SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả
kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung
thực, được trích dẫn từ các nguồn dữ liệu, báo cáo đáng tin cậy.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Phượng
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Mai Thơm, Viện Đào tạo Sau
Đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt
Nam, gia đình và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................................vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH...........................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh............................................................4
1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................4
1.1.2. Ý nghĩa...............................................................................................................................4
1.2. Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp................................5
1.2.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp............................................5
1.2.2. Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh doanh................7
1.2.3. Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh........................................................19
1.2.4. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.................20
1.3. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm..................................................................23
1.3.1. Kế toán quản trị chi phí....................................................................................................23
1.3.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm................................................................................25
1.4. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh...............................................................27
1.4.1. Định giá bán sản phẩm.....................................................................................................27
1.4.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng...............................................................28
1.5. Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp .........................................................................................................28
1.5.1. Yêu cầu quản ký kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...............................................28
1.5.2. Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp..............................................................................................................................30
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO ....................................................................................31
2.1. Tổng quan về công ty Vosco..............................................................................................31
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Vosco..................................................................................31
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Vosco...........................................................33
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vosco.........................................................................36
2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất và lao động...............................................................................36
2.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014.................................................................38
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty...................................................................42
2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty..................................................42
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán..................................................................................45
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả
kinh doanh tại công ty Vosco ...................................................................................................50
2.3.1. Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco ..............50
2.3.2. Chứng từ, sổ sách công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco ...53
2.4. Đánh giá về tổ chức kế toán tại Công ty Vosco..................................................................56
2.4.1. Nhận xét chung về công tác kế toán và hình thức kế toán tại Công ty Vosco.................56
2.4.2. Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh ở công ty Vosco...................57
2.4.3 Những tồn tại cần khắc phục............................................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO...........................................................................60
3.1. Kế hoạch phát triển của công ty Vosco trong giai đoạn 2015-2020...................................60
iii
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Vosco.........................................................................................................................................62
3.2.1. Hoàn thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán.............................................62
3.2.2. Hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán........................................................................62
3.2.4. Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu về doanh thu...........................................................65
3.2.5. Hoàn thiện về sổ sách kế toán..........................................................................................66
3.3. Những lưu ý trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh theo Thông
tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết
định15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ban hành ngày 22/12/2014.........................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................................70
- Cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về vị trí thông tin do kế toán cung
cấp trong quá trình điều hành, quản lý, có như vậy kế toán mới có điều kiện phát huy hết vai trò
của công cụ quản lý. .....................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................72
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Giải thích
VOSCO Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company
TK Tài khoản
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Bảng thống kê lao động năm 2010-2014 37
2.2 Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2013-2014 40
2.3 Số thứ tự tàu 50
2.4 Sổ chi tiết tài khoản 51131131 51
2.5 Sổ chi tiết tài khoản 632341 52
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
1.1 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 20
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VOSCO 42
2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty Vosco 46
2.3 Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán theo Nhật ký chung 49
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, Việt Nam đang đặt ra yêu cầu rất cao về xác định kết quả kinh
doanh. Nâng cao kết quả kinh doanh là điều kiện cơ bản để phát triển doanh
nghiệp, kinh tế, xã hội, là động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống người dân, rút ngắn dần khoảng
cách kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian 2010-2014, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu
và do những khó khăn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam nhất là trong ba năm
2011, 2012, 2013 các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong
việc duy trì sản xuất, trong đó công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
cũng không tránh khỏi những khó khăn đó.
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Vosco khi tiến hành hoạt động kinh
doanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của
quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp
toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi
là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận
đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý.
Trong những năm qua, hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán kết
quả kinh doanh nói riêng đã được xây dựng và điều chỉnh sao cho ngày càng phù
hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định tạo ra
một số khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng và thực hiện. Do đó việc
thực hiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Từ nhận thức đó, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” làm đề tài
chuyên đề cho mình.
1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty Vosco từ năm 2010 đến 2014 từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề xác định kết quả kinh
doanh.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty Vosco: đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, những yếu kém, tồn
tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco trong tương lai
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
Vosco.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2010-2014
- Giới hạn không gian nghiên cứu: công tác kế toán xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Vosco.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống
kê, phân tích-tổng hợp, lo-gich-lịch sử… trong nghiên cứu và phân tích đề tài.
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phương pháp so sánh
2
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về
bản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trên
góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hiệu quả và các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco
- Đã đánh giá được thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty và đưa ra những khó khăn tồn tại, những lợi thế trước mắt của công ty.
- Đề tài đưa ra tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược, đề xuất và tham mưu một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Vosco trong tương lai.
6. Nội dung nghiên cứu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty Vosco
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty Vosco
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
- Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính phụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, cung ứng lao vụ, dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị
vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh”
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – (giá vốn bán hàng
+ chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính
- Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự
tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như:
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh
tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xóa sổ…Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch
giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác.
Kết quả hoạt động khác = thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác
1.1.2. Ý nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề các doanh nghiệp luôn quan tâm
làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả (tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu
hóa rủi ro) và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu
nhập khác và chi phí. Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi
nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó
4
doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào,
mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất.
Như vậy, hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng
trong việc cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và
giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh,
phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
Việc tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh một cách khoa học,
hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng
trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc
điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế… để lựa chọn phương án
kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài
chính, chính sách thuế…
1.2. Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp
1.2.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Căn cứ vào thông tư 200/2014/TT-BTC thì kết quả kinh doanh từ hoạt động
tiêu thụ sản phẩm được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động tiêu thụ
hàng hóa dịch vụ được xác định theo công thức sau:
Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Giá vốn
bán hàng
Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
Doanh
thu hoạt
động tài
chính
Chi
phí
tài
chính
Chi
phí
bán
hàng
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
5
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
sau một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức tiền lãi hoặc lỗ. Hay nói
cách khác kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và kết quả
kinh doanh được cấu thành bởi hai bộ phận gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh (kết quả hoạt động tiêu thụ, dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính) và kết
quả hoạt động khác của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lợi nhuận chủ yếu cho
doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sản
xuất trước hết phải xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Lựa
chọn việc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nhất định thuộc phạm vi ngành
nghề sản xuất nhất định của xã hội.
Thu nhập khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khác phát sinh
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cuối kỳ tổng hợp kết quả của hai hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh
và hoạt động khác để xác định được chỉ tiêu thu nhập trước thuế của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ nhất
định. Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một số dương thì chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, nếu chỉ tiêu cho kết quả là một
Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt
động khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thu nhập khác Chi phí khác
Lợi nhuận khác
6
số âm sẽ cho thấy doanh nghiệp không bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu,
hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, quy mô vốn bị giảm.
1.2.2. Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh
doanh
1.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a) Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có).
b) Điều kiện ghi nhận doanh thu
 Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các
điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể,
doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không
còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường
hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa,
dịch vụ khác);
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
 Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa
mãn các điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp
7
chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và
người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch
vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
c) Nguyên tắc xác định doanh thu
- Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã
thu hay chưa thu được tiền.
- Phù hợp: khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp.
- Thận trọng: doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
d) Phương pháp ghi nhận doanh thu
- Phương pháp ghi nhận từng phần: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả
khi doanh thu và chi phí cho sản phẩm được ước lượng một cách dễ dàng và tương
đối chính xác. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng với
thời gian thi công kéo dài và chi phí cũng như doanh thu của dự án có thể ước
lượng được. Theo phương pháp trên doanh thu sẽ được ghi nhận theo chi phí trong
suốt quá trình thực hiện giự án.
- Phương pháp ghi nhận hoàn thành: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả
khi doanh thu và chi phí cho sản phẩm không thể ước lượng một cách dễ dàng và
chính xác. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng với
thời gian thi công kéo dài nhưng chi phí cũng như doanh thu của dự án không thể
lường trước. Khi đó doanh thu sẽ được ghi nhận vào thời điểm sau khi sản phẩm
được bàn giao cho khách hàng và quá trình thanh toán được bắt đầu thực hiện.
e) Chứng từ sử dụng
Sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, bản
kê hàng gửi đi bán đã tiêu thụ, phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng.
8
f) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 TK cấp 2:
TK 5111 (Doanh thu bán hàng hoá); TK 5112 (Doanh thu bán các thành phẩm);
TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ); TK 5114 (Doanh thu trợ cấp, trợ giá); TK
5117 (Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư); TK 5118 (Doanh thu khác)
Nội dung và kết cấu TK 511
Nợ TK 511 Có
- Các khoản thuế gián thu phải nộp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh".
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất
động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế
toán.
1.2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
a) Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt
động tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp như: thu lãi,
thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bán
chứng khoán, thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia…
b) Chứng từ sử dụng
Sử dụng các chứng từ sau: các hóa đơn, các chứng từ thu tiền liên quan.
c) Tài khoản sử dụng
Sử dụng TK 515: doanh thu hoạt động tài chính. Nội dung và kết cấu TK 515
Nợ TK 515 Có
- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương
pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát
sinh trong kỳ.
1.2.2.3. Kế toán thu nhập từ hoạt động khác
a) Khái niệm
9
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp
vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó
được giảm, được hoàn
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân
tặng cho doanh nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
b) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản vi
phạm hợp đồng, phiếu thu, biên lai nộp thuế, nộp phạt.
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 711: Thu nhập khác. Kết cấu và nội dung TK 711
Nợ TK 711 Có
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương
pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở
doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp.
Các khoản thu nhập khác phát sinh
trong kỳ.
10
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập
khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”.
1.2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán
a) Khái niệm
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh
nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các
chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu
hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
b) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng chứng từ: Phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 632: Giá vốn hàng bán. Nội dung và kết cấu TK 632
* TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nợ TK 632 Có
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công
vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung
cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng
bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt của hàng tồn kho sau khi trừ
phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức
bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ
hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho
phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm
trước chưa sử dụng hết).
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang
tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”;
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh
BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác
định kết quả hoạt động kinh doanh;
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh
lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay
nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;
- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước
đối với hàng hóa bất động sản được xác
định là đã bán (chênh lệch giữa số chi
phí trích trước còn lại cao hơn chi phí
11
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản
ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt
động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư
không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động
BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong
kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư
phát sinh trong kỳ;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản
được xác định là đã bán.
thực tế phát sinh).
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán nhận được sau khi hàng
mua đã tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã
tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất
bán hàng hóa mà các khoản thuế đó
được hoàn lại.
* TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Nợ TK 632 Có
- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong
kỳ.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay
lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán
nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm
trước);
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán
vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Nợ TK 632 Có
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay
lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong
nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho
cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm
trước chưa sử dụng hết);
12
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất
bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã
bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”.
