SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA
….0…
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT Ở
NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI-BÌNH DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Hóa nông nghiệp
Người dướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bỉnh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn này với đề tài “ Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở
nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương”, ngoài sự nổ lực của chính bản thân em
còn nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều thầy cô và bạn bè. Nhân đây em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Văn Bỉnh là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình thưc hiện khóa luận.
Cô Trần Thị Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá
trình em thực hiện khóa luận.
Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Hưng – tổ hóa
phân tích và quý thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm tổ hóa công nông và tổ hóa
phân tích.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa đã giảng dạy em trong 4 năm qua.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp hóa 4C cũng như các bạn sinh viên đang thực
hiện khóa luận về hóa môi trường đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiên.
Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong những lúc
khó khăn khi thực hiện đề tài.
Do lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm, kiến
thức chuyên ngành còn hạn chế, thời gian thực hiện tương đối ngắn nên không tránh
những sai sót. Vì thế em mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô và
bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Trà My
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2
Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Tỷ lệ lân trong một số cây trồng..................................................... 6
Bảng 1.2. Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất........................................ 7
Bảng 1.3. Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN.................. 9
Bảng 1.4. Đất feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ ......................... 13
Bảng 1.5. Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm................................... 13
Bảng 1.6. Hàm lượng lân (P2O5) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam . 14
Bảng 1.7. Ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau......................... 19
Bảng 1.8. Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất ........................................ 24
Bảng 1.9. Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ............... 25
Bảng 1.10. Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ ............................... 26
Bảng 1.11. Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo
phương pháp Axikinazi...................................................................................... 26
Bảng 1.12. Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH .............. 27
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất........................................... 36
Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kieecxanop................ 37
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani........................... 37
Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá P2O5 dễ tiêu theo Machighin ............................. 38
Bảng 6.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức ................... 53
Bảng 6.2. Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối ............................................... 54
Bảng 6.3. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kieecxanop ............... 55
Bảng 6.4. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức .................... 56
Bảng 6.5. % P trong đất khô tuyệt đối của các mẫu đất................................... 58
Bảng 6.6. Đánh giá lân tổng số trong các mẫu đất.......................................... 58
Bảng 6.7. Kết quả đánh giá về hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu............. 59
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3
Danh mục các hình ảnh
Hình 5.1. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Nhà Nai ................................ 46
Hình 5.2. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................... 47
Hình 5.3. Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai........................................... 48
Hình 5.4. Rừng cao su ở nông trường Nhà Nai ............................................... 48
Hình 5.5. Mẫu 1 – Lô I14................................................................................. 48
Hình 5.6. Mẫu 2 – Lô O18............................................................................... 48
Hình 5.7. Mẫu 3 - Lô K10............................................................................... 49
Hình 5.8. Mẫu 4 – Lô K15............................................................................... 49
Hình 5.9. Mẫu 5 – Lô C17 ............................................................................... 49
Hình 5.10. Mẫu 6 – Lô L2.................................................................................. 49
Hình 5.11. Mẫu 7 – Lô E21................................................................................ 49
Hình 6.1. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu........................................ 53
Hình 6.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân tổng số....................................... 56
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1
Danh mục các bảng ...................................................................................................2
Danh mục các hình ảnh ............................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN ........................................................................1
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2].........1
1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng.............................................................................1
1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng........................................................2
1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất ..............................................................4
1.2. LÂN TRONG CÂY [2].............................................................................................5
1.2.1. Tỷ lệ lân trong cây...............................................................................................5
1.2.2. Những dạng lân trong cây ...................................................................................7
1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2] ...............................................................................................13
1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất ................................................................................................13
1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7]...............................16
1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2] ................23
1.4. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [2]......................................25
1.4.1. Khả năng hấp thụ lân của đất ..............................................................................25
1.4.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất..................................................................................29
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG.....................................................31
2.1. ĐỊNH NGHĨA [5]........................................................................................................31
2.2. ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG [3] .....................31
2.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG THƯỜNG DÙNG [3]................................................................32
2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT [3]....................................33
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN TRONG ĐẤT ................35
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT..................35
3.1.1. Phương pháp thể tích (theo Loren-Seppe)[8].......................................................35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2
3.1.2. Phương pháp trắc quang.......................................................................................36
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT......................38
3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8] ................................................................................38
3.2.2. Phương pháp Oniani [8].......................................................................................38
3.2.3. Phương pháp Machighin [8] ................................................................................39
3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12] ...........................................................................39
Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC ION GÂY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT........................................41
4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6] .....................................................................41
4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT.....................................................................41
4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT......................................................................42
4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ.............................................................................................43
Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH
DƯƠNG....................................................................................................................44
5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG .......................................................................44
5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO SU
PHƯỚC HÒA.....................................................................................................................45
5.3. LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU ĐẤT..........................................................................48
Chương 6. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................51
6.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT...........................................................................................51
6.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU............................................................................52
6.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU.............................................................53
6.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ...........................................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhằm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp để tăng tỉ trọng của các ngành
công nghiệp, dịch vụ và thương nghiệp...Bên cạnh đó vẫn áp dụng những tiến bộ
khoa học kĩ thuật mới vào lĩnh vực nông nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả sử
dụng đất và năng suất sản phẩm.
Lân là một trong các yếu tố quan trọng của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng. Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng,
đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và
vận chuyển các chất trong cây.
Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây.
Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin.
Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường
saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng
dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân.
Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên
thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân
nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng
Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng
suất cao.
Trong đất ngoài các chất dinh dưỡng còn có các chất và ion cản nhiễu ảnh hưởng
đến hàm lượng của lân làm cho cây trồng phát triển dẫn đến năng suất không cao.
Với vai trò quan trọng của lân đối với đất trồng, đến năng suất cây trồng ảnh
hưởng đến đời sống của của người dân, tôi chọn đề tài :” Khảo sát hàm lượng của
lân trong đất ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 4
- Đánh giá hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tổng quan về lân.
- Nghiên cứu loại đất khảo sát.
- Nghiên cứu đặc điểm vùng khảo sát.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trong đất đến hàm lượng lân.
- Phân tích, đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu.
- Sử dụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đất ở
nông trường.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng lân trong đất.
Từ đó có thể xác định loại phân và hàm lượng phân thích hợp góp phần nâng cao
năng suất cây trồng
VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Đất ở nông trường Nhà Nai.
- Dùng phương pháp trắc quang.
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2]
1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng
- Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các
chất trong cây.
- Lân giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tế bào.
- Lân là một phần nồng cốt của chất nucleoproteit và có sự liên kết chặt chẽ
với đạm, khi cây tăng trưởng lên sẽ hình thành thêm tế bào mới nên có thêm
nucleoproteit, do vậy mà cây phải hút thêm cả đạm và lân.
- Nếu trong đất có lân nhưng không có đạm thì cây không phát triển được và
ngược lại, nếu chỉ có đạm mà không có lân thì cây cũng không có nucleoproteit,
nhân tế bào sẽ không được hình thành. Những chất như photpholipoit là những hợp
chất béo của lân cũng tham gia tích cực vào việc hình thành ra màng tế bào.
- Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của
cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp
nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.
- Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây
phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất
đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây
ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía…
- Nhiều hợp chất phức tạp khác tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp
của cây để sống và phát triển đều có chứa lân.
- Nói tóm lại, trong rất nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cây, luôn luôn có
sự tham gia của chất lân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2
1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng
- Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút nên có vai trò quan
trọng trong thời gian sinh trưởng đầu, trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây
chống đỡ với điều kiện bất thuận ( hạn và rét).
- Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón
cân đối đạm – lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhiều hoa, sai quả và phẩm
chất nông sản tốt. Người ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình
chín. Cây lúa được bón đủ lân bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm. Lúa được bón đủ
lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh sớm, bộ lá lúa ngắn, phiến
lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt trên bông
đều giảm.
- Thiếu lân vừa các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang
màu nâu rồi chết.
- Thiếu lân cây trồng phát triển kém, mọc còi cọc, chậm lớn, ít phân cành, lá
cứng đờ không mềm mại, màu sắc xạm hơn, phiến lá bé đi, cây ít đẻ, bộ rễ kém phát
triển, đường tích lũy có khuynh hướng tạo thành những sắc tố “ anthoxyan” nên
nhiều loại cây trồng khi thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay
đỏ. Nếu thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát
triển kém.
- Lá già, thiếu lân thường rụng sớm, có màu huyết dụ, xuất phát từ đầu ngọn lá
rồi lan dần vào thân, có thể lan hết khắp lá.
- Thiếu lân cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh
nhiều hơn vàng.
- Thiếu lân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phấn hoa, ảnh hưởng đến
sự hình thành quả và hạt, có thể gây ra rụng hoa, không đậu quả hoặc rụng quả non
trầm trọng.
- Đối với cây họ đậu, thiếu lân thì việc hình thành nốt sần bị giảm sút, cây phát
triển kém, năng suất thấp vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình
sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3
- Thiếu lân, cây hút đạm vào tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không
chuyển sang dạng protit được, và đó cũng là một môi trường thuận lợi cho công
việc phát triển của nhiều loại bệnh nấm. Đối với những cây họ lúa, thiếu lân lá mềm
yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có
màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút
của nó màu đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm lượng protein trong cây giảm. Đối với
cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả có hàm
lượng axit cao.
- Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất
hiện vết nứt gãy ở lá già.
- Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong
cây. Đối với những cây trồng để lấy dầu như dừa, đậu phộng, đậu nành…nếu bón
lân đầy đủ mới có hàm lượng chất béo cao. Lân có khả năng hình thành một số loại
vitamin. Lân cần thiết để nâng cao phẩm chất của hạt giống.
- Về mặt cơ chế dinh dưỡng: trong cây lân di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều so
với sự di chuyển của lân trong đất. Trong quá trình dinh dưỡng cho cây, lân lại có
khả năng chuyển biến từ dạng ion này sang dạng ion khác. Ví dụ ion H2PO4
-
sang
dạng HPO4
2-
+ H+
nên điều hòa được pH trong dung dịch cây, có vai trò của tác
nhân đệm, giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá kiềm, hay ngược lại, từ
dạng HPO4
2-
+H+
của dung dịch thành H2PO4
-
giúp cây chịu đựng được môi trường
có pH quá chua. Do vậy, nhờ bón lân mà sức chịu đựng của cây càng cao đối với
phản ứng của môi trường hay nói khác đi, lân cũng có tác dụng giải độc cho cây.
- Cây hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất chủ yếu trong giai đoạn đầu nên
phân lân thường dùng để bón lót. Ví dụ: đối với cây lúa thì cần phải có một lượng
lân hòa tan cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn sinh trưởng đầu: khi cây mạ bắt
đầu sử dụng hết dữ trữ lân trong hạt, bộ rễ phải hút chất lân hòa tan trong dung dịch
đất. Tuy chỉ cần đến một lượng lân rất nhỏ và nồng độ rất loãng nhưng nếu đất
chua, giàu sắt, nhôm thì vẫn không đủ cho cây hút. Vì vậy mà phải bón lót lân thế
nào để ngay sau khi mạ mũ chông, trong đất đã có sẵn lân hòa tan dễ tiêu cho nó.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 4
Vài ba tuần sau, khả năng hút lân của bộ rễ đã tăng lên nhiều, đồng thời khối lượng
phân bón cũng đã phân giải nhiều, cung cấp được nhiều lân dễ tiêu, giúp cho cây
lúa tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Như vậy, lân sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ
theo con đường đồng hóa sơ cấp lân bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu
cơ quan trọng và tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do vậy, có
thể nói rằng lân đóng vai trò quan trọng quyết định chiều hướng, cường độ các quá
trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng.
1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất
- Khi nói đến vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất tức nói đến hàm
lượng lân trong đất mà hàm lượng này được quy ước bằng lượng “lân tổng số”
trong đất, tức là tổng số hết tất cả các hợp chất lân có trong đất mặc dù kết hợp với
cation nào, ở dạng hữu cơ hoặc vô cơ.
- DeTurk (1931) đã nhận định rằng : “ Những chân đất phải làm giàu lân mới
có độ phì nhiêu cao, và ngược lại, những chân đất có độ phì nhiêu cao đều là những
chân đất giàu lân”.
- Vohlt Manm (1940) đã căn cứ vào hàm lượng lân của đất để phân loại đất
tốt, đất xấu như sau:
+ Đất rất tốt: > 0,2% P2O5.
+ Đất tốt: 0,1 – 0,2% P2O5.
+ Đất xấu:< 0,06% P2O5.
- Những vùng đất có độ phì nhiêu cao như vùng đất đen ôn đới của Liên Xô cũ
( gọi là đất “tchernozen”), đất đen nhiệt đới, “margallit” của Indonesia, đất đỏ
“bazan” của Việt Nam, đất hoàng thổ của Trung Quốc, đất phù sa sông Nin trồng
bông của Ai Cập… cũng chính là những vùng đất có lượng lân cao nhất hoặc rất
cao.
- Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cây nên ảnh
hưởng đến năng suất của sản xuất nông nghiệp. Như ta đã biết, ba yếu tố dinh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 5
dưỡng nòng cốt của cây là: đạm, lân, kali nhưng nhiều trường hợp thì đất thiếu kali,
còn đạm thì có thể bổ sung từ sự phân giải chất hữu cơ trong đất, từ nước mưa…
Nhưng đặc biệt, trong thiên nhiên, không có nguồn nào bổ sung lân cho đất thì đất
thiếu lân trầm trọng, có nơi lại tích lũy thành từng mỏ lớn hay gọi là “ mỏ photphat
thiên nhiên”. Chính vì vậy mà cần phải đào lấy lân từ các mỏ đó để cung cấp lân
cho những vùng còn thiếu lân để nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Nếu như trên đất nông nghiệp mà ta chỉ trồng độc canh một loại cây mà lại
chăm bón quá ít thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị cây lấy đi… và do đó, hàm
lượng lân trong đất bị tiêu hao dần và qua nhiều thế hệ canh tác đất ngày càng
nghèo lân. Nếu phân bón không đầy đủ cộng với sự hao phí lân do xói mòn, do rửa
trôi … thì đất càng ngày càng kém độ phì nhiêu.
- Bên cạnh đó, ta còn thấy được vai trò của lân càng được đẩy lên khi có một
số đạm thích đáng được bón cùng. Ví dụ: thí nghiệm ở trạm An Lạc (Tp. Hồ Chí
Minh) (Xuân 1975), trên đất phèn này bón đơn thuần photphat Lào Cai hiệu quả rất
lớn nhưng thể hiện chậm chạp, trong khi đó bón đơn thuần đạm và kali thì ngay vụ
đầu, bón 6000kg photphat Lào Cai đã làm tăng 13,4 tạ thóc/ha và qua vụ thứ hai
còn tăng thêm 8,3 tạ thóc nữa. Từ đó, có thể nói rằng, lân đã phát huy được hiệu lực
của phân đạm và làm tăng tốc độ phì nhiêu của đất.
1.2. LÂN TRONG CÂY [2]
1.2.1. Tỷ lệ lân trong cây
- Trong cây trồng, lân chiếm trung bình vào khoảng 0,3 – 0,4% của chất khô.
- Trong hạt, tỷ lệ lân thường cao hơn trong rơm rạ rất nhiều. Khi cây đã bắt
đầu trổ hoa thì một phần lân di chuyển vào trong hạt.
- Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân lá biến động từ 0,2% P2O5
(rơm rạ lúa) đến 0,7% P2O5 (thân lá đậu tương); trong hạt biến động từ 0,48% P2O5
(hạt thóc) đến 1,2% P2O5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây họ đậu chứa nhiều lân
hơn cây ngũ cốc và lân có nhiều ở hạt hơn các bộ phận khác, các cơ quan non đang
phát triển tỷ lệ lân cao hơn các bộ phận già và lân cũng có thể được vận chuyển từ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 6
các bộ phận già về các cơ quan non đang phát triển để tái sử dụng trong điều kiện
nhu cầu lân của cây bị thiếu. Do vậy, triệu chứng thiếu lân có thể được phát hiện từ
các lá già.
- Tỷ lệ lân trong một số loại cây trồng.
Bảng 1.1: Tỷ lệ lân trong một số cây trồng
STT Cây trồng Bộ phận (khô) Tỷ lệ P2O5
1 Lúa
Hạt thóc
Hạt gạo
Rơm rạ
0,60 – 0,80
0,75 – 0,90
0,20 – 0,60
2 Ngô
Hạt
Thân cây
0,50 – 0,60
0,25 – 0,30
3 Chè
Lá non
Lá già
1,00 – 1,20
0,40 – 0,50
4 Đỗ tương
Lá và thân
Hạt
0,30 – 0,40
1,00 – 1,20
5 Bông
Lá và thân
Hạt
0,30 – 0,40
0,80 – 1,20
6 Rau diếp Lá và thân 1,40 – 1,55
7 Cải xông Lá và thân 1,50 – 1,70
8 Lạc Hạt 0,60 – 0,80
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 7
- Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất:
Bảng 1.2: Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất
Cây trồng
Thu hoạch thương phẩm
(tạ/ha)
Lượng P2O5 bị lấy đi
(kg)
Ngũ cốc 10 – 15 15 - 20
Bông
25 – 30
30 – 40
50 – 60
90 – 100
30 – 40
50 – 70
80 – 90
120 - 130
Khoai tây
200 – 250
300 – 350
40 – 50
60 - 70
Ngô 60 – 70 50 - 60
Lúa 40 – 50 40 - 50
Đay 100 45
Thuốc lá 15 (lá khô) 25
Chè 20 (lá tươi) 15 – 25
1.2.2. Những dạng lân trong cây
- Lân trong cây đại bộ phận nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ nằm
dưới dạng vô cơ. Dạng lân vô cơ chủ yếu là các octhophotphat đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ vào sự chuyển hóa giữa
các ion photphat. Sự chuyển hóa này cũng cung cấp thêm H+
cho quá trình khử
NO3
-
thành NH4
+
, có lợi cho việc tổng hợp protein. Cho nên dinh dưỡng lân có liên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 8
quan đến dinh dưỡng đạm của cây (lân vô cơ cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho
việc tổng hợp lân hữu cơ).
- Một phần photphat mà cây hút được từ đất lên vẫn tồn tại trong cây dưới thể
octhophotphat, một phần khác bị este hóa và trở thành lân hữu cơ.
- Trong cây, đa số là bộ phận sinh sản chứa nhiều lân hơn bộ phận sinh trưởng.
Lá và rễ thường chứa nhiều lân vô cơ hơn thân.
- Những thể lân hữu cơ trong đất, nói chung là cây không thể trực tiếp sử dụng
được (trừ một số ít glyxerophotphat và phitin)…
- Những dạng lân hữu cơ trong cây đều do quá trình este hóa axit
octhophotphoric.
- Những dạng lân hữu cơ là:
1.2.2.1 Nucleoproteit
- Trong tế bào thực vật có chứa nucleoproteit là những muối phức tạp của axit
proteic.
- Axit proteic là những chất hữu cơ có chứa lân, đạm, oxi, hidro và cacbon.
- Khi ta phân hủy axit proteit sẽ cho ra 3 chất:
 Axit photphoric
 Gluxit
 Những loại bazo thuộc nhóm purin và nhóm pyrimidin và có công thức:
Purin N
N
NH
N N
N
Pyrimidin
- Một trong những axit proteic rất quan trọng trong việc sinh sản của tế bào là
Dezoxyribonucleic (DRN), bên cạnh đó còn có axit Ribonucleic (ARN). Hai axit
này khác nhau chủ yếu ở hai thành phần bazo. Thành phần các chất trong hai loại
axit đó:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 9
Bảng 1.3: Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN
Axit Ribonucleic Axit Dezoxyribonucleic
- Các bazo:
+ Adenin
+ Guanin
+ Xytozin
+ Urazin
- Ribozo (gluxit)
- Axit photphoric
- Các bazo:
+ Adenin
+ Gluanin
+ Xytozin
+ Tinin
+ 5 – metylxytozin
- Deroxy – ribozo
- Axit photphoric
