SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẠ LONG
Chương trình: Điều hành cao cấp - EMBA
NGUYỄN TIẾN DŨNG
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG
Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình: Điều hành cao cấp - EMBA
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên: Nguyễn Tiến Dũng
Người hướng dẫn: TS Cao Đinh Kiên
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Cao Đinh Kiên. Số liệu nêu trong luận văn
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà
nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông
tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng
với nguồn trích dẫn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS Cao Đinh
Kiên, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả
chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin được chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh
doanh, Khoa Đào tạo sau đại học, Trường đại học Ngoại Thương đã tạo những điều
kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn doanh nghiệp mà
tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu phân tích và các chuyên gia trong các lĩnh
vực liên quan đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác
đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn vẫn còn những thiếu sót.
Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...6
1.1.Tín dụng ngân hàng.........................................................................................6
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.................................................................6
1.1.2. Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng.........................................7
1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng ...............................................................8
1.1.3.1. Mục đích cho vay............................................................................8
1.1.3.2. Khả năng sinh lời............................................................................8
1.1.3.3. Đa dạng hóa rủi ro .........................................................................9
1.1.3.4. Tính an toàn....................................................................................9
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng................................................................9
1.1.4.1. Với ngân hàng.................................................................................9
1.1.4.2. Với khách hàng .............................................................................10
1.1.4.3. Với nền kinh tế ..............................................................................10
1.1.5. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng..................................................11
1.1.5.1. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân............................................11
1.1.5.2. Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá................13
1.1.5.3. Cho thuê tài chính.........................................................................13
1.1.5.4. Bảo lãnh........................................................................................13
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng...................................................................14
1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng............................14
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng
thương mại.........................................................................................................15
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng...............................17
1.3.1. Các chỉ tiêu định tính..............................................................................17
iv
1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...........................................................................18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng......................22
1.4.1. Ảnh hưởng từ phía khách hàng .............................................................22
1.4.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng ...............................................................22
1.4.3. Ảnh hưởng hưởng từ môi trường kinh doanh.......................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG..............27
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam -Chi nhánh Hạ Long .................................................................27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hạ Long ..............27
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long
............................................................................................................................30
2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long ...........33
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long
...............................................................................................................................39
2.2.1.Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính...........39
2.2.1.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng..................................................39
2.2.1.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát ........................................................42
2.2.1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng..................................................43
2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định
lượng ..................................................................................................................44
2.2.2.1. Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và
dư nợ cho vay.............................................................................................44
2.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay............................................................45
2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng ................................................................47
2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Hạ Long........................................................................47
2.2.2.5. Cơ cấu vốn đầu tư.........................................................................48
2.2.2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay ....................................................50
2.2.2.7. Tỷ lệ đầu tư rủi ro.........................................................................50
v
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long51
2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................51
2.3.2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân chủ yếu ........................................52
2.3.2.1. Hạn chế, khó khăn ........................................................................52
2.3.2.2. Nguyên nhân .................................................................................53
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG..............56
3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long.........56
3.1.1. Định hướng phát triển ............................................................................56
3.1.2. Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi
nhánh .................................................................................................................58
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.............................59
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên trong Ngân hàng BIDV – Chi
nhánh Hạ Long.....................................................................................................59
3.2.1.1. Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng .....................59
3.2.1.2. Tuân thủ chặt chẽ hơn biện pháp bảo đảm tín dụng ....................61
3.2.1.3. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tín dụng
....................................................................................................................63
3.2.1.4. Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc
kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng .......................................................65
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên ngoài Ngân hàng BIDV - Chi
nhánh Hạ Long .................................................................................................66
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân
tích tín dụng ...............................................................................................66
3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường..........67
3.2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức mở rộng hoạt động cho vay, tăng
cường tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh..........................71
3.2.2.4. Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.......72
3.2.3. Giải pháp khác.........................................................................................73
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................75
vi
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ..........................................................................75
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ......................................77
3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan...............................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................82
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment
and Development of Vietnam)
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMCP Thương mại cổ phần
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017...........34
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh BIDV Hạ Long........................................36
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long....38
Bảng 2.4: Thống kê khách hàng tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 ............................43
Bảng 2.5: Số lượng khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân
hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong năm 2017......................................................44
Bảng 2.6: Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và dư nợ
cho vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long....................................................45
Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn ..............................................................................45
Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long.........47
Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long..............48
Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư tại BIDV Hạ Long 2015 – 2017...............................49
Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay ..............................................................50
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long ....................31
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ
Long ..........................................................................................................................38
Biểu đồ 2.3: Hiệu suất sử dụng vốn ..........................................................................46
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, với nền kinh tế thị trường non trẻ đang trong thời kỳ chưa ổn
định, với môi trường pháp lý còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện,
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp không ít khó khăn.
Một khó khăn mà mọi ngân hàng thương mại đang phải tìm cách vượt qua là chất
lượng tín dụng còn đang ở mức thấp. Hiện nay, nợ quá hạn và nợ khó đòi ở hầu hết
các ngân hàng thương mại đều đang ở mức cao. Bên cạnh đó, các quy phạm pháp
luật liên quan đến hoạt động tín dụng luôn được cập nhật buộc các ngân hàng phải
nhanh chóng bắt kịp và điều chỉnh cho phù hợp. Điển hình là gần đây NHNN vừa
ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng.
Chính vì vậy việc phân tích và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách và chiến lược được các ngân hàng thương
mại hết sức quan tâm. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều ngân hàng
thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và
đang chủ động đổi mới và thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng. Tuy bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận nhưng vẫn còn
nhiều bất cập chưa được giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín
dụng, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 đưa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tác
giả đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động ngân hàng luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều
ban ngành, đoàn thể, cá nhân cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có không ít các đề
2
tài nghiên cứu được thực hiện về chủ đề chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại. Có thể kể đến một số nghiên cứu như:
Luận văn về đề tài “Phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển - chi nhánh Quang Trung - Thực trạng và giải pháp”
của tác giả Trần Thanh Phúc ( Khoa TCNH- ĐH KTKT công nghiệp) thực hiện
năm 2017. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích một cách chính xác,
khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, để từ đó đề ra những giải pháp
hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Quang Trung.
Luận văn nghiên cứu về “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Lê Ca năm 2011
thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tuy thời gian
hoàn thành luận văn là năm 2011, tuy nhiên, luận văn của tác giả tập trung phân
tích, làm rõ những vấn đề chung về hoạt động tín dụng ngân hàng, tính dụng cá
nhân giai đoạn 2009 -2011. Qua những thông tin được nghiên cứu, tác giả đúc kết
kinh nghiệm, từ đó chỉ ra giải pháp phát triển hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu của tác giả Vân Hà Huỳnh Giao thực hiện năm 2015 tại
trường Đại học Kinh tế TPHCM với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng ngắn hạn tại Ngân hàng ACB - chi nhánh An Sương”. Qua luận văn này, tác
giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng
ngắn hạn của Ngân hàng ACB chi nhánh An Sương giai đoạn 2014 - 2015. Đặc biệt
tại luận văn này, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại, nêu rõ và phân
tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
ngắn hạn tại ngân hàng này đồng thời đề xuất giải pháp cải thiện có tính khả thi.
Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Viện tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
về đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng VCB chi
nhánh Đắk Lắk” thực hiện năm 2014. Trong luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu
về vấn đề nguồn vốn của ngân hàng có đáp ứng được khả năng cho vay trung và dài
hạn hay không đồng thời phân tích dư nợ tín dụng có tương xứng với khối lượng
3
huy động vốn hay không? Qua kết quả nghiên cứu này, tác giả đề ra giải pháp cân
đối nguồn vốn sao cho hoạt động có hiệu quả nhất.
Luận văn của tác giả Đinh Thị Thanh Huyền tại Trường Đại học Kinh tế Tp
HCM 2012 về đề tài: “Thực trạng chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn”.
Luận văn nghiên cứu tập trung về chất lượng tín dụng của các khoản cho vay dựa
trên cơ sở hiệu quả của các khoản vay này cả về 2 phía đó là người sử dụng và ngân
hàng cũng như lợi ích xã hội. Qua đó tác giả cũng đề xuất các biện pháp sử dụng
nguồn vốn tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại
các ngân hàng thương mại, ví dụ như bài báo của tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc
Toản “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học năm 2014, bài của tác giả Nguyễn Thị
Bích Vượng “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng hiện nay” trên Tạp chí Kinh tế và
Dự báo năm 2014, bài báo của tác giả Phan Đình Anh và Nguyễn Thị Thiều Quang
“Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ
qua kênh tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế
& Phát triển năm 2017.
Mặc dù có khá nhiều đề tài nghiên cứu đã được thực hiện về giải pháp nâng
cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động tín
dụng luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể và từng ngân hàng cụ thể.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lĩnh vực này luôn là điều cần thiết, nhất là khi nền
kinh tế thay đổi theo từng ngày, từng giờ và các chính sách về kinh tế, xã hội luôn
được đổi mới.
Các đề tài trên đa số đều chỉ áp dụng tại một đơn vị cụ thể, tại một ngân hàng
chi nhánh trong khi mỗi ngân hàng với các điều kiện và yếu tố tác động khác nhau
cần có các giải pháp riêng biệt. Trong khi đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Hạ Long lại chưa hề có đề tài cũng như một công trình nghiên
cứu nào thực hiện về vấn đề này. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
4
Hạ Long” là điều khá thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn và không hề trùng lặp với các
đề tài trước đó.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Trên cơ cở làm rõ những lý luận về chất lượng tín dụng của
ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng tại
ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long, luận văn đề
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long trong giai đoạn 2018-2020.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương
mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh Hạ Long
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long
+ Về không gian: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long
+ Về thời gian: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long trong giai đoạn 2015 - 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Cụ
thể, thông tin về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
5
Nam – Chi nhánh Hạ Long được thu thập để tiến hành so sánh, phân tích và đánh giá
nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về chất lượng tín dụng ngân hàng
Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.Tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế hàng hoá, luôn tồn tại những người tạm thời có nguồn vốn
nhàn rỗi và có nhu cầu cho người khác vay nhằm thu lãi, đồng thời có một số người
tạm thời thiếu vốn và có nhu cầu đi vay để thực hiện các mục đích khác nhau. Điều
này làm nảy sinh sự dịch chuyển dòng vốn từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu và
cần vốn với điều kiện hoàn trả cả tiền vốn và một khoản tiền lãi vay – lợi nhuận thu
được từ vốn cho vay. Đây chính là quan hệ tín dụng: Quan hệ tín dụng được hình
thành từ rất sớm, ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, mối qua hệ
thô sơ nhất đã xuất hiện. Trải qua thời gian phát triển dài quan hệ tín dụng có bước
phát triển qua nhiều hình thức từ đơn giản đến phức tạp như ngày nay. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường sự giao lưu hợp tác qua từng thời kỳ, từng giai
đoạn, từng hình thái kinh tế mà dần hình thành nên cách hình thức tín dụng đa dạng,
trình độ cao. Trong các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng, tín
dụng là hoạt động cơ bản quan trọng nhất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tài
sản. Đây cũng chính là hoạt động tạo ra mức thu nhập từ lãi lớn nhất nhưng đồng
thời cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro cao nhất. Công tác tín dụng cần phải
được quan tâm và chú trọng quyết định chủ yếu đến sự tồn tại và phát triển của
ngân hàng. Một số khái niệm về tín dụng ngân hàng được các nhà kinh tế học đưa ra
như sau:
 Tín dụng (credit): là cách chuyển dịch quỹ (vốn) từ người cho vay (chủ
thể thặng dư tiết kiệm) sang người đi vay (chủ thể thiếu hụt tiết kiệm) (Frederic
S.Mishkin, 2015).
 Đối với các quan hệ tài chính cụ thể: Tín dụng là những giao dịch tài sản
có sự đảm bảo hoàn trả giữa 2 chủ thể. Ví dụ điển hình tiêu biểu nhất và thường
xuyên diễn ra trong nền kinh tế đó là giao dịch giữa ngân hàng và các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng sẽ cung cấp tiền cho vay cho các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân này và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận người vay
phải thanh toán cả gốc và số tiền lãi tương ứng.
7
 Tín dụng còn được hiểu là một số tiền mà các tổ chức tài chính chính cho
khách hàng vay
 Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức,
các nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước ”.
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn thực hiện giữa ngân hàng với
các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vốn không được dịch chuyển
trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà được dịch chuyển gián tiếp
thông qua trung gian đó chính là các Ngân hàng. Nó cũng mang bản chất vay mượn
có hoàn trả cả gốc và lãi sau thời gian xác định, chuyển quyền sử dụng vốn bình
đẳng vì mục đích cả 2 bên cùng có lợi: Ngân hàng thu lãi từ khoản vay, người vay
có vốn để thực hiện nhu cầu của bản thân hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng
Thực chất tín dụng là một quan hệ về kinh tế giữa người đi vay và người cho
vay, sự vận động của vốn từ người cho vay sang người đi vay và trở lại với người
cho vay sau một khoảng thời gian nhất định với mức giá trị cao hơn. Ba yếu tố
chính cấu thành nên tín dụng và cũng là đặc trưng của hoạt động này đó là: lòng tin,
thời hạn và sự hứa hẹn hoàn trả. Cụ thể:
 Tín dụng là có lòng tin
“Tín dụng” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Khái niệm “tín
dụng” cũng đã chỉ ra rằng đây là sự cho vay có hứa hẹn về thời gian hoàn trả và
mức lãi cho khoản vay. “Tín dụng” là mức tín nhiệm, lòng tin của người, đơn vị cho
vay dành cho người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy chỉ là yếu tố vô hình nhưng là cơ sở
để hình thành tín dụng. Lòng tin được hình thành từ cả 2 phía, người cho vay tin
tưởng vào người đi vay sẽ hoàn trả đúng thời gian, đúng số lượng như đã thoả thuận
người đi vay cảm nhận được người cho vay có khả năng đáp ứng đủ lượng vốn
trong khoảng thời gian mong muốn với mức lãi suất có thể chấp nhận được. Nếu
8
không thì quan hệ tín dụng không thể hình thành. Tuy nhiên lòng tin của người cho
vay đối với người đi vay đóng vai trò quan trọng hơn bởi họ là người đem tài sản,
tiền bạc, nguồn vốn của mình cho người khác sử dụng nên rủi ro sẽ cao hơn.
 Tín dụng là có tính thời hạn
Không giống với quan hệ mua bán hàng hoá thông thường tín dụng chỉ
chuyển quyền sử dụng vốn chứ không chuyển quyền sở hữu khoản vay đó. Người đi
vay được phép sử dụng giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ trong một
khoảng thời gian đã thống nhất với người cho vay. Sau khi hết thời hạn cam kết
người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ giá trị của khoản vay ban đầu cùng với
khoản tiền lãi tương ứng mức lãi suất theo thoả thuận ban đầu. Như vậy có thể thấy
người cho vay chỉ bán “giá trị sử dụng” (quyền sử dụng) chứ không bán “giá trị”
của khoản vay trong thời gian xác định cụ thể.
