SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TM - DL – MAR

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng
nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường
biển của công ty Interlogistics
GVHD: GS.TS:ĐoànThị Hồng Vân
SVTH: Phạm Thị Hồng Hạnh
Niên khóa: 2009 – 2013
2
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Logistics - Thị trường mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển Việt Nam, nhưng so với các
quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, thì thị trường này có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế,
đặc biệt là sản xuất và bán lẻ. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
Interlogistics. Hơn nữa Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
thế giới, tạo cơ hội để tất cả các ngành kinh tế trong đó có Logistics phát triển, hội nhập tạo
ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực thách thức cho doanh nghiệp.
Interlogistics - Một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực giao
nhận vận tải hàng hóa. Được thành lập năm 2005, với mạng lưới vận chuyển rộng khắp thế
giới, cùng cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển tương đối tốt và hiện đại. Ở một vị thế cao
hơn, Interlogistics hoàn toàn tự tin đảm nhận công việc phức tạp hơn được gọi là – “Giao
nhận hàng nghệ thuật” – Liên quan đến hàng hóa có giá trị cao, dễ vỡ hoặc thậm chí vô giá.
Đứng trước bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới, Interlogistics cũng như vô số doanh
nghiệp khác, cần phải trang bị cho mình kiến thức, sự chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ.
Riêng đối với phòng nhập của công ty Interlogistics, cũng phải đảm bảo từng khâu, từng
công đoạn trong quy trình chuyển nhận hàng nhập khẩu, để cải thiện và đáp ứng được nhu
cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên phải hiểu rõ
được quy trình, thủ tục trong quá trình vận chuyển được tiến hành như thế nào, từ đó có thể
đưa ra những biện pháp để trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì khách hàng hiện tại,
thu hút khách hàng tiềm năng? Nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp với chi phí và thời
gian thực hiện ngắn nhất bằng cách nào? …Cụ thể cho vấn đề này, em quyết định chọn đề
tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương
thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics”
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo điều kiện Door to Door bằng đường biển
của công ty Interlogistics. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động kinh
doanhh của Phòng Kinh Doanh Nhập trong những năm gần đây. Liên hệ với các công ty
3
khác trong ngành, học hỏi, rút kinh nghiệm. Từ đó có những biện pháp để cải thiện, nâng
cao chất lượng dịch vụ, cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi
nhuận.
Phạm vinghiện cứu:
 Ngành nghề hoạt động : Logistics
 Khu vực nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh
 Đối tượng nghiên cứu: Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Chuyển Quốc Tế
Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu định tính: Tham khảo các nghiên cứu trước đây của công ty, thảo luận
với các anh chị làm lâu năm trong công ty về chất lượng dịch vụ, hay thảo luận với các
bạn trong nhóm Logistics do GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân hướng dẫn,cũng như tìm hiểu
mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty.
 Nghiên cứu định lượng: Phân tích qua bảng kết quả doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ phần
trăm ….
Kết cấu đề tài:
Đề tài được chia thành bốn chương với những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động giao nhận vận tải hàng nhập khẩu bằng đường biển
Chương 2: Giới thiệu về công ty Interlogistics
Chương 3: Quy trình hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện Door to Door bằng
đường biển
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận nhập khẩu của công ty
Interlogistics.
CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN
TẢI HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải ( Freight Forward Service)
4
1.1.1. Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được kí kết, người bán hực hiện việc giao hàng, tức là
hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán đến nước người mua.
Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục được và kết thúc được,tức là
hàng hóa đến tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc có liên quan
đến qá trình chuyên chở như: đóng ói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi
hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tài hàng hóa ở dọc đường, đưa hàng ra khỏi tàu và giao cho
người nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) dịch vụ
giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ dịch vụ nào liên quna đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, mua bảo hiểm, thành toán, thu nhập
chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo Luật thương mại Việt Nam, Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng).
Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nới gửi hàng (người
gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)
1.1.2. Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo nghị định của chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành ngày
19/3/2001 ( có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí), các doanh nghiệp có ngành nghề đăng kí
kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương:
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
5
- Dịch vụ môi giới hàng hóa
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo ủy
thác của chủ hàng:
- Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ qua trình vận chuyển, giao nhận hàng
hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển
hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bố dỡ, kho hàng, bến bãi,
cầu tàu và cá thiết bị chuyên dùng hàng hải khác.
- Làm đại lý container.
- Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.
 Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau:
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải
- Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp
đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên
- Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng
hải do người ủy thác yêu cầu từng hợp đồng cụ thể
 Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế
khi giao nhận hoặc với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người
giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển
 Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, dỡ
hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
1.1.3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa
a) Đại diên cho người xuất khẩu
6
Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
xuất khẩu) những công việc sau:
- Lựa chọn tuyến đường vận tải
- Đặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải
- Giao hàng hóa và cấp các chứng từ liên quan (như: Biên lai nhận hàng – The
Forwarder Certificate Of Transport).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng ( L/C) và các văn bản luật pháp của chính
phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả
các quốc gia chuyển tải ( Transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết
- Đóng gói hàng hóa (Trừ khi hàng hóa đã đóng gói trước khi giao cho người giao
nhận).
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (Nếu được
yêu cầu)
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần)
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải
quan, cảng vụ, sau đó giao hàng cho người xuất khẩu
- Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên hệ với người
vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài
- Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hóa (nếu có)
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với nhưng hư hỏng, mất mát hay tổn
thất của hàng hóa
b) Đại diện cho người nhập
- Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người
nhập khẩu) những công việc sau:
7
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu
trách nhiệm về chi phí vận chuyển
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đén quá trình vận chuyển hàng hóa
- Nhận hàng hóa từ người vận tải
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giams sát hải quan, cúng như các lệ phí khác
liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết
- Giao hàng hóa cho người nhập khẩu
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thât, mất mát của hàng
hóa.
c) Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cúng cấp các dịch vụ khác theo yêu
cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình
huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp….
1.1.4. Đặc điểm
- Không tạo ra sản phẩm vật chất: Chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về
mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó
- Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định của người
vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu nhập
khẩu nước thứ ba
- Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu nhập
khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang
tính thời vụ
- Mang đặc điểm của dịch vụ vận tải, bởi dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ vận
tải.
8
- Phụ thuộc vào cở sở vật chất và trình độcủa người giao nhận
1.1.5. Vai trò của dịch vụ giao nhận.
- Giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại
quốc tế.
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn tiết kiệm mà
không cần sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp.
- Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải
- Góp phần giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu
- Giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khách như: Chi
phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội….
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải
mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò
quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận không chỉ
dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thông như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra
hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp lớn hơn như
tư vấn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa…
1.2. Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
1.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa đường biển
1.2.1.1. Khái niệm người giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất khẩu – PGS. TS
Hoàng Văn Châu):
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyển chở theo hợp đồng ủy thác và
hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhậ
như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa ….
9
Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam:
Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao
nhận hàng hóa
Người giao nhận có thể là:
- Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của
mình
- Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao nhận)
- Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay hay kho hàng, người giao nhận chuyên hay bất
kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách hang
ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người
vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm vi ủy thác của chủ hàng.
Người giao nhận có những tên gọi khác nhau như: Forwarder, Freight Forwarder,
Forwarding Agent….
1.2.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa
Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán, người
mua hoặc người cung cấp dịch Logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau:
Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều
phương thức lại với nhau – gọi là vận tải đa phương thức.
1.2.2. Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận.
1.2.2.1. Vai trò của người giao nhận.
Người giao nhận đóng vai trò:
- Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người nhập khẩu hay người nhập khẩu
làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
10
- Đại lý: người giao nhận đóng vai trò như một đại lý để thực hiện các hoạt động khác
nhau như: Giao nhận hàng hóa, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan … trên cơ sở được
chủ hàng ủy thác quy định trong hợp đồng
- Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở.
Đặc biệt, khi vận tải bằng container, người gom hàng giữ một vai trò quan trọng, họ
thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên cont để tận dụng được sức chở của container và
giảm cước phí vận tải.
- Người chuyên chở: Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, thì người
giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các
dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
Người giao nhận đóng vai trò là ngời chuyên chở chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng
hóa bằng phương tiện của mình mà còn trong trường hợp người giao nhận cam kết với chủ
hàngđảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
1.2.2.2. Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận
Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận được quy định trong điều 167 Thương Mại:
1. Được hưởng phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích khách hàng thì
có thể thực hiện khác với các chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay
cho khách hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện
được toàn bộ hoặc một phần nhưng chỉ dẫn của khách hàng, thì phải thông báo ngay
cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm
5. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa
vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hạn hợp lý
11
6. Khi đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân thủ các quy định của
pháp luật, tập quán chuyên ngành về vận tải
1.2.2.3. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 Nhiệm vụ của cảng:
- Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng.
Hợp đồng có hai loại:
 Hợp đồng thuê ủy thác giao nhận
 Hợp đồng thuê mướn, chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản
hàng hóa.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu, và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập cá chứng từ cần thiết khác để bảo
vệ quyền lợi của chủ hàng
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình
giao nhận vận chuyển xếp dỡ
- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì càng phải bồi thường nếu có
biên bản hợp lệ và nếu càng không chứng minh được thì cảng không có lỗi
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau:
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã dỡ ra khỏi bãi của cảng
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên
vẹn
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ
(dẫn đến nhầm lẫn mất mát)
12
 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu:
- Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa thông qua cảng hoặc tiến
hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lýu kho hŕng hóa với cảng
- Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và
tàu
- Cung cấp các chừng từ cần thiết cho cảng để cảng
giao nhận hàng hóa
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề
phát sinh
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận
để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan
- Thanh toán các chi phí cho cảng.
 Nhiệm vụ của hải quan
- Tiến hàng các thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà Nước về
xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều
tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vậnchuyển trái phép hàng hóa,
ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển.
1.2.3. Các phương thức gởi hàng bằng đường biển
1.2.3.1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container loaded)
13
Các hãng tàu định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyên container,
người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi
container. Khi người gửi hàng có khối lượn hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container
hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.
FCL gồm các loại hàng phổ biến như 20’/40’/40 HC …
Khi sales hàng nguyên container cần chú ý một số điểm sau:
 Kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không
 Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước collect hay prepaid
 Kiểm tra giá ít nhất 3 hãng tàu có cảng đích là cảng chính của họ để đảm bảo giá
cước tốt nhất. Phải tư vấn cho khách hàng về dịch vụ có liên quan như: khai quan,
đóng hàng, đóng hàng, vận chuyển, kiểm dịch …..
1.2.3.2. Gửi hàng lẻ (LCL – Less than container loaded)
Hàng được đóng trong nguyên container nhưng của nhiều người gửi cho nhiều người
nhận khác nhau, được tính theo (CBM).
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ tập
hợp những lo hàng lẻ của nhiều chủ, tiên hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chỉ theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc
container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chưa cảng đích và giao
cho người nhận hàng lẻ.
Khi sale hàng lẻ cũng cần chú ý những điểm sau:
 Phải kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại
cảng đích không.
 Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước
là collect hay prepaid.
 Kiểm tra giá với ít nhất 3 co – loader để đảm bảo gía
tốt nhất cho tuyến dịch vụ đó
14
 Phải tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ có liên
quan như: Khai quan, đóng thùng, vận chuyển nội địa, cách thức giao hàng tại cảng
đích.
1.2.3.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/ FCL)
Phương pháp này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tùy theo điều kiện cụ
thể, chủ hàng có thể thỏa thuân với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết
hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:
 Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
 Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/ FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyển chở
cũng có sự thay đổi phù hợp
1.2.4. Các loại giá trong vận chuyển đường biển
Hàng hóa vận tải bằng đường biển có giá đính kèm với các thuật ngữ:
- All water: giá bao gồm cho container được vận chuyển bằng suốt quá trình vận tải
bằng đường biển (cho tuyến đi Mỹ)
- All in: giá được bao gồm tất cả phụ phí
- MLB (Mini Land Bridge): giá bao gồm cho container
vận chuyển giữa cảng chính, sau đó được chuyển vào cảng phụ (cảng cuối cùng
khách hàng yêu cầu) bằng xe tải hay tàu hỏa…( cho tuyến đi Mỹ)
- BAF (Bulker Adjustment Factor) phụ phí xăng dầu
cho tuyến Châu Âu
- EBS ( Emergency Bunker Surcharge ) : phụ phí xăng
dầu cho tuyến Châu Á
- SS: (Season Surcharge) phụ phí của cươc vận chuyển
vào mùa hàng cao điểm.
15
Ngoài ra còn các thuật ngữ: DDC (Destination Delivery Charge), WRS ( War Risk
Surcharge), CAF( Curency Adjustment Factor), GRI ( General Rate Increase)…
1.3. Tổng quan về dịch vụ door to door
Là dịch vụ mà theo đó, công ty giao nhận tổ chức vận tải thông qua những hình thức
cụ thể như đường biển, đường hàng không, đường bộ, … đến tận nới nhận hàng và trao tận
tay người nhận (từ cửa đến cửa – Door to Door) nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đối với dịch vụ này, nghĩa vụ của khách hàng ở phạm vi tối thiểu và người giao nhận
phải chịu mọi trách nhiệm và rủi ro trong thời gian từ khi nhận hàng tại địa điểm của người
gửi hàng đến khi giao hàng tận tay người nhận hàng.
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện quy trình cung cấp dịch vụ door to door của công ty Interlogistics
By trucking:
 Xe tải
 Xe cont
Phí làm thủ tục hải
quan xuất:
 Phí dịch vụ
 Local charges:
 HDL
 DO
 THC
 CIC
 CFS
Cước phí (Ocean Freight) By trucking:
 Xe tải
 Xe cont
Phí làm thủ tục hải
quan nhập:
 Phí dịch vụ
 Local charges:
 HDL
 DO
 THC
 CIC
 CFS
16
Nguồn: Phòng Marketing tổng hợp
1.4. Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế
giới
1.4.1. Thị trường giao nhận tại Việt Nam
Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngân hàng thế giới năm 2010 thị trường Việt Nam xếp
thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế, với trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Logistics…
Thực trạng tại thị trường giao nhận giao nhận tại Việt Nam:
Thị trường giao nhận tại Việt Nam có nhiều cớ hội phát triển, là thị trường tiềm năng,
theo dự báo của bộ thương mại, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận (Logistics) sẽ
trở thành một ngành kinh tế quan trong tại Việt Nam
Ngành Logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, hệ thống Logistics còn
chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất
Quy mô doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác
một mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến nhất là hình thức
Giao nhận, đại lý hãng tàu, hãng hàng không … phần lớn lợi nhuận chảy vào túi các
nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ
trọn gói “Door to Door” cho hàng hóa nhập khẩu.
Cơ cấu hàng chỉ định: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn theo tập quán
mua CIF và bán FOB và chưa mạnh dạn thuê dịch vụ ngoài.
Trong hoạt động của Logistic còn chưa có sự liên kết, liên minh giữa các doanh
nghiệp trong ngành. Nguồn nhân lực vẫn còn đang thiếu hụt. Các doanh nghiệp trong nước
vẫn còn chưa đủ tầm để vươn ra thị trường thế giới. Một số những doanh nghiệp nhỏ còn
khá manh múng, chụp giựt, hạ giá để lôi kéo khách hàng trong khi chất lượng dịch vụ không
rõ ràng, tạo nên những tiền lệ xấu trong hoạt động Logistics.
17
Hiện nay cơ sở hạ tầng Logisticstại Việt Nam còn nghèo nàn, yếu kém. Điều đó làm
cho chi phí cao nhận nhanh hơn hẳn các nước khác. Bản thân doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi
phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận và khả năng mở rộng dịch vụ.
Chi phí Logistics ở Việt Nam quá cao cũng vì các vấn đề liên quan tới khung pháp lý
(chung chung, chưa nhất quán), hệ thống cảng biển, các kho kiểm hóa thông quan (không bố
trí theo mô hình tối ưu Logistics)
Thị trường giao nhận Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh trang gay gắt với thị
trường giao nhận thế giới, do đó các chủ doanh nghiệp phải có sự đầu tư, chiến lược đúng
đắn để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng
1.4.2. Thị trường giao nhận trên thế giới:
- Các công ty giao nhận trên thị trường thế giới có năng lực tài chính mạnh, quy mô
doanh nghiệp lớn, mạng lưới chi nhánh ở khắp các nước trên thế giới nên số lượng
khách hàng lớn.
- Ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao nhận.
- Nguồn nhận lực có chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt đông động chuyên nghiệp.
- Hệ thống cảng biển, cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển hiện đại.
Với những đặc điểm trên, nó đã tạo nên một thị trường Logisitisc phát triển mạnh mẽ. Đồng
thời các doanh nghiệp trên thế giới cũng tận dụng được cơ hội của nền kinh tế thị trường để
đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.
18
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY INTERLOGISTICS
2.1. Giới thiệu công ty Interlogistics.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty (interlogistics).
Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlogistics) được thành lập khi
tách ra từ hệ thống Interlink Group chuyên kinh doanh về các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa
đa quốc gia. Trong bối cảnh tình hình kinh doanh thuận lợi và thương mại quốc tế phát
triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nội địa ở Việt Nam trong những năm gần
đây gia tăng, để hoạt động kinh doanh được chủ động hơn, năm 2005 Công ty cổ phần giao
nhận tiếp vận Quốc tế ra đời.
Công ty có nguồn vốn kinh doanh 100% vốn trong nước với các quyền hạn như:
 Là một đơn vị hạch toán độc lập.
 Có tư cách pháp nhân đầy đủ.
 Được sử dụng con dấu riêng.
 Chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự độc lập.
 Được thành lập từ năm 2005 đến nay Interlogistics đã trở thành một thương hiệu lớn
mạnh và được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước. Interlogistics hiện nay
đã có chi nhánh văn phòng tại các miền trên đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Hồ Chí Minh. Trong đó, trụ sở chính là Interlogistics đặt tại Hồ Chí Minh.
19
2.1.1.1. Tên công ty và trụ sở
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế
- Tên giao dịch: International Logistics Joint Stock Company
- Tên viết tắt: INTERLOGISTICS JSC
- Tên gọi tắt: INTERLOGISTICS
- Trụ sở: Tầng 5, Saigon Port Building, số 3 Nguyễn Tất Thành, P.12, Quận 4, Tp. Hồ
Chí Minh..
- ĐT: +84.8.39435899
- FAX: +84.8.39435899
- Mã số thuế: 0303957341
- Email: Interlogistics@interlogistics.com.vn
- Website: www.interlogistics.com.vn
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
2.1.1.2. Phạm vi hoạt động
- Vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển (hàng lẻ
và hàng nguyên container).
- Giao nhận hàng nghệ thuật.
- Đại lý hàng hải.
- Kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Khai thuê Hải Quan.
- Xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và đóng gói hàng hóa.
Không chỉ tập trung vào vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu từ cảng
đến cảng mà công ty còn khai thác vận chuyển hàng không, tổ chức việc gom hàng, lưu kho
hàng hóa. Với mối quan hệ rộng, hệ thống mạng lưới đại lý của công ty luôn được lựa chọn
để nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và
ngoài nước.
2.1.1.3. Triết lý kinh doanh: “NHÂN QUẢ TRONG KINH DOANH”
20
Để có kết quả tốt trong kinh doanh, đầu tiên và trên hết Công ty phải chăm sóc khách hàng
và nhân viên của mình cho thật tốt.
2.1.1.4.Những thành tựu đạt được
- Là thành viên chính thức của Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA và Hiệp hội Giao nhận
và Kho vận Việt Nam VIFFAS
- Là thành viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.
- Đạt giải thưởng Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam chứng nhận năm 2005.
- Interlogistics đang nổ lực phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ
hậu cần – tiếp vận ( Logistics Provider) đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương chuyên về
dịch vụ “một cửa” và trọn gói cho khách hàng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ hiện hành của công ty
