SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................................iii
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..........................................................................3
1.1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển. ............................................................................................3
1.1.1. Vai trò của vận tải biển...................................................................... 3
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển. ................................................................................................ 4
1.2. Phân loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển. ............................................................................................5
1.2.1. Phân loại rủi ro.................................................................................. 5
1.2.2. Các loại tổn thất ........................................................................................................9
1.3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển. .............................................................................................................. 10
1.3.1. Đối tượng, phạm vi bảo hiểm........................................................... 10
1.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm............................... 11
1.3.3. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................ 13
1.3.4. Hợp đồng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển. .................................................................................................................................... 13
1.4. Quy trình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa.............................................................. 15
1.4.1. Quy trình khai thác ................................................................................................ 15
1.4.2. Quy trình giám định tổn thất ................................................................................ 17
1.4.3. Quy trình bồi thường............................................................................................. 19
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh ......................................... 21
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh........................................................... 21
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh......................................................... 21
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO
MINH HÀ NỘI................................................................................................................. 24
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
ii
2.1. Sơ lược về Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh và công ty Bảo Minh Hà Nội... 24
2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.......................................................................... 30
2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm. ............................................................................... 30
2.2.2. Công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển.......................................................................................................... 40
2.2.3. Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường.......................................... 44
2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.................................. 48
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO MINH
HÀ NỘI.............................................................................................................................. 50
3.1. Định hướng phát triển của Bảo Minh Hà Nội đến năm 2020.............................. 50
3.1.2. Định hướng cụ thể đối với hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển................................................................................. 51
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. ....... 52
3.2.1. Những thuận lợi .............................................................................. 52
3.2.2. Những khó khăn..................................................................................................... 55
3.3. Giải pháp .................................................................................................................... 57
3.3.1. Về công tác khách hàng ........................................................................................ 57
3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng kênh phân phối............................................ 59
3.3.3. Mức phí bảo hiểm.................................................................................................. 61
3.3.4. Về công tác đề phòng hạn chế tổn thất ............................................................... 61
3.3.5. Công tác chống trục lợi bảo hiểm........................................................................ 64
3.3.6. Công tác giám định................................................................................................ 65
3.3.7. Công tác bồi thường.............................................................................................. 65
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 68
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 : Tỷ lệ phụ phí tàu già...................................................................................... 36
Bảng 2.2 : Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển tại Bảo Minh Hà Nội từ 2012-2015 :........................................................ 37
Bảng 2.3 :Kết quả thực hiện doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển của Bảo Minh Hà Nội.......................................... 39
Bảng 2.4: Chi giám định cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển.................................................................................................. 44
Bảng 2.5 : Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. ........................................................... 47
Bảng 2.6 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn từ năm 2012-2015.......... 48
Bảng 3. 1: Doanh thu kế hoạch của Công ty Bảo Minh Hà Nội trong năm 2016 .... 51
Bảng 3.2 : Tỷ lệ hàng hóa được bảo hiểm trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam (2012-2015)............................................................................................................. 56
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.011
LỜI NÓI ĐẦU
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển theo. Đặc biệt trong thời đại hội nhập và toàn
cầu hóa như hiện nay thì vận tải càng đóng vai trò quan trọng, nhất là vận tải
biển.Trong những năm qua nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích
lệ. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến vai trò của việc xuất
nhập khẩu hàng hóa.Với lợi thế đường bờ biển dài 3260km, lại nằm ở khu
vực trung tâm Đông Nam Á, vận tải biển đã trở thành phương thức vận
chuyển chủ yếu ở nước ta trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Cũng như các phương thức vận tải khác, vận tải biển không thể tránh
được những rủi ro bất ngờ, đặc biệt là yếu tố tự nhiên, quãng đường vận
chuyển dài và khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn khiến cho các tổn thất nếu
không may xảy ra sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Cũng chính vì lý
do này mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển được ra đời từ rất sớm và có lịch sử lâu đời để giúp các chủ hàng
có thể hạn chế được tổn thất, giảm bớt gánh nặng về tài chính và ổn định
trong hoạt động kinh doanh.
Mặc dù bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
là một nghiệp vụ đã rất phổ biến với các nước trên thế giới.Song ở Việt Nam
chúng ta, nghiệp vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ hàng hóa xuất nhập
khẩu được bảo hiểm với tỷ lệ còn thấp, một phần cũng do đặc thù của chúng
ta vẫn chưa thật sự quen với việc tham gia bảo hiểm.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận biết được tầm quan trọng của nó,
sau một thời gian thực tập ở công ty Bảo Minh Hà Nội, em đã chọn đề tài :
"Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển tại công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội- Thực trạng và
giải pháp "để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là nói lên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.012
được sự cần thiết của nghiệp vụ này, cũng như phân tích, đánh giá về nghiệp
vụ này tại Bảo Minh Hà Nội trong những năm vừa qua, qua đó rút ra những
kinh nghiệm để có thể hoàn thiện hơn nghiệp vụ này trong những năm tới để
có thể đáp ứng tốt hơn cũng như thu hút khách hàng hơn.
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham
khảo thì bao gồm 3 chương :
Chương 1 : Tổng quan về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển.
Chương 2 : Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.
Chương 3 :Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.
Do thời gian thực tập không nhiều, trình độ cũng như kiến thức thực tiễn
còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong sẽ nhận được nhiều sự góp ý của thầy cô để bài luận văn có thể hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.013
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1.1. Vai trò của vận tải biển
Việc thông thương buôn bán đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc
gia.Để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều phương
thức khác nhau : đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
biển…Nhưng cho đến nay vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng,
chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng
hóa vận chuyển hàng năm đạt 6.000 tỷ tấn và khối lượng vận chuyển đạt
khoảng 25.000 tỷ tấn/hải lý.………………….
Sở dĩ ngành vận tải biển lại chiếm vị trí quan trọng trong thương mại
quốc tế là bởi những ưu điểm như sau :
- Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn : Phương tiện trong vận tải
bằng đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong
cùng một thời gian trên cùng một chuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các
cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả
năng thông quan của một cảng là rất lớn. ……………………………………. .
- Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa
khác nhau trong thương mại quốc tế. Đặc biệt hiệu quả là các loại hàng rời có
khối lượng lớn và giá trị thấp như : than đá, quặng, ngũ cốc photpho và dầu mỏ.
- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp : Các tuyến
đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn,
nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây
dựng các kênh đào và hải cảng..
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.014
- Giá thành vận tải biển rất thấp : Ví dụ cước phí trung bình vận chuyển
cùng một loại hàng hóa bằng đường hàng không là 7$/kg, trong khi đó vận
chuyển bằng đường biển là 0, 7$/kg. Giá thành vận tải biển thuộc loại thấp
nhất trong các loại phương tiện vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận
chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải
biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được
áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.
- Tiêu thụ nhiên liệu trên 1 tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường
sông một ít.
- Vận chuyển đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế với
các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng
thu ngoại tệ, thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán
quốc tế.
1.1.2. Sựcần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
- Vận tải bằng đường biển chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên
như : mưa, bão, lũ lụt, sóng thần. Cũng vì quãng đường đi lại dài lại đi qua
nhiều quốc gia khác nhau với nhiều đặc điểm khí hậu khác nhau nên các yếu
tố thiên nhiên diễn ra không theo một quy luật nhất định nào. Chính vì thế,
mặc dù khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có thể dự
báo thời tiết nhưng rủi ro vẫn xảy ra. Hơn nữa, hiện nay, điều kiện khí hậu
đang có những biến đổi thất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày
càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất cũng dễ xảy ra hơn..
- Đường vận chuyển dài nên các tàu nhiều khi phải dừng chân tại các
quốc gia khác nhau do vậy bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của các
quốc gia đó. Nhất là các quốc gia có chiến tranh, đình công hay là có quan hệ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.015
ngoại giao không tốt đối với các quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hóa chuyên
chở trên tàu.
- Trong quá trình vận chuyển đôi khi cũng xảy ra rủi ro đâm va hoặc trục
trặc kỹ thuật do saisót trong việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng tàu. Các tàu biển
hoạtđộngtrên vùng biển rộnglớn, vì vậy, khi xảy ra sự cố thì việc cứu hô, cứu
nạn rất khó khăn. Mặt khác, thị trườnghàng hải rất lớn, và hiện nay số lượng tàu
được đưa vào khai thác nhiều, khối lượng vận tải lớn, giá trị hàng hóa cao, cho
nên nếu tổn thất xảy ra thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.
- Người chuyên chở nếu sai sót cũng có thể gây nên tổn thất. Đại bộ
phận các công ước về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và luật hàng hải
của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Luật của Việt Nam đều cho
phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy mà các nhà
xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.
Vì những lý do trên, để khắc phục những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra,
bên cạnh việc người ta ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các đội
tàu thì người ta cũng tính đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết thiệt hại
bằng cách bù đắp kinh tế, đó là Bảo hiểm-hình thức phân tán rủi ro theo
nguyên lý cộng đồng.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời
từ rất sớm và phát triển không ngừng.Cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm này
đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên trở thành tập quán thương mại quốc tế
trong hoạt động ngoại thương.
1.2. Phân loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.2.1. Phân loại rủi ro
1.2.1.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất
Căn cứ theo nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro có thể chia làm 3 loại:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.016
 Rủi ro do thiên tai gây ra, là những hiện tượng mà con người không
thể chi phối được như : biển động, bão lốc, sóng thần. .
 Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển, là những tai nạn xảy ra đối với
con tàu ở ngoài biển : mắc cạn, chìm đắm, mất tích. .
 Rủi ro do con người gây ra : ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công. .
1.2.1.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm
Các rủi ro thông thường được bảo hiểm : là các rủi ro được bảo hiểm
một cách bình thường theo những điều kiện bảo hiểm gốc.
* Rủi ro chính :là những hiểm họa chủ yếu của biển, thường gây ra
những tổn thất lớn cho chủ hàng và chủ tàu
- Rủi ro mắc cạn : là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc
chướng ngại vật do một số sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chạy
được nữa khiến hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt.
- Rủi ro chìm đắm :là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm
xuống nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi tàu đang hành thủy hoặc neo đậu.
- Rủi ro cháy : là hiện tượng oxy hoá có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự
cố bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu
+ Cháy bình thường : do nguyên nhân từ bên ngoài hay do những
nguyên nhân khách quan như thiên tai, sơ suất của người không phải người
được bảo hiểm, buộc phải thiêu hủy để tránh bị địch bắt hoặc tránh lây lan
dịch bệnh. .
+ Cháy nội tì : Do bản thân hàng hóa tự bốc cháy mà người bảo hiểm
chứng minh được là do quá trình bốc xếp hàng hóa lên tàu không thích hợp
hoặc do bản chất tự nhiên của hàng hóa
Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cháy bình thường.trường hợp hàng
cháy tự phát do nội tỳ, bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường nếu hàng hóa này
được xếp lên tàu trong điều kiện và trạng thái thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.017
- Rủi ro đâm va :là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với
một vật thể cố định hoặc di động.
- Rủi ro ném bỏ xuống biển: Ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một
phần thiết bị dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc để tránh một nguy
cơ nguy hiểm khác nhằm cứu tàu, cứu hàng khi gặp tai nạn.
- Rủi ro mất tích : là trường hợp tàu không đến được cảng như quy định
của hợp đồng và sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hành trình bị
mất tin tức về tàu và hàng hóa trên tàu.
+ Pháp :tàu được coi là mất tích là trong vòng 6 tháng đối với hành trình
ngắn và 12 tháng đối với hành trình dài.
+ Anh và các nước theo luật Anh : thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3
lần hành trình nhưng không nhỏ hơn 2 tháng và không lớn hơn 6 tháng.
+ Việt Nam : thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình của
tàu nhưng không nhỏ hơn 3 tháng
* Các rủi ro phụ : là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các
điều kiện bảo hiểm rộng nhất: vỡ, cong, bẹp, rỉ, hấp hơi, nóng, lây hại, lây
bẩn, hư hại do móc cẩu, chuột bọ và côn trùng, nấm mốc, rò chảy, xây sát, rơi
vãi…
Trong đó :
- Vỡ, cong, bẹp: là hiện tượng hàng hóa bị hư hại trong quá trình vận
chuyển và bốc dỡ do cẩu thả, nặng tay, do va đập vào hàng hóa khác, do bị rơi
hoặc tác động của ngoại lực.
- Rỉ: là hiện tượng hàng kim loại bị oxy hóa hoặc bị ăn mòn hóa học do
độ ẩm cao trong hàng hóa hoặc hàng hóa bị ngấm nước mưa, nước ngọt, nước
mặn hoặc nhiễm hơi axit.
- Hấp hơi: là hiện tượng không khí trong hầm hàng có độ ẩm quá cao
ngưng đọng lại thành nước làm hỏng hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.018
- Nóng: là hiện tượng hàng hóa bị nóng do tính chất riêng của hàng, do
lây sang từ hàng hóa khác, do máy lạnh của tàu bị hỏng hoặc do xếp gần
buồng máy.
- Lây hại: là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng do xếp gần hàng có hương
vị trái ngược hoặc do ký sinh trùng từ hàng này lây sang hàng khác.
- Lây bẩn: là hiện tượng hàng hóa bị bẩn do sơn, phẩm, dầu mỡ ngấm
qua bao bì
- Hư hại do móc cẩu: là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình
bốc dỡ do móc cần cẩu hoặc do móc của người công nhân xếp dỡ sử dụng làm
đứt dây, đai hoặc rách vỡ bao bì.
Các rủi ro phải bảo hiểm riêng (rủi ro loại trừ tương đối) : là những rủi ro
loại trừ đối với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, nếu muốn được bảo hiểm
thì phải mua riêng.
- Rủi ro chiến tranh
- Rủi ro đình công
Rủi ro loại trừ : là những rủi ro không được bảo hiểm đối với bảo hiểm
hàng hải trong mọi trường hợp. Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển, rủi ro loại trừ bao gồm các rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng hoặc
chi phí phát sinh xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm.
- Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường
hoặc hao mòn tự nhiên (tổn thất thương mại hàng hóa).
- Bao bì đóng gói không thích hợp, đóng gói sai quy cách.
- Chuẩn bị hàng hóa không đầy đủ, xếp hàng hỏng lên tàu.
- Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể
cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.019
- Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng đi biển, phương tiện vận
chuyển, container không thích hợp với việc vận chuyển an toàn hàng hóa nếu
người được bảo hiểm hay người làm công cho họ biết về tình trạng không đủ
khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian xếp hàng.
- Sự bất lực hay thiếu thốn về tài chính của người chuyên chở.
1.2.2. Cácloại tổn thất
Tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận nếu căn cứ
vào quy mô, mức độ của tổn thất. Tổn thất được chia thành tổn thất chung và
tổn thất riêng nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyền lợi và trách nhiệm
của các bên đối với tổn thất.
- Tổn thất toàn bộ: là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hóa được bảo
hiểm. Tổn thất toàn bộ được chia thành tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất
toàn bộ ước tính.
- Tổn thất bộ phận: là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng
hóa được bảo hiểm. Tổn thất bộ phận xảy ra trong các trường hợp: hư hỏng
hoàn toàn một phần hàng hóa; hàng bị giảm về khối lượng; hàng bị giảm về
số lượng; hàng bị giảm về thể tích; hàng bị giảm về giá trị.
- Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một
hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ
hàng và những người bảo hiểm cho các chủ hàng đó mà thôi.
- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành
động tổn thất chung, đó là sự hy sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ
tàu nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi
có đe dọa. Hành động tổn thất chung là hành động hy sinh tự nguyện, có chủ
ý của con người nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình.
- Chi phí cứu nạn: là khoản tiền trả cho những người tham gia vào việc
cứu những tài sản đang gặp nguy hiểm khỏi bị tổn thất. Chi phí cứu nạn vừa
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0110
mang tính chất tiền công với tính chất tiền thưởng.Tài sản được cứu đề cập ở
đây là tàu và hàng hóa.Người có tài sản được cứu có nghĩa vụ trả tiền cho
người tham gia cứu nạn.
1.3. Nộidung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển.
1.3.1. Đốitượng, phạm vi bảo hiểmbảohiểm.
