SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ ANH TUẤN
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2016
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà
Nẵng tại Kon Tum vào ngày 3 tháng 10 năm 2016
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây
trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế
to lớn. Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam xếp thứ 3 về sản lượng và
thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Năm 2016, sản
lượng cao su xuất khẩu ước đạt 1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu
đạt khoảng 1,45 tỷ đô la mỹ.
Những năm gần đây, ngành cao su đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của Tỉnh Gia Lai. Cùng với chủ trương của Tỉnh Gia Lai,
Huyện Chư Păh xác định phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi
nhọn, tạo sức bật phát triển một số ngành nghề khác tại địa phương.
Do vậy, việc phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện là một
định hướng mang tính chiến lược và cấp thiết cho quá trình phát
triển kinh tế xã hội của Huyện, xuất phát từ thực tế đó và nhận thức
được tầm quan trọng trong việc phát triển cây cao su trên địa bàn,
tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển cây cao su huyện Chư
Păh, Tỉnh Gia lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cây
cao su.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su
tại Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên
địa bàn Huyện Chư Păh trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn
2
liên quan đến việc phát triển sản xuất cây cao su.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản
xuất cây cao su trong giai đoạn 2011-2015, Các giải pháp định hướng
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh
cây cao su.
- Phương pháp phân tích thống kê.
- Phương pháp thu thập số liệu có liên quan đến đề tài, số liệu
thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm cây công nghiệp
Cây công nghiệp là những cây trồng mà sản phẩm của nó
được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp.
1.1.2. Khái niệm phát triển cây công nghiệp
Phát triển cây công nghiệp là quá trình vận động đi lên không
ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cây công
nghiệp về mọi mặt. Đó là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất
như phát triển cả về quy mô xuất (diện tích sản xuất, sản lượng, giá
trị sản lượng sản xuất), nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực;
nâng cao về chất lượng cây trồng (chất lượng giống, sản phẩm, năng
suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm ổn định và cuối cùng đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng và
GDP chung của nền kinh tế.
1.1.3. Vai trò, đặc điểm của cây cao su
- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cao su
- Vai trò của cây cao su
1.1.4. Khái niệm phát triển cây cao su
Phát triển cây cao su có thể được hiểu đồng nghĩa với việc phát
triển sản xuất cây cao su. Theo nghĩa như vậy thì phát triển cây cao
su là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện
hơn của hoạt động sản xuất cao su về mọi mặt.
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển sản xuất cây cao su
Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc
4
trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành
một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây cao su phát triển đến đâu sẽ
tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đến đó. Các rừng cây
cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su
góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho hàng trăm nghìn héc ta
rừng. Tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, thu hút lao động cho các vùng sâu, các xã
đặc biệt khó khăn, vùng cận biên giới, vùng định cư của các dân tộc
ít người, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh tại các vùng biên giới.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
1.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực
cho sản xuất cây cao su
Kết quả huy động và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất cây
cao su thể hiện bằng các chỉ tiêu: 1- Diện tích cây cao su, cơ cấu diện
tích cao su; 2-Số lượng lao động và trình độ đội ngũ lao động trong
sản xuất cao su; 3- Vốn đầu tư trong sản xuất cao su; 4-Năng suất mủ
cao su; 4-Thu nhập/ha cao su; 5- Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống
mới trong sản xuất; 6- Tỷ lệ các khâu sản xuất áp dụng kỹ thuật mới.
1.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây cao su
Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh: 1- Số hộ và tỷ lệ thay đổi số
hộ sản xuất cao su; 2- Số lượng trang trại, mức tăng số lượng trạng
trại sản xuất cao su; 3- Tỷ lệ trang trại trong tổng số; 4- Số lượng
doanh nghiệp sản xuất cao su; 5- Tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng
số các cơ sở sản xuất cao su.
1.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tiêu chí phản ánh: 1- Doanh thu và mức tăng doanh thu của
sản phẩm cao su; 2- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cao
5
su trên thị trường; 3- Số các nhà phân phối tham gia.
1.2.4. Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát
triển kinh tế xã hội của địa phương
Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và đóng góp của cây cao
su:1- Giá trị sản xuất cao su; 2- Thu nhập của người lao động; 3-Tỷ
trọng giá trị sản xuất của cây cao su trong tổng giá trị sản xuất của
địa phương/hoặc trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; 4- Đóng
góp của sản xuất cao su trong giải quyết việc làm; 5- Đóng góp của
sản xuất cao su trong xóa đói giảm nghèo; 6- Đóng góp của sản xuất
cao su vào ngân sách trên địa bàn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CÂY CAO SU
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Bao gồm: Đất đai; độ dốc; độ sâu tầng đất; khí hậu nhiệt độ;
lượng mưa và độ ẩm; gió; giờ chiếu sáng, sương mù; khả năng chịu
hạn; khả năng chịu úng.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Cơ sở hạ tầng;
- Nguồn lao động (cả về số lượng và chất lượng).
1.3.3. Thị trường
- Giá cả;
- Nhu cầu;
- Sự cạnh tranh.
1.3.4. Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây
cao su
- Chính sách về đất đai;
- Chính sách về lao động;
- Chính sách về vốn;
- Chính sách khoa học công nghệ.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƯ PĂH ẢNH HƯỞNG TỚI
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Chư Păh được thành lập theo Nghị định 70/CP của
Chính phủ. Trên cơ sở 6 xã của huyện Chư Păh cũ (nay là huyện Ia
Grai), 03 xã của huyện Mang Yang cũ (nay là huyện Đăk Đoa), 02 xã
của thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku).
ChưPăh là huyện có quy mô diện tích trung bình của tỉnh Gia
Lai với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 97.457,68 ha chiếm 6,3%
diện tích của tỉnh Gia Lai. Dân số 72.160 người chiếm 5,2% dân số
toàn tỉnh (số liệu niên giám thống kê năm 2015 huyện Chư Păh).
Huyện Chư Păh có 15 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 13 xã.
Đối với Huyện Chư Păh, trong những năm qua với diện tích
cao su trồng được hơn 4.938 ha; ngành cao su đã đóng góp quan
trọng vào ngân sách của Huyện và tỉnh Gia Lai, góp phần ổn định
kinh tế và an ninh nông thôn.
