SlideShare a Scribd company logo
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRẦN NGỌC HÂN
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TRẦN NGỌC HÂN
ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
GVHD: THS.TỐNG THỊ HẠNH
SVTH: TRẦN NGỌC HÂN
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
3
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS Tống Thị Hạnh người đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa
Giáo dục chính trị đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng
các thầy cô trong trường đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
sinh viên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019
Học viên thực hiện
Trần Ngọc Hân
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, con người cần hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao trong cuộc chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
tri thức. Để bắt kịp sự phát triển với những nước lớn mạnh, Việt Nam cần có
một đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu toàn diện, lực lượng chủ yếu là tuổi
trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhất
là các bạn sinh viên- nguồn lao động tri thức góp phần to lớn vào sự phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một vấn đề được đặt ra đối với người lao
động Việt Nam, đó là một bộ phận lớn thiếu và yếu về kỹ năng mềm trong quá
trình lao động.
Kỹ năng mềm là hành trang giúp con người thích nghi với sự biến hóa
không ngừng của xã hội. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong công việc
cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ có ảnh hưởng đến
sự “ thành- bại” trong công việc của mỗi người.Thực tế cho thấy người thành đạt
chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi
những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). Trong một lần diễn
thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ
phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên
làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.Ông Buffett trả lời rằng khả
năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết.“Với một số người nó là tài sản quí giá,
nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả
năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển
tới 50 hoặc 60 năm”, ông nói. Có học vấn cao và là một tỷ phú nhưng khi được
hỏi yếu tố mang đến sự giàu có Warren Bufett vẫn chọn yếu tố kỹ năng thay vì
là kiến thức chuyên môn.Có thể thấy, kỹ năng mềm có tầm quan trọng rất lớn.
[dẫn theo 17]
Một viện nghiên cứu khoa học Giáo dục đã cho biết có 83% sinh viên thiếu
kỹ năng mềm.Thậm chí, có nhiều người phàn nàn rằng họ thiếu kỹ năng để giải
5
quyết những vấn đề trong cuộc sống, thiếu kỹ năng để làm chủ bản thân và quản
lý thời gian. Rất nhiều người trẻ thừa nhận sau khi tốt nghiệp không được nhận
vào làm vì thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời
gian... Điều này không phải hiếm gặp đối với sinh viên hiện nay.Đa số sinh viên
có thể tự làm việc tốt, thậm chí rất tốt nhưng khi làm việc nhóm lại rơi vào tình
trang lúng túng, hoang mang.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển
và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Năm 2013, chính phủ đã đưa ra nghị
quyết 29 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” có nội dung: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”.
Tuy nhiên, việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay ở
trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, vì vậy không
tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Bên
cạnh đó, quá trình đào tạo chưa chú trọng lồng ghép việc rèn luyện kỹ năng
mềm cho sinh viên, các hoạt động xã hội trong các trường còn thiếu hấp dẫn số
đông sinh viên tham gia. Những nguyên nhân đó dẫn đến việc hiện nay đối với
nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy
các bạn chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng
mềm nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau này.
Từ những lí do trên, dưới góc nhìn chủ quan của người nghiên cứu, tôi
nhận thấy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh
viên nói chung và sinh viên đại học Sài Gòn nói riêng là hết sức cần thiết. Vì
6
thế, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn
đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ những năm 1980, các chuyên gia trên thế giới đã nhận ra rằng thực tế
kỹ năng xử lí các vấn đề trong quá trình lao động của người lao động thiếu sự tự
tin, uyển chuyển, linh hoạt. Khả năng ứng biến trước những tình huống phát sinh
chưa thực sự nhạy bén. Điều mà người lao động mắc phải có là sự áp dụng
những kiến thức đã được đào tạo vào thực tế. Chính vì thế, việc phát triển kỹ
năng mềm cho người lao động ngày càng được quan tâm.
Hiên nay, có rất nhiều tổ chức kỹ năng trên thế giới được lập ra nhầm mục
đích nâng cao kỹ năng cho người lao động. Ví dụ: Human Resources and Skills
Development Canada - Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada, chịu
trách nhiệm phát triển kỹ năng cho người lao động. Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ
cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết- The
Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills-SCANS, Thành viên của
ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh
nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng
nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.Chính phủ Singapore có
Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA đã thiết
lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills
System).
Song song đó, có rất nhiều công trình đã được nghiên cứu để phát triển kỹ
năng mềm. Một số công trình phải kể đến:
Năm 2002, Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of
Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian
Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục,
Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training -
DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training
Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹnăng hành nghềchotương lai”. Cuốn
sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt
7
buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết
không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc
phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức.
Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GVtrường
ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills inengineering
studies – The experience of students’personal portfolio tại hộinghị quốc tế về
GD kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệmthực tế trong 15
năm (tập trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SVkỹ thuật thông qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hànhtrong chương trình mang
tên "Personal Portfolio"
Có thể thấy, vấn đề phát triển kỹ năng mềm là vấn đề tất cả các nước trên tế
giới quan tâm, không phân biệt nước phát triển hay đang phát triển. Việt Nam
cũng đang trong quá trình nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Không ít công
trình nghiên cứu khoa học về việc đánh giá và khảo sát về thực trạng kỹ năng
của sinh viên Việt Nam:
Một bài viết của Huỳnh Văn Sơn vào năm 2012 trên tạp chí khoa học
ĐHSP TPHCM “thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học Sư
Phạm” tác giả đã đánh giá tình hình kỹ năng mềm của sinh viên đại học Sư
Phạm và đã định hướng cho việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông
qua các hoạt động ngoại khóa.
Tiểu luận “Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học
Thương Mại” của nhóm sinh viênĐinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương
Thảo, Nguyễn Thị Lan. Nhóm tác giả đã tìm hiểu tình hình kỹ năng mềm của
sinh viên Đại học Thương Mại cũng như nguyên nhân của tình trạng sinh viên
còn yếu về mặt kỹ năng.
Luận văn thạc sĩ Xã hội học “nhu cầu và thực trạng học tập kỹnăng mềm
của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay” của Nguyễn Tư
Hậu. Cũng như một số đề tài trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Tư
Hậu cũng tìm hiểu thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại
8
học Khoa học, Đại học Huế, Những hạn chế trong học tập kỹ năng mềm của
sinh viên. Sau cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị của bản thân.
Các công trình có mục đích hướng đến việc đề xuất các giải pháp, cách
thức, phương hướng để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thì có các công
trình phải kể đến như:
Bài nghiên cứu khoa học “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm
việc nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục” của Bùi Loan
Thủy.Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trang làm việc nhóm của sinh viên
Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng này. Từ đó
đề ra biện pháp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
Bài viết “ Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa kinh tếTrường Đại
học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra” của tác giả Lê Thị Hoài Lan. Trong
bài viết tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
thông qua các hoạtđộng của nhà trường. Tác giả cũng đưa ra nhưng biện pháp để
phát triển năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Nai xuất
phát từ giảng viên và nhà trường như: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp nhằm rèn luyệnkỹ năng mềm cho sinh viên, Biên soạn tài liệu hướng
dẫn giảng dạy kỹ năng mềm cho giảng viên, Tổ chức dạy học tích hợp phát triển
kỹ năng mềm cho sinh viên.
Bài viết “Phương pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên” của Ngô
Minh Thương. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho
sinh viên phù hợp với hoàn cảnh giáo dục của Việt Nam hiện nay.
Có thể thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm, đặc biệt là
kỹ năng sư phạm. Song chưa công trình nào giải quyết triệt để vấn đề “ kỹ năng
mềm có vai trò gì đối với nghề nghiệp của sinh viên?” và “ thật sự đi làm thì có
cần kỹ năng mềm hay chỉ chuyên môn cao là đủ”. Ở Việt Nam, hệ thống giáo
dục đang vận hành theo một giả định “ Người ta biết thì người ta sẽ làm được”.
Vì vậy, giáo dục Việt Nam luôn chú trọng dạy cho sinh viên về chuyên môn để
sau này ra trường có việc làm hơn là dạy kỹ năng cho sinh viên. Và trên thực tế
9
chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu
nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên của Đại học Sài Gòn nói riêng.
Mặc dầu vậy, tất cả những côngtrình trên đều hết sức quan trọng, đã cung
cấp những nguồn thông tin, tri thức có giá trị giúp tôi có điều kiện triển khai và
hoàn thành khóa luận của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đâu là các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ công việc sau này của
sinh viên.
- Xác định các kỹ năng mềm nào đang là điểm mạnh và các kỹ năng mềm
nào còn yếu hoặc thiếu của sinh viên Đại học Sài Gòn.Từ đó, đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
Trongkhi nghiên cứu đềtài này, có mộtsố câuhỏi đặtra cầngiải quyếtđó là:
- Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng mềm?Đâu là các
kỹ năng mềm cần được trang bị trong quá trình học tập của sinh viên đại học?Kỹ
năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên?
- Về mặt thực tiễn: Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
của sinh viên Đại học Sài Gòn trong thời gian qua? Liệu những kỹ năng mềm
mà sinh viên Đại học Sài Gòn hiện có đã đủ để giúp sinh viên Đại học Sài Gòn
tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này? Giải pháp
nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn hiện
nay là gì?
5.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viêntrường Đại
học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng mềm của sinh
viên.
10
- Khảo sát và phân tích thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
Đại học Sài Gòn,tìm ra mặt mạnh và mặt hạn chế, phát hiện nguyên nhân của
những hạn chế.
- Đề ra một số biện pháp thích hợp nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh
viên Đại học Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
7. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tất cả sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 đang học tại
Đại học Sài Gòn.
Về thời gian: Tháng 1/2019đến tháng4/2019
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá
trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân
tích, đánh giá về thực trạng phát triển kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn.
+ Phương pháp so sánh: sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong
các điều kiện khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác
nhau, điều kiện học tập khác nhau,...) để đưa ra kết luận về thực trạng, các yếu
tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
Đại hoc Sài Gòn.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát
và thống kê mô tả theo các bước sau:
- Phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kỹ năng mềm, các
giảng viên dạy tâm lý học, các giảng viên dạy kỹ năng để đưa ra bảng hỏi.
- Phỏng vấn thử các sinh viên Đại học Sài Gònđể kiểm tra bảng hỏi, đưa ra
được bảng hỏi chính thức.
- Khảo sát theo mẫu
- Sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu và đưa ra các kết luận khoa học
9. Ý nghĩa nghiên cứu
11
Cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng mềm mà sinh viên Đại học
Sài Gòn hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên để
thành công hơn trong việc tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc sau này. Đưa
ra giải pháp giúp sinh viên Đại học Sài Gònđịnh hướng, phát triển và nâng cao
các kỹ năng mềm.
10. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục mục, Phụ lục và Danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài
Gòn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
Chương 3: Giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài
Gònđáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm kỹ năng
12
Kỹ năng là vấn đề phức tạp và được bàn luận rất nhiều.Có rất nhiều khái
niệm kỹ năng khác nhau từ các chuyên gia, các tác giả.
Theo Wikipedia định nghĩa kỹ năng là: “là khả năng của con người trong
việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ
thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp”.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực
hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều
kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như: nhu cầu,
tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay
tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định. [dẫn theo
18]
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”. [dẫn theo 18]
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động” . [dẫn theo 18]
Xét ở góc độ tâm lí học thì theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho
rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt
động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có
tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, những người có kỹ năng là
người nắm vững và vận dụng cách thức hành động có hiệu quả và ông cũng nói
kỹ năng là không chỉ nắm lí thuyết mà còn phải vận dụng vào thực tế. [dẫn theo
19]
Từ những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân, có thể đưa ra khái niệm kỹ
năng chung nhất như sau:“Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quảmột hành
động nào đóbằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉđơn thuần
về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm
13
Kỹ năng mềm là gì?Vì sau người ta lại cần kỹ năng mềm?Kỹ năng mềm và
Kỹ năng cứng khác nhau như thế nào?Đó là những câu hỏi rất nhiều người quan
tâm đặc biệt là sinh viên.
Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm, tùy
thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, ngữ cảnh, góc nhìn của mỗi người mà có cách
tiếp cận riêng.
Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa thì Kỹ năng mềm
(hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc
cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ
năng quản lý thời gian … ( trích Wikipedia).Nhưng khái niệm như thế thì chưa
rõ đối với nhiều người. Chính vì thế một nhà thạc sĩ kinh doanh (MBA) trên
trang bemycareercoach.com đã xác lập một bảng phân tích và đưa ra nhưng khái
niệm kỹ năng mềm riêng biệt:
- Soft Skills – People skills (Kỹ năng mềm – Dịch tạm: kỹ năng tương tác
với con người) là những kỹ năng mà chúng dùng để tương tác với người khác
trong xã hội. Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc
nhóm. Song chúng chưa đủ để biến chúng ta thành người có trí tuệ tuyệt vời, nó
chỉ hỗ trợ chúng ta có thể tương tác (giao tiếp) tốt với người khác, hay ảnh
hưởng lên người khác, và có thể giúp chúng ta có được sự giúp đỡ từ người
khác.
- Soft Skill – Self management skills ( Kỹ năng mềm – kỹ năng tự quản lý)
là những kỹ năng giúp chúng ta có thể điều khiển cảm xúc và hành vi cá nhân.
Ví dụ như: kiên nhẫn, tự tin, quản lý căng thẳng, quản lý sự tức giận…
Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chuyên môn, kiến thức
chuyên môn hay trình độ chuyên môn.Kỹ năng mềm tùy thuộc vào khả năng
nắm bắt của mỗi người. Kỹ năng cứng được đánh giá qua trình độ học vấn hay
sự thành thạo về chuyên môn. Theo đánh giá kỹ năng cứng chỉ mang lại 25% sự
thành công, trong khi đó kỹ năng mềm chiếm 75% yếu tố quyết định.
14
Tuy nhiên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có mối quan hệ với nhau.Khi
nắm vững được kiến thức thì mới có thể sử dụng kỹ năng mềm áp dụng vào thực
tế.Nếu có kỹ năng mềm nhưng không nắm vững được kiến thức thì cũng không
tạo nên hiệu quả.Ngược lại, có đầy đủ kiến thức nhưng lại không có kỹ năng
mềm khi vận dụng vào thực tế thì công việc sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
Kỹ năng mềm có thể được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi không bị rằng buộc
bởi nguyên tắc hay chuẩn mực nào. Mỗi người tự lựa chọn khái niệm, cách thức
rèn luyện kỹ năng mềm cho riêng mình.
Có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống hằng ngày
cũng như trong công việc của mỗi con người. Vì vậy, cần hiểu rõ về kỹ năng
mềm để mỗi người có thể khái quát kỹ năng mềm một cách rõ ràng nhất.
Những khái niệm khoa học, mang tính chuyên môn cao sẽ khó hiểu
hơn.Tổng hợp từ những tài liệu thu thập được, từ những phân tích của chuyên
gia, tác giả đưa ra một cách khái quát nhất về kỹ năng mềm như sau: Kỹ năng
mềm là những gì thuộc về tính cách của mỗi con người, là khả năng thích ứng
với những vấn đề trong thực tế để đưa đến sự thành công, Kỹ năng mềm tồn tại
độc lập với quan điểm hay kiến thức tích lũy trong sách vở.
1.1.3. Đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm
*Đặc điểm:
Để xác định khái niệm kỹ năng mềm là một quá trình khó khăn.Vì vậy, để
phân tích đặc điểm kỹ năng mềm lại là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, theo
một bài viết trên trang “ trung tâm tư vấn tâm lý & đào tạo ý tưởng Việt” đã
nhấn mạnh một số đặc điểm của kỹ năng mềm như sau:
Thứ nhất, kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh của của con người
Kỹ năng mềm không tự nhiên mà xuất hiện ở mỗi người.Tất cả đều phải
trải qua một quá trình đó là thấu hiểu và tích lũy.Kỹ năng mềm là kết quả của
quá trình luyện tập bằng nhiều hình thức, phương pháp và đặc bặc biệt là sự nỗ
lực không ngừng của con người.
Thứ 2, Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc
15
Trí tuệ cảm xúc ( EQ) hay còn gọi là chỉ số cảm xúc, đây là thước đo trí
thông minh về cảm xúc của con người. Nó dùng để xác định trí tưởng tượng, sự
sáng tạo của con người. Người có chỉ số EQ càng cao thì khả năng nắm bắt và
điều tiết cảm xúc của mình hoặc của người khác rất cao.Những người có chỉ số
EQ cao thường sẽ trở thành thiên tài hoặc một lãnh đạo giỏi.
