SlideShare a Scribd company logo
1 of 115
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu khảo
sát thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy PGS.TS. Mai Văn Xuân
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là chưa bảo vệ một học vị nào
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
TPHCM, ngày 05/6/2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Công Cường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo, PGS.TS. Mai Văn Xuân,
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo trường
Đại học Kinh tế Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND, phòng kinh tế, phòng thống kê huyện
Trảng Bom, cục thống kê tỉnh Đồng Nai, UBND các xã Đồi 61, xã An Viễn, xã
Quảng Tiến, và các hộ gia đình ở ba xã đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp
thông tin trong quả trình điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường TPHCM, phòng Thanh tra Giáo dục, bạn bè đồng nghiệp, đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình luôn ở bên cạnh tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Công Cường
iii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN CÔNG CƯỜNG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2013 - 2015
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN XUÂN
Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trảng Bom (Đồng Nai) là huyện thuộc địa hình trung du, có lợi thế về điều kiện
tự nhiên, thổ nhưỡng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản
xuất hàng hóa, đặc biệt là thế mạnh phát triển cây công nghiệp và phát triển nền
công nghiệp. Mô hình cao su tiểu điền đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, việc phát
triền mô hình cao su tiểu điền ở huyện Trảng Bom có hiệu quả và tính bền vững
chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng để tìm
giải pháp phát triển cao su tiểu điền giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện
ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo
bền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp thống kê
so sánh, phương pháp phân tích hiện giá, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và
phần mềm spss.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển
cao su tiểu điền hiện nay. Dựa vào luận cứ khoa học để đánh giá cùng với những
kiến nghị nhằm phát triển cao su tiểu điền, nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cao
su, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR : Tỷ số lợi ích - chi phí
BQC : Bình quân chung
BVTV : Bảo vệ thực vật
CN : Công nghiệp
ĐVT: : Đơn vị tính
GO : Giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
KTCB : Kiến thiết cơ bản
LĐ : Lao động
MI : Thu nhập hỗn hợp
NPV : Giá trị hiện tại ròng
SL : Sản lượng
TC : Tổng chi phí
TĐHV : Trình độ học vấn
UBND : Uỷ ban nhân dân
VA : Giá trị tăng thêm
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.......................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ..................................................................x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................6
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN.....................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ...................................................7
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN................................................7
1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu điền..........7
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................................7
1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển cao su tiểu điền.................................................7
1.1.3.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền..........................................................................8
1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền..................10
1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất.............................................................................................11
1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường .......................................................................................12
1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su tiểu điền13
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su...........................................................................13
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su.............................16
1.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền .....17
1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền...................................................................20
vi
1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................21
1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................21
1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu:...............................................................................................23
1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.......................................................................................25
1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Đồng Nai...............26
1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới..................................................................26
1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam.................................................................30
1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Đồng Nai .........................................................35
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI ..........................................................39
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai...................39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Trảng Bom..............................................................39
2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................40
2.1.1.2. Địa hình .................................................................................................................40
2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu...................................................................................41
2.1.1.4. Thổ nhưỡng ...........................................................................................................43
2.1.1.5. Thủy văn................................................................................................................43
2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên .........................................................................................43
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Trảng Bom ...................................................43
2.1.2.1. Tình hình đất đai ...................................................................................................45
2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động ................................................................................46
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ........................................................................................49
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trảng Bom50
2.1.3.1. Thuận lợi................................................................................................................50
2.1.3.2. Khó khăn................................................................................................................51
2.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG
BOM, TỈNH ĐỒNG NAI..................................................................................................52
2.2.1. Tình hình phát triển hiệu quả mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Trảng
Bom hiện nay......................................................................................................................52
vii
2.2.2. Tình hình phát triển hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu tại các hộ điều tra.........52
2.2.2.1. Đặt trưng cơ bản của các hộ điều tra ...................................................................52
2.2.2.1.1. Lao động và nhân khẩu......................................................................................52
2.2.2.1.2 Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra ...............................54
2.2.2.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra .............................56
2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây cao su tiểu điền ............................................57
2.2.3.1. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kỳ kiến thiết ...........................................57
2.2.3.2. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kỳ kinh doanh ........................................59
2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra........................61
2.2.3.4. Hiệu quả kinh tế dài hạn của cây cao su..............................................................63
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu
điền......................................................................................................................................66
2.2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất.....................66
2.2.4.2. Ảnh hưởng của quy mô lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất .................67
2.3.4.3. Ảnh hưởng của quy mô chi phí đến kết quả và hiệu quả sản xuất....................69
2.2.4.4. Áp dụng hàm sản xuất để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết
quả và hiệu quả sản xuất ....................................................................................................70
2.2.4.5. Một số khó khăn chính của địa bàn nghiên cứu..................................................73
2.2.4.6 Thuận lợi và khó khăn trong mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng
Bom.....................................................................................................................................74
2.3. Chuỗi cung sản phẩm cao su tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai........................76
2.3.1. Chuỗi cung sản phẩm mủ cao su.............................................................................76
2.3.1.1 Kênh thứ 1: Hộ trồng Cao su – Thương Lái – Công ty Cao su Đồng Nai – Xuất
khẩu .....................................................................................................................................78
2.3.1.2 Kênh thứ hai: Hộ trồng Cao su - Công ty Cao su Đồng Nai - Xuất khẩu.........79
2.3.1.3 Kênh thứ 3: Hộ trồng Cao su – Nhà máy chế biến mủ cao su Long Thành –
Xuất khẩu............................................................................................................................79
2.3.2. Phân tích chuỗi cung sản phẩm cao su ...................................................................79
viii
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.82
3.1. Định hướng phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện
Trảng Bom.........................................................................................................................82
3.2. Một số giải pháp phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom...........83
3.2.1. Giải pháp quy hoạch đất đai....................................................................................83
3.2.2. Giải pháp về chọn giống..........................................................................................84
3.2.3. Giải pháp về mật độ trồng và kỹ thuật trồng..........................................................84
3.2.4. Giải pháp về trồng cây vành đai chắn gió. .............................................................85
3.2.5. Giải pháp về chính sách bảo hiểm cây trồng..........................................................85
3.2.6. Giải pháp về bảo vệ thực vật...................................................................................85
3.2.7. Giải pháp về thị trường............................................................................................86
3.2.8. Giải pháp về lao động..............................................................................................86
3.2.9. Giải pháp về vốn và tín dụng...................................................................................88
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................90
I. KẾT LUẬN.....................................................................................................................90
II. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHÁO.................................................................................................94
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................96
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Top 4 sản lượng xuất khẩu năm 2013 .......................................................28
Bảng 1.2. Xuất khẩu cao su 9 tháng 2014 của Việt Nam..........................................34
Bảng 1.3: Diện tích cao su tỉnh Đồng Nai phân theo huyện, thị xã,
thành phố năm 2013 ...................................................................................36
Bảng 1.4: Sản lượng mủ cao su phân theo huyện/thị xã, thành phố 2010-2013......37
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Trảng Bom năm 2013 ........................45
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Trảng Bom......................................47
Bảng 2.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (BQ hộ) ...............53
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra (BQ hộ) ........55
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra ......................57
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí của một ha cao su thời kỳ kiến thiết....................58
Bảng 2.7: Tình hình đầu tư chi phí bình quân 1 năm cho 1ha cao su trong thời kỳ
kinh doanh...................................................................................................60
Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1ha cao su của các hộ điều tra ......62
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả dài hạn của 1 ha cao su...........................63
Bảng 2.10: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................66
Bảng 2.11: Ảnh hưởng của lao động cao su đến kết quả và hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................68
Bảng 2.12: Ảnh hưởng của chi phí đến kết quả và hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................69
Bảng 2.13: Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất vườn cao su của
các hộ điều tra .............................................................................................70
Bảng 2.14: Một số khó khăn của các hộ điều tra năm 2014........................................73
x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên Biểu đồ Trang
Biểu đồ 1.1: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2003-2013.................................27
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng diện tích và sản lượng CSTN thế giới......................................27
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng tiêu thụ CSTN thế giới................................................................27
Biểu đồ 1.4: Biến động giá cao su giai đoạn 2008 - 2014.............................................29
Biểu đồ 1.5: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2012-2016 ...................................30
Biểu đồ 1.6: Diện tích trồng và khai thác của Việt Nam 2005-2013............................31
Biểu đồ 1.7: Sản lượng và năng suất của Việt Nam 2000 -2012 ..................................31
Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng phân bố cao su của Việt Nam.....................................................32
Biểu đồ 1.9: Năng suất khai thác các tỉnh tiêu biểu của Việt Nam...............................32
Biểu đồ 1.10: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của Việt Nam 2003-2013 .............................33
Hình 1.1: Phân bố diện tích cao su của Việt Nam.....................................................31
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom.......................................................39
Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su qua các kênh( nguồn điều tra 2014)...........................77
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển nền nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Trong đó vấn đề lớn được đặt ra là: phát triển nông nghiệp
như thế nào, phát triển theo hướng nào để đem lại hiệu quả cao và bền vững. Để có
thể phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao, nhà nước cần có những định
hướng, chính sách phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp nông thôn nước ta và
xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây cao su là loại cây trồng
cho giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập lớn cho người dân, là nguồn thu ngoại tệ
cho nước ta. Phát triển bền vững cây cao su, đem lại hiệu quả kinh tế đang là một
vấn đề quan trọng được quan tâm hiện nay.
Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là
mủ cao su – nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải.
Do tính chất đặc biệt của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế để
sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. Hết chu kỳ kinh doanh, khi
thanh lý cây cao su cho một khối lượng gỗ rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu ổn định
để sản xuất ra những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và
thế giới
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất đỏ
bazan rộng lớn, đất xám, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày,
trong đó có cây cao su. Hiện nay cây cao su giữ một vị trí quan trọng trong nhóm cây
công nghiệp dài ngày mang lại lợi ích kinh tế cao, là hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của các địa phương. Nước ta có lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng
thứ 4 trên thế giới, đặc biệt trong vài năm trở lại đây diện tích cao su tại Việt Nam cũng
được tăng mạnh, mô hình cao su tiểu điền được khuyến khích đầu tư.
Từ sau năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị
trường thì sản xuất cao su dần đã cải thiện được vị trí của mình và đạt được những
thành quả nhất định. Do giá trị kinh tế to lớn mà cao su đem lại cho nền kinh tế đất
2
nước, bên cạnh sự phát triển tại các nông trường quốc doanh thì hiện nay trên thế giới
và ở Việt Nam cây cao su cũng phát triển mạnh mẽ ở quy mô nông hộ. Đặc biệt, việc
tổ chức sản xuất đã có nhiều đổi mới, trong đó đã triển khai phát triển mô hình cao su
tiểu điền. Mô hình cao su tiểu điền là hình thức trồng cao su của các hộ nông dân. Do
đó sẽ góp phần vào việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực
trong nhân dân. Góp phần to lớn trong công cuộc phát triển nông thôn, đồng thời tạo
cuộc sống ổn định cho người dân trên địa bàn.
Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và đồng bằng
sông Cửu Long. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 3 dạng chủ yếu: địa hình
đồi núi thấp độ cao 200 – 800m, chiếm 8% diện tích tự nhiên; địa hình đồng bằng lượn
sóng có độ cao 20 – 200m, chiếm 80% diện tích tự nhiên, địa hình bãi bồi ven sông có
độ cao dưới 20m, chiếm 12% diện tích tự nhiên. Nhìn chung địa hình của Đồng Nai
tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, trong đó cao su
được xác định là cây trồng chính, cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển cao su tiểu
điền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo có
điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình kinh tế trang trại
sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, làm động lực
phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ở khu vực nông thôn của tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền ở huyện Trảng Bom có
hiệu quả và tính bền vững chưa cao, đa số các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn,
phần lớn vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, các nông hộ còn lúng túng trong việc
tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, sản lượng
và chất lượng mủ cao su vẫn còn thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, sản xuất gặp
nhiều rủi ro. Thị trường tiêu thụ ở đây là thị trường cấp thấp, kém chất lượng, giá cả
tiêu thụ còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, thu nhập của người dân
trồng cao su chưa cao, chưa thực sự là nguồn thu vững chắc.
Để góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá đúng đắn về hiệu quả kinh tế
mô hình cao su tiểu điền hiện nay tại huyện Trảng Bom, từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp và thiết thực cho sự phát triển của mô hình cao su tiểu điền tại huyện
3
trong thời gian sắp tới, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền
tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế của mô hình cao su
tiểu điền.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền này mang lại
- Đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế, tiềm năng, các yếu tố thuận lợi, khó
khăn để phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
mô hình cao su tiểu điền trên địa ban huyện Trảng Bom.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp
Để đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su, chúng tôi sẽ tham
khảo các nguồn số liệu từ: Các tạp chí, báo cáo tổng kết và kết quả nghiên cứu trong
và ngoài nước, các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su của tỉnh
Đồng Nai và của huyện Trảng Bom, niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh, của
huyện Trảng Bom, các nguồn Internet.
Nguồn số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra hộ trồng cao su tiểu
điền, với cách chọn điểm và xác định mẫu điều tra như sau:
Chọn điểm điều tra
Hiện nay các hộ trồng cao su ở huyện Trảng Bom sử dụng mô hình cao su tiểu
điền là chủ yếu, xuất phát từ thực tế đó, trong tổng số 17 đơn vị hành chính của huyện,
chúng tôi chọn ra 03 xã có diện tích và sản lượng cao su tiểu điền lớn nhất làm điểm
điều tra đó là xã Đồi 61, xã An Viễn, xã Quảng Tiến.
Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số hộ trồng cao su ở từng xã, bằng
phương pháp chọn ngẫu nhiên và không lặp, theo tỷ lệ và khoảng cách được xác
4
định trước trong danh sách các hộ trồng cao su ở mỗi xã, chúng tôi sẽ chọn 90 hộ ở
huyện Trảng Bom để tiến hành điều tra.
Để đánh giá đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả
kinh tế của việc sản xuất và tiêu thụ cao su và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế, nội dung điều tra gồm các thông tin sau:
Một số thông tin cơ bản về mẫu điều tra như: Tuổi, giới tính, trình độ văn
hóa của chủ hộ, số nhân khẩu, lao động của hộ, diện tích trồng cao su, tổng diện tích
đất canh tác, diện tích đất có khả năng chuyển sang trồng cao su, tài sản vốn bằng
tiền phục vụ cho hoạt động trồng cao su.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của hộ gồm: thông tin về tất cả yếu tố
đầu vào gồm cả số lượng và giá trị đã đầu tư cho hoạt động trồng cao su, thông tin
và kết quả sản xuất của hộ gồm cả hiện vật và giá trị thu được bằng tiền của hộ năm
2014 từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su.
Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động sản xuất cao su của
hộ, những vấn đề khó khăn hiện nay của hộ như vốn, dịch vụ cây giống, tình hình
dịch bệnh, cơ chế chính sách của nhà nước…
Sau khi chuẩn bị bảng hỏi điều tra, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn thử một số hộ,
sau đó chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và cuối cùng là
điều tra phỏng vấn toàn bộ số mẫu đã chọn.