1.2.2.5. Kế toán chi phí tài chính
a) Khái niệm
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các
khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi
phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng
chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá
chứng khoán kinh doanh, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
b) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng các chứng từ: Phiếu tính lãi, phiếu chi…
c) Tài khoản sử dụng
Sử dụng TK 635: Chi phí tài chính để hạch toán. Nội dung và kết cấu TK 635
Nợ TK 635 Có
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm,
lãi thuê tài sản thuê tài chính;
- Lỗ bán ngoại tệ;
- Chiết khấu thanh toán cho người mua;
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các
khoản đầu tư;
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ
giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn
vị khác;
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài
chính khác.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn
vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập
kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm
trước chưa sử dụng hết);
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí
tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh.
1.2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng
a) Khái niệm
13
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới
thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản
phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
b) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu chi,
giấy thanh toán tạm ứng, các chứng từ khác có liên quan.
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 641-Chi phí bán hàng
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2
TK 6411 (Chi phí nhân viên); TK 6412 (Chi phí vật liệu, bao bì); TK 6413 (Chi
phí dụng cụ, đồ dùng); TK 6414 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6415 (Chi phí bảo
hành); TK 6417 (Chi phí dịch vụ mua ngoài); TK 6418 (Chi phí bằng tiền khác)
Nội dung và kết cấu TK 641
Nợ TK 641 Có
Các chi phí phát sinh liên quan đến quá
trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp
dịch vụ phát sinh trong kỳ.
- Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ;
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả
kinh doanh trong kỳ.
1.2.2.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a) Khái niệm
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp,...); BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý
doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng
cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải
thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax...); chi phí bằng tiền
khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) .
b) Chứng từ sử dụng
14
Kế toán sử dụng các chứng từ: Bảng lương và các khoản trích theo lương,
phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, bảng kê thanh toán
tạm ứng, các chứng từ khác liên quan
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421 (Chi phí nhân viên quản lý); TK 6422 (Chi phí vật liệu quản lý); TK
6423 (Chi phí đồ dùng văn phòng); TK 6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6425
(Thuế, phí và lệ phí); TK 6426 (Chi phí dự phòng); TK 6427 (Chi phí dịch vụ mua
ngoài);
TK 6428 (Chi phí bằng tiền khác)
Nội dung và kết cấu TK 642
Nợ TK 642 Có
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế
phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải
lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước chưa sử dụng hết);
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý DN
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào
tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
1.2.2.8. Kế toán chi phí khác
a) Khái niệm
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí
khác của doanh nghiệp có thể gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động
thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu
tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
15
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào
công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
- Các khoản chi phí khác.
b) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản vi
phạm hợp đồng, biên lai nộp thuế, nộp phạt, phiếu chi…
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 811: Chi phí khác. Nội dung và kết cấu TK 811
Nợ TK 811 Có
Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí
khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”.
1.2.2.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khái niệm
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết
quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện
hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm
trước.
16
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước.
b) Phương pháp tính thuế
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
c) Chứng từ sử dụng
Kế toán sử dụng các chứng từ: tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế,
báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
các chứng từ khác có liên quan
d) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 821: chi phí thuế TNDN
Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:
TK 8211 (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành); TK 8212 - Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).
Nội dung và kết cấu TK 821
Nợ TK 821 Có
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
của các năm trước phải nộp bổ sung do
phát hiện sai sót không trọng yếu của các
năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện
tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận
thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh
lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả
phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp
trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành
tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế
TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do
phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm
trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện
hành trong năm hiện tại;
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh
lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát
sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số
17
năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản
thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập
trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập
hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh
bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát
sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh
trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - “Xác
định kết quả kinh doanh”.
chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả
được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu
nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế
TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn
khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện
hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định
kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh
bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có
TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát
sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác
định kết quả kinh doanh”.
1.2.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a) Khái niệm
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và
các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và
dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động
kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp,
chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài
chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và
các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Chứng từ sử dụng
Sử dụng chứng từ: Phiếu kết chuyển, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
c) Tài khoản sử dụng
18
Sử dụng TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Nội dung và kết cấu TK 911
Nợ TK 911 Có
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động
sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa,
bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu
nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
1.2.3. Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh
Hiện nay có 4 hình thức kế toán được áp dụng trong các doanh nghiệp:
- Hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Căn cứ vào các thông tin kinh tế đã được phản ánh và tổng hợp trên các sổ kế
toán, kế toán sẽ lập các báo cáo tài chính theo quy định.
Báo cáo tài chính là các báo cáo được lập trên cơ sở phương pháp tổng hợp
cân đối kế toán nhằm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo chỉ tiêu tài chính phát
sinh tại thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ tài
sản, tình hình công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong kỳ hạch toán. Nó cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh
giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá thực
trạng của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán và dự đoán tương lai. Thông tin của báo
cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN)
19
Trong quá trình áp dụng nếu thấy cần thiết, doanh nghiệp có thể bổ sung sửa
đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy vẫn phải đảm báo đúng quy định phải được bộ
tài chính chấp thuận bằng văn bản. Tất cả các doanh nghiệp độc lập có tư cách
pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định và chế
độ kế toán hiện hành. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để
cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác góp phần đáp ứng yêu cầu
quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp
(10)
TK 154,155,156 TK 521 (1,2,3), 333 (1,2,3)
(2) TK 632 TK 911 TK 511 (1,2,3…) TK111,112,131
(9) (11)
TK 157 (7a)
(1a) (1b) (15) (12)
(13)
(9)
TK 334, 338 TK 641 TK 3331
(3a)
(4a) (16) (7b)
(5a) (9)
TK 214
(8)
TK 642 TK 515, 711
(4b) (3b) (14)
(5b) (17)
TK 111,112,153,242,331
TK 635, 811 TK 821
(3c) (19b)
(5c) (4c) (18)
(19a) (19a)
TK 3334
TK 821
(6) TK 421
(21)
(20)
Hình 1.1-Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh
20
(1a)
Nợ TK 157
Có TK 154,155,156
Xuất kho thành phẩm hàng hóa gửi đi bán
(3a)
(3b)
(3c)
Nợ TK 641,642,635,811
Có TK 334,338
Tiền lương và các khoản theo lương phải
trả cho nhân viên bán hàng, cán bộ quản lý
doanh nghiệp và bộ phận khác (nếu có)
(4a)
(4b)
(4c)
Nợ TK 641,642,635,811
Có TK 214
Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng,
bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận
khác (nếu có)
(5a)
(5b)
(5c)
Nợ TK 641,642,635,811
Có TK 111,112,152,
153,242,331
Các chi phí có liên quan đã chi ra phục vụ
ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý
doanh nghiệp, bộ phận khác (nếu có)
(6)
Nợ TK 821
Có TK 333.4
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp
theo thông báo của cơ quan thuế
(1b)
(2)
Nợ TK 632
Có TK 157,154,155,156
Phản ánh giá vốn của số sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ và hàng gửi đi bán được
khách hàng chấp nhận tiêu thụ
(7a)
(7b)
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511 (1,2,3…)
333.1
Phản ánh giá bán của số sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ và hàng gửi đi bán được
khách hàng chấp nhận tiêu thụ
(8)
Nợ TK 111,112,131
Có TK 515,711
333.1
Các doanh thu tài chính và thu nhập khác
phát sinh trong kỳ
(9)
Nợ TK 521 (1,2,3),333
Có TK 111,112,131
Phát sinh các khoản triết khấu thương mại,
hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
21
(10)
Nợ TK 154,155,156
Có TK 632
Ghi giảm giá vốn của số sản phẩm hàng
hóa và hàng gửi đi bán đã xác định tiêu
thụ nhưng bị khách hàng trả lại và nhập về
kho
(11)
Nợ TK 511(1,2,3…)
Có TK 333.3,333.2
Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB phải nộp ghi
giảm doanh thu
(12)
Nợ TK 511(1,2,3…)
Có TK 521,333.1
Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu
thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá
hàng bán, thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp phải nộp làm giảm doanh thu
(13)
Nợ TK 511(1,2,3…)
Có TK 911
Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911
(14)
Nợ TK 515, 711
Có TK 911
Kết chuyển doanh thu tài chính và thu
nhập khác sang TK 911
(15)
(16)
(17)
(18)
Nợ TK 911
Có TK 632,641,642,
635,811
Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi
phí tài chính và chi phí khác sang TK 911
(19a)
(19b)
Nợ TK 911
Có TK 821
Nợ TK 911
Có TK 821
Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp sang TK 911
(20)
Nợ TK 911
Có TK 421
Kết chuyển số lãi
(21)
Nợ TK 421
Có TK 911
Kết chuyển số lỗ
22
1.3. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
1.3.1. Kế toán quản trị chi phí
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức
tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng
hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá
trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau:
1.3.1.1.Phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản
trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục
đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa
chọn tiêu thức phân loại phù hợp.
a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại
theo các tiêu thức sau:
- Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại:
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất,
gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung;
+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất
nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi
phí được chia ra:
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời
gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời
kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí
đó phát sinh;
+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn
thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.
23
b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại
theo các tiêu thức sau:
- Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra:
+ Chi phí khả biến;
+ Chi phí bất biến;
+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ:
Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...).
- Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra:
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm
hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
Chi phí nhân công trực tiếp,...);
+ Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch
vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý
hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân
bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc;
+ Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh
và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó;
+ Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán
được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp
quản lý đó.
c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của
một dự án được phân loại như sau:
- Chi phí thích hợp;
- Chi phí chênh lệch;
- Chi phí cơ hội;
- Chi phí chìm.
1.3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí
Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng
loại chi phí:
24
a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên
quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối
tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan
đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí
doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày
công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp
hoặc phân bổ theo cấp bậc.
1.3.1.3.Xác định trung tâm chi phí
Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô
của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là:
- Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân
xưởng, bộ phận sản xuất);
- Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tài
chính,…
1.3.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm
1.3.2.1 Phương pháp tính giá thành
Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán
chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một
phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là:
a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm
Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ
chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một
nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập
hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt;
25
+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập
hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ.
Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn
một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau:
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế;
Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước
tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng
bán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh
lệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán
trên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ
mức chênh lệch chi phí sản xuất chung.
+ Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm,... ngay từ
đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và
mức chi phí sản xuất chung đã ước tính.
b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng
cộng chi phí);
c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức;
d/ Phương pháp hệ số;
đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ.
1.3.2.2. Đối tượng và kỳ tính giá thành
a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm,
nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh
nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá
thành phù hợp:
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý;
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất;
+ Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh
nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc
26
điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc
thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
1.3.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các
bước như sau:
+ Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ);
+ Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu;
+ Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang;
+ Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng;
+ Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm.