Do trí tuệ cảm xúc có đặc điểm là sự tương tác giữa người với người nên
trong một vài khái niệm, một số tác giả cho rằng kỹ năng mềm là trí tuệ cảm
xúc, Nhưng theo tác giả ý tưởng Việt thì sự thật không phải như vậy. Kỹ năng
mềm không chỉ là sự tương tác giữa người mà còn là sự thích ứng với hoàn cảnh
thực thế. Trong mỗi môi trường sống, môi trường làm việc khác nhau thì có
những yêu cầu khác nhau. Kỹ năng mềm sẽ giúp con người biến hóa để thích
ứng với những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Thứ 3, kỹ năng mềm được hình thành thông qua sự trải nghiệp thực tế chứ
không phải là sự “nạp” đơn thuần.
Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm khó có được hơn kỹ năng cứng.Kiến thức
chuyên môn sẽ được truyền đạt dưới dạng lí thuyết, dần dần sẽ tạo thành một
khối kiến thức và hình thành kỹ năng cứng.Trong khi kỹ năng mềm không thể
hình thành bằng cách truyền đạt thông tin lí thuyết. Kỹ năng mềm chính là khả
năng thích ứng của con người đối với môi trường thực tế, nhưng đặc thù của môi
trường thực tế là luôn biến đổi không ngừng, kỹ năng mềm chỉ thật sự tồn tại khi
con người làm chủ được bản thân là ứng biến linh hoạt trong thực tế. Con đường
để đạt được kỹ năng mềm thật sự chính là sự trải nghiệm.
Thứ 4, kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn, đặc biệt
là kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng thuộc về chuyên môn - nghiệp vụ, được thể hiện qua bản lí
lịch, trình độ học vấn hay qua chứng chỉ bằng cấp.Nhưng thực tế hiện nay các
nhà tuyển dụng ít quan tâm đến trình độ cao hay thấp mà họ quan tâm đến việc
người được tuyển dụng sẽ làm được những gì từ những kiến thức chuyên môn
mà họ có được.
16
Trình độ chuyên môn cao chưa hẳn đã tạo nên sự thành công, theo như sự
tìm hiểu người ta đã nghiên cứu được thành công của một con người được quyết
định bởi 25% trình độ chuyên môn, 75 % còn lại là kỹ năng mềm. Tuy vậy, hai
kỹ năng này luôn bổ trợ nhau, một nhà ngoại giao không thể nào thiếu trình độ
học vấn cao ( kỹ năng cứng) và cũng không thể nào thiếu khả năng đàm phán (
kỹ năng mềm). Điều đó đã chứng minh muốn đạt được sự thành công phải kết
hợp nhuần nhuyễn cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm với nhau.
Thứ 5, Kỹ năng mềm không cố định cho tất cả các ngành nghề
Kỹ năng mềm có nghĩa là sự tương tác giữa con người với môi trường thực
tế. Công việc khác nhau tính chất công việc sẽ khác nhau.Vì vậy, đối với từng
ngành nghề sẽ có những kỹ năng mềm tương ứng. Tuy nhiên, sự phân chia các
kỹ năng tương ứng với nghành nghề chưa rõ ràng.
Mỗi ngành nghề sẽ bao gồm một vài kỹ năng mềm cơ bản, trong đó có
những kỹ năng mềm đặc thù cần phải có của nghành nghề và những kỹ năng
mềm còn lại có vai trò hỗ trợ hướng đến mục đích giúp cho chủ thể thích nghi
và ứng biến linh hoạt với môi trường mang tính linh xã hội biến hóa không
ngừng.
* Phân loại kỹ năng mềm:
Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng mềm khác nhau, tổng hợp từ những
khái niệm và nghiên cứu của nhiều tác giả, tác giả Ý tưởng Việt đã phân loại kỹ
năng mềm theo 3 hướng:
1/Hướng Thứ nhất tác giả chia thành 2 nhóm:
- Nhóm Kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân
với tổ chức).
- Nhóm Kỹ năng hỗ trợ cho qua trình làm việc của cá nhân tại một thời
điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.
2/Hướng thứ 2 bao gồm:
- Nhóm Kỹ năng trong quan hệ với con người.
- Nhóm Kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích
cực trong nghề nghiệp.
17
3/Và nhóm thứ 3 cũng gồm 2 nhóm kỹ năng mềm cơ bản là :
- Nhóm Kỹ năng hướng vào bản thân.
- Nhóm Kỹ năng hướng vào người khác.
[dẫn theo 20]
Hiện nay, kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực. Từ lâu, việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên đã trở thành
một trong những mục tiêu hàng đầu củaquá trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao. Ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh, Singapo,... kỹ năng mềm
không phải được trang bị ở sinh viên mà là đã được trang bị khi còn là học sinh
tiểu học, kỹ năng mềm được trau dồi hằng ngày và ở thành thói quen sinh hoạt
của trẻ từ cấp bậc tiểu học. Kỹ năng mềm luôn được kết hợp với kiến thức
chuyên môn để phát huy tối đa hiểu quả công việc .Vì vậy, nguồn nhân lực ở các
quốc gia này luôn được đánh giá cao.
Mỗi quốc gia đã đưa ra nhưng kỹ năng mềm quan trọng nhằm đào tạo một
thế hệ có cả chuyên môn cao và kỹ năng mềm vững chắc. Bộ Lao động Mỹ (The
U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The
American Society of Training and Development) đã nghiên cứu về các kỹ năng
cơ bản trong công việc và đưa ra 13 kỹ năng giúp thành công trong công việc
như sau:
1.Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation
skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career
development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
18
10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Không riêng Mỹ mà Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of
Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian
Chamber of Commerce and Industry - ACCI) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành
nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức
mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề
(employability skills) là các kỹ năng cần để có việc làm và phát huy tối đa năng
lực của bản thân. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kỹ năng hành nghề bao gồm có
8 kỹ năng như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising
skills)
6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7. Kỹ năng học tập (Learning skills)
8.Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
[dẫn theo 21]
Một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân
tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn
đề chính sách công cộng có tên là Conference Board of Canada đã nghiên cứu
và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills
2000+) bao gồm các kỹ năng như:
1. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
19
4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability)
5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology
and mathematics skills)
[dẫn theo 22]
Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and
Curriculum Authority) tại Anh cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng
bao gồm:
1. Kỹ năng tính toán (Application of number)
2. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3. Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning
and performance)
4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
communication technology)
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) tại
Singapore cũng nghiên cứu và WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành
nghề được mang tên là ESS (Singapore Employability Skills System). Trong hệ
thống kỹ năng ESS gồm có 10 kỹ năng
1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2.Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information &
communications technology)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision
making)
4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship
management)
6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
20
8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace
safety).
[dẫn theo 23]
Không chỉ ở các nước phát triển mà hiên nay tất cả các nước trong đó có
Việt Nam vẫn đang trên con đường tìm tòi đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng
cao. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo, công trình..nghiên cứu về việc làm
thế nào để nâng cao kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên đáp ứng xu thế toàn
cầu hóa như hiện nay.
Nhận thấy được tầm ảnh hưởng của kỹ năng mềm đối với tương lai và sự
nghiệp của sinh viên Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu là định hướng chương trình
để trang bị cho sinh viên tại trường cao đẳng, đại học, Ban Chấp hành Hội Sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minhđã ra thông báo số 34 đã mở đầu cho nhiệm vụ đó.
Trong thông báo có đề cập đến những kỹ năng cần thiết trang bị cho sinh viên
như sau:
● Nhóm kỹ năng về nhận thức:
- Kỹ năng tư duy tích cực, phản biện (Critical/ Positive Thinking Skills)
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creativity Skill)
- Kỹ năng xác định mục tiêu (Targeting Skills)
- Kỹ năng khám phá bản thân (Self-discovery Skills)
- Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định (Problem Solving - Decision
Making Skills)
● Nhóm kỹ năng về xã hội:
- Kỹ năng giao tiếp - ứng xử (Communication Skill)
- Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skill)
- Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (Team building Skill)
- Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ (Creating and Maintaining
relationships Skills)
21
- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán và tạo ảnh hưởng (Persuading,
Negotiating, Influencing Skills)
● Nhóm kỹ năng quản lý bản thân:
- Kỹ năng quản lý thời gian (Time Management)
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc (Emotion Management)
- Kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực (Dealing with difficult and
pressure)
- Kỹ năng thích nghi, cân bằng cuộc sống (Life Balance and Adaptability)
● Nhóm kỹ năng chuyên nghiệp/ nâng cao:
- Kỹ năng tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng (Find jobs and convince
employers Skill)
- Kỹ năng tổ chức/ lập kế hoạch (Organization/ Planning)
- Kỹ năng điều hành cuộc họp (Meeting Management)
- Kỹ năng viết báo cáo và đề xuất (Writing Reports and Proposal)
[dẫn theo 15]
Ở Việt Nam, sự phân loại kỹ năng mềm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên,
dưới gốc độ của một người nghiên cứu và tổng hợp các nghiên cứu của các nước
và thực tế Việt Nam nhận thấy rằng những kỹ năng sau là căn bản và quan
trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay và có thể xếp vào 3
nhóm sau:
* Nhóm thứ nhất: Nhóm kỹ năng nhận thức
(1) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
(2) Kỹ năng học và tự học:
* Nhóm thứ 2: Kỹ năng xã hội
(1) Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
(2) Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
(3) Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
(4) Kỹ năng làm việc đồng đội.
(5) Kỹ năng đàm phán.
(6) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
22
* Nhóm thứ 3 : Kỹ năng quản lý bản thân
(1) Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân
(2) Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
1.2. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
1.2.1. Một số vấn đề về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
Nhiều năm gần đây, nhiều hội thảo liên quan đến kỹ năng mềm được tổ
chức ở nhiều cấp khác nhau, trung tâm đào tạo kỹ năng mềm ngày càng nhiều,
một số trường Đại học đã đưa chương trình huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh
viên vào chương trình chính thức như là những học phần bắt buộc đối với sinh
viên. Tuy nhiên, nhiều kết quả tích cực từ các hội thảo chưa được đưa vào ứng
dung thực tế, việc tổ chức đào tạo và học tập kỹ năng mềm nhiều nơi còn mang
tính tự phát, thiếu khoa học, chưa được thống nhất, mang tính đồng bộ giữa các
cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa nhận thức đúng vai trò
của việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên. Do đó không chỉ sinh viên cần
thay đổi nhận thức về vai trò của kỹ năng mềm mà nhà trường, cơ quan quản lý
giáo dục cũng cần thay đổi nhận thức về vấn đề trên và có những hành động
tích cực chuẩn hóa về quy định về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đổi
mới cơ cấu chương trình và phương pháp đào tạo trong thời gian tới.
Đặc biệt, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên cần đáp ứng yêu cầu hướng
nghiệp gắn với nhu cầu tuyển dụng.Điều này đòi hỏi nhà trường phải trang bị
cho sinh viên những kiến thức kỹ năng mềm để có thể áp dụng vào trong cuộc
sống và công việc.
Đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế là căn cứ vào yêu cầu “đầu ra” để lựa
chọn phương thức đào tạo và số lượng “đầu vào” phù hợp. Muốn vậy, trường
đại học cần xác định các tiêu chí mà người tuyển dụng đòi hỏi đối với các ngành
và các chuyên ngành cụ thể như: Kiến thức chuyên ngành gì, kỹ năng, nghiệp vụ
nào và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết khác để xây dựng khung chương
trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên.
1.2.2. Đặc điểm quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên
23
Kỹ năng mềm được hình thành từng ngày, từng giờ trong quá trình học
tập và đời sống của sinh viên.
Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy.
Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương
lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra
trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn
hảo. Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm không chỉ có ý nghĩa thiết thực với các
bạn sinh viên mà còn là cơ hội để đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng mềm
được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát
huy kỹ năng của bản thân.
Tuy nhiên, có những người không rèn luyện, có những người không thực
sống và trải nghiệm nên sẽ không có điều gì đọng lại để suy ngẫm và trưởng
thành thực sự. Có những người phát triển kỹ năng mềm trở thành một nghệ
thuật. Bởi thế, có người có kỹ năng mềm tốt, có kỹ năng mềm kém và có nhiều
cấp độ khác nhau trong kỹ năng này. Kỹ năng khác hẳn với năng khiếu bẩm sinh
nên chúng ta có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được.
Quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên đi từ việc học tập, trải
nghiệm thực tế và cuối cùng là đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó là một quy
trình tuần tự và không thể nào đi ngược trở lại được.
Quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên nhanh hay chậm tùy thuộc
vào khả năng nhận thức của mỗi sinh viên và ý thức tự rèn luyện của bản thân
họ.
Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích lũy
hay nâng cao trong thời gian làm việc qua các trải nghiệm thực tế. Nói cách
khác, kỹ năng mềm là kỹ năng mà con người chỉ có thể hoàn thiện thông qua trải
nghiệm và thực hành suốt thời gian dài. Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc
với mọi người, không giao tiếp và sử dụng những kỹ năng đã được học, thì tất cả
sẽ chỉ là lý thuyết, thiếu thực tế.
1.3. Vai trò của phát triển kỹ năng mềm đối với vấn đề tìm kiếm việc
làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
24
Kỹ năng mềm đóng vai trò là bước đệm quan trọng giúp mỗi cá nhân làm
việc có hiệu quả và nhanh chóng. Người có được kỹ năng mềm là điều kiện
thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, và thuận lợi hòa
nhập môi trường làm việc.
Trong quá trình tuyển dụng:
Rất nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng rất tốt nhưng không thể đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng vì thiếu kỹ năng mềm. Khoảng 70% sinh viên
ra trường khó xin việc vì không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết.
Cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn là điều không thể xảy ra. Một nhân viên
thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước
đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm chủ bản thân…là điều khó có thể
chấp nhận được.
Ví dụ: Trong một dự án đầu tư vào Việt Nam, Intels đã tuyển 2000 nhân
viên nhưng chỉ có 40 ứng viên đủ trình độ kiến thức lẫn kỹ năng mềm. Còn lại
1.960 người khác không dễ tuyển vì các ứng viên hầu như không nhận thức
được thế mạnh bản thân, hoặc biết nhưng không thể hiện được khả năng nổi trội
của mình và thường bối rối khi nói về bản thân.
Có thể thấy hiện nay các nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu những người
được tuyển dụng ngoài trình độ chuyên môn thì kỹ năng mềm là một yếu tố
không thể thiếu
Khi đi làm:
Để có được việc làm phải có trình độ chuyển môn và thành thạo kỹ năng
mềm. Bác sĩ phải biết chuẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân.Một chuyên viên tư
vấn phải có trình độ hiểu biết cao. Vậy thì câu hỏi đặt ra giữa các bác sĩ có
chuyên môn như nhau bạn sẽ chọn một bác sĩ vui vẻ, chu đáo hay sẽ chọn một
bác sĩ chỉ muốn làm hết nhiệm vụ, dĩ nhiên bác sĩ vừa có chuyên môn vừa có
đạo đức nghề nghiệt tốt sẽ được ưu tiên. Tương tự như vậy với chuyên viên tư
vấn. Bạn sẽ mong muốn được một chuyên viên tư vấn vui vẻ, biết tâm lí khách
hàng thay vì một chuyên viên khó chiu, không biết lắng nghe khách hàng.Trong
25
những tình huống nói trên, và với tất cả mọi người cũng vậy , kỹ năng mềm là
rất quan trọng.
Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng “cứng”) chỉ giúp bạn một phần trong lúc đi
làm, kỹ năng mềm của bạn mới là thứ giúp bạn thăng tiến và phát triển hơn
trong sự nghiệp.Trong bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp, thái độ
đối với nghề, ý thức của bản thân là điều quan trọng nhất, như câu nói của Hồ
Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba nếu có tất cả kỹ
năng mềm. Tích cực làm việc nhóm, luôn nỗ lực giải quyết những vẫn đề phát
sinh là điều kiện tốt nhất rèn luyện với mọi người. Làm sao để hòa hợp với mọi
người là yếu tố đầu tiên bạn cần rèn luyện.
Khoảng trống kỹ năng:
Trong một công ty, lực lượng lao động có rất nhiều kỹ năng chuyên môn
nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm, đó là có khoảng trống. Các kỹ năng mềm hỗ
trợ cho kỹ năng cứng nhằm để phát huy hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có khách
hàng nhưng không có cách giữ khách thì đó là khoảng trống .
Trong thực tế khi nào mà bạn không thể cân bằng khả năng giữa các thành
viên trong nhóm thì phải xem xét lại các kỹ năng mà các thành viên trong nhóm
đã có. Vì giữa các thành viên đã xảy ra khoảng cách kỹ năng mềm.
Môi trường làm việc đã tạo ra những điều kiện để rèn luyện kỹ năng mà
chúng ta không thể xem nhẹ. Cái cốt lõi của giao tiếp, giải quyết vấn đề là làm
thế nào giữ được mối quan hệ giữa người với người.
