SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_________________________
Võ Thanh Phương
ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BAN ĐẦU
PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐỎ
(Oreochromis spp.) THEO TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_________________________
Võ Thanh Phương
ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BAN ĐẦU
PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐỎ
(Oreochromis spp.) THEO TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60 42 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH
TS. NGUYỄN VĂN SÁNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này là nhờ các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi học tập và làm đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Sáng và PGS.
TS. Nguyễn Tường Anh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học này.
Tôi có được kiến thức như ngày nay là nhờ công ơn to lớn của quý thầy cô đã
tận tình giảng dạy tôi. Nhân đây, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô đã cung
cấp cho tôi kiến thức.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở GD - ĐT Bạc Liêu và Ban giám
hiệu Trường THPT Lê Thị Riêng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
tôi được học Cao học và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, quý thầy cô Khoa Sinh học và Phòng Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi suốt 2 năm học Cao học tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể anh, chị em Trung tâm Quốc gia Giống
Thủy sản Nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tạo
điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm đề tài
nghiên cứu ở đây.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của
cha mẹ, anh chị em ở hai bên gia đình và tất cả các bạn bè, đồng nghiệp trong thời
gian tôi học Cao học và làm luận văn này.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. Nguồn gốc và phân loại cá rô phi................................................................................3
1.2. Đặc điểm sinh học cá rô phi........................................................................................5
1.3. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ........................................................................................8
1.4. Một số chương trình chọn giống trên cá rô phi...........................................................9
1.5. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá rô phi đỏ .........................................................10
1.6. Phương pháp thành lập quần thể ban đầu cho các đối tượng chọn giống thủy sản...12
1.7. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá ............................................14
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................18
2.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................18
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.............................................................................35
3.1. Kết quả nuôi vỗ để lai hỗn hợp giữa 4 dòng cá nhập nội..........................................35
3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai......................................................36
3.3. Kết quả ương cá con của 16 tổ hợp lai......................................................................38
3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt và nước
lợ mặn...............................................................................................................................38
3.5. Kết quả thuần dưỡng ở độ mặn và nuôi tăng trưởng trong môi trường lợ mặn – quy
mô thí nghiệm ..................................................................................................................41
3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt và lợ
mặn...................................................................................................................................41
3.7. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên các dòng cá rô phi đỏ nuôi ở 2
môi trường nước ngọt và lợ mặn......................................................................................46
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................49
1. Kết luận........................................................................................................................49
2. Đề nghị.........................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................51
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái [6]. ......................................7
Bảng 2.1. Các cấp độ thành thục của cá rô phi cái và thời gian tương ứng đến
khi cá đẻ [32].............................................................................................................20
Bảng 2.2. Phép lai tạo nên 16 tổ hợp cá từ bốn dòng cá rô phi đỏ...................21
Bảng 2.3. Thức ăn cho cá nuôi cộng đồng của 16 tổ hợp lai. ..........................30
Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ để cho lai hỗn hợp của 4 dòng cá rô phi đỏ. .........35
Bảng 3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai. ...........................36
Bảng 3.3. Kết quả ấp trứng của 16 tổ hợp lai...................................................37
Bảng 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước ngọt.............................................................................................39
Bảng 3.5. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước lợ mặn.........................................................................................40
Bảng 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường
nước ngọt...................................................................................................................42
Bảng 3.7. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường
nước lợ mặn...............................................................................................................43
Bảng 3.8. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng
khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt..................................................44
Bảng 3.9. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng
khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn..............................................45
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng
cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước ngọt...............................................................46
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng
cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước lợ mặn...........................................................47
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bàn đo cá..................................................................................14
Hình 1.2. Các loại dấu từ và máy dò dấu cầm tay ...................................17
Hình 2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt dưới ao..................................19
Hình 2.2. Cho cá sinh sản trong bể xi măng. ...........................................21
Hình 2.3. Ấp trứng cá Rô phi đỏ bằng bình ấp. .......................................23
Hình 2.4. Giai đoạn cá bột của cá rô phi đỏ.............................................24
Hình 2.5. Các tổ hợp lai được ương trong giai đặt dưới ao. ....................25
Hình 2.6. Cá được chuẩn bị để đánh dấu. ................................................26
Hình 2.7. Dấu PIT dùng để đánh dấu cá Rô phi đỏ. ................................27
Hình 2.8. Cân, đo cá khi đánh dấu. ..........................................................27
Hình 2.9. Đánh dấu cá Rô phi đỏ.............................................................28
Hình 2.10. Nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai tại Trung tâm Quốc gia Giống
Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. ..................................................................29
Hình 2.11. Dò dấu PIT trong xoang bụng cá. ..........................................33
Hình 2.12. Cân, đo cá khi thu hoạch........................................................33
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) có tên gọi thông thường là cá Điêu hồng.
Đây là kiểu hình cá đang được các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ưa
chuộng và đang được phát triển nuôi rộng rãi với hình thức nuôi đa dạng như nuôi
đơn trong ao đất; trong lồng, bè hay nuôi ghép với các loài cá khác. Điểm nổi bật
của cá Rô phi đỏ là vảy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt, hay màu đỏ hồng.
Cũng có thể gặp những cá thể có vảy màu vàng, màu hồng xen lẫn những vảy màu
đen.
Cá Rô phi đỏ được quan tâm và phát triển có lẽ do màu sắc của nó thu hút
người tiêu dùng, đặc biệt là người Hoa. Ngoài màu đỏ được ưa chuộng, cá Rô phi
đỏ còn có một ưu điểm khác là phía trong thành bụng không có màu đen như những
cá rô phi thuần chủng [1]. Cá Rô phi đỏ thường được bán cao giá hơn cá rô phi vằn
hoặc cá rô phi đen [20], [23], [27], [31]. Do vậy cá Rô phi đỏ được nuôi phổ biến tại
châu Á, Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, cá Rô phi đỏ là đối tượng nuôi phổ biến
ở Nam Bộ, có lẽ chỉ sau cá tra [10]. Tuy nhiên, chất lượng con giống cá Rô phi đỏ
đang trong tình trạng thoái hóa do các cơ sở sản xuất giống chọn cá bố mẹ từ nguồn
cá thương phẩm và do đặc tính mắn đẻ của loài nên hiện nay giống cá Rô phi đỏ tại
đây có tốc độ tăng trưởng thấp và khả năng kháng bệnh kém, do đó làm tăng chi phí
sản xuất. Thêm vào đó, cá có màu sắc không thuần nhất, đôi khi lẫn nhiều đốm đen
đã làm giảm giá trị của sản phẩm.
Để phát triển nghề nuôi cá Rô phi đỏ một cách có hiệu quả và bền vững, ngoài
việc giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ thì việc tạo con giống có chất lượng cao để
tăng năng suất, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh là rất cần thiết. Để có được con
giống có chất lượng cao thì cần phải chọn giống. Trước khi tiến hành chọn giống,
nhà chuyên môn cần phải thành lập quần thể ban đầu với độ da dạng di truyền cao,
có tính trạng quan tâm tốt. Qua đó, nhà chuyên môn phải đánh giá được vật liệu ban
đầu để phục vụ cho công tác chọn giống lâu dài.
2
Đề tài “Đánh giá vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống cá Rô phi đỏ
(Oreochromis spp.) theo tính trạng tăng trưởng tại Việt Nam” nhằm tạo ra con
giống có chất lượng cao để cung cấp cho người nuôi. Đề tài luận văn Cao học này là
một nội dung của đề tài cấp Nhà nước - “Đánh giá các thông số di truyền và hình
thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.), 2010 –
2012” thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy
sản đến năm 2020 được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
2. Mục tiêu của đề tài
Nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nuôi trong
môi trường nước ngọt và lợ mặn.
3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá biểu hiện của các tính trạng (tốc độ tăng trưởng, màu sắc và tỷ lệ
sống) của các 16 tổ hợp lai từ 4 dòng cá Rô phi nhập nội.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại cá rô phi
1.1.1. Nguồn gốc cá rô phi
So với các loài cá khác, cá rô phi sớm gần gũi với con người hơn. Hình ảnh cá
rô phi đã có ở các bức khắc trên đá trong các kim tự tháp ở Ai Cập. Cá rô phi cũng
được con người đưa vào nuôi đầu tiên vào năm 1924 và sau đó được nuôi rộng rãi
trên thế giới vào những năm 1940 - 1950, nhất là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt
đới, thậm chí chỉ vài chục năm gần đây nghề nuôi cá rô phi mới thực sự phát triển
mạnh mẽ, trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương
phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nói chung, cá rô phi có nguồn gốc từ châu
Phi [13].
1.1.2. Phân loại cá rô phi
Năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, đến nay con số đã lên
đến khoảng 80 loài, trong đó chỉ có trên 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng
thủy sản. Loài cá rô phi bé nhất là Tilapia grahami ở hồ Magadi của Kênya (châu
Phi), khi thành thục cá chỉ dài 5cm và nặng 13 gam. Loài cá rô phi có cỡ lớn nhất là
rô phi vằn Oreochromis niloticus, gốc ở hồ Rudol (nằm ở ranh giới giữa 3 nước:
Kênya, Êtiôpi và Suđăng) cá có thể đạt chiều dài trên 64cm và nặng tới 7 kg [13].
Cá rô phi thuộc Bộ cá vược (Perciformes), họ cá Rô phi (Cichlidae). Cá rô phi
đã được đổi tên gọi nhiều lần. Cho đến năm 1968, tất cả những loài cá rô phi có một
chấm đen ở cuối vây lưng (chấm tilapia) đều được xếp chung vào một giống Tilapia
và đến năm 1973, Trewavas đề nghị tách thành hai giống mới: thứ nhất là giống
Tilapia bao gồm các nhóm cá rô phi ăn thực vật bậc cao, đẻ ở đáy, lược mang thưa.
Giống thứ hai bao gồm những loài cá rô phi ăn phiêu sinh thực vật, cả cá đực và cá
cái đều ấp trứng và con trong miệng được gọi là Sarotherodon. Đại diện cho giống
này là rô phi vằn và rô phi đen. Tuy nhiên dựa theo cơ sở di truyền và tập tính sinh
sản thì hiện nay có 3 giống rô phi, đó là giống Tilapia, giống Sarotherodon và giống
4
Oreochromis. Cá thuộc giống Oreochromis chỉ có cá cái ấp trứng và cá bột trong
miệng.
Những loài cá rô phi hiện đang được nuôi phổ biến là Oreochromis
mossambicus (rô phi đen), Oreochromis niloticus (rô phi vằn hay rô phi sông Nil –
Nile Tilapia) và Oreochromis aureus (rô phi xanh - Blue Tilapia).
* Loài O. mossambicus: toàn thân phủ vảy. Vảy ở phần lưng có màu xám tro
đậm hoặc xanh đen nhạt, phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Trên thân có
từ 6 - 8 vạch sắc tố màu xanh đen xen lẫn sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng.
Những vạch sắc tố ở các vây không rõ ràng. Tuy nhiên do công tác quản lý giống
không tốt nên hiện nay không còn cá rô phi đen thuần chủng.
* Loài O. niloticus: toàn thân phủ vảy. Vảy ở phần lưng có màu sáng vàng
nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Trên lưng có
từ 6 - 8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng
rõ ràng [6].
1.1.3. Nguồn gốc cá rô phi đỏ
Cá Rô phi đỏ thường có cha là dạng đột biến (mutant) lặn màu đỏ của loài
Oreochromis mossambicus. Còn mẹ thì cũng cùng giống ấy nhưng có thể thuộc
những loài khác. Vì vậy, cá Rô phi đỏ không có tên loài cụ thể mà có thể gọi tên
giống của những con cá này là Oreochromis. Tất cả chúng có cái tên tiếng Anh là
Red Tilapia – Rô phi đỏ [1].
Cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) lần đầu tiên được phân lập ở Đài Loan trong
những năm 70 của thế kỷ trước từ thế hệ lai giữa con màu đỏ O. mossambicus với
con màu hoang dạicủa rô phi từ sông Nil O. niloticus [1]. Từ phát hiện này, một
quần thể cá Rô phi đỏ đầu tiên được phát triển tại Viện Nghiên cứu Thủy sản Đài
Loan [24]. Có nhiều dòng rô phi đỏ, ngoài dòng Rô phi đỏ Đài Loan như đã nói còn
có những dòng khác như Rô phi đỏ Florida được tạo ra bằng cách lai giữa 2 loài cá
rô phi, đó là cá rô phi xanh (O. aureus) x cá rô phi Zanzibar (O. urolepis hornorum)
[19]. Một dòng Rô phi đỏ khác từ Mỹ là con lai của rô phi xanh (O. aureus) x rô phi
5
vằn (O. niloticus). Rô phi đỏ dòng từ Philippines có nguồn gốc từ Singapore. Ở
vương quốc Anh có dòng Stirling Red Niloticus [1]. Do vậy, các tác giả ([30], [31])
khi đề cập đến cá Rô phi đỏ chỉ trích dẫn là con lai của cá rô phi đen hoặc cá rô phi
vằn mà không giải thích gì thêm. Tóm lại, cá Rô phi đỏ không phải là một loài cá rô
phi riêng biệt mà chỉ là con lai giữa hai (tối đa 4) loài cá rô phi khác nhau thuộc
giống Oreochromis.
1.2. Đặc điểm sinh học cá rô phi
1.2.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của cá
rô phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra, cá rô phi còn sử
dụng trực tiếp những thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm; các loại rong
bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá [6].
1.2.2. Đặc điểm sinh sản
Cá có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ). Cá thường chọn những
nơi có mực nước từ 0,3 - 0,6m, đáy ao có ít bùn để làm tổ. Đường kính tổ phụ thuộc
vào kích thước con đực. Sau khi làm tổ xong, cá tự ghép đôi và đẻ trứng. Cá đẻ
nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng là 20 - 30 ngày. Số trứng
trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích thước cá cái, cá càng lớn số trứng đẻ ra trong
một lần càng nhiều và ngược lại. Trung bình một cá cái có trọng lượng 200 - 250
gam đẻ được 1000 - 2000 trứng [6].
Ở miền Bắc, cá rô phi không sinh sản khi nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau. Những cá thể có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm có số lần đẻ nhiều hơn so
với những cá thể già từ 2 năm tuổi trở đi. Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy,
trong buồng trứng lúc nào cũng có trứng ở các giai đoạn khác nhau [5].
Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng trong miệng và cá con mới nở trong miệng
(cá con được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng
6
và nuôi con, cá cái không bắt mồi, vì vậy cá không lớn. Cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã
giải phóng hết cá con trong miệng [6].
Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái
Có 3 nguyên tắc chính để phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau của
đặc điểm sinh dục chính (tức đặc điểm sinh dục sơ cấp), đặc điểm sinh dục phụ (đặc
điểm sinh dục thứ cấp) và đặc điểm hình thái do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính quy định.
Đặc điểm sinh dục sơ cấp chính là tinh sào và buồng trứng cùng hệ thống ống
dẫn và lỗ niệu sinh dục. Đến mùa sinh sản, đa số cá đực thành thục có tinh và dễ
dàng phóng thích tinh dịch khi được vuốt nhẹ bụng từ phía đầu hướng về phía đuôi.
Cá cái thành thục tốt thì có bụng to, mềm, lỗ sinh dục cá có màu hồng và hơi cương
lên. Tuy nhiên, những cá trưởng thành trong thời gian ngoài mùa sinh sản thì khó
phân biệt đực cái theo các đặc điểm trên. Người ta có thể phân biệt đực cái theo số
lỗ phía bụng của cá. Ở các loài cá xương, con đực có ống dẫn tinh và ống niệu (ống
dẫn nước tiểu) hợp lại thành một trước khi thoát ra ngoài. Ở cá cái, ống dẫn trứng
và ống niệu có lỗ thoát ra ngoài độc lập. Vì thế nếu quan sát kỹ có thể thấy bụng cá
cái có 3 lỗ kể từ phía đầu là hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu. Ở cá đực, phía trước là
hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh dục chung ở phía sau [2].
Đến thời kỳ thành thục, các đặc điểm sinh dục phụ (đặc điểm sinh dục thứ
cấp) của cá rô phi vằn rất rõ, có thể dễ dàng phân biệt được cá đực và cá cái. Cá đực
có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực và vây đuôi, khi đó cá cái có
màu hơi vàng. Cá cái có xoang miệng hơi trễ xuống. Ở cá đực có lỗ niệu sinh dục
và lỗ hậu môn; đầu thoát lỗ niệu dạng lồi, hình nón dài và nhọn. Ở cá cái có lỗ niệu,
lỗ sinh dục và lỗ hậu môn; lỗ niệu và lỗ sinh dục gần nhau, dạng tròn hơi lồi và
không nhọn (Bảng 1.1).
7
Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái [6].
Đặc điểm
phân biệt
Cá rô phi đực Cá rô phi cái
Đầu To và nhô cao.
Nhỏ, hàm dưới trề ra do
phải ngậm trứng và con.
Màu sắc Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ. Màu nhạt hơn.
Cơ quan sinh dục
Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ
hậu môn.
Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh
dục và lỗ hậu môn.
Hình dạng huyệt
Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng
lồi, hình nón dài và nhọn
Dạng tròn, hơi lồi và
không nhọn như cá đực
1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Sau một tháng tuổi, cá con có thể đạt trọng lượng 2 - 3 gam/con và sau
khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 - 12 gam/con. Cá cái chậm lớn hơn sau khi sinh
sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường. Vì vậy, trong đàn cá rô phi thì bao giờ
cá đực cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi, cá rô phi
vằn đực có thể đạt 200 - 250 gam/con và cá cái có thể đạt 150 - 200 gam/con [6].
1.2.4. Cá Rô phi đỏ
Cá Rô phi đỏ được phân biệt dễ dàng với các kiểu hình cá rô phi khác theo
màu sắc. Vảy trên thân cá Rô phi đỏ có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt, hoặc đỏ