1.3.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm chính là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển
hoặc kết hợp cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển
(vận chuyển đa phương thức).
1.3.1.2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn
trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện
nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi
thường. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng
nhiều và kéo theo mức phí lớn.
Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A,
B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện
bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều khoản bảo hiểm B, C trách
nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên
tàu bị mất tích.
Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude)
1/1/1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc
dỡ vận chuyển hàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy
tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC
1990. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/1982.Đối
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0111
với hàng hoá nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam thường được
bảo hiểm theo QTC 1990.
Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu, Công ty Bảo Minh thường áp dụng ICC 1/1/1982.Khi hàng hoá có tổn
thất, người nhận hàng dễ dàng nhận biết ngay được hàng hoá bị tổn thất đó có
nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không.
1.3.2. Giá trị bảohiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảohiểm.
1.3.2.1. Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.Giá trị thực tế của lô hàng
có thể là giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí
vận chuyển, phí, bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác định:
V = C + I + F
Trong đó:
V - là giá trị bảo hiểm của hàng hoá
C - là giá hàng tại cảng đi (giá FOB)
F - là cước phí vận tải
I - là phí bảo hiểm
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể
bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất
nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính
thêm 10% lãi dự tính. Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì:
V = 110% * CIF
hoặc xuất theo giá CIP thì:
V= 110% * CIP
CIF =
𝐶+𝐹
1−𝑅
Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm: R = R1 + R2 + R3
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0112
R1 - Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản
R2 – Tỷ lệ phí luồng tuyến
R3 – Tỷ lệ phí chuyền tải
R* - Phụ phí tàu già (tính từ tàu 16 tuổi trở lên – phụ phí này được tính
và thu riêng của chủ tàu hoặc người xuất khẩu thuê tàu ).
1.3.2.2. Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được
bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm hàng hóa được xác
định dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa tại thời điểm khai báo.Về cơ bản, số
tiền bảo hiểm của hàng hóa bằng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng
cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm tức là bằng giá trị CIF của lô hàng
hóa.Người bảo hiểm có thể tính gộp tiển lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm, tuy
nhiên phần lãi này không được vượt quá 10% giá CIF.Như vậy, số tiền bảo
hiểm của hàng hóa được giới hạn trong 110% trị giá CIF.Mọi trường hợp số
tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn này đều được coi là bảo hiểm trên giá trị và
phần vượt quá đó không được thừa nhận.
1.3.2.3. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho
người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận
gây lên. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi
ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại
hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi
PBH = R × STBH
VAT = 10% × PBH
Tổng PBH = PBH + VAT
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0113
1.3.3. Cácđiều kiện bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của
người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy,
phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo
hiểm mà các bên thoả thuận trong hợp đồng.Trách nhiệm của người bảo hiểm
đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm gốc của Việt Nam được quy
định theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài chính ban hành. Quy tắc này
được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC ngày 1/1/1982 của Viện những
người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU).Vì các điều
kiện này được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới thay thế các điều kiện
cũ ICC-1963 và trở thành tập quán thông dụng quốc tế. Nó bao gồm các điều
kiện sau:
- Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C
- Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B
- Institute cargo clauses A(ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A
- Institute war clauses - điều kiện bảo hiểm chiến tranh
- Institute strikes clauses - điều kiện bảo hiểm đình công
1.3.4. Hợp đồng của bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
1.3.4.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải,
theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những
tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng ( Khoản 1, điều 224, bộ luật Hàng hải Việt Nam )
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được áp dụng là :
hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0114
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến
hàng vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.
- Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng
của cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so
với hợp dồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các
doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng.Hợp đồng bảo hiểm bao phù
hợp đối với những khách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong
năm.Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí.
1.3.4.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có
hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp
đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá
trình vận chuyển bình thường. Hợp đồng bảo hiểm kết thúc hiệu lực tại một
trong số các thời điểm sau đây, tùy thời điểm nào đến trước:
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
- Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người
được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa
hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường.
- Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến.
- Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi
nhận do nhầm lẫn.
Hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc hiệu lực khi hàng được giao vào kho hay
nơi chứa hàng cuối cùng, do đó tổn thất của cả lô hay của từng kiện sau khi
động tác bốc dỡ cả lô hay của từng kiện ấy đã thực hiện xong tại nơi nhận đó
sẽ không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0115
1.3.4.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt: mặt
trước gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối
tượng bảo hiểm; mặt sau in sẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm. Mẫu của
các nước khác nhau có thể khác nhau song hiện nay hầu hết các nước, các
công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London từ
tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC-1982. Nội dung của hợp đồng bảo
hiểm bao gồm:
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và
người được bảo hiểm.
- Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách
đóng gói...
- Loại tàu chuyên chở: tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích...
- Cách xếp hàng lên tàu.
- Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải
- Ngày gửi hàng
- Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình
- Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
- Nơi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường
- Ký tên, đóng dấu.
1.4. Quy trình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa.
1.4.1. Quytrình khai thác
Tiếp cận khách hàng và
tiếp nhận yêu cầu bảo
hiểm
Thu thập, phân tích
thông tin, đánh giá rủi
ro
Chào phí bảo
hiểm
Phát hành hợp
đồng và các chứng
từ kèm theo
Theo dõi quá trình
thực hiện hợp đồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0116
Bước 1 : Tiếp cận khách hàng và tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình khai thác, để công tác khai thác
được tốt nhất người khai thác viên phải thật sự năng động.
Khai thác viên thông qua mối quan hệ để thực hiện tốt những nhiệm vụ
sau:
- Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc khách hàng (đó là
các công ty vận tải, công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu, hoặc các chủ dự
án…)nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng và giới thiệu sản phẩm
phù hợp.
- Khai thác viên chủ động khai thác thông tin từ tất cả các nguồn : khách
hàng, cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại
chúng…
- Khai thác viên tìm hiểu thêm thông tin về nguồn vốn, khả năng tham
gia bảo hiểm. Ngoài ra, khai thác viên còn cần phải tìm hiểu các thông tin liên
quan đến đối tượng cần được bảo hiểm.
Bước 2 : Thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro
Từ những thông tin thu thập được các cán bộ khai thác phân tích và đánh
giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ xảy ra rủi ro trực tiếp khi tiếp xúc với
đối tượng bảo hiểm. Qua số liệu thống kê về khách hàng, cán bộ khai thác tư
vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng. Đồng thời, kết hợp với bộ phận
bồi thường tính hiệu quả bảo hiểm qua các năm, từ đó đề xuất dự kiến các
điều kiện, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm hợp lý, đảm bảo đủ các
khoản chi phí và kinh doanh có lãi.
Trong những trường hợp đặc biệt như yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao,
có khả năng rủi ro lớn, GTBH lớn…thì công ty bảo hiểm có thể nhờ các cơ
quan chuyên môn hoặc các tổ chức nước ngoài đánh giá hộ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0117
Bước 3 : Chào phí bảo hiểm
Khi đã xác định được mức phí bảo hiểm dự kiến, khai thác viên lập một
bản chào phí với lời lẽ thuyết phục gửi cho khách hàng.Nếu phải tham khảo
phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì chỉ chào phí cho khách hàng sau
khi nhận được thông báo phí của thị trường tái bảo hiểm.
Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như quy tắc bảo hiểm,
biểu phí, hồ sơ số liệu về khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm hàng
đầu…đều cần được xem xét để đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp.Mức phí là
một tiêu chuẩn mà khách hàng luôn so sánh trong quá trình lựa chọn nơi mua
bảo hiểm, khách hàng thường thích những nơi có mức phí thấp.Vì vậy, khi đã
chào phí mà khách hàng chưa chấp nhận thì có thể tổ chức gặp gỡ, trao đổi,
đàm phán lại.
Kết thúc quá trình đàm phán, người bảo hiểm cần để cho khách hàng
nhận thức thấy mức phí đưa ra là hợp lý với mặt bằng chung trên thị trường,
thích hợp với các điều kiện mà khách hàng lựa chọn, lợi ích của khách hàng
luôn được đảm bảo và ưu tiên.
Bước 4 : Phát hành hợp đồng bảo hiểm và các chứng từ đi kèm
Khi khách hàng đã chấp nhận bản chào phí, công ty bảo hiểm đề nghị
khách hàng gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức bằng văn
bản.Sau khi thống nhất các bên với nhau về tất cả các điều khoản thì tiến hành
ký kết HĐBH và cấp đơn bảo hiểm.
Bước 5 : Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng
 Theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm của khách hàng
 Theo dõi các thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm
1.4.2. Quy trình giám định tổn thất
 Nhận yêu cầu giám định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0118
Khi nhận yêu cầu giám định(GĐ) tổn thất, đơn vị khai thác (ĐVKT) cần
gửi ngay cho đơn vị giám định(ĐVGĐ) giấy yêu cầu giám định theo biểu mẫu
giấy đề nghị thu xếp giám định hàng hóa quy định. Trường hợp tổn thất lớn
và phức tạp, ĐVGĐ cần báo cáo Giám đốc đơn vị, Trưởng phòng giám định
bồi thường và đề xuất hướng xử lý để phối hợp giải quyết, thực hiện theo
hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm.
 Tiến hành giám định
- Công tác chuẩn bị : trên cơ sở các thông tin do khách hàng cung cấp kết
hợp với báo cáo sơ bộ của các bên liên quan, giám định viên phải tự chuẩn bị
đầy đủ những vấn đề liên quan đến tổn thất :
 Kiến thức về tổnthất hoặc rủi ro, tai nạn liên quan đến sự kiện bảo hiểm
 Những dụng cụ, thiết bị cần thiết mang theo để phục vụ cho việc giám định
- Nội dung giám định : Giám định viên có trách nhiệm
 Kiểm tra và đối chiếu về mặt giấy tờ bảo hiểm liên quan với đối tượng
được bảo hiểm để xác định đúng đối tượng đang giám định và đối tượng được
ghi trên giấy tờ là trùng hợp.
 Ghi nhận chính xác, trung thực thời gian, địa điểm, diễn biến, tình
trạng, mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây nên tổn thất
 Xác định tình trạng tổn thất, mức độ tổn thất
 Xác định nguyên nhân gây tổn thất
 Lập biên bản giám định hiện trường
 Thỏa thuận, theo dõi khắc phục hậu quả
- Cấp báo cáo giám định và thu phí giám định : ĐVGĐ cấp báo cáo giám
định cho người yêu cầu theo số lượng đã ghi rõ trên giấy yêu cầu giám định
 Hồ sơ
Hồ sơ giám định bao gồm :
- Giấy yêu cầu giám định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0119
- Các chứng từ liên quan đến lô hàng : vận đơn, hóa đơn thương mại…
- Thông báo tổn thất và công văn trao đổi giữa các bên liên quan
- Báo cáo giám định
- Hóa đơn thu phí giám định (bản sao) hoặc thông báo nợ
1.4.3. Quy trình bồi thường
 Các bước của quy trình bồi thường hàng hóa :
 Một số nội dung của công tác bồi thường
- Nguyên tắc bồi thường
 STBH là giới hạn tối đa của STBT. Tuy nhiên, các khoản tiền sau
(ngoài số tiền tổn thất) cũng được bồi thường như các chi phí đã chi ra để cứu
vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, tiền đóng góp tổn thất chung dù
STBT vượt quá STBH.
 Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường
nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì bồi thường sẽ bằng loại tiền tệ đó.
 Khi trả tiền bồi thường, ngưởi bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền mà
người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ 3.
- Tính toán bồi thường
Tiếp nhận hồ
sơ khiếu nại từ
khách hàng
Kiểm tra tính
hợp lệ của hồ sơ
Tính toán
bồi thường
Trình
duyệt
Xác báo bồi
thường
Thông báo
bồi thường
Thanh toán
bồi thường
Đòi bồi thường
người thứ ba, xử
lý hư hỏng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0120
Sau khi xác định tổn thất thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm, bồi
thường viên sẽ dựa trên cơ sở tổn thất hoặc ước tính, so sánh STBH với
GTBH để xác định đúng STBH.
Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất chung
 Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm phần đóng góp
cho tổn thất chung dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào. Nếu STBH
thấp hơn GTBH phải đóng góp TTC, người bảo hiểm chi bồi thường theo tỷ
lệ giữa STBH và giá trị phải đóng góp TTC.
 Không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà thanh toán
cho người tính toán TTC do hãng tàu chỉ định
 STBT này được cộng thêm hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền
đã đóng góp và số tiền phải đóng góp TTC
Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất riêng
 Đối với tổn thất toàn bộ thực tế : Bồi thường toàn bộ STBH
 Đối với tổn thất toàn bộ ước tính : Bồi thường toàn bộ STBH nếu
người được bảo hiểm từ bỏ hàng. Trường hợp người được bảo hiểm không từ
bỏ hàng hoặc xin từ bỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi
thường theo mức độ tổn thất thực tế.
 Với tổn thất bộ phận : Bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất,
hay giá trị trọng lượng số hàng rời bị thiếu, mất, hoặc bồi thường theo mức
giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất
 Tổnthất về chi phí :ngoài tổn thất hàng do những rủi ro được bảo hiểm
gây ra, có một số loại chi phí khi phát sinh được bồithường. Ngoài ra nếu trong
HĐBH có ấn định mức miễn thường của công ty bảo hiểm thì khi tổn thất xảy
ra, khi xác định mức bồi thường phải tính đến mức miễn thường này.
- Hồ sơ bồi thường
Hồ sơ bồi thường bao gồm các chứng từ chính sau :
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0121
 Thư khiếu nại đòi bồi thường của người được bảo hiểm
 Bản chính của HĐBH/Đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có)
 Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở
 Thư dự kháng/thông báo tổn thất, Biên bản giám định
 Giấy biên nhận của người chuyên chở khi giao hàng và phiếu ghi
trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng
 Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng
 Công văn, thư từ trao đổi của Người được bảo hiểm với Người chuyên
chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất
 Hóa đơn,biên lai và các chi phí khác.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối, phản ánh cụ thể kết quả đạt được
khi thực hiện một công việc nào đó, ta có thể đánh giá thông qua :
- Số hợp đồng khai thác được
- Doanh thu phí
- Chi phí khai thác
- Chi phí bồi thường
- Chi phí giám định tổn thất
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.5.2.1. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần
a. Cách tính:
(𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚 − 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄
b. Biên độ giới hạn: Từ -50% đến 50%
1.5.2.2. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần
a. Cách tính:
Phí bảohiểm thuẩn
Phí baor hiểm gộp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0122
b. Biên độ giới hạn: Từ 0% đến 80%
1.5.2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường
a. Cách tính:
Tổng chi bồi thường bảo hiểm thuộc TN + dự phòng bồi thường thuộc TN
Doanh thu phí bảo hiểm thuần
b. Biên độ giới hạn:<= 70%
1.5.2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm
a. Cách tính:
Tổng chi phí hoạt động kinh doanh
Doanh thu phí bảo hiểm thuần
b. Biên độ giới hạn:<= 30%
1.5.2.5. Chỉ tiêu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
a. Cách tính:
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
Hoa hồng bảo hiểm gốc + Chi khác hoạt động nhượng tái bảo hiểm
b. Biên độ giới hạn: xin ý kiến DN
1.5.2.6. Chỉ tiêu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
a. Cách tính:
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm -/+ tăng giảm
dự phòng bồi thường nhượng TBH
Phí nhượng tái bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0123
b. Biên độ giới hạn:>=30%
1.5.2.7. Chỉ tiêu thâm hụt DPBT theo năm nghiệp vụ
a. Cách tính:
DPBT năm trước
Số tiền thực bồi thường năm nay
b. Biên độ giới hạn:xin ý kiến DN
1.5.2.8. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên vốn chủ sở
hữu
a. Cách tính:
Lợi nhuận hoạt động KDBH
Vốn chủ sở hữu
b. Biên độ giới hạn:>0%
1.5.2.9. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động KDBH trên phí bảo hiểm gộp
a. Cách tính:
Lợi nhuận hoạt động KDBH
Phí bảo hiểm gộp
b. Biên độ giới hạn:>0%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0124
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI
2.1.SơlượcvềTổngcôngtybảo hiểmBảoMinhvà côngtyBảoMinhHà Nội
Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm
nước ta.Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu và chiếm tỉ
trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu ở Việt Nam có thể được nhìn nhận theo hai giai đoạn phát triển.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước. Giai đoạn
này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục vụ bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.Quy mô và phạm vi bảo hiểm của thời kỳ này
còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường không có sự cạnh tranh.
Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những
năm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển
của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bớc phát triển đáng kể. Đứng
trước yêu cầu đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn
định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị định 100/CP
ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được
ban hành. Sau khi Nghị định này ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo
hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển,
nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời, trên thị trường đã có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí. Nhiều
vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến hoạt động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0125
của các công ty bảo hiểm.Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã
hội, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001. Sau khi Luật này được ban hành,
Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành những văn bản thi hành Luật nhằm
phát huy tối đa hiệu quả của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành lập
sau Nghị định 100/CP. Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tại
thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là
Bảo Minh) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép
hoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại
hình nghiệp vụ bảo hiểm.
Từ 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi khi có
chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm.Thách thức lớn
đối với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh tranh
quốc tế.Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ mạnh
nhất thị trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh
(Bảo Minh) đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Tổng
Công ty cổ phần Bảo Minh theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27
GP/KDBH ngày 08/9/2004 của Bộ Tài chính. Đây là một công ty cổ phần
gồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công ty lớn của Nhà nước : Tổng
Công ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Bưu
chính viễn thông Việt Nam . V. V. .Tiếp đó, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty
cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo
Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên của Tổng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0126
Công ty Cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số 1063/2004-
BM/HĐQT ngày 01/10/2004. Với tên pháp nhân : Tổng công ty cổ phần Bảo
Minh ( Baominh insurance corporation) với logo là hình búp sen hồng trên
đôi cánh tay màu xanh thể hiện cho sự tinh khiết đẹp đẽ, ý chí phấn đấu đi lên
và trân trọng, tăng cao uy tín của Bảo Minh vững chắc và lâu bền. Trụ sở
chính của Bảo Minh tại số 26 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình,
Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 1. 100 tỷ đồng (đã góp 755 tỷ
đồng) trong đó khu vực nhà nước nắm giữ 50,70%
Mạng lưới hoạt động:
 59 công ty thành viên/550 Phòng giao dịch trên toàn Việt Nam
 01 trung tâm đào tạo chuyên biệt ở tại thành phố Hồ Chí Minh
 18 Ban/Trung tâm chức năng thuộc Trụ sở chính
- Phạm vi hoạt động: kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái phi nhân
thọ, đầu tư tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
- Khen thưởng: là thương hiệu được yêu thích, chăm lo tốt cho đời sống
của người lao động, thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam và
nhận huân chương lao động hạng III năm 1999, hạng II năm 2004, hạng I
năm 2009.
- Thị phần (tính đến 31/12/2015): 8,88% (xếp vị trí thứ 3 trên thị trường
Việt Nam sau PVI và Bảo Việt)
Sau hơn 20 năm hoạt động và luôn nằm trong nhóm 3 doanh nghiệp
bảo hiểm đi đầu cả nước Bảo Minh đã mở rộng mạng lưới rộng khắp toàn
quốc với 59 công ty thành viên. Tại thành phố Hà Nội, Bảo Minh có 3 công ty
thành viên trực thuộc tổng đó là: Bảo Minh Hà Nội, Bảo Minh Thăng Long và
Bảo Minh Đông Đô.
Bảo Minh Hà Nội chính là chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội với tầm quan
trọng chiến lược được thành lập vào ngày 6 tháng 3 năm 1995 theo quyết định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0127
số 166/TCCB- BTC với mục đích nhằm nhanh chóng mở rộng phát triển
mạng lưới hoạt động trên toàn quốc của tổng công ty ngay từ những ngày đầu
thành lập. Đến tháng 6 năm 2006 thì Bảo Minh Thăng Long thành lập là một
bộ phận của Bảo Minh Hà Nội nhằm mở rộng, phát triển kinh doanh trên Hà
Nội của Bảo Minh.
Vào tháng 10 năm 2004 với chủ trương cổ phần hóa Bảo Minh, chi
nhánh Bảo Minh Hà Nội đã chính thức thành công ty Bảo Minh Hà Nội theo
quyết định số 27/KDBH ngày 8/9/2004. Đối tượng khách hàng của Bảo Minh
Hà Nội không ngừng ra tăng và đa dạng bao gồm các thành phần kinh tế và
các đối tượng dân cư.
Công ty Bảo Minh Hà Nội trong quá trình hoạt động đã đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty.Hiệu quả hoạt động của
Công ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu
phí của toàn Tổng Công ty là 20 đến21%. Hiện nay với hơn 60 cán bộ công
nhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 7 phòng ban, 4 phòng
đại diện và đảm nhận 21 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khácnhau, trong đó có
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống
nhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển.Mức độ cạnh tranh của nghiệp
vụ này tuy có gay gắt nhưng nhìn chung có phần bình ổn hơn so với các
doanh nghiệp khác vì hầu hết các mối quan hệ với khách hàng đã được thiết
lập trong thời gian trước đây.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0128
Vềcơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh tại Hà Nội
(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng Giám đốc bổ nhiệm), chịu
trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý.Hai phó giám
đốc quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải
quyết các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.
 Phòng tổ chức tổng hợp: với chức năng tham mưa cho giám đốc xây
dựng một mô hình kinh doanh khoa học và thích hợp với sự phát triển của thị
trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Đưa ra và góp ý các dự án đào tạo, tuyển
chọn và phân bổ cán bộ đáp ứng yêu cầu và kế hoạch nhiệm vụ của công ty.
Tư vấn và pháp lý cho giám đốc, quản lý thống nhất những văn bản có tính
pháp luật. Theo dõi chỉ đạo các chính sách pháp luật, điều lệ của công ty về
công tác tổ chức nhân viên và công tác bảo vệ toàn công ty.
 Phòng kế toán: Đảm bảo tổ chức hoạch toán chính xác, kịp thời và
đầy đủ mọi hoạt động tài chính của công ty với từng nghiệp vụ cụ thể. Giám
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng tổ
chức tổng
hợp
Phòng
kế toán
Phòng tài
sản kỹ
thuật
Phòng
hàng hải
Phòng bồi
thường
Các phòng khai
thác số 2, 4, 5, 6,
7, 8
Phòng xe
cơ giới và
con người
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0129
sát tình hình tài chính của công ty theo chế độ hiện hành và theo chế độ của
công ty Bảo Minh.
 Phòng tài sản- kĩ thuật: Thực hiện tiến hành kinh doanh các nghiệp
vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cả nội địa hay hàng hóa xuất nhập khẩu,
các nghiệp vụ tài sản- kĩ thuật, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo
hiểm phi hàng hải…. Thực hiện kiểm tra, quản lý các chi nhánh khu vực về
nghiệp vụ.
 Phòng bảo hiểm hàng hải: Thực hiện tiến hành kinh doanh các
nghiệp vụ hàng hải, hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển nội địa,
bảo hiểm thân tàu, thuyền và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ thuyền…
Thực hiện quản lý, kiểm tra các chi nhánh khu vực ở dưới.
 Phòng xe và con người: Thực hiện tiến hành kinh doanh các nghiệp
vụ xe, vật chất xe, trách nhiệm dân sự của chủ xe, bảo hiểm sức khỏe con
người…Quản lý và kiểm tra các chi nhánh nhỏ và tham mưu ,phối hợp với
lãnh đạo.
 Phòng bồi thường: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường và tiến hành
xử lý chính xác, kịp thời, gửi thông báo tới khách hàng. Thường xuyên nghiên
cứu, cải tiến quá trình, tham mưu phối hợp giữa các phòng ban và giám đốc.
Nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, giữ vững thị phần đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, Bảo Minh tiếp tục phát triển mạng
lưới đại lý cộng tác viên song song với việc củng cố và hoàn thiện các chi
nhánh, nâng cấp năng suất lao động và trình độ quản lý, đồng thời học hỏi và
phát triển kỹ thuật bảo hiểm nước ngoài. Mục đích cơ bản của Bảo Minh
trong thời gian tới là cố gắng thoát khỏi trì trệ, củng cố lực lượng để phù họp
với sự chuyển biến của thị trường bảo hiểm trong nước.Để thực hiện được
mục đích đó, Bảo Minh đã đưa ra các biện pháp trong thời gian tới là:
- Cải tiến xây dựng theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0130
 Kế hoạch kinh doanh phải xây dựng trên cơ sở phân tích thị trường,
đối thủ cạnh tranh và tự nhận định về bản thân.
 Xây dựng hệ thống đòn bẩy kinh tế, cải tiến phương pháp phân phối
tiền lương, tiền thuởng, định mức chi phí. . .
 Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, nhân viên.
- Củng cố hệ thống các công ty và mở rộng phát triển hệ thống đại lý
bảo hiểm, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị hữu quan.
 Nâng cao trình độ các giám đốc, phó giám đốc công ty, trình độ kế
toán viên và cán bộ nghiệp vụ.
 Hoàn chỉnh chương trình cơ sở dữ liệu thống kê CRACL-COSIS.
 Củng cố và mở rộng tổng đại lý ở các tỉnh.
 Thiết lập mối quan hệ bằng hợp đồng thoả thuận quan hệ hợp tác với
các cơ quan hữu quan như các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo
hiểm, các công ty giám định…
- Đẩy mạnh công tác đầu tư vốn.
Quản lý chặt chẽ vốn đầu t dài hạn: các công ty liên doanh cổ phần,
trái phiếu. . . theo lãi suất từ các công ty này.
Tập trung vốn kịp thời cho các khoản đầu tư ngắn hạn (chủ yếu là gửi
ngân hàng có thời hạn, mua trái phiếu ngắn hạn. . )
2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.
2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm.
Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp,
các công ty, khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra
lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống
còn của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính không
có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0131
trường.Nếu công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm,
mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần,
nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Chính vì tính chất quan
trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các
chiến lược khai thác.Công việc khai thác càng trở nên khó khăn hơn trong
điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đứng trước tình hình đó
đòi hỏi các công ty phải tổ chức tốt khâu khai thác.Đối với Bảo Minh mục
tiêu và cũng là thước đo hiệu quả của khâu khai thác là xây dựng và phát triển
một thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ổn định lâu dài và tăng
trưởng cao.
Cấp đơn bảo hiểm:
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, phòng hàng hải phải xem xét việc
cấp đơn theo trình tự sau:
a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro
 Đánh giá rủi ro:
- Đây là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với
lô hàng và tàu trong suốt hành trình.
- Đối với tàu chở hàng, các cán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ
các yếu tố
 Quốc tịch của tàu và chủ tàu. Điều này có ảnh huởng rất lớn đến độ an
toàn của hành trình. Ví dụ tàu có quốc tịch Đông Âu thường xảy ra tổn thất
thấp hơn tàu của các vùng khác.
 Nếu tàu được bảo hiểm thân tàu tại Bảo Minh thì kiểm tra xem tổng
giá trị của tàu và hàng có vượt quá phân cấp 11 triệu USD hay không. Trường
hợp vượt quá sẽ thông báo cho phòng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.
 Tuổi của tàu. Đối với tàu già, khả năng gây tốn thất sẽ tăng lên thậm
chí không đủ khả năng đi biển. Trong trường hợp này cần thu thêm phụ phí
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0132
tàu già. Nếu khách hàng nhập hàng theo giá CIF thì khai thác viên đề nghị
khách hàng áp đặt vấn đề của tàuvà bảo lưu quyền đòi lại phí tàu già trên hợp
đồng mua bán. Đối với hàng hoá bảo hiểm các nhân viên cần phải xem xét
các vấn đề sau:
 Thứ nhất : là loại hàng (bao gồm chủng loại, tính chất, nội tỳ hàng
hoá).
 Thứ hai : là phương thức đóng gói, bao bì, chất xếp hàng hoá, phương
thức vận chuyển, ký mã hiệu.
 Khả năng tài chính của chủ tàu, nếu chủ tàu có khả năng tài chính tốt
thì ít xảy ra tranh chấp.
 Đối với cảng đi, cảng đến: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ
xảy ra tổn thất cho hàng hoá vì nó chứa đựng rất nhiều các yếu tố liên quan
như người bán hàng, người nhận hàng, tình trạng bốc xếp, tập quán của cảng.
Qua việc nghiên cứu cảng đi, cảng đến, nhân viên bảo hiểm biết được những
rủi ro hàng hoá nào có thể gặp đối với hành trình, biết được lô hàng có phải
chuyển tải hay không chuyển tải ở cảng nào. Từ đó công ty sẽ có biện pháp
cần thiết cũng như khuyến cáo với khách hàng nhằm ngăn ngừa và hạn chế
tốn thất.
 Khả năng tài chính của khách hàng: khai thác viên luôn phải theo sát
quá trình thanh toán phí của khách hàng để có thể phân biệt được loại khách
hàng theo tiêu chuẩn thanh toán tốt hay xấu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời,
tránh tình trạng nợ đọng phí.
 Kiểm tra chứng từ:
Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lý của người yêu cầu
bảo hiểm, chỉ khi người được bảo hiểm khai rõ tất cả các đề nghị in sẵn thì
giấy yêu cầu bảo hiểm mới được coi là hợp lệ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0133
- Đối với hàng mới nhập chỉ chấp nhận "báo sau" các đề mục liên quan
đến phương tiện vận chuyển như: tên tàu, ngày khởi hành, số hợp đồng vận
chuyển với cam kết của khách hàng là tàu đủ khả năng đi biển. Đồng thời yêu
cầu khách hàng cung cấp đủ các chi tiết khi nhận được bộ chứng từ. Trong
trường hợp khách hàng khai thiếu một trong các đề mục cơ bản sau: Tên mặt
hàng, giá trị bảo hiểm, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm thì các khai thác
viên yêu cầu khách hàng phải bổ sung ngay.
- Đối với hàng xuất: Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm khách hàng phải
cung cấp thêm một số tài liệu sau:
 Vận tải đơn
 Hoá đơn thương mại
 Thẻ tín dụng (nếu việc thanh toán mua bán bằng tín dụng)
Bên cạnh đó cán bộ còn phải xem xét kỹ đặc điểm, tính chất hàng hoá,
phương thức đóng gói, xếp hàng, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm mà
khách hàng yêu cầu. Nếu tàu chở nguyên chuyến một mặt hàng, công ty sẽ
yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tàu và bảng thông báo chi tiết tàu đế tính
thêm phụ phí.
b. Xem xét chứng từ và từ chối bảo hiểm
- Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ và
không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ
chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu
điện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu.
- Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiếm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân
tích số liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá
rủi ro nếu thấy đạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thoả
thuận thời gian giao kết hợp đồng chính thức.
c. Cấp đơn bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0134
Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo hiểm
được lấy theo số thứ tự trong sổ. Tiếp theotiến hành tính số tiền bảo hiểm, tỷ
lệ phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo một trong
các giá trị: FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính.
Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ động nhận bảo hiểm cho
những hàng hoá xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD.Khi áp
dụng các điều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng công
ty, nếu thấy cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trình
đơn xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty và chỉ được thực hiện khi Tổng công
ty chấp nhận.
Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển hiện đang được Bảo Minh áp dụng gồm: Bộ điều khoản ICC 01/01/1982
hay 01/11/1963 hoặc QTC-90. Tuy nhiên ICC 01/01/1982 là thông dụng nhất
và đang được sử dụng ở hầu hết các hợp đồng trong đó gồm có:
- Điều khoản bảo hiểm hàng hoá (Institute Cargo Clauses), (A), (B), (C)
ngày 01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm chiến tranh cho hàng hoá (Institute War Clauses)
01/01/1982.
- Điều khoản bảo hiểm đình công cho hàng hoá (Institute War Clauses)
01/01/1982.
Đối với một số hàng hoá đặc biệt như xăng dầu chở rời, thực phẩm đông
lạnh, thịt cá đông lạnh chỉ áp dụng các điều khoản tương ứng:
- Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), (B), (C).
- Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh.
Hiện nay công ty đang áp dụng cách tính phí bảo hiểm như sau:
𝐶𝐼𝐹 =
𝐶 + 𝐹
1 − 𝑅
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0135
Bước 1: Tính số tiền bảo hiểm theo công thức như trên.
