SlideShare a Scribd company logo
1 of 193
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN THỊ DỊU
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
-------------------------
NGUYỄN THỊ DỊU
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CONG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THANH
VIEN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60.34.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Đoàn Vân Anh
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn: “Kế toán doanh thu, chi phí, kết
quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Lực Hải
Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS.
Đoàn Vân Anh. Các số liệu trích dẫn trung thực, luận văn không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu tương tự khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dịu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự quan tâm,
góp ý của các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán - Kiểm toán,
Trường Đại học Thương mại. Em cũng nhận được sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên
trong công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
Trước hết, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt
là những thầy cô đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian em học tập tại trường.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Đoàn Vân Anh, Khoa Kế toán
Kiểm toán - Trường Đại học Thương mại đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Đồng thời, em xin cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên trong công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới bố (mẹ), anh (chị), bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho em hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy (cô) để em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Dịu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................6
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................8
7. Kết cấu luận văn....................................................................................................9
CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ,
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP..........................10
1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán ....................................................................10
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp..............................10
1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí trong doanh nghiệp ...................................14
1.1.3. Khái niệm, phân loại kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ......................20
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh .....................22
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp .....................23
1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của một số
chuẩn mực kế toán...................................................................................................23
1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của
chế độ kế toán..........................................................................................................34
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về kế toán doanh thu, chi phí,
kết quả kinh doanh và bài học cho Việt Nam.......................................................42
iv
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh ...........................................................................................42
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG ............48
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dƣơng...........................48
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương.........................48
2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực
Hải Dương................................................................................................................49
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tại công ty TNHH MTV
Điện lực Hải Dương.................................................................................................50
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải
Dương .......................................................................................................................52
2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng. ........................................................................55
2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
tại công ty.................................................................................................................55
2.2.2. Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính tại công ty...................71
2.2.3. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác tại công ty ..................................73
2.2.4. Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty ....................................................77
2.2.5. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên
BCTC tại công ty ...................................................................................................83
2.3.Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH MTV Điện lực Hài Dƣơng............................................................83
2.3.1.Ưu điểm .......................................................................................................83
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................88
v
CHUƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC
HẢI DUƠNG............................................................................................................89
3.1. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng.......................................................89
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng...........................................90
3.2.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu, thu nhập ..................................................90
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí........................................................................94
3.2.3. Hoàn thiện về kế toán kết quả kinh doanh...............................................99
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................................100
3.3.1. Về phía Nhà nước....................................................................................100
3.3.2. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán ...........101
3.3.3. Về phía công ty.........................................................................................101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................102
KẾT LUẬN............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
BH Bán hàng
BTC Bộ Tài chính
CCDV Cung cấp dịch vụ
CKTT Chiết khấu thanh toán
CMKT Chuẩn mực kế toán
CP Chi phí
CTGS Chứng từ ghi sổ
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
GTGT Giá trị gia tăng
HĐTC Hoạt động tài chính
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KQKD Kết quả kinh doanh
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
LN Lợi nhuận
NKC Nhật ký chung
NPT Nợ phải thu
PP Phương pháp
QL Quản lý
TK Tài khoản
TN Thu nhập
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TT Thông tin
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguyên lý sản xuất điện của nhà máy điện................................49
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty....................................................50
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty...........................................53
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện thời điểm ghi nhận doanh thu tại công ty ...........56
viii
PHỤ LỤC
Số phụ
lục
Tên phụ lục
1 Mẫu phiếu khảo sát
1.1 Sơ đồ kế toán DT BH và CCDC theo PP kê khai thường xuyên
1.2 Sơ đồ kế toán doanh thu hoạt động tài chính
1.3 Sơ đồ kế toán thu nhập khác
1.4 Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán
1.5 Sơ đồ kế toán chi phí hoạt động tài chính
1.6 Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng
1.7 Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.8 Sơ đồ kế toán Chi phí khác
1.9 Sơ đồ kế toán kết quả hoạt động kinh doanh
1.9.1 Hóa đơn GTGT tiền điện
1.9.2 Biên nhận thanh toán tiền điện
1.9.3 Giấy báo tiền điện
1.9.4 Hợp đồng cung cấp điện cho tổ chức kinh doanh
1.9.5 Phiếu thu
2 Giấy báo có
2.1 Bảng cân đối Tài khoản công ty năm 2015
2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015
2.3 Chứng từ ghi sổ
2.4 Chứng từ ghi sổ
2.5 Chứng từ ghi sổ
2.6 Chứng từ ghi sổ
2.7 Chứng từ ghi sổ
ix
2.8 Phiếu chi
2.9 Phiếu chi
3 Chứng từ ghi sổ
3.1 Chứng từ ghi sổ
3.2 Sổ cái TK 511
3.3 Sổ cái TK 515
3.4 Sổ cái TK 641
3.5 Sổ cái TK 642
3.6 Sổ cái TK 632
3.7 Sổ cái TK 635
3.8 Sổ cái TK 711
3.9. Sổ cái TK 811
4 Sổ cái TK 911
4.1 Bảng chấm công tháng 12/2015 Đội 1-Điện của công ty
4.2 Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2015 đội 1-Điện công ty
4.3 Sổ chi tiết TK 5111
4.4 Sổ chi tiết bán hàng năm 2015
4.5 Sổ chi tiết TK 5151
4.6 Sổ chi tiết TK 6411
4.7 Sổ chi tiết TK 6429
4.8 Sổ chi tiết TK 6324
4.9 Sổ chi tiết TK 63511
5 Sổ chi tiết TK 71111
5.1 Sổ chi tiết TK 81123
5.2 Sổ chi tiết TK 9111
5.3.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 51111
5.3.2 Mẫu sổ chi tiết TK 5111
5.3.3 Mẫu sổ chi tiết TK 5111
x
5.4 Mẫu sổ chi tiết TK 515
5.5 Mẫu sổ chi tiết TK 7111
5.6.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 63211
5.6.2 Mẫu sổ chi tiết TK 6321
5.6.3 Mẫu sổ chi tiết TK 6321
5.7 Mẫu sổ chi tiết TK 6351
5.8.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 911111
5.8.2 Mẫu sổ chi tiết TK 91111
5.8.3 Mẫu sổ chi tiết TK 9111
5.9 Mẫu sổ chi tiết TK 9111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (LN) luôn là mục
tiêu cơ bản của các doanh nghiệp (DN), chi phối mọi hoạt động của DN. Để phân
tích, đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp
cần dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản: chi phí (CP) DN bỏ ra và doanh thu (DT) thu được.
Muốn xác định đúng CP bỏ ra, DT thu được thì DN phải hạch toán đúng doanh thu,
chi phí. Do vậy, tổ chức tốt kế toán DT, CP để đảm bảo xác định đúng kết quả kinh
doanh (KQKD) của DN là yêu cầu cấp bách và ngày càng phải hoàn thiện. Đồng
thời, tổ chức tốt công tác kế toán DT, CP giúp DN đưa ra những chiến lược và có
những quyết định đúng đắn.
Công tác kế toán DT, CP, xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc quản lý chi phí kinh doanh, nó giúp cho nguồn vốn của DN
lưu thông dễ dàng hơn và hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Hay nói cách khác, quản
lý chi phí quyết định đến khả năng sinh lời cũng như khả năng tồn tại của hầu hết
các DN không kể là quy mô lớn hay nhỏ.
Hiện nay, doanh nghiệp điện lực là một trong những ngành độc quyền và có
tầm quan trọng rất quan trọng đối với đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện,việc tiêu thụ
điện năng của nước ta mỗi năm rất cao, do vậy việc hạch toán công tác kế toán
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh vô cùng cần thiết và quan trọng tránh gây
nhầm lẫn sai sót. Trên thực tế, công tác kế toán DT, CP, xác định KQKD trong công
ty điện lực vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như sự chưa thống nhất trong quy
định về hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và cách lập báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán DT, CP và
KQKD trong việc giúp cho Nhà quản trị đưa ra các quyết định SXKD đúng, xuất
phát từ những bất cập trong kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tôi lựa chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương” làm đề tài
2
nghiên cứu của mình. Mục đích chính của đề tài là tìm ra nguyên nhân những hạn
chế trong công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao công
tác kế toán tại công ty nói chung và công tác doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh đã được nhiều tác
giả nói đến thông qua các luận văn, luận án, bài báo, tạp chí. Sau đây, tôi xin trình
bày một số luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí, kết
quả kinh doanh, cụ thể như sau:
Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh bảo vệ năm 2015 tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết
quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng Công ty thép Việt
Nam”. Luận án đã đưa ra được các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán CP, DT,
KQKD trong các DNSX.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu CMKT quốc tế về kế toán CP, DT, KQKD và
mô hình kế toán của 2 nước Pháp, Mỹ. Luận án đã chỉ ra mô hình tổ chức bộ máy
kế toán áp dụng cho các DNSX ở Việt Nam nên theo mô hình kết hợp giữa KTTC
và KTQT trên cùng một hệ thống kế toán.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các
DN SX thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, tác giả đã đưa ra những bất cập và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các DN SX thép
thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam dưới góc độ KTTC và KTQT.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Thủy bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong các doanh nghiệp thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội”. Trong bài luận
văn của mình tác giả đã đưa ra những ưu điểm trong kế toán BH và xác định KQKD
của các DN kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội như sau: Việc tổ chức lập
3
và luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ, các tài khoản TK sử dụng đã
được chi tiết theo từng HĐKD, từng đơn vị trực thuộc, sổ sách chi tiết và tổng hợp
được thiết kế với mẫu sổ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin cho ban
lãnh đạo. Bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Kế toán
chưa theo dõi chi tiết DT, CP và KQKD của từng mặt hàng trong DN, hơn nữa công
ty vi phạm nguyên tắc ghi nhận DT, CP. Thành công chính của luận văn là tác giả
đã phân tích được thực trạng của kế toán BH và xác định KQKD, tác giả cũng đã
đưa ra được giải pháp hoàn thiện kế toán BH và xác định KQKD dưới góc độ
KTTC và KTQT. Trên góc độ kế toán tài chính, tác giả đề xuất nên xác định đúng
thời điểm ghi nhận DT; hoàn thiện kế toán CP; phân bổ CP BH và CP QL DN nhằm
đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Dưới góc độ kế toán quản trị tác giả đề xuất lập dự
toán DT, CP và KQKD.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Thủy bảo vệ năm 2011 tại Trường
Đại học Thương mại với đề tài “Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Trong luận văn của mình, tác giả nêu ra công tác kế toán DT, CP, KQKD tại
các DN thương mại nói chung và tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên
địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, đầy
đủ, hệ thống và khoa học. Trong bài viết của mình, tác giả cũng cho rằng việc QL và
tổ chức hạch toán DT, CP và KQKD kịp thời, đầy đủ, khoa học là rất cần thiết cho
mỗi DN. Qua đó, tác giả nhấn mạnh rằng việc QL và tổ chức tốt hạch toán DT, CP,
KQKD là rất cần thiết nhằm mục đích, kiểm tra, giám sát đồng thời cung cấp TT kịp
thời cho quá trình ra quyết định của Nhà quản trị. Luận văn cũng trình bày khái quát
những lý luận cơ bản về DT, CP và KQKD trong các DN thương mại theo chế độ kế
toán hiện hành; Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về kế toán DT, CP và KQKD tại
các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Qua đó đánh
giá và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD tại các công ty
TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong luận văn của
4
mình, tác giả chỉ trình bày, phân tích kế toán DT, CP và KQKD dưới góc độ KTTC
mà chưa làm rõ được kế toán DT, CP và KQKD dưới góc độ KTQT.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Kim Oanh bảo vệ năm 2009 tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác
định kết quả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội
Viettel”. Thành công chính của luận văn là tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề
lý luận cơ bản về kế toán CP, DT và xác định KQKD dưới góc độ KTTC và KTQT.
Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán
CP, DT và xác định KQKD dưới cả 2 góc độ KTTC và KTQT.
Bài viết “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thương mại ở một
số nước phát triển và bài học cho Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long, Trường
Đại học Thương mại đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 04 (129),
2014, trang 50 - 52. Bài viết đã trình bày kế toán DT, CP và KQKD thương mại
theo kế toán Mỹ, kế toán Pháp và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong
từng hệ thống kế toán, tác giả đã nêu ra được khái niệm, bản chất, phân loại CP
thương mại trong HĐKD thương mại; thời điểm ghi nhận DT, KQKD và các khái
niệm liên quan tới giảm trừ DT. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng “Hệ thống kế toán
pháp quy định chặt chẽ và cụ thể cho từng phần hành kế toán, tạo ra sự thống nhất
trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời đảm bảo tính so sánh
được của các số liệu kế toán qua các thời kỳ của DN”. Song tác giả cũng nhấn mạnh
việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế trở nên phức tạp, làm giảm bớt sự chủ động
của kế toán. Bên cạnh việc nêu công tác kế toán DT, CP và KQKD thương mại theo
kế toán Mỹ, Pháp, bài viết cũng nêu ra bài học kinh nghiệm cho các DN thương mại
ở Việt Nam.
Bài viết “Kế toán chi phí - thu nhập - xác định kết quả theo mô hình kế toán
Mỹ, Pháp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Phạm Tiến
Hưng, Học viện Tài chính đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 07
(132), trang 65 - 67, 2014. Trong bài viết này, tác giả đưa ra hai mô hình kế toán chi
phí – Thu nhập - xác định KQKD ở hai cường quốc kinh tế là Mỹ, Pháp và rút ra
5
những bài học kinh nghiệp cho Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nêu ra được 8
quyết định của Nhà quản lý ảnh hưởng tới TS, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu xoay
quanh phương trình kế toán “TS = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu”. Bài viết chỉ ra
rằng trong 8 loại nghiệp vụ liên quan tới 8 quyết định có hai loại nghiệp vụ làm phát
sinh CP và hai nghiệp vụ làm phát sinh thu nhập. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra
được hai cơ chế QL CP kinh doanh đó là cơ chế QL CP kinh doanh theo bản chất
kinh tế của CP và cơ chế QL CP kinh doanh theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển
vốn. Từ đó, tác giả chỉ rõ ở Việt Nam, các DN theo cơ chế thứ hai còn các ngân
hàng hay các đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế thứ nhất. Đồng thời, trong
bài viết tác giả cũng đưa ra một số ý kiến liên quan tới mô hình QL và kế toán CP,
thu nhập và KQKD ở Việt Nam. Bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích và định
hướng cơ chế Quản lý chi phí và thu nhập trong công tác kế toán mà chưa đưa ra
những giải pháp cụ thể.
Các đề tài nghiên cứu và các bài viết trên đã đưa ra những nội dung cơ bản của
kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dưới góc độ
kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán
DT, CP và KQKD dưới cả hai góc độ đó để ứng dụng vào các ngành cụ thể theo
phạm vi nghiên cứu khác nhau của từng đề tài. Mặc dù vậy, đến nay chưa có đề tài
nghiên cứu nào về những nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán DT, CP và
KQKD tại công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương. Đề tài “Kế toán
doanh thu, chi phí , kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên điện lực
Hải Dương ” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi
phí, kết quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương
dưới góc độ kế toán tài chính có tính thuyết phục và tính khả thi cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về kế toán doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
6
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khảo sát thực trạng về công tác kế
toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện
lực Hải Dương dưới góc độ kế toán tài chính.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những bất cập trong việc vận dụng chế độ kế toán, chuẩn
mực kế toán , luật kế toán vào việc hạch toán DT, CP và KQKD tại công ty TNHH
MTV Điện lực Hải Dương. Qua đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán taị công ty trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để đạt được mục tiêu nghiên
cứu tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp (PP) nghiên cứu như: PP tiếp cận
thông tin (TT), PP thu thập dữ liệu và PP xử lý, phân tích dữ liệu. Cụ thể việc áp
dụng các PP nghiên cứu như sau:
a) Phương pháp tiếp cận thông tin
Luận văn vận dụng cơ sở lý luận về kế toán DT, CP và KQKD để phân tích
thực trạng công tác kế toán DT, CP và KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực
Hải Dương. Đồng thời sử dụng các PP nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu, xử
lý thông tin thu được.
PP nghiên cứu định tính: PP nghiên cứu này được tác giả thực hiện thông qua
việc quan sát, phỏng vấn sâu và khảo sát các đối tượng cung cấp TT như các nhân
viên thuộc Phòng Kế toán, các nhân viên Phòng kinh doanh và các phòng ban khác
như phòng vật tư, phòng kỹ thuật, đội vận hành lưới điện,phòng công nghệ thông tin,
đội quản lý điện kế, đội quản lý khách hàng... tại công ty. PP này giúp tác giả có cái
nhìn tổng quát về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương
b) Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu cung cấp tốt nhất cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài của mình, tác giả sử dụng các PP thu thập dữ liệu như PP quan sát, điều tra qua
các phiếu điều tra hay các bảng hỏi (Phụ lục 1).
7
- PP quan sát: Dựa trên các chứng từ, sổ sách có liên quan tới phần hành kế toán
DT, CP và KQKD tác giả sẽ lọc ra được các TT liên quan tới nội dung nghiên cứu.
- PP khác:
+ PP tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về công ty như kỷ yếu, trang website,…
+ PP tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu kế toán như: Luật kế toán, chế độ kế
toán, chuẩn mực kế toán.
+ PP sưu tầm, nghiên cứu các bài viết của các chuyên gia trên sách báo, tạp
chí, các luận văn, luận án, internet,…
c) Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Các thông tin, dữ liệu thu thập được từ phương pháp thu thập dữ liệu sẽ tồn tại
chủ yếu dưới hai dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin thu
được sẽ được tác giả xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh
hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Đồng thời, các dữ liệu thu thập được sẽ được
tác giả phân loại, sàng lọc, sắp xếp phân tích, tổng hợp qua công cụ hỗ trợ bằng phần
mềm: Microsoft office Word, Microsoft office Excel để đưa ra các đánh giá tổng
hợp, các ý kiến đề xuất về công kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại
công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
d) Quy trình nghiên cứu
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tác giả đã tiến hành gửi
phiếu điều tra đến các phòng ban của công ty để thu thập thông tin phục vụ cho
công tác nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả thực hiện việc quan sát, ghi, sao chép số liệu
đối với hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của công ty để phục vụ cho nghiên cứu
của luận văn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu kế toán CP,
8
DT, KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP,
DT, KQKD dưới góc độ kế toán tài chính, trong đó:
+ Về kế toán chi phí: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán Chi phí cần thiết nên
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Về kế toán doanh thu: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán doanh thu BH &
CCDV, kế toán DT bán hàng nội bộ, kế toán DT HĐTC và Thu nhập khác.
+ Về kế toán kết quả kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán kết quả kinh
doanh trước thuế.
Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu kế toán thực tế của công ty trong 2 năm 2014-
2015 ; Đề xuất hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong những năm tiếp theo.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
a) Ý nghĩa về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ bản chất của kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất về mặt kế toán tài chính.
b) Ý nghĩa về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH MTV Điện lực hải Dương là một sản phẩm khoa học có ý nghĩa cho nhiều
đối tượng.
- Đối với người làm công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải
Dương: Luận văn giúp người thực hiện công việc kế toán có cái nhìn tổng quan về
công tác kế toán hiện tại của công ty. Từ đó, đưa ra cho riêng mình những phương
pháp kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả
và phù hợp nhất với công ty;
- Đối với bản thân: Bổ sung kiến thức thực tế còn thiếu chưa được học tập tại
trường và trong quá trình công tác. Đồng thời đây là điều kiện để tác giả tiếp thu
những kinh nghiệm từ Thầy (Cô), bạn bè, đồng nghiệp;
9
- Đối với các đối tượng khác: Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học
nên sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm tới công tác kế toán
doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công
ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
10
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán
1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh thu
Có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản
được coi là DT của DN dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi DT
là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc
là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị TS.
Theo CMKT quốc tế số 18 “Doanh thu” thì “DT là dòng tiền đầu vào mà DN
thu được trong quá trình hoạt động (dòng tiền dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu
hoặc ảnh hưởng đến sự đóng góp của vốn chủ sở hữu)”.
Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC)
thì DT được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của
DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông
hoặc chủ sở hữu.
Theo CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và TN khác” (Ban hành kèm theo
quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban
hành và công bố bốn CMKT Việt Nam (đợt 1)): “DT là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông
thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về
Hướng dẫn chế độ kế toán DN thì DT được hiểu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng
vốn chủ sở hữu của DN ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. DT không
bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba.
11
Đối với DN SX, “DT là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ hạch toán,
phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
(Ngô Thế Chi, Ngô Thị Thủy (2007), Kế toán tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội).
Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao gồm
tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu
hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu
của DN sẽ không được coi là DT. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về doanh thu cần quan tâm tới các khái niệm sau:
- DT thuần: là số chênh lệch giữa DT BH và CCDV với các khoản giảm trừ
DT (CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).
- CKTM: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với
khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do
người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt
động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Trong quá trình SXKD của đơn vị, có rất nhiều các khoản DT, thu nhập phát
sinh trong kỳ. Trên cơ sở các thông tin về DT của DN, DN sẽ xác định đúng KQKD
của từng loại hình SX, từng loại sản phẩm..
Để quản lý tốt các khoản DT, các DN có thể tiến hành PL doanh thu theo các cách sau:
* Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh
Phân loại theo tiêu thức này DT bán hàng bao gồm hai loại: DT bán hàng nội
bộ và DT bán hàng ra ngoài.
12
Doanh thu bán hàng nội bộ: Là DT của khối lượng bán hàng trong nội bộ hệ
thống tổ chức của DN như tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong tổng
công ty...
Doanh thu bán hàng ra ngoài: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng
hóa DN đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi DN.
Nếu DN lựa chọn phân loại DT theo tiêu thức này sẽ xác định được chính xác
kết quả HĐKD của DN, cung cấp thông tin chính xác cho công tác lập BCTC hợp
nhất mang tính tập đoàn, toàn ngành...từ đó ra những quyết định chính xác trong
việc lựa chọn các phương án kinh doanh.
* Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý
Theo tiêu thức này DT của DN được chia làm 2 loại:
DT nội địa: Là các khoản thu được từ BH&CCDV vụ trong nước.
DT quốc tế: Là các khoản thu từ BH&CCDV vụ phát sinh tại nước ngoài.