2.1.2.1. Chức năng:
- Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hóa,
môi giới vận tải, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan, dịch vụ chứng từ,
bảo hiểm hàng hóa thương mại, cho thuê kho, đại lý giao nhận hàng hóa trong và ngoài
nước, làm các dịch vụ liên quan đến ngành vận tải……
- Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và dịch vụ cho công ty, đảm bảo trang thiết bị, đổi mới
trang thiết bị, mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc hạch toán kinh tế
tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa cụ đối với ngân sách nhà nước.
- Kinh doanh một số loại hàng hóa.
- Được yêu cầu cơ quan pháp luật, quản lý nhà nước và công ty bảo vệ đảm nhiệm các
quyền và nghĩa vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của
nhà nước theo luật định.
- Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tham gia vào bất kỳ
một khâu hay thủ tục nào, chứng từ nào đó, nếu không công ty interlogistics sẽ thay mặt
người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo liệu toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa qua
các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
21
Để có thể đứng vững được trong một môi trường đầy sứa ép cạnh tranh, công ty đã
đưa ra những nhiệm vụ cơ bản trước mắt như sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những sự lựa
chọn tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty.
- Phát triển công tác nghiên cứu thị trường để thấy được xu hướng phát triển từ đó đề
ra những giải pháp phù hợp.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã được cấp giấy phép và chấp
hành đầy đủ chế độ do pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,
thuế, tài chính, lao động – tiền lương.
- Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh nhằm đi đúng mục đích và nội dung hoạt
động của công ty.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các Công ty trong ngành nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tích cực thâm
nhập thị trường mới tiềm năng.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo và giữ các mối quan hệ kinh doanh lâu dài,
nhằm tạo tiền đề đưa công ty phát triển.
- Chịu trách nhiệm trước Nhà nước CHXH CN Việt Nam và trước khách hàng về chất
lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp.
- Báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm
về tính xác thực của báo cáo, công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh
giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty.
- Quản lý toàn bộ CB CNV của công ty theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực
hiện chế độ lương, thưởng và cam kết sử dụng lao động theo đúng bộ luật Lao động hiện
hành, đảm bảo công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động tại Công ty.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ chi
phí phụ cấp, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
22
- Tuân thủ mọi quy định pháp luật của NN CHXH CN Việt Nam và các điều ước Quốc
tế mà Nhà nước Việt Nam chính thức tham gia và công nhận.
2.1.3. Bộ máy tổ chức và nhân sự
Một số đặc diểm về nhân sự:
 Hiện nay Công ty có hơn 80 cán bộ công nhân viên bao gồm cả quản lý. Năm nay so
với năm trước Công ty có sự thay đổi về số lượng và cả nhân sự. Những người trẻ tuổi vừa
mới ra trường được Công ty nhận vào làm việc. Trong đó, tỉ lệ nhân viên tốt nghiệp Đại học,
Cao đẳng ngày càng tăng. Phần lớn đều biết ít nhất một loại ngoại ngữ (tiếng Anh), đặc biệt
còn có tiếng Hoa. Đội ngũ nhân viên năng động và có chuyên môn cao, kiến thức nghiệp vụ
sâu rộng tương ứng với từng chức danh công tác được giao, thích ứng nhanh với công việc,
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mọi người từ Giám đốc đến các nhân viên đều có tinh thần
làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc góp phần tạo nên thành công của Công ty
như ngày nay.
 Tình hình nhân sự tại các phòng ban của Công ty :
Phòng ban
Số
lượng
Phòng Kinh Doanh Xuất 6
Phòng Kinh Doanh Nhập 6
Phòng Hiện Trường 10
Phòng Vận tải Quốc tế 8
Phòng Kế Toán 10
Phòng Co-loader 7
Phòng Marketing 5
Phòng Phát triển Kinh doanh 7
Đội xe 11
Bộ Phận Nhơn Trạch 3
23
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự
tại các phòng ban của Công ty
Interlogistics.
Nguồn: Công ty Interlogistics
…và các nhân viên khác phân bố tại các nhóm chăm sóc khách hàng, phát triển đại lý, dự
án, quản lý tài sản, kho, bộ phận Nhơn Trạch…
 Trong số hơn 80 nhân viên đang làm việc cho Interlogistics, 60% trong số họ đều là
tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Và một số nhân viên có trên 15 năm kinh nghiệm. Ngoài ra
còn có công nhân bốc xếp và đóng gói với tay nghề cao được trang bị những kỹ năng đóng
gói mới nhất để giữ gìn hàng hóa của khách hàng luôn an toàn.
 Interlogistics đã nhận thấy rằng nhân viên là tài sản quan trọng góp phần tạo lập sự
thành công cho khách hàng, cho Công ty và cho các đối tác của Công ty. Tất cả các nhân
Kho 8
TỔNG 81
24
viên trong Công ty luôn có ý thức hỗ trợ nhau, quan tâm nhau mọi mặt, luôn luôn đứng ra
bảo vệ lợi ích của Công ty, luôn đặt lợi ích, uy tín, hình ảnh của Công ty lên hàng đầu.
 Hệ thống vận hành của Công ty khá tốt, từ nhân viên đến cấp quản lý. Các quản lý
với trình độ nghiệp vụ cao luôn kịp thời hỗ trợ, đào tạo các nhân viên cấp dưới, đặc biệt là
những nhân viên mới.
 Hiện tại Công ty đã tuyển chọn thêm nhiều sinh viên thực tập với mục đích là tìm
kiếm và sàng lọc những sinh viên ưu tú để giữ lại cho Công ty nhằm phát triển thêm nguồn
nhân sự cho Công ty.
 Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo cho nhân viên và cấp quản lý cả về nghiệp vụ
lẫn kỹ năng mềm (soft skill). Nhân viên được đưa đến các cơ sở, lớp đào tạo hoặc đào tạo tại
Công ty. Điều này có tác dụng tích cực, nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên trong Công ty,
đồng thời giúp các nhân viên có thể hiểu được nhau khi cùng nhau bàn luận giải quyết về
các vấn đề.
 Các nhân viên trong Công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định : bảo hiểm,
khen thưởng, nghỉ phép, hưởng lương phù hợp với công việc của mỗi người.
INTERLOGISTICS có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tiếp, cấp
trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của INTERLOGISTICS
Phó Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Đại Hội Đồng Cổ
Đông
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc Công Ty
Phó Giám Đốc
Phòng KD
Nhập
Phòng Marketing
tổng hợp
Phòng KD
Xuất
25
Nguồn: Công ty Interlogistics
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Nguyên tắc quản lý của Công ty là dựa trên cơ sở quản lý điều hành nhân sự, sử dụng
đội ngũ có chuyên môn cao, phát huy tối đa tác phong chuyên nghiệp trong cung cấp dịch
vụ. Phong cách điều hành của các cấp lãnh đạo gắn với môi trường văn hóa lành mạnh của
Công ty nên Công ty có một cơ cấu quản lý và điều hành nhân sự làm việc theo nguyên tắc
đổi mới là hết sức thuận lợi, phát huy được nội lực kinh doanh của mình, tạo vị thế cạnh
tranh trên thị trường. Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được mô tả cụ thể như sau:
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các công việc quan trọng
liên quan đến vốn, phương hướng kinh doanh, cổ phần, các mục tiêu chiến lược của công
ty…
26
Hội đồng quản trị:
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng sẽ thay mặt cổ đông tổ chức thực hiện các
vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
Ban kiểm soát:
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm vụ kiểm soát, điều hành các hoạt động
kinh doanh. Đồng thời, khi có các vấn đề phát sinh phải kịp thời thông báo và giải quyết
nhanh chóng cũng như chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật.
Giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, đại diện
Công ty ký hợp đồng với khách hàng. Thực hiện các định hướng chính sách và nghị quyết
của đại hội đồng cổ đông.
Lập kế hoạch và nghiên cứu mọi lĩnh vực của Công ty, đồng thời theo dõi, quản lý
toàn bộ Công ty. Thu thập thông tin và xử lý tình hình hoạt động trong bộ máy.
Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên.
Giám đốc có khả năng và phong cách lãnh đạo hiện đại, đóng một vai trò vô cùng quan
trọng trong toàn bộ sự phát triển và thành công của Công ty. Với từng mục tiêu và kế hoạch
đề ra, có sự tham khảo những kết quả đã đạt được, lắng nghe ý kiến của các phòng ban và
đúc rút những đề xuất từ nhân viên. Vì thế, các mục tiêu được lên kế hoạch mang tính thực
tế cao, gắn với tình hình kinh doanh của Công ty và mang lại một động lực to lớn để toàn bộ
nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với tầm nhìn chiến lược, ban Giám đốc
đã có những chính sách về nhân lực và đào tạo hết sức hợp lý để nâng cao tiềm lực về con
người và tri thức, sẵn sàng cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Phó giám đốc:
Bên cạnh Giám đốc còn có một Phó Giám đốc phụ trách về chuyên môn sẽ hỗ trợ
Giám đốc các công việc quản lý điều hành. Hoàn thành những công việc mà Giám đốc giao,
chịu sự phân công của Giám đốc, là người hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý Công ty,
nhân sự, phụ trách trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Công ty.
27
Phòng Kinh doanh xuất – Phòng Kinh doanh nhập:
Giữ vai trò quan trọng là nơi tìm kiếm khai thác cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt
với khách hàng. Thiết lập các mối quan hệ với các hãng tàu và các đại lý trong và ngoài
nước.
Tiếp cận nghiên cứu thị trường, làm công tác thương mại chào bán các dịch vụ Công ty
cho khách hàng. Cung cấp giá cả cạnh tranh phù hợp với nhu cầu và sự biến động của thị
trường.
Phòng Vận tải Quốc tế:
- Chứng từ vận chuyển chia làm hai phần chuyên phụ trách về các loại hàng hóa xuất
khẩu và chuyên phụ trách về các loại hàng hóa nhập khẩu.
- Là nơi lưu trữ các dữ liệu, thông tin chứng từ của khách hàng.
- Phối hợp với phòng kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ cần thiết.
Phòng Hiện trường :
- Thực hiện các thủ tục khai quan, mở cont, cược công, thủ tục lưu kho, lưu bãi
tại cảng.
- Theo dõi và báo cáo tình trạng cont hàng.
- Sắp xếp, điều phối hỗ trợ các phòng kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng dịch
vụ và thời gian giao hàng chính xác.
Phòng Kế toán:
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn.
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Cân đối nguồn vốn phù hợp với chế độ và nhu cầu hoạt động kinh doanh của
Công ty
- Báo cáo chính xác số liệu và lập báo cáo tài chính hàng tháng.
- Cung cấp và chi tiền cho việc trả cước phí, chi tiền tạm ứng cho các nhân viên
giao nhận đi làm hàng, đồng thời thu tiền, tính lương và tính lợi nhuận hoặc các
khoản lỗ từ các nghiệp vụ.
- Quản lý nợ trong và ngoài nước, báo cáo thuế và đóng thuế.
28
Phòng Co-loader:
- Tìm hiểu về giá cả thị trường
- Làm việc với các Forwader khác để trao đổi hàng hóa khi đóng cont Consol
- Book cước theo yêu cầu của bộ phận Sales.
- Thực hiện đề nghị cước vận chuyển với các hãng tàu…
Phòng Marketing tổng hợp
Bộ phận Marketing :
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề ra những chiến lược quảng bá kịp thời.
- Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc giao dịch với khách hàng nhằm mở
rộng quy mô hoạt động kinh doanh.
Bộ phận Nhân sự :
- Chịu trách nhiệm các công tác liên quan đến nhân sự: quản lý, tuyển dụng, lưu
trữ hồ sơ, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình xây dụng văn hóa công ty.
Bộ phận Hành chính :
- Chịu trách nhiệm các công tác hành chính đảm bảo các điều kiện hạ tầng, trang
thiết bị đầy đủ để hoạt động công ty được vận hành hiệu quả.
Kho Tân Thuận :
- Đóng gói hàng hóa
- Bảo quản và lưu kho hàng hóa.
Phòng phát triển Kinh doanh :
Bộ phận Phát triển đại lý :
- Tìm và tạo mối quan hệ với mạng lưới đại lý nước ngoài.
- Thương lượng, đàm phán với các đại lý các điều kiện về giá cả, thời gian vận
chuyển, chất lượng dịch vụ…
- Hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc duy trì và tìm kiếm khách hàng mới.
- Tổng hợp và báo cáo tình hình đại lý ở nước ngoài cho Giám đốc.
Bộ phận chăm sóc khách hàng :
- Hỗ trợ phòng kinh doanh, hiện trường và chứng từ sau khi bán gói dịch vụ.
29
- Giải quyết các khiếu nại phát sinh sau khi bán gói dịch vụ.
- Thường xuyên liên lạc hỏi thăm khách hàng lâu năm, thường xuyên.
- Lập bảng thống kê và báo cáo tình hình khách hàng với các phòng ban.
Bộ phận Nhơn Trạch :
- Có chức năng như một chi nhánh của công ty
- Chào bán dịch vụ, trực tiếp vận chuyển hàng hóa
- Quản lý trực tiếp đội xe
2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Mục tiêu của interlogistics là luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ có
giá trị thực sự, tạo lập bằng sự thông hiểu thị trường nội địa kết hợp với sự tinh thông về
nghiệp vụ quốc tế. và bằng chứng rõ ràng nhất về sự quan tâm đến khách hàng là sựu đầu tư
mạnh mẽ vào kho bãi, đội xe pick up hàng, đội xe container, sự đầu tư về công nghệ thông
tin và đào tạo nhân viên, các trang thiết bị.
Bảng 2.2 : Danh mục máy móc sử dụng trong kho
Danh mục máy móc trong kho Số lượng
Xe nâng 2
Xe pick up 4
Xe đầu kéo Container 3
Po – mooc (20’/40’) 5
Xe ô tô 7 chỗ 1
Nguồn: Công ty Interlogistics
Bảng 2.3 :Danh mục máy móc sử dụng trong văn phòng
Danh mục máy móc văn phòng Số lượng
Máy tính 55
Điện thoại bàn 51
30
Máy photo 1
Máy Scan 4
Máy fax 1
Máy in 5
Máy in hoá đơn 3
Ipad 2
Nguồn: Công ty Interlogistics
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
2.2.1. Cơ cấu dịch vụ
Với số vốn điều lệ ban đầu là khá ít nhưng do sự nỗ lực của interlogistics luôn phấn đấu để
tạo được uy tín và thương hiệu đáng tin cậy trên thị trường, sau hơn nhiều năm có được sự
ổn định trong nước, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn và nguồn nhân lực để mở rộng hoạt
động sang các nước châu á và thị trường quốc tế.
Cơ cấu dịch vụ bao gồm :
- Vận chuyển hàng FCL,LCL.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, dịch vụ chứng từ.
- Dịch vụ đại lý hãng tàu, đại lý vận tải đường biển, bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển.
- Bao bì, đóng gói kiện gỗ, dán nhã, kí hiệu mã vạch. Dịch vụ đóng hàng rút ruột
chuyên nghiệp hàng hóa. Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thương mại..
- Mua bán nông lâm thủy hải sản, thực phẩm, quần áo, giày dép,hàng gia dụng, hàng
trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, phụ tùng máy móc xe có
động cơ.
- Dịch vụ cho thuê kho và phương tiện vận tải, đại lý kí gửi hàng hóa.
- Một số dịch vụ hàng hóa có liên quan
Để thấy được kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, lần lượt
phân tích về tình hình thực hiện doanh thu, tình hình thực hiện chi phí sau dó tổng hợp lại
kết quả kinh doanh trong 3 năm.
31
2.2.2. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Interlogistics trong giai đoạn
2010 – 2012.
2.2.2.1. Doanh thu qua các năm
Bảng 2.4: Doanh thu kinh doanh qua các năm ĐVT: triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tổng hợp của công ty Interlogistics năm 2012
Doanh thu là tổng số tiền mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh
doanh.Tổng doanh thu của công ty bao gồm các khoản mục sau: vận tải, đại lý giao nhận,
dịch vụ hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi và những khoản thu khác. Nhìn chung doanh
Nội
dung
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011 so với
2010
2012 so với
2011
Số
lượng
Tỉ
trọng
%
Số
lượng
Tỉ
trọng
%
Số
lượng
Tỉ
trọng
%
Chên
h lệch
Tỉ lệ
Chênh
lệch
Tỉ
lệ%
1.Vận
tải
4.587,1
28,2
6
5.361,
9
27,9
2
6.116,5
27,8
0
774,8
16,8
9
754,6
3,82
2. Đại lý
Giao
nhận
8.263,8
50,9
1
9.713,
3
50,5
7
11.254,
5
51,1
5
1.449,
4
17,5
4
1.541,
3
15,8
7
3.DV
hàng
XNK
1.752,6 10,8
2.286,
4
11,9 2.763,3
12,5
6
533,8
30,4
6
476,9
20,8
6
4.DV
kho bãi
1.256,4 7,74
1.382,
2
7,2 1.256,6 5,71 125,8
10,0
1
-125,6 -9,09
Khác 372,5 2,29 462,7 2,41 613,4 2,79 90,2
24,2
1
150,7
32,5
7
Tổng
16.232,
4
100
19.206
,5
100
22.004,
3
100
2.974,
1
18,3
2
2.797,
8
14,5
7
32
thu trong các lĩnh vực đều tăng dần qua các năm trừ doanh thu trong hoạt động dịch vụ kho
bãi có sự giảm nhẹ trong năm 2012.Tổng doanh thu mà công ty thu được trong năm 2010 là
16.232,4 triệu đồng. Năm 2011 đạt 19.2006,5 triệu đồng, tăng 18,32% so với 2010, tương
ứng tăng 2.974,1 triệu đồng. Năm 2012 tổng doanh thu đạt 22.004,3 triệu đồng; tăng
2.797,8 triệu hay 14,54%. Ta sẽ tiến hành phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng này,
đồng thời sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu, mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố từ đó tìm ra các biện pháp, các giải pháp để làm tăng tổng doanh thu.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012
ĐVT: triệu đồng
 Doanh thu từ hoạt động vận tải:
Vận chuyển hàng hóa nghĩa là Interlogistics mua cước của các hãng tàu rồi bán lại
cho người xuất khẩu. Các hãng tàu mà công ty thường mua cước là Huyndai Merchant
Marine, OOCL, APL, Maersk Sea Land, MSC, PIL… với những mức giá cước cạnh tranh,
phục vụ khách hàng tốt hơn. Năm 2010 doanh thu trong lĩnh vực vận tải là 4.587,1 triệu
đồng, chiếm tỉ lệ 28,26% trong tổng doanh thu. Năm 2011, số tiền thu được từ hoạt động
vận chuyển hàng hóa đạt 5.361,9 triệu đồng, chiếm 27,92% trong tổng doanh thu và tăng
16,89% so với năm 2010 tương ứng tăng 774,8 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng
doanh thu vận chuyển là do nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu ngày
33
càng tăng và công ty cũng đã có thêm nhiều khách hàng mới. Do công ty nắm bắt được nhu
cầu của thị trường, nên công ty đã ký hợp đồng với các hãng tàu nhằm giảm được mức cước
và có thể phục vụ khách hàng những dịch vụ tốt hơn, giảm số lượng hàng không có
container đóng, hàng hóa bị lưu lại bãi do không có tàu... Doanh thu trong lĩnh vực này đạt
mức 6.116,5 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 27,8% trong tổng doanh thu của công ty và
tăng 14,07% so với 2011 tương ứng tăng 754,6 triệu đồng. Tỉ lệ tăng doanh thu trong năm
2012 có phần thấp hơn so với 2011 là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cả
năm 2012, các doanh nghiệp không bán được hàng hóa nên lượng hàng hóa vận chuyển
giảm đi dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu của công ty.
Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã tạo nên một thị trường mở cửa, viêc trao đổi
buôn bán hàng hóa giữa trong và ngoài nước sẽ ngày càng gia tăng tạo ra nhiều tiềm năng
và cơ hội cho công ty. Do đó công ty có thể tăng doanh thu ở mức tỉ lệ cao hơn nữa trong
những năm tới nếu có các biện pháp cũng như chiến lược kinh doanh thích hợp.
 Doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận
Giao nhận là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức hàng nguyên container từ
nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Doanh thu trong dịch vụ giao nhận bao gồm cước phí
đường biển và cả cước phí vận tải nội địa. Với dịch vụ doorto door, khách hàng chỉ cần liên
lạc ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ logistics và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng
thay vì phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải
quan, bốc dỡ hàng hóa. Là một đại lí giao nhận, Interlogistics thực hiện việc giao hàng theo
chỉ định của đối tác ở nước ngoài hoặc nhận hàng nhập khẩu từ đối tác và giao cho khách
hàng. Với những lô hàng xuất LCL, Interlogistics phải thực hiện cả việc gom hàng, nghĩa là
công ty sẽ nhận hàng từ nhiều vendors – nhà sản xuất khác nhau. Sau đó sẽ gom lại đóng
trong container, chuyển tải qua các cảng trung chuyển, thường là ở Taiwan, Singapore hay
Malaysia... Tại cảng trung chuyển, hàng hóa (được gom rời) từ các nước khác nhau sẽ được
dỡ ra và đóng lại theo nơi đến. Tại nước nhập, đại lí của Interrlogistics cùng với đại lí của
các công ty logistics khác sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục hải quan
và giao hàng rời cho khách hàng - nhà nhập khẩu.
Bảng số liệu cho thấy doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận chiếm tỉ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu với 50,91% năm 2010; 50,57% năm 2011 và 51,15% năm 2012 chứng
34
tỏ giao nhận là lĩnh vực chủ lực của công ty. Doanh thu hàng năm đều tăng lên, đó là hệ quả
của việc tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty qua mỗi năm, cho thấy hoạt
động của công ty ngày càng phát triển. Cuối năm 2012 Interlogistics đã nhận làm đại lí cho
hơn 230 công ty trên thế giới. Năm 2010 với số tiền thu được từ hoạt động đại lí giao nhận
là 8.263,8 triệu đồng thì năm 2011 đã tăng lên đạt đến 9.713,2 triệu đồng; tăng 17,54% so
với 2010. Năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng thêm 1.541,3 triệu đồng đạt mức doanh thu là
11.254,5 triệu; tăng 15,87% so với 2011.
Hoạt động đại lý giao nhận hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng mà công ty cần đầu
tư hơn nữa vì các hãng tàu chỉ vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Vì
vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người nhận hàng, cho nên dịch vụ của công ty sẽ vận
chuyển tiếp hàng hóa bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không... để giao hàng
cho người nhận theo yêu cầu của họ. Để có thể tăng thêm doanh thu từ hoạt động đại lý,
công ty cần phải mở rộng thêm mạng lưới đại lý giao nhận, vận chuyển trên nhiều tuyến
đường, nhiều địa điểm khác nhau.
 Doanh thu từ dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm dịch vụ khai thuê hải quan, làm chứng từ,
tư vấn xuất nhập khẩu, xin C/O, giấy chứng nhận các loại, đóng gói bao bì sản phẩm…Các
khoản thu được trong lĩnh vực này cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu
của công ty với tỉ trọng đứng thứ 3 trong tổng doanh thu của công ty qua các năm. Doanh
thu tăng qua các năm, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước thể hiện được sự nổ lực
của toàn thể nhân viên cũng như uy tín của công ty càng được nâng cao nên tạo được lòng
tin ở khách hàng. Tuy nhiên công ty chỉ thu được các khoản này từ các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu với quy mô nhỏ vì những doanh nghiệp lớn thường có một bộ phận làm thủ tục
hải quan riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn có xu hướng ngày càng phát triển và
muốn tận dụng nguồn nội lực để tiết kiệm chi phí do đó công ty sẽ không tránh khỏi khả
năng mất nhiều khoản thu trong dịch vụ hàng xuất nhập khẩu trong những năm sau. Do đó,
để có thể giữ vững mắc tăng trưởng doanh thu trong hoạt động này đòi hỏi Interlogistics
phải nghiên cứu, tìm hiểu, thu hút và có thêm nhiều khách hàng mới cần đến dịch vụ của
công ty. Bên cạnh đó còn phải giữ chân được những khách hàng trước nay của công ty, khi
nhữmg khách hàng này có quy mô phát triển nếu không cần đến dịch vụ xuất nhập khẩu vẫn
35
có thể mang lại cho công ty nhiều nguồn thu khác trong các lĩnh vực hoạt động khác của
công ty.
 Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi của công ty thu được là do công ty đã ký hợp
đồng với những khách hàng có nhu cầu thuê kho dài hạn và các lô hàng không làm thủ tục
Hải Quan, phải chuyển vào lưu kho chờ hoàn tất thủ tục, thu phí CFS từ những lô hàng LCL
vì phải đợi hàng hóa từ những địa điểm khác chuyển đến để đóng chung vào một container.
Ngoài ra còn các hoạt động động khác liên quan đến dịch vụ kho bãi như:
- Xử lý đối với hàng hư hỏng: một số hàng hóa khi giao nhận do lỗi sản xuất hay do
vận chuyển bị xước hay rách thùng, shipping mark viết sai, nhân viên kho phải kết
hợp với các nhân viên nghiệp vụ để giúp khách hàng sửa chữa những sai sót đó: thay
thùng, thay nhãn,..
- Dán nhãn hàng hóa: một số khách hàng yêu cầu công ty in nhãn và tiến hành dán
nhãn hàng hóa để đảm bảo nhãn hàng được in ấn và dán đúng quy định. Dịch vụ này
giúp khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu với Interlogistics mà không cần phải mất
công hướng dẫn, đào tạo riêng lẽ cho từng vendor về quy cách nhãn hàng.
Năm 2010, khoản thu này góp vào tổng doanh thu của công ty 1.256,4 triệu đồng.
Năm 2011, do có thêm được nhiều khách hàng mới cũng như lượng hàng xuất LCL qua
công ty tăng lên nên đẩy doanh thu tăng lên 1.382 triệu đồng, tăng 10,01% so với 2010
tương ứng tăng 125,8 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ
kho bãi giảm 9,09% so với 2011, làm mất đi 125,6 triệu đồng đóng góp vào tổng doanh thu.
Doanh thu trong năm 2012 trở lại mức gần bằng với năm 2010 với 1.256,6 triệu
đồng. Điều này phản ánh không tốt về tình hình hoạt động của công ty ở lĩnh vực dịch vụ
kho bãi trong năm 2012. Trong khi lượng hàng LCL xuất qua công ty trong năm 2012 tăng
đến 103 TEU nhưng công ty lại không đạt được mức tăng doanh thu so với 2011. Vậy
nguyên nhân của việc sụt giảm này là do đâu?
Lượng hàng LCL xuất qua công ty tuy có tăng nhưng những khoản thu này chủ yếu
chỉ là thu phí CFS nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Nguyên nhân
thật sự là do công ty mất đi những hợp đồng lưu kho dài hạn. Trong năm 2012, công ty đã
36
kết thúc hợp đồng cho thuê lưu kho dài hạn với 2 công ty Hoàng Hà và Tiên Phong. Đây là
2 công ty có hợp đồng lưu kho với công ty trong một khoảng thời gian dài với diện tích hơn
300 m2. Do những công ty này đã có được kho hàng riêng nên không còn tiếp tục thuê kho
của Interlogistics làm công ty mất đi một khoản thu lớn. Trong khi kho bãi còn trống nhưng
lượng hàng thuê kho không tăng lên dẫn đến tình trạng giảm sút trong doanh thu.
2.2.2.2. Chi phí qua các năm
Chi phí là tất cả các khoản công ty phải chi ra trong quá trình hoạt động. Chi phí là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Xét bảng chi phí qua
các năm sau:
Bảng 2.5 : Chi phí qua các năm ĐVT: triệu đồng
S
T
T
Nội dung 2010 2011 2012
2011 so với 2010 2012 so với 2011
Chênh
lệch
Tỉ lệ %
Chênh
lệch
Tỉ lệ %
1 Lương 987,6 1.201,3 1.297,5 213,7 21,64 96,2 8,01
2
BHXH+
BHYT
193,2 231,8 251,3 38,6 19,9 19,5 26,53
3 CP QLDN 893,2 936,3 1.067,6 43,1 4,83 131,3 14,02
4
CP thuê văn
phòng
168 168 168 0 0
5
Cp thuê
ngoài
11.985,
3
14.214
16.133,
5
2.228,
7
18,59 1.919,5 13,5
6 CP sữa chữa 22,6 30,4 33,8 7,8 34,51 3,4 11,18
7
CP khấu hao
TSCĐ
106,2 137,2 159,3 31 29,19 22,1 16,11
8 CP khác 156,8 217,5 276,1 60,7 38,71 58,6 26,94
Tồng CP
14.512,
9
17.136,