Trong đó:
C: giá trị hàng hoá
F: cước phí vận tải
R: Tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng theo từng điều kiện bảo
hiểm.
(R = R1 +R2+ . . . )
R1: Tỷ lệ gốc + Tỷ lệ phí theo luồng
R2: Tỷ lệ phụ phí khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ
như bảo hiểm chiến tranh, đình công, truyền tải, tuyến.
Bước 2: Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền và giá trị bảo hiểm.
Igốc=Số tiền bảo hiểm ×𝑅
Với R= R1 + R2
Thực tế, phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được áp dụng với Bảo
Minh Hà Nội với cách tính như trên dao động khoảng từ 0,1 đến 0,3% tuỳ
thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện bảo hiểm, loại hàng bảo hiểm,
tuyến hành trình, kỹ thuật chất xếp, chèn lót, phương thức bao gói, cụ thể :
Nếu hàng hoá tham gia bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm càng rộng thì
phí bảo hiểm càng cao và ngược lại.Mặt khác, loại hàng hoá được bảo hiểm
cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phí chính, đối với những hàng hoá chịu
tác động lớn của môi trường bên ngoài, khó bảo quản thì tỷ lệ phí bảo hiểm
cao hơn.
Tỷ lệ phí chính cao hay thấp còn phụ thuộc vào phương thức đóng gói,
chất xếp, chuyên chở hàng hoá. Nếu hàng hoá đóng trong Container hoặc chở
nguyên chuyến thì tỷ lệ phí thấp hơn hàng chở rời hoặc đóng thùng.
Đối với các tỷ lệ phụ phí: Phụ phí luồng thường dao động trong khoảng
0,02 - 0,03% tuỳ theo luồng vận tải (ví dụ luồng châu Âu là 0,02%, luồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0136
châu Mỹ là 0,03%). Phụ phí chuyển tải thường chiếm 0,03% số tiền bảo hiểm
(vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp tổn thất xảy ra tại cảng chuyển tải).
Phụ phí rủi ro chiến tranh, đình công đượcc áp dụng theo tỷ lệ do ủy ban định
phí rủi ro chiến tranh công bố là0,275% ở khu vực không có chiến tranh, còn
với khu vực đang có chiến tranh mà xác suất rủi ro xấp xỉ là 100% thì Bảo
Minh có quyền từ chối bảo hiểm.
Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già.
Itàugià = số tiền bảo hiểm * Rtàugỉà
Trong đó: (Rtàugỉà: Tỷ lệ phụ phí tàu già)
Lúc này tổng phí bảo hiểm sẽ là:
I = Igốc + Itàu già
Tỷ lệ phụ phí tàu già mà Bảo Minh đang áp dụng :
Bảng 2.1 : Tỷ lệ phụ phí tàu già
Tuổi tàu Tỷ lệ phí
(A) (B)
16-20 0, 185% 0, 125%
21-25 0, 375% 0, 250%
26-30 0, 600% 0, 375%
(Nguồn : Biểu phí hàng hóa 2008-Bảo Minh Hà Nội)
Tất cả các tàu trên 30 tuổi phải được Tổng công ty đồng ý trước khi nhận
bảo hiểm hàng hóa và chào phí tàu già.
Các phụ phí tàu già được tính theo cột (A). Đối với các chuyến hàng gửi
bằng những tàu được ghi nhận là quản lý tốt, có thể được giảm như cột (B)
Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống kê
hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của tình
hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị
trường khách hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0137
này không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nâng
cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộlàm công tác
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Bảng 2.2 : Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội từ 2012-2015 :
Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015
1. Số đơn bảo hiểm cấp Đơn 1542 1376 1642 1868
-Lượng tăng (giảm) Đơn - -166 266 226
-Tốc độ tăng (giảm) % - 10,76 19,3 13,76
2. Doanh thu phí Tr. Đ 7537,43 6241 8735,4 9508,5
-Lượng tăng (giảm) Tr. Đ - -1296,43 1656,6 773,1
-Tốc độ tăng (giảm) % - -17,19 26,5 8,85
3. Doanh thu phí bình
quân/hợp đồng
Trđ/Đơn 4,89 4,54 5,32 5,09
(Nguồn: Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)
Qua số liệu thống kê ở trên ta có thể thấy, doanh thu phí của nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 2013 có
xu hướng giảm mạnh so với năm 2012, chỉ đạt 82,81% so với năm 2012. Đây
cũng là một điều dễ hiểu, vì kinh tế Việt Nam 2013 khó khăn, doanh thu toàn
thị trường bảo hiểm sụt giảm chỉ đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ là
10,26%. Những khó khăn, thách thức do tác động của vùng biển Đông và
khối thị trường chung Châu Âu nên nhìn chung tình hình kinh tế vẫn rất ảm
đạm, vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều các
thách thức, rủi ro. Ngoài ra việc tiếp cận với các nguồn vốn vay qua ngân
hàng vẫn rất khó khăn, nên việc sụt giảm doanh thu phí bảo hiểm cũng là điều
không tránh khỏi. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng đã tăng trở
lại, tăng 26,5% so với năm 2013 làm cho doanh thu tăng lên đến 8735,4 triệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0138
đồng và đến năm 2015 thì doanh thu tiếp tục tăng lên đến 9508,5 triệu đồng,
tăng 8,85% so với năm 2014. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của Bảo
Minh Hà Nội.
Về chỉ tiêu doanh thu phí/hợp đồng, ta thấy chỉ tiêu này giảm giữa hai
năm 2012 và 2013 do tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm
hàng hóa như : hạ phí, mở rộng điều khoản mà không thu thêm phí…để thu
hút khách hàng.
Qua đây ta thấy tình hình khai thác của công ty tương đối ổn định và
đang có sự tăng trưởng tốt trở lại trong 2 năm vừa qua. Công ty cần có nhiều
biện pháp để nâng cao hơn nữa kết quả khai thác của nghiệp vụ này.
d. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm
Đây có thể coi là một trong các khâu quan trọng nhất của quy trình khai
thác, có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu
phí, doanh số thu. Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính
của khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết
hợp đồng và trong quá trình thu phí. Hiện nay hình thức thu phí của chi nhánh
rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản
bằng giấy báo nợ. Thời hạn thu phí là từ khi ký hợp đồng cho tới khi kết thúc
hành trình. Việc quy định thời hạn kéo dài như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi
và có tác dụng khuyến khích khách hàng.Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm
bao khách hàng có thể thanh toán phí theo kỳ, do hợp đồng có hiệu lực trong
một thời gian dài (thường là 1 năm), sử dụng cho khách hàng lớn, xuất nhập
khẩu thường xuyên và có uy tín, thông thường số phí bảo hiểm được đóng
thành 3 hoặc 4 lần trong năm (với điều kiện khi vận chuyển từng chuyến thì
phải báo cho công ty biết). Hình thức thu phí của Bảo Minh cũng theo hai
cách thu tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Ở đây có một điểm cần lưu ý là trong trường hợp còn thiếu các chi tiết
hoặc cần điều chỉnh sửa đổi các số liệu trong đơn bảo hiểm thì lúc này cán bộ
của công ty yêu cầu kháchhàng cung cấp các số liệu chi tiết còn thiếu để lập
giấy sửa đổi bổ sung. Giấy này sẽ được đính kèm và có giá trị bổ sung cho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0139
hợp đồng bảo hiểm, không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của hợp đồng bảo
hiểm, đồng thời cũng được phân phối như hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, trong các trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng,
công ty sẽ đề nghị khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh yêu cầu của
mình nếu thấy hợp lý và chấp nhận được thì tiến hành hoàn lại 80% số phí và
huỷ đơn đó trong số cấp. Với cách khai thác khoa học và chặt chẽ cộng thêm
sự nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ phòng hàng hải,
nghiệp vụ này đã và sẽ có những bước phát triển tốt.
Bảng 2.3 :Kết quả thực hiện doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Bảo Minh Hà Nội
Năm Loại hàng Số đơn cấp
(đơn)
Kim ngạch bảo hiểm Phí bảo hiểm
Số tiền
(triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Cơ
cấu
(%)
2012 Hàng nhập 732 612716,41 47,47 3112,31 41,29
Hàng xuất 810 678006,18 52,53 4425,12 58,71
Tổng 1542 1290722,877 100 7537,43 100
2013 Hàng nhập 621 498258,71 43,26 2912,31 46,66
Hàng xuất 755 653514,75 56,74 3328,69 53,34
Tổng 1376 1151773,461 100 6241 100
2014 Hàng nhập 712 571278,4 41,51 3795,85 43,45
Hàng xuất 930 804991,68 58,49 4939,55 56,55
Tổng 1642 1376270,08 100 8735,4 100
2015 Hàng nhập 853 602532,46 39,23 3940,25 41,44
Hàng xuất 1015 933347,28 60,77 5568,25 58,56
Tổng 1868 1535897,74 100 9508,5 100
(Nguồn:Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0140
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, kim ngạch bảo hiểm và phí bảo hiểm trong
năm 2013 giảm so với năm 2012 là 10,98% . Sở dĩ có sự giảm sút này là do tỷ
lệ phí bảo hiểm của công ty có xu hướng giảm và cơ cấu các mặt hàng có tỷ lệ
thấp chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch bảo hiểm. Cạnh tranh giữa các công
ty dẫn đến hạ phí giảm còn 4,54 trđ/đơn. Số đơn bảo hiểm cấp giảm cùng với
doanh thu phí/đơn giảm làm giảm doanh thu phí của toàn công ty. Đến năm
2014, kim ngạch và phí bảo hiểm đã tăng trở lại. Số đơn bảo hiểm do Tổng
công ty số đơn cấp năm 2014 tăng 266 đơn so với năm 2013 (tức là 19,3%),
năm 2015 số đơn bảo hiểm tăng 226 đơn so với năm 2014 ( tức là 13,76%).
Điều này chúng tỏ bên cạnh việc tăng kim ngạch của khách hàng cũ, công ty
còn thu hút thêm rất nhiều khách hàng mới, thể hiện là số đơn cấp tăng lên.
Cơ cấu bảo hiểm giữa hàng xuất và hàng nhập có xu hướng tăng lên,
năm 2012 là 52,53%; năm 2013 là 56,74%, năm 2014 là 58,49% và năm 2015
là 60,77 %. Do có sự tăng kim ngạch bảo hiểm hàng xuất dẫn đến phí bảo
hiểm của hàng xuất cũng tăng theo.
Như vậy, ta có thể thấy được phần nào rằng hoạt động của công ty trong
thời gian qua là tương đối tốt.
2.2.2. Công tácgiám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển
Khâu giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển nói riêng là một khâu mà Bảo Minh quy định hết sức
chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn
thất xảy ra một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của
cả hai bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm.
Khi tổn thất xảy ra, Bảo Minh (cụ thể ở đây là Công ty Bảo Minh Hà
Nội) sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0141
và nếu có thì mức độ tổn thất là như thế nào.Nguyên tắc chung của Công ty
khi tiến hành giám định đó là:
Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ
tốt nhất cho việc bồi thờng của Công ty.
Bảo Minh Hà Nội có thể trục tiếp giám định hoặc có thể nhờ các Bảo
Minh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong
và ngoài nước.
Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng
hoá là giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo
hiểm tại Bảo Minh.
Quy trình giám định của công ty như sau :
Quy trình giám định tổn thất của Bảo Minh
- Nhận yêu cầu giám định:
Khi phát hiện có xảy ra tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất người được
bảo hiểm phải gửi ngay yêu cầu giám định đến Bảo Minh Hà Nội, yêu cầu
ban đầu có thể bằng điện thoại tuy nhiên ngay sau đó phải bổ sung ngay bằng
giấy yêu cầu chính thức có thể lưu trong tập hồ sơ giám định.
Tiếp theo, cán bộ giám định sẽ đề nghị có sự phối hợp, giúp đỡ của
người yêu cầu giám định trong suốt quá trình giám định, đồng thời yêu cầu họ
cung cấp các giấy tờ cần thiết như sau:
 Hợp đồng bảo hiểm
 Vận đơn đường biển
 Hoá đơn thương mại
 Quy cách đóng gói
 Các chứng từ giao nhận hàng hoá giữa tàu và cảng, COR (biên bản hư
hỏng đổ vỡ), ROROC (chứng từ kế toán nhận hàng với tàu) hoặc biên bản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0142
giao nhận của người chuyên chở và các chứng từ liên quan để chứng minh tổn
thất nếu giám định viên yêu cầu.
- Tiến hành thực hiện việc giám định.
Công việc này được thực hiện tại nơi xảy ra tai nạn. Cán bộ giám định
của Công ty sẽ thực hiện các công việc sau:
 Giám định bên ngoài kiện hàng, so sánh đối chiếu với sự miêu tả trong
chứng từ vận chuyển.
 Giám định bên trong kiện hàng.
 Xác định mức độ tổn thất.
Trong quá trình giám định, cán bộ giám định luôn chú ý một cách chính
xác lượng hàng bị thiếu, số lượng từng loại bị hưhỏng và mức độ hư hỏng như
thế nào.Đồngthờiước tínhcác khoảnchi phí khắc phục, sửachữa, tỷ lệ giảm giá
và giá trị còn lại của hàng hoá để có thể xác định mức độ tổn thất hợp lý nhất.
- Xác định nguyên nhân gây tổn thất.
Để có thể tìm ra nguyên nhân, đòi hỏi các cán bộ giám định phải có khả
năng quan sát và phán đoán hết sức nhạy bén cũng như cần có trình độ
chuyên môn cao, phải hiểu rõđặc tính của hàng hoá bảo hiểm, đặc điểm của
tuyến hành trình, điều kiện khí hậu thuỷ văn, trạng thái kỹ thuật của con tàu, ý
thức và trình độ của sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên.
 Phân định dạng tổn thất: Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có
thể gặp phải các tổn thất: mất mát, hao hụt, hỏng do bị nước ngấm vào, bị
cong, bẹp, méo, xước, vỡ, bao kiện bị mốc rách, hàng bị ô nhiễm mùi vị hoặc
bị lấm bẩn, bị mốc, ôi thiu, bị cháy…
 Mỗi dạng tổn thất có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân có xuất xứ
khác nhau, vì vậy khi tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất thì cần phải xác định
rõ cả nguồn gốc phát sinh ra nguyên nhân.
- Lập biên bản giám định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0143
Sau khi hoàn tất việc giám định, giám định viên chọn lọc các chi tiết cơ
bản đế phản ánh toàn bộ những gì đã chứng kiến tại hiện trường vào "biên
bản giám định".Đây là kết quả của quá trình giám định và cũng là cơ sở pháp
lý để khiếu nại người có trách nhiệm với vụ tổn thất đó.
Nội dung của biên bản giám định phải đảm bảo các yêu cầu trung thực,
chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu trên biên bản phải phù họp với thực tế
tổn thất và thống nhất với các tài liệu khác liên quan đến chuyến hành trình.
Điểm quan trọng nhất, cũng là nội dung chính của biên bản giám định là phải
ghi rõ mức độ và nguyên nhân gây ra tổn thất
- Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định.
Sau khi lên biên bản giám định, cán bộ giám định của Bảo Minh sẽ cung
cấp cho người hoặc tổ chức yêu cầu giám định.Việc cấp thêm biên bản cho
bất cứ người nào khác phải được sự đồng ý của người yêu cầu giám định bằng
văn bản và phải tính thêm phí.
Đối với các chi phí và công lao động đã thực hiện trong quá trình giám
định, theo yêu cầu của người nhận hàng, giám định viên có thể ghi thêm vào
biên bản giám định và phải ghi thêm vào chứng từ, hoá đơn đầy đủ về các chi
phí đó. Về nguyên tắc, chi phí giám định chỉ được thu trực tiếp từ người yêu
cầu giám định nếu lô hàng không tham gia. Tại Bảo Minh thì phí giám định
được tính vào số tiền hàng bồi thường hoặc Bảo Minh tự chịu trong trường
hợp tổn thất không thuộc trách nhiệm của mình.
Ngoài ra trong trường hợp Bảo Minh Hà Nội giám định hộ các đơn vị
khác trong công ty thì phí giám định sẽ được tính vào số tiền bồi thuờng, số
tiền này đơn vị nhờ giám định sẽ phải trả cho Bảo Minh Hà Nội.