- Axit proteic thường là một tổng hợp của nhiều axit proteic đơn giản gọi là
nucleotit.
Ví dụ:
N
N
N
N
NH2
O
H2C
HH
O P OH
OH
OH
OH
1.2.2.2 Photphoproteit
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 10
- Photphoproteit là hợp chất lân hữu cơ rất quan trọng hình thành do sự tổng hợp
của nhiều men của protit và lân. Trong loại này có rất nhiều men của protit chi phối
nhiều quá trình sinh hóa trong cây và nó cũng thể hiện được sự tương quan chặt chẽ
giữa đạm và lân. Photphoproteit thường không tan trong nước nhưng tan trong các
bazo mạnh. Ví dụ chất casein của sữa đậu nành là một photphoproteit, khi tan trong
xút thì biến thành natri cazeinat.
- Photphoproteit khi thủy phân sinh ra nhiều loại aminoaxit. Nhưng khi thủy phân
với trypxin lại cho ra những nhóm polypeptide có chứa nhiều axit photphoric.
1.2.2.3 Lexithin
- Lexithin là một phức hệ gồm 3 chất: glyxerol, axit photphoric và colin.
- Trong công thức của nó, một chức axit của H3PO4 este hóa chất glyxerol, một chất
nữa este hóa nhóm ancol của chất colin và chức thứ 3 thì tự do. Công thức điển hình
như sau:
H2C
HC
H2C
OH
OH
OH
H2C
H2C
N(CH3)3
OH
OH
HO P OH
OH
O
Glyxerol Axit photphoric Colin
- Lexithin là một hợp chất lân béo, thường có trong hạt cây có dầu và chiếm tỷ
lệ khoảng 0,25 – 1,7% chất khô, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự
trữ cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt.
- Trong dầu lạc có lexithin oleic là một lexithin mà axit béo đã xà phòng hóa
glyxerol là axit oleic:
H2C
HC
H2C
O
O
O
OC
OC
R1
R2
P
CH2
OH
O CH2 CH2 N(CH3)3
OH Lexithin
1.2.2.4. Phitin
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 11
- Phitin và photphat canxi magie của rượu inositol (CHOH)6. Thành phần phitin
gồm: 22% P2O5, 12% CaO, 15% MgO. Công thức hóa học như sau:
OH
OH
OH
OH
HO
HO
- Phitin có công thức cấu tạo:
O
O
O
O
O
O
PO3Ca
PO3Ca
PO3Ca
PO3Ca
MgO3P
MgO3P
- Phitin là một hợp chất lân hữu cơ không chứa đạm, dưới tác động của các loại
men thì bị phân hủy thành rượu inositol và octhophotphat.
- Phitin có nhiều trong bộ phận non của cây, nhất là trong hạt. Ví dụ: trong các hạt
cây họ đậu và cậy có dầu, phitin vào khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô.
- Phitin là một hợp chất lân dự trữ trong hạt, khi nảy mầm, cây non sẽ tiêu thụ dần
nguồn lân dự trữ đó. Hay nói cách khác đi, phitin là một kho dự trữ chất lân cho cây
non ở thế hệ sau.
1.2.2.5. Saccarophotphat
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 12
- Saccarophotphat là chất lân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất,
chủ yếu là trong quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình tổng hợp ra các loại
hydratcacbon phức tạp.
- Có nhiều loại saccarophotphat, nhưng những loại thường gặp là:
HC
HC
H2C
OH
O
OH
HC
HC
CH
O
OH
OH
HO
P
OH
O
OH
HC
HC
H2C
OH
O
OH
H2C
C
CH OH
O
HO
P
OH
O
OH
O P
OH
O
OH
HC
HC
O
OH
HC
HC
H2C
OH
O
OH
P
OH
O
OH
- Trong cây, hàm lượng saccarophotphat chiếm khoảng 0,1 – 1% trọng lượng chất
khô.
1.2.2.6. Photphatit
- Photphatit là hợp chất béo của lân hữu cơ. Gồm octhophotphoric hóa hợp với
một bazơ hữu cơ phức tạp (không phải colin) và nhiều loại gluxit. Do đó phần nào
photphatit giống như lexithin.
- Photphatit có nhiều trong phôi. Những hạt giàu protit thường có tỷ lệ photphatit
cao. Ví dụ: Trong ngô, hạt ngô có 0,25% photphatit. Hạt đỗ tương có 1,82%
photphatit. Cây non thường chứa nhiều photphatit hơn cây già.
- Trong hạt những cây dầu, photphatit là nguồn gốc những quá trình lên men làm
cho dầu chóng bị chua và hỏng.
- Vậy, trong thành phần của cây cũng như trong quá trình trao đổi chất của thực
vật, chất lân đóng một vai trò rất quan trọng, tập trung vào những chất lân hữu cơ
trên. Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp protit, đường, bột…. Cần cung cấp rất nhiều
năng lượng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 13
O P O
O
OH
P P
O
OH
O
OH
OH
C10N5H12O3
1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2]
1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất
- Lượng lân trong đất nhiều hay ít do tính chất của đá mẹ, thành phần cơ giới và
hàm lượng chất hữu cơ có quyết định.
- Hàm lượng lân trung bình ở nhiều loại đất thường từ 0,02% - 0,08%.
- Đất được hình thành trên đá mẹ giàu lân (bazan, đá vôi) thường có tỷ lệ lân cao
hơn đất được hình thành từ đá mẹ nghèo lân (granit).
- Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03-0,2%. Giàu lân nhất là
nâu đỏ trên bazan và nghèo lân nhất là đất bạc màu và đất cát. Hàm lượng lân tổng
số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ
giới đất, chế độ canh tác và phân bón.
- Do quá trình hình thành tích lũy sinh học nên hàm lượng lân trong lớp đất mặt
cao hơn lớp đất dưới:
Bảng 1.4: Đất Feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ
Chiều sâu (cm) Mùn (%) Lượng P2O5 (%)
0 – 8 4,20 0,132
17 – 28 2,75 0,121
34 – 49 2,40 0,107
70 – 100 2,40 0,103
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 14
Bảng 1.5: Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm
Chiều sâu (cm) Mùn (%) Lượng P2O5 (%)
0 – 10 1,276 0,092
10 – 20 1,173 0,097
20 – 40 0,918 0,071
- Trong các loại đất khoáng, tỷ lệ lân hữu cơ từ 25% - 65%. Các cỡ hạt thuộc thành
phần đất sét chứa nhiều lân hơn các cỡ hạt thuộc đất cát. Do vậy mà ở các chân đất
nhẹ, đất bạc màu…có ít keo thì tỷ lệ lân thường thấp hơn ở các chân đất khác.
- Ở Việt Nam, tỷ lệ lân trong đất rất khác nhau tùy vào tính chất của đá mẹ. Nói
chung, những chân đất phát sinh từ đá mẹ như nai, mica, quartzio, riolit…thường tỷ
lệ lân thấp hơn đất phát sinh từ đá mẹ không chua như bazan, đá vôi…ở đất bazan,
tỷ lệ lân trong đất có khi cao hơn 0,8%, có thể có những mẫu đạt trên 2% lân trong
tổng số, nhưng tỷ lệ lân phổ biến nhất ở đất này vẫn từ 0,4% - 0,6%. Ở đất bạc màu,
tỷ lệ lân trung bình 0,3% - 0,4%, cũng có những mẫu chỉ chứa lân tổng số ở mức độ
“vết”.
- Vậy biên độ lân tổng số ở nước ta rất cao, những mẫu lân giàu nhất có thể chứa
lân cao gấp nghìn lần những mẫu lân nghèo nhất.
- Ở đất lúa Việt Nam, nói chung lượng lân tổng số thấp, trung bình từ 0,03% -
0,12%, trong đó ở nhiều vùng có đất chua mặn, đất bạc màu một số chân đất phù sa
cổ, lượng lân tổng số phổ biến nhất là từ 0,02% - 0,05%.
- Theo các kết quả đã phân tích, ta có bảng hàm lượng lân (P2O5) tổng số (%)
trong một số loại đất ở Việt Nam:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 15
Bảng 1.6: Hàm lượng lân (P2O5) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam
Loại đất, đặc điểm P2O5
tổng số (%)
I. Đất vùng đồi núi và trung du:
- Đất feralit mùn trên núi ( Tây Bắc)
- Đất feralit trên núi (Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
- Macaglit trên đá vôi ( Hòn Mai, Nghệ Tĩnh)
- Macaglit trên đá bột ( Hòn Én, Nghệ Tĩnh)
- Đất feralit trên đá bazan (rừng mới khai hoang Tây Hiếu)
- Đất feralit trên đá bazan (Lô trồng cà phê, chè)
- Đất feralit trên đá bazan ( Lô trồng cao su, Vĩnh Xinh)
- Đất feralit trên đất pocfia ( Thanh Hóa)
- Feralit trên phiến thạch sét (Nông trường Điện Biên)
- Feralit trên phiến thạch mica (Hưng Yên)
- Feralit trên granit (Nông trường Thánh 10)
- Feralit trên nai (Cầu Hai, Vĩnh Phúc)
- Feralit trên sản phẩm đá vôi ( Nông trường Mộc Châu)
- Đất bồi tụ thung lũng đá vôi ( Vùng Tây Bắc)
- Đất feralit trên phù sa cổ (Thọ Xuân, Thanh Hóa)
II. Đất vùng đồng bằng:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm
- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm
- Phù sa sông Hồng chua, đang thoái hóa
0,25
0,12
0,84
0,61
0,49
0,25
0,28
0,14
0,088
0,13
0,068
0,056
0,12
0,23
0,50
0,12
0,12
0,056
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 16
- Phù sa sông Đuống (Yên Viên)
- Phù sa sông Thái Bình
- Phù sa sông Mã (Đông Sơn)
- Đất chiêm trũng (Hà Trung, Thanh Hóa)
- Đất lấy thụt ( Hà Trung, Thanh Hóa)
- Đất bạc mà (Cam Lộc, Nghệ Tĩnh)
- Đất mặn (Nga Sơn, Thanh Hóa)
- Đất mặn (Kì Anh, Nghệ Tĩnh)
- Đất chua mặn ( Hải Phòng)
0,070
0,063
0,032
0,054
0,064
0,027
0,13
0,20
0,074
- Vậy đối với vùng đồng bằng thì đất phù sa trung tính của hệ thống sông Hồng
đặc biệt là những đất được bối đắp hằng năm và một số đất mặn trung tính hoặc
kiềm yếu có tỷ lệ P2O5 đạt khoảng 0,1%. Còn những chân đất khác thì tỷ lệ P2O5
0,05% trở xuống. Nhưng đặc biệt đối với những vùng đất chiêm trũng và đất lầy
thụt tuy lượng mùn và đạm giàu nhưng tỷ lệ P2O5 tổng số lại nghèo, do vậy mà
những loại đất này mất hẳn sự cân đối giữa đạm và lân.
1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7]
- Trong đất lân có thể tồn tại dưới dạng hữu cơ và vô cơ.
+ Lân hữu cơ nằm trong các tàn dư hữu cơ dưới dạng glyxerophotphat, glucozơ –
photphat, axit nucleic, photphatic, các phytat.
+ Lân vô cơ nằm dưới dạng các muối photphat; ở đất chua giàu sắt, nhôm là các
photphat sắt, nhôm; ở đất kiềm là các photphat canxi, magie; ở đất mặn còn có thể
xuất hiện photphat natri.
1.3.2.1. Lân hữu cơ và sự chuyển hóa lân hữu cơ
- Lân có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các hợp
chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, nucleoproteit, photphatit,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 17
saccarophotphat... và các vi sinh vật đất. Lân được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ
sự tích luỹ sinh học, vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn
các tầng dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất
và dao động trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số.
- Lân hữu cơ dễ hoà tan trong môi trường kiềm, nhạy cảm với pH đất. Lân hữu cơ
được giải phóng do khoáng hóa, ít bị rửa trôi, không bay hơi, bị mất chủ yếu do xói
mòn.
- Lân hữu cơ trong đất chủ yếu ở trong thành phần mùn, hay nói cách khác, đất
càng giàu mùn thì có thể càng giàu lân hữu cơ. Nếu đất có 2 – 3% mùn thì hàm
lượng lân hữu cơ chiếm khoảng 25 –50% lân tổng số. Tùy theo từng loại đất mà tỷ
lệ lân hữu cơ thường chiếm 20% - 80% lân trong tổng số đất. Theo Petecbuaski
(1964) các hợp chất lân hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng phytat, dạng này chiếm 50%
tổng số lân hữu cơ. Trong tầng mặt, lân hữu cơ thường chiếm trên 50% tổng số lân
trong đất. Ở đất chua, lân hữu cơ chủ yếu là phytat sắt, nhôm; ở đất trung bình chủ
yếu là phytat canxi.
- Ngoài ra, lân hữu cơ có trong đất còn ở dạng photpho nucleprotit (không quá
50%), photphatit, saccarophotphat và lân bị hấp thụ trong cơ thể vi sinh vật. Theo số
liệu của trại Rotamxtet (Anh): trọng lượng chất hữu cơ của sinh vật trong đất chiếm
từ 2% - 3% trọng lượng mùn. Theo Kraxsinikop (1958) tính ra ở chân đất trồng cây
phân xanh ở chỗ gần bộ rễ thì hàm lượng vi sinh vật chết đi, tế bào bị khoáng hóa
cây mới thu hút được.
- Trong đất, nhiều loại vi khuẩn và nấm có thể phân hủy các chất hữu cơ phức tạp
để giải phóng lân dưới dạng vô cơ. Theo Myskow thì 70% - 80% tập đoàn vi sinh
vật trong đất có khả năng khoáng hóa chất hữu cơ.
- Các vi sinh vật đất tiết ra các enzym khử photphoryl đồng thời giải phóng ion
photphat. Phản ứng men sẽ nhanh khi nó tác động đến các chất vừa bón vào đất,
phản ứng men sẽ chậm lại khi hợp chất lân đã cải biến và phát triển trong đất bằng
cách tạo thành các phức liên kết với Fe, Al, các chất hữu cơ có phân tử lượng cao
như các dẫn xuất của phitin, axit nucleic, và bị giữ chặt trên các phân tử sét của đất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 18
- Tốc độ giải phóng lân hữu cơ phụ thuộc vào:
+ Bản chất hợp chất hữu cơ có lân: axit nucleic dễ khoáng hóa hơn phitin.
+ pH tối thích: 6 – 7.
+ Độ ẩm thuận lợi.
+ Nhiệt độ khoảng 300
C – 320
C.
1.3.2.2. Lân vô cơ và sự chuyển hóa lân vô cơ
a. Lân vô cơ
- Hợp chất vô cơ chứa photpho chủ yếu là những muối của axit octhophotphoric
với Ca, Mg, Fe và Al. Trong đất photpho còn có trong thành phần của apatit,
photphorit và vivianit, cũng như trong trạng thái hấp phụ của anion photphat. Apatit
là nguồn gốc đầu tiên của tất cả các hợp chất photpho trong đất. Nó chiếm tới 95%
hợp chất photpho trong vỏ trái đất. Các dạng photpho vô cơ trong đất phần lớn có
tính di động kém.
- Kết quả phân tích của các tác giả cho thấy tỷ lệ % các nhóm lân vô cơ trong đất
Việt Nam tùy thuộc vào các loại đất, hay nói cách khác là tùy thuộc vào hàm lượng
canxi, sắt, nhôm và độ pH của đất. Tuy vậy có thể nhận định chung là:
+ Nhóm photphat sắt, photphat nhôm chiếm ưu thế, chiếm từ 90-95%, trong đó
photphat sắt trội hơn photphat nhôm, trừ đất bazan.
+ Nhóm photphat canxi thấp, từ 5-10%.
+ Nhóm photphat hoà tan hầu như không đáng kể, chỉ chiếm từ 0 đến 5% trong
tổng số lân vô cơ.
- Do trong đất có hàm lượng Ca nhiều hơn Mg và độ hoà tan của canxi photphat bé
hơn nên hàm lượng canxi photphat thường cao hơn và trở thành dạng lân chủ yếu
của đất có phản ứng trung tính kiềm yếu.
+ Trong canxi photphat, độ hoà tan thấp nhất là apatit Ca5(PO4)3Cl, dạng lân này
cây không hút được, trong canh tác bón phân lân hoá học có thể chuyển hoá thành
một loại canxi photphat có tỉ lệ Ca/P tăng lên thì độ hoà tan cũng giảm.
+ Photphat Fe, Al: trong đất chua, phần lớn lân vô cơ kết hợp với Fe, Al tạo
thành photphat Fe, Al. Chúng có thể ở dạng gel kết tủa hoặc kết tinh, độ tan rất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 19
thấp. Thường gặp là Fe(OH)2H2PO4 và Al(OH)2H2PO4. Các loại đất chua có hàm l
ượng sắt photphat cao (khoảng 50 – 60% lân tổng số, trừ đất xám bạc màu).
- Đối với thực vật lân ở trong dung dịch:
H3PO4 → H+
+ H2PO4
-
H2PO4
-
→ H+
+ HPO4
2-
HPO4
2-
→ H+
+ PO4
3-
- Tỉ lệ của ba loại anion trên phụ thuộc vào độ pH của dung dịch đất. Khi pH từ
5 – 9, anion lân chủ yếu ở dạng H2PO4
─
và HPO4
2─
, pH càng tăng thì lượng
HPO4
2─
càng tăng.
- Sự tồn tại của các loại ion photphat trong đất phụ thuộc vào pH đất
Bảng 1.7: Ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau
pH ion photphat 4 5 6 7 8
H3PO4 1 0,1 - - -
H2PO4
-
99 99,2 93 57 12
HPO4
2-
- 0.7 7 43 88
PO4
3-
- - - - -
- Lân tồn tại trong đất nhưng dạng lân vô cơ có ý nghĩa sinh học trong đất là
H2PO4
-
và HPO4
2-
quan trọng nhất là dạng hóa trị 1. Trong môi trường axit,
photpho tồn tại dưới dạng H2PO4
-
cây dễ dàng hấp thu, còn các dạng photpho hóa
trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho cây. Các muối
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 20
photphat hóa trị 3 của canxi và magie và các muối của oxy sắt và nhóm ở đất chua ít
tan và cây khó hấp thu.
- Vì thế thực tế trong đất lân dần dần tồn tại chủ yếu ở hai dạng:H2PO4
–
và HPO4
2-
.
- Ở pH = 7, số lượng của hai ion này gần bằng nhau: H2PO4
–
dễ đồng hóa hơn
HPO4
2-
.
- Nên về mặt lý thuyết thì pH = 5 – 6, dinh dưỡng lân của cây là thuận lợi nhất.
Song trên thực tế thì vấn đề trên còn phức tạp hơn nhiều do sự có mặt của các ion
khác.
- Lân vô cơ trong đất chủ yếu tồn tại ở dạng photphat canxi và photphat sắt, nhôm.
Ở đất trung tính và đất kiềm thì photphat canxi là chủ yếu, còn ở đất chua thì
photphat sắt nhôm chủ yếu.
b. Sự chuyển hóa lân vô cơ trong đất chua
- Trong đất chua photpho phần lớn gặp ở dạng photphat sắt và photphat nhôm
(FePO4, AlPO4, Fe2(OH)2PO4, Al(OH)2PO4...) hoặc liên kết với oxyt sắt, nhôm
dưới dạng hợp chất bị hấp phụ.
- Các loại đất chua của Việt Nam đều có hàm lượng photphat sắt cao. Ví dụ: đất
nâu đỏ trên bazan có lượng photphat sắt chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàng
đỏ trên đá phiến sét có photphat sắt trên 70% tổng số lân vô cơ; đất phù sa chua và
đất phèn có photphat sắt tương ứng là 48-56% tổng số lân vô cơ.
- Trong đất chua nghèo chất hữu cơ, Fe, Al và Mo thường nằm dưới dạng hòa tan,
phản ứng với H2PO4
–
tạo thành hợp chất không tan, cây không đồng hóa được.
Al3+
+ H2PO4
–
+ 2H2O ⇆ 2H+
+ Al(OH)2H2PO4
Hòa tan Không tan
- Ở các loại đất rất chua Al3+
, Fe3+
vượt qua các ion H2PO4
–
nhiều làm phản ứng
trên dịch chuyển về phía phải, tạo thành lân không tan. Ở đất chua, ion H2PO4
–
không phản ứng với Al3+
, Fe3+
hòa tan mà còn phản ứng với các oxit ngậm nước
của các nguyên tố đó như gibbsit (Al2O3.H2O) và goethit (Fe2O3.H2O) và lượng
này còn nhiều hơn lượng lân bị kết tủa bởi Fe, Al hòa tan:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 21
Al(OH)3 + H2PO4
-
⇆ Al(OH)2PO4H2 + OH-
- Trong môi trường chua còn xảy ra hai quá trình cố định lân liên quan đến khoáng
sét. Đó là:
+ Sự cố định do tồn tại các ion OH-
lộ trần trên bề mặt khoáng sét, sự cố định này
đi kèm với sự việc giải phóng kiềm:
2 sét – OH + Ca(H2PO4)2 ⇆ 2 sét - H2PO4
–
+ Ca(OH)2
+ Và khả năng cố định thay đổi theo bản chất khoáng vật của keo sắt:
Illit > kaolinit > montmorllonit
- Sự cố định do sự tồn tại các cation Al3+
, Fe3+
, Ca2+
xuất phát từ cầu nối tinh thể
của silicat:
[Al]3+
+ H2PO4
-
+ 2H2O ⇆ 2H+
+ 2Al(OH)2. H2PO4
- Ở đất chua, các hidroxit sắt nhôm lưỡng tính có thể mất đi một nhóm OH-
trở
thành keo dương tham gia hấp thụ trao đổi anion.
Al(OH)3 + H+
→ Al(OH)2
+
+ H2O
(Al(OH)2
+
)OH + H2PO4
-
⇆ (Al(OH)2
+
)H2PO4
-
+ OH-
- Và khi ta bón vôi cho đất chua các ion OH -
lại chuyển tiếp từ bề mặt keo vào
dung dịch.
c. Sự chuyển hóa lân vô cơ ở đất kiềm
- Trong đất kiềm yếu photpho chủ yếu tồn tại dưới các dạng liên kết với canxi. Các
photphat canxi thường có độ hoà tan thấp. Theo độ hoà tan tăng dần của các
photphat
canxi trong đất chúng ta có dãy sau:
Ca5(PO4)3Cl < Ca3(PO4)2 < Ca8H2(PO4)6.5H2O < CaHPO4 < CaHPO4.2H2O <
Ca(H2PO4)2.
- Tỷ lệ Ca/P trong các photphat canxi tăng lên thì độ hoà tan giảm.
- Trong môi trường kiềm giàu Ca, ion H2PO4
-
phản ứng nhanh với Ca để tạo thành
các hợp chất ít tan hơn theo các phản ứng:
Ca(H2PO4)2 + CaCO3 + H2O → 2CaHPO4.2H2O + CO2
6CaHPO4. 2H2O + 2 CaCO3 + H2O → Ca8H2(PO4)6.5 H2O + CO2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 22
Ca8H2(PO4)6.5 H2O + CaCO3 → 3Ca3(PO4)2 + 6H2O + CO2
- Lân ngày càng trở nên kiềm, khi gặp điều kiện thuận lợi và có đủ thời gian thì
Ca3(PO4)2 sẽ chuyển thành hợp chất không tan hơn nữa như hidroxi, cacbon và
ngay cả fluoroapatit.
1.3.2.3. Vai trò của mùn trong việc chuyển hóa lân trong đất [4, 8]
- Keo mùn khi dính trên đất sét thì các humat có thể thay thế các anion photphat,
đổi chỗ cho anion photphat để đẩy anion photphat vào dung dịch đất, các humat
cũng ngăn chặn việc tạo thành hợp chất không hòa tan giữa ion photphat và Ca,
humat giữ cho photphat ở dạng trao đổi được.
- Humat canxi chỉ giữ pH của môi trường đạt ngưỡng kết tủa của photphatcanxi
(pH = 7). Khi đó ion photphat kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2 trên mặt các humat
canxi và sẽ tồn tại ở dạng này khi nào mà phản ứng của môi trường còn cao hơn
pH = 6.
- Các humat kiềm không cố định ion photphat của dung dịch photphat kiềm nhưng
người ta đã xác nhận rằng các humat kiềm phân tán photphat canxi và tạo điều kiện
thuận lợi cho anion photphat chuyển vào dung dịch đất.
- Như vậy, axit humic và các humat có thể thể hiện những cơ chế khác nhau đối
với việc cố định hay huy động ion photphat. Nói chung, các keo mùn bảo vệ ion
photphat chống lại việc cố định chặt lân nhất là trong trường hợp đất đá ong hóa. Ở
các loại đất này, chất hữu cơ ngăn chận việc chuyển photphat của đất và của phân
bón thành dạng không tan…song lại cũng dễ làm lân bị kéo xuống sâu, đây là hiện
tượng thường thấy ở đất giàu chất hữu cơ.
1.3.2.4. Mối liên quan của lân với thành phần cơ giới đất
Phần lớn các hợp chất phản ứng với lân nằm trong các thành phần mịn hơn của
đất. Sự cố định lân ở đất sét thường lớn hơn ở những đất có thành phần cơ giới thô
hơn. Do vậy, tỷ lệ sét càng cao thì khả năng cung cấp lân cho cây càng giảm. Có thể
đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất dựa vào các yếu tố: pH, thành phần
cơ giới và tỷ lệ mùn trong đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 23
1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá
[2]
1.3.3.1. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất
- Đất cung cấp lân cho cây dưới dạng photphat dễ tiêu là những loại photphat ở thể
muối hòa tan như: Ca(H2PO4)2 , KH2PO4, Mg(H2PO4)2…vì chúng có thể cung cấp
ion H2PO4
–
và đây cũng là dạng ion mà cây có thể hút trực tiếp được. Nhưng trong
thực tế những dạng muối này chiếm tỷ lệ rất thấp, thường không quá 1mg trong 1kg
đất. Tuy vậy, nhờ khả năng tiết ra axit hữu cơ của rễ nên các muối photphat khó tan
có thể tan được và cây có thể sử dụng được. Ngoài ra, còn có sự hòa tan của những
ion H+
trong đất và tác dụng công phá do sự hoạt động vi sinh vật bên trong đất.
- Bên cạnh đó, cây trồng còn hút được H2PO4
–
(tương đối tốt), còn ion PO4
3-
thực
tế không có ý nghĩa với dinh dưỡng của cây, vì chỉ ở pH ≥ 10 trong dung dịch ion
này không đáng kể.
- Khi tăng cung cấp photpho của đất cho cây phụ thuộc nhiều vào pH của môi
trường đất.
- Chu trình của lân trong tự nhiên: bắt đầu từ khoáng chứa lân trong đất, trong
vòng tuần hoàn do quá trình đất cháy, do phân giải yếm khí một phần rất nhỏ thoát
ra khỏi vòng tuần hoàn.
1.3.3.2. Đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất
- Do sự chuyển hóa lân trong đất trồng màu và đất ngập lúa nước khác nhau nên khi
đánh giá khă năng cung cấp lân cho cây của đất cũng có những điểm khác nhau:
+ Đối với đất trồng lúa nước, có thể dựa vào lượng lân tổng số. Theo Lê Văn
Căn (1968) thì thấy được mối tương quan giữa hàm lượng lân tổng số và năng suất
lúa với hệ số tương quan r = +0,716.
Theo Wohtman (1940) phân cấp:
+ Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,1% - 0,2% : đất xấu
+ Hàm lượng P2O5 tổng số ≥ 0,2% : đất tốt
+ Hàm lượng P2O5 tổng số ≤ 0,06% : đất rất xấu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 24
+ Đối với đất trồng màu phải dựa vào lượng lân dễ tiêu do lân nằm trong đất dưới
dạng có khả năng hòa tan rất khác nhau nên các phương pháp xác định lân dễ tiêu
trên các loại đất là khác nhau. Mặt khác, do khả năng đồng hóa của mỗi một cây
trồng khác nhau, nên khi chọn phương pháp phân tích phải quan tâm đầy đủ đến
từng cây trồng cụ thể nữa.
- Sau đây là một số ví dụ về việc phân tích đất để xác đinh lượng P2O5 dễ tiêu trên
một số loại đất: hàm lượng P2O5 dễ tiêu được rút bằng HCl 0,2N trong một số loại
đất vùng Bắc Việt Nam:
Bảng 1.8: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất
Loại đất P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)
I. Đất đồng bằng:
- Đất phù sa trung tính sông Hồng
- Đất mặn trung tính kiềm
- Bạc màu
- Phù sa sông Mã
- Chiêm trũng
- Mặn chua
- Phù sa sông Thái Bình
4 – 15
7
1,0 – 3,2
0,1 – 2,5
0,1 – 2,0
0,2 – 2,8
0,1 – 5,1
II. Đất vùng đồi núi:
- Macgalit trên đá bọt
- Macgalit trên đá vôi
- Feralit trên đá bazan
- Feralit trên đá vôi
- Feralit trên phiến thạch
7 – 30
4 – 7
1,2 – 9,2
0 – 3,5
3,0
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 25
- Feralit trên núi
- Feralit trên đá poephia
2,6
0 – 1,2
- Qua đây ta thấy đất vùng đồi núi thường giàu lân dễ tiêu hơn đất vùng đồng bằng
(ngoại trừ phù sa sông Hồng và đất mặn trung tính). Do hàm lượng P2O5 dễ tiêu
trong đất luôn luôn thay đổi nên diễn biến đó có ý nghĩa rất lớn đối với chế độ dinh
dưỡng lân của cây trồng.
- Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong một số loại đất của Liên Xô cũ:
Bảng 1.9: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ
Loại đất
Hàm lượng P2O5 dễ
tiêu (mg/100g đất)
Dung môi dùng để rút
lân
Đất potzon 0 -10 Axit xitric 1%
Đất đen ôn đới 17 – 23 Axit xitric 1%
Đất hạt dẻ 18 HNO3 0,2N
Đất xám Trung Á 10 – 14 (NH4)2CO3 1%
- Qua đó, ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu của các nước ôn đới thường cao hơn các
loại đất ở Bắc Việt Nam (ví dụ trên).
1.4. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [2]
1.4.1. Khả năng hấp thụ lân của đất
- Keo đất có tính chất lưỡng tính nên đất hấp thụ được cả hai dạng ion đó là cation
và anion.
- Quá trình hấp phụ anion phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Tính chất của anion: khả năng tham gia vào quá trình hấp phụ của các loại anion
rất khác nhau, và có thể diễn tả theo mức độ từ thấp lên cao như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 26
Cl-
= NO3
-
< SO4
2-
< PO4
3-
< OH-
+ Thành phần keo: keo đất càng chứa nhiều bazoit (setkioxit sắt nhôm) thì khả
năng hấp thụ anion càng cao.
+ Sự thay đổi phản ứng của môi trường làm thay đổi điện thế hạt keo: phản ứng
càng kiềm thì làm tăng điện thế âm, phản ứng càng chua làm tăng điện thế dương.
Do đó đất chua có khả năng hấp thụ anion mạnh hơn đất kiềm.
- Tuy nhiên, vấn đề hấp thụ anion của đất được nghiên cứu chủ yếu đối với lân vì
sức hấp phụ lân của đất khá cao, đồng thời lân cũng là một trong những yếu tố dinh
dưỡng quan trọng bậc nhất của cây.
- Qua thí nghiệm Axkinazi DL (1949) thấy rằng: ở các loại đất của Liên Xô, khả
năng hấp phụ lân cũng khá và lớn nhất là ở đất đỏ, và được thể hiện trong bảng:
Bảng 1.10: Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ
Lượng P2O5 bón cho
đất (mg/100g đất)
Lượng P2O5 tìm thấy trong dung dịch đất rút nước
(mg/100g đất)
Đất đen Đất potzon Đất đỏ
20 1,1 2,6 Vết
100 12,9 12,2 0,27
250 21,3 19,4 1,41
- Những nghiên cứu về khả năng hấp phụ lân cũng được thực hiện trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam đối với các loại đất khác nhau theo phương pháp Axikinazi
(dùng dung dịch lân chứa 546mg P2O5/100g đất) và cho kết quả như sau:
Bảng 1.11: Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo
phương pháp Axikinazi
STT Loại đất pHKCl
Lượng P2O5
bị hấp phụ
(đlg/100g đất)
1 Đất đỏ bazan Phủ Quỳ 4,3 17,6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 27
2 Đất đỏ đá vôi Đồng Giao 4,5 15,5
3 Đất đá vôi nông trường Sơn Hà 4,1 10,5
4 Đất đỏ trên diệp thạch Phú Hộ 4,3 12,0
5 Đất Macgalit hòn Én 6,1 10,5
6 Đất feralit mùn trên núi (Tam Đảo) 4,3 13,8
7 Đất phù sa mới được bồi hàng năm
(Phúc Xá)
7,3 4,8
8 Đất phù sa cổ trên đồi (Vĩnh Phúc) 4,2 1,9
9 Đất phù sa mới không được bồi
hàng năm (Gia Lâm)
7,5 3,7
10 Đất phù sa cổ bạc màu ở ruộng lúa
(Vĩnh Phúc)
4,5 0,7
- Qua đó ta thấy được đất địa thành có khả năng hấp phụ lân mạnh hơn đất thủy
thành rất nhiều, và trong các đất thủy thành thì đất phù sa cổ ở ruộng lúa bạc màu
Vĩnh Phúc có khả năng hấp phụ lân thấp nhất. Những nghiên cứu dùng đồng vị
phóng xạ P32
cũng cho kết quả tương tự phương pháp Axikinazi.
- Cơ chế hấp phụ lân trong đất rất phức tạp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thống nhất. Dưới
đây là một số ý kiến cơ bản nhất.
- Trong đất lân ít có mặt ở thể ion hóa trị 3 vì chỉ ở pH ≥10 trong dung dịch mới có
