SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VIỆT DŨNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP
ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VIỆT DŨNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP
ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng ai công bố trình bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Việt Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN
HÀNG BẰNG PHƯƠNG THỨC TÒA ÁN ..........................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay
Ngân hàng............................................................................................................7
1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án .......................................13
1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm
tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án................................................17
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN
THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG QUA THỰC TIỄN
XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ.........................27
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và Tòa án nhân dân tại tỉnh
Phú Thọ..............................................................................................................27
2.2. Khái quát chung về tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ .....30
2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền
vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ.....................................34
2.4. Kết luận chung rút ra từ thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ............44
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
NGÂN HÀNG...........................................................................................................50
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài
sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án................................50
3.2. Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết
tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án ........54
KẾT LUẬN...............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, trước nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triền kinh
tế, việc tạo lập, vận hành một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh thông qua
hệ thống Ngân hàng, hiệu quả là một nhu cầu tất yếu. Ngày nay, các Ngân
hàng ở Việt Nam có nhiều loại hình hoạt động với những tên gọi khác nhau.
Đến cuối năm 2018, hệ thống các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ đang có tổng cộng 20 (chi nhánh Cấp 1) và 39 quỹ tín dụng
nhân dân.
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển, đáng ghi
nhận. Hệ thống Ngân hàng và hoạt động tín dụng có những bước phát triển đột
phá, góp phần quan trọng trong nền kinh tể của nước ta. Mặc dù vậy, gần đây,
trong hoạt động của mình, Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Những năm
gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên đời sống xã hội cũng
như kinh tế của người dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Song, mặt
trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nhiều người sống buông thả, coi
trọng vật chất, xem nhẹ tình cảm. Điều đó làm cho những tranh chấp về tài
sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng có tính quyết liệt, căng thẳng hơn,
nên việc giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn.
Ở tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây, số lượng các vụ án nói chung tại
địa bàn, đặc biệt là vụ án giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm
tiền vay Ngân hàng tại Tòa án tăng nhanh về số lượng, phức tạp về nội dung,
nhiều vụ tranh chấp rất gay gắt, khiếu nại kéo dài gây nhiều khó khăn cho các
cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng. Hầu hết
các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định, thấu tình đạt lý, khách
quan, được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng còn gặp nhiều vướng
2
mắc, bất cập. Nhằm đảm bảo tiền vay của Ngân hàng, Ngân hàng phải khởi
kiện ra Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Phú Thọ. Trải qua quy trình tố
tụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đó là khi chứng cứ trong
các hợp đồng tín dụng đã rất cụ thể, rõ ràng. Cũng cần thấy rằng, việc xét
xử của Tòa án từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm, rồi khả năng giám đốc thẩm, tái
thẩm và thi hành bản án có hiệu lực pháp luật là cả một khoảng thời gian
rất dài.
Nhằm có sự đánh giá tổng thể về cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt
động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng
tại Tòa án ở tỉnh Phú Thọ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn; vấn đề đảm
bảo công bằng giữa lợi ích các bên trong quan hệ tín dụng; việc áp dụng pháp
luật giải quyết trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm
tiền vay Ngân hàng hiện nay gặp những vướng mắc gì là cần thiết và có ý
nghĩa thực tế. Trước thực tế này tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng từ thực tiễn xét xử
của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ là đáp ứng
yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp về tài sản thế
chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân
ở tỉnh Phú Thọ cũng như hoạt động của các Ngân hàng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc giải
quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng ngày
được cải cách cho phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó là việc giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng đã từng bước được
xây dựng cả về cơ sở pháp lý và tổng kết thực tiễn áp dụng. Với hệ thống các
văn bản pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng tín dụng Ngân
hàng nói riêng đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Việc làm này đã
giúp cho việc đảm bảo tiền vay của các ngân hàng từng bước có hiệu quả cao
3
hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nhằm hạn chế sự gia tăng của tình trạng các khoản nợ không trả được,
Quốc hội đã ban hành riêng một Nghị quyết về xử lý, thu hồi nợ theo Nghị
quyết số 42/2017/NQ14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ
xấu của các Tổ chức tín dụng;
Đồng thời với đó là việc Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết
số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định
của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của
khoản nợ tại Tòa án nhân dân.
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết
tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng, đã có
nhiều công trình ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến là:
- Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành, luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Đại
học Luật Hà Nội, năm 2013.
- Bảo đảm tiền vay ngân hàng, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ
của tác giả Lê Thu Hiền, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thương về đề tài: “Xử lý nợ
xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương theo pháp luật Việt Nam”
bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Quang Huy với đề tài: “Pháp luật
về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và thực tiễn áp
dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông” bảo vệ năm 2015 tại
Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, luận văn
thạc sĩ của tác giả Lê Kim Thanh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008.
Ngoài những công trình nghiên cứu ở trình độ tiến sỹ và thạc sĩ như
4
đã nêu trên, có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thấp hơn, được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành kinh tế.
Đó là:
- Bài viết: “Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh” của tác
giả Trần Đình Định, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (đăng trong Tạp chí Ngân hàng 2013);
- Bài viết: “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt Nam.
- Bài viết: “Pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của ngân
hàng thương mại: Những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn
Kiên Bích Tuyền – giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM, nghiên cứu sinh
tại Đại học Luật TP. HCM (đăng trong tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2018).
- Bài viết: “Thế chấp tài sản – biện pháp bảo đảm thông dụng và một số
vấn đề cần lưu ý” của tác giả Tưởng Duy Lượng – Nguyên Phó Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao (đăng trong tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2019).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật về giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp, thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để
đảm bảo tiền Ngân hàng tại Tòa án từ thực tiễn của Tòa án nhân dân ở tỉnh
Phú Thọ; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả trong việc giải quyết lĩnh vực này.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề cơ bản nhất về tranh chấp về tài sản thế
chấp và giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân
hàng bằng phương thức Tòa án;
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những ưu
điểm, hạn chế trong thực hiện giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
5
đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân ở
tỉnh Phú Thọ;
Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và
đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân
hàng tại Tòa án; Đồng thời là các hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng khi
giải quyết các vụ án.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến nay.
- Phạm vi không gian: Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý lý luận:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân
dân, nhất là nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật; các quan điểm,
đường lối của Đảng thể hiện trong các nghị quyết có đề cập đến vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền và về cải cách tư pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận
dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên
ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp,
phân tích, so sánh, thống kê toán học và xin ý kiến chuyên gia.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần phân tích đã phân tích, hệ thống hóa, làm
sáng tỏ khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp và giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh
chấp qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất
những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp
luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân
hàng bằng phương thức Tòa án.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng làm kinh nghiệm cho các
địa phương khác, tổng kết kinh nghiệm xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân.
Đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy,
học tập trong các cơ sở đào tạo luật và các cơ sở đào tạo chức danh tư pháp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ
lục, nội dung của Luận văn được kết cấu theo truyền thống gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp về tài sản
thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án.
Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm
tiền vay Ngân hàng qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi
pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay
Ngân hàng tại Tòa án.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÒA ÁN
1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm
tiền vay Ngân hàng
1.1.1. Khái niệm.
Tranh chấp phát sinh từ tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng
là một loại tranh chấp hợp đồng tín dụng (HĐTD), là tình trạng pháp lý trong
quan hệ HĐTD, mà ở đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với
nhau về những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD. Tranh chấp hợp đồng
khác biệt với vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là hành vi pháp lý của các
bên đã xử sự trái với các điều khoản được cam kết trong hợp đồng. Còn tranh
chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về hành vi vi phạm đó
hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó và được thể hiện
ra bên ngoài. Như vậy, có thể hiểu khái quát, tranh chấp HĐTD là những mâu
thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa bên cho vay
(ngân hàng) và bên vay (khách hàng). Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ
gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo, thế chấp…
1.1.2. Một số đặc điểm trong quan hệ tranh chấp.
Tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng cũng là
một loại tranh chấp hợp đồng tín dụng (HĐTD) nói chung, do đó có đầy đủ
những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, với bản chất
đặc thù của tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng, tranh chấp tài
sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng mang một số đặc trưng riêng
biệt để có thể phân biệt với các loại tranh chấp hợp đồng khác. Có thể khái
8
quát đặc điểm của tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng
bằng các ý sau:
- Thứ nhất, giá trị của tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay
Ngân hàng thường có giá trị lớn hoặc thậm chí là rất lớn.
Khi kí kết hợp đồng thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn mà
không thể tự mình xoay sở được. Nhu cầu đó thường là để bổ sung vốn kinh
doanh đối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia
đình. Do đó, số tiền này không phải là nhỏ và dễ dàng vay được từ các tổ
chức, cá nhân ngoài xã hội mà không phải là Ngân hàng.
Về phía bên cho vay là Ngân hàng, bên cạnh vai trò là chủ thể cung
ứng vốn cho nền kinh tế thì Ngân hàng còn đóng vai trò là người đi vay của
các chủ thể khác để cho vay lại. Để đạt được lợi nhuận cao thì các Ngân hàng
thường kí kết các HĐTD có giá trị lớn dựa trên định giá tài sản đảm bảo tại
thời điểm cho vay. Do bên vay vốn dùng khoản vay này phần lớn để đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nếu bên vay không tuân thủ các cam
kết trong hợp đồng, không trả nợ cho các Ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng xấu
đến hoạt động của Ngân hàng đó. Thực tế không hiếm các trường hợp các
Ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu’. Một khi
khách hàng vay không thể thanh toán được nợ, tranh chấp xảy ra thì Ngân
hàng sẽ là chủ thể bị thiệt hại lớn vì nguồn vốn bị ứ đọng, phải thực hiện các
biện pháp khắc phục, mục đích lợi nhuận ban đầu không còn hoặc bị gián
đoạn. Đặc biệt, nếu tranh chấp HĐTD phải khởi kiện tại Tòa án thì càng gây
khó khăn cho Ngân hàng khi muốn thu hồi vốn. Bởi khi đã bị khởi kiện tại
Tòa án thì thường là người đi vay không còn có khả năng trả nợ cho Ngân
hàng. Mặt khác, khi tranh chấp HĐTD xảy ra thì Ngân hàng sẽ mất lòng tin
với khách hàng vay vốn, các HĐTD tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể cả khi
bên đi vay chứng minh lại được khả năng tài chính của mình. Do đó, có thể
nói tranh chấp HĐTD là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, không chỉ ảnh
9
hưởng đến bên cho vay mà còn cả đối với bên đi vay. Thậm chí nếu tranh
chấp xảy ra nhiều thì ảnh hưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến một Ngân hàng
mà có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các Ngân hàng khác trong nền kinh tế.
- Thứ hai, tranh chấp HĐTD Ngân hàng được giải quyết dựa trên
nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia
tranh chấp.
Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể, Bộ
Luật dân sự 2015 ghi nhận :“cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt
buộc đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn
trọng”. HĐTD về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ
mang tính thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên. Do đó, kể cả đối với việc
giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thì các bên cũng có quyền thỏa
thuận để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
Việc tôn trọng quyền định đoạt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì quan hệ
dân sự giữa các bên mang tính bình đẳng, không phải là mối quan hệ mệnh
lệnh - phục tùng như các quan hệ hành chính nhà nước khác. Khi các bên
tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận được với nhau thì việc giải quyết tranh
chấp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thiệt
hại về thời gian, tiền bạc, công sức của các bên. Về phía các cơ quan tài phán,
thi hành án thì việc thỏa thuận này cũng có ý nghĩa trong việc giảm nhẹ khối
lượng, áp lực công việc trong điều kiện các tranh chấp ngày càng xảy ra nhiều
và phức tạp như hiện nay.
Đặc biệt, vấn đề thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp đối
với các Ngân hàng là Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài có vai
trò quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi các chủ thể này khác với các Ngân hàng
trong nước, chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật nước ngoài lẫn pháp luật Việt
Nam và sự khác nhau trong quy định của pháp luật giữa Việt Nam và nước
khác là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc cho phép, tôn trọng quyền tự
10
thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những
xung đột pháp luật có thể xảy ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp.
Tuy nhiên, nguyên tắc đối với các thỏa thuận này là phải phù hợp với các quy
định của pháp luật Việt Nam.
Nguyên tắc tự do thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp giữa các bên
cũng được Bộ Luật tố tụng dân sự thể hiện ở chế định hòa giải. Theo đó, hòa