5
19.387,
1
2.623.
6
18,07 2.250,6 13,13
Nguồn: Báo cáo tổng hợp công ty năm 2012
Interlogistics là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu, nên tổng chi phí của công ty bao gồm: chi phí từ hoạt động dịch vụ giao nhận
hàng hóa và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động dịch vụ là các khoản tiền mà
37
công ty đã bỏ ra để hoàn thành việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho khách hàng để
sau đó thu lại.
Nhìn chung tổng chi phí tăng dần qua các năm. Tổng chi phí năm 2010 của công ty
là 14.512,9 triệu đồng; năm 2011 tổng chi phí tăng thêm 2.623,6 triệu đồng, tăng 18,07% so
với năm 2010 lên mức 15.136,5 triệu đồng. Báo cáo cuối năm 2012 cho thấy tổng số tiền
mà công ty chi ra trong quá trình hoạt động đã tăng lên đến 19.387,1 triệu đồng; tăng
13,13% so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 2.250,6 triệu đồng Tổng chi phí mỗi năm
đều tăng lên là do công ty mở rộng thị trường hoạt động và có thêm nhiều khách hàng mới
do đó phải chi ra nhiều hơn vào công tác nghiên cứu phát triển cũng như chi phí thuê
phương tiện vận tải. Xét trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh
thu cho thấy tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí. Như vậy mặc dù chi
phí tăng nhưng số tiền mà công ty thu về cũng tăng và với tốc độ cao hơn. Điều này cho
thấy kết quả hoạt động của công ty là rất tốt.
Bảng 2.6: Tỉ trọng các loại chi phí của công ty trong giai đoạn 2010-2012.
ĐVT: %
STT Nội dung 2010 2011 2012
1 Lương 6,8 7,02 6,69
2 BHXH+ BHYT 1,33 1,35 1,29
3 CP QLDN 6,15 5,46 5,51
4 CP thuê văn phòng 1,15 0,98 0,86
5 CP vận tải thuê ngoài 82,57 82,94 83,22
6 CP sữa chữa 0,15 0,17 0,17
7 CP KHTSCĐ 0,73 0,81 0.82
8 CP khác 1,08 1,27 1,43
Tổng 100 100 100
38
 CHI PHÍ LƯƠNG:
Tiền lương là là số tiền mà công ty trả cho nhân viên để tái sản xuất sức lao động đã
tiêu hao trong quá trình làm việc. Mặt khác tiền lương là một yếu tố chi phí quan trọng,
chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của công ty, tiền lương thể hiện giá trị sức lao
động mà nhân viên của công ty đã bỏ ra để làm việc. Công ty cần có chính sách trả lương,
khen thưởng hợp lý để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc của nhân viên.
Biểu đồ 2.2. :Chi phí lương qua các năm
Trong năm 2010, tổng tiền lương mà công ty trả cho nhân viên là 987,6 triệu đồng
chiếm 6,8% tổng chi phí. Lương mỗi tháng của nhân viên trong công ty vào khoảng từ 3
triệu đến 7 triệu đồng. Đây là mức lương tương đối cao, đủ để nhân viên có thể tái tạo được
sức lao động cũng như chăm lo được cho đời sồng hằng ngày. Năm 2011, cho chính sách
tăng lương hằng năm của công ty và có tuyển thêm một số nhân viên cho phòng kinh doanh
mà tổng tiền chi trả cho lương của công ty tăng lên mức 1.201,3 triệu đồng; tăng 21,64%
tương ứng với mức tăng 213,7 triệu đồng. Năm 2012 do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế vào cuối năm nên ban lãnh đạo kêu gọi toàn thể nhân viên cùng vượt qua khó
khăn với công ty, do đó tốc độ tăng lương cho nhân viên có giảm so với năm 2011. Trong
kỳ xét tăng lương, thay vì mức tăng lương tối đa là 30% như những năm trước, năm 2012
công ty chỉ sử dụng mức tăng tối đa là 20%. Công ty quyết định không tuyển thêm nhân
viên để giảm bớt một phần chi phí cho công ty. Cuối năm 2012, tổng số tiền mà công ty chi
trả cho nhân viên là 1.297,5 triệu đồng; chỉ tăng 8,01% so với 2011 tương ứng với số tiền là
96,2 triệu đồng. Tiền lương trong năm 2012 chỉ chiếm 6,69% trong tổng chi phí của công
ty.
Tuy lương hàng năm đều tăng lên nhưng đây là một điều hoàn toàn hợp lí. Mức tăng
phù hợp giúp công ty thu hút nhân tài cũng như giữ chân được những nhân viên của công ty
khi họ cảm thấy hài lòng. Việc tăng lương cũng giúp nhân viên có thêm tinh thần trách
39
nhiệm cũng như khuyến khích họ làm việc với hiệu quả cao hơn do lương là nhân tố rất
quan trọng để thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên.
 Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Số tiền mà công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước cho khoản BHXH và BHYT
năm 2010 là 193,2 triệu đồng. Năm 2011, quỹ lương của công ty tăng lên do đó số tiền mà
công ty nộp cũng tăng lên 19,98% so với 2010 tương ứng với số tiền 38,6 triệu đồng. Số
tiền công ty trích ra nộp BHXH và BHYT trong năm 2011 là 231,8%. Trong năm 2012,
cùng với hệ quả của tốc độ tăng quỹ lương chậm so với 2011, số tiền trích ra nộp BHXH và
BHYT cũng tăng nhưng với tỉ lệ giảm hơn so với 2011. Số tiền phải nộp trong năm 2012 là
251,3 triệu đồng; tăng 8,41% so với năm 2011 tương ứng với số tiền tăng lên là 19,5 triệu
đồng.
Nộp BHXH và BHYT cho nhân viên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời
sống của nhân viên, đảm bảo cho thu nhập của nhân viên khi xãy ra ốm đau, bệnh tật hoặc
tai nạn, giúp cho nhân viên của công ty cảm thấy an tâm, thoải mái, cố gắng nhiều hơn trong
công việc, kích thích khả năng làm việc của nhân viên hơn.
 Chi phí quản lí doanh nghiệp
Là tổng chi phí phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp bao gồm tiề lương của
ban lãnh đạo, trang thiết bị,văn phòng…
Biểu đồ 2.3 : Chi phí quản lí doanh nghiệp qua các năm.
Chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp trong năm 2010 là 893,2 triệu đồng chiếm tỉ
trọng trong tổng chi phí cao nhất 6,15% so với năm 2011 (5,46%) và 2012 (5,51%) do đây
là năm ban lãnh đạo công ty có quyết định nâng cao khả năng quản lí bằng cách tăng cường
trang thiết bị và cử một số thành viên trong ban lãnh đạo tham gia các khóa đào tạo ngắn
40
hạn về chuyên đề quản lí. Năm 2011 số tiền chi cho công tác quản lí doanh nghiệp là 936.3
triệu đồng; tăng 4,38% so với năm 2010 tương ứng với số tiền là 43,1 triệu đồng. Nguyên
nhân của việc tăng này là do tăng lương cho cán bộ quản lí cũng như đầu tư thêm hệ thống
máy vi tính cho các phòng ban. Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2012 là 1.067,6 triệu
đồng, tăng 14,02% so với 2011, tương ứng số tiền 131,3 triệu đồng.
Chi phí quản lí doanh nghiệp là một khoản chi ảnh hưởng không nhỏ trong tổng chi
phí của công ty và là một khoản chi không thể thiếu. Việc tăng chi phí quản lí nhằm phục vụ
phát triển công ty là rất tốt nhưng đòi hỏi phải mang tính hiệu quả cao để tránh lãng phí. Do
đó, ban lãnh đạo cần có một cách nhìn nhận chính xác và có cơ sở trước khi quyết định có
nên tăng chi phí trong một giai đoạn nào đó không.
 Chi phí thuê văn phòng
Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tuyển thêm nhân viên của mình nên công ty
cần phải có văn phòng rộng hơn để phục vụ cho công việc. Vì vậy công ty đã thuê trụ sở ở
một vị trí thuận tiện hơn cho công việc nên chi phí thuê văn phòng cao hơn những năm
trước.
Do đặc tính của thuê văn phòng là một hợp đồng dài hạn nên trong 3 năm 2010,
2011, 2012 số tiền mà công ty chi ra là ở mức cố định 168 triệu đồng mỗi năm. Do vị trí văn
phòng nằm ở khu dân cư đông đúc và gần các bến cảng nên chi phí thuê khá đắt nhưng đây
là khoản chi bắt buộc mà công ty phải chấp nhận.
 Chi phí thuê ngoài
Đây là chi phí chủ yếu mà công ty bỏ ra để trả hộ cho khách hàng như đóng cước tàu,
thuê phương tiện vận tải, thuê kho…rồi sau đó thu lại để hưởng khoản tiền chênh lệch.Chi
phí vận tải thuê ngoài là chi phí chủ yếu của công ty, chiếm tỉ trọng trên 80% tổng chi phí,
nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần có những biện
pháp để giảm chi phí vận tải thuê ngoài như tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu để có mức
cước thấp hơn, có nhiều ưu đãi hơn.
Biểu đồ 2.4: Chi phí thuê ngoài qua các năm.
41
Chi phí thuê ngoài trong năm 2010 là 11.985,3 triệu đồng, chiếm đến 82,58% trong
tổng chi phí của công ty. Năm 2011, do mở rộng thị trường hoạt động cũng như có thêm
một số khách hàng mới nên nhu cầu thuê phương tiện vận tải cũng tăng lên. Với tỉ trọng
82,94% trong tồng chi phí, chi phí thuê ngoài của công ty tăng thêm 18,59% so với năm
2010, hay tăng 2.228,7 triệu đồng đưa mức chi phí thuê ngoài lên 14.214 triệu đồng. Thời
gian hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ đã tạo cho công ty ngày càng có thêm nhiều
khách hàng cũng như cũng cố được lượng khách hàng truyền thống. Năm 2012 là năm công
ty tiếp tục tăng khả năng phục vụ khách hàng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty
tăng lên kéo theo chi phí thuê vận tải cũng tăng lên. Tổng kết cuối năm 2012 cho thấy tổng
số tiền mà công ty chi cho việc thuê ngoài là 16.133,5 triệu đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm nhưng chi phí thuê ngoài phục vụ cho
hoạt động giao nhận vận tải của công ty vẫn tăng lên thêm 13,5% tương ứng với số tiền
1.919,5 triệu đồng.
Chi phí thuê ngoài tăng qua các năm cho thấy hoạt động của công ty ngày càng được
phát triển. Tuy nhiên do mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh của công ty là rất
lớn nên cần tìm ra những giải pháp để có thể giảm được khoản phí này bằng cách không
ngừng tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các hãng vận tải lớn để có thể mua được giá cước
cạnh tranh nhất.
 Chi phí sữa chữa
Là chi phí mà công ty bỏ ra để dùng cho việc bảo hành, sửa chữa máy móc, thiết bị
khi bị hư hỏng. Công ty chỉ chi ra 22,6 triệu đồng cho việc sữa chữa trang thiết bị trong năm
2010, khoản phí này không cao là do công ty mua mới máy móc nên vẫn còn trong thời hạn
42
bảo hành sữa chữa miễn phí. Chi phí sữa chữa trong năm 2011, 2012 lần lượt là 30,4 triệu
đồng và 33,8 triệu đồng. như vậy chi phí sữa chữa có tăng nhưng không nhiều qua các năm.
Mặc dù đây là môt khoản phí nhỏ, ảnh hưởng không nhiều đến kết quả hoạt động của
công ty nhưng công ty vẫn phải chú trọng và bảo vệ nguồn tài sản này giảm thiểu hư hỏng
nhằm tiết kiệm được một khoàn chi phí cho công ty.
 Khấu hao tài sản cố định
Là chi phí mà công ty phải khấu hao trên các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của mình, chủ yếu là máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax, điện thoại,
máy lạnh... để có thể tái đầu tư lại khi các trang thiết bị này đã cũ hoặc bị hư hỏng. Vì công
ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên chi phí
khấu hao tài sản cố định trong năm 2010 của công ty là khá lớn. Mặc dù chi phí đầu tư cho
các trang thiết bị của công ty tăng nhưng hiệu quả từ việc này mang lại là rất lớn nên đây là
biện pháp rất đúng đắn của công ty để có thể phục vụ cho khách hàng tốt hơn và đáp ứng,
thích hợp với xu thế phát triển công nghệ ngày nay.
Từ bảng phân tích cho thấy chi phí khấu hao tài sản cố định tăng dần qua các năm.
Năm 2010, chi phí này là 106,2 triệu đồng nhưng sang năm 2011 mức phí này là 137,2 triệu
đồng. Do đầu tư thêm trang thiết bị mới nên chi phí khấu hao cũng tăng lên. Năm 2012,
khoản phí này là 159,3 triệu đồng; tăng 22,1 triệu đồng so với 2011 hay tăng 16,11%.
 Chi phí khác
Là các là các khoản chi phí gồm tiền cơm trưa của nhân viên, chi phí cho liên hoan,
thưởng cho nhân viên, chi phí tiếp khách... nói chung là những quyền lợi cho nhân viên khi
làm việc tại công ty. Đây là chính sách của công ty giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái
khi làm việc, vui chơi tạo sự đoàn kết trong công ty và cũng thể hiện sự quan tâm của công
ty đến người lao động.
Năm 2010, công ty chi ra 156,8 triệu đồng cho các khoản phí khác. Năm 2011, số
tiền cho ra tăng lên 217,5 triệu đồng; tăng 38,71% so với 2010 tương ứng với 60,7 triệu
đồng. Tổng kết cuối năm 2012 cho thấy số tiền chi ra cho các hoạt động khác trong cả năm
là 276,1 triệu đồng; tăng 26,94% hay 58,6 triệu đồng so với 2011.
43
Chi phí khác tăng là do mỗi năm công ty có thêm nhiều khách hàng mới nên phải chi
thêm tiền cho công tác tiếp khách. Công ty cũng chi thêm cho việc khen thưởng nhân viên
các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
Số tiền chi cho các khoản này tăng là tốt nhưng nó phải được xem xét trong mối quan hệ với
việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
2.2.2.3. Lợi nhuận qua các năm:
Tổng hợp các nhân tố phân tích ở trên được bảng kết quả kinh doanh sau:
Bảng 2.7 : Kết quả kinh doanh qua các năm
ST
T
Nội dung 2010 2011 2012
2011 so với
2010
2012 so với
2011
Chênh
lệch
Tỉ lệ
%
Chênh
lệch
Tỉ lệ
%
1 DT từ
HĐKD
16.232,
4
19.206
,5
22.391,
3
2.974,
1
18,32
2.797,
8
14.57
2 DT từ
HĐTC
185,6 203,1 257,3 17,5 9,43 54,2 26,69
3 Tồng CP 14.512,
9
17.136
,5
19.387,
1
2.623.
6
18,07
2.250,
6
13,13
4 LN trước
thuế
1.905,1
2.273,
1
2.661,5 368 19,32 388,4 17,09
5 Thuế
TNDN
476,3 568,3 665,4 92 19,32 97,1 17,09
6 LN sau thuế
1.428,8
1.704,
8
1.996,1 276 19,32 291,3 17,09
Nguồn: Báo cáo tổng hợp công ty Interlogistics năm 2012
Bảng phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm.
Doanh thu là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của
công ty, đồng thời doanh thu là nguồn tài chính để bù đắp cho các chi phí Kinh doanh và
44
các chi phí khác. Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động động bán hàng - dịch vụ. Qua
từng năm doanh thu của công ty đều tăng lên cho thấy một xu hướng tốt trong kết quả hoạt
động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng trên 10% thể hiện những nổ lực của toàn thể nhân
viên trong công ty cũng như hướng lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc. Là một công ty
nhỏ, thành lập sau khá nhiều công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng
Interlogistics vẫn có được một lượng khách hàng ổn định và không ngừng có thêm nhiều
khách hàng mới lựa chọn dịch vụ của công ty. Để có được kết quả đó, công ty đã chú trọng
đến công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt
nhất, tạo được sự tin tưởng ủy thác của khách hàng và không ngừng nâng cao uy tín. Đứng
trước những khó khăn, thách thức ban lãnh đạo đã sáng suốt lựa chọn cho mình khách hàng
mục tiêu là những công ty xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ, từ đó đưa ra những chính
sách nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó công ty đã có thể đứng vững trong một
thị trường cạnh tranh gay gắt và vẫn đang trên đà ngày càng phát triển hơn.
Góp một phần vào tổng doanh thu của công ty là doanh thu từ hoạt động tài chính.
Số tiền thu được trong lĩnh vực hoạt động tài chính chủ yếu là tiền lãi gửi ngân hàng. Số
tiền gửi ngân hàng là vốn điều lệ của công ty cũng như các khoản trích dự phòng, quỹ khen
thưởng phúc lợi, đầu tư phát triển kinh doanh… Doanh thu tài chính trong năm 2010 là
185,6 triệu đồng; năm 2011 chỉ tăng thêm được 9,43% hay 17,5 triệu đồng. Nguyên nhân
chính là do công ty đã sử dụng quỹ dự phòng đầu tư để đầu tư thêm trang thiết bị mới cho
các phòng ban nhằm hổ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Năm 2012, số tiền thu được
từ hoạt động tài chính của công ty là 257,3 triệu đồng; tăng 26,69% tương ứng 54,2 triệu
đồng so với 2011. Tuy số tiền tăng hàng năm không nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao
cũng đã thể hiện được phần nào khả năng của công ty. Do hoạt động của công ty chủ yếu là
làm dịch vụ nên công ty không có các khoản chi phí tài chính. Chi phí bỏ ra để mua cước,
thuê phương tiện vận tài… chỉ là lấy tiền công ty trả sau đó thu lại của khách hàng nên
không cần số tiền mặt quá nhiều. Interlogistics cũng đã ký hợp đồng với các hãng tàu về
cước phí trả sau, do đó sau khi thu tiền của khách hàng, công ty dùng số tiền đó để thanh
toán cước mà không phải vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nên tiết kiệm
được một khoản chi phí lãi vay.
45
Tổng chi phí bao gồm tiền lương, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí thuê phương
tiện vận tải, thuê tàu và các chi phí khác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Chi phí qua các
năm đều tăng lên, nguyên nhân chính là do công ty phát triển hoạt động, mở rộng thị trường
và phục vụ cho lượng khách hàng nhiều hơn. Chi phí ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động của công ty, do đó nếu cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết sẽ mang lại
lợi nhuận cao hơn cho công ty.
Lợi nhuận trước thuế là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Đó là
chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận trong năm của công ty trước khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp từ hoạt động kinh doanh, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của công ty.
Mặc dù cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế
của công ty vẫn tăng do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2010, lợi
nhuận trước thuế của công ty là 1.905,1 triệu đồng. Đây là một khoản lợi nhuận khá lớn đối
với một công ty có quy mô nhỏ như Interlogistics. Do phát triển hoạt động nên lợi nhuận
trước thuế trong năm 2011 tăng lên, đạt mức lợi nhuận là 2.273,1 triệu đồng; tăng 19,31%
tương ứng 368 triệu đồng. Đây là tốc độ tăng trưởng rất cao về mặt lợi nhuận. Interlogistics
đã không ngừng phát huy khả năng phục vụ khách hàng nên không ngừng đưa mức lợi
nhuận của công ty tăng lên. Cuối năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty là 2.273,1
triệu đồng, tăng 17,08% tương ứng 388,4 triệu đồng.Tuy lợi nhuận năm 2012 có tăng so với
2011 nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn năm 2011 so với 2010. Tốc độ tăng trưởng chậm là do
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2012. Trong khi lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu qua công ty tăng chậm nhưng chi phí đầu vào lại tăng cao dẫn đến khoản lợi
nhuận giảm đi.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản tiền mà công ty phải nộp cho nhà nước trên
tổng lợi nhuận mà công ty đã đạt được. Năm 2010 số thuế mà Interlogistics nộp vào ngân
sách nhà nước là 476,3 triệu đồng; đó là mức 25% tổng lợi nhuận mà công ty có được. Năm
2011, số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên thêm 92 triệu đồng nâng tổng tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp là 568,3 triệu đồng, tăng 19,32% so với năm 2010. Thuế thu
nhập doanh nghiệp được tính dựa trên mức lợi nhuận, do đó số tiền nộp nhiều hay ít, tăng
hay giảm hoàn toàn phụ thuộc vào mức lợi nhuận mà công ty có được. Trong năm 2011, lợi
nhuận của công ty tăng thêm 19,32% so với năm 2010 do đó mức thuế mà công ty nộp vào
46
ngân sách nhà nước cũng phải tăng lên. Tiền thuế mà công ty phải nộp trong năm 2012 là
665,4 triệu đồng; tăng 17.09% so với 2011 tương ứng với số tiền là 97,1 triệu đồng. Do thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ở mức cố định là 25% nên
tốc độ tăng hay giảm của lợi nhuận cũng chính là tốc độ tăng giảm của thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế là số tiền mà công ty thu về sau khi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho nhà nước, đây là lợi nhuận thực sự của công ty. Đây là cơ sở để hội đồng quản
trị ra quyết định tỉ lệ trích, phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty. Lợi nhuận sau thuế
hàng năm của công ty đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của lợi nhuận
trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động của công ty hằng năm được thể hiện bằng số tiền mà công ty
thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí, được gọi là chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận nhiều
hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền thu được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Xét bảng phân tích lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây để thấy
được hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2.8: Lợi nhuận qua các năm ĐVT: triệu đồng
ST
T
Nội
dung
2010 2011 2012
2011 so với
2010
2012 so
với 2011
Số
lượng
Tỉ
trọn
g %
Số
lượn
g
Tỉ
trọn
g %
Số
lượn
g
Tỉ
trọng
%
Chên
h
lệch
Tỉ
lệ %
Chê
nh
lệch
Tỉ
lệ %
1
Vận
chuyển
521,3
27,3
6
594,
7
26,1
6
669,
6
25,1
6
73,4
14,0
8
74,9
12,5
9
2
Đại lí
giao
nhận
897.2
47,0
9
1.12
4,6
49,4
7
1.37
9,3
51,8
2
227,
4
25,3
5
254,
7
22,6
5
3
DV
hàng
XNK
304,8 16
325,
9
14,3
4
386,
9
14,5
4
21,1 6,92 61
18,7
2
4
DV kho
bãi
102,7 5,39
124,
1
5,46
106,
8
4,01 21,4
20,8
4
-
17,3
-
13,9
4
47
5
LN
khác
79,1 4,15
124,
1
4,57
118,
9
4,47 24,7
31,2
3
15,1
14,5
5
Tổng
LN
trước
thuế
1.905,
1
100
2.27
3,1
100
2.66
1,5
100 368
19,3
1
388,
4
17,0
8
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty Interlogistics năm 2012
Lợi nhuận của công ty là số tiền mà công ty còn lại sau khi lấy doanh thu trừ ra các
khoản chi phí. Các nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cho công ty là từ hoạt động vận chuyển
hàng hóa, hoạt động đại lí giao nhận, dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu, từ dịch vụ kho bãi
và một số khoản lợi nhuận khác.
Tổng lợi nhuận trước thuế trong năm 2010 của công ty là 1.905,1. Với mức lợi nhuận
này cho thấy công ty hoạt động thu được kết quả tốt, có khả năng sinh lời cao. Trong năm
2011, tổng lợi nhuận trước thuế của tất cả các lĩnh vực hoạt động trong công ty là 2.273,1
triệu đồng. Với số tiền này công ty đã tăng lợi nhuận được 19,32% so với năm 2010; tương
ứng với 368 triệu đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận rất cao cho thấy khả năng công ty làm ăn rất
có hiệu quả. Lợi nhuận trong năm 2012 cũng tăng so với năm 2011, đạt mức lợi nhuận là
2.661,5 triệu đồng; tăng 17,09% hay 388,4 triệu đồng. Số tiền mà công ty có lời trong năm
2012 tuy có cao hơn so với năm 2011 nhưng nếu về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng lợi
nhuận trước thuế của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011.
Nhìn một cách tổng thể thì tổng lợi nhuận đều tăng qua hàng năm. Nhưng tổng lợi
nhuận được cấu thành từ nhiều nhân tố, ta thử tách riêng ra từng nhân tố và xem xét để thấy
rõ sự tăng giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước
thuế của Interlogistics.
Biểu đồ 2.8: Tỉ trọng lợi nhuận của các loại hình hoạt động qua các năm.
48
Lợi nhuận từ hoạt động vận chuyển trong năm 2010 thu được là 521,3 triệu đồng;
chiếm 27,36% trong tổng lợi nhuận của công ty. Đây là một tỉ trọng khá cao, có mức độ ảnh
hưởng nhiều đối với mức lời của công ty. Do mở rộng thị trường hoạt động, sản lượng hàng
hóa được vận chuyển qua công ty tăng lên nên lợi nhuận trong năm 2011 cũng tăng lên
thêm 14,08% so với năm 2010, tăng 73,4 triệu đồng đạt mức lợi nhuận 594,7 triệu đồng.
Cùng với sự nổ lực tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh thu, trong năm 2012 toàn thể
nhân viên với tiêu chí cùng cố gắng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng do chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cùng khắc phục yếu kém, tiết kiệm
những chi phí không cần thiết nên cũng đã đưa lợi nhuận tăng thêm được 12,59% so với
2011 tương ứng với 74,9 triệu đồng. Tuy mức tăng năm 2012 có thấp hơn năm 2011 nhưng
cũng đã thể hiện rõ những nổ lực của toàn thể nhân viên trong công ty.
Giao nhận là lĩnh vực chủ lực của Interlogistics nên doanh thu hay lợi nhuận trong
hoạt động này vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Đây là lĩnh vực ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả
cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Năm 2010, lợi nhuận trong lĩnh vực đại lí giao
nhận là 897.2 triệu đồng; chiếm 47,09% tổng lợi nhuận của công ty. Năm 2011 tuy sản
lượng gạch xuất nhập khẩu qua công ty có giảm hơn so với năm 2010 nhưng đây là mặt
hàng chiếm tỉ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động. Với sự kiện
49
Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã tạo nên một đà phát triển kinh tế ở Việt
Nam, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Cùng với xu thế phát triển
của toàn ngành kinh tế, Interlogistics đã nắm bắt được thời cơ để đưa hoạt động của công ty
vào quỹ đạo của một nền kinh tế hội nhập. Kết quả mà công ty đạt được là lợi nhuận mang
lại từ hoạt động đại lí giao nhận tăng lên từ 897.2 triệu trong năm 2010 lên đến 1.124,6 triệu
trong năm 2011. Lợi nhuận mà công ty đạt được tăng 25,35% hay 227,4 triệu đồng. Nền
kinh tế Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Tuy phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối
năm nhưng lợi nhuận mà hoạt động đại lý giao nhận mang lại cho công ty tăng lên đáng kể.
Với tỉ lệ tăng 22,65% so với năm 2011, lợi nhuận mà công ty có thêm là 254,7 triệu đồng
đưa lợi nhuận trong hoạt động đại lí giao nhận vận tải lên 1.379,3 triệu đồng; chiếm tỉ trọng
51,82% trong tổng lợi nhuận của công ty. Như vậy mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố bên ngoài tác động vào, công ty vẫn không ngừng tăng được lợi nhuận trong lĩnh vực chủ
lực của mình. Tốc độ tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước cho thấy công ty đã có
những định hướng đúng về thị trường, khách hàng đưa lợi nhuận tăng cao.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng qua các
năm. Năm 2010, lợi nhuận trong lĩnh vực này góp vào tổng lợi nhuận của công ty là 304,8
triệu đồng; chiếm 16% trong tổng lợi nhuận. Kinh tế Việt Nam bước vào thời hội nhập đã
đưa lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Số lượng khách hàng cần đến dịch
vụ hàng xuất nhập khẩu của công ty cũng có chiều hướng gia tăng. Đó là lí do dẫn đến việc
tăng lợi nhuận trong năm 2011. Lợi nhuận tăng thêm 21,4 triệu tương ứng tốc độ tăng
trưởng năm 2011 so với 2010 là 6,92. Lợi nhuận của năm 2012 cũng đã tăng thêm 18,72%
so với năm 2011, tức là tăng thêm 61 triệu đồng đạt mức lợi nhuận là 386,9 triệu đồng.
Hoạt động dịch vụ kho bãi tuy không phải là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều cho
công ty nhưng kết quả hoạt động của nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công ty.
Năm 2010, lợi nhuận thu được từ dịch vụ kho bãi chiếm 5,39% trong tổng lợi nhuận của
công ty. Do mất đi một số khách hàng thuê kho bãi trong năm 2012 nên doanh thu của công
ty có giảm đi dẫn đến lợi nhuận trong lĩnh vực này giảm từ 124,1 triệu đồng năm 2011
xuống còn 106,8 triệu đồng trong năm 2012. Lợi nhuận giảm giảm nguyên nhân chính là do
công ty không có khách hàng mới thay thế chổ của khách hàng cũ không sử dụng dịch vụ
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoĐề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256nataliej4
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân MâyKhóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
Khóa luận Nâng Cao Hoạt Động Logistics Tại Công Ty Cổ Phần Chân Mây
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đườn...
 
