SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------

-----------
TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC
KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO
TUỔI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2021
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Giang Thanh Long
2. PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 1: TS. Trịnh Thái Quang
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Hoàng Nam
Phản biện 3: PGS. TS. Hồ Đình Bảo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Vào ngày 05 tháng 11 năm 2021
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số
rất cao, đặc biệt là so với các nước có mức thu nhập trung bình. Theo
kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ lệ NCT (người
từ 60 tuổi trở lên) là gần 11,9% tổng dân số (tương đương với 11,4
triệu người). Dự báo dân số giai đoạn 2014-2049 của Tổng cục
Thống kê (TCTK 2016) cho thấy, tỷ lệ NCT sẽ tăng lên mức 26,1%
vào năm 2050 (tương đương với 27 triệu người).
Theo truyền thống, đồng cư trú là hình thức phổ biến ở Việt
Nam nên người cao tuổi (NCT) được chăm sóc bởi các thành viên
trong gia đình. Cho tới nay, gia đình vẫn là nguồn an sinh của NCT –
là nơi cung cấp và hỗ trợ chính cho NCT cả về mặt vật chất và tinh
thần. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nhanh chóng về kinh tế - xã
hội và xu hướng di cư đã tác động mạnh mẽ đến hộ gia đình theo
hướng thay đổi từ hộ gia đình truyền thống với nhiều thế hệ sang hộ
gia đình hạt nhân, đặc biệt là hộ gia đình chỉ có vợ chồng là NCT
sống với nhau. Sự thay đổi đó cũng làm cho vị thế của NCT trong hộ
gia đình cũng thay đổi. Bên cạnh đó, sống một mình là điều ít mong
muốn về mặt xã hội nhưng lại đang trở thành xu hướng ngày càng
phổ biến ở NCT, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi rất cao (từ 80 trở lên).
Những sự biến đổi sắp xếp cuộc sống (SXCS) (hay sắp xếp cư trú)
như thế vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho việc chăm sóc và phát
huy vai trò NCT.
Cùng lúc đó, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông
thôn không có lương hưu và không có thu nhập tích lũy khi về già và
nhiều NCT không nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội
(UNFPA 2011; Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong 2016) nên
thực tế nhiều NCT vẫn ở lại làm việc lâu hơn để hỗ trợ tài chính cho
bản thân và gia đình. Cho nên, với sự thay đổi trong cách SXCS gia
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
đình của NCT theo xu hướng sống với con ngày càng giảm sẽ có ảnh
hưởng lớn đến an sinh thu nhập cho NCT, đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Như vậy, trong bối cảnh già hóa dân số, những thay đổi trong
SXCS, thị trường lao động… thì việc xem xét tác động của SXCS
đến sức khỏe, làm việc của NCT rất cần thiết. Tuy nhiên, theo hiểu
biết của tác giả thì cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào ở
Việt Nam phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe (thể chất và
tâm thần) và tình trạng làm việc của NCT. Do đó, nghiên cứu này là
cần thiết để cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để
từ đó mang lại những giá trị học thuật và chính sách. Đây cũng chính
là động lực, lý do chính mà NCS lựa chọn đề tài “Tác động của sắp
xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao
tuổi Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Mục tiêu cụ thể
i) Hệ thống hóa và làm rõ các lý luận về sắp xếp cuộc sống của
NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm
việc của NCT;
ii) Phân tích thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở
Việt Nam;
iii) Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm
việc của NCT;
iv) Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề xuất một số chính sách
nhằm cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu đề ra cần giải quyết là:
i) Tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở
NCT được giải thích bằng các lý thuyết nào?
ii) Thực trạng về SXCS của NCT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
iii) Trong điều kiện của Việt Nam, yếu tố SXCS tác động đến
sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT như thế nào?
iv) Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cần có các
chính sách như thế nào để nâng cao sức khỏe cho NCT và
cải thiện tình trạng làm việc của NCT?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là SXCS của NCT Việt Nam, sức khoẻ
của NCT, tình trạng làm việc của NCT và tác động của SXCS đến
sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tác giả sẽ tập trung vào phân tích tác động của
sắp xếp cuộc sống đến sức khoẻ (gồm thể chất và tâm thần) và SXCS
đến tình trạng làm việc của NCT.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở Việt Nam.
- Về thời gian: + Nghiên cứu sự thay đổi trong cách SXCS của
NCT giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2016 trên cơ sở sử dụng dữ
liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng
cục Thống kê.
+ Nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng
làm việc của NCT trên cơ sở dữ liệu của Điều tra Người cao tuổi
Việt Nam năm 2011 (VNAS 2011) vì đến thời điểm hoàn thành Luận
án này, VNAS 2011 là cơ sở dữ liệu đại diện quốc gia cho dân số cao
tuổi mà có đầy đủ nhất các thông tin phục vụ nghiên cứu, đặc biệt là
thông tin về sức khỏe và làm việc của NCT.
4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó rút ra
khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ khái niệm và phân loại SXCS cho phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
- Làm rõ tác động của SXCS đến sức khỏe và SXCS đến tình
trạng làm việc của NCT.
- Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích về tác động
của SXCS đến sức khỏe (thể chất và tâm thần) và tình trạng làm việc
ở NCT.
- Kết quả phân tích cho thấy thực trạng SXCS của NCT Việt
Nam đã thay đổi và ở Việt Nam thì hình thức sống với con vẫn là
hình thức tốt nhất cho sức khỏe và đảm bảo phúc lợi cho NCT.
- Luận án đã gợi ý chính sách cho nhà quản lý và hoạch định
những quyết sách phù hợp trong việc phát huy vai trò của người cao
tuổi trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Cũng như, cần phải có
những điều chỉnh về chính sách để thích ứng với dân số già hóa
nhanh và nhiều biến động về kinh tế - xã hội và sức khỏe đối với thế
hệ NCT hiện tại và tương lai.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận án được kết cấu gồm 5
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của SXCS đến sức khỏe
và tình trạng làm việc của NCT
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Một số đề xuất chính sách
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống người cao tuổi
1.1.1. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở Việt Nam
Các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về sự SXCS của
NCT cho thấy, mô hình SXCS của NCT ở các quốc gia, ở các khu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
vực là khác nhau. Sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng là hình
thức SXCS phổ biến nhất được tìm thấy ở các nước phát triển và
sống với con cái là hình thức phổ biến ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ở các nước
đang phát triển như Việt Nam, cùng với những thay đổi kinh tế - xã
hội thì mô hình SXCS truyền thống cũng đang có sự thay đổi nhanh
chóng. Tỷ lệ NCT sống với con giảm, sống một mình hoặc sống chỉ
với vợ/chồng tăng.
1.2. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT
* SXCS tác động tích cực đến sức khỏe NCT
* SXCS tác động tiêu cực đến sức khỏe NCT
Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số
kết quả quan trọng như sau:
- Sắp xếp cuộc sống của NCT là một trong những nhân tố
quan trọng quyết định đến sức khỏe của NCT. Có nhiều bằng chứng,
kể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, cho thấy sự
SXCS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già – được thể hiện bằng
các thước đo khác nhau như sức khỏe tự đánh giá, các khó khăn
trong các hoạt động hàng ngày, tình trạng trầm cảm, sự suy giảm
nhận thức, tình hình bệnh tật và nguy cơ tử vong.
- Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng sống trong một gia
đình đa thế hệ sẽ góp phần tăng cường sức khỏe thể chất và tâm thần
vì những lợi ích vật chất và phi vật chất mang lại (như hỗ trợ chuyển
giao trong nội bộ gia đình, sự quan tâm đến sức khỏe, lối sống lành
mạnh, sự giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày, cảm giác tự hào,
những hỗ trợ về mặt cảm xúc, tình cảm…).
- Người cao tuổi sống một mình thường có tình trạng sức khỏe
kém và có nguy cơ bị trầm cảm cao cũng như ít hài lòng với cuộc
sống hơn.
- Một số các nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại là sống chung
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
không giúp cải thiện sức khỏe cho NCT mà còn làm cho sức khỏe
NCT xấu đi. Do sự chia sẻ nguồn lực từ bố mẹ sang con, hay việc
sống chung làm cho NCT quá phụ thuộc vào người khác dẫn đến sự
suy giảm một số chức năng vận động, và hơn nữa khoảng cách thế hệ
dẫn đến những xung đột về giá trị tư tưởng… Đây là các nguyên
nhân này làm cho việc sống chung giữa bố mẹ và con dẫn đến sự suy
giảm sức khỏe ở NCT.
1.3. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm
việc của NCT
Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số
kết quả quan trọng như sau:
- Thực tế phần lớn NCT vẫn tham gia làm việc, và sự tham gia
này là rất khác nhau đối với mỗi loại hình SXCS.
- SXCS của NCT là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định đến làm việc của NCT. Ở cả nước phát triển và đang phát
triển, có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự SXCS có thể ảnh
hưởng đến tình trạng làm việc của NCT.
- Các kết quả nghiên cứu là không đồng nhất, trong đó một số
nghiên cứu cho rằng xác suất làm việc của NCT sống với vợ/chồng
và con cao hơn các nhóm NCT khác (ví dụ, Croda & Gonzalez,
2005, Paul & Verma, 2016, Raymo và cộng sự, 2018). Ngược lại, có
nghiên cứu lại cho thấy NCT sống chung với con có xác suất làm
việc thấp hơn so với các nhóm khác (ví dụ, Tong, Chen và Su, 2018).
1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu
- Trong các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe của
NCT và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT thì các kết quả nghiên
cứu là chưa rõ ràng. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam thì tác động này
như thế nào và rất cần nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này.
- Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng tình trạng già
hóa đang diễn ra rất nhanh. Những nghiên cứu về già hóa nói chung
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
khá nhiều, nhưng việc nghiên cứu thực trạng về SXCS, sức khỏe,
làm việc cũng như tác động giữa các yếu tố này ở NCT Việt Nam là
chưa có nghiên cứu nào.
- Nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình
trạng làm việc của NCT ở Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định các
chính sách xã hội.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP
CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
2.1. Những vấn đề chung về người cao tuổi và sắp xếp cuộc sống
người cao tuổi
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Già hóa dân số
Già hoá dân số hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già”: Khi
tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên (Theo
phân loại của Cowgill và Holmes (1970) theo trích dẫn của Tsuya và
Martin 1992)
2.1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi
Ở Việt Nam, theo Điều 2, Luật Người cao tuổi năm 2009 quy
định: Người cao tuổi là những công dân của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Trong luận án này, NCS sẽ sử
dụng thuật ngữ người cao tuổi (NCT) theo quy định này.
2.1.2. Khái niệm “sắp xếp cuộc sống”
2.1.2.1. Khái niệm sắp xếp cuộc sống
2.1.2.2. Sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi
Thuật ngữ “sắp xếp cuộc sống” (living arrangements) hoặc
“sắp xếp đồng cư trú” (co-residential arrangements) (Palloni, 2000)
được dùng để đề cập đến cấu trúc hộ gia đình của người cao tuổi.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
2.2. Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT
Từ các phân tích trên để cho phù hợp với đặc trưng cơ bản của
Việt Nam về nhân khẩu học, kinh tế- xã hội và sự sẵn có của dữ liệu
nghiên cứu cũng như để phù hợp cho việc đánh giá tác động của
SXCS với sức khoẻ và làm việc của NCT một cách rõ rệt, luận án
này định nghĩa SXCS và phân loại như sau:
Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi là thể hiện việc người
cao tuổi sống với ai trong cùng một HGĐ và SXCS có thể chia thành
bốn nhóm sau: i) Sống một mình: gồm những HGĐ chỉ có NCT sống
một mình; ii) Chỉ sống với vợ/chồng cao tuổi (tức là hộ gia đình chỉ
có vợ chồng cao tuổi sống với nhau); iii) Sống với ít nhất một người
con (tức là NCT sống với ít nhất một người con, kể cả con đẻ
và/hoặc con nuôi; và iv) Loại khác (gồm những cách SXCS khác của
NCT không thuộc ba nhóm trên).
2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi
2.4.1. Khái niệm và đo lường sức khỏe
2.4.1.1. Sức khỏe thể chất
2.4.1.2. Sức khỏe tâm thần
2.4.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe người cao tuổi
Tác động của SXCS lên sức khỏe của NCT được giải thích
bởi các lý thuyết đoàn hệ, lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết văn
hóa.
2.4.2.1. Lý thuyết mô hình đoàn hệ về các mối quan hệ xã hội
SXCS có thể được coi là một kiểu đoàn xe xã hội của các tác
động của các thế hệ vì nó cung cấp sự hỗ trợ trong suốt cuộc đời của
một cá nhân, bao gồm những hỗ trợ cả về mặt thể chất và vật chất
(sự giúp đỡ về mặt thể chất, hỗ trợ tài chính…) và hỗ trợ tinh thần.
các cá nhân trong đoàn xe xã hội này có mối quan hệ gần gũi trong
phạm vi gia đình nên SXCS của các cá nhân và sự thay đổi trong
cách SXCS của họ cùng có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi
chung của tất cả các cá nhân trong đoàn hệ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
2.4.2.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội
SXCS giữa các thế hệ như là một loại hỗ trợ xã hội vì SXCS
hình thành môi trường xã hội trực tiếp và gần gũi nhất trong việc
cung cấp hỗ trợ xã hội về thể chất và tinh thần cho các cá nhân. Các
kiểu SXCS khác nhau có liên quan đến mối quan hệ gia đình đa dạng
và mô hình trao đổi khác nhau vì các loại SXCS khác nhau sẽ xác
định vai trò của các cá nhân trong một hộ gia đình và số lượng và
loại tài nguyên khác nhau có sẵn cho các cá nhân. Do những khác
biệt này mà việc SXCS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe
và tâm lý khi về già.
2.4.2.3. Lý thuyết văn hóa
2.5. Sắp xếp cuộc sống và tình trạng làm việc của NCT
2.5.1. Khái niệm và phân loại làm việc của NCT
2.5.1.1. Khái niệm
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về làm việc của
NCT ở Việt Nam nên để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, luận án
tiếp cận theo khái niệm về làm việc của TCTK đưa ra: làm việc là
hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên trong vòng 7 ngày tính tới thời
điểm khảo sát/điều tra nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và
gia đình mà không bị pháp luật cấm.
2.5.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến làm việc ở NCT
2.5.2.1. Lý thuyết cung - cầu và sự tham gia thị trường lao động của NCT
2.5.2.2. Sắp xếp cuộc sống và sự tham gia vào thị trường lao động của
NCT Lý thuyết hiện đại hoá cho rằng kết quả sự phát triển kinh tế sẽ dẫn
đến việc phá vỡ các chuẩn mực truyền thống và do đó đã làm
yếu đi các mối quan hệ ràng buộc giữa con cái và bố mẹ (Goode,
1963). Sự thay đổi trong cách SXCS, nhiều hơn gia đình hạt nhân
không chỉ làm khó khăn cho việc cùng chung sống giữa con cái với
bố mẹ mà còn làm yếu đi mối quan hệ tài chính và tình cảm qua các
thế hệ (Thornton, Chang và Sun 1984) với những sự thay đổi trong
cách SXCS sẽ có tác động đến tình trạng làm việc ở NCT.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN
CỨU 3.1. Bối cảnh nghiên cứu
3.2. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp
xếp cuộc sống đến sức khỏe của người cao tuổi
3.2.1. Khung phân tích
Khung phân tích nghiên cứu bao gồm: Biến sức khỏe đầu ra
của NCT được thể hiện: sức khỏe tự đánh giá (đại diện cho sức khỏe
thể chất) và trầm cảm (đại diện cho sức khỏe tâm thần). Có ba nhóm
biến độc lập tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần của NCT, cụ
thể: i) sắp xếp cuộc sống (và đây là biến độc lập chính trong mô
hình; ii) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân NCT; iii)
nhóm biến đặc điểm hộ gia đình (HGĐ); iv) các nhân tố liên quan
đến hành vi sức khỏe.
3.2.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cách tiếp cận của các nghiên cứu trước đây (ví dụ,
Chou, Ho và Chi 2006, Weissman & Russell 2016, Mahapatro, Acharya
và Singh 2017), tác giả xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe của
NCT dựa trên mô hình hồi quy logistic được thể hiện như sau:
Logit (P) = βiXi + εi hay Ln(1− ) = β0 + β1X1 + β2X2 + … βkXk + εi
+ Ln[P/(1-P)]: Xác suất xảy ra của biến phụ thuộc, trong đó
biến phụ thuộc sức khỏe NCT được đo lường thông qua hai biến đại
diện là i) sức khỏe tự đánh giá của NCT và ii) tình trạng bị trầm cảm
của NCT.
+ β0: hệ số chặn (hằng số)
+ Xi: tập hợp các biến độc lập trong mô hình phân tích, thể
hiện các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình của NCT thứ i;
+ βi: các hệ số hồi quy tương ứng của biến Xi
+ εi: sai số ước tính của mô hình
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
3.2.3. Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu
3.2.3.1. Biến phụ thuộc (biến sức khỏe đầu ra của NCT)
- Sức khỏe tự đánh giá (SRH) đại diện cho sức khỏe thể chất
- Tình trạng bị trầm cảm là biến đại diện cho sức khỏe tâm thần
3.2.3.2. Các biến độc lập
❖
Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic sức khỏe tự
đánh giá
- Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập quan trọng
chính trong mô hình. cách SXCS hiện tại được phân loại thành bốn
nhóm như sau: i) những người cao tuổi sống một; ii) NCT chỉ sống
với vợ/chồng; iii) NCT sống chung ít nhất với một người; và iv) sống
khác
Các biến độc lập khác được chia thành ba nhóm như sau:
- Nhóm các biến dân số - xã hội học được kết hợp trong phân
tích bao gồm: tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân; giáo dục; khu vực
thành thị/nông thôn; tôn giáo, dân tộc.
- Nhóm biến về môi trường sống được đo lường bằng cách
tổng hợp ba biến liên quan như sau: nguồn điện thắp sáng; nguồn
nước sinh hoạt; nhà vệ sinh
- Nhóm biến liên quan đến hành vi sức khỏe (Health
behaviors): Các hành vi sức khỏe được đánh giá bao gồm: hút thuốc,
dùng đồ uống có cồn.
❖
Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic về trầm
cảm
- Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập chính trong
nghiên cứu này, SXCS đã được mô tả ở trên.
Các biến độc lập khác được đưa vào phân tích chia thành ba
nhóm như sau:
- Các đặc điểm cá nhân, gồm có: tuổi; giới tính; tình trạng hôn
nhân; trình độ học vấn; tình trạng làm việc; mức độ khó khăn trong
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADLs), các hạn chế về chức năng
vận động
- Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài
chính; khu vực sống; NCT đã từng bị bạo lực gia đình hay không;
NCT có vai trò quyết định các việc lớn trong hộ gia đình hay không;
NCT có nhận được sự trợ giúp công việc nhà từ con hay không; NCT
có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các con; NCT có hỗ trợ tài
chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu hoặc các thành viên khác
trong gia đình hay không.
- Các biến liên quan đến cộng đồng nơi NCT sinh sống, gồm
có: NCT có tham gia hoạt động xã hội và cộng đồng không; NCT có
nhận được sự tôn trọng của cộng đồng hay không
3.3. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp
xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của người cao tuổi
3.3.1. Khung phân tích
3.3.2. Mô hình nghiên cứu
3.3.3. Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu
3.3.3.1. Biến phụ thuộc: tình trạng làm việc của NCT
Tình trạng làm việc của NCT được phân loại theo nhị phân,
được mã hóa là 1 nếu người cao tuổi đang tham gia làm việc và là 0
nếu người đó đang không làm việc.
3.3.3.2. Các biến độc lập trong mô hình
- Biến độc lập chính của nghiên cứu là cách SXCS hiện tại đã
được mô tả ở trên.
Các biến kiểm soát được chia thành ba nhóm sau:
- Các biến thể hiện các đặc điểm cá nhân, gồm có: tuổi; giới
tính; trình độ học vấn; sức khỏe.
- Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài
chính; khu vực sống; NCT có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các
con; NCT có hỗ trợ tài chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
hoặc các thành viên khác trong gia đình hay không.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hai bộ dữ liệu thứ cấp
gồm: dữ liệu Điều tra về người cao tuổi Việt Nam (VNAS) của
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) và dữ liệu Khảo
sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống
kê (GSO).
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Xử lý số liệu
3.5.2. Phương pháp phân tích
3.5.2.1. Phương pháp định tính:
Phương pháp tổng hợp được sử dụng thông qua việc tổng
hợp các lý thuyết liên quan và hệ thống hóa thành cơ sở lý thuyết của
luận án, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của SXCS với sức
khỏe và làm việc ở NCT. Từ đó, tiếp thu có chọn lọc để xây dựng
khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.
3.5.2.2. Phương pháp định lượng:
❖
Thống kê mô tả
Với các chỉ tiêu tần suất để phân tích thực trạng SXCS của
NCT Việt Nam, tình trạng sức khỏe NCT cũng như tình trạng làm
việc của họ theo từng cách sắp xếp cuộc sống cụ thể, và theo các
biến khác.
❖
Các kiểm định liên quan
Để đảm bảo độ tin cậy và tính ổn định của các hệ số trong mô
hình, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan bao gồm:
- Kiểm định tương quan
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
- Kiểm định t
- Kiểm định Chow
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
- Kiểm định Hosmer-Lemeshow cho tính phù hợp của mô
hình.
❖
Ước lượng các hệ số hồi quy
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic. Các hệ số hồi
quy biểu thị bằng tỷ số chênh (OR – odds ratio): nếu tỷ số lớn hơn 1
thì một biến số có xác suất (cơ hội) xảy ra cao hơn so với biến tham
chiếu, và ngược lại khi OR nhỏ hơn 1.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam
4.1.1. Khái quát về dân số cao tuổi ở Việt Nam
4.1.1.1. Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam
Số lượng và tỷ trọng NCT Việt Nam đã tăng mạnh mẽ qua các
thời kỳ. Năm 1979 dân số cao tuổi của nước ta là 3,71 triệu người
chiếm tỷ trọng 6,9% dân số cả nước thì đến năm 2019 có khoảng
11,41 triệu người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 11,9% tổng
dân số. Số lượng NCT đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 1999 và gấp
3 so với năm 1979. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (2016), đến
năm 2050, Việt Nam là quốc gia có dân số “siêu già”.
4.1.1.2. Các đặc trưng của dân số cao tuổi Việt Nam
4.1.2. Cách thức sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam
Bảng 4.3. Cách thức sắp xếp cuộc sống của NCT Việt Nam
Chỉ tiêu Đvt 2002 2006 2012 2016
Sống một mình % 5,29 5,58 7,44 7,92
Sống chỉ với vợ/chồng % 13,28 15,53 19,43 19,65
Sống với ít nhất một %
người con 72,80 68,02 60,85 59,53
Sống khác % 8,63 10,86 12,28 12,90
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
Chỉ tiêu Đvt 2002 2006 2012 2016
Tổng 100 100 100 100
Tổng số NCT (chưa có Người
trọng số) 11.946 3.865 3.978 4.642
Tổng số NCT (theo Người
trọng số) 7.081.223 8.400.266 10.009.091 12.464.736
Nguồn: Tính toán từ VHLSS các năm 2002, 2006, 2012, 2016 Cách
thức sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đổi rất nhiều, trước
đây 80% NCT sống với con cái, nhưng hiện nay do thay đổi về
đời sống kinh tế- xã hội, chỉ có 59% NCT sống với con cái. Rõ ràng,
với sự biến đổi về SXCS gia đình như vậy tạo ra thách thức trong hỗ
trợ, chăm sóc NCT dựa trên cộng đồng và các nhân tố khác thay vì
gia đình. Trong khi tỷ lệ NCT sống chung với con cái giảm đi đáng
kể thì tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng gia tăng trong thời gian qua
4.1.3. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo từng độ tuổi
4.1.4. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo giới tính
4.1.5. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo khu vực sống
4.2. Kết quả các kiểm định
4.3. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tự đánh giá
của NCT
4.3.1. Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá
Có 36% NCT tự đánh giá mình có sức khỏe tốt (SRH- Self-
rated Health), trong đó tỷ lệ của nam giới cao tuổi là 41,19% và phụ
nữ cao tuổi là là 32,11%.
Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong đánh giá về
SRH giữa các cách SXCS khác nhau. Chỉ có 18% NCT sống một
mình cho rằng họ có SHR tốt, trong khi đó, tỷ lệ này ở NCT sống chỉ
với vợ/chồng là 36,07%; những người sống với con là 36,62%; và
những NCT sống với người khác có SRH là 41,94%.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
4.3.2. SXCS và các yếu tố tác động tới sức khỏe tự đánh giá ở NCT
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy logistic cho sức khỏe tự đánh giá của
NCT
Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
1 2 3 4
OR OR OR OR
Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref.) - - - -
Sống chỉ với vợ/chồng 2.57*** 1.488 1.50 1.40
Sống với ít nhất một 2.63*** 1.78** 1.80** 1.76**
người con
Sống khác 3.29*** 1.94* 1.99* 1.99**
Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011
Kết quả của Mô hình 1 cho thấy tác động của SXCS đến SRH
là khá rõ: so với NCT sống một mình thì NCT sống với vợ/chồng;
NCT sống với con; và NCT có cách SXCS khác đều có SRH tốt cao
hơn gấp 2,5 lần (OR= 2,572, p<0.001; CI: 1.29-5.12).
Khi thêm các biến nhân khẩu-xã hội học, Mô hình 2 cho thấy các
biến số này đã làm giảm tác động của SXSC lên SRH. Một số ảnh
hưởng của SXCS đối với SRH là do sự liên kết của SXCS với tuổi, dân
tộc, giới tính và giáo dục. Kết quả cho thấy, các cách SXCS của NCT có
tác động đến sức khỏe tự đánh giá tốt có ý nghĩa thống kê khác nhau
trong mô hình. NCT sống với ít nhất một người con và sống khác đều có
SRH tốt cao hơn so với sống một mình. (OR = 1.785, p<0.05, CI: 1.00-
3.17 và OR= 1.947, p<0.1, CI: 0.97-3.87). Tuy nhiên, so với Mô hình 1
thì ở Mô hình 2 này, cách NCT chỉ sống với vợ/chồng lại không có ý
nghĩa thống kê. Khi thêm các yếu tố môi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
trường vào Mô hình 3 thì kết quả cũng cho thấy SXCS có tác động
đáng kể đến SRH (OR=1.8, p<0.05, CI: 1.00-3.24 và OR= 1.9,
p<0.05, CI: 0.99-4.01), trừ việc sống chung chỉ với vợ/chồng. Tương
tự, ở Mô hình 4 khi thêm các biến hành vi sức khỏe thì các hệ số hầu
như vẫn được giữ nguyên.
Vậy, kết quả từ nghiên cứu khẳng định rằng SXCS có tác
động đáng kể đến SRH ở NCT, và trong các hình thức SXCS thì
những NCT sống với con và sống khác có SHR tốt hơn so với những
người sống một mình. Kết quả này cũng giống với các nghiên cứu
của Grundy (2000), Hughes và Waite (2002), Samanta, Chen và
Vanneman (2015), Paul và Verma (2016).
4.4. Tác động của sắp xếp cuộc sống tới trầm cảm của NCT
4.4.1. Tình trạng trầm cảm của NCT
Có 39,62% NCT trong mẫu nghiên cứu bị trầm cảm. Theo
tuổi, nhũng người ở nhóm tuổi càng cao thì có tỷ lệ mắc trầm cảm
cao hơn so với nhóm trẻ. Về giới, so với nam cao tuổi thì nữ giới cao
tuổi bị các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn nam (31,66% so với
45,67%).
Theo các hình thức SXCS, kết quả cho thấy có sự khác biệt về
tỷ lệ mắc trầm cảm theo từng cách SXCS của NCT. Như thể hiện
trong Bảng 4.10, cho thấy những người sống một mình có tỷ lệ mắc
trầm cảm cao nhất (78,13%) so với bất kỳ nhóm SXCS nào khác,
trong khi NCT chỉ sống với vợ/chồng lại có tỷ lệ trầm cảm thấp nhất
(33,41%), sau đó là những người sống với con (37,90%) và NCT với
hình thức SXCS khác là 43,08%.
4.4.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng trầm cảm của
NCT
SXCS tác động rõ rệt đến tình trạng trầm cảm ở NCT: so với
những NCT sống một mình, NCT trong tất cả các cách SXCS còn lại
đều có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn; cụ thể: những NCT sống chỉ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
với vợ/chồng có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 0,51 lần (p< 0.05; CI:
0.294 – 0.891) so với những NCT sống một mình; những NCT sống
ít nhất với một người con có nguy mắc trầm cảm thấp hơn 0,55 lần
(p<0.05; CI 0.345- 0.890); NCT có cách SXCS khác thì nguy cơ mắc
trầm cảm thấp hơn 0,33 lần (p< 0.01; CI: 0.158-0.719). Kết quả này
cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Kooshiar và cộng sự
(2012) McKinnon, Harper và Moore (2013); Ren và Treiman (2015);
và Teerawichitchainan, Pothisiri và Long (2015)
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy logistic cho trầm cảm của NCT
Biến OR 95% CI
Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref.) - -
Sống chỉ với vợ/chồng 0.51**
0.29 -0.89
Sống với ít nhất một người con 0.55**
0.34-0.89
Sống khác 0.33**
0.15-0.72
Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011
4.5. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của
NCT
4.5.1. Tình trạng làm việc của NCT phân theo giới tính và khu vực
Tỷ lệ NCT tham gia làm việc là 39,14%, trong đó tỷ lệ làm
việc của nam giới cao tuổi là 45,5% cao hơn 11,2 điểm phần trăm so
với nữ cao tuổi (34,3%). Tỷ lệ làm việc của NCT ở khu vực nông
thôn cao hơn 16,75 điểm % so với khu vưc thành thị.
Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ tham gia
lao động ở nam và nữ cao tuổi. Với hình thức sống một mình ta thấy có
sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia vào lao động ở nữ cao
hơn 28,79 điểm phần trăm so với nam cao tuổi. Tỷ lệ tham gia
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
làm việc đối với hình thức sống chỉ với con là khác biệt khá lớn giữa
nam và nữ giới cao tuổi (46,42%/25,3%). Đối với hình thức sống chỉ
với vợ/chồng thì tỷ lệ làm việc ở nữ cao tuổi cao hơn 10,69% so với
nam giới, nhưng với hình thức sống với con thì tỷ lệ làm việc của nữ
cao tuổi lại thấp hơn nam cao tuổi khá nhiều (25,3% so với 46,42%)
Đối với tất cả các hình thức SXCS thì NCT ở khu vực nông thôn đều
có tỷ lệ làm việc cao hơn so với khu vực thành thị.
4.5.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng làm việc của NCT
SXCS của NCT có tác động đến tình trạng làm việc của NCT
với mức ý nghĩa thống kê khác nhau trong mỗi một mô hình. Ở hình
thức sống với con, đối với nữ cao tuổi sống với con có xác suất làm
việc thấp hơn 0.37 lần so với những người sống một mình (p< 0.00;
CI: 0.19-0.72).
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT, theo giới
tính
Nam Nữ
(n= 1094) (n=1643)
OR 95% CI OR 95% CI
Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref) - - - -
Sống chỉ với vợ/chồng 0.94 0.38-2.32 1.26 0.58-2.76
Sống với ít nhất một người
con 1.17 0.57-2.40 0.37*** 0.19-0.72
Sống khác 0.03*** 0.00-0.28 1.05 0.47-2.35
Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức
10%, 5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011
Theo kết quả hồi quy logistic ở cả hai khu vực nông thôn và
thành thị ở Bảng 4.14 cho thấy, ở khu vực thành thị tác động của SXCS
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
đến tình trạng làm việc của NCT thì đều không có ý nghĩa thống kê.
Nhưng đối với khu vực nông thôn thì những NCT sống với con có
xác suất làm việc thấp hơn 0.49 lần (OR=0.49 p< 0.05; CI:0.25-0.95)
so với NCT sống một mình. Các cách SXCS còn lại như (sống chỉ
với vợ/chồng và sống khác) không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT, theo
khu vực sống
Thành thị Nông thôn
(n= 719) (n=2018)
OR 95% CI OR 95% CI
Theo loại hình SXCS
Sống một mình (ref) - - - -
Sống chỉ với vợ/chồng 0.86 0.26-2.80 0.86 0.44-1.68
Sống với ít nhất một
người con 0.72 0.30-1.72 0.49** 0.25-0.95
Sống khác 1.15 0.24-5.62 0.71 0.23-2.17
Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%,
5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH
SÁCH 5.1. Các kết quả nghiên cứu chính
Dựa vào kết quả phân tích thống kê và mô hình hồi quy về tác
động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. Tác
giả xin đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, kết quả từ phân tích thực trạng cho thấy hình thức
sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đổi rất nhiều: vào đầu
những năm 1990, 80% NCT sống cùng với con cái, nhưng hiện nay
chỉ còn 59%, trong khi đó tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống
với vợ/chồng lại tăng lên. Sự biến đổi về SXCS gia đình tạo ra thách
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
thức trong hỗ trợ, chăm sóc NCT nếu chỉ dựa vào gia đình.
Thứ hai, tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng tăng lên phản ánh
sở thích sống độc lập của bố mẹ cao tuổi cũng như phản ánh sự độc
lập của con cái.
Thứ ba, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông thôn,
nhưng tỷ lệ NCT ở nông thôn sống với con thấp hơn so với thành thị,
trong khi các hình thức SXCS khác (như sống một mình, sống chỉ
với vợ/chồng) lại cao hơn so với khu vực thành thị.
Thứ tư, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã cải thiện, nhưng
sức khỏe NCT vẫn còn nhiều thách thức với 36% NCT có SHR tốt
và 39,62% NCT bị trầm cảm. Do đó, cần có các chính sách giúp cải
thiện và nâng cao sức khỏe NCT. Mặc khác, phần lớn NCT vẫn tiếp
tục tham gia làm việc (hơn 55%) để duy trì cuộc sống cá nhân và hỗ
trợ con cái.
Thứ năm, kết quả hồi quy logistic cho thấy, trong các hình thức
SXCS ở NCT thì ở Việt Nam hình thức NCT sống chung với con là có
lợi nhất cho sức khỏe của NCT cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm
thần. Những người sống một mình có sức khỏe kém nhất. Cùng với
những thay đổi về SXCS đã nêu trên, các kết quả này cho thấy nhiều
thách thức trong chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi.
Thứ sáu, kết quả hồi quy về tác động của SXCS đến tình trạng
làm việc của NCT cũng cho thấy, những NCT sống với con có xác
xuất làm việc thấp hơn các nhóm khác và điều này thể hiện rằng gia
đình vẫn là nguồn hỗ trợ chính về thu nhập cho NCT.
5.2. Một số chính sách
Từ những kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu đề xuất hàm ý
chính sách tập trung theo 4 hướng ưu tiên sau: i) chính sách khuyến
khích đồng cư trú, ii) chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho NCT, iii)
chính sách làm việc cho NCT; iv) chính sách vận động tuyên truyền
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
5.2.1. Chính sách khuyến khích đồng cư trú
Một là, để khuyến khích sự chăm sóc hỗ trợ của gia đình đối
với NCT và đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư
và độc lập trong cuộc sống hàng ngày của cả bố mẹ và con cái.
Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích như: thuế, nhà ở, các
khoản vay, cũng như đưa ra các xu hướng dự kiến trong đô thị hóa
Hai là, xây dựng hình ảnh gia đình chung sống nhiều thế hệ
nhằm tạo điều kiện để NCT được sống cùng con cháu và được chăm
sóc tại gia đình thông qua việc hướng dẫn người thân kỹ năng chăm
sóc NCT.
Ba là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến
tuyên truyền tầm quan trọng của gia đình, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các thế hệ nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các thế hệ.
5.2.2. Chăm sóc sức khỏe NCT
Một là, chính sách an sinh xã hội, sức khoẻ và kinh tế cho
NCT cần phải được xem xét cùng với sự SXCS. Với sự thay đổi
trong mô hình SXCS như hiện nay, thì các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cần phải dịch chuyển các nguồn lực và dịch vụ để sớm đáp ứng
với những sự thay đổi này.
Hai là, nguy cơ “già trước khi giàu” khiến việc hỗ trợ và chăm
sóc sức khỏe cho NCT chủ yếu dựa vào chính phủ là không khả thi.
Do đó, chính phủ cần tăng cường khuyến khích mạng lưới hỗ trợ,
chăm sóc từ gia đình.
Ba là; việc chăm sóc NCT hiện nay chủ yếu vẫn là dựa vào gia
đình cần có những hỗ trợ tương ứng cho những người chăm sóc này
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và mở rộng các trung
tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao
tuổi. Xây dựng các viện lão khoa tại các tỉnh/thành phố, ở cấp
quận/huyện thành lập các khoa lão khoa. Mở rộng đào tạo đội ngũ
bác sỹ, nhân viên y tế chính và nhân viên xã hội về lão khoa và lão
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
khoa cơ bản.
Năm là, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động
nhiều nguồn lực xã hội trong chăm sóc NCT.
5.2.3. Chính sách làm việc cho NCT
Một là, tạo cơ hội làm việc cho NCT, cho phép người cao tuổi
tiếp tục làm việc miễn là họ muốn làm việc và có thể làm, với những
người có kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm nên được khuyến khích ở lại
lực lượng lao động lâu hơn.
Hai là, hình thành các phòng tư vấn việc làm riêng đối với
NCT nhằm giúp NCT tìm được việc làm phù hợp với hồ sơ cá nhân
của họ.
Ba là, loại bỏ các rào cản tuổi tác trong thị trường lao động
chính thức bằng cách thúc đẩy tuyển dụng người cao tuổi. Đối với
các doanh nghiệp sử dụng lao động cao tuổi cần có cơ chế khuyến
khích
Bốn là, các hình thức tự làm việc ở NCT cũng nên được
khuyến khích bằng cách chính phủ cung cấp môt số hỗ trợ về tài
chính và phi tài chính.
5.2.4. Chính sách vận động tuyên truyền
Một là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
và nâng cao nhận thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho
một tuổi già khỏe mạnh.
Hai là, cung cấp cho người già những kiến thức tổng quan về
sự thay đổi của tuổi tác, khuyến khích họ tham gia các hoạt động
cộng đồng.
Ba là, có những chính sách vận động và đồng thời hình thành
những tổ chức, các câu lạc bộ tạo điều kiện cho NCT tham gia vào
các tổ chức cộng đồng sẽ cải thiện tinh thần NCT.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
KẾT LUẬN
Luận án đã làm rõ các lý luận về SXCS, và tác động của SXCS
với sức khỏe và làm việc của NCT.
Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về lý luận và thực
nghiệm ở trong và ngoài nước, luận án đã tổng hợp, phát triển một
cách có hệ thống các vấn đề lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT;
và tác động của SXCS với sức khỏe và làm việc của NCT để kế thừa
và vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
Tác giả cũng đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu và xây
dựng khung phân tích và mô hình hồi quy để phân tích tác động của
SXCS đến sức khỏe và làm việc của NCT. Các kết quả phân tích
cũng chỉ rõ rằng SXCS là một trong những nhân tố có tác động đến
sức khỏe (cả thể chất và tầm thần) và tình trạng làm việc của NCT.
Cụ thể, hình thức sống với con là có lợi nhất cho sức khỏe và phúc
lợi của NCT. Tuy nhiên, thực trạng SXCS của NCT lại đang thay đổi
theo xu hướng là hình thức sống chung với con ngày càng giảm. Do
đó, vấn đề này đặt ra rất nhiều thách thức trong chăm sóc, hỗ trợ
NCT từ gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất
một số chính sách cơ bản hướng đến mục tiêu chăm sóc và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho NCT. Cũng thông qua việc làm rõ các mục
tiêu và trả lời được các câu hỏi của nghiên cứu, luận án đã có những
đóng góp mới nhất định về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn và về
chính sách. Tác giả đã gợi ý chính sách cho nhà quản lý và hoạch
định nhằm nâng cao nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong thời gian tới, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu
thêm về các loại hình SXCS và các nghiên cứu trong tương lai có thể
cần xem xét các kiểu SXCS bổ sung phản ánh xu hướng đa dạng về
cách SXCS (cư trú gần, cư trú xa, sống với cháu.)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
[1] Trần Thị Thúy Ngọc (2020), “Già hóa dân số và sắp xếp cuộc
sống gia đình của người cao tuổi: Nghiên cứu tại Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 18 (8). Trang: 34-39.
ISSN: 1859-1531
[2] Trần Thị Thúy Ngọc (2019), “Người cao tuổi và sự sắp xếp cuộc
sống: Trường hợp nghiên cứu ở Tây Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa
học quốc gia năm 2019 “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên” (trang 936-940). ISBN: 978-604-60-3012-6
[3] Long Thanh Giang, Tam Thanh Nguyen & Ngoc Thuy Thi Tran
(2019) Factors Associated with Depression among Older People in
Vietnam, Journal of Population and Social Studies số: 27 (2): trang:
181 – 194 (tạp chí thuộc danh mục Scopus Q3/ISSN: 2465-4418)
[4] Long Thanh Giang, Trang Thu Do, Thang Van Huynh Van, &
Ngoc Thuy Thi Tran Van Thang (2019) Family support exchanges
and subjective well-being among older people: Evidence from
Vietnam, Proceedings of the International Conference on Humanities
and Social Sciences, ISBN: 978-616-438-425-5
[5] Long Thanh Giang, Nam Truong Nguyen, Trang Thi Nguyen,
Hoi Quoc Le & Ngoc Thuy Thi Tran (2020) Social Support Effect
on Health of Older People in Vietnam: Evidence from a National
Aging Survey, Ageing International, số 45 (4): trang 344-360 (tạp
chí thuộc danh mục Scopus Q3)

More Related Content

Similar to Tác Động Của Sắp Xếp Cuộc Sống Đến Sức Khỏe Và Tình Trạng Làm Việc Của Người Cao Tuổi Việt Nam.doc

15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
Duy Quang
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
TrnAnh117
 

Similar to Tác Động Của Sắp Xếp Cuộc Sống Đến Sức Khỏe Và Tình Trạng Làm Việc Của Người Cao Tuổi Việt Nam.doc (20)

Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.doc
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
 
báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên...
báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên...báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên...
báo cáo nghiên cưu khoa học sinh viên môn ppnckh đề tài thái độ của sinh viên...
 
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.docBình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docxCơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
Cơ sở lý luận về chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi.docx
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại th...
Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại th...Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại th...
Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại th...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Bình Định.doc
 
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.docLuận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Ninh, tỉn...
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Ninh, tỉn...Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Ninh, tỉn...
Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Ninh, tỉn...
 
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.pptBai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
Bai 2.1. Cac cong cu danh gia gia dinh updated 10.9.13.ppt
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Nhân Sinh Quan Phật Giáo Với Đời Sống Tinh Thần Của Nhân Dân Các Bộ ...
Luận Văn Nhân Sinh Quan Phật Giáo Với Đời Sống Tinh Thần Của Nhân Dân Các Bộ ...Luận Văn Nhân Sinh Quan Phật Giáo Với Đời Sống Tinh Thần Của Nhân Dân Các Bộ ...
Luận Văn Nhân Sinh Quan Phật Giáo Với Đời Sống Tinh Thần Của Nhân Dân Các Bộ ...
 
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thôngTìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực y tế dự phòng tại thành phố Đà Nẵn...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc khmer huyện Trà Cú, t...
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149 (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
 
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.docHoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.docLuận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
 
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
 
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.docLUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
 
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.docPhát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tác Động Của Sắp Xếp Cuộc Sống Đến Sức Khỏe Và Tình Trạng Làm Việc Của Người Cao Tuổi Việt Nam.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------  ----------- TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2021
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Giang Thanh Long 2. PGS. TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: TS. Trịnh Thái Quang Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Hoàng Nam Phản biện 3: PGS. TS. Hồ Đình Bảo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Vào ngày 05 tháng 11 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin - Học liệu và truyền thông, Đại học Đà Nẵng
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số rất cao, đặc biệt là so với các nước có mức thu nhập trung bình. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, tỷ lệ NCT (người từ 60 tuổi trở lên) là gần 11,9% tổng dân số (tương đương với 11,4 triệu người). Dự báo dân số giai đoạn 2014-2049 của Tổng cục Thống kê (TCTK 2016) cho thấy, tỷ lệ NCT sẽ tăng lên mức 26,1% vào năm 2050 (tương đương với 27 triệu người). Theo truyền thống, đồng cư trú là hình thức phổ biến ở Việt Nam nên người cao tuổi (NCT) được chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình. Cho tới nay, gia đình vẫn là nguồn an sinh của NCT – là nơi cung cấp và hỗ trợ chính cho NCT cả về mặt vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và xu hướng di cư đã tác động mạnh mẽ đến hộ gia đình theo hướng thay đổi từ hộ gia đình truyền thống với nhiều thế hệ sang hộ gia đình hạt nhân, đặc biệt là hộ gia đình chỉ có vợ chồng là NCT sống với nhau. Sự thay đổi đó cũng làm cho vị thế của NCT trong hộ gia đình cũng thay đổi. Bên cạnh đó, sống một mình là điều ít mong muốn về mặt xã hội nhưng lại đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến ở NCT, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi rất cao (từ 80 trở lên). Những sự biến đổi sắp xếp cuộc sống (SXCS) (hay sắp xếp cư trú) như thế vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Cùng lúc đó, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông thôn không có lương hưu và không có thu nhập tích lũy khi về già và nhiều NCT không nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội (UNFPA 2011; Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong 2016) nên thực tế nhiều NCT vẫn ở lại làm việc lâu hơn để hỗ trợ tài chính cho bản thân và gia đình. Cho nên, với sự thay đổi trong cách SXCS gia
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 đình của NCT theo xu hướng sống với con ngày càng giảm sẽ có ảnh hưởng lớn đến an sinh thu nhập cho NCT, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế-xã hội của Việt Nam. Như vậy, trong bối cảnh già hóa dân số, những thay đổi trong SXCS, thị trường lao động… thì việc xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe, làm việc của NCT rất cần thiết. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe (thể chất và tâm thần) và tình trạng làm việc của NCT. Do đó, nghiên cứu này là cần thiết để cung cấp những bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để từ đó mang lại những giá trị học thuật và chính sách. Đây cũng chính là động lực, lý do chính mà NCS lựa chọn đề tài “Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe và tình trạng làm việc của người cao tuổi Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2. Mục tiêu cụ thể i) Hệ thống hóa và làm rõ các lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT; ii) Phân tích thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam; iii) Phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT; iv) Trên cơ sở các kết quả phân tích, đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đề ra cần giải quyết là: i) Tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc ở NCT được giải thích bằng các lý thuyết nào? ii) Thực trạng về SXCS của NCT ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 iii) Trong điều kiện của Việt Nam, yếu tố SXCS tác động đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT như thế nào? iv) Dựa vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cần có các chính sách như thế nào để nâng cao sức khỏe cho NCT và cải thiện tình trạng làm việc của NCT? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: là SXCS của NCT Việt Nam, sức khoẻ của NCT, tình trạng làm việc của NCT và tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tác giả sẽ tập trung vào phân tích tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khoẻ (gồm thể chất và tâm thần) và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT. - Về không gian: Luận án nghiên cứu ở Việt Nam. - Về thời gian: + Nghiên cứu sự thay đổi trong cách SXCS của NCT giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2016 trên cơ sở sử dụng dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống kê. + Nghiên cứu tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT trên cơ sở dữ liệu của Điều tra Người cao tuổi Việt Nam năm 2011 (VNAS 2011) vì đến thời điểm hoàn thành Luận án này, VNAS 2011 là cơ sở dữ liệu đại diện quốc gia cho dân số cao tuổi mà có đầy đủ nhất các thông tin phục vụ nghiên cứu, đặc biệt là thông tin về sức khỏe và làm việc của NCT. 4. Đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó rút ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ khái niệm và phân loại SXCS cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 - Làm rõ tác động của SXCS đến sức khỏe và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT. - Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích về tác động của SXCS đến sức khỏe (thể chất và tâm thần) và tình trạng làm việc ở NCT. - Kết quả phân tích cho thấy thực trạng SXCS của NCT Việt Nam đã thay đổi và ở Việt Nam thì hình thức sống với con vẫn là hình thức tốt nhất cho sức khỏe và đảm bảo phúc lợi cho NCT. - Luận án đã gợi ý chính sách cho nhà quản lý và hoạch định những quyết sách phù hợp trong việc phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Cũng như, cần phải có những điều chỉnh về chính sách để thích ứng với dân số già hóa nhanh và nhiều biến động về kinh tế - xã hội và sức khỏe đối với thế hệ NCT hiện tại và tương lai. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT Chương 3. Thiết kế nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Một số đề xuất chính sách CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về sắp xếp cuộc sống người cao tuổi 1.1.1. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở nước ngoài 1.1.2. Các nghiên cứu về SXCS người cao tuổi ở Việt Nam Các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam về sự SXCS của NCT cho thấy, mô hình SXCS của NCT ở các quốc gia, ở các khu
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 vực là khác nhau. Sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng là hình thức SXCS phổ biến nhất được tìm thấy ở các nước phát triển và sống với con cái là hình thức phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, cùng với những thay đổi kinh tế - xã hội thì mô hình SXCS truyền thống cũng đang có sự thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ NCT sống với con giảm, sống một mình hoặc sống chỉ với vợ/chồng tăng. 1.2. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khoẻ NCT * SXCS tác động tích cực đến sức khỏe NCT * SXCS tác động tiêu cực đến sức khỏe NCT Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số kết quả quan trọng như sau: - Sắp xếp cuộc sống của NCT là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của NCT. Có nhiều bằng chứng, kể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, cho thấy sự SXCS có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuổi già – được thể hiện bằng các thước đo khác nhau như sức khỏe tự đánh giá, các khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, tình trạng trầm cảm, sự suy giảm nhận thức, tình hình bệnh tật và nguy cơ tử vong. - Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng sống trong một gia đình đa thế hệ sẽ góp phần tăng cường sức khỏe thể chất và tâm thần vì những lợi ích vật chất và phi vật chất mang lại (như hỗ trợ chuyển giao trong nội bộ gia đình, sự quan tâm đến sức khỏe, lối sống lành mạnh, sự giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày, cảm giác tự hào, những hỗ trợ về mặt cảm xúc, tình cảm…). - Người cao tuổi sống một mình thường có tình trạng sức khỏe kém và có nguy cơ bị trầm cảm cao cũng như ít hài lòng với cuộc sống hơn. - Một số các nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại là sống chung
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 không giúp cải thiện sức khỏe cho NCT mà còn làm cho sức khỏe NCT xấu đi. Do sự chia sẻ nguồn lực từ bố mẹ sang con, hay việc sống chung làm cho NCT quá phụ thuộc vào người khác dẫn đến sự suy giảm một số chức năng vận động, và hơn nữa khoảng cách thế hệ dẫn đến những xung đột về giá trị tư tưởng… Đây là các nguyên nhân này làm cho việc sống chung giữa bố mẹ và con dẫn đến sự suy giảm sức khỏe ở NCT. 1.3. Các nghiên cứu về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT Từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trên, có thể rút ra một số kết quả quan trọng như sau: - Thực tế phần lớn NCT vẫn tham gia làm việc, và sự tham gia này là rất khác nhau đối với mỗi loại hình SXCS. - SXCS của NCT là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến làm việc của NCT. Ở cả nước phát triển và đang phát triển, có nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự SXCS có thể ảnh hưởng đến tình trạng làm việc của NCT. - Các kết quả nghiên cứu là không đồng nhất, trong đó một số nghiên cứu cho rằng xác suất làm việc của NCT sống với vợ/chồng và con cao hơn các nhóm NCT khác (ví dụ, Croda & Gonzalez, 2005, Paul & Verma, 2016, Raymo và cộng sự, 2018). Ngược lại, có nghiên cứu lại cho thấy NCT sống chung với con có xác suất làm việc thấp hơn so với các nhóm khác (ví dụ, Tong, Chen và Su, 2018). 1.4. Khoảng trống trong nghiên cứu - Trong các nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe của NCT và SXCS đến tình trạng làm việc của NCT thì các kết quả nghiên cứu là chưa rõ ràng. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam thì tác động này như thế nào và rất cần nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này. - Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhưng tình trạng già hóa đang diễn ra rất nhanh. Những nghiên cứu về già hóa nói chung
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 khá nhiều, nhưng việc nghiên cứu thực trạng về SXCS, sức khỏe, làm việc cũng như tác động giữa các yếu tố này ở NCT Việt Nam là chưa có nghiên cứu nào. - Nghiên cứu về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT ở Việt Nam làm cơ sở cho hoạch định các chính sách xã hội. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SẮP XẾP CUỘC SỐNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ TÌNH TRẠNG LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 2.1. Những vấn đề chung về người cao tuổi và sắp xếp cuộc sống người cao tuổi 2.1.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1. Già hóa dân số Già hoá dân số hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già”: Khi tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên (Theo phân loại của Cowgill và Holmes (1970) theo trích dẫn của Tsuya và Martin 1992) 2.1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi Ở Việt Nam, theo Điều 2, Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định: Người cao tuổi là những công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Trong luận án này, NCS sẽ sử dụng thuật ngữ người cao tuổi (NCT) theo quy định này. 2.1.2. Khái niệm “sắp xếp cuộc sống” 2.1.2.1. Khái niệm sắp xếp cuộc sống 2.1.2.2. Sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi Thuật ngữ “sắp xếp cuộc sống” (living arrangements) hoặc “sắp xếp đồng cư trú” (co-residential arrangements) (Palloni, 2000) được dùng để đề cập đến cấu trúc hộ gia đình của người cao tuổi.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 2.2. Phân loại sắp xếp cuộc sống của NCT Từ các phân tích trên để cho phù hợp với đặc trưng cơ bản của Việt Nam về nhân khẩu học, kinh tế- xã hội và sự sẵn có của dữ liệu nghiên cứu cũng như để phù hợp cho việc đánh giá tác động của SXCS với sức khoẻ và làm việc của NCT một cách rõ rệt, luận án này định nghĩa SXCS và phân loại như sau: Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi là thể hiện việc người cao tuổi sống với ai trong cùng một HGĐ và SXCS có thể chia thành bốn nhóm sau: i) Sống một mình: gồm những HGĐ chỉ có NCT sống một mình; ii) Chỉ sống với vợ/chồng cao tuổi (tức là hộ gia đình chỉ có vợ chồng cao tuổi sống với nhau); iii) Sống với ít nhất một người con (tức là NCT sống với ít nhất một người con, kể cả con đẻ và/hoặc con nuôi; và iv) Loại khác (gồm những cách SXCS khác của NCT không thuộc ba nhóm trên). 2.4. Sắp xếp cuộc sống và sức khỏe của người cao tuổi 2.4.1. Khái niệm và đo lường sức khỏe 2.4.1.1. Sức khỏe thể chất 2.4.1.2. Sức khỏe tâm thần 2.4.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe người cao tuổi Tác động của SXCS lên sức khỏe của NCT được giải thích bởi các lý thuyết đoàn hệ, lý thuyết hỗ trợ xã hội và lý thuyết văn hóa. 2.4.2.1. Lý thuyết mô hình đoàn hệ về các mối quan hệ xã hội SXCS có thể được coi là một kiểu đoàn xe xã hội của các tác động của các thế hệ vì nó cung cấp sự hỗ trợ trong suốt cuộc đời của một cá nhân, bao gồm những hỗ trợ cả về mặt thể chất và vật chất (sự giúp đỡ về mặt thể chất, hỗ trợ tài chính…) và hỗ trợ tinh thần. các cá nhân trong đoàn xe xã hội này có mối quan hệ gần gũi trong phạm vi gia đình nên SXCS của các cá nhân và sự thay đổi trong cách SXCS của họ cùng có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi chung của tất cả các cá nhân trong đoàn hệ.
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 2.4.2.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội SXCS giữa các thế hệ như là một loại hỗ trợ xã hội vì SXCS hình thành môi trường xã hội trực tiếp và gần gũi nhất trong việc cung cấp hỗ trợ xã hội về thể chất và tinh thần cho các cá nhân. Các kiểu SXCS khác nhau có liên quan đến mối quan hệ gia đình đa dạng và mô hình trao đổi khác nhau vì các loại SXCS khác nhau sẽ xác định vai trò của các cá nhân trong một hộ gia đình và số lượng và loại tài nguyên khác nhau có sẵn cho các cá nhân. Do những khác biệt này mà việc SXCS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và tâm lý khi về già. 2.4.2.3. Lý thuyết văn hóa 2.5. Sắp xếp cuộc sống và tình trạng làm việc của NCT 2.5.1. Khái niệm và phân loại làm việc của NCT 2.5.1.1. Khái niệm Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về làm việc của NCT ở Việt Nam nên để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, luận án tiếp cận theo khái niệm về làm việc của TCTK đưa ra: làm việc là hoạt động lao động từ 1 giờ trở lên trong vòng 7 ngày tính tới thời điểm khảo sát/điều tra nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình mà không bị pháp luật cấm. 2.5.2. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến làm việc ở NCT 2.5.2.1. Lý thuyết cung - cầu và sự tham gia thị trường lao động của NCT 2.5.2.2. Sắp xếp cuộc sống và sự tham gia vào thị trường lao động của NCT Lý thuyết hiện đại hoá cho rằng kết quả sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến việc phá vỡ các chuẩn mực truyền thống và do đó đã làm yếu đi các mối quan hệ ràng buộc giữa con cái và bố mẹ (Goode, 1963). Sự thay đổi trong cách SXCS, nhiều hơn gia đình hạt nhân không chỉ làm khó khăn cho việc cùng chung sống giữa con cái với bố mẹ mà còn làm yếu đi mối quan hệ tài chính và tình cảm qua các thế hệ (Thornton, Chang và Sun 1984) với những sự thay đổi trong cách SXCS sẽ có tác động đến tình trạng làm việc ở NCT.
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Bối cảnh nghiên cứu 3.2. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe của người cao tuổi 3.2.1. Khung phân tích Khung phân tích nghiên cứu bao gồm: Biến sức khỏe đầu ra của NCT được thể hiện: sức khỏe tự đánh giá (đại diện cho sức khỏe thể chất) và trầm cảm (đại diện cho sức khỏe tâm thần). Có ba nhóm biến độc lập tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần của NCT, cụ thể: i) sắp xếp cuộc sống (và đây là biến độc lập chính trong mô hình; ii) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân NCT; iii) nhóm biến đặc điểm hộ gia đình (HGĐ); iv) các nhân tố liên quan đến hành vi sức khỏe. 3.2.2 Mô hình nghiên cứu Dựa trên cách tiếp cận của các nghiên cứu trước đây (ví dụ, Chou, Ho và Chi 2006, Weissman & Russell 2016, Mahapatro, Acharya và Singh 2017), tác giả xem xét tác động của SXCS đến sức khỏe của NCT dựa trên mô hình hồi quy logistic được thể hiện như sau: Logit (P) = βiXi + εi hay Ln(1− ) = β0 + β1X1 + β2X2 + … βkXk + εi + Ln[P/(1-P)]: Xác suất xảy ra của biến phụ thuộc, trong đó biến phụ thuộc sức khỏe NCT được đo lường thông qua hai biến đại diện là i) sức khỏe tự đánh giá của NCT và ii) tình trạng bị trầm cảm của NCT. + β0: hệ số chặn (hằng số) + Xi: tập hợp các biến độc lập trong mô hình phân tích, thể hiện các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình của NCT thứ i; + βi: các hệ số hồi quy tương ứng của biến Xi + εi: sai số ước tính của mô hình
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 3.2.3. Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu 3.2.3.1. Biến phụ thuộc (biến sức khỏe đầu ra của NCT) - Sức khỏe tự đánh giá (SRH) đại diện cho sức khỏe thể chất - Tình trạng bị trầm cảm là biến đại diện cho sức khỏe tâm thần 3.2.3.2. Các biến độc lập ❖ Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic sức khỏe tự đánh giá - Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập quan trọng chính trong mô hình. cách SXCS hiện tại được phân loại thành bốn nhóm như sau: i) những người cao tuổi sống một; ii) NCT chỉ sống với vợ/chồng; iii) NCT sống chung ít nhất với một người; và iv) sống khác Các biến độc lập khác được chia thành ba nhóm như sau: - Nhóm các biến dân số - xã hội học được kết hợp trong phân tích bao gồm: tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân; giáo dục; khu vực thành thị/nông thôn; tôn giáo, dân tộc. - Nhóm biến về môi trường sống được đo lường bằng cách tổng hợp ba biến liên quan như sau: nguồn điện thắp sáng; nguồn nước sinh hoạt; nhà vệ sinh - Nhóm biến liên quan đến hành vi sức khỏe (Health behaviors): Các hành vi sức khỏe được đánh giá bao gồm: hút thuốc, dùng đồ uống có cồn. ❖ Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic về trầm cảm - Sắp xếp cuộc sống của NCT. Đây là biến độc lập chính trong nghiên cứu này, SXCS đã được mô tả ở trên. Các biến độc lập khác được đưa vào phân tích chia thành ba nhóm như sau: - Các đặc điểm cá nhân, gồm có: tuổi; giới tính; tình trạng hôn nhân; trình độ học vấn; tình trạng làm việc; mức độ khó khăn trong
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADLs), các hạn chế về chức năng vận động - Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài chính; khu vực sống; NCT đã từng bị bạo lực gia đình hay không; NCT có vai trò quyết định các việc lớn trong hộ gia đình hay không; NCT có nhận được sự trợ giúp công việc nhà từ con hay không; NCT có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các con; NCT có hỗ trợ tài chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu hoặc các thành viên khác trong gia đình hay không. - Các biến liên quan đến cộng đồng nơi NCT sinh sống, gồm có: NCT có tham gia hoạt động xã hội và cộng đồng không; NCT có nhận được sự tôn trọng của cộng đồng hay không 3.3. Khung phân tích và mô hình nghiên cứu tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của người cao tuổi 3.3.1. Khung phân tích 3.3.2. Mô hình nghiên cứu 3.3.3. Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu 3.3.3.1. Biến phụ thuộc: tình trạng làm việc của NCT Tình trạng làm việc của NCT được phân loại theo nhị phân, được mã hóa là 1 nếu người cao tuổi đang tham gia làm việc và là 0 nếu người đó đang không làm việc. 3.3.3.2. Các biến độc lập trong mô hình - Biến độc lập chính của nghiên cứu là cách SXCS hiện tại đã được mô tả ở trên. Các biến kiểm soát được chia thành ba nhóm sau: - Các biến thể hiện các đặc điểm cá nhân, gồm có: tuổi; giới tính; trình độ học vấn; sức khỏe. - Các biến thể hiện đặc điểm hộ gia đình, gồm có: tình hình tài chính; khu vực sống; NCT có nhận được sự trợ giúp tài chính từ các con; NCT có hỗ trợ tài chính cho các con; NCT có chăm sóc cháu
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 hoặc các thành viên khác trong gia đình hay không. 3.4. Dữ liệu nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng hai bộ dữ liệu thứ cấp gồm: dữ liệu Điều tra về người cao tuổi Việt Nam (VNAS) của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) và dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống kê (GSO). 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Xử lý số liệu 3.5.2. Phương pháp phân tích 3.5.2.1. Phương pháp định tính: Phương pháp tổng hợp được sử dụng thông qua việc tổng hợp các lý thuyết liên quan và hệ thống hóa thành cơ sở lý thuyết của luận án, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của SXCS với sức khỏe và làm việc ở NCT. Từ đó, tiếp thu có chọn lọc để xây dựng khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. 3.5.2.2. Phương pháp định lượng: ❖ Thống kê mô tả Với các chỉ tiêu tần suất để phân tích thực trạng SXCS của NCT Việt Nam, tình trạng sức khỏe NCT cũng như tình trạng làm việc của họ theo từng cách sắp xếp cuộc sống cụ thể, và theo các biến khác. ❖ Các kiểm định liên quan Để đảm bảo độ tin cậy và tính ổn định của các hệ số trong mô hình, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan bao gồm: - Kiểm định tương quan - Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến - Kiểm định t - Kiểm định Chow
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 - Kiểm định Hosmer-Lemeshow cho tính phù hợp của mô hình. ❖ Ước lượng các hệ số hồi quy Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic. Các hệ số hồi quy biểu thị bằng tỷ số chênh (OR – odds ratio): nếu tỷ số lớn hơn 1 thì một biến số có xác suất (cơ hội) xảy ra cao hơn so với biến tham chiếu, và ngược lại khi OR nhỏ hơn 1. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam 4.1.1. Khái quát về dân số cao tuổi ở Việt Nam 4.1.1.1. Số lượng người cao tuổi ở Việt Nam Số lượng và tỷ trọng NCT Việt Nam đã tăng mạnh mẽ qua các thời kỳ. Năm 1979 dân số cao tuổi của nước ta là 3,71 triệu người chiếm tỷ trọng 6,9% dân số cả nước thì đến năm 2019 có khoảng 11,41 triệu người Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, chiếm gần 11,9% tổng dân số. Số lượng NCT đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 1999 và gấp 3 so với năm 1979. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê (2016), đến năm 2050, Việt Nam là quốc gia có dân số “siêu già”. 4.1.1.2. Các đặc trưng của dân số cao tuổi Việt Nam 4.1.2. Cách thức sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam Bảng 4.3. Cách thức sắp xếp cuộc sống của NCT Việt Nam Chỉ tiêu Đvt 2002 2006 2012 2016 Sống một mình % 5,29 5,58 7,44 7,92 Sống chỉ với vợ/chồng % 13,28 15,53 19,43 19,65 Sống với ít nhất một % người con 72,80 68,02 60,85 59,53 Sống khác % 8,63 10,86 12,28 12,90
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 Chỉ tiêu Đvt 2002 2006 2012 2016 Tổng 100 100 100 100 Tổng số NCT (chưa có Người trọng số) 11.946 3.865 3.978 4.642 Tổng số NCT (theo Người trọng số) 7.081.223 8.400.266 10.009.091 12.464.736 Nguồn: Tính toán từ VHLSS các năm 2002, 2006, 2012, 2016 Cách thức sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đổi rất nhiều, trước đây 80% NCT sống với con cái, nhưng hiện nay do thay đổi về đời sống kinh tế- xã hội, chỉ có 59% NCT sống với con cái. Rõ ràng, với sự biến đổi về SXCS gia đình như vậy tạo ra thách thức trong hỗ trợ, chăm sóc NCT dựa trên cộng đồng và các nhân tố khác thay vì gia đình. Trong khi tỷ lệ NCT sống chung với con cái giảm đi đáng kể thì tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng gia tăng trong thời gian qua 4.1.3. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo từng độ tuổi 4.1.4. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo giới tính 4.1.5. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo khu vực sống 4.2. Kết quả các kiểm định 4.3. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến sức khỏe tự đánh giá của NCT 4.3.1. Tình trạng sức khỏe do NCT tự đánh giá Có 36% NCT tự đánh giá mình có sức khỏe tốt (SRH- Self- rated Health), trong đó tỷ lệ của nam giới cao tuổi là 41,19% và phụ nữ cao tuổi là là 32,11%. Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong đánh giá về SRH giữa các cách SXCS khác nhau. Chỉ có 18% NCT sống một mình cho rằng họ có SHR tốt, trong khi đó, tỷ lệ này ở NCT sống chỉ với vợ/chồng là 36,07%; những người sống với con là 36,62%; và những NCT sống với người khác có SRH là 41,94%.
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 4.3.2. SXCS và các yếu tố tác động tới sức khỏe tự đánh giá ở NCT Bảng 4.9. Kết quả hồi quy logistic cho sức khỏe tự đánh giá của NCT Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình 1 2 3 4 OR OR OR OR Theo loại hình SXCS Sống một mình (ref.) - - - - Sống chỉ với vợ/chồng 2.57*** 1.488 1.50 1.40 Sống với ít nhất một 2.63*** 1.78** 1.80** 1.76** người con Sống khác 3.29*** 1.94* 1.99* 1.99** Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011 Kết quả của Mô hình 1 cho thấy tác động của SXCS đến SRH là khá rõ: so với NCT sống một mình thì NCT sống với vợ/chồng; NCT sống với con; và NCT có cách SXCS khác đều có SRH tốt cao hơn gấp 2,5 lần (OR= 2,572, p<0.001; CI: 1.29-5.12). Khi thêm các biến nhân khẩu-xã hội học, Mô hình 2 cho thấy các biến số này đã làm giảm tác động của SXSC lên SRH. Một số ảnh hưởng của SXCS đối với SRH là do sự liên kết của SXCS với tuổi, dân tộc, giới tính và giáo dục. Kết quả cho thấy, các cách SXCS của NCT có tác động đến sức khỏe tự đánh giá tốt có ý nghĩa thống kê khác nhau trong mô hình. NCT sống với ít nhất một người con và sống khác đều có SRH tốt cao hơn so với sống một mình. (OR = 1.785, p<0.05, CI: 1.00- 3.17 và OR= 1.947, p<0.1, CI: 0.97-3.87). Tuy nhiên, so với Mô hình 1 thì ở Mô hình 2 này, cách NCT chỉ sống với vợ/chồng lại không có ý nghĩa thống kê. Khi thêm các yếu tố môi
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 trường vào Mô hình 3 thì kết quả cũng cho thấy SXCS có tác động đáng kể đến SRH (OR=1.8, p<0.05, CI: 1.00-3.24 và OR= 1.9, p<0.05, CI: 0.99-4.01), trừ việc sống chung chỉ với vợ/chồng. Tương tự, ở Mô hình 4 khi thêm các biến hành vi sức khỏe thì các hệ số hầu như vẫn được giữ nguyên. Vậy, kết quả từ nghiên cứu khẳng định rằng SXCS có tác động đáng kể đến SRH ở NCT, và trong các hình thức SXCS thì những NCT sống với con và sống khác có SHR tốt hơn so với những người sống một mình. Kết quả này cũng giống với các nghiên cứu của Grundy (2000), Hughes và Waite (2002), Samanta, Chen và Vanneman (2015), Paul và Verma (2016). 4.4. Tác động của sắp xếp cuộc sống tới trầm cảm của NCT 4.4.1. Tình trạng trầm cảm của NCT Có 39,62% NCT trong mẫu nghiên cứu bị trầm cảm. Theo tuổi, nhũng người ở nhóm tuổi càng cao thì có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm trẻ. Về giới, so với nam cao tuổi thì nữ giới cao tuổi bị các triệu chứng trầm cảm nhiều hơn nam (31,66% so với 45,67%). Theo các hình thức SXCS, kết quả cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc trầm cảm theo từng cách SXCS của NCT. Như thể hiện trong Bảng 4.10, cho thấy những người sống một mình có tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất (78,13%) so với bất kỳ nhóm SXCS nào khác, trong khi NCT chỉ sống với vợ/chồng lại có tỷ lệ trầm cảm thấp nhất (33,41%), sau đó là những người sống với con (37,90%) và NCT với hình thức SXCS khác là 43,08%. 4.4.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng trầm cảm của NCT SXCS tác động rõ rệt đến tình trạng trầm cảm ở NCT: so với những NCT sống một mình, NCT trong tất cả các cách SXCS còn lại đều có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn; cụ thể: những NCT sống chỉ
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 với vợ/chồng có nguy cơ trầm cảm thấp hơn 0,51 lần (p< 0.05; CI: 0.294 – 0.891) so với những NCT sống một mình; những NCT sống ít nhất với một người con có nguy mắc trầm cảm thấp hơn 0,55 lần (p<0.05; CI 0.345- 0.890); NCT có cách SXCS khác thì nguy cơ mắc trầm cảm thấp hơn 0,33 lần (p< 0.01; CI: 0.158-0.719). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Kooshiar và cộng sự (2012) McKinnon, Harper và Moore (2013); Ren và Treiman (2015); và Teerawichitchainan, Pothisiri và Long (2015) Bảng 4.11. Kết quả hồi quy logistic cho trầm cảm của NCT Biến OR 95% CI Theo loại hình SXCS Sống một mình (ref.) - - Sống chỉ với vợ/chồng 0.51** 0.29 -0.89 Sống với ít nhất một người con 0.55** 0.34-0.89 Sống khác 0.33** 0.15-0.72 Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011 4.5. Tác động của sắp xếp cuộc sống đến tình trạng làm việc của NCT 4.5.1. Tình trạng làm việc của NCT phân theo giới tính và khu vực Tỷ lệ NCT tham gia làm việc là 39,14%, trong đó tỷ lệ làm việc của nam giới cao tuổi là 45,5% cao hơn 11,2 điểm phần trăm so với nữ cao tuổi (34,3%). Tỷ lệ làm việc của NCT ở khu vực nông thôn cao hơn 16,75 điểm % so với khu vưc thành thị. Theo hình thức SXCS thì có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ tham gia lao động ở nam và nữ cao tuổi. Với hình thức sống một mình ta thấy có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ, tỷ lệ tham gia vào lao động ở nữ cao hơn 28,79 điểm phần trăm so với nam cao tuổi. Tỷ lệ tham gia
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 làm việc đối với hình thức sống chỉ với con là khác biệt khá lớn giữa nam và nữ giới cao tuổi (46,42%/25,3%). Đối với hình thức sống chỉ với vợ/chồng thì tỷ lệ làm việc ở nữ cao tuổi cao hơn 10,69% so với nam giới, nhưng với hình thức sống với con thì tỷ lệ làm việc của nữ cao tuổi lại thấp hơn nam cao tuổi khá nhiều (25,3% so với 46,42%) Đối với tất cả các hình thức SXCS thì NCT ở khu vực nông thôn đều có tỷ lệ làm việc cao hơn so với khu vực thành thị. 4.5.2. SXCS và các yếu tố tác động tới tình trạng làm việc của NCT SXCS của NCT có tác động đến tình trạng làm việc của NCT với mức ý nghĩa thống kê khác nhau trong mỗi một mô hình. Ở hình thức sống với con, đối với nữ cao tuổi sống với con có xác suất làm việc thấp hơn 0.37 lần so với những người sống một mình (p< 0.00; CI: 0.19-0.72). Bảng 4.14. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT, theo giới tính Nam Nữ (n= 1094) (n=1643) OR 95% CI OR 95% CI Theo loại hình SXCS Sống một mình (ref) - - - - Sống chỉ với vợ/chồng 0.94 0.38-2.32 1.26 0.58-2.76 Sống với ít nhất một người con 1.17 0.57-2.40 0.37*** 0.19-0.72 Sống khác 0.03*** 0.00-0.28 1.05 0.47-2.35 Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011 Theo kết quả hồi quy logistic ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị ở Bảng 4.14 cho thấy, ở khu vực thành thị tác động của SXCS
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 đến tình trạng làm việc của NCT thì đều không có ý nghĩa thống kê. Nhưng đối với khu vực nông thôn thì những NCT sống với con có xác suất làm việc thấp hơn 0.49 lần (OR=0.49 p< 0.05; CI:0.25-0.95) so với NCT sống một mình. Các cách SXCS còn lại như (sống chỉ với vợ/chồng và sống khác) không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 4.15. Kết quả hồi quy tình trạng làm việc của NCT, theo khu vực sống Thành thị Nông thôn (n= 719) (n=2018) OR 95% CI OR 95% CI Theo loại hình SXCS Sống một mình (ref) - - - - Sống chỉ với vợ/chồng 0.86 0.26-2.80 0.86 0.44-1.68 Sống với ít nhất một người con 0.72 0.30-1.72 0.49** 0.25-0.95 Sống khác 1.15 0.24-5.62 0.71 0.23-2.17 Chú thích: *, **, *** biểu thị hệ số odds có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1% tương ứng; (ref.) biểu thị nhóm tham chiếu Nguồn: Tác giả tự tính toán từ dữ liệu VNAS 2011 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 5.1. Các kết quả nghiên cứu chính Dựa vào kết quả phân tích thống kê và mô hình hồi quy về tác động của SXCS đến sức khỏe và tình trạng làm việc của NCT. Tác giả xin đưa ra một số kết luận sau: Thứ nhất, kết quả từ phân tích thực trạng cho thấy hình thức sắp xếp cuộc sống hộ gia đình NCT thay đổi rất nhiều: vào đầu những năm 1990, 80% NCT sống cùng với con cái, nhưng hiện nay chỉ còn 59%, trong khi đó tỷ lệ NCT sống một mình hoặc chỉ sống với vợ/chồng lại tăng lên. Sự biến đổi về SXCS gia đình tạo ra thách
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 thức trong hỗ trợ, chăm sóc NCT nếu chỉ dựa vào gia đình. Thứ hai, tỷ lệ NCT chỉ sống với vợ/chồng tăng lên phản ánh sở thích sống độc lập của bố mẹ cao tuổi cũng như phản ánh sự độc lập của con cái. Thứ ba, phần lớn NCT Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, nhưng tỷ lệ NCT ở nông thôn sống với con thấp hơn so với thành thị, trong khi các hình thức SXCS khác (như sống một mình, sống chỉ với vợ/chồng) lại cao hơn so với khu vực thành thị. Thứ tư, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã cải thiện, nhưng sức khỏe NCT vẫn còn nhiều thách thức với 36% NCT có SHR tốt và 39,62% NCT bị trầm cảm. Do đó, cần có các chính sách giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe NCT. Mặc khác, phần lớn NCT vẫn tiếp tục tham gia làm việc (hơn 55%) để duy trì cuộc sống cá nhân và hỗ trợ con cái. Thứ năm, kết quả hồi quy logistic cho thấy, trong các hình thức SXCS ở NCT thì ở Việt Nam hình thức NCT sống chung với con là có lợi nhất cho sức khỏe của NCT cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Những người sống một mình có sức khỏe kém nhất. Cùng với những thay đổi về SXCS đã nêu trên, các kết quả này cho thấy nhiều thách thức trong chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi. Thứ sáu, kết quả hồi quy về tác động của SXCS đến tình trạng làm việc của NCT cũng cho thấy, những NCT sống với con có xác xuất làm việc thấp hơn các nhóm khác và điều này thể hiện rằng gia đình vẫn là nguồn hỗ trợ chính về thu nhập cho NCT. 5.2. Một số chính sách Từ những kết quả phân tích ở trên, nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách tập trung theo 4 hướng ưu tiên sau: i) chính sách khuyến khích đồng cư trú, ii) chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho NCT, iii) chính sách làm việc cho NCT; iv) chính sách vận động tuyên truyền
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 5.2.1. Chính sách khuyến khích đồng cư trú Một là, để khuyến khích sự chăm sóc hỗ trợ của gia đình đối với NCT và đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư và độc lập trong cuộc sống hàng ngày của cả bố mẹ và con cái. Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích như: thuế, nhà ở, các khoản vay, cũng như đưa ra các xu hướng dự kiến trong đô thị hóa Hai là, xây dựng hình ảnh gia đình chung sống nhiều thế hệ nhằm tạo điều kiện để NCT được sống cùng con cháu và được chăm sóc tại gia đình thông qua việc hướng dẫn người thân kỹ năng chăm sóc NCT. Ba là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến tuyên truyền tầm quan trọng của gia đình, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các thế hệ. 5.2.2. Chăm sóc sức khỏe NCT Một là, chính sách an sinh xã hội, sức khoẻ và kinh tế cho NCT cần phải được xem xét cùng với sự SXCS. Với sự thay đổi trong mô hình SXCS như hiện nay, thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải dịch chuyển các nguồn lực và dịch vụ để sớm đáp ứng với những sự thay đổi này. Hai là, nguy cơ “già trước khi giàu” khiến việc hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho NCT chủ yếu dựa vào chính phủ là không khả thi. Do đó, chính phủ cần tăng cường khuyến khích mạng lưới hỗ trợ, chăm sóc từ gia đình. Ba là; việc chăm sóc NCT hiện nay chủ yếu vẫn là dựa vào gia đình cần có những hỗ trợ tương ứng cho những người chăm sóc này Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và mở rộng các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi. Xây dựng các viện lão khoa tại các tỉnh/thành phố, ở cấp quận/huyện thành lập các khoa lão khoa. Mở rộng đào tạo đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế chính và nhân viên xã hội về lão khoa và lão
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 khoa cơ bản. Năm là, đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội trong chăm sóc NCT. 5.2.3. Chính sách làm việc cho NCT Một là, tạo cơ hội làm việc cho NCT, cho phép người cao tuổi tiếp tục làm việc miễn là họ muốn làm việc và có thể làm, với những người có kỹ năng đặc biệt, kinh nghiệm nên được khuyến khích ở lại lực lượng lao động lâu hơn. Hai là, hình thành các phòng tư vấn việc làm riêng đối với NCT nhằm giúp NCT tìm được việc làm phù hợp với hồ sơ cá nhân của họ. Ba là, loại bỏ các rào cản tuổi tác trong thị trường lao động chính thức bằng cách thúc đẩy tuyển dụng người cao tuổi. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động cao tuổi cần có cơ chế khuyến khích Bốn là, các hình thức tự làm việc ở NCT cũng nên được khuyến khích bằng cách chính phủ cung cấp môt số hỗ trợ về tài chính và phi tài chính. 5.2.4. Chính sách vận động tuyên truyền Một là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh. Hai là, cung cấp cho người già những kiến thức tổng quan về sự thay đổi của tuổi tác, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cộng đồng. Ba là, có những chính sách vận động và đồng thời hình thành những tổ chức, các câu lạc bộ tạo điều kiện cho NCT tham gia vào các tổ chức cộng đồng sẽ cải thiện tinh thần NCT.
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 KẾT LUẬN Luận án đã làm rõ các lý luận về SXCS, và tác động của SXCS với sức khỏe và làm việc của NCT. Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về lý luận và thực nghiệm ở trong và ngoài nước, luận án đã tổng hợp, phát triển một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về sắp xếp cuộc sống của NCT; và tác động của SXCS với sức khỏe và làm việc của NCT để kế thừa và vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Tác giả cũng đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu và xây dựng khung phân tích và mô hình hồi quy để phân tích tác động của SXCS đến sức khỏe và làm việc của NCT. Các kết quả phân tích cũng chỉ rõ rằng SXCS là một trong những nhân tố có tác động đến sức khỏe (cả thể chất và tầm thần) và tình trạng làm việc của NCT. Cụ thể, hình thức sống với con là có lợi nhất cho sức khỏe và phúc lợi của NCT. Tuy nhiên, thực trạng SXCS của NCT lại đang thay đổi theo xu hướng là hình thức sống chung với con ngày càng giảm. Do đó, vấn đề này đặt ra rất nhiều thách thức trong chăm sóc, hỗ trợ NCT từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số chính sách cơ bản hướng đến mục tiêu chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT. Cũng thông qua việc làm rõ các mục tiêu và trả lời được các câu hỏi của nghiên cứu, luận án đã có những đóng góp mới nhất định về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn và về chính sách. Tác giả đã gợi ý chính sách cho nhà quản lý và hoạch định nhằm nâng cao nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm về các loại hình SXCS và các nghiên cứu trong tương lai có thể cần xem xét các kiểu SXCS bổ sung phản ánh xu hướng đa dạng về cách SXCS (cư trú gần, cư trú xa, sống với cháu.)
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ [1] Trần Thị Thúy Ngọc (2020), “Già hóa dân số và sắp xếp cuộc sống gia đình của người cao tuổi: Nghiên cứu tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 18 (8). Trang: 34-39. ISSN: 1859-1531 [2] Trần Thị Thúy Ngọc (2019), “Người cao tuổi và sự sắp xếp cuộc sống: Trường hợp nghiên cứu ở Tây Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia năm 2019 “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” (trang 936-940). ISBN: 978-604-60-3012-6 [3] Long Thanh Giang, Tam Thanh Nguyen & Ngoc Thuy Thi Tran (2019) Factors Associated with Depression among Older People in Vietnam, Journal of Population and Social Studies số: 27 (2): trang: 181 – 194 (tạp chí thuộc danh mục Scopus Q3/ISSN: 2465-4418) [4] Long Thanh Giang, Trang Thu Do, Thang Van Huynh Van, & Ngoc Thuy Thi Tran Van Thang (2019) Family support exchanges and subjective well-being among older people: Evidence from Vietnam, Proceedings of the International Conference on Humanities and Social Sciences, ISBN: 978-616-438-425-5 [5] Long Thanh Giang, Nam Truong Nguyen, Trang Thi Nguyen, Hoi Quoc Le & Ngoc Thuy Thi Tran (2020) Social Support Effect on Health of Older People in Vietnam: Evidence from a National Aging Survey, Ageing International, số 45 (4): trang 344-360 (tạp chí thuộc danh mục Scopus Q3)