giải là trách nhiệm của cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra và khi đó
các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Ngay cả trước khi diễn ra
hoặc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm các bên cũng vẫn có quyền thỏa thuận
về việc giải quyết tranh chấp miễn sao thỏa thuận đó phù hợp với các quy
định của pháp luật.
- Thứ ba, tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là Ngân
hàng và phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng
cho vay, bị đơn là bên đi vay.
Với đặc thù của hoạt động tín dụng là sự cung ứng nguồn vốn đến
những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn trên cơ sở huy động của các tổ
chức, cá nhân có thừa nguồn vốn trong xã hội nên Ngân hàng luôn đóng vai
trò trung gian trong mối quan hệ này. Sự tham gia của Ngân hàng là một dấu
hiệu đặc trưng nhằm phân biệt giữa tranh chấp HĐTD và tranh chấp hợp đồng
vay tài sản thông thường giữa các tổ chức, cá nhân khác mà không phải là
Ngân hàng Ngân hàng
Đồng thời, về mặt lý thuyết, khi tham gia ký kết HĐTD, các Ngân hàng
và khách hàng có địa vị ngang bằng nhau tham gia thỏa thuận. Nhưng với tư
cách là chủ thể có nguồn vốn dồi dào, việc áp đặt các điều kiện cho vay đối
với khách hàng là điều không hiếm xảy ra. Hơn nữa, khi tham gia kí kết hợp
đồng thì hợp đồng thường do bên cho vay là các Ngân hàng soạn thảo với đội
ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về mặt pháp lý nhất định. Trong khi đó,
chủ thể đi vay là khách hàng thường là các tổ chức, cá nhân, trình độ chuyên
11
môn về mặt pháp lý của họ còn thấp và nhiều khi không được chú trọng đúng
mức. Và như vậy là hợp đồng được kí kết với các điều khoản chặt chẽ nhằm
bảo đảm cho quyền lợi của Ngân hàng khi bên vay không trả nợ hay trả
không đúng nghĩa vụ. Do đó, khi tranh chấp xảy ra thì Ngân hàng luôn nắm
đằng chuôi với các điều khoản được ghi nhận một cách chặt chẽ, rõ ràng
trong hợp đồng được sự đồng thuận của cả hai bên. Vì vậy, nếu có tranh chấp
xảy ra thì là do bên đi vay vi phạm, chứ ít khi Ngân hàng lại vi phạm chính
những điều khoản do chính mình soạn thảo.
Mặt khác, trong mối quan hệ HĐTD, các nghĩa vụ chính của bên đi vay
thường phát sinh sau thời điểm giải ngân. Trong khi đó, tại thời điểm hoàn tất
việc giải ngân cho khách hàng thì Ngân hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ của
mình. Các nghĩa vụ khác của bên cho vay như bảo mật thông tin, lưu trữ hồ
sơ tín dụng, nghĩa vụ thông báo, bảo quản tài sản bảo đảm, giải chấp tài sản
đảm bảo...là ít quan trọng và là nghĩa vụ phát sinh từ quyền của bên vay. Vì lý
do đó nên nếu có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ
của mình, rất hiếm gặp trường hợp bên đi vay khởi kiện Ngân hàng.
- Thứ tư, đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD Ngân hàng chính
là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của
bên vay cho Ngân hàng, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong HĐTD.
Có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ HĐTD như: tranh chấp về chủ
thể xác lập, thực hiện HĐTD, tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn,
tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay...Tuy nhiên, tranh chấp
xảy ra nhiều nhất là tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, về
mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm. Sở dĩ như vậy là bởi vì những nghĩa vụ
này chính là những nghĩa vụ chính nhất, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình
thực hiện HĐTD của các bên và việc thực hiện này có tác động trực tiếp đến
quyền lợi của Ngân hàng. Các tranh chấp khác cũng có tác động đến các
12
Ngân hàng nhưng không phải là cơ bản nên ít xảy ra hơn so với tranh chấp về
nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi hay tranh chấp về lãi suất, về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ.
- Thứ năm, tranh chấp HĐTD Ngân hàng thường là tiền đề làm phát
sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay
thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Các Ngân hàng khi tham gia vào HĐTD đều có mục đích lợi nhuận từ
việc cho vay đó vì bản chất của Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền
tệ. Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, thông
thường Ngân hàng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi họ có cầm cố,
thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo
đảm này đóng vai trò là phương pháp dự phòng của Ngân hàng khi rủi ro xảy
ra. Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được đảm bảo trong HĐTD thì các bên
kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay. Tùy trường hợp mà đó có thể là hợp
đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp hay là dưới hình thức chứng thư bảo lãnh
của bên thứ ba. Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng
bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn là để bảo đảm cho việc vay vốn, xuất phát từ
hợp đồng tín dụng đã được kí kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc
trả nợ của bên đi vay.
Như vậy, không có trường hợp nào, hợp đồng bảo đảm lại tách rời ra
khỏi HĐTD với tư cách là một hợp đồng độc lập mà giữa chúng luôn có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Có thể ví mối quan hệ này như là mối
quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Sự vô hiệu loại hợp đồng này
có ảnh hưởng đến loại hợp đồng kia tùy trường hợp. “Trong trường hợp hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng
thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”. Ngược lại, “giao dịch bảo đảm vô hiệu
13
không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác”. Như vậy, có thể khẳng định rằng tranh chấp HĐTD, với tư
cách là hợp đồng chính, luôn gắn liền và làm cơ sở phát sinh tranh chấp hợp
đồng bảo đảm - hợp đồng phụ trong quan hệ tín dụng giữa các bên.
- Thứ sáu, tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa
các bên tham gia tranh chấp.
Vì tranh chấp HĐTD cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nên phải
xuất phát từ xung đột lợi ích của các bên trong hợp đồng. Mặc dù vậy trong
quan hệ dân sự, pháp luật hiện hành quy định một số cơ quan đoàn thể có thể
khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân khác mà không phải là
lợi ích của chính cơ quan, đoàn thể đó. Tuy nhiên, đối với tranh chấp phát
sinh từ HĐTD thì chỉ có chính các bên hay người đại diện hợp pháp của họ
mới có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên đi vay
hay Ngân hàng. Không có trường hợp nào mà tranh chấp HĐTD phát sinh do
tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia
HĐTD. Như vậy, tranh chấp phát sinh từ HĐTD chỉ phát sinh khi các bên
khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ
tín dụng, hay nói cách khác, tranh chấp HĐTD thường gắn liền với lợi ích của
các bên tranh chấp.
1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp
để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp, theo Từ điển Tiếng Việt (1992) được hiểu là làm
cho các xung đột, bất đồng không còn thành vấn đề nữa. Khi xảy ra tranh
chấp các chủ thể thường lựa chọn, sử dụng một hoặc một số phương thức phù
hợp để giải quyết tranh chấp của mình. Việc chủ thể lựa chọn phương thức
nào để giải quyết tranh chấp để đảm bảo phù hợp và mang lại kết quả như
mong đợi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi đối với mỗi loại tranh chấp có
14
các phương thức giải quyết khác nhau, bản thân mỗi phương thức lại có
những đặc trưng riêng, được thực hiện bằng các quy tắc, hình thức và thủ tục
của nó. Chính vì vậy, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu
điểm và hạn chế của mình.
Để lựa chọn được phương thức giải quyết phù với với mục tiêu đạt
được, bản chất tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi
phí dành cho việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi các bên phải hiểu rõ bản chất
và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức. Tuy nhiên, dù là
phương thức giải quyết tranh chấp nào cũng phải đảm bảo quyền bình đẳng,
quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy
định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm
tiền vay Ngân hàng bằng phương thức tòa án.
Trên thế giới, tùy thuộc vào quan điểm, tư tưởng của các nhà lập pháp
của từng quốc gia mà luật pháp mỗi nước có những quy định khác nhau về
vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD Ngân hàng. Mặc dù vậy, hầu
hết các quốc gia đều thừa nhận các hình thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD
Ngân hàng nói riêng bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài thương mại
và toà án.
Thực tế cho thấy, mỗi hình thức giải quyết tranh chấp nói trên đều có
những lợi thế và đồng thời cũng thể hiện những điểm hạn chế nhất định. Tùy
thuộc vào tính chất của tranh chấp, mức độ phức tạp của tranh chấp, khả năng
và điều kiện cụ thể của các bên mà các chủ thể tranh chấp có thể lựa chọn
hình thức này hay hình thức khác, hoặc sử dụng phối hợp nhiều hình thức
khác nhau nhằm giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao nhất.
Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD
thông qua khởi kiện tại Tòa án thường được xem là hình thức cuối cùng mà
15
các bên lựa chọn trong trường hợp thương lượng hoặc hòa giải không thành
công. Việc phải nhờ đến quyền lực nhà nước để giải quyết mâu thuẫn là khi
các bên đã áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhưng không đạt
được kết quả và các bên không còn phương án lựa chọn nào khác.
Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính cưỡng chế cao,
được thực hiện tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, tiến hành
theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà
án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi
hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Chính điều này đã tạo nên ưu điểm
hơn hẳn của phương thức này đối với các phương thức khác đó là tố tụng chặt
chẽ và tính khả thi của hiệu lực phán quyết.
Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án không phụ thuộc thỏa thuận
của các bên. Luật quy định, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở
có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thỏa thuận với
nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của
nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39
về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Ưu điểm:
- Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là: Do
Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của Tòa án có tính
cưỡng chế cao nhất. Nếu các bên không chấp hành bản án, quyết định của tòa
án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm
bảo tuyệt đối nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
- Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa
án sẽ thấp hơn so với trọng tài.
- Trình tự tố tụng nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm pháp luật.
16
- Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các
trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ
ba đến Tòa.
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có nhiều cấp xét xử cũng có cái hay
là khả năng sửa sai nếu bản án của một cấp xét xử có sai sót. Ngược lại, một khi
trọng tài đã ra phán quyết, cho dù có sai sót đi chăng nữa cũng chịu vì phán
quyết đó có giá trị chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay.
- Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành
chính rất hợp lý.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hình thức giải quyết tranh chấp thông
qua Tòa án còn có những hạn chế như:
- Hạn chế của phương thức này là thủ tục tại Tòa án thường thiếu linh
hoạt, trình tự tố tụng kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh
doanh một cách bình thường của các bên chủ thể tranh chấp.
- Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai được xem là tiến bộ, mang
tính răn đe nhưng lại là cản trở đối với doanh nhân và doanh nghiệp khi những bí
mật kinh doanh bị tiết lộ. Dù tranh chấp xuất phát từ bên cho vay hay từ bên vay
thì việc bị công khai sai phạm là điều mà các bên chủ thể hoàn toàn không mong
muốn.
- Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo
dài. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét
xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Đối với các tranh chấp HĐTD có yếu tố nước ngoài thì phán quyết của
Tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế, vì luật các nước quy định
khác nhau. Phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường
thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
17
Mặc khác, mặc dù Thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải
buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường
cùng quốc tịch với một bên.
1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục tố tụng
để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay Ngân hàng nói riêng của Toà án được thực hiện theo trình
tự, thủ tục sau đây:
1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Khởi kiện đó việc Ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể tự mình hoặc
thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án về tranh chấp về tài sản
thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán được Chánh án phân
công tiến hành kiểm tra các vấn đề về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện,
hình thức, nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi
kiện theo quy định từ Điều 186 đến Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thông báo cho Ngân
hàng biết để họ sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 193 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện theo quy
định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án phải thông báo
bằng văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện cho Ngân hàng biết.
Việc thụ lý vụ án là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của chủ thể
khởi kiện và ghi sổ thụ lý vụ án của Tòa án.
Do vậy, thụ lý vụ án là hành vi tố tụng đầu tiên của Tòa án trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự nói chung cũng như vụ án liên quan đến tài sản
thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Thụ lý vụ án là cơ sở để xác định tư
cách tham gia tố tụng của các đương sự. Việc Tòa án thụ lý kịp thời vụ án sẽ
18
tránh kéo dài hành vi trây ỳ, trốn tránh việc trả nợ, bảo vệ kịp thời, tối đa
những lợi ích hợp pháp của Ngân hàng và những người liên quan.
1.3.2. Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ
Theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 thì trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đặc biệt là vụ án về
giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì
Ngân hàng, tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ
cho Tòa án, nếu Ngân hàng, tổ chức tín dụng không giao nộp hoặc giao nộp
không đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng
minh. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật và dân trí của xã hội chúng ta
vẫn còn nhiều hạn chế nên nhiều đương sự chưa nắm bắt được các quy định
của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh hoặc vì nhiều lý do khách quan họ
không thể tự mình thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau
đây để thu thập tài liệu, chứng cứ sau đây:
“a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm
chứng;
c) Trưng cầu giám định;
d) Định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này” [2].
19
Ngoài các biện pháp thu thập chứng cứ nêu trên, theo quy định từ Điều
111 đến Điều 142 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2014 trong trường hợp cần
thiết theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ
chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục
được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
1.3.3. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
Hòa giải là để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được
theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vụ án
được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 thì hòa giải là nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết vụ án dân
sự, là chế định quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự. Hòa giải trong giải
quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng rất quan
trọng. Nếu việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay
Ngân hàng thì việc hòa giải trước tiên sẽ giúp cho các bên thỏa thuận được
những vấn đề phát sinh về việc trả nợ gốc,lãi cho Ngân hàng hay việc không
bị lãi phạt. Đồng thời giúp cho bên có tài sản thế chấp không phải bán hay có
điều kiện lấy lại tài sản đã thế chấp.
Khi tiến hành hòa giải Tòa án phải tuân thủ theo các nguyên tắc tiến hành
hòa giải, trình tự theo quy định tại Điều 205, Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015. Thông qua việc tiếp cận, công khai chứng cứ, các đương sự thực hiện
quyền của mình trong đó có việc tranh tụng. Tiếp cận, công khai chứng cứ và
hòa giải trong vụ án dân sự là một thủ tục bắt buộc. Khi Tòa án tiến hành hòa
giải, đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên hòa giải để trình bày ý kiến
của mình về những nội dung tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp và đề xuất
những vấn đề cần hòa giải. Sau khi đương sự đã trình bày xong ý kiến của mình
20
thì Thẩm phán sẽ xác định lại những vấn đề các bên đã thống nhất, vấn đề chưa
thống nhất thì yêu cầu đương sự trình bày bổ sung, sau đó Thẩm phán kết luận
cuối cùng. Việc hòa giải phải lập biên bản, có chữ ký của các bên.
Sau khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn
bộ vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, biên bản này phải gửi ngay
cho các đương sự tham gia hòa giải. Các đương sự có quyền thay đổi ý kiến
