SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
ĐOÀN MINH ĐỨC
Hà Nội – 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------o0o-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:60340102
Họ và tên: Đoàn Minh Đức
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Hà Nội – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017
Người viết
Ký Tên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chương trình đào tạo cao học với chuyên ngành
Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại Thương, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học cũng như của Trường. Với
sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Minh và các thầy, cô giáo trong
Trường, đến nay Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của tôi đã được hoàn
thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã dành
nhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học, các chuyên gia, các
đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy đã có cố gắng, nhưng do vốn kiến thức của tôi còn hạn chể nên không
tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy
cô, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn !
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHUỖI CUNG ỨNG ................................................................................................7
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng..............................7
1.1.1 Chuỗi cung ứng..........................................................................................7
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng.............................................................................8
1.2 Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp....9
1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ....................................................9
1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng....................................................................13
1.3 Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng .....................................................16
1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng....................................................................16
1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế............17
1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp .................19
1.4.1 Hoạt động hoạch định ..............................................................................20
1.4.2 Hoạt động thu mua ...................................................................................22
1.4.3 Hoạt động sản xuất...................................................................................24
1.4.4 Hoạt động phân phối ................................................................................26
1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng..................27
1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”..........................................................................27
1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”.........................................................................27
1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”...........................................................................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN ..............................................................30
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tecomen.......................................................30
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty......................................................................30
2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi.........................................................31
2.1.3 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Tecomen .........................................31
2.1.4 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................32
2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty................................32
2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen........33
2.2.1 Hoạt động hoạch định ..............................................................................33
2.2.2 Hoạt động thu mua ...................................................................................38
2.2.3 Hoạt động sản xuất...................................................................................46
2.2.4 Hoạt động phân phối ................................................................................52
2.3 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ....63
2.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”..........................................................................63
2.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”.........................................................................65
2.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ...........................................................................66
2.4 Đánh giá chung về hoạt động chuỗi cung ứng tại Tecomen........................67
2.4.1 Những ưu điểm..........................................................................................67
2.4.2 Những nhược điểm....................................................................................70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN VIỆT NAM .......................................73
3.1 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ...................73
3.1.1 Những cơ hội và thách thức......................................................................73
3.1.2 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới .................74
3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định tại công ty cổ phần
Tecomen .................................................................................................................77
3.2.1 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch tồn kho dự trữ an toàn ......................77
3.2.2 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất.............................................78
3.2.3 Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng...................................................79
3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua tại công ty cổ phần
Tecomen .................................................................................................................80
3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cung ứng...........80
3.3.2 Đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và xây dựng mối quan hệ liên minh
với nhà cung cấp................................................................................................82
3.3.3 Nâng cao năng lực của nhà cung cấp hiện tại ........................................84
3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất tại công ty cổ phần
Tecomen .................................................................................................................85
3.4.1 Hoàn thiện tồn tại trong hoạt động sản xuất............................................85
3.4.2 Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp .........................87
3.4.3 Đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới và nâng cao danh mục sản phẩm........89
3.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối tại công ty cổ phần
Tecomen .................................................................................................................90
3.5.1 Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường.............................................90
3.5.2 Hoàn thiện hoạt động giao hàng ..............................................................92
3.5.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý đại lý..............................................................93
KẾT LUẬN...............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC...............................................................................................................100
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
EOQ (Economic Order Quantity) Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản
ERP (Enterprise Resources Planning) Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp
FIFO (First In Fist Out) Nhập trước, xuất trước
QC (Quality Control) Phòng quản lý chất lượng
RFID (Radio Frequency Identification) Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio
SC (Supply Chain) Chuỗi cung ứng
SCM (Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng
TQM (Total Quality Management) Quản trị chất lượng toàn diện
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh qua các năm .....................................................33
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhân tố kế hoạch ...........................................................38
Bảng 2.3: Sản lượng dự kiến một số mặt hàng phục vụ mục đích marketing 2017 .39
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhân tố cung ứng nguyên vật liệu.................................46
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm lõi, vải bao xưởng lõi công ty cổ phần
Tecomen....................................................................................................................49
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhân tố sản xuất ............................................................51
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhân tố giao hàng..........................................................55
Bảng 2.8: Thống kê kết quả giao hàng của nhà cung cấp từ 2014 – 2017 ...............64
Bảng 2.9: Tổng hợp tình trạng giao hàng trong năm 2016 của Karofi.....................65
Bảng 3.1 Các vấn đề và các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng công ty
cổ phần Tecomen ......................................................................................................76
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng .......................................9
Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản............................................................13
Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình...........................................................16
Hình 1.4: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng......................................20
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen ................................32
Hình 2.2: Quy trình kiểm tra sản phẩm đầu vào công ty cổ phần Tecomen.............44
Hình 2.3: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất phân xưởng Nhựa, Lõi, Inox ...............48
Hình 2.4: Quy trình giao hàng...................................................................................53
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thị trường theo 6 bước ...........................................90
DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH
Phương trình 2.1: Số ngày tồn kho công ty cổ phần Tecomen.................................67
Phương trình 2.2: Chu kỳ kinh doanh công ty cổ phần Tecomen.............................67
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hoạt động chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn đã tiên phong sử dụng chuỗi
cung ứng của mình để tạo ra những lợi thế nhất định. Tuy nhiên nhiều người
vẫn chưa hiểu hết và hiểu đúng về quản trị chuỗi cung ứng, để có thể áp dụng
được vào thực tế.
Chương 1 luận văn đã trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽ
được áp dụng làm cơ sở lý thuyết. Các nội dung chính trong chương này bao
gồm: trình bày các khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, mô
hình hoạt động chuỗi cung ứng, tác dụng, vai trò của chuỗi cung ứng, các hoạt
động của chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi
cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Những nội
dung trên sẽ được vận dụng để từng bước phân tích hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty cổ phần Tecomen từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế về tình hình hoạt
động chuỗi cung ứng hiện tại. Đồng thời những kiến thức cơ bản này cũng làm
nền tảng để dựa vào đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty.
Chương 2 trình bày tất cả thực trạng nội dung hoạt động chuỗi cung ứng
của công ty cổ phần Tecomen và những ưu điểm, hạn chế của hoạt động chuỗi
cung ứng này. Các hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty nói chung đã
chứng tỏ hiệu quả của nó đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của công ty cũng còn nhiều hạn chế nhất định
cần phải hoàn thiện. Thị trường máy lọc nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt
với nhiều đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh, để nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng, công ty cần có định hướng và phối hợp toàn diện giữa các bộ phận có liên
quan trong chuỗi cung ứng.
Vận dụng kiến thức về chuỗi cung ứng trong chương 1 và tình hình thực tế
cũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen
trong chương 2, tác giả đã từng bước đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động
chuỗi cung ứng của công ty. Các giải pháp thực hiện được đưa ra dựa trên phân
tích thực trạng hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại
công ty. Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, đúng đối tượng và các dự
báo phải được thường xuyên theo dõi. Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
hiện nay là một việc làm khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm của ban giam đốc và
toàn thể người lao động trong công ty. Với những giải pháp, kiến nghị, đề xuất
này hi vọng được công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản
lý chuỗi cung ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết giảm chi phí và mang lại lợi ích
hơn cho các khách hàng của công ty.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, một số mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam được các doanh nghiệp
sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện từ rất nhiều nơi trên thế giới: Đài Loan,
Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Quá trình này là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ
nhà cung cấp nguyên phụ liệu, sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm
phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ diễn ra rất phức tạp. Vì thế cần có sự phối hợp
các hoạt động để quá trình tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa vừa đem
lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan. Để làm được việc này, chỉ một cá nhân
hay bộ phận nào đó trong tổ chức là không đủ, mà nó đòi hỏi mọi thành viên, mọi
bộ phận trong tổ chức phải nỗ lực tham gia và hoàn thành tốt phần việc của mình
hướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Khái niệm chuỗi cung ứng đã được hình thành và phát triển mạnh ở Việt Nam
trong nhiều năm vừa qua. Chuỗi cung ứng liên kết các bên liên quan từ nhà cung
cấp, đơn vị vận tải, doanh nghiệp, khách hàng thành một khối thống nhất. Tấc độ
thay đổi và sự tiến triển của thị trường đã khiến các công ty cần hiểu rõ về chuỗi
cung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của họ. Công ty nào biết cách xây
dựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh sẽ có lợi thế cạnh tranh bền
vững trong thị trường của họ.
Tập đoàn TECOMEN (Tecomen Group) – Tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu
hạn Khoa học Ứng dụng VPS, được thành lập từ năm 2006, chuyên sản xuất, kinh
doanh và phân phối các thiết bị máy lọc nước, các thiết bị gia dụng, chăm sóc sức
khỏe. Cho đến nay công ty vẫn chưa có nghiên cứu nào về chuỗi cung ứng, hoạt
động chuỗi cung ứng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ
đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc công ty đã gặp nhiều khó khăn khi giá
nguyên vật liệu lên cao, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất vào mùa cao điểm,
giải quyết tình trạng hàng tồn kho,….Điều này thực sự là nổi trăn trở của ban lãnh
đạo công ty cũng như chính tác giả. Đó cũng chính là lý do tác giả nghiên cứu đề
tài:‘‘ Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen” nhằm tìm
2
ra những bất cập trong chuỗi cung ứng tại công ty từ đó đề xuất các giải pháp khắc
phục.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản trị chuỗi
cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp từ việc
hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ
nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tựng…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung
ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ khách hàng. Chuỗi cung ứng ra đời
giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng tận dụng các nguồn lực một cách tối ưu.
Chính vì thế mà giá trị sản phẩm hàng hoá đã được gia tăng (phần giá trị thời gian,
giá trị địa điểm), hàng hóa không còn được tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, mà
còn được tiêu thụ ở xa và khác nơi sản xuất, đồng thời với các kết hợp chặt chẽ từ
khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đã giảm thiểu chi phí sản xuất
kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy chuỗi cung ứng được coi như mạch máu của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả
thực hiện công trình nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng theo nhiều góc độ
khác nhau. Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền
tảng lý luận về chuỗi cung ứng và các giải pháp nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động chuỗi cung ứng có phạm vi nghiên cứu
rộng và liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, các công trình nghiên cứu
trước đây chưa bao quát hết các vấn đề về hoạt động chuỗi cung ứng hoặc chưa mổ
xẻ vấn đề ở những khía cạnh cần thiết khác. Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà
tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề hoạt động chuỗi cung ứng cũng được
đề cập nhiều trên các tạp chí hay các bài nghiên cứu khoa học. Điền hình như luận
án tiến sĩ kinh tế đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong
chuối cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng đông nam bộ” của tác giả
Huỳnh Thị Thu Sương (2012). Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung
về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp
tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Tác giả đã
3
đi sâu vào nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Kết quả đã đưa ra
được một mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam bị chi phối bởi 6
nhân tố, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố chiến lược bên cạnh các nhân tố như tín
nhiệm, quyền lực, tần suất, thuần thục đã được các công trình nghiên cứu trước đó
công bố, tất cả các nhân tố trên có tác động nhất định đến sự hợp tác trong chuỗi
cung ứng đồ gỗ.
Hà Đăng Khôi (2014) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đề tài “Hoàn thiện
hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim”, đề tài đã
phân tích những ưu điểm, khuyến điểm của nội dung hoạt động chuỗi cung ứng -7-
Nguyễn Kim từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung
ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích
sâu vào đối tượng là tác nhân nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm để đưa vào hệ
thống của công ty để phân phối đến khách hàng.
Hoàng Hiền Minh Hiếu (2014) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải pháp
hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ
phần đường Quảng Ngãi” đề tài đã phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại Nhà
máy mía đường An Khê từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi
cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu dòng sản phẩm cuối cùng được tiêu
thụ trong nước mà chưa đưa ra giải pháp để phát triển thị trường ngoài nước, đây là
tác nhân góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng
nhiều hơn nữa nhằm giảm chi phí trong toàn hệ thống chuỗi để tăng khả năng cạnh
tranh về giá góp phần tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng.
Bên cạnh những nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam, trên thế giới có nhiều
đề tài nghiên cứu sự hoạt động trong chuỗi cung ứng tại các tập đoàn lớn trên phạm
vi toàn cầu hiện nay có các tác giả gồm: công trình nghiên cứu của Barrat và
Oliveria (2001) với mô hình chuỗi của Hewlett-Packard, công trình nghiên cứu của
Callioni và Billington (2001) với mô hình chuỗi của IBM, công trình nghiên cứu
của Dell và Fredman (1999) với mô hình chuỗi cung ứng của Dell và công trình
nghiên cứu của Paks (1999) với mô hình chuỗi cung ứng hiệu của Procter &
4
Gamble. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả tại các tập đoàn trên đều
cho thấy rằng lợi ích rất lớn của các hoạt động trong chuỗi cung ứng và cách thức tổ
chức hoạt động của tập đoàn rất chặt chẽ, gắn bó với các đối tác bởi vì các tập đoàn
trên đã nhìn nhận được lợi ích chuỗi cũng như của hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽ
mang lại cho doanh nghiệp của họ. Việc nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng của
các tác giả này đóng góp rất lớn cho nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng doanh
nghiệp Việt Nam trong thực tiễn. Tuy nhiên những nghiên cứu này có những điểm
chưa phù hợp khi áp dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Xem xét một cách tổng quát, hoạt động chuỗi cung ứng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu nghiêm túc trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do thời
gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chưa đề cập một cách hệ thống về các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động chuỗi. Với đề tài này em sẽ tập trung nghiên cứu bổ sung cả
về lý luận lẫn thực tiễn góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi
cung ứng trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nhằm hoàn thiện
hoạt động chuỗi cung ứng, tăng giá trị cho toàn chuỗi của công ty cổ phần Tecomen
trong giai đoạn 2014-2017.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần
Tecomen.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Ngoài nghiên cứu các vấn đề chung về chuỗi cung ứng, đề tài tập
trung phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen,
đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trong thời gian tới. Về phạm
vi nghiên cứu, tác giả đi sâu vào các hoạt động chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp
Tecomen, các vấn đề đang tồn tại và biện pháp khắc phục hoàn thiện.
5
Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng của công ty
cổ phần Tecomen trong giai đoạn 2014-2017.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thảo luận các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần
Tecomen giai đoạn 2014-2017
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng, người viết khảo sát thực tế hoạt
động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen, người viết sử dụng phương
pháp mô tả (mô tả hoạt động hiện tại của công ty), phương pháp phân tích, tổng hợp,
đối chiếu, so sánh với các thông tin và số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
tại công ty (phân tích tình hình hoạt động của công ty từ đó rút ra điểm mạnh và
điểm yếu của vấn đề cung ứng hiện tại của công ty) và phương pháp chuyên gia
(phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến
chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng )
Đối với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp.
8. Những kết quả chính của luận văn
Tổng kết được các lý luận về chuỗi cung ứng: thành phần, cấu trúc, mục tiêu, vai
trò, các hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như xu hướng chuỗi cung ứng trong
tương lai
Đề xuất các phương pháp, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi
cung ứng: Tiêu chuẩn về “chất lượng”, tiêu chuẩn về “giao hàng”, tiêu chuẩn về
“thời gian”, tiêu chuẩn về “chi phí”
6
Khảo sát đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen: hoạt
động hoạch định, hoạt động sản xuất, hoạt động thu mua, hoạt động phân phối.
Đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng: nhóm giải pháp
hoàn thiện hoạt động tuyển dụng, nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cung
ứng, nhóm giải pháp về hoàn thiện quá trình thu mua nguyên liệu, nhóm giải pháp
hoàn thiện hiệu suất quy trình nọi bộ và nhóm giải pháp đổi mới phát triển.
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ
phần Tecomen Viet Nam. Với cách tiếp cận hệ thống các lý luận về chuỗi cung ứng,
cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt động
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty, làm cơ
sở để đưa ra những giải pháp thích hợp.
9. Bố cục của đề tài
Luận văn có 98 trang,11 bảng, 9 hình, ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có những nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và hoạt động của chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Công ty cổ phần
Tecomen.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần
Tecomen.
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1 Chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” và “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối
những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử
dụng thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations
management). Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về chuỗi
cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả trích lược
một số định nghĩa để bổ sung cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” (Lambert, Stock &
Elleam 1998, tr.14).
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành
bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – (Ganesham,
Ran & Harrison, 1995, tr.34).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián
tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà
bán lẻ, và khách hàng (Nguyễn Kim Anh 2006, tr. 6).
Nhìn chung, các khái nhiệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liên
kết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế
biến và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dung. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách
hàng của nó. Tuy có đôi chút khác nhau về các định nghĩa, các khái niệm đều khá
thống nhất về nội dung và những nét đặc trưng của chuỗi cung ứng:
8
- Chuỗi cung ứng phản ánh sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên
suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng
- Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp như các nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà phân phối, khách hàng và các thành viên gián tiếp cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ như doanh nghiệp vận tải, các nhà môi giới, các nhà tư vấn.
- Khách hàng là thành tố quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng bởi lẽ mục đích
then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hoạt động của chuỗi cung
ứng bắt đầu với đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng
của họ.
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
Trên cơ sở khái niệm chuỗi cung ứng, có rất nhiều cách định nghĩa khác
nhau về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược
của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các
chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt
động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mang
tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng
(Mentzer và cộng sự 2001, tr.8).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợi các công cụ từ lập kế hoạch và điều
khiển các bước trong mạng lưới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản
phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng (Joe D. Wisner, Keah-
Choon Tan, G. Keong Leong 2009, tr. 8).
Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tưởng phối hợp hoặc tích hợp hàng
hóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng để
cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, để
quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia
sẻ thông tin như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực,
chiến lược marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ
9
mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khác ảnh hưởng
đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối.
1.2 Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu
cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các
hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc
khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi
nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản
xuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung
ứng.
Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng
Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, tr. 36
Điều quan trọng là chúng ta phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm
và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể
nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì
10
vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới. Đây chính là lý do mà
người ta thường xem chuỗi cung cấp như là mạng lưới hậu cần. Có 5 lĩnh vực mà
các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản
xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy
hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty. Mỗi thành phần này thực hiện những chức
năng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ.
1.2.1.1 Tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà
sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng.
Kiểm soát tồn kho hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí, gia tăng sự hiệu quả trong việc sử
dụng vốn. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa
tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty
đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Có nhiều mô hình
để kiểm soát tồn kho như mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ), mô hình
lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ), mô hình lượng đặt hàng để lại (BOQ), mô hình
khấu từ theo số lượng (QD)…Việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi
phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.
1.2.1.2 Sản xuất
Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích
của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng.
Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên
vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm sản phẩm và khả năng sản xuất của doanh
nghiệp. Nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan (Vốn, hiểu biết chuyên môn,…), khách
quan (tình hình và xu hướng kinh tế nội địa và thế giới, nhu cầu của khác hàng
tương lai, đối thủ cạnh tranh của mình,..)
Quyết định lựa chọn quá trình sản xuất không chỉ căn cứ vào nhu cầu sản
phẩm mà còn căn cứ vào khả năng sản xuất của chính doanh nghiệp. Tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá là chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cho chất
11
lượng tương tự nhau. Nếu khả năng của doanh nghiệp có thể tự sản xuất được và chi
phí tự sản xuất nhỏ hơn so với gia công ngoài với cùng loại sản phẩm có chất lượng
như nhau thì doanh nghiệp nên tiến hành sản xuất. Ngược lại so với chi phí cao hơn
thì doanh nghiệp sẽ thuê gia công ngoài. Đây là một xu hướng mới được rất nhiều
doanh nghiệp trên thế giới áp dụng để dựa vào lợi thế sản xuất theo quy mô để giảm
giá thành các chi tiết sản phẩm.
Không phải tất cả các chi tiết của một sản phẩm đều được sản xuất. Một vài
chi tiết có thể được đặt mua từ các nhà cung cấp. Quyết định liên quan đến chi tiết
nào sẽ được mua và chi tiết nào được sản xuất được gọi là quyết định lựa chọn quá
trình sản xuất.
1.2.1.3 Địa điểm
Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của
chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả.
Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả
và tính kinh tế nhờ quy mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở
các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.
Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng
lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý
cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ
năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế. . . và gần với nhà cung
cấp hay người tiêu dùng. Mục tiêu của việc chon địa điểm là phải đạt được hiệu quả
cao nhất trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và các kênh phân phối sản
phẩm. Để đạt được doanh nghiệp cần cân nhắc các quyết định sau:
- Địa điểm nguồn cung: Doanh nghiệp xác định được vị trí nguồn cung cả về
nguyên vật liệu và nhân lực từ đó xác định nguồn cung dài hạn hợp lý nhất.
- Địa điểm sản xuất và lưu kho: Doanh nghiệp xác định quy mô sản xuất từ
đó định vị sản xuất và lưu kho hiệu quả nhất.
- Định vị phân phối: Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu, quyết định
con đường từ sản phẩm đến khách hàng.
12
1.2.1.4 Vận tải
Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính
hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh
nhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương
thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp
ứng không kịp thời. Vận tải là một yếu tố quan trọng và thường là chi phí biến đổi
lớn nhất trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu của vận tải là phải đảm bảo được sự an
toàn, đúng thời điểm và chi phí hợp lý.
Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị
trường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi
cung ứng. Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua. Mạng lưới
phân phối là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó.
1.2.1.5 Thông tin
Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc
đẩy của chuỗi cung ứng. Nói một cách cụ thể, hệ thống thông tin giúp các nhà quản
trị doanh nghiệp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu, thị trường và nguồn
cung ứng, từ đó chủ động lên kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, mua dịch vụ
vận tải… một cách hợp lý, vừa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng lại vừa có mức chi
phí thấp nhất. Thông tin là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi
cung ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp
thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với
các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn
bộ chuỗi cung ứng. Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng
của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận tải. Các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu
sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận
chuyển và địa điểm tồn trữ, dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu
cầu trong tương lai. Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất
13
hàng tháng, hàng quý, hàng ngày. Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra
quyết định chiến lược có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút
lui khỏi thị trường đang tồn tại....Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính
kịp thời và tính hiệu quả liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại
cũng như chi phí có được thông tin đó. Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và
hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để
phân phối thông tin có thể là rất cao.
Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời
và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty
khác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các công ty chia sẻ
thông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình
sản xuất. ...thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại
liên quan đến việc tiếc lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ
cạnh trạnh. Chi phí tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt
hại đến lợi nhuận của công ty.
1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng
1.2.2.1 Chuỗi cung ứng đơn giản
Cấu trúc chuỗi cung ứng tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào số
lượng và loại hình các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Với hình thức
đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách
hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một
chuỗi cung ứng cơ bản. Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở mức
độ 2 bên. Những công ty có quy mô nhỏ sẽ có mô hình quản lý chuỗi cung ứng này.
Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Nguồn: Nguyễn Kim Anh 2006, tr. 24
Nhà cung cấp
Doanh nghiệp
sản xuất Khách hàng
14
Nhà cung cấp: Đây là những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp sản
xuất trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp sản xuất: Đây là các tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu
vào hoặc bán thành phẩm của các nhà cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và
công nghệ của mình để sản xuất ra thành phẩm cung ứng cho người tiêu dung.
Thành phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ.
Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức
nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để
kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dùng sản
phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
1.2.2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng
Ngoài những thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cung
ứng mở rộng sẽ có thêm các thành phần như nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách
hàng của khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như logistics,
tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Họ là những thành tố đóng vai trò kết nối
các doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng. Sự xuất hiện của các nhân tố
này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi có sự chuyên môn hóa hơn vào các
chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cả mạng lưới.
Nhà phân phối: Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng
lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng
được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh
khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về
sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách
hàng. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và
bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn
kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà
phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách
15
hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức
năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà
phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng
mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết
hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản
phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những
chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng.
Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt
hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng
làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung
cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho
hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài
chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ
đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số
nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ
kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý.
1.2.2.3 Chuỗi cung ứng điển hình
Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một
hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau
đó được chuyển đến công ty sản xuất. Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua
nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được liên kết với nhau
thành một mạng lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục
trong cả chuỗi. Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia
vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.
16
Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: Joe D. Wisner, Keah-Choon Tan, G. Keong Leong 2009, tr. 6
1.3 Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng
1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng
1.3.1.1 Ở cấp cao
Các nhà lãnh đạo yêu cầu bộ phận cung ứng phải đạt được mục tiêu “5
đúng”: Đúng chất lượng, Đúng nhà cung cấp, Đúng số lượng, Đúng thời điểm,
Đúng giá. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn được nhu cầu khách
hàng và gia tăng lợi nhuận.
1.3.1.2 Ở bộ phận chiến lược quản trị cung ứng
Người ta đặt ra 8 mục tiêu với quản trị cung ứng: Đảm bảo cho hoạt động
của công ty được liên tục, ổn định, Mua được hàng với giá cạnh tranh, Mua hàng
một cách khôn ngoan, Dự trữ ở mức tối ưu, Phát triển những nguồn cung cấp hữu
hiệu và đáng tin cậy, Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có,
Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty, Thực hiện mua hàng
một cách có hiệu quả.
1.3.1.3 Đối với toàn doanh nghiệp
Với các công ty, chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết vấn
đề đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn
17
nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi
phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, là nhân tố có ảnh hưởng quyết
định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch
vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi
cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn
hàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả
lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào. Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong
chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với
hàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn
chi phí vận hành và chi phí bán hàng.
1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế
1.3.2.1 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế
Chuỗi cung ứng là bước phát triển tiếp theo của logistics, vì thế ngoài những
đóng góp cho nền kinh tế như các hoạt động logistic thông thường khác như:
- Hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung.
- Tạo ra những giá trị tăng thêm cho sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ những
lợi ích mà logistics có thể tạo ra như rút ngắn thời gian đặt hàng, đảm bảo an toàn
cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển…
- Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế .
Tuy nhiên khác với hoạt động logistics chú ý nhiều đến các hoạt động vận
chuyển, kho vận…, chuỗi cung ứng chú trọng tới việc hợp lý hoá các hoạt động
trong nội bộ doanh nghiệp với triết lý “hợp lý hoá và hợp tác cùng có lợi”, trong
đó mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem xét và điều chỉnh sao cho hợp
lý và hiệu quả nhất, bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh.
Thông qua các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài những lợi ích mà nó
mang lại cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng có những đóng góp nhất định đối
với nền kinh tế như:
- Giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình.
18
- Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh.
- Góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng;ø đưa người tiêu dùng nói chung
thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh…
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, chuỗi cung ứng mang đến một môi
trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý “win-win” – hai bên cùng có lợi, sử dụng
hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên…
do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên. Trong tất cả quá
trình đó, người tiêu dùng luôn được đặt ở vị trí trung tâm do vây người tiêu dùng là
người được hưởng lợi nhiều nhất, hướng kinh doanh vào mục tiêu phục vụ con
người và vì con người.
1.3.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh
nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua
nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu?, phân phối ra
sao?...Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng
cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, một yêu cầu sống còn đối với mọi
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc giảm chi phí ở đây có thể từ nhiều nguồn: thứ nhất doanh nghiệp có lợi
thế quy mô khi chỉ hợp tác với một hoặc một số nhà cung ứng; thứ hai: doanh
nghiệp không phải mất thời gian thay đổi nhà cung ứng khi người cung ứng hiện
thời không có khả năng đáp ứng nhu cầu; giảm các chi phí giao dịch, chi phí phát
triển sản phẩm... Trong hệ thống chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin liên kết trong
toàn chuỗi là một yêu cầu bắt buộc, thông qua đó các thông tin về hàng hoá, thị
trường... thường xuyên được cập nhật đến từng điểm của chuỗi, nhờ đó giúp giảm
được thời gian và chi phí trong truyền tải thông tin. Đồng thời nó cũng giúp
doanh nghệp xác định được xu hướng tiêu dùng, dự báo được nhu cầu trong
tương lai, từ đó có thể giảm lượng hàng hoá, vật tư tồn kho, nâng cao khả năng
cung ứng của doanh nghiệp. Nhờ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tăng
cường quản lý cung thông qua việc sử dụng công xuất, tồn kho dự trữ từ các nhà
cung ứng khác, đồng thời quản lý cầu thông qua việc sử dụng các chính sách
19
thương mại như chiết khấu ngắn hạn, khuyến mại…Dự báo nhu cầu được thực
hiện dựa trên các số liệu bán hàng; các chương trình, hoạt động marketing; xu
hướng tiêu dùng và các điều kiện kinh tế liên quan….
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tác dự báo đã
được số hoá nhằm đơn giản hoá công tác dự báo, đồng thời tăng độ chính xác của
các số liệu dự báo. Dự báo là tiền đề giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch về sản
xuất, bán hàng, tài chính, nhân sự...,tạo điều kiện cho nghiệp luôn chủ động đối
phó với các tình huống có thể xảy ra.
1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Ở trên ta đã nhận thấy việc thực hiện chuỗi cung ứng có năm yếu tố dẫn dắt.
Quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng phản ánh quá trình doanh nghiệp giải quyết
năm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng: vị trí, sản xuất, lưu kho, vận chuyển và
thông tin. Đây là các thành phần cấu thành nên chuỗi cung ứng, là những thông số
thiết kế nhằm xác định mô hình và năng lực của một chuỗi cung ứng bất kỳ. Trong
bối cảnh do những quyết định chính sách này tạo ra, một chuỗi cung ứng phát huy
tác dụng của mình bằng cách thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục.
Những hoạt động thiết yếu này chính là “khung xương sống” của chuỗi cung ứng.
Để hiểu rõ những hoạt động này và chúng liên quan đến nhau như thế nào, chúng ta
có thể sử dụng nghiên cứu về các hoạt động của chuỗi cung ứng hoặc mô hình
SCOR, Mô hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150
Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supply-chain.org) phát triển. Theo mô
hình này, có 4 yếu tố được xác định như sau: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản
xuất, phân phối
20
Hình 1.4: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng
Nguồn: www.supply-chain.org
Theo đó, thành phần định vị được giải quyết trong giai đoạn hoạch định, giai
đoạn thu mua nguyên liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần vận tải được giải
quyết trong giai đoạn thu mua nguyên liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần sản
xuất được giải quyết trong giai đoạn sản xuất. Thành phần lưu kho được giải quyết
trong giai đoạn thu mua nguyên vật liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần thông
tin được giải quyết trong cả 4 giai đoạn
1.4.1 Hoạt động hoạch định
1.4.1.1 Hoạch định nhu cầu
Hoạch định nhu cầu là quy trình xác định, tổng hợp và lựa chọn tất cả các
nguồn tạo ra nhu cầu cho một chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ,
phạm vi và thời gian hợp lý. Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào
mà khách hàng sẽ cần, cần bao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì khách
hàng sẽ cần những sản phẩm này. Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất
cả nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Nó bao gồm những hoạt động
liên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lời hứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà
21
kho…Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến những
tổn thất to lớn cho công ty. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nhằm để triển khai kế
hoạch hợp lý nhất, về nhu cầu tương lai. Hoạch định nhu cầu đồng thời cập nhật kế
hoạch cho nhu cầu tương lai, khi thay đổi này được chấp nhận và để tránh những
thay đổi không quan trọng với hoạch định sản xuất và lên lịch sản xuất, thông qua
việc quản lý đúng đắn những nhóm nhu cầu khác nhau. Chức năng của hoạch định
nhu cầu gồm việc xác định được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, bằng cách
dùng các phương pháp dự báo nhu cầu của khách hàng (bao gồm cả những xu
hướng, thay đổi…) hoặc xử lý những thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ra
nhu cầu. Hoạch định nhu cầu cần có hệ thống quản lý đơn hàng tới để quản lý chặt
chẽ nhu cầu hiện tại của khách hàng (đơn hàng đến, đơn hàng chờ…) và phản hồi
thông tin với khách hàng về ngày giao hàng.
Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống hoạch định nhu cầu:
- Tính tiên đoán: duy trì sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu. Điều này đòi
hỏi khả năng biết trước lượng đơn hàng tới.
- Tính thông tin: cố gắng thu thập thông tin từ những cuộc viếng thăm khách
hàng, kinh nghiệm của những nhà quản lý để từ đó có thể tiên đoán mức độ
và thời gian của những đơn hàng tương lai.
- Sự ảnh hưởng: người xây dựng lịch sản xuất (master scheduler) sử dụng ảnh
hưởng của mình với bộ phận marketing và kinh doanh để đưa ra những điều
chỉnh về nhu cầu của khách hàng khi cần thiết nhằm tận dụng tốt hơn tài sản
cố định và nguồn nhân lực.
- Sự ưu tiên và phân bổ: mục tiêu của quản lý nhu cầu là để thỏa mãn tất cả
nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên trong trường hợp không có đủ sản phẩm như
yêu cầu, chẳng hạn trong trường hợp vật tư và nguồn lực cần thiết để sản
xuất sản phẩm thiếu. Lúc này cần phải đưa ra quyết định nên sản xuất đơn
hàng nào trước, đơn hàng nào phải chờ.
1.4.1.2 Hoạch định tồn kho
Yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tồn
22
kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu,
từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối
đa. Trong chuỗi cung ứng ở những công ty khác nhau, quản lý tồn kho là sử dụng
tập hợp các kỹ thuật để quản lý mức tồn kho. Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càng
nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
1.4.1.3 Hoạch định sản xuất
Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối
ưu hóa và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thành
đúng thời hạn đã định. Hoạch định sản xuất gồm có 2 thành phần điều độ sản xuất
và hoạch định nguyên vật liệu
1.4.2 Hoạt động thu mua
Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh
toán cho nhà cung cấp. Ngoài ra cũng tổ chức cũng tìm kiếm, đánh giá nhà cung
cấp, duy trì và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp. Công tác này thực hiện
thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định,
phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm được chi phí. Doanh nghiệp cũng cần
phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan như quản lý tồn kho, mạng
lưới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải. Chức năng thu
mua có thể được chia thành 5 hoạt động chính sau:mua hàng, quản lý mức tiêu
dung, lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng, quản lý hợp đồng.
1.4.2.1 Mua hàng
Mua hàng là những hoạt động thường ngày liên quan đến việc phát hành
những đơn hàng cần mua để cung cấp cho bộ phận sản xuất sản phẩm. Có hai loại
sản phẩm mà công ty có thể mua:
- Nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để sản xuất sản phẩm bán cho khách hàng;
- Những dịch vụ MRO (bảo trì, sữa chữa, và vận hành) cần thiết cho công ty tiêu
thụ trong hoạt động thường ngày.
Cách thức mua hàng của hai loại sản phẩm này giống nhau rất nhiều. Khi thực
23
hiện quyết định mua hàng thì bộ phận cung ứng phát đơn hàng, liên hệ các nhà cung
cấp và cuối cùng là đặt hàng. Có nhiều hoạt động tương tác trong quá trình mua
hàng giữa công ty và nhà cung cấp: danh mục sản phẩm, số lượng đơn đặt hàng, giá
cả, phương thức vận chuyển, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng và các điều khoản
thanh toán. Một thách thức lớn nhất cho hoạt động mua hàng là mức độ sai số của
dữ liệu khi thực hiện các hoạt động tương tác trên. Tuy nhiên, những hoạt động này
có thể dự báo và xác định các thủ tục theo sau khá dễ dàng.
1.4.2.2 Quản lý mức tiêu dùng
Thu mua có hiệu quả bắt đầu với việc biết được toàn công ty hay từng đơn vị
kinh doanh sẽ mua những loại sản phẩm nào và với số lượng bao nhiêu. Điều này
đồng nghĩa với việc tìm hiểu số danh mục sản phẩm được mua, từ nhà cung cấp nào
và với giá cả bao nhiêu. Mức tiêu dùng dự tính của các sản phẩm khác nhau ở nhiều
vị trí khác nhau trong công ty nên được đặt ra và sau đó định kỳ so sánh với mức
tiêu dùng thực tế. Nếu mức tiêu dùng trên mức dự báo ban đầu thì cần hiệu chỉnh
cho phù hợp; hay tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại. Nếu
mức tiêu dùng dưới mức dự báo ban đầu thì đây là cơ hội để khai thác nhiều hơn,
hay đơn giản là tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại mức dự
báo ban đầu.
1.4.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp
Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác định những
khả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanh
của công ty. Đây là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến lựa chọn
của năng lực nhà cung cấp: mức phục vụ, thời gian giao hàng đúng thời gian, hoạt
động hỗ trợ kỹ thuật. Để có được những đề xuất với nhà cung cấp về khả năng cung
cấp các sản phẩm/dịch vụ cần thiết, công ty phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại
và đánh giá được những gì công ty cần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một nguyên tắc chung là công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để
lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp. Đây chính là đòn bẩy quyết định quyền lực
của người mua với nhà cung cấp để có được một mức giá tốt nhất khi mua sản
24
phẩm số lượng lớn.
1.4.2.4 Thương lượng hợp đồng
Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dựa trên một danh sách đã được
lựa chọn ngày càng phổ biến trong kinh doanh. Thương lượng hợp đồng có thể giải
quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giá cả, mức phục vụ. . . Dạng thương
lượng đơn giản là hợp đồng mua sản phẩm gián tiếp từ nhà cung cấp dựa vào mức
giá thấp nhất. Dạng thương lượng phức tạp là hợp đồng mua nguyên vật liệu trực
tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng tốt, mức phục vụ cao và các kỹ thuật hỗ
trợ cần thiết. Các dạng thương lượng song phương mua những sản phẩm trực tiếp
như sản phẩm thiết bị văn phòng, sản phẩm lau chùi, bảo trì máy móc thiết bị. ... trở
nên phức tạp hơn do tất cả bị cắt giảm trong kế hoạch tổng hợp của công ty nhằm
tăng hiệu quả trong mua hàng và quản lý tồn kho. Các nhà cung cấp sản phẩm trực