3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
+ Phương pháp phân tổ thống kê: Dựa trên các chỉ số tương đối, tuyệt đối và
số bình quân để đưa ra những đánh giá, phân tích về sự biến động của các yếu tố
trong nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Dựa trên các chỉ tiêu được hệ thống hóa và
tổng hợp, đề tài so sánh các chỉ tiều tương ứng giữa các hộ và các xã, từ đó thấy
được sự khác nhau, ưu nhược điểm và những lợi thế so sánh để đưa ra các đề xuất
về giải pháp phát triển hiệu quả.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài,
chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo các ý kiến của các cơ quan chức năng như sở
NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông huyện Trảng Bom, Phòng kinh tế, Phòng thống kê.
5
+ Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Dùng phương pháp hạch toán kinh
tế và phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư cây cao su
thông qua các chỉ tiêu: NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỷ lệ lợi ích - chi phí) và
IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ)...
+ Phương pháp phân tích hồi quy: Đề tài sử dụng hàm Cobb-douglas và được
xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh đến năng suất của hộ
trồng cao su tiểu điền.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng để ước lượng các hệ số hồi quy
biểu thị ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất của hộ. Để quá
trình tính toán được chính xác và đồng nhất đơn vị tính dễ dàng so sánh sự tăng lên
của năng suất và các yếu tố đầu tư, chúng tôi quy đơn vị tính của năng suất và yếu
tố đầu tư về giá trị. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas códạng như sau:
Mô hình có dạng tổng quát:
3 5 61 2 4
1 2 3 4 5 6AX u
Y X X X X X eα α αα α α
Với:
Y: Năng suất mủ cao su tính bình quân trên 1 ha (kg/ha)
X1: Tuổi chủ hộ
X2: Tuổi vườn cây
X3: Trình độ học vấn của chủ hộ
X4: Lượng phân NPK (kg/ha)
X5: Lượng thuốc bảo vệ thực vật (lít/ha)
X6: Công chăm sóc (công/ha)
Ui: Sai số ngẫu nhiên
iα : là các hệ số co dãn giá trị sản lượng của hộ điều tra theo các biến độc lập Xi.
Lấy logarit cơ số e hai vế ta có:
LnY = LnA+α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ α4 lnX4 +α5 lnX5 + α6 lnX6 + ui
iα : là các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến giá trị sản xuất của các
hộ điều tra.
6
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố sản
xuất chủ yếu, kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền tại huyện
Trảng Bom, sự tác động của các yếu tố sản xuất chính đến giá trị gia tăng của mô hình
cao su tiểu điền.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thông tin và dữ liệu thứ cấp tất cả
các xã thuộc huyện Trảng Bom có trồng cao su và nghiên cứu chuyên sâu tại 3 xã
chọn lựa. 3 xã chọn để nghiên cứu chuyên sâu là 3 xã có sản lượng và diện tích cao
su tiểu điền lớn nhất huyện.
+ Thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được xem xét trong giới hạn thời gian từ
năm 2010 đến 2014; Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ các hộ trồng cao su tiểu
điền được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015.
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền
Chương 2: Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả mô hình cao su
tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
7
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN
1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu điền
1.1.1. Khái niệm
Cao su tiểu điền là vườn cao su có quy mô diện tích nhỏ từ một đến vài chục
ha, và trồng không tập trung, chủ yếu nằm rải rác quanh địa bàn sinh sống của khu
dân cư, người nông dân được giao quyền sử dụng đất và tiến hành trồng cao su trên
diện tích đó. Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc sở hữu của người nông dân, do
nông dân tự bỏ vốn tự có đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn để để
đầu tư thâm canh trồng cao su trên diện tích đất của mình.
Hộ cao su tiểu điền là loại hình kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
trồng cao su với quy mô diện tích nhỏ.
Chủ hộ là người trực tiếp sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là mủ
nguyên liệu chưa qua chế biến.
1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển cao su tiểu điền
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu dài
từ 7 đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua
nhiều năm, chu kỳ kinh doanh dài từ 30 – 35 năm.
Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng
nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện
thời tiết, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác.
Sản phẩm sản xuất ra của hộ cao su tiểu điền đều là sản phẩm hàng hóa quy
mô tương đối, nên yếu tố thị trường rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của
hộ gia đình. Từ những đặc điểm trên để hình thành và phát triển mô hình cao su tiểu
điền cần có các điều kiện sau đây:
Có nền kinh tế thị trường.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển cao su tiểu điền thông qua
các dự án 327, dự án 135…
8
Có cán bộ khuyến nông tập huấn chỉ đạo cung cấp giống, chuyển giao kỹ
thuật trồng.
Các công ty, nông trường sản xuất cao su đóng vai trò chủ đạo thu mua các
sản phẩm.
1.1.3.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền
Hiện nay, cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam,
sau gạo và cà phê. Và Việt Nam đang là nước đứng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên
nhiên trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Cây cao su từ khi trở thành
hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành
một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang
thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau:
lốp ô tô chiếm 70,00% sản lượng cao su thế giới, kế đến là cao su dùng để làm ống
băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, dụng
cụ gia đình và dụng cụ thể thao...
- Tạo việc làm và tăng thu nhập
Trong điều kiện hiện nay phát triển cao su tiểu điền là giải pháp hữu hiệu để
giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động ở nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ở các vùng nông thôn, khi
dân số và lao động tăng nhanh, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và
ngày càng bị thu hẹp, việc canh tác một số cây trồng ngắn ngày (như cây sắn)
không đúng kỹ thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc màu và bị xói mòn, năng
suất cây trồng giảm, thu nhập của người lao động thấp, thời gian nông nhàn hay tỷ
lệ thất nghiệp cao. Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây
rừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi
trường sinh thái, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao, bền vững cho các hộ
cao su tiểu điền.
- Phát triển cao su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và
xuất khẩu
Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa các
nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa như đất đai, lao
9
động… nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm cao su nguyên liệu ngày càng nhiều cho
sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Trước năm 1975 cao su tiểu điền chiếm tỷ lệ
rất nhỏ 4% so với tổng số diện tích cao su, tuy nhiên từ năm 1986 sau khi có chính
sách về đất đai, khuyến khích kinh tế hộ phát triển thì cao su tiểu điền đã phát triển
nhanh chóng, đến năm 2007 đã chiếm gần 46,1% so với tổng diện tích và cho
33,8% sản lượng.
- Phát triển cao su tiểu điền làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển cao su tiểu điền có vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời cao su tiểu điền cũng đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ
sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát triển
cao su tiểu điền cũng là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các trang trại
cao su, đây là bước trung gian từ sản xuất mang tính thuần nông sang sản xuất hàng
hóa, thực hiện sự phân công lao động tại chỗ, là nơi sản xuất ra nguyên liệu tập
trung và ổn định giúp cho ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển.
Sau năm 1986, khi có chính sách mới của nhà nước về chủ trương giao đất,
giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến khích kinh
tế hộ phát triển. Do đó các hộ nông dân có điều kiện về đất đai đã mạnh dạn vay
vốn đầu tư để trồng cao su. Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho các chủ
hộ trồng cao su tận dụng và sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động và nguồn vốn
hiện có. Từ đó giảm chi phí quản lý, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được
nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt đối với địa bàn vùng
sâu, vùng xa, trung du và miền núi. Như vậy trong giai đoạn hiện nay, phát triển cao
su tiểu điền là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chính sách
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt là trung du và miền núi.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 32.925,1 nghìn ha, là nước có quy mô
trung bình xếp thứ 59 trong tổng số 203 nước trên thế giới. Nhưng nước ta lại là
nước đông dân vào hàng thứ 13 nên bình quân diện tích theo đầu người thấp (0,45
10
ha/người), chỉ bằng 1/6 mức bình quân trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang ở
trong thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại và dịch vụ với yêu cầu phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh
mẽ đến việc khai thác và sử dụng đất. Ngoài những vùng đất ở đồng bằng thuận lợi
cho việc phất triển cây lương thực quanh năm, còn một phần lớn diện tích đất gò đồi
và vùng núi cần phải được khai thác và phát huy lợi thế so sánh. Từ những yêu cầu
bức thiết trên, mô hình cao su tiểu điền là một trong những mô hình được xem là
giải pháp tốt nhất cho bài toán hóc búa này. Mô hình cao su tiểu điền ra đời đã góp
phần trong việc sử dụng quỹ đất ở vùng gò đồi và vùng núi một cách có hiệu quả,
làm tăng thêm thu nhập cho người dân ở nông thôn. Do đặc tính sản phẩm của cây
cao su nên yêu cầu về các cơ sở thu mua và chế biến mủ phải gần với nơi cung cấp
mủ. Vì vậy hình thành nên ở vùng nông thôn các nhà xưởng, nhà máy chế biến tạo
tiền đề quan trọng và là nơi tạo ra sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp một
cách có hiệu quả.
- Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây rừng, vì vậy
canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái.
Trên các đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống, đồi trọc, cây cao su khi trồng
với diện tích lớn còn tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ
môi trường rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do
chu kỳ sống của cây cao su dài 30 đến 40 năm nên việc bảo vệ vùng sinh thái được
bền vững trong thời gian dài.
Như vậy, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền trên những vùng đất phù
hợp ở vùng nông thôn có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp,
nông thôn ở nước ta.
1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền
Các nhà kinh tế cho rằng rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất
mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy
đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi
nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
11
quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những
thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Khai thác và sản xuất cao su cũng có những rủi ro nhất định, rủi ro về thời
tiết, rủi ro về thị trường. Việc loại bỏ rủi ro trong sản xuất là điều không thể, mà
điều chúng ta có thể làm được là tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra để có thể đưa
ra những giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế nó.
1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất
Như chúng ta đều biết, tất cả các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều
có đối tượng là những cơ thể sống, sản xuất thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến
hành ngoài trời do đó sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của
điều kiện tự nhiên. Vì vậy, đối với sản xuất nông nghiệp rủi ro trong sản xuất là
điều rất khó tránh khỏi. Và điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với sản xuất
kinh doanh cao su. Các hoạt động trồng và khai thác cao su đều được tiến hành
ngoài trời do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết.
Trong những năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường nên đã gây ra những
tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cao su. Thời tiết ngày càng khắc
nghiệt, lũ lụt thường xuyên xảy ra, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất và sản lượng cao su thiên nhiên.
Những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kéo theo những rủi ro mà người trồng cao
su có thể gặp phải là rất lớn, thời tiết thất thường, mưa lớn, rét đậm kéo dài làm cho
cây cao su có thể bị rụng lá, thối rễ và chết dần. Đặc biệt, cây cao su là loài cây dễ
gãy, rễ cây lại mọc cạn, vì thế chỉ cần một trận bão đi qua thì hàng trăm hecta cao
su có thể bị quật ngã trong chốc lát. Việc cây cao su bị gãy, bị chết do thời tiết là rủi
ro mà người dân không thể lường trước được.
Thời tiết, khí hậu biến đổi khó lường, nắng mưa thất thường điều này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát. Đối với cao su, thời tiết khó
lường như vậy là cơ hội cho các loại bệnh như nấm hồng, phấn trắng, sương
12
muối, tiểu khí hậu, rụng lá non…xuất hiện. Những loại bệnh này có thể làm cho
cây chết hàng loạt.
Sản xuất cao su đòi hỏi vốn lớn. Đối với những hộ nông dân, hầu hết họ đều
dồn hết tiềm lực của mình để đầu tư vào vườn cao su, nhiều hộ còn phải vay ngân
hàng. Lỡ may gặp phải thời tiết xấu, thiên tai bão lụt xảy ra gây hại cho vườn cây,
bệnh tật khiến cây chết đứng, thì bao nhiêu tiền của, công sức của người dân bay
theo mây khói, gây ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của hộ…., nhiều gia đình
còn lâm vào tình cảnh nợ nần chồng chất.
1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường
Ngoài những rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải trong sản xuất
do ảnh hưởng của thời tiết, thì người dân còn phải đối mặt với nhiều rủi ro do
yếu tố thị trường mang lại như bị ép giá, bị mất giá, sản phẩm khai thác ra không
tiêu thụ được.
Giá của sản phẩm cao su thiên nhiên trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố: giá của các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như dầu thô, sự phát triển
của ngành sản xuất ô tô, tốc độ tăng trưởng hay lạm phát của nền kinh tế.
Hiện nay, giá cao su biến động thất thường, giá tăng lên liên tục trong một số
năm qua do giá dầu thô sụt giảm và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá cao nên lợi
nhuận mà cây cao su mang lại là rất lớn, trong thời gian gần đây người ta ví cây cao
su như là “vàng trắng”. Vì thế, ở nhiều địa phương người dân đã đổ xô thi nhau
trồng cao su chặt phá những diện tích khác như tiêu, cà phê, điều để trồng cao su,
khiến cho diện tích cao su tăng nhanh (đặc biệt là cao su tiểu điền). Điều này có ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình quy hoạch cơ cấu cây trồng và mức rủi ro mà người
trồng cao su có thể gặp phải là rất lớn.
Hiện nay công tác dự báo thông tin thị trường nhất là giá cao su ở nước ta
còn rất kém. Cây cao su là cây dài ngày, trung bình sau 7 – 8 năm mới cho thu
hoạch (cao su tiểu điền có thể muộn hơn). Do vậy, giá cao su hôm nay có thể ảnh
hưởng đến lượng cung của 10 – 20 năm sau, chính điều này cho thấy chúng ta cần
phải chú ý đặc biệt tới công tác dự báo để tránh những rủi ro có thể xảy đến đối với
người nông dân.
13
Hơn nữa, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị
trường các nước, do đó chỉ cần kinh tế thế giới hoặc một thị trường tiêu thụ lớn nào
đó biến động là ngành cao su lập tức “gặp khó khăn”. Khi giá cao su tăng cao,
người dân thường có thói quen phá bỏ các loại cây trồng khác để trồng cao su, điều
đó có thể sẽ rơi vào tình trạng cung vượt cầu, đẩy giá xuống, tình trạng “được mùa
mất giá” sẽ xảy ra được gọi là chỉ tiêu toàn phần.
1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su
tiểu điền
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, là một trong những
cây công nghiệp có giá trị cao hiện nay. Chất nhựa của cây (latex) còn được gọi là
mủ, là nguồn sản phẩm chủ lực để sản xuất ra các sản phẩm cao su tự nhiên
Cây cao su có vòng đời khoảng 26-30 năm, được chia làm 2 thời kỳ: i) Thời
kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): tính từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được khoảng 5-7
tuổi là thời gian có thể bắt đầu đưa vào khai thác cạo lấy nhựa, tùy theo điều kiện
chăm sóc. ii)Thời kỳ kinh doanh: khoảng thời gian còn lại của cây, bước vào khai
thác và thanh lý cây gỗ khi sản lượng cao su giảm.
Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cao khi bề vòng thân cây đạt từ
45-50cm trở lên, đo cách mặt đất 1 m. Đặc tính sinh học chuyên biệt và đòi hỏi kỹ
thuật chăm sóc cây cao su chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình
từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của cây trong khi nhiệt độ quá cao trên 30°C sẽ làm cho
mủ chóng đông hoặc đông ngay trên miệng cạo, gây hiện tượng khô mủ. Cây cao su
có thân gỗ giòn nên không chịu được gió, mức độ gió thích hợp cho cây chỉ khoảng
2-3m/ giây.
Về đất đai, cây cao su có thể trồng trên ba loại đất là đất đỏ bazan, đất xám
Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Đất trồng cao su phải có độ sâu tầng
14
mặt trên 1m vì rễ cây cao su không thể xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua
mực nước ngầm và tầng đá mẹ.