Huyện Chư Păh có dân số hơn 72 ngàn người. Trong đó dân
tộc kinh chiếm hơn 33,44 ngàn người (trong những năm gần đây
được tăng khá nhanh do sự dịch chuyển cơ học), còn lại hơn 37,58
ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai chiếm 43,7% dân số của
huyện, dân tộc Banar chiếm 8% dân số của huyện, các dân tộc khác
chiếm 1,3% dân số của huyện.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng kinh tế;
7
- Cơ sở hạ tầng;
- Tình hình dân số, lao động và thu nhập.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ
PĂH TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn
lực sản xuất cây cao su
- Đất đai;
- Lao động;
- Vốn;
- Khoa học công nghệ;
- Về kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ cao su;
- Về công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm;
2.2.2. Thực trạng tổ chức sản xuất cao su
Bảng 2.13. Các loại hình tổ chức sản xuất cao su trên địa bàn huyện
Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015
1. Doanh nghiệp
Số lượng 3 3 3 3 3
Sản lượng (tấn) 3.050 3.450 4.125 5.279 5.512
Diện tích (ha) 3.450 3.450 3.460 3.449 3.428
Vốn (tỷ đồng) 448 448 459 403 368
Lao động (người) 1.150 1.162 1.140 1.130 1.222
MMTB (chiếc) 30 42 50 54 56
2. Hộ sản xuất
Số lượng (hộ) 1365 1.395 1.466 1.375 1.343
Sản lượng (tấn) 858 1.191 1.306 2.356 2.185
Diện tích (ha) 1.432 1.532 1.592 1.508 1.475
8
Vốn (tỷ đồng) 112 123 134 95 85
Lao động (người) 978 1.052 1.245 1.105 1.098
MMTB (chiếc) 14 20 24 26 28
3. Trang trại
Số lượng 3 3 3 3 3
Sản lượng (tấn) 43 49 51 52 56
Diện tích (ha) 35 35 35 35 35
Vốn (tỷ đồng) 3,2 3,3 3,3 3,2 3,2
Lao động (người) 18 18 18 18 18
MMTB (chiếc) 3 3 3 3 3
(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Chư Păh)
Tổ chức sản xuất cao su ở tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện
Chư Păh nói riêng hiện nay có 3 hình thức chính, hộ gia đình, trang
trại và doanh nghiệp. Số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy hiện nay tỉnh Gia Lai có
khoảng 850 trang trại trồng cao su, hơn 16 ngàn hộ và 40 doanh
nghiệp tham gia sản xuất cây cao su ở các hình thức khác nhau.
Trong đó huyện Chư Păh có 1.343 hộ, 3 trang trại và 3 Công ty.
Các doanh nghiệp thường có quy mô sản xuất lớn hàng ngàn ha.
Các doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn và có nguồn lực
khá nên đầu tư vào tất cả các khâu từ trồng trọt tới chế biến và tiêu
thụ sản phẩm. Họ có hệ thống quản trị khá tốt và bài bản hơn nhiều
so với các hình thức tổ chức khác và do đó hiệu quả kinh doanh
cũng khá tốt. Các doanh nghiệp này đang là hạt nhân cho liên kết
các cơ sở sản xuất nhỏ. Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông
9
nghiệp và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy tổng tài sản của
các doanh nghiệp kinh doanh cao su khoảng hơn 7 ngàn tỷ, doanh
thu bán hàng khoảng 3.200 tỷ và lợi nhuận 365 tỷ đồng. Trung bình
lợi nhuận 1 doanh nghiệp trên địa bàn huyện chư păh lần lượt là 16
tỷ, 10 tỷ và 6 tỷ.
Các trang trại có quy mô sản xuất nhỏ hơn nhiều so với doanh
nghiệp, Tổng tài sản của các trang trại cao su là 1.200 tỷ và doanh thu
bán ra khoảng 636 tỷ. Nếu xét trung bình 1 trang trại, giá trị thu hàng
năm của các trang trại cao su khoảng 0,8 tỷ đồng.
Các hộ sản xuất cao su thường có quy mô nhỏ trong đó gần
20% có diện tích dưới 0.5 ha, 50% có diện tích dưới 2 ha và trên 2
ha là 30%. Hiện nay trên địa bàn Huyện Chư Păh đã phát triển
được khoảng 1.475 ha cao su tiểu điền ở các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, trong đó có hơn 2/3 diện tích đã cho khai thác mủ. Hộ
ít cũng trồng được 0,5ha và hộ nhiều có đến 5ha cao su. Hàng
trăm hộ có diện tích cao su tiểu điền đang cho khai thác mủ đã
mang lại nguồn lợi lớn, cuộc sống được cải thiện và giàu lên trông
thấy, có những hộ thu nhập đến một hai trăm triệu đồng mỗi năm.
Phong trào trồng cao su tiểu điền trong các vùng đồng bào dân tộc
thiểu số phát triển mạnh bắt đầu từ khi thực hiện dự án đa dạng
hoá nông nghiệp trong thời gian 5 năm (2004 - 2009). Diện tích
cao su trong vùng dự án này đều phát triển tốt và bắt đầu cho khai
thác mủ từ năm 2010 và rộ nhất vào năm 2015 với năng suất ổn
định, đạt bình quân 1,6 tấn mủ khô/ha. Theo giá thị trường hiện
nay, cứ 1ha cao su khai thác mủ trong 1 năm thì có mức lãi ròng
10
khoảng 30 - 35 triệu đồng. Bà con trong vùng dự án đều rất phấn
khởi, bởi quỹ đất này trước đây bỏ hoang hoá nhiều năm, nay
thuộc sở hữu của mình và được sự hỗ trợ của dự án đầu tư từ khâu
trồng đến khâu chăm sóc liên tục trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Từ "sức bật" của dự án, cây cao su tiểu điền đã lan toả mạnh
trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con đã dần hình thành ý
thức xoá bỏ tập tục canh tác lạc hậu để học cách áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá dồi dào
và làm giàu. Ở những vùng còn quỹ đất hoang hoá đều được các
doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn hỗ trợ, giúp đỡ bà con đưa
vào trồng cao su, khắc phục tình trạng để đất trống. Mặc dù phần lớn
diện tích cao su tiểu điền của bà con trồng sau này chưa đến thời kỳ
cho khai thác mủ song bà con vẫn có niềm tin bởi vườn cây đang
phát triển xanh tốt và hẹn ngày cho lấy mủ với năng suất cao.
2.2.3. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su quyết định rất nhiều tới sự
phát triển của cây trồng này. Năm 2015 giá cao su xuống thấp, dao
động từ 28 - 35 triệu đồng/tấn, chỉ bằng ba phần tư so với năm 2013
trong khi giá thành sản xuất hiện khoảng 30-31 triệu đồng/tấn khiến
nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cao su đối mặt với thua lỗ.
Tỉnh này có diện tích cao su đang kỳ khai thác lớn nhất Tây nguyên
với trên 60.000 ha, sản lượng mủ trên 90.000 tấn/năm. Ngoài ra, hàng
trăm héc ta cao su tiểu điền của người dân đang kỳ khai thác cũng
gặp khó khăn vì thu không đủ chi, lại phải trả lãi ngân hàng...
Hiện nay mô hình tiêu thụ sản phẩm cao su như sau:
11
+ Thứ 1: Người trồng cao su-Thương lái-Cơ sở chế biến-
Xuất khẩu
+ Thứ 2: Người trồng cao su-Cơ sở chế biến- Xuất khẩu
2.2.4. Kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển
kinh tế - xã hội của huyện
Số liệu tại bảng 2.14 cho thấy, sản lượng cao su liên tục tăng
qua các năm, tổng sản lượng mủ cao su giai đoạn 2011-2015 của toàn
huyện là 29.563 tấn mủ quy khô. Năng suất bình quân là 1,45 tấn/ha.
Giá trị sản xuất từ cây cao su mang lại khoảng 1.439 tỷ đồng, kim
ngạch xuất khẩu là 52,7 triệu USD góp phần nâng cao hiệu quả phát
triển sản xuất cây cao su nói riêng và của huyện chư păh nói chung.