Kỹ năng mềm đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng lao
động ngày nay. Chỉ đào tạo về chuyên môn là chưa đủ nếu không được trang bị
các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội nhóm giúp người ta
giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn. Những kỹ năng này đang
trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động.
1.4. Các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển kỹ năng
mềm của sinh viên
1.4.1. Cơ chế đào tạo của nhà trường
26
Có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng mềm của sinh viên.
Trước 2007, tất cả các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều áp dụng hình
thức niên chế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn
cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới
này. Hiện nay, tất cả các trường đại học ở Việt Nam đều áp dụng hình thức đào
tạo tín chỉ.
Sự chuyển đổi về cơ chế không chỉ là sự thay đổi về phương thức đào tạo,
cách dạy và cách học của giảng viên cũng như của sinh viên mà nó còn ảnh
hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Vậy hình thức
đào tạo theo niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là gì? Vì sao sự chuyển
đổi về hình thức đào tạo lại hảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của
sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu hai thức thức đào tạo
này và so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức đào tạo.
Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo
của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên
phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các
khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị
học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân
thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5
năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy
định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại
học, được ra trường.
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm
học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một
ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của
sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được
cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.
Trong đào tạo niên chế mọi lịch học, mọi lịch thi được phòng đào tạo
chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được niên chế cố định ngay từ ngày nhập trường
27
và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy
định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt.
Chình vì vậy hạn chế của hình thức đào tạo theo niên chế mà ai cũng có thể
nhận thấy, đó là làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc sắp xếp lịch học
cho phù hợp với thời gian biểu riêng của mỗi cá nhân. Khác với hình thức đào
tạo niên chế, đào tạo theo tín chỉ sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên
không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó, sinh viên phải nghiên
cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh
viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần
học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp...để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vậy
và đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình học, nội dung
đào tạo. Ngoài ra các bạn sinh viên được chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp
với bản thân.Việc đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên trong rèn luyện kỹ
năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng chính việc lên kế hoạch
học tập cho bản thân mình.
Để đáp ứng được yêu cầu học tập theo hình thức tín chỉ, sinh viên phải
nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp, phải tự học trên lớp thông qua các buổi
thảo luận, giảng viên chỉ là người định hướng, sinh viên tự giải quyết vấn đề.
Phương pháp này rèn cho sinh viên kỹ năng học, tự học, làm việc nhóm.Hơn
nữa giờ thảo luận trên lớp cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội thuyết
trình, thể hiện trước đám đông, từ đó hình thành tâm thế tự tin sau này khi làm
việc.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có
sự thay đổi về quan niệm giáo dục. Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên
quyền lực theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vô điều
kiện chương trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền
đạt, đến việc quan tâm đến điều kiện, nhu cầu và sở thích của người học (họ còn
có quyền thiết kế lộ trình đào tạo, nội dung đào tạo của chính họ, cũng như
quyền tham gia xây dựng và tích luỹ kiến thức trong chừng mực cho phép). Điều
28
này sẽ giúp cho họ có điều kiện rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần
thiết phù hợp với hình thức học theo tín chỉ.
1.4.2. Môi trường giáo dục của nhà trường
Môi trường giáo dục được hiểu bao gồm tất cả yếu tố về cơ sở vật chất,
kỹ thuật, quan hệ xã hội và văn hóa của con người với hệ giá trị được xác lập
trong cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống học tập và
rèn luyện của học sinh.
Các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục gồm: con người, cơ sở vật chất
kỹ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách
thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt động học tập,
rèn luyện người học ở nhà trường. Trong đó:
● Các yếu tố chủ quan:
- Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp
- Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học
- Hệ thống nội quy, quy định các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Giảng viên
- Sinh viên
- Ban giám hiệu
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học
của nhà trường
- Mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục ở trường.
● Các yếu tố khách quan:
- Vị trí địa lý, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của địa
phương nơi trường đóng.
- Đặc điểm gia đình học sinh
Ngoài ra, có thể phân chia môi trường giáo dục nhà trường như sau:
- Môi trường bên ngoài:điều kiện, phương thức, phương tiện hoạt động,
thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ… và môi trường bên trong:sức
29
khoẻ, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm… của các chủ thể giáo
dục:giáo viên, học viên, cán bộ nhà trường.
- Môi trường vật chất:cảnh quan, hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm,
sân bãi, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, dạy học ở nhà
trường và môi trường tinh thần:bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí tuệ do các tình
huống dạy học; các mối quan hệ xã hội trong nhà trường tạo nên.
Mặc dù yếu tố môi trường giáo dục của nhà trường không phải là yếu tố
mang tính quyết định đến hiệu quả của việc giảng dạy các môn học kỹ năng
mềm nhưng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ, góp phần với
nhữngyếu tố khác tạo nên thành công của việc hình thành kỹ năng mềm cho sinh
viên.
1.4.3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm
Nhận thức và tri thức của sinh viên về hoạtđộng rèn luyện kỹ năng mềm là
cơ sơ để hình thành, phát triển kỹ năng mềm.
Hiện nay, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
nói chung đa phần chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của kỹ năng mềm trong quá
trình sống và học tập cho đến khi ra trường và tìm việc. Họ còn nhiều nhầm lẫn
về chuẩn giá trị đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp. Từ đó, họ bỏ nhiều công sức
để chạy theo thành tích học tập (qua điểm số) và sưu tầm càng nhiều bằng cấp
chứng chỉ càng tốt. Đa số không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà
trường, hoạt động đoàn thể, xã hội ở trường cũng như ở địa phương.
Từ nhận thức sai về kỹ năng mềm dẫn đến suy nghĩ rằng kỹ năng mềm
không quan trọng và hành động không rèn luyện kỹ năng mềm đã lấy đi nhiều
cơ hội đáng lẽ thuộc về các bạn nếu như các bạn có những kỹ năng mềm cần
thiết.Vì vậy, khi ra trường tìm việc, nhiều người không nhận ra nguyên nhân
thực sự của việc không được tuyển dụng mặc dù có nhiều bằng cấp.
Tâm lí chung của tất cả mọi người là sẽ không bao giờ làm những điều gì
mà không mang lại lợi ích cho mình vì sẽ rất lãng phí thời gian. Cách suy nghĩ
đó cũng không còn xa lạ gì đối với sinh viên, họ đến trường chỉ để nâng cao kiến
thức và họ cho đó là điều cần thiết nhất. Vì thế nếu không có nhận thức đúng
30
đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì suốt giảng đường đại học sinh viên
chỉ tập trung vào việc làm sao để có một tấm bằng đẹp mà bỏ qua việc nâng cao
kỹ năng mềm. Sinh viên sẽ bỏ qua những cuộc hội thảo về kỹ năng mềm, những
chương trình giáo dục kỹ năng mềm, những cơ hội thực tế để rèn luyện kỹ năng
mềm.
Khi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với học
tập, cuộc sống và đặc biệt là công việc sau này thì sinh viên sẽ chủ động tìm
hiểu về các kỹ năng mềm. Các bạn sinh viên sẽ tích cực tham gia các chương
trình hội thảo về kỹ năng mềm, tham gia các lớp giáo dục kỹ năng mềm để có
thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia kỹ năng mềm và tìm ra phương pháp
rèn luyện phù hợp cho bản thân. Rèn luyện kỹ năng mềm mở ra nhiều cơ hội và
giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Từ những ý trên, muốn nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, vấn đề tiên
quyết là phải giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
1.4.4. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên
Tại sao đã nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng lại không
tận dụng những cơ hội trên lớp học hay các hoạt động ngoại khóa? Câu trả lời đó
là là do ý thức rèn luyện của sinh viên. Chúng ta rất dễ bắt gặp một sinh viên lúng
túng khi giao tiếp hoặc không thể thuyết trình trước đám đông.Những sinh viên ấy
lại tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để diễn thuyết lưu thoát trước đám đông? Thật ra
cách tốt nhất để diễn thuyết chính là từ những việc làm nhóm hằng ngày của sinh
viên, sự trao đổi sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp nhưng phần lớn sinh viên đã bỏ qua
cơ hội đó vì thói quen tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Dẫn đến trong suốt
quá trình học dù đã có điều kiện phát huy nhưng vẫn không phát huy được kỹ
năng mềm.
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thì nhà trường chỉ đóng vai trò là
chất xúc tác, ý thức rèn luyện của mỗi sinh viên mới là yếu tố quan trọng. Vì
vậy, sinh viên phải có nhận thức thật chuẩn xác về tầm quan trọng của kỹ năng
mềm thì mới có sự tự giác trong việc rèn luyện và phát huy hiệu quả kỹ năng
mềm.
31
1.5. Kinh nghiệm và bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các
trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Kinhnghiệm pháttriển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại
học trên thế giới
Ông Peter Robinson, nhà sáng lập của Viện Đào tạo Nghệ thuật Anh đã
từng nói: "Trường học không nên chỉ là nơi mà học sinh nhớ tới với những bài
kiểm tra cùng áp lực thi cử triền miên. Trong tương lai, xu hướng mà chúng tôi
– những người làm giáo dục muốn kiến tạo chính là xây dựng một môi trường
nơi các bạn trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, nhất là khả năng giao tiếp
và xử lý tình huống". [dẫn theo 18]
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên từ lâu đã không còn là một vấn đềxa
lạ trong nền giáo dục trên thế giới, là hoạt động được chú trọng ở rất nhiều
trường đại học, đặc biệt ở các nước phát triển.
Trong môi trường học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, kỹ năng mềm là
những kỹ năng mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải có. Trong quá trình học, bạn
thường xuyên làm việc theo nhóm, phải thuyết trình tốt trong các buổi thảo
luận, có phong thái tự tin, nói năng lưu loát, thuyết phục… Khi bạn có những kỹ
năng này, việc học tập và hoà nhập trong môi trường mới sẽthuận lợi.
Tại Mỹ, sinh viên luôn tích cực và chủ động trong các hoạt động ngoại
khóa hay hoạt động xã hội của nhà trường, dù là bắt buộc hay tự nguyện, dù có
được trả tiền hay không trả tiền. Các hình thức hoạt động cũng phong phú, nhiều
khi chỉ đơn giản như sắp xếp giấy tờ trong một văn phòng nào đó của nhà
trường vào một giờ rảnh, hay tham gia tổ chức một sự kiện nào đó của nhà
trường.
Tại Nhật Bản, một đất nước nổi tiếng với nền giáo dục phát triển vượt bậc,
phát triển kĩ năng mềm được xem như một yếu tố đầu tiên được các trường học
chú trọng. Giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh, học sinh là trung tâm, trường học là
nơi để học sinh phát triển toàn diện.Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, giáo dục về khả
năng thích nghi với hoàn cảnh và kỹ năng xử lý tình huống cũng rất được chú
trọng.
32
Bên cạnh việc phát triển về kỹ năng mềm, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt
là Anh cũng đang hướng tới việc giảm số lượng và tăng chất lượng của các bài
kiểm tra sát hạch, ngữ pháp. Trên thực tế, các bài kiểm tra đang dần bị đánh giá
là xa rời thực tế và không đáp ứng tốt đối với nhu cầu phát triển của học sinh.
Việc sát hạch hằng năm cũng đẩy nhiều học sinh hoặc trẻ vị thành niên vào các
tình huống đáng tiếc. Chính vì thế, nhiều cơ sở giáo dục tại Anh đang bắt đầu
tiến hành những cải cách nhất định để bắt kịp với định hướng phát triển mới.
Theo đó, nhiều trường học đã bắt đầu giảm thiểu các kỳ thi sát hạch đầu vào.
Các trường dạy ngữ pháp cũng bắt đầu thay đổi các hình thức dạy học của
mình.Tất cả đều hành động với một tôn chỉ, bất cứ sự thay đổi nào dù là nhỏ
nhất nhưng góp phần đem lại một nền giáo dục tốt hơn cho con em đều được
xem xét thực hiện.
Như vậy, có thể rút ra kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
các trường đại học trên thế giới như sau:
Thứ nhất, đưa giáo dục kỹ năng mềm trở thành một phần không thể thiếu
trong giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Thứ hai, phát triển kĩ năng mềm bằng cách nhúng(tích hợp) nó trong các
khóa học hiện có.
Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất trong việc khắc ghi kĩ năng mềm cho
sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay đổi rất ít cấu trúc
khóa học hiện tại.Trong mô hình này, sinh viên phát triển kĩ năng mềm trong
suốt toàn bộ thời gian khóa học của họ, có thể chỉ là một số kĩ năng nếu không
phải tất cả các kĩ năng được tích hợp trong những môn học được dạy.
Thứ ba, phát triển kĩ năng mềm thông qua môn học độc lập.
Nhà trường có thể biên soạn kỹ năng mềm thành một môn học độc lập mà
sẽ tạo cho sinh viên cơ hội để phát triển kĩ năng mềm trên một nền tảng chính
thức.Sinh viên có thể lựa chọn để học trong bất kì học kì nào.
Thứ tư, phát triển kĩ năng mềm dựa trên cuộc sống trong môi trường đại
học.
33
Một số lượng đáng kể sinh viên sinh sống trong các kí túc xá đại học.Người
đứng đầu các trường đại học có thể nhân cơ hội này lên kế hoạch các hoạt động
liên quan đến sự tham gia của tất cả các sinh viên sống trong kí túc xá.Phẩm
chất lãnh đạo, làm việc nhóm, và khả năng làm chủ doanh nghiệp của sinh viên
có thể được nuôi dưỡng thông qua các hoạt động như vậy. Những hoạt động
chính thức nên được lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện liên tục trong suốt học
kì, và để cải thiện khả năng làm việc theo nhóm nên bao gồm tất cả các chủng
tộc và giới tính.
1.5.2. Kinhnghiệm pháttriển kỹ năng mềm cho sinhviên các trường đại
học ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã nhiều
lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan trọng của kỹ năng
này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các
bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó
còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.
Hiện nay, rất nhiều trường học tại Việt Nam đã đưa bộ môn Kỹ năng mềm
vào giảng dạy cho học sinh.Tuy nhiên, việc đào tạo bài bản và cho học sinh thấu
hiểu được hết tầm quan trọng của bộ môn nay còn khá nhiều hạn chế, làm cho
chất lượng giảng dạy và đầu ra không như mong đợi.
Một số trường đổi mới hoạt động đào tạo như Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội cũng triển khai các chương trình liên kết với nước ngoài (Thụy
Điển, Mỹ, New Zealand, Pháp…) để tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm.
Ngoài các buổi ngoại khóa, hội thảo, bài thuyết trình và cơ hội thực tập tại các
tập đoàn kinh tế là đối tác của nhà trường, sinh viên còn được học tiếng Anh và
kiến thức chuyên môn cùng với các thầy cô giáo quốc tế để trở thành ứng viên
tiềm năng trong mắt các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó thì nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu
cầu cho sinh viên. Hầu hết các trung tâm đều mở theo hình thức trải nghiệm
(trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi…) Các giảng viên dựa trên cách tiếp
cận của người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu
34
quả nhưng thực tế cho thấy những lớp học này vẫn vắng vẻ vì ít bạn trẻ chịu bỏ
ra thời gian và tiền bạc để tham gia vào một lớp học dạng như thế này. Cách
hiệu quả hơn là tạo ra các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được
giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Dù thiếu trầm trọng kỹ năng mềm
nhưng nhiều người trẻ vẫn không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được
sự thiếu ấy của mình cũng chưa hẳn đã tìm được cách để trang bị thật nhanh,
kịp với nhu cầu của cuộc sống.
Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các
trường đại học trên thế giới chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm phát triển
kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường nhận thức của cán bộ, giảng viên, các tổ chức xã
hội và ý thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng mềm.
Thứ hai, tích hợp kỹ năng sống trong xây dựng chuẩn đầu ra của các
chuyên ngành đào tạo.
Thứ ba, phát triển chương trình đào tạo theo hướng tích hợp nội dung phát
triển kỹ năng sống cho sinh viên. Các trường cần đưa vào chương trình các môn
học về kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng bắt buộc và tự chọn, chỉ đạo tiến hành
xây dựng chi tiết chương trình, nội dung của môn học thông qua Hội đồng khoa
học và Hiệu trưởng duyệt để thực hiện.
Thứ tư, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng sống
của sinh viên, trong đó có đổi mới về nội dung, chương trình, đảm bảo tính vừa
sức và thiết thực, tinh gọn lý thuyết, tăng cường thực hành, thực tập, ứng dụng
và trải nghiệm, gắn liền với thực tế cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tăng cường các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo cho sinh viên,
lồng ghép kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy các môn học cho sinh viên.