Thông thường từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm là mùa khô, cây cao su rụng
lá, không thể cạo mủ trong giai đoạn này. Do đó thời gian thu hoạch của cây cao su
thường rơi vào 9 tháng cuối năm.
Trong suốt chu kỳ trồng, chăm sóc cây cao su tại vườm ươm, nhiều tác giả
đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn cây con trong vườn
ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn
khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác già.
- Giai đoạn cây non trong vườn ươm:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài
6 tháng đến 24 tháng tùy vào loại stump. Giai đoạn này cây chủ yếu tăng trưởng
theo chiều cao còn chu vi thân tăng chậm. Bình quân mỗi tháng cây có thể cho thêm
một tầng lá mới. Trong điều kiện nhiệt độ dưới 18°C, khô hạn hoặc bị bệnh thì tốc
độ tăng trưởng về chiều cao cây, số lá, đường kính thân bị chậm lại. Đây là nhược
điểm của những vùng có mùa đông lạnh sản xuất cây con.
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Là khoảng thời gian dài từ 5 - 8 năm mà nhà nông chỉ đầu tự chứ không thu
lợi nhuận, vì thế tìm cách rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng trong sản xuất
cao su hiện nay.
Cây cao su từ 1-3 tuổi người nông dân cần có kế hoạch trồng xen các loại
cây ngắn ngày để góp phần tăng thêm thu nhập đồng thời có tác dụng giữ đất.
Bên cạnh đó, để rút ngắn giai đoạn này cần phải tiến hành chăm sóc ngay từ
đầu đặc biệt là khâu bón phân và làm cỏ. Nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này
thì giai đoạn kinh doanh sinh trưởng kém, lượng mủ thấp. Hơn thế nữa, việc bù đắp
thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh thường không
mang lại hiệu quả và tốn kém nhiều.
Cây cao su có thể tự cân đối về nước tưới trong giai đoạn này không như
những cây công nghệp dài ngày khác (tiêu, cà phê...)
15
Trong giai đoạn này, tiến hành bón phân hữu cơ sinh học HUMIX chuyên
dùng cao su.
- Giai đoạn khai thác mủ (còn gọi là giai đoạn kinh doanh):
Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây
bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hàng năm, người ta chia thành 3
thời kỳ là: thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời
kỳ khai thác cao su già.
+ Thời kỳ khai thác cao su non:
Thời kỳ kéo dài từ 10 – 12 năm, cây phát triển mạnh về số lượng cành,
nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ và sản lượng mủ tiếp tục tăng.
Vỏ ở thời kỳ này mỏng, mềm đang tăng trưởng mạnh nên việc cạo mủ cần
phải có tay nghề cao, tránh cạo phạm vào gỗ.
Vườn cao su thời kỳ này thường âm u, ẩm thấp là môi trường rất thuận lợi
cho nhiều loại bệnh phát triển mạnh thành dịch đặc biệt là bệnh phân trắng, bệnh
rụng lá vào mùa mưa.
Trong giai đoạn này cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tăng sản lượng
mủ. Dùng phân HCSH HUMIX chuyên dùng cho cao su.
+ Thời kỳ khai thác cao su trung niên:
Khi năng suất không còn tăng nhiều nữa và giữ vững mức năng suất đó thì
cao su bước vào thời kỳ khai thác trung niên. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác
trước đó, khai thác hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn trong
các thời kỳ trước không được chăm sóc tốt thì khi bước vào thời kỳ này chỉ duy trì
năng suất cao trong một thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất. Bên cạnh đó, khai
thác giai đoạn trước thái quá và cạo phạm cũng gây trở ngại lớn.
+ Thời kỳ khai thác cao su già:
Khi năng suất mủ giảm mạnh và không có cách nào phục hồi được thì lúc đó
cây đã bước vào thời kỳ khai thác cao su già. Lúc này, vườn cây rất mẫn cảm bệnh
rụng lá vào mùa mưa.
16
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su
Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có các điều kiện tự
nhiên dưới đây:
Điều kiện địa hình:
- Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <50
là tốt nhất. Đất có độ dốc
từ 50
-90
trồng được cao su nhưng phải trồng theo đường đồng mức và phải có công
trình chống xói mòn .
Điều kiện đất: Điều kiện đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất và
tuổi thọ của cây cao su. Điều kiện đất còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản
phẩm mủ cao su sản xuất sau này.
- Độ sâu tầng đất: vì rễ trụ của cây cao su ăn sâu nên tầng đất trồng trọt càng
sâu càng tốt
- Lý tính của đất: Đất trồng cao su cần có thành phần cơ giới trung bình đến
nhẹ, tơi xốp thoát nước .
- Hoá tính đất: Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,6 trọng lượng đất khô là tốt vì
vậy đất đỏ Bazan ở rừng mới khai hoang rất thích hợp với cây cao su.
Điều kiện thời tiết - khí hậu:
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệt
độ thích hợp nhất từ 25-300
C, dưới 200
C hoặc trên 300
C sự quang hợp của cây bị
giảm. Nhiệt độ trên 400
C cây sẽ trở nên khô héo và ở mức dưới 100
C cây có thể
chịu đựng được một thời gian tương đối ngắn. Mức nhiệt độ trung bình khoảng
250
C thì cây cho năng suất mủ ở mức cao nhất. Trong khoảng thời gian khai thác
mủ (1-5 giờ sáng) thì yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủ lấy ra đạt chất
lượng tốt và nhiều.
- Lượng mưa: Tối thiểu phải đạt trên 1.500mm/năm và yêu cầu phân bố đều
trong năm. Cây cao su có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp
nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm/năm. Tuy vậy đối
với các vùng có lượng mưa thấp <1.500mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều
trong các tháng của năm. Đất trồng cao su phải có khả năng giữ nước tốt, có thành
17
phần sét trong đất chiếm khoảng 25%. Ở những nơi không có những điều kiện
thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây cao su cần lượng mưa trung bình hàng năm vào
khoảng 1.800-2.000mm. Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi
sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ. Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ
trưa thì việc cạo mủ coi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa
trôi nếu cạo mủ trong thời điểm này.
- Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất. Ẩm độ không khí còn thể hiện
tương quan thuận với dòng chảy của mưa khi khai thác mủ.
- Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân
từ 1.800-2.800 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và
sản lượng cao. Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ
hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh
phấn trắng trong thời gian qua.
- Gió: thân và cành cao su giòn, dễ gãy. Tốc độ gió trung bình trên 3m/s thì
cần có biện pháp trồng đai rừng phòng hộ. Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng đến cây cao su,
nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu tốc độ gió từ 8-
13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽ ảnh hưởng
đến việc tăng trưởng và phát triển của cây cao su, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho
thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s sẽ làm gốc sụp đổ và dẫn tới giảm năng suất mủ.
Đặc biệt gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng. Vì vậy để hạn chế tốc độ
của gió ở những vùng có gió bão thì cần chọn những giống cao su vô tính có khả
năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn gió. Tốc độ gió thích hợp là từ 1-
2m/giây vì gió giúp cho cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây
mau khô sau khi mưa. Bản thân cây cao su có tính giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ
làm cây gãy đổ và bị xóa sổ vườn cây.
1.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền
Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ
cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; Là điều kiện, là cơ sở để tiến
hành sản xuất. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất và
18
đến việc phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến năng suất và kết quả
sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm:
- Lao động: là một yếu tố không thể thiếu được trong các ngành sản xuất.
Quy mô của ngành sản xuất phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ
lao động. Với các ngành có số lượng lao động đông, lực lượng lao động có tay nghề
cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở
ngành đó có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay không
còn phụ thuộc vào trình độ quản lý. Ở nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần
80%, đa số là lao động thủ công do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu
tố đầu vào một cách có hiệu quả.
- Tập quán canh tác và phong tục từng địa phương:
Đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và ảnh hưởng
đến năng suất sản lượng mủ cao su. Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn
chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tư
thâm canh. Việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân thấy
rõ được tầm quan trọng của đầu tư thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng
tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng là điều rất cần thiết.
- Các chính sách kinh tế:
Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô của nhà nước đối với
sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm
hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Chính
sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Mỗi chính sách chỉ phù
hợp trong một thời gian nhất định. Vì vậy các chính sách kinh tế luôn phải được
điều chỉnh cho phù hợp. Đối với phát triển cao su tiểu điền, cần có những chính
sách chung và chính sách riêng phù hợp với từng địa phương và đặc điểm sản xuất
của nó như : chính sách về đất đai, chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách
tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách tiêu thụ sản phẩm để cho các
hộ tiểu điền yên tâm đầu tư sản xuất.
19
- Thị trường:
Đối với người nông dân sản xuất nông sản, ngoài việc họ sản xuất ra để tiêu
dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sản của mình
để mua các mặt hàng tiêu dùng khác và mua các yếu tố đầu vào trên thị trường để
đầu tư cho sản xuất. Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với mục tiêu là bán
ra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá cả của sản phẩm
cao su cũng như giá sản phẩm đầu vào trên thị trường, quyết định rất lớn đến hành
vi người sản xuất. Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình về vốn, lao động, đất
đai…mà hộ nông dân, họ tự quyết định sản xuất cây gì, con gì với quy mô và đầu tư
cho sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Vốn:
Là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh cây cao
su cũng không thể loại trừ yếu tố quan trọng này. Đặc biệt, cây cao su là loại cây có
chu kỳ sống khá dài từ 30 – 40 năm, vốn đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản rất
lớn, số vòng quay của vốn chậm. Do vậy, việc huy động vốn và sủ dụng vốn một
cách có hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh cao su. Trong khi đó,
với mỗi gia đình nông dân sản xuất cao su theo mô hình tiểu điền thì khả năng về
vốn rất hạn chế. Với những hộ gia đình có khả năng về vốn họ có khả năng mở rộng
đầu tư, áp dụng tốt khâu kỹ thuật nên thu được nhiều sản phẩm và khai thác được
lâu dài. Những hộ gia đình không có điều kiện thì thường thu được ít sản phẩm hơn.
Do vậy, vốn là yếu tố trung tâm, đầu tiên của họ để quyết định quy mô, phương
thức chăm sóc, khai thác.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng phát triển tốt kéo theo sản xuất phát triển. Do đặc điểm của cây
cao su đòi hỏi phải trồng tập trung, tính chuyên môn hóa cao và thường được trồng
trên những vùng gò đồi nên bố trí kết cấu hạ tầng như: điện, thủy lợi, giao thông,
nhà máy chế biến phải phù hợp để sản xuất cao su mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Do
vậy, với cơ sở hạ tầng đảm bảo ở nơi sản xuất cây cao su đảm bảo thì sẽ tạo điều
kiện rất thuận lợi, giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và ngược lại.
20
- Tổ chức sản xuất:
Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy việc
quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi ích đất đai
của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.
1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có quan niệm phát triển
cây cao su là sự gia tăng về quy mô, số lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ
cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, phát triển cây cao su
bao hàm cả sự biến đổi về diện tích, năng suất, sản lượng, kỹ thuật.
- Sự phát triển về diện tích trong sản xuất cao su thông qua khai hoang, phục
hóa đất chưa sử dụng hoặc đất cằn cỗi. Diện tích trồng cao su tăng lên khiến gia
tăng khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia
tăng lượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ.v.v.
- Sự phát triển sản xuất cao su về năng suất mủ khai thác là nâng cao hiệu quả
của hoạt động sản xuất, tăng lượng mủ khai thác của từng ha. Từ đó làm tăng sản
lượng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất cao su, đồng thời gia tăng sự đóng
góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phương.
Phát triển các khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc và khai thác vườn
cao su. Sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến sẽ làm giảm thời gian lao động
của người dân, đồng thời khả năng sinh trưởng và phát triển của vườn cây đạt mức
tốt nhất, rút ngắn thời gian KTCB và vườn cây sẽ đạt mức năng suất cao. Điều này
tác động trực tiếp sản lượng cao su và tổng giá trị sản xuất cao su.
Tăng chất lượng lao động tại vườn cây tức là đào tạo lao động chăm sóc và
khai thác vườn cây. Lao động trực tiếp có thể hiểu được tập tính sinh trưởng, phát
triển của cây cao su, nắm bắt được kỹ thuật về chăm sóc và khai thác sao cho trong
quá trình làm việc luôn giúp vườn cây ở trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ làm gia tăng
sản lượng mủ cao su khai thác và tăng giá trị sản xuất cao su
21
1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực
sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình
bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.
Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế
lại mang một tầm quan trọng đến thế.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan
điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo(
1979) và Ellis(1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi
việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật
lực, tiền vốn...) để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3
khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu
quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua
các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại
sản phẩm.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá.
Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để
tối đa hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị
chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
22
dụng các nguồn lực sản xuất đạt được. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ
thuật hay hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để
đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu: “Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định”.
► Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với
chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánhở đây là quan hệ so
sánh tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được
mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có; thúc đẩy tiến bộ khoa
học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa hiện đại hóa; phát triển kinh tế với
tốc độ nhanh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
► Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra:
Q
H
C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu
đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra
và kết quả thu được.
23
C
h
Q
Trong đó: h: Hiệu quả kinh tế (lần)
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…)
C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…)
Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết
với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn
được gọi là chỉ tiêu toàn phần.
1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu:
1.4.2.1. Các chỉ tiêu ngắn hạn
1.4.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển cao
su tiểu điền.
- Diện tích, năng suất mủ cao su
- Số hộ trồng cao su tiểu điền ;
- Cơ cấu diện tích
1.4.2.1.2 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ cao su tiểu điền
- Đặc điểm của chủ hộ: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,
- Quy mô đất đai: tổng diện tích đất/hộ; diện tích đất trồng cao su/hộ
- Quy mô lao động: số lao động bình quân/hộ
- Quy mô vốn sản xuất
- Mật độ cây cao su đưa vào khai thác
1.4.2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư và chi phí
- Chi phí đầu tư phân bón/ha
- Chi phí công lao động/ha
- Vật tư khai thác đầu tư/ha
24
1.4.2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ cao su tiểu điền, chúng tôi
sử dụng các chỉ tiêu:
- Sản lượng mủ khai thác bình quân ha
- Năng suất bình quân ha
- Tổng giá trị sản xuất bình quân một ha cao su (GO): Tổng giá trị sản xuất
bình quân một ha cao su là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của một ha tính theo
giá thị trường địa phương.
GO = Qi*Pi
Trong đó: GO: Doanh thu thu được trên một ha diện tích cây cao su (1000đ)
Qi: Sản lượng mủ của một ha cao su (kg)
Pi: Giá bán 1 kg mủ (1000đ)
- Thu nhập hỗn hợp (MI): được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi
phí sản xuất chi trả bằng tiền của hộ và khấu hao TSCĐ (C): MI = GO – Cbt - De
Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt): là khoản chi phí bằng tiền chi trả trực
tiếp (Ctt) để tiến hành sản xuất cao su cộng (+) với chi phí trả lãi vay ngân hàng (i),
được tính bằng công thức: Cbt = Ctt + i
Chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến
hành sản xuất cao su như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác. Các
khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường.
Chi phí tự có (Ch): là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền
mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư
gia đình tự sản xuất... Thông thường các khoản chi phí này được tính theo "chi phí
cơ hội".
Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất
cao su, bao gồm chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt) cộng (+) với khấu hao
TSCĐ (De) cộng (+) với chi phí tự có (Ch).
