SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Download to read offline
http://lapduan.net1
TỔNG QUAN
Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập vào tháng 9/1994. Trong thời điểm ban
đầu này, kinh tế huyện Nhơn Trạch chủ yếu thiên về sản xuất nông nghiệp với đại bộ
phận người dân sinh sống bằng nghề nông. Trong giai đoạn 1995-2005, thực hiện
đường lối công nghiệp hóa của Nhà nước, huyện Nhơn Trạch đã đẩy mạnh phát triển
kinh tế công nghiệp, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Từ năm
2006 sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế
huyện Nhơn Trạch tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao và có bước chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Theo định hướng phát
triển, đến năm 2020 Nhơn Trạch sẽ bắt đầu hình thành thành phố mới có công nghiệp
phát triển cùng với nhiều khu dân cư tập trung. Định hướng này làm thay đổi mạnh
mẻ cơ cấu ngành sản xuất của Huyện và đặt ra vấn đề nông nghiệp sẽ phát triển như
thế nào khi Nhơn Trạch trở thành thành phố. Để giải bài toán về sản xuất nông
nghiệp, Huyện ủy Nhơn Trạch đã ban hành nghị quyết 09-NQ/HU định hướng phát
triển sản xuất nông nghiệp huyện Nhơn Trạch theo hướng nông nghiệp đô thị và
UBND huyện Nhơn Trạch có quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 phê
duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Nhơn Trạch đến năm 2020.
Với việc kinh tế Nhơn Trạch phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ ngày càng
giảm dần; diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm sút nhanh chóng;
đa số lao động nông nghiệp cũng chuyển sang phi nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất
nông nghiệp trong quá trình phát triển đô thị vẫn giữ vai trò quan trọng và được nâng
lên tầm mới do nông nghiệp vẫn phải đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, thực
phẩm ngày càng tăng của cộng đồng vừa phục vụ tốt các yêu cầu khác cho phát triển
đô thị (du lịch sinh thái, môi trường – cảnh quan…)
http://lapduan.net2
Chương I
SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Huyện Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay trung tâm của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, gần các trung tâm đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hòa. Các đô thị này cùng với huyện Nhơn Trạch đều có tốc
độ phát triển cao, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng tăng; dẫn đến nhu
cầu tinh thần về thưởng thức sinh vật cảnh ngày càng được nâng lên theo sự phát
triển kinh tế xã hội. Đây là yêu cầu khách quan, cần thiết trong quá trình phát triển đô
thị. Trong khi đó hiện nguồn cung cấp sinh vật cảnh trên địa bàn còn chủ yếu từ các
địa phương khác. Do đó đây là cơ hội tốt cho phát triển ngành sinh vật cảnh trong các
năm tới, nhằm không chỉ đáp ứng cho nhu cầu đô thị mới Nhơn Trạch, mà còn cung
ứng cho các đô thị lớn lân cận như đã nói trên.
Hiện nay Nhơn Trạch nói chung, xã Long Thọ nói riêng có nguồn nước dồi
dào, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển một số loại cây, hoa, sinh
vật cảnh có giá trị cao; đồng thời tại khu vực xã Long Thọ phong trào nghề sinh vật
cảnh đã bước đầu phát triển và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên nhìn chung phong
trào phát triển ngành nghề sinh vật cảnh của Nhơn Trạch và xã Long Thọ vẫn còn
mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung, chưa thật sự
góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nông thôn sang sản
xuất nông nghiệp đô thị.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định 3719/QĐ-UBND ngày
15/12/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó dự án phát triển ngành nghề
sinh vật cảnh tại xã Long Thọ là một trong 11 dự án được UBND tỉnh ưu tiên đầu tư.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, việc lập dự án “Phát triển ngành nghề sinh
vật cảnh tại xã Long Thọ” là yêu cầu cần thiết.
II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu chung
Hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn xã Long
Thọ, góp phần quan trọng trong việc hình thành khu vực sản xuất tập trung sinh vật
cảnh. Từ đó định hướng phát triển trở thành làng nghề kết hợp du lịch sinh thái.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích lựa chọn loại sinh vật cảnh trong dự án đầu tư
http://lapduan.net3
- Xây dựng các mô hình nuôi trồng sinh vật cảnh điển hình.
- Xây dựng các khâu sản xuất, thu mua và tiêu thụ các sản phẩm sinh vật cảnh
trong vùng dự án
- Tiếp nhận, khảo nghiệm các loại sinh vật cảnh mới phù hợp với địa phương.
- Sản xuất cung ứng các giống sinh vật cảnh chất lượng cao để phục vụ cho
nhu cầu của tỉnh Đồng Nai và các đô thị lân cận.
- Xây dựng các mô hình sản xuất nuôi trồng sinh vật cảnh có áp dụng tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ mới cho từng loại sản phẩm.
- Xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất cho các sản phẩm sinh vật cảnh phù hợp
với các tiêu chuẩn hàng hóa chung, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu sản
phẩm và tạo điều kiện thương mại hóa các sản phẩm.
- Bảo tồn một số nguồn gen sinh vật cảnh hiếm quý.
- Thực hiện đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sinh vật
cảnh và làm điểm tham quan mô hình sản xuất cho nông dân.
- Phấn đấu doanh thu trên một đơn vị diện tích nuồi trồng đạt tối thiểu 50.000
đồng/m2
/năm
- Giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong khu vực dự
án, góp phần ổn định kinh tế của địa phương.
III. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1. Tên dự án:
Phát triển ngành nghề sinh vật cảnh tại xã Long Thọ
2. Cơ quan quản lý dự án: UBND huyện Nhơn Trạch.
3. Chủ đầu tư: Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch
4. Địa điểm thực hiện: Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ quan tư vấn: lapduan.net
6. Thời gian lập dự án: từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2010.
IV. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN
1. Các căn cứ pháp lý
- Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn;
http://lapduan.net4
- Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
- Thông tư số 113/2006/TT-BTC này 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn
một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo
nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
- Quyết định 3719/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 của Chủ tịch UBND huyện
Nhơn Trạch về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm
2020;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI, kỳ
họp thứ 4;
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng trình.
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 Quy định chi tiết một
số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-
2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị huyện
Nhơn Trạch giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020.
- Số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình; số liệu điều tra,
khảo sát về hiện trạng kinh tế – xã hội; kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ nằm trong
vùng quy hoạch và các tài liệu, số liệu có liên quan khác.
http://lapduan.net5
Chương II
THỰC TRANG SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH-
QUY MÔ, RANH GIỚI VÙNG DỰ ÁN
I. Thực trạng sản xuất và tiêu thu sinh vật cảnh của huyện Nhơn Trạch và
của vùng dự án
1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sinh vật cảnh trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch
Theo điều tra, trên địa bàn huyện hiện có 14 cơ sở kinh doanh sinh vật cảnh
dưới dạng hộ kinh doanh cá thể và khoảng 125 hộ sản xuất dưới dạng hộ gia đình
quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp cho thị trường vào dịp lễ và Tết Nguyên Đán với hình
thức không thường xuyên, thu nhập không ổn định. Diện tích sản xuất trung bình mỗi
hộ khoảng 400 m2
.
Về chủng loại sinh vật cảnh sản xuất trên địa bàn cũng chỉ có một vài chủng
loại như: mai vàng, bông giấy, hoa lan, mai chiếu thủy, cúc, vạn thọ Pháp... Riêng đối
với các cơ sở kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn huyện chủ yếu mua từ các tỉnh
miền Tây như: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp về để bán lại.
Qua tình hình sản xuất như trên, chúng ta có thể thấy sản xuất sinh vật cảnh
trên địa bàn huyện còn mang tính tự phát, đầu tư nhỏ lẽ, phân tán, tay nghề thấp, năng
suất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, bấp bênh. Trong khi đó nhà nước chưa
có giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy cho ngành sản xuất sinh vật
cảnh phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có.