về vấn đề thỏa thuận trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành, hết thời hạn 7 ngày nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về việc
thỏa thuận thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự. Nội dung hòa giải chỉ có giá trị pháp lý đối với những đương sự có
mặt tại phiên hòa giải. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có
hiệu lực pháp luật ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm. Nếu việc hòa giải không thành, Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử.
1.3.4. Xét xử tại phiên tòa
Nếu Tòa án hòa giải không thành, các đương sự không thỏa thuận được
với nhau về những vấn đề đang tranh chấp về việc trả tiền vay Ngân hàng thì
Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử
sơ thẩm các vụ án được quy định tại Điều 37, Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 và Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ án được quy
định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay Ngân hàng bao gồm các bước sau đây:
1.3.4.1. Phần khai mạc phiên toà
Khai mạc phiên tòa là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi Hội
đồng xét xử tiến hành xét xử. Việc thực hiện khai mạc phiên tòa được thực
hiện theo quy định tại Điều 239 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
21
+ Xem xét về đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám
định, người phiên dịch của đương sự nếu đương sự có yêu cầu và có căn cứ
để thay đổi người tiến hành tố tụng.
+ Xem xét, quyết định việc hoãn phiên toà khi có người vắng mặt được
thực hiện theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều
241 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định khi có người tham gia tố tụng
vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa
thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu
có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định, có thể chấp nhận
hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận phải nêu lý do.
1.3.4.2. Phần thủ tục hỏi tại phiên toà
Khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán sẽ hỏi nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có
thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình hay không.
Tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự vẫn có thể rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu
của họ, việc thay đổi, bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.
Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì sau
khi đã hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu, chủ tọa phiên tòa sẽ
hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không,
nếu họ tự nguyện thỏa thuận và sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của
pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra công nhận sự
thỏa thuận đó. Trường hợp nếu các đương sự không thỏa thuận được và vẫn
giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử bằng việc yêu cầu
đương sự trình bày ý kiến của mình theo thứ tự bắt đầu từ nguyên đơn, tiếp
đến là bị đơn, cuối cùng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nếu các
đương sự có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp sẽ trình bày thay đương sự (phiên tòa sơ thẩm).
Thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
22
a) Sau khi nghe lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng
vấn đề được thực hiện theo thứ tự: Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Sau khi đã hỏi các đương sự, Thẩm phán sẽ công bố các tài liệu, chứng
cứ của vụ án, cho nghe hoặc xem băng, đĩa ghi âm, ghi hình tại phiên tòa theo
quy định của pháp luật.
1.3.4.3. Phần thủ tục tranh luận tại phiên toà
Tranh luận là việc các bên trình bày, đưa ra quan điểm của mình về
chứng cứ, pháp luật cần áp dụng và đề xuất đường lối giải quyết vụ án. Trình
tự phát biểu tranh luận tại phiên toà sơ thẩm như sau:
Đầu tiên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (Đối
với vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn) sẽ phát
biểu trước, sau đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, cuối cùng là
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, các đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Người tham gia tranh luận có
quyền đối đáp lại ý kiến của người khác, chủ tọa phiên tòa không được hạn chế
thời gian tranh luận trừ trường hợp đương sự tranh luận những vấn đề không liên
quan đến vụ án [17, Điều 260, Điều 261].
Sau khi kết thúc phần tranh luận nếu có tình tiết của vụ án chưa được xem
xét, xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử
quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận
(Điều 263 và Điều 307 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Quy định này nhằm
khắc phục tình huống khi đã tranh luận xong nhưng có nhiều tình tiết của vụ án
23
chưa được làm rõ. Quy định này cũng khẳng định rằng Tòa án chỉ quyết định các
vấn đề của vụ án khi các tình tiết, sự kiện của vụ án đã được làm sáng tỏ.
Sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận xong thì đại diện Viện
kiểm sát phát biểu ý kiến quan điểm về việc giải quyết vụ án (Trên cơ sở về
mặt thủ tục tố tụng và nội dung vụ án). Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm
sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
[17, Điều 262].
1.3.4.4. Nghị án và tuyên án
Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án
trên cơ sở kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa.Việc nghị án được tiến hành
theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi nghị án mà
thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ thì Hội đồng quyết định xét hỏi, tranh luận lại
[17, Điều 265].
Khi tuyên án, có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử
tuyên đọc bản án. Khi tuyên đọc xong có thể giải thích thêm về quyền kháng
cáo, về việc thi hành án và quyền được yêu cầu không công bố bản án trên
cổng thông tin điện tử của Tòa án những nội dung liên quan đến bí mật cá
nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.
1.3.5.Thủ tục phúc thẩm (Từ Điều 270 đến Điều 315 Bộ luật tố tụng
dân sự)
1.3.5.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ
án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo, kháng nghị.
1.3.5.2. Chuẩn bị để xét xử phúc thẩm.
Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án,
kháng cáo, kháng nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm
tiến hành vào sổ và thụ lý vụ án.
24
Nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình mà Tòa án cấp sơ thẩm đã
yầu giao nộp nhưng đương sự chưa cung cấp, giao nộp vì có lý do chính đáng;
Mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không
thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
Ra các quyết định: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; Đình chỉ xét xử
phúc thẩm; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
1.3.5.3. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị sẽ trình bày trước, sau đó
các đương sự có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày [17, Điều 247,
Điều 302].
Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà phúc thẩm (chỉ được tranh
luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại
phiên tòa phúc thẩm) theo Điều 305 Bộ luật Tố tụng dân sự, được thực hiện
theo thứ tự:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình
bày, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối
đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự
tranh luận về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính
hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp Kiểm sát viên phát biểu ý
kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn
25
phúc thẩm. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản
phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. [17, Điều 306].
1.3.5.4. Nghị án và tuyên án
Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án
trên cơ sở kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa.Việc nghị án được tiến hành
theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi nghị án mà
thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ thì Hội đồng quyết định hỏi, tranh luận lại [17,
Điều 307].
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
2. Sửa bản án sơ thẩm;
3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án lại theo thủ tục sơ thẩm;
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
6. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi,
bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án
kết quả xử lý.
Khi tuyên án, có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử
tuyên đọc bản án [17, Điều 313].
Ngoài ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ còn tiến hành thủ tục phúc
thẩm đối với quyết định của 13 Tòa án cấp huyện, thành phố, thị xã bị kháng
cáo, kháng nghị (Việc giải quyết được thực hiện theo Điều 314 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015).
26
Đối với Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án còn thường xuyên tiến
hành kiểm tra đối với những bản án, quyết định của 13 Tòa án cấp huyện,
thành phố, thị xã đã có hiệu lực pháp luật. Qúa trình kiểm tra nếu phát hiện
thấy có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì làm văn bản trình Chánh
án tỉnh Phú Thọ kiến nghị lên Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành xét xử giám
đốc thẩm, tái thẩm theo Thẩm quyền.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn tập trung luận giải những vấn đề lý luận về
giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng.
Luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo
đảm tiền vay Ngân hàng và khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản
tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng.
Đồng thời luận giải những quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức
Tòa án phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
theo đúng trình tự: Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án; Xác minh,
thu thập chứng cứ; Thủ tục hòa giải, chuẩn bị xét xử; Xét xử tại phiên tòa
(Khai mạc phiên toà; Thủ tục hỏi tại phiên toà; Thủ tục tranh luận tại phiên
toà; Nghị án và tuyên án). Ngoài ra, còn có những vụ án được giải quyết theo
trình tự phúc thẩm sau khi có kháng cáo của các đương sự và kháng nghị của
Viện kiểm sát để giải quyết các vụ án giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng khi chưa đảm bảo quyền lợi cho các đương
sự ở giai đoạn sơ thẩm. Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay
Ngân hàng tại Tòa án trong những chương tiếp sau.
27
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN
THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG QUA THỰC TIỄN
XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và Tòa án nhân dân tại
tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3533 km2
với vị trí nằm ở vùng tiếp
giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải
Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên
Bái; Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội; Tây giáp Sơn La; Nam giáp Hòa Bình.
Tỉnh Phú Thọ cách trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế
Nội Bài 50km, cách cảng Hải Phòng 160km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà
Giang 240km.
Về địa hình, tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Có tiềm năng
phát triển lâm nghiệp, khai thác khoảng sản và phát triển kinh tế trang trại.
Về khí hậu, tỉnh Phú Thọ thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có
nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung
bình 23,40
. Lượng mưa ngày lớn nhất 701,2 mm, trung bình năm 1.800mm.
Số giờ nắng trung bình năm 3000 giờ.
Tổng dân số có mặt tại Tỉnh Phú Thọ khoảng 1.463.726 người (thời
điểm 1/4/2019, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cư, học sinh, sinh viên và
lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 769.400 người. Cơ cấu dân số thành thị
18,1%, nông thôn chiếm 81,9%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động
tham gia vào nền kinh tế quốc dân qua đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên
chiếm 22,7% số lao động trong nền kinh tế quốc dân.
28
Trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của
tỉnh đạt mức 32,5%, cao hơn 11% so giai đoạn 2010-2015 và đạt mức cao
nhất từ trước đến nay. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ. Năm 2018, cơ cấu
kinh tế các ngành Công nghiệp - Xây dựng là 37,86%; Thương mại - Dịch vụ:
40,57%; Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản: 21,57%.
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị
xã Phú Thọ, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Cẩm
Khê, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng và Phù Ninh.
Tỉnh hiện có gần 7.360 doanh nghiệp với hơn 769.400 lao động, có 02
trường Đại học, 03 viện nghiên cứu, 05 trường cao đẳng, 08 trường dạy nghề.
Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,4%, hoàn thành xoá xong nhà tạm
cho hộ nghèo. Giải quyết việc làm cho 16.261 người. Có thêm 33 trường
được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển, 100% số xã có đường ô tô
đến trung tâm; 100% số xã có điện lưới quốc gia; hoàn thành phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ; 100%
số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; 93,6% hộ dân
được dùng nước sạch.
Tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc đang
vươn mình là một trung tâm về văn hoá, khoa học kỹ thuật và trung tâm văn
hoá xã hội khu vực Tây Bắc.
2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ
Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ trực thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
(Hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ gồm 13 đơn vị Tòa án nhân
dân cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc và 03 Tòa chuyên trách, 3 đơn vị
giúp việc – bộ phận hành chính tư pháp thuộc Tòa án nhân dân tỉnh).
29
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ hiện có 48 công chức và người lao động,
trong đó có 10 Thẩm phán trung cấp; có 96,7% cán bộ, công chức có trình độ
Đại học trở lên (trong đó, 12,5% là trình độ trên đại học); 100% cán bộ lãnh
đạo Tòa, Thẩm phán có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Thái độ, tinh thần
trách nhiệm phục vụ nhân dân và tính chuyên nghiệp trong tác phong, lề lối
làm việc của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. [22, tr.1].
Với chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc và giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện việc
kiến nghị khi phát hiện bản án – quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có vi
phạm lên Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện quyền giám đốc thẩm, tái thẩm.
Từ khi thành lập đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã không ngừng
được xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử và
thực hiện quyền tư pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo,
chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, đổi mới toàn diện các mặt công
tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, vì công lý, vì nhân dân.
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ hiện có 234 công chức và người
lao động gồm có Tòa án nhân dân tỉnh và 13 đơn vị Tòa án nhân dân cấp
huyện, thị, thành phố trực thuộc; Trong đó có 01 Thẩm phán cao cấp, 29
Thẩm phán trung cấp, 47 Thẩm phán sơ cấp. Về trình độ chuyên môn thạc sỹ
là 29 người, cử nhân là 164 người; trình độ lý luận chính trị cao cấp là 46
người, trung cấp là 66 người, sơ cấp là 85 người; 100% cán bộ lãnh đạo Tòa,
phòng, Thẩm phán thuộc Tòa án nhân dân tỉnh và Chánh án, Phó chánh án
Tòa án nhân dân cấp huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Thái độ, tinh
thần trách nhiệm phục vụ nhân dân và tính chuyên nghiệp trong tác phong, lề
lối làm việc của cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ
ngày càng được nâng cao; nhiều Thẩm phán được công nhận là “Thẩm phán
giỏi”, “Thẩm phán mẫu mực”. [22, tr.1].
30
Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ
thẩm các vụ việc và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Từ
khi thành lập đến nay, các Tòa án nhân dân cấp huyện đã không ngừng được
xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử và thực
hiện quyền tư pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, chủ
động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, đổi mới toàn diện các mặt công tác,
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, vì công lý, vì nhân dân.
Với sự cống hiến, nỗ lực không ngừng cùng những thành tích đã đạt
được, nhiều tập thể Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ cùng nhiều cá nhân
đã vinh dự được Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ trao tặng những danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng
Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua
ngành, Cờ thi đua UBND tỉnh, Kỷ niệm chương Hùng Vương,...; Đối với Tòa
án nhân dân tỉnh Phú Thọ được Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ tặng bức trướng với 8
chữ vàng: "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư".
2.2. Khái quát chung về tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ
Cùng với sự phát triển của kinh tế và quá trình hội nhập thì các vụ án
dân sự nói chung trong đó có tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay
Ngân hàng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Do nhu cầu nguồn vốn để tạo
động lực thúc đẩy nên kinh tế Việt Nam theo nền kinh tế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước. Dẫn đến, tranh chấp tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên
mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Tranh chấp về tài sản tài sản
thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng chủ yếu là xác định trách nhiệm và