C = Cbt + De + Ch
25
- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất
(GO) sau khi trừ đi chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt); khấu hao vườn cây cao
su (De); các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình (Ch). Hay lợi nhuận kinh
tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi trừ đi các khoản vật tư tự
sản xuất và lao động gia đình (Ch).
NB = GO - Cbt - De - Ch
NB = MI – Ch
1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
* MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cư một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
* GO/IC: Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian tính theo GO
* GO/LĐ: Hiệu quả sử dụng lao động tính theo GO
* Giá trị hiện tại ròng NPV:
Giá trị hiện tại ròng là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào hàng năm
trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Dòng tiền hàng năm là lợi
nhuận ròng được tạo ra trong chu kỳ đầu tư. Nếu giá trị hiện tại của các nguồn thu
vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí thì đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Do đó,
NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá giá trị đầu tư. Việc tính
toán NPV gồm ba bước:
Bước 1: Xác định chu kỳ vòng đời của đầu tư và giá trị của các dòng tiền
tương lai.
Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu hoặc tỷ suất lợi nhuận mong đợi.
Bước 3: Tính NPV theo công thức sau:
0 0
1 1
1 1
n n
t tt t
t t
NPV B C
r r
Trong đó:
n: Số năm tồn tại của cây cao su
t: Thứ tự năm
Bt: Giá trị thu nhập của cây cao su năm thứ t
26
Ct: Vốn đầu tư của cây cao su năm thứ t
r: Lãi suất tính toán
Nếu NPV >0 thì việc đầu tư có hiệu quả và khả thi, NPV càng lớn thì tính
sinh lời càng cao. Ngược lại nếu NPV<0 về phương diện tài chính, đầu tư không có
kết quả, không nên thực hiện.
* Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi
suất này thì việc trồng cao su hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu
nhập vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí. Hệ số IRR được xác định bằng công thức:
1
1 2 1
1 2/ /
NPV
IRR r r r
NPV NPV
Trong đó:
: Tỷ suất chiết khấu được chọn
: Số năm hoạt động của đời dự án
* Tỷ suất lợi ích trên chi phí B/C: được xác định bằng tỷ số giữa khoản thu
nhập với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại.
0 0
1 1
/ /
1 1
n n
t tt t
t t
B C B C
r r
1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Đồng Nai
1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10
thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào
quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi
chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”
(cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn
tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang
Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Sản lượng cao su sản xuất và tiêu thụ của thế giới năm 2013 lần lượt đạt 12,04
và 11,32 triệu tấn. Theo đó, so với năm 2012 sản lượng tiêu thụ tăng 2,67% và sản
lượng sản xuất tăng 3,73%.
27
Trong 10 năm qua (2003-2013), trên thế giới tốc độ tăng trưởng CAGR của
sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ lần lượt đạt 3,7% và 3,4%.
Mức thặng dư cung cao su thiên nhiên (CSTN) của thế giới sau khi tăng liên tục
trong giai đoạn 2011-2013, lần lượt là 243 nghìn tấn, 524 nghìn tấn và 640 nghìn tấn.
Biểu đồ 1.1: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2003-2013
Diện tích trồng cao su và sản lượng khai thác tập trung phần lớn ở khu vực
Châu Á (chiếm 93%), kế đến là Châu Phi (4-5%), Mỹ Latin (2-3%).
Xét về mức tiêu thụ cao su thiên nhiên (CSTN) thì Châu Á là khu vực tiêu
thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 72% tổng nhu cầu, kế đến là
Châu Âu (12%), Bắc Mỹ (10%), còn lại khoảng 6% từ các Châu lục khác.
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng diện tích và sản
lượng CSTN thế giới
Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng tiêu thụ CSTN
thế giới
28
Theo thống kê đến cuối năm 2013, 88,85% tổng sản lượng sản xuất CSTN
của toàn cầu bắt nguồn từ nhóm 6 quốc gia bao gồm: Thái Lan (34,41%), Indonesia
(25,60%), Việt Nam (7,89%), Trung Quốc (7,11), Ấn Độ (6,99%) và Malaysia
(6,85%). Trong năm qua Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để vươn lên vị
trí thứ 3 trong nhóm 6 nước sản xuất CSTN lớn nhất thế giới.
Trong 6 quốc gia kể trên, tính đến cuối năm 2013 thì Indonesia là quốc gia
có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới với 3,49 triệu ha, kế đến là Thái Lan (3,43
triệu ha), xếp vị trí thứ 3 và 4 lần lượt là Trung Quốc (1,16 triệu ha) và Malaysia
(1,06 triệu ha). Thứ hạng thứ 5 và 6 thuộc về Việt Nam và Ấn Độ với diện tích đạt
955.700 ha và 776.000 ha. 68,7% tổng sản lượng tiêu thụ CSTN của thế giới thuộc
về 6 quốc gia bao gồm Trung Quốc (36,65%), Ấn Độ (8,46%), Mỹ (8,06%), Nhật
Bản (6,23%), Indonesia (4,72%) và Thái Lan (4,59%). Riêng Trung Quốc bình quân
5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ CSTN và chiếm đến 25% tổng kim
ngạch nhập khẩu CSTN toàn cầu.
Khoảng 87-94% tổng sản lượng xuất khẩu CSTN toàn cầu hiện nay thuộc về
bốn quốc gia bao gồm: Thái Lan (3,66 triệu tấn), Indonesia (2,72 triệu tấn),
Malaysia (1,38 triệu tấn) và Việt Nam (1,07 triệu tấn)
Bảng 1.1: Top 4 sản lượng xuất khẩu năm 2013
29
- Biến động giá cao su theo các sự kiện kinh tế giai đoạn 2008-2014
Biểu đồ 1.4: Biến động giá cao su giai đoạn 2008 - 2014
Dựa vào cơ cấu tiêu thụ và sản xuất CSTN trên toàn cầu như đã trình bày bên
trên và các sự kiện xảy ra trong quá khứ thì ta có thể thấy rằng sản phẩm mủ CSTN
luôn chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế, xã hội, thiên tai lũ lụt,...tại các quốc
gia phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ và nguồn cung cấp
CSTN của thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,...
- Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên trong các năm tới
Biểu đồ 1.5: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2012-2016
30
Theo dữ liệu chúng tôi thu thập được từ The Rubber Economist và IRSG cho
thấy tình trạng cung vượt cầu như hiện nay sẽ kéo dài ít nhất là đến năm 2016. Đó
cũng chính là hệ lụy của làn sóng toàn cầu trồng cao su giai đoạn 2007-2009 trước
đây khi mà giá cao su trong xu hướng tăng tích cực. Giai đoạn 2013-2016 sẽ là thời
gian mà những diện tích cao su trồng trong giai đoạn 2007-2009 đưa vào khai thác
dẫn đến nguồn cung tăng mạnh. Trong giai đoạn 2013-2016, sản lượng sản xuất dự
báo sẽ tăng trưởng 2%/năm trong khi đó sản lượng tiêu thụ được dự báo tăng trưởng
là 3%/năm vì vậy khoảng cách cung cầu sẽ được thu hẹp dần trong 3 năm tới cho
đến năm 2016. Tuy nhiên có thể thấy được động lực để giá cao su tăng trưởng mạnh
trong vài năm tới là khá thấp.
1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam
Theo quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích trồng
cao su cả nước sẽ ổn định ở mức 800.000 ha
Diện tích trồng cao su trong nước tính đến cuối năm 2013 đạt 955.700 ha,
tăng 4,1% (tương ứng 37.800 ha) so với năm 2012, trong đó diện tích khai thác mủ
là 545.600 ha, chiếm 57%. Tổng diện tích cao su của Việt Nam trong 10 năm qua
đạt tăng trưởng CAGR là 8,0%/năm. Trong đó diện tích cho mủ đạt tăng trưởng
CAGR 7,4%/năm.
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2013, còn có thêm diện tích cao su của Tập đoàn
CN Cao su Việt Nam (VRG) trồng tại Campuchia là 89.000 ha, tại Lào là 28.000
ha. Riêng Tập đoàn HAGL trồng được 36.130 ha tại 2 quốc gia trên và CTCP
Gemadept đang triển khai trồng 29.500 ha cao su tại Campuchia. Bên cạnh đó còn
có các doanh nghiệp tư nhân khác cũng đang tiến hành trồng cao su tại Campuchia
và Lào nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Tổng sản lượng khai thác CSTN năm 2013 của cả nước đạt 949.100 tấn, tăng
8,2% so với năm 2012.
Năm 2013, Việt Nam đạt năng suất khai thác là 1,74 tấn/ha, mức cao nhất
trong 10 năm trở lại đây và tiếp tục kéo dài chuỗi 5 năm liên tiếp đạt năng suất trên
31
1,7 tấn/ha. Việt Nam đã chính thức vượt qua Ấn Độ nằm trong nhóm các nước dẫn
đầu thế giới về chỉ tiêu này.
Biểu đồ 1.6: Diện tích trồng và khai
thác của Việt Nam 2005-2013
Biểu đồ 1.7: Sản lượng và năng suất
của Việt Nam 2000 -2012
+ Phân bố diện tích cao su của Việt Nam
Hình 1.1: Phân bố diện tích cao su của Việt Nam
32
Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng phân bố cao su của Việt Nam
Khu vực Đông Nam Bộ được xem như thủ phủ cao su thiên nhiên của Việt
Nam, chiếm 56% diện tích trồng cao su của cả nước, kế đến là Tây Nguyên, Duyên
Hải miền Trung và Bắc Bộ.
Biểu đồ 1.9:Năng suất khai thác các tỉnh tiêu biểu của Việt Nam
Hiện nay xét trong các tỉnh trọng điểm thì Bình Phước và Bình Dương là 2
tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm 22%
diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình
Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6%
diện tích cả nước. Năng suất cao nhất tập trung ở 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh,
Bình Dương, bình quân đạt 2 tấn/ha, cao hơn mức bình quân cả nước là 1,74 tấn/ha.
33
Hiện nay HAGL là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có diện tích trồng
cao su tại Lào và Campuchia lớn nhất với tổng diện tích là 36.130 ha tại các tỉnh
Attepeu, Sekong, Ratanakiri.
Bên cạnh diện tích cao su trong nước, tính đến năm 2013, diện tích trồng cao
su của Việt Nam tại Lào và Campuchia lần lượt đạt 28.000 ha và 89.000 ha. Tại Lào
tất cả diện tích đều tập trung ở khu vực Nam Lào, giáp với các tỉnh: Quảng Nam,
Kon Tum, Thừa Thiên Huế,... Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tập đoàn
CN Cao su Việt Nam (VRG) đang nỗ lực tiếp tục triển khai trồng để đạt hạn mức
được Chính Phủ Lào cấp là 30.000 ha. Bên Campuchia, dự kiến năm 2014 sẽ hoàn
thành trồng hết 100.000 ha theo hạn mức được Chính phủ Campuchia đã cấp. Sản
xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước
Biểu đồ 1.10: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của Việt Nam 2003-2013
Trong giai đoạn 2003-2013, tốc độ tăng trưởng của mức tiêu thụ cao su thiên
nhiên bình quân tại Việt Nam đạt 12,6%/năm, mức tiêu thụ bình quân 5 năm gần nhất
đạt khoảng 135.000 tấn/năm, tỷ lệ tiêu thụ so với sản lượng khai thác bình quân đạt
17%. Cụ thể, năm 2008 đạt 100.000 tấn và đến năm 2013 đã tăng lên mức 154.000 tấn
Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu 70-80% dùng cho sản xuất săm lốp,
găng tay y tế, gối nệm,...Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được
đóng góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất. Tiêu
thụ cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do (1) Quy mô sản xuất công nghiệp các
34
sản phẩm từ cao su trong nước chưa cao, (2) Các doanh nghiệp sản xuất mủ cao su
trong nước phần lớn chú trọng xuất khẩu nhằm đạt hiệu quả và mức lợi nhuận cao
hơn. Việc tiêu thụ trong nước hiện nay phần lớn được thể hiện thông qua hình thức
mua/bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên với các công ty thương
mại trong nước, sau đó các công ty này mang đi xuất khẩu. Thực tế trong cơ cấu
tiêu thụ của các doanh nghiệp CSTN niêm yết, thì khoảng 40-50% sản lượng được
tiêu thụ trong nước và hầu hết lượng hàng này đều được xuất khẩu ra nước ngoài
thông qua các công ty thương mại. Vì vậy, xét về thực chất, lượng tiêu thụ cao su
trong nước chỉ chiếm khoảng 15-16% so với tổng nguồn cung. Điều này cho thấy
với nguồn cung cao su dồi dào như thế sẽ mang đến một lợi thế rất lớn dành cho các
doanh nghiệp sử dụng cao su làm nguyên liệu sản xuất trong nước và cũng là cơ sở
để thu hút các doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất chế biến sản phẩm từ cao su như:
lốp xe, nệm, băng tải, găng tay, bao cao su,... đầu tư và sản xuất tại Việt Nam
* Tình hình xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trưởng về lượng trong 10 năm qua, tuy
nhiên giá trị xuất khẩu đã chững lại và giảm mạnh từ 2012 dù sản lượng vẫn liên tục
tăng. Sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu hiện nay chủ yếu là SVR 3L là sản
phẩm dùng để sản xuất găng tay, dây thun, giày dép….
Bảng 1.2. Xuất khẩu cao su 9 tháng 2014 của Việt Nam
Tên nước
9 tháng 2014 %2014/2013
Lượng (tấn) Trị giá (1000 USD) Lượng Giá Trị
Trung Quốc 296,481 508,358 91% 69%
ASEAN 146,533 242,188 90% 63%
Ấn Độ 58,328 108,015 88% 66%
EU 55,853 110,459 113% 83%
Hàn Quốc 22,540 41,797 92% 72%
Mỹ 21,334 37,412 111% 85%
Nhật Bản 7,871 17,324 126% 97%
Ucraina 1,165 2,094 154% 103%
Nguồn: Việt Nam/stock market baocaonghanh2014
35
Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu xuất qua Trung
Quốc, Asean, Ấn Độ. Riêng xuất sang Trung Quốc chiếm đến gần 50% tổng lượng
xuất khẩu do nước này có chính sách miễn thuế cho SVR 3L và do giá mặt hàng
này thường cao hơn giá SVR 10, SVR 20 khoảng 200 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy một rủi
ro tiềm tàng là Việt Nam dễ dàng bị ép giá bán và nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu
mặt hàng này và bổ sung bằng nguồn sản xuất từ bản địa thì ngành cao su Việt Nam
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu 4 quốc gia nhập khẩu cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới là
Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản với lượng nhập khẩu chiếm 66% tổng sản
lượng xuất khẩu các nước thì phần lớn cao su nhập khẩu là loai SVR 10 và SVR 20
là loại dùng để sản xuất lốp xe ô tô. Nhìn sang Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su
lớn nhất thế giới cho thấy nước này đáp ứng tốt nhất các loại cao su của các nước
nhập khẩu. Theo tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) thì tổng nhu cầu cao su
thiên nhiên vào năm 2020 khoảng 15 triệu tấn trong đó có 11 triệu tấn dùng để sản
xuất lốp ô tô, chỉ có khoảng 150 ngàn tấn nhu cầu với loại cao su SVR 3L. Việc
Việt Nam tập trung sản xuất SVR 3L số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng dư thừa và sự
lệ thuộc quá lớn vào nguồn cầu từ Trung Quốc là một bất lợi trong sự cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu.