1.4. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh
1.4.1. Định giá bán sản phẩm
a/ Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù
đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn.
b/ Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá
bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá
bán trong điều kiện cạnh tranh,...) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán
hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá thành sản xuất, căn cứ vào biến phí trong giá thành
toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công,...).
Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp
cộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức:
Giá bán = Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 + % cộng thêm)
Tỷ lệ
phần trăm
tăng thêm
=
Mức hoàn vốn + Chi phí bán hàng, chi phí
mong muốn quản lý doanh nghiệp
Số sản phẩm x Giá thành sản xuất 1
đã bán sản phẩm đã bán
Mức hoàn vốn
mong muốn
= Tỷ lệ hoàn
vốn đầu tư
x Tổng vốn
đầu tư
27
1.4.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng
a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán
hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý
hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng
nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán
bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của
mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán
hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù
hợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác
định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân
tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.5.1. Yêu cầu quản ký kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Qua nghiên cứu nội dung ta thấy rằng kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh
tế vô cùng quan trọng. Đó là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanh
nghiệp. Chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kết
quả hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho
doanh nghiệp. Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh đạt kết quả cao trước hết doanh
nghiệp phải quản lý tốt doanh thu và chi phí.
Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏi
kế toán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách theo dõi hạch toán trên sổ
sách một cách hợp lý khoa học. Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh từ đó giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt được các bản chất kịp thời và
cập nhật của từng nghiệp vụ kinh tế. Việc sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rất
cần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng quy định các hệ thống chứng từ
gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng mà
28
không phản ánh kịp thời trên hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng) thì coi như hàng
đã bán mà không có doanh thu, hoặc nếu khi lập hóa đơn mà không ghi chi tiết hóa
đơn chưa có thuế, số thuế được khấu trừ số thuế đầu vào. Vì vậy các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều phản ánh trên các chứng từ kế toán, dù nghiệp vụ đó lớn hay
nhỏ. Nếu hàng hóa có giá trị thấp dưới mức quy định thì người bán cũng phải ghi
vào bảng kê bán hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Việc quản lý doanh thu có
hiệu quả, đầy đủ chính xác cũng là việc quản lý tốt kết quả kinh doanh.
Quản lý tốt chi phí phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cần
thiết. Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đế việc làm thế nào để hạ thấp chi
phí mà vẫn đảm bảo tăng doanh thu nhằm tăng kết quả kinh doanh. Xét chỉ tiêu tỷ
suất chi phí là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh trình độ quản lý của
doanh nghiệp trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Vai trò kế toán không
chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin mà kế toán còn phải giúp doanh nghiệp trong
lĩnh vực quản lý, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán cần phát hiện và
ngăn chặn những chi phí bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tình
trạng lãng phí cho doanh nghiệp. Các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đầy
đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt chi tiêu không
có cơ sở. Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể không
nói đến công tác quản lý chi phí và thu nhập của từng bộ phận đơn vị trong doanh
nghiệp. Trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cùng
với bộ phận quản lý phải lập phương án tốt, chi phí và thu nhập các bộ phận của
mình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Hàng tháng, quý,
kế toán các đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chi tiêu, những khoản nào không cần
thiết thì không được phép chi. Tùy từng đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp mà có biện pháp quản lý chi phí, thu nhập riêng, nhưng nhìn chung
ta phải nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ sổ chi tiết chi phí, thu
nhập theo bộ phận. Nó có tác dụng quan trọng trong công tác xác định chính xác
chi phí, thu nhập của từng bộ phận đơn vị, từ đó cho ta một kết quả kinh doanh
đáng tin cậy.
29
1.5.2. Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của doanh
nghiệp.
Từ chức năng đó ta có thể xác định nhiệm vụ của kế toán như sau:
- Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn các quá trình và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông qua ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử
dụng tài sản đó để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại
tài sản vật tư tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động
tham ô, lãng phí vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước.
- Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông
tin kinh tế.
- Xác định kịp thời các khoản thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của
Nhà nước.
- Tổ chức hạch toán theo từng khoản thu nhập và chi phí bất thường khác, kế
toán phải theo dõi sát sao, hạn chế đến mức thấp nhất chi phí khác đã xảy ra.
30
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO
2.1. Tổng quan về công ty Vosco
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Vosco
Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty cổ phần Vận tải biển
Việt Nam (VOSCO) được thành lập vào ngày 1/7/1970 theo quyết định của Bộ
Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải phóng, Tự lực, Quyết thắng
và một xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết định
tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty
vận tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức
vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam
(VOSCO) chỉ còn tập trung làm nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ
xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa.
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, ngày
01/01/2008, VOSCO đã chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với
tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM, tên tiếng Anh là
VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (VOSCO). Công ty
có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm cổ phần chi phối 60%, còn
lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức, cá nhân khác. Công ty cổ phần Vận tải
biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt
động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu
mang lại lợi ích tối đa cho Nhà nước, Nhà đầu tư và người lao động.
Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại: số 215 Lạch Tray, phường Đằng Giang,
quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; Điện thoại: 84 – 31 – 3731090, 3731980; Fax: 84
– 31 – 3731007; Email: pid@vosco.vn; drycargo@vosco.vn; Website:
www.vosco.vn.
Từ khi được thành lập năm 1970 đến nay, Công ty Vận tải biển Việt Nam
trước và nay là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã nỗ lực không ngừng
trong việc đầu tư, trẻ hóa đội tàu nhằm đáp ứng ngày một cao hơn nhu cầu vận tải
31
trong nước và quốc tế. Có thể khẳng định trong thời điểm hiện tại, VOSCO là một
doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam với một đội ngũ sỹ quan, thuyền
viên có tay nghề cao và một đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác có năng lực
và kinh nghiệm. Đội tàu vận tải của VOSCO đáp ứng các Công ước quốc tế về an
toàn hàng hải, chống ô nhiễm biển và đã được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp “Giấy
chứng nhận phù hợp” (D.O.C). VOSCO cũng được đăng kiểm DNV cấp giấy
chứng nhận về quản lý an toàn và chất lượng (IMS Code và ISO 9001: 2000).
Hoạt động kinh doanh của VOSCO chủ yếu là vận tải biển Quốc tế. Doanh
thu hoạt động vận tải biển luôn chiếm trên 95% tổng doanh thu của VOSCO.
Ngoài ra, Công ty còn có các hoạt động khác kinh doanh khác, bao gồm: vận tải
container trên tuyến nội địa; kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản; dịch
vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container; đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành
hàng hải; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; đại lý bán vé máy bay; dịch vụ
cung ứng và xuất khẩu lao động…Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ mang tính
hỗ trợ cho đội tàu của Công ty.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và tăng cường hiệu quả
hội nhập quốc tế, Công ty luôn chú ý đến việc đào tạo, cập nhật, nâng cao trình độ
cho nguồn nhân lực. Mô hình đào tạo nguồn nhân lực của Công ty đã từng bước
được hoàn thiện. Từ tổ chức “phòng định hướng” để bồi dưỡng một số vấn đề cần
thiết cho thuyền viên trước khi xuống tàu đến tổ chức liên tục các lớp học bồi
dưỡng, cập nhật có đủ các trang thiết bị cần thiết như hệ thống máy, các phần mềm
quản lý với đội ngũ chuyên viên hướng dẫn có chất lượng cao. Sau đó, Công ty đã
thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên để giúp người lao động mới được
tuyển dụng nhanh chóng làm quen với công việc trên tàu, đặc biệt là việc thường
xuyên cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho các kỹ sư hàng hải nhằm nâng
cao khả năng nghề nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong công việc. Là
doanh nghiệp vận tải biển đầu tiên của cả nước có trung tâm huấn luyện, Công ty
đã mạnh dạn đầu tư hệ thống mô phỏng buồng lái và buồng máy để nâng cao chất
lượng huấn luyện cho người lao động. Vì vậy, chất lượng sỹ quan thuyền viên
32
được nâng lên nhanh chóng và được đánh giá là đơn vị có đội ngũ sỹ quan thuyền
viên chất lượng cao nhất trong toàn ngành hàng hải Việt Nam.
Bên cạnh đó, Công ty là doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng Bộ luật quản
lý an toàn quốc tế (ISM Code), Bộ luật An ninh tàu và cảng biển (ISPS Code).
Kinh doanh vận tải biển không chỉ là ngành có tính quốc tế cao mà con liên quan
đến an toàn con người, hàng hóa và phương tiện trên biển, đặc biệt là việc bảo vệ
môi trường biển. Vì vậy, Tổ chức hàng hải quốc tế thường xuyên đưa ra những
công ước và bộ luật quốc tế bắt buộc các đội tàu hoạt động trên vùng biển quốc tế
phải tuân theo. Xuất phát từ nhận thức về vai trò của đội tàu biển lớn nhất cả nước,
từ những thuận lợi về trình độ cán bộ quản lý và sỹ quan thuyền viên và khả năng
tài chính, VOSCO đã tích cực tham dự các hội nghị, các khóa học quốc tế để tìm
hiểu, nghiên cứu, biên dịch và áp dụng các Bộ luật quốc tế về hàng hải, các Công
ước quốc tế phải tuân thủ trong quá trình kinh doanh vận tải biển quốc tế. Tiêu
biểu nhất là Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code), Bộ luật an ninh tàu và
cảng biển (ISPS Code). Trong công tác quản lý, công ty thường đi đầu đặt mua các
phần mềm quản lý trong tất cả các khâu quản lý vật tư, nhiên liệu, hỗ trợ công tác
xếp hàng, quản lý kỹ thuật… như việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý
SMMS đã giúp cho hệ thống quản lý tàu của Công ty được nâng cao thêm từng
bước hoà nhập với khu vực và thế giới. Hiện nay, Công ty đang chuẩn bị các bước
để áp dụng Công ước lao động quốc tế MLC cho đội tàu.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Vosco
- Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày
7/6/1972 và ngày 31/12/1973.
- Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam -
Nhật Bản, là tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho bước
phát triển đội tàu vận tải viễn dương.
- Năm 1974, VOSCO là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam
thực hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương,
33
Đồng Nai và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác gần 100
lượt tàu biển hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn thành trả nợ
vốn và lãi mua tàu
- Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông
Hương trọng tải 9.580 DWT là tàu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa do
Thuyển trưởng Nguyễn Tấn Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền móng
đầu tiên cho việc thông thương hai miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp phần đắc
lực để phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh.
- Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840
DWT là hai tàu dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các
nước Đông Phi và Nam Âu.
- Năm 1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi châu
Úc và Ấn Độ mở rộng thị trường vận tải ngoại thương.