nghĩa vụ của chủ thể đi vay vốn của Ngân hàng, xác định giá trị tài sản thế
chấp, người bảo lãnh, quyền sử dụng đất và nhà ở. Trong những năm gần đây,
các vụ án dân sự về tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng
31
mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ thụ lý, giải quyết hàng năm tăng về
số lượng (khoảng hơn 450 vụ việc/năm) và rất phức tạp về nội dung tranh
chấp. Việc giải quyết với số lượng lớn tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm
tiền vay Ngân hàng đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của đội ngũ
Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án cùng toàn thể cán bộ công chức và
người lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ.
Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án về dân sự nói chung và tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng của Tòa án nhân dân hai
cấp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2018 thể hiện như sau:
Năm 2015, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động) thụ lý 3.948 vụ, 64 việc, đã giải quyết, xét xử
3.492 vụ, 47 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 351 vụ việc, chiếm
8,75% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý; Đã giải quyết được 309 vụ, việc đạt
tỷ lệ 88,03%, trong đó hòa giải thành là 79 vụ, việc đạt tỷ lệ 19,09%.
Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 215 vụ việc,
trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 27 vụ
việc, chiếm 12,55% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Trong đó án sơ thẩm là 07
vụ, việc và án phúc thẩm là 20 vụ, việc. Đã giải quyết được 24 vụ, việc đạt tỷ lệ
88,9%, (Án sơ thẩm là 05 vụ và án phúc thẩm là 19 vụ) trong đó hòa giải thành
là 02 vụ; Kết quả xét xử phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 02 vụ, sửa án sơ thẩm 06
vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 11; Có 02 vụ kháng cáo và 05 vụ có khiếu nại lên
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm và hủy cả
bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 03 vụ)
Năm 2016, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.097 vụ, 79 việc, đã giải quyết, xét xử
3.689 vụ, 68việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 365 vụ việc, chiếm
32
8,74% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 315 vụ, việc đạt tỷ
lệ 86,3%, trong đó hòa giải thành là 69 vụ, việc đạt tỷ lệ 21,9%.
Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 226 vụ việc,
trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 29 vụ
việc, chiếm 12,83% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Trong đó án sơ thẩm là 11
vụ, việc và án phúc thẩm là 18 vụ, việc. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải
quyết được 23 vụ, việc đạt tỷ lệ 79,3%, (Án sơ thẩm là 08 vụ và án phúc thẩm là
15 vụ) trong đó hòa giải thành là 03 vụ, việc đạt tỷ lệ 13,04%; Kết quả xét xử
phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 01 vụ, sửa án sơ thẩm 04 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm
là 10 vụ; Có 03 vụ kháng cáo và 06 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản
án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ).
Năm 2017, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.133 vụ, 59 việc, đã giải quyết, xét xử
3.793 vụ, 46 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 371 vụ việc, chiếm
8,85% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 319 vụ, việc đạt tỷ
lệ 85,98%, trong đó hòa giải thành là 63 vụ, việc đạt tỷ lệ 19,7%.
Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 238 vụ việc,
trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 31 vụ
việc, chiếm 13,02% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý (Trong đó án sơ thẩm là 08
vụ, việc và án phúc thẩm là 23 vụ, việc). Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải
quyết được 25 vụ, việc đạt tỷ lệ 80,6% (Án sơ thẩm là 06 vụ và án phúc thẩm là
19 vụ), trong đó hòa giải thành là 02 vụ, việc đạt tỷ lệ 6,45%. Kết quả xét xử
phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 01 vụ, sửa án sơ thẩm 08 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm
là 10 vụ; Có 03 vụ kháng cáo và 06 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản
án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ).
33
Năm 2018, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.948 vụ, 81 việc, đã giải quyết, xét xử
4.193 vụ, 67 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 374 vụ việc, chiếm
7,4% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 322 vụ, việc đạt tỷ
lệ 86,09%, trong đó hòa giải thành là 69 vụ, việc đạt tỷ lệ 18,44%.
Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 316 vụ việc,
trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 34 vụ
việc, chiếm 10,75% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý (Trong đó án sơ thẩm là
09 vụ, việc và án phúc thẩm là 25 vụ, việc. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã
giải quyết được 27 vụ, việc đạt tỷ lệ 79,4% trong đó hòa giải thành là 03 vụ,
việc đạt tỷ lệ 11,1%. (Án sơ thẩm là 07 vụ và án phúc thẩm là 18 vụ), trong
đó hòa giải thành là 02 vụ, việc đạt tỷ lệ 5,88%. Kết quả xét xử phúc thẩm:
Sửa án sơ thẩm 04 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 14 vụ; Có 03 vụ kháng cáo
và 07 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa
01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ
thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ).
Như vậy, có thể thấy rằng, số lượng vụ việc dân sự mà Tòa án nhân dân
hai cấp tỉnh Phú Thọ thụ lý, giải quyết trong đó có tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng chiếm tỷ lệ khoảng 8,4% tổng số vụ việc
dân sự (gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động)
và ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án
nhân dân tỉnh Phú Thọ thì tỷ lệ hòa giải thành trong vụ án dân sự có tranh
chấp về tài sản sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng đạt tỷ lệ thấp (năm
2015 là 19,09%; năm 2016 là 21,9%; năm 2017 là 19,7%; năm 2018 là
18,44%. Điều này cho thấy những tranh chấp về tài sản sản thế chấp bảo đảm
tiền vay Ngân hàng rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến người có tài sản thế
chấp phải thi hành, nên tỷ lệ hòa giải thành không cao.
34
2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm
tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ.
Qua thực tiễn xét xử cho thấy, về cơ bản các Thẩm phán đã áp dụng
đầy đủ những quy định pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản thế
chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nên tỷ lệ giải quyết án dân sự nói chung đạt
trên 86% (Năm 2015: 88,03%; Năm 2016: 86,3%; Năm 2017: 85,98%; Năm
2018: 86,09% [22, tr.4]).
Trải qua quá trình Ngân hàng và các khách hàng đi vay cung cấp chứng
cứ cùng với việc thu thập chứng cứ của Tòa án thì việc tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải là một bước quan trọng mà Tòa án phải thực hiện. Nếu
hòa giải thành, Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa, giảm thời gian, chi phí
cho các bên tranh chấp, ngoài ra hòa giải thành sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa
sự mâu thuẫn trong quan hệ giữa Ngân hàng với các khách hàng đi vay dẫn
đến khả năng thi hành án cao. Phần lớn Thẩm phán hiểu được việc xác minh
thu thập chứng cứ là một thủ tục quan trọng trong quyết định đến chất lượng
của bản án, quyết định, còn hòa giải là một phương thức để giải quyết tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên tỷ lệ hòa giải thành đối với các vụ án tranh chấp về tài sản thế chấp
bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ chưa
đạt kết quả cao chỉ khoảng hơn 19%: Cụ thể, năm 2015 có 79 vụ, việc hòa
giải thành đạt tỷ lệ 19,09%; Năm 2016 có 69 vụ, việc hòa giải thành đạt tỷ lệ
21,9%; Năm 2017 có 63 vụ, việc hòa giải thành đạt tỷ lệ 19,7%; Năm 2018 có
69 vụ, việc đạt tỷ lệ 18,44%. Do vậy việc đảm bảo tiền vay Ngân hàng bằng
biện pháp hòa giải chưa thực sự có hiệu quả cao.
Các vụ án tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng
được đưa ra xét xử đều được thu thập đầy đủ chứng cứ, việc hòa giải cũng
được các Thẩm phán tiến hành với mục đích bảo đảm tiền vay cho Ngân
hàng. Tuy nhiên có nhiều vụ án bị hủy, sửa hoặc sau khi khiếu nại dẫn đến
35
hủy sửa cả án sơ thẩm và án phúc thẩm do sai sót về phần thu thập chứng cứ
hoặc đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ chính xác cũng như việc đưa thiếu người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, cụ thể như sau: Năm 2015
Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phải hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa án sơ
thẩm 03 vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản
án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ. Năm 2016 Tòa
án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phải hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa án sơ thẩm 03
vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã
sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Phú
Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02
vụ. Năm 2017 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa
án sơ thẩm 04 vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ của Tòa án nhân
dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám
đốc thẩm 02 vụ. Năm 2018 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã sửa 04 vụ án sơ
thẩm; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ
thẩm 01 vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và
sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ [22, tr.4].
Theo quy định tại Điều 68, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Điều 106, Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi giải quyết tranh chấp
hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của hộ
gia đình Toà án cần phải đưa các thành viên trong gia đình tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản có tài sản bảo đảm (thường là
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất) là tài sản chung của vợ chồng hoặc
là tài sản của hộ gia đình nhưng Tòa án chưa xác minh, làm rõ tại thời điểm
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình này gồm những
36
ai để đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án là không đúng các quy định nêu trên.
Ví dụ: Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST
ngày 30/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc “tranh chấp hợp
đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Quân đội với bị đơn là
ông Trương B, chủ Doanh nghiệp tư nhân Trương B.
Theo quy định tại Điều Điều 68, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015; Điều 106, Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 317, Điều 320 Bộ
luật dân sự năm 2015, phải đưa người thế chấp tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xem xét trách nhiệm của người thế
chấp. Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ dân sự, khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm
Toà án không đưa người thế chấp tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng với các quy định nêu trên.
Khi giải quyết các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, Tòa án cấp sơ
thẩm không xem xét thực tế có ai sinh sống trên đất là tài sản được thế chấp
để đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án là có thiếu sót.
Theo quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự
quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và
đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú,
trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết
được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi
kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ
lý, giải quyết theo thủ tục chung.”
37
Điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-
2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa
chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ được ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng
văn bản thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc
hoặc nơi có trụ sở”. Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho
người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy
định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015
thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục
chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được
cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;”
Trong thực tiễn, theo Hợp đồng thế chấp tài sản thì người thế chấp có
địa chỉ cư trú rõ ràng. Khi Ngân hàng khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bị đơn
thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng và đề nghị Tòa án kê biên,
phát mại tài sản bảo đảm của bên thế chấp, Ngân hàng gửi kèm theo Hợp
đồng thế chấp, bản phô tô chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người thế
chấp. Khi Tòa án thụ lý vụ án thì người thế chấp vắng mặt tại địa phương,
đương sự cung cấp được địa chỉ của bên thế chấp ở nước ngoài. Tòa án đã
tiến hành ủy thác tư pháp để thu thập chứng cứ nhưng cơ quan có thẩm quyền
thực hiện ủy thác đã thông báo cho Tòa án là “ủy thác không thành công vì lý
do không có đương sự có tên tại địa chỉ được yêu cầu thực hiện ủy thác”, Tòa
án đã tiến hành thông báo kết quả ủy thác cho các đương sự và yêu cầu họ
cung cấp địa chỉ khác của bên thế chấp tại nước ngoài nhưng các đương sự
không cung cấp được.
38
Có quan điểm cho rằng, trường hợp này không áp dụng quy định tại
Nghị quyết số 04 nêu trên vì Nghị quyết này chỉ áp dụng cho các vụ án không
có yếu tố nước ngoài. Còn trường hợp này là vụ án có yếu tố nước ngoài nên
phải căn cứ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 477 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 để đình chỉ giải quyết vụ án.
Quan điểm nêu trên là không đúng vì quy định tại điểm e khoản 1 Điều
192 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị
quyết số 04/2017/NQ-HĐTP như đã nêu trên áp dụng cho cả trường hợp vụ
án có yếu tố nước ngoài. Đối với tình huống nêu trên, bên thế chấp được coi
là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà
không đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Việc khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong đó
khi hai vợ chồng cùng đứng ra để vay tiền của Ngân hàng và cùng ký vào các
hợp đồng. Nhưng khi Ngân hàng khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án tiến hành các
biện phán tố tụng nhưng chỉ có một bên vợ (hoặc chồng) có mặt ở địa phương
nên Tòa án buộc phải thu thập chứng cứ làm thủ tục giám định chữ ký và chữ
viết trong Hợp đồng tín dụng mới đảm bảo đúng thủ tục tố tụng với việc ra
bản án nghiêm khắc đối với bên vi phạm để giữ gìn trật tự môi trường kinh
doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. Hay Ngân hàng
không thu thập được tài liệu, chứng cứ là mẫu chữ ký, chữ viết của khách
hàng vay để lấy căn cứ giám định qua đó mới giải quyết được tranh chấp về
tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 177 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Trường
hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp,
tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng
lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và
yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt,
thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.”
39
Một số Tòa án cấp huyện vẫn chưa thực hiện đúng quy định này dẫn
đến việc triệu tập đương sự không hợp lệ mà đã cho rằng đương sự được triệu
tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng để đình
chỉ xét xử là không đúng, không bảo đảm quyền lợi của ương sự.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện T gửi giấy triệu tập cho ông Trần Văn K
và bà Nguyễn Thị Phi O qua đương bưu điện. Tại Giấy báo phát (do Bưu điện
chuyển trả cho Tòa án) thể hiện người nhận giấy triệu tập là bà “Y” nhưng
không thể hiện rõ người này có quan hệ với với ông K, bà O như thế nào và
có cam kết chuyển giấy triệu tập cho ông K, bà O không? Họ tên đầy đủ của
bà Y như thế nào, địa chỉ ở đâu cũng không rõ. Phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất
ông K và bà O vắng mặt. Tòa án nhân dân huyện T tiếp tục tiến hành gửi giấy
triệu tập cho ông K và bà O qua đường bưu điện. Tại Giấy báo phát (do Bưu
điện chuyển trả lại cho Tòa án) thể hiện người nhận là “TTY” và không thể
hiện rõ người này là ai, có quan hệ với ông K và bà O như thế nào và có cam
kết chuyển giấy triệu tập này cho ông K, bà O không? Cũng không rõ họ tên
đầy đủ của người nhận giấy triệu tập này là như thế nào? Tại phiên tòa sơ
thẩm lần thứ hai, ông K và bà O vắng mặt. Như vậy, việc triệu tập của Tòa án
nhân dân huyện T là chưa hợp lệ mà Tòa án đã cho rằng ông K, bà O được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng để
đình chỉ xét xử là không đúng, không bảo ảm quyền lợi của đương sự.
Nhiều Tòa án không thể đưa vụ án giải quyết đúng thời gian luật định.
Thực tế Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Phú Thọ đã không quyết định đưa vụ
án ra xét xử trong thời hạn tố tụng do pháp luật quy định (thời hạn tối đa 6
tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở
ngại khách quan). Thực tế, có vụ án kéo dài đến 2 năm kể từ ngày thụ lý vụ
án mà Tòa án vẫn không mở được phiên tòa xét xử. Do các Tòa án cần phải
xác minh lại, xem xét thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp, định giá tài
sản thế chấp (diện tích đất, chủ sở hữu tài sản...) theo hướng dẫn của Tòa án
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP  ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAYĐề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
Đề tài: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng, HAY
 