 Tín dụng là có tính hoàn trả
Là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, tạo nên sự khác biệt
với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi đi hết một vòng tuần hoàn, hoàn thành một
chu kỳ sản xuất và trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng sẽ được hoàn trả lại cho
người cho vay cộng thêm phần lãi tương ứng. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là
“hoàn hảo” nếu có được các đặc trưng trên, có nghĩa là người đi vay hoàn trả được
gốc và lãi đầy đủ, đúng thời hạn.
1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng
1.1.3.1. Mục đích cho vay
Đồng vốn khi cho vay phải thực hiện theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch
sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là được người đi vay sử dụng phù hợp với kế
hoạch sản xuất và phát triển kinh tế của xã hội, được nhà nước cho phép và có hiệu
quả. Người vay vốn phải có phương án sử dụng rõ ràng, phục vụ kế hoạch kinh
doanh khả thi. Tuy nhiên thực tế hiện nay không phải cá nhân, doanh nghiệp nào
sau khi vay vốn cũng thực hiện đúng mục đích như đã thoả thuận.
1.1.3.2. Khả năng sinh lời
9
Bất cứ đồng vốn nào khi tham gia đầu tư đều với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận. Do vậy các khoản vốn vay Ngân hàng cung cấp cho khách hàng vay cũng
nhằm thực hiện mục tiêu này. Ngân hàng thực hiện huy động vốn từ các nguồn tiền
nhàn rỗi trong xã hội tập trung và cung cấp lại cho các cá nhân, doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn để sử dụng cho tiêu dùng và kinh doanh. Sự chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất đi vay sẽ tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đây là nguồn lãi
chủ yêu cho toàn bộ hoạt động của toàn Ngân hàng. Do đó cần phải tính toán để đưa
ra mức lãi suất hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động tín dụng nhưng vẫn
phải hài hoà lợi ích các bên.
1.1.3.3. Đa dạng hóa rủi ro
Nhu cầu về vốn vay tới từ các thành phần kinh tế khác nhau với các đặc điểm
khác nhau. Để gia tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần đáp ứng được tất cả các nhu cầu
đa dạng này. Điều này không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn đa dạng hoá rủi ro tức
là Ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn đầu tư hơn để giảm thiểu việc tập trung rủi ro
vào một loại tín dụng duy nhất.
1.1.3.4. Tính an toàn
Mọi đồng vốn khi cung cấp đều phải được đảm bảo về khả năng sinh lãi và
thu hồi đúng hạn. Do vậy hầu hết các khoản vay Ngân hàng đều đi kèm với các quy
định bắt buộc và tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm chính là yếu tố để tạo lòng tin
của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Ngân hàng căn cứ
vào giá trị của tài sản để xác định mức cho vay và thời gian vay tối ưu.
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng
1.1.4.1. Với ngân hàng
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các ngân hàng đó là tối đa hoá
lợi nhuận, phát triển và mở rộng quy mô. Ngân hàng tìm kiếm nguồn thu thông qua
việc cung cấp các hoạt động dịch vụ như thanh toán, tư vấn, trong đó nguồn thu lớn
nhất đến từ hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng). Chính vì vậy mọi ngân hàng
đều chú trọng và tìm kiếm nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tín dụng.
10
Ngân hàng có tư cách là trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc huy
động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hôi và tiến hành hoạt động cho vay dưới
nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu đi vay và sử dụng của khách
hàng. Điều tất yếu đó là mức lãi suất cho vay sẽ cao hơn lãi suất đi vay và khoản
chênh lệch này chính là điều tạo nên nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng. Đây
chưa phải là toàn bộ khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được tuy nhiên trong toàn
bộ các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện thi nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ
yếu nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nền kinh tế hội nhập hoạt động theo cơ chế thị trường, môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi hoạt động tín dụng của ngân hàng phải phát triển và
trở nên đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh
tranh. Hệ thống ngân hàng thương mại luôn phải tìm cách để nâng cao chiến lược
tín dụng của mình bằng cách mở rộng tín dụng và cải tiến chất lượng.
1.1.4.2. Với khách hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về vốn của
các tổ chức, doanh nghiệp mà còn phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư xá hội. Bất cứ
ai đều có lúc cần tới lượng tiền để thực hiện các nhu cẩu của bản thân hay mục đích
kinh doanh, đầu tư khác,… Tuy nhiên không phải khi nào chúng ta cũng có sẵn tiền,
tài sản để sử dụng ngay. Khi đó việc tìm đến các khoán tiền vay là lựa chọn được
nhiều người áp dụng. Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàng còn có các tổ chức tín
dụng khác cung cấp nguồn vốn cho vay với nhiều hạn mức đa dạng, đáp ứng tối đa
mọi nhu cầu.Với loại vốn này, khách hàng sẽ nhanh chóng được cấp vốn để phát
triển kinh tế gia đình, mua sắm hay chi tiêu sinh hoạt,…Ngoài ra nhà nước còn thực
hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển đời sống người dân, giúp các gia đình
thuộc diện nghèo đói dễ dàng tiếp cận các khoản vốn vay với lãi suất thấp, cải thiện
cuộc sống, tạo công ăn việc, xoá đói giảm nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp, ổn định
trật tự xã hội.
1.1.4.3. Với nền kinh tế
Có thể nói mọi hoạt động kinh doanh trong các tổ chức kinh tế đều phải cần
có vốn. Lượng vốn phải cung cấp đủ mới có thể duy trì và phát triển sản xuất, kinh
11
doanh, dịch vụ,… Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng tăng lên.
Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã
chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn trong nước
là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng..".
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta đều biết rằng muốn phát
triển kinh tế, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh thì trước hết là phải có vốn
(vốn bằng tiền). Và để có lượng vốn lớn, cần phải có tổ chức đủ thẩm quyền, có đủ
năng lực đứng ra huy động và tập trung, sẵn sàng cung cấp để đem đi sử dụng. Thực
tế ở bất kỳ quốc gia nào đều có 2 tổ chức chuyên thực hiện công việc này đó là quỹ
tài chính (tổ chức tài chính) và quỹ tín dụng (tổ chức tín dụng). Tuy nhiên phần lớn
là do tài chính tín dụng thực hiện.
Có thể khái quát vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đó là đã
góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, tăng cường lưu thông tiền tệ và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, là công cụ quan trọng, hữu hiệu phát triển và mở rộng kinh tế
trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác, là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến
lược quốc gia. Khi vốn tín dụng ngân hàng được thể hiện đúng chức năng và vai trò
của mình sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong toàn xã hội, góp phần không
nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.1.5. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng
1.1.5.1. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân
Bao gồm các hình thức cho vay như sau:
 Thấu chi: Ngân hàng cho vay cho phép người vay được phép chi vượt (bội
chi) mức số dư tiền gửi thanh toán. Ngân hàng sẽ thu lãi đối với phần tiền mà khách
hàng đã chi vượt.
Một ví dụ minh hoạ dễ hiểu: khách hàng được cấp hạn mức thấu cho trên tài
khoản của mình là 10 triệu có nghĩa là khi tài khoản hết tiền (số dư bằng 0), khách
hàng vẫn có thể rút/thanh toán âm tối đa thêm 10 triệu. Sau đó khi nộp tiền vào tài
12
khoản, số tiền nộp sẽ bù vào phần tiền âm. Ngân hàng sẽ chỉ tính lãi với số tiền âm
trong tài khoản.
Hiện nay chưa có một quy định thống nhất về điều kiện cho phép vay thấu
chi ở các ngân hàng thương mại. Tuy thuộc vào chiến lược kinh doanh, mỗi ngân
hàng sẽ có quy định khác nhau. Có hai dạng thấu chi là:
+ Vay thấu chi tín chấp: cho vay dựa trên tài khoản trả lương mà không cần tài sản
đảm bảo. Tuy nhiên hạn mức vay của hình thức này thường không được cao.
+ Vay thấu chi thế chấp: vay có tài sản đảm bảo, những loại tài sản có giá trị cao.
Hạn mức vay của hình thức này cao hơn rất nhiều.
 Cho vay trực tiếp từng lần: Hình thức cho vay này được áp dụng đối với
những khách hàng cá nhân, tổ chức không có nhu cầu vay thường xuyên hay các
trường hợp không có đủ điều kiện dể cấp hạn mức thấu chi. Có nhiều mức kỳ hạn
được đưa ra nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vay. Khi hết kỳ hạn, ngân hàng sẽ thu cả
gốc và lãi.
 Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức
tín dụng. Hạn mức tín dụng được tính trên cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa mà
khách hàng nhận được tại thời điểm tính. Đặc điểm của hình thức cho vay này đó là
không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng. Việc thu nợ được ngân hàng
thực hiện khi khách hàng có thu nhập.
 Cho vay luân chuyển: nghiệp vụ cho vay dựa trên luận chuyển của hàng
hoá. Hình thức cho vay này thường được áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh
thương nghiệp hoặc sản xuất có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn ngày, hoạt động vay
trả thường xuyên, có tính ổn định. Doanh nghiệp khi mua hàng hoá, vật tư, trang
thiết bị có thể thiếu vốn và ngân hàng cho vay để thực hiện mua và sẽ thu nợ khi
doanh nghiệp tiến hành bán hàng. Cho vay luận chuyển đồi hỏi Ngân hàng lẫn
doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch sản xuất, luân chuyển hàng hoá để dự
báo ngân quỹ phù hợp, đảm bảo nguồn vốn chính xác.
13
 Cho vay trả góp: Ngân hàng cho phép khách hàng trả tiền gốc làm nhiều
đợt trong thời hạn xác định. Hình thức cho vay trả góp ngày nay rất phổ biến,
thường được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định
hoặc hàng lâu bền
 Cho vay gián tiếp: Hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian,
thường được áp dụng tại những nơi có nhiều khoản vay nhỏ lẻ, khách hàng không
tập trung, phân tán, cách xa ngân hàng
1.1.5.2. Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
Khách hàng có thể sử dụng thương phiếu và các giấy tờ có giá để xin chiết
khấu trước hạn. Số tiền mà Ngân hàng cấp (ứng trước) sẽ phụ thuộc vào mức lãi
chiết khấu, thời hạn chiết khấu và giá trị của cổ phiếu hay các giấy tờ cầm cố.
Thường là ngân hàng kí với khách hợp đồng chiết khấu. Sau đó bất cứ khi nào có
nhu cầu, khách hàng chỉ cần gửi phiếu lên ngân hàng chiết khấu. Độ an toàn của
thương phiếu cao do có ít nhất là 2 người cùng cam kết trả tiền.
1.1.5.3. Cho thuê tài chính
Là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng sẽ tiến hành mua tài sản
cho khách hàng thuê với thời hạn được tính toán sao cho sau khi hết hạn, Ngân hàng
phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị tài sản cho thuê cộng lãi. Khách hàng có thể
mua lại chính tài sản đó sau khi hết hạn thuê.
1.1.5.4. Bảo lãnh
“Là sự cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng trong trường hợp khách
hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết”. Hợp đồng bảo lãnh thường có 3
bên, bao gồm: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên bảo lãnh. Ngân hàng
chính là bên bảo lãnh chịu trách nhiệm.
14
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng
1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng
Để đạt hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận thì các ngân hàng không
chỉ tăng cường huy động vốn mà còn phải thu hút được nhiều khách hàng vay. Để
thực hiện được điều này các NHTM nói chung phải thoả mãn được các yêu cầu đa
dạng của khách hàng cả về chất và lượng, giá cả, từng bước nâng cao chất lượng tín
dụng.
Ngày nay chất lượng tín dụng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà
khách hàng quan tâm khi đánh giá lựa chọn ngân hàng. Về cơ bản có thể hiểu nó là
sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động vay vốn phù hợp với luật pháp
hiện hành, định hướng nhà nước, sự phát triển kinh tế, xã hội tạo nên sự tồn tại và
phát triển, tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường chất
lượng tín dụng là một phạm trù rất rộng chứa đựng nhiều nội dung, nhiều tiêu chí
đánh giá được đề cập trong phần sau.
Vậy chất lượng tín dụng là gì? Đó là ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về
vay vốn của các đối tượng khách hàng đồng thời khách hàng khi vay vốn phải đảm
bảo hoàn trả đúng hạn cả tiền gốc và lãi cho khoản tiền vay. Đối với khách hàng khi
vay vốn chất lượng tín dụng chính là nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, đáp
ứng tốt các nhu cầu mong muốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (Phan Thị
Thu Hà, 2004). Như vậy chất lượng tín dụng được thể hiện qua mối quan hệ với 3
chủ thể đó là:
 Đối với lợi ích của khách hàng: chất lượng tín dụng ngân hàng chính là
chính sách, thủ tục, mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Thủ tục phải đơn giản,
thuận tiện, dễ hiểu, thực hiện nhanh chóng. Lãi suất và kỳ hạn hợp lý nhưng vẫn
đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng. Tất cả nhằm mục đích đó là đáp ứng nhu cầu
về vốn của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, cá nhân thuận
lợi trong kinh doanh, cung cấp nguồn vốn kịp thời nhưng phải luôn coi lợi ích của
ngân hàng là mục tiêu hàng đầu.
15
 Đối với ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi
mức độ cho phép nhất định gọi là giới hạn tín dụng. Mức giới hạn này được đưa ra
phù hợp với ngân hàng và đúng nguyên tắc trong hoạt động tín dụng nhưng phải
góp phần tạo nên sự cạnh tranh, thu hút khách hàng.
 Đối với cả nền kinh tế quốc dân: chất lượng tín dụng phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế – xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo dựng, duy trì và mở rộng quy mô công ty, doanh nghiệp. Đồng thời nâng
cao chất lượng đời sống người dân, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Như vậy
tăng trưởng tín dụng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện được các
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương
mại
Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển hàng
trăm năm. Đây là một ngành có nhiều hấp dẫn mang lại siêu lợi nhuận nhưng cũng
đồng thời chứa đựng không ít rủi ro. Một trong những rủi ro lớn luôn đe doạ đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là rủi ro tín dụng. Điều này
sẽ gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng đây không chỉ là nỗi
đáng sợ với khách hàng, ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế và bằng chứng chính
là những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã từng xảy ra. Khủng hoảng tài
chính có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào do vậy nâng cao chất lượng tín dụng là
điều cần thiết trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn.
 Về phía ngân hàng: NHTM hoạt động giống như các doanh nghiệp kinh
doanh, đó là bỏ vốn của mình ra, cung cấp các dịch vụ để thu hồi vốn cà tìm kiếm
lợi nhuận. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế và toàn ngành Ngân hàng hiện nay
khi các NHTM dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm
với các hoạt động của mình đối với khách hàng và Ngân hàng trung ương tự thực
hiện các phương án kinh doanh để kiếm lợi nhuận, lời ăn lỗ chịu, việc đảm bảo chất
lượng cho các khoản vay và cho vay là nhu cầu cấp thiết. Chính vì vậy mà ngân
hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
16
Sau khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường nền kinh tế nước ta đã có nhiều
chuyển biến và những thay đổi to lớn. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi là có nhiều
cơ hội kinh doanh thì sự cạnh tranh và rất nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp nói
chung cũng như ngành Ngân hàng cần phải có các biện pháp vượt qua. Vì thế để
nâng cao chất lượng tín dụng ngày nay các ngân hàng không chỉ hoạt động với vai
trò là người cung cấp vốn cho cá nhân, doanh nghiệp mà còn phải là người hiểu rõ
hơn ai hết về vai trò của mình cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có
như thế mới đề ra được các biện pháp mở rộng dịch vụ, giúp tăng cường vị thế và
khả năng cạnh trnh trên thị trường.