2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sinh vật cảnh trên địa bàn xã Long Thọ
2.1 Thực trạng sản xuất:
Theo kết quả điều tra thực tế, hiện tại có 2 cơ sở kinh doanh ngành nghề hoa
kiểng và 32 hộ gia đình sản xuất sinh vật cảnh dưới dạng tận dụng diện tích đất còn
trống để kiếm thêm thu nhập. Trong 2 cơ sở kinh doanh ngành nghề sinh vật cảnh thì
có 01 cơ sở dưới dạng hộ kinh doanh cá thể, cơ sở còn lại hoạt động dưới dạng HTX
chuyên ngành sinh vật cảnh.
Về cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh: đối với hộ kinh doanh cá thể thì hộ
này chỉ mua hoa cây cảnh từ các địa phương khác về bán lại cho người dân tại khu
vực với quy mô nhỏ; đối với HTX thì vừa hoạt động dịch vụ về sinh vật cảnh như
chăm sóc, bảo dưỡng, thiết kế cảnh quan vừa tổ chức sản xuất dưới hình thức là đầu
mối để tiêu thụ sản phẩm của xã viên. Đối với 32 hộ sản xuất sinh vật cảnh thì các hộ
này chủ yếu tận dung diện tích đất còn trống để sản xuất thêm, không đầu tư nhiều về
giống, vật tư cũng như kỹ thuật – công nghệ sản xuất, đầu ra bấp bênh.
http://lapduan.net6
Về chủng loại sinh vật cảnh mà các cơ sở và người dân đang sản xuất tại xã
Long Thọ chủ yếu hoa, cây cảnh các loại như: mai vàng, mai chiếu thủy, bông giấy,
sứ các loại, hoa lan, hoa nền, các loai cây dùng làm bon sai. Riêng về cá cảnh, chim
cảnh, non bộ, cây tạo hình, cây thủy sinh chỉ có một số hộ dân nuôi trồng dưới dạng
thưởng thức, không phải kinh doanh. Mặt khác các hộ sản xuất hoa cây cảnh tại xã
Long Thọ hầu như chưa quan tâm đến các tiến bộ khoa học công nghề về giống và
quy trình sản xuất, nguồn giống chủ yếu sử dụng các giống có sẵn rồi nhân ra bằng
cách chiếc, ghép hoặc qua trao đổi nguồn giống lẫn nhau, không đầu tư đồng loạt.
Riêng HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ có định hướng cho xã viên đầu tư một số chủng
loại giống làm nguồn cho những năm về sau. Về quy trình sản xuất, hầu hết các hộ
sản xuất sinh vật cảnh chỉ dựa theo cảm tính, không có quy trình rõ ràng về chế độ
dinh dưỡng, chăm sóc, tính toán thời gian đầu tư… Do đó hiệu quả chưa cao.
2.2 Thực trạng tiêu thụ sinh vật cảnh
Tình hình tiêu thụ sinh vật cảnh của các hộ dân trên địa bàn chủ yếu thông qua
các thương lái để tiêu thụ vào các dịp lễ, tết. Đối với người tiêu dùng trên địa bàn chủ
yếu đến các địa phương khác để mua hoa cảnh (đa số tại huyện Long Thành) vì sản
phẩm tại huyện Nhơn Trạch rất ít hoặc không có.
3. Đánh giá chung về tình hình phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn huyện
nói chung và xã Long Thọ nói riêng
Đất nước ta đang từng bước hội nhập và phát triển. Trong xu thế chung của
nhịp sống công nghiệp hiện đại, muốn tồn tại và phát triển tốt, đòi hỏi các ngành nghề
từ sản xuất đến dịch vụ đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa rõ
rệt. Ngành Sinh Vật Cảnh của nước ta nói chung và của Nhơn Trạch, xã Long Thọ
nói riêng những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần không
nhỏ vào việc phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. Một số tổ chức, cá nhân
trong thời gian qua nhờ vào việc nuôi trồng, kinh doanh sinh vật cảnh không những
đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo đời sống vật chất, đóng góp tích cực cho
sự phát triển chung của xã hội, mà còn góp phần gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền
của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có truyền thống nông nghiệp lâu đời, một nền
văn minh gắn liền với thiên nhiên, cỏ cây, sông nước...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình trạng manh mún, nhỏ lẻ,
thiếu sự trao đổi, gắn kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh của các
tổ chức, nghệ nhân là khá phổ biến. Hầu hết việc kinh doanh, sản xuất của các nhà
vườn đều mang tính tự phát, ít có sự thảo luận, trao đổi, hợp tác, mà chủ yếu phát
triển đơn lẻ dựa trên thị hiếu của người chơi và nhu cầu của thị trường. Tình trạng
này làm cho thị trường sinh vật cảnh phát triển nhưng thiếu tính ổn định và thống
nhất; đó là chưa kể đến những tác động khách quan và chủ quan liên quan tới giá cả,
http://lapduan.net7
chất lượng sản phẩm, thị trường... có thể làm nhiều tổ chức, nhiều hộ nuôi trồng sinh
vật cảnh rơi vào tình trạng ế ẩm, thua lỗ.
4. Đặc điểm sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ hiện nay.
Tình hình tổ chức sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ hiện nay chủ yếu là
hộ gia đình, trong đó đã thành lập được 1 hợp tác xã chuyên về sinh vật cảnh.
4.1 Đặc điểm của hộ sản xuất sinh vật cảnh
- Qua điều tra sử dụng đất của các hộ sản xuất trong vùng dự án, diện tích bình
quân mỗi hộ có khả năng đưa vào sản xuất sinh vật cảnh khoảng 700 m2
.
- Qua điều tra các hộ trong vùng dự án, bình quân có 2,6 lao động/hộ, trong đó
lao động nông nghiệp bình 1,8 /hộ; tỷ lệ diện tích đất do hộ sinh sống tại địa phương
đứng tên sử dụng chiếm 92%, đất thuê 1%, hộ sử dụng đất là người địa phương khác
không trực tiếp sản xuất 7%. Qua điều tra, thu nhập của hộ trồng hoa cảnh không
đáng kể, chủ yếu họ tận dụng diện tích đất còn trống để kiếm thêm thu nhập, thu nhập
từ 3 - 07 triệu đồng/năm.
4.2 Đặc điểm của HTX
HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hoạt
động của Câu lạc bộ hoa cảnh xã Long Thọ. Đến nay HTX có 34 xã viên với ngành
nghề sản xuất kinh doanh chuyên về sinh vật cảnh.
Tình hình hoạt động: HTX chủ yếu sản xuất bonsai, sản xuất chậu cảnh và hoạt
động dịch vụ chăm sóc hoa viên, cây cảnh. Xã viên của HTX có 2 đối tượng chính:
đối tượng thứ nhất là những người trực tiếp sản xuất sinh vật cảnh tại địa phương, đối
tượng thứ hai là những người yêu thích hoa cảnh, là những hội viên của Hội sinh vật
cảnh TP. Hồ Chí Minh, có khả năng hỗ trợ về kiến thức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm và vốn đầu tư.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của HTX: sản phẩm cây cảnh, chậu cảnh của xã
viên sản xuất ra đều được HTX giải quyết tiêu thụ. Qua điều tra, hiện tại sản phẩm
chậu cảnh và cây cảnh của xã viên sản xuất không đủ để cung cấp cho thị trường. Về
giá cả tiêu thụ, đảm bảo lợi nhuận cho xã viên; giá trung bình một chậu cảnh từ 50
đến 100 ngàn đồng, riêng giá cây bon sai rất khó xác định vì tùy theo nét đặc sắc của
sản phẩm và thị hiếu của người tiêu dùng, giá dao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài
chục triệu đồng/sản phẩm. Thu nhập bình quân mỗi xã viên vừa sản xuất chậu, vừa
trồng hoa cảnh khoảng 40 triệu đồng/năm đối với diện tích sản xuất khoảng 500m2
.
Về những thuận lợi: các xã viên HTX đều là những người yêu thích sinh vật
ảnh, trong đó có nhiều xã viên là nghệ nhân có kinh nghiệm về sản xuất sinh vật cảnh
và có một số xã viên là hội viên của Hội sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh, đây là
http://lapduan.net8
điều kiện để HTX tiếp cận với giống mới, những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản
xuất và có điều kiện để giao lưu, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm.
