SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHAN ĐỨC THUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHAN ĐỨC THUẤN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH
TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12
1.1. Một số khái niệm công cụ 13
1.2. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác
động dẫn đến sinh viên bỏ học 16
1.3. Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại
học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh 21
Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH
TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43
2.1. Yêu cầu xây dựng và thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng sinh
viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 43
2.2. Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại
Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 50
2.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 88
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết đầy đủ Viết tắt
1 Ban Giám hiệu BGH
2 Biện pháp BP
3 Cán bộ quản lý CBQL
4 Cao đẳng CĐ
5 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CHDCND Lào
6 Đại học ĐH
7 Đại học Hùng vương ĐHHV
8 Đơn vị tính ĐVT
9 Giảng viên GV
10 Giáo dục Đại học GDĐH
11 Giáo viên chủ nhiệm GVCN
12 Hội đồng Quản trị HĐQT
13 Ký túc xá KTX
14 Lý thuyết LT
15 Ngân hàng Chính sách Xã hội NHCSXH
16 Sinh viên SV
17 Thành phố Hồ Chí Minh Tp HCM
18 Thực hành TH
19
20
Tính tương quan
Ủy ban Nhân dân
R
UBND
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương
phát triển giáo dục - đào tạo cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Theo đó,
số lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập hàng năm tăng lên
đáng kể, tạo cơ hội học tập cho phần lớn học sinh tốt nghiệp bậc trung học
phổ thông. Sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải
quyết các vấn đề xã hội. Năm học 2011-2012 cả nước có 2.162.106 sinh viên
đang theo học, trong đó cao đẳng 726.219 sinh viên chiếm tỷ lệ 33,59%, đại
học 1.435.887 sinh viên chiếm tỷ lệ 66,41% (không kể sinh viên khối an ninh
và quốc phòng).
Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục-Đào tạo cả nước có 419 trường
đại học và cao đẳng trong đó:
-204 trường đại học (149 trường công lập, 55 trường ngoài công lập)
-215 trường cao đẳng (187 trường công lập, 28 trường ngoài công lập)
Như vậy, khối các trường ngoài công lập có 83 trường (55 trường đại học
và 28 trường cao đẳng), chiếm 20% trong tổng số các trường trong cả nước.
Năm học 2011 – 2012, cả nước có 2.162.106 sinh viên, thì các trường
ngoài công lập là 317.830 em (chiếm 14,7%). Các trường ngoài công lập đã
đào tạo lực lượng lao động khá lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sự “phát triển nóng” của các trường đại học ngoài công lập
đã và đang phát sinh những vấn đề phức tạp cần phải giải quyết.
Sự gia tăng về số lượng các trường đại học ngoài công lập, cùng với
lượng sinh viên hàng năm về theo học tại các đô thị ngày càng tăng đã tạo nên
áp lực lớn đối với xã hội và các trường đại học. Cơ sở vật chất, chất lượng và
quy mô của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu không theo kịp với
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
tốc độ phát triển quá nhanh của số lượng sinh viên đã gây nên những khó
khăn trong quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo.
Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên ngày càng ít đi, quan hệ
thầy–trò ngày càng ít sự gắn bó cùng với tác động của nền kinh tế thị trường.
Một bộ phận sinh viên do chất lượng đầu vào thấp không theo kịp chương
trình cùng với những tác động tiêu cực của xã hội đã làm các em bỏ học khi
khóa học chưa kết thúc.
Các trường đại học ngoài công lập phần lớn mới thành lập, cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu. Nhiều nhà quản lý giáo
dục đã ví đầu ra của các trường công lập là đầu vào của trường ngoài công lập
ý nói giáo viên về hưu của các trường công lập được tuyển dụng vào các
trường ngoài công lập. Tại các trường đại học ngoài công lập phần lớn học
phí cao, không có ký túc xá cho sinh viên; nhà trường chỉ quản lý sinh viên
trong giờ lên lớp; tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp (phần lớn sinh viên đạt
điểm sàn là trúng tuyển)… tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường này khá
nghiêm trọng đã để lại những hệ luỵ ảnh hưởng lớn đến nhà trường, gia đình
và xã hội.
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là một trường
đại học ngoài công lập (thành lập năm 1995) cũng không là ngoại lệ. Trong
những năm gần đây tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra với các mức độ
khác nhau, nguyên nhân khác nhau, như: không theo kịp chương trình, gặp
khó khăn về kinh tế, thiếu sự quan tâm của nhà trường, công tác quản lý bị
buông lỏng... nhà trường chưa có những biện pháp quản lý để khắc phục tình
trạng sinh viên bỏ học.
Làm thế nào để khắc phục được tình trạng sinh viên bỏ học là câu hỏi lớn
cần phải có lời giải đáp thỏa đáng.
Với mong muốn góp phần đưa ra những biện pháp quản lý khả thi
nhằm ngăn ngừa và khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, tôi chọn đề tài :
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
“Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn
thạc sĩ Quản lý giáo dục.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên diễn ra cả ở những nước phát
triển và những nước chậm phát triển, điều đó đã tác động xấu đến sự phát
triển xã hội; đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý
mà còn của các nhà khoa học. Hiện nay đã có một số công trình ở nước ngoài
và trong nước nghiên cứu về sinh viên bỏ học. Tiêu biểu là:
Ở nước ngoài, Tiến sĩ Hamish Coates, đang làm việc tại Hội đồng
Nghiên cứu Giáo dục của Australia, người đứng đầu công trình nghiên cứu
“Tình hình sinh viên bỏ học” tại Australia. Ông cho rằng gần 1/3 trong số
35.000 sinh viên đang theo học tại 35 trường đại học nổi tiếng ở Australia
đang xem xét từ bỏ các khóa học của họ. Cũng theo nghiên cứu của Hội đồng
Nghiên cứu Giáo dục nước này thì điều đáng lo ngại là 30% trong số sinh
viên được thăm dò ý kiến ở Australia cho biết họ có thể nghỉ học cho dù
chương trình học chưa kết thúc. Những sinh viên này chủ yếu ở những vùng
nông thôn, vùng có thu nhập thấp, hay từ những gia đình có hoàn cảnh khó
khăn mà không có đủ tiền chi phí cho việc sinh hoạt, học tập trong thời gian
học đại học tại Australia.
Nguyên nhân của việc sinh viên muốn bỏ học được tiến sĩ Hamish
Coates cho là: do chương trình đào tạo đại học hiện tại thiếu thực hành,
chương trình đào tạo khô cứng thiếu hấp dẫn với sinh viên; do sinh viên ở
những vùng nông thôn, vùng xa gặp khó khăn về kinh tế buộc phải bỏ học do
không đủ kinh phi chi trả cho việc học tập và sinh hoạt phí đắt đỏ tại các
thành phố lớn.
Ở Mỹ, trong một công trình khoa học, có tựa đề “Để ngăn chặn việc
học sinh bỏ học” đối với học sinh phổ thông, tác giả đã đề xuất thực hiện biện
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
pháp hành chính, xử phạt bằng tiền. Theo đó, chính quyền thực hiện mức phạt
dành cho những gia đình để con mình vắng mặt tại trường mỗi ngày là 75
USD. Hiện kế hoạch áp dụng mức phạt đã được triển khai tại Bang New
Britain, Bang Connecticut, vì ở đây tỉ lệ học sinh bỏ học cao. Tại bang Ohio,
phụ huynh phải nộp phạt 500 USD hoặc thậm chí phải lao động công ích tới
70 giờ nếu con bỏ học.
Gần đây, học sinh ở Los Angeles vẫn bị phạt từ 200 USD đến 250 USD
khi bỏ học. Tại một trường học ở Pennsylvania (Mỹ), trong năm học 2008 -
2009 phụ huynh học sinh đã phải nộp số tiền phạt tổng cộng lên tới 500.000
USD do để con bỏ học, trong khi phạt về hành vi bạo lực chỉ thu được 300
USD. Tuy nhiên, với sinh viên đại học do thực hiện tích luỹ tín chỉ trong quá
trình học tập mà không giới hạn thời gian, nên không thực hiện biện pháp
phạt tiền nếu sinh viên bỏ học hay ngừng học mà khóa học chưa kết thúc.
Như vậy, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, do
người dân không đủ kinh phí trang trải trong thời gian học tập cho con em
mình mà dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ngay cả ở những nước
kinh tế phát triển, như Australia, Mỹ tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên
vẫn diễn ra. Một phần vì lý do kinh tế, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan khác dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học.
Ở trong nước, những năm qua, đã có các chỉ thị, nghị quyết, quyết định
của các cấp quan tâm đến việc học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh
viên vay vốn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-
TTg về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi
cho sinh viên vay vốn học tập, để hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên ở
các trường đại học, chương trình này đã thực hiện được 6 năm (từ 2007). Mặc
dù chưa giúp nhiều cho sinh viên giải quyết các khó khăn về kinh tế; đồng
thời, chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng sinh viên
bỏ học, nhưng trên thực tế quyết định này đã tiếp sức cho rất nhiều sinh viên
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
khắc phục một phần khó khăn về kinh tế để tiếp tục theo học tại các trường
đại học, cao đẳng.
Dưới góc độ khoa học, tác giả Mai Mộng Tưởng đã đề cập đến trách
nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc “Ngăn chặn sinh viên bỏ học,
trách nhiệm không của riêng ai”. Từ việc nêu lên những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng sinh viên bỏ học như: khả năng không theo kịp chương trình
ở bậc đại học, sinh viên không có tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
phục vụ học tập hay vì quá khó khăn về tiền bạc phải đi làm thêm, sao
nhãng học hành dẫn đến bỏ học luôn... Tác giả cho rằng, để khắc phục tình
trạng bỏ học của sinh viên cần có những biện pháp đồng bộ, trên cả bình
diện vĩ mô và vi mô; đó là sự kết hợp trách nhiệm của cả gia đình, nhà
trường và xã hội. Tuy nhiên, những biện pháp được đề xuất chưa đầy đủ,
chưa gắn với chức năng quản lý giáo dục.
Tác giả Trương Văn Hùng nghiên cứu biện pháp “Hạn chế sinh viên bỏ
học” ở Trường Đại học Đông Á. Từ sự thống kê số sinh viên bỏ học, tác giả
đã chỉ ra những hình thức bỏ học của sinh viên như ban đầu các em chỉ bỏ
giờ; bỏ tiết; sau dần hình thành lỗ hổng kiến thức và nghỉ nhiều thành thói
quen; tiến đến bỏ học hoàn toàn (bỏ hẳn hay bỏ luôn). Tác giả đã chỉ ra những
nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sinh viên bỏ học; đồng thời, đề
xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại
học Đông Á. Trong đó, các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến các em
nhiều hơn; cần quản lý sinh viên chặt chẽ hơn về mọi mặt...
Đi sâu nghiên cứu “Chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách
Xã hội Việt Nam tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vay
vốn”; các tác giả Võ Trà My, Huỳnh Phạm Hồng Liên và Nguyễn Trung
Dũng thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là một trong
những giải pháp quan trọng giúp sinh viên vượt khó vươn lên, đồng thời góp
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
phần khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Trên cơ sở
phân tích vấn đề sinh viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống và
học tập ở bậc đại học tại ba trường đại học là Trường Đại học Khoa Học Xã
Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở bán công TP Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả
chỉ ra mục đích vay vốn của sinh viên dùng để chi phí cho các nhu cầu tối cần
thiết trong thời gian học như sau:
- Đóng học phí (79,60%); trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu
(42,20%, bao gồm ăn uống hằng ngày; trả tiền nhà ở; phương tiện đi lại... )
Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy đa số sinh viên cho rằng qui mô vốn
được vay 1.000.000đ/tháng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là không đủ nên về
cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế.
Cũng liên quan đến vấn đề vay vốn để tiêu dùng cá nhân và đóng học phí,
nhóm tác giả Công Nguyên và Khánh Nguyên đã tìm hiểu về tình trạng “Cho sinh
viên vay nặng lãi” đã và đang trở thành tệ nạn tấn công làng đại học. Các tác giả chỉ
rõ, ban đầu các em kẹt tiền, chỉ vay ngắn hạn với số tiền nhỏ nhưng do lãi suất cao,
lãi mẹ đẻ lãi con, không có khả năng thanh toán nên “xã hội đen” can thiệp và các
em phải bỏ trốn và hậu quả cuối cùng là các em bỏ học không dám đến trường.
Các công trình kể trên tuy đã đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn
đề sinh viên bỏ học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt sinh
viên bỏ học tại các trường đại học ngoài công lập.
Trước tình trạng sinh viên, nhất là sinh viên nghèo bỏ học có chiều
hướng ngày càng gia tăng, gần đây cổng thông tin điện tử của Chính phủ
phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách
Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Để sinh viên nghèo
có tiền theo học”. Tại buổi tọa đàm, đại diện của Bộ Giáo dục - Đào tạo,
Bộ Tài Chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thống nhất nhận
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
định, mục đích của việc cho sinh viên vay vốn là để giải quyết một phần
khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên nghèo có thể tiếp tục theo học. Buổi tọa
đàm cũng nhấn mạnh là vấn đề khó khăn về kinh tế là có thật của một bộ
phận sinh viên mà gia đình phần lớn sống ở nông thôn có khó khăn về kinh
tế. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho rằng,
họ cũng chỉ hỗ trợ một phần trong số những khó khăn của sinh viên, tình
trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp nào để giúp các em
chống lại căn bệnh trầm kha này.
Tóm lại, tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là các
trường ngoài công lập bỏ học đang trở thành vấn đề quan tâm của nhà trường,
các bậc phụ huynh và cả xã hội.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở các góc
độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu trên diễn ra ở quy mô
nhỏ, phạm vi hẹp, thời gian ngắn và chưa nêu được đầy đủ bản chất của vấn
đề sinh viên bỏ học cũng như các giải pháp quản lý để khắc phục.
Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt tại các
trường đại học ngoài công lập. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý nhằm khắc
phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường ĐHHV Tp HCM hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên;
- Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân dẫn đến sinh viên bỏ học
tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh;
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏ
học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên tại
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý để ngăn chặn, khắc phục
tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo chính quy tập trung ở Trường Đại học
Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Các số liệu phục vụ nghiên cứu được khảo sát trong thời gian năm năm
gần đây (từ năm 2007 đến 2012).
5. Giả thuyết khoa học
Tình trạng bỏ học của sinh viên trong thời gian học tại trường đại học
Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm nào cũng xảy ra và để lại nhiều hệ
lụy cho cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng nếu quản lý tốt sinh viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em học tập, giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo sự
gắn bó của sinh viên với nhà trường, tổ chức tốt các hoạt động để nâng cao
chất lượng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì tỷ lệ sinh viên bỏ học sẽ giảm.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo trên
cơ sở luật giáo dục đại học được Quốc hội thông qua tháng 1/2012.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hoá, mô
hình hoá khái quát lý luận về tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học
Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực hiện điều tra bằng phiếu thăm dò (anket) với giảng viên, cán bộ
quản lý và sinh viên tại trường;
Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và trò
trên thực tế; thâm nhập thực tế đời sống của sinh viên tại các khu nhà trọ, tiếp
xúc sinh viên và giảng viên thăm dò ý kiến;
Toạ đàm, trao đổi với các lực lượng quản lý và sinh viên về công tác
quản lý trong quá trình đào tạo;
Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quản lý sinh viên của nhà trường ;
Tiến hành xin ý kiến chuyên gia của các nhà sư phạm, nhà quản lý; kế
thừa và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong giáo dục - đào tạo tại
các trường đại học.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan R của Spearman để xử lý
số liệu thống kê làm minh chứng cho sự luận giải các nhiệm vụ của đề tài.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn làm rõ khái niệm và hậu quả của việc sinh viên bỏ học;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sinh viên bỏ học;
- Đề xuất biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý sử dụng
nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học hiện nay tại các
trường đại học ngoài công lập.
8. Cấu trúc luận văn: luận văn gồm phàn mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG
SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Quan niệm về sinh viên bỏ học
Sinh viên không tham gia một số tiết học hay một số buổi học trên
giảng đường (bỏ giờ, bỏ tiết, bỏ buổi học) nhưng vẫn tham gia kỳ thi, vẫn
trong sự quản lý của nhà trường, được coi là hành vi trốn học hay vắng mặt
không lý do.
Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát
ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường.
Hiện đang có những quan điểm khác nhau về vấn đề sinh viên vắng
mặt, bỏ giờ, bỏ tiết (trốn học) và bỏ học (thôi học), thậm chí có những quan
điểm trái ngược nhau về vấn đề sinh viên lên lớp hay vắng mặt trên lớp trong
một buổi học, môn học. Thậm chí có quan điểm bênh vực cho hành động bỏ
học ngành này để đi tìm học ngành khác phù hợp hơn với ý thích cá nhân.
Có quan điểm cho rằng học tập ở bậc đại học là học về phương pháp,
việc học là tự giác, ai cần thì lên lớp, ai có nhu cầu thì nghiên cứu tài liệu,
thậm chí tự nghiên cứu tài liệu, không cần lên lớp đầy đủ trong tất cả các giờ
học, chỉ cần nắm vững kiến thức đến kỳ thi đăng ký đi thi, miễn sao tích luỹ
đủ số tín chỉ cần thiết là ra trường.[44, tr.72]. Có quan điểm cho rằng việc tích
lũy tri thức khoa học là liên tục và không giới hạn phạm vi, không gian, thời
gian, có thể học từ xa, học qua mạng, và tự học, học qua sách vở tài liệu, hay
đọc sách trên thư viện để tự nghiên cứu nên sinh viên không cần lên giảng
đường tập trung đầy đủ tất cả các buổi học.
Quan điểm khác lại cho rằng sinh viên học tập trong cơ sở đào tạo, nhà
trường phải quản lý chặt chẽ như trong môi trường quân đội, hay công an thì