 Về phía nhà đầu tư: Nhà đầu tư hay khách hàng của ngân hàng bao gồm 2
loại đó là người gửi tiền và người vay tiền.
+ Đối với người gửi tiền: Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp khi gửi gắm tài sản,
đồng vốn của mình đều có mục đích, mong muốn đó là nhận được số tiền lãi từ
khoản đầu tư đó và họ quan tâm tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Khả năng
thanh toán có cao thì khách hàng mới tin tưởng, gia tăng lợi nhuận và hài lòng khi
đầu tư. Mà khả năng thanh toán của Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với
chất lượng của các khoản tín dụng. Bởi vậy nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng và lợi
nhuận mà người gửi có được.
+ Đối với người vay tiền: Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử
dụng của các khoản vốn vay được từ ngân hàng. Khi lựa chọn Ngân hàng để vay
vốn, họ sẽ quan tâm và đánh giá về chất lượng tín dụng bởi nó chính là sự thoả mãn
của họ về khoản tín dụng đó. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần gia
tăng lợi nhuận cho họ khi thực hiện trang trải, đầu tư kinh doanh để có lãi.
 Đối với toàn xã hội: thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề quan trọng
có ảnh hưởng đến toàn ngành kinh tế và các lĩnh vực khác trong xã hội. Bởi một
đồng vốn của ngân hàng cho vay nó chính là đầu mối phát sinh nhiều mối quan hệ
kinh tế khác. Khi đồng vốn được ngân hàng cung cấp để thực hiện các mục đích
tiêu dùng hay kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng
17
cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò to lớn của ngân hàng
đối với nền kinh tế là điều dễ nhận thấy, sự suy thoái của hệ thống ngân hàng sẽ dẫn
tới sự suy thoái của kinh tế và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Do đó vấn đề nâng cao
chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng
1.3.1. Các chỉ tiêu định tính
 Việc thực hiện quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi cấp tín dụng
cho khách hàng. Quy trình tín dụng là quy định bắt buộc đối với hoạt động tín dụng
tại tất cả các ngân hàng và được ban hành chi tiết, cụ thể, rõ ràng bằng văn bản
nhằm hướng dẫn cán bộ và khách hàng thực hiện. Quy trình tín dụng thể hiện các
nội dung như: nguyên tắc cho vay, trình tự giải quyết, các bước thực hiện công việc,
thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các vấn đề có liên quan
đến hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất lớn quyết định tới chất lượng tín dụng của
ngân hàng. Một ngân hàng xây dựng được quy trình đơn giản, thuận tiện, hợp lý và
chặt chẽ sẽ tạo lên được nhiều lợi thế trong việc rút ngắn thời gian thực hiện, tiết
kiệm chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó,
dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập được các thủ tục và văn bản hành
chính phù hợp với pháp luật và các quy định được nhà nước ban hành, tạo nên sự an
toàn trong kinh doanh, tránh được những rủi ro và rắc rối liên quan tới pháp lý.
 Công tác kiểm tra, kiểm soát
Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai
sót, hay những sai hỏng xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng nhằm
đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cả ngân hàng và khách hàng. Đồng thời việc kiểm
tra, kiểm soát còn là bước quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đáp
ứng với nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng và phù hợp với những thay đổi
mới nhất với các quy định được nhà nước ban hành và tình hình nền kinh tế.
 Mức độ hài lòng của khách hàng
18
Sự tín nhiệm, hài lòng của khách hàng cũng thể hiện ngân hàng đó có được sự
uy tín hay không, năng lực cạnh tranh và chất lượng tín dụng có tốt hay không.
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay ngân hàng cũng chính là một loại
hình doanh nghiệp và ngành ngân hàng có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nếu
một ngân hàng không có chất lượng dịch vụ tốt thì điều đương nhiên đó là khách
hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn những ngân hàng khác có chất lượng tốt hơn.
1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
Có khá nhiều các chỉ tiêu định lượng được đưa ra khi đánh giá chất lượng tín
dụng ngân hàng. Việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tốt và hoản chỉnh sẽ tạo nên
hiệu quả và sự chính xác khi đánh giá cũng như thể hiện được đúng tình hình hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng khác nhau sẽ có các cách sử dụng
các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng cơ bản tổng thể bao gồm như sau:
 Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là số tiền thực mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính
trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng của các
khoản tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân để cung cấp vốn vay cho khách hàng.
Mục đích nghiên cứu doanh số cho vay sẽ thấy được khả năng về vốn và cho thấy
xu thế hoạt động tín dụng qua các thời kỳ.
 Doanh số thu nợ tín dụng
Thể hiện khối lượng nợ tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi được từ khách hàng
vay vốn trong một thời gian nhất định.
 Tổng dư nợ
Tổng dư nợ là toàn bộ số dư nợ mà khách hàng cho vay trong một thời kỳ
bao gồm cả nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Chỉ tiêu này thể hiện khối
lượng tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp ra nền kinh tế để phục vụ nhu cầu về vốn
của khách hàng. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang
ở mức kém, khách hàng và thị trường ít. Tuy nhiên không phải cao thì hoạt động tín
dụng sẽ tốt vì nó còn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng thu hồi vốn.
19
 Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. được tính theo
thời điểm, tức là số dư cuối kỳ tính toán. Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách
hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm.
Đây là tiêu chí quan trọng giúp các nhà quản lý của ngân hàng thương mại đánh
giá được chất lượng tín dụng mà mình đang cung cấp cho khách hàng. Khi nghiên
cứu chỉ tiêu này nên xem xét trong cả quá trình chứ không theo một thời kỳ riêng lẻ
để thể hiện chính xác và hiệu quả nhất.
Để đánh giá tình hình dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại người ta sử
dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng công thức:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay =
𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕)−𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕−𝟏)
𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕−𝟏)
 Hiệu suất sử dụng vốn vay
Phản ánh kết quả sử dụng vốn tham gia đầu tư của ngân hàng, thể hiện quy mô
và khả năng tận dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ số cho ta biết trong một đồng
vốn huy động được có bao nhiêu đồng được tham gia cho vay. Lưu ý rằng hệ số này
luôn nhỏ hơn 1. Khi nghiên cứu về hệ số này, nếu thấy mức chỉ số thấp, đây là một
dấu hiệu không tốt, cho thấy tình trạng ứ đọng vốn đang diễn ra làm giảm lợi nhuận,
tăng chi phí vốn. Ngược lại, nếu tiêu chí này quá cao cũng chưa hẳn tốt bởi nguyên
nhân có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh, điều này sẽ đem tới
nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiệu suất sử dụng vốn được tính như sau:
Hiệu suất sử dụng vốn vay (H) =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈
. 𝟏𝟎𝟎%
 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất
lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Hệ số này phản ánh
tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, tức là khả năng tham gia vào chu kì sản xuất
kinh doanh. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân
20
hàng phát ra đã thực hiện được nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển và lưu thông
nhanh. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng lớn sẽ giúp ngân hàng
tăng khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn hơn cho khách hàng.
Đối với ngân hàng, tiêu chí này thể hiện khả năng thu hồi vốn và quản lý tín
dụng cao hay thấp. Nếu vòng quay chậm chứng tỏ ngân hàng đang có chất lượng tín
dụng không tốt.
Đối với khách hàng, chỉ tiêu này thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh. Nếu
chỉ tiêu càng lớn tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, có tình
hình tài chính vững chắc. Đây là yếu tố để đảm bảo khả năng thực hiện tốt việc trả
nợ và các cam kết trên hợp đồng tín dụng đúng thời hạn, đúng số lượng.
Vòng quay vốn tín dụng =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒔ố 𝒕𝒉𝒖 𝒏ợ
𝑴ứ𝒄 𝒅ư 𝒏ợ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
 Thu nhập từ hoạt động cho vay
Thu nhập từ hoạt động tín dụng =
𝑳ã𝒊 𝒕ừ 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑
Chỉ số phản ánh mức lãi thu được từ hoạt động tín dụng trên tổng số thu nhập
mà Ngân hàng thu được trong 1 thời gian nhất định. Thu nhập từ hoạt động cho vay
càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, thể hiện được uy tín
và năng lực cạnh tranh.
 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay
Mức sinh lời từ hoạt động cho vay =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒍ã𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏
Mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao thể hiện ngân hàng đang sử dụng
hiệu quả đồng vốn cho vay.
 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu thể hiện sự không hoàn hảo trong quan hệ tín dụng tức là
người vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đồng
thời khoản nợ này không được ngân hàng gia hạn thêm. Nợ quá hạn là điều mà tất
cả các ngân hàng rất không mong muốn và cần phải hạn chết phát sinh một cách tối
21
đa bởi nó sẽ làm gia tăng chi phí như: chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo
đảm,... Để xác định chỉ tiêu này, các ngân hàng thường thực hiện vào các thời gian
định kỳ như cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc đột xuất theo từng mục đích của
ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, các nhà nghiên
cứu thường thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:
- Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỉ lệ nợ quá hạn =
𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ
. 100%
Thể hiện phần trăm của số nợ quá hạn trên tổng dư nợ mà ngân hàng đang
cung cấp. Tỷ lệ này càng cao chứng to hoạt động cho vay của ngân hàng đang ở
mức xấu do có quá nhiều nợ khó đòi, dẫn đến nguy cơ mất vốn, nhiều chi phí, lợi
nhuận bị suy giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn lại được chia thành 2 loại là: tỷ lệ nợ quá hạn
có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi =
𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝒄ó 𝒌𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒉ồ𝒊
𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏
.100%
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi =
𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝒌𝒉ô𝒏𝒈 𝒄ó 𝒌𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒉ồ𝒊
𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏
.100%
Hai chỉ tiêu này thể hiện cụ thể tỉ lệ của nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ
quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng số nợ quá hạn nhằm đánh giá chính
xác hơn tình hình của khoản nợ này, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hiệu quả
nhất.
- Tỷ lệ đầu tư rủi ro
Tỷ lệ đầu tư rủi ro =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒎ó𝒏 𝒗𝒂𝒚 𝒄ó 𝒑𝒉á𝒕 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝒏ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ
Cho biết toàn bộ các khoản vay phát sinh nợ quá hạn giúp ngân hàng quản lý rủi
ro tốt hơn đối với các khoản cho vay, từ đó đề ra kế hoạch dự phòng hợp lý.
 Cơ cấu vốn đầu tư
22
Đánh giá xem tỷ trọng vốn vay mà khách hàng cung cấp đã phù hợp với nhu
cầu vốn của khách hàng hay không. Từ đó các ngân hàng quyết định quy mô, tỷ
trọng đầu tư nhằm tập trung vào các lĩnh vực hợp lý để đảm bảo an toàn vốn và thu
được mức lợi nhuận cao nhất.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
1.4.1. Ảnh hưởng từ phía khách hàng
 Vốn tự có của doanh nghiệp: Tình hình tài chính của doanh nghiệp, thể hiện
khả năng tự chủ của doanh nghiệp kho tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu vốn tự có lớn thì khả năng thanh toán và chống đỡ với rủi ro sẽ cao. Nếu vốn tự
có quá ít trong khi vốn vay quá lớn sẽ đặt ra sự lo ngại về khả năng thanh toán,
doanh nghiệp dễ bị động và Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn hơn khi cho vay.
 Năng lực quản lý: Năng lực quản lý tốt sẽ tạo ra được phương hướng phát
triển đúng đắn và khả năng thích nghi trước những biến động của môi trường kinh
doanh. Nếu năng lực quản lý kém sẽ khiến doanh nghiệp bị hạn chế khi sử dụng
đồng vốn, dễ gây ra lãng phí, hiệu quả kinh doanh thấp, thất thoát nguồn vốn. Do đó
khả năng trả nợ vay Ngân hàng sẽ thấp.
 Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp: Một trong những nguyên tắc cơ
bản của tín dụng Ngân hàng đó là sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên thực tế vẫn có
những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát và ảnh hưởng tới khả
năng trả nợ.
 Về tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm như một cam kết cho sự trả nợ đúng
theo hợp đồng. Hầu hết các khoản vay ngân hàng cung cấp đều có tài sản bảo đảm.
Tuỳ vào giá trị tài sản để xác định mức cho vay tương ứng và không phải loại tài
sản nào cũng được Ngân hàng chấp nhận làm bảo đảm.
1.4.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc đó là đi vay để cho vay
lại. Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng
cung cấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn tự có của mình, vào khả năng
huy động vốn, uy tín và trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ… Cụ thể:
23
 Chính sách tín dụng: Các chinh sách tín dụng được đưa ra nhằm tăng cường
hay hạn chế tín dụng, thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Chính sách
tín dụng đúng đắn, linh hoạt là kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động đạt
hiệu quả, đồng thời giúp tránh được những sai lầm khi cho vay, nâng cao chất lượng
tín dụng.
 Khả năng huy động vốn: Việc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách
hàng đi vay là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng. Để
thực hiện được điều này đòi hỏi ngân hàng cần có khả năng huy động vốn tốt bởi
phần lớn tổng số vốn của ngân hàng cung cấp đến từ nguồn vốn huy động. Nhu cầu
vay vốn được thoả mãn tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện trơn tru, liên tục
các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng từ đó thu lại doanh thu và lợi
nhuận cao, sẽ đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ cho chính
ngân hàng. Do vậy mỗi ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp nhằm thu hút
và khai thác tối đa nguồn vốn trong dân cư và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.
 Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay: Quy trình cho vay là sự
hướng dẫn cụ thể hoá chính sách tín dụng áp dụng vào thực tế. Việc nắm bắt quy
trình cho vay và thực hiện chặt chẽ trong từng bước là căn cứ để kiểm soát tiến trình
cấp tín dụng tạo nên sự chuẩn xác từ đó đề ra những điều chỉnh, cải tiến để phù hợp
cho từng tình hình thực tế tránh được những sai sót, hạn chế rủi ro và đảm bảo an
toàn cho đồng vốn của ngân hàng. Trong quy trình cho vay thì thẩm định chính là
khâu quan trọng nhất khi làm tốt công tác thẩm định giúp Ngân hàng tăng khả năng
thu hồi vốn, tăng vòng quay tín dụng và nâng cao chất lượng khi cho vay.
 Công tác tổ chức và chất lượng nhân sự của ngân hàng: Việc thiết lập và cụ
thể hoá từ vị trí, từng chức danh cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ
phận. Tổ chức bộ máy nhân sự khoa học sẽ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh
chóng và hiệu quả khi thực hiện công việc. Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh
tế thị trường đòi hỏi ngân hàng phải liên tục áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên môn giỏi, có khả năng
tiếp thu và làm chủ các ứng dụng công nghệ hiện đại. Ngân hàng cũng là một ngành
24
dịch vụ do đó sự phục vụ của nhân viên khi thực hiện các giao dịch, tư vấn, hướng
dẫ tác động trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng.
 Kiểm soát nội bộ: Theo dõi, giám sát các hoạt động nghiệp vụ mà ngân hàng
đang cung cấp để đánh giá chính xác tình hình và hiệu quả tín dụng, qua đó phát
hiện những lỗi hỏng, những vi phạm có thể xảy ra về pháp luật, quy chế, thể lệ,
chính sách hay các nguyên tắc tín dụng để đề ra biện pháp xử lý kịp thời tránh tổn
thất không mong muốn.
 Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra các
đánh giá, phân tích tình hình tài chính, tính khả thi trong phương án kinh doanh của
doanh nghiệp khi vay vốn. Từ đó đưa ra các quyết định cho vay và có biện pháp
theo dõi, xử lý nợ đạt hiệu quả cao nhất.
 Hoạt động kiểm toán nội bộ: Giúp lãnh đạo nắm bắt được tình hình tín dụng
chính xác nhất và kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm tăng chất lượng và hạn chế rủi
ro.
 Khoa học công nghệ: là yếu tô đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng tín
dụng ngân hàng. Nó vừa là công cụ vừa là phương tiện để thực hiện các công việc
tổ chức quản lý nghiệp vụ ngân hàng,… vừa rút ngắn thời gian tạo nên độ chính
xác, nhanh chóng, kịp thời.
1.4.3. Ảnh hưởng hưởng từ môi trường kinh doanh
 Môi trường kinh tế
Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng rất nhạy
cảm với những biến động, thay đổi đến từ môi trường kinh tế. Những yếu tố có tác
động trực tiếp đến hoạt động tín dụng như: lạm phát, lãi suất, chỉ số giá cả, chỉ số
tiêu dùng, sự phát triển khoa học công nghệ,… Khi đưa ra các chính sách nâng cao
tín dụng, nhà lãnh đạo cần quan tâm tới các yếu tố này:
- Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hoá nói chung trên thị trường. Giá cả
hàng hoá tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
25
đời sống người dân mà cụ thể là tăng chi phí đầu vào, giảm doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn sẽ khó đảm bảo được
khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang phải đối
mặt với rủi ro tín dụng cao.
- Chu kì kinh tế: Nền kinh tế diễn ra theo tính chu kì và nó có ảnh hưởng đến
chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Trong thời kì nền kinh tế đang có sự tăng
trưởng, có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh, các yếu tố vĩ mô được giữ ổn định thì
nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô của các doanh nghiệp tăng lên. Từ đó thúc đẩy
mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng cho vay và đảm bảo sự an toàn của
nguồn vốn. Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị kìm hãm,
gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu vay vốn cũng giảm sút.
- Mức lãi suất: lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay áp dụng với khách
hàng cũng chịu tác động của biến động lãi suất thị trường. Ngân hàng cần điều
chỉnh mức lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường để tạo nên được lợi ích đồng thời
giữa ngân hàng, khách hàng đầu tư và khách hàng vay vốn. Có như vậy ngân hàng
mới có được những khoản vay chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm
bảo mức thu nhập ổn định.
 Môi trường chính trị, xã hội
Thể chế chính trị xã hội ổn định là điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp an tâm khi thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tình hình chính trị
ổn định tạo điều kiện và thu hút đầu tư mở rộng kinh doanh trong và ngoài nước.
Do đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng cao ngân hàng có thêm nhiều cơ hội để mở rộng và
nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại khi môi trường chính trị xã hội không ổn
định sẽ khiến cho các doanh nghiệp rụt rè khi đầu tư thậm chí là thu hẹp quy mô và
nhu cầu vay vốn cũng giảm đi.
 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ xác yếu tố về pháp lý có ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh như: các chính sách, luật pháp, các biện pháp thực thi và chấp
hành luật pháp đối với tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh. Hoạt động trong môi
26
trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ tạo được sự an tâm và định hướng lâu dài cho
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó doanh nghiệp sẽ chú
trọng đầu tư phát triển kế hoạch dài hạn và tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân
hàng. Ngược lại một môi trường pháp lý thiếu hoàn chỉnh đồng bộ, liên tục thay đổi
sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn tồn
tại không ít bất cập là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến toàn ngành ngân hàng và đòi
hỏi phải được giải quyết để tạo môi trường thuận lợi nhất.
 Môi trường tự nhiên
Mặc dù yếu tố này ít tác động đến chất lượng tín dụng hơn nhưng không thể
bỏ qua khi nghiên cứu, đánh giá. Những rủi ro bất khả kháng do các hiện tượng tự
nhiên như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, núi lửa,... làm ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nó xảy ra sẽ gây thiệt hại
cho doanh nghiệp và làm giảm khả năng trả nợ từ đó làm giảm chất lượng cho vay
của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam -Chi nhánh Hạ Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hạ Long
 Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV được
đánh giá là ngân hàng thương mại lớn thứ 2 cả nước tính theo tổng khối lượng tài
sản năm 2007 và là ngân hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng, bao gồm
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính (theo BIDV, Dấu ấn Ngân
hàng bán lẻ Việt Nam trên trường Quốc tế, tháng 9 năm 2017). Ngân hàng BIDV
được thành lập vào ngày 26/04/1957 với tên gọi là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam,
trực thuộc Bộ Tài chính. Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1960, ngân hàng kiến thiết
Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng những
tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội thể hiện tiêu biểu thông qua việc cấp vốn cho
hàng trăm, hàng ngàn công trình trọng điểm như: Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải;
phục hồi và xây dựng nhiều hầm lò than tại Quảng Ninh, Bắc Thái; xây dựng nhà
máy xi măng Hải Phòng cùng nhiều tuyến đường sắt; nhà máy nhiệt điện Yên Phụ,
Uông Bí,…; nhiều trường đại học lớn như Bách Khoa, Thuỷ Lợi, Kinh Tế,…
Từ năm 1981 đến năm 1990, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam, bước sang thời kỳ mới có ý nghĩa quan trọng trong việc cải
tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản. Chỉ sau một thời gian
ngắn triển khai, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã thiết lập hệ thống quản lý từ
trung ương đến cơ sở một cách khoa học, đảm bảo các hoạt động cấp phát và đầu tư
cơ bản không bị ách tắc và ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thúc đầy kinh tế
28
phát triển. Đây cũng là thời kỳ Ngân hàng có bước chuyển mình phù hợp với định
hướng của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nói chung và toàn ngành
ngân hàng nói riêng. Những đóng góp của Ngân hàng lớn hơn thời kỳ trước rất
nhiều lần cả về chất lượng và số lượng.
Đến năm 1990, Ngân hàng chính thức mang tên Ngân hàng Ðầu tư và phát triển
Việt Nam cho đến hiện nay. Năm 1994 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Ngân hàng
thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng Ngân hàng Thương mại và đến
tháng 5 năm 2012, Ngân hàng BIDV chính thức cổ phần hoá, chuyển thành Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiếp tục công cuộc mở
rộng và phát triển, tháng 1 năm 2014, cổ phiếu của BIDV được chính thức niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (theo BIDV, Lược sử phát
triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 15/12/2015).
Hiện nay, Ngân hàng BIDV tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời trên
nhiều lĩnh vực và đều gặt hái được rất nhiều thành công và tạo nên vị thế vững chắc,
trở thành ngân hàng số một Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh và chi nhánh rộng
khắp cả nước, tính đến tháng 10 năm 2017, toàn hệ thống bao gồm 180 chi nhánh
và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên
toàn quốc. Ngoài ra Ngân hàng BIDV còn liên kết với nhiều ngân hàng và các tổ
chức tài chính trên thế giới như Mỹ, Nga, Malaysia, Lào,…
Cam kết của Ngân hàng BIDV về chất lượng dịch vụ: “ BIDV cung cấp những
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm
cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp”, Ngân hàng BIDV tự hào là ngân hàng
thuộc Top 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn. Ngân
hàng BIDV cũng là ngân hàng nằm trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn
nhất tại khu vực Đông Nam Á, trở thành lựa chọn, tín nhiệm hàng đầu của các tổ
chức kinh tế, các daonh nghiệp và cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính.
Thương hiệu Ngân hàng BIDV được biết đến là mọt trong những thương hiệu ngân
hàng lớn nhất Việt Nam.
29
 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ
Long
Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long được thành lập vào ngày 18/05/2015
tại Địa chỉ: Số 74 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh, mã số thuế: 0100150619-157. Tính đến thời điểm tháng 04 năm 2018,
toàn bộ chi nhánh có 85 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ làm tín dụng có 38 nhân
viên cùng phối hợp để thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động tín dụng của
ngân hàng theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ
Long là một trong những chi nhánh lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực hiện
nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và đầu tư trên mọi lĩnh vực. Tập khách hàng mà Chi
nhánh hướng đến chủ yếu đó là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn
thành phố Hạ Long và một phần đến từ các huyện lân cận.
Những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng BIDV Hạ Long gặp không ít
những khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự non trẻ so với các ngân
hàng khác xung quanh, nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, môi trường
chính trị, xã hội còn nhiều bất ổn,… Tuy nhiên với nỗ ực và sự quyết tâm của toàn
thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, sự chỉ đạo đúng đắn của các lãnh đạo cùng sự
hỗ trợ kịp thời, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã dần đi vào ổn định và có
những bước tăng trưởng vượt bậc. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm tăng
trưởng nhanh chóng, chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá cao và hài lòng,
hoạt động tín dụng mở rộng, đáp ứng tối đa nhu cầu của tất cả mọi thành phần kinh
tế.
Đứng trước tình hình nền kinh tế có nhiều biến chuyển như hiện nay, sự giao
lưu hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực mở ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các
ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Xong bên cạnh đó là không
ít thách thức mới cùng sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ trong và ngoài nước
đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải thật nhanh nhạy, bắt kịp xu thế mới, đón đầu và
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu không đảm bảo được điều này, doanh nghiệp
cũng như Ngân hàng sẽ đứng trước nhiều khó khăn và đi đến phá sản. Thực tế trong
thập niên vừa qua, ngành ngân hàng trong nước đã phải chứng kiến không ít sự suy
30
yếu và kết thúc của các ngân hàng trong nước hoặc những cuộc sáp nhập gây không
ít dư luận. Và để không rơi vào hoàn cảnh tương tự, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ
Long cần chủ động thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực mà nâng
cao chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt.
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long
 Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long
Chức năng của Ngân hàng BIDV là trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch
vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác được phép có liên quan để thực
hiện mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV giao.
Nhiệm vụ của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long bao gồm các hoạt động:
- Huy động vốn
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều loại hình thức:
tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, các loại tiền gửi trong nước và ngoài nước bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành các chứng chỉ tiền gửi có giá trị để huy động vốn
+ Tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức, chính phủ, địa phương, các cá nhân
và tổ chức trong, ngoài nước.
- Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ nhu cầu đời sống của các cá nhân, tổ
chức.
- Các hoạt động kinh doanh khác:
+ Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay và mua bán ngoại tệ, các hoạt
động thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu,…
+ Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: thu, phát tiền mặt, dịch vụ ATM, nhận bảo
quản, bảo lãnh, cất giữ tài sản và các giấy tờ có giá, dịch vụ thanh toán, nhận uỷ
thác.
31
+ Dịch vụ bảo lãnh: vay, thanh toán, bảo lãnh hợp đồng, dự thầu, chất lượng
sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng,…
(theo BIDV, Sản phẩm – Dịch vụ đang được cung cấp tại Ngân hàng BIDV Việt
Nam, 10/04/2018).
 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long
Nguồn: Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Ninh
- Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc điều hành hoạt động của
chi nhánh. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động và kết quả của chi
nhánh trước Hội sở.
- Phòng tín dụng: Chia thành 3 bộ phận phụ trách:
+ Bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn: là bộ phận trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp lớn, thực hiện hoạt động khai thác vốn bằng VNĐ,
ngoại tệ và các giấy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp lớn theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam.
Ban giám đốc
P. Tín Dụng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
lớn
Khách
hàng
doanh
nghiệp
vừa và
nhỏ
Khách
hàng cá
nhân
P. Kế
toán tài
chính
P. Quản
lý rủi ro
P. Tiền
tệ kho
quỹ
P.
Thanh
toán
xuất
nhập
PGĐ
32
+ Bộ phận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp
giao dịch và làm việc với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác
vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt
Nam.
+ Bộ phận khách hàng cá nhân: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch và làm
việc với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có
giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm
liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng cá nhân theo đúng quy định ban
hành của BIDV Việt Nam.
- Phòng kế toán tài chính: là phòng thực hiện các công việc về quản lý tài
chính, chi tiêu trong toàn chi nhánh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc để
đảm bảo các khoản tài chính được sử dụng hợp lý theo đúng quy định của Ngân
hàng BIDV Việt Nam.
- Phòng quản lý rủi ro: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho
ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, các vấn đề liên quan đến nợ có
vấn đề, nợ quá hạn, quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ
các giới hạn tín dụng, đồng thời thực hiện chức năng thẩm định, tái thẩm định và
đánh giá khách hàng để đề ra các quyết định, phương án giải quyết vấn đề.
- Phòng tiền tệ, kho quỹ: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý an toàn
kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân
hàng BIDV Việt Nam; ứng và thu tiền cho các quầy giao dịch và các quỹ trong toàn
chi nhánh.
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: tổ chức và thực hiện nghiệp về về thanh
toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ.
- Phòng giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại các
quầy giao dịch.
33
2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long
 Kết quả huy động vốn
Trong 3 năm kể từ ngày hình thành đến nay, hoạt động huy động vốn luôn
được Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long chú trọng. Bởi vốn chính là cơ sở để
Ngân hàng hình thành và tổ chức các hoạt động kinh doanh khác, nó quyết định đến
quy mô cho vay, năng lực thanh toán, tạo nên vị thế, uy tín của ngân hành và kết
quả kinh doanh. Mục tiêu được ban lãnh đạo Ngân hàng đưa ra đó là xây dựng cơ
cấu vốn hợp lý, chi phí huy động thấp và quan trọng đó là sử dụng được tối đa
nguồn vốn huy động được, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên điều này là không hề dễ
dàng bởi sự cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp và gián tiếp trong thành phố Hạ Long
và các khu vực xung quanh. Nhất là thời gian gần đây, kinh tế có nhiều biến đổi,
việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn tác động trực tiếp tới toàn ngành ngân hàng
nói chung và Chi nhánh Hạ Long nói riêng.