Bảng 2.14. Giá trị và kim ngạch xuất khẩu cao su của huyện Chư Păh
Chỉ tiêu
Diện tích
kinh
doanh
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(tấn mủ
QK)
Giá trị sản xuất
(tỷ đồng)
Kim
ngạch
xuất khẩu
(Triệu
USD)
2011 2.763 1,43 3.951 323,982 13,18
2012 3.813 1,23 4.690 304,850 12,90
2013 4.122 1,33 5.482 246,690 10,23
2014 4.722 1,6 7.687 295,950 9,05
2015 4.761 1,6 7.753 267,479 7,34
Tổng
cộng
1,45 29.563 1.438,951 52,7
(Nguồn: phòng thống kê huyện Chư Păh)
12
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
HUYỆN CHƯ PĂH
2.3.1. Những thành công
- Về sử dụng đất;
- Về lao động;
- Về huy động sử dụng vốn;
- Về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất;
- Về tổ chức sản xuất;
- Về đảm bảo quốc phòng an ninh;
2.3.2. Những hạn chế
- Sự phát triển còn mang tính tự phát; nhiều nơi chưa được quy
hoạch để phát huy hết lợi thế về đất đai, đảm bảo phát triển bền vững,
chưa có điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu
và yếu; trình độ lực lượng lao động và dân trí còn thấp là hạn chế lớn
trong tiếp nhận khoa học kỹ thuật.
- Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, các dự án đều gặp khó khăn
về vốn.
- Các loại hình dịch vụ tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu sản xuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Chất lượng giống cây trồng, vật tư kỹ thuật chưa được quản
lý chặt chẽ.
- Việc định hướng thị trường tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tác động suy giảm kinh tế trên thế giới và trong nước, thời
tiết diễn biến phức tạp không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
trong đó cây cà phê, cao su..là những cây trồng lâu năm phụ thuộc rất
13
nhiều vào yếu tố giá cả và thời tiết nên đã ảnh hướng lớn đến định
hướng, chính sách và tốc độ phát triển kinh tế chung của toàn huyện.
+ Tiềm lực kinh tế của huyện còn hạn chế, trình độ dân trí
không đều, một số nơi còn thấp tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phương thức sản xuất
còn lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
chưa cao, một bộ phận nhân dân còn trông chờ, ỷ lại sự đầu tư, hỗ trợ
của nhà nước… Ngoài ra, huyện Chư Păh thường xuyên xảy ra thiên
tai, hạn hán kéo dài gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất cây
công nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng.
+ Các thế lực thù địch và bọn phản động Fulro, tin lành Đê ga
thường xuyên lôi kéo người dân, đặc biệt là ngươi đồng bào dân tộc
thiểu số, có trình độ và nhận thức còn lệch lạc, tăng cường các hoạt
động chống phá làm cho chính quyền địa phương sở tại phải tập
trung nhiều thời gian và nguồn lực cho nhiệm vụ giữ vững ổn định
chính trị-xã hội nên ảnh hưởng lớn đến công tác lãnh chỉ đạo, thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiệm vụ phát
triển cây cao su là cây công nghiệp dài ngày và bền vững.
+ Về thị trường: Chưa phát huy được tiềm lực kinh tế của
huyện, chưa kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế
biến sâu cho ra những sản phẩm cuối cùng nhằm nâng cao giá trị gia
tăng các mặt hàng nông sản và nhà máy tiêu thụ thu mua các sản
phẩm trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế địa phương bền vững, ít
phụ thuộc vào biến động giá cả của thị trường và thế giới cũng như
tránh bị tư thương ép giá.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chưa xác định rõ nguồn lực đất đai, thổ nhưỡng của từng
vùng để đầu tư và định hướng những cây trồng phù hợp, chưa phát
14
huy được lợi thế tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế
nông nghiệp dài ngày và bền vững. Trong đó chưa có quy hoạch rõ
ràng và chi tiết về vùng quy hoạch diện tích phát triển cây cao su.
+ Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch để
khai thác, phát triển kinh tế các vùng trong huyện còn nhiều lúng
túng. Năng lực tư duy kinh tế của cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng
yêu cầu trong tình hình mới. Việc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh mẽ, quyết liệt
nên hiệu quả còn thấp.
+ Hình thức tuyên truyền các chính sách chưa phù hợp với các
đối tượng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp
thu nhận thức và chấp hành còn hạn chế. Sự phối kết hợp giữa các cơ
quan, ban ngành chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo, có biểu hiện buông lỏng
trách nhiệm, chưa thường xuyên kiểm tra, nắm bắt kịp thời để sảy ra
nhiều vụ việc vi phạm công tác quản lý quy hoạch về phát triển cây
nông nghiệp dài ngày trong đó có cây cao su.
15
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU
HUYỆN CHƯ PĂH
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Nhu cầu về sản phẩm cây cao su
*Tình hình thị trường cao su thế giới: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi phục hồi trở
lại bắt đầu từ năm 2016, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự
báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025.
*Tình hình thị trường cao su trong nước:
Việt Nam sẽ tham gia vào nhóm các nước sản xuất cao su tự
nhiên lớn nhất thế giới, để cắt giảm xuất khẩu, trong 1 nỗ lực nhằm
đẩy mạnh giá cao su. Thị trường cao su trong nước đã có tín hiệu khả
quan và dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài sụt giá.
3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển cây cao su của
tỉnh Gia Lai
Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su nhưng với phương
châm chậm và chắc, không chạy theo quy hoạch, không chạy theo số
lượng và giá cả, phát triển đến đâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả
đến đó.
3.1.3. Định hướng phát triển cây cao su của huyện Chư Păh
Định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là tiếp tục
chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng
suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có. Về quy hoạch mở rộng diện
tích cao su đến năm 2020 khoảng 1.609 (500 ha năm 2017 và 1.109
ha đến năm 2020). Cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng
hiện có, việc mở rộng diện tích phải phù hợp từng giai đoạn, từng
16
thời điểm, phải gắn liền với hiệu quả và lợi ích kinh tế - chính trị.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu quy
hoạch phát triển cây cao su và quy hoạch này chỉ bố trí diện tích tăng
thêm theo quy hoạch phát triển mà không bố trí ngoài vùng chuyên
canh tập trung... Quản lý quy hoạch phát triển phải nghiêm túc bằng
thường xuyên giảm sát việc thực hiện mở rộng diện tích thực hiện
các dự án của các doanh nghiệp tránh tình trạng dự án treo hay vượt
quá quy hoạch được duyệt. Giám sát chặt chẽ tiến trình thực hiện các
dự án lớn bao gồm trồng mới, phát triển hạ tầng cơ sở và cơ sở chế
biến, kho bãi…
3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản
xuất cao su
- Thực hiện tốt chính sách đất đai.
- Giải pháp về vốn: Đối với chính quyền địa phương; các
doanh nghiệp trồng cao su; các trang trại và các hộ sản xuất.
- Giải pháp về lao động.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật.
- Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
3.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su
Khuyến khích các doanh nghiệp lớn như Binh đoàn 15, Hoàng
Anh Gia Lai, Công Ty Quang Đức, Tập đoàn công nghiệp cao su
Việt Nam phát huy vai trò của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong
sản xuất cây công nghiệp lâu năm để tiến hành tổ chức liên kết các
trang trại và hộ gia đình lại. Trong đó chú trọng các Công ty cao su
đang đứng chân trên địa bàn huyện Chư Păh. Các doanh nghiệp này
17
phải đi đầu trong công tác giống, phát triển kỹ thuật công nghệ sản
xuất chế biến và tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ sản xuất
cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh áp dụng mô
hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông - người sản xuất cây công nghiệp lâu
năm, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” trên địa bàn huyện.