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấpQuyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
Quyền chủ nợ của ngân hàng trong cho vay bằng biện pháp thế chấp
 
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOTTài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, HOT
 
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOTPháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
Pháp luật về thực hiện hợp đồng tín dụng bằng bảo lãnh, HOT
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàngLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay tại ngân hàng
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thu hồi nợ, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thu hồi nợ, HAYLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thu hồi nợ, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để thu hồi nợ, HAY
 
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOTPháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
Pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Cầm cố và thế chấp tài sản tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngThế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
 
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOTPháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, HOT
 
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOTĐề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
Đề tài: Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, HOT
 
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAYĐề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
 
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đấtPháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Pháp luật về cho vay của ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, thực tiễn tại Tòa án nhân dâ...
 
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAYPháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cấp tín dụng, HAY
 
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAYThế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
Thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâmLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
 

Similar to ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Similar to ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAYLuận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
Luận văn: Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ, HAY
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đìnhGiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với hộ gia đình
 
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
Đề tài Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại với ...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng theo luật, 9đ
 
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàngGiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
 
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
ĐIỀU KIỆN CHO VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG SH...
 
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Hà Nội, HAY
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Hà Nội, HAYGiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Hà Nội, HAY
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Hà Nội, HAY
 
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
BẢO LÃNH ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM...
 
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vayLuận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
Luận văn: Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay
 
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đXử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để bảo đảm tiền vay, 9đ
 
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Để Đảm Bảo Hợp Đồng Tín Dụng.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Để Đảm Bảo Hợp Đồng Tín Dụng.docThế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Để Đảm Bảo Hợp Đồng Tín Dụng.doc
Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Để Đảm Bảo Hợp Đồng Tín Dụng.doc
 
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HAY
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HAYLuận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HAY
Luận văn: Thế chấp dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, HAY
 
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
 
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAYPháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, HAY
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân ...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân ...Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân ...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân ...
 