tiếp hay gián tiếp đều cần phải thiết lập ra cho mình những năng lực chung. Để công
tác mua hàng hiệu quả, nhà cung cấp phải thiết lập khả năng kết nối dữ liệu điện tử
cho mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo vận chuyển, gửi hóa đơn báo giá và
nhận thanh toán. Quản lý tồn kho hiệu quả yêu cầu mức tồn kho phải cắt giảm. Như
vậy, nhà cung cấp cần vận chuyển nhiều lần hơn, các đơn hàng phải được hoàn
thành chính xác và nghiêm túc hơn. Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi phải có thương
lượng về sản phẩm và giá cả bao gồm các yêu cầu dịch vụ giá trị gia tăng. Mục tiêu
thương lượng phải cụ thể và có những điều khoản ràng buộc về chi phí nếu như
mục tiêu không đáp ứng yêu cầu.
1.4.3 Hoạt động sản xuất
Sau khi đã nhận được vật liệu từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản
xuất ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kho khách hàng. Có thể lựa cho các phương
án để sản xuất như sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất để dự trữ
(make to stock) và lắp ráp theo đơn hàng (engineer to order). Nhiều vấn đề cần
được quan tâm trong suốt quá trình sản xuất là kiểm định vật liệu, năng lực sản
xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói…Để
tiết giảm chi phí càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào hoạt
25
động gia công. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung
ứng. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đề
ra.
1.4.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất
Nếu như dự báo cầu sản phẩm là khâu quyết định sẽ sản xuất hoặc cung cấp
dịch vụ gì, thì những kết quả của nó sẽ là cơ sở quan trọng trong thiết kế sản
phẩm/dịch vụ và lựa chọn quá trình sản xuất. Dựa vào những thông tin thu được từ
dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn, thiết kế sản phẩm/dịch vụ nhằm bảo
đảm cung cấp đúng những gì thị trường cần và phù hợp với khả năng sản xuất của
mình. Công việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ và quá trình với sự tham gia phối hợp
của nhiều cán bộ quản trị, chuyên viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó được tiến
hành qua hàng loạt các bước theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của thiết kế sản
phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu tạo, thành phần và những đặc
tính kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi phương
pháp và quá trình công nghệ sản xuất tương ứng. Vì vậy, những đòi hỏi về sản
phẩm/dịch vụ sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế và lựa chọn quá trình sản xuất.
Việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm dựa trên tính
năng yêu cầu và công nghệ sẵn có. Một bản thiết kế sản phẩm tốt khi có sự kết hợp
của 3 khía cạnh: thiết kế, cung ứng và sản xuất. Điều này mang lại hiệu quả cao
trong hỗ trợ sản xuất sản phẩm và hoạt động chuỗi cung ứng. Giúp đưa sản phẩm ra
thị trường nhanh chóng hơn và cạnh tranh hiệu quả về mặt chi phí.
1.4.3.2 Điều độ sản xuất
Điều độ sản xuất là phân bổ công suất có sẵn (thiết bị, lao động, nhà máy)
cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết. Mục tiêu là sử dụng công suất sẵn có hiệu quả
và mang lại lợi ích cao nhất. Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuất là một quá
trình tìm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu đối kháng nhau:
- Mức sử dụng cao: Điều này có nghĩa là vận hành sản xuất trong dài hạn,
sản xuất tập trung và có nhiều trung tâm phân phối. Ý tuởng này xuất phát từ học
thuyết kinh tế vì qui mô và thu được nhiều ích lợi từ học thuyết này.
26
- Mức tồn kho thấp: Điều này nghĩa là vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giao
các nguyên vật liệu thô đúng lúc -JIT (Just In Time). Ý tưởng này cực tiểu hóa tài
sản và dòng tiền mặt bị ứ đọng trong hàng tồn kho.
- Mức phục vụ khách hàng cao: Thông thường yêu cầu mức tồn kho cao hay vận
hành sản xuất trong ngắn hạn. Mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng
nhanh chóng và không để hết hàng tồn kho cho bất cứ sản phẩm nào.
Khi một sản phẩm đơn lẻ được sản xuất ở một nhà máy được chỉ định, điều độ
sản xuất có nghĩa là tổ chức vận hành tại mức yêu cầu càng hiệu quả càng tốt nhằm
đáp ứng nhu cầu sản phẩm. Khi có nhiều sản phẩm khác nhau được sản xuất trên
một dây chuyền hay nhà máy sản xuất đơn thì điều độ sản xuất càng phức tạp hơn.
Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất trong một vài thời đoạn sau đó sẽ chuyển sang sản
xuất sản phẩm kế tiếp. Bước đầu tiên trong kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm
là xác định qui mô của đơn hàng cần sản xuất. Điều này cũng giống như tính EOQ
trong quá trình kiểm soát hàng tồn kho. Tính toán qui mô của đơn hàng bao gồm
quá trình cân đối giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩm
tồn kho. Nếu hoạt động sản xuất thường xuyên, thực hiện theo những lô nhỏ thì chi
phí sản xuất sẽ cao và mức tồn kho thấp. Nếu chi phí sản xuất thấp do hoạt động sản
xuất dài thì mức tồn kho sẽ cao và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho sẽ gia
tăng.
1.4.4 Hoạt động phân phối
Quy trình phân phối là một khâu rất quan trọng trong quản lý chuỗi cung
ứng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng đó. Các vấn
đề cần quan tâm trong quá trình này là:
1.4.4.1 Quản lý đơn hàng trong phân phối
Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của
khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung
cấp và nhà sản xuất. Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao
hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng.
Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn
27
hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng...Công ty phác thảo ra đơn hàng và
liên hệ với nhà cung cấp để thực hiện đơn hàng này. Nhà cung cấp hoặc sẽ thực
hiện đơn hàng ngay bằng hàng tồn kho của mình, hoặc sẽ tìm kiếm nguồn thay thế
từ nhà cung cấp khác. Nếu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàng
tồn kho, nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng điền vào phiếu xuất
hàng, phiếu đóng gói và hóa đơn báo giá. Nếu sản phẩm là nguồn thay thế từ những
nhà cung cấp khác, thì nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng đầu
tiên đưa vào đơn hàng của nhà cung cấp thay thế. Nhà cung cấp đó hoặc sẽ thực
hiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, hoặc sẽ sử dụng một nguồn thay thế
nữa từ những nhà cung cấp khác. Sau đó, đơn hàng nhà cung cấp nhận được sẽ
được đưa lại vào các chứng từ như phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói, phiếu lấy hàng
và hóa đơn báo giá. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong suốt chuỗi cung ứng.
1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng
Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc
cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng. Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả thực hiện chuỗi cung ứng đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí.
1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần
trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu
cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng
đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có
hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó
nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách
hàng khi họ yêu cầu.
1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn
của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông qua
những điều mà khách hàng mong đợi. Để đo lường được sự thỏa mãn của khách
hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài
28
lòng của khách hàng. Ví dụ: một công ty hỏi khách hàng của mình: chúng tôi đã đáp
ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? Những câu trả lời được đánh giá bằng
thang đo Likert 5 điểm: (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa
hài lòng lắm, (1) thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong
tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách
hàng. Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về
một hay nhiều câu hỏi dưới đây:
- Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử
dụng?
- Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào?
- Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần?
Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung
bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán. Một tiêu chuẩn đánh
giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu
chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi
đã mua ít nhất một lần. Ví dụ: số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu
Clear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách
hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung
thành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%, thông thường người
ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu
sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ. Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các
công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn
nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng
trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh
tranh khác, từ đó họ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.
1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho.
Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồn
kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: nếu mức tồn kho là 10 triệu
29
đồng và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng ta có
100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình
khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ
được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất,
người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tecomen
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tecomen là Tập đoàn hàng đầu về sản phẩm máy lọc nước gia đình, cây
nước nóng lạnh, máy lọc không khí, thiết bị lọc nước biển, thiết bị lọc nước công
nghiệp và các thiết bị điện gia dụng cao cấp như quạt mát, quạt sưởi, ấm siêu tốc,
máy sấy quần áo, nồi chiên không khí ...Tập đoàn TECOMEN (Tecomen Group) –
Tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Ứng dụng VPS, được thành lập
từ năm 2006, chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối các thiết bị máy lọc nước,
các thiết bị gia dụng, chăm sóc sức khỏe .... Trải qua những năm tháng xây dựng và
phát triển, TECOMEN đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu ở Việt Nam
trong lĩnh vực được người tiêu dùng biết đến qua các thương hiệu nổi tiếng: Máy
lọc nước Karofi, Thiết bị gia dụng Korihome .... Dưới đây la một số thông tin khai
quát về công ty cổ phần Tecomen:
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tecomen
- Tên giao dịch: Tecomen.,jsc
- Tên viết tắt: Tecomen group
- Địa chỉ trụ sở giao dịch: Tầng 6 tòa nhà Linh An, Ngõ 15, Đường Ngọc
Hồi, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ nhà xưởng: Khu công nghiệp Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên
- Điện thoại số: 0436288697
- Website: tecomen.com
- Số Fax: (84-61). 3892223
Mã số thuế: 0102027642 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
08/09/2006. Công ty có rất nhiều các sản phẩm về máy lọc nước và linh kiện máy
lọc nước: máy lọc nước gia đình, máy lọc nước văn phòng, máy lọc nước công
31
ngiệp, hệ thống lọc nước sinh hoạt, các loại cây nước nóng lạnh,…Điều này mang
đến cho Khách hàng sự lựa chọn phong phú, đa dạng từ những sản phẩm phổ biến
đến những sản phẩm theo đơn đặt hàng riêng (OEM) với các dịch vụ, chính sách
bán hàng hết sức linh hoạt. Hiện nay, Tập đoàn đã đầu tư mạnh cho hoạt động
nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Trung tâm R&D) và nhà máy sản xuất với quy
mô lớn với những trang thiết bị, máy móc hiện đại và đang trong quá trình tiếp tục
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Mạng lưới phân phối của tập đoàn bao gồm các
công ty con, chi nhánh, đại lý rộng khắp trên cả nước và đang mở rộng ra thị
trường quốc tế, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu có tiếng được
nhiều người biết đến. Đội ngũ nhân lực của tập đoàn ngày càng được nâng cao cả
về quy mô lẫn trình độ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến thời điểm
hiện nay, tập đoàn có trên 1400 cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn
cao, có kinh nghiệm làm việc ở nhiều tổ chức uy tín và chuyên nghiệp trong đó
không ít các cán bộ công nhân viên ở vị trí quan trọng từng làm việc ở những tập
đoàn đa quốc gia. Đặt ra mục tiêu tới năm 2020, Tecomen trở thành tập đoàn hàng
đầu về sản xuất, phân phối nội địa và xuất khẩu các mặt hàng về máy lọc nước,
hàng gia dụng, thiết bị điện tử, công nghệ ...
2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi
Tạo ra những giá trị khác biệt đóng góp cho cuộc sống hạnh phúc hơn của
mọi người trên hành tinh xanh tươi đẹp. Tầm nhìn 2040 là một trong 10 tập đoàn
hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi trường và điện gia dụng. Giá trị cốt lõi : Uy tín,
tôn trọng con người , sáng tạo, ý chí dẫn đầu, kiên định, trách nhiệm xã hội
2.1.3 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Tecomen
Với Sứ mệnh: “ Tạo ra những giá trị khác biệt đóng góp cho cuộc sống hạnh
phúc hơn của mọi người trên hành tinh xanh tươi đẹp”. Mục tiêu hàng đầu của
Tecomen là đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng ngày càng tăng, và sự ổn
định lâu dài. Từ đó đảm bảo cho đối tác có thể kinh doanh dài hạn, gia tăng giá trị
thương hiệu và tạo ra lợi nhuận bền vững. Mô hình kinh doanh tập trung vào những
dòng sản phẩm cốt lõi thuộc lĩnh vực môi trường mở ra cơ hội để Tecomen liên tục
32
cho ra đời các sản phẩm có giá thành phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính phong phú
về thiết kế, kiểu dáng cũng như các tính năng đi kèm. Đặc biệt là có đủ nguồn lực
trong việc nghiên cứu và phát triển ra các công nghệ dẫn dắt xu hướng thị trường.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen
Nguồn: Phòng hành chính công ty cổ phần Tecomen
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen khá chặt chẽ. Cơ cấu của công
ty đã bao gồm đầy đủ các phòng ban và được phân định rõ trách nhiệm từng phòng
ban, không có sự trùng lặp trách nhiệm giữa các phòng.
2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty
Hiện nay sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước, chất
lượng sản phẩm và thương hiệu Karofi của Tecomen đã được khẳng định trên thị
trường. Nhiều mặt hàng được người tiêu dùng tín nhiệm và là những mặt hàng đứng
đầu dòng sản phẩm như máy lọc nước thông minh iRO 2.0, 7 cấp, 8 cấp, 9 cấp, Máy
lọc nước Bán công nghiệp 30l/h, hệ thống máy lọc nước công suất 1500l/h, cây
nước nóng lạnh … Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm và khá ổn định,
bảng dưới đây cho chúng ta số liệu về doanh thu của công ty từ năm 2014-2016:
33
Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Doanh thu tiêu thụ
619.31 714.07 825.46
Tỷ lệ % tăng trưởng 14.90% 15.30% 15.60%
Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tecomen
2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen
2.2.1 Hoạt động hoạch định
2.2.1.1 Dự báo và lập kế hoạch kinh doanh
Trong công tác lập kế hoạch sản xuất công ty đã đề ra hệ thống các mục
tiêu, chỉ tiêu cụ thể: mục tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất, mục tiêu doanh thu, mục
tiêu sản lượng, mục tiêu lợi nhuận…Căn cứ vào đó cán bộ công nhân viên nỗ lực
phấn đấu để đạt được đích đến đã đề ra. Nó còn là động lực cho sự phát triển
chung của công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các công
việc dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá
trị sản lượng , doanh thu, sản phẩm sản xuất chủ yếu, tổng vốn đầu tư thực hiện, số
người đang làm việc, lợi nhuận…Ở công ty cổ phần Tecomen việc lập kế hoạch
được tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn , trung hạn, dài hạn ) và phù hợp với
từng loại hình sản xuất của công ty. Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau:
- Kế hoạch ngắn hạn : kế hoạch tháng ,quý , nửa năm.
- Kế hoạch trung hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “kế hoạch hằng
năm”.
Để định hướng chiến lược phát triển lâu dài công ty còn có kế hoạch dài hạn,
kế hoạch chiến lược kéo dài trong thời gian từ 5 đến 10 năm.
34
Các căn cứ lập kế hoạch của công ty
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường: Nghiên cứu thị
trường là khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu thị trường công ty sẽ
nắm được những thông tin về giá cả, tình hình cung cầu, sự phát triển của ngành
công nghiệp trong tương quan chung từ đó đề ra những phương án chiến lược và lập
kế hoạch kinh doanh cho công ty. Hằng năm công ty thường tiến hành nghiên cứu
thị trường trước để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong
năm. Cụ thể là hằng năm công ty đều phải xem xét tác động của cả yếu tố chủ quan
và khách quan như dự báo tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, thị trường
hàng gia dụng và máy lọc nước trong năm tiếp theo, đối thủ cạnh trạnh trên thị
trường,…
Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty: Khi tiến hành lập kế hoạch một
căn cứ không kém phần quan trọng đó là căn cứ vào năng lực hiện có của công ty
để từ đó biết được hiện nay công ty đang đứng ở đâu? năng lực sản xuất kinh doanh
là bao nhiêu? công nghệ như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi đó , công ty phải
xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: Năng lực về số lượng máy móc
thiết bị, công nghệ, lao động, năng lực sản xuất của công ty …
Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước:
Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm ngoài việc căn cứ vào nhiệm vụ,
mục tiêu của kế hoạch năm, chỉ tiêu kế hoạch do công ty giao, năng lực hiện có của
công ty, kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường thì công ty còn căn cứ vào tình
hình đánh giá kế hoạch thực hiện năm trước, tức là xem xét khả năng thực hiện kế
hoạch là bao nhiêu, đạt được những kết quả gì và còn tồn tại những gì…để từ đó đề
ra kế hoạch cho năm tới. Trong công ty thường xây dựng kế hoạch tháng, quý và
sau mỗi một tháng hay một quý công ty thường tổng kết đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch đặt ra để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch cho tháng và dài hơn cho
kế hoạch năm tiếp theo.
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