chất lượng mới được nâng cao, mới rèn cho các em tính kỷ luật, tinh thần
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
đồng đội, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc nhóm. Trong thời gian sinh viên
học tập tại trường đại học phải tập trung toàn bộ thời gian; sức lực để tiếp thu
những tri thức khoa học; trang bị cho mình một lượng kiến thức tay nghề nhất
định trước khi bước vào đời, hạn chế làm thêm kiếm tiền để sao nhãng việc
học tập làm giảm chất lượng giáo dục và đào tạo [3, tr.5].
Quan điểm này không sai, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay chúng ta không thể quản lý hàng triệu sinh viên theo chế độ ký túc xá như
thời bao cấp. Trước năm 1975, tất cả sinh viên sống trong ký túc xá, ăn ở sinh
hoạt tập trung, biên chế theo tổ nhóm, lớp, khối, có sự quản lý chặt chẽ của
nhà trường, hầu như không có hiện tượng sinh viên bỏ học. Ngày nay sinh
viên được tự do hơn so với trước đây, từ tư duy đến suy nghĩ và cả hành động,
việc làm, nên việc sinh viên bỏ học trong những năm học ở bậc đại học là khó
tránh khỏi. Bên cạnh đó, sinh viên bỏ học được cho là bình thường do chọn
ngành nghề không phù hợp nên có ra trường sau này cũng khó phát triển, do
áp lực về đời sống kinh tế quá lớn, do môi trường học tập không phù hợp...
sinh viên ra đi để tìm một môi trường thích hợp hơn với khả năng, năng lực
và sở trường của bản thân và không nhất thiết phải học đại học mới có thể
bước vào đời.
Trong xu thế xã hội hóa giáo dục toàn cầu, tình trạng sinh viên bỏ học
ngày càng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại và trở thành vấn đề nghiêm
trọng được cả xã hội quan tâm.
Theo tác giả: Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ
giảng đường, thoát ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự
quản lý của nhà trường; hành vi đó để lại hệ lụy xấu cho nhà trường, gia đình
và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường, gây lãng phí
tiền bạc, thời gian, nguồn nhân lực của gia đình và xã hội.
Hiện nay, sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập thường lên
giảng đường học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm với thời lượng
6 ngày một tuần. Một ngày có thể lên lớp tối thiểu 5 tiết và tối đa 10 tiết
nhưng không bố trí hai ngày liên tiếp 10 tiết. Mỗi buổi học thường có điểm
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
danh, có ký xác nhận số tiết và số sinh viên tham gia của giảng viên và của
lớp trưởng. Đây là công việc bắt buộc để quản lý học tập, nếu sinh viên vắng
quá 25% số tiết sẽ không được dự thi hết môn và phải đóng tiền học lại. [10]
Trong quá trình học tập, sinh viên có những biểu hiện như bỏ một vài
tiết học trong một buỗi học (về sớm trước khi ca học kết thúc) hoặc bỏ cả một
buổi học (5 tiết) hoặc bỏ một môn học và xin học lại vào học kỳ hè.
Có những trường hợp sinh viên thường bỏ 1-2 tiết cuối vào buổi chiều
để về sớm đi làm thêm vào ban đêm, có trường hợp sinh viên trốn học đi
quán, siêu thị, hay dùng thời gian vào những mối quan hệ khác… tất cả những
trường hợp này ban đầu sinh viên không hề có ý định bỏ học (thôi học). Do
việc vắng mặt trên giảng đường thường xuyên và sự tiếp thu bài không liên
tục nên hổng kiến thức, kết quả học tập kém hoặc nợ môn. Từ đó sinh viên
phải thi lại lần hai mà thi lại lần hai phải đóng tiền phí thi lại, bên cạnh đó đề
thi lại không hề dễ hơn thi lần một nên nhiều sinh viên thi lần hai vẫn không
đạt yêu cầu và còn nợ môn. Cơ hội trả nợ khi nợ môn là không dễ vì các học
kỳ được bố trí liên tục không còn nhiều thời gian để học lại môn trả nợ ngoại
trừ học kỳ hè. Một số sinh viên không có tiền đóng học phí mặc dù vẫn lên
lớp nhưng bị cấm thi do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà trường
nên các môn chưa có điểm vẫn bị tính là nợ môn.
Trong một vài học kỳ như thế những sinh viên này có số môn nợ ngày
càng tăng và khả năng trả hết nợ là rất khó từ đó dẫn đến các em chán nản, bi
quan và bỏ học luôn.
Một số em muốn thi lại vào năm sau để chuyển sang một ngành khác
nên tự ý bỏ môn học để tập trung ôn thi đại học dù kết quả thế nào thì các em
cũng nợ môn và hậu quả là bỏ học.
Một số em kiếm được những công việc làm thêm có thu nhập nhưng
phải trả giá bằng việc bỏ buổi học bỏ tiết học, từ tư duy có ra trường kiếm
được việc làm thì thu nhập cũng không hơn hiện tại mà lại phải học hành vất
vả nên các em chủ động bỏ học để đi làm.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
Tất cả những hành vi trên là các biểu hiện ban đầu dẫn tới các em bỏ
học. Phần lớn sinh viên có biểu hiện ban đầu chỉ bỏ giờ bỏ tiết sau bỏ cả buổi
học và bỏ cả môn học và cuối cùng là bỏ học luôn, thoát ly khỏi sự quản lý của
nhà trường.
1.1.2. Khái niệm biện pháp khắc phục hành vi bỏ học của sinh viên
Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Cách làm, cách giải quyết một
vấn đề cụ thể” [43, tr.80]. Còn theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam thì biện
pháp là “Tìm cách thức nào đó để hành động và giải quyết vấn đề đã được đặt
ra” [19, tr.87]. Cả hai định nghĩa trên tuy khác nhau về thuật ngữ, nhưng về
cơ bản đều thống nhất về nội hàm của biện pháp, đó là tìm cách để giải quyết
vấn đề đã nêu ra. Hiện tượng sinh viên bỏ học là một vấn đề đã và đang diễn
ra theo chiều hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối với những trường ngoài
công lập. Việc bỏ học của sinh viên là hành vi có chủ định, có nhận thức chứ
không phải ngẫu nhiên với những hình thức và biểu hiện khác nhau. Ban đầu
các em chỉ bỏ giờ học, tiết học sau đó là bỏ cả buổi học thậm chí có em bỏ
nguyên cả một tuần, hậu quả là điểm thi không đạt yêu cầu phải thi lại, thi lại
không qua phải nợ môn và cuối cùng là bi quan chán nản rồi bỏ học luôn.
Tình trạng sinh viên bỏ học thường diễn ra ở những năm đầu (học kỳ 2, 3, 4)
sang các năm sau hiện tượng bỏ học ít xảy ra hơn. Nghiên cứu, tìm kiếm biện
pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là vấn đề rất được
quan tâm của nhà trường, gia đình và của các nhà khoa học.
Từ cách tiếp cận trên đây, chúng tôi cho rằng, biện pháp khắc phục tình
trạng sinh viên bỏ học là tổng thể những cách thức mà nhà trường, gia đình,
xã hội, tiến hành để ngăn chặn hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em
hăng say học tập thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.
Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học được thực hiện bằng
nhiều cách thức khác nhau. Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, đó là
những cách thức mà chủ thể quản lý đưa ra và sử dụng để quản lý ngăn chặn
hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốt
mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
Việc ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên được thực
hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: sử dụng các biện pháp hành chính,
sử dụng các biện pháp tâm lý - giáo dục, các biện pháp động viên khuyến
khích, biện pháp kinh tế... cũng có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp trên,
kết hợp với các biện pháp mang tính chính sách xã hội ở tầm vĩ mô để khắc
phục tình trạng bỏ học của các em.
1.2. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác
động dẫn đến sinh viên bỏ học
1.2.1. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học đối với gia đình,
nhà trường, xã hội
Việc sinh viên bỏ học là một vấn đề nhức nhối của gia đình, nhà trường
và xã hội, diễn ra khá âm thầm lặng lẽ trong môi trường giáo dục, hệ luỵ của
nó vô cùng nghiêm trọng.
Đối với gia đình, phụ huynh, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ
cũng cố gắng hết sức mình lo cho con cái được học hành đầy đủ, để có được
một tấm bằng đại học như một giấy thông hành vào đời. Vì vậy, việc sinh
viên bỏ học làm đau lòng cha mẹ, là nỗi thất vọng lớn nhất của các bậc phụ
huynh và gia đình các em. Hiện tượng bỏ học của sinh viên dẫn tới những hệ
luỵ xấu đối với gia đình là lãng phí tiền bạc và thời gian, ảnh hưởng đến đời
sống vật chất tinh thần của mỗi gia đình của các bậc phụ huynh. Sinh viên bỏ
học ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý tiêu cực của các anh chị em trong gia đình,
ảnh hưởng đối với con đường trang bị tri thức, học vấn và nghề nghiệp khi
các em bước vào đời.
Đối với nhà trường, sinh viên bỏ học sẽ phá vỡ kế hoạch của nhà
trường, vì các trường ngoài công lập mọi hoạt động của nhà trường từ chi phí
đào tạo, thù lao giảng viên đến trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô
giáo đều từ nguồn thu học phí của người học. Nếu số sinh viên giảm, tỷ lệ bỏ
học cao trong các khóa học sẽ dẫn đến thất thu; thậm chí có khi phải bù lỗ
trong quá trình đào tạo. Sinh viên bỏ học làm cho sỹ số lớp học giảm đi, ngoài
sự lãng phí về đầu tư cơ sở vật chất, về chỗ ngồi, trang thiết bị còn làm cho
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
không khí lớp học kém đi sự hứng khởi, giảm đi sự say mê sự hứng thú của
người thầy. Hành vi bỏ học của các em đôi khi như một cơn bệnh truyền
nhiễm có tính lây lan, sinh viên bỏ học nhiều còn ảnh hưởng xấu đến môi
trường giáo dục. Sinh viên bỏ học đã phá vỡ kế hoạch đào tạo và tài chính, bị
động trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
Các em bỏ học tạo ra những hệ luỵ xấu ảnh hưởng đến uy tín, thương
hiệu và chất lượng đào tạo của các trường, làm cho hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư cho giáo dục - đào tạo thấp đi. Đối với các trường ngoài công lập công
tác hạch toán đầu tư và hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng.
Đối với xã hội, việc bỏ học của sinh viên là sự lãng phí thời gian và
tiền bạc; đối với lực lượng lao động xã hội là sự lãng phí chất xám; đối với sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân là sự lãng phí về nguồn lực. Các đối tượng
bỏ học thoát ra khỏi sự quản lý của nhà trường, đoàn thể và gia đình, gây
thêm bao hệ luỵ khó lường. Sự gián đoạn trong học tập do bất cứ lý do gì đều
ảnh hưởng đến phát triển của tư duy và quá trình phát triển nhân cách cá nhân
của các em về sau. Sinh viên bỏ học làm lãng phí tiền của trong những thời
gian đã đào tạo mà không mang lại hiệu quả gì. Sinh viên bỏ học gây nên
nhiều hệ luỵ xấu trong xã hội và rơi tự do trong điều kiện thiếu sự quản lý của
gia đình và nhà trường trong lứa tuổi của các em thì hậu quả rất nghiêm trọng
(một đường dây thi hộ và làm bằng giả do một nhóm sinh viên bỏ học tại
Đồng Nai tổ chức đã bị công an truy tố năm 2009 là một minh chứng-Báo
Thanh Niên số ra ngày 12-7-2009).
1.2.2 Những nhân tố tác động dẫn đến hành vi bỏ học của sinh viên
Được vào học tại giảng đường đại học là ước mơ, hy vọng của gia đình
và bản thân tất cả mọi học sinh. Ước vọng lớn nhất của phụ huynh và sinh
viên là sau thời gian học tại trường đại học các em sẽ có một tấm bằng đại học
loại khá giỏi làm tấm giấy thông hành như một hành trang bước vào đời.
Không một sinh viên nào lại có ý nghĩ khi mới nhập học là mình sẽ bỏ
học giữa chừng hoặc không tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt thời gian học
tập tại trường đại học vừa xa gia đình, học hành vất vả, sinh hoạt thiếu thốn,
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
khó khăn về kinh tế, các mối quan hệ phát sinh và rất nhiều nhân tố tác động
đến các em làm cho một số sinh viên bỏ học khi khóa học chưa kết thúc.
Phần lớn sinh viên bị tác động tiêu cực từ bên ngoài làm cho suy nghĩ và
hành động của các em dần thay đổi. Nhiều em do thiếu cố gắng nỗ lực của bản
thân cộng với kết quả học tập không như ý muốn, bị bàn bè lôi kéo vào những
hoạt động ngoài học tập, hay đi làm thêm khi khó khăn về kinh tế để kiếm
thêm thu nhập và rất nhiều tác động khác. Chính những điều đó làm các em sao
nhẵng việc học hành, kết quả học tập giảm sút rồi dẫn đến bỏ học luôn.
Có rất nhiều những tác động từ bên ngoài dẫn tới các em bỏ học, trong
khi đó bản thân sinh viên cũng không nhận ra các tác động ấy và đến khi nhận
ra thì đã quá muộn để quay lại giảng đường. Những nhân tố tác động dẫn tới
sinh viên bỏ học có thể kể đến như:
Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo và các cố vấn học tập, của lực
lượng giáo dục nhà trường.
Khi cần một sự giúp đỡ quan tâm, khi mắc phải những sai sót nào đó để
đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã các em bị mất phương hướng, lại không có sự
giúp đỡ từ thầy cô và các lực lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì lẽ đó,
nhiều em cảm thấy bị bỏ rơi trong học tập và rèn luyện nên chán nản và nhiều
lần như thế có ý nghĩ muốn thoát ly môi trường học đường để tìm một con
đường mới dễ chịu hơn. Nhiều em chỉ vì thi hai ba lần mà không trả nợ được
vài môn còn nợ nên chán nản rồi dẫn tới bỏ học luôn vì nghĩ mình không đủ
khả năng để vượt qua.
Sự quan tâm của nhà trường và thầy cô là nhân tố tác động quan trọng
nhất dẫn tới sinh viên bỏ học trong môi trường giáo dục. Theo tác giả sinh
viên không chê trường nghèo, cũng ít khi các em phàn nàn về cơ sở vật chất
mà các em chỉ phàn nàn về sự thờ ơ và ít quan tâm của thầy cô. Cũng như
trong một gia đình, con cái hiếm khi chê cha mẹ nghèo, những gia đình giàu
có đầy đủ vật chất nhưng cha mẹ ít quan tâm đến con cái, những gia đình cha
mẹ ly dị không quan tâm đến các em nên chúng mới bỏ nhà đi bụi đời. Những
gia đình dù cha mẹ nghèo nhưng yêu thương hòa thuận quan tâm chăm sóc
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
các con thì chúng cũng không bỏ đi bụi đời. Điều đó là minh chứng rõ nhất sự
quan tâm yêu thương giúp đỡ những lúc khó khăn là điểm tựa để con người
vượt qua những khó khăn thách thức.
Môi trường giáo dục thiếu sự thân thiện là một trong những tác động
dẫn đến sinh viên bỏ học.
Trong một môi trường giáo dục mà thầy cô giáo ít quan tâm, không tôn
trọng sinh viên, thầy cô chỉ lên lớp cho hết bài, không quan tâm đến các em
có hiểu bài không? có theo kịp chương trình không? giám thị khắt khe đến
muộn 15 phút không cho vào lớp, giảng viên thấy vắng 25% số tiết học thì
không cho thi, đóng học phí muộn cấm thi... mà không xét đến nguyên nhân
làm cho các em bị ức chế và chán nản.
Thầy và trò gần như chỉ quan hệ đối thoại và gặp mặt trên lớp khi có tiết
giảng, sinh viên gặp vấn đề thắc mắc cũng không thể trao đổi với giảng viên. Khi
có những oan khuất mà giảng viên và ban chủ nhiệm khoa giải quyết không thấu
tình đạt lý cũng là những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học luôn.
Có những quy định sinh viên không được liên lạc với thầy cô giáo để
trách tình trạng xin điểm, mua điểm, và những tiêu cực trong quan hệ thầy trò đã
làm môi trường giáo dục mất đi sự thân thiện cần thiết giữa thầy và trò. Sự thân
thiện và gắn bó giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục là những nét đẹp vốn
có của truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt nam, nó đã bị cơn lốc của
xã hội hóa giáo dục và kinh tế thị trường cuốn phăng. Cho dù trong bất cứ xã hội
nào thì truyền thống tốt đẹp và nhân văn ấy vẫn cần và rất cần khôi phục trong
môi trường giáo dục, để tạo sự gắn bó giữa thầy và trò thúc đẩy quá trình dạy và
học tốt hơn, tạo một sự thân thiện cần thiết để gắn bó giữa hai chủ thể người dạy
và người học trong môi trường học đường ngày nay.
Những khó khăn về kinh tế và tác động tiêu cực của một nhóm bạn bè
đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của các em.
Sinh viên sống xa nhà đồng nghĩa với thiếu sự quản lý trực tiếp của gia
đình. Đang trong lúc thiếu thốn khó khăn về kinh tế của các em thì những
nhóm bạn bè đi làm thêm có thêm thu nhập có thêm tiền bạc chi tiêu lại rủ rê
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
tham gia để “cùng hội cùng thuyền”. Với thế mạnh trẻ, khỏe các em chỉ cần đi
làm gia sư hoặc đi tiếp thị vài tiếng hoặc một buổi mỗi ngày, hoặc làm tiếp
viên cho các quán bar mỗi buổi tối cũng kiếm được vài ba triệu đồng một
tháng. Từ việc kiếm tiền dễ dàng các em suy nghĩ có học hành vất vả ra
trường đi làm cũng chỉ thu nhập ba bốn triệu tiền lương mỗi tháng, nên bị tác
động lôi kéo lao vào đi làm thêm rồi sao nhãng việc học hành rồi bỏ học luôn.
Một số trường hợp sinh viên không có tiền đóng học phí và những chi
tiêu trang trải hàng ngày nên bỏ học là giải pháp bắt buộc để đi làm, để tự tồn
tại ở các thành phố hy vọng sẽ quay lại trường đại học khi có điều kiện.
Sinh viên dù đã đủ tuổi công dân nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm sống,
các em muốn tự khẳng định mình, muốn tự mình vừa kiếm sống vừa đi học
nhưng thực tế các em chưa đủ sức và lực cùng các mối quan hệ cần thiết để tự
tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt tại các đô thị phồn hoa đầy cạm bẫy.
Từ đó nhiều em vừa đi học vừa làm thêm dẫn đến học tập đuối dần rồi không
theo kịp bạn bè xấu hổ rồi mặc cảm bỏ học luôn.
Tác động từ những quan hệ tình cảm nhất thời.
Sinh viên sống xa nhà được hoàn toàn tự do trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhà trường không có ký túc xá, các em phải tự tìm phòng trọ bên ngoài các
khu dân cư vì thế sinh hoạt tự do, trào lưu ở ghép, sống thử, yêu đương tự do
làm nhiều em bị bạn bỏ rơi hoặc có thai ngoài ý muốn nên bị sốc sau những
lần như vậy rồi chán nản và bỏ học. Có những em mang thai và sinh con ngay
trong thời gian đang học nên bắt buộc phải bỏ học.
Nhiều sinh viên do phát sinh quan hệ tình cảm yêu đương quá sớm làm
sao nhẵng việc học hành dẫn đến kết quả học tập kém, nợ nhiều môn không
có khả năng trả nợ môn học, xấu hổ với bạn bè và cuối cùng là bỏ học để đi
làm khi khóa học chưa kết thúc.
Quan hệ phát sinh tình cảm nam nữ là bình thường ở lứa tuổi các em
nhưng nếu thiếu sự quan tâm của gia đình người thân và nhà trường đặc biệt
là các thầy cô giáo thì các mối quan hệ ấy cũng hay quá đà và nhiều khi dẫn
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
đến hậu quả không mong muốn và hệ quả tất yếu là các cú sốc sau mỗi lần
như vậy dẫn đến bỏ học.
Tác động từ những mối quan hệ xã hội phức tạp và tệ nạn xã hội.
Có những em trong lúc khó khăn nhất thời về kinh tế đã vay mượn tiền
bạc từ bên ngoài và phát sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính với
những người đàn ông lắm tiền nhiều thủ đoạn dẫn tới đánh ghen, hoặc vướng
vào vay mượn tín dụng đen với lãi suất cao rồi không có khả năng trả nợ, bị
xã hội đen đe dọa và khống chế, giải pháp cuối cùng là bỏ học để trốn nợ.
1.3. Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại
học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Khái quát chung về Trường Đại học Hùng Vương thành phố
Hồ Chí Minh
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học
ngoài công lập, trường đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường
được thành lập theo quyết định số: 470/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký
ngày 14 tháng 8 năm1995.
Trường đào tạo đa ngành, bao gồm 9 ngành với hơn 9.500 sinh viên
theo học, có hai trình độ đào tạo là đại học và cao đẳng hệ chính quy tập
trung, hàng năm tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sinh viên
đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trường là mô hình chung cho các
trường đại học ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam. Các ngành đào tạo trong nhà trường bao gồm:
- Ngành Quản trị Kinh doanh
- Ngành Du Lịch
- Ngành Tài chính, Ngân hàng
- Ngành Kế toán, Tài chính
- Ngành Quản trị Bệnh viện
- Ngành Công nghệ Sau thu hoạch
- Ngành Công nghệ Xây dựng
- Ngành Công nghệ Thông tin
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
- Ngành Ngoại ngữ
Cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là
cơ quan cao nhất quyết định mọi chủ trương, đường lối kế hoạch đầu tư và
hoạt động của nhà trường trên cơ sở những quy định và quy chế của Bộ Giáo
dục - Đào tạo quy định với các trường ngoài công lập. Dưới HĐQT có Ban
Giám Hiệu (BGH), đứng đầu BGH là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng giúp
việc cho Hiệu trưởng. Dưới BGH là các phòng ban chức năng và các khoa
chuyên ngành, tồn tại song song có một khoa chung đào tạo các môn học
chung như các môn lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu đào tạo và vận
hành bộ máy nhà trường hoạt động, tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường về
các lĩnh vực hoạt động. Các phòng ban chức năng gồm có Phòng Đào tạo,
Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Nhân sự Pháp chế,
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Phòng Đảm bảo Chất lượng, Phòng Hành chính
tổng hợp.
Các phòng ban chức năng còn có nhiệm vụ cùng phối hợp các khoa
chuyên ngành quản lý và phục vụ sinh viên.
Các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp sinh viên thuộc khoa và các
hoạt động của sinh viên trên cơ sở chia thành các lớp học. Các lớp có giáo
viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp, bao gồm lớp trưởng và 2 lớp phó. Song
song tồn tại sự hoạt động của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại
các lớp với cơ cấu tổ chức là các chi đoàn sinh viên và đoàn khoa.
Ở mỗi khoa chuyên ngành có Ban chủ nhiệm khoa (bao gồm
trưởng và phó khoa hoặc trợ lý trưởng khoa); các trợ lý giáo vụ khoa, trợ lý công
tác sinh viên, các giáo viên cơ hữu chủ nhiệm lớp, cùng với hệ thống đoàn thể và
hội sinh viên là các lực lượng tham gia quản lý sinh viên trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức nhà trường
Đặc điểm chung về sinh viên trường Đại học Hùng vương Tp Hồ Chí Minh
Sinh viên được tuyển vào trường theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào
tạo giao. Gần 50% số sinh viên chỉ đạt điểm sàn hoặc trên sàn 2-3 điểm, phần
lớn thuộc diện nguyện vọng 2.
Hội đồng
Quản trị
Ban Giám
hiệu
Phòng
đào tạo
Phòng tài
chính
Phòng
CT SV
Phòng
nhân sự
pháp
chế
Các phòng
ban chức
năng
Các khoa
đào tạo
chuyên
ngành
Khoa chung
đào tạo các
môn Cơ bản
Trung
tâm hỗ
trợ SV
Phòng
ĐB chất
lượng
Khoa Quản trị kinh doanh
dddoanhdoanh
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Quản trị Bệnh viện
Khoa Tài chính - ngân hàng
Khoa Kế toán - tài chính
Khoa Du lịch
Khoa Công nghệ sau Thu
hoạch
Khoa Công nghệ Xây dựng
Phòng
Hành
chính
tổng hợp
Bộ
môn
giáo
dục
thể
chất
Bộ
môn
LL
chính
trị
Khoa đào tạo vừa học vừa
làm
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Sinh viên đến từ khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước mà chủ yếu
từ các vùng nông thôn nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và là con em của gia
đình lao động.
Khi bước vào giảng đường đại học các em có khởi đầu khó khăn để hội
nhập vào môi trường mới tại các đô thị phồn hoa.
Trong một lớp là tập hợp của nhiều vùng miền với các nền văn hóa, tập
quán khác nhau, trình độ của các sinh viên cũng khá chênh lệch.
Sinh viên phần lớn chăm chỉ siêng năng là đặc trưng của các vùng nông
thôn, trong quá trình hội nhập nhiều em có những thay đổi đáng kể do môi
trường xã hội tác động kể cả mặt tích cực và tiêu cực.
1.3.2. Thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương
thành phố Hồ Chí Minh
Thời kỳ trước đây số lượng sinh viên được tuyển sinh vào các trường
đại học thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự cân đối ngành nghề
và nhu cầu xã hội. Vì thế, số lượng các trường đại học và cao đẳng không
nhiều, không có các trường đại học ngoài công lập mà toàn bộ là trường công
lập được nhà nước bao cấp. Tại các trường công lập Sinh viên không phải
đóng học phí, được nhà nước trả tiền ăn, tiền ở (ở tập trung tại ký túc xá của
trường) và các nhu cầu sinh hoạt khác được nhà nước chi trả, sinh viên được
quản lý tập trung một cách chặt chẽ trong suốt thời gian học tập ở trong
trường. Thời kỳ này hầu như không có sinh viên bỏ học mà chỉ có sự điều
động theo lệnh của nhà nước, số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng gần tương
đương sinh viên nhập học.
Sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, theo đó
xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế và xã hội hóa giáo dục phát triển, loại hình
trường đại học ngoài công lập ra đời, trong những năm gần đây số lượng các
trường ngoài công lập tăng nhanh.
Loại hình trường ngoài công lập không được nhà nước bao cấp về ngân
sách, sinh viên đóng học phí chi phí đào tạo, tự trả bảo đảm tiền ăn, ở, sinh
hoạt phí, nhà trường không có ký túc xá hoặc có nhưng rất ít.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Sự quản lý của nhà trường đối với sinh viên không chặt chẽ, có những
trường quy mô lớn (có đến 20-30 ngàn sinh viên với vài chục ngành nghề đào
tạo). Vì thế sinh viên được tự do hơn, sự quản lý của nhà trường cũng ít đi vì
không có ký túc xá. Sinh viên tự tìm nơi ở và đời sống một bộ phận sinh viên
xuất thân từ các gia đình lao động nghèo từ nông thôn ra thành phố học cũng
khó khăn hơn. Có một bộ phận sinh viên do quá khó khăn về kinh tế nên phải
đi làm thêm để tồn tại. Từ chỗ sinh viên dành thời gian đi làm thêm rồi sao
nhãng việc học tập và nợ môn, nợ nhiều không có khả năng trả nợ môn học
dẫn đến chán nản và bỏ học luôn.
Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học
ngoài công lập, trường đại học đa ngành, hiện đang đào tạo 9 chuyên ngành
khác nhau. Quy mô đào tạo của nhà trường khoảng 9.500 sinh viên hệ chính
quy (không kể khối các lớp vừa học vừa làm). Ngoài ra, nhà trường còn thực
hiện nhiệm vụ đào tạo sinh viên quốc tịch CHDCND Lào do Bộ Giáo dục -
Đào tạo và UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho.
Ngoài ra còn có số sinh viên theo học liên thông từ cao đẳng lên đại
học, số này có thể vừa học vừa làm hoặc một số các em chưa đi làm sau khi
tốt nghiệp cao đẳng.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, số sinh viên đã bỏ học chủ yếu ở
2 trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy, các hệ đào tạo khác như liên
thông, vừa học vừa làm chưa có trường hợp bỏ học giữa khóa học.
Nghiên cứu, thống kê số liệu về số lượng sinh viên được tuyển mỗi
khóa và số sinh viên bỏ học hàng năm tại Trường đại học Hùng vương thành
phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (2007-2012) thể hiện
ở bảng 1.1
Sinh viên thường bỏ học từ học kỳ 2 trong năm thứ nhất, học kỳ 1 vừa
nhập học chưa có trường hợp nào bỏ học trong học kỳ này. Tỷ lệ bỏ học nhiều
nhất là năm 1 sau đó, tỷ lệ này giảm dần ở các năm thứ 2 và thứ 3, năm thứ tư
tỷ lệ sinh viên bỏ học rất ít.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
Sinh viên hệ cao đẳng bỏ học nhiều hơn hệ đại học có lẽ một trong các
nguyên nhân là các em không muốn học cao đẳng mà bỏ học để thi lại năm sau.
Bảng 1.1: Thống kê số lượng tuyển sinh và số sinh viên bỏ học
hàng năm tại Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn vị tính: SV
KHÓA HỌC
SỐ SV
TUYỂN
ĐẦU
VÀO
SV
BỎ
HỌC
NĂM 1
SV
BỎ
HỌC
NĂM 2
SV
BỎ
HỌC
NĂM 3
SV
BỎ
HỌC
NĂM 4
TỔNG
SỐ
SV
BỎ
HỌC
TỶ LỆ
% SO
VỚI SỐ
TUYỂN
VÀO
ĐH KHÓA 2007 1.117 72 69 29 17 187 11,99
CĐ KHÓA 2007 442 50 46 52 - 148 9,49
TỔNG SỐ 1.559 122 115 81 17 335 21,49
ĐH KHÓA 2008 1.924 104 83 50 21 258 13,41
CĐ KHÓA 2008 874 163 96 53 - 312 35,70
TỔNG SỐ 2,798 267 179 103 21 570 20,37
ĐH KHÓA 2009 1,545 109 52 38 - 199 13,00
CĐ KHÓA 2009 1,302 206 91 33 - 330 25,00
TỔNG SỐ 2,847 315 143 71 - 529 18,58
ĐH KHÓA 20010 1,575 109 71 180 11,43
ĐH (SV LÀO) 98 2 2
CĐ KHÓA 2010 173 59 33 92 53,18
TỔNG SỐ 1,846 170 104 274 14,84
ĐH KHÓA 2011 1,213 100 100 8,24
CĐ KHÓA 2011 1,673 102 102 6,10
TỔNG SỐ 2,886 202 202 7,10
(Nguồn : Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh-2012)
Ghi chú: ĐH : Đại học, CĐ: Cao đẳng , SV: Sinh viên
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng số sinh viên bỏ học tính theo các
khóa trung bình từ 18-22% so với số lượng tuyển sinh đầu khóa. Năm nào,
học kỳ nào tình trạng bỏ học của sinh viên cũng xảy ra, trong đó hầu như
sinh viên bỏ học vào cuối năm 1 là nhiều nhất, sau đó là bỏ học trong năm thứ
2 còn sang năm thứ 3 tỷ lệ bỏ học ít hơn, cho đến năm cuối khoá thì gần như
không có sinh viên bỏ học. Tình trạng bỏ học của sinh viên trường Đại học
Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cụ thể như sau:
Năm 2007 nhà trường tuyển sinh 1.559 sinh viên, thế nhưng trong năm
thứ nhất đã có 122 em bỏ học (chiếm 7,83%); năm thứ hai 115 em bỏ học
(chiếm 7,38%); năm thứ ba 81 em bỏ học (chiếm 5,20%) và đến năm thứ tư
có 17 em bỏ học (chiếm 1,09%). Như vậy, tổng số sinh viên bỏ học của khoá
học này là 320 sinh viên, chiếm tỷ lệ 21,50% so với số tuyển đầu vào.
Khóa học 2008 tuyển sinh 2.798 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứ
nhất 267 em (9,54%); năm thứ hai 179 em (6,40%); năm thứ ba 103 (3,68%);
năm thứ 4 con số này là 21 em (0,75%). Tổng cộng trong toàn khóa số sinh
viên bỏ học là 570 em chiếm 20,37% so với số tuyển đầu vào.
Khóa học 2009 tuyển 2.847 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứ nhất
315 em (11,06 %); năm thứ hai 143 em (5,02 % ); năm thứ ba 71 em
(2,49%). Tổng cộng học sinh bỏ học trong 3 năm từ năm thứ nhất đến năm
thứ 3 là 529 em (18,57%) (năm thứ 4 là năm 2013 thì chưa có số liệu thống kê
nhưng ít nhiều vẫn có tỷ lệ sinh viên bỏ học).
Khóa học 2010 dù mới đang học 2 năm tại trường theo số thống kê đến
ngày 31/12/2012 số sinh viên bỏ học năm thứ nhất và năm thứ hai là
274/1.846 em (chiếm 14,84%) . Để cụ thể hóa và có cái nhìn toàn diện hơn
qua từng năm, thể hiện trên biểu đồ qua các năm tại Trường Đại học Hùng
Vương thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua bảng 1.2 (Phụ lục 3)và biểu đồ
1.1 sau đây:
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm
Như vậy, số sinh viên bỏ học nhiều nhất ở năm đầu sau đó giảm dần,
năm thứ 2 tình trạng bỏ học đã giảm hơn so với với năm thứ nhất, sang
năm thứ 3 tỷ lệ bỏ học rất ít và đến năm thứ 4 tỷ lệ bỏ học là không đáng
kể (0,70-1,09%).
Theo số liệu của Phòng Đào tạo-Trường Đại học Hùng Vương thành
phố Hồ Chí Minh (2012) sinh viên bỏ học có đơn xin nghỉ học để bảo lưu kết
quả điểm số đã thi (số này rất ít hầu như không đáng kể). Số đông sinh viên
nghỉ không có đơn và tự động nghỉ không bảo lưu kết quả (con số này xác
định bằng số sinh viên không đóng học phí và cũng không đến trường học tập
quá một học kỳ nghỉ học không có lý do bị gạch tên khỏi danh sách). Tại thời
điểm tháng 12/2012 toàn trường có 9.503 sinh viên, theo sổ thống kê số đã bỏ
học qua từng năm là 1.263 em.
Đánh giá về thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương
thành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 18-21% số sinh viên tuyển đầu
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
vào bỏ học giữa khóa (trung bình khoảng từ 400-500 em/khóa học). Đây là con
số khá lớn. Sinh viên bỏ học chủ yếu năm thứ nhất và năm thứ hai. Như vậy, nhà
trường sẽ mất một khoản học phí là 2 đến 3 năm, nếu tính bình quân là 2,5 năm
x số SV bỏ học x học phí một năm là: 2,5 x 500 SV x 12.000.000 đ/năm = 15 tỷ
đồng/ một khóa học. Thực tế trong nhiều năm qua tại nhà Trường số sinh viên
đầu vào là 2.500, số đầu ra (tốt nghiệp) luôn thấp hơn con số 2.000. Số chênh
lệch đầu vào và đầu ra không phải hoàn toàn là do các em bỏ học, có một bộ
phận không bỏ học nhưng do nợ môn không trả nợ được và vẫn không tốt
nghiệp. Số này tuy không được thống kê cụ thể nhưng hàng năm vẫn có, các em
có khi đi làm rồi vẫn quay lại ôn thi và trả nợ các môn còn nợ.
Về biểu hiện ban đầu của sinh viên bỏ học, 80% số ý kiến cho rằng các
em tự ý bỏ giờ, bỏ tiết và 65% số ý kiến cho rằng tự động bỏ môn học luôn
chỉ có 1% ý kiến cho rằng có làm đơn xin thôi học (để bảo lưu kết quả).
1.3.3. Thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Hùng Vương
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Theo cơ cấu tổ chức của nhà trường, các chủ thể tham gia quản lý sinh
viên bao gồm:
Giáo viên chủ nhiệm (quản lý chung về các mặt)
Trợ lý công tác sinh viên (quản lý về điểm rèn luyện)
Trợ lý giáo vụ khoa (quản lý về điểm và kết quả học tập)
Đoàn thanh niên ở các khoa (quản lý về các hoạt động đoàn, hội).
Trong bốn chủ thể quản lý trực tiếp từ khoa chỉ có chủ thể giáo viên chủ
nhiệm là thực sự quản lý trực tiếp, mỗi giáo viên phụ trách từ một đến hai lớp
và quản lý tất cả các mặt trong học tập, đời sống sinh viên.
Các chủ thể quản lý khác như Ban chủ nhiệm khoa, các phòng ban
chức năng, đoàn hội, trợ lý sinh viên, trợ lý giáo vụ... là quản lý gián tiếp sinh
viên thông qua báo cáo của chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm.
Ban giám hiệu quản lý gián tiếp thông qua cấp trung gian là Ban chủ
nhiệm khoa và các phòng ban chức năng, các chủ thể này lại quản lý thông
qua giáo viên chủ nhiệm.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Như vậy, công tác quản lý sinh viên có nhiều tầng, nhiều cấp trung gian
nên hầu như không sâu sát, ít tác dụng và cũng không thể quản lý nổi vì khi các
cấp quản lý biết sự việc thì đã xảy ra rồi nên cũng không có tác dụng ngăn chặn.
Về chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm lớp (mỗi giáo viên
quản lý từ 1-2 lớp, mỗi lớp khoảng 50-60 sinh viên). Trên thực tế, sinh viên ở
trọ vì không có ký túc xá của trường nên các em ở phân tán trên một địa bàn
rất rộng, do vậy giáo viên cũng không thể thường xuyên xuống nơi ở của các
em. Các chủ thể khác như trợ lý công tác sinh viên, trợ lý giáo vụ khoa hay
đoàn khoa cũng không thể trực tiếp gần các em vì mỗi bộ phận chỉ có một
người mà có hàng nghìn sinh viên mỗi khoa.
Có thể nói công tác quản lý các em trong thời gian ngoài giờ lên lớp gần
như bỏ ngỏ, vì thế không ai biết ngoài giờ lên lớp các em làm gì hoặc dùng thời
gian vào việc gì. Có thể khẳng định rằng ngoài giờ học trên lớp, gần như sinh
viên bị bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ. Được tự do thái quá, nhiều
em không thoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp. Nhưng quản lý bằng cách nào
cho hiệu quả? đến nay đó còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Sinh viên ở các
trường đại học ngoài công lập phần lớn đến từ nông thôn. Các em vào đại học
là thoát ly gia đình, hòa vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi công
dân, nhưng các em còn rất thiếu kinh nghiệm sống. Sinh viên ở tại các khu nhà
trọ ngoài tầm quản lý của nhà trường, bị tệ nạn xã hội cám dỗ, xuống cấp về
mặt đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Chính vì thế, trong vài năm
gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã siết lại công tác quản lý sinh viên bằng
nhiều quy chế thiết thực như không có điểm rèn luyện không xét công nhận tốt
nghiệp, sinh viên nghỉ học quá 25% số tiết không được thi. Chính phủ đã phê
duyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu để xây dựng ký túc xá
cho sinh viên ở tập trung nhưng chỉ cho các trường công lập còn trường ngoài
công lập thì chưa được hưởng quy chế ưu đãi này.
Ngày nay không thể quản lý sinh viên theo kiểu “nuôi nhốt” trong ký
túc xá, phương thức quản lý cứng nhắc ấy đã không còn phù hợp, nhưng để
cho các em tự do hoàn toàn thì thật không ổn. Rất nhiều nhà giáo dục cho
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
rằng trách nhiệm chính quản lý sinh viên vẫn là nhà trường. Bộ Giáo dục -
Đào tạo cũng có nhiều quy định cụ thể, buộc các trường đại học phải thực
hiện như giáo dục công dân ở tuần ngoại khóa đầu năm tuyển sinh, nhưng
hiện nay hiệu quả không cao.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên của nhà trường còn
nhiều hạn chế, có thể nói là công tác quản lý yếu, chưa giúp gì nhiều cho sinh
viên trong việc giải quyết những khó khăn của các em. Sự giúp đỡ có chăng
chỉ là mặt tinh thần động viên của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Qua các phiếu điều tra đánh giá công tác quản lý sinh viên của các chủ
thể như các khoa chuyên ngành, Phòng công tác sinh viên, Ban giám hiệu nhà
trường là yếu, ít quan tâm sâu sát với những khó khăn của sinh viên cụ thể
như sau: Công tác quản lý sinh viên hầu như nhà trường giao hết về cho các
khoa chuyên ngành quản lý số sinh viên đang theo học tại khoa. Do số sinh
viên đông mà giáo viên và cán bộ quản lý ít nên một giáo viên hay cán bộ
quản lý phải quản lý nhiều sinh viên do vậy ít có sự quan tâm của thầy cô giáo
đối với đời sống và học tập của các em. Ban chủ nhiệm khoa một năm mới có
một buổi gặp gỡ sinh viên để phản ánh những bức xúc của sinh viên. Nhưng
trên thực tế Ban chủ nhiệm khoa cũng không được phân cấp về trách nhiệm
và thẩm quyền giải quyết mà chỉ là báo cáo lại Ban giám hiệu nên cấp khoa là
một cấp quản lý nhưng ít có tác dụng.
Phòng công tác sinh viên có chức năng về quản lý sinh viên nhưng thực
tế là không quản lý được sinh viên, vì sinh viên là do các khoa chuyên ngành
quản lý mà các khoa là ngang cấp với Phòng công tác sinh viên. Bên cạnh đó
cán bộ quản lý sinh viên là các chuyên viên chưa từng kinh qua công tác
giảng dạy, tiếng nói của họ chưa có sức thuyết phục với sinh viên và ngay cả
với đội ngũ giảng viên. Phòng công tác sinh viên cũng không có cán bộ quản
lý chuyên trách đến từng khoa nên mọi thông tin có được là do khoa báo lên.
Các phong trào đoàn hội, có sự quan tâm đến sinh viên nhưng chỉ là
quan tâm về mặt tinh thần như tổ chức các phong trào các hoạt động, tạo sân
chơi cho sinh viên, nhưng cái chính là giúp đỡ khó khăn về kinh tế thì ngoài
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
khả năng của họ nên không giúp gì cho sinh viên trong việc giải quyết những
khó khăn dẫn đến bỏ học.
Ban giám hiệu nhà trường hàng tuần có một buổi tiếp sinh viên nhưng
thực tế rất ít sinh viên đến dự buổi tiếp xúc này vì toàn trường có 8-9 ngàn
sinh viên mà chỉ có một buổi tiếp sinh viên nên chỉ có những oan ức thật sự
bức xúc sinh viên mới phải tiếp cận Ban giám hiệu để đề đạt nguyện vọng.
Khi phát hiện sinh viên có biểu hiện bỏ học các chủ thể quản lý không
kịp thời ngăn chặn vì khi biết các em bỏ học thì các em đã nghỉ học rồi hoặc
thông qua bạn bè ở trọ các chủ thể quản lý mới biết. Các em thông báo thì
giáo viên chủ nhiệm mới biết và sau đó giáo viên chủ nhiệm mới thông báo
cho khoa hay nhà trường hoặc phòng công tác sinh viên thì lúc đó các em đã