1.5.3. Bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn
Trường Đại học Sài Gòn là là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.Mỗi
năm số lượng các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường là rất lớn, nhưng tỉ lệ các
bạn được tuyển dụng thì lại không cao.Nhu cầu về nhân lực ở các công ty trong
nước là rất lớn nhưng không thể nào tuyển đủ người, còn sinh viên thì ra trường
35
rất nhiều nhưng vấn thất nghiệp. Đây là một điều rất nghịch lý, nhưng nó rất
thực tế với thị trường lao động hiện nay.
Lý do chủ yếu là vì sinh viên Đại học Sài Gòn chỉ có kiến thức trên sách
vở mà không được đào tạo kỹ năng mềm để vận dụng kiến thức vào tư duy phân
tích, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức tạp và làm việc hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy được điểm yếu trong giáo dục của Đại học Sài Gòn là
việc chưa chú trọng đào tạo kỹ năng mềm.Đây là cái mà các nhà tuyển dụng
đang rất quan tâm và đánh giá rất cao, đặc biệt là các công ty có vốn nước ngoài.
Xuất phát từ thực trạng trên, trường Đại học Sài Gòn cần phải học tập kinh
nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới và
ở Việt Nam.Đồng thời có thể rút ra bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh
viên như sau:
Thứ nhất, xây dựng quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
sinh viên
Thứ hai, xác định việc đào tạo, giáo dục, rèn luyện để hình thành kỹ năng
mềm cho sinh viên mà một trong những mục tiêu quan trọng trong đào tạo sinh
viên.
Nhà trường cần xây dựng kế hoạch giảng dạy và huấn luyện kỹ năng mềm
cho sinh viên.
Thứ ba, nâng cao nhận thức tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh
viên ngay khi còn trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Nhà trường nên tổ chức nhiều chương trình hội thảo, giao lưu trực tiếp giữa
các nhà doanh nghiệp với sinh viên về vấn đề tuyển chọn và sử dụng lao động,
qua đó sẽ khắc sâu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
trong thực tiễn cuộc sống, học tập và làm việc sau này.
Thứ tư, tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
Việc tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt-học thuật trong trường cũng là môi
trường rất tốt để sinh viên tự thân rèn luyện kỹ năng mềm.
CHƯƠNG 2
36
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
2.1. Tổng quan tình hình đào tạo của Đại học Sài Gòn
Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg
ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao
đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo
dục Đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh và chịu sự
quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là
trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Trường Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại
học.Trường đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa
làm vừa học, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các
bằng cấp: cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ..
Hiện trường có 17 khoa đào tạo với 30 chuyên ngành cấp độ đại học, cao
đẳng; 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật,
văn hóa - xã hội; chính trị - nghệ thuật, Luật và Sư phạm.
Cụ thể:
o 11 ngành đào tạo Sau đại học
o 03 ngành đào tạo quốc tế
o 33 ngành đại học chính quy
o 03 ngành cao đẳng chính quy
o 07 ngành đào tạo văn bằng hai
o 07 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học toàn phần)
o 19 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học liên thông)
o 21 loại hình bồi dững ngắn hạn
Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp
các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.Đại học Sài Gòn cũng được Bộ Giáo dục và
Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn
cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và các
nghiệp vụ khác.
37
Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục và
chức năng , nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của
người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động của Thành phố Hồ
Chí Minh và của cả nước. Từ chỗ liên kết với Đại học Huế đào tạo ở bậc Đại
học, trường đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép thực
hiện liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục khác như: Đại học Vinh, các
trường Đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp tại Tây Nguyên, duyên hải
Miền Trung và các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ.
Nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học.
Ngoài ra, trường đã có kế hoạch và lộ trình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ
cho tất cả các hệ, bậc đào tạo kể từ năm 2008 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa
dạng của người học. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường ngày
càng được trẻ hóa và có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công
tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.
2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn
2.2.1. Mức độ tri thức của sinh viên về kỹ năng mềm
Để có cái nhìn cụ thể, chính xác và khách quan về thực trạng phát triển kỹ
năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn, tôi đã làm một cuộc khảo sát bằng
phiếu điều tra.Ngoài ra còn phỏng vấn trực tiếp câu hỏi với đối tượng và nhận
câu trả lời mở. Ở đây phiếu điều tra được lấy với số lượng lớn, câu hỏi và các
phương án trả lời cho sẵn, phát đại trà cho một tập thể sinh viên để điều tra (Có
thể tham khảo phiếu điều tra ở phần Phụ lục).
Tổng số phiếu phát ra điều tra là 384, được chia tương đối đều cho sinh
viên các năm, trong đó năm thứ nhất là: 86 phiếu, chiếm tỷ lệ 22,4%, năm thứ
hai là: 95 phiếu, chiếm tỷ lệ 24,7%, năm thứ ba là: 108 phiếu, chiếm tỷ lệ
28,1%, năm thứ tư là: 95 phiếu, chiếm tỷ lệ 24,7%.
Frequency Percent
Valid
Năm 1 86 22.4
Năm 2 95 24.7
Năm 3 108 28.1
38
Năm 4 95 24.7
Total 384 100.0
Biểu đồ 2. Thể hiện tỷ lệ khảo sát sinh viên các năm
Khi được hỏi về việc: các bạn đã được tham gia lớp kỹ năng mềm chưa thì
có đến 63,8% các bạn sinh viên trả lời là có, 36,2% các bạn trả lời là chưa. Vấn
đề đặt ra ở đây là Trường Đại học Sài Gòn chưa có bộ môn hay chuyên ngành
đào tạo kỹ năng mềm nào để dạy cho sinh viên, vậy thì các bạn tham gia các lớp
kỹ năng mềm ở đâu?
Thứ nhất, sinh viên Đại học Sài Gòn thường tự tìm hiểu qua các kênh thông
tin và tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm do các trung tâm mở ra.Hiện có 03
trung tâm đào tạo kỹ năng mềm được các bạn sinh viên Đại học Sài Gòn tìm đến
nhiều đó là: Trung tâm tư vấn và đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa(112, Nguyễn
Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1), Trường doanh nhân Pace (341 Nguyễn
Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh), Trường đào tạo kỹ năng
Sam (643 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, Hồ Chí Minh).
39
Thứ hai, các bạn sinh viên Đại học Sài Gòn biết đến kỹ năng mềm thông
qua các hoạt động xã hội.Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường
đại học có phong trào đoàn, hội mạnh nên sinh viên có điều kiện để hoàn thiện,
phát triển các kỹ năng đoàn, hội của mình nhất là những sinh viên nằm trong ban
cán sự, ban chấp hành của lớp. Lên đại học, các bạn sẽ phải thảo luận nhóm rất
nhiều.Hiện nay, trường Đại học Sài Gòn đang tăng cường hoạt động thảo luận
nhóm của sinh viên với nhiều hình thức thảo luận khác nhau.Những giờ thảo
luận giúp sinh viên thực hành kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tương tác với
thành viên trong nhóm đồng thời cũng là điều kiện tốt để phát triển kỹ năng giao
tiếp, ứng xử.
Có những học phần khi thi giữa kì, giảng viên yêu cầu thuyết trình bài thu
hoạch của nhóm trước lớp. Đây là lúc sinh viên được rèn luyện kỹ năng thuyết
trình, sự tự tin khi nói trước đám đông, đồng thời mạnh dạn hơn khi trình bày
quan điểm. Với sinh viên Giáo dục chính trị thì khả năng thuyết trình tốt có tầm
quan trọng đặc biệt cho việc hành nghề sau này, giữ vai quan trọng quyết định
sự thành công.
Công việc học tập với áp lực của những kì thi cùng với đó là các hoạt động
của trường, lớp khối lượng công việc là không hề nhỏ.Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để không quá tải cho sinh viên mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt. Muốn giải
quyết tình trạng này, sinh viên phải biết cân đối giữa học tập và tham gia các
hoạt động của trường, lớp đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe cho mình.
Để thực hiện được điều đó, việc trang bị kỹ năng quản lí thời gian đóng vai trò
then chốt.Sinh viên cần phải phân chia thời gian hợp lí cho từng công việc, đảm
bảo tính khoa học, hiệu quả cao.
Khi được hỏi, theo các bạn số người phù hợp cho một lớp học kỹ năng
mềm là bao nhiêu thì câu trả lời như sau:
Frequency Percent
Valid
Từ 20 - dưới 30 người 83 21.6
Từ 30 - dưới 40 người 33 8.6
Từ 40 - dưới 50 người 17 4.4
40
Biểu đồ 8.Thể hiện số người phù hợp cho một lớp học kỹ năng mềm
Đa phần các bạn cho rằng lớp học kỹ năng mềm hiệu quả nhất là từ 10 -
dưới 20 người (43,2%); ngoài ra lớp học từ từ 20 - dưới 30 (21,6%) người, hay
ít hơn 10 người (20,1%) có tỷ lệ phân trăm tương đương nhau, một thiểu số các
bạn sinh viên cho rằng lớp kỹ năng mềm hiệu quả là từ 50 người trở lên
(2,1%).Như vậy, các bạn đã nhận thức được rằng lớp kỹ năng mềm muốn đạt
hiệu quả thì số người dự học không nên quá đông, chỉ từ 10 người đến dưới 20
người.Vì với số lượng như thế này, giáo viên mới có thể tổ chức tốt các kỹ năng
để các bạn thực hành.
2.2.2. Những điểm mạnh của sinh viên về kỹ năng mềm
Qua khảo sát, ta cũng thấy được những điểm mạnh của sinh viên Đại học
Sài Gòn về kỹ năng mềm.
Từ 50 người trở lên 8 2.1
Ít hơn 10 người 77 20.1
Từ 10 - dưới 20 người 166 43.2
Total 384 100.0
41
Biểu đồ3. Thể hiện sự nhìn nhận của sinh viên Đại học Sài Gòn
về những kỹ năng họ có
Thứ nhất, nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, điểm mạnh của sinh viên Đại
học Sài Gòn là: kỹ năng lắng nghe, đạt 193/384 chiếm tỉ lệ 50,2%, kỹ năng giao
tiếp ứng xử đạt 172/384 chiếm tỉ lệ 44,8%, kỹ năng thuyết trình đạt 160/384
chiếm tỉ lệ 41,7%, ngoài ra họ còn có các kỹ năng khác như: kỹ năng giải quyết
vấn đề đạt 123 chiếm tỉ lệ 32%, kỹ năng thích nghi 124 chiếm tỉ lệ 32,3%.
Như vậy đây là những kỹ năng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu học tập
ở đại học.Nhận thức về tầm quan trọng của những kỹ năng trên giúp các bạn
sinh viên chủ động hơn trong rèn luyện những kỹ năng đó.Điều đó cho thấy các
bạn đã nhận thức được sự đóng góp không nhỏ của những kỹ năng mềmtrong
việc học tập, giúp các bạn đạt được kết quả cao hơn trong việc học tập của các
bạn. Với phương pháp học hiện nay, để đạt được kết quả cao, các kỹ năng trên
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Nó đòi hỏi các bạn sinh viên phải biết
lắng nghe thầy cô giáo giảng, truyền đạt kiến thức, khi trình bày một vấn đề phải
có khả năng thuyết trình, phải có khả năng giải quyết bất cứ một vấn đề nào đó
khi giảng viên yêu cầu đặt ra.
0
50
100
150
200
250
kỹ năng
quản lý
thời
gian
Kỹ
năng
thuyết
trình
kỹ năng
giao
tiếp
ứng xử
Kỹ
năng
lắng
nghe
Kỹ
năng
khám
phá và
lãnh
đạo bản
thân
Kỹ
năng
giải
quyết
vấn đề
kỹ năng
đàm
phán
kỹ năng
làm
việc
nhóm
kỹ năng
thích
nghi
Kỹ
năng
lập kế
hoạch
và tổ
chức
công
việc
160 154 160
206
166
137
119 116
136
119
42
Thứ hai, sinh viên Đại học Sài Gòn đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc rèn luyên kỹ năng mềm, họ cho rằng việc rèn luyện kỹ năng mềm trong
trường học giúp họ thành công trong công việc (70,3%), giúp kiếm việc làm có
lương cao (47,1%) và dễ xin việc (44,2%). Cụ thể được minh họa bằng bảng
sau:
Biểu đồ 5. Kết quả khảo sát nguyên nhân tại sao kỹ năng trên lại quan
trọng
2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của quá trình phát triển kỹ năng
mềm
* Hạn chế:
Bên cạnh những điểm mạnh mà sinh viên Đại học Sài Gòn có thì họ còn
thiếu và yếu ở một số kỹ năng mềm sau đây:
Một bộ phận sinh viên còn thờ ơ, không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ
năng mềm hoặc vì đánh giá chưa đúng vai trò của kỹ năng mềm nên vấn đề rèn
luyện còn chưa tích cực, hiệu quả chưa cao.Điều đó được phản ánh rất rõ qua
đánh giá của chính sinh viên và từ phía giảng viên trực tiếp giảng dạy.
Một bộ phận sinh viên còn thiếu những kỹ năng cần thiết nhất khi đi
làm.Nhìn vào biểu đồ 2 chúng ta thấy những kỹ năng thiết yếu nhất khi đi làm
là: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (116 bạn tỷ lệ 30,2%), kỹ năng
0
50
100
150
200
250
300
Giúp dễ xin
việc làm
Giúp kiếm
được việc làm
có lương cao
Giúp thành
công trong
công việc
Giúp tiết kiệm
thời gian và sức
lực
Được lòng
người
181170
193
270
1
43
đàm phán (119 bạn tỷ lệ 30,9%), kỹ năng thích nghi (119 bạn tỷ lệ 30,9%) thì
sinh viên lại không có nhiều.Như vậy, sinh viên Đại học Sài Gòn chưa được
trang bị nhiều kiến thức để sau này ra trường phục vụ cho công việc thực tế.
Nhận thức và khả năng thực thực hành các kỹ năng mềm của sinh viên tuy
có xu hướng được nâng caoqua các khóa, nhưng sự phát triển đó vẫn còn chậm.
* Nguyên nhân:
● Nguyên nhân chủ quan:
Lí do khiến một số sinh viên xem nhẹ và thậm chí có thái độ bỏ mặc việc
học tập, trau dồi kỹ năng mềm là vì họ chưa ý thức được ý nghĩa của kỹ năng
mềm đối với bản thân hoặc đánh giá chưa đúng về vai trò của kỹ năng mềm.
Nhiều bạn nghĩ, chỉ cần học kiến thức chuyên nghành giỏi là được, kỹ năng
mềm chỉ là thứ bổ trợ có thì tốt, không có cũng không ảnh hưởng gì nhiều.
Sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của kĩ năng mềm đối với
quátrình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp từ
đó dẫn đếnviệc sinh viên không tự mình cố gắng, nỗ lực để tự trang bị cho mình
những kĩ năng cần.
Mặt khác, từ việc khảo sát nhận thấy mục đích của nhiều sinh viên hướng
tới khi rèn luyện kỹ năng mềm là để dễ xin việc hoặc có mức lương cao nên vấn
đề rèn luyện kỹ năng của các bạn diễn ra muộn, thường là sắp ra trường và khi
công việc có yêu cầu.
Vì lẽ trên, mà những kỹ năng sinh viên có vẫn chưa đủ độ “chín”, do đốt
cháy giai đoạn và không trải qua sự va chạm với thực tế. Ngoài ra, đây là suy
nghĩ còn bó hẹp về lợi ích của kỹ năng mềm, vì kỹ năng mềm không chỉ có vai
trò trong công việc mà còn có tầm trọng ở nhiều mặt khác trong cuộc sống.
Hoạt động giảng dạy kỹ năng mềm trong các nhà trường hiện đang hướng
cho sinh viên tiếp cận với các môn học liên quan như: kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng tạo lập văn bản tiếng việt, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…,
Phương pháp giảng dạy các môn liên quan đến kỹ năng mềm tuy đã được các
thầy, cô quan tâm đổi mới nhưng cũng chưa thực sự phong phú, tạo hứng thú
cho sinh viên. Hầu hết các thầy, cô đã giảng dạy bằng máy chiếu projector, sử
44
dụng bài giảng powerpoint. Việc đổi mới phương tiện giảng dạy này nếu không
khai thác đúng cách và đổi mới phương pháp giảng dạy theo đúng nghĩa nhằm
tăng tính tự học, chủ động của người học thì có thể ngay cả người thầy cũng bị
rơi vào “trạng thái ỳ” với thao tác chiếu bài giảng lên và ngồi hoặc đứng tại chỗ
đọc.
Mặt khác, khi thực hiện giảng dạy các môn học có lồng ghép kỹ năng mềm
hiện nay số lượng sinh viên trong lớp thường khá đông từ 50 đến 70 sinh viên
trong một lớp, do vậy khó kiểm soát và giảng viên không thể nắm bắt được tính
cách, sở trường cũng như ưu, nhược điểm của từng em để có thể định hướng và
uốn nắn kịp thời nhằm điều chỉnh nhân cách cho các em trong khi học.