3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su
Điều quan trọng là các doanh nghiệp này cũng cần phải tham
gia vào Hiệp hội cao su Việt Nam như vậy sẽ bảo đảm kênh tiêu thụ
sản phẩm chủ động hơn và nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch. Đẩy
mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu trực tiếp, tập trung khai thác các thị trường tiềm
năng, ít cạnh tranh. Điều quan trọng nhất để tiêu thụ tốt thì cần phải
có một chiến lược sản phẩm thích hợp. Cụ thể: Để đạt được mục
tiêu xuất khẩu, cần cải tiến công nghệ, cơ cấu sản phẩm hợp lý: mủ
cốm SVR 10, RSS3 chiếm tỷ trọng chủ yếu; đặc biệt ưu tiên đầu tư
sản xuất mủ Latex, đồng thời kết hợp sản xuất các sản phẩm cao su
như: Găng tay y tế, bao bì cao su và những sản phẩm chỉ dùng một
lần, nhu cầu còn rất lớn và gia tăng mạnh. Cần mở rộng xuất khẩu
mủ khô sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và ổn định
như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và Cộng đồng các quốc gia độc
lập SNG.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su
- Về cơ cấu giống: cần chọn các dòng có khả năng chịu được
điều kiện khí hậu thổ nhưỡng như giống RRIC 121, RRIC 100, GT
1… Việc mua bán cây giống cao su phải có nguồn gốc rõ ràng và
chất lượng kèm theo kiểm định công nhận của cơ quan có thẩm
quyền.
- Việc thực hiện các công đoạn trước khi trồng phải đảm bảo
18
đúng quy trình kỹ thuật về kích thước hố trồng, mật độ trồng và
phương thức trồng sẽ tạo cho vườn cây có sức chống chọi và chịu
đựng tốt với điều kiện thời tiết ngày tư ban đầu.
- Nên trồng xen trong thời gian KTCB các loại cây họ đậu,
dưa, ngô, khoai lang, khoai môn đối với đất bằng để tăng hiệu quả
kinh tế, đối với đất dốcnên trồng đậu kudzu, đậu Mucuna và cây lạc
dại để tạo thảm phủ chống xói mòn. Không nên trồng sắn và các loại
cây trồng có thể gây nhiễm nấm cho cây cao su.
- Về khai thác mủ cây cao su: Chỉ tiến hành khai thác khi có
70 % số cây trong vườn đạt 2 chỉ tiêu khai thác: Về độ dày vỏ đạt
6mm và bề vòng thân cây ghép đo ở độ cao 1m cách mặt đất đạt
50cm. Phương pháp cạo: Nên cạo mủ theo phương pháp S/2 d/3 (cạo
nửa vòng thân cây, 3 ngày cạo 1 lần). Thời vụ cạo mủ: Mở miệng cạo
vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo khi cao su bắt đầu
rụng lá vào tháng 1-2 cho đến khi bắt đầu có lá nhú chân chim.
Phương thức khai thác vừa phải, không nên lạm dụng chất kích thích
ra mủ làm “vắt kiệt” cây cao su.
- Các quy định về đất trồng, quy trình kỹ thuật về chăm sóc,
bón phân, phòng trừ sâu bệnh và các quy trình, quy định khác: cần
thực hiện theo đúng Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9-9-
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc
trồng cao su trên đất lâm nghiệp và thực hiện theo quy trình kỹ thuật
được quy định tại “Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012” và “Quy
trình kỹ thuật bổ sung năm 2014” do Tập đoàn Công nghiệp cao su
Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
19
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận thấy được những tồn tại và
hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây cao su huyện Chư Păh,
Tỉnh Gia lai, để cây cao su có thể phát triển bền vững chắc và ngày
càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, tôi mạnh dạn đề xuất
một số kiến nghị như sau:
* Đối với Nhà nước
Nhà nước cần phải tích cực hoàn thiện các chính sách, chế độ
về đầu tư phát triển cây cao su, nhằm khuyến khích động viên nhiều
thành phần kinh tế tham gia vào phát triển mô hình này một cách có
hiệu quả hơn. Vì cây cao su có thời gian KTCB khá dài nên thời gian
thu hồi vốn chậm, do vậy trong hoạt động vay vốn cần có những
chính sách phù hợp tạo điều kiện cho người dân có thể nhanh chóng,
thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp
chính quyền tại huyện xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu
tư sản xuất.
- Chính phủ có chính sách: Cho giãn nợ,khoanh nợ, cho vay
với lãi suất ưu đãi với thời gian từ 6-7 năm mới trả gốc và lãi để
doanh nghiệp, hộ gia đình có điều kiện tiếp tục đầu tư và chăm sóc
diện tích cây cao su đang trong thời kỳ KTCB, cho vay vốn ưu đãi
đối với người trồng cây cao su; bảo hiểm đối với cây cao su.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần giao Tập đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
nghiên cứu lai tạo chọn giống và điều chỉnh quy trình kỹ thuật cây
cao su phù hợp điều kiện cao trình, thổ nhưỡng của tỉnh Gia Lai nói
20
chung và của huyện Chư Păh nói riêng.
*Đối với tỉnh Gia Lai
- Tỉnh cần có quy hoạch chi tiết đối với quỹ đất dự kiến phát
triển cao su trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân tham gia phát triển cao su.
- UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vườn ươm giống cây cao su bảo đảm chất lượng, đúng
chủng loại và phù hợp với điều kiện khí hậu Gia Lai; khuyến khích
phát triển mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm cung
ứng kịp thời, đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại
cây cao su.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây trồng nói
chung và giống cây cao su nói riêng; tăng cường công tác quản lý bảo
vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm
tra và hướng dẫn thực hiện; tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, phổ
biến, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn, chuyển giao toàn bộ các quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quy trình kỹ thuật
cây cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành và
hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn
toàn tỉnh; nghiên cứu kết quả thành công các đề tài khoa học được
trình bày tại các hội thảo để cụ thể hóa chi tiết và hướng dẫn tổ chức
thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện một số nhiệm
vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển cây cao su trên địa
21
bàn tỉnh theo đặt hàng của các cơ quan chức năng.
- Ngoài ra, tỉnh cần có những giải pháp như xây dựng đề án “
Nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su trong chế biến và giảm tổn
thất sau thu hoạch ” nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng cao su là mặt hàng chủ lực,
lợi thế của tỉnh; giảm thất thoát sau thu hoạch cả về số lượng và chất
lượng; từng bước xây dựng mặt hàng cao su theo hướng bền vững.
Chính vì thế, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung thu hút, hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển
chế biến tại các vùng chuyên canh tập trung, phát triển cây cao su lớn
của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến với người sản xuất; phát triển các hình thức liên kết
sản xuất và tiêu thụ mặt hàng cao su thông qua hợp đồng.
* Đối với doanh nghiệp và hộ trực tiếp trồng cây cao su
- Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su.
Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của
mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng
vườn cây.
1. Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của các
cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt và cho năng suất
ổn định và bền vững. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi
kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
2. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở
rộng quy mô. Tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả
22
đúng mục đích.
3. Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và
bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu
và đặc trưng mủ ở nơi đây.
4. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện
tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn.
Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những
người dân trồng cao su, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, để hoạt động sản xuất mang lại
hiệu quả cao.
23
KẾT LUẬN
Ngành cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Chư
Păh nói riêng đã và đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đã được
Chính phủ quy hoạch thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát
triển kinh tế của địa phương. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên ngày
càng cao hơn, nhưng tiềm năng phát triển của ngành cao su không phải
là vô tận. Với khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng ở Việt Nam khá
thuận lợi để phát triển ngành cao su, trong đó có các tỉnh miền núi Tây
Nguyên, chúng ta phải biết tận dụng tiềm năng sẵn có ấy để góp phần
đưa ngành cao su phát triển một cách bền vững, sánh bước cùng với
các cường quốc phát triển ngành cao su trên thế giới.
