SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN LỢI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY
TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ GIÁM ĐỐC
THẨM, TÁI THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN LỢI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN
VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ GIÁM
ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Thanh
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Văn Lợi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................8
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay
tại tổ chức tín dụng ...............................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo
đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng .......................................................................16
1.3. Tình hình nghiên cứu về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự..19
2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án .......25
3. Những kết quả của các công trình nghiên cứu mà tác giả sẽ kế thừa ............26
4. Những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................27
5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.................................................................................28
5.1. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài...................................................................28
5.2.Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài..................................30
5.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: ........................................................................30
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM..........................................34
2.1.Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ
chức tín dụng ......................................................................................................34
2.2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền
vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...........................44
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ GIÁM ĐỐC
THẨM, TÁI THẨM ĐỐI VỚI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN CỦA TÕA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO ...........................................................................................64
3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.....................................64
3.2. Thực trạng pháp luật về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tranh chấp hợp
đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng........................................................81
3.3. Thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với tranh chấp hợp đồng
bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng tại Tòa án nhân dân tối cao ....................90
Chƣơng 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO THỦ
TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO..110
4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...110
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm..........113
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh
bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
tại Tòa án nhân dân tối cao...............................................................................142
KẾT LUẬN............................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..........................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƢỢC HỎI, PHỎNG VẤN....................178
PHỤC VỤ LUẬN ÁN............................................................................................178
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
HVKHXH Học viện Khoa học Xã hội
TAND Tòa án nhân dân
TANDCC Tòa án nhân dân cấp cao
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TCTD Tổ chức tín dụng
TTV Thẩm tra viên
UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược cải cách Tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 79-KL/TW ngày
28/7/2010 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc
tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan Tư pháp, với trọng tâm
là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục
tiêu hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực, hiệu quả cao. Đối với công
tác giám đốc thẩm, tái thẩm, Nghị quyết 49-NQ/TW cũng nêu rõ, “Từng bước
hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ
những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng
nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ” [4].
Thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp năm
2013 quy định, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [Điều 102]; Luật Tổ chức
TAND năm 2014 quy định TAND được tổ chức theo mô hình 04 cấp: Tòa án
nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án án nhân cấp tỉnh và Tòa án
nhân dân cấp huyện. Từ thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án, dẫn
đến thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn đề nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái
thẩm đối với các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp hợp đồng bảo lãnh
tiền vay tại TCTD nói riêng có nhiều thay đổi. Điều 18 BLTTDS năm 2015
quy định, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa
án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Những thay đổi của chế định
giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự đã khắc phục được nhiều điểm
hạn chế của BLTTDS trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực,
vẫn tồn tại nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý dẫn đến tình trạng
tồn đọng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chất lượng giải quyết các vụ
2
án kinh doanh, thương mại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa cao. Do
vậy, việc tiếp tục phải nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện là việc làm cần thiết.
Từ khi BLTTDS 2015 có hiệu lực thi hành, mặc dù số lượng đơn đề
nghị giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC có giảm về
số lượng (do thay đổi thẩm quyền), nhưng tính tổng cộng số lượng đơn đề
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án các cấp (TANDTC và ba TANDCC)
thụ lý hằng năm tăng trung bình gần 1100 vụ/năm. Riêng năm 2019 tổng số
thụ lý là 69.141 vụ/năm, với tính chất ngày càng phức tạp, nhất là trong lĩnh
vực kinh doanh, thương mại [140, tr.5].
Thực trạng hoạt động của các TCTD trong thời gian qua cho thấy, nợ
xấu của các TCTD được gọi bằng những cái tên như “khối u” của nền kinh tế,
“tảng băng”, “cục máu đông” làm ách tắc dòng vốn tín dụng cung cấp ra nền
kinh tế. Sau khi Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) ra
đời (năm 2013), việc xử lý nợ xấu có được cải thiện, nhưng vẫn còn rất nhiều
“nút thắt” cần tháo gỡ, nhất là vấn đề pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo
đảm. Năm 2017 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí
điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết này thể hiện tinh thần, nợ xấu
không chỉ của hệ thống tín dụng mà là của nền kinh tế. Do vậy, Quốc hội,
Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương phải chung tay hỗ trợ ngành Ngân
hàng xử lý nợ xấu. Đối với hệ thống Tòa án, Nghị quyết 42/2017/QH14 đã
nêu rõ, Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ
giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu của TCTD. Cụ thể hóa quy định nêu trên, Hội đồng Thẩm phán
TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018. Tuy
nhiên, cho đến nay (tháng 8 năm 2020), vấn đề giải quyết vụ án tranh chấp tài
sản bảo đảm đối với khoản tiền vay tại TCTD theo thủ tục rút gọn vẫn còn
nhiều vướng mắc và thực tế chưa có vụ án nào được giải quyết theo thủ tục
rút gọn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm mục đích
chỉ ra những vướng mắc trong thủ tục giải quyết loại tranh chấp này tại Tòa
3
án, từ đó kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng
pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại
TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao,
qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích đặt ra nêu trên, luận án tập trung giải
quyết các nhiệm vụ chính sau đây:
(1) Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
(2) Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về
giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao.
(3) Tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, với mong muốn biện pháp
bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD trở nên phổ biến; việc giải quyết tranh
chấp (nếu có) sẽ nhanh chóng, hiệu quả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
(i) Các quan điểm, công trình nghiên cứu, học thuyết pháp lý liên
quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
4
(ii) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; một số quy
định của các nước như: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nhật Bản… liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng
bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
(iii) Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc những khía
cạnh pháp lý của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại TCTD như các chủ thể tham
gia quan hệ bảo lãnh, đối tượng của bảo lãnh, nội dung, bản chất của bảo
lãnh, phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bảo
đảm nghĩa vụ bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Luận án chỉ
tập trung nghiên cứu các hợp đồng bảo lãnh giữa TCTD (không bao gồm các
TCTD nước ngoài) với tổ chức, cá nhân (không bao gồm bảo lãnh ngân hàng
và bảo lãnh đối với các hợp đồng dân sự giữa các cá nhân với nhau, hoặc giữa
cá nhân với pháp nhân không nhằm mục đích sinh lời) đối với khoản vay phát
sinh từ hợp đồng tín dụng (bên cho vay là TCTD, bên vay là pháp nhân, cá
nhân); và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC.