nghỉ học và không còn đến trường nên không gặp lại các em nữa.
1.3.4. Nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng
Vương thành phố Hồ Chí Minh
Dựa vào kết quả cuộc khảo sát, điều tra thăm dò ý kiến đối với cán bộ
quản lý, giảng viên và sinh viên qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến (M1 và M2)
tháng 2/ 2013. Nội dung phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, trả
lời các nguyên nhân dẫn đến bỏ học, câu hỏi điều tra theo tiêu chí điều tra xã
hội học. Các câu trả lời mang tính định tính hoặc định lượng, phần thống kê
xử lý số liệu quy về tỷ lệ hoặc định lượng.
Thời điểm điều tra vào đầu học kỳ của năm học thứ hai, thời gian từ
phát phiếu điều tra và thu phiếu điều tra là 7 ngày.
Việc bỏ học của sinh viên liên quan đến nhiều yếu tố và bản thân chủ
thể sinh viên, những người có liên quan được thăm dò ý kiến là cán bộ quản
lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và bản thân sinh viên từ năm thứ hai.
Kết hợp các phương pháp khác để bổ sung về lý luận thực tiễn như:
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, hỏi những người có nhiều kinh
nghiệm trong quản lý giáo dục, để tận dụng những kinh nghiệm trong quản lý
giáo dục ở quá khứ. Các chuyên gia có nhiều ý kiến và đóng góp sâu sắc, thiết
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
thực phù hợp với thực tiễn đa dạng, phong phú của thực tiễn quản lý giáo dục
trong nhà trường.
Trong các ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các
buổi tọa đàm, đa số cho là sinh viên rất cố gắng nhưng do “lực bất tòng tâm”,
do không có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và học tập tại các thành phố lớn
nên phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền. Ý kiến này được nhiều chuyên gia tán
thành và cũng là ý kiến mà đa số sinh viên cho là đúng với hoàn cảnh của các
em hiện nay tại các trường đại học ngoài công lập.
Ngoài ra bằng cách khác, chúng tôi còn tham khảo ý kiến các cựu sinh
viên đã ra trường và đang tham gia vào lực lượng lao động xã hội, tham khảo
ý kiến của các cán bộ đoàn hội hoạt động trong nhà trường... Các ý kiến đều
cho là sinh viên bỏ học phần lớn là do quá khó khăn về kinh tế nên phải bỏ
học. Nguyên nhân chi phí đào tạo cao, các cựu sinh viên cho rằng học phí của
nhà trường với mức phí 10.000đ/ tiết (tương đương 10-12 triệu đ/năm) là
không cao so với mặt bằng chung hiện nay.
Phương pháp toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý và giảng viên từ đó
rút ra những ý kiến chung nhất.
Kết luận về nguyên nhân bỏ học của sinh viên qua phiếu điều tra: sinh
viên bỏ học là một hành vi có chủ định, có tính toán chứ không phải ngẫu
nhiên. Các em bỏ học có cả nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân sinh
viên và nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào.
Trong các nguyên nhân này thì nguyên nhân khách quan tác động vào
nhiều hơn, đa số cho rằng bản thân các em cũng không muốn bỏ học nhưng vì
những hoàn cảnh bắt buộc mà phải nghỉ học. Có một số trường hợp các em nghỉ
học nhưng có đơn xin bảo lưu kết quả học tập vì còn muốn quay lại học tập, vì
vậy có thể nói các em nghỉ học phần lớn là do những lý do khách quan bắt buộc.
Theo thực tế thống kê và xử lý thống kê 150 phiếu điều tra thăm dò ý
kiến như bảng 1.3 ( phụ lục 4) và bảng 1.5 (Phụ lục 6) có thể rút ra các
nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bỏ học của sinh viên như sau:
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
Các nguyên nhân khách quan
Trong môi trường đại học các em có cơ hội cọ xát, giao lưu, và bị ảnh
hưởng bởi rất nhiều những yếu tố tác động từ bên ngoài có thể kể ra như:
Một là, sinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà
trường từ cán bộ quản lý đến giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập.
Hầu như giảng viên trong trường đại học nhiệm vụ chủ yếu là giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và nghiên cứu khoa học. Cán bộ quản lý chủ yếu
quan tâm đến quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo, vận hành bộ máy
hoạt động của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập chỉ quan
tâm đến học tập mà ít quan tâm đến đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
các em nên nhiều khi sinh viên bỏ học mà nhà trường cũng không biết.
Theo kết quả xử lý thông tin trên các phiếu điều tra 70% ý kiến cho là
sinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên
dẫn đến tình trạng bỏ học (20% số phiếu cho điểm 4 và 50% số phiếu cho
điểm 3). Số phiếu cho điểm 2 chỉ có 20% (tương đối đúng) còn lại 10% số
phiếu cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân thiếu sự quan
tâm của thầy cô và nhà trường.
Hai là, chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp.
Sinh viên chỉ cần 13 điểm (điểm sàn) đã đủ điểm vào đại học, 10 điểm
đã đủ điểm vào học cao đẳng (nếu cộng cả điểu ưu tiên, điểm khu vực thì các
em chỉ cần 10-11 là đủ điểm vào đại học). Các em vào đại học mà không cảm
thấy tự hào, vào đại học quá dễ dàng nên ít động cơ phấn đấu học tập, với 13
điểm không vào trường này sẽ vào trường khác nên các em coi việc vào học
tại một trường đại học là tất yếu.
Chất lượng đầu vào thấp thì quá trình nhận thức, khả năng tiếp thu bài
giảng cũng kém, các em nợ nhiều môn khó có khả năng trả nợ dẫn tới bỏ học
luôn. Đa số các ý kiến (76% số phiếu bao gồm 16% số phiếu cho điểm 4 và
60% số phiếu cho điểm 3- phụ lục 6) đều cho rằng chất lượng tuyển sinh đầu
vào thấp cộng với sự thiếu cố gắng nỗ lực là nguyên nhân dẫn đến bỏ học vì
các em không theo kịp chương trình học tập dẫn đến phải thi lại nhiều môn và
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
bỏ học. Chỉ có 18% số phiếu cho là tương đối đúng còn 6% số ý kiến được
hỏi cho là không đúng nguyên nhân bỏ học của sinh viên không phải do chất
lượng đầu vào thấp. Điều này là có cơ sở thực tế vì có nhiều em điểm đầu vào
khá cao (18-19 điểm), kết quả học tập học kỳ 1,2 đạt khá, giỏi nhưng vẫn bỏ
học có thể do không yêu ngành đang học hoặc bỏ học để thi lại năm sau.
Ba là, môi trường giáo dục trong các trường đại học hiện nay có vẻ
thiếu sự thân thiện.
Ngày nay, tại các giảng đường đại học sinh viên đi học cũng không ai
biết nghỉ học cũng không ai biết, thầy chỉ biết giảng (số lượng giáo viên thỉnh
giảng khá đông); cuối học kỳ thi, tích luỹ đủ tín chỉ ra trường, nợ môn đóng
tiền học lại, trả nợ khi nào xong thì qua. Môi trường giáo dục thiếu sự gắn kết
giữa thầy và trò (thầy giáo thỉnh giảng chỉ dạy một hoặc hai môn trong suốt
khóa học); giữa sinh viên với các phong trào đoàn hội cũng ít có sự gắn bó.
Cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện học tập của sinh viên khó khăn, thiếu sân
chơi, thư viện thiếu chỗ ngồi, các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức
khoẻ hầu như không có. Theo ý kiến thăm dò đa số đều cho rằng ở trường đại
học thiếu môi trường thân thiện, sinh viên phải tự giác lo việc học tập, ai biết
người đó, lo để tự vượt qua các kỳ thi, trả nợ các môn học tích lũy đủ số tín
chỉ cần thiết để ra trường. Hơn 78% ý kiến cho rằng môi trường giáo dục đại
học thiếu sự thân thiện (12% số phiếu cho điểm 4 và 60% số phiếu cho điểm
3-phụ lục 6), 16% cho rằng ý kiến này tương đối đúng. Chỉ có 6% số phiếu
thăm dò cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân môi trường
giáo dục thiếu thân thiện.
Bốn là, trong môi trường đại học thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường,
gia đình và các tổ chức xã hội.
Sinh viên bỏ học phần lớn gia đình và nhà trường cũng không biết.
Những khó khăn về đời sống sinh viên nhà trường và đoàn hội cũng
không biết hoặc biết mà không thể giúp đỡ, thiếu sự phối hợp giữa nhà
trường, gia đình, xã hội để giúp đỡ các em. Nhà trường cũng ít kết hợp với các
doanh nghiệp; các tổ chức xã hội để giúp các em tiếp cận cuộc sống. Trong các
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
hoạt động thực hành, thực tập, gần như nhà trường bỏ mặc các em trong quá
trình thâm nhập thực tế sản xuất. Hơn 80% phiếu thăm dò cho rằng không có
sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (6% số phiếu cho điểm 4 và 76% số
phiếu cho điểm 3- phụ lục 6). Nhà trường chỉ đưa các thông tin về sinh viên lên
website của nhà trường (thông tin một chiều) còn gia đình có đọc có biết hay
không nhà trường không nắm được. Phần lớn các bậc phụ huynh không có khả
năng kiểm soát kết quả học tập của con em mình qua mạng. Chỉ có 8% số ý
kiến được hỏi cho rằng nguyên nhân sinh viên bỏ học không phải do nguyên
nhân này.
Năm là, chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy của
các trường đại học hiện nay chậm đổi mới.
Chương trình đào tạo hầu như cũ kỹ, chậm đổi mới, không theo kịp đà
phát triển của nền kinh tế thị trường, không theo kịp với tốc độ phát triển của
khoa học công nghệ nên không phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên.
Chính điều này làm cho sinh viên cảm thấy bài học khô cứng, thiếu thực tế,
không hấp dẫn cũng dẫn đến bỏ học. Các phiếu thăm dò đều có kết quả cho
rằng phương pháp giảng dạy và học tập hiện nay là cũ, lạc hậu, ít được đổi mới
nên không hấp dẫn sinh viên. Có đến 66% (16% số phiếu cho điểm 4, 50% số
phiếu cho điểm 3) ý kiến cho là phương pháp giảng dạy học tập chậm đổi mới,
20% ý kiến cho là tương đối đúng, chỉ có 14% cho rằng chương trình đào tạo
và phương pháp giảng dạy như hiện tại là vừa sức và phù hợp với các em.
Sáu là, các chính sách đối với sinh viên hiện nay là không phù hợp với
thực tế dẫn tới các em vô cùng khó khăn trong đời sống nên nhiều em bỏ học.
Học phí các trường ngoài công lập (trung bình khoảng từ 10-12 triệu
đồng /năm) cao hơn so các trường công lập (2,2 triệu đồng/năm). Các trường
ngoài công lập hầu như không có ký túc xá nên sinh viên phải thuê phòng trọ
bên ngoài với giá cả đắt đỏ, chi phí sinh hoạt điện nước giá cao. Rất nhiều
sinh viên không đủ tiền chi trả cho thuê phòng ở và các chi phí khác như tiền
điện, tiền nước, chi phí đi lại. Nhiều nhóm sinh viên phải ở hết sức chật chội
để giảm bớt chi phí tiền trọ với 6 em trên 3 chiếc giường tầng trong 1 căn
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
phòng trọ 12m2
bình quân chỉ có 2m2
/em. Việc cho vay vốn của ngân hàng
chính sách quá ít; không đủ chi phí cho những sinh viên khó khăn (mức cho
vay tối đa của ngân hàng là 1.000.000 đồng/tháng lãi suất 0,65%/tháng). Việc
khen thưởng qua kết quả học tập chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không
mang ý nghĩa thực tế. Các trường cần tạo việc làm thêm cho sinh viên gắn
liền với chuyên môn họ được đào tạo để họ gắn bó với ngành nghề hơn.
Đời sống đô thị phồn hoa, cám dỗ vật chất tác động đến các em trong
khi đó đời sống sinh viên lại quá khó khăn về vật chất (chỉ cần các em đi dạy
kèm cho học sinh phổ thông mỗi buổi tối hai giờ đến ba giờ là một tháng các
em có thể kiếm được ba triệu đồng). Chỉ cần làm tiếp viên buổi tối cho các
quán ăn nhà hàng, hay tiếp thị cho một hãng sản phẩm nào đó với thế mạnh trẻ
khoẻ đẹp của các em thì mỗi tháng các em cũng có thể kiếm được ba triệu. Từ
việc kiếm đồng tiền quá dễ đã lôi các em ra khỏi môi trường học đường vừa
nghèo lại vừa học hành vất vả. Đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều em bỏ học
luôn, vì các em nghĩ có học ra trường vất vả khổ cực 4 năm thì ra trường mức
lương cũng chỉ ba - bốn triệu đồng. Những tác động này đến với các em thiếu ý
chí bản lĩnh và dễ sa ngã lại đang trong tình thế khó khăn nhất thời về kinh tế.
Những em gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực sự, số này khá đông
với các sinh viên xuất thân từ nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Các em
không đủ tiền đóng học phí, không có tiền trang trải chi phí học tập và sinh
hoạt đắt đỏ tại các đô thị lớn. Mặc dù có quyết định 157 QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hỗ trợ cho
sinh viên vay tiền học tập, nhưng việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng là
không dễ vả lại định mức cho vay tối đa 1.100.000 đồng/ tháng (Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định 1196/QD-TT ngày 19 tháng 7 năm 2013) về
Điều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên là không giải
quyết được vấn đề.
Hơn 94% ý kiến thăm dò cho rằng sinh viên bỏ học là do khó khăn về
kinh tế như không có đủ tiền chi phí đóng học phí, ăn ở đi lại và những chi
phí khác, chỉ có 6% ý kiến được thăm dò cho là sinh viên bỏ học không phải
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
vì lý do kinh tế và chính sách đối với sinh viên là không liên quan tới việc
sinh viên bỏ học.
Các nguyên nhân chủ quan
Một là, tư duy thấp, hổng kiến thức từ các lớp dưới, nhận thức kém.
Nhiều em không đủ kiến thức và trình độ cơ bản để theo học ở bậc đại
học, trong khi đó các em lại thiếu sự cố gắng nỗ lực bản thân nên sức học cứ
đuối dần và một số các em không theo nổi dẫn đến tình trạng bỏ học. Chất
lượng sinh viên đầu vào thấp cũng đồng nghĩa với sự tư duy và nhận thức của
các em không cao, hổng kiến thức cơ bản ở chương trình phổ thông trung học.
Hai là, thiếu sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong điều kiện các em
sống xa nhà, thiếu sự quan tâm hàng ngày của cha mẹ và gia đình.
Các em không tự cố gắng và nỗ lực bản thân nên thời gian lên lớp và
thời gian tự học bài ở nhà bị chia sẻ vào những công việc khác như đi chơi bạn
bè, đi làm thêm, đến các tiệm internet, những quan hệ tình cảm khác. Chính
những điều này làm cho kết quả học tập bị ảnh hưởng. Có em nợ trên 50% số
môn học trong một học kỳ, làm tăng sự bi quan và chán nản việc học, cuối
cùng là khả năng trả nợ các môn học bị nợ gần như là không thể, bởi vì do
hổng kiến thức ở bậc phổ thông nên dù có cố gắng vẫn không thể đạt điểm
trung bình. Trong số các ý kiến được nêu ra trong phiếu thăm dò ý kiến có đến
88% (20% số phiếu cho điểm 4, 68% số phiếu cho điểm 3) ý kiến cho rằng các
em sống xa gia đình và thiếu sự quan tâm của gia đình cộng với sự thiếu cố
gắng nỗ lực của bản thân vì các em đi học xa nhà chỉ có thể về nhà vào dịp hè
hoặc tết âm lịch.
Ba là, các em sinh viên ngày nay có xu hướng phát triển “sớm” hơn
nên những quan hệ yêu đương, tình ái cũng sớm hơn và nhiều hơn.
Các em không đủ bản lĩnh; kiến thức và sự hiểu biết nên đã quá đà dẫn
tới những hậu quả nghiêm trọng như có thai, nạo hút thai, bị bạn bỏ rơi hay
chia tay nhau dẫn tới những khủng hoảng tâm lý và sức khoẻ sau mỗi sự cố
như vậy, thậm chí có em còn đang năm thứ hai đã sinh con ngoài ý muốn nên
việc bỏ học là không tránh khỏi.
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
39
Bốn là, sinh viên nghỉ học vì nợ quá nhiều môn.
Đây là lý do khiến rất nhiều sinh viên lâm vào tình cảnh chán nản, bi
quan, lo lắng và không có lối thoát, làm cho các em không còn hứng thú học
tập do đó dẫn tới tình trạng bỏ học. Một phần vì xấu hổ với bạn bè, một phần
vì số môn nợ quá nhiều và khả năng trả nợ được là rất khó, có em nợ 6/10
môn trong một học kỳ nên việc trả nợ các môn học này là khá cam go gần
như là không thể. Vì để được thi lại phải đóng tiền, mà đề thi lại thì không hề
dễ hơn thi lần một, hơn nữa không vượt qua các môn đại cương thì cũng
không được học môn chuyên ngành nên việc nợ nhiều môn học chắc chắn là
phải học lại với khoá sau nếu như không muốn bỏ học. Những trường học
theo học chế tín chỉ không tổ chức thi lại mà bắt buộc phải học lại sau khi thi
rớt khiến nhiều sinh viên bị “ngộp” vì không đủ thời gian và kinh phí đóng
tiền học lại. Vậy nên, nghỉ học là giải pháp tốt nhất. Trong các phiếu thăm dò
ý kiến được hỏi có đến 76% ý kiến cho rằng do chất lượng đầu vào thấp nên
nhiều em theo không kịp chương trình dẫn đến nợ nhiều môn và không có khả
năng trả nợ nên nghỉ học là giải pháp phù hợp nhất.
Năm là, sinh viên nghỉ học do lúc khó khăn về tiền bạc
Do khó khăn về tiền bạc các em trót vay “nóng” của tín dụng đen nên
dẫn đến không có khả năng trả, lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến lo lắng và bỏ học
trốn nợ, “bỏ của chạy lấy người”, tình trạng này như một làn sóng ngầm âm
thầm nhưng tàn phá ghê gớm. Có những sinh viên vì nợ nần phải bỏ học đi
làm để trừ nợ mà vẫn không thoát nợ.
Sáu là, nhiều sinh viên vào môi trường học tập ở bậc đại học đã không
thích nghi kịp với môi trường mới nên bị “đuối” dẫn đến kết quả học tập kém,
chán nản và bỏ học.
Các em từ bậc trung học phổ thông cách học là học thuộc, thầy đọc trò
chép và làm bài tập; phương pháp học ở bậc đại học khác hoàn toàn cách học
trên nên nhiều sinh viên không kịp thích nghi với điều kiện mới nên chán nản.
Ở bậc phổ thông có nhà trường quản lý chặt chẽ về giờ lên lớp. Lên đại học
sinh viên được tự do hơn, các buổi học ít khi điểm danh, thầy không quản lý
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
40
việc đi muộn về sớm, Trong đời sống sinh viên sống xa nhà hiện nay có
những khái niệm mới về đời sống và sinh hoạt của sinh viên như “góp gạo
nấu cơm chung”, “sống thử”, “ở ghép”... Chính điều này đã góp phần làm tha
hoá về đạo đức và nhân cách, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, sao nhãng
việc học hành và nghiêm trọng hơn là bỏ học để đi làm.
Các em không thích nghi được với môi trường học tập mới, lại dễ bị
cám dỗ bởi những làn sóng lối sống mới của kinh tế thị trường, của đô thị
phồn hoa nên chán nản dẫn đến bỏ học luôn.
1.3.5. Một số kinh nghiệm trong quản lý sinh viên tại Trường Đại
học Hùng vương thành phố Hồ Chí Minh
Từ thực tiễn công tác quản lý sinh viên chúng tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau đây (những kinh nghiệm này chưa có trong quy định nào của Bộ):
Một là, lập phiếu quản lý sinh viên, thông qua đó để nắm được những
thông tin cần thiết của các em. (phụ lục 7)
Ngay từ khi nhận lớp các giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức họp mặt và
phát phiếu theo dõi quản lý sinh viên để có thể nắm đầy đủ thông tin về sinh
viên thuộc sự quản lý của mình. Sinh viên tự tay ghi các thông tin cá nhân, đó
là các thông tin chính xác nhất và mới nhất mà các giấy tờ khác không có như
nơi ở (là địa chỉ nhà trọ hay gia đình), nghề nghiệp hiện tại của cha, mẹ, hay
người giám hộ, điện thoại cố định và điện thoại di động của những người này,
khi cần báo tin cho ai. Chính nhờ phiếu quản lý này người phụ trách có thể
quản lý và theo dõi các em, nắm bắt được các thông tin khi cần thiết.
Các thông tin trên phiếu quản lý này do chính các em ghi và cam kết
nên chính xác và có thể liên lạc trực tiếp khi cần.
Hai là, quản lý sinh viên thông qua sổ theo dõi quá trình học tập trên lớp.
Nhờ có sổ theo dõi học tập trên lớp các giờ học, buổi học, môn học
và tên các thầy cô giáo giảng dạy, tên các sinh viên vắng mặt được cập nhật
hàng ngày. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm biết được chính xác từng môn học
và số sinh viên bỏ giờ, bỏ tiết hàng ngày để quản lý theo dõi và nhắc nhở
các em, có các biện pháp giúp đỡ can thiệp trực tiếp khi các em gặp khó
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc

More Related Content

Similar to Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc

Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểm
Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị ĐiểmCông tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểm
Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểmluanvantrust
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxThanhNhnCao3
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc (20)

Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.docGiải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở Trường Đại học Bạc Liêu.doc
 
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Luận văn quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường đại học Quảng Nam.doc
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường đại học Quảng Nam.docThực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường đại học Quảng Nam.doc
Thực hiện chính sách đào tạo đại học tại trường đại học Quảng Nam.doc
 
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.docTiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
Tiểu Luận Thực Trạng Vấn Đề Thi Cử Của Sinh Viên Việt Nam Hiện Nay.doc
 
Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểm
Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị ĐiểmCông tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểm
Công tác xã hội tại trường thcs Đoàn Thị Điểm
 
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
Quản Lý Công Tác Giáo Dục Hoà Nhập Học Sinh Khuyết Tật Tại Các Trường Tiểu Họ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Của Trường Cao Đẳng Giao Thông...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Của Trường Cao Đẳng Giao Thông...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Của Trường Cao Đẳng Giao Thông...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Của Trường Cao Đẳng Giao Thông...
 
Luận Văn Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc L...
Luận Văn Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo  Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc L...Luận Văn Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo  Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc L...
Luận Văn Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc L...
 
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...
Biện Pháp Quản Lý Đổi Mới Phƣơng Pháp Dạy Học Theo Định Hƣớng Hình Thành Năng...
 
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninhThực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30   4 tây ninh
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty giày 30 4 tây ninh
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dụcTiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu khoa học chính sách hỗ trợ chi phí giáo dục
 
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!
TIỂU LUẬN xử lý tình huống học sinh gửi đơn phản ánh về dạy thêm học thêm!
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...
Quản lý nhà nước về nguồn thu của các trường đại học thành viên thuộc Đại học...
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
 
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docxPhụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
Phụ lục 3 - MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP.docx
 
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.docQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu.doc
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
 
