SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN TỰ LỰC
PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2016
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Quảng Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây công nghiệp (CCN) lâu
năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit
chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su được xác định là cây trồng chủ
lực và địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm ưu thế so với các
loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu
năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm 2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân
diện tích giai đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện thuận lợi trên
cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ).
Trong đó cao su tiểu điền triển khai muộn hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhưng đến nay đã có sự phát triển mạnh,
diện tích năm 2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm 60,5% diện
tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Mặc dù có sự phát triển mạnh về diện tích nhưng năng suất cao
su tiểu điền đạt được chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương
khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có
năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dưới 2
ha/hộ chiếm trên 60%), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vườn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa,
đầu tư các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả
thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế địa phương nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức,
người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chưa có công trình nghiên cứu
về rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao
su tiểu điền. Mặt khác, về lý luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu các công trình về sản xuất cao su với nhiều
phương pháp khác nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117], Barlow
[74] sử dụng phương pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây cao su. Các tác giả Jagath
Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba
Priya Ray [104] ngoài sử dụng phương điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas,
phân tích độ nhạy. Các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể [53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế
như NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tác
giả Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons
[102] đánh giá các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các nguyên nhân như thời tiết, sâu bệnh,
biến động giá cả, sản lượng theo mùa,... Về biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực
hiện các giải pháp đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Như vậy, về
lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao
su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chưa có
công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh
rủi ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phương hay quốc gia.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu về phân
tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh
tế nông nghiệp; đồng thời kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú
thêm về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và là nguồn tham khảo quan
2
trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài: “Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” được chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững sản xuất cao
su ở tỉnh Quảng Bình.
2.1 Mục tiêu cụ thể: Xây dựng luận cứ khoa học phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất cao su tiểu điền; phân tích thực trạng rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế trong bối cảnh
rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nhằm
đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su
thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra nghiên cứu
phân tích chuyên sâu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã Tây Trạch, xã Phú Định, thị trấn Nông trường
Việt Trung và thị trấn Nông trường Lệ Ninh.
3.2.2 Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 đến năm 2014; số liệu sơ cấp
được thu thập trong năm 2014; mục tiêu, định hướng và giải pháp được nghiên cứu đề xuất đến năm 2020.
3.2.3 Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT, các nhân tố ảnh hưởng đến
HQKT và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro; không nghiên cứu mối quan hệ giữa HQKT và rủi ro. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng
thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này được
tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang
phát triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan trọng và hữu ích cho
các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su
ở tỉnh Quảng Bình.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm, phương pháp và nội dung
phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan
trọng cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nước và quốc tế.
2. Những kết quả nghiên cứu của luận án được tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm tài
liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phương và quốc gia đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu
ích và quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp địa phương và quốc gia.
3. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình
hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung thực hiện của đề tài.
3
4. Luận án đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao
HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng
cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình.
6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
6.1. Lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro
- Về lý luận đã có các nghiên cứu về rủi ro trong SXNN theo 3 phương diện gồm: Các yếu tố tác động
của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào
(giống, phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và những yếu tố tác động của Chính phủ các nước về chính
sách cũng như về khung pháp lý. Một số nghiên cứu đề cập vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro trong
SXNN với các phương pháp như: Bảo hiểm theo chỉ số, phân cấp rủi ro và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro.
- Về thực tiễn các nghiên cứu bàn về rủi ro trong SXNN, đề cao vai trò và trách nhiệm của người nông
dân. Mặt khác, đề cập đến khung pháp lý của Chính phủ các nước để quản lý các rủi ro; đồng thời đưa ra một
số giải pháp kiểm soát rủi ro trong nông nghiệp như đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa
vụ, bảo hiểm theo chỉ số.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên thế giới và Việt Nam là
cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất
kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu.
6.2. Lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT
- Về lý luận: Đã có các công trình nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò phát triển
cao su và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su; nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới
sản xuất cao su kém hiệu quả, các phương pháp phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT.
- Về thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất kinh doanh cao su, đặc biệt là ở
các nước có thế mạnh về trồng và sản xuất cao su. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có
những đặc điểm riêng biệt, vì vậy phương pháp nghiên cứu cũng như phạm trù nghiên cứu là khác nhau.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đánh giá HQKT trên thế giới và Việt Nam
là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm, phương pháp tính toán HQKT và đánh giá
HQKT sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nội dung luận án.
6.3. Kết luận: Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT
trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhưng ở Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào về phân tích
rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, trên cơ sở các lý luận về phân tích rủi ro và
đánh giá HQKT, luận án đã kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ
thể các lý luận về phân tích rủi ro và HQKT trong sản xuất cao su. Mặt khác, dựa trên thực tiễn các công
trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các phương pháp, xác đối tượng phân tích rủi ro và
đánh giá HQKT từ đó hình thành khung nghiên cứu và xây dựng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân
tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ
lục; nội dung của luận án gồm 4 chương, 31 bảng biểu, 2 sơ đồ và 7 biểu đồ minh họa.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ
- Khái niệm CSTĐ: Là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc
do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. CSTĐ có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ)
thường trồng không tập trung, nằm rải rác quanh khu vực cư trú của nông dân [59].
- Vai trò của CSTĐ: Phát triển CSTĐ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập
cao và ổn định cho người lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững;
là cơ sở để huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn và quan trọng đối với quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH; đồng thời thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ,
độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và phù hợp với chính sách đổi mới của Nhà nước.
1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.2.1 Những vấn đề chung về rủi ro
- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su: Là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất
như thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,... ảnh hưởng và gây thiệt
hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su.
- Phân loại rủi ro sản xuất cao su theo nguồn hình thành gồm: Rủi ro sản xuất; rủi ro về giá cả hay
rủi ro về thị trường; rủi ro thể chế; rủi ro về con người; rủi ro về kỹ thuật; rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng.
1.2.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su
- Khái niệm: Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy
ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của hộ trồng cao su đối
với từng loại rủi ro.
- Phương pháp áp dụng phân tích rủi ro: Phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp lưu đồ,
phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp ma trận rủi ro.
1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU
1.3.1 Những vấn đề chung về HQKT
- Khái niệm: HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn)
trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.
- Nội dung HQKT: Là việc xác định các yếu tố đầu vào gồm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư, đất đai,...; và xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được).
- Bản chất HQKT: Xét về mặt định lượng, chính là xem xét, so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ
ra; khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì có hiệu quả và chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao.
Xét về mặt định tính, HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất,
phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh; sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục
tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù
của HQKT có quan hệ mật thiết với nhau [18].
- Chỉ tiêu HQKT: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó, hay là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị
tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng.
1.3.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ
5
- Khái niệm: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là một phạm trù phản ánh mối quan
hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế mà các hộ trồng cao su bỏ ra để đạt được kết quả đó trên
một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su
- Các phương pháp đánh giá HQKT: Phương pháp điều tra mẫu, phương pháp sử dụng các mô hình
kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su, phương pháp sử dụng
mô hình kinh tế - sinh học và các phương pháp đánh giá HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro.
1.4 RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN
1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong SXNN
Trong SXNN có nhiều loại rủi ro tác động đến HQKT của người sản xuất. HQKT bị ảnh hưởng bởi sự
tương quan giữa các yếu tố rủi ro. Trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan âm, mức độ ảnh hưởng làm
giảm HQTK thấp hơn trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan dương. Mặt khác HQKT và rủi ro có mối
quan hệ ngược chiều, khi người sản xuất chấp nhận rủi ro sẽ có cơ hội tạo năng suất, HQKT và ngược lại
trường hợp người sản xuất không thích rủi ro thì năng suất, kết quả và HQKT đạt được thấp hơn.
1.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế CSTĐ trong bối cảnh sản xuất có rủi ro
- Sự thiết phải đánh giá HQKT trong i cảnh sản xuất c rủi ro: Trong sản xuất cao su, kết quả và
hiệu quả của người sản xuất thường xuyên thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động của điều
kiện tự nhiên, KT - XH toàn cầu. Vì vậy, đánh giá HQKT sản xuất cao su không thể chỉ thực hiện trong trạng
thái t nh mà còn phải dựa trên những điều kiện bất định trong tương lai nên cần phải tính toán các chỉ tiêu
HQKT và phân tích sự biến động các chỉ tiêu này trong bối cảnh rủi ro.
- Phương pháp đánh giá HQKT trong b i cảnh sản uất c rủi ro: Phương pháp điều tra, phương
pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis), phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp xác suất.
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao
thương hàng hóa, vận tải quốc tế; có địa hình dốc với 85% diện tích đất tự nhiên là vùng rừng núi, gò đồi với
hệ đất xám pheralit chiếm 59,23% rất thuận lợi để trồng cây cao su. Mặt khác, tình hình kinh tế - xã hội đang
đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có bước phát triển mạnh. Đây là những điệu kiện thuận lợi để phát triển
cây cao su. Tuy nhiên, việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít khó khăn và
thách thức do thiên tai, dịch bệnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng
đều, chất lượng sản phẩm và khả năng hợp tác còn thấp; giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị
trường đầy biến động và tăng cao trong lúc giá mủ cao su thường biến động giảm.
2.2. KHUNG PHÂN TÍCH
Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình theo sơ đồ 2.1
xác định các nội dung thực hiện theo một trình tự thống nhất từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác
định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiếp đến xác định các
phương pháp nghiên cứu để phân tích rủi ro và đánh giá HQKT, đồng thời đánh giá HQKT trong bối cảnh
rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá, xây dựng hệ thống giải pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng
cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
6
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu: Các hộ sản xuất CSTĐ ở Thị trấn Nông Trường Việt Trung, xã
Hòa Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Phú Định và Thị trấn Nông trường Lệ Ninh.
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp: Tập hợp thông qua hệ thống tài liệu đã được công bố trên sách, báo, báo cáo tổng
kết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh doanh cao su và CSTĐ tỉnh Quảng Bình.
- Thông tin sơ cấp: Thu thập từ các hộ CSTĐ đại diện tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn thông qua
hệ thống bảng câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên cứu là 200 hộ theo phương pháp thống kê phân tầng từ năm thứ
1 đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su và ứng với mỗi năm chọn 10 hộ làm đại diện, các hộ này được lựa
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện
nghiên cứu cao su, của các chuyên gia và nghiên cứu thực tiễn để ước lượng. Bên cạnh đó luận án còn điều tra
số điểm, số cây và theo phân cấp bệnh để đánh giá mức độ bệnh hại trên cây vườn cao su.
2.3.3 Phƣơng pháp điều tra chuyên gia: Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật
phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận
có tính khoa học và thực tiễn, luận án tiến hành điều tra các chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý
địa phương về cao su, lãnh đạo các công ty, nông trường,.. có am hiểu sâu sắc về l nh vực sản xuất kinh
doanh cao su. Số mẫu điều tra là 30, cách thức điều tra là bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến phát triển
sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình.
7
2.3.4 Phƣơng pháp phân tích
- Phương pháp phân tích th ng kê: Sử dụng tổng thể các phương pháp gồm, phân tổ thống kê,
phương pháp đồ thị thống kê phương pháp phân tích dãy số thời gian.
- Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất: Điều tra, xác định chi phí sản xuất
theo từng thời kỳ; xác định năng suất thực tế thu hoạch mủ cao su làm cơ sở tính toán giá trị sản xuất bình
quân, giá trị gia tăng từ đó xác định thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của hộ trồng cao su.
- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Sử dụng phương pháp này theo hai cách: (1) phân tích lợi
ích chi phí hàng năm cho thời kỳ KD, chi phí hàng năm gồm chi phí vật tư, dụng cụ sản xuất, lao động, khấu
hao vườn cây phân bổ và chi phí tài chính phân bổ. Chi phí KTCB phân bổ đều cho các năm của thời kỳ KD;
(2) phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR.
Lợi ích và chí phí phát sinh ở các năm khác nhau được thực hiện theo mức chiết khấu hợp lý. Trên cơ sở đó
xác định, nếu NPV > 0 thì việc đầu tư sản xuất kinh doanh cao su có hiệu quả nên thực hiện, nếu NPV < 0,
đầu tư này không có hiệu quả; nếu IRR > lãi suất vay vốn thì sản xuất có hiệu quả; nếu BCR>1 các khoản
thu bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra nên việc đầu tư có HQKT và BCR càng lớn thì HQKT càng cao,
nếu BCR<1 các khoản thu không bù đắp được chi phí nên việc đầu tư không có hiệu quả.
- Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đầu vào đến năng suất mủ thu được của các hộ điều tra, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas để phân tích với dạng: Y = A. x1
α1
. x2
α2
. x3
α3
. x4
α4
. x5
α5
. x6
α6
. x7
α7
. ∑
. Trong đó: Y là
năng suất mủ thu được trên một ha cao su (kg/ha); x1 đến x7 lần lượt là các nhân tố phân NPK, phân chuồng,
lao động, thuốc BVTV, diện tích, mật độ, tuổi vườn cây; K là biến giả xác định chủ hộ có tập huấn hay
không tập huấn; D là biến giả các vùng trồng cao su; A là hằng số thể hiện tác động của các yếu tố khác đến
năng suất mủ thu được trên một ha cao su ngoài các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất; αi là hệ số co giãn,
phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào xi và biến giả tập huấn K đến năng suất mủ thu được
trên một ha cao su; βj là hệ số co giãn, phản ánh ảnh hưởng của biến giả vùng trồng D đến năng suất mủ thu
được trên một ha cao su. Trên cơ sở mô hình và số liệu điều tra, luận án sử dụng phần mềm SPSS để phân
tích xử lý và đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ cao su.
- Phương pháp nhận dạng rủi ro: Sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê thông qua việc
tham khảo các hồ sơ lưu trữ tại các xã có trồng cao su, phòng nông nghiệp các huyện và sở NN&PTNT về
những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra trong l nh vực sản xuất kinh doanh cao su, qua đó tiến hành đánh
giá xu hướng phát triển của các tổn thất mà hộ sản xuất kinh doanh cao su phải đối mặt và phân tích các vấn
đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,…
- Phương pháp ma trận đánh giá rủi ro: Trên cơ sở các rủi ro đã nhận dạng, sử dụng ma trận rủi ro
theo công thức: Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency)* Mức độ thiệt hại (consequency) (1*). Ma trận rủi ro
này là số điểm được xác định cho từng mức độ của vấn đề và được xem xét theo số liệu điều tra khảo sát để
đánh giá về tần suất các yếu tố gây rủi ro và mức độ thiệt hại đến tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ theo
thang điểm đã được xác định. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm đối với từng rủi ro theo ma trận thang điểm rủi ro
và tiến hành đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ rủi ro để phân loại rủi ro theo từng vùng rủi ro. Mục
tiêu nhằm xác định những rủi ro nào hộ sản xuất kinh doanh cao su nên chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao;
phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào, loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ,...
- Phương pháp phân tích độ nhạy: Xác định những biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng
của mô hình CSTĐ và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Luận án xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng giá
mủ cao su và lãi suất cho vay ở Quảng Bình giai đoạn (2008 – 2014) đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ.
8
Chƣơng 3
RỦI RO VÀ HQKT SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CSTĐ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
- Thực trạng diện tích n ng suất và sản lƣợng: Tình hình phát triển CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2008 – 2014 được thể hiện qua Bảng 3.2, cho thấy CSTĐ tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng trưởng nhanh
về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt trong khoảng 0,78 – 0,98 tấn mủ khô/ ha thấp
hơn các địa phương khác như tỉnh Quảng Trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất là 1,2
tấn mủ khô/ha [43].
Bảng 3.2. Diện tích n ng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014
Chỉ tiêu
N m
Diện tích
(ha)
Diện tích KTCB
(ha)
Diện tích KD
(ha)
Sản lƣợng
(tấn)
N ng suất
(tấn/ha)
2008 6.515,0 4.649,0 1.866,0 1589,0 0,85
2009 7.115,0 4.749,0 2.366,0 2.319,0 0,98
2010 8.583,0 6.117,0 2.466,0 2.219,0 0,90
2011 9.408,0 6.666,0 2.742,0 2.524,0 0,92
2012 10.365,7 7.178,5 3.187,2 3.028,0 0,95
2013 8.662,1 5.573,4 3.088,8 2.625,4 0,85
2014 10.876,8 8.200,0 2676,8 2.080,0 0,78
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả
Đánh giá tình hình phân bố CSTĐ được thể hiện qua Biểu đồ 3.2 và Biểu đồ 3.3, cho thấy CSTĐ ở
tỉnh Quảng Bình phân bố không đồng đều, huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích và sản lượng
chiếm trên 70% diện tích và sản lượng cao su toàn tỉnh.