Một trong những biện pháp hiệu quả, đem lại thành công mà Chi nhánh Hạ
Long đã và đang thực hiện đó chính là không nhừng gia tăng lãi suất huy động tiền
gửi và áp dụng mức lãi suất cho vay vô cùng hợp lý. Điều này giúp cho Chi nhánh
nhanh chóng tiếp cận và thu hút được tập khách hàng rộng lớn ngay từ những ngày
đầu thành lập. Các chương trình khuyến mại với các giải thưởng hấp dẫn diễn ra
thường xuyên như: “Tài lộc nhân đôi”, “Gửi tiền online - lãi cao quà chất”, “gửi thật
tiện, lãi thật cao”,… đã tạo được sự quan tâm và niềm tin cho khách hàng. Kết quả
huy động vốn trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1:
34
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
sô
Tỷ
trọng
(%)
Tỏng vốn huy động 1.917 3.754 4.537
I.Phân loại theo đối tượng
1. Tiền gửi doanh nghiệp 1.023 53,36 2.300 61,27 2.872 63,30
Tiền gửi VNĐ:
- VNĐ 1.013 99,02 2.198 95,57 2.748 95,68
- Ngoại tệ quy VNĐ 10 0,98 102 4,43 124 4,32
Tiền gửi phân theo thời
hạn:
- Không kỳ hạn 425 41,54 903 39,26 1.190 41,43
- Có kỳ hạn 598 58,46 1..397 60,74 1.682 58,57
2. Tiền gửi dân cư 605 31,56 921 24,53 1.056 23,28
Tiền gửi VNĐ:
- VNĐ 478 79 623 67,64 682 64,58
- Ngoại tệ quy VNĐ 127 21 298 32,36 374 35,42
Tiền gửi phân theo thời
hạn:
- Không kỳ hạn 1 0,17 13 1,41 26 2,46
- Có kỳ hạn 604 99,83 908 98,59 1.030 97,54
3. Tiền gửi khác 289 15,08 534 14,2 609 13,42
II. Phân theo ngoại tệ
- VNĐ 1.704 88,88 3.316 88,33 3.368 74,23
- Ngoại tệ quy VNĐ 213 11,12 438 11,67 1.169 25,77
III. Phân theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 426 22,22 916 24,40 1216 26,80
- Có kỳ hạn 1491 77,78 2838 75,60 3321 73,20
IV. Phân theo thời gian
1. Ngắn hạn 1667 86,96 3003 79,99 3189 70,29
2. Trung và dài hạn 250 13,04 751 20,01 1348 29,71
(Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM  CHI NHÁNH HẠ LONG

More Related Content

Similar to GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẠ LONG

Similar to GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẠ LONG (20)

Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn xử lý tài sản cho vay, HAY, 9 ĐIỂM
 
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ETL PUBLIC CO...
 
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE VÀ H-SCORE TRONG DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DO...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE VÀ H-SCORE TRONG  DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DO...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE VÀ H-SCORE TRONG  DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DO...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE VÀ H-SCORE TRONG DỰ BÁO KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DO...
 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
 
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HD BANK
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN  TẠI NGÂN HÀNG HD BANKQUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN  TẠI NGÂN HÀNG HD BANK
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HD BANK
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEXNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
 
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH GỌI VỐN KHỞI NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY  DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY  DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàngLuận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng
 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM ĐÔNG Á TRONG BỐI CẢNH HIỆ...
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM ...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂMLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Hải Phòng, 9 DIỂM
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẠ LONG

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẠ LONG Chương trình: Điều hành cao cấp - EMBA NGUYỄN TIẾN DŨNG
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG Ngành: Quản trị kinh doanh Chương trình: Điều hành cao cấp - EMBA Mã số: 60340102 Họ và tên học viên: Nguyễn Tiến Dũng Người hướng dẫn: TS Cao Đinh Kiên
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2018
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu kết hợp dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Cao Đinh Kiên. Số liệu nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS Cao Đinh Kiên, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Xin được chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Đào tạo sau đại học, Trường đại học Ngoại Thương đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn doanh nghiệp mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu phân tích và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn vẫn còn những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn
  • 6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...6 1.1.Tín dụng ngân hàng.........................................................................................6 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng.................................................................6 1.1.2. Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng.........................................7 1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng ...............................................................8 1.1.3.1. Mục đích cho vay............................................................................8 1.1.3.2. Khả năng sinh lời............................................................................8 1.1.3.3. Đa dạng hóa rủi ro .........................................................................9 1.1.3.4. Tính an toàn....................................................................................9 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng................................................................9 1.1.4.1. Với ngân hàng.................................................................................9 1.1.4.2. Với khách hàng .............................................................................10 1.1.4.3. Với nền kinh tế ..............................................................................10 1.1.5. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng..................................................11 1.1.5.1. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân............................................11 1.1.5.2. Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá................13 1.1.5.3. Cho thuê tài chính.........................................................................13 1.1.5.4. Bảo lãnh........................................................................................13 1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng...................................................................14 1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng............................14 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại.........................................................................................................15 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng...............................17 1.3.1. Các chỉ tiêu định tính..............................................................................17
  • 7. iv 1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng...........................................................................18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng......................22 1.4.1. Ảnh hưởng từ phía khách hàng .............................................................22 1.4.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng ...............................................................22 1.4.3. Ảnh hưởng hưởng từ môi trường kinh doanh.......................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG..............27 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Hạ Long .................................................................27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hạ Long ..............27 2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long ............................................................................................................................30 2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long ...........33 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long ...............................................................................................................................39 2.2.1.Phân tích chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định tính...........39 2.2.1.1. Việc thực hiện quy trình tín dụng..................................................39 2.2.1.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát ........................................................42 2.2.1.3. Mức độ hài lòng của khách hàng..................................................43 2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu định lượng ..................................................................................................................44 2.2.2.1. Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và dư nợ cho vay.............................................................................................44 2.2.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay............................................................45 2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng ................................................................47 2.2.2.4. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long........................................................................47 2.2.2.5. Cơ cấu vốn đầu tư.........................................................................48 2.2.2.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay ....................................................50 2.2.2.7. Tỷ lệ đầu tư rủi ro.........................................................................50
  • 8. v 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long51 2.3.1. Kết quả đạt được......................................................................................51 2.3.2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân chủ yếu ........................................52 2.3.2.1. Hạn chế, khó khăn ........................................................................52 2.3.2.2. Nguyên nhân .................................................................................53 CHƯƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG..............56 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long.........56 3.1.1. Định hướng phát triển ............................................................................56 3.1.2. Quan điểm của chi nhánh về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh .................................................................................................................58 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.............................59 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên trong Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hạ Long.....................................................................................................59 3.2.1.1. Nâng cao năng lực phân tích tài chính khách hàng .....................59 3.2.1.2. Tuân thủ chặt chẽ hơn biện pháp bảo đảm tín dụng ....................61 3.2.1.3. Nâng cao công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tín dụng ....................................................................................................................63 3.2.1.4. Tăng cường hoạt động giám sát tín dụng và thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng .......................................................65 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố bên ngoài Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hạ Long .................................................................................................66 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho công tác phân tích tín dụng ...............................................................................................66 3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường..........67 3.2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức mở rộng hoạt động cho vay, tăng cường tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh..........................71 3.2.2.4. Thực hiện tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.......72 3.2.3. Giải pháp khác.........................................................................................73 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................75
  • 9. vi 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ..........................................................................75 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ......................................77 3.3.3. Kiến nghị với các bộ ngành có liên quan...............................................78 KẾT LUẬN..............................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................82
  • 10. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMCP Thương mại cổ phần
  • 11. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017...........34 Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh BIDV Hạ Long........................................36 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long....38 Bảng 2.4: Thống kê khách hàng tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 ............................43 Bảng 2.5: Số lượng khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long trong năm 2017......................................................44 Bảng 2.6: Doanh số cho vay dư nợ, doanh số thu nợ tín dụng, tổng dư nợ và dư nợ cho vay tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long....................................................45 Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn ..............................................................................45 Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long.........47 Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long..............48 Bảng 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư tại BIDV Hạ Long 2015 – 2017...............................49 Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay ..............................................................50 Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long ....................31 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long ..........................................................................................................................38 Biểu đồ 2.3: Hiệu suất sử dụng vốn ..........................................................................46
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, với nền kinh tế thị trường non trẻ đang trong thời kỳ chưa ổn định, với môi trường pháp lý còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại đang gặp không ít khó khăn. Một khó khăn mà mọi ngân hàng thương mại đang phải tìm cách vượt qua là chất lượng tín dụng còn đang ở mức thấp. Hiện nay, nợ quá hạn và nợ khó đòi ở hầu hết các ngân hàng thương mại đều đang ở mức cao. Bên cạnh đó, các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng luôn được cập nhật buộc các ngân hàng phải nhanh chóng bắt kịp và điều chỉnh cho phù hợp. Điển hình là gần đây NHNN vừa ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy việc phân tích và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng luôn là yêu cầu cấp bách và chiến lược được các ngân hàng thương mại hết sức quan tâm. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang chủ động đổi mới và thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 đưa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động ngân hàng luôn là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều ban ngành, đoàn thể, cá nhân cũng như các nhà nghiên cứu. Đã có không ít các đề
  • 13. 2 tài nghiên cứu được thực hiện về chủ đề chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Luận văn về đề tài “Phân tích chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển - chi nhánh Quang Trung - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Thanh Phúc ( Khoa TCNH- ĐH KTKT công nghiệp) thực hiện năm 2017. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, để từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Quang Trung. Luận văn nghiên cứu về “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Lê Ca năm 2011 thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tuy thời gian hoàn thành luận văn là năm 2011, tuy nhiên, luận văn của tác giả tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề chung về hoạt động tín dụng ngân hàng, tính dụng cá nhân giai đoạn 2009 -2011. Qua những thông tin được nghiên cứu, tác giả đúc kết kinh nghiệm, từ đó chỉ ra giải pháp phát triển hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn nghiên cứu của tác giả Vân Hà Huỳnh Giao thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Kinh tế TPHCM với đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng ACB - chi nhánh An Sương”. Qua luận văn này, tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng ACB chi nhánh An Sương giai đoạn 2014 - 2015. Đặc biệt tại luận văn này, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế còn tồn tại, nêu rõ và phân tích những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng này đồng thời đề xuất giải pháp cải thiện có tính khả thi. Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Viện tại trường Đại học Kinh tế quốc dân về đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng VCB chi nhánh Đắk Lắk” thực hiện năm 2014. Trong luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề nguồn vốn của ngân hàng có đáp ứng được khả năng cho vay trung và dài hạn hay không đồng thời phân tích dư nợ tín dụng có tương xứng với khối lượng
  • 14. 3 huy động vốn hay không? Qua kết quả nghiên cứu này, tác giả đề ra giải pháp cân đối nguồn vốn sao cho hoạt động có hiệu quả nhất. Luận văn của tác giả Đinh Thị Thanh Huyền tại Trường Đại học Kinh tế Tp HCM 2012 về đề tài: “Thực trạng chất lượng vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn”. Luận văn nghiên cứu tập trung về chất lượng tín dụng của các khoản cho vay dựa trên cơ sở hiệu quả của các khoản vay này cả về 2 phía đó là người sử dụng và ngân hàng cũng như lợi ích xã hội. Qua đó tác giả cũng đề xuất các biện pháp sử dụng nguồn vốn tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại, ví dụ như bài báo của tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học năm 2014, bài của tác giả Nguyễn Thị Bích Vượng “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng hiện nay” trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo năm 2014, bài báo của tác giả Phan Đình Anh và Nguyễn Thị Thiều Quang “Tác động của cạnh tranh ngân hàng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế & Phát triển năm 2017. Mặc dù có khá nhiều đề tài nghiên cứu đã được thực hiện về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể và từng ngân hàng cụ thể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lĩnh vực này luôn là điều cần thiết, nhất là khi nền kinh tế thay đổi theo từng ngày, từng giờ và các chính sách về kinh tế, xã hội luôn được đổi mới. Các đề tài trên đa số đều chỉ áp dụng tại một đơn vị cụ thể, tại một ngân hàng chi nhánh trong khi mỗi ngân hàng với các điều kiện và yếu tố tác động khác nhau cần có các giải pháp riêng biệt. Trong khi đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long lại chưa hề có đề tài cũng như một công trình nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề này. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
  • 15. 4 Hạ Long” là điều khá thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn và không hề trùng lặp với các đề tài trước đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Trên cơ cở làm rõ những lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long trong giai đoạn 2018-2020. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hạ Long + Về không gian: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long + Về thời gian: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long trong giai đoạn 2015 - 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Cụ thể, thông tin về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
  • 16. 5 Nam – Chi nhánh Hạ Long được thu thập để tiến hành so sánh, phân tích và đánh giá nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về chất lượng tín dụng ngân hàng Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long
  • 17. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.Tín dụng ngân hàng 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế hàng hoá, luôn tồn tại những người tạm thời có nguồn vốn nhàn rỗi và có nhu cầu cho người khác vay nhằm thu lãi, đồng thời có một số người tạm thời thiếu vốn và có nhu cầu đi vay để thực hiện các mục đích khác nhau. Điều này làm nảy sinh sự dịch chuyển dòng vốn từ nơi tạm thời thừa sang nơi thiếu và cần vốn với điều kiện hoàn trả cả tiền vốn và một khoản tiền lãi vay – lợi nhuận thu được từ vốn cho vay. Đây chính là quan hệ tín dụng: Quan hệ tín dụng được hình thành từ rất sớm, ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, mối qua hệ thô sơ nhất đã xuất hiện. Trải qua thời gian phát triển dài quan hệ tín dụng có bước phát triển qua nhiều hình thức từ đơn giản đến phức tạp như ngày nay. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sự giao lưu hợp tác qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng hình thái kinh tế mà dần hình thành nên cách hình thức tín dụng đa dạng, trình độ cao. Trong các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng, tín dụng là hoạt động cơ bản quan trọng nhất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số tài sản. Đây cũng chính là hoạt động tạo ra mức thu nhập từ lãi lớn nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro cao nhất. Công tác tín dụng cần phải được quan tâm và chú trọng quyết định chủ yếu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Một số khái niệm về tín dụng ngân hàng được các nhà kinh tế học đưa ra như sau:  Tín dụng (credit): là cách chuyển dịch quỹ (vốn) từ người cho vay (chủ thể thặng dư tiết kiệm) sang người đi vay (chủ thể thiếu hụt tiết kiệm) (Frederic S.Mishkin, 2015).  Đối với các quan hệ tài chính cụ thể: Tín dụng là những giao dịch tài sản có sự đảm bảo hoàn trả giữa 2 chủ thể. Ví dụ điển hình tiêu biểu nhất và thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế đó là giao dịch giữa ngân hàng và các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng sẽ cung cấp tiền cho vay cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân này và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận người vay phải thanh toán cả gốc và số tiền lãi tương ứng.
