SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG
ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI –
CỦ CHI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Thị
Lộc
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đoàn Xuân
Lan
Niên Khóa: 2009 - 2013
Tp. HCM – Tháng 5 Năm 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình
của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có
một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài.
Ban giám hiệu nhà trường ĐH SƯ PHẠM TPHCM, Ban chủ nhiệm khoa Hóa
học.
Cô Trần Thị Lộc: Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận. Thầy Nguyễn Văn Bỉnh: Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn,
hỗ trợ em hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh em xin chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô trong tổ hóa Công nghệ
và môi trường, tổ hóa phân tích đã giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em hoàn
thành khóa luận. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân em mà còn có
sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai
sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý
thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
1
Danh mục các bảng
Bảng 3.1: Tỷ lệ lân trong một số cây trồng...................................................................13
Bảng 3.2: Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất......................................................14
Bảng 3.3: Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN................................15
Bảng 3.4 Lân trong dung dịch đất ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng....19
Bảng 3.5: Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ ............................................24
Bảng 3.6: Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo phương pháp
Axikinazi ........................................................................................................................24
Bảng 3.7: Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH ...........................25
Bảng 4.1: Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất........................................................29
Bảng 4.2: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp ..............................30
Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani. ......................................30
Bảng 3.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................47
Bảng 3.2. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................48
Bảng 3.3: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu 4,6,9. ..............................50
Bảng 3.4. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop. ............................50
Bảng 3.5: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu còn lại. ...........................50
Bảng 3.6. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop. ............................51
Bảng 3.7. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................51
Bảng 3.8. % P trong đất khô tuyệt đối của các mẫu đất...............................................54
Bảng 3.9. Đánh giá lân tổng số trong các mẫu đất theo phương pháp axit ascorbic.. 54
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số ............................55
2
Danh mục các hình ảnh
Hình 2.1. Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây từ
năm 2003-2007..............................................................................................................5
Hình 2.2. Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam...............................6
Hình 1.1. Nông trường Phạm Văn Cội.........................................................................32
Hình 1.2. Văn phòng nông trường Phạm Văn Cội.......................................................32
Hình 1.3. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội ..................................35
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................................37
Hình 2.2. Mẫu 1.............................................................................................................38
Hình 2.3. Mẫu 2.............................................................................................................39
Hình 2.4. Mẫu 3.............................................................................................................39
Hình 2.5. Mẫu 4.............................................................................................................40
Hình 2.6. Mẫu 5.............................................................................................................40
Hình 2.7. Mẫu 6.............................................................................................................41
Hình 2.8. Mẫu 7.............................................................................................................41
Hình 2.9. Mẫu 8.............................................................................................................42
Hình 2.10. Mẫu 9...........................................................................................................42
Hình 2.11. Mẫu 10.........................................................................................................43
Hình 2.12. Mẫu 11.........................................................................................................43
Hình 2.13. Mẫu 12.........................................................................................................44
Hình 3.1. Dãy mẫu đựng đường chuẩn .........................................................................47
Hình 3.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu 4,6,9 .............................48
Hình 3.3. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu còn lại...........................51
Hình 3.4. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân tổng số........................................................52
3
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và một trong những nhân tố góp phần quan
trọng trong con đường phát triển đó chính là sử dụng khai thác hợp lí tài nguyên đất. Hàm
lượng các chất trong đất sẽ quyết định sự màu mỡ, tơi xốp của đất. Các chỉ tiêu cần xác định
trong đất thường là độ ẩm, độ mùn, vi sinh vật, độ chua trao đổi, hàm lượng đạm, hàm
lượng lân, các khoáng chất Ca, Mg, Na, Fe, Al… Đặc biệt hàm lượng lân có vai trò đặc biệt
quan trọng.
Lân là một trong các yếu tố quan trọng của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành
các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào
quá trình tổng hợp các axit amin, kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào
đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ
ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân
làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống
hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại…
Để hiểu rõ hơn về lân, em chọn đề tài “Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường
Phạm Văn Cội – Củ Chi”. Hy vọng qua đề tài này sẽ giúp em và những người quan tâm
hiểu rõ hơn về vai trò quan trong của lân trong đất cũng như hàm lượng lân trong đất của
nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Phân tích hàm lượng lân trong đất ở Nông trường Phạm Văn Cội.
- Đánh giá hàm lượng lân trong đất ở Nông trường Phạm Văn Cội.
III. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tổng quan về lân.
- Nghiên cứu các loại đất khảo sát.
- Nghiên cứu đặc điểm vùng khảo sát.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trong đất đến hàm lượng lân.
- Phân tích, đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số trong đất.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4
- Phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất.
- Đất ở Nông trường Phạm Văn Cội.
- Sử dụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thực nghiệm, sử sụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân
trong đấ Nông trường Phạm Văn Cội.
- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng lân trong đất. Từ đó có
thể xác định loại phân và hàm lượng phân tích thích hợp góp phần nâng cao năng suất cây
trồng.
VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Đất ở nông trường Phạm Văn Cội.
- Dùng phương pháp trắc quang.
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 3
MỤC LỤC................................................................................................... 1
Chương 1.TỔng quan VỀ ĐẤT [12] ........................................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT.......................................................................................1
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT..................................................................2
1.3. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CAO SU ................................................... 4
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN [5],[11],[15]
......................................4
2.2. NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT NAM [4],[14] ....................................................5
2.3. ỨNG DỤNG TỪ CÂY VÀ HẠT CAO SU [13]
...................................................6
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÂN ..................................................... 8
3.1. KHÁI NIỆM PHÂN LÂN [3]
.............................................................................8
3.2. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG, CÂY TRỒNG [1]
.....................8
3.3. LÂN TRONG CÂY [1].....................................................................................12
3.4. LÂN TRONG DUNG DỊCH ĐẤT [2]
..............................................................17
3.5. MỐI LIÊN QUAN CỦA LÂN VỚI THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT [3]
.......21
3.6. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [1]
..............................21
Chương 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TRONG ĐẤT26
4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT..........26
4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT .............27
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI –
CỦ CHI...................................................................................................... 30
1.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG [8]........................................................30
Chương 2. LẤY MẪU, XỬ LÝ MẪU .................................................... 34
2.1. CÁCH LẤY MẪU ............................................................................................34
2.2. XỬ LÝ MẪU ....................................................................................................35
2.3. BẢO QUẢN MẪU ...........................................................................................36
2.4. SƠ LƯỢC CÁC MẪU ĐẤT.............................................................................36
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ........................................ 42
2
3.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT................................................................................42
3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU .................................................................43
3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU [9]
...............................................43
3.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ [10]
............................................47
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 53
Phụ lục 1.................................................................................................... 54
1
Chương 1.TỔng quan VỀ ĐẤT [12]
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT.
Theo Docutraiep (1879): “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết
quả của quá trình hoạt động tổng hợp các yếu tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, địa hình, khí
hậu , sinh vật, thời gian và con người”.
Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy
xác thực vật dưới ảnh hưởng của của các yếu tố môt trường. Một số đất được hình thành do
bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu,
tạo sản phẩm cây trồng.
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân
tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
• Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
• Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.
• Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
• Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
• Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
• Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.
Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và
chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ
thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân
huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu
cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét
tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các
nguyên tố dinh dưỡng nitơ, photpho...
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng
biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ
ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành
phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh
học trong đất và tác động của con người.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình
thành đất thành ba nhóm. Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ
trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự
2
hình thành đất có các yếu tố. Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu
tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch
quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức
tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa làm nâng cao và sụt lún bề
mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con
người.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT
Sự phát sinh và phát triển của đất là quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập. Các mặt
đối lập đó tác động tương hỗ lẫn nhau được thể hiện về mặt sinh học, hóa học, lý – hóa học
như:
- Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng.
- Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng.
- Sự phân hủy khoáng chất và sự tổng hợp nên khoáng chất và hợp chất hóa học mới.
- Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất.
- Sự hấp thụ năng lượng mặt trời từ đất làm cho đất nóng lên và sự mất năng lượng từ
đất làm cho đất lạnh đi.
Trong đất còn có những mâu thuẫn khác như:
- Từ khi sự sống xuất hiện trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời với quá
trình hình thành đất.
Đất được hình thành không ngừng phát triển, gắn liền với sự tiến hóa của sinh giới.
Trong đó những sinh vật đơn giản (tảo, vi khuẩn) đi tiên phong trong quá trình tạo thành
đất. Khi thực vật xanh bao phủ khắp mặt đất, hệ thống rễ phát triển ăn sâu vào lớp đá phong
hóa, thì quá trình hình thành đất xảy ra mạnh và thay đổi chất lượng đất được hình thành.
1.3. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là
các yếu tố hình thành đất. Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt
của đá dưới tác dụng của sinh vật và các yếu tố môi trường.
Vậy các yếu tố hình thành đất. Đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và con
người.
- Đá mẹ: Là yếu tố cơ bản cung cấp chất khoáng cho đất. Đá mẹ nào thì đất ấy. Mối liên
quan này thể hiện chặt chẽ ở giai đoạn đầu sự tạo thành đất. Sau đó thì bị các yếu tố khác
như khí hậu sinh vật chi phối trở nên mất tương quan chặt chẽ.
3
- Sinh vật: Là yếu tố cơ bản của quá trình hình thành đất, vai trò chủ yếu là tích lũy chất
hữu cơ, chuyển hóa và tổng hợp chất mùn của đất, chuyển hóa trạng thái chất dinh dưỡng
trong đất, từ trạng thái khó tiêu thành dễ tiêu và ngược lại. Không có sinh vật thì đất không
hình thành.
- Khí hậu: Là yếu tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp thông qua lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng… và ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật đến quá trình hình thành đất. Phân bố
đất theo vĩ độ (đới) như: đất nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Địa hình: Địa hình khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sự hình thành đất thông qua
lượng nước, nhiệt được xâm nhập vào. Địa hình cũng ảnh hưởng tới tốc độ và hướng gió
nên ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước thông qua đó ảnh hưởng tới đất.
- Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình
phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ…
đều cần có thời gian. Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi
của đất.
- Con người: có tác động rất mạnh đến quá trình hình thành đất thông qua hoạt động sản
xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp). Tuy nhiên chỉ ở một số loại đất nhân
tố con người mới có vai trò quan trọng (ví dụ: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn
trơ sỏi đá…).
4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CAO SU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN [5],[11],[15]
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ
Euphorbiaceae (họ Thầu dầu). Cây cao su ban đầu chỉ mọc hoang dại tại vùng châu thổ sông
Amazone (Nam Mỹ), ở vùng vĩ độ 5o
Bắc và Nam. Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng
mưa trên 2.000 mm/năm, nhiệt độ cao và đều quanh năm có mùa khô kéo dài từ 3-4 tháng,
đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH: 4.5-5.5 với tầng đất canh
tác sâu, thoát nước trung bình.
Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30m,
vành thân có thể đạt từ 5-7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm.
Lúc đầu cao su thiên nhiên được thổ dân Mehico và Yucatan dùng để tạo ra các hình
tượng và các bức tranh trên giấy bằng vỏ cây, người Tây Ban Nha dùng nhựa cây Castilloa
elastica làm áo choàng đi mưa, giày ống, mui xe ngựa…
Đến thế kỷ 19: nhà máy chế tạo cao su thành vật dụng đầu tiên được thành lập, sử
dụng các màng cao su mỏng để chế tạo găng tay, bít tất, áo mưa…
Và năm 1876 được xem như là năm mở đầu cho công cuộc phát triển trồng cao su với
sự thành công trong việc đưa hạt cao su từ Brazil sang các nước Châu Á của Henry
Wickham. Từ đó cây cao su đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi
và một phần nhỏ ở châu Mỹ La Tinh.
Từ năm 1938 – 1944 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành công về mặt khoa
học cho công nghệ sản xuất cao su thiên nhiên khi hai nhà kỹ nghệ lớn là Charles Goodyear
và Thomas Hancock đã tìm ra phương pháp lưu hóa cao su bằng cách cho thêm chất lưu
huỳnh và đưa lên nhiệt độ cao đã chế tạo được loại cao su chịu nhiệt. Sản phẩm cao su lưu
hóa được dùng để chế tạo bàn ghế, lợi răng giả, dụng cụ bơm, bút máy…
Nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su, các nhà sinh vật học đã nhân giống và
phân phối trên khắp thế giới. Diện tích cao su thiên nhiên phát triển mạnh trong những năm
đầu thế kỷ 20. Năm 1905 toàn thế giới trồng được 52.000 ha, đến 1910 là 455.000 ha. Và
cũng chính nhu cầu tiêu thụ cao su cao nên diện tích cao su trên thế giới ngày càng tăng cao.
5
Hình 2.1. Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây
từ năm 2003-2007
2.2. NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT NAM [4],[14]
Năm 1878 là năm cây cao su di nhập vào Việt nam lần đầu tiên do Pierre đưa hạt
giống vào trồng ở vườn ươm Củ Chi nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897,
Raoul, một dược sỹ hải quân người Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực
nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ông Yệm (Sông Bé) và
tại trạm thí nghiệm của Viện Pastuer tại Suối dầu (Nha Trang) do Bác sỹ Yersin nhận 200
cây giống cao su từ vườn bách thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng. Như vậy, năm 1897
được công nhận là năm di nhập của cây cao su vào Việt Nam.
Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su đối với phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường nên Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch nhân giống và trồng cao su ở
các vùng đất thích hợp trên cả nước. Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua
nên diện tích vườn cao su sẽ không ngừng mở rộng. Hiện cả nước có hơn 500.000 ha cao su
và được trồng trên cả nước. Sản lượng đạt trung bình 450.000 tấn/năm. Mục tiêu chính phủ
đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su sẽ tăng lên 700.000 ha
8033
8582
8994 8968
9613
7000
7500
8000
8500
9000
9500
10000
2003 2004 2005 2006 2007
Tấn
Năm
Nhu cầu tiêu thụ cao su
thiên nhiên thế giới
Sản lượng (tấn)
6
Hình 2.2. Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam
2.3. ỨNG DỤNG TỪ CÂY VÀ HẠT CAO SU [13]
* Hoa trang trí: Theo nghiên cứu của Tổng cục Cao su Malaysia, lá cao su có thể được
chuyển thành nguồn thu nhập cho người trồng cao su. Qua nghiên cứu cho thấy gân của lá
cao su vẫn còn nguyên khi các tế bào biểu bì được lấy đi trong quá trình phân hủy. Xương
của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà.
* Thực phẩm chức năng: Một chất khác trong mủ cao su được gọi là sugars hay
quebrachitol có thể được trích ly và sử dụng bào chế thực phẩm chức năng. Tuy nhiên việc
trích ly làm cho các phần tử cao su bị hư hại và không còn sử dụng được nên chỉ có thể thực
hiện được với serum – chất thải từ cao su. Bởi vậy nghiên cứu cho rằng có thể trích ly từ lá
cao su để sản xuất thực phẩm chức năng có giá trị cao hơn.
* Hạt cao su có giá trị cao trong công nghiệp
Hạt cao su có thể dùng để chế tạo sơn điện di, ép dầu làm
xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao
su làm thức ăn cho cá. Vỏ hạt cao su chế than hoạt tính
làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp…
* Cao su hoá đường giao thông
Ý tưởng dùng cao su thay nhựa đường để làm bề mặt đường giao thông bộ bắt nguồn từ
việc Thái Lan đang khủng hoảng thừa cao su. Bộ Giao thông Thái Lan cho biết, nước này sẽ
68%
23%
8%
1%
Diện tích trồng cao su tại các vùng ở
Việt Nam
Đông Nam Bộ (339.000 ha) Tây Nguyên (113000 ha)
Bắc Trung Bộ (41.500 ha) Duyên hải Nam Trung Bộ (6500 ha)
7
cao su hóa 5.000 km mặt đường giao thông tại các khu vực nông thôn trên toàn lãnh thổ
trong 5 năm tới. Trong năm tài chính 2012-2013 bắt đầu từ tháng 10 năm nay, khoản ngân
sách 4,5 tỷ Bạt, tương đương 150 triệu USD đã được cấp để tiến hành phủ cao su 750 km
mặt đường tại những tuyến đường nông thôn hiện chưa được rải nhựa.
* Sắp có kiểu lốp xe mới
Các kỹ sư của hãng General Motor vừa kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lốp xe Hoa
Kỳ, cơ sở nghiên cứu độc lập mới được thành lập gần đây ở Virginia, để cùng nhau thực
hiện công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ lốp xe mới. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu
thế giới đã đầu tư 5 triệu USD vào Trung tâm Nghiên cứu nhằm phát triển những lốp xe
hiệu suất cao hơn, an toàn hơn và mức tiết kiệm nhiên liệu của xe cũng tăng thêm.
8
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÂN
3.1. KHÁI NIỆM PHÂN LÂN [3]
Phân lân là phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho. Các chất được dùng làm phân
lân là những sản phẩm chế biến từ các loại quặng chứa photpho (chủ yếu là photphorit và
apatit), những chất hữu cơ (xương động vật) và cả những cặn bã công nghiệp luyện kim
giàu hợp chất của photpho (xỉ lò Mactanh và Tomat).
Thành phần của photpho trong phân lân được biểu thị bằng phần trăm lượng P2O5 so
với khối lượng chung. Dựa vào tính tan trong các dung môi khác nhau, ta có thể chia chúng
thành 3 loại chính:
+ Loại thứ nhất: gồm những phân lân dễ tan trong nước như supephophat, amoni
photphat…
+ Loại thứ hai: tan trong axit yếu như phân lân kết tủa (prexipitat), lân nung chảy, lân
khử flo…
+ Loại thứ ba: loại phân lân khó tan như bột photphorit, phân xương…
Nếu dựa vào nguồn gốc và phương pháp chế biến, ta có thể chia chúng thành 2 loại chính:
phân lân tự nhiên và phân lân chế biến.
3.2. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG, CÂY TRỒNG [1]
3.2.1. Vai trò của lân đối với cây trồng
Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò quan trọng
trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Lân giữ
vai trò rất quan trọng trong đời sống tế bào.
Lân là một phần nồng cốt của chất nucleoproteit và có sự liên kết chặt chẽ với đạm, khi
cây tăng trưởng lên sẽ hình thành thêm tế bào mới nên có thêm nucleoproteit, do vậy mà cây
phải hút thêm cả đạm và lân.
Nếu trong đất có lân nhưng không có đạm thì cây không phát triển được và ngược lại,
nếu chỉ có đạm mà không có lân thì cây cũng không có nucleoproteit, nhân tế bào sẽ không
được hình thành. Những chất như photpholipit là những hợp chất béo của lân cũng tham gia
tích cực vào việc hình thành ra màng tế bào.
Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng.
Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp
chất hữu cơ quan trọng.
9
Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra
hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ
quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng
chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía…
Nhiều hợp chất phức tạp khác tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp của cây để
sống và phát triển đều có chứa lân.
Nói tóm lại, trong rất nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cây, luôn luôn có sự tham
gia của chất lân.
3.2.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển của cây trồng
Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút nên có vai trò quan trọng trong
thời gian sinh trưởng đầu, trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây chống đỡ với điều kiện
bất thuận lợi (hạn và rét).
Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm
– lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhiều hoa, sai quả và phẩm chất nông sản tốt. Người
ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình chín. Cây lúa được bón đủ lân bộ
rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm. Lúa được bón đủ lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây
còi cọc, đẻ nhánh sớm, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh
tối, số lá, số bông và số hạt trên bông đều giảm.