Về khó khăn: bên cạnh những thuận lợi, HTX vẫn còn gặp một số khó khăn
như: chưa có văn phòng, việc mở rộng sản xuất chậu và cây cảnh còn gặp khó khăn,
chưa phát huy được nguồn lực và tận dụng lợi thế tại địa phương; nguồn đất đai để
sản xuất còn hạn chế.
4.3 Tình hình thu mua, tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh
Hiện tại hoa cảnh sản xuất tại xã của các hộ nông dân và xã viên của HTX Sinh
Vật Cảnh sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ dưới 2 hình thức: bán tại vườn do thương lái
hoặc người chơi sinh vật cảnh đến tận nơi để mua và bán thông qua đầu mối là HTX
đối với xã viên của HTX. Hầu hết các hộ nuôi trồng hoa cảnh không có hợp đồng tiêu
thụ mà chỉ có hợp đồng mua bán miệng; riêng đối với các xã viên của HTX thì có
quyết định giao khoáng và hợp đồng tiêu thụ của HTX cho xã viên mình.
Tại xã Long Thọ hiện có rất ít thương lái thực hiện việc tiêu thụ sinh vật cảnh.
Hiện trên địa bàn xã chỉ có 2-3 thương lái hoạt động; qua phỏng vấn các thương lái
cho thấy sản phẩm thu mua tại xã Long Thọ phần nhỏ tiêu thụ trong địa bàn huyện,
phần lớn (khoảng 85%) tiệu thụ tại các địa phương khác. Riêng các loại hoa như cúc,
vạn thọ, lan cắt cành, lili, thược dược, hoa hồng… được mua chủ yếu tại các địa
phương khác như Đà Lạt, các tỉnh Miền Tây được tiêu thụ khá mạnh tại huyện nói
chung và vùng dự án nói riêng. Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất vào các dịp lễ, tết.
Giá cả một số loại hoa cảnh sản xuất tại vùng dự án:
- Lan Mokara: cắt cành từ 8-12 ngàn đồng/cành; lan chậu trung bình 70 ngàn
đồng/chậu.
- Lan Hồ điệp: 80-120 ngàn đồng/chậu
- Lan Denrobium: cắt cành: 4.000/cành; chậu: từ 20 đến 35 ngàn đồng/chậu
- Mai vàng (ghép): mai nhỏ: 150 ngàn đồng/chậu; mai cở trung: dao động từ
400 ngàn đến 5 triệu đồng/chậu; mai cở lớn từ 5 triệu đồng/chậu trở lên tùy theo kích
thước, tàn nhánh. Hiện nay tại các nhà vườn cũng như các khách hàng thường thích
chọn hình thức thuê mai để trưng trong các ngày tết, giá thuê 30%/giá trị của cây mai
đó.
- Cây chơi hoa (hoa giấy, bằng lăng, sứ thái, linh sam…): giá dao động trung
bình từ 250-600 ngàn đồng/chậu.
- Vạn thọ, cúc: trung bình 5 ngàn đồng/cây
- Hoa treo: trung bình 25 ngàn đồng/chậu
http://lapduan.net9
- Cây lá màu, đường viền: trung bình 5 ngàn đồng/giỏ
- Chậu cảnh xi măng do HTX sản xuất: có giá từ 30 ngàn đến 1,5 triệu
đồng/chậu tùy theo chủng loại, kích thước. Tuy nhiên chủng loại chậu tiêu thụ mạnh
nhất có giá trung bình 50-100 ngàn đồng/chậu.
- Đối với đá cảnh, non bộ, chim cảnh, cá cảnh, thủy sinh ít phổ biến tại khu vực
dự án.
Nhìn chung giá cả sinh vật cảnh thường ổn định, không dao động nhiều như
các loại nông sản khác như rau, củ, quả... Giá cả sinh vật cảnh thường tăng theo thời
gian chăm sóc. Do đó những sản phẩm nào không bán được vẫn được tiếp tục chăm
sóc, không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản phẩm không bị giảm giá. Một đặc
thù riêng biệt của người sản xuất sinh vật cảnh là không cần sản xuất với số lượng
lớn, đôi khi một năm chỉ cần bán được 1 đến 2 sản phẩm là đủ cho chi phí cả năm.
Riêng chỉ có nhóm sinh vật cảnh là hoa cắt cành, hoa ngắn ngày thì yêu cần phải tiêu
thụ trong thời gian nhất định.
5. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm sinh vật cảnh hiện nay
Nhơn Trạch đang được quy hoạch và xây dựng trở thành đô thị mới, đây chính
là cơ hội quan trọng để ngành hoa cảnh trên địa bàn phát triển nhằm phục vụ nhu cầu
phát triển của đô thị của địa phương cũng như các khu vực lân cận.
Theo thống kê của Hội sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh, mặc dù Thành phố có
nhiều khu vực ngoại thành phát triển nghề sinh vật cảnh rất mạnh như: Thủ Đức, Gò
Vấp, Củ Chi nhưng cũng chỉ đảm bảo cung cấp cho thị trường sinh vật cảnh của
thành phố khoảng 60% , số còn lại phải nhập từ các địa phương khác. Riêng tại Nhơn
Trạch hiện nay hầu hết các loại sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu trên địa bàn đều phải
nhập từ các địa phương khác như từ Đà Lạt, các tỉnh miền Tây. Do đó, ta thấy rằng
thị trường về sinh vật cảnh cảnh còn rất lớn và đầy tiềm năng (bao gồm thị trường
trong huyện và ở các đô thị lớn lân cận).
Hiện nay trung bình mỗi năm trên địa bàn huyện tiêu thụ khoảng 160.000 cành
hoa các loại (chủ yếu lan, cúc, vạn thọ, thược dược); 3.000 chậu lan các loại; 25.000
chậu cảnh các loại (chủ yếu mai, sứ, sanh-si, bằng lăng, hoa giấy, xương rồng, kim
quýt, cần thân, linh sam, cao cảnh…); 150 tác phẩm non bộ; 2.000 cây xanh phục vụ
thi công các công trình (như cau, cây sanh, si, me tây, bằng lăng, móng bò, dầu, sao
đen…); 150.000 giỏ hoa nền, cây lá màu; 6.000 chậu hoa treo, cây thủy sinh; 300
chim cảnh các loại; 4.000 con cá cảnh các loại (chủ yếu các loại cá bình dân giá trị từ
10.000 đ đến 80.000 đồng); 9.000 chậu cảnh các loại (gồm chậu men, chậu nung,
chậu xi măng).
http://lapduan.net10
II. Qui mô, ranh giới vùng sản xuất sinh vật cảnh
1. Cơ sở xác định vùng sản xuất sinh vật cảnh
Căn cứ nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ; thông tư 116/2006/TT-BNN
của Bộ Nông nghiệp về phát triển ngành nghề nông thôn và quyết định số 3719/QĐ-
UBND ngày 15/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm
nhìn đến năm 2020, vùng sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ được xác định trên
cơ sở bảo đảm các tiêu chí cơ bản sau:
- Có điều kiện về đất đai để phát triển thành vùng sản xuất tập trung có quy mô
lớn, ổn định và có điều kiện để phát triển trở thành làng nghề kết hợp phát triển du
lịch.