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng KhôngKhóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
Khóa Luận Phân Tích Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không
 
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key LineBáo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
Báo cáo thực tập Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty Key Line
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biểnĐề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Đề cương chi tiết đề tài: dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cty Marine Sky Logistics!
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
Đề tài: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, HOT!
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm caoĐề tài  hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
Đề tài hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển rất hay điểm cao
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
 

Viewers also liked

QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Quan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsQuan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsNguyenThangvt_95
 
Báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpBáo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpquandinhphong
 
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...lovesick0908
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuLuan Nguyen
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUti2li119
 
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7Huynh Loc
 
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật chứ...
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình  chất lượng kỹ thuật chứ...Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình  chất lượng kỹ thuật chứ...
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật chứ...leethanhbinhf
 
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbTh s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchThực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchVương Hùng Vũ
 
De cuong báo cáo thuc tap khoá luận tot nghiep
De cuong báo cáo thuc tap   khoá luận tot nghiepDe cuong báo cáo thuc tap   khoá luận tot nghiep
De cuong báo cáo thuc tap khoá luận tot nghiepDoan Tran Ngocvu
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...https://www.facebook.com/garmentspace
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bienGiao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bienHaiyen Nguyen
 
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08 thủ tục hải quan - kiểm...
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08   thủ tục hải quan - kiểm...Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08   thủ tục hải quan - kiểm...
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08 thủ tục hải quan - kiểm...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 

Viewers also liked (19)

QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Quan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logisticsQuan tri van tai trong logistics
Quan tri van tai trong logistics
 
Báo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệpBáo cáo tốt nghiệp
Báo cáo tốt nghiệp
 
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7
Dh9tc tram quang duc-dtc083413-26.7
 
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật chứ...
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình  chất lượng kỹ thuật chứ...Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình  chất lượng kỹ thuật chứ...
Chất lượng dịch vụ thư viện so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật chứ...
 