Để giải quyết vấn đề này cần có giải pháp dài hạn và chiến lược phát triển
chu kỳ dài từ 5 năm trở lên và hiện tại tập đoàn cao su Việt Nam đang có những giải
pháp thay đổi trong những năm tới. Ngay trong giai đoạn khó khăn của ngành cũng
có thể xem là một cơ hội để ngành cao su trong nước tái cơ cấu, quy hoạch tổng thể
và định hướng phát triển mới cho phù hợp tình hình tương lai hơn.
1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Đồng Nai
Cây cao su bắt đầu được trồng ở Đồng Nai kể từ năm 1967 nhưng tới năm
1993 mô hình CSTĐ mới được triển khai do lúc này người dân mới nhận thức được
hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn 327 của chương trình “Phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, chỉ
đảm bảo được 40 - 50% quy trình đầu tư, đại bộ phận dân nghèo không có vốn để
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
tungtung95
 
Bí quyết thành công của microsoft là gì
Bí quyết thành công của microsoft là gìBí quyết thành công của microsoft là gì
Bí quyết thành công của microsoft là gì
besjsc
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Quang Đại Trần
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Trần Thế Dinh
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon TumLuận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
QTCL- Phân tích môi trường vi mô công ty THACO
QTCL- Phân tích môi trường vi mô công ty THACOQTCL- Phân tích môi trường vi mô công ty THACO
QTCL- Phân tích môi trường vi mô công ty THACO
 
Bí quyết thành công của microsoft là gì
Bí quyết thành công của microsoft là gìBí quyết thành công của microsoft là gì
Bí quyết thành công của microsoft là gì
 
Sunhouse PR Concept 2013-2014 Sage.edu.vn - PR Group 1
Sunhouse PR Concept 2013-2014 Sage.edu.vn - PR Group 1Sunhouse PR Concept 2013-2014 Sage.edu.vn - PR Group 1
Sunhouse PR Concept 2013-2014 Sage.edu.vn - PR Group 1
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
 
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAYBài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
 
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phiChương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
 

Similar to Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!

Similar to Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM! (20)

Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ - TẢI FREE ZAL...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao BằngLuận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
Luận văn: Hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Cao Bằng
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng AgribankLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh tín dụng của Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
nguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.docnguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.doc
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
Danh gia-thuc-trang-va-de-xuat-giai-phap-giam-ngheo-ben-vung-tai-xa-tu-nhan-h...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu khảo sát thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy PGS.TS. Mai Văn Xuân Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là chưa bảo vệ một học vị nào Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. TPHCM, ngày 05/6/2015 Tác giả luận văn Nguyễn Công Cường
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo, PGS.TS. Mai Văn Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đến UBND, phòng kinh tế, phòng thống kê huyện Trảng Bom, cục thống kê tỉnh Đồng Nai, UBND các xã Đồi 61, xã An Viễn, xã Quảng Tiến, và các hộ gia đình ở ba xã đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin trong quả trình điều tra. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM, phòng Thanh tra Giáo dục, bạn bè đồng nghiệp, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình luôn ở bên cạnh tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Công Cường
  • 3. iii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN CÔNG CƯỜNG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2013 - 2015 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN XUÂN Tên đề tài: HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trảng Bom (Đồng Nai) là huyện thuộc địa hình trung du, có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là thế mạnh phát triển cây công nghiệp và phát triển nền công nghiệp. Mô hình cao su tiểu điền đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, việc phát triền mô hình cao su tiểu điền ở huyện Trảng Bom có hiệu quả và tính bền vững chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng để tìm giải pháp phát triển cao su tiểu điền giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích chủ yếu sau: Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích hiện giá, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo và phần mềm spss. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn Góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triển cao su tiểu điền hiện nay. Dựa vào luận cứ khoa học để đánh giá cùng với những kiến nghị nhằm phát triển cao su tiểu điền, nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cao su, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
  • 4. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCR : Tỷ số lợi ích - chi phí BQC : Bình quân chung BVTV : Bảo vệ thực vật CN : Công nghiệp ĐVT: : Đơn vị tính GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian KTCB : Kiến thiết cơ bản LĐ : Lao động MI : Thu nhập hỗn hợp NPV : Giá trị hiện tại ròng SL : Sản lượng TC : Tổng chi phí TĐHV : Trình độ học vấn UBND : Uỷ ban nhân dân VA : Giá trị tăng thêm
  • 5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.......................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................iv MỤC LỤC ............................................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ..................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................6 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN.....................................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ...................................................7 HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN................................................7 1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu điền..........7 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................................7 1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển cao su tiểu điền.................................................7 1.1.3.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền..........................................................................8 1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền..................10 1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất.............................................................................................11 1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường .......................................................................................12 1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su tiểu điền13 1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su...........................................................................13 1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su.............................16 1.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền .....17 1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền...................................................................20
  • 6. vi 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................21 1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................21 1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu:...............................................................................................23 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.......................................................................................25 1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Đồng Nai...............26 1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới..................................................................26 1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam.................................................................30 1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Đồng Nai .........................................................35 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI ..........................................................39 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai...................39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Trảng Bom..............................................................39 2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................40 2.1.1.2. Địa hình .................................................................................................................40 2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu...................................................................................41 2.1.1.4. Thổ nhưỡng ...........................................................................................................43 2.1.1.5. Thủy văn................................................................................................................43 2.1.1.6. Tài nguyên thiên nhiên .........................................................................................43 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Trảng Bom ...................................................43 2.1.2.1. Tình hình đất đai ...................................................................................................45 2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động ................................................................................46 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ........................................................................................49 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của huyện Trảng Bom50 2.1.3.1. Thuận lợi................................................................................................................50 2.1.3.2. Khó khăn................................................................................................................51 2.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI..................................................................................................52 2.2.1. Tình hình phát triển hiệu quả mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Trảng Bom hiện nay......................................................................................................................52
  • 7. vii 2.2.2. Tình hình phát triển hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu tại các hộ điều tra.........52 2.2.2.1. Đặt trưng cơ bản của các hộ điều tra ...................................................................52 2.2.2.1.1. Lao động và nhân khẩu......................................................................................52 2.2.2.1.2 Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra ...............................54 2.2.2.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra .............................56 2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây cao su tiểu điền ............................................57 2.2.3.1. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kỳ kiến thiết ...........................................57 2.2.3.2. Chi phí đầu tư cho một ha cao su thời kỳ kinh doanh ........................................59 2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ điều tra........................61 2.2.3.4. Hiệu quả kinh tế dài hạn của cây cao su..............................................................63 2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền......................................................................................................................................66 2.2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất.....................66 2.2.4.2. Ảnh hưởng của quy mô lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất .................67 2.3.4.3. Ảnh hưởng của quy mô chi phí đến kết quả và hiệu quả sản xuất....................69 2.2.4.4. Áp dụng hàm sản xuất để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến kết quả và hiệu quả sản xuất ....................................................................................................70 2.2.4.5. Một số khó khăn chính của địa bàn nghiên cứu..................................................73 2.2.4.6 Thuận lợi và khó khăn trong mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom.....................................................................................................................................74 2.3. Chuỗi cung sản phẩm cao su tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai........................76 2.3.1. Chuỗi cung sản phẩm mủ cao su.............................................................................76 2.3.1.1 Kênh thứ 1: Hộ trồng Cao su – Thương Lái – Công ty Cao su Đồng Nai – Xuất khẩu .....................................................................................................................................78 2.3.1.2 Kênh thứ hai: Hộ trồng Cao su - Công ty Cao su Đồng Nai - Xuất khẩu.........79 2.3.1.3 Kênh thứ 3: Hộ trồng Cao su – Nhà máy chế biến mủ cao su Long Thành – Xuất khẩu............................................................................................................................79 2.3.2. Phân tích chuỗi cung sản phẩm cao su ...................................................................79
  • 8. viii CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.82 3.1. Định hướng phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Trảng Bom.........................................................................................................................82 3.2. Một số giải pháp phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom...........83 3.2.1. Giải pháp quy hoạch đất đai....................................................................................83 3.2.2. Giải pháp về chọn giống..........................................................................................84 3.2.3. Giải pháp về mật độ trồng và kỹ thuật trồng..........................................................84 3.2.4. Giải pháp về trồng cây vành đai chắn gió. .............................................................85 3.2.5. Giải pháp về chính sách bảo hiểm cây trồng..........................................................85 3.2.6. Giải pháp về bảo vệ thực vật...................................................................................85 3.2.7. Giải pháp về thị trường............................................................................................86 3.2.8. Giải pháp về lao động..............................................................................................86 3.2.9. Giải pháp về vốn và tín dụng...................................................................................88 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................90 I. KẾT LUẬN.....................................................................................................................90 II. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHÁO.................................................................................................94 PHỤ LỤC ...........................................................................................................................96 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
  • 9. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Top 4 sản lượng xuất khẩu năm 2013 .......................................................28 Bảng 1.2. Xuất khẩu cao su 9 tháng 2014 của Việt Nam..........................................34 Bảng 1.3: Diện tích cao su tỉnh Đồng Nai phân theo huyện, thị xã, thành phố năm 2013 ...................................................................................36 Bảng 1.4: Sản lượng mủ cao su phân theo huyện/thị xã, thành phố 2010-2013......37 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Trảng Bom năm 2013 ........................45 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Trảng Bom......................................47 Bảng 2.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (BQ hộ) ...............53 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra (BQ hộ) ........55 Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra ......................57 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí của một ha cao su thời kỳ kiến thiết....................58 Bảng 2.7: Tình hình đầu tư chi phí bình quân 1 năm cho 1ha cao su trong thời kỳ kinh doanh...................................................................................................60 Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1ha cao su của các hộ điều tra ......62 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả dài hạn của 1 ha cao su...........................63 Bảng 2.10: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................66 Bảng 2.11: Ảnh hưởng của lao động cao su đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................68 Bảng 2.12: Ảnh hưởng của chi phí đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra (Bình quân 1 ha) ..............................69 Bảng 2.13: Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất vườn cao su của các hộ điều tra .............................................................................................70 Bảng 2.14: Một số khó khăn của các hộ điều tra năm 2014........................................73
  • 10. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên Biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2003-2013.................................27 Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng diện tích và sản lượng CSTN thế giới......................................27 Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng tiêu thụ CSTN thế giới................................................................27 Biểu đồ 1.4: Biến động giá cao su giai đoạn 2008 - 2014.............................................29 Biểu đồ 1.5: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2012-2016 ...................................30 Biểu đồ 1.6: Diện tích trồng và khai thác của Việt Nam 2005-2013............................31 Biểu đồ 1.7: Sản lượng và năng suất của Việt Nam 2000 -2012 ..................................31 Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng phân bố cao su của Việt Nam.....................................................32 Biểu đồ 1.9: Năng suất khai thác các tỉnh tiêu biểu của Việt Nam...............................32 Biểu đồ 1.10: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của Việt Nam 2003-2013 .............................33 Hình 1.1: Phân bố diện tích cao su của Việt Nam.....................................................31 Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Trảng Bom.......................................................39 Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cao su qua các kênh( nguồn điều tra 2014)...........................77
  • 11. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển nền nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong đó vấn đề lớn được đặt ra là: phát triển nông nghiệp như thế nào, phát triển theo hướng nào để đem lại hiệu quả cao và bền vững. Để có thể phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao, nhà nước cần có những định hướng, chính sách phù hợp với đặc điểm của nền nông nghiệp nông thôn nước ta và xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây cao su là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập lớn cho người dân, là nguồn thu ngoại tệ cho nước ta. Phát triển bền vững cây cao su, đem lại hiệu quả kinh tế đang là một vấn đề quan trọng được quan tâm hiện nay. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là mủ cao su – nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải. Do tính chất đặc biệt của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế để sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao. Hết chu kỳ kinh doanh, khi thanh lý cây cao su cho một khối lượng gỗ rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất ra những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, đất xám, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cây cao su. Hiện nay cây cao su giữ một vị trí quan trọng trong nhóm cây công nghiệp dài ngày mang lại lợi ích kinh tế cao, là hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các địa phương. Nước ta có lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu đứng thứ 4 trên thế giới, đặc biệt trong vài năm trở lại đây diện tích cao su tại Việt Nam cũng được tăng mạnh, mô hình cao su tiểu điền được khuyến khích đầu tư. Từ sau năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sản xuất cao su dần đã cải thiện được vị trí của mình và đạt được những thành quả nhất định. Do giá trị kinh tế to lớn mà cao su đem lại cho nền kinh tế đất
  • 12. 2 nước, bên cạnh sự phát triển tại các nông trường quốc doanh thì hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cây cao su cũng phát triển mạnh mẽ ở quy mô nông hộ. Đặc biệt, việc tổ chức sản xuất đã có nhiều đổi mới, trong đó đã triển khai phát triển mô hình cao su tiểu điền. Mô hình cao su tiểu điền là hình thức trồng cao su của các hộ nông dân. Do đó sẽ góp phần vào việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân. Góp phần to lớn trong công cuộc phát triển nông thôn, đồng thời tạo cuộc sống ổn định cho người dân trên địa bàn. Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 3 dạng chủ yếu: địa hình đồi núi thấp độ cao 200 – 800m, chiếm 8% diện tích tự nhiên; địa hình đồng bằng lượn sóng có độ cao 20 – 200m, chiếm 80% diện tích tự nhiên, địa hình bãi bồi ven sông có độ cao dưới 20m, chiếm 12% diện tích tự nhiên. Nhìn chung địa hình của Đồng Nai tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, trong đó cao su được xác định là cây trồng chính, cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển cao su tiểu điền là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ở khu vực nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền ở huyện Trảng Bom có hiệu quả và tính bền vững chưa cao, đa số các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, các nông hộ còn lúng túng trong việc tổ chức sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Do đó, sản lượng và chất lượng mủ cao su vẫn còn thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, sản xuất gặp nhiều rủi ro. Thị trường tiêu thụ ở đây là thị trường cấp thấp, kém chất lượng, giá cả tiêu thụ còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, thu nhập của người dân trồng cao su chưa cao, chưa thực sự là nguồn thu vững chắc. Để góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá đúng đắn về hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền hiện nay tại huyện Trảng Bom, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp và thiết thực cho sự phát triển của mô hình cao su tiểu điền tại huyện
  • 13. 3 trong thời gian sắp tới, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền. - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền này mang lại - Đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế, tiềm năng, các yếu tố thuận lợi, khó khăn để phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền trên địa ban huyện Trảng Bom. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu Nguồn số liệu thứ cấp Để đánh giá tổng quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su, chúng tôi sẽ tham khảo các nguồn số liệu từ: Các tạp chí, báo cáo tổng kết và kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su của tỉnh Đồng Nai và của huyện Trảng Bom, niên giám thống kê năm 2013 của tỉnh, của huyện Trảng Bom, các nguồn Internet. Nguồn số liệu sơ cấp Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra hộ trồng cao su tiểu điền, với cách chọn điểm và xác định mẫu điều tra như sau: Chọn điểm điều tra Hiện nay các hộ trồng cao su ở huyện Trảng Bom sử dụng mô hình cao su tiểu điền là chủ yếu, xuất phát từ thực tế đó, trong tổng số 17 đơn vị hành chính của huyện, chúng tôi chọn ra 03 xã có diện tích và sản lượng cao su tiểu điền lớn nhất làm điểm điều tra đó là xã Đồi 61, xã An Viễn, xã Quảng Tiến. Chọn mẫu điều tra Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số hộ trồng cao su ở từng xã, bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên và không lặp, theo tỷ lệ và khoảng cách được xác
  • 14. 4 định trước trong danh sách các hộ trồng cao su ở mỗi xã, chúng tôi sẽ chọn 90 hộ ở huyện Trảng Bom để tiến hành điều tra. Để đánh giá đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và tiêu thụ cao su và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, nội dung điều tra gồm các thông tin sau: Một số thông tin cơ bản về mẫu điều tra như: Tuổi, giới tính, trình độ văn hóa của chủ hộ, số nhân khẩu, lao động của hộ, diện tích trồng cao su, tổng diện tích đất canh tác, diện tích đất có khả năng chuyển sang trồng cao su, tài sản vốn bằng tiền phục vụ cho hoạt động trồng cao su. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của hộ gồm: thông tin về tất cả yếu tố đầu vào gồm cả số lượng và giá trị đã đầu tư cho hoạt động trồng cao su, thông tin và kết quả sản xuất của hộ gồm cả hiện vật và giá trị thu được bằng tiền của hộ năm 2014 từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động sản xuất cao su của hộ, những vấn đề khó khăn hiện nay của hộ như vốn, dịch vụ cây giống, tình hình dịch bệnh, cơ chế chính sách của nhà nước… Sau khi chuẩn bị bảng hỏi điều tra, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn thử một số hộ, sau đó chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và cuối cùng là điều tra phỏng vấn toàn bộ số mẫu đã chọn. 3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích + Phương pháp phân tổ thống kê: Dựa trên các chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình quân để đưa ra những đánh giá, phân tích về sự biến động của các yếu tố trong nghiên cứu. + Phương pháp thống kê so sánh: Dựa trên các chỉ tiêu được hệ thống hóa và tổng hợp, đề tài so sánh các chỉ tiều tương ứng giữa các hộ và các xã, từ đó thấy được sự khác nhau, ưu nhược điểm và những lợi thế so sánh để đưa ra các đề xuất về giải pháp phát triển hiệu quả. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo các ý kiến của các cơ quan chức năng như sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông huyện Trảng Bom, Phòng kinh tế, Phòng thống kê.