- Năm 1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam
mở luồng đi các nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm
châu, bốn biển.Tàu Thái Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận
là tàu Việt Nam đầu tiên hành trình vòng quanh Thế giới.
- Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu
hàng rời chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang loại
tàu chuyên dụng, cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn.
- Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển
khai áp dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật này
chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
- Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng
tải 6.500 DWT tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên, lớn
nhất lúc đó đóng tại Việt Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu Việt
Nam phát triển và trở thành quốc gia đóng tàu biển có tên trong danh sách các
cường quốc đóng tàu thế giới.
34
- Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại
cảng Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore về
Đà Nẵng đánh dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầu-khí.
- Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu
tiên mang cờ Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ
bình thường hoá quan hệ.
- Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ
thống Quản lý Chất lượng ISO9001-2000.
- Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ
luật An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode).
- Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở
thành Công ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống thiết
bị mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền
viên, nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty.
- Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số
2138/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển
Việt Nam, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty
cổ phần với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 60%. Từ ngày 01/01/2008
Công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO).
- Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator
và Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham gia
của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container định tuyến - một
lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
- Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky,
trọng tải 52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên dụng
cỡ Supramax đầu tiên của Công ty.
35
- Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu
tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là
"VOS".
+ Tháng 5/2013, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco
Sunrise, trọng tải 56.472 DWT đóng tại Việt Nam, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ
Supramax.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vosco
- Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản
phẩm;
- Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic;
- Thuê tàu;
- Đại lý (Đại lý tàu và môi giới);
- Dịch vụ vận tải;
- Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển;
- Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài;
- Đào tạo và cấp chứng chỉ cho thuyền viên theo công ước STCW 2010;
- Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải;
- Mua bán tàu;
- Liên doanh, liên kết;
- Đại lý bán vé máy bay.
2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất và lao động
2.1.4.1. Điều kiện cơ sở vật chất
Công ty Vosco có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bị
văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các xưởng,
các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị phục vụ quá trình làm việc
- Các chi nhánh, đại lý, xí nghiệp sửa chữa tàu
36
- Đội tàu gồm 19 chiếc: 15 tàu hàng khô, 2 tàu dầu và 2 tàu container
- Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu
- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu
- Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính
2.1.4.2. Tình hình lao động của công ty
Trong mỗi doanh nghiệp ngoài cơ sở hạ tầng và tài chính ra thì nguồn nhân
lực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một công ty nếu có cơ sở hạ tầng và tài chính
tốt mà nguồn nhân lực không tốt thì công ty đó cũng không có thể phát triển bền
vững được. Sử dụng tốt nguồn lao động còn biểu hiện trên các mặt số lượng và
thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là
một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy Công
ty đã rất chú trọng đến vấn đề nhân lực bằng cách thường xuyên kiểm tra tay nghề
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, mời người về Công ty để đào tạo thêm cho
cán bộ kỹ thuật, hoặc cử các cán bộ đi học để nâng cao năng lực quản lý.
Bảng 2.1- Bảng thống kê lao động năm 2010-2014
Đơn vị: Người
Năm Số lao động So sánh Chênh lệch (%)
2010 1.564 - -
2011 1.491 -73 95,33
2012 1.425 -66 95,57
2013 1.354 -71 95,02
2014 1.222 -132 90,25
Bảng trên cho thấy tổng số lao động giảm. Năm 2011 giảm 73 người so với
năm 2010, tương đương 4,67 %. Năm 2012 giảm 66 người so với năm 2011 ,
tương đương 4,43 %. Năm 2013 giảm 71 người so với năm 2012, tương đương
4,98 %. Năm 2014 giảm 132 người so với năm 2013, tương đương 9,75 %.
Nguyên nhân của việc giảm trên là:
- Người lao động về hưu, về chế độ một lần.
- Một số thuyền viên của công ty chấm dứt hợp đồng lao động.
* Chính sách đối với người lao động
37
- Về việc làm và đảm bảo việc làm: Tất cả lao động được tuyển dụng vào
công ty đều được ký Hợp đồng lao động và được bố trí công việc phù hợp với trình
độ, năng lực và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong năm, Công ty đã
tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kỹ năng cũng như
chuyên môn cho người lao động.
- Về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: Công ty đã thực hiện nghiêm túc
các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo người lao động
có thu nhập đồng thời cũng có thời gian nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động và
quan tâm, chăm sóc gia đình, đặc biệt đối với đội ngũ thuyền viên của công ty.
- Về an toàn, vệ sinh lao động: Công ty luôn quan tâm trang bị đầy đủ các
thiết bị bảo hộ lao động. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
động cũng như cập nhật kiến thức cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ thuyền
viê. Công ty sẽ áp dụng thực hiện Công ước lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006)
từ đầu tháng 5/2014 nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống trên tàu cho
thuyền viên.
- Về tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi tập thể: Trong năm qua, mặc dù thị
trường vận tải biển vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh của
công ty không đạt kế hoạch và bị lỗ nhưng công ty vẫn cố gắng đảm bảo việc làm,
thu nhập cho người lao động. Trong năm, công ty thực hiện thanh toán lương cho
người lao động đúng hạn và đầy đủ theo Quy chế trả lương của Công ty.
- Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm khác: Công ty thực hiện đóng
đầy đủ và kịp thời các khoản bảo hiểm theo quy định, đảm bảo đầy đủ quyền lợi
cho người lao động.
2.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014
Năm 2014 được xem là một năm khó khăn với ngành hàng hải, tuy năm 2014
đã có những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế thế giới nhưng kết quả không được
như mong đợi. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải trong đó có Vosco
cũng bị ảnh hưởng đến việc cân đối tài chính của Công ty không thuận lợi, ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh chung với doanh thu giảm do giá cước, tiền thuê tàu
38
giảm, nguồn hàng khan hiếm. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động đội tàu luôn duy
trì ở mức cao, sự gia tăng chóng mặt của giá dầu dẫn đến chi phí nhiên liệu chiếm
gần bằng 50% doanh thu vận tải khan hiếm cho doanh thu không đủ bù đắp chi
phí, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
39
Bảng 2.2-Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2013-2014
STT Chỉ tiêu 2013 2014 Chênh lệch So sánh
(1) (2) (2)-(1) (2)/(1)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 2.213.337.478.488 2.045.505.296.380 -167.832.182.108 0,92
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6.714.988.291 8.479.448.101 1.764.459.810 1,26
3. DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 2.206.622.490.197 2.037.025.848.279 -169.596.641.918 0,92
4. Giá vốn hàng bán 2.243.307.997.518 1.904.075.732.544 -339.232.264.974 0,85
5. LN gộp về bán hàng và cung cấp DV -36.685.507.321 132.950.115.735 169.635.623.056 -3,62
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.417.429.287 2.237.564.304 820.135.017 1,58
7. Chi phí tài chính 234.400.882.164 211.644.447.475 -22.756.434.689 0,90
Trong đó: chi phí lãi vay 164.316.183.387 161.027.777.179 -3.288.406.208 0,98
8. Chi phí bán hàng 68.842.155.512 60.431.765.809 -8.410.389.703 0,88
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.114.047.569 66.373.206.511 4.259.158.942 1,07
10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh -400.625.163.279 -203.261.739.756 197.363.423.523 0,51
11. Thu nhập khác 223.309.064.341 236.132.509.003 12.823.444.662 1,06
12. Chi phí khác 9.806.699.582 7.480.157.022 -2.326.542.560 0,76
13. Lợi nhuận khác 213.502.364.759 228.652.351.981 15.149.987.222 1,07
14. Phần lãi hoặc lỗ trong CT lkết, ldoanh 0 0 0 -
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -187.122.798.520 25.390.612.225 212.513.410.745 -0,14
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.135.752.236 2.506.039.471 -629.712.765 0,80
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 66.860.739 -50.972.126.078 -51.038.986.817 -762,36
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN -190.325.411.495 73.856.698.832 264.182.110.327 -0,39
a LN sau thuế của cổ đông thiểu số 3.425.447.128 3.166.983.203 -258.463.925 0,92
b LN sau thuế của cổ đông của CT mẹ -193.750.858.623 70.689.715.629 264.440.574.252 -0,36
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu -1.402 505 1.907 -0,36
40
Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2014 tăng khoảng 264 tỷ so với năm 2013. Do năm 2013 kết quả sản xuất kinh
doanh thấp, nên sang năm 2014, nhằm chia sẻ khó khăn về tài chính của công ty và
tăng cường vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên đối với kết quả sản
xuất kinh doanh chung, công ty tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giảm lương của
cả khối phòng ban quản lý và khối thuyền viên đang làm việc trên các tàu (đã áp
dụng từ ngày 01/09/2012). Theo đó, đối với khối phong ban quản lý: Bí thư Đảng
ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị, ban điều hành, chủ tịch công đoàn giảm 10%,
trowngr, phó phòng ban và tương đương giảm 7%, các cán bộ công nhân viên
hưởng bảng lương 3, 4 giảm 5%. Đối với thuyền viên đang làm việc trên tàu: sỹ
quan quản lý giảm 7%, các thuyền viên khác giảm 5% (các mức giảm trên là theo
tổng lương), dừng trả trợ cấp chờ việc cho thuyền viên từ ngày 01/09/2013. Các bộ
phòng ban hưởng bảng lương 1, 2, thuyền viên đi học, nghỉ phép, chờ việc vẫn
hưởng lương theo mức hiện hành của công ty.
41
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VOSCO
(Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam)
Cơ cấu tổ chức của Công ty theo chiều dọc bao gồm 1 Tổng Giám đốc, 4 phó
Tổng Giám đốc, 15 phòng ban và 12 chi nhánh được phân bổ khắp cả nước, ngoài
42
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)
Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải container, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty bất động sản, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty bất động sản, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty bất động sản, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty bất động sản, 9đ
 
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tảiKế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty vận tải
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầuĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Luận văn: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhLuận văn: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Luận văn: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải logistic, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải logistic, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải logistic, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty vận tải logistic, HOT
 
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhKhóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOTKế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
Kế toán doanh thu chi phí KQKD công ty thực phẩm, HOT
 
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhĐồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty logistic, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìn...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giao nhận hàng hóa
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giao nhận hàng hóaĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giao nhận hàng hóa
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty giao nhận hàng hóa
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty xây dựng bê tông - Gửi miễn p...
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty xây dựng bê tông - Gửi miễn p...Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty xây dựng bê tông - Gửi miễn p...
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty xây dựng bê tông - Gửi miễn p...
 
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhLuận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Chuyên đề: Kế toán thanh toán với người mua, người bán, HOT
Chuyên đề: Kế toán thanh toán với người mua, người bán, HOTChuyên đề: Kế toán thanh toán với người mua, người bán, HOT
Chuyên đề: Kế toán thanh toán với người mua, người bán, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

Similar to Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) (20)

Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAYLuận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
Luận văn: Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần BITEXCO, HAY
 
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
 
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
21_DUONG THI THANH NGA.pdfjkdjsjahdjkhshsdakjhkjhjdsa
 
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
Xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty Vinatrans để phục vụ yêu...