- Thực trạng đất trồng: Đất và hạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.3
Bảng 3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
STT Địa điểm Hạng đất Địa hình Độ cao tƣơng đối (m)
2 Tuyên Hoá IIb, III 2, 3,4 <400
3 Bố Trạch Ib, IIa, III 1, 2 <300
4 Quảng Ninh II III 2, 3 <200
5 Lệ Thuỷ IIb,III 2, 3 4 <200
Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp Quảng Bình
9
Qua Bảng 3.3, cho thấy tỉnh Quảng Bình chỉ có 5 huyện có đất trồng được cây cao su. Tuy nhiên, có
sự phân bố nhiều thứ hạng đất trên một địa bàn gây khó khăn lớn đối với công tác tổ chức sản xuất vì từng
loại đất khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau.
- Thực trạng quy mô: Quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.4 cho thấy, các hộ có
quy mô dưới 2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 49% diện tích, hộ có quy mô trên 4 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 7,5%.
Đặc điểm quy mô này không thuận lợi cho việc đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình n m 2014
STT Quy mô bình quân hộ (ha) Hộ nông dân Diện tích
Số hộ % Ha %
1 <2 3.204 69,8 5.962,6 54,8
2 2-4 1.085 23,7 3.578,3 32,9
3 >4 298 6,5 1.335,9 12,3
Tổng cộng 4.587 100,0 10.876,8 100,0
Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình và số liệu điều tra năm 2014
- Thực trạng giống: Tình hình sử dụng giống tại các hộ CSTĐ Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.5 cho
thấy, kể từ năm 2005 trở về trước giống trồng cao su có nguồn gốc không rõ ràng chiếm gần 50%, từ năm
2014 giống không có nguồn gốc rõ ràng giảm chỉ chiếm 10,15% diện tích sản xuất; tỷ lệ lẫn giống thấp.
Bảng 3.5. Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình
STT Giống
N m 2005 N m 2014
Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %
1 GT1 645,95 14,64 375,3 3,45
2 RRIM 600 421,18 9,55 2.078,3 19,11
3 PB 235 264,77 6,00 78,4 0,72
4 VM 515 289,85 6,57 0 0,00
5 RRIV 6 2,38 0,05 696,6 6,40
6 RRIV 4 59,12 1,34 3.275,6 30,12
7 PB 260 - - 2.596,4 23,87
8 PB 86 - - 796,6 7,32
9 Không rõ nguồn gốc 2.728,95 61,85 979,6 9,01
Cộng 4.412,20 100,00 10.876,8 100,00
Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Sở NN&PT NT Quảng Bình
3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH
CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát
Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát được thể hiện qua Bảng 3.6 (tổng hợp từ Bảng 3.6, Bảng
3.7 và Bảng 3.8 trong luận án), cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có các điều kiện thuận lợi
phát triển cao su như độ tuổi, kinh nghiệm, kiến thức tập huấn, diện tích đất trồng cao su, lao động và vốn
đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa các chủ hộ thấp, bình quân lớp 8 nên ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và các phương pháp canh tác có hiệu quả; công tác đầu tư chăm sóc, bón
phân chưa được người sản xuất chú trọng nên mức bón phân thường thấp hơn và không đúng với quy trình
khuyến cáo, đây là nguyên nhân chính làm CSTĐ phát triển kém, sâu bệnh và giảm năng suất.
10
Bảng 3.6 Đặc điểm cơ bản của các hộ CSTĐ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ
1. Số hộ điều tra Hộ 200
2. Tuổi chủ hộ Tuổi 39,91
3. Trình độ văn hoá Lớp 8
4. Số năm kinh nghiệm trồng cao su
5. Tham gia tập huấn
Năm
%
11,9
76
6. Diện tích đất đang sử dụng
7. Diện tích đất trồng cao su
ha
ha
2,65
1,96
8. Tình hình lao động Người 3,14
9. Cơ cấu vốn đầu tư Ngđ 52.512
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình
- Rủi ro thiên tai, thời tiết: Tình hình gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vườn CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 1983 – 2014 thể hiện qua Bảng 3.10, cho thấy sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng
Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng xác suất xảy ra thấp nên việc phát triển
CSTĐ là hợp lý nhưng sản xuất cần tuân thủ khuyến cáo và quy hoạch để đảm bảo có hiệu quả, giảm rủi ro.
Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn CSTĐ tỉnh Quảng bình
giai đoạn 1983 - 2014
Cấp gió bão
Tần số xuất hiện
Mức độ diện tích vườn cao su bị
thiệt hại (%)
Khả năng xảy ra
trong 31 năm
Từ cấp 12 trở lên 2 40 - 60 0,064
10->11 2 20 - <40 0,064
8->9 3 10 - <20 0,097
6->7 8 2 - <10 0,258
Từ cấp 5 trở xuống 28 <2 0,903
Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả
- Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Sâu bệnh hại cây cao su ở tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua Bảng 3.12
cho thấy, bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh là cao nhất, các bệnh khác thấp
hơn nhưng tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên 50% cá thể điều tra nên người sản xuất cần quan tâm phòng trừ.
Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình
Loại Bệnh
Số cá thể điều tra
(Cây)
Số cá thể bị hại
(Cây)
Tỷ lệ bệnh
(%)
Mức độ bị
bệnh (%)
Phấn trắng 50 35 70 76,4
Héo đen đầu lá 50 32 64 67,2
Loét sọc mặt cạo 100 75 75 71,71
Corynespora 50 30 60 60,04
Rụng lá mùa mưa 50 25 50 48,4
Nứt vỏ xì mủ 250 130 52 52,8
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
11
Về sâu hại, kết quả phân tích cho thấy sâu hại hiện có mức độ ảnh hưởng không cao và không lớn đến
vườn cây cao su so với bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại nguy hiểm như nhện đỏ, châu chấu [42].
- Rủi ro giống: Thực trạng sử dụng giống tại các hộ CSTĐ điều tra ở Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ hộ sử
dụng cao các loại giống có khả năng kháng gió bão là thấp, giống cho năng suất cao nhưng khả năng chống
gió, bão và sâu bệnh kém dẫn đến mức độ ảnh hưởng và tổn thất lớn khi gặp rủi ro do gió bão và sâu bệnh.
Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Giống Diện tích (ha) Tỷ lệ %
- GT1 17,3 4,41
- RRIM 600 75,2 19,18
- RRIV 6 12,7 3,24
- RRIV 4 112,3 28,65
- PB 260 120,5 30,74
- Không rõ nguồn gốc 54 13,78
Cộng 392,00 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
- Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kết quả phân tích tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác tại các hộ CSTĐ
điều tra cho thấy, các hộ sản xuất chưa áp dụng đúng kỹ thuật trong khâu trồng gây nhiều rủi ro khi gặp gió
bão và sâu bệnh. Nguyên nhân, do sản xuất CSTĐ ở Quảng Bình mang tính tự phát, công tác sản xuất không
tuân thủ theo quy trình, khuyến cáo; chưa có các biện pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro [43], [66].
- Rủi ro thị trường và tài chính đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ: Thực trạng giá mủ cao su và lãi
suất tiền vay giai đoạn 2008 – 2014 thể hiện qua Biểu đồ 3.5 cho thấy, sản xuất kinh doanh CSTĐ gặp nhiều
rủi ro thị trường và tài chính. Trong đó, giá mủ cao su có mức rủi ro lớn nhất do biến động thất thường và có
xu hướng giảm. Cụ thể giá thấp năm 2008 và đầu năm 2009, tăng cao cuối năm 2009 đến đầu năm 2011 và
giảm mạnh từ năm 2011 đến nay. Về rủi ro tài chính chủ yếu là do lãi suất tín dụng thay đổi, các hộ CSTĐ
có mức vay vốn sản xuất lớn nên việc biến động lãi suất tăng sẽ gây ra rủi ro. Hiện nay, lãi suất cho vay sản
xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình tương đối thấp và ổn định, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2014 lãi suất tín dụng
có sự biến động lớn nên gây nhiều rủi ro cho các hộ sản xuất.
Biểu đồ 3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
6,2 6,9
13
20,3
13,5
10,8 10
17 17,5
11,5
12,5
15
10
9
0
5
10
15
20
0
5
10
15
20
25
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Giá (Nghìn đồng/kg mủ nước) Lãi suất (%)
12
3.2.2.2 Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình
Kết quả phân tích rủi ro xác định các vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Vùng
rủi ro
Tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh rủi ro
Phá
sản
Không c
hiệu quả
Hiệu quả thấp Hiệu quả Hiệu quả cao
Chấp
nhận
Rét hại, nắng hại, các loại bệnh như
rụng lá, nấm hồng sâu, mối, rệp,
sáp, sên; kỹ thuật khai thác không
đảm bảo; giá các yếu tố đầu vào
tăng.
Các loại sâu
như mối, rệp
sáp, sên
Không gặp rủi
ro
Chấp
nhận
kèm
theo
biện
pháp
giảm
thiểu
Gió bảo mạnh, cháy rừng, bệnh
phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá,
bệnh loét sọc mặt cạo, rụng lá
corynespora, các rủi ro do giống,
thiết kế lô hàng và hướng trồng,
mật độ và khoản cách, vành đai bảo
vệ, giữ ẩm và giữ ấm, cắt bỏ chồi
thường xuyên, chủ quan phòng
cháy, quản lý vườn buông lỏng,
Rét hại, nắng
hại, các loại
bệnh như rụng
lá, nấm hồng
sâu, mối, rệp,
sáp, sên; kỹ
thuật khai thác
không đảm bảo;
giá các yếu tố
đầu vào tăng.
Các loại sâu gây
hại như: mối,
rệp sáp, sên
Không
chấp
nhận
Tất cả các
loại rủi
ro
Nhu cầu thị trường thay đổi
Nhu cầu thị
trường thay
đổi
Giá bán sản
phẩm giảm, nhu
cầu thị trường
thay đổi.
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Bảng 3.15 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều rủi
ro. Để lựa chọn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả cao thì phải đối mặt với rủi ro do gió bảo mạnh,
cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ nghiêm trọng khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp
nên phân loại rủi ro này trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Đối với các loại rủi ro do
các bệnh hại, do giống, do giá các yếu tố đầu vào tăng có mức ảnh hưởng từ thấp đến khá cao việc đạt hiệu
quả và hiệu quả cao nên các rủi ro này phân ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Đối với rủi ro
giá bán sản phẩm giảm có mức ảnh hưởng đến hiệu quả cao nên nằm trong vùng không chấp nhận.
3.2.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng các iện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.16 cho thấy, mức độ sử dụng các biện pháp giảm thiểu chưa
cao. Trong đó, thấp nhất là biện pháp trồng đai rừng và các loại cây chắn gió có tỷ lệ hộ không sử dụng là
90%, kế đến là chọn giống có khả năng chống gió, có tỷ lệ hộ không sử dụng là 85%.
Bên cạnh đó, đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, rủi ro giống thể
hiện qua Bảng 3.17 và Bảng 3.18 cho thấy, các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức độ sử dụng các biện
pháp giảm thiểu chưa cao, trong đó biện pháp chọn giống kháng bệnh tốt có tỷ lệ không sử dụng là cao nhất
50% và biện pháp chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh có tỷ lệ không sử dụng là 30% và sử dụng ở mức
13
trung bình là 60%, tỷ lệ hộ không sử dụng biện pháp giống được khuyến cáo và giống phù hợp với thời tiết,
đất đai còn cao.
Bảng 3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai thời tiết của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng
Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ
% % %
1.Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió 0 0 20 10 180 90
2. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 80 40 60 30
3. Giống được khuyến cáo sử dụng ở Quảng Bình 50 25 70 35 80 40
4. Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình 50 25 126 63 24 12
5. Chọn giống có khả năng chống gió 0 0 30 15 170 85
6. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật 10 5 120 60 70 35
7. Áp dụng biện pháp khắc phục vườn cao su 50 25 140 70 10 5
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Bảng 3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng
Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ
% % %
1. Chọn giống kháng bệnh tốt 0 0 90 45 110 55
2. Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh 20 10 120 60 60 30
3. Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ 50 25 150 75 0 0
4. Tăng cường công tác chăm sóc 60 30 120 60 20 10
5. Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 70 35 82 41 48 24
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Bảng 3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng
Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ
% % %
1. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 100 50 40 20
2. Giống được khuyến cáo sử dụng 20 10 90 45 90 45
3. Giống cho năng suất cao 30 15 150 75 20 10
4. Giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình 50 25 80 40 70 35
5. Giống phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng 10 5 130 65 60 30
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
14
Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật thể hiện qua Bảng 3.19 cho thấy,
các hộ sản xuất chưa có nhiều biện pháp và các mức độ sử dụng các biện pháp còn thấp, cụ thể là các biện
pháp áp dụng đúng kỹ thuật khai thác, kỹ thuật chăm sóc.
Bảng 3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng
Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ
% % %
1. Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác 70 35 82 41 48 24
2. Thực hiện đúng QTKT về công tác trồng 20 10 130 65 50 25
3. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật 10 5 80 40 110 55
4. Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao su 10 5 120 60 70 35
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường và tài chính thể hiện qua Bảng 3.20 cho thấy, tình hình
sử dụng các biện pháp là rất thấp, trong đó biện pháp mua bảo hiểm có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là
100%, biện pháp sản xuất cao su theo hợp đồng có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là 90%.
Bảng 3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi ro tài chính của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng
Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ Tần số
(người)
Tỷ lệ
% % %
1. Thu thập thông tin đầy đủ 30 15 80 40 90 45
2. Sản xuất cao su theo hợp đồng 0 0 20 10 180 90
3. Mua bảo hiểm 0 0 0 0 200 100
4. Có sự can thiệp của chính quyền địa phương 30 15 80 40 90 45
5. Giảm tỷ trọng vốn vay 10 5 70 35 120 60
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Kết quả phân tích trên cho thấy, các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có xu hướng hành xử trung
tính hoặc ít ưa thích với rủi ro do thiên nhiên, dịch bệnh,.. và thái độ đối với rủi ro còn thiếu nghiêm túc; họ
biết khi sản xuất kinh doanh cao su với chu kỳ sản xuất dài sẽ gặp nhiều rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh
và thị trường nhưng mức độ quan tâm của họ là không cao nên có mức độ không sử dụng hoặc sử dụng ở
mức trung bình các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
3.2.3 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
3.2.3.1 Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su
Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra thể hiện qua Bảng 3.21 cho thấy,
các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có quy mô sản xuất thấp, bình quân 1,96 ha/hộ; năng suất đạt được chưa
cao, bình quân đạt 9,6 tạ mủ khô/ha thấp hơn so với năng suất bình quân chung của ngành cao su Việt Nam
(năm 2012 là 17,1 tạ mủ khô/ha) và cao su quốc doanh ở Quảng Bình (11,2 tạ mủ khô/ha).
15
Bảng 3.21. Diện tích n ng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQ chung
Diện tích trồng Ha 1,96
Diện tích thu hoạch Ha 1,2
Năng suất (mủ khô) Tạ/ha 9,65
Sản lượng (mủ khô) Tấn 0,965
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014
3.2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư cho 1 ha sản xuất CSTĐ được chia thành hai thời kỳ, thời kỳ KTCB thể hiện qua Bảng
3.22 và thời kỳ KD thể hiện qua Bảng và Bảng 4 của Phụ lục 6 phân tích cho thấy.
- Thời kỳ KTCB: Thời kỳ này kéo dài trong 7 năm có tổng chi phí là 68.510 nghìn đồng. Trong đó,
năm 1 là năm có chi phí cao nhất do đây là năm đầu tư ban đầu nên chịu nhiều khoản đầu tư lớn so với các
năm còn lại như chi phí về giống, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc,… Tổng chi
phí đầu tư 1 ha cao su năm đầu tiên là 16.670 nghìn đồng đã trừ đi khoản tiền được hỗ trợ, trong đó chi phí
lao động chiếm 67,5%, chủ yếu là chi phí khai hoang làm đất và trồng mới.
- Thời kỳ KD: Thời kỳ này có thêm phần chi phí khấu hao giá trị vườn cây là các khoản đầu tư trong 7
năm thời kỳ KTCB của 1 ha cao su và lãi tiền vay hàng năm do mức vay vốn bình quân 1 ha là 18.000.000
đồng với lãi suất bình quân là 9% trong 1 năm thì hàng năm các hộ gia đình phải trả khoản tiền vay là
1.620.000 đồng. Tổng hợp chi phí thời kỳ KD, cho thấy chi phí bình quân năm mỗi ha cao su tăng hơn rất
nhiều so với thời kỳ KTCB do thời kỳ này vườn cao su khai thác nên tăng chi phí vật tư, lao động, bổ sung
chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khấu hao vườn cây.