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  PHAN ĐỨC THUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  PHAN ĐỨC THUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN HÀ NỘI
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Mở đầu 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12 1.1. Một số khái niệm công cụ 13 1.2. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác động dẫn đến sinh viên bỏ học 16 1.3. Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh 21 Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43 2.1. Yêu cầu xây dựng và thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 43 2.2. Đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh 50 2.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 88
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Ban Giám hiệu BGH 2 Biện pháp BP 3 Cán bộ quản lý CBQL 4 Cao đẳng CĐ 5 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CHDCND Lào 6 Đại học ĐH 7 Đại học Hùng vương ĐHHV 8 Đơn vị tính ĐVT 9 Giảng viên GV 10 Giáo dục Đại học GDĐH 11 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 12 Hội đồng Quản trị HĐQT 13 Ký túc xá KTX 14 Lý thuyết LT 15 Ngân hàng Chính sách Xã hội NHCSXH 16 Sinh viên SV 17 Thành phố Hồ Chí Minh Tp HCM 18 Thực hành TH 19 20 Tính tương quan Ủy ban Nhân dân R UBND
  • 5. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương phát triển giáo dục - đào tạo cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Theo đó, số lượng các trường đại học công lập và ngoài công lập hàng năm tăng lên đáng kể, tạo cơ hội học tập cho phần lớn học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Sự ra đời của các trường ngoài công lập đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội. Năm học 2011-2012 cả nước có 2.162.106 sinh viên đang theo học, trong đó cao đẳng 726.219 sinh viên chiếm tỷ lệ 33,59%, đại học 1.435.887 sinh viên chiếm tỷ lệ 66,41% (không kể sinh viên khối an ninh và quốc phòng). Theo số liệu công bố của Bộ Giáo dục-Đào tạo cả nước có 419 trường đại học và cao đẳng trong đó: -204 trường đại học (149 trường công lập, 55 trường ngoài công lập) -215 trường cao đẳng (187 trường công lập, 28 trường ngoài công lập) Như vậy, khối các trường ngoài công lập có 83 trường (55 trường đại học và 28 trường cao đẳng), chiếm 20% trong tổng số các trường trong cả nước. Năm học 2011 – 2012, cả nước có 2.162.106 sinh viên, thì các trường ngoài công lập là 317.830 em (chiếm 14,7%). Các trường ngoài công lập đã đào tạo lực lượng lao động khá lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, sự “phát triển nóng” của các trường đại học ngoài công lập đã và đang phát sinh những vấn đề phức tạp cần phải giải quyết. Sự gia tăng về số lượng các trường đại học ngoài công lập, cùng với lượng sinh viên hàng năm về theo học tại các đô thị ngày càng tăng đã tạo nên áp lực lớn đối với xã hội và các trường đại học. Cơ sở vật chất, chất lượng và quy mô của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu không theo kịp với
  • 6. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 tốc độ phát triển quá nhanh của số lượng sinh viên đã gây nên những khó khăn trong quản lý, đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo. Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên ngày càng ít đi, quan hệ thầy–trò ngày càng ít sự gắn bó cùng với tác động của nền kinh tế thị trường. Một bộ phận sinh viên do chất lượng đầu vào thấp không theo kịp chương trình cùng với những tác động tiêu cực của xã hội đã làm các em bỏ học khi khóa học chưa kết thúc. Các trường đại học ngoài công lập phần lớn mới thành lập, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn thiếu. Nhiều nhà quản lý giáo dục đã ví đầu ra của các trường công lập là đầu vào của trường ngoài công lập ý nói giáo viên về hưu của các trường công lập được tuyển dụng vào các trường ngoài công lập. Tại các trường đại học ngoài công lập phần lớn học phí cao, không có ký túc xá cho sinh viên; nhà trường chỉ quản lý sinh viên trong giờ lên lớp; tuyển sinh đầu vào chất lượng thấp (phần lớn sinh viên đạt điểm sàn là trúng tuyển)… tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường này khá nghiêm trọng đã để lại những hệ luỵ ảnh hưởng lớn đến nhà trường, gia đình và xã hội. Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học ngoài công lập (thành lập năm 1995) cũng không là ngoại lệ. Trong những năm gần đây tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra với các mức độ khác nhau, nguyên nhân khác nhau, như: không theo kịp chương trình, gặp khó khăn về kinh tế, thiếu sự quan tâm của nhà trường, công tác quản lý bị buông lỏng... nhà trường chưa có những biện pháp quản lý để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng sinh viên bỏ học là câu hỏi lớn cần phải có lời giải đáp thỏa đáng. Với mong muốn góp phần đưa ra những biện pháp quản lý khả thi nhằm ngăn ngừa và khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học, tôi chọn đề tài :
  • 7. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 “Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên diễn ra cả ở những nước phát triển và những nước chậm phát triển, điều đó đã tác động xấu đến sự phát triển xã hội; đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý mà còn của các nhà khoa học. Hiện nay đã có một số công trình ở nước ngoài và trong nước nghiên cứu về sinh viên bỏ học. Tiêu biểu là: Ở nước ngoài, Tiến sĩ Hamish Coates, đang làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục của Australia, người đứng đầu công trình nghiên cứu “Tình hình sinh viên bỏ học” tại Australia. Ông cho rằng gần 1/3 trong số 35.000 sinh viên đang theo học tại 35 trường đại học nổi tiếng ở Australia đang xem xét từ bỏ các khóa học của họ. Cũng theo nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục nước này thì điều đáng lo ngại là 30% trong số sinh viên được thăm dò ý kiến ở Australia cho biết họ có thể nghỉ học cho dù chương trình học chưa kết thúc. Những sinh viên này chủ yếu ở những vùng nông thôn, vùng có thu nhập thấp, hay từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà không có đủ tiền chi phí cho việc sinh hoạt, học tập trong thời gian học đại học tại Australia. Nguyên nhân của việc sinh viên muốn bỏ học được tiến sĩ Hamish Coates cho là: do chương trình đào tạo đại học hiện tại thiếu thực hành, chương trình đào tạo khô cứng thiếu hấp dẫn với sinh viên; do sinh viên ở những vùng nông thôn, vùng xa gặp khó khăn về kinh tế buộc phải bỏ học do không đủ kinh phi chi trả cho việc học tập và sinh hoạt phí đắt đỏ tại các thành phố lớn. Ở Mỹ, trong một công trình khoa học, có tựa đề “Để ngăn chặn việc học sinh bỏ học” đối với học sinh phổ thông, tác giả đã đề xuất thực hiện biện
  • 8. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 pháp hành chính, xử phạt bằng tiền. Theo đó, chính quyền thực hiện mức phạt dành cho những gia đình để con mình vắng mặt tại trường mỗi ngày là 75 USD. Hiện kế hoạch áp dụng mức phạt đã được triển khai tại Bang New Britain, Bang Connecticut, vì ở đây tỉ lệ học sinh bỏ học cao. Tại bang Ohio, phụ huynh phải nộp phạt 500 USD hoặc thậm chí phải lao động công ích tới 70 giờ nếu con bỏ học. Gần đây, học sinh ở Los Angeles vẫn bị phạt từ 200 USD đến 250 USD khi bỏ học. Tại một trường học ở Pennsylvania (Mỹ), trong năm học 2008 - 2009 phụ huynh học sinh đã phải nộp số tiền phạt tổng cộng lên tới 500.000 USD do để con bỏ học, trong khi phạt về hành vi bạo lực chỉ thu được 300 USD. Tuy nhiên, với sinh viên đại học do thực hiện tích luỹ tín chỉ trong quá trình học tập mà không giới hạn thời gian, nên không thực hiện biện pháp phạt tiền nếu sinh viên bỏ học hay ngừng học mà khóa học chưa kết thúc. Như vậy, không chỉ ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, do người dân không đủ kinh phí trang trải trong thời gian học tập cho con em mình mà dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ngay cả ở những nước kinh tế phát triển, như Australia, Mỹ tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên vẫn diễn ra. Một phần vì lý do kinh tế, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học. Ở trong nước, những năm qua, đã có các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của các cấp quan tâm đến việc học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi cho sinh viên vay vốn học tập, để hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên ở các trường đại học, chương trình này đã thực hiện được 6 năm (từ 2007). Mặc dù chưa giúp nhiều cho sinh viên giải quyết các khó khăn về kinh tế; đồng thời, chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng sinh viên bỏ học, nhưng trên thực tế quyết định này đã tiếp sức cho rất nhiều sinh viên
  • 9. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 khắc phục một phần khó khăn về kinh tế để tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Dưới góc độ khoa học, tác giả Mai Mộng Tưởng đã đề cập đến trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc “Ngăn chặn sinh viên bỏ học, trách nhiệm không của riêng ai”. Từ việc nêu lên những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên bỏ học như: khả năng không theo kịp chương trình ở bậc đại học, sinh viên không có tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt phục vụ học tập hay vì quá khó khăn về tiền bạc phải đi làm thêm, sao nhãng học hành dẫn đến bỏ học luôn... Tác giả cho rằng, để khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên cần có những biện pháp đồng bộ, trên cả bình diện vĩ mô và vi mô; đó là sự kết hợp trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, những biện pháp được đề xuất chưa đầy đủ, chưa gắn với chức năng quản lý giáo dục. Tác giả Trương Văn Hùng nghiên cứu biện pháp “Hạn chế sinh viên bỏ học” ở Trường Đại học Đông Á. Từ sự thống kê số sinh viên bỏ học, tác giả đã chỉ ra những hình thức bỏ học của sinh viên như ban đầu các em chỉ bỏ giờ; bỏ tiết; sau dần hình thành lỗ hổng kiến thức và nghỉ nhiều thành thói quen; tiến đến bỏ học hoàn toàn (bỏ hẳn hay bỏ luôn). Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới sinh viên bỏ học; đồng thời, đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Đông Á. Trong đó, các lực lượng giáo dục cần quan tâm đến các em nhiều hơn; cần quản lý sinh viên chặt chẽ hơn về mọi mặt... Đi sâu nghiên cứu “Chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tác động đến đời sống và học tập của sinh viên sau khi vay vốn”; các tác giả Võ Trà My, Huỳnh Phạm Hồng Liên và Nguyễn Trung Dũng thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp sinh viên vượt khó vươn lên, đồng thời góp
  • 10. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 phần khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Trên cơ sở phân tích vấn đề sinh viên vay vốn để giải quyết khó khăn trong cuộc sống và học tập ở bậc đại học tại ba trường đại học là Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở bán công TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh, các tác giả chỉ ra mục đích vay vốn của sinh viên dùng để chi phí cho các nhu cầu tối cần thiết trong thời gian học như sau: - Đóng học phí (79,60%); trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu (42,20%, bao gồm ăn uống hằng ngày; trả tiền nhà ở; phương tiện đi lại... ) Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy đa số sinh viên cho rằng qui mô vốn được vay 1.000.000đ/tháng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là không đủ nên về cơ bản vẫn chưa giải quyết được vấn đề sinh viên bỏ học do khó khăn về kinh tế. Cũng liên quan đến vấn đề vay vốn để tiêu dùng cá nhân và đóng học phí, nhóm tác giả Công Nguyên và Khánh Nguyên đã tìm hiểu về tình trạng “Cho sinh viên vay nặng lãi” đã và đang trở thành tệ nạn tấn công làng đại học. Các tác giả chỉ rõ, ban đầu các em kẹt tiền, chỉ vay ngắn hạn với số tiền nhỏ nhưng do lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con, không có khả năng thanh toán nên “xã hội đen” can thiệp và các em phải bỏ trốn và hậu quả cuối cùng là các em bỏ học không dám đến trường. Các công trình kể trên tuy đã đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn đề sinh viên bỏ học, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt sinh viên bỏ học tại các trường đại học ngoài công lập. Trước tình trạng sinh viên, nhất là sinh viên nghèo bỏ học có chiều hướng ngày càng gia tăng, gần đây cổng thông tin điện tử của Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”. Tại buổi tọa đàm, đại diện của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thống nhất nhận
  • 11. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 định, mục đích của việc cho sinh viên vay vốn là để giải quyết một phần khó khăn về kinh tế, giúp sinh viên nghèo có thể tiếp tục theo học. Buổi tọa đàm cũng nhấn mạnh là vấn đề khó khăn về kinh tế là có thật của một bộ phận sinh viên mà gia đình phần lớn sống ở nông thôn có khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam cho rằng, họ cũng chỉ hỗ trợ một phần trong số những khó khăn của sinh viên, tình trạng sinh viên bỏ học vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp nào để giúp các em chống lại căn bệnh trầm kha này. Tóm lại, tình trạng sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhất là các trường ngoài công lập bỏ học đang trở thành vấn đề quan tâm của nhà trường, các bậc phụ huynh và cả xã hội. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu trên diễn ra ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, thời gian ngắn và chưa nêu được đầy đủ bản chất của vấn đề sinh viên bỏ học cũng như các giải pháp quản lý để khắc phục. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về tình trạng sinh viên bỏ học tại các trường đại học và đặc biệt tại các trường đại học ngoài công lập. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường ĐHHV Tp HCM hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận về khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên; - Phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân dẫn đến sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh;
  • 12. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 - Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý để ngăn chặn, khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên đào tạo chính quy tập trung ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu phục vụ nghiên cứu được khảo sát trong thời gian năm năm gần đây (từ năm 2007 đến 2012). 5. Giả thuyết khoa học Tình trạng bỏ học của sinh viên trong thời gian học tại trường đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh năm nào cũng xảy ra và để lại nhiều hệ lụy cho cả gia đình, nhà trường, xã hội. Nhưng nếu quản lý tốt sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, giảm bớt khó khăn về kinh tế, tạo sự gắn bó của sinh viên với nhà trường, tổ chức tốt các hoạt động để nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì tỷ lệ sinh viên bỏ học sẽ giảm. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo trên cơ sở luật giáo dục đại học được Quốc hội thông qua tháng 1/2012.
  • 13. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Phương pháp nghiên cứu Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hoá, mô hình hoá khái quát lý luận về tình trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thực hiện điều tra bằng phiếu thăm dò (anket) với giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên tại trường; Quan sát các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của thầy và trò trên thực tế; thâm nhập thực tế đời sống của sinh viên tại các khu nhà trọ, tiếp xúc sinh viên và giảng viên thăm dò ý kiến; Toạ đàm, trao đổi với các lực lượng quản lý và sinh viên về công tác quản lý trong quá trình đào tạo; Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác quản lý sinh viên của nhà trường ; Tiến hành xin ý kiến chuyên gia của các nhà sư phạm, nhà quản lý; kế thừa và sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong giáo dục - đào tạo tại các trường đại học. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp tính hệ số tương quan R của Spearman để xử lý số liệu thống kê làm minh chứng cho sự luận giải các nhiệm vụ của đề tài. 7. Ý nghĩa của đề tài - Luận văn làm rõ khái niệm và hậu quả của việc sinh viên bỏ học; - Phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới sinh viên bỏ học; - Đề xuất biện pháp khả thi để khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học; - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý sử dụng nhằm ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học hiện nay tại các trường đại học ngoài công lập. 8. Cấu trúc luận văn: luận văn gồm phàn mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
  • 14. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG SINH VIÊN BỎ HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Một số khái niệm công cụ 1.1.1. Quan niệm về sinh viên bỏ học Sinh viên không tham gia một số tiết học hay một số buổi học trên giảng đường (bỏ giờ, bỏ tiết, bỏ buổi học) nhưng vẫn tham gia kỳ thi, vẫn trong sự quản lý của nhà trường, được coi là hành vi trốn học hay vắng mặt không lý do. Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường. Hiện đang có những quan điểm khác nhau về vấn đề sinh viên vắng mặt, bỏ giờ, bỏ tiết (trốn học) và bỏ học (thôi học), thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề sinh viên lên lớp hay vắng mặt trên lớp trong một buổi học, môn học. Thậm chí có quan điểm bênh vực cho hành động bỏ học ngành này để đi tìm học ngành khác phù hợp hơn với ý thích cá nhân. Có quan điểm cho rằng học tập ở bậc đại học là học về phương pháp, việc học là tự giác, ai cần thì lên lớp, ai có nhu cầu thì nghiên cứu tài liệu, thậm chí tự nghiên cứu tài liệu, không cần lên lớp đầy đủ trong tất cả các giờ học, chỉ cần nắm vững kiến thức đến kỳ thi đăng ký đi thi, miễn sao tích luỹ đủ số tín chỉ cần thiết là ra trường.[44, tr.72]. Có quan điểm cho rằng việc tích lũy tri thức khoa học là liên tục và không giới hạn phạm vi, không gian, thời gian, có thể học từ xa, học qua mạng, và tự học, học qua sách vở tài liệu, hay đọc sách trên thư viện để tự nghiên cứu nên sinh viên không cần lên giảng đường tập trung đầy đủ tất cả các buổi học. Quan điểm khác lại cho rằng sinh viên học tập trong cơ sở đào tạo, nhà trường phải quản lý chặt chẽ như trong môi trường quân đội, hay công an thì chất lượng mới được nâng cao, mới rèn cho các em tính kỷ luật, tinh thần
  • 15. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 đồng đội, kỹ năng sống và kỹ năng làm việc nhóm. Trong thời gian sinh viên học tập tại trường đại học phải tập trung toàn bộ thời gian; sức lực để tiếp thu những tri thức khoa học; trang bị cho mình một lượng kiến thức tay nghề nhất định trước khi bước vào đời, hạn chế làm thêm kiếm tiền để sao nhãng việc học tập làm giảm chất lượng giáo dục và đào tạo [3, tr.5]. Quan điểm này không sai, nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay chúng ta không thể quản lý hàng triệu sinh viên theo chế độ ký túc xá như thời bao cấp. Trước năm 1975, tất cả sinh viên sống trong ký túc xá, ăn ở sinh hoạt tập trung, biên chế theo tổ nhóm, lớp, khối, có sự quản lý chặt chẽ của nhà trường, hầu như không có hiện tượng sinh viên bỏ học. Ngày nay sinh viên được tự do hơn so với trước đây, từ tư duy đến suy nghĩ và cả hành động, việc làm, nên việc sinh viên bỏ học trong những năm học ở bậc đại học là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, sinh viên bỏ học được cho là bình thường do chọn ngành nghề không phù hợp nên có ra trường sau này cũng khó phát triển, do áp lực về đời sống kinh tế quá lớn, do môi trường học tập không phù hợp... sinh viên ra đi để tìm một môi trường thích hợp hơn với khả năng, năng lực và sở trường của bản thân và không nhất thiết phải học đại học mới có thể bước vào đời. Trong xu thế xã hội hóa giáo dục toàn cầu, tình trạng sinh viên bỏ học ngày càng gia tăng chưa có dấu hiệu dừng lại và trở thành vấn đề nghiêm trọng được cả xã hội quan tâm. Theo tác giả: Sinh viên bỏ học (thôi học) là hành vi có chủ định rời bỏ giảng đường, thoát ly khỏi môi trường học tập tập trung và không còn sự quản lý của nhà trường; hành vi đó để lại hệ lụy xấu cho nhà trường, gia đình và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường, gây lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn nhân lực của gia đình và xã hội. Hiện nay, sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập thường lên giảng đường học tập và thực hành trong các phòng thí nghiệm với thời lượng 6 ngày một tuần. Một ngày có thể lên lớp tối thiểu 5 tiết và tối đa 10 tiết nhưng không bố trí hai ngày liên tiếp 10 tiết. Mỗi buổi học thường có điểm
  • 16. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 danh, có ký xác nhận số tiết và số sinh viên tham gia của giảng viên và của lớp trưởng. Đây là công việc bắt buộc để quản lý học tập, nếu sinh viên vắng quá 25% số tiết sẽ không được dự thi hết môn và phải đóng tiền học lại. [10] Trong quá trình học tập, sinh viên có những biểu hiện như bỏ một vài tiết học trong một buỗi học (về sớm trước khi ca học kết thúc) hoặc bỏ cả một buổi học (5 tiết) hoặc bỏ một môn học và xin học lại vào học kỳ hè. Có những trường hợp sinh viên thường bỏ 1-2 tiết cuối vào buổi chiều để về sớm đi làm thêm vào ban đêm, có trường hợp sinh viên trốn học đi quán, siêu thị, hay dùng thời gian vào những mối quan hệ khác… tất cả những trường hợp này ban đầu sinh viên không hề có ý định bỏ học (thôi học). Do việc vắng mặt trên giảng đường thường xuyên và sự tiếp thu bài không liên tục nên hổng kiến thức, kết quả học tập kém hoặc nợ môn. Từ đó sinh viên phải thi lại lần hai mà thi lại lần hai phải đóng tiền phí thi lại, bên cạnh đó đề thi lại không hề dễ hơn thi lần một nên nhiều sinh viên thi lần hai vẫn không đạt yêu cầu và còn nợ môn. Cơ hội trả nợ khi nợ môn là không dễ vì các học kỳ được bố trí liên tục không còn nhiều thời gian để học lại môn trả nợ ngoại trừ học kỳ hè. Một số sinh viên không có tiền đóng học phí mặc dù vẫn lên lớp nhưng bị cấm thi do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà trường nên các môn chưa có điểm vẫn bị tính là nợ môn. Trong một vài học kỳ như thế những sinh viên này có số môn nợ ngày càng tăng và khả năng trả hết nợ là rất khó từ đó dẫn đến các em chán nản, bi quan và bỏ học luôn. Một số em muốn thi lại vào năm sau để chuyển sang một ngành khác nên tự ý bỏ môn học để tập trung ôn thi đại học dù kết quả thế nào thì các em cũng nợ môn và hậu quả là bỏ học. Một số em kiếm được những công việc làm thêm có thu nhập nhưng phải trả giá bằng việc bỏ buổi học bỏ tiết học, từ tư duy có ra trường kiếm được việc làm thì thu nhập cũng không hơn hiện tại mà lại phải học hành vất vả nên các em chủ động bỏ học để đi làm.
  • 17. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 Tất cả những hành vi trên là các biểu hiện ban đầu dẫn tới các em bỏ học. Phần lớn sinh viên có biểu hiện ban đầu chỉ bỏ giờ bỏ tiết sau bỏ cả buổi học và bỏ cả môn học và cuối cùng là bỏ học luôn, thoát ly khỏi sự quản lý của nhà trường. 1.1.2. Khái niệm biện pháp khắc phục hành vi bỏ học của sinh viên Theo từ điển Tiếng Việt, biện pháp là: “Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [43, tr.80]. Còn theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam thì biện pháp là “Tìm cách thức nào đó để hành động và giải quyết vấn đề đã được đặt ra” [19, tr.87]. Cả hai định nghĩa trên tuy khác nhau về thuật ngữ, nhưng về cơ bản đều thống nhất về nội hàm của biện pháp, đó là tìm cách để giải quyết vấn đề đã nêu ra. Hiện tượng sinh viên bỏ học là một vấn đề đã và đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng gia tăng, nhất là đối với những trường ngoài công lập. Việc bỏ học của sinh viên là hành vi có chủ định, có nhận thức chứ không phải ngẫu nhiên với những hình thức và biểu hiện khác nhau. Ban đầu các em chỉ bỏ giờ học, tiết học sau đó là bỏ cả buổi học thậm chí có em bỏ nguyên cả một tuần, hậu quả là điểm thi không đạt yêu cầu phải thi lại, thi lại không qua phải nợ môn và cuối cùng là bi quan chán nản rồi bỏ học luôn. Tình trạng sinh viên bỏ học thường diễn ra ở những năm đầu (học kỳ 2, 3, 4) sang các năm sau hiện tượng bỏ học ít xảy ra hơn. Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là vấn đề rất được quan tâm của nhà trường, gia đình và của các nhà khoa học. Từ cách tiếp cận trên đây, chúng tôi cho rằng, biện pháp khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học là tổng thể những cách thức mà nhà trường, gia đình, xã hội, tiến hành để ngăn chặn hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học. Ngăn ngừa, khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, đó là những cách thức mà chủ thể quản lý đưa ra và sử dụng để quản lý ngăn chặn hành vi bỏ học của sinh viên; thúc đẩy các em hăng say học tập thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của khóa học.