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tà...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tà...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tà...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tà...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại ...
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Việt Vương
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Việt VươngĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Việt Vương
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Việt Vương
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAYLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty vật tư vận tải, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh SinhĐề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
Đề tài: Kế toán doanh thu kinh doanh tại Công ty TNHH Vĩnh Sinh
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
Khoá luận tốt nghiệp Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các nguồn dữ liệu, báo cáo đáng tin cậy. Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Thu Phượng i
  • 2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Mai Thơm, Viện Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam, gia đình và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ. ii
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................................vii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH...........................................................................................................................................4 1.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh............................................................4 1.1.1. Khái niệm...........................................................................................................................4 1.1.2. Ý nghĩa...............................................................................................................................4 1.2. Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp................................5 1.2.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp............................................5 1.2.2. Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh doanh................7 1.2.3. Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh........................................................19 1.2.4. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.................20 1.3. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm..................................................................23 1.3.1. Kế toán quản trị chi phí....................................................................................................23 1.3.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm................................................................................25 1.4. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh...............................................................27 1.4.1. Định giá bán sản phẩm.....................................................................................................27 1.4.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng...............................................................28 1.5. Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp .........................................................................................................28 1.5.1. Yêu cầu quản ký kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp...............................................28 1.5.2. Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp..............................................................................................................................30 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO ....................................................................................31 2.1. Tổng quan về công ty Vosco..............................................................................................31 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Vosco..................................................................................31 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Vosco...........................................................33 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vosco.........................................................................36 2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất và lao động...............................................................................36 2.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014.................................................................38 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty...................................................................42 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty..................................................42 2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán..................................................................................45 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty Vosco ...................................................................................................50 2.3.1. Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco ..............50 2.3.2. Chứng từ, sổ sách công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco ...53 2.4. Đánh giá về tổ chức kế toán tại Công ty Vosco..................................................................56 2.4.1. Nhận xét chung về công tác kế toán và hình thức kế toán tại Công ty Vosco.................56 2.4.2. Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kết quả kinh doanh ở công ty Vosco...................57 2.4.3 Những tồn tại cần khắc phục............................................................................................58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO...........................................................................60 3.1. Kế hoạch phát triển của công ty Vosco trong giai đoạn 2015-2020...................................60 iii
  • 4. 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Vosco.........................................................................................................................................62 3.2.1. Hoàn thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán.............................................62 3.2.2. Hoàn thiện về hệ thống chứng từ kế toán........................................................................62 3.2.4. Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu về doanh thu...........................................................65 3.2.5. Hoàn thiện về sổ sách kế toán..........................................................................................66 3.3. Những lưu ý trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ban hành ngày 22/12/2014.........................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................................70 - Cần nâng cao nhận thức của các nhà quản trị doanh nghiệp về vị trí thông tin do kế toán cung cấp trong quá trình điều hành, quản lý, có như vậy kế toán mới có điều kiện phát huy hết vai trò của công cụ quản lý. .....................................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................72 iv
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích VOSCO Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company TK Tài khoản v
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Bảng thống kê lao động năm 2010-2014 37 2.2 Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2013-2014 40 2.3 Số thứ tự tàu 50 2.4 Sổ chi tiết tài khoản 51131131 51 2.5 Sổ chi tiết tài khoản 632341 52 vi
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 20 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VOSCO 42 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty Vosco 46 2.3 Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán theo Nhật ký chung 49 vii
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đang đặt ra yêu cầu rất cao về xác định kết quả kinh doanh. Nâng cao kết quả kinh doanh là điều kiện cơ bản để phát triển doanh nghiệp, kinh tế, xã hội, là động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống người dân, rút ngắn dần khoảng cách kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian 2010-2014, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và do những khó khăn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam nhất là trong ba năm 2011, 2012, 2013 các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất, trong đó công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) cũng không tránh khỏi những khó khăn đó. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Vosco khi tiến hành hoạt động kinh doanh không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý. Trong những năm qua, hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán kết quả kinh doanh nói riêng đã được xây dựng và điều chỉnh sao cho ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định tạo ra một số khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng và thực hiện. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ nhận thức đó, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)” làm đề tài chuyên đề cho mình. 1
  • 9. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco từ năm 2010 đến 2014 từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong tương lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề xác định kết quả kinh doanh. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco: đánh giá những kết quả đạt được và nguyên nhân, những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco trong tương lai 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2010-2014 - Giới hạn không gian nghiên cứu: công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, lo-gich-lịch sử… trong nghiên cứu và phân tích đề tài. - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp tổng hợp thông tin - Phương pháp phân tích thông tin + Phương pháp thống kê kinh tế + Phương pháp so sánh 2
  • 10. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận văn đã hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất của chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hiệu quả và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco - Đã đánh giá được thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty và đưa ra những khó khăn tồn tại, những lợi thế trước mắt của công ty. - Đề tài đưa ra tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược, đề xuất và tham mưu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco trong tương lai. 6. Nội dung nghiên cứu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Vosco 3
  • 11. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Khái niệm và ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.1. Khái niệm - Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính phụ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung ứng lao vụ, dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần – (giá vốn bán hàng + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính - Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xóa sổ…Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác. Kết quả hoạt động khác = thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác 1.1.2. Ý nghĩa Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề các doanh nghiệp luôn quan tâm làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả (tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro) và lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Hay nói cách khác, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó 4
  • 12. doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất. Như vậy, hệ thống kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Việc tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế… để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế… 1.2. Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp 1.2.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Căn cứ vào thông tư 200/2014/TT-BTC thì kết quả kinh doanh từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về hoạt động tiêu thụ hàng hóa dịch vụ được xác định theo công thức sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn bán hàng Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5
  • 13. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức tiền lãi hoặc lỗ. Hay nói cách khác kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và kết quả kinh doanh được cấu thành bởi hai bộ phận gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (kết quả hoạt động tiêu thụ, dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính) và kết quả hoạt động khác của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lợi nhuận chủ yếu cho doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sản xuất trước hết phải xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Lựa chọn việc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nhất định thuộc phạm vi ngành nghề sản xuất nhất định của xã hội. Thu nhập khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Cuối kỳ tổng hợp kết quả của hai hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác để xác định được chỉ tiêu thu nhập trước thuế của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một số dương thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và ngược lại, nếu chỉ tiêu cho kết quả là một Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động khác Tổng lợi nhuận trước thuế Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác 6
  • 14. số âm sẽ cho thấy doanh nghiệp không bảo toàn được nguồn vốn đầu tư ban đầu, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, quy mô vốn bị giảm. 1.2.2. Tổ chức áp dụng hệ thống chứng từ và tài khoản xác định kết quả kinh doanh 1.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). b) Điều kiện ghi nhận doanh thu  Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác); - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp 7
