SlideShare a Scribd company logo
1 of 232
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HỒNG KIÊN
§¶NG Bé TØNH B×NH D¦¥NG L·NH §¹O
X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP C¥ Së
Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM HỒNG KIÊN
§¶NG Bé TØNH B×NH D¦¥NG L·NH §¹O
X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP C¥ Së
Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Trần Thị Thu Hƣơng
2. PGS, TS. Phạm Đức Kiên
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Hồng Kiên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
6
1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát những vấn đề liên quan đến đề tài luận án các công
trình trên đã giải quyết và những nội dung luận án tập trung
nghiên cứu
25
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƢƠNG
CỦA TRUNG ƢƠNG ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (1997-2005)
28
2.1. Yêu cầu khách quan đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn đầu
tỉnh mới tái lập
28
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005
43
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2015
64
3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về
đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
64
3.2. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (2005-2015)
76
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 103
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015
103
4.2. Một số kinh nghiêm 127
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
2.1 Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 36
2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 36
2.3 Số xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 38
2.4 Tình hình phát triển dân số tỉnh Bình Dương (1997-2015) 39
2.5 Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị,
quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
tỉnh Bình Dương năm 1997
41
3.1 Chất lượng cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ
chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2005-2010 và
2010-2015
84
4.1 Số lượng người tham gia tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998-2015 và 2005-2015
113
4.2 Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015
117
4.3 Trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, tin học,
ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Bình
Dương năm 2005 và 2015
117
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hệ thống chính trị Việt Nam thì xã, phường, thị trấn là đơn vị
hành chính cấp cơ sở có vị trí, vai trò quan trọng. Điều này đã được Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định:
"các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh
sống; có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước" và là nơi "phát
huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư" [29, tr. 166]. Để thực hiện tốt
vai trò đó, trước hết cần có đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có tâm huyết, có
năng lực và sáng tạo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, "muôn việc thành
công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém", "cán bộ tốt, việc gì cũng
xuôi", "đó là một chân lý nhất định" [65, tr. 280; 264]. Do vậy, một trong
những nhiệm vụ trọng yếu của công tác cán bộ ở đảng bộ các tỉnh, thành
phố chính là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ thể hóa chủ
trương của Đảng về công tác cán bộ, ngay sau khi tái lập năm 1997, Đảng
bộ tỉnh Bình Dương đã chú trọng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là
cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn và coi đó là nhiệm vụ quan
trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương trong 18 năm (1997-2015) đã đạt
được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở của tỉnh Bình Dương
ngày càng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Bình
Dương từ tỉnh nông nghiệp sớm thành tỉnh công nghiệp. Với những thành
quả trên, Đảng bộ tỉnh Bình Dương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng
2
đánh giá "là tỉnh năng động, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không trông chờ, ỷ lại, hoàn
thành tốt các nhiệm vụ" [24, tr. 16], [26, tr. 10]. Tuy nhiên, công tác xây
dựng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương vẫn còn
những hạn chế nhất định.
Do vậy, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quá trình
lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình
Dương trong giai đoạn 1997-2015, từ đó, nhìn nhận một cách khách quan
mặt đạt được cũng như những hạn chế khiếm khuyết để góp phần tiếp tục
triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn tiếp
theo có hiệu quả hơn.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Bình
Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997
đến năm 2015", làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015, trên cơ sở đó
đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để tiếp tục xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện
nay của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những yêu cầu khách quan và chủ quan tác động
đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh
Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến
năm 2015.
3
Nhận xét một cách khách quan ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của
ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạch định chủ trương và
chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ
tỉnh Bình Dương có giá trị tổng kết thực tiễn và có thể vận dụng trong giai
đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
Bình Dương về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm
1997 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn (cấp
cơ sở) là khái niệm rộng, gồm 11 chức vụ [13, tr. 1-2]: Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến
binh Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 4 chức danh chủ chốt cấp cơ sở, gồm: Bí
thư Đảng ủy; Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Luận án tập trung làm rõ, chủ trương
và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở những nội dung chủ yếu trong công tác cán bộ: Xây dựng
tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo
nguồn cán bộ; công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; công tác quản lý cán
bộ và thực hiện chính sách cán bộ.
Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Bình Dương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên
địa bàn xã, phường, thị trấn của tỉnh.
4
Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong 18 năm, mốc bắt
đầu từ 1997 năm Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI khi mới tái
lập. Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án năm 2015 là năm tổng kết 5 năm
thực hiện Chương trình số 20-CtrHĐ/TU ngày 20/7/2011, của Tỉnh ủy về nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tổng
kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2868/2011/QĐ-UBND ngày 04/10/2011, về
thực hiện đề án đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy,
chính quyền xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương (2011-2015).
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử
dụng phương pháp lịch sử để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của
các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, nhằm dựng lại chân thực quá
trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở (1997-2015) và phương pháp lôgíc để phân tích, đánh giá, khái
quát, tổng hợp, thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả luận án. Đồng thời,
sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phỏng vấn, nhằm làm nổi bật
thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
4.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án: Văn kiện của Đảng, Nhà
nước, Chính phủ về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; văn kiện và
văn bản của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Dương, văn bản của các sở, ban, ngành có liên quan; các đề án, báo cáo hằng
5
năm, báo cáo tổng kết chương trình, tổng kết giai đoạn có liên quan đến công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của các sở, ban, ngành và các địa phương
trong tỉnh Bình Dương.
Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, sách
chuyên khảo, báo, tạp chí; các đề tài, luận văn, luận án đề cập đến công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong và ngoài nước.
5. Những đóng góp của luận án
Góp phần hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Dương trong lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ
năm 1997 đến năm 2015.
Nhận xét quá trình Đảng tỉnh Bình Dương lãnh đạo thực hiện công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
Luận án góp phần tổng kết thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 20l5.
Các kinh nghiệm luận án đưa ra có thể vận dụng vào công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương trong thời kỳ
tiếp theo.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
ở Bình Dương nói riêng, các tỉnh có điểm tương đồng nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ở bất kỳ xã hội nào, đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quyết định đến
sự thành bại của quốc gia và chế độ. Vì vậy, trong tiến trình cách mạng giải
phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng xây
dựng đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa
học, với các thể loại: sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn,
luận án, bài viết công bố ở các tạp chí trong và ngoài nước. Có thể chia các
nhóm công trình nghiên cứu khoa học theo các nội dung sau đây.
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ
cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng
Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của
các tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm [131]. Các tác giả đã chứng
minh mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây
dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những
phẩm chất và năng lực nhất định. Từ đó, các tác giả khẳng định, ở Việt Nam
chính là đội ngũ cán bộ, công chức những người phục vụ chế độ chính trị
nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân những
người đại diện cho Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết
định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và lý giải, hệ thống hóa các căn cứ
khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo các cấp, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị về phương hướng,
7
giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo về số lượng, chất
lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nông thôn Việt Nam, Hoàng
Chí Bảo, có công trình nghiên cứu về "Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước
ta hiện nay" [9]. Nội dung cuốn sách đã khái quát về những biến đổi của nông
thôn và vai trò nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; tập trung nghiên
cứu sâu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện
nay, nhận rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở nông
thôn nước ta và những vấn đề đặt ra. Cuốn sách dành phần nhỏ đề cập đến
chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, theo tác giả "chất
lượng đội ngũ cán bộ chính quyền có chuyển biến, nâng cao" [9, tr. 344], bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như "số lượng cán bộ chính quyền cơ sở
khá đông; tuổi đời còn cao, trình độ còn thấp; số cán bộ nữ còn quá ít, một bộ
phận cán bộ có chức, có quyền suy giảm về đạo đức" [9, tr. 345-350]. Từ đó,
tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. Trong đó, có "nhóm giải pháp về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán bộ cơ sở" [9, tr. 455]. Tuy nhiên,
công trình nghiên cứu ở tầm khái quát chung và địa bàn là nông thôn trên
phạm vi cả nước.
Cuốn sách "Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới" của Nguyễn Hữu Tri [130]. Tác giả khẳng định, Đảng
Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và cả dân tộc. Mục
đích của Đảng là xây dựng Việt Nam thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Để thực hiện được mục đích ấy, Đảng phải có sự thống nhất ý chí,
thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật và đặc biệt phải được tổ chức một
cách thống nhất và chặt chẽ, cán bộ trong tổ chức đó phải được đào tạo để đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
8
Công trình nghiên cứu nêu rõ những thành tựu đã đạt được, đồng thời
chỉ ra những khiếm khuyết còn tồn tại trong hệ thống tổ chức bộ máy của
Đảng Cộng sản Việt Nam như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; dân chủ trong Đảng
và xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không
nghiêm, nhất là ở cơ sở; đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ hệ thống chính trị
chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó, tác giả nêu lên những kiến nghị và giải pháp để
kiện toàn, đổi mới tổ chức trong đó có các khâu của công tác cán bộ như: đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Cuốn sách "Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ phường hiện nay" của nhóm tác giả Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Tuấn
Phong, Võ Thành Nam, Vũ Thị Thu Hằng [49], góp phần làm rõ hơn quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam về cán bộ, cán bộ cấp cơ sở và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở
cơ sở. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cán bộ lãnh đạo phường và
những căn cứ khoa học của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
phường. Từ cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
phường, các tác giả kết luận, đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay tuy đã
có nhiều bước tiến mới, song vẫn tồn tại những bất cập so với yêu cầu của
cuộc sống.
Ở chương 3, các tác giả đưa ra những giải pháp về xây dựng đội ngũ
cán bộ phường như: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo phường;
chủ động tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo; nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tăng cường luân chuyển cán bộ
phường để đào tạo, rèn luyện cán bộ; quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán
bộ dự nguồn; đổi mới việc lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo; bổ sung, hoàn thiện
chính sách, chế độ đối với cán bộ phường; phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức
đảng và các đoàn thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm và
tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy; trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường.
9
Các tác giả kết luận, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong
tình hình mới là công việc lớn, liên quan đến nhiều vấn đề. Vì vậy, cần kết
hợp nhuần nhuyễn tất cả những giải pháp đưa ra, từng bước tạo một nền tảng
chung bền vững, có như vậy những nội dung nghiên cứu trên lý thuyết và việc
triển khai áp dụng ra thực tiễn mới khả thi; từng bước xây dựng được đội ngũ
cán bộ lãnh đạo phường những năm tiếp theo đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Đề cập đến các khâu của công tác cán bộ, cuốn sách "Đánh giá quy
hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước"của Trần Đình Hoan [47] đã làm rõ cơ sở lý luận, những
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với công tác đánh
giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ; nêu ra cơ sở khoa học của công tác đánh
giá cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ và công tác luân chuyển cán bộ lãnh
đạo, quản lý. Tác giả khẳng định: "Đánh giá cán bộ ảnh hưởng, tác động đến
toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển cán bộ" [47, tr. 75],
trên cơ sở đó, đề ra 6 quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công
tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Đó là: Tăng cường rèn luyện
cán bộ; đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ; phát huy tính chủ
động, sáng tạo của từng địa phương, đơn vị; đề cao trách nhiệm của cấp ủy;
động viên được sáng kiến và sự giám sát của nhân dân; kế thừa kinh nghiệm
công tác cán bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Bên cạnh những nội dung trên,
cuốn sách còn đề cập đến vấn đề đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới. Có thể
nói, đây là một đề tài còn khá mới mẻ, đề cập đến công tác cán bộ là một
nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay.
Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội
nhập quốc tế, rất cần học hỏi kinh nghiệm các nước. Cuốn sách "Kinh nghiệm
xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc" của Trịnh Cư - Nguyễn Duy Hùng -
10
Lê Văn Yên [17], đã nêu rõ những kinh nghiệm trong thực hiện: Chế độ cán
bộ, công chức ở Trung Quốc; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và việc
nâng cao tố chất và năng lực đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội
ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; cải cách công
tác cán bộ, nhân sự giai đoạn 2001-2010; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá cán bộ; công tác quản
lý cán bộ ở Trung Quốc.
Cuốn sách "Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay:
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Trương Thị Thông và Lê Kim
Việt [97] đã tập trung làm rõ quan niệm về quan liêu và bệnh quan liêu, chỉ ra
nguồn gốc hình thành, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của bệnh quan
liêu trong công tác cán bộ, chỉ ra những biểu hiện bệnh quan liêu của các chủ
thể tiến hành công tác cán bộ, bao gồm cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn
vị và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và biểu hiện của bệnh quan liêu
trong công tác cán bộ thông qua việc ban hành và thực hiện một số chủ
trương, chính sách cán bộ, trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm
tra, đánh giá, bố trí, sắp xếp, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Các
tác giả đã chỉ ra 3 nguyên nhân khách quan, 5 nguyên nhân chủ quan và
khẳng định, bệnh quan liêu trong công tác cán bộ do nguyên nhân chủ quan là
chủ yếu. Đồng thời, các tác giả đưa ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng và
6 giải pháp, kiến nghị để phòng, chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở
Việt Nam hiện nay.
Nội dung cuốn sách "Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước" của Trần Đình Thắng [84] đã khái quát công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Đảng trước và trong thời
kỳ đổi mới, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong cải tiến nền công vụ, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách dành phần đề cập đến chủ
trương của Đảng và cụ thể hóa của Nhà nước trong tổ chức thực hiện công
11
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở ba thời kỳ: Trước đổi
mới, thời kỳ đầu đổi mới và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong những năm tiếp theo.
Cuốn sách "Vai trò của chính quyền cấp xã đối với phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội ở nước ta" của Nguyễn Minh Phương [70], đã
phân tích và khẳng định phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nông
thôn là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính tổng hợp cả về kinh tế,
chính trị, xã hội. Để thực hiện được đồng bộ, hiệu quả thì cần phải thực hiện
rất nhiều giải pháp, tác giả cho rằng "yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bầu
cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ
chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" [70, tr. 332; 285-296].
Các công trình khoa học nêu trên, đã cung cấp những quan điểm cơ
bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán
bộ nói chung. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn các khâu của công tác cán bộ và nhiệm vụ của công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa ra những giải pháp ở
tầm vĩ mô cho công tác này. Đó là những tài liệu có giá trị mà tác giả tham
khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của tư duy biện chứng
đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay"
Nguyễn Thị Bích Thủy [99], đã góp phần làm rõ thêm vai trò của tư duy biện
chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế, nêu lên một số đặc điểm về
thực trạng tư duy của cán bộ lãnh đạo kinh tế, cũng như những tồn tại, hạn
chế; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ tư duy
biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế.
12
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam "Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cách mạng đối với
cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006" của Đỗ Xuân Tuất [139], nêu
rõ tính cấp thiết của việc phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong
Đảng, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa; phản ánh bước phát triển nhận thức và chỉ đạo thực
tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức cách mạng cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần cung cấp cơ sở để bổ sung, hoàn thiện một
bước chủ trương, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức
trong Đảng và toàn xã hội.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò pháp luật trong xây
dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay" của
Nguyễn Thị Thu Hường [50], đã trình bày những vấn đề lý luận chung về vai
trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị; nêu
rõ thực trạng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
pháp luật trong xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt
Nam hiện nay.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Đào tạo đội ngũ cán bộ
lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện
nay"của Khăm Phăn Vông Pha Chăn [59], đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực trạng về đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá những mặt làm được, những hạn
chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất phương hướng và những
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo
trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết tiêu biểu đề cập đến tiêu chuẩn
cán bộ lãnh đạo, quản lý: Bài viết "Mô hình, tiêu chuẩn người lãnh đạo thời
kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế" của Đỗ Minh Cương [19]; "Bản lĩnh chính trị
của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới" của Nguyễn
13
Văn Huyên [52]. Các tác giả đã nêu vấn đề về tiêu chuẩn và năng lực chính trị
của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt có khả năng tổ chức lực
lượng, tạo ra sức mạnh vật chất nhằm hiện thực hóa ý chí của Đảng, của dân
tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trên cơ sở đó,
đề ra những yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có năng lực trí tuệ, có ý chí, nghị lực
vượt qua không chỉ sự chống phá của các thế lực thù địch, mà còn phải khắc
phục những hạn chế, trở ngại xã hội, kể cả sức ỳ của sự lạc hậu và cản trở của
bản thân về nhận thức, tư duy, kể cả chủ trương, quan điểm và cơ chế lỗi thời.
Bài "Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở hiện nay" của Nguyễn Thị Hạnh [42]. Tác giả khẳng định: Cấp cơ
sở (xã, phường, thị trấn) là cấp thấp nhất, gần dân nhất, trực tiếp tổ chức và
vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức cuộc
sống của cộng đồng dân cư và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có
vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở. Việc rèn luyện, phát triển nhân cách của người cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là một yêu cầu bức thiết là nhiệm vụ then chốt,
thường xuyên của công tác cán bộ, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực
từ cơ sở, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống chính trị. Từ đó, tác giả đề ra
những yêu cầu về nhân cách và giải pháp chủ yếu để rèn luyện, phát triển
nhân cách người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
Đề cập đến công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng và luân
chuyển cán bộ; có các bài viết "Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ trong tình hình
hiện nay" của Nguyễn Đức Hạt [43]; "Bố trí và sử dụng cán bộ lãnh đạo,
quản lý" của Phạm Văn Định [35]; "Một số vấn đề về công tác quy hoạch,
luân chuyển cán bộ - Thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc
phục" của Trần Lưu Hải [39]. Các tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được
14
và chưa đạt được về công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, về công tác luân
chuyển cán bộ. Tập trung làm rõ sự cần thiết phải thực hiện tốt khâu đánh giá
và quy hoạch cán bộ, khái quát những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác cán bộ trong 30 năm đổi mới và yêu cầu của công tác cán bộ
thời kỳ hội nhập quốc tế cần phải tiếp tục đổi mới ở tất cả các khâu như: công
tác đánh giá; công tác quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công
tác luân chuyển cán bộ; công tác bố trí, sử dụng cán bộ; và xây dựng, thực
hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài. Đồng thời, nêu lên thực
trạng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ cấp xã ở nước ta, trên cơ sở đó tác
giả đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này ở cơ sở xã,
phường, thị trấn trong những năm tiếp theo.
Liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, có các bài
viết: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở"của Nguyễn Thị Lan Phương [68];
"Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm" của Đào
Thị Ái Thi [88]; "Chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
trong nền kinh tế thị trường" của Phạm Đức Chính [12]; "Bồi dưỡng theo
chức danh góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ mới" của Lê Minh Quân [73]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Minh
Tuấn [136]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số vấn
đề đặt ra trong hội nhập quốc tế" của Nguyễn Minh Phương [69].
Các tác giả đã làm rõ thêm nội dung xác định vị trí việc làm theo Luật
cán bộ công chức 2008, trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp để nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay còn có những
bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn như: Đào tạo bồi dưỡng
chung cho nhiều đối tượng; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn
nặng về lý thuyết, chưa phù hợp và thích ứng với tình hình cán bộ của các
vùng, địa phương, cơ sở; thiếu chương trình bồi dưỡng theo chức danh, sự
15
thay đổi công việc, vị trí chức vụ, nên người cán bộ có sự thiếu hụt kiến thức
và kỹ năng. Do vậy, các tác giả đề xuất bồi dưỡng theo vị trí, theo chức danh
cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri
thức mới, sát hợp, giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để nâng cao hiệu
quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các tác giả chỉ rõ: Cần xác định đúng
đối tượng, chủ thể bồi dưỡng; cần lựa chọn nội dung, phương pháp áp dụng
phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy và
học tập.
Đề cập đến công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ, bài viết "Kiện toàn,
chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới"
của Nguyễn Thanh Tuấn và Phạm Ngọc Hà [138], các tác giả đã nêu ra quan
niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt, vai trò của cán bộ chủ chốt trong phát triển
kinh tế, xã hội ở địa phương và đề xuất phương hướng đổi mới và hoàn thiện
các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bài viết "Sắp xếp lại đội ngũ
những người làm việc ở xã - Một yêu cầu bức thiết hiện nay" của Trần Anh
Tuấn [137], đã nghiên cứu về tình hình đội ngũ những người làm việc ở cấp
xã, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý cán bộ cấp xã, trên cơ sở đó
tác giả đã nêu một số công việc cần làm để tinh gọn, nâng cao chất lượng đội
ngũ làm việc ở cấp xã.
Những bài viết tiêu biểu đề cập đến hoàn thiện chính sách, chế độ đối
với cán bộ ở cơ sở, gồm: "Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở
xã, phường, thị trấn" của Nguyễn Hữu Đức [36]; "Góp phần hoàn thiện chính
sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" của Lê Đình Lý [64]; "Hoàn thiện chế
độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" của Đinh Ngọc Giang [37]
và "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở"
của Nguyễn Thị Minh Phương - Nguyễn Huyền Hạnh [71]. Các tác giả đã
khẳng định trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản
quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở. Nhưng thực
tế cho thấy, ở nhiều mặt hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,
16
công chức cấp cơ sở còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán, chưa hợp lý, chính
sách chủ yếu tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt. Điều này đã
được Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
khẳng định: "Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách,
chế độ đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [29, tr. 166].
Từ đó, các tác giả đề xuất, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách,
chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở cần phải: bám sát các đặc điểm, tính chất
của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở; nắm vững chủ trương, quan điểm
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng chính sách, chế độ đãi
ngộ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối
lượng công việc mà từng chức danh cán bộ, công chức đảm nhiệm; chính sách
tiền lương, chế độ đãi ngộ đối phải phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước;
việc đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải có tính
kế thừa, góp phần ổn định và phát triển đội ngũ; xây dựng chế độ, chính sách
cần phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền và địa phương cụ thể.
Những bài viết đề cập đến lý luận chung về xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã: Bài viết "Quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay"của Đỗ Thái Huy [51]; "Cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay"của Mai Đức Ngọc [67].
Nội dung các bài biết đã trình bày khái quát quan điểm của Đảng về xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII (1991) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng,
nhận xét những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã, từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay.
Những công trình khoa học nói trên, gợi ý cho luận án cần phải làm rõ
lý luận về cấp cơ sở, về đội ngũ cán bộ chủ chốt và vị trí, vai trò của đội ngũ
cán bộ chủ chốt trong hệ hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; gợi
mở đối với luận án cần hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản
17
Việt Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường,
thị trấn để thấy được bước phát triển tư duy của Đảng trong công tác này và
chính sự phát triển tư duy của Đảng đã tác động đến công tác lãnh đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương.
1.1.2. Các công trình khoa học đề cập đến xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở các vùng, miền, địa phƣơng trong nƣớc
Cuốn sách "Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc
giữ gìn ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay" của Mai Đức
Ngọc [66], đã khẳng định thêm vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã
trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn; đánh giá thực
trạng ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn (qua thực tế vùng đồng bằng sông
Hồng). Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò của
cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông
thôn nước ta.