More from Luận Văn 1800

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

ĐỀ TÀI : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIỆT DŨNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VIỆT DŨNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ai công bố trình bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Việt Dũng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG BẰNG PHƯƠNG THỨC TÒA ÁN ..........................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng............................................................................................................7 1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án .......................................13 1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án................................................17 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ.........................27 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ..............................................................................................................27 2.2. Khái quát chung về tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ .....30 2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ.....................................34 2.4. Kết luận chung rút ra từ thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ............44 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG...........................................................................................................50 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án................................50 3.2. Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án ........54 KẾT LUẬN...............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................80
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, trước nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triền kinh tế, việc tạo lập, vận hành một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh thông qua hệ thống Ngân hàng, hiệu quả là một nhu cầu tất yếu. Ngày nay, các Ngân hàng ở Việt Nam có nhiều loại hình hoạt động với những tên gọi khác nhau. Đến cuối năm 2018, hệ thống các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang có tổng cộng 20 (chi nhánh Cấp 1) và 39 quỹ tín dụng nhân dân. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển, đáng ghi nhận. Hệ thống Ngân hàng và hoạt động tín dụng có những bước phát triển đột phá, góp phần quan trọng trong nền kinh tể của nước ta. Mặc dù vậy, gần đây, trong hoạt động của mình, Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên đời sống xã hội cũng như kinh tế của người dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Song, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nhiều người sống buông thả, coi trọng vật chất, xem nhẹ tình cảm. Điều đó làm cho những tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng có tính quyết liệt, căng thẳng hơn, nên việc giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn. Ở tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây, số lượng các vụ án nói chung tại địa bàn, đặc biệt là vụ án giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án tăng nhanh về số lượng, phức tạp về nội dung, nhiều vụ tranh chấp rất gay gắt, khiếu nại kéo dài gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng. Hầu hết các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định, thấu tình đạt lý, khách quan, được sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng còn gặp nhiều vướng
  • 6. 2 mắc, bất cập. Nhằm đảm bảo tiền vay của Ngân hàng, Ngân hàng phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Phú Thọ. Trải qua quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đó là khi chứng cứ trong các hợp đồng tín dụng đã rất cụ thể, rõ ràng. Cũng cần thấy rằng, việc xét xử của Tòa án từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm, rồi khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án có hiệu lực pháp luật là cả một khoảng thời gian rất dài. Nhằm có sự đánh giá tổng thể về cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án ở tỉnh Phú Thọ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn; vấn đề đảm bảo công bằng giữa lợi ích các bên trong quan hệ tín dụng; việc áp dụng pháp luật giải quyết trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng hiện nay gặp những vướng mắc gì là cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Trước thực tế này tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ là đáp ứng yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ cũng như hoạt động của các Ngân hàng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng ngày được cải cách cho phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó là việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng đã từng bước được xây dựng cả về cơ sở pháp lý và tổng kết thực tiễn áp dụng. Với hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng tín dụng Ngân hàng nói riêng đã không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Việc làm này đã giúp cho việc đảm bảo tiền vay của các ngân hàng từng bước có hiệu quả cao
  • 7. 3 hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhằm hạn chế sự gia tăng của tình trạng các khoản nợ không trả được, Quốc hội đã ban hành riêng một Nghị quyết về xử lý, thu hồi nợ theo Nghị quyết số 42/2017/NQ14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng; Đồng thời với đó là việc Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ tại Tòa án nhân dân. Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng, đã có nhiều công trình ở các cấp độ khác nhau nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu có thể kể đến là: - Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hồng Yến, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. - Bảo đảm tiền vay ngân hàng, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Hiền, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thương về đề tài: “Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương theo pháp luật Việt Nam” bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; - Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Quang Huy với đề tài: “Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông” bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; - Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Kim Thanh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008. Ngoài những công trình nghiên cứu ở trình độ tiến sỹ và thạc sĩ như
  • 8. 4 đã nêu trên, có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thấp hơn, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành kinh tế. Đó là: - Bài viết: “Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh” của tác giả Trần Đình Định, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (đăng trong Tạp chí Ngân hàng 2013); - Bài viết: “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. - Bài viết: “Pháp luật Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: Những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Kiên Bích Tuyền – giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM, nghiên cứu sinh tại Đại học Luật TP. HCM (đăng trong tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2018). - Bài viết: “Thế chấp tài sản – biện pháp bảo đảm thông dụng và một số vấn đề cần lưu ý” của tác giả Tưởng Duy Lượng – Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (đăng trong tạp chí Tòa án nhân dân số 05/2019). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp, thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để đảm bảo tiền Ngân hàng tại Tòa án từ thực tiễn của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết lĩnh vực này. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề cơ bản nhất về tranh chấp về tài sản thế chấp và giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án; Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo
  • 9. 5 đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ; Thứ ba, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1.Đối tượng nghiên cứu Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án; Đồng thời là các hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng khi giải quyết các vụ án. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến nay. - Phạm vi không gian: Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý lý luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, nhất là nâng cao hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng thể hiện trong các nghị quyết có đề cập đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền và về cải cách tư pháp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê toán học và xin ý kiến chuyên gia.
  • 10. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần phân tích đã phân tích, hệ thống hóa, làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp và giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Về thực tiễn, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng làm kinh nghiệm cho các địa phương khác, tổng kết kinh nghiệm xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân. Đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo luật và các cơ sở đào tạo chức danh tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung của Luận văn được kết cấu theo truyền thống gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án. Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
  • 11. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP ĐỂ BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG BẰNG PHƯƠNG THỨC TÒA ÁN 1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng 1.1.1. Khái niệm. Tranh chấp phát sinh từ tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng là một loại tranh chấp hợp đồng tín dụng (HĐTD), là tình trạng pháp lý trong quan hệ HĐTD, mà ở đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐTD. Tranh chấp hợp đồng khác biệt với vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là hành vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với các điều khoản được cam kết trong hợp đồng. Còn tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về hành vi vi phạm đó hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó và được thể hiện ra bên ngoài. Như vậy, có thể hiểu khái quát, tranh chấp HĐTD là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên vay (khách hàng). Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo, thế chấp… 1.1.2. Một số đặc điểm trong quan hệ tranh chấp. Tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng cũng là một loại tranh chấp hợp đồng tín dụng (HĐTD) nói chung, do đó có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, với bản chất đặc thù của tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng, tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng mang một số đặc trưng riêng biệt để có thể phân biệt với các loại tranh chấp hợp đồng khác. Có thể khái
  • 12. 8 quát đặc điểm của tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng các ý sau: - Thứ nhất, giá trị của tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng thường có giá trị lớn hoặc thậm chí là rất lớn. Khi kí kết hợp đồng thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn mà không thể tự mình xoay sở được. Nhu cầu đó thường là để bổ sung vốn kinh doanh đối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia đình. Do đó, số tiền này không phải là nhỏ và dễ dàng vay được từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội mà không phải là Ngân hàng. Về phía bên cho vay là Ngân hàng, bên cạnh vai trò là chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế thì Ngân hàng còn đóng vai trò là người đi vay của các chủ thể khác để cho vay lại. Để đạt được lợi nhuận cao thì các Ngân hàng thường kí kết các HĐTD có giá trị lớn dựa trên định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm cho vay. Do bên vay vốn dùng khoản vay này phần lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên nếu bên vay không tuân thủ các cam kết trong hợp đồng, không trả nợ cho các Ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng đó. Thực tế không hiếm các trường hợp các Ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu’. Một khi khách hàng vay không thể thanh toán được nợ, tranh chấp xảy ra thì Ngân hàng sẽ là chủ thể bị thiệt hại lớn vì nguồn vốn bị ứ đọng, phải thực hiện các biện pháp khắc phục, mục đích lợi nhuận ban đầu không còn hoặc bị gián đoạn. Đặc biệt, nếu tranh chấp HĐTD phải khởi kiện tại Tòa án thì càng gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn thu hồi vốn. Bởi khi đã bị khởi kiện tại Tòa án thì thường là người đi vay không còn có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, khi tranh chấp HĐTD xảy ra thì Ngân hàng sẽ mất lòng tin với khách hàng vay vốn, các HĐTD tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể cả khi bên đi vay chứng minh lại được khả năng tài chính của mình. Do đó, có thể nói tranh chấp HĐTD là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, không chỉ ảnh
  • 13. 9 hưởng đến bên cho vay mà còn cả đối với bên đi vay. Thậm chí nếu tranh chấp xảy ra nhiều thì ảnh hưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến một Ngân hàng mà có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các Ngân hàng khác trong nền kinh tế. - Thứ hai, tranh chấp HĐTD Ngân hàng được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, cụ thể, Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận :“cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. HĐTD về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên. Do đó, kể cả đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thì các bên cũng có quyền thỏa thuận để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Việc tôn trọng quyền định đoạt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì quan hệ dân sự giữa các bên mang tính bình đẳng, không phải là mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng như các quan hệ hành chính nhà nước khác. Khi các bên tham gia tranh chấp có thể thỏa thuận được với nhau thì việc giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm thiểu được thiệt hại về thời gian, tiền bạc, công sức của các bên. Về phía các cơ quan tài phán, thi hành án thì việc thỏa thuận này cũng có ý nghĩa trong việc giảm nhẹ khối lượng, áp lực công việc trong điều kiện các tranh chấp ngày càng xảy ra nhiều và phức tạp như hiện nay. Đặc biệt, vấn đề thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp đối với các Ngân hàng là Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi các chủ thể này khác với các Ngân hàng trong nước, chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật nước ngoài lẫn pháp luật Việt Nam và sự khác nhau trong quy định của pháp luật giữa Việt Nam và nước khác là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc cho phép, tôn trọng quyền tự
  • 14. 10 thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu tối đa những xung đột pháp luật có thể xảy ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên, nguyên tắc đối với các thỏa thuận này là phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc tự do thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng được Bộ Luật tố tụng dân sự thể hiện ở chế định hòa giải. Theo đó, hòa giải là trách nhiệm của cơ quan tài phán khi có tranh chấp xảy ra và khi đó các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Ngay cả trước khi diễn ra hoặc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm các bên cũng vẫn có quyền thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp miễn sao thỏa thuận đó phù hợp với các quy định của pháp luật. - Thứ ba, tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là Ngân hàng và phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay. Với đặc thù của hoạt động tín dụng là sự cung ứng nguồn vốn đến những tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn trên cơ sở huy động của các tổ chức, cá nhân có thừa nguồn vốn trong xã hội nên Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Sự tham gia của Ngân hàng là một dấu hiệu đặc trưng nhằm phân biệt giữa tranh chấp HĐTD và tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông thường giữa các tổ chức, cá nhân khác mà không phải là Ngân hàng Ngân hàng Đồng thời, về mặt lý thuyết, khi tham gia ký kết HĐTD, các Ngân hàng và khách hàng có địa vị ngang bằng nhau tham gia thỏa thuận. Nhưng với tư cách là chủ thể có nguồn vốn dồi dào, việc áp đặt các điều kiện cho vay đối với khách hàng là điều không hiếm xảy ra. Hơn nữa, khi tham gia kí kết hợp đồng thì hợp đồng thường do bên cho vay là các Ngân hàng soạn thảo với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về mặt pháp lý nhất định. Trong khi đó, chủ thể đi vay là khách hàng thường là các tổ chức, cá nhân, trình độ chuyên
  • 15. 11 môn về mặt pháp lý của họ còn thấp và nhiều khi không được chú trọng đúng mức. Và như vậy là hợp đồng được kí kết với các điều khoản chặt chẽ nhằm bảo đảm cho quyền lợi của Ngân hàng khi bên vay không trả nợ hay trả không đúng nghĩa vụ. Do đó, khi tranh chấp xảy ra thì Ngân hàng luôn nắm đằng chuôi với các điều khoản được ghi nhận một cách chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng được sự đồng thuận của cả hai bên. Vì vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì là do bên đi vay vi phạm, chứ ít khi Ngân hàng lại vi phạm chính những điều khoản do chính mình soạn thảo. Mặt khác, trong mối quan hệ HĐTD, các nghĩa vụ chính của bên đi vay thường phát sinh sau thời điểm giải ngân. Trong khi đó, tại thời điểm hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng thì Ngân hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ khác của bên cho vay như bảo mật thông tin, lưu trữ hồ sơ tín dụng, nghĩa vụ thông báo, bảo quản tài sản bảo đảm, giải chấp tài sản đảm bảo...là ít quan trọng và là nghĩa vụ phát sinh từ quyền của bên vay. Vì lý do đó nên nếu có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình, rất hiếm gặp trường hợp bên đi vay khởi kiện Ngân hàng. - Thứ tư, đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD Ngân hàng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho Ngân hàng, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD. Có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ HĐTD như: tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện HĐTD, tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn, tranh chấp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay...Tuy nhiên, tranh chấp xảy ra nhiều nhất là tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm. Sở dĩ như vậy là bởi vì những nghĩa vụ này chính là những nghĩa vụ chính nhất, đóng vai trò nòng cốt trong quá trình thực hiện HĐTD của các bên và việc thực hiện này có tác động trực tiếp đến quyền lợi của Ngân hàng. Các tranh chấp khác cũng có tác động đến các
  • 16. 12 Ngân hàng nhưng không phải là cơ bản nên ít xảy ra hơn so với tranh chấp về nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi hay tranh chấp về lãi suất, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. - Thứ năm, tranh chấp HĐTD Ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các Ngân hàng khi tham gia vào HĐTD đều có mục đích lợi nhuận từ việc cho vay đó vì bản chất của Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, thông thường Ngân hàng chỉ đồng ý cho bên đi vay được vay vốn khi họ có cầm cố, thế chấp bằng tài sản hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương pháp dự phòng của Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được đảm bảo trong HĐTD thì các bên kí kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay. Tùy trường hợp mà đó có thể là hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp hay là dưới hình thức chứng thư bảo lãnh của bên thứ ba. Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn là để bảo đảm cho việc vay vốn, xuất phát từ hợp đồng tín dụng đã được kí kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc trả nợ của bên đi vay. Như vậy, không có trường hợp nào, hợp đồng bảo đảm lại tách rời ra khỏi HĐTD với tư cách là một hợp đồng độc lập mà giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Có thể ví mối quan hệ này như là mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Sự vô hiệu loại hợp đồng này có ảnh hưởng đến loại hợp đồng kia tùy trường hợp. “Trong trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Ngược lại, “giao dịch bảo đảm vô hiệu
