SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
Download to read offline
MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. TÊN NHIỆM VỤ
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định
hướng đến năm 2030.
2. CƠ QUAN QUẢN LÝ
Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh.
3. CƠ QUAN THỰC HIỆN
Cơ quan thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh
Cơ quan tư vấn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường/ BTL Hóa học
Địa chỉ: Số 282 – Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 043.3751121 Fax: 043.37536690
4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Coi trọng bảo vệ
môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng
cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ lãnh đạo
các cấp về bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án đầu tư”
Quy hoạch bảo vệ môi trường là sự sắp xếp, tổ chức không gian, sử dụng các
thành phần môi trường và các yếu tổ tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.
Nội dung cốt lõi của quy hoạch môi trường là hệ thống giải pháp và biện pháp
về môi trường được bố trí trên lãnh thổ. Mối quan hệ giữa quy hoạch môi trường
(QHMT) và quy hoạch kinh tế xã hội (QHKTXH) xảy ra theo ba trường hợp sau: 1)
Quy hoạch môi trường đi trước, độc lập, tạo tiền đề và cơ sở cho việc sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khi xây dựng QHKTXH; 2) Quy hoạch
môi trường được tiến hành đồng thời, lồng ghép với QHPTKTXH, ở đây mọi khía
cạnh của quy hoạch kinh tế xã hội đều xem xét cẩn thận đến các yếu tố môi trường; 3)
Quy hoạch môi trường lập sau QHPTKTXH nhằm bổ sung các phương án, giải pháp
BVMT và điều chỉnh hay thay đổi QHPTKTXH.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Quy hoạch bảo vệ môi trường là những quan
điểm về phát triển bền vững bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao
chất lượng môi trường sống, phát triển kinh tế xã hội trong khả năng giới hạn của các
hệ sinh thái trong một vùng lãnh thổ.
Huyện Mê Linh là huyện phía Bắc của Thành phố Hà Nội gồm có 16 xã, 2 thị
trấn. Trong những năm qua huyện Mê Linh có mức tăng trưởng kinh tế cao, quá trình
đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên phạm vị rộng lớn. Theo quy hoạch phát triển
chung Thủ đô đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, huyện Mê Linh vừa là đô
thị trung tâm mở rộng, vừa là đô thị vệ tinh của Hà Nội. Mê Linh được xác định là
1
động lực phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc Thủ đô. Trong những năm tiếp
theo, huyện Mê Linh tiếp tục đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, xây dựng
nông nghiệp nông thôn theo mô hình nông thôn mới.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, thu nhập của người dân từng
bước được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
và dân sinh trên địa bàn huyện phát sinh lượng lớn chất thải và các tác nhân gây ô
nhiễm. Chất lượng môi trường bị suy giảm, hiện tượng ô nhiễm môi trường diễn ra ở
nhiều khu vực, xuất hiện nhiều điểm nóng gây bức xúc trong cộng đồng dân cư. Quá
trình đô thị hoá, phát triển hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đang được triển
khai rộng khắp gây ô nhiễm bụi, khí thải và chất thải rắn vào môi trường.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu các tổ chức, cá
nhân trong cộng đồng không kịp thời nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng và
hành động thỏa đáng. Bảo vệ môi trường phải thực sự là trách nhiệm của mọi tổ chức
và cá nhân trong cộng đồng, vì sự đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai của chính
chúng ta.
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các họat động phát triển kinh tế - xã
hội phải được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy lập Quy hoạch bảo vệ
môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến năm 2030 là việc
làm cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện quy hoạch và xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường song
song và đi trước một bước với quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành là một giải
pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả ô nhiễm môi trường, tiết kiệm
được chi phí và tránh được cái giá phải trả quá đắt cho phục hồi môi trường do tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội gây ra.
Quy hoạch bảo vệ môi trường và xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể sẽ
góp phẫn hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của huyện có được thông tin
tổng thể về hiện trạng môi trường, đánh giá xu hướng biến đổi chất lượng môi trường
trong giai đoạn 2011-2020 gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Từ đó
xác định các mục tiêu, đề xuất các giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả công tác
bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền vững
trên địa bàn huyện.
5. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH
- Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các
Bộ luật liên quan khác.
- “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình
nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-
TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003).
- Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định số 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/2/2007 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006
của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 29/2011/ NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 /2/2007 của Chính
phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ Môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn.Quyết định số 102/2000/ QĐ- TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn đến năm 2020.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 07/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lí
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội.
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch
phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 79/2007/ QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng chính phủ Phê
duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 – 2020;
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Mê Linh đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Mê Linh giai đoạn 2010
- 2020.
6. MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ
Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn
2011-2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm các mục tiêu chính:
3
- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường để lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của huyện và các ngành trên địa bàn huyện.
- Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội không gây ra các vấn đề về môi trường, chất
lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng về môi
trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện chủ động, gắn liền với
các hoạt động kinh tế - xã hội, phát triển hài hòa, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.
- Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Nâng cao
năng lực quản lý môi trường theo các phân khu chức năng và khu vực quy
hoạch.
7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
7.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
huyện Mê Linh
Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên bao gồm:
- Điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Tài nguyên nước mặt;
- Tài nguyên nước ngầm;
- Tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản;
- Hệ sinh thái;
- Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường nhân văn;
- Thu thập số liệu về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện, quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2020,
định hướng đến năm 2030.
7.2 Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và hạ tầng cơ sở môi trường của
huyện Mê Linh
7.2.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng cơ sở môi trường trên địa bàn huyện
- Điều tra hiện trạng quản lý tài nguyên nước: Hiện trạng khai thác và cấp nước
của huyện, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, mục tiêu đến năm 2015 và
kế hoạch cấp nước sạch;
- Điều tra hệ thống quản lý nước thải: Hệ thống xử lý, xả thải và tái sử dụng đối
với tài nguyên nước (Bao gồm quản lý nước thải sinh hoạt và nước thải các
ngành);
- Điều tra hiện trạng quản lý chất thải: Thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý
chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp, chất
thải xây dựng, chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện;
- Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường khu dân cư, hiện trạng sử dụng phân bón
hóa học và hóa chất BVTV trong nông nghiệp.
- Điều tra hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên:
+ Quản lý và khai thác nguồn nước ngầm;
4
+ Quản lý và khai thác nguồn nước mặt;
+ Quản lý và khai thác tài nguyên đất, khoáng sản trên địa bàn huyện.
7.2.2. Điều tra nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về công tác bảo
vệ môi trường.
- Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
- Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp điển
hình trong các cụm, khu công nghiệp và làng nghề.
- Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản điển hình.
7.2.3. Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường
- Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí đối với khu vực
nông nghiệp nông thôn, khu vực đô thị, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- làng nghề, và các khu vực tiếp giáp.
- Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực đô thị: các thị trấn, thị tứ,
khu đô thị;
- Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, các làng nghề, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các Cơ
sở y tế;
- Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn tại
các xã trên địa bàn huyện;
- Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước mặt các thủy vực (sông, hồ, ao
đầm nuôi trồng thuỷ sản);
- Lấy mẫu phân tích chất lượng đất và hiện trạng tồn lưu dư lượng thuốc BVTV
tại các vùng trồng hoa, rau màu;
- Lấy mẫu phân tích chất lượng không khí các khu vực tiếp giáp với huyện Mê
Linh.
7.2.4. Điều tra, thu thập thông tin về các sự cố môi trường và các khu vực tiềm ẩn
nguy cơ
- Tình hình mưa bão, lũ lụt, lún sụt, sạt lở đất và mức độ thiệt hại.
- Sự cố môi trường do hoạt động sử dụng hóa chất, hóa chất nguy hiểm và quản
lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
7.2.5. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và xác định các vấn đề môi trường
bức xúc hiện nay của huyện Mê Linh
7.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Mê Linh
7.3.1 Cơ sở pháp lý và công tác quản lý môi trường của huyện Mê Linh
7.3.2. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của hệ thống tổ chức quản lý môi trường
5
7.4 Đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng và các thách thức môi trường của
huyện giai đoạn 2011-2020
7.5 Xác định mục tiêu, đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn
2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
7.6 Xây dựng chương trình hành động và các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường
7.6.1. Các chương trình hành động
7.6.2. Các dự án ưu tiên
7.6.2. Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường
- Tập huấn về công tác BVMT cho các các cán bộ chủ chốt các ban ngành cấp
thị trấn và cấp xã.
- Tập huấn về công tác BVMT cho các cán bộ phụ trách công tác An toàn Lao
động và Môi trường của các doanh nghiệp, công ty.
- Tập huấn về công tác BVMT cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc
doanh, các chủ hộ làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
- Tập huấn công tác BVMT cho hiệu trưởng các trường trung và tiểu học.
7.7 Thiết lập bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường
7.7.1. Bản đồ hiện trạng môi trường
7.7.2. Bản đồ phân vùng môi trường
8. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, số liệu;
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan;
- Phương pháp thống kê, điều tra thực địa và quan trắc môi trường;
- Phương pháp mô hình hóa, dự báo ô nhiễm và diễn biến môi trường trong
tương lai;
- Phương pháp hệ thống thông tin địa lý GIS và phương pháp bản đồ;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
9. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Các cơ quan và thành viên chính tham gia thực hiện Dự án bao gồm:
9.1. Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh
STT Họ và tên Chức vụ Nội dung thực hiện
1 Nguyễn Xuân Trường Chủ tịch Chỉ đạo chung
2 Đoàn Văn Trọng
Phó chủ
tịch
Trưởng Ban Quản lý dự án
3 Đinh Ngọc Thức
Trưởng
Phòng
Phó Ban Quản lý dự án
4 Phạm Minh Giáp
Phó trưởng
phòng
Tham gia thực hiện
6
STT Họ và tên Chức vụ Nội dung thực hiện
5 Phạm Bích Liên
Chuyên
viên
Tham gia thực hiện
6 Nguyễn Thị Thịnh
Chuyên
viên
Tham gia thực hiện
7 Đường Anh Đức
Chuyên
viên
Tham gia thực hiện
8
Các Phòng chức năng UBND
huyện
- Phối hợp
9 UBND 18 xã, thị trấn - Phối hợp
9.2 Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường/ Bộ Tư lệnh Hóa học
9.1.1. Chủ nhiệm và thư ký dự án
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác
1 TS. Đinh Ngọc Tấn Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
2 ThS. Bùi Trung Thành Thư ký Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
9.1.2. Các thành viên tham gia thực hiện Dự án
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác
3 ThS. Nguyễn Đình Hòa Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
4 TS. Phạm Văn Âu Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
5 TS. Võ Thành Vinh Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
6 ThS. Phạm Việt Đức Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
7 ThS. Trần Đức Hùng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
8 ThS. Doãn Giang Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
9 ThS. Trần Văn Công Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
10 ThS. Nguyễn Đức Toàn Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
11 CN. Nguyễn Thị Phương Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
12 CN. Đỗ Đăng Hưng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
13 KS. Nguyễn Văn Hà Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
14 KS. Phan Xuân Trang Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
15 KTV. Trần Dũng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường
9.3 Đơn vị phối hợp thực hiện
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác
1 ThS. Nguyễn Chí Sỹ Thành viên
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu/ Bộ Tài nguyên Môi trường
2 ThS. Đàm Anh Tuấn Thành viên
Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/
Đại học Quốc gia Hà Nội
3 ThS. Phạm Thanh Dũng Thành viên
Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/
Đại học Quốc gia Hà Nội
4 ThS. Dương Thanh Vinh Thành viên
Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/
Đại học Quốc gia Hà Nội
7
STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác
5 ThS. Đặng Kim Anh Thành viên
Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/
Đại học Quốc gia Hà Nội
10. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
10.1. Những khái niệm cơ bản về quy hoạch bảo vệ môi trường
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua đã đem
lại những thành quả to lớn về kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhưng có một
thực tế là các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta vốn đã bị tàn phá trong chiến
tranh và do hậu quả khai thác không hợp lý trong một thời gian dài trước đây nên đã bị
suy giảm nghiêm trọng. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thường phải đối
mặt với những thách thức to lớn về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Vì
vậy lồng ghép vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển là một việc làm cần thiết
nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi
trường.
Trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of Environment
and Sustainable Development) của Alan Gilpin (1996) cho rằng, Quy hoạch bảo vệ
môi trường là “Sự xác định các mục tiêu mong muốn về kinh tế xã hội đối với môi
trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó”.
Những vấn đề trong quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm : sử dụng đất, lao động,
sức khoẻ, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp,
giao thông vận tải, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và
đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Quan niệm của Ortolano (1984) gần với quan niệm của Alan Gilpin ở chỗ
QHBVMT là một công việc hết sức phức tạp và để thực hiện được QHBVMT phải sử
dụng kiến thức liên ngành. Theo Ortolano, nội dung của QHBVMT bao gồm sử dụng
đất, quản lý chất tồn dư và kỹ thuật ĐTM. Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ
“Lập kế hoạch môi trường” (Environmental Planning) là việc lập kế hoạch, trong đó
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được xem xét một cách tổng hợp với các vấn đề
về môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế để thực hiện phát triển bền vững.
Theo ADB (1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi
trường cần được đưa vào quy hoạch từ đầu và sản phẩm cuối cùng là quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững
bằng cách thống nhất và cụ thể hoá về quản lý tài nguyên và môi trường.
Malone – Lee Lai Choo (1997) cho rằng để giải quyết những “xung đột” về môi
trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở những vấn
đề môi trường.
Theo Susan Buckingham – Hatfield & Bob Evans (1962), thuật ngữ quy hoạch
bảo vệ môi trường có thể hiểu rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện các
chính sách về môi trường.
Khái niệm về QHBVMT của tác giả Baldwin (1984) đã chỉ ra rằng : việc khởi
thảo và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát sự biến đổi, phân bố và
đổ thải một cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho các quá trình tự
nhiên, sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất.
8
Toner (1996) cho rằng, QHBVMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học
tự nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất. Các tác giả khác như Anne
Bee (1990), Walter E. Wesmant (1985), John M. Edington (1977), Richard L. Meier
(1990) đã phân tích sâu mối quan hệ giữa QHBVMT với ĐMC (Đánh giá môi trường
chiến lược), ĐTM và các yếu tố sinh thái.
Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHBVMT, nhưng trong các
nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là lồng
ghép xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế –
xã hội, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi
trường để đạt được sự phát triển bền vững.
Quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế thường là từ Xây dựng Chiến lược – Quy
hoạch đến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch phát triển là bản luận
chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian hợp lý, có tính khả thi. Chiến lược
và Quy hoạch là căn cứ, là tiền đề của Kế hoạch. Do đó Quy hoạch là sự lựa chọn,
hoạch định, bố trí những đối tượng được quy hoạch theo không gian, theo cơ cấu hợp
lý nhằm thực hiện những định hướng, những mục tiêu chiến lược. Quy hoạch bảo vệ
môi trường là sự xắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường
và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của vùng theo định hướng phát triển bền vững. Kế hoạch môi trường là sự
hoạch định các bước, các giai đoạn, là sự xác lập tiến trình theo thời gian nhằm thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược về bảo vệ môi trường : Chiến lược → Quy
hoạch → Kế hoạch phát triển KTXH.
Quy hoạch và Kế hoạch là hai phạm trù độc lập, nhưng thống nhất và phụ thuộc
lẫn nhau. Quy hoạch bảo vệ môi trường mang tính không gian, nhưng gắn với mục
tiêu và thời gian của Kế hoạch. Kế hoạch môi trường mang tính thời gian nhưng gắn
với không gian của Quy hoạch bảo vệ môi trường. Kế hoạch và Quy hoạch bảo vệ môi
trường là bước đi tiếp theo Chiến lược môi trường trong công tác bảo vệ môi trường,
là một biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường : Quy hoạch
môi trường → Kế hoạch môi trường → Quản lý tài nguyên và môi trường.
Mục đích của Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ là điều hoà sự phát
triển của ba hệ thống Môi trường – Kinh tế – Xã hội đang tồn tại và hoạt động trong
vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế xã hội phù hợp với khả năng
chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng
cuộc sống ngày càng tốt hơn.
10.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường là một công cụ quan trọng trong hệ thống công
cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. QHBVMT phải đạt được các mục tiêu
chung và chủ yếu sau :
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức
năng môi trường (vùng, khu vực cung cấp tài nguyên, sản xuất, dân cư, v/v.).
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và xử lý chất thải nhằm đảm bảo môi
trường sống trong sạch cho con người.
- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và quản lý môi trường
9
theo vùng, khu vực quy hoạch.
Để đạt được các mục tiêu trên, QHBVMT cần phải thực hiện :
- Phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường của
vùng quy hoạch. Tiến hành đánh giá tình trạng hiện có và tiềm năng của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường vùng quy hoạch.
- Dự báo xu thế, diễn biến tài nguyên và môi trường theo quy hoạch phát triển
kinh tế – xã hội. Trong nội dung này có hai khả năng xảy ra đối với một vùng
QHBVMT : Khả năng thứ nhất là vùng đó đã có Quy hoạch tổng thể (QHTT) phát
triển kinh tế - xã hội và khả năng thứ hai là vùng đó chưa có QHTT phát triển kinh tế -
xã hội. Trong trường hợp thứ nhất, dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường sẽ dựa
vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và cần phải xem xét, đề xuất những
thay đổi các hoạt động phát triển để phù hợp với các vùng chức năng môi trường.
Trong trường hợp thứ hai, người làm QHBVMT phải đề xuất các kịch bản phát triển
hợp lý và dự báo diễn biến tài nguyên môi trường dựa vào các kịch bản này.
- Phân vùng các đơn vị chức năng môi trường và dự báo đề xuất giải pháp
những vấn đề bức xúc về tài nguyên môi trường trong các đơn vị lãnh thổ được phân
chia. Ở nước ta khó có thể xác định được chính xác sự phân hoá lãnh thổ giữa các đơn
vị (như vùng, tiểu vùng) chức năng môi trường khi mà các khu công nghiệp, khai thác,
chế biến, khu dân cư đan xen lẫn nhau. Trong QHBVMT các yếu tố (quy luật) tự
nhiên và xã hội hoà quyện với nhau, có thể ở đơn vị lãnh thổ này thì các yếu tố tự
nhiên được chọn là yếu tố trội, nhưng ở đơn vị lãnh thổ khác thì ngược lại.
- Sau khi xây dựng được bản đồ hay sơ đồ quy hoạch các đơn vị chức năng môi
trường, việc tiếp theo là hoạch định các biện pháp quản lý môi trường nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ quy hoạch. Các số liệu về hiện trạng, dự báo về
tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội, các biện pháp quản lý môi trường hiện đang
thực hiện, v/v là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách, các quy định, các
biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển với chất lượng môi trường
sống của cộng đồng.
Tóm lại, QHBVMT có những điểm tương đồng với Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội và với một số quy hoạch ngành khác (như quy hoạch sử dụng đất)
về phương pháp luận. Sự khác nhau tuy không rõ rệt nhưng rất quan trọng giữa
QHBVMT với các quy hoạch khác đó là chất lượng môi trường của từng đơn vị lãnh
thổ phân chia và mối quan hệ ảnh hưởng môi trường giữa các đơn vị lãnh thổ với nhau
được xem xét một cách nghiêm túc, có hệ thống.
10.3. Phương pháp xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành theo các nguyên tắc chính sau :
- QHBVMT phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển.
- QHBVMT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh
tự nhiên trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng.
- Xác định rõ các mục tiêu và đối tượng cho quy hoạch phù hợp với định hướng
phát triển bền vững. Phân loại và lựa chọn các vấn đề ưu tiên.
10
- Xác định rõ quy mô về không gian và giới hạn về thời gian cho quy hoạch.
- Xác định các mục tiêu chủ yếu về môi trường cho quy hoạch và chỉ tiêu giảm
nhẹ ô nhiễm môi trường.
- QHBVMT phải qua bước đánh giá tác động môi trường của các hoạt động
phát triển và của các dự án.
- Trong QHBVMT phải đề xuất các kế hoạch, các dự án ưu tiên và giải pháp
bảo đảm thực hiện quy hoạch để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trình tự tiến hành QHBVMT có thể thực hiện theo các bước sau :
- Bước 1 : Thu thập, phân tích tổng hợp các thông tin và tư liệu về điều kiện tự
nhiên và các dạng tài nguyên môi trường của vùng lãnh thổ.
- Bước 2 : Thu thập các tư liệu, đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt
động phát triển của vùng lãnh thổ : công nghiệp, nông lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển đô thị, v/v. Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng bản đồ hiện
trạng môi trường của vùng quy hoạch.
- Bước 3 : Phân tích, đánh giá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phân tích mối tương quan phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Xác định các vùng
nhạy cảm môi trường và lập bản đồ phân vùng môi trường.
- Bước 4 : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường. Xây
dựng bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ.
Các bước đi trong tiến trình QHBVMT và lồng ghép QHBVMT vào Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội được minh hoạ trên sơ đồ sau :
11
Quy hoạch
tổng thể phát triển
KTXH
Quy hoạch tổng thể
phát triển KTXH vùng lãnh thổ
Tài nguyên
Môi trường
Kinh tế xã hội
Phân vùng
môi trường
Khu chức năng
Hiện trạng
môi trường
vùng quy hoạch
Chiến lược
phát triển
Mục tiêu
phát triển
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trường
lồng ghép
Quy hoạch phát triển
Hình 1: Sơ đồ các bước tiến hành QHBVMT vùng lãnh thổ
PHẦN I
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MÊ LINH
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH HUYỆN MÊ
LINH
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà
Nội 30 km. Nằm trong toạ độ địa lý từ 21o
07’19’’ - 21o
14’22’’ vĩ độ Bắc và
105o
36’50’’ - 105o
47’24’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp huyện Đan Phượng
- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn.
Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn, hệ thống giao
thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế
Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng
nước sâu Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mê Linh có
vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của thủ đô Hà
Nội với các tỉnh trong nước và nước ngoài, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn
diện các ngành kinh tế, xá hội
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối
bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng. Với
tổng diện tích tự nhiên 14.251ha, theo đặc điểm địa hình, huyện Mê Linh được chia
thành 3 tiểu vùng như sau:
1) Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, có địa hình
nhấp nhô, lượn sóng với độ dốc khoảng 80
, do phù sa cũ của hệ thống sông
Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp, bao gồm các xã Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng,
Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tiền Phong. Trong
số các xã này có 6 xã: Tiền Phong, Mê Linh Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang
Minh, Kim Hoa được hình thành trên nền phù sa cổ, nguồn gốc đất bạc màu do
đó chỉ thích hợp với trồng màu, hoặc phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng.
2) Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiến 22% diện tích đất tự nhiên của huyện, có địa
hình tương đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà,
Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Tiểu vùng địa hình này thuộc diện tích đất
phù sa giàu hàm lượng dinh dưỡng, được sông Hồng bồi đắp hàng năm do đó
rất thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp. Với phân bố ven sông Hồng,
một số xã có thể phát triển du lịch sinh thái như các xã: Tân Lập, Chu Phan,
Tráng Việt, v/v.
12
3) Tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các xã Tam
Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven sông Hồng. Tiểu vùng
trũng là vùng đất bãi ngoài đê, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình
và cao, đã được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển nông
nghiệp kỹ thuật cao (trồng cây lương thực, rau màu thực phẩm).
Đặc điểm địa hình này cho phép Mê Linh có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa
dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp xây dựng và
dịch vụ du lịch sinh thái.
1.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Địa chất:
Đặc điểm tính chất
Tổng hợp các tài liệu đo vẽ địa chất 1:200.000; 1:50.000 do Cục Địa chất xuất
bản, kết hợp với điều tra thực địa, khu vực huuyện Mê Linh có mặt các đất đá của 2
thuộc các các hệ tầng sau: hệ tầng Hà Cối và phụ hệ tầng Thái Bình trên.
Hệ tầng Hà Cối
Trong phạm vi khu vực nghiên cứu đất đá thuộc hệ tầng này phân bố rải rác ở
vùng núi Thanh Tước… Trước đây các đất đá này được xếp vào điệp Vân Lãng (T3n- r
vl) và đã được xếp lại vào hệ tầng Hà Cối khi Cục Địa chất và Khoáng sản hiệu đính
lại tờ bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Hà Nội năm 2005.
Ở vùng núi Thanh Tước, đá có dạng phân nhịp, mỗi nhịp gồm ba thành phần:
bắt đầu bằng cát kết dày 0,1- 0,4m, giữa là lớp bột kết màu tím, xám vàng, dày 0,2m,
kết thúc nhịp là lớp đá phiến sét mỏng 0,1- 0,2m.
Bề dày của hệ tầng khoảng 700m. Trong khu vực nghiên cứu hiện chưa phát
hiện hoá thạch trong đất đá ở hệ tầng này. Tại núi Thằn Lằn các thành tạo hạt thô phủ
không chỉnh hợp trên các đá phun trào của hệ tầng Tam Đảo. Theo các tài liệu lỗ
khoan ở khu vực lân cận, chúng lại bị các trầm tích Neogen phủ lên trên. Hệ tầng được
xếp vào tuổi Jura sớm- giữa.
Phụ hệ tầng Thái Bình trên (Q2
3
tb2) là các thành tạo aluvi ngoài đê sông
Hồng, sông Cà Lồ và các sông suối khác trong vùng với chiều dày có thể đạt tới 5-6m.
Mặt cắt trầm tích gồm 2 tập:
- Tập dưới gồm cuội, sỏi, cát lẫn ít bột sét màu nâu, vàng xám.
- Tập trên gồm bột sét, cát bột màu nâu nhạt chữa sò ốc nước ngọt.
Thuỷ văn:
Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú như sông
Hồng, sông Cà Lồ, Đầm Và, v/v. có tác động rất lớn về mặt thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn
cả huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Hồng.
- Sông Hồng: chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19 km, lưu lượng nước
bình quân năm 3.860 m3
/s, lớn nhất vào tháng 8 là 10.700 m3
/s, thấp nhất vào
tháng 2 là 1.930 m3
/s, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các
xã phía Nam. Hàng năm vào mùa mưa sông Hồng gây lũ lụt và bồi đắp phù sa
cho vùng đất bãi ngoài đê (mức lũ cao nhất là 15,37 m). Đây là đoạn sông có
hiện tượng cướp dòng tạo nên nhiều đảo nổi trong lòng sông, do đó mặt nước
13
sông Hồng trong năm biến động rất lớn. Sông Hồng chính là tuyến đường thủy
nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện giao lưu phát triển
kinh tế cho địa phương.
- Sông Cà Lồ: là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình, chảy qua phía
Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh, dài 8,6 km. Sông Cà Lồ chảy theo hướng
Tây Nam – Đông Bắc và hội tụ với nhánh 1 tại khu vực thôn Đại Lợi thị xã
Phúc Yên. Lòng sông rộng trung bình 50 – 60m, mực nước cao nhất 9,14 m, tuy
nhiên lượng nước của sông không nhiều trung bình khoảng 30m3
/s (vào mùa
mưa là 286m3
/s). Do đó vai trò của sông Cà Lồ là dòng tiêu úng mùa mưa của
huyện Mê Linh. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu
kịp gây úng lụt cục bộ cho một số vùng đất trũng của huyện.
- Hệ thống ao, hồ, đầm: Mê Linh có trên 200 ha ao hồ, đầm với trữ lượng nước
khá lớn, có ý nghĩa qua trọng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và phục
nhu cầu nước tại chỗ.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa
trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27- 29o
C.
- Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17o
C.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 - 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình
năm là 23,3o
C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm, với năm cao
nhất là 1.682 mm, năm thấp nhất là 1.131 mm, lượng mưa phân bố không đều thường
tập trung vào thàng 6 đến tháng 8. Độ ẩm không khí 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2
là 79 - 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm sương muối.
Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất
nông nghiệp, tuy nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất
hiện mưa bão tập trung gây rửa trôi đất canh tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng
phía Nam làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.5.1. Tài nguyên đất:
Huyện Mê Linh gồm các loại đất chính sau:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu, có diện tích
2.160,63 ha, chiếm 18,57% diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Tiến Thắng, Vạn
Yên, Tiến Thịnh, Thạch Đà, Hoàng kim và Tráng Việt.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc
glây yếu có diện tích 2.162,37 ha, chiếm 18,58% diện tích đất điều tra, phân bố chủ
yếu ở các xã Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Chu Phan, Tam
Đồng.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc
glây mạnh, có diện tích 1.787,21 ha, chiếm 15,36% diện tích đất điều tra, phân bố dọc
14
theo sông Cà Lồ, chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Thanh Lâm, Văn Khê và
một phần ở Thạch Đà, Hoàng Kim, Chu Phan.
- Đất phù sa không được bồi, glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa, có diện tích
1.006,84 ha, chiếm 8,65% diện tích đất điều tra, phân bố ở các địa hình trũng, hàng
năm bị ngập nước liên tục, thường có glây cạn, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5 đến 6,
phân bố chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Đại Thịnh, Kim Hoa.
- Đất bạc màu trên phù sa cũ có diện tích 2.403,24 ha, phân bố ở các xã Thanh
Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Mê Linh.
- Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quaztzit cuội kết,
dăm kết có diện tích 140,98 ha, chiếm 1,21% diện tích đất điều tra, phân bố ở Thanh
Lâm.
- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ có diện tích 1.976,90
ha, phân bố tập trung ở các xã Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tráng Việt, Văn Khê,
Đại Thịnh, Thanh Lâm...
1.1.5.2. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt:
Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ:
- Sông Hồng có lưu lượng trung bình 3.860 m3
/s, lớn nhất là 10.700 m3
/s, là
nguồn cung cấp nước chính cho các xã phía Nam.
- Sông Cà Lồ Cụt là nơi trữ nước với trữ lượng khoảng 5 triệu m3
, nguồn nước bổ
sung cho sông là nước của kênh Liễn Sơn và nước mưa.
- Sông Cà Lồ Sống được cung cấp nước từ các suối nhỏ ở thị xã Phúc Yên, các
suối này có lưu lượng rất nhỏ, về mùa khô hầu như là cạn kiệt, về mùa mưa nước sông
Cầu dâng lên gặp mưa lớn kéo dài do không tiêu được gây ngập úng cục bộ cho các
vùng thấp trũng của lưu vực.
Nguồn nước ngầm
Kết quả điều tra cho thấy huyện Mê Linh có trữ lượng nước ngầm tương đối
phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác
được nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.1.5.3. Tài nguyên rừng.
Đến năm 2010, huyện Mê Linh có 3,11 ha đất trồng rừng sản xuất khu nghĩa
trang Thanh Tước (xã Thanh Lâm). Để duy trì và phát triển hệ sinh thái, môi trường
trong xã Thanh Lâm nói riêng và huyện Mê Linh nói chung, cần phải có biện pháp bảo
vệ, giữ gìn diện tích rừng hiện có, tăng diện tích cây lâu năm trồng phân tán dọc các
tuyến giao thông, thủy lợi.
1.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản có giá trị cao trên địa bàn huyện Mê Linh nhỏ và phân
tán và không đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp. Các loại tài nguyên
khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng có giá trị thấp hơn như cát, sét có trữ lượng khá
lớn, tập trung chủ yếu ở các xã ven đê giáp sông Hồng như Tráng Việt, Chu Phan,
Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê có thể khai thác phục vụ sản xuất gồm:
15
- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung, v/v có diện tích khai
thác từ 150 - 200 ha.
- Cát: có thể khai thác với khối lượng lớn phục vụ xây dựng và san lấp công
trình, diện tích khai thác từ 400 - 500 ha, đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể tái
tạo thường xuyên do dòng chảy của sông Hồng.
1.1.5.5. Tài nguyên nhân văn.
Mê Linh là một huyện nằm trên vùng đất cổ, một vùng đất “Địa linh - nhân kiệt”,
có niên đại cách đây từ 3.000 - 3.500 năm, tương ứng với thời kỳ các vua Hùng dựng
nước Văn Lang. Do diễn biến của lịch sử huyện còn có các tên: Gia Linh thời Lý Nam
Đế, Minh Mạng và Yên Lãng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ngày nay trở lại với tên cội
nguồn Mê Linh. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng, nơi Hai Bà đã dấy binh
phất cờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc vào những năm đầu Công nguyên. Giữa thế
kỷ thứ VI, nơi đây còn là địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn đã quét
sạch quân Lương, thu lại bờ cõi giành độc lập cho đất nước. Trải qua các triều đại Lê,
Lý, Trần, v/v nhân dân huyện Mê Linh luôn cùng cả nước đấu tranh giữ nước và xây
dựng quê hương.
Nhân dân huyện Mê Linh có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, yêu nước,
lịch sử văn hoá truyền thống vẻ vang của huyện gắn liền với lịch sử phát triển của đất
nước đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất
nước.
1.1.6. Đặc điểm KTXH huyện Mê Linh
1.1.6.1. Đặc điểm xã hội
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về xã hội huyện Mê Linh nhiệm kỳ
2005-2010
TT Chỉ tiêu ĐVT Kế
hoạch
Kết quả thực hiện
2006 2007 2008 2009
Ước
2010
B.quân
2006-
2010
1 Dân số trung bình người
181.69
6
184.18
5
187.48
6
191.64
8
194.85
6
2
Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên
% 1,1 1,33 1,29 1,48 1,34 1,58 1,404
Trong đó: Tỷ xuất
sinh
0% 17,28 16,85 18,6 19,75 18,6 18,22
3
Tỷ lệ sinh con thứ
3
% 11,94 13,69 14,84 12 10,5 12,59 8-9
9 Tạo việc làm người
2000-
3000
1935 2082 2278 2400 2500 2239
2000-
2500
10
Giảm tỷ lệ hộ
nghèo
(từ năm 2009 theo
tiêu chí mới)
%