- Có nguồn cung cấp nước chủ động theo yêu cầu sản xuất sinh vật cảnh
- Có môi trường đất và nước đảm bảo sản xuất sinh vật cảnh
- Có vị trí thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh
- Phù hợp với các quy hoạch đã đươc duyệt như: quy hoạch tổng thể phát triển
KTXH, quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch, quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020…
2. Địa bàn, quy mô và ranh giới vùng dự án:
Căn cứ vào kết quả điều ra, khảo sát thực tế tại địa bàn 5 ấp thuộc xã Long Thọ
và các quy hoạch, dự án được phê duyệt, vùng sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ
được lựa chọn là một phần ấp 4 và một phần ấp 3. Do khu vực này ít chịu tác động
bởi khu công nghiệp và hoạt động xây dựng, nhà trọ, có hạ tầng giao thông, điện,
nước đảm bảo, diện tích đất mỗi hộ sở hữu đảm bảo diện tích tối thiểu để sản xuất
sinh vật cảnh và khá đồng đều. Đồng thời khu vực được chọn làm dự án còn gần với
trung tâm xã, có điều kiện về giao thông nên tại đây rất thuận lợi khi tổ chức các lớp
đào tạo, các buổi sinh hoạt và làm nơi trưng bày sản phẩm của khu vực dự án. Riêng
các ấp còn lại mặc dù diện tích sản xuất sinh vật cảnh khá lớn nhưng chưa đáp ứng
đầy đủ được các yêu cầu mà mục tiêu dự án đặt ra: ấp 1, ấp 2 khá gần khu công
nghiệp, hoạt động xây dựng nhà trọ của dân rất mạnh, diện tích mỗi hộ sản xuất nhỏ
(thường đủ để xây dựng nhà ở) hoặc do người địa phương khác đến mua đất nhưng
không sản xuất; ấp 5 tuy đủ điều kiện để phát triển sinh vật cảnh nhưng xa trung tâm
xã, giao thông không thuận lợi, một số nơi thường bị ngập cục bộ khi mưa lớn.
Tuy nhiên, đối với các ấp không được chọn để xây dựng vùng dự án thì vẫn
khuyến khích phát triển ngành nghề sinh vật cảnh nhằm khai thác, sử dụng diện tích
đất chưa sử dụng và có một vài hộ có điều kiện rất tốt để phát triển như: hiện đang
http://lapduan.net11
sản xuất sinh vật cảnh, có đất đai, những lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi thực
hiện các dự án khu công nghiệp, khu dân cư nay vẫn còn diện tích đất nông nghiệp để
sản xuất. Mặt khác việc vận động sản xuất sinh vật cảnh phù hợp với việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp huyện
Nhơn Trạch từ nông nghiệp nông thôn sang nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị.
http://lapduan.net12
Chương III
PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ – ĐỊA ĐIỂM –
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐÁP ỨNG
I. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Dự án được thực hiện trong khu vực dân cư thuộc một phần địa bàn ấp 4 và
một phần ấp 3 – xã Long Thọ nhằm tận dung cơ sở hạ tầng có sẵn như giao thông,
điện, nước và vận động người dân cùng tham gia. Do đó dự án được thực hiện theo
cách thức các hộ dân trực tiếp sản xuất, Nhà nước hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, cây
con giống, dạy nghề, xây dựng các mô hình điểm, cung cấp tín dụng và tổ chức các
hoạt động phong trào hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho vùng dự án…
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Dự án được thực hiện tại địa bàn thuộc một phần ấp 3 và một phần ấp 4 - xã
Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ranh giới vùng dự án được xác định
như sau: phía đông giáp sông rạch, phía tây giáp KCN có đường đường HL 19 đi qua,
trục đường cổng ấp văn hóa ấp 4 là ranh giới phía Bắc, trục đường cổng văn hóa ấp 3
là ranh giới phía Nam. Như vậy vùng dự án được bao bọc bởi tuyến đường HL19 và
được giới hạn bởi hai tuyến đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa hoàn
chỉnh theo chương trình xây dựng và phát triển nông thôn mới; giữa hai tuyến đường
giới hạn đã sẵn có 5 tuyến đường giao thông (đường đất) sẻ dọc từ HL19 đến giáp
sông rạch. Do đó về hạ tầng của dự án về cơ bản đã định hình sẵn.
Khu vực dự án nói trên hiện chủ yếu là đất nhà – vườn. Trung bình mỗi hộ có
diện tích sử dụng 800 m2
; trong đó diện tích dùng để xây dựng nhà ở và công trình
phụ từ 60-120m2
, diện tích còn lại thường trồng cây tạp hoặc không sản xuất, để đất
trống, không có hiệu quả kinh tế. Như vậy diện tích có thể tổ chức sản xuất sinh vật
cảnh trung bình mỗi hộ hiện tại vùng dự án khoảng 500-700m2
.
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN VÀ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC DỰ ÁN
1. Điều kiện tự nhiên
+ Khí hậu- thời tiết:
Xã Long Thọ là địa phương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có đặc điểm
khí hậu chung của huyện Nhơn Trạch và các vùng lân cận; gồm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình nhìn chung lớn, từ 1.800- 2.000 mm/năm;
mưa tuy phân bổ ở cả 2 mùa nhưng mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa
nhiều nên độ ẩm trung bình cao, từ 78 đến 85%. Theo 2 mùa mưa và mùa khô là 2
mùa gió: gió tây- nam và gió đông- bắc với tốc độ trung bình 10-15m/giây. Bên cạnh
http://lapduan.net13
đó là số giờ nắng cũng nhiều, từ 2.610 đến 2.678 giờ/năm (bình quân 220 giờ
nắng/tháng) và nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, từ 26,3 đến 26,5 độ C. Tổng
lượng bức xạ và tổng lượng nhiệt cao- ổn định: 70- 75Kcal/cm2, tổng tích ôn là
8.500- 10.000 độC/năm.
Địa bàn xã Long Thọ ít chịu tác động của khí hậu- thời tiết cực đoan (bão,
sương muối...) nên nhìn chung thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó
có sinh vật cảnh. Vấn đề là thực hiện các giải pháp phù hợp với từng đối tượng trong
quá trình sản xuất để bảo đảm điều kiện- môi trường tốt nhất cho cây trồng, vật nuôi
phát triển, đạt hiệu quả cao.
+ Đất đai- thổ nhưỡng:
Trên địa bàn Long Thọ nhìn chung có các loại đất như: đất phù sa nhiễm phèn
tiềm tàng tương đối giàu mùn, đất cát biển mới biến đổi pha thịt ít mùn, đất xám
nghèo dinh dưỡng .... Do việc nuôi trồng sinh vật cảnh được thực hiện trên giá thể là
chủ yếu nên không lệ thuộc nhiều vào đặc điểm địa chất- thổ nhưỡng của địa phương;
ngoại trừ một số giống cây cảnh phải gieo trồng ban đầu trên đất tự nhiên, phải thực
hiện theo phương pháp lên líp để bảo đảm thoát nước thì địa chất khu vực vẫn đáp
ứng được yêu cầu.
Về hiện trạng đất đai: đến năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên (2.428,76 ha)
của xã Long Thọ bao gồm:
- Đất nông nghiệp 1.358,62 ha; trong đó có 947,02 ha đất sản xuất nông nghiệp
trồng cây hàng năm (224,51 ha) và cây lâu năm (722,5 ha), 351,95 đất lâm nghiệp
(rừng sản xuất và phòng hộ), 59,65 đât nuôi trồng thủy sản.
- Đất phi nông nghiệp: 1.070,14 ha; gồm 385,06 ha đất ở, 512,13ha đất chuyên
dùng, 2,23ha đất tôn giáo, 29,61ha đất nghĩa địa, nghĩa trang và 141,11ha đất sông
suối, mặt nước.
2. Điều kiện xã hội:
+ Dân cư- lao động:
Theo tổng điều tra dân số năm 2009, xã Long Thọ có 2.702 hộ với dân số
9.794 người (trong đó nữ 4.779 người) và người trong tuổi lao động là 5.484 người.
Như vậy có thể thấy nguồn lao động của địa phương là khá dồi dào. Trên địa bàn xã
còn có 01 HTX chuyên ngành sinh vật cảnh với 35 xã viên và trước đây có 1 câu lạc
bộ hoa cảnh. Đây là địa phương có truyền thống nông nghiệp, là điều kiện thuận lợi
thuận lợi để động viên bà con tham gia thực hiện dự án sinh vật cảnh.
Trình độ văn hóa của hầu hết nông dân ở Long Thọ là 10/12 trở lên nên đủ khả
năng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó trong bộ máy chính
http://lapduan.net14
quyền xã hàng năm đều xếp loại vững mạnh, cán bộ phụ trách công tác phát triển
nông nghiệp, thủy lợi, khuyến nông hoạt động hiệu quả...nên cũng góp phần hữu hiệu
vào việc triển khai thực hiện dự án.