  • 18. 7  Tín dụng còn được hiểu là một số tiền mà các tổ chức tài chính chính cho khách hàng vay  Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, các nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ”. Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn thực hiện giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vốn không được dịch chuyển trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà được dịch chuyển gián tiếp thông qua trung gian đó chính là các Ngân hàng. Nó cũng mang bản chất vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau thời gian xác định, chuyển quyền sử dụng vốn bình đẳng vì mục đích cả 2 bên cùng có lợi: Ngân hàng thu lãi từ khoản vay, người vay có vốn để thực hiện nhu cầu của bản thân hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng Thực chất tín dụng là một quan hệ về kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, sự vận động của vốn từ người cho vay sang người đi vay và trở lại với người cho vay sau một khoảng thời gian nhất định với mức giá trị cao hơn. Ba yếu tố chính cấu thành nên tín dụng và cũng là đặc trưng của hoạt động này đó là: lòng tin, thời hạn và sự hứa hẹn hoàn trả. Cụ thể:  Tín dụng là có lòng tin “Tín dụng” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Khái niệm “tín dụng” cũng đã chỉ ra rằng đây là sự cho vay có hứa hẹn về thời gian hoàn trả và mức lãi cho khoản vay. “Tín dụng” là mức tín nhiệm, lòng tin của người, đơn vị cho vay dành cho người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy chỉ là yếu tố vô hình nhưng là cơ sở để hình thành tín dụng. Lòng tin được hình thành từ cả 2 phía, người cho vay tin tưởng vào người đi vay sẽ hoàn trả đúng thời gian, đúng số lượng như đã thoả thuận người đi vay cảm nhận được người cho vay có khả năng đáp ứng đủ lượng vốn trong khoảng thời gian mong muốn với mức lãi suất có thể chấp nhận được. Nếu
  • 19. 8 không thì quan hệ tín dụng không thể hình thành. Tuy nhiên lòng tin của người cho vay đối với người đi vay đóng vai trò quan trọng hơn bởi họ là người đem tài sản, tiền bạc, nguồn vốn của mình cho người khác sử dụng nên rủi ro sẽ cao hơn.  Tín dụng là có tính thời hạn Không giống với quan hệ mua bán hàng hoá thông thường tín dụng chỉ chuyển quyền sử dụng vốn chứ không chuyển quyền sở hữu khoản vay đó. Người đi vay được phép sử dụng giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ trong một khoảng thời gian đã thống nhất với người cho vay. Sau khi hết thời hạn cam kết người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ giá trị của khoản vay ban đầu cùng với khoản tiền lãi tương ứng mức lãi suất theo thoả thuận ban đầu. Như vậy có thể thấy người cho vay chỉ bán “giá trị sử dụng” (quyền sử dụng) chứ không bán “giá trị” của khoản vay trong thời gian xác định cụ thể.  Tín dụng là có tính hoàn trả Là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, tạo nên sự khác biệt với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi đi hết một vòng tuần hoàn, hoàn thành một chu kỳ sản xuất và trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng sẽ được hoàn trả lại cho người cho vay cộng thêm phần lãi tương ứng. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là “hoàn hảo” nếu có được các đặc trưng trên, có nghĩa là người đi vay hoàn trả được gốc và lãi đầy đủ, đúng thời hạn. 1.1.3. Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 1.1.3.1. Mục đích cho vay Đồng vốn khi cho vay phải thực hiện theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là được người đi vay sử dụng phù hợp với kế hoạch sản xuất và phát triển kinh tế của xã hội, được nhà nước cho phép và có hiệu quả. Người vay vốn phải có phương án sử dụng rõ ràng, phục vụ kế hoạch kinh doanh khả thi. Tuy nhiên thực tế hiện nay không phải cá nhân, doanh nghiệp nào sau khi vay vốn cũng thực hiện đúng mục đích như đã thoả thuận. 1.1.3.2. Khả năng sinh lời
  • 20. 9 Bất cứ đồng vốn nào khi tham gia đầu tư đều với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy các khoản vốn vay Ngân hàng cung cấp cho khách hàng vay cũng nhằm thực hiện mục tiêu này. Ngân hàng thực hiện huy động vốn từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội tập trung và cung cấp lại cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để sử dụng cho tiêu dùng và kinh doanh. Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay sẽ tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Đây là nguồn lãi chủ yêu cho toàn bộ hoạt động của toàn Ngân hàng. Do đó cần phải tính toán để đưa ra mức lãi suất hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động tín dụng nhưng vẫn phải hài hoà lợi ích các bên. 1.1.3.3. Đa dạng hóa rủi ro Nhu cầu về vốn vay tới từ các thành phần kinh tế khác nhau với các đặc điểm khác nhau. Để gia tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần đáp ứng được tất cả các nhu cầu đa dạng này. Điều này không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn đa dạng hoá rủi ro tức là Ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn đầu tư hơn để giảm thiểu việc tập trung rủi ro vào một loại tín dụng duy nhất. 1.1.3.4. Tính an toàn Mọi đồng vốn khi cung cấp đều phải được đảm bảo về khả năng sinh lãi và thu hồi đúng hạn. Do vậy hầu hết các khoản vay Ngân hàng đều đi kèm với các quy định bắt buộc và tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm chính là yếu tố để tạo lòng tin của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Ngân hàng căn cứ vào giá trị của tài sản để xác định mức cho vay và thời gian vay tối ưu. 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng 1.1.4.1. Với ngân hàng Cũng giống như mọi doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các ngân hàng đó là tối đa hoá lợi nhuận, phát triển và mở rộng quy mô. Ngân hàng tìm kiếm nguồn thu thông qua việc cung cấp các hoạt động dịch vụ như thanh toán, tư vấn, trong đó nguồn thu lớn nhất đến từ hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng). Chính vì vậy mọi ngân hàng đều chú trọng và tìm kiếm nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tín dụng.
  • 21. 10 Ngân hàng có tư cách là trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hôi và tiến hành hoạt động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu đi vay và sử dụng của khách hàng. Điều tất yếu đó là mức lãi suất cho vay sẽ cao hơn lãi suất đi vay và khoản chênh lệch này chính là điều tạo nên nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng. Đây chưa phải là toàn bộ khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được tuy nhiên trong toàn bộ các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện thi nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nền kinh tế hội nhập hoạt động theo cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi hoạt động tín dụng của ngân hàng phải phát triển và trở nên đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Hệ thống ngân hàng thương mại luôn phải tìm cách để nâng cao chiến lược tín dụng của mình bằng cách mở rộng tín dụng và cải tiến chất lượng. 1.1.4.2. Với khách hàng Hoạt động tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu về vốn của các tổ chức, doanh nghiệp mà còn phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư xá hội. Bất cứ ai đều có lúc cần tới lượng tiền để thực hiện các nhu cẩu của bản thân hay mục đích kinh doanh, đầu tư khác,… Tuy nhiên không phải khi nào chúng ta cũng có sẵn tiền, tài sản để sử dụng ngay. Khi đó việc tìm đến các khoán tiền vay là lựa chọn được nhiều người áp dụng. Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàng còn có các tổ chức tín dụng khác cung cấp nguồn vốn cho vay với nhiều hạn mức đa dạng, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu.Với loại vốn này, khách hàng sẽ nhanh chóng được cấp vốn để phát triển kinh tế gia đình, mua sắm hay chi tiêu sinh hoạt,…Ngoài ra nhà nước còn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi nhằm phát triển đời sống người dân, giúp các gia đình thuộc diện nghèo đói dễ dàng tiếp cận các khoản vốn vay với lãi suất thấp, cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc, xoá đói giảm nghèo và giảm tỉ lệ thất nghiệp, ổn định trật tự xã hội. 1.1.4.3. Với nền kinh tế Có thể nói mọi hoạt động kinh doanh trong các tổ chức kinh tế đều phải cần có vốn. Lượng vốn phải cung cấp đủ mới có thể duy trì và phát triển sản xuất, kinh
  • 22. 11 doanh, dịch vụ,… Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng tăng lên. Đối với nước ta, tại đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã chỉ rõ "để công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần huy động nhiều nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng..". Tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển kinh tế, thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh thì trước hết là phải có vốn (vốn bằng tiền). Và để có lượng vốn lớn, cần phải có tổ chức đủ thẩm quyền, có đủ năng lực đứng ra huy động và tập trung, sẵn sàng cung cấp để đem đi sử dụng. Thực tế ở bất kỳ quốc gia nào đều có 2 tổ chức chuyên thực hiện công việc này đó là quỹ tài chính (tổ chức tài chính) và quỹ tín dụng (tổ chức tín dụng). Tuy nhiên phần lớn là do tài chính tín dụng thực hiện. Có thể khái quát vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đó là đã góp phần làm giảm lượng tiền nhàn rỗi, tăng cường lưu thông tiền tệ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, là công cụ quan trọng, hữu hiệu phát triển và mở rộng kinh tế trong nước, tăng cường giao lưu hợp tác, là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến lược quốc gia. Khi vốn tín dụng ngân hàng được thể hiện đúng chức năng và vai trò của mình sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong toàn xã hội, góp phần không nhỏ để thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.5. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng 1.1.5.1. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân Bao gồm các hình thức cho vay như sau:  Thấu chi: Ngân hàng cho vay cho phép người vay được phép chi vượt (bội chi) mức số dư tiền gửi thanh toán. Ngân hàng sẽ thu lãi đối với phần tiền mà khách hàng đã chi vượt. Một ví dụ minh hoạ dễ hiểu: khách hàng được cấp hạn mức thấu cho trên tài khoản của mình là 10 triệu có nghĩa là khi tài khoản hết tiền (số dư bằng 0), khách hàng vẫn có thể rút/thanh toán âm tối đa thêm 10 triệu. Sau đó khi nộp tiền vào tài
  • 23. 12 khoản, số tiền nộp sẽ bù vào phần tiền âm. Ngân hàng sẽ chỉ tính lãi với số tiền âm trong tài khoản. Hiện nay chưa có một quy định thống nhất về điều kiện cho phép vay thấu chi ở các ngân hàng thương mại. Tuy thuộc vào chiến lược kinh doanh, mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau. Có hai dạng thấu chi là: + Vay thấu chi tín chấp: cho vay dựa trên tài khoản trả lương mà không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên hạn mức vay của hình thức này thường không được cao. + Vay thấu chi thế chấp: vay có tài sản đảm bảo, những loại tài sản có giá trị cao. Hạn mức vay của hình thức này cao hơn rất nhiều.  Cho vay trực tiếp từng lần: Hình thức cho vay này được áp dụng đối với những khách hàng cá nhân, tổ chức không có nhu cầu vay thường xuyên hay các trường hợp không có đủ điều kiện dể cấp hạn mức thấu chi. Có nhiều mức kỳ hạn được đưa ra nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vay. Khi hết kỳ hạn, ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi.  Cho vay theo hạn mức: Ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được tính trên cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tối đa mà khách hàng nhận được tại thời điểm tính. Đặc điểm của hình thức cho vay này đó là không xác định trước kì hạn nợ và thời hạn tín dụng. Việc thu nợ được ngân hàng thực hiện khi khách hàng có thu nhập.  Cho vay luân chuyển: nghiệp vụ cho vay dựa trên luận chuyển của hàng hoá. Hình thức cho vay này thường được áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp hoặc sản xuất có chu kỳ tiêu thụ sản phẩm ngắn ngày, hoạt động vay trả thường xuyên, có tính ổn định. Doanh nghiệp khi mua hàng hoá, vật tư, trang thiết bị có thể thiếu vốn và ngân hàng cho vay để thực hiện mua và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp tiến hành bán hàng. Cho vay luận chuyển đồi hỏi Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch sản xuất, luân chuyển hàng hoá để dự báo ngân quỹ phù hợp, đảm bảo nguồn vốn chính xác.
  • 24. 13  Cho vay trả góp: Ngân hàng cho phép khách hàng trả tiền gốc làm nhiều đợt trong thời hạn xác định. Hình thức cho vay trả góp ngày nay rất phổ biến, thường được áp dụng với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền  Cho vay gián tiếp: Hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian, thường được áp dụng tại những nơi có nhiều khoản vay nhỏ lẻ, khách hàng không tập trung, phân tán, cách xa ngân hàng 1.1.5.2. Chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá Khách hàng có thể sử dụng thương phiếu và các giấy tờ có giá để xin chiết khấu trước hạn. Số tiền mà Ngân hàng cấp (ứng trước) sẽ phụ thuộc vào mức lãi chiết khấu, thời hạn chiết khấu và giá trị của cổ phiếu hay các giấy tờ cầm cố. Thường là ngân hàng kí với khách hợp đồng chiết khấu. Sau đó bất cứ khi nào có nhu cầu, khách hàng chỉ cần gửi phiếu lên ngân hàng chiết khấu. Độ an toàn của thương phiếu cao do có ít nhất là 2 người cùng cam kết trả tiền. 1.1.5.3. Cho thuê tài chính Là hình thức tín dụng trung và dài hạn. Ngân hàng sẽ tiến hành mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn được tính toán sao cho sau khi hết hạn, Ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị tài sản cho thuê cộng lãi. Khách hàng có thể mua lại chính tài sản đó sau khi hết hạn thuê. 1.1.5.4. Bảo lãnh “Là sự cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết”. Hợp đồng bảo lãnh thường có 3 bên, bao gồm: Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh, và bên bảo lãnh. Ngân hàng chính là bên bảo lãnh chịu trách nhiệm.
  • 25. 14 1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm chung về chất lượng tín dụng ngân hàng Để đạt hiệu quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận thì các ngân hàng không chỉ tăng cường huy động vốn mà còn phải thu hút được nhiều khách hàng vay. Để thực hiện được điều này các NHTM nói chung phải thoả mãn được các yêu cầu đa dạng của khách hàng cả về chất và lượng, giá cả, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. Ngày nay chất lượng tín dụng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà khách hàng quan tâm khi đánh giá lựa chọn ngân hàng. Về cơ bản có thể hiểu nó là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động vay vốn phù hợp với luật pháp hiện hành, định hướng nhà nước, sự phát triển kinh tế, xã hội tạo nên sự tồn tại và phát triển, tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng tín dụng là một phạm trù rất rộng chứa đựng nhiều nội dung, nhiều tiêu chí đánh giá được đề cập trong phần sau. Vậy chất lượng tín dụng là gì? Đó là ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vay vốn của các đối tượng khách hàng đồng thời khách hàng khi vay vốn phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả tiền gốc và lãi cho khoản tiền vay. Đối với khách hàng khi vay vốn chất lượng tín dụng chính là nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, đáp ứng tốt các nhu cầu mong muốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp (Phan Thị Thu Hà, 2004). Như vậy chất lượng tín dụng được thể hiện qua mối quan hệ với 3 chủ thể đó là:  Đối với lợi ích của khách hàng: chất lượng tín dụng ngân hàng chính là chính sách, thủ tục, mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Thủ tục phải đơn giản, thuận tiện, dễ hiểu, thực hiện nhanh chóng. Lãi suất và kỳ hạn hợp lý nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng. Tất cả nhằm mục đích đó là đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi trong kinh doanh, cung cấp nguồn vốn kịp thời nhưng phải luôn coi lợi ích của ngân hàng là mục tiêu hàng đầu.
  • 26. 15  Đối với ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi mức độ cho phép nhất định gọi là giới hạn tín dụng. Mức giới hạn này được đưa ra phù hợp với ngân hàng và đúng nguyên tắc trong hoạt động tín dụng nhưng phải góp phần tạo nên sự cạnh tranh, thu hút khách hàng.  Đối với cả nền kinh tế quốc dân: chất lượng tín dụng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng, duy trì và mở rộng quy mô công ty, doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao chất lượng đời sống người dân, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Như vậy tăng trưởng tín dụng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện được các mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thương mại Ngân hàng là ngành dịch vụ đã có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Đây là một ngành có nhiều hấp dẫn mang lại siêu lợi nhuận nhưng cũng đồng thời chứa đựng không ít rủi ro. Một trong những rủi ro lớn luôn đe doạ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó chính là rủi ro tín dụng. Điều này sẽ gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng đây không chỉ là nỗi đáng sợ với khách hàng, ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế và bằng chứng chính là những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đã từng xảy ra. Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào do vậy nâng cao chất lượng tín dụng là điều cần thiết trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn.  Về phía ngân hàng: NHTM hoạt động giống như các doanh nghiệp kinh doanh, đó là bỏ vốn của mình ra, cung cấp các dịch vụ để thu hồi vốn cà tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế và toàn ngành Ngân hàng hiện nay khi các NHTM dần trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình đối với khách hàng và Ngân hàng trung ương tự thực hiện các phương án kinh doanh để kiếm lợi nhuận, lời ăn lỗ chịu, việc đảm bảo chất lượng cho các khoản vay và cho vay là nhu cầu cấp thiết. Chính vì vậy mà ngân hàng không thể không cần đến sự an toàn với các khoản vay.