Tình hình chi cho giám định trong mối quan hệ với chi bồi thường của
Công ty trong thời gian qua:
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

More Related Content

What's hot

Cau hoi van dap bao hiem gui lop - new - june 2014
Cau hoi van dap bao hiem   gui lop - new - june 2014Cau hoi van dap bao hiem   gui lop - new - june 2014
Cau hoi van dap bao hiem gui lop - new - june 2014Tri Le Duong
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai giang bao hiem ngoai thuong
Bai giang bao hiem ngoai thuongBai giang bao hiem ngoai thuong
Bai giang bao hiem ngoai thuongnhujisub
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...honghanh103
 
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Cau hoi van dap bao hiem gui lop - new - june 2014
Cau hoi van dap bao hiem   gui lop - new - june 2014Cau hoi van dap bao hiem   gui lop - new - june 2014
Cau hoi van dap bao hiem gui lop - new - june 2014
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BICĐề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
Đề tài: Phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ bằng đường hàng không tại công t...
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAYBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
 
Bai giang bao hiem ngoai thuong
Bai giang bao hiem ngoai thuongBai giang bao hiem ngoai thuong
Bai giang bao hiem ngoai thuong
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
Nâng cao dịch vụ chuyển phát nhanh của Công ty CP Hai Bốn Bảy - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt NamLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam
 
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hảiQuản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
 

Similar to Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...nataliej4
 
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAODịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (20)

Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAYĐề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài cấu trúc tài chính công ty du lịch và thương mại, ĐIỂM 8, HAY
 
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT N...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
Luận văn: Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư v...
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
Giải Pháp Thúc Đẩy Nền Kinh Tế Tuần Hoàn Trong Ngành Công Nghiệp Xe Máy Ở Việ...
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần v...
 
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải containerĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt NamNghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính i MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................................iii LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..........................................................................3 1.1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. ............................................................................................3 1.1.1. Vai trò của vận tải biển...................................................................... 3 1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. ................................................................................................ 4 1.2. Phân loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. ............................................................................................5 1.2.1. Phân loại rủi ro.................................................................................. 5 1.2.2. Các loại tổn thất ........................................................................................................9 1.3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. .............................................................................................................. 10 1.3.1. Đối tượng, phạm vi bảo hiểm........................................................... 10 1.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm............................... 11 1.3.3. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................ 13 1.3.4. Hợp đồng của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. .................................................................................................................................... 13 1.4. Quy trình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa.............................................................. 15 1.4.1. Quy trình khai thác ................................................................................................ 15 1.4.2. Quy trình giám định tổn thất ................................................................................ 17 1.4.3. Quy trình bồi thường............................................................................................. 19 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh ......................................... 21 1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh........................................................... 21 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh......................................................... 21 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI................................................................................................................. 24
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính ii 2.1. Sơ lược về Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh và công ty Bảo Minh Hà Nội... 24 2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.......................................................................... 30 2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm. ............................................................................... 30 2.2.2. Công tác giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.......................................................................................................... 40 2.2.3. Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường.......................................... 44 2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội.................................. 48 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI.............................................................................................................................. 50 3.1. Định hướng phát triển của Bảo Minh Hà Nội đến năm 2020.............................. 50 3.1.2. Định hướng cụ thể đối với hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển................................................................................. 51 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. ....... 52 3.2.1. Những thuận lợi .............................................................................. 52 3.2.2. Những khó khăn..................................................................................................... 55 3.3. Giải pháp .................................................................................................................... 57 3.3.1. Về công tác khách hàng ........................................................................................ 57 3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng kênh phân phối............................................ 59 3.3.3. Mức phí bảo hiểm.................................................................................................. 61 3.3.4. Về công tác đề phòng hạn chế tổn thất ............................................................... 61 3.3.5. Công tác chống trục lợi bảo hiểm........................................................................ 64 3.3.6. Công tác giám định................................................................................................ 65 3.3.7. Công tác bồi thường.............................................................................................. 65 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 68
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 : Tỷ lệ phụ phí tàu già...................................................................................... 36 Bảng 2.2 : Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội từ 2012-2015 :........................................................ 37 Bảng 2.3 :Kết quả thực hiện doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Bảo Minh Hà Nội.......................................... 39 Bảng 2.4: Chi giám định cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.................................................................................................. 44 Bảng 2.5 : Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. ........................................................... 47 Bảng 2.6 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội giai đoạn từ năm 2012-2015.......... 48 Bảng 3. 1: Doanh thu kế hoạch của Công ty Bảo Minh Hà Nội trong năm 2016 .... 51 Bảng 3.2 : Tỷ lệ hàng hóa được bảo hiểm trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (2012-2015)............................................................................................................. 56
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.011 LỜI NÓI ĐẦU Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Đặc biệt trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay thì vận tải càng đóng vai trò quan trọng, nhất là vận tải biển.Trong những năm qua nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến vai trò của việc xuất nhập khẩu hàng hóa.Với lợi thế đường bờ biển dài 3260km, lại nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á, vận tải biển đã trở thành phương thức vận chuyển chủ yếu ở nước ta trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng như các phương thức vận tải khác, vận tải biển không thể tránh được những rủi ro bất ngờ, đặc biệt là yếu tố tự nhiên, quãng đường vận chuyển dài và khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn khiến cho các tổn thất nếu không may xảy ra sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Cũng chính vì lý do này mà nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được ra đời từ rất sớm và có lịch sử lâu đời để giúp các chủ hàng có thể hạn chế được tổn thất, giảm bớt gánh nặng về tài chính và ổn định trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ đã rất phổ biến với các nước trên thế giới.Song ở Việt Nam chúng ta, nghiệp vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm với tỷ lệ còn thấp, một phần cũng do đặc thù của chúng ta vẫn chưa thật sự quen với việc tham gia bảo hiểm. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận biết được tầm quan trọng của nó, sau một thời gian thực tập ở công ty Bảo Minh Hà Nội, em đã chọn đề tài : "Hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội- Thực trạng và giải pháp "để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là nói lên
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.012 được sự cần thiết của nghiệp vụ này, cũng như phân tích, đánh giá về nghiệp vụ này tại Bảo Minh Hà Nội trong những năm vừa qua, qua đó rút ra những kinh nghiệm để có thể hoàn thiện hơn nghiệp vụ này trong những năm tới để có thể đáp ứng tốt hơn cũng như thu hút khách hàng hơn. Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo thì bao gồm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Chương 2 : Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. Chương 3 :Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. Do thời gian thực tập không nhiều, trình độ cũng như kiến thức thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được nhiều sự góp ý của thầy cô để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.013 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Vai trò của vận tải biển và sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1.1. Vai trò của vận tải biển Việc thông thương buôn bán đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia.Để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều phương thức khác nhau : đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển…Nhưng cho đến nay vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6.000 tỷ tấn và khối lượng vận chuyển đạt khoảng 25.000 tỷ tấn/hải lý.…………………. Sở dĩ ngành vận tải biển lại chiếm vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế là bởi những ưu điểm như sau : - Vận tải biển có năng lực vận chuyển lớn : Phương tiện trong vận tải bằng đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một chuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông quan của một cảng là rất lớn. ……………………………………. . - Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa khác nhau trong thương mại quốc tế. Đặc biệt hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như : than đá, quặng, ngũ cốc photpho và dầu mỏ. - Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp : Các tuyến đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng..
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.014 - Giá thành vận tải biển rất thấp : Ví dụ cước phí trung bình vận chuyển cùng một loại hàng hóa bằng đường hàng không là 7$/kg, trong khi đó vận chuyển bằng đường biển là 0, 7$/kg. Giá thành vận tải biển thuộc loại thấp nhất trong các loại phương tiện vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao. Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn. - Tiêu thụ nhiên liệu trên 1 tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít. - Vận chuyển đường biển góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ, thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. 1.1.2. Sựcần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. - Vận tải bằng đường biển chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên như : mưa, bão, lũ lụt, sóng thần. Cũng vì quãng đường đi lại dài lại đi qua nhiều quốc gia khác nhau với nhiều đặc điểm khí hậu khác nhau nên các yếu tố thiên nhiên diễn ra không theo một quy luật nhất định nào. Chính vì thế, mặc dù khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và có thể dự báo thời tiết nhưng rủi ro vẫn xảy ra. Hơn nữa, hiện nay, điều kiện khí hậu đang có những biến đổi thất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão nên tổn thất cũng dễ xảy ra hơn.. - Đường vận chuyển dài nên các tàu nhiều khi phải dừng chân tại các quốc gia khác nhau do vậy bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của các quốc gia đó. Nhất là các quốc gia có chiến tranh, đình công hay là có quan hệ
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.015 ngoại giao không tốt đối với các quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hóa chuyên chở trên tàu. - Trong quá trình vận chuyển đôi khi cũng xảy ra rủi ro đâm va hoặc trục trặc kỹ thuật do saisót trong việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng tàu. Các tàu biển hoạtđộngtrên vùng biển rộnglớn, vì vậy, khi xảy ra sự cố thì việc cứu hô, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác, thị trườnghàng hải rất lớn, và hiện nay số lượng tàu được đưa vào khai thác nhiều, khối lượng vận tải lớn, giá trị hàng hóa cao, cho nên nếu tổn thất xảy ra thì hậu quả là vô cùng nghiêm trọng. - Người chuyên chở nếu sai sót cũng có thể gây nên tổn thất. Đại bộ phận các công ước về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và luật hàng hải của các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Luật của Việt Nam đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy mà các nhà xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra. Vì những lý do trên, để khắc phục những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, bên cạnh việc người ta ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các đội tàu thì người ta cũng tính đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết thiệt hại bằng cách bù đắp kinh tế, đó là Bảo hiểm-hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời từ rất sớm và phát triển không ngừng.Cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm này đã có bề dày lâu năm và mặc nhiên trở thành tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương. 1.2. Phân loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.2.1. Phân loại rủi ro 1.2.1.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất Căn cứ theo nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro có thể chia làm 3 loại:
