng của đơn vị.
(1) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc
họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được
ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp;
(2) Cấp ủy chi bộ đơn vị có ý kiến bằng văn bản về viên chức được
đánh giá.
- Trưởng đơn vị các đơn vị thuộc Học viện tham khảo ý kiến tại cuộc
họp đơn vị, ý kiến của Cấp ủy chi bộ đơn vị và tài liệu liên quan (nếu có) để
nhận xét, đánh giá vào Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức
giữ chức vụ quản lý là Phó đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
- Hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về Phòng Tổ chức - Hành chính để tổng
hợp trình Giám đốc Học viện xem xét, quyết định đánh giá, phân loại viên
chức.
Bước 3: Nhận xét, ĐGVC cấp Học viện
- Giám đốc Học viện chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt, thành phần tham
19
dự cuộc họp bao gồm: Đảng ủy Học viện, tập thể lãnh đạo Học viện, Chủ tịch
Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện, Trưởng/phó các đơn vị trực
thuộc Học viện.
- Viên chức là Trưởng/phó đơn vị trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả
công tác và nhận xét của tập thể đơn vị.
- Giám đốc Học viện đánh giá từng tiêu chí trên cơ sở báo cáo của đơn
vị trực thuộc, ý kiến Cấp ủy chi bộ, tham khảo ý kiến tập thể nơi viên chức
giữ chức vụ quản lý và ý kiến góp ý tại Hội nghị và các minh chứng kèm theo
để tiến hành nhận xét, đánh giá và xếp loại Trưởng/phó đơn vị.
Thứ ba, đối với Trưởng/phóbộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản
lý. Việc đánh giá đối với nhóm viên chức này được thực hiện thông qua ba
bước:
Sơ đồ 2.4. Quy trình ĐGVC là Trưởng/phó bộ môn,
viên chức không giữ chức vụ quản lý
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Mô tả quy trình:
Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức, lao động hợp đồng làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại
kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao (Theo biểu mẫu tại Phụ
lục I).
Bước 2: Nhận xét, đánh giá cấp đơn vị
Tự đánh giá,
xếp loại
Nhận xét,
ĐGVC cấp
đơn vị
Nhận xét,
ĐGVC
20
- Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức, lao động hợp đồng công
tác để nhận xét, đánh giá.
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: toàn thể viên chức và lao
động hợp đồng của đơn vị.
- Viên chức, lao động hợp đồng trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả
công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các
ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Nhận xét, ĐGVC
- Trưởng các đơn vị trực thuộc Học viện tham khảo các ý kiến tại cuộc
họp đơn vị, báo cáo của viên chức và tài liệu liên quan (nếu có) để hoàn tất
thẩm định và xếp loại ĐGVC thuộc thẩm quyền quản lý.
- Hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về Phòng Tổ chức - Hành chính để tổng
hợp trình Giám đốc Học viện xem xét, phê duyệt.
2.3.2. Tiêu chí đánh giá
Hoạt động đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không được thực hiện
dựa trên các tiêu chí quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày
13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC; Hướng
dẫn số 1080/HVHK-TCCB ngày 04/12/2020 của Học viện Hàng không Việt
Nam về việc “kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, viên chức và
lao động hợp đồng tại Học viện Hàng không Việt Nam”. Theo đó, tiêu chí
ĐGVC tại Học viện xác định như sau:
Một là, về chính trị tư tưởng:
-Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
21
-Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường;
không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;
-Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi
ích cá nhân;
-Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
Hai là, về đạo đức, lối sống:
-Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi,
hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự
diễn biến, tự chuyển hóa;
-Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;
-Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch,
vững mạnh;
-Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của
mình để trục lợi.
Ba là, về tác phong, lề lối làm việc:
-Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
-Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
-Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện công việc;
-Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực,
đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.
Bốn là, về ý thức tổ chức kỷ luật:
-Chấp hành sự phân công của tổ chức;
-Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị
22
công tác;
-Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;
-Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan
về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
Năm là, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
- Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý:
+ Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để
xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng
khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi
cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành
chính tại cơ quan, đơn vị;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan,
tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định kết quả thực
hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế
hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất
lượng thực hiện nhiệm vụ;
+ Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc
trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
23
2.3.3. Phương pháp đánh giá
Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện công tác ĐGVC trên cơ sở
kết hợp hai phương pháp, bao gồm: đánh giá thông qua báo cáo (tự đánh giá)
và lấy ý kiến tập thể. Cụ thể như sau:
Đối với phương pháp đánh giá thông qua báo cáo:
Viên chức căn cứ vào hệ thống các tiêu chí xếp loại đã được nêu ra
trong biểu mẫu đánh giá để làm báo cáo. Dựa vào báo cáo, viên chức tự nhận
xét, xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời tự đề xuất mức xếp
loại kết quả công tác.
Đối với phương pháp lấy ý kiến tập thể:
Từng đơn vị thuộc Học viện và/hoặc Học viện (tùy từng chức vụ của
viên chức) sẽ tổ chức cuộc họp đánh giá đối với cá nhân viên chức. Theo đó,
cuộc họp này phải đảm bảo thành phần tham gia theo quy định. Viên chức sẽ
trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp và được các thành
viên tham dự họp đóng góp ý kiến. Trên cơ sở những ý kiến đó, cá nhân, cơ
quan có thẩm quyền đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại.
2.3.4. Kết quả đánh giá
Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 được
thể hiện tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam
từ 2017-2021 (Đơn vị: Người)
24
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2017-2021)
Năm
Tổng
số
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Hoàn thành
xuất sắc
nhiệm vụ
Hoàn thành
tốt nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Không
hoàn thành
nhiệm vụ
2017 104 15 89 0 0
2018 102 14 88 0 0
2019 122 21 100 1 0
2020 121 10 108 3 0
2021 167 24 143 0 0
Biểu đồ 2.4. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam
từ 2017-2021 (Đơn vị %)
(Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2017-2021)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2017 2018 2019 2020 2021
14.42% 13.73% 17.21% 8.26% 14.37%
85.58% 86.27% 81.97% 89.26% 85.63%
0.82% 2.48%
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ
25
Qua bảng thống kê và biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá viên chức tại
Học viện Hàng không Việt Nam giai đoạn 2017-2021, có thể thấy:
-Năm 2017, trong tổng số 104 viên chức, có 14,42% (15 viên chức)
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 85,58% (89 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm
vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành
nhiệm vụ.
-Năm 2018, trong tổng số 102 viên chức, có 13,73% (14 viên chức)
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 86,27% (88 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm
vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành
nhiệm vụ.
-Năm 2019, trong tổng số 122 viên chức, có 17,21% (21 viên chức)
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 81,97% (100 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm
vụ, 0,82% (1 viên chức) xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không có viên chức
không hoàn thành nhiệm vụ.
-Năm 2020, trong tổng số 121 viên chức, có 8,26% (10 viên chức) hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, 89,26% (108 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ,
2,48% (3 viên chức) xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không có viên chức
không hoàn thành nhiệm vụ.
-Năm 2021, trong tổng số 167 viên chức, có 14,37% (24 viên chức)
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 85,63% (143 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm
vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành
nhiệm vụ.
Kết luận:
Qua phân tích kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam có thể
thấy:
26
Công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam được thực hiện
nghiêm túc, 100% đơn vị tiến hành ĐGVC định kỳ hàng năm, 100% đơn vị
tổng hợp và gửi hồ sơ đánh giá đầy đủ theo quy định. Qua đó, đưa hoạt động
này thành nề nếp, quy cũ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý
viên chức tại Học viện nói riêng và quản lý nhân lực khu vực công nói chung.
- Kết quả đánh giá viên chức tại Học viện từ 2017-2021 có thay đổi
nhưng không đáng kể, không có sự đột phá. Cụ thể:
+ Mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%) ở tất
cả các năm, cao nhất vào 2020 và thấp nhất vào năm 2019.
+ Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có tỷ lệ cao thứ hai trong tổng
số, cao nhất vào năm 2017, thấp nhất năm 2020.
+ Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 3%) ở tất cả
các năm.
+ Không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ.
2.3.5. Nhận xét công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng
không Việt Nam
2.3.5.1. Những mặt đạt được
Về chất lượng viên chức.
Nhìn chung, đội ngũ viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam có
số lượng tương đối hợp lý, đảm bảo biên chế phù hợp. Về chất lượng, viên
chức có trình độ chuyên môn với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành,
lĩnh vực công tác và yêu cầu vị trí việc làm; trình độ ngoại ngữ, tin học đáp
ứng yêu cầu công việc.
Từ thực tiễn đó đòi hỏi Học viện Hàng không cần tiếp tục phát huy và
đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ viên
27
chức theo quy định.
Về công tác đánh giá viên chức.
Thứ nhất, Học viện Hàng không Việt Nam đã thực hiện tốt việc phổ
biến, quán triệt các nội dung đánh giá, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
làm cơ sở cho việc đánh giá hàng năm. Vì vậy, đa số viên chức đều nhận thức
được sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác đánh giá đối với bản thân và tổ
chức, hiểu được kết quả đánh giá là cơ sở nhìn nhận lại ưu, nhược điểm của
mình, từ đó từng bước hoàn thiện bản thân và có biện pháp cải tiến phù hợp.
Theo khảo sát được tiến hành, khi được hỏi về quan điểm đánh giá đối
với sự cần thiết của công tác đánh giá viên chức, với số lượng 201 viên chức
đang công tác tại Học viện Hàng không Việt Nam tham gia khảo sát thì toàn
bộ đều nhận định là quan trọng hoặc rất quan trọng, không có ý kiến nào cho
rằng việc đánh giá viên chức là không cần thiết. Cụ thể được mô tả tại Biểu
đồ 2.5 dưới đây:
Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của công tác đánh giá viên chức
(Đơn vị: viên chức)
(Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III)
180
21
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
28
Ngoài việc tiếp thu sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, bản thân viên
chức đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các quy định chung về đánh giá nhằm
hiểu rõ và nắm vững những vấn đề cơ bản, quan trọng làm căn cứ cho việc
đánh giá, phân loại viên chức.
Thứ hai, việc đánh giá được tiến hành theo đúng nguyên tắc, trình tự,
thủ tục; số lượng và thành phần chủ thể tham gia đánh giá được đảm bảo theo
quy định, các chủ thể đã thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình trong
quá trình đánh giá thông qua việc góp ý, nhận xét và cho ý kiến đối với người
được đánh giá, đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị đối với cấp trên về công
tác ĐGVC tại cơ quan.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, minh bạch trong ĐGVC tại Học viện
được bảo đảm; các nội dung liên quan đến công tác được công khai một cách
rõ ràng, cụ thể, trung thực; công tác tiếp nhận và giải trình những vướng mắc,
khiếu nại liên quan đến các nội dung đánh giá và kết quả đánh giá theo yêu
cầu của tổ chức, cá nhân được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu.
Thứ tư, tỷ lệ viên chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ khá cao,
không có viên chức nào xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (trong vòng 05
năm từ 2017-2021).
Nguyên nhân của những ưu điểm:
Một là, về góc độ pháp lý, hoạt động ĐGVC đã được quy định trong
các văn bản pháp luật. Điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý viên chức
nói chung và ĐGVC nói riêng được thực hiện theo hướng thống nhất, đồng
bộ.
Hai là, sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
công tác ĐGVC đã được cá nhân viên chức và Ban Giám đốc Học viện Hàng
không Việt Nam quan tâm, chú trọng.
29
2.3.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác ĐGVC tại Học viện Hàng
không Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, các tiêu chí xếp loại viên chức tại Học viện Hàng không Việt
Nam vẫn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, chưa được lượng hóa.
Theo khảo sát về ý kiến của các viên chức tại Học viện Hàng không
Việt Nam đối với việc xem xét các tiêu chí đánh giá viên chức được áp dụng
tại cơ quan hiện nay, có tới 175/201 viên chức (chiếm 87% số viên chức tham
gia khảo sát) cho rằng các tiêu chí hiện tại vẫn còn mang tính chung chung,
chưa cụ thể, chưa được lượng hoá. Chi tiết thể hiện tại Biểu đồ 2.6 sau đây:
Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sátđánh giá về các tiêu chí đánh giá viên chức
được áp dụng tại Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay
(Đơn vị: viên chức)
(Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III)
175
20
6
Chung chung,chưa cụ thể, chưa được lượng hóa
Cơ bản đáp ứng yêu cầu
Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện
30
Trước hết, đối với yêu cầu “thực hiện các quy định về tiêu chí chung
của viên chức” được phân chia thành 3 mức độ khác nhau là “thực hiện tốt”,
“đáp ứng”, “có biểu hiện suy thoái”. Tuy nhiên, những quy định về tiêu chí
chung lại mang định tính cao dẫn đến việc quy định định tính tại tiêu chí xếp