+ Hạ tầng xã hội:
Xã Long Thọ có 01 trường MG, 02 trường tiểu học và 01 trường THCS cùng
trung tâm học tập cộng đồng. Xã còn có 01 trạm y tế, một số cơ sở y tế tư nhân và 01
Trung tâm VHTT. Trên địa bàn xã có 02 chợ ở ấp 1 và ấp 4. .
Hệ thống thông tin liên lạc cũng được phát triển tương đối tốt, phủ khắp các
khu dân cư, đảm bảo tốt thông tin liên lạc 24/24 cho nhân dân.
3. Hạ tầng kỹ thuật khu vực:
+ Giao thông:
Xã Long Thọ có các tuyến đường đã được bêtông nhựa như: HL19- chạy
xuyên qua giữa xã từ bắc xuống nam, là trục giao thông chính của xã; ĐT 319 về phía
tây mới hình thành theo qui họach đô thị mới Nhơn Trạch trong các năm qua. Ngoài
ra hiện huyện đang cho xây dựng các tuyến đường mới như D9, đường nối HL19 đến
ĐT319. Bên cạnh đó các năm qua địa phương đã thực hiện chương trình xã hội hóa
giao thông nông thôn nên đã hình thành nhiều tuyến đường nội bộ tại các khu dân cư.
Hệ thống đường giao thông như trên đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hóa của nhân dân địa phương. Ngoài ra, trong các năm sắp đến huyện sẽ cho
thực hiện 01 tuyến đường chính của thành phố Nhơn Trạch là đường ra cảng Phước
An trong giai đoạn 2011- 2015.
+ Điện:
Nhìn chung dọc theo các tuyến đường chính (HL19, ĐT319) và các đường
giao thông nông thôn tại các khu dân cư tập trung đều đã có các tuyến trung, hạ thế
phục vụ điện sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện tại địa phương
đã đạt 99%.
+ Cung cấp nước:
Các hộ nhân dân xã Long Thọ sử dụng chủ yếu nước ngầm thông qua các
giếng khoan và giếng đào (chỉ 5-10m là có nước). Trử lượng nước ngầm của Long
Thọ nằm trong hệ thống nước ngầm huyện Nhơn Trạch và hiện đảm bảo đủ cho nhu
cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
+ Thoát nước:
Xã Long Thọ có 400m suối chính và 320m các nhánh suối. Việc thoát nước
trên địa bàn hiện là thoát nước tự nhiên ra mương, rạch, sông suối và các vùng ruộng
thấp (sâu 0,5-0,8m). Do địa hình Long Thọ thấp dần về phía đông đến giáp các sông
http://lapduan.net15
Bà Ký và Thị Vãi nên việc thoát nước nhìn chung tốt, chỉ có một số khu vực bị ngập
cục bộ khi có mưa lớn nhưng thời gian ngập không lâu.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐÁP ỨNG
1. Đất sản xuất:
Qua kết quả khảo sát nói trên và tham khảo kết quả phân tích mẫu đất của
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, hiện tại khu vực dự án diện tích có thể đưa vào
sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trung bình của mỗi hộ dân khoảng 500-700 m2
,
chất lượng đất phù hợp để sản xuất sinh vật cảnh. Khác với các loại cây trồng như
rau, cây ăn trái... cần phải đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng đất, thổ nhưỡng phải
phù hợp với loại cây trồng đó; đối với sản xuất sinh vật cảnh thì không đòi hỏi
nghiêm ngặt về nguồn đất vì hầu hết các loại sinh vật cảnh đều được trồng trong chậu
và sử dụng các loại giá thể; riêng đối với nhóm sinh vật cảnh là cá cảnh, chim cảnh
hoặc chế tác non bộ thì không cần quan tâm đến chất lượng đất.
Với diện tích sản xuất trung bình mỗi hộ 500-700 m2
có thể thỏa mãn việc sản
xuất sinh vật cảnh hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho người sản xuất. Trong khu vực dự
án qua khảo sát có một số hộ có diện tích lớn (trên 1.500 m2
) và cũng có những diện
tích nhỏ (khoảng 200 m2
). Do đó trong quá trình bố trí sản xuất sẽ có sự sắp xếp theo
từng nhóm sinh vật cảnh cho phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi hộ.
2. Nguồn nước:
Nguồn nước chính cung cấp cho khu vực dự án chủ yếu là nước ngầm. Tại khu
vực dự án người dân thường đóng giếng sâu khoảng 15-20 m để sử dụng cho sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp; việc thoát nước được thông qua các mương nhỏ ra các
rạch xuống các nhánh của sông suối.
Về chất lượng nước: qua kết quả giám sát, phân tích chất lượng nước định kỳ
hàng quý của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai cho thấy chất
lượng nguồn nước tại xã Long Thọ đạt tiêu chuẩn quy định, không nhiễm kim loại
nặng, độc hai. Riêng có chỉ số PH hơi thấp, cần điều chỉnh tăng độ PH khi sử dụng
trong sản xuất sinh vật cảnh. Nhìn chung chất lượng nước tại xã Long Thọ đảm bảo
cho việc sản xuất sinh vật cảnh.
3. Hạ tầng:
Hạ tầng kỹ thuật tại vùng dự án cơ bản đảm bảo phục vụ tốt việc sản xuất, vận
chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Khu vực chọn thực hiện dự án gần trung tâm xã, thuận
lợi để tổ chức các lớp tập huấn và các buổi sinh hoạt của của những hộ tham gia dự
án. Về giao thông nông thôn tại khu vực cũng được đầu tư khá tốt, hệ thống điện
quốc gia được phủ khắp khu vực.
http://lapduan.net16
Tại khu vực dự án còn có một số diện tích đất công chưa sử dụng có thể tận
dụng diện tích đất này làm nhà kho, nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của khu vực
dự án.
4. Nguồn giống:
Nguồn giống hiện tại cung cấp cho ngành sinh vật cảnh của xã Long Thọ chủ
yếu từ các địa phương khác. Đối với cây cảnh thì chủ yếu được mua từ các tỉnh Miền
Tây; các loại hoa lan, hoa nền chủ yếu từ TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, các loại như
chim– thú cảnh, cảnh, cá cảnh chủ yếu do người dân sưu tầm qua các phong trào, câu
lạc bộ. Tại khu vực dự án hiện có HTX Sinh Vật Cảnh cũng đã chủ động giao cho xã
viên sản xuất một số chủng loại cây cảnh để tạo nguồn cho các năm sau như mai
vàng, kim quýt, linh sam, trang...
Khi phát triển dự án thì nguồn giống cung cấp cần phải tập trung, có đơn vị
chuyên ngành để chọn lựa, tìm kiếm nguồn giống đảm bảo và chịu trách nhiệm về
nguồn giống cung cấp.
5. Vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ…
Nguồn vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất sinh vật cảnh gồm các loại
như sau:
STT Vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ chủ yếu cho sản xuất sinh vật cảnh Ghi chú
Đá cảnh, non bộ
1 Nhà xưởng
2 Đá vôi, đá cảnh, gỗ hóa thạch
3 Máy khoan, máy cắt, đục, kềm, búa, thép, xe đẩy tay...
4 Xi măng, cát, đá
Bon sai, hoa cây cảnh
1 Chậu trồng cây (chậu đất, chậu nhựa)
2
Giá thể: tro trấu, sơ dừa xay, võ đậu phọng, đất, phân chuồng oai...);
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
3
Máy bơm, dây nhựa, bình phun thuốc, lưới che giảm ảnh sáng, trụ
đở, kẽm uốn cây chuyên dùng, kéo cắt cây, kềm, đục, cảo, xe đẩy
tay...
Hoa lan
1 Chậu trồng cây (chậu đất, chậu nhựa)
http://lapduan.net17
2
Giá thể: than củi, dến, vỏ cây, võ đậu phọng, rễ dương sĩ....; phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng
3
Máy bơm, dây nhựa, bình phun thuốc, lưới che ánh sáng, lưới che
mưa, kéo cắt cây, kẽm....