Vai trò của ngành cao su đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-
xã hội là rất lớn. Nó không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế
nước ta, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng
lớn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tại địa
phương, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh
chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn
cho ngân sách thông qua xuất khẩu.
Phát triển ngành cao su không những tạo tích lũy vốn để tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành mà còn kích thích
nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển. Chư Păh là Huyện có điều
kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho việc phát
triển cao su, nếu phát triển tốt cây cao su thì cũng kéo theo sự phát
triển của các ngành kinh tế khác. Chính phủ đã có phê duyệt quy
24
hoạch phát triển thêm 100.000 ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên,
trong đó riêng Gia Lai chiếm 50.000 ha trong giai đoạn 2007-2015.
Vì thế, chính quyền tỉnh Gia Lai, các thành phần kinh tế và nhân dân
trong tỉnh cần tận dụng thời cơ để khai thác hết tiềm năng to lớn này.

More Related Content

What's hot

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...hanhha12
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongxuanduong92
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NOVAGLORY GIAI ĐOẠN 2016-2020...
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trungĐề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
Đề tài: Bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon TumLuận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
 
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.docĐề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước thải công nghiệp Tp Hải Phòng
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 

Similar to Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdfVo Tuan
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễunataliej4
 

Similar to Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai (20)

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gi...
 
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.docPhát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
 
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk LắkLuận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát triển cây keo lai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển cây keo lai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.docPhát triển cây keo lai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển cây keo lai trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.doc
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdf
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố hội an, tỉnh quảng nam sdt/...
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ ANH TUẤN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016
  • 2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 3 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam xếp thứ 3 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới. Năm 2016, sản lượng cao su xuất khẩu ước đạt 1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,45 tỷ đô la mỹ. Những năm gần đây, ngành cao su đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh Gia Lai. Cùng với chủ trương của Tỉnh Gia Lai, Huyện Chư Păh xác định phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sức bật phát triển một số ngành nghề khác tại địa phương. Do vậy, việc phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện là một định hướng mang tính chiến lược và cấp thiết cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện, xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển cây cao su trên địa bàn, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cây cao su. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su tại Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn Huyện Chư Păh trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn
  • 4. 2 liên quan đến việc phát triển sản xuất cây cao su. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai + Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trong giai đoạn 2011-2015, Các giải pháp định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cây cao su. - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp thu thập số liệu có liên quan đến đề tài, số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:
  • 5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm cây công nghiệp Cây công nghiệp là những cây trồng mà sản phẩm của nó được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp. 1.1.2. Khái niệm phát triển cây công nghiệp Phát triển cây công nghiệp là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cây công nghiệp về mọi mặt. Đó là sự vận động lớn lên về quy mô sản xuất như phát triển cả về quy mô xuất (diện tích sản xuất, sản lượng, giá trị sản lượng sản xuất), nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; nâng cao về chất lượng cây trồng (chất lượng giống, sản phẩm, năng suất, hiệu quả kinh tế), hoàn thiện tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định và cuối cùng đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng và GDP chung của nền kinh tế. 1.1.3. Vai trò, đặc điểm của cây cao su - Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cao su - Vai trò của cây cao su 1.1.4. Khái niệm phát triển cây cao su Phát triển cây cao su có thể được hiểu đồng nghĩa với việc phát triển sản xuất cây cao su. Theo nghĩa như vậy thì phát triển cây cao su là quá trình vận động đi lên không ngừng theo hướng hoàn thiện hơn của hoạt động sản xuất cao su về mọi mặt. 1.1.5. Ý nghĩa của phát triển sản xuất cây cao su Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc
  • 6. 4 trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây cao su phát triển đến đâu sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đến đó. Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho hàng trăm nghìn héc ta rừng. Tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa vùng thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thu hút lao động cho các vùng sâu, các xã đặc biệt khó khăn, vùng cận biên giới, vùng định cư của các dân tộc ít người, góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh tại các vùng biên giới. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 1.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực cho sản xuất cây cao su Kết quả huy động và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất cây cao su thể hiện bằng các chỉ tiêu: 1- Diện tích cây cao su, cơ cấu diện tích cao su; 2-Số lượng lao động và trình độ đội ngũ lao động trong sản xuất cao su; 3- Vốn đầu tư trong sản xuất cao su; 4-Năng suất mủ cao su; 4-Thu nhập/ha cao su; 5- Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất; 6- Tỷ lệ các khâu sản xuất áp dụng kỹ thuật mới. 1.2.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây cao su Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh: 1- Số hộ và tỷ lệ thay đổi số hộ sản xuất cao su; 2- Số lượng trang trại, mức tăng số lượng trạng trại sản xuất cao su; 3- Tỷ lệ trang trại trong tổng số; 4- Số lượng doanh nghiệp sản xuất cao su; 5- Tỷ lệ các doanh nghiệp trong tổng số các cơ sở sản xuất cao su. 1.2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Tiêu chí phản ánh: 1- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm cao su; 2- Thị phần và mức tăng thị phần của sản phẩm cao
  • 7. 5 su trên thị trường; 3- Số các nhà phân phối tham gia. 1.2.4. Gia tăng kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế xã hội của địa phương Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và đóng góp của cây cao su:1- Giá trị sản xuất cao su; 2- Thu nhập của người lao động; 3-Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây cao su trong tổng giá trị sản xuất của địa phương/hoặc trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; 4- Đóng góp của sản xuất cao su trong giải quyết việc làm; 5- Đóng góp của sản xuất cao su trong xóa đói giảm nghèo; 6- Đóng góp của sản xuất cao su vào ngân sách trên địa bàn. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY CAO SU 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Bao gồm: Đất đai; độ dốc; độ sâu tầng đất; khí hậu nhiệt độ; lượng mưa và độ ẩm; gió; giờ chiếu sáng, sương mù; khả năng chịu hạn; khả năng chịu úng. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Cơ sở hạ tầng; - Nguồn lao động (cả về số lượng và chất lượng). 1.3.3. Thị trường - Giá cả; - Nhu cầu; - Sự cạnh tranh. 1.3.4. Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây cao su - Chính sách về đất đai; - Chính sách về lao động; - Chính sách về vốn; - Chính sách khoa học công nghệ.