Việc phân loại theo tiêu thức này giúp nhà quản trị xác định được mức độ hoạt
động theo khu vực địa lý, là căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trong
kinh doanh của từng khu vực, trên cơ sở đó các nhà quản trị có những giải pháp và
những phương án kinh doanh hợp lý. Phân loại theo tiêu thức này cũng sẽ cung cấp
được số liệu phục vụ cho việc lập BCTC bộ phận của từng DN.
* Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh
Theo tiêu thức này doanh thu của DN được phân loại như sau:
Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã
bán được trong kỳ.
Doanh thu bán thành phẩm: Là DT của toàn bộ khối lượng sản phẩm, thành
phẩm đã bán trong kỳ, hay đã được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ DT của khối lượng dịch vụ đã hoàn
thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán.
13
Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ các khoản DT từ trợ cấp, trợ giá của
nhà nước khi DN thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
theo yêu cầu của nhà nước.
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các khoản DT cho thuê
bất động sản đầu tư và DT bán, thanh lý bất động sản đầu tư .
Cách phân loại này giúp cho DN xác định DT của từng loại hình hoạt động
của DN. Trên cơ sở đó xác định tỷ trọng DT của từng loại hoạt động, đâu là hoạt
động mũi nhọn, từ đó có phương án kinh doanh hợp lý.
* Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn
Theo cách phân loại này, DT được chia làm 2 loại:
Doanh thu hòa vốn: Là DT mà tại đó mà lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ
bằng không hay DT bằng chi phí.
Doanh thu an toàn: Là mức DT lớn hơn mức doanh hòa vốn hay nói cách
khác là mức DT mà DN có được khi bù đắp được các khoản chi phí [48].
Với cách phân loại này giúp DN xác định được điểm hòa vốn hay điểm an
toàn cho từng phương án kinh doanh, trên cơ sở đó DN đưa ra lựa chọn chính xác
phương án kinh doanh tối ưu nhất cho DN của mình.
* Phân loại doanh thu theo phƣơng thức thanh toán tiền hàng
Theo tiêu thức này, DT được phân loại như sau:
Doanh thu bán hàng thu tiền ngay: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ và đã được khách hàng trả tiền ngay
khi phát sinh DT.
Doanh thu bán hàng chịu: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, đã được ghi nhận DT. Tuy nhiên, khách hàng
còn nợ tiền hàng (khách hàng mua chịu).
Doanh thu bán hàng trả góp: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, khách hàng đã thanh toán một phần tiền
hàng hoặc chưa thanh toán. Trong trường hợp này, người mua phải trả hết tiền hàng
14
trong một khoảng thời gian nhất định, phải mua hàng với giá cao hơn giá trả tiền
ngay = (giá bán trả ngay + lãi) .
Ta thấy, với cách phân loại này sẽ giúp DN xây dựng dự toán về các khoản
công nợ và chi phí trong kỳ của DN. Ngoài ra cách phân loại này giúp cho việc
phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là căn cứ quan trọng để
xác định mức dự phòng phải thu khó đòi.
* Phân loại doanh thu theo phƣơng thức bán hàng
Theo tiêu chí này DT của DN được chia làm các loại sau:
DT bán buôn: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa.. bán cho
các cơ quan, đơn vị khácnhằm mục đích để tiếp tục chuyển bán hoặc gia công SX.
Doanh thu bán lẻ: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa…bán
cho cơ quan, đơn vị khác, cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng.
Doanh thu gửi bán đại lý: Là toàn bộ DT của khối lượng hàng hóa gửi bán đại
lý theo hợp đồng đã ký kết.
Với cách phân loại DT theo tiêu chí này sẽ giúp DN xác định được tổng mức
tiêu thụ sản phẩm của từng loại, từ đó hoạch định được mức luân chuyển hàng hóa
xây dựng được mức dự trữ hàng hóa cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc
thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình HĐKD của DN.
Ta thấy, trên thực tế có rất nhiều cách phân loại doanh thu, tùy vào đặc điểm
kinh doanh các DN lựa chọn phương thức phân loại doanh thu cho phù hợp với thực
tế của đơn vị. Phân loại DT theo tình hình kinh doanh là một trong những cách PL
được nhiều DNSX lựa chọn. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nên sử
dụng PP phân loại này. Khi xác định được DT của từng loại hình hoạt động, DN sẽ
xác định được đâu là hoạt động mũi nhọn, trên cơ sở đó DN sẽ đưa ra phương án
kinh doanh tối ưu nhất.
1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí trong doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động
SXKD của DN. CP được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.
15
Theo từ điển Tiếng Việt, CP là các hao phí về nguồn lực để DN đạt được một
hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, CP là số tiền phải trả để thực hiện
các hoạt động kinh tế như SX, giao dịch,... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch
vụ cần thiết cho quá trình SXKD.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa
phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD được tính trong một thời kỳ nhất định.
Theo IASC “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ
kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá trị TS hay làm phát sinh các khoản nợ,
kết quả là làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn vốn
cho các bên chủ sở hữu”.
Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC)
định nghĩa về CP như sau: “CP là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ TS hoặc
phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về
Hướng dẫn chế độ kế toán DN “CP là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được
ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc
chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”.
Từ các khái niệm về CP, tác giả nhận thấy CP trong DN SX có các đặc điểm:
- CP là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các
hình thức khác nhau. Sự giảm lợi ích này thực chất là làm giảm tạm thời nguồn vốn
chủ sở hữu nhưng với mong muốn sẽ thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong
tương lai.
- CP khi phát sinh làm giảm tương ứng vốn chủ sở hữu của DN nhưng không
bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
16
1.1.2.2. Phân loại chi phí
Trong quá trình SX của DN, phát sinh rất nhiều loại CP. Việc phân loại CP
một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và hạch
toán CP của DN. Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý và tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác kế toán, CP kinh doanh thường được PL theo các cách
chủ yếu như: PL theo nội dung (tính chất) kinh tế của CP; PL theo cách thức kết
chuyển chi phí,...
* Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Đây là một cách PL khác của CP để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý CP theo
nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa
điểm phát sinh của CP, CP được PL theo yếu tố.
Theo cách PL này, về thực chất, chi phí SXKD chỉ có 3 yếu tố CP cơ bản là:
CP về lao động sống, CP về đối tượng lao động và CP về tư liệu lao động. Tuy
nhiên, để cung cấp thông tin về CP một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây
dựng và phân tích ĐM vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán CP, các
yếu tố CP trên cần được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi
tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ CP thường được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào SXKD
Chi phí khấu hao TSCĐ máy móc thiết bị: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ
trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD của DN;
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí cho các dịch vụ mua
ngoài dùng vào SXKD;
Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ CP khác bằng tiền chưa phản ánh
vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ;
Chi phí nhân công: Phản ánh các khoản CP về tiền lương, các khoản BHXH,
BHYT phải trả cho người lao động.
Theo cách PL này thì chi phí SXKD phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế thì
được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để SX ra sản
17
phẩm nào. Và cách PL này cũng cho ta biết các loại CP nào được dùng vào hoạt
động SXKD của DN với tỷ trọng của từng loại CP đó là bao nhiêu.
Cách PL này là cơ sở để DN xây dựng các định mức CP cần thiết, lập dự toán
CP, lập báo cáo CP theo yếu tố trong kỳ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch
khấu hao TSCĐ..., là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CP SXKD.
* Phân loại theo khoản mục chi phí có trong giá thành sản phẩm tiêu thụ
(giá thành đầy đủ)
Theo cách PL này, toàn bộ các khoản CP liên quan đến việc SX và tiêu thụ sản
phẩm của DN được chia làm 5 loại như sau:
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí về NL, vật liệu
trực tiếp tham gia vào việc SX, chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp
và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) mà DN phải trả cho người
lao động trực tiếp tham gia quy trình SX sản phẩm.
Chi phí SXC: Là toàn bộ những CP phát sinh tại phân xưởng SX trừ chi phí
NVLTT, CPNCTT. Hay nói cách khác đây là những CP mà mục đích của nó là
nhằm tổ chức, quản lý, phục vụ SX ở các phân xưởng, tổ đội SX [34].
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm CP tiền lương, các khoản phải trả,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ đội SX.
+ Chi phí vật liệu: Bao gồm CP vật liệu dùng chung cho phân xưởng SX với
mục đích là phục vụ và quản lý SX
+ Chi phí dụng cụ: Bao gồm những CP về công cụ, dụng cụ dùng ở phân
xưởng để phục vụ SX và quản lý SX
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ CP khấu hao của TSCĐ thuộc
các phân xưởng SX quản lý và sử dụng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các CP dịch vụ mua ngoài dùng cho
hoạt động phục vụ và quản lý sản của phân xưởng và đội SX
18
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc
phục vụ và quản lý SX ở phân xưởng SX.
Chi phí bán hàng: Là CP phát sinh trong quá trình bán hàng đó là CP lưu
thông và CP tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ,
dịch vụ. Loại CP này bao gồm: CP quảng cáo, CP giao hàng, giao dịch, hoa hồng
bán hàng, CP nhân viên bán hàng và CP khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá .
Chi phí QLDN: Là các khoản CP liên quan đến việc phục vụ và quản lý SXKD
có tính chất chung toàn DN. Bao gồm: CP nhân viên quản lý, CP đồ dùng văn
phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho cho toàn DN, các loại thuế phí có tính chất CP,
CP khánh tiết, CP hội nghị...
Cách PL này giúp cho nhà quản lý biết được KQKD lãi hoặc lỗ của từng mặt
hàng, từng loại dịch vụ mà DN kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định
khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí BH và CP quản lý cho từng mặt hàng, từng
loại dịch vụ nên cách PL này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh
Theo cách PL này, toàn bộ chi phí SXKD được chia thành CP sản phẩm và CP
thời kỳ.
Chi phí sản phẩm: Là những CP gắn liền với các sản phẩm được SX ra hoặc
được mua, bao gồm CPNCTT, CPNVLTT, CPSXC .
Chi phí thời kỳ: Là những CP phục vụ cho SXKD, không tạo nên giá trị hàng
tồn kho (sản phẩm, hàng hoá) mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà
chúng phát sinh. Nó bao gồm có chi phí BH và chi phí QLDN, CP phát sinh ở kỳ
nào thì được hạch toán ngay vào CP kinh doanh của kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận trong kỳ.
Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc xác định giá thành công xưởng cũng
như KQKD được chính xác.
19
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
Chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi
phí trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp,...Chính từ đặc điểm này, chi phí trên báo cáo kết quả
kinh doanh chỉ thể hiện một cách chung nhất những chi phí tương xứng theo từng
chức năng hoạt động doanh nghiệp để đạt được một nguồn thu nhập, lợi nhuận.
Việc thể hiện chi phí như vậy sẽ cung cấp thông tin phù hợp với những yêu cầu
thẩm tra hoạt động doanh nghiệp theo các chức năng từ các đối tác bên ngoài doanh
nghiệp như cơ quan quản lý chức năng, các tổ chức tín dụng ngân hàng, các nhà đầu
tư hiện tại và tương lai...Do đó, hình thức thể hiện chi phí này phù hợp với việc
cung cấp thông tin công khai, phù hợp với thông tin kế toán tài chính.