hồng cũng có thể gặp những cá có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vảy màu đen
nhạt [6].
Ngoại hình cá Rô phi đỏ cũng tương tự như cá rô phi vằn ở các chỉ tiêu hình
thái đo đếm như chiều cao thân, chiều dài đầu, đường kính mắt, số gai cứng vây
lưng, số tia vây lưng mềm, số tia vây hậu môn và số cung mang [28]. Ngoài ra, các
chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của cá Rô phi đỏ cũng giống như cá rô phi vằn. Đặc
biệt, dòng Rô phi đỏ Florida (O. urolepis hornorumx O. mossabicus) có thể chịu
được độ mặn đến 37 ‰. Cá nuôi ở độ mặn càng cao ít hiếu chiến, ít bị thương tích,
8
có tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh hơn so với cá được nuôi ở độ mặn thấp [1].
Ngoài ra, cá Rô phi đỏ còn có một số đặc điểm nổi trội như:
- Chịu ngưỡng oxy thấp tới 0,45 mg/l.
- Chịu được pH: 5 - 9, thích hợp nhất là 6,8 - 8,3.
- Chịu được trong một thời gian ngắn ở nhiệt độ thấp, đến 70
C và cao nhất là
400
C; ngưỡng nhiệt độ bình thường 18 - 350
C, thích hợp nhất là 25 - 320
C.
- Tốc độ lớn khá cao: nuôi năm đầu đạt 0,5 - 0,6 kg/con, năm thứ hai đạt 0,9 -
1,0 kg/con. Chất lượng thịt ngon hơn cá rô phi lai xanh – vằn. Trong chu kỳ nuôi,
tốc độ tăng trọng 3,2 - 4 gam/ngày [7].
1.3. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ
1.3.1. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ trên Thế giới
Mặc dù có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng cá rô phi đã được di giống và nuôi
thương phẩm ở trên 100 nước trên thế giới. Hiện nay, cá rô phi là nhóm cá được
nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nhóm cá chép. Sản lượng cá rô phi nuôi
không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện
nguồn dinh dưỡng cho người nghèo. Tính đến năm 2007, sản lượng cá rô phi nuôi
của thế giới là 2.121.010 tấn, gấp đôi năm 2001. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia
có sản lượng cá rô phi dẫn đầu [12].
Cá Rô phi đỏ hiện được nuôi phổ biến tại Châu Á, Trung và Nam Mỹ. Theo
Azhar, H. (2008) [15], tại Malaysia, cá Rô phi đỏ chiếm khoảng 90% tổng sản
lượng cá rô phi nuôi. Năm 1998, sản lượng cá Rô phi đỏ là 8.214 tấn và đến năm
2003 sản lượng đạt 20.061 tấn.
1.3.2. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ ở Việt Nam
Năm 1994, Trường đại học Cần Thơ và Trường Đại học Nông nghiệp 4 thành
phố Hồ Chí Minh nhập giống cá Rô phi đỏ từ Thái Lan, đến nay giống cá này đã
được sản xuất nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,
9
Đồng Nai, Vĩnh Long… Cá Rô phi đỏ được nuôi trong bè (cỡ 6 x 6 x 3m) tại Đồng
Tháp, với mật độ 100 - 150 con/m3
, dùng thức ăn công nghiệp (hệ số thức ăn là 2,0
- 2,2). Sau 8 - 10 tháng, cá đạt 0,5 - 1 kg/con, năng suất 5 - 8 tấn/bè. Năm 2001,
Đồng Tháp xuất 100 tấn cá philê Rô phi đỏ sang Israel và Mỹ [7].
1.4. Một số chương trình chọn giống trên cá rô phi
Hiện đã có nhiều chương trình chọn giống được thực hiện trên cá rô phi.
Chẳng hạn, chương trình chọn giống trên cá rô phi vằn (O. niloticus) dòng GIFT
(Genetically Improved Farmed Tilapia) tập trung vào tính trạng tăng trưởng, với
nhiều phương pháp chọn lọc: chọn lọc cá thể [25], [26] hoặc chọn lọc gia đình [16]
hoặc chọn lọc gia đình kết hợp với kỹ thuật luân chuyển cách ghép đôi cá thể [17].
Kết quả được các tác giả ghi nhận là chọn lọc cá thể trên cá rô phi không đem lại
hiệu quả. Do vậy, cần phải áp dụng phương pháp chọn lọc gia đình.
Trong số các chương trình chọn giống trên cá rô phi thì chương trình GIFT
được biết nhiều nhất. Chương trình chọn giống thuộc dự án GIFT (nâng cao chất
lượng di truyền cá rô phi nuôi) đã được Trung tâm quốc tế về quản lý nguồn lợi
thủy sản thực hiện trong 10 năm (1988 – 1997) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB); có sự tham gia của Trung tâm Cá Thế giới (WorldFish
Center), AKVAFORSK và một số cơ quan nghiên cứu Thủy sản Philippines [16],
[29].
Trên cơ sở lai chéo giữa các quần thể O. niloticus tự nhiên ở châu Phi và các
quần thể cá thuần hóa ở các quốc gia châu Á, kết quả chọn lọc đã tạo ra cá rô phi
dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng tăng 60% và tỷ lệ sống tăng 40% so với các dòng
cá O. niloticus ở Philippines [32]. Trên cơ sở của dòng GIFT Philippines, việc chọn
giống được tiếp tục thực hiện ở các quốc gia châu Á nhằm tạo ra các dòng cá có các
biểu hiện và tính thích nghi tốt hơn. Cá rô phi dòng GIFT có khả năng chịu lạnh,
một dòng cá do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I sản xuất, là kết quả chọn
lọc đồng thời nhiều tính trạng trên cá rô phi dòng GIFT [4].
10
Con giống đã cải thiện di truyền của dòng GIFT được phát tán để nuôi thử
nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới [18], cũng như được phát tán để tiếp tục chọn
giống ở các điều kiện địa phương khác nhau. Kết quả cho thấy cá rô phi dòng GIFT
tăng trưởng cao hơn 40 – 60% so với cá rô phi sẵn có tại các địa điểm phát tán.
Ngoài ra, chương trình chọn giống GIFT cũng cho thấy việc đầu tư vào chọn giống
là có hiệu quả kinh tế, cũng như những hiệu quả to lớn khác về mặt xã hội mà cá rô
phi vằn dòng GIFT mang lại [14].
1.5. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá rô phi đỏ
1.5.1. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ trên Thế giới
Năm 2004, trung tâm di truyền AKVAFORSK (AKVAFORSK Genetics
Center AS – AFGC) đã thực hiện một chương trình chọn giống trên cá Rô phi đỏ tại
Ecuador. Kết quả đã chọn lọc được 2 thế hệ. Quần thể cá Rô phi đỏ tại Ecuador
được tập hợp từ 7 dòng cá khác nhau, bao gồm: dòng Colombia F3G, dòng
Colombia F3S, dòng Israel, dòng Jamaica F3G, dòng mix reproduction, dòng
Modercorp xdòng Colombia và dòng Tilapia Negra Estero. Việc lai giữa các dòng
sau đó tạo ra các gia đình đầu tiên để chọn lọc. Mục tiêu của chương trình này là
nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ philê cho cá Rô phi đỏ nuôi trong vùng nước lợ, mặn
(đến 25 ‰). Tuy nhiên, kết quả này hiện chưa được công bố [21].
Trung tâm cá Thế giới đã khảo sát sự khác biệt về mặt di truyền của tính trạng
tăng trưởng đối với ba dòng cá Rô phi đỏ từ Malaysia, Thái Lan và Đài Loan. Kết
quả cho thấy: dòng cá Malaysia tăng trưởng tốt nhất, sau đó đến dòng Đài Loan và
cuối cùng là dòng Thái Lan. Sau khi khảo sát, các nhà chọn giống đã lai hỗn hợp
nhằm đánh giá dòng, từ đó hình thành một quần thể hỗn hợp cá Rô phi đỏ phục
vụcông tác chọn giống [15].
Một số chương trình chọn giống khác trên cá Rô phi đỏ theo phương pháp cá
thể, tập trung vào tính trạng tăng trưởng và màu đỏ. Kết quả sau 3 thế hệ chọn lọc
đã cải thiện đáng kể màu đỏ của cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
11
Sau 5 thế hệ chọn lọc đã tăng được tỷ lệ cá đỏ trong quần thể ban đầu từ 5,6% lên
đến 100% ở thế hệ thứ 5 [20].
1.5.2. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ ở Việt Nam
Cá Rô phi đỏ là một đối tượng nuôi được ưa chuộng hiện nay ở Việt Nam vì
có màu sắc đẹp, thịt ngon và tăng trưởng nhanh. Cá được di nhập lần đầu tiên vào
năm 1991 từ Thái Lan. Do nhu cầu ngày càng tăng, các dòng cá Rô phi đỏ Israel và
Malaysia cũng đã được di nhập vào những năm 1995 - 1996. Nhiều cơ sở nuôi cũng
đã nhập cá Rô phi đỏ từ Philippines và Cuba [11].
Cá Rô phi đỏ tại Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ cá thương phẩm. Tuy
nhiên, các trại sản xuất giống và người nuôi thường có thói quen sử dụng các dòng
cá hiện có mà không quan tâm đến nguồn gốc, sự biểu hiện các tính trạng và khả
năng tái lập quần đàn nên chất lượng con giống đang trong tình trạng thoái hóa.
Biểu hiện: cá tăng trưởng thấp, kháng bệnh kém đã làm tăng chi phí sản xuất. Bên
cạnh đó, cá Rô phi đỏ hiện nay có màu không thuần, đôi khi lẫn nhiều đốm đen làm
giảm giá trị của sản phẩm. Kết quả khảo sát cá Rô phi đỏ nuôi ở Đồng Tháp, Vĩnh
Long và Tiền Giang cho thấy tần số xuất hiện cá có đốm đen trung bình là 2,4%;
nhiều cơ sở nuôi ở Đồng Tháp, cá có tần số xuất hiện đốm đen lên đến 10%, đây là
một biểu hiện phân ly tính trạng khi sử dụng con lai làm cá bố mẹ [4].
Do đó, nhu cầu chọn được con giống Rô phi đỏ có chất lượng (tăng trưởng
nhanh, màu đỏ đẹp, tỷ lệ sống cao, sức khỏe tốt, ít bệnh) là một đòi hỏi cấp thiết của
nghề nuôi cá Rô phi đỏ tại Nam Bộ [10].
1.5.3. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ tại Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản II
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đang có 4 dòng cá Rô phi đỏ nhập từ
Ecuador, Malaysia, Đài loan và Thái lan.
12
- Dòng cá Ecuador nhập theo chương trình chọn giống cá rô phi năm 2008.
Tổng số lượng cá nhập là 13000 con, thuộc 100 gia đình. Số lượng cá trung bình
của mỗi gia đình là 130 con.
- Dòng cá Malaysia được nhập theo chương trình chọn giống cá rô phi vào
tháng 8 năm 2010, qua Trung tâm cá Thế giới. Tổng số cá nhập là 1200 con, thuộc
34 gia đình (35con/gia đình).
- Dòng cá Thái lan và Đài loan được nhập theo chương trình chọn giống cá rô
phi tháng 9 năm 2010, qua công ty tư nhân Nam Sai Farm của Thái Lan. Tổng số cá
nhập là 1500 con (mỗi dòng gồm có 750 con).
1.6. Phương pháp thành lập quần thể ban đầu cho các đối tượng
chọn giống thủy sản
Trước khi tiến hành một chương trình chọn giống, nhà chuyên môn phải
thành lập quần thể ban đầu. Quần thể này phải bao gồm số dòng tối đa có thể của
loài được chọn lọc, ví dụ như tập hợp các dòng cá hiện diện ở nhiều địa phương
khác nhau, từ nhiều thủy vực tự nhiên hoặc từ nhiều trại giống khác nhau. Số lượng
dòng càng phong phú thì quần thể thu thập có độ đa dạng di truyền càng cao. Quần
thể ban đầu có độ đa dạng di truyền cao sẽ cho hiệu quả chọn lọc tốt về lâu dài và
tạo thuận lợi cho việc bổ sung các tính trạng mới vào chương trình chọn giống theo
nhu cầu thực tiễn [22].
Có hai phương pháp hình thành quần thể ban đầu cho chọn giống [22]:
- Phương pháp thứ nhất là thu thập cá từ nhiều dòng khác nhau, sau đó cho lai
ngẫu nhiên, không giới hạn giữa các dòng trong thế hệ đầu tiên. Đây là phương
pháp được sử dụng để hình thành quần thể chọn giống cá hồi Đại Tây Dương, vốn
được tập hợp từ các dòng cá của 40 con sông khác nhau tại Na Uy.
- Phương pháp thứ hai là lai hỗn hợp giữa các dòng, sau đó chọn với cường độ
thấp trong thế hệ chọn giống đầu tiên. Phương pháp này được sử dụng để hình
thành quần thể cá rô phi vằn (O. niloticus) thuộc chương trình GIFT [16].
13
Sau khi có đầy đủ các dòng thì tiến hành lai hỗn hợp giữa các dòng với nhau
và lai nội dòng. Mục đích lai hỗn hợp nhằm để đánh giá ưu thế lai của các tính trạng
cần quan tâm (thường là tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống) của từng dòng và của
con lai giữa các dòng. Nếu quần thể ban đầu có số lượng dòng là p thì sẽ có p2
tổ
hợp lai khác nhau [22].
Chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn
lọc từ 8 dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Ai Cập, Ghana, Kenya
và Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài loanvà
Thái lan [16]. Quần thể cá Rô phi đỏ tại ENACA, Ecuador, được thu thập từ 7 dòng
cá rô phi nuôi trên khắp khu vực Châu Mỹ La Tinh. Quần thể cá Rô phi đỏ của
Trung tâm Cá Thế giới được thành lập từ 3 dòng cá Rô phi đỏ nuôi, xuất xứ từ Đài
Loan, Malaysia và Thái Lan.
Chương trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được
thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II từ năm 2007. Đây là chương
trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm cá thế giới và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II. Nguồn vật liệu thu thập trong năm 2007 bao gồm 3 dòng: dòng
MêKong, dòng Đồng Nai và dòng Malaysia. Sau giai đoạn đánh giá dòng bằng cách
lai hỗn hợp hoàn toàn giữa 3 dòng tôm cho 9 phép lai (6 phép lai khác dòng, 3 phép
lai nội dòng). Kết quả nghiên cứu ở thế hệ G0 đã chọn lọc được 594 tôm bố mẹ có
giá trị chọn giống cao nhất nằm trong 69 gia đình trong tổng số 79 gia đình còn đến
khi thu hoạch, 69 gia đình này thuộc cả 9 tổ hợp lai. Trên cơ sở 594 tôm bố mẹ
chọn lọc ở G0, đã tiến hành ghép cặp sản xuất gia đình giữa các cá thể cách xa nhau
về mặt di truyền (phương pháp lai xa – genetically unrelated individuals) từ năm
2009 đến năm 2012 đã tạo ra được 4 thế hệ G1, G2, G3 và G4 với số lượng gia đình
tương ứng là 104, 117, 144 và 130. Hiện tại, đàn tôm các gia đình G4 đã đánh dấu
và đang nuôi cộng đồng phục vụ chon lọc vào cuối năm 2012. Trong năm 2012, hai
quần đàn tôm tự nhiên từ Thái Lan và Myanmar được nhập nội, nuôi so sánh và tích
hợp vào quần đàn chọn giống khi cần thiết là điều kiện để tăng biến dị cho quần đàn
chọn giống [8].
14
1.7. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá
1.7.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái cá
1.7.1.1. Nguyên lý trong đo mẫu cá
Đo mẫu cá là một trong các phương pháp của nghiên cứu hình thái cá, tùy
theo kích cỡ cá mà có các phương pháp đo thích hợp để có được các số liệu chính
xác. Phương pháp căn bản là dùng bàn đo. Bàn đo được thiết kế bằng gỗ hay kim
loại, bên trên bàn có gắn cố định một thước và phần đầu của bàn đo có một tấm
chắn để khi đo đầu cá chạm vào tấm chắn này. Chiều dài của bàn đo tùy thuộc vào
kích thước của cá dự kiến sẽ đo.
Hình 1.1. Bàn đo cá
Đối với các mẫu cá lớn (lớn hơn 50 cm) thì có thể dùng thước để đo, tuy nhiên
đối với cá có kích thước nhỏ có thể dùng thước đo (caliper) hay thước có phân cỡ.
Thông thường nên đo cá ngay tại nơi thu mẫu, lúc này cá còn tươi và ẩm. Những
mẫu cá bị khô có thể rất khó đo chính xác vì cá có thể bị biến dạng, nhất là không
thể kéo thẳng để đo. Trong trường hợp đo mẫu cá sống có kích cỡ lớn thì cần phải
gây mê cá trong dung dịch Sandoz Ms 222 ở nồng độ thường dùng là 1/1000, hoặc
có thể dùng dung dịch 2 - phenoxy ethanol với nồng độ 20 - 30 ml/100 lít nước [3].
1.7.1.2. Đo chiều dài và khối lượng cá
* Đo chiều dài cá
15
Thuật ngữ chiều dài của cá thường để chỉ chiều dài tổng cộng (chiều dài toàn
thân) của cá. Ngoài ra còn có các khái niệm khác như chiều dài chuẩn và chiều dài
chạc. Chiều dài chuẩn thường được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, tuy nhiên khi
thu mẫu với số lượng lớn và cần phải đo nhanh cá ở hiện trường thì khó thực hiện
chính xác. Chiều dài chạc thường không thể dùng trong trường hợp các loài cá có
vây đuôi không phân thùy như cá rô đồng chẳng hạn. Chọn loại chiều dài nào để sử
dụng tùy thuộc rất nhiều vào ý đồ của người nghiên cứu.
Phương pháp đo chiều dài thường dùng là để sát đầu cá vào tấm chắn (phía
tay trái), sau đó vuốt cá thẳng ra về phía tay phải và xác định chiều dài của cá dựa
vào thước đã gắn trên bàn đo [3].
* Đo khối lượng cá
Phương pháp xác định khối lượng cá thường dùng là cân, có thể cân đĩa hay
cân đồng hồ và tùy theo khối lượng của cá mà dùng cân có mức cân tương thích. Cân
điện hiện đang được áp dụng phổ biến và cho kết quả chính xác hơn. Xác định khối
lượng cá cũng phải tùy vào tình trạng của cá (tươi hay đã qua xử lý cố định). Trong
trường hợp cá đã được xử lý cố định thì thường bị mất nước nên khối lượng thực của
cá bị thay đổi và trong trường hợp này phải tìm hệ số qui đổi để có thể chuyển từ
khối lượng cá đã xử lý cố định sang khối lượng cá tươi. Ngoài ra, trong một số
trường hợp khi cân khối lượng cá cũng phải xem xét tính đồng nhất của mẫu cá cân
(độ ẩm chẳng hạn) để giảm sai số. Trong trường hợp không thể cân trực tiếp khối
lượng cá thì có thể cân qua dụng cụ chứa cá (bì), khi đó cân khối lượng bì trước, sau
đó cho cá vào cân lại. Khối lượng của cá chính là phần chênh lệch giữa tổng khối
lượng bì và cá so với khối lượng bì [3].
1.7.2. Kỹ thuật đánh dấu cá
1.7.2.1. Mục đích của đánh dấu cá
Đánh dấu cá là kỹ thuật sử dụng các chỉ thị để nhận dạng các cá thể hoặc các
nhóm cá thể với nhau, nhằm phân biệt từng cá thể, một dạng “Chứng minh nhân
16
dân”, tạo phả hệ của đàn cá cho chương trình chọn giống và quản lý cá bố mẹ, quản
lý cá thả bổ sung nguồn lợi và các thí nghiệm so sánh.
Tiêu chí để lựa chọn phương pháp đánh dấu là dễ áp dụng cho đối tượng thủy
sản có kích thước nhỏ; dấu không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, không đắt
tiền, ít tốn công lao động; dấu có thể đọc trong thời gian dài và tỷ lệ tồn lưu cao.
1.7.2.2. Các phương pháp đánh dấu cá
Có nhiều phương pháp đánh dấu khác nhau đã được sử dụng trên động vật
thủy sản bao gồm: khắc dấu và vẽ số, cắt vây, dùng phẩm màu fluorescence, thẻ
màu Visible Implant Alpha Tags, dấu dây điện có số, dấu đeo (Floy tags), dấu từ -
chíp điện tử (PIT tags), vòng đeo cuốn mắt, sóng vô tuyến và đánh dấu gen (DNA
tags).
Phương pháp đánh dấu cá bằng dấu từ hay chíp điện tử
Dùng kim tiêm gắn chíp điện tử có lưu sẵn thông tin vào cơ thể cá, mỗi chíp
có một số ID (Identification) riêng. Dấu PIT (Passive Integrated Transponder) là
một loại chíp bao gồm một cuộn dây kim loại gắn với một bản mạch nhỏ được bao
bọc bởi vỏ thủy tinh. Vị trí tiêm có thể là các cơ hay xoang bụng cá. Có nhiều loại
dấu có kích cỡ khác nhau cho nhiều loài cá (Hình 1.2A).
Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng,
ít bị mất dấu, thông tin dễ truy hồi nhanh bằng máy dò (Hình 1.2B). Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là dấu PIT khá đắt tiền và cần máy dò để xác
định cá thể [9].
17
A. Các kích cỡ khác nhau của dấu từ B. Máy dò dấu từ cầm tay
Hình 1.2. Các loại dấu từ và máy dò dấu cầm tay
18
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản
Nước ngọt Nam Bộ (Xã An Thái Trung, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang) và Trại
Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu – Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải
(phường Nhà mát, Thành phố Bạc Liêu) thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản II từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là 4 dòng cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nhập từ
Ecuador, Malaysia, Đài loan và Thái lan.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ
* Chuẩn bị ao nuôi vỗ
Trước tiên, ao được tháo hết nước, sau đó bón vôi cho đáy ao (12,5kg
CaCO3/100m2
). Đối với những chỗ trũng nước, cần bón nhiều hơn.
Sau khi bón vôi, đáy ao được phơi 2 - 3 ngày. Sau đó, cho nước vào ao qua
lưới lọc để hạn chế địch hại xâm nhập. Khi nước vào ao được khoảng 1 - 1,5m thì
thả cá nuôi vỗ. Chất lượng nước trong ao cần duy trì (oxy hòa tan trên 2mg/l, pH:
6,5 – 8,5).
* Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
Nuôi vỗ cá bố mẹ là quá trình cho ăn, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
thành thục, tức là để có buồng tinh (tinh sào) và buồng trứng (noãn sào) phát triển
tốt ở cá đực và cá cái một cách tương ứng vào thời gian thích hợp trong điều kiện
nhân tạo. Cá bố mẹ thành thục là những cá có tuyến sinh dục phát triển đầy đủ sẵn
sàng chuyển sang tình trạng sinh sản khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, hoặc
được kích thích bằng phương pháp sinh lý [2].
19
Thời điểm nuôi vỗ từ ngày 10 tháng 6 năm 2011 đến ngày 26 tháng 07 năm
2011. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ được thực hiện theo phương pháp GIFT, có những
cải tiến phù hợp với điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. Kỹ thuật này đảm bảo đủ
cá bố mẹ thành thục tham gia sinh sản đồng loạt để phối tổ hợp các gia đình.
Chọn cá bố mẹ có ngoại hình khỏe mạnh, không bệnh tật, cơ thể cân đối, hoàn
chỉnh, không xây xát hay dị hình, màu sắc đẹp để nuôi vỗ. Nuôi riêng rẽ đực và cái
trong các giai 3×5×1m đặt dưới ao có diện tích 2000m2
. Mật độ thả: 10 con/m2
cho
cá cái và 3 - 5 con/m2
cho cá đực. Đặt máy thổi không khí để cung cấp đầy đủ lượng
oxy cho cá, vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và thành thục
của cá. (Hình 2.1). Hàng ngày, cá được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (hiệu
AFIEX – An Giang) có 30% đạm, khẩu phần bằng 3 – 5% khối lượng thân, ngày
cho ăn 2 lần (7 giờ sáng và 16 giờ chiều). Bổ sung thêm dầu gan mực (lượng 2 -
3%) vào thức ăn viên để đảm bảo dinh dưỡng tốt khi nuôi vỗ.
Hình 2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt dưới ao.
Định kỳ thay nước (7 ngày/lần) nhằm kích thích cá nhanh thành thục và giữ
môi trường trong sạch tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm nước. Thường xuyên theo dõi
hoạt động của cá và mức độ thành thục để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp,
đồng thời theo dõi những chuyển biến xấu trong ao để kịp thời khắc phục.
20
