SlideShare a Scribd company logo
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1042 ngày 19/9/2013
- Trình Thủ tướng Chính phủ
Đề án tổng thể chuẩn bị
và tổ chức ASIAD 18
(Tr.2)
- Quy hoạch tổngthểhệthống
thiết chế văn hóa,thểthao
cơ sở
(Tr.7)
- Đá cầu Việt Nam khẳng định
ngôi vị số 1 thế giới
(Tr.17)
- Nghệ thuật Bài Chòi
hướng tới là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại
(Tr.20)
trong số này
HộichợDulịchquốctế
TPHồChíMinh-ITE2013
Tối 11/9, tại TP Hồ Chí Minh,
Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí
Minh - ITE 2013 đã chính thức khai
mạc. Tham dự có Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Bộ
trưởng Bộ Du lịch 04 nước Lào,
Myanmar, Campuchia, Thái Lan.
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Chiến
lược phát triển Du lịch Việt Nam đã
đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020,
Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu, mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc…
(Xem tiếp trang 4)
ThểthaoViệtNamđặtmụctiêutốp3SEAGame27
Tại SEA Games 27 sẽ diễn ra tại Myanmar vào tháng 12 tới, Đoàn Thể
thao Việt Nam cử 650 VĐV tham dự với mục tiêu giành tối thiểu 70 HCV,
đứng tốp 3 toàn đoàn.
Tại SEA Games 26, tham dự với 593 VĐV, Đoàn Thể thao Việt Nam đã
giành vị trí thứ 3 chung cuộc với 96 HCV, 92 HCB và 100 HCĐ. Với mục
tiêu giành 70 HCV là một nhiệm vụ được đánh giá là vừa sức với Thể thao
Việt Nam tại SEAGames 27, khi nhiều năm qua chúng ta chưa bao giờ nằm
ngoài top 3 khu vực. (Xem tiếp trang 8)
Ảnh:Đ.L.P
Tuần phim chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII sẽ diễn ra từ
23 - 29/9/2013 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Cục Điện ảnh sẽ tổ chức
in và gửi đĩa phim truyện miền núi “Suối nguồn” (330 đĩa DVD) tới các đội chiếu
bóng lưu động của Công ty Điện ảnh Trung tâm PHPvà Chiếu bóng các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Các phim được chọn chiếu gồm: Bí mật thảm đỏ, Cát
nóng, Cưới ngay kẻo lỡ, Đam mê, Dành cho tháng 6, Đường đua, Giấc mộng giàu
sang, Hello cô Ba, Hiệp sĩ Guốc Vông, Hit: Hoàng tử và Lọ lem, Khùng, Lạc lối,
Lấy chồng người ta, Lửa Phật, Mùa hè lạnh, Nhà có 5 nàng tiên, Những người viết
huyền thoại, Ranh giới trắng đen, Săn đàn ông, Thiên mệnh anh hùng, Yêu anh!
Em dám không?, Sau ánh hào quang. H.P
Tuần phim chào mừng
Liên hoan Phim Việt Nam
lần thứ XVIII
Cảnh trong phim “Những người viết huyền thoại”
quản lý nhà nước
2 số 1042 l 19.9.2013
Bộ VHTTDL vừa trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án
tổng thể chuẩn bị và tổ chứcASIAD 18,
Hà Nội 2019. Theo đó, việc tổ chức
thành công ASIAD 18 nhằm quảng bá
hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, đưa Hà
Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn
trong bản đồ du lịch thế giới; thu hút
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Tạo động lực thúc đẩy phát triển thể dục
thể thao, mở rộng và nâng cao chất
lượng phong trào thể dục thể thao quần
chúng; xây dựng đội ngũ vận động viên
tài năng của quốc gia; tăng cường hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao
hiện đại; nâng cao trình độ chuyên môn,
năng lực tổ chức sự kiện cho đội ngũ
cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài...
Chuẩn bị tốt về lực lượng vận động
viên tham gia thi đấu tại Đại hội; phấn
đấu xếp hạng từ thứ 10 trở lên.
Tham dựASIAD 18 có 45 đoàn đến
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu
Á, với số lượng dự kiến bao gồm:
11.000 vận động viên, huấn luyện viên,
cán bộ của các đoàn thể thao; 1.000
quan chức, khách mời là nguyên thủ,
lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ,
lãnh đạo Hội đồng Olympic Châu Á
(OCA) và các Uỷ ban Olympic quốc
gia, các tổ chức Thể thao quốc tế; 1.000
trọng tài; 3.000 phóng viên, nhân viên
truyền thông trong nước và quốc tế;
30.000 cán bộ, nhân viên, tình nguyện
viên tham gia công tác tổ chức, điều
hành đại hội.
ASIAD 18 dự kiến sẽ tổ chức 36
môn thể thao gồm: Điền kinh, Thể thao
dưới nước, Bắn cung, Bắn súng, Bóng
đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn,
Bóng ném, Cầu lông, Cử tạ, Đá cầu,
Đấu kiếm, Golf, Canoe&Kayak, Đua
thuyền, Thuyền buồm, Thể dục,
Taekwondo, Quyền Anh, Judo, Vật,
Quần vợt, Xe đạp, Cầu mây, Karatedo,
Cờ (Cờ vua, Cờ tướng),Wushu, Kabadi,
Võ Việt Nam, Bóng bầu dục, Kurash,
Hockey trên cỏ, Đua ngựa, Ba môn phối
hợp, Năm môn phối hợp.
Phương án lựa chọn các môn thể
thao trên là phương án sơ bộ. Phương
án chính thức sẽ được OCA quyết định
vào thời điểm 2 năm trước khi diễn ra
ASIAD.
ASIAD 18 dự kiến diễn ra vào
tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2019 tại Hà
Nội và các tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Hải
Dương, Nam Định, Thái Bình, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đồng
Nai, Bình Thuận.
Thành lậpBanChỉđạo,BanTổchức
và cácTiểu ban chuyên môn của BanTổ
chức;Xâydựng,banhànhĐiềulệkhung
của ASIAD 18 và Điều lệ thi đấu của
từng môn thể thao; Đào tạo, bồi dưỡng
lực lượng cán bộ, chuyên gia và trọng tài
để điều hành các cuộc thi đấu, lực lượng
cán bộ, tình nguyện viên phục vụ công
tác tổ chức điều hành Đại hội.
Chuẩn bị lực lượng vận động viên thi
đấutạiASIAD18:Xâydựngđềántuyển
chọn, đào tạo lực lượng vận động viên
chuẩn bị tham dự ASIAD 18; thành lập
Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia thi
đấu tại ASIAD 18 đạt mục tiêu chuyên
môn đề ra.
Chuẩn bị công trình thể thao phục
vụ ASIAD 18: Cải tạo nâng cấp và bổ
sung các thiết bị đối với các công trình
thể thao đã có đáp ứng yêu cầu, tiêu
chuẩn tập luyện và thi đấu ASIAD 18;
xây dựng mới các công trình tại Khu
Liên hợp Thể thao quốc gia, Khu Liên
hợp Thể thao ASIAD của TP Hà Nội
tại Xuân Trạch (Đông Anh, Hà Nội),
Làng vận động viên ASIAD và một số
công trình khác phục vụ công tác tổ
chức Đại hội.
Chuẩn bị tốt các cơ sở hậu cần, lưu
trú và dịch vụ hậu cần, lưu trú, đi lại cho
các đối tượng tham dự đại hội theo quy
định; bảo đảm các dịch vụ y tế và kiểm
tra doping, công nghệ thông tin, truyền
thông, lễ tân-khánh tiết, giao thông vận
tải, giao lưu văn hoá, tham quan, du lịch
và các dịch vụ công cộng khác.
Bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn
trước, trong và sau thời gian diễn ra
ASIAD 18. Thực hiện các nghi lễ, lễ tân
theo đúng nghi thức quy định của Nhà
nước và thông lệ quốc tế. Tổ chức lễ
khai mạc, lễ bế mạc, lễ thượng cờ của
ASIAD 18…
tHtt
Trình Thủ tướng Chính phủ
ĐềántổngthểchuẩnbịvàtổchứcASIAD18
Ngày 09/9, Thay mặt Thủ tướng
Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân đã ký Quyết định số
1581/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ
chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm khẳng
định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ
đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ;
khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần
Đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của
Quân đội nhân dân Việt Nam là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam.
Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ là hoạt động cấp nhà nước do
Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam và tỉnh
Điện Biên phối hợp tổ chức. Lễ kỷ niệm
sẽ diễn ra vào ngày 07/5/2014 tại tỉnh
Điện Biên, bao gồm: Lễ dâng hương tại
Nghĩa trang liệt sĩ A1 (phường Mường
Thanh, Tp. Điện Biên Phủ); Chương
trình mít tinh, diễu binh, diễu hành tại
sân vận động tỉnh Điện Biên.
Kế hoạch cũng nêu rõ, công tác
Hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
quản lý nhà nước
3số 1042 l 19.9.2013
- Tại Quyết định 3080/QĐ-
BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo xây
dựng Chương trình, Kế hoạch triển
khai kết luận tại Hội nghị tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 BCHTW khóa VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh - Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban
Cán sự làm Trưởng ban, Thứ trưởng
HồAnh Tuấn làm Phó Trưởng ban và
06 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 3084/QĐ-
BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ
VHTTDL công bố Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3)
gồm 05 di sản văn hóa phi vật thể sau:
Lễ hội truyền thống “Lễ hội Chùa
Vĩnh Nghiêm” xã Trí yên, huyệnYên
Dũng, tỉnh Bắc Giang; “Lễ hội Phủ
Dày” xã Kim Thái, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định; “Lễ hội Nghinh
Ông” huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí
Minh; Nghệ thuật trình diễn dân gian
“Hát Bả trạo” huyện Thăng Bình
huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn,
thành phố Tam Kỳ và TPHộiAn, tỉnh
Quảng Nam và Nghề thủ công truyền
thông “Nghề dệt chiếu” xã ĐịnhYên,
xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3088/QĐ-BVHTTDL ngày
09/9/2013, giao Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc nhẹ Việt Nam phối hợp với Cục
Điện ảnh tổ chức thực hiện Lễ Khai
mạc và Lễ bế mạc Liên hoan Phim
Việt Nam lần thứ XVIII.
- Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết
định số 3097/QĐ-BVHTTDL ngày
09/9/2013, về việc tổ chức biểu diễn
nghệ thuật nhân dịp 40 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam-Iran.
Giao Trung tâm Tổ chức Biểu diễn
Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn
phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa
Hồi giáo Iran tại Hà Nội đón đoàn
nghệ sỹ dân gian Iran (5 người) sang
biểu diễn tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm
40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
giữa hai nước Việt Nam-Iran. Thời
gian từ ngày 24-28/9/2013.
- Tại Quyết định số 3098/QĐ-
BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ
VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối
hợp với Đại sứ quán Ai-Cập tại Hà
Nội đón họa sĩ Ai-Cập Ahemd El
Ganyny sang Việt Nam tổ chức triển
lãm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thiết
lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước
từ ngày 06-13/10/2013.
- Ngày 12/9/2013 Bộ VHTTDL
có các Quyết định số 3139-3140/QĐ-
BVHTTDL, giao Vụ Gia đình chủ trì,
phối hợp với Công ty TNHH MTV
Hãng phim Tài liệu và Khoa học
Trung ương và Trung tâm Điện ảnh
Thể thao và Du lịch xây dựng, sản
xuất bộ phim tài liệu “Gia đình Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc” gồm 02 tập với thời
lượng 30 phút/tập. tHtt
VăN BảN MớI
tuyên truyền trong đợt kỷ niệm gồm:
Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện
Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam thời đại
Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng chủ
trì; BộVăn hóa,Thể thao và Du lịch chủ
trì Chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ
niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên
Phủ, xây dựng phim tài liệu 05 tập đề tài
Chiến thắng Điện Biên Phủ và phim
truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”; Biên
soạn phát hành sách về Chiến thắng
Điện Biên Phủ do Ban Tuyên giáo
Trung ương chủ trì; Ấn phẩm “Âm nhạc
Điện Biên - Tây Bắc” do UBND tỉnh
Điện Biên chủ trì; các đơn vị tổ chức các
hoạt động tuyên truyền, tổ chức sưu
tầm, vận động trao tặng, hiến tặng các
kỷ vật, hiện vật, tư liệu, tài liệu trong
Chiến dịch Điện Biên Phủ cho Bảo tàng
Chiến thắng Điện Biên Phủ…
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu
các tỉnh, thành trực thuộcTrung ương tổ
chức các hoạt động thi đua chào mừng,
tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục
thể thao, họp mặt, tọa đàm thiết thực,
tiến kiệm nhân dịp Kỷ niệm 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ. t.HợP
Ngày 13/9/2013, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang đã ký quyết định
truy tặng danh hiệu NSƯT cho cố
nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp, nguyên
Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam, đã có cống hiến trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền
nghệ thuật sân khấu và điện ảnh
Việt Nam.
Trong cuộc đời hoạt động nghệ
thuật, Ông đã tham gia trên dưới
1.000 tác phẩm của sân khấu và điện
ảnh, truyền hình. Cố nghệ sĩ luôn
khẳng định phong cách riêng, có tính
chuyên nghiệp cao, có nhiều tìm tòi,
sáng tạo với một tinh thần lao động
nghệ thuật nghiêm túc, để lại nhiều
vai diễn nổi tiếng, có giá trị trên sân
khấu và màn ảnh nhỏ, được các đồng
nghiệp đánh giá cao, được khán giả
mến mộ…
Cuộc sống đời thường giản dị,
đôn hậu, ông luôn là tấm gương cho
các thế hệ diễn viên học tập và noi
theo. Ông mất ngày 09/4/2013, tại
nhà riêng hưởng thọ 71 tuổi.
tHtt
Truy tặng danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp
Sự kiện vấn đề
4 số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Với chủ đề “Campuchia, Myanmar,
Lào, Thái Lan, Việt Nam - Năm quốc
gia, Một điểm đến”, Hội chợ du lịch
quốc tế TP. Hồ Chí Minh - ITE 2013 thể
hiện tầm vóc và quy mô của sự kiện
ngày càng được nâng cao, mang tính
khu vực và tính quốc tế. Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Mục đích
quan trọng của sự kiện ITE 2013
không chỉ là tăng cường hợp tác phát
triển du lịch của năm quốc gia, nhằm
khai thác tiềm năng, phát triển các thế
mạnh sản phẩm du lịch của mỗi nước
thuộc tiểu vùng sông Mekong, mà còn
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch
có điều kiện tiếp cận, trao đổi hợp tác
kinh doanh với các đối tác đến từ thị
trường khách trọng điểm và tiềm năng
của khu vực.
Cũng tại Lễ Khai mạc, Ban Tổ chức
đã trao Giải thưởng Du lịch quốc tế
Mekong cho các doanh nghiệp hoạt
động uy tín, hiệu quả không chỉ trong
khu vực Tiểu vùng Mekong mà còn
vươn ra khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương. Giải thưởng bao gồm 06 hạng
mục gồm: Hãng hàng không của năm;
Công ty lữ hành outbound của năm;
Công ty lữ hành inbound của năm;
Khách sạn 5 sao của năm; Khu du lịch
resort nghỉ dưỡng của năm và Điểm đến
du lịch sinh thái của năm.
Là năm thứ 9 được tổ chức tạiTPHồ
Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế TP
Hồ Chí Minh - ITE 2013 đã thu hút hơn
300 đơn vị tham gia đến từ hơn 50 điểm
đến thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ
như: Anh, Đức, Campuchia, Indonesia,
Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào,Thái
Lan, Việt Nam…
* Trong khuôn khổ các hoạt động
của Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí
Minh - ITE 2013, sáng cùng ngày, đã
diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
ACMECS lần thứ I. Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh chủ trì Hội
nghị. Hội nghị có sự tham dự của Bộ
trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du
lịchVương quốc Campuchia; Bộ trưởng
Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch
CHDCND Lào; Bộ trưởng Bộ Khách
sạn và Du lịch nước Cộng hòa
Myanmar; Thứ trưởng Bộ Du lịch và
Thể thao Vương quốc Thái Lan.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã điểm
lại tình hình hợp tác du lịch ACMECS
theo tinh thầnTuyên bốVientiane và Kế
hoạch hành độngACMECS tại Hội nghị
thượng đỉnh ACMECS (tháng 3/2013),
bày tỏ hài lòng về sự phát triển của du
lịch khu vực ACMECS năm 2012 với
hơn 37 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
tăng trưởng gần 18% so với năm trước,
trong đó có khoảng sáu triệu khách du
lịch nội vùng. Ghi nhận kết quả hợp tác
đã đạt được trên các lĩnh vực như xúc
tiến quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi đi
lại, phát triển nguồn nhân lực du lịch và
đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du
lịch, khuyến khích các Bộ, ngành Trung
ương và các địa phương hợp tác phát
triển du lịch, hợp tác giữa cơ quan quản
lý nhà nước và khối doanh nghiệp…
Các Bộ trưởng đã cùng ra tuyên bố
chung nhằm đẩy mạnh hơn nữa những
hoạt động hợp tác khả thi, hiệu quả.
Với chủ đề “Năm quốc gia - Một
điểm đến” các Bộ trưởng nhất trí phấn
đấu đến năm 2015 du lịch khu vực
ACMECS sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
khách du lịch quốc tế ở mức hai (02)
con số, du lịch nội vùng cần cao hơn tốc
độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nói
chung, đồng thời nhất trí thực hiện xây
dựng Hành lang du lịch mới (Bagan -
Chiang mai - Luang Prabang -Vientiane
- Seam Reap - Đà Nẵng - Huế).
Phiên họp lần thứ hai Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch AMECS lần thứ 2 sẽ
được tổ chức tại Myanmar vào năm
2015, khi Myanmar là chủ nhà của Hội
nghị thượng đỉnh AMECS.
t.HợP
HộichợDulịchquốctế… (Tiếp theo trang 1)
Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản
số 3291/TB-BVHTTDLngày 10/9/2013
thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ
Anh Tuấn tại cuộc họp Ban Soạn thảo,
Tổ Biên tập xây dựng dự thảo Nghị định
quy định về nhuận bút, thù lao đối với
tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh,
sân khấu và các loại hình nghệ thuật
khác (Dự thảo Nghị định).
Kết luận nêu rõ, giao: Tổ Biên tập -
Cục Bản quyền tác giả khẩn trương xây
dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện
Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày
11/6/2002 của Chính phủ về chế độ
nhuận bút, báo cáo Ban Soạn thảo, Lãnh
đạo Bộ trước ngày 20/9/2013; làm việc
với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển
lãm để thống nhất các nội dung góp ý
Dự thảo Nghị định; rà soát bổ sung kịp
thời những nội dung, loại hình, công
việc của nghệ thuật còn thiếu chưa có
trong chế độ nhuận bút, làm rõ cơ sở
khoa học và thực tiễn khi đề xuất thay
đổi các khung, đồng thời dự báo xu
hướng phát triển nghệ thuật trong thời
gian tới để có chế độ nhuận bút phù
hợp, tạo môi trường thuận lợi khuyến
khích sáng tạo nghệ thuật, tham khảo
thêm ý kiến của các hội chuyên ngành;
tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý tại
cuộc họp và bằng văn bản, tiếp tục
hoàn chỉnh dự thảo, báo cáo Lãnh đạo
Bộ những nội dung còn vướng mắc,
chưa thống nhất giữa các đơn vị trước
khi lấy ý kiến rộng rãi trên Website.
Cục Điện ảnh khẩn trương góp ý Dự
thảo Nghị định gửi Tổ Biên tập - Cục
Bản quyền tác giả.
tHtt
Xây dựng Nghị định về chế độ nhận bút
đối với các loại hình nghệ thuật
Sự kiện vấn đề
5số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Ngày 10/9, Bộ VHTTDL đã có văn
bản số 3292/TB-BVHTTDL thông
báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh tại cuộc họp về tình hình
hoạt động của Làng Văn hoá-Du lịch
các dân tộc Việt Nam.
Theo đó, Bộ trưởng đánh giá cao
những cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý
Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt
Nam trong việc thực hiện các kết luận,
chỉ đạo của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ. Đến
nay, đã cơ bản hoàn thành công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng, quản lý, sử
dụng đất đúng quy định của pháp luật;
áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính
sách đặc thù để xây dựng và phát triển;
quản lý, triển khai tốt các quy định về
đầu tư xây dựng cơ bản, được kiểm tra,
kiểm toán theo quy định, thường xuyên
chú ý đến chất lượng công trình; tổ
chức nhiều sự kiện chính trị - văn hoá
có ý nghĩa, được lãnh đạo Đảng, Nhà
nước quan tâm, sự hỗ trợ, phối hợp của
các Ban, Bộ, ngành đã dần đưa hoạt
động cục bộ vào nề nếp, bước đầu thu
hút được khách du lịch; nội bộ đoàn kết
tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
được giao...
Để giải quyết những khó khăn về
vốn, thu hút đầu tư, ổn định mực nước
hồ Đồng Mô, đề nghị tập thể lãnh đạo
Ban Quản lý phát huy các kết quả đạt
được, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ
chế, chính sách, triển khai các giải pháp
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề nghị
cấp trên giải quyết theo thẩm quyền.