Theo cách PL này, CP phát sinh tại DN được chia làm 5 loại:
Chi phí giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một
thành phẩm. Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí
cần thiết để hàng có mặt tai kho (giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo
hiểm,….). Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một
chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm. Một số nhà cung
cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như
vận chuyển, bảo hiểm, thuế,…vào giá bán chúng ta. Như vậy giá vốn hàng bán sẽ
tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ
thể như thế nào.
Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung
chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ,
bảo hành, dịch vụ mua ngoài,chi phí bằng tiền khác,... Tùy theo đặc điểm kinh
doanh, yêu cầu quản lý theo từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí bán hàng có thể
theo dõi chi tiết thêm một số nội dung chi phí.
20
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi
phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân
viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao
TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự
phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm
tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
Chi phí tài chính: Tài khoản chi phí tài chính được dùng để phản ánh các
khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi
phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng
chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…
Chi phí khác: Các khoản chi phí khác là toàn bộ chi phí phát sinh do các sự
kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
1.1.3. Khái niệm, phân loại kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp .
1.1.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh và các khái niệm liên quan đến KQKD
Kết quả HĐKD là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD thông thường và
các hoạt động khác của DN trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm), biểu
hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá
hiệu quả kinh doanh của DN.
“Kết quả kinh doanh của DN bao gồm: Kết quả hoạt động bán hàng, kết quả
HĐTC và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động bán hàng là số chênh lệch giữa DT thuần và trị GVHB
(gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành SX của sản
phẩm xây lắp, CP liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư, như: CP khấu hao, CP
sửa chữa, nâng cấp, CP cho thuê hoạt động, CP thanh lý, nhượng bán bất động sản
đầu tư), CP BH và CP QL DN.
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
chính và chi phí hoạt động tài chính.
21
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản TN khác và các
khoản CP khác và CP thuế TNDN” (Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày
22/12/2014 của BTC về Hướng dẫn Chế độ kế toán DN).
Thuế TN là loại thuế trực thu tính trên lợi nhuận của DN, được tính căn cứ vào
thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN (VAS 17 - CP thuế TNDN).
CP thuế TNDN (hoặc TN thuế TNDN): Là tổng CP thuế TN hiện hành và CP
thuế TN hoãn lại (hoặc TN thuế TN hiện hành và TN thuế TN hoãn lại) khi xác
định LN hoặc lỗ của một kỳ.
Thuế TN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên
TN chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.
Thuế TN hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên
các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
TS thuế TN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên
các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang
các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và Giá trị được khấu trừ
chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.
CP thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên TN chịu thuế
trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
CP thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát
sinh từ ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập TS thuế TN hoãn
lại đã được ghi nhận từ các năm trước.
1.1.3.2. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính
với chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
LN thuần
từ hoạt
động
SXKD
=
DT
thuần về
BH và
CCDV
- GVHB +
DT
HĐTC
-
CP
HĐTC
- CPBH - CPQLDN (1)
22
Trong đó: DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng công thức sau:
DT thuần về BH
và CCDV
=
Tổng DT BH và
CCDV
−
Các khoản giảm
trừ DT
(2)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức sau:
LN gộp về BH
và CCDV
=
DT thuần về
BH và CCDV
− GVHB (3)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi khoản thuế phải
tính nộp, khoản thuế phải tính trên phần LN này chính là thuế TNDN.
Tổng LN kế
toán trước thuế
=
LN thuần từ hoạt
động SXKD
+ LN khác (4)
Trong đó LN khác được xác định bằng công thức:
LN khác = TN khác - CP khác (5)
LN kế toán sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ thuế TNDN hay nói
cách khác đây chính là KQKD cuối cùng của DN. Nếu LN kế toán sau thuế < 0
(DN bị lỗ), nếu LN sau thuế > 0 (DN kinh doanh có lãi)
LN kế toán
sau thuế
=
LN kế toán
trước thuế
- CP thuế TNDN (6)
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh
-Nhiệm vụ của kế toán doanh thu: Ghi chép, phản ánh, tính toán hạch toán
chính xác doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ…
nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh.
- Nhiệm vụ kế toán chi phí: Ghi chép, phản ánh, tính toán, hạch toán chính xác
chi phí phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng chịu chi phí của hoạt động nhằm xác
định đúng đắn kết quả kinh doanh.
- Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh: Ghi chép, phản ánh
chính xác các nghịêp vụ kinh tế phát sinh. Tính toán, kết chuyển chính xác doanh
thu thuần, chi phí nhằm xác định kết quả kinh doanh đúng đắn.
23
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của một
số chuẩn mực kế toán
1.2.1.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán doanh thu
Trong các doanh nghiệp sản xuất, có hai chuẩn mực chủ yếu liên quan tới kế
toán doanh thu: CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” và CMKT Việt Nam
số 14 “Doanh thu và Thu nhập khác”. Nội dung chủ yếu liên quan tới kế toán
doanh thu trong hai chuẩn mực này cụ thể như sau:
a) CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC)
có nội dung liên quan tới kế toán DT là: Doanh thu và Thu nhập khác được ghi
nhận trong Báo cáo kết quả Hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai có liên quan tới sự gia tăng về TS hoặc giảm bớt nợ phải trả và gía trị gia
tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.
b) CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và Thu nhập khác” (Ban hành kèm theo
quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban
hành và công bố bốn CMKT Việt Nam (đợt 1))
Nội dung của chuẩn mực
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích
kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là
doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng,
thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản
góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là
doanh thu.
Về xác định doanh thu:
Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc
sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,
giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng
24
phương thức và hình thức thanh toán tiền hàng mà Doanh thu bán hàng được xác
định cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp bán hàng trả góp, doanh thu được xác định bằng cách
quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản tiền hoặc tương đương tiền sẽ thu được
trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận DT theo tỷ lệ lãi suất hiện
hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận DT có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ
thu được trong tương lai.
- Đối với trường hợp hàng đổi hàng:
+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch
tạo ra DT.
+ Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra DT. Trường
hợp này DT được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về,
sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì DT
được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi.
Nhận biết giao dịch
Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt
cho từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần
áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất
của giao dịch đó.
Doanh thu bán hàng
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)
điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
25
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.
Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời
điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát
hàng hóa cho người mua.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở
hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu
không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như:
(a) Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt
động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
(b) Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào
người mua hàng hóa đó;
(c) Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần
quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
(d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được
nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán
có bị trả lại hay không.
- Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ
doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ
nhận được đủ các khoản thanh toán.
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không
chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính
26
phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không).
Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác
định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định
khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu
khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự
phòng nợ phải thu khó đòi.
- Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau
ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc
chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận
trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một
khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả
về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời
thỏa mãn năm (5) điều kiện quy định ở đoạn 10.
Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của
giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung
cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết
quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.
Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)
điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối
kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
27
- Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán
thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo
phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận
trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp
nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu
đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi
không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ
phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm
doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì
được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận
được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
(b) Giá thanh toán;
(c) Thời hạn và phương thức thanh toán.
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế
hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét
và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp
sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối
lượng công việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành
toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định
kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
28
- Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà
không tách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh
thu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ
bản so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạt
động cơ bản đó.
- Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được
chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể
thu hồi.
- Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác
định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã
ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn
không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch
toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
*Doanh thu từ tiền lãi,tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được
- Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được
ghi nhận trên cơ sở:
(a) Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
(b) Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
(c) Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận
cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
- Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong
tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban
đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng. Doanh thu tiền lãi bao gồm
số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản
chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.
29
- Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh
nghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh
nghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của
các kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanh
nghiệp. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán
giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
- Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng
(ví dụ như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượng
sách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồng
từng lần.
- Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích
kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh
thu thì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được
đó phải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu.
Thu nhập khác
- Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các
hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- Các khoản thu khác.
- Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ
thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về
thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ.
30
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là
khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và
tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được.
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ
nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại.
Trình bày báo cáo tài chính
- Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm
phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp
dịch vụ;
(b) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện:
- Doanh thu bán hàng;
- Doanh thu cung cấp dịch vụ;
- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
(c) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên.
(d) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường.
1.2.1.2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán chi phí
Trong các Doanh nghiệp có các CMKT Việt Nam: Số 01 “Chuẩn mực chung”,
số 02 “Hàng tồn kho”, số 03 “TSCĐ hữu hình”, số 04 “TSCĐ vô hình”, số 16 “Chi
phí đi vay” liên quan tới kế toán chi phí phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
a) CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC)
có nội dung liên quan tới kế toán Chi phí là việc ghi nhận chi phí :
Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế
trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt TS hoặc tăng nợ phải trả và CP này
phải xác định được một cách đáng tin cậy.
Các CP được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân
thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
31
Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến
Doanh Thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các CP liên quan
được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo
hệ thống hoặc theo tỷ lệ.
Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
b) Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” (Ban hành và công bố
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng
BTC), giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là Chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng. Giá gốc hàng tồn kho
tính theo CMKT quốc tế số 02, cụ thể: Chi phí không được tính vào giá gốc hàng
tồn kho, gồm: CP nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các Chi phí sản xuất
kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ
các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình SX tiếp theo và CP
bảo quản; Chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong ba phương pháp: phương
pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp nhập
trước xuất trước.
Trong các doanh nghiệp chế biến, Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào
chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của
máy móc SX. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung
bình trong các điều kiện SX bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế SX ra
cao hơn công suất bình thường thì CP SX chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn
vị sản phẩm theo CP thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế SX ra
thấp hơn công suất bình thường thì CP SX chung cố định chỉ được phân bổ vào CP
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CP SX
chung không phân bổ được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ. CP SX chung biến đổi
được phân bổ hết vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo CP thực tế
phát sinh.
32
Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào CP trong kỳ phải đảm bảo nguyên
tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
c) CMKT Việt Nam số 03 “TSCĐ hữu hình” (Ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC) quy định:
Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào CP SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được
tính vào giá trị của các TS khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt
động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô
hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu
hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các TS khác.
d) CMKT Việt Nam số 04 “TSCĐ vô hình” (Ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC) quy
định: CP liên quan đến TS vô hình phải được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ hoặc
CP trả trước, trừ trường hợp: CP hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và
thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình hoặc TS vô hình hình
thành trong quá trình sáp nhập DN có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được
định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình thì những CP đó (nằm trong CP
mua TS) hình thành một bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế
thương mại có giá trị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp.
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN nhưng không
được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ.
e) CMKT Việt Nam số 16 “CP đi vay” (Ban hành và công bố theo Quyết
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) quy
định: CP đi vay phải ghi nhận vào CP SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được
vốn hoá.
1.2.1.3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán kết quả
kinh doanh và trình bày trên báo cáo tài chính.
a) CMKT Việt Nam số 17 “Thuế TNDN” (Ban hành và công bố theo Quyết
định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng BTC) có các
33
nội dung liên quan đến kế toán KQKD là việc ghi nhận thuế TNDN hiện hành, ghi
nhận thuế TN hoãn lại phải trả và TS thuế TN hoãn lại.
- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc,
phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp
trong năm hiện hành và trong tương lai của:
- Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục
tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp; Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong
báo cáo kết quả kinh doanh.
- Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài
chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của
tài sản hay khoản nợ phải trả đó.
Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này
không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu
cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản
thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.Chuẩn mực này yêu
cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về
thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng phương
pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó.
b) CMKT Việt Nam số 21 “Trình bày BCTC” (Ban hành và công bố theo
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC)
- Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và
nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu
cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo
tài chính.