Đánh giá mức độ thành thục của cá cái theo 4 cấp độ (Bảng 2.1). Chỉ chọn
những cá cái “sẵn sàng sinh sản” để ghép cặp.
Bảng 2.1. Các cấp độ thành thục của cá rô phi cái và thời gian tương ứng đến
khi cá đẻ [32].
Cấp độ Ký
hiệu
Hình thái ngoài Thời gian đến
khi cá đẻ (ngày)
Chưa sẵn sàng đẻ
(Not Ready to
Spawn)
NRS Lỗ sinh dục trắng hoặc nhạt
màu, không lồi, bụng nhỏ
21 – 30
Đang phát triển tuyến
sinh dục (Swollen)
S Lỗ sinh dục có màu vàng hoặc
màu hồng, bụng hơi phát triển
(tròn)
5 – 10
Sẵn sàng đẻ (Ready
to Spawn)
RS Lỗ sinh dục đỏ hồng, sưng, nở
rộng, bụng tròn đều
3 – 7
Đã đẻ (Has Spawned) HS Lỗ sinh dục đỏ hoặc đỏ bầm,
bụng nhỏ lại
Đối với cá đực, phải cắt môi trên của cá để giảm thiểu những tổn thương có
thể có khi cá đực tấn công và bắt buộc cá cái tham gia sinh sản [32]. Nếu cá vẫn còn
hung hăng thì cắt thêm một bên vây ngực.
2.3.2. Ghép cặp - lai hỗn hợp cho sinh sản
Cá cái và cá đực ghép cặp cho sinh sản được chọn từ 4 dòng cá nhập nội (dòng
Đài loan, dòng Ecuador, dòng Malaysia và dòng Thái lan) cho lai chéo với nhau để
tạo nên 16 tổ hợp lai (Bảng 2.2). Dò dấu PIT xác nhận số ID, cân khối lượng và
kiểm tra độ thành thục của cá, đặc biệt là sự thành thục của cá cái một cách chính
xác trước khi ghép cặp.
Chuẩn bị 16 bể sinh sản (bằng xi măng) có kích thước 3,0×5,0×1,0 m (15 m3
)
(Hình 2.2). Sau đó đưa cá vào các bể sinh sản để ghép cặp và thu trứng trong cùng
một ngày nhằm giảm thiểu sự khác biệt về ngày tuổi của cá con giữa các tổ hợp
trong một đợt thu trứng. Đối với cá cái khi tuyển lựa cho sinh sản trong cùng tổ hợp
lai cũng được phân bổ đồng đều về mức độ thành thục và trọng lượng cho các bể.
21
Tỷ lệ ghép cặp trong bể: 1 đực: 4 cái. Thời gian ghép cặp từ ngày 21 tháng 7 đến
ngày 31 tháng 8 năm 2012.
Bảng 2.2. Phép lai tạo nên 16 tổ hợp cá từ bốn dòng cá rô phi đỏ.
♂ Đài loan
(MD)
♂ Ecuador
(ME)
♂ Malaysia
(MM)
♂ Thái lan
(MT)
♀ Đài loan (FD) FD x MD FD x ME FD x MM FD x MT
♀ Ecuador (FE) FE x MD FE x MD FE x MM FE x MT
♀ Malaysia (FM) FM x MD FM x ME FM x MM FM x MT
♀ Thái lan (FT) FT x MD FT x ME FT x MM FT x MM
Đặt máy thổi không khí để cung cấp đầy đủ lượng oxy cho cá trong suốt thời
gian ghép cặp - cho sinh sản. Hàng ngày theo dõi tình trạng bắt cặp và đẻ của cá cái
để thu trứng kịp thời. Định kỳ 4 ngày kiểm tra và thu trứng từ miệng cá mẹ. Trứng
và cá bột của từng gia đình được ấp/ương riêng rẽ, tránh lẫn lộn giữa các gia đình
với nhau. Những cá cái đã đẻ xong được thay thế bằng một cá cái thành thục tốt, sẵn
sàng đẻ khác, nhằm đảm bảo tỷ lệ đực và cái trong bể luôn là 1 : 4 và để tăng số
lượng biến dị của tổ hợp lai lên cao khi có nhiều cá cái tham gia sinh sản. Sau mỗi
đợt thu trứng, cá đực được thay thế bằng những cá đực khác của cùng một tổ hợp.
Hình 2.2. Cho cá sinh sản trong bể xi măng.
22
2.3.3. Thu và ấp trứng
Việc thu và ấp trứng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, giúp ta xác
định được các chỉ tiêu sinh học sinh sản, tránh tình trạng địch hại ăn trứng hay ăn cá
bột, làm tăng tỷ lệ nở đồng thời sản xuất số lượng lớn cá bột cùng kích thước và
khối lượng.
* Chuẩn bị
Cho nước được xử lý vào bể composite hình chữ nhật có thể tích 3m3
và tạo
dòng nước tuần hoàn trong quá trình ấp bằng máy bơm nước. Các bình ấp được để
trên khay ấp có giá đỡ được đặt trên bể composite.
* Kỹ thuật thu và ấp trứng
Sau khi ghép cặp 4 ngày, cá được kiểm tra và thu trứng. Khi thu trứng, hai
người dùng giai làm lưới để kéo cá, dùng vợt mau vớt trứng trong giai cho vào khay
plastic và kiểm tra miệng cá cái có ngậm trứng hay không. Nếu cá cái có ngậm
trứng thì rũ trứng từ miệng cá vào vợt để thu hết trứng.
Trứng sau khi thu được đem về phòng ấp và ấp theo qui trình ấp trứng trên
khay với hệ thống nước tuần hoàn. Nhiệt độ nước ấp trứng 28 - 300
C, lưu tốc nước
0,3 – 0,35m/s. Trứng hoặc cá bột thu được của từng tổ hợp lai sẽ được để riêng ở
mỗi khay. Loại bỏ các chất cặn bã và đếm trứng bằng phương pháp siphon.
Xác định trứng phôi ở giai đoạn nào để ấp theo đúng giai đoạn đó. Quá trình
ấp trứng cá rô phi được chia làm 2 bước
Trứng: được chia làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Trứng vừa mới đẻ, hình quả lê, màu vàng nhạt. Giai đoạn này
trứng được ấp trong bình ấp, dòng nước trong quá trình ấp có vận tốc 0,3 - 0,35 m/s.
Bình ấp được để trên khay đặt trên giá đỡ dưới bể composite (Hình 2.3).
23
Hình 2.3. Ấp trứng cá Rô phi đỏ bằng bình ấp.
- Giai đoạn 2: Trứng chuyển màu vàng đậm, lúc này trứng phôi có điểm mắt
nhưng chưa rõ, ấp trong bình như ở giai đoạn1.
- Giai đoạn 3: Phôi đã phát triển nhưng chưa nở, xuất hiện 2 điểm mắt và có
đuôi, đây là dấu hiệu cho biết phôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cá bột. Lúc này
chuyển ra khay ấp nhằm tránh ma sát và tránh sự va đập khối noãn hoàng của cá bột
vào thành bình.
- Giai đoạn 4: Cá bột vừa mới nở, bơi vòng tròn, dưới bụng còn khối noãn
hoàng to, chuyển sang ấp trong khay.
Cá bột: ở giai đoạn này cá chưa hết noãn hoàng.
- Cá bột 1 ngày tuổi: có màu vàng xậm, khối noãn hoàng to, ít hoạt động.
- Cá bột 2 ngày tuổi: có màu vàng xậm, khối noãn hoàng tiêu hao bớt, thường
xuyên di chuyển không định hướng và thường ở đáy khay (Hình 2.4).
- Cá bột 3 ngày tuổi: có màu vàng nhạt, khối noãn hoàng teo nhỏ, thường bơi
lội có định hướng trên mặt nước.
24
Hình 2.4. Giai đoạn cá bột của cá rô phi đỏ.
* Chăm sóc và quản lý
Sử dụng hệ thống bể lọc (lọc cơ học) tuần hoàn trong quá trình ấp để tạo dòng
chảy và cung cấp đầy đủ oxy. Theo dõi những hoạt động của trứng và cá bột qua
từng giai đoạn để có cách xử lý kịp thời. Khi quan sát, cá vận động đều và nhanh thì
đó là dấu hiệu cá khỏe. Đối với những trứng nhạt màu hay cá bột nằm bất động, cần
hút bỏ để tránh làm ô nhiễm nước.
Trong giai đoạn phôi đang phát triển (chưa nở), cần lưu ý đến vận tốc nước
trong bình ấp, tránh tạo dòng chảy có vận tốc cao làm tràn trứng ra ngoài, cũng
không thể để dòng chảy quá yếu không đủ lực đảo lộn trứng làm cho trứng dễ tổn
thương. Ở giai đoạn cá bột chưa hết noãn hoàng, không để dòng chảy quá mạnh dễ
gây va đập khối noãn hoàng vào thành khay và thường xuyên hút những con bột đã
chết ra ngoài. Trong quá trình ấp, nếu phát hiện trứng hay cá bột chết nhiều thì cho
tắm trong dung dịch formol với nồng độ 3 giọt/khay/10 phút (0,3 ppm). Sau đó, xác
định tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột.
Khi cá bột hết noãn hoàng, chủ động cung cấp thức ăn cho cá 4 lần/ngày bằng
thức ăn mịn (có 40% đạm). Cuối ngày, loại bỏ thức ăn thừa và chất thải của cá
nhằm đảm bảo tốt môi trường cho cá, giúp cá tăng trưởng tốt và hạn chế mầm bệnh.
Cá bột được tiếp tục nuôi 2 - 10 ngày trong bể.
25
2.3.4. Ương riêng rẽ từng tổ hợp lai
Sau 2 - 10 ngày nuôi trong bể, cá được chuyển xuống giai đặt dưới ao để tiếp
tục ương. Để không có sự khác biệt lớn về khối lượng của cá giữa các gia đình
trong cùng một tổ hợp và giữa các tổ hợp lai với nhau, trong quá trình ương phải
chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình trong cùng một tổ hợp với nhau.
Quá trình gom cá con của từng tổ hợp lai được thực hiện qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nuôi riêng rẽ theo từng gia đình trong các giai (1,5×2,0×1,0 m)
đặt dưới ao. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho
ăn 3 lần. Cá được ương ở giai đoạn này khoảng hơn 2 tuần thì đạt đến kích cỡ an
toàn cho việc chuẩn hóa mật độ và gom cá con.
Giai đoạn 2: Chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình có cùng tổ
hợp lai theo từng nhóm nhỏ có cùng độ tuổi hoặc kích cỡ. Tổng số lượng cá con
được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 2200 con. Các nhóm nhỏ được nuôi
trong giai (3,0×5,0×1,0m) đặt dưới ao (Hình 2.5). Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng
thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần.
Hình 2.5. Các tổ hợp lai được ương trong giai đặt dưới ao.
26
Giai đoạn 3: Sau khi ương nuôi các nhóm nhỏ đến kích cỡ đồng đều thì chuẩn
hóa mật độ lần 2 và gom các nhóm nhỏ trong cùng một tổ hợp lai. Tổng số lượng cá
con được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 1150 con. Các tổ hợp lai được tiếp
tục nuôi trong giai 3,0×5,0×1,0 m. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có
32% đạm, ngày cho ăn 3 lần.
Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian chuẩn hóa mật độ và gom các nhóm
nhỏ trong cùng một tổ hợp lai để đạt được mức độ đồng đều về ngày tuổi và nhằm
tránh sự khác biệt lớn về kích cỡ của các nhóm nhỏ trong cùng 1 tổ hợp lai và giữa
các tổ hợp lai với nhau. (Phụ lục 1).
2.3.5. Đánh dấu cá
Dùng vợt vớt cá ương trong giai đặt dưới ao cho vào thùng plastic (thể tích 70
lít) có chứa nước và chuyển cá đến hệ thống bể xi măng. Tại đây, cá trong thùng
plastic được cung cấp đầy đủ oxy qua ống dẫn được phát ra từ máy thổi khí (Hình
2.6). Để cá không bị nhiễm trùng khi đánh dấu, dùng cồn 900
để sát trùng tay, dao
vi phẫu, dấu PIT và các thiết bị liên quan đến quy trình đánh dấu.
Hình 2.6. Cá được chuẩn bị để đánh dấu.
Nhóm đánh dấu cá gồm có 4 người, mỗi người làm một công việc để đánh dấu
được số lượng lớn cá trong một thời gian ngắn nhằm giảm tối thiểu sự khác biệt
27
giữa các tổ hợp lai. Trong đó, nhiệm vụ của người thứ nhất là dùng máy dò dấu PIT
(hiệu AEG ID) kết nối với máy tính để nhập số ID và số liệu về khối lượng, chiều
dài, màu sắc vào phần mềm quản lý dữ liệu Micosoft Excel (Hình 2.7). Người thứ
hai bắt cá vào khay (có một ít nước để hạn chế mất nhớt) đặt trên cân điện tử để cân
khối lượng cá (Hình 2.8A). Sau khi cân, cá được chuyển vào khay thứ hai (có một
ít nước). Người thứ ba sử dụng thước plastic có chiều dài 20cm để đo chiều dài
tổng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân (Hình 2.8C, B) và đọc màu sắc của cá. Chiều
dài tổng là chiều dài lớn nhất của cơ thể được tính từ đầu đến cuối cơ thể. Nó là
khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi
đuôi. Chiều dài chuẩn được đo từ mút đầu của cá (miệng) đến cuống vi đuôi (khớp
vi đuôi và cơ thể cá). Vị trí này có thể nhận biết rõ khi bẻ đuôi cá sang 2 bên, một
rãnh nhỏ được hình thành. Chiều cao thân được xác định là khoảng cách giữa mặt
lưng và mặt bụng tại điểm rộng nhất của cơ thể.
A . Dấu PIT B. Dò số ID của dấu PIT
Hình 2.7. Dấu PIT dùng để đánh dấu cá Rô phi đỏ.
A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá C. Đo chiều cao thân cá
Hình 2.8. Cân, đo cá khi đánh dấu.
28
Màu sắc của cá được đánh giá bằng mắt thường. Trên cơ thể cá có thể có
nhiều màu khác nhau (hồng, đỏ, cam…) đôi khi có lẫn đốm đen. Vì vậy cần đọc
màu theo quy tắc, màu nào chiếm tỷ lệ lớn sẽ được ưu tiên đọc trước, màu nhạt hơn
sẽ đọc sau. Nếu cá không có đốm đen được xem là màu thuần và được xếp vào
nhóm 1. Trong trường hợp cá có đốm đen dưới 5% diện tích bề mặt cơ thể cá sẽ
được xếp vào nhóm 2. Nếu cá có đốm đen từ 5% diện tích bề mặt cơ thể cá trở lên
sẽ được xếp vào nhóm 3.
Sau khi đo và đọc màu, cá được chuyển đến người thứ 4 để đánh dấu PIT.
Người này dùng dao mổ rạch một đường nhỏ khoảng 1mm trên cơ bụng cách vây
bụng khoảng 1cm và qua đó đẩy dấu PIT vào trong xoang bụng cá (Hình 2.9).
Quy trình đánh dấu được tiến hành lần lượt cho từng tổ hợp lai. Đánh dấu hết
tổ hợp lai này rồi đến tổ hợp lai khác, cứ thế cho đến hết 16 tổ hợp lai.
A. Vị trí vết mổ B. Đánh dấu PIT vào xoang bụng cá
Hình 2.9. Đánh dấu cá Rô phi đỏ.
Tổng số cá đánh dấu là 12000 con của 16 tổ hợp lai. Trong đó, số lượng cá
đánh dấu của mỗi tổ hợp lai là 760 con. Sau khi đánh dấu, cá được thả vào môi
trường nước muối (2 - 3%) và oxytetracylin (10 – 15mg/l) để diệt khuẩn làm vết
thương mau lành. Sau 15 - 20 phút, cá được thả vào bể xi măng có cung cấp khí để
theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng lưu tồn dấu trong vòng 7 – 10 ngày. Sau
đó, cá được chuyển nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn.
29
2.3.6. Nuôi cộng đồng để đánh giá tốc độ tăng trưởng
Sau khi đánh dấu, cá được thả nuôi cộng đồng trong 2 loại môi trường nước
ngọt và nước lợ mặn để đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên sự sinh trưởng của
từng tổ hợp lai. Môi trường nước ngọt được chọn nuôi tại Trung tâm Quốc gia
Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. Môi trường nước lợ mặn được chọn nuôi tại
Trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu – Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải
(phường Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu) thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản II. Mỗi môi trường nuôi gồm 16 tổ hợp lai, nuôi trong cùng một ao (diện tích
2000 m2
) để loại bỏ khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường.
2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Cái Bè - Tiền Giang
Nuôi tăng trưởng 16 tổ hợp lai trong cùng một ao theo phương pháp GIFT
[32] trong hơn 5 tháng (từ ngày 18 tháng 11 năm 2011 đến ngày 10 tháng 5 năm
2012). Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong cùng một ao (2000 m2
) để loại bỏ
khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường (Hình 2.10). Tổng số cá thả
nuôi là 6000 con, số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con.
Hình 2.10. Nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai tại Trung tâm Quốc gia Giống
Thủy sản Nước ngọt Nam bộ.
30
* Chăm sóc và quản lý
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (7 giờ và 16 giờ) bằng thức ăn viên công nghiệp, có
30 – 35% đạm ở nhiều vị trí khác nhau trong ao nuôi để giảm khả năng ảnh hưởng
của thức ăn lên các tính trạng khảo sát. Khẩu phần bằng 3 –7 % khối lượng thân.
Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng là: 1,5 mm, 2 mm và 3 mm theo từng giai đoạn
phát triển của cá (Bảng 2.3). Có sự phối trộn các kích cỡ viên thức ăn khác nhau
trong giai đoạn chuyển thức ăn từ kích cỡ nhỏ sang thức ăn có kích cỡ lớn hơn.
Điều tiết lượng thức ăn theo tình hình sức khỏe của cá và sự biến động môi trường
của ao nuôi.
Bảng 2.3. Thức ăn cho cá nuôi cộng đồng của 16 tổ hợp lai.
Tháng nuôi Kích cỡ thức ăn (mm) Lượng thức ăn (%)
01 1,5 5 - 7
02 2 3 - 5
03 2 3 - 5
04 3 3 - 5
05 3 Theo sức ăn của cá
Nước trong ao được duy trì ở mức 1,5 - 2 m; định kỳ thay nước 2 lần/tháng và
thay liên tục hàng ngày trong thời gian con nước lớn, mỗi lần thay 30% thể tích
nước ao. Ngoài ra, thay nước ao nuôi khi các chỉ tiêu môi trường không đạt yêu cầu.
Hàng tháng, cân mẫu khoảng 100 con để kiểm tra sự tăng trưởng của cá để
điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khoảng 3 - 4 ngày đo các chỉ tiêu môi
trường ao nuôi (hàm lượng oxy hòa tan, pH, NO2, NH3...) (Phụ lục 2) và khảo sát
bệnh của cá để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 3).
2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Bạc Liêu
Trước khi thả nuôi cộng đồng, cá được thuần hóa ở độ mặn 15 ‰ và 25 ‰,
trong bể composite 25 m3
theo 2 phương pháp:
31
Phương pháp 1: tăng độ mặn nước bể lên dần với mức 4 ‰/ngày (trong 03
ngày nâng độ mặn của nước bể lên từ 0 ‰ đến 15 ‰ và sau 7 ngày độ mặn đạt mức
25 ‰).
Phương pháp 2: đưa trực tiếp cá vào môi trường nuôi ở độ mặn 15 ‰.
Nuôi tăng trưởng sau khi thuần dưỡng cá ở độ mặn trong 3 tuần. Quá trình
nuôi cũng tương tự như nuôi tại Cái Bè. Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong
cùng một ao (2000 m2
), độ mặn của nguồn nước trong ao lúc thả nuôi là 10 ‰.
Tổng số cá nuôi là 6000 con, trong đó số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con. Thời
gian nuôi tăng trưởng bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 2011 đến ngày 22 tháng 5
năm 2012.
Chăm sóc và quản lý
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (8 giờ và 16 giờ), khẩu phần 3 – 5% khối lượng
thân, thức ăn viên công nghiệp có 30 % đạm. Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng: 1,5
mm; 2 mm và 3 mm tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá.
Thay nước 2 lần/tháng theo thủy triều và tùy thuộc vào sự chênh lệch độ mặn
của ao nuôi với nguồn cấp nước ở sông. Chỉ thay nước khi độ mặn có sự chênh lệch
không quá 4 ‰.
Định kỳ thu mẫu (30 ngày/lần) và ghi nhận lại chỉ tiêu khối lượng để kiểm tra
sự tăng trưởng của cá. Lắp hệ thống thổi không khí để cung cấp oxy cho cá từ tháng
thứ tư của thời gian nuôi. Hàng tuần đo và kiểm tra các yếu tố môi trường (Oxy hòa
tan, nhiệt độ, pH và độ mặn) để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 4).
2.3.7. Thu thập số liệu và xử lý số liệu
2.3.7.1. Thu thập số liệu
Sau quá trình nuôi cộng đồng đến ngày 10 tháng 5 năm 2012 (sau hơn 5
tháng) thì thu hoạch cá ở Cái Bè và ngày 25 tháng 5 năm 2012 thu hoạch cá ở Bạc
Liêu.
32
* Chuẩn bị
Cải tạo một ao có diện tích 2000m2
để chuyển cá sau khi đánh bắt để thu thập
số liệu. Chuẩn bị máy vi tính để quản lý số liệu, máy dò dấu PIT để nhận dạng các
cá thể của tổ hợp lai, cân điện tử để xác định khối lượng cá, bàn đo cá để xác định
chiều dài cá và thước cặp du xích (530 - Mitutoyo) để đo chiều cao và độ dày thân
cá, đồng thời chuẩn bị 2 bể composite có thể tích 1,5m3
để chứa cá khi cân, đo.
* Cách tiến hành
Tháo bớt nước trong ao nuôi cộng đồng, chừa mực nước trong ao còn khoảng
1 - 1,2m để tiện cho việc đánh bắt. Sau đó, dùng lưới kéo cá cho vào giai 3×5×1m
đặt dưới ao có lắp hệ thống thổi khí để trữ cá khi cân, đo. Số lượng cá trữ vừa đủ để
thu thập số liệu cho một buổi (khoảng 300 con). Cá trong giai được bắt lên cho vào
bể compositecó chứa nước, gây mê tạm thời bằng hóa chất ethylene glycol phenyl
ether (nồng độ 0,25mg/l) để tiện cho việc cân, đo. Sau khi gây mê khoảng 3 - 5
phút, cá được dò dấu PIT để xác định số ID, cân khối lượng, đo chiều dài tổng,
chiều dài chuẩn, chiều cao thân, bề dày và xác định màu sắc của cá. Quy trình này
gồm có 4 người thực hiện. Người thứ nhất nhập số liệu thu thập vào phần mềm
Microsoft Excel của máy tính. Người thứ hai dùng máy dò dấu PIT kết nối với máy
tính để máy ghi ID của dấu PIT trong xoang bụng cá (Hình 2.11).
Người thứ ba có nhiệm vụ bắt giữ cá để hỗ trợ cho người dò dấu PIT. Sau khi
dò dấu, cá được cho vào khay (có một ít nước) đã đặt sẵn trên cân điện tử để cân
khối lượng cá (Hình 2.12A). Sau đó, cá được chuyển lên bàn đo để người thứ tư đo
chiều dài, chiều cao thân, độ dày thân; kiểm tra màu sắc và giới tính của cá (Hình
2.12B, C, D).
Sau khi cân đo, cá được chuyển vào bể composite thứ hai có chứa nước và
được cung cấp đầy đủ oxy để giảm tress cho cá. Sau khoảng 30 phút, cá được
chuyển xuống ao đã được chuẩn bị sẵn để tiếp tục nuôi, chuẩn bị cho công tác chọn
giống sau này. Quy trình thu thập số liệu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ cá
nuôi cộng đồng trong ao được đánh bắt hết để thu thập số liệu.
33
A. Dò dấu PITtrong xoang bụng B. Nhập dữ liệu vào máy vi tính
Hình 2.11. Dò dấu PIT trong xoang bụng cá.
A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá
C. Đo chiều cao thân cá D. Đo bề dày thân cá
Hình 2.12. Cân, đo cá khi thu hoạch.
34
2.3.7.2. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Micosoft Exel và được xử
lý thống kê bằng phân tích GLM (General Linear Model - Mô hình tuyến tính tổng
quát) trong phần mềm SAS.
35
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nuôi vỗ để lai hỗn hợp giữa 4 dòng cá nhập nội
Dòng cá F1-Ecuador được nuôi vỗ vào giữa tháng 06 năm 2011, dòng
Malaysia, Thái lan và Đài loan được nuôi vỗ vào đầu tháng 07 năm 2011. Số lượng
cá nuôi vỗ của mỗi dòng là 100 cá đực và 200 cá cái. Khối lượng trung bình của cá
nuôi vỗ đối với cá đực khoảng 500 gam, đối với cá cái khoảng 400 gam. Tuy nhiên,
dòng cá F1-Ecuador có khối lượng cao hơn rất nhiều so với khối lượng trung bình
(800 gam ở cá đực và 600 gam ở cá cái) (Bảng 3.1). Sự chênh lệch về khối lượng
quá lớn giữa dòng F1-Ecuador và 3 dòng còn lại (dòng Malaysia, dòng Thái lan và
dòng Đài loan) là do dòng F1-Ecuador đã hơn 2 năm tuổi, 3 dòng còn lại dưới 1
năm tuổi.
Tỷ lệ thành thục của 4 dòng cá cao (75 - 85% ở cá đực và 85 - 90% ở cá cái).
Tỷ lệ sống của dòng cá F1-Ecuador thấp (75% ở cá đực và 70% ở cá cái). Trong
quá trình bắt cặp cho sinh sản, do sự bất lợi của môi trường tác động cùng lúc với
thao tác liên tục (chọn cá bố mẹ, ghép cặp, thu trứng) trong thời gian ngắn nên một
lượng cá bố mẹ bị chết. Tuy nhiên, số lượng hao hụt là nhỏ và nằm trong phạm vi
cho phép nên không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ để cho lai hỗn hợp của 4 dòng cá rô phi đỏ.
Stt Vật liệu
Khối lượng
trung bình
(gam)
Số lượng
nuôi vỗ
(con)
Số lượng
thành thục
(con)
Tỷ lệ
thành thục
(%)
Tỷ lệ sống
(%)
Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái
1 F1-Ecuador 800 600 100 200 78 172 78,0 86,0 75,0 70,0
2 Malaysia 490 370 100 200 80 170 80,0 85,0 85,0 80,0
3 Thái lan 470 310 100 200 85 180 85,0 90,0 83,0 85,0
4 Đài loan 470 300 100 200 75 180 75,0 90,0 90,0 80,0
36
3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai
Thời gian ghép cặp cho sinh sản của 16 tổ hợp dao động từ 18 ngày đến 40
ngày và cá sinh sản từ 3 đợt đến 5 đợt. Do ba dòng cá Malaysia, Thái lan và Đài
loan là cá mới trưởng thành nên một số cá cái có tham gia sinh sản nhưng chất
lượng trứng của gia đình tạo ra không đạt hiệu quả về số lượng so với yêu cầu của
nghiên cứu (trên 100 cá con/gia đình).
Bảng 3.2. Kết quả ghép cặp - lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai.
Stt
Phép lai
Thời gian sinh sản Số
đợt
thu
Số cặp
sinh
sản
Số gia
đình
thành
công
Số lượng cá
bột/gia đình
(con) ± SD
Bắt đầu và
kết thúc
Số
ngày
1 FD x FD 21/7 – 12/8 22 4 11 11 680,0 ± 299,9
2 FD x ME 21/7 – 12/8 22 4 14 13 1084,2 ± 828,5
3 FD x MM 21/7 – 8/8 18 3 14 13 1081,0 ± 703,1
4 FD x MT 21/7 – 23/8 32 5 12 10 614,5 ± 328,8
5 FE x MD 21/7 – 12/8 22 4 12 11 823,7 ± 682,2
6 FE x ME 21/7 – 12/8 22 4 11 11 501,7 ± 327,2
7 FE x MM 21/7 – 12/8 22 4 13 13 1003,5 ± 619,9
8 FE x MT 21/7 – 12/8 22 4 14 13 671,7 ± 528,5
9 FM x MD 21/7 – 23/8 32 5 18 15 948,2 ± 698,3
10 FM x ME 21/7 – 23/8 32 5 14 13 676,0 ± 303,8
11 FM x MM 21/7 – 31/8 40 5 14 10 951,4 ± 308,5
12 FM x MT 21/7 – 12/8 22 4 17 15 815,3 ± 545,6
13 FT x MD 21/7 - 23/8 32 5 10 10 887,6 ± 640,5
14 FT x ME 21/7 – 31/8 40 4 10 10 695,6 ± 463,2
15 FT x MM 21/7 - 23/8 32 5 12 12 927,3 ± 493,0
16 FT x MT 21/7 - 23/8 32 4 10 9 623,0 ± 404,5
Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn
37
Đề tài đã chọn được 189 gia đình từ 205 cá cái tham gia sinh sản với số lượng
cá con đạt yêu cầu cho mục đích nghiên cứu, tổ hợp thấp nhất có 9 gia đình và tổ
hợp nhiều nhất là 15 gia đình. Số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 793
con, gia đình có cá bột nhiều nhất là 2537 con và thấp nhất là 119 con. Tổ hợp lai có
số lượng cá bột trung bình cao nhất là FD x ME (1084 con) và thấp nhất là tổ hợp
lai FE x ME (502 con) (Bảng 3.2). Kết quả này so với kết quả sinh sản của cá rô phi
vằn thế hệ 12 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thì tương đối cao hơn. Ở cá
rô phi vằn thế hệ 12 cho số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 695 con, gia
đình có số lượng cá bột nhiều nhất là 4315 con và thấp nhất là 4 con.
Bảng 3.3. Kết quả ấp trứng của 16 tổ hợp lai.
Stt Tổ hợp lai
Tỷ lệ thụ tinh
(%) ± SD
Tỷ lệ nở
(%) ± SD
Tỷ lệ sống cá bột
(%) ± SD
1 FD x FD 88,8 ± 16,2 94,8 ± 19,9 80,0 ± 21,5
2 FD x ME 94,6 ± 10,3 90,4 ± 20,0 85,1 ± 18,8
3 FD x MM 85,3 ± 26,2 95,5 ± 10,8 86,9 ± 15,3
4 FD x MT 84,0 ± 24,1 90,5 ± 11,5 80,9 ± 16,5
5 FE x MD 89,6 ± 19,2 92,0 ± 10,1 71,0 ± 21,3
6 FE x ME 78,1 ± 17,6 84,2 ± 19,3 65,1 ± 26,4
7 FE x MM 91,8 ± 11,6 89,3 ± 12,6 72,2 ± 21,4
8 FE x MT 73,2 ± 26,0 91,7 ± 14,9 80,2 ± 15,2
9 FM x MD 85,4 ± 21,0 91,4 ± 9,0 83,9 ± 16,8
10 FM x ME 87,0 ± 21,1 87,9 ± 18,5 86,9 ± 11,6
11 FM x MM 94,0 ± 5,8 92,0 ± 7,1 88,8 ± 9,2
12 FM x MT 87,0 ± 20,1 88,1 ± 10,7 74,0 ± 20,8
13 FT x MD 90,6 ± 19,8 85,2 ± 19,3 76,0 ± 23,9
14 FT x ME 94,3 ± 11,1 93,4 ± 11,1 84,7 ± 10,2
15 FT x MM 87,9 ± 18,1 86,8 ± 22,4 88,4 ± 19,0
16 FT x MT 90,7 ± 15,0 98,6 ± 3,4 81,5 ± 22,5
Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn
38
Trung bình tỷ lệ thu tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của 16 tổ hợp khá cao, đạt trên
80%.Tổ hợp lai FD x ME có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (94,6%) và tổ hợp lai FE x MT
có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất (73,2%). Tỷ lệ nở cao nhất là tổ hợp lai FD x MM (95,5%)
và thấp nhất là tổ hợp lai FE x ME. Tổ hợp lai FM x MM có tỷ lệ sống của cá bột
cao nhất (88,8%) và tổ hợp lai FE x ME có tỷ lệ sống của cá bột thấp nhất (65,1%)
(Bảng 3.3). Kết quả này và kết quả sinh sản của cá rô phi vằn thế hệ 12 tại Viện
nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II là ngang nhau. Ở rô phi vằn thế hệ 12 có tỷ lệ thụ
tinh là 87,7%, tỷ lệ nở là 91,0% và tỷ lệ sống của cá bột là 80,2%.
Như vậy, tổ hợp lai FE x ME có kết quả trung bình về số lượng cá bột của mỗi
gia đình và trung bình về tỷ lệ sống của cá bột là thấp nhất. Điều này có nguyên
nhân là dòng cá F1-Ecuador có độ tuổi lớn hơn (2 năm) và cá được nuôi lưu giữ
trong thời gian 6 tháng (thu hoạch tháng 11 năm 2010).
3.3. Kết quả ương cá con của 16 tổ hợp lai
Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian gom các nhóm nhỏ lại trong cùng
một tổ hợp lai từ 35 ngày đến 55 ngày sau khi nuôi để đạt mức độ đồng đều về ngày
tuổi của các tổ hợp lai và trong cùng một tổ hợp lai. Độ tuổi trung bình của các tổ
hợp từ lúc kết thúc sinh sản đến khi gom theo cụm là tương đồng. Kết quả này do
16 tổ hợp được cho sinh sản đồng loạt trong cùng thời điểm. Trung bình số ngày
tuổi của 16 tổ hợp sau khi gom chung là 57 ngày. Đây là yếu tố quan trọng mà đề
tài đã đạt được nhằm tránh sự khác biệt về ngày tuổi giữa 16 tổ hợp lai dẫn đến sự
khác biệt về khối lượng giữa các tổ hợp lai khi đánh dấu.
3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu để nuôi tăng trưởng ở môi trường
nước ngọt và nước lợ mặn
3.4.1. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước ngọt
Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng
trưởng tại môi trường nước ngọt, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp
39
20,4 gam, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x ME (25,3
gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FM x MM (14,2 gam) (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước ngọt.
Stt
Tổ hợp
lai
KLTB
(gam)
(±SD)
CDT (cm)
(±SD)
CDC
(cm)
(±SD)
CCT
(cm)
(±SD)
Màu sắc
(đơn vị
màu 1,2,3)
(±SD)
1 FD x FD 21,2 ± 8,0 10,5 ± 1,3 8,4 ± 1,0 3,2 ± 0,5 1,54 ± 0,63
2 FD x ME 25,3 ± 10,3 11,0 ± 1,7 8,9 ± 1,2 3,6 ± 0,5 1,68 ± 0,68
3 FD x MM 24,8 ± 7,8 11,2 ± 1,2 9,0 ± 0,9 3,6 ± 0,5 1,40 ± 0,54
4 FD x MT 21,7 ± 9,1 10,8 ± 1,4 8,6 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,61 ± 0,72
5 FE x MD 22,0 ± 8,9 10,6 ± 1,4 8,7 ± 3,7 3,2 ± 0,6 1,59 ± 0,69
6 FE x ME 23,5 ± 12,4 10,7 ± 1,8 8,5 ± 1,4 3,4 ± 0,7 1,69 ± 0,78
7 FE x MM 21,9 ± 5,8 10,7 ± 1,0 8,5 ± 0,8 3,2 ± 0,4 1,64 ± 0,71
8 FE x MT 24,3 ± 9,1 10,8 ± 1,3 8,8 ± 1,1 3,5 ± 0,5 1,43 ± 0,62
9 FM x MD 15,5 ± 5,0 9,8 ± 1,0 7,8 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,46 ± 0,56
10 FM x ME 20,0 ± 6,3 10,3 ± 1,2 8,3 ± 1,0 3,4 ± 0,5 1,66 ± 0,70
11 FM x MM 14,2 ± 4,5 9,4 ± 1,0 7,5 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,43 ± 0,57
12 FM x MT 19,6 ± 5,6 10,5 ± 1,3 8,5 ± 0,9 3,4 ± 0,4 1,47 ± 0,59
13 FT x MD 16,9 ± 8,0 10,1 ± 4,2 7,9 ± 1,2 3,0 ± 0,6 1,66 ± 0,68
14 FT x ME 19,8 ± 7,8 10,3 ± 1,3 8,3 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,60 ± 0,57
15 FT x MM 16,5 ± 6,8 9,9 ± 1,2 8,0 ± 1,0 3,1 ± 0,5 1,63 ± 0,64
16 FT x MT 18,7 ± 6,9 10,3 ± 1,2 8,1 ± 1,0 3,0 ± 0,4 1,55 ± 0,56
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân.
đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn,
3.4.2. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước lợ mặn
40
Bảng 3.5. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng
ở môi trường nước lợ mặn.
Stt
Tổ hợp
lai
KLTB
(gam)
(±SD)
CDT (cm)
(±SD)
CDC
(cm)
(±SD)
CCT
(cm)
(±SD)
Màu sắc
(đơn vị
màu 1,2,3)
(±SD)
1 FD x FD 13,4 ± 4,7 9,1 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,8 ± 0,4 1,25 ± 0,53
2 FD x ME 16,2 ± 6,7 9,5 ± 1,3 7,7 ± 1,1 3,0 ± 0,5 1,56 ± 0,75
3 FD x MM 18,6 ± 7,0 10,0 ± 1,2 8,1 ± 1,2 3,2 ± 0,5 1,30 ± 0,54
4 FD x MT 12,6 ± 4,2 9,0 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,7 ± 0,4 1,49 ± 0,75
5 FE x MD 14,5 ± 5,5 9,2 ± 1,2 7,4 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,41 ± 0,57
6 FE x ME 16,0 ± 7,3 9,2 ± 1,4 7,4 ± 1,2 3,1 ± 0,6 1,66 ± 0,74
7 FE x MM 16,0 ± 4,2 9,6 ± 0,9 7,7 ± 0,7 3,0 ± 0,3 1,62 ± 0,73
8 FE x MT 15,1 ± 5,1 9,3 ± 1,1 7,5 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,44 ± 0,68
9 FM x MD 13,2 ± 4,6 8,9 ± 1,1 7,2 ± 0,9 2,7 ± 0,5 1,53 ± 0,66
10 FM x ME 15,1 ± 4,7 9,4 ± 1,1 7,5 ± 0,9 3,0 ± 0,4 1,76 ± 0,78
11 FM x MM 13,1 ± 4,0 8,9 ± 1,0 7,1 ± 0,8 2,7 ± 0,3 1,49 ± 0,72
12 FM x MT 13,9 ± 4,2 9,2 ± 0,9 7,4 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,40 ± 0,59
13 FT x MD 12,9 ± 6,3 8,8 ± 1,4 7,0 ± 1,2 2,7 ± 0,5 1,43 ± 0,63
14 FT x ME 15,1 ± 6,0 9,4 ± 1,3 7,5 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,62 ± 0,73
15 FT x MM 14,4 ± 7,3 9,3 ± 1,3 7,4 ± 1,1 2,9 ± 0,6 1,49 ± 0,64
16 FT x MT 14,2 ± 5,6 9,0 ± 1,2 7,2 ± 1,0 2,8 ± 0,5 1,33 ± 0,54
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao than,
đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn
Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng
trưởng tại môi trường nước lợ mặn, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp
lai 14,7 gam. Trong đó, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x
MM (18,6 gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FD x MT (12,6 gam) (Bảng 3.5).
41
3.5. Kết quả thuần dưỡng ở độ mặn và nuôi tăng trưởng trong môi
trường lợ mặn – quy mô thí nghiệm
Tỷ lệ sống của cá từ lúc đánh dấu đến 30 ngày nuôi đạt hơn 86,4 % ở thí
nghiệm tăng dần độ mặn lên 15 ‰ và 80,4 % ở thí nghiệm tăng dần độ mặn lên 25
‰. Trong đó, tỷ lệ sống đạt cao nhất (87,4 %) ở thí nghiệm cho cá vào trực tiếp ở
độ mặn 15 ‰, kết quả cho thấy về sự thích nghi của cá Rô phi đỏ trong môi trường
nước lợ mặn là rất tốt.
Thời gian nuôi tăng trưởng của thí nghiệm thuần dưỡng ở độ mặn 15 ‰ là 25
ngày và thời gian nuôi tăng trưởng ở thí nghiệm có độ mặn 25 ‰ là 28 ngày. Khối
lượng trung bình của cá tăng lên 0,196 gam/ngày cho thí nghiệm trực tiếp 15 ‰;
khối lượng trung bình của cátăng 0,216 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn
lên đến 15 ‰ và 0,207 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn lên đến 25 ‰.
Kết quả cho thấy, mặc dù cá được nuôi với quy mô thí nghiệm nhưng mức độ tăng
trưởng của cá là ngang bằng với cá không chọn giống được người dân nuôi trong ao
(cá nuôi ao có khối lượng 6g/con (160 con/kg) nuôi trong 25 ngày đạt 12g/con (80
con/kg), thông tin cá nhân từ người nuôi). Điều này khẳng định sản phẩm cá con từ
16 tổ hợp lai có khả năng thích nghi và sự tăng trưởng là rất tốt trong môi trường
nước lợ mặn và so với cá không chọn giống bên ngoài.
3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi
trường nước ngọt và lợ mặn
3.6.1. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi
trường nước ngọt
Đề tài thu được 4110 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp lai là 257
con, tỷ lệ sống trung bình của các tổ hợp là 67,6%. Trong đó, tổ hợp lai FTx MT có
tỷ lệ sống cao nhất (77,9%). Các tổ hợp lai FT x MD, FD x MD, FT x ME và FT x
MM cũng có tỷ lệ sống khá cao so với trung bình (trên 76%). Tổ hợp lai có tỷ lệ
sống thấp nhất là FE x ME (51,3%) (Bảng 3.6).
42
Bảng 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường
nước ngọt.
Stt Tổ hợp lai
Số
lượng
thu
(con)
Thời gian
nuôi tăng
trưởng
(ngày)
(± SD)
KLTB
(gam)
(± SD)
CDT
(cm)
(± SD)
Màu sắc
(đơn vị
màu1,2,3)
(± SD)
Tỷ lệ
sống
(%)
1 FD x FD 293 160,0 ± 3,3 286,7 ± 83,8 24,4 ± 2,5 1,5 ± 0,54 77,1
2 FD x ME 243 162,1 ± 3,8 297,9 ± 86,0 24,3 ± 2,2 1,64 ± 0,61 64,0
3 FD x MM 240 176,3 ± 4,4 328,2 ± 79,4 25,2 ± 1,5 1,55 ± 0,61 63,2
4 FD x MT 254 155,9 ± 6,1 274,9 ± 76,6 24,2 ± 2,2 1,58 ± 0,64 66,8
5 FE x MD 251 156,9 ± 4,4 340,5 ± 94,5 25,3 ± 2,2 1,49 ±0,58 66,1
6 FE x ME 195 153,1 ± 2,6 350,2 ± 92,7 25,5 ± 2,2 1,77 ± 0,72 51,3
7 FE x MM 229 174,4 ± 4,0 350,9 ± 89,7 25,4 ± 2,0 1,71 ± 0,64 60,3
8 FE x MT 247 160,6 ± 3,9 316,8 ± 91,2 24,5 ± 2,3 1,65 ± 0,57 65,0
9 FM x MD 228 154,4 ± 1,1 282,1 ± 79,1 24,0 ± 2,1 1,63 ± 0,61 60,0
10 FM x ME 220 152,9 ± 9,0 338,1 ± 99,9 24,9 ± 2,4 1,68 ± 0,66 57,9
11 FM x MM 271 149,6 ± 5,9 314,3 ± 83,4 24,7 ± 2,0 1,49 ± 0,57 71,3
12 FM x MT 252 169,1 ± 5,9 275,6 ± 76,9 24,2 ± 2,1 1,62 ± 0,64 66,3
13 FT x MD 291 153,8 ± 5,1 286,4 ± 83,6 24,3 ± 2,3 1,67 ± 0,61 76,6
14 FT x ME 295 146,7 ± 3,9 314,5 ± 89,5 24,6 ± 2,3 1,73 ± 0,66 77,6
15 FT x MM 300 153,2 ± 4,3 286,3 ± 83,8 24,2 ± 2,2 1,68 ± 0,63 79,0
16 FT x MT 301 155,1 ± 6,5 268,5 ± 70,2 23,6 ± 2,0 1,60 ± 0,50 79,2
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn
3.6.2. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi
trường nước lợ mặn
Đề tài thu được 3936 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp là 246 con,
tỷ lệ sống trung bình của mỗi tổ hợp là 64,7%. Trong đó, tổ hợp lai FD x ME có tỷ
lệ sống cao nhất (75,5%), tổ hợp lai có tỷ lệ sống thấp nhất là FM x MD và FM x
MM (51,6%). Các tổ hợp lai FM x ME, FT x MD và FT x ME có tỷ lệ sống trên
trung bình khá cao (trên 70%) (Bảng 3.7).
43
Bảng 3.7. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường
nước lợ mặn.
Stt Tổ hợp lai
Số
lượng
thu
(con)
Thời gian
nuôi tăng
trưởng
(ngày)
(± SD)
KLTB
(gam)
(± SD)
CDT
(cm)
(± SD)
Màu sắc
(đơn vị
màu:1,2,3)
(± SD)
Tỷ lệ
sống
(%)
1 FD x FD 259 194,0 ± 0,8 156,5 ± 47,6 20,8 ± 2,3 1,23 ± 0,51 68,2
2 FD x ME 287 195,0 ± 0,8 199,1 ± 58,6 22,0 ± 2,1 1,48 ± 0,70 75,5
3 FD x MM 218 197,1 ± 1,7 177,0 ± 47,3 21,3 ± 1,8 1,28 ± 0,52 57,4
4 FD x MT 262 192,9 ± 0,8 180,0 ± 53,8 21,5 ± 2,0 1,45 ± 0,74 69,0
5 FE x MD 251 193,0 ± 1,0 212,6 ± 57,3 22,2 ± 2,0 1,32 ± 0,51 66,1
6 FE x ME 247 192,4 ± 1,4 228,6 ± 68,8 22,3 ± 2,3 1,73 ± 0,74 65,0
7 FE x MM 249 195,9 ± 0,7 212,3 ± 59,7 22,1 ± 1,8 1,63 ± 0,73 65,5
8 FE x MT 255 194,2 ± 1,2 206,0 ± 59,3 22,0 ± 1,9 1,49 ± 0,67 67,1
9 FM x MD 196 186,8 ± 0,7 160,6 ± 52,6 20,6 ± 2,2 1,51 ± 0,68 51,6
10 FM x ME 266 188,4 ± 1,3 228,9 ± 61,5 22,7 ± 1,9 1,63 ± 0,72 70,0
11 FM x MM 196 185,8 ± 0,7 160,9 ± 49,7 20,7 ± 2,0 1,37 ± 0,64 51,6
12 FM x MT 213 194,9 ± 0,9 183,1 ± 44,0 21,6 ± 1,6 1,37 ± 0,58 56,1
13 FT x MD 267 191,0 ± 0,8 166,0 ± 53,5 20,9 ± 2,2 1,42 ± 0,62 70,3
14 FT x ME 280 185,6 ± 1,1 204,4 ± 60,2 22,0 ± 2,1 1,60 ± 0,70 73,7
15 FT x MM 241 187,9 ± 0,7 186,1 ± 53,9 21,7 ± 2,0 1,49 ± 0,61 63,5
16 FT x MT 249 192,0 ± 0,8 167,5 ± 48,4 20,7 ± 2,0 1,33 ± 0,51 65,5
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2:
đốm ít, 3: đốm nhiều,
44
Bảng 3.8. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng
khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt.
Stt
Tổ hợp
lai
KLTB
(gam)
(± SE)
CDT
(cm)
(± SE)
CDC
(cm)
(± SE)
CCT
(cm)
(± SE)
Màu sắc
(đơn vị
màu:1,2,3)
(± SE)
1 FD x FD 286,7 ± 5,0de
24,4 ± 0,1defg
19,8 ± 0,1bcd
7,8 ± 0,1d
1,51 ± 0,03n
2 FD x ME 298,2 ± 6,2d
24,3 ± 0,2efg
19,7 ± 0,1cde
8,0 ± 0,1cd
1,64 ± 0,04h
3 FD x MM 328,2 ± 5,4bc
25,2 ± 0,1ab
20,5 ± 0,1a
8,2 ± 0,1bc
1,55 ± 0,04m
4 FD x MT 275,1 ± 4,9ef
24,2 ± 0,1fg
19,6 ± 0,1cde
7,6 ± 0,1d
1,58 ±0,04l
5 FE x MD 340,8 ± 6,5ab
25,3 ± 0,2a
20,5 ± 0,1a
8,4 ± 0,1a
1,49 ± 0,04o
6 FE x ME 349,7 ± 8,8a
25,4 ± 0,2a
20,4 ± 0,8a
8,5 ± 0,1a
1,77 ± 0,07a
7 FE x MM 350,9 ± 7,3a
25,4 ± 0,2a
20,6 ± 0,1a
8,4 ± 0,1a
1,71 ± 0,05c
8 FE x MT 316,8 ± 5,9c
24,5 ± 0,2def
19,9 ± 0,1bc
8,1 ± 0,1bc
1,65 ± 0,04g
9 FM x MD 282,3 ± 5,9ef
24,2 ± 0,2g
19,4 ± 0,1e
7,7 ± 0,1d
1,63 ± 0,05i
10 FM x ME 338,1 ± 8,7ab
24,9 ± 0,2bc
20,1 ± 0,2b
8,4 ± 0,1a
1,68 ± 0,06d
11 FM x MM 313,5 ± 5,6c
24,7 ± 0,1cd
20,1 ± 0,1b
8,0 ± 0,1c
1,49 ± 0,04p
12 FM x MT 274,9 ± 5,8ef
24,2 ± 0,2fg
19,5 ± 0,1de
7,7 ± 0,1d
1,62 ± 0,05j
13 FT x MD 286,4 ± 4,7de
24,3 ± 0,1efg
19,6 ± 0,1cde
7,7 ± 0,1d
1,67 ± 0,04f
14 FT x ME 314,5 ± 5,7c
24,6 ± 0,1cde
19,9 ± 0,1bc
8,2 ± 0,1b
1,73 ± 0,04b
15 FT x MM 286,3 ± 5,1de
24,2 ± 0,1efg
19,7 ± 0,1cde
7,7 ± 0,1d
1,68 ± 0,04e
16 FT x MT 268,6 ± 4,2f
23,6 ± 0,1h
19,1 ± 0,1f
7,6 ± 0,1d
1,60 ± 0,03k
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE:
sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều.
Bảng 3.8 cho thấy tổ hợp lai FE x MM tăng trưởng tốt nhất trong môi trường
nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Xếp hạng 3 là
tổ hợp lai FE x MD và tổ hợp lai FM x ME được xếp hạng 4. Tuy nhiên, sự khác
biệt của hai tổ hợp lai FE x MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp
lai FE x MD và FM x ME không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Về màu sắc,
các tổ hợp lai có ít đốm là FE x MD và FM x MM, tổ hợp lai có đốm nhiều nhất là
FE x ME.
45
Bảng 3.9. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng
khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn.
Stt Tổ hợp lai
KLTB
(gam)
(± SE)
CDT
(cm)
(± SE)
CDC
(cm)
(± SE)
CCT
(cm)
(± SE)
Màu sắc (đơn
vị màu:1,2,3)
1 FD x FD 156,5 ± 3,2f
20,8 ± 0,2e
16,7 ± 0,1f
7,0 ± 0,1h
1,23 ± 0,03p
2 FD x ME 199,1 ± 3,7c
22,0 ± 0,1bc
17,8 ± 0,1bc
7,7 ± 0,1cd
1,48 ± 0,04h
3 FD x MM 177,0 ± 3,5de
21,3 ± 0,1d
17,3 ± 0,1e
7,3 ± 0,1fg
1,28 ± 0,04o
4 FD x MT 180,0 ± 3,6d
21,5 ± 0,1d
17,4 ± 0,1e
7,4 ± 0,1f
1,45 ± 0,05i
5 FE x MD 212,6 ± 3,9b
22,2 ± 0,1b
18,0 ± 0,1b
7,8 ± 0,1abc
1,32 ± 0,03n
6 FE x ME 228,6 ± 4,8a
22,3 ± 0,2b
18,1 ± 0,1b
8,0 ± 0,1a
1,73 ± 0,05a
7 FE x MM 212,3 ± 4,1b
22,1 ± 0,1b
17,8 ± 0,1bc
7,9 ± 0,1ab
1,63 ± 0,05c
8 FE x MT 206,0 ± 4,0bc
22,0 ± 0,1bc
17,9 ± 0,1b
7,6 ± 0,1de
1,49 ± 0,05f
9 FM x MD 160,6 ± 4,2f
20,6 ± 0,2e
16,6 ± 0,1f
7,1 ± 0,1gh
1,51 ± 0,05e
10 FM x ME 228,9 ± 4,1a
22,7 ± 0,1a
18,4 ± 0,1a
8,0 ± 0,1a
1,63 ± 0,04b
11 FM x MM 160,9 ± 3,7f
20,7 ± 0,2e
16,7 ± 0,1f
7,1 ± 0,1h
1,37 ± 0,05k
12 FM x MT 183,1 ± 3,5d
21,6 ± 0,1d
17,5 ± 0,1de
7,5 ± 0,1ef
1,37 ± 0,05l
13 FT x MD 166,0 ± 3,5f
20,9 ± 0,2e
16,9 ± 0,1f
7,1 ± 0,1h
1,42 ± 0,04j
14 FT x ME 204,4 ± 3,8bc
22,0 ± 0,1bc
17,8 ± 0,1bcd
7,8 ± 0,1bcd
1,60 ± 0,04d
15 FT x MM 186,1 ± 3,8d
21,7 ± 0,1cd
17,6 ± 0,1cde
7,4 ± 0,1f
1,49 ± 0,04g
16 FT x MT 167,5 ± 3,3ef
20,7 ± 0,1e
16,7 ± 0,1f
7,1 ± 0,1gh
1,33 ± 0,04m
Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE:
sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều.
Bảng 3.9 cho thấy tổ hợp lai FM x ME tăng trưởng tốt nhất trong môi trường
nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Tổ hợp lai FE
x MD có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 3 và xếp hạng thứ 4 là tổ hợp lai FE x
MM. Tuy nhiên, sự khác biệt nhau về tốc độ tăng trưởng giữa hai tổ hợp lai FE x
MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai FE x MD và FM x ME
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Ở bảng 3.9 còn cho thấy, tổ hợp lai có
màu sắc ít đốm nhất là FD_MD và tổ hợp lai có màu sắc nhiều đốm nhất là FE x
ME.
46
Như vậy, tổ hợp lai FE x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng
nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 4 ở môi
trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp lai FM x ME có tốc độ tăng trưởng tốt nhất
ở môi trưởng lợ mặn nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng
thứ 4. Hai tổ hợp lai FE x FE và FD x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai
môi trường nước ngọt và lợ mặn.
3.7. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên các dòng cá
rô phi đỏ nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn
3.7.1. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên dòng cá rô phi
đỏ nuôi trong môi trường nước ngọt
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng
cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước ngọt.
Stt Tổ hợp lai
KLTB
(gam)
H%
(gam)
CDT
(cm)
H%
(cm)
Màu sắc
(đơn vị
màu: 1,2,3)
H% (đơn vị
màu:1,2,3)
1 FD x FD 286,7 - 24,4 - 1,51 -
2 FD x ME 298,2 - 6,3 24,3 - 2,6 1,64 0,0
3 FD x MM 328,2 9,4 25,2 2,4 1,55 3,3
4 FD x MT 275,1 - 0,9 24,2 0,5 1,58 1,3
5 FE x MD 340,8 2,9 25,3 0,9 1,49 -9,2
6 FE x ME 349,7 - 25,4 - 1,77 -
7 FE x MM 350,9 5,8 25,4 1,5 1,71 4,9
8 FE x MT 316,8 2,5 24,5 - 0,1 1,65 -2,4
9 FM x MD 282,3 - 6,0 24,2 - 1,5 1,63 8,7
10 FM x ME 338,1 2,0 24,9 - 0,7 1,68 3,1
11 FM x MM 313,5 - 24,7 - 1,49 -
12 FM x MT 274,9 - 5,6 24,2 0,00 1,62 4,5
13 FT x MD 286,4 3,2 24,3 1,0 1,67 7,1
14 FT x ME 314,5 1,7 24,6 0,2 1,73 2,4
15 FT x MM 286,3 - 2,8 24,2 - 0,9 1,68 3,1
16 FT x MT 268,6 - 23,6 - 1,60 -
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ
Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ

More Related Content

What's hot

Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh học
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk   hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh họcDự án nhà máy sản xuấtphân bón npk   hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh học
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh họcLập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)dinhthit39
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 

What's hot (20)

Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
Thử nghiệm các phương pháp đánh giá khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn...
 
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0... Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
Dự án Nhà máy phân bón NPK và Phân hữu cơ vi sinh Con cò vàng tỉnh Long An 0...
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
Lập dự án Nhà máy sản xuất Máy phát điện năng lượng mặt trời 0903034381
 
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh học
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk   hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh họcDự án nhà máy sản xuấtphân bón npk   hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh học
Dự án nhà máy sản xuấtphân bón npk hữu cơ vi sinh & thuốc bvtv –thuốc sinh học
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
 
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzyme xylanase và tinh sạch bằng sắc ký lọc ...
 
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
Sàng lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp thu muối v...
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành sinh vật học phân lập và khảo sát các đặc tính c...
 
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên QuangLuận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
 
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằmĐề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
Đề tài: Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu cao chiết từ Dâu tằm
 
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 

Similar to Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ

Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ (20)

Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
 
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khíLuận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanhNghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất hạt điều tẩm trà xanh
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng NamLuận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
Luận án: Biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Đánh giá vật liệu ban đầu để chọn giống cá Rô phi đỏ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _________________________ Võ Thanh Phương ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BAN ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis spp.) THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH _________________________ Võ Thanh Phương ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BAN ĐẦU PHỤC VỤ CHỌN GIỐNG CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis spp.) THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm Mã số : 60 42 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH TS. NGUYỄN VĂN SÁNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả này là nhờ các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và làm đề tài nghiên cứu khoa học này. Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Sáng và PGS. TS. Nguyễn Tường Anh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi có được kiến thức như ngày nay là nhờ công ơn to lớn của quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi. Nhân đây, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả quý thầy cô đã cung cấp cho tôi kiến thức. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở GD - ĐT Bạc Liêu và Ban giám hiệu Trường THPT Lê Thị Riêng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học Cao học và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ, quý thầy cô Khoa Sinh học và Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt 2 năm học Cao học tại đây. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể anh, chị em Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi làm đề tài nghiên cứu ở đây. Nhân đây tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của cha mẹ, anh chị em ở hai bên gia đình và tất cả các bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian tôi học Cao học và làm luận văn này.
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3 1.1. Nguồn gốc và phân loại cá rô phi................................................................................3 1.2. Đặc điểm sinh học cá rô phi........................................................................................5 1.3. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ........................................................................................8 1.4. Một số chương trình chọn giống trên cá rô phi...........................................................9 1.5. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá rô phi đỏ .........................................................10 1.6. Phương pháp thành lập quần thể ban đầu cho các đối tượng chọn giống thủy sản...12 1.7. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá ............................................14 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................18 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................................18 2.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................18 Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN.............................................................................35 3.1. Kết quả nuôi vỗ để lai hỗn hợp giữa 4 dòng cá nhập nội..........................................35 3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai......................................................36 3.3. Kết quả ương cá con của 16 tổ hợp lai......................................................................38 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt và nước lợ mặn...............................................................................................................................38 3.5. Kết quả thuần dưỡng ở độ mặn và nuôi tăng trưởng trong môi trường lợ mặn – quy mô thí nghiệm ..................................................................................................................41 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt và lợ mặn...................................................................................................................................41 3.7. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên các dòng cá rô phi đỏ nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn......................................................................................46 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................49 1. Kết luận........................................................................................................................49 2. Đề nghị.........................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................51 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................i
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái [6]. ......................................7 Bảng 2.1. Các cấp độ thành thục của cá rô phi cái và thời gian tương ứng đến khi cá đẻ [32].............................................................................................................20 Bảng 2.2. Phép lai tạo nên 16 tổ hợp cá từ bốn dòng cá rô phi đỏ...................21 Bảng 2.3. Thức ăn cho cá nuôi cộng đồng của 16 tổ hợp lai. ..........................30 Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ để cho lai hỗn hợp của 4 dòng cá rô phi đỏ. .........35 Bảng 3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai. ...........................36 Bảng 3.3. Kết quả ấp trứng của 16 tổ hợp lai...................................................37 Bảng 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt.............................................................................................39 Bảng 3.5. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước lợ mặn.........................................................................................40 Bảng 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt...................................................................................................................42 Bảng 3.7. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn...............................................................................................................43 Bảng 3.8. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt..................................................44 Bảng 3.9. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn..............................................45 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước ngọt...............................................................46 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước lợ mặn...........................................................47
  • 6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bàn đo cá..................................................................................14 Hình 1.2. Các loại dấu từ và máy dò dấu cầm tay ...................................17 Hình 2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt dưới ao..................................19 Hình 2.2. Cho cá sinh sản trong bể xi măng. ...........................................21 Hình 2.3. Ấp trứng cá Rô phi đỏ bằng bình ấp. .......................................23 Hình 2.4. Giai đoạn cá bột của cá rô phi đỏ.............................................24 Hình 2.5. Các tổ hợp lai được ương trong giai đặt dưới ao. ....................25 Hình 2.6. Cá được chuẩn bị để đánh dấu. ................................................26 Hình 2.7. Dấu PIT dùng để đánh dấu cá Rô phi đỏ. ................................27 Hình 2.8. Cân, đo cá khi đánh dấu. ..........................................................27 Hình 2.9. Đánh dấu cá Rô phi đỏ.............................................................28 Hình 2.10. Nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. ..................................................................29 Hình 2.11. Dò dấu PIT trong xoang bụng cá. ..........................................33 Hình 2.12. Cân, đo cá khi thu hoạch........................................................33
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) có tên gọi thông thường là cá Điêu hồng. Đây là kiểu hình cá đang được các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ưa chuộng và đang được phát triển nuôi rộng rãi với hình thức nuôi đa dạng như nuôi đơn trong ao đất; trong lồng, bè hay nuôi ghép với các loài cá khác. Điểm nổi bật của cá Rô phi đỏ là vảy trên thân có màu vàng đậm hoặc nhạt, hay màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có vảy màu vàng, màu hồng xen lẫn những vảy màu đen. Cá Rô phi đỏ được quan tâm và phát triển có lẽ do màu sắc của nó thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là người Hoa. Ngoài màu đỏ được ưa chuộng, cá Rô phi đỏ còn có một ưu điểm khác là phía trong thành bụng không có màu đen như những cá rô phi thuần chủng [1]. Cá Rô phi đỏ thường được bán cao giá hơn cá rô phi vằn hoặc cá rô phi đen [20], [23], [27], [31]. Do vậy cá Rô phi đỏ được nuôi phổ biến tại châu Á, Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, cá Rô phi đỏ là đối tượng nuôi phổ biến ở Nam Bộ, có lẽ chỉ sau cá tra [10]. Tuy nhiên, chất lượng con giống cá Rô phi đỏ đang trong tình trạng thoái hóa do các cơ sở sản xuất giống chọn cá bố mẹ từ nguồn cá thương phẩm và do đặc tính mắn đẻ của loài nên hiện nay giống cá Rô phi đỏ tại đây có tốc độ tăng trưởng thấp và khả năng kháng bệnh kém, do đó làm tăng chi phí sản xuất. Thêm vào đó, cá có màu sắc không thuần nhất, đôi khi lẫn nhiều đốm đen đã làm giảm giá trị của sản phẩm. Để phát triển nghề nuôi cá Rô phi đỏ một cách có hiệu quả và bền vững, ngoài việc giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ thì việc tạo con giống có chất lượng cao để tăng năng suất, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh là rất cần thiết. Để có được con giống có chất lượng cao thì cần phải chọn giống. Trước khi tiến hành chọn giống, nhà chuyên môn cần phải thành lập quần thể ban đầu với độ da dạng di truyền cao, có tính trạng quan tâm tốt. Qua đó, nhà chuyên môn phải đánh giá được vật liệu ban đầu để phục vụ cho công tác chọn giống lâu dài.
  • 8. 2 Đề tài “Đánh giá vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) theo tính trạng tăng trưởng tại Việt Nam” nhằm tạo ra con giống có chất lượng cao để cung cấp cho người nuôi. Đề tài luận văn Cao học này là một nội dung của đề tài cấp Nhà nước - “Đánh giá các thông số di truyền và hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.), 2010 – 2012” thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 2. Mục tiêu của đề tài Nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nuôi trong môi trường nước ngọt và lợ mặn. 3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá biểu hiện của các tính trạng (tốc độ tăng trưởng, màu sắc và tỷ lệ sống) của các 16 tổ hợp lai từ 4 dòng cá Rô phi nhập nội.
  • 9. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc và phân loại cá rô phi 1.1.1. Nguồn gốc cá rô phi So với các loài cá khác, cá rô phi sớm gần gũi với con người hơn. Hình ảnh cá rô phi đã có ở các bức khắc trên đá trong các kim tự tháp ở Ai Cập. Cá rô phi cũng được con người đưa vào nuôi đầu tiên vào năm 1924 và sau đó được nuôi rộng rãi trên thế giới vào những năm 1940 - 1950, nhất là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, thậm chí chỉ vài chục năm gần đây nghề nuôi cá rô phi mới thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nói chung, cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi [13]. 1.1.2. Phân loại cá rô phi Năm 1964, người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, đến nay con số đã lên đến khoảng 80 loài, trong đó chỉ có trên 10 loài có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Loài cá rô phi bé nhất là Tilapia grahami ở hồ Magadi của Kênya (châu Phi), khi thành thục cá chỉ dài 5cm và nặng 13 gam. Loài cá rô phi có cỡ lớn nhất là rô phi vằn Oreochromis niloticus, gốc ở hồ Rudol (nằm ở ranh giới giữa 3 nước: Kênya, Êtiôpi và Suđăng) cá có thể đạt chiều dài trên 64cm và nặng tới 7 kg [13]. Cá rô phi thuộc Bộ cá vược (Perciformes), họ cá Rô phi (Cichlidae). Cá rô phi đã được đổi tên gọi nhiều lần. Cho đến năm 1968, tất cả những loài cá rô phi có một chấm đen ở cuối vây lưng (chấm tilapia) đều được xếp chung vào một giống Tilapia và đến năm 1973, Trewavas đề nghị tách thành hai giống mới: thứ nhất là giống Tilapia bao gồm các nhóm cá rô phi ăn thực vật bậc cao, đẻ ở đáy, lược mang thưa. Giống thứ hai bao gồm những loài cá rô phi ăn phiêu sinh thực vật, cả cá đực và cá cái đều ấp trứng và con trong miệng được gọi là Sarotherodon. Đại diện cho giống này là rô phi vằn và rô phi đen. Tuy nhiên dựa theo cơ sở di truyền và tập tính sinh sản thì hiện nay có 3 giống rô phi, đó là giống Tilapia, giống Sarotherodon và giống
  • 10. 4 Oreochromis. Cá thuộc giống Oreochromis chỉ có cá cái ấp trứng và cá bột trong miệng. Những loài cá rô phi hiện đang được nuôi phổ biến là Oreochromis mossambicus (rô phi đen), Oreochromis niloticus (rô phi vằn hay rô phi sông Nil – Nile Tilapia) và Oreochromis aureus (rô phi xanh - Blue Tilapia). * Loài O. mossambicus: toàn thân phủ vảy. Vảy ở phần lưng có màu xám tro đậm hoặc xanh đen nhạt, phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Trên thân có từ 6 - 8 vạch sắc tố màu xanh đen xen lẫn sắc tố màu tím chạy từ lưng tới bụng. Những vạch sắc tố ở các vây không rõ ràng. Tuy nhiên do công tác quản lý giống không tốt nên hiện nay không còn cá rô phi đen thuần chủng. * Loài O. niloticus: toàn thân phủ vảy. Vảy ở phần lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu vàng nhạt. Trên lưng có từ 6 - 8 vạch sắc tố chạy từ lưng tới bụng. Các vạch sắc tố ở các vây đuôi, vây lưng rõ ràng [6]. 1.1.3. Nguồn gốc cá rô phi đỏ Cá Rô phi đỏ thường có cha là dạng đột biến (mutant) lặn màu đỏ của loài Oreochromis mossambicus. Còn mẹ thì cũng cùng giống ấy nhưng có thể thuộc những loài khác. Vì vậy, cá Rô phi đỏ không có tên loài cụ thể mà có thể gọi tên giống của những con cá này là Oreochromis. Tất cả chúng có cái tên tiếng Anh là Red Tilapia – Rô phi đỏ [1]. Cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) lần đầu tiên được phân lập ở Đài Loan trong những năm 70 của thế kỷ trước từ thế hệ lai giữa con màu đỏ O. mossambicus với con màu hoang dạicủa rô phi từ sông Nil O. niloticus [1]. Từ phát hiện này, một quần thể cá Rô phi đỏ đầu tiên được phát triển tại Viện Nghiên cứu Thủy sản Đài Loan [24]. Có nhiều dòng rô phi đỏ, ngoài dòng Rô phi đỏ Đài Loan như đã nói còn có những dòng khác như Rô phi đỏ Florida được tạo ra bằng cách lai giữa 2 loài cá rô phi, đó là cá rô phi xanh (O. aureus) x cá rô phi Zanzibar (O. urolepis hornorum) [19]. Một dòng Rô phi đỏ khác từ Mỹ là con lai của rô phi xanh (O. aureus) x rô phi
  • 11. 5 vằn (O. niloticus). Rô phi đỏ dòng từ Philippines có nguồn gốc từ Singapore. Ở vương quốc Anh có dòng Stirling Red Niloticus [1]. Do vậy, các tác giả ([30], [31]) khi đề cập đến cá Rô phi đỏ chỉ trích dẫn là con lai của cá rô phi đen hoặc cá rô phi vằn mà không giải thích gì thêm. Tóm lại, cá Rô phi đỏ không phải là một loài cá rô phi riêng biệt mà chỉ là con lai giữa hai (tối đa 4) loài cá rô phi khác nhau thuộc giống Oreochromis. 1.2. Đặc điểm sinh học cá rô phi 1.2.1. Đặc điểm dinh dưỡng Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của cá rô phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra, cá rô phi còn sử dụng trực tiếp những thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm; các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá [6]. 1.2.2. Đặc điểm sinh sản Cá có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ). Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3 - 0,6m, đáy ao có ít bùn để làm tổ. Đường kính tổ phụ thuộc vào kích thước con đực. Sau khi làm tổ xong, cá tự ghép đôi và đẻ trứng. Cá đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng là 20 - 30 ngày. Số trứng trong một lần đẻ phụ thuộc vào kích thước cá cái, cá càng lớn số trứng đẻ ra trong một lần càng nhiều và ngược lại. Trung bình một cá cái có trọng lượng 200 - 250 gam đẻ được 1000 - 2000 trứng [6]. Ở miền Bắc, cá rô phi không sinh sản khi nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Những cá thể có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 năm có số lần đẻ nhiều hơn so với những cá thể già từ 2 năm tuổi trở đi. Quan sát buồng trứng cá rô phi cho thấy, trong buồng trứng lúc nào cũng có trứng ở các giai đoạn khác nhau [5]. Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng trong miệng và cá con mới nở trong miệng (cá con được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng
  • 12. 6 và nuôi con, cá cái không bắt mồi, vì vậy cá không lớn. Cá chỉ bắt mồi trở lại khi đã giải phóng hết cá con trong miệng [6]. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái Có 3 nguyên tắc chính để phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau của đặc điểm sinh dục chính (tức đặc điểm sinh dục sơ cấp), đặc điểm sinh dục phụ (đặc điểm sinh dục thứ cấp) và đặc điểm hình thái do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. Đặc điểm sinh dục sơ cấp chính là tinh sào và buồng trứng cùng hệ thống ống dẫn và lỗ niệu sinh dục. Đến mùa sinh sản, đa số cá đực thành thục có tinh và dễ dàng phóng thích tinh dịch khi được vuốt nhẹ bụng từ phía đầu hướng về phía đuôi. Cá cái thành thục tốt thì có bụng to, mềm, lỗ sinh dục cá có màu hồng và hơi cương lên. Tuy nhiên, những cá trưởng thành trong thời gian ngoài mùa sinh sản thì khó phân biệt đực cái theo các đặc điểm trên. Người ta có thể phân biệt đực cái theo số lỗ phía bụng của cá. Ở các loài cá xương, con đực có ống dẫn tinh và ống niệu (ống dẫn nước tiểu) hợp lại thành một trước khi thoát ra ngoài. Ở cá cái, ống dẫn trứng và ống niệu có lỗ thoát ra ngoài độc lập. Vì thế nếu quan sát kỹ có thể thấy bụng cá cái có 3 lỗ kể từ phía đầu là hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu. Ở cá đực, phía trước là hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh dục chung ở phía sau [2]. Đến thời kỳ thành thục, các đặc điểm sinh dục phụ (đặc điểm sinh dục thứ cấp) của cá rô phi vằn rất rõ, có thể dễ dàng phân biệt được cá đực và cá cái. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực và vây đuôi, khi đó cá cái có màu hơi vàng. Cá cái có xoang miệng hơi trễ xuống. Ở cá đực có lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn; đầu thoát lỗ niệu dạng lồi, hình nón dài và nhọn. Ở cá cái có lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn; lỗ niệu và lỗ sinh dục gần nhau, dạng tròn hơi lồi và không nhọn (Bảng 1.1).
  • 13. 7 Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái [6]. Đặc điểm phân biệt Cá rô phi đực Cá rô phi cái Đầu To và nhô cao. Nhỏ, hàm dưới trề ra do phải ngậm trứng và con. Màu sắc Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ. Màu nhạt hơn. Cơ quan sinh dục Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn. Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn. Hình dạng huyệt Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, hình nón dài và nhọn Dạng tròn, hơi lồi và không nhọn như cá đực 1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng Sau một tháng tuổi, cá con có thể đạt trọng lượng 2 - 3 gam/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 - 12 gam/con. Cá cái chậm lớn hơn sau khi sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường. Vì vậy, trong đàn cá rô phi thì bao giờ cá đực cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi, cá rô phi vằn đực có thể đạt 200 - 250 gam/con và cá cái có thể đạt 150 - 200 gam/con [6]. 1.2.4. Cá Rô phi đỏ Cá Rô phi đỏ được phân biệt dễ dàng với các kiểu hình cá rô phi khác theo màu sắc. Vảy trên thân cá Rô phi đỏ có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt, hoặc đỏ hồng cũng có thể gặp những cá có màu vàng, màu hồng xen lẫn những vảy màu đen nhạt [6]. Ngoại hình cá Rô phi đỏ cũng tương tự như cá rô phi vằn ở các chỉ tiêu hình thái đo đếm như chiều cao thân, chiều dài đầu, đường kính mắt, số gai cứng vây lưng, số tia vây lưng mềm, số tia vây hậu môn và số cung mang [28]. Ngoài ra, các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của cá Rô phi đỏ cũng giống như cá rô phi vằn. Đặc biệt, dòng Rô phi đỏ Florida (O. urolepis hornorumx O. mossabicus) có thể chịu được độ mặn đến 37 ‰. Cá nuôi ở độ mặn càng cao ít hiếu chiến, ít bị thương tích,
  • 14. 8 có tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh hơn so với cá được nuôi ở độ mặn thấp [1]. Ngoài ra, cá Rô phi đỏ còn có một số đặc điểm nổi trội như: - Chịu ngưỡng oxy thấp tới 0,45 mg/l. - Chịu được pH: 5 - 9, thích hợp nhất là 6,8 - 8,3. - Chịu được trong một thời gian ngắn ở nhiệt độ thấp, đến 70 C và cao nhất là 400 C; ngưỡng nhiệt độ bình thường 18 - 350 C, thích hợp nhất là 25 - 320 C. - Tốc độ lớn khá cao: nuôi năm đầu đạt 0,5 - 0,6 kg/con, năm thứ hai đạt 0,9 - 1,0 kg/con. Chất lượng thịt ngon hơn cá rô phi lai xanh – vằn. Trong chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trọng 3,2 - 4 gam/ngày [7]. 1.3. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ 1.3.1. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ trên Thế giới Mặc dù có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng cá rô phi đã được di giống và nuôi thương phẩm ở trên 100 nước trên thế giới. Hiện nay, cá rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nhóm cá chép. Sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn dinh dưỡng cho người nghèo. Tính đến năm 2007, sản lượng cá rô phi nuôi của thế giới là 2.121.010 tấn, gấp đôi năm 2001. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi dẫn đầu [12]. Cá Rô phi đỏ hiện được nuôi phổ biến tại Châu Á, Trung và Nam Mỹ. Theo Azhar, H. (2008) [15], tại Malaysia, cá Rô phi đỏ chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cá rô phi nuôi. Năm 1998, sản lượng cá Rô phi đỏ là 8.214 tấn và đến năm 2003 sản lượng đạt 20.061 tấn. 1.3.2. Tình hình nuôi cá Rô phi đỏ ở Việt Nam Năm 1994, Trường đại học Cần Thơ và Trường Đại học Nông nghiệp 4 thành phố Hồ Chí Minh nhập giống cá Rô phi đỏ từ Thái Lan, đến nay giống cá này đã được sản xuất nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,
  • 15. 9 Đồng Nai, Vĩnh Long… Cá Rô phi đỏ được nuôi trong bè (cỡ 6 x 6 x 3m) tại Đồng Tháp, với mật độ 100 - 150 con/m3 , dùng thức ăn công nghiệp (hệ số thức ăn là 2,0 - 2,2). Sau 8 - 10 tháng, cá đạt 0,5 - 1 kg/con, năng suất 5 - 8 tấn/bè. Năm 2001, Đồng Tháp xuất 100 tấn cá philê Rô phi đỏ sang Israel và Mỹ [7]. 1.4. Một số chương trình chọn giống trên cá rô phi Hiện đã có nhiều chương trình chọn giống được thực hiện trên cá rô phi. Chẳng hạn, chương trình chọn giống trên cá rô phi vằn (O. niloticus) dòng GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) tập trung vào tính trạng tăng trưởng, với nhiều phương pháp chọn lọc: chọn lọc cá thể [25], [26] hoặc chọn lọc gia đình [16] hoặc chọn lọc gia đình kết hợp với kỹ thuật luân chuyển cách ghép đôi cá thể [17]. Kết quả được các tác giả ghi nhận là chọn lọc cá thể trên cá rô phi không đem lại hiệu quả. Do vậy, cần phải áp dụng phương pháp chọn lọc gia đình. Trong số các chương trình chọn giống trên cá rô phi thì chương trình GIFT được biết nhiều nhất. Chương trình chọn giống thuộc dự án GIFT (nâng cao chất lượng di truyền cá rô phi nuôi) đã được Trung tâm quốc tế về quản lý nguồn lợi thủy sản thực hiện trong 10 năm (1988 – 1997) dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); có sự tham gia của Trung tâm Cá Thế giới (WorldFish Center), AKVAFORSK và một số cơ quan nghiên cứu Thủy sản Philippines [16], [29]. Trên cơ sở lai chéo giữa các quần thể O. niloticus tự nhiên ở châu Phi và các quần thể cá thuần hóa ở các quốc gia châu Á, kết quả chọn lọc đã tạo ra cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trưởng tăng 60% và tỷ lệ sống tăng 40% so với các dòng cá O. niloticus ở Philippines [32]. Trên cơ sở của dòng GIFT Philippines, việc chọn giống được tiếp tục thực hiện ở các quốc gia châu Á nhằm tạo ra các dòng cá có các biểu hiện và tính thích nghi tốt hơn. Cá rô phi dòng GIFT có khả năng chịu lạnh, một dòng cá do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I sản xuất, là kết quả chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng trên cá rô phi dòng GIFT [4].
  • 16. 10 Con giống đã cải thiện di truyền của dòng GIFT được phát tán để nuôi thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới [18], cũng như được phát tán để tiếp tục chọn giống ở các điều kiện địa phương khác nhau. Kết quả cho thấy cá rô phi dòng GIFT tăng trưởng cao hơn 40 – 60% so với cá rô phi sẵn có tại các địa điểm phát tán. Ngoài ra, chương trình chọn giống GIFT cũng cho thấy việc đầu tư vào chọn giống là có hiệu quả kinh tế, cũng như những hiệu quả to lớn khác về mặt xã hội mà cá rô phi vằn dòng GIFT mang lại [14]. 1.5. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá rô phi đỏ 1.5.1. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ trên Thế giới Năm 2004, trung tâm di truyền AKVAFORSK (AKVAFORSK Genetics Center AS – AFGC) đã thực hiện một chương trình chọn giống trên cá Rô phi đỏ tại Ecuador. Kết quả đã chọn lọc được 2 thế hệ. Quần thể cá Rô phi đỏ tại Ecuador được tập hợp từ 7 dòng cá khác nhau, bao gồm: dòng Colombia F3G, dòng Colombia F3S, dòng Israel, dòng Jamaica F3G, dòng mix reproduction, dòng Modercorp xdòng Colombia và dòng Tilapia Negra Estero. Việc lai giữa các dòng sau đó tạo ra các gia đình đầu tiên để chọn lọc. Mục tiêu của chương trình này là nâng cao tăng trưởng và tỷ lệ philê cho cá Rô phi đỏ nuôi trong vùng nước lợ, mặn (đến 25 ‰). Tuy nhiên, kết quả này hiện chưa được công bố [21]. Trung tâm cá Thế giới đã khảo sát sự khác biệt về mặt di truyền của tính trạng tăng trưởng đối với ba dòng cá Rô phi đỏ từ Malaysia, Thái Lan và Đài Loan. Kết quả cho thấy: dòng cá Malaysia tăng trưởng tốt nhất, sau đó đến dòng Đài Loan và cuối cùng là dòng Thái Lan. Sau khi khảo sát, các nhà chọn giống đã lai hỗn hợp nhằm đánh giá dòng, từ đó hình thành một quần thể hỗn hợp cá Rô phi đỏ phục vụcông tác chọn giống [15]. Một số chương trình chọn giống khác trên cá Rô phi đỏ theo phương pháp cá thể, tập trung vào tính trạng tăng trưởng và màu đỏ. Kết quả sau 3 thế hệ chọn lọc đã cải thiện đáng kể màu đỏ của cá mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.
  • 17. 11 Sau 5 thế hệ chọn lọc đã tăng được tỷ lệ cá đỏ trong quần thể ban đầu từ 5,6% lên đến 100% ở thế hệ thứ 5 [20]. 1.5.2. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ ở Việt Nam Cá Rô phi đỏ là một đối tượng nuôi được ưa chuộng hiện nay ở Việt Nam vì có màu sắc đẹp, thịt ngon và tăng trưởng nhanh. Cá được di nhập lần đầu tiên vào năm 1991 từ Thái Lan. Do nhu cầu ngày càng tăng, các dòng cá Rô phi đỏ Israel và Malaysia cũng đã được di nhập vào những năm 1995 - 1996. Nhiều cơ sở nuôi cũng đã nhập cá Rô phi đỏ từ Philippines và Cuba [11]. Cá Rô phi đỏ tại Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ cá thương phẩm. Tuy nhiên, các trại sản xuất giống và người nuôi thường có thói quen sử dụng các dòng cá hiện có mà không quan tâm đến nguồn gốc, sự biểu hiện các tính trạng và khả năng tái lập quần đàn nên chất lượng con giống đang trong tình trạng thoái hóa. Biểu hiện: cá tăng trưởng thấp, kháng bệnh kém đã làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, cá Rô phi đỏ hiện nay có màu không thuần, đôi khi lẫn nhiều đốm đen làm giảm giá trị của sản phẩm. Kết quả khảo sát cá Rô phi đỏ nuôi ở Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang cho thấy tần số xuất hiện cá có đốm đen trung bình là 2,4%; nhiều cơ sở nuôi ở Đồng Tháp, cá có tần số xuất hiện đốm đen lên đến 10%, đây là một biểu hiện phân ly tính trạng khi sử dụng con lai làm cá bố mẹ [4]. Do đó, nhu cầu chọn được con giống Rô phi đỏ có chất lượng (tăng trưởng nhanh, màu đỏ đẹp, tỷ lệ sống cao, sức khỏe tốt, ít bệnh) là một đòi hỏi cấp thiết của nghề nuôi cá Rô phi đỏ tại Nam Bộ [10]. 1.5.3. Hiện trạng về vật liệu chọn giống cá Rô phi đỏ tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đang có 4 dòng cá Rô phi đỏ nhập từ Ecuador, Malaysia, Đài loan và Thái lan.
  • 18. 12 - Dòng cá Ecuador nhập theo chương trình chọn giống cá rô phi năm 2008. Tổng số lượng cá nhập là 13000 con, thuộc 100 gia đình. Số lượng cá trung bình của mỗi gia đình là 130 con. - Dòng cá Malaysia được nhập theo chương trình chọn giống cá rô phi vào tháng 8 năm 2010, qua Trung tâm cá Thế giới. Tổng số cá nhập là 1200 con, thuộc 34 gia đình (35con/gia đình). - Dòng cá Thái lan và Đài loan được nhập theo chương trình chọn giống cá rô phi tháng 9 năm 2010, qua công ty tư nhân Nam Sai Farm của Thái Lan. Tổng số cá nhập là 1500 con (mỗi dòng gồm có 750 con). 1.6. Phương pháp thành lập quần thể ban đầu cho các đối tượng chọn giống thủy sản Trước khi tiến hành một chương trình chọn giống, nhà chuyên môn phải thành lập quần thể ban đầu. Quần thể này phải bao gồm số dòng tối đa có thể của loài được chọn lọc, ví dụ như tập hợp các dòng cá hiện diện ở nhiều địa phương khác nhau, từ nhiều thủy vực tự nhiên hoặc từ nhiều trại giống khác nhau. Số lượng dòng càng phong phú thì quần thể thu thập có độ đa dạng di truyền càng cao. Quần thể ban đầu có độ đa dạng di truyền cao sẽ cho hiệu quả chọn lọc tốt về lâu dài và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các tính trạng mới vào chương trình chọn giống theo nhu cầu thực tiễn [22]. Có hai phương pháp hình thành quần thể ban đầu cho chọn giống [22]: - Phương pháp thứ nhất là thu thập cá từ nhiều dòng khác nhau, sau đó cho lai ngẫu nhiên, không giới hạn giữa các dòng trong thế hệ đầu tiên. Đây là phương pháp được sử dụng để hình thành quần thể chọn giống cá hồi Đại Tây Dương, vốn được tập hợp từ các dòng cá của 40 con sông khác nhau tại Na Uy. - Phương pháp thứ hai là lai hỗn hợp giữa các dòng, sau đó chọn với cường độ thấp trong thế hệ chọn giống đầu tiên. Phương pháp này được sử dụng để hình thành quần thể cá rô phi vằn (O. niloticus) thuộc chương trình GIFT [16].
  • 19. 13 Sau khi có đầy đủ các dòng thì tiến hành lai hỗn hợp giữa các dòng với nhau và lai nội dòng. Mục đích lai hỗn hợp nhằm để đánh giá ưu thế lai của các tính trạng cần quan tâm (thường là tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống) của từng dòng và của con lai giữa các dòng. Nếu quần thể ban đầu có số lượng dòng là p thì sẽ có p2 tổ hợp lai khác nhau [22]. Chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Ai Cập, Ghana, Kenya và Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài loanvà Thái lan [16]. Quần thể cá Rô phi đỏ tại ENACA, Ecuador, được thu thập từ 7 dòng cá rô phi nuôi trên khắp khu vực Châu Mỹ La Tinh. Quần thể cá Rô phi đỏ của Trung tâm Cá Thế giới được thành lập từ 3 dòng cá Rô phi đỏ nuôi, xuất xứ từ Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. Chương trình chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II từ năm 2007. Đây là chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm cá thế giới và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Nguồn vật liệu thu thập trong năm 2007 bao gồm 3 dòng: dòng MêKong, dòng Đồng Nai và dòng Malaysia. Sau giai đoạn đánh giá dòng bằng cách lai hỗn hợp hoàn toàn giữa 3 dòng tôm cho 9 phép lai (6 phép lai khác dòng, 3 phép lai nội dòng). Kết quả nghiên cứu ở thế hệ G0 đã chọn lọc được 594 tôm bố mẹ có giá trị chọn giống cao nhất nằm trong 69 gia đình trong tổng số 79 gia đình còn đến khi thu hoạch, 69 gia đình này thuộc cả 9 tổ hợp lai. Trên cơ sở 594 tôm bố mẹ chọn lọc ở G0, đã tiến hành ghép cặp sản xuất gia đình giữa các cá thể cách xa nhau về mặt di truyền (phương pháp lai xa – genetically unrelated individuals) từ năm 2009 đến năm 2012 đã tạo ra được 4 thế hệ G1, G2, G3 và G4 với số lượng gia đình tương ứng là 104, 117, 144 và 130. Hiện tại, đàn tôm các gia đình G4 đã đánh dấu và đang nuôi cộng đồng phục vụ chon lọc vào cuối năm 2012. Trong năm 2012, hai quần đàn tôm tự nhiên từ Thái Lan và Myanmar được nhập nội, nuôi so sánh và tích hợp vào quần đàn chọn giống khi cần thiết là điều kiện để tăng biến dị cho quần đàn chọn giống [8].
  • 20. 14 1.7. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá 1.7.1. Phương pháp nghiên cứu hình thái cá 1.7.1.1. Nguyên lý trong đo mẫu cá Đo mẫu cá là một trong các phương pháp của nghiên cứu hình thái cá, tùy theo kích cỡ cá mà có các phương pháp đo thích hợp để có được các số liệu chính xác. Phương pháp căn bản là dùng bàn đo. Bàn đo được thiết kế bằng gỗ hay kim loại, bên trên bàn có gắn cố định một thước và phần đầu của bàn đo có một tấm chắn để khi đo đầu cá chạm vào tấm chắn này. Chiều dài của bàn đo tùy thuộc vào kích thước của cá dự kiến sẽ đo. Hình 1.1. Bàn đo cá Đối với các mẫu cá lớn (lớn hơn 50 cm) thì có thể dùng thước để đo, tuy nhiên đối với cá có kích thước nhỏ có thể dùng thước đo (caliper) hay thước có phân cỡ. Thông thường nên đo cá ngay tại nơi thu mẫu, lúc này cá còn tươi và ẩm. Những mẫu cá bị khô có thể rất khó đo chính xác vì cá có thể bị biến dạng, nhất là không thể kéo thẳng để đo. Trong trường hợp đo mẫu cá sống có kích cỡ lớn thì cần phải gây mê cá trong dung dịch Sandoz Ms 222 ở nồng độ thường dùng là 1/1000, hoặc có thể dùng dung dịch 2 - phenoxy ethanol với nồng độ 20 - 30 ml/100 lít nước [3]. 1.7.1.2. Đo chiều dài và khối lượng cá * Đo chiều dài cá
  • 21. 15 Thuật ngữ chiều dài của cá thường để chỉ chiều dài tổng cộng (chiều dài toàn thân) của cá. Ngoài ra còn có các khái niệm khác như chiều dài chuẩn và chiều dài chạc. Chiều dài chuẩn thường được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, tuy nhiên khi thu mẫu với số lượng lớn và cần phải đo nhanh cá ở hiện trường thì khó thực hiện chính xác. Chiều dài chạc thường không thể dùng trong trường hợp các loài cá có vây đuôi không phân thùy như cá rô đồng chẳng hạn. Chọn loại chiều dài nào để sử dụng tùy thuộc rất nhiều vào ý đồ của người nghiên cứu. Phương pháp đo chiều dài thường dùng là để sát đầu cá vào tấm chắn (phía tay trái), sau đó vuốt cá thẳng ra về phía tay phải và xác định chiều dài của cá dựa vào thước đã gắn trên bàn đo [3]. * Đo khối lượng cá Phương pháp xác định khối lượng cá thường dùng là cân, có thể cân đĩa hay cân đồng hồ và tùy theo khối lượng của cá mà dùng cân có mức cân tương thích. Cân điện hiện đang được áp dụng phổ biến và cho kết quả chính xác hơn. Xác định khối lượng cá cũng phải tùy vào tình trạng của cá (tươi hay đã qua xử lý cố định). Trong trường hợp cá đã được xử lý cố định thì thường bị mất nước nên khối lượng thực của cá bị thay đổi và trong trường hợp này phải tìm hệ số qui đổi để có thể chuyển từ khối lượng cá đã xử lý cố định sang khối lượng cá tươi. Ngoài ra, trong một số trường hợp khi cân khối lượng cá cũng phải xem xét tính đồng nhất của mẫu cá cân (độ ẩm chẳng hạn) để giảm sai số. Trong trường hợp không thể cân trực tiếp khối lượng cá thì có thể cân qua dụng cụ chứa cá (bì), khi đó cân khối lượng bì trước, sau đó cho cá vào cân lại. Khối lượng của cá chính là phần chênh lệch giữa tổng khối lượng bì và cá so với khối lượng bì [3]. 1.7.2. Kỹ thuật đánh dấu cá 1.7.2.1. Mục đích của đánh dấu cá Đánh dấu cá là kỹ thuật sử dụng các chỉ thị để nhận dạng các cá thể hoặc các nhóm cá thể với nhau, nhằm phân biệt từng cá thể, một dạng “Chứng minh nhân
  • 22. 16 dân”, tạo phả hệ của đàn cá cho chương trình chọn giống và quản lý cá bố mẹ, quản lý cá thả bổ sung nguồn lợi và các thí nghiệm so sánh. Tiêu chí để lựa chọn phương pháp đánh dấu là dễ áp dụng cho đối tượng thủy sản có kích thước nhỏ; dấu không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá, không đắt tiền, ít tốn công lao động; dấu có thể đọc trong thời gian dài và tỷ lệ tồn lưu cao. 1.7.2.2. Các phương pháp đánh dấu cá Có nhiều phương pháp đánh dấu khác nhau đã được sử dụng trên động vật thủy sản bao gồm: khắc dấu và vẽ số, cắt vây, dùng phẩm màu fluorescence, thẻ màu Visible Implant Alpha Tags, dấu dây điện có số, dấu đeo (Floy tags), dấu từ - chíp điện tử (PIT tags), vòng đeo cuốn mắt, sóng vô tuyến và đánh dấu gen (DNA tags). Phương pháp đánh dấu cá bằng dấu từ hay chíp điện tử Dùng kim tiêm gắn chíp điện tử có lưu sẵn thông tin vào cơ thể cá, mỗi chíp có một số ID (Identification) riêng. Dấu PIT (Passive Integrated Transponder) là một loại chíp bao gồm một cuộn dây kim loại gắn với một bản mạch nhỏ được bao bọc bởi vỏ thủy tinh. Vị trí tiêm có thể là các cơ hay xoang bụng cá. Có nhiều loại dấu có kích cỡ khác nhau cho nhiều loài cá (Hình 1.2A). Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, ít bị mất dấu, thông tin dễ truy hồi nhanh bằng máy dò (Hình 1.2B). Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là dấu PIT khá đắt tiền và cần máy dò để xác định cá thể [9].
  • 23. 17 A. Các kích cỡ khác nhau của dấu từ B. Máy dò dấu từ cầm tay Hình 1.2. Các loại dấu từ và máy dò dấu cầm tay
  • 24. 18 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ (Xã An Thái Trung, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang) và Trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu – Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải (phường Nhà mát, Thành phố Bạc Liêu) thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012. 2.2. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu là 4 dòng cá Rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nhập từ Ecuador, Malaysia, Đài loan và Thái lan. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ * Chuẩn bị ao nuôi vỗ Trước tiên, ao được tháo hết nước, sau đó bón vôi cho đáy ao (12,5kg CaCO3/100m2 ). Đối với những chỗ trũng nước, cần bón nhiều hơn. Sau khi bón vôi, đáy ao được phơi 2 - 3 ngày. Sau đó, cho nước vào ao qua lưới lọc để hạn chế địch hại xâm nhập. Khi nước vào ao được khoảng 1 - 1,5m thì thả cá nuôi vỗ. Chất lượng nước trong ao cần duy trì (oxy hòa tan trên 2mg/l, pH: 6,5 – 8,5). * Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ Nuôi vỗ cá bố mẹ là quá trình cho ăn, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành thục, tức là để có buồng tinh (tinh sào) và buồng trứng (noãn sào) phát triển tốt ở cá đực và cá cái một cách tương ứng vào thời gian thích hợp trong điều kiện nhân tạo. Cá bố mẹ thành thục là những cá có tuyến sinh dục phát triển đầy đủ sẵn sàng chuyển sang tình trạng sinh sản khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, hoặc được kích thích bằng phương pháp sinh lý [2].
  • 25. 19 Thời điểm nuôi vỗ từ ngày 10 tháng 6 năm 2011 đến ngày 26 tháng 07 năm 2011. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ được thực hiện theo phương pháp GIFT, có những cải tiến phù hợp với điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. Kỹ thuật này đảm bảo đủ cá bố mẹ thành thục tham gia sinh sản đồng loạt để phối tổ hợp các gia đình. Chọn cá bố mẹ có ngoại hình khỏe mạnh, không bệnh tật, cơ thể cân đối, hoàn chỉnh, không xây xát hay dị hình, màu sắc đẹp để nuôi vỗ. Nuôi riêng rẽ đực và cái trong các giai 3×5×1m đặt dưới ao có diện tích 2000m2 . Mật độ thả: 10 con/m2 cho cá cái và 3 - 5 con/m2 cho cá đực. Đặt máy thổi không khí để cung cấp đầy đủ lượng oxy cho cá, vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và thành thục của cá. (Hình 2.1). Hàng ngày, cá được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (hiệu AFIEX – An Giang) có 30% đạm, khẩu phần bằng 3 – 5% khối lượng thân, ngày cho ăn 2 lần (7 giờ sáng và 16 giờ chiều). Bổ sung thêm dầu gan mực (lượng 2 - 3%) vào thức ăn viên để đảm bảo dinh dưỡng tốt khi nuôi vỗ. Hình 2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt dưới ao. Định kỳ thay nước (7 ngày/lần) nhằm kích thích cá nhanh thành thục và giữ môi trường trong sạch tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm nước. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá và mức độ thành thục để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, đồng thời theo dõi những chuyển biến xấu trong ao để kịp thời khắc phục.
  • 26. 20 Đánh giá mức độ thành thục của cá cái theo 4 cấp độ (Bảng 2.1). Chỉ chọn những cá cái “sẵn sàng sinh sản” để ghép cặp. Bảng 2.1. Các cấp độ thành thục của cá rô phi cái và thời gian tương ứng đến khi cá đẻ [32]. Cấp độ Ký hiệu Hình thái ngoài Thời gian đến khi cá đẻ (ngày) Chưa sẵn sàng đẻ (Not Ready to Spawn) NRS Lỗ sinh dục trắng hoặc nhạt màu, không lồi, bụng nhỏ 21 – 30 Đang phát triển tuyến sinh dục (Swollen) S Lỗ sinh dục có màu vàng hoặc màu hồng, bụng hơi phát triển (tròn) 5 – 10 Sẵn sàng đẻ (Ready to Spawn) RS Lỗ sinh dục đỏ hồng, sưng, nở rộng, bụng tròn đều 3 – 7 Đã đẻ (Has Spawned) HS Lỗ sinh dục đỏ hoặc đỏ bầm, bụng nhỏ lại Đối với cá đực, phải cắt môi trên của cá để giảm thiểu những tổn thương có thể có khi cá đực tấn công và bắt buộc cá cái tham gia sinh sản [32]. Nếu cá vẫn còn hung hăng thì cắt thêm một bên vây ngực. 2.3.2. Ghép cặp - lai hỗn hợp cho sinh sản Cá cái và cá đực ghép cặp cho sinh sản được chọn từ 4 dòng cá nhập nội (dòng Đài loan, dòng Ecuador, dòng Malaysia và dòng Thái lan) cho lai chéo với nhau để tạo nên 16 tổ hợp lai (Bảng 2.2). Dò dấu PIT xác nhận số ID, cân khối lượng và kiểm tra độ thành thục của cá, đặc biệt là sự thành thục của cá cái một cách chính xác trước khi ghép cặp. Chuẩn bị 16 bể sinh sản (bằng xi măng) có kích thước 3,0×5,0×1,0 m (15 m3 ) (Hình 2.2). Sau đó đưa cá vào các bể sinh sản để ghép cặp và thu trứng trong cùng một ngày nhằm giảm thiểu sự khác biệt về ngày tuổi của cá con giữa các tổ hợp trong một đợt thu trứng. Đối với cá cái khi tuyển lựa cho sinh sản trong cùng tổ hợp lai cũng được phân bổ đồng đều về mức độ thành thục và trọng lượng cho các bể.
  • 27. 21 Tỷ lệ ghép cặp trong bể: 1 đực: 4 cái. Thời gian ghép cặp từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 31 tháng 8 năm 2012. Bảng 2.2. Phép lai tạo nên 16 tổ hợp cá từ bốn dòng cá rô phi đỏ. ♂ Đài loan (MD) ♂ Ecuador (ME) ♂ Malaysia (MM) ♂ Thái lan (MT) ♀ Đài loan (FD) FD x MD FD x ME FD x MM FD x MT ♀ Ecuador (FE) FE x MD FE x MD FE x MM FE x MT ♀ Malaysia (FM) FM x MD FM x ME FM x MM FM x MT ♀ Thái lan (FT) FT x MD FT x ME FT x MM FT x MM Đặt máy thổi không khí để cung cấp đầy đủ lượng oxy cho cá trong suốt thời gian ghép cặp - cho sinh sản. Hàng ngày theo dõi tình trạng bắt cặp và đẻ của cá cái để thu trứng kịp thời. Định kỳ 4 ngày kiểm tra và thu trứng từ miệng cá mẹ. Trứng và cá bột của từng gia đình được ấp/ương riêng rẽ, tránh lẫn lộn giữa các gia đình với nhau. Những cá cái đã đẻ xong được thay thế bằng một cá cái thành thục tốt, sẵn sàng đẻ khác, nhằm đảm bảo tỷ lệ đực và cái trong bể luôn là 1 : 4 và để tăng số lượng biến dị của tổ hợp lai lên cao khi có nhiều cá cái tham gia sinh sản. Sau mỗi đợt thu trứng, cá đực được thay thế bằng những cá đực khác của cùng một tổ hợp. Hình 2.2. Cho cá sinh sản trong bể xi măng.
  • 28. 22 2.3.3. Thu và ấp trứng Việc thu và ấp trứng có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, giúp ta xác định được các chỉ tiêu sinh học sinh sản, tránh tình trạng địch hại ăn trứng hay ăn cá bột, làm tăng tỷ lệ nở đồng thời sản xuất số lượng lớn cá bột cùng kích thước và khối lượng. * Chuẩn bị Cho nước được xử lý vào bể composite hình chữ nhật có thể tích 3m3 và tạo dòng nước tuần hoàn trong quá trình ấp bằng máy bơm nước. Các bình ấp được để trên khay ấp có giá đỡ được đặt trên bể composite. * Kỹ thuật thu và ấp trứng Sau khi ghép cặp 4 ngày, cá được kiểm tra và thu trứng. Khi thu trứng, hai người dùng giai làm lưới để kéo cá, dùng vợt mau vớt trứng trong giai cho vào khay plastic và kiểm tra miệng cá cái có ngậm trứng hay không. Nếu cá cái có ngậm trứng thì rũ trứng từ miệng cá vào vợt để thu hết trứng. Trứng sau khi thu được đem về phòng ấp và ấp theo qui trình ấp trứng trên khay với hệ thống nước tuần hoàn. Nhiệt độ nước ấp trứng 28 - 300 C, lưu tốc nước 0,3 – 0,35m/s. Trứng hoặc cá bột thu được của từng tổ hợp lai sẽ được để riêng ở mỗi khay. Loại bỏ các chất cặn bã và đếm trứng bằng phương pháp siphon. Xác định trứng phôi ở giai đoạn nào để ấp theo đúng giai đoạn đó. Quá trình ấp trứng cá rô phi được chia làm 2 bước Trứng: được chia làm 4 giai đoạn - Giai đoạn 1: Trứng vừa mới đẻ, hình quả lê, màu vàng nhạt. Giai đoạn này trứng được ấp trong bình ấp, dòng nước trong quá trình ấp có vận tốc 0,3 - 0,35 m/s. Bình ấp được để trên khay đặt trên giá đỡ dưới bể composite (Hình 2.3).
  • 29. 23 Hình 2.3. Ấp trứng cá Rô phi đỏ bằng bình ấp. - Giai đoạn 2: Trứng chuyển màu vàng đậm, lúc này trứng phôi có điểm mắt nhưng chưa rõ, ấp trong bình như ở giai đoạn1. - Giai đoạn 3: Phôi đã phát triển nhưng chưa nở, xuất hiện 2 điểm mắt và có đuôi, đây là dấu hiệu cho biết phôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cá bột. Lúc này chuyển ra khay ấp nhằm tránh ma sát và tránh sự va đập khối noãn hoàng của cá bột vào thành bình. - Giai đoạn 4: Cá bột vừa mới nở, bơi vòng tròn, dưới bụng còn khối noãn hoàng to, chuyển sang ấp trong khay. Cá bột: ở giai đoạn này cá chưa hết noãn hoàng. - Cá bột 1 ngày tuổi: có màu vàng xậm, khối noãn hoàng to, ít hoạt động. - Cá bột 2 ngày tuổi: có màu vàng xậm, khối noãn hoàng tiêu hao bớt, thường xuyên di chuyển không định hướng và thường ở đáy khay (Hình 2.4). - Cá bột 3 ngày tuổi: có màu vàng nhạt, khối noãn hoàng teo nhỏ, thường bơi lội có định hướng trên mặt nước.
  • 30. 24 Hình 2.4. Giai đoạn cá bột của cá rô phi đỏ. * Chăm sóc và quản lý Sử dụng hệ thống bể lọc (lọc cơ học) tuần hoàn trong quá trình ấp để tạo dòng chảy và cung cấp đầy đủ oxy. Theo dõi những hoạt động của trứng và cá bột qua từng giai đoạn để có cách xử lý kịp thời. Khi quan sát, cá vận động đều và nhanh thì đó là dấu hiệu cá khỏe. Đối với những trứng nhạt màu hay cá bột nằm bất động, cần hút bỏ để tránh làm ô nhiễm nước. Trong giai đoạn phôi đang phát triển (chưa nở), cần lưu ý đến vận tốc nước trong bình ấp, tránh tạo dòng chảy có vận tốc cao làm tràn trứng ra ngoài, cũng không thể để dòng chảy quá yếu không đủ lực đảo lộn trứng làm cho trứng dễ tổn thương. Ở giai đoạn cá bột chưa hết noãn hoàng, không để dòng chảy quá mạnh dễ gây va đập khối noãn hoàng vào thành khay và thường xuyên hút những con bột đã chết ra ngoài. Trong quá trình ấp, nếu phát hiện trứng hay cá bột chết nhiều thì cho tắm trong dung dịch formol với nồng độ 3 giọt/khay/10 phút (0,3 ppm). Sau đó, xác định tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá bột. Khi cá bột hết noãn hoàng, chủ động cung cấp thức ăn cho cá 4 lần/ngày bằng thức ăn mịn (có 40% đạm). Cuối ngày, loại bỏ thức ăn thừa và chất thải của cá nhằm đảm bảo tốt môi trường cho cá, giúp cá tăng trưởng tốt và hạn chế mầm bệnh. Cá bột được tiếp tục nuôi 2 - 10 ngày trong bể.
  • 31. 25 2.3.4. Ương riêng rẽ từng tổ hợp lai Sau 2 - 10 ngày nuôi trong bể, cá được chuyển xuống giai đặt dưới ao để tiếp tục ương. Để không có sự khác biệt lớn về khối lượng của cá giữa các gia đình trong cùng một tổ hợp và giữa các tổ hợp lai với nhau, trong quá trình ương phải chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình trong cùng một tổ hợp với nhau. Quá trình gom cá con của từng tổ hợp lai được thực hiện qua ba giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Nuôi riêng rẽ theo từng gia đình trong các giai (1,5×2,0×1,0 m) đặt dưới ao. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Cá được ương ở giai đoạn này khoảng hơn 2 tuần thì đạt đến kích cỡ an toàn cho việc chuẩn hóa mật độ và gom cá con. Giai đoạn 2: Chuẩn hóa mật độ và gom cá con của các gia đình có cùng tổ hợp lai theo từng nhóm nhỏ có cùng độ tuổi hoặc kích cỡ. Tổng số lượng cá con được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 2200 con. Các nhóm nhỏ được nuôi trong giai (3,0×5,0×1,0m) đặt dưới ao (Hình 2.5). Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Hình 2.5. Các tổ hợp lai được ương trong giai đặt dưới ao.
  • 32. 26 Giai đoạn 3: Sau khi ương nuôi các nhóm nhỏ đến kích cỡ đồng đều thì chuẩn hóa mật độ lần 2 và gom các nhóm nhỏ trong cùng một tổ hợp lai. Tổng số lượng cá con được chuẩn hóa mật độ cho mỗi tổ hợp lai là 1150 con. Các tổ hợp lai được tiếp tục nuôi trong giai 3,0×5,0×1,0 m. Khẩu phần là 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn có 32% đạm, ngày cho ăn 3 lần. Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian chuẩn hóa mật độ và gom các nhóm nhỏ trong cùng một tổ hợp lai để đạt được mức độ đồng đều về ngày tuổi và nhằm tránh sự khác biệt lớn về kích cỡ của các nhóm nhỏ trong cùng 1 tổ hợp lai và giữa các tổ hợp lai với nhau. (Phụ lục 1). 2.3.5. Đánh dấu cá Dùng vợt vớt cá ương trong giai đặt dưới ao cho vào thùng plastic (thể tích 70 lít) có chứa nước và chuyển cá đến hệ thống bể xi măng. Tại đây, cá trong thùng plastic được cung cấp đầy đủ oxy qua ống dẫn được phát ra từ máy thổi khí (Hình 2.6). Để cá không bị nhiễm trùng khi đánh dấu, dùng cồn 900 để sát trùng tay, dao vi phẫu, dấu PIT và các thiết bị liên quan đến quy trình đánh dấu. Hình 2.6. Cá được chuẩn bị để đánh dấu. Nhóm đánh dấu cá gồm có 4 người, mỗi người làm một công việc để đánh dấu được số lượng lớn cá trong một thời gian ngắn nhằm giảm tối thiểu sự khác biệt
  • 33. 27 giữa các tổ hợp lai. Trong đó, nhiệm vụ của người thứ nhất là dùng máy dò dấu PIT (hiệu AEG ID) kết nối với máy tính để nhập số ID và số liệu về khối lượng, chiều dài, màu sắc vào phần mềm quản lý dữ liệu Micosoft Excel (Hình 2.7). Người thứ hai bắt cá vào khay (có một ít nước để hạn chế mất nhớt) đặt trên cân điện tử để cân khối lượng cá (Hình 2.8A). Sau khi cân, cá được chuyển vào khay thứ hai (có một ít nước). Người thứ ba sử dụng thước plastic có chiều dài 20cm để đo chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân (Hình 2.8C, B) và đọc màu sắc của cá. Chiều dài tổng là chiều dài lớn nhất của cơ thể được tính từ đầu đến cuối cơ thể. Nó là khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi đuôi. Chiều dài chuẩn được đo từ mút đầu của cá (miệng) đến cuống vi đuôi (khớp vi đuôi và cơ thể cá). Vị trí này có thể nhận biết rõ khi bẻ đuôi cá sang 2 bên, một rãnh nhỏ được hình thành. Chiều cao thân được xác định là khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng tại điểm rộng nhất của cơ thể. A . Dấu PIT B. Dò số ID của dấu PIT Hình 2.7. Dấu PIT dùng để đánh dấu cá Rô phi đỏ. A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá C. Đo chiều cao thân cá Hình 2.8. Cân, đo cá khi đánh dấu.
  • 34. 28 Màu sắc của cá được đánh giá bằng mắt thường. Trên cơ thể cá có thể có nhiều màu khác nhau (hồng, đỏ, cam…) đôi khi có lẫn đốm đen. Vì vậy cần đọc màu theo quy tắc, màu nào chiếm tỷ lệ lớn sẽ được ưu tiên đọc trước, màu nhạt hơn sẽ đọc sau. Nếu cá không có đốm đen được xem là màu thuần và được xếp vào nhóm 1. Trong trường hợp cá có đốm đen dưới 5% diện tích bề mặt cơ thể cá sẽ được xếp vào nhóm 2. Nếu cá có đốm đen từ 5% diện tích bề mặt cơ thể cá trở lên sẽ được xếp vào nhóm 3. Sau khi đo và đọc màu, cá được chuyển đến người thứ 4 để đánh dấu PIT. Người này dùng dao mổ rạch một đường nhỏ khoảng 1mm trên cơ bụng cách vây bụng khoảng 1cm và qua đó đẩy dấu PIT vào trong xoang bụng cá (Hình 2.9). Quy trình đánh dấu được tiến hành lần lượt cho từng tổ hợp lai. Đánh dấu hết tổ hợp lai này rồi đến tổ hợp lai khác, cứ thế cho đến hết 16 tổ hợp lai. A. Vị trí vết mổ B. Đánh dấu PIT vào xoang bụng cá Hình 2.9. Đánh dấu cá Rô phi đỏ. Tổng số cá đánh dấu là 12000 con của 16 tổ hợp lai. Trong đó, số lượng cá đánh dấu của mỗi tổ hợp lai là 760 con. Sau khi đánh dấu, cá được thả vào môi trường nước muối (2 - 3%) và oxytetracylin (10 – 15mg/l) để diệt khuẩn làm vết thương mau lành. Sau 15 - 20 phút, cá được thả vào bể xi măng có cung cấp khí để theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng lưu tồn dấu trong vòng 7 – 10 ngày. Sau đó, cá được chuyển nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn.
  • 35. 29 2.3.6. Nuôi cộng đồng để đánh giá tốc độ tăng trưởng Sau khi đánh dấu, cá được thả nuôi cộng đồng trong 2 loại môi trường nước ngọt và nước lợ mặn để đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên sự sinh trưởng của từng tổ hợp lai. Môi trường nước ngọt được chọn nuôi tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ. Môi trường nước lợ mặn được chọn nuôi tại Trại Thực nghiệm Thủy sản Bạc Liêu – Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải (phường Nhà Mát, Thành phố Bạc Liêu) thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. Mỗi môi trường nuôi gồm 16 tổ hợp lai, nuôi trong cùng một ao (diện tích 2000 m2 ) để loại bỏ khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường. 2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Cái Bè - Tiền Giang Nuôi tăng trưởng 16 tổ hợp lai trong cùng một ao theo phương pháp GIFT [32] trong hơn 5 tháng (từ ngày 18 tháng 11 năm 2011 đến ngày 10 tháng 5 năm 2012). Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong cùng một ao (2000 m2 ) để loại bỏ khả năng ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường (Hình 2.10). Tổng số cá thả nuôi là 6000 con, số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con. Hình 2.10. Nuôi cộng đồng 16 tổ hợp lai tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ.
  • 36. 30 * Chăm sóc và quản lý Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (7 giờ và 16 giờ) bằng thức ăn viên công nghiệp, có 30 – 35% đạm ở nhiều vị trí khác nhau trong ao nuôi để giảm khả năng ảnh hưởng của thức ăn lên các tính trạng khảo sát. Khẩu phần bằng 3 –7 % khối lượng thân. Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng là: 1,5 mm, 2 mm và 3 mm theo từng giai đoạn phát triển của cá (Bảng 2.3). Có sự phối trộn các kích cỡ viên thức ăn khác nhau trong giai đoạn chuyển thức ăn từ kích cỡ nhỏ sang thức ăn có kích cỡ lớn hơn. Điều tiết lượng thức ăn theo tình hình sức khỏe của cá và sự biến động môi trường của ao nuôi. Bảng 2.3. Thức ăn cho cá nuôi cộng đồng của 16 tổ hợp lai. Tháng nuôi Kích cỡ thức ăn (mm) Lượng thức ăn (%) 01 1,5 5 - 7 02 2 3 - 5 03 2 3 - 5 04 3 3 - 5 05 3 Theo sức ăn của cá Nước trong ao được duy trì ở mức 1,5 - 2 m; định kỳ thay nước 2 lần/tháng và thay liên tục hàng ngày trong thời gian con nước lớn, mỗi lần thay 30% thể tích nước ao. Ngoài ra, thay nước ao nuôi khi các chỉ tiêu môi trường không đạt yêu cầu. Hàng tháng, cân mẫu khoảng 100 con để kiểm tra sự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khoảng 3 - 4 ngày đo các chỉ tiêu môi trường ao nuôi (hàm lượng oxy hòa tan, pH, NO2, NH3...) (Phụ lục 2) và khảo sát bệnh của cá để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 3). 2.3.6.1. Nuôi cộng đồng tại Bạc Liêu Trước khi thả nuôi cộng đồng, cá được thuần hóa ở độ mặn 15 ‰ và 25 ‰, trong bể composite 25 m3 theo 2 phương pháp:
  • 37. 31 Phương pháp 1: tăng độ mặn nước bể lên dần với mức 4 ‰/ngày (trong 03 ngày nâng độ mặn của nước bể lên từ 0 ‰ đến 15 ‰ và sau 7 ngày độ mặn đạt mức 25 ‰). Phương pháp 2: đưa trực tiếp cá vào môi trường nuôi ở độ mặn 15 ‰. Nuôi tăng trưởng sau khi thuần dưỡng cá ở độ mặn trong 3 tuần. Quá trình nuôi cũng tương tự như nuôi tại Cái Bè. Thả nuôi các cá thể đã đánh dấu PIT trong cùng một ao (2000 m2 ), độ mặn của nguồn nước trong ao lúc thả nuôi là 10 ‰. Tổng số cá nuôi là 6000 con, trong đó số lượng của mỗi tổ hợp lai là 380 con. Thời gian nuôi tăng trưởng bắt đầu từ ngày 28 tháng 11 năm 2011 đến ngày 22 tháng 5 năm 2012. Chăm sóc và quản lý Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (8 giờ và 16 giờ), khẩu phần 3 – 5% khối lượng thân, thức ăn viên công nghiệp có 30 % đạm. Các loại kích cỡ thức ăn sử dụng: 1,5 mm; 2 mm và 3 mm tùy theo từng giai đoạn phát triển của cá. Thay nước 2 lần/tháng theo thủy triều và tùy thuộc vào sự chênh lệch độ mặn của ao nuôi với nguồn cấp nước ở sông. Chỉ thay nước khi độ mặn có sự chênh lệch không quá 4 ‰. Định kỳ thu mẫu (30 ngày/lần) và ghi nhận lại chỉ tiêu khối lượng để kiểm tra sự tăng trưởng của cá. Lắp hệ thống thổi không khí để cung cấp oxy cho cá từ tháng thứ tư của thời gian nuôi. Hàng tuần đo và kiểm tra các yếu tố môi trường (Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH và độ mặn) để có biện pháp xử lý kịp thời (Phụ lục 4). 2.3.7. Thu thập số liệu và xử lý số liệu 2.3.7.1. Thu thập số liệu Sau quá trình nuôi cộng đồng đến ngày 10 tháng 5 năm 2012 (sau hơn 5 tháng) thì thu hoạch cá ở Cái Bè và ngày 25 tháng 5 năm 2012 thu hoạch cá ở Bạc Liêu.
  • 38. 32 * Chuẩn bị Cải tạo một ao có diện tích 2000m2 để chuyển cá sau khi đánh bắt để thu thập số liệu. Chuẩn bị máy vi tính để quản lý số liệu, máy dò dấu PIT để nhận dạng các cá thể của tổ hợp lai, cân điện tử để xác định khối lượng cá, bàn đo cá để xác định chiều dài cá và thước cặp du xích (530 - Mitutoyo) để đo chiều cao và độ dày thân cá, đồng thời chuẩn bị 2 bể composite có thể tích 1,5m3 để chứa cá khi cân, đo. * Cách tiến hành Tháo bớt nước trong ao nuôi cộng đồng, chừa mực nước trong ao còn khoảng 1 - 1,2m để tiện cho việc đánh bắt. Sau đó, dùng lưới kéo cá cho vào giai 3×5×1m đặt dưới ao có lắp hệ thống thổi khí để trữ cá khi cân, đo. Số lượng cá trữ vừa đủ để thu thập số liệu cho một buổi (khoảng 300 con). Cá trong giai được bắt lên cho vào bể compositecó chứa nước, gây mê tạm thời bằng hóa chất ethylene glycol phenyl ether (nồng độ 0,25mg/l) để tiện cho việc cân, đo. Sau khi gây mê khoảng 3 - 5 phút, cá được dò dấu PIT để xác định số ID, cân khối lượng, đo chiều dài tổng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân, bề dày và xác định màu sắc của cá. Quy trình này gồm có 4 người thực hiện. Người thứ nhất nhập số liệu thu thập vào phần mềm Microsoft Excel của máy tính. Người thứ hai dùng máy dò dấu PIT kết nối với máy tính để máy ghi ID của dấu PIT trong xoang bụng cá (Hình 2.11). Người thứ ba có nhiệm vụ bắt giữ cá để hỗ trợ cho người dò dấu PIT. Sau khi dò dấu, cá được cho vào khay (có một ít nước) đã đặt sẵn trên cân điện tử để cân khối lượng cá (Hình 2.12A). Sau đó, cá được chuyển lên bàn đo để người thứ tư đo chiều dài, chiều cao thân, độ dày thân; kiểm tra màu sắc và giới tính của cá (Hình 2.12B, C, D). Sau khi cân đo, cá được chuyển vào bể composite thứ hai có chứa nước và được cung cấp đầy đủ oxy để giảm tress cho cá. Sau khoảng 30 phút, cá được chuyển xuống ao đã được chuẩn bị sẵn để tiếp tục nuôi, chuẩn bị cho công tác chọn giống sau này. Quy trình thu thập số liệu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ cá nuôi cộng đồng trong ao được đánh bắt hết để thu thập số liệu.
  • 39. 33 A. Dò dấu PITtrong xoang bụng B. Nhập dữ liệu vào máy vi tính Hình 2.11. Dò dấu PIT trong xoang bụng cá. A. Cân khối lượng cá B. Đo chiều dài cá C. Đo chiều cao thân cá D. Đo bề dày thân cá Hình 2.12. Cân, đo cá khi thu hoạch.
  • 40. 34 2.3.7.2. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Micosoft Exel và được xử lý thống kê bằng phân tích GLM (General Linear Model - Mô hình tuyến tính tổng quát) trong phần mềm SAS.