0,5-
1/năm
14,97 12,84 10,77 11,9 8,64 dưới 5
11
Tỷ lệ học sinh
khá, giỏi các cấp
Trong đó:
THCS % 52,5 47,5 49 57 58,6 65
Tiểu học % 20,9 65 69,2 70,1 71,8 75
16
12
Kết quả số hộ GĐ
văn hóa so với
tổng số hộ
% 72 75 75 77 80 75,8 85
(Nguồn: UBND Huyện Mê Linh)
Dân số lao động việc làm và thu nhập
Năm 2010 dân số của huyện là 193.727 người (thành thị chiếm 9,77%, nông thôn
chiếm 90,23%), chiếm 0,3% dân số toàn thành phố. Trong đó nữ chiếm 51,09%, nam
chiếm 48,91%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong những năm qua từ 1,25%
đến 1,55%. Dân số của huyện tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua
thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương khác đến làm việc trong các
ngành, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
Hiện tại, lực lượng lao động nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng khá
lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng
tăng lên rõ rệt. Mỗi năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động.
Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thu nhập bình quân đầu người
theo đánh giá thực thế năm 2010 đạt 55 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần thu nhập bình
quân chung của thành phố.
Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
- So với các huyện ngoại thành Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị huyện Mê
Linh đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ, do Mê Linh là huyện phía Bắc của Thủ đô
có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án
phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn như Quang Minh,
Chi Đông, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh đã mang sắc thái mới cho
diện mạo đô thị của huyện như các khu đô thị Cienco, Đầm Và ở Tiền Phong, khu đô
thị Quang Minh, v/v tuy nhiên tốc độ đầu tư phát triển đô thị còn chậm và chưa đồng
bộ.
- Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn những năm qua đã được chính
quyền các cấp quan tâm và đầu tư phát triển hạ tầng, tuy nhiên các dự án đầu tư phát
triển các khu dân cư nông thôn chưa nhiều, chưa đồng bộ và hợp lý, vì vậy cần có quy
hoạch tổng thể sử dụng đất khu dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả cao.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn đã hình
thành các KCN, trung tâm thương mại hiện đại (KCN Quang Minh I, Trung tâm
thương mại Mê Linh Plaza và đang xây dựng KCN Quang Minh II); hạ tầng vùng
nông thôn được cải thiện đáng kể. Một số khu đô thị đã hình thành và đang trong quá
trình xây dựng và hoàn chỉnh như Long Việt, Hà Phong, Vinaconex 2, v/v trên địa
bàn thị trấn Chi Đông, Quang Minh và xã Tiền Phong, giúp bộ mặt nông thôn của
Huyện thay đổi theo hướng hiện đại hóa. Mê Linh hiện đang là địa chỉ thu hút được sự
quan tâm của các nhà đầu tư lớn, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Theo báo
cáo tổng hợp các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng, huyện Mê Linh hiện
có 239 đồ án, dự án đăng ký, được cấp phép và đang triển khai trên địa bàn huyện.
Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững.
Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước
kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 17%
17
năm 2005 xuống còn 9,36% năm 2010); mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, tỷ lệ dân
nông thôn được sử dụng nước sạch tăng, v/v.
Giao thông:
Hệ thống giao thông huyện Mê Linh bao gồm giao thông đường bộ, giao thông
đường thủy và đường sắt. Trong đó đường bộ 433 km; đường sông 27,6 km; đường sắt
8km.
Giao thông đường bộ:
Đường 23 với tổng chiều dài chạy qua địa phận Huyện là 16,5km; đường Bắc
Thăng Long – Nội Bài với chiều dài 2,5km. Các tuyến đường này do Trung ương đầu
tư quản lý, đến nay đường Bắc Thăng Long - Nội Bài có chất lượng tốt, còn đường 23
đã xuống cấp, mặt đường lồi lõm không đảm bảo cho các phương tiện lưu thông trên
đường.
Tỉnh lộ gồm các tuyến đường 301 với chiều dài 2,5km; đường 308 với chiều dài
11,5km; đường 312 với chiều dài là 7,3km. Toàn bộ các tuyến đường đã được cứng
hóa như rải nhựa, bê tông.
Hệ thống đường huyện lộ
Thực trạng mạng lưới đường huyện lộ của Mê Linh được thể hiện qua bảng:
Bảng 1.2 : Thực trạng mạng lưới đường huyện lộ
TÊN ĐƯỜNG Chiều dài
(km)
Chiều rộng (m)
Nền Mặt
1. Đường 50 vào Đền Hai Bà Trưng 3,3 6,0 3,5
2. Đường vào trung tâm các xã 13,7 6,5 3,5
3. Đường 308 Tiên Châu - Chu Phan 11,4 9,0 6,0
4. Đường 312 Tam Báo – Thạch Đà 7,0 7,5 5,5
5. Đường Tam Đồng – Tự Lập – Vạn Yên 5,7 7,5 5,5
6. Hành lang chân đê tả sông Hồng 19,15 3,5 3,5
7. Đường liên xã Liên Mạc – Chu Phan 0,7 7,5 5,5
(Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Mê Linh)
Trong những năm qua, hệ thống đường Huyện lộ đã được đầu tư nâng cấp như
đổ atphan hoặc bê tông xi măng hoặc cấp phối. Các tuyến đường do xã quản lý đã
được bê tông hóa khá nhiều, còn lại một số ít là đường đất.
Năm 2008, thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn, các xã
đã làm mới 12,56 km đường bê tông trong đó đường bê tông mới tại xã Thanh Lâm
3,7 km; Đại Thịnh 2,6 km, Mê Linh 1,8 km, Kim Hoa 1,3 km, Tráng Việt 1,2km, Văn
Khê 0,88 km, Thạch Đà 0,8km, Tiền Phong 0,25km. Tính đến năm 2008 huyện Mê
Linh còn 104km đường đất.
Năm 2009 các xã, thị trấn đã làm mới 16,61 km đường bê tông, (tăng 4,05km so
với năm 2008), đắp 2.960 m3
đường cấp phối với tổng giá trị 22,06 tỷ đồng; trong đó
đường bê tông mới tại xã: Tam Đồng 5,3km, Thạch Đà 3,24km, Kim Hoa 3km; Đại
Thịnh 2,5 km, TT Quang Minh 2,62 km, Tiến Thắng 0,9 km, Tự Lập 0,17 km. Năm
18
2009, đã hoàn thành cứng hoá 308/413km đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện.
Trong năm 2009, cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường:
Đường từ QL 23 - Cầu Yên Vinh; đường từ cầu Yên Vinh đi KCN Quang Minh 2,
Đường liên xã Nội Đồng (xã Đại Thịnh) đi Tân Châu (xã Chu Phan) đi xóm Tơi (xã
Văn Khê) và đường Mạnh Trữ (xã Chu Phan) đi Xa Mạc (xã Liên Mạc); Khởi công và
đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường Vạn Yên-Thạch Đà (thuộc địa phận xã
Liên Mạc), Đường gom chân đê tả Sông Hồng thuộc địa phận xã Chu Phan.
Đường sắt
Chạy qua địa bàn Huyện có 8 km đường sắt thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai, trên
địa bàn huyện có ga Thạch Lỗi tại Thị trấn Quang Minh, đây là một tuyến giao thông
khá quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nối Huyện với khu
vực miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và các huyện đồng bằng và khu
vực Hà Nội, kể cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa. Tuyến
đường sắt qua địa phận huyện không dài tuy nhiên có vai trò quan trọng trong vận
chuyển nguyên liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong tương lai sẽ được nâng cấp, mở rộng
thành tuyến đường sắt Xuyên Á.
Giao thông đường thủy
Mạng lưới đường sông trên địa bàn huyện Mê Linh có tổng chiều dài là 27,6 km,
trong đó đường sông thuộc hệ thống sông Hồng có chiều dài là 19km và còn lại là hệ
thống sông Cà Lồ. Đây là mạng lưới giao thông quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế của huyện.
Trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn Huyện không có cảng sông mà chỉ có các
điểm bốc dỡ hàng hóa đường sông chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển vật liệu xây
dựng, nguyên nhiên liệu và hàng hóa giao lưu với các địa phương khác.
Như vậy, có thể thấy mạng lưới giao thông huyện Mê Linh khá hoàn chỉnh so với
các huyện khác có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tuy
nhiên, mạng lưới giao thông đường bộ có được đầu tư nhưng chất lượng đường chưa
tốt, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều con đường ngõ xóm vẫn là đường
đất, điều này khó khăn cho việc đi lại trong mùa mưa. Giao thông đường thủy và
đường sắt chưa được đầu tư đúng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến
giao thông nối giữa ga Thạch Lỗi, cảng Chu Phan và hệ thống đường bộ chưa được
quan tâm đúng mức nên hạn chế cho việc vận chuyển hàng hóa trong huyện và các
khu vực khác.
Trong thời gian tới khi các khu công nghiệp Quang Minh II, Tiền Phong và khu
đô thị mới được hình thành và lấp đầy các doanh nghiệp vào khu công nghiệp thì nhu
cầu vận chuyển ngày càng tăng, hạ tầng hiện tại là chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận
chuyển. Cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến đường.
Thủy lợi
Mê Linh có hệ thống thủy lợi khá phát triển đã sử dụng 612,82 ha đất, toàn huyện
có gần 100 trạm bơm tưới và tiêu với 576 km kênh (trong đó công ty thủy nông quản
lý 8 trạm bơm và 74,6 km kênh cấp I, II; xã và HTX quản lý 86 trạm bơm và 501 km
kênh mương cấp III) được phân bố đều trên các địa bàn, về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu
19
cho diện tích canh tác của huyện. Tuy nhiên do nguồn nước phụ thuộc mương Liễn
Sơn - Bạch Hạc, Ấp Bắc - Nam Hồng, khi gặp khô hạn kéo dài nguồn nước tưới bị hạn
chế, nhất là vụ đông đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Về tiêu những năm mưa
nhiều và tập trung toàn huyện vẫn còn gần 1.000 ha ngập úng nặng, không tiêu kịp,
cần có biện pháp để khai thác hợp lý vùng đất trũng này trong giai đoạn tới.
Trong năm 2008 triển khai tu bổ, kiên cố hoá kênh T2-Trạm bơm Quyết Tiến,
kênh tưới trạm bơm Thọ Lão, kênh tưới xã Kim Hoa, kênh N1- Trạm bơm Phú Mỹ,
Kênh N7, N8, N9, N10 trạm bơm Thanh Điềm với tổng chiều dài 9.587m. Nạo vét cửa
khẩu trạm bơm Thanh Điềm với khối lượng 22.000 m3
. Nạo vét hệ thống kênh chính
của huyện như kênh tiêu Yên Thị - Đầm Tè, Kênh tiêu Tự Lập - Liên Mạc, kênh
Thanh Niên, kênh Xa Khúc - Liên Mạc, kênh tiêu Thạch Đà - Hoàng Kim- Văn Khê,
kênh Tự Lập- Liên Mạc, kênh tiêu Mê Linh - Tiền Phong với chiều dài 18.511m, khối
lượng thực hiện là 51.533m3
; tu bổ, sửa chữa một số đoạn kênh tưới tiêu chính của
huyện bị vỡ do mưa úng.
Hiện nay, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn nước phục vụ sản
xuất nhiều thời điểm gặp khó khăn do khô hạn. Huyện Mê Linh đã lắp đặt bổ sung 8-
10 máy bơm dã chiến tại trạm bơm tưới Thanh Điềm để bảo đảm nguồn nước tưới cho
diện tích canh tác của huyện Mê Linh.
Cấp - Thoát nước
Nước sạch luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt,
sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư sinh sống trên địa bàn Hà Nội nói chung
và huyện Mê Linh nói riêng. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước máy trên địa bàn mới chỉ
đạt khoảng 1%. Người dân ở huyện phải sử dụng nước sinh hoạt từ chương trình cấp
nước nông thôn hoặc các giếng đào, ao, nước mưa được đầu tư nhưng chưa hoàn
chỉnh. Hiện tại, 98,9% số hộ sử dụng nước được coi là hợp vệ sinh.
Trong năm 2008, thực hiện chương trình cống hóa hệ thống thoát nước, trong
toàn huyện đã xây dựng được 6.300m rãnh thoát nước.
Giáo dục - Đào tạo
Mạng lưới các cơ sở giáo dục- đào tạo được phân bố ở các xã và thị trấn trong
toàn huyện với tổng diện tích là 83,49 ha. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó
khăn, có trường vẫn chưa đủ cơ sở nên phải đi học nhờ trường khác. Đặc biệt, vẫn còn
tình trạng hộ dân sinh sống trong khuôn viên trường học. Về cơ bản thiếu phòng học
để học hai buổi ở các trường; Thiếu phòng chức năng ở hầu hết các cấp; trang thiết bị
mới chỉ đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy đổi mới.
Chất lượng đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển, chất lượng mũi
nhọn được nâng lên. Là huyện đạt chỉ tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em
đến trường đúng độ tuổi; Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được
đánh giá là cao với các Quận, huyện khác trong thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý ở các cấp học trong huyện đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn
khá cao.
Bậc giáo dục mầm non
Năm học 2009 -2010 có 20 trường với 283 lớp với 584 cháu đi nhà trẻ và 7.215
cháu học mẫu giáo. Năm học này toàn huyện Mê Linh có tổng 319 phòng học và
20
phòng chức năng, còn thiếu 122 phòng nữa, với tổng số 306 giáo viên, 44 cán bộ quản
lý hiện tại huyện còn thiếu 72 giáo viên và 16 cán bộ quản lý.
Bậc tiểu học
Công tác giáo dục bậc tiểu học phát triển tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp,
thiết bị dạy học đầy đủ. Số học sinh đi học đúng tuổi đạt 100%. Năm 2009 - 2010 có
32 trường tiểu học có 482 lớp học với 445 phòng học, toàn huyện có 13.374 học sinh
tiểu học đến trường và có 611 giáo viên giảng dạy.
Y tế
Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được
nâng cấp. Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe được
củng cố kiện toàn; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Công tác dân số - gia đình - trẻ em : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%; tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên là 12%.
Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm. Giám sát,
phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh bùng phát,
lan rộng. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh các trường tiểu học
và THCS trong huyện đạt kết quả tốt. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, giám sát
chất lượng VS ATTP.
Bệnh viện đa khoa huyện: Thành lập tháng 4 năm 2008.
Phòng y tế huyện: Được hoạt động và đi vào hoạt động từ tháng 6/2006, hiện
đang được xây đồng bộ 5 tầng nên đang hoạt động nhờ vào trạm Y tế xã Thanh Lâm.
Trung tâm Y tế và các Trạm Y tế xã, thị trấn: Toàn huyện có 18 Trạm Y tế các
xã, trong đó có 23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Trên địa bàn huyện có Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế và mạng lưới các Trạm
Y tế xã. Tuy nhiên, đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu nhiều (đặc biệt các bác sĩ chuyên khoa
sâu) và không được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên; Cơ sở vật chất nhìn
chung khó khăn. Về cơ bản địa điểm làm việc của các đơn vị chưa có hoặc chưa ổn
định, đặc biệt hệ thống các Trạm Y tế xã cơ sở vật chất chắp vá. Thiết bị dụng cụ y tế
thiếu. Sự phát triển lực lượng y tế tư nhân chưa mạnh, nên chưa hỗ trợ tích cực cho lực
lượng y tế chính thức.
Về cán bộ y tế: Tại Bệnh viện đa khoa có 161 cán bộ trong đó có 53 cán bộ biên
chế, 108 cán bộ hợp đồng. Hệ thống các xã có 45 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ chuyên
khoa II, 5 bác sỹ, 16 cán bộ ngành y, 6 cán bộ ngành dược. Các bác sỹ và cán bộ
chuyên môn và năng lực từng bước được chuẩn hóa, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Văn hóa
Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi
động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể
thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn
hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng. Một số lĩnh
vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét.
21
Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa. Tính đến nay toàn
huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt lằng văn hóa. Số Câu lạc bộ
văn hóa, văn nghệ là 52
Các công trình văn hóa: Đến nay toàn huyện có 18 nhà văn hóa, thị trấn, 92 NVH
thôn, làng, tổ dân số. Song, hầu hết NVH chủ yếu là cải tạo, tận dụng từ hội trường
của các xã, thị trấn, các công trìn sãn có của địa phương . Số CLB văn hóa, văn nghệ,
TDTT là 52, toàn huyện mói có 6/18 xã xây dựng quy hoạch cho các công trình VH -
TDTT. Có 1 thư viện (nằm ở xã Thạch Đà); có 1 nhà truyền thống (nằm sở xã Tiền
Phong).
1.1.6.2. Đặc điểm về kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh đã đạt được những
thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở kỹ
thuật và hạ tầng xã hội phát triển như giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học và
các công trình phúc lợi khác. Trình độ dân trí sức khỏe của người dân từng bước được
cải thiện rõ rệt.
- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm mạnh từ 19,7% năm 2005
xuống còn 10,2% năm 2010 (vượt kế hoạch đề ra là 13%), trong khi tỷ trọng các
ngành phi nông nghiệp tăng lên, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 398 tỷ
đồng (tăng trên 8,8% so với năm 2005). Nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có
giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện
tử, dược, sắt thép, bia, các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch..vv.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng
giá trị ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và các loại sản phẩm trồng trọt có chất
lượng và giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng trồng hoa, rau và cây ăn quả rõ nét
hơn, tăng cường giá trị các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp. Về
cơ cấu ngành, đến năm 2010, trồng trọt chiếm 50,7%, chăn nuôi 45%, dịch vụ nông
nghệp 3,6%...
- Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá, năm 2010 ước đạt
3.590 tỷ đồng, tăng 207% so với năm 2005. Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng so với toàn nền kinh tế tăng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010. Cơ
cấu xây dựng dao động nhưng xoay quanh tỷ trọng 5%. Tỷ trọng các lĩnh vực công
nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến và công nghiệp chế biến tăng.
- Cơ cấu ngành dịch vụ đã giảm từ 3,9% năm 2005 xuống 3,14% năm 2010 (thấp
hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra là 27%). Nguyên nhân là do mức tăng trưởng của
ngành chưa cao. Tuy các dịch vụ kinh doanh có tăng trưởng khá nhưng cơ cấu còn
nhỏ, chưa gánh vác được các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp. Các ngành dịch vụ
kinh tế có tốc độ tăng trưởng tăng khá cao : thương mại 25%/năm; khách sạn nhà hàng
15%/năm, tài chính - tín dụng 28,7%/năm... đưa cơ cấu các hoạt động này từ mức
tương ứng 3%; 1,7% và 2,3% năm 2005 lên 5,2%; 2,6% và 5,4% trong GTSX toàn
ngành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn mang nhiều tính tự phát, chưa có một quy
hoạch thống nhất và việc đầu tư vì vậy chưa mang tính tập trung cao. Việc chuyển
dịch cơ cấu ngành mới chỉ chú trọng vào tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, chưa chú
trọng đến việc thúc đẩy phát triển dịch vụ một cách tương ứng.
22
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế của huyện
vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định bình quân 20,8%/năm, gấp 1,6 lần
tốc độ tăng chung bình của toàn thành phố, trong đó : công nghiệp - xây dựng tăng
bình quân 25,1%/năm, các ngành dịch vụ tăng bình quân trên 15,6%, nông nghiệp tăng
bình quân 1,7%. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng : công
nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ từ 76,3% - 19,8% - 3,9% năm 2005 lên
86,7% - 10,2% - 3,1% năm 2010. Năm 2010, tổng GTSX trên địa bàn đạt trên 10.700
tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/năm. Con số này gấp 1,52 lần huyện
Hoài Đức; 1,36 lần huyện Thạch Thất nhưng chỉ bằng 41,6% huyện Từ Liêm.
Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện,
nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được
nâng lên. Thu ngân sách đạt kết quả cao, tăng bình quân 42,9%/năm, năm 2010 ước
đạt 1.249 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 2005, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. Thu ngân
sách được giao hàng năm vượt kế hoạch. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GTSX
giai đoạn 2006 - 2010 là ngành công nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
đến 26,7%/năm; tiếp đó là đóng góp của ngành dịch vụ.