34
- Chuẩn mực này áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù
hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của
doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Chuẩn mực này được vận
dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ.
-Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu
cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ
chức tài chính được quy định ở Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính
của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự".
* Nội dung chuẩn mực
- Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết
quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong
việc đưa ra các quyết định kinh tế.
- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm
bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày
trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên
quan hiện hành.
1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của
chế độ kế toán.
1.2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động bán hàng
a. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
*) Chứng từ kế toán
+ Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hóa đơn GTGT (đối với doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo PP khấu trừ), hóa đơn bán hàng (đối với DN tính thuế
GTGT theo PP trực tiếp), bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng,…
+ Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy
nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng,…
35
+ Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại,…
*) Tài khoản sử dụng
 Để phản ánh Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ kế toán sử dụng
các TK sau:
- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK này dùng để phản
ánh DT BH và Cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh
thu bán hàng hoá, sản phẩm và Cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong
cùng tập đoàn; TK này phản ánh doanh thu của hoạt động SXKD từ các giao dịch
và các nghiệp vụ sau:
+ Bán hàng: Bán sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra, BH hoá mua vào và bán
bất động sản đầu tư;
+ Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong
một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như CCDV vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo
phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng....
+ Doanh thu khác.
- TK 521 - Các khoản giảm trừ Doanh thu. TK này dùng để phản ánh các khoản
được điều chỉnh giảm trừ vào Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong
kỳ, gồm: CKTM, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. TK này không phản ánh các
khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo PP
trực tiếp. TK này có 03 TK cấp 2: TK 5211 – Chiết khấu thương mại, TK 5212 - Hàng
bán bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán.
Việc điều chỉnh giảm DT được thực hiện như sau:
+ Khoản Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát
sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm Doanh thu
của kỳ phát sinh;
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ
sau mới phát sinh CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì DN được
ghi giảm DT theo nguyên tắc:
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG
KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPLuong Nguyen
 
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt nam
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt namKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt nam
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Luận văn: Tạo động lực lao động cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Một thàn...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, HOT
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...
Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại cô...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH XNK Hoàng Y...
 
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩuĐề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
Đề tài: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt nam
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt namKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt nam
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty tnhh excado việt nam
 
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty xây dựng thương mại
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngĐề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh trang trí n...
 

Similar to KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...luanvantrust
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG (20)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty tnhh x...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
Tìm hiếu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...
 
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phàQuản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
 
Chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu phà
Chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu phàChi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu phà
Chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu phà
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH MTV khai thác công...
 
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOTĐề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
 
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAYĐề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
Đề tài: Tổ chức vốn bằng tiền tại Công ty xây lắp điện, HAY
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty vận tải container
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty vận tải containerĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty vận tải container
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty vận tải container
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhTổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công Ty Xây Lắp Điện, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Cáp điện Đoàn Tiến, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Cáp điện Đoàn Tiến, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Cáp điện Đoàn Tiến, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty Cáp điện Đoàn Tiến, 9đ
 
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Cáp điện
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Cáp điệnKế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Cáp điện
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Cáp điện
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Cáp điện, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Cáp điện, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Cáp điện, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Cáp điện, HAY
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược PhẩmKế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
 
Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nước mắm ông sao, HAY
Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nước mắm ông sao, HAYChi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nước mắm ông sao, HAY
Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nước mắm ông sao, HAY
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƯƠNG

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN THỊ DỊU KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- NGUYỄN THỊ DỊU KẾ TOAN DOANH THU, CHI PHI, KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CONG TY TRACH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THANH VIEN ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60.34.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Đoàn Vân Anh Hà Nội - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn: “Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện Lực Hải Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Đoàn Vân Anh. Các số liệu trích dẫn trung thực, luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu tương tự khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dịu
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy giáo, cô giáo Khoa Sau đại học, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Thương mại. Em cũng nhận được sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên trong công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Trước hết, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Thương mại, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo em suốt thời gian em học tập tại trường. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS,TS. Đoàn Vân Anh, Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Thương mại đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời, em xin cảm ơn các anh chị cán bộ, nhân viên trong công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn tới bố (mẹ), anh (chị), bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy (cô) để em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dịu
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................8 7. Kết cấu luận văn....................................................................................................9 CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP..........................10 1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán ....................................................................10 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp..............................10 1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí trong doanh nghiệp ...................................14 1.1.3. Khái niệm, phân loại kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ......................20 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh .....................22 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp .....................23 1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của một số chuẩn mực kế toán...................................................................................................23 1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán..........................................................................................................34 1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và bài học cho Việt Nam.......................................................42
  • 6. iv 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh ...........................................................................................42 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................47 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DƢƠNG ............48 2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dƣơng...........................48 2.1.1 Khái quát về công ty TNHH MTV Điện Lực Hải Dương.........................48 2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương................................................................................................................49 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.................................................................................................50 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương .......................................................................................................................52 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng. ........................................................................55 2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty.................................................................................................................55 2.2.2. Kế toán doanh thu tài chính và chi phí tài chính tại công ty...................71 2.2.3. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác tại công ty ..................................73 2.2.4. Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty ....................................................77 2.2.5. Trình bày thông tin doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trên BCTC tại công ty ...................................................................................................83 2.3.Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hài Dƣơng............................................................83 2.3.1.Ưu điểm .......................................................................................................83 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .................................................................84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................88
  • 7. v CHUƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC HẢI DUƠNG............................................................................................................89 3.1. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng.......................................................89 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng...........................................90 3.2.1 Hoàn thiện kế toán doanh thu, thu nhập ..................................................90 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí........................................................................94 3.2.3. Hoàn thiện về kế toán kết quả kinh doanh...............................................99 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................................100 3.3.1. Về phía Nhà nước....................................................................................100 3.3.2. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán ...........101 3.3.3. Về phía công ty.........................................................................................101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................102 KẾT LUẬN............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BH Bán hàng BTC Bộ Tài chính CCDV Cung cấp dịch vụ CKTT Chiết khấu thanh toán CMKT Chuẩn mực kế toán CP Chi phí CTGS Chứng từ ghi sổ DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng HĐTC Hoạt động tài chính HĐKD Hoạt động kinh doanh KQKD Kết quả kinh doanh KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính LN Lợi nhuận NKC Nhật ký chung NPT Nợ phải thu PP Phương pháp QL Quản lý TK Tài khoản TN Thu nhập TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tin SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nguyên lý sản xuất điện của nhà máy điện................................49 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty....................................................50 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty...........................................53 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện thời điểm ghi nhận doanh thu tại công ty ...........56
  • 10. viii PHỤ LỤC Số phụ lục Tên phụ lục 1 Mẫu phiếu khảo sát 1.1 Sơ đồ kế toán DT BH và CCDC theo PP kê khai thường xuyên 1.2 Sơ đồ kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.3 Sơ đồ kế toán thu nhập khác 1.4 Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán 1.5 Sơ đồ kế toán chi phí hoạt động tài chính 1.6 Sơ đồ kế toán chi phí bán hàng 1.7 Sơ đồ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.8 Sơ đồ kế toán Chi phí khác 1.9 Sơ đồ kế toán kết quả hoạt động kinh doanh 1.9.1 Hóa đơn GTGT tiền điện 1.9.2 Biên nhận thanh toán tiền điện 1.9.3 Giấy báo tiền điện 1.9.4 Hợp đồng cung cấp điện cho tổ chức kinh doanh 1.9.5 Phiếu thu 2 Giấy báo có 2.1 Bảng cân đối Tài khoản công ty năm 2015 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 2.3 Chứng từ ghi sổ 2.4 Chứng từ ghi sổ 2.5 Chứng từ ghi sổ 2.6 Chứng từ ghi sổ 2.7 Chứng từ ghi sổ
  • 11. ix 2.8 Phiếu chi 2.9 Phiếu chi 3 Chứng từ ghi sổ 3.1 Chứng từ ghi sổ 3.2 Sổ cái TK 511 3.3 Sổ cái TK 515 3.4 Sổ cái TK 641 3.5 Sổ cái TK 642 3.6 Sổ cái TK 632 3.7 Sổ cái TK 635 3.8 Sổ cái TK 711 3.9. Sổ cái TK 811 4 Sổ cái TK 911 4.1 Bảng chấm công tháng 12/2015 Đội 1-Điện của công ty 4.2 Bảng thanh toán tiền lương tháng 12/2015 đội 1-Điện công ty 4.3 Sổ chi tiết TK 5111 4.4 Sổ chi tiết bán hàng năm 2015 4.5 Sổ chi tiết TK 5151 4.6 Sổ chi tiết TK 6411 4.7 Sổ chi tiết TK 6429 4.8 Sổ chi tiết TK 6324 4.9 Sổ chi tiết TK 63511 5 Sổ chi tiết TK 71111 5.1 Sổ chi tiết TK 81123 5.2 Sổ chi tiết TK 9111 5.3.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 51111 5.3.2 Mẫu sổ chi tiết TK 5111 5.3.3 Mẫu sổ chi tiết TK 5111