  • 15. chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp; - Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. c) Nguyên tắc xác định doanh thu - Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền. - Phù hợp: khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp. - Thận trọng: doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. d) Phương pháp ghi nhận doanh thu - Phương pháp ghi nhận từng phần: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả khi doanh thu và chi phí cho sản phẩm được ước lượng một cách dễ dàng và tương đối chính xác. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng với thời gian thi công kéo dài và chi phí cũng như doanh thu của dự án có thể ước lượng được. Theo phương pháp trên doanh thu sẽ được ghi nhận theo chi phí trong suốt quá trình thực hiện giự án. - Phương pháp ghi nhận hoàn thành: Phương pháp này được sử dụng hiệu quả khi doanh thu và chi phí cho sản phẩm không thể ước lượng một cách dễ dàng và chính xác. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là các dự án xây dựng với thời gian thi công kéo dài nhưng chi phí cũng như doanh thu của dự án không thể lường trước. Khi đó doanh thu sẽ được ghi nhận vào thời điểm sau khi sản phẩm được bàn giao cho khách hàng và quá trình thanh toán được bắt đầu thực hiện. e) Chứng từ sử dụng Sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, bản kê hàng gửi đi bán đã tiêu thụ, phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng. 8
  • 16. f) Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 TK cấp 2: TK 5111 (Doanh thu bán hàng hoá); TK 5112 (Doanh thu bán các thành phẩm); TK 5113 (Doanh thu cung cấp dịch vụ); TK 5114 (Doanh thu trợ cấp, trợ giá); TK 5117 (Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư); TK 5118 (Doanh thu khác) Nội dung và kết cấu TK 511 Nợ TK 511 Có - Các khoản thuế gián thu phải nộp - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. 1.2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp như: thu lãi, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập về hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán, thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia… b) Chứng từ sử dụng Sử dụng các chứng từ sau: các hóa đơn, các chứng từ thu tiền liên quan. c) Tài khoản sử dụng Sử dụng TK 515: doanh thu hoạt động tài chính. Nội dung và kết cấu TK 515 Nợ TK 515 Có - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có); - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. 1.2.2.3. Kế toán thu nhập từ hoạt động khác a) Khái niệm 9
  • 17. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. b) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản vi phạm hợp đồng, phiếu thu, biên lai nộp thuế, nộp phạt. c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 711: Thu nhập khác. Kết cấu và nội dung TK 711 Nợ TK 711 Có - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. 10
  • 18. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư… b) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng chứng từ: Phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 632: Giá vốn hàng bán. Nội dung và kết cấu TK 632 * TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nợ TK 632 Có - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; + Các khoản hao hụt của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành; + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho; - Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí 11
  • 19. - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ; + Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư; + Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ; + Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ; + Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán. thực tế phát sinh). - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ. - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại. * TH doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Nợ TK 632 Có - Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết). - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ; - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Nợ TK 632 Có - Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ; - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết); - Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành. - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”; - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết); 12
  • 20. - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.2.5. Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... b) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng các chứng từ: Phiếu tính lãi, phiếu chi… c) Tài khoản sử dụng Sử dụng TK 635: Chi phí tài chính để hạch toán. Nội dung và kết cấu TK 635 Nợ TK 635 Có - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính; - Lỗ bán ngoại tệ; - Chiết khấu thanh toán cho người mua; - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; - Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác; - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. - Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết); - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính; - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm 13
  • 21. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... b) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, các chứng từ khác có liên quan. c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 641-Chi phí bán hàng Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2 TK 6411 (Chi phí nhân viên); TK 6412 (Chi phí vật liệu, bao bì); TK 6413 (Chi phí dụng cụ, đồ dùng); TK 6414 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6415 (Chi phí bảo hành); TK 6417 (Chi phí dịch vụ mua ngoài); TK 6418 (Chi phí bằng tiền khác) Nội dung và kết cấu TK 641 Nợ TK 641 Có Các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. - Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ; - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. 1.2.2.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) . b) Chứng từ sử dụng 14
  • 22. Kế toán sử dụng các chứng từ: Bảng lương và các khoản trích theo lương, phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, bảng kê thanh toán tạm ứng, các chứng từ khác liên quan c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: TK 6421 (Chi phí nhân viên quản lý); TK 6422 (Chi phí vật liệu quản lý); TK 6423 (Chi phí đồ dùng văn phòng); TK 6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ); TK 6425 (Thuế, phí và lệ phí); TK 6426 (Chi phí dự phòng); TK 6427 (Chi phí dịch vụ mua ngoài); TK 6428 (Chi phí bằng tiền khác) Nội dung và kết cấu TK 642 Nợ TK 642 Có - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ; - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý DN - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết); - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". 1.2.2.8. Kế toán chi phí khác a) Khái niệm Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: - Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; 15
  • 23. - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; - Các khoản chi phí khác. b) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng các chứng từ: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản vi phạm hợp đồng, biên lai nộp thuế, nộp phạt, phiếu chi… c) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 811: Chi phí khác. Nội dung và kết cấu TK 811 Nợ TK 811 Có Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.2.9. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm - Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. 16
  • 24. - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước. b) Phương pháp tính thuế Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN c) Chứng từ sử dụng Kế toán sử dụng các chứng từ: tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế, báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ khác có liên quan d) Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 821: chi phí thuế TNDN Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2: TK 8211 (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành); TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại). Nội dung và kết cấu TK 821 Nợ TK 821 Có - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm; - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại; - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (số 17
  • 25. năm); - Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm); - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. b) Chứng từ sử dụng Sử dụng chứng từ: Phiếu kết chuyển, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh c) Tài khoản sử dụng 18
  • 26. Sử dụng TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Nội dung và kết cấu TK 911 Nợ TK 911 Có - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp; - Kết chuyển lãi. - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ; - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; - Kết chuyển lỗ. 1.2.3. Sổ kế toán sử dụng để xác định kết quả kinh doanh Hiện nay có 4 hình thức kế toán được áp dụng trong các doanh nghiệp: - Hình thức nhật ký chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Căn cứ vào các thông tin kinh tế đã được phản ánh và tổng hợp trên các sổ kế toán, kế toán sẽ lập các báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính là các báo cáo được lập trên cơ sở phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nhằm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo chỉ tiêu tài chính phát sinh tại thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ tài sản, tình hình công nợ, nguồn vốn, tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Nó cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán và dự đoán tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN) 19
  • 27. Trong quá trình áp dụng nếu thấy cần thiết, doanh nghiệp có thể bổ sung sửa đổi hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy vẫn phải đảm báo đúng quy định phải được bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản. Tất cả các doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định và chế độ kế toán hiện hành. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4. Trình tự hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp (10) TK 154,155,156 TK 521 (1,2,3), 333 (1,2,3) (2) TK 632 TK 911 TK 511 (1,2,3…) TK111,112,131 (9) (11) TK 157 (7a) (1a) (1b) (15) (12) (13) (9) TK 334, 338 TK 641 TK 3331 (3a) (4a) (16) (7b) (5a) (9) TK 214 (8) TK 642 TK 515, 711 (4b) (3b) (14) (5b) (17) TK 111,112,153,242,331 TK 635, 811 TK 821 (3c) (19b) (5c) (4c) (18) (19a) (19a) TK 3334 TK 821 (6) TK 421 (21) (20) Hình 1.1-Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 20
  • 28. (1a) Nợ TK 157 Có TK 154,155,156 Xuất kho thành phẩm hàng hóa gửi đi bán (3a) (3b) (3c) Nợ TK 641,642,635,811 Có TK 334,338 Tiền lương và các khoản theo lương phải trả cho nhân viên bán hàng, cán bộ quản lý doanh nghiệp và bộ phận khác (nếu có) (4a) (4b) (4c) Nợ TK 641,642,635,811 Có TK 214 Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận khác (nếu có) (5a) (5b) (5c) Nợ TK 641,642,635,811 Có TK 111,112,152, 153,242,331 Các chi phí có liên quan đã chi ra phục vụ ở bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận khác (nếu có) (6) Nợ TK 821 Có TK 333.4 Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế (1b) (2) Nợ TK 632 Có TK 157,154,155,156 Phản ánh giá vốn của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hàng gửi đi bán được khách hàng chấp nhận tiêu thụ (7a) (7b) Nợ TK 111,112,131 Có TK 511 (1,2,3…) 333.1 Phản ánh giá bán của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và hàng gửi đi bán được khách hàng chấp nhận tiêu thụ (8) Nợ TK 111,112,131 Có TK 515,711 333.1 Các doanh thu tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kỳ (9) Nợ TK 521 (1,2,3),333 Có TK 111,112,131 Phát sinh các khoản triết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán 21
  • 29. (10) Nợ TK 154,155,156 Có TK 632 Ghi giảm giá vốn của số sản phẩm hàng hóa và hàng gửi đi bán đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và nhập về kho (11) Nợ TK 511(1,2,3…) Có TK 333.3,333.2 Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB phải nộp ghi giảm doanh thu (12) Nợ TK 511(1,2,3…) Có TK 521,333.1 Cuối kỳ kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp làm giảm doanh thu (13) Nợ TK 511(1,2,3…) Có TK 911 Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 (14) Nợ TK 515, 711 Có TK 911 Kết chuyển doanh thu tài chính và thu nhập khác sang TK 911 (15) (16) (17) (18) Nợ TK 911 Có TK 632,641,642, 635,811 Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác sang TK 911 (19a) (19b) Nợ TK 911 Có TK 821 Nợ TK 911 Có TK 821 Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sang TK 911 (20) Nợ TK 911 Có TK 421 Kết chuyển số lãi (21) Nợ TK 421 Có TK 911 Kết chuyển số lỗ 22
  • 30. 1.3. Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm 1.3.1. Kế toán quản trị chi phí Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp theo các nội dung sau: 1.3.1.1.Phân loại chi phí Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp. a/ Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau: - Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia làm hai loại: + Chi phí sản xuất: Là chi phí hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; + Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra: + Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều sản phẩm khác nhau. Chi phí thời kỳ có đặc điểm là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ kinh doanh mà chi phí đó phát sinh; + Chi phí sản phẩm: Là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán. 23