Thiếu lân vừa các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang màu nâu
rồi chết.
Thiếu lân cây trồng phát triển kém, mọc còi cọc, chậm lớn, ít phân cành, lá cứng đờ
không mềm mại, màu sắc xạm hơn, phiến lá bé đi, cây ít đẻ, bộ rễ kém phát triển, đường
tích lũy có khuynh hướng tạo thành những sắc tố “anthoxyan” nên nhiều loại cây trồng khi
thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay đỏ. Nếu thiếu lân trầm trọng lá có
vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém. Lá già, thiếu lân thường rụng
sớm, có màu huyết dụ, xuất phát từ đầu ngọn lá rồi lan dần vào thân, có thể lan hết khắp lá.
Thiếu lân cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh nhiều hơn vàng.
Thiếu lân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phấn hoa, ảnh hưởng đến sự hình
thành quả và hạt, có thể gây ra rụng hoa, không đậu quả hoặc rụng quả non trầm trọng.
Đối với cây họ đậu, thiếu lân thì việc hình thành nốt sần bị giảm sút, cây phát triển kém,
năng suất thấp vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng
còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
10
Thiếu lân, cây hút đạm vào tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không chuyển sang
dạng protit được, và đó cũng là một môi trường thuận lợi cho công việc phát triển của nhiều
loại bệnh nấm. Đối với những cây họ lúa, thiếu lân lá mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ và
toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ
chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút của nó màu đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm
lượng protein trong cây giảm. Đối với cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém, quả
chín chậm và trong quả có hàm lượng axit cao.
Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Đối với
những cây trồng để lấy dầu như dừa, đậu phộng, đậu nành… nếu bón lân đầy đủ mới có
hàm lượng chất béo cao. Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin. Lân cần thiết để
nâng cao phẩm chất của hạt giống.
Về mặt cơ chế dinh dưỡng: trong cây, lân di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều so với sự di
chuyển của lân trong đất. Trong quá trình dinh dưỡng cho cây, lân lại có khả năng chuyển
biến từ dạng ion này sang dạng ion khác. Ví dụ ion H2PO4
-
sang dạng HPO4
2-
+ H+
nên điều
hòa được pH trong dung dịch cây, có vai trò của tác nhân đệm, giúp cây chịu đựng được
môi trường có pH quá kiềm, hay ngược lại, từ dạng HPO4
2-
+ H+
của dung dịch thành
H2PO4
-
giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá chua. Do vậy, nhờ bón lân mà sức
chịu đựng của cây càng cao đối với phản ứng của môi trường hay nói khác đi, lân cũng có
tác dụng giải độc cho cây.
Cây hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất chủ yếu trong giai đoạn đầu nên phân lân
thường dùng để bón lót. Ví dụ: đối với cây lúa thì cần phải có một lượng lân hòa tan cung
cấp cho cây lúa trong giai đoạn sinh trưởng đầu, khi cây mạ bắt đầu sử dụng hết dữ trữ lân
trong hạt, bộ rễ phải hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất. Tuy chỉ cần đến một lượng lân
rất nhỏ và nồng độ rất loãng nhưng nếu đất chua, giàu sắt, nhôm thì vẫn không đủ cho cây
hút. Vì vậy mà phải bón lót lân thế nào để ngay sau khi mạ mũ chông, trong đất đã có sẵn
lân hòa tan dễ tiêu cho nó. Vài ba tuần sau, khả năng hút lân của bộ rễ đã tăng lên nhiều,
đồng thời khối lượng phân bón cũng đã phân giải nhiều, cung cấp được nhiều lân dễ tiêu,
giúp cho cây lúa tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, lân sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con
đường đồng hóa sơ cấp lân bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và
tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do vậy, có thể nói rằng lân đóng vai
11
trò quan trọng quyết định chiều hướng, cường độ các quá trình sinh trưởng phát triển của cơ
thể thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng.
3.2.3. Vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất
Khi nói đến vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất tức nói đến hàm lượng lân trong
đất mà hàm lượng này được quy ước bằng lượng “lân tổng số” trong đất, tức là tổng số hết
tất cả các hợp chất lân có trong đất mặc dù kết hợp với cation nào, ở dạng hữu cơ hoặc vô
cơ.
DeTurk (1931) đã nhận định rằng: “ Những chân đất phải làm giàu lân mới có độ phì
nhiêu cao, và ngược lại, những chân đất có độ phì nhiêu cao đều là những chân đất giàu
lân”.
Vohlt Manm (1940) đã căn cứ vào hàm lượng lân của đất để phân loại đất tốt, đất xấu
như sau:
+ Đất rất tốt: > 0,2% P2O5.
+ Đất tốt: 0,1 – 0,2% P2O5.
+ Đất xấu: < 0,06% P2O5.
Những vùng đất có độ phì nhiêu cao như vùng đất đen ôn đới của Liên Xô cũ (gọi là đất
“tchernozen”), đất đen nhiệt đới, “margallit” của Indonesia, đất đỏ “bazan” của Việt Nam,
đất hoàng thổ của Trung Quốc, đất phù sa sông Nin trồng bông của Ai Cập… cũng chính là
những vùng đất có lượng lân cao nhất hoặc rất cao.
Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến
năng suất của sản xuất nông nghiệp. Như ta đã biết, ba yếu tố dinh dưỡng nòng cốt của cây
là: đạm, lân, kali nhưng nhiều trường hợp thì đất thiếu kali, còn đạm thì có thể bổ sung từ sự
phân giải chất hữu cơ trong đất, từ nước mưa… Nhưng đặc biệt, trong thiên nhiên, không có
nguồn nào bổ sung lân cho đất thì đất thiếu lân trầm trọng, có nơi lại tích lũy thành từng mỏ
lớn hay gọi là “mỏ photphat thiên nhiên”. Chính vì vậy mà cần phải đào lấy lân từ các mỏ
đó để cung cấp lân cho những vùng còn thiếu lân để nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Nếu như trên đất nông nghiệp mà ta chỉ trồng độc canh một loại cây mà lại chăm bón
quá ít thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị cây lấy đi… và do đó, hàm lượng lân trong đất bị
tiêu hao dần và qua nhiều thế hệ canh tác đất ngày càng nghèo lân. Nếu phân bón không đầy
đủ cộng với sự hao phí lân do xói mòn, do rửa trôi … thì đất càng ngày càng kém độ phì
nhiêu.
12
Bên cạnh đó, ta còn thấy được vai trò của lân càng được đẩy lên khi có một số đạm
thích đáng được bón cùng. Ví dụ: thí nghiệm ở trạm An Lạc (Tp. Hồ Chí Minh) (Xuân
1975), trên đất phèn này bón đơn thuần photphat Lào Cai hiệu quả rất lớn nhưng thể hiện
chậm chạp, trong khi đó bón đơn thuần đạm và kali thì ngay vụ đầu, bón 6000kg photphat
Lào Cai đã làm tăng 13,4 tạ thóc/ha và qua vụ thứ hai còn tăng thêm 8,3 tạ thóc nữa. Từ đó,
có thể nói rằng, lân đã phát huy được hiệu lực của phân đạm và làm tăng tốc độ phì nhiêu
của đất.
3.3. LÂN TRONG CÂY [1]
3.3.1. Tỷ lệ lân trong cây
Trong cây trồng, lân chiếm trung bình vào khoảng 0,3 – 0,4% của chất khô.
Trong hạt, tỷ lệ lân thường cao hơn trong rơm rạ rất nhiều. Khi cây đã bắt đầu trổ hoa thì
một phần lân di chuyển vào trong hạt.
Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân lá biến động từ 0,2% P2O5 (rơm rạ
lúa) đến 0,7% P2O5 (thân lá đậu tương), trong hạt biến động từ 0,48% P2O5 (hạt thóc) đến
1,2% P2O5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây họ đậu chứa nhiều lân hơn cây ngũ cốc và lân
có nhiều ở hạt hơn các bộ phận khác, các cơ quan non đang phát triển tỷ lệ lân cao hơn các
bộ phận già và lân cũng có thể được vận chuyển từ các bộ phận già về các cơ quan non đang
phát triển để tái sử dụng trong điều kiện nhu cầu lân của cây bị thiếu. Do vậy, triệu chứng
thiếu lân có thể được phát hiện từ các lá già.
Tỷ lệ lân trong một số loại cây trồng
Bảng 3.1. Tỷ lệ lân trong một số cây trồng
STT Cây trồng Bộ phận (khô) Tỷ lệ P2O5
1 Lúa
Hạt thóc
Hạt gạo
Rơm rạ
0,60 – 0,80
0,75 – 0,90
0,20 – 0,60
2 Ngô
Hạt
Thân cây
0,50 – 0,60
0,25 – 0,30
3 Chè
Lá non
Lá già
1,00 – 1,20
0,40 – 0,50
4 Đỗ tương
Lá và thân
Hạt
0,30 – 0,40
1,00 – 1,20
13
5 Bông
Lá và thân
Hạt
0,30 – 0,40
0,80 – 1,20
6 Rau diếp Lá và thân 1,40 – 1,55
7 Cải xông Lá và thân 1,50 – 1,70
8 Lạc Hạt 0,60 – 0,80
Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất
Bảng 3.2. Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất
Cây trồng
Thu hoạch thương phẩm
(tạ/ha)
Lượng P2O5 bị lấy đi
(kg)
Ngũ cốc 10 – 15 15 – 20
Bông
25 – 30
30 – 40
50 – 60
90 – 100
30 – 40
50 – 70
80 – 90
120 – 130
Khoai tây
200 – 250
300 – 350
40 – 50
60 – 70
Ngô 60 – 70 50 – 60
Lúa 40 – 50 40 – 50
Đay 100 45
Thuốc lá 15 (lá khô) 25
Chè 20 (lá tươi) –25
3.3.2. Những dạng lân trong cây
Lân trong cây đại bộ phận nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ nằm dưới dạng vô
cơ. Dạng lân vô cơ chủ yếu là các octhophotphat đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ vào sự chuyển hóa giữa các ion photphat. Sự chuyển
hóa này cũng cung cấp thêm H+
cho quá trình khử NO3
-
thành NH4
+
, có lợi cho việc tổng
hợp protein. Cho nên dinh dưỡng lân có liên quan đến dinh dưỡng đạm của cây (lân vô cơ
cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ).
14
Một phần photphat mà cây hút được từ đất lên vẫn tồn tại trong cây dưới thể
octhophotphat, một phần khác bị este hóa và trở thành lân hữu cơ.
Trong cây, đa số là bộ phận sinh sản chứa nhiều lân hơn bộ phận sinh trưởng. Lá và rễ
thường chứa nhiều lân vô cơ hơn thân.
Những thể lân hữu cơ trong đất, nói chung là cây không thể trực tiếp sử dụng được (trừ
một số ít glyxerophotphat và phitin). Những dạng lân hữu cơ trong cây đều do quá trình este
hóa axit octhophotphoric.
Những dạng lân hữu cơ
* Nucleoproteit
- Trong tế bào thực vật có chứa nucleoproteit là những muối phức tạp của axit proteic.
- Axit proteic là những chất hữu cơ có chứa lân, đạm, oxi, hidro và cacbon.
- Khi ta phân hủy axit proteic sẽ cho ra 3 chất:
 Axit photphoric
 Gluxit
 Những loại bazơ thuộc nhóm purin và nhóm pyrimidin và có công thức:
Purin N
N
NH
N N
N
Pyrimidin
Một trong những axit proteic rất quan trọng trong việc sinh sản của tế bào là
Dezoxyribonucleic (DRN), bên cạnh đó còn có axit Ribonucleic (ARN). Hai axit này khác
nhau chủ yếu ở hai thành phần bazơ. Thành phần các chất trong hai loại axit đó:
Bảng 3.3. Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN
Axit Ribonucleic Axit Dezoxyribonucleic
Các bazơ:
+ Adenin
+ Guanin
+ Xytozin
+ Urazin
Ribozo (gluxit)
Axit photphoric
Các bazơ:
+ Adenin
+ Gluanin
+ Xytozin
+ Tinin
+ 5 – metylxytozin
Deroxy – ribozo
Axit photphoric
Axit proteic thường là một tổng hợp của nhiều axit proteic đơn giản gọi là nucleotit.
15
Ví dụ:
N
N
N
N
NH2
O
H2C
HH
O P OH
OH
OH
OH
* Photphoproteit
- Photphoproteit là hợp chất lân hữu cơ rất quan trọng hình thành do sự tổng hợp của
nhiều men của protit và lân. Trong loại này có rất nhiều men của protit chi phối nhiều quá
trình sinh hóa trong cây và nó cũng thể hiện được sự tương quan chặt chẽ giữa đạm và lân.
Photphoproteit thường không tan trong nước nhưng tan trong các bazơ mạnh. Ví dụ chất
casein của sữa đậu nành là một photphoproteit, khi tan trong xút thì biến thành natri
caseinat.
- Photphoproteit khi thủy phân sinh ra nhiều loại aminoaxit. Nhưng khi thủy phân với
trypxin lại cho ra những nhóm polypeptide có chứa nhiều axit photphoric.
* Lexithin
- Lexithin là một phức hệ gồm 3 chất: glyxerol, axit photphoric và colin.
- Trong công thức của nó, một chức axit của H3PO4 este hóa chất glyxerol, một chất nữa
este hóa nhóm ancol của chất colin và chức thứ 3 thì tự do. Công thức điển hình như sau:
H2C
HC
H2C
OH
OH
OH
H2C
H2C
N(CH3)3
OH
OH
HO P OH
OH
O
Glyxerol Axit photphoric Colin
Lexithin là một hợp chất lân béo, thường có trong hạt cây có dầu và chiếm tỷ lệ khoảng
0,25 – 1,7% chất khô, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự trữ cần thiết cho
quá trình nảy mầm của hạt.
Trong dầu lạc có lexithin oleic là một lexithin mà axit béo đã xà phòng hóa glyxerol là
axit oleic:
16
H2C
HC
H2C
O
O
O
OC
OC
R1
R2
P
CH2
OH
O CH2 CH2 N(CH3)3
OH
Lexithin
* Phitin
- Phitin và photphat canxi magie của rượu inositol (CHOH)6. Thành phần phitin gồm:
22% P2O5, 12% CaO, 15% MgO.
- Phitin là một hợp chất lân hữu cơ không chứa đạm, dưới tác động của các loại men thì
bị phân hủy thành rượu inositol và octhophotphat.
- Phitin có nhiều trong bộ phận non của cây, nhất là trong hạt. Ví dụ: trong các hạt cây họ
đậu và cậy có dầu, phitin vào khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô.
- Phitin là một hợp chất lân dự trữ trong hạt, khi nảy mầm, cây non sẽ tiêu thụ dần nguồn
lân dự trữ đó. Hay nói cách khác đi, phitin là một kho dự trữ chất lân cho cây non ở thế hệ
sau.
* Saccarophotphat
- Saccarophotphat là chất lân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, chủ
yếu là trong quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình tổng hợp ra các loại hydratcacbon
phức tạp.
-Có nhiều loại saccarophotphat, nhưng những loại thường gặp là:
HC
HC
H2C
OH
O
OH
HC
HC
CH
O
OH
OH
HO
P
OH
O
OH
HC
HC
H2C
OH
O
OH
H2C
C
CH OH
O
HO
P
OH
O
OH
O P
OH
O
OH
HC
HC
O
OH
HC
HC
H2C
OH
O
OH
P
OH
O
OH
- Trong cây, hàm lượng saccarophotphat chiếm khoảng 0,1 – 1% trọng lượng chất khô.
* Photphatit
17
- Photphatit là hợp chất béo của lân hữu cơ. Gồm octhophotphoric hóa hợp với một bazơ
hữu cơ phức tạp (không phải colin) và nhiều loại gluxit. Do đó phần nào photphatit giống
như lexithin.
- Photphatit có nhiều trong phôi. Những hạt giàu protit thường có tỷ lệ photphatit cao. Ví
dụ: Trong ngô, hạt ngô có 0,25% photphatit. Hạt đỗ tương có 1,82% photphatit. Cây non
thường chứa nhiều photphatit hơn cây già.
- Trong hạt những cây dầu, photphatit là nguồn gốc những quá trình lên men làm cho dầu
chóng bị chua và hỏng.
- Vậy, trong thành phần của cây cũng như trong quá trình trao đổi chất của thực vật, chất
lân đóng một vai trò rất quan trọng, tập trung vào những chất lân hữu cơ trên. Ngoài ra,
trong quá trình tổng hợp protit, đường, bột... Cần cung cấp rất nhiều năng lượng.
O P O
O
OH
P P
O
OH
O
OH
OH
C10N5H12O3
3.4. LÂN TRONG DUNG DỊCH ĐẤT [2]
Phần lớn lân được cây trồng hấp thu ở dạng ion octhophotphat (H2PO4
-
và HPO4
2-
), các
dạng lân này hiện diện đồng thời trong dung dịch đất. Nhưng hàm lượng hiện diện của mỗi
dạng phụ thuộc vào pH của dung dịch đất. Ở pH: 7,2 hàm lượng hiện diện của 2 loại ion
trên bằng nhau. Khi pH < 7,2, H2PO4
-
là dạng chính trong dung dịch đất, ngược lại khi pH >
7,2 HPO4
2-
sẽ là dạng chiếm ưu thế. Cây trồng hấp thu dạng HPO4
2-
chậm hơn rất nhiều so
với dạng H2PO4
-
. Nhưng có một số hợp chất lân hữu cơ hòa tan, hay hợp chất lân có trọng
lượng phân tử thấp cũng hiện diện trong dinh dưỡng cây trồng.
Bề mặt hấp thu lân chủ yếu của rễ cây trồng là những mô non gần với chóp rễ. Lân
thường tích lũy ở chóp rễ với nồng độ tương đối cao. Do đó, khi bổ sung lân cho dung dịch
đất, điều quan trọng nhất là cần phải cung cấp lân gần nơi vùng rễ hấp thu.
Nồng độ lân trong dung dịch đất trung bình là 0,05 ppm và nồng độ này khác nhau tùy
theo loại đất. Phần lớn các loại cây trồng có nhu cầu lân trong dung dịch vào khoảng 0,003
– 0,3 ppm, phụ thuộc vào loại cây trồng và năng suất thu hoạch (bảng 3.4). Năng suất tối đa
bắp hạt có thể thu được với 0,01 ppm lân nếu tiềm năng suất thấp, nhưng nếu tiềm năng
năng suất của bắp cao, nồng độ lân trong dung dịch đất phải đạt đến 0,05 ppm. Nhu cầu lân
của lúa mì cao hơn bắp và cao lương một ít. Đậu nành có nhu cầu lân cao hơn bắp. Nồng độ
18
lân tối hảo trong dung dịch đất có thể khác nhau tùy loại cây trồng khác nhau, giai đoạn sinh
trưởng của cây trồng và các yếu tố gây khủng hoảng cho cây (bệnh, khí hậu bất lợi…) có
thể ảnh hưởng đến nhu cầu lân trong dung dịch đất.
Bảng 3.4. Lân trong dung dịch đất ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng
Các loại cây trồng
Lân trong dung dịch đất (ppm)
75% năng suất tối đa 95% năng suất tối đa
Khoai mì
Đậu phộng
Bắp
Lúa mì
Bắp cải
Khoai tây
Đậu nành
Cà chua
Rau diếp
0,003
0,003
0,008
0,009
0,012
0,02
0,025
0,05
0,1
0,005
0,01
0,025
0,028
0,04
0,18
0,2
0,2
0,3
Để được rễ hấp thu, lân từ dung dịch đất phải được vận chuyển đến bề mặt rễ do cơ chế
khuếch tán và dòng chảy khối lượng. Đối với đất có hàm lượng lân thấp, sự cung cấp lân do
dòng chảy chiếm một tỉ lệ không đáng kể so với nhu cầu của cây – lượng lân được hấp thu
do dòng chảy khối lượng có thể được tính dựa trên lượng nước thoát hơi trên một đơn vị
trọng lượng chất khô của cây, nồng độ lân trong dung dịch đất và nồng độ trong chất khô
của cây lá. Nếu nồng độ trung bình của lân trong dung dịch đất là 0,05 ppm, nồng độ lân
trong chất khô là 0,2%. Lượng lân được cây trồng hấp thu do dòng chảy khối lượng có thể
tính được. Ví dụ, giả sử tỉ lệ thoát hơi nước của cây là 400 (để hình thành 1g chất khô/cây
phải thoát một lượng nước là 400g).
400g H2O/g cây . 100g cây / 0,2g P . 0,05 g P/10-6
g H2O . 100 = 1%
Trong trường hợp này, lân cung cấp cho cây bằng dòng chảy khối lượng chỉ cung cấp
được 1% tổng lượng lân cây hấp thu.
Nếu được bón phân lân và đạt nồng độ trong dung dịch đến 1 ppm, lượng lân cung cấp
cho cây do dòng chảy khối lượng cũng chỉ chiếm 20% tổng nhu cầu lân của cây.
Khi bón lân theo hàng, nồng độ lân trong dung dịch đất gần nơi có bón lân có thể tạm
thời tăng lên rất cao và cũng có thể điều này làm tăng khả năng hấp thụ lân do dòng chảy
19
khối lượng cũng như do khuếch tán. Ví dụ, người ta tìm thấy nồng độ lân có thể đạt tới 2 –
14 ppm trong vùng rễ bón phân cao.
Do lượng lân cung cấp do dòng chảy khối lượng quá thấp so với tổng nhu cầu lân của
cây nên sự vận chuyển lân đến bề mặt hấp thu của rễ chủ yếu là do cơ chế khuếch tán.
Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán của lân. Những yếu tố chủ yếu
đó là: ẩm độ đất, dung trọng đất, khả năng đệm lân của đất và nhiệt độ.
3.4.1. Lân hữu cơ trong đất
Lân hữu cơ thường chiếm 50% tổng lượng lân trong đất, trung bình biến thiên từ 15 –
18% trong các loại đất khác nhau. Cũng như chất hữu cơ trong đất, lân hữu cơ thường giảm
theo độ sâu của đất, sự phân bố lân theo độ sâu cũng khác nhau tùy theo loại đất. Hàm
lượng lân hữu cơ trong đất tăng theo hàm lượng C và N trong đất, tuy nhiên tỉ lệ C/P và N/P
khác nhau rất nhiều giữa các loại đất sao với tỉ lệ C/N. Thông thường tỉ số C/N/P/S trong
đất là 140/10/1,3/1,3. Có rất nhiều hợp chất lân hữu cơ trong đất chưa được nhận biết công
thức một cách chính xác. Nhưng phần lớn lân hữu cơ trong đất là este của octhophotphoric
axit (H2PO4
-
) như inositol photphat, photpholipit và axit nucleic. Tỉ lệ của các hợp chất này
trong hợp chất này trong tổng lân hữu cơ là:
 Inositol photphat 10 – 15%
 Photpholipit 1 – 5 %
 Axit nucleic 0,2 – 2,5 %
Như vậy trung bình chỉ có khoảng 50% hợp chất lân hữu cơ được chúng ta nhận biết.
Inositol photphat là đại diện cho các photphat este, từ monophotphat đến hexaphotphat.
Phytic axit (myoinosytol hexaphotphat) có những nhóm có chứa 6 octhophotphat (H2PO4
-
)
gắn vào mỗi nguyên tử C trong vòng benzen. Sự thay thế lần lượt của H2PO4
-
với OH-
sẽ
hình thành 5 este photphat khác nhau. Ví dụ, pentaphotphat có 5 nhóm H2PO4
-
và một
nhóm OH-
. Inositol hexaphotphat là một photphat phổ biến nhất và chiếm hơn 50% tổng P
hữu cơ trong đất, phần lớn các inositol photphat trong đất là sản phẩm của hoạt động vi sinh
vật và sự phân hủy của tàn dư thực vật.
Inositol photphat dễ dàng kết hợp với các protein để hình thành nên nhiều phức
axit nucleic hiện diện trong tất cả tế bào sinh vật và được giải phóng trong quá trình phân
giải tàn dư thực vật do hoạt động của vi sinh vật và được giải phóng trong quá trình phân
giải tàn dư thực vật do hoạt động của vi sinh vật đất hai dạng axit nucleic là axit
deoxyribonucleic và axit ribonucleic được giải phóng vào trong đất với hàm lượng lớn hơn
20
rất nhiều so với insitol photphat, vào trong đất các axit này bị phân giải rất nhanh so với
inositol photphat vì vậy axit nucleic chỉ hiện diện với một lượng nhỏ so với lân tổng số
trong đất, khoảng 2,5 % hay ít hơn.
Photpholipit không tan trong nước nhưng được vi sinh vật sử dụng và tổng hợp dễ dàng.
Một số photpholipit phổ biến có nguồn gốc từ glyxerol. Tốc độ giải phóng photpholipit từ
nguồn hữu cơ trong đất khá nhanh. Vì vậy, hàm lượng photpholipit trong đất thường thấp,
khoảng 5% hay thấp hơn so với lân tổng số trong đất.
3.4.2. Sự tuần hoàn của lân hữu cơ trong đất
- Thông thường sự khoáng hóa và cố định lân cũng tương tự như sự khoáng hóa và cố
định sinh học đạm. Cả hai tiến trình này xảy ra đồng thời trong đất và có thể trình bày như
sau:
Lân hữu cơ
𝑆ự 𝑘ℎ𝑜á𝑛𝑔 ℎó𝑎
�⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯� lân vô cơ (H2PO4
-
, HPO4
2-
)
Nguồn nguyên liệu lân hữu cơ ban đầu trong đất là các tàn dư thực vật và động vật, các
tàn dư này được phân giải bởi các vi sinh vật để hình thành nên các hợp chất hữu cơ khác và
giải phóng lân vô cơ. Một số lân hữu cơ bền vững với sự phân giải vi sinh vật và phần lớn
các dạng này là humic axit. Inositol photphat, axit nucleic và photpholipit cũng có thể được
khoáng hóa trong đất bởi các phản ứng với xúc tác của enzim photphat.
R – O - P– O + H2O  H – O – P – O + ROH
Enzim photphat đóng vai trò chủ yếu trong quá trình khoáng hóa lân hữu cơ trong đất.
Với sự hiện diện của các vi sinh vật rất khác nhau trong đất, thông qua sự hoạt động của
photphatase tất cả lân hữu cơ có nguồn gốc thực vật có thể được khoáng hóa. Hoạt độ của
photphatase trong đất có liên quan đến các thực vật bậc thấp và các enzim tự do hữu hiệu.
Hoạt độ của enzim photphatase trong đất tăng khi hàm lượng chất C trong đất tăng, nhưng
hoạt độ của photphatase trong đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ và các yếu tố khác.
Sự khoáng hóa lân hữu cơ trong đất có thể được xác định bằng cách đo sự thay đổi của lân
hữu cơ trong đất trong thời gian cây trồng sinh trưởng.
Một bằng chứng khác cho thấy có quá trình khoáng hóa lân hữu cơ đó là hàm lượng lân
hữu cơ giảm dần theo quá trình canh tác liên tục. Khi đất nguyên thủy được khai phá để
canh tác, hàm lượng chất hữu cơ sẽ giảm dần theo thời gian. Do chất hữu cơ giảm nên ban
Sự cố định sinh
học định
O
O
O
O
21
đầu có sự tăng lân vô cơ, nhưng sau đó hàm lượng lân vô cơ cũng giảm dần. Trong cả vùng
ôn đới, sự giảm lân hữu cơ theo quá trình canh tác có thể thấp hơn sự giảm C hữu cơ và đạm
hữu cơ, do đó cơ chế làm mất lân tác động yếu hơn các cơ chế làm mất đạm và carbon.
Ngược lại trong vùng nhiệt đới, sự mất lân, đạm, carbon có thể là như nhau.
3.5. MỐI LIÊN QUAN CỦA LÂN VỚI THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT [3]
Phần lớn các hợp chất phản ứng với lân nằm trong các thành phần mịn hơn của đất. Sự
cố định lân ở đất sét thường lớn hơn ở những đất có thành phần cơ giới thô hơn. Do vậy, tỷ
lệ sét càng cao thì khả năng cung cấp lân cho cây càng giảm. Có thể đánh giá khả năng cung
cấp lân cho cây của đất dựa vào các yếu tố: pH, thành phần cơ giới và tỷ lệ mùn trong đất.
3.6. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [1]
3.6.1. Khả năng hấp thụ lân của đất
- Keo đất có tính chất lưỡng tính nên đất hấp thụ được cả hai dạng ion đó là cation và
anion.
- Quá trình hấp phụ anion phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Tính chất của anion: khả năng tham gia vào quá trình hấp phụ của các loại anion rất
khác nhau, và có thể diễn tả theo mức độ từ thấp lên cao như sau:
Cl-
= NO3
-
< SO4
2-
< PO4
3-
< OH-
+ Thành phần keo: keo đất càng chứa nhiều bazơit (setkioxit sắt nhôm) thì khả năng hấp
thụ anion càng cao.
+ Sự thay đổi phản ứng của môi trường làm thay đổi điện thế hạt keo: phản ứng càng
kiềm thì làm tăng điện thế âm, phản ứng càng chua làm tăng điện thế dương. Do đó đất chua
có khả năng hấp thụ anion mạnh hơn đất kiềm.
- Tuy nhiên, vấn đề hấp thụ anion của đất được nghiên cứu chủ yếu đối với lân vì sức hấp
phụ lân của đất khá cao, đồng thời lân cũng là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan
trọng bậc nhất của cây.
- Qua thí nghiệm Axkinazi DL (1949) thấy rằng: ở các loại đất của Liên Xô, khả năng
hấp phụ lân cũng khá và lớn nhất là ở đất đỏ, và được thể hiện trong bảng:
22
Bảng 3.5. Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ
Lượng P2O5 bón cho
đất (mg/100g đất)
Lượng P2O5 tìm thấy trong dung dịch đất rút nước
(mg/100g đất)
Đất đen Đất potzon Đất đỏ
20 1,1 2,6 Vết
100 12,9 12,2 0,27
250 21,3 19,4 1,41
- Những nghiên cứu về khả năng hấp phụ lân cũng được thực hiện trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam đối với các loại đất khác nhau theo phương pháp Axikinazi (dùng dung dịch
lân chứa 546mg P2O5/100g đất) và cho kết quả như sau:
Bảng 3.6. Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo
phương pháp Axikinazi
STT Loại đất pHKCl
Lượng P2O5
bị hấp phụ (đlg/100g đất)
1 Đất đỏ bazan Phủ Quỳ 4,3 17,6
2 Đất đỏ đá vôi Đồng Giao 4,5 15,5
3 Đất đá vôi nông trường Sơn Hà 4,1 10,5
4 Đất đỏ trên diệp thạch Phú Hộ 4,3 12,0
5 Đất Macgalit hòn Én 6,1 10,5
6 Đất feralit mùn trên núi (Tam Đảo) 4,3 13,8
7 Đất phù sa mới được bồi hàng năm
(Phúc Xá)
7,3 4,8
8 Đất phù sa cổ trên đồi (Vĩnh Phúc) 4,2 1,9
9 Đất phù sa mới không được bồi
hàng năm (Gia Lâm)
7,5 3,7
10 Đất phù sa cổ bạc màu ở ruộng lúa
(Vĩnh Phúc)
4,5 0,7
- Qua đó ta thấy được đất địa thành có khả năng hấp phụ lân mạnh hơn đất thủy thành rất
nhiều, và trong các đất thủy thành thì đất phù sa cổ ở ruộng lúa bạc màu Vĩnh Phúc có khả
23
năng hấp phụ lân thấp nhất. Những nghiên cứu dùng đồng vị phóng xạ P32
cũng cho kết quả
tương tự phương pháp Axikinazi.
- Cơ chế hấp phụ lân trong đất rất phức tạp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thống nhất. Dưới đây là một số ý
kiến cơ bản nhất.
- Trong đất lân ít có mặt ở thể ion hóa trị 3 vì chỉ ở pH ≥10 trong dung dịch mới có ion
này đáng kể.
- Về sự tồn tại và biến đổi của các ion photphat, người ta nhận thấy chúng phụ thuộc rõ
rệt vào phản ứng của môi trường. Căn cứ vào khả năng phân ly của axit photphoric, một axit
yếu, nên sự phân ly của nó phụ thuộc vào phản ứng của môi trường. Chỉ trong môi trường
kiềm, H3PO4 mới phân ly hoàn toàn, còn trong môi trường trung tính và chua nhẹ thì những
ion được phân ly ở thể HPO4
2-
và H2PO4
-
. Theo tài liệu của Axikinza (1949) hàm lượng %
các loại ion nói trên trong nước phụ thuộc vào pH như sau:
Bảng 3.7. Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH
Loại anion
pH
5 6 7 8 9 10
H2PO4
-
98,09 83,68 33,9 4,88 0,51 0,05
HPO4
2-
1,91 66,1 66,1 95,12 99,45 99,59
PO4
3-
- - - - 0,04 0,36
- Như vậy, trong thực tế sản xuất, ion PO4
3-
không có ý nghĩa đối với việc dinh dưỡng
của cây trồng bởi vì nó chỉ có mặt một cách đáng kể trong môi trường có phản ứng mà cây
không thể sống được (pH ≥ 10).
- Trong vấn đề hấp phụ lân thì phản ứng hóa học đóng vai trò chủ yếu. Trong đất thường