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.016  Rủi ro do thiên tai gây ra, là những hiện tượng mà con người không thể chi phối được như : biển động, bão lốc, sóng thần. .  Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển, là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài biển : mắc cạn, chìm đắm, mất tích. .  Rủi ro do con người gây ra : ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công. . 1.2.1.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm Các rủi ro thông thường được bảo hiểm : là các rủi ro được bảo hiểm một cách bình thường theo những điều kiện bảo hiểm gốc. * Rủi ro chính :là những hiểm họa chủ yếu của biển, thường gây ra những tổn thất lớn cho chủ hàng và chủ tàu - Rủi ro mắc cạn : là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng ngại vật do một số sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chạy được nữa khiến hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt. - Rủi ro chìm đắm :là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi tàu đang hành thủy hoặc neo đậu. - Rủi ro cháy : là hiện tượng oxy hoá có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu + Cháy bình thường : do nguyên nhân từ bên ngoài hay do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, sơ suất của người không phải người được bảo hiểm, buộc phải thiêu hủy để tránh bị địch bắt hoặc tránh lây lan dịch bệnh. . + Cháy nội tì : Do bản thân hàng hóa tự bốc cháy mà người bảo hiểm chứng minh được là do quá trình bốc xếp hàng hóa lên tàu không thích hợp hoặc do bản chất tự nhiên của hàng hóa Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cháy bình thường.trường hợp hàng cháy tự phát do nội tỳ, bảo hiểm chỉ chấp nhận bồi thường nếu hàng hóa này được xếp lên tàu trong điều kiện và trạng thái thích hợp.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.017 - Rủi ro đâm va :là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một vật thể cố định hoặc di động. - Rủi ro ném bỏ xuống biển: Ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một phần thiết bị dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc để tránh một nguy cơ nguy hiểm khác nhằm cứu tàu, cứu hàng khi gặp tai nạn. - Rủi ro mất tích : là trường hợp tàu không đến được cảng như quy định của hợp đồng và sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hành trình bị mất tin tức về tàu và hàng hóa trên tàu. + Pháp :tàu được coi là mất tích là trong vòng 6 tháng đối với hành trình ngắn và 12 tháng đối với hành trình dài. + Anh và các nước theo luật Anh : thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình nhưng không nhỏ hơn 2 tháng và không lớn hơn 6 tháng. + Việt Nam : thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình của tàu nhưng không nhỏ hơn 3 tháng * Các rủi ro phụ : là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các điều kiện bảo hiểm rộng nhất: vỡ, cong, bẹp, rỉ, hấp hơi, nóng, lây hại, lây bẩn, hư hại do móc cẩu, chuột bọ và côn trùng, nấm mốc, rò chảy, xây sát, rơi vãi… Trong đó : - Vỡ, cong, bẹp: là hiện tượng hàng hóa bị hư hại trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ do cẩu thả, nặng tay, do va đập vào hàng hóa khác, do bị rơi hoặc tác động của ngoại lực. - Rỉ: là hiện tượng hàng kim loại bị oxy hóa hoặc bị ăn mòn hóa học do độ ẩm cao trong hàng hóa hoặc hàng hóa bị ngấm nước mưa, nước ngọt, nước mặn hoặc nhiễm hơi axit. - Hấp hơi: là hiện tượng không khí trong hầm hàng có độ ẩm quá cao ngưng đọng lại thành nước làm hỏng hàng.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.018 - Nóng: là hiện tượng hàng hóa bị nóng do tính chất riêng của hàng, do lây sang từ hàng hóa khác, do máy lạnh của tàu bị hỏng hoặc do xếp gần buồng máy. - Lây hại: là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng do xếp gần hàng có hương vị trái ngược hoặc do ký sinh trùng từ hàng này lây sang hàng khác. - Lây bẩn: là hiện tượng hàng hóa bị bẩn do sơn, phẩm, dầu mỡ ngấm qua bao bì - Hư hại do móc cẩu: là hiện tượng hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình bốc dỡ do móc cần cẩu hoặc do móc của người công nhân xếp dỡ sử dụng làm đứt dây, đai hoặc rách vỡ bao bì. Các rủi ro phải bảo hiểm riêng (rủi ro loại trừ tương đối) : là những rủi ro loại trừ đối với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, nếu muốn được bảo hiểm thì phải mua riêng. - Rủi ro chiến tranh - Rủi ro đình công Rủi ro loại trừ : là những rủi ro không được bảo hiểm đối với bảo hiểm hàng hải trong mọi trường hợp. Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, rủi ro loại trừ bao gồm các rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chi phí phát sinh xuất phát từ các nguyên nhân sau: - Hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm. - Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn tự nhiên (tổn thất thương mại hàng hóa). - Bao bì đóng gói không thích hợp, đóng gói sai quy cách. - Chuẩn bị hàng hóa không đầy đủ, xếp hàng hỏng lên tàu. - Chậm trễ hành trình và những hậu quả trực tiếp của việc chậm trễ (kể cả việc chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên)
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.019 - Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng đi biển, phương tiện vận chuyển, container không thích hợp với việc vận chuyển an toàn hàng hóa nếu người được bảo hiểm hay người làm công cho họ biết về tình trạng không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian xếp hàng. - Sự bất lực hay thiếu thốn về tài chính của người chuyên chở. 1.2.2. Cácloại tổn thất Tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận nếu căn cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất. Tổn thất được chia thành tổn thất chung và tổn thất riêng nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyền lợi và trách nhiệm của các bên đối với tổn thất. - Tổn thất toàn bộ: là sự mất mát, hư hỏng hoàn toàn hàng hóa được bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ được chia thành tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính. - Tổn thất bộ phận: là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng hóa được bảo hiểm. Tổn thất bộ phận xảy ra trong các trường hợp: hư hỏng hoàn toàn một phần hàng hóa; hàng bị giảm về khối lượng; hàng bị giảm về số lượng; hàng bị giảm về thể tích; hàng bị giảm về giá trị. - Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những chủ hàng và những người bảo hiểm cho các chủ hàng đó mà thôi. - Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hy sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu nhằm cứu vãn an toàn cho tất cả các quyền lợi chung trên hành trình khi có đe dọa. Hành động tổn thất chung là hành động hy sinh tự nguyện, có chủ ý của con người nhằm đem lại an toàn chung cho toàn bộ hành trình. - Chi phí cứu nạn: là khoản tiền trả cho những người tham gia vào việc cứu những tài sản đang gặp nguy hiểm khỏi bị tổn thất. Chi phí cứu nạn vừa
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0110 mang tính chất tiền công với tính chất tiền thưởng.Tài sản được cứu đề cập ở đây là tàu và hàng hóa.Người có tài sản được cứu có nghĩa vụ trả tiền cho người tham gia cứu nạn. 1.3. Nộidung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.3.1. Đốitượng, phạm vi bảo hiểmbảohiểm. 1.3.1.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm chính là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển hoặc kết hợp cả các phương tiện vận chuyển khác trong liên hiệp vận chuyển (vận chuyển đa phương thức). 1.3.1.2. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn. Người mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tương tự như ICC 1982, riêng điều khoản bảo hiểm B, C trách nhiệm của người bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu bị mất tích. Căn cứ vào các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) 1/1/1982, để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam đối với quá trình bốc dỡ vận chuyển hàng hoá ở các cảng Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển gọi tắt là QTC 1990. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/1982.Đối
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0111 với hàng hoá nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam thường được bảo hiểm theo QTC 1990. Để phù hợp với tập quán quốc tế, khi bán bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Công ty Bảo Minh thường áp dụng ICC 1/1/1982.Khi hàng hoá có tổn thất, người nhận hàng dễ dàng nhận biết ngay được hàng hoá bị tổn thất đó có nằm trong phạm vi bảo hiểm hay không. 1.3.2. Giá trị bảohiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảohiểm. 1.3.2.1. Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.Giá trị thực tế của lô hàng có thể là giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí, bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác định: V = C + I + F Trong đó: V - là giá trị bảo hiểm của hàng hoá C - là giá hàng tại cảng đi (giá FOB) F - là cước phí vận tải I - là phí bảo hiểm Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính. Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì: V = 110% * CIF hoặc xuất theo giá CIP thì: V= 110% * CIP CIF = 𝐶+𝐹 1−𝑅 Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm: R = R1 + R2 + R3
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0112 R1 - Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản R2 – Tỷ lệ phí luồng tuyến R3 – Tỷ lệ phí chuyền tải R* - Phụ phí tàu già (tính từ tàu 16 tuổi trở lên – phụ phí này được tính và thu riêng của chủ tàu hoặc người xuất khẩu thuê tàu ). 1.3.2.2. Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm hàng hóa được xác định dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa tại thời điểm khai báo.Về cơ bản, số tiền bảo hiểm của hàng hóa bằng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm tức là bằng giá trị CIF của lô hàng hóa.Người bảo hiểm có thể tính gộp tiển lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm, tuy nhiên phần lãi này không được vượt quá 10% giá CIF.Như vậy, số tiền bảo hiểm của hàng hóa được giới hạn trong 110% trị giá CIF.Mọi trường hợp số tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn này đều được coi là bảo hiểm trên giá trị và phần vượt quá đó không được thừa nhận. 1.3.2.3. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên. Phí bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi PBH = R × STBH VAT = 10% × PBH Tổng PBH = PBH + VAT
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0113 1.3.3. Cácđiều kiện bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm mà các bên thoả thuận trong hợp đồng.Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm gốc của Việt Nam được quy định theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài chính ban hành. Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC ngày 1/1/1982 của Viện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU).Vì các điều kiện này được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới thay thế các điều kiện cũ ICC-1963 và trở thành tập quán thông dụng quốc tế. Nó bao gồm các điều kiện sau: - Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C - Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B - Institute cargo clauses A(ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A - Institute war clauses - điều kiện bảo hiểm chiến tranh - Institute strikes clauses - điều kiện bảo hiểm đình công 1.3.4. Hợp đồng của bảohiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.3.4.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng ( Khoản 1, điều 224, bộ luật Hàng hải Việt Nam ) Có hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được áp dụng là : hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0114 - Hợp đồng bảo hiểm chuyến là loại hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. - Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của cùng một chủ hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn so với hợp dồng bảo hiểm chuyến nên hợp đồng bảo hiểm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng.Hợp đồng bảo hiểm bao phù hợp đối với những khách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm.Hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí. 1.3.4.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Hợp đồng bảo hiểm kết thúc hiệu lực tại một trong số các thời điểm sau đây, tùy thời điểm nào đến trước: - Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường. - Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến. - Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi nhận do nhầm lẫn. Hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc hiệu lực khi hàng được giao vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng, do đó tổn thất của cả lô hay của từng kiện sau khi động tác bốc dỡ cả lô hay của từng kiện ấy đã thực hiện xong tại nơi nhận đó sẽ không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0115 1.3.4.3. Nội dung hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt: mặt trước gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm; mặt sau in sẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm. Mẫu của các nước khác nhau có thể khác nhau song hiện nay hầu hết các nước, các công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC-1982. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm: - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và người được bảo hiểm. - Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách đóng gói... - Loại tàu chuyên chở: tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích... - Cách xếp hàng lên tàu. - Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải - Ngày gửi hàng - Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình - Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm - Nơi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường - Ký tên, đóng dấu. 1.4. Quy trình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa. 1.4.1. Quytrình khai thác Tiếp cận khách hàng và tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm Thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro Chào phí bảo hiểm Phát hành hợp đồng và các chứng từ kèm theo Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0116 Bước 1 : Tiếp cận khách hàng và tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình khai thác, để công tác khai thác được tốt nhất người khai thác viên phải thật sự năng động. Khai thác viên thông qua mối quan hệ để thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc khách hàng (đó là các công ty vận tải, công ty xuất khẩu, công ty nhập khẩu, hoặc các chủ dự án…)nhằm kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng và giới thiệu sản phẩm phù hợp. - Khai thác viên chủ động khai thác thông tin từ tất cả các nguồn : khách hàng, cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại chúng… - Khai thác viên tìm hiểu thêm thông tin về nguồn vốn, khả năng tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, khai thác viên còn cần phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối tượng cần được bảo hiểm. Bước 2 : Thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro Từ những thông tin thu thập được các cán bộ khai thác phân tích và đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ xảy ra rủi ro trực tiếp khi tiếp xúc với đối tượng bảo hiểm. Qua số liệu thống kê về khách hàng, cán bộ khai thác tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng. Đồng thời, kết hợp với bộ phận bồi thường tính hiệu quả bảo hiểm qua các năm, từ đó đề xuất dự kiến các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm hợp lý, đảm bảo đủ các khoản chi phí và kinh doanh có lãi. Trong những trường hợp đặc biệt như yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, có khả năng rủi ro lớn, GTBH lớn…thì công ty bảo hiểm có thể nhờ các cơ quan chuyên môn hoặc các tổ chức nước ngoài đánh giá hộ.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0117 Bước 3 : Chào phí bảo hiểm Khi đã xác định được mức phí bảo hiểm dự kiến, khai thác viên lập một bản chào phí với lời lẽ thuyết phục gửi cho khách hàng.Nếu phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì chỉ chào phí cho khách hàng sau khi nhận được thông báo phí của thị trường tái bảo hiểm. Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hồ sơ số liệu về khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm hàng đầu…đều cần được xem xét để đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp.Mức phí là một tiêu chuẩn mà khách hàng luôn so sánh trong quá trình lựa chọn nơi mua bảo hiểm, khách hàng thường thích những nơi có mức phí thấp.Vì vậy, khi đã chào phí mà khách hàng chưa chấp nhận thì có thể tổ chức gặp gỡ, trao đổi, đàm phán lại. Kết thúc quá trình đàm phán, người bảo hiểm cần để cho khách hàng nhận thức thấy mức phí đưa ra là hợp lý với mặt bằng chung trên thị trường, thích hợp với các điều kiện mà khách hàng lựa chọn, lợi ích của khách hàng luôn được đảm bảo và ưu tiên. Bước 4 : Phát hành hợp đồng bảo hiểm và các chứng từ đi kèm Khi khách hàng đã chấp nhận bản chào phí, công ty bảo hiểm đề nghị khách hàng gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức bằng văn bản.Sau khi thống nhất các bên với nhau về tất cả các điều khoản thì tiến hành ký kết HĐBH và cấp đơn bảo hiểm. Bước 5 : Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng  Theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm của khách hàng  Theo dõi các thay đổi trong hợp đồng bảo hiểm 1.4.2. Quy trình giám định tổn thất  Nhận yêu cầu giám định
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0118 Khi nhận yêu cầu giám định(GĐ) tổn thất, đơn vị khai thác (ĐVKT) cần gửi ngay cho đơn vị giám định(ĐVGĐ) giấy yêu cầu giám định theo biểu mẫu giấy đề nghị thu xếp giám định hàng hóa quy định. Trường hợp tổn thất lớn và phức tạp, ĐVGĐ cần báo cáo Giám đốc đơn vị, Trưởng phòng giám định bồi thường và đề xuất hướng xử lý để phối hợp giải quyết, thực hiện theo hướng dẫn thông báo tái bảo hiểm.  Tiến hành giám định - Công tác chuẩn bị : trên cơ sở các thông tin do khách hàng cung cấp kết hợp với báo cáo sơ bộ của các bên liên quan, giám định viên phải tự chuẩn bị đầy đủ những vấn đề liên quan đến tổn thất :  Kiến thức về tổnthất hoặc rủi ro, tai nạn liên quan đến sự kiện bảo hiểm  Những dụng cụ, thiết bị cần thiết mang theo để phục vụ cho việc giám định - Nội dung giám định : Giám định viên có trách nhiệm  Kiểm tra và đối chiếu về mặt giấy tờ bảo hiểm liên quan với đối tượng được bảo hiểm để xác định đúng đối tượng đang giám định và đối tượng được ghi trên giấy tờ là trùng hợp.  Ghi nhận chính xác, trung thực thời gian, địa điểm, diễn biến, tình trạng, mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây nên tổn thất  Xác định tình trạng tổn thất, mức độ tổn thất  Xác định nguyên nhân gây tổn thất  Lập biên bản giám định hiện trường  Thỏa thuận, theo dõi khắc phục hậu quả - Cấp báo cáo giám định và thu phí giám định : ĐVGĐ cấp báo cáo giám định cho người yêu cầu theo số lượng đã ghi rõ trên giấy yêu cầu giám định  Hồ sơ Hồ sơ giám định bao gồm : - Giấy yêu cầu giám định
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0119 - Các chứng từ liên quan đến lô hàng : vận đơn, hóa đơn thương mại… - Thông báo tổn thất và công văn trao đổi giữa các bên liên quan - Báo cáo giám định - Hóa đơn thu phí giám định (bản sao) hoặc thông báo nợ 1.4.3. Quy trình bồi thường  Các bước của quy trình bồi thường hàng hóa :  Một số nội dung của công tác bồi thường - Nguyên tắc bồi thường  STBH là giới hạn tối đa của STBT. Tuy nhiên, các khoản tiền sau (ngoài số tiền tổn thất) cũng được bồi thường như các chi phí đã chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, tiền đóng góp tổn thất chung dù STBT vượt quá STBH.  Bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì bồi thường sẽ bằng loại tiền tệ đó.  Khi trả tiền bồi thường, ngưởi bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ 3. - Tính toán bồi thường Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Tính toán bồi thường Trình duyệt Xác báo bồi thường Thông báo bồi thường Thanh toán bồi thường Đòi bồi thường người thứ ba, xử lý hư hỏng