  • 12. x 5.4 Mẫu sổ chi tiết TK 515 5.5 Mẫu sổ chi tiết TK 7111 5.6.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 63211 5.6.2 Mẫu sổ chi tiết TK 6321 5.6.3 Mẫu sổ chi tiết TK 6321 5.7 Mẫu sổ chi tiết TK 6351 5.8.1 Mẫu Sổ chi tiêt TK 911111 5.8.2 Mẫu sổ chi tiết TK 91111 5.8.3 Mẫu sổ chi tiết TK 9111 5.9 Mẫu sổ chi tiết TK 9111
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (LN) luôn là mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp (DN), chi phối mọi hoạt động của DN. Để phân tích, đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp cần dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản: chi phí (CP) DN bỏ ra và doanh thu (DT) thu được. Muốn xác định đúng CP bỏ ra, DT thu được thì DN phải hạch toán đúng doanh thu, chi phí. Do vậy, tổ chức tốt kế toán DT, CP để đảm bảo xác định đúng kết quả kinh doanh (KQKD) của DN là yêu cầu cấp bách và ngày càng phải hoàn thiện. Đồng thời, tổ chức tốt công tác kế toán DT, CP giúp DN đưa ra những chiến lược và có những quyết định đúng đắn. Công tác kế toán DT, CP, xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý chi phí kinh doanh, nó giúp cho nguồn vốn của DN lưu thông dễ dàng hơn và hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Hay nói cách khác, quản lý chi phí quyết định đến khả năng sinh lời cũng như khả năng tồn tại của hầu hết các DN không kể là quy mô lớn hay nhỏ. Hiện nay, doanh nghiệp điện lực là một trong những ngành độc quyền và có tầm quan trọng rất quan trọng đối với đời sống của người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện,việc tiêu thụ điện năng của nước ta mỗi năm rất cao, do vậy việc hạch toán công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh vô cùng cần thiết và quan trọng tránh gây nhầm lẫn sai sót. Trên thực tế, công tác kế toán DT, CP, xác định KQKD trong công ty điện lực vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như sự chưa thống nhất trong quy định về hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán DT, CP và KQKD trong việc giúp cho Nhà quản trị đưa ra các quyết định SXKD đúng, xuất phát từ những bất cập trong kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tôi lựa chọn đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương” làm đề tài
  • 14. 2 nghiên cứu của mình. Mục đích chính của đề tài là tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nội dung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh đã được nhiều tác giả nói đến thông qua các luận văn, luận án, bài báo, tạp chí. Sau đây, tôi xin trình bày một số luận văn, luận án, bài báo nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, cụ thể như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam”. Luận án đã đưa ra được các vấn đề sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX. Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu CMKT quốc tế về kế toán CP, DT, KQKD và mô hình kế toán của 2 nước Pháp, Mỹ. Luận án đã chỉ ra mô hình tổ chức bộ máy kế toán áp dụng cho các DNSX ở Việt Nam nên theo mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trên cùng một hệ thống kế toán. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các DN SX thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam, tác giả đã đưa ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các DN SX thép thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam dưới góc độ KTTC và KTQT. Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Anh Thủy bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội”. Trong bài luận văn của mình tác giả đã đưa ra những ưu điểm trong kế toán BH và xác định KQKD của các DN kinh doanh thiết bị y tế trên địa bàn Hà Nội như sau: Việc tổ chức lập
  • 15. 3 và luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ, các tài khoản TK sử dụng đã được chi tiết theo từng HĐKD, từng đơn vị trực thuộc, sổ sách chi tiết và tổng hợp được thiết kế với mẫu sổ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo. Bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Kế toán chưa theo dõi chi tiết DT, CP và KQKD của từng mặt hàng trong DN, hơn nữa công ty vi phạm nguyên tắc ghi nhận DT, CP. Thành công chính của luận văn là tác giả đã phân tích được thực trạng của kế toán BH và xác định KQKD, tác giả cũng đã đưa ra được giải pháp hoàn thiện kế toán BH và xác định KQKD dưới góc độ KTTC và KTQT. Trên góc độ kế toán tài chính, tác giả đề xuất nên xác định đúng thời điểm ghi nhận DT; hoàn thiện kế toán CP; phân bổ CP BH và CP QL DN nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Dưới góc độ kế toán quản trị tác giả đề xuất lập dự toán DT, CP và KQKD. Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Thủy bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Thương mại với đề tài “Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội” Trong luận văn của mình, tác giả nêu ra công tác kế toán DT, CP, KQKD tại các DN thương mại nói chung và tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện, đầy đủ, hệ thống và khoa học. Trong bài viết của mình, tác giả cũng cho rằng việc QL và tổ chức hạch toán DT, CP và KQKD kịp thời, đầy đủ, khoa học là rất cần thiết cho mỗi DN. Qua đó, tác giả nhấn mạnh rằng việc QL và tổ chức tốt hạch toán DT, CP, KQKD là rất cần thiết nhằm mục đích, kiểm tra, giám sát đồng thời cung cấp TT kịp thời cho quá trình ra quyết định của Nhà quản trị. Luận văn cũng trình bày khái quát những lý luận cơ bản về DT, CP và KQKD trong các DN thương mại theo chế độ kế toán hiện hành; Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về kế toán DT, CP và KQKD tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Qua đó đánh giá và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD tại các công ty TNHH kinh doanh máy tính trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong luận văn của
  • 16. 4 mình, tác giả chỉ trình bày, phân tích kế toán DT, CP và KQKD dưới góc độ KTTC mà chưa làm rõ được kế toán DT, CP và KQKD dưới góc độ KTQT. Luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Kim Oanh bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel”. Thành công chính của luận văn là tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán CP, DT và xác định KQKD dưới góc độ KTTC và KTQT. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán CP, DT và xác định KQKD dưới cả 2 góc độ KTTC và KTQT. Bài viết “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thương mại ở một số nước phát triển và bài học cho Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long, Trường Đại học Thương mại đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 04 (129), 2014, trang 50 - 52. Bài viết đã trình bày kế toán DT, CP và KQKD thương mại theo kế toán Mỹ, kế toán Pháp và đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong từng hệ thống kế toán, tác giả đã nêu ra được khái niệm, bản chất, phân loại CP thương mại trong HĐKD thương mại; thời điểm ghi nhận DT, KQKD và các khái niệm liên quan tới giảm trừ DT. Bài viết cũng nhấn mạnh rằng “Hệ thống kế toán pháp quy định chặt chẽ và cụ thể cho từng phần hành kế toán, tạo ra sự thống nhất trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời đảm bảo tính so sánh được của các số liệu kế toán qua các thời kỳ của DN”. Song tác giả cũng nhấn mạnh việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế trở nên phức tạp, làm giảm bớt sự chủ động của kế toán. Bên cạnh việc nêu công tác kế toán DT, CP và KQKD thương mại theo kế toán Mỹ, Pháp, bài viết cũng nêu ra bài học kinh nghiệm cho các DN thương mại ở Việt Nam. Bài viết “Kế toán chi phí - thu nhập - xác định kết quả theo mô hình kế toán Mỹ, Pháp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Phạm Tiến Hưng, Học viện Tài chính đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 07 (132), trang 65 - 67, 2014. Trong bài viết này, tác giả đưa ra hai mô hình kế toán chi phí – Thu nhập - xác định KQKD ở hai cường quốc kinh tế là Mỹ, Pháp và rút ra
  • 17. 5 những bài học kinh nghiệp cho Việt Nam. Trong bài viết, tác giả nêu ra được 8 quyết định của Nhà quản lý ảnh hưởng tới TS, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu xoay quanh phương trình kế toán “TS = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu”. Bài viết chỉ ra rằng trong 8 loại nghiệp vụ liên quan tới 8 quyết định có hai loại nghiệp vụ làm phát sinh CP và hai nghiệp vụ làm phát sinh thu nhập. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra được hai cơ chế QL CP kinh doanh đó là cơ chế QL CP kinh doanh theo bản chất kinh tế của CP và cơ chế QL CP kinh doanh theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn. Từ đó, tác giả chỉ rõ ở Việt Nam, các DN theo cơ chế thứ hai còn các ngân hàng hay các đơn vị hành chính sự nghiệp theo cơ chế thứ nhất. Đồng thời, trong bài viết tác giả cũng đưa ra một số ý kiến liên quan tới mô hình QL và kế toán CP, thu nhập và KQKD ở Việt Nam. Bài viết chỉ dừng lại ở việc phân tích và định hướng cơ chế Quản lý chi phí và thu nhập trong công tác kế toán mà chưa đưa ra những giải pháp cụ thể. Các đề tài nghiên cứu và các bài viết trên đã đưa ra những nội dung cơ bản của kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD dưới cả hai góc độ đó để ứng dụng vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu khác nhau của từng đề tài. Mặc dù vậy, đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về những nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán DT, CP và KQKD tại công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương. Đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí , kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên điện lực Hải Dương ” sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương dưới góc độ kế toán tài chính có tính thuyết phục và tính khả thi cao. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • 18. 6 Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khảo sát thực trạng về công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương dưới góc độ kế toán tài chính. Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong việc vận dụng chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán , luật kế toán vào việc hạch toán DT, CP và KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Qua đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán taị công ty trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp (PP) nghiên cứu như: PP tiếp cận thông tin (TT), PP thu thập dữ liệu và PP xử lý, phân tích dữ liệu. Cụ thể việc áp dụng các PP nghiên cứu như sau: a) Phương pháp tiếp cận thông tin Luận văn vận dụng cơ sở lý luận về kế toán DT, CP và KQKD để phân tích thực trạng công tác kế toán DT, CP và KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Đồng thời sử dụng các PP nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu, xử lý thông tin thu được. PP nghiên cứu định tính: PP nghiên cứu này được tác giả thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn sâu và khảo sát các đối tượng cung cấp TT như các nhân viên thuộc Phòng Kế toán, các nhân viên Phòng kinh doanh và các phòng ban khác như phòng vật tư, phòng kỹ thuật, đội vận hành lưới điện,phòng công nghệ thông tin, đội quản lý điện kế, đội quản lý khách hàng... tại công ty. PP này giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương b) Phương pháp thu thập dữ liệu Để thu thập dữ liệu cung cấp tốt nhất cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình, tác giả sử dụng các PP thu thập dữ liệu như PP quan sát, điều tra qua các phiếu điều tra hay các bảng hỏi (Phụ lục 1).
  • 19. 7 - PP quan sát: Dựa trên các chứng từ, sổ sách có liên quan tới phần hành kế toán DT, CP và KQKD tác giả sẽ lọc ra được các TT liên quan tới nội dung nghiên cứu. - PP khác: + PP tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về công ty như kỷ yếu, trang website,… + PP tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu kế toán như: Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán. + PP sưu tầm, nghiên cứu các bài viết của các chuyên gia trên sách báo, tạp chí, các luận văn, luận án, internet,… c) Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu Các thông tin, dữ liệu thu thập được từ phương pháp thu thập dữ liệu sẽ tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: thông tin định tính và thông tin định lượng. Các thông tin thu được sẽ được tác giả xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Đồng thời, các dữ liệu thu thập được sẽ được tác giả phân loại, sàng lọc, sắp xếp phân tích, tổng hợp qua công cụ hỗ trợ bằng phần mềm: Microsoft office Word, Microsoft office Excel để đưa ra các đánh giá tổng hợp, các ý kiến đề xuất về công kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. d) Quy trình nghiên cứu Đề tài có phạm vi nghiên cứu là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra đến các phòng ban của công ty để thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả thực hiện việc quan sát, ghi, sao chép số liệu đối với hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính của công ty để phục vụ cho nghiên cứu của luận văn. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. b) Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu kế toán CP,
  • 20. 8 DT, KQKD tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận văn khảo sát, nghiên cứu về kế toán CP, DT, KQKD dưới góc độ kế toán tài chính, trong đó: + Về kế toán chi phí: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán Chi phí cần thiết nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Về kế toán doanh thu: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán doanh thu BH & CCDV, kế toán DT bán hàng nội bộ, kế toán DT HĐTC và Thu nhập khác. + Về kế toán kết quả kinh doanh: Khảo sát, nghiên cứu về kế toán kết quả kinh doanh trước thuế. Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu kế toán thực tế của công ty trong 2 năm 2014- 2015 ; Đề xuất hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu a) Ý nghĩa về mặt lý luận Về mặt lý luận, luận văn góp phần làm rõ bản chất của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất về mặt kế toán tài chính. b) Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực hải Dương là một sản phẩm khoa học có ý nghĩa cho nhiều đối tượng. - Đối với người làm công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương: Luận văn giúp người thực hiện công việc kế toán có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán hiện tại của công ty. Từ đó, đưa ra cho riêng mình những phương pháp kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả và phù hợp nhất với công ty; - Đối với bản thân: Bổ sung kiến thức thực tế còn thiếu chưa được học tập tại trường và trong quá trình công tác. Đồng thời đây là điều kiện để tác giả tiếp thu những kinh nghiệm từ Thầy (Cô), bạn bè, đồng nghiệp;
  • 21. 9 - Đối với các đối tượng khác: Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nên sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm tới công tác kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương. Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương.
  • 22. 10 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh thu trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh thu Có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản được coi là DT của DN dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi DT là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị TS. Theo CMKT quốc tế số 18 “Doanh thu” thì “DT là dòng tiền đầu vào mà DN thu được trong quá trình hoạt động (dòng tiền dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu hoặc ảnh hưởng đến sự đóng góp của vốn chủ sở hữu)”. Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì DT được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Theo CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và TN khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn CMKT Việt Nam (đợt 1)): “DT là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SX, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán DN thì DT được hiểu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của DN ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. DT không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba.