  • 31. b/ Phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau: - Theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra: + Chi phí khả biến; + Chi phí bất biến; + Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến (Ví dụ: Chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ,...). - Theo tính chất chi phí, chi phí được chia ra: + Chi phí trực tiếp: Là chi phí cấu thành sản phẩm, gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoàn thành (Ví dụ: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp,...); + Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, hoặc nhiều dịch vụ khác nhau không làm tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ví dụ: Chi phí quản lý hành chính, chi phí lương nhân viên quản lý,...). Chi phí gián tiếp phải được phân bổ vào từng đơn vị, sản phẩm, công việc; + Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó; + Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó. c/ Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau: - Chi phí thích hợp; - Chi phí chênh lệch; - Chi phí cơ hội; - Chi phí chìm. 1.3.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí Doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí phù hợp từng loại chi phí: 24
  • 32. a/ Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí. Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. b/ Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng,…và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc. 1.3.1.3.Xác định trung tâm chi phí Việc xác định trung tâm chi phí phụ thuộc vào quy trình sản xuất và quy mô của từng doanh nghiệp. Các trung tâm chi phí thường được phân loại là: - Trung tâm chính, như: Trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất (các phân xưởng, bộ phận sản xuất); - Trung tâm phụ, như: Trung tâm hành chính, quản trị, trung tâm kế toán, tài chính,… 1.3.2. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm 1.3.2.1 Phương pháp tính giá thành Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu là: a/ Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm Tính giá thành theo công việc (hoặc sản phẩm) là quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt; 25
  • 33. + Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ. Áp dụng phương pháp này doanh nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn một trong những phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung, như sau: + Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức thực tế; Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số chênh lệch giữa số ước tính phân bổ và chi phí chung thực tế phát sinh ghi tăng hoặc giảm “Giá vốn hàng bán” trong kỳ (Nếu số chênh lệch nhỏ không đáng kể) hoặc sẽ phân bổ số chênh lệch cho số chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, thành phẩm và giá vốn hàng bán trên cơ sở tỷ lệ với số dư (hoặc số luỹ kế) của các tài khoản này trước khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung. + Ước tính chi phí sản xuất chung của từng công việc, sản phẩm,... ngay từ đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi phí sản xuất chung đã ước tính. b/ Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí); c/ Phương pháp tính giá thành theo định mức; d/ Phương pháp hệ số; đ/ Phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ. 1.3.2.2. Đối tượng và kỳ tính giá thành a/ Đối tượng tính giá thành có thể là một chi tiết thành phẩm, thành phẩm, nhóm thành phẩm, công việc cụ thể hoặc giá thành bộ phận lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp: + Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý; + Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất; + Điều kiện và trình độ kế toán, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. b/ Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc 26
  • 34. điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành. 1.3.2.3 Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các bước như sau: + Tập hợp chi phí (trực tiếp, gián tiếp và phân bổ); + Tổng hợp chi phí, xử lý chênh lệch thừa, thiếu; + Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, xác định chi phí dở dang; + Xác định phương pháp tính giá thành áp dụng; + Lập báo cáo (thẻ tính) giá thành sản phẩm. 1.4. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh 1.4.1. Định giá bán sản phẩm a/ Doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm theo nguyên tắc: Giá bán đủ bù đắp chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn. b/ Doanh nghiệp có thể căn cứ vào từng hoàn cảnh, điều kiện và từng loại giá bán (giá bán sản phẩm thông thường, giá bán sản phẩm mới, giá bán nội bộ, giá bán trong điều kiện cạnh tranh,...) để lựa chọn căn cứ làm cơ sở xác định giá bán hợp lý (Ví dụ: căn cứ vào giá thành sản xuất, căn cứ vào biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, dựa vào chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công,...). Ví dụ: Định giá bán dựa trên giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp cộng thêm vào chi phí tỷ lệ tăng thêm theo công thức: Giá bán = Giá thành sản xuất sản phẩm x (1 + % cộng thêm) Tỷ lệ phần trăm tăng thêm = Mức hoàn vốn + Chi phí bán hàng, chi phí mong muốn quản lý doanh nghiệp Số sản phẩm x Giá thành sản xuất 1 đã bán sản phẩm đã bán Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Tổng vốn đầu tư 27
  • 35. 1.4.2. Kế toán quản trị bán hàng và kết quả bán hàng a/ Doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán bán hàng theo từng phương thức bán hàng và thanh toán tiền (bán thu tiền ngay, bán trả góp, bán hàng thông qua đại lý hàng đổi hàng), theo từng bộ phận bán hàng (khu vực 1, khu vực 2,...), theo từng nhóm sản phẩm, loại hoạt động chủ yếu. Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức kế toán bán hàng bằng cách kết hợp nhiều tiêu thức với nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. b/ Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán và báo cáo bán hàng và kết quả bán hàng một cách liên hoàn và linh hoạt để có thể kế toán phù hợp với các trường hợp bán hàng trong từng giai đoạn đáp ứng được yêu cầu xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5. Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.5.1. Yêu cầu quản ký kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Qua nghiên cứu nội dung ta thấy rằng kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng. Đó là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề trong doanh nghiệp. Chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kết quả hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Việc quản lý tốt kết quả kinh doanh đạt kết quả cao trước hết doanh nghiệp phải quản lý tốt doanh thu và chi phí. Quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác đòi hỏi kế toán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách theo dõi hạch toán trên sổ sách một cách hợp lý khoa học. Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt được các bản chất kịp thời và cập nhật của từng nghiệp vụ kinh tế. Việc sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rất cần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lý của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng đúng quy định các hệ thống chứng từ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng hạn khi xuất bán một lô hàng mà 28
  • 36. không phản ánh kịp thời trên hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng) thì coi như hàng đã bán mà không có doanh thu, hoặc nếu khi lập hóa đơn mà không ghi chi tiết hóa đơn chưa có thuế, số thuế được khấu trừ số thuế đầu vào. Vì vậy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phản ánh trên các chứng từ kế toán, dù nghiệp vụ đó lớn hay nhỏ. Nếu hàng hóa có giá trị thấp dưới mức quy định thì người bán cũng phải ghi vào bảng kê bán hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Việc quản lý doanh thu có hiệu quả, đầy đủ chính xác cũng là việc quản lý tốt kết quả kinh doanh. Quản lý tốt chi phí phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đế việc làm thế nào để hạ thấp chi phí mà vẫn đảm bảo tăng doanh thu nhằm tăng kết quả kinh doanh. Xét chỉ tiêu tỷ suất chi phí là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Vai trò kế toán không chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin mà kế toán còn phải giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán cần phát hiện và ngăn chặn những chi phí bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tình trạng lãng phí cho doanh nghiệp. Các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt chi tiêu không có cơ sở. Để quản lý tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể không nói đến công tác quản lý chi phí và thu nhập của từng bộ phận đơn vị trong doanh nghiệp. Trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán cùng với bộ phận quản lý phải lập phương án tốt, chi phí và thu nhập các bộ phận của mình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Hàng tháng, quý, kế toán các đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chi tiêu, những khoản nào không cần thiết thì không được phép chi. Tùy từng đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có biện pháp quản lý chi phí, thu nhập riêng, nhưng nhìn chung ta phải nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ sổ chi tiết chi phí, thu nhập theo bộ phận. Nó có tác dụng quan trọng trong công tác xác định chính xác chi phí, thu nhập của từng bộ phận đơn vị, từ đó cho ta một kết quả kinh doanh đáng tin cậy. 29
  • 37. 1.5.2. Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của doanh nghiệp. Từ chức năng đó ta có thể xác định nhiệm vụ của kế toán như sau: - Ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn các quá trình và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thông qua ghi chép, phản ánh số liệu hiện có, tình hình lưu chuyển và sử dụng tài sản đó để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản vật tư tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động tham ô, lãng phí vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. - Cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Xác định kịp thời các khoản thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. - Tổ chức hạch toán theo từng khoản thu nhập và chi phí bất thường khác, kế toán phải theo dõi sát sao, hạn chế đến mức thấp nhất chi phí khác đã xảy ra. 30
  • 38. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VOSCO 2.1. Tổng quan về công ty Vosco 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Vosco Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập vào ngày 1/7/1970 theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải phóng, Tự lực, Quyết thắng và một xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty vận tải ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) chỉ còn tập trung làm nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa. Sau 37 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, ngày 01/01/2008, VOSCO đã chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM, tên tiếng Anh là VIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (VOSCO). Công ty có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước nắm cổ phần chi phối 60%, còn lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức, cá nhân khác. Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu mang lại lợi ích tối đa cho Nhà nước, Nhà đầu tư và người lao động. Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại: số 215 Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; Điện thoại: 84 – 31 – 3731090, 3731980; Fax: 84 – 31 – 3731007; Email: pid@vosco.vn; drycargo@vosco.vn; Website: www.vosco.vn. Từ khi được thành lập năm 1970 đến nay, Công ty Vận tải biển Việt Nam trước và nay là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư, trẻ hóa đội tàu nhằm đáp ứng ngày một cao hơn nhu cầu vận tải 31
  • 39. trong nước và quốc tế. Có thể khẳng định trong thời điểm hiện tại, VOSCO là một doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu của Việt Nam với một đội ngũ sỹ quan, thuyền viên có tay nghề cao và một đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, khai thác có năng lực và kinh nghiệm. Đội tàu vận tải của VOSCO đáp ứng các Công ước quốc tế về an toàn hàng hải, chống ô nhiễm biển và đã được Cục đăng kiểm Việt Nam cấp “Giấy chứng nhận phù hợp” (D.O.C). VOSCO cũng được đăng kiểm DNV cấp giấy chứng nhận về quản lý an toàn và chất lượng (IMS Code và ISO 9001: 2000). Hoạt động kinh doanh của VOSCO chủ yếu là vận tải biển Quốc tế. Doanh thu hoạt động vận tải biển luôn chiếm trên 95% tổng doanh thu của VOSCO. Ngoài ra, Công ty còn có các hoạt động khác kinh doanh khác, bao gồm: vận tải container trên tuyến nội địa; kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản; dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container; đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải; kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa; đại lý bán vé máy bay; dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động…Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ mang tính hỗ trợ cho đội tàu của Công ty. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, Công ty luôn chú ý đến việc đào tạo, cập nhật, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Mô hình đào tạo nguồn nhân lực của Công ty đã từng bước được hoàn thiện. Từ tổ chức “phòng định hướng” để bồi dưỡng một số vấn đề cần thiết cho thuyền viên trước khi xuống tàu đến tổ chức liên tục các lớp học bồi dưỡng, cập nhật có đủ các trang thiết bị cần thiết như hệ thống máy, các phần mềm quản lý với đội ngũ chuyên viên hướng dẫn có chất lượng cao. Sau đó, Công ty đã thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên để giúp người lao động mới được tuyển dụng nhanh chóng làm quen với công việc trên tàu, đặc biệt là việc thường xuyên cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn cho các kỹ sư hàng hải nhằm nâng cao khả năng nghề nghiệp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong công việc. Là doanh nghiệp vận tải biển đầu tiên của cả nước có trung tâm huấn luyện, Công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống mô phỏng buồng lái và buồng máy để nâng cao chất lượng huấn luyện cho người lao động. Vì vậy, chất lượng sỹ quan thuyền viên 32