Bảng 3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB (ĐVT:1000đ)
Chỉ tiêu N m 1 N m 2 N m 3 N m 4 N m 5 N m 6 N m 7 Tổng
I. Chi phí vật tư 5.400 3.965 3.825 4.140 4.245 4.350 4.495 30.420
1. Giống 3.000 350 3.350
2. Phân bón 1.050 1.365 1.575 1.890 1.995 2.100 2.245 12.220
3. Thuốc BVTV 1.350 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 14.850
II. Chi lao động 11.250 2.700 2.700 2.700 2.700 3.000 3.300 28.350
III. Chi lãi vay 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 11.340
IV. Tiền được hỗ trợ - 1.600 -1.600
Tổng chi phí 16.670 8.285 8.145 8.460 8.565 8.970 9.415 68.510
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán của tác giả thể hiện qua
Bảng 5 ở Phụ lục 6 cho thấy: Giá trị sản xuất vườn cao su (GO) có xu hướng tăng nhanh qua các năm kể từ
năm thứ 8 đến năm thứ 20 và từ năm thứ 21 trở về sau, giá trị sản xuất có xu hướng giảm xuống, giảm nhẹ từ
năm thứ 21 đến năm thứ 26 và giảm mạnh từ năm 27 đến năm 30. Chi phí trung gian (IC) năm bắt đầu thời
kỳ kinh doanh là lớn nhất do năm này phải đầu tư dụng cụ khai thác, những năm tiếp theo thấp hơn và tương
đối ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 19 trở về sau thời kỳ KD, IC có xu hướng giảm nhiều do chi phí thuê
nhân công, chi phí vật tư và các chi phí khác. Thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân 1 ha cao su trong một năm
16
thời kỳ KD tăng dần qua các năm kể từ năm bắt đầu khai thác, năm khai thác thứ 9 đạt 31.686 nghìn đồng
tăng 2,4 lần so với năm khai thác thứ 1 và tăng dần đến đỉnh điểm là năm thứ 12 đạt 49.760 nghìn đồng tăng
3,8 lần. Kể từ năm thứ 13 trở về các năm sau MI có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, chỉ giảm
mạnh kể từ năm khai thác thứ 19 (vườn cao su có số năm sản xuất 26 năm) đến khi vườn cao su thanh lý,
giai đoạn này MI giảm trên 3,3 lần. Lợi nhuận kinh tế (LN) 1 ha cao su bình quân trong 1 năm của vườn cây
khai thác ở các độ tuổi khác nhau có sự khác nhau. LN đạt thấp nhất là năm đầu tiên thời kỳ KD, vì thời gian
này khai thác bói vườn cây nên sản lượng mủ còn thấp, trong khi đó phần chi phí khá cao do phải đảm bảo
chất lượng vườn cây cho các năm khai thác sau này. Kể từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 21, LN có xu hướng
giảm xuống và bắt đầu giảm mạnh từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 24.
3.2.3.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra
- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu GO/IC, MI/IC, LN/IC: Kết quả phân tích cho thấy, kể từ năm bắt
đầu khai thác cứ đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,39 đồng thu nhập hỗn
hợp. Kể từ năm khai thác thứ hai trở về sau giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp không ngừng tăng lên, cụ
thể, năm này cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,91 đồng lợi nhuận và năm thứ 3 là 2,21 đồng và giữ mức
lợi nhuận cao cho đến năm khai thác thứ 12 và kể từ năm khai thác thứ 13 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra
mới có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 1,84 đồng và giảm mạnh đến năm sản xuất thứ 27 chỉ đạt 0,87 đồng và
đến năm sản xuất thứ 30 thì vườn cao su hầu như không còn đem lại lợi nhuận.
- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C: Để thực hiện đánh giá các chỉ tiêu này, luận án
sử dụng mức giá mủ cao su, lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT cho các hộ nông dân vay sản xuất kinh
doanh và số liệu điều tra hộ CSTĐ năm 2014. Kết quả phân tích tính toán và tổng hợp ở Bảng 3.25 cho thấy,
với lãi suất chiết khấu là 9% xác định NPV đạt 80.147ngđ/ha; IRR = 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân
hàng hiện tại của các hộ và B/C = 1,36> 0. Điều này nói lên rằng, tỷ số giữa khoản thu nhập, với khoản chi
phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,36 lần.
Bảng 3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau
Lãi suất chiết khấu NPV (1000đ)
0,08 99.723
0,09 80.147
0,10 63.893
0,13 29.523
0,14 21.537
0,16 9.122
0,17 4.315
0,18 243
0,19 -3.209
IRR = 18%
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Kết quả đánh giá trên cho thấy, sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình hiện đang có hiệu quả, đảm bảo
nguồn thu nhập ổn định và đời sống của người nông dân đang dần được cải thiện.
3.2.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân t đến HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình
Kết quả phân tích xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua
Bảng 3.26 và phương trình (**), cho thấy các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu
tố giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất mủ cao su. Mặt khác xem xét các nhân tử phóng đại
17
phương sai (Variance inflation factor - VIF), ta thấy giả thiết đặt ra có VIF nằm trong khoảng từ 1 đến 5 nhỏ
hơn 10, tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến từ đó kết luận giả thuyết đặt ra phù hợp với mô hình.
Bảng 3.26. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb-Douglas
Tên biến
Mức độ ảnh
hƣởng
t-Stat P-value VIF
Hằng số (LnA) Constant 1,643 1,338 0,184
X1 - Phân NPK 0,134 2,188 0,031 1,7
X2 - Phân chuồng 0,409 4,454 0,000 2,1
X3 - Lao động 0,360 2,076 0,040 3,2
X4 - Thuốc BVTV 0,413 4,192 0,000 3,0
X5 - Diện tích 0,071 3,004 0,003 1,1
X6 - Mật độ -0,253 -2,234 0,027 1,1
X7 – Tuổi 0,010 3,358 0,001 1,8
K - Tập huấn 0,048 2,613 0,010 1,1
D1 - xã Tây Trạch 0,144 2,947 0,004 5,4
D2 - xã Hòa Trạch 0,142 3,080 0,003 4,6
D3 – TT nông trường Việt Trung 0,181 4,192 0,000 4,1
D4 – TT nông trường Lệ Ninh 0,160 4,231 0,000 2,9
R2
0,864
F 62,176 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014
Phương trình hồi quy bằng phương pháp OLS thể hiện qua mô hình (**):
Y = 1,643. X1
0,134
.X2
0,409
. X3
0,36
. X4
0,413
.X5
0,071
.X6
(-0,253)
. X7
0,01
.
Phân tích hệ số αi của các biến cho thấy đều dương với mức ý ngh a thống kê trên 95%, ngoại trừ hệ
số αi của biến mật độ âm với mức ý ngh a thống kê 95%. Như vậy, loại trừ biến mật độ, các biến đưa vào mô
hình đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với mức ngh a αi <5% tức là độ tin cậy của
các biến giải thích là trên 95%. Ngoài các yếu tố trên, thì vùng trồng cũng ảnh hưởng đến năng suất mủ cao
su, kết quả phân tích 5 vùng trồng cho thấy năng suất sản xuất vườn CSTĐ ở thị trấn nông trường Việt Trung
cho năng suất cao hơn các vùng khác và vườn cao su ở Xã Phú Định cho năng suất thấp nhất.
Kết quả phân tích trên cho thấy mỗi yếu tố đầu vào có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cả quá
trình sản xuất, nếu hộ gia đình biết đầu tư lượng phân bón hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo mật độ
trồng phù hợp ... thì năng suất sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó sẽ có giới hạn nhất định
theo định mức kỹ thuật và không phải cứ tăng liên tục các yếu tố đầu vào kết quả sẽ tăng lên tương ứng.
3.2.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro
3.2.4.1 Đánh giá chung HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình trong i cảnh rủi ro
Kết quá đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến lợi nhuận hộ trồng cao su qua Bảng 3.27 cho thấy,
trong bối cảnh rủi ro, HQKT bị tác động mạnh tùy từng loại rủi ro; rủi ro thiên tai, thời tiết khi xảy ra gây tổn
thất ở mức lớn nhất, kế đến là rủi ro do kỹ thuật canh tác, do sâu bệnh hại, giống và giá bán sản phẩm.
18
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro
Loại rủi ro
Tần số
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận hộ trồng
CSTĐ(%)
Lớn nhất
(maximum)
Nhỏ nhất
(minimum)
Trung bình
(mean)
Thiên tai, thời tiết 200 100 100 4 26,83
Sâu bệnh hại 200 100 30 1 8,28
Giống 177 88,5 20 1 5,11
Kỹ thuật canh tác 197 98,5 35 2 12,26
Giá giống 177 88,5 5 0,03 0,84
Giá thuốc hóa học 200 100 7 0,09 1,5
Giá phân bón 200 100 7 0,1 1,6
Giá nhân công 200 100 10 0,2 2,2
Giá bán sản phẩm giảm 198 99 20 1 7,54
Nhu cầu thị trường thay đổi 0 0 - - -
Thiếu vốn sản xuất 200 100 15 0,5 6,54
Lãi suất vay tăng 200 100 17 0,5 6,34
Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong b i cảnh rủi ro giá án sản phẩm
Kết quả phân tích giá trị NPV mô hình CSTĐ theo sự biến thiên giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014
thể hiện qua Biểu đồ 3.6 cho thấy với mức lãi suất cho vay là 9%, khả năng để NPV 1 ha CSTĐ lớn hơn 0 là
khá cao, chiếm 98%. Xét mối quan hệ trực tiếp giữa giá và NPV cho thấy, giá cả tác động mạnh đến sự thay
đổi của NPV. Với khoảng giá thay đổi từ 6.000đ/kg đến 20.000đ/kg, giá trị NPV thay đổi khoảng từ -28.495
đến 383.706 nghìn đồng với giá trị trung bình là 181.416 nghìn đồng. Điều này kết luận, giá mủ cao su có
liên quan trực tiếp đến giá trị NPV thu được và mức phụ thuộc của NPV vào giá cả là cao.
Biểu đồ 3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong điều kiện rủi ro lãi suất vay v n
19
Kết quả phân tích giá trị NPV của mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình theo sự biến thiên lãi suất cho
vay giai đoạn 2008 - 2014 và giá bán mủ cao su năm 2014 là 10.000đ/kg ở Biểu đồ 3.7 cho thấy, lãi suất
cũng ảnh hưởng đến giá trị NPV thu được. Tuy nhiên, biên độ về khoảng giá trị mà NPV dao động do lãi
suất chỉ trong khoảng từ 1.168 đến 79.781 nghìn đồng, thấp hơn so với sự ảnh hưởng của giá bán và với mức
giá 10.000 đồng thì NPV > 0 trong mọi trường hợp của lãi suất biến động theo giai đoạn 2008 - 2014.
Biểu đồ 3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Như vậy, phân tích giá trị NPV theo sự biến động của lãi suất và giá giai đoạn 2008 – 2014 cho kết
quả khả quan. Hầu hết NPV thu được của mô hình CSTĐ đều lớn hơn 0 trong các trường hợp. Khi xét các
khoảng NPV cụ thể, mà tại đó người nông dân mong muốn đạt được thì kết quả về độ tin cậy vẫn cao, để đạt
mức NPV ở từng trường hợp đều có xác suất lớn hơn 50%. Qua đó kết luận, sản xuất kinh doanh CSTĐ dù
có gặp rủi ro nhưng vẫn đem lại HQKT nếu mức giá cả và lãi suất vẫn dao động quanh mức của năm 2014.
3.2.4.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong i cảnh rủi ro giá án sản phẩm và lãi
suất vay v n
Bảng 3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai đoạn 2008 – 2014
Giá (Nghìn
đồng)
Lãi suất (%)
6,2 6,9 13,0 20,3 13,5 10,8 10
17,0 -35.483 -28.543 35.833 112.528 41.086 12.720 4.315
17,5 -35.609 -28.255 31.940 104.321 36.897 10.127 2.194
11,5 -34.498 -19.958 106.747 258.377 117.132 61.050 44.433
12,5 -35.208 -22.447 88.754 221.831 97.869 48.648 34.065
15,0 -35.845 -26.515 54.794 152.098 61.459 25.470 14.806
10,0 -32.697 -14.904 140.148 325.702 152.857 84.227 63.893
9 -30.836 -10.392 167.765 380.970 182.368 103.512 80.147
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
20
Phân tích NPV theo sự biến thiên đồng thời của giá bán mủ và lãi suất cho vay giai đoạn 2008-2014
thể hiện qua Bảng 3.28 với mức giá mủ cao su từ 7.000đ/kg trở lên thì NPV trong các trường hợp này đều
dương, thậm chí trong trường hợp lãi suất cho vay lên cao nhất như năm 2009 là 17,5% thì NPV vẫn lớn hơn
0 trong tất cả các trường hợp giá cao su lớn hơn 10.000đ. Tuy nhiên, mức giá hiện nay đang duy trì ở mức
10.000đ/kg, vì vậy NPV dương và có giá trị lớn.
Kết quả phân tích trên cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su như giá bán, lãi
suất,...gây rủi ro và tổn thất cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, với mức giá giao động từ
7.000đ/1kg mủ tươi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều
dương, kết quả này phản ánh việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có HQKT cao.
3.2.4.5 Phân tích kịch bản giá án và lãi suất cho vay với CBA của mô hình CSTĐ
Bảng 3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ Quảng Bình theo kịch bản
Kịch bản NPV (1.000đ/ha) IRR (%) BCR (lần)
Giá 10.000đ và lãi suất 9% (2014) 80.147 18% 1,36
1. Giá thay đổi, lãi suất 9%
- Giảm 10% 50.941 15,3% 1,23
- Giảm 15% 36.338 13,7% 1,17
- Giảm 20% 21.735 12,02% 1,10
- Tăng 10% 109.353 20,4% 1,50
- Tăng 15% 123.956 21,46% 1,56
- Tăng 20% 138.559 22,19% 1,63
2. Lãi suất thay đổi, giá cố định 10.000đ
- Tăng 10% 65.387 18,00% 1,33
- Tăng 15% 58.871 18,07% 1,31
- Tăng 20% 52.864 18,00% 1,29
- Giảm 10% 97.595 18,00% 1,40
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay đến CBA sản xuất CSTĐ thể hiện qua Bảng 3.29 cho
thấy NPV, IRR và BCR khá nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên khả năng để
NPV<0 trong tất cả các tình huống là khá thấp, ngay cả khi lãi suất giảm nhiều (20%), sản xuất CSTĐ vẫn có
lợi nhuận. Trong khi đó, với mức giá tăng đồng ngh a với doanh thu tăng, thì các chỉ số NPV, IRR và BCR
cũng tăng. Tương tự, mức lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến các chỉ số NPV và BCR, tuy nhiên đối với IRR
thì mức thay đổi không quá rõ rệt. Như vậy, khi so sánh với kịch bản năm 2014, mặc dù các chỉ tiêu CBA
thay đổi theo sự tăng giảm của các yếu tố về giá cũng như lãi suất chiết khấu nhưng NPV luôn lớn hơn 0.
3.2.5 Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình
3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình
Kết quả phân tích ở Bảng 3.30, cho thấy các ý kiến đều thống nhất đánh giá rủi ro do gió, bão sẽ gây
ảnh hưởng và tổn thất cao nhất đến lợi nhuận hộ sản xuất CSTĐ và có trên 80% ý kiến đánh giá rủi ro giá
đầu ra giảm là một yếu gây tổn thất ở mức khá cao đến cao. Về các rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật
canh tác, giá đầu vào tăng, hầu hết các ý kiến đều thống nhất sự ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức trung bình
đến khá cao.