● Nguyênnhân khách quan
Sinh viên đại học Sài Gòn nhiều bạn sinh sống ở vùng có điều kinh tế khó
khăn, một số bạn là người dân tộc thiểu số, chịu ảnh hưởng bởi tập tục của địa
phương gây khó khăn cho vấn đề tiếp cận thông tin, giao lưu, tiếp xúc với bên
ngoài.
Nhiều bạn sinh viên có phương pháp học chưa khoa học, thiên về lý thuyết,
xa rời thực tiễn nên khi tiếp xúc với môi trường làm việc còn rất bở ngỡ, khả
vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế.
Ở nước ta hiện nay, kỹ năng mềm đang được phát triển và xã hội ngày càng
quan tâm nhiều hơn.Tuy nhiên, với một nước mà nền kinh tế nông nghiệp giữ
vai trò chủ đạo thì phần nào làm cho mức độ ảnh hưởng của việc rèn luyện kỹ
năng mềm cũng bị hạn chế, thậm chí nhiều địa phương được xem là “mới mẻ”.
2.3. Thực trạng những nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng
mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn
Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng mềm đối với
sinh viên Đại học Sài Gòn? Đó là:
2.3.1. Cơ chế đào tạo của trường
Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường đi đầu trong công tác
chuyển đổi theo hình thức đào tạo niên chế sang hình thức theo học chế tín chỉ.
Theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về việc chuyển đổi từ hình thức đào
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
canhpham123
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Huyen Pham
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
ssuserbc6c42
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
nguyeminh thai
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
trungcodan
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Rain Snow
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Phuquy Nguyen
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
Mark Pham
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
InfoQ - GMO Research
 

What's hot (20)

Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAYĐề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
Đề tài: Mô hình giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH, HAY
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
Câu 8_ Trình bày những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN. Liên hệ với thự...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcmXu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
Xu huong mua sam truc tuyen cua sinh vien tren dia ban tp. hcm
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
 

Similar to Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
29nguyen-kim-cuong.pdf
29nguyen-kim-cuong.pdf29nguyen-kim-cuong.pdf
29nguyen-kim-cuong.pdf
kttonghoi
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
LE The Vinh
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAYĐề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng TrẻGiới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Ton Duc Thang University
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
IdiotsGuy
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
Ngọc Lan Anh
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCOBiện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đLuận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY (20)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
 
29nguyen-kim-cuong.pdf
29nguyen-kim-cuong.pdf29nguyen-kim-cuong.pdf
29nguyen-kim-cuong.pdf
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAYĐề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ, HAY
 
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mỹ ...
 
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng TrẻGiới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Giáo Dục Tỉnh Kon Tum.doc
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đườngĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung cấp Cầu đường
 
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực Công ty, HAY
 
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCOBiện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại Công ty INVESCO
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
 
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đLuận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
Luận văn: quản lý chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ  TRẦN NGỌC HÂN TP. Hồ Chí Minh, năm 2019 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
  • 2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRẦN NGỌC HÂN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GVHD: THS.TỐNG THỊ HẠNH SVTH: TRẦN NGỌC HÂN TP. Hồ Chí Minh, năm 2019 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến ThS Tống Thị Hạnh người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại khoa. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô trong trường đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn sinh viên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận một cách hoàn chỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 Học viên thực hiện Trần Ngọc Hân
  • 4. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, con người cần hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cuộc chạy đua công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Để bắt kịp sự phát triển với những nước lớn mạnh, Việt Nam cần có một đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu toàn diện, lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhất là các bạn sinh viên- nguồn lao động tri thức góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một vấn đề được đặt ra đối với người lao động Việt Nam, đó là một bộ phận lớn thiếu và yếu về kỹ năng mềm trong quá trình lao động. Kỹ năng mềm là hành trang giúp con người thích nghi với sự biến hóa không ngừng của xã hội. Kỹ năng mềm có vai trò quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ có ảnh hưởng đến sự “ thành- bại” trong công việc của mỗi người.Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết.“Với một số người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm”, ông nói. Có học vấn cao và là một tỷ phú nhưng khi được hỏi yếu tố mang đến sự giàu có Warren Bufett vẫn chọn yếu tố kỹ năng thay vì là kiến thức chuyên môn.Có thể thấy, kỹ năng mềm có tầm quan trọng rất lớn. [dẫn theo 17] Một viện nghiên cứu khoa học Giáo dục đã cho biết có 83% sinh viên thiếu kỹ năng mềm.Thậm chí, có nhiều người phàn nàn rằng họ thiếu kỹ năng để giải
  • 5. 5 quyết những vấn đề trong cuộc sống, thiếu kỹ năng để làm chủ bản thân và quản lý thời gian. Rất nhiều người trẻ thừa nhận sau khi tốt nghiệp không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian... Điều này không phải hiếm gặp đối với sinh viên hiện nay.Đa số sinh viên có thể tự làm việc tốt, thậm chí rất tốt nhưng khi làm việc nhóm lại rơi vào tình trang lúng túng, hoang mang. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Năm 2013, chính phủ đã đưa ra nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” có nội dung: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Tuy nhiên, việc mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay ở trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, vì vậy không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo chưa chú trọng lồng ghép việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, các hoạt động xã hội trong các trường còn thiếu hấp dẫn số đông sinh viên tham gia. Những nguyên nhân đó dẫn đến việc hiện nay đối với nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy các bạn chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm nhằm chuẩn bị hành trang cho công việc sau này. Từ những lí do trên, dưới góc nhìn chủ quan của người nghiên cứu, tôi nhận thấy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên nói chung và sinh viên đại học Sài Gòn nói riêng là hết sức cần thiết. Vì
  • 6. 6 thế, tôi chọn đề tài “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ những năm 1980, các chuyên gia trên thế giới đã nhận ra rằng thực tế kỹ năng xử lí các vấn đề trong quá trình lao động của người lao động thiếu sự tự tin, uyển chuyển, linh hoạt. Khả năng ứng biến trước những tình huống phát sinh chưa thực sự nhạy bén. Điều mà người lao động mắc phải có là sự áp dụng những kiến thức đã được đào tạo vào thực tế. Chính vì thế, việc phát triển kỹ năng mềm cho người lao động ngày càng được quan tâm. Hiên nay, có rất nhiều tổ chức kỹ năng trên thế giới được lập ra nhầm mục đích nâng cao kỹ năng cho người lao động. Ví dụ: Human Resources and Skills Development Canada - Bộ phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng Canada, chịu trách nhiệm phát triển kỹ năng cho người lao động. Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết- The Secretary’s Comission on Achieving Necessary Skills-SCANS, Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”.Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System). Song song đó, có rất nhiều công trình đã được nghiên cứu để phát triển kỹ năng mềm. Một số công trình phải kể đến: Năm 2002, Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹnăng hành nghềchotương lai”. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt
  • 7. 7 buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Ở Bồ Đào Nha, năm 2007, Artur Ferreira da Silva, José Tribolet, GVtrường ĐH Kỹ thuật Lisbon đã trình bày tham luận Developing soft skills inengineering studies – The experience of students’personal portfolio tại hộinghị quốc tế về GD kỹ thuật. Trong bài viết, tác giả đã trình bày kinh nghiệmthực tế trong 15 năm (tập trung vào 6 học kỳ) đào tạo kỹ năng mềm cho SVkỹ thuật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các buổi thực hànhtrong chương trình mang tên "Personal Portfolio" Có thể thấy, vấn đề phát triển kỹ năng mềm là vấn đề tất cả các nước trên tế giới quan tâm, không phân biệt nước phát triển hay đang phát triển. Việt Nam cũng đang trong quá trình nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Không ít công trình nghiên cứu khoa học về việc đánh giá và khảo sát về thực trạng kỹ năng của sinh viên Việt Nam: Một bài viết của Huỳnh Văn Sơn vào năm 2012 trên tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM “thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học Sư Phạm” tác giả đã đánh giá tình hình kỹ năng mềm của sinh viên đại học Sư Phạm và đã định hướng cho việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa. Tiểu luận “Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại” của nhóm sinh viênĐinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan. Nhóm tác giả đã tìm hiểu tình hình kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại cũng như nguyên nhân của tình trạng sinh viên còn yếu về mặt kỹ năng. Luận văn thạc sĩ Xã hội học “nhu cầu và thực trạng học tập kỹnăng mềm của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay” của Nguyễn Tư Hậu. Cũng như một số đề tài trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Tư Hậu cũng tìm hiểu thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại
  • 8. 8 học Khoa học, Đại học Huế, Những hạn chế trong học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Sau cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị của bản thân. Các công trình có mục đích hướng đến việc đề xuất các giải pháp, cách thức, phương hướng để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thì có các công trình phải kể đến như: Bài nghiên cứu khoa học “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục” của Bùi Loan Thủy.Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trang làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng này. Từ đó đề ra biện pháp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Bài viết “ Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa kinh tếTrường Đại học Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra” của tác giả Lê Thị Hoài Lan. Trong bài viết tác giả đã nghiên cứu tình hình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạtđộng của nhà trường. Tác giả cũng đưa ra nhưng biện pháp để phát triển năng mềm cho sinh viên khoa kinh tế Trường Đại học Đồng Nai xuất phát từ giảng viên và nhà trường như: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyệnkỹ năng mềm cho sinh viên, Biên soạn tài liệu hướng dẫn giảng dạy kỹ năng mềm cho giảng viên, Tổ chức dạy học tích hợp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Bài viết “Phương pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên” của Ngô Minh Thương. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên phù hợp với hoàn cảnh giáo dục của Việt Nam hiện nay. Có thể thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng sư phạm. Song chưa công trình nào giải quyết triệt để vấn đề “ kỹ năng mềm có vai trò gì đối với nghề nghiệp của sinh viên?” và “ thật sự đi làm thì có cần kỹ năng mềm hay chỉ chuyên môn cao là đủ”. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục đang vận hành theo một giả định “ Người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Vì vậy, giáo dục Việt Nam luôn chú trọng dạy cho sinh viên về chuyên môn để sau này ra trường có việc làm hơn là dạy kỹ năng cho sinh viên. Và trên thực tế
  • 9. 9 chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên của Đại học Sài Gòn nói riêng. Mặc dầu vậy, tất cả những côngtrình trên đều hết sức quan trọng, đã cung cấp những nguồn thông tin, tri thức có giá trị giúp tôi có điều kiện triển khai và hoàn thành khóa luận của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định đâu là các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ công việc sau này của sinh viên. - Xác định các kỹ năng mềm nào đang là điểm mạnh và các kỹ năng mềm nào còn yếu hoặc thiếu của sinh viên Đại học Sài Gòn.Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn. 4. Các câu hỏi nghiên cứu Trongkhi nghiên cứu đềtài này, có mộtsố câuhỏi đặtra cầngiải quyếtđó là: - Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng mềm?Đâu là các kỹ năng mềm cần được trang bị trong quá trình học tập của sinh viên đại học?Kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên? - Về mặt thực tiễn: Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn trong thời gian qua? Liệu những kỹ năng mềm mà sinh viên Đại học Sài Gòn hiện có đã đủ để giúp sinh viên Đại học Sài Gòn tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này? Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn hiện nay là gì? 5.Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sài Gòn. - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viêntrường Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến kỹ năng mềm của sinh viên.
  • 10. 10 - Khảo sát và phân tích thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn,tìm ra mặt mạnh và mặt hạn chế, phát hiện nguyên nhân của những hạn chế. - Đề ra một số biện pháp thích hợp nhằm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. 7. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tất cả sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 đang học tại Đại học Sài Gòn. Về thời gian: Tháng 1/2019đến tháng4/2019 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết + Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn. + Phương pháp so sánh: sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều kiện khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác nhau, điều kiện học tập khác nhau,...) để đưa ra kết luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại hoc Sài Gòn. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê mô tả theo các bước sau: - Phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kỹ năng mềm, các giảng viên dạy tâm lý học, các giảng viên dạy kỹ năng để đưa ra bảng hỏi. - Phỏng vấn thử các sinh viên Đại học Sài Gònđể kiểm tra bảng hỏi, đưa ra được bảng hỏi chính thức. - Khảo sát theo mẫu - Sử dụng phần mềm SPSS xử lý số liệu và đưa ra các kết luận khoa học 9. Ý nghĩa nghiên cứu
  • 11. 11 Cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng mềm mà sinh viên Đại học Sài Gòn hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên để thành công hơn trong việc tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc sau này. Đưa ra giải pháp giúp sinh viên Đại học Sài Gònđịnh hướng, phát triển và nâng cao các kỹ năng mềm. 10. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục mục, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp Chương 3: Giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gònđáp ứng yêu cầu nghề nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm kỹ năng
  • 12. 12 Kỹ năng là vấn đề phức tạp và được bàn luận rất nhiều.Có rất nhiều khái niệm kỹ năng khác nhau từ các chuyên gia, các tác giả. Theo Wikipedia định nghĩa kỹ năng là: “là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp”. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học-tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như: nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân... để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định. [dẫn theo 18] Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [dẫn theo 18] Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” . [dẫn theo 18] Xét ở góc độ tâm lí học thì theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, những người có kỹ năng là người nắm vững và vận dụng cách thức hành động có hiệu quả và ông cũng nói kỹ năng là không chỉ nắm lí thuyết mà còn phải vận dụng vào thực tế. [dẫn theo 19] Từ những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân, có thể đưa ra khái niệm kỹ năng chung nhất như sau:“Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quảmột hành động nào đóbằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉđơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người”. 1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm
  • 13. 13 Kỹ năng mềm là gì?Vì sau người ta lại cần kỹ năng mềm?Kỹ năng mềm và Kỹ năng cứng khác nhau như thế nào?Đó là những câu hỏi rất nhiều người quan tâm đặc biệt là sinh viên. Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm, tùy thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, ngữ cảnh, góc nhìn của mỗi người mà có cách tiếp cận riêng. Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa thì Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian … ( trích Wikipedia).Nhưng khái niệm như thế thì chưa rõ đối với nhiều người. Chính vì thế một nhà thạc sĩ kinh doanh (MBA) trên trang bemycareercoach.com đã xác lập một bảng phân tích và đưa ra nhưng khái niệm kỹ năng mềm riêng biệt: - Soft Skills – People skills (Kỹ năng mềm – Dịch tạm: kỹ năng tương tác với con người) là những kỹ năng mà chúng dùng để tương tác với người khác trong xã hội. Ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm. Song chúng chưa đủ để biến chúng ta thành người có trí tuệ tuyệt vời, nó chỉ hỗ trợ chúng ta có thể tương tác (giao tiếp) tốt với người khác, hay ảnh hưởng lên người khác, và có thể giúp chúng ta có được sự giúp đỡ từ người khác. - Soft Skill – Self management skills ( Kỹ năng mềm – kỹ năng tự quản lý) là những kỹ năng giúp chúng ta có thể điều khiển cảm xúc và hành vi cá nhân. Ví dụ như: kiên nhẫn, tự tin, quản lý căng thẳng, quản lý sự tức giận… Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay trình độ chuyên môn.Kỹ năng mềm tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi người. Kỹ năng cứng được đánh giá qua trình độ học vấn hay sự thành thạo về chuyên môn. Theo đánh giá kỹ năng cứng chỉ mang lại 25% sự thành công, trong khi đó kỹ năng mềm chiếm 75% yếu tố quyết định.