Luận án sử dụng các quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự
năm 2015, Luật TCTD (có tham khảo các quy định trước đó); cơ chế giải
quyết tranh chấp tại Tòa án của Việt Nam hiện hành và kinh nghiệm một số
quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia quan hệ bảo lãnh. Nghiên cứu sử dụng nhiều tư liệu (Quyết định
kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm) về thực tiễn giải quyết tranh
chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD tại TANDTC từ năm 2013 trở lại,
từ đó đánh giá về quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh tiền vay tại TCTD của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại
TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Việt Nam hiện nay.
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, logic là những phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận
án để phân tích, đánh giá, đưa ra kiến nghị về những vấn đề trong nội dung
nghiên cứu, cụ thể là:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tất
cả các chương để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan
điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh tiền vay tại TCTD.
Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic, phương
pháp so sánh được sử dụng ở các chương 2, 3, 4 để phân tích các vấn đề trong
mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn ở trong và ngoài nước. Các
chương này được nghiên cứu trong mối quan hệ logic xuyên suốt từ cơ sở lý
luận đến thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Những vấn
đề lý luận trong Chương 2 được kiểm nghiệm trong Chương 3 để từ đó tạo cơ
sở hình thành những kiến nghị trong Chương 4.
Phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp chuyên gia được sử dụng để đánh giá
thực trạng pháp luật trong Chương 3 và tạo cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất,
kiến nghị trong Chương 4. Có thể nói tất cả các phương pháp nghiên cứu nêu
trên đều rất có giá trị cho việc đạt đến mục tiêu nghiên cứu của luận án.
Đặc biệt, trong luận án này tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu
tình huống, sự việc thực tế “Case studies” để phân tích các vụ án có tranh
chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD được giải quyết tại Hội đồng
Thẩm phán TANDTC, và phân tích các Án lệ liên quan đến lĩnh vực này.
5. Những đóng góp mới của luận án
Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn
giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, tác giả nhận thấy hoạt động nghiên
cứu đạt được một số kết quả cơ bản sau:
6
- Thứ nhất, Luận án đã đề xuất cần sửa đổi một số quy định của pháp
luật liên quan đến quan hệ bảo lãnh, nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn cho bên
bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (bảo vệ người nhận bảo đảm ngay tình; các
quy định về bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh; các quy định về điều kiện của bên
bảo lãnh, về nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh).
- Thứ hai, Từ thực trạng giải quyết tranh chấp, luận án chỉ ra các dạng
tranh chấp phổ biến liên quan đến hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ
chức tín dụng, từ đó luận án đưa ra khuyến nghị cho các bên khi giao kết hợp
đồng bảo lãnh.
- Thứ ba, Luận án đã phân tích cơ sở lý luận cũng như sự cần thiết phải
sửa đổi những quy định của pháp luật tố tụng nhằm mục đích rút ngắn thời
gian giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo
thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng vẫn đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Thứ tư, Luận án kiến nghị một số giải pháp mang tính đột phá trong
công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý
luận cơ bản về quan hệ bảo lãnh và tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại
TCTD; phương thức giải quyết các tranh chấp của hợp đồng này theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm; làm rõ tính đối nhân trong quan hệ bảo lãnh, sự khác
biệt của thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh với thế chấp tài sản của người thứ
ba; đặc biệt, trong đề tài này tác giả nêu cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn
về sự cần thiết phải bảo vệ người nhận bảo đảm ngay tình, từ đó kiến nghị sửa
đổi BLDS để có thể áp dụng quy định về người thứ ba ngay tình trong quan hệ
bảo đảm. Đối với chế định giám đốc thẩm, tái thẩm, đề tài cung cấp cơ sở lý
luận và thực tiễn để xem xét rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp hợp
đồng bảo lãnh tiền vay theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; giải pháp nâng
cao chất lượng kháng nghị, tránh tùy tiện, tràn lan.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khai thác tính cấp thiết của việc hoàn thiện
các quy định pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh
tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong bối cảnh Việt
7
Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49-
NQ/TW, kết hợp với tinh thần của Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14, quyết liệt
trong vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng – một nút thắt của nền kinh
tế. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách cần sớm có những nghiên cứu một
cách tổng thể về hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay
tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC nhằm mục đích
rút ngắn thời gian giải quyết, đạt chuẩn mực pháp lý có tính hướng dẫn
nghiệp vụ đối với các cấp Tòa án.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật giải quyết
tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm; đồng thời, là nguồn tham khảo đối với việc ban hành các
văn bản hướng dẫn chế định bảo đảm nghĩa vụ trong BLDS 2015 cũng như
chế định giám đốc thẩm, tái thẩm trong BLTTDS; đặc biệt có giá trị tham
khảo đối với những Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, những
người làm công tác Tư pháp khác trong việc giải quyết các tranh chấp hợp
đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến
đề tài luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
đối với tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD từ thực tiễn của
Tòa án nhân dân tối cao.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hợp đồng bảo lãnh bảo đảm
tiền vay tại tổ chức tín dụng
1.1.1.Về khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh
Khái niệm bảo lãnh nêu trong một số công trình khoa học [88, tr.377],
[158, tr.26][1, tr.158][42, tr.19][128, tr.201][33, tr.101] của các tác giả
Nguyễn Mạnh Bách, Nguyễn Ngọc Điện, Lê Thị Thu Thủy và trong Luật La
Mã, Quốc triều Hình luật…đều có nội hàm là việc người thứ ba cam kết bảo
đảm cho nghĩa vụ của người có nghĩa vụ; và bảo lãnh là một hợp đồng giữa
người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh.
Đặc điểm của bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng:
- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân: Tác giả Nguyễn Mạnh
Bách viết, “Ngày nay, sự bảo lãnh ít thông dụng, mỗi khi giao kết trái chủ
thường đòi hỏi một bảo đảm đối vật trên tài sản của trái hộ, bảo đảm này hữu
hiệu hơn sự bảo lãnh ” [1, tr.158]. Tác giả Nguyễn Thị Nga cũng gián tiếp thừa
nhận bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân khi nhận định “…Đây là biện
pháp bảo đảm mang tính đối nhân…. Nghĩa là bên cho vay bỏ ra một khoản tiền
vay cho bên kia và khoản vay đó được bảo đảm thông qua [lời hứa] của chủ thể
thứ ba…” [81, tr.20]; tác giả Phạm Văn Đàm khẳng định “…so với các biện
pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối
nhân…” [46, tr.46]. Tác giả Trương Thanh Đức khi nghiên cứu về bảo lãnh có
đưa ra kiến nghị, “Về biện pháp bảo lãnh: Đề nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự theo
hướng, quy định rõ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba,
nhưng không đưa tài sản vào cầm cố, thế chấp” [168].