ion này đáng kể.
- Về sự tồn tại và biến đổi của các ion photphat, người ta nhận thấy chúng phụ
thuộc rõ rệt vào phản ứng của môi trường. Căn cứ vào khả năng phân ly của axit
photphoric, một axit yếu, nên sự phân ly của nó phụ thuộc vào phản ứng của môi
trường. Chỉ trong môi trường kiềm, H3PO4 mới phân ly hoàn toàn, còn trong môi
trường trung tính và chua nhẹ thì những ion được phân ly ở thể HPO4
2-
và H2PO4
-
.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 28
Theo tài liệu của Axikinza (1949) hàm lượng % các loại ion nói trên trong nước phụ
thuộc vào pH như sau:
Bảng 1.12: Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH
Loại anion pH
5 6 7 8 9 10
H2PO4
-
98,09 83,68 33,9 4,88 0,51 0,05
HPO4
2-
1,91 66,1 66,1 95,12 99,45 99,59
PO4
3-
- - - - 0,04 0,36
- Như vậy, trong thực tế sản xuất, ion PO4
3-
không có ý nghĩa đối với việc dinh
dưỡng của cây trồng bởi vì nó chỉ có mặt một cách đáng kể trong môi trường có
phản ứng mà cây không thể sống được (pH ≥ 10).
- Trong vấn đề hấp phụ lân thì phản ứng hóa học đóng vai trò chủ yếu. Trong đất
thường có một số lượng lớn cation hóa trị 2 và 3 có khả năng hình thành những hợp
chất không tan hoặc ít tan đối với lân, do đó đã hạn chế sự di chuyển của ion này.
- Ví dụ: đối với đất có phản ứng gần như trung tính, khi ta bón supe lân vào thì
canxi của đất sẽ kết tủa lân theo phương trình:
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2CO3
- Cũng chính ở đất này nhưng nếu đất không có CaCO3 thì lân vẫn bị kết tủa do
phản ứng trao đổi với cation canxi trong tầng khuếch tán của keo đất:
[KĐ]Ca2+
+ Ca(H2PO4)2 → [KĐ]2H+
+ 2CaHPO4
- Đối với đất có phản ứng chua thì sắt, nhôm, mangan trở thành di động và tác
động lên photphat hòa tan theo những phản ứng:
Al2(SO4)3 + 2Na2PO4 → 2AlPO4 + 3Na2SO4
[KĐ]2Al3+
+ 2 Ca(H2PO4)2 → [KĐ]
2
2Ca
2H
+
+
+ 2AlPO4
- Như vậy, nếu trong quá trình trao đổi, ở keo đất có chứa nhiều nhôm thì toàn bộ
canxi và lân sẽ bị hấp phụ hết và không có trong dung dịch đất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 29
- Sự kết tủa lân bằng sắt, nhôm và canxi không phải là hiện tượng duy nhất vì ngay
cả khi ion canxi trao đổi bị thay thế hoàn toàn bằng natri mà lân vẫn bị hấp phụ. Rất
nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh trong quá trình hấp phụ lý hóa còn có
sự tham gia của các hydroxit kết tinh và các khoáng sét.
- Các nghiên cứu cho thấy ion photphat có thể trao đổi với ion ở tầng bùn và bản
thân có thể được thay thế bằng những ion hoạt tính như axetat, tactrat, silicat, OH-
… Ngoài ra, những phần tử muối photphat còn có thể được hấp phụ không trao đổi.
- Các loại axit bùn trong đất có tính chất axidoit, không tham gia hấp phụ lân. Do
đó, các khoáng sét bị bọc bởi một màn axit mùn thì khả năng hấp phụ nhôm và các
loại axit mùn, dấu điện tích dương của các loại keo đó bị axit mùn trung hòa, cho
nên khả năng hấp phụ nhôm cũng bị hạ thấp.
- Khả năng hấp phụ lân của keo đất phụ thuộc rất nhiều pH của môi trường, pH
trong dung dịch đất càng nhỏ (càng chua) thì lân bị hấp phụ càng lớn (do có nhiều
sắt, nhôm di động).
- Nói tóm lại trong hầu hết các loại đất đều xảy ra hiện tượng hấp phụ lý hóa lân,
nhất là ở đất chua giàu sắt nhôm và sắt nhôm ở thể vi định hình, đồng thời nghèo
chất hữu cơ. Trái lại, đất trung tính chứa ít setkioxit sắt nhôm trong keo và tỷ lệ
mùn thấp thì hấp phụ lân ít hơn nhiều.
1.4.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất
- Keo đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt các ion photphat, nhưng vẫn có một phần
ion photphat có thể trao đổi với ion khác, đó là hiện tượng hấp phụ trao đổi, nhờ
hiện tượng này mà đất có thêm lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng.
- Đối với những ion photphat này không phải đã hoàn toàn mất đi đối với cây
trồng, mà chỉ là những ion khó huy động đối với những trường hợp bình thường.
Qua nhiều thí nghiệm phân tích về khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất, một số
tác giả đã đi đến kết luận: khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất càng cao thì
lượng lân bị đất giữ chặt càng lớn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 30
- Khả năng hấp phụ lân của đất Việt Nam nói chung cao hơn gấp 10 lần so với
những chân đất giữ chặt lân nhiều nhất ở Châu Âu. Hay nói khác đi, lượng lân trong
dung dịch đất mà cây có thể hút được của đất Việt Nam là tương đối thấp so với các
nước Châu Âu (chính vì vậy mà vấn đề bón lân cho đất của đất Việt Nam là vấn đề
hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm).
- Những loại đất có khả năng hấp phụ lân cao hơn hết là đất đỏ bazan, đất đá vôi
và sau đó là đất lateritic nhiều mùn trên núi, đất macgalit…nói chung là đất địa
thành. Ngược lại, đất thủy thành có khả năng hấp phụ lân thấp, nhất là đất canh tác
càng lâu năm thì khả năng ấy lại càng kém.
- Các kết quả phân tích cũng cho thấy những chân đất có tỷ lệ lân cao thì lại
thường có mức độ lân dễ tiêu kém, khả năng hấp phụ và giữ chặt lân cao. Do đó nhu
cầu về phân lân dễ tiêu lớn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG
2.1. ĐỊNH NGHĨA [5]
- Phương pháp so màu là phương pháp phân tích dựa trên sự so sánh cường độ
màu của dung dịch nghiên cứu với cường độ màu của dung dịch tiêu chuẩn có nồng
độ xác định.
- Phương pháp này dùng để xác định lượng nhỏ của chất. Tốn ít thời gian so với
phương pháp khác.
2.2. ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG [3]
- Nếu chiếu một dòng sáng (cường độ I0) vào một cuvet đựng dung dịch thì phần
của nó (cường độ Ir) bị phản xạ từ mặt cuvet, một phần khác (cường độ Ia) bị dung
dịch hấp phụ, phần còn lại (cường độ It) đi qua cuvet. Ta có:
I0 = Ia + Ir + It
- Khi sử dụng một loại cuvet có thể xem cường độ dòng sáng phản xạ là không
đổi, và thường không lớn nên có thể bỏ qua. Khi đó, phương trình có dạng:
I0 = Ia + It
- Dựa trên vô số thực nghiệm, Bouguer và Lambert đã thiết lập định luật và phát
biểu như sau: “Những lớp chất có chiều dày đồng nhất trong những điều kiện khác
như nhau luôn luôn hấp thụ một tỷ lệ như nhau của chùm sáng rọi vào lớp chất đó”.
- Biểu thức toán học của định luật là:
It = I0e-kl
l: chiều dày lớp hấp thụ.
k: hệ số tắt, hệ số này chỉ phụ thuộc vào lớp chất tan và bước sóng ánh sáng
chiếu vào dung dịch. Do đó, định luật Bouguer - Lambert chỉ đúng cho tia đơn sắc.
- Khi nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng bởi dung dịch, Beer đã thiết lập rằng hệ số
tắt k tỉ lệ với nồng độ hấp thụ:
k = ε.C
C: nồng độ dung dịch chất hấp thụ ánh sáng.
ε: là hệ số, không phụ thuộc nồng độ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 32
- Phát biểu định luật Beer: “ sự hấp thụ dòng quang năng tỉ lệ bậc nhất với số phân
tử của chất hấp thụ mà dòng quang năng đi qua”.
- Kết hợp với những nghiên cứu của Bouguer – Lambert - Beer ta có:
It = I010- 𝛆Cl
Nếu nồng độ C tính bằng mol/l, chiều dày lớp dung dịch l đo bằng cm thì ε được
gọi là hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử gam; ε là một đại lượng không đổi
phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng, bản chất của chất tan, nhiệt độ dung dịch.
2.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG THƯỜNG DÙNG [3]
2.3.1. Độ truyền qua (T)
- Độ truyền qua là tỉ số giữa cường độ chùm sáng sau khi đi qua dung dịch (It)
với cường độ chùm sáng chiếu vào dung dịch (I0):
T = It / I0 = 10-εCl
- Ý nghĩa: độ truyền qua biểu thị độ trong suốt của dung dịch khảo sát tại bước
sóng λ.
2.3.2. Mật độ quang (A)
- Là loga của đại lượng nghịch đảo với độ truyền qua:
A = lgl/T = lgI0 = εCl
Mật độ quang A tỉ lệ thuận với nồng độ chất tan trong dung dịch.
2.3.3. Hệ số hấp thụ phân tử gam (ε)
- Trong biểu thức: A = εCl
Nếu nồng độ C (mol/l), l (cm) thì ε được gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam.
ε là được coi là đại lượng khách quan để đánh giá độ nhạy của phản ứng màu, phụ
thuộc vào bản chất của chất màu, bản chất của dung môi, bước sóng ánh sáng chiếu
vào dung dịch và nhiệt độ dung dịch.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 33
2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT [3]
2.4.1. Phương pháp đường chuẩn
- Khi tiến hành một loạt phép xác định, phương pháp thuận lợi nhất là phương pháp
đường chuẩn. Để xây dựng đường chuẩn ta đo màu của các dung dịch chuẩn của
chất đó với các nồng độ đã biết.
- Tiến hành đo giá trị mật độ quang (hay phần trăm độ truyền qua) của dãy dung
dịch chuẩn này và xây dựng đường chuẩn trên giấy milimet. Trục hoành biểu diễn
giá trị nồng độ nguyên tố cần xác định, trục tung biểu thị giá trị mật độ quang nhận
được.
- Nếu nồng độ dung dịch màu nằm trong khoảng tuân theo định luật Bouguer –
Lambert - Beer thì tất cả giá trị mật độ quang nhận được nằm trên một đường thẳng.
Sau đó đo giá trị mật độ quang của dung dịch màu nghiên cứu ở cùng cuvet và kính
lọc màu dùng đo các dung dịch chuẩn.
- Về lý thuyết, các điểm để xây dựng đồ thị phải nằm trên một đường thẳng, nhưng
trong thực tế do những sai số khó tránh khỏi, chúng có chênh lệch ít nhiều, vì vậy
khi kẻ đường thẳng của đồ thị phải kẻ sao cho đại diện cho đường thẳng lý thuyết
của các điểm.
- Vì màu biến đổi theo thời gian (thường bị nhạt dần), cho nên không kéo dài thời
gian đo, do đó số lượng mẫu phải hạn chế. Nhưng nếu dung dịch có màu bền thì
không đòi hỏi khắt khe như vậy.
2.4.2. Phương pháp thêm chuẩn
- Là phương pháp mà mật độ quang của dung dịch nghiên cứu được so sánh với
chính dung dịch đó có cho thêm những lượng xác định của dung dịch tiêu chuẩn.
- Được dùng để xác định những vi lượng của chất nghiên cứu.
- Có thể dùng phương pháp tính hoặc phương pháp đồ thị.
2.4.2.1. Phương pháp tính
- Pha dung dịch màu nghiên cứu với nồng độ Cx chưa biết.
- Pha dung dịch màu chuẩn cũng chính là dung dịch màu nghiên cứu có cho thêm
một lượng a của chất cần xác định để cho Cch = Cx + Ca
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 34
Đo mật độ quang Ax và Ax+a với cùng loại cuvet, so sánh với dung dịch so sánh. Từ
đó ta sẽ tính được Cx:
Cx = Ca x
A
A A
x
x a x+ −
2.4.2.2. Phương pháp đồ thị
- Pha dung dịch màu nghiên cứu với Cx và đo Ax.
- Pha một dãy dung dịch chuẩn cũng chính là dung dịch nghiên cứu có cho thêm
những lượng chính xác ai của chất cần xác định để nồng độ của dãy chuẩn tăng dần
iaxC + và đo mật độ quang iaxA + tương ứng.
- Dựng đồ thị ii aax CA −+ sao để xác định Cx.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 35
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN TRONG
ĐẤT
3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT
Nguyên tắc chung: phá mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa ướt và xác định hàm
lượng P2O5 trong dung dịch bằng 2 phương pháp: phương pháp thể tích và phương
pháp so màu.
3.1.1. Phương pháp thể tích (theo Loren-Seppe)[8]
* Nguyên tắc
- Phá mẫu đất bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3 theo tỷ lệ 1:1 dưới tác dụng của 2
axit mạnh và nhiệt độ, tất cả các dạng lân trong đất được chuyển thành dung dịch
H3PO4.
- Sau đó kết tủa ion photphat bằng dung dịch amonimolipdat trong môi trường axit
nitric sinh ra kết tủa amoniphotphomolipdat màu vàng:
H3PO4 + 12(NH4)2MoO4 + 23HNO3→(NH4)3PO4.12MoO3.2HNO3.H2O + 6NH3
+ 31H2O
- Rửa sạch axit trong kết tủa rồi hòa tan kết tủa amoniphotphomolipdat trong dung
dịch NaOH dư:
(NH4)3PO4.12MoO3.2HNO3.H2O + 56NaOH →
24Na2MoO4+4NaNO3+2Na2HPO4+6NH3
+31H2O
- Chuẩn độ lượng NaOH dư:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Điều cần lưu ý là trong dung dịch có thể tồn tại NH4OH làm tiêu hao một số axit
lúc chuẩn độ cho nên phải thêm fomalin và chỉ thị màu phenolphtalein để loại
NH4
+
. Và cần rửa sạch kết tủa đến phản ứng trung tính vì nếu còn axit sẽ trung hòa
một số NaOH làm cho kết quả phân tích cao hơn thực tế nhiều.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 36
3.1.2. Phương pháp trắc quang
3.1.2.1. Phương pháp hidrazinsunphat [8]
* Nguyên tắc
- Dưới tác dụng của hỗn hợp H2SO4 và HClO4 đậm đặc và nhiệt độ, các dạng lân
trong đất được hòa tan trong dung dịch.
- Sau đó cho ion photphat tác dụng với muối amonimolipdat và khử bằng dung
dịch hidrazinsunphat, ta thu được một hợp chất màu xanh đen (xanh molipden)
tương đối ổn định (từ 8 – 12h).
H3PO4 + 12MoO4
2-
+ 3NH4
+
+ 21H+
→ (NH4)H4P(Mo2O7)6 + 10H2O
(NH4)H4P(Mo2O7)6 có tính oxi hóa, nó oxi hóa hidrazinsunphat tạo thành xanh
molipden có màu đặc trưng (xanh), cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng lân có
trong dung dịch.
- Đem so màu với dung dịch tiêu chuẩn hay so màu trên máy so màu quang điện ta
xác định được hàm lượng lân trong đất.
- Cần lưu ý là dung dịch được công phá rồi thường vẫn chứa sắt ở dạng Fe3+
làm
cản trở sự hiện màu xanh của photphomolipdat. Do đó trước khi lên màu lân, phải
dùng Na2SO3 để khử Fe3+
đi. Nếu không có Na2SO3 có thể dùng NaHSO3 hoặc
điều chế Na2SO3 từ axit sunfurơ.
3.1.2.2. Phương pháp axit ascorbic [12]
a. Nguyên tắc
- Mẫu thử được phá bằng hỗn hợp axit sunfuric và axit percloric. Trong môi
trường axit, photpho sẽ phản ứng với amonimolipdat với sự có mặt của kali
antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu
vàng:
PO4
3-
+ 12MoO4
2-
+ 27 H+
→ H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O
- Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh:
H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+
→ H3PMo12O40Hn
- Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác
định hàm lượng P2O5 có trong mẫu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 37
b. Giới hạn phát hiện:
- Nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được: 0,04mg P2O5/l.
- Khoảng giới hạn xác định P2O5 (mg/l) với chiều dày cuvet( l= 1cm) là: 0,04 – 1,8.
* Tính kết quả thí nghiệm
- Hàm lượng P tổng trong mẫu được tính theo công thức:
P(%) = dc dm
6
C x V x f x 100
m x 10
= dc dm
4
C x V x f
m x 10
với f =
1
V
V
Trong đó: - Cdc : hàm lượng P tính từ đường chuẩn (mg/l).
- Vdm: thể tích bình định mức (ml).
- V: thể tích dung dịch chiết (100ml).
- V1: thể tích dung dịch lấy so màu (ml).
- m: khối lượng mẫu cân (g).
- f : hệ số pha loãng.
- 106
: chuyển đổi từ (g → mg), (ml → l).
* Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn chung [7]
Bảng 3.1: Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất
Mức độ Hàm lượng P tổng số (%)
Rất nghèo lân ≤0,01
Nghèo lân 0,01-0,05
Trung bình 0,05 – 0,10
Giàu lân 0,10 – 0,20
Rất giàu ≥ 0,20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 38
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT
3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8]
* Nguyên tắc
- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4,
rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat có chất khử là Sn2+
, sau đó định
lượng hàm lượng lân dễ tiêu bằng cách so màu với thang chuẩn.
* Tính kết quả thí nghiệm:
- Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó:
Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp
Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất
< 3 mg Nghèo lân
3 – 8 mg Trung bình
8 – 15 mg Khá giàu lân
> 15 mg Giàu lân
3.2.2. Phương pháp Oniani [8]
* Nguyên tắc:
- Dùng dung dịch H2SO4 0,1N hòa tan lân dễ tiêu dưới dạng H3PO4, sau đó cho
tác dụng với dung dịch amonimolipdat có chất khử Sn2+
.
- So màu với thang chuẩn tìm kết quả.
Kết quả thí nghiệm:
Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó.
Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani
Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất
< 5 mg P2O5 Đất rất nghèo lân
5 – 10 mg P2O5 Đất nghèo lân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 39
10 – 15 mg P2O5 Đất có lân trung bình
> 15 mg P2O5 Đất giàu lân
3.2.3. Phương pháp Machighin [8]
- Phương pháp này dùng thích hợp cho đất có cacbonat vì ở đất đó nếu dùng axit thì
cacbonat trung hòa axit và ta không rút được lân.
- Điều kiện mà phương pháp này có thể được dùng:
+ pHdung môi = 9.
+ Nhiệt độ: 20 – 300
C.
+ Thời gian lắc với dung dịch: 1 giờ.
* Nguyên tắc
- Dùng dung dịch amoni cacbonat (NH4)2CO3 1% để rút lân ở dạng photphat 1 và
2 canxi cùng với một phần photphat hữu cơ. Sau đó đem so màu với thang chuẩn để
suy ra kết quả.
Kết quả thí nghiệm
Lấy theo ống màu tiêu chuẩn.
Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá P2O5 dễ tiêu theo Machighin
Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất
> 4 mg P2O5 Đủ lân
4 – 2 mg P2O5 Lân trung bình
< 2 mg P2O5 Ít lân
3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12]
3.2.4.1. Nguyên tắc:
- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4
. Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amoni molipdat với sự có mặt của
kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu
vàng:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 40
PO4
3-
+ 12MoO4
2-
+ 27 H+
→ H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O
- Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh:
H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+
→ H3PMo12O40Hn
- Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác
định hàm lượng P2O5 rồi suy ra hàm lượng lân dễ tiêu có trong mẫu.
* Tính kết quả thí nghiệm:
- Hàm lượng P2O5 trong mẫu được tính theo công thức:
P2O5 (mg/100g đất)= 2
1
C x V x V x 100
m x V
Trong đó:
- C: nồng độ so màu mg P2O5/l.
- V1: số ml dung dịch lấy so màu (5ml).
- V2: thể tích định mức (50 ml).
- m: khối lượng mẫu cân (g).
- V: thể tích dung dịch chiết (25 ml).
- Hàm lượng P2O5 trong mẫu:
P2O5(mg/100g đất) = P x 2,29 (mg/100g đất)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 41
Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC ION GÂY ẢNH HƯỞNG
ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT
4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6]
Nguồn gốc sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ogit, mica đen,
hocnoblen, limonit, pyrit… Khi phong hóa các khoáng vật đó thì sắt được giải
phóng ra dạng hydroxit, công thức chung là FeO.nH2O.
Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hóa trị 2
dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa
trị 3 khó tan trong nước như FePO4. Tuy nhiên, trong đất lúa nước FePO4 có thể bị
khử oxi tạo thành Fe2(PO4)3 dễ tan, từ đó có thể cung cấp được lân dễ tiêu cho cây
lúa.
Đặc tính của sắt có khả năng tạo thành các phức chất ở dạng vô cơ hoặc hữu
cơ. Hàm vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đất tích lũy nhiều sắt, thí dụ đất nâu đỏ
trên đa bazan vùng Phủ Qùy (Nghệ An) có 20 – 22% Fe2O3, thậm chí ở đất Nipe
(Cuba) chứa 60% Fe2O3 (theo Alexander và Holmes). Ngoài ra, còn phụ thuộc một
số điều kiện khác, thí dụ do bị khử oxit sắt hóa trị 3 chuyển thành sắt hóa trị 2 hòa
tan bị rửa trôi đi làm cho hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp (đất mùn alit trên
núi Hoàng Liên Sơn chỉ có 3-5% Fe2O3 ở tầng đất mặt, đất xám bạc màu chỉ có 3 -6
% Fe2O3 trong tầng đất canh tác).
Sắt là một trong những nguyên tố cần cho thực vật. Những cây xanh thiếu sắt
sẽ không tạo được chất diệp lục. Nhờ có sắt mà các loại đất đồi núi ở nước ta có kết
cấu tốt, đất tơi xốp và có màu đỏ nâu hoặc vàng.
4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT
Nhôm có trong thành phần của alumin silicat. Khi phong hóa đất mẹ, nhôm
được giải phóng ra dạng Al(OH)3 là keo vô định hình, cũng có thể kết tinh thành
Al2O3.3H2O.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 42
Al2O3.H2O là khoáng vật điển hình tích lũy ở vùng đất đồi núi vùng nhiệt đới
ẩm như ở nước ta. Tỷ lệ A2O3 trong đất khoảng 10 – 20%, nó phụ thuộc thành phần
khoáng vật của đá mẹ, khí hậu và địa hình.
Nhôm trong đất có thể kết hợp với Cl-
, Br-
, I-
,SO4
2-+
tạo thành các hợp chất dễ
thủy phân làm cho môi trường thêm chua:
AlCl3 + 3H2O  Al(OH)3 + 3HCl
Al2(SO4)3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H3PO4
Nhôm còn kết hợp với lân trong đất tạo thành AlPO4 hoặc Al2(OH)3PO4 không
tan, đó là một trong những nguyên nhân giữ chặt lân trong đất.
4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT
Trong đất, canxi phổ biến ở dạng cacbonat, photphat, silicat, clorua và sunfat.
Nguồn gốc quan trọng nhất là cacbonat, sau đó là photphat và sunfat.
Trong đất chua, canxi nghèo do bị rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm hàm lượng canxi
tổng số và trao đổi đều thấp (tương quan với độ pH). CaO tổng số không quá 1%
(khoảng 0,7 – 0,9% với đất phù sa sông Hồng trung tính và khoảng 0,03 – 0,05%
với đất bạc màu). Trong đất ôn đới thường xuyên trên 1%, có thể đến 4%.
Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ
quan của cây.
Cùng với photpho, canxi là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất
lượng cây họ đậu.
Thiếu canxi thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của
cây thiếu canxi là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn cong, rễ kém phát triển,
ngắn. Canxi là nguyên tố ít di động nên biểu hiện thiếu canxi thường thể hiện ở các
lá non trước.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 43
4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ
Trong đất, magiê có trong các khoáng sét thường gặp như mica, vecmiculit,
clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với canxi, magiê có ý nghĩa về lý
hóa tính chất của đất và dinh dưỡng của cây trồng.
Đối với đất nhẹ nghèo, magiê, các loại đất bón phân kali và supe photphat
nhiều năm thì hiện tượng thiếu magiê là phổ biến.
Trong cây, magiê chiếm từ 0,1 – 0,3% so với chất khô. Trong tro thực vật
thường chứa ít nhất 10% MgO và có thể lên đến 40 – 50%.
Magiê là nhân của diệp lục và một số men.Do đó, nó vừa là chất hoạt hóa nhiều
enzim, vừa là thành phần quan trọng quyết định hoạt động quang hợp, quá trình hô
hấp.
Magiê kích thích sự hút lân của cây trồng. Nền đất có đủ magiê thì hiệu lực lân
được tăng cường.
Biểu hiện thiếu magiê ở cây trồng:
• Lá có vệt vàng hoặc bị sọc trắng, vệt xuất phát từ ở giữa lá rồi lan dần đến
viền lá, có thể thành những vệt nối đuôi nhau như chuỗi hạt rồi mới dính liền thành
sọc dài màu vàng nhạt hoặc trắng.
• Soi lá ra ánh sáng mặt trời thấy diệp lục phân bố không đều.
Magiê là một nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 44
Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU
NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG
5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG
5.1.1.Vị trí địa lí
Nông trường cao su Nhà Nai thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
5.1.2. Ranh Giới Hành Chính
- Phía Đông giáp Đồng Nai
- Phía Tây giáp huyện Bến Cát – Bình Dương
- Phía Nam giáp thị xã Dĩ An – Bình Dương
- Phía Bắc giáp huyện Phú Giao – Bình Dương
5.1.3. Địa Hình
Địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn định,
vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình
20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5% độ chịu nén 2kg/cm².
5.1.4. Khí hậu- thời tiết
Nông trường cao su Nhà Nai nằm trong vùng khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là
120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có
khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều
năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.000°C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700
giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 45
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng
khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây -
Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp
nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như
nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính
chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi
dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn
và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO
SU PHƯỚC HÒA
5.2.1. Giới thiệu về cao su Nhà Nai
Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập
năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ
xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong
chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân
thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương
Tổng số cán bộ công nhân viên là 922 người
Diện tích vườn cây : 2556,02 ha
Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha
Vườn cây kiến thiết cơ bản: 73,35 ha
Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 Đội sản xuất và 01 đội bảo vệ
Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su
Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu
dân, nên khi mới thành lập nông trường gặp không ít trở ngại trong công tác khai
hoang và trồng mới song song với công tác khai thác và bảo vệ mủ. Với tinh thần
vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài
trên 20km, Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 46
con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải
thiện và nâng cao năng suất bình quân 2tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai.
5.2.2. Lịch sử thành thành công ty cao su Phước Hòa
Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị Thành viên của Tổng Công ty cao su Việt
Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đơn vị tiền thân của Công ty là
đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên
thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và, trước năm 1975, đó là đồn
cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác.
• Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam
thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo
quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công
nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp
nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
• Từ năm 1993 – 2008, Công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 100966 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp
ngày 27 tháng 03 năm 1993 và thay đổi lần thứ hai vào ngày 29 tháng 11 năm 2004
do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp.
• Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 4603000509 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình
Dương cấp ngày 03 tháng 03 năm 2008.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Võ Thị Trà My Trang 47
* LƯỢC ĐỒ VÙNG KHẢO SÁT VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU
Hình 5.1. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Nhà Nai
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp nano curcumin từ củ nghệ vàng, HAY, 9đ
 