  • 8. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN CHƯ PĂH ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Chư Păh được thành lập theo Nghị định 70/CP của Chính phủ. Trên cơ sở 6 xã của huyện Chư Păh cũ (nay là huyện Ia Grai), 03 xã của huyện Mang Yang cũ (nay là huyện Đăk Đoa), 02 xã của thị xã Pleiku (nay là thành phố Pleiku). ChưPăh là huyện có quy mô diện tích trung bình của tỉnh Gia Lai với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 97.457,68 ha chiếm 6,3% diện tích của tỉnh Gia Lai. Dân số 72.160 người chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh (số liệu niên giám thống kê năm 2015 huyện Chư Păh). Huyện Chư Păh có 15 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 13 xã. Đối với Huyện Chư Păh, trong những năm qua với diện tích cao su trồng được hơn 4.938 ha; ngành cao su đã đóng góp quan trọng vào ngân sách của Huyện và tỉnh Gia Lai, góp phần ổn định kinh tế và an ninh nông thôn. Huyện Chư Păh có dân số hơn 72 ngàn người. Trong đó dân tộc kinh chiếm hơn 33,44 ngàn người (trong những năm gần đây được tăng khá nhanh do sự dịch chuyển cơ học), còn lại hơn 37,58 ngàn người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai chiếm 43,7% dân số của huyện, dân tộc Banar chiếm 8% dân số của huyện, các dân tộc khác chiếm 1,3% dân số của huyện. 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - Tăng trưởng kinh tế;
  • 9. 7 - Cơ sở hạ tầng; - Tình hình dân số, lao động và thu nhập. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng huy động và sử dụng các yếu tố nguồn lực sản xuất cây cao su - Đất đai; - Lao động; - Vốn; - Khoa học công nghệ; - Về kỹ thuật chăm sóc và khai thác mủ cao su; - Về công nghệ chế biến và chất lượng sản phẩm; 2.2.2. Thực trạng tổ chức sản xuất cao su Bảng 2.13. Các loại hình tổ chức sản xuất cao su trên địa bàn huyện Tiêu chí 2011 2012 2013 2014 2015 1. Doanh nghiệp Số lượng 3 3 3 3 3 Sản lượng (tấn) 3.050 3.450 4.125 5.279 5.512 Diện tích (ha) 3.450 3.450 3.460 3.449 3.428 Vốn (tỷ đồng) 448 448 459 403 368 Lao động (người) 1.150 1.162 1.140 1.130 1.222 MMTB (chiếc) 30 42 50 54 56 2. Hộ sản xuất Số lượng (hộ) 1365 1.395 1.466 1.375 1.343 Sản lượng (tấn) 858 1.191 1.306 2.356 2.185 Diện tích (ha) 1.432 1.532 1.592 1.508 1.475
  • 10. 8 Vốn (tỷ đồng) 112 123 134 95 85 Lao động (người) 978 1.052 1.245 1.105 1.098 MMTB (chiếc) 14 20 24 26 28 3. Trang trại Số lượng 3 3 3 3 3 Sản lượng (tấn) 43 49 51 52 56 Diện tích (ha) 35 35 35 35 35 Vốn (tỷ đồng) 3,2 3,3 3,3 3,2 3,2 Lao động (người) 18 18 18 18 18 MMTB (chiếc) 3 3 3 3 3 (Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Chư Păh) Tổ chức sản xuất cao su ở tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Chư Păh nói riêng hiện nay có 3 hình thức chính, hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp. Số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy hiện nay tỉnh Gia Lai có khoảng 850 trang trại trồng cao su, hơn 16 ngàn hộ và 40 doanh nghiệp tham gia sản xuất cây cao su ở các hình thức khác nhau. Trong đó huyện Chư Păh có 1.343 hộ, 3 trang trại và 3 Công ty. Các doanh nghiệp thường có quy mô sản xuất lớn hàng ngàn ha. Các doanh nghiệp với quy mô sản xuất lớn và có nguồn lực khá nên đầu tư vào tất cả các khâu từ trồng trọt tới chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Họ có hệ thống quản trị khá tốt và bài bản hơn nhiều so với các hình thức tổ chức khác và do đó hiệu quả kinh doanh cũng khá tốt. Các doanh nghiệp này đang là hạt nhân cho liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ. Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông
  • 11. 9 nghiệp và thủy sản năm 2015 của TCTK cho thấy tổng tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh cao su khoảng hơn 7 ngàn tỷ, doanh thu bán hàng khoảng 3.200 tỷ và lợi nhuận 365 tỷ đồng. Trung bình lợi nhuận 1 doanh nghiệp trên địa bàn huyện chư păh lần lượt là 16 tỷ, 10 tỷ và 6 tỷ. Các trang trại có quy mô sản xuất nhỏ hơn nhiều so với doanh nghiệp, Tổng tài sản của các trang trại cao su là 1.200 tỷ và doanh thu bán ra khoảng 636 tỷ. Nếu xét trung bình 1 trang trại, giá trị thu hàng năm của các trang trại cao su khoảng 0,8 tỷ đồng. Các hộ sản xuất cao su thường có quy mô nhỏ trong đó gần 20% có diện tích dưới 0.5 ha, 50% có diện tích dưới 2 ha và trên 2 ha là 30%. Hiện nay trên địa bàn Huyện Chư Păh đã phát triển được khoảng 1.475 ha cao su tiểu điền ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có hơn 2/3 diện tích đã cho khai thác mủ. Hộ ít cũng trồng được 0,5ha và hộ nhiều có đến 5ha cao su. Hàng trăm hộ có diện tích cao su tiểu điền đang cho khai thác mủ đã mang lại nguồn lợi lớn, cuộc sống được cải thiện và giàu lên trông thấy, có những hộ thu nhập đến một hai trăm triệu đồng mỗi năm. Phong trào trồng cao su tiểu điền trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển mạnh bắt đầu từ khi thực hiện dự án đa dạng hoá nông nghiệp trong thời gian 5 năm (2004 - 2009). Diện tích cao su trong vùng dự án này đều phát triển tốt và bắt đầu cho khai thác mủ từ năm 2010 và rộ nhất vào năm 2015 với năng suất ổn định, đạt bình quân 1,6 tấn mủ khô/ha. Theo giá thị trường hiện nay, cứ 1ha cao su khai thác mủ trong 1 năm thì có mức lãi ròng
  • 12. 10 khoảng 30 - 35 triệu đồng. Bà con trong vùng dự án đều rất phấn khởi, bởi quỹ đất này trước đây bỏ hoang hoá nhiều năm, nay thuộc sở hữu của mình và được sự hỗ trợ của dự án đầu tư từ khâu trồng đến khâu chăm sóc liên tục trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Từ "sức bật" của dự án, cây cao su tiểu điền đã lan toả mạnh trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con đã dần hình thành ý thức xoá bỏ tập tục canh tác lạc hậu để học cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá dồi dào và làm giàu. Ở những vùng còn quỹ đất hoang hoá đều được các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn hỗ trợ, giúp đỡ bà con đưa vào trồng cao su, khắc phục tình trạng để đất trống. Mặc dù phần lớn diện tích cao su tiểu điền của bà con trồng sau này chưa đến thời kỳ cho khai thác mủ song bà con vẫn có niềm tin bởi vườn cây đang phát triển xanh tốt và hẹn ngày cho lấy mủ với năng suất cao. 2.2.3. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su quyết định rất nhiều tới sự phát triển của cây trồng này. Năm 2015 giá cao su xuống thấp, dao động từ 28 - 35 triệu đồng/tấn, chỉ bằng ba phần tư so với năm 2013 trong khi giá thành sản xuất hiện khoảng 30-31 triệu đồng/tấn khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cao su đối mặt với thua lỗ. Tỉnh này có diện tích cao su đang kỳ khai thác lớn nhất Tây nguyên với trên 60.000 ha, sản lượng mủ trên 90.000 tấn/năm. Ngoài ra, hàng trăm héc ta cao su tiểu điền của người dân đang kỳ khai thác cũng gặp khó khăn vì thu không đủ chi, lại phải trả lãi ngân hàng... Hiện nay mô hình tiêu thụ sản phẩm cao su như sau:
  • 13. 11 + Thứ 1: Người trồng cao su-Thương lái-Cơ sở chế biến- Xuất khẩu + Thứ 2: Người trồng cao su-Cơ sở chế biến- Xuất khẩu 2.2.4. Kết quả và đóng góp của cây cao su với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Số liệu tại bảng 2.14 cho thấy, sản lượng cao su liên tục tăng qua các năm, tổng sản lượng mủ cao su giai đoạn 2011-2015 của toàn huyện là 29.563 tấn mủ quy khô. Năng suất bình quân là 1,45 tấn/ha. Giá trị sản xuất từ cây cao su mang lại khoảng 1.439 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu là 52,7 triệu USD góp phần nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất cây cao su nói riêng và của huyện chư păh nói chung. Bảng 2.14. Giá trị và kim ngạch xuất khẩu cao su của huyện Chư Păh Chỉ tiêu Diện tích kinh doanh (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn mủ QK) Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 2011 2.763 1,43 3.951 323,982 13,18 2012 3.813 1,23 4.690 304,850 12,90 2013 4.122 1,33 5.482 246,690 10,23 2014 4.722 1,6 7.687 295,950 9,05 2015 4.761 1,6 7.753 267,479 7,34 Tổng cộng 1,45 29.563 1.438,951 52,7 (Nguồn: phòng thống kê huyện Chư Păh)