Cá, chim, thú cảnh
1 Hồ nuôi cá, lồng chim, chuồng nuôi
2 Thức ăn, thuốc chữa bệnh cho cá, chim, thú cảnh
3 Các vật dụng để nuôi chim, cá, thú cảnh
Qua khảo sát, nguồn vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ để sản xuất sinh vật
cảnh hiện tại trên thị trường đều đảm bảo đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho việc tổ chức
sản xuất của dự án. Ngoài ra một số phụ, phế phẩm trong nông nghiệp như võ dừa, võ
trấu, phân chuồng oai... ngay tại địa phương cũng có thể cung cấp cho sản xuất sinh
vật cảnh.
6. Nhân lực cho sản xuất:
Theo thống kê năm 2009 dân số xã Long Thọ khoảng 9.749 người, số người
trong tuổi lao động 5.484 người. Riêng trong vùng dự án có 291 hộ có khả năng tham
gia sản xuất sinh vật cảnh, với 756 người trong tuổi lao động, trong đó lao động có
thể tham gia sản suất nông nghiệp 420 (bao gồm lao động bán thời gian); Bên cạnh
đó, tại ấp 4 xã Long Thọ có 1 hợp tác xã với 35 xã viên tham gia sản xuất kinh doanh
ngành nghề sinh vật cảnh từ năm 2008 đến nay; mặt khác trước đây tại ấp 4 – xã
Long Thọ còn có 1 câu lạc bộ sinh vật cảnh với 52 hội viên tham gia sinh hoạt.
Về trình độ văn hóa, hầu hết người dân trong khu vực dự án đều có trình độ từ
10/12 trở lên, có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó cán bộ phụ
trách lĩnh vực nông nghiệp của xã có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác quản lý
nhà nước về nông nghiệp tại địa phương. Ngoài ra xã Long Thọ đã thành lập Ban
nông nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời Liên minh HTX
Đồng Nai còn hỗ trợ cho xã 01 cán bộ bán chuyên trách về kinh tế tập thể. Đây là
một trong những thuận lợi lớn để vận động người dân trong khu vực tham gia dự án.
Tuy nhiên hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa, lực lượng lao động nông nghiệp
của xã đều bị ảnh hưởng, nông dân ít thiết tha với sản xuất nông nghiệp, đây là hạn
chế không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
7. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ áp dụng:
Hiện tại việc ứng dụng khoa học công nghệ mới như giống, kỹ thuật vào sản
xuất sinh vật cảnh của huyện nói chung và của xã Long Thọ nói riêng còn nhiều hạn
http://lapduan.net18
chế, có một vài hộ áp dụng nhưng còn ở mức hạn chế như việc áp dụng tưới phun tự
động cho hoa lan...
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước hội nhập khu vực và thế giới, việc sản
xuất các ngành nghề nói chung, sinh vật cảnh nói riêng cần phải áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các khâu trong quy trình từ sản xuất – thu mua – bảo
quản đến tiêu thụ sản phẩm.
Các tiến bộ kỹ thuật hiện nay có thể áp dụng rộng rãi là:
- Đầu tư nhiều giống mới đưa vào sản xuất, nhằm đáp ứng chủng loại sinh vật
cảnh phong phú, có chất lượng tốt, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh bảo vệ sinh vật cảnh
một cách bền vững, chống suy thoái môi trường.
- Ứng dụng mô hình nhà lưới, nhà màng để sản xuất sinh vật cảnh; ứng dụng
chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất
- Áp dụng công nghệ tưới phun sương, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, ứng dụng
cơ giới hoa trong các khâu sản xuất, bảo quản.
- Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý sản xuất, mua bán, xúc tiến thương
mại.
8. Thu mua - tiêu thụ:
Với hình thức thu mua tiêu thụ như hiện nay nếu dự án đi vào hoạt động chắc
chắn sẽ không thể đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm cho vùng dự án. Do đó nhà nước
cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm của vùng dự án như
hỗ trợ xây dựng – phát triển thương hiệu, hỗ trợ các điểm bán sản phẩm của vùng dự
án và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển phong trào, hội thi, hội chợ hàng năm.
9. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển sinh vật cảnh
9.1 Thuận lợi
- Huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Long Thọ được thiên nhiên ưu đãi về vị
trí địa lý, nằm ngay vị trí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên cực kỳ thuận lợi
về mặt giao thông, cũng như vận chuyển và giao thương với các địa phương khác,
nhằm ở khu vực có thị trường tiêu thụ lớn, gần các khu công nghiệp, khu chợ, đầu
mối tiêu thụ lớn.
- Nhơn Trạch nói chung, xã Long Thọ nói riêng có nguồn nước dồi dào, vị trí
địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển một số loại hoa cây, hoa, sinh vật
cảnh có giá cao.
http://lapduan.net19
- Nhơn Trạch còn được quy hoạch trở thành thành phố mới loại 2 đến năm
2020, và đây cũng chính là cơ hội quan trọng để ngành hoa cảnh trên địa bàn phát
triển nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của đô thị của địa phương.
- Đời sống vật chất của người dân nói chung ngày càng được nâng cao, do đó
nhu cầu về thưởng thức, trong đó nhu cầu thưởng thức sinh vật cảnh của người dân
cũng ngày càng cao, vì vậy ngành sinh vật cảnh có điều kiện để phát triển.
- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh mang lại lợi nhuận và thu nhập bình
quân cao trong hệ thống cây trồng cũng như chăn nuôi trên địa bàn huyện.
- Trên địa bàn xã Long Thọ có nhiều người trước đây là hội viên Câu lạc bộ
hoa cảnh của xã; địa bàn có phong trào sinh vật cảnh phát triển mạnh trên địa bàn
huyện nên việc vận động, tập hợp những người này lại vào một tổ chức để sản xuất
thì sẽ gặp nhiều thuận lợi.
- Thời gian qua trên địa bàn huyện có nhiều dự án công nghiệp, dịch vụ, khu
dân cư được xây dựng, đã hình thành và đang hình thành. Điều này dẫn đến đất dành
cho sản xuất nông nghiệp truyền thống ngày càng giảm dần. Do đó ngành nông
nghiệp phải phát triển và chuyển đổi như thế nào để phù hợp với xu hướng hiện nay,
đó là nông nghiệp đô thị, nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị. Đó là nguyên nhân
mà ngành nông nghiệp phải chuyển đổi theo hướng sản xuất sinh vật cảnh là tất yếu.
- Hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, cấp thoát nước nhìn chung đã được
đầu tư cơ bản, nên giảm được chi phí đầu tư hạ tầng cho khu vực dự án.
9.2 Khó khăn
- Hiện nay tình hình sản xuất sinh vật cảnh của các hộ còn manh mún, quy mô
nhỏ lẻ, sản xuất đơn độc nên rất khó tập hợp lại để sản xuất tập trung.
- Thời gian đầu tư một số loại sinh vật cảnh khá dài trong khi hiện nay trên địa
bàn chưa có nơi tiêu thụ đảm bảo, chưa có cửa hàng kinh doanh chuyên biệt, việc tiêu
thụ sản phẩm hầu như chỉ qua thương lái, bấp bênh.
- Dự án nằm trong vùng đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh, nên nhu
cầu sử dụng đất của các mục đích khác rất cao như xây dựng nhà ở, dẫn đến đất dành
cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, gây sức ép lên vùng dự án, nếu không kiên
quyết và có chính sách phù hợp thì vùng dự án khó tồn tại và phát triển ổn định lâu
dài.
http://lapduan.net20
Chương IV
LỰA CHỌN LỌAI SINH VẬT CẢNH VÀ
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT
I. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN LOẠI SINH VẬT CẢNH
SẢN XUẤT TRONG VÙNG DỰ ÁN
Xã Long Thọ - huyện Nhơn Trạch nhằm trong vùng có điều kiện thuận lợi cho
hầu hết các loại hoa, phong lan, cây kiểng, bon sai và các loại cá kiểng nhiệt đới, á
nhiệt đới. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước, lực lượng lao động
nông nghiệp. Đồng thời tương lai khi Nhơn Trạch trở thành đô thị, thì đây sẽ là thị
trường lớn, sôi động và giao lưu thuận tiện, nên khả năng và tiềm năng phát triển sinh
vật cảnh là rất to lớn.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế và phân tích đánh giá chung, khu vực dự án
không nên đầu tư quá nhiều chủng loại sinh vật cảnh mà phải chọn lọc một số nhóm
đặc trưng, là thế mạnh và có lợi thế so sánh so với các địa phương khác. Chúng ta
không nên phát triển các loại cây xanh cở lớn, cây nguyên liệu và một số loại không
có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác như hoa cúc, hoa hồng… vì điều
kiện diện tích đất đai tại để sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhỏ, không màu mở
như các tỉnh Miền Tây và chi phí công lao động cao nên chi phí đầu tư trên một đơn
vị sẽ cao hơn.