Về kế hoạch và các nhiệm vụ trọng
tâm của Ban Quản lý Làng Văn hoá-
Du lịch các dân tộc Việt Nam: đồng ý
nhiệm vụ đột phá năm 2013, 2014 Ban
Quản lý đề xuất “Làng Văn hoá-Du
lịch các dân tộc Việt Nam - Điểm đến
thân thiện, hấp dẫn của du khách trong
nước và quốc tế”, đề nghị tập trung
hoàn thiện không gian cảnh quan văn
hoá, du lịch phù hợp của 54 dân tộc,
chú trọng chất lượng các công trình,
hạng mục, khai thác có hiệu quả các
không gian, công trình đã hoàn thiện,
thanh toán kinh phí đảm bảo đúng quy
định cho các nhà thầu, hoàn thiện các
quy hoạch chi tiết, củng cố các cơ chế,
chính sách để đẩy mạnh xúc tiến đầu
tư, quảng bá, xây dựng sản phẩm du
lịch văn hoá phù hợp, tổ chức các hội
thảo xây dựng sản phẩm du lịch, điểm
đến; phối hợp với Tổ chức Du lịch thế
giới tổ chức Hội nghị quốc tế về du
lịch văn hoá; tổ chức các sự kiện, hoạt
động đa dạng, ấn tượng, phối hợp tốt
với các đơn vị của Bộ để phát huy sức
mạnh tổng hợp.
Thực hiện chế độ báo cáo công tác
xây dựng cơ bản 6 tháng, hàng năm
theo quy định gửi Vụ Kế hoạch, Tài
chính tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ;
tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin
về tình hình hoạt động giữa Ban Quản
lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc
Việt Nam và các đơn vị thuộc Bộ.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện công
tác tổ chức, cán bộ, chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày
16/7/2013 của Chính phủ về Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ VHTTDL và các
văn bản có liên quan; chú trọng công
tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch
cán bộ phù hợp với tình hình thực tế,
theo quy định.
Cơ bản đồng ý Kế hoạch, nội
dung tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết
các dân tộc - Di sản văn hoá Việt
Nam”, Bộ trưởng đề nghị, rà soát, bổ
sung hài hoà một số hoạt động văn
hoá, thể thao, du lịch tiêu biểu mang
đặc trưng vùng, miền, đảm bảo mục
tiêu, tính chất của sự kiện.
tHtt
Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp
với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Ngày 12/9, trong khuôn khổ Hội
chợ Du lịch ITE - HCMC 2013, Bộ
VHTTDL phối hợp với UBND TP
Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Hợp
tác và phát triển Du lịch Việt - Nga.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì
Hội nghị. Hội nghị đã thu hút các
đơn vị lữ hành trong nước và hơn
30 đại diện các công ty du lịch đến
từ thị trường Nga, cùng nhau góp ý
kiến, thảo luận các nội dung: Phổ
biến Kế hoạch hợp tác trong lĩnh
vực Du lịch giai đoạn 2013-2015
giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Cơ
quan Du lịch quốc gia Liên bang
Nga; phân tích đánh giá những
điểm mạnh, điểm yếu trong việc
cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch
hấp dẫn đối với du khách Nga, trao
đổi các phương pháp tiếp cận và các
giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu
hút khách du lịch Nga đến Việt
Nam thông qua công tác xúc tiến du
lịch; tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu
tâm lý tiêu dùng và thị hiếu du lịch
của du khách Nga. Giới thiệu Dự
thảo Chiến lược Marketing du lịch
thị trường Nga đến năm 2020, kế
hoạch thực hiện 2013-2015; giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch
hấp dẫn và hình ảnh điểm đến Việt
Nam thân thiện đến với du khách
Nga... Năm 2015, Việt Nam đặt
mục tiêu đón 350 ngàn lượt khách
Nga và khoảng 1 triệu lượt khách
trước năm 2020.
t.HợP
Hợp tác và phát triển Du lịch Việt - Nga
Sự kiện vấn đề
6 số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Ngày 10/9, tại Đà Nẵng, Bộ
VHTTDL đã tổ chức Hội nghị toàn
quốc sơ kết 03 năm hoạt động của Hệ
thống thư viện công cộng (2011-
2013). Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dự
và chủ trì Hội nghị.
Đánh giá tình hình hoạt động 03
năm qua cho thấy, hệ thống thư viện
công cộng có bước phát triển về cơ sở
vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là cấp xã.
Hiện cả nước có 63 thư viện cấp tỉnh,
649 thư viện cấp huyện, 2.300 thư viện
cấp xã và gần 20.000 phòng đọc sách
ở các xã, phường, thôn, bản, ấp,
khoảng 10.000 tủ sách pháp luật, hàng
nghìn phòng đọc sách tại các điểm bưu
điện văn hoá xã, phường, thị trấn…
Hoạt động thư viện bám sát và phục vụ
có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của
đất nước, của ngành, góp phần khơi
dậy văn hóa đọc trong nhân dân.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
này còn thiếu, nhiều địa phương chưa
có sự quan tâm đúng mức trong việc
đầu tư hệ thống thư viện. Đến nay, vẫn
còn 10 thư viện Tỉnh chưa có trụ sở
độc lập, bạn đọc đến với thư viện chưa
đều. Theo thống kê của Thư viện
Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư
viện chỉ chiếm khoảng 8 đến 10% dân
số, với khoảng 30.000 bạn đọc thường
xuyên đến thư viện. Trong khi thư
viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 đến
2.000 bạn đọc thường xuyên, thành
phố, cấp huyện từ 500 đến 600 bạn
đọc, phòng đọc cấp xã chỉ có 100 đến
200 bạn đọc.
Giai đoạn 2014-2015, Bộ
VHTTDL sẽ tập trung vào 08 nhiệm
vụ trọng tâm, trong đó gồm: Hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực thư viện; đầu tư cơ
sở vật chất và trang thiết bị cần thiết
cho thư viện; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc quản
lý hoạt động thư viện và cải thiện dịch
vụ cho người sử dụng; kết nối người
sử dụng với các dịch vụ và sản phẩm
của thư viện.
tHtt
Bộ VHTTDL đã ban hành Thông
báo số 3263/TB-BVHTTDL thông
báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh
đạo TP Đà Nẵng về nội dung góp ý
cho dự thảo Báo cáo Tổng kết 10
năm thực hiện Nghị quyết số 33-
NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về
“Xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị
TP Đà Nẵng làm rõ hơn những kết
quả đã đạt được sau 10 năm triển
khai việc thực hiện Nghị quyết số
33, đánh giá sự đóng góp của nhân
dân trong công cuộc xây dựng thành
phố Đà Nẵng nhằm làm nổi bật
những thành quả của Thành phố
trong thực hiện Nghị quyết này; bổ
sung chỉ tiêu hưởng thụ văn hóa và
đánh giá mức chênh lệch hưởng thụ
văn hóa giữa các khu đô thị, nông
thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi,
hải đảo; chỉ tiêu phát triển về con
người (HDI) và chính sách thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao;
nghiên cứu đánh giá việc tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính
trị về tiếp tục xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật trong thời kỳ
mới và Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 BCHTW Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Để tiếp tục xây dựng và phát triển
sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch
trên địa bàn, Bộ trưởng đề nghị
Thành phố: Quan tâm đến phương
hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện
các nhiệm vụ đã đề ra trong những
năm tiếp theo; tập trung đầu tư phát
triển mạnh du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của Thành phố, bền
vững về môi trường, quan tâm đến
công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
sớm đưa Thành phố trở thành Trung
tâm du lịch lớn của cả nước và mang
tầm cỡ quốc tế; tập trung đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp
tục có các chính sách ưu đãi để thu
hút nguồn nhân lực có trình độ và
chất lượng về công tác tại Thành phố;
Nâng cao chất lượng Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, nhất là trong các cơ
quan, đơn vị, trường học, doanh
nghiệp; chú trọng xây dựng môi
trường văn hóa, thiết chế văn hóa, thể
thao và du lịch không chỉ góp phần
cho sự phát triển của Thành phố mà
cho cả khu vực miền Trung - Tây
Nguyên; tiếp tục quan tâm hơn nữa
đến lĩnh vực văn hóa, để văn hoá góp
phần vào quá trình phát triển bền
vững của Thành phố.
Giao Vụ Đào tạo phối hợp với Sở
VHTTDL TP Đà Nẵng nghiên cứu,
đề xuất phương án thành lập Trường
Đại học Văn hóa Nghệ thuật trực
thuộc Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng, báo
cáo lãnh đạo Bộ, UBND TP Đà Nẵng.
H.Quân
Phát triển sự nghiệp VHTTDL TP Đà Nẵng trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Sơ kết 3 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng
Sự kiện vấn đề
7số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Chiều 10/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Lê Khánh Hải đã có buổi tiếp Ngài
Hideaki Oomurra, tỉnh trưởng tỉnhAichi,
Nhật Bản.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải và Ngài
Hideaki Oomurra đồng khẳng định, thời
gian qua, mối quan hệ hợp tác trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao và du lịch giữa
Nhật Bản và Việt Nam nói chung và
giữa tỉnh Aichi với Bộ VHTTDL nói
riêng đã có những bước phát triển mới.
Đặc biệt, năm 2013, Kỷ niệm 40 năm
Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước, do đó sẽ có nhiều hoạt động văn
hóa, thể thao được tổ chức, như: Trưng
bày chuyên đề “Việt Nam - Câu chuyện
vĩ đại”; Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản;
Chương trình lưu diễn hữu nghị Việt
Nam - Nhật Bản; "Chương trình Lễ hội
mùa xuân Việt Nam - Nhật Bản”;
Chương trình hòa nhạc Piano của nghệ
sỹ NobuyukiTsuji và Ngày Nhật Bản tại
Việt Nam; Chương trình nghệ thuật
truyền thống của Nhật Bản; Chương
trình biểu diễn của đoàn ca múa
Warabiza; giao lưu Bóng đá, Karatedo…
Ngài Hideaki Omura cho biết tỉnh
Aichi đang phối hợp với Đại sứ quán
Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức chương
trình “Xin chào Việt Nam -Aichi 2013”
từ 20-23/9, gồm một loạt các hoạt động
xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh
Việt Nam trong khuôn khổ “Những ngày
Việt Nam tại Nhật Bản”.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng
Lê Khánh Hải mong muốn trong thời
gian tới, hai bên cần phối hợp thúc đẩy
các hoạt động giao lưu hợp tác về văn
hóa, thể thao và du lịch, tăng cường sự
hiểu biết, tình hữu nghị của nhân dân
hai nước, trong đó bao gồm cả việc
Nhật Bản tạo điều kiện để Việt Nam
giới thiệu nhiều hơn về văn hóa, đất
nước con người Việt Nam đến với nhân
dân Nhật Bản. Thứ trưởng cho rằng,
Nhật Bản là một cường quốc về thể
thao, tuy nhiên quan hệ hợp tác thể dục
thể thao với Nhật Bản còn nhiều hạn
chế so với tiềm năng, do đó Thứ trưởng
mong muốn các doanh nghiệp của tỉnh
Aichi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này. Về
lĩnh vực du lịch, Thứ trưởng ủng hộ
việc tăng chuyến bay giữa tỉnh Aichi
với Thủ đô Hà Nội và TPHồ Chí Minh,
coi đây là cơ hội để tăng lượng khách
du lịch giữa hai nước.
tHtt
Thứ trưởng Lê Khánh Hải tiếp Thị trưởng tỉnh Aichi Nhật Bản
Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số
204/TTr-BVHTTDL ngày 6/9 trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai
đoạn 2013-2020, định hướng đến
năm 2030".
Theo văn bản, việc xây dựng và tổ
chức hoạt động của hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ
sở vật chất; trang thiết bị; tổ chức bộ
máy, cán bộ; tổ chức các hoạt động; thu
hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân
dân thường xuyên đến sinh hoạt,
hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục,
thể thao và vui chơi giải trí.
Phát triển hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở phải gắn với Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các
địa phương; phù hợp với Quy hoạch sử
dụng đất, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch
các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất
và Khu dân cư.
Nâng cao hiệu lực quản lý của các
cấp chính quyền; phát huy vai trò quản
lý nhà nước của ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và năng lực tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh thực hiện
xã hội hóa trong việc xây dựng, phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể
thao cơ sở.
Tờ trình nêu rõ, đối tượng quy
hoạch như sau: Hệ thống thiết chế văn
hóa, thể thao cơ sở thuộc ngành
VHTTDL, bao gồm: Nhà Văn hóa -
Khu Thể thao thôn và tương đương;
Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã;
Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp
huyện; Trung tâm Văn hóa; Trung tâm
Thể dục thể thao cấp tỉnh.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
cơ sở phục vụ Thanh Thiếu nhi, bao
gồm: Nhà Thiếu nhi cấp huyện; Cung,
Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt
động Thanh Thiếu nhi cấp tỉnh.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
cơ sở phục vụ công nhân viên chức lao
động, bao gồm: Nhà Văn hóa Lao động
cấp huyện; Cung, Nhà Văn hóa Lao
động cấp tỉnh; Trung tâm Văn hóa -
Thể thao ở Khu công nghiệp, Khu chế
xuất và ở các doanh nghiệp.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao
thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể, lực
lượng vũ trang và các thiết chế văn hóa,
thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn
xã hội hóa: Trong Quy hoạch này chỉ
quy định về cơ chế quản lý và định
hướng phát triển chung.
Định hướng đến năm 2030: Tiếp
tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ
tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2020, Phấn đấu đạt được
các mục tiêu cụ thể sau: Thiết chế văn
hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt
100% ở các cấp; Thiết chế văn hóa
phục vụ Thanh Thiếu nhi: 50% số đơn
vị cấp huyện có Nhà Thiếu nhi; Thiết
chế văn hóa phục vụ công nhân viên
chức lao động: 30% đơn vị cấp huyện,
100% đơn vị cấp tỉnh, 50% Khu công
nghiệp, Khu Chế xuất có Trung tâm
Văn hóa - Thể thao.
H.Quân
Quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
8 số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Ngày 05/9/2013, Bộ VHTTDL đã
ban hành Kế hoạch số 3241/KH-
BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội
văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc
vùng Tây Bắc.
Ngày hội dự kiến diễn ra vào đầu
tháng 11/2013 tại tỉnh Hoà Bình nhằm
tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp
phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân; giáo
dục truyền thống yêu nước, củng cố,
tăng cường khối đoàn kết toàn dân.
Đồng thời Ngày hội còn là dịp để các
tỉnh tham gia học tập, trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao nhận thức cho các
cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc
trong khu vực về ý thức trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, gắn công tác văn hóa,
thể thao và du lịch với việc thực hiện
những mục tiêu kinh tế-xã hội theo Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng đã đề ra.
Ngày hội với chủ đề “Các dân tộc
Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập hướng
tới tương lai”, có sự tham gia của 06 tỉnh
vùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
Trong khuôn khổ Ngày hội, bên
cạnh phần Lễ gồm: Lễ khai mạc, Lễ
bế mạc (kịch bản riêng), sẽ có nhiều
hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch
được tổ chức gồm: Liên hoan nghệ
thuật quần chúng các dân tộc vùng
Tây Bắc; trình diễn, giới thiệu nghi
thức, sinh hoạt văn hoá và trình diễn
trang phục truyền thống các dân tộc;
trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản
phẩm văn hoá và du lịch; triển lãm
ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc” và
trưng bày ảnh về con người và tiềm
năng vùng Tây Bắc trong quá trình hội
nhập và phát triển; giao lưu nghệ
thuật; Hoạt động Du lịch - Hội chợ;
Hội thảo khoa học chủ đề “Bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hoá dân tộc
với phát triển du lịch bền vững vùng
Tây Bắc”; tái hiện chợ vùng cao các
dân tộc Hoà Bình; hoạt động thể thao
các dân tộc vùng Tây Bắc với các
môn: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung
còn, tù lu, chạy việt dã…
tHtt
KếhoạchtổchứcNgàyhộivănhóa,thểthao
vàdulịchcácdântộcvùngTâyBắc
Tại SEA Games lần này, rất nhiều
nội dung mạnh có khả năng tranh chấp
huy chương của Thể thao Việt Nam
như bơi, bắn súng, pencak silat, bóng
bàn, cử tạ, xe đạp… bị cắt giảm.
Theo công bố của chủ nhà
Myanmar, SEA Games 27 sẽ có tất cả
460 bộ huy chương của 33 môn thi. Cụ
thể: Thể thao dưới nước 41 bộ huy
chương, điền kinh 46, wushu 23,
taekwondo 21, vật 21, cờ 18, kempo 18,
vovinam 18, cầu mây 18, judo 18, đua
thuyền rồng 17, karatedo 17, canoeing
16, pencak silat 15, muay 14, boxing
14, đua thuyền buồm 13, xe đạp 13, bắn
súng 12, billiards-snooker 12, cử tạ 11,
petanque 11, bắn cung 10, rowing 9,
đua ngựa 6, cầu lông 5, thể hình 5, bóng
đá và futsal 4, golf 4, hockey 2, bóng
bàn 4, bóng chuyền 2 và bóng rổ 2.
Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam
tại SEA Games 27 là Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao
Lâm Quang Thành. Hà An
ThểthaoViệtNam… (Tiếp theo trang 1)
Ngày 10/9/2013, UBND tỉnh Quảng
Ngãi có Công văn số 3541/UBND-VX
về việc đồng ý tham gia và thực hiện tái
hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di
sảnVăn hoáViệt Nam” do BộVHTTDL
tổ chức tại Làng Văn hoá - Du lịch các
dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây,
Hà Nội.
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở
VHTTDLtỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối
hợp với SởTài chính, UBND các huyện:
Bình Sơn, Lý Sơn, các đơn vị liên quan
tổ chức tập luyện, tham gia tái hiện Lễ
khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ
“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn
hoá Việt Nam” (sử dụng lại tiết mục đã
biểu diễn trong Lễ Khai mạc Lễ Khai lề
thế lính Hoàng Sa vàTuầnVăn hoá biển,
đảo tỉnh Quảng Ngãi năm 2013).
Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng
Sa trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân
tộc - Di sảnVăn hoáViệt Nam” nhân dịp
kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận
dân tộc thống nhấtViệt Nam 18/11, chào
mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam
23/11 và khánh thành quần thể Chùa
Khmer tại Làng Văn hoá - Du lịch các
dân tộc Việt Nam.
Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng
Sa tại "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc
Việt Nam giữa lòngThủ đô Hà Nội cũng
là hoạt động thiết thực, thể hiện truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ
công ơn người xưa thuộc hải đội Hoàng
Sa. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc -
Di sản Văn hoá Việt Nam” sẽ được tổ
chức từ 18 đến 23/11/2013 với nhiều
hoạt động đặc sắc. tuệ AnH
Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ
“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”
9số 1042 l 19.9.2013
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
3185/BVHTTDL-VP, gửi các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ; Sở VHTTDL các
tỉnh/thànhvềviệcphátđộngcuộcthiviết
“Tìm hiểu về cải cách hành chính. Nội
dung của cuộc thi bao gồm: Các quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về cải cách hành
chính; Nội dung của Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020 đã được ban hành tại
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày
8/11/2011 của Chính phủ: Cải cách thể
chế;cảicáchthủtụchànhchính;cảicách
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
xâydựngvànângcaochấtlượngđộingũ
cánbộ,côngchức,viênchức;cảicáchtài
chính công; hiện đại hóa hành chính nhà
nước; Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của BộVHTTDL; Các mô hình, cơ
chế đang được triển khai thí điểm, các
điển hình tốt trong cải cách hành chính ở
Trungươngvàđịaphương.Đốitượngdự
thilàcánbộ,côngchức,viênchức,người
lao động hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch
trên toàn quốc (kể cả những người đã
nghỉ hoặc chuyển công tác khác).
Thời gian nhận bài dự thi từ
01/11/2013 đến hết ngày 31/12/2013.
Tổng kết và trao giải vào tháng 4/2014.
Bài dự thi gửi về: Phòng Kiểm soát thủ
tục hành chính, Văn phòng Bộ
VHTTDL, số 51 Ngô Quyền (Hà Nội).
Các câu hỏi như sau:
1. Các mục tiêu của Chương trình
tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2011-2020? Nhiệm vụ của Chương trình
tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2011-2020?
2. Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ
VHTTDL; mối quan hệ giữa Bộ
VHTTDL với Sở VHTTDL và mối
quan hệ giữa Bộ VHTTDL với các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ?
3. Thủ tục hành chính là gì? Nêu 01
ví dụ.
4. Nêu tối thiểu 03 cơ chế cải cách
đang được thực hiện trong cải cách hành
chính ở nước ta hiện nay?
5. Đề xuất cụ thể 01 sáng kiến, biện
pháp cải cách trong ngành VHTTDL.
Duyêntrần
Thi“Tìm hiểu về cải cách hành chính”
Ngày 12/9 Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 3138/QĐ-BVHTTDL
phê duyệt Đề cương Đề án “Tổ chức
các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh
phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Theo đó,
Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ
VHTTDL; cơ quan phối hợp Bộ Ngoại
giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên
quan. Phạm vi thực hiện: Các Bộ,
ngành và 63 tỉnh/thành phố. Mục tiêu
của đề án nhằm tổ chức các hoạt động
nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20
tháng 3 hằng năm. Kinh phí thực hiện
Đề án được bảo đảm từ nguồn ngân
sách nhà nước được bổ sung trong dự
toán ngân sách hàng năm của các Bộ,
cơ quan Trung ương, địa phương; các
nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động
khác (nếu có). Thời gian thực hiện
2014-2020.
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-
moon chính thức công bố tại một hội
nghị của Liên Hợp quốc về vấn đề này
từ tháng 6/2012. Đến nay, đã có 193
quốc gia thành viên, trong đó có Việt
Nam cùng cam kết ủng hộ ngày này,
với mục tiêu đây không chỉ là một ngày
mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần -
mà là ngày của hành động, tích cực và
nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế
giới đại đồng, đem hạnh phúc cho
người trên trái đất. Duyên trần
Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc hằng năm
Thực hiện cam kết với những
khuyến nghị của UNESCO về di sản văn
hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Khu di sản này sẽ được bàn giao toàn bộ
cho thành phố Hà Nội trong tháng 10 để
thuận tiện trong việc bảo tồn, phát huy
các giá trị di sản.