More Related Content

Similar to HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELPhuong Tran
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...Luong Nguyen
 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
 
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - VINAC...
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Công Ty.
 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
 
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...
Đề tài: Việc áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập th...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNGlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINHCase study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
Case study: SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH VĂN MINH
 
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
THIẾT LẬP VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ẮC QUY (BMS - BATTERY MANAGEME...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNGNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
 
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SAI SỐ LẮP DỰNG ĐẾN NỘI LỰC VÀ CHUYỂN VỊ CỦA KẾT CẤU THÉP N...
 
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
HỢP LÝ HÓA KHỐI LƯỢNG KẾT CẤU CỘT THÉP DẠNG THANH DÀN, CÓ TÍNH ĐẾN YẾU TỐ GIA...
 
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAMTHE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
THE FACTORS OF ECO SYSTEMS MANAGEMENT EFFECT TO THE HOTEL OF VIETNAM
 
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRYDIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
DIGITAL COMMERCE SHAPE VIETNAMESE SHOPPING HABIT IN 4.0 INDUSTRY
 
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DU MỤC TRONG TOTEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
A QUALITY STUDY OF SOCIAL HOUSING PROJECTS IN HO CHI MINH CITY: REALITY AND S...
 
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUPSTRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
STRATEGIC MANAGEMENT VIETTEL TELECOM GROUP
 
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
The basic human right is to have a suitable and safe accommodation. This legi...
 
START-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
START-UP PROJECT-new IS strategy for KookieSTART-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
START-UP PROJECT-new IS strategy for Kookie
 
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư nâng cấp thiết bị truyền hình tại Đài ...
 
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
DẠY HỌC THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU MỘT SỐ LOẠI BÀI THEO ĐẶC TRƯN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Research study Higher education and career development in Vietnam
Research study Higher education and career development in VietnamResearch study Higher education and career development in Vietnam
Research study Higher education and career development in Vietnam
 
How Digital commerce shape Vietnamese shopping habit in 4.0 industry
How Digital commerce shape Vietnamese shopping habit in 4.0 industryHow Digital commerce shape Vietnamese shopping habit in 4.0 industry
How Digital commerce shape Vietnamese shopping habit in 4.0 industry
 