có một số lượng lớn cation hóa trị 2 và 3 có khả năng hình thành những hợp chất không tan
hoặc ít tan đối với lân, do đó đã hạn chế sự di chuyển của ion này.
- Ví dụ: đối với đất có phản ứng gần như trung tính, khi ta bón supe lân vào thì canxi của
đất sẽ kết tủa lân theo phương trình:
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3
Ca(H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2CO3
- Cũng chính ở đất này nhưng nếu đất không có CaCO3 thì lân vẫn bị kết tủa do phản ứng
trao đổi với cation canxi trong tầng khuếch tán của keo đất:
24
[KĐ]Ca2+
+ Ca(H2PO4)2 → [KĐ]2H+
+ 2CaHPO4
- Đối với đất có phản ứng chua thì sắt, nhôm, mangan trở thành di động và tác động lên
photphat hòa tan theo những phản ứng:
Al2(SO4)3 + 2Na2PO4 → 2AlPO4 + 3Na2SO4
[KĐ]2Al3+
+ 2 Ca(H2PO4)2 → [KĐ] + 2AlPO4
- Như vậy, nếu trong quá trình trao đổi, ở keo đất có chứa nhiều nhôm thì toàn bộ canxi
và lân sẽ bị hấp phụ hết và không có trong dung dịch đất.
- Sự kết tủa lân bằng sắt, nhôm và canxi không phải là hiện tượng duy nhất vì ngay cả khi
ion canxi trao đổi bị thay thế hoàn toàn bằng natri mà lân vẫn bị hấp phụ. Rất nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng minh trong quá trình hấp phụ lý hóa còn có sự tham gia của các
hydroxit kết tinh và các khoáng sét.
- Các nghiên cứu cho thấy ion photphat có thể trao đổi với ion ở tầng bùn và bản thân có
thể được thay thế bằng những ion hoạt tính như axetat, tactrat, silicat, OH-… Ngoài ra,
những phần tử muối photphat còn có thể được hấp phụ không trao đổi.
- Các loại axit bùn trong đất có tính chất axidoit, không tham gia hấp phụ lân. Do đó, các
khoáng sét bị bọc bởi một màn axit mùn thì khả năng hấp phụ nhôm và các loại axit mùn,
dấu điện tích dương của các loại keo đó bị axit mùn trung hòa, cho nên khả năng hấp phụ
nhôm cũng bị hạ thấp.
- Khả năng hấp phụ lân của keo đất phụ thuộc rất nhiều pH của môi trường, pH trong
dung dịch đất càng nhỏ (càng chua) thì lân bị hấp phụ càng lớn (do có nhiều sắt, nhôm di
động).
- Nói tóm lại trong hầu hết các loại đất đều xảy ra hiện tượng hấp phụ lý hóa lân, nhất là ở
đất chua giàu sắt nhôm và sắt nhôm ở thể vi định hình, đồng thời nghèo chất hữu cơ. Trái
lại, đất trung tính chứa ít setkioxit sắt nhôm trong keo và tỷ lệ mùn thấp thì hấp phụ lân ít
hơn nhiều.
3.6.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất
- Keo đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt các ion photphat, nhưng vẫn có một phần ion
photphat có thể trao đổi với ion khác, đó là hiện tượng hấp phụ trao đổi, nhờ hiện tượng này
mà đất có thêm lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng.
- Đối với những ion photphat này không phải đã hoàn toàn mất đi đối với cây trồng, mà
chỉ là những ion khó huy động đối với những trường hợp bình thường. Qua nhiều thí
nghiệm phân tích về khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất, một số tác giả đã đi đến kết
2
2Ca
2H
+
+
25
luận: khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất càng cao thì lượng lân bị đất giữ chặt càng
lớn.
- Khả năng hấp phụ lân của đất Việt Nam nói chung cao hơn gấp 10 lần so với những
chân đất giữ chặt lân nhiều nhất ở Châu Âu. Hay nói khác đi, lượng lân trong dung dịch đất
mà cây có thể hút được của đất Việt Nam là tương đối thấp so với các nước Châu Âu (chính
vì vậy mà vấn đề bón lân cho đất của đất Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng mà chúng
ta cần quan tâm).
- Những loại đất có khả năng hấp phụ lân cao hơn hết là đất đỏ bazan, đất đá vôi và sau
đó là đất lateritic nhiều mùn trên núi, đất macgalit… nói chung là đất địa thành. Ngược lại,
đất thủy thành có khả năng hấp phụ lân thấp, nhất là đất canh tác càng lâu năm thì khả năng
ấy lại càng kém.
- Các kết quả phân tích cũng cho thấy những chân đất có tỷ lệ lân cao thì lại thường có
mức độ lân dễ tiêu kém, khả năng hấp phụ và giữ chặt lân cao. Do đó nhu cầu về phân lân
dễ tiêu lớn.
26
Chương 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TRONG ĐẤT
4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT
4.1.1. Phương pháp hidrazinsunphat [8]
* Nguyên tắc
- Dưới tác dụng của hỗn hợp H2SO4 và HClO4 đậm đặc và nhiệt độ, các dạng lân trong
đất được hòa tan trong dung dịch.
- Sau đó cho ion photphat tác dụng với muối amonimolipdat và khử bằng dung dịch
hidrazinsunphat, ta thu được một hợp chất màu xanh đen (xanh molipden) tương đối ổn định
(từ 8 – 12h).
H3PO4 + 12MoO4
2-
+ 3NH4
+
+ 21H+
→ (NH4)H4P(Mo2O7)6 + 10H2O
(NH4)H4P(Mo2O7)6 có tính oxi hóa, nó oxi hóa hidrazinsunphat tạo thành xanh molipden
có màu đặc trưng (xanh), cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng lân có trong dung dịch.
- Đem so màu với dung dịch tiêu chuẩn hay so màu trên máy so màu quang điện ta xác
định được hàm lượng lân trong đất.
- Cần lưu ý là dung dịch được công phá rồi thường vẫn chứa sắt ở dạng Fe3+
làm cản trở
sự hiện màu xanh của photphomolipdat. Do đó trước khi lên màu lân, phải dùng Na2SO3 để
khử Fe3+
đi. Nếu không có Na2SO3 có thể dùng NaHSO3 hoặc điều chế Na2SO3 từ axit
sunfurơ.
4.1.2. Phương pháp axit ascorbic [7]
4.1.2.1. Nguyên tắc
- Mẫu thử được phá bằng hỗn hợp axit sunfuric và axit pecloric. Trong môi trường axit,
photpho sẽ phản ứng với amonimolipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc
tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng:
PO4
3-
+ 12MoO4
2-
+ 27 H+
→ H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O
- Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh:
H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+
→ H3PMo12O40Hn
- Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định
hàm lượng P có trong mẫu.
4.1.2.2. Giới hạn phát hiện
- Nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được: 0,04mg P2O5/l.
- Khoảng giới hạn xác định P2O5 (mg/l) với chiều dày cuvet (l= 1cm) là: 0,04 – 1,8.
* Tính kết quả thí nghiệm
27
- Hàm lượng P tổng trong mẫu được tính theo công thức:
P(%) = dc dm
6
C x V x f x 100
m x 10
= dc dm
4
C x V x f
m x 10
với f =
1
V
V
Trong đó: - Cdc: hàm lượng P tính từ đường chuẩn (mg/l).
- Vdm: thể tích bình định mức (ml).
- V: thể tích dung dịch chiết (100ml).
- V1: thể tích dung dịch lấy so màu (ml).
- m: khối lượng mẫu cân (g).
- f: hệ số pha loãng.
- 106
: chuyển đổi từ (g → mg), (ml → l).
* Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn chung [3]
Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất
Mức độ Hàm lượng P tổng số (%)
Rất nghèo lân ≤0,01
Nghèo lân 0,01-0,05
Trung bình 0,05 – 0,10
Giàu lân 0,10 – 0,20
Rất giàu ≥ 0,20
4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT
4.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8]
* Nguyên tắc
- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4, rồi
tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat có chất khử là Sn2+
, sau đó định lượng hàm lượng
lân dễ tiêu bằng cách so màu với thang chuẩn.
* Tính kết quả thí nghiệm
- Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó.
Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp
Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất
< 3 mg Nghèo lân
3 – 8 mg Trung bình
28
8 – 15 mg Khá giàu lân
> 15 mg Giàu lân
4.2.2. Phương pháp Oniani [8]
* Nguyên tắc
- Dùng dung dịch H2SO4 0,1N hòa tan lân dễ tiêu dưới dạng H3PO4, sau đó cho tác dụng
với dung dịch amonimolipdat có chất khử Sn2+
.
- So màu với thang chuẩn tìm kết quả.
* Kết quả thí nghiệm
Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó.
Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani
Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất
< 5 mg P2O5 Đất rất nghèo lân
5 – 10 mg P2O5 Đất nghèo lân
10 – 15 mg P2O5 Đất có lân trung bình
> 15 mg P2O5 Đất giàu lân
4.2.3. Phương pháp axit ascorbic [7]
* Nguyên tắc
- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4. Trong
môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amoni molipdat với sự có mặt của kali antimonyl
tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng:
PO4
3-
+ 12MoO4
2-
+ 27 H+
→ H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O
- Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh
H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+
→ H3PMo12O40Hn
- Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định
hàm lượng P2O5 rồi suy ra hàm lượng lân dễ tiêu có trong mẫu.
* Tính kết quả thí nghiệm
- Hàm lượng P2O5 trong mẫu được tính theo công thức:
P2O5 (mg/100g đất) = 2
1
C x V x V x 100
m x V
Trong đó:
29
- C: hàm lượng P2O5 tính từ đường chuẩn (mg/l).
- V1: thể tích dung dịch lấy so màu (5ml).
- V2: thể tích định mức (50 ml).
- m: khối lượng mẫu cân (g).
- V: thể tích dung dịch chiết (25 ml).
30
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI –
CỦ CHI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG [8]
1.1.1. Lịch sử hình thành nông trường Pham Văn Cội
Hình 1.1. Nông trường Phạm Văn Cội
Hình 1.2. Văn phòng nông trường Phạm Văn Cội
31
Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành
Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông giáp
sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông.
Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù xa cổ. Lượng mưa trung
bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 290
C. Tổng diện tích quản lý của nông
trường là 1765,94 ha.
Đây là vùng đất trước kia bị tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị bom B52 rải
xuống rất nhiều, có hàng ngàn hố bom có hố sau đến 5 m. Vì vậy, sau chiến tranh, người ta
phải thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà con nông dân ở khắp
các quận bắt đầu đến lập nghiệp.
Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo quy định số 113/QĐUB
ngày 10/03/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, nông
trường thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn. Năm 1924, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp
nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh thành tổng
công ty Nông Nghiệp Sài Gòn.
Khi mới thành lập, phương hướng, nhiệm vụ ban đầu của công ty là trồng cây làm
thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì mè…), cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo.
Phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề về lương thực. Người dân trồng cây mang tính
tự phát vì họ chưa biết vùng đất này thích hợp với loại cây gì.
Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường diện tích mía đạt 600 – 700 ha.
Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều
người dân. Sản lượng cây mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây trồng,
lựa chọn loại cây có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã
trồng thêm cao su và từ đó cây cao su trở thành cây chủ lực của nông trường. Cây cao su
trồng theo hai kiểu: 3x6 và 6x6.
Lực lượng lao động của nông trường: Công nhân viên chức lao động thường xuyên:
700, trong đó: Hợp đồng dài hạn: 501 người, lao động thời vụ: 109 người.
Nông trường đang từng bước có sự chuyển đổi phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Dự
án sắp tới của nông trường: nâng cao chất lượng cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng khu
công nghiệp cao.
32
1.1.2. Đặc điểm của những mẫu đất trồng cao su
Trên bề mặt đất có lá cao su che phủ, muốn đào đất phải gạt hết lá cao su ra. Đất có
nhiều rễ cây cao su, tầng nhỏ hơn 20 cm đất tương đối mềm, dễ đào. Nếu đào sâu hơn, đất
rất cứng.
Mẫu đất phân tích được lấy đại diện ở giữa 2 hàng cây cao su cách nhau khoảng 3m
của mỗi lô. Lấy đất trong lúc cao su được nghỉ ngơi, không bị thu hoạch hay bón phân. Vì
vậy, lượng chất dinh dưỡng phân tích được phản ánh đúng tình trạng của đất.
Các lô đất cao su tương đối giống nhau chỉ khác nhau ở chỗ cao su trên đất này được
trồng lâu năm hay mới trồng mà ảnh hưởng tới tính chất của đất.
Lược đồ vùng khảo sát và vị trí lấy mẫu
LƯỢC ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT NGHIÊN CỨU
33
Hình 1.3. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội
NNCN
86
85
10.4
10.47
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
85
86 86 86
88 94
86
93
88
96
94
96
94
1/9
2/95
94
86
8686
86
87
87
87
87
87
87
88
87
88
88
88
30.48
95
06
97
95
97
97
94
87
2A.9
1A.9
87
25.43
12.90
12.7012.18
10.9
97
97
7. 85
27.76
22.94
21.05
24.71
26.29
10.86
20.02
27.30
13.4588
31.00
21.10
20.92
.19.2
17.83
22.05 38.6
35.09
29.8719.08
18.8
29.82
36.06
36.834.05
12.76
22.35
21.57
22.3
21.35
22.3
18.8
10.40
21.4
94
13.40
28.4
30.25
17.45
12
30.95
19.81
18.11 19.81
XDC
Ghi chú:
x :Diện tích
y :Nông tường cao
su
Công ty
Lô lấy mẫu
34
Chương 2. LẤY MẪU, XỬ LÝ MẪU
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản quyết đinh cho sự đúng đắn của kết quả phân
tích. Những yêu cầu cơ bản của công việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu là:
- Mẫu phải đại diện được cho đối tượng cần nghiên cứu.
- Mẫu phải được xử lý tốt, nghiền nhỏ, đồng nhất, xử lý và bảo quản để mẫu giữ nguyên
được tính chất.
- Các mẫu đất được lấy một đợt gồm 12 mẫu.
2.1. CÁCH LẤY MẪU
Tùy theo mục đích nghiên cứu và khảo sát để lựa chọn các phương pháp lấy mẫu khác
nhau.
- Mẫu cá biệt được lấy tại một vị trí xác định, ví dụ mẫu theo dõi động thái lấy ở tầng
phẫu diện… Những mẫu này là mẫu độc nhất ban đầu đồng thời là mẫu chung được xử lý
để phân tích.
- Mẫu hỗn hợp là mẫu được hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung
đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.
- Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất cần lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên toàn
diện tích theo quy tắc lấy đường chéo, đường vuông góc, đường dích dắc (hình 1). Cần
tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị trí
quá trũng hay quá cao.
- Các mẫu ban đầu được gom thành một mẫu gộp chung có khối lượng ít nhất 2 kg.
- Từ mẫu gộp chung, chọn thành mẫu hỗn hợp trung bình bằng cách băm nhỏ đất trộn đều
và loại bỏ bớt mẫu theo quy tắc đường chéo góc. Mẫu hỗn hợp trung bình có khối lượng
khoảng 1 kg.
- Những mẫu xác định dung trọng, tỷ trọng và độ xốp được lấy nguyên trạng thái bằng
ống đóng và các công cụ riêng.
Các mẫu đất được cho vào túi vải hoặc nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu mẫu ghi ký
hiệu mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu...
- Những mẫu phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như NH +
4 , NO3
-
, Fe +3
, Fe +2
… cần phân
tích mẫu đất tươi, phải có cách bảo quản mẫu riêng (hạn chế tiếp xúc không khí, túi kín phải
được loại trừ không khí, bảo quản lạnh...) và nhanh chóng phân tích ngay.
- Những mẫu phân tích chỉ tiêu thông thường đều được xác định bằng đất khô.
35
2.2. XỬ LÝ MẪU
2.2.1. Hong đất khô
Đất nhập vào phòng phân tích phải được hong khô ngay. Chuyển toàn bộ mẫu đất vào
khay nhựa sạch, để khô trong không khí nơi thoáng, sạch, không có các khí như H2S, NH3 ,
HCl… không phơi trực tiếp ngoài nắng, tốt nhất là phơi trong phòng sáng có lắp máy hút
ẩm hoặc thông gió.
Những cục đất to được đập nhỏ hoặc cắt thành lát mỏng, nhặt sạch các rễ, các lá lớn…
rồi rải đều, mỏng ra khay.
Đất được hong khô trong không khí gọi là đất khô không khí.
2.2.2. Mẫu trung bình thí nghiệm
Trường hợp mẫu quá lớn, cần lấy một mẫu trung bình thí nghiệm khối lượng nhỏ hơn.
Trộn đều toàn bộ mẫu đã hong khô không khí, đập nhỏ và rải đều thành lớp mỏng hình
vuông trên một tờ giấy rộng. Vạch theo hai đường chéo hình vuông chia thành 4 hình tam
giác bằng nhau (hình 2). Lấy đất ở 2 tam giác đối đỉnh và vứt bỏ phần đất ở 2 tam giác kia.
Trộn đều phần đất lấy được và tiếp tục rải đều thành một hình vuông, vạch theo đường chéo
hình vuông và lấy đát ở 2 tam giác đối đỉnh, vứt bỏ phần đất ở 2 tam giác kia, tiếp tục như
vậy cho đên khi khối lượng đất lấy được bằng khối lượng cần thiết theo dự định (tối thiểu
phải là 250 g). Khối lượng của mẫu được cân bằng cân kỹ thuật có sai số không quá 1 g.
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp
• Nghiền đất
Đất khô không khí sau khi nhặt kỹ sỏi, đá, kết von và xác hữu cơ được đem nghiền trong
cối sứ bằng chày sứ bọc cao su hoặc máy nghiền chuyên dụng. Cần thiết phải nghiền cho
đến khi tất cả đất lọt qua rây, sỏi sạn còn lại trên rây và sỏi sạn nhặt ra trước phải được cân
khối lượng trên cân kỹ thuật cà tính phần trăm so với tổng khối lượng mẫu đất để tính toán
hàm lượng các nguyên tố xác định
36
2.3. BẢO QUẢN MẪU
Đất sau khi được trộn đều và đựng trong các hộp nhựa túi ni lông có nhãn và phiếu ghi
rõ: ký hiệu ngoài đồng, ký hiệu trong phòng, nơi lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu, loại đất và các
yêu cầu phân tích. Mẫu được để trên giá trong phòng để mẫu. Phòng để mẫu phải thoáng,
sạch, khô ráo không có các loại khí như NH3, H2S, HCl…, tốt nhất bảo quản trong các
phòng lạnh. Mẫu đất còn ẩm và đặc biệt trong điều kiện không khí nóng ẩm, tốc độ biến đổi
tương đối nhanh. Do đó cần chú ý bảo quản trong điều kiện thoáng, mát. Cần phân tích mẫu
ngay sau khi lấy mẫu, mẫu để lâu sẽ gây sự sai khác.
2.4. SƠ LƯỢC CÁC MẪU ĐẤT
Hình 2.2. Mẫu 1
Đặc điểm: lô 1:95, diện tích 20,92 hecta, không cỏ, có ít lớp lá ở phía trên, lấy đất giữa
mương.
Hình 2.3. Mẫu 2
37
Đặc điểm: lô 2:95, diện tích: 21,1 hecta, đất cứng, không cỏ, có một ít lớp lá ở phía trên,
nhiều rễ, lấy giữa mương.
Hình 2.4. Mẫu 3
Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị trí cao.
Hình 2.5. Mẫu 4
Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất cứng, lấy giữa mương cách gốc 3m, nhiều cỏ, vị trí
thấp.
38
Hình 2.6. Mẫu 5
Đặc điểm: lô trồng 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80 cm, đất cứng.
Hình 2.7. Mẫu 6
Đặc điểm: lô năm 2009, lấy cách gốc 80 cm, nhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất
cứng.
39
Hình 2.8. Mẫu 7
Đặc điểm: cây trồng năm 1994, lấy giữa luống, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá.
Hình 2.9. Mẫu 8
Đặc điểm: giáp với mẫu 7, cây trồng năm 2007, lô 2: 10,02 hecta, có 1 ít cỏ, 1 ít lá, lấy
giữa luống.
40
Hình 2.10. Mẫu 9
Đặc điểm: diện tích 11,94 hecta, trồng năm 2007, sắp khai thác 09/2012, nhiều lá, không
cỏ, lấy giữa luống, đất cứng.
Hình 2.11. Mẫu 10
Đặc điểm: diện tích 2,19 hecta, cây trồng 2007, sắp khai thác 09/2012, giữa luống, nhiều
lá, đất cứng.
41
Hình 2.12. Mẫu 11
Đặc điểm: cây trồng năm 1995, diện tích 19,81 hecta, ít cỏ, ít lá, lấy giữa luống, đất
mềm, trũng.
Hình 1.13. Mẫu 12
Đặc điểm: cây trồng năm 1997, diện tích 18,11 hecta, ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa luống, đất
mềm, hơi trũng.
42
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
Có rất nhiều phương pháp xác định hàm lượng lân dễ tiêu cũng như hàm lượng lân tổng
số, trong đó em chọn phương pháp axit ascorbic vì phương pháp này tiết kiệm thời gian, dễ
làm, không đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại và có độ chính xác cao.
3.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT
3.1.1. Dụng cụ
- Cân phân tích Fartorius.
- Máy đo quang HACH 2400
- Bếp phá mẫu kendan.
- Bình định mức 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml.
- Giấy lọc.
- Pipet có chia vạch.
3.1.2. Hóa chất
- H2SO4 đặc (d=1,84).
- HClO4 70%.
- Dung dịch H2SO4 2,5M: pha loãng 70ml H2SO4 đặc thành 500ml bằng nước cất.
- NaOH 2M: hòa tan 80g NaOH lên thành 1 lít bằng nước cất.
- Chỉ thị phenolphtalein 0,1% trong cồn: cân 0,1g phenolphtalein hòa tan vào 60ml etanol
rồi thêm nước cất cho đến 100ml.
- Dung dịch kali antimonyl tartrat: hòa tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O và pha loãng
thành 500ml bằng nước cất. Chứa dung dịch trong chai thủy tinh.
- Dung dịch amoni molipdat: cân 20g amomi molipdat rồi hòa tan trong 500ml nước cất.
Chứa dung dịch trong chai thủy tinh.
- Axit ascorbic 0,1M: hòa tan 1,76g axit ascorbic (C6H8O6) trong 100ml nước cất. Bảo
quản trong tủ lạnh sử dụng trong tuần.
- Hỗn hợp thuốc thử:
+ 100ml dung dịch H2SO4 5N.
+ 10ml dung dịch kali antimonyl tartrat.
+ 30ml dung dịch amoni molipdat.
+ 60ml dung dịch axit ascorbic.
Nếu chuẩn bị đúng dung dịch hỗn hợp thuốc thử có màu vàng nhạt. Khi hỗn hợp có màu
vàng đậm hoặc màu xanh thì hủy và pha lại dung dịch mới.
43
- Dung dịch tiêu chuẩn lân dễ tiêu: Cân chính xác 0,1917g muối KH2PO4 hòa tan trong
nước cất và định mức lên 1000ml. Lấy 10ml dung dịch này pha loãng thành 100ml. Như
vậy, 1ml dung dịch này chứa 0,01mg P2O5.
- Dung dịch tiêu chuẩn lân tổng số: Cân chính xác 0,2195g muối KH2PO4 hòa tan trong
nước cất và định mức lên 500ml. Lấy 10ml dung dịch này pha loãng thành 100ml. Như vậy,
1ml dung dịch này chứa 0,01mg P.
- Cân 5g đất cho vào bình tam giác, sau đó cho vào 50ml dung dịch H2SO4 0,1N. Lọc lấy
dung dịch. Hút 1 ml thêm vào NH2.HCl 10%, đệm axetat, 1,1 phenaltrolin. Pha loãng thành
25ml.
3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU
3.2.1. Khảo sát sự lên màu của phức theo thời gian đun
- Hút 5ml dung dịch tiêu chuẩn 10 mg/l cho vào bình định mức 50ml, cho thêm 4ml dung
dịch thuốc thử, lắc đều. Sau đó thêm nước cất định mức đến vạch, đun sôi lần lượt 5 phút,
10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút. Rót dung dịch vào cuvet sau mỗi thời gian và
đặt vào máy đo quang HACH 2400 đo tại bước sóng cực đại 880nm. Sau thời gian đun 10
phút thì ta thu được mật độ quang cực đại và ổn định.
3.2.2. Các yếu tố cản trở khi xác định photpho dễ tiêu
- Hàm lượng ion Fe3+
trong dung dịch phân tích vượt quá 1,8mg trong 50 ml dung dịch so
màu sẽ cản trở sự tạo thành “màu xanh molypden”. Trong trường hợp đó phải khử Fe3+
bằng
phương pháp khử thông thường như dùng axit ascorbic hay natri bisunfit.
- Nồng độ H+
ảnh hưởng đến mức độ tạo màu (pH thích hợp khoảng 4). Do đó cần tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định về nồng độ, lượng sử dụng các dung dịch axit.
3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU [9]
3.3.1. Xây dựng đường chuẩn mẫu 4,6,9
Lấy 5 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn
theo bảng:
Bảng 3.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức
STT
Số ml dung dịch tiêu
chuẩn 10mg/l
Số ml hỗn hợp
thuốc thử
Nồng độ lân C mg
P2O5/l
TC1 2 4 0,4
TC2 3 4 0,6
44
TC3 4 4 0,8
TC4 5 4 1,0
TC5 6 4 1,2
Ở các bình định mức trên pha loãng bằng nước cất đến vạch. Đun sôi 10 phút, để nguội
rồi đem so màu tại bước sóng 880nm trên máy đo quang HACH 2400.
Kết quả
Từ mật độ quang đo được và nồng độ P2O5 có sẵn ứng với mỗi bình tiêu chuẩn, ta
dựng đồ thị lân tiêu chuẩn. Số đo mật độ quang nằm ở trục tung, nồng độ P2O5 nằm ở trục
hoành của đồ thị:
Hình 3.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu 4,6,9
3.3.2. Xây dựng đường chuẩn mẫu còn lại
Lấy 7 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu
chuẩn theo bảng:
Bảng 3.2. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức
y = 0.3085x + 0.0258
R² = 0.9988
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
A
Hình 3.1. Dãy mẫu đựng đường chuẩn
45
STT
Số ml dung dịch
tiêu chuẩn 10mg/l
Số ml hỗn hợp
thuốc thử
Nồng độ lân C
mg P2O5/l
TC1 8 4 1,6
TC2 9 4 1,8
TC3 10 4 2,0
TC4 11 4 2,2
TC5 12 4 2,4
TC6 13 4 2,6
TC7 14 4 2,8
TC8 15 4 3,0
Ở các bình định mức trên pha loãng bằng nước cất đến vạch. Đun sôi 10 phút, để nguội
rồi đem so màu tại bước sóng 880nm trên máy đo quang HACH 2400.
Kết quả:
Từ mật độ quang đo được và nồng độ P2O5 có sẵn ứng với mỗi bình tiêu chuẩn, ta
dựng đồ thị lân tiêu chuẩn. Số đo mật độ quang nằm ở trục tung, nồng độ P2O5 nằm ở trục
hoành của đồ thị:
Hình 3.3. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu còn lại
3.3.3. Nguyên tắc
- Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng H3PO4 rồi tiến
hành cho tác dụng với amonimolipdat và axit ascorbic làm chất khử. Sau đó xác định hàm
lượng lân dễ tiêu.
3.3.4. Tiến hành phân tích
y = 0.3078x + 0.0102
R² = 0.9974
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
A
46
- Cân 5g đất khô trong không khí cho vào bình tam giác 100ml, cho vào đó 25ml dung
dịch axit HCl 0,2N, lắc đều 1 phút để yên 15 phút, lọc bằng giấy lọc.
- Cho 5ml mẫu vào bình định mức 50ml, sau đó thêm 4ml dung dịch thuốc thử, định mức
bằng nước cất đến 50ml. Trộn đều hỗn hợp đun sôi 10 phút để màu được lên hoàn toàn, để
nguội rồi đem đo trên máy tại bước sóng 880nm.
3.3.5. Kết quả
- Dựa vào mật độ quang của các dung dịch mẫu đất và phương trình đường chuẩn hấp thu
lân, ta tính ra nồng độ P2O5 trong các dung dịch đã lên màu của các mẫu đất. Từ đó ta tính
được:
+ Số mg P2O5 trong 100g đất khô tương đối
+ Số mg P2O5 trong 100g đất khô tuyệt đối
+ Khoảng bất ổn của kết quả phân tích mẫu thực tế (công thức tính xem phụ lục).
Bảng 3.3: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu 4,6,9
Kí hiệu
dung dịch
Nồng độ lân C mg
P2O5/l
Số mg P2O5 /100 g
đất khô tương đối
Số mg P2O5 /100 g
đất khô tuyệt đối
4 0,516 ± 0,035 2,58 ± 0,18 2,61 ± 0,18
6 1,307 ± 0,044 6,54 ± 0,22 6,63 ± 0,22
9 1,044 ± 0,033 5,22 ± 0,16 5,35 ± 0,16
Bảng 3.4. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop
Kí hiệu dung dịch Tên mẫu đất Số mg P2O5/100g đất Đánh giá đất
1 4 2,61 ± 0,18 Nghèo lân
2 6 6,63 ± 0,22 Trung bình
3 9 5,35 ± 0,16 Trung bình
Bảng 3.5: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu còn lại
Kí hiệu dung dịch Nồng độ lân C
mg P2O5/l
Số mg P2O5 /100 g
đất khô tương đối
Số mg P2O5 /100 g
đất khô tuyệt đối
1 2,813 ± 0,046 14,07 ± 0,23 14,53 ± 0,24
2 2,670 ± 0,043 13,35 ± 0,22 13,68 ± 0,23
3 1,721 ± 0,048 8,61 ± 0,24 8,68 ± 0,24
47
Bảng
3.6.
Đánh
giá lân
dễ tiêu
trong
các mẫu đất theo Kiêcxanop
Kí hiệu dung dịch Tên mẫu đất Số mg P2O5/100g
đất
Đánh giá đất
1 1 14,53 ± 0,24 Khá giàu lân
2 2 13,68 ± 0,23 Khá giàu lân
3 3 8,68 ± 0,24 Khá giàu lân
4 5 8,48 ± 0,25 Khá giàu lân
5 7 14,29 ± 0,23 Khá giàu lân
6 8 11,56 ± 0,20 Khá giàu lân
7 10 9,48 ± 0,22 Khá giàu lân
8 11 10,55 ± 0,21 Khá giàu lân
9 12 14,51 ± 0,24 Khá giàu lân
Nhận xét
• Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi từ nghèo đến
khá giàu lân.
• Trong đó có 3 mẫu hàm lượng nghèo và trung bình là mẫu 4,6 và 9. Cây hấp thụ lân
ít. Các mẫu còn lại đều khá giàu lân.
3.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ [10]
3.4.1. Xây dựng đường chuẩn
Lấy 5 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn
theo bảng:
Bảng 3.7. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức
5 1,673 ± 0,049 8,37 ± 0,25 8,48 ± 0,25
7 2,634 ± 0,042 13,17 ± 0,21 14,29 ± 0,23
8 2,280 ± 0,040 11,40 ± 0,20 11,56 ± 0,20
10 1,871 ± 0,044 9,36 ± 0,22 9,48 ± 0,22
11 2,088 ± 0,041 10,44 ± 0,21 10,55 ± 0,21
12 2,875 ± 0,047 14,38 ± 0,24 14,51 ± 0,24
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi

More Related Content

What's hot

168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTới Nguyễn
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...NOT
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGwww. mientayvn.com
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 protrietav
 

What's hot (20)

168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước sâm từ các loại thảo dược quy mô phòng thí...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆMTÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
TÍNH TOÁN PHA CHẾ HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢIỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
ỨNG DỤNG CHỦNG VI SINH VẬT XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tửPhương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí KiểngCông Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docxNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ đinh lăng.docx
 
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
Khảo sát thành phần hóa học cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. họ thầ...
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 pro
 
Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_Phan tich cong_cu_th_vung_
Phan tich cong_cu_th_vung_
 

Similar to Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi

Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...nataliej4
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếngPhân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi (20)

Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Chuyên đề khảo sát hàm lượng của lân trong đất, HAY, ĐIỂM CAO
Chuyên đề khảo sát hàm lượng của lân trong đất, HAY, ĐIỂM CAOChuyên đề khảo sát hàm lượng của lân trong đất, HAY, ĐIỂM CAO
Chuyên đề khảo sát hàm lượng của lân trong đất, HAY, ĐIỂM CAO
 
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng của lân trong đất ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba   excentrodendron t...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba excentrodendron t...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
Đề tài: Xây dựng bài tập trong dạy chương Nhóm oxi hóa lớp 10
 
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...
đáNh giá tình hình sản xuất và kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thật trong sản xuất...
 