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnbTh s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
Th s01.089 một số yếu tố chính tác động đến hộ dân trong hồ tiêu vn - đnb
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịchThực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch
 
De cuong báo cáo thuc tap khoá luận tot nghiep
De cuong báo cáo thuc tap   khoá luận tot nghiepDe cuong báo cáo thuc tap   khoá luận tot nghiep
De cuong báo cáo thuc tap khoá luận tot nghiep
 
Những nội dung mới về Thuế XNK theo TT 38
Những nội dung mới về Thuế XNK theo TT 38Những nội dung mới về Thuế XNK theo TT 38
Những nội dung mới về Thuế XNK theo TT 38
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả marketing cho sản phẩm thẻ f...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bienGiao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
 
Sổ tay hướng dẫn cách khai báo VNACCS tại các CCHQ ở Tp. Hcm
Sổ tay hướng dẫn cách khai báo VNACCS tại các CCHQ ở Tp. HcmSổ tay hướng dẫn cách khai báo VNACCS tại các CCHQ ở Tp. Hcm
Sổ tay hướng dẫn cách khai báo VNACCS tại các CCHQ ở Tp. Hcm
 
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
 
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08 thủ tục hải quan - kiểm...
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08   thủ tục hải quan - kiểm...Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08   thủ tục hải quan - kiểm...
Giới thiệu nghị định 08 và thông tư hướng dẫn nđ 08 thủ tục hải quan - kiểm...
 

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics

Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docGiải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docsividocz
 
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfNguynN84
 

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics (20)

Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hayĐề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
 
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty...Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty...
Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Chuyên Đề Thực Tập Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu
Chuyên Đề Thực Tập Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Nhập KhẩuChuyên Đề Thực Tập Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu
Chuyên Đề Thực Tập Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...
Đề tài: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại D...
 
Cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ngu...
Cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ngu...Cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ngu...
Cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển ngu...
 
Cơ sở lí luận trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.docx
Cơ sở lí luận trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.docxCơ sở lí luận trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.docx
Cơ sở lí luận trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không.docx
 
Cơ sở lý luận của hoạt động giao nhận hàng hóa chuyển phát nhanh bằng đƣờng h...
Cơ sở lý luận của hoạt động giao nhận hàng hóa chuyển phát nhanh bằng đƣờng h...Cơ sở lý luận của hoạt động giao nhận hàng hóa chuyển phát nhanh bằng đƣờng h...
Cơ sở lý luận của hoạt động giao nhận hàng hóa chuyển phát nhanh bằng đƣờng h...
 
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.docGiải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
Giải Pháp Nâng Cao Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Tại Delta.doc
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu.docxCơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu.docx
 
Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.docxCơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển.docx
 
Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.docx
Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.docxCơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.docx
Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.docx
 
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...Đề tài   biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
Đề tài biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải rất h...
 
Cơ sở lí luận về dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.docx
Cơ sở lí luận về dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.docxCơ sở lí luận về dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.docx
Cơ sở lí luận về dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.docx
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa.docxCơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa.docx
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG LCL NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI ...
 
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdfĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-LOGISTICS-CUỐI-KỲ.pdf
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng...
 