  • 23. 11 Đối với DN SX, “DT là tổng các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu” (Ngô Thế Chi, Ngô Thị Thủy (2007), Kế toán tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội). Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN sẽ không được coi là DT. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Ngoài ra, khi tìm hiểu về doanh thu cần quan tâm tới các khái niệm sau: - DT thuần: là số chênh lệch giữa DT BH và CCDV với các khoản giảm trừ DT (CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). - CKTM: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng. - Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. 1.1.1.2. Phân loại doanh thu Trong quá trình SXKD của đơn vị, có rất nhiều các khoản DT, thu nhập phát sinh trong kỳ. Trên cơ sở các thông tin về DT của DN, DN sẽ xác định đúng KQKD của từng loại hình SX, từng loại sản phẩm.. Để quản lý tốt các khoản DT, các DN có thể tiến hành PL doanh thu theo các cách sau: * Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh Phân loại theo tiêu thức này DT bán hàng bao gồm hai loại: DT bán hàng nội bộ và DT bán hàng ra ngoài.
  • 24. 12 Doanh thu bán hàng nội bộ: Là DT của khối lượng bán hàng trong nội bộ hệ thống tổ chức của DN như tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong tổng công ty... Doanh thu bán hàng ra ngoài: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa DN đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi DN. Nếu DN lựa chọn phân loại DT theo tiêu thức này sẽ xác định được chính xác kết quả HĐKD của DN, cung cấp thông tin chính xác cho công tác lập BCTC hợp nhất mang tính tập đoàn, toàn ngành...từ đó ra những quyết định chính xác trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh. * Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý Theo tiêu thức này DT của DN được chia làm 2 loại: DT nội địa: Là các khoản thu được từ BH&CCDV vụ trong nước. DT quốc tế: Là các khoản thu từ BH&CCDV vụ phát sinh tại nước ngoài. Việc phân loại theo tiêu thức này giúp nhà quản trị xác định được mức độ hoạt động theo khu vực địa lý, là căn cứ để đánh giá mức sinh lợi cũng như rủi ro trong kinh doanh của từng khu vực, trên cơ sở đó các nhà quản trị có những giải pháp và những phương án kinh doanh hợp lý. Phân loại theo tiêu thức này cũng sẽ cung cấp được số liệu phục vụ cho việc lập BCTC bộ phận của từng DN. * Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh Theo tiêu thức này doanh thu của DN được phân loại như sau: Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã bán được trong kỳ. Doanh thu bán thành phẩm: Là DT của toàn bộ khối lượng sản phẩm, thành phẩm đã bán trong kỳ, hay đã được xác định tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ DT của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
  • 25. 13 Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ các khoản DT từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi DN thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các khoản DT cho thuê bất động sản đầu tư và DT bán, thanh lý bất động sản đầu tư . Cách phân loại này giúp cho DN xác định DT của từng loại hình hoạt động của DN. Trên cơ sở đó xác định tỷ trọng DT của từng loại hoạt động, đâu là hoạt động mũi nhọn, từ đó có phương án kinh doanh hợp lý. * Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn Theo cách phân loại này, DT được chia làm 2 loại: Doanh thu hòa vốn: Là DT mà tại đó mà lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ bằng không hay DT bằng chi phí. Doanh thu an toàn: Là mức DT lớn hơn mức doanh hòa vốn hay nói cách khác là mức DT mà DN có được khi bù đắp được các khoản chi phí [48]. Với cách phân loại này giúp DN xác định được điểm hòa vốn hay điểm an toàn cho từng phương án kinh doanh, trên cơ sở đó DN đưa ra lựa chọn chính xác phương án kinh doanh tối ưu nhất cho DN của mình. * Phân loại doanh thu theo phƣơng thức thanh toán tiền hàng Theo tiêu thức này, DT được phân loại như sau: Doanh thu bán hàng thu tiền ngay: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ và đã được khách hàng trả tiền ngay khi phát sinh DT. Doanh thu bán hàng chịu: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, đã được ghi nhận DT. Tuy nhiên, khách hàng còn nợ tiền hàng (khách hàng mua chịu). Doanh thu bán hàng trả góp: Là toàn bộ các khoản DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ...đã bán trong kỳ, khách hàng đã thanh toán một phần tiền hàng hoặc chưa thanh toán. Trong trường hợp này, người mua phải trả hết tiền hàng
  • 26. 14 trong một khoảng thời gian nhất định, phải mua hàng với giá cao hơn giá trả tiền ngay = (giá bán trả ngay + lãi) . Ta thấy, với cách phân loại này sẽ giúp DN xây dựng dự toán về các khoản công nợ và chi phí trong kỳ của DN. Ngoài ra cách phân loại này giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là căn cứ quan trọng để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi. * Phân loại doanh thu theo phƣơng thức bán hàng Theo tiêu chí này DT của DN được chia làm các loại sau: DT bán buôn: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa.. bán cho các cơ quan, đơn vị khácnhằm mục đích để tiếp tục chuyển bán hoặc gia công SX. Doanh thu bán lẻ: Là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm, hàng hóa…bán cho cơ quan, đơn vị khác, cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng. Doanh thu gửi bán đại lý: Là toàn bộ DT của khối lượng hàng hóa gửi bán đại lý theo hợp đồng đã ký kết. Với cách phân loại DT theo tiêu chí này sẽ giúp DN xác định được tổng mức tiêu thụ sản phẩm của từng loại, từ đó hoạch định được mức luân chuyển hàng hóa xây dựng được mức dự trữ hàng hóa cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình HĐKD của DN. Ta thấy, trên thực tế có rất nhiều cách phân loại doanh thu, tùy vào đặc điểm kinh doanh các DN lựa chọn phương thức phân loại doanh thu cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Phân loại DT theo tình hình kinh doanh là một trong những cách PL được nhiều DNSX lựa chọn. Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nên sử dụng PP phân loại này. Khi xác định được DT của từng loại hình hoạt động, DN sẽ xác định được đâu là hoạt động mũi nhọn, trên cơ sở đó DN sẽ đưa ra phương án kinh doanh tối ưu nhất. 1.1.2. Khái niệm, phân loại chi phí trong doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm chi phí Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động SXKD của DN. CP được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau.
  • 27. 15 Theo từ điển Tiếng Việt, CP là các hao phí về nguồn lực để DN đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, CP là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như SX, giao dịch,... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình SXKD. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD được tính trong một thời kỳ nhất định. Theo IASC “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá trị TS hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn vốn cho các bên chủ sở hữu”. Theo CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) định nghĩa về CP như sau: “CP là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ TS hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán DN “CP là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”. Từ các khái niệm về CP, tác giả nhận thấy CP trong DN SX có các đặc điểm: - CP là sự giảm đi của các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ kế toán dưới các hình thức khác nhau. Sự giảm lợi ích này thực chất là làm giảm tạm thời nguồn vốn chủ sở hữu nhưng với mong muốn sẽ thu được các lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai. - CP khi phát sinh làm giảm tương ứng vốn chủ sở hữu của DN nhưng không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
  • 28. 16 1.1.2.2. Phân loại chi phí Trong quá trình SX của DN, phát sinh rất nhiều loại CP. Việc phân loại CP một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và hạch toán CP của DN. Với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, CP kinh doanh thường được PL theo các cách chủ yếu như: PL theo nội dung (tính chất) kinh tế của CP; PL theo cách thức kết chuyển chi phí,... * Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Đây là một cách PL khác của CP để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý CP theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của CP, CP được PL theo yếu tố. Theo cách PL này, về thực chất, chi phí SXKD chỉ có 3 yếu tố CP cơ bản là: CP về lao động sống, CP về đối tượng lao động và CP về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về CP một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích ĐM vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán CP, các yếu tố CP trên cần được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Để chi tiết hoá phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ CP thường được chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sử dụng vào SXKD Chi phí khấu hao TSCĐ máy móc thiết bị: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD của DN; Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí cho các dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD; Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ CP khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ; Chi phí nhân công: Phản ánh các khoản CP về tiền lương, các khoản BHXH, BHYT phải trả cho người lao động. Theo cách PL này thì chi phí SXKD phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế thì được sắp xếp vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để SX ra sản
  • 29. 17 phẩm nào. Và cách PL này cũng cho ta biết các loại CP nào được dùng vào hoạt động SXKD của DN với tỷ trọng của từng loại CP đó là bao nhiêu. Cách PL này là cơ sở để DN xây dựng các định mức CP cần thiết, lập dự toán CP, lập báo cáo CP theo yếu tố trong kỳ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động, xây dựng kế hoạch khấu hao TSCĐ..., là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện CP SXKD. * Phân loại theo khoản mục chi phí có trong giá thành sản phẩm tiêu thụ (giá thành đầy đủ) Theo cách PL này, toàn bộ các khoản CP liên quan đến việc SX và tiêu thụ sản phẩm của DN được chia làm 5 loại như sau: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí về NL, vật liệu trực tiếp tham gia vào việc SX, chế tạo sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương, tiền công, trợ cấp, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) mà DN phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia quy trình SX sản phẩm. Chi phí SXC: Là toàn bộ những CP phát sinh tại phân xưởng SX trừ chi phí NVLTT, CPNCTT. Hay nói cách khác đây là những CP mà mục đích của nó là nhằm tổ chức, quản lý, phục vụ SX ở các phân xưởng, tổ đội SX [34]. + Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm CP tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ đội SX. + Chi phí vật liệu: Bao gồm CP vật liệu dùng chung cho phân xưởng SX với mục đích là phục vụ và quản lý SX + Chi phí dụng cụ: Bao gồm những CP về công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng để phục vụ SX và quản lý SX + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ CP khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng SX quản lý và sử dụng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các CP dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản của phân xưởng và đội SX
  • 30. 18 + Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý SX ở phân xưởng SX. Chi phí bán hàng: Là CP phát sinh trong quá trình bán hàng đó là CP lưu thông và CP tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Loại CP này bao gồm: CP quảng cáo, CP giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, CP nhân viên bán hàng và CP khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá . Chi phí QLDN: Là các khoản CP liên quan đến việc phục vụ và quản lý SXKD có tính chất chung toàn DN. Bao gồm: CP nhân viên quản lý, CP đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho cho toàn DN, các loại thuế phí có tính chất CP, CP khánh tiết, CP hội nghị... Cách PL này giúp cho nhà quản lý biết được KQKD lãi hoặc lỗ của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà DN kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí BH và CP quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách PL này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh Theo cách PL này, toàn bộ chi phí SXKD được chia thành CP sản phẩm và CP thời kỳ. Chi phí sản phẩm: Là những CP gắn liền với các sản phẩm được SX ra hoặc được mua, bao gồm CPNCTT, CPNVLTT, CPSXC . Chi phí thời kỳ: Là những CP phục vụ cho SXKD, không tạo nên giá trị hàng tồn kho (sản phẩm, hàng hoá) mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh. Nó bao gồm có chi phí BH và chi phí QLDN, CP phát sinh ở kỳ nào thì được hạch toán ngay vào CP kinh doanh của kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ. Cách phân loại này tạo điều kiện cho việc xác định giá thành công xưởng cũng như KQKD được chính xác.