  • 40. được nâng lên nhanh chóng và được đánh giá là đơn vị có đội ngũ sỹ quan thuyền viên chất lượng cao nhất trong toàn ngành hàng hải Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty là doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code), Bộ luật An ninh tàu và cảng biển (ISPS Code). Kinh doanh vận tải biển không chỉ là ngành có tính quốc tế cao mà con liên quan đến an toàn con người, hàng hóa và phương tiện trên biển, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường biển. Vì vậy, Tổ chức hàng hải quốc tế thường xuyên đưa ra những công ước và bộ luật quốc tế bắt buộc các đội tàu hoạt động trên vùng biển quốc tế phải tuân theo. Xuất phát từ nhận thức về vai trò của đội tàu biển lớn nhất cả nước, từ những thuận lợi về trình độ cán bộ quản lý và sỹ quan thuyền viên và khả năng tài chính, VOSCO đã tích cực tham dự các hội nghị, các khóa học quốc tế để tìm hiểu, nghiên cứu, biên dịch và áp dụng các Bộ luật quốc tế về hàng hải, các Công ước quốc tế phải tuân thủ trong quá trình kinh doanh vận tải biển quốc tế. Tiêu biểu nhất là Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code), Bộ luật an ninh tàu và cảng biển (ISPS Code). Trong công tác quản lý, công ty thường đi đầu đặt mua các phần mềm quản lý trong tất cả các khâu quản lý vật tư, nhiên liệu, hỗ trợ công tác xếp hàng, quản lý kỹ thuật… như việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý SMMS đã giúp cho hệ thống quản lý tàu của Công ty được nâng cao thêm từng bước hoà nhập với khu vực và thế giới. Hiện nay, Công ty đang chuẩn bị các bước để áp dụng Công ước lao động quốc tế MLC cho đội tàu. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty Vosco - Hai tàu biển Việt Nam đầu tiên là tàu Tự lực 06 và tàu Tăng-kít TK154 được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký phong tặng danh hiệu Anh hùng vào ngày 7/6/1972 và ngày 31/12/1973. - Ngày 9/11/1973, tàu Hồng Hà (trọng tải 4.3888 DWT) mở luồng Việt Nam - Nhật Bản, là tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi biển xa, tạo đà cho bước phát triển đội tàu vận tải viễn dương. - Năm 1974, VOSCO là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực hiện phương thức vay mua tàu để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương, 33
  • 41. Đồng Nai và Hải Phòng. Cho đến nay, Công ty đã quản lý và khai thác gần 100 lượt tàu biển hiện đại. Tính bình quân sau 6 đến 7 năm, Công ty hoàn thành trả nợ vốn và lãi mua tàu - Ngày 13/5/1975, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tàu Sông Hương trọng tải 9.580 DWT là tàu đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa do Thuyển trưởng Nguyễn Tấn Nghiêm chỉ huy cập Cảng Nhà Rồng, đặt nền móng đầu tiên cho việc thông thương hai miền Nam-Bắc bằng đường biển, góp phần đắc lực để phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh. - Tháng 10/1975, hai tàu dầu Cửu Long 01 và Cửu Long 02 tải trọng 20.840 DWT là hai tàu dầu đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam lần đầu mở luồng đến các nước Đông Phi và Nam Âu. - Năm 1977, tàu Sông Chu- tàu đầu tiên của ngành Hàng hải mở luồng đi châu Úc và Ấn Độ mở rộng thị trường vận tải ngoại thương. - Năm 1982, hai tàu Thái Bình và Tô Lịch là hai tàu đầu tiên của Việt Nam mở luồng đi các nước Tây Phi và châu Mỹ, đánh dấu đội tàu VOSCO đến đủ năm châu, bốn biển.Tàu Thái Bình đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là tàu Việt Nam đầu tiên hành trình vòng quanh Thế giới. - Ngày 24/7/1996 Công ty nhận tàu Morning Star trọng tải 21.353 DWT là tàu hàng rời chuyên dụng đánh dấu bước chuyển mình trong lĩnh vực đầu tư sang loại tàu chuyên dụng, cỡ lớn có tầm hoạt động rộng hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tháng 7/1997, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam triển khai áp dụng Bộ luật Quảnlý An toàn Quốc tế (ISM Code) trước khi Bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. - Năm 1999 Công ty đặt đóng ba tàu Vĩnh Thuận, Vĩnh An, Vĩnh Hưng trọng tải 6.500 DWT tại Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng; đây là ba tàu biển đầu tiên, lớn nhất lúc đó đóng tại Việt Nam tạo tiền đề quan trọng cho ngành Đóng tàu Việt Nam phát triển và trở thành quốc gia đóng tàu biển có tên trong danh sách các cường quốc đóng tàu thế giới. 34
  • 42. - Ngày 27/10/1999 Công ty nhận tàu dầu Đại Hùng trọng tải 29.997 DWT tại cảng Mizushima, Nhật Bản và đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ Singapore về Đà Nẵng đánh dấu sự trở lại của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển dầu-khí. - Ngày 02/5/2000, tàu Đại Long trọng tải 29.996 DWT là dầu sản phẩm đầu tiên mang cờ Việt Nam đến cảng Charleston, Hoa Kỳ sau Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ. - Năm 2002, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO9001-2000. - Năm 2004, Vosco là Công ty vận tải biển đầu tiên của Việt Nam áp dụng Bộ luật An ninh Tàu và Bến cảng (ISPSCode). - Ngày 29/3/2006, thành lập Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Vosco trở thành Công ty vận tải biển duy nhất có một trung tâm được trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng buồng lái, buồng máy hiện đại để đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý khai thác đội tàu của Công ty. - Ngày 11/7/2007, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, Nhà nước sở hữu 60%. Từ ngày 01/01/2008 Công ty Vận tải biển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO). - Ngày 02/12/2008 Công ty đã mua và đưa 2 tàu container Fortune Navigator và Fortune Freighter (560TEU) vào khai thác chuyên tuyến đánh dấu sự tham gia của Công ty trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng container định tuyến - một lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển. - Ngày 17/4/2010, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sky, trọng tải 52.523 DWT đóng tại Nhật Bản năm 2004, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ Supramax đầu tiên của Công ty. 35
  • 43. - Ngày 08/9/2010, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch phiên đầu tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là "VOS". + Tháng 5/2013, Công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Vosco Sunrise, trọng tải 56.472 DWT đóng tại Việt Nam, là tàu hàng rời chuyên dụng cỡ Supramax. 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty Vosco - Chủ tàu, quản lý và khai thác tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu sản phẩm; - Vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic; - Thuê tàu; - Đại lý (Đại lý tàu và môi giới); - Dịch vụ vận tải; - Đại lý giao nhận đường hàng không và đường biển; - Cung cấp thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài; - Đào tạo và cấp chứng chỉ cho thuyền viên theo công ước STCW 2010; - Cung cấp phụ tùng, vật tư hàng hải; - Mua bán tàu; - Liên doanh, liên kết; - Đại lý bán vé máy bay. 2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất và lao động 2.1.4.1. Điều kiện cơ sở vật chất Công ty Vosco có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị phục vụ quá trình làm việc - Các chi nhánh, đại lý, xí nghiệp sửa chữa tàu 36
  • 44. - Đội tàu gồm 19 chiếc: 15 tàu hàng khô, 2 tàu dầu và 2 tàu container - Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu - Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu - Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính 2.1.4.2. Tình hình lao động của công ty Trong mỗi doanh nghiệp ngoài cơ sở hạ tầng và tài chính ra thì nguồn nhân lực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một công ty nếu có cơ sở hạ tầng và tài chính tốt mà nguồn nhân lực không tốt thì công ty đó cũng không có thể phát triển bền vững được. Sử dụng tốt nguồn lao động còn biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy Công ty đã rất chú trọng đến vấn đề nhân lực bằng cách thường xuyên kiểm tra tay nghề công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, mời người về Công ty để đào tạo thêm cho cán bộ kỹ thuật, hoặc cử các cán bộ đi học để nâng cao năng lực quản lý. Bảng 2.1- Bảng thống kê lao động năm 2010-2014 Đơn vị: Người Năm Số lao động So sánh Chênh lệch (%) 2010 1.564 - - 2011 1.491 -73 95,33 2012 1.425 -66 95,57 2013 1.354 -71 95,02 2014 1.222 -132 90,25 Bảng trên cho thấy tổng số lao động giảm. Năm 2011 giảm 73 người so với năm 2010, tương đương 4,67 %. Năm 2012 giảm 66 người so với năm 2011 , tương đương 4,43 %. Năm 2013 giảm 71 người so với năm 2012, tương đương 4,98 %. Năm 2014 giảm 132 người so với năm 2013, tương đương 9,75 %. Nguyên nhân của việc giảm trên là: - Người lao động về hưu, về chế độ một lần. - Một số thuyền viên của công ty chấm dứt hợp đồng lao động. * Chính sách đối với người lao động 37
  • 45. - Về việc làm và đảm bảo việc làm: Tất cả lao động được tuyển dụng vào công ty đều được ký Hợp đồng lao động và được bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong năm, Công ty đã tổ chức nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kỹ năng cũng như chuyên môn cho người lao động. - Về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi: Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo người lao động có thu nhập đồng thời cũng có thời gian nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động và quan tâm, chăm sóc gia đình, đặc biệt đối với đội ngũ thuyền viên của công ty. - Về an toàn, vệ sinh lao động: Công ty luôn quan tâm trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cũng như cập nhật kiến thức cho người lao động, đặc biệt là đội ngũ thuyền viê. Công ty sẽ áp dụng thực hiện Công ước lao động Hàng hải 2006 (MLC 2006) từ đầu tháng 5/2014 nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống trên tàu cho thuyền viên. - Về tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi tập thể: Trong năm qua, mặc dù thị trường vận tải biển vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh của công ty không đạt kế hoạch và bị lỗ nhưng công ty vẫn cố gắng đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Trong năm, công ty thực hiện thanh toán lương cho người lao động đúng hạn và đầy đủ theo Quy chế trả lương của Công ty. - Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm khác: Công ty thực hiện đóng đầy đủ và kịp thời các khoản bảo hiểm theo quy định, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động. 2.1.5. Hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 Năm 2014 được xem là một năm khó khăn với ngành hàng hải, tuy năm 2014 đã có những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế thế giới nhưng kết quả không được như mong đợi. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải trong đó có Vosco cũng bị ảnh hưởng đến việc cân đối tài chính của Công ty không thuận lợi, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung với doanh thu giảm do giá cước, tiền thuê tàu 38
  • 46. giảm, nguồn hàng khan hiếm. Trong khi đó, chi phí cho hoạt động đội tàu luôn duy trì ở mức cao, sự gia tăng chóng mặt của giá dầu dẫn đến chi phí nhiên liệu chiếm gần bằng 50% doanh thu vận tải khan hiếm cho doanh thu không đủ bù đắp chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. 39
  • 47. Bảng 2.2-Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2013-2014 STT Chỉ tiêu 2013 2014 Chênh lệch So sánh (1) (2) (2)-(1) (2)/(1) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 2.213.337.478.488 2.045.505.296.380 -167.832.182.108 0,92 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6.714.988.291 8.479.448.101 1.764.459.810 1,26 3. DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 2.206.622.490.197 2.037.025.848.279 -169.596.641.918 0,92 4. Giá vốn hàng bán 2.243.307.997.518 1.904.075.732.544 -339.232.264.974 0,85 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp DV -36.685.507.321 132.950.115.735 169.635.623.056 -3,62 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.417.429.287 2.237.564.304 820.135.017 1,58 7. Chi phí tài chính 234.400.882.164 211.644.447.475 -22.756.434.689 0,90 Trong đó: chi phí lãi vay 164.316.183.387 161.027.777.179 -3.288.406.208 0,98 8. Chi phí bán hàng 68.842.155.512 60.431.765.809 -8.410.389.703 0,88 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.114.047.569 66.373.206.511 4.259.158.942 1,07 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh -400.625.163.279 -203.261.739.756 197.363.423.523 0,51 11. Thu nhập khác 223.309.064.341 236.132.509.003 12.823.444.662 1,06 12. Chi phí khác 9.806.699.582 7.480.157.022 -2.326.542.560 0,76 13. Lợi nhuận khác 213.502.364.759 228.652.351.981 15.149.987.222 1,07 14. Phần lãi hoặc lỗ trong CT lkết, ldoanh 0 0 0 - 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -187.122.798.520 25.390.612.225 212.513.410.745 -0,14 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.135.752.236 2.506.039.471 -629.712.765 0,80 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 66.860.739 -50.972.126.078 -51.038.986.817 -762,36 18. Lợi nhuận sau thuế TNDN -190.325.411.495 73.856.698.832 264.182.110.327 -0,39 a LN sau thuế của cổ đông thiểu số 3.425.447.128 3.166.983.203 -258.463.925 0,92 b LN sau thuế của cổ đông của CT mẹ -193.750.858.623 70.689.715.629 264.440.574.252 -0,36 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu -1.402 505 1.907 -0,36 40
  • 48. Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 tăng khoảng 264 tỷ so với năm 2013. Do năm 2013 kết quả sản xuất kinh doanh thấp, nên sang năm 2014, nhằm chia sẻ khó khăn về tài chính của công ty và tăng cường vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên đối với kết quả sản xuất kinh doanh chung, công ty tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giảm lương của cả khối phòng ban quản lý và khối thuyền viên đang làm việc trên các tàu (đã áp dụng từ ngày 01/09/2012). Theo đó, đối với khối phong ban quản lý: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị, ban điều hành, chủ tịch công đoàn giảm 10%, trowngr, phó phòng ban và tương đương giảm 7%, các cán bộ công nhân viên hưởng bảng lương 3, 4 giảm 5%. Đối với thuyền viên đang làm việc trên tàu: sỹ quan quản lý giảm 7%, các thuyền viên khác giảm 5% (các mức giảm trên là theo tổng lương), dừng trả trợ cấp chờ việc cho thuyền viên từ ngày 01/09/2013. Các bộ phòng ban hưởng bảng lương 1, 2, thuyền viên đi học, nghỉ phép, chờ việc vẫn hưởng lương theo mức hiện hành của công ty. 41
  • 49. 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VOSCO (Nguồn: Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam) Cơ cấu tổ chức của Công ty theo chiều dọc bao gồm 1 Tổng Giám đốc, 4 phó Tổng Giám đốc, 15 phòng ban và 12 chi nhánh được phân bổ khắp cả nước, ngoài 42