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT THỦY CANH (HYDROPONICS) TRỒNG MỘT SỐ RAU THEO MÔ HÌNH GIA Đ...
 
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
Sử dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 10 Trung học phổ thông. Luận văn ThS...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếngPhân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
Phân tích và đánh giá Hàm lượng sắt trong mỗi nước giếng
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chùm ngây để sản xuất thực phẩm dinh dưỡng....
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 

More from NOT

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...NOT
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namNOT
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinNOT
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...NOT
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...NOT
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...NOT
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...NOT
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...NOT
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...NOT
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...NOT
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...NOT
 

More from NOT (20)

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nông ...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Một số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artinMột số tính chất của vành giao hoán artin
Một số tính chất của vành giao hoán artin
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn c...
 
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
Mở rộng cho vay đối với làng nghề tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi...
 
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công...
 
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
Kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loạ...
 
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
Kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh chương các định luật bảo toà...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dịch ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 

Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG LÂN TRONG ĐẤT Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Thị Lộc SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đoàn Xuân Lan Niên Khóa: 2009 - 2013 Tp. HCM – Tháng 5 Năm 2013
  • 2. 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Ban giám hiệu nhà trường ĐH SƯ PHẠM TPHCM, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học. Cô Trần Thị Lộc: Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Thầy Nguyễn Văn Bỉnh: Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ em hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh em xin chân thành cảm ơn đến các Thầy Cô trong tổ hóa Công nghệ và môi trường, tổ hóa phân tích đã giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian em hoàn thành khóa luận. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân em mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn. Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe!
  • 3. 1 Danh mục các bảng Bảng 3.1: Tỷ lệ lân trong một số cây trồng...................................................................13 Bảng 3.2: Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất......................................................14 Bảng 3.3: Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN................................15 Bảng 3.4 Lân trong dung dịch đất ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng....19 Bảng 3.5: Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ ............................................24 Bảng 3.6: Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo phương pháp Axikinazi ........................................................................................................................24 Bảng 3.7: Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH ...........................25 Bảng 4.1: Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất........................................................29 Bảng 4.2: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp ..............................30 Bảng 4.3: Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani. ......................................30 Bảng 3.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................47 Bảng 3.2. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................48 Bảng 3.3: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu 4,6,9. ..............................50 Bảng 3.4. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop. ............................50 Bảng 3.5: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu còn lại. ...........................50 Bảng 3.6. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop. ............................51 Bảng 3.7. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức..................................51 Bảng 3.8. % P trong đất khô tuyệt đối của các mẫu đất...............................................54 Bảng 3.9. Đánh giá lân tổng số trong các mẫu đất theo phương pháp axit ascorbic.. 54 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số ............................55
  • 4. 2 Danh mục các hình ảnh Hình 2.1. Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây từ năm 2003-2007..............................................................................................................5 Hình 2.2. Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam...............................6 Hình 1.1. Nông trường Phạm Văn Cội.........................................................................32 Hình 1.2. Văn phòng nông trường Phạm Văn Cội.......................................................32 Hình 1.3. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội ..................................35 Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ............................................................37 Hình 2.2. Mẫu 1.............................................................................................................38 Hình 2.3. Mẫu 2.............................................................................................................39 Hình 2.4. Mẫu 3.............................................................................................................39 Hình 2.5. Mẫu 4.............................................................................................................40 Hình 2.6. Mẫu 5.............................................................................................................40 Hình 2.7. Mẫu 6.............................................................................................................41 Hình 2.8. Mẫu 7.............................................................................................................41 Hình 2.9. Mẫu 8.............................................................................................................42 Hình 2.10. Mẫu 9...........................................................................................................42 Hình 2.11. Mẫu 10.........................................................................................................43 Hình 2.12. Mẫu 11.........................................................................................................43 Hình 2.13. Mẫu 12.........................................................................................................44 Hình 3.1. Dãy mẫu đựng đường chuẩn .........................................................................47 Hình 3.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu 4,6,9 .............................48 Hình 3.3. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu còn lại...........................51 Hình 3.4. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân tổng số........................................................52
  • 5. 3 LỜI MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong con đường phát triển đó chính là sử dụng khai thác hợp lí tài nguyên đất. Hàm lượng các chất trong đất sẽ quyết định sự màu mỡ, tơi xốp của đất. Các chỉ tiêu cần xác định trong đất thường là độ ẩm, độ mùn, vi sinh vật, độ chua trao đổi, hàm lượng đạm, hàm lượng lân, các khoáng chất Ca, Mg, Na, Fe, Al… Đặc biệt hàm lượng lân có vai trò đặc biệt quan trọng. Lân là một trong các yếu tố quan trọng của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin, kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã, kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại… Để hiểu rõ hơn về lân, em chọn đề tài “Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi”. Hy vọng qua đề tài này sẽ giúp em và những người quan tâm hiểu rõ hơn về vai trò quan trong của lân trong đất cũng như hàm lượng lân trong đất của nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Phân tích hàm lượng lân trong đất ở Nông trường Phạm Văn Cội. - Đánh giá hàm lượng lân trong đất ở Nông trường Phạm Văn Cội. III. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tổng quan về lân. - Nghiên cứu các loại đất khảo sát. - Nghiên cứu đặc điểm vùng khảo sát. - Nghiên cứu cơ sở lí luận các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion trong đất đến hàm lượng lân. - Phân tích, đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu và lân tổng số trong đất. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
  • 6. 4 - Phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất. - Đất ở Nông trường Phạm Văn Cội. - Sử dụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đất ở nông trường. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thực nghiệm, sử sụng phương pháp trắc quang để phân tích hàm lượng lân trong đấ Nông trường Phạm Văn Cội. - Nghiên cứu tài liệu, hệ thống kiến thức. - Phương pháp phân tích tổng hợp. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu việc phân tích chính xác sẽ đánh giá đúng được hàm lượng lân trong đất. Từ đó có thể xác định loại phân và hàm lượng phân tích thích hợp góp phần nâng cao năng suất cây trồng. VII. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI - Đất ở nông trường Phạm Văn Cội. - Dùng phương pháp trắc quang.
  • 7. 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 3 MỤC LỤC................................................................................................... 1 Chương 1.TỔng quan VỀ ĐẤT [12] ........................................................ 1 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT.......................................................................................1 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT..................................................................2 1.3. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.................................................................2 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CAO SU ................................................... 4 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN [5],[11],[15] ......................................4 2.2. NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT NAM [4],[14] ....................................................5 2.3. ỨNG DỤNG TỪ CÂY VÀ HẠT CAO SU [13] ...................................................6 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÂN ..................................................... 8 3.1. KHÁI NIỆM PHÂN LÂN [3] .............................................................................8 3.2. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG, CÂY TRỒNG [1] .....................8 3.3. LÂN TRONG CÂY [1].....................................................................................12 3.4. LÂN TRONG DUNG DỊCH ĐẤT [2] ..............................................................17 3.5. MỐI LIÊN QUAN CỦA LÂN VỚI THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT [3] .......21 3.6. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [1] ..............................21 Chương 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TRONG ĐẤT26 4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT..........26 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT .............27 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI...................................................................................................... 30 1.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG [8]........................................................30 Chương 2. LẤY MẪU, XỬ LÝ MẪU .................................................... 34 2.1. CÁCH LẤY MẪU ............................................................................................34 2.2. XỬ LÝ MẪU ....................................................................................................35 2.3. BẢO QUẢN MẪU ...........................................................................................36 2.4. SƠ LƯỢC CÁC MẪU ĐẤT.............................................................................36 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ........................................ 42
  • 8. 2 3.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT................................................................................42 3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU .................................................................43 3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU [9] ...............................................43 3.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ [10] ............................................47 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 53 Phụ lục 1.................................................................................................... 54
  • 9. 1 Chương 1.TỔng quan VỀ ĐẤT [12] 1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT. Theo Docutraiep (1879): “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp các yếu tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, địa hình, khí hậu , sinh vật, thời gian và con người”. Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của của các yếu tố môt trường. Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng. Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau: • Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau. • Tầng mùn thường có màu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. • Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. • Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. • Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá. • Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, photpho... Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người. Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm. Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự
  • 10. 2 hình thành đất có các yếu tố. Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa làm nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người. 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Sự phát sinh và phát triển của đất là quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập. Các mặt đối lập đó tác động tương hỗ lẫn nhau được thể hiện về mặt sinh học, hóa học, lý – hóa học như: - Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng. - Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng. - Sự phân hủy khoáng chất và sự tổng hợp nên khoáng chất và hợp chất hóa học mới. - Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất. - Sự hấp thụ năng lượng mặt trời từ đất làm cho đất nóng lên và sự mất năng lượng từ đất làm cho đất lạnh đi. Trong đất còn có những mâu thuẫn khác như: - Từ khi sự sống xuất hiện trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời với quá trình hình thành đất. Đất được hình thành không ngừng phát triển, gắn liền với sự tiến hóa của sinh giới. Trong đó những sinh vật đơn giản (tảo, vi khuẩn) đi tiên phong trong quá trình tạo thành đất. Khi thực vật xanh bao phủ khắp mặt đất, hệ thống rễ phát triển ăn sâu vào lớp đá phong hóa, thì quá trình hình thành đất xảy ra mạnh và thay đổi chất lượng đất được hình thành. 1.3. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành đất. Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đá dưới tác dụng của sinh vật và các yếu tố môi trường. Vậy các yếu tố hình thành đất. Đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và con người. - Đá mẹ: Là yếu tố cơ bản cung cấp chất khoáng cho đất. Đá mẹ nào thì đất ấy. Mối liên quan này thể hiện chặt chẽ ở giai đoạn đầu sự tạo thành đất. Sau đó thì bị các yếu tố khác như khí hậu sinh vật chi phối trở nên mất tương quan chặt chẽ.
  • 11. 3 - Sinh vật: Là yếu tố cơ bản của quá trình hình thành đất, vai trò chủ yếu là tích lũy chất hữu cơ, chuyển hóa và tổng hợp chất mùn của đất, chuyển hóa trạng thái chất dinh dưỡng trong đất, từ trạng thái khó tiêu thành dễ tiêu và ngược lại. Không có sinh vật thì đất không hình thành. - Khí hậu: Là yếu tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp thông qua lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật đến quá trình hình thành đất. Phân bố đất theo vĩ độ (đới) như: đất nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. - Địa hình: Địa hình khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sự hình thành đất thông qua lượng nước, nhiệt được xâm nhập vào. Địa hình cũng ảnh hưởng tới tốc độ và hướng gió nên ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước thông qua đó ảnh hưởng tới đất. - Thời gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ… đều cần có thời gian. Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi của đất. - Con người: có tác động rất mạnh đến quá trình hình thành đất thông qua hoạt động sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp). Tuy nhiên chỉ ở một số loại đất nhân tố con người mới có vai trò quan trọng (ví dụ: đất trồng lúa nước, đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá…).
  • 12. 4 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CAO SU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU THIÊN NHIÊN [5],[11],[15] Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Euphorbiaceae (họ Thầu dầu). Cây cao su ban đầu chỉ mọc hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ), ở vùng vĩ độ 5o Bắc và Nam. Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000 mm/năm, nhiệt độ cao và đều quanh năm có mùa khô kéo dài từ 3-4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH: 4.5-5.5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình. Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30m, vành thân có thể đạt từ 5-7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm. Lúc đầu cao su thiên nhiên được thổ dân Mehico và Yucatan dùng để tạo ra các hình tượng và các bức tranh trên giấy bằng vỏ cây, người Tây Ban Nha dùng nhựa cây Castilloa elastica làm áo choàng đi mưa, giày ống, mui xe ngựa… Đến thế kỷ 19: nhà máy chế tạo cao su thành vật dụng đầu tiên được thành lập, sử dụng các màng cao su mỏng để chế tạo găng tay, bít tất, áo mưa… Và năm 1876 được xem như là năm mở đầu cho công cuộc phát triển trồng cao su với sự thành công trong việc đưa hạt cao su từ Brazil sang các nước Châu Á của Henry Wickham. Từ đó cây cao su đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và một phần nhỏ ở châu Mỹ La Tinh. Từ năm 1938 – 1944 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thành công về mặt khoa học cho công nghệ sản xuất cao su thiên nhiên khi hai nhà kỹ nghệ lớn là Charles Goodyear và Thomas Hancock đã tìm ra phương pháp lưu hóa cao su bằng cách cho thêm chất lưu huỳnh và đưa lên nhiệt độ cao đã chế tạo được loại cao su chịu nhiệt. Sản phẩm cao su lưu hóa được dùng để chế tạo bàn ghế, lợi răng giả, dụng cụ bơm, bút máy… Nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su, các nhà sinh vật học đã nhân giống và phân phối trên khắp thế giới. Diện tích cao su thiên nhiên phát triển mạnh trong những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1905 toàn thế giới trồng được 52.000 ha, đến 1910 là 455.000 ha. Và cũng chính nhu cầu tiêu thụ cao su cao nên diện tích cao su trên thế giới ngày càng tăng cao.