  • 15. 5 + Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Dùng phương pháp hạch toán kinh tế và phân tích dòng tiền theo thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư cây cao su thông qua các chỉ tiêu: NPV (giá trị hiện tại ròng), BCR (tỷ lệ lợi ích - chi phí) và IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ)... + Phương pháp phân tích hồi quy: Đề tài sử dụng hàm Cobb-douglas và được xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh đến năng suất của hộ trồng cao su tiểu điền. Hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng để ước lượng các hệ số hồi quy biểu thị ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào đến kết quả sản xuất của hộ. Để quá trình tính toán được chính xác và đồng nhất đơn vị tính dễ dàng so sánh sự tăng lên của năng suất và các yếu tố đầu tư, chúng tôi quy đơn vị tính của năng suất và yếu tố đầu tư về giá trị. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas códạng như sau: Mô hình có dạng tổng quát: 3 5 61 2 4 1 2 3 4 5 6AX u Y X X X X X eα α αα α α Với: Y: Năng suất mủ cao su tính bình quân trên 1 ha (kg/ha) X1: Tuổi chủ hộ X2: Tuổi vườn cây X3: Trình độ học vấn của chủ hộ X4: Lượng phân NPK (kg/ha) X5: Lượng thuốc bảo vệ thực vật (lít/ha) X6: Công chăm sóc (công/ha) Ui: Sai số ngẫu nhiên iα : là các hệ số co dãn giá trị sản lượng của hộ điều tra theo các biến độc lập Xi. Lấy logarit cơ số e hai vế ta có: LnY = LnA+α1lnX1 + α2 lnX2+ α3 lnX3+ α4 lnX4 +α5 lnX5 + α6 lnX6 + ui iα : là các hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập Xi đến giá trị sản xuất của các hộ điều tra.
  • 16. 6 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố sản xuất chủ yếu, kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, sự tác động của các yếu tố sản xuất chính đến giá trị gia tăng của mô hình cao su tiểu điền. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thông tin và dữ liệu thứ cấp tất cả các xã thuộc huyện Trảng Bom có trồng cao su và nghiên cứu chuyên sâu tại 3 xã chọn lựa. 3 xã chọn để nghiên cứu chuyên sâu là 3 xã có sản lượng và diện tích cao su tiểu điền lớn nhất huyện. + Thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được xem xét trong giới hạn thời gian từ năm 2010 đến 2014; Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ các hộ trồng cao su tiểu điền được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015. 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền Chương 2: Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả mô hình cao su tiểu điền tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
  • 17. 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN 1.1. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành mô hình cao su tiểu điền 1.1.1. Khái niệm Cao su tiểu điền là vườn cao su có quy mô diện tích nhỏ từ một đến vài chục ha, và trồng không tập trung, chủ yếu nằm rải rác quanh địa bàn sinh sống của khu dân cư, người nông dân được giao quyền sử dụng đất và tiến hành trồng cao su trên diện tích đó. Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc sở hữu của người nông dân, do nông dân tự bỏ vốn tự có đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn để để đầu tư thâm canh trồng cao su trên diện tích đất của mình. Hộ cao su tiểu điền là loại hình kinh tế hộ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cao su với quy mô diện tích nhỏ. Chủ hộ là người trực tiếp sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là mủ nguyên liệu chưa qua chế biến. 1.1.2. Điều kiện hình thành và phát triển cao su tiểu điền Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản lâu dài từ 7 đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua nhiều năm, chu kỳ kinh doanh dài từ 30 – 35 năm. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác. Sản phẩm sản xuất ra của hộ cao su tiểu điền đều là sản phẩm hàng hóa quy mô tương đối, nên yếu tố thị trường rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Từ những đặc điểm trên để hình thành và phát triển mô hình cao su tiểu điền cần có các điều kiện sau đây: Có nền kinh tế thị trường. Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển cao su tiểu điền thông qua các dự án 327, dự án 135…
  • 18. 8 Có cán bộ khuyến nông tập huấn chỉ đạo cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật trồng. Các công ty, nông trường sản xuất cao su đóng vai trò chủ đạo thu mua các sản phẩm. 1.1.3.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền Hiện nay, cao su là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau gạo và cà phê. Và Việt Nam đang là nước đứng thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70,00% sản lượng cao su thế giới, kế đến là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao... - Tạo việc làm và tăng thu nhập Trong điều kiện hiện nay phát triển cao su tiểu điền là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Ở các vùng nông thôn, khi dân số và lao động tăng nhanh, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp, việc canh tác một số cây trồng ngắn ngày (như cây sắn) không đúng kỹ thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc màu và bị xói mòn, năng suất cây trồng giảm, thu nhập của người lao động thấp, thời gian nông nhàn hay tỷ lệ thất nghiệp cao. Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây rừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao, bền vững cho các hộ cao su tiểu điền. - Phát triển cao su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa như đất đai, lao
  • 19. 9 động… nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm cao su nguyên liệu ngày càng nhiều cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Trước năm 1975 cao su tiểu điền chiếm tỷ lệ rất nhỏ 4% so với tổng số diện tích cao su, tuy nhiên từ năm 1986 sau khi có chính sách về đất đai, khuyến khích kinh tế hộ phát triển thì cao su tiểu điền đã phát triển nhanh chóng, đến năm 2007 đã chiếm gần 46,1% so với tổng diện tích và cho 33,8% sản lượng. - Phát triển cao su tiểu điền làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triển cao su tiểu điền có vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cao su tiểu điền cũng đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát triển cao su tiểu điền cũng là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các trang trại cao su, đây là bước trung gian từ sản xuất mang tính thuần nông sang sản xuất hàng hóa, thực hiện sự phân công lao động tại chỗ, là nơi sản xuất ra nguyên liệu tập trung và ổn định giúp cho ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển. Sau năm 1986, khi có chính sách mới của nhà nước về chủ trương giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến khích kinh tế hộ phát triển. Do đó các hộ nông dân có điều kiện về đất đai đã mạnh dạn vay vốn đầu tư để trồng cao su. Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho các chủ hộ trồng cao su tận dụng và sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động và nguồn vốn hiện có. Từ đó giảm chi phí quản lý, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo được nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, trung du và miền núi. Như vậy trong giai đoạn hiện nay, phát triển cao su tiểu điền là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt là trung du và miền núi. Việt Nam có diện tích đất tự nhiên 32.925,1 nghìn ha, là nước có quy mô trung bình xếp thứ 59 trong tổng số 203 nước trên thế giới. Nhưng nước ta lại là nước đông dân vào hàng thứ 13 nên bình quân diện tích theo đầu người thấp (0,45
  • 20. 10 ha/người), chỉ bằng 1/6 mức bình quân trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế về công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ với yêu cầu phát triển kinh tế ở mức độ cao sẽ càng gây áp lực mạnh mẽ đến việc khai thác và sử dụng đất. Ngoài những vùng đất ở đồng bằng thuận lợi cho việc phất triển cây lương thực quanh năm, còn một phần lớn diện tích đất gò đồi và vùng núi cần phải được khai thác và phát huy lợi thế so sánh. Từ những yêu cầu bức thiết trên, mô hình cao su tiểu điền là một trong những mô hình được xem là giải pháp tốt nhất cho bài toán hóc búa này. Mô hình cao su tiểu điền ra đời đã góp phần trong việc sử dụng quỹ đất ở vùng gò đồi và vùng núi một cách có hiệu quả, làm tăng thêm thu nhập cho người dân ở nông thôn. Do đặc tính sản phẩm của cây cao su nên yêu cầu về các cơ sở thu mua và chế biến mủ phải gần với nơi cung cấp mủ. Vì vậy hình thành nên ở vùng nông thôn các nhà xưởng, nhà máy chế biến tạo tiền đề quan trọng và là nơi tạo ra sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp một cách có hiệu quả. - Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại cây rừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh thái. Trên các đất bạc màu, đất đồi dốc, đất trống, đồi trọc, cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trường rất tốt nhờ vào tán lá cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất. Ngoài ra, do chu kỳ sống của cây cao su dài 30 đến 40 năm nên việc bảo vệ vùng sinh thái được bền vững trong thời gian dài. Như vậy, việc phát triển mô hình cao su tiểu điền trên những vùng đất phù hợp ở vùng nông thôn có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. 1.1.4. Những rủi ro thường gặp trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền Các nhà kinh tế cho rằng rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong
  • 21. 11 quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Khai thác và sản xuất cao su cũng có những rủi ro nhất định, rủi ro về thời tiết, rủi ro về thị trường. Việc loại bỏ rủi ro trong sản xuất là điều không thể, mà điều chúng ta có thể làm được là tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra để có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế nó. 1.1.4.1. Rủi ro trong sản xuất Như chúng ta đều biết, tất cả các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều có đối tượng là những cơ thể sống, sản xuất thường có chu kỳ dài và phần lớn tiến hành ngoài trời do đó sản xuất nông nghiệp chịu sự tác động và ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên. Vì vậy, đối với sản xuất nông nghiệp rủi ro trong sản xuất là điều rất khó tránh khỏi. Và điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với sản xuất kinh doanh cao su. Các hoạt động trồng và khai thác cao su đều được tiến hành ngoài trời do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Trong những năm gần đây thời tiết biến đổi thất thường nên đã gây ra những tác động ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất cao su. Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên xảy ra, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sản lượng cao su thiên nhiên. Những đợt rét đậm, rét hại kéo dài kéo theo những rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải là rất lớn, thời tiết thất thường, mưa lớn, rét đậm kéo dài làm cho cây cao su có thể bị rụng lá, thối rễ và chết dần. Đặc biệt, cây cao su là loài cây dễ gãy, rễ cây lại mọc cạn, vì thế chỉ cần một trận bão đi qua thì hàng trăm hecta cao su có thể bị quật ngã trong chốc lát. Việc cây cao su bị gãy, bị chết do thời tiết là rủi ro mà người dân không thể lường trước được. Thời tiết, khí hậu biến đổi khó lường, nắng mưa thất thường điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát. Đối với cao su, thời tiết khó lường như vậy là cơ hội cho các loại bệnh như nấm hồng, phấn trắng, sương
  • 22. 12 muối, tiểu khí hậu, rụng lá non…xuất hiện. Những loại bệnh này có thể làm cho cây chết hàng loạt. Sản xuất cao su đòi hỏi vốn lớn. Đối với những hộ nông dân, hầu hết họ đều dồn hết tiềm lực của mình để đầu tư vào vườn cao su, nhiều hộ còn phải vay ngân hàng. Lỡ may gặp phải thời tiết xấu, thiên tai bão lụt xảy ra gây hại cho vườn cây, bệnh tật khiến cây chết đứng, thì bao nhiêu tiền của, công sức của người dân bay theo mây khói, gây ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của hộ…., nhiều gia đình còn lâm vào tình cảnh nợ nần chồng chất. 1.1.4.2. Rủi ro về mặt thị trường Ngoài những rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải trong sản xuất do ảnh hưởng của thời tiết, thì người dân còn phải đối mặt với nhiều rủi ro do yếu tố thị trường mang lại như bị ép giá, bị mất giá, sản phẩm khai thác ra không tiêu thụ được. Giá của sản phẩm cao su thiên nhiên trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: giá của các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế như dầu thô, sự phát triển của ngành sản xuất ô tô, tốc độ tăng trưởng hay lạm phát của nền kinh tế. Hiện nay, giá cao su biến động thất thường, giá tăng lên liên tục trong một số năm qua do giá dầu thô sụt giảm và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá cao nên lợi nhuận mà cây cao su mang lại là rất lớn, trong thời gian gần đây người ta ví cây cao su như là “vàng trắng”. Vì thế, ở nhiều địa phương người dân đã đổ xô thi nhau trồng cao su chặt phá những diện tích khác như tiêu, cà phê, điều để trồng cao su, khiến cho diện tích cao su tăng nhanh (đặc biệt là cao su tiểu điền). Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình quy hoạch cơ cấu cây trồng và mức rủi ro mà người trồng cao su có thể gặp phải là rất lớn. Hiện nay công tác dự báo thông tin thị trường nhất là giá cao su ở nước ta còn rất kém. Cây cao su là cây dài ngày, trung bình sau 7 – 8 năm mới cho thu hoạch (cao su tiểu điền có thể muộn hơn). Do vậy, giá cao su hôm nay có thể ảnh hưởng đến lượng cung của 10 – 20 năm sau, chính điều này cho thấy chúng ta cần phải chú ý đặc biệt tới công tác dự báo để tránh những rủi ro có thể xảy đến đối với người nông dân.