Bảng 1.3: GTSX các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010
I. Giá cố định 1994
Tổng GTSX trên địa bàn 1.602.742 2.071.430 2.454.098 3.371.595 3.663.695 4.120.507
- Công nghiệp và XD 1.171.087 1.632.225 2.003.960 2.878.390 3.178.400 3.590.327
+ Công nghiệp 1.016.935 1.473.487 1.830.228 2.662.601 2.925.400
+ Xây dựng 154.152 158.738 173.732 215.789 253.000
- Dịch vụ 65.400 72.400 86.600 109.900 123.198 131.864
- Nông, lâm, thủy sản 366.255 366.805 363.538 383.305 362.097 398.316
II. Giá hiện hành 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng GTSX 2.958.280 4.109.986 5.436.413 8.809.816 10.309.493 10.728.701
- Công nghiệp và XD 2.258.383 3.326.213 4.462.723 7.491.255 8.904.456 9.297.855
+ Công nghiệp 2.088.682 3.116.493 4.156.955 7.071.107 8.349.456
+ Xây dựng 169.701 209.720 305.768 420.148 555.000
- Dịch vụ 116.700 140.600 186.300 267.200 314.508 336.630
- Nông, lâm, thủy sản 583.197 643.172 787.390 1.051.361 1.090.529 1.094.216
(Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội)
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh, giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành đã
có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 76,3%
năm 2005 lên 86,7% năm 2010; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp giai đoạn tương
23
ứng từ 19,7% xuống 10,2%. Nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh
tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược, sắt
thép, bia, v/v; các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, v/v. Cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng hình thành các vùng trồng hoa, rau màu rõ nét
hơn.
Bảng 1.4: Chuyển dịch cơ cấu GTSX trên địa bàn
Đơn vị tính : %
Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Công nghiệp, xây
dựng 76,3 80,9 82,1 85,0 86,4 86,7
- Công nghiệp 70,6 75,8 76,5 80,3 81,0 --
- Xây dựng 5,7 5,1 5,6 4,8 5,4 --
2. Dịch vụ 3,9 3,4 3,4 3,0 3,1 3,1
3. Nông, lâm, thủy sản 19,7 15,6 14,5 11,9 10,6 10,2
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, 2010)
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình
đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp (giảm 507,61 ha từ năm 2005 - 2010),
nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và
tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và
tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông
nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường công
tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn
huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia
súc, gia cầm.
+ Cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ
trọng ngành trồng trọt, thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi.
+ Tỷ trọng ngành thủy sản, lâm nghiệp rất nhỏ bé và giảm nhanh trong 5 năm
qua. Đến năm 2010, tỷ trọng 2 ngành này còn không đáng kể trong cơ cấu nông
nghiệp của Huyện, tương ứng là : 0,8 và 0,1%.
Trồng trọt
Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp năm 2005 là 63,4%, đến năm 2010
giảm xuống còn 52,5%. Ngành chăn nuôi đã và đang vươn lên mạnh mẽ, giúp tỷ trọng
tăng từ 34,9% năm 2005 lên đến 43,2% năm 2010.
24
Trong những năm qua, Huyện đã hỗ trợ nông dân để đưa các giống lúa có năng
suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá hiệu quả bền vững. Năng
suất cây trồng trong những năm qua có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực có hạt
ước đạt 55.000 tấn, vượt mức kế hoạch đặt ra từ 46.000 - 47.000 tấn. Mặc dù vậy, do
diện tích canh tác giảm mạnh nên GTSX của ngành tính chung vẫn giảm, đạt 550.000
triệu năm 2010 (giá cố định 1994).
Trên địa bàn đã và đang hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau an toàn tập
trung với diện tích ngày càng lớn tại vùng bãi và cả các vùng đồng sản xuất.
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định. Công tác phòng chống
dịch bệnh được chú trọng. UBND huyện thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn kỹ
thuật mới cho người chăn nuôi, chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị tăng cường kiểm tra
việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y. Tổ chức tốt công
tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, chỉ
tiêu Thành phố giao, do vậy không xảy ra những vụ dịch lớn trên địa bàn.
- Tổng đàn trâu năm 2005 là 2.073 con, năm 2010 giảm xuống còn 930 con; đàn
bò có nhiều tiềm năng hơn và có xu hướng không ổn định: Năm 2005 có 16.021 năm
2006 có 18.825 con, đến năm 2010 giảm xuống 13.800 con.
- Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 2005 là 87.581 con, đến năm 2010 tăng lên
không đáng kể 88.150 con.
- Đàn gia cầm có xu hướng giảm liên tục trong những năm gần đây, từ 751.500
con năm 2005 xuống còn 672.300 con.
Nuôi trồng thủy sản:
Trong 5 năm tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện giảm từ 236 ha (năm
2005) xuống 228,1 ha năm 2009. Sản lượng nuôi trồng cũng giảm sút từ 451 tấn (năm
2005) xuống 392 tấn (năm 2009).
2.2.1.4. Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp được bảo vệ tuyệt đối diện tích đất vốn có là 3,11
ha năm 2005 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể, tập trung ở xã Thanh
Lâm. Do đó giá trị đóng góp của lâm nghiệp rất nhỏ bé, năm 2009 chỉ đạt 690 triệu
đồng.
2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - Xây dựng của Mê Linh giai đoạn 2006 –
2010 đạt trung bình 25,1%/năm, là tốc độ tăng trưởng cao và là ngành tăng trưởng
mạnh nhất trong ba khu vực. Điều này đã làm tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng
trong tổng giá trị sản xuất của huyện lên 86,7% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng công
nghiệp giảm sút trong các năm 2007 và 2009 biểu hiện sự ảnh hưởng một phần do
đóng cửa một số cơ sở sản xuất gạch ngói, một phần do khủng hoảng tài chính toàn
cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam đến sự phát triển công nghiệp của huyện.
- Trong 2 ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp
đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành
25
công nghiệp chiếm trong toàn ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng. Điều này
thể hiện ưu thế của ngành công nghiệp huyện so với ngành xây dựng. Tiểu thủ công
nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và
kim khí. Tuy nhiên, phát triển làng nghề chủ yếu là tự phát, kinh doanh chưa bài bản.
- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động và tăng trưởng
tốt, đóng góp vào thành tích chung của công nghiệp như : Doanh nghiệp tư nhân Xuân
Kiên, Công ty liên doanh INOUE, Công ty dệt Vĩnh Phúc, Công ty dược phẩm
Mediplatex, Công ty điện tử Asti Hà Nội; Công ty TNHH Thép Việt Thanh, v.v. Một
số doanh nghiệp mới tiến hành sản xuất vào cuối năm 2008 có tăng trưởng khá như :
công ty TNHH Katolec, công ty công ty Abesim, công ty TNHH Coldtech.v.v.
- Số doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh, từ 11 doanh nghiệp
năm 2005 lên 44 năm 2010; số dự có vốn ĐTNN cũng tăng khá từ 54 dự án lên 58 vào
năm 2009, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó số
doanh nghiệp nhà nước duy trì ổn định với 6 doanh nghiệp.
3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, nhóm ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng
trưởng GTSX chỉ đạt trên 15%. Tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trị
sản xuất trên địa bàn huyện cũng như mục tiêu KH đặt ra. Điều này chứng tỏ ngành
thương mại dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội phát triển, cũng như chưa
thu hút được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp.
Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn dù chỉ chiếm
tỷ lệ rất thấp nhưng lại trong xu hướng giảm đều qua các năm (tỷ trọng giá trị sản xuất
thương mại dịch vụ giảm còn 3,1% năm 2010), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt
ra. Như vậy, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa theo kịp tốc độ phát triển
của công nghiệp, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất trong
khi lẽ ra có thể đạt một kết quả khả quan hơn.
Xét theo cơ cấu chi tiết các ngành, thương mại và tài chính tín dụng là hai nhóm
chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tiếp theo là
khách sạn, nhà hàng và vận tải, bưu điện.
Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bên cạnh đó có một trung
tâm thương mại Mê Linh Plaza đi vào hoạt động từ 2007, và hai chợ được xây dựng
kiên cố trong đó một chưa đưa vào hoạt động thì vẫn là thương mại truyền thống với
mạng lưới chợ chủ yếu xây là chợ tạm, hạ tầng cơ sở thiếu và xuống cấp không đảm
bảo vệ sinh môi trường.
Du lịch hầu như chưa được phát triển, do chưa có chính sách liên kết khai thác tài
nguyên du lịch cùng với các địa điểm du lịch phong phú và đa dạng của các địa
phương lân cận và chưa có lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp. Một vài điểm đến
hiện có của huyện như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa xuân chưa được quảng bá và ít
thu hút khách du lịch.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG
1. Các lợi thế cơ bản:
Mê Linh có vị trí cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, là điểm giao nối giữa Thủ Đô với các
26
tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một
trong ba vùng năng động nhất, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng
lớn của cả nước, Mê Linh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng
hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, đầu tư, v/v. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan
trọng của huyện Mê Linh nên cần khai thác tốt lợi thế này.
Hệ thống giao thông đối ngoại đồng bộ, thuận tiện, gồm : mạng lưới đường bộ
(Vành đai 3, 4), đường sông và đường sắt; nằm trên tuyến giao thông Bắc Thăng Long
- Nội Bài; tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang... với Hà Nội.
Huyện có thế mạnh về đất đai rộng lớn, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp
và diện tích chưa sử dụng còn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho phép huyện phát triển
cả công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và đô thị thuận lợi.
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa
dạng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: hoa cây cảnh, rau sạch. Có nghề
trồng hoa, rau phát triển đã trở thành thương hiệu địa phương.
Có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hiện thu hút nhiều khách du lịch
như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân, v/v có thể liên kết phát triển với các điểm
du lịch trong vùng như Tam Đảo, Đại Lải, Sóc Sơn, Bắc Ninh.
Có nguồn nước dồi dào, có trữ lượng cát, sét lớn, có nguồn năng lượng đi qua
(lưới điện quốc gia đi qua) đó là điều kiện thuận lợi để huyện có thề phát triển mạnh
việc khai thác sét cát và sản xuất vật liệu xây dựng.
Có các khu đô thị, KCN lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và
đào tạo tương đối tốt; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong
chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.
2. Khó khăn, bất lợi:
Một số nội dung Quyết định 208/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
định hướng quy hoạch huyện không còn phù hợp với vị thế mới của huyện, đặt trong
quy hoạch chung của TP Hà Nội.
Kết cấu hạ tầng bên trong phát triển chậm, thiếu đồng bộ : chất lượng hệ thống
cấp điện, nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển; giao thông chưa đấu nối với các huyết
mạch đã hạn chế sự phát triển của huyện trong tương lai.
Các dịch vụ hậu cần sản xuất : Vận tải, tài chính và hạ tầng xã hội yếu kém, gây
cản trở sản xuất kinh doanh. Thương mại - dịch vụ chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng; chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp và chưa được đầu tư khai
thác hiệu quả. Vấn đề mấu chốt là cần có được một chiến lược phát triển thương mại-
dịch vụ đồng bộ theo sát với phát triển công nghiệp và nằm trong định hướng phát
triển.
Quá trình CNH và ĐTH làm cho người lao động vốn phần lớn chuyển đổi từ
nông nghiệp, chưa qua đào tạo khó khăn trong chuyển đổi nghề; nhiều thách thức về
xã hội và việc làm nảy sinh với người nông dân bị mất đất sản xuất. Đời sống dân cư
còn nhiều khó khăn, khả năng huy động nguồn vốn từ nhân dân rất hạn chế.
Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ tuy đã có nhiều cố gắng để bắt
kịp với phương thức quản lý và công nghệ mới, song cũng còn nhiều bất cập với yêu
cầu thực thế.
27
1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MÊ LINH
Mê Linh là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp còn khá lớn, mật độ dân số thấp, chủ yếu chỉ tập trung ở các thị trấn, khu
công nghiệp và các xã có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao. Hiện nay, thực trạng
môi trường của huyện khá tốt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn phía Tây - Tây Bắc,
phía Tây Nam của huyện – nơi cách xa các trung tâm đô thị và khu công nghiệp.
Tuy nhiên, thực trạng môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt, không khí,
tiếng ồn ở một số khu vực trên địa bàn huyện đang có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm cục
bộ tại các kênh, rạch, sông, các ao hồ trong khu dân cư, khu vực gần khu công nghiệp
Quang Minh, các khu vực gần đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23,
những điểm nóng về xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các khu đô thị, các
tuyến đường giao thông, khu vực khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng v/v.
Với tốc độ phát triển đô thị và tăng dân số như hiện nay, lượng chất thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện gia tăng rất nhanh. Về cơ bản chất thải rắn rác thải sinh hoạt
không mang tính độc hại. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn này không thực hiện tốt
sẽ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Một số thị trấn, khu đô thị mới,
việc thu gom do các tổ vệ sinh hoặc đội vệ sinh đảm nhiệm, tỷ lệ thu gom còn thấp,
riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn thì hầu như chưa được tổ
chức thu gom, rác thải vẫn đổ tự do. Đời sống của người dân trong khu vực nông thôn
ngày một nâng cao, một số khu vực nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa, lượng
chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, thành phần chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy chiếm tỷ
lệ ngày một tăng. Rác thải không được thu gom, xử lý hoặc xử lý không đảm bảo quy
trình đang là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở các vùng nông thôn trong toàn huyện.
Trong những năm qua, có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã quan tâm
đầu tư vào công nghệ xử lý các loại chất thải hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp có
vốn đẩu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước thay đổi công
nghệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng những công nghệ sản suất mới, hiện đại đồng thời đầu
tư cả công nghệ xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên,
một số những doanh nghiệp trên địa bàn huyện do nguồn vốn hạn chế hoặc những lý
do khác nên không thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa quan tâm đầu tư hệ
thống xử lý các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc đầu tư chưa hiệu quả. Khu
công nghiệp tập trung nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, Chi Đông hiện nay mới
chỉ có một trạm xử lý nước thải khu công nghiệp với công suất xử lý 3.000m3
nước
thải/ngày, nhà máy cần tiếp tục nâng công suất để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải
ngày càng gia tăng do hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp. Do một số cơ sở
công nghiệp chưa đấu nối xử lý nước thải tập trung, công xuất xử lý của nhà máy thấp,
hiện tượng nước thải khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để xả thải ra môi trường
xung quanh khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số điểm trên địa
bàn huyện.
Đất sản xuất nông nghiệp một số vùng trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu bị
thoái hóa, bạc màu, tích lũy các hóa chất độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong đất. Một số đầm, ao hồ trên địa bàn huyện có biểu hiện ô nhiễm bởi các hợp chất
hữu cơ và kim loại nặng.
28
Để đánh giá toàn diện hiện trạng chất lượng môi trường huyện, đơn vị tư vấn đã
tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các thành phần môi trường huyện. Kết quả
đánh giá hiện trạng môi trường huyện cụ thể như sau:
1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
1.2.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
 Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện là
một trong những những nguồn gây ô nhiễm tới môi trường không khí. Hiện tại, huyện
Mê Linh có Khu công nghiệp Quang Minh, các điểm công nghiệp tại xã Phong, Chi
Đông, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt, Văn Khê, Kim Hoa và Tiến Thắng. Ngoài
Quang Minh là KCN tập trung, các điểm công nghiệp khác có số lượng các cơ sở sản
xuất công nghiệp còn ít, mật độ các nhà máy còn thưa nên áp lực từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến môi trường không khí của huyện chưa lớn.
Tuy nhiên, các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến phát thải của bụi và khí thải
như CO, SO2, NOx, v/v là nguyên nhân dẫn đến gây ô nhiễm môi trường không khí.
Theo định hướng quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm
2030 của thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh được xác định là 1 trong các vùng phát
triển công nghiệp trọng điểm khu vực phía Bắc thủ đô. Vì vậy, hoạt động sản xuất
công nghiệp là một trong những nguồn ô nhiễm môi trường không khí rất cần quan
tâm thích đáng.
 Từ các hoạt động giao thông vận tải
Huyện Mê Linh có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô,
đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội
Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân.
Mạng lưới giao thông phát triển, mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày
càng tăng cao phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội là nguồn ô nhiễm
đáng kể cho môi trường không khí. Các tuyến giao thông đang trong quá trình thi công
nâng cấp, mở rộng gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí
tại nhiều khu vực. Áp lực do các hoạt động giao thông vận tải gây ra đối môi trường
không khí chủ yếu là tiếng ồn, bụi, khí CO, SO2... Nhiều đoạn đường đất và hoạt động
của các phương tiện chuyên chở phục vụ san lấp mặt bằng các dự án là nhân tố cộng
hưởng gây ra hiện tượng ô nhiễm, đặc biệt là bụi.
Trong thời gian tới khi các khu công nghiệp Quang Minh II, Tiền Phong và khu
đô thị mới được hình thành và lấp đầy các doanh nghiệp vào khu công nghiệp thì nhu
cầu vận chuyển sẽ tăng, hạ tầng hiện tại là chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
 Từ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những hoạt động gây ra
nhiều áp lực đối với môi trường không khí của Huyện Mê Linh. Trong những năm
qua, bên cạnh các hoạt động tu sửa, nâng cấp đường xá, cơ sở hạ tầng đã có từ trước
thì các hoạt động san lấp, xây dựng các khu đô thị, khu, cụm, điểm công nghiệp cũng
đã gây ra những áp lực lớn đối với môi trường không khí khu vực, làm gia tăng nồng
độ bụi, tiếng ồn trên diện rộng trong thời gian dài.
29
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