loại khiến công tác đánh giá gặp khó khăn, thiếu thống nhất trong quan điểm
xếp loại. Cụ thể, thế nào được coi là “thực hiện tốt”, “đáp ứng” hay “có biểu
hiện suy thoái”, việc xác định này căn cứ trên số lần vi phạm hay những biểu
hiện hành vi cụ thể nào là chưa rõ ràng. Bởi vậy, khi xem xét nội dung này
phần lớn phụ thuộc vào ý chí và quan điểm của chủ thể đánh giá.
Bên cạnh đó, việc xếp loại theo các mức quy định yêu cầu phải đáp ứng
tất cả các tiêu chí, tuy nhiên lại chưa bao quát được toàn bộ các trường hợp có
thể xảy ra.
Chẳng hạn, đối với mức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của viên chức
lãnh đạo đặt ra nhiều tiêu chí, yêu cầu phải đáp ứng đồng thời 02 tiêu chí:
(1) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc
đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn
thành, trong đó không quá 20% tiêu chí chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ
hoặc hiệu quả thấp;
(2) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên
70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Đối với xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ của viên chức lãnh đạo
cũng đặt ra nhiều tiêu chí, trong đó yêu cầu phải đáp ứng đồng thời có hai tiêu
chí:
(1) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp
đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được
giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
31
(2) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới
50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Theo quy định này, nếu như: (1) Tỷ lệ các tiêu chí về kết quả thực hiện
nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo
công việc cụ thể được giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả nằm
trong khoảng từ 20% - 50%; hoặc (2) Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao của đơn vị hoặc lĩnh vực được giao phụ trách nằm trong khoảng từ
50% - 70% viên chức lãnh đạo đó xếp loại ở mức nào?
Thứ hai, đánh giá mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh giá từ bên
ngoài, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các chủ thể bên ngoài (sinh
viên, đối tác,…) và cơ chế phản biện xã hội.
“Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với vị trí tiếp xúc trực
tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp” là
một trong những tiêu chí những tiêu chí để đánh giá kết quả công việc của
viên chức. Tuy nhiên, trong quy chế ĐGVC của Học viện Hàng không Việt
Nam hiện nay chưa ghi nhận việc lấy ý kiến đánh giá từ nhóm đối tượng này.
Thứ ba, hoạt động ĐGVC chủ yếu được thực hiện dưới hình thức thủ
công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin.
Quá trình ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay chủ yếu
thực hiện bằng hình thức truyền thống (văn bản giấy). Việc tổng hợp ý kiến
tại các cuộc họp, tổng hợp kết quả đánh giá và lưu hồ sơ do viên chức trực
tiếp thực hiện, chưa có sự hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin, phần mềm ứng
dụng, do đó còn tốn kém nhiều thời gian và công sức.
Thứ tư, tinh thần phê bình và tự phê bình của một số viên chức chưa
cao. Một bộ phận viên chức thiếu trung thực, nghiêm túc trong tự nhận xét
đánh giá, không dám nêu ra những khuyết điểm của mình; thường xuyên có
32
biểu hiện nể nang, sợ mất lòng, ngại đưa ra chính kiến nhận xét, đánh giá của
mình với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp.
Thứ năm, kết quả đánh giá chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc áp
dụng chế độ, chính sách liên quan như lương, chính sách đãi ngộ và cơ chế
đào thải viên chức; chủ yếu để lưu hồ sơ lý lịch của viên chức và làm căn cứ
xác định các danh hiệu thi đua.
Thứ sáu, chưa mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng những phương pháp đánh
giá mới vào thực tiễn hoạt động đánh giá viên chức tại cơ quan, sử dụng
phương pháp truyền thống vẫn là chủ yếu.
Nguyên nhân của những hạn chế:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn ĐGVC tại Học viện
Hàng không Việt Nam chưa được cụ thể hóa, các nội dung liên quan đến hoạt
động ĐGVC gần như tương đồng với quy định chung của pháp luật về đánh
giá. Do đó, ĐGVC còn mang tính cứng nhắc, rập khuôn; thiếu linh hoạt, sáng
tạo và chưa phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, việc huy động sự tham gia chủ thể bên ngoài, đặc biệt là sinh
viên, đối tác,… trong quá trình đánh giá viên chức khó mang lại kết quả chính
xác, khách quan. Đa phần, sinh viên ít có sự quan tâm đến hoạt động đánh
giá, một bộ phận sinh viên, đối tác có thái độ e ngại khi được yêu cầu cung
cấp ý kiến góp ý hay điền bảng hỏi phục vụ cho hoạt động đánh giá tại cơ
quan.
Thứ ba, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
ĐGVC đã được đề cập trong định hướng và chiến lược phát triển Học viện,
tuy nhiên công tác này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,
nhất là nguồn lực tài chính và nhân lực.
33
Thứ tư, sự chi phối về lợi ích, tình cảm và sự khác biệt về văn hóa tổ
chức; tâm lí ngại va chạm, quan điểm dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ giữa
cấp trên - cấp dưới - đồng nghiệp, tâm lý nể nang, ngại nói thẳng, nói thật vô
hình chung đã làm cho việc đánh giá viên chức trở nên bình quân chủ nghĩa,
cào bằng. Thực tế chỉ ra rằng, có những viên chức có năng lực, trình độ
chuyên môn cao, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chỉ ra khuyết điểm của đồng
nghiệp, thậm chí có những ý kiến trái chiều với tập thể thường nhận được tỷ
lệ phiếu khá thấp khi được giới thiệu quy hoạch hoặc bổ nhiệm. Bên cạnh đó,
việc chủ thể đánh giá là cấp trên trực tiếp dễ bị chi phối bởi quan điểm cá
nhân, duy ý chí. Đồng thời, kết quả đánh giá của cá nhân thường ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động chung của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu do đó
khi tiến hành đánh giá, xu hướng chung là không đánh giá ở mức thấp.
Thứ năm, Học viện Hàng không Việt Nam chưa quy định về cơ chế
giám sát, xác minh tính trung thực của các báo cáo đánh giá. Đánh giá viên
chức tại Học viện chưa có sự giám sát của viên chức có trình độ chuyên sâu
và bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác đánh giá, chủ yếu được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Phòng Tổ chức - Hành chính và người đứng đầu các
đơn vị.
Thứ sáu, Học viện Hàng không Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc xây dựng và áp dụng các phương pháp mới trong ĐGVC. Việc đổi
mới phương pháp đánh giá dù đã được đề cập nhiều lần tại các cuộc gặp gỡ,
trao đổivà các cuộc hội họp quan trọng, song vẫn chưa lựa chọnđược phương
pháp phù hợp với tính chất, quy mô và đặc điểm của từng vị trí công việc và
thực tiễn hoạt động ĐGVC tại cơ quan.
Theo kết quả khảo sát đối với các viên chức tại Học viện Hàng không
Việt Nam đã cho thấy có đến 128/201 viên chức (tương ứng với 63,7%) cho
34
rằng khó khăn lớn nhất của công tác đánh giá viên chức là chưa có phương
pháp đánh giá chính xác, khách quan và 175/201 viên chức (tương ứng với
87,1%) cho rằng lý do là vì tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra
còn một số khó khăn khác, cụ thể được chi tiết tại Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về các khó khăn lớn nhất của công tác
đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam
(Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III)
STT Câu trả lời
Số viên
chức
Tỷ lệ (%)
1
Chưa có phương pháp đánh giá chính
xác, khách quan
128 63.7
2 Tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, cụ thể 175 87.1
3 Thiếu cơ chế giám sát 77 38.3
4
Ý thức trách nhiệm của một bộ phận
viên chức chưa cao
111 55.2
5 Ý kiến khác 08 4.0
35
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác đánh giá viên chức
3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước
Đánh giá phải được thực hiện dựa trên quan điểm, định hướng của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; hoàn thiện công tác đánh giá viên chức phải
dựa trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ
viên chức luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là chiến lược xây
dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhằm từng bước hình thành đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất và năng lực,
đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, quản lý trong quá trình chuyển
sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập quốc
tế.
Đánh giá là khâu trọng yếu, ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu còn lại
trong quá trình quản lý nhân sự nói chung và quản lý viên chức nói riêng. Vì
vậy, việc đánh giá phải toàn diện, dân chủ, bảo đảm khách quan, công tâm, vì
sự tiến bộ của cá nhân, tổ chức, trên cơ sở những tiêu chuẩn, lấy hiệu quả
công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.
Thứ nhất, đánh giá phải thực hiện trên cơ sở sự lãnh đạo thống nhất
của Đảng trong công tác cán bộ.
Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là chủ thể trực tiếp lãnh đạo công
tác xây dựng đội ngũ viên chức cho cả hệ thống chính trị và trên mọi lĩnh vực.
Cụ thể “Đảng thống nhấtlãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
36
theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ
chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị” [3, tr.6]. Do
đó, những vấn đề liên quan đến đội ngũ viên chức, bao gồm chủ trương, chính
sách, đánh giá, bố trí và sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhất
thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số. Trong đó, vấn đề
đổi mới, cải tiến ĐGVC không thể tách rời quan điểm, tư tưởng và sự lãnh
đạo của Đảng. Theo đó, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng về đổi
mới công tác đánh giá, Nhà nước và chính quyền các cấp thể chế hóa thành
những văn bản pháp luật làm cơ sở cho đổi mới công tác đánh giá nói chung
và đánh giá viên chức nói riêng.
Thứ hai, đánh giá phải đáp ứng được yêu cầu của Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành, trọng tâm cải
cách hành chính trong 10 năm tới là:
Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể
chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp
luật; xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ
số. [7]
Như vậy việc “xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực,
phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của đất nước” được
xem là một trong những nội dung quan trọng cần đặt ra ở giai đoạn này.
Thứ ba, “ĐGVC phảithực hiện trong sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính
sách quản lý viên chức”. [13, tr.71]
37
Công tác quản lý viên chức được tổng hòa bởi nhiều giai đoạn và nội
dung khác nhau bao gồm: xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng, ký hợp đồng,
bổ nhiệm, thay đổi chức danh, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật,… Các nội dung này mặc dù riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ tác
động qua lại với nhau, ảnh hưởng nhau trong việc xây dựng và hoàn thiện
chất lượng đội ngũ viên chức. Theo đó, trên cơ sở xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp, số lượng vị trí việc làm, cần tiến hành rà soát,
phân loại, ĐGVC để bố trí cho phù hợp. Nếu như công tác ĐGVC được thực
hiện chính xác, hiệu quả sẽ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
viên chức theo hướng phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn, khách quan, công
bằng.
Thứ tư, “ĐGVC phải gắn liền với mở rộng dân chủ” [13, tr.72]
Trong xu thế hiện nay, khi việc cung cấp sự nghiệp công của nhà nước
dần được xem như một loại hình dịch vụ và theo đó, người dân là đối tượng
được phục vụ chính là khách hàng thì việc đánh giá chất lượng viên chức
cũng cần chuyển đổi theo hướng trao quyền đánh giá cho khách hàng. Trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chủ thể này được xác định là học sinh, phụ
huynh, đó chính là những đối tượng được phục vụ và cũng là chủ thể trực tiếp
sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức, đơn vị thông qua đội ngũ viên
chức. Vì vậy, việc trao quyền cho những chủ thể này tham gia công tác
ĐGVC được xem là phù hợp nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai và minh
bạch.
3.1.2. Định hướng của Học viện Hàng không Việt Nam
Từ những định hướng của Đảng và Nhà nước trong công tác đánh giá,
Học viện Hàng không Việt Nam đã đưa ra những định hướng cụ thể trong
công tác đánh giá, bao gồm:
38
-Thứ nhất, mục tiêu đặt ra trong việc hoàn thiện công tác ĐGVC tại Học
viện Hàng không Việt Nam là xây dựng được nhận thức đúng và quan điểm
đúng về ĐGVC, xây dựng được quy chế, hệ thống tiêu chí, phương pháp và
quy trình đánh giá phù hợp, phát huy được vai trò của các chủ thể tham gia
vào công tác ĐGVC.
-Thứ hai, đánh giá phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là
chiến lược xây dựng đội ngũ viên chức trong trời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, quản lý
trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
từng bước hội nhập quốc tế.
-Thứ ba, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và
không nể nang, thiên vị, trù dập, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng
cao chất lượng đội ngũ viên chức.
-Thứ tư, ĐGVC cần phải theo kịp yêu cầu của cải cách, đổi mới cung
cấp dịch vụ công trong thời gian sắp tới; đặt ra những tiêu chí cụ thể, xác thực
với từng vị trí việc làm. Đồng thời, cần phải làm rõ rằng, ĐGVC mặc dù có
vai trò quan trọng nhưng không phải là cơ sở, dữ liệu duy nhất, quan trọng
nhất để xem xét lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ
nhiệm viên chức tại học viện. Việc áp dụng kết quả của công tác ĐGVC cần
phải linh hoạt, phù hợp và hiệu quả.
-Thứ năm, quán triệt và cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương,
chính sách của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác đánh giá.
Căn cứ vào kết quả đánh giá để thực hiện có hiệu quả việc chính sách đãi ngộ
gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, góp phần đáp ứng yêu cầu
của tình hình mới.
39
-Thứ sáu, đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và
kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Việc đánh giá nhằm làm rõ ưu
khuyết điểm, tồn tại hạn chế về phẩm chất năng lực, trình độ của viên chức.
-Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức, đặc
biệt đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị kết hợp đổi mới phương
pháp đánh giá với lộ trình phù hợp.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại Học viện
Hàng không Việt Nam
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế (Phụ lục III) và quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu thực trạng công tác ĐGVC tại cơ quan, tác giả đề xuất 06 nhóm
giải pháp sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đối với
công tác đánh giá viên chức
Đánh giá được coi là khâu tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu
khó và yếu nhất. Muốn hoàn thiện, đổi mới hoạt động ĐGVC trước hết cần
tác động trực tiếp vào nhận thức, suy nghĩ của viên chức, cần xác định rõ