  • 23. 13 Hơn nữa, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường các nước, do đó chỉ cần kinh tế thế giới hoặc một thị trường tiêu thụ lớn nào đó biến động là ngành cao su lập tức “gặp khó khăn”. Khi giá cao su tăng cao, người dân thường có thói quen phá bỏ các loại cây trồng khác để trồng cao su, điều đó có thể sẽ rơi vào tình trạng cung vượt cầu, đẩy giá xuống, tình trạng “được mùa mất giá” sẽ xảy ra được gọi là chỉ tiêu toàn phần. 1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su tiểu điền 1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su Cây cao su có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, là một trong những cây công nghiệp có giá trị cao hiện nay. Chất nhựa của cây (latex) còn được gọi là mủ, là nguồn sản phẩm chủ lực để sản xuất ra các sản phẩm cao su tự nhiên Cây cao su có vòng đời khoảng 26-30 năm, được chia làm 2 thời kỳ: i) Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): tính từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được khoảng 5-7 tuổi là thời gian có thể bắt đầu đưa vào khai thác cạo lấy nhựa, tùy theo điều kiện chăm sóc. ii)Thời kỳ kinh doanh: khoảng thời gian còn lại của cây, bước vào khai thác và thanh lý cây gỗ khi sản lượng cao su giảm. Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cao khi bề vòng thân cây đạt từ 45-50cm trở lên, đo cách mặt đất 1 m. Đặc tính sinh học chuyên biệt và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cây cao su chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trong khi nhiệt độ quá cao trên 30°C sẽ làm cho mủ chóng đông hoặc đông ngay trên miệng cạo, gây hiện tượng khô mủ. Cây cao su có thân gỗ giòn nên không chịu được gió, mức độ gió thích hợp cho cây chỉ khoảng 2-3m/ giây. Về đất đai, cây cao su có thể trồng trên ba loại đất là đất đỏ bazan, đất xám Potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch. Đất trồng cao su phải có độ sâu tầng
  • 24. 14 mặt trên 1m vì rễ cây cao su không thể xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng đá mẹ. Thông thường từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm là mùa khô, cây cao su rụng lá, không thể cạo mủ trong giai đoạn này. Do đó thời gian thu hoạch của cây cao su thường rơi vào 9 tháng cuối năm. Trong suốt chu kỳ trồng, chăm sóc cây cao su tại vườm ươm, nhiều tác giả đã phân chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn cây con trong vườn ươm, giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung niên và giai đoạn khai thác già. - Giai đoạn cây non trong vườn ươm: Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài 6 tháng đến 24 tháng tùy vào loại stump. Giai đoạn này cây chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao còn chu vi thân tăng chậm. Bình quân mỗi tháng cây có thể cho thêm một tầng lá mới. Trong điều kiện nhiệt độ dưới 18°C, khô hạn hoặc bị bệnh thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây, số lá, đường kính thân bị chậm lại. Đây là nhược điểm của những vùng có mùa đông lạnh sản xuất cây con. - Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Là khoảng thời gian dài từ 5 - 8 năm mà nhà nông chỉ đầu tự chứ không thu lợi nhuận, vì thế tìm cách rút ngắn giai đoạn này là hướng quan trọng trong sản xuất cao su hiện nay. Cây cao su từ 1-3 tuổi người nông dân cần có kế hoạch trồng xen các loại cây ngắn ngày để góp phần tăng thêm thu nhập đồng thời có tác dụng giữ đất. Bên cạnh đó, để rút ngắn giai đoạn này cần phải tiến hành chăm sóc ngay từ đầu đặc biệt là khâu bón phân và làm cỏ. Nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này thì giai đoạn kinh doanh sinh trưởng kém, lượng mủ thấp. Hơn thế nữa, việc bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh thường không mang lại hiệu quả và tốn kém nhiều. Cây cao su có thể tự cân đối về nước tưới trong giai đoạn này không như những cây công nghệp dài ngày khác (tiêu, cà phê...)
  • 25. 15 Trong giai đoạn này, tiến hành bón phân hữu cơ sinh học HUMIX chuyên dùng cao su. - Giai đoạn khai thác mủ (còn gọi là giai đoạn kinh doanh): Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hàng năm, người ta chia thành 3 thời kỳ là: thời kỳ khai thác cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời kỳ khai thác cao su già. + Thời kỳ khai thác cao su non: Thời kỳ kéo dài từ 10 – 12 năm, cây phát triển mạnh về số lượng cành, nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ và sản lượng mủ tiếp tục tăng. Vỏ ở thời kỳ này mỏng, mềm đang tăng trưởng mạnh nên việc cạo mủ cần phải có tay nghề cao, tránh cạo phạm vào gỗ. Vườn cao su thời kỳ này thường âm u, ẩm thấp là môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển mạnh thành dịch đặc biệt là bệnh phân trắng, bệnh rụng lá vào mùa mưa. Trong giai đoạn này cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để tăng sản lượng mủ. Dùng phân HCSH HUMIX chuyên dùng cho cao su. + Thời kỳ khai thác cao su trung niên: Khi năng suất không còn tăng nhiều nữa và giữ vững mức năng suất đó thì cao su bước vào thời kỳ khai thác trung niên. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, khai thác hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu vườn trong các thời kỳ trước không được chăm sóc tốt thì khi bước vào thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất. Bên cạnh đó, khai thác giai đoạn trước thái quá và cạo phạm cũng gây trở ngại lớn. + Thời kỳ khai thác cao su già: Khi năng suất mủ giảm mạnh và không có cách nào phục hồi được thì lúc đó cây đã bước vào thời kỳ khai thác cao su già. Lúc này, vườn cây rất mẫn cảm bệnh rụng lá vào mùa mưa.
  • 26. 16 1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có các điều kiện tự nhiên dưới đây: Điều kiện địa hình: - Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <50 là tốt nhất. Đất có độ dốc từ 50 -90 trồng được cao su nhưng phải trồng theo đường đồng mức và phải có công trình chống xói mòn . Điều kiện đất: Điều kiện đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất và tuổi thọ của cây cao su. Điều kiện đất còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm mủ cao su sản xuất sau này. - Độ sâu tầng đất: vì rễ trụ của cây cao su ăn sâu nên tầng đất trồng trọt càng sâu càng tốt - Lý tính của đất: Đất trồng cao su cần có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, tơi xốp thoát nước . - Hoá tính đất: Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,6 trọng lượng đất khô là tốt vì vậy đất đỏ Bazan ở rừng mới khai hoang rất thích hợp với cây cao su. Điều kiện thời tiết - khí hậu: - Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300 C, dưới 200 C hoặc trên 300 C sự quang hợp của cây bị giảm. Nhiệt độ trên 400 C cây sẽ trở nên khô héo và ở mức dưới 100 C cây có thể chịu đựng được một thời gian tương đối ngắn. Mức nhiệt độ trung bình khoảng 250 C thì cây cho năng suất mủ ở mức cao nhất. Trong khoảng thời gian khai thác mủ (1-5 giờ sáng) thì yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủ lấy ra đạt chất lượng tốt và nhiều. - Lượng mưa: Tối thiểu phải đạt trên 1.500mm/năm và yêu cầu phân bố đều trong năm. Cây cao su có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm/năm. Tuy vậy đối với các vùng có lượng mưa thấp <1.500mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều trong các tháng của năm. Đất trồng cao su phải có khả năng giữ nước tốt, có thành
  • 27. 17 phần sét trong đất chiếm khoảng 25%. Ở những nơi không có những điều kiện thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây cao su cần lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.800-2.000mm. Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi sáng có ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ. Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ trưa thì việc cạo mủ coi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa trôi nếu cạo mủ trong thời điểm này. - Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất. Ẩm độ không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy của mưa khi khai thác mủ. - Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân từ 1.800-2.800 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng trong thời gian qua. - Gió: thân và cành cao su giòn, dễ gãy. Tốc độ gió trung bình trên 3m/s thì cần có biện pháp trồng đai rừng phòng hộ. Tốc độ gió sẽ ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu tốc độ gió từ 8- 13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng trưởng và phát triển của cây cao su, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s sẽ làm gốc sụp đổ và dẫn tới giảm năng suất mủ. Đặc biệt gió khô kéo dài còn gây ra những vụ cháy rừng. Vì vậy để hạn chế tốc độ của gió ở những vùng có gió bão thì cần chọn những giống cao su vô tính có khả năng chống gió, đồng thời trồng vành đai chắn gió. Tốc độ gió thích hợp là từ 1- 2m/giây vì gió giúp cho cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Bản thân cây cao su có tính giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ làm cây gãy đổ và bị xóa sổ vườn cây. 1.2.3. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền Đây là các yếu tố hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộ cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; Là điều kiện, là cơ sở để tiến hành sản xuất. Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất và
  • 28. 18 đến việc phân phối sản phẩm. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến năng suất và kết quả sản xuất. Những yếu tố xã hội bao gồm: - Lao động: là một yếu tố không thể thiếu được trong các ngành sản xuất. Quy mô của ngành sản xuất phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ lao động. Với các ngành có số lượng lao động đông, lực lượng lao động có tay nghề cao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ở ngành đó có quy mô sản xuất lớn. Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ quản lý. Ở nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần 80%, đa số là lao động thủ công do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào một cách có hiệu quả. - Tập quán canh tác và phong tục từng địa phương: Đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất sản lượng mủ cao su. Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tư thâm canh. Việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân thấy rõ được tầm quan trọng của đầu tư thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng là điều rất cần thiết. - Các chính sách kinh tế: Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ mô của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Chính sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Mỗi chính sách chỉ phù hợp trong một thời gian nhất định. Vì vậy các chính sách kinh tế luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp. Đối với phát triển cao su tiểu điền, cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với từng địa phương và đặc điểm sản xuất của nó như : chính sách về đất đai, chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách tiêu thụ sản phẩm để cho các hộ tiểu điền yên tâm đầu tư sản xuất.
  • 29. 19 - Thị trường: Đối với người nông dân sản xuất nông sản, ngoài việc họ sản xuất ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sản của mình để mua các mặt hàng tiêu dùng khác và mua các yếu tố đầu vào trên thị trường để đầu tư cho sản xuất. Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với mục tiêu là bán ra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá sản phẩm đầu vào trên thị trường, quyết định rất lớn đến hành vi người sản xuất. Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình về vốn, lao động, đất đai…mà hộ nông dân, họ tự quyết định sản xuất cây gì, con gì với quy mô và đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. - Vốn: Là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh cây cao su cũng không thể loại trừ yếu tố quan trọng này. Đặc biệt, cây cao su là loại cây có chu kỳ sống khá dài từ 30 – 40 năm, vốn đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản rất lớn, số vòng quay của vốn chậm. Do vậy, việc huy động vốn và sủ dụng vốn một cách có hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh cao su. Trong khi đó, với mỗi gia đình nông dân sản xuất cao su theo mô hình tiểu điền thì khả năng về vốn rất hạn chế. Với những hộ gia đình có khả năng về vốn họ có khả năng mở rộng đầu tư, áp dụng tốt khâu kỹ thuật nên thu được nhiều sản phẩm và khai thác được lâu dài. Những hộ gia đình không có điều kiện thì thường thu được ít sản phẩm hơn. Do vậy, vốn là yếu tố trung tâm, đầu tiên của họ để quyết định quy mô, phương thức chăm sóc, khai thác. - Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt kéo theo sản xuất phát triển. Do đặc điểm của cây cao su đòi hỏi phải trồng tập trung, tính chuyên môn hóa cao và thường được trồng trên những vùng gò đồi nên bố trí kết cấu hạ tầng như: điện, thủy lợi, giao thông, nhà máy chế biến phải phù hợp để sản xuất cao su mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, với cơ sở hạ tầng đảm bảo ở nơi sản xuất cây cao su đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi, giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và ngược lại.
  • 30. 20 - Tổ chức sản xuất: Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi ích đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay. 1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có quan niệm phát triển cây cao su là sự gia tăng về quy mô, số lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, phát triển cây cao su bao hàm cả sự biến đổi về diện tích, năng suất, sản lượng, kỹ thuật. - Sự phát triển về diện tích trong sản xuất cao su thông qua khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng hoặc đất cằn cỗi. Diện tích trồng cao su tăng lên khiến gia tăng khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng lượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ.v.v. - Sự phát triển sản xuất cao su về năng suất mủ khai thác là nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, tăng lượng mủ khai thác của từng ha. Từ đó làm tăng sản lượng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất cao su, đồng thời gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phương. Phát triển các khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc và khai thác vườn cao su. Sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến sẽ làm giảm thời gian lao động của người dân, đồng thời khả năng sinh trưởng và phát triển của vườn cây đạt mức tốt nhất, rút ngắn thời gian KTCB và vườn cây sẽ đạt mức năng suất cao. Điều này tác động trực tiếp sản lượng cao su và tổng giá trị sản xuất cao su. Tăng chất lượng lao động tại vườn cây tức là đào tạo lao động chăm sóc và khai thác vườn cây. Lao động trực tiếp có thể hiểu được tập tính sinh trưởng, phát triển của cây cao su, nắm bắt được kỹ thuật về chăm sóc và khai thác sao cho trong quá trình làm việc luôn giúp vườn cây ở trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ làm gia tăng sản lượng mủ cao su khai thác và tăng giá trị sản xuất cao su
  • 31. 21 1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 1.4.1. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất. Tìm hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế ta sẽ hiểu được vì sao hiệu quả kinh tế lại mang một tầm quan trọng đến thế. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo( 1979) và Ellis(1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn...) để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. - Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế, nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. - Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
  • 32. 22 dụng các nguồn lực sản xuất đạt được. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu: “Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định”. ► Bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánhở đây là quan hệ so sánh tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi hạn chế. Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có; thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa hiện đại hóa; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. ► Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra: Q H C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được.