9
Ngược lại, các tác giả Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Anh Sơn cho rằng,
trong lĩnh vực hoạt động cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam
theo pháp luật hiện hành không chỉ thuần túy là biện pháp bảo đảm đối nhân
mà còn có thể là bảo lãnh đối vật, bởi lẽ người bảo lãnh cũng có thể phải thế
chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thanh toán cho
người được bảo lãnh. Trường hợp thứ hai chính là bảo lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba [150, tr.204]. Đồng tình với quan điểm này, tác giả Nguyễn Ngọc
Điện có góc nhìn so sánh, theo nghĩa nguyên thủy của bảo lãnh trong Luật
La tinh cổ thì bảo lãnh là hoàn toàn đối nhân, nhưng quá trình sau này, tại
Pháp các học thuyết pháp lý và Án lệ đã chấp nhận hình thức bảo lãnh đối
vật (Cautionnement réel) và thực tế, bảo lãnh đối vật mới là hình thức được
ưa chuộng [42, tr.56-57].
Tác giả Nguyễn Thúy Hiền diễn giải rõ hơn, “Nhằm giảm sự khác biệt
so với pháp luật của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế, BLDS năm
2005 chuyển bảo lãnh bằng tài sản cụ thể trong BLDS 1995 thành cầm cố, thế
chấp bằng tài sản của người thứ ba. Từ đó, không còn quy định về bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003, mà được chuyển thành
thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba và pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm không quy định đăng ký bảo lãnh” [171].
Như vậy, về mặt lý luận thì trên thế giới cũng đã có những trường phái
luật theo xu hướng xác định bảo lãnh có thể là biện pháp bảo đảm đối vật. Ở
Việt Nam, khi xây dựng BLDS năm 1995 đã đi theo hướng này, tuy nhiên từ
năm 2005 khi sửa đổi BLDS 1995 thì bảo lãnh lại được quy định theo hướng
là biện pháp bảo đảm đối nhân.
- Quan hệ bảo lãnh tồn tại dưới dạng hợp đồng giữa bên bảo lãnh và
bên nhận bảo lãnh: Ngay trong khái niệm bảo lãnh của một số nước như La
Mã, Pháp, Đức đều thể hiện, bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ dân sự là một hợp
đồng. Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Thái Lan cũng quy định về hình thức của
10
hợp đồng bảo lãnh phải bằng văn bản. Đặc biệt, Bộ luật Dân sự Pháp còn
yêu cầu người bảo lãnh phải viết tay giá trị số tiền cam kết bảo lãnh bằng số
và bằng chữ. Bộ luật Dân sự Campuchia còn thừa nhận tính pháp lý của hợp
đồng bảo lãnh được thể hiện bằng lời nói, mặc dù tính pháp lý của loại hợp
đồng này là không cao [9].
Tác giả cuốn sách “The Modern Contract of Guarantee” (2003) (hợp
đồng bảo lãnh hiện đại) cho rằng, “về nguyên tắc hợp đồng bảo lãnh không
nhất thiết phải tồn tại dưới dạng văn bản, nhưng để có bằng chứng cụ thể và
có giá trị đối với người thứ ba thì hợp đồng bảo lãnh phải được lập dưới
dạng văn bản”. UNCITRAL lại khuyến nghị, “Luật nên quy định hợp đồng
bảo đảm có thể bằng miệng nếu bên nhận bảo đảm chiếm hữu tài sản bảo
đảm” [200].
Trong bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ dân sự thì nhiều nhà nghiên cứu ở
Việt Nam đồng tình với quan điểm của các tác giả Phạm Văn Tuyết và Lê
Thị Kim Giang “về bản chất thì quan hệ bảo lãnh là một loại giao dịch dân
sự, quan hệ giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh là một hợp đồng”
[149, tr.30]. Tác giả Võ Đình Toàn phân tích rõ hơn, thực tiễn pháp lí, quan
niệm hợp đồng bảo lãnh là quan hệ hợp đồng là tư tưởng phổ biến;… Đối với
cam kết bảo lãnh mà bên bảo lãnh đưa ra thì về bản chất pháp lí đó là dự thảo
hợp đồng, nếu không được bên nhận bảo lãnh chấp nhận thì quan hệ bảo lãnh
không được thiết lập; hợp đồng bảo lãnh bắt buộc phải có hai bên: bên bảo
lãnh và bên nhận bảo lãnh [148, tr 41-46]. Cùng chung quan điểm về vấn đề
này, tác giả Nguyễn Ngọc Điện khẳng định, “Bảo lãnh là một quan hệ pháp
luật hình thành do sự gặp gỡ ý chí giữa người bảo lãnh với người nhận bảo
lãnh. Đó thực sự là một hợp đồng chứ không phải là loại giao dịch một bên.
Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh là giao ước đơn vụ: chỉ có người bảo lãnh là
người có nghĩa vụ…” [ 42, tr.20].
11
Tác giả Bùi Đức Giang viết, “Nhìn chung, dù được thể hiện bằng hình
thức văn bản nào đi chăng nữa (hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh, quyết định
bảo lãnh,v.v…) thì phải nhìn nhận cam kết bảo lãnh (văn bản bảo lãnh) là
hợp đồng chứ không phải là một hành vi pháp lý đơn phương ” [54, tr. 29-39].
Tác giả Lê Thị Thu Thủy cũng có chung quan điểm này [150, tr.202]. Tác giả
Trương Thanh Đức cũng cho rằng, “ở Việt Nam, mặc dù bảo lãnh chỉ là một
biện pháp bảo đảm gắn với hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ chính, nhưng
bảo lãnh có đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng, nhưng trong khoảng thời
gian dài biện pháp bảo lãnh không được gắn tên hợp đồng” [50, tr. 322].
Tuy nhiên, tác giả Lê Nguyên quan niệm, “hành vi phát hành cam kết
bảo lãnh của bên bảo lãnh là hành vi pháp lý đơn phương, không phải hợp
đồng” [83, tr.44].
Về hình thức tồn tại của hợp đồng bảo lãnh, tác giả Trương Thanh Đức
cho rằng, bảo lãnh là một trong 6 biện pháp bảo đảm luật buộc phải được lập
thành văn bản và điều này còn có điểm chưa hợp lý [50, tr. 324]. Đồng tình
với quan điểm hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản (có thể lập
riêng hoặc trong cùng với hợp đồng tín dụng) và có thể phải được công
chứng, chứng thực, còn có các tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang [149,
tr.158], tác giả Phạm Văn Đàm [46, tr.68].