  • 18. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 Việc ngăn ngừa, khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: sử dụng các biện pháp hành chính, sử dụng các biện pháp tâm lý - giáo dục, các biện pháp động viên khuyến khích, biện pháp kinh tế... cũng có thể sử dụng tổng hợp các biện pháp trên, kết hợp với các biện pháp mang tính chính sách xã hội ở tầm vĩ mô để khắc phục tình trạng bỏ học của các em. 1.2. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học và các nhân tố tác động dẫn đến sinh viên bỏ học 1.2.1. Ảnh hưởng của tình trạng sinh viên bỏ học đối với gia đình, nhà trường, xã hội Việc sinh viên bỏ học là một vấn đề nhức nhối của gia đình, nhà trường và xã hội, diễn ra khá âm thầm lặng lẽ trong môi trường giáo dục, hệ luỵ của nó vô cùng nghiêm trọng. Đối với gia đình, phụ huynh, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng hết sức mình lo cho con cái được học hành đầy đủ, để có được một tấm bằng đại học như một giấy thông hành vào đời. Vì vậy, việc sinh viên bỏ học làm đau lòng cha mẹ, là nỗi thất vọng lớn nhất của các bậc phụ huynh và gia đình các em. Hiện tượng bỏ học của sinh viên dẫn tới những hệ luỵ xấu đối với gia đình là lãng phí tiền bạc và thời gian, ảnh hưởng đến đời sống vật chất tinh thần của mỗi gia đình của các bậc phụ huynh. Sinh viên bỏ học ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý tiêu cực của các anh chị em trong gia đình, ảnh hưởng đối với con đường trang bị tri thức, học vấn và nghề nghiệp khi các em bước vào đời. Đối với nhà trường, sinh viên bỏ học sẽ phá vỡ kế hoạch của nhà trường, vì các trường ngoài công lập mọi hoạt động của nhà trường từ chi phí đào tạo, thù lao giảng viên đến trả lương cho đội ngũ cán bộ quản lý, thầy cô giáo đều từ nguồn thu học phí của người học. Nếu số sinh viên giảm, tỷ lệ bỏ học cao trong các khóa học sẽ dẫn đến thất thu; thậm chí có khi phải bù lỗ trong quá trình đào tạo. Sinh viên bỏ học làm cho sỹ số lớp học giảm đi, ngoài sự lãng phí về đầu tư cơ sở vật chất, về chỗ ngồi, trang thiết bị còn làm cho
  • 19. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 không khí lớp học kém đi sự hứng khởi, giảm đi sự say mê sự hứng thú của người thầy. Hành vi bỏ học của các em đôi khi như một cơn bệnh truyền nhiễm có tính lây lan, sinh viên bỏ học nhiều còn ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Sinh viên bỏ học đã phá vỡ kế hoạch đào tạo và tài chính, bị động trong việc thực hiện kế hoạch hàng năm. Các em bỏ học tạo ra những hệ luỵ xấu ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và chất lượng đào tạo của các trường, làm cho hiệu quả kinh tế của việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo thấp đi. Đối với các trường ngoài công lập công tác hạch toán đầu tư và hiệu quả đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Đối với xã hội, việc bỏ học của sinh viên là sự lãng phí thời gian và tiền bạc; đối với lực lượng lao động xã hội là sự lãng phí chất xám; đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân là sự lãng phí về nguồn lực. Các đối tượng bỏ học thoát ra khỏi sự quản lý của nhà trường, đoàn thể và gia đình, gây thêm bao hệ luỵ khó lường. Sự gián đoạn trong học tập do bất cứ lý do gì đều ảnh hưởng đến phát triển của tư duy và quá trình phát triển nhân cách cá nhân của các em về sau. Sinh viên bỏ học làm lãng phí tiền của trong những thời gian đã đào tạo mà không mang lại hiệu quả gì. Sinh viên bỏ học gây nên nhiều hệ luỵ xấu trong xã hội và rơi tự do trong điều kiện thiếu sự quản lý của gia đình và nhà trường trong lứa tuổi của các em thì hậu quả rất nghiêm trọng (một đường dây thi hộ và làm bằng giả do một nhóm sinh viên bỏ học tại Đồng Nai tổ chức đã bị công an truy tố năm 2009 là một minh chứng-Báo Thanh Niên số ra ngày 12-7-2009). 1.2.2 Những nhân tố tác động dẫn đến hành vi bỏ học của sinh viên Được vào học tại giảng đường đại học là ước mơ, hy vọng của gia đình và bản thân tất cả mọi học sinh. Ước vọng lớn nhất của phụ huynh và sinh viên là sau thời gian học tại trường đại học các em sẽ có một tấm bằng đại học loại khá giỏi làm tấm giấy thông hành như một hành trang bước vào đời. Không một sinh viên nào lại có ý nghĩ khi mới nhập học là mình sẽ bỏ học giữa chừng hoặc không tốt nghiệp. Tuy nhiên, trong suốt thời gian học tập tại trường đại học vừa xa gia đình, học hành vất vả, sinh hoạt thiếu thốn,
  • 20. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 khó khăn về kinh tế, các mối quan hệ phát sinh và rất nhiều nhân tố tác động đến các em làm cho một số sinh viên bỏ học khi khóa học chưa kết thúc. Phần lớn sinh viên bị tác động tiêu cực từ bên ngoài làm cho suy nghĩ và hành động của các em dần thay đổi. Nhiều em do thiếu cố gắng nỗ lực của bản thân cộng với kết quả học tập không như ý muốn, bị bàn bè lôi kéo vào những hoạt động ngoài học tập, hay đi làm thêm khi khó khăn về kinh tế để kiếm thêm thu nhập và rất nhiều tác động khác. Chính những điều đó làm các em sao nhẵng việc học hành, kết quả học tập giảm sút rồi dẫn đến bỏ học luôn. Có rất nhiều những tác động từ bên ngoài dẫn tới các em bỏ học, trong khi đó bản thân sinh viên cũng không nhận ra các tác động ấy và đến khi nhận ra thì đã quá muộn để quay lại giảng đường. Những nhân tố tác động dẫn tới sinh viên bỏ học có thể kể đến như: Thiếu sự quan tâm của thầy cô giáo và các cố vấn học tập, của lực lượng giáo dục nhà trường. Khi cần một sự giúp đỡ quan tâm, khi mắc phải những sai sót nào đó để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã các em bị mất phương hướng, lại không có sự giúp đỡ từ thầy cô và các lực lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì lẽ đó, nhiều em cảm thấy bị bỏ rơi trong học tập và rèn luyện nên chán nản và nhiều lần như thế có ý nghĩ muốn thoát ly môi trường học đường để tìm một con đường mới dễ chịu hơn. Nhiều em chỉ vì thi hai ba lần mà không trả nợ được vài môn còn nợ nên chán nản rồi dẫn tới bỏ học luôn vì nghĩ mình không đủ khả năng để vượt qua. Sự quan tâm của nhà trường và thầy cô là nhân tố tác động quan trọng nhất dẫn tới sinh viên bỏ học trong môi trường giáo dục. Theo tác giả sinh viên không chê trường nghèo, cũng ít khi các em phàn nàn về cơ sở vật chất mà các em chỉ phàn nàn về sự thờ ơ và ít quan tâm của thầy cô. Cũng như trong một gia đình, con cái hiếm khi chê cha mẹ nghèo, những gia đình giàu có đầy đủ vật chất nhưng cha mẹ ít quan tâm đến con cái, những gia đình cha mẹ ly dị không quan tâm đến các em nên chúng mới bỏ nhà đi bụi đời. Những gia đình dù cha mẹ nghèo nhưng yêu thương hòa thuận quan tâm chăm sóc
  • 21. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 các con thì chúng cũng không bỏ đi bụi đời. Điều đó là minh chứng rõ nhất sự quan tâm yêu thương giúp đỡ những lúc khó khăn là điểm tựa để con người vượt qua những khó khăn thách thức. Môi trường giáo dục thiếu sự thân thiện là một trong những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học. Trong một môi trường giáo dục mà thầy cô giáo ít quan tâm, không tôn trọng sinh viên, thầy cô chỉ lên lớp cho hết bài, không quan tâm đến các em có hiểu bài không? có theo kịp chương trình không? giám thị khắt khe đến muộn 15 phút không cho vào lớp, giảng viên thấy vắng 25% số tiết học thì không cho thi, đóng học phí muộn cấm thi... mà không xét đến nguyên nhân làm cho các em bị ức chế và chán nản. Thầy và trò gần như chỉ quan hệ đối thoại và gặp mặt trên lớp khi có tiết giảng, sinh viên gặp vấn đề thắc mắc cũng không thể trao đổi với giảng viên. Khi có những oan khuất mà giảng viên và ban chủ nhiệm khoa giải quyết không thấu tình đạt lý cũng là những tác động dẫn đến sinh viên bỏ học luôn. Có những quy định sinh viên không được liên lạc với thầy cô giáo để trách tình trạng xin điểm, mua điểm, và những tiêu cực trong quan hệ thầy trò đã làm môi trường giáo dục mất đi sự thân thiện cần thiết giữa thầy và trò. Sự thân thiện và gắn bó giữa thầy và trò trong môi trường giáo dục là những nét đẹp vốn có của truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt nam, nó đã bị cơn lốc của xã hội hóa giáo dục và kinh tế thị trường cuốn phăng. Cho dù trong bất cứ xã hội nào thì truyền thống tốt đẹp và nhân văn ấy vẫn cần và rất cần khôi phục trong môi trường giáo dục, để tạo sự gắn bó giữa thầy và trò thúc đẩy quá trình dạy và học tốt hơn, tạo một sự thân thiện cần thiết để gắn bó giữa hai chủ thể người dạy và người học trong môi trường học đường ngày nay. Những khó khăn về kinh tế và tác động tiêu cực của một nhóm bạn bè đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của các em. Sinh viên sống xa nhà đồng nghĩa với thiếu sự quản lý trực tiếp của gia đình. Đang trong lúc thiếu thốn khó khăn về kinh tế của các em thì những nhóm bạn bè đi làm thêm có thêm thu nhập có thêm tiền bạc chi tiêu lại rủ rê
  • 22. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 tham gia để “cùng hội cùng thuyền”. Với thế mạnh trẻ, khỏe các em chỉ cần đi làm gia sư hoặc đi tiếp thị vài tiếng hoặc một buổi mỗi ngày, hoặc làm tiếp viên cho các quán bar mỗi buổi tối cũng kiếm được vài ba triệu đồng một tháng. Từ việc kiếm tiền dễ dàng các em suy nghĩ có học hành vất vả ra trường đi làm cũng chỉ thu nhập ba bốn triệu tiền lương mỗi tháng, nên bị tác động lôi kéo lao vào đi làm thêm rồi sao nhãng việc học hành rồi bỏ học luôn. Một số trường hợp sinh viên không có tiền đóng học phí và những chi tiêu trang trải hàng ngày nên bỏ học là giải pháp bắt buộc để đi làm, để tự tồn tại ở các thành phố hy vọng sẽ quay lại trường đại học khi có điều kiện. Sinh viên dù đã đủ tuổi công dân nhưng lại rất thiếu kinh nghiệm sống, các em muốn tự khẳng định mình, muốn tự mình vừa kiếm sống vừa đi học nhưng thực tế các em chưa đủ sức và lực cùng các mối quan hệ cần thiết để tự tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt tại các đô thị phồn hoa đầy cạm bẫy. Từ đó nhiều em vừa đi học vừa làm thêm dẫn đến học tập đuối dần rồi không theo kịp bạn bè xấu hổ rồi mặc cảm bỏ học luôn. Tác động từ những quan hệ tình cảm nhất thời. Sinh viên sống xa nhà được hoàn toàn tự do trong sinh hoạt hàng ngày. Nhà trường không có ký túc xá, các em phải tự tìm phòng trọ bên ngoài các khu dân cư vì thế sinh hoạt tự do, trào lưu ở ghép, sống thử, yêu đương tự do làm nhiều em bị bạn bỏ rơi hoặc có thai ngoài ý muốn nên bị sốc sau những lần như vậy rồi chán nản và bỏ học. Có những em mang thai và sinh con ngay trong thời gian đang học nên bắt buộc phải bỏ học. Nhiều sinh viên do phát sinh quan hệ tình cảm yêu đương quá sớm làm sao nhẵng việc học hành dẫn đến kết quả học tập kém, nợ nhiều môn không có khả năng trả nợ môn học, xấu hổ với bạn bè và cuối cùng là bỏ học để đi làm khi khóa học chưa kết thúc. Quan hệ phát sinh tình cảm nam nữ là bình thường ở lứa tuổi các em nhưng nếu thiếu sự quan tâm của gia đình người thân và nhà trường đặc biệt là các thầy cô giáo thì các mối quan hệ ấy cũng hay quá đà và nhiều khi dẫn
  • 23. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 đến hậu quả không mong muốn và hệ quả tất yếu là các cú sốc sau mỗi lần như vậy dẫn đến bỏ học. Tác động từ những mối quan hệ xã hội phức tạp và tệ nạn xã hội. Có những em trong lúc khó khăn nhất thời về kinh tế đã vay mượn tiền bạc từ bên ngoài và phát sinh những mối quan hệ tình cảm bất chính với những người đàn ông lắm tiền nhiều thủ đoạn dẫn tới đánh ghen, hoặc vướng vào vay mượn tín dụng đen với lãi suất cao rồi không có khả năng trả nợ, bị xã hội đen đe dọa và khống chế, giải pháp cuối cùng là bỏ học để trốn nợ. 1.3. Thực trạng và nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Khái quát chung về Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học ngoài công lập, trường đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập theo quyết định số: 470/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký ngày 14 tháng 8 năm1995. Trường đào tạo đa ngành, bao gồm 9 ngành với hơn 9.500 sinh viên theo học, có hai trình độ đào tạo là đại học và cao đẳng hệ chính quy tập trung, hàng năm tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sinh viên đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trường là mô hình chung cho các trường đại học ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Các ngành đào tạo trong nhà trường bao gồm: - Ngành Quản trị Kinh doanh - Ngành Du Lịch - Ngành Tài chính, Ngân hàng - Ngành Kế toán, Tài chính - Ngành Quản trị Bệnh viện - Ngành Công nghệ Sau thu hoạch - Ngành Công nghệ Xây dựng - Ngành Công nghệ Thông tin
  • 24. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 - Ngành Ngoại ngữ Cơ cấu tổ chức của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị (HĐQT) là cơ quan cao nhất quyết định mọi chủ trương, đường lối kế hoạch đầu tư và hoạt động của nhà trường trên cơ sở những quy định và quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định với các trường ngoài công lập. Dưới HĐQT có Ban Giám Hiệu (BGH), đứng đầu BGH là Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng giúp việc cho Hiệu trưởng. Dưới BGH là các phòng ban chức năng và các khoa chuyên ngành, tồn tại song song có một khoa chung đào tạo các môn học chung như các môn lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu đào tạo và vận hành bộ máy nhà trường hoạt động, tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường về các lĩnh vực hoạt động. Các phòng ban chức năng gồm có Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Nhân sự Pháp chế, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên, Phòng Đảm bảo Chất lượng, Phòng Hành chính tổng hợp. Các phòng ban chức năng còn có nhiệm vụ cùng phối hợp các khoa chuyên ngành quản lý và phục vụ sinh viên. Các khoa chuyên ngành quản lý trực tiếp sinh viên thuộc khoa và các hoạt động của sinh viên trên cơ sở chia thành các lớp học. Các lớp có giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp, bao gồm lớp trưởng và 2 lớp phó. Song song tồn tại sự hoạt động của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại các lớp với cơ cấu tổ chức là các chi đoàn sinh viên và đoàn khoa. Ở mỗi khoa chuyên ngành có Ban chủ nhiệm khoa (bao gồm trưởng và phó khoa hoặc trợ lý trưởng khoa); các trợ lý giáo vụ khoa, trợ lý công tác sinh viên, các giáo viên cơ hữu chủ nhiệm lớp, cùng với hệ thống đoàn thể và hội sinh viên là các lực lượng tham gia quản lý sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường.
  • 25. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức nhà trường Đặc điểm chung về sinh viên trường Đại học Hùng vương Tp Hồ Chí Minh Sinh viên được tuyển vào trường theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục - Đào tạo giao. Gần 50% số sinh viên chỉ đạt điểm sàn hoặc trên sàn 2-3 điểm, phần lớn thuộc diện nguyện vọng 2. Hội đồng Quản trị Ban Giám hiệu Phòng đào tạo Phòng tài chính Phòng CT SV Phòng nhân sự pháp chế Các phòng ban chức năng Các khoa đào tạo chuyên ngành Khoa chung đào tạo các môn Cơ bản Trung tâm hỗ trợ SV Phòng ĐB chất lượng Khoa Quản trị kinh doanh dddoanhdoanh Khoa Ngoại ngữ Khoa Công nghệ Thông tin Khoa Quản trị Bệnh viện Khoa Tài chính - ngân hàng Khoa Kế toán - tài chính Khoa Du lịch Khoa Công nghệ sau Thu hoạch Khoa Công nghệ Xây dựng Phòng Hành chính tổng hợp Bộ môn giáo dục thể chất Bộ môn LL chính trị Khoa đào tạo vừa học vừa làm
  • 26. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Sinh viên đến từ khắp các tỉnh và thành phố trong cả nước mà chủ yếu từ các vùng nông thôn nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và là con em của gia đình lao động. Khi bước vào giảng đường đại học các em có khởi đầu khó khăn để hội nhập vào môi trường mới tại các đô thị phồn hoa. Trong một lớp là tập hợp của nhiều vùng miền với các nền văn hóa, tập quán khác nhau, trình độ của các sinh viên cũng khá chênh lệch. Sinh viên phần lớn chăm chỉ siêng năng là đặc trưng của các vùng nông thôn, trong quá trình hội nhập nhiều em có những thay đổi đáng kể do môi trường xã hội tác động kể cả mặt tích cực và tiêu cực. 1.3.2. Thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh Thời kỳ trước đây số lượng sinh viên được tuyển sinh vào các trường đại học thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, dựa trên sự cân đối ngành nghề và nhu cầu xã hội. Vì thế, số lượng các trường đại học và cao đẳng không nhiều, không có các trường đại học ngoài công lập mà toàn bộ là trường công lập được nhà nước bao cấp. Tại các trường công lập Sinh viên không phải đóng học phí, được nhà nước trả tiền ăn, tiền ở (ở tập trung tại ký túc xá của trường) và các nhu cầu sinh hoạt khác được nhà nước chi trả, sinh viên được quản lý tập trung một cách chặt chẽ trong suốt thời gian học tập ở trong trường. Thời kỳ này hầu như không có sinh viên bỏ học mà chỉ có sự điều động theo lệnh của nhà nước, số lượng sinh viên tốt nghiệp cũng gần tương đương sinh viên nhập học. Sau năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, theo đó xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế và xã hội hóa giáo dục phát triển, loại hình trường đại học ngoài công lập ra đời, trong những năm gần đây số lượng các trường ngoài công lập tăng nhanh. Loại hình trường ngoài công lập không được nhà nước bao cấp về ngân sách, sinh viên đóng học phí chi phí đào tạo, tự trả bảo đảm tiền ăn, ở, sinh hoạt phí, nhà trường không có ký túc xá hoặc có nhưng rất ít.
  • 27. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Sự quản lý của nhà trường đối với sinh viên không chặt chẽ, có những trường quy mô lớn (có đến 20-30 ngàn sinh viên với vài chục ngành nghề đào tạo). Vì thế sinh viên được tự do hơn, sự quản lý của nhà trường cũng ít đi vì không có ký túc xá. Sinh viên tự tìm nơi ở và đời sống một bộ phận sinh viên xuất thân từ các gia đình lao động nghèo từ nông thôn ra thành phố học cũng khó khăn hơn. Có một bộ phận sinh viên do quá khó khăn về kinh tế nên phải đi làm thêm để tồn tại. Từ chỗ sinh viên dành thời gian đi làm thêm rồi sao nhãng việc học tập và nợ môn, nợ nhiều không có khả năng trả nợ môn học dẫn đến chán nản và bỏ học luôn. Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học ngoài công lập, trường đại học đa ngành, hiện đang đào tạo 9 chuyên ngành khác nhau. Quy mô đào tạo của nhà trường khoảng 9.500 sinh viên hệ chính quy (không kể khối các lớp vừa học vừa làm). Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo sinh viên quốc tịch CHDCND Lào do Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao cho. Ngoài ra còn có số sinh viên theo học liên thông từ cao đẳng lên đại học, số này có thể vừa học vừa làm hoặc một số các em chưa đi làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, số sinh viên đã bỏ học chủ yếu ở 2 trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy, các hệ đào tạo khác như liên thông, vừa học vừa làm chưa có trường hợp bỏ học giữa khóa học. Nghiên cứu, thống kê số liệu về số lượng sinh viên được tuyển mỗi khóa và số sinh viên bỏ học hàng năm tại Trường đại học Hùng vương thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 5 năm gần đây (2007-2012) thể hiện ở bảng 1.1 Sinh viên thường bỏ học từ học kỳ 2 trong năm thứ nhất, học kỳ 1 vừa nhập học chưa có trường hợp nào bỏ học trong học kỳ này. Tỷ lệ bỏ học nhiều nhất là năm 1 sau đó, tỷ lệ này giảm dần ở các năm thứ 2 và thứ 3, năm thứ tư tỷ lệ sinh viên bỏ học rất ít.
  • 28. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 Sinh viên hệ cao đẳng bỏ học nhiều hơn hệ đại học có lẽ một trong các nguyên nhân là các em không muốn học cao đẳng mà bỏ học để thi lại năm sau. Bảng 1.1: Thống kê số lượng tuyển sinh và số sinh viên bỏ học hàng năm tại Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính: SV KHÓA HỌC SỐ SV TUYỂN ĐẦU VÀO SV BỎ HỌC NĂM 1 SV BỎ HỌC NĂM 2 SV BỎ HỌC NĂM 3 SV BỎ HỌC NĂM 4 TỔNG SỐ SV BỎ HỌC TỶ LỆ % SO VỚI SỐ TUYỂN VÀO ĐH KHÓA 2007 1.117 72 69 29 17 187 11,99 CĐ KHÓA 2007 442 50 46 52 - 148 9,49 TỔNG SỐ 1.559 122 115 81 17 335 21,49 ĐH KHÓA 2008 1.924 104 83 50 21 258 13,41 CĐ KHÓA 2008 874 163 96 53 - 312 35,70 TỔNG SỐ 2,798 267 179 103 21 570 20,37 ĐH KHÓA 2009 1,545 109 52 38 - 199 13,00 CĐ KHÓA 2009 1,302 206 91 33 - 330 25,00 TỔNG SỐ 2,847 315 143 71 - 529 18,58 ĐH KHÓA 20010 1,575 109 71 180 11,43 ĐH (SV LÀO) 98 2 2 CĐ KHÓA 2010 173 59 33 92 53,18 TỔNG SỐ 1,846 170 104 274 14,84 ĐH KHÓA 2011 1,213 100 100 8,24 CĐ KHÓA 2011 1,673 102 102 6,10 TỔNG SỐ 2,886 202 202 7,10 (Nguồn : Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương Tp Hồ Chí Minh-2012) Ghi chú: ĐH : Đại học, CĐ: Cao đẳng , SV: Sinh viên
  • 29. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Qua số liệu thống kê cho thấy, tổng số sinh viên bỏ học tính theo các khóa trung bình từ 18-22% so với số lượng tuyển sinh đầu khóa. Năm nào, học kỳ nào tình trạng bỏ học của sinh viên cũng xảy ra, trong đó hầu như sinh viên bỏ học vào cuối năm 1 là nhiều nhất, sau đó là bỏ học trong năm thứ 2 còn sang năm thứ 3 tỷ lệ bỏ học ít hơn, cho đến năm cuối khoá thì gần như không có sinh viên bỏ học. Tình trạng bỏ học của sinh viên trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cụ thể như sau: Năm 2007 nhà trường tuyển sinh 1.559 sinh viên, thế nhưng trong năm thứ nhất đã có 122 em bỏ học (chiếm 7,83%); năm thứ hai 115 em bỏ học (chiếm 7,38%); năm thứ ba 81 em bỏ học (chiếm 5,20%) và đến năm thứ tư có 17 em bỏ học (chiếm 1,09%). Như vậy, tổng số sinh viên bỏ học của khoá học này là 320 sinh viên, chiếm tỷ lệ 21,50% so với số tuyển đầu vào. Khóa học 2008 tuyển sinh 2.798 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứ nhất 267 em (9,54%); năm thứ hai 179 em (6,40%); năm thứ ba 103 (3,68%); năm thứ 4 con số này là 21 em (0,75%). Tổng cộng trong toàn khóa số sinh viên bỏ học là 570 em chiếm 20,37% so với số tuyển đầu vào. Khóa học 2009 tuyển 2.847 sinh viên, trong đó bỏ học năm thứ nhất 315 em (11,06 %); năm thứ hai 143 em (5,02 % ); năm thứ ba 71 em (2,49%). Tổng cộng học sinh bỏ học trong 3 năm từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 là 529 em (18,57%) (năm thứ 4 là năm 2013 thì chưa có số liệu thống kê nhưng ít nhiều vẫn có tỷ lệ sinh viên bỏ học). Khóa học 2010 dù mới đang học 2 năm tại trường theo số thống kê đến ngày 31/12/2012 số sinh viên bỏ học năm thứ nhất và năm thứ hai là 274/1.846 em (chiếm 14,84%) . Để cụ thể hóa và có cái nhìn toàn diện hơn qua từng năm, thể hiện trên biểu đồ qua các năm tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua bảng 1.2 (Phụ lục 3)và biểu đồ 1.1 sau đây:
  • 30. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Biểu đồ 1.1 Tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm Như vậy, số sinh viên bỏ học nhiều nhất ở năm đầu sau đó giảm dần, năm thứ 2 tình trạng bỏ học đã giảm hơn so với với năm thứ nhất, sang năm thứ 3 tỷ lệ bỏ học rất ít và đến năm thứ 4 tỷ lệ bỏ học là không đáng kể (0,70-1,09%). Theo số liệu của Phòng Đào tạo-Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh (2012) sinh viên bỏ học có đơn xin nghỉ học để bảo lưu kết quả điểm số đã thi (số này rất ít hầu như không đáng kể). Số đông sinh viên nghỉ không có đơn và tự động nghỉ không bảo lưu kết quả (con số này xác định bằng số sinh viên không đóng học phí và cũng không đến trường học tập quá một học kỳ nghỉ học không có lý do bị gạch tên khỏi danh sách). Tại thời điểm tháng 12/2012 toàn trường có 9.503 sinh viên, theo sổ thống kê số đã bỏ học qua từng năm là 1.263 em. Đánh giá về thực trạng sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, trung bình có khoảng 18-21% số sinh viên tuyển đầu
  • 31. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 vào bỏ học giữa khóa (trung bình khoảng từ 400-500 em/khóa học). Đây là con số khá lớn. Sinh viên bỏ học chủ yếu năm thứ nhất và năm thứ hai. Như vậy, nhà trường sẽ mất một khoản học phí là 2 đến 3 năm, nếu tính bình quân là 2,5 năm x số SV bỏ học x học phí một năm là: 2,5 x 500 SV x 12.000.000 đ/năm = 15 tỷ đồng/ một khóa học. Thực tế trong nhiều năm qua tại nhà Trường số sinh viên đầu vào là 2.500, số đầu ra (tốt nghiệp) luôn thấp hơn con số 2.000. Số chênh lệch đầu vào và đầu ra không phải hoàn toàn là do các em bỏ học, có một bộ phận không bỏ học nhưng do nợ môn không trả nợ được và vẫn không tốt nghiệp. Số này tuy không được thống kê cụ thể nhưng hàng năm vẫn có, các em có khi đi làm rồi vẫn quay lại ôn thi và trả nợ các môn còn nợ. Về biểu hiện ban đầu của sinh viên bỏ học, 80% số ý kiến cho rằng các em tự ý bỏ giờ, bỏ tiết và 65% số ý kiến cho rằng tự động bỏ môn học luôn chỉ có 1% ý kiến cho rằng có làm đơn xin thôi học (để bảo lưu kết quả). 1.3.3. Thực trạng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Theo cơ cấu tổ chức của nhà trường, các chủ thể tham gia quản lý sinh viên bao gồm: Giáo viên chủ nhiệm (quản lý chung về các mặt) Trợ lý công tác sinh viên (quản lý về điểm rèn luyện) Trợ lý giáo vụ khoa (quản lý về điểm và kết quả học tập) Đoàn thanh niên ở các khoa (quản lý về các hoạt động đoàn, hội). Trong bốn chủ thể quản lý trực tiếp từ khoa chỉ có chủ thể giáo viên chủ nhiệm là thực sự quản lý trực tiếp, mỗi giáo viên phụ trách từ một đến hai lớp và quản lý tất cả các mặt trong học tập, đời sống sinh viên. Các chủ thể quản lý khác như Ban chủ nhiệm khoa, các phòng ban chức năng, đoàn hội, trợ lý sinh viên, trợ lý giáo vụ... là quản lý gián tiếp sinh viên thông qua báo cáo của chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm. Ban giám hiệu quản lý gián tiếp thông qua cấp trung gian là Ban chủ nhiệm khoa và các phòng ban chức năng, các chủ thể này lại quản lý thông qua giáo viên chủ nhiệm.