  • 13. 5 Hình 2.1. Biểu đồ nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới những năm gần đây từ năm 2003-2007 2.2. NGÀNH CAO SU TẠI VIỆT NAM [4],[14] Năm 1878 là năm cây cao su di nhập vào Việt nam lần đầu tiên do Pierre đưa hạt giống vào trồng ở vườn ươm Củ Chi nhưng không sống được cây nào. Đến năm 1897, Raoul, một dược sỹ hải quân người Pháp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) đem trồng lần đầu tiên tại trạm thí nghiệm ông Yệm (Sông Bé) và tại trạm thí nghiệm của Viện Pastuer tại Suối dầu (Nha Trang) do Bác sỹ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn bách thảo Sài Gòn đã tổ chức nhân trồng. Như vậy, năm 1897 được công nhận là năm di nhập của cây cao su vào Việt Nam. Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trọng của cây cao su đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nên Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch nhân giống và trồng cao su ở các vùng đất thích hợp trên cả nước. Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườn cao su sẽ không ngừng mở rộng. Hiện cả nước có hơn 500.000 ha cao su và được trồng trên cả nước. Sản lượng đạt trung bình 450.000 tấn/năm. Mục tiêu chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su sẽ tăng lên 700.000 ha 8033 8582 8994 8968 9613 7000 7500 8000 8500 9000 9500 10000 2003 2004 2005 2006 2007 Tấn Năm Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới Sản lượng (tấn)
  • 14. 6 Hình 2.2. Biểu đồ diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam 2.3. ỨNG DỤNG TỪ CÂY VÀ HẠT CAO SU [13] * Hoa trang trí: Theo nghiên cứu của Tổng cục Cao su Malaysia, lá cao su có thể được chuyển thành nguồn thu nhập cho người trồng cao su. Qua nghiên cứu cho thấy gân của lá cao su vẫn còn nguyên khi các tế bào biểu bì được lấy đi trong quá trình phân hủy. Xương của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà. * Thực phẩm chức năng: Một chất khác trong mủ cao su được gọi là sugars hay quebrachitol có thể được trích ly và sử dụng bào chế thực phẩm chức năng. Tuy nhiên việc trích ly làm cho các phần tử cao su bị hư hại và không còn sử dụng được nên chỉ có thể thực hiện được với serum – chất thải từ cao su. Bởi vậy nghiên cứu cho rằng có thể trích ly từ lá cao su để sản xuất thực phẩm chức năng có giá trị cao hơn. * Hạt cao su có giá trị cao trong công nghiệp Hạt cao su có thể dùng để chế tạo sơn điện di, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá. Vỏ hạt cao su chế than hoạt tính làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp… * Cao su hoá đường giao thông Ý tưởng dùng cao su thay nhựa đường để làm bề mặt đường giao thông bộ bắt nguồn từ việc Thái Lan đang khủng hoảng thừa cao su. Bộ Giao thông Thái Lan cho biết, nước này sẽ 68% 23% 8% 1% Diện tích trồng cao su tại các vùng ở Việt Nam Đông Nam Bộ (339.000 ha) Tây Nguyên (113000 ha) Bắc Trung Bộ (41.500 ha) Duyên hải Nam Trung Bộ (6500 ha)
  • 15. 7 cao su hóa 5.000 km mặt đường giao thông tại các khu vực nông thôn trên toàn lãnh thổ trong 5 năm tới. Trong năm tài chính 2012-2013 bắt đầu từ tháng 10 năm nay, khoản ngân sách 4,5 tỷ Bạt, tương đương 150 triệu USD đã được cấp để tiến hành phủ cao su 750 km mặt đường tại những tuyến đường nông thôn hiện chưa được rải nhựa. * Sắp có kiểu lốp xe mới Các kỹ sư của hãng General Motor vừa kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lốp xe Hoa Kỳ, cơ sở nghiên cứu độc lập mới được thành lập gần đây ở Virginia, để cùng nhau thực hiện công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ lốp xe mới. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã đầu tư 5 triệu USD vào Trung tâm Nghiên cứu nhằm phát triển những lốp xe hiệu suất cao hơn, an toàn hơn và mức tiết kiệm nhiên liệu của xe cũng tăng thêm.
  • 16. 8 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÂN 3.1. KHÁI NIỆM PHÂN LÂN [3] Phân lân là phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho. Các chất được dùng làm phân lân là những sản phẩm chế biến từ các loại quặng chứa photpho (chủ yếu là photphorit và apatit), những chất hữu cơ (xương động vật) và cả những cặn bã công nghiệp luyện kim giàu hợp chất của photpho (xỉ lò Mactanh và Tomat). Thành phần của photpho trong phân lân được biểu thị bằng phần trăm lượng P2O5 so với khối lượng chung. Dựa vào tính tan trong các dung môi khác nhau, ta có thể chia chúng thành 3 loại chính: + Loại thứ nhất: gồm những phân lân dễ tan trong nước như supephophat, amoni photphat… + Loại thứ hai: tan trong axit yếu như phân lân kết tủa (prexipitat), lân nung chảy, lân khử flo… + Loại thứ ba: loại phân lân khó tan như bột photphorit, phân xương… Nếu dựa vào nguồn gốc và phương pháp chế biến, ta có thể chia chúng thành 2 loại chính: phân lân tự nhiên và phân lân chế biến. 3.2. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐẤT TRỒNG, CÂY TRỒNG [1] 3.2.1. Vai trò của lân đối với cây trồng Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây. Lân giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tế bào. Lân là một phần nồng cốt của chất nucleoproteit và có sự liên kết chặt chẽ với đạm, khi cây tăng trưởng lên sẽ hình thành thêm tế bào mới nên có thêm nucleoproteit, do vậy mà cây phải hút thêm cả đạm và lân. Nếu trong đất có lân nhưng không có đạm thì cây không phát triển được và ngược lại, nếu chỉ có đạm mà không có lân thì cây cũng không có nucleoproteit, nhân tế bào sẽ không được hình thành. Những chất như photpholipit là những hợp chất béo của lân cũng tham gia tích cực vào việc hình thành ra màng tế bào. Lân cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.
  • 17. 9 Lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Lân giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía… Nhiều hợp chất phức tạp khác tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp của cây để sống và phát triển đều có chứa lân. Nói tóm lại, trong rất nhiều quá trình sinh hóa xảy ra trong cây, luôn luôn có sự tham gia của chất lân. 3.2.2. Vai trò của lân đối với sự phát triển của cây trồng Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút nên có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu, trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây chống đỡ với điều kiện bất thuận lợi (hạn và rét). Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm – lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, nhiều hoa, sai quả và phẩm chất nông sản tốt. Người ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình chín. Cây lúa được bón đủ lân bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm. Lúa được bón đủ lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh sớm, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt trên bông đều giảm. Thiếu lân vừa các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang màu nâu rồi chết. Thiếu lân cây trồng phát triển kém, mọc còi cọc, chậm lớn, ít phân cành, lá cứng đờ không mềm mại, màu sắc xạm hơn, phiến lá bé đi, cây ít đẻ, bộ rễ kém phát triển, đường tích lũy có khuynh hướng tạo thành những sắc tố “anthoxyan” nên nhiều loại cây trồng khi thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay đỏ. Nếu thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém. Lá già, thiếu lân thường rụng sớm, có màu huyết dụ, xuất phát từ đầu ngọn lá rồi lan dần vào thân, có thể lan hết khắp lá. Thiếu lân cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh nhiều hơn vàng. Thiếu lân có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phấn hoa, ảnh hưởng đến sự hình thành quả và hạt, có thể gây ra rụng hoa, không đậu quả hoặc rụng quả non trầm trọng. Đối với cây họ đậu, thiếu lân thì việc hình thành nốt sần bị giảm sút, cây phát triển kém, năng suất thấp vì ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
  • 18. 10 Thiếu lân, cây hút đạm vào tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không chuyển sang dạng protit được, và đó cũng là một môi trường thuận lợi cho công việc phát triển của nhiều loại bệnh nấm. Đối với những cây họ lúa, thiếu lân lá mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây, sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ chlorophyll a và b. Ở những lá già thì đầu mút của nó màu đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm lượng protein trong cây giảm. Đối với cây ăn quả, khi thiếu lân thì tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả có hàm lượng axit cao. Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Đối với những cây trồng để lấy dầu như dừa, đậu phộng, đậu nành… nếu bón lân đầy đủ mới có hàm lượng chất béo cao. Lân có khả năng hình thành một số loại vitamin. Lân cần thiết để nâng cao phẩm chất của hạt giống. Về mặt cơ chế dinh dưỡng: trong cây, lân di chuyển dễ dàng hơn rất nhiều so với sự di chuyển của lân trong đất. Trong quá trình dinh dưỡng cho cây, lân lại có khả năng chuyển biến từ dạng ion này sang dạng ion khác. Ví dụ ion H2PO4 - sang dạng HPO4 2- + H+ nên điều hòa được pH trong dung dịch cây, có vai trò của tác nhân đệm, giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá kiềm, hay ngược lại, từ dạng HPO4 2- + H+ của dung dịch thành H2PO4 - giúp cây chịu đựng được môi trường có pH quá chua. Do vậy, nhờ bón lân mà sức chịu đựng của cây càng cao đối với phản ứng của môi trường hay nói khác đi, lân cũng có tác dụng giải độc cho cây. Cây hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất chủ yếu trong giai đoạn đầu nên phân lân thường dùng để bón lót. Ví dụ: đối với cây lúa thì cần phải có một lượng lân hòa tan cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn sinh trưởng đầu, khi cây mạ bắt đầu sử dụng hết dữ trữ lân trong hạt, bộ rễ phải hút chất lân hòa tan trong dung dịch đất. Tuy chỉ cần đến một lượng lân rất nhỏ và nồng độ rất loãng nhưng nếu đất chua, giàu sắt, nhôm thì vẫn không đủ cho cây hút. Vì vậy mà phải bón lót lân thế nào để ngay sau khi mạ mũ chông, trong đất đã có sẵn lân hòa tan dễ tiêu cho nó. Vài ba tuần sau, khả năng hút lân của bộ rễ đã tăng lên nhiều, đồng thời khối lượng phân bón cũng đã phân giải nhiều, cung cấp được nhiều lân dễ tiêu, giúp cho cây lúa tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Như vậy, lân sau khi xâm nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con đường đồng hóa sơ cấp lân bởi hệ rễ, đã tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất của cây. Do vậy, có thể nói rằng lân đóng vai
  • 19. 11 trò quan trọng quyết định chiều hướng, cường độ các quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng là năng suất của chúng. 3.2.3. Vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất Khi nói đến vai trò của lân đối với độ phì nhiêu của đất tức nói đến hàm lượng lân trong đất mà hàm lượng này được quy ước bằng lượng “lân tổng số” trong đất, tức là tổng số hết tất cả các hợp chất lân có trong đất mặc dù kết hợp với cation nào, ở dạng hữu cơ hoặc vô cơ. DeTurk (1931) đã nhận định rằng: “ Những chân đất phải làm giàu lân mới có độ phì nhiêu cao, và ngược lại, những chân đất có độ phì nhiêu cao đều là những chân đất giàu lân”. Vohlt Manm (1940) đã căn cứ vào hàm lượng lân của đất để phân loại đất tốt, đất xấu như sau: + Đất rất tốt: > 0,2% P2O5. + Đất tốt: 0,1 – 0,2% P2O5. + Đất xấu: < 0,06% P2O5. Những vùng đất có độ phì nhiêu cao như vùng đất đen ôn đới của Liên Xô cũ (gọi là đất “tchernozen”), đất đen nhiệt đới, “margallit” của Indonesia, đất đỏ “bazan” của Việt Nam, đất hoàng thổ của Trung Quốc, đất phù sa sông Nin trồng bông của Ai Cập… cũng chính là những vùng đất có lượng lân cao nhất hoặc rất cao. Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cây nên ảnh hưởng đến năng suất của sản xuất nông nghiệp. Như ta đã biết, ba yếu tố dinh dưỡng nòng cốt của cây là: đạm, lân, kali nhưng nhiều trường hợp thì đất thiếu kali, còn đạm thì có thể bổ sung từ sự phân giải chất hữu cơ trong đất, từ nước mưa… Nhưng đặc biệt, trong thiên nhiên, không có nguồn nào bổ sung lân cho đất thì đất thiếu lân trầm trọng, có nơi lại tích lũy thành từng mỏ lớn hay gọi là “mỏ photphat thiên nhiên”. Chính vì vậy mà cần phải đào lấy lân từ các mỏ đó để cung cấp lân cho những vùng còn thiếu lân để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nếu như trên đất nông nghiệp mà ta chỉ trồng độc canh một loại cây mà lại chăm bón quá ít thì chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị cây lấy đi… và do đó, hàm lượng lân trong đất bị tiêu hao dần và qua nhiều thế hệ canh tác đất ngày càng nghèo lân. Nếu phân bón không đầy đủ cộng với sự hao phí lân do xói mòn, do rửa trôi … thì đất càng ngày càng kém độ phì nhiêu.
  • 20. 12 Bên cạnh đó, ta còn thấy được vai trò của lân càng được đẩy lên khi có một số đạm thích đáng được bón cùng. Ví dụ: thí nghiệm ở trạm An Lạc (Tp. Hồ Chí Minh) (Xuân 1975), trên đất phèn này bón đơn thuần photphat Lào Cai hiệu quả rất lớn nhưng thể hiện chậm chạp, trong khi đó bón đơn thuần đạm và kali thì ngay vụ đầu, bón 6000kg photphat Lào Cai đã làm tăng 13,4 tạ thóc/ha và qua vụ thứ hai còn tăng thêm 8,3 tạ thóc nữa. Từ đó, có thể nói rằng, lân đã phát huy được hiệu lực của phân đạm và làm tăng tốc độ phì nhiêu của đất. 3.3. LÂN TRONG CÂY [1] 3.3.1. Tỷ lệ lân trong cây Trong cây trồng, lân chiếm trung bình vào khoảng 0,3 – 0,4% của chất khô. Trong hạt, tỷ lệ lân thường cao hơn trong rơm rạ rất nhiều. Khi cây đã bắt đầu trổ hoa thì một phần lân di chuyển vào trong hạt. Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân lá biến động từ 0,2% P2O5 (rơm rạ lúa) đến 0,7% P2O5 (thân lá đậu tương), trong hạt biến động từ 0,48% P2O5 (hạt thóc) đến 1,2% P2O5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây họ đậu chứa nhiều lân hơn cây ngũ cốc và lân có nhiều ở hạt hơn các bộ phận khác, các cơ quan non đang phát triển tỷ lệ lân cao hơn các bộ phận già và lân cũng có thể được vận chuyển từ các bộ phận già về các cơ quan non đang phát triển để tái sử dụng trong điều kiện nhu cầu lân của cây bị thiếu. Do vậy, triệu chứng thiếu lân có thể được phát hiện từ các lá già. Tỷ lệ lân trong một số loại cây trồng Bảng 3.1. Tỷ lệ lân trong một số cây trồng STT Cây trồng Bộ phận (khô) Tỷ lệ P2O5 1 Lúa Hạt thóc Hạt gạo Rơm rạ 0,60 – 0,80 0,75 – 0,90 0,20 – 0,60 2 Ngô Hạt Thân cây 0,50 – 0,60 0,25 – 0,30 3 Chè Lá non Lá già 1,00 – 1,20 0,40 – 0,50 4 Đỗ tương Lá và thân Hạt 0,30 – 0,40 1,00 – 1,20
  • 21. 13 5 Bông Lá và thân Hạt 0,30 – 0,40 0,80 – 1,20 6 Rau diếp Lá và thân 1,40 – 1,55 7 Cải xông Lá và thân 1,50 – 1,70 8 Lạc Hạt 0,60 – 0,80 Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất Bảng 3.2. Một số ví dụ về lượng lân cây hút từ đất Cây trồng Thu hoạch thương phẩm (tạ/ha) Lượng P2O5 bị lấy đi (kg) Ngũ cốc 10 – 15 15 – 20 Bông 25 – 30 30 – 40 50 – 60 90 – 100 30 – 40 50 – 70 80 – 90 120 – 130 Khoai tây 200 – 250 300 – 350 40 – 50 60 – 70 Ngô 60 – 70 50 – 60 Lúa 40 – 50 40 – 50 Đay 100 45 Thuốc lá 15 (lá khô) 25 Chè 20 (lá tươi) –25 3.3.2. Những dạng lân trong cây Lân trong cây đại bộ phận nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ. Dạng lân vô cơ chủ yếu là các octhophotphat đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ vào sự chuyển hóa giữa các ion photphat. Sự chuyển hóa này cũng cung cấp thêm H+ cho quá trình khử NO3 - thành NH4 + , có lợi cho việc tổng hợp protein. Cho nên dinh dưỡng lân có liên quan đến dinh dưỡng đạm của cây (lân vô cơ cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ).
  • 22. 14 Một phần photphat mà cây hút được từ đất lên vẫn tồn tại trong cây dưới thể octhophotphat, một phần khác bị este hóa và trở thành lân hữu cơ. Trong cây, đa số là bộ phận sinh sản chứa nhiều lân hơn bộ phận sinh trưởng. Lá và rễ thường chứa nhiều lân vô cơ hơn thân. Những thể lân hữu cơ trong đất, nói chung là cây không thể trực tiếp sử dụng được (trừ một số ít glyxerophotphat và phitin). Những dạng lân hữu cơ trong cây đều do quá trình este hóa axit octhophotphoric. Những dạng lân hữu cơ * Nucleoproteit - Trong tế bào thực vật có chứa nucleoproteit là những muối phức tạp của axit proteic. - Axit proteic là những chất hữu cơ có chứa lân, đạm, oxi, hidro và cacbon. - Khi ta phân hủy axit proteic sẽ cho ra 3 chất:  Axit photphoric  Gluxit  Những loại bazơ thuộc nhóm purin và nhóm pyrimidin và có công thức: Purin N N NH N N N Pyrimidin Một trong những axit proteic rất quan trọng trong việc sinh sản của tế bào là Dezoxyribonucleic (DRN), bên cạnh đó còn có axit Ribonucleic (ARN). Hai axit này khác nhau chủ yếu ở hai thành phần bazơ. Thành phần các chất trong hai loại axit đó: Bảng 3.3. Thành phần các hợp chất trong hai loại DRN và ARN Axit Ribonucleic Axit Dezoxyribonucleic Các bazơ: + Adenin + Guanin + Xytozin + Urazin Ribozo (gluxit) Axit photphoric Các bazơ: + Adenin + Gluanin + Xytozin + Tinin + 5 – metylxytozin Deroxy – ribozo Axit photphoric Axit proteic thường là một tổng hợp của nhiều axit proteic đơn giản gọi là nucleotit.
  • 23. 15 Ví dụ: N N N N NH2 O H2C HH O P OH OH OH OH * Photphoproteit - Photphoproteit là hợp chất lân hữu cơ rất quan trọng hình thành do sự tổng hợp của nhiều men của protit và lân. Trong loại này có rất nhiều men của protit chi phối nhiều quá trình sinh hóa trong cây và nó cũng thể hiện được sự tương quan chặt chẽ giữa đạm và lân. Photphoproteit thường không tan trong nước nhưng tan trong các bazơ mạnh. Ví dụ chất casein của sữa đậu nành là một photphoproteit, khi tan trong xút thì biến thành natri caseinat. - Photphoproteit khi thủy phân sinh ra nhiều loại aminoaxit. Nhưng khi thủy phân với trypxin lại cho ra những nhóm polypeptide có chứa nhiều axit photphoric. * Lexithin - Lexithin là một phức hệ gồm 3 chất: glyxerol, axit photphoric và colin. - Trong công thức của nó, một chức axit của H3PO4 este hóa chất glyxerol, một chất nữa este hóa nhóm ancol của chất colin và chức thứ 3 thì tự do. Công thức điển hình như sau: H2C HC H2C OH OH OH H2C H2C N(CH3)3 OH OH HO P OH OH O Glyxerol Axit photphoric Colin Lexithin là một hợp chất lân béo, thường có trong hạt cây có dầu và chiếm tỷ lệ khoảng 0,25 – 1,7% chất khô, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự trữ cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt. Trong dầu lạc có lexithin oleic là một lexithin mà axit béo đã xà phòng hóa glyxerol là axit oleic:
  • 24. 16 H2C HC H2C O O O OC OC R1 R2 P CH2 OH O CH2 CH2 N(CH3)3 OH Lexithin * Phitin - Phitin và photphat canxi magie của rượu inositol (CHOH)6. Thành phần phitin gồm: 22% P2O5, 12% CaO, 15% MgO. - Phitin là một hợp chất lân hữu cơ không chứa đạm, dưới tác động của các loại men thì bị phân hủy thành rượu inositol và octhophotphat. - Phitin có nhiều trong bộ phận non của cây, nhất là trong hạt. Ví dụ: trong các hạt cây họ đậu và cậy có dầu, phitin vào khoảng 1 – 2% trọng lượng chất khô. - Phitin là một hợp chất lân dự trữ trong hạt, khi nảy mầm, cây non sẽ tiêu thụ dần nguồn lân dự trữ đó. Hay nói cách khác đi, phitin là một kho dự trữ chất lân cho cây non ở thế hệ sau. * Saccarophotphat - Saccarophotphat là chất lân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, chủ yếu là trong quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình tổng hợp ra các loại hydratcacbon phức tạp. -Có nhiều loại saccarophotphat, nhưng những loại thường gặp là: HC HC H2C OH O OH HC HC CH O OH OH HO P OH O OH HC HC H2C OH O OH H2C C CH OH O HO P OH O OH O P OH O OH HC HC O OH HC HC H2C OH O OH P OH O OH - Trong cây, hàm lượng saccarophotphat chiếm khoảng 0,1 – 1% trọng lượng chất khô. * Photphatit