  • 17. 13 không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, có thể khẳng định rằng tranh chấp HĐTD, với tư cách là hợp đồng chính, luôn gắn liền và làm cơ sở phát sinh tranh chấp hợp đồng bảo đảm - hợp đồng phụ trong quan hệ tín dụng giữa các bên. - Thứ sáu, tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp. Vì tranh chấp HĐTD cũng là một loại tranh chấp hợp đồng nên phải xuất phát từ xung đột lợi ích của các bên trong hợp đồng. Mặc dù vậy trong quan hệ dân sự, pháp luật hiện hành quy định một số cơ quan đoàn thể có thể khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân khác mà không phải là lợi ích của chính cơ quan, đoàn thể đó. Tuy nhiên, đối với tranh chấp phát sinh từ HĐTD thì chỉ có chính các bên hay người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên đi vay hay Ngân hàng. Không có trường hợp nào mà tranh chấp HĐTD phát sinh do tổ chức, cá nhân khác khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia HĐTD. Như vậy, tranh chấp phát sinh từ HĐTD chỉ phát sinh khi các bên khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ tín dụng, hay nói cách khác, tranh chấp HĐTD thường gắn liền với lợi ích của các bên tranh chấp. 1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án 1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp Giải quyết tranh chấp, theo Từ điển Tiếng Việt (1992) được hiểu là làm cho các xung đột, bất đồng không còn thành vấn đề nữa. Khi xảy ra tranh chấp các chủ thể thường lựa chọn, sử dụng một hoặc một số phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp của mình. Việc chủ thể lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp để đảm bảo phù hợp và mang lại kết quả như mong đợi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi đối với mỗi loại tranh chấp có
  • 18. 14 các phương thức giải quyết khác nhau, bản thân mỗi phương thức lại có những đặc trưng riêng, được thực hiện bằng các quy tắc, hình thức và thủ tục của nó. Chính vì vậy, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có những ưu điểm và hạn chế của mình. Để lựa chọn được phương thức giải quyết phù với với mục tiêu đạt được, bản chất tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi các bên phải hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức. Tuy nhiên, dù là phương thức giải quyết tranh chấp nào cũng phải đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức tòa án. Trên thế giới, tùy thuộc vào quan điểm, tư tưởng của các nhà lập pháp của từng quốc gia mà luật pháp mỗi nước có những quy định khác nhau về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD Ngân hàng. Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD Ngân hàng nói riêng bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài thương mại và toà án. Thực tế cho thấy, mỗi hình thức giải quyết tranh chấp nói trên đều có những lợi thế và đồng thời cũng thể hiện những điểm hạn chế nhất định. Tùy thuộc vào tính chất của tranh chấp, mức độ phức tạp của tranh chấp, khả năng và điều kiện cụ thể của các bên mà các chủ thể tranh chấp có thể lựa chọn hình thức này hay hình thức khác, hoặc sử dụng phối hợp nhiều hình thức khác nhau nhằm giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao nhất. Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thông qua khởi kiện tại Tòa án thường được xem là hình thức cuối cùng mà
  • 19. 15 các bên lựa chọn trong trường hợp thương lượng hoặc hòa giải không thành công. Việc phải nhờ đến quyền lực nhà nước để giải quyết mâu thuẫn là khi các bên đã áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhưng không đạt được kết quả và các bên không còn phương án lựa chọn nào khác. Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính cưỡng chế cao, được thực hiện tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. Chính điều này đã tạo nên ưu điểm hơn hẳn của phương thức này đối với các phương thức khác đó là tố tụng chặt chẽ và tính khả thi của hiệu lực phán quyết. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án không phụ thuộc thỏa thuận của các bên. Luật quy định, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Ưu điểm: - Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là: Do Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế cao nhất. Nếu các bên không chấp hành bản án, quyết định của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành, quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo tuyệt đối nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. - Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài. - Trình tự tố tụng nghiêm ngặt, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. - Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
  • 20. 16 - Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến Tòa. - Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có nhiều cấp xét xử cũng có cái hay là khả năng sửa sai nếu bản án của một cấp xét xử có sai sót. Ngược lại, một khi trọng tài đã ra phán quyết, cho dù có sai sót đi chăng nữa cũng chịu vì phán quyết đó có giá trị chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay. - Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án còn có những hạn chế như: - Hạn chế của phương thức này là thủ tục tại Tòa án thường thiếu linh hoạt, trình tự tố tụng kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh một cách bình thường của các bên chủ thể tranh chấp. - Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng lại là cản trở đối với doanh nhân và doanh nghiệp khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Dù tranh chấp xuất phát từ bên cho vay hay từ bên vay thì việc bị công khai sai phạm là điều mà các bên chủ thể hoàn toàn không mong muốn. - Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. - Đối với các tranh chấp HĐTD có yếu tố nước ngoài thì phán quyết của Tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế, vì luật các nước quy định khác nhau. Phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
  • 21. 17 Mặc khác, mặc dù Thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên. 1.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thủ tục tố tụng để giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nói riêng của Toà án được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: 1.3.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án Khởi kiện đó việc Ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án về tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Thẩm phán được Chánh án phân công tiến hành kiểm tra các vấn đề về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, hình thức, nội dung đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện theo quy định từ Điều 186 đến Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện thì thông báo cho Ngân hàng biết để họ sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện cho Ngân hàng biết. Việc thụ lý vụ án là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của chủ thể khởi kiện và ghi sổ thụ lý vụ án của Tòa án. Do vậy, thụ lý vụ án là hành vi tố tụng đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói chung cũng như vụ án liên quan đến tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Thụ lý vụ án là cơ sở để xác định tư cách tham gia tố tụng của các đương sự. Việc Tòa án thụ lý kịp thời vụ án sẽ
  • 22. 18 tránh kéo dài hành vi trây ỳ, trốn tránh việc trả nợ, bảo vệ kịp thời, tối đa những lợi ích hợp pháp của Ngân hàng và những người liên quan. 1.3.2. Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ Theo quy định tại Điều 91 và Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đặc biệt là vụ án về giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì Ngân hàng, tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nếu Ngân hàng, tổ chức tín dụng không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật và dân trí của xã hội chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế nên nhiều đương sự chưa nắm bắt được các quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh hoặc vì nhiều lý do khách quan họ không thể tự mình thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ sau đây: “a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; c) Trưng cầu giám định; d) Định giá tài sản; đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ; e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú; i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này” [2].
  • 23. 19 Ngoài các biện pháp thu thập chứng cứ nêu trên, theo quy định từ Điều 111 đến Điều 142 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2014 trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của đương sự hoặc Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. 1.3.3. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử Hòa giải là để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì hòa giải là nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết vụ án dân sự, là chế định quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự. Hòa giải trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng rất quan trọng. Nếu việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì việc hòa giải trước tiên sẽ giúp cho các bên thỏa thuận được những vấn đề phát sinh về việc trả nợ gốc,lãi cho Ngân hàng hay việc không bị lãi phạt. Đồng thời giúp cho bên có tài sản thế chấp không phải bán hay có điều kiện lấy lại tài sản đã thế chấp. Khi tiến hành hòa giải Tòa án phải tuân thủ theo các nguyên tắc tiến hành hòa giải, trình tự theo quy định tại Điều 205, Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thông qua việc tiếp cận, công khai chứng cứ, các đương sự thực hiện quyền của mình trong đó có việc tranh tụng. Tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án dân sự là một thủ tục bắt buộc. Khi Tòa án tiến hành hòa giải, đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên hòa giải để trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. Sau khi đương sự đã trình bày xong ý kiến của mình
  • 24. 20 thì Thẩm phán sẽ xác định lại những vấn đề các bên đã thống nhất, vấn đề chưa thống nhất thì yêu cầu đương sự trình bày bổ sung, sau đó Thẩm phán kết luận cuối cùng. Việc hòa giải phải lập biên bản, có chữ ký của các bên. Sau khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, biên bản này phải gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Các đương sự có quyền thay đổi ý kiến về vấn đề thỏa thuận trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, hết thời hạn 7 ngày nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về việc thỏa thuận thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nội dung hòa giải chỉ có giá trị pháp lý đối với những đương sự có mặt tại phiên hòa giải. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu việc hòa giải không thành, Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 1.3.4. Xét xử tại phiên tòa Nếu Tòa án hòa giải không thành, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về những vấn đề đang tranh chấp về việc trả tiền vay Ngân hàng thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án được quy định tại Điều 37, Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ án được quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng bao gồm các bước sau đây: 1.3.4.1. Phần khai mạc phiên toà Khai mạc phiên tòa là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi Hội đồng xét xử tiến hành xét xử. Việc thực hiện khai mạc phiên tòa được thực hiện theo quy định tại Điều 239 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
  • 25. 21 + Xem xét về đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch của đương sự nếu đương sự có yêu cầu và có căn cứ để thay đổi người tiến hành tố tụng. + Xem xét, quyết định việc hoãn phiên toà khi có người vắng mặt được thực hiện theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định, có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận phải nêu lý do. 1.3.4.2. Phần thủ tục hỏi tại phiên toà Khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán sẽ hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình hay không. Tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự vẫn có thể rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ, việc thay đổi, bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu. Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì sau khi đã hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu, chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không, nếu họ tự nguyện thỏa thuận và sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra công nhận sự thỏa thuận đó. Trường hợp nếu các đương sự không thỏa thuận được và vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử bằng việc yêu cầu đương sự trình bày ý kiến của mình theo thứ tự bắt đầu từ nguyên đơn, tiếp đến là bị đơn, cuối cùng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nếu các đương sự có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp sẽ trình bày thay đương sự (phiên tòa sơ thẩm). Thứ tự hỏi tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
  • 26. 22 a) Sau khi nghe lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự: Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; b) Những người tham gia tố tụng khác; c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân; d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Sau khi đã hỏi các đương sự, Thẩm phán sẽ công bố các tài liệu, chứng cứ của vụ án, cho nghe hoặc xem băng, đĩa ghi âm, ghi hình tại phiên tòa theo quy định của pháp luật. 1.3.4.3. Phần thủ tục tranh luận tại phiên toà Tranh luận là việc các bên trình bày, đưa ra quan điểm của mình về chứng cứ, pháp luật cần áp dụng và đề xuất đường lối giải quyết vụ án. Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà sơ thẩm như sau: Đầu tiên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (Đối với vụ án có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn) sẽ phát biểu trước, sau đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, cuối cùng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác, chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận trừ trường hợp đương sự tranh luận những vấn đề không liên quan đến vụ án [17, Điều 260, Điều 261]. Sau khi kết thúc phần tranh luận nếu có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 263 và Điều 307 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Quy định này nhằm khắc phục tình huống khi đã tranh luận xong nhưng có nhiều tình tiết của vụ án
  • 27. 23 chưa được làm rõ. Quy định này cũng khẳng định rằng Tòa án chỉ quyết định các vấn đề của vụ án khi các tình tiết, sự kiện của vụ án đã được làm sáng tỏ. Sau khi những người tham gia tố tụng tranh luận xong thì đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến quan điểm về việc giải quyết vụ án (Trên cơ sở về mặt thủ tục tố tụng và nội dung vụ án). Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. [17, Điều 262]. 1.3.4.4. Nghị án và tuyên án Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án trên cơ sở kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa.Việc nghị án được tiến hành theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi nghị án mà thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ thì Hội đồng quyết định xét hỏi, tranh luận lại [17, Điều 265]. Khi tuyên án, có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án. Khi tuyên đọc xong có thể giải thích thêm về quyền kháng cáo, về việc thi hành án và quyền được yêu cầu không công bố bản án trên cổng thông tin điện tử của Tòa án những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh. 1.3.5.Thủ tục phúc thẩm (Từ Điều 270 đến Điều 315 Bộ luật tố tụng dân sự) 1.3.5.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. 1.3.5.2. Chuẩn bị để xét xử phúc thẩm. Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành vào sổ và thụ lý vụ án.
  • 28. 24 Nhận tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yầu giao nộp nhưng đương sự chưa cung cấp, giao nộp vì có lý do chính đáng; Mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm. Ra các quyết định: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; Đình chỉ xét xử phúc thẩm; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. 1.3.5.3. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm Tại phiên tòa phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã kháng nghị sẽ trình bày trước, sau đó các đương sự có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày [17, Điều 247, Điều 302]. Trình tự phát biểu tranh luận tại phiên toà phúc thẩm (chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm) theo Điều 305 Bộ luật Tố tụng dân sự, được thực hiện theo thứ tự: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. Đối với kháng nghị của Viện kiểm sát: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn
  • 29. 25 phúc thẩm. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. [17, Điều 306]. 1.3.5.4. Nghị án và tuyên án Nghị án là việc Hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án trên cơ sở kết quả hỏi và tranh luận tại phiên tòa.Việc nghị án được tiến hành theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi nghị án mà thấy chứng cứ, tài liệu chưa đủ thì Hội đồng quyết định hỏi, tranh luận lại [17, Điều 307]. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: 1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm; 2. Sửa bản án sơ thẩm; 3. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án lại theo thủ tục sơ thẩm; 4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; 5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm; 6. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý. Khi tuyên án, có thể chủ tọa hoặc một thành viên Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án [17, Điều 313]. Ngoài ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ còn tiến hành thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của 13 Tòa án cấp huyện, thành phố, thị xã bị kháng cáo, kháng nghị (Việc giải quyết được thực hiện theo Điều 314 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
  • 30. 26 Đối với Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án còn thường xuyên tiến hành kiểm tra đối với những bản án, quyết định của 13 Tòa án cấp huyện, thành phố, thị xã đã có hiệu lực pháp luật. Qúa trình kiểm tra nếu phát hiện thấy có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì làm văn bản trình Chánh án tỉnh Phú Thọ kiến nghị lên Tòa án nhân dân cấp cao tiến hành xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo Thẩm quyền. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận văn tập trung luận giải những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng và khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Đồng thời luận giải những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 theo đúng trình tự: Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án; Xác minh, thu thập chứng cứ; Thủ tục hòa giải, chuẩn bị xét xử; Xét xử tại phiên tòa (Khai mạc phiên toà; Thủ tục hỏi tại phiên toà; Thủ tục tranh luận tại phiên toà; Nghị án và tuyên án). Ngoài ra, còn có những vụ án được giải quyết theo trình tự phúc thẩm sau khi có kháng cáo của các đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát để giải quyết các vụ án giải quyết tranh chấp tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng khi chưa đảm bảo quyền lợi cho các đương sự ở giai đoạn sơ thẩm. Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án trong những chương tiếp sau.
  • 31. 27 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP BẢO ĐẢM TIỀN VAY NGÂN HÀNG QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3533 km2 với vị trí nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội; Tây giáp Sơn La; Nam giáp Hòa Bình. Tỉnh Phú Thọ cách trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cảng Hải Phòng 160km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 240km. Về địa hình, tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoảng sản và phát triển kinh tế trang trại. Về khí hậu, tỉnh Phú Thọ thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 23,40 . Lượng mưa ngày lớn nhất 701,2 mm, trung bình năm 1.800mm. Số giờ nắng trung bình năm 3000 giờ. Tổng dân số có mặt tại Tỉnh Phú Thọ khoảng 1.463.726 người (thời điểm 1/4/2019, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cư, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp 769.400 người. Cơ cấu dân số thành thị 18,1%, nông thôn chiếm 81,9%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền kinh tế quốc dân qua đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 22,7% số lao động trong nền kinh tế quốc dân.