Về việc đăng ký biện pháp bảo đảm, tác giả Lê Thị Thu Thủy cho rằng,
pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng bảo lãnh có quyền thỏa thuận về
việc đăng ký hay không đăng ký hợp đồng và việc không đăng ký không ảnh
hưởng đến hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. Tương tự áp dụng đối với việc
công chứng, chứng thực hợp đồng bảo lãnh [150, tr.214-215]. Tác giả
Phạm Văn Đàm cũng cho rằng, trong trường hợp pháp luật có quy định thì
hợp đồng bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực; về vấn đề hợp đồng
bảo lãnh có phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không thì tác giả theo
hướng bản chất của bảo lãnh là đối nhân, nên không phải đăng ký giao dịch
bảo đảm [46, tr.68].
12
1.1.2. Những nội dung chính của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại tổ
chức tín dụng
1.1.2.1. Chủ thể của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng
Như đã trình bày ở phần trên của luận án [tr.10], quan hệ bảo lãnh được
xác định là một hợp đồng và đây là hợp đồng được giao kết giữa bên nhận
bảo lãnh và bên bảo lãnh.
Đối với bên bảo lãnh: Tác giả Phạm Văn Đàm cho rằng, “luật của
Pháp đặc biệt chú ý đến khả năng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ của người
bảo lãnh” [46, tr.63]. Pháp luật Nhật Bản cũng quy định, để xác lập biện pháp
bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đầy
đủ các phương tiện để thực hiện trái vụ. Tương tự, Bộ luật Dân sự của
Campuchia cũng quy định về năng lực và khả năng thanh toán nợ của người
bảo lãnh [46, tr.64]
Ở Việt Nam, tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang cho rằng, “Đối
với bảo lãnh dân sự, bên bảo lãnh có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đủ
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Bên bảo lãnh không
phải tuân thủ bất kỳ điều kiện nào khác của pháp luật ngoài việc được bên
nhận bảo lãnh đồng ý đưa ra cam kết bảo lãnh” [149, tr.211]. Tác giả Hồ
Quang Huy có chung quan điểm này và còn nói rõ hơn là trong pháp luật dân
sự Việt Nam chưa có quy định về điều kiện của người bảo lãnh, từ đó kiến
nghị cần có quy định về điều kiện của người bảo lãnh [173]. Tác giả Lê Thị
Thu Thủy cho rằng, để tham gia quan hệ hợp đồng bảo lãnh bên bảo lãnh phải
có các điều kiện sau, “... phải có năng lực tài chính, có chỗ làm ổn định, có
thu nhập thường xuyên…có thể thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh…” [150, tr.
223-224]. Đồng thời, nhằm tránh đan xen lợi ích giữa cá nhân và pháp nhân,
tránh việc giao kết hợp đồng bảo lãnh nhằm tạo ra quan hệ khép kín, mà trong
quan hệ đó, quyền, lợi ích của tổ chức tín dụng luôn có nguy cơ bị xâm phạm,
Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định thêm các trường hợp tổ chức tín
dụng không được giao kết hợp đồng bảo lãnh với một số chủ thể là cán bộ có
13
thẩm quyền của tổ chức tín dụng [150, tr.225]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện
phân tích thêm, dưới mắt của tổ chức tín dụng, các quan chức kể trên và
những người thân của họ không có năng lực bảo lãnh [42, tr.138].
Đối với bên bảo lãnh là cá nhân: Tác giả Trương Thanh Đức cho rằng,
cá nhân tham gia giao dịch dân sự nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng thì
phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự [50, tr.333-334].
Điều kiện đối với pháp nhân bảo lãnh: Theo tác giả Nguyễn Ngọc
Điện, vấn đề trở nên phức tạp khi người đại diện theo pháp luật không trực
tiếp ký kết hợp đồng bảo lãnh mà uỷ quyền cho người khác tham gia ký kết
hợp đồng này [42, tr.134-137]. Tác giả Trương Thanh Đức cũng phân tích và
chỉ ra những rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh với đại diện hợp pháp của
pháp nhân (bao gồm cả đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật)
[50, tr. 330-331].
Đối với bảo lãnh của vợ hoặc chồng, Tác giả Nguyễn Ngọc Điện quan
niệm, cá nhân vợ hoặc chồng đều có quyền đứng ra bảo đảm cho một nghĩa
vụ nào đó. Trường hợp bảo lãnh đối vật, nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng
thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh thì không có vấn đề gì, nhưng nếu họ dùng
tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng để bảo lãnh mà không được sự đồng
ý của bên còn lại thì hợp đồng bảo lãnh không có giá trị [42, tr.139-140];
trường hợp bảo lãnh đối nhân thì không vấn đề, chỉ vướng trong việc xác định
tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh [42, tr.139-140]. Tác giả Trương Thanh
Đức không đồng tình với quan điểm này, theo tác giả Đức thì nếu có thành
viên trong hộ gia đình là vợ hoặc chồng không đồng ý với hợp đồng thế chấp,
thì nguy cơ vẫn bị Tòa án tuyên bố vô hiệu [50, tr.352].
- Bên nhận bảo lãnh: Đối với tổ chức tín dụng, Tác giả Trương Thanh
Đức phân chia thành đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện theo ủy
quyền trong nội bộ pháp nhân và ủy quyền với người ngoài pháp nhân [50,
tr.352], đối với đại diện theo ủy quyền thì pháp luật dân sự hiện hành vẫn quy
định người được ủy quyền có thể ủy quyền lại nếu được sự đồng ý của người
14
ủy quyền; ngoài ra còn có điểm mới là người ủy quyền có thể ủy quyền lại mà
không cần sự đồng ý của người ủy quyền ban đầu, với điều kiện: trong trường
hợp bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được;
việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu, hình thức của
hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hợp đồng ủy quyền ban đầu [50, tr.355]
1.1.2.2. Những nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ
chức tín dụng:
Luật không quy định cụ thể nội dung hợp đồng bảo lãnh mà hoàn toàn
do các bên thỏa thuận, với điều kiện những thỏa thuận đó không trái luật, trái
đạo đức xã hội. Tuy nhiên, “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất
biến [123, tr. 9 – 19, tr.13 -17]. Tới mức, có tác giả kiến nghị, “khái niệm
„đạo đức‟ khó hiểu nếu đưa vào BLDS sẽ gây tâm lý hoang mang cho các chủ
thể tham gia giao dịch, dẫn đến các chủ thể hạn chế tham gia một số giao lưu
dân sự…” [21, tr.29].
Về các nội dung không trái luật, đây là quy định mới so với pháp luật
dân sự trước đó, pháp luật dân sự trước khi có BLDS 2015 đều ghi nhận các
nội dung thỏa thuận trong hợp đồng không được trái “pháp luật”. Như vậy,
phạm vi cấm của Bộ luật Dân sự 2015 đã thu hẹp lại rất nhiều [50, tr.284].