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0120 Sau khi xác định tổn thất thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm, bồi thường viên sẽ dựa trên cơ sở tổn thất hoặc ước tính, so sánh STBH với GTBH để xác định đúng STBH. Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất chung  Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm phần đóng góp cho tổn thất chung dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào. Nếu STBH thấp hơn GTBH phải đóng góp TTC, người bảo hiểm chi bồi thường theo tỷ lệ giữa STBH và giá trị phải đóng góp TTC.  Không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà thanh toán cho người tính toán TTC do hãng tàu chỉ định  STBT này được cộng thêm hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền đã đóng góp và số tiền phải đóng góp TTC Nguyên tắc chung bồi thường tổn thất riêng  Đối với tổn thất toàn bộ thực tế : Bồi thường toàn bộ STBH  Đối với tổn thất toàn bộ ước tính : Bồi thường toàn bộ STBH nếu người được bảo hiểm từ bỏ hàng. Trường hợp người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc xin từ bỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi thường theo mức độ tổn thất thực tế.  Với tổn thất bộ phận : Bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất, hay giá trị trọng lượng số hàng rời bị thiếu, mất, hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất  Tổnthất về chi phí :ngoài tổn thất hàng do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, có một số loại chi phí khi phát sinh được bồithường. Ngoài ra nếu trong HĐBH có ấn định mức miễn thường của công ty bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra, khi xác định mức bồi thường phải tính đến mức miễn thường này. - Hồ sơ bồi thường Hồ sơ bồi thường bao gồm các chứng từ chính sau :
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0121  Thư khiếu nại đòi bồi thường của người được bảo hiểm  Bản chính của HĐBH/Đơn bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có)  Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở  Thư dự kháng/thông báo tổn thất, Biên bản giám định  Giấy biên nhận của người chuyên chở khi giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng  Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng  Công văn, thư từ trao đổi của Người được bảo hiểm với Người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất  Hóa đơn,biên lai và các chi phí khác. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh 1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối, phản ánh cụ thể kết quả đạt được khi thực hiện một công việc nào đó, ta có thể đánh giá thông qua : - Số hợp đồng khai thác được - Doanh thu phí - Chi phí khai thác - Chi phí bồi thường - Chi phí giám định tổn thất 1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 1.5.2.1. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần a. Cách tính: (𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚 − 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒑𝒉í 𝒃ả𝒐 𝒉𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 b. Biên độ giới hạn: Từ -50% đến 50% 1.5.2.2. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần a. Cách tính: Phí bảohiểm thuẩn Phí baor hiểm gộp
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0122 b. Biên độ giới hạn: Từ 0% đến 80% 1.5.2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường a. Cách tính: Tổng chi bồi thường bảo hiểm thuộc TN + dự phòng bồi thường thuộc TN Doanh thu phí bảo hiểm thuần b. Biên độ giới hạn:<= 70% 1.5.2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm a. Cách tính: Tổng chi phí hoạt động kinh doanh Doanh thu phí bảo hiểm thuần b. Biên độ giới hạn:<= 30% 1.5.2.5. Chỉ tiêu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm a. Cách tính: Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm Hoa hồng bảo hiểm gốc + Chi khác hoạt động nhượng tái bảo hiểm b. Biên độ giới hạn: xin ý kiến DN 1.5.2.6. Chỉ tiêu bồi thường nhượng tái bảo hiểm a. Cách tính: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm -/+ tăng giảm dự phòng bồi thường nhượng TBH Phí nhượng tái bảo hiểm
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0123 b. Biên độ giới hạn:>=30% 1.5.2.7. Chỉ tiêu thâm hụt DPBT theo năm nghiệp vụ a. Cách tính: DPBT năm trước Số tiền thực bồi thường năm nay b. Biên độ giới hạn:xin ý kiến DN 1.5.2.8. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên vốn chủ sở hữu a. Cách tính: Lợi nhuận hoạt động KDBH Vốn chủ sở hữu b. Biên độ giới hạn:>0% 1.5.2.9. Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động KDBH trên phí bảo hiểm gộp a. Cách tính: Lợi nhuận hoạt động KDBH Phí bảo hiểm gộp b. Biên độ giới hạn:>0%
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0124 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO MINH HÀ NỘI 2.1.SơlượcvềTổngcôngtybảo hiểmBảoMinhvà côngtyBảoMinhHà Nội Có thể nói lịch sử phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam được gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta.Kể từ khi bảo hiểm Việt Nam ra đời cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu luôn là một loại hình bảo hiểm chủ yếu và chiếm tỉ trọng cao trong tổng phí bảo hiểm toàn thị trường. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam có thể được nhìn nhận theo hai giai đoạn phát triển. Thời kỳ bảo hiểm hoạt động theo cơ chế độc quyền Nhà nước. Giai đoạn này chỉ có một tổ chức bảo hiểm duy nhất là bảo hiểm hoạt động phục vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.Quy mô và phạm vi bảo hiểm của thời kỳ này còn rất nhiều hạn chế, hoạt động của thị trường không có sự cạnh tranh. Thời kỳ bảo hiểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường: Vào những năm cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bớc phát triển đáng kể. Đứng trước yêu cầu đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành. Sau khi Nghị định này ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời, trên thị trường đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng doanh thu phí. Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ này đã ảnh hưởng đến hoạt động
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0125 của các công ty bảo hiểm.Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001. Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành những văn bản thi hành Luật nhằm phát huy tối đa hiệu quả của Luật kinh doanh bảo hiểm. Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành lập sau Nghị định 100/CP. Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép hoạt động trên phạm vi cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Từ 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi khi có chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm.Thách thức lớn đối với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế.Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ mạnh nhất thị trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27 GP/KDBH ngày 08/9/2004 của Bộ Tài chính. Đây là một công ty cổ phần gồm 11 cổ đông sáng lập gồm các Tổng Công ty lớn của Nhà nước : Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam . V. V. .Tiếp đó, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh đã ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Bảo Minh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Minh Hà Nội) là công ty thành viên của Tổng
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0126 Công ty Cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Tổng Công ty) theo số 1063/2004- BM/HĐQT ngày 01/10/2004. Với tên pháp nhân : Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ( Baominh insurance corporation) với logo là hình búp sen hồng trên đôi cánh tay màu xanh thể hiện cho sự tinh khiết đẹp đẽ, ý chí phấn đấu đi lên và trân trọng, tăng cao uy tín của Bảo Minh vững chắc và lâu bền. Trụ sở chính của Bảo Minh tại số 26 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 1. 100 tỷ đồng (đã góp 755 tỷ đồng) trong đó khu vực nhà nước nắm giữ 50,70% Mạng lưới hoạt động:  59 công ty thành viên/550 Phòng giao dịch trên toàn Việt Nam  01 trung tâm đào tạo chuyên biệt ở tại thành phố Hồ Chí Minh  18 Ban/Trung tâm chức năng thuộc Trụ sở chính - Phạm vi hoạt động: kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái phi nhân thọ, đầu tư tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật - Khen thưởng: là thương hiệu được yêu thích, chăm lo tốt cho đời sống của người lao động, thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam và nhận huân chương lao động hạng III năm 1999, hạng II năm 2004, hạng I năm 2009. - Thị phần (tính đến 31/12/2015): 8,88% (xếp vị trí thứ 3 trên thị trường Việt Nam sau PVI và Bảo Việt) Sau hơn 20 năm hoạt động và luôn nằm trong nhóm 3 doanh nghiệp bảo hiểm đi đầu cả nước Bảo Minh đã mở rộng mạng lưới rộng khắp toàn quốc với 59 công ty thành viên. Tại thành phố Hà Nội, Bảo Minh có 3 công ty thành viên trực thuộc tổng đó là: Bảo Minh Hà Nội, Bảo Minh Thăng Long và Bảo Minh Đông Đô. Bảo Minh Hà Nội chính là chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội với tầm quan trọng chiến lược được thành lập vào ngày 6 tháng 3 năm 1995 theo quyết định
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0127 số 166/TCCB- BTC với mục đích nhằm nhanh chóng mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động trên toàn quốc của tổng công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Đến tháng 6 năm 2006 thì Bảo Minh Thăng Long thành lập là một bộ phận của Bảo Minh Hà Nội nhằm mở rộng, phát triển kinh doanh trên Hà Nội của Bảo Minh. Vào tháng 10 năm 2004 với chủ trương cổ phần hóa Bảo Minh, chi nhánh Bảo Minh Hà Nội đã chính thức thành công ty Bảo Minh Hà Nội theo quyết định số 27/KDBH ngày 8/9/2004. Đối tượng khách hàng của Bảo Minh Hà Nội không ngừng ra tăng và đa dạng bao gồm các thành phần kinh tế và các đối tượng dân cư. Công ty Bảo Minh Hà Nội trong quá trình hoạt động đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty.Hiệu quả hoạt động của Công ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu phí của toàn Tổng Công ty là 20 đến21%. Hiện nay với hơn 60 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 7 phòng ban, 4 phòng đại diện và đảm nhận 21 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khácnhau, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống nhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển.Mức độ cạnh tranh của nghiệp vụ này tuy có gay gắt nhưng nhìn chung có phần bình ổn hơn so với các doanh nghiệp khác vì hầu hết các mối quan hệ với khách hàng đã được thiết lập trong thời gian trước đây.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0128 Vềcơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Minh tại Hà Nội (Nguồn: Bảo Minh Hà Nội) Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng Giám đốc bổ nhiệm), chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý.Hai phó giám đốc quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyết các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.  Phòng tổ chức tổng hợp: với chức năng tham mưa cho giám đốc xây dựng một mô hình kinh doanh khoa học và thích hợp với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Đưa ra và góp ý các dự án đào tạo, tuyển chọn và phân bổ cán bộ đáp ứng yêu cầu và kế hoạch nhiệm vụ của công ty. Tư vấn và pháp lý cho giám đốc, quản lý thống nhất những văn bản có tính pháp luật. Theo dõi chỉ đạo các chính sách pháp luật, điều lệ của công ty về công tác tổ chức nhân viên và công tác bảo vệ toàn công ty.  Phòng kế toán: Đảm bảo tổ chức hoạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi hoạt động tài chính của công ty với từng nghiệp vụ cụ thể. Giám Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức tổng hợp Phòng kế toán Phòng tài sản kỹ thuật Phòng hàng hải Phòng bồi thường Các phòng khai thác số 2, 4, 5, 6, 7, 8 Phòng xe cơ giới và con người
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0129 sát tình hình tài chính của công ty theo chế độ hiện hành và theo chế độ của công ty Bảo Minh.  Phòng tài sản- kĩ thuật: Thực hiện tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cả nội địa hay hàng hóa xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ tài sản- kĩ thuật, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm phi hàng hải…. Thực hiện kiểm tra, quản lý các chi nhánh khu vực về nghiệp vụ.  Phòng bảo hiểm hàng hải: Thực hiện tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ hàng hải, hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển nội địa, bảo hiểm thân tàu, thuyền và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ thuyền… Thực hiện quản lý, kiểm tra các chi nhánh khu vực ở dưới.  Phòng xe và con người: Thực hiện tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ xe, vật chất xe, trách nhiệm dân sự của chủ xe, bảo hiểm sức khỏe con người…Quản lý và kiểm tra các chi nhánh nhỏ và tham mưu ,phối hợp với lãnh đạo.  Phòng bồi thường: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường và tiến hành xử lý chính xác, kịp thời, gửi thông báo tới khách hàng. Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến quá trình, tham mưu phối hợp giữa các phòng ban và giám đốc. Nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh, giữ vững thị phần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, Bảo Minh tiếp tục phát triển mạng lưới đại lý cộng tác viên song song với việc củng cố và hoàn thiện các chi nhánh, nâng cấp năng suất lao động và trình độ quản lý, đồng thời học hỏi và phát triển kỹ thuật bảo hiểm nước ngoài. Mục đích cơ bản của Bảo Minh trong thời gian tới là cố gắng thoát khỏi trì trệ, củng cố lực lượng để phù họp với sự chuyển biến của thị trường bảo hiểm trong nước.Để thực hiện được mục đích đó, Bảo Minh đã đưa ra các biện pháp trong thời gian tới là: - Cải tiến xây dựng theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0130  Kế hoạch kinh doanh phải xây dựng trên cơ sở phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và tự nhận định về bản thân.  Xây dựng hệ thống đòn bẩy kinh tế, cải tiến phương pháp phân phối tiền lương, tiền thuởng, định mức chi phí. . .  Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, nhân viên. - Củng cố hệ thống các công ty và mở rộng phát triển hệ thống đại lý bảo hiểm, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị hữu quan.  Nâng cao trình độ các giám đốc, phó giám đốc công ty, trình độ kế toán viên và cán bộ nghiệp vụ.  Hoàn chỉnh chương trình cơ sở dữ liệu thống kê CRACL-COSIS.  Củng cố và mở rộng tổng đại lý ở các tỉnh.  Thiết lập mối quan hệ bằng hợp đồng thoả thuận quan hệ hợp tác với các cơ quan hữu quan như các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, các công ty giám định… - Đẩy mạnh công tác đầu tư vốn. Quản lý chặt chẽ vốn đầu t dài hạn: các công ty liên doanh cổ phần, trái phiếu. . . theo lãi suất từ các công ty này. Tập trung vốn kịp thời cho các khoản đầu tư ngắn hạn (chủ yếu là gửi ngân hàng có thời hạn, mua trái phiếu ngắn hạn. . ) 2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội. 2.2.1. Công tác khai thác bảo hiểm. Công tác khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các công ty, khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0131 trường.Nếu công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác.Công việc khai thác càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đứng trước tình hình đó đòi hỏi các công ty phải tổ chức tốt khâu khai thác.Đối với Bảo Minh mục tiêu và cũng là thước đo hiệu quả của khâu khai thác là xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ổn định lâu dài và tăng trưởng cao. Cấp đơn bảo hiểm: Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, phòng hàng hải phải xem xét việc cấp đơn theo trình tự sau: a. Kiểm tra chứng từ và đánh giá rủi ro  Đánh giá rủi ro: - Đây là bước nghiên cứu để dự kiến mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với lô hàng và tàu trong suốt hành trình. - Đối với tàu chở hàng, các cán bộ khai thác của công ty phải xem xét kỹ các yếu tố  Quốc tịch của tàu và chủ tàu. Điều này có ảnh huởng rất lớn đến độ an toàn của hành trình. Ví dụ tàu có quốc tịch Đông Âu thường xảy ra tổn thất thấp hơn tàu của các vùng khác.  Nếu tàu được bảo hiểm thân tàu tại Bảo Minh thì kiểm tra xem tổng giá trị của tàu và hàng có vượt quá phân cấp 11 triệu USD hay không. Trường hợp vượt quá sẽ thông báo cho phòng tái bảo hiểm để thu xếp nhượng tái.  Tuổi của tàu. Đối với tàu già, khả năng gây tốn thất sẽ tăng lên thậm chí không đủ khả năng đi biển. Trong trường hợp này cần thu thêm phụ phí
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0132 tàu già. Nếu khách hàng nhập hàng theo giá CIF thì khai thác viên đề nghị khách hàng áp đặt vấn đề của tàuvà bảo lưu quyền đòi lại phí tàu già trên hợp đồng mua bán. Đối với hàng hoá bảo hiểm các nhân viên cần phải xem xét các vấn đề sau:  Thứ nhất : là loại hàng (bao gồm chủng loại, tính chất, nội tỳ hàng hoá).  Thứ hai : là phương thức đóng gói, bao bì, chất xếp hàng hoá, phương thức vận chuyển, ký mã hiệu.  Khả năng tài chính của chủ tàu, nếu chủ tàu có khả năng tài chính tốt thì ít xảy ra tranh chấp.  Đối với cảng đi, cảng đến: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra tổn thất cho hàng hoá vì nó chứa đựng rất nhiều các yếu tố liên quan như người bán hàng, người nhận hàng, tình trạng bốc xếp, tập quán của cảng. Qua việc nghiên cứu cảng đi, cảng đến, nhân viên bảo hiểm biết được những rủi ro hàng hoá nào có thể gặp đối với hành trình, biết được lô hàng có phải chuyển tải hay không chuyển tải ở cảng nào. Từ đó công ty sẽ có biện pháp cần thiết cũng như khuyến cáo với khách hàng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tốn thất.  Khả năng tài chính của khách hàng: khai thác viên luôn phải theo sát quá trình thanh toán phí của khách hàng để có thể phân biệt được loại khách hàng theo tiêu chuẩn thanh toán tốt hay xấu, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ đọng phí.  Kiểm tra chứng từ: Trước hết cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lý của người yêu cầu bảo hiểm, chỉ khi người được bảo hiểm khai rõ tất cả các đề nghị in sẵn thì giấy yêu cầu bảo hiểm mới được coi là hợp lệ.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0133 - Đối với hàng mới nhập chỉ chấp nhận "báo sau" các đề mục liên quan đến phương tiện vận chuyển như: tên tàu, ngày khởi hành, số hợp đồng vận chuyển với cam kết của khách hàng là tàu đủ khả năng đi biển. Đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp đủ các chi tiết khi nhận được bộ chứng từ. Trong trường hợp khách hàng khai thiếu một trong các đề mục cơ bản sau: Tên mặt hàng, giá trị bảo hiểm, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm thì các khai thác viên yêu cầu khách hàng phải bổ sung ngay. - Đối với hàng xuất: Bên cạnh giấy yêu cầu bảo hiểm khách hàng phải cung cấp thêm một số tài liệu sau:  Vận tải đơn  Hoá đơn thương mại  Thẻ tín dụng (nếu việc thanh toán mua bán bằng tín dụng) Bên cạnh đó cán bộ còn phải xem xét kỹ đặc điểm, tính chất hàng hoá, phương thức đóng gói, xếp hàng, tuyến hành trình, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng yêu cầu. Nếu tàu chở nguyên chuyến một mặt hàng, công ty sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tàu và bảng thông báo chi tiết tàu đế tính thêm phụ phí. b. Xem xét chứng từ và từ chối bảo hiểm - Từ chối bảo hiểm: Sau khi kiểm tra nếu thấy chứng từ không hợp lệ và không thể căn cứ vào đó để cấp đơn bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm sẽ từ chối ngay bằng cách lập công văn từ chối và gửi bằng fax hay qua đường bưu điện kèm theo các tài liệu giải thích cho khách hàng hiểu. - Chấp nhận bảo hiểm: Sau khi kiếm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phân tích số liệu thống kê, phân tích khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá rủi ro nếu thấy đạt yêu cầu thì Công ty quyết định bảo hiểm, đồng thời thoả thuận thời gian giao kết hợp đồng chính thức. c. Cấp đơn bảo hiểm