More Related Content

What's hot

Biodiesel từ dầu ăn thải
Biodiesel từ dầu ăn thải Biodiesel từ dầu ăn thải
Biodiesel từ dầu ăn thải anhthaiduong92
 
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khối
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khốiXây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khối
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khốiCat Love
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISNgô Doãn Tình
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậuHung Pham Thai
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýLan Đỗ
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầuánh linh
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hautuanvip
 
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuThuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuPhi Hoàng
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]ENVIMART
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfMan_Ebook
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnNhung Lê
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Biến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namBiến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namnguyenthanhdanh
 

What's hot (20)

Biodiesel từ dầu ăn thải
Biodiesel từ dầu ăn thải Biodiesel từ dầu ăn thải
Biodiesel từ dầu ăn thải
 
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khối
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khốiXây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khối
Xây dựng quy trình lấy mẫu không khí xung quanh từ việc đốt sinh khối
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
biến đổi khí hậu
biến đổi khí hậubiến đổi khí hậu
biến đổi khí hậu
 
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ýtác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
tác động của biến đổi khí hậu đến việt nam và một số giải pháp gợi ý
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất ĐaiTổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
Tổng Hợp 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Đất Đai
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt NamLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậuThuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
Thuyết trình Khoa học Trái Đất - Biến đổi khí hậu
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Biến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt namBiến đổi khí hậu ở việt nam
Biến đổi khí hậu ở việt nam
 

Similar to Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020jackjohn45
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNguynTinVit3
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...CIFOR-ICRAF
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Nguyễn Quang Hiếu
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...sividocz
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...nataliej4
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. nataliej4
 
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035nataliej4
 
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Binh Minh Tran
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...tcoco3199
 

Similar to Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (20)

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAYLuận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
 
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
 
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.docLuận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
 
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
Tham luận kết quả thực hiện chính sách chi trả dvmtr, định hướng và giải pháp...
 
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Đề tài: Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu
Đề tài: Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêuĐề tài: Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu
Đề tài: Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali...
 
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà NộiVai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
 
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035
Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng vùng tỉnh thái nguyên đến năm 2035
 
Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn.docx
Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn.docxCơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn.docx
Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn.docx
 
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05Bcktkt thiet lo dot l fi 05
Bcktkt thiet lo dot l fi 05
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