“nhận thức là cơ sở của hành động”.
Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đối với công tác
ĐGVC, cần tập trung thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, quán triệt đầy đủ, kịp thời việc thực hiện công tác ĐGVC
theo định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến các nội dung liên quan đến hoạt động đánh giá và sự cần thiết đổi
mới công tác ĐGVC trong cơ quan, đơn vị thông qua các cuộc họp giao ban
hàng tháng, các buổi hội nghị, hội thảo chuyên đề, qua mạng nội bộ và cổng
thông tin điện tử Học viện.
40
Học viện Hàng không Việt Nam cần phối hợp với bộ phận Truyền
thông của Học viện xây dựng các kênh thông tin chính thống, thường xuyên
đăng tải các nội dung tích cực về hoạt động đánh giá và trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức trong đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong
nhận thức của viên chức về công tác đánh giá và sự cần thiết đổi mới công tác
đánh giá.
Thứ hai, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình, tập trung kiểm điểm,
đánh giá làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tự phê
bình và phê bình, nói đi đôi với làm; nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và
phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế; xây dựng quy định nêu gương
tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm.
Cùng với đó, người đứng đầu phải là tấm gương sáng tự phê bình và phê bình
để cấp dưới làm theo. Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự
giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy
theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải
có kế hoạch sửa chữa.
Thứ ba, quy định chế độ trách nhiệm của viên chức trong việc thực
hiện công tác đánh giá; có biện pháp phê bình nghiêm khắc đối với viên chức
kê khai công việc, đề xuất mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao và đánh giá đồng
nghiệp không đúng sự thật. Bên cạnh đó, Học viện cần thiết lập cơ chế
thưởng - phạt rõ ràng: căn cứ vào bộ tiêu chí thi đua của Học viện, Hội đồng
thi đua khen thưởng tiến hành trừ điểm thi đua và không xét danh hiệu thi đua
đối với trường hợp không hoàn thành việc đánh giá đúng thời hạn hoặc vi
phạm các quy định về đánh giá; riêng đối với tập thể hoàn thành tốt công tác
đánh giá và có tỷ lệ viên chức đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao, Hội
đồng thi đua - khen thưởng ghi nhận và lấy đó làm cơ sở cho việc bình xét các
danh hiệu thi đua khen thưởng hàng năm.
41
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí, tiêu chuẩn của cơ quan, đơn
vị về công tác ĐGVC. Trên cơ sở chủ trương, hướng dẫn của cấp trên về công
tác đánh giá và sử dụng viên chức, Học viện Hàng không Việt Nam cần cụ thể
hóa bộ tiêu chí, tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đánh giá
kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của
viên chức theo hướng gắn với kết quả thực thi công việc của viên chức, xây
dựng cơ cấu nhóm tiêu chí định tính và định lượng.
Thứ hai, trên cơ sở quy định của pháp luật và thiết kế mẫu phiếu đánh
giá riêng phù hợp với từng chức danh viên chức, từng vị trí công việc. Ngoài
những tiêu chí đánh giá viên chức được quy định tại Nghị định số
90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, viên chức, viên chức
cần bổ sung một số tiêu chí đánh giá như: chất lượng công việc, hiệu quả
công việc, tính sáng tạo, đổi mới,…
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của viên chức và thực tiễn nghiên cứu tại
Học viện Hàng không Việt Nam, tác giả đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá
mới. Trong quá trình thiết lập tiêu chí, tác giả đã chia tách/gộp các tiêu chí
vào từng nhóm, mỗi nhóm được cụ thể hóa bởi các tiêu chí nhỏ, đồng thời bổ
sung một số tiêu chí phù hợp, cụ thể được nêu tại Bảng 3.1.
42
Bảng 3.1. Các tiêu chí ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam
(Nguồn:Đề xuất của tác giả)
Nhóm Tiêu chí Nội dung tiêu chí
Kết quả
công việc
Tiêu chí 1 (KQ1)
Chất lượng sản phẩm công việc, chất
lượng quản lý và phục vụ đáp ứng yêu
cầu chuyên môn và sự mong đợi của
các bên liên quan.
Tiêu chí 2 (KQ2)
Hiệu quả công việc, năng suất làm việc
và hiệu quả sử dụng nguồn lực, tác
dụng và lợi ích mang lại cho các bên
liên quan.
Tiêu chí 3 (KQ3)
Tiến độ hoàn thành công việc so với kế
hoạch, đáp ứng yêu cầu của các bên
liên quan.
Tiêu chí 4 (KQ4)
Tính sáng tạo, đổi mới và cải tiến trong
nội dung, phương pháp thực hiện; sự
tiến bộ trong kết quả công việc.
Thái độ
làm việc
Tiêu chí 5 (TĐ1)
Phục vụ tận tâm, đối xử công bằng (đối
với các quy định của pháp luật và của
Học viện, đối với cấp trên)
Tiêu chí 6 (TĐ2)
Tuân thủ chặt chẽ, chấp hành nghiêm
túc (đối với các quy định của pháp luật
và của Học viện, đối với cấp trên)
Tiêu chí 7 (TĐ3)
Cộng tác cởi mở, hỗ trợ chân thành
(đối với đồng nghiệp)
43
Ngoài ra, đối với từng nhóm vị trí việc làm sẽ có các tiêu chí cụ thể
tương ứng. Những tiêu chí này cần được xây dựng căn cứ trên đặc điểm công
việc của từng nhóm, chi tiết được trình bày tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng vị trí làm việc
tại Học viện Hàng không Việt Nam
(Nguồn:Đề xuất của tác giả)
Vị trí
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí cụ thể
Giảng viên
Chức trách,
nhiệm vụ
-Giảng dạy và hướng dẫn người học:
thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy,
đánh giá học tập.
-Nghiên cứu và phát triển chuyên môn:
đề xuất nghiên cứu, nghiên cứu và công
bố, hướng dẫn nghiên cứu, dẫn dắt
nghiên cứu, chuyển giao tri thức, học
tập và các hoạt động phát triển chuyên
môn khác.
-Quản lý và phục vụ: phát triển chương
trình đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ,
hỗ trợ và quản lý người học (Cố vấn học
tập), truyền thông và quảng bá thương
hiệu, thực hiện nhiệm vụ khác.
Phẩm chất,
năng lực
- Phẩm chất nghề nghiệp: Đạo đức nghề
nghiệp, tác phong làm việc, ý thức tổ
chức kỷ luật.
44
Vị trí
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí cụ thể
- Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên
môn, năng lực ngoại ngữ, năng lực công
nghệ thông tin.
- Năng lực cốt lõi: Năng lực trình bày và
giao tiếp, năng lực công tác và làm việc
nhóm, năng lực lập luận và giải quyết
vấn đề, năng lực học hỏi và đổi mới
sáng tạo.
- Năng lực nghiệp vụ: Năng lực phát
triển chương trình, năng lực phát triển
giảng dạy, năng lực phát triển nghiên
cứu.
Trợ giảng
Chức trách
nhiệm vụ
- Trợ giảng
- Phát triển chuyên môn
- Quản lý và phục vụ: Quản lý kỹ thuật,
hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện nhiệm vụ
khác.
Phẩm chất,
năng lực
- Giống với vị trí giảng viên
- Theo tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí
việc do Giám đốc Học viện quy định.
Chuyên viên
Chức trách
nhiệm vụ
- Quản lý và phục vụ: Theo mô tả công
việc của từng vị trí được Giám đốc Học
45
Vị trí
Tiêu
chuẩn
Tiêu chí cụ thể
viện phê duyệt.
- Phát triển chuyên môn
Phẩm chất,
năng lực
- Giống với vị trí giảng viên
- Theo tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí
việc do Học viện quy định.
Viên chức
lãnh đạo,
quản lý
Chức trách
nhiệm vụ
Tuân thủ theo quy định của Học viện tại
Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học
viện
Phẩm chất,
năng lực
- Năng lực quản lý chiến lược
- Năng lực quản lý nhân sự
- Năng lực quản lý nguồn lực
- Năng lực quan hệ đối ngoại
3.2.3. Đổi mới phương pháp đánh giá viên chức (KPIs)
Hiện nay Học viện Hàng không sử dụng 02 phương pháp đánh giá chủ
yếu là đánh giá thông qua báo cáo và lấy ý kiến tập thể. Đây là phương pháp
khá đơn giản, dễ thực hiện, do đó được áp dụng phổ biến trong hoạt động
ĐGVC của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác đánh
giá, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đánh giá trong giai đoạn hiện nay, cần
lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và hiệu quả hơn.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động đánh giá viên chức tại cơ quan và yêu
cầu cải cách, Học viện nên áp dụng một phương pháp mới trong đánh giá -
KPIs.
46
KPIs - Key Performance Indicators là hệ thống đánh giá năng lực hiện
tại đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Hệ thống này là một công
cụ đáp ứng mô hình Quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives –
MBO). Mô hình này thường được triển khai áp dụng cho hệ thống ISO thông
qua hình thức xây dựng Kế hoạch - Mục tiêu chất lượng của đơn vị. Trong
bản Kế hoạch - Mục tiêu chất lượng cũng đã xây dựng các chỉ số đánh giá,
nhưng là chỉ số đánh giá cho các đơn vị, chưa xây dựng chi số đánh giá cho
từng cá nhân. Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện (KPIs) sẽ giải quyết được
vấn đề này, đảm bảo tính kết nối giữa mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận,
đơn vị với mục tiêu chung của Học viện.
Việc đánh năng lực thực hiện KPIs của viên chức tại Học viện Hàng
không Việt Nam có thể được thực hiện theo Sơ đồ 3.1.
47
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ đánh giá năng lực thực hiện với KPIs
Điểm đánh giá kết quả công việc (KQ) và thái độ công việc (TĐ) được
tổng hợp từ điểm đánh giá của từng tiêu chí với số điểm tối đa được quy định
riêng cho từng nhóm vị trí việc làm. Đối chiếu với yêu cầu và mục tiêu chất
lượng giao kết để xếp vào một trong bốn mức: Xuất sắc (A), Tốt (B), Trung
bình (C) và Yếu (D).
Xếp loại thực hiện nhiệm vụ theo 04 loại gồm: Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ (A), Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B), Hoàn thành nhiệm vụ (C), Không
hoàn thành nhiệm vụ (D).
Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Chiến lược phát triển Học viện
Kế hoạch 5 năm thực hiện chiến lược
của Học viện
Nhiệm vụ năm học của Học viện
Kế hoạch 5 năm 2020-2025 của đơn vị
Nhiệm vụ năm học của đơn vị
Nhiệm vụ năm học của cá nhân
Lãnh
đạo
Học
viện
Lãnh
đạo
Đơn vị
Cá nhân
KPIs:
- Tầm nhìn
chiếnlược;
- Năng lực
lãnh đạo;
- Vai trò trách
nhiệm;
- Khoa học
công nghệ;
- Hợp tác
quốc tế;
- Khả năng
chuyên môn;
- Tính kỷ luật;
- Khả năng
phối hợp;
- Hiệu quả;
- ….
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
48
Theo đó quy trình tổ chức đánh giá đối với viên chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Viên chức chuẩn bị hồ sơ tự đánh giá theo hướng dẫn bao
gồm: (1) Hồ sơ thực hiện công việc kèm theo các tài liệu chứng minh; (2) Bản
báo cáo tự đánh giá theo tiêu chí đánh giá (Biểu mẫu tại Phụ lục II). Theo đó,
các tiêu chí đánh giá (dựa trên mục 3.2.2) sẽ được quy đổi thành những mức
điểm cụ thể và người đánh giá sẽ cho điểm trên thang quy định.
Bước 2: Nhân sự quản lý phụ trách trực tiếp đánh giá trên cơ sở: (1) Hồ
sơ tự đánh giá của cá nhân viên chức; (2) Ý kiến phản hồi của chủ thể chính
có liên quan, cụ thể bao gồm: người học đối với chức trách giảng dạy và của
người học hoặc của cán bộ đối với chức trách phục vụ; (3) Các thông tin, tài
liệu liên quan tới các tiêu chí khác; (4) Kết quả trao đổi ý kiến đối với cán bộ
được đánh giá; (5) Ý kiến đánh giá của đồng nghiệp và ý kiến trong tập thể
lãnh đạo (lấy ý kiến tại cuộc họp đánh giá bằng phương pháp bỏ phiếu kín).
Bước 3: Trưởng đơn vị trực thuộc hoặc thành viên Ban Giám đốc phụ
trách trực tiếp đơn vị (trong trường hợp người được đánh giá là người quản lý
đơn vị phụ trách) thẩm định kết quả đánh giá và tiến hành xếp loại viên chức,
thông báo cho viên chức.
Nếu là viên chức giảngdạy/trợgiảng:
- Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 200 điểm, nếu KQ từ 180 – 200
điểm xếp mức A; từ 160 – 179 xếp mức B; từ 140 – 159 xếp mức C, dưới 140
xếp mức D.
- Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 -100 điểm
xếp mức A; từ 80 – 89 điểm xếp mức B; từ 70 – 79 xếp mức C và dưới 70 xếp
mức D.
49
Nếu là giảng viên kiêm nhiệm (tức cán bộ hành chính, cán bộ lãnh
đạo, quản lý kiêm nhiệm giảng dạy):
- Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 100 điểm, nếu KQ từ 90 – 100
xếp mức A; từ 80 – 89 xếp mức B; từ 70 -79 xếp mức C và dưới 70 xếp mức
D.
- Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 – 100 điểm
xếp mức A; từ 80-89 xếp mức B, từ 70 – 79 xếp mức C; dưới 70 xếp mức D.
Nếu là viên chức hành chính, phục vụ:
- Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 100 điểm, nếu KQ từ 90 – 100 xếp
mức A; từ 80 – 89 xếp mức B; từ 70 -79 xếp mức C và dưới 70 xếp mức D.
- Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 – 100 điểm
xếp mức A; từ 80-89 xếp mức B, từ 70 – 79 xếp mức C; dưới 70 xếp mức D.
Kết quả đánh giá chung sẽ được xác định theo Bảng 3.3:
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả ĐGVC theo phương pháp KPIs
(Nguồn:Đề xuất của tác giả)
KQ
TĐ
A B C D
A A B B C
50
B A B C D
C B B C D
D B C D D
Bước 4: Phòng Tổ chức - Hành chính hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các
thủ tục giải quyết phản ánh, khiếu nại nếu có; trình Giám đốc Học viện quyết
định phê duyệt kết quả xếp loại viên chức.
Đối với trường hợp đánh giá chức trách lãnh đạo, quản lý của Chủ tịch
HĐHV, Giám đốc học viện, các Phó giám đốc Học viện, Kế toán trưởng,
Giám đốc đơn vị hạch toán độc lập, viên chức tự chuẩn bị hồ sơ đánh giá theo
nội dung đã được nêu ở trên. Sau đó việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành bởi các
trưởng đơn vị và theo phương pháp bỏ phiếu kiến. Các bước sau đó thực hiện
tương tự đối với viên chức bình thường khác. Nhưng cần lưu ý: Viên chức
lãnh đạo, quản lý (bao gồm cả cấp phó) được xếp loại không cao hơn kết quả
xếp loại của đơn vị mình phụ trách. Chẳng hạn: Kết quả hoạt động của Phòng
Đào tạo xếp loại B thì Trưởng, Phó phòng đào tạo chỉ được xếp loại cao nhất
là loại B.
Việc áp dụng phương pháp KPIs như đã nêu trên sẽ giúp việc đánh giá
sát sao và cụ thể hơn khi các tiêu chí được phân loại và quy đổi thành mức
điểm cụ thể. Qua đó, kết quả ĐGVC thu được cũng phù hợp, khách quan và
chính xác hơn.
3.2.4. Thành lập bộ phận giám sát hoạt động đánh giá viên chức
Thực tế cho thấy hoạt động ĐGVC tại Học viện Hàng không hiện nay
chưa có sự giám sát chặt chẽ bởi bộ phận chuyên trách. Nhằm tăng cường tính
trung thực, chính xác trong đánh giá, cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách
chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát hoạt động đánh giá nói chung
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx
Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty
Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công TyĐánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty
Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Tại Công Ty
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Truyền Hình C...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Truyền Hình C...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Truyền Hình C...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Truyền Hình C...
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà NẵngLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện tại TP Đà Nẵng
 
Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng ...
Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng ...Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng ...
Kiểm soát nội bộ chu trình cấp bảo hiểm xe cơ giới (oto) thu tiền khách hàng ...
 
Luận văn: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Yên
Luận văn: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Phú YênLuận văn: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Yên
Luận văn: Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Hoạt động Thanh tra Lao động,Thương binh và Xã hội
Luận văn: Hoạt động Thanh tra Lao động,Thương binh và Xã hộiLuận văn: Hoạt động Thanh tra Lao động,Thương binh và Xã hội
Luận văn: Hoạt động Thanh tra Lao động,Thương binh và Xã hội
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức lao động công ty vận tải Biển Bắc, HAY
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức lao động công ty vận tải Biển Bắc, HAYLuận văn: Hoàn thiện tổ chức lao động công ty vận tải Biển Bắc, HAY
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức lao động công ty vận tải Biển Bắc, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty Pixel, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
 Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH VKX
 
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thôngKhóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
Khóa luận tốt nghiệp tuyển dụng nhân sự tại công ty viễn thông
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty Sắt tráng men, 9Đ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty Sắt tráng men, 9ĐĐề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty Sắt tráng men, 9Đ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty Sắt tráng men, 9Đ
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức chi cục hải quan, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác C...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác C...Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác C...
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Khai thác C...
 
Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu c...
Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu c...Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu c...
Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu c...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
 

Similar to Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx

Similar to Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx (20)

Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAYĐề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
 
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
 
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
Đề tài: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường Quận 12
 
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOTLuận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
Luận văn: Đánh giá thực thi công vụ của công chức phường, HOT
 
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk LắkĐề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho công chức xã tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chứcLuận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức
 
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xãLuận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
Luận văn: Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho đội ngũ công chức xã
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghềLuận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
 
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghềLuận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường ...
Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường ...Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường ...
Cơ sở lí luận và thực tiễn của tự đánh giá trong quản lý chất lượng ở trường ...
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng NamNăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
 
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAYNâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
Nâng cao nguồn nhân lực tại Ban Biên tập truyền hình cáp, HAY
 
Lv nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin tại khối công nghệ thông t...
Lv nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin tại khối công nghệ thông t...Lv nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin tại khối công nghệ thông t...
Lv nâng cao chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin tại khối công nghệ thông t...
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 