  • 41. 35 Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nuôi vỗ để lai hỗn hợp giữa 4 dòng cá nhập nội Dòng cá F1-Ecuador được nuôi vỗ vào giữa tháng 06 năm 2011, dòng Malaysia, Thái lan và Đài loan được nuôi vỗ vào đầu tháng 07 năm 2011. Số lượng cá nuôi vỗ của mỗi dòng là 100 cá đực và 200 cá cái. Khối lượng trung bình của cá nuôi vỗ đối với cá đực khoảng 500 gam, đối với cá cái khoảng 400 gam. Tuy nhiên, dòng cá F1-Ecuador có khối lượng cao hơn rất nhiều so với khối lượng trung bình (800 gam ở cá đực và 600 gam ở cá cái) (Bảng 3.1). Sự chênh lệch về khối lượng quá lớn giữa dòng F1-Ecuador và 3 dòng còn lại (dòng Malaysia, dòng Thái lan và dòng Đài loan) là do dòng F1-Ecuador đã hơn 2 năm tuổi, 3 dòng còn lại dưới 1 năm tuổi. Tỷ lệ thành thục của 4 dòng cá cao (75 - 85% ở cá đực và 85 - 90% ở cá cái). Tỷ lệ sống của dòng cá F1-Ecuador thấp (75% ở cá đực và 70% ở cá cái). Trong quá trình bắt cặp cho sinh sản, do sự bất lợi của môi trường tác động cùng lúc với thao tác liên tục (chọn cá bố mẹ, ghép cặp, thu trứng) trong thời gian ngắn nên một lượng cá bố mẹ bị chết. Tuy nhiên, số lượng hao hụt là nhỏ và nằm trong phạm vi cho phép nên không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Bảng 3.1. Kết quả nuôi vỗ để cho lai hỗn hợp của 4 dòng cá rô phi đỏ. Stt Vật liệu Khối lượng trung bình (gam) Số lượng nuôi vỗ (con) Số lượng thành thục (con) Tỷ lệ thành thục (%) Tỷ lệ sống (%) Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái 1 F1-Ecuador 800 600 100 200 78 172 78,0 86,0 75,0 70,0 2 Malaysia 490 370 100 200 80 170 80,0 85,0 85,0 80,0 3 Thái lan 470 310 100 200 85 180 85,0 90,0 83,0 85,0 4 Đài loan 470 300 100 200 75 180 75,0 90,0 90,0 80,0
  • 42. 36 3.2. Kết quả ghép cặp – lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai Thời gian ghép cặp cho sinh sản của 16 tổ hợp dao động từ 18 ngày đến 40 ngày và cá sinh sản từ 3 đợt đến 5 đợt. Do ba dòng cá Malaysia, Thái lan và Đài loan là cá mới trưởng thành nên một số cá cái có tham gia sinh sản nhưng chất lượng trứng của gia đình tạo ra không đạt hiệu quả về số lượng so với yêu cầu của nghiên cứu (trên 100 cá con/gia đình). Bảng 3.2. Kết quả ghép cặp - lai hỗn hợp tạo 16 tổ hợp lai. Stt Phép lai Thời gian sinh sản Số đợt thu Số cặp sinh sản Số gia đình thành công Số lượng cá bột/gia đình (con) ± SD Bắt đầu và kết thúc Số ngày 1 FD x FD 21/7 – 12/8 22 4 11 11 680,0 ± 299,9 2 FD x ME 21/7 – 12/8 22 4 14 13 1084,2 ± 828,5 3 FD x MM 21/7 – 8/8 18 3 14 13 1081,0 ± 703,1 4 FD x MT 21/7 – 23/8 32 5 12 10 614,5 ± 328,8 5 FE x MD 21/7 – 12/8 22 4 12 11 823,7 ± 682,2 6 FE x ME 21/7 – 12/8 22 4 11 11 501,7 ± 327,2 7 FE x MM 21/7 – 12/8 22 4 13 13 1003,5 ± 619,9 8 FE x MT 21/7 – 12/8 22 4 14 13 671,7 ± 528,5 9 FM x MD 21/7 – 23/8 32 5 18 15 948,2 ± 698,3 10 FM x ME 21/7 – 23/8 32 5 14 13 676,0 ± 303,8 11 FM x MM 21/7 – 31/8 40 5 14 10 951,4 ± 308,5 12 FM x MT 21/7 – 12/8 22 4 17 15 815,3 ± 545,6 13 FT x MD 21/7 - 23/8 32 5 10 10 887,6 ± 640,5 14 FT x ME 21/7 – 31/8 40 4 10 10 695,6 ± 463,2 15 FT x MM 21/7 - 23/8 32 5 12 12 927,3 ± 493,0 16 FT x MT 21/7 - 23/8 32 4 10 9 623,0 ± 404,5 Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn
  • 43. 37 Đề tài đã chọn được 189 gia đình từ 205 cá cái tham gia sinh sản với số lượng cá con đạt yêu cầu cho mục đích nghiên cứu, tổ hợp thấp nhất có 9 gia đình và tổ hợp nhiều nhất là 15 gia đình. Số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 793 con, gia đình có cá bột nhiều nhất là 2537 con và thấp nhất là 119 con. Tổ hợp lai có số lượng cá bột trung bình cao nhất là FD x ME (1084 con) và thấp nhất là tổ hợp lai FE x ME (502 con) (Bảng 3.2). Kết quả này so với kết quả sinh sản của cá rô phi vằn thế hệ 12 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II thì tương đối cao hơn. Ở cá rô phi vằn thế hệ 12 cho số lượng cá bột trung bình của mỗi gia đình là 695 con, gia đình có số lượng cá bột nhiều nhất là 4315 con và thấp nhất là 4 con. Bảng 3.3. Kết quả ấp trứng của 16 tổ hợp lai. Stt Tổ hợp lai Tỷ lệ thụ tinh (%) ± SD Tỷ lệ nở (%) ± SD Tỷ lệ sống cá bột (%) ± SD 1 FD x FD 88,8 ± 16,2 94,8 ± 19,9 80,0 ± 21,5 2 FD x ME 94,6 ± 10,3 90,4 ± 20,0 85,1 ± 18,8 3 FD x MM 85,3 ± 26,2 95,5 ± 10,8 86,9 ± 15,3 4 FD x MT 84,0 ± 24,1 90,5 ± 11,5 80,9 ± 16,5 5 FE x MD 89,6 ± 19,2 92,0 ± 10,1 71,0 ± 21,3 6 FE x ME 78,1 ± 17,6 84,2 ± 19,3 65,1 ± 26,4 7 FE x MM 91,8 ± 11,6 89,3 ± 12,6 72,2 ± 21,4 8 FE x MT 73,2 ± 26,0 91,7 ± 14,9 80,2 ± 15,2 9 FM x MD 85,4 ± 21,0 91,4 ± 9,0 83,9 ± 16,8 10 FM x ME 87,0 ± 21,1 87,9 ± 18,5 86,9 ± 11,6 11 FM x MM 94,0 ± 5,8 92,0 ± 7,1 88,8 ± 9,2 12 FM x MT 87,0 ± 20,1 88,1 ± 10,7 74,0 ± 20,8 13 FT x MD 90,6 ± 19,8 85,2 ± 19,3 76,0 ± 23,9 14 FT x ME 94,3 ± 11,1 93,4 ± 11,1 84,7 ± 10,2 15 FT x MM 87,9 ± 18,1 86,8 ± 22,4 88,4 ± 19,0 16 FT x MT 90,7 ± 15,0 98,6 ± 3,4 81,5 ± 22,5 Ghi chú: SD là độ lệch chuẩn
  • 44. 38 Trung bình tỷ lệ thu tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của 16 tổ hợp khá cao, đạt trên 80%.Tổ hợp lai FD x ME có tỷ lệ thụ tinh cao nhất (94,6%) và tổ hợp lai FE x MT có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất (73,2%). Tỷ lệ nở cao nhất là tổ hợp lai FD x MM (95,5%) và thấp nhất là tổ hợp lai FE x ME. Tổ hợp lai FM x MM có tỷ lệ sống của cá bột cao nhất (88,8%) và tổ hợp lai FE x ME có tỷ lệ sống của cá bột thấp nhất (65,1%) (Bảng 3.3). Kết quả này và kết quả sinh sản của cá rô phi vằn thế hệ 12 tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II là ngang nhau. Ở rô phi vằn thế hệ 12 có tỷ lệ thụ tinh là 87,7%, tỷ lệ nở là 91,0% và tỷ lệ sống của cá bột là 80,2%. Như vậy, tổ hợp lai FE x ME có kết quả trung bình về số lượng cá bột của mỗi gia đình và trung bình về tỷ lệ sống của cá bột là thấp nhất. Điều này có nguyên nhân là dòng cá F1-Ecuador có độ tuổi lớn hơn (2 năm) và cá được nuôi lưu giữ trong thời gian 6 tháng (thu hoạch tháng 11 năm 2010). 3.3. Kết quả ương cá con của 16 tổ hợp lai Đề tài đã chủ động điều chỉnh thời gian gom các nhóm nhỏ lại trong cùng một tổ hợp lai từ 35 ngày đến 55 ngày sau khi nuôi để đạt mức độ đồng đều về ngày tuổi của các tổ hợp lai và trong cùng một tổ hợp lai. Độ tuổi trung bình của các tổ hợp từ lúc kết thúc sinh sản đến khi gom theo cụm là tương đồng. Kết quả này do 16 tổ hợp được cho sinh sản đồng loạt trong cùng thời điểm. Trung bình số ngày tuổi của 16 tổ hợp sau khi gom chung là 57 ngày. Đây là yếu tố quan trọng mà đề tài đã đạt được nhằm tránh sự khác biệt về ngày tuổi giữa 16 tổ hợp lai dẫn đến sự khác biệt về khối lượng giữa các tổ hợp lai khi đánh dấu. 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt và nước lợ mặn 3.4.1. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng trưởng tại môi trường nước ngọt, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp
  • 45. 39 20,4 gam, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x ME (25,3 gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FM x MM (14,2 gam) (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (±SD) CDT (cm) (±SD) CDC (cm) (±SD) CCT (cm) (±SD) Màu sắc (đơn vị màu 1,2,3) (±SD) 1 FD x FD 21,2 ± 8,0 10,5 ± 1,3 8,4 ± 1,0 3,2 ± 0,5 1,54 ± 0,63 2 FD x ME 25,3 ± 10,3 11,0 ± 1,7 8,9 ± 1,2 3,6 ± 0,5 1,68 ± 0,68 3 FD x MM 24,8 ± 7,8 11,2 ± 1,2 9,0 ± 0,9 3,6 ± 0,5 1,40 ± 0,54 4 FD x MT 21,7 ± 9,1 10,8 ± 1,4 8,6 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,61 ± 0,72 5 FE x MD 22,0 ± 8,9 10,6 ± 1,4 8,7 ± 3,7 3,2 ± 0,6 1,59 ± 0,69 6 FE x ME 23,5 ± 12,4 10,7 ± 1,8 8,5 ± 1,4 3,4 ± 0,7 1,69 ± 0,78 7 FE x MM 21,9 ± 5,8 10,7 ± 1,0 8,5 ± 0,8 3,2 ± 0,4 1,64 ± 0,71 8 FE x MT 24,3 ± 9,1 10,8 ± 1,3 8,8 ± 1,1 3,5 ± 0,5 1,43 ± 0,62 9 FM x MD 15,5 ± 5,0 9,8 ± 1,0 7,8 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,46 ± 0,56 10 FM x ME 20,0 ± 6,3 10,3 ± 1,2 8,3 ± 1,0 3,4 ± 0,5 1,66 ± 0,70 11 FM x MM 14,2 ± 4,5 9,4 ± 1,0 7,5 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,43 ± 0,57 12 FM x MT 19,6 ± 5,6 10,5 ± 1,3 8,5 ± 0,9 3,4 ± 0,4 1,47 ± 0,59 13 FT x MD 16,9 ± 8,0 10,1 ± 4,2 7,9 ± 1,2 3,0 ± 0,6 1,66 ± 0,68 14 FT x ME 19,8 ± 7,8 10,3 ± 1,3 8,3 ± 1,1 3,2 ± 0,5 1,60 ± 0,57 15 FT x MM 16,5 ± 6,8 9,9 ± 1,2 8,0 ± 1,0 3,1 ± 0,5 1,63 ± 0,64 16 FT x MT 18,7 ± 6,9 10,3 ± 1,2 8,1 ± 1,0 3,0 ± 0,4 1,55 ± 0,56 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân. đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn, 3.4.2. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước lợ mặn
  • 46. 40 Bảng 3.5. Kết quả cân, đo khi đánh dấu của 16 tổ hợp lai để nuôi tăng trưởng ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (±SD) CDT (cm) (±SD) CDC (cm) (±SD) CCT (cm) (±SD) Màu sắc (đơn vị màu 1,2,3) (±SD) 1 FD x FD 13,4 ± 4,7 9,1 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,8 ± 0,4 1,25 ± 0,53 2 FD x ME 16,2 ± 6,7 9,5 ± 1,3 7,7 ± 1,1 3,0 ± 0,5 1,56 ± 0,75 3 FD x MM 18,6 ± 7,0 10,0 ± 1,2 8,1 ± 1,2 3,2 ± 0,5 1,30 ± 0,54 4 FD x MT 12,6 ± 4,2 9,0 ± 1,2 7,3 ± 0,9 2,7 ± 0,4 1,49 ± 0,75 5 FE x MD 14,5 ± 5,5 9,2 ± 1,2 7,4 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,41 ± 0,57 6 FE x ME 16,0 ± 7,3 9,2 ± 1,4 7,4 ± 1,2 3,1 ± 0,6 1,66 ± 0,74 7 FE x MM 16,0 ± 4,2 9,6 ± 0,9 7,7 ± 0,7 3,0 ± 0,3 1,62 ± 0,73 8 FE x MT 15,1 ± 5,1 9,3 ± 1,1 7,5 ± 0,9 2,9 ± 0,4 1,44 ± 0,68 9 FM x MD 13,2 ± 4,6 8,9 ± 1,1 7,2 ± 0,9 2,7 ± 0,5 1,53 ± 0,66 10 FM x ME 15,1 ± 4,7 9,4 ± 1,1 7,5 ± 0,9 3,0 ± 0,4 1,76 ± 0,78 11 FM x MM 13,1 ± 4,0 8,9 ± 1,0 7,1 ± 0,8 2,7 ± 0,3 1,49 ± 0,72 12 FM x MT 13,9 ± 4,2 9,2 ± 0,9 7,4 ± 0,8 2,8 ± 0,4 1,40 ± 0,59 13 FT x MD 12,9 ± 6,3 8,8 ± 1,4 7,0 ± 1,2 2,7 ± 0,5 1,43 ± 0,63 14 FT x ME 15,1 ± 6,0 9,4 ± 1,3 7,5 ± 1,0 2,9 ± 0,5 1,62 ± 0,73 15 FT x MM 14,4 ± 7,3 9,3 ± 1,3 7,4 ± 1,1 2,9 ± 0,6 1,49 ± 0,64 16 FT x MT 14,2 ± 5,6 9,0 ± 1,2 7,2 ± 1,0 2,8 ± 0,5 1,33 ± 0,54 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao than, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều, SD: độ lệch chuẩn Đề tài đã đánh dấu 6000 cá con từ 16 tổ hợp (380 con/tổ hợp) để nuôi tăng trưởng tại môi trường nước lợ mặn, với khối lượng cá thể trung bình của các tổ hợp lai 14,7 gam. Trong đó, tổ hợp lai có khối lượng cá thể trung bình cao nhất là FD x MM (18,6 gam) và thấp nhất là tổ hợp lai FD x MT (12,6 gam) (Bảng 3.5).
  • 47. 41 3.5. Kết quả thuần dưỡng ở độ mặn và nuôi tăng trưởng trong môi trường lợ mặn – quy mô thí nghiệm Tỷ lệ sống của cá từ lúc đánh dấu đến 30 ngày nuôi đạt hơn 86,4 % ở thí nghiệm tăng dần độ mặn lên 15 ‰ và 80,4 % ở thí nghiệm tăng dần độ mặn lên 25 ‰. Trong đó, tỷ lệ sống đạt cao nhất (87,4 %) ở thí nghiệm cho cá vào trực tiếp ở độ mặn 15 ‰, kết quả cho thấy về sự thích nghi của cá Rô phi đỏ trong môi trường nước lợ mặn là rất tốt. Thời gian nuôi tăng trưởng của thí nghiệm thuần dưỡng ở độ mặn 15 ‰ là 25 ngày và thời gian nuôi tăng trưởng ở thí nghiệm có độ mặn 25 ‰ là 28 ngày. Khối lượng trung bình của cá tăng lên 0,196 gam/ngày cho thí nghiệm trực tiếp 15 ‰; khối lượng trung bình của cátăng 0,216 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn lên đến 15 ‰ và 0,207 gam/ngày cho thí nghiệm tăng dần độ mặn lên đến 25 ‰. Kết quả cho thấy, mặc dù cá được nuôi với quy mô thí nghiệm nhưng mức độ tăng trưởng của cá là ngang bằng với cá không chọn giống được người dân nuôi trong ao (cá nuôi ao có khối lượng 6g/con (160 con/kg) nuôi trong 25 ngày đạt 12g/con (80 con/kg), thông tin cá nhân từ người nuôi). Điều này khẳng định sản phẩm cá con từ 16 tổ hợp lai có khả năng thích nghi và sự tăng trưởng là rất tốt trong môi trường nước lợ mặn và so với cá không chọn giống bên ngoài. 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt và lợ mặn 3.6.1. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước ngọt Đề tài thu được 4110 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp lai là 257 con, tỷ lệ sống trung bình của các tổ hợp là 67,6%. Trong đó, tổ hợp lai FTx MT có tỷ lệ sống cao nhất (77,9%). Các tổ hợp lai FT x MD, FD x MD, FT x ME và FT x MM cũng có tỷ lệ sống khá cao so với trung bình (trên 76%). Tổ hợp lai có tỷ lệ sống thấp nhất là FE x ME (51,3%) (Bảng 3.6).
  • 48. 42 Bảng 3.6. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai Số lượng thu (con) Thời gian nuôi tăng trưởng (ngày) (± SD) KLTB (gam) (± SD) CDT (cm) (± SD) Màu sắc (đơn vị màu1,2,3) (± SD) Tỷ lệ sống (%) 1 FD x FD 293 160,0 ± 3,3 286,7 ± 83,8 24,4 ± 2,5 1,5 ± 0,54 77,1 2 FD x ME 243 162,1 ± 3,8 297,9 ± 86,0 24,3 ± 2,2 1,64 ± 0,61 64,0 3 FD x MM 240 176,3 ± 4,4 328,2 ± 79,4 25,2 ± 1,5 1,55 ± 0,61 63,2 4 FD x MT 254 155,9 ± 6,1 274,9 ± 76,6 24,2 ± 2,2 1,58 ± 0,64 66,8 5 FE x MD 251 156,9 ± 4,4 340,5 ± 94,5 25,3 ± 2,2 1,49 ±0,58 66,1 6 FE x ME 195 153,1 ± 2,6 350,2 ± 92,7 25,5 ± 2,2 1,77 ± 0,72 51,3 7 FE x MM 229 174,4 ± 4,0 350,9 ± 89,7 25,4 ± 2,0 1,71 ± 0,64 60,3 8 FE x MT 247 160,6 ± 3,9 316,8 ± 91,2 24,5 ± 2,3 1,65 ± 0,57 65,0 9 FM x MD 228 154,4 ± 1,1 282,1 ± 79,1 24,0 ± 2,1 1,63 ± 0,61 60,0 10 FM x ME 220 152,9 ± 9,0 338,1 ± 99,9 24,9 ± 2,4 1,68 ± 0,66 57,9 11 FM x MM 271 149,6 ± 5,9 314,3 ± 83,4 24,7 ± 2,0 1,49 ± 0,57 71,3 12 FM x MT 252 169,1 ± 5,9 275,6 ± 76,9 24,2 ± 2,1 1,62 ± 0,64 66,3 13 FT x MD 291 153,8 ± 5,1 286,4 ± 83,6 24,3 ± 2,3 1,67 ± 0,61 76,6 14 FT x ME 295 146,7 ± 3,9 314,5 ± 89,5 24,6 ± 2,3 1,73 ± 0,66 77,6 15 FT x MM 300 153,2 ± 4,3 286,3 ± 83,8 24,2 ± 2,2 1,68 ± 0,63 79,0 16 FT x MT 301 155,1 ± 6,5 268,5 ± 70,2 23,6 ± 2,0 1,60 ± 0,50 79,2 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn 3.6.2. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai trong môi trường nước lợ mặn Đề tài thu được 3936 con, số lượng cá trung bình của mỗi tổ hợp là 246 con, tỷ lệ sống trung bình của mỗi tổ hợp là 64,7%. Trong đó, tổ hợp lai FD x ME có tỷ lệ sống cao nhất (75,5%), tổ hợp lai có tỷ lệ sống thấp nhất là FM x MD và FM x MM (51,6%). Các tổ hợp lai FM x ME, FT x MD và FT x ME có tỷ lệ sống trên trung bình khá cao (trên 70%) (Bảng 3.7).
  • 49. 43 Bảng 3.7. Kết quả nuôi so sánh tăng trưởng của 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai Số lượng thu (con) Thời gian nuôi tăng trưởng (ngày) (± SD) KLTB (gam) (± SD) CDT (cm) (± SD) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) (± SD) Tỷ lệ sống (%) 1 FD x FD 259 194,0 ± 0,8 156,5 ± 47,6 20,8 ± 2,3 1,23 ± 0,51 68,2 2 FD x ME 287 195,0 ± 0,8 199,1 ± 58,6 22,0 ± 2,1 1,48 ± 0,70 75,5 3 FD x MM 218 197,1 ± 1,7 177,0 ± 47,3 21,3 ± 1,8 1,28 ± 0,52 57,4 4 FD x MT 262 192,9 ± 0,8 180,0 ± 53,8 21,5 ± 2,0 1,45 ± 0,74 69,0 5 FE x MD 251 193,0 ± 1,0 212,6 ± 57,3 22,2 ± 2,0 1,32 ± 0,51 66,1 6 FE x ME 247 192,4 ± 1,4 228,6 ± 68,8 22,3 ± 2,3 1,73 ± 0,74 65,0 7 FE x MM 249 195,9 ± 0,7 212,3 ± 59,7 22,1 ± 1,8 1,63 ± 0,73 65,5 8 FE x MT 255 194,2 ± 1,2 206,0 ± 59,3 22,0 ± 1,9 1,49 ± 0,67 67,1 9 FM x MD 196 186,8 ± 0,7 160,6 ± 52,6 20,6 ± 2,2 1,51 ± 0,68 51,6 10 FM x ME 266 188,4 ± 1,3 228,9 ± 61,5 22,7 ± 1,9 1,63 ± 0,72 70,0 11 FM x MM 196 185,8 ± 0,7 160,9 ± 49,7 20,7 ± 2,0 1,37 ± 0,64 51,6 12 FM x MT 213 194,9 ± 0,9 183,1 ± 44,0 21,6 ± 1,6 1,37 ± 0,58 56,1 13 FT x MD 267 191,0 ± 0,8 166,0 ± 53,5 20,9 ± 2,2 1,42 ± 0,62 70,3 14 FT x ME 280 185,6 ± 1,1 204,4 ± 60,2 22,0 ± 2,1 1,60 ± 0,70 73,7 15 FT x MM 241 187,9 ± 0,7 186,1 ± 53,9 21,7 ± 2,0 1,49 ± 0,61 63,5 16 FT x MT 249 192,0 ± 0,8 167,5 ± 48,4 20,7 ± 2,0 1,33 ± 0,51 65,5 Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, SD: độ lệch chuẩn, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều,
  • 50. 44 Bảng 3.8. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (± SE) CDT (cm) (± SE) CDC (cm) (± SE) CCT (cm) (± SE) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) (± SE) 1 FD x FD 286,7 ± 5,0de 24,4 ± 0,1defg 19,8 ± 0,1bcd 7,8 ± 0,1d 1,51 ± 0,03n 2 FD x ME 298,2 ± 6,2d 24,3 ± 0,2efg 19,7 ± 0,1cde 8,0 ± 0,1cd 1,64 ± 0,04h 3 FD x MM 328,2 ± 5,4bc 25,2 ± 0,1ab 20,5 ± 0,1a 8,2 ± 0,1bc 1,55 ± 0,04m 4 FD x MT 275,1 ± 4,9ef 24,2 ± 0,1fg 19,6 ± 0,1cde 7,6 ± 0,1d 1,58 ±0,04l 5 FE x MD 340,8 ± 6,5ab 25,3 ± 0,2a 20,5 ± 0,1a 8,4 ± 0,1a 1,49 ± 0,04o 6 FE x ME 349,7 ± 8,8a 25,4 ± 0,2a 20,4 ± 0,8a 8,5 ± 0,1a 1,77 ± 0,07a 7 FE x MM 350,9 ± 7,3a 25,4 ± 0,2a 20,6 ± 0,1a 8,4 ± 0,1a 1,71 ± 0,05c 8 FE x MT 316,8 ± 5,9c 24,5 ± 0,2def 19,9 ± 0,1bc 8,1 ± 0,1bc 1,65 ± 0,04g 9 FM x MD 282,3 ± 5,9ef 24,2 ± 0,2g 19,4 ± 0,1e 7,7 ± 0,1d 1,63 ± 0,05i 10 FM x ME 338,1 ± 8,7ab 24,9 ± 0,2bc 20,1 ± 0,2b 8,4 ± 0,1a 1,68 ± 0,06d 11 FM x MM 313,5 ± 5,6c 24,7 ± 0,1cd 20,1 ± 0,1b 8,0 ± 0,1c 1,49 ± 0,04p 12 FM x MT 274,9 ± 5,8ef 24,2 ± 0,2fg 19,5 ± 0,1de 7,7 ± 0,1d 1,62 ± 0,05j 13 FT x MD 286,4 ± 4,7de 24,3 ± 0,1efg 19,6 ± 0,1cde 7,7 ± 0,1d 1,67 ± 0,04f 14 FT x ME 314,5 ± 5,7c 24,6 ± 0,1cde 19,9 ± 0,1bc 8,2 ± 0,1b 1,73 ± 0,04b 15 FT x MM 286,3 ± 5,1de 24,2 ± 0,1efg 19,7 ± 0,1cde 7,7 ± 0,1d 1,68 ± 0,04e 16 FT x MT 268,6 ± 4,2f 23,6 ± 0,1h 19,1 ± 0,1f 7,6 ± 0,1d 1,60 ± 0,03k Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE: sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều. Bảng 3.8 cho thấy tổ hợp lai FE x MM tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Xếp hạng 3 là tổ hợp lai FE x MD và tổ hợp lai FM x ME được xếp hạng 4. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai tổ hợp lai FE x MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai FE x MD và FM x ME không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Về màu sắc, các tổ hợp lai có ít đốm là FE x MD và FM x MM, tổ hợp lai có đốm nhiều nhất là FE x ME.
  • 51. 45 Bảng 3.9. Kết quả LSMEANS (Least Squares Means) của một số tính trạng khảo sát trên 16 tổ hợp lai ở môi trường nước lợ mặn. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) (± SE) CDT (cm) (± SE) CDC (cm) (± SE) CCT (cm) (± SE) Màu sắc (đơn vị màu:1,2,3) 1 FD x FD 156,5 ± 3,2f 20,8 ± 0,2e 16,7 ± 0,1f 7,0 ± 0,1h 1,23 ± 0,03p 2 FD x ME 199,1 ± 3,7c 22,0 ± 0,1bc 17,8 ± 0,1bc 7,7 ± 0,1cd 1,48 ± 0,04h 3 FD x MM 177,0 ± 3,5de 21,3 ± 0,1d 17,3 ± 0,1e 7,3 ± 0,1fg 1,28 ± 0,04o 4 FD x MT 180,0 ± 3,6d 21,5 ± 0,1d 17,4 ± 0,1e 7,4 ± 0,1f 1,45 ± 0,05i 5 FE x MD 212,6 ± 3,9b 22,2 ± 0,1b 18,0 ± 0,1b 7,8 ± 0,1abc 1,32 ± 0,03n 6 FE x ME 228,6 ± 4,8a 22,3 ± 0,2b 18,1 ± 0,1b 8,0 ± 0,1a 1,73 ± 0,05a 7 FE x MM 212,3 ± 4,1b 22,1 ± 0,1b 17,8 ± 0,1bc 7,9 ± 0,1ab 1,63 ± 0,05c 8 FE x MT 206,0 ± 4,0bc 22,0 ± 0,1bc 17,9 ± 0,1b 7,6 ± 0,1de 1,49 ± 0,05f 9 FM x MD 160,6 ± 4,2f 20,6 ± 0,2e 16,6 ± 0,1f 7,1 ± 0,1gh 1,51 ± 0,05e 10 FM x ME 228,9 ± 4,1a 22,7 ± 0,1a 18,4 ± 0,1a 8,0 ± 0,1a 1,63 ± 0,04b 11 FM x MM 160,9 ± 3,7f 20,7 ± 0,2e 16,7 ± 0,1f 7,1 ± 0,1h 1,37 ± 0,05k 12 FM x MT 183,1 ± 3,5d 21,6 ± 0,1d 17,5 ± 0,1de 7,5 ± 0,1ef 1,37 ± 0,05l 13 FT x MD 166,0 ± 3,5f 20,9 ± 0,2e 16,9 ± 0,1f 7,1 ± 0,1h 1,42 ± 0,04j 14 FT x ME 204,4 ± 3,8bc 22,0 ± 0,1bc 17,8 ± 0,1bcd 7,8 ± 0,1bcd 1,60 ± 0,04d 15 FT x MM 186,1 ± 3,8d 21,7 ± 0,1cd 17,6 ± 0,1cde 7,4 ± 0,1f 1,49 ± 0,04g 16 FT x MT 167,5 ± 3,3ef 20,7 ± 0,1e 16,7 ± 0,1f 7,1 ± 0,1gh 1,33 ± 0,04m Ghi chú: KLTB: khối lượng trung bình, CDT: chiều dài tổng, CDC: chiều dài chuẩn, CCT: chiều cao thân, SE: sai số, đơn vị màu: 1,2,3; 1: đỏ, 2: đốm ít, 3: đốm nhiều. Bảng 3.9 cho thấy tổ hợp lai FM x ME tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Tổ hợp lai FE x ME có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 2. Tổ hợp lai FE x MD có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 3 và xếp hạng thứ 4 là tổ hợp lai FE x MM. Tuy nhiên, sự khác biệt nhau về tốc độ tăng trưởng giữa hai tổ hợp lai FE x MM và FE x ME cũng như sự khác biệt giữa hai tổ hợp lai FE x MD và FM x ME không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,01). Ở bảng 3.9 còn cho thấy, tổ hợp lai có màu sắc ít đốm nhất là FD_MD và tổ hợp lai có màu sắc nhiều đốm nhất là FE x ME.
  • 52. 46 Như vậy, tổ hợp lai FE x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 4 ở môi trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp lai FM x ME có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng lợ mặn nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 4. Hai tổ hợp lai FE x FE và FD x MM có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. 3.7. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên các dòng cá rô phi đỏ nuôi ở 2 môi trường nước ngọt và lợ mặn 3.7.1. Kết quả khảo sát ưu thế lai của các tính trạng trên dòng cá rô phi đỏ nuôi trong môi trường nước ngọt Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ưu thế lai (H%) của các tính trạng trên các dòng cá Rô phi đỏ nuôi ở môi trường nước ngọt. Stt Tổ hợp lai KLTB (gam) H% (gam) CDT (cm) H% (cm) Màu sắc (đơn vị màu: 1,2,3) H% (đơn vị màu:1,2,3) 1 FD x FD 286,7 - 24,4 - 1,51 - 2 FD x ME 298,2 - 6,3 24,3 - 2,6 1,64 0,0 3 FD x MM 328,2 9,4 25,2 2,4 1,55 3,3 4 FD x MT 275,1 - 0,9 24,2 0,5 1,58 1,3 5 FE x MD 340,8 2,9 25,3 0,9 1,49 -9,2 6 FE x ME 349,7 - 25,4 - 1,77 - 7 FE x MM 350,9 5,8 25,4 1,5 1,71 4,9 8 FE x MT 316,8 2,5 24,5 - 0,1 1,65 -2,4 9 FM x MD 282,3 - 6,0 24,2 - 1,5 1,63 8,7 10 FM x ME 338,1 2,0 24,9 - 0,7 1,68 3,1 11 FM x MM 313,5 - 24,7 - 1,49 - 12 FM x MT 274,9 - 5,6 24,2 0,00 1,62 4,5 13 FT x MD 286,4 3,2 24,3 1,0 1,67 7,1 14 FT x ME 314,5 1,7 24,6 0,2 1,73 2,4 15 FT x MM 286,3 - 2,8 24,2 - 0,9 1,68 3,1 16 FT x MT 268,6 - 23,6 - 1,60 -