  • 1. MỞ ĐẦU MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. TÊN NHIỆM VỤ Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. 2. CƠ QUAN QUẢN LÝ Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh. 3. CƠ QUAN THỰC HIỆN Cơ quan thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh Cơ quan tư vấn: Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường/ BTL Hóa học Địa chỉ: Số 282 – Lạc Long Quân – Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại: 043.3751121 Fax: 043.37536690 4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cán bộ lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án đầu tư” Quy hoạch bảo vệ môi trường là sự sắp xếp, tổ chức không gian, sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tổ tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững. Nội dung cốt lõi của quy hoạch môi trường là hệ thống giải pháp và biện pháp về môi trường được bố trí trên lãnh thổ. Mối quan hệ giữa quy hoạch môi trường (QHMT) và quy hoạch kinh tế xã hội (QHKTXH) xảy ra theo ba trường hợp sau: 1) Quy hoạch môi trường đi trước, độc lập, tạo tiền đề và cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường khi xây dựng QHKTXH; 2) Quy hoạch môi trường được tiến hành đồng thời, lồng ghép với QHPTKTXH, ở đây mọi khía cạnh của quy hoạch kinh tế xã hội đều xem xét cẩn thận đến các yếu tố môi trường; 3) Quy hoạch môi trường lập sau QHPTKTXH nhằm bổ sung các phương án, giải pháp BVMT và điều chỉnh hay thay đổi QHPTKTXH. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Quy hoạch bảo vệ môi trường là những quan điểm về phát triển bền vững bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát triển kinh tế xã hội trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái trong một vùng lãnh thổ. Huyện Mê Linh là huyện phía Bắc của Thành phố Hà Nội gồm có 16 xã, 2 thị trấn. Trong những năm qua huyện Mê Linh có mức tăng trưởng kinh tế cao, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên phạm vị rộng lớn. Theo quy hoạch phát triển chung Thủ đô đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, huyện Mê Linh vừa là đô thị trung tâm mở rộng, vừa là đô thị vệ tinh của Hà Nội. Mê Linh được xác định là 1
  • 2. động lực phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc Thủ đô. Trong những năm tiếp theo, huyện Mê Linh tiếp tục đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, xây dựng nông nghiệp nông thôn theo mô hình nông thôn mới. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và dân sinh trên địa bàn huyện phát sinh lượng lớn chất thải và các tác nhân gây ô nhiễm. Chất lượng môi trường bị suy giảm, hiện tượng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều khu vực, xuất hiện nhiều điểm nóng gây bức xúc trong cộng đồng dân cư. Quá trình đô thị hoá, phát triển hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông đang được triển khai rộng khắp gây ô nhiễm bụi, khí thải và chất thải rắn vào môi trường. Hiện tượng ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng không kịp thời nhận thức một cách đầy đủ tầm quan trọng và hành động thỏa đáng. Bảo vệ môi trường phải thực sự là trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong cộng đồng, vì sự đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai của chính chúng ta. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, các họat động phát triển kinh tế - xã hội phải được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy lập Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến năm 2030 là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Thực hiện quy hoạch và xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường song song và đi trước một bước với quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành là một giải pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được chi phí và tránh được cái giá phải trả quá đắt cho phục hồi môi trường do tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội gây ra. Quy hoạch bảo vệ môi trường và xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể sẽ góp phẫn hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của huyện có được thông tin tổng thể về hiện trạng môi trường, đánh giá xu hướng biến đổi chất lượng môi trường trong giai đoạn 2011-2020 gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Từ đó xác định các mục tiêu, đề xuất các giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn huyện. 5. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH - Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các Bộ luật liên quan khác. - “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ. - Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003). - Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2
  • 3. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT. - Nghị định số 21/2008/ NĐ-CP ngày 28/2/2007 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghị định số 29/2011/ NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 /2/2007 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn.Quyết định số 102/2000/ QĐ- TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 07/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. - Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu. - Quyết định số 79/2007/ QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chuẩn Quốc gia về nông thôn mới; - Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; - Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; - Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Mê Linh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020. 6. MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Mê Linh giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm các mục tiêu chính: 3
  • 4. - Lập quy hoạch bảo vệ môi trường để lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các ngành trên địa bàn huyện. - Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội không gây ra các vấn đề về môi trường, chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng về môi trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện chủ động, gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội, phát triển hài hòa, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. - Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Nâng cao năng lực quản lý môi trường theo các phân khu chức năng và khu vực quy hoạch. 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên bao gồm: - Điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn; - Tài nguyên nước mặt; - Tài nguyên nước ngầm; - Tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản; - Hệ sinh thái; - Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường nhân văn; - Thu thập số liệu về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. 7.2 Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và hạ tầng cơ sở môi trường của huyện Mê Linh 7.2.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng cơ sở môi trường trên địa bàn huyện - Điều tra hiện trạng quản lý tài nguyên nước: Hiện trạng khai thác và cấp nước của huyện, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, mục tiêu đến năm 2015 và kế hoạch cấp nước sạch; - Điều tra hệ thống quản lý nước thải: Hệ thống xử lý, xả thải và tái sử dụng đối với tài nguyên nước (Bao gồm quản lý nước thải sinh hoạt và nước thải các ngành); - Điều tra hiện trạng quản lý chất thải: Thu gom, quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện; - Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường khu dân cư, hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV trong nông nghiệp. - Điều tra hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên: + Quản lý và khai thác nguồn nước ngầm; 4
  • 5. + Quản lý và khai thác nguồn nước mặt; + Quản lý và khai thác tài nguyên đất, khoáng sản trên địa bàn huyện. 7.2.2. Điều tra nhận thức của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường. - Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp điển hình trong các cụm, khu công nghiệp và làng nghề. - Điều tra nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản điển hình. 7.2.3. Lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường - Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí đối với khu vực nông nghiệp nông thôn, khu vực đô thị, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, và các khu vực tiếp giáp. - Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực đô thị: các thị trấn, thị tứ, khu đô thị; - Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các Cơ sở y tế; - Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn tại các xã trên địa bàn huyện; - Lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước mặt các thủy vực (sông, hồ, ao đầm nuôi trồng thuỷ sản); - Lấy mẫu phân tích chất lượng đất và hiện trạng tồn lưu dư lượng thuốc BVTV tại các vùng trồng hoa, rau màu; - Lấy mẫu phân tích chất lượng không khí các khu vực tiếp giáp với huyện Mê Linh. 7.2.4. Điều tra, thu thập thông tin về các sự cố môi trường và các khu vực tiềm ẩn nguy cơ - Tình hình mưa bão, lũ lụt, lún sụt, sạt lở đất và mức độ thiệt hại. - Sự cố môi trường do hoạt động sử dụng hóa chất, hóa chất nguy hiểm và quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn. 7.2.5. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và xác định các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay của huyện Mê Linh 7.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Mê Linh 7.3.1 Cơ sở pháp lý và công tác quản lý môi trường của huyện Mê Linh 7.3.2. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của hệ thống tổ chức quản lý môi trường 5
  • 6. 7.4 Đánh giá, dự báo diễn biến chất lượng và các thách thức môi trường của huyện giai đoạn 2011-2020 7.5 Xác định mục tiêu, đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 7.6 Xây dựng chương trình hành động và các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường 7.6.1. Các chương trình hành động 7.6.2. Các dự án ưu tiên 7.6.2. Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường - Tập huấn về công tác BVMT cho các các cán bộ chủ chốt các ban ngành cấp thị trấn và cấp xã. - Tập huấn về công tác BVMT cho các cán bộ phụ trách công tác An toàn Lao động và Môi trường của các doanh nghiệp, công ty. - Tập huấn về công tác BVMT cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, các chủ hộ làng nghề, tiểu thủ công nghiệp. - Tập huấn công tác BVMT cho hiệu trưởng các trường trung và tiểu học. 7.7 Thiết lập bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường 7.7.1. Bản đồ hiện trạng môi trường 7.7.2. Bản đồ phân vùng môi trường 8. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, số liệu; - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan; - Phương pháp thống kê, điều tra thực địa và quan trắc môi trường; - Phương pháp mô hình hóa, dự báo ô nhiễm và diễn biến môi trường trong tương lai; - Phương pháp hệ thống thông tin địa lý GIS và phương pháp bản đồ; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 9. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN Các cơ quan và thành viên chính tham gia thực hiện Dự án bao gồm: 9.1. Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh STT Họ và tên Chức vụ Nội dung thực hiện 1 Nguyễn Xuân Trường Chủ tịch Chỉ đạo chung 2 Đoàn Văn Trọng Phó chủ tịch Trưởng Ban Quản lý dự án 3 Đinh Ngọc Thức Trưởng Phòng Phó Ban Quản lý dự án 4 Phạm Minh Giáp Phó trưởng phòng Tham gia thực hiện 6
  • 7. STT Họ và tên Chức vụ Nội dung thực hiện 5 Phạm Bích Liên Chuyên viên Tham gia thực hiện 6 Nguyễn Thị Thịnh Chuyên viên Tham gia thực hiện 7 Đường Anh Đức Chuyên viên Tham gia thực hiện 8 Các Phòng chức năng UBND huyện - Phối hợp 9 UBND 18 xã, thị trấn - Phối hợp 9.2 Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường/ Bộ Tư lệnh Hóa học 9.1.1. Chủ nhiệm và thư ký dự án STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác 1 TS. Đinh Ngọc Tấn Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 2 ThS. Bùi Trung Thành Thư ký Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 9.1.2. Các thành viên tham gia thực hiện Dự án STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác 3 ThS. Nguyễn Đình Hòa Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 4 TS. Phạm Văn Âu Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 5 TS. Võ Thành Vinh Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 6 ThS. Phạm Việt Đức Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 7 ThS. Trần Đức Hùng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 8 ThS. Doãn Giang Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 9 ThS. Trần Văn Công Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 10 ThS. Nguyễn Đức Toàn Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 11 CN. Nguyễn Thị Phương Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 12 CN. Đỗ Đăng Hưng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 13 KS. Nguyễn Văn Hà Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 14 KS. Phan Xuân Trang Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 15 KTV. Trần Dũng Thành viên Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường 9.3 Đơn vị phối hợp thực hiện STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác 1 ThS. Nguyễn Chí Sỹ Thành viên Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu/ Bộ Tài nguyên Môi trường 2 ThS. Đàm Anh Tuấn Thành viên Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/ Đại học Quốc gia Hà Nội 3 ThS. Phạm Thanh Dũng Thành viên Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/ Đại học Quốc gia Hà Nội 4 ThS. Dương Thanh Vinh Thành viên Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/ Đại học Quốc gia Hà Nội 7
  • 8. STT Họ và tên Nhiệm vụ Đơn vị công tác 5 ThS. Đặng Kim Anh Thành viên Trường ĐH Khoa học Tư nhiên/ Đại học Quốc gia Hà Nội 10. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 10.1. Những khái niệm cơ bản về quy hoạch bảo vệ môi trường Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, nhưng có một thực tế là các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta vốn đã bị tàn phá trong chiến tranh và do hậu quả khai thác không hợp lý trong một thời gian dài trước đây nên đã bị suy giảm nghiêm trọng. Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thường phải đối mặt với những thách thức to lớn về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Vì vậy lồng ghép vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển là một việc làm cần thiết nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường. Trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of Environment and Sustainable Development) của Alan Gilpin (1996) cho rằng, Quy hoạch bảo vệ môi trường là “Sự xác định các mục tiêu mong muốn về kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó”. Những vấn đề trong quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm : sử dụng đất, lao động, sức khoẻ, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Quan niệm của Ortolano (1984) gần với quan niệm của Alan Gilpin ở chỗ QHBVMT là một công việc hết sức phức tạp và để thực hiện được QHBVMT phải sử dụng kiến thức liên ngành. Theo Ortolano, nội dung của QHBVMT bao gồm sử dụng đất, quản lý chất tồn dư và kỹ thuật ĐTM. Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ “Lập kế hoạch môi trường” (Environmental Planning) là việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được xem xét một cách tổng hợp với các vấn đề về môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế để thực hiện phát triển bền vững. Theo ADB (1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch từ đầu và sản phẩm cuối cùng là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách thống nhất và cụ thể hoá về quản lý tài nguyên và môi trường. Malone – Lee Lai Choo (1997) cho rằng để giải quyết những “xung đột” về môi trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở những vấn đề môi trường. Theo Susan Buckingham – Hatfield & Bob Evans (1962), thuật ngữ quy hoạch bảo vệ môi trường có thể hiểu rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện các chính sách về môi trường. Khái niệm về QHBVMT của tác giả Baldwin (1984) đã chỉ ra rằng : việc khởi thảo và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát sự biến đổi, phân bố và đổ thải một cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho các quá trình tự nhiên, sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất. 8
  • 9. Toner (1996) cho rằng, QHBVMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất. Các tác giả khác như Anne Bee (1990), Walter E. Wesmant (1985), John M. Edington (1977), Richard L. Meier (1990) đã phân tích sâu mối quan hệ giữa QHBVMT với ĐMC (Đánh giá môi trường chiến lược), ĐTM và các yếu tố sinh thái. Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHBVMT, nhưng trong các nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là lồng ghép xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường để đạt được sự phát triển bền vững. Quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế thường là từ Xây dựng Chiến lược – Quy hoạch đến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch phát triển là bản luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian hợp lý, có tính khả thi. Chiến lược và Quy hoạch là căn cứ, là tiền đề của Kế hoạch. Do đó Quy hoạch là sự lựa chọn, hoạch định, bố trí những đối tượng được quy hoạch theo không gian, theo cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện những định hướng, những mục tiêu chiến lược. Quy hoạch bảo vệ môi trường là sự xắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng theo định hướng phát triển bền vững. Kế hoạch môi trường là sự hoạch định các bước, các giai đoạn, là sự xác lập tiến trình theo thời gian nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược về bảo vệ môi trường : Chiến lược → Quy hoạch → Kế hoạch phát triển KTXH. Quy hoạch và Kế hoạch là hai phạm trù độc lập, nhưng thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau. Quy hoạch bảo vệ môi trường mang tính không gian, nhưng gắn với mục tiêu và thời gian của Kế hoạch. Kế hoạch môi trường mang tính thời gian nhưng gắn với không gian của Quy hoạch bảo vệ môi trường. Kế hoạch và Quy hoạch bảo vệ môi trường là bước đi tiếp theo Chiến lược môi trường trong công tác bảo vệ môi trường, là một biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường : Quy hoạch môi trường → Kế hoạch môi trường → Quản lý tài nguyên và môi trường. Mục đích của Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ là điều hoà sự phát triển của ba hệ thống Môi trường – Kinh tế – Xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế xã hội phù hợp với khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường sống và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. 10.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường là một công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. QHBVMT phải đạt được các mục tiêu chung và chủ yếu sau : - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường (vùng, khu vực cung cấp tài nguyên, sản xuất, dân cư, v/v.). - Điều chỉnh các hoạt động phát triển và xử lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch cho con người. - Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và quản lý môi trường 9
  • 10. theo vùng, khu vực quy hoạch. Để đạt được các mục tiêu trên, QHBVMT cần phải thực hiện : - Phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên, kinh tế xã hội và môi trường của vùng quy hoạch. Tiến hành đánh giá tình trạng hiện có và tiềm năng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường vùng quy hoạch. - Dự báo xu thế, diễn biến tài nguyên và môi trường theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Trong nội dung này có hai khả năng xảy ra đối với một vùng QHBVMT : Khả năng thứ nhất là vùng đó đã có Quy hoạch tổng thể (QHTT) phát triển kinh tế - xã hội và khả năng thứ hai là vùng đó chưa có QHTT phát triển kinh tế - xã hội. Trong trường hợp thứ nhất, dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường sẽ dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và cần phải xem xét, đề xuất những thay đổi các hoạt động phát triển để phù hợp với các vùng chức năng môi trường. Trong trường hợp thứ hai, người làm QHBVMT phải đề xuất các kịch bản phát triển hợp lý và dự báo diễn biến tài nguyên môi trường dựa vào các kịch bản này. - Phân vùng các đơn vị chức năng môi trường và dự báo đề xuất giải pháp những vấn đề bức xúc về tài nguyên môi trường trong các đơn vị lãnh thổ được phân chia. Ở nước ta khó có thể xác định được chính xác sự phân hoá lãnh thổ giữa các đơn vị (như vùng, tiểu vùng) chức năng môi trường khi mà các khu công nghiệp, khai thác, chế biến, khu dân cư đan xen lẫn nhau. Trong QHBVMT các yếu tố (quy luật) tự nhiên và xã hội hoà quyện với nhau, có thể ở đơn vị lãnh thổ này thì các yếu tố tự nhiên được chọn là yếu tố trội, nhưng ở đơn vị lãnh thổ khác thì ngược lại. - Sau khi xây dựng được bản đồ hay sơ đồ quy hoạch các đơn vị chức năng môi trường, việc tiếp theo là hoạch định các biện pháp quản lý môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lãnh thổ quy hoạch. Các số liệu về hiện trạng, dự báo về tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội, các biện pháp quản lý môi trường hiện đang thực hiện, v/v là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách, các quy định, các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển với chất lượng môi trường sống của cộng đồng. Tóm lại, QHBVMT có những điểm tương đồng với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và với một số quy hoạch ngành khác (như quy hoạch sử dụng đất) về phương pháp luận. Sự khác nhau tuy không rõ rệt nhưng rất quan trọng giữa QHBVMT với các quy hoạch khác đó là chất lượng môi trường của từng đơn vị lãnh thổ phân chia và mối quan hệ ảnh hưởng môi trường giữa các đơn vị lãnh thổ với nhau được xem xét một cách nghiêm túc, có hệ thống. 10.3. Phương pháp xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường Quy hoạch bảo vệ môi trường được tiến hành theo các nguyên tắc chính sau : - QHBVMT phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển. - QHBVMT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng. - Xác định rõ các mục tiêu và đối tượng cho quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển bền vững. Phân loại và lựa chọn các vấn đề ưu tiên. 10
  • 11. - Xác định rõ quy mô về không gian và giới hạn về thời gian cho quy hoạch. - Xác định các mục tiêu chủ yếu về môi trường cho quy hoạch và chỉ tiêu giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. - QHBVMT phải qua bước đánh giá tác động môi trường của các hoạt động phát triển và của các dự án. - Trong QHBVMT phải đề xuất các kế hoạch, các dự án ưu tiên và giải pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Trình tự tiến hành QHBVMT có thể thực hiện theo các bước sau : - Bước 1 : Thu thập, phân tích tổng hợp các thông tin và tư liệu về điều kiện tự nhiên và các dạng tài nguyên môi trường của vùng lãnh thổ. - Bước 2 : Thu thập các tư liệu, đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động phát triển của vùng lãnh thổ : công nghiệp, nông lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, v/v. Đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường của vùng quy hoạch. - Bước 3 : Phân tích, đánh giá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phân tích mối tương quan phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Xác định các vùng nhạy cảm môi trường và lập bản đồ phân vùng môi trường. - Bước 4 : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường. Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường vùng lãnh thổ. Các bước đi trong tiến trình QHBVMT và lồng ghép QHBVMT vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được minh hoạ trên sơ đồ sau : 11 Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng lãnh thổ Tài nguyên Môi trường Kinh tế xã hội Phân vùng môi trường Khu chức năng Hiện trạng môi trường vùng quy hoạch Chiến lược phát triển Mục tiêu phát triển Quy hoạch bảo vệ môi trường Quy hoạch môi trường lồng ghép Quy hoạch phát triển