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đLuận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
 
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóaĐề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
Đề tài: Chế tạo than hoạt tính từ vỏ trấu bằng phương pháp oxi hóa
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc nano của graphite nhiệt phân
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc nano của graphite nhiệt phânẢnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc nano của graphite nhiệt phân
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc nano của graphite nhiệt phân
 
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơLuận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
Luận án: Tổng hợp và ứng dụng của vật liệu khung kim loại hữu cơ
 
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nướcĐề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
Đề tài: Sử dụng lõi ngô làm chất hấp phụ để lọc amoni ra khỏi nước
 
Đề tài: Cấu trúc vật liệu ống nano cacbon gắn trên gốm, HAY, 9đ
Đề tài: Cấu trúc vật liệu ống nano cacbon gắn trên gốm, HAY, 9đĐề tài: Cấu trúc vật liệu ống nano cacbon gắn trên gốm, HAY, 9đ
Đề tài: Cấu trúc vật liệu ống nano cacbon gắn trên gốm, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
 
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học trong dạy học hóa học lớp 10
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
 

Viewers also liked

ReportHODLauraPONSPON14081781
ReportHODLauraPONSPON14081781ReportHODLauraPONSPON14081781
ReportHODLauraPONSPON14081781Laura Pons
 
Oing to university blended strategies for learning and teaching in a modern...
Oing to university   blended strategies for learning and teaching in a modern...Oing to university   blended strategies for learning and teaching in a modern...
Oing to university blended strategies for learning and teaching in a modern...The University of the South Pacific
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...NOT
 
Health Checkup & Tests That Could Save Your Life
Health Checkup & Tests  That Could Save Your LifeHealth Checkup & Tests  That Could Save Your Life
Health Checkup & Tests That Could Save Your LifeAny Lab Test Waco
 