Tác giả Đinh Ngọc Giang với cuốn sách "Chuẩn hóa chức danh Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã (qua khảo sát các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" [38]
đã làm sáng tỏ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuẩn hóa chức danh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã qua khảo sát các tỉnh đồng bằng song Cửu
Long; đánh giá thực trạng và đề ra mục tiêu, quan điểm, những giải pháp chủ
yếu để chuẩn hóa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở các tỉnh đồng bằng song
Cửu Long đến năm 2020.
Cuốn sách "Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý - Kinh nghiệm từ thực
tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" của Tần Xuân Bảo [10], đã trình bày công tác
đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực tiễn công tác đào tạo cán bộ lãnh
đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2010-2015).
Cuốn sách "Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính
trị cấp xã - Qua khảo sát thực tiễn đồng bằng sông Hồng" của Trịnh Thanh
18
Tâm [81]. Trong 246 trang sách, đã trình bày công tác xây dựng đội ngũ nữ
cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của
công tác này. Đồng thời, tác giả nêu lên thực trạng xây dựng đội ngũ nữ cán
bộ chủ chốt ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, từ đó, đưa ra một số
giải pháp về xây dựng đội ngũ nữ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở
trong những năm tiếp theo.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng "Xây đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" của
Phạm Công Khâm [60], đã làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí,
vai trò của cấp xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Cửu
Long trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải
pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng sông
Cửu Long trong những năm tiếp theo.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vấn đề bồi dưỡng thế giới
quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây
Nguyên hiện nay" của Nguyễn Viết Quân [72], đã phân tích vai trò của thế
giới quan duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn của con người, khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế giới
quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây
Nguyên. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của hoạt động lãnh đạo ở cơ sở
thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Xây dựng phong cách
chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện
nay" của Hồ Ngọc Trường [132], đã nghiên cứu những vấn đề về lý luận và
thực tiễn về xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng
sông Cửu Long, từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
19
xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu
Long đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của cán bộ chủ chốt
cấp xã trong việc phát huy nhân tố con người ở nông thôn Bắc Trung Bộ
Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Thiện [95], đã nghiên cứu về thực
trạng và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong phát huy nhân tố
con người ở nông thôn Bắc Bộ, từ đó, khái quát những vấn đề đặt ra và đề
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
Bắc Trung Bộ góp phần thiết thực phát huy nguồn lực con người ở vùng
nông thôn này.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh
miền Đông Nam Bộ hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bình Phước)" của Vũ Công
Thương [98], đã phân tích vai trò, thực trạng việc thực hiện sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã
ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt
động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Thực hiện chính sách đối
với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ
giai đoạn hiện nay" của Phan Thúy Vân [186], đã nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của
hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ, đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt và đề xuất những giải pháp để
thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo.
Bài viết "Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở Sóc Trăng"
của Đặng Thanh Hải [40], đã nêu lên thực trạng công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở, phân tích nguyên nhân của những tồn tại hạn chế; từ đó, tác
20
giả đề xuất 4 giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
ở tỉnh Sóc Trăng. "Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt
cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc" của Trần Nhật Duật [21], đã
làm rõ năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, khái quát thực trạng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã ở 4 tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái; nêu lên
những điểm mạnh và những mặt hạn chế; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 6 giải
pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã
trong xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây Bắc.
Bài viết "Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tại
thành phố Đà Nẵng" của Nguyễn Thị Tâm [83], đã nêu rõ thực trạng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở thực trạng đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở của thành phố Đà Nẵng, tác giả khẳng định, để nâng cao
chất lượng quản lý hành chính ở cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn tiếp theo, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản:
Chuẩn hóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý
nhà nước; rà soát, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường, xã
trên địa bàn thành phố; làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở.
Bài viết "Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" của Nguyễn Thị Thu Huyền [53],
đã khái quát lý luận đội ngũ cán bộ, thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, từ đó, tác giả đề xuất 7 giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở góp
phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh.
Các công trình khoa học trên đã cung cấp những tư liệu có giá trị về
công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ ở một số
địa phương trong cả nước. Đó là tài liệu quý để luận án có thể tham khảo,
phục vụ cho việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu do đề tài đặt ra.
21
1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dƣơng
Cuốn sách "Bình Dương hội nhập bài học thành công" của Công ty
Cổ phần Thông tin đối ngoại [15]. Cuốn sách khẳng định, sau hơn 10 năm tái
lập tỉnh (1997-2008), từ vùng đất nông nghiệp, Bình Dương vươn lên trở
thành tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ biết tận dụng thời cơ,
phát huy lợi thế trên cơ sở những quyết sách đúng đắn của Đảng bộ, Chính
quyền tỉnh, điển hình là chủ trương "trải chiếu hoa" mời gọi các nhà đầu tư đi
đôi với chính sách "trải thảm đỏ" thu hút nhân tài. Liên quan đến công tác đào
tạo đội ngũ cán bộ, hằng năm, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho
đội ngũ cán bộ các cấp đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, chú trọng đẩy mạnh chương trình đào tạo cán bộ có trình độ đại
học và sau đại học ở nước ngoài và xây dựng cơ chế phát huy tài năng đội ngũ
cán bộ trẻ… Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề cán bộ và công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ, nội dung mới chỉ dừng lại ở nêu vấn đề, chưa đưa ra những nhận
xét, đánh giá về kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ trong 10 năm đầu tái lập tỉnh.
Công trình "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010)" của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương [2], đã nêu bật lịch sử Đảng bộ tỉnh
Bình Dương trong 35 kể từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng được chia
thành hai thời kỳ, trước và sau năm 1997, khi tái lập tỉnh Bình Dương. Thời
kỳ thứ nhất, với Đảng bộ tỉnh Sông Bé, từ sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975
và kết thúc ngày 31/12/1996. Trong 21 năm, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đã lãnh
đạo nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, khắc phục hậu quả của chiến tranh,
khôi phục sản xuất, khắc phục sự đình trệ trong có chế kế hoạch hóa, tập
trung bao cấp. Từ sau năm 1990, kinh tế - xã hội của tỉnh đã chuyển biến tích
cực, có những thành quả bước đầu về thu hút đầu tư hình thành và các khu
công nghiệp. Một trong những nguyên nhân tạo ra chuyển biến đó, chính là
Đảng bộ tỉnh Sông Bé - Bình Dương đã quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là
xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, do phải tổng kết nhiều nội
22
dung, nên cuốn sách chưa có điều kiện đề cập cụ thể đến chủ trương, thành
tựu, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của
tỉnh và mới chỉ đến năm 2010.
Nội dung cuốn sách "Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
1945-2007" của Nguyễn Văn Hiệp [45], gồm 6 chương: Giới thiệu về đặc
điểm tự nhiên, xã hội và sự biến đổi địa hành chính trong lịch sử phát triển
vùng đất Bình Dương; tái hiện lại bức tranh biến đổi kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; tái
hiện 21 năm xây dựng tỉnh Bình Dương (1975-1996) và những chuyển biến
kinh tế - xã hội Bình Dương thời kỳ đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-
2007); những vấn đề kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và tầm nhìn đến năm
2020. Cuốn sách giúp luận án có cái nhìn khái quát về Bình Dương trên lĩnh
vực kinh tế và xã hội, từ đó, xác định rõ hơn những cầu đối với công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở từng giai đoạn.
Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương với công trình nghiên cứu
"Bình Dương 20 năm phát triển" [48], đã tập hợp bài viết của các đồng chí
lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ và các lĩnh vực hoạt động, trong
đó, bước đầu đề cập đến việc thực hiện nghị quyết của Trung ương và của
tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo,
quản lý nói riêng gắn với quy hoạch cán bộ nguồn, nhất là triển khai thực hiện
Đề án tạo nguồn cán bộ các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy,
chính quyền xã, phường, thị trấn và Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn
từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ đề
cập đến chủ trương là chính, chưa có những đánh giá về quá trình thực hiện,
đặc biệt là nguồn số liệu còn hạn chế.
Đề tài "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của
Trường Chính trị tỉnh Bình Dương thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
của Phạm Công Tâm [80], đã khái quát cơ sở lý luận của công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức; đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
23
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương từ
năm 1993-2003. Từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp, những kiến nghị
nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại
Trường Chính trị tỉnh Bình Dương. Đây cũng là công trình mà luận án có
thể kế thừa kết quả nghiên cứu để so sánh, đối chiếu với các báo cáo của sở,
ban, ngành liên quan; từ đó, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tỉnh
Bình Dương trong những năm đầu tái lập. Từ khi tái lập tỉnh Bình Dương
1997 đến năm 2015, đây là đề tài duy nhất nghiên cứu về đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở ở Bình Dương.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công "Tạo nguồn cán bộ
chủ chốt chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương" của Nguyễn
Thanh Cư [16]. Luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về tạo
nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, nêu thực trạng công tác tạo nguồn
cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015;
từ đó, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp: Về nhận thức, về thể chế, về đối
tượng và về tài chính để tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để tác giả tham khảo số liệu phục
vụ cho luận án.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam "Chuyển biến kinh tế -
xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" của Nguyễn Văn Hiệp [44], đã
nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ năm 1945
đến năm 2005, luận án không chỉ tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển
kinh tế - xã hội mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do
Đảng đề xướng và lãnh đạo. Tác giả đã nêu thành tựu và hạn chế của quá trình
chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương (1945-2005) qua các thời kỳ, chỉ
ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, góp phần vào việc hoạch định
chính sách xây dựng, phát triển tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tiếp theo.
Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo
phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015" của Nguyễn Văn Linh [61],
24
đã nêu rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Trung
ương Đảng vào phát triển lĩnh vực công nghiệp của tỉnh, trong 18 năm lãnh
đạo thực hiện phát triển công nghiệp Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế cấn phải khắc phục. Qua
nghiên cứu tác giả đã đưa ra những nhận xét và đúc rút những kinh nghiệm
mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương trải nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển
lĩnh vực công nghiệp.
Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010" của Bùi Thanh
Xuân [189], nội dung đã khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương,
những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế nông
nghiệp ở các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1997) đến Đại hội
lần thứ IX (2010), những thành tựu, hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện
và từ đó tác giả đã nhận xét và rút ra những kinh nghiệm.
Ngoài ra, còn có các bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cấp
xã ở Bình Dương" của Võ Châu Loan [62], đã khái quát thực hiện Chiến
lược cán bộ theo Nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) đối với cấp xã ở
Bình Dương; nêu lên một số thành tựu và hạn chế về công tác tạo nguồn; từ
đó, tác giả đề ra 7 giải pháp để tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân
lực chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã trong thời gian tới. Bài viết "Phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa" của Nguyễn Chí Hải - Hạ Thị Thiều Giao [41]; và "Bình Dương - Nơi
đang cần nguồn nhân lực có trình độ cao" là bài viết của Nguyễn Văn Hiệp -
Đinh Thị Hoa [46], các tác giả đã khái quát về vùng đất Bình Dương giàu
tiềm năng và lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương đã khai
mở. Đồng thời, nêu rõ thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với
phát triển nguồn nhân lực ở Bình Dương, từ đó các tác giả đã nêu ra những
giải pháp và lĩnh vực mà tỉnh Bình Dương cần ưu tiên để thu hút nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao.