  • 12. Hình 1: Sơ đồ các bước tiến hành QHBVMT vùng lãnh thổ PHẦN I HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MÊ LINH 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KTXH HUYỆN MÊ LINH 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km. Nằm trong toạ độ địa lý từ 21o 07’19’’ - 21o 14’22’’ vĩ độ Bắc và 105o 36’50’’ - 105o 47’24’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau: - Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên - Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp huyện Đan Phượng - Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn. Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn, hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mê Linh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong nước và nước ngoài, tạo cơ hội cho Mê Linh phát triển toàn diện các ngành kinh tế, xá hội 1.1.2. Đặc điểm địa hình Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng. Với tổng diện tích tự nhiên 14.251ha, theo đặc điểm địa hình, huyện Mê Linh được chia thành 3 tiểu vùng như sau: 1) Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, có địa hình nhấp nhô, lượn sóng với độ dốc khoảng 80 , do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp, bao gồm các xã Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tiền Phong. Trong số các xã này có 6 xã: Tiền Phong, Mê Linh Đại Thịnh, Thanh Lâm, Quang Minh, Kim Hoa được hình thành trên nền phù sa cổ, nguồn gốc đất bạc màu do đó chỉ thích hợp với trồng màu, hoặc phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng. 2) Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiến 22% diện tích đất tự nhiên của huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Tiểu vùng địa hình này thuộc diện tích đất phù sa giàu hàm lượng dinh dưỡng, được sông Hồng bồi đắp hàng năm do đó rất thích hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp. Với phân bố ven sông Hồng, một số xã có thể phát triển du lịch sinh thái như các xã: Tân Lập, Chu Phan, Tráng Việt, v/v. 12
  • 13. 3) Tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm các xã Tam Đồng, Liên Mạc và một phần còn lại của các xã ven sông Hồng. Tiểu vùng trũng là vùng đất bãi ngoài đê, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và cao, đã được thủy lợi hóa tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao (trồng cây lương thực, rau màu thực phẩm). Đặc điểm địa hình này cho phép Mê Linh có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch sinh thái. 1.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn Địa chất: Đặc điểm tính chất Tổng hợp các tài liệu đo vẽ địa chất 1:200.000; 1:50.000 do Cục Địa chất xuất bản, kết hợp với điều tra thực địa, khu vực huuyện Mê Linh có mặt các đất đá của 2 thuộc các các hệ tầng sau: hệ tầng Hà Cối và phụ hệ tầng Thái Bình trên. Hệ tầng Hà Cối Trong phạm vi khu vực nghiên cứu đất đá thuộc hệ tầng này phân bố rải rác ở vùng núi Thanh Tước… Trước đây các đất đá này được xếp vào điệp Vân Lãng (T3n- r vl) và đã được xếp lại vào hệ tầng Hà Cối khi Cục Địa chất và Khoáng sản hiệu đính lại tờ bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Hà Nội năm 2005. Ở vùng núi Thanh Tước, đá có dạng phân nhịp, mỗi nhịp gồm ba thành phần: bắt đầu bằng cát kết dày 0,1- 0,4m, giữa là lớp bột kết màu tím, xám vàng, dày 0,2m, kết thúc nhịp là lớp đá phiến sét mỏng 0,1- 0,2m. Bề dày của hệ tầng khoảng 700m. Trong khu vực nghiên cứu hiện chưa phát hiện hoá thạch trong đất đá ở hệ tầng này. Tại núi Thằn Lằn các thành tạo hạt thô phủ không chỉnh hợp trên các đá phun trào của hệ tầng Tam Đảo. Theo các tài liệu lỗ khoan ở khu vực lân cận, chúng lại bị các trầm tích Neogen phủ lên trên. Hệ tầng được xếp vào tuổi Jura sớm- giữa. Phụ hệ tầng Thái Bình trên (Q2 3 tb2) là các thành tạo aluvi ngoài đê sông Hồng, sông Cà Lồ và các sông suối khác trong vùng với chiều dày có thể đạt tới 5-6m. Mặt cắt trầm tích gồm 2 tập: - Tập dưới gồm cuội, sỏi, cát lẫn ít bột sét màu nâu, vàng xám. - Tập trên gồm bột sét, cát bột màu nâu nhạt chữa sò ốc nước ngọt. Thuỷ văn: Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú như sông Hồng, sông Cà Lồ, Đầm Và, v/v. có tác động rất lớn về mặt thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Hồng. - Sông Hồng: chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19 km, lưu lượng nước bình quân năm 3.860 m3 /s, lớn nhất vào tháng 8 là 10.700 m3 /s, thấp nhất vào tháng 2 là 1.930 m3 /s, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các xã phía Nam. Hàng năm vào mùa mưa sông Hồng gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho vùng đất bãi ngoài đê (mức lũ cao nhất là 15,37 m). Đây là đoạn sông có hiện tượng cướp dòng tạo nên nhiều đảo nổi trong lòng sông, do đó mặt nước 13
  • 14. sông Hồng trong năm biến động rất lớn. Sông Hồng chính là tuyến đường thủy nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế cho địa phương. - Sông Cà Lồ: là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sông Thái Bình, chảy qua phía Bắc và Đông Bắc huyện Mê Linh, dài 8,6 km. Sông Cà Lồ chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và hội tụ với nhánh 1 tại khu vực thôn Đại Lợi thị xã Phúc Yên. Lòng sông rộng trung bình 50 – 60m, mực nước cao nhất 9,14 m, tuy nhiên lượng nước của sông không nhiều trung bình khoảng 30m3 /s (vào mùa mưa là 286m3 /s). Do đó vai trò của sông Cà Lồ là dòng tiêu úng mùa mưa của huyện Mê Linh. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ cho một số vùng đất trũng của huyện. - Hệ thống ao, hồ, đầm: Mê Linh có trên 200 ha ao hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn, có ý nghĩa qua trọng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản và phục nhu cầu nước tại chỗ. 1.1.4. Đặc điểm khí hậu Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt: - Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27- 29o C. - Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17o C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 - 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình năm là 23,3o C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm, với năm cao nhất là 1.682 mm, năm thấp nhất là 1.131 mm, lượng mưa phân bố không đều thường tập trung vào thàng 6 đến tháng 8. Độ ẩm không khí 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79 - 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm sương muối. Nhìn chung khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường xuất hiện mưa bão tập trung gây rửa trôi đất canh tác vùng phía Bắc, ngập úng cục bộ vùng phía Nam làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. 1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 1.1.5.1. Tài nguyên đất: Huyện Mê Linh gồm các loại đất chính sau: - Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu, có diện tích 2.160,63 ha, chiếm 18,57% diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Tiến Thắng, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Thạch Đà, Hoàng kim và Tráng Việt. - Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2.162,37 ha, chiếm 18,58% diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu ở các xã Tiến Thắng, Tự Lập, Vạn Yên, Tiến Thịnh, Liên Mạc, Chu Phan, Tam Đồng. - Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh, có diện tích 1.787,21 ha, chiếm 15,36% diện tích đất điều tra, phân bố dọc 14
  • 15. theo sông Cà Lồ, chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Liên Mạc, Thanh Lâm, Văn Khê và một phần ở Thạch Đà, Hoàng Kim, Chu Phan. - Đất phù sa không được bồi, glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa, có diện tích 1.006,84 ha, chiếm 8,65% diện tích đất điều tra, phân bố ở các địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, thường có glây cạn, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5 đến 6, phân bố chủ yếu ở các xã Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Đại Thịnh, Kim Hoa. - Đất bạc màu trên phù sa cũ có diện tích 2.403,24 ha, phân bố ở các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Tiền Phong, Mê Linh. - Đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quaztzit cuội kết, dăm kết có diện tích 140,98 ha, chiếm 1,21% diện tích đất điều tra, phân bố ở Thanh Lâm. - Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ có diện tích 1.976,90 ha, phân bố tập trung ở các xã Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh, Tráng Việt, Văn Khê, Đại Thịnh, Thanh Lâm... 1.1.5.2. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sông, hồ: - Sông Hồng có lưu lượng trung bình 3.860 m3 /s, lớn nhất là 10.700 m3 /s, là nguồn cung cấp nước chính cho các xã phía Nam. - Sông Cà Lồ Cụt là nơi trữ nước với trữ lượng khoảng 5 triệu m3 , nguồn nước bổ sung cho sông là nước của kênh Liễn Sơn và nước mưa. - Sông Cà Lồ Sống được cung cấp nước từ các suối nhỏ ở thị xã Phúc Yên, các suối này có lưu lượng rất nhỏ, về mùa khô hầu như là cạn kiệt, về mùa mưa nước sông Cầu dâng lên gặp mưa lớn kéo dài do không tiêu được gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng của lưu vực. Nguồn nước ngầm Kết quả điều tra cho thấy huyện Mê Linh có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. 1.1.5.3. Tài nguyên rừng. Đến năm 2010, huyện Mê Linh có 3,11 ha đất trồng rừng sản xuất khu nghĩa trang Thanh Tước (xã Thanh Lâm). Để duy trì và phát triển hệ sinh thái, môi trường trong xã Thanh Lâm nói riêng và huyện Mê Linh nói chung, cần phải có biện pháp bảo vệ, giữ gìn diện tích rừng hiện có, tăng diện tích cây lâu năm trồng phân tán dọc các tuyến giao thông, thủy lợi. 1.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có giá trị cao trên địa bàn huyện Mê Linh nhỏ và phân tán và không đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp. Các loại tài nguyên khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng có giá trị thấp hơn như cát, sét có trữ lượng khá lớn, tập trung chủ yếu ở các xã ven đê giáp sông Hồng như Tráng Việt, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê có thể khai thác phục vụ sản xuất gồm: 15
  • 16. - Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung, v/v có diện tích khai thác từ 150 - 200 ha. - Cát: có thể khai thác với khối lượng lớn phục vụ xây dựng và san lấp công trình, diện tích khai thác từ 400 - 500 ha, đây là nguồn tài nguyên quan trọng có thể tái tạo thường xuyên do dòng chảy của sông Hồng. 1.1.5.5. Tài nguyên nhân văn. Mê Linh là một huyện nằm trên vùng đất cổ, một vùng đất “Địa linh - nhân kiệt”, có niên đại cách đây từ 3.000 - 3.500 năm, tương ứng với thời kỳ các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Do diễn biến của lịch sử huyện còn có các tên: Gia Linh thời Lý Nam Đế, Minh Mạng và Yên Lãng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn và ngày nay trở lại với tên cội nguồn Mê Linh. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng, nơi Hai Bà đã dấy binh phất cờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc vào những năm đầu Công nguyên. Giữa thế kỷ thứ VI, nơi đây còn là địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn đã quét sạch quân Lương, thu lại bờ cõi giành độc lập cho đất nước. Trải qua các triều đại Lê, Lý, Trần, v/v nhân dân huyện Mê Linh luôn cùng cả nước đấu tranh giữ nước và xây dựng quê hương. Nhân dân huyện Mê Linh có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, yêu nước, lịch sử văn hoá truyền thống vẻ vang của huyện gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước đã được thử thách qua nhiều cuộc đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng đất nước. 1.1.6. Đặc điểm KTXH huyện Mê Linh 1.1.6.1. Đặc điểm xã hội Bảng 1.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về xã hội huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2005-2010 TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Kết quả thực hiện 2006 2007 2008 2009 Ước 2010 B.quân 2006- 2010 1 Dân số trung bình người 181.69 6 184.18 5 187.48 6 191.64 8 194.85 6 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1 1,33 1,29 1,48 1,34 1,58 1,404 Trong đó: Tỷ xuất sinh 0% 17,28 16,85 18,6 19,75 18,6 18,22 3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 11,94 13,69 14,84 12 10,5 12,59 8-9 9 Tạo việc làm người 2000- 3000 1935 2082 2278 2400 2500 2239 2000- 2500 10 Giảm tỷ lệ hộ nghèo (từ năm 2009 theo tiêu chí mới) % 0,5- 1/năm 14,97 12,84 10,77 11,9 8,64 dưới 5 11 Tỷ lệ học sinh khá, giỏi các cấp Trong đó: THCS % 52,5 47,5 49 57 58,6 65 Tiểu học % 20,9 65 69,2 70,1 71,8 75 16
  • 17. 12 Kết quả số hộ GĐ văn hóa so với tổng số hộ % 72 75 75 77 80 75,8 85 (Nguồn: UBND Huyện Mê Linh) Dân số lao động việc làm và thu nhập Năm 2010 dân số của huyện là 193.727 người (thành thị chiếm 9,77%, nông thôn chiếm 90,23%), chiếm 0,3% dân số toàn thành phố. Trong đó nữ chiếm 51,09%, nam chiếm 48,91%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong những năm qua từ 1,25% đến 1,55%. Dân số của huyện tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do những năm qua thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương khác đến làm việc trong các ngành, các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện tại, lực lượng lao động nông nghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Mỗi năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thu nhập bình quân đầu người theo đánh giá thực thế năm 2010 đạt 55 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần thu nhập bình quân chung của thành phố. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn - So với các huyện ngoại thành Hà Nội, thực trạng phát triển đô thị huyện Mê Linh đã có bước phát triển mạnh, tiến bộ, do Mê Linh là huyện phía Bắc của Thủ đô có vị trí địa lý khá thuận lợi, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư, hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn như Quang Minh, Chi Đông, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Mê Linh đã mang sắc thái mới cho diện mạo đô thị của huyện như các khu đô thị Cienco, Đầm Và ở Tiền Phong, khu đô thị Quang Minh, v/v tuy nhiên tốc độ đầu tư phát triển đô thị còn chậm và chưa đồng bộ. - Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn những năm qua đã được chính quyền các cấp quan tâm và đầu tư phát triển hạ tầng, tuy nhiên các dự án đầu tư phát triển các khu dân cư nông thôn chưa nhiều, chưa đồng bộ và hợp lý, vì vậy cần có quy hoạch tổng thể sử dụng đất khu dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả cao. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp. Trên địa bàn đã hình thành các KCN, trung tâm thương mại hiện đại (KCN Quang Minh I, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza và đang xây dựng KCN Quang Minh II); hạ tầng vùng nông thôn được cải thiện đáng kể. Một số khu đô thị đã hình thành và đang trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh như Long Việt, Hà Phong, Vinaconex 2, v/v trên địa bàn thị trấn Chi Đông, Quang Minh và xã Tiền Phong, giúp bộ mặt nông thôn của Huyện thay đổi theo hướng hiện đại hóa. Mê Linh hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Theo báo cáo tổng hợp các đồ án quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng, huyện Mê Linh hiện có 239 đồ án, dự án đăng ký, được cấp phép và đang triển khai trên địa bàn huyện. Tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng luôn được giữ vững. Trong lĩnh vực xã hội có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt cao và về trước kế hoạch như: chất lượng giáo dục được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (từ 17% 17
  • 18. năm 2005 xuống còn 9,36% năm 2010); mức hưởng thụ các dịch vụ y tế, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng, v/v. Giao thông: Hệ thống giao thông huyện Mê Linh bao gồm giao thông đường bộ, giao thông đường thủy và đường sắt. Trong đó đường bộ 433 km; đường sông 27,6 km; đường sắt 8km. Giao thông đường bộ: Đường 23 với tổng chiều dài chạy qua địa phận Huyện là 16,5km; đường Bắc Thăng Long – Nội Bài với chiều dài 2,5km. Các tuyến đường này do Trung ương đầu tư quản lý, đến nay đường Bắc Thăng Long - Nội Bài có chất lượng tốt, còn đường 23 đã xuống cấp, mặt đường lồi lõm không đảm bảo cho các phương tiện lưu thông trên đường. Tỉnh lộ gồm các tuyến đường 301 với chiều dài 2,5km; đường 308 với chiều dài 11,5km; đường 312 với chiều dài là 7,3km. Toàn bộ các tuyến đường đã được cứng hóa như rải nhựa, bê tông. Hệ thống đường huyện lộ Thực trạng mạng lưới đường huyện lộ của Mê Linh được thể hiện qua bảng: Bảng 1.2 : Thực trạng mạng lưới đường huyện lộ TÊN ĐƯỜNG Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Nền Mặt 1. Đường 50 vào Đền Hai Bà Trưng 3,3 6,0 3,5 2. Đường vào trung tâm các xã 13,7 6,5 3,5 3. Đường 308 Tiên Châu - Chu Phan 11,4 9,0 6,0 4. Đường 312 Tam Báo – Thạch Đà 7,0 7,5 5,5 5. Đường Tam Đồng – Tự Lập – Vạn Yên 5,7 7,5 5,5 6. Hành lang chân đê tả sông Hồng 19,15 3,5 3,5 7. Đường liên xã Liên Mạc – Chu Phan 0,7 7,5 5,5 (Nguồn: Ban quản lý dự án huyện Mê Linh) Trong những năm qua, hệ thống đường Huyện lộ đã được đầu tư nâng cấp như đổ atphan hoặc bê tông xi măng hoặc cấp phối. Các tuyến đường do xã quản lý đã được bê tông hóa khá nhiều, còn lại một số ít là đường đất. Năm 2008, thực hiện chương trình cứng hoá đường giao thông nông thôn, các xã đã làm mới 12,56 km đường bê tông trong đó đường bê tông mới tại xã Thanh Lâm 3,7 km; Đại Thịnh 2,6 km, Mê Linh 1,8 km, Kim Hoa 1,3 km, Tráng Việt 1,2km, Văn Khê 0,88 km, Thạch Đà 0,8km, Tiền Phong 0,25km. Tính đến năm 2008 huyện Mê Linh còn 104km đường đất. Năm 2009 các xã, thị trấn đã làm mới 16,61 km đường bê tông, (tăng 4,05km so với năm 2008), đắp 2.960 m3 đường cấp phối với tổng giá trị 22,06 tỷ đồng; trong đó đường bê tông mới tại xã: Tam Đồng 5,3km, Thạch Đà 3,24km, Kim Hoa 3km; Đại Thịnh 2,5 km, TT Quang Minh 2,62 km, Tiến Thắng 0,9 km, Tự Lập 0,17 km. Năm 18
  • 19. 2009, đã hoàn thành cứng hoá 308/413km đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Trong năm 2009, cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường: Đường từ QL 23 - Cầu Yên Vinh; đường từ cầu Yên Vinh đi KCN Quang Minh 2, Đường liên xã Nội Đồng (xã Đại Thịnh) đi Tân Châu (xã Chu Phan) đi xóm Tơi (xã Văn Khê) và đường Mạnh Trữ (xã Chu Phan) đi Xa Mạc (xã Liên Mạc); Khởi công và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường Vạn Yên-Thạch Đà (thuộc địa phận xã Liên Mạc), Đường gom chân đê tả Sông Hồng thuộc địa phận xã Chu Phan. Đường sắt Chạy qua địa bàn Huyện có 8 km đường sắt thuộc tuyến Hà Nội - Lào Cai, trên địa bàn huyện có ga Thạch Lỗi tại Thị trấn Quang Minh, đây là một tuyến giao thông khá quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nối Huyện với khu vực miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và các huyện đồng bằng và khu vực Hà Nội, kể cả nhu cầu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa. Tuyến đường sắt qua địa phận huyện không dài tuy nhiên có vai trò quan trọng trong vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong tương lai sẽ được nâng cấp, mở rộng thành tuyến đường sắt Xuyên Á. Giao thông đường thủy Mạng lưới đường sông trên địa bàn huyện Mê Linh có tổng chiều dài là 27,6 km, trong đó đường sông thuộc hệ thống sông Hồng có chiều dài là 19km và còn lại là hệ thống sông Cà Lồ. Đây là mạng lưới giao thông quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn Huyện không có cảng sông mà chỉ có các điểm bốc dỡ hàng hóa đường sông chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng, nguyên nhiên liệu và hàng hóa giao lưu với các địa phương khác. Như vậy, có thể thấy mạng lưới giao thông huyện Mê Linh khá hoàn chỉnh so với các huyện khác có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông đường bộ có được đầu tư nhưng chất lượng đường chưa tốt, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều con đường ngõ xóm vẫn là đường đất, điều này khó khăn cho việc đi lại trong mùa mưa. Giao thông đường thủy và đường sắt chưa được đầu tư đúng với tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến giao thông nối giữa ga Thạch Lỗi, cảng Chu Phan và hệ thống đường bộ chưa được quan tâm đúng mức nên hạn chế cho việc vận chuyển hàng hóa trong huyện và các khu vực khác. Trong thời gian tới khi các khu công nghiệp Quang Minh II, Tiền Phong và khu đô thị mới được hình thành và lấp đầy các doanh nghiệp vào khu công nghiệp thì nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, hạ tầng hiện tại là chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển. Cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến đường. Thủy lợi Mê Linh có hệ thống thủy lợi khá phát triển đã sử dụng 612,82 ha đất, toàn huyện có gần 100 trạm bơm tưới và tiêu với 576 km kênh (trong đó công ty thủy nông quản lý 8 trạm bơm và 74,6 km kênh cấp I, II; xã và HTX quản lý 86 trạm bơm và 501 km kênh mương cấp III) được phân bố đều trên các địa bàn, về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu 19
  • 20. cho diện tích canh tác của huyện. Tuy nhiên do nguồn nước phụ thuộc mương Liễn Sơn - Bạch Hạc, Ấp Bắc - Nam Hồng, khi gặp khô hạn kéo dài nguồn nước tưới bị hạn chế, nhất là vụ đông đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Về tiêu những năm mưa nhiều và tập trung toàn huyện vẫn còn gần 1.000 ha ngập úng nặng, không tiêu kịp, cần có biện pháp để khai thác hợp lý vùng đất trũng này trong giai đoạn tới. Trong năm 2008 triển khai tu bổ, kiên cố hoá kênh T2-Trạm bơm Quyết Tiến, kênh tưới trạm bơm Thọ Lão, kênh tưới xã Kim Hoa, kênh N1- Trạm bơm Phú Mỹ, Kênh N7, N8, N9, N10 trạm bơm Thanh Điềm với tổng chiều dài 9.587m. Nạo vét cửa khẩu trạm bơm Thanh Điềm với khối lượng 22.000 m3 . Nạo vét hệ thống kênh chính của huyện như kênh tiêu Yên Thị - Đầm Tè, Kênh tiêu Tự Lập - Liên Mạc, kênh Thanh Niên, kênh Xa Khúc - Liên Mạc, kênh tiêu Thạch Đà - Hoàng Kim- Văn Khê, kênh Tự Lập- Liên Mạc, kênh tiêu Mê Linh - Tiền Phong với chiều dài 18.511m, khối lượng thực hiện là 51.533m3 ; tu bổ, sửa chữa một số đoạn kênh tưới tiêu chính của huyện bị vỡ do mưa úng. Hiện nay, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn nước phục vụ sản xuất nhiều thời điểm gặp khó khăn do khô hạn. Huyện Mê Linh đã lắp đặt bổ sung 8- 10 máy bơm dã chiến tại trạm bơm tưới Thanh Điềm để bảo đảm nguồn nước tưới cho diện tích canh tác của huyện Mê Linh. Cấp - Thoát nước Nước sạch luôn là một trong những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của mọi tầng lớp dân cư sinh sống trên địa bàn Hà Nội nói chung và huyện Mê Linh nói riêng. Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước máy trên địa bàn mới chỉ đạt khoảng 1%. Người dân ở huyện phải sử dụng nước sinh hoạt từ chương trình cấp nước nông thôn hoặc các giếng đào, ao, nước mưa được đầu tư nhưng chưa hoàn chỉnh. Hiện tại, 98,9% số hộ sử dụng nước được coi là hợp vệ sinh. Trong năm 2008, thực hiện chương trình cống hóa hệ thống thoát nước, trong toàn huyện đã xây dựng được 6.300m rãnh thoát nước. Giáo dục - Đào tạo Mạng lưới các cơ sở giáo dục- đào tạo được phân bố ở các xã và thị trấn trong toàn huyện với tổng diện tích là 83,49 ha. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, có trường vẫn chưa đủ cơ sở nên phải đi học nhờ trường khác. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng hộ dân sinh sống trong khuôn viên trường học. Về cơ bản thiếu phòng học để học hai buổi ở các trường; Thiếu phòng chức năng ở hầu hết các cấp; trang thiết bị mới chỉ đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy đổi mới. Chất lượng đại trà được giữ vững và có những mặt phát triển, chất lượng mũi nhọn được nâng lên. Là huyện đạt chỉ tiêu cao so với toàn Thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi; Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá là cao với các Quận, huyện khác trong thành phố. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong huyện đã được đào tạo tương đối cơ bản với mức chuẩn khá cao. Bậc giáo dục mầm non Năm học 2009 -2010 có 20 trường với 283 lớp với 584 cháu đi nhà trẻ và 7.215 cháu học mẫu giáo. Năm học này toàn huyện Mê Linh có tổng 319 phòng học và 20