TÌNH HÌNH RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh ĐOÀN MINH ĐỨC Hà Nội – 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số:60340102 Họ và tên: Đoàn Minh Đức Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Hà Nội – 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Người viết Ký Tên
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học chương trình đào tạo cao học với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại Thương, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học cũng như của Trường. Với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Minh và các thầy, cô giáo trong Trường, đến nay Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của tôi đã được hoàn thành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học, các chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tuy đã có cố gắng, nhưng do vốn kiến thức của tôi còn hạn chể nên không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn !
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG ................................................................................................7 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng..............................7 1.1.1 Chuỗi cung ứng..........................................................................................7 1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng.............................................................................8 1.2 Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp....9 1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ....................................................9 1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng....................................................................13 1.3 Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng .....................................................16 1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng....................................................................16 1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế............17 1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp .................19 1.4.1 Hoạt động hoạch định ..............................................................................20 1.4.2 Hoạt động thu mua ...................................................................................22 1.4.3 Hoạt động sản xuất...................................................................................24 1.4.4 Hoạt động phân phối ................................................................................26 1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng..................27 1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”..........................................................................27 1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”.........................................................................27 1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”...........................................................................28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN ..............................................................30 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tecomen.......................................................30 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty......................................................................30 2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi.........................................................31
  • 6. 2.1.3 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Tecomen .........................................31 2.1.4 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................32 2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty................................32 2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen........33 2.2.1 Hoạt động hoạch định ..............................................................................33 2.2.2 Hoạt động thu mua ...................................................................................38 2.2.3 Hoạt động sản xuất...................................................................................46 2.2.4 Hoạt động phân phối ................................................................................52 2.3 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng ....63 2.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”..........................................................................63 2.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”.........................................................................65 2.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ...........................................................................66 2.4 Đánh giá chung về hoạt động chuỗi cung ứng tại Tecomen........................67 2.4.1 Những ưu điểm..........................................................................................67 2.4.2 Những nhược điểm....................................................................................70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN VIỆT NAM .......................................73 3.1 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ...................73 3.1.1 Những cơ hội và thách thức......................................................................73 3.1.2 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới .................74 3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định tại công ty cổ phần Tecomen .................................................................................................................77 3.2.1 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch tồn kho dự trữ an toàn ......................77 3.2.2 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất.............................................78 3.2.3 Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng...................................................79 3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua tại công ty cổ phần Tecomen .................................................................................................................80 3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cung ứng...........80 3.3.2 Đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và xây dựng mối quan hệ liên minh với nhà cung cấp................................................................................................82
  • 7. 3.3.3 Nâng cao năng lực của nhà cung cấp hiện tại ........................................84 3.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất tại công ty cổ phần Tecomen .................................................................................................................85 3.4.1 Hoàn thiện tồn tại trong hoạt động sản xuất............................................85 3.4.2 Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp .........................87 3.4.3 Đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới và nâng cao danh mục sản phẩm........89 3.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối tại công ty cổ phần Tecomen .................................................................................................................90 3.5.1 Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường.............................................90 3.5.2 Hoàn thiện hoạt động giao hàng ..............................................................92 3.5.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý đại lý..............................................................93 KẾT LUẬN...............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 PHỤ LỤC...............................................................................................................100
  • 8. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT EOQ (Economic Order Quantity) Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản ERP (Enterprise Resources Planning) Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FIFO (First In Fist Out) Nhập trước, xuất trước QC (Quality Control) Phòng quản lý chất lượng RFID (Radio Frequency Identification) Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio SC (Supply Chain) Chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng TQM (Total Quality Management) Quản trị chất lượng toàn diện
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh qua các năm .....................................................33 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhân tố kế hoạch ...........................................................38 Bảng 2.3: Sản lượng dự kiến một số mặt hàng phục vụ mục đích marketing 2017 .39 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhân tố cung ứng nguyên vật liệu.................................46 Bảng 2.5: Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm lõi, vải bao xưởng lõi công ty cổ phần Tecomen....................................................................................................................49 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhân tố sản xuất ............................................................51 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhân tố giao hàng..........................................................55 Bảng 2.8: Thống kê kết quả giao hàng của nhà cung cấp từ 2014 – 2017 ...............64 Bảng 2.9: Tổng hợp tình trạng giao hàng trong năm 2016 của Karofi.....................65 Bảng 3.1 Các vấn đề và các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng công ty cổ phần Tecomen ......................................................................................................76 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng .......................................9 Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản............................................................13 Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình...........................................................16 Hình 1.4: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng......................................20 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen ................................32 Hình 2.2: Quy trình kiểm tra sản phẩm đầu vào công ty cổ phần Tecomen.............44 Hình 2.3: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất phân xưởng Nhựa, Lõi, Inox ...............48 Hình 2.4: Quy trình giao hàng...................................................................................53 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thị trường theo 6 bước ...........................................90 DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 2.1: Số ngày tồn kho công ty cổ phần Tecomen.................................67 Phương trình 2.2: Chu kỳ kinh doanh công ty cổ phần Tecomen.............................67
  • 10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Hoạt động chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn đã tiên phong sử dụng chuỗi cung ứng của mình để tạo ra những lợi thế nhất định. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu hết và hiểu đúng về quản trị chuỗi cung ứng, để có thể áp dụng được vào thực tế. Chương 1 luận văn đã trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽ được áp dụng làm cơ sở lý thuyết. Các nội dung chính trong chương này bao gồm: trình bày các khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, mô hình hoạt động chuỗi cung ứng, tác dụng, vai trò của chuỗi cung ứng, các hoạt động của chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng. Những nội dung trên sẽ được vận dụng để từng bước phân tích hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế về tình hình hoạt động chuỗi cung ứng hiện tại. Đồng thời những kiến thức cơ bản này cũng làm nền tảng để dựa vào đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty. Chương 2 trình bày tất cả thực trạng nội dung hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen và những ưu điểm, hạn chế của hoạt động chuỗi cung ứng này. Các hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty nói chung đã chứng tỏ hiệu quả của nó đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của công ty cũng còn nhiều hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện. Thị trường máy lọc nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty cần có định hướng và phối hợp toàn diện giữa các bộ phận có liên quan trong chuỗi cung ứng. Vận dụng kiến thức về chuỗi cung ứng trong chương 1 và tình hình thực tế cũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen
  • 11. trong chương 2, tác giả đã từng bước đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty. Các giải pháp thực hiện được đưa ra dựa trên phân tích thực trạng hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty. Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, đúng đối tượng và các dự báo phải được thường xuyên theo dõi. Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng hiện nay là một việc làm khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm của ban giam đốc và toàn thể người lao động trong công ty. Với những giải pháp, kiến nghị, đề xuất này hi vọng được công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết giảm chi phí và mang lại lợi ích hơn cho các khách hàng của công ty.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, một số mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam được các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện từ rất nhiều nơi trên thế giới: Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,... Quá trình này là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu, sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ diễn ra rất phức tạp. Vì thế cần có sự phối hợp các hoạt động để quá trình tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa vừa đem lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan. Để làm được việc này, chỉ một cá nhân hay bộ phận nào đó trong tổ chức là không đủ, mà nó đòi hỏi mọi thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức phải nỗ lực tham gia và hoàn thành tốt phần việc của mình hướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Khái niệm chuỗi cung ứng đã được hình thành và phát triển mạnh ở Việt Nam trong nhiều năm vừa qua. Chuỗi cung ứng liên kết các bên liên quan từ nhà cung cấp, đơn vị vận tải, doanh nghiệp, khách hàng thành một khối thống nhất. Tấc độ thay đổi và sự tiến triển của thị trường đã khiến các công ty cần hiểu rõ về chuỗi cung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của họ. Công ty nào biết cách xây dựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong thị trường của họ. Tập đoàn TECOMEN (Tecomen Group) – Tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Ứng dụng VPS, được thành lập từ năm 2006, chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối các thiết bị máy lọc nước, các thiết bị gia dụng, chăm sóc sức khỏe. Cho đến nay công ty vẫn chưa có nghiên cứu nào về chuỗi cung ứng, hoạt động chuỗi cung ứng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc công ty đã gặp nhiều khó khăn khi giá nguyên vật liệu lên cao, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất vào mùa cao điểm, giải quyết tình trạng hàng tồn kho,….Điều này thực sự là nổi trăn trở của ban lãnh đạo công ty cũng như chính tác giả. Đó cũng chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài:‘‘ Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen” nhằm tìm
  • 13. 2 ra những bất cập trong chuỗi cung ứng tại công ty từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản trị chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, linh kiện, phụ tựng…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ khách hàng. Chuỗi cung ứng ra đời giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng tận dụng các nguồn lực một cách tối ưu. Chính vì thế mà giá trị sản phẩm hàng hoá đã được gia tăng (phần giá trị thời gian, giá trị địa điểm), hàng hóa không còn được tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, mà còn được tiêu thụ ở xa và khác nơi sản xuất, đồng thời với các kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đã giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy chuỗi cung ứng được coi như mạch máu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả thực hiện công trình nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng theo nhiều góc độ khác nhau. Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận về chuỗi cung ứng và các giải pháp nâng cao hoạt động chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động chuỗi cung ứng có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, các công trình nghiên cứu trước đây chưa bao quát hết các vấn đề về hoạt động chuỗi cung ứng hoặc chưa mổ xẻ vấn đề ở những khía cạnh cần thiết khác. Nhìn chung trong phạm vi tài liệu mà tác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề hoạt động chuỗi cung ứng cũng được đề cập nhiều trên các tạp chí hay các bài nghiên cứu khoa học. Điền hình như luận án tiến sĩ kinh tế đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuối cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng đông nam bộ” của tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012). Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Tác giả đã
  • 14. 3 đi sâu vào nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Kết quả đã đưa ra được một mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam bị chi phối bởi 6 nhân tố, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố chiến lược bên cạnh các nhân tố như tín nhiệm, quyền lực, tần suất, thuần thục đã được các công trình nghiên cứu trước đó công bố, tất cả các nhân tố trên có tác động nhất định đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Hà Đăng Khôi (2014) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đề tài “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim”, đề tài đã phân tích những ưu điểm, khuyến điểm của nội dung hoạt động chuỗi cung ứng -7- Nguyễn Kim từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích sâu vào đối tượng là tác nhân nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm để đưa vào hệ thống của công ty để phân phối đến khách hàng. Hoàng Hiền Minh Hiếu (2014) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi” đề tài đã phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại Nhà máy mía đường An Khê từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu dòng sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ trong nước mà chưa đưa ra giải pháp để phát triển thị trường ngoài nước, đây là tác nhân góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng nhiều hơn nữa nhằm giảm chi phí trong toàn hệ thống chuỗi để tăng khả năng cạnh tranh về giá góp phần tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh những nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam, trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu sự hoạt động trong chuỗi cung ứng tại các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay có các tác giả gồm: công trình nghiên cứu của Barrat và Oliveria (2001) với mô hình chuỗi của Hewlett-Packard, công trình nghiên cứu của Callioni và Billington (2001) với mô hình chuỗi của IBM, công trình nghiên cứu của Dell và Fredman (1999) với mô hình chuỗi cung ứng của Dell và công trình nghiên cứu của Paks (1999) với mô hình chuỗi cung ứng hiệu của Procter &
  • 15. 4 Gamble. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả tại các tập đoàn trên đều cho thấy rằng lợi ích rất lớn của các hoạt động trong chuỗi cung ứng và cách thức tổ chức hoạt động của tập đoàn rất chặt chẽ, gắn bó với các đối tác bởi vì các tập đoàn trên đã nhìn nhận được lợi ích chuỗi cũng như của hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽ mang lại cho doanh nghiệp của họ. Việc nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng của các tác giả này đóng góp rất lớn cho nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng doanh nghiệp Việt Nam trong thực tiễn. Tuy nhiên những nghiên cứu này có những điểm chưa phù hợp khi áp dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Xem xét một cách tổng quát, hoạt động chuỗi cung ứng đã có nhiều tác giả nghiên cứu nghiêm túc trong các công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do thời gian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chưa đề cập một cách hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi. Với đề tài này em sẽ tập trung nghiên cứu bổ sung cả về lý luận lẫn thực tiễn góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng, tăng giá trị cho toàn chuỗi của công ty cổ phần Tecomen trong giai đoạn 2014-2017. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Ngoài nghiên cứu các vấn đề chung về chuỗi cung ứng, đề tài tập trung phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen, đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trong thời gian tới. Về phạm vi nghiên cứu, tác giả đi sâu vào các hoạt động chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp Tecomen, các vấn đề đang tồn tại và biện pháp khắc phục hoàn thiện.
  • 16. 5 Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen trong giai đoạn 2014-2017. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thảo luận các nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng - Tìm hiểu thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen giai đoạn 2014-2017 - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng. 7. Phương pháp nghiên cứu Đối với việc nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng, người viết khảo sát thực tế hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen, người viết sử dụng phương pháp mô tả (mô tả hoạt động hiện tại của công ty), phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh với các thông tin và số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau tại công ty (phân tích tình hình hoạt động của công ty từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề cung ứng hiện tại của công ty) và phương pháp chuyên gia (phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng ) Đối với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp. 8. Những kết quả chính của luận văn Tổng kết được các lý luận về chuỗi cung ứng: thành phần, cấu trúc, mục tiêu, vai trò, các hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như xu hướng chuỗi cung ứng trong tương lai Đề xuất các phương pháp, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng: Tiêu chuẩn về “chất lượng”, tiêu chuẩn về “giao hàng”, tiêu chuẩn về “thời gian”, tiêu chuẩn về “chi phí”
  • 17. 6 Khảo sát đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen: hoạt động hoạch định, hoạt động sản xuất, hoạt động thu mua, hoạt động phân phối. Đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng: nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng, nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cung ứng, nhóm giải pháp về hoàn thiện quá trình thu mua nguyên liệu, nhóm giải pháp hoàn thiện hiệu suất quy trình nọi bộ và nhóm giải pháp đổi mới phát triển. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen Viet Nam. Với cách tiếp cận hệ thống các lý luận về chuỗi cung ứng, cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt động cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp. 9. Bố cục của đề tài Luận văn có 98 trang,11 bảng, 9 hình, ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn có những nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và hoạt động của chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Công ty cổ phần Tecomen. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1 Chuỗi cung ứng Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” và “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management). Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa để bổ sung cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” (Lambert, Stock & Elleam 1998, tr.14). “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” – (Ganesham, Ran & Harrison, 1995, tr.34). Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng (Nguyễn Kim Anh 2006, tr. 6). Nhìn chung, các khái nhiệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dung. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Tuy có đôi chút khác nhau về các định nghĩa, các khái niệm đều khá thống nhất về nội dung và những nét đặc trưng của chuỗi cung ứng:
  • 19. 8 - Chuỗi cung ứng phản ánh sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng - Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp như các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng và các thành viên gián tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như doanh nghiệp vận tải, các nhà môi giới, các nhà tư vấn. - Khách hàng là thành tố quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng bởi lẽ mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. 1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng Trên cơ sở khái niệm chuỗi cung ứng, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng (Mentzer và cộng sự 2001, tr.8). Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợi các công cụ từ lập kế hoạch và điều khiển các bước trong mạng lưới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng (Joe D. Wisner, Keah- Choon Tan, G. Keong Leong 2009, tr. 8). Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tưởng phối hợp hoặc tích hợp hàng hóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực, chiến lược marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ
  • 20. 9 mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khác ảnh hưởng đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối. 1.2 Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, tr. 36 Điều quan trọng là chúng ta phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì
  • 21. 10 vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới. Đây chính là lý do mà người ta thường xem chuỗi cung cấp như là mạng lưới hậu cần. Có 5 lĩnh vực mà các công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty. Mỗi thành phần này thực hiện những chức năng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. 1.2.1.1 Tồn kho Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Kiểm soát tồn kho hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí, gia tăng sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Có nhiều mô hình để kiểm soát tồn kho như mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ), mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ), mô hình lượng đặt hàng để lại (BOQ), mô hình khấu từ theo số lượng (QD)…Việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được. 1.2.1.2 Sản xuất Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin. Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm sản phẩm và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan (Vốn, hiểu biết chuyên môn,…), khách quan (tình hình và xu hướng kinh tế nội địa và thế giới, nhu cầu của khác hàng tương lai, đối thủ cạnh tranh của mình,..) Quyết định lựa chọn quá trình sản xuất không chỉ căn cứ vào nhu cầu sản phẩm mà còn căn cứ vào khả năng sản xuất của chính doanh nghiệp. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá là chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cho chất
  • 22. 11 lượng tương tự nhau. Nếu khả năng của doanh nghiệp có thể tự sản xuất được và chi phí tự sản xuất nhỏ hơn so với gia công ngoài với cùng loại sản phẩm có chất lượng như nhau thì doanh nghiệp nên tiến hành sản xuất. Ngược lại so với chi phí cao hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê gia công ngoài. Đây là một xu hướng mới được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng để dựa vào lợi thế sản xuất theo quy mô để giảm giá thành các chi tiết sản phẩm. Không phải tất cả các chi tiết của một sản phẩm đều được sản xuất. Một vài chi tiết có thể được đặt mua từ các nhà cung cấp. Quyết định liên quan đến chi tiết nào sẽ được mua và chi tiết nào được sản xuất được gọi là quyết định lựa chọn quá trình sản xuất. 1.2.1.3 Địa điểm Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế nhờ quy mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn. Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn. Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế. . . và gần với nhà cung cấp hay người tiêu dùng. Mục tiêu của việc chon địa điểm là phải đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và các kênh phân phối sản phẩm. Để đạt được doanh nghiệp cần cân nhắc các quyết định sau: - Địa điểm nguồn cung: Doanh nghiệp xác định được vị trí nguồn cung cả về nguyên vật liệu và nhân lực từ đó xác định nguồn cung dài hạn hợp lý nhất. - Địa điểm sản xuất và lưu kho: Doanh nghiệp xác định quy mô sản xuất từ đó định vị sản xuất và lưu kho hiệu quả nhất. - Định vị phân phối: Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu, quyết định con đường từ sản phẩm đến khách hàng.
  • 23. 12 1.2.1.4 Vận tải Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Phương thức vận tải nhanh nhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất. Phương thức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đáp ứng không kịp thời. Vận tải là một yếu tố quan trọng và thường là chi phí biến đổi lớn nhất trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu của vận tải là phải đảm bảo được sự an toàn, đúng thời điểm và chi phí hợp lý. Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thị trường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗi cung ứng. Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua. Mạng lưới phân phối là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó. 1.2.1.5 Thông tin Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Nói một cách cụ thể, hệ thống thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu, thị trường và nguồn cung ứng, từ đó chủ động lên kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, mua dịch vụ vận tải… một cách hợp lý, vừa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng lại vừa có mức chi phí thấp nhất. Thông tin là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng. Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải. Các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ, dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất
  • 24. 13 hàng tháng, hàng quý, hàng ngày. Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trường đang tồn tại....Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thông tin đó. Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể là rất cao. Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công ty khác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình. Các công ty chia sẻ thông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trình sản xuất. ...thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn. Nhưng việc công khai này lại liên quan đến việc tiếc lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh. Chi phí tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của công ty. 1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng 1.2.2.1 Chuỗi cung ứng đơn giản Cấu trúc chuỗi cung ứng tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào số lượng và loại hình các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở mức độ 2 bên. Những công ty có quy mô nhỏ sẽ có mô hình quản lý chuỗi cung ứng này. Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản Nguồn: Nguyễn Kim Anh 2006, tr. 24 Nhà cung cấp Doanh nghiệp sản xuất Khách hàng
  • 25. 14 Nhà cung cấp: Đây là những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất: Đây là các tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm của các nhà cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và công nghệ của mình để sản xuất ra thành phẩm cung ứng cho người tiêu dung. Thành phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ. Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dùng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. 1.2.2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng Ngoài những thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cung ứng mở rộng sẽ có thêm các thành phần như nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như logistics, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Họ là những thành tố đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng. Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi có sự chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cả mạng lưới. Nhà phân phối: Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách
  • 26. 15 hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất. Nhà bán lẻ: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý. 1.2.2.3 Chuỗi cung ứng điển hình Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất. Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi. Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.
  • 27. 16 Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình Nguồn: Joe D. Wisner, Keah-Choon Tan, G. Keong Leong 2009, tr. 6 1.3 Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng 1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 1.3.1.1 Ở cấp cao Các nhà lãnh đạo yêu cầu bộ phận cung ứng phải đạt được mục tiêu “5 đúng”: Đúng chất lượng, Đúng nhà cung cấp, Đúng số lượng, Đúng thời điểm, Đúng giá. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận. 1.3.1.2 Ở bộ phận chiến lược quản trị cung ứng Người ta đặt ra 8 mục tiêu với quản trị cung ứng: Đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định, Mua được hàng với giá cạnh tranh, Mua hàng một cách khôn ngoan, Dự trữ ở mức tối ưu, Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy, Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có, Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty, Thực hiện mua hàng một cách có hiệu quả. 1.3.1.3 Đối với toàn doanh nghiệp Với các công ty, chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết vấn đề đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn
  • 28. 17 nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơn hàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào. Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trong chuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơn chi phí vận hành và chi phí bán hàng. 1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 1.3.2.1 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế Chuỗi cung ứng là bước phát triển tiếp theo của logistics, vì thế ngoài những đóng góp cho nền kinh tế như các hoạt động logistic thông thường khác như: - Hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế. - Tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung. - Tạo ra những giá trị tăng thêm cho sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ những lợi ích mà logistics có thể tạo ra như rút ngắn thời gian đặt hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển… - Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế . Tuy nhiên khác với hoạt động logistics chú ý nhiều đến các hoạt động vận chuyển, kho vận…, chuỗi cung ứng chú trọng tới việc hợp lý hoá các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp với triết lý “hợp lý hoá và hợp tác cùng có lợi”, trong đó mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem xét và điều chỉnh sao cho hợp lý và hiệu quả nhất, bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh. Thông qua các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế như: - Giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình.
  • 29. 18 - Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh. - Góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng;ø đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý “win-win” – hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên. Trong tất cả quá trình đó, người tiêu dùng luôn được đặt ở vị trí trung tâm do vây người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhiều nhất, hướng kinh doanh vào mục tiêu phục vụ con người và vì con người. 1.3.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp Chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu?, phân phối ra sao?...Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc giảm chi phí ở đây có thể từ nhiều nguồn: thứ nhất doanh nghiệp có lợi thế quy mô khi chỉ hợp tác với một hoặc một số nhà cung ứng; thứ hai: doanh nghiệp không phải mất thời gian thay đổi nhà cung ứng khi người cung ứng hiện thời không có khả năng đáp ứng nhu cầu; giảm các chi phí giao dịch, chi phí phát triển sản phẩm... Trong hệ thống chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin liên kết trong toàn chuỗi là một yêu cầu bắt buộc, thông qua đó các thông tin về hàng hoá, thị trường... thường xuyên được cập nhật đến từng điểm của chuỗi, nhờ đó giúp giảm được thời gian và chi phí trong truyền tải thông tin. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghệp xác định được xu hướng tiêu dùng, dự báo được nhu cầu trong tương lai, từ đó có thể giảm lượng hàng hoá, vật tư tồn kho, nâng cao khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Nhờ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tăng cường quản lý cung thông qua việc sử dụng công xuất, tồn kho dự trữ từ các nhà cung ứng khác, đồng thời quản lý cầu thông qua việc sử dụng các chính sách
  • 30. 19 thương mại như chiết khấu ngắn hạn, khuyến mại…Dự báo nhu cầu được thực hiện dựa trên các số liệu bán hàng; các chương trình, hoạt động marketing; xu hướng tiêu dùng và các điều kiện kinh tế liên quan…. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tác dự báo đã được số hoá nhằm đơn giản hoá công tác dự báo, đồng thời tăng độ chính xác của các số liệu dự báo. Dự báo là tiền đề giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch về sản xuất, bán hàng, tài chính, nhân sự...,tạo điều kiện cho nghiệp luôn chủ động đối phó với các tình huống có thể xảy ra. 1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp Ở trên ta đã nhận thấy việc thực hiện chuỗi cung ứng có năm yếu tố dẫn dắt. Quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng phản ánh quá trình doanh nghiệp giải quyết năm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng: vị trí, sản xuất, lưu kho, vận chuyển và thông tin. Đây là các thành phần cấu thành nên chuỗi cung ứng, là những thông số thiết kế nhằm xác định mô hình và năng lực của một chuỗi cung ứng bất kỳ. Trong bối cảnh do những quyết định chính sách này tạo ra, một chuỗi cung ứng phát huy tác dụng của mình bằng cách thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục. Những hoạt động thiết yếu này chính là “khung xương sống” của chuỗi cung ứng. Để hiểu rõ những hoạt động này và chúng liên quan đến nhau như thế nào, chúng ta có thể sử dụng nghiên cứu về các hoạt động của chuỗi cung ứng hoặc mô hình SCOR, Mô hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150 Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supply-chain.org) phát triển. Theo mô hình này, có 4 yếu tố được xác định như sau: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối
  • 31. 20 Hình 1.4: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng Nguồn: www.supply-chain.org Theo đó, thành phần định vị được giải quyết trong giai đoạn hoạch định, giai đoạn thu mua nguyên liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần vận tải được giải quyết trong giai đoạn thu mua nguyên liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần sản xuất được giải quyết trong giai đoạn sản xuất. Thành phần lưu kho được giải quyết trong giai đoạn thu mua nguyên vật liệu và giai đoạn phân phối. Thành phần thông tin được giải quyết trong cả 4 giai đoạn 1.4.1 Hoạt động hoạch định 1.4.1.1 Hoạch định nhu cầu Hoạch định nhu cầu là quy trình xác định, tổng hợp và lựa chọn tất cả các nguồn tạo ra nhu cầu cho một chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ, phạm vi và thời gian hợp lý. Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào mà khách hàng sẽ cần, cần bao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì khách hàng sẽ cần những sản phẩm này. Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất cả nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của thị trường. Nó bao gồm những hoạt động liên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lời hứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà
  • 32. 21 kho…Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến những tổn thất to lớn cho công ty. Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nhằm để triển khai kế hoạch hợp lý nhất, về nhu cầu tương lai. Hoạch định nhu cầu đồng thời cập nhật kế hoạch cho nhu cầu tương lai, khi thay đổi này được chấp nhận và để tránh những thay đổi không quan trọng với hoạch định sản xuất và lên lịch sản xuất, thông qua việc quản lý đúng đắn những nhóm nhu cầu khác nhau. Chức năng của hoạch định nhu cầu gồm việc xác định được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, bằng cách dùng các phương pháp dự báo nhu cầu của khách hàng (bao gồm cả những xu hướng, thay đổi…) hoặc xử lý những thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ra nhu cầu. Hoạch định nhu cầu cần có hệ thống quản lý đơn hàng tới để quản lý chặt chẽ nhu cầu hiện tại của khách hàng (đơn hàng đến, đơn hàng chờ…) và phản hồi thông tin với khách hàng về ngày giao hàng. Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống hoạch định nhu cầu: - Tính tiên đoán: duy trì sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu. Điều này đòi hỏi khả năng biết trước lượng đơn hàng tới. - Tính thông tin: cố gắng thu thập thông tin từ những cuộc viếng thăm khách hàng, kinh nghiệm của những nhà quản lý để từ đó có thể tiên đoán mức độ và thời gian của những đơn hàng tương lai. - Sự ảnh hưởng: người xây dựng lịch sản xuất (master scheduler) sử dụng ảnh hưởng của mình với bộ phận marketing và kinh doanh để đưa ra những điều chỉnh về nhu cầu của khách hàng khi cần thiết nhằm tận dụng tốt hơn tài sản cố định và nguồn nhân lực. - Sự ưu tiên và phân bổ: mục tiêu của quản lý nhu cầu là để thỏa mãn tất cả nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên trong trường hợp không có đủ sản phẩm như yêu cầu, chẳng hạn trong trường hợp vật tư và nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm thiếu. Lúc này cần phải đưa ra quyết định nên sản xuất đơn hàng nào trước, đơn hàng nào phải chờ. 1.4.1.2 Hoạch định tồn kho Yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu tồn