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผา
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผาเครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผา
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผาSmile Suputtra
 
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016Antti Seppälä
 
Konvertera i mobilen också - Conversionista - Magentodagen 2017
Konvertera i mobilen också  - Conversionista - Magentodagen 2017Konvertera i mobilen också  - Conversionista - Magentodagen 2017
Konvertera i mobilen också - Conversionista - Magentodagen 2017Martin Sangell
 

Viewers also liked (9)

ReportHODLauraPONSPON14081781
ReportHODLauraPONSPON14081781ReportHODLauraPONSPON14081781
ReportHODLauraPONSPON14081781
 
¿Cómo agrego entradas en mi blog en plantilla
¿Cómo agrego entradas en mi blog en plantilla¿Cómo agrego entradas en mi blog en plantilla
¿Cómo agrego entradas en mi blog en plantilla
 
Oing to university blended strategies for learning and teaching in a modern...
Oing to university   blended strategies for learning and teaching in a modern...Oing to university   blended strategies for learning and teaching in a modern...
Oing to university blended strategies for learning and teaching in a modern...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
 
Health Checkup & Tests That Could Save Your Life
Health Checkup & Tests  That Could Save Your LifeHealth Checkup & Tests  That Could Save Your Life
Health Checkup & Tests That Could Save Your Life
 
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผา
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผาเครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผา
เครื่องมือพื้นฐานในงานเครื่องปั้นดินเผา
 
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016
Suomen painonnoston kilpailutilastot 2012 2016
 
Konvertera i mobilen också - Conversionista - Magentodagen 2017
Konvertera i mobilen också  - Conversionista - Magentodagen 2017Konvertera i mobilen också  - Conversionista - Magentodagen 2017
Konvertera i mobilen också - Conversionista - Magentodagen 2017
 
Sistem operasi (m.rafli)
Sistem operasi (m.rafli)Sistem operasi (m.rafli)
Sistem operasi (m.rafli)
 

Similar to Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương

Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang nataliej4
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...HanaTiti
 

Similar to Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương (20)

Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đĐề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường, HAY, 9đ
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
Đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng nitrate trong rau tại vùng sản xuất rau...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Tổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên menTổng quan về nước tương lên men
Tổng quan về nước tương lên men
 
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAYĐề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏLuận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
 
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
Nghiên Cứu Đánh Giá Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Cao Su Trồng Tại Hà Giang
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
đáNh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
 
Đề tài: Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch, HAY
Đề tài: Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch, HAYĐề tài: Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch, HAY
Đề tài: Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch, HAY
 
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩn...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA ….0… KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI-BÌNH DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Hóa nông nghiệp Người dướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bỉnh Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này với đề tài “ Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường cao su Nhà Nai – Bình Dương”, ngoài sự nổ lực của chính bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều thầy cô và bạn bè. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy Nguyễn Văn Bỉnh là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thưc hiện khóa luận. Cô Trần Thị Lộc đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nguyễn Ngọc Hưng – tổ hóa phân tích và quý thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm tổ hóa công nông và tổ hóa phân tích. Cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa đã giảng dạy em trong 4 năm qua. Cảm ơn các bạn sinh viên lớp hóa 4C cũng như các bạn sinh viên đang thực hiện khóa luận về hóa môi trường đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiên. Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn khi thực hiện đề tài. Do lần đầu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên chưa có kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành còn hạn chế, thời gian thực hiện tương đối ngắn nên không tránh những sai sót. Vì thế em mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Võ Thị Trà My
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2 Danh mục các bảng Bảng 1.1. Tỷ lệ lân trong một số cây trồng..................................................... 6 Bảng 1.2. Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất........................................ 7 Bảng 1.3. Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN.................. 9 Bảng 1.4. Đất feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ ......................... 13 Bảng 1.5. Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm................................... 13 Bảng 1.6. Hàm lượng lân (P2O5) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam . 14 Bảng 1.7. Ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau......................... 19 Bảng 1.8. Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất ........................................ 24 Bảng 1.9. Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ............... 25 Bảng 1.10. Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ ............................... 26 Bảng 1.11. Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo phương pháp Axikinazi...................................................................................... 26 Bảng 1.12. Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH .............. 27 Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất........................................... 36 Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kieecxanop................ 37 Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani........................... 37 Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá P2O5 dễ tiêu theo Machighin ............................. 38 Bảng 6.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức ................... 53 Bảng 6.2. Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối ............................................... 54 Bảng 6.3. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kieecxanop ............... 55 Bảng 6.4. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức .................... 56 Bảng 6.5. % P trong đất khô tuyệt đối của các mẫu đất................................... 58 Bảng 6.6. Đánh giá lân tổng số trong các mẫu đất.......................................... 58 Bảng 6.7. Kết quả đánh giá về hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu............. 59
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3 Danh mục các hình ảnh Hình 5.1. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Nhà Nai ................................ 46 Hình 5.2. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................... 47 Hình 5.3. Văn phòng nông trường cao su Nhà Nai........................................... 48 Hình 5.4. Rừng cao su ở nông trường Nhà Nai ............................................... 48 Hình 5.5. Mẫu 1 – Lô I14................................................................................. 48 Hình 5.6. Mẫu 2 – Lô O18............................................................................... 48 Hình 5.7. Mẫu 3 - Lô K10............................................................................... 49 Hình 5.8. Mẫu 4 – Lô K15............................................................................... 49 Hình 5.9. Mẫu 5 – Lô C17 ............................................................................... 49 Hình 5.10. Mẫu 6 – Lô L2.................................................................................. 49 Hình 5.11. Mẫu 7 – Lô E21................................................................................ 49 Hình 6.1. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu........................................ 53 Hình 6.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân tổng số....................................... 56
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................1 Danh mục các bảng ...................................................................................................2 Danh mục các hình ảnh ............................................................................................3 MỤC LỤC..................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN ........................................................................1 1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2].........1 1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng.............................................................................1 1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng........................................................2 1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất ..............................................................4 1.2. LÂN TRONG CÂY [2].............................................................................................5 1.2.1. Tỷ lệ lân trong cây...............................................................................................5 1.2.2. Những dạng lân trong cây ...................................................................................7 1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2] ...............................................................................................13 1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất ................................................................................................13 1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7]...............................16 1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2] ................23 1.4. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [2]......................................25 1.4.1. Khả năng hấp thụ lân của đất ..............................................................................25 1.4.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất..................................................................................29 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG.....................................................31 2.1. ĐỊNH NGHĨA [5]........................................................................................................31 2.2. ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG [3] .....................31 2.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG THƯỜNG DÙNG [3]................................................................32 2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT [3]....................................33 Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN TRONG ĐẤT ................35 3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT..................35 3.1.1. Phương pháp thể tích (theo Loren-Seppe)[8].......................................................35
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2 3.1.2. Phương pháp trắc quang.......................................................................................36 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT......................38 3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8] ................................................................................38 3.2.2. Phương pháp Oniani [8].......................................................................................38 3.2.3. Phương pháp Machighin [8] ................................................................................39 3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12] ...........................................................................39 Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC ION GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT........................................41 4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6] .....................................................................41 4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT.....................................................................41 4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT......................................................................42 4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ.............................................................................................43 Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG....................................................................................................................44 5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG .......................................................................44 5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO SU PHƯỚC HÒA.....................................................................................................................45 5.3. LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU ĐẤT..........................................................................48 Chương 6. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ........................................................51 6.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT...........................................................................................51 6.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU............................................................................52 6.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU.............................................................53 6.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ...........................................................56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nước ta hiện nay đang trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp để tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương nghiệp...Bên cạnh đó vẫn áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào lĩnh vực nông nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng đất và năng suất sản phẩm. Lân là một trong các yếu tố quan trọng của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng, đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin. Cây thiếu lân thì quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ và sự tích lũy đường saccaro xảy ra đồng thời. Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang mầu tía thì mầu lá bị tối lại so với cây có đủ lân. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài. Tuy nhiên thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng Thừa lân làm cho cây chín quá sớm, không kịp tích lũy được một vụ mùa năng suất cao. Trong đất ngoài các chất dinh dưỡng còn có các chất và ion cản nhiễu ảnh hưởng đến hàm lượng của lân làm cho cây trồng phát triển dẫn đến năng suất không cao. Với vai trò quan trọng của lân đối với đất trồng, đến năng suất cây trồng ảnh hưởng đến đời sống của của người dân, tôi chọn đề tài :” Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường Nhà Nai – Bình Dương” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai.
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 4 - Đánh giá hàm lượng lân trong đất ở nông trường Nhà Nai. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tổng quan về lân. - Nghiên cứu loại đất khảo sát. - Nghiên cứu đặc điểm vùng khảo sát. - Nghiên cứu cơ sở lí luận các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trong đất đến hàm lượng lân. - Phân tích, đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu. - Sử dụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng lân trong đất. Từ đó có thể xác định loại phân và hàm lượng phân thích hợp góp phần nâng cao năng suất cây trồng VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Đất ở nông trường Nhà Nai. - Dùng phương pháp trắc quang.
  • 9. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LÂN 1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG [2] 1.1.1. Vai trò của lân đối với cây trồng - Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. - Lân giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tế bào. - Lân là một phần nồng cốt của chất nucleoproteit và có sự liên kết chặt chẽ với đạm, khi cây tăng trưởng lên sẽ hình thành thêm tế bào mới nên có thêm nucleoproteit, do vậy mà cây phải hút thêm cả đạm và lân. - Nếu trong đất có lân nhưng không có đạm thì cây không phát triển được và ngược lại, nếu chỉ có đạm mà không có lân thì cây cũng không có nucleoproteit, nhân tế bào sẽ không được hình thành. Những chất như photpholipoit là những hợp chất béo của lân cũng tham gia tích cực vào việc hình thành ra màng tế bào. - Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng. - Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía… - Nhiều hợp chất phức tạp khác tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp của cây để sống và phát triển đều có chứa lân. - Nói tóm lại, trong rất nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cây, luôn luôn có sự tham gia của chất lân.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 2 1.1.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển cây trồng - Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút nên có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu, trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây chống đỡ với điều kiện bất thuận ( hạn và rét). - Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm – lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhiều hoa, sai quả và phẩm chất nông sản tốt. Người ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình chín. Cây lúa được bón đủ lân bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm. Lúa được bón đủ lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh sớm, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt trên bông đều giảm. - Thiếu lân vừa các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang màu nâu rồi chết. - Thiếu lân cây trồng phát triển kém, mọc còi cọc, chậm lớn, ít phân cành, lá cứng đờ không mềm mại, màu sắc xạm hơn, phiến lá bé đi, cây ít đẻ, bộ rễ kém phát triển, đường tích lũy có khuynh hướng tạo thành những sắc tố “ anthoxyan” nên nhiều loại cây trồng khi thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay đỏ. Nếu thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém. - Lá già, thiếu lân thường rụng sớm, có màu huyết dụ, xuất phát từ đầu ngọn lá rồi lan dần vào thân, có thể lan hết khắp lá. - Thiếu lân cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh nhiều hơn vàng. - Thiếu lân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phấn hoa, ảnh hưởng đến sự hình thành quả và hạt, có thể gây ra rụng hoa, không đậu quả hoặc rụng quả non trầm trọng. - Đối với cây họ đậu, thiếu lân thì việc hình thành nốt sần bị giảm sút, cây phát triển kém, năng suất thấp vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 3 - Thiếu lân, cây hút đạm vào tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không chuyển sang dạng protit được, và đó cũng là một môi trường thuận lợi cho công việc phát triển của nhiều loại bệnh nấm. Đối với những cây họ lúa, thiếu lân lá mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút của nó màu đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm lượng protein trong cây giảm. Đối với cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả có hàm lượng axit cao. - Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất hiện vết nứt gãy ở lá già. - Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Đối với những cây trồng để lấy dầu như dừa, đậu phộng, đậu nành…nếu bón lân đầy đủ mới có hàm lượng chất béo cao. Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin. Lân cần thiết để nâng cao phẩm chất của hạt giống. - Về mặt cơ chế dinh dưỡng: trong cây lân di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều so với sự di chuyển của lân trong đất. Trong quá trình dinh dưỡng cho cây, lân lại có khả năng chuyển biến từ dạng ion này sang dạng ion khác. Ví dụ ion H2PO4 - sang dạng HPO4 2- + H+ nên điều hòa được pH trong dung dịch cây, có vai trò của tác nhân đệm, giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá kiềm, hay ngược lại, từ dạng HPO4 2- +H+ của dung dịch thành H2PO4 - giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá chua. Do vậy, nhờ bón lân mà sức chịu đựng của cây càng cao đối với phản ứng của môi trường hay nói khác đi, lân cũng có tác dụng giải độc cho cây. - Cây hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất chủ yếu trong giai đoạn đầu nên phân lân thường dùng để bón lót. Ví dụ: đối với cây lúa thì cần phải có một lượng lân hòa tan cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn sinh trưởng đầu: khi cây mạ bắt đầu sử dụng hết dữ trữ lân trong hạt, bộ rễ phải hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất. Tuy chỉ cần đến một lượng lân rất nhỏ và nồng độ rất loãng nhưng nếu đất chua, giàu sắt, nhôm thì vẫn không đủ cho cây hút. Vì vậy mà phải bón lót lân thế nào để ngay sau khi mạ mũ chông, trong đất đã có sẵn lân hòa tan dễ tiêu cho nó.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 4 Vài ba tuần sau, khả năng hút lân của bộ rễ đã tăng lên nhiều, đồng thời khối lượng phân bón cũng đã phân giải nhiều, cung cấp được nhiều lân dễ tiêu, giúp cho cây lúa tiếp tục phát triển mạnh mẽ. - Như vậy, lân sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con đường đồng hóa sơ cấp lân bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do vậy, có thể nói rằng lân đóng vai trò quan trọng quyết định chiều hướng, cường độ các quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng. 1.1.3. Vai trò của lân trong độ phì nhiêu của đất - Khi nói đến vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất tức nói đến hàm lượng lân trong đất mà hàm lượng này được quy ước bằng lượng “lân tổng số” trong đất, tức là tổng số hết tất cả các hợp chất lân có trong đất mặc dù kết hợp với cation nào, ở dạng hữu cơ hoặc vô cơ. - DeTurk (1931) đã nhận định rằng : “ Những chân đất phải làm giàu lân mới có độ phì nhiêu cao, và ngược lại, những chân đất có độ phì nhiêu cao đều là những chân đất giàu lân”. - Vohlt Manm (1940) đã căn cứ vào hàm lượng lân của đất để phân loại đất tốt, đất xấu như sau: + Đất rất tốt: > 0,2% P2O5. + Đất tốt: 0,1 – 0,2% P2O5. + Đất xấu:< 0,06% P2O5. - Những vùng đất có độ phì nhiêu cao như vùng đất đen ôn đới của Liên Xô cũ ( gọi là đất “tchernozen”), đất đen nhiệt đới, “margallit” của Indonesia, đất đỏ “bazan” của Việt Nam, đất hoàng thổ của Trung Quốc, đất phù sa sông Nin trồng bông của Ai Cập… cũng chính là những vùng đất có lượng lân cao nhất hoặc rất cao. - Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến năng suất của sản xuất nông nghiệp. Như ta đã biết, ba yếu tố dinh
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 5 dưỡng nòng cốt của cây là: đạm, lân, kali nhưng nhiều trường hợp thì đất thiếu kali, còn đạm thì có thể bổ sung từ sự phân giải chất hữu cơ trong đất, từ nước mưa… Nhưng đặc biệt, trong thiên nhiên, không có nguồn nào bổ sung lân cho đất thì đất thiếu lân trầm trọng, có nơi lại tích lũy thành từng mỏ lớn hay gọi là “ mỏ photphat thiên nhiên”. Chính vì vậy mà cần phải đào lấy lân từ các mỏ đó để cung cấp lân cho những vùng còn thiếu lân để nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Nếu như trên đất nông nghiệp mà ta chỉ trồng độc canh một loại cây mà lại chăm bón quá ít thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị cây lấy đi… và do đó, hàm lượng lân trong đất bị tiêu hao dần và qua nhiều thế hệ canh tác đất ngày càng nghèo lân. Nếu phân bón không đầy đủ cộng với sự hao phí lân do xói mòn, do rửa trôi … thì đất càng ngày càng kém độ phì nhiêu. - Bên cạnh đó, ta còn thấy được vai trò của lân càng được đẩy lên khi có một số đạm thích đáng được bón cùng. Ví dụ: thí nghiệm ở trạm An Lạc (Tp. Hồ Chí Minh) (Xuân 1975), trên đất phèn này bón đơn thuần photphat Lào Cai hiệu quả rất lớn nhưng thể hiện chậm chạp, trong khi đó bón đơn thuần đạm và kali thì ngay vụ đầu, bón 6000kg photphat Lào Cai đã làm tăng 13,4 tạ thóc/ha và qua vụ thứ hai còn tăng thêm 8,3 tạ thóc nữa. Từ đó, có thể nói rằng, lân đã phát huy được hiệu lực của phân đạm và làm tăng tốc độ phì nhiêu của đất. 1.2. LÂN TRONG CÂY [2] 1.2.1. Tỷ lệ lân trong cây - Trong cây trồng, lân chiếm trung bình vào khoảng 0,3 – 0,4% của chất khô. - Trong hạt, tỷ lệ lân thường cao hơn trong rơm rạ rất nhiều. Khi cây đã bắt đầu trổ hoa thì một phần lân di chuyển vào trong hạt. - Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân lá biến động từ 0,2% P2O5 (rơm rạ lúa) đến 0,7% P2O5 (thân lá đậu tương); trong hạt biến động từ 0,48% P2O5 (hạt thóc) đến 1,2% P2O5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây họ đậu chứa nhiều lân hơn cây ngũ cốc và lân có nhiều ở hạt hơn các bộ phận khác, các cơ quan non đang phát triển tỷ lệ lân cao hơn các bộ phận già và lân cũng có thể được vận chuyển từ
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 6 các bộ phận già về các cơ quan non đang phát triển để tái sử dụng trong điều kiện nhu cầu lân của cây bị thiếu. Do vậy, triệu chứng thiếu lân có thể được phát hiện từ các lá già. - Tỷ lệ lân trong một số loại cây trồng. Bảng 1.1: Tỷ lệ lân trong một số cây trồng STT Cây trồng Bộ phận (khô) Tỷ lệ P2O5 1 Lúa Hạt thóc Hạt gạo Rơm rạ 0,60 – 0,80 0,75 – 0,90 0,20 – 0,60 2 Ngô Hạt Thân cây 0,50 – 0,60 0,25 – 0,30 3 Chè Lá non Lá già 1,00 – 1,20 0,40 – 0,50 4 Đỗ tương Lá và thân Hạt 0,30 – 0,40 1,00 – 1,20 5 Bông Lá và thân Hạt 0,30 – 0,40 0,80 – 1,20 6 Rau diếp Lá và thân 1,40 – 1,55 7 Cải xông Lá và thân 1,50 – 1,70 8 Lạc Hạt 0,60 – 0,80
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 7 - Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất: Bảng 1.2: Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất Cây trồng Thu hoạch thương phẩm (tạ/ha) Lượng P2O5 bị lấy đi (kg) Ngũ cốc 10 – 15 15 - 20 Bông 25 – 30 30 – 40 50 – 60 90 – 100 30 – 40 50 – 70 80 – 90 120 - 130 Khoai tây 200 – 250 300 – 350 40 – 50 60 - 70 Ngô 60 – 70 50 - 60 Lúa 40 – 50 40 - 50 Đay 100 45 Thuốc lá 15 (lá khô) 25 Chè 20 (lá tươi) 15 – 25 1.2.2. Những dạng lân trong cây - Lân trong cây đại bộ phận nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ. Dạng lân vô cơ chủ yếu là các octhophotphat đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ vào sự chuyển hóa giữa các ion photphat. Sự chuyển hóa này cũng cung cấp thêm H+ cho quá trình khử NO3 - thành NH4 + , có lợi cho việc tổng hợp protein. Cho nên dinh dưỡng lân có liên
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 8 quan đến dinh dưỡng đạm của cây (lân vô cơ cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ). - Một phần photphat mà cây hút được từ đất lên vẫn tồn tại trong cây dưới thể octhophotphat, một phần khác bị este hóa và trở thành lân hữu cơ. - Trong cây, đa số là bộ phận sinh sản chứa nhiều lân hơn bộ phận sinh trưởng. Lá và rễ thường chứa nhiều lân vô cơ hơn thân. - Những thể lân hữu cơ trong đất, nói chung là cây không thể trực tiếp sử dụng được (trừ một số ít glyxerophotphat và phitin)… - Những dạng lân hữu cơ trong cây đều do quá trình este hóa axit octhophotphoric. - Những dạng lân hữu cơ là: 1.2.2.1 Nucleoproteit - Trong tế bào thực vật có chứa nucleoproteit là những muối phức tạp của axit proteic. - Axit proteic là những chất hữu cơ có chứa lân, đạm, oxi, hidro và cacbon. - Khi ta phân hủy axit proteit sẽ cho ra 3 chất:  Axit photphoric  Gluxit  Những loại bazo thuộc nhóm purin và nhóm pyrimidin và có công thức: Purin N N NH N N N Pyrimidin - Một trong những axit proteic rất quan trọng trong việc sinh sản của tế bào là Dezoxyribonucleic (DRN), bên cạnh đó còn có axit Ribonucleic (ARN). Hai axit này khác nhau chủ yếu ở hai thành phần bazo. Thành phần các chất trong hai loại axit đó:
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 9 Bảng 1.3: Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN Axit Ribonucleic Axit Dezoxyribonucleic - Các bazo: + Adenin + Guanin + Xytozin + Urazin - Ribozo (gluxit) - Axit photphoric - Các bazo: + Adenin + Gluanin + Xytozin + Tinin + 5 – metylxytozin - Deroxy – ribozo - Axit photphoric - Axit proteic thường là một tổng hợp của nhiều axit proteic đơn giản gọi là nucleotit. Ví dụ: N N N N NH2 O H2C HH O P OH OH OH OH 1.2.2.2 Photphoproteit