  • 21. phòng chức năng, còn thiếu 122 phòng nữa, với tổng số 306 giáo viên, 44 cán bộ quản lý hiện tại huyện còn thiếu 72 giáo viên và 16 cán bộ quản lý. Bậc tiểu học Công tác giáo dục bậc tiểu học phát triển tốt, trường lớp khang trang, sạch đẹp, thiết bị dạy học đầy đủ. Số học sinh đi học đúng tuổi đạt 100%. Năm 2009 - 2010 có 32 trường tiểu học có 482 lớp học với 445 phòng học, toàn huyện có 13.374 học sinh tiểu học đến trường và có 611 giáo viên giảng dạy. Y tế Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp. Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe được củng cố kiện toàn; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Công tác dân số - gia đình - trẻ em : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,58%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 12%. Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm. Giám sát, phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh các trường tiểu học và THCS trong huyện đạt kết quả tốt. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng VS ATTP. Bệnh viện đa khoa huyện: Thành lập tháng 4 năm 2008. Phòng y tế huyện: Được hoạt động và đi vào hoạt động từ tháng 6/2006, hiện đang được xây đồng bộ 5 tầng nên đang hoạt động nhờ vào trạm Y tế xã Thanh Lâm. Trung tâm Y tế và các Trạm Y tế xã, thị trấn: Toàn huyện có 18 Trạm Y tế các xã, trong đó có 23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Trên địa bàn huyện có Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế và mạng lưới các Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu nhiều (đặc biệt các bác sĩ chuyên khoa sâu) và không được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên; Cơ sở vật chất nhìn chung khó khăn. Về cơ bản địa điểm làm việc của các đơn vị chưa có hoặc chưa ổn định, đặc biệt hệ thống các Trạm Y tế xã cơ sở vật chất chắp vá. Thiết bị dụng cụ y tế thiếu. Sự phát triển lực lượng y tế tư nhân chưa mạnh, nên chưa hỗ trợ tích cực cho lực lượng y tế chính thức. Về cán bộ y tế: Tại Bệnh viện đa khoa có 161 cán bộ trong đó có 53 cán bộ biên chế, 108 cán bộ hợp đồng. Hệ thống các xã có 45 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ chuyên khoa II, 5 bác sỹ, 16 cán bộ ngành y, 6 cán bộ ngành dược. Các bác sỹ và cán bộ chuyên môn và năng lực từng bước được chuẩn hóa, đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Văn hóa Các phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt và bước đầu đi vào nề nếp. Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng, thiết thực góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhiều cơ sở vật chất được xây dựng. Một số lĩnh vực có bước phát triển tốt và chuyển biến rõ nét. 21
  • 22. Về phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa. Tính đến nay toàn huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt lằng văn hóa. Số Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ là 52 Các công trình văn hóa: Đến nay toàn huyện có 18 nhà văn hóa, thị trấn, 92 NVH thôn, làng, tổ dân số. Song, hầu hết NVH chủ yếu là cải tạo, tận dụng từ hội trường của các xã, thị trấn, các công trìn sãn có của địa phương . Số CLB văn hóa, văn nghệ, TDTT là 52, toàn huyện mói có 6/18 xã xây dựng quy hoạch cho các công trình VH - TDTT. Có 1 thư viện (nằm ở xã Thạch Đà); có 1 nhà truyền thống (nằm sở xã Tiền Phong). 1.1.6.2. Đặc điểm về kinh tế Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển như giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học và các công trình phúc lợi khác. Trình độ dân trí sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt. - Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm mạnh từ 19,7% năm 2005 xuống còn 10,2% năm 2010 (vượt kế hoạch đề ra là 13%), trong khi tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 398 tỷ đồng (tăng trên 8,8% so với năm 2005). Nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược, sắt thép, bia, các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch..vv. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và các loại sản phẩm trồng trọt có chất lượng và giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng trồng hoa, rau và cây ăn quả rõ nét hơn, tăng cường giá trị các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản phẩm nông nghiệp. Về cơ cấu ngành, đến năm 2010, trồng trọt chiếm 50,7%, chăn nuôi 45%, dịch vụ nông nghệp 3,6%... - Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá, năm 2010 ước đạt 3.590 tỷ đồng, tăng 207% so với năm 2005. Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng so với toàn nền kinh tế tăng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010. Cơ cấu xây dựng dao động nhưng xoay quanh tỷ trọng 5%. Tỷ trọng các lĩnh vực công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến và công nghiệp chế biến tăng. - Cơ cấu ngành dịch vụ đã giảm từ 3,9% năm 2005 xuống 3,14% năm 2010 (thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra là 27%). Nguyên nhân là do mức tăng trưởng của ngành chưa cao. Tuy các dịch vụ kinh doanh có tăng trưởng khá nhưng cơ cấu còn nhỏ, chưa gánh vác được các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp. Các ngành dịch vụ kinh tế có tốc độ tăng trưởng tăng khá cao : thương mại 25%/năm; khách sạn nhà hàng 15%/năm, tài chính - tín dụng 28,7%/năm... đưa cơ cấu các hoạt động này từ mức tương ứng 3%; 1,7% và 2,3% năm 2005 lên 5,2%; 2,6% và 5,4% trong GTSX toàn ngành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn mang nhiều tính tự phát, chưa có một quy hoạch thống nhất và việc đầu tư vì vậy chưa mang tính tập trung cao. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành mới chỉ chú trọng vào tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, chưa chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển dịch vụ một cách tương ứng. 22
  • 23. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kinh tế của huyện vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định bình quân 20,8%/năm, gấp 1,6 lần tốc độ tăng chung bình của toàn thành phố, trong đó : công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 25,1%/năm, các ngành dịch vụ tăng bình quân trên 15,6%, nông nghiệp tăng bình quân 1,7%. Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng : công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ từ 76,3% - 19,8% - 3,9% năm 2005 lên 86,7% - 10,2% - 3,1% năm 2010. Năm 2010, tổng GTSX trên địa bàn đạt trên 10.700 tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/năm. Con số này gấp 1,52 lần huyện Hoài Đức; 1,36 lần huyện Thạch Thất nhưng chỉ bằng 41,6% huyện Từ Liêm. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được mức cao, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Thu ngân sách đạt kết quả cao, tăng bình quân 42,9%/năm, năm 2010 ước đạt 1.249 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 2005, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. Thu ngân sách được giao hàng năm vượt kế hoạch. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GTSX giai đoạn 2006 - 2010 là ngành công nghiệp, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 26,7%/năm; tiếp đó là đóng góp của ngành dịch vụ. Bảng 1.3: GTSX các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính : Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I. Giá cố định 1994 Tổng GTSX trên địa bàn 1.602.742 2.071.430 2.454.098 3.371.595 3.663.695 4.120.507 - Công nghiệp và XD 1.171.087 1.632.225 2.003.960 2.878.390 3.178.400 3.590.327 + Công nghiệp 1.016.935 1.473.487 1.830.228 2.662.601 2.925.400 + Xây dựng 154.152 158.738 173.732 215.789 253.000 - Dịch vụ 65.400 72.400 86.600 109.900 123.198 131.864 - Nông, lâm, thủy sản 366.255 366.805 363.538 383.305 362.097 398.316 II. Giá hiện hành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng GTSX 2.958.280 4.109.986 5.436.413 8.809.816 10.309.493 10.728.701 - Công nghiệp và XD 2.258.383 3.326.213 4.462.723 7.491.255 8.904.456 9.297.855 + Công nghiệp 2.088.682 3.116.493 4.156.955 7.071.107 8.349.456 + Xây dựng 169.701 209.720 305.768 420.148 555.000 - Dịch vụ 116.700 140.600 186.300 267.200 314.508 336.630 - Nông, lâm, thủy sản 583.197 643.172 787.390 1.051.361 1.090.529 1.094.216 (Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội) 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh, giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 76,3% năm 2005 lên 86,7% năm 2010; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp giai đoạn tương 23
  • 24. ứng từ 19,7% xuống 10,2%. Nhiều sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao được mở ra và phát triển khá mạnh như: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dược, sắt thép, bia, v/v; các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, v/v. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng hình thành các vùng trồng hoa, rau màu rõ nét hơn. Bảng 1.4: Chuyển dịch cơ cấu GTSX trên địa bàn Đơn vị tính : % Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Công nghiệp, xây dựng 76,3 80,9 82,1 85,0 86,4 86,7 - Công nghiệp 70,6 75,8 76,5 80,3 81,0 -- - Xây dựng 5,7 5,1 5,6 4,8 5,4 -- 2. Dịch vụ 3,9 3,4 3,4 3,0 3,1 3,1 3. Nông, lâm, thủy sản 19,7 15,6 14,5 11,9 10,6 10,2 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, 2010) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp (giảm 507,61 ha từ năm 2005 - 2010), nhưng sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. UBND huyện đã chủ động hỗ trợ kinh phí và tập trung chỉ đạo các xã, các hợp tác xã, các hộ nông dân tổ chức sản xuất nông nghiệp, khôi phục sản xuất sau úng ngập, đảm bảo ổn định sản xuất. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống hạn, úng ngập, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. + Cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. + Tỷ trọng ngành thủy sản, lâm nghiệp rất nhỏ bé và giảm nhanh trong 5 năm qua. Đến năm 2010, tỷ trọng 2 ngành này còn không đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp của Huyện, tương ứng là : 0,8 và 0,1%. Trồng trọt Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp năm 2005 là 63,4%, đến năm 2010 giảm xuống còn 52,5%. Ngành chăn nuôi đã và đang vươn lên mạnh mẽ, giúp tỷ trọng tăng từ 34,9% năm 2005 lên đến 43,2% năm 2010. 24
  • 25. Trong những năm qua, Huyện đã hỗ trợ nông dân để đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá hiệu quả bền vững. Năng suất cây trồng trong những năm qua có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 55.000 tấn, vượt mức kế hoạch đặt ra từ 46.000 - 47.000 tấn. Mặc dù vậy, do diện tích canh tác giảm mạnh nên GTSX của ngành tính chung vẫn giảm, đạt 550.000 triệu năm 2010 (giá cố định 1994). Trên địa bàn đã và đang hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau an toàn tập trung với diện tích ngày càng lớn tại vùng bãi và cả các vùng đồng sản xuất. Chăn nuôi Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định. Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng. UBND huyện thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn kỹ thuật mới cho người chăn nuôi, chỉ đạo các xã, thị trấn, các đơn vị tăng cường kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, chỉ tiêu Thành phố giao, do vậy không xảy ra những vụ dịch lớn trên địa bàn. - Tổng đàn trâu năm 2005 là 2.073 con, năm 2010 giảm xuống còn 930 con; đàn bò có nhiều tiềm năng hơn và có xu hướng không ổn định: Năm 2005 có 16.021 năm 2006 có 18.825 con, đến năm 2010 giảm xuống 13.800 con. - Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 2005 là 87.581 con, đến năm 2010 tăng lên không đáng kể 88.150 con. - Đàn gia cầm có xu hướng giảm liên tục trong những năm gần đây, từ 751.500 con năm 2005 xuống còn 672.300 con. Nuôi trồng thủy sản: Trong 5 năm tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện giảm từ 236 ha (năm 2005) xuống 228,1 ha năm 2009. Sản lượng nuôi trồng cũng giảm sút từ 451 tấn (năm 2005) xuống 392 tấn (năm 2009). 2.2.1.4. Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp được bảo vệ tuyệt đối diện tích đất vốn có là 3,11 ha năm 2005 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không đáng kể, tập trung ở xã Thanh Lâm. Do đó giá trị đóng góp của lâm nghiệp rất nhỏ bé, năm 2009 chỉ đạt 690 triệu đồng. 2. Khu vực kinh tế công nghiệp Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - Xây dựng của Mê Linh giai đoạn 2006 – 2010 đạt trung bình 25,1%/năm, là tốc độ tăng trưởng cao và là ngành tăng trưởng mạnh nhất trong ba khu vực. Điều này đã làm tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong tổng giá trị sản xuất của huyện lên 86,7% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm sút trong các năm 2007 và 2009 biểu hiện sự ảnh hưởng một phần do đóng cửa một số cơ sở sản xuất gạch ngói, một phần do khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam đến sự phát triển công nghiệp của huyện. - Trong 2 ngành công nghiệp và xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt trên 30%/năm trong khi ngành xây dựng đạt trên 13%/năm làm cho tỷ trọng ngành 25
  • 26. công nghiệp chiếm trong toàn ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ưu thế của ngành công nghiệp huyện so với ngành xây dựng. Tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện, chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng và kim khí. Tuy nhiên, phát triển làng nghề chủ yếu là tự phát, kinh doanh chưa bài bản. - Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn đã đi vào hoạt động và tăng trưởng tốt, đóng góp vào thành tích chung của công nghiệp như : Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên, Công ty liên doanh INOUE, Công ty dệt Vĩnh Phúc, Công ty dược phẩm Mediplatex, Công ty điện tử Asti Hà Nội; Công ty TNHH Thép Việt Thanh, v.v. Một số doanh nghiệp mới tiến hành sản xuất vào cuối năm 2008 có tăng trưởng khá như : công ty TNHH Katolec, công ty công ty Abesim, công ty TNHH Coldtech.v.v. - Số doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh, từ 11 doanh nghiệp năm 2005 lên 44 năm 2010; số dự có vốn ĐTNN cũng tăng khá từ 54 dự án lên 58 vào năm 2009, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong khi đó số doanh nghiệp nhà nước duy trì ổn định với 6 doanh nghiệp. 3. Khu vực kinh tế dịch vụ Giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, nhóm ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng GTSX chỉ đạt trên 15%. Tốc độ này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện cũng như mục tiêu KH đặt ra. Điều này chứng tỏ ngành thương mại dịch vụ chưa khai thác hết tiềm năng và cơ hội phát triển, cũng như chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp. Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn dù chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nhưng lại trong xu hướng giảm đều qua các năm (tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ giảm còn 3,1% năm 2010), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Như vậy, thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất trong khi lẽ ra có thể đạt một kết quả khả quan hơn. Xét theo cơ cấu chi tiết các ngành, thương mại và tài chính tín dụng là hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Tiếp theo là khách sạn, nhà hàng và vận tải, bưu điện. Về cơ bản, hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bên cạnh đó có một trung tâm thương mại Mê Linh Plaza đi vào hoạt động từ 2007, và hai chợ được xây dựng kiên cố trong đó một chưa đưa vào hoạt động thì vẫn là thương mại truyền thống với mạng lưới chợ chủ yếu xây là chợ tạm, hạ tầng cơ sở thiếu và xuống cấp không đảm bảo vệ sinh môi trường. Du lịch hầu như chưa được phát triển, do chưa có chính sách liên kết khai thác tài nguyên du lịch cùng với các địa điểm du lịch phong phú và đa dạng của các địa phương lân cận và chưa có lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp. Một vài điểm đến hiện có của huyện như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa xuân chưa được quảng bá và ít thu hút khách du lịch. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Các lợi thế cơ bản: Mê Linh có vị trí cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, là điểm giao nối giữa Thủ Đô với các 26
  • 27. tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba vùng năng động nhất, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của cả nước, Mê Linh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, đầu tư, v/v. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của huyện Mê Linh nên cần khai thác tốt lợi thế này. Hệ thống giao thông đối ngoại đồng bộ, thuận tiện, gồm : mạng lưới đường bộ (Vành đai 3, 4), đường sông và đường sắt; nằm trên tuyến giao thông Bắc Thăng Long - Nội Bài; tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang... với Hà Nội. Huyện có thế mạnh về đất đai rộng lớn, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và diện tích chưa sử dụng còn chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho phép huyện phát triển cả công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và đô thị thuận lợi. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: hoa cây cảnh, rau sạch. Có nghề trồng hoa, rau phát triển đã trở thành thương hiệu địa phương. Có các điểm du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái hiện thu hút nhiều khách du lịch như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân, v/v có thể liên kết phát triển với các điểm du lịch trong vùng như Tam Đảo, Đại Lải, Sóc Sơn, Bắc Ninh. Có nguồn nước dồi dào, có trữ lượng cát, sét lớn, có nguồn năng lượng đi qua (lưới điện quốc gia đi qua) đó là điều kiện thuận lợi để huyện có thề phát triển mạnh việc khai thác sét cát và sản xuất vật liệu xây dựng. Có các khu đô thị, KCN lớn và nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối tốt; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế. 2. Khó khăn, bất lợi: Một số nội dung Quyết định 208/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch huyện không còn phù hợp với vị thế mới của huyện, đặt trong quy hoạch chung của TP Hà Nội. Kết cấu hạ tầng bên trong phát triển chậm, thiếu đồng bộ : chất lượng hệ thống cấp điện, nước chưa theo kịp yêu cầu phát triển; giao thông chưa đấu nối với các huyết mạch đã hạn chế sự phát triển của huyện trong tương lai. Các dịch vụ hậu cần sản xuất : Vận tải, tài chính và hạ tầng xã hội yếu kém, gây cản trở sản xuất kinh doanh. Thương mại - dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp và chưa được đầu tư khai thác hiệu quả. Vấn đề mấu chốt là cần có được một chiến lược phát triển thương mại- dịch vụ đồng bộ theo sát với phát triển công nghiệp và nằm trong định hướng phát triển. Quá trình CNH và ĐTH làm cho người lao động vốn phần lớn chuyển đổi từ nông nghiệp, chưa qua đào tạo khó khăn trong chuyển đổi nghề; nhiều thách thức về xã hội và việc làm nảy sinh với người nông dân bị mất đất sản xuất. Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, khả năng huy động nguồn vốn từ nhân dân rất hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ tuy đã có nhiều cố gắng để bắt kịp với phương thức quản lý và công nghệ mới, song cũng còn nhiều bất cập với yêu cầu thực thế. 27
  • 28. 1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN MÊ LINH Mê Linh là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn khá lớn, mật độ dân số thấp, chủ yếu chỉ tập trung ở các thị trấn, khu công nghiệp và các xã có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao. Hiện nay, thực trạng môi trường của huyện khá tốt, đặc biệt là ở các vùng nông thôn phía Tây - Tây Bắc, phía Tây Nam của huyện – nơi cách xa các trung tâm đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt, không khí, tiếng ồn ở một số khu vực trên địa bàn huyện đang có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm cục bộ tại các kênh, rạch, sông, các ao hồ trong khu dân cư, khu vực gần khu công nghiệp Quang Minh, các khu vực gần đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, quốc lộ 23, những điểm nóng về xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các khu đô thị, các tuyến đường giao thông, khu vực khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng v/v. Với tốc độ phát triển đô thị và tăng dân số như hiện nay, lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện gia tăng rất nhanh. Về cơ bản chất thải rắn rác thải sinh hoạt không mang tính độc hại. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn này không thực hiện tốt sẽ gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Một số thị trấn, khu đô thị mới, việc thu gom do các tổ vệ sinh hoặc đội vệ sinh đảm nhiệm, tỷ lệ thu gom còn thấp, riêng đối với chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn thì hầu như chưa được tổ chức thu gom, rác thải vẫn đổ tự do. Đời sống của người dân trong khu vực nông thôn ngày một nâng cao, một số khu vực nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng, thành phần chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy chiếm tỷ lệ ngày một tăng. Rác thải không được thu gom, xử lý hoặc xử lý không đảm bảo quy trình đang là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở các vùng nông thôn trong toàn huyện. Trong những năm qua, có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã quan tâm đầu tư vào công nghệ xử lý các loại chất thải hiện đại, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước thay đổi công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu bằng những công nghệ sản suất mới, hiện đại đồng thời đầu tư cả công nghệ xử lý môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, một số những doanh nghiệp trên địa bàn huyện do nguồn vốn hạn chế hoặc những lý do khác nên không thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc đầu tư chưa hiệu quả. Khu công nghiệp tập trung nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, Chi Đông hiện nay mới chỉ có một trạm xử lý nước thải khu công nghiệp với công suất xử lý 3.000m3 nước thải/ngày, nhà máy cần tiếp tục nâng công suất để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải ngày càng gia tăng do hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp. Do một số cơ sở công nghiệp chưa đấu nối xử lý nước thải tập trung, công xuất xử lý của nhà máy thấp, hiện tượng nước thải khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để xả thải ra môi trường xung quanh khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số điểm trên địa bàn huyện. Đất sản xuất nông nghiệp một số vùng trên địa bàn huyện đã có dấu hiệu bị thoái hóa, bạc màu, tích lũy các hóa chất độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Một số đầm, ao hồ trên địa bàn huyện có biểu hiện ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng. 28
  • 29. Để đánh giá toàn diện hiện trạng chất lượng môi trường huyện, đơn vị tư vấn đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá các thành phần môi trường huyện. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường huyện cụ thể như sau: 1.2.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí 1.2.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí  Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện là một trong những những nguồn gây ô nhiễm tới môi trường không khí. Hiện tại, huyện Mê Linh có Khu công nghiệp Quang Minh, các điểm công nghiệp tại xã Phong, Chi Đông, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tráng Việt, Văn Khê, Kim Hoa và Tiến Thắng. Ngoài Quang Minh là KCN tập trung, các điểm công nghiệp khác có số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp còn ít, mật độ các nhà máy còn thưa nên áp lực từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến môi trường không khí của huyện chưa lớn. Tuy nhiên, các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến phát thải của bụi và khí thải như CO, SO2, NOx, v/v là nguyên nhân dẫn đến gây ô nhiễm môi trường không khí. Theo định hướng quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 của thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh được xác định là 1 trong các vùng phát triển công nghiệp trọng điểm khu vực phía Bắc thủ đô. Vì vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp là một trong những nguồn ô nhiễm môi trường không khí rất cần quan tâm thích đáng.  Từ các hoạt động giao thông vận tải Huyện Mê Linh có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài và có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân. Mạng lưới giao thông phát triển, mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng cao phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội là nguồn ô nhiễm đáng kể cho môi trường không khí. Các tuyến giao thông đang trong quá trình thi công nâng cấp, mở rộng gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí tại nhiều khu vực. Áp lực do các hoạt động giao thông vận tải gây ra đối môi trường không khí chủ yếu là tiếng ồn, bụi, khí CO, SO2... Nhiều đoạn đường đất và hoạt động của các phương tiện chuyên chở phục vụ san lấp mặt bằng các dự án là nhân tố cộng hưởng gây ra hiện tượng ô nhiễm, đặc biệt là bụi. Trong thời gian tới khi các khu công nghiệp Quang Minh II, Tiền Phong và khu đô thị mới được hình thành và lấp đầy các doanh nghiệp vào khu công nghiệp thì nhu cầu vận chuyển sẽ tăng, hạ tầng hiện tại là chưa đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển.  Từ các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những hoạt động gây ra nhiều áp lực đối với môi trường không khí của Huyện Mê Linh. Trong những năm qua, bên cạnh các hoạt động tu sửa, nâng cấp đường xá, cơ sở hạ tầng đã có từ trước thì các hoạt động san lấp, xây dựng các khu đô thị, khu, cụm, điểm công nghiệp cũng đã gây ra những áp lực lớn đối với môi trường không khí khu vực, làm gia tăng nồng độ bụi, tiếng ồn trên diện rộng trong thời gian dài. 29