Bộ VHTTDL đã thống nhất với các
Bộ ngành liên quan về để nhất thể hóa
công tác quản lý khu di sản văn hóa
Hoàng thành Thăng Long đồng thời xây
dựng Nhà Quốc hội đảm bảo không ảnh
hưởng đến sự an toàn của di sản đúng
theophươngánđãđượcThủtướngChính
phủ phê duyệt. Cụ thể Bộ VHTTDL đề
nghị Bộ Quốc phòng di chuyển nhà
khách để bàn giao toàn bộ khu vực phía
bắc và Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt
NamchoHàNộiquảnlýbởihiệnnayBộ
Quốc phòng vẫn đang quản lý một phần
phía bắc Thành cổ Hà Nội. TP Nội đã
thống nhất việc bố trí khu đất ở 266Thụy
Khuê để xây nhà khách Bộ Quốc phòng.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị Hà Nội
hỗ trợ di chuyển gia đình nguyên Chủ
tịch Quốc hội Lê Quang Đạo và gia đình
Thượng tướng Song Hào tại khu biệt thự
song lập 28D Điện Biên Phủ. Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ chỉ
đạoViện khảo cổ học trong tháng 10 tới
bàn giao toàn bộ mặt bằng khu di tịch C-
D của Hoàng thành cho UBND thành
phố Hà Nội quản lý. Riêng việc bàn
giao di vật cùng hồ sơ tại liệu khai quật
sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2013.
Trước đó, UNBD TP Hà Nội đã chỉ
đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng
Long Hà Nội chuẩn bị cơ sở vật chất,
kinh phí cho hoạt động tiếp nhận khu di
tích 18 Hoàng Diệu cũng như bố trị mặt
bằng, kho bãi để lưu giữ toàn bộ di vật
tại đây. Đ.A
Tháng10,nhậnbàngiaoHoàngthànhThăngLong
Sự kiện vấn đề
10 số 1042 l 19.9.2013
Sự kiện vấn đề
Bảo tàng Bến Tre vừa khai trương
triển lãm chuyên đề mang tên “Lòng
dân Bến Tre đối với Bác Hồ”. Điểm
độc đáo của triển lãm lần này là tất cả
các hiện vật đều do những người con
của quê hương Đồng Khởi sưu tầm, gìn
giữ nhiều năm qua.
Ông Dương Văn Ẩn - nguyên Chủ
tịch HĐND tỉnh Bến Tre mang đến cho
bảo tàng mượn bộ quần áo ông mặc dự
lễ tang Bác vào năm 1969. Ông Trần
Dũng - người vinh dự ba lần gặp Bác,
tặng bảo tàng chiếc radio ông đã mang
bên mình từ năm 1963 - 1975, khi ông
làm công tác tuyên huấn cho Sư đoàn
30 (trước là Đoàn 330). Nữ anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị
Hồng tặng lại bảo tàng tấm chân dung
Bác in trên lụa - món quà bà vinh dự
được nhận khi tham dự Đại hội chiến sĩ
thi đua vào năm 1972…
Theo ông Lư Văn Hội - Giám đốc
Bảo tàng Bến Tre, có gần 200 hình ảnh,
hiện vật được trưng bày đợt này. Đây là
kết quả qua nhiều năm dày công sưu
tầm, nay được đưa ra giới thiệu với
công chúng. Ông liệt kê một số hiện vật
quý báu mà chủ nhân đã tặng lại cho
bảo tàng trước khi mất hoặc con cháu
đem tặng sau khi người gìn giữ đã qua
đời. Nhiều bà con là nông dân ở vùng
sâu, vùng xa của tỉnh đã gìn giữ nâng
niu chiếc băng tang đeo ngày lễ tang
Bác, đồng tiền có hình ảnh Bác, thư
chúc Xuân, thiệp chúc Xuân của Bác...,
như một cách để thể hiện tình cảm và
sự tôn kính đối với Bác.
Ông Lư Văn Hội cũng cho biết,
việc sưu tầm, gìn giữ các hình ảnh về
Bác sẽ được Bảo tàng Bến Tre tiếp tục
duy trì. Đây là việc làm vừa thể hiện
sự tôn kính đối với Bác, vừa thể hiện
sự trân trọng đối với những người đã
dày công gìn giữ những hiện vật, hình
ảnh quý.
Triển lãm “Lòng dân Bến Tre đối
với Bác Hồ” mở cửa đến ngày 30/12.
L.KHánH
Triển lãm“Lòng dân Bến Tre đối với Bác Hồ”
Sở VHTTDL Hà Nội vừa tổ chức
Họp báo công bố các hoạt động trong
Liên hoan du lịch làng nghề truyền
thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
sông Hồng 2013.Theo đó, Liên hoan du
lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và
các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013 với
chủ đề “Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền
thống sông Hồng” sẽ diễn ra từ ngày 9 -
12/10 tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà
Nội. Đây là sự kiện quan trọng trong
chương trình Năm Du lịch Quốc gia
2013, thiết thực chào mừng kỷ niệm 59
năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Liên hoan gồm các hoạt động chính
như: Triển lãm làng nghề với hình thức
mô phỏng không gian phố nghề Hà Nội;
triển lãm du lịch của các doanh nghiệp
du lịch, các doanh nghiệp lữ hành,
khách sạn của Hà Nội; Hội chợ ẩm thực;
giới thiệu các trò chơi dân gian và một
số hoạt động thể thao, giải trí…
Liên hoan sẽ tái hiện các hoạt động
rước của các làng nghề như: lễ rước tổ
nghề làng nghề Gốm Bát Tràng, làng
nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nghề
Vạn Phúc, làng nghề đan thúng mủng
Ngũ Hiệp, tổ nghề vàng bạc Châu Khê,
múa rắn làng Lệ Mật, múa lân, múa
rồng… Bên cạnh đó, còn có các buổi
tọa đàm về thực trạng và giải pháp phát
triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền
thống của Hà Nội; tổ chức thao diễn tay
nghề của các làng nghề tham gia Liên
hoan. Đặc biệt, những loại hình nghệ
thuật truyền thống của dân tộc cũng
được dàn dựng khéo léo trong các tiết
mục văn nghệ như: nghệ thuật hát quan
họ, ca trù, hát xẩm, hát dân ca, chèo,
chầu văn...
Liên hoan du lịch làng nghề truyền
thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
sông Hồng 2013 được tổ chức nhằm
tôn vinh, bảo tồn và phát triển các nghề
thủ công truyền thống của Hà Nội và
các địa phương khu vực đồng bằng
sông Hồng...
Đ.n
Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội
Từ ngày 12-14/9/2013, Liên hoan
Tuyên truyền lưu động tỉnh Bạc Liêu
lần thứ IX đã được tổ chức. Liên hoan
quy tụ trên 100 diễn viên với 10 đội
Tuyên truyền lưu động đến từ các
huyện, thành phố, các ban ngành cấp
tỉnh và lực lượng vũ trang.
Liên hoan gồm có 2 phần: ca - múa
tuyên truyền lưu động và câu chuyện
thông tin. Nội dung tuyên truyền bám
sát các vấn đề về chủ quyền biển, đảo
quê hương; Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy
về đẩy mạnh và phát triển du lịch; xây
dựng con người Bạc Liêu văn minh,
lịch sự, nghĩa tình và hiếu khách theo
quan điểm “Bạc Liêu đi lên từ văn
hóa”; phát triển văn hóa đời sống gắn
với xây dựng nông thôn mới.
Bế mạc Liên hoan đã diễn ra đêm
14/9. Ban Tổ chức đã trao giải A cho
các đội: Huyện Hòa Bình; Vĩnh Lợi;
Giá Rai; Đông Hải và thành phố Bạc
Liêu. Đội đoạt giải có điểm số cao sẽ
đại diện cho tỉnh tham gia Liên hoan
Tuyên truyền lưu động do Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức sắp tới.
Đức Kiên
Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX
Sự kiện vấn đề
11số 1042 l 19.9.2013
Sự kiện vấn đề
Bộ Tài chính vừa ban hành
Thông tư số 122/2013/TT-BTC quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản
phim, phim, chương trình nghệ thuật
biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ
điều kiện kinh doanh sản xuất phim
và lệ phí cấp giấy phép đặt văn
phòng đại diện của cơ sở điện ảnh
nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, mức thu phí, lệ phí
thẩm định kịch bản phim và phim
thực hiện theo biểu mức thu như
sau: sẽ tăng phí duyệt phim truyện
từ 600.000 đồng lên 1.800.000/tập
và từ 900.000 đồng lên 2.700.000
đồng/1,5 tập (độ dài từ 101-150
phút). Phim có độ dài từ 151-200
phút tính thành 2 tập. Phí duyệt kịch
bản phim, bao gồm phim của các
hãng sản xuất phim, phim đặt hàng,
tài trợ, hợp tác với nước ngoài và
dịch vụ làm phim với nước ngoài,
cũng được điều chỉnh tăng so với
hiện nay. Cụ thể, đối với kịch bản
phim truyện, tăng phí duyệt kịch
bản từ 1.200.000 đồng lên
3.600.000/tập; từ 1.800.000 đồng
lên 5.400.000 đồng/1,5 tập. Phí
duyệt kịch bản phim ngắn (bao gồm
phim tài liệu, phim khoa học, phim
hoạt hình) có đội dài đến 60 phút
tăng từ 500.000 đồng lên 1.500.000
đồng. Nếu phim có độ dài từ 61
phút trở lên sẽ thu phí duyệt kịch
bản như phim truyện. Mức thu phí
thẩm định chương trình nghệ thuật
biểu diễn cũng được điều chỉnh
tăng. Cụ thể, chương trình có độ dài
đến 50 phút tăng phí thẩm định từ
300.000 đồng lên 1.000.000 đồng;
từ 51-100 phút tăng phí từ 600.000
đồng lên 1.500.000 đồng; từ 101-
150 phút tăng từ 900.000 đồng lên
2.500.000 đồng. Đ.A
Ngày 06/9, Cục Điện ảnh đã có
Công văn số 617/ĐA-PBP về việc
hạn chế tối đa việc sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ, hàng hóa bị cấm sau
việc bộ phim Lửa Phật làm ồn ào dư
luận với hình ảnh những chai rượu
xuất hiện lộ liễu trên phim.
Khi các phương tiện thông tin
đại chúng phản ánh về việc một bộ
phim có lồng ghép những hình ảnh
quảng cáo cho một sản phẩm bị cấm
quảng cáo, Cục Điện ảnh đã yêu
cầu hãng phim phải giải trình, đồng
thời thanh tra Bộ VHTTDL đã lập
đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra
nội dung quảng cáo trong phim và
kết luận như sau: “Theo hình ảnh
trong phim thì nhà sản xuất đã có ý
đồ đưa hình ảnh nhãn hiệu của một
sản phẩm bị cấm quảng cáo vào
phim. Tuy nhiên, vì hình thức thể
hiện nhãn hiệu nói trên diễn ra trong
thời gian ngắn nên đoàn kiểm tra
kết luận đó chưa phải là sản phẩm
quảng cáo phải xử lý theo quy định
pháp luật”.
Cục Điện ảnh yêu cầu các cơ sở
sản xuất phim lưu ý hạn chế tối đa
việc sử dụng các đạo cụ khi quay
phim và tuyệt đối không đưa vào
phim các hình ảnh là sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng
cáo, đặc biệt với rượu có nồng độ
cồn trên 15 độ, thuốc lá... Trong
trường hợp cố ý vi phạm thì các cơ
sở sản xuất phim sẽ bị xử lý theo
đúng quy định của pháp luật.
P.H
Không sử dụng các sản phẩm, hàng hóa bị cấm trong phim
Tăng phí thẩm định phim, chương trình nghệ thuật
Ngày 09/9, Bộ VHTTDL đã có
Quyết định số 3082/QĐ-BVHTTDL
ban hành Quy chế chấm giải thưởng
của Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
XVIII. Theo đó, Liên hoan Phim Việt
Nam lần thứ XVIII có ba Ban Giám
khảo, gồm: Ban Giám khảo phim
Truyện (từ 07 đến 09 thành viên); Ban
Giám khảo phim Tài liệu, Khoa học
(từ 05 đến 07 thành viên); Ban Giám
khảo phim Hoạt hình (từ 05 đến 07
thành viên).
Các Ban Giám khảo có nhiệm vụ
xem các tác phẩm điện ảnh tham dự
Liên hoan Phim, xét chọn những tác
phẩm xuất sắc mang đậm bản sắc dân
tộc, nội dung tư tưởng giàu tính nhân
văn, nghệ thuật thể hiện có nhiều tìm
tòi, sáng tạo, chủ động hội nhập quốc
tế hiệu quả để đề nghị quyết định trao
giải thưởng. Cụ thể như sau: Ban Giám
khảo phim Truyện chấm giải thưởng
cho phim truyện điện ảnh và phim
truyện video; Ban Giám khảo phim Tài
liệu, Khoa học chấm giải thưởng cho
phim tài liệu và phim khoa học; Ban
Giám khảo phim Hoạt hình chấm giải
thưởng cho phim hoạt hình.
Quy chế cũng nêu rõ quy trình xem
phim và chấm giải; phương pháp bầu
chọn và chấm giải; phương pháp bầu
chọn giải thưởng dành cho cá nhân…
Các Ban Giám khảo bỏ phiếu kín
đề nghị quyết định trao 01 Bông Sen
Vàng, 02 Bông Sen Bạc, 02 Giải
thưởng của Ban Giám khảo cho mỗi
loại hình phim theo quy định của
quy chế.
H.P
Quy chế chấm giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII
Sự kiện vấn đề
12 số 1042 l 19.9.2013
Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi (từ ngày
07/9) tại Trung tâm huấn luyện và thi
đấu thể thao tỉnh Sóc Trăng, Giải
Petanque (Bi sắt) vô địch đồng đội toàn
quốc năm 2013 đã bế mạc ngày 13/9.
Kết thúc giải, ở nội dung đồng đội
nam: Giải Nhất thuộc về đội Trà Vinh,
giải Nhì thuộc về Bà Rịa - Vũng Tàu,
đồng giải Ba là các đội Quân khu 9 và
Đồng Tháp. Ở nội dung đồng đội nữ:
Giải Nhất thuộc về đội thành phố Hồ
Chí Minh, giải Nhì là đội Trà Vinh,
đồng giải Ba là các đội Đồng Tháp và
Sóc Trăng. Ở nội dung đồng đội phối
hợp bộ ba 2 nam 1 nữ: Giải Nhất thuộc
về đội Đồng Tháp, giải Nhì là đội Nghệ
An, đồng giải Ba là các đội Đồng Tháp
và thành phố Hồ Chí Minh. Ở nội dung
đồng đội phối hợp 2 nữ 1 nam: Giải
Nhất thuộc về đội Quân khu 9, giải Nhì
là đội Vĩnh Long, đồng giải Ba là các
đội Nghệ An và thành phố Hồ Chí
Minh.
Giải Petanque vô địch đồng đội
toàn quốc năm 2013 thu hút sự tham dự
của hơn 130 vận động viên của 14 đơn
vị gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần
Thơ, Bạc Liêu, Quân khu 9 và chủ nhà
Sóc Trăng. Các vận động viên tranh tài
ở 4 nội dung thi đấu là: Đồng đội nam,
đồng đội nữ, đồng đội phối hợp 2 nam
1 nữ và đồng đội phối hợp 2 nữ 1 nam.
Giải nhằm động viên, khuyến khích
các địa phương, các ngành xây dựng và
phát triển lực lượng vận động viên
Petanque ngày càng hoàn thiện và
chuyên nghiệp; đồng thời tạo cơ hội
cho các vận động viên tại các tỉnh,
thành phố có phong trào Petanque đang
phát triển có dịp cọ xát, giao lưu học
hỏi kinh nghiệm; tuyển chọn những
vận động viên tiềm năng vào đội tuyển
quốc gia để thi đấu tại các nước trong
khu vực và quốc tế.
n.AnH
Bế mạc giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013
Tối 13/9, Giải vô địch
Taekwondo toàn quốc 2013 đã chính
thức khai mạc tại Nhà thi đấu Thể
thao tỉnh Bình Thuận. Giải do Tổng
cục Thể dục thể thao, Liên đoàn
Taekwondo Việt Nam và Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận
phối hợp tổ chức.
Giải năm nay quy tụ gần 400 vận
động viên (có 178 vận động viên nữ)
đến từ 32 tỉnh, thành, ngành trong cả
nước tham dự. Các vận động viên
tham gia tranh tài 28 bộ huy chương
ở các nội dung quyền tiêu chuẩn,
quyền sáng tạo cá nhân, đồng đội ở
lứa tuổi trên và dưới 29 tuổi, đối
kháng cá nhân và đồng đội nam, nữ.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức,
các vận động viên tham dự giải năm
nay có sự đầu tư về mọi mặt, chất
lượng đồng đều và xuất hiện nhiều
gương mặt tiềm năng. Thông qua
giải, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam
sẽ chọn ra các gương mặt triển vọng,
phát hiện thêm những vận động viên
xuất sắc để bồi dưỡng, đào tạo, bổ
sung cho đội tuyển quốc gia, chuẩn
bị cho SEA Games 27 và Đại hội Thể
dục thể thao toàn quốc năm 2014.
V.MinH
Tối 10/9, tại Nhà thi đấu thể dục
thể thao tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục
thể dục thể thao Việt Nam phối hợp
với tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bế
mạc giải Karatedo toàn quốc lần thứ
23. Kết quả, đoàn Hà Nội giành giải
nhất toàn đoàn với 5 Huy chương
Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huy
chương Đồng; đoàn Quân đội giải
Nhì với 5 Huy chương Vàng, 2 Huy
chương Bạc, 8 Huy chương Đồng;
đoàn Công an nhân dân giải 3 với 3
Huy chương Vàng, 6 Huy chương
Bạc, 1 Huy chương Đồng.
Tham dự giải năm nay có 300 vận
động viên đến từ 32 tỉnh/thành trên
toàn quốc có phong trào Karatedo
phát triển mạnh như: Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ...
Các vận động viên tham gia thi đấu
ở 2 nội dung biểu diễn (kata) và đối
kháng ở 20 hạng cân (kumite) cá
nhân và đồng đội.
Theo ông Vũ Sơn Hà, Trưởng bộ
môn Karatedo Tổng cục thể dục thể
thao Việt Nam: Giải năm nay quy tụ
nhiều vận động viên mạnh trên toàn
quốc, các đoàn có sự chuẩn bị chu
đáo cho giải, nên chất lượng giải khá
cao. Các vận động viên đội tuyển
quốc gia cơ bản vẫn giữ được phong
độ tốt như vận động viên Vũ Minh
Phú đạt Huy chương Vàng của đoàn
Bình Dương, Kiều Cao Ngọc đạt
Huy chương Vàng của đoàn Hà Nội,
Vũ Thị Ngọc Anh đạt Huy chương
Vàng của đoàn Quân đội nhân dân...
Giải Karatedo toàn quốc lần thứ
23 giúp Ban Tổ chức và các đoàn rà
soát, đánh giá lại trình độ của các vận
động viên và là dịp Tổng cục thể dục
thể thao tuyển chọn những vận động
viên xuất sắc tham dự Segame 27 tại
Indonesia sắp tới.
Huy Long
Hà Nội dẫn đầu giải Karatedo toàn quốc lần thứ 23
Khai mạc Giải vô địch Taekwondo toàn quốc 2013
Sự kiện vấn đề
13số 1042 l 19.9.2013
Đó là chuyện xảy ra ở CLB
K.Kiên Giang khi mùa giải V.League
2013 vừa kết thúc. Sau khi không có
được câu trả lời thỏa đáng từ phía lãnh
đạo CLB bóng đá Kiên Long Bank
Kiên Giang (K.Kiên Giang) về vấn đề
chi trả lương và phí chuyển nhượng,
một nhóm gồm 6 cầu thủ của đội bóng
này (gồm Nguyễn Hoàng Hà, Đinh
Kiên Trung, Hoàng Công Thuận,
Phạm Đặng DuyAn, Hà Niệm Tiến và
Lưu Ngọc Hùng) đã phải cầu cứu đến
luật sư để tiến hành thủ tục khởi kiện
CLB bóng đá K.Kiên Giang ra tòa.
Theo các cầu thủ K.Kiên Giang
thì CLB này hiện nợ họ 50% tiền
chuyển nhượng, lương 2 tháng gần
nhất là tháng 7 và tháng 8 vẫn chưa
được giải quyết (tổng cộng 1 tỷ 366
triệu đồng). Ngày 10/9, một số cầu
thủ đã tập trung tại văn phòng của
CLB để đòi nợ nhưng không nhận
được hồi âm. Như “giọt nước tràn ly”,
chiều 11/9, các cầu thủ nói trên đã
thống nhất thuê luật sư kiện đội bóng
để đòi quyền lợi.
Khi mùa giải 2013 kết thúc, đại
diện lãnh đạo CLB này đã đưa giấy
ghi nợ cho các cầu thủ ký tên, nhưng
trong phần nội dung thời hạn trả chỉ
ghi là “sẽ trả”, mà không ghi thời gian
cụ thể nên tất cả đều không ký vào
giấy ghi nợ. Đại diện của nhóm đã gọi
điện thoại cho Giám đốc điều hành
CLB thì không được hồi âm. Chia sẻ
với báo giới, đội trưởng của K.Kiên
Giang-Lưu Ngọc Hùng không giấu
được sự thất vọng: “Tôi đã gặp Giám
đốc điều hành Trương Thanh Hồng để
hỏi rõ sự tình thì nhận được câu trả lời
cộc lốc: Chưa thể hứa được gì lúc
này. Đi lại nhiều, tốn thời gian và tiền
bạc mà chưa giải quyết được gì, tôi
thực sự cảm thấy thất vọng! Đây là
chuyện bất khả kháng, nhưng nếu
không làm thế, chúng tôi cũng không
còn cách nào khác”.
