SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ BÁO CÁO
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:…………….
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
NHẬT KÝ THỰC TẬP
STT
QUỸ THỜI
GIAN
CÔNG VIỆC CỤ THỂ GHI CHÚ
CHỨ KỸ
XÁC
NHẬN
CỦA
TRƯỞNG
PHÒNG
1
Tuần 1
Tìm hiểu nội quy, quy định
chung của ngân hàng
+Tìm hiểu về tổ chức hoạt động của
ngân hàng
+ Làm quen với mô hình tổ chức
trong ngân hàng, các phòng ban liên
quan và sơ đồ tổ chức nhân sự và sơ
đồ phòng ban trong ngân hàng
Được hướng dẫn sử dụng máy scan,
photocopy.
Tuân thủ các
nội quy và quy
đinh chung
trong ngân
hàng.
+Tuân thủ
nguyên tắc được
quy định trong
các bộ luật và
thông tư liên
quan.
2
Tuần 1
Sắp xếp hồ sơ khách hàng vay tiền cá
nhân
Tìm hiểu uy trình tiếp và hướng dẫn
khách vay tiêu dùng
Nhập thông tin thư cần gửi trong
ngày
Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ
Sắp xếp hồ sơ
theo số seri từ
nhỏ đến lớn và
theo từng liên
riêng biệt
3
Tuần 1
Tìm hiểu quy trình cho vay tiêu dùng
một khách hàng
Tìm hiểu uy trình tiếp và hướng dẫn
khách vay tiêu dùng
Nhập thông tin thư cần gửi trong
ngày
Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ
Tìm hiểu cách ghi nhận và theo dõi
Sắp xếp hô sơ
theo số thứ tự,
bấm lỗ hồ sơ và
lưu vào bìa còng
để dễ tìm kiếm
sau này
hồ sơ vay tiêu dùng
Hướng dẫn khách gửi tiền tiết kiệm
Hoàn thành bài báo cáo thực tập
Nhờ giám đốc xem xét và đóng dấu
báo cáo thưc tập
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
….., ngày tháng năm 2019
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký tên, đóng dấu)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Báo cáo thực tập. ...............................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3
5.Kết cấu của Báo cáo thực tập ..............................................................................................3
Chương 1 ...................................................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................................4
1.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ......4
1.1.1. Khái niệm nợ xấu ..........................................................................................................4
1.1.2.Khái niệm xử lý nợ xấu..................................................................................................5
1.2.Chủ thể tham gia xử lý nợ xấu .........................................................................................5
1.3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu..................................................................................................8
1.4. Biện pháp xử lý nợ xấu ..............................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Mô hình xử lý nợ xấu .................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 ........................................................................Error! Bookmark not defined.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK) ...Error! Bookmark
not defined.
2.1.Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại....Error! Bookmark
not defined.
2.1.1.Tình hình pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Error! Bookmark
not defined.
2.1.2.Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
..............................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Hợp Tác (CoopBank)
..............................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng CoopBank..........Error! Bookmark not defined.
2.2.2.Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàngCoopBank....Error! Bookmark
not defined.
2.2.3.Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng CoopBank
..............................................................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 3 .............................................................................Error! Bookmark not defined.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1.Một số định hướng trong việc giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam..............................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết nợ xấu tại ngân hàng
CoopBank............................................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.........................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củađề tài
Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức
tín dụng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro của tổ chức
tín dụng đó. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ
xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải
quyết. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến tổ chức tài chính bị thua lỗ và giảm lòng tin của
người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức tín dụng. Tình trạng
này kéo dài sẽ làm tổ chức tín dụng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền
kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Do đó, việc nhận diện nợ xấu và xử
lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính.
Làm thế nào để hạn chế, quản lý và xử lý được nợ xấu là một đề tài mà các ngân hàng
đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện trong điều kiện mới. Hiện nay có nhiều điểm
bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối ngân hàng thương
mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn
thi hành còn thiếu, chưa hợp lý và các văn bản chuyên ngành còn khá cứng nhắc,
không phù hợp với thực tiễn.
Ngân hàng CoopBank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vai trò tiên phong
trong việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh
tế vĩ mô. Ngân hàng CoopBank cũng là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tương đối
ổn định, có lợi thế về vốn, thế mạnh về hoạt động dịch vụ và kinh doanh thẻ. Bên cạnh
đó CoopBank có quan điểm thận trọng trong việc phân loại nợ xấu và khá quyết liệt
trong công tác xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng
CoopBank đang giữ một vị thế rất tốt trên thị trường bởi những kết quả tăng trưởng cao,
vững vàng trong khi tình trạng nợ xấu khá thấp lại được xử lý rất thận trọng và hiệu quả.