21
Bảng 3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến lợi nhuận sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Các loại rủi ro
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Cao Khá cao Trung bình Thấp
1. Thiên tai
Tần suất (người) 23 7 - -
Tỷ lệ (%) 23,3 76,7 - -
2. Sâu bệnh hại
Tần suất (người) 6 8 14 2
Tỷ lệ (%) 20 26,7 46,7 6,7
3. Giống
Tần suất (người) 4 7 10 9
Tỷ lệ (%) 13,3 23,3 33,3 30,0
4. Kỹ thuật canh tác
Tần suất (người) 6 11 10 3
Tỷ lệ (%) 20 36,7 33,3 10
5. Giá đầu vào tăng
Tần suất (người) 1 5 15 9
Tỷ lệ (%) 3,3 16,7 50,0 30,0
6. Giá đầu ra giảm
Tần suất (người) 15 10 4 1
Tỷ lệ (%) 50 33,3 13,3 3,3
7. Lãi vay tăng
Tần suất (người) 5 11 12 2
Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 40,0 6,7
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Kết quả phân tích qua Bảng 3.31, cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chưa có biện
pháp phòng chống hay giảm thiểu rủi ro thiên tai, rủi ro giá đầu ra giảm và rủi ro do lãi vay tăng. Tuy nhiên
đã sử dụng biện pháp để giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại, giống và kỹ thuật canh tác.
Bảng 3.31. Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất
kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Các loại rủi ro
Mức độ sử dụng
Cao Khá cao Trung bình Thấp
1. Thiên tai
Tần suất (người) - - 8 22
Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3
2. Sâu bệnh hại
Tần suất (người) 6 10 13 1
Tỷ lệ (%) 20,0 33,3 43,3 3,3
3. Giống
Tần suất (người) 5 11 13 1
Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 43,3 3,3
4. Kỹ thuật canh tác
Tần suất (người) 4 11 15 -
Tỷ lệ (%) 13,3 36,7 50,0 -
5. Giá đầu vào tăng
Tần suất (người) - 12 16 -
Tỷ lệ (%) - 43,3 56,7 -
6. Giá đầu ra giảm
Tần suất (người) 1 1 12 16
Tỷ lệ (%) 3,3 3,3 40,0 53,3
7. Lãi vay tăng
Tần suất (người) - - 8 22
Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
22
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
4.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
4.1.1 Cơ hội thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam: Cao su Việt Nam có nhiều
cơ hội phát triển sản xuất và xuất khẩu là do cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều l nh vực,
ngành cao su được nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương
mại tự do khác. Bên cạnh đó, sản xuất cao su phải đổi mặt với nhiều khó khăn và thách thức là do cao su là
mặt hàng chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh
với nguồn cao su nguyên liệu nhập khẩu và với các sản phẩm cao su của các nước cùng xuất khẩu vào thị
trường được ưu đãi thuế, kinh tế thế giới phục hồi yếu, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm hơn
nguồn cung.
4.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình: Mở rộng diện tích, đẩy mạnh
công tác khuyến nông, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất và
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
4.1.3 Thực trạng sản xuất CSTĐ tỉnh Quảng Bình: CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã
có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng không ngừng tăng nhanh góp phần đáng kể trong sự phát triển
kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, năng suất và hiệu quả
chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có điều kiện phát
triển tương đồng như tỉnh Quảng trị, Nghệ An. Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi
ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.
4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan
4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch
Chính quyền địa phương cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc
gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu phát triển CSTĐ; khuyến khích, tạo điều kiện người dân phát
huy tối đa nguồn lực và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”; thực hiện có hiệu quả
các chính sách của Nhà nước đã ban hành như chính sách; đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển cao su đến năm 2020; quy hoạch cụ thể các vùng trồng được cao su và khuyến cáo kỹ
thuật sản xuất phù hợp với từng vùng trồng.
4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật
Chính quyền các cấp cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân
giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn; cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ
trợ. Mặt khác, phải có quy hoạch và kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su
mở rộng thêm diện tích. Mặt khác, cần hỗ trợ người sản xuất nâng cao kỹ thuật sản xuất thông qua việc mở
các lớp tập huấn về kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho người sản xuất làm đúng kỹ thuật. Đồng thời phải
đầu tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến.
4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro
23
Chính quyền địa phương phải khuyến cáo cho người sản xuất về các loại rủi ro thường gặp trong quá
trình sản xuất cao su; các biện pháp cần thiết để phòng và giảm thiểu các loại rủi ro này. Các cơ quan khuyến
nông cần hướng dẫn cho người dân sản xuất các giải pháp phòng và giảm thiểu các loại rủi ro. Đồng thời,
thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây cao su để có những khuyến cáo và hướng dẫn người sản xuất.
4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình
Chính quyền địa phương các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân cung cấp các yếu tố đầu
vào; phát triển hệ thống thông tin thị trường và dự báo; phát triển chính sách hỗ trợ hộ sản xuất CSTĐ và
triển khai lồng ghép xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp.
4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết
Chính quyền địa phương cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ
tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác
liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định vùng nguyên
liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn.
4.2.2 Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền
4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Người sản xuất cao su cần phải có lòng tin về hiệu quả mô hình CSTĐ, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy
mô sản xuất; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích;
tạo dựng cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đảm bảo
định mức kinh tế kỹ thuật; thay đổi tập quán canh tác; mạnh dạn liên kết đầu tư công nghệ trong quá trình
sản xuất, khai thác và quản lý cây trồng.
4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất
Người sản xuất cao su phải có tâm lý làm đúng QTKT như một thói quen, tránh hiện tượng xem nhẹ, chỉ
thấy được lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây; phải tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn về kỹ thuật sản xuất và khai thác; tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng QTKT từ khâu chọn giống,
chọn đất, bón phân và chế độ dinh dưỡng cho cây, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, cho đến khâu khai thác.
4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất
Đảm bảo giảm chi phí sản xuất thông qua việc tổ chức tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, bán
sản phẩm đầu ra, kỹ thuật sản xuất và khai thác. Đồng thời tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa doanh
nghiệp và hộ sản xuất, liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ với nhau, sản xuất tập trung qui
mô lớn, giá thành cạnh tranh.
4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu
Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió phù hợp về chiều cao, diện tích và khoảng cách; trồng cao
su đúng thời vụ và đúng QTKT; rà soát và đánh giá lại chính xác diện tích, tỷ lệ thiệt hại và có biện pháp
khôi phục vườn cao su; đồng thời tham gia bảo hiểm cho vườn cao su.
4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu ệnh hại
Cần thường xuyên tham gia tập huấn QTKT phòng trừ sâu, bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm
tra vườn cây cao su để sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại nhằm phòng trừ đúng QTKT; lựa chọn giống có
khả năng kháng bệnh cao, sử dụng thuốc đặc hiệu với các loại sâu, bệnh hại.
4.2.2.6 Giải pháp ây dựng mô hình nông lâm kết hợp
Thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận dụng diện tích khi cây cao su chưa khép tán, tận
dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu nhập do vườn cây cao su trong thời
KTCB. Công tác này phải thực hiện phù hợp với đặc điểm từng vùng trồng.
24
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
cho các kết luận sau:
1. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói
chung và cao su nói riêng nhưng ở tỉnh Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong SXNN; chưa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận
về phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa phương
hay quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát
triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất cao su; đồng thời, xây dựng
khung nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
2. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao su và CSTĐ. CSTĐ đã có sự phát
triển mạnh, diện tích tăng nhanh nhưng năng suất còn thấp, thấp hơn so với các địa phương khác có điều kiện
phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị và Nghệ An. Mặt khác, CSTĐ có quy mô nhỏ, phân bố không đều
ở các địa phương, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tư các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn
trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác; các hộ sản xuất có trình độ văn hóa
bình quân còn thấp, một số huyện mới trồng có ít kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ thuật, vốn vay
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư.
3. Phân tích rủi ro cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro. Trong đó, rủi ro do gió bão mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến HQKT khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên các loại rủi do các yếu tố
này nằm trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Các loại rủi ro khác như sâu bệnh, kỹ
thuật canh tác, giá các yếu tố đầu vào tăng có xác suất xảy ra cao nhưng mức ảnh hưởng không cao đến
HQKT nên phân loại rủi ro này ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Riêng rủi ro do giá bán
giảm có mức độ ảnh hưởng cao đến HQKT và sự biến động giá bán sản phẩm cao su đang theo xu hướng
giảm dần nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép nên đầu tư sản xuất kinh doanh cao su vẫn có hiệu quả. Về giải
pháp phòng và giảm thiểu rủi ro các hộ sản xuất CSTĐ đã có sự quan tâm đến các rủi ro do giống, kỹ thuật
canh tác nhưng vẫn chưa quan tâm đến các rủi ro do thời tiết, khí hậu và giá bán.
4. Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua phương pháp phân tích lợi ích
chi phí cho cả chu kỳ sản xuất, xác định NPV là 80.147 nghìn đồng/ha, B/C là 1,36 và IRR là 18% lớn hơn
so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại xác định sản xuất cao su có hiệu quả. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất sản xuất mủ cao su cho thấy, ngoài biến mật độ các biến đưa vào mô hình đều có tác động tích
cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro cho thấy,
các hộ CSTĐ trong điều kiện không gặp rủi ro sẽ có hiệu quả cao, trong điều kiện gặp rủi ro lợi nhuận giảm
và làm giảm hiệu quả với mức độ tùy thuộc từng loại rủi ro. Mặt khác, xem xét sự biến thiên giá trị NPV
theo giá mủ và lãi suất giai đoạn 2008 – 2014 cho thấy, với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tươi trở lên
và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều dương. Kết quả phân tích
cho thấy trong bối cảnh rủi ro việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vẫn có HQKT cao.
5. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình, cần thiết phải
thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước hữu và nhóm
giải pháp đối với hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ.
HUE UNIVERSITY
COLLEGE OF ECONOMICS
TRAN TU LUC
RISK ANALYSIS AND ASSESSMENT OF ECONOMIC
EFFICIENCY IN THE PRODUCTION OF SMALLHOLDER
RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH PROVINCE
Major: Agricultural economics
Code number: 62.62.01.15
SUMMARY PHD. THESIS ECONOMICS
HUE - 2016
1
INTRODUCTION
1. THE NECESSITY
Quang Binh province has great potential in developing of industrial crops. The forest area accounted for
78.22% of total area, in which feralit soil accounted for 59.23%, which is favorable for planting rubber.
Moreover, rubber tree is identified as dominant tree and since favorable policies of government, rubber tree
becomes more popular than other industrial crops, in 2014, planting area reached 17,980.9 ha which accounted
for 78.07% of total industrial trees across province, an increase of 32.2% compared to 2013 and increased 3
times compared to 2000, the average growth stage area from 2000 to 2007 is 8.08% and the period from 2007 to
2014 was 11.46%. With those favorable conditions, Quang Binh rubber industry is thriving with two moderns:
rubber and smallholder rubber. Although smallholder rubber just deployed recently, started in 1993, till 2008
there had been a thriving area of 6,515 hectares, accounted for 57% of the rubber plating area, in 2014 were
10,876.8 hectares, accounted for 60.5% of the rubber plating area, an increase of 1.67 times compared to 2008.
Despite the strong development of the area but smallholder rubber productivity is not high, only from 0.75 - 0.
98 tons of dry latex / ha lower than other provinces with similar growing conditions such as Quang Tri, Nghe An
where have dried latex yield of 1.4 tons and 1.2 tons per ha, respectively [43]. On the other hand, smallholder
rubber are quite small (60% households have average size less than 2 hectares), dispersion (average 1-2
smallholder rubber farm per household), mostly located in rural areas, invented resources are limited. Besides,
producers have to face with many risks as volatile price, natural disasters and epidemics.
Thus, developing of smallholder rubbers in Quang Binh province play an important role in the strategic
development of local economy but productivity, efficiency is not high, still facing many difficulties, challenges,
and many kinds of risk. Therefore, there should be a specific study to evaluate, in order to solve these problems,
and promote the sustainable development of smallholder rubber in Quang Binh province. Currently, many
studies have been used different methods to study rubber production. Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S &
Peiris.L.T.(1992) [117], and Barlow [74] use a sample survey to evaluate the development of rubber tree. Jagath
Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102], Sarba
Priya Ray [104] in addition sample survey, also used Cobb – Douglas production function, sensitivity analyzes.
Phung Thi Hong Ha [25], Bui Dung The [53] have used economic indicators such as NPV, IRR, production
value, value added to evaluate the results and efficiency of the business. Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich
Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102] indicated that risks in agricultural
production comes from weather, disease, volatile price, seasonal production, ... To minimizing risks, scholars
suggest to diversify crops, decentralization risks, agricultural insurance, or costs insurance. The results show
that, studies on rubber production had been done in many aspects with many methods, but studies on economic
efficiency are not accurately reflected because rubber trees have long production cycles, economic efficiency is
affected by many factors in the manufacturing process. Moreover, no study of risk analysis and assessment of
economic efficiency has been done in producing smallholder rubber. As these above reasons: "Risk analysis and
assessment of economic efficiency in the production of smallholder rubber business in Quang Binh province"
was selected as PhD thesis.
2
2. RESEARCH OBJECTIVES
2.1 General objectives: Analysis risks and assess economic efficiency in smallholder rubber in Quang
Binh province to propose solutions to reduce risks and improve economic efficiency to contribute sustainable
development of rubber production.
2.1 Specific objectives: To build scientific literature of risk analysis and assess economic efficiency of
smallholder rubber production; analysis current stage of risk and assess economic efficiency in risky condition,
factors affecting the economic efficiency of rubber business in Quang Binh province to propose solutions in
order to minimizing risks and improve economic efficiency to contribute sustainable development of rubber
industry in Quang Binh province.
3. OBJECTS AND SCOPE OF THE STUDY
3.1 Research Subjects: The theoretical and practical issues about risks and economic efficiency rubber
business in Quang Binh province.
3.2 Research Scope
3.2.1 Spacial Scope: Key growing areas such as Trach Hoa District, Phu Dinh District, Viet Trung Farm
and Le Ninh Farm were chosen for analyzing the risks of smallholder rubber in Quang Binh province.
3.2.2 Time frame: The secondary data were collected in publications from 2000 to 2014; Primary data
was collected in 2014; objectives, orientations and research solutions proposed by 2020.
3.2.3 Scope of Content: Focus on risk analysis, assess economic efficiency, factors affecting economic
efficiency in risky conditions; not study the relationship between economic efficiency and risks. Based on the
research results, propose solutions to minimize risks and improve economic efficiency of smallholder rubber in
Quang Binh province.
4. SCIENTIFIC AND PRACTICAL IMPLICATIONS
- Scientific implications: Contribute to apply and supplement agricultural economic theory; and presents
research results for a typical case in Vietnam, the specific results are summarized as complement and enrich the
development of agriculture in developing countries.
- Practical implications: The research results are an important reference to develop agriculture for policy
makers, organizations and individuals producing rubber business in Quang Binh province.
5. NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS
1. Apply and supplement to agricultural economic concepts about methods and content of risk analysis,
assessment economic efficiency in rubber manufacturing business. This is a useful reference source for
researchers to develop agriculture in the country and all over the world.
2. The results of thesis are summarized as complement and enrich the literature on agricultural
development in local areas and developing countries. This is a useful reference source for policy makers to
develop local and national agriculture.
3. As the first study of risk analysis and assess economic efficiency of smallholder rubber in Quang Binh
province that combines many methods appropriate to conditions and characteristics of smallholder rubber
business in Quang Binh province and objectives of thesis.
3
4. Figure out causes of actual situation and propose solutions to reduce risk and improve economic
efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh province. This is a useful reference source to develop
agriculture for policymakers and smallholder rubber households.
6. LITERATURE REVIEWS
6.1. Theorical and practical analysis of risk
- In theory: Many scholars have studied about risks in agricultural production by 3 aspects include: The
impact factors of nature beyond human control (natural disasters, climate change...), inputs (seeds, fertilizers,
soil, labor skills...), government’s policy and legal framework. Some studies have addressed the issue of risk
management, and methods to control risk in agriculture, such as insurance, decentralization risks and offering
risk management tools.
- In practice: Some researches discuss risks in agriculture; emphasize role and responsibility of farmers.
Some refers to legal framework of governments to manage these risks; while offering some solutions to control
risk in agriculture such as diversified products (decentralized risk), insurance.
Thus, the research results of theory and practice of risk analysis in the world and Vietnam is an important
foundation to supplement and develop the concept of risk, types of risk and risk analysis in rubber manufacturing
business; thereby determining the content of risk analysis in smallholder rubber business in Quang Binh
province and develop specific research methods to conduct research objectives.
6.2. Theoretical and practical research of economic efficiency
- In theory: There have been studies about economic efficiency in agricultural and rubber production;
history of rubber formation and development, history of rubber models, role of developing rubber and factors
cause inefficiency in rubber business; methodologies of economic efficiency analysis and policy to improve
economic efficiency.
- In practice: there have been many studies on economic efficiency in smallholder rubber business, but
there are a big difference in methodology and research scope between nations and regions.