  • 27. 16 Sau khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến và những thay đổi to lớn. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi là có nhiều cơ hội kinh doanh thì sự cạnh tranh và rất nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp nói chung cũng như ngành Ngân hàng cần phải có các biện pháp vượt qua. Vì thế để nâng cao chất lượng tín dụng ngày nay các ngân hàng không chỉ hoạt động với vai trò là người cung cấp vốn cho cá nhân, doanh nghiệp mà còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của mình cũng như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có như thế mới đề ra được các biện pháp mở rộng dịch vụ, giúp tăng cường vị thế và khả năng cạnh trnh trên thị trường.  Về phía nhà đầu tư: Nhà đầu tư hay khách hàng của ngân hàng bao gồm 2 loại đó là người gửi tiền và người vay tiền. + Đối với người gửi tiền: Tất cả các cá nhân, doanh nghiệp khi gửi gắm tài sản, đồng vốn của mình đều có mục đích, mong muốn đó là nhận được số tiền lãi từ khoản đầu tư đó và họ quan tâm tới khả năng thanh toán của ngân hàng. Khả năng thanh toán có cao thì khách hàng mới tin tưởng, gia tăng lợi nhuận và hài lòng khi đầu tư. Mà khả năng thanh toán của Ngân hàng lại có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của các khoản tín dụng. Bởi vậy nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khoản tiền gửi của họ vào Ngân hàng và lợi nhuận mà người gửi có được. + Đối với người vay tiền: Người vay tiền là người trực tiếp sử dụng giá trị sử dụng của các khoản vốn vay được từ ngân hàng. Khi lựa chọn Ngân hàng để vay vốn, họ sẽ quan tâm và đánh giá về chất lượng tín dụng bởi nó chính là sự thoả mãn của họ về khoản tín dụng đó. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho họ khi thực hiện trang trải, đầu tư kinh doanh để có lãi.  Đối với toàn xã hội: thì vấn đề chất lượng tín dụng cũng là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến toàn ngành kinh tế và các lĩnh vực khác trong xã hội. Bởi một đồng vốn của ngân hàng cho vay nó chính là đầu mối phát sinh nhiều mối quan hệ kinh tế khác. Khi đồng vốn được ngân hàng cung cấp để thực hiện các mục đích tiêu dùng hay kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng
  • 28. 17 cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề xã hội. Vai trò to lớn của ngân hàng đối với nền kinh tế là điều dễ nhận thấy, sự suy thoái của hệ thống ngân hàng sẽ dẫn tới sự suy thoái của kinh tế và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng được cả xã hội quan tâm. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 1.3.1. Các chỉ tiêu định tính  Việc thực hiện quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện khi cấp tín dụng cho khách hàng. Quy trình tín dụng là quy định bắt buộc đối với hoạt động tín dụng tại tất cả các ngân hàng và được ban hành chi tiết, cụ thể, rõ ràng bằng văn bản nhằm hướng dẫn cán bộ và khách hàng thực hiện. Quy trình tín dụng thể hiện các nội dung như: nguyên tắc cho vay, trình tự giải quyết, các bước thực hiện công việc, thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết đối với tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng có ý nghĩa rất lớn quyết định tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng xây dựng được quy trình đơn giản, thuận tiện, hợp lý và chặt chẽ sẽ tạo lên được nhiều lợi thế trong việc rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập được các thủ tục và văn bản hành chính phù hợp với pháp luật và các quy định được nhà nước ban hành, tạo nên sự an toàn trong kinh doanh, tránh được những rủi ro và rắc rối liên quan tới pháp lý.  Công tác kiểm tra, kiểm soát Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót, hay những sai hỏng xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cả ngân hàng và khách hàng. Đồng thời việc kiểm tra, kiểm soát còn là bước quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng và phù hợp với những thay đổi mới nhất với các quy định được nhà nước ban hành và tình hình nền kinh tế.  Mức độ hài lòng của khách hàng
  • 29. 18 Sự tín nhiệm, hài lòng của khách hàng cũng thể hiện ngân hàng đó có được sự uy tín hay không, năng lực cạnh tranh và chất lượng tín dụng có tốt hay không. Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay ngân hàng cũng chính là một loại hình doanh nghiệp và ngành ngân hàng có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nếu một ngân hàng không có chất lượng dịch vụ tốt thì điều đương nhiên đó là khách hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn những ngân hàng khác có chất lượng tốt hơn. 1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng Có khá nhiều các chỉ tiêu định lượng được đưa ra khi đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tốt và hoản chỉnh sẽ tạo nên hiệu quả và sự chính xác khi đánh giá cũng như thể hiện được đúng tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng khác nhau sẽ có các cách sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng cơ bản tổng thể bao gồm như sau:  Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là số tiền thực mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng của các khoản tín dụng mà ngân hàng đã giải ngân để cung cấp vốn vay cho khách hàng. Mục đích nghiên cứu doanh số cho vay sẽ thấy được khả năng về vốn và cho thấy xu thế hoạt động tín dụng qua các thời kỳ.  Doanh số thu nợ tín dụng Thể hiện khối lượng nợ tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi được từ khách hàng vay vốn trong một thời gian nhất định.  Tổng dư nợ Tổng dư nợ là toàn bộ số dư nợ mà khách hàng cho vay trong một thời kỳ bao gồm cả nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và nợ dài hạn. Chỉ tiêu này thể hiện khối lượng tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp ra nền kinh tế để phục vụ nhu cầu về vốn của khách hàng. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang ở mức kém, khách hàng và thị trường ít. Tuy nhiên không phải cao thì hoạt động tín dụng sẽ tốt vì nó còn phụ thuộc vào khả năng ngân hàng thu hồi vốn.
  • 30. 19  Dư nợ cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. được tính theo thời điểm, tức là số dư cuối kỳ tính toán. Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm. Đây là tiêu chí quan trọng giúp các nhà quản lý của ngân hàng thương mại đánh giá được chất lượng tín dụng mà mình đang cung cấp cho khách hàng. Khi nghiên cứu chỉ tiêu này nên xem xét trong cả quá trình chứ không theo một thời kỳ riêng lẻ để thể hiện chính xác và hiệu quả nhất. Để đánh giá tình hình dư nợ cho vay tại các ngân hàng thương mại người ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng công thức: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕)−𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕−𝟏) 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒏ă𝒎 (𝒕−𝟏)  Hiệu suất sử dụng vốn vay Phản ánh kết quả sử dụng vốn tham gia đầu tư của ngân hàng, thể hiện quy mô và khả năng tận dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ số cho ta biết trong một đồng vốn huy động được có bao nhiêu đồng được tham gia cho vay. Lưu ý rằng hệ số này luôn nhỏ hơn 1. Khi nghiên cứu về hệ số này, nếu thấy mức chỉ số thấp, đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy tình trạng ứ đọng vốn đang diễn ra làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí vốn. Ngược lại, nếu tiêu chí này quá cao cũng chưa hẳn tốt bởi nguyên nhân có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh, điều này sẽ đem tới nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hiệu suất sử dụng vốn được tính như sau: Hiệu suất sử dụng vốn vay (H) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 . 𝟏𝟎𝟎%  Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, tức là khả năng tham gia vào chu kì sản xuất kinh doanh. Nếu vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân
  • 31. 20 hàng phát ra đã thực hiện được nhiều chu kỳ sản xuất, luân chuyển và lưu thông nhanh. Với một số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng lớn sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn hơn cho khách hàng. Đối với ngân hàng, tiêu chí này thể hiện khả năng thu hồi vốn và quản lý tín dụng cao hay thấp. Nếu vòng quay chậm chứng tỏ ngân hàng đang có chất lượng tín dụng không tốt. Đối với khách hàng, chỉ tiêu này thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ tiêu càng lớn tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, có tình hình tài chính vững chắc. Đây là yếu tố để đảm bảo khả năng thực hiện tốt việc trả nợ và các cam kết trên hợp đồng tín dụng đúng thời hạn, đúng số lượng. Vòng quay vốn tín dụng = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒔ố 𝒕𝒉𝒖 𝒏ợ 𝑴ứ𝒄 𝒅ư 𝒏ợ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏  Thu nhập từ hoạt động cho vay Thu nhập từ hoạt động tín dụng = 𝑳ã𝒊 𝒕ừ 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 Chỉ số phản ánh mức lãi thu được từ hoạt động tín dụng trên tổng số thu nhập mà Ngân hàng thu được trong 1 thời gian nhất định. Thu nhập từ hoạt động cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tốt, thể hiện được uy tín và năng lực cạnh tranh.  Mức sinh lời từ hoạt động cho vay Mức sinh lời từ hoạt động cho vay = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒍ã𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚−𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 Mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao thể hiện ngân hàng đang sử dụng hiệu quả đồng vốn cho vay.  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu thể hiện sự không hoàn hảo trong quan hệ tín dụng tức là người vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đồng thời khoản nợ này không được ngân hàng gia hạn thêm. Nợ quá hạn là điều mà tất cả các ngân hàng rất không mong muốn và cần phải hạn chết phát sinh một cách tối
  • 32. 21 đa bởi nó sẽ làm gia tăng chi phí như: chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo đảm,... Để xác định chỉ tiêu này, các ngân hàng thường thực hiện vào các thời gian định kỳ như cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc đột xuất theo từng mục đích của ngân hàng. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, các nhà nghiên cứu thường thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro: - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỉ lệ nợ quá hạn = 𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ . 100% Thể hiện phần trăm của số nợ quá hạn trên tổng dư nợ mà ngân hàng đang cung cấp. Tỷ lệ này càng cao chứng to hoạt động cho vay của ngân hàng đang ở mức xấu do có quá nhiều nợ khó đòi, dẫn đến nguy cơ mất vốn, nhiều chi phí, lợi nhuận bị suy giảm. Tỷ lệ nợ quá hạn lại được chia thành 2 loại là: tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = 𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝒄ó 𝒌𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒉ồ𝒊 𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 .100% Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi = 𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝒌𝒉ô𝒏𝒈 𝒄ó 𝒌𝒉ả 𝒏ă𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒉ồ𝒊 𝑵ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 .100% Hai chỉ tiêu này thể hiện cụ thể tỉ lệ của nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng số nợ quá hạn nhằm đánh giá chính xác hơn tình hình của khoản nợ này, từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hiệu quả nhất. - Tỷ lệ đầu tư rủi ro Tỷ lệ đầu tư rủi ro = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒎ó𝒏 𝒗𝒂𝒚 𝒄ó 𝒑𝒉á𝒕 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝒏ợ 𝒒𝒖á 𝒉ạ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ Cho biết toàn bộ các khoản vay phát sinh nợ quá hạn giúp ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn đối với các khoản cho vay, từ đó đề ra kế hoạch dự phòng hợp lý.  Cơ cấu vốn đầu tư
  • 33. 22 Đánh giá xem tỷ trọng vốn vay mà khách hàng cung cấp đã phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng hay không. Từ đó các ngân hàng quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư nhằm tập trung vào các lĩnh vực hợp lý để đảm bảo an toàn vốn và thu được mức lợi nhuận cao nhất. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 1.4.1. Ảnh hưởng từ phía khách hàng  Vốn tự có của doanh nghiệp: Tình hình tài chính của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp kho tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu vốn tự có lớn thì khả năng thanh toán và chống đỡ với rủi ro sẽ cao. Nếu vốn tự có quá ít trong khi vốn vay quá lớn sẽ đặt ra sự lo ngại về khả năng thanh toán, doanh nghiệp dễ bị động và Ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn hơn khi cho vay.  Năng lực quản lý: Năng lực quản lý tốt sẽ tạo ra được phương hướng phát triển đúng đắn và khả năng thích nghi trước những biến động của môi trường kinh doanh. Nếu năng lực quản lý kém sẽ khiến doanh nghiệp bị hạn chế khi sử dụng đồng vốn, dễ gây ra lãng phí, hiệu quả kinh doanh thấp, thất thoát nguồn vốn. Do đó khả năng trả nợ vay Ngân hàng sẽ thấp.  Mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp: Một trong những nguyên tắc cơ bản của tín dụng Ngân hàng đó là sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên thực tế vẫn có những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát và ảnh hưởng tới khả năng trả nợ.  Về tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm như một cam kết cho sự trả nợ đúng theo hợp đồng. Hầu hết các khoản vay ngân hàng cung cấp đều có tài sản bảo đảm. Tuỳ vào giá trị tài sản để xác định mức cho vay tương ứng và không phải loại tài sản nào cũng được Ngân hàng chấp nhận làm bảo đảm. 1.4.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng Ngân hàng là tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc đó là đi vay để cho vay lại. Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng cũng như chất lượng tín dụng cung cấp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn tự có của mình, vào khả năng huy động vốn, uy tín và trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ… Cụ thể:
  • 34. 23  Chính sách tín dụng: Các chinh sách tín dụng được đưa ra nhằm tăng cường hay hạn chế tín dụng, thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt là kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động đạt hiệu quả, đồng thời giúp tránh được những sai lầm khi cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng.  Khả năng huy động vốn: Việc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng đi vay là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi ngân hàng cần có khả năng huy động vốn tốt bởi phần lớn tổng số vốn của ngân hàng cung cấp đến từ nguồn vốn huy động. Nhu cầu vay vốn được thoả mãn tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện trơn tru, liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng từ đó thu lại doanh thu và lợi nhuận cao, sẽ đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ cho chính ngân hàng. Do vậy mỗi ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp nhằm thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn trong dân cư và tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.  Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay: Quy trình cho vay là sự hướng dẫn cụ thể hoá chính sách tín dụng áp dụng vào thực tế. Việc nắm bắt quy trình cho vay và thực hiện chặt chẽ trong từng bước là căn cứ để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng tạo nên sự chuẩn xác từ đó đề ra những điều chỉnh, cải tiến để phù hợp cho từng tình hình thực tế tránh được những sai sót, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho đồng vốn của ngân hàng. Trong quy trình cho vay thì thẩm định chính là khâu quan trọng nhất khi làm tốt công tác thẩm định giúp Ngân hàng tăng khả năng thu hồi vốn, tăng vòng quay tín dụng và nâng cao chất lượng khi cho vay.  Công tác tổ chức và chất lượng nhân sự của ngân hàng: Việc thiết lập và cụ thể hoá từ vị trí, từng chức danh cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận. Tổ chức bộ máy nhân sự khoa học sẽ tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng và hiệu quả khi thực hiện công việc. Bên cạnh đó sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngân hàng phải liên tục áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên môn giỏi, có khả năng tiếp thu và làm chủ các ứng dụng công nghệ hiện đại. Ngân hàng cũng là một ngành