Tác giả Lê Thị Thu Thủy cho rằng, hợp đồng bảo lãnh cần có những
nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ các bên, ngày, tháng, năm….[ 150, tr.215].
Đồng tình với quan điểm này, tác giả Trương Thanh Đức phân tích sâu về các
nội dung cơ bản của hợp đồng bảo lãnh [50, tr.371].
1.1.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng:
- Về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh: Các tác giả
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang cho rằng, “Để có hiệu lực, giao dịch bảo
đảm phải tuân thủ các điều kiện được BLDS quy định, ngoài ra cần xem xét
mối quan hệ giữa hiệu lực của giao dịch bảo đảm và hiệu lực của hợp đồng
tín dụng được bảo đảm bằng giao dịch bảo đảm đó” [ 149, tr.131]. Trong khi
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51957
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng  sdt...
Pháp luật việt nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng sdt...
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luậtLuận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại theo luật
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng  - Gử...
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng - Gử...
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàngGiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Quảng Nam, HAY
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Quảng Nam, HAYGiải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Quảng Nam, HAY
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Quảng Nam, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
Đề tài: Lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt NamĐề tài: Lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
Đề tài: Lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
 

Similar to Luận án: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao

Similar to Luận án: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao (20)

ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN ...
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
 
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
 
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
luan van khang nghi giam doc tham tai tham trong phap luat, hay
luan van khang nghi giam doc tham tai tham trong phap luat, hayluan van khang nghi giam doc tham tai tham trong phap luat, hay
luan van khang nghi giam doc tham tai tham trong phap luat, hay
 
Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự, HAYĐịa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự, HAY
 
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luậtĐề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
Đề tài: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo luật
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, HAYNguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
 
Luận án: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp ...
Luận án: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp ...Luận án: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp ...
Luận án: Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp ...
 
Đề tài: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong cải cách tư pháp
Đề tài: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong cải cách tư pháp Đề tài: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong cải cách tư pháp
Đề tài: Xây dựng mô hình Tòa án khu vực trong cải cách tư pháp
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với người quản lí, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công tyLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa cổ đông với quản lý công ty
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sựLuận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, HOT
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Luận án: Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN LỢI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN LỢI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Văn Thanh HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Văn Lợi
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................8 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng ...............................................................................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng .......................................................................16 1.3. Tình hình nghiên cứu về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự..19 2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án .......25 3. Những kết quả của các công trình nghiên cứu mà tác giả sẽ kế thừa ............26 4. Những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu.................................................27 5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu.................................................................................28 5.1. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài...................................................................28 5.2.Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài..................................30 5.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: ........................................................................30 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM..........................................34 2.1.Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng ......................................................................................................34 2.2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...........................44 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM ĐỐI VỚI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ...........................................................................................64 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.....................................64
  • 5. 3.2. Thực trạng pháp luật về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng........................................................81 3.3. Thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng tại Tòa án nhân dân tối cao ....................90 Chƣơng 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO..110 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm...110 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm..........113 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao...............................................................................142 KẾT LUẬN............................................................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..........................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƢỢC HỎI, PHỎNG VẤN....................178 PHỤC VỤ LUẬN ÁN............................................................................................178
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội HVKHXH Học viện Khoa học Xã hội TAND Tòa án nhân dân TANDCC Tòa án nhân dân cấp cao TANDTC Tòa án nhân dân tối cao TCTD Tổ chức tín dụng TTV Thẩm tra viên UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 và Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan Tư pháp, với trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục tiêu hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực, hiệu quả cao. Đối với công tác giám đốc thẩm, tái thẩm, Nghị quyết 49-NQ/TW cũng nêu rõ, “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ” [4]. Thể chế hóa những chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định, “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [Điều 102]; Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định TAND được tổ chức theo mô hình 04 cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án án nhân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. Từ thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án, dẫn đến thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn đề nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án nói chung và các vụ án tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD nói riêng có nhiều thay đổi. Điều 18 BLTTDS năm 2015 quy định, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Những thay đổi của chế định giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của BLTTDS trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, vẫn tồn tại nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý dẫn đến tình trạng tồn đọng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chất lượng giải quyết các vụ
  • 8. 2 án kinh doanh, thương mại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chưa cao. Do vậy, việc tiếp tục phải nghiên cứu, kiến nghị hoàn thiện là việc làm cần thiết. Từ khi BLTTDS 2015 có hiệu lực thi hành, mặc dù số lượng đơn đề nghị giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC có giảm về số lượng (do thay đổi thẩm quyền), nhưng tính tổng cộng số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án các cấp (TANDTC và ba TANDCC) thụ lý hằng năm tăng trung bình gần 1100 vụ/năm. Riêng năm 2019 tổng số thụ lý là 69.141 vụ/năm, với tính chất ngày càng phức tạp, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại [140, tr.5]. Thực trạng hoạt động của các TCTD trong thời gian qua cho thấy, nợ xấu của các TCTD được gọi bằng những cái tên như “khối u” của nền kinh tế, “tảng băng”, “cục máu đông” làm ách tắc dòng vốn tín dụng cung cấp ra nền kinh tế. Sau khi Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) ra đời (năm 2013), việc xử lý nợ xấu có được cải thiện, nhưng vẫn còn rất nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ, nhất là vấn đề pháp lý trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Năm 2017 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết này thể hiện tinh thần, nợ xấu không chỉ của hệ thống tín dụng mà là của nền kinh tế. Do vậy, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương phải chung tay hỗ trợ ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu. Đối với hệ thống Tòa án, Nghị quyết 42/2017/QH14 đã nêu rõ, Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của TCTD. Cụ thể hóa quy định nêu trên, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018. Tuy nhiên, cho đến nay (tháng 8 năm 2020), vấn đề giải quyết vụ án tranh chấp tài sản bảo đảm đối với khoản tiền vay tại TCTD theo thủ tục rút gọn vẫn còn nhiều vướng mắc và thực tế chưa có vụ án nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm mục đích chỉ ra những vướng mắc trong thủ tục giải quyết loại tranh chấp này tại Tòa
  • 9. 3 án, từ đó kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích đặt ra nêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chính sau đây: (1) Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. (2) Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao. (3) Tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, với mong muốn biện pháp bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD trở nên phổ biến; việc giải quyết tranh chấp (nếu có) sẽ nhanh chóng, hiệu quả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: (i) Các quan điểm, công trình nghiên cứu, học thuyết pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • 10. 4 (ii) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; một số quy định của các nước như: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hoa Kỳ, Nhật Bản… liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. (iii) Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc những khía cạnh pháp lý của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại TCTD như các chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh, đối tượng của bảo lãnh, nội dung, bản chất của bảo lãnh, phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các hợp đồng bảo lãnh giữa TCTD (không bao gồm các TCTD nước ngoài) với tổ chức, cá nhân (không bao gồm bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh đối với các hợp đồng dân sự giữa các cá nhân với nhau, hoặc giữa cá nhân với pháp nhân không nhằm mục đích sinh lời) đối với khoản vay phát sinh từ hợp đồng tín dụng (bên cho vay là TCTD, bên vay là pháp nhân, cá nhân); và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. Luận án sử dụng các quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự năm 2015, Luật TCTD (có tham khảo các quy định trước đó); cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án của Việt Nam hiện hành và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Nghiên cứu sử dụng nhiều tư liệu (Quyết định kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm) về thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD tại TANDTC từ năm 2013 trở lại, từ đó đánh giá về quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Việt Nam hiện nay.