Thus, the research results on the theoretical and practical economic efficiency assessment in the world and
Vietnam is an important foundation to supplement and develop the concept, methodology and evaluate economic
efficiency in rubber business; thereby determining the content of evaluation economic efficiency in smallholder
rubber business in Quang Binh province and establish research methodology to implement thesis objectives.
6.3. Conclusion: In Vietnam and all over the world there have been many studies on the risks and
economic efficiency in agricultural production and rubber. However, in Quang Binh there is no research about
risks and assessment of smallholder rubber business. However, on the theory of risk analysis and economic
efficiency assessment, the thesis has inherited point of views, general concept of risk and economic efficiency in
order to develop theory of specific risk analysis and economic efficiency in rubber business. Moreover, based on
practical studies, inherit methods used in previous researches, determine the object of risk analysis and
assessment which form the economic efficiency framework and establish specific methods for risk analysis and
economic efficiency assessment in smallholder rubber business in Quang Binh province.
7. The structure of thesis
The structure of thesis is as follow: An introduction, overview of research issues, a list of tables,
references, appendices; content of the thesis consists of 4 chapters, 31 tables, 1 diagram and 8 graphs.
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY
Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY

More Related Content

What's hot

Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngPhan Công
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Man_Ebook
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
Bài tập Quản trị tài chính, Tóm tắt lý thuyết, bài tập và bài giải mẫu - Hồ T...
 
Chương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhânChương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhân
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCMTiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
 
Luận án: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, HAY
Luận án: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, HAYLuận án: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, HAY
Luận án: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 
Phân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tếPhân tích và dự báo kinh tế
Phân tích và dự báo kinh tế
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất ĐaiTổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
 
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính   đề tài value at rist và quản trị rủi ...
Bài tập môn quản trị rủi ro tài chính đề tài value at rist và quản trị rủi ...
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 

Similar to Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY

tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdfVo Tuan
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 

Similar to Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY (20)

Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng NamLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam
 
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk LắkLuận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
 
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon TumLuận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
Luận văn: Phát triển cây cao su tại huyện Ia H’Drai, Kon Tum
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdf
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia laiLuận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
Luận văn: Phát triển cây cao su huyện Chư Păh, Tỉnh Gia lai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia LaiLuận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng YênLuận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAYLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.docPhát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.doc
 
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 

Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN TỰ LỰC PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - NĂM 2016
  • 2. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Quảng Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây công nghiệp (CCN) lâu năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực và địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm ưu thế so với các loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm 2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích giai đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện thuận lợi trên cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ). Trong đó cao su tiểu điền triển khai muộn hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhưng đến nay đã có sự phát triển mạnh, diện tích năm 2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm 60,5% diện tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Mặc dù có sự phát triển mạnh về diện tích nhưng năng suất cao su tiểu điền đạt được chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dưới 2 ha/hộ chiếm trên 60%), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vườn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tư các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh. Như vậy, phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chưa có công trình nghiên cứu về rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền. Mặt khác, về lý luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu các công trình về sản xuất cao su với nhiều phương pháp khác nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117], Barlow [74] sử dụng phương pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây cao su. Các tác giả Jagath Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba Priya Ray [104] ngoài sử dụng phương điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, phân tích độ nhạy. Các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể [53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tác giả Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102] đánh giá các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các nguyên nhân như thời tiết, sâu bệnh, biến động giá cả, sản lượng theo mùa,... Về biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực hiện các giải pháp đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Như vậy, về lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chưa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phương hay quốc gia. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng thời kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú thêm về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và là nguồn tham khảo quan
  • 3. 2 trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài: “Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” được chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững sản xuất cao su ở tỉnh Quảng Bình. 2.1 Mục tiêu cụ thể: Xây dựng luận cứ khoa học phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su tiểu điền; phân tích thực trạng rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra nghiên cứu phân tích chuyên sâu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã Tây Trạch, xã Phú Định, thị trấn Nông trường Việt Trung và thị trấn Nông trường Lệ Ninh. 3.2.2 Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 đến năm 2014; số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014; mục tiêu, định hướng và giải pháp được nghiên cứu đề xuất đến năm 2020. 3.2.3 Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT, các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro; không nghiên cứu mối quan hệ giữa HQKT và rủi ro. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này được tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan trọng và hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh Quảng Bình. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm, phương pháp và nội dung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nước và quốc tế. 2. Những kết quả nghiên cứu của luận án được tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phương và quốc gia đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp địa phương và quốc gia. 3. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung thực hiện của đề tài.
  • 4. 3 4. Luận án đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ 6.1. Lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro - Về lý luận đã có các nghiên cứu về rủi ro trong SXNN theo 3 phương diện gồm: Các yếu tố tác động của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và những yếu tố tác động của Chính phủ các nước về chính sách cũng như về khung pháp lý. Một số nghiên cứu đề cập vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro trong SXNN với các phương pháp như: Bảo hiểm theo chỉ số, phân cấp rủi ro và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro. - Về thực tiễn các nghiên cứu bàn về rủi ro trong SXNN, đề cao vai trò và trách nhiệm của người nông dân. Mặt khác, đề cập đến khung pháp lý của Chính phủ các nước để quản lý các rủi ro; đồng thời đưa ra một số giải pháp kiểm soát rủi ro trong nông nghiệp như đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa vụ, bảo hiểm theo chỉ số. Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên thế giới và Việt Nam là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu. 6.2. Lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT - Về lý luận: Đã có các công trình nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò phát triển cao su và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su; nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sản xuất cao su kém hiệu quả, các phương pháp phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT. - Về thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất kinh doanh cao su, đặc biệt là ở các nước có thế mạnh về trồng và sản xuất cao su. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có những đặc điểm riêng biệt, vì vậy phương pháp nghiên cứu cũng như phạm trù nghiên cứu là khác nhau. Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đánh giá HQKT trên thế giới và Việt Nam là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm, phương pháp tính toán HQKT và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nội dung luận án. 6.3. Kết luận: Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhưng ở Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, trên cơ sở các lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT, luận án đã kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro và HQKT trong sản xuất cao su. Mặt khác, dựa trên thực tiễn các công trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các phương pháp, xác đối tượng phân tích rủi ro và đánh giá HQKT từ đó hình thành khung nghiên cứu và xây dựng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của luận án gồm 4 chương, 31 bảng biểu, 2 sơ đồ và 7 biểu đồ minh họa.
  • 5. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ - Khái niệm CSTĐ: Là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. CSTĐ có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ) thường trồng không tập trung, nằm rải rác quanh khu vực cư trú của nông dân [59]. - Vai trò của CSTĐ: Phát triển CSTĐ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững; là cơ sở để huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn và quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH; đồng thời thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và phù hợp với chính sách đổi mới của Nhà nước. 1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ 1.2.1 Những vấn đề chung về rủi ro - Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su: Là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất như thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,... ảnh hưởng và gây thiệt hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su. - Phân loại rủi ro sản xuất cao su theo nguồn hình thành gồm: Rủi ro sản xuất; rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường; rủi ro thể chế; rủi ro về con người; rủi ro về kỹ thuật; rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng. 1.2.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su - Khái niệm: Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của hộ trồng cao su đối với từng loại rủi ro. - Phương pháp áp dụng phân tích rủi ro: Phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp lưu đồ, phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp ma trận rủi ro. 1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU 1.3.1 Những vấn đề chung về HQKT - Khái niệm: HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. - Nội dung HQKT: Là việc xác định các yếu tố đầu vào gồm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư, đất đai,...; và xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được). - Bản chất HQKT: Xét về mặt định lượng, chính là xem xét, so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra; khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì có hiệu quả và chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao. Xét về mặt định tính, HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh; sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của HQKT có quan hệ mật thiết với nhau [18]. - Chỉ tiêu HQKT: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng. 1.3.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ
  • 6. 5 - Khái niệm: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là một phạm trù phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế mà các hộ trồng cao su bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su - Các phương pháp đánh giá HQKT: Phương pháp điều tra mẫu, phương pháp sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế - sinh học và các phương pháp đánh giá HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro. 1.4 RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN 1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong SXNN Trong SXNN có nhiều loại rủi ro tác động đến HQKT của người sản xuất. HQKT bị ảnh hưởng bởi sự tương quan giữa các yếu tố rủi ro. Trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan âm, mức độ ảnh hưởng làm giảm HQTK thấp hơn trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan dương. Mặt khác HQKT và rủi ro có mối quan hệ ngược chiều, khi người sản xuất chấp nhận rủi ro sẽ có cơ hội tạo năng suất, HQKT và ngược lại trường hợp người sản xuất không thích rủi ro thì năng suất, kết quả và HQKT đạt được thấp hơn. 1.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế CSTĐ trong bối cảnh sản xuất có rủi ro - Sự thiết phải đánh giá HQKT trong i cảnh sản xuất c rủi ro: Trong sản xuất cao su, kết quả và hiệu quả của người sản xuất thường xuyên thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động của điều kiện tự nhiên, KT - XH toàn cầu. Vì vậy, đánh giá HQKT sản xuất cao su không thể chỉ thực hiện trong trạng thái t nh mà còn phải dựa trên những điều kiện bất định trong tương lai nên cần phải tính toán các chỉ tiêu HQKT và phân tích sự biến động các chỉ tiêu này trong bối cảnh rủi ro. - Phương pháp đánh giá HQKT trong b i cảnh sản uất c rủi ro: Phương pháp điều tra, phương pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis), phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp xác suất. Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế; có địa hình dốc với 85% diện tích đất tự nhiên là vùng rừng núi, gò đồi với hệ đất xám pheralit chiếm 59,23% rất thuận lợi để trồng cây cao su. Mặt khác, tình hình kinh tế - xã hội đang đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có bước phát triển mạnh. Đây là những điệu kiện thuận lợi để phát triển cây cao su. Tuy nhiên, việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít khó khăn và thách thức do thiên tai, dịch bệnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm và khả năng hợp tác còn thấp; giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao trong lúc giá mủ cao su thường biến động giảm. 2.2. KHUNG PHÂN TÍCH Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình theo sơ đồ 2.1 xác định các nội dung thực hiện theo một trình tự thống nhất từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiếp đến xác định các phương pháp nghiên cứu để phân tích rủi ro và đánh giá HQKT, đồng thời đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá, xây dựng hệ thống giải pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
  • 7. 6 Sơ đồ 2.1 Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu: Các hộ sản xuất CSTĐ ở Thị trấn Nông Trường Việt Trung, xã Hòa Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Phú Định và Thị trấn Nông trường Lệ Ninh. 2.3.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: Tập hợp thông qua hệ thống tài liệu đã được công bố trên sách, báo, báo cáo tổng kết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh doanh cao su và CSTĐ tỉnh Quảng Bình. - Thông tin sơ cấp: Thu thập từ các hộ CSTĐ đại diện tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn thông qua hệ thống bảng câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên cứu là 200 hộ theo phương pháp thống kê phân tầng từ năm thứ 1 đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su và ứng với mỗi năm chọn 10 hộ làm đại diện, các hộ này được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu cao su, của các chuyên gia và nghiên cứu thực tiễn để ước lượng. Bên cạnh đó luận án còn điều tra số điểm, số cây và theo phân cấp bệnh để đánh giá mức độ bệnh hại trên cây vườn cao su. 2.3.3 Phƣơng pháp điều tra chuyên gia: Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học và thực tiễn, luận án tiến hành điều tra các chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý địa phương về cao su, lãnh đạo các công ty, nông trường,.. có am hiểu sâu sắc về l nh vực sản xuất kinh doanh cao su. Số mẫu điều tra là 30, cách thức điều tra là bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình.
  • 8. 7 2.3.4 Phƣơng pháp phân tích - Phương pháp phân tích th ng kê: Sử dụng tổng thể các phương pháp gồm, phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê phương pháp phân tích dãy số thời gian. - Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất: Điều tra, xác định chi phí sản xuất theo từng thời kỳ; xác định năng suất thực tế thu hoạch mủ cao su làm cơ sở tính toán giá trị sản xuất bình quân, giá trị gia tăng từ đó xác định thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của hộ trồng cao su. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Sử dụng phương pháp này theo hai cách: (1) phân tích lợi ích chi phí hàng năm cho thời kỳ KD, chi phí hàng năm gồm chi phí vật tư, dụng cụ sản xuất, lao động, khấu hao vườn cây phân bổ và chi phí tài chính phân bổ. Chi phí KTCB phân bổ đều cho các năm của thời kỳ KD; (2) phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR. Lợi ích và chí phí phát sinh ở các năm khác nhau được thực hiện theo mức chiết khấu hợp lý. Trên cơ sở đó xác định, nếu NPV > 0 thì việc đầu tư sản xuất kinh doanh cao su có hiệu quả nên thực hiện, nếu NPV < 0, đầu tư này không có hiệu quả; nếu IRR > lãi suất vay vốn thì sản xuất có hiệu quả; nếu BCR>1 các khoản thu bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra nên việc đầu tư có HQKT và BCR càng lớn thì HQKT càng cao, nếu BCR<1 các khoản thu không bù đắp được chi phí nên việc đầu tư không có hiệu quả. - Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đến năng suất mủ thu được của các hộ điều tra, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích với dạng: Y = A. x1 α1 . x2 α2 . x3 α3 . x4 α4 . x5 α5 . x6 α6 . x7 α7 . ∑ . Trong đó: Y là năng suất mủ thu được trên một ha cao su (kg/ha); x1 đến x7 lần lượt là các nhân tố phân NPK, phân chuồng, lao động, thuốc BVTV, diện tích, mật độ, tuổi vườn cây; K là biến giả xác định chủ hộ có tập huấn hay không tập huấn; D là biến giả các vùng trồng cao su; A là hằng số thể hiện tác động của các yếu tố khác đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su ngoài các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất; αi là hệ số co giãn, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào xi và biến giả tập huấn K đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su; βj là hệ số co giãn, phản ánh ảnh hưởng của biến giả vùng trồng D đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su. Trên cơ sở mô hình và số liệu điều tra, luận án sử dụng phần mềm SPSS để phân tích xử lý và đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ cao su. - Phương pháp nhận dạng rủi ro: Sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê thông qua việc tham khảo các hồ sơ lưu trữ tại các xã có trồng cao su, phòng nông nghiệp các huyện và sở NN&PTNT về những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra trong l nh vực sản xuất kinh doanh cao su, qua đó tiến hành đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất mà hộ sản xuất kinh doanh cao su phải đối mặt và phân tích các vấn đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,… - Phương pháp ma trận đánh giá rủi ro: Trên cơ sở các rủi ro đã nhận dạng, sử dụng ma trận rủi ro theo công thức: Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency)* Mức độ thiệt hại (consequency) (1*). Ma trận rủi ro này là số điểm được xác định cho từng mức độ của vấn đề và được xem xét theo số liệu điều tra khảo sát để đánh giá về tần suất các yếu tố gây rủi ro và mức độ thiệt hại đến tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ theo thang điểm đã được xác định. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm đối với từng rủi ro theo ma trận thang điểm rủi ro và tiến hành đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ rủi ro để phân loại rủi ro theo từng vùng rủi ro. Mục tiêu nhằm xác định những rủi ro nào hộ sản xuất kinh doanh cao su nên chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao; phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào, loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ,... - Phương pháp phân tích độ nhạy: Xác định những biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Luận án xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng giá mủ cao su và lãi suất cho vay ở Quảng Bình giai đoạn (2008 – 2014) đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ.