Recently uploaded (20)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 

Luận văn đánh giá viên chức tại học viện hàng không việt nam.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài Luận văn.........................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn ......................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn.............................................................7 3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.....................................................8 6.1. Ý nghĩa lý luận..........................................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................8 Chương 1:........................................................Error! Bookmark notdefined. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC........... Error! Bookmark not defined. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động đánh giá viên chức ...........Error! Bookmark notdefined. 1.1.1. Viên chức ...............................................Error! Bookmark notdefined. 1.1.2. Đánh giá .................................................Error! Bookmark notdefined. 1.1.3. Đơn vị sự nghiệp công lập .......................Error! Bookmark notdefined. 1.1.4. Đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lậpError! Bookmark not defined. 1.2. Nguyên tắc đánh giá viên chức ...................Error! Bookmark notdefined.
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1.3. Cơ sở pháp lý.............................................Error! Bookmark notdefined. 1.4. Chủ thể đánh giá ......................................Error! Bookmark notdefined. 1.5. Thời điểm đánh giá ...................................Error! Bookmark notdefined. 1.6. Quy trình đánh giá....................................Error! Bookmark notdefined. 1.7. Tiêu chí đánh giá......................................Error! Bookmark notdefined. 1.8. Phương pháp đánh giá ..............................Error! Bookmark notdefined. 1.8.1. Phương pháp đánh giá cho điểm...............Error! Bookmark notdefined. 1.8.2. Phương pháp bình bầu.............................Error! Bookmark notdefined. 1.8.3. Phương pháp đánh giá thông qua báo cáo.Error! Bookmark notdefined. 1.8.4. Phương pháp phỏng vấn ..........................Error! Bookmark notdefined. 1.8.5. Phương pháp đánh giá 360° .....................Error! Bookmark notdefined. Tiểu kết Chương 1............................................Error! Bookmark notdefined. Chương 2: .....................................................................................................10 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC ....................................................10 TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM...............................................10 2.1. Khái quát về Học viện Hàng không Việt Nam ..........................................10 2.1.1. Vị trí, chức năng...................................................................................10 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ........................................................................10 2.1.3. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................13 2.2. Đội ngũ viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam ...............13 2.2.1. Về số lượng..........................................................................................13 2.2.2. Về chất lượng.......................................................................................14 2.3. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam .....................................................................................................................15 2.3.1. Quy trình đánh giá................................................................................16 2.3.2. Tiêu chí đánh giá..................................................................................20
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2.3.3. Phương pháp đánh giá ..........................................................................23 2.3.4. Kết quả đánh giá ..................................................................................23 2.3.5. Nhận xét công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam .....................................................................................................................26 Tiểu kết chương 2.............................................Error! Bookmark notdefined. Chương 3: .....................................................................................................35 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............................................35 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN................................35 HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.........................................................................35 3.1. Định hướng hoàn thiện công tác đánh giá viên chức .................................35 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam.......................................................................................................39 3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đốivới công tác đánh giá viên chức.................................................................................................39 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức.........................41 3.2.3. Đổi mới phương pháp đánh giá viên chức (KPIs)...................................45 3.2.4. Thành lập bộ phận giám sát hoạt động đánh giá viên chức......................50 3.2.5. Sử dụng có hiệu quả kết quả đánh giá viên chức ....................................51 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá viên chức ........................53 3.3. Kiến nghị................................................................................................54 3.3.1. Đối với trung ương...............................................................................54 3.3.2. Đối với cơ quan, đơn vị ........................................................................55 Tiểu kết Chương 3............................................Error! Bookmark notdefined. KẾT LUẬN...................................................................................................56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................1
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ đầy đủ CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức CQNN Cơ quan nhà nước ĐGVC Đánh giá viên chức HĐHV Hội đồng Học viện KQ Kết quả công việc TĐ Thái độ
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Loại Số Tên bảng/biểu/sơ đồ Trang Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Hàng không Việt Nam 31 Sơ đồ 2.2. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ lãnh đạo 34 Sơ đồ 2.3. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ quản lý 35 Sơ đồ 2.4 Quy trình ĐGVC là trưởng/phó bộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản lý 37 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ đánh giá năng lực thực hiện với KPIs 65 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu viên chức theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 32 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu viên chức theo trình độ lý luận chính trị 32 Biểu đồ 2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của viên chức 33 Biểu đồ 2.4. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 42 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của công tác đánh giá viên chức 45 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát đánh giá về các tiêu chí đánh giá viên chức được áp dụng tại Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay 47 Bảng Bảng 2.1. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 42
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về các khó khăn lớn nhất của công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam 52 Bảng 3.1. Các tiêu chí ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam 61 Bảng 3.2. Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng vị trí làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam 62 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả ĐGVC theo phương pháp KPIs 68
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn Đội ngũ viên chức là một bộ phận của nguồn nhân lực khu vực công - yếu tố cấu thành của nguồn nhân lực xã hội mà những đóng góp của họ luôn có vai trò đặc biệt to lớn trong toàn bộ thành tựu phát triển chung về kinh tế - xã hội của quốc gia. Đội ngũ viên chức giữ vị trí quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [11, tr.269], “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [11, tr.273]. Quan điểm này tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị lần 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bạicủa cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [2] Để có được đội ngũ viên chức vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, khâu then chốt là đổi mới và hoàn thiện chế độ quản lý viên chức phù hợp, trong đó phải kể đến việc chú trọng và nâng cao công tác đánh giá viên chức trong khu vực công. Đánh giá viên chức là khâu quan trọng, căn bản trong quá trình quản lý và sử dụng viên chức, được tiến hành thường xuyên hàng năm hoặc trước khi xem xét đề bạt, chuyển công tác đối với viên chức. Mục đích của hoạt động đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương,
  • 9. 2 thưởng đối với viên chức. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của viên chức là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Đồng thời, hoạt động đánh giá sẽ cung cấp thông tin phản hồi để viên chức biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đánh giá viên chức, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trong cơ quan, đơn vị. Nghị quyết Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đặt ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác viên chức, trong đó nhấn mạnh Đổi mới công tác đánh giá viên chức phải theo hướng: “Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảosát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương;gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị”. [3] Công tác đánh giá ngày càng được quan tâm. Đánh giá ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng tính khoa học và thực tiễn. Sự ra đời của Luật viên chức năm 2010; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCCVC; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2020/NĐ-CP) và một số văn bản khác là cơ sở để hoàn thiện công tác ĐGVC. Tuy nhiên, sau khi các văn bản này ra đời, công tác đánh giá vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đánh giá vẫn là khâu yếu nhất qua
  • 10. 3 nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục. Học viện Hàng không Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam. Trong những năm qua, công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung đã và đang được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ viên chức tại cơ quan không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nhiệm vụ chung của nhà nước, đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác ĐGVC tại cơ quan đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức khi chưa xây dựng và áp dụng được phương pháp đánh giá phù hợp với thực tế cơ quan cũng như chưa có bộ tiêu chí cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc đánh giá, phân loại viên chức. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn Đánh giá nói chung, ĐGVC nói riêng đề tài đã nhận được sự quan tâm nhất định của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số đề tài tiêu biểu sau: - Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật. Giáo trình đề cập tới
  • 11. 4 những vấn đề chung trong quản lý nguồn nhân lực của khu vực công, trong đó có hoạt động đánh giá thực thi công việc (Chương 8). Trong chương này, giáo trình trình bày một số nội dung cơ bản của hoạt động đánh giá thực thi công việc như tầm quan trọng, mục tiêu, thời điểm đánh giá, chủ thể đánh giá, phương pháp đánh giá và những khó khăn thường gặp trong quá trình đánh giá thực thi công vụ trong cơ quan nhà nước và một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá. - PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh (2008), đề tài khoa học cấp Khoa Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn mô hình đánh giá và trả lương dựa trên thực thi công việc. Đề tài nghiên cứu những vấn đề về đánh giá thực thi và trả lương, đưa ra mô hình đánh giá và trả lương theo kết quả thực thi công việc, mối quan hệ giữa đánh giá và trả lương, làm rõ khái niệm, mục đích của đánh giá thực thi, vấn đề trả lương và chỉ ra bản chất của mô hình đánh giá và trả lương dựa trên kết quả thực thi công việc dưới góc độ lý thuyết. - Đặng Thị Lệ Bình (2010), Luận văn ĐGVC trong các bệnh viện công tại thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp. Luận văn tập trung nghiên cứu công tác đánh giá và ĐGVC trong các bệnh viện công tại thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống hóa lại một số lý luận về viên chức, ĐGVC như mục đích, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, tiêu chí, phương pháp, giải pháp hoàn thiện ĐGVC trong các bệnh viện công. - Lương Thị Thanh Phương (2013), Đề tài khoa học Đánh giá giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp tại tỉnh Lào Cai và Giáp Văn Thành (2014), Luận văn Đánh giá giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Nội dung 02 đề tài trên đề cập đến công tác đánh giá giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở (đánh giá theo năng lực). Tuy nhiên các đề tài này chỉ đề cập đến công tác đánh giá của một đối
  • 12. 5 tượng là viên chức là giáo viên và đánh giá theo năng lực, chưa đề cập đến công tác ĐGVC nói chung và ĐGVC hàng năm (theo kết quả hoàn thành công việc) trong các đơn vị sự nghiệp công lập. - Báo điện tử Chính phủ (2016), “Đánh giá thực chất CBCCVC thế nào”. Nội dung bài viết đề cập đến những bất cập trong công tác đánh giá CBCCVC sau một năm thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ như về tiêu chí phân loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc phải có đề tài, sáng kiến, công trình khoa học. - Nguyễn Thành Bắc (2016), Luận văn Quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước về đội ngũ giáo viên trung học phổ thông công lập; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đối với đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, trong đó có đề cập đến việc đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giáo viên trong các trường trung học phổ thông công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. - Phạm Ngọc Bích (2017), Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. Luận văn này đi sâu vào việc đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, pháp luật và dánh giá thực trạng. Thông qua đó, Luận văn đã đưa ra phương hướng và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập Hà Nội - Nguyễn Trần Thi (2018), Luận văn ĐGVC trong các đơn vị sự nghiệp
  • 13. 6 công lập thuộc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở lý luận về ĐGVC, Luận văn phân tích thực trạng ĐGVC trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ĐGVC trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên. - Jody Zall Kusek và Ray C.Rist (2005), Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả. Bài viết trình bày những khó khăn của các nước đang phát triển khi chuyển từ đánh giá quá trình thực thi công vụ sang đánh giá kết quả công vụ. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giám sát và đánh giá dựa trên kết quả công việc, các yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống đánh giá và quy trình thực hiện, từ đó đề xuất phương hướng áp dụng hệ thống này trong khu vực công. Về số lượng, có thể thấy đa phần các đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu từ giai đoạn 2018 trở về trước hơn là so với những năm gần đây. Trong giai đoạn hiện tại, các đề tài nghiên cứu về công tác đánh giá chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng viên chức, cán bộ thay vì viên chức. Điều này càng khẳng định được rằng đề tài nghiên cứu của Luận văn này mang tính cấp thiết để có những đánh giá, nhìn nhận chung về công tác đánh gía viên chức trong giai đoạn hiện nay. Về nội dung, Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa một cách khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đánh giá nói chung và đánh giá viên chức nói riêng trong cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu một số nội dung quan trọng của công tác đánh giá viên chức như tiêu chí, quy trình, phương pháp, nguyên tắc, đồng thời đề xuất một số giải pháp và định hướng cho việc đổi mới công tác đánh giá viên chức trong giai đoạn mới. Đây là nguồn tài liệu và là cơ sở cho việc nghiên cứu Luận văn của tác giả.
  • 14. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận chung về ĐGVC, Luận văn tiến hành phân tích và nhận xét thực trạng công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác ĐGVC chức trong điều kiện hiện nay của Học viện Hàng không Việt Nam nói riêng và các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, Luận văn thực hiện 03 nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về viên chức và ĐGVC; - Phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam; - Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Học viện Hàng không Việt Nam. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ năm 2017-2021. 5. Phương pháp nghiên cứu
  • 15. 8 Luận văn sử dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp luận. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học, sách giáo trình, sách chuyên khảo,... thu thập những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công tác đánh giá viên chức. - Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho các viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu: Lập kế hoạch và tiến hành phỏng vấn sâu đối với ông trưởng phòng Tổ chức-Hành chính và viên chức phụ trách công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan. - Phương pháp khác: Nhằm đảm bảo tính bao quát và toàn diện trong nhìn nhận vấn đề, bên cạnh 2 phương pháp chủ yếu trên, khóa luận còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn có giá trị tham khảo, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đánh giá nói chung và ĐGVC nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn
  • 16. 9 Thông qua những phân tích, đánh giá khách quan, Luận văn đưa ra những nhận định thực tế về thực trạng ĐGVC tại cơ quan, những mặt đạt được, những hạn chế; chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam, góp phần chuẩn hóa đội ngũ viên chức ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tình hình mới. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm 03 chương sau đây: Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá viên chức; Chương 2. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam; Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam.
  • 17. 10 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Học viện Hàng không Việt Nam Học viện Hàng không Việt Nam và là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg, ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.1. Vị trí, chức năng Học viện Hàng không Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam. Học viện Hàng không Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Học viện Hàng không Việt Nam có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Nhiệm vụ, quyền hạn của Học viện được cụ thể hóa tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Hàng không Việt Nam như sau: “a) Xác định sứ mạng, tầm nhìn của Học viện; xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Học viện cho từng giai đoạn, theo kế hoạch hoạt động
  • 18. 11 hằng năm. b) Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, phục vụ cộng đồng, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. c) Nghiên cứu phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến đáp ứng yêu cầu thực tiễn; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. d) Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; tuyển dụng, quản lý cán bộ, viên chức và người lao động; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có cơ cấu cân đối về trình độ, ngành nghề, độ tuổi và giới tính, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với cán bộ, viên chức và người lao động e) Tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục. g) Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật, sử dụng nguồn từ các hoạt động thu để chi cho các hoạt động giáo dục và đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật. h) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. i) Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo. k) Tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của
  • 19. 12 xã hội. l) Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. m) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành Giao thông vận tải và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. n) Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thoa, y tế, khoa học công nghệ,… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện. o) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động; các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo. p) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. q) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật. v) Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục.
  • 20. 13 s) Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. t) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.” [12] 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Học viện Hàng không Việt Nam được thể hiện tại Sơ đồ 2.1 như sau: Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Hàng không Việt Nam (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022) 2.2. Độingũ viên chức làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam 2.2.1. Về số lượng Tính đến tháng 03/2022, số lượng viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam là 210 viên chức. Đảng ủy HĐHV Công đoàn Đoàn Thanh niên Ban Giám đốc Khoa Phòng chức năng Trung tâm Các hội đồng Bộ phận Bộ môn Phòng thí nghiệm
  • 21. 14 2.2.2. Về chất lượng Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu viên chức theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (Đơn vị %) (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022) Đội ngũ viên chức tại Học viện có trình độ tương đối cao. Trong đó viên chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 47,14 % (99 viên chức) Học viện Hàng không đã và đang thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức. Trong thời gian tới, Học viện cần tiếp tục phát huy hơn nữa công tác này nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức có chất lượng ngày càng cao. Về trình độ lý luận chính trị 0.96% 18.57% 28.57% 47.14% 2.38% 2.38% Phó giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp 2.38% 9.52% 78.10% 10% Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo
  • 22. 15 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu viên chức theo trình độ lý luận chính trị (Đơn vị %) (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022) Nhìn chung, viên chức đã qua đào tạo lý luận chính trị chiếm tỷ lệ khá cao, 90%. Tuy nhiên, vẫn còn những viên chức chưa được qua đào tạo. Thực trạng này đòi hỏi, trong thời gian tới Học viện cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa trình độ lý luận chính trị cho viên chức. Trình độ ngoại ngữ, tin học Biểu đồ 2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của viên chức (Đơn vị: Người) (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2022) Trình độ tin học và ngoại ngữ của viên chức cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, số lượng viên chức có chứng chỉ tin học là 209/210 viên chức, chưa qua đào tạo chỉ 01 viên chức. Mặt khác, số lượng viên chức có chứng ngoại ngữ là 208/210 viên chức, chưa có chứng chỉ là 02 viên chức. 2.3. Thực trạng công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam ĐGVC là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý 0 100 200 300 Tin học Ngoại ngữ 209 208 1 2 Đã có chứng chỉ Chưa có chứng chỉ Người
  • 23. 16 và sử dụng viên chức. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, tài liệu và thực tiễn công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam, tác giả đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về thực trạng công tác ĐGVC như sau: 2.3.1. Quy trình đánh giá Quy trình ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam có sự khác nhau giữa các nhóm viên chức: - Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; - Viên chức giữ chức vụ quản lý; - Trưởng/phó bộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản lý và lao động hợp đồng. Thứ nhất, đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Chủ tịch HĐHV, Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Kế toán trưởng. Việc đánh giá đối với nhóm viên chức này được thực hiện thông qua ba bước: Sơ đồ 2.2. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ lãnh đạo (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Mô tả quy trình: Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao (Theo biểu mẫu tại Phụ lục I). Tự đánh giá, xếp loại Nhận xét, đánh giá viên chức Quyết định đánh giá, xếp loại
  • 24. 17 Bước 2: Nhận xét, ĐGVC Thành phần tham gia cuộc họp bao gồm: Đảng ủy Học viện, tập thể lãnh đạo Học viện (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐHV, Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện), Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện, Trưởng đơn vị các đơn vị trực thuộc Học viện. (1) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; (2) Đảng ủy Học viện có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá. Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức - HĐHV tổ chức họp và tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá tại điểm (1), (2) thuộc Bước 2 và tài liệu liên quan (nếu có), xem xét quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức và thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. - Đối với Chủ tịch HĐHV, căn cứ vào ý kiến đóng góp, đánh giá, xếp loại của HĐHV gửi hồ sơ về Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đánh giá, xếp loại. Thứ hai, đối với viên chức giữ chức vụ quản lý: Trưởng/Phó đơn vị thuộc Học viện. Việc đánh giá đối với nhóm viên chức này được thực hiện thông qua ba bước: Tự đánh giá, xếp loại Nhận xét, ĐGVC cấp đơn vị Nhận xét, ĐGVC cấp Học viện
  • 25. 18 Sơ đồ 2.3. Quy trình ĐGVC giữ chức vụ quản lý (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Mô tả quy trình: Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao và báo cáo kiểm điểm tập thể (theo biểu mẫu tại Phụ lục 01). Bước 2: Nhận xét, ĐGVC cấp đơn vị - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: toàn thể viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị. (1) Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp; (2) Cấp ủy chi bộ đơn vị có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá. - Trưởng đơn vị các đơn vị thuộc Học viện tham khảo ý kiến tại cuộc họp đơn vị, ý kiến của Cấp ủy chi bộ đơn vị và tài liệu liên quan (nếu có) để nhận xét, đánh giá vào Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức giữ chức vụ quản lý là Phó đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. - Hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về Phòng Tổ chức - Hành chính để tổng hợp trình Giám đốc Học viện xem xét, quyết định đánh giá, phân loại viên chức. Bước 3: Nhận xét, ĐGVC cấp Học viện - Giám đốc Học viện chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt, thành phần tham
  • 26. 19 dự cuộc họp bao gồm: Đảng ủy Học viện, tập thể lãnh đạo Học viện, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Học viện, Trưởng/phó các đơn vị trực thuộc Học viện. - Viên chức là Trưởng/phó đơn vị trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác và nhận xét của tập thể đơn vị. - Giám đốc Học viện đánh giá từng tiêu chí trên cơ sở báo cáo của đơn vị trực thuộc, ý kiến Cấp ủy chi bộ, tham khảo ý kiến tập thể nơi viên chức giữ chức vụ quản lý và ý kiến góp ý tại Hội nghị và các minh chứng kèm theo để tiến hành nhận xét, đánh giá và xếp loại Trưởng/phó đơn vị. Thứ ba, đối với Trưởng/phóbộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản lý. Việc đánh giá đối với nhóm viên chức này được thực hiện thông qua ba bước: Sơ đồ 2.4. Quy trình ĐGVC là Trưởng/phó bộ môn, viên chức không giữ chức vụ quản lý (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Mô tả quy trình: Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng Viên chức, lao động hợp đồng làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao (Theo biểu mẫu tại Phụ lục I). Bước 2: Nhận xét, đánh giá cấp đơn vị Tự đánh giá, xếp loại Nhận xét, ĐGVC cấp đơn vị Nhận xét, ĐGVC
  • 27. 20 - Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức, lao động hợp đồng công tác để nhận xét, đánh giá. - Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: toàn thể viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị. - Viên chức, lao động hợp đồng trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp. Bước 3: Nhận xét, ĐGVC - Trưởng các đơn vị trực thuộc Học viện tham khảo các ý kiến tại cuộc họp đơn vị, báo cáo của viên chức và tài liệu liên quan (nếu có) để hoàn tất thẩm định và xếp loại ĐGVC thuộc thẩm quyền quản lý. - Hồ sơ đánh giá, xếp loại gửi về Phòng Tổ chức - Hành chính để tổng hợp trình Giám đốc Học viện xem xét, phê duyệt. 2.3.2. Tiêu chí đánh giá Hoạt động đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không được thực hiện dựa trên các tiêu chí quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC; Hướng dẫn số 1080/HVHK-TCCB ngày 04/12/2020 của Học viện Hàng không Việt Nam về việc “kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, viên chức và lao động hợp đồng tại Học viện Hàng không Việt Nam”. Theo đó, tiêu chí ĐGVC tại Học viện xác định như sau: Một là, về chính trị tư tưởng: -Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
  • 28. 21 -Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức; -Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; -Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng. Hai là, về đạo đức, lối sống: -Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; -Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; -Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh; -Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Ba là, về tác phong, lề lối làm việc: -Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ; -Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; -Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện công việc; -Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ. Bốn là, về ý thức tổ chức kỷ luật: -Chấp hành sự phân công của tổ chức; -Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị
  • 29. 22 công tác; -Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định; -Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu. Năm là, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: - Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý: + Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; + Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị; + Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị; + Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể. - Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: + Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ; + Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
  • 30. 23 2.3.3. Phương pháp đánh giá Học viện Hàng không Việt Nam thực hiện công tác ĐGVC trên cơ sở kết hợp hai phương pháp, bao gồm: đánh giá thông qua báo cáo (tự đánh giá) và lấy ý kiến tập thể. Cụ thể như sau: Đối với phương pháp đánh giá thông qua báo cáo: Viên chức căn cứ vào hệ thống các tiêu chí xếp loại đã được nêu ra trong biểu mẫu đánh giá để làm báo cáo. Dựa vào báo cáo, viên chức tự nhận xét, xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời tự đề xuất mức xếp loại kết quả công tác. Đối với phương pháp lấy ý kiến tập thể: Từng đơn vị thuộc Học viện và/hoặc Học viện (tùy từng chức vụ của viên chức) sẽ tổ chức cuộc họp đánh giá đối với cá nhân viên chức. Theo đó, cuộc họp này phải đảm bảo thành phần tham gia theo quy định. Viên chức sẽ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp và được các thành viên tham dự họp đóng góp ý kiến. Trên cơ sở những ý kiến đó, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại. 2.3.4. Kết quả đánh giá Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 được thể hiện tại Bảng 2.1. Bảng 2.1. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 (Đơn vị: Người)
  • 31. 24 (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2017-2021) Năm Tổng số Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ 2017 104 15 89 0 0 2018 102 14 88 0 0 2019 122 21 100 1 0 2020 121 10 108 3 0 2021 167 24 143 0 0 Biểu đồ 2.4. Kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam từ 2017-2021 (Đơn vị %) (Nguồn:Phòng Tổ chức - Hành chính 2017-2021) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2017 2018 2019 2020 2021 14.42% 13.73% 17.21% 8.26% 14.37% 85.58% 86.27% 81.97% 89.26% 85.63% 0.82% 2.48% Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ
  • 32. 25 Qua bảng thống kê và biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam giai đoạn 2017-2021, có thể thấy: -Năm 2017, trong tổng số 104 viên chức, có 14,42% (15 viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 85,58% (89 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. -Năm 2018, trong tổng số 102 viên chức, có 13,73% (14 viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 86,27% (88 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. -Năm 2019, trong tổng số 122 viên chức, có 17,21% (21 viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 81,97% (100 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 0,82% (1 viên chức) xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. -Năm 2020, trong tổng số 121 viên chức, có 8,26% (10 viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 89,26% (108 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 2,48% (3 viên chức) xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. -Năm 2021, trong tổng số 167 viên chức, có 14,37% (24 viên chức) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 85,63% (143 viên chức) hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có viên chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Kết luận: Qua phân tích kết quả ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam có thể thấy:
  • 33. 26 Công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam được thực hiện nghiêm túc, 100% đơn vị tiến hành ĐGVC định kỳ hàng năm, 100% đơn vị tổng hợp và gửi hồ sơ đánh giá đầy đủ theo quy định. Qua đó, đưa hoạt động này thành nề nếp, quy cũ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý viên chức tại Học viện nói riêng và quản lý nhân lực khu vực công nói chung. - Kết quả đánh giá viên chức tại Học viện từ 2017-2021 có thay đổi nhưng không đáng kể, không có sự đột phá. Cụ thể: + Mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%) ở tất cả các năm, cao nhất vào 2020 và thấp nhất vào năm 2019. + Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có tỷ lệ cao thứ hai trong tổng số, cao nhất vào năm 2017, thấp nhất năm 2020. + Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 3%) ở tất cả các năm. + Không có viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. 2.3.5. Nhận xét công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam 2.3.5.1. Những mặt đạt được Về chất lượng viên chức. Nhìn chung, đội ngũ viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam có số lượng tương đối hợp lý, đảm bảo biên chế phù hợp. Về chất lượng, viên chức có trình độ chuyên môn với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác và yêu cầu vị trí việc làm; trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc. Từ thực tiễn đó đòi hỏi Học viện Hàng không cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ viên
  • 34. 27 chức theo quy định. Về công tác đánh giá viên chức. Thứ nhất, Học viện Hàng không Việt Nam đã thực hiện tốt việc phổ biến, quán triệt các nội dung đánh giá, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở cho việc đánh giá hàng năm. Vì vậy, đa số viên chức đều nhận thức được sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác đánh giá đối với bản thân và tổ chức, hiểu được kết quả đánh giá là cơ sở nhìn nhận lại ưu, nhược điểm của mình, từ đó từng bước hoàn thiện bản thân và có biện pháp cải tiến phù hợp. Theo khảo sát được tiến hành, khi được hỏi về quan điểm đánh giá đối với sự cần thiết của công tác đánh giá viên chức, với số lượng 201 viên chức đang công tác tại Học viện Hàng không Việt Nam tham gia khảo sát thì toàn bộ đều nhận định là quan trọng hoặc rất quan trọng, không có ý kiến nào cho rằng việc đánh giá viên chức là không cần thiết. Cụ thể được mô tả tại Biểu đồ 2.5 dưới đây: Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của công tác đánh giá viên chức (Đơn vị: viên chức) (Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III) 180 21 Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
  • 35. 28 Ngoài việc tiếp thu sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên, bản thân viên chức đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các quy định chung về đánh giá nhằm hiểu rõ và nắm vững những vấn đề cơ bản, quan trọng làm căn cứ cho việc đánh giá, phân loại viên chức. Thứ hai, việc đánh giá được tiến hành theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục; số lượng và thành phần chủ thể tham gia đánh giá được đảm bảo theo quy định, các chủ thể đã thể hiện được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình đánh giá thông qua việc góp ý, nhận xét và cho ý kiến đối với người được đánh giá, đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị đối với cấp trên về công tác ĐGVC tại cơ quan. Thứ ba, nguyên tắc công khai, minh bạch trong ĐGVC tại Học viện được bảo đảm; các nội dung liên quan đến công tác được công khai một cách rõ ràng, cụ thể, trung thực; công tác tiếp nhận và giải trình những vướng mắc, khiếu nại liên quan đến các nội dung đánh giá và kết quả đánh giá theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thực hiện đầy đủ theo yêu cầu. Thứ tư, tỷ lệ viên chức xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ khá cao, không có viên chức nào xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (trong vòng 05 năm từ 2017-2021). Nguyên nhân của những ưu điểm: Một là, về góc độ pháp lý, hoạt động ĐGVC đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý viên chức nói chung và ĐGVC nói riêng được thực hiện theo hướng thống nhất, đồng bộ. Hai là, sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác ĐGVC đã được cá nhân viên chức và Ban Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam quan tâm, chú trọng.
  • 36. 29 2.3.5.2. Hạn chế Bên cạnh những mặt đạt được, công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, các tiêu chí xếp loại viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam vẫn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể, chưa được lượng hóa. Theo khảo sát về ý kiến của các viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam đối với việc xem xét các tiêu chí đánh giá viên chức được áp dụng tại cơ quan hiện nay, có tới 175/201 viên chức (chiếm 87% số viên chức tham gia khảo sát) cho rằng các tiêu chí hiện tại vẫn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chưa được lượng hoá. Chi tiết thể hiện tại Biểu đồ 2.6 sau đây: Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sátđánh giá về các tiêu chí đánh giá viên chức được áp dụng tại Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay (Đơn vị: viên chức) (Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III) 175 20 6 Chung chung,chưa cụ thể, chưa được lượng hóa Cơ bản đáp ứng yêu cầu Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện
  • 37. 30 Trước hết, đối với yêu cầu “thực hiện các quy định về tiêu chí chung của viên chức” được phân chia thành 3 mức độ khác nhau là “thực hiện tốt”, “đáp ứng”, “có biểu hiện suy thoái”. Tuy nhiên, những quy định về tiêu chí chung lại mang định tính cao dẫn đến việc quy định định tính tại tiêu chí xếp loại khiến công tác đánh giá gặp khó khăn, thiếu thống nhất trong quan điểm xếp loại. Cụ thể, thế nào được coi là “thực hiện tốt”, “đáp ứng” hay “có biểu hiện suy thoái”, việc xác định này căn cứ trên số lần vi phạm hay những biểu hiện hành vi cụ thể nào là chưa rõ ràng. Bởi vậy, khi xem xét nội dung này phần lớn phụ thuộc vào ý chí và quan điểm của chủ thể đánh giá. Bên cạnh đó, việc xếp loại theo các mức quy định yêu cầu phải đáp ứng tất cả các tiêu chí, tuy nhiên lại chưa bao quát được toàn bộ các trường hợp có thể xảy ra. Chẳng hạn, đối với mức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của viên chức lãnh đạo đặt ra nhiều tiêu chí, yêu cầu phải đáp ứng đồng thời 02 tiêu chí: (1) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó không quá 20% tiêu chí chưa đảm bảo chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp; (2) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ của viên chức lãnh đạo cũng đặt ra nhiều tiêu chí, trong đó yêu cầu phải đáp ứng đồng thời có hai tiêu chí: (1) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
  • 38. 31 (2) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo quy định này, nếu như: (1) Tỷ lệ các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả nằm trong khoảng từ 20% - 50%; hoặc (2) Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao của đơn vị hoặc lĩnh vực được giao phụ trách nằm trong khoảng từ 50% - 70% viên chức lãnh đạo đó xếp loại ở mức nào? Thứ hai, đánh giá mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh giá từ bên ngoài, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các chủ thể bên ngoài (sinh viên, đối tác,…) và cơ chế phản biện xã hội. “Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp” là một trong những tiêu chí những tiêu chí để đánh giá kết quả công việc của viên chức. Tuy nhiên, trong quy chế ĐGVC của Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận việc lấy ý kiến đánh giá từ nhóm đối tượng này. Thứ ba, hoạt động ĐGVC chủ yếu được thực hiện dưới hình thức thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin. Quá trình ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện bằng hình thức truyền thống (văn bản giấy). Việc tổng hợp ý kiến tại các cuộc họp, tổng hợp kết quả đánh giá và lưu hồ sơ do viên chức trực tiếp thực hiện, chưa có sự hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng, do đó còn tốn kém nhiều thời gian và công sức. Thứ tư, tinh thần phê bình và tự phê bình của một số viên chức chưa cao. Một bộ phận viên chức thiếu trung thực, nghiêm túc trong tự nhận xét đánh giá, không dám nêu ra những khuyết điểm của mình; thường xuyên có
  • 39. 32 biểu hiện nể nang, sợ mất lòng, ngại đưa ra chính kiến nhận xét, đánh giá của mình với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp. Thứ năm, kết quả đánh giá chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc áp dụng chế độ, chính sách liên quan như lương, chính sách đãi ngộ và cơ chế đào thải viên chức; chủ yếu để lưu hồ sơ lý lịch của viên chức và làm căn cứ xác định các danh hiệu thi đua. Thứ sáu, chưa mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng những phương pháp đánh giá mới vào thực tiễn hoạt động đánh giá viên chức tại cơ quan, sử dụng phương pháp truyền thống vẫn là chủ yếu. Nguyên nhân của những hạn chế: Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam chưa được cụ thể hóa, các nội dung liên quan đến hoạt động ĐGVC gần như tương đồng với quy định chung của pháp luật về đánh giá. Do đó, ĐGVC còn mang tính cứng nhắc, rập khuôn; thiếu linh hoạt, sáng tạo và chưa phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị. Thứ hai, việc huy động sự tham gia chủ thể bên ngoài, đặc biệt là sinh viên, đối tác,… trong quá trình đánh giá viên chức khó mang lại kết quả chính xác, khách quan. Đa phần, sinh viên ít có sự quan tâm đến hoạt động đánh giá, một bộ phận sinh viên, đối tác có thái độ e ngại khi được yêu cầu cung cấp ý kiến góp ý hay điền bảng hỏi phục vụ cho hoạt động đánh giá tại cơ quan. Thứ ba, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ĐGVC đã được đề cập trong định hướng và chiến lược phát triển Học viện, tuy nhiên công tác này đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nguồn lực tài chính và nhân lực.
  • 40. 33 Thứ tư, sự chi phối về lợi ích, tình cảm và sự khác biệt về văn hóa tổ chức; tâm lí ngại va chạm, quan điểm dĩ hòa vi quý trong mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới - đồng nghiệp, tâm lý nể nang, ngại nói thẳng, nói thật vô hình chung đã làm cho việc đánh giá viên chức trở nên bình quân chủ nghĩa, cào bằng. Thực tế chỉ ra rằng, có những viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn cao, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chỉ ra khuyết điểm của đồng nghiệp, thậm chí có những ý kiến trái chiều với tập thể thường nhận được tỷ lệ phiếu khá thấp khi được giới thiệu quy hoạch hoặc bổ nhiệm. Bên cạnh đó, việc chủ thể đánh giá là cấp trên trực tiếp dễ bị chi phối bởi quan điểm cá nhân, duy ý chí. Đồng thời, kết quả đánh giá của cá nhân thường ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu do đó khi tiến hành đánh giá, xu hướng chung là không đánh giá ở mức thấp. Thứ năm, Học viện Hàng không Việt Nam chưa quy định về cơ chế giám sát, xác minh tính trung thực của các báo cáo đánh giá. Đánh giá viên chức tại Học viện chưa có sự giám sát của viên chức có trình độ chuyên sâu và bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác đánh giá, chủ yếu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Phòng Tổ chức - Hành chính và người đứng đầu các đơn vị. Thứ sáu, Học viện Hàng không Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng các phương pháp mới trong ĐGVC. Việc đổi mới phương pháp đánh giá dù đã được đề cập nhiều lần tại các cuộc gặp gỡ, trao đổivà các cuộc hội họp quan trọng, song vẫn chưa lựa chọnđược phương pháp phù hợp với tính chất, quy mô và đặc điểm của từng vị trí công việc và thực tiễn hoạt động ĐGVC tại cơ quan. Theo kết quả khảo sát đối với các viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam đã cho thấy có đến 128/201 viên chức (tương ứng với 63,7%) cho
  • 41. 34 rằng khó khăn lớn nhất của công tác đánh giá viên chức là chưa có phương pháp đánh giá chính xác, khách quan và 175/201 viên chức (tương ứng với 87,1%) cho rằng lý do là vì tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra còn một số khó khăn khác, cụ thể được chi tiết tại Bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về các khó khăn lớn nhất của công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam (Nguồn:Kết quả khảosát tại Phụ lục III) STT Câu trả lời Số viên chức Tỷ lệ (%) 1 Chưa có phương pháp đánh giá chính xác, khách quan 128 63.7 2 Tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, cụ thể 175 87.1 3 Thiếu cơ chế giám sát 77 38.3 4 Ý thức trách nhiệm của một bộ phận viên chức chưa cao 111 55.2 5 Ý kiến khác 08 4.0
  • 42. 35 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TẠI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoàn thiện công tác đánh giá viên chức 3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước Đánh giá phải được thực hiện dựa trên quan điểm, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hoàn thiện công tác đánh giá viên chức phải dựa trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ viên chức luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm từng bước hình thành đội ngũ viên chức có đủ phẩm chất và năng lực, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, quản lý trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập quốc tế. Đánh giá là khâu trọng yếu, ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu còn lại trong quá trình quản lý nhân sự nói chung và quản lý viên chức nói riêng. Vì vậy, việc đánh giá phải toàn diện, dân chủ, bảo đảm khách quan, công tâm, vì sự tiến bộ của cá nhân, tổ chức, trên cơ sở những tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Thứ nhất, đánh giá phải thực hiện trên cơ sở sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là chủ thể trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ viên chức cho cả hệ thống chính trị và trên mọi lĩnh vực. Cụ thể “Đảng thống nhấtlãnh đạocông tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ
  • 43. 36 theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị” [3, tr.6]. Do đó, những vấn đề liên quan đến đội ngũ viên chức, bao gồm chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí và sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số. Trong đó, vấn đề đổi mới, cải tiến ĐGVC không thể tách rời quan điểm, tư tưởng và sự lãnh đạo của Đảng. Theo đó, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới công tác đánh giá, Nhà nước và chính quyền các cấp thể chế hóa thành những văn bản pháp luật làm cơ sở cho đổi mới công tác đánh giá nói chung và đánh giá viên chức nói riêng. Thứ hai, đánh giá phải đáp ứng được yêu cầu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành, trọng tâm cải cách hành chính trong 10 năm tới là: Cải cách thể chế, trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước, trong đó, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. [7] Như vậy việc “xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của đất nước” được xem là một trong những nội dung quan trọng cần đặt ra ở giai đoạn này. Thứ ba, “ĐGVC phảithực hiện trong sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý viên chức”. [13, tr.71]