25
Tóm lại, đến 2015, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh
Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ khi tái
lập năm 1997 đến năm 2015. Các công trình nghiên cứu về công tác cán bộ,
đặc biệt là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình
Dương còn rất ít. Đa phần các vấn đề về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương còn nằm ở tư liệu gốc, trong các Báo
cáo của các ban, ngành, trong các đề án quy hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.2. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÃ GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN
TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
đã đƣợc giải quyết
Các công trình nghiên cứu ở mục (1.1.1; 1.1.2 và 1.1.3) đã tiếp cận
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nhiều góc độ khác
nhau, nhưng tựu chung lại, các nhà khoa học với tư cách là những chủ thể
sáng tạo đã cố gắng giải quyết những vấn đề căn cốt của các khâu trong công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với cán bộ. Các
công trình khoa học ở trên không chỉ nghiên cứu kinh nghiệm ở các địa
phương trong nước mà còn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ những
người lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới. Ở các mức độ khác nhau,
những công trình khoa học trên đã đề cập đến vấn đề cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác cán bộ, vai trò của
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đối với tiến trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
- Những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thời kỳ
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
26
- Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, những giải
pháp lớn mang tính định hướng, hoặc là giải pháp cho một số vùng, miền,
địa phương qua các giai đoạn lịch sử có điều kiện không giống Bình Dương.
- Các công trình nghiên cứu về Bình Dương, tập trung chủ yếu vào
nguồn nhân lực nói chung. Đáng chú ý là, "Tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính
quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thanh Cư, chuyên ngành Quản lý công, đã đề cập đến khái niệm, vai trò, nội
dung tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, thực trạng và giải pháp tạo nguồn
cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh Bình Dương những năm tiếp theo.
Những nội dung đã được các công trình đề cập đến là cơ sở lý luận
và thực tiễn quan trọng để luận án tiếp thu, kế thừa và phát triển nhằm giải
quyết mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố, nắm bắt
khoảng trống tồn tại xung quanh vấn đề nghiên cứu, bám sát đối tượng, mục
đích, nhiệm vụ, tiếp cận vấn đề nghiên cứu thuộc nội hàm của đề tài luận án
dưới góc độ Lịch sử Đảng, nội dung luận án làm rõ các vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu về những yêu cầu khách quan tác động đến công
tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường, thị trấn
của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015.
Hai là, luận giải làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương
vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vào lãnh đạo xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015,
thông qua tìm hiểu tài liệu và khảo sát thực tiễn ở các địa phương, đơn vị
có liên quan.
Ba là, nhận xét khách quan ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyên nhân.
Từ đó, rút ra kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong quá trình Đảng tỉnh
Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường,
thị trấn hiện nay và những năm tiếp theo.
27
Tiểu kết chƣơng 1
Các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, hệ thống chính trị là một
bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có
quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia
thực hiện quyền lực chính trị, hoặc đưa ra các quyết định chính trị. hệ thống
chính trị ở Việt Nam bao gồm: "Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội" [20, tr. 169]. Trong đó, xã, phường, thị trấn là
cấp cơ sở, có vai trò quan trọng trong tổ chức và vận động nhân dân thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết toàn
dân, phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức cuộc sống
cộng đồng dân cư.
Để hệ thống chính trị cấp cơ sở của Việt Nam hoạt động hiệu lực,
hiệu quả thì đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng
có vai trò quan trọng. Do tầm quan trọng của cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở, nên chỉ tính riêng trong thời kỳ đổi mới đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương về
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy có nhiều công trình nghiên
cứu về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhưng từ góc độ chuyên ngành
Lịch sử Đảng, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên khảo nào
về "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015". Những kết quả tổng quan các công
trình nghiên cứu là nền tảng quan trọng giúp nghiên cứu sinh có hướng tiếp
cận đúng đắn về nguồn tư liệu, những tiền đề về lý luận, phương pháp luận
và có thêm cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu, luận án đi sâu nghiên cứu quá
trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng
vào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường, thị
trấn từ năm 1997 đến năm 2015 ở tỉnh Bình Dương, nhận xét và đúc kết
kinh nghiệm.
28
Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƢƠNG
CỦA TRUNG ƢƠNG ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (1997-2005)
2.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG
GIAI ĐOẠN ĐẦU TỈNH MỚI TÁI LẬP
2.1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và chủ trƣơng của Đảng
về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
2.1.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
"Đội ngũ" là thuật ngữ dùng chỉ khối đông người được tập hợp, tổ
chức thành một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định trong quan hệ phối
hợp, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, có cùng vai trò trong một tổ chức,
một địa phương. Theo Luật cán bộ, công chức (tại Điều 4 khoản 3) xác định:
"Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị - xã hội" [75]. Trong các nghị quyết của Đảng và văn bản quản lý
nhà nước thường dùng thuật ngữ "đội ngũ cán bộ" để chỉ những người làm
trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội.
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương
đến cơ sở. Khi nghiên cứu về xã, phường, thị trấn có hai cách tiếp cận: (1) Tiếp
cận nghiên cứu ở góc độ hệ thống tổ chức chính quyền địa phương thì gọi xã,
phường, thị trấn bằng một từ chung là cấp xã [76]; (2) Tiếp cận nghiên cứu ở
góc độ hệ thống chính trị thì gọi chung xã, phường, thị trấn là ở cơ sở [29].
29
Luận án xác định, cấp cơ sở là một cấp quản lý trong hệ thống bốn cấp quản
lý nhà nước, đó là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận,
huyện và xã, phường, thị trấn. Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở của hệ thống
chính trị Việt Nam. Cấp cơ sở bao gồm: Đảng bộ (chi bộ), chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn.
Trong đó, phường là cơ sở ở đô thị, xã và thị trấn là cơ sở ở khu vực
nông thôn, có vai trò quan trọng, bởi: Là nền móng của bộ máy nhà nước,
quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn; là cấp gần dân nhất,
cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân; là cấp trực tiếp đưa chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm
nghiệm tính giá trị, tính hiệu lực của hệ thống thể chế chính sách; là nơi tiếp
nhận nhanh nhất những phản ánh về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tình
hình của địa phương; là cấp cụ thể hóa dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện
công bằng, bình đẳng theo pháp luật ở Việt Nam. Do vậy, chất lượng hoạt
động của cấp cơ sở phần lớn tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán
bộ chủ chốt.
Văn kiện của Đảng về công tác cán bộ, thường đề cập đến thuật ngữ
"cán bộ chủ chốt", "đội ngũ cán bộ chủ chốt" là để nhấn mạnh đến vai trò của
người đứng đầu trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Có ý kiến cho rằng:
Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất trong
một tập thể, có quyền ra quyết định về chủ trương, có trách nhiệm
về quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực
hiện những nhiệm vụ tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi
phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức [131, tr. 35-36].
Có thể nói, đây là một khái niệm khá cụ thể và toàn diện về cán bộ
chủ chốt.
Khi nghiên cứu về cấp cơ sở, có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm "cán bộ chủ chốt cấp cơ sở". Có ý kiến cho rằng "Cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở là những người có chức năng lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ chủ yếu
30
nhất trong tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở" [72, tr. 7].
Ý kiến khác lại cho rằng, "cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được hiểu là những
người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt quan trọng trong các tổ
chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội của hệ
thống chính trị cơ sở (xã, phường, thị trấn)" [82, tr. 6]. Trong văn bản của
Tỉnh ủy Bình Dương xác định:
Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có trách nhiệm cùng
tập thể cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của xã, phường, thị
trấn thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh,
an toàn trật tự xã hội tại địa phương [104, tr. 8].
Dù được trình bày khái quát hay cụ thể, các tác giả đều cho rằng cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo tổ chức
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống
chính trị cấp cơ sở.
Qua nghiên cứu cho thấy, chưa có một định nghĩa thống nhất về "đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở", nhưng căn cứ vào việc sử dụng trong văn bản
của Đảng, Nhà nước và công trình: sách chuyên khảo, luận văn, luận án, bài viết
công bố trên các tạp chí khoa học nghiên cứu về xã, phường, thị trấn, tác giả xác
định: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người được bầu giữ chức
vụ theo nhiệm kỳ, nắm giữ các chức vụ quan trọng trong tổ chức Đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị
trấn. Có quyền chính trong ra quyết định việc triển khai, chấp hành chủ trương,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc lãnh
đạo, quản lý và tổ chức các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao phụ trách.
Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người quyết
định chất lượng cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước thành mục tiêu và các giải pháp phù hợp với cơ sở, trực tiếp tổ chức
31
thực thi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời,
là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và đóng vai trò nòng cốt trong
xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng chỉ rõ: "cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành
chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [65, tr. 460].
Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải được coi là một
nhiệm vụ trọng yếu của các Đảng bộ cơ sở, nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, gần dân, có trách nhiệm
cao trước nhân dân, là tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị cấp cơ sở, nhân tố then chốt trong xây dựng Chính quyền xã,
phường, thị trấn vững mạnh.
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng cán bộ cấp cơ sở thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986-1996), Việt Nam đạt
nhiều thành tựu to lớn và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Để đáp ứng yêu cầu mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng
(6/1996) xác định:
Bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn và sở trường;
Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn. Có
chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút lui để nhận công việc thích
hợp. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài, có
chính sách tiền lương và đãi ngộ hợp lý [34, tr. 379-380].
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Hội nghị lần thứ
ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW
ngày 18/6/1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Chiến lược xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ,
là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Do vậy, Đảng chủ trương,
"đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn cán bộ
32
lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở" [28, tr. 83]. Nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ trong thời kỳ mới, ngày 03/5/1999, Bộ
Chính trị khóa VIII ban hành Quyết định số 49-QĐ/TW về phân cấp quản lý
cán bộ; Quyết định số 50-QĐ/TW về quy chế đánh giá cán bộ; Quyết định số
51-QĐ/TW về quy chế bổ nhiệm cán bộ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII (8-1999) ra Nghị quyết về tổ chức, bộ máy của hệ
thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), tổng kết 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết các Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000), khẳng định những thành tựu trên
tất cả các lĩnh vực, trong đó, "nhiều Nghị quyết Trung ương đã đề ra những
chủ trương, giải pháp củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán
bộ" [34, tr. 449]. Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, Đại hội chỉ rõ,
"công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước" [34, tr. 454].
Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, Đại hội xác định
nhiệm vụ, "xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về
đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động
thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch và đào
tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ" [34, tr. 492]. Đồng thời, "định kỳ kiểm
tra, đánh giá chất lượng cán bộ, kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém và
thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" [34, tr. 488-489]. Để tạo
điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn
luyện trong thực tiễn, tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết,
khắc phục tình trạng cục bộ khép kín về cán bộ trong từng địa phương, đơn
vị, ngày 25/01/2002, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
33
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của cán bộ cấp cơ
sở, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ra Nghị quyết
số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Nghị quyết chỉ rõ, cấp xã có cán bộ
chuyên trách, là những cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử, gồm: cán bộ chủ chốt
cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Nghị quyết xác định:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không
tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, quan tâm công tác
đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với
cán bộ cơ sở. Dựa vào dân và thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở
để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cán bộ. Thực hiện
nghiêm túc việc thăm dò, lắng nghe ý kiến nhân dân trước khi bầu
cử cấp ủy [29, tr. 167-168].
Nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, tạo nguồn cán bộ dồi
dào, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các
cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức,
thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng
lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ngày
30/11/2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nghị quyết nhấn mạnh: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, với mục tiêu xây
dựng đội ngũ cán bộ trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm khắc phục tình trạng bị
động, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Đồng thời, có cơ chế để nhân dân, mặt
trận, các đoàn thể giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.
Trong giai đoạn 1996 - 2005, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm
34
đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Những chủ trương, chính sách
của Trung ương Đảng là định hướng cơ bản để Đảng bộ tỉnh Bình Dương cụ
thể hóa trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh ngay từ
những năm đầu tái lập.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dƣơng và
thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở khi tỉnh mới tái lập
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh tác động đến
công tác xây dựng đội ngũ chủ chốt cấp cơ sở
Đặc điểm tự nhiên
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX (họp từ ngày 15/10 đến ngày
12/11/1996) ra Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một
số tỉnh [74], trong đó, có tỉnh Sông Bé. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội,
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Sông Bé họp để tiến hành chia tách. Bình
Dương chính thức được tái lập ngày 01/01/1997, là tỉnh thuộc miền Đông
Nam Bộ, được Trung ương xác định là một trong những tỉnh, thành phố nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 2.695,54 km2
,
chiếm 0,83% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông
giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp
tỉnh Tây Ninh (phụ lục 1). Bình Dương có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ
thống sông bao quanh, có nhiều quỹ đất để phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Bình Dương khi mới tái lập (1997), có 4 đơn vị hành chính cấp huyện,
với 77 đơn vị hành chính cấp xã, là tỉnh không có cảng biển, sân bay, nhưng
nằm ở trung tâm của miền Đông Nam Bộ, có vị trí thuận lợi về địa chính trị,
địa kinh tế, là cầu nối các tỉnh nam Trường Sơn với đồng bằng sông Cửu Long
và Campuchia, là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh, nên Bình Dương chịu
tác động của hai xu hướng: (1) Nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương bị hút về
Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ cao hoặc ngành
35
nghề đặc thù; (2) Nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh chuyển dịch về tỉnh Bình
Dương, do xu hướng bão hòa nên phát triển theo hướng lan tỏa ra các vùng
lân cận.
Để khai thác được tối đa những tiềm năng sẵn có từ thiên nhiên, lợi
thế về địa kinh tế, địa chính trị, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy nguồn lực
con người nhất là cấp cơ sở, bởi xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của
cấp cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trực tiếp kiểm nghiệm sự đúng
đắn, chính xác của đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật và các giải
pháp quản lý, phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước; là nơi khởi nguồn
những sáng tạo, cung cấp những kinh nghiệm cho điều chỉnh, bổ sung và
hoàn chỉnh chủ trương, chính sách.
Mặt khác, xu hướng của thế giới đang chuyển từ phát triển kinh tế
dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang phát triển kinh tế tri thức, mà cấp cơ sở
là nơi trực tiếp thực hiện các quyền dân chủ, quyền con người, quyền công
dân đi vào cuộc sống; là cấp hướng dẫn, giám sát, tạo điều kiện để nhân dân
phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng cao là khâu quan trọng, trong đó, trọng tâm là xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự là những "thủ lĩnh" của
các phong trào ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời, nâng cao nhận thức, khắc
phục tư duy coi điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng, chưa thật sự chú
trọng xây dựng nguồn nhân lực "tinh hoa", đó là đội ngũ cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Đặc điểm kinh tế
Từ khi tái lập năm 1997, tỉnh Bình Dương đã phát huy những lợi thế
sẵn có, cộng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất nên
Bình Dương nhanh chóng trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh
36
so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mỗi năm, Bình
Dương thu hút thêm hàng chục dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nguồn
vốn FDI tăng nhanh, đến năm 2015, Bình Dương là một trong 5 địa phương
có vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 20 tỷ đô la Mỹ (Thành
phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương).
Biểu đồ 2.1: Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [18, tr. 18].
Góp phần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương
theo hướng công nghiệp, dịch vụ đưa Bình Dương từ tỉnh nông nghiệp thành
tỉnh công nghiệp.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015)
Nguồn: [22, tr. 9], [24, tr. 47], [26, tr. 44].
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộLuận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAYĐào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp cơ sở tại huyện Quế Sơn, HAY
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
 
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đChính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữLuận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Luận án: Đảng lãnh đạo đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
 
Luận án: Vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng cán bộ, HOT
Luận án: Vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng cán bộ, HOTLuận án: Vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng cán bộ, HOT
Luận án: Vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng cán bộ, HOT
 
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung BộLuận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
Luận án: Phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ
 
Ctrinh sinh hoat T5-2020
Ctrinh sinh hoat T5-2020Ctrinh sinh hoat T5-2020
Ctrinh sinh hoat T5-2020
 
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 

Similar to Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

Similar to Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt (20)

Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộHiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Hiệu quả sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hộiSự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với tổ chức cán bộ tại Bảo hiểm xã hội
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOTLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, HOT
 
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
 
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủyLuận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
Luận văn:Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư đảng ủy
 
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAYĐề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư TPHCM, HAY
 
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn hi...
 
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế SơnNâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG KIÊN §¶NG Bé TØNH B×NH D¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP C¥ Së Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG KIÊN §¶NG Bé TØNH B×NH D¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT CÊP C¥ Së Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. Trần Thị Thu Hƣơng 2. PGS, TS. Phạm Đức Kiên HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Hồng Kiên
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát những vấn đề liên quan đến đề tài luận án các công trình trên đã giải quyết và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 25 Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƢƠNG CỦA TRUNG ƢƠNG ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (1997-2005) 28 2.1. Yêu cầu khách quan đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn đầu tỉnh mới tái lập 28 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2005 43 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 64 3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở 64 3.2. Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (2005-2015) 76 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 103 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 103 4.2. Một số kinh nghiêm 127 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 36 2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 36 2.3 Số xã, phường, thị trấn của tỉnh Bình Dương (1997-2015) 38 2.4 Tình hình phát triển dân số tỉnh Bình Dương (1997-2015) 39 2.5 Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 1997 41 3.1 Chất lượng cán bộ được quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 84 4.1 Số lượng người tham gia tạo cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương giai đoạn 1998-2015 và 2005-2015 113 4.2 Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015 117 4.3 Trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính, tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Bình Dương năm 2005 và 2015 117
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong hệ thống chính trị Việt Nam thì xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở có vị trí, vai trò quan trọng. Điều này đã được Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: "các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống; có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước" và là nơi "phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư" [29, tr. 166]. Để thực hiện tốt vai trò đó, trước hết cần có đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có tâm huyết, có năng lực và sáng tạo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém", "cán bộ tốt, việc gì cũng xuôi", "đó là một chân lý nhất định" [65, tr. 280; 264]. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác cán bộ ở đảng bộ các tỉnh, thành phố chính là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ thể hóa chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, ngay sau khi tái lập năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã chú trọng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn và coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương trong 18 năm (1997-2015) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở của tỉnh Bình Dương ngày càng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Bình Dương từ tỉnh nông nghiệp sớm thành tỉnh công nghiệp. Với những thành quả trên, Đảng bộ tỉnh Bình Dương được Ban Chấp hành Trung ương Đảng
  • 7. 2 đánh giá "là tỉnh năng động, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không trông chờ, ỷ lại, hoàn thành tốt các nhiệm vụ" [24, tr. 16], [26, tr. 10]. Tuy nhiên, công tác xây dựng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương vẫn còn những hạn chế nhất định. Do vậy, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997-2015, từ đó, nhìn nhận một cách khách quan mặt đạt được cũng như những hạn chế khiếm khuyết để góp phần tiếp tục triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015", làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015, trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải làm rõ những yêu cầu khách quan và chủ quan tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015.
  • 8. 3 Nhận xét một cách khách quan ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015. Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương có giá trị tổng kết thực tiễn và có thể vận dụng trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn (cấp cơ sở) là khái niệm rộng, gồm 11 chức vụ [13, tr. 1-2]: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 4 chức danh chủ chốt cấp cơ sở, gồm: Bí thư Đảng ủy; Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Luận án tập trung làm rõ, chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở những nội dung chủ yếu trong công tác cán bộ: Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ; công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ; công tác quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ. Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn xã, phường, thị trấn của tỉnh.
  • 9. 4 Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong 18 năm, mốc bắt đầu từ 1997 năm Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI khi mới tái lập. Mốc kết thúc nghiên cứu của luận án năm 2015 là năm tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình số 20-CtrHĐ/TU ngày 20/7/2011, của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2868/2011/QĐ-UBND ngày 04/10/2011, về thực hiện đề án đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn tỉnh Bình Dương (2011-2015). 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử để thu thập và phản ánh nội dung nghiên cứu của các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, nhằm dựng lại chân thực quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở (1997-2015) và phương pháp lôgíc để phân tích, đánh giá, khái quát, tổng hợp, thể hiện quan điểm, đánh giá của tác giả luận án. Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phỏng vấn, nhằm làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. 4.3. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án: Văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; văn kiện và văn bản của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, văn bản của các sở, ban, ngành có liên quan; các đề án, báo cáo hằng
  • 10. 5 năm, báo cáo tổng kết chương trình, tổng kết giai đoạn có liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh Bình Dương. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, sách chuyên khảo, báo, tạp chí; các đề tài, luận văn, luận án đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong và ngoài nước. 5. Những đóng góp của luận án Góp phần hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015. Nhận xét quá trình Đảng tỉnh Bình Dương lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015. Luận án góp phần tổng kết thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997- 20l5. Các kinh nghiệm luận án đưa ra có thể vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương trong thời kỳ tiếp theo. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương nói riêng, các tỉnh có điểm tương đồng nói chung. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  • 11. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ở bất kỳ xã hội nào, đội ngũ cán bộ luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của quốc gia và chế độ. Vì vậy, trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, với các thể loại: sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài viết công bố ở các tạp chí trong và ngoài nước. Có thể chia các nhóm công trình nghiên cứu khoa học theo các nội dung sau đây. 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng Cuốn sách "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của các tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm [131]. Các tác giả đã chứng minh mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực nhất định. Từ đó, các tác giả khẳng định, ở Việt Nam chính là đội ngũ cán bộ, công chức những người phục vụ chế độ chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân những người đại diện cho Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chính đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị về phương hướng,
  • 12. 7 giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo về số lượng, chất lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của nông thôn Việt Nam, Hoàng Chí Bảo, có công trình nghiên cứu về "Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn nước ta hiện nay" [9]. Nội dung cuốn sách đã khái quát về những biến đổi của nông thôn và vai trò nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; tập trung nghiên cứu sâu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay, nhận rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở ở nông thôn nước ta và những vấn đề đặt ra. Cuốn sách dành phần nhỏ đề cập đến chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, theo tác giả "chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền có chuyển biến, nâng cao" [9, tr. 344], bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như "số lượng cán bộ chính quyền cơ sở khá đông; tuổi đời còn cao, trình độ còn thấp; số cán bộ nữ còn quá ít, một bộ phận cán bộ có chức, có quyền suy giảm về đạo đức" [9, tr. 345-350]. Từ đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. Trong đó, có "nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chính sách cán bộ cơ sở" [9, tr. 455]. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu ở tầm khái quát chung và địa bàn là nông thôn trên phạm vi cả nước. Cuốn sách "Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới" của Nguyễn Hữu Tri [130]. Tác giả khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng Việt Nam thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện được mục đích ấy, Đảng phải có sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật và đặc biệt phải được tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ, cán bộ trong tổ chức đó phải được đào tạo để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
  • 13. 8 Công trình nghiên cứu nêu rõ những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết còn tồn tại trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; dân chủ trong Đảng và xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm, nhất là ở cơ sở; đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ hệ thống chính trị chưa đáp ứng yêu cầu. Từ đó, tác giả nêu lên những kiến nghị và giải pháp để kiện toàn, đổi mới tổ chức trong đó có các khâu của công tác cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cuốn sách "Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ phường hiện nay" của nhóm tác giả Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Tuấn Phong, Võ Thành Nam, Vũ Thị Thu Hằng [49], góp phần làm rõ hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, cán bộ cấp cơ sở và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cán bộ lãnh đạo phường và những căn cứ khoa học của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường. Từ cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường, các tác giả kết luận, đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường hiện nay tuy đã có nhiều bước tiến mới, song vẫn tồn tại những bất cập so với yêu cầu của cuộc sống. Ở chương 3, các tác giả đưa ra những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ phường như: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo phường; chủ động tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tăng cường luân chuyển cán bộ phường để đào tạo, rèn luyện cán bộ; quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự nguồn; đổi mới việc lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo; bổ sung, hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ phường; phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng và các đoàn thể trong xây dựng đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm và tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy; trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường.
  • 14. 9 Các tác giả kết luận, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong tình hình mới là công việc lớn, liên quan đến nhiều vấn đề. Vì vậy, cần kết hợp nhuần nhuyễn tất cả những giải pháp đưa ra, từng bước tạo một nền tảng chung bền vững, có như vậy những nội dung nghiên cứu trên lý thuyết và việc triển khai áp dụng ra thực tiễn mới khả thi; từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường những năm tiếp theo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Đề cập đến các khâu của công tác cán bộ, cuốn sách "Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"của Trần Đình Hoan [47] đã làm rõ cơ sở lý luận, những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ; nêu ra cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tác giả khẳng định: "Đánh giá cán bộ ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển cán bộ" [47, tr. 75], trên cơ sở đó, đề ra 6 quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Đó là: Tăng cường rèn luyện cán bộ; đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ; phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa phương, đơn vị; đề cao trách nhiệm của cấp ủy; động viên được sáng kiến và sự giám sát của nhân dân; kế thừa kinh nghiệm công tác cán bộ trong mỗi thời kỳ cách mạng. Bên cạnh những nội dung trên, cuốn sách còn đề cập đến vấn đề đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới. Có thể nói, đây là một đề tài còn khá mới mẻ, đề cập đến công tác cán bộ là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, rất cần học hỏi kinh nghiệm các nước. Cuốn sách "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc" của Trịnh Cư - Nguyễn Duy Hùng -
  • 15. 10 Lê Văn Yên [17], đã nêu rõ những kinh nghiệm trong thực hiện: Chế độ cán bộ, công chức ở Trung Quốc; vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và việc nâng cao tố chất và năng lực đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc; cải cách công tác cán bộ, nhân sự giai đoạn 2001-2010; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá cán bộ; công tác quản lý cán bộ ở Trung Quốc. Cuốn sách "Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Trương Thị Thông và Lê Kim Việt [97] đã tập trung làm rõ quan niệm về quan liêu và bệnh quan liêu, chỉ ra nguồn gốc hình thành, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ, chỉ ra những biểu hiện bệnh quan liêu của các chủ thể tiến hành công tác cán bộ, bao gồm cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ và biểu hiện của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ thông qua việc ban hành và thực hiện một số chủ trương, chính sách cán bộ, trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá, bố trí, sắp xếp, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Các tác giả đã chỉ ra 3 nguyên nhân khách quan, 5 nguyên nhân chủ quan và khẳng định, bệnh quan liêu trong công tác cán bộ do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đồng thời, các tác giả đưa ra mục tiêu, quan điểm, phương hướng và 6 giải pháp, kiến nghị để phòng, chống bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở Việt Nam hiện nay. Nội dung cuốn sách "Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước" của Trần Đình Thắng [84] đã khái quát công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Đảng trước và trong thời kỳ đổi mới, làm rõ sự lãnh đạo của Đảng trong cải tiến nền công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn sách dành phần đề cập đến chủ trương của Đảng và cụ thể hóa của Nhà nước trong tổ chức thực hiện công
  • 16. 11 tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở ba thời kỳ: Trước đổi mới, thời kỳ đầu đổi mới và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong những năm tiếp theo. Cuốn sách "Vai trò của chính quyền cấp xã đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta" của Nguyễn Minh Phương [70], đã phân tích và khẳng định phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nông thôn là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, mang tính tổng hợp cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Để thực hiện được đồng bộ, hiệu quả thì cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp, tác giả cho rằng "yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" [70, tr. 332; 285-296]. Các công trình khoa học nêu trên, đã cung cấp những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ nói chung. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn các khâu của công tác cán bộ và nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa ra những giải pháp ở tầm vĩ mô cho công tác này. Đó là những tài liệu có giá trị mà tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay" Nguyễn Thị Bích Thủy [99], đã góp phần làm rõ thêm vai trò của tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế, nêu lên một số đặc điểm về thực trạng tư duy của cán bộ lãnh đạo kinh tế, cũng như những tồn tại, hạn chế; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế.
  • 17. 12 Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006" của Đỗ Xuân Tuất [139], nêu rõ tính cấp thiết của việc phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống trong Đảng, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; phản ánh bước phát triển nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần cung cấp cơ sở để bổ sung, hoàn thiện một bước chủ trương, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong Đảng và toàn xã hội. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò pháp luật trong xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Thị Thu Hường [50], đã trình bày những vấn đề lý luận chung về vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị; nêu rõ thực trạng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò pháp luật trong xây dựng đạo đức cho người cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay"của Khăm Phăn Vông Pha Chăn [59], đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đánh giá những mặt làm được, những hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bên cạnh đó, còn có một số bài viết tiêu biểu đề cập đến tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý: Bài viết "Mô hình, tiêu chuẩn người lãnh đạo thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế" của Đỗ Minh Cương [19]; "Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới" của Nguyễn
  • 18. 13 Văn Huyên [52]. Các tác giả đã nêu vấn đề về tiêu chuẩn và năng lực chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt có khả năng tổ chức lực lượng, tạo ra sức mạnh vật chất nhằm hiện thực hóa ý chí của Đảng, của dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trên cơ sở đó, đề ra những yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có năng lực trí tuệ, có ý chí, nghị lực vượt qua không chỉ sự chống phá của các thế lực thù địch, mà còn phải khắc phục những hạn chế, trở ngại xã hội, kể cả sức ỳ của sự lạc hậu và cản trở của bản thân về nhận thức, tư duy, kể cả chủ trương, quan điểm và cơ chế lỗi thời. Bài "Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay" của Nguyễn Thị Hạnh [42]. Tác giả khẳng định: Cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) là cấp thấp nhất, gần dân nhất, trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Việc rèn luyện, phát triển nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là một yêu cầu bức thiết là nhiệm vụ then chốt, thường xuyên của công tác cán bộ, nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực từ cơ sở, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống chính trị. Từ đó, tác giả đề ra những yêu cầu về nhân cách và giải pháp chủ yếu để rèn luyện, phát triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Đề cập đến công tác đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ; có các bài viết "Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ trong tình hình hiện nay" của Nguyễn Đức Hạt [43]; "Bố trí và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý" của Phạm Văn Định [35]; "Một số vấn đề về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ - Thành tựu, hạn chế và phương hướng, giải pháp khắc phục" của Trần Lưu Hải [39]. Các tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được
  • 19. 14 và chưa đạt được về công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, về công tác luân chuyển cán bộ. Tập trung làm rõ sự cần thiết phải thực hiện tốt khâu đánh giá và quy hoạch cán bộ, khái quát những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ trong 30 năm đổi mới và yêu cầu của công tác cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế cần phải tiếp tục đổi mới ở tất cả các khâu như: công tác đánh giá; công tác quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác luân chuyển cán bộ; công tác bố trí, sử dụng cán bộ; và xây dựng, thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài. Đồng thời, nêu lên thực trạng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ cấp xã ở nước ta, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này ở cơ sở xã, phường, thị trấn trong những năm tiếp theo. Liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, có các bài viết: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở"của Nguyễn Thị Lan Phương [68]; "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm" của Đào Thị Ái Thi [88]; "Chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường" của Phạm Đức Chính [12]; "Bồi dưỡng theo chức danh góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới" của Lê Minh Quân [73]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Minh Tuấn [136]; "Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế" của Nguyễn Minh Phương [69]. Các tác giả đã làm rõ thêm nội dung xác định vị trí việc làm theo Luật cán bộ công chức 2008, trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo theo vị trí việc làm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay còn có những bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn như: Đào tạo bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng; nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa phù hợp và thích ứng với tình hình cán bộ của các vùng, địa phương, cơ sở; thiếu chương trình bồi dưỡng theo chức danh, sự
  • 20. 15 thay đổi công việc, vị trí chức vụ, nên người cán bộ có sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng. Do vậy, các tác giả đề xuất bồi dưỡng theo vị trí, theo chức danh cho đội ngũ cán bộ là góp phần bù đắp những thiếu hụt, bổ sung những tri thức mới, sát hợp, giúp cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các tác giả chỉ rõ: Cần xác định đúng đối tượng, chủ thể bồi dưỡng; cần lựa chọn nội dung, phương pháp áp dụng phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Đề cập đến công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ, bài viết "Kiện toàn, chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới" của Nguyễn Thanh Tuấn và Phạm Ngọc Hà [138], các tác giả đã nêu ra quan niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt, vai trò của cán bộ chủ chốt trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đề xuất phương hướng đổi mới và hoàn thiện các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bài viết "Sắp xếp lại đội ngũ những người làm việc ở xã - Một yêu cầu bức thiết hiện nay" của Trần Anh Tuấn [137], đã nghiên cứu về tình hình đội ngũ những người làm việc ở cấp xã, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý cán bộ cấp xã, trên cơ sở đó tác giả đã nêu một số công việc cần làm để tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm việc ở cấp xã. Những bài viết tiêu biểu đề cập đến hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ ở cơ sở, gồm: "Bàn về chế độ, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn" của Nguyễn Hữu Đức [36]; "Góp phần hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã" của Lê Đình Lý [64]; "Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" của Đinh Ngọc Giang [37] và "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở" của Nguyễn Thị Minh Phương - Nguyễn Huyền Hạnh [71]. Các tác giả đã khẳng định trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở. Nhưng thực tế cho thấy, ở nhiều mặt hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,
  • 21. 16 công chức cấp cơ sở còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán, chưa hợp lý, chính sách chủ yếu tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt. Điều này đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX khẳng định: "Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách, chế độ đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [29, tr. 166]. Từ đó, các tác giả đề xuất, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở cần phải: bám sát các đặc điểm, tính chất của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở; nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc mà từng chức danh cán bộ, công chức đảm nhiệm; chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối phải phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước; việc đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở phải có tính kế thừa, góp phần ổn định và phát triển đội ngũ; xây dựng chế độ, chính sách cần phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền và địa phương cụ thể. Những bài viết đề cập đến lý luận chung về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: Bài viết "Quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay"của Đỗ Thái Huy [51]; "Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nông thôn Việt Nam hiện nay"của Mai Đức Ngọc [67]. Nội dung các bài biết đã trình bày khái quát quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng, nhận xét những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã, từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở Việt Nam hiện nay. Những công trình khoa học nói trên, gợi ý cho luận án cần phải làm rõ lý luận về cấp cơ sở, về đội ngũ cán bộ chủ chốt và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; gợi mở đối với luận án cần hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản
  • 22. 17 Việt Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn để thấy được bước phát triển tư duy của Đảng trong công tác này và chính sự phát triển tư duy của Đảng đã tác động đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương. 1.1.2. Các công trình khoa học đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở các vùng, miền, địa phƣơng trong nƣớc Cuốn sách "Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay" của Mai Đức Ngọc [66], đã khẳng định thêm vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn; đánh giá thực trạng ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng). Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta. Tác giả Đinh Ngọc Giang với cuốn sách "Chuẩn hóa chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (qua khảo sát các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" [38] đã làm sáng tỏ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuẩn hóa chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã qua khảo sát các tỉnh đồng bằng song Cửu Long; đánh giá thực trạng và đề ra mục tiêu, quan điểm, những giải pháp chủ yếu để chuẩn hóa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở các tỉnh đồng bằng song Cửu Long đến năm 2020. Cuốn sách "Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý - Kinh nghiệm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" của Tần Xuân Bảo [10], đã trình bày công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và thực tiễn công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2010-2015). Cuốn sách "Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã - Qua khảo sát thực tiễn đồng bằng sông Hồng" của Trịnh Thanh
  • 23. 18 Tâm [81]. Trong 246 trang sách, đã trình bày công tác xây dựng đội ngũ nữ cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác này. Đồng thời, tác giả nêu lên thực trạng xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, từ đó, đưa ra một số giải pháp về xây dựng đội ngũ nữ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở trong những năm tiếp theo. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng "Xây đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" của Phạm Công Khâm [60], đã làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò của cấp xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; đưa ra những nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm tiếp theo. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vấn đề bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay" của Nguyễn Viết Quân [72], đã phân tích vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu của hoạt động lãnh đạo ở cơ sở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Xây dựng phong cách chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay" của Hồ Ngọc Trường [132], đã nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long, từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
  • 24. 19 xây dựng phong cách Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ở đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã trong việc phát huy nhân tố con người ở nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Thiện [95], đã nghiên cứu về thực trạng và vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong phát huy nhân tố con người ở nông thôn Bắc Bộ, từ đó, khái quát những vấn đề đặt ra và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Bắc Trung Bộ góp phần thiết thực phát huy nguồn lực con người ở vùng nông thôn này. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết học "Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bình Phước)" của Vũ Công Thương [98], đã phân tích vai trò, thực trạng việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học "Thực hiện chính sách đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn hiện nay" của Phan Thúy Vân [186], đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị phường ở khu vực Tây Nam Bộ, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ chủ chốt và đề xuất những giải pháp để thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo. Bài viết "Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở Sóc Trăng" của Đặng Thanh Hải [40], đã nêu lên thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, phân tích nguyên nhân của những tồn tại hạn chế; từ đó, tác
  • 25. 20 giả đề xuất 4 giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Sóc Trăng. "Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Bắc" của Trần Nhật Duật [21], đã làm rõ năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở 4 tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái; nêu lên những điểm mạnh và những mặt hạn chế; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Tây Bắc. Bài viết "Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tại thành phố Đà Nẵng" của Nguyễn Thị Tâm [83], đã nêu rõ thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của thành phố Đà Nẵng, tác giả khẳng định, để nâng cao chất lượng quản lý hành chính ở cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tiếp theo, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản: Chuẩn hóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; rà soát, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ chủ chốt các phường, xã trên địa bàn thành phố; làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bài viết "Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở ở tỉnh Phú Thọ hiện nay" của Nguyễn Thị Thu Huyền [53], đã khái quát lý luận đội ngũ cán bộ, thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, từ đó, tác giả đề xuất 7 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Các công trình khoa học trên đã cung cấp những tư liệu có giá trị về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của Đảng bộ ở một số địa phương trong cả nước. Đó là tài liệu quý để luận án có thể tham khảo, phục vụ cho việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu do đề tài đặt ra.
  • 26. 21 1.1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dƣơng Cuốn sách "Bình Dương hội nhập bài học thành công" của Công ty Cổ phần Thông tin đối ngoại [15]. Cuốn sách khẳng định, sau hơn 10 năm tái lập tỉnh (1997-2008), từ vùng đất nông nghiệp, Bình Dương vươn lên trở thành tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ biết tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế trên cơ sở những quyết sách đúng đắn của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh, điển hình là chủ trương "trải chiếu hoa" mời gọi các nhà đầu tư đi đôi với chính sách "trải thảm đỏ" thu hút nhân tài. Liên quan đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, hằng năm, tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ các cấp đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chú trọng đẩy mạnh chương trình đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học ở nước ngoài và xây dựng cơ chế phát huy tài năng đội ngũ cán bộ trẻ… Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nội dung mới chỉ dừng lại ở nêu vấn đề, chưa đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ trong 10 năm đầu tái lập tỉnh. Công trình "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010)" của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương [2], đã nêu bật lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong 35 kể từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng được chia thành hai thời kỳ, trước và sau năm 1997, khi tái lập tỉnh Bình Dương. Thời kỳ thứ nhất, với Đảng bộ tỉnh Sông Bé, từ sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 và kết thúc ngày 31/12/1996. Trong 21 năm, Đảng bộ tỉnh Sông Bé đã lãnh đạo nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục sản xuất, khắc phục sự đình trệ trong có chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp. Từ sau năm 1990, kinh tế - xã hội của tỉnh đã chuyển biến tích cực, có những thành quả bước đầu về thu hút đầu tư hình thành và các khu công nghiệp. Một trong những nguyên nhân tạo ra chuyển biến đó, chính là Đảng bộ tỉnh Sông Bé - Bình Dương đã quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, do phải tổng kết nhiều nội
  • 27. 22 dung, nên cuốn sách chưa có điều kiện đề cập cụ thể đến chủ trương, thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh và mới chỉ đến năm 2010. Nội dung cuốn sách "Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945-2007" của Nguyễn Văn Hiệp [45], gồm 6 chương: Giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, xã hội và sự biến đổi địa hành chính trong lịch sử phát triển vùng đất Bình Dương; tái hiện lại bức tranh biến đổi kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; tái hiện 21 năm xây dựng tỉnh Bình Dương (1975-1996) và những chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Dương thời kỳ đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997- 2007); những vấn đề kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và tầm nhìn đến năm 2020. Cuốn sách giúp luận án có cái nhìn khái quát về Bình Dương trên lĩnh vực kinh tế và xã hội, từ đó, xác định rõ hơn những cầu đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở từng giai đoạn. Hội khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương với công trình nghiên cứu "Bình Dương 20 năm phát triển" [48], đã tập hợp bài viết của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ và các lĩnh vực hoạt động, trong đó, bước đầu đề cập đến việc thực hiện nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng gắn với quy hoạch cán bộ nguồn, nhất là triển khai thực hiện Đề án tạo nguồn cán bộ các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn và Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ đề cập đến chủ trương là chính, chưa có những đánh giá về quá trình thực hiện, đặc biệt là nguồn số liệu còn hạn chế. Đề tài "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Trường Chính trị tỉnh Bình Dương thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Phạm Công Tâm [80], đã khái quát cơ sở lý luận của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
  • 28. 23 dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương từ năm 1993-2003. Từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp, những kiến nghị nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương. Đây cũng là công trình mà luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu để so sánh, đối chiếu với các báo cáo của sở, ban, ngành liên quan; từ đó, làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở tỉnh Bình Dương trong những năm đầu tái lập. Từ khi tái lập tỉnh Bình Dương 1997 đến năm 2015, đây là đề tài duy nhất nghiên cứu về đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Bình Dương. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công "Tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương" của Nguyễn Thanh Cư [16]. Luận văn đã nêu lên những vấn đề lý luận chung về tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở, nêu thực trạng công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015; từ đó, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp: Về nhận thức, về thể chế, về đối tượng và về tài chính để tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bình Dương. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để tác giả tham khảo số liệu phục vụ cho luận án. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam "Chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" của Nguyễn Văn Hiệp [44], đã nghiên cứu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ năm 1945 đến năm 2005, luận án không chỉ tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo. Tác giả đã nêu thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương (1945-2005) qua các thời kỳ, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, góp phần vào việc hoạch định chính sách xây dựng, phát triển tỉnh Bình Dương trong giai đoạn tiếp theo. Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015" của Nguyễn Văn Linh [61],
  • 29. 24 đã nêu rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vào phát triển lĩnh vực công nghiệp của tỉnh, trong 18 năm lãnh đạo thực hiện phát triển công nghiệp Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế cấn phải khắc phục. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra những nhận xét và đúc rút những kinh nghiệm mà Đảng bộ tỉnh Bình Dương trải nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển lĩnh vực công nghiệp. Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010" của Bùi Thanh Xuân [189], nội dung đã khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế nông nghiệp ở các kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (1997) đến Đại hội lần thứ IX (2010), những thành tựu, hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện và từ đó tác giả đã nhận xét và rút ra những kinh nghiệm. Ngoài ra, còn có các bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cấp xã ở Bình Dương" của Võ Châu Loan [62], đã khái quát thực hiện Chiến lược cán bộ theo Nghị quyết Trung ương ba (khóa VIII) đối với cấp xã ở Bình Dương; nêu lên một số thành tựu và hạn chế về công tác tạo nguồn; từ đó, tác giả đề ra 7 giải pháp để tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực chủ chốt cấp ủy, chính quyền xã trong thời gian tới. Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Nguyễn Chí Hải - Hạ Thị Thiều Giao [41]; và "Bình Dương - Nơi đang cần nguồn nhân lực có trình độ cao" là bài viết của Nguyễn Văn Hiệp - Đinh Thị Hoa [46], các tác giả đã khái quát về vùng đất Bình Dương giàu tiềm năng và lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương đã khai mở. Đồng thời, nêu rõ thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực ở Bình Dương, từ đó các tác giả đã nêu ra những giải pháp và lĩnh vực mà tỉnh Bình Dương cần ưu tiên để thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao.
  • 30. 25 Tóm lại, đến 2015, chưa có đề tài nào nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ khi tái lập năm 1997 đến năm 2015. Các công trình nghiên cứu về công tác cán bộ, đặc biệt là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương còn rất ít. Đa phần các vấn đề về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương còn nằm ở tư liệu gốc, trong các Báo cáo của các ban, ngành, trong các đề án quy hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. 1.2. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐÃ GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã đƣợc giải quyết Các công trình nghiên cứu ở mục (1.1.1; 1.1.2 và 1.1.3) đã tiếp cận công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại, các nhà khoa học với tư cách là những chủ thể sáng tạo đã cố gắng giải quyết những vấn đề căn cốt của các khâu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với cán bộ. Các công trình khoa học ở trên không chỉ nghiên cứu kinh nghiệm ở các địa phương trong nước mà còn nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới. Ở các mức độ khác nhau, những công trình khoa học trên đã đề cập đến vấn đề cơ bản sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về công tác cán bộ, vai trò của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • 31. 26 - Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, những giải pháp lớn mang tính định hướng, hoặc là giải pháp cho một số vùng, miền, địa phương qua các giai đoạn lịch sử có điều kiện không giống Bình Dương. - Các công trình nghiên cứu về Bình Dương, tập trung chủ yếu vào nguồn nhân lực nói chung. Đáng chú ý là, "Tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Cư, chuyên ngành Quản lý công, đã đề cập đến khái niệm, vai trò, nội dung tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, thực trạng và giải pháp tạo nguồn cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở tỉnh Bình Dương những năm tiếp theo. Những nội dung đã được các công trình đề cập đến là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để luận án tiếp thu, kế thừa và phát triển nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. 1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố, nắm bắt khoảng trống tồn tại xung quanh vấn đề nghiên cứu, bám sát đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, tiếp cận vấn đề nghiên cứu thuộc nội hàm của đề tài luận án dưới góc độ Lịch sử Đảng, nội dung luận án làm rõ các vấn đề sau: Một là, nghiên cứu về những yêu cầu khách quan tác động đến công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015. Hai là, luận giải làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2015, thông qua tìm hiểu tài liệu và khảo sát thực tiễn ở các địa phương, đơn vị có liên quan. Ba là, nhận xét khách quan ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyên nhân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong quá trình Đảng tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiện nay và những năm tiếp theo.
  • 32. 27 Tiểu kết chƣơng 1 Các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị, hoặc đưa ra các quyết định chính trị. hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm: "Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội" [20, tr. 169]. Trong đó, xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở, có vai trò quan trọng trong tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết toàn dân, phát huy mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức cuộc sống cộng đồng dân cư. Để hệ thống chính trị cấp cơ sở của Việt Nam hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng có vai trò quan trọng. Do tầm quan trọng của cấp cơ sở và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nên chỉ tính riêng trong thời kỳ đổi mới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trung ương và địa phương về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhưng từ góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên khảo nào về "Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015". Những kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu là nền tảng quan trọng giúp nghiên cứu sinh có hướng tiếp cận đúng đắn về nguồn tư liệu, những tiền đề về lý luận, phương pháp luận và có thêm cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu, luận án đi sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Dương vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng vào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở xã, phường, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2015 ở tỉnh Bình Dương, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm.
  • 33. 28 Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƢƠNG CỦA TRUNG ƢƠNG ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ (1997-2005) 2.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƢƠNG GIAI ĐOẠN ĐẦU TỈNH MỚI TÁI LẬP 2.1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và chủ trƣơng của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.1.1.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở "Đội ngũ" là thuật ngữ dùng chỉ khối đông người được tập hợp, tổ chức thành một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định trong quan hệ phối hợp, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, có cùng vai trò trong một tổ chức, một địa phương. Theo Luật cán bộ, công chức (tại Điều 4 khoản 3) xác định: "Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội" [75]. Trong các nghị quyết của Đảng và văn bản quản lý nhà nước thường dùng thuật ngữ "đội ngũ cán bộ" để chỉ những người làm trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Khi nghiên cứu về xã, phường, thị trấn có hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận nghiên cứu ở góc độ hệ thống tổ chức chính quyền địa phương thì gọi xã, phường, thị trấn bằng một từ chung là cấp xã [76]; (2) Tiếp cận nghiên cứu ở góc độ hệ thống chính trị thì gọi chung xã, phường, thị trấn là ở cơ sở [29].
  • 34. 29 Luận án xác định, cấp cơ sở là một cấp quản lý trong hệ thống bốn cấp quản lý nhà nước, đó là: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện và xã, phường, thị trấn. Xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở của hệ thống chính trị Việt Nam. Cấp cơ sở bao gồm: Đảng bộ (chi bộ), chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn. Trong đó, phường là cơ sở ở đô thị, xã và thị trấn là cơ sở ở khu vực nông thôn, có vai trò quan trọng, bởi: Là nền móng của bộ máy nhà nước, quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở xã, phường, thị trấn; là cấp gần dân nhất, cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân; là cấp trực tiếp đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm nghiệm tính giá trị, tính hiệu lực của hệ thống thể chế chính sách; là nơi tiếp nhận nhanh nhất những phản ánh về tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tình hình của địa phương; là cấp cụ thể hóa dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng, bình đẳng theo pháp luật ở Việt Nam. Do vậy, chất lượng hoạt động của cấp cơ sở phần lớn tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Văn kiện của Đảng về công tác cán bộ, thường đề cập đến thuật ngữ "cán bộ chủ chốt", "đội ngũ cán bộ chủ chốt" là để nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Có ý kiến cho rằng: Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu quan trọng nhất trong một tập thể, có quyền ra quyết định về chủ trương, có trách nhiệm về quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức [131, tr. 35-36]. Có thể nói, đây là một khái niệm khá cụ thể và toàn diện về cán bộ chủ chốt. Khi nghiên cứu về cấp cơ sở, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm "cán bộ chủ chốt cấp cơ sở". Có ý kiến cho rằng "Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người có chức năng lãnh đạo, quản lý giữ chức vụ chủ yếu
  • 35. 30 nhất trong tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở" [72, tr. 7]. Ý kiến khác lại cho rằng, "cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được hiểu là những người đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt quan trọng trong các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cơ sở (xã, phường, thị trấn)" [82, tr. 6]. Trong văn bản của Tỉnh ủy Bình Dương xác định: Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở có trách nhiệm cùng tập thể cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, an toàn trật tự xã hội tại địa phương [104, tr. 8]. Dù được trình bày khái quát hay cụ thể, các tác giả đều cho rằng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người đứng đầu, giữ vị trí lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Qua nghiên cứu cho thấy, chưa có một định nghĩa thống nhất về "đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở", nhưng căn cứ vào việc sử dụng trong văn bản của Đảng, Nhà nước và công trình: sách chuyên khảo, luận văn, luận án, bài viết công bố trên các tạp chí khoa học nghiên cứu về xã, phường, thị trấn, tác giả xác định: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, nắm giữ các chức vụ quan trọng trong tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn. Có quyền chính trong ra quyết định việc triển khai, chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc lãnh đạo, quản lý và tổ chức các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao phụ trách. Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những người quyết định chất lượng cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thành mục tiêu và các giải pháp phù hợp với cơ sở, trực tiếp tổ chức
  • 36. 31 thực thi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và đóng vai trò nòng cốt trong xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: "cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [65, tr. 460]. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải được coi là một nhiệm vụ trọng yếu của các Đảng bộ cơ sở, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, gần dân, có trách nhiệm cao trước nhân dân, là tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở, nhân tố then chốt trong xây dựng Chính quyền xã, phường, thị trấn vững mạnh. 2.1.1.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng cán bộ cấp cơ sở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986-1996), Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng yêu cầu mới, Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) xác định: Bố trí và sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn và sở trường; Xây dựng quy chế bầu cử có nhiệm kỳ, bổ nhiệm có thời hạn. Có chế độ cho cán bộ được từ chức hoặc rút lui để nhận công việc thích hợp. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, tuyển chọn nhân tài, có chính sách tiền lương và đãi ngộ hợp lý [34, tr. 379-380]. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược xác định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Do vậy, Đảng chủ trương, "đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn cán bộ
  • 37. 32 lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở" [28, tr. 83]. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ trong thời kỳ mới, ngày 03/5/1999, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Quyết định số 49-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ; Quyết định số 50-QĐ/TW về quy chế đánh giá cán bộ; Quyết định số 51-QĐ/TW về quy chế bổ nhiệm cán bộ. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (8-1999) ra Nghị quyết về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991-2000), khẳng định những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, "nhiều Nghị quyết Trung ương đã đề ra những chủ trương, giải pháp củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ" [34, tr. 449]. Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu, Đại hội chỉ rõ, "công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước" [34, tr. 454]. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, Đại hội xác định nhiệm vụ, "xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ" [34, tr. 492]. Đồng thời, "định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn" [34, tr. 488-489]. Để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết, khắc phục tình trạng cục bộ khép kín về cán bộ trong từng địa phương, đơn vị, ngày 25/01/2002, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
  • 38. 33 Xuất phát từ đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của cán bộ cấp cơ sở, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Nghị quyết chỉ rõ, cấp xã có cán bộ chuyên trách, là những cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử, gồm: cán bộ chủ chốt cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Nghị quyết xác định: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở. Dựa vào dân và thông qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc thăm dò, lắng nghe ý kiến nhân dân trước khi bầu cử cấp ủy [29, tr. 167-168]. Nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, tạo nguồn cán bộ dồi dào, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh: Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ. Đồng thời, có cơ chế để nhân dân, mặt trận, các đoàn thể giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Trong giai đoạn 1996 - 2005, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm
  • 39. 34 đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng là định hướng cơ bản để Đảng bộ tỉnh Bình Dương cụ thể hóa trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh ngay từ những năm đầu tái lập. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dƣơng và thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở khi tỉnh mới tái lập 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh tác động đến công tác xây dựng đội ngũ chủ chốt cấp cơ sở Đặc điểm tự nhiên Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX (họp từ ngày 15/10 đến ngày 12/11/1996) ra Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh [74], trong đó, có tỉnh Sông Bé. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Sông Bé họp để tiến hành chia tách. Bình Dương chính thức được tái lập ngày 01/01/1997, là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được Trung ương xác định là một trong những tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 2.695,54 km2 , chiếm 0,83% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh (phụ lục 1). Bình Dương có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông bao quanh, có nhiều quỹ đất để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bình Dương khi mới tái lập (1997), có 4 đơn vị hành chính cấp huyện, với 77 đơn vị hành chính cấp xã, là tỉnh không có cảng biển, sân bay, nhưng nằm ở trung tâm của miền Đông Nam Bộ, có vị trí thuận lợi về địa chính trị, địa kinh tế, là cầu nối các tỉnh nam Trường Sơn với đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia, là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh, nên Bình Dương chịu tác động của hai xu hướng: (1) Nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương bị hút về Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ cao hoặc ngành
  • 40. 35 nghề đặc thù; (2) Nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh chuyển dịch về tỉnh Bình Dương, do xu hướng bão hòa nên phát triển theo hướng lan tỏa ra các vùng lân cận. Để khai thác được tối đa những tiềm năng sẵn có từ thiên nhiên, lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, Đảng bộ tỉnh Bình Dương cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy nguồn lực con người nhất là cấp cơ sở, bởi xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của cấp cơ sở là nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trực tiếp kiểm nghiệm sự đúng đắn, chính xác của đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật và các giải pháp quản lý, phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước; là nơi khởi nguồn những sáng tạo, cung cấp những kinh nghiệm cho điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh chủ trương, chính sách. Mặt khác, xu hướng của thế giới đang chuyển từ phát triển kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên sang phát triển kinh tế tri thức, mà cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các quyền dân chủ, quyền con người, quyền công dân đi vào cuộc sống; là cấp hướng dẫn, giám sát, tạo điều kiện để nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là khâu quan trọng, trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đủ phẩm chất, năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự là những "thủ lĩnh" của các phong trào ở xã, phường, thị trấn. Đồng thời, nâng cao nhận thức, khắc phục tư duy coi điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng, chưa thật sự chú trọng xây dựng nguồn nhân lực "tinh hoa", đó là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đặc điểm kinh tế Từ khi tái lập năm 1997, tỉnh Bình Dương đã phát huy những lợi thế sẵn có, cộng với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất nên Bình Dương nhanh chóng trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh
  • 41. 36 so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mỗi năm, Bình Dương thu hút thêm hàng chục dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nguồn vốn FDI tăng nhanh, đến năm 2015, Bình Dương là một trong 5 địa phương có vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 20 tỷ đô la Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương). Biểu đồ 2.1: Lũy kế thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương (1997-2015) Nguồn: [18, tr. 18]. Góp phần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương theo hướng công nghiệp, dịch vụ đưa Bình Dương từ tỉnh nông nghiệp thành tỉnh công nghiệp. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương (1997-2015) Nguồn: [22, tr. 9], [24, tr. 47], [26, tr. 44].