  • 9. 8 Chƣơng 3 RỦI RO VÀ HQKT SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CSTĐ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 - Thực trạng diện tích n ng suất và sản lƣợng: Tình hình phát triển CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014 được thể hiện qua Bảng 3.2, cho thấy CSTĐ tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng trưởng nhanh về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt trong khoảng 0,78 – 0,98 tấn mủ khô/ ha thấp hơn các địa phương khác như tỉnh Quảng Trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất là 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Bảng 3.2. Diện tích n ng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014 Chỉ tiêu N m Diện tích (ha) Diện tích KTCB (ha) Diện tích KD (ha) Sản lƣợng (tấn) N ng suất (tấn/ha) 2008 6.515,0 4.649,0 1.866,0 1589,0 0,85 2009 7.115,0 4.749,0 2.366,0 2.319,0 0,98 2010 8.583,0 6.117,0 2.466,0 2.219,0 0,90 2011 9.408,0 6.666,0 2.742,0 2.524,0 0,92 2012 10.365,7 7.178,5 3.187,2 3.028,0 0,95 2013 8.662,1 5.573,4 3.088,8 2.625,4 0,85 2014 10.876,8 8.200,0 2676,8 2.080,0 0,78 Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả Đánh giá tình hình phân bố CSTĐ được thể hiện qua Biểu đồ 3.2 và Biểu đồ 3.3, cho thấy CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phân bố không đồng đều, huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích và sản lượng chiếm trên 70% diện tích và sản lượng cao su toàn tỉnh. - Thực trạng đất trồng: Đất và hạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.3 Bảng 3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình STT Địa điểm Hạng đất Địa hình Độ cao tƣơng đối (m) 2 Tuyên Hoá IIb, III 2, 3,4 <400 3 Bố Trạch Ib, IIa, III 1, 2 <300 4 Quảng Ninh II III 2, 3 <200 5 Lệ Thuỷ IIb,III 2, 3 4 <200 Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp Quảng Bình
  • 10. 9 Qua Bảng 3.3, cho thấy tỉnh Quảng Bình chỉ có 5 huyện có đất trồng được cây cao su. Tuy nhiên, có sự phân bố nhiều thứ hạng đất trên một địa bàn gây khó khăn lớn đối với công tác tổ chức sản xuất vì từng loại đất khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau. - Thực trạng quy mô: Quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.4 cho thấy, các hộ có quy mô dưới 2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 49% diện tích, hộ có quy mô trên 4 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 7,5%. Đặc điểm quy mô này không thuận lợi cho việc đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bảng 3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình n m 2014 STT Quy mô bình quân hộ (ha) Hộ nông dân Diện tích Số hộ % Ha % 1 <2 3.204 69,8 5.962,6 54,8 2 2-4 1.085 23,7 3.578,3 32,9 3 >4 298 6,5 1.335,9 12,3 Tổng cộng 4.587 100,0 10.876,8 100,0 Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình và số liệu điều tra năm 2014 - Thực trạng giống: Tình hình sử dụng giống tại các hộ CSTĐ Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.5 cho thấy, kể từ năm 2005 trở về trước giống trồng cao su có nguồn gốc không rõ ràng chiếm gần 50%, từ năm 2014 giống không có nguồn gốc rõ ràng giảm chỉ chiếm 10,15% diện tích sản xuất; tỷ lệ lẫn giống thấp. Bảng 3.5. Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình STT Giống N m 2005 N m 2014 Diện tích Tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ % 1 GT1 645,95 14,64 375,3 3,45 2 RRIM 600 421,18 9,55 2.078,3 19,11 3 PB 235 264,77 6,00 78,4 0,72 4 VM 515 289,85 6,57 0 0,00 5 RRIV 6 2,38 0,05 696,6 6,40 6 RRIV 4 59,12 1,34 3.275,6 30,12 7 PB 260 - - 2.596,4 23,87 8 PB 86 - - 796,6 7,32 9 Không rõ nguồn gốc 2.728,95 61,85 979,6 9,01 Cộng 4.412,20 100,00 10.876,8 100,00 Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Sở NN&PT NT Quảng Bình 3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát được thể hiện qua Bảng 3.6 (tổng hợp từ Bảng 3.6, Bảng 3.7 và Bảng 3.8 trong luận án), cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có các điều kiện thuận lợi phát triển cao su như độ tuổi, kinh nghiệm, kiến thức tập huấn, diện tích đất trồng cao su, lao động và vốn đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa các chủ hộ thấp, bình quân lớp 8 nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và các phương pháp canh tác có hiệu quả; công tác đầu tư chăm sóc, bón phân chưa được người sản xuất chú trọng nên mức bón phân thường thấp hơn và không đúng với quy trình khuyến cáo, đây là nguyên nhân chính làm CSTĐ phát triển kém, sâu bệnh và giảm năng suất.
  • 11. 10 Bảng 3.6 Đặc điểm cơ bản của các hộ CSTĐ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ/hộ 1. Số hộ điều tra Hộ 200 2. Tuổi chủ hộ Tuổi 39,91 3. Trình độ văn hoá Lớp 8 4. Số năm kinh nghiệm trồng cao su 5. Tham gia tập huấn Năm % 11,9 76 6. Diện tích đất đang sử dụng 7. Diện tích đất trồng cao su ha ha 2,65 1,96 8. Tình hình lao động Người 3,14 9. Cơ cấu vốn đầu tư Ngđ 52.512 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình 3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình - Rủi ro thiên tai, thời tiết: Tình hình gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vườn CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1983 – 2014 thể hiện qua Bảng 3.10, cho thấy sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng xác suất xảy ra thấp nên việc phát triển CSTĐ là hợp lý nhưng sản xuất cần tuân thủ khuyến cáo và quy hoạch để đảm bảo có hiệu quả, giảm rủi ro. Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn CSTĐ tỉnh Quảng bình giai đoạn 1983 - 2014 Cấp gió bão Tần số xuất hiện Mức độ diện tích vườn cao su bị thiệt hại (%) Khả năng xảy ra trong 31 năm Từ cấp 12 trở lên 2 40 - 60 0,064 10->11 2 20 - <40 0,064 8->9 3 10 - <20 0,097 6->7 8 2 - <10 0,258 Từ cấp 5 trở xuống 28 <2 0,903 Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả - Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Sâu bệnh hại cây cao su ở tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua Bảng 3.12 cho thấy, bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh là cao nhất, các bệnh khác thấp hơn nhưng tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên 50% cá thể điều tra nên người sản xuất cần quan tâm phòng trừ. Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình Loại Bệnh Số cá thể điều tra (Cây) Số cá thể bị hại (Cây) Tỷ lệ bệnh (%) Mức độ bị bệnh (%) Phấn trắng 50 35 70 76,4 Héo đen đầu lá 50 32 64 67,2 Loét sọc mặt cạo 100 75 75 71,71 Corynespora 50 30 60 60,04 Rụng lá mùa mưa 50 25 50 48,4 Nứt vỏ xì mủ 250 130 52 52,8 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
  • 12. 11 Về sâu hại, kết quả phân tích cho thấy sâu hại hiện có mức độ ảnh hưởng không cao và không lớn đến vườn cây cao su so với bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại nguy hiểm như nhện đỏ, châu chấu [42]. - Rủi ro giống: Thực trạng sử dụng giống tại các hộ CSTĐ điều tra ở Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng cao các loại giống có khả năng kháng gió bão là thấp, giống cho năng suất cao nhưng khả năng chống gió, bão và sâu bệnh kém dẫn đến mức độ ảnh hưởng và tổn thất lớn khi gặp rủi ro do gió bão và sâu bệnh. Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Giống Diện tích (ha) Tỷ lệ % - GT1 17,3 4,41 - RRIM 600 75,2 19,18 - RRIV 6 12,7 3,24 - RRIV 4 112,3 28,65 - PB 260 120,5 30,74 - Không rõ nguồn gốc 54 13,78 Cộng 392,00 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 - Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kết quả phân tích tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác tại các hộ CSTĐ điều tra cho thấy, các hộ sản xuất chưa áp dụng đúng kỹ thuật trong khâu trồng gây nhiều rủi ro khi gặp gió bão và sâu bệnh. Nguyên nhân, do sản xuất CSTĐ ở Quảng Bình mang tính tự phát, công tác sản xuất không tuân thủ theo quy trình, khuyến cáo; chưa có các biện pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro [43], [66]. - Rủi ro thị trường và tài chính đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ: Thực trạng giá mủ cao su và lãi suất tiền vay giai đoạn 2008 – 2014 thể hiện qua Biểu đồ 3.5 cho thấy, sản xuất kinh doanh CSTĐ gặp nhiều rủi ro thị trường và tài chính. Trong đó, giá mủ cao su có mức rủi ro lớn nhất do biến động thất thường và có xu hướng giảm. Cụ thể giá thấp năm 2008 và đầu năm 2009, tăng cao cuối năm 2009 đến đầu năm 2011 và giảm mạnh từ năm 2011 đến nay. Về rủi ro tài chính chủ yếu là do lãi suất tín dụng thay đổi, các hộ CSTĐ có mức vay vốn sản xuất lớn nên việc biến động lãi suất tăng sẽ gây ra rủi ro. Hiện nay, lãi suất cho vay sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình tương đối thấp và ổn định, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2014 lãi suất tín dụng có sự biến động lớn nên gây nhiều rủi ro cho các hộ sản xuất. Biểu đồ 3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014 Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả 6,2 6,9 13 20,3 13,5 10,8 10 17 17,5 11,5 12,5 15 10 9 0 5 10 15 20 0 5 10 15 20 25 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Giá (Nghìn đồng/kg mủ nước) Lãi suất (%)
  • 13. 12 3.2.2.2 Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình Kết quả phân tích rủi ro xác định các vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.15. Bảng 3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Vùng rủi ro Tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh rủi ro Phá sản Không c hiệu quả Hiệu quả thấp Hiệu quả Hiệu quả cao Chấp nhận Rét hại, nắng hại, các loại bệnh như rụng lá, nấm hồng sâu, mối, rệp, sáp, sên; kỹ thuật khai thác không đảm bảo; giá các yếu tố đầu vào tăng. Các loại sâu như mối, rệp sáp, sên Không gặp rủi ro Chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu Gió bảo mạnh, cháy rừng, bệnh phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá, bệnh loét sọc mặt cạo, rụng lá corynespora, các rủi ro do giống, thiết kế lô hàng và hướng trồng, mật độ và khoản cách, vành đai bảo vệ, giữ ẩm và giữ ấm, cắt bỏ chồi thường xuyên, chủ quan phòng cháy, quản lý vườn buông lỏng, Rét hại, nắng hại, các loại bệnh như rụng lá, nấm hồng sâu, mối, rệp, sáp, sên; kỹ thuật khai thác không đảm bảo; giá các yếu tố đầu vào tăng. Các loại sâu gây hại như: mối, rệp sáp, sên Không chấp nhận Tất cả các loại rủi ro Nhu cầu thị trường thay đổi Nhu cầu thị trường thay đổi Giá bán sản phẩm giảm, nhu cầu thị trường thay đổi. Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Bảng 3.15 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều rủi ro. Để lựa chọn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả cao thì phải đối mặt với rủi ro do gió bảo mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ nghiêm trọng khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên phân loại rủi ro này trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Đối với các loại rủi ro do các bệnh hại, do giống, do giá các yếu tố đầu vào tăng có mức ảnh hưởng từ thấp đến khá cao việc đạt hiệu quả và hiệu quả cao nên các rủi ro này phân ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Đối với rủi ro giá bán sản phẩm giảm có mức ảnh hưởng đến hiệu quả cao nên nằm trong vùng không chấp nhận. 3.2.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng các iện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.16 cho thấy, mức độ sử dụng các biện pháp giảm thiểu chưa cao. Trong đó, thấp nhất là biện pháp trồng đai rừng và các loại cây chắn gió có tỷ lệ hộ không sử dụng là 90%, kế đến là chọn giống có khả năng chống gió, có tỷ lệ hộ không sử dụng là 85%. Bên cạnh đó, đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, rủi ro giống thể hiện qua Bảng 3.17 và Bảng 3.18 cho thấy, các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức độ sử dụng các biện pháp giảm thiểu chưa cao, trong đó biện pháp chọn giống kháng bệnh tốt có tỷ lệ không sử dụng là cao nhất 50% và biện pháp chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh có tỷ lệ không sử dụng là 30% và sử dụng ở mức
  • 14. 13 trung bình là 60%, tỷ lệ hộ không sử dụng biện pháp giống được khuyến cáo và giống phù hợp với thời tiết, đất đai còn cao. Bảng 3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai thời tiết của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Mức độ sử dụng Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ % % % 1.Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió 0 0 20 10 180 90 2. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 80 40 60 30 3. Giống được khuyến cáo sử dụng ở Quảng Bình 50 25 70 35 80 40 4. Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình 50 25 126 63 24 12 5. Chọn giống có khả năng chống gió 0 0 30 15 170 85 6. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật 10 5 120 60 70 35 7. Áp dụng biện pháp khắc phục vườn cao su 50 25 140 70 10 5 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Bảng 3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Mức độ sử dụng Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ % % % 1. Chọn giống kháng bệnh tốt 0 0 90 45 110 55 2. Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh 20 10 120 60 60 30 3. Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ 50 25 150 75 0 0 4. Tăng cường công tác chăm sóc 60 30 120 60 20 10 5. Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 70 35 82 41 48 24 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Bảng 3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Mức độ sử dụng Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ % % % 1. Giống có nguồn gốc rõ ràng 60 30 100 50 40 20 2. Giống được khuyến cáo sử dụng 20 10 90 45 90 45 3. Giống cho năng suất cao 30 15 150 75 20 10 4. Giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình 50 25 80 40 70 35 5. Giống phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng 10 5 130 65 60 30 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
  • 15. 14 Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật thể hiện qua Bảng 3.19 cho thấy, các hộ sản xuất chưa có nhiều biện pháp và các mức độ sử dụng các biện pháp còn thấp, cụ thể là các biện pháp áp dụng đúng kỹ thuật khai thác, kỹ thuật chăm sóc. Bảng 3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Mức độ sử dụng Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ % % % 1. Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác 70 35 82 41 48 24 2. Thực hiện đúng QTKT về công tác trồng 20 10 130 65 50 25 3. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật 10 5 80 40 110 55 4. Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao su 10 5 120 60 70 35 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường và tài chính thể hiện qua Bảng 3.20 cho thấy, tình hình sử dụng các biện pháp là rất thấp, trong đó biện pháp mua bảo hiểm có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là 100%, biện pháp sản xuất cao su theo hợp đồng có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là 90%. Bảng 3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi ro tài chính của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Mức độ sử dụng Các biện pháp sử dụng Nhiều Trung bình Không sử dụng Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ Tần số (người) Tỷ lệ % % % 1. Thu thập thông tin đầy đủ 30 15 80 40 90 45 2. Sản xuất cao su theo hợp đồng 0 0 20 10 180 90 3. Mua bảo hiểm 0 0 0 0 200 100 4. Có sự can thiệp của chính quyền địa phương 30 15 80 40 90 45 5. Giảm tỷ trọng vốn vay 10 5 70 35 120 60 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Kết quả phân tích trên cho thấy, các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có xu hướng hành xử trung tính hoặc ít ưa thích với rủi ro do thiên nhiên, dịch bệnh,.. và thái độ đối với rủi ro còn thiếu nghiêm túc; họ biết khi sản xuất kinh doanh cao su với chu kỳ sản xuất dài sẽ gặp nhiều rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh và thị trường nhưng mức độ quan tâm của họ là không cao nên có mức độ không sử dụng hoặc sử dụng ở mức trung bình các biện pháp để giảm thiểu rủi ro. 3.2.3 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình 3.2.3.1 Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra thể hiện qua Bảng 3.21 cho thấy, các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có quy mô sản xuất thấp, bình quân 1,96 ha/hộ; năng suất đạt được chưa cao, bình quân đạt 9,6 tạ mủ khô/ha thấp hơn so với năng suất bình quân chung của ngành cao su Việt Nam (năm 2012 là 17,1 tạ mủ khô/ha) và cao su quốc doanh ở Quảng Bình (11,2 tạ mủ khô/ha).