HLV trưởng CLB K.Kiên Giang
Lại Hồng Vân cho biết, lãnh đạo CLB
hứa hẹn sau khi kết thúc giải sẽ thanh
toán chế độ cho cầu thủ. Ông Vân
cũng thừa nhận, giống như các cầu
thủ, ông cũng chưa biết tương lai của
mình ở CLB sẽ ra sao trong bối cảnh
CLB đang lâm vào tình cảnh khó
khăn về tài chính.
Chuyện K.Kiên Giang khó khăn
về mặt tài chính được báo giới đề cập
khá nhiều khi trái bóng V.League
2013 vẫn còn lăn; thậm chí có thời
điểm CLB này phải đi vay tiền để trả
lương cầu thủ và phục vụ cho đội
bóng di chuyển và thi đấu.
Trường hợp của K.Kiên Giang
cũng được dự báo là sẽ tiếp tục khó
khăn ở mùa giải 2014, trong bối cảnh
mà ngân quỹ của đội bóng miền Tây
Nam bộ đang rỗng, cầu thủ thì nhà ai
nấy về khi V.League 2013 kết thúc.
Việc K.Kiên Giang bị cầu thủ của
mình đòi tiền và việc họ tiếp tục hiện
diện ở V.League mùa sau được xem
là “quả bom nổ chậm” và đe dọa tới
sự thành công của giải. Trong bối
cảnh thiếu kinh phí để trang trải cho
các hoạt động, nguy cơ K.Kiên Giang
“đứt gánh” là nhãn tiền.
tHế Hùng
Cầu thủ kiện đội bóng ra tòa
Giải đua thuyền Rowing vô địch
quốc gia 2013 đã khởi tranh vào ngày
15/9, tại Câu lạc bộ đua thuyền Hồ
Tây (Hà Nội). Đường đua xanh năm
nay quy tụ 103 tay chèo nam, nữ xuất
sắc đến từ 13 đoàn thuộc các tỉnh,
thành phố: An Giang, Đắk Lắk, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng
Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái
Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và đoàn
chủ nhà Hà Nội.
Các vận động viên dự tranh giải ở
14 nội dung đua thuyền đơn, đôi
dành cho nam, nữ thuộc các cự ly từ
500m đến 2.000m như: thuyền đơn
nữ, thuyền đơn nữ hạng nhẹ, thuyền
đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ,
thuyền đôi mái chèo đôi nữ, thuyền
bốn mái chèo đơn nữ, thuyền đôi mái
chèo đôi nam hạng nhẹ, thuyền đơn
nam, thuyền đôi mái chèo đơn nam,
thuyền đơn nam hạng nhẹ, thuyền
bốn mái chèo đơn nam...
Theo nhận định của giới chuyên
môn, Hà Nội tiếp tục là đoàn được
đánh giá cao tại giải đấu khi năm nay
khi đội vô địch năm 2012 đến với
đường đua xanh là 19 tay chèo nam,
nữ tài năng như Nguyễn Văn Hà,
Phạm Minh Chinh, Nguyễn Văn
Thùy, Nguyễn Văn Chưởng, Trần
Ngọc Đức, Phạm Thị Hải, Hoàng Lệ
Hằng… Đối thủ chủ yếu của các tay
chèo Hà Nội, vẫn là những trung tâm
đua thuyền truyền thống như Hải
Dương, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc
tranh chấp huy chương trên đường
đua xanh năm nay được dự báo sẽ
diễn ra sôi nổi và quyết liệt bởi các
đoàn đều có sự đầu tư, chuẩn bị chu
đáo cho cuộc so tài lớn nhất của môn
Rowing ở đấu trường trong nước.
Trong ngày thi đấu đầu tiên,
đường đua xanh đã diễn ra các cuộc
so tài sôi nổi, hấp dẫn ở vòng đấu loại
các cự ly như: thuyền bốn nữ hạng
nhẹ (W4X), thuyền đôi mái chèo đôi
nam hạng nhẹ (LM2X), thuyền đôi
mái chèo đơn nữ hạng nhẹ (LW2-),
thuyền đơn nam (M1X)… Giải đua
thuyền Rowing vô địch quốc gia
2013 sẽ khép lại vào ngày 18/9.
AnH tùng
Khởi tranh Giải đua thuyền Rowing vô địch quốc gia 2013
Sự kiện vấn đề
14 số 1042 l 19.9.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Từ 24 đến 26/9, UBND tỉnh
Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Lam
Kinh năm 2013 và đón Bằng công
nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối
với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật Lam Kinh. Lễ hội Lam Kinh
năm nay diễn ra đồng thời với sự
kiện Lễ đón Bằng công nhận Di tích
quốc gia đặc biệt và là năm chẵn Kỷ
niệm 580 năm Ngày mất của Đức
Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi.
Ngoài phần nghi thức tế lễ theo
nghi thức thời Hậu Lê, Lễ đón Bằng
công nhận Di tích quốc gia đặc biệt
sẽ được tổ chức theo nghi thức hiện
đại, trang trọng, hoành tráng, thành
kính và tôn nghiêm. Đặc biệt
chương trình nghệ thuật được sân
khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi
nghĩa 10 năm chống quân Minh của
Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, tái
hiện lại một số hoạt động văn hóa
có ý nghĩa tôn kính tổ tiên và các
chính sách về quản lý đất nước
mang đậm dấu ấn của một số đời
Vua thời Lê.
Phần hội bao gồm các trò diễn
múa hát dân gian đặc sắc, tiêu biểu
của các địa phương trong Tỉnh gắn
liền với Lễ hội như: Múa Xuân Phả,
Múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân),
Trò Chiềng (Yên Định), Trò Sanh
Ngô, Trống Hội Phú Khê (Hoằng
Hoá), Hát múa Đông Anh (Đông
Sơn); Cồng chiêng (Ngọc Lặc), Hò
Sông Mã (Câu Lạc bộ dân gian Hà
Trung)... Đồng thời, sẽ có nhiều hoạt
động văn hoá, thể thao và du lịch
diễn ra bên lề như: Tổ chức trưng
bày, giới thiệu các công trình, nghệ
thuật kiến trúc thời Lê và các công
trình kiến trúc của Lam Kinh; tổ
chức giao lưu các trò chơi, trò diễn
dân gian và thi đấu các môn thể thao
dân tộc; tổ chức dịch vụ lữ hành,
quảng bá du lịch Xứ Thanh gắn với
vùng Tây Đô - Lam Kinh, Thành
Nhà Hồ, Suối cá thần Cẩm Lương...
Lễ đón nhận Bằng công nhận Di
tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam
Kinh năm 2013 được tổ chức vào
20h00 ngày 26/9/2013, tại sân
Chính Điện - Khu di tích lịch sử
Lam Kinh và được truyền hình trực
tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền
hình Việt Nam.
t.HợP
Ditích lịch sửLam Kinh đón nhậnBằng Di tích quốc gia đặc biệt
Tối 12/9, UBND TP Hải Phòng
đã tổ chức lễ công bố quyết định Lễ
hội Chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một
trong những hoạt động nằm trong
chuỗi sự kiện chào mừng Năm Du
lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng
- Hải Phòng 2013.
Phát biểu tại lễ công bố, Phó
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê
Khắc Nam khẳng định, Lễ hội Chọi
trâu Đồ Sơn có cách đây gần 1000
năm, vào khoảng đời Vua Lý Thánh
Tông. Trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm của lịch sử, năm 1990,
Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ
Sơn được khởi phục. Đến nay sau
24 năm liên tục tổ chức, lễ hội
không ngừng được bảo tồn, phát
huy các giá trị, hoàn thiện, nâng cao
về quy mô, đồng thời vẫn giữ
nguyên những yếu tố dân gian, giá
trị văn hóa truyền thống. Bằng
những nỗ lực trong việc khôi phục,
bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa của nhân dân Hải Phòng
cũng như những giá trị văn hóa phi
vật thể truyền thống độc đáo vốn có
của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, năm
2000, lễ hội này được Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch công nhận là
một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.
Đợt vinh danh lần này góp phần
khẳng định giá trị của lễ hội mang
tầm quốc gia, góp phần quan trọng
trong việc xây dựng, bảo tồn và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam trao tặng danh hiệu
Nghệ nhân dân gian cho các nghệ
nhân có nhiều công sức, thành tích
trong việc phục hồi và phát triển Lễ
hội Chọi trâu Đồ Sơn; Tổ chức Kỷ
lục Việt Nam trao Bằng tôn vinh các
giá trị kỷ lục Việt Nam trên địa bàn
quận Đồ Sơn. Đây là cơ hội và cũng
là trách nhiệm cho việc bảo tồn,
phát huy, nâng cao giá trị văn hóa
phi vật thể của Lễ hội Chọi trâu Đồ
Sơn và những giá trị văn hóa, lịch
sử, tâm linh, tín ngưỡng trong kho
tàng di sản văn hóa Hải Phòng; thúc
đẩy liên kết, hợp tác, quảng bá, xúc
tiến phát triển du lịch Hải Phòng
trong cả nước, khu vực và thế giới,
xây dựng Hải Phòng là trung tâm du
lịch phát triển bền vững.
Phần lễ mang đậm tính sử thi với
phần mở đầu bằng nghi lễ rước
đuốc, đèn của 8 vạn chài quanh
vùng qua các tráng đinh được tuyển
lựa. Sau phần lễ, tiêu điểm của
chương trình là phần hội diễn ra
trong thời gian 60 phút công phu tái
hiện lại đúng bản sắc của một lễ hội
dân gian truyền thống từ thuở sơ
khai, khi con người đầu tiên xuất
hiện trên đất Đồ Sơn. Lễ hội là lời
cung thỉnh thần linh của người Đồ
Sơn mong phù hộ cho mưa thuận,
gió hòa, làm ăn thuận lợi.
MinH tHu
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn trở thành Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia
Sự kiện vấn đề
số 1042 l 19.9.2013
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
15
Ngày 12/9, UBND tỉnh Quảng Nam
tổ chức buổi Tọa đàm Bảo tồn và phát
huy giá trị di tích Liên khu ủy và Ban
Quân sự Khu V trong thời kỳ chống Đế
quốc Mỹ cứu nước.
Trong kháng chiến chống Đế quốc
Mỹ cứu nước, Liên khu V là một địa
bàn chiến lược rất quan trọng, kéo dài
từ Bình Trị Thiên đến miền Đông Nam
Bộ, bao gồm 14 tỉnh, thành phố với 03
vùng chiến lược: Miền núi, đồng bằng
và đô thị. Trong đó, khu vực miền núi
Liên khu V là một khu vực rừng núi
rộng lớn, hiểm trở, rất thuận lợi cho việc
xây dựng căn cứ địa cách mạng. Năm
1955 cơ quan Liên khu ủy từ miền núi
Tây Thừa Thiên chuyển vào Trung
Mang, năm 1958 chuyển lên huyện
Hiên và cuối năm 1959 chuyển vào Tak
Pô - Nước Là nay thuộc xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam,
đây là vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Kon
Tum, Quảng Ngãi và Quảng Nam thuận
lợi trong việc liên lạc, chỉ đạo các tỉnh,
thành trong toàn Liên khu ở giai đoạn
này.
Với những giá trị lịch sử to lớn di
tích Căn cứ Liên khu ủy và Ban Quân
sự Khu V đã được xếp hạng di tích quốc
gia. Tại buổi tọa đàm có hơn 10 ý kiến
phát biểu và 15 bài tham luận tập trung
vào nội dung yêu cầu của báo cáo đề
dẫn làm sáng tỏ ý nghĩa, vai trò, vị trí
chiến lược của di tích Nước Là, đồng
thời thống nhất một số nội dung, giải
pháp bảo tồn di tích gắn với phát triển
du lịch, phát triển dân sinh.
tạ Quy
(Cơ quan ĐDVP Bộ VHTTDL
tại Đà Nẵng)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Tây Ninh vừa hoàn thành công
trình tu bổ, tôn tạo lần 2 di tích tháp cổ
Chót Mạt (xã Tân Phong, huyện Tân
Biên) và Bình Thạnh (xã Bình Thạnh,
huyện Trảng Bàng) với tổng kinh phí
gần 1 tỷ đồng.
Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để trùng
tu, phục chế 2 tháp cổ Chót Mạt và
Bình Thạnh vốn đã xuống cấp nghiêm
trọng sau nhiều thế kỷ, trở lại hiện
trạng ban đầu của tháp cổ xưa; đồng
thời ra Quyết định công nhận là "Di
tích kiến trúc nghệ thuật" cho 2 di tích
cổ Chót Mạt và Bình Thạnh.
Công trình tu bổ, tôn tạo tháp cổ
Chót Mạt lần này bao gồm các hạng
mục: chống xói lở đất xung quanh khu
vực di tích, sơn lại bên ngoài và bên
trong khu tháp, xây dựng mới hệ thống
điện dân dụng, chiếu sáng... Tháp cổ
Bình Thạnh được xây dựng lại tường
rào, cổng bảo vệ và làm mới con đường
bê tông trên 200 mét, phục vụ khách
đến tham quan khu di tích.
Di tích tháp cổ Chót Mạt và Bình
Thạnh (Tây Ninh) được giới nghiên
cứu khảo cổ xác định là 2 trong 3 ngôi
tháp cổ còn lại tương đối nguyên vẹn ở
Nam bộ, được xây dựng vào khoảng
thế kỷ thứ VIII sau công nguyên, thuộc
loại di tích kiến trúc tôn giáo. Ngày
nay, 2 di tích tháp cổ là đối tượng để
nguyên cứu khoa học, tham quan du
lịch, giới thiệu nền văn minh cổ trên đất
Tây Ninh.
Huy Long
Tu bổ, tôn tạo di tích tháp cổ ở Tây Ninh
Mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn
phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu
bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc tổ
chức buổi trình diễn báo cáo kết quả dự
án "Sân khấu học đường" tại Ninh
Bình. Được chọn là nơi thực hiện Dự
án, 3 trường THCS gồm các trường:
THCS Gia Thịnh (Gia Viễn); THCS
Như Hoà (Kim Sơn) và trường THCS
Khánh Trung (Yên Khánh), mỗi trường
chọn 20 em học sinh có năng khiếu
nghệ thuật tham gia.
Sau 2 tháng được các nghệ nhân,
nghệ sĩ có trình độ và tâm huyết
truyền dạy, các em học sinh đã biểu
diễn khá thuần thục nhiều làn điệu
Chèo cổ cơ bản và một số trích đoạn
Chèo cổ tiêu biểu.
Tại buổi biểu diễn báo cáo Dự án,
các em học sinh được chọn thực hiện
Dự án đã biểu diễn các tiết mục hát
múa làn điệu Đò đưa, làn điệu Sắp mưa
ngâu, làn điệu Vu quy; các trích đoạn
chèo cổ “Thầy đồ dạy học” (vở chèo cổ
Tôn Mạnh - Tôn Trọng), “Xã trưởng -
mẹ Đốp”, “Thị Mầu lên chùa”, trích
đoạn “Việc làng” (vở chèo cổ Quan âm
thị Kính)…
Dự án “Sân khấu học đường” năm
2013 được Cục Nghệ thuật biểu diễn
triển khai tại Ninh Bình nhằm rèn luyện
cho các em ý thức trân trọng, giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp
của dân tộc; tạo điều kiện cho các em
được giao lưu học hỏi, thể hiện tài năng
nghệ thuật của mình và là dịp để phát
hiện, tìm kiếm tài năng cho nghệ thuật
Chèo tỉnh nhà… Qua đó góp phần đẩy
mạnh phong trào nghệ thuật sân khấu
truyền thống nói chung và nghệ thuật
Chèo nói riêng, góp phần giữ gìn, phát
huy những giá trị văn hoá dân tộc, xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc…
H.P
Triển khai Dự án“Sân khấu học đường”tại Ninh Bình
Quảng Nam: Bảo tồn di tích Nước Là
nhân tố mới
16 số 1042 l 19.9.2013
Lâu lắm rồi mới có một liên hoan
sân khấu mà khán giả hồ hởi đến rạp,
ngồi từ đầu đến cuối mỗi vở diễn và vỗ
tay nhiệt tình sau mỗi cảnh. Điều lạ nữa
là các vở diễn đều đã có tuổi đời trên
25 năm, kể từ khi nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ ra đi.
Đêm khai mạc Liên hoan, (đêm
09/9) Rạp Công nhân chật kín vì khán
giả hâm mộ kịch Lưu Quang Vũ. Vở
diễn “Ông không phải bố tôi” cũng thu
hút khán giả từ đầu đến cuối. Không
giống nhiều liên hoan sân khấu khác
phải gánh nỗi lo không có khán giả, thì
Liên hoan các tác phẩm của Lưu
Quang Vũ, theo Ban Tổ chức, không
ngại nhà hát không có khán giả, thậm
chí, còn lo quá nhiều khán giả đến
không còn ghế. NSƯT Lê Chức - thành
viên Ban Tổ chức Liên hoan cho biết:
Hiện các vở diễn đều có lượng khán giả
đặt chỗ tương đối kín các nhà hát. Cụ
thể như Trường Sân khấu Điện ảnh đặt
mỗi vở 150 vé cho học sinh và giáo
viên nhà trường thưởng thức. Các nhà
hát khác như Nhà hát Chèo Hà Nội đã
bán hết lượng vé của Nhà hát cho các
vở: “Nàng Si ta”, “Ngọc Hân công
chúa”…
Thêm một điểm hấp dẫn của Liên
hoan sân khấu kịch Lưu Quang Vũ,
dẫu là những vở diễn cũ nhưng khán
giả được thưởng thức những cải biên
của sân khấu hiện đại. Với “Mùa hạ
cuối cùng” là việc đưa kỹ thuật điện
ảnh vào vở diễn với những cảnh quay
đường phố tấp nập xe, với cả địa cầu,
cả vũ trụ rồi mới quay về sân khấu để
minh họa cho câu nói của một nhân vật
thiếu tự tin trong vở diễn: “Mỗi chúng
ta chỉ là một cá nhân bé nhỏ, trong một
thành phố bé nhỏ, giữa một hành tinh
bé nhỏ, vũ trụ rộng lớn lắm, nên chẳng
cần cố gắng mà làm gì”. Bên cạnh đó,
những câu nói từ thời bao cấp như
“Một yêu anh có Pơ giô” đã được đạo
diễn “hiện đại hóa” thành “Một yêu
anh có ô tô”… Với “Hồn Trương Ba da
hàng thịt” bản kịch hình thể là sự kết
hợp giữa nghệ thuật múa và tuồng…
Tuy nhiên, theo NSND Lê Tiến
Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu
Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Liên
hoan các vở diễn của tác giả Lưu
Quang Vũ cho biết: “Dù dàn dựng mới
thì các vở diễn vẫn phải tạo được sự
hấp dẫn, bố cục, kết cấu chặt chẽ, hợp
lý; phải giữ được các đặc trưng của loại
hình nghệ thuật, đồng thời đảm bảo ở
mức cao nhất vấn đề đặt ra của tác giả
Lưu Quang Vũ qua kịch bản văn học.
Qua vở diễn phải thể hiện rõ các chức
năng: Nhận thức - Giáo dục - Thẩm mỹ
- tạo được sức truyền cảm ấn tượng
sâu sắc đến người xem”.
Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một
hiện tượng của sân khấu Việt Nam ở
hai thập niên 70-80 thế kỷ 20. Gần 10
năm viết cho sân khấu, ông đã để lại
một số lượng lớn kịch bản về nhiều vấn
đề của cuộc sống-xã hội với tư duy sâu
sắc, đầy tính nhân văn. Nhiều đơn vị
sân khấu kịch, chèo, cải lương, dân ca
trên cả nước đã chọn dựng các kịch bản
của Lưu Quang Vũ. Nhiều vở diễn đã
giành huy chương vàng, bạc ở các hội
diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp
toàn quốc. Nhiều đạo diễn, diễn viên,
họa sỹ, biên đạo… đã thành danh cùng
quá trình đồng sáng tạo ra những vở
diễn có giá trị thẩm mỹ, chất lượng
nghệ thuật cao trên sân khấu Việt Nam
cũng như tham dự Liên hoan quốc tế.
Hà An
Kịch Lưu Quang Vũ thu hút khán giả
Tại Đại hội thể thao trong nhà và võ
thuật Châu Á 2013 (AIMAG) vừa diễn
ra tại Incheon (Hàn Quốc), VĐV
NguyễnTrần Duy Nhất đã xuất sắc vượt
qua VĐV Thái Lan để giành HCV ở
môn Muay Thái. Đó là một chiến công
vang dội của chàng trai vàng của làng võ
Việt Nam, bởi anh đã bảo vệ thành công
tấm HCV đạt được 4 năm trước và xác
định ngôi số 1 không cần bàn cãi ở hạng
cân 57 kg.
Với niềm đam mê mãnh liệt, chàng
trai Nguyễn Trần Duy Nhất đã lật đổ sự
thống trị của ngườiThái ở hạng 57 kg bộ
môn Muay và đang là hy vọng vàng của
Thể thao Việt Nam tại SEAGames 27.
Xuất thân trong gia đình có truyền
thống võ thuật, Duy Nhất đam mê võ từ
nhỏ. Anh thừa hưởng “gien” từ cha mẹ,
cặp võ sỹ vang danh một thời: Nguyễn
Trần Diệu và Minh Ánh Ngọc. Nhưng
đối với chàng trai người gốc Lâm Đồng,
võ thuật là nơi thể hiện niềm đam mê,
chứ không phải đeo đuổi thành tích.Thế
nên, đến khi xuốngTPHồ Chí Minh học
Đại họcThể dục thể thao vào năm 2007,
Duy Nhất vẫn không nghĩ mình sẽ trở
thành vận động viên chuyên nghiệp. Mãi
đến khi SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch
TP.HCM tuyển sinh cho đội tuyển Muay
Thái, Duy Nhất mới mạnh dạn đăng ký
để thử sức mình.
Tuy nhiên, mức độ đòi hỏi trong
nghệ thuật đối kháng của Muay Thái
khác hẳn những gì Duy Nhất từng được
rèn luyện bởi cha mẹ anh. Đặc biệt, tuyệt
kỹ tung cước hạ gục đối thủ với tốc độ
chóng mặt của VĐV Muay Thái khiến
Duy Nhất mê mẩn. Khi trúng tuyển vào
đội tuyển Muay Thái, Duy Nhất đã có
bước tiến bộ nhanh chóng, sau thời gian
qua Thái “tầm sư học đạo”.
Nhưng dù hội đủ mọi yếu tố cần
thiết, từ truyền thống gia đình, tài năng,
sự đam mê, cho tới nỗ lực khổ luyện,
thành công cũng không mỉm cười với
Duy Nhất một cách dễ dàng.Tại Đại hội
võ thuật Châu Á 2009 ở Thái Lan, Duy
Nhất đã thúc thủ ở trận chung kết hạng
57 kg trước một đối thủ nước chủ nhà.
Bài học đầu đời đó đã khiến ngôi sao
Niềm tự hào mang tên Nguyễn Trần Duy Nhất
Sự kiện vấn đề
17số 1042 l 19.9.2013
nhân tố mới
Giải vô địch Đá cầu thế giới, lần đầu
tiên do Việt Nam đăng cai, vừa kết thúc
tại tỉnh Đồng Tháp. Việt Nam lần thứ 7
liên tiếp đạt ngôi vị số 1 thế giới.
Qua ghi chép của sử sách, đá cầu đã
xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, với các
trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền
cầu... và phát triển theo chiều dài của
lịch sử dân tộc. Từ thời Mai Hắc Đế,
quân đội đã được khuyến khích tập
luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu. Thời
Lý, Trần, môn này rất thịnh hành và
thường được tổ chức vui chơi trong dịp
Tết Nguyên đán, mùa xuân. Thời Pháp
thuộc, những trò chơi dân gian ít có điều
kiện phát triển, nhưng do sự ham hích
của các tầng lớp nhân dân, nên đá cầu
vẫn tồn tại và được lưu truyền
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử,
năm 1990, đá cầu đã được đưa vào hệ
thống thi đấu quốc gia. Cùng với sự phát
triển trên diện rộng tại các quốc gia
trong châu lục, thế giới, môn thể thao
này hiện đã có một vị thế nhất định. Ở
Việt Nam, giải đấu cấp quốc gia hiện có
khoảng 17 địa phương tham gia, trong
khi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc thu
hút khoảng 40 đơn vị.
Là môn chơi đòi hỏi sự khéo léo và
dẻo dai, vốn rất phù hợp với các VĐV
Việt Nam, ngay từ khi giải VĐTG lần
đầu tiên được tổ chức vào năm 2000 tại
Hungary, đá cầu Việt Nam đã sớm
khẳng định vị trí số 1 thế giới. Kể từ đó
đến nay, trải qua 7 lần tổ chức, vị trí đó
vẫn được duy trì. Trong những lần đầu
giải được tổ chức, đá cầu Việt thường
vượt trội về số HCV so với Trung Quốc
(Việt Nam thường giành 4 - 5 HCV
trong tổng số 7 bộ huy chương). Những
cái tên như Nguyễn Thị Nga, Đào Thái
Hoàng Phúc, Nguyễn Tiết Cương... đã
đi vào lịch sử đá cầu Việt Nam với tư
cách là các nhà vô địch thế giới xuất sắc.
Nhưng gần đây, một số quốc gia, đặc
biệt là Trung Quốc, đã chú trọng đầu tư
phát triển đá cầu, trong khi lực lượng
của đá cầu Việt Nam đang ở giai đoạn
chuyển giao thế hệ - một số nhà vô địch
đã chia tay sân đấu, thay vào đó là nhiều
gương mặt trẻ như Công Tài, Tiến
Hưng, Minh Thắng, Bích Trâm, Thủy
Tiên... Ưu điểm của các VĐV trẻ là thể
lực và lòng nhiệt huyết, nhưng cũng có
hạn chế là tâm lý thiếu ổn định trong thi
đấu. Vì thế, việc bảo vệ vị trí số 1 với đá
cầuViệt Nam dần trở nên khó khăn hơn.
Tại giải VĐTG lần 6 tổ chức tại
Trung Quốc năm 2010, quốc gia này đã
đầu tư rất lớn và phát huy sức mạnh để
tạo thế lấn lướt. Nhưng vào giờ chót,
Macau giành 1 HCV chen vào giữa, nên
Trung Quốc và Việt Nam chia đều mỗi
quốc gia 3 HCV, nhưng chúng ta vẫn
xếp trên nhờ hơn đúng 1 HCB.
Tham dự giải VĐTG lần thứ 7 này,
Trung Quốc có lực lượng nữ rất mạnh
và thể hình tốt, với sở trường tấn công
là quét cầu. Macau cũng sở hữu VĐV
vô địch thế giới nội dung đơn nữ. Bên
cạnh đó, dù là nghiệp dư, nhưng một vài
quốc gia Châu Âu cũng đã bắt đầu nhen
nhóm cơ hội vươn lên. Vậy nên, đội
tuyển Việt Nam đã đặt quyết tâm cao
ngay trong quá trình tập luyện trước giải
và hết sức thận trọng khi vào trận.
Tại Đồng Tháp, mặc dù để Trung
Quốc vượt lên trước ngày thi đấu cuối
cùng (3 HCV so với 2 HCV của Việt
Nam), nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời
(Xem tiếp trang 19)
Đá cầu Việt Nam khẳng định ngôi vị số 1 thế giới
của làng Muay hiểu rằng: Để đi đến
đỉnh của vinh quang, cần phải nỗ lực và
quyết tâm không ngừng. Sự khổ luyện
và tập trung hết mình của Duy Nhất bắt
đầu được đền đáp bằng những Huy
chương Vàng liên tiếp ở giải Tiền
Indoor Games 2009 và Indoor Games
2009, diễn ra tại Việt Nam.
Kể từ đó, Duy Nhất đã trở thành “nỗi
ám ảnh” đối với các VĐV Thái Lan
cùng thi đấu ở hạng cân 57kg trong mỗi
lần đối đầu. Ngoài sự mạnh mẽ, ý chí
thép, phong độ ổn định, thì kỹ thuật dùng
chân, phản đòn của Duy Nhất ngày càng
được hoàn thiện. Đặc biệt, trong năm
2012, sự bùng nổ của Duy Nhất trên võ
đài châu lục và thế giới là không phải
bàn cãi. Võ sỹ số 1 của làng Muay Việt
Nam đã giành HCVChâu Á 2012 và giữ
đai vô địch 3 năm liên tiếp (2010 - 2012)
ở giải Muay bán chuyên nghiệp thế giới.
Mới đây nhất, tại Đại hội thể thao
trong nhà và võ thuật Châu Á 2013
(AIMAG), diễn ra tại Incheon (Hàn
Quốc), dù không nổi bật như 2 HCV
môn bơi của Nguyễn Thị Ánh Viên và
Trần Quý Phước, nhưng Duy Nhất cũng
có thể tự hào: Anh là người duy nhất
không phải VĐV Thái Lan giành HCV
ở môn MuayThái. Đó là một chiến công
vang dội của chàng trai vàng của làng võ
Việt Nam, bởi anh đã bảo vệ thành công
tấm HCV đạt được 4 năm trước và xác
định ngôi số 1 không cần bàn cãi ở hạng
cân 57kg.
Hiện tại, tin vui cho Muay Việt Nam
và Duy Nhất là đội tuyển Muay Thái
Lan chưa chắc tham dự SEAGames 27,
do Liên đoàn Muay nghiệp dư Thái Lan
đang bất đồng với Liên đoàn Muay
Đông Nam Á.Tuy nhiên, ngay cả khi đất
nước sản sinh ra Muay Thái tham dự
giải, Duy Nhất vẫn tự tin sẽ có tấm HCV
đầu tiên ở một kỳ Đại hội thể thao khu
vực. Còn nhớ, tại SEA Games 2009,
Duy Nhất đã thất bại ở trận chung kết
trước đối thủ Teerawat Wannalee (Thái
Lan), vì bị trọng tài xử ép. Nhưng sau cú
sốc ấy, anh đã trưởng thành vượt bậc để
vươn lên tầm thế giới.
Vào thời điểm này, việc chưa giành
được HCVSEAGames sau khi đã thống
trị giải châu lục và thế giới, có lẽ là vết
xước duy nhất trên đai vô địch tuyệt đối
ở hạng 57kg môn Muay Thái của Duy
Nhất.ỞSEAGames27,DuyNhấtmuốn
tên mình được xướng lên ở vị trí số 1,
chứ không thể ở một vị trí nào khác, để
chấmdứtgần4nămchờđợimỏimònấy.
nguyễntuấn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Pham Long
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
hieupham236
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
nataliej4
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
longvanhien
 

What's hot (20)

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1105
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
chuyên đề Di tích quốc gia đặc biệt của Hà Nội_10595412092019
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 

Viewers also liked

การคำนวณงวดในการผ่อนชำระ
การคำนวณงวดในการผ่อนชำระการคำนวณงวดในการผ่อนชำระ
การคำนวณงวดในการผ่อนชำระBowwie Bootsaba
 
MLM Rate Survey 2016 Exec_Summary
MLM Rate Survey 2016 Exec_SummaryMLM Rate Survey 2016 Exec_Summary
MLM Rate Survey 2016 Exec_SummaryPaul Greve
 
Презентация САОИ
Презентация САОИПрезентация САОИ
Презентация САОИsergey-orlov11
 

Viewers also liked (6)

Valli_Resume
Valli_ResumeValli_Resume
Valli_Resume
 
11
1111
11
 
Certificate
CertificateCertificate
Certificate
 
การคำนวณงวดในการผ่อนชำระ
การคำนวณงวดในการผ่อนชำระการคำนวณงวดในการผ่อนชำระ
การคำนวณงวดในการผ่อนชำระ
 
MLM Rate Survey 2016 Exec_Summary
MLM Rate Survey 2016 Exec_SummaryMLM Rate Survey 2016 Exec_Summary
MLM Rate Survey 2016 Exec_Summary
 
Презентация САОИ
Презентация САОИПрезентация САОИ
Презентация САОИ
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Pham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1094 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1047 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1171 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
longvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
longvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
longvanhien
 
So 12
So 12So 12
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
longvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
longvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
longvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
longvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
longvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
longvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1042 –vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1042 ngày 19/9/2013 - Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức ASIAD 18 (Tr.2) - Quy hoạch tổngthểhệthống thiết chế văn hóa,thểthao cơ sở (Tr.7) - Đá cầu Việt Nam khẳng định ngôi vị số 1 thế giới (Tr.17) - Nghệ thuật Bài Chòi hướng tới là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Tr.20) trong số này HộichợDulịchquốctế TPHồChíMinh-ITE2013 Tối 11/9, tại TP Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE 2013 đã chính thức khai mạc. Tham dự có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Du lịch 04 nước Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc… (Xem tiếp trang 4) ThểthaoViệtNamđặtmụctiêutốp3SEAGame27 Tại SEA Games 27 sẽ diễn ra tại Myanmar vào tháng 12 tới, Đoàn Thể thao Việt Nam cử 650 VĐV tham dự với mục tiêu giành tối thiểu 70 HCV, đứng tốp 3 toàn đoàn. Tại SEA Games 26, tham dự với 593 VĐV, Đoàn Thể thao Việt Nam đã giành vị trí thứ 3 chung cuộc với 96 HCV, 92 HCB và 100 HCĐ. Với mục tiêu giành 70 HCV là một nhiệm vụ được đánh giá là vừa sức với Thể thao Việt Nam tại SEAGames 27, khi nhiều năm qua chúng ta chưa bao giờ nằm ngoài top 3 khu vực. (Xem tiếp trang 8) Ảnh:Đ.L.P Tuần phim chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII sẽ diễn ra từ 23 - 29/9/2013 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Cục Điện ảnh sẽ tổ chức in và gửi đĩa phim truyện miền núi “Suối nguồn” (330 đĩa DVD) tới các đội chiếu bóng lưu động của Công ty Điện ảnh Trung tâm PHPvà Chiếu bóng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các phim được chọn chiếu gồm: Bí mật thảm đỏ, Cát nóng, Cưới ngay kẻo lỡ, Đam mê, Dành cho tháng 6, Đường đua, Giấc mộng giàu sang, Hello cô Ba, Hiệp sĩ Guốc Vông, Hit: Hoàng tử và Lọ lem, Khùng, Lạc lối, Lấy chồng người ta, Lửa Phật, Mùa hè lạnh, Nhà có 5 nàng tiên, Những người viết huyền thoại, Ranh giới trắng đen, Săn đàn ông, Thiên mệnh anh hùng, Yêu anh! Em dám không?, Sau ánh hào quang. H.P Tuần phim chào mừng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII Cảnh trong phim “Những người viết huyền thoại”
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1042 l 19.9.2013 Bộ VHTTDL vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chứcASIAD 18, Hà Nội 2019. Theo đó, việc tổ chức thành công ASIAD 18 nhằm quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch thế giới; thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tạo động lực thúc đẩy phát triển thể dục thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng; xây dựng đội ngũ vận động viên tài năng của quốc gia; tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao hiện đại; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức sự kiện cho đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài... Chuẩn bị tốt về lực lượng vận động viên tham gia thi đấu tại Đại hội; phấn đấu xếp hạng từ thứ 10 trở lên. Tham dựASIAD 18 có 45 đoàn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á, với số lượng dự kiến bao gồm: 11.000 vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ của các đoàn thể thao; 1.000 quan chức, khách mời là nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ, lãnh đạo Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) và các Uỷ ban Olympic quốc gia, các tổ chức Thể thao quốc tế; 1.000 trọng tài; 3.000 phóng viên, nhân viên truyền thông trong nước và quốc tế; 30.000 cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên tham gia công tác tổ chức, điều hành đại hội. ASIAD 18 dự kiến sẽ tổ chức 36 môn thể thao gồm: Điền kinh, Thể thao dưới nước, Bắn cung, Bắn súng, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Bóng ném, Cầu lông, Cử tạ, Đá cầu, Đấu kiếm, Golf, Canoe&Kayak, Đua thuyền, Thuyền buồm, Thể dục, Taekwondo, Quyền Anh, Judo, Vật, Quần vợt, Xe đạp, Cầu mây, Karatedo, Cờ (Cờ vua, Cờ tướng),Wushu, Kabadi, Võ Việt Nam, Bóng bầu dục, Kurash, Hockey trên cỏ, Đua ngựa, Ba môn phối hợp, Năm môn phối hợp. Phương án lựa chọn các môn thể thao trên là phương án sơ bộ. Phương án chính thức sẽ được OCA quyết định vào thời điểm 2 năm trước khi diễn ra ASIAD. ASIAD 18 dự kiến diễn ra vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12/2019 tại Hà Nội và các tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận. Thành lậpBanChỉđạo,BanTổchức và cácTiểu ban chuyên môn của BanTổ chức;Xâydựng,banhànhĐiềulệkhung của ASIAD 18 và Điều lệ thi đấu của từng môn thể thao; Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, chuyên gia và trọng tài để điều hành các cuộc thi đấu, lực lượng cán bộ, tình nguyện viên phục vụ công tác tổ chức điều hành Đại hội. Chuẩn bị lực lượng vận động viên thi đấutạiASIAD18:Xâydựngđềántuyển chọn, đào tạo lực lượng vận động viên chuẩn bị tham dự ASIAD 18; thành lập Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia thi đấu tại ASIAD 18 đạt mục tiêu chuyên môn đề ra. Chuẩn bị công trình thể thao phục vụ ASIAD 18: Cải tạo nâng cấp và bổ sung các thiết bị đối với các công trình thể thao đã có đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn tập luyện và thi đấu ASIAD 18; xây dựng mới các công trình tại Khu Liên hợp Thể thao quốc gia, Khu Liên hợp Thể thao ASIAD của TP Hà Nội tại Xuân Trạch (Đông Anh, Hà Nội), Làng vận động viên ASIAD và một số công trình khác phục vụ công tác tổ chức Đại hội. Chuẩn bị tốt các cơ sở hậu cần, lưu trú và dịch vụ hậu cần, lưu trú, đi lại cho các đối tượng tham dự đại hội theo quy định; bảo đảm các dịch vụ y tế và kiểm tra doping, công nghệ thông tin, truyền thông, lễ tân-khánh tiết, giao thông vận tải, giao lưu văn hoá, tham quan, du lịch và các dịch vụ công cộng khác. Bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn trước, trong và sau thời gian diễn ra ASIAD 18. Thực hiện các nghi lễ, lễ tân theo đúng nghi thức quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Tổ chức lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ thượng cờ của ASIAD 18… tHtt Trình Thủ tướng Chính phủ ĐềántổngthểchuẩnbịvàtổchứcASIAD18 Ngày 09/9, Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 1581/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần Đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là hoạt động cấp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban TƯMTTQ Việt Nam và tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức. Lễ kỷ niệm sẽ diễn ra vào ngày 07/5/2014 tại tỉnh Điện Biên, bao gồm: Lễ dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 (phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ); Chương trình mít tinh, diễu binh, diễu hành tại sân vận động tỉnh Điện Biên. Kế hoạch cũng nêu rõ, công tác Hoạt động Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1042 l 19.9.2013 - Tại Quyết định 3080/QĐ- BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình, Kế hoạch triển khai kết luận tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự làm Trưởng ban, Thứ trưởng HồAnh Tuấn làm Phó Trưởng ban và 06 Ủy viên. - Tại Quyết định số 3084/QĐ- BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3) gồm 05 di sản văn hóa phi vật thể sau: Lễ hội truyền thống “Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm” xã Trí yên, huyệnYên Dũng, tỉnh Bắc Giang; “Lễ hội Phủ Dày” xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; “Lễ hội Nghinh Ông” huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; Nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát Bả trạo” huyện Thăng Bình huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ và TPHộiAn, tỉnh Quảng Nam và Nghề thủ công truyền thông “Nghề dệt chiếu” xã ĐịnhYên, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3088/QĐ-BVHTTDL ngày 09/9/2013, giao Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam phối hợp với Cục Điện ảnh tổ chức thực hiện Lễ Khai mạc và Lễ bế mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII. - Bộ VHTTDLđã ban hành Quyết định số 3097/QĐ-BVHTTDL ngày 09/9/2013, về việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhân dịp 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Iran. Giao Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Hà Nội đón đoàn nghệ sỹ dân gian Iran (5 người) sang biểu diễn tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam-Iran. Thời gian từ ngày 24-28/9/2013. - Tại Quyết định số 3098/QĐ- BVHTTDL ngày 09/9/2013, Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Ai-Cập tại Hà Nội đón họa sĩ Ai-Cập Ahemd El Ganyny sang Việt Nam tổ chức triển lãm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước từ ngày 06-13/10/2013. - Ngày 12/9/2013 Bộ VHTTDL có các Quyết định số 3139-3140/QĐ- BVHTTDL, giao Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương và Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch xây dựng, sản xuất bộ phim tài liệu “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” gồm 02 tập với thời lượng 30 phút/tập. tHtt VăN BảN MớI tuyên truyền trong đợt kỷ niệm gồm: Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” do Bộ Quốc phòng chủ trì; BộVăn hóa,Thể thao và Du lịch chủ trì Chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng phim tài liệu 05 tập đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ và phim truyện nhựa “Sống cùng lịch sử”; Biên soạn phát hành sách về Chiến thắng Điện Biên Phủ do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì; Ấn phẩm “Âm nhạc Điện Biên - Tây Bắc” do UBND tỉnh Điện Biên chủ trì; các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức sưu tầm, vận động trao tặng, hiến tặng các kỷ vật, hiện vật, tư liệu, tài liệu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ… Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tỉnh, thành trực thuộcTrung ương tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, họp mặt, tọa đàm thiết thực, tiến kiệm nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. t.HợP Ngày 13/9/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đã có cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền nghệ thuật sân khấu và điện ảnh Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, Ông đã tham gia trên dưới 1.000 tác phẩm của sân khấu và điện ảnh, truyền hình. Cố nghệ sĩ luôn khẳng định phong cách riêng, có tính chuyên nghiệp cao, có nhiều tìm tòi, sáng tạo với một tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, để lại nhiều vai diễn nổi tiếng, có giá trị trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, được các đồng nghiệp đánh giá cao, được khán giả mến mộ… Cuộc sống đời thường giản dị, đôn hậu, ông luôn là tấm gương cho các thế hệ diễn viên học tập và noi theo. Ông mất ngày 09/4/2013, tại nhà riêng hưởng thọ 71 tuổi. tHtt Truy tặng danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Nguyễn Văn Hiệp
  • 4. Sự kiện vấn đề 4 số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Với chủ đề “Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam - Năm quốc gia, Một điểm đến”, Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh - ITE 2013 thể hiện tầm vóc và quy mô của sự kiện ngày càng được nâng cao, mang tính khu vực và tính quốc tế. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng: Mục đích quan trọng của sự kiện ITE 2013 không chỉ là tăng cường hợp tác phát triển du lịch của năm quốc gia, nhằm khai thác tiềm năng, phát triển các thế mạnh sản phẩm du lịch của mỗi nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, mà còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch có điều kiện tiếp cận, trao đổi hợp tác kinh doanh với các đối tác đến từ thị trường khách trọng điểm và tiềm năng của khu vực. Cũng tại Lễ Khai mạc, Ban Tổ chức đã trao Giải thưởng Du lịch quốc tế Mekong cho các doanh nghiệp hoạt động uy tín, hiệu quả không chỉ trong khu vực Tiểu vùng Mekong mà còn vươn ra khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Giải thưởng bao gồm 06 hạng mục gồm: Hãng hàng không của năm; Công ty lữ hành outbound của năm; Công ty lữ hành inbound của năm; Khách sạn 5 sao của năm; Khu du lịch resort nghỉ dưỡng của năm và Điểm đến du lịch sinh thái của năm. Là năm thứ 9 được tổ chức tạiTPHồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh - ITE 2013 đã thu hút hơn 300 đơn vị tham gia đến từ hơn 50 điểm đến thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Anh, Đức, Campuchia, Indonesia, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào,Thái Lan, Việt Nam… * Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh - ITE 2013, sáng cùng ngày, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ACMECS lần thứ I. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh chủ trì Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịchVương quốc Campuchia; Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch CHDCND Lào; Bộ trưởng Bộ Khách sạn và Du lịch nước Cộng hòa Myanmar; Thứ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao Vương quốc Thái Lan. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã điểm lại tình hình hợp tác du lịch ACMECS theo tinh thầnTuyên bốVientiane và Kế hoạch hành độngACMECS tại Hội nghị thượng đỉnh ACMECS (tháng 3/2013), bày tỏ hài lòng về sự phát triển của du lịch khu vực ACMECS năm 2012 với hơn 37 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trưởng gần 18% so với năm trước, trong đó có khoảng sáu triệu khách du lịch nội vùng. Ghi nhận kết quả hợp tác đã đạt được trên các lĩnh vực như xúc tiến quảng bá, tạo điều kiện thuận lợi đi lại, phát triển nguồn nhân lực du lịch và đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch, khuyến khích các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương hợp tác phát triển du lịch, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp… Các Bộ trưởng đã cùng ra tuyên bố chung nhằm đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động hợp tác khả thi, hiệu quả. Với chủ đề “Năm quốc gia - Một điểm đến” các Bộ trưởng nhất trí phấn đấu đến năm 2015 du lịch khu vực ACMECS sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế ở mức hai (02) con số, du lịch nội vùng cần cao hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế nói chung, đồng thời nhất trí thực hiện xây dựng Hành lang du lịch mới (Bagan - Chiang mai - Luang Prabang -Vientiane - Seam Reap - Đà Nẵng - Huế). Phiên họp lần thứ hai Hội nghị Bộ trưởng Du lịch AMECS lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại Myanmar vào năm 2015, khi Myanmar là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh AMECS. t.HợP HộichợDulịchquốctế… (Tiếp theo trang 1) Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 3291/TB-BVHTTDLngày 10/9/2013 thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng dự thảo Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật khác (Dự thảo Nghị định). Kết luận nêu rõ, giao: Tổ Biên tập - Cục Bản quyền tác giả khẩn trương xây dựng Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút, báo cáo Ban Soạn thảo, Lãnh đạo Bộ trước ngày 20/9/2013; làm việc với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm để thống nhất các nội dung góp ý Dự thảo Nghị định; rà soát bổ sung kịp thời những nội dung, loại hình, công việc của nghệ thuật còn thiếu chưa có trong chế độ nhuận bút, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn khi đề xuất thay đổi các khung, đồng thời dự báo xu hướng phát triển nghệ thuật trong thời gian tới để có chế độ nhuận bút phù hợp, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích sáng tạo nghệ thuật, tham khảo thêm ý kiến của các hội chuyên ngành; tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý tại cuộc họp và bằng văn bản, tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo, báo cáo Lãnh đạo Bộ những nội dung còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa các đơn vị trước khi lấy ý kiến rộng rãi trên Website. Cục Điện ảnh khẩn trương góp ý Dự thảo Nghị định gửi Tổ Biên tập - Cục Bản quyền tác giả. tHtt Xây dựng Nghị định về chế độ nhận bút đối với các loại hình nghệ thuật
  • 5. Sự kiện vấn đề 5số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Ngày 10/9, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 3292/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp về tình hình hoạt động của Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, quản lý, sử dụng đất đúng quy định của pháp luật; áp dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển; quản lý, triển khai tốt các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, được kiểm tra, kiểm toán theo quy định, thường xuyên chú ý đến chất lượng công trình; tổ chức nhiều sự kiện chính trị - văn hoá có ý nghĩa, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, sự hỗ trợ, phối hợp của các Ban, Bộ, ngành đã dần đưa hoạt động cục bộ vào nề nếp, bước đầu thu hút được khách du lịch; nội bộ đoàn kết tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao... Để giải quyết những khó khăn về vốn, thu hút đầu tư, ổn định mực nước hồ Đồng Mô, đề nghị tập thể lãnh đạo Ban Quản lý phát huy các kết quả đạt được, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề nghị cấp trên giải quyết theo thẩm quyền. Về kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Quản lý Làng Văn hoá- Du lịch các dân tộc Việt Nam: đồng ý nhiệm vụ đột phá năm 2013, 2014 Ban Quản lý đề xuất “Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam - Điểm đến thân thiện, hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế”, đề nghị tập trung hoàn thiện không gian cảnh quan văn hoá, du lịch phù hợp của 54 dân tộc, chú trọng chất lượng các công trình, hạng mục, khai thác có hiệu quả các không gian, công trình đã hoàn thiện, thanh toán kinh phí đảm bảo đúng quy định cho các nhà thầu, hoàn thiện các quy hoạch chi tiết, củng cố các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá phù hợp, tổ chức các hội thảo xây dựng sản phẩm du lịch, điểm đến; phối hợp với Tổ chức Du lịch thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch văn hoá; tổ chức các sự kiện, hoạt động đa dạng, ấn tượng, phối hợp tốt với các đơn vị của Bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp. Thực hiện chế độ báo cáo công tác xây dựng cơ bản 6 tháng, hàng năm theo quy định gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin về tình hình hoạt động giữa Ban Quản lý Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam và các đơn vị thuộc Bộ. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện công tác tổ chức, cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL và các văn bản có liên quan; chú trọng công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cán bộ phù hợp với tình hình thực tế, theo quy định. Cơ bản đồng ý Kế hoạch, nội dung tổ chức Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hoá Việt Nam”, Bộ trưởng đề nghị, rà soát, bổ sung hài hoà một số hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch tiêu biểu mang đặc trưng vùng, miền, đảm bảo mục tiêu, tính chất của sự kiện. tHtt Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại cuộc họp với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam Ngày 12/9, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch ITE - HCMC 2013, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Hợp tác và phát triển Du lịch Việt - Nga. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì Hội nghị. Hội nghị đã thu hút các đơn vị lữ hành trong nước và hơn 30 đại diện các công ty du lịch đến từ thị trường Nga, cùng nhau góp ý kiến, thảo luận các nội dung: Phổ biến Kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực Du lịch giai đoạn 2013-2015 giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Cơ quan Du lịch quốc gia Liên bang Nga; phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn đối với du khách Nga, trao đổi các phương pháp tiếp cận và các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam thông qua công tác xúc tiến du lịch; tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu tâm lý tiêu dùng và thị hiếu du lịch của du khách Nga. Giới thiệu Dự thảo Chiến lược Marketing du lịch thị trường Nga đến năm 2020, kế hoạch thực hiện 2013-2015; giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch hấp dẫn và hình ảnh điểm đến Việt Nam thân thiện đến với du khách Nga... Năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu đón 350 ngàn lượt khách Nga và khoảng 1 triệu lượt khách trước năm 2020. t.HợP Hợp tác và phát triển Du lịch Việt - Nga
  • 6. Sự kiện vấn đề 6 số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Ngày 10/9, tại Đà Nẵng, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 03 năm hoạt động của Hệ thống thư viện công cộng (2011- 2013). Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái dự và chủ trì Hội nghị. Đánh giá tình hình hoạt động 03 năm qua cho thấy, hệ thống thư viện công cộng có bước phát triển về cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là cấp xã. Hiện cả nước có 63 thư viện cấp tỉnh, 649 thư viện cấp huyện, 2.300 thư viện cấp xã và gần 20.000 phòng đọc sách ở các xã, phường, thôn, bản, ấp, khoảng 10.000 tủ sách pháp luật, hàng nghìn phòng đọc sách tại các điểm bưu điện văn hoá xã, phường, thị trấn… Hoạt động thư viện bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, góp phần khơi dậy văn hóa đọc trong nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này còn thiếu, nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc đầu tư hệ thống thư viện. Đến nay, vẫn còn 10 thư viện Tỉnh chưa có trụ sở độc lập, bạn đọc đến với thư viện chưa đều. Theo thống kê của Thư viện Quốc gia Việt Nam, bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 đến 10% dân số, với khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên đến thư viện. Trong khi thư viện cấp tỉnh chỉ có khoảng 1.000 đến 2.000 bạn đọc thường xuyên, thành phố, cấp huyện từ 500 đến 600 bạn đọc, phòng đọc cấp xã chỉ có 100 đến 200 bạn đọc. Giai đoạn 2014-2015, Bộ VHTTDL sẽ tập trung vào 08 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thư viện; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho thư viện; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động thư viện và cải thiện dịch vụ cho người sử dụng; kết nối người sử dụng với các dịch vụ và sản phẩm của thư viện. tHtt Bộ VHTTDL đã ban hành Thông báo số 3263/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về nội dung góp ý cho dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Theo đó, Bộ VHTTDL đề nghị TP Đà Nẵng làm rõ hơn những kết quả đã đạt được sau 10 năm triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 33, đánh giá sự đóng góp của nhân dân trong công cuộc xây dựng thành phố Đà Nẵng nhằm làm nổi bật những thành quả của Thành phố trong thực hiện Nghị quyết này; bổ sung chỉ tiêu hưởng thụ văn hóa và đánh giá mức chênh lệch hưởng thụ văn hóa giữa các khu đô thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; chỉ tiêu phát triển về con người (HDI) và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu đánh giá việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn, Bộ trưởng đề nghị Thành phố: Quan tâm đến phương hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong những năm tiếp theo; tập trung đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, bền vững về môi trường, quan tâm đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch sớm đưa Thành phố trở thành Trung tâm du lịch lớn của cả nước và mang tầm cỡ quốc tế; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp tục có các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng về công tác tại Thành phố; Nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là trong các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch không chỉ góp phần cho sự phát triển của Thành phố mà cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên; tiếp tục quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực văn hóa, để văn hoá góp phần vào quá trình phát triển bền vững của Thành phố. Giao Vụ Đào tạo phối hợp với Sở VHTTDL TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật trực thuộc Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng, báo cáo lãnh đạo Bộ, UBND TP Đà Nẵng. H.Quân Phát triển sự nghiệp VHTTDL TP Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sơ kết 3 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng
  • 7. Sự kiện vấn đề 7số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Chiều 10/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã có buổi tiếp Ngài Hideaki Oomurra, tỉnh trưởng tỉnhAichi, Nhật Bản. Thứ trưởng Lê Khánh Hải và Ngài Hideaki Oomurra đồng khẳng định, thời gian qua, mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch giữa Nhật Bản và Việt Nam nói chung và giữa tỉnh Aichi với Bộ VHTTDL nói riêng đã có những bước phát triển mới. Đặc biệt, năm 2013, Kỷ niệm 40 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, do đó sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức, như: Trưng bày chuyên đề “Việt Nam - Câu chuyện vĩ đại”; Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản; Chương trình lưu diễn hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; "Chương trình Lễ hội mùa xuân Việt Nam - Nhật Bản”; Chương trình hòa nhạc Piano của nghệ sỹ NobuyukiTsuji và Ngày Nhật Bản tại Việt Nam; Chương trình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản; Chương trình biểu diễn của đoàn ca múa Warabiza; giao lưu Bóng đá, Karatedo… Ngài Hideaki Omura cho biết tỉnh Aichi đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức chương trình “Xin chào Việt Nam -Aichi 2013” từ 20-23/9, gồm một loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh Việt Nam trong khuôn khổ “Những ngày Việt Nam tại Nhật Bản”. Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Lê Khánh Hải mong muốn trong thời gian tới, hai bên cần phối hợp thúc đẩy các hoạt động giao lưu hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị của nhân dân hai nước, trong đó bao gồm cả việc Nhật Bản tạo điều kiện để Việt Nam giới thiệu nhiều hơn về văn hóa, đất nước con người Việt Nam đến với nhân dân Nhật Bản. Thứ trưởng cho rằng, Nhật Bản là một cường quốc về thể thao, tuy nhiên quan hệ hợp tác thể dục thể thao với Nhật Bản còn nhiều hạn chế so với tiềm năng, do đó Thứ trưởng mong muốn các doanh nghiệp của tỉnh Aichi sẽ đầu tư vào lĩnh vực này. Về lĩnh vực du lịch, Thứ trưởng ủng hộ việc tăng chuyến bay giữa tỉnh Aichi với Thủ đô Hà Nội và TPHồ Chí Minh, coi đây là cơ hội để tăng lượng khách du lịch giữa hai nước. tHtt Thứ trưởng Lê Khánh Hải tiếp Thị trưởng tỉnh Aichi Nhật Bản Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 204/TTr-BVHTTDL ngày 6/9 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030". Theo văn bản, việc xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ sở vật chất; trang thiết bị; tổ chức bộ máy, cán bộ; tổ chức các hoạt động; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao và vui chơi giải trí. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phải gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương; phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch đô thị, Quy hoạch các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất và Khu dân cư. Nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò quản lý nhà nước của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong việc xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Tờ trình nêu rõ, đối tượng quy hoạch như sau: Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở thuộc ngành VHTTDL, bao gồm: Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn và tương đương; Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã; Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp huyện; Trung tâm Văn hóa; Trung tâm Thể dục thể thao cấp tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ Thanh Thiếu nhi, bao gồm: Nhà Thiếu nhi cấp huyện; Cung, Nhà Thiếu nhi hoặc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi cấp tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ công nhân viên chức lao động, bao gồm: Nhà Văn hóa Lao động cấp huyện; Cung, Nhà Văn hóa Lao động cấp tỉnh; Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở Khu công nghiệp, Khu chế xuất và ở các doanh nghiệp. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa: Trong Quy hoạch này chỉ quy định về cơ chế quản lý và định hướng phát triển chung. Định hướng đến năm 2030: Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, Phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100% ở các cấp; Thiết chế văn hóa phục vụ Thanh Thiếu nhi: 50% số đơn vị cấp huyện có Nhà Thiếu nhi; Thiết chế văn hóa phục vụ công nhân viên chức lao động: 30% đơn vị cấp huyện, 100% đơn vị cấp tỉnh, 50% Khu công nghiệp, Khu Chế xuất có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. H.Quân Quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
  • 8. 8 số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Ngày 05/9/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 3241/KH- BVHTTDL về việc tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc. Ngày hội dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11/2013 tại tỉnh Hoà Bình nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Đồng thời Ngày hội còn là dịp để các tỉnh tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong khu vực về ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn công tác văn hóa, thể thao và du lịch với việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra. Ngày hội với chủ đề “Các dân tộc Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập hướng tới tương lai”, có sự tham gia của 06 tỉnh vùng Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Trong khuôn khổ Ngày hội, bên cạnh phần Lễ gồm: Lễ khai mạc, Lễ bế mạc (kịch bản riêng), sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch được tổ chức gồm: Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc vùng Tây Bắc; trình diễn, giới thiệu nghi thức, sinh hoạt văn hoá và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hoá và du lịch; triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày ảnh về con người và tiềm năng vùng Tây Bắc trong quá trình hội nhập và phát triển; giao lưu nghệ thuật; Hoạt động Du lịch - Hội chợ; Hội thảo khoa học chủ đề “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc với phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc”; tái hiện chợ vùng cao các dân tộc Hoà Bình; hoạt động thể thao các dân tộc vùng Tây Bắc với các môn: kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, tù lu, chạy việt dã… tHtt KếhoạchtổchứcNgàyhộivănhóa,thểthao vàdulịchcácdântộcvùngTâyBắc Tại SEA Games lần này, rất nhiều nội dung mạnh có khả năng tranh chấp huy chương của Thể thao Việt Nam như bơi, bắn súng, pencak silat, bóng bàn, cử tạ, xe đạp… bị cắt giảm. Theo công bố của chủ nhà Myanmar, SEA Games 27 sẽ có tất cả 460 bộ huy chương của 33 môn thi. Cụ thể: Thể thao dưới nước 41 bộ huy chương, điền kinh 46, wushu 23, taekwondo 21, vật 21, cờ 18, kempo 18, vovinam 18, cầu mây 18, judo 18, đua thuyền rồng 17, karatedo 17, canoeing 16, pencak silat 15, muay 14, boxing 14, đua thuyền buồm 13, xe đạp 13, bắn súng 12, billiards-snooker 12, cử tạ 11, petanque 11, bắn cung 10, rowing 9, đua ngựa 6, cầu lông 5, thể hình 5, bóng đá và futsal 4, golf 4, hockey 2, bóng bàn 4, bóng chuyền 2 và bóng rổ 2. Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 27 là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Lâm Quang Thành. Hà An ThểthaoViệtNam… (Tiếp theo trang 1) Ngày 10/9/2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn số 3541/UBND-VX về việc đồng ý tham gia và thực hiện tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sảnVăn hoáViệt Nam” do BộVHTTDL tổ chức tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở VHTTDLtỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với SởTài chính, UBND các huyện: Bình Sơn, Lý Sơn, các đơn vị liên quan tổ chức tập luyện, tham gia tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” (sử dụng lại tiết mục đã biểu diễn trong Lễ Khai mạc Lễ Khai lề thế lính Hoàng Sa vàTuầnVăn hoá biển, đảo tỉnh Quảng Ngãi năm 2013). Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sảnVăn hoáViệt Nam” nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhấtViệt Nam 18/11, chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11 và khánh thành quần thể Chùa Khmer tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại "Ngôi nhà chung" của 54 dân tộc Việt Nam giữa lòngThủ đô Hà Nội cũng là hoạt động thiết thực, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn người xưa thuộc hải đội Hoàng Sa. Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” sẽ được tổ chức từ 18 đến 23/11/2013 với nhiều hoạt động đặc sắc. tuệ AnH Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”
  • 9. 9số 1042 l 19.9.2013 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL đã có Công văn số 3185/BVHTTDL-VP, gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Sở VHTTDL các tỉnh/thànhvềviệcphátđộngcuộcthiviết “Tìm hiểu về cải cách hành chính. Nội dung của cuộc thi bao gồm: Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính; Nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ: Cải cách thể chế;cảicáchthủtụchànhchính;cảicách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xâydựngvànângcaochấtlượngđộingũ cánbộ,côngchức,viênchức;cảicáchtài chính công; hiện đại hóa hành chính nhà nước; Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BộVHTTDL; Các mô hình, cơ chế đang được triển khai thí điểm, các điển hình tốt trong cải cách hành chính ở Trungươngvàđịaphương.Đốitượngdự thilàcánbộ,côngchức,viênchức,người lao động hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên toàn quốc (kể cả những người đã nghỉ hoặc chuyển công tác khác). Thời gian nhận bài dự thi từ 01/11/2013 đến hết ngày 31/12/2013. Tổng kết và trao giải vào tháng 4/2014. Bài dự thi gửi về: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Bộ VHTTDL, số 51 Ngô Quyền (Hà Nội). Các câu hỏi như sau: 1. Các mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020? Nhiệm vụ của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020? 2. Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ VHTTDL; mối quan hệ giữa Bộ VHTTDL với Sở VHTTDL và mối quan hệ giữa Bộ VHTTDL với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ? 3. Thủ tục hành chính là gì? Nêu 01 ví dụ. 4. Nêu tối thiểu 03 cơ chế cải cách đang được thực hiện trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay? 5. Đề xuất cụ thể 01 sáng kiến, biện pháp cải cách trong ngành VHTTDL. Duyêntrần Thi“Tìm hiểu về cải cách hành chính” Ngày 12/9 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3138/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề cương Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Theo đó, Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ VHTTDL; cơ quan phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan. Phạm vi thực hiện: Các Bộ, ngành và 63 tỉnh/thành phố. Mục tiêu của đề án nhằm tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm. Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước được bổ sung trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động khác (nếu có). Thời gian thực hiện 2014-2020. Ngày Quốc tế Hạnh phúc được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki- moon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên Hợp quốc về vấn đề này từ tháng 6/2012. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ ngày này, với mục tiêu đây không chỉ là một ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần - mà là ngày của hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để xây dựng một thế giới đại đồng, đem hạnh phúc cho người trên trái đất. Duyên trần Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc hằng năm Thực hiện cam kết với những khuyến nghị của UNESCO về di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. Khu di sản này sẽ được bàn giao toàn bộ cho thành phố Hà Nội trong tháng 10 để thuận tiện trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Bộ VHTTDL đã thống nhất với các Bộ ngành liên quan về để nhất thể hóa công tác quản lý khu di sản văn hóa Hoàng thành Thăng Long đồng thời xây dựng Nhà Quốc hội đảm bảo không ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản đúng theophươngánđãđượcThủtướngChính phủ phê duyệt. Cụ thể Bộ VHTTDL đề nghị Bộ Quốc phòng di chuyển nhà khách để bàn giao toàn bộ khu vực phía bắc và Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt NamchoHàNộiquảnlýbởihiệnnayBộ Quốc phòng vẫn đang quản lý một phần phía bắc Thành cổ Hà Nội. TP Nội đã thống nhất việc bố trí khu đất ở 266Thụy Khuê để xây nhà khách Bộ Quốc phòng. Bộ VHTTDL cũng đề nghị Hà Nội hỗ trợ di chuyển gia đình nguyên Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo và gia đình Thượng tướng Song Hào tại khu biệt thự song lập 28D Điện Biên Phủ. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ chỉ đạoViện khảo cổ học trong tháng 10 tới bàn giao toàn bộ mặt bằng khu di tịch C- D của Hoàng thành cho UBND thành phố Hà Nội quản lý. Riêng việc bàn giao di vật cùng hồ sơ tại liệu khai quật sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2013. Trước đó, UNBD TP Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động tiếp nhận khu di tích 18 Hoàng Diệu cũng như bố trị mặt bằng, kho bãi để lưu giữ toàn bộ di vật tại đây. Đ.A Tháng10,nhậnbàngiaoHoàngthànhThăngLong
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1042 l 19.9.2013 Sự kiện vấn đề Bảo tàng Bến Tre vừa khai trương triển lãm chuyên đề mang tên “Lòng dân Bến Tre đối với Bác Hồ”. Điểm độc đáo của triển lãm lần này là tất cả các hiện vật đều do những người con của quê hương Đồng Khởi sưu tầm, gìn giữ nhiều năm qua. Ông Dương Văn Ẩn - nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre mang đến cho bảo tàng mượn bộ quần áo ông mặc dự lễ tang Bác vào năm 1969. Ông Trần Dũng - người vinh dự ba lần gặp Bác, tặng bảo tàng chiếc radio ông đã mang bên mình từ năm 1963 - 1975, khi ông làm công tác tuyên huấn cho Sư đoàn 30 (trước là Đoàn 330). Nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Hồng tặng lại bảo tàng tấm chân dung Bác in trên lụa - món quà bà vinh dự được nhận khi tham dự Đại hội chiến sĩ thi đua vào năm 1972… Theo ông Lư Văn Hội - Giám đốc Bảo tàng Bến Tre, có gần 200 hình ảnh, hiện vật được trưng bày đợt này. Đây là kết quả qua nhiều năm dày công sưu tầm, nay được đưa ra giới thiệu với công chúng. Ông liệt kê một số hiện vật quý báu mà chủ nhân đã tặng lại cho bảo tàng trước khi mất hoặc con cháu đem tặng sau khi người gìn giữ đã qua đời. Nhiều bà con là nông dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã gìn giữ nâng niu chiếc băng tang đeo ngày lễ tang Bác, đồng tiền có hình ảnh Bác, thư chúc Xuân, thiệp chúc Xuân của Bác..., như một cách để thể hiện tình cảm và sự tôn kính đối với Bác. Ông Lư Văn Hội cũng cho biết, việc sưu tầm, gìn giữ các hình ảnh về Bác sẽ được Bảo tàng Bến Tre tiếp tục duy trì. Đây là việc làm vừa thể hiện sự tôn kính đối với Bác, vừa thể hiện sự trân trọng đối với những người đã dày công gìn giữ những hiện vật, hình ảnh quý. Triển lãm “Lòng dân Bến Tre đối với Bác Hồ” mở cửa đến ngày 30/12. L.KHánH Triển lãm“Lòng dân Bến Tre đối với Bác Hồ” Sở VHTTDL Hà Nội vừa tổ chức Họp báo công bố các hoạt động trong Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013.Theo đó, Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng” sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/10 tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng trong chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2013, thiết thực chào mừng kỷ niệm 59 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Liên hoan gồm các hoạt động chính như: Triển lãm làng nghề với hình thức mô phỏng không gian phố nghề Hà Nội; triển lãm du lịch của các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Hà Nội; Hội chợ ẩm thực; giới thiệu các trò chơi dân gian và một số hoạt động thể thao, giải trí… Liên hoan sẽ tái hiện các hoạt động rước của các làng nghề như: lễ rước tổ nghề làng nghề Gốm Bát Tràng, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nghề Vạn Phúc, làng nghề đan thúng mủng Ngũ Hiệp, tổ nghề vàng bạc Châu Khê, múa rắn làng Lệ Mật, múa lân, múa rồng… Bên cạnh đó, còn có các buổi tọa đàm về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội; tổ chức thao diễn tay nghề của các làng nghề tham gia Liên hoan. Đặc biệt, những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cũng được dàn dựng khéo léo trong các tiết mục văn nghệ như: nghệ thuật hát quan họ, ca trù, hát xẩm, hát dân ca, chèo, chầu văn... Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013 được tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội và các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng... Đ.n Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội Từ ngày 12-14/9/2013, Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX đã được tổ chức. Liên hoan quy tụ trên 100 diễn viên với 10 đội Tuyên truyền lưu động đến từ các huyện, thành phố, các ban ngành cấp tỉnh và lực lượng vũ trang. Liên hoan gồm có 2 phần: ca - múa tuyên truyền lưu động và câu chuyện thông tin. Nội dung tuyên truyền bám sát các vấn đề về chủ quyền biển, đảo quê hương; Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh và phát triển du lịch; xây dựng con người Bạc Liêu văn minh, lịch sự, nghĩa tình và hiếu khách theo quan điểm “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”; phát triển văn hóa đời sống gắn với xây dựng nông thôn mới. Bế mạc Liên hoan đã diễn ra đêm 14/9. Ban Tổ chức đã trao giải A cho các đội: Huyện Hòa Bình; Vĩnh Lợi; Giá Rai; Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Đội đoạt giải có điểm số cao sẽ đại diện cho tỉnh tham gia Liên hoan Tuyên truyền lưu động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sắp tới. Đức Kiên Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Bạc Liêu lần thứ IX
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1042 l 19.9.2013 Sự kiện vấn đề Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 122/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, mức thu phí, lệ phí thẩm định kịch bản phim và phim thực hiện theo biểu mức thu như sau: sẽ tăng phí duyệt phim truyện từ 600.000 đồng lên 1.800.000/tập và từ 900.000 đồng lên 2.700.000 đồng/1,5 tập (độ dài từ 101-150 phút). Phim có độ dài từ 151-200 phút tính thành 2 tập. Phí duyệt kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim đặt hàng, tài trợ, hợp tác với nước ngoài và dịch vụ làm phim với nước ngoài, cũng được điều chỉnh tăng so với hiện nay. Cụ thể, đối với kịch bản phim truyện, tăng phí duyệt kịch bản từ 1.200.000 đồng lên 3.600.000/tập; từ 1.800.000 đồng lên 5.400.000 đồng/1,5 tập. Phí duyệt kịch bản phim ngắn (bao gồm phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình) có đội dài đến 60 phút tăng từ 500.000 đồng lên 1.500.000 đồng. Nếu phim có độ dài từ 61 phút trở lên sẽ thu phí duyệt kịch bản như phim truyện. Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn cũng được điều chỉnh tăng. Cụ thể, chương trình có độ dài đến 50 phút tăng phí thẩm định từ 300.000 đồng lên 1.000.000 đồng; từ 51-100 phút tăng phí từ 600.000 đồng lên 1.500.000 đồng; từ 101- 150 phút tăng từ 900.000 đồng lên 2.500.000 đồng. Đ.A Ngày 06/9, Cục Điện ảnh đã có Công văn số 617/ĐA-PBP về việc hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa bị cấm sau việc bộ phim Lửa Phật làm ồn ào dư luận với hình ảnh những chai rượu xuất hiện lộ liễu trên phim. Khi các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về việc một bộ phim có lồng ghép những hình ảnh quảng cáo cho một sản phẩm bị cấm quảng cáo, Cục Điện ảnh đã yêu cầu hãng phim phải giải trình, đồng thời thanh tra Bộ VHTTDL đã lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra nội dung quảng cáo trong phim và kết luận như sau: “Theo hình ảnh trong phim thì nhà sản xuất đã có ý đồ đưa hình ảnh nhãn hiệu của một sản phẩm bị cấm quảng cáo vào phim. Tuy nhiên, vì hình thức thể hiện nhãn hiệu nói trên diễn ra trong thời gian ngắn nên đoàn kiểm tra kết luận đó chưa phải là sản phẩm quảng cáo phải xử lý theo quy định pháp luật”. Cục Điện ảnh yêu cầu các cơ sở sản xuất phim lưu ý hạn chế tối đa việc sử dụng các đạo cụ khi quay phim và tuyệt đối không đưa vào phim các hình ảnh là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo, đặc biệt với rượu có nồng độ cồn trên 15 độ, thuốc lá... Trong trường hợp cố ý vi phạm thì các cơ sở sản xuất phim sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. P.H Không sử dụng các sản phẩm, hàng hóa bị cấm trong phim Tăng phí thẩm định phim, chương trình nghệ thuật Ngày 09/9, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3082/QĐ-BVHTTDL ban hành Quy chế chấm giải thưởng của Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII. Theo đó, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII có ba Ban Giám khảo, gồm: Ban Giám khảo phim Truyện (từ 07 đến 09 thành viên); Ban Giám khảo phim Tài liệu, Khoa học (từ 05 đến 07 thành viên); Ban Giám khảo phim Hoạt hình (từ 05 đến 07 thành viên). Các Ban Giám khảo có nhiệm vụ xem các tác phẩm điện ảnh tham dự Liên hoan Phim, xét chọn những tác phẩm xuất sắc mang đậm bản sắc dân tộc, nội dung tư tưởng giàu tính nhân văn, nghệ thuật thể hiện có nhiều tìm tòi, sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế hiệu quả để đề nghị quyết định trao giải thưởng. Cụ thể như sau: Ban Giám khảo phim Truyện chấm giải thưởng cho phim truyện điện ảnh và phim truyện video; Ban Giám khảo phim Tài liệu, Khoa học chấm giải thưởng cho phim tài liệu và phim khoa học; Ban Giám khảo phim Hoạt hình chấm giải thưởng cho phim hoạt hình. Quy chế cũng nêu rõ quy trình xem phim và chấm giải; phương pháp bầu chọn và chấm giải; phương pháp bầu chọn giải thưởng dành cho cá nhân… Các Ban Giám khảo bỏ phiếu kín đề nghị quyết định trao 01 Bông Sen Vàng, 02 Bông Sen Bạc, 02 Giải thưởng của Ban Giám khảo cho mỗi loại hình phim theo quy định của quy chế. H.P Quy chế chấm giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1042 l 19.9.2013 Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi (từ ngày 07/9) tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Sóc Trăng, Giải Petanque (Bi sắt) vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 đã bế mạc ngày 13/9. Kết thúc giải, ở nội dung đồng đội nam: Giải Nhất thuộc về đội Trà Vinh, giải Nhì thuộc về Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng giải Ba là các đội Quân khu 9 và Đồng Tháp. Ở nội dung đồng đội nữ: Giải Nhất thuộc về đội thành phố Hồ Chí Minh, giải Nhì là đội Trà Vinh, đồng giải Ba là các đội Đồng Tháp và Sóc Trăng. Ở nội dung đồng đội phối hợp bộ ba 2 nam 1 nữ: Giải Nhất thuộc về đội Đồng Tháp, giải Nhì là đội Nghệ An, đồng giải Ba là các đội Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh. Ở nội dung đồng đội phối hợp 2 nữ 1 nam: Giải Nhất thuộc về đội Quân khu 9, giải Nhì là đội Vĩnh Long, đồng giải Ba là các đội Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 thu hút sự tham dự của hơn 130 vận động viên của 14 đơn vị gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Khánh Hòa, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Quân khu 9 và chủ nhà Sóc Trăng. Các vận động viên tranh tài ở 4 nội dung thi đấu là: Đồng đội nam, đồng đội nữ, đồng đội phối hợp 2 nam 1 nữ và đồng đội phối hợp 2 nữ 1 nam. Giải nhằm động viên, khuyến khích các địa phương, các ngành xây dựng và phát triển lực lượng vận động viên Petanque ngày càng hoàn thiện và chuyên nghiệp; đồng thời tạo cơ hội cho các vận động viên tại các tỉnh, thành phố có phong trào Petanque đang phát triển có dịp cọ xát, giao lưu học hỏi kinh nghiệm; tuyển chọn những vận động viên tiềm năng vào đội tuyển quốc gia để thi đấu tại các nước trong khu vực và quốc tế. n.AnH Bế mạc giải Petanque vô địch đồng đội toàn quốc năm 2013 Tối 13/9, Giải vô địch Taekwondo toàn quốc 2013 đã chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Thể thao tỉnh Bình Thuận. Giải do Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp tổ chức. Giải năm nay quy tụ gần 400 vận động viên (có 178 vận động viên nữ) đến từ 32 tỉnh, thành, ngành trong cả nước tham dự. Các vận động viên tham gia tranh tài 28 bộ huy chương ở các nội dung quyền tiêu chuẩn, quyền sáng tạo cá nhân, đồng đội ở lứa tuổi trên và dưới 29 tuổi, đối kháng cá nhân và đồng đội nam, nữ. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, các vận động viên tham dự giải năm nay có sự đầu tư về mọi mặt, chất lượng đồng đều và xuất hiện nhiều gương mặt tiềm năng. Thông qua giải, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam sẽ chọn ra các gương mặt triển vọng, phát hiện thêm những vận động viên xuất sắc để bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung cho đội tuyển quốc gia, chuẩn bị cho SEA Games 27 và Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2014. V.MinH Tối 10/9, tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức bế mạc giải Karatedo toàn quốc lần thứ 23. Kết quả, đoàn Hà Nội giành giải nhất toàn đoàn với 5 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng; đoàn Quân đội giải Nhì với 5 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng; đoàn Công an nhân dân giải 3 với 3 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng. Tham dự giải năm nay có 300 vận động viên đến từ 32 tỉnh/thành trên toàn quốc có phong trào Karatedo phát triển mạnh như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Các vận động viên tham gia thi đấu ở 2 nội dung biểu diễn (kata) và đối kháng ở 20 hạng cân (kumite) cá nhân và đồng đội. Theo ông Vũ Sơn Hà, Trưởng bộ môn Karatedo Tổng cục thể dục thể thao Việt Nam: Giải năm nay quy tụ nhiều vận động viên mạnh trên toàn quốc, các đoàn có sự chuẩn bị chu đáo cho giải, nên chất lượng giải khá cao. Các vận động viên đội tuyển quốc gia cơ bản vẫn giữ được phong độ tốt như vận động viên Vũ Minh Phú đạt Huy chương Vàng của đoàn Bình Dương, Kiều Cao Ngọc đạt Huy chương Vàng của đoàn Hà Nội, Vũ Thị Ngọc Anh đạt Huy chương Vàng của đoàn Quân đội nhân dân... Giải Karatedo toàn quốc lần thứ 23 giúp Ban Tổ chức và các đoàn rà soát, đánh giá lại trình độ của các vận động viên và là dịp Tổng cục thể dục thể thao tuyển chọn những vận động viên xuất sắc tham dự Segame 27 tại Indonesia sắp tới. Huy Long Hà Nội dẫn đầu giải Karatedo toàn quốc lần thứ 23 Khai mạc Giải vô địch Taekwondo toàn quốc 2013
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1042 l 19.9.2013 Đó là chuyện xảy ra ở CLB K.Kiên Giang khi mùa giải V.League 2013 vừa kết thúc. Sau khi không có được câu trả lời thỏa đáng từ phía lãnh đạo CLB bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang (K.Kiên Giang) về vấn đề chi trả lương và phí chuyển nhượng, một nhóm gồm 6 cầu thủ của đội bóng này (gồm Nguyễn Hoàng Hà, Đinh Kiên Trung, Hoàng Công Thuận, Phạm Đặng DuyAn, Hà Niệm Tiến và Lưu Ngọc Hùng) đã phải cầu cứu đến luật sư để tiến hành thủ tục khởi kiện CLB bóng đá K.Kiên Giang ra tòa. Theo các cầu thủ K.Kiên Giang thì CLB này hiện nợ họ 50% tiền chuyển nhượng, lương 2 tháng gần nhất là tháng 7 và tháng 8 vẫn chưa được giải quyết (tổng cộng 1 tỷ 366 triệu đồng). Ngày 10/9, một số cầu thủ đã tập trung tại văn phòng của CLB để đòi nợ nhưng không nhận được hồi âm. Như “giọt nước tràn ly”, chiều 11/9, các cầu thủ nói trên đã thống nhất thuê luật sư kiện đội bóng để đòi quyền lợi. Khi mùa giải 2013 kết thúc, đại diện lãnh đạo CLB này đã đưa giấy ghi nợ cho các cầu thủ ký tên, nhưng trong phần nội dung thời hạn trả chỉ ghi là “sẽ trả”, mà không ghi thời gian cụ thể nên tất cả đều không ký vào giấy ghi nợ. Đại diện của nhóm đã gọi điện thoại cho Giám đốc điều hành CLB thì không được hồi âm. Chia sẻ với báo giới, đội trưởng của K.Kiên Giang-Lưu Ngọc Hùng không giấu được sự thất vọng: “Tôi đã gặp Giám đốc điều hành Trương Thanh Hồng để hỏi rõ sự tình thì nhận được câu trả lời cộc lốc: Chưa thể hứa được gì lúc này. Đi lại nhiều, tốn thời gian và tiền bạc mà chưa giải quyết được gì, tôi thực sự cảm thấy thất vọng! Đây là chuyện bất khả kháng, nhưng nếu không làm thế, chúng tôi cũng không còn cách nào khác”. HLV trưởng CLB K.Kiên Giang Lại Hồng Vân cho biết, lãnh đạo CLB hứa hẹn sau khi kết thúc giải sẽ thanh toán chế độ cho cầu thủ. Ông Vân cũng thừa nhận, giống như các cầu thủ, ông cũng chưa biết tương lai của mình ở CLB sẽ ra sao trong bối cảnh CLB đang lâm vào tình cảnh khó khăn về tài chính. Chuyện K.Kiên Giang khó khăn về mặt tài chính được báo giới đề cập khá nhiều khi trái bóng V.League 2013 vẫn còn lăn; thậm chí có thời điểm CLB này phải đi vay tiền để trả lương cầu thủ và phục vụ cho đội bóng di chuyển và thi đấu. Trường hợp của K.Kiên Giang cũng được dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn ở mùa giải 2014, trong bối cảnh mà ngân quỹ của đội bóng miền Tây Nam bộ đang rỗng, cầu thủ thì nhà ai nấy về khi V.League 2013 kết thúc. Việc K.Kiên Giang bị cầu thủ của mình đòi tiền và việc họ tiếp tục hiện diện ở V.League mùa sau được xem là “quả bom nổ chậm” và đe dọa tới sự thành công của giải. Trong bối cảnh thiếu kinh phí để trang trải cho các hoạt động, nguy cơ K.Kiên Giang “đứt gánh” là nhãn tiền. tHế Hùng Cầu thủ kiện đội bóng ra tòa Giải đua thuyền Rowing vô địch quốc gia 2013 đã khởi tranh vào ngày 15/9, tại Câu lạc bộ đua thuyền Hồ Tây (Hà Nội). Đường đua xanh năm nay quy tụ 103 tay chèo nam, nữ xuất sắc đến từ 13 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố: An Giang, Đắk Lắk, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và đoàn chủ nhà Hà Nội. Các vận động viên dự tranh giải ở 14 nội dung đua thuyền đơn, đôi dành cho nam, nữ thuộc các cự ly từ 500m đến 2.000m như: thuyền đơn nữ, thuyền đơn nữ hạng nhẹ, thuyền đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ, thuyền đôi mái chèo đôi nữ, thuyền bốn mái chèo đơn nữ, thuyền đôi mái chèo đôi nam hạng nhẹ, thuyền đơn nam, thuyền đôi mái chèo đơn nam, thuyền đơn nam hạng nhẹ, thuyền bốn mái chèo đơn nam... Theo nhận định của giới chuyên môn, Hà Nội tiếp tục là đoàn được đánh giá cao tại giải đấu khi năm nay khi đội vô địch năm 2012 đến với đường đua xanh là 19 tay chèo nam, nữ tài năng như Nguyễn Văn Hà, Phạm Minh Chinh, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Văn Chưởng, Trần Ngọc Đức, Phạm Thị Hải, Hoàng Lệ Hằng… Đối thủ chủ yếu của các tay chèo Hà Nội, vẫn là những trung tâm đua thuyền truyền thống như Hải Dương, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc tranh chấp huy chương trên đường đua xanh năm nay được dự báo sẽ diễn ra sôi nổi và quyết liệt bởi các đoàn đều có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo cho cuộc so tài lớn nhất của môn Rowing ở đấu trường trong nước. Trong ngày thi đấu đầu tiên, đường đua xanh đã diễn ra các cuộc so tài sôi nổi, hấp dẫn ở vòng đấu loại các cự ly như: thuyền bốn nữ hạng nhẹ (W4X), thuyền đôi mái chèo đôi nam hạng nhẹ (LM2X), thuyền đôi mái chèo đơn nữ hạng nhẹ (LW2-), thuyền đơn nam (M1X)… Giải đua thuyền Rowing vô địch quốc gia 2013 sẽ khép lại vào ngày 18/9. AnH tùng Khởi tranh Giải đua thuyền Rowing vô địch quốc gia 2013
  • 14. Sự kiện vấn đề 14 số 1042 l 19.9.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Từ 24 đến 26/9, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2013 và đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh. Lễ hội Lam Kinh năm nay diễn ra đồng thời với sự kiện Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt và là năm chẵn Kỷ niệm 580 năm Ngày mất của Đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi. Ngoài phần nghi thức tế lễ theo nghi thức thời Hậu Lê, Lễ đón Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt sẽ được tổ chức theo nghi thức hiện đại, trang trọng, hoành tráng, thành kính và tôn nghiêm. Đặc biệt chương trình nghệ thuật được sân khấu hóa tái hiện lại cuộc khởi nghĩa 10 năm chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, tái hiện lại một số hoạt động văn hóa có ý nghĩa tôn kính tổ tiên và các chính sách về quản lý đất nước mang đậm dấu ấn của một số đời Vua thời Lê. Phần hội bao gồm các trò diễn múa hát dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các địa phương trong Tỉnh gắn liền với Lễ hội như: Múa Xuân Phả, Múa Rồng Xuân Lập (Thọ Xuân), Trò Chiềng (Yên Định), Trò Sanh Ngô, Trống Hội Phú Khê (Hoằng Hoá), Hát múa Đông Anh (Đông Sơn); Cồng chiêng (Ngọc Lặc), Hò Sông Mã (Câu Lạc bộ dân gian Hà Trung)... Đồng thời, sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch diễn ra bên lề như: Tổ chức trưng bày, giới thiệu các công trình, nghệ thuật kiến trúc thời Lê và các công trình kiến trúc của Lam Kinh; tổ chức giao lưu các trò chơi, trò diễn dân gian và thi đấu các môn thể thao dân tộc; tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Xứ Thanh gắn với vùng Tây Đô - Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Suối cá thần Cẩm Lương... Lễ đón nhận Bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt và Lễ hội Lam Kinh năm 2013 được tổ chức vào 20h00 ngày 26/9/2013, tại sân Chính Điện - Khu di tích lịch sử Lam Kinh và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. t.HợP Ditích lịch sửLam Kinh đón nhậnBằng Di tích quốc gia đặc biệt Tối 12/9, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013. Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam khẳng định, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn có cách đây gần 1000 năm, vào khoảng đời Vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, năm 1990, Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được khởi phục. Đến nay sau 24 năm liên tục tổ chức, lễ hội không ngừng được bảo tồn, phát huy các giá trị, hoàn thiện, nâng cao về quy mô, đồng thời vẫn giữ nguyên những yếu tố dân gian, giá trị văn hóa truyền thống. Bằng những nỗ lực trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân dân Hải Phòng cũng như những giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống độc đáo vốn có của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, năm 2000, lễ hội này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Đợt vinh danh lần này góp phần khẳng định giá trị của lễ hội mang tầm quốc gia, góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho các nghệ nhân có nhiều công sức, thành tích trong việc phục hồi và phát triển Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn; Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Bằng tôn vinh các giá trị kỷ lục Việt Nam trên địa bàn quận Đồ Sơn. Đây là cơ hội và cũng là trách nhiệm cho việc bảo tồn, phát huy, nâng cao giá trị văn hóa phi vật thể của Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn và những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng trong kho tàng di sản văn hóa Hải Phòng; thúc đẩy liên kết, hợp tác, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Hải Phòng trong cả nước, khu vực và thế giới, xây dựng Hải Phòng là trung tâm du lịch phát triển bền vững. Phần lễ mang đậm tính sử thi với phần mở đầu bằng nghi lễ rước đuốc, đèn của 8 vạn chài quanh vùng qua các tráng đinh được tuyển lựa. Sau phần lễ, tiêu điểm của chương trình là phần hội diễn ra trong thời gian 60 phút công phu tái hiện lại đúng bản sắc của một lễ hội dân gian truyền thống từ thuở sơ khai, khi con người đầu tiên xuất hiện trên đất Đồ Sơn. Lễ hội là lời cung thỉnh thần linh của người Đồ Sơn mong phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi. MinH tHu Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • 15. Sự kiện vấn đề số 1042 l 19.9.2013 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 15 Ngày 12/9, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi Tọa đàm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Liên khu ủy và Ban Quân sự Khu V trong thời kỳ chống Đế quốc Mỹ cứu nước. Trong kháng chiến chống Đế quốc Mỹ cứu nước, Liên khu V là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, kéo dài từ Bình Trị Thiên đến miền Đông Nam Bộ, bao gồm 14 tỉnh, thành phố với 03 vùng chiến lược: Miền núi, đồng bằng và đô thị. Trong đó, khu vực miền núi Liên khu V là một khu vực rừng núi rộng lớn, hiểm trở, rất thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Năm 1955 cơ quan Liên khu ủy từ miền núi Tây Thừa Thiên chuyển vào Trung Mang, năm 1958 chuyển lên huyện Hiên và cuối năm 1959 chuyển vào Tak Pô - Nước Là nay thuộc xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đây là vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Nam thuận lợi trong việc liên lạc, chỉ đạo các tỉnh, thành trong toàn Liên khu ở giai đoạn này. Với những giá trị lịch sử to lớn di tích Căn cứ Liên khu ủy và Ban Quân sự Khu V đã được xếp hạng di tích quốc gia. Tại buổi tọa đàm có hơn 10 ý kiến phát biểu và 15 bài tham luận tập trung vào nội dung yêu cầu của báo cáo đề dẫn làm sáng tỏ ý nghĩa, vai trò, vị trí chiến lược của di tích Nước Là, đồng thời thống nhất một số nội dung, giải pháp bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch, phát triển dân sinh. tạ Quy (Cơ quan ĐDVP Bộ VHTTDL tại Đà Nẵng) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh vừa hoàn thành công trình tu bổ, tôn tạo lần 2 di tích tháp cổ Chót Mạt (xã Tân Phong, huyện Tân Biên) và Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng) với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để trùng tu, phục chế 2 tháp cổ Chót Mạt và Bình Thạnh vốn đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều thế kỷ, trở lại hiện trạng ban đầu của tháp cổ xưa; đồng thời ra Quyết định công nhận là "Di tích kiến trúc nghệ thuật" cho 2 di tích cổ Chót Mạt và Bình Thạnh. Công trình tu bổ, tôn tạo tháp cổ Chót Mạt lần này bao gồm các hạng mục: chống xói lở đất xung quanh khu vực di tích, sơn lại bên ngoài và bên trong khu tháp, xây dựng mới hệ thống điện dân dụng, chiếu sáng... Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng lại tường rào, cổng bảo vệ và làm mới con đường bê tông trên 200 mét, phục vụ khách đến tham quan khu di tích. Di tích tháp cổ Chót Mạt và Bình Thạnh (Tây Ninh) được giới nghiên cứu khảo cổ xác định là 2 trong 3 ngôi tháp cổ còn lại tương đối nguyên vẹn ở Nam bộ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII sau công nguyên, thuộc loại di tích kiến trúc tôn giáo. Ngày nay, 2 di tích tháp cổ là đối tượng để nguyên cứu khoa học, tham quan du lịch, giới thiệu nền văn minh cổ trên đất Tây Ninh. Huy Long Tu bổ, tôn tạo di tích tháp cổ ở Tây Ninh Mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc tổ chức buổi trình diễn báo cáo kết quả dự án "Sân khấu học đường" tại Ninh Bình. Được chọn là nơi thực hiện Dự án, 3 trường THCS gồm các trường: THCS Gia Thịnh (Gia Viễn); THCS Như Hoà (Kim Sơn) và trường THCS Khánh Trung (Yên Khánh), mỗi trường chọn 20 em học sinh có năng khiếu nghệ thuật tham gia. Sau 2 tháng được các nghệ nhân, nghệ sĩ có trình độ và tâm huyết truyền dạy, các em học sinh đã biểu diễn khá thuần thục nhiều làn điệu Chèo cổ cơ bản và một số trích đoạn Chèo cổ tiêu biểu. Tại buổi biểu diễn báo cáo Dự án, các em học sinh được chọn thực hiện Dự án đã biểu diễn các tiết mục hát múa làn điệu Đò đưa, làn điệu Sắp mưa ngâu, làn điệu Vu quy; các trích đoạn chèo cổ “Thầy đồ dạy học” (vở chèo cổ Tôn Mạnh - Tôn Trọng), “Xã trưởng - mẹ Đốp”, “Thị Mầu lên chùa”, trích đoạn “Việc làng” (vở chèo cổ Quan âm thị Kính)… Dự án “Sân khấu học đường” năm 2013 được Cục Nghệ thuật biểu diễn triển khai tại Ninh Bình nhằm rèn luyện cho các em ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc; tạo điều kiện cho các em được giao lưu học hỏi, thể hiện tài năng nghệ thuật của mình và là dịp để phát hiện, tìm kiếm tài năng cho nghệ thuật Chèo tỉnh nhà… Qua đó góp phần đẩy mạnh phong trào nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng, góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá dân tộc, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… H.P Triển khai Dự án“Sân khấu học đường”tại Ninh Bình Quảng Nam: Bảo tồn di tích Nước Là
  • 16. nhân tố mới 16 số 1042 l 19.9.2013 Lâu lắm rồi mới có một liên hoan sân khấu mà khán giả hồ hởi đến rạp, ngồi từ đầu đến cuối mỗi vở diễn và vỗ tay nhiệt tình sau mỗi cảnh. Điều lạ nữa là các vở diễn đều đã có tuổi đời trên 25 năm, kể từ khi nhà viết kịch Lưu Quang Vũ ra đi. Đêm khai mạc Liên hoan, (đêm 09/9) Rạp Công nhân chật kín vì khán giả hâm mộ kịch Lưu Quang Vũ. Vở diễn “Ông không phải bố tôi” cũng thu hút khán giả từ đầu đến cuối. Không giống nhiều liên hoan sân khấu khác phải gánh nỗi lo không có khán giả, thì Liên hoan các tác phẩm của Lưu Quang Vũ, theo Ban Tổ chức, không ngại nhà hát không có khán giả, thậm chí, còn lo quá nhiều khán giả đến không còn ghế. NSƯT Lê Chức - thành viên Ban Tổ chức Liên hoan cho biết: Hiện các vở diễn đều có lượng khán giả đặt chỗ tương đối kín các nhà hát. Cụ thể như Trường Sân khấu Điện ảnh đặt mỗi vở 150 vé cho học sinh và giáo viên nhà trường thưởng thức. Các nhà hát khác như Nhà hát Chèo Hà Nội đã bán hết lượng vé của Nhà hát cho các vở: “Nàng Si ta”, “Ngọc Hân công chúa”… Thêm một điểm hấp dẫn của Liên hoan sân khấu kịch Lưu Quang Vũ, dẫu là những vở diễn cũ nhưng khán giả được thưởng thức những cải biên của sân khấu hiện đại. Với “Mùa hạ cuối cùng” là việc đưa kỹ thuật điện ảnh vào vở diễn với những cảnh quay đường phố tấp nập xe, với cả địa cầu, cả vũ trụ rồi mới quay về sân khấu để minh họa cho câu nói của một nhân vật thiếu tự tin trong vở diễn: “Mỗi chúng ta chỉ là một cá nhân bé nhỏ, trong một thành phố bé nhỏ, giữa một hành tinh bé nhỏ, vũ trụ rộng lớn lắm, nên chẳng cần cố gắng mà làm gì”. Bên cạnh đó, những câu nói từ thời bao cấp như “Một yêu anh có Pơ giô” đã được đạo diễn “hiện đại hóa” thành “Một yêu anh có ô tô”… Với “Hồn Trương Ba da hàng thịt” bản kịch hình thể là sự kết hợp giữa nghệ thuật múa và tuồng… Tuy nhiên, theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ cho biết: “Dù dàn dựng mới thì các vở diễn vẫn phải tạo được sự hấp dẫn, bố cục, kết cấu chặt chẽ, hợp lý; phải giữ được các đặc trưng của loại hình nghệ thuật, đồng thời đảm bảo ở mức cao nhất vấn đề đặt ra của tác giả Lưu Quang Vũ qua kịch bản văn học. Qua vở diễn phải thể hiện rõ các chức năng: Nhận thức - Giáo dục - Thẩm mỹ - tạo được sức truyền cảm ấn tượng sâu sắc đến người xem”. Lưu Quang Vũ (1948-1988) là một hiện tượng của sân khấu Việt Nam ở hai thập niên 70-80 thế kỷ 20. Gần 10 năm viết cho sân khấu, ông đã để lại một số lượng lớn kịch bản về nhiều vấn đề của cuộc sống-xã hội với tư duy sâu sắc, đầy tính nhân văn. Nhiều đơn vị sân khấu kịch, chèo, cải lương, dân ca trên cả nước đã chọn dựng các kịch bản của Lưu Quang Vũ. Nhiều vở diễn đã giành huy chương vàng, bạc ở các hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Nhiều đạo diễn, diễn viên, họa sỹ, biên đạo… đã thành danh cùng quá trình đồng sáng tạo ra những vở diễn có giá trị thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật cao trên sân khấu Việt Nam cũng như tham dự Liên hoan quốc tế. Hà An Kịch Lưu Quang Vũ thu hút khán giả Tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á 2013 (AIMAG) vừa diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc), VĐV NguyễnTrần Duy Nhất đã xuất sắc vượt qua VĐV Thái Lan để giành HCV ở môn Muay Thái. Đó là một chiến công vang dội của chàng trai vàng của làng võ Việt Nam, bởi anh đã bảo vệ thành công tấm HCV đạt được 4 năm trước và xác định ngôi số 1 không cần bàn cãi ở hạng cân 57 kg. Với niềm đam mê mãnh liệt, chàng trai Nguyễn Trần Duy Nhất đã lật đổ sự thống trị của ngườiThái ở hạng 57 kg bộ môn Muay và đang là hy vọng vàng của Thể thao Việt Nam tại SEAGames 27. Xuất thân trong gia đình có truyền thống võ thuật, Duy Nhất đam mê võ từ nhỏ. Anh thừa hưởng “gien” từ cha mẹ, cặp võ sỹ vang danh một thời: Nguyễn Trần Diệu và Minh Ánh Ngọc. Nhưng đối với chàng trai người gốc Lâm Đồng, võ thuật là nơi thể hiện niềm đam mê, chứ không phải đeo đuổi thành tích.Thế nên, đến khi xuốngTPHồ Chí Minh học Đại họcThể dục thể thao vào năm 2007, Duy Nhất vẫn không nghĩ mình sẽ trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Mãi đến khi SởVăn hóa,Thể thao và Du lịch TP.HCM tuyển sinh cho đội tuyển Muay Thái, Duy Nhất mới mạnh dạn đăng ký để thử sức mình. Tuy nhiên, mức độ đòi hỏi trong nghệ thuật đối kháng của Muay Thái khác hẳn những gì Duy Nhất từng được rèn luyện bởi cha mẹ anh. Đặc biệt, tuyệt kỹ tung cước hạ gục đối thủ với tốc độ chóng mặt của VĐV Muay Thái khiến Duy Nhất mê mẩn. Khi trúng tuyển vào đội tuyển Muay Thái, Duy Nhất đã có bước tiến bộ nhanh chóng, sau thời gian qua Thái “tầm sư học đạo”. Nhưng dù hội đủ mọi yếu tố cần thiết, từ truyền thống gia đình, tài năng, sự đam mê, cho tới nỗ lực khổ luyện, thành công cũng không mỉm cười với Duy Nhất một cách dễ dàng.Tại Đại hội võ thuật Châu Á 2009 ở Thái Lan, Duy Nhất đã thúc thủ ở trận chung kết hạng 57 kg trước một đối thủ nước chủ nhà. Bài học đầu đời đó đã khiến ngôi sao Niềm tự hào mang tên Nguyễn Trần Duy Nhất
  • 17. Sự kiện vấn đề 17số 1042 l 19.9.2013 nhân tố mới Giải vô địch Đá cầu thế giới, lần đầu tiên do Việt Nam đăng cai, vừa kết thúc tại tỉnh Đồng Tháp. Việt Nam lần thứ 7 liên tiếp đạt ngôi vị số 1 thế giới. Qua ghi chép của sử sách, đá cầu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, với các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu... và phát triển theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Từ thời Mai Hắc Đế, quân đội đã được khuyến khích tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu. Thời Lý, Trần, môn này rất thịnh hành và thường được tổ chức vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán, mùa xuân. Thời Pháp thuộc, những trò chơi dân gian ít có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham hích của các tầng lớp nhân dân, nên đá cầu vẫn tồn tại và được lưu truyền Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, năm 1990, đá cầu đã được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia. Cùng với sự phát triển trên diện rộng tại các quốc gia trong châu lục, thế giới, môn thể thao này hiện đã có một vị thế nhất định. Ở Việt Nam, giải đấu cấp quốc gia hiện có khoảng 17 địa phương tham gia, trong khi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc thu hút khoảng 40 đơn vị. Là môn chơi đòi hỏi sự khéo léo và dẻo dai, vốn rất phù hợp với các VĐV Việt Nam, ngay từ khi giải VĐTG lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2000 tại Hungary, đá cầu Việt Nam đã sớm khẳng định vị trí số 1 thế giới. Kể từ đó đến nay, trải qua 7 lần tổ chức, vị trí đó vẫn được duy trì. Trong những lần đầu giải được tổ chức, đá cầu Việt thường vượt trội về số HCV so với Trung Quốc (Việt Nam thường giành 4 - 5 HCV trong tổng số 7 bộ huy chương). Những cái tên như Nguyễn Thị Nga, Đào Thái Hoàng Phúc, Nguyễn Tiết Cương... đã đi vào lịch sử đá cầu Việt Nam với tư cách là các nhà vô địch thế giới xuất sắc. Nhưng gần đây, một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, đã chú trọng đầu tư phát triển đá cầu, trong khi lực lượng của đá cầu Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao thế hệ - một số nhà vô địch đã chia tay sân đấu, thay vào đó là nhiều gương mặt trẻ như Công Tài, Tiến Hưng, Minh Thắng, Bích Trâm, Thủy Tiên... Ưu điểm của các VĐV trẻ là thể lực và lòng nhiệt huyết, nhưng cũng có hạn chế là tâm lý thiếu ổn định trong thi đấu. Vì thế, việc bảo vệ vị trí số 1 với đá cầuViệt Nam dần trở nên khó khăn hơn. Tại giải VĐTG lần 6 tổ chức tại Trung Quốc năm 2010, quốc gia này đã đầu tư rất lớn và phát huy sức mạnh để tạo thế lấn lướt. Nhưng vào giờ chót, Macau giành 1 HCV chen vào giữa, nên Trung Quốc và Việt Nam chia đều mỗi quốc gia 3 HCV, nhưng chúng ta vẫn xếp trên nhờ hơn đúng 1 HCB. Tham dự giải VĐTG lần thứ 7 này, Trung Quốc có lực lượng nữ rất mạnh và thể hình tốt, với sở trường tấn công là quét cầu. Macau cũng sở hữu VĐV vô địch thế giới nội dung đơn nữ. Bên cạnh đó, dù là nghiệp dư, nhưng một vài quốc gia Châu Âu cũng đã bắt đầu nhen nhóm cơ hội vươn lên. Vậy nên, đội tuyển Việt Nam đã đặt quyết tâm cao ngay trong quá trình tập luyện trước giải và hết sức thận trọng khi vào trận. Tại Đồng Tháp, mặc dù để Trung Quốc vượt lên trước ngày thi đấu cuối cùng (3 HCV so với 2 HCV của Việt Nam), nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời (Xem tiếp trang 19) Đá cầu Việt Nam khẳng định ngôi vị số 1 thế giới của làng Muay hiểu rằng: Để đi đến đỉnh của vinh quang, cần phải nỗ lực và quyết tâm không ngừng. Sự khổ luyện và tập trung hết mình của Duy Nhất bắt đầu được đền đáp bằng những Huy chương Vàng liên tiếp ở giải Tiền Indoor Games 2009 và Indoor Games 2009, diễn ra tại Việt Nam. Kể từ đó, Duy Nhất đã trở thành “nỗi ám ảnh” đối với các VĐV Thái Lan cùng thi đấu ở hạng cân 57kg trong mỗi lần đối đầu. Ngoài sự mạnh mẽ, ý chí thép, phong độ ổn định, thì kỹ thuật dùng chân, phản đòn của Duy Nhất ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt, trong năm 2012, sự bùng nổ của Duy Nhất trên võ đài châu lục và thế giới là không phải bàn cãi. Võ sỹ số 1 của làng Muay Việt Nam đã giành HCVChâu Á 2012 và giữ đai vô địch 3 năm liên tiếp (2010 - 2012) ở giải Muay bán chuyên nghiệp thế giới. Mới đây nhất, tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á 2013 (AIMAG), diễn ra tại Incheon (Hàn Quốc), dù không nổi bật như 2 HCV môn bơi của Nguyễn Thị Ánh Viên và Trần Quý Phước, nhưng Duy Nhất cũng có thể tự hào: Anh là người duy nhất không phải VĐV Thái Lan giành HCV ở môn MuayThái. Đó là một chiến công vang dội của chàng trai vàng của làng võ Việt Nam, bởi anh đã bảo vệ thành công tấm HCV đạt được 4 năm trước và xác định ngôi số 1 không cần bàn cãi ở hạng cân 57kg. Hiện tại, tin vui cho Muay Việt Nam và Duy Nhất là đội tuyển Muay Thái Lan chưa chắc tham dự SEAGames 27, do Liên đoàn Muay nghiệp dư Thái Lan đang bất đồng với Liên đoàn Muay Đông Nam Á.Tuy nhiên, ngay cả khi đất nước sản sinh ra Muay Thái tham dự giải, Duy Nhất vẫn tự tin sẽ có tấm HCV đầu tiên ở một kỳ Đại hội thể thao khu vực. Còn nhớ, tại SEA Games 2009, Duy Nhất đã thất bại ở trận chung kết trước đối thủ Teerawat Wannalee (Thái Lan), vì bị trọng tài xử ép. Nhưng sau cú sốc ấy, anh đã trưởng thành vượt bậc để vươn lên tầm thế giới. Vào thời điểm này, việc chưa giành được HCVSEAGames sau khi đã thống trị giải châu lục và thế giới, có lẽ là vết xước duy nhất trên đai vô địch tuyệt đối ở hạng 57kg môn Muay Thái của Duy Nhất.ỞSEAGames27,DuyNhấtmuốn tên mình được xướng lên ở vị trí số 1, chứ không thể ở một vị trí nào khác, để chấmdứtgần4nămchờđợimỏimònấy. nguyễntuấn