  • 32. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Như vậy, công tác quản lý sinh viên có nhiều tầng, nhiều cấp trung gian nên hầu như không sâu sát, ít tác dụng và cũng không thể quản lý nổi vì khi các cấp quản lý biết sự việc thì đã xảy ra rồi nên cũng không có tác dụng ngăn chặn. Về chủ thể quản lý trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm lớp (mỗi giáo viên quản lý từ 1-2 lớp, mỗi lớp khoảng 50-60 sinh viên). Trên thực tế, sinh viên ở trọ vì không có ký túc xá của trường nên các em ở phân tán trên một địa bàn rất rộng, do vậy giáo viên cũng không thể thường xuyên xuống nơi ở của các em. Các chủ thể khác như trợ lý công tác sinh viên, trợ lý giáo vụ khoa hay đoàn khoa cũng không thể trực tiếp gần các em vì mỗi bộ phận chỉ có một người mà có hàng nghìn sinh viên mỗi khoa. Có thể nói công tác quản lý các em trong thời gian ngoài giờ lên lớp gần như bỏ ngỏ, vì thế không ai biết ngoài giờ lên lớp các em làm gì hoặc dùng thời gian vào việc gì. Có thể khẳng định rằng ngoài giờ học trên lớp, gần như sinh viên bị bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ. Được tự do thái quá, nhiều em không thoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp. Nhưng quản lý bằng cách nào cho hiệu quả? đến nay đó còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Sinh viên ở các trường đại học ngoài công lập phần lớn đến từ nông thôn. Các em vào đại học là thoát ly gia đình, hòa vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi công dân, nhưng các em còn rất thiếu kinh nghiệm sống. Sinh viên ở tại các khu nhà trọ ngoài tầm quản lý của nhà trường, bị tệ nạn xã hội cám dỗ, xuống cấp về mặt đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã siết lại công tác quản lý sinh viên bằng nhiều quy chế thiết thực như không có điểm rèn luyện không xét công nhận tốt nghiệp, sinh viên nghỉ học quá 25% số tiết không được thi. Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu để xây dựng ký túc xá cho sinh viên ở tập trung nhưng chỉ cho các trường công lập còn trường ngoài công lập thì chưa được hưởng quy chế ưu đãi này. Ngày nay không thể quản lý sinh viên theo kiểu “nuôi nhốt” trong ký túc xá, phương thức quản lý cứng nhắc ấy đã không còn phù hợp, nhưng để cho các em tự do hoàn toàn thì thật không ổn. Rất nhiều nhà giáo dục cho
  • 33. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 rằng trách nhiệm chính quản lý sinh viên vẫn là nhà trường. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có nhiều quy định cụ thể, buộc các trường đại học phải thực hiện như giáo dục công dân ở tuần ngoại khóa đầu năm tuyển sinh, nhưng hiện nay hiệu quả không cao. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên của nhà trường còn nhiều hạn chế, có thể nói là công tác quản lý yếu, chưa giúp gì nhiều cho sinh viên trong việc giải quyết những khó khăn của các em. Sự giúp đỡ có chăng chỉ là mặt tinh thần động viên của giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua các phiếu điều tra đánh giá công tác quản lý sinh viên của các chủ thể như các khoa chuyên ngành, Phòng công tác sinh viên, Ban giám hiệu nhà trường là yếu, ít quan tâm sâu sát với những khó khăn của sinh viên cụ thể như sau: Công tác quản lý sinh viên hầu như nhà trường giao hết về cho các khoa chuyên ngành quản lý số sinh viên đang theo học tại khoa. Do số sinh viên đông mà giáo viên và cán bộ quản lý ít nên một giáo viên hay cán bộ quản lý phải quản lý nhiều sinh viên do vậy ít có sự quan tâm của thầy cô giáo đối với đời sống và học tập của các em. Ban chủ nhiệm khoa một năm mới có một buổi gặp gỡ sinh viên để phản ánh những bức xúc của sinh viên. Nhưng trên thực tế Ban chủ nhiệm khoa cũng không được phân cấp về trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết mà chỉ là báo cáo lại Ban giám hiệu nên cấp khoa là một cấp quản lý nhưng ít có tác dụng. Phòng công tác sinh viên có chức năng về quản lý sinh viên nhưng thực tế là không quản lý được sinh viên, vì sinh viên là do các khoa chuyên ngành quản lý mà các khoa là ngang cấp với Phòng công tác sinh viên. Bên cạnh đó cán bộ quản lý sinh viên là các chuyên viên chưa từng kinh qua công tác giảng dạy, tiếng nói của họ chưa có sức thuyết phục với sinh viên và ngay cả với đội ngũ giảng viên. Phòng công tác sinh viên cũng không có cán bộ quản lý chuyên trách đến từng khoa nên mọi thông tin có được là do khoa báo lên. Các phong trào đoàn hội, có sự quan tâm đến sinh viên nhưng chỉ là quan tâm về mặt tinh thần như tổ chức các phong trào các hoạt động, tạo sân chơi cho sinh viên, nhưng cái chính là giúp đỡ khó khăn về kinh tế thì ngoài
  • 34. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 khả năng của họ nên không giúp gì cho sinh viên trong việc giải quyết những khó khăn dẫn đến bỏ học. Ban giám hiệu nhà trường hàng tuần có một buổi tiếp sinh viên nhưng thực tế rất ít sinh viên đến dự buổi tiếp xúc này vì toàn trường có 8-9 ngàn sinh viên mà chỉ có một buổi tiếp sinh viên nên chỉ có những oan ức thật sự bức xúc sinh viên mới phải tiếp cận Ban giám hiệu để đề đạt nguyện vọng. Khi phát hiện sinh viên có biểu hiện bỏ học các chủ thể quản lý không kịp thời ngăn chặn vì khi biết các em bỏ học thì các em đã nghỉ học rồi hoặc thông qua bạn bè ở trọ các chủ thể quản lý mới biết. Các em thông báo thì giáo viên chủ nhiệm mới biết và sau đó giáo viên chủ nhiệm mới thông báo cho khoa hay nhà trường hoặc phòng công tác sinh viên thì lúc đó các em đã nghỉ học và không còn đến trường nên không gặp lại các em nữa. 1.3.4. Nguyên nhân sinh viên bỏ học tại Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh Dựa vào kết quả cuộc khảo sát, điều tra thăm dò ý kiến đối với cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên qua mẫu phiếu thăm dò ý kiến (M1 và M2) tháng 2/ 2013. Nội dung phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, trả lời các nguyên nhân dẫn đến bỏ học, câu hỏi điều tra theo tiêu chí điều tra xã hội học. Các câu trả lời mang tính định tính hoặc định lượng, phần thống kê xử lý số liệu quy về tỷ lệ hoặc định lượng. Thời điểm điều tra vào đầu học kỳ của năm học thứ hai, thời gian từ phát phiếu điều tra và thu phiếu điều tra là 7 ngày. Việc bỏ học của sinh viên liên quan đến nhiều yếu tố và bản thân chủ thể sinh viên, những người có liên quan được thăm dò ý kiến là cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và bản thân sinh viên từ năm thứ hai. Kết hợp các phương pháp khác để bổ sung về lý luận thực tiễn như: Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, hỏi những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, để tận dụng những kinh nghiệm trong quản lý giáo dục ở quá khứ. Các chuyên gia có nhiều ý kiến và đóng góp sâu sắc, thiết
  • 35. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 thực phù hợp với thực tiễn đa dạng, phong phú của thực tiễn quản lý giáo dục trong nhà trường. Trong các ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các buổi tọa đàm, đa số cho là sinh viên rất cố gắng nhưng do “lực bất tòng tâm”, do không có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và học tập tại các thành phố lớn nên phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền. Ý kiến này được nhiều chuyên gia tán thành và cũng là ý kiến mà đa số sinh viên cho là đúng với hoàn cảnh của các em hiện nay tại các trường đại học ngoài công lập. Ngoài ra bằng cách khác, chúng tôi còn tham khảo ý kiến các cựu sinh viên đã ra trường và đang tham gia vào lực lượng lao động xã hội, tham khảo ý kiến của các cán bộ đoàn hội hoạt động trong nhà trường... Các ý kiến đều cho là sinh viên bỏ học phần lớn là do quá khó khăn về kinh tế nên phải bỏ học. Nguyên nhân chi phí đào tạo cao, các cựu sinh viên cho rằng học phí của nhà trường với mức phí 10.000đ/ tiết (tương đương 10-12 triệu đ/năm) là không cao so với mặt bằng chung hiện nay. Phương pháp toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý và giảng viên từ đó rút ra những ý kiến chung nhất. Kết luận về nguyên nhân bỏ học của sinh viên qua phiếu điều tra: sinh viên bỏ học là một hành vi có chủ định, có tính toán chứ không phải ngẫu nhiên. Các em bỏ học có cả nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân sinh viên và nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào. Trong các nguyên nhân này thì nguyên nhân khách quan tác động vào nhiều hơn, đa số cho rằng bản thân các em cũng không muốn bỏ học nhưng vì những hoàn cảnh bắt buộc mà phải nghỉ học. Có một số trường hợp các em nghỉ học nhưng có đơn xin bảo lưu kết quả học tập vì còn muốn quay lại học tập, vì vậy có thể nói các em nghỉ học phần lớn là do những lý do khách quan bắt buộc. Theo thực tế thống kê và xử lý thống kê 150 phiếu điều tra thăm dò ý kiến như bảng 1.3 ( phụ lục 4) và bảng 1.5 (Phụ lục 6) có thể rút ra các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bỏ học của sinh viên như sau:
  • 36. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 Các nguyên nhân khách quan Trong môi trường đại học các em có cơ hội cọ xát, giao lưu, và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những yếu tố tác động từ bên ngoài có thể kể ra như: Một là, sinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường từ cán bộ quản lý đến giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập. Hầu như giảng viên trong trường đại học nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy, truyền đạt kiến thức và nghiên cứu khoa học. Cán bộ quản lý chủ yếu quan tâm đến quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo, vận hành bộ máy hoạt động của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập chỉ quan tâm đến học tập mà ít quan tâm đến đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của các em nên nhiều khi sinh viên bỏ học mà nhà trường cũng không biết. Theo kết quả xử lý thông tin trên các phiếu điều tra 70% ý kiến cho là sinh viên thiếu sự quan tâm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên dẫn đến tình trạng bỏ học (20% số phiếu cho điểm 4 và 50% số phiếu cho điểm 3). Số phiếu cho điểm 2 chỉ có 20% (tương đối đúng) còn lại 10% số phiếu cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân thiếu sự quan tâm của thầy cô và nhà trường. Hai là, chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp. Sinh viên chỉ cần 13 điểm (điểm sàn) đã đủ điểm vào đại học, 10 điểm đã đủ điểm vào học cao đẳng (nếu cộng cả điểu ưu tiên, điểm khu vực thì các em chỉ cần 10-11 là đủ điểm vào đại học). Các em vào đại học mà không cảm thấy tự hào, vào đại học quá dễ dàng nên ít động cơ phấn đấu học tập, với 13 điểm không vào trường này sẽ vào trường khác nên các em coi việc vào học tại một trường đại học là tất yếu. Chất lượng đầu vào thấp thì quá trình nhận thức, khả năng tiếp thu bài giảng cũng kém, các em nợ nhiều môn khó có khả năng trả nợ dẫn tới bỏ học luôn. Đa số các ý kiến (76% số phiếu bao gồm 16% số phiếu cho điểm 4 và 60% số phiếu cho điểm 3- phụ lục 6) đều cho rằng chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp cộng với sự thiếu cố gắng nỗ lực là nguyên nhân dẫn đến bỏ học vì các em không theo kịp chương trình học tập dẫn đến phải thi lại nhiều môn và
  • 37. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 bỏ học. Chỉ có 18% số phiếu cho là tương đối đúng còn 6% số ý kiến được hỏi cho là không đúng nguyên nhân bỏ học của sinh viên không phải do chất lượng đầu vào thấp. Điều này là có cơ sở thực tế vì có nhiều em điểm đầu vào khá cao (18-19 điểm), kết quả học tập học kỳ 1,2 đạt khá, giỏi nhưng vẫn bỏ học có thể do không yêu ngành đang học hoặc bỏ học để thi lại năm sau. Ba là, môi trường giáo dục trong các trường đại học hiện nay có vẻ thiếu sự thân thiện. Ngày nay, tại các giảng đường đại học sinh viên đi học cũng không ai biết nghỉ học cũng không ai biết, thầy chỉ biết giảng (số lượng giáo viên thỉnh giảng khá đông); cuối học kỳ thi, tích luỹ đủ tín chỉ ra trường, nợ môn đóng tiền học lại, trả nợ khi nào xong thì qua. Môi trường giáo dục thiếu sự gắn kết giữa thầy và trò (thầy giáo thỉnh giảng chỉ dạy một hoặc hai môn trong suốt khóa học); giữa sinh viên với các phong trào đoàn hội cũng ít có sự gắn bó. Cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện học tập của sinh viên khó khăn, thiếu sân chơi, thư viện thiếu chỗ ngồi, các phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ hầu như không có. Theo ý kiến thăm dò đa số đều cho rằng ở trường đại học thiếu môi trường thân thiện, sinh viên phải tự giác lo việc học tập, ai biết người đó, lo để tự vượt qua các kỳ thi, trả nợ các môn học tích lũy đủ số tín chỉ cần thiết để ra trường. Hơn 78% ý kiến cho rằng môi trường giáo dục đại học thiếu sự thân thiện (12% số phiếu cho điểm 4 và 60% số phiếu cho điểm 3-phụ lục 6), 16% cho rằng ý kiến này tương đối đúng. Chỉ có 6% số phiếu thăm dò cho rằng sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân môi trường giáo dục thiếu thân thiện. Bốn là, trong môi trường đại học thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Sinh viên bỏ học phần lớn gia đình và nhà trường cũng không biết. Những khó khăn về đời sống sinh viên nhà trường và đoàn hội cũng không biết hoặc biết mà không thể giúp đỡ, thiếu sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để giúp đỡ các em. Nhà trường cũng ít kết hợp với các doanh nghiệp; các tổ chức xã hội để giúp các em tiếp cận cuộc sống. Trong các
  • 38. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 hoạt động thực hành, thực tập, gần như nhà trường bỏ mặc các em trong quá trình thâm nhập thực tế sản xuất. Hơn 80% phiếu thăm dò cho rằng không có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình (6% số phiếu cho điểm 4 và 76% số phiếu cho điểm 3- phụ lục 6). Nhà trường chỉ đưa các thông tin về sinh viên lên website của nhà trường (thông tin một chiều) còn gia đình có đọc có biết hay không nhà trường không nắm được. Phần lớn các bậc phụ huynh không có khả năng kiểm soát kết quả học tập của con em mình qua mạng. Chỉ có 8% số ý kiến được hỏi cho rằng nguyên nhân sinh viên bỏ học không phải do nguyên nhân này. Năm là, chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy của các trường đại học hiện nay chậm đổi mới. Chương trình đào tạo hầu như cũ kỹ, chậm đổi mới, không theo kịp đà phát triển của nền kinh tế thị trường, không theo kịp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ nên không phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên. Chính điều này làm cho sinh viên cảm thấy bài học khô cứng, thiếu thực tế, không hấp dẫn cũng dẫn đến bỏ học. Các phiếu thăm dò đều có kết quả cho rằng phương pháp giảng dạy và học tập hiện nay là cũ, lạc hậu, ít được đổi mới nên không hấp dẫn sinh viên. Có đến 66% (16% số phiếu cho điểm 4, 50% số phiếu cho điểm 3) ý kiến cho là phương pháp giảng dạy học tập chậm đổi mới, 20% ý kiến cho là tương đối đúng, chỉ có 14% cho rằng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy như hiện tại là vừa sức và phù hợp với các em. Sáu là, các chính sách đối với sinh viên hiện nay là không phù hợp với thực tế dẫn tới các em vô cùng khó khăn trong đời sống nên nhiều em bỏ học. Học phí các trường ngoài công lập (trung bình khoảng từ 10-12 triệu đồng /năm) cao hơn so các trường công lập (2,2 triệu đồng/năm). Các trường ngoài công lập hầu như không có ký túc xá nên sinh viên phải thuê phòng trọ bên ngoài với giá cả đắt đỏ, chi phí sinh hoạt điện nước giá cao. Rất nhiều sinh viên không đủ tiền chi trả cho thuê phòng ở và các chi phí khác như tiền điện, tiền nước, chi phí đi lại. Nhiều nhóm sinh viên phải ở hết sức chật chội để giảm bớt chi phí tiền trọ với 6 em trên 3 chiếc giường tầng trong 1 căn
  • 39. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 phòng trọ 12m2 bình quân chỉ có 2m2 /em. Việc cho vay vốn của ngân hàng chính sách quá ít; không đủ chi phí cho những sinh viên khó khăn (mức cho vay tối đa của ngân hàng là 1.000.000 đồng/tháng lãi suất 0,65%/tháng). Việc khen thưởng qua kết quả học tập chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không mang ý nghĩa thực tế. Các trường cần tạo việc làm thêm cho sinh viên gắn liền với chuyên môn họ được đào tạo để họ gắn bó với ngành nghề hơn. Đời sống đô thị phồn hoa, cám dỗ vật chất tác động đến các em trong khi đó đời sống sinh viên lại quá khó khăn về vật chất (chỉ cần các em đi dạy kèm cho học sinh phổ thông mỗi buổi tối hai giờ đến ba giờ là một tháng các em có thể kiếm được ba triệu đồng). Chỉ cần làm tiếp viên buổi tối cho các quán ăn nhà hàng, hay tiếp thị cho một hãng sản phẩm nào đó với thế mạnh trẻ khoẻ đẹp của các em thì mỗi tháng các em cũng có thể kiếm được ba triệu. Từ việc kiếm đồng tiền quá dễ đã lôi các em ra khỏi môi trường học đường vừa nghèo lại vừa học hành vất vả. Đó là nguyên nhân dẫn tới nhiều em bỏ học luôn, vì các em nghĩ có học ra trường vất vả khổ cực 4 năm thì ra trường mức lương cũng chỉ ba - bốn triệu đồng. Những tác động này đến với các em thiếu ý chí bản lĩnh và dễ sa ngã lại đang trong tình thế khó khăn nhất thời về kinh tế. Những em gia đình có hoàn cảnh khó khăn thực sự, số này khá đông với các sinh viên xuất thân từ nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Các em không đủ tiền đóng học phí, không có tiền trang trải chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ tại các đô thị lớn. Mặc dù có quyết định 157 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam hỗ trợ cho sinh viên vay tiền học tập, nhưng việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng là không dễ vả lại định mức cho vay tối đa 1.100.000 đồng/ tháng (Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1196/QD-TT ngày 19 tháng 7 năm 2013) về Điều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên là không giải quyết được vấn đề. Hơn 94% ý kiến thăm dò cho rằng sinh viên bỏ học là do khó khăn về kinh tế như không có đủ tiền chi phí đóng học phí, ăn ở đi lại và những chi phí khác, chỉ có 6% ý kiến được thăm dò cho là sinh viên bỏ học không phải
  • 40. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38 vì lý do kinh tế và chính sách đối với sinh viên là không liên quan tới việc sinh viên bỏ học. Các nguyên nhân chủ quan Một là, tư duy thấp, hổng kiến thức từ các lớp dưới, nhận thức kém. Nhiều em không đủ kiến thức và trình độ cơ bản để theo học ở bậc đại học, trong khi đó các em lại thiếu sự cố gắng nỗ lực bản thân nên sức học cứ đuối dần và một số các em không theo nổi dẫn đến tình trạng bỏ học. Chất lượng sinh viên đầu vào thấp cũng đồng nghĩa với sự tư duy và nhận thức của các em không cao, hổng kiến thức cơ bản ở chương trình phổ thông trung học. Hai là, thiếu sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong điều kiện các em sống xa nhà, thiếu sự quan tâm hàng ngày của cha mẹ và gia đình. Các em không tự cố gắng và nỗ lực bản thân nên thời gian lên lớp và thời gian tự học bài ở nhà bị chia sẻ vào những công việc khác như đi chơi bạn bè, đi làm thêm, đến các tiệm internet, những quan hệ tình cảm khác. Chính những điều này làm cho kết quả học tập bị ảnh hưởng. Có em nợ trên 50% số môn học trong một học kỳ, làm tăng sự bi quan và chán nản việc học, cuối cùng là khả năng trả nợ các môn học bị nợ gần như là không thể, bởi vì do hổng kiến thức ở bậc phổ thông nên dù có cố gắng vẫn không thể đạt điểm trung bình. Trong số các ý kiến được nêu ra trong phiếu thăm dò ý kiến có đến 88% (20% số phiếu cho điểm 4, 68% số phiếu cho điểm 3) ý kiến cho rằng các em sống xa gia đình và thiếu sự quan tâm của gia đình cộng với sự thiếu cố gắng nỗ lực của bản thân vì các em đi học xa nhà chỉ có thể về nhà vào dịp hè hoặc tết âm lịch. Ba là, các em sinh viên ngày nay có xu hướng phát triển “sớm” hơn nên những quan hệ yêu đương, tình ái cũng sớm hơn và nhiều hơn. Các em không đủ bản lĩnh; kiến thức và sự hiểu biết nên đã quá đà dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như có thai, nạo hút thai, bị bạn bỏ rơi hay chia tay nhau dẫn tới những khủng hoảng tâm lý và sức khoẻ sau mỗi sự cố như vậy, thậm chí có em còn đang năm thứ hai đã sinh con ngoài ý muốn nên việc bỏ học là không tránh khỏi.
  • 41. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 39 Bốn là, sinh viên nghỉ học vì nợ quá nhiều môn. Đây là lý do khiến rất nhiều sinh viên lâm vào tình cảnh chán nản, bi quan, lo lắng và không có lối thoát, làm cho các em không còn hứng thú học tập do đó dẫn tới tình trạng bỏ học. Một phần vì xấu hổ với bạn bè, một phần vì số môn nợ quá nhiều và khả năng trả nợ được là rất khó, có em nợ 6/10 môn trong một học kỳ nên việc trả nợ các môn học này là khá cam go gần như là không thể. Vì để được thi lại phải đóng tiền, mà đề thi lại thì không hề dễ hơn thi lần một, hơn nữa không vượt qua các môn đại cương thì cũng không được học môn chuyên ngành nên việc nợ nhiều môn học chắc chắn là phải học lại với khoá sau nếu như không muốn bỏ học. Những trường học theo học chế tín chỉ không tổ chức thi lại mà bắt buộc phải học lại sau khi thi rớt khiến nhiều sinh viên bị “ngộp” vì không đủ thời gian và kinh phí đóng tiền học lại. Vậy nên, nghỉ học là giải pháp tốt nhất. Trong các phiếu thăm dò ý kiến được hỏi có đến 76% ý kiến cho rằng do chất lượng đầu vào thấp nên nhiều em theo không kịp chương trình dẫn đến nợ nhiều môn và không có khả năng trả nợ nên nghỉ học là giải pháp phù hợp nhất. Năm là, sinh viên nghỉ học do lúc khó khăn về tiền bạc Do khó khăn về tiền bạc các em trót vay “nóng” của tín dụng đen nên dẫn đến không có khả năng trả, lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến lo lắng và bỏ học trốn nợ, “bỏ của chạy lấy người”, tình trạng này như một làn sóng ngầm âm thầm nhưng tàn phá ghê gớm. Có những sinh viên vì nợ nần phải bỏ học đi làm để trừ nợ mà vẫn không thoát nợ. Sáu là, nhiều sinh viên vào môi trường học tập ở bậc đại học đã không thích nghi kịp với môi trường mới nên bị “đuối” dẫn đến kết quả học tập kém, chán nản và bỏ học. Các em từ bậc trung học phổ thông cách học là học thuộc, thầy đọc trò chép và làm bài tập; phương pháp học ở bậc đại học khác hoàn toàn cách học trên nên nhiều sinh viên không kịp thích nghi với điều kiện mới nên chán nản. Ở bậc phổ thông có nhà trường quản lý chặt chẽ về giờ lên lớp. Lên đại học sinh viên được tự do hơn, các buổi học ít khi điểm danh, thầy không quản lý
  • 42. Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 40 việc đi muộn về sớm, Trong đời sống sinh viên sống xa nhà hiện nay có những khái niệm mới về đời sống và sinh hoạt của sinh viên như “góp gạo nấu cơm chung”, “sống thử”, “ở ghép”... Chính điều này đã góp phần làm tha hoá về đạo đức và nhân cách, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, sao nhãng việc học hành và nghiêm trọng hơn là bỏ học để đi làm. Các em không thích nghi được với môi trường học tập mới, lại dễ bị cám dỗ bởi những làn sóng lối sống mới của kinh tế thị trường, của đô thị phồn hoa nên chán nản dẫn đến bỏ học luôn. 1.3.5. Một số kinh nghiệm trong quản lý sinh viên tại Trường Đại học Hùng vương thành phố Hồ Chí Minh Từ thực tiễn công tác quản lý sinh viên chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây (những kinh nghiệm này chưa có trong quy định nào của Bộ): Một là, lập phiếu quản lý sinh viên, thông qua đó để nắm được những thông tin cần thiết của các em. (phụ lục 7) Ngay từ khi nhận lớp các giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức họp mặt và phát phiếu theo dõi quản lý sinh viên để có thể nắm đầy đủ thông tin về sinh viên thuộc sự quản lý của mình. Sinh viên tự tay ghi các thông tin cá nhân, đó là các thông tin chính xác nhất và mới nhất mà các giấy tờ khác không có như nơi ở (là địa chỉ nhà trọ hay gia đình), nghề nghiệp hiện tại của cha, mẹ, hay người giám hộ, điện thoại cố định và điện thoại di động của những người này, khi cần báo tin cho ai. Chính nhờ phiếu quản lý này người phụ trách có thể quản lý và theo dõi các em, nắm bắt được các thông tin khi cần thiết. Các thông tin trên phiếu quản lý này do chính các em ghi và cam kết nên chính xác và có thể liên lạc trực tiếp khi cần. Hai là, quản lý sinh viên thông qua sổ theo dõi quá trình học tập trên lớp. Nhờ có sổ theo dõi học tập trên lớp các giờ học, buổi học, môn học và tên các thầy cô giáo giảng dạy, tên các sinh viên vắng mặt được cập nhật hàng ngày. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm biết được chính xác từng môn học và số sinh viên bỏ giờ, bỏ tiết hàng ngày để quản lý theo dõi và nhắc nhở các em, có các biện pháp giúp đỡ can thiệp trực tiếp khi các em gặp khó