  • 14. 12 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH 2.3.1. Những thành công - Về sử dụng đất; - Về lao động; - Về huy động sử dụng vốn; - Về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; - Về tổ chức sản xuất; - Về đảm bảo quốc phòng an ninh; 2.3.2. Những hạn chế - Sự phát triển còn mang tính tự phát; nhiều nơi chưa được quy hoạch để phát huy hết lợi thế về đất đai, đảm bảo phát triển bền vững, chưa có điều kiện áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ. - Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu và yếu; trình độ lực lượng lao động và dân trí còn thấp là hạn chế lớn trong tiếp nhận khoa học kỹ thuật. - Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, các dự án đều gặp khó khăn về vốn. - Các loại hình dịch vụ tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nhất là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. - Chất lượng giống cây trồng, vật tư kỹ thuật chưa được quản lý chặt chẽ. - Việc định hướng thị trường tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan: + Tác động suy giảm kinh tế trên thế giới và trong nước, thời tiết diễn biến phức tạp không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong đó cây cà phê, cao su..là những cây trồng lâu năm phụ thuộc rất
  • 15. 13 nhiều vào yếu tố giá cả và thời tiết nên đã ảnh hướng lớn đến định hướng, chính sách và tốc độ phát triển kinh tế chung của toàn huyện. + Tiềm lực kinh tế của huyện còn hạn chế, trình độ dân trí không đều, một số nơi còn thấp tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phương thức sản xuất còn lạc hậu, khả năng áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao, một bộ phận nhân dân còn trông chờ, ỷ lại sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước… Ngoài ra, huyện Chư Păh thường xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán kéo dài gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng. + Các thế lực thù địch và bọn phản động Fulro, tin lành Đê ga thường xuyên lôi kéo người dân, đặc biệt là ngươi đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ và nhận thức còn lệch lạc, tăng cường các hoạt động chống phá làm cho chính quyền địa phương sở tại phải tập trung nhiều thời gian và nguồn lực cho nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị-xã hội nên ảnh hưởng lớn đến công tác lãnh chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó có nhiệm vụ phát triển cây cao su là cây công nghiệp dài ngày và bền vững. + Về thị trường: Chưa phát huy được tiềm lực kinh tế của huyện, chưa kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến sâu cho ra những sản phẩm cuối cùng nhằm nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản và nhà máy tiêu thụ thu mua các sản phẩm trên địa bàn nhằm phát triển kinh tế địa phương bền vững, ít phụ thuộc vào biến động giá cả của thị trường và thế giới cũng như tránh bị tư thương ép giá. - Nguyên nhân chủ quan: + Chưa xác định rõ nguồn lực đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng để đầu tư và định hướng những cây trồng phù hợp, chưa phát
  • 16. 14 huy được lợi thế tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế nông nghiệp dài ngày và bền vững. Trong đó chưa có quy hoạch rõ ràng và chi tiết về vùng quy hoạch diện tích phát triển cây cao su. + Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch để khai thác, phát triển kinh tế các vùng trong huyện còn nhiều lúng túng. Năng lực tư duy kinh tế của cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Việc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh mẽ, quyết liệt nên hiệu quả còn thấp. + Hình thức tuyên truyền các chính sách chưa phù hợp với các đối tượng, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp thu nhận thức và chấp hành còn hạn chế. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo, có biểu hiện buông lỏng trách nhiệm, chưa thường xuyên kiểm tra, nắm bắt kịp thời để sảy ra nhiều vụ việc vi phạm công tác quản lý quy hoạch về phát triển cây nông nghiệp dài ngày trong đó có cây cao su.
  • 17. 15 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN CÂY CAO SU HUYỆN CHƯ PĂH 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Nhu cầu về sản phẩm cây cao su *Tình hình thị trường cao su thế giới: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quí 4 năm 2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) cũng dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025. *Tình hình thị trường cao su trong nước: Việt Nam sẽ tham gia vào nhóm các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, để cắt giảm xuất khẩu, trong 1 nỗ lực nhằm đẩy mạnh giá cao su. Thị trường cao su trong nước đã có tín hiệu khả quan và dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài sụt giá. 3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển cây cao su của tỉnh Gia Lai Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su nhưng với phương châm chậm và chắc, không chạy theo quy hoạch, không chạy theo số lượng và giá cả, phát triển đến đâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đến đó. 3.1.3. Định hướng phát triển cây cao su của huyện Chư Păh Định hướng chính sách thời gian tới của Huyện là tiếp tục chăm sóc cải tạo tốt để vườn cây hiện có phát triển và nâng cao năng suất mủ, tận dụng các thế mạnh hiện có. Về quy hoạch mở rộng diện tích cao su đến năm 2020 khoảng 1.609 (500 ha năm 2017 và 1.109 ha đến năm 2020). Cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng hiện có, việc mở rộng diện tích phải phù hợp từng giai đoạn, từng
  • 18. 16 thời điểm, phải gắn liền với hiệu quả và lợi ích kinh tế - chính trị. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN CHƯ PĂH 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây cao su Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển cây cao su và quy hoạch này chỉ bố trí diện tích tăng thêm theo quy hoạch phát triển mà không bố trí ngoài vùng chuyên canh tập trung... Quản lý quy hoạch phát triển phải nghiêm túc bằng thường xuyên giảm sát việc thực hiện mở rộng diện tích thực hiện các dự án của các doanh nghiệp tránh tình trạng dự án treo hay vượt quá quy hoạch được duyệt. Giám sát chặt chẽ tiến trình thực hiện các dự án lớn bao gồm trồng mới, phát triển hạ tầng cơ sở và cơ sở chế biến, kho bãi… 3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất cao su - Thực hiện tốt chính sách đất đai. - Giải pháp về vốn: Đối với chính quyền địa phương; các doanh nghiệp trồng cao su; các trang trại và các hộ sản xuất. - Giải pháp về lao động. - Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. - Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. 3.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất cây cao su Khuyến khích các doanh nghiệp lớn như Binh đoàn 15, Hoàng Anh Gia Lai, Công Ty Quang Đức, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phát huy vai trò của doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm để tiến hành tổ chức liên kết các trang trại và hộ gia đình lại. Trong đó chú trọng các Công ty cao su đang đứng chân trên địa bàn huyện Chư Păh. Các doanh nghiệp này