Chính vì vậy, để có đủ cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì việc nghiên cứu lý luận và
thực tiễn pháp luật về xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết. Đặc biệt, nghiên cứu thực tiễn
xử lý nợ xấu tại một ngân hàng lớn, có bề dày lịch sử như CoopBank là rất có ý nghĩa,
nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại
ngân hàng này.
2
2. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiêncứucủa Báo cáo thực tập.
Mục đích nghiên cứu của Báo cáo thực tập là xây dựng các luận cứ lý luận và
thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của ngân hàng
thương mại có vốn của nhà nước nói chung, ngân hàng CoopBank nói riêng trong tiến
trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế.
Với mục đích trên, đề tài đặt các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu.
- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân, biện
pháp xử lý nợ xấu và nguyên tắc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong
những năm qua.
- Phân tích trực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng CoopBank từ đó đánh giá
thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu, cũng như xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn
thiện xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại.
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương
mại.
- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại
ngân hàng thương mại CoopBank và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu của Báo cáo thực tập là các qui định hiện hành của pháp
luật điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, các qui
chế và thực tiễn về xử lý nợ xấu của CoopBank.
Trong Báo cáo thực tập này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề
về xử lý nợ xấu mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn
và nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, và đi
sâu tìm hiểu hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng CoopBank, đồng thời tham khảo
các qui định xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở phạm vi nghiên
cứu này, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nói chung và giải pháp nâng cao hiệu
quả xử lý nợ xấu của ngân hàng CoopBank nói riêng.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của
Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Báo cáo thực
tập vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành
Báo cáo thực tập, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác, để Báo
cáo thực tập có tính lý luận và thực tiễn cao:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, thống kê.
- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
Kết cấu của Báo cáo thực tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo thực
tập có kết cấu thành 3 chương bao gồm:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của ngân hàng thương
mại.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại từ thực
tiễn Ngân hàng Hợp Tác (CoopBank).
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam.
4
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề lýluậnvề pháp luật về xử lýnợ xấu của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu được hiểu là một khoản nợ khó có thể thu hồi được và/hoặc trở nên
không còn khả năng sinh lời với các chủ nợ khi mà tất cả những nỗ lực để thu hồi
khoản nợ được thực hiện. Nợ xấu thường là sản phẩm của các con nợ không trả được
nợ (đúng hạn hoặc phá sản) hay các chi phí bỏ ra cho việc thu hồi nợ còn nhiều hơn
khoản nợ mà chủ nợ có thể thu hồi được. Các khoản nợ xấu này sẽ được chủ nợ xử lý
rủi ro tín dụng
Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở mỗi quốc gia và khác nhau dưới góc nhìn của
các chủ thể. Có thể nhắc tới một số khái niệm như sau:
+ Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS): Dù chưa
đưa ra một định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng trong các hướng dẫn về các thông lệ
chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định: Khoản nợ được
coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:
Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực
hiện hành động gì để cố gắng thu hồi nợ; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày [1].
Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90
ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.
+ Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ
nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”. Nợ xấu bao gồm tất cả các khoản nợ được
phân loại vào nhóm 3 đến nhóm 5 tùy theo cấp độ rủi ro khác nhau, theo nguyên tắc
chỉ cần một khoản vay (trong tổng thể nhiều khoản vay khác) phát sinh quá hạn, hoặc
được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ này của khách hàng đó
phải chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, nợ xấu theo pháp luật Việt Nam được xác
5
định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 91 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
Từ những định nghĩa trên cho thấy có sự tương đồng trong cách nhận thức về
nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi là nợ
xấu nếu nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi
khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả
nợ. Song cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm nợ xấu và nợ khó đòi. Nợ xấu (NPLs)
và nợ khó đòi (Doubtful debt) là hai khái niệm khác biệt nhau. Nợ xấu là khoản phải
thu đặc biệt mà được xác định rõ ràng là không thể thu hồi được và cần phải xử lý
rủi ro, nợ xấu là nợ khó thu hồi bị xóa khỏi danh sách các khoản nợ phải thu.
Trong khi đó nợ khó đòi là một khoản thu mà có thể trở thành nợ xấu ở một thời điểm
trong tương lai khi không còn cách nào để thu hồi lại được khoản nợ. Nợ khó đòi
được ghi dưới dạng chi phí của các ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân
hàng.
1.1.2.Khái niệm xử lý nợ xấu
Từ bản chất nợ xấu có thể hiểu, xử lý nợ xấu là quá trình giải quyết các khoản
nợ đã phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Nói cách khác, xử lý nợ
xấu là những biện pháp, phương pháp, cách thức được đưa ra để giải quyết các khoản
nợ khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn và các biện pháp ngăn
chặn khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Trong bất kỳ một hệ thống tài chính nào,
thì việc xử lý nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh phải được làm song song đồng
thời nhau.
Xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay, càng để lâu thì nợ xấu càng gây ra những
hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Giải quyết tốt vấn đề nợ xấu sẽ tạo điều kiện cho
việc tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; đồng thời cải thiện và nâng cao sự an
toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ.
1.2.Chủthể tham giaxử lýnợ xấu
Xử lý nợ xấu là một chu trình đặc biệt cần được tháo gỡ bằng nhiều tầng lớp
chính sách. Do vậy, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu cũng đa dạng nhưng chủ thể chủ
yếu tham gia quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín
6
dụng, doanh nghiệp, công quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng
thương mại (AMC), công ty mua bán nợ (DATC) và công ty quản lý tài sản
Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động với mục tiêu bảo đảm sự ổn định tiền tệ và an
toàn cho cả hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ của mình từ đó tạo điều kiện
thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tham gia quá trình xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước
đóng một vai trò quan trọng. Với tư cách là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà
nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng; chỉ
đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các chính sách, biện pháp điều hành
hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hoàn thiện các quy định an toàn hoạt
động ngân hàng để kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp: Quan hệ tín dụng luôn được thiết lập bởi 2
chủ thể là bên cho vay (các tổ chức tín dụng) và bên đi vay (doanh nghiệp, tổ chức và
cá nhân). Đây cũng là hai chủ thể chủ yếu gây ra nguyên nhân của nợ xấu. Do vậy
trong quá trình giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là những chủ
thể tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng là xây dựng
và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện
các biện phát xử lý và kiềm chế nợ xấu gia tăng; tăng cường công tác quản trị đặc biệt
là quản trị rủi ro, quản trị tín dụng; đồng thời tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà
nước về an toàn hoạt động cấp tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro đầy đủ. Đối với các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực tài chính, quản
trị; tăng cường ứng dụng công nghệ và triển khai cạnh tranh và phát triển thị trường
tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng phải chủ
động phối hợp với nhau trong việc xử lý nợ xấu, thực hiện các phương án cơ cấu lại
nợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trách nhiệm xử lý nợ xấu
trước hết là của các tổ chức tín dụng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại
(AMC): Năm 2001, Chính phủ đã cho phép thành lập AMC và cho tới nay đã có 27
AMC trực thuộc các ngân hàng thương mại [9]. Công ty quản lý nợ và khai thác tài
sản là một định chế đặc biệt và công cụ hữu ích để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế do bị
ảnh hưởng của nợ và tái thiết lại hệ thống ngân hàng. Các AMC ra đời, được giao
7
những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ mệnh của mình trong một thời gian ngắn,
cụ thể là: xử lý nợ khó đòi, tồn đọng bằng cách mua, quản lý, xử lý… nhằm tối đa hoá
giá trị của những khoản nợ hoặc tài sản để bán và thu hồi vốn. Nhưng hiệu quả còn rất
hạn chế, do hoạt động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, không tham gia
vào hoạt động mua bán nợ với các AMC khác, chỉ giới hạn mua bán các khoản nợ cho
khách hành vay, do quy mô vốn nhỏ, không đủ năng lực tài chính và cả kỹ năng để xử
lý nợ xấu.
Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC): Năm 2003, Chính phủ đã thành lập
công ty mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được kỳ vọng là nhân tố xử lý nợ
xấu ngân hàng. Là tổ chức tài chính trung gian, ngoài việc mua bán, đấu giá, cơ cấu lại
các khoản nợ và tài sản không cần dùng của các doanh nghiệp nhà nước, công ty này
sẽ tổ chức môi giới cho các hoạt động này và góp phần giải quyết những tồn tại về mặt
tài chính trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp như việc tiếp nhận
tài sản và các khoản nợ được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng cho đến
nay DATC cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do
DATC ra đời với trọng tâm thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN, tập trung nhiệm vụ chủ
yếu vào mua các khoản nợ và tài sản nợ đọng của doanh nghiệp đồng thời xử lý các
khoản nợ và tài sản đã mua, ngoài ra còn do tiềm lực tài chính của DATC còn quá nhỏ
bé so với quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, do DATC hoạt động
theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng thời có lợi nhuận) trong khi mua bán
nợ là hoạt động mạo hiểm và phương thức mua bán nợ trên thị trường của DATC ít đa
dạng, chủ yếu dưới 2 hình thức: theo thỏa thuận và theo chỉ định của Chính phủ.
Công ty quản lý tài sản (VAMC): Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập
Công ty Quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company - VAMC) nhằm mua
lại những khoản nợ xấu này. Công ty này được thành lập theo quyết định số 1459/QĐ-
NHNN của Thống Đốc NHNN Việt Nam, là một phần trong đề án xử lý nợ xấu mà
NHNN trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà
nước, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt
Nam, VAMC được cấp cho số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, đến nay vốn điều
lệ của VAMC là tỷ đồng. Hoạt động của VAMC là mua – bán nợ xấu của các tổ chức
tín dung, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Đây là một công cụ
8
đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính,
giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý
cho nền kinh tế.
1.3. Nguyên tắc xử lýnợ xấu
Tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo
Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc xử
lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm:
Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm
tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ
cấu nền kinh tế.
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các
tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các
tổ chức tín dụng.
Thứ ba, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác
có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm
chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu.
Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối
tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Nhà
nước chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân sách trong trường cần thiết phải
bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước
hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín
dụng chủ yếu thông qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu
quả thị trường mua bán nợ.
Thứ năm, xử lý nợ xấu phải đảm bảo công khai, minh bạch, nguyên tắc thị
trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu. Hoạt
động xử lý nợ xấu phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Bởi trách nhiệm xử lý
trước hết là các tổ chức tín dụng, trong khi đó các tổ chức tín dụng vay theo nguyên
tắc thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo hiệu
quả về mặt kinh tế. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ thực hiện đối với số nợ xấu còn
lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả
và kinh tế.
9
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53894
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngâ...
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tạ...
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đĐề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
 
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI...
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long 6671429
 
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hộiĐộng lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng hợp tác (COOPBANK)

Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Trần Đức Anh
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng hợp tác (COOPBANK) (20)

Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng th...
 
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...Tailieu.vncty.com   giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
Tailieu.vncty.com giai phap thuc day hoat dong sat nhap va mua lai ngan han...
 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG...
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAYĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng công thương 2018, HAY
 
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại...
Luận Văn Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại...Luận Văn Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại...
Luận Văn Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Ngân Hàng Thương Mại...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần gốm ...
 
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại...
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại...một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại...
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh tại...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SacombankĐề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  ĐỐI VỚI ...NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  ĐỐI VỚI ...
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NIỀM TIN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
 
Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)Luan van tot nghiep ke toan (25)
Luan van tot nghiep ke toan (25)
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Đề tài: Pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng hợp tác (COOPBANK)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ BÁO CÁO PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học:……………. TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…
  • 3. NHẬT KÝ THỰC TẬP STT QUỸ THỜI GIAN CÔNG VIỆC CỤ THỂ GHI CHÚ CHỨ KỸ XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG PHÒNG 1 Tuần 1 Tìm hiểu nội quy, quy định chung của ngân hàng +Tìm hiểu về tổ chức hoạt động của ngân hàng + Làm quen với mô hình tổ chức trong ngân hàng, các phòng ban liên quan và sơ đồ tổ chức nhân sự và sơ đồ phòng ban trong ngân hàng Được hướng dẫn sử dụng máy scan, photocopy. Tuân thủ các nội quy và quy đinh chung trong ngân hàng. +Tuân thủ nguyên tắc được quy định trong các bộ luật và thông tư liên quan. 2 Tuần 1 Sắp xếp hồ sơ khách hàng vay tiền cá nhân Tìm hiểu uy trình tiếp và hướng dẫn khách vay tiêu dùng Nhập thông tin thư cần gửi trong ngày Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ Sắp xếp hồ sơ theo số seri từ nhỏ đến lớn và theo từng liên riêng biệt 3 Tuần 1 Tìm hiểu quy trình cho vay tiêu dùng một khách hàng Tìm hiểu uy trình tiếp và hướng dẫn khách vay tiêu dùng Nhập thông tin thư cần gửi trong ngày Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ Tìm hiểu cách ghi nhận và theo dõi Sắp xếp hô sơ theo số thứ tự, bấm lỗ hồ sơ và lưu vào bìa còng để dễ tìm kiếm sau này
  • 4. hồ sơ vay tiêu dùng Hướng dẫn khách gửi tiền tiết kiệm Hoàn thành bài báo cáo thực tập Nhờ giám đốc xem xét và đóng dấu báo cáo thưc tập
  • 5. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ….., ngày tháng năm 2019 Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký tên, đóng dấu)
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................1 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Báo cáo thực tập. ...............................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................3 5.Kết cấu của Báo cáo thực tập ..............................................................................................3 Chương 1 ...................................................................................................................................4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................................4 1.1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ......4 1.1.1. Khái niệm nợ xấu ..........................................................................................................4 1.1.2.Khái niệm xử lý nợ xấu..................................................................................................5 1.2.Chủ thể tham gia xử lý nợ xấu .........................................................................................5 1.3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu..................................................................................................8 1.4. Biện pháp xử lý nợ xấu ..............................................Error! Bookmark not defined. 1.5. Mô hình xử lý nợ xấu .................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2 ........................................................................Error! Bookmark not defined. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN NGÂN HÀNG HỢP TÁC (COOPBANK) ...Error! Bookmark not defined. 2.1.Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại....Error! Bookmark not defined. 2.1.1.Tình hình pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined. 2.1.2.Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại ..............................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng Hợp Tác (CoopBank) ..............................................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1.Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng CoopBank..........Error! Bookmark not defined.
  • 7. 2.2.2.Thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàngCoopBank....Error! Bookmark not defined. 2.2.3.Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng CoopBank ..............................................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 3 .............................................................................Error! Bookmark not defined. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM........................................Error! Bookmark not defined. 3.1.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.1.Một số định hướng trong việc giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam..............................................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết nợ xấu tại ngân hàng CoopBank............................................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.........................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................Error! Bookmark not defined.
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củađề tài Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng đó. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến tổ chức tài chính bị thua lỗ và giảm lòng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức tín dụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổ chức tín dụng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Do đó, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính. Làm thế nào để hạn chế, quản lý và xử lý được nợ xấu là một đề tài mà các ngân hàng đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện trong điều kiện mới. Hiện nay có nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối ngân hàng thương mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, chưa hợp lý và các văn bản chuyên ngành còn khá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn. Ngân hàng CoopBank là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với vai trò tiên phong trong việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Ngân hàng CoopBank cũng là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, có lợi thế về vốn, thế mạnh về hoạt động dịch vụ và kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó CoopBank có quan điểm thận trọng trong việc phân loại nợ xấu và khá quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu. Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng CoopBank đang giữ một vị thế rất tốt trên thị trường bởi những kết quả tăng trưởng cao, vững vàng trong khi tình trạng nợ xấu khá thấp lại được xử lý rất thận trọng và hiệu quả. Chính vì vậy, để có đủ cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật về xử lý nợ xấu là hết sức cần thiết. Đặc biệt, nghiên cứu thực tiễn xử lý nợ xấu tại một ngân hàng lớn, có bề dày lịch sử như CoopBank là rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng này.
  • 9. 2 2. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiêncứucủa Báo cáo thực tập. Mục đích nghiên cứu của Báo cáo thực tập là xây dựng các luận cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại có vốn của nhà nước nói chung, ngân hàng CoopBank nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế. Với mục đích trên, đề tài đặt các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu. - Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân, biện pháp xử lý nợ xấu và nguyên tắc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong những năm qua. - Phân tích trực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng CoopBank từ đó đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu, cũng như xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại. - Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại. - Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại CoopBank và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu Đối tượng nghiên cứu của Báo cáo thực tập là các qui định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, các qui chế và thực tiễn về xử lý nợ xấu của CoopBank. Trong Báo cáo thực tập này, chúng tôi không đi sâu tìm hiểu tất cả các vấn đề về xử lý nợ xấu mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, và đi sâu tìm hiểu hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng CoopBank, đồng thời tham khảo các qui định xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của ngân hàng CoopBank nói riêng.
  • 10. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo thực tập được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương. Báo cáo thực tập vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành Báo cáo thực tập, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác, để Báo cáo thực tập có tính lý luận và thực tiễn cao: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. - Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa. Kết cấu của Báo cáo thực tập Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo thực tập có kết cấu thành 3 chương bao gồm: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại từ thực tiễn Ngân hàng Hợp Tác (CoopBank). - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
  • 11. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề lýluậnvề pháp luật về xử lýnợ xấu của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm nợ xấu Nợ xấu được hiểu là một khoản nợ khó có thể thu hồi được và/hoặc trở nên không còn khả năng sinh lời với các chủ nợ khi mà tất cả những nỗ lực để thu hồi khoản nợ được thực hiện. Nợ xấu thường là sản phẩm của các con nợ không trả được nợ (đúng hạn hoặc phá sản) hay các chi phí bỏ ra cho việc thu hồi nợ còn nhiều hơn khoản nợ mà chủ nợ có thể thu hồi được. Các khoản nợ xấu này sẽ được chủ nợ xử lý rủi ro tín dụng Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở mỗi quốc gia và khác nhau dưới góc nhìn của các chủ thể. Có thể nhắc tới một số khái niệm như sau: + Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (BCBS): Dù chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về nợ xấu, nhưng trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định: Khoản nợ được coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi nợ; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày [1]. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. + Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong việc hoạt động của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (Nợ nghi ngờ) và 5 (Nợ có khả năng mất vốn)”. Nợ xấu bao gồm tất cả các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 đến nhóm 5 tùy theo cấp độ rủi ro khác nhau, theo nguyên tắc chỉ cần một khoản vay (trong tổng thể nhiều khoản vay khác) phát sinh quá hạn, hoặc được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ này của khách hàng đó phải chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, nợ xấu theo pháp luật Việt Nam được xác
  • 12. 5 định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 91 ngày hoặc (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Từ những định nghĩa trên cho thấy có sự tương đồng trong cách nhận thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi là nợ xấu nếu nó xuất hiện một hoặc cả hai dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Song cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm nợ xấu và nợ khó đòi. Nợ xấu (NPLs) và nợ khó đòi (Doubtful debt) là hai khái niệm khác biệt nhau. Nợ xấu là khoản phải thu đặc biệt mà được xác định rõ ràng là không thể thu hồi được và cần phải xử lý rủi ro, nợ xấu là nợ khó thu hồi bị xóa khỏi danh sách các khoản nợ phải thu. Trong khi đó nợ khó đòi là một khoản thu mà có thể trở thành nợ xấu ở một thời điểm trong tương lai khi không còn cách nào để thu hồi lại được khoản nợ. Nợ khó đòi được ghi dưới dạng chi phí của các ngân hàng và sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 1.1.2.Khái niệm xử lý nợ xấu Từ bản chất nợ xấu có thể hiểu, xử lý nợ xấu là quá trình giải quyết các khoản nợ đã phát sinh và ngăn chặn các khoản nợ xấu mới phát sinh. Nói cách khác, xử lý nợ xấu là những biện pháp, phương pháp, cách thức được đưa ra để giải quyết các khoản nợ khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn và các biện pháp ngăn chặn khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Trong bất kỳ một hệ thống tài chính nào, thì việc xử lý nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh phải được làm song song đồng thời nhau. Xử lý nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu cần phải tiến hành ngay, càng để lâu thì nợ xấu càng gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Giải quyết tốt vấn đề nợ xấu sẽ tạo điều kiện cho việc tái quay vòng đầu tư cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; đồng thời cải thiện và nâng cao sự an toàn, lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. 1.2.Chủthể tham giaxử lýnợ xấu Xử lý nợ xấu là một chu trình đặc biệt cần được tháo gỡ bằng nhiều tầng lớp chính sách. Do vậy, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu cũng đa dạng nhưng chủ thể chủ yếu tham gia quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín
  • 13. 6 dụng, doanh nghiệp, công quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại (AMC), công ty mua bán nợ (DATC) và công ty quản lý tài sản Ngân hàng Nhà nước: Hoạt động với mục tiêu bảo đảm sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng thông qua các nghiệp vụ của mình từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tham gia quá trình xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng. Với tư cách là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các chính sách, biện pháp điều hành hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng để kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp: Quan hệ tín dụng luôn được thiết lập bởi 2 chủ thể là bên cho vay (các tổ chức tín dụng) và bên đi vay (doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân). Đây cũng là hai chủ thể chủ yếu gây ra nguyên nhân của nợ xấu. Do vậy trong quá trình giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là những chủ thể tích cực, chủ động xử lý nợ xấu. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng là xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện các biện phát xử lý và kiềm chế nợ xấu gia tăng; tăng cường công tác quản trị đặc biệt là quản trị rủi ro, quản trị tín dụng; đồng thời tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động cấp tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Đối với các doanh nghiệp cần phải tự nâng cao năng lực tài chính, quản trị; tăng cường ứng dụng công nghệ và triển khai cạnh tranh và phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu. Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng phải chủ động phối hợp với nhau trong việc xử lý nợ xấu, thực hiện các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trách nhiệm xử lý nợ xấu trước hết là của các tổ chức tín dụng. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC): Năm 2001, Chính phủ đã cho phép thành lập AMC và cho tới nay đã có 27 AMC trực thuộc các ngân hàng thương mại [9]. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một định chế đặc biệt và công cụ hữu ích để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế do bị ảnh hưởng của nợ và tái thiết lại hệ thống ngân hàng. Các AMC ra đời, được giao
  • 14. 7 những quyền hạn đặc biệt để hoàn thành sứ mệnh của mình trong một thời gian ngắn, cụ thể là: xử lý nợ khó đòi, tồn đọng bằng cách mua, quản lý, xử lý… nhằm tối đa hoá giá trị của những khoản nợ hoặc tài sản để bán và thu hồi vốn. Nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, do hoạt động của AMC chủ yếu phục vụ cho ngân hàng mẹ, không tham gia vào hoạt động mua bán nợ với các AMC khác, chỉ giới hạn mua bán các khoản nợ cho khách hành vay, do quy mô vốn nhỏ, không đủ năng lực tài chính và cả kỹ năng để xử lý nợ xấu. Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC): Năm 2003, Chính phủ đã thành lập công ty mua bán nợ Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được kỳ vọng là nhân tố xử lý nợ xấu ngân hàng. Là tổ chức tài chính trung gian, ngoài việc mua bán, đấu giá, cơ cấu lại các khoản nợ và tài sản không cần dùng của các doanh nghiệp nhà nước, công ty này sẽ tổ chức môi giới cho các hoạt động này và góp phần giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp như việc tiếp nhận tài sản và các khoản nợ được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng cho đến nay DATC cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nợ xấu, kết quả còn hạn chế do DATC ra đời với trọng tâm thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN, tập trung nhiệm vụ chủ yếu vào mua các khoản nợ và tài sản nợ đọng của doanh nghiệp đồng thời xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, ngoài ra còn do tiềm lực tài chính của DATC còn quá nhỏ bé so với quy mô nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, do DATC hoạt động theo cơ chế kinh doanh (phải bảo toàn vốn, đồng thời có lợi nhuận) trong khi mua bán nợ là hoạt động mạo hiểm và phương thức mua bán nợ trên thị trường của DATC ít đa dạng, chủ yếu dưới 2 hình thức: theo thỏa thuận và theo chỉ định của Chính phủ. Công ty quản lý tài sản (VAMC): Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty Quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company - VAMC) nhằm mua lại những khoản nợ xấu này. Công ty này được thành lập theo quyết định số 1459/QĐ- NHNN của Thống Đốc NHNN Việt Nam, là một phần trong đề án xử lý nợ xấu mà NHNN trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Với việc thành lập bởi 100% vốn nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra và giám sát trực tiếp bởi NHNN Việt Nam, VAMC được cấp cho số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, đến nay vốn điều lệ của VAMC là tỷ đồng. Hoạt động của VAMC là mua – bán nợ xấu của các tổ chức tín dung, thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Đây là một công cụ
  • 15. 8 đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. 1.3. Nguyên tắc xử lýnợ xấu Tại Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm: Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thứ ba, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu. Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Nhà nước chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân sách trong trường cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường mua bán nợ. Thứ năm, xử lý nợ xấu phải đảm bảo công khai, minh bạch, nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu. Hoạt động xử lý nợ xấu phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Bởi trách nhiệm xử lý trước hết là các tổ chức tín dụng, trong khi đó các tổ chức tín dụng vay theo nguyên tắc thị trường. Theo đó, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế. Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi tổ chức tín dụng đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa hiệu quả và kinh tế.
  • 16. 9 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53894 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562