  • 14. 14 Tuy nhiên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có mối quan hệ với nhau.Khi nắm vững được kiến thức thì mới có thể sử dụng kỹ năng mềm áp dụng vào thực tế.Nếu có kỹ năng mềm nhưng không nắm vững được kiến thức thì cũng không tạo nên hiệu quả.Ngược lại, có đầy đủ kiến thức nhưng lại không có kỹ năng mềm khi vận dụng vào thực tế thì công việc sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Kỹ năng mềm có thể được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi không bị rằng buộc bởi nguyên tắc hay chuẩn mực nào. Mỗi người tự lựa chọn khái niệm, cách thức rèn luyện kỹ năng mềm cho riêng mình. Có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc của mỗi con người. Vì vậy, cần hiểu rõ về kỹ năng mềm để mỗi người có thể khái quát kỹ năng mềm một cách rõ ràng nhất. Những khái niệm khoa học, mang tính chuyên môn cao sẽ khó hiểu hơn.Tổng hợp từ những tài liệu thu thập được, từ những phân tích của chuyên gia, tác giả đưa ra một cách khái quát nhất về kỹ năng mềm như sau: Kỹ năng mềm là những gì thuộc về tính cách của mỗi con người, là khả năng thích ứng với những vấn đề trong thực tế để đưa đến sự thành công, Kỹ năng mềm tồn tại độc lập với quan điểm hay kiến thức tích lũy trong sách vở. 1.1.3. Đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm *Đặc điểm: Để xác định khái niệm kỹ năng mềm là một quá trình khó khăn.Vì vậy, để phân tích đặc điểm kỹ năng mềm lại là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, theo một bài viết trên trang “ trung tâm tư vấn tâm lý & đào tạo ý tưởng Việt” đã nhấn mạnh một số đặc điểm của kỹ năng mềm như sau: Thứ nhất, kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh của của con người Kỹ năng mềm không tự nhiên mà xuất hiện ở mỗi người.Tất cả đều phải trải qua một quá trình đó là thấu hiểu và tích lũy.Kỹ năng mềm là kết quả của quá trình luyện tập bằng nhiều hình thức, phương pháp và đặc bặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của con người. Thứ 2, Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc
  • 15. 15 Trí tuệ cảm xúc ( EQ) hay còn gọi là chỉ số cảm xúc, đây là thước đo trí thông minh về cảm xúc của con người. Nó dùng để xác định trí tưởng tượng, sự sáng tạo của con người. Người có chỉ số EQ càng cao thì khả năng nắm bắt và điều tiết cảm xúc của mình hoặc của người khác rất cao.Những người có chỉ số EQ cao thường sẽ trở thành thiên tài hoặc một lãnh đạo giỏi. Do trí tuệ cảm xúc có đặc điểm là sự tương tác giữa người với người nên trong một vài khái niệm, một số tác giả cho rằng kỹ năng mềm là trí tuệ cảm xúc, Nhưng theo tác giả ý tưởng Việt thì sự thật không phải như vậy. Kỹ năng mềm không chỉ là sự tương tác giữa người mà còn là sự thích ứng với hoàn cảnh thực thế. Trong mỗi môi trường sống, môi trường làm việc khác nhau thì có những yêu cầu khác nhau. Kỹ năng mềm sẽ giúp con người biến hóa để thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc. Thứ 3, kỹ năng mềm được hình thành thông qua sự trải nghiệp thực tế chứ không phải là sự “nạp” đơn thuần. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm khó có được hơn kỹ năng cứng.Kiến thức chuyên môn sẽ được truyền đạt dưới dạng lí thuyết, dần dần sẽ tạo thành một khối kiến thức và hình thành kỹ năng cứng.Trong khi kỹ năng mềm không thể hình thành bằng cách truyền đạt thông tin lí thuyết. Kỹ năng mềm chính là khả năng thích ứng của con người đối với môi trường thực tế, nhưng đặc thù của môi trường thực tế là luôn biến đổi không ngừng, kỹ năng mềm chỉ thật sự tồn tại khi con người làm chủ được bản thân là ứng biến linh hoạt trong thực tế. Con đường để đạt được kỹ năng mềm thật sự chính là sự trải nghiệm. Thứ 4, kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng cứng Kỹ năng cứng thuộc về chuyên môn - nghiệp vụ, được thể hiện qua bản lí lịch, trình độ học vấn hay qua chứng chỉ bằng cấp.Nhưng thực tế hiện nay các nhà tuyển dụng ít quan tâm đến trình độ cao hay thấp mà họ quan tâm đến việc người được tuyển dụng sẽ làm được những gì từ những kiến thức chuyên môn mà họ có được.
  • 16. 16 Trình độ chuyên môn cao chưa hẳn đã tạo nên sự thành công, theo như sự tìm hiểu người ta đã nghiên cứu được thành công của một con người được quyết định bởi 25% trình độ chuyên môn, 75 % còn lại là kỹ năng mềm. Tuy vậy, hai kỹ năng này luôn bổ trợ nhau, một nhà ngoại giao không thể nào thiếu trình độ học vấn cao ( kỹ năng cứng) và cũng không thể nào thiếu khả năng đàm phán ( kỹ năng mềm). Điều đó đã chứng minh muốn đạt được sự thành công phải kết hợp nhuần nhuyễn cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm với nhau. Thứ 5, Kỹ năng mềm không cố định cho tất cả các ngành nghề Kỹ năng mềm có nghĩa là sự tương tác giữa con người với môi trường thực tế. Công việc khác nhau tính chất công việc sẽ khác nhau.Vì vậy, đối với từng ngành nghề sẽ có những kỹ năng mềm tương ứng. Tuy nhiên, sự phân chia các kỹ năng tương ứng với nghành nghề chưa rõ ràng. Mỗi ngành nghề sẽ bao gồm một vài kỹ năng mềm cơ bản, trong đó có những kỹ năng mềm đặc thù cần phải có của nghành nghề và những kỹ năng mềm còn lại có vai trò hỗ trợ hướng đến mục đích giúp cho chủ thể thích nghi và ứng biến linh hoạt với môi trường mang tính linh xã hội biến hóa không ngừng. * Phân loại kỹ năng mềm: Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng mềm khác nhau, tổng hợp từ những khái niệm và nghiên cứu của nhiều tác giả, tác giả Ý tưởng Việt đã phân loại kỹ năng mềm theo 3 hướng: 1/Hướng Thứ nhất tác giả chia thành 2 nhóm: - Nhóm Kỹ năng tương tác với con người (Cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức). - Nhóm Kỹ năng hỗ trợ cho qua trình làm việc của cá nhân tại một thời điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức. 2/Hướng thứ 2 bao gồm: - Nhóm Kỹ năng trong quan hệ với con người. - Nhóm Kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích cực trong nghề nghiệp.
  • 17. 17 3/Và nhóm thứ 3 cũng gồm 2 nhóm kỹ năng mềm cơ bản là : - Nhóm Kỹ năng hướng vào bản thân. - Nhóm Kỹ năng hướng vào người khác. [dẫn theo 20] Hiện nay, kỹ năng mềm là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Từ lâu, việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu củaquá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh, Singapo,... kỹ năng mềm không phải được trang bị ở sinh viên mà là đã được trang bị khi còn là học sinh tiểu học, kỹ năng mềm được trau dồi hằng ngày và ở thành thói quen sinh hoạt của trẻ từ cấp bậc tiểu học. Kỹ năng mềm luôn được kết hợp với kiến thức chuyên môn để phát huy tối đa hiểu quả công việc .Vì vậy, nguồn nhân lực ở các quốc gia này luôn được đánh giá cao. Mỗi quốc gia đã đưa ra nhưng kỹ năng mềm quan trọng nhằm đào tạo một thế hệ có cả chuyên môn cao và kỹ năng mềm vững chắc. Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc và đưa ra 13 kỹ năng giúp thành công trong công việc như sau: 1.Kỹ năng học và tự học (learning to learn) 2. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 3. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem) 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills) 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills) 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
  • 18. 18 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) Không riêng Mỹ mà Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần để có việc làm và phát huy tối đa năng lực của bản thân. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills) 2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills) 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills) 6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills) 7. Kỹ năng học tập (Learning skills) 8.Kỹ năng công nghệ (Technology skills) [dẫn theo 21] Một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng có tên là Conference Board of Canada đã nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm các kỹ năng như: 1. Kỹ năng giao tiếp (Communication) 2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) 3. Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
  • 19. 19 4. Kỹ năng thích ứng (Adaptability) 5. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others) 6. Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills) [dẫn theo 22] Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) tại Anh cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm: 1. Kỹ năng tính toán (Application of number) 2. Kỹ năng giao tiếp (Communication) 3. Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance) 4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology) 5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) 6. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others) Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) tại Singapore cũng nghiên cứu và WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề được mang tên là ESS (Singapore Employability Skills System). Trong hệ thống kỹ năng ESS gồm có 10 kỹ năng 1. Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy) 2.Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology) 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making) 4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise) 5. Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management) 6. Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning) 7. Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
  • 20. 20 8. Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management) 9. Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills) 10. Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety). [dẫn theo 23] Không chỉ ở các nước phát triển mà hiên nay tất cả các nước trong đó có Việt Nam vẫn đang trên con đường tìm tòi đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài báo, công trình..nghiên cứu về việc làm thế nào để nâng cao kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên đáp ứng xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Nhận thấy được tầm ảnh hưởng của kỹ năng mềm đối với tương lai và sự nghiệp của sinh viên Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu là định hướng chương trình để trang bị cho sinh viên tại trường cao đẳng, đại học, Ban Chấp hành Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minhđã ra thông báo số 34 đã mở đầu cho nhiệm vụ đó. Trong thông báo có đề cập đến những kỹ năng cần thiết trang bị cho sinh viên như sau: ● Nhóm kỹ năng về nhận thức: - Kỹ năng tư duy tích cực, phản biện (Critical/ Positive Thinking Skills) - Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creativity Skill) - Kỹ năng xác định mục tiêu (Targeting Skills) - Kỹ năng khám phá bản thân (Self-discovery Skills) - Kỹ năng giải quyết vấn đề - ra quyết định (Problem Solving - Decision Making Skills) ● Nhóm kỹ năng về xã hội: - Kỹ năng giao tiếp - ứng xử (Communication Skill) - Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skill) - Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả (Team building Skill) - Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ (Creating and Maintaining relationships Skills)
  • 21. 21 - Kỹ năng thuyết phục, đàm phán và tạo ảnh hưởng (Persuading, Negotiating, Influencing Skills) ● Nhóm kỹ năng quản lý bản thân: - Kỹ năng quản lý thời gian (Time Management) - Kỹ năng làm chủ cảm xúc (Emotion Management) - Kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực (Dealing with difficult and pressure) - Kỹ năng thích nghi, cân bằng cuộc sống (Life Balance and Adaptability) ● Nhóm kỹ năng chuyên nghiệp/ nâng cao: - Kỹ năng tìm việc và chinh phục nhà tuyển dụng (Find jobs and convince employers Skill) - Kỹ năng tổ chức/ lập kế hoạch (Organization/ Planning) - Kỹ năng điều hành cuộc họp (Meeting Management) - Kỹ năng viết báo cáo và đề xuất (Writing Reports and Proposal) [dẫn theo 15] Ở Việt Nam, sự phân loại kỹ năng mềm chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, dưới gốc độ của một người nghiên cứu và tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam nhận thấy rằng những kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay và có thể xếp vào 3 nhóm sau: * Nhóm thứ nhất: Nhóm kỹ năng nhận thức (1) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) (2) Kỹ năng học và tự học: * Nhóm thứ 2: Kỹ năng xã hội (1) Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) (2) Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills) (3) Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills) (4) Kỹ năng làm việc đồng đội. (5) Kỹ năng đàm phán. (6) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
  • 22. 22 * Nhóm thứ 3 : Kỹ năng quản lý bản thân (1) Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (2) Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm 1.2. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên 1.2.1. Một số vấn đề về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Nhiều năm gần đây, nhiều hội thảo liên quan đến kỹ năng mềm được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau, trung tâm đào tạo kỹ năng mềm ngày càng nhiều, một số trường Đại học đã đưa chương trình huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên vào chương trình chính thức như là những học phần bắt buộc đối với sinh viên. Tuy nhiên, nhiều kết quả tích cực từ các hội thảo chưa được đưa vào ứng dung thực tế, việc tổ chức đào tạo và học tập kỹ năng mềm nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa được thống nhất, mang tính đồng bộ giữa các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa nhận thức đúng vai trò của việc trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên. Do đó không chỉ sinh viên cần thay đổi nhận thức về vai trò của kỹ năng mềm mà nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục cũng cần thay đổi nhận thức về vấn đề trên và có những hành động tích cực chuẩn hóa về quy định về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trong đổi mới cơ cấu chương trình và phương pháp đào tạo trong thời gian tới. Đặc biệt, phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên cần đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp gắn với nhu cầu tuyển dụng.Điều này đòi hỏi nhà trường phải trang bị cho sinh viên những kiến thức kỹ năng mềm để có thể áp dụng vào trong cuộc sống và công việc. Đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế là căn cứ vào yêu cầu “đầu ra” để lựa chọn phương thức đào tạo và số lượng “đầu vào” phù hợp. Muốn vậy, trường đại học cần xác định các tiêu chí mà người tuyển dụng đòi hỏi đối với các ngành và các chuyên ngành cụ thể như: Kiến thức chuyên ngành gì, kỹ năng, nghiệp vụ nào và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết khác để xây dựng khung chương trình giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. 1.2.2. Đặc điểm quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên
  • 23. 23 Kỹ năng mềm được hình thành từng ngày, từng giờ trong quá trình học tập và đời sống của sinh viên. Kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Các bạn sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Học tập và rèn luyện kỹ năng mềm không chỉ có ý nghĩa thiết thực với các bạn sinh viên mà còn là cơ hội để đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng mềm được nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như có được một môi trường để phát huy kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, có những người không rèn luyện, có những người không thực sống và trải nghiệm nên sẽ không có điều gì đọng lại để suy ngẫm và trưởng thành thực sự. Có những người phát triển kỹ năng mềm trở thành một nghệ thuật. Bởi thế, có người có kỹ năng mềm tốt, có kỹ năng mềm kém và có nhiều cấp độ khác nhau trong kỹ năng này. Kỹ năng khác hẳn với năng khiếu bẩm sinh nên chúng ta có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được. Quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên đi từ việc học tập, trải nghiệm thực tế và cuối cùng là đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó là một quy trình tuần tự và không thể nào đi ngược trở lại được. Quá trình hình thành kỹ năng mềm của sinh viên nhanh hay chậm tùy thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi sinh viên và ý thức tự rèn luyện của bản thân họ. Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích lũy hay nâng cao trong thời gian làm việc qua các trải nghiệm thực tế. Nói cách khác, kỹ năng mềm là kỹ năng mà con người chỉ có thể hoàn thiện thông qua trải nghiệm và thực hành suốt thời gian dài. Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với mọi người, không giao tiếp và sử dụng những kỹ năng đã được học, thì tất cả sẽ chỉ là lý thuyết, thiếu thực tế. 1.3. Vai trò của phát triển kỹ năng mềm đối với vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
  • 24. 24 Kỹ năng mềm đóng vai trò là bước đệm quan trọng giúp mỗi cá nhân làm việc có hiệu quả và nhanh chóng. Người có được kỹ năng mềm là điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, và thuận lợi hòa nhập môi trường làm việc. Trong quá trình tuyển dụng: Rất nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng rất tốt nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng vì thiếu kỹ năng mềm. Khoảng 70% sinh viên ra trường khó xin việc vì không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết. Cơ hội làm việc ở những tập đoàn lớn là điều không thể xảy ra. Một nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm chủ bản thân…là điều khó có thể chấp nhận được. Ví dụ: Trong một dự án đầu tư vào Việt Nam, Intels đã tuyển 2000 nhân viên nhưng chỉ có 40 ứng viên đủ trình độ kiến thức lẫn kỹ năng mềm. Còn lại 1.960 người khác không dễ tuyển vì các ứng viên hầu như không nhận thức được thế mạnh bản thân, hoặc biết nhưng không thể hiện được khả năng nổi trội của mình và thường bối rối khi nói về bản thân. Có thể thấy hiện nay các nhà tuyển dụng không chỉ yêu cầu những người được tuyển dụng ngoài trình độ chuyên môn thì kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu Khi đi làm: Để có được việc làm phải có trình độ chuyển môn và thành thạo kỹ năng mềm. Bác sĩ phải biết chuẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân.Một chuyên viên tư vấn phải có trình độ hiểu biết cao. Vậy thì câu hỏi đặt ra giữa các bác sĩ có chuyên môn như nhau bạn sẽ chọn một bác sĩ vui vẻ, chu đáo hay sẽ chọn một bác sĩ chỉ muốn làm hết nhiệm vụ, dĩ nhiên bác sĩ vừa có chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệt tốt sẽ được ưu tiên. Tương tự như vậy với chuyên viên tư vấn. Bạn sẽ mong muốn được một chuyên viên tư vấn vui vẻ, biết tâm lí khách hàng thay vì một chuyên viên khó chiu, không biết lắng nghe khách hàng.Trong
  • 25. 25 những tình huống nói trên, và với tất cả mọi người cũng vậy , kỹ năng mềm là rất quan trọng. Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng “cứng”) chỉ giúp bạn một phần trong lúc đi làm, kỹ năng mềm của bạn mới là thứ giúp bạn thăng tiến và phát triển hơn trong sự nghiệp.Trong bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề, ý thức của bản thân là điều quan trọng nhất, như câu nói của Hồ Chí Minh “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tài ba nếu có tất cả kỹ năng mềm. Tích cực làm việc nhóm, luôn nỗ lực giải quyết những vẫn đề phát sinh là điều kiện tốt nhất rèn luyện với mọi người. Làm sao để hòa hợp với mọi người là yếu tố đầu tiên bạn cần rèn luyện. Khoảng trống kỹ năng: Trong một công ty, lực lượng lao động có rất nhiều kỹ năng chuyên môn nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm, đó là có khoảng trống. Các kỹ năng mềm hỗ trợ cho kỹ năng cứng nhằm để phát huy hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có khách hàng nhưng không có cách giữ khách thì đó là khoảng trống . Trong thực tế khi nào mà bạn không thể cân bằng khả năng giữa các thành viên trong nhóm thì phải xem xét lại các kỹ năng mà các thành viên trong nhóm đã có. Vì giữa các thành viên đã xảy ra khoảng cách kỹ năng mềm. Môi trường làm việc đã tạo ra những điều kiện để rèn luyện kỹ năng mà chúng ta không thể xem nhẹ. Cái cốt lõi của giao tiếp, giải quyết vấn đề là làm thế nào giữ được mối quan hệ giữa người với người. Kỹ năng mềm đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng lao động ngày nay. Chỉ đào tạo về chuyên môn là chưa đủ nếu không được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội nhóm giúp người ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn. Những kỹ năng này đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động. 1.4. Các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên 1.4.1. Cơ chế đào tạo của nhà trường