  • 19. 17 phải đi đầu trong công tác giống, phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến và tổ chức kênh phân phối để cung cấp dịch vụ sản xuất cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh áp dụng mô hình 4 nhà “nhà nước, nhà nông - người sản xuất cây công nghiệp lâu năm, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” trên địa bàn huyện. 3.2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su Điều quan trọng là các doanh nghiệp này cũng cần phải tham gia vào Hiệp hội cao su Việt Nam như vậy sẽ bảo đảm kênh tiêu thụ sản phẩm chủ động hơn và nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, tập trung khai thác các thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh. Điều quan trọng nhất để tiêu thụ tốt thì cần phải có một chiến lược sản phẩm thích hợp. Cụ thể: Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, cần cải tiến công nghệ, cơ cấu sản phẩm hợp lý: mủ cốm SVR 10, RSS3 chiếm tỷ trọng chủ yếu; đặc biệt ưu tiên đầu tư sản xuất mủ Latex, đồng thời kết hợp sản xuất các sản phẩm cao su như: Găng tay y tế, bao bì cao su và những sản phẩm chỉ dùng một lần, nhu cầu còn rất lớn và gia tăng mạnh. Cần mở rộng xuất khẩu mủ khô sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất cây cao su - Về cơ cấu giống: cần chọn các dòng có khả năng chịu được điều kiện khí hậu thổ nhưỡng như giống RRIC 121, RRIC 100, GT 1… Việc mua bán cây giống cao su phải có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng kèm theo kiểm định công nhận của cơ quan có thẩm quyền. - Việc thực hiện các công đoạn trước khi trồng phải đảm bảo
  • 20. 18 đúng quy trình kỹ thuật về kích thước hố trồng, mật độ trồng và phương thức trồng sẽ tạo cho vườn cây có sức chống chọi và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết ngày tư ban đầu. - Nên trồng xen trong thời gian KTCB các loại cây họ đậu, dưa, ngô, khoai lang, khoai môn đối với đất bằng để tăng hiệu quả kinh tế, đối với đất dốcnên trồng đậu kudzu, đậu Mucuna và cây lạc dại để tạo thảm phủ chống xói mòn. Không nên trồng sắn và các loại cây trồng có thể gây nhiễm nấm cho cây cao su. - Về khai thác mủ cây cao su: Chỉ tiến hành khai thác khi có 70 % số cây trong vườn đạt 2 chỉ tiêu khai thác: Về độ dày vỏ đạt 6mm và bề vòng thân cây ghép đo ở độ cao 1m cách mặt đất đạt 50cm. Phương pháp cạo: Nên cạo mủ theo phương pháp S/2 d/3 (cạo nửa vòng thân cây, 3 ngày cạo 1 lần). Thời vụ cạo mủ: Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo khi cao su bắt đầu rụng lá vào tháng 1-2 cho đến khi bắt đầu có lá nhú chân chim. Phương thức khai thác vừa phải, không nên lạm dụng chất kích thích ra mủ làm “vắt kiệt” cây cao su. - Các quy định về đất trồng, quy trình kỹ thuật về chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và các quy trình, quy định khác: cần thực hiện theo đúng Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9-9- 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp và thực hiện theo quy trình kỹ thuật được quy định tại “Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012” và “Quy trình kỹ thuật bổ sung năm 2014” do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • 21. 19 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai, để cây cao su có thể phát triển bền vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau: * Đối với Nhà nước Nhà nước cần phải tích cực hoàn thiện các chính sách, chế độ về đầu tư phát triển cây cao su, nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Vì cây cao su có thời gian KTCB khá dài nên thời gian thu hồi vốn chậm, do vậy trong hoạt động vay vốn cần có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho người dân có thể nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện xã cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất. - Chính phủ có chính sách: Cho giãn nợ,khoanh nợ, cho vay với lãi suất ưu đãi với thời gian từ 6-7 năm mới trả gốc và lãi để doanh nghiệp, hộ gia đình có điều kiện tiếp tục đầu tư và chăm sóc diện tích cây cao su đang trong thời kỳ KTCB, cho vay vốn ưu đãi đối với người trồng cây cao su; bảo hiểm đối với cây cao su. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần giao Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam nghiên cứu lai tạo chọn giống và điều chỉnh quy trình kỹ thuật cây cao su phù hợp điều kiện cao trình, thổ nhưỡng của tỉnh Gia Lai nói
  • 22. 20 chung và của huyện Chư Păh nói riêng. *Đối với tỉnh Gia Lai - Tỉnh cần có quy hoạch chi tiết đối với quỹ đất dự kiến phát triển cao su trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cao su. - UBND tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vườn ươm giống cây cao su bảo đảm chất lượng, đúng chủng loại và phù hợp với điều kiện khí hậu Gia Lai; khuyến khích phát triển mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây trồng nói chung và giống cây cao su nói riêng; tăng cường công tác quản lý bảo vệ thực vật và phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn thực hiện; tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn, chuyển giao toàn bộ các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quy trình kỹ thuật cây cao su do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh; nghiên cứu kết quả thành công các đề tài khoa học được trình bày tại các hội thảo để cụ thể hóa chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh. - Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển cây cao su trên địa
  • 23. 21 bàn tỉnh theo đặt hàng của các cơ quan chức năng. - Ngoài ra, tỉnh cần có những giải pháp như xây dựng đề án “ Nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng cao su trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch ” nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng cao su là mặt hàng chủ lực, lợi thế của tỉnh; giảm thất thoát sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng; từng bước xây dựng mặt hàng cao su theo hướng bền vững. Chính vì thế, trong thời gian tới tỉnh cần tập trung thu hút, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển chế biến tại các vùng chuyên canh tập trung, phát triển cây cao su lớn của tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất; phát triển các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ mặt hàng cao su thông qua hợp đồng. * Đối với doanh nghiệp và hộ trực tiếp trồng cây cao su - Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây. 1. Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt và cho năng suất ổn định và bền vững. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô. Tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả
  • 24. 22 đúng mục đích. 3. Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây. 4. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.
  • 25. 23 KẾT LUẬN Ngành cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và Huyện Chư Păh nói riêng đã và đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng, đã được Chính phủ quy hoạch thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên ngày càng cao hơn, nhưng tiềm năng phát triển của ngành cao su không phải là vô tận. Với khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng ở Việt Nam khá thuận lợi để phát triển ngành cao su, trong đó có các tỉnh miền núi Tây Nguyên, chúng ta phải biết tận dụng tiềm năng sẵn có ấy để góp phần đưa ngành cao su phát triển một cách bền vững, sánh bước cùng với các cường quốc phát triển ngành cao su trên thế giới. Vai trò của ngành cao su đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội là rất lớn. Nó không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước ta, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tại địa phương, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân sách thông qua xuất khẩu. Phát triển ngành cao su không những tạo tích lũy vốn để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành mà còn kích thích nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển. Chư Păh là Huyện có điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng tương đối thuận lợi cho việc phát triển cao su, nếu phát triển tốt cây cao su thì cũng kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Chính phủ đã có phê duyệt quy
  • 26. 24 hoạch phát triển thêm 100.000 ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó riêng Gia Lai chiếm 50.000 ha trong giai đoạn 2007-2015. Vì thế, chính quyền tỉnh Gia Lai, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh cần tận dụng thời cơ để khai thác hết tiềm năng to lớn này.