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TM - DL – MAR  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics GVHD: GS.TS:ĐoànThị Hồng Vân SVTH: Phạm Thị Hồng Hạnh Niên khóa: 2009 – 2013
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Logistics - Thị trường mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển Việt Nam, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, thì thị trường này có sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, đặc biệt là sản xuất và bán lẻ. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Interlogistics. Hơn nữa Việt Nam đang bước vào thời kì hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tạo cơ hội để tất cả các ngành kinh tế trong đó có Logistics phát triển, hội nhập tạo ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều áp lực thách thức cho doanh nghiệp. Interlogistics - Một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa. Được thành lập năm 2005, với mạng lưới vận chuyển rộng khắp thế giới, cùng cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển tương đối tốt và hiện đại. Ở một vị thế cao hơn, Interlogistics hoàn toàn tự tin đảm nhận công việc phức tạp hơn được gọi là – “Giao nhận hàng nghệ thuật” – Liên quan đến hàng hóa có giá trị cao, dễ vỡ hoặc thậm chí vô giá. Đứng trước bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới, Interlogistics cũng như vô số doanh nghiệp khác, cần phải trang bị cho mình kiến thức, sự chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ. Riêng đối với phòng nhập của công ty Interlogistics, cũng phải đảm bảo từng khâu, từng công đoạn trong quy trình chuyển nhận hàng nhập khẩu, để cải thiện và đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên phải hiểu rõ được quy trình, thủ tục trong quá trình vận chuyển được tiến hành như thế nào, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để trả lời được câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tiềm năng? Nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp với chi phí và thời gian thực hiện ngắn nhất bằng cách nào? …Cụ thể cho vấn đề này, em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics” Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo điều kiện Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động kinh doanhh của Phòng Kinh Doanh Nhập trong những năm gần đây. Liên hệ với các công ty
  • 3. 3 khác trong ngành, học hỏi, rút kinh nghiệm. Từ đó có những biện pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận. Phạm vinghiện cứu:  Ngành nghề hoạt động : Logistics  Khu vực nghiên cứu : Thành phố Hồ Chí Minh  Đối tượng nghiên cứu: Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Chuyển Quốc Tế Phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu định tính: Tham khảo các nghiên cứu trước đây của công ty, thảo luận với các anh chị làm lâu năm trong công ty về chất lượng dịch vụ, hay thảo luận với các bạn trong nhóm Logistics do GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân hướng dẫn,cũng như tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty.  Nghiên cứu định lượng: Phân tích qua bảng kết quả doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ phần trăm …. Kết cấu đề tài: Đề tài được chia thành bốn chương với những nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động giao nhận vận tải hàng nhập khẩu bằng đường biển Chương 2: Giới thiệu về công ty Interlogistics Chương 3: Quy trình hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện Door to Door bằng đường biển Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận nhập khẩu của công ty Interlogistics. CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải ( Freight Forward Service)
  • 4. 4 1.1.1. Khái niệm Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được kí kết, người bán hực hiện việc giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán đến nước người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục được và kết thúc được,tức là hàng hóa đến tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc có liên quan đến qá trình chuyên chở như: đóng ói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tài hàng hóa ở dọc đường, đưa hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận. Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế) dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ dịch vụ nào liên quna đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ kể trên, kể cả các vấn đề hải quan, mua bảo hiểm, thành toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật thương mại Việt Nam, Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nới gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) 1.1.2. Các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa Theo nghị định của chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành ngày 19/3/2001 ( có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí), các doanh nghiệp có ngành nghề đăng kí kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương: - Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
  • 5. 5 - Dịch vụ môi giới hàng hóa - Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa - Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển  Dịch vụ đại lý vận tải đường biển là dịch vụ thực hiện các công việc sau đây theo ủy thác của chủ hàng: - Tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ qua trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức. - Cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bố dỡ, kho hàng, bến bãi, cầu tàu và cá thiết bị chuyên dùng hàng hải khác. - Làm đại lý container. - Giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.  Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ thực hiện các công việc sau: - Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải - Làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên - Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu từng hợp đồng cụ thể  Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao nhận hoặc với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển  Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng. 1.1.3. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa a) Đại diên cho người xuất khẩu
  • 6. 6 Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người xuất khẩu) những công việc sau: - Lựa chọn tuyến đường vận tải - Đặt/thuê địa điểm để đóng hàng theo yêu cầu của người vận tải - Giao hàng hóa và cấp các chứng từ liên quan (như: Biên lai nhận hàng – The Forwarder Certificate Of Transport). - Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng ( L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủ liên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, kể cả các quốc gia chuyển tải ( Transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết - Đóng gói hàng hóa (Trừ khi hàng hóa đã đóng gói trước khi giao cho người giao nhận). - Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (Nếu được yêu cầu) - Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần) - Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí ở khu vực giám sát hải quan, cảng vụ, sau đó giao hàng cho người xuất khẩu - Nhận B/L từ người vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng đích bằng cách liên hệ với người vận tải hoặc đại lý của người giao nhận ở nước ngoài - Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hóa (nếu có) - Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với nhưng hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hóa b) Đại diện cho người nhập - Người giao nhận với những thỏa thuận cụ thể sẽ giúp khách hàng của mình (người nhập khẩu) những công việc sau:
  • 7. 7 - Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đén quá trình vận chuyển hàng hóa - Nhận hàng hóa từ người vận tải - Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giams sát hải quan, cúng như các lệ phí khác liên quan. - Chuẩn bị kho hàng chuyển tải nếu cần thiết - Giao hàng hóa cho người nhập khẩu - Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thât, mất mát của hàng hóa. c) Các dịch vụ khác Ngoài các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cúng cấp các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp…. 1.1.4. Đặc điểm - Không tạo ra sản phẩm vật chất: Chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó - Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu nhập khẩu nước thứ ba - Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ - Mang đặc điểm của dịch vụ vận tải, bởi dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ vận tải.
  • 8. 8 - Phụ thuộc vào cở sở vật chất và trình độcủa người giao nhận 1.1.5. Vai trò của dịch vụ giao nhận. - Giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế. - Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn tiết kiệm mà không cần sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp. - Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải - Góp phần giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu - Giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khách như: Chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội…. Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thông như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp lớn hơn như tư vấn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa… 1.2. Tổng quan về giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 1.2.1. Khái niệm về người giao nhận, phương tiện vận chuyển hàng hóa đường biển 1.2.1.1. Khái niệm người giao nhận Theo quy tắc mẫu của FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất khẩu – PGS. TS Hoàng Văn Châu): Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyển chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhậ như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa ….
  • 9. 9 Theo điều 164 Luật thương mại Việt Nam: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa Người giao nhận có thể là: - Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình - Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện nhiệm vụ giao nhận) - Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay hay kho hàng, người giao nhận chuyên hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Vậy có thể hiểu người giao nhận là người hoạt động theo hợp đồng được khách hang ủy thác, bảo vệ lợi ích chủ hàng. Người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải, người giao nhận chỉ thực hiện những hoạt động trong phạm vi ủy thác của chủ hàng. Người giao nhận có những tên gọi khác nhau như: Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent…. 1.2.1.2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa Để chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi này đến nơi khác, người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch Logistics có thể chọn một trong các phương thức vận tải sau: Đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp nhiều phương thức lại với nhau – gọi là vận tải đa phương thức. 1.2.2. Vai trò, nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận. 1.2.2.1. Vai trò của người giao nhận. Người giao nhận đóng vai trò: - Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người nhập khẩu hay người nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
  • 10. 10 - Đại lý: người giao nhận đóng vai trò như một đại lý để thực hiện các hoạt động khác nhau như: Giao nhận hàng hóa, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan … trên cơ sở được chủ hàng ủy thác quy định trong hợp đồng - Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt, khi vận tải bằng container, người gom hàng giữ một vai trò quan trọng, họ thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên cont để tận dụng được sức chở của container và giảm cước phí vận tải. - Người chuyên chở: Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, thì người giao nhận là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Người giao nhận đóng vai trò là ngời chuyên chở chỉ trong trường hợp tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình mà còn trong trường hợp người giao nhận cam kết với chủ hàngđảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. 1.2.2.2. Nghĩa vụ, quyền hạn của người giao nhận Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận được quy định trong điều 167 Thương Mại: 1. Được hưởng phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác 2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng 3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích khách hàng thì có thể thực hiện khác với các chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng trừ trường hợp có thỏa thuận khác 4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần nhưng chỉ dẫn của khách hàng, thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm 5. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hạn hợp lý
  • 11. 11 6. Khi đảm nhận các công việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tập quán chuyên ngành về vận tải 1.2.2.3. Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu  Nhiệm vụ của cảng: - Kí kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng. Hợp đồng có hai loại:  Hợp đồng thuê ủy thác giao nhận  Hợp đồng thuê mướn, chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hóa. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu, và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập cá chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ - Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì càng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu càng không chứng minh được thì cảng không có lỗi - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã dỡ ra khỏi bãi của cảng + Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát)
  • 12. 12  Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu: - Ký kết hợp đồng ủy thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng - Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa thông qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lýu kho hŕng hóa với cảng - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu - Cung cấp các chừng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan - Thanh toán các chi phí cho cảng.  Nhiệm vụ của hải quan - Tiến hàng các thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu. - Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà Nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vậnchuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển. 1.2.3. Các phương thức gởi hàng bằng đường biển 1.2.3.1. Gửi hàng nguyên container (FCL – Full container loaded)
  • 13. 13 Các hãng tàu định nghĩa thuật ngữ FCL như sau: FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượn hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. FCL gồm các loại hàng phổ biến như 20’/40’/40 HC … Khi sales hàng nguyên container cần chú ý một số điểm sau:  Kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không  Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước collect hay prepaid  Kiểm tra giá ít nhất 3 hãng tàu có cảng đích là cảng chính của họ để đảm bảo giá cước tốt nhất. Phải tư vấn cho khách hàng về dịch vụ có liên quan như: khai quan, đóng hàng, đóng hàng, vận chuyển, kiểm dịch ….. 1.2.3.2. Gửi hàng lẻ (LCL – Less than container loaded) Hàng được đóng trong nguyên container nhưng của nhiều người gửi cho nhiều người nhận khác nhau, được tính theo (CBM). Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ tập hợp những lo hàng lẻ của nhiều chủ, tiên hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chỉ theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chưa cảng đích và giao cho người nhận hàng lẻ. Khi sale hàng lẻ cũng cần chú ý những điểm sau:  Phải kiểm tra hệ thống đại lý xem có đại lý handle tại cảng đích không.  Kiểm tra với khách hàng điều kiện thanh toán cước là collect hay prepaid.  Kiểm tra giá với ít nhất 3 co – loader để đảm bảo gía tốt nhất cho tuyến dịch vụ đó
  • 14. 14  Phải tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ có liên quan như: Khai quan, đóng thùng, vận chuyển nội địa, cách thức giao hàng tại cảng đích. 1.2.3.3. Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL – LCL/ FCL) Phương pháp này là sự kết hợp của phương pháp FCL và LCL. Tùy theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thỏa thuân với người chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Phương pháp gửi hàng kết hợp có thể là:  Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)  Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/ FCL) Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyển chở cũng có sự thay đổi phù hợp 1.2.4. Các loại giá trong vận chuyển đường biển Hàng hóa vận tải bằng đường biển có giá đính kèm với các thuật ngữ: - All water: giá bao gồm cho container được vận chuyển bằng suốt quá trình vận tải bằng đường biển (cho tuyến đi Mỹ) - All in: giá được bao gồm tất cả phụ phí - MLB (Mini Land Bridge): giá bao gồm cho container vận chuyển giữa cảng chính, sau đó được chuyển vào cảng phụ (cảng cuối cùng khách hàng yêu cầu) bằng xe tải hay tàu hỏa…( cho tuyến đi Mỹ) - BAF (Bulker Adjustment Factor) phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Âu - EBS ( Emergency Bunker Surcharge ) : phụ phí xăng dầu cho tuyến Châu Á - SS: (Season Surcharge) phụ phí của cươc vận chuyển vào mùa hàng cao điểm.
  • 15. 15 Ngoài ra còn các thuật ngữ: DDC (Destination Delivery Charge), WRS ( War Risk Surcharge), CAF( Curency Adjustment Factor), GRI ( General Rate Increase)… 1.3. Tổng quan về dịch vụ door to door Là dịch vụ mà theo đó, công ty giao nhận tổ chức vận tải thông qua những hình thức cụ thể như đường biển, đường hàng không, đường bộ, … đến tận nới nhận hàng và trao tận tay người nhận (từ cửa đến cửa – Door to Door) nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đối với dịch vụ này, nghĩa vụ của khách hàng ở phạm vi tối thiểu và người giao nhận phải chịu mọi trách nhiệm và rủi ro trong thời gian từ khi nhận hàng tại địa điểm của người gửi hàng đến khi giao hàng tận tay người nhận hàng. Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện quy trình cung cấp dịch vụ door to door của công ty Interlogistics By trucking:  Xe tải  Xe cont Phí làm thủ tục hải quan xuất:  Phí dịch vụ  Local charges:  HDL  DO  THC  CIC  CFS Cước phí (Ocean Freight) By trucking:  Xe tải  Xe cont Phí làm thủ tục hải quan nhập:  Phí dịch vụ  Local charges:  HDL  DO  THC  CIC  CFS
  • 16. 16 Nguồn: Phòng Marketing tổng hợp 1.4. Thị trường giao nhận tại Việt Nam và trên thế giới 1.4.1. Thị trường giao nhận tại Việt Nam Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngân hàng thế giới năm 2010 thị trường Việt Nam xếp thứ 53 trên tổng số 155 nền kinh tế, với trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics… Thực trạng tại thị trường giao nhận giao nhận tại Việt Nam: Thị trường giao nhận tại Việt Nam có nhiều cớ hội phát triển, là thị trường tiềm năng, theo dự báo của bộ thương mại, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận (Logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trong tại Việt Nam Ngành Logistics của Việt Nam vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, hệ thống Logistics còn chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất Quy mô doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác một mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, phổ biến nhất là hình thức Giao nhận, đại lý hãng tàu, hãng hàng không … phần lớn lợi nhuận chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác chúng ta còn thiếu những nhà cung cấp dịch vụ trọn gói “Door to Door” cho hàng hóa nhập khẩu. Cơ cấu hàng chỉ định: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn theo tập quán mua CIF và bán FOB và chưa mạnh dạn thuê dịch vụ ngoài. Trong hoạt động của Logistic còn chưa có sự liên kết, liên minh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nguồn nhân lực vẫn còn đang thiếu hụt. Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn chưa đủ tầm để vươn ra thị trường thế giới. Một số những doanh nghiệp nhỏ còn khá manh múng, chụp giựt, hạ giá để lôi kéo khách hàng trong khi chất lượng dịch vụ không rõ ràng, tạo nên những tiền lệ xấu trong hoạt động Logistics.
  • 17. 17 Hiện nay cơ sở hạ tầng Logisticstại Việt Nam còn nghèo nàn, yếu kém. Điều đó làm cho chi phí cao nhận nhanh hơn hẳn các nước khác. Bản thân doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí đầu tư, làm giảm lợi nhuận và khả năng mở rộng dịch vụ. Chi phí Logistics ở Việt Nam quá cao cũng vì các vấn đề liên quan tới khung pháp lý (chung chung, chưa nhất quán), hệ thống cảng biển, các kho kiểm hóa thông quan (không bố trí theo mô hình tối ưu Logistics) Thị trường giao nhận Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạnh trang gay gắt với thị trường giao nhận thế giới, do đó các chủ doanh nghiệp phải có sự đầu tư, chiến lược đúng đắn để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng 1.4.2. Thị trường giao nhận trên thế giới: - Các công ty giao nhận trên thị trường thế giới có năng lực tài chính mạnh, quy mô doanh nghiệp lớn, mạng lưới chi nhánh ở khắp các nước trên thế giới nên số lượng khách hàng lớn. - Ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao nhận. - Nguồn nhận lực có chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt đông động chuyên nghiệp. - Hệ thống cảng biển, cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển hiện đại. Với những đặc điểm trên, nó đã tạo nên một thị trường Logisitisc phát triển mạnh mẽ. Đồng thời các doanh nghiệp trên thế giới cũng tận dụng được cơ hội của nền kinh tế thị trường để đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.
  • 18. 18 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY INTERLOGISTICS 2.1. Giới thiệu công ty Interlogistics. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty (interlogistics). Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlogistics) được thành lập khi tách ra từ hệ thống Interlink Group chuyên kinh doanh về các lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đa quốc gia. Trong bối cảnh tình hình kinh doanh thuận lợi và thương mại quốc tế phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nội địa ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng, để hoạt động kinh doanh được chủ động hơn, năm 2005 Công ty cổ phần giao nhận tiếp vận Quốc tế ra đời. Công ty có nguồn vốn kinh doanh 100% vốn trong nước với các quyền hạn như:  Là một đơn vị hạch toán độc lập.  Có tư cách pháp nhân đầy đủ.  Được sử dụng con dấu riêng.  Chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự độc lập.  Được thành lập từ năm 2005 đến nay Interlogistics đã trở thành một thương hiệu lớn mạnh và được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước. Interlogistics hiện nay đã có chi nhánh văn phòng tại các miền trên đất nước: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Trong đó, trụ sở chính là Interlogistics đặt tại Hồ Chí Minh.
  • 19. 19 2.1.1.1. Tên công ty và trụ sở - Tên công ty: Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế - Tên giao dịch: International Logistics Joint Stock Company - Tên viết tắt: INTERLOGISTICS JSC - Tên gọi tắt: INTERLOGISTICS - Trụ sở: Tầng 5, Saigon Port Building, số 3 Nguyễn Tất Thành, P.12, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.. - ĐT: +84.8.39435899 - FAX: +84.8.39435899 - Mã số thuế: 0303957341 - Email: Interlogistics@interlogistics.com.vn - Website: www.interlogistics.com.vn - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. 2.1.1.2. Phạm vi hoạt động - Vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển (hàng lẻ và hàng nguyên container). - Giao nhận hàng nghệ thuật. - Đại lý hàng hải. - Kinh doanh vận tải đa phương thức. - Khai thuê Hải Quan. - Xếp dỡ, bảo quản, lưu kho và đóng gói hàng hóa. Không chỉ tập trung vào vận chuyển và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu từ cảng đến cảng mà công ty còn khai thác vận chuyển hàng không, tổ chức việc gom hàng, lưu kho hàng hóa. Với mối quan hệ rộng, hệ thống mạng lưới đại lý của công ty luôn được lựa chọn để nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước. 2.1.1.3. Triết lý kinh doanh: “NHÂN QUẢ TRONG KINH DOANH”
  • 20. 20 Để có kết quả tốt trong kinh doanh, đầu tiên và trên hết Công ty phải chăm sóc khách hàng và nhân viên của mình cho thật tốt. 2.1.1.4.Những thành tựu đạt được - Là thành viên chính thức của Hiệp hội Giao nhận quốc tế FIATA và Hiệp hội Giao nhận và Kho vận Việt Nam VIFFAS - Là thành viên chính thức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI. - Đạt giải thưởng Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam chứng nhận năm 2005. - Interlogistics đang nổ lực phấn đấu để trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần – tiếp vận ( Logistics Provider) đầu tiên tại Việt Nam và Đông Dương chuyên về dịch vụ “một cửa” và trọn gói cho khách hàng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ hiện hành của công ty 2.1.2.1. Chức năng: - Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ giao nhận, bốc dỡ hàng hóa, môi giới vận tải, đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, làm thủ tục hải quan, dịch vụ chứng từ, bảo hiểm hàng hóa thương mại, cho thuê kho, đại lý giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, làm các dịch vụ liên quan đến ngành vận tải…… - Tự tạo nguồn vốn kinh doanh và dịch vụ cho công ty, đảm bảo trang thiết bị, đổi mới trang thiết bị, mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc hạch toán kinh tế tự trang trải nợ đã vay và làm tròn nghĩa cụ đối với ngân sách nhà nước. - Kinh doanh một số loại hàng hóa. - Được yêu cầu cơ quan pháp luật, quản lý nhà nước và công ty bảo vệ đảm nhiệm các quyền và nghĩa vụ cần thiết để công ty hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước theo luật định. - Trừ khi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tham gia vào bất kỳ một khâu hay thủ tục nào, chứng từ nào đó, nếu không công ty interlogistics sẽ thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng) lo liệu toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận hàng cuối cùng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ
  • 21. 21 Để có thể đứng vững được trong một môi trường đầy sứa ép cạnh tranh, công ty đã đưa ra những nhiệm vụ cơ bản trước mắt như sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của công ty. - Phát triển công tác nghiên cứu thị trường để thấy được xu hướng phát triển từ đó đề ra những giải pháp phù hợp. - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã được cấp giấy phép và chấp hành đầy đủ chế độ do pháp luật quy định về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao động – tiền lương. - Xây dựng và tổ chức kế hoạch kinh doanh nhằm đi đúng mục đích và nội dung hoạt động của công ty. - Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các Công ty trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. - Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quy mô kinh doanh, tích cực thâm nhập thị trường mới tiềm năng. - Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo và giữ các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, nhằm tạo tiền đề đưa công ty phát triển. - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước CHXH CN Việt Nam và trước khách hàng về chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp. - Báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo, công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty. - Quản lý toàn bộ CB CNV của công ty theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực hiện chế độ lương, thưởng và cam kết sử dụng lao động theo đúng bộ luật Lao động hiện hành, đảm bảo công tác bảo hộ an toàn lao động cho người lao động tại Công ty. - Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ chi phí phụ cấp, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
  • 22. 22 - Tuân thủ mọi quy định pháp luật của NN CHXH CN Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Nhà nước Việt Nam chính thức tham gia và công nhận. 2.1.3. Bộ máy tổ chức và nhân sự Một số đặc diểm về nhân sự:  Hiện nay Công ty có hơn 80 cán bộ công nhân viên bao gồm cả quản lý. Năm nay so với năm trước Công ty có sự thay đổi về số lượng và cả nhân sự. Những người trẻ tuổi vừa mới ra trường được Công ty nhận vào làm việc. Trong đó, tỉ lệ nhân viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng. Phần lớn đều biết ít nhất một loại ngoại ngữ (tiếng Anh), đặc biệt còn có tiếng Hoa. Đội ngũ nhân viên năng động và có chuyên môn cao, kiến thức nghiệp vụ sâu rộng tương ứng với từng chức danh công tác được giao, thích ứng nhanh với công việc, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mọi người từ Giám đốc đến các nhân viên đều có tinh thần làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc góp phần tạo nên thành công của Công ty như ngày nay.  Tình hình nhân sự tại các phòng ban của Công ty : Phòng ban Số lượng Phòng Kinh Doanh Xuất 6 Phòng Kinh Doanh Nhập 6 Phòng Hiện Trường 10 Phòng Vận tải Quốc tế 8 Phòng Kế Toán 10 Phòng Co-loader 7 Phòng Marketing 5 Phòng Phát triển Kinh doanh 7 Đội xe 11 Bộ Phận Nhơn Trạch 3
  • 23. 23 Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại các phòng ban của Công ty Interlogistics. Nguồn: Công ty Interlogistics …và các nhân viên khác phân bố tại các nhóm chăm sóc khách hàng, phát triển đại lý, dự án, quản lý tài sản, kho, bộ phận Nhơn Trạch…  Trong số hơn 80 nhân viên đang làm việc cho Interlogistics, 60% trong số họ đều là tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Và một số nhân viên có trên 15 năm kinh nghiệm. Ngoài ra còn có công nhân bốc xếp và đóng gói với tay nghề cao được trang bị những kỹ năng đóng gói mới nhất để giữ gìn hàng hóa của khách hàng luôn an toàn.  Interlogistics đã nhận thấy rằng nhân viên là tài sản quan trọng góp phần tạo lập sự thành công cho khách hàng, cho Công ty và cho các đối tác của Công ty. Tất cả các nhân Kho 8 TỔNG 81
  • 24. 24 viên trong Công ty luôn có ý thức hỗ trợ nhau, quan tâm nhau mọi mặt, luôn luôn đứng ra bảo vệ lợi ích của Công ty, luôn đặt lợi ích, uy tín, hình ảnh của Công ty lên hàng đầu.  Hệ thống vận hành của Công ty khá tốt, từ nhân viên đến cấp quản lý. Các quản lý với trình độ nghiệp vụ cao luôn kịp thời hỗ trợ, đào tạo các nhân viên cấp dưới, đặc biệt là những nhân viên mới.  Hiện tại Công ty đã tuyển chọn thêm nhiều sinh viên thực tập với mục đích là tìm kiếm và sàng lọc những sinh viên ưu tú để giữ lại cho Công ty nhằm phát triển thêm nguồn nhân sự cho Công ty.  Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo cho nhân viên và cấp quản lý cả về nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm (soft skill). Nhân viên được đưa đến các cơ sở, lớp đào tạo hoặc đào tạo tại Công ty. Điều này có tác dụng tích cực, nâng cao tầm hiểu biết của nhân viên trong Công ty, đồng thời giúp các nhân viên có thể hiểu được nhau khi cùng nhau bàn luận giải quyết về các vấn đề.  Các nhân viên trong Công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định : bảo hiểm, khen thưởng, nghỉ phép, hưởng lương phù hợp với công việc của mỗi người. INTERLOGISTICS có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tiếp, cấp trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của INTERLOGISTICS Phó Giám Đốc Ban Kiểm Soát Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Công Ty Phó Giám Đốc Phòng KD Nhập Phòng Marketing tổng hợp Phòng KD Xuất
  • 25. 25 Nguồn: Công ty Interlogistics Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Nguyên tắc quản lý của Công ty là dựa trên cơ sở quản lý điều hành nhân sự, sử dụng đội ngũ có chuyên môn cao, phát huy tối đa tác phong chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ. Phong cách điều hành của các cấp lãnh đạo gắn với môi trường văn hóa lành mạnh của Công ty nên Công ty có một cơ cấu quản lý và điều hành nhân sự làm việc theo nguyên tắc đổi mới là hết sức thuận lợi, phát huy được nội lực kinh doanh của mình, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được mô tả cụ thể như sau: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các công việc quan trọng liên quan đến vốn, phương hướng kinh doanh, cổ phần, các mục tiêu chiến lược của công ty…
  • 26. 26 Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng sẽ thay mặt cổ đông tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra và có nhiệm vụ kiểm soát, điều hành các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, khi có các vấn đề phát sinh phải kịp thời thông báo và giải quyết nhanh chóng cũng như chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật. Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, đại diện Công ty ký hợp đồng với khách hàng. Thực hiện các định hướng chính sách và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Lập kế hoạch và nghiên cứu mọi lĩnh vực của Công ty, đồng thời theo dõi, quản lý toàn bộ Công ty. Thu thập thông tin và xử lý tình hình hoạt động trong bộ máy. Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên. Giám đốc có khả năng và phong cách lãnh đạo hiện đại, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự phát triển và thành công của Công ty. Với từng mục tiêu và kế hoạch đề ra, có sự tham khảo những kết quả đã đạt được, lắng nghe ý kiến của các phòng ban và đúc rút những đề xuất từ nhân viên. Vì thế, các mục tiêu được lên kế hoạch mang tính thực tế cao, gắn với tình hình kinh doanh của Công ty và mang lại một động lực to lớn để toàn bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với tầm nhìn chiến lược, ban Giám đốc đã có những chính sách về nhân lực và đào tạo hết sức hợp lý để nâng cao tiềm lực về con người và tri thức, sẵn sàng cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Phó giám đốc: Bên cạnh Giám đốc còn có một Phó Giám đốc phụ trách về chuyên môn sẽ hỗ trợ Giám đốc các công việc quản lý điều hành. Hoàn thành những công việc mà Giám đốc giao, chịu sự phân công của Giám đốc, là người hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý Công ty, nhân sự, phụ trách trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Công ty.
  • 27. 27 Phòng Kinh doanh xuất – Phòng Kinh doanh nhập: Giữ vai trò quan trọng là nơi tìm kiếm khai thác cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Thiết lập các mối quan hệ với các hãng tàu và các đại lý trong và ngoài nước. Tiếp cận nghiên cứu thị trường, làm công tác thương mại chào bán các dịch vụ Công ty cho khách hàng. Cung cấp giá cả cạnh tranh phù hợp với nhu cầu và sự biến động của thị trường. Phòng Vận tải Quốc tế: - Chứng từ vận chuyển chia làm hai phần chuyên phụ trách về các loại hàng hóa xuất khẩu và chuyên phụ trách về các loại hàng hóa nhập khẩu. - Là nơi lưu trữ các dữ liệu, thông tin chứng từ của khách hàng. - Phối hợp với phòng kế toán khi phát sinh các nghiệp vụ cần thiết. Phòng Hiện trường : - Thực hiện các thủ tục khai quan, mở cont, cược công, thủ tục lưu kho, lưu bãi tại cảng. - Theo dõi và báo cáo tình trạng cont hàng. - Sắp xếp, điều phối hỗ trợ các phòng kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng chính xác. Phòng Kế toán: - Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn. - Quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Cân đối nguồn vốn phù hợp với chế độ và nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty - Báo cáo chính xác số liệu và lập báo cáo tài chính hàng tháng. - Cung cấp và chi tiền cho việc trả cước phí, chi tiền tạm ứng cho các nhân viên giao nhận đi làm hàng, đồng thời thu tiền, tính lương và tính lợi nhuận hoặc các khoản lỗ từ các nghiệp vụ. - Quản lý nợ trong và ngoài nước, báo cáo thuế và đóng thuế.
  • 28. 28 Phòng Co-loader: - Tìm hiểu về giá cả thị trường - Làm việc với các Forwader khác để trao đổi hàng hóa khi đóng cont Consol - Book cước theo yêu cầu của bộ phận Sales. - Thực hiện đề nghị cước vận chuyển với các hãng tàu… Phòng Marketing tổng hợp Bộ phận Marketing : - Tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề ra những chiến lược quảng bá kịp thời. - Phối hợp với phòng kinh doanh trong việc giao dịch với khách hàng nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Bộ phận Nhân sự : - Chịu trách nhiệm các công tác liên quan đến nhân sự: quản lý, tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình xây dụng văn hóa công ty. Bộ phận Hành chính : - Chịu trách nhiệm các công tác hành chính đảm bảo các điều kiện hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ để hoạt động công ty được vận hành hiệu quả. Kho Tân Thuận : - Đóng gói hàng hóa - Bảo quản và lưu kho hàng hóa. Phòng phát triển Kinh doanh : Bộ phận Phát triển đại lý : - Tìm và tạo mối quan hệ với mạng lưới đại lý nước ngoài. - Thương lượng, đàm phán với các đại lý các điều kiện về giá cả, thời gian vận chuyển, chất lượng dịch vụ… - Hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc duy trì và tìm kiếm khách hàng mới. - Tổng hợp và báo cáo tình hình đại lý ở nước ngoài cho Giám đốc. Bộ phận chăm sóc khách hàng : - Hỗ trợ phòng kinh doanh, hiện trường và chứng từ sau khi bán gói dịch vụ.
  • 29. 29 - Giải quyết các khiếu nại phát sinh sau khi bán gói dịch vụ. - Thường xuyên liên lạc hỏi thăm khách hàng lâu năm, thường xuyên. - Lập bảng thống kê và báo cáo tình hình khách hàng với các phòng ban. Bộ phận Nhơn Trạch : - Có chức năng như một chi nhánh của công ty - Chào bán dịch vụ, trực tiếp vận chuyển hàng hóa - Quản lý trực tiếp đội xe 2.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật Mục tiêu của interlogistics là luôn cố gắng đem lại cho khách hàng những dịch vụ có giá trị thực sự, tạo lập bằng sự thông hiểu thị trường nội địa kết hợp với sự tinh thông về nghiệp vụ quốc tế. và bằng chứng rõ ràng nhất về sự quan tâm đến khách hàng là sựu đầu tư mạnh mẽ vào kho bãi, đội xe pick up hàng, đội xe container, sự đầu tư về công nghệ thông tin và đào tạo nhân viên, các trang thiết bị. Bảng 2.2 : Danh mục máy móc sử dụng trong kho Danh mục máy móc trong kho Số lượng Xe nâng 2 Xe pick up 4 Xe đầu kéo Container 3 Po – mooc (20’/40’) 5 Xe ô tô 7 chỗ 1 Nguồn: Công ty Interlogistics Bảng 2.3 :Danh mục máy móc sử dụng trong văn phòng Danh mục máy móc văn phòng Số lượng Máy tính 55 Điện thoại bàn 51
  • 30. 30 Máy photo 1 Máy Scan 4 Máy fax 1 Máy in 5 Máy in hoá đơn 3 Ipad 2 Nguồn: Công ty Interlogistics 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 2.2.1. Cơ cấu dịch vụ Với số vốn điều lệ ban đầu là khá ít nhưng do sự nỗ lực của interlogistics luôn phấn đấu để tạo được uy tín và thương hiệu đáng tin cậy trên thị trường, sau hơn nhiều năm có được sự ổn định trong nước, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn và nguồn nhân lực để mở rộng hoạt động sang các nước châu á và thị trường quốc tế. Cơ cấu dịch vụ bao gồm : - Vận chuyển hàng FCL,LCL. - Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, dịch vụ chứng từ. - Dịch vụ đại lý hãng tàu, đại lý vận tải đường biển, bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển. - Bao bì, đóng gói kiện gỗ, dán nhã, kí hiệu mã vạch. Dịch vụ đóng hàng rút ruột chuyên nghiệp hàng hóa. Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa thương mại.. - Mua bán nông lâm thủy hải sản, thực phẩm, quần áo, giày dép,hàng gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, phụ tùng máy móc xe có động cơ. - Dịch vụ cho thuê kho và phương tiện vận tải, đại lý kí gửi hàng hóa. - Một số dịch vụ hàng hóa có liên quan Để thấy được kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, lần lượt phân tích về tình hình thực hiện doanh thu, tình hình thực hiện chi phí sau dó tổng hợp lại kết quả kinh doanh trong 3 năm.
  • 31. 31 2.2.2. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Interlogistics trong giai đoạn 2010 – 2012. 2.2.2.1. Doanh thu qua các năm Bảng 2.4: Doanh thu kinh doanh qua các năm ĐVT: triệu đồng Nguồn : Báo cáo tổng hợp của công ty Interlogistics năm 2012 Doanh thu là tổng số tiền mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh.Tổng doanh thu của công ty bao gồm các khoản mục sau: vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ hàng xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi và những khoản thu khác. Nhìn chung doanh Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số lượng Tỉ trọng % Số lượng Tỉ trọng % Số lượng Tỉ trọng % Chên h lệch Tỉ lệ Chênh lệch Tỉ lệ% 1.Vận tải 4.587,1 28,2 6 5.361, 9 27,9 2 6.116,5 27,8 0 774,8 16,8 9 754,6 3,82 2. Đại lý Giao nhận 8.263,8 50,9 1 9.713, 3 50,5 7 11.254, 5 51,1 5 1.449, 4 17,5 4 1.541, 3 15,8 7 3.DV hàng XNK 1.752,6 10,8 2.286, 4 11,9 2.763,3 12,5 6 533,8 30,4 6 476,9 20,8 6 4.DV kho bãi 1.256,4 7,74 1.382, 2 7,2 1.256,6 5,71 125,8 10,0 1 -125,6 -9,09 Khác 372,5 2,29 462,7 2,41 613,4 2,79 90,2 24,2 1 150,7 32,5 7 Tổng 16.232, 4 100 19.206 ,5 100 22.004, 3 100 2.974, 1 18,3 2 2.797, 8 14,5 7
  • 32. 32 thu trong các lĩnh vực đều tăng dần qua các năm trừ doanh thu trong hoạt động dịch vụ kho bãi có sự giảm nhẹ trong năm 2012.Tổng doanh thu mà công ty thu được trong năm 2010 là 16.232,4 triệu đồng. Năm 2011 đạt 19.2006,5 triệu đồng, tăng 18,32% so với 2010, tương ứng tăng 2.974,1 triệu đồng. Năm 2012 tổng doanh thu đạt 22.004,3 triệu đồng; tăng 2.797,8 triệu hay 14,54%. Ta sẽ tiến hành phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng này, đồng thời sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ đó tìm ra các biện pháp, các giải pháp để làm tăng tổng doanh thu. Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng  Doanh thu từ hoạt động vận tải: Vận chuyển hàng hóa nghĩa là Interlogistics mua cước của các hãng tàu rồi bán lại cho người xuất khẩu. Các hãng tàu mà công ty thường mua cước là Huyndai Merchant Marine, OOCL, APL, Maersk Sea Land, MSC, PIL… với những mức giá cước cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn. Năm 2010 doanh thu trong lĩnh vực vận tải là 4.587,1 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 28,26% trong tổng doanh thu. Năm 2011, số tiền thu được từ hoạt động vận chuyển hàng hóa đạt 5.361,9 triệu đồng, chiếm 27,92% trong tổng doanh thu và tăng 16,89% so với năm 2010 tương ứng tăng 774,8 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu vận chuyển là do nhu cầu buôn bán và trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu ngày
  • 33. 33 càng tăng và công ty cũng đã có thêm nhiều khách hàng mới. Do công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nên công ty đã ký hợp đồng với các hãng tàu nhằm giảm được mức cước và có thể phục vụ khách hàng những dịch vụ tốt hơn, giảm số lượng hàng không có container đóng, hàng hóa bị lưu lại bãi do không có tàu... Doanh thu trong lĩnh vực này đạt mức 6.116,5 triệu đồng vào năm 2012, chiếm 27,8% trong tổng doanh thu của công ty và tăng 14,07% so với 2011 tương ứng tăng 754,6 triệu đồng. Tỉ lệ tăng doanh thu trong năm 2012 có phần thấp hơn so với 2011 là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cả năm 2012, các doanh nghiệp không bán được hàng hóa nên lượng hàng hóa vận chuyển giảm đi dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu của công ty. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã tạo nên một thị trường mở cửa, viêc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa trong và ngoài nước sẽ ngày càng gia tăng tạo ra nhiều tiềm năng và cơ hội cho công ty. Do đó công ty có thể tăng doanh thu ở mức tỉ lệ cao hơn nữa trong những năm tới nếu có các biện pháp cũng như chiến lược kinh doanh thích hợp.  Doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận Giao nhận là dịch vụ về giám sát vận tải đa phương thức hàng nguyên container từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Doanh thu trong dịch vụ giao nhận bao gồm cước phí đường biển và cả cước phí vận tải nội địa. Với dịch vụ doorto door, khách hàng chỉ cần liên lạc ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ logistics và hoàn toàn yên tâm chờ nhận hàng thay vì phải cử nhân viên giám sát từng khâu từ mua hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng hóa. Là một đại lí giao nhận, Interlogistics thực hiện việc giao hàng theo chỉ định của đối tác ở nước ngoài hoặc nhận hàng nhập khẩu từ đối tác và giao cho khách hàng. Với những lô hàng xuất LCL, Interlogistics phải thực hiện cả việc gom hàng, nghĩa là công ty sẽ nhận hàng từ nhiều vendors – nhà sản xuất khác nhau. Sau đó sẽ gom lại đóng trong container, chuyển tải qua các cảng trung chuyển, thường là ở Taiwan, Singapore hay Malaysia... Tại cảng trung chuyển, hàng hóa (được gom rời) từ các nước khác nhau sẽ được dỡ ra và đóng lại theo nơi đến. Tại nước nhập, đại lí của Interrlogistics cùng với đại lí của các công ty logistics khác sẽ nhận nguyên container, tiến hành dỡ hàng, làm thủ tục hải quan và giao hàng rời cho khách hàng - nhà nhập khẩu. Bảng số liệu cho thấy doanh thu từ hoạt động đại lí giao nhận chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu với 50,91% năm 2010; 50,57% năm 2011 và 51,15% năm 2012 chứng
  • 34. 34 tỏ giao nhận là lĩnh vực chủ lực của công ty. Doanh thu hàng năm đều tăng lên, đó là hệ quả của việc tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty qua mỗi năm, cho thấy hoạt động của công ty ngày càng phát triển. Cuối năm 2012 Interlogistics đã nhận làm đại lí cho hơn 230 công ty trên thế giới. Năm 2010 với số tiền thu được từ hoạt động đại lí giao nhận là 8.263,8 triệu đồng thì năm 2011 đã tăng lên đạt đến 9.713,2 triệu đồng; tăng 17,54% so với 2010. Năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng thêm 1.541,3 triệu đồng đạt mức doanh thu là 11.254,5 triệu; tăng 15,87% so với 2011. Hoạt động đại lý giao nhận hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng mà công ty cần đầu tư hơn nữa vì các hãng tàu chỉ vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người nhận hàng, cho nên dịch vụ của công ty sẽ vận chuyển tiếp hàng hóa bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không... để giao hàng cho người nhận theo yêu cầu của họ. Để có thể tăng thêm doanh thu từ hoạt động đại lý, công ty cần phải mở rộng thêm mạng lưới đại lý giao nhận, vận chuyển trên nhiều tuyến đường, nhiều địa điểm khác nhau.  Doanh thu từ dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu Dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm dịch vụ khai thuê hải quan, làm chứng từ, tư vấn xuất nhập khẩu, xin C/O, giấy chứng nhận các loại, đóng gói bao bì sản phẩm…Các khoản thu được trong lĩnh vực này cũng đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu của công ty với tỉ trọng đứng thứ 3 trong tổng doanh thu của công ty qua các năm. Doanh thu tăng qua các năm, tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước thể hiện được sự nổ lực của toàn thể nhân viên cũng như uy tín của công ty càng được nâng cao nên tạo được lòng tin ở khách hàng. Tuy nhiên công ty chỉ thu được các khoản này từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô nhỏ vì những doanh nghiệp lớn thường có một bộ phận làm thủ tục hải quan riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp luôn có xu hướng ngày càng phát triển và muốn tận dụng nguồn nội lực để tiết kiệm chi phí do đó công ty sẽ không tránh khỏi khả năng mất nhiều khoản thu trong dịch vụ hàng xuất nhập khẩu trong những năm sau. Do đó, để có thể giữ vững mắc tăng trưởng doanh thu trong hoạt động này đòi hỏi Interlogistics phải nghiên cứu, tìm hiểu, thu hút và có thêm nhiều khách hàng mới cần đến dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó còn phải giữ chân được những khách hàng trước nay của công ty, khi nhữmg khách hàng này có quy mô phát triển nếu không cần đến dịch vụ xuất nhập khẩu vẫn
  • 35. 35 có thể mang lại cho công ty nhiều nguồn thu khác trong các lĩnh vực hoạt động khác của công ty.  Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi Doanh thu từ hoạt động dịch vụ kho bãi của công ty thu được là do công ty đã ký hợp đồng với những khách hàng có nhu cầu thuê kho dài hạn và các lô hàng không làm thủ tục Hải Quan, phải chuyển vào lưu kho chờ hoàn tất thủ tục, thu phí CFS từ những lô hàng LCL vì phải đợi hàng hóa từ những địa điểm khác chuyển đến để đóng chung vào một container. Ngoài ra còn các hoạt động động khác liên quan đến dịch vụ kho bãi như: - Xử lý đối với hàng hư hỏng: một số hàng hóa khi giao nhận do lỗi sản xuất hay do vận chuyển bị xước hay rách thùng, shipping mark viết sai, nhân viên kho phải kết hợp với các nhân viên nghiệp vụ để giúp khách hàng sửa chữa những sai sót đó: thay thùng, thay nhãn,.. - Dán nhãn hàng hóa: một số khách hàng yêu cầu công ty in nhãn và tiến hành dán nhãn hàng hóa để đảm bảo nhãn hàng được in ấn và dán đúng quy định. Dịch vụ này giúp khách hàng chỉ cần đưa ra yêu cầu với Interlogistics mà không cần phải mất công hướng dẫn, đào tạo riêng lẽ cho từng vendor về quy cách nhãn hàng. Năm 2010, khoản thu này góp vào tổng doanh thu của công ty 1.256,4 triệu đồng. Năm 2011, do có thêm được nhiều khách hàng mới cũng như lượng hàng xuất LCL qua công ty tăng lên nên đẩy doanh thu tăng lên 1.382 triệu đồng, tăng 10,01% so với 2010 tương ứng tăng 125,8 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi giảm 9,09% so với 2011, làm mất đi 125,6 triệu đồng đóng góp vào tổng doanh thu. Doanh thu trong năm 2012 trở lại mức gần bằng với năm 2010 với 1.256,6 triệu đồng. Điều này phản ánh không tốt về tình hình hoạt động của công ty ở lĩnh vực dịch vụ kho bãi trong năm 2012. Trong khi lượng hàng LCL xuất qua công ty trong năm 2012 tăng đến 103 TEU nhưng công ty lại không đạt được mức tăng doanh thu so với 2011. Vậy nguyên nhân của việc sụt giảm này là do đâu? Lượng hàng LCL xuất qua công ty tuy có tăng nhưng những khoản thu này chủ yếu chỉ là thu phí CFS nên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty. Nguyên nhân thật sự là do công ty mất đi những hợp đồng lưu kho dài hạn. Trong năm 2012, công ty đã
  • 36. 36 kết thúc hợp đồng cho thuê lưu kho dài hạn với 2 công ty Hoàng Hà và Tiên Phong. Đây là 2 công ty có hợp đồng lưu kho với công ty trong một khoảng thời gian dài với diện tích hơn 300 m2. Do những công ty này đã có được kho hàng riêng nên không còn tiếp tục thuê kho của Interlogistics làm công ty mất đi một khoản thu lớn. Trong khi kho bãi còn trống nhưng lượng hàng thuê kho không tăng lên dẫn đến tình trạng giảm sút trong doanh thu. 2.2.2.2. Chi phí qua các năm Chi phí là tất cả các khoản công ty phải chi ra trong quá trình hoạt động. Chi phí là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Xét bảng chi phí qua các năm sau: Bảng 2.5 : Chi phí qua các năm ĐVT: triệu đồng S T T Nội dung 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1 Lương 987,6 1.201,3 1.297,5 213,7 21,64 96,2 8,01 2 BHXH+ BHYT 193,2 231,8 251,3 38,6 19,9 19,5 26,53 3 CP QLDN 893,2 936,3 1.067,6 43,1 4,83 131,3 14,02 4 CP thuê văn phòng 168 168 168 0 0 5 Cp thuê ngoài 11.985, 3 14.214 16.133, 5 2.228, 7 18,59 1.919,5 13,5 6 CP sữa chữa 22,6 30,4 33,8 7,8 34,51 3,4 11,18 7 CP khấu hao TSCĐ 106,2 137,2 159,3 31 29,19 22,1 16,11 8 CP khác 156,8 217,5 276,1 60,7 38,71 58,6 26,94 Tồng CP 14.512, 9 17.136, 5 19.387, 1 2.623. 6 18,07 2.250,6 13,13 Nguồn: Báo cáo tổng hợp công ty năm 2012 Interlogistics là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, nên tổng chi phí của công ty bao gồm: chi phí từ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động dịch vụ là các khoản tiền mà