  • 11. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, logic là những phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án để phân tích, đánh giá, đưa ra kiến nghị về những vấn đề trong nội dung nghiên cứu, cụ thể là: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh tiền vay tại TCTD. Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp logic, phương pháp so sánh được sử dụng ở các chương 2, 3, 4 để phân tích các vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn ở trong và ngoài nước. Các chương này được nghiên cứu trong mối quan hệ logic xuyên suốt từ cơ sở lý luận đến thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật. Những vấn đề lý luận trong Chương 2 được kiểm nghiệm trong Chương 3 để từ đó tạo cơ sở hình thành những kiến nghị trong Chương 4. Phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp chuyên gia được sử dụng để đánh giá thực trạng pháp luật trong Chương 3 và tạo cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị trong Chương 4. Có thể nói tất cả các phương pháp nghiên cứu nêu trên đều rất có giá trị cho việc đạt đến mục tiêu nghiên cứu của luận án. Đặc biệt, trong luận án này tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, sự việc thực tế “Case studies” để phân tích các vụ án có tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD được giải quyết tại Hội đồng Thẩm phán TANDTC, và phân tích các Án lệ liên quan đến lĩnh vực này. 5. Những đóng góp mới của luận án Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC, tác giả nhận thấy hoạt động nghiên cứu đạt được một số kết quả cơ bản sau:
  • 12. 6 - Thứ nhất, Luận án đã đề xuất cần sửa đổi một số quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ bảo lãnh, nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn cho bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (bảo vệ người nhận bảo đảm ngay tình; các quy định về bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh; các quy định về điều kiện của bên bảo lãnh, về nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh). - Thứ hai, Từ thực trạng giải quyết tranh chấp, luận án chỉ ra các dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng, từ đó luận án đưa ra khuyến nghị cho các bên khi giao kết hợp đồng bảo lãnh. - Thứ ba, Luận án đã phân tích cơ sở lý luận cũng như sự cần thiết phải sửa đổi những quy định của pháp luật tố tụng nhằm mục đích rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng vẫn đạt chất lượng, hiệu quả cao. - Thứ tư, Luận án kiến nghị một số giải pháp mang tính đột phá trong công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ bảo lãnh và tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD; phương thức giải quyết các tranh chấp của hợp đồng này theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; làm rõ tính đối nhân trong quan hệ bảo lãnh, sự khác biệt của thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh với thế chấp tài sản của người thứ ba; đặc biệt, trong đề tài này tác giả nêu cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về sự cần thiết phải bảo vệ người nhận bảo đảm ngay tình, từ đó kiến nghị sửa đổi BLDS để có thể áp dụng quy định về người thứ ba ngay tình trong quan hệ bảo đảm. Đối với chế định giám đốc thẩm, tái thẩm, đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để xem xét rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị, tránh tùy tiện, tràn lan. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khai thác tính cấp thiết của việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong bối cảnh Việt
  • 13. 7 Nam đang trong tiến trình cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49- NQ/TW, kết hợp với tinh thần của Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14, quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng – một nút thắt của nền kinh tế. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách cần sớm có những nghiên cứu một cách tổng thể về hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC nhằm mục đích rút ngắn thời gian giải quyết, đạt chuẩn mực pháp lý có tính hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cấp Tòa án. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; đồng thời, là nguồn tham khảo đối với việc ban hành các văn bản hướng dẫn chế định bảo đảm nghĩa vụ trong BLDS 2015 cũng như chế định giám đốc thẩm, tái thẩm trong BLTTDS; đặc biệt có giá trị tham khảo đối với những Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, những người làm công tác Tư pháp khác trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Chương 3: Thực trạng pháp luật về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD từ thực tiễn của Tòa án nhân dân tối cao. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao.
  • 14. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng 1.1.1.Về khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh Khái niệm bảo lãnh nêu trong một số công trình khoa học [88, tr.377], [158, tr.26][1, tr.158][42, tr.19][128, tr.201][33, tr.101] của các tác giả Nguyễn Mạnh Bách, Nguyễn Ngọc Điện, Lê Thị Thu Thủy và trong Luật La Mã, Quốc triều Hình luật…đều có nội hàm là việc người thứ ba cam kết bảo đảm cho nghĩa vụ của người có nghĩa vụ; và bảo lãnh là một hợp đồng giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Đặc điểm của bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: - Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân: Tác giả Nguyễn Mạnh Bách viết, “Ngày nay, sự bảo lãnh ít thông dụng, mỗi khi giao kết trái chủ thường đòi hỏi một bảo đảm đối vật trên tài sản của trái hộ, bảo đảm này hữu hiệu hơn sự bảo lãnh ” [1, tr.158]. Tác giả Nguyễn Thị Nga cũng gián tiếp thừa nhận bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân khi nhận định “…Đây là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân…. Nghĩa là bên cho vay bỏ ra một khoản tiền vay cho bên kia và khoản vay đó được bảo đảm thông qua [lời hứa] của chủ thể thứ ba…” [81, tr.20]; tác giả Phạm Văn Đàm khẳng định “…so với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân…” [46, tr.46]. Tác giả Trương Thanh Đức khi nghiên cứu về bảo lãnh có đưa ra kiến nghị, “Về biện pháp bảo lãnh: Đề nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định rõ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, nhưng không đưa tài sản vào cầm cố, thế chấp” [168].