  • 33. 23 C h Q Trong đó: h: Hiệu quả kinh tế (lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên còn được gọi là chỉ tiêu toàn phần. 1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu: 1.4.2.1. Các chỉ tiêu ngắn hạn 1.4.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển cao su tiểu điền. - Diện tích, năng suất mủ cao su - Số hộ trồng cao su tiểu điền ; - Cơ cấu diện tích 1.4.2.1.2 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ cao su tiểu điền - Đặc điểm của chủ hộ: tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, - Quy mô đất đai: tổng diện tích đất/hộ; diện tích đất trồng cao su/hộ - Quy mô lao động: số lao động bình quân/hộ - Quy mô vốn sản xuất - Mật độ cây cao su đưa vào khai thác 1.4.2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư và chi phí - Chi phí đầu tư phân bón/ha - Chi phí công lao động/ha - Vật tư khai thác đầu tư/ha
  • 34. 24 1.4.2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ cao su tiểu điền, chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu: - Sản lượng mủ khai thác bình quân ha - Năng suất bình quân ha - Tổng giá trị sản xuất bình quân một ha cao su (GO): Tổng giá trị sản xuất bình quân một ha cao su là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của một ha tính theo giá thị trường địa phương. GO = Qi*Pi Trong đó: GO: Doanh thu thu được trên một ha diện tích cây cao su (1000đ) Qi: Sản lượng mủ của một ha cao su (kg) Pi: Giá bán 1 kg mủ (1000đ) - Thu nhập hỗn hợp (MI): được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất chi trả bằng tiền của hộ và khấu hao TSCĐ (C): MI = GO – Cbt - De Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt): là khoản chi phí bằng tiền chi trả trực tiếp (Ctt) để tiến hành sản xuất cao su cộng (+) với chi phí trả lãi vay ngân hàng (i), được tính bằng công thức: Cbt = Ctt + i Chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành sản xuất cao su như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác. Các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường. Chi phí tự có (Ch): là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia đình tự sản xuất... Thông thường các khoản chi phí này được tính theo "chi phí cơ hội". Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất cao su, bao gồm chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt) cộng (+) với khấu hao TSCĐ (De) cộng (+) với chi phí tự có (Ch). C = Cbt + De + Ch
  • 35. 25 - Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau khi trừ đi chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt); khấu hao vườn cây cao su (De); các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình (Ch). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi trừ đi các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình (Ch). NB = GO - Cbt - De - Ch NB = MI – Ch 1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả * MI/IC: Chỉ tiêu này cho biết cư một đồng chi phí trực tiếp bỏ ra trong năm mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp * GO/IC: Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian tính theo GO * GO/LĐ: Hiệu quả sử dụng lao động tính theo GO * Giá trị hiện tại ròng NPV: Giá trị hiện tại ròng là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào hàng năm trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư. Dòng tiền hàng năm là lợi nhuận ròng được tạo ra trong chu kỳ đầu tư. Nếu giá trị hiện tại của các nguồn thu vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí thì đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Do đó, NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá giá trị đầu tư. Việc tính toán NPV gồm ba bước: Bước 1: Xác định chu kỳ vòng đời của đầu tư và giá trị của các dòng tiền tương lai. Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu hoặc tỷ suất lợi nhuận mong đợi. Bước 3: Tính NPV theo công thức sau: 0 0 1 1 1 1 n n t tt t t t NPV B C r r Trong đó: n: Số năm tồn tại của cây cao su t: Thứ tự năm Bt: Giá trị thu nhập của cây cao su năm thứ t
  • 36. 26 Ct: Vốn đầu tư của cây cao su năm thứ t r: Lãi suất tính toán Nếu NPV >0 thì việc đầu tư có hiệu quả và khả thi, NPV càng lớn thì tính sinh lời càng cao. Ngược lại nếu NPV<0 về phương diện tài chính, đầu tư không có kết quả, không nên thực hiện. * Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR: là mức lãi suất tính toán mà ứng với mức lãi suất này thì việc trồng cao su hoàn toàn không thu được lợi nhuận, các khoản thu nhập vừa đủ để bù đắp các khoản chi phí. Hệ số IRR được xác định bằng công thức: 1 1 2 1 1 2/ / NPV IRR r r r NPV NPV Trong đó: : Tỷ suất chiết khấu được chọn : Số năm hoạt động của đời dự án * Tỷ suất lợi ích trên chi phí B/C: được xác định bằng tỷ số giữa khoản thu nhập với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại. 0 0 1 1 / / 1 1 n n t tt t t t B C B C r r 1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Đồng Nai 1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc). Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil. Sản lượng cao su sản xuất và tiêu thụ của thế giới năm 2013 lần lượt đạt 12,04 và 11,32 triệu tấn. Theo đó, so với năm 2012 sản lượng tiêu thụ tăng 2,67% và sản lượng sản xuất tăng 3,73%.
  • 37. 27 Trong 10 năm qua (2003-2013), trên thế giới tốc độ tăng trưởng CAGR của sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ lần lượt đạt 3,7% và 3,4%. Mức thặng dư cung cao su thiên nhiên (CSTN) của thế giới sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013, lần lượt là 243 nghìn tấn, 524 nghìn tấn và 640 nghìn tấn. Biểu đồ 1.1: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2003-2013 Diện tích trồng cao su và sản lượng khai thác tập trung phần lớn ở khu vực Châu Á (chiếm 93%), kế đến là Châu Phi (4-5%), Mỹ Latin (2-3%). Xét về mức tiêu thụ cao su thiên nhiên (CSTN) thì Châu Á là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 72% tổng nhu cầu, kế đến là Châu Âu (12%), Bắc Mỹ (10%), còn lại khoảng 6% từ các Châu lục khác. Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng diện tích và sản lượng CSTN thế giới Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng tiêu thụ CSTN thế giới
  • 38. 28 Theo thống kê đến cuối năm 2013, 88,85% tổng sản lượng sản xuất CSTN của toàn cầu bắt nguồn từ nhóm 6 quốc gia bao gồm: Thái Lan (34,41%), Indonesia (25,60%), Việt Nam (7,89%), Trung Quốc (7,11), Ấn Độ (6,99%) và Malaysia (6,85%). Trong năm qua Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để vươn lên vị trí thứ 3 trong nhóm 6 nước sản xuất CSTN lớn nhất thế giới. Trong 6 quốc gia kể trên, tính đến cuối năm 2013 thì Indonesia là quốc gia có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới với 3,49 triệu ha, kế đến là Thái Lan (3,43 triệu ha), xếp vị trí thứ 3 và 4 lần lượt là Trung Quốc (1,16 triệu ha) và Malaysia (1,06 triệu ha). Thứ hạng thứ 5 và 6 thuộc về Việt Nam và Ấn Độ với diện tích đạt 955.700 ha và 776.000 ha. 68,7% tổng sản lượng tiêu thụ CSTN của thế giới thuộc về 6 quốc gia bao gồm Trung Quốc (36,65%), Ấn Độ (8,46%), Mỹ (8,06%), Nhật Bản (6,23%), Indonesia (4,72%) và Thái Lan (4,59%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ CSTN và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu CSTN toàn cầu. Khoảng 87-94% tổng sản lượng xuất khẩu CSTN toàn cầu hiện nay thuộc về bốn quốc gia bao gồm: Thái Lan (3,66 triệu tấn), Indonesia (2,72 triệu tấn), Malaysia (1,38 triệu tấn) và Việt Nam (1,07 triệu tấn) Bảng 1.1: Top 4 sản lượng xuất khẩu năm 2013
  • 39. 29 - Biến động giá cao su theo các sự kiện kinh tế giai đoạn 2008-2014 Biểu đồ 1.4: Biến động giá cao su giai đoạn 2008 - 2014 Dựa vào cơ cấu tiêu thụ và sản xuất CSTN trên toàn cầu như đã trình bày bên trên và các sự kiện xảy ra trong quá khứ thì ta có thể thấy rằng sản phẩm mủ CSTN luôn chịu ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế, xã hội, thiên tai lũ lụt,...tại các quốc gia phát triển và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ và nguồn cung cấp CSTN của thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,... - Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên trong các năm tới Biểu đồ 1.5: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2012-2016
  • 40. 30 Theo dữ liệu chúng tôi thu thập được từ The Rubber Economist và IRSG cho thấy tình trạng cung vượt cầu như hiện nay sẽ kéo dài ít nhất là đến năm 2016. Đó cũng chính là hệ lụy của làn sóng toàn cầu trồng cao su giai đoạn 2007-2009 trước đây khi mà giá cao su trong xu hướng tăng tích cực. Giai đoạn 2013-2016 sẽ là thời gian mà những diện tích cao su trồng trong giai đoạn 2007-2009 đưa vào khai thác dẫn đến nguồn cung tăng mạnh. Trong giai đoạn 2013-2016, sản lượng sản xuất dự báo sẽ tăng trưởng 2%/năm trong khi đó sản lượng tiêu thụ được dự báo tăng trưởng là 3%/năm vì vậy khoảng cách cung cầu sẽ được thu hẹp dần trong 3 năm tới cho đến năm 2016. Tuy nhiên có thể thấy được động lực để giá cao su tăng trưởng mạnh trong vài năm tới là khá thấp. 1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam Theo quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích trồng cao su cả nước sẽ ổn định ở mức 800.000 ha Diện tích trồng cao su trong nước tính đến cuối năm 2013 đạt 955.700 ha, tăng 4,1% (tương ứng 37.800 ha) so với năm 2012, trong đó diện tích khai thác mủ là 545.600 ha, chiếm 57%. Tổng diện tích cao su của Việt Nam trong 10 năm qua đạt tăng trưởng CAGR là 8,0%/năm. Trong đó diện tích cho mủ đạt tăng trưởng CAGR 7,4%/năm. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2013, còn có thêm diện tích cao su của Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (VRG) trồng tại Campuchia là 89.000 ha, tại Lào là 28.000 ha. Riêng Tập đoàn HAGL trồng được 36.130 ha tại 2 quốc gia trên và CTCP Gemadept đang triển khai trồng 29.500 ha cao su tại Campuchia. Bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp tư nhân khác cũng đang tiến hành trồng cao su tại Campuchia và Lào nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tổng sản lượng khai thác CSTN năm 2013 của cả nước đạt 949.100 tấn, tăng 8,2% so với năm 2012. Năm 2013, Việt Nam đạt năng suất khai thác là 1,74 tấn/ha, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây và tiếp tục kéo dài chuỗi 5 năm liên tiếp đạt năng suất trên
  • 41. 31 1,7 tấn/ha. Việt Nam đã chính thức vượt qua Ấn Độ nằm trong nhóm các nước dẫn đầu thế giới về chỉ tiêu này. Biểu đồ 1.6: Diện tích trồng và khai thác của Việt Nam 2005-2013 Biểu đồ 1.7: Sản lượng và năng suất của Việt Nam 2000 -2012 + Phân bố diện tích cao su của Việt Nam Hình 1.1: Phân bố diện tích cao su của Việt Nam
  • 42. 32 Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng phân bố cao su của Việt Nam Khu vực Đông Nam Bộ được xem như thủ phủ cao su thiên nhiên của Việt Nam, chiếm 56% diện tích trồng cao su của cả nước, kế đến là Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và Bắc Bộ. Biểu đồ 1.9:Năng suất khai thác các tỉnh tiêu biểu của Việt Nam Hiện nay xét trong các tỉnh trọng điểm thì Bình Phước và Bình Dương là 2 tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm 22% diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% diện tích cả nước. Năng suất cao nhất tập trung ở 3 tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, bình quân đạt 2 tấn/ha, cao hơn mức bình quân cả nước là 1,74 tấn/ha.
  • 43. 33 Hiện nay HAGL là doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam có diện tích trồng cao su tại Lào và Campuchia lớn nhất với tổng diện tích là 36.130 ha tại các tỉnh Attepeu, Sekong, Ratanakiri. Bên cạnh diện tích cao su trong nước, tính đến năm 2013, diện tích trồng cao su của Việt Nam tại Lào và Campuchia lần lượt đạt 28.000 ha và 89.000 ha. Tại Lào tất cả diện tích đều tập trung ở khu vực Nam Lào, giáp với các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Thừa Thiên Huế,... Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tập đoàn CN Cao su Việt Nam (VRG) đang nỗ lực tiếp tục triển khai trồng để đạt hạn mức được Chính Phủ Lào cấp là 30.000 ha. Bên Campuchia, dự kiến năm 2014 sẽ hoàn thành trồng hết 100.000 ha theo hạn mức được Chính phủ Campuchia đã cấp. Sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước Biểu đồ 1.10: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của Việt Nam 2003-2013 Trong giai đoạn 2003-2013, tốc độ tăng trưởng của mức tiêu thụ cao su thiên nhiên bình quân tại Việt Nam đạt 12,6%/năm, mức tiêu thụ bình quân 5 năm gần nhất đạt khoảng 135.000 tấn/năm, tỷ lệ tiêu thụ so với sản lượng khai thác bình quân đạt 17%. Cụ thể, năm 2008 đạt 100.000 tấn và đến năm 2013 đã tăng lên mức 154.000 tấn Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu 70-80% dùng cho sản xuất săm lốp, găng tay y tế, gối nệm,...Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được đóng góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất. Tiêu thụ cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do (1) Quy mô sản xuất công nghiệp các
  • 44. 34 sản phẩm từ cao su trong nước chưa cao, (2) Các doanh nghiệp sản xuất mủ cao su trong nước phần lớn chú trọng xuất khẩu nhằm đạt hiệu quả và mức lợi nhuận cao hơn. Việc tiêu thụ trong nước hiện nay phần lớn được thể hiện thông qua hình thức mua/bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên với các công ty thương mại trong nước, sau đó các công ty này mang đi xuất khẩu. Thực tế trong cơ cấu tiêu thụ của các doanh nghiệp CSTN niêm yết, thì khoảng 40-50% sản lượng được tiêu thụ trong nước và hầu hết lượng hàng này đều được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các công ty thương mại. Vì vậy, xét về thực chất, lượng tiêu thụ cao su trong nước chỉ chiếm khoảng 15-16% so với tổng nguồn cung. Điều này cho thấy với nguồn cung cao su dồi dào như thế sẽ mang đến một lợi thế rất lớn dành cho các doanh nghiệp sử dụng cao su làm nguyên liệu sản xuất trong nước và cũng là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất chế biến sản phẩm từ cao su như: lốp xe, nệm, băng tải, găng tay, bao cao su,... đầu tư và sản xuất tại Việt Nam * Tình hình xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trưởng về lượng trong 10 năm qua, tuy nhiên giá trị xuất khẩu đã chững lại và giảm mạnh từ 2012 dù sản lượng vẫn liên tục tăng. Sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu hiện nay chủ yếu là SVR 3L là sản phẩm dùng để sản xuất găng tay, dây thun, giày dép…. Bảng 1.2. Xuất khẩu cao su 9 tháng 2014 của Việt Nam Tên nước 9 tháng 2014 %2014/2013 Lượng (tấn) Trị giá (1000 USD) Lượng Giá Trị Trung Quốc 296,481 508,358 91% 69% ASEAN 146,533 242,188 90% 63% Ấn Độ 58,328 108,015 88% 66% EU 55,853 110,459 113% 83% Hàn Quốc 22,540 41,797 92% 72% Mỹ 21,334 37,412 111% 85% Nhật Bản 7,871 17,324 126% 97% Ucraina 1,165 2,094 154% 103% Nguồn: Việt Nam/stock market baocaonghanh2014
  • 45. 35 Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu xuất qua Trung Quốc, Asean, Ấn Độ. Riêng xuất sang Trung Quốc chiếm đến gần 50% tổng lượng xuất khẩu do nước này có chính sách miễn thuế cho SVR 3L và do giá mặt hàng này thường cao hơn giá SVR 10, SVR 20 khoảng 200 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy một rủi ro tiềm tàng là Việt Nam dễ dàng bị ép giá bán và nếu Trung Quốc giảm nhập khẩu mặt hàng này và bổ sung bằng nguồn sản xuất từ bản địa thì ngành cao su Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tìm hiểu 4 quốc gia nhập khẩu cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản với lượng nhập khẩu chiếm 66% tổng sản lượng xuất khẩu các nước thì phần lớn cao su nhập khẩu là loai SVR 10 và SVR 20 là loại dùng để sản xuất lốp xe ô tô. Nhìn sang Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới cho thấy nước này đáp ứng tốt nhất các loại cao su của các nước nhập khẩu. Theo tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) thì tổng nhu cầu cao su thiên nhiên vào năm 2020 khoảng 15 triệu tấn trong đó có 11 triệu tấn dùng để sản xuất lốp ô tô, chỉ có khoảng 150 ngàn tấn nhu cầu với loại cao su SVR 3L. Việc Việt Nam tập trung sản xuất SVR 3L số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng dư thừa và sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn cầu từ Trung Quốc là một bất lợi trong sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này cần có giải pháp dài hạn và chiến lược phát triển chu kỳ dài từ 5 năm trở lên và hiện tại tập đoàn cao su Việt Nam đang có những giải pháp thay đổi trong những năm tới. Ngay trong giai đoạn khó khăn của ngành cũng có thể xem là một cơ hội để ngành cao su trong nước tái cơ cấu, quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển mới cho phù hợp tình hình tương lai hơn. 1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Đồng Nai Cây cao su bắt đầu được trồng ở Đồng Nai kể từ năm 1967 nhưng tới năm 1993 mô hình CSTĐ mới được triển khai do lúc này người dân mới nhận thức được hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn 327 của chương trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, chỉ đảm bảo được 40 - 50% quy trình đầu tư, đại bộ phận dân nghèo không có vốn để