  • 37. 37 công ty đã bỏ ra để hoàn thành việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho khách hàng để sau đó thu lại. Nhìn chung tổng chi phí tăng dần qua các năm. Tổng chi phí năm 2010 của công ty là 14.512,9 triệu đồng; năm 2011 tổng chi phí tăng thêm 2.623,6 triệu đồng, tăng 18,07% so với năm 2010 lên mức 15.136,5 triệu đồng. Báo cáo cuối năm 2012 cho thấy tổng số tiền mà công ty chi ra trong quá trình hoạt động đã tăng lên đến 19.387,1 triệu đồng; tăng 13,13% so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 2.250,6 triệu đồng Tổng chi phí mỗi năm đều tăng lên là do công ty mở rộng thị trường hoạt động và có thêm nhiều khách hàng mới do đó phải chi ra nhiều hơn vào công tác nghiên cứu phát triển cũng như chi phí thuê phương tiện vận tải. Xét trong mối quan hệ giữa tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu cho thấy tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí. Như vậy mặc dù chi phí tăng nhưng số tiền mà công ty thu về cũng tăng và với tốc độ cao hơn. Điều này cho thấy kết quả hoạt động của công ty là rất tốt. Bảng 2.6: Tỉ trọng các loại chi phí của công ty trong giai đoạn 2010-2012. ĐVT: % STT Nội dung 2010 2011 2012 1 Lương 6,8 7,02 6,69 2 BHXH+ BHYT 1,33 1,35 1,29 3 CP QLDN 6,15 5,46 5,51 4 CP thuê văn phòng 1,15 0,98 0,86 5 CP vận tải thuê ngoài 82,57 82,94 83,22 6 CP sữa chữa 0,15 0,17 0,17 7 CP KHTSCĐ 0,73 0,81 0.82 8 CP khác 1,08 1,27 1,43 Tổng 100 100 100
  • 38. 38  CHI PHÍ LƯƠNG: Tiền lương là là số tiền mà công ty trả cho nhân viên để tái sản xuất sức lao động đã tiêu hao trong quá trình làm việc. Mặt khác tiền lương là một yếu tố chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của công ty, tiền lương thể hiện giá trị sức lao động mà nhân viên của công ty đã bỏ ra để làm việc. Công ty cần có chính sách trả lương, khen thưởng hợp lý để nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc của nhân viên. Biểu đồ 2.2. :Chi phí lương qua các năm Trong năm 2010, tổng tiền lương mà công ty trả cho nhân viên là 987,6 triệu đồng chiếm 6,8% tổng chi phí. Lương mỗi tháng của nhân viên trong công ty vào khoảng từ 3 triệu đến 7 triệu đồng. Đây là mức lương tương đối cao, đủ để nhân viên có thể tái tạo được sức lao động cũng như chăm lo được cho đời sồng hằng ngày. Năm 2011, cho chính sách tăng lương hằng năm của công ty và có tuyển thêm một số nhân viên cho phòng kinh doanh mà tổng tiền chi trả cho lương của công ty tăng lên mức 1.201,3 triệu đồng; tăng 21,64% tương ứng với mức tăng 213,7 triệu đồng. Năm 2012 do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm nên ban lãnh đạo kêu gọi toàn thể nhân viên cùng vượt qua khó khăn với công ty, do đó tốc độ tăng lương cho nhân viên có giảm so với năm 2011. Trong kỳ xét tăng lương, thay vì mức tăng lương tối đa là 30% như những năm trước, năm 2012 công ty chỉ sử dụng mức tăng tối đa là 20%. Công ty quyết định không tuyển thêm nhân viên để giảm bớt một phần chi phí cho công ty. Cuối năm 2012, tổng số tiền mà công ty chi trả cho nhân viên là 1.297,5 triệu đồng; chỉ tăng 8,01% so với 2011 tương ứng với số tiền là 96,2 triệu đồng. Tiền lương trong năm 2012 chỉ chiếm 6,69% trong tổng chi phí của công ty. Tuy lương hàng năm đều tăng lên nhưng đây là một điều hoàn toàn hợp lí. Mức tăng phù hợp giúp công ty thu hút nhân tài cũng như giữ chân được những nhân viên của công ty khi họ cảm thấy hài lòng. Việc tăng lương cũng giúp nhân viên có thêm tinh thần trách
  • 39. 39 nhiệm cũng như khuyến khích họ làm việc với hiệu quả cao hơn do lương là nhân tố rất quan trọng để thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên.  Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Số tiền mà công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước cho khoản BHXH và BHYT năm 2010 là 193,2 triệu đồng. Năm 2011, quỹ lương của công ty tăng lên do đó số tiền mà công ty nộp cũng tăng lên 19,98% so với 2010 tương ứng với số tiền 38,6 triệu đồng. Số tiền công ty trích ra nộp BHXH và BHYT trong năm 2011 là 231,8%. Trong năm 2012, cùng với hệ quả của tốc độ tăng quỹ lương chậm so với 2011, số tiền trích ra nộp BHXH và BHYT cũng tăng nhưng với tỉ lệ giảm hơn so với 2011. Số tiền phải nộp trong năm 2012 là 251,3 triệu đồng; tăng 8,41% so với năm 2011 tương ứng với số tiền tăng lên là 19,5 triệu đồng. Nộp BHXH và BHYT cho nhân viên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đến đời sống của nhân viên, đảm bảo cho thu nhập của nhân viên khi xãy ra ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn, giúp cho nhân viên của công ty cảm thấy an tâm, thoải mái, cố gắng nhiều hơn trong công việc, kích thích khả năng làm việc của nhân viên hơn.  Chi phí quản lí doanh nghiệp Là tổng chi phí phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp bao gồm tiề lương của ban lãnh đạo, trang thiết bị,văn phòng… Biểu đồ 2.3 : Chi phí quản lí doanh nghiệp qua các năm. Chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp trong năm 2010 là 893,2 triệu đồng chiếm tỉ trọng trong tổng chi phí cao nhất 6,15% so với năm 2011 (5,46%) và 2012 (5,51%) do đây là năm ban lãnh đạo công ty có quyết định nâng cao khả năng quản lí bằng cách tăng cường trang thiết bị và cử một số thành viên trong ban lãnh đạo tham gia các khóa đào tạo ngắn
  • 40. 40 hạn về chuyên đề quản lí. Năm 2011 số tiền chi cho công tác quản lí doanh nghiệp là 936.3 triệu đồng; tăng 4,38% so với năm 2010 tương ứng với số tiền là 43,1 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng này là do tăng lương cho cán bộ quản lí cũng như đầu tư thêm hệ thống máy vi tính cho các phòng ban. Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2012 là 1.067,6 triệu đồng, tăng 14,02% so với 2011, tương ứng số tiền 131,3 triệu đồng. Chi phí quản lí doanh nghiệp là một khoản chi ảnh hưởng không nhỏ trong tổng chi phí của công ty và là một khoản chi không thể thiếu. Việc tăng chi phí quản lí nhằm phục vụ phát triển công ty là rất tốt nhưng đòi hỏi phải mang tính hiệu quả cao để tránh lãng phí. Do đó, ban lãnh đạo cần có một cách nhìn nhận chính xác và có cơ sở trước khi quyết định có nên tăng chi phí trong một giai đoạn nào đó không.  Chi phí thuê văn phòng Do việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tuyển thêm nhân viên của mình nên công ty cần phải có văn phòng rộng hơn để phục vụ cho công việc. Vì vậy công ty đã thuê trụ sở ở một vị trí thuận tiện hơn cho công việc nên chi phí thuê văn phòng cao hơn những năm trước. Do đặc tính của thuê văn phòng là một hợp đồng dài hạn nên trong 3 năm 2010, 2011, 2012 số tiền mà công ty chi ra là ở mức cố định 168 triệu đồng mỗi năm. Do vị trí văn phòng nằm ở khu dân cư đông đúc và gần các bến cảng nên chi phí thuê khá đắt nhưng đây là khoản chi bắt buộc mà công ty phải chấp nhận.  Chi phí thuê ngoài Đây là chi phí chủ yếu mà công ty bỏ ra để trả hộ cho khách hàng như đóng cước tàu, thuê phương tiện vận tải, thuê kho…rồi sau đó thu lại để hưởng khoản tiền chênh lệch.Chi phí vận tải thuê ngoài là chi phí chủ yếu của công ty, chiếm tỉ trọng trên 80% tổng chi phí, nó quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty cần có những biện pháp để giảm chi phí vận tải thuê ngoài như tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu để có mức cước thấp hơn, có nhiều ưu đãi hơn. Biểu đồ 2.4: Chi phí thuê ngoài qua các năm.
  • 41. 41 Chi phí thuê ngoài trong năm 2010 là 11.985,3 triệu đồng, chiếm đến 82,58% trong tổng chi phí của công ty. Năm 2011, do mở rộng thị trường hoạt động cũng như có thêm một số khách hàng mới nên nhu cầu thuê phương tiện vận tải cũng tăng lên. Với tỉ trọng 82,94% trong tồng chi phí, chi phí thuê ngoài của công ty tăng thêm 18,59% so với năm 2010, hay tăng 2.228,7 triệu đồng đưa mức chi phí thuê ngoài lên 14.214 triệu đồng. Thời gian hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ đã tạo cho công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng cũng như cũng cố được lượng khách hàng truyền thống. Năm 2012 là năm công ty tiếp tục tăng khả năng phục vụ khách hàng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty tăng lên kéo theo chi phí thuê vận tải cũng tăng lên. Tổng kết cuối năm 2012 cho thấy tổng số tiền mà công ty chi cho việc thuê ngoài là 16.133,5 triệu đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm nhưng chi phí thuê ngoài phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải của công ty vẫn tăng lên thêm 13,5% tương ứng với số tiền 1.919,5 triệu đồng. Chi phí thuê ngoài tăng qua các năm cho thấy hoạt động của công ty ngày càng được phát triển. Tuy nhiên do mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh của công ty là rất lớn nên cần tìm ra những giải pháp để có thể giảm được khoản phí này bằng cách không ngừng tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các hãng vận tải lớn để có thể mua được giá cước cạnh tranh nhất.  Chi phí sữa chữa Là chi phí mà công ty bỏ ra để dùng cho việc bảo hành, sửa chữa máy móc, thiết bị khi bị hư hỏng. Công ty chỉ chi ra 22,6 triệu đồng cho việc sữa chữa trang thiết bị trong năm 2010, khoản phí này không cao là do công ty mua mới máy móc nên vẫn còn trong thời hạn
  • 42. 42 bảo hành sữa chữa miễn phí. Chi phí sữa chữa trong năm 2011, 2012 lần lượt là 30,4 triệu đồng và 33,8 triệu đồng. như vậy chi phí sữa chữa có tăng nhưng không nhiều qua các năm. Mặc dù đây là môt khoản phí nhỏ, ảnh hưởng không nhiều đến kết quả hoạt động của công ty nhưng công ty vẫn phải chú trọng và bảo vệ nguồn tài sản này giảm thiểu hư hỏng nhằm tiết kiệm được một khoàn chi phí cho công ty.  Khấu hao tài sản cố định Là chi phí mà công ty phải khấu hao trên các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, chủ yếu là máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax, điện thoại, máy lạnh... để có thể tái đầu tư lại khi các trang thiết bị này đã cũ hoặc bị hư hỏng. Vì công ty đầu tư các trang thiết bị, máy móc mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên chi phí khấu hao tài sản cố định trong năm 2010 của công ty là khá lớn. Mặc dù chi phí đầu tư cho các trang thiết bị của công ty tăng nhưng hiệu quả từ việc này mang lại là rất lớn nên đây là biện pháp rất đúng đắn của công ty để có thể phục vụ cho khách hàng tốt hơn và đáp ứng, thích hợp với xu thế phát triển công nghệ ngày nay. Từ bảng phân tích cho thấy chi phí khấu hao tài sản cố định tăng dần qua các năm. Năm 2010, chi phí này là 106,2 triệu đồng nhưng sang năm 2011 mức phí này là 137,2 triệu đồng. Do đầu tư thêm trang thiết bị mới nên chi phí khấu hao cũng tăng lên. Năm 2012, khoản phí này là 159,3 triệu đồng; tăng 22,1 triệu đồng so với 2011 hay tăng 16,11%.  Chi phí khác Là các là các khoản chi phí gồm tiền cơm trưa của nhân viên, chi phí cho liên hoan, thưởng cho nhân viên, chi phí tiếp khách... nói chung là những quyền lợi cho nhân viên khi làm việc tại công ty. Đây là chính sách của công ty giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc, vui chơi tạo sự đoàn kết trong công ty và cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến người lao động. Năm 2010, công ty chi ra 156,8 triệu đồng cho các khoản phí khác. Năm 2011, số tiền cho ra tăng lên 217,5 triệu đồng; tăng 38,71% so với 2010 tương ứng với 60,7 triệu đồng. Tổng kết cuối năm 2012 cho thấy số tiền chi ra cho các hoạt động khác trong cả năm là 276,1 triệu đồng; tăng 26,94% hay 58,6 triệu đồng so với 2011.
  • 43. 43 Chi phí khác tăng là do mỗi năm công ty có thêm nhiều khách hàng mới nên phải chi thêm tiền cho công tác tiếp khách. Công ty cũng chi thêm cho việc khen thưởng nhân viên các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Số tiền chi cho các khoản này tăng là tốt nhưng nó phải được xem xét trong mối quan hệ với việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. 2.2.2.3. Lợi nhuận qua các năm: Tổng hợp các nhân tố phân tích ở trên được bảng kết quả kinh doanh sau: Bảng 2.7 : Kết quả kinh doanh qua các năm ST T Nội dung 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ % 1 DT từ HĐKD 16.232, 4 19.206 ,5 22.391, 3 2.974, 1 18,32 2.797, 8 14.57 2 DT từ HĐTC 185,6 203,1 257,3 17,5 9,43 54,2 26,69 3 Tồng CP 14.512, 9 17.136 ,5 19.387, 1 2.623. 6 18,07 2.250, 6 13,13 4 LN trước thuế 1.905,1 2.273, 1 2.661,5 368 19,32 388,4 17,09 5 Thuế TNDN 476,3 568,3 665,4 92 19,32 97,1 17,09 6 LN sau thuế 1.428,8 1.704, 8 1.996,1 276 19,32 291,3 17,09 Nguồn: Báo cáo tổng hợp công ty Interlogistics năm 2012 Bảng phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. Doanh thu là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời doanh thu là nguồn tài chính để bù đắp cho các chi phí Kinh doanh và
  • 44. 44 các chi phí khác. Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động động bán hàng - dịch vụ. Qua từng năm doanh thu của công ty đều tăng lên cho thấy một xu hướng tốt trong kết quả hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng trên 10% thể hiện những nổ lực của toàn thể nhân viên trong công ty cũng như hướng lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc. Là một công ty nhỏ, thành lập sau khá nhiều công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực logistics nhưng Interlogistics vẫn có được một lượng khách hàng ổn định và không ngừng có thêm nhiều khách hàng mới lựa chọn dịch vụ của công ty. Để có được kết quả đó, công ty đã chú trọng đến công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tạo được sự tin tưởng ủy thác của khách hàng và không ngừng nâng cao uy tín. Đứng trước những khó khăn, thách thức ban lãnh đạo đã sáng suốt lựa chọn cho mình khách hàng mục tiêu là những công ty xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ, từ đó đưa ra những chính sách nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó công ty đã có thể đứng vững trong một thị trường cạnh tranh gay gắt và vẫn đang trên đà ngày càng phát triển hơn. Góp một phần vào tổng doanh thu của công ty là doanh thu từ hoạt động tài chính. Số tiền thu được trong lĩnh vực hoạt động tài chính chủ yếu là tiền lãi gửi ngân hàng. Số tiền gửi ngân hàng là vốn điều lệ của công ty cũng như các khoản trích dự phòng, quỹ khen thưởng phúc lợi, đầu tư phát triển kinh doanh… Doanh thu tài chính trong năm 2010 là 185,6 triệu đồng; năm 2011 chỉ tăng thêm được 9,43% hay 17,5 triệu đồng. Nguyên nhân chính là do công ty đã sử dụng quỹ dự phòng đầu tư để đầu tư thêm trang thiết bị mới cho các phòng ban nhằm hổ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Năm 2012, số tiền thu được từ hoạt động tài chính của công ty là 257,3 triệu đồng; tăng 26,69% tương ứng 54,2 triệu đồng so với 2011. Tuy số tiền tăng hàng năm không nhiều nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao cũng đã thể hiện được phần nào khả năng của công ty. Do hoạt động của công ty chủ yếu là làm dịch vụ nên công ty không có các khoản chi phí tài chính. Chi phí bỏ ra để mua cước, thuê phương tiện vận tài… chỉ là lấy tiền công ty trả sau đó thu lại của khách hàng nên không cần số tiền mặt quá nhiều. Interlogistics cũng đã ký hợp đồng với các hãng tàu về cước phí trả sau, do đó sau khi thu tiền của khách hàng, công ty dùng số tiền đó để thanh toán cước mà không phải vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nên tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay.
  • 45. 45 Tổng chi phí bao gồm tiền lương, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí thuê phương tiện vận tải, thuê tàu và các chi phí khác hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Chi phí qua các năm đều tăng lên, nguyên nhân chính là do công ty phát triển hoạt động, mở rộng thị trường và phục vụ cho lượng khách hàng nhiều hơn. Chi phí ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của công ty, do đó nếu cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Lợi nhuận trước thuế là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Đó là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận trong năm của công ty trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của công ty. Mặc dù cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn tăng do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của công ty là 1.905,1 triệu đồng. Đây là một khoản lợi nhuận khá lớn đối với một công ty có quy mô nhỏ như Interlogistics. Do phát triển hoạt động nên lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 tăng lên, đạt mức lợi nhuận là 2.273,1 triệu đồng; tăng 19,31% tương ứng 368 triệu đồng. Đây là tốc độ tăng trưởng rất cao về mặt lợi nhuận. Interlogistics đã không ngừng phát huy khả năng phục vụ khách hàng nên không ngừng đưa mức lợi nhuận của công ty tăng lên. Cuối năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty là 2.273,1 triệu đồng, tăng 17,08% tương ứng 388,4 triệu đồng.Tuy lợi nhuận năm 2012 có tăng so với 2011 nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn năm 2011 so với 2010. Tốc độ tăng trưởng chậm là do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2012. Trong khi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua công ty tăng chậm nhưng chi phí đầu vào lại tăng cao dẫn đến khoản lợi nhuận giảm đi. Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản tiền mà công ty phải nộp cho nhà nước trên tổng lợi nhuận mà công ty đã đạt được. Năm 2010 số thuế mà Interlogistics nộp vào ngân sách nhà nước là 476,3 triệu đồng; đó là mức 25% tổng lợi nhuận mà công ty có được. Năm 2011, số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên thêm 92 triệu đồng nâng tổng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 568,3 triệu đồng, tăng 19,32% so với năm 2010. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên mức lợi nhuận, do đó số tiền nộp nhiều hay ít, tăng hay giảm hoàn toàn phụ thuộc vào mức lợi nhuận mà công ty có được. Trong năm 2011, lợi nhuận của công ty tăng thêm 19,32% so với năm 2010 do đó mức thuế mà công ty nộp vào
  • 46. 46 ngân sách nhà nước cũng phải tăng lên. Tiền thuế mà công ty phải nộp trong năm 2012 là 665,4 triệu đồng; tăng 17.09% so với 2011 tương ứng với số tiền là 97,1 triệu đồng. Do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ở mức cố định là 25% nên tốc độ tăng hay giảm của lợi nhuận cũng chính là tốc độ tăng giảm của thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế là số tiền mà công ty thu về sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, đây là lợi nhuận thực sự của công ty. Đây là cơ sở để hội đồng quản trị ra quyết định tỉ lệ trích, phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty. Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty đều tăng lên, tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của công ty hằng năm được thể hiện bằng số tiền mà công ty thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí, được gọi là chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền thu được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Xét bảng phân tích lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty. Bảng 2.8: Lợi nhuận qua các năm ĐVT: triệu đồng ST T Nội dung 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số lượng Tỉ trọn g % Số lượn g Tỉ trọn g % Số lượn g Tỉ trọng % Chên h lệch Tỉ lệ % Chê nh lệch Tỉ lệ % 1 Vận chuyển 521,3 27,3 6 594, 7 26,1 6 669, 6 25,1 6 73,4 14,0 8 74,9 12,5 9 2 Đại lí giao nhận 897.2 47,0 9 1.12 4,6 49,4 7 1.37 9,3 51,8 2 227, 4 25,3 5 254, 7 22,6 5 3 DV hàng XNK 304,8 16 325, 9 14,3 4 386, 9 14,5 4 21,1 6,92 61 18,7 2 4 DV kho bãi 102,7 5,39 124, 1 5,46 106, 8 4,01 21,4 20,8 4 - 17,3 - 13,9 4
  • 47. 47 5 LN khác 79,1 4,15 124, 1 4,57 118, 9 4,47 24,7 31,2 3 15,1 14,5 5 Tổng LN trước thuế 1.905, 1 100 2.27 3,1 100 2.66 1,5 100 368 19,3 1 388, 4 17,0 8 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty Interlogistics năm 2012 Lợi nhuận của công ty là số tiền mà công ty còn lại sau khi lấy doanh thu trừ ra các khoản chi phí. Các nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cho công ty là từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, hoạt động đại lí giao nhận, dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu, từ dịch vụ kho bãi và một số khoản lợi nhuận khác. Tổng lợi nhuận trước thuế trong năm 2010 của công ty là 1.905,1. Với mức lợi nhuận này cho thấy công ty hoạt động thu được kết quả tốt, có khả năng sinh lời cao. Trong năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của tất cả các lĩnh vực hoạt động trong công ty là 2.273,1 triệu đồng. Với số tiền này công ty đã tăng lợi nhuận được 19,32% so với năm 2010; tương ứng với 368 triệu đồng. Tốc độ tăng lợi nhuận rất cao cho thấy khả năng công ty làm ăn rất có hiệu quả. Lợi nhuận trong năm 2012 cũng tăng so với năm 2011, đạt mức lợi nhuận là 2.661,5 triệu đồng; tăng 17,09% hay 388,4 triệu đồng. Số tiền mà công ty có lời trong năm 2012 tuy có cao hơn so với năm 2011 nhưng nếu về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011. Nhìn một cách tổng thể thì tổng lợi nhuận đều tăng qua hàng năm. Nhưng tổng lợi nhuận được cấu thành từ nhiều nhân tố, ta thử tách riêng ra từng nhân tố và xem xét để thấy rõ sự tăng giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế của Interlogistics. Biểu đồ 2.8: Tỉ trọng lợi nhuận của các loại hình hoạt động qua các năm.
  • 48. 48 Lợi nhuận từ hoạt động vận chuyển trong năm 2010 thu được là 521,3 triệu đồng; chiếm 27,36% trong tổng lợi nhuận của công ty. Đây là một tỉ trọng khá cao, có mức độ ảnh hưởng nhiều đối với mức lời của công ty. Do mở rộng thị trường hoạt động, sản lượng hàng hóa được vận chuyển qua công ty tăng lên nên lợi nhuận trong năm 2011 cũng tăng lên thêm 14,08% so với năm 2010, tăng 73,4 triệu đồng đạt mức lợi nhuận 594,7 triệu đồng. Cùng với sự nổ lực tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh thu, trong năm 2012 toàn thể nhân viên với tiêu chí cùng cố gắng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cùng khắc phục yếu kém, tiết kiệm những chi phí không cần thiết nên cũng đã đưa lợi nhuận tăng thêm được 12,59% so với 2011 tương ứng với 74,9 triệu đồng. Tuy mức tăng năm 2012 có thấp hơn năm 2011 nhưng cũng đã thể hiện rõ những nổ lực của toàn thể nhân viên trong công ty. Giao nhận là lĩnh vực chủ lực của Interlogistics nên doanh thu hay lợi nhuận trong hoạt động này vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Đây là lĩnh vực ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Năm 2010, lợi nhuận trong lĩnh vực đại lí giao nhận là 897.2 triệu đồng; chiếm 47,09% tổng lợi nhuận của công ty. Năm 2011 tuy sản lượng gạch xuất nhập khẩu qua công ty có giảm hơn so với năm 2010 nhưng đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động. Với sự kiện
  • 49. 49 Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã tạo nên một đà phát triển kinh tế ở Việt Nam, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Cùng với xu thế phát triển của toàn ngành kinh tế, Interlogistics đã nắm bắt được thời cơ để đưa hoạt động của công ty vào quỹ đạo của một nền kinh tế hội nhập. Kết quả mà công ty đạt được là lợi nhuận mang lại từ hoạt động đại lí giao nhận tăng lên từ 897.2 triệu trong năm 2010 lên đến 1.124,6 triệu trong năm 2011. Lợi nhuận mà công ty đạt được tăng 25,35% hay 227,4 triệu đồng. Nền kinh tế Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm nhưng lợi nhuận mà hoạt động đại lý giao nhận mang lại cho công ty tăng lên đáng kể. Với tỉ lệ tăng 22,65% so với năm 2011, lợi nhuận mà công ty có thêm là 254,7 triệu đồng đưa lợi nhuận trong hoạt động đại lí giao nhận vận tải lên 1.379,3 triệu đồng; chiếm tỉ trọng 51,82% trong tổng lợi nhuận của công ty. Như vậy mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên ngoài tác động vào, công ty vẫn không ngừng tăng được lợi nhuận trong lĩnh vực chủ lực của mình. Tốc độ tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước cho thấy công ty đã có những định hướng đúng về thị trường, khách hàng đưa lợi nhuận tăng cao. Lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu cũng tăng qua các năm. Năm 2010, lợi nhuận trong lĩnh vực này góp vào tổng lợi nhuận của công ty là 304,8 triệu đồng; chiếm 16% trong tổng lợi nhuận. Kinh tế Việt Nam bước vào thời hội nhập đã đưa lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Số lượng khách hàng cần đến dịch vụ hàng xuất nhập khẩu của công ty cũng có chiều hướng gia tăng. Đó là lí do dẫn đến việc tăng lợi nhuận trong năm 2011. Lợi nhuận tăng thêm 21,4 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng năm 2011 so với 2010 là 6,92. Lợi nhuận của năm 2012 cũng đã tăng thêm 18,72% so với năm 2011, tức là tăng thêm 61 triệu đồng đạt mức lợi nhuận là 386,9 triệu đồng. Hoạt động dịch vụ kho bãi tuy không phải là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều cho công ty nhưng kết quả hoạt động của nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công ty. Năm 2010, lợi nhuận thu được từ dịch vụ kho bãi chiếm 5,39% trong tổng lợi nhuận của công ty. Do mất đi một số khách hàng thuê kho bãi trong năm 2012 nên doanh thu của công ty có giảm đi dẫn đến lợi nhuận trong lĩnh vực này giảm từ 124,1 triệu đồng năm 2011 xuống còn 106,8 triệu đồng trong năm 2012. Lợi nhuận giảm giảm nguyên nhân chính là do công ty không có khách hàng mới thay thế chổ của khách hàng cũ không sử dụng dịch vụ