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 10 - Photphoproteit là hợp chất lân hữu cơ rất quan trọng hình thành do sự tổng hợp của nhiều men của protit và lân. Trong loại này có rất nhiều men của protit chi phối nhiều quá trình sinh hóa trong cây và nó cũng thể hiện được sự tương quan chặt chẽ giữa đạm và lân. Photphoproteit thường không tan trong nước nhưng tan trong các bazo mạnh. Ví dụ chất casein của sữa đậu nành là một photphoproteit, khi tan trong xút thì biến thành natri cazeinat. - Photphoproteit khi thủy phân sinh ra nhiều loại aminoaxit. Nhưng khi thủy phân với trypxin lại cho ra những nhóm polypeptide có chứa nhiều axit photphoric. 1.2.2.3 Lexithin - Lexithin là một phức hệ gồm 3 chất: glyxerol, axit photphoric và colin. - Trong công thức của nó, một chức axit của H3PO4 este hóa chất glyxerol, một chất nữa este hóa nhóm ancol của chất colin và chức thứ 3 thì tự do. Công thức điển hình như sau: H2C HC H2C OH OH OH H2C H2C N(CH3)3 OH OH HO P OH OH O Glyxerol Axit photphoric Colin - Lexithin là một hợp chất lân béo, thường có trong hạt cây có dầu và chiếm tỷ lệ khoảng 0,25 – 1,7% chất khô, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự trữ cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt. - Trong dầu lạc có lexithin oleic là một lexithin mà axit béo đã xà phòng hóa glyxerol là axit oleic: H2C HC H2C O O O OC OC R1 R2 P CH2 OH O CH2 CH2 N(CH3)3 OH Lexithin 1.2.2.4. Phitin
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 11 - Phitin và photphat canxi magie của rượu inositol (CHOH)6. Thành phần phitin gồm: 22% P2O5, 12% CaO, 15% MgO. Công thức hóa học như sau: OH OH OH OH HO HO - Phitin có công thức cấu tạo: O O O O O O PO3Ca PO3Ca PO3Ca PO3Ca MgO3P MgO3P - Phitin là một hợp chất lân hữu cơ không chứa đạm, dưới tác động của các loại men thì bị phân hủy thành rượu inositol và octhophotphat. - Phitin có nhiều trong bộ phận non của cây, nhất là trong hạt. Ví dụ: trong các hạt cây họ đậu và cậy có dầu, phitin vào khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô. - Phitin là một hợp chất lân dự trữ trong hạt, khi nảy mầm, cây non sẽ tiêu thụ dần nguồn lân dự trữ đó. Hay nói cách khác đi, phitin là một kho dự trữ chất lân cho cây non ở thế hệ sau. 1.2.2.5. Saccarophotphat
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 12 - Saccarophotphat là chất lân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, chủ yếu là trong quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình tổng hợp ra các loại hydratcacbon phức tạp. - Có nhiều loại saccarophotphat, nhưng những loại thường gặp là: HC HC H2C OH O OH HC HC CH O OH OH HO P OH O OH HC HC H2C OH O OH H2C C CH OH O HO P OH O OH O P OH O OH HC HC O OH HC HC H2C OH O OH P OH O OH - Trong cây, hàm lượng saccarophotphat chiếm khoảng 0,1 – 1% trọng lượng chất khô. 1.2.2.6. Photphatit - Photphatit là hợp chất béo của lân hữu cơ. Gồm octhophotphoric hóa hợp với một bazơ hữu cơ phức tạp (không phải colin) và nhiều loại gluxit. Do đó phần nào photphatit giống như lexithin. - Photphatit có nhiều trong phôi. Những hạt giàu protit thường có tỷ lệ photphatit cao. Ví dụ: Trong ngô, hạt ngô có 0,25% photphatit. Hạt đỗ tương có 1,82% photphatit. Cây non thường chứa nhiều photphatit hơn cây già. - Trong hạt những cây dầu, photphatit là nguồn gốc những quá trình lên men làm cho dầu chóng bị chua và hỏng. - Vậy, trong thành phần của cây cũng như trong quá trình trao đổi chất của thực vật, chất lân đóng một vai trò rất quan trọng, tập trung vào những chất lân hữu cơ trên. Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp protit, đường, bột…. Cần cung cấp rất nhiều năng lượng.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 13 O P O O OH P P O OH O OH OH C10N5H12O3 1.3. LÂN TRONG ĐẤT [2] 1.3.1. Tỷ lệ lân trong đất - Lượng lân trong đất nhiều hay ít do tính chất của đá mẹ, thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ có quyết định. - Hàm lượng lân trung bình ở nhiều loại đất thường từ 0,02% - 0,08%. - Đất được hình thành trên đá mẹ giàu lân (bazan, đá vôi) thường có tỷ lệ lân cao hơn đất được hình thành từ đá mẹ nghèo lân (granit). - Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03-0,2%. Giàu lân nhất là nâu đỏ trên bazan và nghèo lân nhất là đất bạc màu và đất cát. Hàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác và phân bón. - Do quá trình hình thành tích lũy sinh học nên hàm lượng lân trong lớp đất mặt cao hơn lớp đất dưới: Bảng 1.4: Đất Feralitic trên phiến thạch ở Cầu Hai, Phú Thọ Chiều sâu (cm) Mùn (%) Lượng P2O5 (%) 0 – 8 4,20 0,132 17 – 28 2,75 0,121 34 – 49 2,40 0,107 70 – 100 2,40 0,103
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 14 Bảng 1.5: Đất phù sa sông Hồng trồng lúa ở Gia Lâm Chiều sâu (cm) Mùn (%) Lượng P2O5 (%) 0 – 10 1,276 0,092 10 – 20 1,173 0,097 20 – 40 0,918 0,071 - Trong các loại đất khoáng, tỷ lệ lân hữu cơ từ 25% - 65%. Các cỡ hạt thuộc thành phần đất sét chứa nhiều lân hơn các cỡ hạt thuộc đất cát. Do vậy mà ở các chân đất nhẹ, đất bạc màu…có ít keo thì tỷ lệ lân thường thấp hơn ở các chân đất khác. - Ở Việt Nam, tỷ lệ lân trong đất rất khác nhau tùy vào tính chất của đá mẹ. Nói chung, những chân đất phát sinh từ đá mẹ như nai, mica, quartzio, riolit…thường tỷ lệ lân thấp hơn đất phát sinh từ đá mẹ không chua như bazan, đá vôi…ở đất bazan, tỷ lệ lân trong đất có khi cao hơn 0,8%, có thể có những mẫu đạt trên 2% lân trong tổng số, nhưng tỷ lệ lân phổ biến nhất ở đất này vẫn từ 0,4% - 0,6%. Ở đất bạc màu, tỷ lệ lân trung bình 0,3% - 0,4%, cũng có những mẫu chỉ chứa lân tổng số ở mức độ “vết”. - Vậy biên độ lân tổng số ở nước ta rất cao, những mẫu lân giàu nhất có thể chứa lân cao gấp nghìn lần những mẫu lân nghèo nhất. - Ở đất lúa Việt Nam, nói chung lượng lân tổng số thấp, trung bình từ 0,03% - 0,12%, trong đó ở nhiều vùng có đất chua mặn, đất bạc màu một số chân đất phù sa cổ, lượng lân tổng số phổ biến nhất là từ 0,02% - 0,05%. - Theo các kết quả đã phân tích, ta có bảng hàm lượng lân (P2O5) tổng số (%) trong một số loại đất ở Việt Nam:
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 15 Bảng 1.6: Hàm lượng lân (P2O5) tổng số trong một số loại đất ở Việt Nam Loại đất, đặc điểm P2O5 tổng số (%) I. Đất vùng đồi núi và trung du: - Đất feralit mùn trên núi ( Tây Bắc) - Đất feralit trên núi (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) - Macaglit trên đá vôi ( Hòn Mai, Nghệ Tĩnh) - Macaglit trên đá bột ( Hòn Én, Nghệ Tĩnh) - Đất feralit trên đá bazan (rừng mới khai hoang Tây Hiếu) - Đất feralit trên đá bazan (Lô trồng cà phê, chè) - Đất feralit trên đá bazan ( Lô trồng cao su, Vĩnh Xinh) - Đất feralit trên đất pocfia ( Thanh Hóa) - Feralit trên phiến thạch sét (Nông trường Điện Biên) - Feralit trên phiến thạch mica (Hưng Yên) - Feralit trên granit (Nông trường Thánh 10) - Feralit trên nai (Cầu Hai, Vĩnh Phúc) - Feralit trên sản phẩm đá vôi ( Nông trường Mộc Châu) - Đất bồi tụ thung lũng đá vôi ( Vùng Tây Bắc) - Đất feralit trên phù sa cổ (Thọ Xuân, Thanh Hóa) II. Đất vùng đồng bằng: - Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm - Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm - Phù sa sông Hồng chua, đang thoái hóa 0,25 0,12 0,84 0,61 0,49 0,25 0,28 0,14 0,088 0,13 0,068 0,056 0,12 0,23 0,50 0,12 0,12 0,056
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 16 - Phù sa sông Đuống (Yên Viên) - Phù sa sông Thái Bình - Phù sa sông Mã (Đông Sơn) - Đất chiêm trũng (Hà Trung, Thanh Hóa) - Đất lấy thụt ( Hà Trung, Thanh Hóa) - Đất bạc mà (Cam Lộc, Nghệ Tĩnh) - Đất mặn (Nga Sơn, Thanh Hóa) - Đất mặn (Kì Anh, Nghệ Tĩnh) - Đất chua mặn ( Hải Phòng) 0,070 0,063 0,032 0,054 0,064 0,027 0,13 0,20 0,074 - Vậy đối với vùng đồng bằng thì đất phù sa trung tính của hệ thống sông Hồng đặc biệt là những đất được bối đắp hằng năm và một số đất mặn trung tính hoặc kiềm yếu có tỷ lệ P2O5 đạt khoảng 0,1%. Còn những chân đất khác thì tỷ lệ P2O5 0,05% trở xuống. Nhưng đặc biệt đối với những vùng đất chiêm trũng và đất lầy thụt tuy lượng mùn và đạm giàu nhưng tỷ lệ P2O5 tổng số lại nghèo, do vậy mà những loại đất này mất hẳn sự cân đối giữa đạm và lân. 1.3.2. Các dạng lân trong đất và sự chuyển hóa lân trong đất [1, 7] - Trong đất lân có thể tồn tại dưới dạng hữu cơ và vô cơ. + Lân hữu cơ nằm trong các tàn dư hữu cơ dưới dạng glyxerophotphat, glucozơ – photphat, axit nucleic, photphatic, các phytat. + Lân vô cơ nằm dưới dạng các muối photphat; ở đất chua giàu sắt, nhôm là các photphat sắt, nhôm; ở đất kiềm là các photphat canxi, magie; ở đất mặn còn có thể xuất hiện photphat natri. 1.3.2.1. Lân hữu cơ và sự chuyển hóa lân hữu cơ - Lân có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các hợp chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, nucleoproteit, photphatit,
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 17 saccarophotphat... và các vi sinh vật đất. Lân được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ sự tích luỹ sinh học, vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số. - Lân hữu cơ dễ hoà tan trong môi trường kiềm, nhạy cảm với pH đất. Lân hữu cơ được giải phóng do khoáng hóa, ít bị rửa trôi, không bay hơi, bị mất chủ yếu do xói mòn. - Lân hữu cơ trong đất chủ yếu ở trong thành phần mùn, hay nói cách khác, đất càng giàu mùn thì có thể càng giàu lân hữu cơ. Nếu đất có 2 – 3% mùn thì hàm lượng lân hữu cơ chiếm khoảng 25 –50% lân tổng số. Tùy theo từng loại đất mà tỷ lệ lân hữu cơ thường chiếm 20% - 80% lân trong tổng số đất. Theo Petecbuaski (1964) các hợp chất lân hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng phytat, dạng này chiếm 50% tổng số lân hữu cơ. Trong tầng mặt, lân hữu cơ thường chiếm trên 50% tổng số lân trong đất. Ở đất chua, lân hữu cơ chủ yếu là phytat sắt, nhôm; ở đất trung bình chủ yếu là phytat canxi. - Ngoài ra, lân hữu cơ có trong đất còn ở dạng photpho nucleprotit (không quá 50%), photphatit, saccarophotphat và lân bị hấp thụ trong cơ thể vi sinh vật. Theo số liệu của trại Rotamxtet (Anh): trọng lượng chất hữu cơ của sinh vật trong đất chiếm từ 2% - 3% trọng lượng mùn. Theo Kraxsinikop (1958) tính ra ở chân đất trồng cây phân xanh ở chỗ gần bộ rễ thì hàm lượng vi sinh vật chết đi, tế bào bị khoáng hóa cây mới thu hút được. - Trong đất, nhiều loại vi khuẩn và nấm có thể phân hủy các chất hữu cơ phức tạp để giải phóng lân dưới dạng vô cơ. Theo Myskow thì 70% - 80% tập đoàn vi sinh vật trong đất có khả năng khoáng hóa chất hữu cơ. - Các vi sinh vật đất tiết ra các enzym khử photphoryl đồng thời giải phóng ion photphat. Phản ứng men sẽ nhanh khi nó tác động đến các chất vừa bón vào đất, phản ứng men sẽ chậm lại khi hợp chất lân đã cải biến và phát triển trong đất bằng cách tạo thành các phức liên kết với Fe, Al, các chất hữu cơ có phân tử lượng cao như các dẫn xuất của phitin, axit nucleic, và bị giữ chặt trên các phân tử sét của đất
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 18 - Tốc độ giải phóng lân hữu cơ phụ thuộc vào: + Bản chất hợp chất hữu cơ có lân: axit nucleic dễ khoáng hóa hơn phitin. + pH tối thích: 6 – 7. + Độ ẩm thuận lợi. + Nhiệt độ khoảng 300 C – 320 C. 1.3.2.2. Lân vô cơ và sự chuyển hóa lân vô cơ a. Lân vô cơ - Hợp chất vô cơ chứa photpho chủ yếu là những muối của axit octhophotphoric với Ca, Mg, Fe và Al. Trong đất photpho còn có trong thành phần của apatit, photphorit và vivianit, cũng như trong trạng thái hấp phụ của anion photphat. Apatit là nguồn gốc đầu tiên của tất cả các hợp chất photpho trong đất. Nó chiếm tới 95% hợp chất photpho trong vỏ trái đất. Các dạng photpho vô cơ trong đất phần lớn có tính di động kém. - Kết quả phân tích của các tác giả cho thấy tỷ lệ % các nhóm lân vô cơ trong đất Việt Nam tùy thuộc vào các loại đất, hay nói cách khác là tùy thuộc vào hàm lượng canxi, sắt, nhôm và độ pH của đất. Tuy vậy có thể nhận định chung là: + Nhóm photphat sắt, photphat nhôm chiếm ưu thế, chiếm từ 90-95%, trong đó photphat sắt trội hơn photphat nhôm, trừ đất bazan. + Nhóm photphat canxi thấp, từ 5-10%. + Nhóm photphat hoà tan hầu như không đáng kể, chỉ chiếm từ 0 đến 5% trong tổng số lân vô cơ. - Do trong đất có hàm lượng Ca nhiều hơn Mg và độ hoà tan của canxi photphat bé hơn nên hàm lượng canxi photphat thường cao hơn và trở thành dạng lân chủ yếu của đất có phản ứng trung tính kiềm yếu. + Trong canxi photphat, độ hoà tan thấp nhất là apatit Ca5(PO4)3Cl, dạng lân này cây không hút được, trong canh tác bón phân lân hoá học có thể chuyển hoá thành một loại canxi photphat có tỉ lệ Ca/P tăng lên thì độ hoà tan cũng giảm. + Photphat Fe, Al: trong đất chua, phần lớn lân vô cơ kết hợp với Fe, Al tạo thành photphat Fe, Al. Chúng có thể ở dạng gel kết tủa hoặc kết tinh, độ tan rất
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 19 thấp. Thường gặp là Fe(OH)2H2PO4 và Al(OH)2H2PO4. Các loại đất chua có hàm l ượng sắt photphat cao (khoảng 50 – 60% lân tổng số, trừ đất xám bạc màu). - Đối với thực vật lân ở trong dung dịch: H3PO4 → H+ + H2PO4 - H2PO4 - → H+ + HPO4 2- HPO4 2- → H+ + PO4 3- - Tỉ lệ của ba loại anion trên phụ thuộc vào độ pH của dung dịch đất. Khi pH từ 5 – 9, anion lân chủ yếu ở dạng H2PO4 ─ và HPO4 2─ , pH càng tăng thì lượng HPO4 2─ càng tăng. - Sự tồn tại của các loại ion photphat trong đất phụ thuộc vào pH đất Bảng 1.7: Ion photphat tồn tại trong đất ở các pH khác nhau pH ion photphat 4 5 6 7 8 H3PO4 1 0,1 - - - H2PO4 - 99 99,2 93 57 12 HPO4 2- - 0.7 7 43 88 PO4 3- - - - - - - Lân tồn tại trong đất nhưng dạng lân vô cơ có ý nghĩa sinh học trong đất là H2PO4 - và HPO4 2- quan trọng nhất là dạng hóa trị 1. Trong môi trường axit, photpho tồn tại dưới dạng H2PO4 - cây dễ dàng hấp thu, còn các dạng photpho hóa trị cao hơn thường bị giữ chặt trong đất, hạn chế cung cấp cho cây. Các muối
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 20 photphat hóa trị 3 của canxi và magie và các muối của oxy sắt và nhóm ở đất chua ít tan và cây khó hấp thu. - Vì thế thực tế trong đất lân dần dần tồn tại chủ yếu ở hai dạng:H2PO4 – và HPO4 2- . - Ở pH = 7, số lượng của hai ion này gần bằng nhau: H2PO4 – dễ đồng hóa hơn HPO4 2- . - Nên về mặt lý thuyết thì pH = 5 – 6, dinh dưỡng lân của cây là thuận lợi nhất. Song trên thực tế thì vấn đề trên còn phức tạp hơn nhiều do sự có mặt của các ion khác. - Lân vô cơ trong đất chủ yếu tồn tại ở dạng photphat canxi và photphat sắt, nhôm. Ở đất trung tính và đất kiềm thì photphat canxi là chủ yếu, còn ở đất chua thì photphat sắt nhôm chủ yếu. b. Sự chuyển hóa lân vô cơ trong đất chua - Trong đất chua photpho phần lớn gặp ở dạng photphat sắt và photphat nhôm (FePO4, AlPO4, Fe2(OH)2PO4, Al(OH)2PO4...) hoặc liên kết với oxyt sắt, nhôm dưới dạng hợp chất bị hấp phụ. - Các loại đất chua của Việt Nam đều có hàm lượng photphat sắt cao. Ví dụ: đất nâu đỏ trên bazan có lượng photphat sắt chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàng đỏ trên đá phiến sét có photphat sắt trên 70% tổng số lân vô cơ; đất phù sa chua và đất phèn có photphat sắt tương ứng là 48-56% tổng số lân vô cơ. - Trong đất chua nghèo chất hữu cơ, Fe, Al và Mo thường nằm dưới dạng hòa tan, phản ứng với H2PO4 – tạo thành hợp chất không tan, cây không đồng hóa được. Al3+ + H2PO4 – + 2H2O ⇆ 2H+ + Al(OH)2H2PO4 Hòa tan Không tan - Ở các loại đất rất chua Al3+ , Fe3+ vượt qua các ion H2PO4 – nhiều làm phản ứng trên dịch chuyển về phía phải, tạo thành lân không tan. Ở đất chua, ion H2PO4 – không phản ứng với Al3+ , Fe3+ hòa tan mà còn phản ứng với các oxit ngậm nước của các nguyên tố đó như gibbsit (Al2O3.H2O) và goethit (Fe2O3.H2O) và lượng này còn nhiều hơn lượng lân bị kết tủa bởi Fe, Al hòa tan:
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 21 Al(OH)3 + H2PO4 - ⇆ Al(OH)2PO4H2 + OH- - Trong môi trường chua còn xảy ra hai quá trình cố định lân liên quan đến khoáng sét. Đó là: + Sự cố định do tồn tại các ion OH- lộ trần trên bề mặt khoáng sét, sự cố định này đi kèm với sự việc giải phóng kiềm: 2 sét – OH + Ca(H2PO4)2 ⇆ 2 sét - H2PO4 – + Ca(OH)2 + Và khả năng cố định thay đổi theo bản chất khoáng vật của keo sắt: Illit > kaolinit > montmorllonit - Sự cố định do sự tồn tại các cation Al3+ , Fe3+ , Ca2+ xuất phát từ cầu nối tinh thể của silicat: [Al]3+ + H2PO4 - + 2H2O ⇆ 2H+ + 2Al(OH)2. H2PO4 - Ở đất chua, các hidroxit sắt nhôm lưỡng tính có thể mất đi một nhóm OH- trở thành keo dương tham gia hấp thụ trao đổi anion. Al(OH)3 + H+ → Al(OH)2 + + H2O (Al(OH)2 + )OH + H2PO4 - ⇆ (Al(OH)2 + )H2PO4 - + OH- - Và khi ta bón vôi cho đất chua các ion OH - lại chuyển tiếp từ bề mặt keo vào dung dịch. c. Sự chuyển hóa lân vô cơ ở đất kiềm - Trong đất kiềm yếu photpho chủ yếu tồn tại dưới các dạng liên kết với canxi. Các photphat canxi thường có độ hoà tan thấp. Theo độ hoà tan tăng dần của các photphat canxi trong đất chúng ta có dãy sau: Ca5(PO4)3Cl < Ca3(PO4)2 < Ca8H2(PO4)6.5H2O < CaHPO4 < CaHPO4.2H2O < Ca(H2PO4)2. - Tỷ lệ Ca/P trong các photphat canxi tăng lên thì độ hoà tan giảm. - Trong môi trường kiềm giàu Ca, ion H2PO4 - phản ứng nhanh với Ca để tạo thành các hợp chất ít tan hơn theo các phản ứng: Ca(H2PO4)2 + CaCO3 + H2O → 2CaHPO4.2H2O + CO2 6CaHPO4. 2H2O + 2 CaCO3 + H2O → Ca8H2(PO4)6.5 H2O + CO2
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 22 Ca8H2(PO4)6.5 H2O + CaCO3 → 3Ca3(PO4)2 + 6H2O + CO2 - Lân ngày càng trở nên kiềm, khi gặp điều kiện thuận lợi và có đủ thời gian thì Ca3(PO4)2 sẽ chuyển thành hợp chất không tan hơn nữa như hidroxi, cacbon và ngay cả fluoroapatit. 1.3.2.3. Vai trò của mùn trong việc chuyển hóa lân trong đất [4, 8] - Keo mùn khi dính trên đất sét thì các humat có thể thay thế các anion photphat, đổi chỗ cho anion photphat để đẩy anion photphat vào dung dịch đất, các humat cũng ngăn chặn việc tạo thành hợp chất không hòa tan giữa ion photphat và Ca, humat giữ cho photphat ở dạng trao đổi được. - Humat canxi chỉ giữ pH của môi trường đạt ngưỡng kết tủa của photphatcanxi (pH = 7). Khi đó ion photphat kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2 trên mặt các humat canxi và sẽ tồn tại ở dạng này khi nào mà phản ứng của môi trường còn cao hơn pH = 6. - Các humat kiềm không cố định ion photphat của dung dịch photphat kiềm nhưng người ta đã xác nhận rằng các humat kiềm phân tán photphat canxi và tạo điều kiện thuận lợi cho anion photphat chuyển vào dung dịch đất. - Như vậy, axit humic và các humat có thể thể hiện những cơ chế khác nhau đối với việc cố định hay huy động ion photphat. Nói chung, các keo mùn bảo vệ ion photphat chống lại việc cố định chặt lân nhất là trong trường hợp đất đá ong hóa. Ở các loại đất này, chất hữu cơ ngăn chận việc chuyển photphat của đất và của phân bón thành dạng không tan…song lại cũng dễ làm lân bị kéo xuống sâu, đây là hiện tượng thường thấy ở đất giàu chất hữu cơ. 1.3.2.4. Mối liên quan của lân với thành phần cơ giới đất Phần lớn các hợp chất phản ứng với lân nằm trong các thành phần mịn hơn của đất. Sự cố định lân ở đất sét thường lớn hơn ở những đất có thành phần cơ giới thô hơn. Do vậy, tỷ lệ sét càng cao thì khả năng cung cấp lân cho cây càng giảm. Có thể đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất dựa vào các yếu tố: pH, thành phần cơ giới và tỷ lệ mùn trong đất.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 23 1.3.3. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất và phương pháp đánh giá [2] 1.3.3.1. Khả năng cung cấp lân cho cây của đất - Đất cung cấp lân cho cây dưới dạng photphat dễ tiêu là những loại photphat ở thể muối hòa tan như: Ca(H2PO4)2 , KH2PO4, Mg(H2PO4)2…vì chúng có thể cung cấp ion H2PO4 – và đây cũng là dạng ion mà cây có thể hút trực tiếp được. Nhưng trong thực tế những dạng muối này chiếm tỷ lệ rất thấp, thường không quá 1mg trong 1kg đất. Tuy vậy, nhờ khả năng tiết ra axit hữu cơ của rễ nên các muối photphat khó tan có thể tan được và cây có thể sử dụng được. Ngoài ra, còn có sự hòa tan của những ion H+ trong đất và tác dụng công phá do sự hoạt động vi sinh vật bên trong đất. - Bên cạnh đó, cây trồng còn hút được H2PO4 – (tương đối tốt), còn ion PO4 3- thực tế không có ý nghĩa với dinh dưỡng của cây, vì chỉ ở pH ≥ 10 trong dung dịch ion này không đáng kể. - Khi tăng cung cấp photpho của đất cho cây phụ thuộc nhiều vào pH của môi trường đất. - Chu trình của lân trong tự nhiên: bắt đầu từ khoáng chứa lân trong đất, trong vòng tuần hoàn do quá trình đất cháy, do phân giải yếm khí một phần rất nhỏ thoát ra khỏi vòng tuần hoàn. 1.3.3.2. Đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất - Do sự chuyển hóa lân trong đất trồng màu và đất ngập lúa nước khác nhau nên khi đánh giá khă năng cung cấp lân cho cây của đất cũng có những điểm khác nhau: + Đối với đất trồng lúa nước, có thể dựa vào lượng lân tổng số. Theo Lê Văn Căn (1968) thì thấy được mối tương quan giữa hàm lượng lân tổng số và năng suất lúa với hệ số tương quan r = +0,716. Theo Wohtman (1940) phân cấp: + Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,1% - 0,2% : đất xấu + Hàm lượng P2O5 tổng số ≥ 0,2% : đất tốt + Hàm lượng P2O5 tổng số ≤ 0,06% : đất rất xấu
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 24 + Đối với đất trồng màu phải dựa vào lượng lân dễ tiêu do lân nằm trong đất dưới dạng có khả năng hòa tan rất khác nhau nên các phương pháp xác định lân dễ tiêu trên các loại đất là khác nhau. Mặt khác, do khả năng đồng hóa của mỗi một cây trồng khác nhau, nên khi chọn phương pháp phân tích phải quan tâm đầy đủ đến từng cây trồng cụ thể nữa. - Sau đây là một số ví dụ về việc phân tích đất để xác đinh lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất: hàm lượng P2O5 dễ tiêu được rút bằng HCl 0,2N trong một số loại đất vùng Bắc Việt Nam: Bảng 1.8: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất Loại đất P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) I. Đất đồng bằng: - Đất phù sa trung tính sông Hồng - Đất mặn trung tính kiềm - Bạc màu - Phù sa sông Mã - Chiêm trũng - Mặn chua - Phù sa sông Thái Bình 4 – 15 7 1,0 – 3,2 0,1 – 2,5 0,1 – 2,0 0,2 – 2,8 0,1 – 5,1 II. Đất vùng đồi núi: - Macgalit trên đá bọt - Macgalit trên đá vôi - Feralit trên đá bazan - Feralit trên đá vôi - Feralit trên phiến thạch 7 – 30 4 – 7 1,2 – 9,2 0 – 3,5 3,0
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 25 - Feralit trên núi - Feralit trên đá poephia 2,6 0 – 1,2 - Qua đây ta thấy đất vùng đồi núi thường giàu lân dễ tiêu hơn đất vùng đồng bằng (ngoại trừ phù sa sông Hồng và đất mặn trung tính). Do hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong đất luôn luôn thay đổi nên diễn biến đó có ý nghĩa rất lớn đối với chế độ dinh dưỡng lân của cây trồng. - Hàm lượng P2O5 dễ tiêu trong một số loại đất của Liên Xô cũ: Bảng 1.9: Lượng P2O5 dễ tiêu trên một số loại đất của Liên Xô cũ Loại đất Hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất) Dung môi dùng để rút lân Đất potzon 0 -10 Axit xitric 1% Đất đen ôn đới 17 – 23 Axit xitric 1% Đất hạt dẻ 18 HNO3 0,2N Đất xám Trung Á 10 – 14 (NH4)2CO3 1% - Qua đó, ta thấy hàm lượng lân dễ tiêu của các nước ôn đới thường cao hơn các loại đất ở Bắc Việt Nam (ví dụ trên). 1.4. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [2] 1.4.1. Khả năng hấp thụ lân của đất - Keo đất có tính chất lưỡng tính nên đất hấp thụ được cả hai dạng ion đó là cation và anion. - Quá trình hấp phụ anion phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Tính chất của anion: khả năng tham gia vào quá trình hấp phụ của các loại anion rất khác nhau, và có thể diễn tả theo mức độ từ thấp lên cao như sau:
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 26 Cl- = NO3 - < SO4 2- < PO4 3- < OH- + Thành phần keo: keo đất càng chứa nhiều bazoit (setkioxit sắt nhôm) thì khả năng hấp thụ anion càng cao. + Sự thay đổi phản ứng của môi trường làm thay đổi điện thế hạt keo: phản ứng càng kiềm thì làm tăng điện thế âm, phản ứng càng chua làm tăng điện thế dương. Do đó đất chua có khả năng hấp thụ anion mạnh hơn đất kiềm. - Tuy nhiên, vấn đề hấp thụ anion của đất được nghiên cứu chủ yếu đối với lân vì sức hấp phụ lân của đất khá cao, đồng thời lân cũng là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất của cây. - Qua thí nghiệm Axkinazi DL (1949) thấy rằng: ở các loại đất của Liên Xô, khả năng hấp phụ lân cũng khá và lớn nhất là ở đất đỏ, và được thể hiện trong bảng: Bảng 1.10: Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ Lượng P2O5 bón cho đất (mg/100g đất) Lượng P2O5 tìm thấy trong dung dịch đất rút nước (mg/100g đất) Đất đen Đất potzon Đất đỏ 20 1,1 2,6 Vết 100 12,9 12,2 0,27 250 21,3 19,4 1,41 - Những nghiên cứu về khả năng hấp phụ lân cũng được thực hiện trong điều kiện cụ thể của Việt Nam đối với các loại đất khác nhau theo phương pháp Axikinazi (dùng dung dịch lân chứa 546mg P2O5/100g đất) và cho kết quả như sau: Bảng 1.11: Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo phương pháp Axikinazi STT Loại đất pHKCl Lượng P2O5 bị hấp phụ (đlg/100g đất) 1 Đất đỏ bazan Phủ Quỳ 4,3 17,6
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 27 2 Đất đỏ đá vôi Đồng Giao 4,5 15,5 3 Đất đá vôi nông trường Sơn Hà 4,1 10,5 4 Đất đỏ trên diệp thạch Phú Hộ 4,3 12,0 5 Đất Macgalit hòn Én 6,1 10,5 6 Đất feralit mùn trên núi (Tam Đảo) 4,3 13,8 7 Đất phù sa mới được bồi hàng năm (Phúc Xá) 7,3 4,8 8 Đất phù sa cổ trên đồi (Vĩnh Phúc) 4,2 1,9 9 Đất phù sa mới không được bồi hàng năm (Gia Lâm) 7,5 3,7 10 Đất phù sa cổ bạc màu ở ruộng lúa (Vĩnh Phúc) 4,5 0,7 - Qua đó ta thấy được đất địa thành có khả năng hấp phụ lân mạnh hơn đất thủy thành rất nhiều, và trong các đất thủy thành thì đất phù sa cổ ở ruộng lúa bạc màu Vĩnh Phúc có khả năng hấp phụ lân thấp nhất. Những nghiên cứu dùng đồng vị phóng xạ P32 cũng cho kết quả tương tự phương pháp Axikinazi. - Cơ chế hấp phụ lân trong đất rất phức tạp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thống nhất. Dưới đây là một số ý kiến cơ bản nhất. - Trong đất lân ít có mặt ở thể ion hóa trị 3 vì chỉ ở pH ≥10 trong dung dịch mới có ion này đáng kể. - Về sự tồn tại và biến đổi của các ion photphat, người ta nhận thấy chúng phụ thuộc rõ rệt vào phản ứng của môi trường. Căn cứ vào khả năng phân ly của axit photphoric, một axit yếu, nên sự phân ly của nó phụ thuộc vào phản ứng của môi trường. Chỉ trong môi trường kiềm, H3PO4 mới phân ly hoàn toàn, còn trong môi trường trung tính và chua nhẹ thì những ion được phân ly ở thể HPO4 2- và H2PO4 - .