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0134 Khi đã đồng ý bảo hiểm, khai thác viên vào sổ cấp đơn, số đơn bảo hiểm được lấy theo số thứ tự trong sổ. Tiếp theotiến hành tính số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể yêu cầu bảo hiểm theo một trong các giá trị: FOB, CF, CIF và thêm vào đó tỷ lệ lãi ước tính. Công ty Bảo Minh Hà Nội được phép chủ động nhận bảo hiểm cho những hàng hoá xuất nhập khẩu có số tiền bảo hiểm dưới 6 triệu USD.Khi áp dụng các điều khoản biểu phí, quy định, hướng dẫn hiện hành của Tổng công ty, nếu thấy cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế công ty sẽ trình đơn xin ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty và chỉ được thực hiện khi Tổng công ty chấp nhận. Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hiện đang được Bảo Minh áp dụng gồm: Bộ điều khoản ICC 01/01/1982 hay 01/11/1963 hoặc QTC-90. Tuy nhiên ICC 01/01/1982 là thông dụng nhất và đang được sử dụng ở hầu hết các hợp đồng trong đó gồm có: - Điều khoản bảo hiểm hàng hoá (Institute Cargo Clauses), (A), (B), (C) ngày 01/01/1982. - Điều khoản bảo hiểm chiến tranh cho hàng hoá (Institute War Clauses) 01/01/1982. - Điều khoản bảo hiểm đình công cho hàng hoá (Institute War Clauses) 01/01/1982. Đối với một số hàng hoá đặc biệt như xăng dầu chở rời, thực phẩm đông lạnh, thịt cá đông lạnh chỉ áp dụng các điều khoản tương ứng: - Điều khoản bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), (B), (C). - Điều khoản bảo hiểm thịt đông lạnh. Hiện nay công ty đang áp dụng cách tính phí bảo hiểm như sau: 𝐶𝐼𝐹 = 𝐶 + 𝐹 1 − 𝑅
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0135 Bước 1: Tính số tiền bảo hiểm theo công thức như trên. Trong đó: C: giá trị hàng hoá F: cước phí vận tải R: Tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng theo từng điều kiện bảo hiểm. (R = R1 +R2+ . . . ) R1: Tỷ lệ gốc + Tỷ lệ phí theo luồng R2: Tỷ lệ phụ phí khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như bảo hiểm chiến tranh, đình công, truyền tải, tuyến. Bước 2: Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền và giá trị bảo hiểm. Igốc=Số tiền bảo hiểm ×𝑅 Với R= R1 + R2 Thực tế, phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu được áp dụng với Bảo Minh Hà Nội với cách tính như trên dao động khoảng từ 0,1 đến 0,3% tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện bảo hiểm, loại hàng bảo hiểm, tuyến hành trình, kỹ thuật chất xếp, chèn lót, phương thức bao gói, cụ thể : Nếu hàng hoá tham gia bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm càng rộng thì phí bảo hiểm càng cao và ngược lại.Mặt khác, loại hàng hoá được bảo hiểm cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phí chính, đối với những hàng hoá chịu tác động lớn của môi trường bên ngoài, khó bảo quản thì tỷ lệ phí bảo hiểm cao hơn. Tỷ lệ phí chính cao hay thấp còn phụ thuộc vào phương thức đóng gói, chất xếp, chuyên chở hàng hoá. Nếu hàng hoá đóng trong Container hoặc chở nguyên chuyến thì tỷ lệ phí thấp hơn hàng chở rời hoặc đóng thùng. Đối với các tỷ lệ phụ phí: Phụ phí luồng thường dao động trong khoảng 0,02 - 0,03% tuỳ theo luồng vận tải (ví dụ luồng châu Âu là 0,02%, luồng
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0136 châu Mỹ là 0,03%). Phụ phí chuyển tải thường chiếm 0,03% số tiền bảo hiểm (vì trên thực tế đã có nhiều trường hợp tổn thất xảy ra tại cảng chuyển tải). Phụ phí rủi ro chiến tranh, đình công đượcc áp dụng theo tỷ lệ do ủy ban định phí rủi ro chiến tranh công bố là0,275% ở khu vực không có chiến tranh, còn với khu vực đang có chiến tranh mà xác suất rủi ro xấp xỉ là 100% thì Bảo Minh có quyền từ chối bảo hiểm. Trường hợp phát sinh phụ phí tàu già. Itàugià = số tiền bảo hiểm * Rtàugỉà Trong đó: (Rtàugỉà: Tỷ lệ phụ phí tàu già) Lúc này tổng phí bảo hiểm sẽ là: I = Igốc + Itàu già Tỷ lệ phụ phí tàu già mà Bảo Minh đang áp dụng : Bảng 2.1 : Tỷ lệ phụ phí tàu già Tuổi tàu Tỷ lệ phí (A) (B) 16-20 0, 185% 0, 125% 21-25 0, 375% 0, 250% 26-30 0, 600% 0, 375% (Nguồn : Biểu phí hàng hóa 2008-Bảo Minh Hà Nội) Tất cả các tàu trên 30 tuổi phải được Tổng công ty đồng ý trước khi nhận bảo hiểm hàng hóa và chào phí tàu già. Các phụ phí tàu già được tính theo cột (A). Đối với các chuyến hàng gửi bằng những tàu được ghi nhận là quản lý tốt, có thể được giảm như cột (B) Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống kê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường khách hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0137 này không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộlàm công tác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Bảng 2.2 : Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội từ 2012-2015 : Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 1. Số đơn bảo hiểm cấp Đơn 1542 1376 1642 1868 -Lượng tăng (giảm) Đơn - -166 266 226 -Tốc độ tăng (giảm) % - 10,76 19,3 13,76 2. Doanh thu phí Tr. Đ 7537,43 6241 8735,4 9508,5 -Lượng tăng (giảm) Tr. Đ - -1296,43 1656,6 773,1 -Tốc độ tăng (giảm) % - -17,19 26,5 8,85 3. Doanh thu phí bình quân/hợp đồng Trđ/Đơn 4,89 4,54 5,32 5,09 (Nguồn: Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội) Qua số liệu thống kê ở trên ta có thể thấy, doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 2013 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2012, chỉ đạt 82,81% so với năm 2012. Đây cũng là một điều dễ hiểu, vì kinh tế Việt Nam 2013 khó khăn, doanh thu toàn thị trường bảo hiểm sụt giảm chỉ đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ là 10,26%. Những khó khăn, thách thức do tác động của vùng biển Đông và khối thị trường chung Châu Âu nên nhìn chung tình hình kinh tế vẫn rất ảm đạm, vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều các thách thức, rủi ro. Ngoài ra việc tiếp cận với các nguồn vốn vay qua ngân hàng vẫn rất khó khăn, nên việc sụt giảm doanh thu phí bảo hiểm cũng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng đã tăng trở lại, tăng 26,5% so với năm 2013 làm cho doanh thu tăng lên đến 8735,4 triệu
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0138 đồng và đến năm 2015 thì doanh thu tiếp tục tăng lên đến 9508,5 triệu đồng, tăng 8,85% so với năm 2014. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của Bảo Minh Hà Nội. Về chỉ tiêu doanh thu phí/hợp đồng, ta thấy chỉ tiêu này giảm giữa hai năm 2012 và 2013 do tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm hàng hóa như : hạ phí, mở rộng điều khoản mà không thu thêm phí…để thu hút khách hàng. Qua đây ta thấy tình hình khai thác của công ty tương đối ổn định và đang có sự tăng trưởng tốt trở lại trong 2 năm vừa qua. Công ty cần có nhiều biện pháp để nâng cao hơn nữa kết quả khai thác của nghiệp vụ này. d. Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm Đây có thể coi là một trong các khâu quan trọng nhất của quy trình khai thác, có tác động trực tiếp đến việc hoàn thành kế hoạch thu phí và tiến độ thu phí, doanh số thu. Đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách hàng cũng như mức độ khéo léo của cán bộ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng và trong quá trình thu phí. Hiện nay hình thức thu phí của chi nhánh rất linh hoạt, có thể thu trực tiếp bằng hoá đơn hoặc thu qua chuyển khoản bằng giấy báo nợ. Thời hạn thu phí là từ khi ký hợp đồng cho tới khi kết thúc hành trình. Việc quy định thời hạn kéo dài như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi và có tác dụng khuyến khích khách hàng.Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm bao khách hàng có thể thanh toán phí theo kỳ, do hợp đồng có hiệu lực trong một thời gian dài (thường là 1 năm), sử dụng cho khách hàng lớn, xuất nhập khẩu thường xuyên và có uy tín, thông thường số phí bảo hiểm được đóng thành 3 hoặc 4 lần trong năm (với điều kiện khi vận chuyển từng chuyến thì phải báo cho công ty biết). Hình thức thu phí của Bảo Minh cũng theo hai cách thu tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ở đây có một điểm cần lưu ý là trong trường hợp còn thiếu các chi tiết hoặc cần điều chỉnh sửa đổi các số liệu trong đơn bảo hiểm thì lúc này cán bộ của công ty yêu cầu kháchhàng cung cấp các số liệu chi tiết còn thiếu để lập giấy sửa đổi bổ sung. Giấy này sẽ được đính kèm và có giá trị bổ sung cho
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0139 hợp đồng bảo hiểm, không làm thay đổi giá trị và hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, đồng thời cũng được phân phối như hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, trong các trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng, công ty sẽ đề nghị khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh yêu cầu của mình nếu thấy hợp lý và chấp nhận được thì tiến hành hoàn lại 80% số phí và huỷ đơn đó trong số cấp. Với cách khai thác khoa học và chặt chẽ cộng thêm sự nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ phòng hàng hải, nghiệp vụ này đã và sẽ có những bước phát triển tốt. Bảng 2.3 :Kết quả thực hiện doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Bảo Minh Hà Nội Năm Loại hàng Số đơn cấp (đơn) Kim ngạch bảo hiểm Phí bảo hiểm Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2012 Hàng nhập 732 612716,41 47,47 3112,31 41,29 Hàng xuất 810 678006,18 52,53 4425,12 58,71 Tổng 1542 1290722,877 100 7537,43 100 2013 Hàng nhập 621 498258,71 43,26 2912,31 46,66 Hàng xuất 755 653514,75 56,74 3328,69 53,34 Tổng 1376 1151773,461 100 6241 100 2014 Hàng nhập 712 571278,4 41,51 3795,85 43,45 Hàng xuất 930 804991,68 58,49 4939,55 56,55 Tổng 1642 1376270,08 100 8735,4 100 2015 Hàng nhập 853 602532,46 39,23 3940,25 41,44 Hàng xuất 1015 933347,28 60,77 5568,25 58,56 Tổng 1868 1535897,74 100 9508,5 100 (Nguồn:Số liệu thống kê của Bảo Minh Hà Nội)
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0140 Dựa vào bảng số liệu ta thấy, kim ngạch bảo hiểm và phí bảo hiểm trong năm 2013 giảm so với năm 2012 là 10,98% . Sở dĩ có sự giảm sút này là do tỷ lệ phí bảo hiểm của công ty có xu hướng giảm và cơ cấu các mặt hàng có tỷ lệ thấp chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch bảo hiểm. Cạnh tranh giữa các công ty dẫn đến hạ phí giảm còn 4,54 trđ/đơn. Số đơn bảo hiểm cấp giảm cùng với doanh thu phí/đơn giảm làm giảm doanh thu phí của toàn công ty. Đến năm 2014, kim ngạch và phí bảo hiểm đã tăng trở lại. Số đơn bảo hiểm do Tổng công ty số đơn cấp năm 2014 tăng 266 đơn so với năm 2013 (tức là 19,3%), năm 2015 số đơn bảo hiểm tăng 226 đơn so với năm 2014 ( tức là 13,76%). Điều này chúng tỏ bên cạnh việc tăng kim ngạch của khách hàng cũ, công ty còn thu hút thêm rất nhiều khách hàng mới, thể hiện là số đơn cấp tăng lên. Cơ cấu bảo hiểm giữa hàng xuất và hàng nhập có xu hướng tăng lên, năm 2012 là 52,53%; năm 2013 là 56,74%, năm 2014 là 58,49% và năm 2015 là 60,77 %. Do có sự tăng kim ngạch bảo hiểm hàng xuất dẫn đến phí bảo hiểm của hàng xuất cũng tăng theo. Như vậy, ta có thể thấy được phần nào rằng hoạt động của công ty trong thời gian qua là tương đối tốt. 2.2.2. Công tácgiám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Khâu giám định hàng hoá nói chung và hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một khâu mà Bảo Minh quy định hết sức chặt chẽ theo một trình tự nhất định nhằm tiến hành đánh giá, giám định tổn thất xảy ra một cách chính xác, hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm quyền lợi của cả hai bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra, Bảo Minh (cụ thể ở đây là Công ty Bảo Minh Hà Nội) sẽ xem xét tổn thất đó thuộc trách nhiệm bảo hiểm của mình hay không
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0141 và nếu có thì mức độ tổn thất là như thế nào.Nguyên tắc chung của Công ty khi tiến hành giám định đó là: Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, trung thực và khách quan, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho việc bồi thờng của Công ty. Bảo Minh Hà Nội có thể trục tiếp giám định hoặc có thể nhờ các Bảo Minh ở các khu vực khác giám định hộ hoặc chỉ định đại lý của mình ở trong và ngoài nước. Trừ những trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ chính của giám định hàng hoá là giám định và thực hiện bồi thường tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm tại Bảo Minh. Quy trình giám định của công ty như sau : Quy trình giám định tổn thất của Bảo Minh - Nhận yêu cầu giám định: Khi phát hiện có xảy ra tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất người được bảo hiểm phải gửi ngay yêu cầu giám định đến Bảo Minh Hà Nội, yêu cầu ban đầu có thể bằng điện thoại tuy nhiên ngay sau đó phải bổ sung ngay bằng giấy yêu cầu chính thức có thể lưu trong tập hồ sơ giám định. Tiếp theo, cán bộ giám định sẽ đề nghị có sự phối hợp, giúp đỡ của người yêu cầu giám định trong suốt quá trình giám định, đồng thời yêu cầu họ cung cấp các giấy tờ cần thiết như sau:  Hợp đồng bảo hiểm  Vận đơn đường biển  Hoá đơn thương mại  Quy cách đóng gói  Các chứng từ giao nhận hàng hoá giữa tàu và cảng, COR (biên bản hư hỏng đổ vỡ), ROROC (chứng từ kế toán nhận hàng với tàu) hoặc biên bản
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0142 giao nhận của người chuyên chở và các chứng từ liên quan để chứng minh tổn thất nếu giám định viên yêu cầu. - Tiến hành thực hiện việc giám định. Công việc này được thực hiện tại nơi xảy ra tai nạn. Cán bộ giám định của Công ty sẽ thực hiện các công việc sau:  Giám định bên ngoài kiện hàng, so sánh đối chiếu với sự miêu tả trong chứng từ vận chuyển.  Giám định bên trong kiện hàng.  Xác định mức độ tổn thất. Trong quá trình giám định, cán bộ giám định luôn chú ý một cách chính xác lượng hàng bị thiếu, số lượng từng loại bị hưhỏng và mức độ hư hỏng như thế nào.Đồngthờiước tínhcác khoảnchi phí khắc phục, sửachữa, tỷ lệ giảm giá và giá trị còn lại của hàng hoá để có thể xác định mức độ tổn thất hợp lý nhất. - Xác định nguyên nhân gây tổn thất. Để có thể tìm ra nguyên nhân, đòi hỏi các cán bộ giám định phải có khả năng quan sát và phán đoán hết sức nhạy bén cũng như cần có trình độ chuyên môn cao, phải hiểu rõđặc tính của hàng hoá bảo hiểm, đặc điểm của tuyến hành trình, điều kiện khí hậu thuỷ văn, trạng thái kỹ thuật của con tàu, ý thức và trình độ của sỹ quan thuỷ thủ, thuyền viên.  Phân định dạng tổn thất: Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển có thể gặp phải các tổn thất: mất mát, hao hụt, hỏng do bị nước ngấm vào, bị cong, bẹp, méo, xước, vỡ, bao kiện bị mốc rách, hàng bị ô nhiễm mùi vị hoặc bị lấm bẩn, bị mốc, ôi thiu, bị cháy…  Mỗi dạng tổn thất có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân có xuất xứ khác nhau, vì vậy khi tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất thì cần phải xác định rõ cả nguồn gốc phát sinh ra nguyên nhân. - Lập biên bản giám định.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Dương Thị Phương Anh Lớp:CQ50/03.0143 Sau khi hoàn tất việc giám định, giám định viên chọn lọc các chi tiết cơ bản đế phản ánh toàn bộ những gì đã chứng kiến tại hiện trường vào "biên bản giám định".Đây là kết quả của quá trình giám định và cũng là cơ sở pháp lý để khiếu nại người có trách nhiệm với vụ tổn thất đó. Nội dung của biên bản giám định phải đảm bảo các yêu cầu trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu trên biên bản phải phù họp với thực tế tổn thất và thống nhất với các tài liệu khác liên quan đến chuyến hành trình. Điểm quan trọng nhất, cũng là nội dung chính của biên bản giám định là phải ghi rõ mức độ và nguyên nhân gây ra tổn thất - Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định. Sau khi lên biên bản giám định, cán bộ giám định của Bảo Minh sẽ cung cấp cho người hoặc tổ chức yêu cầu giám định.Việc cấp thêm biên bản cho bất cứ người nào khác phải được sự đồng ý của người yêu cầu giám định bằng văn bản và phải tính thêm phí. Đối với các chi phí và công lao động đã thực hiện trong quá trình giám định, theo yêu cầu của người nhận hàng, giám định viên có thể ghi thêm vào biên bản giám định và phải ghi thêm vào chứng từ, hoá đơn đầy đủ về các chi phí đó. Về nguyên tắc, chi phí giám định chỉ được thu trực tiếp từ người yêu cầu giám định nếu lô hàng không tham gia. Tại Bảo Minh thì phí giám định được tính vào số tiền hàng bồi thường hoặc Bảo Minh tự chịu trong trường hợp tổn thất không thuộc trách nhiệm của mình. Ngoài ra trong trường hợp Bảo Minh Hà Nội giám định hộ các đơn vị khác trong công ty thì phí giám định sẽ được tính vào số tiền bồi thuờng, số tiền này đơn vị nhờ giám định sẽ phải trả cho Bảo Minh Hà Nội. Tình hình chi cho giám định trong mối quan hệ với chi bồi thường của Công ty trong thời gian qua: