SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN
VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI
CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN
VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI
CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển
Mã số: 62310105
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
2.PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn của tôi,
PGS.TS.Nguyễn Hữu Dũng và PGS.TS.Nguyễn Văn Phúc, những người đã khơi
gợi niềm đam mê nghiên cứu, định hướng và cung cấp những góp ý mang tính xây
dựng trong suốt chặng đường nghiên cứu của tôi.
Tôi thật sự biết ơn GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Hoàng Bảo,
TS. Phạm Khánh Nam, PGS.TS. Trần Tiến Khai và các thầy cô tại Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vì những hỗ trợ kịp thời về
phương diện học thuật cũng như tinh thần trong thời gian tôi học tập tại Trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ tôi vì đã ươm mầm niềm đam mê
học hỏi và nghiên cứu trong tôi thông qua những câu chuyện về các nhà bác học khi
tôi còn bé. Ngoài ra, lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến chồng, hai con và họ
hàng của tôi, những người luôn tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt
chặng đường học tập và nghiên cứu.
Bằng hữu cũng đã góp phần rất quan trọng vào sự thành công của luận án này.
Các bạn Phạm Quang Anh Thư, Huỳnh Đặng Bích Vy, Nguyễn Thanh Phong, Quan
Minh Quốc Bình và các đồng nghiệp tại trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng cho sự thành công của luận án
này là tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm thu thập dữ liệu, sự ủng hộ của các
chuyên gia và những người lao động di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh được chọn
trong mẫu khảo sát.
Luận án này không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ và giúp đỡ như đã
nêu trên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung
trong nghiên cứu là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả
Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của mỗi
cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động di cư.
Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc cải thiện
sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường chỉ tập
trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến đa chiều
và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn, kết hợp ba
phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội và sức khoẻ
của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn xã hội đang tồn
tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ bậc quan trọng
của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô hình đo lường biến
này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người lao động di cư trong
luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất, tinh thần và xã hội bằng
cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn chế do sức khoẻ thể chất
(RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF), đau cơ thể (BP), sức khoẻ
tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH). Trên cơ sở đó, vai trò của từng
loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác nhau của người lao động được
phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về thang đo và biến quan sát của từng
thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng
vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã cho thấy vốn xã hội của người lao động
di cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin
(0,497) với trọng số gần ngang bằng nhau. Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo
chức năng trong luận án cho thấy ở góc độ cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai
trò quan trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới bắc cầu (0,244). Trong bối cảnh Việt Nam,
vai trò của mạng lưới bắc cầu-kết nối (0,093) và mạng lưới gắn bó-kết nối (0,049) khá
khiêm tốn, chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4 sau mạng lưới gắn bó và bắc cầu. Đối với góc độ
tri nhận, lòng tin cụ thể có vai trò quan trọng hơn lòng tin tổng quát mặc dù sự chênh
lệch về trọng số không đáng kể
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
(0,523 so với 0,476). Luận án cũng cho thấy vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ
của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc ước lượng mô hình PLS-SEM bằng
cách sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp với 400 quan sát, được khảo sát trong vòng 5 tháng,
từ tháng 9/2015 -1/2016 tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc
cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp,
mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn
uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng
quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng
lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức
5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên
cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò: trực tiếp, gián tiếp và trung gian của
vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM. Việc sử dụng
chỉ số tổng hợp trong mô hình kiểm định đã góp phần giải quyết vấn đề mâu thuẫn
trong kết quả của các nghiên cứu trước đây do chỉ tìm hiểu một hay vài khía cạnh
riêng lẻ của vốn xã hội và sức khoẻ. Thông qua kết quả luận án, chỉ số tổng hợp đo
lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã được xây dựng bằng cách tập trung
vào những thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Đây là cơ sở cho các
nghiên cứu vi mô về vai trò của vốn xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy vai trò nguồn lực vốn xã hội của cá nhân, phân tích các kênh mà vốn xã
hội có thể tác động đến sức khoẻ của mỗi cá nhân, từ đó góp phần vào chiến lược sử
dụng vốn xã hội để cải thiện sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, đồng thời mở ra
hướng nghiên cứu mới về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức
khoẻ. Đây là cơ sở khoa học để người lao động di cư có chiến lược tận dụng nguồn
lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Đối với các nhà làm chính sách,
những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của
từng loại vốn xã hội là cơ sở cho việc thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực
nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích cuối cùng là nâng cao sức
khỏe cộng đồng, sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA............................................................................................ 0
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN................................................................. iii
MỤC LỤC......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HỘP.................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ xii
1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ..................................................................................... 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ..................................................................................... 6
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 11
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 11
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 11
1.5.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12
1.5.3 Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 12
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12
1.6.1Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) .......... 13
1.6.2 Mô hình PLS-SEM .................................................................................. 13
1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................... 15
1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu ....................................................................... 15
1.7.2 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 16
1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 16
1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ
GIỮA VỐN XÃ HỘI & SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM ..19
2.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 19
2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA ................................................................................... 19
2.2.1 Lao động di cư ........................................................................................ 19
2.2.2 Sức khỏe .................................................................................................. 21
2.2.3 Vốn xã hội ............................................................................................... 27
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI- SỨC KHOẺ66
2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe .......................... 66
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức
khỏe của người di cư. ........................................................................................ 84
2.3.3 Mô hình nghiên cứu và các biến ............................................................. 91
2.4 TÓM TẮT .................................................................................................. 93
3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 95
3.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 95
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 95
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 98
3.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội .......................................... 98
3.3.2 Phương pháp phân tích đường dẫn (path-analysis): Mô hình SEM .... 106
3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 117
3.4.1 Địa điểm khảo sát ................................................................................. 117
3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và khảo sát .......................... 119
3.5 TÓM TẮT ................................................................................................ 122
4 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI VÀ AHP ĐỂ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI..................................................................123
4.1 GIỚI THIỆU.......................................................................................................................123
4.2 KỸ THUẬT DELPHI ....................................................................................................123
4.3 MÔ HÌNH AHP................................................................................................................133
4.4 TÓM TẮT ...........................................................................................................................137
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vii
5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 138
5.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 138
5.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU ..................................................................................... 138
5.3 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ................ 145
5.4 CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH .................................................................... 154
5.5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH ............................................................................... 155
5.5.1 Mô hình đo lường ................................................................................. 155
5.5.2 Mô hình cấu trúc ................................................................................... 156
5.6 TÓM TẮT ................................................................................................ 166
6 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........... 167
6.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 167
6.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ LUẬN ÁN .............................................. 167
6.2.1 Kết quả phương pháp Delphi và AHP .................................................. 168
6.2.2 Kết quả phân tích thực nghiệm với kỹ thuật PLS-SEM ........................ 169
6.3 NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ LUẬN ÁN .................... 170
6.3.1 Gia tăng sự kết nối các mối quan hệ xã hội/cộng đồng ....................... 171
6.3.2 Xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng 173
6.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ..................................... 177
6.5NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO .................................................................................................................. 178
7 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................... 180
8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 182
9 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 212
10 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ................................ 232
11 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ....................... 239
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn........................................................... 1
Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015................... 2
Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 .................................. 3
Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư ...................................... 5
Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe ...............................................................22
Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc....... 25
Bảng 2. 3: Các khái niệm vốn xã hội tiêu biểu......................................................................... 33
Bảng 2. 4: Các cách tiếp cận trong định nghĩa vốn xã hội.................................................. 36
Bảng 2. 5: Các cấp độ của vốn xã hội.......................................................................................... 40
Bảng 2. 6: Các lý thuyết về vốn xã hội........................................................................................ 44
Bảng 2. 7: Đặc trưng của các loại vốn xã hội........................................................................... 47
Bảng 2. 8: So sánh mô hình đại diện và mô hình cấu thành............................................... 49
Bảng 2. 9:Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội........................................................ 53
Bảng 2. 10: Tóm tắt các công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới.................................... 57
Bảng 2. 11: Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới và lòng tin .............................. 58
Bảng 2. 12: Khung đo lường vốn xã hội..................................................................................... 62
Bảng 2. 13: Tóm tắt ích lợi của vốn xã hội đối với sức khỏe ............................................ 69
Bảng 2. 14: Vốn xã hội tác động đến hành vi sức khỏe....................................................... 75
Bảng 2. 15: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 86
Bảng 3. 1: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP................103
Bảng 3. 2: Ví dụ ma trận so sánh cặp.........................................................................................104
Bảng 3. 3: Chỉ số ngẫu nhiên.........................................................................................................105
Bảng 3. 4: Quy mô mẫu tối thiểu áp dụng cho mô hình PLS-SEM, sức mạnh thống
kê 80% (Phụ lục 1) .............................................................................................................................108
Bảng 3. 5: Diện tích, dân số phân theo quận (huyện) ở TP. HCM................................118
Bảng 3. 6: Phân bổ dân di cư tại các quận (huyện) trong TP. HCM ............................120
Bảng 3. 7: Danh sách 10 quận (huyện) thuộc TP.HCM có số dân di cư tập trung đông
nhất ............................................................................................................................................................121
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ix
Bảng 4. 1: Tóm tắt thông tin mẫu khảo sát chuyên gia ......................................................123
Bảng 4. 2:Thang đo tổng thể vốn xã hội...................................................................................124
Bảng 4. 3 Các thang đo tổng thể được sử dụng trong nghiên cứu.................................125
Bảng 4. 4 Biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội.......................................................127
Bảng 4. 5 Kết quả Delphi về tầm quan trọng của các biến đo lường vốn xã hội....131
Bảng 4. 6: Kết quả mô hình AHP ................................................................................................133
Bảng 5. 1: Tóm tắt đặc điểm của mẫu nghiên cứu (N=400) ............................................141
Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các khía cạnh của sức khoẻ.....................................................146
Bảng 5. 3: Thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể..........147
Bảng 5. 4:Tóm tắt thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó -kết nối, mạng lưới
bắc cầu, mạng lưới bắc cầu-kết nối.............................................................................................148
Bảng 5. 5:Tóm tắt thống kê mô tả về thói quen ăn uống...................................................151
Bảng 5. 6:Tóm tắt thống kê mô tả về việc khám sức khoẻ...............................................151
Bảng 5. 7:Tóm tắt thống kê mô tả về bảo hiểm sức khoẻ .................................................152
Bảng 5. 8: Các biến trong mô hình (Phụ lục 1)......................................................................154
Bảng 5. 9: Kết quả mô hình đo lường các biến tiềm ẩn với mức ý nghĩa 5%
(Phụ lục 1) ..............................................................................................................................................156
Bảng 5. 10: Ma trận hệ số tải chéo (Phụ lục 1)......................................................................156
Bảng 5. 11: Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
(Phụ lục 1) ..............................................................................................................................................156
Bảng 5. 12: Hệ số xác định R2
của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1).............................156
Bảng 5. 13: Giá trị redundancy trung bình của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1).....157
Bảng 5. 14: Kiểm định đa cộng tuyến (Phụ lục 1)................................................................160
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................................. 14
Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ.........................................................................................27
Hình 2. 2: Các khía cạnh của vốn xã hội .....................................................................................32
Hình 2. 3: Mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc..............................................................................44
Hình 2. 4: Khung phân tích khái niệm vốn xã hội...................................................................50
Hình 2. 5: Khung phân tích về cơ chế vốn xã hội tác động đến sức khỏe ....................84
Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................94
Hình 3. 1: Quy trình thực hiện thiết kế nghiên cứu.................................................................98
Hình 3. 2: Các bước thực hiện kỹ thuật Delphi .....................................................................101
Hình 3. 3: Mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội....................................................................102
Hình 3. 4: Các bước thực hiện phương pháp AHP...............................................................106
Hình 3. 5: Mô hình cấu trúc............................................................................................................113
Hình 3. 6: Các bước thực hiện kỹ thuật PLS-SEM ..............................................................117
Hình 5. 1: Tỷ lệ tham gia mạng lưới của người lao động di cư......................................143
Hình 5. 2: Tỷ lệ tham gia vào mạng lưới xã hội chính thức của lao động di cư......143
Hình 5. 3: Tỷ lệ tham gia các tôn giáo của người lao động di cư ..................................144
Hình 5. 4: Tỷ lệ tham gia mạng lưới cộng đồng và mạng lưới tổ chức xã hội khác của
người lao động di cư ..........................................................................................................................144
Hình 5. 5: Tác động trực tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%).......158
Hình 5. 6: Tác động gián tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%)......159
Hình 5. 7: Vai trò trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) . 160
Hình 5. 8: Tổng hợp vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%)...163
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xi
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1. Mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam ......................................... 135
Hộp 2. Lòng tin của người Việt Nam..................................................................... 136
Hộp 3.Mạng lưới xã hội đa dạng gắn liền với khả năng kháng bệnh hô hấp trên cao
hơn ...........................................................................................................................
164
Hộp 4.Giao tiếp xã hội là liều thuốc chữa căng thẳng .......................................... 171
Hộp 5.Quan tâm đến lợi ích từ việc kết nối thay vì loại mối quan hệ .................. 172
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AHP Quy trình thứ bậc phân tích
(Analytic Hierarchy Process)
ASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội
(Adapted Social Capital Assessment Tool)
BP Đau cơ thể
(Bodily Pain)
CB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai
(Covariance Based - Structural Equation Model)
CFA Phân tích nhân tố xác định
(Confirmatory Factor Analysis)
EFA Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
GH Sức khoẻ chung
(General Health)
MH Sức khoẻ tinh thần
(Mental Health)
ML Mạng lưới
LT Lòng tin
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)
PF Chức năng thể chất
(Physical Function)
PLS-SEM Mô hình cấu trúc bình phương từng phần bé nhất
(Partial Least Square - Structural Equation Model)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xiii
PSCS Bộ câu hỏi đo lường vốn xã hội cá nhân
(Personal Social Capital Scale)
RE Hạn chế do dễ xúc động
(Emotional roles limitation)
RP Hạn chế do sức khoẻ thể chất
(Physical roles limitation)
SASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội phiên bản rút ngắn
(Short Adapted Social Capital Assessment Tool)
SEM Mô hình phương trình cấu trúc
(Structural Equation Model)
SF Hoạt động xã hội
(Social Function)
SF-36 Bộ khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi
(36 item Short Form Health Survey)
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên phương sai
(Variance Based - Structural Equation Model)
VT Sinh lực
(Vitality)
WHO Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Trong vòng 10 năm, từ 1999 đến 2009, tỉ lệ dân số nước ta đã tăng 11,3 %
(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Trong khi đó, chỉ trong vòng 5 năm, từ 2004
đến 2009, số người di cư nội địa đã tăng hơn 50%, với khoảng 7 triệu người di cư
nội địa trong khoảng thời gian này, so với 4,5 triệu người trong giai đoạn 1994 –
1999. Bức tranh tổng quát về di cư theo vùng được thể hiện qua bảng 1.1 cho thấy
xu hướng tăng giảm không ổn định. Giai đoạn 1994-1999 cường độ di cư là thấp
nhất với 1.334 nghìn người, tỷ suất di cư là 19 người di cư/1000 dân. Giai đoạn
2004-2009 chứng kiến sự gia tăng mạnh, lên đến 2.361 nghìn người, tương ứng với
tỷ suất di cư là 30 người/1000 dân, sau đó là sự giảm sút trong giai đoạn 2009-2014,
còn 21 người di cư/1000 dân.
Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn
Loại hình Số người di cư Số người không di cư Tỷ suất di cư
di cư (Nghìn người) (Nghìn người) (Phần nghìn)
1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 2009-
1999 2009 2014 1999 2009 2014 1999 2009 2014
Di cư giữa
1.334 2.361 1.776 67.817 76.150 81.507 19 30 21
các vùng
Nguồn: Tổng cục thống kê (2015)
Nguyên nhân giải thích cho xu hướng gia tăng di cư trong giai đoạn 2004-2009
là thời kỳ các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với
nhịp độ cao. Những cơ sở sản xuất này cần lao động có tay nghề đến làm việc. Vì vậy,
trong thời kỳ này người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm
để mưu sinh. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong khi
đó, giai đoạn 2009-2014 là thời kỳ nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, xuất phát từ
thị trường bất động sản dưới chuẩn của Mỹ, và cuộc khủng hoảng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
nợ công Châu Âu 2010-2011, làm ảnh hưởng đến kinh tế của các nước, trong đó có
Việt Nam.
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy khoảng 80%
số người di cư chọn các thành phố miền Nam là địa điểm đến và phần lớn nơi ra đi của
họ là những vùng có tỉ lệ dân nông thôn cao (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Gần
đây, kết quả cuộc điều tra di cư nội địa 2015 tiếp tục khẳng định xu hướng di cư đến
những thành thị lớn của người dân. Tại TP.HCM, tỷ lệ di cư chiếm 20,7% trong nhóm
dân số 15-59 tuổi (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016)
TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế- hành chính quan trọng và phát
triển nhất ở Việt Nam. Kinh tế TP.HCM luôn tăng trưởng với tốc độ cao hơn bình quân
cả nước kể từ công cuộc Đổi Mới được khởi xướng năm 1986. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân từ 4,2% giai đoạn 1986 – 1990 tăng lên 12,6% trong giai đoạn 1991 –
1995. Những năm 1996 – 2000, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân có giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn nằm ở mức
cao, 10,2%. Giai đoạn từ 2001 đến nay, tăng trưởng GDP của thành phố vẫn giữ vững ở
mức khá cao, trung bình hơn 9,5%/năm. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tốc độ
tăng trưởng dân số. Trong suốt giai đoạn gần 30 năm (1986
– 2015), tốc độ tăng trưởng dân số của TP.HCM luôn có xu hướng gia tăng mặc dù
mức tăng không đều theo thời gian. (Xem bảng 1.2)
Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015
Thời kỳ Tăng trưởng GDP bình quân (%) Tỉ lệ tăng dân số bình quân (%)
1986 - 1990 4,20 2,13
1991 - 1995 12,6 2,41
1996 - 2000 10,2 2,21
2001 - 2005 11 3,43
2006 - 2010 11,2 4,1
2011 - 2015 9,60 2,3
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê TP.HCM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số tại TP.HCM chủ yếu là do gia tăng cơ
học. Tỷ suất nhập cư đến TP.HCM qua các năm luôn cao hơn tỷ suất xuất cư. Bảng
1.3 cho thấy tỉ suất di cư thuần tại TP.HCM giai đoạn 2010- 2015 luôn luôn dương
Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015
Tỷ lệ tăng dân Tỷ suất nhập Tỷ suất xuất Tỷ suất di cư
số (%) cư (%o) cư (%o) thuần (%o)
2010 2,09 26,2 7,8 18,4
2012 2,16 14,8 7,2 7,6
2013 2,08 16,5 10,3 6,2
2014 2,07 16,9 11,4 5,5
2015 2,06 10,4 5,7 4,7
Nguồn: Tổng Cục thống kê (2017)
Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Các nghiên cứu về di cư đều đánh giá cao những đóng góp tích cực của di cư
trong việc gia tăng cơ hội tiến thân cho bản thân và gia đình người di cư, từ đó góp
phần giảm nghèo và phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, giải quyết bài toán về
quan hệ cung-cầu lao động và việc làm (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh
Phượng, 2013). Nhìn chung, sự thành công của người di cư có tác động tích cực đến
nền kinh tế nơi họ đến vì giá trị mà họ đóng góp cho xã hội lớn hơn giá trị mà xã
hội phải chi cho họ. Riêng tại TP.HCM, lao động di cư đóng góp 30% GDP (Lê
Văn Sơn, 2014).
Tuy nhiên, di cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc biến động
mạnh về dân số, môi trường và sinh thái, tạo áp lực cho sự phát triển bền vững. Di cư
đem lại những tác động tiêu cực cho nơi người di cư chuyển đến như áp lực đối với an
ninh, trật tự đô thị, quá tải về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (Lê Bạch Dương
& Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Đối với nơi xuất cư, tình trạng mất cân đối cục bộ về
lao động gây khó khăn cho kinh tế địa phương (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị
Minh Phượng, 2013). Bản thân cá nhân và hộ gia đình của người di cư cũng gặp phải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
những phát sinh chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do phải tách rời khỏi gia đình, quê
hương và hoàn cảnh sống quen thuộc (Đặng Nguyên Anh & Nguyễn Thanh Liêm,
2006) và đối đầu với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe, cả thể chất lẫn
tinh thần (Le, 2013)
Các nghiên cứu về di cư cho thấy di cư gắn liền với các vấn đề về sức khỏe như
“căng thẳng” (stress), “trầm cảm” (depression), “sử dụng chất kích thích” (substance
use), bệnh tim mạch, hành vi tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và việc lây
nhiễm HIV (Chen, và những tác giả khác, 2011). Zhang, Chow, Jahn, Krämer, &
Wilson (2013) đã tiến hành lược khảo hệ thống và phân tích tổng hợp (meta-analysis)
54 nghiên cứu về việc lây nhiễm HIV ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy
53,4% bệnh nhân bị nhiễm HIV là người di cư và di cư nội địa đã góp phần đáng kể
vào việc lan truyền HIV tại Trung Quốc. Tương tự, Setia, Lynch, Abrahamowicz,
Tousignant, & Quesnel-Vallee (2011) đã phát hiện người người dân di cư luôn có sức
khoẻ tự đánh giá kém hơn người dân tại địa phương, đặc biệt là những người xuất cư từ
các nước có chỉ số phát triển thấp khi sử dụng mô hình logit với bộ dữ liệu khảo sát
người di cư đến Canada trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, so với người dân tại
địa phương, người di cư có sức khoẻ kém hơn mặc dù có bằng chứng cho thấy khi bắt
đầu di cư, người di cư thường có sức khoẻ tốt do quá trình tự sàng lọc tích cực
(Domnich, Panatto, Gasparini, & Amicizia (2012).
Cuộc điều tra về sức khoẻ tự đánh giá của người di cư Việt Nam được thực
hiện vào năm 2015 là minh chứng cho điều này. Người di cư có xu hướng đánh giá
sức khoẻ tốt hơn người không di cư. Số liệu tại Bảng 1.4 cho thấy tại thành thị, tỷ lệ
người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên là 38,5%, trong khi tỷ lệ này
ở người không di cư chỉ ở mức 27,3%. Tại nông thôn, có 32,5% người di cư tự đánh
giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên, cao hơn 8,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ người
không di cư. Tại TP.HCM, số người di cư và không di cư đánh giá sức khoẻ từ "Khoẻ"
trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,6% và 24%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư
Đơn vị: %
Tự đánh giá tình trạng sức khoẻ
Tổng Rất Khoẻ Bình Yếu Rất Không Số
khoẻ thường yếu biết lượng
(người)
Thành thị
Không di cư 100 1,6 25,7 59,4 12,9 0,5 0,0 1.989
Di cư 100 3,5 35,0 56,3 5,0 0,1 0,0 337
Nông thôn
Không di cư 100 2,4 21,7 58,3 16,5 1,2 0,0 1.011
Di cư 100 3,4 29,1 59,3 7,8 0,4 0,0 1.599
TP.HCM
Không di cư 100 2,0 22,0 59,0 17,0 0,0 0,0 300
Di cư 100 2,8 29,8 57,0 10,0 0,4 0,0 500
Nguồn: Tổng Cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016).
Theo (Le, 2013), mặc dù khi mới di cư, sức khỏe của người di cư được đánh
giá là tốt hơn người không di cư. Tuy nhiên, sức khoẻ của họ suy giảm theo thời
gian nhiều hơn so với người không di cư do họ phải đối đầu với nhiều yếu tố bất lợi
cho sức khỏe tại nơi di cư đến như điều kiện sống và làm việc tồi tệ, không an toàn,
không có bảo hiểm sức khỏe, thu nhập thấp và không thường xuyên, những thói
quen làm tổn hại đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, v.v. Ngoài ra, việc hạn
chế trong tiếp cận dịch vụ y tế, thiếu kiến thức về sức khỏe cũng là nguyên nhân
khiến sức khỏe của người di cư dễ bị tổn thương hơn (Lê Bạch Dương & Nguyễn
Thanh Liêm, 2011). Nghiên cứu của Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008)
cho thấy người di cư đến thành thị thường không được hưởng bất cứ cơ chế bảo trợ
sức khoẻ nào. Hơn nữa, có rất ít chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được
thiết kế riêng cho nhóm đối tượng này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Đặc biệt, nghiên cứu về người di cư từ nông thôn đến thành thị cho thấy so
với cư dân thành thị, người di cư gặp phải nhiều khó khăn về các vấn đề sức khỏe
sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng, kiến thức về sức khỏe tổng quát (Van
Landingham, 2003; Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Hậu quả trước
mắt của vấn đề này là năng suất lao động kém. Về lâu dài, đây là rào cản cho sự
phát triển kinh tế của quốc gia (Schultz, 2005), là thách thức đối với mục tiêu đảm
bảo sức khoẻ, một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên
Hiệp Quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết
Từ năm 1897, Durkheim đã tìm thấy bằng chứng về vai trò của vốn xã hội đối
với sức khỏe khi cho thấy sự hội nhập xã hội có tác dụng cải thiện tỷ lệ tự tử trong xã
hội (Durkheim, 1897). Từ đó, vốn xã hội và sức khỏe ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong hai thập niên gần đây (Harpham,
Grant, & Thomas, 2002). Putnam (2000) cũng đã xác nhận rằng trong tất cả các lĩnh
vực mà ông nghiên cứu, không có lĩnh vực nào mà vốn xã hội có vai trò quan trọng như
đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các công bố về chủ đề này đã gia tăng đáng kể, từ 2
nghiên cứu vào đầu những năm 1990 lên đến 140 vào cuối những năm 2000 và 618 vào
năm 2012 (Song, 2013; Uphoff, Pickett, Cabieses, Small, & Wright, 2013). Nhìn
chung, các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh vốn xã hội có tác dụng tích cực đối với
sức khỏe (Danso, 2014; Stoyanova & Díaz Serrano, 2013; Kim, You, & Cho, 2013;
Rocco & Suhrcke, 2012; Zhao, Xue, & Gilkinson, 2010).
Thứ nhất, vốn xã hội làm giảm tỷ lệ tử vong (Lochner, Kawachi, Brennan, &
Buka, 2003), cải thiện sức khỏe tinh thần (Hamano, Fujisawa, Ishida, Subramanian,
Kawachi, & Shiwaku, 2010; Takenoshita, 2015), giảm trầm cảm (Lin, Ye, & Ensel,
1999; Wu, Hall, Canham, & Lam, 2016), cải thiện chứng mất trí nhớ (Fratiglioni,
Wang, Ericsson, Maytan, & Winblad, 2000), tăng mức hài lòng với cuộc sống
(Helliwell, 2007), tác động tích cực đến sức khỏe tự đánh giá (Kim, You, & Cho,
2013;Rocco, Fumagalli, & Suhrcke, 2014), giúp hạn chế sự gia tăng các bệnh như:
tim mạch, HIV (Williams, Campbell, & MacPhail, 1999).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Thứ hai, vốn xã hội còn góp phần cải thiện các hành vi sức khỏe như thói
quen ăn uống, tập thể dục, hút thuốc, uống rượu quá nhiều, (Poortinga, 2006b;
Folland, 2005; Danso, 2014). Thực tế cho thấy những người có mối quan hệ xã hội
thường có khuynh hướng chia sẻ thông tin, tôn trọng các chuẩn mực, có lối sống
lành mạnh (Kawachi, Kennedy, & Glass, 1999; Kawachi, Kennedy, Lochner, &
Prothrow-Stith, 1997; Pih, Hirose, & Mao, 2012; Deri, 2005).
Các nghiên cứu xuyên quốc gia và châu lục cũng cho kết quả khá thống nhất
về mối quan hệ này. Nghiên cứu của Rocco & Suhrcke (2012) tại 14 nước châu Âu
cho thấy vốn xã hội cá nhân có tác động dương đến tình trạng sức khỏe và mối quan
hệ này vẫn có ý nghĩa sau khi kiểm soát vốn xã hội tập thể. Kim, You, & Cho
(2013) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu tác động của vốn xã hội tri
nhận và vốn xã hội cấu trúc đến sức khỏe cảm nhận của người dân tại năm nước:
Hàn Quốc, Đức, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có sự khác biệt trong tác động
của từng chỉ báo vốn xã hội đến sức khỏe ở mỗi nước nhưng nhìn chung, vốn xã hội
có tác động dương đến sức khỏe tự đánh giá.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến việc kiểm chứng mối quan
hệ nhân quả giữa vốn xã hội và sức khỏe vì vấn đề nội sinh của vốn xã hội cũng là
vấn đề tranh cãi: nguồn vốn xã hội lớn dẫn đến sức khỏe tốt hay ngược lại. Các kết
quả nghiên cứu khá nhất quán khi cung cấp bằng chứng về tác động dương của việc
tham gia xã hội đến tình trạng sức khỏe và hành vi lành mạnh đối với sức khoẻ của
người di cư (Deri, 2005; Berchet & Larporte, 2012; Danso 2014).
Trong khi tác động tích cực của vốn xã hội thể hiện qua mạng lưới cá nhân,
việc tham gia vào công việc tình nguyện, tổ chức tôn giáo đến sức khỏe được chứng
minh qua khá nhiều nghiên cứu thì cũng có nhiều kết quả ngược lại được công bố.
Rose (2000) không tìm thấy bất cứ mối liên hệ gì giữa việc là hội viên của một tổ
chức với sức khỏe trong nghiên cứu ở Nga. Trong khi đó, Bush & Baum (2001) lại
cho thấy việc là thành viên của hội, nhóm có tác động tốt đến sức khỏe nhưng hoạt
động công dân lại không có ý nghĩa gì đối với sức khỏe. Nghiên cứu của Campbell,
Wood, & Kelly (1999) lại thấy mạng lưới các tổ chức không chính thức đóng vai trò
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
quan trọng đối với sức khỏe nhưng các tổ chức chính thức lại không có vai trò gì.
Wolf, Adger, Lorenzoni, Abrahamson, & Raine (2010) cũng tìm thấy bằng chứng
cho thấy vốn xã hội gắn bó (bonding social capital) làm cho tác động của đợt khí
nóng đến sức khỏe người già sống tại Anh (Norwich và London) trầm trọng hơn vì
bản thân người già và mạng lưới gần gũi của họ đều không cảm thấy nguy cơ mà
đợt khí nóng gây cho bản thân họ. Choi, và những tác giả khác (2014) cũng kết luận
về sự hạn chế bằng chứng về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ khi lược
khảo các nghiên cứu về vấn đề này được công bố trên Medline, Embase và PsycInfo
đến tháng 10 năm 2012. Theo các tác giả, sự không nhất quán trong việc đo lường
vốn xã hội đã gây hạn chế trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu và làm yếu các
minh chứng về mối quan hệ này.
Như vậy, cách tiếp cận và đo lường biến vốn xã hội khác nhau sẽ cho các kết
quả nghiên cứu khác nhau. Trước phát hiện này, nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng cần
đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội để có thể đưa ra kết luận về
vai trò của vốn xã hội thay vì chỉ xem xét vốn xã hội ở từng khía cạnh riêng lẻ như
trong các nghiên cứu về sức khỏe trước đây (Hawe & Shiell, 2000; Wolf, Adger,
Lorenzoni, Abrahamson, & Raine, 2010). Han, Kim, & Lee (2012) cho rằng việc
phân tích tác động của từng loại vốn xã hội đến sức khỏe của từng đối tượng cụ thể
và cơ chế tác động là rất cần thiết.
Đối với người di cư, mặc dù các nghiên cứu đã gợi ý rằng họ là đối tượng dễ bị
tổn thương nhất, đặc biệt là về sức khỏe (Van Landingham, 2003; Berchet & Laporte,
2012; Le, 2013) và một số loại vốn xã hội lại có vai trò nhất định trong việc cải thiện
sức khỏe. Hơn nữa, không như các loại vốn khác, vốn xã hội luôn tồn tại trong mọi
tầng lớp người di cư. Đây là loại vốn được hình thành và tái tạo trong gia đình, họ hàng
và thông qua các trao đổi với cộng đồng di cư (Nee & Sanders, 2001). Theo nhóm
nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đây là loại vốn của người nghèo (Grootaert, 2004).
Tại Việt Nam, từ đầu những năm 2000, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau đã xem vốn xã hội là một nguồn lực thiết yếu đối với thành tựu của cá nhân và
cộng đồng (Đinh Hồng Hải, 2013). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
tìm hiểu về vấn đề vốn xã hội và sức khỏe. Các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt
Nam lại chủ yếu tập trung vào sức khoẻ của trẻ em (Harpham, De Silva, & Tuan,
2006), người khuyết tật (Takahashi, Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka,
2011) và phụ nữ (Thuy & Berry, 2013).
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã góp phần làm sáng tỏ rất nhiều vấn
đề về vốn xã hội và sức khỏe. Tuy nhiên, việc trải nghiệm vốn xã hội đối với mỗi
nhóm người, tuổi, giới tính,… là không giống nhau (Grootaert & Seragelgin, 2000).
Mỗi cá nhân sẽ cần các kiểu vốn xã hội khác nhau tại từng thời điểm khác nhau
trong cuộc sống của họ. Hơn nữa, hoàn cảnh sống từng vùng cũng góp phần tạo nên
đặc trưng riêng của vốn xã hội. Biến đo lường vốn xã hội phản ánh phù hợp mối
liên kết giữa khái niệm và cách đo lường nó có thể thích hợp với hoàn cảnh nước Ý
nhưng lại có thể không phù hợp với một vùng khác (Krishna & Uphoff, 2002). Do
đó, sử dụng một công cụ chung để đo lường vốn xã hội cho tất cả các nghiên cứu ở
các bối cảnh khác nhau là vấn đề không khả thi.
Tóm lại, từ trước đến nay, các nghiên cứu tập trung vào đánh giá thứ tự quan
trọng của từng loại vốn xã hội của người lao động di cư còn khá khiêm tốn, mặc dù kết
quả của việc này là bức tranh hiện thực về vốn xã hội của đối tượng nghiên cứu và là
cơ sở cho chiến lược phù hợp nhằm phát huy nguồn lực vốn xã hội. Tương tự, việc
phân tích cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của sức
khỏe người lao động di cư đến TP.HCM cũng chưa được thực hiện mặc dù TP.HCM là
điểm đến được nhiều lao động di cư từ nông thôn lựa chọn (Le, 2013; Duong, Linh, &
Thao, 2016). Vì vậy, một nghiên cứu riêng cho lao động di cư đến TP.HCM là rất cần
thiết nhằm tìm hiểu làm thế nào để tận dụng nguồn vốn xã hội sẵn có trong việc cải
thiện sức khỏe của họ trong bối cảnh khan hiếm các nguồn lực khác. Câu hỏi này sẽ
được giải đáp khi: 1) nhận diện được tầm quan trọng của từng loại vốn xã hội thông
qua tìm hiểu thứ tự quan trọng của các khía cạnh vốn xã hội trong chỉ số tổng hợp đo
lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM; 2) phân tích, lý giải cơ chế
tác động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
sức khỏe để có chính sách hợp lý nhằm phát huy mặt tích cực của vốn xã hội trong
việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ
của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao
động di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong
việc cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ
thường chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là
các biến đa chiều. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau, thậm chí
trái ngược nhau. Để góp phần giải quyết vần đề còn tồn tại trong thực tiễn và góp phần
làm sáng tỏ lý thuyết, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu như sau:
1. Áp dụng phương pháp Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây
dựng mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP. HCM
2. Tìm hiểu vai trò của của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh sức
khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM
3. Đề xuất chính sách cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các mục tiêu nghiên cứu trên nhằm giúp người lao động di cư đến TP.HCM
nhận thức rõ thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội mà họ đang sở hữu, chỉ ra
những đóng góp cũng như hạn chế của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh
khác nhau của sức khoẻ của họ. Trên cơ sở đó, bản thân người lao động di cư cũng
như các nhà làm chính sách sẽ có giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của nguồn lực vốn xã hội. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập
trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM
bao gồm các các loại vốn xã hội nào với thứ bậc quan trọng ra sao?
2. Vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh khác nhau của
sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM?
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
3. Giải pháp nào cho việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến
TP.HCM?
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Như đã giới thiệu, vốn xã hội và sức khoẻ đều là các biến đa chiều. Để đạt
được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, vốn xã hội cần được xem xét ở cả hai khía cạnh
cấu trúc và tri nhận và phân loại theo chức năng. Tương tự, sức khoẻ cũng cần được
phân tích ở các khía cạnh liên quan đến thể chất, tinh thần và xã hội. Hơn nữa, mỗi
loại vốn xã hội đều có giá trị khác nhau đối với từng khía cạnh của sức khoẻ. Trên
cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn trước đây, các giả thuyết nghiên cứu sau
đây sẽ được xem xét:
1. H1. Các loại vốn xã hội có tác động trực tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ
của người lao động di cư đến TP.HCM
2. H2. Các loại vốn xã hội có tác động gián tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ
của người lao động di cư thông qua việc tạo ra vốn vật chất, vốn con
người và hành vi sức khoẻ.
3. H3. Vai trò trung gian của vốn xã hội, thể hiện qua tác động của các đặc
điểm cá nhân đến sức khoẻ thông qua vốn xã hội
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người trong một khoảng thời gian
nhất định. Tuỳ theo vị trí địa lý hành chính của nơi xuất cư (chuyển đi) và nơi nhập
cư (chuyển đến) mà di cư được phân loại thành di cư quốc tế và di cư nội địa.
Nghiên cứu này tập trung vào di cư nội địa, cụ thể là di cư từ các tỉnh, thành khác
đến TP.HCM.
Vốn xã hội và sức khoẻ có thể được xem xét ở nhiều cấp độ như vĩ mô (quốc
gia, cộng đồng) và vi mô (cá nhân). Trong nghiên cứu này, vốn xã hội và sức khoẻ
được xem xét ở cấp độ cá nhân. Trên cơ sở đó, thực tế vốn xã hội và vai trò của nó
đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP. HCM được tìm hiểu.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát số liệu sơ cấp tại TP.HCM. Đây là vùng kinh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
tế trọng điểm phía Nam, là một trong hai trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước,
là điểm đến hấp dẫn của người di cư nội địa Việt Nam (Le, 2013) với tỷ suất nhập
cư luôn cao hơn cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2017). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
khảo sát từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016, bao gồm 2 giai đoạn với câu hỏi mở ở
giai đoạn 1 và bảng hỏi cấu trúc với những câu hỏi đóng ở giai đoạn 2 để phát huy
các lợi thế như độ đồng nhất của câu trả lời và dễ xử lý số liệu (Babbie, 2001).
1.5.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn xã hội và sức khoẻ của người lao
động di cư đến TP.HCM
1.5.3 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là lao động di cư đến TP. HCM, thoả mãn ba điều kiện:
i) những người trong độ tuổi từ 18-55. Lý do chọn phạm vi tuổi này vì độ tuổi lao động
ở Việt Nam là từ 15 đến 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) ii) đang sống và
làm việc tại thành phố từ 6 tháng đến 10 năm. Tiêu chí về thời gian này được xác định
dựa trên việc thống kê tất cả những người dân sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên
trong các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu về sức khoẻ của
người di cư cho thấy trong 10 năm đầu tiên sau khi di cư, có sự khác biệt về sức khoẻ
của người di cư và cư dân địa phương (Lin, Zhang, Chen, Shi, Han, & Song, 2016) và
iii) nơi sinh ra và lớn lên (0-dưới 18 tuổi) không phải là TP.HCM. Đây cũng là tiêu chí
được các cuộc điều tra quốc gia cũng như các nghiên cứu, khảo
sát có liên quan đến di cư nội địa ở Việt Nam áp dụng (Le, 2013)
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu 2 giai đoạn được áp dụng. Giai đoạn 1 áp dụng phương
pháp nghiên cứu định tính để xác định các chiều kích, thang đo và thứ bậc của các
thành tố cấu thành nên chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội. Giai đoạn 2 được tiến
hành để tìm hiểu vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư
đến TP.HCM theo phương pháp định lượng. Hình 1.1 tóm tắt sơ đồ nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
1.6.1 Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process)
Phương pháp định tính với kỹ thuật Delphi được tiến hành nhằm xác định
các chiều kích và chỉ báo đo lường biến vốn xã hội. Kỹ thuật Delphi được tiến hành
với 2 vòng phỏng vấn. Ở vòng 1, tác giả tiến hành thảo luận nhóm bao gồm 12
chuyên gia thoả mãn 4 tiêu chí: (i) có kiến thức và kinh nghiệm về vốn xã hội (ii)
sẵn lòng tham gia phỏng vấn (iii) có thời gian để tham gia phỏng vấn và (iv) có kỹ
năng truyền thông hiệu quả ( (Skulmoski, Hartman, & Krahn, 2007), nhằm xác định
thang đo phù hợp cho vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Ở vòng 2, bảng hỏi cấu
trúc được gửi đến 12 chuyên gia để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc đo lường ý
kiến thống nhất của các chuyên gia về thang đo vốn xã hội. Tiếp đó, mô hình đa bậc
đo lường vốn xã hội bằng quá trình phân tích thứ bậc (AHP) được tiến hành dựa
trên dữ liệu định tính của việc so sánh cặp thang đo. Trên cơ sở đó, mục tiêu 1 của
nghiên cứu được thực hiện: xác định và thống nhất các chiều kích, thang đo và mô
hình thứ bậc đo lường biến vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM.
1.6.2 Mô hình PLS-SEM (Partial Least Square – Structural Equation Model)
Trong nghiên cứu về vốn xã hội, PLS-SEM là kỹ thuật được các nhà nghiên
cứu gần đây lựa chọn, đặc biệt là trong việc xây dựng mô hình đo lường (Van
Beuningen & Schmeets, 2013) và phân tích tác động của vốn xã hội đến các thành
tựu của cá nhân và/hoặc tổ chức (Van Reijsen, Helms, Batenburg, & Foorthuis,
2015). Để phục vụ cho mục tiêu 2 là tìm hiểu cơ chế tác động của từng loại vốn xã
hội (X) đến các khía cạnh sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM (Y) thông qua
vốn con người (Z1), vốn vật chất (Z2), thói quen sức khoẻ (Z3), mô hình PLS-SEM
được áp dụng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM
Mục tiêu NC 1: Xây dựng mô hình thứ bậc đo lường Mục tiêu NC2: Tìm hiểu vai trò của vốn xã hội (trực tiếp,
vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM gián tiếp, trung gian) đối với sức khoẻ của lao động di cư
Tổng quan các lý thuyết liên quan đến vốn xã hội, sức
khoẻ
Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và
ngoài nước có liên quan
Khoảng trống trong nghiên cứu
Đề xuất mô hình nghiên cứu
Thu thập và phân tích dữ liệu
Kỹ thuật Delphi Mô hình AHP Mô hình PLS-SEM
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Hàm ý chính sách
Nguồn: tác giả đề xuất
Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu
Thứ nhất, chủ đề vốn xã hội và sức khoẻ là một chủ đề nghiên cứu mới trong
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở Việt Nam. Việc xem xét vốn xã hội là nguồn vốn thứ tư
cần thiết cho cá nhân trong việc cải thiện sức khoẻ bên cạnh các nguồn vốn truyền
thống khác (vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, vốn con người) mở ra hướng
nghiên cứu về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức khoẻ.
Thứ hai, nghiên cứu thể hiện sự sáng tạo trong phương pháp khi kết hợp kỹ
thuật Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây dựng mô hình đo lường
vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM, kỹ thuật phân tích thuộc
thế hệ thứ hai, tích hợp phân tích nhân tố và hồi quy, cho phép thực hiện đồng thời việc
đánh giá thang đo, xây dựng mô hình đo lường các biến tiềm ẩn và kiểm định giả
thuyết tác động giữa các biến, là xu hướng mới trong nghiên cứu kinh tế hiện nay.
Thứ tư, việc phân tích vai trò của từng loại vốn xã hội (mạng lưới gắn bó,
mạng lưới bắc cầu, mạng lưới gắn bó-kết nối, mạng lưới bắc cầu - kết nối, lòng tin
tổng quát, lòng tin cụ thể) đối với tám khía cạnh khác nhau của sức khoẻ (chức năng
thể chất-PF, hạn chế do sức khoẻ thể chất-RP, đau cơ thể-BP, sức khoẻ chung-GH,
sinh lực-VT, hạn chế do xúc cảm-RE, sức khoẻ tinh thần-MH, hoạt động xã hội-SF)
ở ba phương diện thể chất, tinh thần và xã hội là một điểm mới của nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của
sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp, mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con
người, từ đó tác động đến thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của
sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH,
PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh
GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý
nghĩa thống kê ở mức 5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn
chung, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
của vốn xã hội đối với sức khoẻ, giúp giải quyết vấn đề tranh luận về các kết quả
nghiên cứu trước đây.
1.7.2 Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, nghiên cứu góp phần hệ thống hoá lý thuyết về vốn xã hội và chỉ
ra thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội cấu thành nên chỉ số tổng hợp đo lường
vốn xã hội. Việc xây dựng chỉ số tổng hợp này đã giúp đơn giản hoá vấn đề phức
tạp, đa chiều và rút ngắn được danh mục các chỉ báo đo lường vốn xã hội bằng cách
tập trung vào các thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Qua đó, cung cấp
được bức tranh bao quát về vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu giúp: 1) cung cấp thông tin tổng quan về vốn xã hội của lao động di cư từ nông
thôn đến TP.HCM 2) là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về tác động của vốn xã hội
trong bối cảnh Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ vai trò cũng như cơ chế tác
động của từng loại vốn xã hội đối với sức khoẻ, đây là vấn đề mà các nghiên cứu
trước còn chưa tập trung phân tích.
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất việc áp dụng kết hợp phương pháp Delphi, AHP
và PLS-SEM nhằm gia tăng sự thống nhất về việc nhận dạng vốn xã hội, đánh giá
thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam và phân tích vai
trò của các loại vốn xã hội này đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP. HCM
1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường vốn xã hội, sức khoẻ phù
hợp cho bối cảnh Việt Nam, là thông tin khoa học dùng như tài liệu tham khảo
trong công tác nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành.
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, người lao động di cư nhận thức rõ vai trò
nguồn lực vốn xã hội của bản thân, các kênh mà vốn xã hội có thể tác động đến để
có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân.
Thứ ba, những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai
trò của từng loại vốn xã hội là cơ sở cho các nhà làm chính sách thiết kế và tạo ra môi
trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
cuối cùng là nâng cao sức khỏe người lao động di cư, giảm gánh nặng cho cá nhân
nói riêng và nền kinh tế nói chung thông qua việc giảm chi phí y tế và sớm đạt được
mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm: 06 chương, nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu
hỏi, giả thuyết, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là phần
tóm tắt về những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã
hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM. Trước hết là phân tích các khái
niệm: lao động di cư, sức khoẻ và vốn xã hội. Trên cơ sở đó, khung đo lường sức
khoẻ và vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM được đề xuất. Tiếp đó, các lý
thuyết và nghiên cứu thực chứng về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ được
lược khảo. Cuối cùng, mô hình nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với sức
khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM được đề xuất.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày thiết kế nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu 2 giai đoạn được thực hiện.
Ở giai đoạn 1, phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội được tiến hành với kỹ
thuật Delphi và mô hình AHP. Tiếp đó, phương pháp phân tích đường dẫn với mô
hình PLS-SEM được thảo luận nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu về vai trò của
vốn xã hội đối với sức khoẻ. Cuối cùng, dữ liệu nghiên cứu với thông tin chi tiết về
địa điểm khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu được trình bày.
Chương 4: Áp dụng phương pháp Delphi và AHP để xây dựng mô hình đo
lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Chương này trình bày kết quả việc ứng
dụng kỹ thuật Delphi và mô hình AHP để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội
của lao động di cư đến TP.HCM.
Chương 5: Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM. Chương
này trình bày phần thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu. Tiếp đó, kết quả mô hình PLS-
SEM về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư được thảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
luận, làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách.
Chương 6: Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách. Chương này tóm tắt kết
quả nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp Delphi và AHP để xây dựng mô hình
đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Tiếp theo là kết quả mô hình PLS-
SEM về vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh của sức khoẻ. Trên
cơ sở đó, các gợi ý chính sách từ kết quả luận án được được đề xuất. Cuối cùng,
những đóng góp cũng như hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
được trình bày.
Phần cuối cùng của luận án là danh mục các công trình của tác giả có liên
quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI
LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ
ĐẾN TP.HCM
2.1 GIỚI THIỆU
Chương này phân tích các khái niệm: lao động di cư, sức khoẻ và vốn xã hội.
Trên cơ sở đó, khung đo lường sức khoẻ và vốn xã hội của lao động di cư đến
TP.HCM được đề xuất. Phần tiếp theo cũng là phần chính của chương là lược khảo
các lý thuyết và nghiên cứu thực chứng về mối liên hệ giữa vốn xã hội trong và
ngoài nước. Phần cuối của chương trình bày mô hình nghiên cứu về vai trò của vốn
xã hội đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM.
2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA
2.2.1 Lao động di cư
Di cư là sự di chuyển đến một nơi khác để sinh sống. Di cư thường được giải
thích bởi hai nhân tố: lực hút và lực đẩy. Trong các nghiên cứu về di cư Việt Nam,
rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để đề cập đến người di chuyển từ nơi
này đến nơi khác để sinh sống và làm việc như: di dân, người nhập cư, người xuất
cư, chuyển cư (Hoàng Bá Thịnh, 2012).
Đối với khái niệm lao động di cư, có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tùy thuộc
vào luật di cư của mỗi quốc gia. Có thể xem định nghĩa theo Công ước Lao động di cư
của Liên Hiệp Quốc là định nghĩa rộng nhất. Theo công ước này, lao động di cư là
người làm việc ở nơi không phải quê hương mình. Tùy theo đó là quốc gia hay tỉnh,
thành phố khác mà được phân loại thành di cư quốc tế hay di cư nội địa.
Di cư quốc tế thường được phân loại thành: i) di cư theo gia đình; ii) di cư vì
lý do kinh tế; iii) tị nạn; và iv) khác (Berchet & Laporte, 2012; Zhao, Xue, &
Gilkinson, 2010). Đối với di cư nội địa, các nhà nghiên cứu thường phân loại thành
di cư nông thôn-thành thị, nông thôn-nông thôn, thành thị-nông thôn, thành thị-
thành thị; tạm cư – vĩnh viễn; di cư nội bộ quận, huyện và di cư nội bộ tỉnh-thành
phố (Van Landingham, 2003; Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khoẻ của di cư quốc tế chưa được tiến
hành vì di cư quốc tế chiếm số lượng rất nhỏ so với di cư nội địa. Hơn nữa, số liệu
thống kê hiện tại về di cư quốc tế không đầy đủ (Trees, 2013; Hanh, 2013). Ngoài
ra, các nghiên cứu về di cư thường tập trung vào di cư cá nhân từ nông thôn lên
thành thị vì đây là xu hướng nổi bật trong di cư nội địa hiện nay (Hanh, 2013)
Các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam thống kê tất cả những người dân Việt
Nam sinh sống tại địa bàn (tình trạng cư trú) từ 6 tháng trở lên. Người di cư được
định nghĩa là những người có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm
điều tra khác với nơi thường trú hiện tại (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Định
nghĩa này bao gồm cả những người từ 5 tuổi trở lên với các loại hình di cư như tạm
cư, di cư theo thời vụ và hồi cư. Tuy nhiên, cụm từ “nơi thường trú” trong định
nghĩa này rất dễ gây hiểu nhầm giữa hai khái niệm “tình trạng cư trú” và “tình trạng
đăng ký cư trú”.
Trước năm 2007, việc đăng ký cư trú được phân thành 4 loại, bao gồm KT1-
thường trú, hay còn được gọi là sổ hộ khẩu thường trú của công dân; KT2: sổ tạm
trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; KT3: sổ tạm trú
dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường
trú và KT4: sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
với nơi đăng ký thường trú. Từ tháng 7/2007, Luật cư trú của Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 10 số 81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã thay thế hệ thống KT1,
KT2, KT3, KT4 bằng 4 loại hình sau: thường trú (công dân có sổ hộ khẩu và sống
tại nơi đăng ký hộ khẩu), tạm trú (công dân có sổ tạm trú và sống tại nơi cư trú trên
1 tháng), lưu trú (công dân sống tại nơi cư trú dưới 1 tháng) và không đăng ký.
Nếu căn cứ theo Luật cư trú, rất có thể sẽ xảy ra trường hợp một người có hộ
khẩu tại một tỉnh khác đến TP.HCM sinh sống và làm việc trong một thời gian dài,
15 hay thậm chí 20 năm, vẫn được xem là người di cư mặc dù trong thực tế, người
đó không khác gì người thành thị. Ngoài ra, còn có trường hợp những người người
không đăng ký cư trú. Vì vậy, nếu vận dụng cách hiểu “tình trạng đăng ký cư trú”
vào định nghĩa người di cư sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì mục tiêu nghiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
cứu của luận án là phân tích tác động của vốn xã hội đến sức khỏe của lao động di
cư đến TP.HCM (tình trạng cư trú). Do đó, việc định nghĩa đối tượng nghiên cứu
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là rất quan trọng.
Từ những phân tích nêu trên, định nghĩa lao động di cư của luận án này là: i)
những người từ 18-55 tuổi vì phạm vi tuổi này thuộc độ tuổi lao động ở Việt Nam (từ
15 đến 55 tuổi, đối với nữ và 60 tuổi, đối với nam); ii) đang sống và làm việc hoặc
đang tìm việc làm tại TP.HCM từ trên 6 tháng đến 10 năm. Tiêu chí về thời gian này
được xác định dựa trên việc thống kê tất cả những người dân sinh sống tại địa bàn từ 6
tháng trở lên trong các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu về
sức khoẻ của người di cư cho thấy trong 10 năm đầu tiên sau khi di cư, có sự khác biệt
về sức khoẻ của người di cư và cư dân địa phương (Lin, Zhang, Chen, Shi, Han,
& Song, 2016); và iii) tỉnh/thành phố nơi sinh ra và lớn lên (từ 0-17 tuổi) khác với
tỉnh/thành phố là nơi cư trú hiện tại. Đây cũng là tiêu chí được các cuộc điều tra
quốc gia cũng như các nghiên cứu, khảo sát liên quan đến di cư nội địa ở Việt Nam
áp dụng (Le, 2013)
Như vậy, định nghĩa lao động di cư của luận án đã loại trừ trường hợp di cư
nội bộ trong phạm vi TP.HCM, cụ thể là những người đăng ký hộ khẩu tại một nơi,
nhưng lại cư trú tại một nơi khác cũng trong TP.HCM
2.2.2 Sức khỏe
2.2.2.1 Định nghĩa
Sức khỏe là một khái niệm khá rộng, không thể trực tiếp lượng hóa ngay như
chiều dài, chiều rộng mà phải đo lường gián tiếp thông qua nhiều bước
(McDowell,2006). Để làm được điều này, cần phải thống nhất về định nghĩa sức
khỏe.
Sức khỏe thường được đề cập đến ở hai cấp độ: i) vĩ mô: sức khỏe dân số
(population health); ii) vi mô: sức khỏe cá nhân (individual health). Để phục vụ cho
mục đích của nghiên cứu này, định nghĩa và đo lường sức khỏe cá nhân được tập
trung phân tích.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm về sức khỏe cũng có những
bước nhảy vọt. Trước đây, sức khỏe được hiểu là “khả năng sống còn” (McDowell,
2006). Chính vì vậy, chỉ số về tỷ lệ chết được sử dụng để đo lường sức khỏe. Tiếp
đó, sức khỏe có nghĩa là “không bị bệnh tật” và được đo lường thông qua chỉ số về
tỷ lệ bệnh tật. Ngày nay, sức khỏe là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật” (WHO, 1948).
Định nghĩa này đã tồn tại không thay đổi từ năm 1948 đến nay (xem bảng 2.1).
Đây là một định nghĩa khá bao quát, bao gồm các phương diện: thể chất,
tinh thần và xã hội của sức khỏe. Như vậy, việc đo lường sức khoẻ cần được xem
xét toàn diện ở phương diện cải thiện chất lượng sức khoẻ thay vì chỉ dựa trên tiêu
chí: khả năng sống còn hay bệnh tật.
Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe
Tác giả Định nghĩa sức khỏe
Mc Dowell (2006) Khả năng sống còn
Không bệnh tật
WHO (1948) Trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và
xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật
Nguồn: tác giả tóm tắt từ lược khảo lý
thuyết 2.2.2.2 Đo lường
Phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe và vốn xã hội dựa
trên cách đo lường sức khỏe do từng cá nhân tự đánh giá theo cảm nhận tổng quát
về sức khỏe, gọi tắt là sức khỏe tự đánh giá (Fujiwara & Kawachi, 2008; Takahashi,
Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka, 2011).
Cách đo lường này có ưu điểm là phản ánh được cả những bệnh mới phát lẫn
bệnh nặng. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý, tinh thần cũng được bao
gồm trong chỉ số này. Đây là những thông tin mà nếu chỉ dựa trên việc khám bệnh
thông thường hay các kết quả xét nghiệm thì không thể có được. Chính vì vậy, các
nhà dịch tễ học đã chứng minh rằng chỉ số sức khỏe tự đánh giá là chỉ số phản ánh
chính xác tình trạng sức khỏe con người và là chỉ số dự báo tỷ lệ chết và bệnh mạn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
tính (Habibov & Afandi, 2011, Benjamins, Hirschman, Hirschtick, & Whitman,
2012).
Tình trạng sức khỏe tự đánh giá được đo lường thông qua câu hỏi sau: nhìn
chung, ông/bà đánh giá sức khỏe của mình là tuyệt vời, rất tốt, tốt, khá hay yếu?
Sức khỏe tự đánh giá theo thang đo 5 điểm này được phân thành 2 loại: i) nhóm sức
khỏe tốt, bao gồm những người đánh giá sức khỏe tuyệt vời, rất tốt hay tốt ii) nhóm
sức khỏe không tốt, bao gồm những người đánh giá sức khỏe khá hay yếu (Berchert
& Laporte, 2012; Stoyanova & Diaz-Serrano, 2013)
Tuy nhiên, câu hỏi đo lường sức khỏe nêu trên chỉ phản ánh được tình trạng
sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, nhà nghiên cứu sẽ gặp khó
khăn khi muốn tìm hiểu từng khía cạnh riêng biệt của sức khỏe của đối tượng
nghiên cứu. Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi
(SF-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993). Theo
Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe cộng
đồng dân cư vì những lý do sau:
Thứ nhất, bộ câu hỏi này đo lường 08 khía cạnh để tổng hợp nên chỉ số sức
khỏe bao gồm sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội của đối tượng nghiên cứu. Theo
Henslin, Possamai, Possamai-Inesedy, Marjoribanks, & Elder (2013), bộ SF-36 cho
phép nhà nghiên cứu đạt được 03 mục tiêu: i) đo lường sức khoẻ cá nhân của nhóm,
cộng đồng dân cư; ii) dự báo hay xác định kết quả liên quan đến sức khoẻ cá nhân;
và iii) cung cấp giải pháp để cải thiện 1 trong 8 khía cạnh của sức khoẻ.
Thứ hai, bộ SF-36 có giá trị và độ tin cậy cao. Về mặt nội dung, Ware &
Sherbourne (1992) chỉ ra rằng các câu hỏi đã bao gồm 8 khía cạnh đại diện nhất cho
khái niệm sức khoẻ, bao gồm:
1) Chức năng thể chất (PF): đối tượng nghiên cứu đánh giá về hoạt động thể lực
bao gồm các hoạt động dùng nhiều sức (chạy, nâng vật nặng, tham gia các
môn thể thao mạnh, leo vài tầng lầu, đi bộ hơn 1 km) và các hoạt động đòi
hỏi sức lực vừa phải (uốn người, quỳ gối, khom lưng, gập người, tự tắm rửa,
thay quần áo)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
2) Hạn chế do sức khoẻ thể chất (RP): khía cạnh này đo lường ảnh hưởng do
tình trạng sức khoẻ thể chất gây ra đối với các sinh hoạt hàng ngày như giảm
thời lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn, bị giới hạn trong
một công việc hay sinh hoạt khác, gặp khó khăn trong việc thực hiện các sinh
hoạt khác
3) Hạn chế do dễ xúc động (RE): khía cạnh này đo lường ảnh hưởng do yếu tố cảm
xúc (buồn phiền, lo lắng) gây ra đối với các sinh hoạt hàng ngày như giảm thời
lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn mong muốn, làm việc
hoặc tiến hành các sinh hoạt khác kém cẩn thận hơn bình thường
4) Hoạt động xã hội (SF): đề cập đến các hoạt động xã hội thông thường với gia
đình, bạn bè, hàng xóm và các mối quan hệ xã hội khác
5) Đau cơ thể (BP): đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ trở ngại công việc
thường ngày do việc đau cơ thể gây ra
6) Sức khoẻ tinh thần (MH): được đo lường thông qua việc đối tượng nghiên
cứu đánh giá việc cảm thấy lo lắng, đau buồn và thất vọng, bình tĩnh và
thanh thản, hạnh phúc
7) Sinh lực (VT): là khía cạnh liên quan đến việc đối tượng nghiên cứu đánh giá
cảm nhận: đầy sinh lực, dồi dào năng lượng, kiệt sức, mệt mỏi.
8) Sức khoẻ chung (GH): được đo lường thông qua việc đối tượng nghiên cứu
đánh giá tình trạng sức khoẻ chung, khả năng dễ bị bệnh hơn người khác,
khoẻ mạnh như mọi người.
Theo Ware & Gandek (1998), bộ công cụ đo lường này đã được dịch ra 55
thứ tiếng trên thế giới và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, châu Âu và châu Á. Tính
giá trị và độ tin cậy của công cụ đo lường này đã được xác nhận qua nhiều nghiên
cứu (Fukuhara, Bito, Green, Hsiao, & Kurokawa, 1998; Li, Wang, & Shen, 2003;
Lim, Seubsman, & Sleigh, 2008; Hồ Thị Diễm Thu, 2014)
Tại Việt Nam, bộ câu hỏi SF-36 này cũng được dùng rộng rãi trong các nghiên
cứu đánh giá tình trạng sức khỏe. Van Landingham (2003) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-
36, phiên bản 1 và Le (2013) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 trong nghiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
cứu tìm hiểu sức khỏe của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Một nghiên cứu
khác về sức khỏe của người Việt di cư đến Mỹ của Ngo-Metzger, Sorkin,
Mangione, Gandek, & Hays (2008) cũng áp dụng bộ câu hỏi SF 36, phiên bản 2.
Các nghiên cứu này đều xác nhận độ tin cậy và giá trị của bộ câu hỏi.
So với phiên bản gốc, phiên bản 2 của bộ câu hỏi này có những thay đổi chủ
yếu ở thang đo và cách sử dụng từ ngữ rõ nghĩa hơn. Chi tiết những thay đổi được
tổng hợp trong bảng 2.2.
Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc
Câu hỏi Phiên bản gốc Phiên bản 2
3. Giới thiệu Danh mục Các câu hỏi
4. Giới thiệu - Thêm cụm từ “bao nhiêu thời gian"
4. Lựa chọn cho Có/không Thang đo 5 mức: tất cả thời gian/ hầu hết
câu trả lời thời gian/thỉnh thoảng/một ít thời
gian/không lúc nào
5. Giới thiệu - Thêm cụm từ “bao nhiêu thời gian"
5. Lựa chọn cho Có/không Thang đo 5 mức: tất cả thời gian/ hầu hết
câu trả lời thời gian/thỉnh thoảng/một ít thời
gian/không lúc nào
5c Không thực hiện công Thực hiện công việc hoặc các sinh hoạt
việc hay hoạt động khác ít cẩn thận hơn mức bình thường
khác cẩn thận như bình
thường
6 Thang đo 3 mức: hạn Thang đo 5 mức: Không/nhẹ/vừa/một
chế nhiều; hạn chế ít; ít/nghiêm trọng
Không hạn chế
9. Lựa chọn cho 6 lựa chọn, bao gồm 5 lựa chọn, bỏ "hiếm khi "
câu trả lời "hiếm khi"
9b "một người rất lo lắng" "rất lo lắng"
9h "một người hạnh phúc" "hạnh phúc"
Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên lược khảo lý thuyết
Theo Jenkinson, Stewart-Brown, Petersen, & Paice (1999), việc sử dụng thang
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
đo 5 mức trong phiên bản 2 cho thấy sự cải thiện tỷ lệ trả lời so với việc lựa chọn
câu trả lời “có/không” trong phiên bản 1, nhờ đó, đạt được sai số chuẩn nhỏ hơn,
tăng độ chính xác của thang điểm. Tuy nhiên, OECD (2013) khuyến nghị nên sử
dụng bộ thang đo 11 mức (0-10) với mô tả bằng lời nói ở 2 đầu của thang đo (ví dụ:
hoàn toàn không đồng ý – hoàn toàn đồng ý) trong thiết kế câu trả lời cho các câu
hỏi ý kiến chủ quan. Bộ thang đo này có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, thang đo 0-10 giúp cho đối tượng được phỏng vấn dễ dàng phân
biệt giá trị “thấp” và “cao” trong thang đo nhờ vào số 0.
Thứ hai, thang đo 0-10 là thang đo cân bằng với giá trị trung bình là 5. Đây
cũng là điểm giữa mà người được phỏng vấn có thể lựa chọn khi muốn ám chỉ một
điều không tốt mà cũng không xấu.
Thứ ba, so với thang đo 5 mức, thang đo 11 mức sẽ giúp đối tượng được
phỏng vấn đưa ra mức đánh giá chính xác hơn.
Ngoài ra, theo Ngo-Metzger, Sorkin, Mangione, Gandek, & Hays (2008), việc
lựa chọn thang đo cho câu trả lời là do ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau. Đối
với Việt Nam, mọi người khá quen thuộc và có cách hiểu nhất quán thang đo 0-
10. Trong nghiên cứu này, bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 được dùng làm cơ sở để đo
lường sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM (xem hình 2.1). Với những ưu
điểm như đã phân tích, thang đo 11 mức (0-10) được sử dụng thay cho thang đo gốc
của bộ câu hỏi này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Chức năng thể chất
(PF)
Hạn chế do sức khoẻ
thể chất(RP)
Đau cơ thể
(BP)
Sức khoẻ chung
(GH)
Sức khoẻ
Sinh lực (VT)
Hạn chế do dễ xúc
động (RE)
Sức khoẻ tinh thần
(MH)
Hoạt động xã hội
(SF)
Nguồn: tác giả lược khảo lý thuyết
Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ
2.2.3 Vốn xã hội
2.2.3.1 Định nghĩa
a) Khía cạnh cấu trúc và tri nhận của vốn xã hội
Ngược dòng thời gian về thế kỷ 18, 19, ý niệm cơ bản về vốn xã hội đã manh nha
và gắn liền với tên tuổi các nhà tư tưởng như Tocqueville, JS Mill, Toennies,… (Adam
& Rončević, 2003). Ý niệm này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về
kinh tế học, xã hội học, nhân học và khoa học chính trị (Grootaert, 1998).
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc

Similar to Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc (20)

Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt NamLuận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội với việc phát triển con người Việt Nam
 
Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học...
Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học...Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học...
Tác động của cơ chế tài chính đối với chất lượng đào tạo ở các trường đại học...
 
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
 
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc H...
 
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉ...
 
Luận Văn TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.doc
Luận Văn TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.docLuận Văn TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.doc
Luận Văn TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giải Quyết Việc Làm Cho Ngƣời Lao Động Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giải Quyết Việc Làm Cho Ngƣời Lao Động Trên Địa Bàn Huyện...Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giải Quyết Việc Làm Cho Ngƣời Lao Động Trên Địa Bàn Huyện...
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giải Quyết Việc Làm Cho Ngƣời Lao Động Trên Địa Bàn Huyện...
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại công ty dược – t...
Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại công ty dược – t...Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại công ty dược – t...
Tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại công ty dược – t...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính côn...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trường Đại Học Nguyễn Tất ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trường Đại Học Nguyễn Tất ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trường Đại Học Nguyễn Tất ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Trường Đại Học Nguyễn Tất ...
 
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
Luận Văn Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân huyệ...
 
Thực trạng sự hài lòng công việc của người lao động tại các tổ chức doanh ngh...
Thực trạng sự hài lòng công việc của người lao động tại các tổ chức doanh ngh...Thực trạng sự hài lòng công việc của người lao động tại các tổ chức doanh ngh...
Thực trạng sự hài lòng công việc của người lao động tại các tổ chức doanh ngh...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà ...Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà ...
 
Thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể ...
Thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể ...Thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể ...
Thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về Thỏa ước lao động tập thể ...
 
Nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận hu...
Nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận hu...Nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận hu...
Nâng cao hiệu quả đánh giá viên chức tại các bệnh viện công lập tuyến quận hu...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Đổi Mới Của Tổ Chức Vai Trò Trung Gian Của ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Đổi Mới Của Tổ Chức Vai Trò Trung Gian Của ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Đổi Mới Của Tổ Chức Vai Trò Trung Gian Của ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Đổi Mới Của Tổ Chức Vai Trò Trung Gian Của ...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Luận Văn Vốn Xã Hội Và Sức Khoẻ Của Lao Động Di Cư Đến Thành Phố Hồ Chí Minh.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN LÊ HOÀNG THUỴ TỐ QUYÊN VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế - Phát triển Mã số: 62310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG 2.PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn của tôi, PGS.TS.Nguyễn Hữu Dũng và PGS.TS.Nguyễn Văn Phúc, những người đã khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu, định hướng và cung cấp những góp ý mang tính xây dựng trong suốt chặng đường nghiên cứu của tôi. Tôi thật sự biết ơn GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài, TS. Nguyễn Hoàng Bảo, TS. Phạm Khánh Nam, PGS.TS. Trần Tiến Khai và các thầy cô tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vì những hỗ trợ kịp thời về phương diện học thuật cũng như tinh thần trong thời gian tôi học tập tại Trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ tôi vì đã ươm mầm niềm đam mê học hỏi và nghiên cứu trong tôi thông qua những câu chuyện về các nhà bác học khi tôi còn bé. Ngoài ra, lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi đến chồng, hai con và họ hàng của tôi, những người luôn tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. Bằng hữu cũng đã góp phần rất quan trọng vào sự thành công của luận án này. Các bạn Phạm Quang Anh Thư, Huỳnh Đặng Bích Vy, Nguyễn Thanh Phong, Quan Minh Quốc Bình và các đồng nghiệp tại trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, tìm kiếm tài liệu và thu thập số liệu. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng cho sự thành công của luận án này là tinh thần làm việc nghiêm túc của nhóm thu thập dữ liệu, sự ủng hộ của các chuyên gia và những người lao động di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh được chọn trong mẫu khảo sát. Luận án này không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ và giúp đỡ như đã nêu trên.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của bản thân, các số liệu và nội dung trong nghiên cứu là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào trước đây. Tác giả Nguyễn Lê Hoàng Thuỵ Tố Quyên
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến đa chiều và phụ thuộc vào bối cảnh. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bằng việc thực hiện nghiên cứu hai giai đoạn, kết hợp ba phương pháp: Delphi, AHP và PLS-SEM, luận án này tìm hiểu vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc khám phá các kiểu vốn xã hội đang tồn tại trong thực tế nơi người lao động di cư đến TP.HCM, xác định thứ bậc quan trọng của từng thành phần cấu thành nên vốn xã hội, từ đó xây dựng mô hình đo lường biến này trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, sức khoẻ của người lao động di cư trong luận án được xem xét đồng thời ở các phương diện: thể chất, tinh thần và xã hội bằng cách đo lường 08 khía cạnh: chức năng thể chất (PF), hạn chế do sức khoẻ thể chất (RP), hạn chế do dễ xúc động (RE), hoạt động xã hội (SF), đau cơ thể (BP), sức khoẻ tinh thần (MH), sinh lực (VT) và sức khoẻ chung (GH). Trên cơ sở đó, vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh sức khoẻ khác nhau của người lao động được phân tích. Kỹ thuật Delphi đã cung cấp kết quả về thang đo và biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam thông qua việc phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu 12 chuyên gia. Phương pháp AHP đã cho thấy vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là mạng lưới (0,502) và lòng tin (0,497) với trọng số gần ngang bằng nhau. Ngoài ra, việc phân loại vốn xã hội theo chức năng trong luận án cho thấy ở góc độ cấu trúc, mạng lưới gắn bó (0,688) giữ vai trò quan trọng nhất, tiếp đến là mạng lưới bắc cầu (0,244). Trong bối cảnh Việt Nam, vai trò của mạng lưới bắc cầu-kết nối (0,093) và mạng lưới gắn bó-kết nối (0,049) khá khiêm tốn, chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4 sau mạng lưới gắn bó và bắc cầu. Đối với góc độ tri nhận, lòng tin cụ thể có vai trò quan trọng hơn lòng tin tổng quát mặc dù sự chênh lệch về trọng số không đáng kể
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv (0,523 so với 0,476). Luận án cũng cho thấy vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM thông qua việc ước lượng mô hình PLS-SEM bằng cách sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp với 400 quan sát, được khảo sát trong vòng 5 tháng, từ tháng 9/2015 -1/2016 tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp, mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò: trực tiếp, gián tiếp và trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM. Việc sử dụng chỉ số tổng hợp trong mô hình kiểm định đã góp phần giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong kết quả của các nghiên cứu trước đây do chỉ tìm hiểu một hay vài khía cạnh riêng lẻ của vốn xã hội và sức khoẻ. Thông qua kết quả luận án, chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã được xây dựng bằng cách tập trung vào những thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về vai trò của vốn xã hội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò nguồn lực vốn xã hội của cá nhân, phân tích các kênh mà vốn xã hội có thể tác động đến sức khoẻ của mỗi cá nhân, từ đó góp phần vào chiến lược sử dụng vốn xã hội để cải thiện sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức khoẻ. Đây là cơ sở khoa học để người lao động di cư có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Đối với các nhà làm chính sách, những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của từng loại vốn xã hội là cơ sở cho việc thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe cộng đồng, sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA............................................................................................ 0 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN................................................................. iii MỤC LỤC......................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... x DANH MỤC CÁC HỘP.................................................................................. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ xii 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn ..................................................................................... 1 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết ..................................................................................... 6 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 10 1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................. 11 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 11 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 11 1.5.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12 1.5.3 Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 12 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 12 1.6.1Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) .......... 13 1.6.2 Mô hình PLS-SEM .................................................................................. 13 1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................... 15 1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu ....................................................................... 15 1.7.2 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 16 1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 16 1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 17
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI & SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM ..19 2.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 19 2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA ................................................................................... 19 2.2.1 Lao động di cư ........................................................................................ 19 2.2.2 Sức khỏe .................................................................................................. 21 2.2.3 Vốn xã hội ............................................................................................... 27 2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI- SỨC KHOẺ66 2.3.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe .......................... 66 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe của người di cư. ........................................................................................ 84 2.3.3 Mô hình nghiên cứu và các biến ............................................................. 91 2.4 TÓM TẮT .................................................................................................. 93 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 95 3.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 95 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 95 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 98 3.3.1 Phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội .......................................... 98 3.3.2 Phương pháp phân tích đường dẫn (path-analysis): Mô hình SEM .... 106 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 117 3.4.1 Địa điểm khảo sát ................................................................................. 117 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu, kích thước mẫu và khảo sát .......................... 119 3.5 TÓM TẮT ................................................................................................ 122 4 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI VÀ AHP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI..................................................................123 4.1 GIỚI THIỆU.......................................................................................................................123 4.2 KỸ THUẬT DELPHI ....................................................................................................123 4.3 MÔ HÌNH AHP................................................................................................................133 4.4 TÓM TẮT ...........................................................................................................................137
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vii 5 CHƯƠNG 5: VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 138 5.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 138 5.2 MÔ TẢ DỮ LIỆU ..................................................................................... 138 5.3 MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ................ 145 5.4 CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH .................................................................... 154 5.5 KẾT QUẢ MÔ HÌNH ............................................................................... 155 5.5.1 Mô hình đo lường ................................................................................. 155 5.5.2 Mô hình cấu trúc ................................................................................... 156 5.6 TÓM TẮT ................................................................................................ 166 6 CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........... 167 6.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 167 6.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ LUẬN ÁN .............................................. 167 6.2.1 Kết quả phương pháp Delphi và AHP .................................................. 168 6.2.2 Kết quả phân tích thực nghiệm với kỹ thuật PLS-SEM ........................ 169 6.3 NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ LUẬN ÁN .................... 170 6.3.1 Gia tăng sự kết nối các mối quan hệ xã hội/cộng đồng ....................... 171 6.3.2 Xây dựng môi trường cho sự phát triển các kết nối xã hội/cộng đồng 173 6.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ..................................... 177 6.5NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................................................................. 178 7 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ...................................... 180 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 182 9 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 212 10 PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA ................................ 232 11 PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ....................... 239
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn........................................................... 1 Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015................... 2 Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 .................................. 3 Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư ...................................... 5 Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe ...............................................................22 Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc....... 25 Bảng 2. 3: Các khái niệm vốn xã hội tiêu biểu......................................................................... 33 Bảng 2. 4: Các cách tiếp cận trong định nghĩa vốn xã hội.................................................. 36 Bảng 2. 5: Các cấp độ của vốn xã hội.......................................................................................... 40 Bảng 2. 6: Các lý thuyết về vốn xã hội........................................................................................ 44 Bảng 2. 7: Đặc trưng của các loại vốn xã hội........................................................................... 47 Bảng 2. 8: So sánh mô hình đại diện và mô hình cấu thành............................................... 49 Bảng 2. 9:Tóm tắt các bộ tiêu chí đo lường vốn xã hội........................................................ 53 Bảng 2. 10: Tóm tắt các công cụ đo lường nguồn lực mạng lưới.................................... 57 Bảng 2. 11: Tóm tắt việc đo lường đặc điểm mạng lưới và lòng tin .............................. 58 Bảng 2. 12: Khung đo lường vốn xã hội..................................................................................... 62 Bảng 2. 13: Tóm tắt ích lợi của vốn xã hội đối với sức khỏe ............................................ 69 Bảng 2. 14: Vốn xã hội tác động đến hành vi sức khỏe....................................................... 75 Bảng 2. 15: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 86 Bảng 3. 1: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP................103 Bảng 3. 2: Ví dụ ma trận so sánh cặp.........................................................................................104 Bảng 3. 3: Chỉ số ngẫu nhiên.........................................................................................................105 Bảng 3. 4: Quy mô mẫu tối thiểu áp dụng cho mô hình PLS-SEM, sức mạnh thống kê 80% (Phụ lục 1) .............................................................................................................................108 Bảng 3. 5: Diện tích, dân số phân theo quận (huyện) ở TP. HCM................................118 Bảng 3. 6: Phân bổ dân di cư tại các quận (huyện) trong TP. HCM ............................120 Bảng 3. 7: Danh sách 10 quận (huyện) thuộc TP.HCM có số dân di cư tập trung đông nhất ............................................................................................................................................................121
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ix Bảng 4. 1: Tóm tắt thông tin mẫu khảo sát chuyên gia ......................................................123 Bảng 4. 2:Thang đo tổng thể vốn xã hội...................................................................................124 Bảng 4. 3 Các thang đo tổng thể được sử dụng trong nghiên cứu.................................125 Bảng 4. 4 Biến quan sát của từng thang đo vốn xã hội.......................................................127 Bảng 4. 5 Kết quả Delphi về tầm quan trọng của các biến đo lường vốn xã hội....131 Bảng 4. 6: Kết quả mô hình AHP ................................................................................................133 Bảng 5. 1: Tóm tắt đặc điểm của mẫu nghiên cứu (N=400) ............................................141 Bảng 5. 2: Thống kê mô tả các khía cạnh của sức khoẻ.....................................................146 Bảng 5. 3: Thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó và lòng tin cụ thể..........147 Bảng 5. 4:Tóm tắt thống kê mô tả về thang đo mạng lưới gắn bó -kết nối, mạng lưới bắc cầu, mạng lưới bắc cầu-kết nối.............................................................................................148 Bảng 5. 5:Tóm tắt thống kê mô tả về thói quen ăn uống...................................................151 Bảng 5. 6:Tóm tắt thống kê mô tả về việc khám sức khoẻ...............................................151 Bảng 5. 7:Tóm tắt thống kê mô tả về bảo hiểm sức khoẻ .................................................152 Bảng 5. 8: Các biến trong mô hình (Phụ lục 1)......................................................................154 Bảng 5. 9: Kết quả mô hình đo lường các biến tiềm ẩn với mức ý nghĩa 5% (Phụ lục 1) ..............................................................................................................................................156 Bảng 5. 10: Ma trận hệ số tải chéo (Phụ lục 1)......................................................................156 Bảng 5. 11: Kết quả đường dẫn mô hình cấu trúc, có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Phụ lục 1) ..............................................................................................................................................156 Bảng 5. 12: Hệ số xác định R2 của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1).............................156 Bảng 5. 13: Giá trị redundancy trung bình của các biến ngoại sinh (Phụ lục 1).....157 Bảng 5. 14: Kiểm định đa cộng tuyến (Phụ lục 1)................................................................160
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 x DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................................. 14 Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ.........................................................................................27 Hình 2. 2: Các khía cạnh của vốn xã hội .....................................................................................32 Hình 2. 3: Mạng lưới với 1 lỗ hổng cấu trúc..............................................................................44 Hình 2. 4: Khung phân tích khái niệm vốn xã hội...................................................................50 Hình 2. 5: Khung phân tích về cơ chế vốn xã hội tác động đến sức khỏe ....................84 Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................94 Hình 3. 1: Quy trình thực hiện thiết kế nghiên cứu.................................................................98 Hình 3. 2: Các bước thực hiện kỹ thuật Delphi .....................................................................101 Hình 3. 3: Mô hình đo lường đa bậc vốn xã hội....................................................................102 Hình 3. 4: Các bước thực hiện phương pháp AHP...............................................................106 Hình 3. 5: Mô hình cấu trúc............................................................................................................113 Hình 3. 6: Các bước thực hiện kỹ thuật PLS-SEM ..............................................................117 Hình 5. 1: Tỷ lệ tham gia mạng lưới của người lao động di cư......................................143 Hình 5. 2: Tỷ lệ tham gia vào mạng lưới xã hội chính thức của lao động di cư......143 Hình 5. 3: Tỷ lệ tham gia các tôn giáo của người lao động di cư ..................................144 Hình 5. 4: Tỷ lệ tham gia mạng lưới cộng đồng và mạng lưới tổ chức xã hội khác của người lao động di cư ..........................................................................................................................144 Hình 5. 5: Tác động trực tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%).......158 Hình 5. 6: Tác động gián tiếp của vốn xã hội đến sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%)......159 Hình 5. 7: Vai trò trung gian của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%) . 160 Hình 5. 8: Tổng hợp vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ (mức ý nghĩa 5%)...163
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xi DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1. Mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam ......................................... 135 Hộp 2. Lòng tin của người Việt Nam..................................................................... 136 Hộp 3.Mạng lưới xã hội đa dạng gắn liền với khả năng kháng bệnh hô hấp trên cao hơn ........................................................................................................................... 164 Hộp 4.Giao tiếp xã hội là liều thuốc chữa căng thẳng .......................................... 171 Hộp 5.Quan tâm đến lợi ích từ việc kết nối thay vì loại mối quan hệ .................. 172
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AHP Quy trình thứ bậc phân tích (Analytic Hierarchy Process) ASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội (Adapted Social Capital Assessment Tool) BP Đau cơ thể (Bodily Pain) CB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai (Covariance Based - Structural Equation Model) CFA Phân tích nhân tố xác định (Confirmatory Factor Analysis) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GH Sức khoẻ chung (General Health) MH Sức khoẻ tinh thần (Mental Health) ML Mạng lưới LT Lòng tin OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) PF Chức năng thể chất (Physical Function) PLS-SEM Mô hình cấu trúc bình phương từng phần bé nhất (Partial Least Square - Structural Equation Model)
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xiii PSCS Bộ câu hỏi đo lường vốn xã hội cá nhân (Personal Social Capital Scale) RE Hạn chế do dễ xúc động (Emotional roles limitation) RP Hạn chế do sức khoẻ thể chất (Physical roles limitation) SASCAT Bộ dụng cụ đánh giá vốn xã hội phiên bản rút ngắn (Short Adapted Social Capital Assessment Tool) SEM Mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Model) SF Hoạt động xã hội (Social Function) SF-36 Bộ khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (36 item Short Form Health Survey) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VB-SEM Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên phương sai (Variance Based - Structural Equation Model) VT Sinh lực (Vitality) WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Bối cảnh thực tiễn Trong vòng 10 năm, từ 1999 đến 2009, tỉ lệ dân số nước ta đã tăng 11,3 % (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Trong khi đó, chỉ trong vòng 5 năm, từ 2004 đến 2009, số người di cư nội địa đã tăng hơn 50%, với khoảng 7 triệu người di cư nội địa trong khoảng thời gian này, so với 4,5 triệu người trong giai đoạn 1994 – 1999. Bức tranh tổng quát về di cư theo vùng được thể hiện qua bảng 1.1 cho thấy xu hướng tăng giảm không ổn định. Giai đoạn 1994-1999 cường độ di cư là thấp nhất với 1.334 nghìn người, tỷ suất di cư là 19 người di cư/1000 dân. Giai đoạn 2004-2009 chứng kiến sự gia tăng mạnh, lên đến 2.361 nghìn người, tương ứng với tỷ suất di cư là 30 người/1000 dân, sau đó là sự giảm sút trong giai đoạn 2009-2014, còn 21 người di cư/1000 dân. Bảng 1. 1. Số người và tỷ suất di cư qua các giai đoạn Loại hình Số người di cư Số người không di cư Tỷ suất di cư di cư (Nghìn người) (Nghìn người) (Phần nghìn) 1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 2009- 1994- 2004- 2009- 1999 2009 2014 1999 2009 2014 1999 2009 2014 Di cư giữa 1.334 2.361 1.776 67.817 76.150 81.507 19 30 21 các vùng Nguồn: Tổng cục thống kê (2015) Nguyên nhân giải thích cho xu hướng gia tăng di cư trong giai đoạn 2004-2009 là thời kỳ các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với nhịp độ cao. Những cơ sở sản xuất này cần lao động có tay nghề đến làm việc. Vì vậy, trong thời kỳ này người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm để mưu sinh. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, giai đoạn 2009-2014 là thời kỳ nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng, xuất phát từ thị trường bất động sản dưới chuẩn của Mỹ, và cuộc khủng hoảng
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 nợ công Châu Âu 2010-2011, làm ảnh hưởng đến kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy khoảng 80% số người di cư chọn các thành phố miền Nam là địa điểm đến và phần lớn nơi ra đi của họ là những vùng có tỉ lệ dân nông thôn cao (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Gần đây, kết quả cuộc điều tra di cư nội địa 2015 tiếp tục khẳng định xu hướng di cư đến những thành thị lớn của người dân. Tại TP.HCM, tỷ lệ di cư chiếm 20,7% trong nhóm dân số 15-59 tuổi (Tổng cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2016) TP.HCM là một trong những trung tâm kinh tế- hành chính quan trọng và phát triển nhất ở Việt Nam. Kinh tế TP.HCM luôn tăng trưởng với tốc độ cao hơn bình quân cả nước kể từ công cuộc Đổi Mới được khởi xướng năm 1986. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 4,2% giai đoạn 1986 – 1990 tăng lên 12,6% trong giai đoạn 1991 – 1995. Những năm 1996 – 2000, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân có giảm so với giai đoạn trước nhưng vẫn nằm ở mức cao, 10,2%. Giai đoạn từ 2001 đến nay, tăng trưởng GDP của thành phố vẫn giữ vững ở mức khá cao, trung bình hơn 9,5%/năm. Đi kèm với tốc độ tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng dân số. Trong suốt giai đoạn gần 30 năm (1986 – 2015), tốc độ tăng trưởng dân số của TP.HCM luôn có xu hướng gia tăng mặc dù mức tăng không đều theo thời gian. (Xem bảng 1.2) Bảng 1. 2. Tăng trưởng GDP và dân số tại TP.HCM giai đoạn 1986-2015 Thời kỳ Tăng trưởng GDP bình quân (%) Tỉ lệ tăng dân số bình quân (%) 1986 - 1990 4,20 2,13 1991 - 1995 12,6 2,41 1996 - 2000 10,2 2,21 2001 - 2005 11 3,43 2006 - 2010 11,2 4,1 2011 - 2015 9,60 2,3 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê TP.HCM
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số tại TP.HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học. Tỷ suất nhập cư đến TP.HCM qua các năm luôn cao hơn tỷ suất xuất cư. Bảng 1.3 cho thấy tỉ suất di cư thuần tại TP.HCM giai đoạn 2010- 2015 luôn luôn dương Bảng 1. 3. Tỉ suất nhập-xuất cư tại TP.HCM giai đoạn 2010-2015 Tỷ lệ tăng dân Tỷ suất nhập Tỷ suất xuất Tỷ suất di cư số (%) cư (%o) cư (%o) thuần (%o) 2010 2,09 26,2 7,8 18,4 2012 2,16 14,8 7,2 7,6 2013 2,08 16,5 10,3 6,2 2014 2,07 16,9 11,4 5,5 2015 2,06 10,4 5,7 4,7 Nguồn: Tổng Cục thống kê (2017) Di cư là hiện tượng xã hội phổ biến và tất yếu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các nghiên cứu về di cư đều đánh giá cao những đóng góp tích cực của di cư trong việc gia tăng cơ hội tiến thân cho bản thân và gia đình người di cư, từ đó góp phần giảm nghèo và phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, giải quyết bài toán về quan hệ cung-cầu lao động và việc làm (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Nhìn chung, sự thành công của người di cư có tác động tích cực đến nền kinh tế nơi họ đến vì giá trị mà họ đóng góp cho xã hội lớn hơn giá trị mà xã hội phải chi cho họ. Riêng tại TP.HCM, lao động di cư đóng góp 30% GDP (Lê Văn Sơn, 2014). Tuy nhiên, di cư cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc biến động mạnh về dân số, môi trường và sinh thái, tạo áp lực cho sự phát triển bền vững. Di cư đem lại những tác động tiêu cực cho nơi người di cư chuyển đến như áp lực đối với an ninh, trật tự đô thị, quá tải về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Đối với nơi xuất cư, tình trạng mất cân đối cục bộ về lao động gây khó khăn cho kinh tế địa phương (Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Minh Phượng, 2013). Bản thân cá nhân và hộ gia đình của người di cư cũng gặp phải
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 những phát sinh chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do phải tách rời khỏi gia đình, quê hương và hoàn cảnh sống quen thuộc (Đặng Nguyên Anh & Nguyễn Thanh Liêm, 2006) và đối đầu với nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần (Le, 2013) Các nghiên cứu về di cư cho thấy di cư gắn liền với các vấn đề về sức khỏe như “căng thẳng” (stress), “trầm cảm” (depression), “sử dụng chất kích thích” (substance use), bệnh tim mạch, hành vi tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và việc lây nhiễm HIV (Chen, và những tác giả khác, 2011). Zhang, Chow, Jahn, Krämer, & Wilson (2013) đã tiến hành lược khảo hệ thống và phân tích tổng hợp (meta-analysis) 54 nghiên cứu về việc lây nhiễm HIV ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 53,4% bệnh nhân bị nhiễm HIV là người di cư và di cư nội địa đã góp phần đáng kể vào việc lan truyền HIV tại Trung Quốc. Tương tự, Setia, Lynch, Abrahamowicz, Tousignant, & Quesnel-Vallee (2011) đã phát hiện người người dân di cư luôn có sức khoẻ tự đánh giá kém hơn người dân tại địa phương, đặc biệt là những người xuất cư từ các nước có chỉ số phát triển thấp khi sử dụng mô hình logit với bộ dữ liệu khảo sát người di cư đến Canada trong giai đoạn 2001-2005. Nhìn chung, so với người dân tại địa phương, người di cư có sức khoẻ kém hơn mặc dù có bằng chứng cho thấy khi bắt đầu di cư, người di cư thường có sức khoẻ tốt do quá trình tự sàng lọc tích cực (Domnich, Panatto, Gasparini, & Amicizia (2012). Cuộc điều tra về sức khoẻ tự đánh giá của người di cư Việt Nam được thực hiện vào năm 2015 là minh chứng cho điều này. Người di cư có xu hướng đánh giá sức khoẻ tốt hơn người không di cư. Số liệu tại Bảng 1.4 cho thấy tại thành thị, tỷ lệ người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên là 38,5%, trong khi tỷ lệ này ở người không di cư chỉ ở mức 27,3%. Tại nông thôn, có 32,5% người di cư tự đánh giá sức khoẻ ở mức "Khoẻ" trở lên, cao hơn 8,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ người không di cư. Tại TP.HCM, số người di cư và không di cư đánh giá sức khoẻ từ "Khoẻ" trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,6% và 24%.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Bảng 1. 4. Sức khoẻ tự đánh giá của người di cư và không di cư Đơn vị: % Tự đánh giá tình trạng sức khoẻ Tổng Rất Khoẻ Bình Yếu Rất Không Số khoẻ thường yếu biết lượng (người) Thành thị Không di cư 100 1,6 25,7 59,4 12,9 0,5 0,0 1.989 Di cư 100 3,5 35,0 56,3 5,0 0,1 0,0 337 Nông thôn Không di cư 100 2,4 21,7 58,3 16,5 1,2 0,0 1.011 Di cư 100 3,4 29,1 59,3 7,8 0,4 0,0 1.599 TP.HCM Không di cư 100 2,0 22,0 59,0 17,0 0,0 0,0 300 Di cư 100 2,8 29,8 57,0 10,0 0,4 0,0 500 Nguồn: Tổng Cục thống kê & Quỹ dân số Liên hợp quốc (2016). Theo (Le, 2013), mặc dù khi mới di cư, sức khỏe của người di cư được đánh giá là tốt hơn người không di cư. Tuy nhiên, sức khoẻ của họ suy giảm theo thời gian nhiều hơn so với người không di cư do họ phải đối đầu với nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe tại nơi di cư đến như điều kiện sống và làm việc tồi tệ, không an toàn, không có bảo hiểm sức khỏe, thu nhập thấp và không thường xuyên, những thói quen làm tổn hại đến sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, v.v. Ngoài ra, việc hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế, thiếu kiến thức về sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe của người di cư dễ bị tổn thương hơn (Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Nghiên cứu của Lê Bạch Dương & Khuất Thu Hồng (2008) cho thấy người di cư đến thành thị thường không được hưởng bất cứ cơ chế bảo trợ sức khoẻ nào. Hơn nữa, có rất ít chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được thiết kế riêng cho nhóm đối tượng này.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Đặc biệt, nghiên cứu về người di cư từ nông thôn đến thành thị cho thấy so với cư dân thành thị, người di cư gặp phải nhiều khó khăn về các vấn đề sức khỏe sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng, kiến thức về sức khỏe tổng quát (Van Landingham, 2003; Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm, 2011). Hậu quả trước mắt của vấn đề này là năng suất lao động kém. Về lâu dài, đây là rào cản cho sự phát triển kinh tế của quốc gia (Schultz, 2005), là thách thức đối với mục tiêu đảm bảo sức khoẻ, một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. 1.1.2 Bối cảnh lý thuyết Từ năm 1897, Durkheim đã tìm thấy bằng chứng về vai trò của vốn xã hội đối với sức khỏe khi cho thấy sự hội nhập xã hội có tác dụng cải thiện tỷ lệ tự tử trong xã hội (Durkheim, 1897). Từ đó, vốn xã hội và sức khỏe ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu, đặc biệt là trong hai thập niên gần đây (Harpham, Grant, & Thomas, 2002). Putnam (2000) cũng đã xác nhận rằng trong tất cả các lĩnh vực mà ông nghiên cứu, không có lĩnh vực nào mà vốn xã hội có vai trò quan trọng như đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các công bố về chủ đề này đã gia tăng đáng kể, từ 2 nghiên cứu vào đầu những năm 1990 lên đến 140 vào cuối những năm 2000 và 618 vào năm 2012 (Song, 2013; Uphoff, Pickett, Cabieses, Small, & Wright, 2013). Nhìn chung, các nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh vốn xã hội có tác dụng tích cực đối với sức khỏe (Danso, 2014; Stoyanova & Díaz Serrano, 2013; Kim, You, & Cho, 2013; Rocco & Suhrcke, 2012; Zhao, Xue, & Gilkinson, 2010). Thứ nhất, vốn xã hội làm giảm tỷ lệ tử vong (Lochner, Kawachi, Brennan, & Buka, 2003), cải thiện sức khỏe tinh thần (Hamano, Fujisawa, Ishida, Subramanian, Kawachi, & Shiwaku, 2010; Takenoshita, 2015), giảm trầm cảm (Lin, Ye, & Ensel, 1999; Wu, Hall, Canham, & Lam, 2016), cải thiện chứng mất trí nhớ (Fratiglioni, Wang, Ericsson, Maytan, & Winblad, 2000), tăng mức hài lòng với cuộc sống (Helliwell, 2007), tác động tích cực đến sức khỏe tự đánh giá (Kim, You, & Cho, 2013;Rocco, Fumagalli, & Suhrcke, 2014), giúp hạn chế sự gia tăng các bệnh như: tim mạch, HIV (Williams, Campbell, & MacPhail, 1999).
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Thứ hai, vốn xã hội còn góp phần cải thiện các hành vi sức khỏe như thói quen ăn uống, tập thể dục, hút thuốc, uống rượu quá nhiều, (Poortinga, 2006b; Folland, 2005; Danso, 2014). Thực tế cho thấy những người có mối quan hệ xã hội thường có khuynh hướng chia sẻ thông tin, tôn trọng các chuẩn mực, có lối sống lành mạnh (Kawachi, Kennedy, & Glass, 1999; Kawachi, Kennedy, Lochner, & Prothrow-Stith, 1997; Pih, Hirose, & Mao, 2012; Deri, 2005). Các nghiên cứu xuyên quốc gia và châu lục cũng cho kết quả khá thống nhất về mối quan hệ này. Nghiên cứu của Rocco & Suhrcke (2012) tại 14 nước châu Âu cho thấy vốn xã hội cá nhân có tác động dương đến tình trạng sức khỏe và mối quan hệ này vẫn có ý nghĩa sau khi kiểm soát vốn xã hội tập thể. Kim, You, & Cho (2013) cũng tìm thấy kết quả tương tự khi nghiên cứu tác động của vốn xã hội tri nhận và vốn xã hội cấu trúc đến sức khỏe cảm nhận của người dân tại năm nước: Hàn Quốc, Đức, Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù có sự khác biệt trong tác động của từng chỉ báo vốn xã hội đến sức khỏe ở mỗi nước nhưng nhìn chung, vốn xã hội có tác động dương đến sức khỏe tự đánh giá. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến việc kiểm chứng mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội và sức khỏe vì vấn đề nội sinh của vốn xã hội cũng là vấn đề tranh cãi: nguồn vốn xã hội lớn dẫn đến sức khỏe tốt hay ngược lại. Các kết quả nghiên cứu khá nhất quán khi cung cấp bằng chứng về tác động dương của việc tham gia xã hội đến tình trạng sức khỏe và hành vi lành mạnh đối với sức khoẻ của người di cư (Deri, 2005; Berchet & Larporte, 2012; Danso 2014). Trong khi tác động tích cực của vốn xã hội thể hiện qua mạng lưới cá nhân, việc tham gia vào công việc tình nguyện, tổ chức tôn giáo đến sức khỏe được chứng minh qua khá nhiều nghiên cứu thì cũng có nhiều kết quả ngược lại được công bố. Rose (2000) không tìm thấy bất cứ mối liên hệ gì giữa việc là hội viên của một tổ chức với sức khỏe trong nghiên cứu ở Nga. Trong khi đó, Bush & Baum (2001) lại cho thấy việc là thành viên của hội, nhóm có tác động tốt đến sức khỏe nhưng hoạt động công dân lại không có ý nghĩa gì đối với sức khỏe. Nghiên cứu của Campbell, Wood, & Kelly (1999) lại thấy mạng lưới các tổ chức không chính thức đóng vai trò
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 quan trọng đối với sức khỏe nhưng các tổ chức chính thức lại không có vai trò gì. Wolf, Adger, Lorenzoni, Abrahamson, & Raine (2010) cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy vốn xã hội gắn bó (bonding social capital) làm cho tác động của đợt khí nóng đến sức khỏe người già sống tại Anh (Norwich và London) trầm trọng hơn vì bản thân người già và mạng lưới gần gũi của họ đều không cảm thấy nguy cơ mà đợt khí nóng gây cho bản thân họ. Choi, và những tác giả khác (2014) cũng kết luận về sự hạn chế bằng chứng về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ khi lược khảo các nghiên cứu về vấn đề này được công bố trên Medline, Embase và PsycInfo đến tháng 10 năm 2012. Theo các tác giả, sự không nhất quán trong việc đo lường vốn xã hội đã gây hạn chế trong việc so sánh các kết quả nghiên cứu và làm yếu các minh chứng về mối quan hệ này. Như vậy, cách tiếp cận và đo lường biến vốn xã hội khác nhau sẽ cho các kết quả nghiên cứu khác nhau. Trước phát hiện này, nhiều nhà nghiên cứu thấy rằng cần đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội để có thể đưa ra kết luận về vai trò của vốn xã hội thay vì chỉ xem xét vốn xã hội ở từng khía cạnh riêng lẻ như trong các nghiên cứu về sức khỏe trước đây (Hawe & Shiell, 2000; Wolf, Adger, Lorenzoni, Abrahamson, & Raine, 2010). Han, Kim, & Lee (2012) cho rằng việc phân tích tác động của từng loại vốn xã hội đến sức khỏe của từng đối tượng cụ thể và cơ chế tác động là rất cần thiết. Đối với người di cư, mặc dù các nghiên cứu đã gợi ý rằng họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là về sức khỏe (Van Landingham, 2003; Berchet & Laporte, 2012; Le, 2013) và một số loại vốn xã hội lại có vai trò nhất định trong việc cải thiện sức khỏe. Hơn nữa, không như các loại vốn khác, vốn xã hội luôn tồn tại trong mọi tầng lớp người di cư. Đây là loại vốn được hình thành và tái tạo trong gia đình, họ hàng và thông qua các trao đổi với cộng đồng di cư (Nee & Sanders, 2001). Theo nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đây là loại vốn của người nghèo (Grootaert, 2004). Tại Việt Nam, từ đầu những năm 2000, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã xem vốn xã hội là một nguồn lực thiết yếu đối với thành tựu của cá nhân và cộng đồng (Đinh Hồng Hải, 2013). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 tìm hiểu về vấn đề vốn xã hội và sức khỏe. Các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam lại chủ yếu tập trung vào sức khoẻ của trẻ em (Harpham, De Silva, & Tuan, 2006), người khuyết tật (Takahashi, Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka, 2011) và phụ nữ (Thuy & Berry, 2013). Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã góp phần làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề về vốn xã hội và sức khỏe. Tuy nhiên, việc trải nghiệm vốn xã hội đối với mỗi nhóm người, tuổi, giới tính,… là không giống nhau (Grootaert & Seragelgin, 2000). Mỗi cá nhân sẽ cần các kiểu vốn xã hội khác nhau tại từng thời điểm khác nhau trong cuộc sống của họ. Hơn nữa, hoàn cảnh sống từng vùng cũng góp phần tạo nên đặc trưng riêng của vốn xã hội. Biến đo lường vốn xã hội phản ánh phù hợp mối liên kết giữa khái niệm và cách đo lường nó có thể thích hợp với hoàn cảnh nước Ý nhưng lại có thể không phù hợp với một vùng khác (Krishna & Uphoff, 2002). Do đó, sử dụng một công cụ chung để đo lường vốn xã hội cho tất cả các nghiên cứu ở các bối cảnh khác nhau là vấn đề không khả thi. Tóm lại, từ trước đến nay, các nghiên cứu tập trung vào đánh giá thứ tự quan trọng của từng loại vốn xã hội của người lao động di cư còn khá khiêm tốn, mặc dù kết quả của việc này là bức tranh hiện thực về vốn xã hội của đối tượng nghiên cứu và là cơ sở cho chiến lược phù hợp nhằm phát huy nguồn lực vốn xã hội. Tương tự, việc phân tích cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của sức khỏe người lao động di cư đến TP.HCM cũng chưa được thực hiện mặc dù TP.HCM là điểm đến được nhiều lao động di cư từ nông thôn lựa chọn (Le, 2013; Duong, Linh, & Thao, 2016). Vì vậy, một nghiên cứu riêng cho lao động di cư đến TP.HCM là rất cần thiết nhằm tìm hiểu làm thế nào để tận dụng nguồn vốn xã hội sẵn có trong việc cải thiện sức khỏe của họ trong bối cảnh khan hiếm các nguồn lực khác. Câu hỏi này sẽ được giải đáp khi: 1) nhận diện được tầm quan trọng của từng loại vốn xã hội thông qua tìm hiểu thứ tự quan trọng của các khía cạnh vốn xã hội trong chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM; 2) phân tích, lý giải cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đến các khía cạnh khác nhau của
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 sức khỏe để có chính sách hợp lý nhằm phát huy mặt tích cực của vốn xã hội trong việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Vốn xã hội được các nhà nghiên cứu xem là nguồn lực giúp cải thiện sức khoẻ của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động di cư. Mặc dù lý thuyết đã đề cập đến tiềm năng của nguồn lực vốn xã hội trong việc cải thiện sức khoẻ nhưng các nghiên cứu thực tiễn về vốn xã hội và sức khoẻ thường chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội và sức khoẻ, trong khi đây là các biến đa chiều. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu thực tiễn thường khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Để góp phần giải quyết vần đề còn tồn tại trong thực tiễn và góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu như sau: 1. Áp dụng phương pháp Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP. HCM 2. Tìm hiểu vai trò của của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 3. Đề xuất chính sách cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các mục tiêu nghiên cứu trên nhằm giúp người lao động di cư đến TP.HCM nhận thức rõ thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội mà họ đang sở hữu, chỉ ra những đóng góp cũng như hạn chế của từng loại vốn xã hội đối với từng khía cạnh khác nhau của sức khoẻ của họ. Trên cơ sở đó, bản thân người lao động di cư cũng như các nhà làm chính sách sẽ có giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nguồn lực vốn xã hội. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: 1. Mô hình đo lường vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM bao gồm các các loại vốn xã hội nào với thứ bậc quan trọng ra sao? 2. Vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM?
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 3. Giải pháp nào cho việc cải thiện sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM? 1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Như đã giới thiệu, vốn xã hội và sức khoẻ đều là các biến đa chiều. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, vốn xã hội cần được xem xét ở cả hai khía cạnh cấu trúc và tri nhận và phân loại theo chức năng. Tương tự, sức khoẻ cũng cần được phân tích ở các khía cạnh liên quan đến thể chất, tinh thần và xã hội. Hơn nữa, mỗi loại vốn xã hội đều có giá trị khác nhau đối với từng khía cạnh của sức khoẻ. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn trước đây, các giả thuyết nghiên cứu sau đây sẽ được xem xét: 1. H1. Các loại vốn xã hội có tác động trực tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 2. H2. Các loại vốn xã hội có tác động gián tiếp đến các khía cạnh sức khoẻ của người lao động di cư thông qua việc tạo ra vốn vật chất, vốn con người và hành vi sức khoẻ. 3. H3. Vai trò trung gian của vốn xã hội, thể hiện qua tác động của các đặc điểm cá nhân đến sức khoẻ thông qua vốn xã hội 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phạm vi nghiên cứu Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người trong một khoảng thời gian nhất định. Tuỳ theo vị trí địa lý hành chính của nơi xuất cư (chuyển đi) và nơi nhập cư (chuyển đến) mà di cư được phân loại thành di cư quốc tế và di cư nội địa. Nghiên cứu này tập trung vào di cư nội địa, cụ thể là di cư từ các tỉnh, thành khác đến TP.HCM. Vốn xã hội và sức khoẻ có thể được xem xét ở nhiều cấp độ như vĩ mô (quốc gia, cộng đồng) và vi mô (cá nhân). Trong nghiên cứu này, vốn xã hội và sức khoẻ được xem xét ở cấp độ cá nhân. Trên cơ sở đó, thực tế vốn xã hội và vai trò của nó đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP. HCM được tìm hiểu. Nghiên cứu tiến hành khảo sát số liệu sơ cấp tại TP.HCM. Đây là vùng kinh
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 tế trọng điểm phía Nam, là một trong hai trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước, là điểm đến hấp dẫn của người di cư nội địa Việt Nam (Le, 2013) với tỷ suất nhập cư luôn cao hơn cả nước (Tổng Cục Thống Kê, 2017). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu khảo sát từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016, bao gồm 2 giai đoạn với câu hỏi mở ở giai đoạn 1 và bảng hỏi cấu trúc với những câu hỏi đóng ở giai đoạn 2 để phát huy các lợi thế như độ đồng nhất của câu trả lời và dễ xử lý số liệu (Babbie, 2001). 1.5.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn xã hội và sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM 1.5.3 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là lao động di cư đến TP. HCM, thoả mãn ba điều kiện: i) những người trong độ tuổi từ 18-55. Lý do chọn phạm vi tuổi này vì độ tuổi lao động ở Việt Nam là từ 15 đến 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam) ii) đang sống và làm việc tại thành phố từ 6 tháng đến 10 năm. Tiêu chí về thời gian này được xác định dựa trên việc thống kê tất cả những người dân sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên trong các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu về sức khoẻ của người di cư cho thấy trong 10 năm đầu tiên sau khi di cư, có sự khác biệt về sức khoẻ của người di cư và cư dân địa phương (Lin, Zhang, Chen, Shi, Han, & Song, 2016) và iii) nơi sinh ra và lớn lên (0-dưới 18 tuổi) không phải là TP.HCM. Đây cũng là tiêu chí được các cuộc điều tra quốc gia cũng như các nghiên cứu, khảo sát có liên quan đến di cư nội địa ở Việt Nam áp dụng (Le, 2013) 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu 2 giai đoạn được áp dụng. Giai đoạn 1 áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các chiều kích, thang đo và thứ bậc của các thành tố cấu thành nên chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội. Giai đoạn 2 được tiến hành để tìm hiểu vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư đến TP.HCM theo phương pháp định lượng. Hình 1.1 tóm tắt sơ đồ nghiên cứu
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 1.6.1 Kỹ thuật Delphi và Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) Phương pháp định tính với kỹ thuật Delphi được tiến hành nhằm xác định các chiều kích và chỉ báo đo lường biến vốn xã hội. Kỹ thuật Delphi được tiến hành với 2 vòng phỏng vấn. Ở vòng 1, tác giả tiến hành thảo luận nhóm bao gồm 12 chuyên gia thoả mãn 4 tiêu chí: (i) có kiến thức và kinh nghiệm về vốn xã hội (ii) sẵn lòng tham gia phỏng vấn (iii) có thời gian để tham gia phỏng vấn và (iv) có kỹ năng truyền thông hiệu quả ( (Skulmoski, Hartman, & Krahn, 2007), nhằm xác định thang đo phù hợp cho vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Ở vòng 2, bảng hỏi cấu trúc được gửi đến 12 chuyên gia để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc đo lường ý kiến thống nhất của các chuyên gia về thang đo vốn xã hội. Tiếp đó, mô hình đa bậc đo lường vốn xã hội bằng quá trình phân tích thứ bậc (AHP) được tiến hành dựa trên dữ liệu định tính của việc so sánh cặp thang đo. Trên cơ sở đó, mục tiêu 1 của nghiên cứu được thực hiện: xác định và thống nhất các chiều kích, thang đo và mô hình thứ bậc đo lường biến vốn xã hội của người lao động di cư đến TP.HCM. 1.6.2 Mô hình PLS-SEM (Partial Least Square – Structural Equation Model) Trong nghiên cứu về vốn xã hội, PLS-SEM là kỹ thuật được các nhà nghiên cứu gần đây lựa chọn, đặc biệt là trong việc xây dựng mô hình đo lường (Van Beuningen & Schmeets, 2013) và phân tích tác động của vốn xã hội đến các thành tựu của cá nhân và/hoặc tổ chức (Van Reijsen, Helms, Batenburg, & Foorthuis, 2015). Để phục vụ cho mục tiêu 2 là tìm hiểu cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội (X) đến các khía cạnh sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM (Y) thông qua vốn con người (Z1), vốn vật chất (Z2), thói quen sức khoẻ (Z3), mô hình PLS-SEM được áp dụng
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM Mục tiêu NC 1: Xây dựng mô hình thứ bậc đo lường Mục tiêu NC2: Tìm hiểu vai trò của vốn xã hội (trực tiếp, vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM gián tiếp, trung gian) đối với sức khoẻ của lao động di cư Tổng quan các lý thuyết liên quan đến vốn xã hội, sức khoẻ Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan Khoảng trống trong nghiên cứu Đề xuất mô hình nghiên cứu Thu thập và phân tích dữ liệu Kỹ thuật Delphi Mô hình AHP Mô hình PLS-SEM Thảo luận kết quả nghiên cứu Hàm ý chính sách Nguồn: tác giả đề xuất Hình 1. 1: Sơ đồ nghiên cứu
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 1.7 ĐIỂM MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 1.7.1 Điểm mới của nghiên cứu Thứ nhất, chủ đề vốn xã hội và sức khoẻ là một chủ đề nghiên cứu mới trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở Việt Nam. Việc xem xét vốn xã hội là nguồn vốn thứ tư cần thiết cho cá nhân trong việc cải thiện sức khoẻ bên cạnh các nguồn vốn truyền thống khác (vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, vốn con người) mở ra hướng nghiên cứu về vai trò của các yếu tố xã hội trong sự khác biệt về sức khoẻ. Thứ hai, nghiên cứu thể hiện sự sáng tạo trong phương pháp khi kết hợp kỹ thuật Delphi và quá trình thứ bậc phân tích (AHP) để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM, kỹ thuật phân tích thuộc thế hệ thứ hai, tích hợp phân tích nhân tố và hồi quy, cho phép thực hiện đồng thời việc đánh giá thang đo, xây dựng mô hình đo lường các biến tiềm ẩn và kiểm định giả thuyết tác động giữa các biến, là xu hướng mới trong nghiên cứu kinh tế hiện nay. Thứ tư, việc phân tích vai trò của từng loại vốn xã hội (mạng lưới gắn bó, mạng lưới bắc cầu, mạng lưới gắn bó-kết nối, mạng lưới bắc cầu - kết nối, lòng tin tổng quát, lòng tin cụ thể) đối với tám khía cạnh khác nhau của sức khoẻ (chức năng thể chất-PF, hạn chế do sức khoẻ thể chất-RP, đau cơ thể-BP, sức khoẻ chung-GH, sinh lực-VT, hạn chế do xúc cảm-RE, sức khoẻ tinh thần-MH, hoạt động xã hội-SF) ở ba phương diện thể chất, tinh thần và xã hội là một điểm mới của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mạng lưới bắc cầu - kết nối giúp cải thiện khía cạnh GH của sức khoẻ. Bên cạnh tác động trực tiếp, mạng lưới này còn giúp tăng cường vốn con người, từ đó tác động đến thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện khía cạnh MH của sức khoẻ. Bên cạnh đó, lòng tin tổng quát giúp cải thiện sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF, VT và SF. Tương tự, mạng lưới bắc cầu giúp tăng cường sức khoẻ ở các khía cạnh GH, PF và SF. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lòng tin cụ thể có tác động âm, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đối với các khía cạnh PF, SF và BP của sức khoẻ. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về vai trò
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 của vốn xã hội đối với sức khoẻ, giúp giải quyết vấn đề tranh luận về các kết quả nghiên cứu trước đây. 1.7.2 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, nghiên cứu góp phần hệ thống hoá lý thuyết về vốn xã hội và chỉ ra thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội cấu thành nên chỉ số tổng hợp đo lường vốn xã hội. Việc xây dựng chỉ số tổng hợp này đã giúp đơn giản hoá vấn đề phức tạp, đa chiều và rút ngắn được danh mục các chỉ báo đo lường vốn xã hội bằng cách tập trung vào các thành phần quan trọng cấu thành nên biến này. Qua đó, cung cấp được bức tranh bao quát về vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu giúp: 1) cung cấp thông tin tổng quan về vốn xã hội của lao động di cư từ nông thôn đến TP.HCM 2) là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về tác động của vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ vai trò cũng như cơ chế tác động của từng loại vốn xã hội đối với sức khoẻ, đây là vấn đề mà các nghiên cứu trước còn chưa tập trung phân tích. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất việc áp dụng kết hợp phương pháp Delphi, AHP và PLS-SEM nhằm gia tăng sự thống nhất về việc nhận dạng vốn xã hội, đánh giá thứ tự quan trọng của các loại vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam và phân tích vai trò của các loại vốn xã hội này đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP. HCM 1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất các chỉ báo đo lường vốn xã hội, sức khoẻ phù hợp cho bối cảnh Việt Nam, là thông tin khoa học dùng như tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành. Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, người lao động di cư nhận thức rõ vai trò nguồn lực vốn xã hội của bản thân, các kênh mà vốn xã hội có thể tác động đến để có chiến lược tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khoẻ bản thân. Thứ ba, những phát hiện về thứ bậc quan trọng của các chỉ báo vốn xã hội và vai trò của từng loại vốn xã hội là cơ sở cho các nhà làm chính sách thiết kế và tạo ra môi trường sống chuẩn mực nhằm phát huy tối đa lợi ích của vốn xã hội, đạt đến đích
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 cuối cùng là nâng cao sức khỏe người lao động di cư, giảm gánh nặng cho cá nhân nói riêng và nền kinh tế nói chung thông qua việc giảm chi phí y tế và sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. 1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm: 06 chương, nội dung của từng chương như sau: Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là phần tóm tắt về những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM. Trước hết là phân tích các khái niệm: lao động di cư, sức khoẻ và vốn xã hội. Trên cơ sở đó, khung đo lường sức khoẻ và vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM được đề xuất. Tiếp đó, các lý thuyết và nghiên cứu thực chứng về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sức khoẻ được lược khảo. Cuối cùng, mô hình nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM được đề xuất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu 2 giai đoạn được thực hiện. Ở giai đoạn 1, phương pháp xây dựng thang đo vốn xã hội được tiến hành với kỹ thuật Delphi và mô hình AHP. Tiếp đó, phương pháp phân tích đường dẫn với mô hình PLS-SEM được thảo luận nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ. Cuối cùng, dữ liệu nghiên cứu với thông tin chi tiết về địa điểm khảo sát, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu được trình bày. Chương 4: Áp dụng phương pháp Delphi và AHP để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Chương này trình bày kết quả việc ứng dụng kỹ thuật Delphi và mô hình AHP để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM. Chương 5: Vốn xã hội và sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM. Chương này trình bày phần thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu. Tiếp đó, kết quả mô hình PLS- SEM về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của người lao động di cư được thảo
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 luận, làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách. Chương 6: Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách. Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp Delphi và AHP để xây dựng mô hình đo lường vốn xã hội trong bối cảnh Việt Nam. Tiếp theo là kết quả mô hình PLS- SEM về vai trò của từng loại vốn xã hội đối với các khía cạnh của sức khoẻ. Trên cơ sở đó, các gợi ý chính sách từ kết quả luận án được được đề xuất. Cuối cùng, những đóng góp cũng như hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày. Phần cuối cùng của luận án là danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHOẺ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ ĐẾN TP.HCM 2.1 GIỚI THIỆU Chương này phân tích các khái niệm: lao động di cư, sức khoẻ và vốn xã hội. Trên cơ sở đó, khung đo lường sức khoẻ và vốn xã hội của lao động di cư đến TP.HCM được đề xuất. Phần tiếp theo cũng là phần chính của chương là lược khảo các lý thuyết và nghiên cứu thực chứng về mối liên hệ giữa vốn xã hội trong và ngoài nước. Phần cuối của chương trình bày mô hình nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với sức khoẻ của lao động di cư đến TP.HCM. 2.2 CÁC ĐỊNH NGHĨA 2.2.1 Lao động di cư Di cư là sự di chuyển đến một nơi khác để sinh sống. Di cư thường được giải thích bởi hai nhân tố: lực hút và lực đẩy. Trong các nghiên cứu về di cư Việt Nam, rất nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để đề cập đến người di chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống và làm việc như: di dân, người nhập cư, người xuất cư, chuyển cư (Hoàng Bá Thịnh, 2012). Đối với khái niệm lao động di cư, có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào luật di cư của mỗi quốc gia. Có thể xem định nghĩa theo Công ước Lao động di cư của Liên Hiệp Quốc là định nghĩa rộng nhất. Theo công ước này, lao động di cư là người làm việc ở nơi không phải quê hương mình. Tùy theo đó là quốc gia hay tỉnh, thành phố khác mà được phân loại thành di cư quốc tế hay di cư nội địa. Di cư quốc tế thường được phân loại thành: i) di cư theo gia đình; ii) di cư vì lý do kinh tế; iii) tị nạn; và iv) khác (Berchet & Laporte, 2012; Zhao, Xue, & Gilkinson, 2010). Đối với di cư nội địa, các nhà nghiên cứu thường phân loại thành di cư nông thôn-thành thị, nông thôn-nông thôn, thành thị-nông thôn, thành thị- thành thị; tạm cư – vĩnh viễn; di cư nội bộ quận, huyện và di cư nội bộ tỉnh-thành phố (Van Landingham, 2003; Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006).
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sức khoẻ của di cư quốc tế chưa được tiến hành vì di cư quốc tế chiếm số lượng rất nhỏ so với di cư nội địa. Hơn nữa, số liệu thống kê hiện tại về di cư quốc tế không đầy đủ (Trees, 2013; Hanh, 2013). Ngoài ra, các nghiên cứu về di cư thường tập trung vào di cư cá nhân từ nông thôn lên thành thị vì đây là xu hướng nổi bật trong di cư nội địa hiện nay (Hanh, 2013) Các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam thống kê tất cả những người dân Việt Nam sinh sống tại địa bàn (tình trạng cư trú) từ 6 tháng trở lên. Người di cư được định nghĩa là những người có nơi thường trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra khác với nơi thường trú hiện tại (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011). Định nghĩa này bao gồm cả những người từ 5 tuổi trở lên với các loại hình di cư như tạm cư, di cư theo thời vụ và hồi cư. Tuy nhiên, cụm từ “nơi thường trú” trong định nghĩa này rất dễ gây hiểu nhầm giữa hai khái niệm “tình trạng cư trú” và “tình trạng đăng ký cư trú”. Trước năm 2007, việc đăng ký cư trú được phân thành 4 loại, bao gồm KT1- thường trú, hay còn được gọi là sổ hộ khẩu thường trú của công dân; KT2: sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; KT3: sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú và KT4: sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú. Từ tháng 7/2007, Luật cư trú của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã thay thế hệ thống KT1, KT2, KT3, KT4 bằng 4 loại hình sau: thường trú (công dân có sổ hộ khẩu và sống tại nơi đăng ký hộ khẩu), tạm trú (công dân có sổ tạm trú và sống tại nơi cư trú trên 1 tháng), lưu trú (công dân sống tại nơi cư trú dưới 1 tháng) và không đăng ký. Nếu căn cứ theo Luật cư trú, rất có thể sẽ xảy ra trường hợp một người có hộ khẩu tại một tỉnh khác đến TP.HCM sinh sống và làm việc trong một thời gian dài, 15 hay thậm chí 20 năm, vẫn được xem là người di cư mặc dù trong thực tế, người đó không khác gì người thành thị. Ngoài ra, còn có trường hợp những người người không đăng ký cư trú. Vì vậy, nếu vận dụng cách hiểu “tình trạng đăng ký cư trú” vào định nghĩa người di cư sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu vì mục tiêu nghiên
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 cứu của luận án là phân tích tác động của vốn xã hội đến sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM (tình trạng cư trú). Do đó, việc định nghĩa đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là rất quan trọng. Từ những phân tích nêu trên, định nghĩa lao động di cư của luận án này là: i) những người từ 18-55 tuổi vì phạm vi tuổi này thuộc độ tuổi lao động ở Việt Nam (từ 15 đến 55 tuổi, đối với nữ và 60 tuổi, đối với nam); ii) đang sống và làm việc hoặc đang tìm việc làm tại TP.HCM từ trên 6 tháng đến 10 năm. Tiêu chí về thời gian này được xác định dựa trên việc thống kê tất cả những người dân sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên trong các cuộc điều tra dân số tại Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu về sức khoẻ của người di cư cho thấy trong 10 năm đầu tiên sau khi di cư, có sự khác biệt về sức khoẻ của người di cư và cư dân địa phương (Lin, Zhang, Chen, Shi, Han, & Song, 2016); và iii) tỉnh/thành phố nơi sinh ra và lớn lên (từ 0-17 tuổi) khác với tỉnh/thành phố là nơi cư trú hiện tại. Đây cũng là tiêu chí được các cuộc điều tra quốc gia cũng như các nghiên cứu, khảo sát liên quan đến di cư nội địa ở Việt Nam áp dụng (Le, 2013) Như vậy, định nghĩa lao động di cư của luận án đã loại trừ trường hợp di cư nội bộ trong phạm vi TP.HCM, cụ thể là những người đăng ký hộ khẩu tại một nơi, nhưng lại cư trú tại một nơi khác cũng trong TP.HCM 2.2.2 Sức khỏe 2.2.2.1 Định nghĩa Sức khỏe là một khái niệm khá rộng, không thể trực tiếp lượng hóa ngay như chiều dài, chiều rộng mà phải đo lường gián tiếp thông qua nhiều bước (McDowell,2006). Để làm được điều này, cần phải thống nhất về định nghĩa sức khỏe. Sức khỏe thường được đề cập đến ở hai cấp độ: i) vĩ mô: sức khỏe dân số (population health); ii) vi mô: sức khỏe cá nhân (individual health). Để phục vụ cho mục đích của nghiên cứu này, định nghĩa và đo lường sức khỏe cá nhân được tập trung phân tích.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm về sức khỏe cũng có những bước nhảy vọt. Trước đây, sức khỏe được hiểu là “khả năng sống còn” (McDowell, 2006). Chính vì vậy, chỉ số về tỷ lệ chết được sử dụng để đo lường sức khỏe. Tiếp đó, sức khỏe có nghĩa là “không bị bệnh tật” và được đo lường thông qua chỉ số về tỷ lệ bệnh tật. Ngày nay, sức khỏe là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật” (WHO, 1948). Định nghĩa này đã tồn tại không thay đổi từ năm 1948 đến nay (xem bảng 2.1). Đây là một định nghĩa khá bao quát, bao gồm các phương diện: thể chất, tinh thần và xã hội của sức khỏe. Như vậy, việc đo lường sức khoẻ cần được xem xét toàn diện ở phương diện cải thiện chất lượng sức khoẻ thay vì chỉ dựa trên tiêu chí: khả năng sống còn hay bệnh tật. Bảng 2. 1: Tóm tắt lịch sử các định nghĩa sức khỏe Tác giả Định nghĩa sức khỏe Mc Dowell (2006) Khả năng sống còn Không bệnh tật WHO (1948) Trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật Nguồn: tác giả tóm tắt từ lược khảo lý thuyết 2.2.2.2 Đo lường Phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe và vốn xã hội dựa trên cách đo lường sức khỏe do từng cá nhân tự đánh giá theo cảm nhận tổng quát về sức khỏe, gọi tắt là sức khỏe tự đánh giá (Fujiwara & Kawachi, 2008; Takahashi, Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka, 2011). Cách đo lường này có ưu điểm là phản ánh được cả những bệnh mới phát lẫn bệnh nặng. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý, tinh thần cũng được bao gồm trong chỉ số này. Đây là những thông tin mà nếu chỉ dựa trên việc khám bệnh thông thường hay các kết quả xét nghiệm thì không thể có được. Chính vì vậy, các nhà dịch tễ học đã chứng minh rằng chỉ số sức khỏe tự đánh giá là chỉ số phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe con người và là chỉ số dự báo tỷ lệ chết và bệnh mạn
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 tính (Habibov & Afandi, 2011, Benjamins, Hirschman, Hirschtick, & Whitman, 2012). Tình trạng sức khỏe tự đánh giá được đo lường thông qua câu hỏi sau: nhìn chung, ông/bà đánh giá sức khỏe của mình là tuyệt vời, rất tốt, tốt, khá hay yếu? Sức khỏe tự đánh giá theo thang đo 5 điểm này được phân thành 2 loại: i) nhóm sức khỏe tốt, bao gồm những người đánh giá sức khỏe tuyệt vời, rất tốt hay tốt ii) nhóm sức khỏe không tốt, bao gồm những người đánh giá sức khỏe khá hay yếu (Berchert & Laporte, 2012; Stoyanova & Diaz-Serrano, 2013) Tuy nhiên, câu hỏi đo lường sức khỏe nêu trên chỉ phản ánh được tình trạng sức khỏe tổng quát của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, nhà nghiên cứu sẽ gặp khó khăn khi muốn tìm hiểu từng khía cạnh riêng biệt của sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. Từ năm 1991, bộ câu hỏi khảo sát sức khoẻ rút gọn gồm 36 câu hỏi (SF-36) đã được dự án đánh giá chất lượng quốc tế xếp hạng (Brazier, 1993). Theo Maruish (2011), đây là bộ công cụ phù hợp nhất cho việc đo lường sức khỏe cộng đồng dân cư vì những lý do sau: Thứ nhất, bộ câu hỏi này đo lường 08 khía cạnh để tổng hợp nên chỉ số sức khỏe bao gồm sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội của đối tượng nghiên cứu. Theo Henslin, Possamai, Possamai-Inesedy, Marjoribanks, & Elder (2013), bộ SF-36 cho phép nhà nghiên cứu đạt được 03 mục tiêu: i) đo lường sức khoẻ cá nhân của nhóm, cộng đồng dân cư; ii) dự báo hay xác định kết quả liên quan đến sức khoẻ cá nhân; và iii) cung cấp giải pháp để cải thiện 1 trong 8 khía cạnh của sức khoẻ. Thứ hai, bộ SF-36 có giá trị và độ tin cậy cao. Về mặt nội dung, Ware & Sherbourne (1992) chỉ ra rằng các câu hỏi đã bao gồm 8 khía cạnh đại diện nhất cho khái niệm sức khoẻ, bao gồm: 1) Chức năng thể chất (PF): đối tượng nghiên cứu đánh giá về hoạt động thể lực bao gồm các hoạt động dùng nhiều sức (chạy, nâng vật nặng, tham gia các môn thể thao mạnh, leo vài tầng lầu, đi bộ hơn 1 km) và các hoạt động đòi hỏi sức lực vừa phải (uốn người, quỳ gối, khom lưng, gập người, tự tắm rửa, thay quần áo)
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 2) Hạn chế do sức khoẻ thể chất (RP): khía cạnh này đo lường ảnh hưởng do tình trạng sức khoẻ thể chất gây ra đối với các sinh hoạt hàng ngày như giảm thời lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn, bị giới hạn trong một công việc hay sinh hoạt khác, gặp khó khăn trong việc thực hiện các sinh hoạt khác 3) Hạn chế do dễ xúc động (RE): khía cạnh này đo lường ảnh hưởng do yếu tố cảm xúc (buồn phiền, lo lắng) gây ra đối với các sinh hoạt hàng ngày như giảm thời lượng tiến hành công việc, hoàn thành công việc ít hơn mong muốn, làm việc hoặc tiến hành các sinh hoạt khác kém cẩn thận hơn bình thường 4) Hoạt động xã hội (SF): đề cập đến các hoạt động xã hội thông thường với gia đình, bạn bè, hàng xóm và các mối quan hệ xã hội khác 5) Đau cơ thể (BP): đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ trở ngại công việc thường ngày do việc đau cơ thể gây ra 6) Sức khoẻ tinh thần (MH): được đo lường thông qua việc đối tượng nghiên cứu đánh giá việc cảm thấy lo lắng, đau buồn và thất vọng, bình tĩnh và thanh thản, hạnh phúc 7) Sinh lực (VT): là khía cạnh liên quan đến việc đối tượng nghiên cứu đánh giá cảm nhận: đầy sinh lực, dồi dào năng lượng, kiệt sức, mệt mỏi. 8) Sức khoẻ chung (GH): được đo lường thông qua việc đối tượng nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khoẻ chung, khả năng dễ bị bệnh hơn người khác, khoẻ mạnh như mọi người. Theo Ware & Gandek (1998), bộ công cụ đo lường này đã được dịch ra 55 thứ tiếng trên thế giới và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, châu Âu và châu Á. Tính giá trị và độ tin cậy của công cụ đo lường này đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu (Fukuhara, Bito, Green, Hsiao, & Kurokawa, 1998; Li, Wang, & Shen, 2003; Lim, Seubsman, & Sleigh, 2008; Hồ Thị Diễm Thu, 2014) Tại Việt Nam, bộ câu hỏi SF-36 này cũng được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe. Van Landingham (2003) đã áp dụng bộ câu hỏi SF- 36, phiên bản 1 và Le (2013) đã áp dụng bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 trong nghiên
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 cứu tìm hiểu sức khỏe của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Một nghiên cứu khác về sức khỏe của người Việt di cư đến Mỹ của Ngo-Metzger, Sorkin, Mangione, Gandek, & Hays (2008) cũng áp dụng bộ câu hỏi SF 36, phiên bản 2. Các nghiên cứu này đều xác nhận độ tin cậy và giá trị của bộ câu hỏi. So với phiên bản gốc, phiên bản 2 của bộ câu hỏi này có những thay đổi chủ yếu ở thang đo và cách sử dụng từ ngữ rõ nghĩa hơn. Chi tiết những thay đổi được tổng hợp trong bảng 2.2. Bảng 2. 2: Tổng hợp những thay đổi của bộ SF 36 phiên bản 2 so với bản gốc Câu hỏi Phiên bản gốc Phiên bản 2 3. Giới thiệu Danh mục Các câu hỏi 4. Giới thiệu - Thêm cụm từ “bao nhiêu thời gian" 4. Lựa chọn cho Có/không Thang đo 5 mức: tất cả thời gian/ hầu hết câu trả lời thời gian/thỉnh thoảng/một ít thời gian/không lúc nào 5. Giới thiệu - Thêm cụm từ “bao nhiêu thời gian" 5. Lựa chọn cho Có/không Thang đo 5 mức: tất cả thời gian/ hầu hết câu trả lời thời gian/thỉnh thoảng/một ít thời gian/không lúc nào 5c Không thực hiện công Thực hiện công việc hoặc các sinh hoạt việc hay hoạt động khác ít cẩn thận hơn mức bình thường khác cẩn thận như bình thường 6 Thang đo 3 mức: hạn Thang đo 5 mức: Không/nhẹ/vừa/một chế nhiều; hạn chế ít; ít/nghiêm trọng Không hạn chế 9. Lựa chọn cho 6 lựa chọn, bao gồm 5 lựa chọn, bỏ "hiếm khi " câu trả lời "hiếm khi" 9b "một người rất lo lắng" "rất lo lắng" 9h "một người hạnh phúc" "hạnh phúc" Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên lược khảo lý thuyết Theo Jenkinson, Stewart-Brown, Petersen, & Paice (1999), việc sử dụng thang
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 đo 5 mức trong phiên bản 2 cho thấy sự cải thiện tỷ lệ trả lời so với việc lựa chọn câu trả lời “có/không” trong phiên bản 1, nhờ đó, đạt được sai số chuẩn nhỏ hơn, tăng độ chính xác của thang điểm. Tuy nhiên, OECD (2013) khuyến nghị nên sử dụng bộ thang đo 11 mức (0-10) với mô tả bằng lời nói ở 2 đầu của thang đo (ví dụ: hoàn toàn không đồng ý – hoàn toàn đồng ý) trong thiết kế câu trả lời cho các câu hỏi ý kiến chủ quan. Bộ thang đo này có những ưu điểm sau: Thứ nhất, thang đo 0-10 giúp cho đối tượng được phỏng vấn dễ dàng phân biệt giá trị “thấp” và “cao” trong thang đo nhờ vào số 0. Thứ hai, thang đo 0-10 là thang đo cân bằng với giá trị trung bình là 5. Đây cũng là điểm giữa mà người được phỏng vấn có thể lựa chọn khi muốn ám chỉ một điều không tốt mà cũng không xấu. Thứ ba, so với thang đo 5 mức, thang đo 11 mức sẽ giúp đối tượng được phỏng vấn đưa ra mức đánh giá chính xác hơn. Ngoài ra, theo Ngo-Metzger, Sorkin, Mangione, Gandek, & Hays (2008), việc lựa chọn thang đo cho câu trả lời là do ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau. Đối với Việt Nam, mọi người khá quen thuộc và có cách hiểu nhất quán thang đo 0- 10. Trong nghiên cứu này, bộ câu hỏi SF-36 phiên bản 2 được dùng làm cơ sở để đo lường sức khỏe của lao động di cư đến TP.HCM (xem hình 2.1). Với những ưu điểm như đã phân tích, thang đo 11 mức (0-10) được sử dụng thay cho thang đo gốc của bộ câu hỏi này.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Chức năng thể chất (PF) Hạn chế do sức khoẻ thể chất(RP) Đau cơ thể (BP) Sức khoẻ chung (GH) Sức khoẻ Sinh lực (VT) Hạn chế do dễ xúc động (RE) Sức khoẻ tinh thần (MH) Hoạt động xã hội (SF) Nguồn: tác giả lược khảo lý thuyết Hình 2. 1: Mô hình đo lường sức khoẻ 2.2.3 Vốn xã hội 2.2.3.1 Định nghĩa a) Khía cạnh cấu trúc và tri nhận của vốn xã hội Ngược dòng thời gian về thế kỷ 18, 19, ý niệm cơ bản về vốn xã hội đã manh nha và gắn liền với tên tuổi các nhà tư tưởng như Tocqueville, JS Mill, Toennies,… (Adam & Rončević, 2003). Ý niệm này cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về kinh tế học, xã hội học, nhân học và khoa học chính trị (Grootaert, 1998).