  • 16. 15 Bảng 3.21. Diện tích n ng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQ chung Diện tích trồng Ha 1,96 Diện tích thu hoạch Ha 1,2 Năng suất (mủ khô) Tạ/ha 9,65 Sản lượng (mủ khô) Tấn 0,965 Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014 3.2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra Chi phí đầu tư cho 1 ha sản xuất CSTĐ được chia thành hai thời kỳ, thời kỳ KTCB thể hiện qua Bảng 3.22 và thời kỳ KD thể hiện qua Bảng và Bảng 4 của Phụ lục 6 phân tích cho thấy. - Thời kỳ KTCB: Thời kỳ này kéo dài trong 7 năm có tổng chi phí là 68.510 nghìn đồng. Trong đó, năm 1 là năm có chi phí cao nhất do đây là năm đầu tư ban đầu nên chịu nhiều khoản đầu tư lớn so với các năm còn lại như chi phí về giống, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc,… Tổng chi phí đầu tư 1 ha cao su năm đầu tiên là 16.670 nghìn đồng đã trừ đi khoản tiền được hỗ trợ, trong đó chi phí lao động chiếm 67,5%, chủ yếu là chi phí khai hoang làm đất và trồng mới. - Thời kỳ KD: Thời kỳ này có thêm phần chi phí khấu hao giá trị vườn cây là các khoản đầu tư trong 7 năm thời kỳ KTCB của 1 ha cao su và lãi tiền vay hàng năm do mức vay vốn bình quân 1 ha là 18.000.000 đồng với lãi suất bình quân là 9% trong 1 năm thì hàng năm các hộ gia đình phải trả khoản tiền vay là 1.620.000 đồng. Tổng hợp chi phí thời kỳ KD, cho thấy chi phí bình quân năm mỗi ha cao su tăng hơn rất nhiều so với thời kỳ KTCB do thời kỳ này vườn cao su khai thác nên tăng chi phí vật tư, lao động, bổ sung chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khấu hao vườn cây. Bảng 3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB (ĐVT:1000đ) Chỉ tiêu N m 1 N m 2 N m 3 N m 4 N m 5 N m 6 N m 7 Tổng I. Chi phí vật tư 5.400 3.965 3.825 4.140 4.245 4.350 4.495 30.420 1. Giống 3.000 350 3.350 2. Phân bón 1.050 1.365 1.575 1.890 1.995 2.100 2.245 12.220 3. Thuốc BVTV 1.350 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 2.250 14.850 II. Chi lao động 11.250 2.700 2.700 2.700 2.700 3.000 3.300 28.350 III. Chi lãi vay 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 1.620 11.340 IV. Tiền được hỗ trợ - 1.600 -1.600 Tổng chi phí 16.670 8.285 8.145 8.460 8.565 8.970 9.415 68.510 Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán của tác giả thể hiện qua Bảng 5 ở Phụ lục 6 cho thấy: Giá trị sản xuất vườn cao su (GO) có xu hướng tăng nhanh qua các năm kể từ năm thứ 8 đến năm thứ 20 và từ năm thứ 21 trở về sau, giá trị sản xuất có xu hướng giảm xuống, giảm nhẹ từ năm thứ 21 đến năm thứ 26 và giảm mạnh từ năm 27 đến năm 30. Chi phí trung gian (IC) năm bắt đầu thời kỳ kinh doanh là lớn nhất do năm này phải đầu tư dụng cụ khai thác, những năm tiếp theo thấp hơn và tương đối ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 19 trở về sau thời kỳ KD, IC có xu hướng giảm nhiều do chi phí thuê nhân công, chi phí vật tư và các chi phí khác. Thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân 1 ha cao su trong một năm
  • 17. 16 thời kỳ KD tăng dần qua các năm kể từ năm bắt đầu khai thác, năm khai thác thứ 9 đạt 31.686 nghìn đồng tăng 2,4 lần so với năm khai thác thứ 1 và tăng dần đến đỉnh điểm là năm thứ 12 đạt 49.760 nghìn đồng tăng 3,8 lần. Kể từ năm thứ 13 trở về các năm sau MI có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, chỉ giảm mạnh kể từ năm khai thác thứ 19 (vườn cao su có số năm sản xuất 26 năm) đến khi vườn cao su thanh lý, giai đoạn này MI giảm trên 3,3 lần. Lợi nhuận kinh tế (LN) 1 ha cao su bình quân trong 1 năm của vườn cây khai thác ở các độ tuổi khác nhau có sự khác nhau. LN đạt thấp nhất là năm đầu tiên thời kỳ KD, vì thời gian này khai thác bói vườn cây nên sản lượng mủ còn thấp, trong khi đó phần chi phí khá cao do phải đảm bảo chất lượng vườn cây cho các năm khai thác sau này. Kể từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 21, LN có xu hướng giảm xuống và bắt đầu giảm mạnh từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 24. 3.2.3.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra - Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu GO/IC, MI/IC, LN/IC: Kết quả phân tích cho thấy, kể từ năm bắt đầu khai thác cứ đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,39 đồng thu nhập hỗn hợp. Kể từ năm khai thác thứ hai trở về sau giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp không ngừng tăng lên, cụ thể, năm này cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,91 đồng lợi nhuận và năm thứ 3 là 2,21 đồng và giữ mức lợi nhuận cao cho đến năm khai thác thứ 12 và kể từ năm khai thác thứ 13 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra mới có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 1,84 đồng và giảm mạnh đến năm sản xuất thứ 27 chỉ đạt 0,87 đồng và đến năm sản xuất thứ 30 thì vườn cao su hầu như không còn đem lại lợi nhuận. - Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C: Để thực hiện đánh giá các chỉ tiêu này, luận án sử dụng mức giá mủ cao su, lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT cho các hộ nông dân vay sản xuất kinh doanh và số liệu điều tra hộ CSTĐ năm 2014. Kết quả phân tích tính toán và tổng hợp ở Bảng 3.25 cho thấy, với lãi suất chiết khấu là 9% xác định NPV đạt 80.147ngđ/ha; IRR = 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ và B/C = 1,36> 0. Điều này nói lên rằng, tỷ số giữa khoản thu nhập, với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,36 lần. Bảng 3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau Lãi suất chiết khấu NPV (1000đ) 0,08 99.723 0,09 80.147 0,10 63.893 0,13 29.523 0,14 21.537 0,16 9.122 0,17 4.315 0,18 243 0,19 -3.209 IRR = 18% Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Kết quả đánh giá trên cho thấy, sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình hiện đang có hiệu quả, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và đời sống của người nông dân đang dần được cải thiện. 3.2.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân t đến HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình Kết quả phân tích xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.26 và phương trình (**), cho thấy các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất mủ cao su. Mặt khác xem xét các nhân tử phóng đại
  • 18. 17 phương sai (Variance inflation factor - VIF), ta thấy giả thiết đặt ra có VIF nằm trong khoảng từ 1 đến 5 nhỏ hơn 10, tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến từ đó kết luận giả thuyết đặt ra phù hợp với mô hình. Bảng 3.26. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb-Douglas Tên biến Mức độ ảnh hƣởng t-Stat P-value VIF Hằng số (LnA) Constant 1,643 1,338 0,184 X1 - Phân NPK 0,134 2,188 0,031 1,7 X2 - Phân chuồng 0,409 4,454 0,000 2,1 X3 - Lao động 0,360 2,076 0,040 3,2 X4 - Thuốc BVTV 0,413 4,192 0,000 3,0 X5 - Diện tích 0,071 3,004 0,003 1,1 X6 - Mật độ -0,253 -2,234 0,027 1,1 X7 – Tuổi 0,010 3,358 0,001 1,8 K - Tập huấn 0,048 2,613 0,010 1,1 D1 - xã Tây Trạch 0,144 2,947 0,004 5,4 D2 - xã Hòa Trạch 0,142 3,080 0,003 4,6 D3 – TT nông trường Việt Trung 0,181 4,192 0,000 4,1 D4 – TT nông trường Lệ Ninh 0,160 4,231 0,000 2,9 R2 0,864 F 62,176 0,000 Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014 Phương trình hồi quy bằng phương pháp OLS thể hiện qua mô hình (**): Y = 1,643. X1 0,134 .X2 0,409 . X3 0,36 . X4 0,413 .X5 0,071 .X6 (-0,253) . X7 0,01 . Phân tích hệ số αi của các biến cho thấy đều dương với mức ý ngh a thống kê trên 95%, ngoại trừ hệ số αi của biến mật độ âm với mức ý ngh a thống kê 95%. Như vậy, loại trừ biến mật độ, các biến đưa vào mô hình đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với mức ngh a αi <5% tức là độ tin cậy của các biến giải thích là trên 95%. Ngoài các yếu tố trên, thì vùng trồng cũng ảnh hưởng đến năng suất mủ cao su, kết quả phân tích 5 vùng trồng cho thấy năng suất sản xuất vườn CSTĐ ở thị trấn nông trường Việt Trung cho năng suất cao hơn các vùng khác và vườn cao su ở Xã Phú Định cho năng suất thấp nhất. Kết quả phân tích trên cho thấy mỗi yếu tố đầu vào có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cả quá trình sản xuất, nếu hộ gia đình biết đầu tư lượng phân bón hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo mật độ trồng phù hợp ... thì năng suất sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó sẽ có giới hạn nhất định theo định mức kỹ thuật và không phải cứ tăng liên tục các yếu tố đầu vào kết quả sẽ tăng lên tương ứng. 3.2.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro 3.2.4.1 Đánh giá chung HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình trong i cảnh rủi ro Kết quá đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến lợi nhuận hộ trồng cao su qua Bảng 3.27 cho thấy, trong bối cảnh rủi ro, HQKT bị tác động mạnh tùy từng loại rủi ro; rủi ro thiên tai, thời tiết khi xảy ra gây tổn thất ở mức lớn nhất, kế đến là rủi ro do kỹ thuật canh tác, do sâu bệnh hại, giống và giá bán sản phẩm.
  • 19. 18 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro Loại rủi ro Tần số (ngƣời) Tỷ lệ (%) Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận hộ trồng CSTĐ(%) Lớn nhất (maximum) Nhỏ nhất (minimum) Trung bình (mean) Thiên tai, thời tiết 200 100 100 4 26,83 Sâu bệnh hại 200 100 30 1 8,28 Giống 177 88,5 20 1 5,11 Kỹ thuật canh tác 197 98,5 35 2 12,26 Giá giống 177 88,5 5 0,03 0,84 Giá thuốc hóa học 200 100 7 0,09 1,5 Giá phân bón 200 100 7 0,1 1,6 Giá nhân công 200 100 10 0,2 2,2 Giá bán sản phẩm giảm 198 99 20 1 7,54 Nhu cầu thị trường thay đổi 0 0 - - - Thiếu vốn sản xuất 200 100 15 0,5 6,54 Lãi suất vay tăng 200 100 17 0,5 6,34 Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014 3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong b i cảnh rủi ro giá án sản phẩm Kết quả phân tích giá trị NPV mô hình CSTĐ theo sự biến thiên giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014 thể hiện qua Biểu đồ 3.6 cho thấy với mức lãi suất cho vay là 9%, khả năng để NPV 1 ha CSTĐ lớn hơn 0 là khá cao, chiếm 98%. Xét mối quan hệ trực tiếp giữa giá và NPV cho thấy, giá cả tác động mạnh đến sự thay đổi của NPV. Với khoảng giá thay đổi từ 6.000đ/kg đến 20.000đ/kg, giá trị NPV thay đổi khoảng từ -28.495 đến 383.706 nghìn đồng với giá trị trung bình là 181.416 nghìn đồng. Điều này kết luận, giá mủ cao su có liên quan trực tiếp đến giá trị NPV thu được và mức phụ thuộc của NPV vào giá cả là cao. Biểu đồ 3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 3.2.4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong điều kiện rủi ro lãi suất vay v n
  • 20. 19 Kết quả phân tích giá trị NPV của mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình theo sự biến thiên lãi suất cho vay giai đoạn 2008 - 2014 và giá bán mủ cao su năm 2014 là 10.000đ/kg ở Biểu đồ 3.7 cho thấy, lãi suất cũng ảnh hưởng đến giá trị NPV thu được. Tuy nhiên, biên độ về khoảng giá trị mà NPV dao động do lãi suất chỉ trong khoảng từ 1.168 đến 79.781 nghìn đồng, thấp hơn so với sự ảnh hưởng của giá bán và với mức giá 10.000 đồng thì NPV > 0 trong mọi trường hợp của lãi suất biến động theo giai đoạn 2008 - 2014. Biểu đồ 3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2014 Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Như vậy, phân tích giá trị NPV theo sự biến động của lãi suất và giá giai đoạn 2008 – 2014 cho kết quả khả quan. Hầu hết NPV thu được của mô hình CSTĐ đều lớn hơn 0 trong các trường hợp. Khi xét các khoảng NPV cụ thể, mà tại đó người nông dân mong muốn đạt được thì kết quả về độ tin cậy vẫn cao, để đạt mức NPV ở từng trường hợp đều có xác suất lớn hơn 50%. Qua đó kết luận, sản xuất kinh doanh CSTĐ dù có gặp rủi ro nhưng vẫn đem lại HQKT nếu mức giá cả và lãi suất vẫn dao động quanh mức của năm 2014. 3.2.4.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong i cảnh rủi ro giá án sản phẩm và lãi suất vay v n Bảng 3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai đoạn 2008 – 2014 Giá (Nghìn đồng) Lãi suất (%) 6,2 6,9 13,0 20,3 13,5 10,8 10 17,0 -35.483 -28.543 35.833 112.528 41.086 12.720 4.315 17,5 -35.609 -28.255 31.940 104.321 36.897 10.127 2.194 11,5 -34.498 -19.958 106.747 258.377 117.132 61.050 44.433 12,5 -35.208 -22.447 88.754 221.831 97.869 48.648 34.065 15,0 -35.845 -26.515 54.794 152.098 61.459 25.470 14.806 10,0 -32.697 -14.904 140.148 325.702 152.857 84.227 63.893 9 -30.836 -10.392 167.765 380.970 182.368 103.512 80.147 Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
  • 21. 20 Phân tích NPV theo sự biến thiên đồng thời của giá bán mủ và lãi suất cho vay giai đoạn 2008-2014 thể hiện qua Bảng 3.28 với mức giá mủ cao su từ 7.000đ/kg trở lên thì NPV trong các trường hợp này đều dương, thậm chí trong trường hợp lãi suất cho vay lên cao nhất như năm 2009 là 17,5% thì NPV vẫn lớn hơn 0 trong tất cả các trường hợp giá cao su lớn hơn 10.000đ. Tuy nhiên, mức giá hiện nay đang duy trì ở mức 10.000đ/kg, vì vậy NPV dương và có giá trị lớn. Kết quả phân tích trên cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su như giá bán, lãi suất,...gây rủi ro và tổn thất cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tươi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều dương, kết quả này phản ánh việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có HQKT cao. 3.2.4.5 Phân tích kịch bản giá án và lãi suất cho vay với CBA của mô hình CSTĐ Bảng 3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ Quảng Bình theo kịch bản Kịch bản NPV (1.000đ/ha) IRR (%) BCR (lần) Giá 10.000đ và lãi suất 9% (2014) 80.147 18% 1,36 1. Giá thay đổi, lãi suất 9% - Giảm 10% 50.941 15,3% 1,23 - Giảm 15% 36.338 13,7% 1,17 - Giảm 20% 21.735 12,02% 1,10 - Tăng 10% 109.353 20,4% 1,50 - Tăng 15% 123.956 21,46% 1,56 - Tăng 20% 138.559 22,19% 1,63 2. Lãi suất thay đổi, giá cố định 10.000đ - Tăng 10% 65.387 18,00% 1,33 - Tăng 15% 58.871 18,07% 1,31 - Tăng 20% 52.864 18,00% 1,29 - Giảm 10% 97.595 18,00% 1,40 Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay đến CBA sản xuất CSTĐ thể hiện qua Bảng 3.29 cho thấy NPV, IRR và BCR khá nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên khả năng để NPV<0 trong tất cả các tình huống là khá thấp, ngay cả khi lãi suất giảm nhiều (20%), sản xuất CSTĐ vẫn có lợi nhuận. Trong khi đó, với mức giá tăng đồng ngh a với doanh thu tăng, thì các chỉ số NPV, IRR và BCR cũng tăng. Tương tự, mức lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến các chỉ số NPV và BCR, tuy nhiên đối với IRR thì mức thay đổi không quá rõ rệt. Như vậy, khi so sánh với kịch bản năm 2014, mặc dù các chỉ tiêu CBA thay đổi theo sự tăng giảm của các yếu tố về giá cũng như lãi suất chiết khấu nhưng NPV luôn lớn hơn 0. 3.2.5 Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình 3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Kết quả phân tích ở Bảng 3.30, cho thấy các ý kiến đều thống nhất đánh giá rủi ro do gió, bão sẽ gây ảnh hưởng và tổn thất cao nhất đến lợi nhuận hộ sản xuất CSTĐ và có trên 80% ý kiến đánh giá rủi ro giá đầu ra giảm là một yếu gây tổn thất ở mức khá cao đến cao. Về các rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật canh tác, giá đầu vào tăng, hầu hết các ý kiến đều thống nhất sự ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức trung bình đến khá cao.