  • 33. 22 kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Trong chuỗi cung ứng ở những công ty khác nhau, quản lý tồn kho là sử dụng tập hợp các kỹ thuật để quản lý mức tồn kho. Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. 1.4.1.3 Hoạch định sản xuất Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối ưu hóa và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thành đúng thời hạn đã định. Hoạch định sản xuất gồm có 2 thành phần điều độ sản xuất và hoạch định nguyên vật liệu 1.4.2 Hoạt động thu mua Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho nhà cung cấp. Ngoài ra cũng tổ chức cũng tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp, duy trì và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp. Công tác này thực hiện thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm được chi phí. Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan như quản lý tồn kho, mạng lưới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải. Chức năng thu mua có thể được chia thành 5 hoạt động chính sau:mua hàng, quản lý mức tiêu dung, lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng, quản lý hợp đồng. 1.4.2.1 Mua hàng Mua hàng là những hoạt động thường ngày liên quan đến việc phát hành những đơn hàng cần mua để cung cấp cho bộ phận sản xuất sản phẩm. Có hai loại sản phẩm mà công ty có thể mua: - Nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để sản xuất sản phẩm bán cho khách hàng; - Những dịch vụ MRO (bảo trì, sữa chữa, và vận hành) cần thiết cho công ty tiêu thụ trong hoạt động thường ngày. Cách thức mua hàng của hai loại sản phẩm này giống nhau rất nhiều. Khi thực
  • 34. 23 hiện quyết định mua hàng thì bộ phận cung ứng phát đơn hàng, liên hệ các nhà cung cấp và cuối cùng là đặt hàng. Có nhiều hoạt động tương tác trong quá trình mua hàng giữa công ty và nhà cung cấp: danh mục sản phẩm, số lượng đơn đặt hàng, giá cả, phương thức vận chuyển, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng và các điều khoản thanh toán. Một thách thức lớn nhất cho hoạt động mua hàng là mức độ sai số của dữ liệu khi thực hiện các hoạt động tương tác trên. Tuy nhiên, những hoạt động này có thể dự báo và xác định các thủ tục theo sau khá dễ dàng. 1.4.2.2 Quản lý mức tiêu dùng Thu mua có hiệu quả bắt đầu với việc biết được toàn công ty hay từng đơn vị kinh doanh sẽ mua những loại sản phẩm nào và với số lượng bao nhiêu. Điều này đồng nghĩa với việc tìm hiểu số danh mục sản phẩm được mua, từ nhà cung cấp nào và với giá cả bao nhiêu. Mức tiêu dùng dự tính của các sản phẩm khác nhau ở nhiều vị trí khác nhau trong công ty nên được đặt ra và sau đó định kỳ so sánh với mức tiêu dùng thực tế. Nếu mức tiêu dùng trên mức dự báo ban đầu thì cần hiệu chỉnh cho phù hợp; hay tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại. Nếu mức tiêu dùng dưới mức dự báo ban đầu thì đây là cơ hội để khai thác nhiều hơn, hay đơn giản là tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại mức dự báo ban đầu. 1.4.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác định những khả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanh của công ty. Đây là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến lựa chọn của năng lực nhà cung cấp: mức phục vụ, thời gian giao hàng đúng thời gian, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật. Để có được những đề xuất với nhà cung cấp về khả năng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ cần thiết, công ty phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại và đánh giá được những gì công ty cần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nguyên tắc chung là công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp. Đây chính là đòn bẩy quyết định quyền lực của người mua với nhà cung cấp để có được một mức giá tốt nhất khi mua sản
  • 35. 24 phẩm số lượng lớn. 1.4.2.4 Thương lượng hợp đồng Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dựa trên một danh sách đã được lựa chọn ngày càng phổ biến trong kinh doanh. Thương lượng hợp đồng có thể giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giá cả, mức phục vụ. . . Dạng thương lượng đơn giản là hợp đồng mua sản phẩm gián tiếp từ nhà cung cấp dựa vào mức giá thấp nhất. Dạng thương lượng phức tạp là hợp đồng mua nguyên vật liệu trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng tốt, mức phục vụ cao và các kỹ thuật hỗ trợ cần thiết. Các dạng thương lượng song phương mua những sản phẩm trực tiếp như sản phẩm thiết bị văn phòng, sản phẩm lau chùi, bảo trì máy móc thiết bị. ... trở nên phức tạp hơn do tất cả bị cắt giảm trong kế hoạch tổng hợp của công ty nhằm tăng hiệu quả trong mua hàng và quản lý tồn kho. Các nhà cung cấp sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp đều cần phải thiết lập ra cho mình những năng lực chung. Để công tác mua hàng hiệu quả, nhà cung cấp phải thiết lập khả năng kết nối dữ liệu điện tử cho mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo vận chuyển, gửi hóa đơn báo giá và nhận thanh toán. Quản lý tồn kho hiệu quả yêu cầu mức tồn kho phải cắt giảm. Như vậy, nhà cung cấp cần vận chuyển nhiều lần hơn, các đơn hàng phải được hoàn thành chính xác và nghiêm túc hơn. Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi phải có thương lượng về sản phẩm và giá cả bao gồm các yêu cầu dịch vụ giá trị gia tăng. Mục tiêu thương lượng phải cụ thể và có những điều khoản ràng buộc về chi phí nếu như mục tiêu không đáp ứng yêu cầu. 1.4.3 Hoạt động sản xuất Sau khi đã nhận được vật liệu từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kho khách hàng. Có thể lựa cho các phương án để sản xuất như sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất để dự trữ (make to stock) và lắp ráp theo đơn hàng (engineer to order). Nhiều vấn đề cần được quan tâm trong suốt quá trình sản xuất là kiểm định vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói…Để tiết giảm chi phí càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào hoạt
  • 36. 25 động gia công. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đề ra. 1.4.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất Nếu như dự báo cầu sản phẩm là khâu quyết định sẽ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ gì, thì những kết quả của nó sẽ là cơ sở quan trọng trong thiết kế sản phẩm/dịch vụ và lựa chọn quá trình sản xuất. Dựa vào những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn, thiết kế sản phẩm/dịch vụ nhằm bảo đảm cung cấp đúng những gì thị trường cần và phù hợp với khả năng sản xuất của mình. Công việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ và quá trình với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản trị, chuyên viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó được tiến hành qua hàng loạt các bước theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu tạo, thành phần và những đặc tính kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi phương pháp và quá trình công nghệ sản xuất tương ứng. Vì vậy, những đòi hỏi về sản phẩm/dịch vụ sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế và lựa chọn quá trình sản xuất. Việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm dựa trên tính năng yêu cầu và công nghệ sẵn có. Một bản thiết kế sản phẩm tốt khi có sự kết hợp của 3 khía cạnh: thiết kế, cung ứng và sản xuất. Điều này mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ sản xuất sản phẩm và hoạt động chuỗi cung ứng. Giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng hơn và cạnh tranh hiệu quả về mặt chi phí. 1.4.3.2 Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là phân bổ công suất có sẵn (thiết bị, lao động, nhà máy) cho việc sản xuất sản phẩm cần thiết. Mục tiêu là sử dụng công suất sẵn có hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất. Thực hiện một kế hoạch điều độ sản xuất là một quá trình tìm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu đối kháng nhau: - Mức sử dụng cao: Điều này có nghĩa là vận hành sản xuất trong dài hạn, sản xuất tập trung và có nhiều trung tâm phân phối. Ý tuởng này xuất phát từ học thuyết kinh tế vì qui mô và thu được nhiều ích lợi từ học thuyết này.
  • 37. 26 - Mức tồn kho thấp: Điều này nghĩa là vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giao các nguyên vật liệu thô đúng lúc -JIT (Just In Time). Ý tưởng này cực tiểu hóa tài sản và dòng tiền mặt bị ứ đọng trong hàng tồn kho. - Mức phục vụ khách hàng cao: Thông thường yêu cầu mức tồn kho cao hay vận hành sản xuất trong ngắn hạn. Mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh chóng và không để hết hàng tồn kho cho bất cứ sản phẩm nào. Khi một sản phẩm đơn lẻ được sản xuất ở một nhà máy được chỉ định, điều độ sản xuất có nghĩa là tổ chức vận hành tại mức yêu cầu càng hiệu quả càng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm. Khi có nhiều sản phẩm khác nhau được sản xuất trên một dây chuyền hay nhà máy sản xuất đơn thì điều độ sản xuất càng phức tạp hơn. Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất trong một vài thời đoạn sau đó sẽ chuyển sang sản xuất sản phẩm kế tiếp. Bước đầu tiên trong kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm là xác định qui mô của đơn hàng cần sản xuất. Điều này cũng giống như tính EOQ trong quá trình kiểm soát hàng tồn kho. Tính toán qui mô của đơn hàng bao gồm quá trình cân đối giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho. Nếu hoạt động sản xuất thường xuyên, thực hiện theo những lô nhỏ thì chi phí sản xuất sẽ cao và mức tồn kho thấp. Nếu chi phí sản xuất thấp do hoạt động sản xuất dài thì mức tồn kho sẽ cao và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho sẽ gia tăng. 1.4.4 Hoạt động phân phối Quy trình phân phối là một khâu rất quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng đó. Các vấn đề cần quan tâm trong quá trình này là: 1.4.4.1 Quản lý đơn hàng trong phân phối Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn
  • 38. 27 hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng...Công ty phác thảo ra đơn hàng và liên hệ với nhà cung cấp để thực hiện đơn hàng này. Nhà cung cấp hoặc sẽ thực hiện đơn hàng ngay bằng hàng tồn kho của mình, hoặc sẽ tìm kiếm nguồn thay thế từ nhà cung cấp khác. Nếu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng điền vào phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói và hóa đơn báo giá. Nếu sản phẩm là nguồn thay thế từ những nhà cung cấp khác, thì nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng đầu tiên đưa vào đơn hàng của nhà cung cấp thay thế. Nhà cung cấp đó hoặc sẽ thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, hoặc sẽ sử dụng một nguồn thay thế nữa từ những nhà cung cấp khác. Sau đó, đơn hàng nhà cung cấp nhận được sẽ được đưa lại vào các chứng từ như phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói, phiếu lấy hàng và hóa đơn báo giá. Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong suốt chuỗi cung ứng. 1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng. Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí. 1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu. 1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi. Để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài
  • 39. 28 lòng của khách hàng. Ví dụ: một công ty hỏi khách hàng của mình: chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? Những câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa hài lòng lắm, (1) thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trong tổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng. Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về một hay nhiều câu hỏi dưới đây: - Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử dụng? - Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào? - Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần? Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán. Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Ví dụ: số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu Clear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng khách hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%, thông thường người ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ. Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục. 1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Ví dụ: nếu mức tồn kho là 10 triệu
  • 40. 29 đồng và chúng ta bán lượng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng ta có 100 ngày tồn kho. Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
  • 41. 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tecomen 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tecomen là Tập đoàn hàng đầu về sản phẩm máy lọc nước gia đình, cây nước nóng lạnh, máy lọc không khí, thiết bị lọc nước biển, thiết bị lọc nước công nghiệp và các thiết bị điện gia dụng cao cấp như quạt mát, quạt sưởi, ấm siêu tốc, máy sấy quần áo, nồi chiên không khí ...Tập đoàn TECOMEN (Tecomen Group) – Tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Ứng dụng VPS, được thành lập từ năm 2006, chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối các thiết bị máy lọc nước, các thiết bị gia dụng, chăm sóc sức khỏe .... Trải qua những năm tháng xây dựng và phát triển, TECOMEN đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực được người tiêu dùng biết đến qua các thương hiệu nổi tiếng: Máy lọc nước Karofi, Thiết bị gia dụng Korihome .... Dưới đây la một số thông tin khai quát về công ty cổ phần Tecomen: - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tecomen - Tên giao dịch: Tecomen.,jsc - Tên viết tắt: Tecomen group - Địa chỉ trụ sở giao dịch: Tầng 6 tòa nhà Linh An, Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam - Địa chỉ nhà xưởng: Khu công nghiệp Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên - Điện thoại số: 0436288697 - Website: tecomen.com - Số Fax: (84-61). 3892223 Mã số thuế: 0102027642 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 08/09/2006. Công ty có rất nhiều các sản phẩm về máy lọc nước và linh kiện máy lọc nước: máy lọc nước gia đình, máy lọc nước văn phòng, máy lọc nước công
  • 42. 31 ngiệp, hệ thống lọc nước sinh hoạt, các loại cây nước nóng lạnh,…Điều này mang đến cho Khách hàng sự lựa chọn phong phú, đa dạng từ những sản phẩm phổ biến đến những sản phẩm theo đơn đặt hàng riêng (OEM) với các dịch vụ, chính sách bán hàng hết sức linh hoạt. Hiện nay, Tập đoàn đã đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu & phát triển sản phẩm (Trung tâm R&D) và nhà máy sản xuất với quy mô lớn với những trang thiết bị, máy móc hiện đại và đang trong quá trình tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Mạng lưới phân phối của tập đoàn bao gồm các công ty con, chi nhánh, đại lý rộng khắp trên cả nước và đang mở rộng ra thị trường quốc tế, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu có tiếng được nhiều người biết đến. Đội ngũ nhân lực của tập đoàn ngày càng được nâng cao cả về quy mô lẫn trình độ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến thời điểm hiện nay, tập đoàn có trên 1400 cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc ở nhiều tổ chức uy tín và chuyên nghiệp trong đó không ít các cán bộ công nhân viên ở vị trí quan trọng từng làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia. Đặt ra mục tiêu tới năm 2020, Tecomen trở thành tập đoàn hàng đầu về sản xuất, phân phối nội địa và xuất khẩu các mặt hàng về máy lọc nước, hàng gia dụng, thiết bị điện tử, công nghệ ... 2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi Tạo ra những giá trị khác biệt đóng góp cho cuộc sống hạnh phúc hơn của mọi người trên hành tinh xanh tươi đẹp. Tầm nhìn 2040 là một trong 10 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực môi trường và điện gia dụng. Giá trị cốt lõi : Uy tín, tôn trọng con người , sáng tạo, ý chí dẫn đầu, kiên định, trách nhiệm xã hội 2.1.3 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Tecomen Với Sứ mệnh: “ Tạo ra những giá trị khác biệt đóng góp cho cuộc sống hạnh phúc hơn của mọi người trên hành tinh xanh tươi đẹp”. Mục tiêu hàng đầu của Tecomen là đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng ngày càng tăng, và sự ổn định lâu dài. Từ đó đảm bảo cho đối tác có thể kinh doanh dài hạn, gia tăng giá trị thương hiệu và tạo ra lợi nhuận bền vững. Mô hình kinh doanh tập trung vào những dòng sản phẩm cốt lõi thuộc lĩnh vực môi trường mở ra cơ hội để Tecomen liên tục
  • 43. 32 cho ra đời các sản phẩm có giá thành phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính phong phú về thiết kế, kiểu dáng cũng như các tính năng đi kèm. Đặc biệt là có đủ nguồn lực trong việc nghiên cứu và phát triển ra các công nghệ dẫn dắt xu hướng thị trường. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen Nguồn: Phòng hành chính công ty cổ phần Tecomen Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen khá chặt chẽ. Cơ cấu của công ty đã bao gồm đầy đủ các phòng ban và được phân định rõ trách nhiệm từng phòng ban, không có sự trùng lặp trách nhiệm giữa các phòng. 2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty Hiện nay sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên phạm vi cả nước, chất lượng sản phẩm và thương hiệu Karofi của Tecomen đã được khẳng định trên thị trường. Nhiều mặt hàng được người tiêu dùng tín nhiệm và là những mặt hàng đứng đầu dòng sản phẩm như máy lọc nước thông minh iRO 2.0, 7 cấp, 8 cấp, 9 cấp, Máy lọc nước Bán công nghiệp 30l/h, hệ thống máy lọc nước công suất 1500l/h, cây nước nóng lạnh … Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm và khá ổn định, bảng dưới đây cho chúng ta số liệu về doanh thu của công ty từ năm 2014-2016:
  • 44. 33 Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Doanh thu tiêu thụ 619.31 714.07 825.46 Tỷ lệ % tăng trưởng 14.90% 15.30% 15.60% Nguồn: Phòng kế toán công ty cổ phần Tecomen 2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen 2.2.1 Hoạt động hoạch định 2.2.1.1 Dự báo và lập kế hoạch kinh doanh Trong công tác lập kế hoạch sản xuất công ty đã đề ra hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: mục tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất, mục tiêu doanh thu, mục tiêu sản lượng, mục tiêu lợi nhuận…Căn cứ vào đó cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu để đạt được đích đến đã đề ra. Nó còn là động lực cho sự phát triển chung của công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các công việc dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản lượng , doanh thu, sản phẩm sản xuất chủ yếu, tổng vốn đầu tư thực hiện, số người đang làm việc, lợi nhuận…Ở công ty cổ phần Tecomen việc lập kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn (ngắn hạn , trung hạn, dài hạn ) và phù hợp với từng loại hình sản xuất của công ty. Hiện nay, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau: - Kế hoạch ngắn hạn : kế hoạch tháng ,quý , nửa năm. - Kế hoạch trung hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “kế hoạch hằng năm”. Để định hướng chiến lược phát triển lâu dài công ty còn có kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược kéo dài trong thời gian từ 5 đến 10 năm.
  • 45. 34 Các căn cứ lập kế hoạch của công ty Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường: Nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng đầu tiên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Thông qua việc nghiên cứu thị trường công ty sẽ nắm được những thông tin về giá cả, tình hình cung cầu, sự phát triển của ngành công nghiệp trong tương quan chung từ đó đề ra những phương án chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh cho công ty. Hằng năm công ty thường tiến hành nghiên cứu thị trường trước để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Cụ thể là hằng năm công ty đều phải xem xét tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan như dự báo tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, thị trường hàng gia dụng và máy lọc nước trong năm tiếp theo, đối thủ cạnh trạnh trên thị trường,… Căn cứ vào năng lực hiện có của công ty: Khi tiến hành lập kế hoạch một căn cứ không kém phần quan trọng đó là căn cứ vào năng lực hiện có của công ty để từ đó biết được hiện nay công ty đang đứng ở đâu? năng lực sản xuất kinh doanh là bao nhiêu? công nghệ như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi đó , công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: Năng lực về số lượng máy móc thiết bị, công nghệ, lao động, năng lực sản xuất của công ty … Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước: Khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm ngoài việc căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch năm, chỉ tiêu kế hoạch do công ty giao, năng lực hiện có của công ty, kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường thì công ty còn căn cứ vào tình hình đánh giá kế hoạch thực hiện năm trước, tức là xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu, đạt được những kết quả gì và còn tồn tại những gì…để từ đó đề ra kế hoạch cho năm tới. Trong công ty thường xây dựng kế hoạch tháng, quý và sau mỗi một tháng hay một quý công ty thường tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra để làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch cho tháng và dài hơn cho kế hoạch năm tiếp theo.