  • 35. 24 dịch vụ do đó sự phục vụ của nhân viên khi thực hiện các giao dịch, tư vấn, hướng dẫ tác động trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng.  Kiểm soát nội bộ: Theo dõi, giám sát các hoạt động nghiệp vụ mà ngân hàng đang cung cấp để đánh giá chính xác tình hình và hiệu quả tín dụng, qua đó phát hiện những lỗi hỏng, những vi phạm có thể xảy ra về pháp luật, quy chế, thể lệ, chính sách hay các nguyên tắc tín dụng để đề ra biện pháp xử lý kịp thời tránh tổn thất không mong muốn.  Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra các đánh giá, phân tích tình hình tài chính, tính khả thi trong phương án kinh doanh của doanh nghiệp khi vay vốn. Từ đó đưa ra các quyết định cho vay và có biện pháp theo dõi, xử lý nợ đạt hiệu quả cao nhất.  Hoạt động kiểm toán nội bộ: Giúp lãnh đạo nắm bắt được tình hình tín dụng chính xác nhất và kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm tăng chất lượng và hạn chế rủi ro.  Khoa học công nghệ: là yếu tô đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Nó vừa là công cụ vừa là phương tiện để thực hiện các công việc tổ chức quản lý nghiệp vụ ngân hàng,… vừa rút ngắn thời gian tạo nên độ chính xác, nhanh chóng, kịp thời. 1.4.3. Ảnh hưởng hưởng từ môi trường kinh doanh  Môi trường kinh tế Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng rất nhạy cảm với những biến động, thay đổi đến từ môi trường kinh tế. Những yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng như: lạm phát, lãi suất, chỉ số giá cả, chỉ số tiêu dùng, sự phát triển khoa học công nghệ,… Khi đưa ra các chính sách nâng cao tín dụng, nhà lãnh đạo cần quan tâm tới các yếu tố này: - Lạm phát làm tăng giá cả của hàng hoá nói chung trên thị trường. Giá cả hàng hoá tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
  • 36. 25 đời sống người dân mà cụ thể là tăng chi phí đầu vào, giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn sẽ khó đảm bảo được khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao. - Chu kì kinh tế: Nền kinh tế diễn ra theo tính chu kì và nó có ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Trong thời kì nền kinh tế đang có sự tăng trưởng, có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh, các yếu tố vĩ mô được giữ ổn định thì nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô của các doanh nghiệp tăng lên. Từ đó thúc đẩy mở rộng quy mô cho vay, nâng cao chất lượng cho vay và đảm bảo sự an toàn của nguồn vốn. Ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị kìm hãm, gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu vay vốn cũng giảm sút. - Mức lãi suất: lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay áp dụng với khách hàng cũng chịu tác động của biến động lãi suất thị trường. Ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường để tạo nên được lợi ích đồng thời giữa ngân hàng, khách hàng đầu tư và khách hàng vay vốn. Có như vậy ngân hàng mới có được những khoản vay chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo mức thu nhập ổn định.  Môi trường chính trị, xã hội Thể chế chính trị xã hội ổn định là điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp an tâm khi thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tình hình chính trị ổn định tạo điều kiện và thu hút đầu tư mở rộng kinh doanh trong và ngoài nước. Do đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng cao ngân hàng có thêm nhiều cơ hội để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Ngược lại khi môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ khiến cho các doanh nghiệp rụt rè khi đầu tư thậm chí là thu hẹp quy mô và nhu cầu vay vốn cũng giảm đi.  Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ xác yếu tố về pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh như: các chính sách, luật pháp, các biện pháp thực thi và chấp hành luật pháp đối với tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh. Hoạt động trong môi
  • 37. 26 trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ tạo được sự an tâm và định hướng lâu dài cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư phát triển kế hoạch dài hạn và tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn ngân hàng. Ngược lại một môi trường pháp lý thiếu hoàn chỉnh đồng bộ, liên tục thay đổi sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hiện nay hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn tồn tại không ít bất cập là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến toàn ngành ngân hàng và đòi hỏi phải được giải quyết để tạo môi trường thuận lợi nhất.  Môi trường tự nhiên Mặc dù yếu tố này ít tác động đến chất lượng tín dụng hơn nhưng không thể bỏ qua khi nghiên cứu, đánh giá. Những rủi ro bất khả kháng do các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, núi lửa,... làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nó xảy ra sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và làm giảm khả năng trả nợ từ đó làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
  • 38. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẠ LONG 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam -Chi nhánh Hạ Long 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hạ Long  Giới thiệu chung về ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV được đánh giá là ngân hàng thương mại lớn thứ 2 cả nước tính theo tổng khối lượng tài sản năm 2007 và là ngân hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính (theo BIDV, Dấu ấn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam trên trường Quốc tế, tháng 9 năm 2017). Ngân hàng BIDV được thành lập vào ngày 26/04/1957 với tên gọi là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1960, ngân hàng kiến thiết Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội thể hiện tiêu biểu thông qua việc cấp vốn cho hàng trăm, hàng ngàn công trình trọng điểm như: Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải; phục hồi và xây dựng nhiều hầm lò than tại Quảng Ninh, Bắc Thái; xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng cùng nhiều tuyến đường sắt; nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí,…; nhiều trường đại học lớn như Bách Khoa, Thuỷ Lợi, Kinh Tế,… Từ năm 1981 đến năm 1990, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, bước sang thời kỳ mới có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã thiết lập hệ thống quản lý từ trung ương đến cơ sở một cách khoa học, đảm bảo các hoạt động cấp phát và đầu tư cơ bản không bị ách tắc và ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện thúc đầy kinh tế
  • 39. 28 phát triển. Đây cũng là thời kỳ Ngân hàng có bước chuyển mình phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp đổi mới nói chung và toàn ngành ngân hàng nói riêng. Những đóng góp của Ngân hàng lớn hơn thời kỳ trước rất nhiều lần cả về chất lượng và số lượng. Đến năm 1990, Ngân hàng chính thức mang tên Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam cho đến hiện nay. Năm 1994 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Ngân hàng thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng Ngân hàng Thương mại và đến tháng 5 năm 2012, Ngân hàng BIDV chính thức cổ phần hoá, chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiếp tục công cuộc mở rộng và phát triển, tháng 1 năm 2014, cổ phiếu của BIDV được chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (theo BIDV, Lược sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 15/12/2015). Hiện nay, Ngân hàng BIDV tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời trên nhiều lĩnh vực và đều gặt hái được rất nhiều thành công và tạo nên vị thế vững chắc, trở thành ngân hàng số một Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh và chi nhánh rộng khắp cả nước, tính đến tháng 10 năm 2017, toàn hệ thống bao gồm 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Ngoài ra Ngân hàng BIDV còn liên kết với nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới như Mỹ, Nga, Malaysia, Lào,… Cam kết của Ngân hàng BIDV về chất lượng dịch vụ: “ BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp”, Ngân hàng BIDV tự hào là ngân hàng thuộc Top 1000 ngân hàng tốt nhất thế giới do tạp chí The Banker bình chọn. Ngân hàng BIDV cũng là ngân hàng nằm trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trở thành lựa chọn, tín nhiệm hàng đầu của các tổ chức kinh tế, các daonh nghiệp và cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Thương hiệu Ngân hàng BIDV được biết đến là mọt trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
  • 40. 29  Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long được thành lập vào ngày 18/05/2015 tại Địa chỉ: Số 74 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, mã số thuế: 0100150619-157. Tính đến thời điểm tháng 04 năm 2018, toàn bộ chi nhánh có 85 cán bộ nhân viên, trong đó cán bộ làm tín dụng có 38 nhân viên cùng phối hợp để thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động tín dụng của ngân hàng theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long là một trong những chi nhánh lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và đầu tư trên mọi lĩnh vực. Tập khách hàng mà Chi nhánh hướng đến chủ yếu đó là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hạ Long và một phần đến từ các huyện lân cận. Những ngày đầu mới thành lập, Ngân hàng BIDV Hạ Long gặp không ít những khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự non trẻ so với các ngân hàng khác xung quanh, nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, môi trường chính trị, xã hội còn nhiều bất ổn,… Tuy nhiên với nỗ ực và sự quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, sự chỉ đạo đúng đắn của các lãnh đạo cùng sự hỗ trợ kịp thời, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long đã dần đi vào ổn định và có những bước tăng trưởng vượt bậc. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá cao và hài lòng, hoạt động tín dụng mở rộng, đáp ứng tối đa nhu cầu của tất cả mọi thành phần kinh tế. Đứng trước tình hình nền kinh tế có nhiều biến chuyển như hiện nay, sự giao lưu hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực mở ra nhiều cơ hội mới cho tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Xong bên cạnh đó là không ít thách thức mới cùng sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ trong và ngoài nước đòi hỏi những nhà lãnh đạo phải thật nhanh nhạy, bắt kịp xu thế mới, đón đầu và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nếu không đảm bảo được điều này, doanh nghiệp cũng như Ngân hàng sẽ đứng trước nhiều khó khăn và đi đến phá sản. Thực tế trong thập niên vừa qua, ngành ngân hàng trong nước đã phải chứng kiến không ít sự suy
  • 41. 30 yếu và kết thúc của các ngân hàng trong nước hoặc những cuộc sáp nhập gây không ít dư luận. Và để không rơi vào hoàn cảnh tương tự, Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long cần chủ động thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực mà nâng cao chất lượng tín dụng là yếu tố then chốt. 2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long  Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long Chức năng của Ngân hàng BIDV là trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác được phép có liên quan để thực hiện mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV giao. Nhiệm vụ của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long bao gồm các hoạt động: - Huy động vốn + Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới nhiều loại hình thức: tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, các loại tiền gửi trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Phát hành các chứng chỉ tiền gửi có giá trị để huy động vốn + Tiếp nhận các nguồn vốn từ các tổ chức, chính phủ, địa phương, các cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước. - Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ nhu cầu đời sống của các cá nhân, tổ chức. - Các hoạt động kinh doanh khác: + Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay và mua bán ngoại tệ, các hoạt động thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu,… + Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: thu, phát tiền mặt, dịch vụ ATM, nhận bảo quản, bảo lãnh, cất giữ tài sản và các giấy tờ có giá, dịch vụ thanh toán, nhận uỷ thác.
  • 42. 31 + Dịch vụ bảo lãnh: vay, thanh toán, bảo lãnh hợp đồng, dự thầu, chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng,… (theo BIDV, Sản phẩm – Dịch vụ đang được cung cấp tại Ngân hàng BIDV Việt Nam, 10/04/2018).  Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hạ Long Nguồn: Ngân hàng BIDV Chi nhánh Quảng Ninh - Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động và kết quả của chi nhánh trước Hội sở. - Phòng tín dụng: Chia thành 3 bộ phận phụ trách: + Bộ phận khách hàng doanh nghiệp lớn: là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, thực hiện hoạt động khai thác vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. Ban giám đốc P. Tín Dụng Khách hàng doanh nghiệp lớn Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Khách hàng cá nhân P. Kế toán tài chính P. Quản lý rủi ro P. Tiền tệ kho quỹ P. Thanh toán xuất nhập PGĐ
  • 43. 32 + Bộ phận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch và làm việc với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. + Bộ phận khách hàng cá nhân: bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch và làm việc với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng NVĐ, ngoài tệ, các giáy tờ có giá khác. Đồng thời thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, các sản phẩm liên quan đến tín dụng áp dụng đối với khách hàng cá nhân theo đúng quy định ban hành của BIDV Việt Nam. - Phòng kế toán tài chính: là phòng thực hiện các công việc về quản lý tài chính, chi tiêu trong toàn chi nhánh, có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc để đảm bảo các khoản tài chính được sử dụng hợp lý theo đúng quy định của Ngân hàng BIDV Việt Nam. - Phòng quản lý rủi ro: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, các vấn đề liên quan đến nợ có vấn đề, nợ quá hạn, quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng, đồng thời thực hiện chức năng thẩm định, tái thẩm định và đánh giá khách hàng để đề ra các quyết định, phương án giải quyết vấn đề. - Phòng tiền tệ, kho quỹ: phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng BIDV Việt Nam; ứng và thu tiền cho các quầy giao dịch và các quỹ trong toàn chi nhánh. - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: tổ chức và thực hiện nghiệp về về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. - Phòng giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại các quầy giao dịch.
  • 44. 33 2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long  Kết quả huy động vốn Trong 3 năm kể từ ngày hình thành đến nay, hoạt động huy động vốn luôn được Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hạ Long chú trọng. Bởi vốn chính là cơ sở để Ngân hàng hình thành và tổ chức các hoạt động kinh doanh khác, nó quyết định đến quy mô cho vay, năng lực thanh toán, tạo nên vị thế, uy tín của ngân hành và kết quả kinh doanh. Mục tiêu được ban lãnh đạo Ngân hàng đưa ra đó là xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, chi phí huy động thấp và quan trọng đó là sử dụng được tối đa nguồn vốn huy động được, nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên điều này là không hề dễ dàng bởi sự cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp và gián tiếp trong thành phố Hạ Long và các khu vực xung quanh. Nhất là thời gian gần đây, kinh tế có nhiều biến đổi, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn tác động trực tiếp tới toàn ngành ngân hàng nói chung và Chi nhánh Hạ Long nói riêng. Một trong những biện pháp hiệu quả, đem lại thành công mà Chi nhánh Hạ Long đã và đang thực hiện đó chính là không nhừng gia tăng lãi suất huy động tiền gửi và áp dụng mức lãi suất cho vay vô cùng hợp lý. Điều này giúp cho Chi nhánh nhanh chóng tiếp cận và thu hút được tập khách hàng rộng lớn ngay từ những ngày đầu thành lập. Các chương trình khuyến mại với các giải thưởng hấp dẫn diễn ra thường xuyên như: “Tài lộc nhân đôi”, “Gửi tiền online - lãi cao quà chất”, “gửi thật tiện, lãi thật cao”,… đã tạo được sự quan tâm và niềm tin cho khách hàng. Kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1:
  • 45. 34 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại BIDV Hạ Long từ năm 2015 đến 2017 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng sô Tỷ trọng (%) Tỏng vốn huy động 1.917 3.754 4.537 I.Phân loại theo đối tượng 1. Tiền gửi doanh nghiệp 1.023 53,36 2.300 61,27 2.872 63,30 Tiền gửi VNĐ: - VNĐ 1.013 99,02 2.198 95,57 2.748 95,68 - Ngoại tệ quy VNĐ 10 0,98 102 4,43 124 4,32 Tiền gửi phân theo thời hạn: - Không kỳ hạn 425 41,54 903 39,26 1.190 41,43 - Có kỳ hạn 598 58,46 1..397 60,74 1.682 58,57 2. Tiền gửi dân cư 605 31,56 921 24,53 1.056 23,28 Tiền gửi VNĐ: - VNĐ 478 79 623 67,64 682 64,58 - Ngoại tệ quy VNĐ 127 21 298 32,36 374 35,42 Tiền gửi phân theo thời hạn: - Không kỳ hạn 1 0,17 13 1,41 26 2,46 - Có kỳ hạn 604 99,83 908 98,59 1.030 97,54 3. Tiền gửi khác 289 15,08 534 14,2 609 13,42 II. Phân theo ngoại tệ - VNĐ 1.704 88,88 3.316 88,33 3.368 74,23 - Ngoại tệ quy VNĐ 213 11,12 438 11,67 1.169 25,77 III. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 426 22,22 916 24,40 1216 26,80 - Có kỳ hạn 1491 77,78 2838 75,60 3321 73,20 IV. Phân theo thời gian 1. Ngắn hạn 1667 86,96 3003 79,99 3189 70,29 2. Trung và dài hạn 250 13,04 751 20,01 1348 29,71 (Nguồn: Các báo cáo của phòng tín dụng BIDV Hạ Long năm 2015, 2016, 2017)