  • 44. 37 Công tác quản lý viên chức được tổng hòa bởi nhiều giai đoạn và nội dung khác nhau bao gồm: xây dựng vị trí việc làm, tuyển dụng, ký hợp đồng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật,… Các nội dung này mặc dù riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng nhau trong việc xây dựng và hoàn thiện chất lượng đội ngũ viên chức. Theo đó, trên cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, số lượng vị trí việc làm, cần tiến hành rà soát, phân loại, ĐGVC để bố trí cho phù hợp. Nếu như công tác ĐGVC được thực hiện chính xác, hiệu quả sẽ là tiền đề cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo hướng phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn, khách quan, công bằng. Thứ tư, “ĐGVC phải gắn liền với mở rộng dân chủ” [13, tr.72] Trong xu thế hiện nay, khi việc cung cấp sự nghiệp công của nhà nước dần được xem như một loại hình dịch vụ và theo đó, người dân là đối tượng được phục vụ chính là khách hàng thì việc đánh giá chất lượng viên chức cũng cần chuyển đổi theo hướng trao quyền đánh giá cho khách hàng. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chủ thể này được xác định là học sinh, phụ huynh, đó chính là những đối tượng được phục vụ và cũng là chủ thể trực tiếp sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức, đơn vị thông qua đội ngũ viên chức. Vì vậy, việc trao quyền cho những chủ thể này tham gia công tác ĐGVC được xem là phù hợp nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai và minh bạch. 3.1.2. Định hướng của Học viện Hàng không Việt Nam Từ những định hướng của Đảng và Nhà nước trong công tác đánh giá, Học viện Hàng không Việt Nam đã đưa ra những định hướng cụ thể trong công tác đánh giá, bao gồm:
  • 45. 38 -Thứ nhất, mục tiêu đặt ra trong việc hoàn thiện công tác ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam là xây dựng được nhận thức đúng và quan điểm đúng về ĐGVC, xây dựng được quy chế, hệ thống tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá phù hợp, phát huy được vai trò của các chủ thể tham gia vào công tác ĐGVC. -Thứ hai, đánh giá phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là chiến lược xây dựng đội ngũ viên chức trong trời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, quản lý trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập quốc tế. -Thứ ba, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, thiên vị, trù dập, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. -Thứ tư, ĐGVC cần phải theo kịp yêu cầu của cải cách, đổi mới cung cấp dịch vụ công trong thời gian sắp tới; đặt ra những tiêu chí cụ thể, xác thực với từng vị trí việc làm. Đồng thời, cần phải làm rõ rằng, ĐGVC mặc dù có vai trò quan trọng nhưng không phải là cơ sở, dữ liệu duy nhất, quan trọng nhất để xem xét lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm viên chức tại học viện. Việc áp dụng kết quả của công tác ĐGVC cần phải linh hoạt, phù hợp và hiệu quả. -Thứ năm, quán triệt và cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác đánh giá. Căn cứ vào kết quả đánh giá để thực hiện có hiệu quả việc chính sách đãi ngộ gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, góp phần đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
  • 46. 39 -Thứ sáu, đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Việc đánh giá nhằm làm rõ ưu khuyết điểm, tồn tại hạn chế về phẩm chất năng lực, trình độ của viên chức. -Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức, đặc biệt đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị kết hợp đổi mới phương pháp đánh giá với lộ trình phù hợp. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế (Phụ lục III) và quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác ĐGVC tại cơ quan, tác giả đề xuất 06 nhóm giải pháp sau: 3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đối với công tác đánh giá viên chức Đánh giá được coi là khâu tiền đề quan trọng nhất nhưng vẫn là khâu khó và yếu nhất. Muốn hoàn thiện, đổi mới hoạt động ĐGVC trước hết cần tác động trực tiếp vào nhận thức, suy nghĩ của viên chức, cần xác định rõ “nhận thức là cơ sở của hành động”. Để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của viên chức đối với công tác ĐGVC, cần tập trung thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, quán triệt đầy đủ, kịp thời việc thực hiện công tác ĐGVC theo định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến hoạt động đánh giá và sự cần thiết đổi mới công tác ĐGVC trong cơ quan, đơn vị thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, các buổi hội nghị, hội thảo chuyên đề, qua mạng nội bộ và cổng thông tin điện tử Học viện.
  • 47. 40 Học viện Hàng không Việt Nam cần phối hợp với bộ phận Truyền thông của Học viện xây dựng các kênh thông tin chính thống, thường xuyên đăng tải các nội dung tích cực về hoạt động đánh giá và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của viên chức về công tác đánh giá và sự cần thiết đổi mới công tác đánh giá. Thứ hai, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình, tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm; nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế; xây dựng quy định nêu gương tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm. Cùng với đó, người đứng đầu phải là tấm gương sáng tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa. Thứ ba, quy định chế độ trách nhiệm của viên chức trong việc thực hiện công tác đánh giá; có biện pháp phê bình nghiêm khắc đối với viên chức kê khai công việc, đề xuất mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao và đánh giá đồng nghiệp không đúng sự thật. Bên cạnh đó, Học viện cần thiết lập cơ chế thưởng - phạt rõ ràng: căn cứ vào bộ tiêu chí thi đua của Học viện, Hội đồng thi đua khen thưởng tiến hành trừ điểm thi đua và không xét danh hiệu thi đua đối với trường hợp không hoàn thành việc đánh giá đúng thời hạn hoặc vi phạm các quy định về đánh giá; riêng đối với tập thể hoàn thành tốt công tác đánh giá và có tỷ lệ viên chức đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao, Hội đồng thi đua - khen thưởng ghi nhận và lấy đó làm cơ sở cho việc bình xét các danh hiệu thi đua khen thưởng hàng năm.
  • 48. 41 3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá viên chức Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí, tiêu chuẩn của cơ quan, đơn vị về công tác ĐGVC. Trên cơ sở chủ trương, hướng dẫn của cấp trên về công tác đánh giá và sử dụng viên chức, Học viện Hàng không Việt Nam cần cụ thể hóa bộ tiêu chí, tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và sự đóng góp thực tế của viên chức theo hướng gắn với kết quả thực thi công việc của viên chức, xây dựng cơ cấu nhóm tiêu chí định tính và định lượng. Thứ hai, trên cơ sở quy định của pháp luật và thiết kế mẫu phiếu đánh giá riêng phù hợp với từng chức danh viên chức, từng vị trí công việc. Ngoài những tiêu chí đánh giá viên chức được quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, viên chức, viên chức cần bổ sung một số tiêu chí đánh giá như: chất lượng công việc, hiệu quả công việc, tính sáng tạo, đổi mới,… Trên cơ sở ý kiến đóng góp của viên chức và thực tiễn nghiên cứu tại Học viện Hàng không Việt Nam, tác giả đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá mới. Trong quá trình thiết lập tiêu chí, tác giả đã chia tách/gộp các tiêu chí vào từng nhóm, mỗi nhóm được cụ thể hóa bởi các tiêu chí nhỏ, đồng thời bổ sung một số tiêu chí phù hợp, cụ thể được nêu tại Bảng 3.1.
  • 49. 42 Bảng 3.1. Các tiêu chí ĐGVC tại Học viện Hàng không Việt Nam (Nguồn:Đề xuất của tác giả) Nhóm Tiêu chí Nội dung tiêu chí Kết quả công việc Tiêu chí 1 (KQ1) Chất lượng sản phẩm công việc, chất lượng quản lý và phục vụ đáp ứng yêu cầu chuyên môn và sự mong đợi của các bên liên quan. Tiêu chí 2 (KQ2) Hiệu quả công việc, năng suất làm việc và hiệu quả sử dụng nguồn lực, tác dụng và lợi ích mang lại cho các bên liên quan. Tiêu chí 3 (KQ3) Tiến độ hoàn thành công việc so với kế hoạch, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Tiêu chí 4 (KQ4) Tính sáng tạo, đổi mới và cải tiến trong nội dung, phương pháp thực hiện; sự tiến bộ trong kết quả công việc. Thái độ làm việc Tiêu chí 5 (TĐ1) Phục vụ tận tâm, đối xử công bằng (đối với các quy định của pháp luật và của Học viện, đối với cấp trên) Tiêu chí 6 (TĐ2) Tuân thủ chặt chẽ, chấp hành nghiêm túc (đối với các quy định của pháp luật và của Học viện, đối với cấp trên) Tiêu chí 7 (TĐ3) Cộng tác cởi mở, hỗ trợ chân thành (đối với đồng nghiệp)
  • 50. 43 Ngoài ra, đối với từng nhóm vị trí việc làm sẽ có các tiêu chí cụ thể tương ứng. Những tiêu chí này cần được xây dựng căn cứ trên đặc điểm công việc của từng nhóm, chi tiết được trình bày tại Bảng 3.2. Bảng 3.2. Các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng vị trí làm việc tại Học viện Hàng không Việt Nam (Nguồn:Đề xuất của tác giả) Vị trí Tiêu chuẩn Tiêu chí cụ thể Giảng viên Chức trách, nhiệm vụ -Giảng dạy và hướng dẫn người học: thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy, đánh giá học tập. -Nghiên cứu và phát triển chuyên môn: đề xuất nghiên cứu, nghiên cứu và công bố, hướng dẫn nghiên cứu, dẫn dắt nghiên cứu, chuyển giao tri thức, học tập và các hoạt động phát triển chuyên môn khác. -Quản lý và phục vụ: phát triển chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, hỗ trợ và quản lý người học (Cố vấn học tập), truyền thông và quảng bá thương hiệu, thực hiện nhiệm vụ khác. Phẩm chất, năng lực - Phẩm chất nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
  • 51. 44 Vị trí Tiêu chuẩn Tiêu chí cụ thể - Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn, năng lực ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin. - Năng lực cốt lõi: Năng lực trình bày và giao tiếp, năng lực công tác và làm việc nhóm, năng lực lập luận và giải quyết vấn đề, năng lực học hỏi và đổi mới sáng tạo. - Năng lực nghiệp vụ: Năng lực phát triển chương trình, năng lực phát triển giảng dạy, năng lực phát triển nghiên cứu. Trợ giảng Chức trách nhiệm vụ - Trợ giảng - Phát triển chuyên môn - Quản lý và phục vụ: Quản lý kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện nhiệm vụ khác. Phẩm chất, năng lực - Giống với vị trí giảng viên - Theo tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí việc do Giám đốc Học viện quy định. Chuyên viên Chức trách nhiệm vụ - Quản lý và phục vụ: Theo mô tả công việc của từng vị trí được Giám đốc Học
  • 52. 45 Vị trí Tiêu chuẩn Tiêu chí cụ thể viện phê duyệt. - Phát triển chuyên môn Phẩm chất, năng lực - Giống với vị trí giảng viên - Theo tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí việc do Học viện quy định. Viên chức lãnh đạo, quản lý Chức trách nhiệm vụ Tuân thủ theo quy định của Học viện tại Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện Phẩm chất, năng lực - Năng lực quản lý chiến lược - Năng lực quản lý nhân sự - Năng lực quản lý nguồn lực - Năng lực quan hệ đối ngoại 3.2.3. Đổi mới phương pháp đánh giá viên chức (KPIs) Hiện nay Học viện Hàng không sử dụng 02 phương pháp đánh giá chủ yếu là đánh giá thông qua báo cáo và lấy ý kiến tập thể. Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện, do đó được áp dụng phổ biến trong hoạt động ĐGVC của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác đánh giá, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đánh giá trong giai đoạn hiện nay, cần lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và hiệu quả hơn. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động đánh giá viên chức tại cơ quan và yêu cầu cải cách, Học viện nên áp dụng một phương pháp mới trong đánh giá - KPIs.
  • 53. 46 KPIs - Key Performance Indicators là hệ thống đánh giá năng lực hiện tại đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Hệ thống này là một công cụ đáp ứng mô hình Quản lý theo mục tiêu (Management by Objectives – MBO). Mô hình này thường được triển khai áp dụng cho hệ thống ISO thông qua hình thức xây dựng Kế hoạch - Mục tiêu chất lượng của đơn vị. Trong bản Kế hoạch - Mục tiêu chất lượng cũng đã xây dựng các chỉ số đánh giá, nhưng là chỉ số đánh giá cho các đơn vị, chưa xây dựng chi số đánh giá cho từng cá nhân. Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện (KPIs) sẽ giải quyết được vấn đề này, đảm bảo tính kết nối giữa mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận, đơn vị với mục tiêu chung của Học viện. Việc đánh năng lực thực hiện KPIs của viên chức tại Học viện Hàng không Việt Nam có thể được thực hiện theo Sơ đồ 3.1.
  • 54. 47 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ đánh giá năng lực thực hiện với KPIs Điểm đánh giá kết quả công việc (KQ) và thái độ công việc (TĐ) được tổng hợp từ điểm đánh giá của từng tiêu chí với số điểm tối đa được quy định riêng cho từng nhóm vị trí việc làm. Đối chiếu với yêu cầu và mục tiêu chất lượng giao kết để xếp vào một trong bốn mức: Xuất sắc (A), Tốt (B), Trung bình (C) và Yếu (D). Xếp loại thực hiện nhiệm vụ theo 04 loại gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A), Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B), Hoàn thành nhiệm vụ (C), Không hoàn thành nhiệm vụ (D). Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi Chiến lược phát triển Học viện Kế hoạch 5 năm thực hiện chiến lược của Học viện Nhiệm vụ năm học của Học viện Kế hoạch 5 năm 2020-2025 của đơn vị Nhiệm vụ năm học của đơn vị Nhiệm vụ năm học của cá nhân Lãnh đạo Học viện Lãnh đạo Đơn vị Cá nhân KPIs: - Tầm nhìn chiếnlược; - Năng lực lãnh đạo; - Vai trò trách nhiệm; - Khoa học công nghệ; - Hợp tác quốc tế; - Khả năng chuyên môn; - Tính kỷ luật; - Khả năng phối hợp; - Hiệu quả; - …. (Nguồn: Đề xuất của tác giả)
  • 55. 48 Theo đó quy trình tổ chức đánh giá đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Viên chức chuẩn bị hồ sơ tự đánh giá theo hướng dẫn bao gồm: (1) Hồ sơ thực hiện công việc kèm theo các tài liệu chứng minh; (2) Bản báo cáo tự đánh giá theo tiêu chí đánh giá (Biểu mẫu tại Phụ lục II). Theo đó, các tiêu chí đánh giá (dựa trên mục 3.2.2) sẽ được quy đổi thành những mức điểm cụ thể và người đánh giá sẽ cho điểm trên thang quy định. Bước 2: Nhân sự quản lý phụ trách trực tiếp đánh giá trên cơ sở: (1) Hồ sơ tự đánh giá của cá nhân viên chức; (2) Ý kiến phản hồi của chủ thể chính có liên quan, cụ thể bao gồm: người học đối với chức trách giảng dạy và của người học hoặc của cán bộ đối với chức trách phục vụ; (3) Các thông tin, tài liệu liên quan tới các tiêu chí khác; (4) Kết quả trao đổi ý kiến đối với cán bộ được đánh giá; (5) Ý kiến đánh giá của đồng nghiệp và ý kiến trong tập thể lãnh đạo (lấy ý kiến tại cuộc họp đánh giá bằng phương pháp bỏ phiếu kín). Bước 3: Trưởng đơn vị trực thuộc hoặc thành viên Ban Giám đốc phụ trách trực tiếp đơn vị (trong trường hợp người được đánh giá là người quản lý đơn vị phụ trách) thẩm định kết quả đánh giá và tiến hành xếp loại viên chức, thông báo cho viên chức. Nếu là viên chức giảngdạy/trợgiảng: - Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 200 điểm, nếu KQ từ 180 – 200 điểm xếp mức A; từ 160 – 179 xếp mức B; từ 140 – 159 xếp mức C, dưới 140 xếp mức D. - Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 -100 điểm xếp mức A; từ 80 – 89 điểm xếp mức B; từ 70 – 79 xếp mức C và dưới 70 xếp mức D.
  • 56. 49 Nếu là giảng viên kiêm nhiệm (tức cán bộ hành chính, cán bộ lãnh đạo, quản lý kiêm nhiệm giảng dạy): - Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 100 điểm, nếu KQ từ 90 – 100 xếp mức A; từ 80 – 89 xếp mức B; từ 70 -79 xếp mức C và dưới 70 xếp mức D. - Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 – 100 điểm xếp mức A; từ 80-89 xếp mức B, từ 70 – 79 xếp mức C; dưới 70 xếp mức D. Nếu là viên chức hành chính, phục vụ: - Tổng điểm đánh giá KQ tối đa làm 100 điểm, nếu KQ từ 90 – 100 xếp mức A; từ 80 – 89 xếp mức B; từ 70 -79 xếp mức C và dưới 70 xếp mức D. - Tổng điểm đánh giá TĐ tối đa là 100 điểm, nếu TĐ từ 90 – 100 điểm xếp mức A; từ 80-89 xếp mức B, từ 70 – 79 xếp mức C; dưới 70 xếp mức D. Kết quả đánh giá chung sẽ được xác định theo Bảng 3.3: Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả ĐGVC theo phương pháp KPIs (Nguồn:Đề xuất của tác giả) KQ TĐ A B C D A A B B C
  • 57. 50 B A B C D C B B C D D B C D D Bước 4: Phòng Tổ chức - Hành chính hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các thủ tục giải quyết phản ánh, khiếu nại nếu có; trình Giám đốc Học viện quyết định phê duyệt kết quả xếp loại viên chức. Đối với trường hợp đánh giá chức trách lãnh đạo, quản lý của Chủ tịch HĐHV, Giám đốc học viện, các Phó giám đốc Học viện, Kế toán trưởng, Giám đốc đơn vị hạch toán độc lập, viên chức tự chuẩn bị hồ sơ đánh giá theo nội dung đã được nêu ở trên. Sau đó việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành bởi các trưởng đơn vị và theo phương pháp bỏ phiếu kiến. Các bước sau đó thực hiện tương tự đối với viên chức bình thường khác. Nhưng cần lưu ý: Viên chức lãnh đạo, quản lý (bao gồm cả cấp phó) được xếp loại không cao hơn kết quả xếp loại của đơn vị mình phụ trách. Chẳng hạn: Kết quả hoạt động của Phòng Đào tạo xếp loại B thì Trưởng, Phó phòng đào tạo chỉ được xếp loại cao nhất là loại B. Việc áp dụng phương pháp KPIs như đã nêu trên sẽ giúp việc đánh giá sát sao và cụ thể hơn khi các tiêu chí được phân loại và quy đổi thành mức điểm cụ thể. Qua đó, kết quả ĐGVC thu được cũng phù hợp, khách quan và chính xác hơn. 3.2.4. Thành lập bộ phận giám sát hoạt động đánh giá viên chức Thực tế cho thấy hoạt động ĐGVC tại Học viện Hàng không hiện nay chưa có sự giám sát chặt chẽ bởi bộ phận chuyên trách. Nhằm tăng cường tính trung thực, chính xác trong đánh giá, cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát hoạt động đánh giá nói chung