  • 26. 26 Có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành kỹ năng mềm của sinh viên. Trước 2007, tất cả các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đều áp dụng hình thức niên chế, từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Hiện nay, tất cả các trường đại học ở Việt Nam đều áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ. Sự chuyển đổi về cơ chế không chỉ là sự thay đổi về phương thức đào tạo, cách dạy và cách học của giảng viên cũng như của sinh viên mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Vậy hình thức đào tạo theo niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ là gì? Vì sao sự chuyển đổi về hình thức đào tạo lại hảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ tìm hiểu hai thức thức đào tạo này và so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức đào tạo. Đào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định học trong một số năm nhất định. Sinh viên phải hoàn thành một số lượng kiến thức ấn định bắt buộc trong năm học đó, các khối kiến thức học được bố trí theo một tỷ lệ nhất định với đơn vị đo là đơn vị học trình. Ví dụ chương trình học trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường thời gian tham gia học tập trong 4 năm, cấp bằng kỹ sư được trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ chương trình trong 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Trong đào tạo niên chế mọi lịch học, mọi lịch thi được phòng đào tạo chuẩn bị sẵn. Các lớp sinh viên được niên chế cố định ngay từ ngày nhập trường
  • 27. 27 và ít khi có sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quy chế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Chình vì vậy hạn chế của hình thức đào tạo theo niên chế mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là làm cho sinh viên trở nên thụ động trong việc sắp xếp lịch học cho phù hợp với thời gian biểu riêng của mỗi cá nhân. Khác với hình thức đào tạo niên chế, đào tạo theo tín chỉ sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó, sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp...để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vậy và đào tạo theo tín chỉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình học, nội dung đào tạo. Ngoài ra các bạn sinh viên được chủ động sắp xếp lịch học cho phù hợp với bản thân.Việc đó giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên trong rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc và bắt đầu bằng chính việc lên kế hoạch học tập cho bản thân mình. Để đáp ứng được yêu cầu học tập theo hình thức tín chỉ, sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp, phải tự học trên lớp thông qua các buổi thảo luận, giảng viên chỉ là người định hướng, sinh viên tự giải quyết vấn đề. Phương pháp này rèn cho sinh viên kỹ năng học, tự học, làm việc nhóm.Hơn nữa giờ thảo luận trên lớp cũng là dịp để các bạn sinh viên có cơ hội thuyết trình, thể hiện trước đám đông, từ đó hình thành tâm thế tự tin sau này khi làm việc. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có sự thay đổi về quan niệm giáo dục. Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên quyền lực theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vô điều kiện chương trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền đạt, đến việc quan tâm đến điều kiện, nhu cầu và sở thích của người học (họ còn có quyền thiết kế lộ trình đào tạo, nội dung đào tạo của chính họ, cũng như quyền tham gia xây dựng và tích luỹ kiến thức trong chừng mực cho phép). Điều
  • 28. 28 này sẽ giúp cho họ có điều kiện rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết phù hợp với hình thức học theo tín chỉ. 1.4.2. Môi trường giáo dục của nhà trường Môi trường giáo dục được hiểu bao gồm tất cả yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật, quan hệ xã hội và văn hóa của con người với hệ giá trị được xác lập trong cộng đồng, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống học tập và rèn luyện của học sinh. Các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục gồm: con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện, các yếu tố quản lí trong sự tương tác lẫn nhau một cách thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của hoạt động học tập, rèn luyện người học ở nhà trường. Trong đó: ● Các yếu tố chủ quan: - Các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp - Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học - Hệ thống nội quy, quy định các hoạt động giáo dục của nhà trường - Giảng viên - Sinh viên - Ban giám hiệu - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường - Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường - Mối quan hệ giữa các chủ thể giáo dục ở trường. ● Các yếu tố khách quan: - Vị trí địa lý, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của địa phương nơi trường đóng. - Đặc điểm gia đình học sinh Ngoài ra, có thể phân chia môi trường giáo dục nhà trường như sau: - Môi trường bên ngoài:điều kiện, phương thức, phương tiện hoạt động, thái độ, hành vi giao tiếp ứng xử, ngôn ngữ… và môi trường bên trong:sức
  • 29. 29 khoẻ, tâm lý, trí tuệ, các giá trị, vốn kinh nghiệm… của các chủ thể giáo dục:giáo viên, học viên, cán bộ nhà trường. - Môi trường vật chất:cảnh quan, hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm, sân bãi, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục, dạy học ở nhà trường và môi trường tinh thần:bầu không khí tâm lý, đạo đức, trí tuệ do các tình huống dạy học; các mối quan hệ xã hội trong nhà trường tạo nên. Mặc dù yếu tố môi trường giáo dục của nhà trường không phải là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả của việc giảng dạy các môn học kỹ năng mềm nhưng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ, góp phần với nhữngyếu tố khác tạo nên thành công của việc hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên. 1.4.3. Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng mềm Nhận thức và tri thức của sinh viên về hoạtđộng rèn luyện kỹ năng mềm là cơ sơ để hình thành, phát triển kỹ năng mềm. Hiện nay, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nói chung đa phần chưa nhận thức rõ về sự cần thiết của kỹ năng mềm trong quá trình sống và học tập cho đến khi ra trường và tìm việc. Họ còn nhiều nhầm lẫn về chuẩn giá trị đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp. Từ đó, họ bỏ nhiều công sức để chạy theo thành tích học tập (qua điểm số) và sưu tầm càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt. Đa số không tích cực tham gia các hoạt động chung của nhà trường, hoạt động đoàn thể, xã hội ở trường cũng như ở địa phương. Từ nhận thức sai về kỹ năng mềm dẫn đến suy nghĩ rằng kỹ năng mềm không quan trọng và hành động không rèn luyện kỹ năng mềm đã lấy đi nhiều cơ hội đáng lẽ thuộc về các bạn nếu như các bạn có những kỹ năng mềm cần thiết.Vì vậy, khi ra trường tìm việc, nhiều người không nhận ra nguyên nhân thực sự của việc không được tuyển dụng mặc dù có nhiều bằng cấp. Tâm lí chung của tất cả mọi người là sẽ không bao giờ làm những điều gì mà không mang lại lợi ích cho mình vì sẽ rất lãng phí thời gian. Cách suy nghĩ đó cũng không còn xa lạ gì đối với sinh viên, họ đến trường chỉ để nâng cao kiến thức và họ cho đó là điều cần thiết nhất. Vì thế nếu không có nhận thức đúng
  • 30. 30 đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì suốt giảng đường đại học sinh viên chỉ tập trung vào việc làm sao để có một tấm bằng đẹp mà bỏ qua việc nâng cao kỹ năng mềm. Sinh viên sẽ bỏ qua những cuộc hội thảo về kỹ năng mềm, những chương trình giáo dục kỹ năng mềm, những cơ hội thực tế để rèn luyện kỹ năng mềm. Khi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với học tập, cuộc sống và đặc biệt là công việc sau này thì sinh viên sẽ chủ động tìm hiểu về các kỹ năng mềm. Các bạn sinh viên sẽ tích cực tham gia các chương trình hội thảo về kỹ năng mềm, tham gia các lớp giáo dục kỹ năng mềm để có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia kỹ năng mềm và tìm ra phương pháp rèn luyện phù hợp cho bản thân. Rèn luyện kỹ năng mềm mở ra nhiều cơ hội và giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ những ý trên, muốn nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, vấn đề tiên quyết là phải giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. 1.4.4. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên Tại sao đã nhận biết được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng lại không tận dụng những cơ hội trên lớp học hay các hoạt động ngoại khóa? Câu trả lời đó là là do ý thức rèn luyện của sinh viên. Chúng ta rất dễ bắt gặp một sinh viên lúng túng khi giao tiếp hoặc không thể thuyết trình trước đám đông.Những sinh viên ấy lại tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để diễn thuyết lưu thoát trước đám đông? Thật ra cách tốt nhất để diễn thuyết chính là từ những việc làm nhóm hằng ngày của sinh viên, sự trao đổi sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp nhưng phần lớn sinh viên đã bỏ qua cơ hội đó vì thói quen tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Dẫn đến trong suốt quá trình học dù đã có điều kiện phát huy nhưng vẫn không phát huy được kỹ năng mềm. Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thì nhà trường chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, ý thức rèn luyện của mỗi sinh viên mới là yếu tố quan trọng. Vì vậy, sinh viên phải có nhận thức thật chuẩn xác về tầm quan trọng của kỹ năng mềm thì mới có sự tự giác trong việc rèn luyện và phát huy hiệu quả kỹ năng mềm.
  • 31. 31 1.5. Kinh nghiệm và bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam 1.5.1. Kinhnghiệm pháttriển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới Ông Peter Robinson, nhà sáng lập của Viện Đào tạo Nghệ thuật Anh đã từng nói: "Trường học không nên chỉ là nơi mà học sinh nhớ tới với những bài kiểm tra cùng áp lực thi cử triền miên. Trong tương lai, xu hướng mà chúng tôi – những người làm giáo dục muốn kiến tạo chính là xây dựng một môi trường nơi các bạn trẻ có thể phát triển một cách toàn diện, nhất là khả năng giao tiếp và xử lý tình huống". [dẫn theo 18] Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên từ lâu đã không còn là một vấn đềxa lạ trong nền giáo dục trên thế giới, là hoạt động được chú trọng ở rất nhiều trường đại học, đặc biệt ở các nước phát triển. Trong môi trường học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, kỹ năng mềm là những kỹ năng mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải có. Trong quá trình học, bạn thường xuyên làm việc theo nhóm, phải thuyết trình tốt trong các buổi thảo luận, có phong thái tự tin, nói năng lưu loát, thuyết phục… Khi bạn có những kỹ năng này, việc học tập và hoà nhập trong môi trường mới sẽthuận lợi. Tại Mỹ, sinh viên luôn tích cực và chủ động trong các hoạt động ngoại khóa hay hoạt động xã hội của nhà trường, dù là bắt buộc hay tự nguyện, dù có được trả tiền hay không trả tiền. Các hình thức hoạt động cũng phong phú, nhiều khi chỉ đơn giản như sắp xếp giấy tờ trong một văn phòng nào đó của nhà trường vào một giờ rảnh, hay tham gia tổ chức một sự kiện nào đó của nhà trường. Tại Nhật Bản, một đất nước nổi tiếng với nền giáo dục phát triển vượt bậc, phát triển kĩ năng mềm được xem như một yếu tố đầu tiên được các trường học chú trọng. Giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh, học sinh là trung tâm, trường học là nơi để học sinh phát triển toàn diện.Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, giáo dục về khả năng thích nghi với hoàn cảnh và kỹ năng xử lý tình huống cũng rất được chú trọng.
  • 32. 32 Bên cạnh việc phát triển về kỹ năng mềm, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Anh cũng đang hướng tới việc giảm số lượng và tăng chất lượng của các bài kiểm tra sát hạch, ngữ pháp. Trên thực tế, các bài kiểm tra đang dần bị đánh giá là xa rời thực tế và không đáp ứng tốt đối với nhu cầu phát triển của học sinh. Việc sát hạch hằng năm cũng đẩy nhiều học sinh hoặc trẻ vị thành niên vào các tình huống đáng tiếc. Chính vì thế, nhiều cơ sở giáo dục tại Anh đang bắt đầu tiến hành những cải cách nhất định để bắt kịp với định hướng phát triển mới. Theo đó, nhiều trường học đã bắt đầu giảm thiểu các kỳ thi sát hạch đầu vào. Các trường dạy ngữ pháp cũng bắt đầu thay đổi các hình thức dạy học của mình.Tất cả đều hành động với một tôn chỉ, bất cứ sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất nhưng góp phần đem lại một nền giáo dục tốt hơn cho con em đều được xem xét thực hiện. Như vậy, có thể rút ra kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới như sau: Thứ nhất, đưa giáo dục kỹ năng mềm trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Thứ hai, phát triển kĩ năng mềm bằng cách nhúng(tích hợp) nó trong các khóa học hiện có. Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất trong việc khắc ghi kĩ năng mềm cho sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay đổi rất ít cấu trúc khóa học hiện tại.Trong mô hình này, sinh viên phát triển kĩ năng mềm trong suốt toàn bộ thời gian khóa học của họ, có thể chỉ là một số kĩ năng nếu không phải tất cả các kĩ năng được tích hợp trong những môn học được dạy. Thứ ba, phát triển kĩ năng mềm thông qua môn học độc lập. Nhà trường có thể biên soạn kỹ năng mềm thành một môn học độc lập mà sẽ tạo cho sinh viên cơ hội để phát triển kĩ năng mềm trên một nền tảng chính thức.Sinh viên có thể lựa chọn để học trong bất kì học kì nào. Thứ tư, phát triển kĩ năng mềm dựa trên cuộc sống trong môi trường đại học.
  • 33. 33 Một số lượng đáng kể sinh viên sinh sống trong các kí túc xá đại học.Người đứng đầu các trường đại học có thể nhân cơ hội này lên kế hoạch các hoạt động liên quan đến sự tham gia của tất cả các sinh viên sống trong kí túc xá.Phẩm chất lãnh đạo, làm việc nhóm, và khả năng làm chủ doanh nghiệp của sinh viên có thể được nuôi dưỡng thông qua các hoạt động như vậy. Những hoạt động chính thức nên được lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện liên tục trong suốt học kì, và để cải thiện khả năng làm việc theo nhóm nên bao gồm tất cả các chủng tộc và giới tính. 1.5.2. Kinhnghiệm pháttriển kỹ năng mềm cho sinhviên các trường đại học ở Việt Nam Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn trẻ trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống. Hiện nay, rất nhiều trường học tại Việt Nam đã đưa bộ môn Kỹ năng mềm vào giảng dạy cho học sinh.Tuy nhiên, việc đào tạo bài bản và cho học sinh thấu hiểu được hết tầm quan trọng của bộ môn nay còn khá nhiều hạn chế, làm cho chất lượng giảng dạy và đầu ra không như mong đợi. Một số trường đổi mới hoạt động đào tạo như Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng triển khai các chương trình liên kết với nước ngoài (Thụy Điển, Mỹ, New Zealand, Pháp…) để tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm. Ngoài các buổi ngoại khóa, hội thảo, bài thuyết trình và cơ hội thực tập tại các tập đoàn kinh tế là đối tác của nhà trường, sinh viên còn được học tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cùng với các thầy cô giáo quốc tế để trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó thì nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho sinh viên. Hầu hết các trung tâm đều mở theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi…) Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận của người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu
  • 34. 34 quả nhưng thực tế cho thấy những lớp học này vẫn vắng vẻ vì ít bạn trẻ chịu bỏ ra thời gian và tiền bạc để tham gia vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo ra các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Dù thiếu trầm trọng kỹ năng mềm nhưng nhiều người trẻ vẫn không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được sự thiếu ấy của mình cũng chưa hẳn đã tìm được cách để trang bị thật nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống. Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, cần tăng cường nhận thức của cán bộ, giảng viên, các tổ chức xã hội và ý thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng mềm. Thứ hai, tích hợp kỹ năng sống trong xây dựng chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo. Thứ ba, phát triển chương trình đào tạo theo hướng tích hợp nội dung phát triển kỹ năng sống cho sinh viên. Các trường cần đưa vào chương trình các môn học về kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng bắt buộc và tự chọn, chỉ đạo tiến hành xây dựng chi tiết chương trình, nội dung của môn học thông qua Hội đồng khoa học và Hiệu trưởng duyệt để thực hiện. Thứ tư, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kỹ năng sống của sinh viên, trong đó có đổi mới về nội dung, chương trình, đảm bảo tính vừa sức và thiết thực, tinh gọn lý thuyết, tăng cường thực hành, thực tập, ứng dụng và trải nghiệm, gắn liền với thực tế cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo cho sinh viên, lồng ghép kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy các môn học cho sinh viên. 1.5.3. Bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn là là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.Mỗi năm số lượng các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường là rất lớn, nhưng tỉ lệ các bạn được tuyển dụng thì lại không cao.Nhu cầu về nhân lực ở các công ty trong nước là rất lớn nhưng không thể nào tuyển đủ người, còn sinh viên thì ra trường
  • 35. 35 rất nhiều nhưng vấn thất nghiệp. Đây là một điều rất nghịch lý, nhưng nó rất thực tế với thị trường lao động hiện nay. Lý do chủ yếu là vì sinh viên Đại học Sài Gòn chỉ có kiến thức trên sách vở mà không được đào tạo kỹ năng mềm để vận dụng kiến thức vào tư duy phân tích, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức tạp và làm việc hiệu quả. Như vậy, có thể thấy được điểm yếu trong giáo dục của Đại học Sài Gòn là việc chưa chú trọng đào tạo kỹ năng mềm.Đây là cái mà các nhà tuyển dụng đang rất quan tâm và đánh giá rất cao, đặc biệt là các công ty có vốn nước ngoài. Xuất phát từ thực trạng trên, trường Đại học Sài Gòn cần phải học tập kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học trên thế giới và ở Việt Nam.Đồng thời có thể rút ra bài học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như sau: Thứ nhất, xây dựng quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Thứ hai, xác định việc đào tạo, giáo dục, rèn luyện để hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên mà một trong những mục tiêu quan trọng trong đào tạo sinh viên. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch giảng dạy và huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Thứ ba, nâng cao nhận thức tự giáo dục, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên ngay khi còn trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Nhà trường nên tổ chức nhiều chương trình hội thảo, giao lưu trực tiếp giữa các nhà doanh nghiệp với sinh viên về vấn đề tuyển chọn và sử dụng lao động, qua đó sẽ khắc sâu nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong thực tiễn cuộc sống, học tập và làm việc sau này. Thứ tư, tạo môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Việc tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt-học thuật trong trường cũng là môi trường rất tốt để sinh viên tự thân rèn luyện kỹ năng mềm. CHƯƠNG 2
  • 36. 36 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP 2.1. Tổng quan tình hình đào tạo của Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTg ngày 25/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Trường Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học.Trường đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các bằng cấp: cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ.. Hiện trường có 17 khoa đào tạo với 30 chuyên ngành cấp độ đại học, cao đẳng; 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã hội; chính trị - nghệ thuật, Luật và Sư phạm. Cụ thể: o 11 ngành đào tạo Sau đại học o 03 ngành đào tạo quốc tế o 33 ngành đại học chính quy o 03 ngành cao đẳng chính quy o 07 ngành đào tạo văn bằng hai o 07 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học toàn phần) o 19 ngành đào tạo hình thức vừa làm vừa học ( Đại học liên thông) o 21 loại hình bồi dững ngắn hạn Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.Đại học Sài Gòn cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và các nghiệp vụ khác.
  • 37. 37 Chương trình đào tạo của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục và chức năng , nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động của Thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước. Từ chỗ liên kết với Đại học Huế đào tạo ở bậc Đại học, trường đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục khác như: Đại học Vinh, các trường Đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp tại Tây Nguyên, duyên hải Miền Trung và các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu và làm việc tập thể của người học. Ngoài ra, trường đã có kế hoạch và lộ trình tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ cho tất cả các hệ, bậc đào tạo kể từ năm 2008 nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường ngày càng được trẻ hóa và có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. 2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn 2.2.1. Mức độ tri thức của sinh viên về kỹ năng mềm Để có cái nhìn cụ thể, chính xác và khách quan về thực trạng phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn, tôi đã làm một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra.Ngoài ra còn phỏng vấn trực tiếp câu hỏi với đối tượng và nhận câu trả lời mở. Ở đây phiếu điều tra được lấy với số lượng lớn, câu hỏi và các phương án trả lời cho sẵn, phát đại trà cho một tập thể sinh viên để điều tra (Có thể tham khảo phiếu điều tra ở phần Phụ lục). Tổng số phiếu phát ra điều tra là 384, được chia tương đối đều cho sinh viên các năm, trong đó năm thứ nhất là: 86 phiếu, chiếm tỷ lệ 22,4%, năm thứ hai là: 95 phiếu, chiếm tỷ lệ 24,7%, năm thứ ba là: 108 phiếu, chiếm tỷ lệ 28,1%, năm thứ tư là: 95 phiếu, chiếm tỷ lệ 24,7%. Frequency Percent Valid Năm 1 86 22.4 Năm 2 95 24.7 Năm 3 108 28.1
  • 38. 38 Năm 4 95 24.7 Total 384 100.0 Biểu đồ 2. Thể hiện tỷ lệ khảo sát sinh viên các năm Khi được hỏi về việc: các bạn đã được tham gia lớp kỹ năng mềm chưa thì có đến 63,8% các bạn sinh viên trả lời là có, 36,2% các bạn trả lời là chưa. Vấn đề đặt ra ở đây là Trường Đại học Sài Gòn chưa có bộ môn hay chuyên ngành đào tạo kỹ năng mềm nào để dạy cho sinh viên, vậy thì các bạn tham gia các lớp kỹ năng mềm ở đâu? Thứ nhất, sinh viên Đại học Sài Gòn thường tự tìm hiểu qua các kênh thông tin và tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm do các trung tâm mở ra.Hiện có 03 trung tâm đào tạo kỹ năng mềm được các bạn sinh viên Đại học Sài Gòn tìm đến nhiều đó là: Trung tâm tư vấn và đào tạo Cuộc Sống Đúng Nghĩa(112, Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1), Trường doanh nhân Pace (341 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh), Trường đào tạo kỹ năng Sam (643 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, Hồ Chí Minh).
  • 39. 39 Thứ hai, các bạn sinh viên Đại học Sài Gòn biết đến kỹ năng mềm thông qua các hoạt động xã hội.Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường đại học có phong trào đoàn, hội mạnh nên sinh viên có điều kiện để hoàn thiện, phát triển các kỹ năng đoàn, hội của mình nhất là những sinh viên nằm trong ban cán sự, ban chấp hành của lớp. Lên đại học, các bạn sẽ phải thảo luận nhóm rất nhiều.Hiện nay, trường Đại học Sài Gòn đang tăng cường hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên với nhiều hình thức thảo luận khác nhau.Những giờ thảo luận giúp sinh viên thực hành kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tương tác với thành viên trong nhóm đồng thời cũng là điều kiện tốt để phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Có những học phần khi thi giữa kì, giảng viên yêu cầu thuyết trình bài thu hoạch của nhóm trước lớp. Đây là lúc sinh viên được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, sự tự tin khi nói trước đám đông, đồng thời mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm. Với sinh viên Giáo dục chính trị thì khả năng thuyết trình tốt có tầm quan trọng đặc biệt cho việc hành nghề sau này, giữ vai quan trọng quyết định sự thành công. Công việc học tập với áp lực của những kì thi cùng với đó là các hoạt động của trường, lớp khối lượng công việc là không hề nhỏ.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để không quá tải cho sinh viên mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt. Muốn giải quyết tình trạng này, sinh viên phải biết cân đối giữa học tập và tham gia các hoạt động của trường, lớp đảm bảo hiệu quả công việc và sức khỏe cho mình. Để thực hiện được điều đó, việc trang bị kỹ năng quản lí thời gian đóng vai trò then chốt.Sinh viên cần phải phân chia thời gian hợp lí cho từng công việc, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả cao. Khi được hỏi, theo các bạn số người phù hợp cho một lớp học kỹ năng mềm là bao nhiêu thì câu trả lời như sau: Frequency Percent Valid Từ 20 - dưới 30 người 83 21.6 Từ 30 - dưới 40 người 33 8.6 Từ 40 - dưới 50 người 17 4.4
  • 40. 40 Biểu đồ 8.Thể hiện số người phù hợp cho một lớp học kỹ năng mềm Đa phần các bạn cho rằng lớp học kỹ năng mềm hiệu quả nhất là từ 10 - dưới 20 người (43,2%); ngoài ra lớp học từ từ 20 - dưới 30 (21,6%) người, hay ít hơn 10 người (20,1%) có tỷ lệ phân trăm tương đương nhau, một thiểu số các bạn sinh viên cho rằng lớp kỹ năng mềm hiệu quả là từ 50 người trở lên (2,1%).Như vậy, các bạn đã nhận thức được rằng lớp kỹ năng mềm muốn đạt hiệu quả thì số người dự học không nên quá đông, chỉ từ 10 người đến dưới 20 người.Vì với số lượng như thế này, giáo viên mới có thể tổ chức tốt các kỹ năng để các bạn thực hành. 2.2.2. Những điểm mạnh của sinh viên về kỹ năng mềm Qua khảo sát, ta cũng thấy được những điểm mạnh của sinh viên Đại học Sài Gòn về kỹ năng mềm. Từ 50 người trở lên 8 2.1 Ít hơn 10 người 77 20.1 Từ 10 - dưới 20 người 166 43.2 Total 384 100.0
  • 41. 41 Biểu đồ3. Thể hiện sự nhìn nhận của sinh viên Đại học Sài Gòn về những kỹ năng họ có Thứ nhất, nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, điểm mạnh của sinh viên Đại học Sài Gòn là: kỹ năng lắng nghe, đạt 193/384 chiếm tỉ lệ 50,2%, kỹ năng giao tiếp ứng xử đạt 172/384 chiếm tỉ lệ 44,8%, kỹ năng thuyết trình đạt 160/384 chiếm tỉ lệ 41,7%, ngoài ra họ còn có các kỹ năng khác như: kỹ năng giải quyết vấn đề đạt 123 chiếm tỉ lệ 32%, kỹ năng thích nghi 124 chiếm tỉ lệ 32,3%. Như vậy đây là những kỹ năng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu học tập ở đại học.Nhận thức về tầm quan trọng của những kỹ năng trên giúp các bạn sinh viên chủ động hơn trong rèn luyện những kỹ năng đó.Điều đó cho thấy các bạn đã nhận thức được sự đóng góp không nhỏ của những kỹ năng mềmtrong việc học tập, giúp các bạn đạt được kết quả cao hơn trong việc học tập của các bạn. Với phương pháp học hiện nay, để đạt được kết quả cao, các kỹ năng trên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Nó đòi hỏi các bạn sinh viên phải biết lắng nghe thầy cô giáo giảng, truyền đạt kiến thức, khi trình bày một vấn đề phải có khả năng thuyết trình, phải có khả năng giải quyết bất cứ một vấn đề nào đó khi giảng viên yêu cầu đặt ra. 0 50 100 150 200 250 kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng thuyết trình kỹ năng giao tiếp ứng xử Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng khám phá và lãnh đạo bản thân Kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ năng đàm phán kỹ năng làm việc nhóm kỹ năng thích nghi Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 160 154 160 206 166 137 119 116 136 119
  • 42. 42 Thứ hai, sinh viên Đại học Sài Gòn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyên kỹ năng mềm, họ cho rằng việc rèn luyện kỹ năng mềm trong trường học giúp họ thành công trong công việc (70,3%), giúp kiếm việc làm có lương cao (47,1%) và dễ xin việc (44,2%). Cụ thể được minh họa bằng bảng sau: Biểu đồ 5. Kết quả khảo sát nguyên nhân tại sao kỹ năng trên lại quan trọng 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của quá trình phát triển kỹ năng mềm * Hạn chế: Bên cạnh những điểm mạnh mà sinh viên Đại học Sài Gòn có thì họ còn thiếu và yếu ở một số kỹ năng mềm sau đây: Một bộ phận sinh viên còn thờ ơ, không quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng mềm hoặc vì đánh giá chưa đúng vai trò của kỹ năng mềm nên vấn đề rèn luyện còn chưa tích cực, hiệu quả chưa cao.Điều đó được phản ánh rất rõ qua đánh giá của chính sinh viên và từ phía giảng viên trực tiếp giảng dạy. Một bộ phận sinh viên còn thiếu những kỹ năng cần thiết nhất khi đi làm.Nhìn vào biểu đồ 2 chúng ta thấy những kỹ năng thiết yếu nhất khi đi làm là: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (116 bạn tỷ lệ 30,2%), kỹ năng 0 50 100 150 200 250 300 Giúp dễ xin việc làm Giúp kiếm được việc làm có lương cao Giúp thành công trong công việc Giúp tiết kiệm thời gian và sức lực Được lòng người 181170 193 270 1
  • 43. 43 đàm phán (119 bạn tỷ lệ 30,9%), kỹ năng thích nghi (119 bạn tỷ lệ 30,9%) thì sinh viên lại không có nhiều.Như vậy, sinh viên Đại học Sài Gòn chưa được trang bị nhiều kiến thức để sau này ra trường phục vụ cho công việc thực tế. Nhận thức và khả năng thực thực hành các kỹ năng mềm của sinh viên tuy có xu hướng được nâng caoqua các khóa, nhưng sự phát triển đó vẫn còn chậm. * Nguyên nhân: ● Nguyên nhân chủ quan: Lí do khiến một số sinh viên xem nhẹ và thậm chí có thái độ bỏ mặc việc học tập, trau dồi kỹ năng mềm là vì họ chưa ý thức được ý nghĩa của kỹ năng mềm đối với bản thân hoặc đánh giá chưa đúng về vai trò của kỹ năng mềm. Nhiều bạn nghĩ, chỉ cần học kiến thức chuyên nghành giỏi là được, kỹ năng mềm chỉ là thứ bổ trợ có thì tốt, không có cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của kĩ năng mềm đối với quátrình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp từ đó dẫn đếnviệc sinh viên không tự mình cố gắng, nỗ lực để tự trang bị cho mình những kĩ năng cần. Mặt khác, từ việc khảo sát nhận thấy mục đích của nhiều sinh viên hướng tới khi rèn luyện kỹ năng mềm là để dễ xin việc hoặc có mức lương cao nên vấn đề rèn luyện kỹ năng của các bạn diễn ra muộn, thường là sắp ra trường và khi công việc có yêu cầu. Vì lẽ trên, mà những kỹ năng sinh viên có vẫn chưa đủ độ “chín”, do đốt cháy giai đoạn và không trải qua sự va chạm với thực tế. Ngoài ra, đây là suy nghĩ còn bó hẹp về lợi ích của kỹ năng mềm, vì kỹ năng mềm không chỉ có vai trò trong công việc mà còn có tầm trọng ở nhiều mặt khác trong cuộc sống. Hoạt động giảng dạy kỹ năng mềm trong các nhà trường hiện đang hướng cho sinh viên tiếp cận với các môn học liên quan như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…, Phương pháp giảng dạy các môn liên quan đến kỹ năng mềm tuy đã được các thầy, cô quan tâm đổi mới nhưng cũng chưa thực sự phong phú, tạo hứng thú cho sinh viên. Hầu hết các thầy, cô đã giảng dạy bằng máy chiếu projector, sử
  • 44. 44 dụng bài giảng powerpoint. Việc đổi mới phương tiện giảng dạy này nếu không khai thác đúng cách và đổi mới phương pháp giảng dạy theo đúng nghĩa nhằm tăng tính tự học, chủ động của người học thì có thể ngay cả người thầy cũng bị rơi vào “trạng thái ỳ” với thao tác chiếu bài giảng lên và ngồi hoặc đứng tại chỗ đọc. Mặt khác, khi thực hiện giảng dạy các môn học có lồng ghép kỹ năng mềm hiện nay số lượng sinh viên trong lớp thường khá đông từ 50 đến 70 sinh viên trong một lớp, do vậy khó kiểm soát và giảng viên không thể nắm bắt được tính cách, sở trường cũng như ưu, nhược điểm của từng em để có thể định hướng và uốn nắn kịp thời nhằm điều chỉnh nhân cách cho các em trong khi học. ● Nguyênnhân khách quan Sinh viên đại học Sài Gòn nhiều bạn sinh sống ở vùng có điều kinh tế khó khăn, một số bạn là người dân tộc thiểu số, chịu ảnh hưởng bởi tập tục của địa phương gây khó khăn cho vấn đề tiếp cận thông tin, giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài. Nhiều bạn sinh viên có phương pháp học chưa khoa học, thiên về lý thuyết, xa rời thực tiễn nên khi tiếp xúc với môi trường làm việc còn rất bở ngỡ, khả vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế. Ở nước ta hiện nay, kỹ năng mềm đang được phát triển và xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn.Tuy nhiên, với một nước mà nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì phần nào làm cho mức độ ảnh hưởng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cũng bị hạn chế, thậm chí nhiều địa phương được xem là “mới mẻ”. 2.3. Thực trạng những nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Sài Gòn Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên Đại học Sài Gòn? Đó là: 2.3.1. Cơ chế đào tạo của trường Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường đi đầu trong công tác chuyển đổi theo hình thức đào tạo niên chế sang hình thức theo học chế tín chỉ. Theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về việc chuyển đổi từ hình thức đào