  • 25. 17 - Photphatit là hợp chất béo của lân hữu cơ. Gồm octhophotphoric hóa hợp với một bazơ hữu cơ phức tạp (không phải colin) và nhiều loại gluxit. Do đó phần nào photphatit giống như lexithin. - Photphatit có nhiều trong phôi. Những hạt giàu protit thường có tỷ lệ photphatit cao. Ví dụ: Trong ngô, hạt ngô có 0,25% photphatit. Hạt đỗ tương có 1,82% photphatit. Cây non thường chứa nhiều photphatit hơn cây già. - Trong hạt những cây dầu, photphatit là nguồn gốc những quá trình lên men làm cho dầu chóng bị chua và hỏng. - Vậy, trong thành phần của cây cũng như trong quá trình trao đổi chất của thực vật, chất lân đóng một vai trò rất quan trọng, tập trung vào những chất lân hữu cơ trên. Ngoài ra, trong quá trình tổng hợp protit, đường, bột... Cần cung cấp rất nhiều năng lượng. O P O O OH P P O OH O OH OH C10N5H12O3 3.4. LÂN TRONG DUNG DỊCH ĐẤT [2] Phần lớn lân được cây trồng hấp thu ở dạng ion octhophotphat (H2PO4 - và HPO4 2- ), các dạng lân này hiện diện đồng thời trong dung dịch đất. Nhưng hàm lượng hiện diện của mỗi dạng phụ thuộc vào pH của dung dịch đất. Ở pH: 7,2 hàm lượng hiện diện của 2 loại ion trên bằng nhau. Khi pH < 7,2, H2PO4 - là dạng chính trong dung dịch đất, ngược lại khi pH > 7,2 HPO4 2- sẽ là dạng chiếm ưu thế. Cây trồng hấp thu dạng HPO4 2- chậm hơn rất nhiều so với dạng H2PO4 - . Nhưng có một số hợp chất lân hữu cơ hòa tan, hay hợp chất lân có trọng lượng phân tử thấp cũng hiện diện trong dinh dưỡng cây trồng. Bề mặt hấp thu lân chủ yếu của rễ cây trồng là những mô non gần với chóp rễ. Lân thường tích lũy ở chóp rễ với nồng độ tương đối cao. Do đó, khi bổ sung lân cho dung dịch đất, điều quan trọng nhất là cần phải cung cấp lân gần nơi vùng rễ hấp thu. Nồng độ lân trong dung dịch đất trung bình là 0,05 ppm và nồng độ này khác nhau tùy theo loại đất. Phần lớn các loại cây trồng có nhu cầu lân trong dung dịch vào khoảng 0,003 – 0,3 ppm, phụ thuộc vào loại cây trồng và năng suất thu hoạch (bảng 3.4). Năng suất tối đa bắp hạt có thể thu được với 0,01 ppm lân nếu tiềm năng suất thấp, nhưng nếu tiềm năng năng suất của bắp cao, nồng độ lân trong dung dịch đất phải đạt đến 0,05 ppm. Nhu cầu lân của lúa mì cao hơn bắp và cao lương một ít. Đậu nành có nhu cầu lân cao hơn bắp. Nồng độ
  • 26. 18 lân tối hảo trong dung dịch đất có thể khác nhau tùy loại cây trồng khác nhau, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và các yếu tố gây khủng hoảng cho cây (bệnh, khí hậu bất lợi…) có thể ảnh hưởng đến nhu cầu lân trong dung dịch đất. Bảng 3.4. Lân trong dung dịch đất ảnh hưởng đến năng suất một số loại cây trồng Các loại cây trồng Lân trong dung dịch đất (ppm) 75% năng suất tối đa 95% năng suất tối đa Khoai mì Đậu phộng Bắp Lúa mì Bắp cải Khoai tây Đậu nành Cà chua Rau diếp 0,003 0,003 0,008 0,009 0,012 0,02 0,025 0,05 0,1 0,005 0,01 0,025 0,028 0,04 0,18 0,2 0,2 0,3 Để được rễ hấp thu, lân từ dung dịch đất phải được vận chuyển đến bề mặt rễ do cơ chế khuếch tán và dòng chảy khối lượng. Đối với đất có hàm lượng lân thấp, sự cung cấp lân do dòng chảy chiếm một tỉ lệ không đáng kể so với nhu cầu của cây – lượng lân được hấp thu do dòng chảy khối lượng có thể được tính dựa trên lượng nước thoát hơi trên một đơn vị trọng lượng chất khô của cây, nồng độ lân trong dung dịch đất và nồng độ trong chất khô của cây lá. Nếu nồng độ trung bình của lân trong dung dịch đất là 0,05 ppm, nồng độ lân trong chất khô là 0,2%. Lượng lân được cây trồng hấp thu do dòng chảy khối lượng có thể tính được. Ví dụ, giả sử tỉ lệ thoát hơi nước của cây là 400 (để hình thành 1g chất khô/cây phải thoát một lượng nước là 400g). 400g H2O/g cây . 100g cây / 0,2g P . 0,05 g P/10-6 g H2O . 100 = 1% Trong trường hợp này, lân cung cấp cho cây bằng dòng chảy khối lượng chỉ cung cấp được 1% tổng lượng lân cây hấp thu. Nếu được bón phân lân và đạt nồng độ trong dung dịch đến 1 ppm, lượng lân cung cấp cho cây do dòng chảy khối lượng cũng chỉ chiếm 20% tổng nhu cầu lân của cây. Khi bón lân theo hàng, nồng độ lân trong dung dịch đất gần nơi có bón lân có thể tạm thời tăng lên rất cao và cũng có thể điều này làm tăng khả năng hấp thụ lân do dòng chảy
  • 27. 19 khối lượng cũng như do khuếch tán. Ví dụ, người ta tìm thấy nồng độ lân có thể đạt tới 2 – 14 ppm trong vùng rễ bón phân cao. Do lượng lân cung cấp do dòng chảy khối lượng quá thấp so với tổng nhu cầu lân của cây nên sự vận chuyển lân đến bề mặt hấp thu của rễ chủ yếu là do cơ chế khuếch tán. Trong đất có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán của lân. Những yếu tố chủ yếu đó là: ẩm độ đất, dung trọng đất, khả năng đệm lân của đất và nhiệt độ. 3.4.1. Lân hữu cơ trong đất Lân hữu cơ thường chiếm 50% tổng lượng lân trong đất, trung bình biến thiên từ 15 – 18% trong các loại đất khác nhau. Cũng như chất hữu cơ trong đất, lân hữu cơ thường giảm theo độ sâu của đất, sự phân bố lân theo độ sâu cũng khác nhau tùy theo loại đất. Hàm lượng lân hữu cơ trong đất tăng theo hàm lượng C và N trong đất, tuy nhiên tỉ lệ C/P và N/P khác nhau rất nhiều giữa các loại đất sao với tỉ lệ C/N. Thông thường tỉ số C/N/P/S trong đất là 140/10/1,3/1,3. Có rất nhiều hợp chất lân hữu cơ trong đất chưa được nhận biết công thức một cách chính xác. Nhưng phần lớn lân hữu cơ trong đất là este của octhophotphoric axit (H2PO4 - ) như inositol photphat, photpholipit và axit nucleic. Tỉ lệ của các hợp chất này trong hợp chất này trong tổng lân hữu cơ là:  Inositol photphat 10 – 15%  Photpholipit 1 – 5 %  Axit nucleic 0,2 – 2,5 % Như vậy trung bình chỉ có khoảng 50% hợp chất lân hữu cơ được chúng ta nhận biết. Inositol photphat là đại diện cho các photphat este, từ monophotphat đến hexaphotphat. Phytic axit (myoinosytol hexaphotphat) có những nhóm có chứa 6 octhophotphat (H2PO4 - ) gắn vào mỗi nguyên tử C trong vòng benzen. Sự thay thế lần lượt của H2PO4 - với OH- sẽ hình thành 5 este photphat khác nhau. Ví dụ, pentaphotphat có 5 nhóm H2PO4 - và một nhóm OH- . Inositol hexaphotphat là một photphat phổ biến nhất và chiếm hơn 50% tổng P hữu cơ trong đất, phần lớn các inositol photphat trong đất là sản phẩm của hoạt động vi sinh vật và sự phân hủy của tàn dư thực vật. Inositol photphat dễ dàng kết hợp với các protein để hình thành nên nhiều phức axit nucleic hiện diện trong tất cả tế bào sinh vật và được giải phóng trong quá trình phân giải tàn dư thực vật do hoạt động của vi sinh vật và được giải phóng trong quá trình phân giải tàn dư thực vật do hoạt động của vi sinh vật đất hai dạng axit nucleic là axit deoxyribonucleic và axit ribonucleic được giải phóng vào trong đất với hàm lượng lớn hơn
  • 28. 20 rất nhiều so với insitol photphat, vào trong đất các axit này bị phân giải rất nhanh so với inositol photphat vì vậy axit nucleic chỉ hiện diện với một lượng nhỏ so với lân tổng số trong đất, khoảng 2,5 % hay ít hơn. Photpholipit không tan trong nước nhưng được vi sinh vật sử dụng và tổng hợp dễ dàng. Một số photpholipit phổ biến có nguồn gốc từ glyxerol. Tốc độ giải phóng photpholipit từ nguồn hữu cơ trong đất khá nhanh. Vì vậy, hàm lượng photpholipit trong đất thường thấp, khoảng 5% hay thấp hơn so với lân tổng số trong đất. 3.4.2. Sự tuần hoàn của lân hữu cơ trong đất - Thông thường sự khoáng hóa và cố định lân cũng tương tự như sự khoáng hóa và cố định sinh học đạm. Cả hai tiến trình này xảy ra đồng thời trong đất và có thể trình bày như sau: Lân hữu cơ 𝑆ự 𝑘ℎ𝑜á𝑛𝑔 ℎó𝑎 �⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯� lân vô cơ (H2PO4 - , HPO4 2- ) Nguồn nguyên liệu lân hữu cơ ban đầu trong đất là các tàn dư thực vật và động vật, các tàn dư này được phân giải bởi các vi sinh vật để hình thành nên các hợp chất hữu cơ khác và giải phóng lân vô cơ. Một số lân hữu cơ bền vững với sự phân giải vi sinh vật và phần lớn các dạng này là humic axit. Inositol photphat, axit nucleic và photpholipit cũng có thể được khoáng hóa trong đất bởi các phản ứng với xúc tác của enzim photphat. R – O - P– O + H2O  H – O – P – O + ROH Enzim photphat đóng vai trò chủ yếu trong quá trình khoáng hóa lân hữu cơ trong đất. Với sự hiện diện của các vi sinh vật rất khác nhau trong đất, thông qua sự hoạt động của photphatase tất cả lân hữu cơ có nguồn gốc thực vật có thể được khoáng hóa. Hoạt độ của photphatase trong đất có liên quan đến các thực vật bậc thấp và các enzim tự do hữu hiệu. Hoạt độ của enzim photphatase trong đất tăng khi hàm lượng chất C trong đất tăng, nhưng hoạt độ của photphatase trong đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH, nhiệt độ và các yếu tố khác. Sự khoáng hóa lân hữu cơ trong đất có thể được xác định bằng cách đo sự thay đổi của lân hữu cơ trong đất trong thời gian cây trồng sinh trưởng. Một bằng chứng khác cho thấy có quá trình khoáng hóa lân hữu cơ đó là hàm lượng lân hữu cơ giảm dần theo quá trình canh tác liên tục. Khi đất nguyên thủy được khai phá để canh tác, hàm lượng chất hữu cơ sẽ giảm dần theo thời gian. Do chất hữu cơ giảm nên ban Sự cố định sinh học định O O O O
  • 29. 21 đầu có sự tăng lân vô cơ, nhưng sau đó hàm lượng lân vô cơ cũng giảm dần. Trong cả vùng ôn đới, sự giảm lân hữu cơ theo quá trình canh tác có thể thấp hơn sự giảm C hữu cơ và đạm hữu cơ, do đó cơ chế làm mất lân tác động yếu hơn các cơ chế làm mất đạm và carbon. Ngược lại trong vùng nhiệt đới, sự mất lân, đạm, carbon có thể là như nhau. 3.5. MỐI LIÊN QUAN CỦA LÂN VỚI THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT [3] Phần lớn các hợp chất phản ứng với lân nằm trong các thành phần mịn hơn của đất. Sự cố định lân ở đất sét thường lớn hơn ở những đất có thành phần cơ giới thô hơn. Do vậy, tỷ lệ sét càng cao thì khả năng cung cấp lân cho cây càng giảm. Có thể đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây của đất dựa vào các yếu tố: pH, thành phần cơ giới và tỷ lệ mùn trong đất. 3.6. VẤN ĐỀ HẤP THỤ VÀ GIỮ CHẶT LÂN CỦA ĐẤT [1] 3.6.1. Khả năng hấp thụ lân của đất - Keo đất có tính chất lưỡng tính nên đất hấp thụ được cả hai dạng ion đó là cation và anion. - Quá trình hấp phụ anion phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Tính chất của anion: khả năng tham gia vào quá trình hấp phụ của các loại anion rất khác nhau, và có thể diễn tả theo mức độ từ thấp lên cao như sau: Cl- = NO3 - < SO4 2- < PO4 3- < OH- + Thành phần keo: keo đất càng chứa nhiều bazơit (setkioxit sắt nhôm) thì khả năng hấp thụ anion càng cao. + Sự thay đổi phản ứng của môi trường làm thay đổi điện thế hạt keo: phản ứng càng kiềm thì làm tăng điện thế âm, phản ứng càng chua làm tăng điện thế dương. Do đó đất chua có khả năng hấp thụ anion mạnh hơn đất kiềm. - Tuy nhiên, vấn đề hấp thụ anion của đất được nghiên cứu chủ yếu đối với lân vì sức hấp phụ lân của đất khá cao, đồng thời lân cũng là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất của cây. - Qua thí nghiệm Axkinazi DL (1949) thấy rằng: ở các loại đất của Liên Xô, khả năng hấp phụ lân cũng khá và lớn nhất là ở đất đỏ, và được thể hiện trong bảng:
  • 30. 22 Bảng 3.5. Khả năng hấp phụ lân của đất của Liên Xô cũ Lượng P2O5 bón cho đất (mg/100g đất) Lượng P2O5 tìm thấy trong dung dịch đất rút nước (mg/100g đất) Đất đen Đất potzon Đất đỏ 20 1,1 2,6 Vết 100 12,9 12,2 0,27 250 21,3 19,4 1,41 - Những nghiên cứu về khả năng hấp phụ lân cũng được thực hiện trong điều kiện cụ thể của Việt Nam đối với các loại đất khác nhau theo phương pháp Axikinazi (dùng dung dịch lân chứa 546mg P2O5/100g đất) và cho kết quả như sau: Bảng 3.6. Khả năng hấp phụ lân của các loại đất khác nhau ở Việt Nam theo phương pháp Axikinazi STT Loại đất pHKCl Lượng P2O5 bị hấp phụ (đlg/100g đất) 1 Đất đỏ bazan Phủ Quỳ 4,3 17,6 2 Đất đỏ đá vôi Đồng Giao 4,5 15,5 3 Đất đá vôi nông trường Sơn Hà 4,1 10,5 4 Đất đỏ trên diệp thạch Phú Hộ 4,3 12,0 5 Đất Macgalit hòn Én 6,1 10,5 6 Đất feralit mùn trên núi (Tam Đảo) 4,3 13,8 7 Đất phù sa mới được bồi hàng năm (Phúc Xá) 7,3 4,8 8 Đất phù sa cổ trên đồi (Vĩnh Phúc) 4,2 1,9 9 Đất phù sa mới không được bồi hàng năm (Gia Lâm) 7,5 3,7 10 Đất phù sa cổ bạc màu ở ruộng lúa (Vĩnh Phúc) 4,5 0,7 - Qua đó ta thấy được đất địa thành có khả năng hấp phụ lân mạnh hơn đất thủy thành rất nhiều, và trong các đất thủy thành thì đất phù sa cổ ở ruộng lúa bạc màu Vĩnh Phúc có khả
  • 31. 23 năng hấp phụ lân thấp nhất. Những nghiên cứu dùng đồng vị phóng xạ P32 cũng cho kết quả tương tự phương pháp Axikinazi. - Cơ chế hấp phụ lân trong đất rất phức tạp, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thống nhất. Dưới đây là một số ý kiến cơ bản nhất. - Trong đất lân ít có mặt ở thể ion hóa trị 3 vì chỉ ở pH ≥10 trong dung dịch mới có ion này đáng kể. - Về sự tồn tại và biến đổi của các ion photphat, người ta nhận thấy chúng phụ thuộc rõ rệt vào phản ứng của môi trường. Căn cứ vào khả năng phân ly của axit photphoric, một axit yếu, nên sự phân ly của nó phụ thuộc vào phản ứng của môi trường. Chỉ trong môi trường kiềm, H3PO4 mới phân ly hoàn toàn, còn trong môi trường trung tính và chua nhẹ thì những ion được phân ly ở thể HPO4 2- và H2PO4 - . Theo tài liệu của Axikinza (1949) hàm lượng % các loại ion nói trên trong nước phụ thuộc vào pH như sau: Bảng 3.7. Hàm lượng % các loại ion trong nước phụ thuộc vào pH Loại anion pH 5 6 7 8 9 10 H2PO4 - 98,09 83,68 33,9 4,88 0,51 0,05 HPO4 2- 1,91 66,1 66,1 95,12 99,45 99,59 PO4 3- - - - - 0,04 0,36 - Như vậy, trong thực tế sản xuất, ion PO4 3- không có ý nghĩa đối với việc dinh dưỡng của cây trồng bởi vì nó chỉ có mặt một cách đáng kể trong môi trường có phản ứng mà cây không thể sống được (pH ≥ 10). - Trong vấn đề hấp phụ lân thì phản ứng hóa học đóng vai trò chủ yếu. Trong đất thường có một số lượng lớn cation hóa trị 2 và 3 có khả năng hình thành những hợp chất không tan hoặc ít tan đối với lân, do đó đã hạn chế sự di chuyển của ion này. - Ví dụ: đối với đất có phản ứng gần như trung tính, khi ta bón supe lân vào thì canxi của đất sẽ kết tủa lân theo phương trình: Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3 Ca(H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2 → Ca3(PO4)2 + 4H2CO3 - Cũng chính ở đất này nhưng nếu đất không có CaCO3 thì lân vẫn bị kết tủa do phản ứng trao đổi với cation canxi trong tầng khuếch tán của keo đất:
  • 32. 24 [KĐ]Ca2+ + Ca(H2PO4)2 → [KĐ]2H+ + 2CaHPO4 - Đối với đất có phản ứng chua thì sắt, nhôm, mangan trở thành di động và tác động lên photphat hòa tan theo những phản ứng: Al2(SO4)3 + 2Na2PO4 → 2AlPO4 + 3Na2SO4 [KĐ]2Al3+ + 2 Ca(H2PO4)2 → [KĐ] + 2AlPO4 - Như vậy, nếu trong quá trình trao đổi, ở keo đất có chứa nhiều nhôm thì toàn bộ canxi và lân sẽ bị hấp phụ hết và không có trong dung dịch đất. - Sự kết tủa lân bằng sắt, nhôm và canxi không phải là hiện tượng duy nhất vì ngay cả khi ion canxi trao đổi bị thay thế hoàn toàn bằng natri mà lân vẫn bị hấp phụ. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh trong quá trình hấp phụ lý hóa còn có sự tham gia của các hydroxit kết tinh và các khoáng sét. - Các nghiên cứu cho thấy ion photphat có thể trao đổi với ion ở tầng bùn và bản thân có thể được thay thế bằng những ion hoạt tính như axetat, tactrat, silicat, OH-… Ngoài ra, những phần tử muối photphat còn có thể được hấp phụ không trao đổi. - Các loại axit bùn trong đất có tính chất axidoit, không tham gia hấp phụ lân. Do đó, các khoáng sét bị bọc bởi một màn axit mùn thì khả năng hấp phụ nhôm và các loại axit mùn, dấu điện tích dương của các loại keo đó bị axit mùn trung hòa, cho nên khả năng hấp phụ nhôm cũng bị hạ thấp. - Khả năng hấp phụ lân của keo đất phụ thuộc rất nhiều pH của môi trường, pH trong dung dịch đất càng nhỏ (càng chua) thì lân bị hấp phụ càng lớn (do có nhiều sắt, nhôm di động). - Nói tóm lại trong hầu hết các loại đất đều xảy ra hiện tượng hấp phụ lý hóa lân, nhất là ở đất chua giàu sắt nhôm và sắt nhôm ở thể vi định hình, đồng thời nghèo chất hữu cơ. Trái lại, đất trung tính chứa ít setkioxit sắt nhôm trong keo và tỷ lệ mùn thấp thì hấp phụ lân ít hơn nhiều. 3.6.2. Vấn đề giữ chặt lân của đất - Keo đất có khả năng hấp phụ và giữ chặt các ion photphat, nhưng vẫn có một phần ion photphat có thể trao đổi với ion khác, đó là hiện tượng hấp phụ trao đổi, nhờ hiện tượng này mà đất có thêm lân dễ tiêu cung cấp cho cây trồng. - Đối với những ion photphat này không phải đã hoàn toàn mất đi đối với cây trồng, mà chỉ là những ion khó huy động đối với những trường hợp bình thường. Qua nhiều thí nghiệm phân tích về khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất, một số tác giả đã đi đến kết 2 2Ca 2H + +
  • 33. 25 luận: khả năng hấp phụ và giữ chặt lân của đất càng cao thì lượng lân bị đất giữ chặt càng lớn. - Khả năng hấp phụ lân của đất Việt Nam nói chung cao hơn gấp 10 lần so với những chân đất giữ chặt lân nhiều nhất ở Châu Âu. Hay nói khác đi, lượng lân trong dung dịch đất mà cây có thể hút được của đất Việt Nam là tương đối thấp so với các nước Châu Âu (chính vì vậy mà vấn đề bón lân cho đất của đất Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng mà chúng ta cần quan tâm). - Những loại đất có khả năng hấp phụ lân cao hơn hết là đất đỏ bazan, đất đá vôi và sau đó là đất lateritic nhiều mùn trên núi, đất macgalit… nói chung là đất địa thành. Ngược lại, đất thủy thành có khả năng hấp phụ lân thấp, nhất là đất canh tác càng lâu năm thì khả năng ấy lại càng kém. - Các kết quả phân tích cũng cho thấy những chân đất có tỷ lệ lân cao thì lại thường có mức độ lân dễ tiêu kém, khả năng hấp phụ và giữ chặt lân cao. Do đó nhu cầu về phân lân dễ tiêu lớn.
  • 34. 26 Chương 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TRONG ĐẤT 4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÂN TỒNG SỐ TRONG ĐẤT 4.1.1. Phương pháp hidrazinsunphat [8] * Nguyên tắc - Dưới tác dụng của hỗn hợp H2SO4 và HClO4 đậm đặc và nhiệt độ, các dạng lân trong đất được hòa tan trong dung dịch. - Sau đó cho ion photphat tác dụng với muối amonimolipdat và khử bằng dung dịch hidrazinsunphat, ta thu được một hợp chất màu xanh đen (xanh molipden) tương đối ổn định (từ 8 – 12h). H3PO4 + 12MoO4 2- + 3NH4 + + 21H+ → (NH4)H4P(Mo2O7)6 + 10H2O (NH4)H4P(Mo2O7)6 có tính oxi hóa, nó oxi hóa hidrazinsunphat tạo thành xanh molipden có màu đặc trưng (xanh), cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng lân có trong dung dịch. - Đem so màu với dung dịch tiêu chuẩn hay so màu trên máy so màu quang điện ta xác định được hàm lượng lân trong đất. - Cần lưu ý là dung dịch được công phá rồi thường vẫn chứa sắt ở dạng Fe3+ làm cản trở sự hiện màu xanh của photphomolipdat. Do đó trước khi lên màu lân, phải dùng Na2SO3 để khử Fe3+ đi. Nếu không có Na2SO3 có thể dùng NaHSO3 hoặc điều chế Na2SO3 từ axit sunfurơ. 4.1.2. Phương pháp axit ascorbic [7] 4.1.2.1. Nguyên tắc - Mẫu thử được phá bằng hỗn hợp axit sunfuric và axit pecloric. Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amonimolipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng: PO4 3- + 12MoO4 2- + 27 H+ → H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O - Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh: H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+ → H3PMo12O40Hn - Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng P có trong mẫu. 4.1.2.2. Giới hạn phát hiện - Nồng độ tối thiểu có thể phát hiện được: 0,04mg P2O5/l. - Khoảng giới hạn xác định P2O5 (mg/l) với chiều dày cuvet (l= 1cm) là: 0,04 – 1,8. * Tính kết quả thí nghiệm
  • 35. 27 - Hàm lượng P tổng trong mẫu được tính theo công thức: P(%) = dc dm 6 C x V x f x 100 m x 10 = dc dm 4 C x V x f m x 10 với f = 1 V V Trong đó: - Cdc: hàm lượng P tính từ đường chuẩn (mg/l). - Vdm: thể tích bình định mức (ml). - V: thể tích dung dịch chiết (100ml). - V1: thể tích dung dịch lấy so màu (ml). - m: khối lượng mẫu cân (g). - f: hệ số pha loãng. - 106 : chuyển đổi từ (g → mg), (ml → l). * Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn chung [3] Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá lân tổng số trong đất Mức độ Hàm lượng P tổng số (%) Rất nghèo lân ≤0,01 Nghèo lân 0,01-0,05 Trung bình 0,05 – 0,10 Giàu lân 0,10 – 0,20 Rất giàu ≥ 0,20 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LÂN DỄ TIÊU TRONG ĐẤT 4.2.1. Phương pháp Kiêcxanôp [8] * Nguyên tắc - Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4, rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat có chất khử là Sn2+ , sau đó định lượng hàm lượng lân dễ tiêu bằng cách so màu với thang chuẩn. * Tính kết quả thí nghiệm - Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó. Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo Kiêcxanôp Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất < 3 mg Nghèo lân 3 – 8 mg Trung bình