  • 31. 19 * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...Chính từ đặc điểm này, chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ thể hiện một cách chung nhất những chi phí tương xứng theo từng chức năng hoạt động doanh nghiệp để đạt được một nguồn thu nhập, lợi nhuận. Việc thể hiện chi phí như vậy sẽ cung cấp thông tin phù hợp với những yêu cầu thẩm tra hoạt động doanh nghiệp theo các chức năng từ các đối tác bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan quản lý chức năng, các tổ chức tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai...Do đó, hình thức thể hiện chi phí này phù hợp với việc cung cấp thông tin công khai, phù hợp với thông tin kế toán tài chính. Theo cách PL này, CP phát sinh tại DN được chia làm 5 loại: Chi phí giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm. Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho (giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,….). Đối với một công ty sản xuất thì cũng tương tự nhưng phức tạp hơn một chút do đầu vào của nó là nguyên liệu chứ chưa phải thành phẩm. Một số nhà cung cấp họ có thể chuyển hàng tới tận kho của chúng ta, họ cộng các khoản chi phí như vận chuyển, bảo hiểm, thuế,…vào giá bán chúng ta. Như vậy giá vốn hàng bán sẽ tính toán cụ thể tùy thuộc vào hợp đồng với nhà cung cấp quy định cụ thể như thế nào. Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí bán hàng được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ, bảo hành, dịch vụ mua ngoài,chi phí bằng tiền khác,... Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý theo từng ngành, từng doanh nghiệp, chi phí bán hàng có thể theo dõi chi tiết thêm một số nội dung chi phí.
  • 32. 20 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng…) Chi phí tài chính: Tài khoản chi phí tài chính được dùng để phản ánh các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán… Chi phí khác: Các khoản chi phí khác là toàn bộ chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. 1.1.3. Khái niệm, phân loại kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp . 1.1.3.1. Khái niệm kết quả kinh doanh và các khái niệm liên quan đến KQKD Kết quả HĐKD là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD thông thường và các hoạt động khác của DN trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm), biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN. “Kết quả kinh doanh của DN bao gồm: Kết quả hoạt động bán hàng, kết quả HĐTC và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động bán hàng là số chênh lệch giữa DT thuần và trị GVHB (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành SX của sản phẩm xây lắp, CP liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư, như: CP khấu hao, CP sửa chữa, nâng cấp, CP cho thuê hoạt động, CP thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), CP BH và CP QL DN. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
  • 33. 21 Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản TN khác và các khoản CP khác và CP thuế TNDN” (Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC về Hướng dẫn Chế độ kế toán DN). Thuế TN là loại thuế trực thu tính trên lợi nhuận của DN, được tính căn cứ vào thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN (VAS 17 - CP thuế TNDN). CP thuế TNDN (hoặc TN thuế TNDN): Là tổng CP thuế TN hiện hành và CP thuế TN hoãn lại (hoặc TN thuế TN hiện hành và TN thuế TN hoãn lại) khi xác định LN hoặc lỗ của một kỳ. Thuế TN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên TN chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Thuế TN hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. TS thuế TN hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. CP thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên TN chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. CP thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập TS thuế TN hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. 1.1.3.2. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. LN thuần từ hoạt động SXKD = DT thuần về BH và CCDV - GVHB + DT HĐTC - CP HĐTC - CPBH - CPQLDN (1)
  • 34. 22 Trong đó: DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằng công thức sau: DT thuần về BH và CCDV = Tổng DT BH và CCDV − Các khoản giảm trừ DT (2) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức sau: LN gộp về BH và CCDV = DT thuần về BH và CCDV − GVHB (3) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi khoản thuế phải tính nộp, khoản thuế phải tính trên phần LN này chính là thuế TNDN. Tổng LN kế toán trước thuế = LN thuần từ hoạt động SXKD + LN khác (4) Trong đó LN khác được xác định bằng công thức: LN khác = TN khác - CP khác (5) LN kế toán sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ thuế TNDN hay nói cách khác đây chính là KQKD cuối cùng của DN. Nếu LN kế toán sau thuế < 0 (DN bị lỗ), nếu LN sau thuế > 0 (DN kinh doanh có lãi) LN kế toán sau thuế = LN kế toán trước thuế - CP thuế TNDN (6) 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh -Nhiệm vụ của kế toán doanh thu: Ghi chép, phản ánh, tính toán hạch toán chính xác doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ… nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh. - Nhiệm vụ kế toán chi phí: Ghi chép, phản ánh, tính toán, hạch toán chính xác chi phí phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng chịu chi phí của hoạt động nhằm xác định đúng đắn kết quả kinh doanh. - Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh: Ghi chép, phản ánh chính xác các nghịêp vụ kinh tế phát sinh. Tính toán, kết chuyển chính xác doanh thu thuần, chi phí nhằm xác định kết quả kinh doanh đúng đắn.
  • 35. 23 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của một số chuẩn mực kế toán 1.2.1.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán doanh thu Trong các doanh nghiệp sản xuất, có hai chuẩn mực chủ yếu liên quan tới kế toán doanh thu: CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” và CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và Thu nhập khác”. Nội dung chủ yếu liên quan tới kế toán doanh thu trong hai chuẩn mực này cụ thể như sau: a) CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) có nội dung liên quan tới kế toán DT là: Doanh thu và Thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả Hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về TS hoặc giảm bớt nợ phải trả và gía trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy. b) CMKT Việt Nam số 14 “Doanh thu và Thu nhập khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn CMKT Việt Nam (đợt 1)) Nội dung của chuẩn mực Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Về xác định doanh thu: Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng
  • 36. 24 phương thức và hình thức thanh toán tiền hàng mà Doanh thu bán hàng được xác định cụ thể như sau: - Đối với trường hợp bán hàng trả góp, doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản tiền hoặc tương đương tiền sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận DT theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận DT có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. - Đối với trường hợp hàng đổi hàng: + Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra DT. + Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra DT. Trường hợp này DT được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì DT được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi. Nhận biết giao dịch Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó. Doanh thu bán hàng - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
  • 37. 25 (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua. Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như: (a) Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường; (b) Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua hàng hóa đó; (c) Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành; (d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay không. - Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán. - Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính
  • 38. 26 phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện quy định ở đoạn 10. Doanh thu cung cấp dịch vụ - Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau: (a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán; (d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
  • 39. 27 - Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành. - Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau: (a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ; (b) Giá thanh toán; (c) Thời hạn và phương thức thanh toán. Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ. - Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ: (a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; (b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành; (c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ. Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
  • 40. 28 - Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không tách biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ bản so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạt động cơ bản đó. - Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi. - Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. *Doanh thu từ tiền lãi,tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được - Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau: (a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; (b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận trên cơ sở: (a) Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ; (b) Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng; (c) Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. - Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm chuyển giao tài sản cho bên sử dụng. Doanh thu tiền lãi bao gồm số phân bổ các khoản chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.
  • 41. 29 - Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh nghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp. Phần tiền lãi của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó. - Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví dụ như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượng sách xuất bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồng từng lần. - Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu thì khoản có khả năng không thu hồi được hoặc không chắc chắn thu hồi được đó phải hạch toán vào chi phí phát sinh trong kỳ, không ghi giảm doanh thu. Thu nhập khác - Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: - Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; - Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; - Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; - Các khoản thu khác. - Khoản thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đã thu và sẽ thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
  • 42. 30 - Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được. - Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại. Trình bày báo cáo tài chính - Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày: (a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ; (b) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện: - Doanh thu bán hàng; - Doanh thu cung cấp dịch vụ; - Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. (c) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên. (d) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường. 1.2.1.2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán chi phí Trong các Doanh nghiệp có các CMKT Việt Nam: Số 01 “Chuẩn mực chung”, số 02 “Hàng tồn kho”, số 03 “TSCĐ hữu hình”, số 04 “TSCĐ vô hình”, số 16 “Chi phí đi vay” liên quan tới kế toán chi phí phù hợp giữa doanh thu và chi phí. a) CMKT Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) có nội dung liên quan tới kế toán Chi phí là việc ghi nhận chi phí : Chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt TS hoặc tăng nợ phải trả và CP này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Các CP được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
  • 43. 31 Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến Doanh Thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các CP liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. b) Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC), giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng. Giá gốc hàng tồn kho tính theo CMKT quốc tế số 02, cụ thể: Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm: CP nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các Chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường; chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình SX tiếp theo và CP bảo quản; Chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong ba phương pháp: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp nhập trước xuất trước. Trong các doanh nghiệp chế biến, Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc SX. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện SX bình thường. Trường hợp mức sản phẩm thực tế SX ra cao hơn công suất bình thường thì CP SX chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo CP thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường thì CP SX chung cố định chỉ được phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CP SX chung không phân bổ được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ. CP SX chung biến đổi được phân bổ hết vào CP chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo CP thực tế phát sinh.
  • 44. 32 Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào CP trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. c) CMKT Việt Nam số 03 “TSCĐ hữu hình” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC) quy định: Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào CP SXKD trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các TS khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các TS khác. d) CMKT Việt Nam số 04 “TSCĐ vô hình” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng BTC) quy định: CP liên quan đến TS vô hình phải được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ hoặc CP trả trước, trừ trường hợp: CP hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình hoặc TS vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập DN có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình thì những CP đó (nằm trong CP mua TS) hình thành một bộ phận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giá trị âm) vào ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là CP SXKD trong kỳ. e) CMKT Việt Nam số 16 “CP đi vay” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) quy định: CP đi vay phải ghi nhận vào CP SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá. 1.2.1.3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan tới kế toán kết quả kinh doanh và trình bày trên báo cáo tài chính. a) CMKT Việt Nam số 17 “Thuế TNDN” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng BTC) có các
  • 45. 33 nội dung liên quan đến kế toán KQKD là việc ghi nhận thuế TNDN hiện hành, ghi nhận thuế TN hoãn lại phải trả và TS thuế TN hoãn lại. - Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của: - Việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp; Các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh. - Về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó. Khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó. b) CMKT Việt Nam số 21 “Trình bày BCTC” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng BTC) - Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.
  • 46. 34 - Chuẩn mực này áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. Chuẩn mực này được vận dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ. -Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Những yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định ở Chuẩn mực “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự". * Nội dung chuẩn mực - Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. - Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. 1.2.2. Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán. 1.2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động bán hàng a. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu *) Chứng từ kế toán + Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hóa đơn GTGT (đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo PP khấu trừ), hóa đơn bán hàng (đối với DN tính thuế GTGT theo PP trực tiếp), bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng,… + Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng,…
  • 47. 35 + Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại,… *) Tài khoản sử dụng  Để phản ánh Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ kế toán sử dụng các TK sau: - TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK này dùng để phản ánh DT BH và Cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và Cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn; TK này phản ánh doanh thu của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: + Bán hàng: Bán sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra, BH hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư; + Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như CCDV vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng.... + Doanh thu khác. - TK 521 - Các khoản giảm trừ Doanh thu. TK này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: CKTM, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. TK này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo PP trực tiếp. TK này có 03 TK cấp 2: TK 5211 – Chiết khấu thương mại, TK 5212 - Hàng bán bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán. Việc điều chỉnh giảm DT được thực hiện như sau: + Khoản Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm Doanh thu của kỳ phát sinh; + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì DN được ghi giảm DT theo nguyên tắc: