SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN
2. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Nội dung những công trình khoa học liên quan đến luận án đã
giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2005 26
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 26
2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 41
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 61
3.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ
và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ 61
3.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh 81
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110
4.1. Một số nhận xét 110
4.2. Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 171
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban Chấp hành
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
LHPN : Liên hiệp Phụ nữ
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị,
tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách
mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị
của đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói
riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác
lãnh đạo của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn
mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền
bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà
nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực
hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa
Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ
nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ
Việt Nam...
Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu
truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã
sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong
trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm
1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh,
2
Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp
vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động
sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không
ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm
năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả... Góp phần vào sự
phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh.
Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán
triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các
đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội
LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội
LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền
thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút
kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động
của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm
kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò
to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp
phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình
hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ
thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội
LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy
Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Tỉnh từ sau khi tái lập Tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội
3
XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI,
nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số
kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững
mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước và hội nhập quốc tế.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997
đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của
Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh
nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những
vấn đề:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
- Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
- Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động
của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và
bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh
đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện:
- Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN.
- Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh
trên các mặt:
+ Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền đối với Hội LHPN.
+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ
Hội và phát triển hội viên.
+ Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát
triển kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng
kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội.
+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến
năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic,
khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau
năm 2015.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm
thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu,
Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động.
5
4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và
công tác vận động phụ nữ.
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm:
Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác
phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ
thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh
Hưng Yên.
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.
Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều
tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra.
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và
chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ
thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu
chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về
nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chương 4, phương pháp logic
được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những
kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997
đến 2015.
6
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân
tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt
động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội
LHPN tỉnh.
+ Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các
hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như
sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối
với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN
và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015.
5. Đóng góp mới của Luận án
Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt
được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu.
Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015
trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997.
Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN.
Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo
Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và
2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động
của Hội LHPN tỉnh.
7
Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và
phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNGTRÌNH KHOAHỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài
viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án
tiến sỹ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của
phụ nữ
Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn
nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình
[26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia
quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa
[49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ
nữ của Nguyễn Thị Mão [126]...
Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với
sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt
Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58]. Cuốn sách nêu bật
hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt
Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để
phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI.
Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146]. Tác phẩm
tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách
9
mạng gắn bó với đồng chí, đồng bào trong những năm kháng chiến gian khổ
với mong muốn góp phần nhỏ bé vào kho tàng đấu tranh cách mạng của phụ nữ
và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, gắn với sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu.
Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam [60]. Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò
của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi
có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu
sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001). Khẳng định bước trưởng
thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình,
xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên
kỷ mới.
Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới
và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống
những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản
dưới góc độ phụ nữ học. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách
xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc
công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định
hướng XHCN ở Việt Nam.
Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69]. Cuốn sách đã trang bị những kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình
đẳng giới.
Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất
nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà
nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của
10
phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tác giả khẳng
định, phụ nữ Việt Nam không chỉ có vị trí, vai trò trong nước, mà còn có vị thế
quan trọng trên trường quốc tế.
Bài viết: Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức của Lê Lục [125], đã phân tích vai trò
đặc biệt quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức. Tác giả nhấn mạnh
việc nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò
của phụ nữ trong xã hội là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện
mục tiêu bình đẳng giới trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát
triển bền vững của Lê Thi [151], tác giả đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ
Việt Nam thời hiện đại và nêu ra những suy nghĩ về công, dung, ngôn, hạnh từ
xưa đến nay. Những phẩm chất đó được coi như cẩm nang để phụ nữ thời kỳ
mới dựa trên tiêu trí đó để phấn đấu, rèn luyện.
Cuốn sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện
nay của Dương Thị Minh [131], đã phân tích, làm rõ những nhân tố cơ bản tác
động đến sự biến đổi của gia đình; đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và
xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ; đồng thời, đưa ra các giải pháp để xây
dựng gia đình ấm no, hạnh phúc nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ban Tổ chức Trung ương, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài:
Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị [21]. Kết
quả nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc
nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề xuất giải
pháp tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống bộ
máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong tình hình mới.
Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công
cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [66], làm rõ vai trò
của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm (1930-2007). Đồng thời, nêu bật
11
những quan điểm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ; đề cao và khẳng định vai trò, vị trí
và sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Qua việc
nghiên cứu những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc và 20 năm đổi mới đất nước, công trình khẳng định sự đúng đắn trong
chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; đồng thời,
nêu bật sự nỗ lực, những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ, phong trào
phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch, Những vấn đề giới từ lịch sử đến hiện
đại [121], đã nghiên cứu vấn đề giới từ nhiều cách tiếp cận, trong các tác phẩm
kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đến vấn đề giới
trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vấn đề giới
trong một số thông tin phương tiện đại chúng và trong sách giáo khoa. Đây là
một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ đến vấn đề giới. Đó cũng chính là
căn cứ lý luận và thực tiễn về thực trạng về giới ở nước ta hiện nay.
Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Thanh Hòa [51]. Bài viết
đã nêu bật vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, gắn mọi hoạt động của phụ
nữ với thi đua yêu nước, không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng
tạo trên mọi lĩnh vực.
Công trình nghiên cứu: Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [132], tập trung nghiên cứu về gia đình
trong bối cảnh mới, đặc biệt đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam và việc tham
gia vào công tác chính trị, việc làm và lao động nữ thời kỳ đổi mới.
Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [52]. Xuất phát từ
quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của phụ
nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tác giả khẳng định vai trò
của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trách nhiệm của Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tác giả đề nghị Bộ chính trị và Ban Bí thư tiếp tục quan
12
tâm chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN các cấp, các ngành các đoàn thể, tạo cơ
hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình trong hệ thống chính trị.
Bài viết: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của
Phạm Hạnh Sâm [149]. Tác giả khẳng định được tham gia lãnh đạo, quản lý,
được trao quyền, cùng với việc trau dồi về phẩm chất, năng lực thực sự, người
phụ nữ sẽ thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý trí, nguyện vọng của chính bản
thân phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng,
sức lực và trí tuệ, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới đất nước và cho
sự nghiệp bình đẳng giới.
Cuốn sách: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước
và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [144]. Tác giả đề cập đến quan
điểm của Đảng và nhà nước về vai trò của phụ nữ; đưa ra con số thống kê cụ
thể về việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội;
khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập
quốc tế.
Bài viết: Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển,
xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Nguyễn Thị Thanh Hòa [54]. Bài viết
khẳng định, với trên 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong các ngành
nghề, lĩnh vực, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan
trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Xây dựng tổ chức hội vững
mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình
đẳng giới là mục tiêu, chương trình hành động của Hội LHPN.
Bài viết: Năm năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị
khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của Nguyễn Thị Thu Hồng [120]. Bài viết đã hệ thống kết quả 5 năm thực
hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa -
xã hội.
Ngoài ra, dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều chuyên
ngành khoa học như: Triết học, Xã hội học, Hồ Chí Minh học..., các công trình
khoa học trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và
13
thực tiễn về vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong quá
trình đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Những công trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của
phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc; làm rõ về chủ trương, đường lối công tác phụ nữ nói
chung, lãnh đạo tổ chức Hội LHPN và phong trào phụ nữ nói riêng của Đảng;
nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng
dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu
quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và
phong trào phụ nữ Việt Nam
Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, một thành viên
của hệ thống chính trị Việt Nam, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam
(chiếm trên 50% dân số và lực lượng lao động xã hội). Trong công cuộc đổi
mới đất nước, việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới hoạt động của
hệ thống chính trị nói riêng là một yêu cầu mang tính khách quan. Đây là lĩnh
vực nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Trong nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào
phụ nữ Việt Nam, có các công trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động của hệ
thống chính trị nói chung. Tiêu biểu là:
Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gồm: Đổi mới
mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong
điều kiện kinh tế thị trường của Dương Xuân Ngọc [133]; Đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội của Nguyễn Khánh Ngọc,
Phạm Ngọc Quang [134]; Về giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay của Đặng Đình Tân [150]; Đổi mới nội dung, phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân
hiện nay của Ngô Huy Tiếp [157].
14
Các công trình nêu trên cung cấp những tri thức tổng thể, toàn diện về
đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung,
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nói riêng. Đây là những kiến
thức quý, làm cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu sâu hơn về sự lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Hội LHPN.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào
phụ nữ Việt Nam, còn có các công trình nghiên cứu về công tác vận động phụ
nữ, đáng chú ý là:
Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [72]; Lịch sử
Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976) (1976-1912), tập II của Hội Liên
Hiệp Phụ nữ Việt Nam [73]. Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá một cách hệ
thống quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển về tổ chức, hoạt động của Hội
LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu rõ
vai trò chỉ đạo tích cực, chủ động, sự sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hóa
đường lối chủ trương của Đảng vào nhiệm vụ công tác Hội; đoàn kết, tập hợp
và vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Hội trong các giai đoạn cách
mạng. Đồng thời, góp phần tôn vinh những cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhiều
đóng góp cho đất nước, cho sự phát triển của Hội LHPN Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách Biên niên lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên
Hiệp Phụ nữ Việt Nam [74], tập hợp các sự kiện cơ bản được chọn lọc, đối
chiếu, xác minh và hệ thống hóa nhằm qua đó thể hiện một cách toàn diện quá
trình hình thành tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm, đường lối,
cảu Đảng với công tác phụ vận trong đó có Hội LHPN Việt Nam; giới thiệu
một cách sinh động hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong các giai đoạn
cách mạng.
15
Bài viết: Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp
phụ nữ Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hòa [55]. Tác giả nêu bật những kết
quả của công tác Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam những năm 2007 - 2012,
góp phần to lớn vào thành tựu chung, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Đồng thời, qua thực tiễn
phong trào phụ nữ và nhu cầu của hội viên, bài viết nêu rõ những dự báo về
thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác vận động phụ nữ trong giai
đoạn mới, đồng thời đề ra những định hướng lớn và giải pháp có tính đột phá
của Hội, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong công
tác vận động nhằm quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào sự
nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Những công trình nghiên cứu trên, từng bước làm rõ sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phụ vận; khẳng định vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ
trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề cập đến thực
trạng và những vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác vận động phụ nữ thời kỳ
đổi mới; đồng thời, đề ra một số giải pháp, định hướng chỉ đạo để thực hiện tốt
hơn công tác phụ vận của Đảng trong tình hình mới.
Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với tư
cách là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của đất nước,
đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ của Đảng đã và đang thu
hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, trước hết là của chính tổ
chức Hội LHPN Việt Nam, có thể kể đến một số công trình:
Bài viết: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng các mô hình
hoạt động của Trương Thị Khuê [122]. Bài viết đề cập đến mô hình tuyên
truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nhằm nâng cao kiến thức và
năng lực của phụ nữ.
Cuốn sách: Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [61], đã dày
công tra cứu, sưu tầm những quy định từ Hiến pháp và pháp luật hiện hành về
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53725
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
xuandongpro
 

What's hot (19)

Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Dt nq 10-2018
Dt nq 10-2018Dt nq 10-2018
Dt nq 10-2018
 
Ctrinh sinh hoat T5-2020
Ctrinh sinh hoat T5-2020Ctrinh sinh hoat T5-2020
Ctrinh sinh hoat T5-2020
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên QuangLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk LắkLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk
 
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
 
NQ-T2-2021
NQ-T2-2021NQ-T2-2021
NQ-T2-2021
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
Bc cong tac doan thang 3 va 3 thang dn 2014
 
Luận án: Phụ nữ tham gia quản lý hệ thống chính trị cấp trung ương
Luận án: Phụ nữ tham gia quản lý hệ thống chính trị cấp trung ươngLuận án: Phụ nữ tham gia quản lý hệ thống chính trị cấp trung ương
Luận án: Phụ nữ tham gia quản lý hệ thống chính trị cấp trung ương
 
Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013Bao cao tong ket nam 2013
Bao cao tong ket nam 2013
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tại Phú Thọ
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tại Phú ThọLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tại Phú Thọ
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tại Phú Thọ
 
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
Bao cao tong ket hoat dong doan doi nam hoc 09 10
 
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây NinhĐề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
Đề tài: Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư đảng ủy Tây Ninh
 
Bai 5 nghiep vu cong tac phu nu
Bai 5   nghiep vu cong tac phu nuBai 5   nghiep vu cong tac phu nu
Bai 5 nghiep vu cong tac phu nu
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữLuận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
 

Similar to Đề tài: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Similar to Đề tài: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (20)

Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docxBáo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
Báo cáo thực tập khoa giới và phát triển tại học viện phụ nữ việt nam.docx
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
Chuyển Biến Kinh Tế, Xã Hội Huyện Tân Yên Tỉnh Bắc Giang Từ Năm 1997 Đến Năm ...
 
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOTĐề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ NữKhóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
Khóa Luận Vai Trò Của Tòa Án Trong Việc Bảo Vệ Quyền Của Phụ Nữ
 
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đLuận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
 
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh ...
 
Đề tài: Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ
Đề tài: Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữĐề tài: Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ
Đề tài: Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Đề tài: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN DANH TIÊN 2. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hương
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Nội dung những công trình khoa học liên quan đến luận án đã giải quyết và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 23 Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 26 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 26 2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 41 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 61 3.1. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ 61 3.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 81 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 110 4.1. Một số nhận xét 110 4.2. Một số kinh nghiệm 134 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 171
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban Chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội LHPN : Liên hiệp Phụ nữ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam... Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh,
  • 7. 2 Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả... Góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh. Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp phần giúp Đảng bộ Tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh từ sau khi tái lập Tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội
  • 8. 3 XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số kinh nghiệm, góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đề ra, Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề: - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
  • 9. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN trên các phương diện: - Phân tích quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. - Quá trình Đảng bộ Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh trên các mặt: + Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN. + Xây dựng, phát triển tổ chức Hội: Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội và phát triển hội viên. + Chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát triển kinh tế - xã hội. + Nâng cao chất lượng tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng tổ chức Hội. + Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau năm 2015. Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động.
  • 10. 5 4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó là các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra. + Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để phân kỳ thời gian; làm rõ hoàn cảnh lịch sử; trình bày có hệ thống chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh cũng như quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp logic được sử dụng trong chương 2 và chương 3 để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, liên kết các nội dung đó để làm rõ sự phát triển về nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong chương 4, phương pháp logic được sử dụng chủ yếu để khái quát những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ lãnh đạo Hội LHPN tỉnh từ 1997 đến 2015.
  • 11. 6 + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ; đồng thời phân tích, tổng hợp những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp thống kê được dùng để thống kê những số liệu về các hoạt động cụ thể của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp đối chiếu để làm rõ sự phát triển về chủ trương cũng như sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với các hoạt động của Hội LHPN tỉnh. + Phương pháp điều tra phỏng vấn được dùng để đánh giá tác động của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ Tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2015. 5. Đóng góp mới của Luận án Một là, tổng quan những nội dung cơ bản của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đạt được, chỉ rõ những vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997-2015 trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997. Ba là, phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. Bốn là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh.
  • 12. 7 Năm là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Sáu là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNGTRÌNH KHOAHỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phụ nữ và công tác phụ nữ là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phụ nữ được công bố dưới các hình thức như: sách, bài viết trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sỹ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước của Nguyễn Thị Thanh Hòa [56]; Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình [26]; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000 của Trương Mỹ Hoa [49]; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Nguyễn Thị Mão [126]... Những công trình trên đã khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặc biệt là vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [58]. Cuốn sách nêu bật hoạt động của Hội LHPN Việt Nam từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Qua đó, khẳng định những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình phát triển của đất nước, dự báo những bước đi tiếp theo để phụ nữ Việt Nam hòa nhập, tiến vào thế kỷ XXI. Cuốn Những chặng đường đã qua của Lê Chân Phương [146]. Tác phẩm tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách
  • 14. 9 mạng gắn bó với đồng chí, đồng bào trong những năm kháng chiến gian khổ với mong muốn góp phần nhỏ bé vào kho tàng đấu tranh cách mạng của phụ nữ và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu. Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [60]. Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống và toàn diện vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước, từ khi có Đảng đến những năm đầu thế kỷ XXI, công trình đã đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong 15 năm đổi mới (1986-2001). Khẳng định bước trưởng thành của phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, gia đình, xã hội, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thiên niên kỷ mới. Gắn liền vấn đề phụ nữ với nghiên cứu về giới, cuốn sách: Phụ nữ, giới và phát triển của Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng [1] đã cung cấp hệ thống những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản dưới góc độ phụ nữ học. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích các chính sách xã hội đối với phụ nữ, làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội và bình đẳng giới, trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở Việt Nam. Cuốn sách Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [69]. Cuốn sách đã trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp sử dụng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Cuốn sách: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước của Dương Thị Xuân [185], đã trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước vì sự tiến bộ của phụ nữ; đồng thời, nêu lên những kết quả hoạt động của
  • 15. 10 phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tác giả khẳng định, phụ nữ Việt Nam không chỉ có vị trí, vai trò trong nước, mà còn có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bài viết: Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức của Lê Lục [125], đã phân tích vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức. Tác giả nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò của phụ nữ trong xã hội là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững của Lê Thi [151], tác giả đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại và nêu ra những suy nghĩ về công, dung, ngôn, hạnh từ xưa đến nay. Những phẩm chất đó được coi như cẩm nang để phụ nữ thời kỳ mới dựa trên tiêu trí đó để phấn đấu, rèn luyện. Cuốn sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh [131], đã phân tích, làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của gia đình; đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam và xu hướng biến đổi vai trò của phụ nữ; đồng thời, đưa ra các giải pháp để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc nhằm phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ban Tổ chức Trung ương, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị [21]. Kết quả nghiên cứu đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân trong tình hình mới. Cuốn sách Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [66], làm rõ vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần 80 năm (1930-2007). Đồng thời, nêu bật
  • 16. 11 những quan điểm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ và phong trào phụ nữ; đề cao và khẳng định vai trò, vị trí và sức mạnh to lớn của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Qua việc nghiên cứu những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và 20 năm đổi mới đất nước, công trình khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; đồng thời, nêu bật sự nỗ lực, những đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ, phong trào phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch, Những vấn đề giới từ lịch sử đến hiện đại [121], đã nghiên cứu vấn đề giới từ nhiều cách tiếp cận, trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đến vấn đề giới trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vấn đề giới trong một số thông tin phương tiện đại chúng và trong sách giáo khoa. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ đến vấn đề giới. Đó cũng chính là căn cứ lý luận và thực tiễn về thực trạng về giới ở nước ta hiện nay. Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Thị Thanh Hòa [51]. Bài viết đã nêu bật vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, gắn mọi hoạt động của phụ nữ với thi đua yêu nước, không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Công trình nghiên cứu: Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [132], tập trung nghiên cứu về gia đình trong bối cảnh mới, đặc biệt đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam và việc tham gia vào công tác chính trị, việc làm và lao động nữ thời kỳ đổi mới. Bài viết của Nguyễn Thị Thanh Hòa, Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [52]. Xuất phát từ quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tác giả khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tác giả đề nghị Bộ chính trị và Ban Bí thư tiếp tục quan
  • 17. 12 tâm chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN các cấp, các ngành các đoàn thể, tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy khả năng của mình trong hệ thống chính trị. Bài viết: Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Phạm Hạnh Sâm [149]. Tác giả khẳng định được tham gia lãnh đạo, quản lý, được trao quyền, cùng với việc trau dồi về phẩm chất, năng lực thực sự, người phụ nữ sẽ thực hiện tốt vai trò đại diện cho ý trí, nguyện vọng của chính bản thân phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển tiềm năng, sức lực và trí tuệ, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới đất nước và cho sự nghiệp bình đẳng giới. Cuốn sách: Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [144]. Tác giả đề cập đến quan điểm của Đảng và nhà nước về vai trò của phụ nữ; đưa ra con số thống kê cụ thể về việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; khẳng định vai trò của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bài viết: Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Nguyễn Thị Thanh Hòa [54]. Bài viết khẳng định, với trên 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong các ngành nghề, lĩnh vực, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới là mục tiêu, chương trình hành động của Hội LHPN. Bài viết: Năm năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Thị Thu Hồng [120]. Bài viết đã hệ thống kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngoài ra, dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau của nhiều chuyên ngành khoa học như: Triết học, Xã hội học, Hồ Chí Minh học..., các công trình khoa học trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và
  • 18. 13 thực tiễn về vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong quá trình đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Những công trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; làm rõ về chủ trương, đường lối công tác phụ nữ nói chung, lãnh đạo tổ chức Hội LHPN và phong trào phụ nữ nói riêng của Đảng; nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội, một thành viên của hệ thống chính trị Việt Nam, đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam (chiếm trên 50% dân số và lực lượng lao động xã hội). Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói riêng là một yêu cầu mang tính khách quan. Đây là lĩnh vực nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Trong nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, có các công trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị nói chung. Tiêu biểu là: Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gồm: Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường của Dương Xuân Ngọc [133]; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội của Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Ngọc Quang [134]; Về giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay của Đặng Đình Tân [150]; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân hiện nay của Ngô Huy Tiếp [157].
  • 19. 14 Các công trình nêu trên cung cấp những tri thức tổng thể, toàn diện về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nói riêng. Đây là những kiến thức quý, làm cơ sở để tác giả có thể nghiên cứu sâu hơn về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, trong đó có Hội LHPN. Bên cạnh các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam, còn có các công trình nghiên cứu về công tác vận động phụ nữ, đáng chú ý là: Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976), tập I [72]; Lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam (1930-1976) (1976-1912), tập II của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [73]. Cuốn sách đã tổng kết, đánh giá một cách hệ thống quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển về tổ chức, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu rõ vai trò chỉ đạo tích cực, chủ động, sự sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng vào nhiệm vụ công tác Hội; đoàn kết, tập hợp và vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Hội trong các giai đoạn cách mạng. Đồng thời, góp phần tôn vinh những cán bộ, hội viên, phụ nữ có nhiều đóng góp cho đất nước, cho sự phát triển của Hội LHPN Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách Biên niên lịch sử Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam [74], tập hợp các sự kiện cơ bản được chọn lọc, đối chiếu, xác minh và hệ thống hóa nhằm qua đó thể hiện một cách toàn diện quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hệ thống các quan điểm, đường lối, cảu Đảng với công tác phụ vận trong đó có Hội LHPN Việt Nam; giới thiệu một cách sinh động hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng.
  • 20. 15 Bài viết: Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Hòa [55]. Tác giả nêu bật những kết quả của công tác Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam những năm 2007 - 2012, góp phần to lớn vào thành tựu chung, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Đồng thời, qua thực tiễn phong trào phụ nữ và nhu cầu của hội viên, bài viết nêu rõ những dự báo về thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn mới, đồng thời đề ra những định hướng lớn và giải pháp có tính đột phá của Hội, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong công tác vận động nhằm quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Những công trình nghiên cứu trên, từng bước làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận; khẳng định vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đề cập đến thực trạng và những vấn đề cấp bách đặt ra trong công tác vận động phụ nữ thời kỳ đổi mới; đồng thời, đề ra một số giải pháp, định hướng chỉ đạo để thực hiện tốt hơn công tác phụ vận của Đảng trong tình hình mới. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của đất nước, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ của Đảng đã và đang thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, trước hết là của chính tổ chức Hội LHPN Việt Nam, có thể kể đến một số công trình: Bài viết: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng các mô hình hoạt động của Trương Thị Khuê [122]. Bài viết đề cập đến mô hình tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nhằm nâng cao kiến thức và năng lực của phụ nữ. Cuốn sách: Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [61], đã dày công tra cứu, sưu tầm những quy định từ Hiến pháp và pháp luật hiện hành về
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53725 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562