  • 32. 28 Trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt mức 32,5%, cao hơn 11% so giai đoạn 2010-2015 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ. Năm 2018, cơ cấu kinh tế các ngành Công nghiệp - Xây dựng là 37,86%; Thương mại - Dịch vụ: 40,57%; Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản: 21,57%. Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng và Phù Ninh. Tỉnh hiện có gần 7.360 doanh nghiệp với hơn 769.400 lao động, có 02 trường Đại học, 03 viện nghiên cứu, 05 trường cao đẳng, 08 trường dạy nghề. Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,4%, hoàn thành xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo. Giải quyết việc làm cho 16.261 người. Có thêm 33 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số xã có điện lưới quốc gia; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; 93,6% hộ dân được dùng nước sạch. Tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc đang vươn mình là một trung tâm về văn hoá, khoa học kỹ thuật và trung tâm văn hoá xã hội khu vực Tây Bắc. 2.1.2. Khái quát về Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ trực thuộc hệ thống Tòa án nhân dân (Hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ gồm 13 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc và 03 Tòa chuyên trách, 3 đơn vị giúp việc – bộ phận hành chính tư pháp thuộc Tòa án nhân dân tỉnh).
  • 33. 29 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ hiện có 48 công chức và người lao động, trong đó có 10 Thẩm phán trung cấp; có 96,7% cán bộ, công chức có trình độ Đại học trở lên (trong đó, 12,5% là trình độ trên đại học); 100% cán bộ lãnh đạo Tòa, Thẩm phán có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Thái độ, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân và tính chuyên nghiệp trong tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. [22, tr.1]. Với chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện việc kiến nghị khi phát hiện bản án – quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có vi phạm lên Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện quyền giám đốc thẩm, tái thẩm. Từ khi thành lập đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử và thực hiện quyền tư pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, đổi mới toàn diện các mặt công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, vì công lý, vì nhân dân. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ hiện có 234 công chức và người lao động gồm có Tòa án nhân dân tỉnh và 13 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc; Trong đó có 01 Thẩm phán cao cấp, 29 Thẩm phán trung cấp, 47 Thẩm phán sơ cấp. Về trình độ chuyên môn thạc sỹ là 29 người, cử nhân là 164 người; trình độ lý luận chính trị cao cấp là 46 người, trung cấp là 66 người, sơ cấp là 85 người; 100% cán bộ lãnh đạo Tòa, phòng, Thẩm phán thuộc Tòa án nhân dân tỉnh và Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Thái độ, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân và tính chuyên nghiệp trong tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ ngày càng được nâng cao; nhiều Thẩm phán được công nhận là “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán mẫu mực”. [22, tr.1].
  • 34. 30 Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ việc và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Từ khi thành lập đến nay, các Tòa án nhân dân cấp huyện đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử và thực hiện quyền tư pháp, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, chủ động, tích cực khắc phục mọi khó khăn, đổi mới toàn diện các mặt công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, vì công lý, vì nhân dân. Với sự cống hiến, nỗ lực không ngừng cùng những thành tích đã đạt được, nhiều tập thể Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ cùng nhiều cá nhân đã vinh dự được Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trao tặng những danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua ngành, Cờ thi đua UBND tỉnh, Kỷ niệm chương Hùng Vương,...; Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ được Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ tặng bức trướng với 8 chữ vàng: "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư". 2.2. Khái quát chung về tình hình giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ Cùng với sự phát triển của kinh tế và quá trình hội nhập thì các vụ án dân sự nói chung trong đó có tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Do nhu cầu nguồn vốn để tạo động lực thúc đẩy nên kinh tế Việt Nam theo nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước. Dẫn đến, tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung. Tranh chấp về tài sản tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng chủ yếu là xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể đi vay vốn của Ngân hàng, xác định giá trị tài sản thế chấp, người bảo lãnh, quyền sử dụng đất và nhà ở. Trong những năm gần đây, các vụ án dân sự về tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng
  • 35. 31 mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ thụ lý, giải quyết hàng năm tăng về số lượng (khoảng hơn 450 vụ việc/năm) và rất phức tạp về nội dung tranh chấp. Việc giải quyết với số lượng lớn tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án cùng toàn thể cán bộ công chức và người lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án về dân sự nói chung và tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2018 thể hiện như sau: Năm 2015, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) thụ lý 3.948 vụ, 64 việc, đã giải quyết, xét xử 3.492 vụ, 47 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 351 vụ việc, chiếm 8,75% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý; Đã giải quyết được 309 vụ, việc đạt tỷ lệ 88,03%, trong đó hòa giải thành là 79 vụ, việc đạt tỷ lệ 19,09%. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 215 vụ việc, trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 27 vụ việc, chiếm 12,55% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Trong đó án sơ thẩm là 07 vụ, việc và án phúc thẩm là 20 vụ, việc. Đã giải quyết được 24 vụ, việc đạt tỷ lệ 88,9%, (Án sơ thẩm là 05 vụ và án phúc thẩm là 19 vụ) trong đó hòa giải thành là 02 vụ; Kết quả xét xử phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 02 vụ, sửa án sơ thẩm 06 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 11; Có 02 vụ kháng cáo và 05 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 03 vụ) Năm 2016, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.097 vụ, 79 việc, đã giải quyết, xét xử 3.689 vụ, 68việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 365 vụ việc, chiếm
  • 36. 32 8,74% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 315 vụ, việc đạt tỷ lệ 86,3%, trong đó hòa giải thành là 69 vụ, việc đạt tỷ lệ 21,9%. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 226 vụ việc, trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 29 vụ việc, chiếm 12,83% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Trong đó án sơ thẩm là 11 vụ, việc và án phúc thẩm là 18 vụ, việc. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải quyết được 23 vụ, việc đạt tỷ lệ 79,3%, (Án sơ thẩm là 08 vụ và án phúc thẩm là 15 vụ) trong đó hòa giải thành là 03 vụ, việc đạt tỷ lệ 13,04%; Kết quả xét xử phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 01 vụ, sửa án sơ thẩm 04 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 10 vụ; Có 03 vụ kháng cáo và 06 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ). Năm 2017, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.133 vụ, 59 việc, đã giải quyết, xét xử 3.793 vụ, 46 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 371 vụ việc, chiếm 8,85% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 319 vụ, việc đạt tỷ lệ 85,98%, trong đó hòa giải thành là 63 vụ, việc đạt tỷ lệ 19,7%. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 238 vụ việc, trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 31 vụ việc, chiếm 13,02% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý (Trong đó án sơ thẩm là 08 vụ, việc và án phúc thẩm là 23 vụ, việc). Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải quyết được 25 vụ, việc đạt tỷ lệ 80,6% (Án sơ thẩm là 06 vụ và án phúc thẩm là 19 vụ), trong đó hòa giải thành là 02 vụ, việc đạt tỷ lệ 6,45%. Kết quả xét xử phúc thẩm: Hủy án sơ thẩm 01 vụ, sửa án sơ thẩm 08 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 10 vụ; Có 03 vụ kháng cáo và 06 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ).
  • 37. 33 Năm 2018, tổng số vụ việc Dân sự (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) thụ lý 4.948 vụ, 81 việc, đã giải quyết, xét xử 4.193 vụ, 67 việc của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ; trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 374 vụ việc, chiếm 7,4% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý, đã giải quyết được 322 vụ, việc đạt tỷ lệ 86,09%, trong đó hòa giải thành là 69 vụ, việc đạt tỷ lệ 18,44%. Đối với Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tổng số vụ việc là 316 vụ việc, trong đó tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng là 34 vụ việc, chiếm 10,75% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý (Trong đó án sơ thẩm là 09 vụ, việc và án phúc thẩm là 25 vụ, việc. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã giải quyết được 27 vụ, việc đạt tỷ lệ 79,4% trong đó hòa giải thành là 03 vụ, việc đạt tỷ lệ 11,1%. (Án sơ thẩm là 07 vụ và án phúc thẩm là 18 vụ), trong đó hòa giải thành là 02 vụ, việc đạt tỷ lệ 5,88%. Kết quả xét xử phúc thẩm: Sửa án sơ thẩm 04 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 14 vụ; Có 03 vụ kháng cáo và 07 vụ có khiếu nại lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Kết quả: Sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ). Như vậy, có thể thấy rằng, số lượng vụ việc dân sự mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ thụ lý, giải quyết trong đó có tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng chiếm tỷ lệ khoảng 8,4% tổng số vụ việc dân sự (gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) và ngày càng tăng. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ thì tỷ lệ hòa giải thành trong vụ án dân sự có tranh chấp về tài sản sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng đạt tỷ lệ thấp (năm 2015 là 19,09%; năm 2016 là 21,9%; năm 2017 là 19,7%; năm 2018 là 18,44%. Điều này cho thấy những tranh chấp về tài sản sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến người có tài sản thế chấp phải thi hành, nên tỷ lệ hòa giải thành không cao.
  • 38. 34 2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Qua thực tiễn xét xử cho thấy, về cơ bản các Thẩm phán đã áp dụng đầy đủ những quy định pháp luật để giải quyết các tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nên tỷ lệ giải quyết án dân sự nói chung đạt trên 86% (Năm 2015: 88,03%; Năm 2016: 86,3%; Năm 2017: 85,98%; Năm 2018: 86,09% [22, tr.4]). Trải qua quá trình Ngân hàng và các khách hàng đi vay cung cấp chứng cứ cùng với việc thu thập chứng cứ của Tòa án thì việc tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là một bước quan trọng mà Tòa án phải thực hiện. Nếu hòa giải thành, Tòa án sẽ không phải mở phiên tòa, giảm thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp, ngoài ra hòa giải thành sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa sự mâu thuẫn trong quan hệ giữa Ngân hàng với các khách hàng đi vay dẫn đến khả năng thi hành án cao. Phần lớn Thẩm phán hiểu được việc xác minh thu thập chứng cứ là một thủ tục quan trọng trong quyết định đến chất lượng của bản án, quyết định, còn hòa giải là một phương thức để giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên tỷ lệ hòa giải thành đối với các vụ án tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ chưa đạt kết quả cao chỉ khoảng hơn 19%: Cụ thể, năm 2015 có 79 vụ, việc hòa giải thành đạt tỷ lệ 19,09%; Năm 2016 có 69 vụ, việc hòa giải thành đạt tỷ lệ 21,9%; Năm 2017 có 63 vụ, việc hòa giải thành đạt tỷ lệ 19,7%; Năm 2018 có 69 vụ, việc đạt tỷ lệ 18,44%. Do vậy việc đảm bảo tiền vay Ngân hàng bằng biện pháp hòa giải chưa thực sự có hiệu quả cao. Các vụ án tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng được đưa ra xét xử đều được thu thập đầy đủ chứng cứ, việc hòa giải cũng được các Thẩm phán tiến hành với mục đích bảo đảm tiền vay cho Ngân hàng. Tuy nhiên có nhiều vụ án bị hủy, sửa hoặc sau khi khiếu nại dẫn đến
  • 39. 35 hủy sửa cả án sơ thẩm và án phúc thẩm do sai sót về phần thu thập chứng cứ hoặc đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ chính xác cũng như việc đưa thiếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, cụ thể như sau: Năm 2015 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phải hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa án sơ thẩm 03 vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ. Năm 2016 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã phải hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa án sơ thẩm 03 vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ. Năm 2017 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã hủy 01 vụ án sơ thẩm và sửa án sơ thẩm 04 vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ. Năm 2018 Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã sửa 04 vụ án sơ thẩm; Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã sửa 01 vụ án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm 01 vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và hủy cả bản án phúc thẩm và sơ thẩm theo trình tự giám đốc thẩm 02 vụ [22, tr.4]. Theo quy định tại Điều 68, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 106, Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của hộ gia đình Toà án cần phải đưa các thành viên trong gia đình tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản có tài sản bảo đảm (thường là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất) là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản của hộ gia đình nhưng Tòa án chưa xác minh, làm rõ tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình này gồm những
  • 40. 36 ai để đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không đúng các quy định nêu trên. Ví dụ: Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2016/KDTM-ST ngày 30/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Quân đội với bị đơn là ông Trương B, chủ Doanh nghiệp tư nhân Trương B. Theo quy định tại Điều Điều 68, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 106, Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015; Điều 317, Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015, phải đưa người thế chấp tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và xem xét trách nhiệm của người thế chấp. Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm Toà án không đưa người thế chấp tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng với các quy định nêu trên. Khi giải quyết các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét thực tế có ai sinh sống trên đất là tài sản được thế chấp để đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là có thiếu sót. Theo quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.”
  • 41. 37 Điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5- 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ được ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở”. Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 Bộ luật dân sự năm 2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;” Trong thực tiễn, theo Hợp đồng thế chấp tài sản thì người thế chấp có địa chỉ cư trú rõ ràng. Khi Ngân hàng khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng và đề nghị Tòa án kê biên, phát mại tài sản bảo đảm của bên thế chấp, Ngân hàng gửi kèm theo Hợp đồng thế chấp, bản phô tô chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người thế chấp. Khi Tòa án thụ lý vụ án thì người thế chấp vắng mặt tại địa phương, đương sự cung cấp được địa chỉ của bên thế chấp ở nước ngoài. Tòa án đã tiến hành ủy thác tư pháp để thu thập chứng cứ nhưng cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác đã thông báo cho Tòa án là “ủy thác không thành công vì lý do không có đương sự có tên tại địa chỉ được yêu cầu thực hiện ủy thác”, Tòa án đã tiến hành thông báo kết quả ủy thác cho các đương sự và yêu cầu họ cung cấp địa chỉ khác của bên thế chấp tại nước ngoài nhưng các đương sự không cung cấp được.
  • 42. 38 Có quan điểm cho rằng, trường hợp này không áp dụng quy định tại Nghị quyết số 04 nêu trên vì Nghị quyết này chỉ áp dụng cho các vụ án không có yếu tố nước ngoài. Còn trường hợp này là vụ án có yếu tố nước ngoài nên phải căn cứ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 477 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để đình chỉ giải quyết vụ án. Quan điểm nêu trên là không đúng vì quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP như đã nêu trên áp dụng cho cả trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài. Đối với tình huống nêu trên, bên thế chấp được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không đình chỉ việc giải quyết vụ án. Việc khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng trong đó khi hai vợ chồng cùng đứng ra để vay tiền của Ngân hàng và cùng ký vào các hợp đồng. Nhưng khi Ngân hàng khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án tiến hành các biện phán tố tụng nhưng chỉ có một bên vợ (hoặc chồng) có mặt ở địa phương nên Tòa án buộc phải thu thập chứng cứ làm thủ tục giám định chữ ký và chữ viết trong Hợp đồng tín dụng mới đảm bảo đúng thủ tục tố tụng với việc ra bản án nghiêm khắc đối với bên vi phạm để giữ gìn trật tự môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. Hay Ngân hàng không thu thập được tài liệu, chứng cứ là mẫu chữ ký, chữ viết của khách hàng vay để lấy căn cứ giám định qua đó mới giải quyết được tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 177 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.”
  • 43. 39 Một số Tòa án cấp huyện vẫn chưa thực hiện đúng quy định này dẫn đến việc triệu tập đương sự không hợp lệ mà đã cho rằng đương sự được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng để đình chỉ xét xử là không đúng, không bảo đảm quyền lợi của ương sự. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện T gửi giấy triệu tập cho ông Trần Văn K và bà Nguyễn Thị Phi O qua đương bưu điện. Tại Giấy báo phát (do Bưu điện chuyển trả cho Tòa án) thể hiện người nhận giấy triệu tập là bà “Y” nhưng không thể hiện rõ người này có quan hệ với với ông K, bà O như thế nào và có cam kết chuyển giấy triệu tập cho ông K, bà O không? Họ tên đầy đủ của bà Y như thế nào, địa chỉ ở đâu cũng không rõ. Phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất ông K và bà O vắng mặt. Tòa án nhân dân huyện T tiếp tục tiến hành gửi giấy triệu tập cho ông K và bà O qua đường bưu điện. Tại Giấy báo phát (do Bưu điện chuyển trả lại cho Tòa án) thể hiện người nhận là “TTY” và không thể hiện rõ người này là ai, có quan hệ với ông K và bà O như thế nào và có cam kết chuyển giấy triệu tập này cho ông K, bà O không? Cũng không rõ họ tên đầy đủ của người nhận giấy triệu tập này là như thế nào? Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai, ông K và bà O vắng mặt. Như vậy, việc triệu tập của Tòa án nhân dân huyện T là chưa hợp lệ mà Tòa án đã cho rằng ông K, bà O được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng để đình chỉ xét xử là không đúng, không bảo ảm quyền lợi của đương sự. Nhiều Tòa án không thể đưa vụ án giải quyết đúng thời gian luật định. Thực tế Tòa án nhân dân hai cấp ở tỉnh Phú Thọ đã không quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn tố tụng do pháp luật quy định (thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan). Thực tế, có vụ án kéo dài đến 2 năm kể từ ngày thụ lý vụ án mà Tòa án vẫn không mở được phiên tòa xét xử. Do các Tòa án cần phải xác minh lại, xem xét thẩm định tại chỗ đối với tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp (diện tích đất, chủ sở hữu tài sản...) theo hướng dẫn của Tòa án