  • 36. 28 8 – 15 mg Khá giàu lân > 15 mg Giàu lân 4.2.2. Phương pháp Oniani [8] * Nguyên tắc - Dùng dung dịch H2SO4 0,1N hòa tan lân dễ tiêu dưới dạng H3PO4, sau đó cho tác dụng với dung dịch amonimolipdat có chất khử Sn2+ . - So màu với thang chuẩn tìm kết quả. * Kết quả thí nghiệm Dung dịch đất có màu ứng với ống chuẩn nào mà ta lấy kết quả theo ống đó. Bảng 4.3. Chỉ tiêu đánh giá lân dễ tiêu của đất theo Oniani Hàm lượng P2O5 trong 100g đất Đánh giá đất < 5 mg P2O5 Đất rất nghèo lân 5 – 10 mg P2O5 Đất nghèo lân 10 – 15 mg P2O5 Đất có lân trung bình > 15 mg P2O5 Đất giàu lân 4.2.3. Phương pháp axit ascorbic [7] * Nguyên tắc - Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng axit H3PO4. Trong môi trường axit, photpho sẽ phản ứng với amoni molipdat với sự có mặt của kali antimonyl tartrat làm xúc tác để hình thành phức dị đa photphomolipdat có màu vàng: PO4 3- + 12MoO4 2- + 27 H+ → H3[P(Mo12O40)] + 12 H2O - Phức này bị khử bởi axit ascorbic tạo thành một hợp chất màu xanh H3[P(Mo12O40)] + ne + nH+ → H3PMo12O40Hn - Đo mật độ quang tại bước sóng 880nm, dựa vào phương trình đường chuẩn xác định hàm lượng P2O5 rồi suy ra hàm lượng lân dễ tiêu có trong mẫu. * Tính kết quả thí nghiệm - Hàm lượng P2O5 trong mẫu được tính theo công thức: P2O5 (mg/100g đất) = 2 1 C x V x V x 100 m x V Trong đó:
  • 37. 29 - C: hàm lượng P2O5 tính từ đường chuẩn (mg/l). - V1: thể tích dung dịch lấy so màu (5ml). - V2: thể tích định mức (50 ml). - m: khối lượng mẫu cân (g). - V: thể tích dung dịch chiết (25 ml).
  • 38. 30 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – CỦ CHI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG [8] 1.1.1. Lịch sử hình thành nông trường Pham Văn Cội Hình 1.1. Nông trường Phạm Văn Cội Hình 1.2. Văn phòng nông trường Phạm Văn Cội
  • 39. 31 Nông trường Phạm Văn Cội đóng tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay về phía Đông Nam. Hướng Đông giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức. Hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông. Đất của nông trường thuộc loại đất xám bạc màu trên phù xa cổ. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1950 mm. Nhiệt độ bình quân là 290 C. Tổng diện tích quản lý của nông trường là 1765,94 ha. Đây là vùng đất trước kia bị tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Vùng đất bị bom B52 rải xuống rất nhiều, có hàng ngàn hố bom có hố sau đến 5 m. Vì vậy, sau chiến tranh, người ta phải thành lập đội tháo gỡ bom đạn còn sót lại. Và đến sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận bắt đầu đến lập nghiệp. Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo quy định số 113/QĐUB ngày 10/03/1977 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập, nông trường thuộc Sở Nông Nghiệp. Đến năm 1999, nông trường trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Năm 1924, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sáp nhập vào công ty Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh thành tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Khi mới thành lập, phương hướng, nhiệm vụ ban đầu của công ty là trồng cây làm thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì mè…), cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo. Phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề về lương thực. Người dân trồng cây mang tính tự phát vì họ chưa biết vùng đất này thích hợp với loại cây gì. Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường diện tích mía đạt 600 – 700 ha. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân. Sản lượng cây mía cung cấp cho nhà máy đường Bình Dương. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây trồng, lựa chọn loại cây có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã trồng thêm cao su và từ đó cây cao su trở thành cây chủ lực của nông trường. Cây cao su trồng theo hai kiểu: 3x6 và 6x6. Lực lượng lao động của nông trường: Công nhân viên chức lao động thường xuyên: 700, trong đó: Hợp đồng dài hạn: 501 người, lao động thời vụ: 109 người. Nông trường đang từng bước có sự chuyển đổi phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Dự án sắp tới của nông trường: nâng cao chất lượng cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng khu công nghiệp cao.
  • 40. 32 1.1.2. Đặc điểm của những mẫu đất trồng cao su Trên bề mặt đất có lá cao su che phủ, muốn đào đất phải gạt hết lá cao su ra. Đất có nhiều rễ cây cao su, tầng nhỏ hơn 20 cm đất tương đối mềm, dễ đào. Nếu đào sâu hơn, đất rất cứng. Mẫu đất phân tích được lấy đại diện ở giữa 2 hàng cây cao su cách nhau khoảng 3m của mỗi lô. Lấy đất trong lúc cao su được nghỉ ngơi, không bị thu hoạch hay bón phân. Vì vậy, lượng chất dinh dưỡng phân tích được phản ánh đúng tình trạng của đất. Các lô đất cao su tương đối giống nhau chỉ khác nhau ở chỗ cao su trên đất này được trồng lâu năm hay mới trồng mà ảnh hưởng tới tính chất của đất. Lược đồ vùng khảo sát và vị trí lấy mẫu LƯỢC ĐỒ VỊ TRÍ LẤY MẪU ĐẤT NGHIÊN CỨU
  • 41. 33 Hình 1.3. Lược đồ vị trí lấy mẫu ở nông trường Phạm Văn Cội NNCN 86 85 10.4 10.47 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 85 86 86 86 88 94 86 93 88 96 94 96 94 1/9 2/95 94 86 8686 86 87 87 87 87 87 87 88 87 88 88 88 30.48 95 06 97 95 97 97 94 87 2A.9 1A.9 87 25.43 12.90 12.7012.18 10.9 97 97 7. 85 27.76 22.94 21.05 24.71 26.29 10.86 20.02 27.30 13.4588 31.00 21.10 20.92 .19.2 17.83 22.05 38.6 35.09 29.8719.08 18.8 29.82 36.06 36.834.05 12.76 22.35 21.57 22.3 21.35 22.3 18.8 10.40 21.4 94 13.40 28.4 30.25 17.45 12 30.95 19.81 18.11 19.81 XDC Ghi chú: x :Diện tích y :Nông tường cao su Công ty Lô lấy mẫu
  • 42. 34 Chương 2. LẤY MẪU, XỬ LÝ MẪU Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu là khâu cơ bản quyết đinh cho sự đúng đắn của kết quả phân tích. Những yêu cầu cơ bản của công việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu là: - Mẫu phải đại diện được cho đối tượng cần nghiên cứu. - Mẫu phải được xử lý tốt, nghiền nhỏ, đồng nhất, xử lý và bảo quản để mẫu giữ nguyên được tính chất. - Các mẫu đất được lấy một đợt gồm 12 mẫu. 2.1. CÁCH LẤY MẪU Tùy theo mục đích nghiên cứu và khảo sát để lựa chọn các phương pháp lấy mẫu khác nhau. - Mẫu cá biệt được lấy tại một vị trí xác định, ví dụ mẫu theo dõi động thái lấy ở tầng phẫu diện… Những mẫu này là mẫu độc nhất ban đầu đồng thời là mẫu chung được xử lý để phân tích. - Mẫu hỗn hợp là mẫu được hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát. - Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất cần lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên toàn diện tích theo quy tắc lấy đường chéo, đường vuông góc, đường dích dắc (hình 1). Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị trí quá trũng hay quá cao. - Các mẫu ban đầu được gom thành một mẫu gộp chung có khối lượng ít nhất 2 kg. - Từ mẫu gộp chung, chọn thành mẫu hỗn hợp trung bình bằng cách băm nhỏ đất trộn đều và loại bỏ bớt mẫu theo quy tắc đường chéo góc. Mẫu hỗn hợp trung bình có khối lượng khoảng 1 kg. - Những mẫu xác định dung trọng, tỷ trọng và độ xốp được lấy nguyên trạng thái bằng ống đóng và các công cụ riêng. Các mẫu đất được cho vào túi vải hoặc nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu mẫu ghi ký hiệu mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu... - Những mẫu phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như NH + 4 , NO3 - , Fe +3 , Fe +2 … cần phân tích mẫu đất tươi, phải có cách bảo quản mẫu riêng (hạn chế tiếp xúc không khí, túi kín phải được loại trừ không khí, bảo quản lạnh...) và nhanh chóng phân tích ngay. - Những mẫu phân tích chỉ tiêu thông thường đều được xác định bằng đất khô.
  • 43. 35 2.2. XỬ LÝ MẪU 2.2.1. Hong đất khô Đất nhập vào phòng phân tích phải được hong khô ngay. Chuyển toàn bộ mẫu đất vào khay nhựa sạch, để khô trong không khí nơi thoáng, sạch, không có các khí như H2S, NH3 , HCl… không phơi trực tiếp ngoài nắng, tốt nhất là phơi trong phòng sáng có lắp máy hút ẩm hoặc thông gió. Những cục đất to được đập nhỏ hoặc cắt thành lát mỏng, nhặt sạch các rễ, các lá lớn… rồi rải đều, mỏng ra khay. Đất được hong khô trong không khí gọi là đất khô không khí. 2.2.2. Mẫu trung bình thí nghiệm Trường hợp mẫu quá lớn, cần lấy một mẫu trung bình thí nghiệm khối lượng nhỏ hơn. Trộn đều toàn bộ mẫu đã hong khô không khí, đập nhỏ và rải đều thành lớp mỏng hình vuông trên một tờ giấy rộng. Vạch theo hai đường chéo hình vuông chia thành 4 hình tam giác bằng nhau (hình 2). Lấy đất ở 2 tam giác đối đỉnh và vứt bỏ phần đất ở 2 tam giác kia. Trộn đều phần đất lấy được và tiếp tục rải đều thành một hình vuông, vạch theo đường chéo hình vuông và lấy đát ở 2 tam giác đối đỉnh, vứt bỏ phần đất ở 2 tam giác kia, tiếp tục như vậy cho đên khi khối lượng đất lấy được bằng khối lượng cần thiết theo dự định (tối thiểu phải là 250 g). Khối lượng của mẫu được cân bằng cân kỹ thuật có sai số không quá 1 g. Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp • Nghiền đất Đất khô không khí sau khi nhặt kỹ sỏi, đá, kết von và xác hữu cơ được đem nghiền trong cối sứ bằng chày sứ bọc cao su hoặc máy nghiền chuyên dụng. Cần thiết phải nghiền cho đến khi tất cả đất lọt qua rây, sỏi sạn còn lại trên rây và sỏi sạn nhặt ra trước phải được cân khối lượng trên cân kỹ thuật cà tính phần trăm so với tổng khối lượng mẫu đất để tính toán hàm lượng các nguyên tố xác định
  • 44. 36 2.3. BẢO QUẢN MẪU Đất sau khi được trộn đều và đựng trong các hộp nhựa túi ni lông có nhãn và phiếu ghi rõ: ký hiệu ngoài đồng, ký hiệu trong phòng, nơi lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu, loại đất và các yêu cầu phân tích. Mẫu được để trên giá trong phòng để mẫu. Phòng để mẫu phải thoáng, sạch, khô ráo không có các loại khí như NH3, H2S, HCl…, tốt nhất bảo quản trong các phòng lạnh. Mẫu đất còn ẩm và đặc biệt trong điều kiện không khí nóng ẩm, tốc độ biến đổi tương đối nhanh. Do đó cần chú ý bảo quản trong điều kiện thoáng, mát. Cần phân tích mẫu ngay sau khi lấy mẫu, mẫu để lâu sẽ gây sự sai khác. 2.4. SƠ LƯỢC CÁC MẪU ĐẤT Hình 2.2. Mẫu 1 Đặc điểm: lô 1:95, diện tích 20,92 hecta, không cỏ, có ít lớp lá ở phía trên, lấy đất giữa mương. Hình 2.3. Mẫu 2
  • 45. 37 Đặc điểm: lô 2:95, diện tích: 21,1 hecta, đất cứng, không cỏ, có một ít lớp lá ở phía trên, nhiều rễ, lấy giữa mương. Hình 2.4. Mẫu 3 Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị trí cao. Hình 2.5. Mẫu 4 Đặc điểm: lô trồng mới 2009, đất cứng, lấy giữa mương cách gốc 3m, nhiều cỏ, vị trí thấp.
  • 46. 38 Hình 2.6. Mẫu 5 Đặc điểm: lô trồng 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80 cm, đất cứng. Hình 2.7. Mẫu 6 Đặc điểm: lô năm 2009, lấy cách gốc 80 cm, nhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất cứng.
  • 47. 39 Hình 2.8. Mẫu 7 Đặc điểm: cây trồng năm 1994, lấy giữa luống, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá. Hình 2.9. Mẫu 8 Đặc điểm: giáp với mẫu 7, cây trồng năm 2007, lô 2: 10,02 hecta, có 1 ít cỏ, 1 ít lá, lấy giữa luống.
  • 48. 40 Hình 2.10. Mẫu 9 Đặc điểm: diện tích 11,94 hecta, trồng năm 2007, sắp khai thác 09/2012, nhiều lá, không cỏ, lấy giữa luống, đất cứng. Hình 2.11. Mẫu 10 Đặc điểm: diện tích 2,19 hecta, cây trồng 2007, sắp khai thác 09/2012, giữa luống, nhiều lá, đất cứng.
  • 49. 41 Hình 2.12. Mẫu 11 Đặc điểm: cây trồng năm 1995, diện tích 19,81 hecta, ít cỏ, ít lá, lấy giữa luống, đất mềm, trũng. Hình 1.13. Mẫu 12 Đặc điểm: cây trồng năm 1997, diện tích 18,11 hecta, ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa luống, đất mềm, hơi trũng.
  • 50. 42 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ Có rất nhiều phương pháp xác định hàm lượng lân dễ tiêu cũng như hàm lượng lân tổng số, trong đó em chọn phương pháp axit ascorbic vì phương pháp này tiết kiệm thời gian, dễ làm, không đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại và có độ chính xác cao. 3.1. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT 3.1.1. Dụng cụ - Cân phân tích Fartorius. - Máy đo quang HACH 2400 - Bếp phá mẫu kendan. - Bình định mức 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml. - Giấy lọc. - Pipet có chia vạch. 3.1.2. Hóa chất - H2SO4 đặc (d=1,84). - HClO4 70%. - Dung dịch H2SO4 2,5M: pha loãng 70ml H2SO4 đặc thành 500ml bằng nước cất. - NaOH 2M: hòa tan 80g NaOH lên thành 1 lít bằng nước cất. - Chỉ thị phenolphtalein 0,1% trong cồn: cân 0,1g phenolphtalein hòa tan vào 60ml etanol rồi thêm nước cất cho đến 100ml. - Dung dịch kali antimonyl tartrat: hòa tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O và pha loãng thành 500ml bằng nước cất. Chứa dung dịch trong chai thủy tinh. - Dung dịch amoni molipdat: cân 20g amomi molipdat rồi hòa tan trong 500ml nước cất. Chứa dung dịch trong chai thủy tinh. - Axit ascorbic 0,1M: hòa tan 1,76g axit ascorbic (C6H8O6) trong 100ml nước cất. Bảo quản trong tủ lạnh sử dụng trong tuần. - Hỗn hợp thuốc thử: + 100ml dung dịch H2SO4 5N. + 10ml dung dịch kali antimonyl tartrat. + 30ml dung dịch amoni molipdat. + 60ml dung dịch axit ascorbic. Nếu chuẩn bị đúng dung dịch hỗn hợp thuốc thử có màu vàng nhạt. Khi hỗn hợp có màu vàng đậm hoặc màu xanh thì hủy và pha lại dung dịch mới.
  • 51. 43 - Dung dịch tiêu chuẩn lân dễ tiêu: Cân chính xác 0,1917g muối KH2PO4 hòa tan trong nước cất và định mức lên 1000ml. Lấy 10ml dung dịch này pha loãng thành 100ml. Như vậy, 1ml dung dịch này chứa 0,01mg P2O5. - Dung dịch tiêu chuẩn lân tổng số: Cân chính xác 0,2195g muối KH2PO4 hòa tan trong nước cất và định mức lên 500ml. Lấy 10ml dung dịch này pha loãng thành 100ml. Như vậy, 1ml dung dịch này chứa 0,01mg P. - Cân 5g đất cho vào bình tam giác, sau đó cho vào 50ml dung dịch H2SO4 0,1N. Lọc lấy dung dịch. Hút 1 ml thêm vào NH2.HCl 10%, đệm axetat, 1,1 phenaltrolin. Pha loãng thành 25ml. 3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU 3.2.1. Khảo sát sự lên màu của phức theo thời gian đun - Hút 5ml dung dịch tiêu chuẩn 10 mg/l cho vào bình định mức 50ml, cho thêm 4ml dung dịch thuốc thử, lắc đều. Sau đó thêm nước cất định mức đến vạch, đun sôi lần lượt 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30 phút. Rót dung dịch vào cuvet sau mỗi thời gian và đặt vào máy đo quang HACH 2400 đo tại bước sóng cực đại 880nm. Sau thời gian đun 10 phút thì ta thu được mật độ quang cực đại và ổn định. 3.2.2. Các yếu tố cản trở khi xác định photpho dễ tiêu - Hàm lượng ion Fe3+ trong dung dịch phân tích vượt quá 1,8mg trong 50 ml dung dịch so màu sẽ cản trở sự tạo thành “màu xanh molypden”. Trong trường hợp đó phải khử Fe3+ bằng phương pháp khử thông thường như dùng axit ascorbic hay natri bisunfit. - Nồng độ H+ ảnh hưởng đến mức độ tạo màu (pH thích hợp khoảng 4). Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nồng độ, lượng sử dụng các dung dịch axit. 3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU [9] 3.3.1. Xây dựng đường chuẩn mẫu 4,6,9 Lấy 5 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn theo bảng: Bảng 3.1. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức STT Số ml dung dịch tiêu chuẩn 10mg/l Số ml hỗn hợp thuốc thử Nồng độ lân C mg P2O5/l TC1 2 4 0,4 TC2 3 4 0,6
  • 52. 44 TC3 4 4 0,8 TC4 5 4 1,0 TC5 6 4 1,2 Ở các bình định mức trên pha loãng bằng nước cất đến vạch. Đun sôi 10 phút, để nguội rồi đem so màu tại bước sóng 880nm trên máy đo quang HACH 2400. Kết quả Từ mật độ quang đo được và nồng độ P2O5 có sẵn ứng với mỗi bình tiêu chuẩn, ta dựng đồ thị lân tiêu chuẩn. Số đo mật độ quang nằm ở trục tung, nồng độ P2O5 nằm ở trục hoành của đồ thị: Hình 3.2. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu 4,6,9 3.3.2. Xây dựng đường chuẩn mẫu còn lại Lấy 7 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn theo bảng: Bảng 3.2. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức y = 0.3085x + 0.0258 R² = 0.9988 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 A Hình 3.1. Dãy mẫu đựng đường chuẩn
  • 53. 45 STT Số ml dung dịch tiêu chuẩn 10mg/l Số ml hỗn hợp thuốc thử Nồng độ lân C mg P2O5/l TC1 8 4 1,6 TC2 9 4 1,8 TC3 10 4 2,0 TC4 11 4 2,2 TC5 12 4 2,4 TC6 13 4 2,6 TC7 14 4 2,8 TC8 15 4 3,0 Ở các bình định mức trên pha loãng bằng nước cất đến vạch. Đun sôi 10 phút, để nguội rồi đem so màu tại bước sóng 880nm trên máy đo quang HACH 2400. Kết quả: Từ mật độ quang đo được và nồng độ P2O5 có sẵn ứng với mỗi bình tiêu chuẩn, ta dựng đồ thị lân tiêu chuẩn. Số đo mật độ quang nằm ở trục tung, nồng độ P2O5 nằm ở trục hoành của đồ thị: Hình 3.3. Đồ thị lân tiêu chuẩn xác định lân dễ tiêu của mẫu còn lại 3.3.3. Nguyên tắc - Dùng dung dịch axit HCl 0,2N để hòa tan lân trong đất ra dưới dạng H3PO4 rồi tiến hành cho tác dụng với amonimolipdat và axit ascorbic làm chất khử. Sau đó xác định hàm lượng lân dễ tiêu. 3.3.4. Tiến hành phân tích y = 0.3078x + 0.0102 R² = 0.9974 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 A
  • 54. 46 - Cân 5g đất khô trong không khí cho vào bình tam giác 100ml, cho vào đó 25ml dung dịch axit HCl 0,2N, lắc đều 1 phút để yên 15 phút, lọc bằng giấy lọc. - Cho 5ml mẫu vào bình định mức 50ml, sau đó thêm 4ml dung dịch thuốc thử, định mức bằng nước cất đến 50ml. Trộn đều hỗn hợp đun sôi 10 phút để màu được lên hoàn toàn, để nguội rồi đem đo trên máy tại bước sóng 880nm. 3.3.5. Kết quả - Dựa vào mật độ quang của các dung dịch mẫu đất và phương trình đường chuẩn hấp thu lân, ta tính ra nồng độ P2O5 trong các dung dịch đã lên màu của các mẫu đất. Từ đó ta tính được: + Số mg P2O5 trong 100g đất khô tương đối + Số mg P2O5 trong 100g đất khô tuyệt đối + Khoảng bất ổn của kết quả phân tích mẫu thực tế (công thức tính xem phụ lục). Bảng 3.3: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu 4,6,9 Kí hiệu dung dịch Nồng độ lân C mg P2O5/l Số mg P2O5 /100 g đất khô tương đối Số mg P2O5 /100 g đất khô tuyệt đối 4 0,516 ± 0,035 2,58 ± 0,18 2,61 ± 0,18 6 1,307 ± 0,044 6,54 ± 0,22 6,63 ± 0,22 9 1,044 ± 0,033 5,22 ± 0,16 5,35 ± 0,16 Bảng 3.4. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop Kí hiệu dung dịch Tên mẫu đất Số mg P2O5/100g đất Đánh giá đất 1 4 2,61 ± 0,18 Nghèo lân 2 6 6,63 ± 0,22 Trung bình 3 9 5,35 ± 0,16 Trung bình Bảng 3.5: Số mg P2O5/100g đất khô tuyệt đối của các mẫu còn lại Kí hiệu dung dịch Nồng độ lân C mg P2O5/l Số mg P2O5 /100 g đất khô tương đối Số mg P2O5 /100 g đất khô tuyệt đối 1 2,813 ± 0,046 14,07 ± 0,23 14,53 ± 0,24 2 2,670 ± 0,043 13,35 ± 0,22 13,68 ± 0,23 3 1,721 ± 0,048 8,61 ± 0,24 8,68 ± 0,24
  • 55. 47 Bảng 3.6. Đánh giá lân dễ tiêu trong các mẫu đất theo Kiêcxanop Kí hiệu dung dịch Tên mẫu đất Số mg P2O5/100g đất Đánh giá đất 1 1 14,53 ± 0,24 Khá giàu lân 2 2 13,68 ± 0,23 Khá giàu lân 3 3 8,68 ± 0,24 Khá giàu lân 4 5 8,48 ± 0,25 Khá giàu lân 5 7 14,29 ± 0,23 Khá giàu lân 6 8 11,56 ± 0,20 Khá giàu lân 7 10 9,48 ± 0,22 Khá giàu lân 8 11 10,55 ± 0,21 Khá giàu lân 9 12 14,51 ± 0,24 Khá giàu lân Nhận xét • Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở nông trường Phạm Văn Cội – Củ Chi từ nghèo đến khá giàu lân. • Trong đó có 3 mẫu hàm lượng nghèo và trung bình là mẫu 4,6 và 9. Cây hấp thụ lân ít. Các mẫu còn lại đều khá giàu lân. 3.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ [10] 3.4.1. Xây dựng đường chuẩn Lấy 5 bình định mức có dung tích 50ml lần lượt cho vào đó số ml dung dịch tiêu chuẩn theo bảng: Bảng 3.7. Số ml dung dịch tiêu chuẩn cho vào 5 bình định mức 5 1,673 ± 0,049 8,37 ± 0,25 8,48 ± 0,25 7 2,634 ± 0,042 13,17 ± 0,21 14,29 ± 0,23 8 2,280 ± 0,040 11,40 ± 0,20 11,56 ± 0,20 10 1,871 ± 0,044 9,36 ± 0,22 9,48 ± 0,22 11 2,088 ± 0,041 10,44 ± 0,21 10,55 ± 0,21 12 2,875 ± 0,047 14,38 ± 0,24 14,51 ± 0,24