  • 15. 9 Ngược lại, các tác giả Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Anh Sơn cho rằng, trong lĩnh vực hoạt động cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam theo pháp luật hiện hành không chỉ thuần túy là biện pháp bảo đảm đối nhân mà còn có thể là bảo lãnh đối vật, bởi lẽ người bảo lãnh cũng có thể phải thế chấp hoặc cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thanh toán cho người được bảo lãnh. Trường hợp thứ hai chính là bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba [150, tr.204]. Đồng tình với quan điểm này, tác giả Nguyễn Ngọc Điện có góc nhìn so sánh, theo nghĩa nguyên thủy của bảo lãnh trong Luật La tinh cổ thì bảo lãnh là hoàn toàn đối nhân, nhưng quá trình sau này, tại Pháp các học thuyết pháp lý và Án lệ đã chấp nhận hình thức bảo lãnh đối vật (Cautionnement réel) và thực tế, bảo lãnh đối vật mới là hình thức được ưa chuộng [42, tr.56-57]. Tác giả Nguyễn Thúy Hiền diễn giải rõ hơn, “Nhằm giảm sự khác biệt so với pháp luật của các nước trong quá trình hội nhập quốc tế, BLDS năm 2005 chuyển bảo lãnh bằng tài sản cụ thể trong BLDS 1995 thành cầm cố, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba. Từ đó, không còn quy định về bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003, mà được chuyển thành thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm không quy định đăng ký bảo lãnh” [171]. Như vậy, về mặt lý luận thì trên thế giới cũng đã có những trường phái luật theo xu hướng xác định bảo lãnh có thể là biện pháp bảo đảm đối vật. Ở Việt Nam, khi xây dựng BLDS năm 1995 đã đi theo hướng này, tuy nhiên từ năm 2005 khi sửa đổi BLDS 1995 thì bảo lãnh lại được quy định theo hướng là biện pháp bảo đảm đối nhân. - Quan hệ bảo lãnh tồn tại dưới dạng hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Ngay trong khái niệm bảo lãnh của một số nước như La Mã, Pháp, Đức đều thể hiện, bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ dân sự là một hợp đồng. Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Thái Lan cũng quy định về hình thức của
  • 16. 10 hợp đồng bảo lãnh phải bằng văn bản. Đặc biệt, Bộ luật Dân sự Pháp còn yêu cầu người bảo lãnh phải viết tay giá trị số tiền cam kết bảo lãnh bằng số và bằng chữ. Bộ luật Dân sự Campuchia còn thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng bảo lãnh được thể hiện bằng lời nói, mặc dù tính pháp lý của loại hợp đồng này là không cao [9]. Tác giả cuốn sách “The Modern Contract of Guarantee” (2003) (hợp đồng bảo lãnh hiện đại) cho rằng, “về nguyên tắc hợp đồng bảo lãnh không nhất thiết phải tồn tại dưới dạng văn bản, nhưng để có bằng chứng cụ thể và có giá trị đối với người thứ ba thì hợp đồng bảo lãnh phải được lập dưới dạng văn bản”. UNCITRAL lại khuyến nghị, “Luật nên quy định hợp đồng bảo đảm có thể bằng miệng nếu bên nhận bảo đảm chiếm hữu tài sản bảo đảm” [200]. Trong bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ dân sự thì nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam đồng tình với quan điểm của các tác giả Phạm Văn Tuyết và Lê Thị Kim Giang “về bản chất thì quan hệ bảo lãnh là một loại giao dịch dân sự, quan hệ giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh là một hợp đồng” [149, tr.30]. Tác giả Võ Đình Toàn phân tích rõ hơn, thực tiễn pháp lí, quan niệm hợp đồng bảo lãnh là quan hệ hợp đồng là tư tưởng phổ biến;… Đối với cam kết bảo lãnh mà bên bảo lãnh đưa ra thì về bản chất pháp lí đó là dự thảo hợp đồng, nếu không được bên nhận bảo lãnh chấp nhận thì quan hệ bảo lãnh không được thiết lập; hợp đồng bảo lãnh bắt buộc phải có hai bên: bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh [148, tr 41-46]. Cùng chung quan điểm về vấn đề này, tác giả Nguyễn Ngọc Điện khẳng định, “Bảo lãnh là một quan hệ pháp luật hình thành do sự gặp gỡ ý chí giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Đó thực sự là một hợp đồng chứ không phải là loại giao dịch một bên. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh là giao ước đơn vụ: chỉ có người bảo lãnh là người có nghĩa vụ…” [ 42, tr.20].
  • 17. 11 Tác giả Bùi Đức Giang viết, “Nhìn chung, dù được thể hiện bằng hình thức văn bản nào đi chăng nữa (hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh, quyết định bảo lãnh,v.v…) thì phải nhìn nhận cam kết bảo lãnh (văn bản bảo lãnh) là hợp đồng chứ không phải là một hành vi pháp lý đơn phương ” [54, tr. 29-39]. Tác giả Lê Thị Thu Thủy cũng có chung quan điểm này [150, tr.202]. Tác giả Trương Thanh Đức cũng cho rằng, “ở Việt Nam, mặc dù bảo lãnh chỉ là một biện pháp bảo đảm gắn với hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ chính, nhưng bảo lãnh có đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng, nhưng trong khoảng thời gian dài biện pháp bảo lãnh không được gắn tên hợp đồng” [50, tr. 322]. Tuy nhiên, tác giả Lê Nguyên quan niệm, “hành vi phát hành cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh là hành vi pháp lý đơn phương, không phải hợp đồng” [83, tr.44]. Về hình thức tồn tại của hợp đồng bảo lãnh, tác giả Trương Thanh Đức cho rằng, bảo lãnh là một trong 6 biện pháp bảo đảm luật buộc phải được lập thành văn bản và điều này còn có điểm chưa hợp lý [50, tr. 324]. Đồng tình với quan điểm hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản (có thể lập riêng hoặc trong cùng với hợp đồng tín dụng) và có thể phải được công chứng, chứng thực, còn có các tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang [149, tr.158], tác giả Phạm Văn Đàm [46, tr.68]. Về việc đăng ký biện pháp bảo đảm, tác giả Lê Thị Thu Thủy cho rằng, pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng bảo lãnh có quyền thỏa thuận về việc đăng ký hay không đăng ký hợp đồng và việc không đăng ký không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. Tương tự áp dụng đối với việc công chứng, chứng thực hợp đồng bảo lãnh [150, tr.214-215]. Tác giả Phạm Văn Đàm cũng cho rằng, trong trường hợp pháp luật có quy định thì hợp đồng bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực; về vấn đề hợp đồng bảo lãnh có phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không thì tác giả theo hướng bản chất của bảo lãnh là đối nhân, nên không phải đăng ký giao dịch bảo đảm [46, tr.68].