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 28 Theo tài liệu của Axikinza (1949) hàm lượng % các loại ion nói trên trong nước phụ thuộc vào pH như sau: Bảng 1.12: Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH Loại anion pH 5 6 7 8 9 10 H2PO4 - 98,09 83,68 33,9 4,88 0,51 0,05 HPO4 2- 1,91 66,1 66,1 95,12 99,45 99,59 PO4 3- - - - - 0,04 0,36 - Như vậy, trong thực tế sản xuất, ion PO4 3- không có ý nghĩa đối với việc dinh dưỡng của cây trồng bởi vì nó chỉ có mặt một cách đáng kể trong môi trường có phản ứng mà cây không thể sống được (pH ≥ 10). - Trong vấn đề hấp phụ lân thì phản ứng hóa học đóng vai trò chủ yếu. Trong đất thường có một số lượng lớn cation hóa trị 2 và 3 có khả năng hình thành những hợp chất không tan hoặc ít tan đối với lân, do đó đã hạn chế sự di chuyển của ion này. - Ví dụ: đối với đất có phản ứng gần như trung tính, khi ta bón supe lân vào thì canxi của đất sẽ kết tủa lân theo phương trình: Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3 Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2CO3 - Cũng chính ở đất này nhưng nếu đất không có CaCO3 thì lân vẫn bị kết tủa do phản ứng trao đổi với cation canxi trong tầng khuếch tán của keo đất: [KĐ]Ca2+ + Ca(H2PO4)2 → [KĐ]2H+ + 2CaHPO4 - Đối với đất có phản ứng chua thì sắt, nhôm, mangan trở thành di động và tác động lên photphat hòa tan theo những phản ứng: Al2(SO4)3 + 2Na2PO4 → 2AlPO4 + 3Na2SO4 [KĐ]2Al3+ + 2 Ca(H2PO4)2 → [KĐ] 2 2Ca 2H + + + 2AlPO4 - Như vậy, nếu trong quá trình trao đổi, ở keo đất có chứa nhiều nhôm thì toàn bộ canxi và lân sẽ bị hấp phụ hết và không có trong dung dịch đất.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 29 - Sự kết tủa lân bằng sắt, nhôm và canxi không phải là hiện tượng duy nhất vì ngay cả khi ion canxi trao đổi bị thay thế hoàn toàn bằng natri mà lân vẫn bị hấp phụ. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh trong quá trình hấp phụ lý hóa còn có sự tham gia của các hydroxit kết tinh và các khoáng sét. - Các nghiên cứu cho thấy ion photphat có thể trao đổi với ion ở tầng bùn và bản thân có thể được thay thế bằng những ion hoạt tính như axetat, tactrat, silicat, OH- … Ngoài ra, những phần tử muối photphat còn có thể được hấp phụ không trao đổi. - Các loại axit bùn trong đất có tính chất axidoit, không tham gia hấp phụ lân. Do đó, các khoáng sét bị bọc bởi một màn axit mùn thì khả năng hấp phụ nhôm và các loại axit mùn, dấu điện tích dương của các loại keo đó bị axit mùn trung hòa, cho nên khả năng hấp phụ nhôm cũng bị hạ thấp. - Khả năng hấp phụ lân của keo đất phụ thuộc rất nhiều pH của môi trường, pH trong dung dịch đất càng nhỏ (càng chua) thì lân bị hấp phụ càng lớn (do có nhiều sắt, nhôm di động). - Nói tóm lại trong hầu hết các loại đất đều xảy ra hiện tượng hấp phụ lý hóa lân, nhất là ở đất chua giàu sắt nhôm và sắt nhôm ở thể vi định hình, đồng thời nghèo chất hữu cơ. Trái lại, đất trung tính chứa ít setkioxit sắt nhôm trong keo và tỷ lệ mùn thấp thì hấp phụ lân ít hơn nhiều. 1.4.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất - Keo đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt các ion photphat, nhưng vẫn có một phần ion photphat có thể trao đổi với ion khác, đó là hiện tượng hấp phụ trao đổi, nhờ hiện tượng này mà đất có thêm lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng. - Đối với những ion photphat này không phải đã hoàn toàn mất đi đối với cây trồng, mà chỉ là những ion khó huy động đối với những trường hợp bình thường. Qua nhiều thí nghiệm phân tích về khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất, một số tác giả đã đi đến kết luận: khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất càng cao thì lượng lân bị đất giữ chặt càng lớn.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 30 - Khả năng hấp phụ lân của đất Việt Nam nói chung cao hơn gấp 10 lần so với những chân đất giữ chặt lân nhiều nhất ở Châu Âu. Hay nói khác đi, lượng lân trong dung dịch đất mà cây có thể hút được của đất Việt Nam là tương đối thấp so với các nước Châu Âu (chính vì vậy mà vấn đề bón lân cho đất của đất Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm). - Những loại đất có khả năng hấp phụ lân cao hơn hết là đất đỏ bazan, đất đá vôi và sau đó là đất lateritic nhiều mùn trên núi, đất macgalit…nói chung là đất địa thành. Ngược lại, đất thủy thành có khả năng hấp phụ lân thấp, nhất là đất canh tác càng lâu năm thì khả năng ấy lại càng kém. - Các kết quả phân tích cũng cho thấy những chân đất có tỷ lệ lân cao thì lại thường có mức độ lân dễ tiêu kém, khả năng hấp phụ và giữ chặt lân cao. Do đó nhu cầu về phân lân dễ tiêu lớn
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 31 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG 2.1. ĐỊNH NGHĨA [5] - Phương pháp so màu là phương pháp phân tích dựa trên sự so sánh cường độ màu của dung dịch nghiên cứu với cường độ màu của dung dịch tiêu chuẩn có nồng độ xác định. - Phương pháp này dùng để xác định lượng nhỏ của chất. Tốn ít thời gian so với phương pháp khác. 2.2. ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG [3] - Nếu chiếu một dòng sáng (cường độ I0) vào một cuvet đựng dung dịch thì phần của nó (cường độ Ir) bị phản xạ từ mặt cuvet, một phần khác (cường độ Ia) bị dung dịch hấp phụ, phần còn lại (cường độ It) đi qua cuvet. Ta có: I0 = Ia + Ir + It - Khi sử dụng một loại cuvet có thể xem cường độ dòng sáng phản xạ là không đổi, và thường không lớn nên có thể bỏ qua. Khi đó, phương trình có dạng: I0 = Ia + It - Dựa trên vô số thực nghiệm, Bouguer và Lambert đã thiết lập định luật và phát biểu như sau: “Những lớp chất có chiều dày đồng nhất trong những điều kiện khác như nhau luôn luôn hấp thụ một tỷ lệ như nhau của chùm sáng rọi vào lớp chất đó”. - Biểu thức toán học của định luật là: It = I0e-kl l: chiều dày lớp hấp thụ. k: hệ số tắt, hệ số này chỉ phụ thuộc vào lớp chất tan và bước sóng ánh sáng chiếu vào dung dịch. Do đó, định luật Bouguer - Lambert chỉ đúng cho tia đơn sắc. - Khi nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng bởi dung dịch, Beer đã thiết lập rằng hệ số tắt k tỉ lệ với nồng độ hấp thụ: k = ε.C C: nồng độ dung dịch chất hấp thụ ánh sáng. ε: là hệ số, không phụ thuộc nồng độ.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 32 - Phát biểu định luật Beer: “ sự hấp thụ dòng quang năng tỉ lệ bậc nhất với số phân tử của chất hấp thụ mà dòng quang năng đi qua”. - Kết hợp với những nghiên cứu của Bouguer – Lambert - Beer ta có: It = I010- 𝛆Cl Nếu nồng độ C tính bằng mol/l, chiều dày lớp dung dịch l đo bằng cm thì ε được gọi là hệ số tắt phân tử hay hệ số hấp thụ phân tử gam; ε là một đại lượng không đổi phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng, bản chất của chất tan, nhiệt độ dung dịch. 2.3. CÁC ĐẠI LƯỢNG THƯỜNG DÙNG [3] 2.3.1. Độ truyền qua (T) - Độ truyền qua là tỉ số giữa cường độ chùm sáng sau khi đi qua dung dịch (It) với cường độ chùm sáng chiếu vào dung dịch (I0): T = It / I0 = 10-εCl - Ý nghĩa: độ truyền qua biểu thị độ trong suốt của dung dịch khảo sát tại bước sóng λ. 2.3.2. Mật độ quang (A) - Là loga của đại lượng nghịch đảo với độ truyền qua: A = lgl/T = lgI0 = εCl Mật độ quang A tỉ lệ thuận với nồng độ chất tan trong dung dịch. 2.3.3. Hệ số hấp thụ phân tử gam (ε) - Trong biểu thức: A = εCl Nếu nồng độ C (mol/l), l (cm) thì ε được gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam. ε là được coi là đại lượng khách quan để đánh giá độ nhạy của phản ứng màu, phụ thuộc vào bản chất của chất màu, bản chất của dung môi, bước sóng ánh sáng chiếu vào dung dịch và nhiệt độ dung dịch.
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 33 2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT [3] 2.4.1. Phương pháp đường chuẩn - Khi tiến hành một loạt phép xác định, phương pháp thuận lợi nhất là phương pháp đường chuẩn. Để xây dựng đường chuẩn ta đo màu của các dung dịch chuẩn của chất đó với các nồng độ đã biết. - Tiến hành đo giá trị mật độ quang (hay phần trăm độ truyền qua) của dãy dung dịch chuẩn này và xây dựng đường chuẩn trên giấy milimet. Trục hoành biểu diễn giá trị nồng độ nguyên tố cần xác định, trục tung biểu thị giá trị mật độ quang nhận được. - Nếu nồng độ dung dịch màu nằm trong khoảng tuân theo định luật Bouguer – Lambert - Beer thì tất cả giá trị mật độ quang nhận được nằm trên một đường thẳng. Sau đó đo giá trị mật độ quang của dung dịch màu nghiên cứu ở cùng cuvet và kính lọc màu dùng đo các dung dịch chuẩn. - Về lý thuyết, các điểm để xây dựng đồ thị phải nằm trên một đường thẳng, nhưng trong thực tế do những sai số khó tránh khỏi, chúng có chênh lệch ít nhiều, vì vậy khi kẻ đường thẳng của đồ thị phải kẻ sao cho đại diện cho đường thẳng lý thuyết của các điểm. - Vì màu biến đổi theo thời gian (thường bị nhạt dần), cho nên không kéo dài thời gian đo, do đó số lượng mẫu phải hạn chế. Nhưng nếu dung dịch có màu bền thì không đòi hỏi khắt khe như vậy. 2.4.2. Phương pháp thêm chuẩn - Là phương pháp mà mật độ quang của dung dịch nghiên cứu được so sánh với chính dung dịch đó có cho thêm những lượng xác định của dung dịch tiêu chuẩn. - Được dùng để xác định những vi lượng của chất nghiên cứu. - Có thể dùng phương pháp tính hoặc phương pháp đồ thị. 2.4.2.1. Phương pháp tính - Pha dung dịch màu nghiên cứu với nồng độ Cx chưa biết. - Pha dung dịch màu chuẩn cũng chính là dung dịch màu nghiên cứu có cho thêm một lượng a của chất cần xác định để cho Cch = Cx + Ca
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 34 Đo mật độ quang Ax và Ax+a với cùng loại cuvet, so sánh với dung dịch so sánh. Từ đó ta sẽ tính được Cx: Cx = Ca x A A A x x a x+ − 2.4.2.2. Phương pháp đồ thị - Pha dung dịch màu nghiên cứu với Cx và đo Ax. - Pha một dãy dung dịch chuẩn cũng chính là dung dịch nghiên cứu có cho thêm những lượng chính xác ai của chất cần xác định để nồng độ của dãy chuẩn tăng dần iaxC + và đo mật độ quang iaxA + tương ứng. - Dựng đồ thị ii aax CA −+ sao để xác định Cx.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 35 Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN TRONG ĐẤT 3.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT Nguyên tắc chung: phá mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa ướt và xác định hàm lượng P2O5 trong dung dịch bằng 2 phương pháp: phương pháp thể tích và phương pháp so màu. 3.1.1. Phương pháp thể tích (theo Loren-Seppe)[8] * Nguyên tắc - Phá mẫu đất bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3 theo tỷ lệ 1:1 dưới tác dụng của 2 axit mạnh và nhiệt độ, tất cả các dạng lân trong đất được chuyển thành dung dịch H3PO4. - Sau đó kết tủa ion photphat bằng dung dịch amonimolipdat trong môi trường axit nitric sinh ra kết tủa amoniphotphomolipdat màu vàng: H3PO4 + 12(NH4)2MoO4 + 23HNO3→(NH4)3PO4.12MoO3.2HNO3.H2O + 6NH3 + 31H2O - Rửa sạch axit trong kết tủa rồi hòa tan kết tủa amoniphotphomolipdat trong dung dịch NaOH dư: (NH4)3PO4.12MoO3.2HNO3.H2O + 56NaOH → 24Na2MoO4+4NaNO3+2Na2HPO4+6NH3 +31H2O - Chuẩn độ lượng NaOH dư: HCl + NaOH → NaCl + H2O Điều cần lưu ý là trong dung dịch có thể tồn tại NH4OH làm tiêu hao một số axit lúc chuẩn độ cho nên phải thêm fomalin và chỉ thị màu phenolphtalein để loại NH4 + . Và cần rửa sạch kết tủa đến phản ứng trung tính vì nếu còn axit sẽ trung hòa một số NaOH làm cho kết quả phân tích cao hơn thực tế nhiều.
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 36 3.1.2. Phương pháp trắc quang 3.1.2.1. Phương pháp hidrazinsunphat [8] * Nguyên tắc - Dưới tác dụng của hỗn hợp H2SO4 và HClO4 đậm đặc và nhiệt độ, các dạng lân trong đất được hòa tan trong dung dịch. - Sau đó cho ion photphat tác dụng với muối amonimolipdat và khử bằng dung dịch hidrazinsunphat, ta thu được một hợp chất màu xanh đen (xanh molipden) tương đối ổn định (từ 8 – 12h). H3PO4 + 12MoO4 2- + 3NH4 + + 21H+ → (NH4)H4P(Mo2O7)6 + 10H2O (NH4)H4P(Mo2O7)6 có tính oxi hóa, nó oxi hóa hidrazinsunphat tạo thành xanh molipden có màu đặc trưng (xanh), cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng lân có trong dung dịch. - Đem so màu với dung dịch tiêu chuẩn hay so màu trên máy so màu quang điện ta xác định được hàm lượng lân trong đất. - Cần lưu ý là dung dịch được công phá rồi thường vẫn chứa sắt ở dạng Fe3+ làm cản trở sự hiện màu xanh của photphomolipdat. Do đó trước khi lên màu lân, phải dùng Na2SO3 để khử Fe3+ đi. Nếu không có Na2SO3 có thể dùng NaHSO3 hoặc điều chế Na2SO3 từ axit sunfurơ. 3.1.2.2. Phương pháp axit ascorbic [12] a. Nguyên tắc - Mẫu thử được phá bằng hỗn hợp axit sunfuric và axit percloric. Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amonimolipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng: PO4 3- + 12MoO4 2- + 27 H+ → H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O - Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh: H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+ → H3PMo12O40Hn - Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng P2O5 có trong mẫu.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 37 b. Giới hạn phát hiện: - Nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được: 0,04mg P2O5/l. - Khoảng giới hạn xác định P2O5 (mg/l) với chiều dày cuvet( l= 1cm) là: 0,04 – 1,8. * Tính kết quả thí nghiệm - Hàm lượng P tổng trong mẫu được tính theo công thức: P(%) = dc dm 6 C x V x f x 100 m x 10 = dc dm 4 C x V x f m x 10 với f = 1 V V Trong đó: - Cdc : hàm lượng P tính từ đường chuẩn (mg/l). - Vdm: thể tích bình định mức (ml). - V: thể tích dung dịch chiết (100ml). - V1: thể tích dung dịch lấy so màu (ml). - m: khối lượng mẫu cân (g). - f : hệ số pha loãng. - 106 : chuyển đổi từ (g → mg), (ml → l). * Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn chung [7] Bảng 3.1: Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất Mức độ Hàm lượng P tổng số (%) Rất nghèo lân ≤0,01 Nghèo lân 0,01-0,05 Trung bình 0,05 – 0,10 Giàu lân 0,10 – 0,20 Rất giàu ≥ 0,20
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 38 3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT 3.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8] * Nguyên tắc - Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4, rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat có chất khử là Sn2+ , sau đó định lượng hàm lượng lân dễ tiêu bằng cách so màu với thang chuẩn. * Tính kết quả thí nghiệm: - Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó: Bảng 3.2: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất < 3 mg Nghèo lân 3 – 8 mg Trung bình 8 – 15 mg Khá giàu lân > 15 mg Giàu lân 3.2.2. Phương pháp Oniani [8] * Nguyên tắc: - Dùng dung dịch H2SO4 0,1N hòa tan lân dễ tiêu dưới dạng H3PO4, sau đó cho tác dụng với dung dịch amonimolipdat có chất khử Sn2+ . - So màu với thang chuẩn tìm kết quả. Kết quả thí nghiệm: Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó. Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất < 5 mg P2O5 Đất rất nghèo lân 5 – 10 mg P2O5 Đất nghèo lân
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 39 10 – 15 mg P2O5 Đất có lân trung bình > 15 mg P2O5 Đất giàu lân 3.2.3. Phương pháp Machighin [8] - Phương pháp này dùng thích hợp cho đất có cacbonat vì ở đất đó nếu dùng axit thì cacbonat trung hòa axit và ta không rút được lân. - Điều kiện mà phương pháp này có thể được dùng: + pHdung môi = 9. + Nhiệt độ: 20 – 300 C. + Thời gian lắc với dung dịch: 1 giờ. * Nguyên tắc - Dùng dung dịch amoni cacbonat (NH4)2CO3 1% để rút lân ở dạng photphat 1 và 2 canxi cùng với một phần photphat hữu cơ. Sau đó đem so màu với thang chuẩn để suy ra kết quả. Kết quả thí nghiệm Lấy theo ống màu tiêu chuẩn. Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá P2O5 dễ tiêu theo Machighin Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất > 4 mg P2O5 Đủ lân 4 – 2 mg P2O5 Lân trung bình < 2 mg P2O5 Ít lân 3.2.4. Phương pháp axit ascorbic [12] 3.2.4.1. Nguyên tắc: - Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4 . Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amoni molipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng:
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 40 PO4 3- + 12MoO4 2- + 27 H+ → H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O - Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh: H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+ → H3PMo12O40Hn - Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng P2O5 rồi suy ra hàm lượng lân dễ tiêu có trong mẫu. * Tính kết quả thí nghiệm: - Hàm lượng P2O5 trong mẫu được tính theo công thức: P2O5 (mg/100g đất)= 2 1 C x V x V x 100 m x V Trong đó: - C: nồng độ so màu mg P2O5/l. - V1: số ml dung dịch lấy so màu (5ml). - V2: thể tích định mức (50 ml). - m: khối lượng mẫu cân (g). - V: thể tích dung dịch chiết (25 ml). - Hàm lượng P2O5 trong mẫu: P2O5(mg/100g đất) = P x 2,29 (mg/100g đất)
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 41 Chương 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC ION GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT 4.1. VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG ĐẤT[6] Nguồn gốc sắt trong đất từ các khoáng vật hematit, manhetit, ogit, mica đen, hocnoblen, limonit, pyrit… Khi phong hóa các khoáng vật đó thì sắt được giải phóng ra dạng hydroxit, công thức chung là FeO.nH2O. Sắt trong đất có thể ở dạng hợp chất hóa trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hóa trị 2 dễ tan trong nước và một phần nhỏ thủy phân làm cho đất chua. Các muối sắt hóa trị 3 khó tan trong nước như FePO4. Tuy nhiên, trong đất lúa nước FePO4 có thể bị khử oxi tạo thành Fe2(PO4)3 dễ tan, từ đó có thể cung cấp được lân dễ tiêu cho cây lúa. Đặc tính của sắt có khả năng tạo thành các phức chất ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Hàm vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đất tích lũy nhiều sắt, thí dụ đất nâu đỏ trên đa bazan vùng Phủ Qùy (Nghệ An) có 20 – 22% Fe2O3, thậm chí ở đất Nipe (Cuba) chứa 60% Fe2O3 (theo Alexander và Holmes). Ngoài ra, còn phụ thuộc một số điều kiện khác, thí dụ do bị khử oxit sắt hóa trị 3 chuyển thành sắt hóa trị 2 hòa tan bị rửa trôi đi làm cho hàm lượng sắt trong tầng đất mặt thấp (đất mùn alit trên núi Hoàng Liên Sơn chỉ có 3-5% Fe2O3 ở tầng đất mặt, đất xám bạc màu chỉ có 3 -6 % Fe2O3 trong tầng đất canh tác). Sắt là một trong những nguyên tố cần cho thực vật. Những cây xanh thiếu sắt sẽ không tạo được chất diệp lục. Nhờ có sắt mà các loại đất đồi núi ở nước ta có kết cấu tốt, đất tơi xốp và có màu đỏ nâu hoặc vàng. 4.2. VAI TRÒ CỦA NHÔM TRONG ĐẤT Nhôm có trong thành phần của alumin silicat. Khi phong hóa đất mẹ, nhôm được giải phóng ra dạng Al(OH)3 là keo vô định hình, cũng có thể kết tinh thành Al2O3.3H2O.
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 42 Al2O3.H2O là khoáng vật điển hình tích lũy ở vùng đất đồi núi vùng nhiệt đới ẩm như ở nước ta. Tỷ lệ A2O3 trong đất khoảng 10 – 20%, nó phụ thuộc thành phần khoáng vật của đá mẹ, khí hậu và địa hình. Nhôm trong đất có thể kết hợp với Cl- , Br- , I- ,SO4 2-+ tạo thành các hợp chất dễ thủy phân làm cho môi trường thêm chua: AlCl3 + 3H2O  Al(OH)3 + 3HCl Al2(SO4)3 + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H3PO4 Nhôm còn kết hợp với lân trong đất tạo thành AlPO4 hoặc Al2(OH)3PO4 không tan, đó là một trong những nguyên nhân giữ chặt lân trong đất. 4.3.VAI TRÒ CỦA CANXI TRONG ĐẤT Trong đất, canxi phổ biến ở dạng cacbonat, photphat, silicat, clorua và sunfat. Nguồn gốc quan trọng nhất là cacbonat, sau đó là photphat và sunfat. Trong đất chua, canxi nghèo do bị rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm hàm lượng canxi tổng số và trao đổi đều thấp (tương quan với độ pH). CaO tổng số không quá 1% (khoảng 0,7 – 0,9% với đất phù sa sông Hồng trung tính và khoảng 0,03 – 0,05% với đất bạc màu). Trong đất ôn đới thường xuyên trên 1%, có thể đến 4%. Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây. Cùng với photpho, canxi là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ đậu. Thiếu canxi thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu canxi là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn cong, rễ kém phát triển, ngắn. Canxi là nguyên tố ít di động nên biểu hiện thiếu canxi thường thể hiện ở các lá non trước.
  • 51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 43 4.4. VAI TRÒ CỦA MAGIÊ Trong đất, magiê có trong các khoáng sét thường gặp như mica, vecmiculit, clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với canxi, magiê có ý nghĩa về lý hóa tính chất của đất và dinh dưỡng của cây trồng. Đối với đất nhẹ nghèo, magiê, các loại đất bón phân kali và supe photphat nhiều năm thì hiện tượng thiếu magiê là phổ biến. Trong cây, magiê chiếm từ 0,1 – 0,3% so với chất khô. Trong tro thực vật thường chứa ít nhất 10% MgO và có thể lên đến 40 – 50%. Magiê là nhân của diệp lục và một số men.Do đó, nó vừa là chất hoạt hóa nhiều enzim, vừa là thành phần quan trọng quyết định hoạt động quang hợp, quá trình hô hấp. Magiê kích thích sự hút lân của cây trồng. Nền đất có đủ magiê thì hiệu lực lân được tăng cường. Biểu hiện thiếu magiê ở cây trồng: • Lá có vệt vàng hoặc bị sọc trắng, vệt xuất phát từ ở giữa lá rồi lan dần đến viền lá, có thể thành những vệt nối đuôi nhau như chuỗi hạt rồi mới dính liền thành sọc dài màu vàng nhạt hoặc trắng. • Soi lá ra ánh sáng mặt trời thấy diệp lục phân bố không đều. Magiê là một nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây.
  • 52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 44 Chương 5. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG CAO SU NHÀ NAI – BÌNH DƯƠNG 5.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG 5.1.1.Vị trí địa lí Nông trường cao su Nhà Nai thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 5.1.2. Ranh Giới Hành Chính - Phía Đông giáp Đồng Nai - Phía Tây giáp huyện Bến Cát – Bình Dương - Phía Nam giáp thị xã Dĩ An – Bình Dương - Phía Bắc giáp huyện Phú Giao – Bình Dương 5.1.3. Địa Hình Địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất hơi nghiêng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5% độ chịu nén 2kg/cm². 5.1.4. Khí hậu- thời tiết Nông trường cao su Nhà Nai nằm trong vùng khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.000°C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
  • 53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 45 mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình khoảng khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt… 5.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU NHÀ NAI VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CAO SU PHƯỚC HÒA 5.2.1. Giới thiệu về cao su Nhà Nai Nông trường cao su Nhà Nai thuộc công ty cao su Phước Hòa, được thành lập năm 1982 với nhiệm vụ trọng tâm trồng mới chăm sóc và khai thác mủ cao su, phủ xanh các vùng đất xám bạc màu chiến khu D bị tàn phá khốc liệt bởi bom đạn trong chiến tranh. Hiện nông trường đang quản lý 2556,02 ha cao su trải dài trên 4 xã Tân thành, Tân Định, Đất Cuốc, Tân Lập thuộc huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương Tổng số cán bộ công nhân viên là 922 người Diện tích vườn cây : 2556,02 ha Trong đó vườn cây khai thác: 2482,67 ha Vườn cây kiến thiết cơ bản: 73,35 ha Tổng số đơn vị trực thuộc : 12 Đội sản xuất và 01 đội bảo vệ Lĩnh vực hoạt động: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su Do vị trí địa hình vườn cây nghiêng, đồi dốc và một số vườn cây đan xen với khu dân, nên khi mới thành lập nông trường gặp không ít trở ngại trong công tác khai hoang và trồng mới song song với công tác khai thác và bảo vệ mủ. Với tinh thần vượt khó, ngày nay nông trường đã được phủ xanh bởi bạt ngàn cây cao su trải dài trên 20km, Nông trường không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 900 lao động mà
  • 54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 46 con chăm lo đời sống công nhân ngày một tốt hơn. Nông trường luôn cố gắng cải thiện và nâng cao năng suất bình quân 2tấn/ha và phát triển xa hơn trong tương lai. 5.2.2. Lịch sử thành thành công ty cao su Phước Hòa Công ty Cao su Phước Hòa là đơn vị Thành viên của Tổng Công ty cao su Việt Nam, được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1982. Đơn vị tiền thân của Công ty là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao su Quốc Doanh Phước Hòa. Và, trước năm 1975, đó là đồn cao su J.lab be’ (Plan tationse de Phước Hòa) do người Pháp quản lí và khai thác. • Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam thành lập và đến năm 1993, Công ty Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo quyết định số 142NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. • Từ năm 1993 – 2008, Công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100966 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp ngày 27 tháng 03 năm 1993 và thay đổi lần thứ hai vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp. • Hiện nay, Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000509 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03 tháng 03 năm 2008.
  • 55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Võ Thị Trà My Trang 47 * LƯỢC ĐỒ VÙNG KHẢO SÁT VÀ VỊ TRÍ LẤY MẪU Hình 5.1. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Nhà Nai