  • 22. 21 Bảng 3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Các loại rủi ro Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận Cao Khá cao Trung bình Thấp 1. Thiên tai Tần suất (người) 23 7 - - Tỷ lệ (%) 23,3 76,7 - - 2. Sâu bệnh hại Tần suất (người) 6 8 14 2 Tỷ lệ (%) 20 26,7 46,7 6,7 3. Giống Tần suất (người) 4 7 10 9 Tỷ lệ (%) 13,3 23,3 33,3 30,0 4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (người) 6 11 10 3 Tỷ lệ (%) 20 36,7 33,3 10 5. Giá đầu vào tăng Tần suất (người) 1 5 15 9 Tỷ lệ (%) 3,3 16,7 50,0 30,0 6. Giá đầu ra giảm Tần suất (người) 15 10 4 1 Tỷ lệ (%) 50 33,3 13,3 3,3 7. Lãi vay tăng Tần suất (người) 5 11 12 2 Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 40,0 6,7 Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014 3.2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Kết quả phân tích qua Bảng 3.31, cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chưa có biện pháp phòng chống hay giảm thiểu rủi ro thiên tai, rủi ro giá đầu ra giảm và rủi ro do lãi vay tăng. Tuy nhiên đã sử dụng biện pháp để giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại, giống và kỹ thuật canh tác. Bảng 3.31. Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình Các loại rủi ro Mức độ sử dụng Cao Khá cao Trung bình Thấp 1. Thiên tai Tần suất (người) - - 8 22 Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3 2. Sâu bệnh hại Tần suất (người) 6 10 13 1 Tỷ lệ (%) 20,0 33,3 43,3 3,3 3. Giống Tần suất (người) 5 11 13 1 Tỷ lệ (%) 16,7 36,7 43,3 3,3 4. Kỹ thuật canh tác Tần suất (người) 4 11 15 - Tỷ lệ (%) 13,3 36,7 50,0 - 5. Giá đầu vào tăng Tần suất (người) - 12 16 - Tỷ lệ (%) - 43,3 56,7 - 6. Giá đầu ra giảm Tần suất (người) 1 1 12 16 Tỷ lệ (%) 3,3 3,3 40,0 53,3 7. Lãi vay tăng Tần suất (người) - - 8 22 Tỷ lệ (%) - - 26,7 73,3 Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
  • 23. 22 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 4.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 4.1.1 Cơ hội thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam: Cao su Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển sản xuất và xuất khẩu là do cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều l nh vực, ngành cao su được nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do khác. Bên cạnh đó, sản xuất cao su phải đổi mặt với nhiều khó khăn và thách thức là do cao su là mặt hàng chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với nguồn cao su nguyên liệu nhập khẩu và với các sản phẩm cao su của các nước cùng xuất khẩu vào thị trường được ưu đãi thuế, kinh tế thế giới phục hồi yếu, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm hơn nguồn cung. 4.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình: Mở rộng diện tích, đẩy mạnh công tác khuyến nông, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. 4.1.3 Thực trạng sản xuất CSTĐ tỉnh Quảng Bình: CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng không ngừng tăng nhanh góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, năng suất và hiệu quả chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị, Nghệ An. Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh. 4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan 4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch Chính quyền địa phương cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu phát triển CSTĐ; khuyến khích, tạo điều kiện người dân phát huy tối đa nguồn lực và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”; thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước đã ban hành như chính sách; đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển cao su đến năm 2020; quy hoạch cụ thể các vùng trồng được cao su và khuyến cáo kỹ thuật sản xuất phù hợp với từng vùng trồng. 4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật Chính quyền các cấp cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn; cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ. Mặt khác, phải có quy hoạch và kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su mở rộng thêm diện tích. Mặt khác, cần hỗ trợ người sản xuất nâng cao kỹ thuật sản xuất thông qua việc mở các lớp tập huấn về kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho người sản xuất làm đúng kỹ thuật. Đồng thời phải đầu tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến. 4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro
  • 24. 23 Chính quyền địa phương phải khuyến cáo cho người sản xuất về các loại rủi ro thường gặp trong quá trình sản xuất cao su; các biện pháp cần thiết để phòng và giảm thiểu các loại rủi ro này. Các cơ quan khuyến nông cần hướng dẫn cho người dân sản xuất các giải pháp phòng và giảm thiểu các loại rủi ro. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây cao su để có những khuyến cáo và hướng dẫn người sản xuất. 4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình Chính quyền địa phương các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào; phát triển hệ thống thông tin thị trường và dự báo; phát triển chính sách hỗ trợ hộ sản xuất CSTĐ và triển khai lồng ghép xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp. 4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết Chính quyền địa phương cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định vùng nguyên liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn. 4.2.2 Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền 4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Người sản xuất cao su cần phải có lòng tin về hiệu quả mô hình CSTĐ, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích; tạo dựng cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đảm bảo định mức kinh tế kỹ thuật; thay đổi tập quán canh tác; mạnh dạn liên kết đầu tư công nghệ trong quá trình sản xuất, khai thác và quản lý cây trồng. 4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất Người sản xuất cao su phải có tâm lý làm đúng QTKT như một thói quen, tránh hiện tượng xem nhẹ, chỉ thấy được lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây; phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và khai thác; tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng QTKT từ khâu chọn giống, chọn đất, bón phân và chế độ dinh dưỡng cho cây, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, cho đến khâu khai thác. 4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất Đảm bảo giảm chi phí sản xuất thông qua việc tổ chức tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm đầu ra, kỹ thuật sản xuất và khai thác. Đồng thời tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất, liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ với nhau, sản xuất tập trung qui mô lớn, giá thành cạnh tranh. 4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió phù hợp về chiều cao, diện tích và khoảng cách; trồng cao su đúng thời vụ và đúng QTKT; rà soát và đánh giá lại chính xác diện tích, tỷ lệ thiệt hại và có biện pháp khôi phục vườn cao su; đồng thời tham gia bảo hiểm cho vườn cao su. 4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu ệnh hại Cần thường xuyên tham gia tập huấn QTKT phòng trừ sâu, bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm tra vườn cây cao su để sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại nhằm phòng trừ đúng QTKT; lựa chọn giống có khả năng kháng bệnh cao, sử dụng thuốc đặc hiệu với các loại sâu, bệnh hại. 4.2.2.6 Giải pháp ây dựng mô hình nông lâm kết hợp Thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận dụng diện tích khi cây cao su chưa khép tán, tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu nhập do vườn cây cao su trong thời KTCB. Công tác này phải thực hiện phù hợp với đặc điểm từng vùng trồng.
  • 25. 24 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình cho các kết luận sau: 1. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhưng ở tỉnh Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong SXNN; chưa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa phương hay quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất cao su; đồng thời, xây dựng khung nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. 2. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao su và CSTĐ. CSTĐ đã có sự phát triển mạnh, diện tích tăng nhanh nhưng năng suất còn thấp, thấp hơn so với các địa phương khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị và Nghệ An. Mặt khác, CSTĐ có quy mô nhỏ, phân bố không đều ở các địa phương, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tư các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác; các hộ sản xuất có trình độ văn hóa bình quân còn thấp, một số huyện mới trồng có ít kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ thuật, vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư. 3. Phân tích rủi ro cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều loại rủi ro. Trong đó, rủi ro do gió bão mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến HQKT khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên các loại rủi do các yếu tố này nằm trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Các loại rủi ro khác như sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, giá các yếu tố đầu vào tăng có xác suất xảy ra cao nhưng mức ảnh hưởng không cao đến HQKT nên phân loại rủi ro này ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Riêng rủi ro do giá bán giảm có mức độ ảnh hưởng cao đến HQKT và sự biến động giá bán sản phẩm cao su đang theo xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép nên đầu tư sản xuất kinh doanh cao su vẫn có hiệu quả. Về giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro các hộ sản xuất CSTĐ đã có sự quan tâm đến các rủi ro do giống, kỹ thuật canh tác nhưng vẫn chưa quan tâm đến các rủi ro do thời tiết, khí hậu và giá bán. 4. Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ sản xuất, xác định NPV là 80.147 nghìn đồng/ha, B/C là 1,36 và IRR là 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại xác định sản xuất cao su có hiệu quả. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất mủ cao su cho thấy, ngoài biến mật độ các biến đưa vào mô hình đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro cho thấy, các hộ CSTĐ trong điều kiện không gặp rủi ro sẽ có hiệu quả cao, trong điều kiện gặp rủi ro lợi nhuận giảm và làm giảm hiệu quả với mức độ tùy thuộc từng loại rủi ro. Mặt khác, xem xét sự biến thiên giá trị NPV theo giá mủ và lãi suất giai đoạn 2008 – 2014 cho thấy, với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tươi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều dương. Kết quả phân tích cho thấy trong bối cảnh rủi ro việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vẫn có HQKT cao. 5. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình, cần thiết phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước hữu và nhóm giải pháp đối với hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ.
  • 26. HUE UNIVERSITY COLLEGE OF ECONOMICS TRAN TU LUC RISK ANALYSIS AND ASSESSMENT OF ECONOMIC EFFICIENCY IN THE PRODUCTION OF SMALLHOLDER RUBBER BUSINESS IN QUANG BINH PROVINCE Major: Agricultural economics Code number: 62.62.01.15 SUMMARY PHD. THESIS ECONOMICS HUE - 2016
  • 27. 1 INTRODUCTION 1. THE NECESSITY Quang Binh province has great potential in developing of industrial crops. The forest area accounted for 78.22% of total area, in which feralit soil accounted for 59.23%, which is favorable for planting rubber. Moreover, rubber tree is identified as dominant tree and since favorable policies of government, rubber tree becomes more popular than other industrial crops, in 2014, planting area reached 17,980.9 ha which accounted for 78.07% of total industrial trees across province, an increase of 32.2% compared to 2013 and increased 3 times compared to 2000, the average growth stage area from 2000 to 2007 is 8.08% and the period from 2007 to 2014 was 11.46%. With those favorable conditions, Quang Binh rubber industry is thriving with two moderns: rubber and smallholder rubber. Although smallholder rubber just deployed recently, started in 1993, till 2008 there had been a thriving area of 6,515 hectares, accounted for 57% of the rubber plating area, in 2014 were 10,876.8 hectares, accounted for 60.5% of the rubber plating area, an increase of 1.67 times compared to 2008. Despite the strong development of the area but smallholder rubber productivity is not high, only from 0.75 - 0. 98 tons of dry latex / ha lower than other provinces with similar growing conditions such as Quang Tri, Nghe An where have dried latex yield of 1.4 tons and 1.2 tons per ha, respectively [43]. On the other hand, smallholder rubber are quite small (60% households have average size less than 2 hectares), dispersion (average 1-2 smallholder rubber farm per household), mostly located in rural areas, invented resources are limited. Besides, producers have to face with many risks as volatile price, natural disasters and epidemics. Thus, developing of smallholder rubbers in Quang Binh province play an important role in the strategic development of local economy but productivity, efficiency is not high, still facing many difficulties, challenges, and many kinds of risk. Therefore, there should be a specific study to evaluate, in order to solve these problems, and promote the sustainable development of smallholder rubber in Quang Binh province. Currently, many studies have been used different methods to study rubber production. Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117], and Barlow [74] use a sample survey to evaluate the development of rubber tree. Jagath Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102], Sarba Priya Ray [104] in addition sample survey, also used Cobb – Douglas production function, sensitivity analyzes. Phung Thi Hong Ha [25], Bui Dung The [53] have used economic indicators such as NPV, IRR, production value, value added to evaluate the results and efficiency of the business. Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho and Phil Simmons [102] indicated that risks in agricultural production comes from weather, disease, volatile price, seasonal production, ... To minimizing risks, scholars suggest to diversify crops, decentralization risks, agricultural insurance, or costs insurance. The results show that, studies on rubber production had been done in many aspects with many methods, but studies on economic efficiency are not accurately reflected because rubber trees have long production cycles, economic efficiency is affected by many factors in the manufacturing process. Moreover, no study of risk analysis and assessment of economic efficiency has been done in producing smallholder rubber. As these above reasons: "Risk analysis and assessment of economic efficiency in the production of smallholder rubber business in Quang Binh province" was selected as PhD thesis.
  • 28. 2 2. RESEARCH OBJECTIVES 2.1 General objectives: Analysis risks and assess economic efficiency in smallholder rubber in Quang Binh province to propose solutions to reduce risks and improve economic efficiency to contribute sustainable development of rubber production. 2.1 Specific objectives: To build scientific literature of risk analysis and assess economic efficiency of smallholder rubber production; analysis current stage of risk and assess economic efficiency in risky condition, factors affecting the economic efficiency of rubber business in Quang Binh province to propose solutions in order to minimizing risks and improve economic efficiency to contribute sustainable development of rubber industry in Quang Binh province. 3. OBJECTS AND SCOPE OF THE STUDY 3.1 Research Subjects: The theoretical and practical issues about risks and economic efficiency rubber business in Quang Binh province. 3.2 Research Scope 3.2.1 Spacial Scope: Key growing areas such as Trach Hoa District, Phu Dinh District, Viet Trung Farm and Le Ninh Farm were chosen for analyzing the risks of smallholder rubber in Quang Binh province. 3.2.2 Time frame: The secondary data were collected in publications from 2000 to 2014; Primary data was collected in 2014; objectives, orientations and research solutions proposed by 2020. 3.2.3 Scope of Content: Focus on risk analysis, assess economic efficiency, factors affecting economic efficiency in risky conditions; not study the relationship between economic efficiency and risks. Based on the research results, propose solutions to minimize risks and improve economic efficiency of smallholder rubber in Quang Binh province. 4. SCIENTIFIC AND PRACTICAL IMPLICATIONS - Scientific implications: Contribute to apply and supplement agricultural economic theory; and presents research results for a typical case in Vietnam, the specific results are summarized as complement and enrich the development of agriculture in developing countries. - Practical implications: The research results are an important reference to develop agriculture for policy makers, organizations and individuals producing rubber business in Quang Binh province. 5. NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS 1. Apply and supplement to agricultural economic concepts about methods and content of risk analysis, assessment economic efficiency in rubber manufacturing business. This is a useful reference source for researchers to develop agriculture in the country and all over the world. 2. The results of thesis are summarized as complement and enrich the literature on agricultural development in local areas and developing countries. This is a useful reference source for policy makers to develop local and national agriculture. 3. As the first study of risk analysis and assess economic efficiency of smallholder rubber in Quang Binh province that combines many methods appropriate to conditions and characteristics of smallholder rubber business in Quang Binh province and objectives of thesis.
  • 29. 3 4. Figure out causes of actual situation and propose solutions to reduce risk and improve economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh province. This is a useful reference source to develop agriculture for policymakers and smallholder rubber households. 6. LITERATURE REVIEWS 6.1. Theorical and practical analysis of risk - In theory: Many scholars have studied about risks in agricultural production by 3 aspects include: The impact factors of nature beyond human control (natural disasters, climate change...), inputs (seeds, fertilizers, soil, labor skills...), government’s policy and legal framework. Some studies have addressed the issue of risk management, and methods to control risk in agriculture, such as insurance, decentralization risks and offering risk management tools. - In practice: Some researches discuss risks in agriculture; emphasize role and responsibility of farmers. Some refers to legal framework of governments to manage these risks; while offering some solutions to control risk in agriculture such as diversified products (decentralized risk), insurance. Thus, the research results of theory and practice of risk analysis in the world and Vietnam is an important foundation to supplement and develop the concept of risk, types of risk and risk analysis in rubber manufacturing business; thereby determining the content of risk analysis in smallholder rubber business in Quang Binh province and develop specific research methods to conduct research objectives. 6.2. Theoretical and practical research of economic efficiency - In theory: There have been studies about economic efficiency in agricultural and rubber production; history of rubber formation and development, history of rubber models, role of developing rubber and factors cause inefficiency in rubber business; methodologies of economic efficiency analysis and policy to improve economic efficiency. - In practice: there have been many studies on economic efficiency in smallholder rubber business, but there are a big difference in methodology and research scope between nations and regions. Thus, the research results on the theoretical and practical economic efficiency assessment in the world and Vietnam is an important foundation to supplement and develop the concept, methodology and evaluate economic efficiency in rubber business; thereby determining the content of evaluation economic efficiency in smallholder rubber business in Quang Binh province and establish research methodology to implement thesis objectives. 6.3. Conclusion: In Vietnam and all over the world there have been many studies on the risks and economic efficiency in agricultural production and rubber. However, in Quang Binh there is no research about risks and assessment of smallholder rubber business. However, on the theory of risk analysis and economic efficiency assessment, the thesis has inherited point of views, general concept of risk and economic efficiency in order to develop theory of specific risk analysis and economic efficiency in rubber business. Moreover, based on practical studies, inherit methods used in previous researches, determine the object of risk analysis and assessment which form the economic efficiency framework and establish specific methods for risk analysis and economic efficiency assessment in smallholder rubber business in Quang Binh province. 7. The structure of thesis The structure of thesis is as follow: An introduction, overview of research issues, a list of tables, references, appendices; content of the thesis consists of 4 chapters, 31 tables, 1 diagram and 8 graphs.