  • 18. 12 1.1.2. Những nội dung chính của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng 1.1.2.1. Chủ thể của quan hệ bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng Như đã trình bày ở phần trên của luận án [tr.10], quan hệ bảo lãnh được xác định là một hợp đồng và đây là hợp đồng được giao kết giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh. Đối với bên bảo lãnh: Tác giả Phạm Văn Đàm cho rằng, “luật của Pháp đặc biệt chú ý đến khả năng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh” [46, tr.63]. Pháp luật Nhật Bản cũng quy định, để xác lập biện pháp bảo lãnh thì người bảo lãnh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đầy đủ các phương tiện để thực hiện trái vụ. Tương tự, Bộ luật Dân sự của Campuchia cũng quy định về năng lực và khả năng thanh toán nợ của người bảo lãnh [46, tr.64] Ở Việt Nam, tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang cho rằng, “Đối với bảo lãnh dân sự, bên bảo lãnh có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Bên bảo lãnh không phải tuân thủ bất kỳ điều kiện nào khác của pháp luật ngoài việc được bên nhận bảo lãnh đồng ý đưa ra cam kết bảo lãnh” [149, tr.211]. Tác giả Hồ Quang Huy có chung quan điểm này và còn nói rõ hơn là trong pháp luật dân sự Việt Nam chưa có quy định về điều kiện của người bảo lãnh, từ đó kiến nghị cần có quy định về điều kiện của người bảo lãnh [173]. Tác giả Lê Thị Thu Thủy cho rằng, để tham gia quan hệ hợp đồng bảo lãnh bên bảo lãnh phải có các điều kiện sau, “... phải có năng lực tài chính, có chỗ làm ổn định, có thu nhập thường xuyên…có thể thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh…” [150, tr. 223-224]. Đồng thời, nhằm tránh đan xen lợi ích giữa cá nhân và pháp nhân, tránh việc giao kết hợp đồng bảo lãnh nhằm tạo ra quan hệ khép kín, mà trong quan hệ đó, quyền, lợi ích của tổ chức tín dụng luôn có nguy cơ bị xâm phạm, Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định thêm các trường hợp tổ chức tín dụng không được giao kết hợp đồng bảo lãnh với một số chủ thể là cán bộ có
  • 19. 13 thẩm quyền của tổ chức tín dụng [150, tr.225]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện phân tích thêm, dưới mắt của tổ chức tín dụng, các quan chức kể trên và những người thân của họ không có năng lực bảo lãnh [42, tr.138]. Đối với bên bảo lãnh là cá nhân: Tác giả Trương Thanh Đức cho rằng, cá nhân tham gia giao dịch dân sự nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng thì phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự [50, tr.333-334]. Điều kiện đối với pháp nhân bảo lãnh: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Điện, vấn đề trở nên phức tạp khi người đại diện theo pháp luật không trực tiếp ký kết hợp đồng bảo lãnh mà uỷ quyền cho người khác tham gia ký kết hợp đồng này [42, tr.134-137]. Tác giả Trương Thanh Đức cũng phân tích và chỉ ra những rủi ro khi giao kết hợp đồng bảo lãnh với đại diện hợp pháp của pháp nhân (bao gồm cả đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật) [50, tr. 330-331]. Đối với bảo lãnh của vợ hoặc chồng, Tác giả Nguyễn Ngọc Điện quan niệm, cá nhân vợ hoặc chồng đều có quyền đứng ra bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó. Trường hợp bảo lãnh đối vật, nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng thuộc sở hữu của mình để bảo lãnh thì không có vấn đề gì, nhưng nếu họ dùng tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng để bảo lãnh mà không được sự đồng ý của bên còn lại thì hợp đồng bảo lãnh không có giá trị [42, tr.139-140]; trường hợp bảo lãnh đối nhân thì không vấn đề, chỉ vướng trong việc xác định tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh [42, tr.139-140]. Tác giả Trương Thanh Đức không đồng tình với quan điểm này, theo tác giả Đức thì nếu có thành viên trong hộ gia đình là vợ hoặc chồng không đồng ý với hợp đồng thế chấp, thì nguy cơ vẫn bị Tòa án tuyên bố vô hiệu [50, tr.352]. - Bên nhận bảo lãnh: Đối với tổ chức tín dụng, Tác giả Trương Thanh Đức phân chia thành đại diện theo pháp luật của pháp nhân, đại diện theo ủy quyền trong nội bộ pháp nhân và ủy quyền với người ngoài pháp nhân [50, tr.352], đối với đại diện theo ủy quyền thì pháp luật dân sự hiện hành vẫn quy định người được ủy quyền có thể ủy quyền lại nếu được sự đồng ý của người
  • 20. 14 ủy quyền; ngoài ra còn có điểm mới là người ủy quyền có thể ủy quyền lại mà không cần sự đồng ý của người ủy quyền ban đầu, với điều kiện: trong trường hợp bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được; việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu, hình thức của hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hợp đồng ủy quyền ban đầu [50, tr.355] 1.1.2.2. Những nội dung chính của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: Luật không quy định cụ thể nội dung hợp đồng bảo lãnh mà hoàn toàn do các bên thỏa thuận, với điều kiện những thỏa thuận đó không trái luật, trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, “đạo đức” thì khá trừu tượng và không phải là bất biến [123, tr. 9 – 19, tr.13 -17]. Tới mức, có tác giả kiến nghị, “khái niệm „đạo đức‟ khó hiểu nếu đưa vào BLDS sẽ gây tâm lý hoang mang cho các chủ thể tham gia giao dịch, dẫn đến các chủ thể hạn chế tham gia một số giao lưu dân sự…” [21, tr.29]. Về các nội dung không trái luật, đây là quy định mới so với pháp luật dân sự trước đó, pháp luật dân sự trước khi có BLDS 2015 đều ghi nhận các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng không được trái “pháp luật”. Như vậy, phạm vi cấm của Bộ luật Dân sự 2015 đã thu hẹp lại rất nhiều [50, tr.284]. Tác giả Lê Thị Thu Thủy cho rằng, hợp đồng bảo lãnh cần có những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ các bên, ngày, tháng, năm….[ 150, tr.215]. Đồng tình với quan điểm này, tác giả Trương Thanh Đức phân tích sâu về các nội dung cơ bản của hợp đồng bảo lãnh [50, tr.371]. 1.1.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: - Về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh: Các tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang cho rằng, “Để có hiệu lực, giao dịch bảo đảm phải tuân thủ các điều kiện được BLDS quy định, ngoài ra cần xem xét mối quan hệ giữa hiệu lực của giao dịch bảo đảm và hiệu lực của hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng giao dịch bảo đảm đó” [ 149, tr.131]. Trong khi
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51957 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562