Qua phân tích, cần lựa chọn các nhóm sinh vật cảnh sau để phát triển tại khu
vực dự án:
Nhóm 1: Đá cảnh – non bộ
Nhóm 2: Bonsai
Nhóm 3: Hoa lan
Nhóm 4: Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…)
Nhóm 5: Cây tạo hình
Nhóm 6: Cây lá màu, hoa nền
Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh
Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh
Nhóm 9: Nhóm chim – thú cảnh
Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sx sinh vật cảnh: Sản xuất chậu cảnh
Các loại cây, con phát triển trong vùng dự án là những chủng loại được phép
nuôi trồng, không vi phạm các quy định về bảo vệ các sinh vật quý hiếm.
http://lapduan.net21
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH TẠI XÃ
LONG THỌ
Trên cơ sở điều tra thực tế tại xã Long Thọ, chúng tôi đề ra 3 phương án sản
xuất để so sánh, đánh giá và chọn ra phương án tối ưu, phù hợp với địa phương để tổ
chức thực hiện.
Phương án 1:
Trong vùng dự án chọn lựa khu vực phù hợp để tập trung đầu tư hạ tầng và kêu
gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia sản xuất. Thực hiện phương án này phải giải
tỏa, di dời, tái định cư các hộ dân trong vùng dự án, do đó kinh phí đầu tư sẽ rất lớn.
Phương án 2:
Tại khu vực dự án, vận động toàn bộ các hộ dân có điều kiện tham gia sản xuất
sinh vật cảnh. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các hộ dân được gắn kết với mô
hình kinh tế hợp tác (HTX hoặc Tổ HTKT).
Phương án 3:
Tại khu vực dự án, vận động các hộ dân có đủ điều kiện và khả năng đầu tư để
tham gia sản xuất sinh vật cảnh theo từng nhóm, cụm trong khu vực dự án; số hộ
tham gia bước đầu trong khu vực dự án phải tập trung, để có điều kiện tập trung đầu
tư, hỗ trợ. Tại khu vực dự án sẽ do Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác kinh tế làm đầu mối
điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân. Đồng thời hoạt động sản
xuất sinh vật cảnh tại vùng dự án sẽ gắn kết với hoạt động của hội hoặc câu lạc bộ để
các hộ dân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và là nơi hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các
hộ này.
Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng: đối với phương án 1, để thực hiện được
phương án này sẽ rất khó khăn và tốn kém nguồn kinh phí đầu tư lớn, việc giải phóng
mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn vì hầu hết địa bàn xã đề có nhà ở của người dân. Đối
với phương án 2 là phương án kết hợp hạ tầng có sẵn tại khu vực dự án để phát triển,
tuy nhiên theo phương án này thì ngay từ đầu khối lượng công việc lớn, việc đầu tư
lại dàn trãi, không tập trung nên rất khó trong việc quản lý và việc thực hiện các
chính sách hỗ trợ sẽ khó khả thi hoặc không hiệu quả.
Đối với phương án 3 là phương án được chọn vì tận dụng được hạ tầng hiện
có tại khu vực dự án, có chọn lọc đối tượng đủ điều kiện tham gia, việc thực hiện các
chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ được tập trung và hiệu quả, nên khả năng thành
công của dự án sẽ cao, trên cơ sở đó việc vận động các hộ dân tham gia sẽ gặp nhiều
thuận lợi; đồng thời phương án còn kết hợp hoạt động của Hội, câu lạc bộ, giúp đẩy
mạnh phong trào chơi sinh vật cảnh, nên sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao trình
độ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong vùng dự án.
http://lapduan.net22
III. XÁC ĐỊNH QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM HÀNG NĂM
CỦA TỪNG LOẠI SINH VẬT CẢNH
Thực hiện theo phương án 3 đã được chọn: khu vực dự án có diện tích
khoảng 45 ha, chọn 150 hộ tiêu biểu. Qua kết quả khảo sát, trong 10 nhóm sinh vật
cảnh cần đầu tư thì có một số nhóm cần nhiều hộ đầu tư, có nhóm chỉ cần đầu tư vài
hộ, do đó chúng tôi xác định quy mô và sản phảm hàng năm của từng loại sản phẩm
như sau:
Nhóm 1: Đá cảnh – non bộ
- Vận động 05 hộ dân tham gia đầu tư, diện tích mặt bằng sản xuất trung bình
70m2
/hộ
- Sản phẩm cung cấp: đá cảnh, tiểu cảnh, non bộ. Dự kiến ít nhất mỗi năm sản
xuất 250 sản tác phẩm cung cấp cho thị trường với giá trị khoảng 350 triệu đồng.
Nhóm 2: Bonsai:
- Vận động 40 hộ tham gia sản xuất, diện tích sản xuất trung bình 500m2
/hộ
- Sản phẩm cung cấp: các tác phẩm bon sai, cây cảnh. Dự kiến sau 03 năm đầu
tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 28.000 sản phẩm, trị giá khoảng 3 tỷ
đồng
Nhóm 3: Hoa lan
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng
500m2
.
- Sản phẩm cung cấp: lan cắt cành, lan chậu các loại. Dự kiến sau 1 năm đầu
tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 cành lan và 5.000 chậu lan, trị
giá khoảng 375 triệu đồng.
Nhóm 4: Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…)
- Vận động 40 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình khoảng 500m2
/hộ
- Sản phẩm cung cấp: cây cảnh trong chậu các loại như mai, hoa giấy, bằng
lăng, sứ, sinh sam, mai chiếu thủy, nguyệt quế, trang… Dự kiến sau 3 năm đầu tư,
mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 sản phẩm, trị giá khoảng 3,5 tỷ
đồng.
Nhóm 5: cây tạo hình
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2
- Sản phẩm cung cấp: các tác phẩm hình thú được tạo hình bằng cây xanh (như
nai, voi, rồng, lục bình…) phụ vụ trang trí các khuôn viên tư gia, các công viên, vỉa
http://lapduan.net23
hè… Dự kiến sau 3 năm đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 sản
phẩm, trị giá khoảng 600 triệu đồng.
Nhóm 6: Cây lá màu, hoa nền
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2
- Sản phẩm cung cấp: các loại cây lá màu, hoa nền, cây làm đường viên chủ
yếu phục vụ các công trình công cộng như đường, công viên. Dự kiến mỗi năm cung
cấp cho thị trường khoảng 80.000 đơn vị cây, trị giá khoảng 400 triệu đồng.
Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích tối thiểu mỗi hộ khoảng từ
300m2
- Sản phẩm cung cấp: các loại hoa treo như dạ thảo, thạch thảo, mười giờ… Dự
kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 giỏ
(chậu), trị giá 600 triệu đồng
Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh
- Vận động 05 hộ tham gia sản xuất, diện tích tối thiểu mỗi hộ khoảng từ
200m2
- Sản phẩm cung cấp: cá cảnh, thủy sinh các loại như cá dĩa, chép, cá rồng, bảy
màu,… Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng
20.000 cá cảnh, thủy sinh các loại, trị giá khoảng 250 triệu đồng.
Nhóm 9: Nhóm chim – thú cảnh
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 200m2
- Sản phẩm cung cấp: chim – thú cảnh các loại: chim hót, chim chọi, chim làm
cảnh, thú cảnh: chich chòe, chào mào, vành khuyên, vẹt, cu gái, sẻ, yến phụng, chó
cảnh… Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.200
chim –thú cảnh các loại, trị giá khoảng 400 triệu đồng.
Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sản xuất sinh vật cảnh: Sản xuất chậu cảnh
- Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 75m2
- Sản phẩm cung cấp: chậu cảnh xi măng các loại. Dự kiến sau thời gian đầu
tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 chậu cảnh các loại, trị giá
khoảng 1.200 triệu đồng.
http://lapduan.net24
Chương V
PHÂN TÍCH QUY MÔ CHO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT
SINH VẬT CẢNH, CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU
THỊ TRƯỜNG SINH VẬT CẢNH CỦA VÙNG DỰ ÁN
I. CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHO TỪNG LOẠI HÌNH
SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH
Dựa trên yêu cầu, đặc thù của các nhóm sinh vật cảnh và lợi thế so sánh của
từng loại, chúng tôi đưa ra phương án kỹ thuật áp dụng cho từng nhóm trên cơ sở phù
hợp với điều kiện về đất đai, giao thông tại khu vực dự án như sau:
Nhóm 1. Đá cảnh – non bộ: Do yêu cầu sử dụng mặt bằng nhỏ, chỉ cần khoảng
70m2
/hộ là có thể đảm bảo tổ chức sản xuất, số hộ tham gia sản xuất ít, nên được bố
trí tại khu vực thuận lợi về mặt vận chuyển. Kỹ thuật áp dụng để sản xuất loại hình
này chủ yếu bằng thủ công được quyết định bởi trình độ tay nghề của người tham gia.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất sẽ ứng dụng tối đa cơ giới hóa vào sản xuất như sử
dụng các loại máy khoan, máy cắt… để chế tác các tác phẩm.
Nhóm 2. Bonsai: đây là nhóm có số lượng hộ tham gia dự kiến lớn, diện tích
cơ bản phải đạt trung bình từ 500m2
/hộ trở lên; việc sản xuất, nuôi trồng cây bon sai
chủ yếu trong chậu đất; kết cấu, chất lượng đất hầu như không ảnh hưởng đến việc
sản xuất cây bon sai vì các cây đều sống trong chậu đất và được sử dụng giá thể tổng
hợp phù hợp với đặc tính của từng loại cây dùng làm bon sai. Với đặc điểm như trên,
việc bố trí sản xuất cây bon sai sẽ được chia ra từ 3 đến 5 cụm, mỗi cụm có từ 10-15
hộ sản xuất.
Về chủng loại dùng để sản xuất bon sai thì có rất nhiều. Tuy nhiên trong vùng
dự án chỉ nên tập trung sản xuất một số loại sau đây để đảm bảo lợi thế so sánh cũng
như tạo nét đặc trưng của vùng: mai chiếu thủy, linh sam, kim quýt, cần thăng, cùm
rụm, cây sanh – si (lá nhỏ), me, nguyệt quế. Đây là các loại cây dùng làm bon sai rất
phù hợp và được người dân trong vùng dự án nuôi trồng và phát triển rất tốt.
Về kỹ thuật áp dụng: để tạo ra tác phẩm bon sai đẹp, có giá trì thì điều cốt yếu
vẫn là trình độ tay nghề và sự đam mê của người sản xuất; phần lớn thời gian sản
xuất bon sai đều tập trung ở khâu cắt tỉa và uốn cây, nên việc sản xuất nhóm bon sai
chủ yếu là dùng phương pháp thủ công. Dụng cụ để sản xuất bon sai chủ yếu là kéo
cắt cây, kềm, cưa tay, đục, kẽm uốn, bàn quay, chậu đất. Tuy nhiên để có được 1 cây
nguyên liệu dùng để uốn tỉa thì cần phải qua thời gian chăm sóc, bảo dưỡng; điều đặc
biệt quan trong đối với cây bon sai là phải đảm bảo cây sống khỏe, tốt, bền. Do đó
http://lapduan.net25
việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây bon sai cần hết sức cân nhắc,
chỉ khuyến cáo nên sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, cần tránh lạm dụng
phân hóa học vì sẽ làm đất trồng nhanh chóng thoái hóa, cây không phát triển bền
vững.
Nhóm 3. Hoa lan: qua khảo sát cho thấy vùng dự án có điều kiện về nhiệt độ,
ẩm độ, độ thông thoáng phù hợp đế phát triển một số loại hoa lan có giá trị cao. Để
sản xuất hoa lan, diện tích bình mỗi hộ có từ 500m2
trở lên; tại những khu vực bị
trũng thấp, hoặc bị ngập úng đều có thể tận dụng để bố trí sản xuất hoa lan. Giá thể
sử dụng để trồng lan là than củi, dương xỉ, võ đậu phọng, dến, võ cây, gạch, võ dừa…
Về chủng loại hoa lan khuyến cáo sản xuất trong vùng dự án: qua quá trình
khảo sát thực tế và nhu cầu thị trường, chúng tôi đề nghị chỉ sản xuất các loại hoa lan
trong vùng dự án như sau: hồ điệp, mokara (cắt cành), cattleya và một số loại lan
rừng.
Về phương án kỹ thuật áp dụng: đối với sản xuất lan nên đầu tư hệ thống tưới
phun sương nhằm giảm chi phí lao động; việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật cần thiên về các loại phân hữu cơ, phân vi sinh và các loại thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm đảm bảo môi trường và môi trường sống của cây
được bền vũng, vì hoa lan khi đưa vào sản xuất tập trung sẽ sử dụng rất nhiều phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Nhóm 4 Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…)
Đây là nhóm cây được sản xuất thông dụng nhất và cũng được người tiêu dùng
sử dụng nhiều (nhất là các loại cây như mai, hoa giấy hầu như mọi nhà ở Miền Nam
để trưng trong các ngày Tết Nguyên Đán). Nhóm này cùng với nhóm bon sai sẽ được
vận động người dân tham gia nhiều nhất và được chia làm 3 đến 5 cụm sản xuất trong
vùng dự án. Diện tích đất trung bình mỗi hộ tham gia 500 m2
.
Về kỹ thuật, trình độ tay nghề để sản xuất nhóm này tương đối đơn giản hơn so
với sản xuất bon sai, chỉ cần tạo ra những tác phẩm cân đối, hoài hòa, không cần đòi
hỏi nghiêm ngặt các chỉ số, tỷ lệ như cây bon sai (tỷ lệ vàng). Việc sản xuất nhóm
này có thể sản xuất trực tiếp trong chậu đất hoặc có thể trồng trực tiếp ngoài đất, khi
nào phù hợp mới vào chậu để chăm sóc hoàn chỉnh
Về chủng loại sản xuất trong vùng dự án đề xuất nên tập trung sản xuất một số
loại sau đây: mai vàng, bông giấy, sứ thái, bằng lăng, xương rồng… Ngoài ra ta cũng
có thể dùng một số loại cây ăn trái để làm cảnh như vú sữa, sari, mận…Hầu hết các
loại cây này đã được người dân tại địa phương trong vùng dự án trồng và phát triển
tốt qua nhiều thế hệ.
Nhóm 5: cây tạo hình
http://lapduan.net26
Nhóm cây tạo hình thông thường được sử dụng tại các công viên, khu công
cộng, dãi phân cách trên các trục đường và một số ít được người dân sưu tập trồng ở
nhà. Do đó về đối tượng để tiêu thụ có hạn chế hơn so với nhóm cây bon sai cũng
như nhóm cây chơi hoa. Tuy nhiên với định hướng Nhơn Trạch sẽ trở thành thành
phố mới; đồng thời đời sống của người dân không ngừng được nâng lên thì nhu cầu
đối với nhóm cây này rõ ràng là cần thiết, nên được đầu tư và phát triển đúng mức.
Diện tích tối thiểu để sản xuất nhóm cây này cần ít nhất từ 500m2
/hộ trở lên; việc sản
xuất, nuôi trồng nhóm cây tạo hình có thể nuôi trồng ngoài đất thời gian đầu sau đó
vô bồn hoặc chậu hoặc có thể trồng xuyên suốt trong chậu để tiện việc chăm sóc, vận
chuyển.
Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm cây tạo hình thông thường dùng các loại
cây truyền thống, có độ bền và cành tán phát triển đều, dễ uốn. Một số loại cây dùng
để sản xuất như sau: sanh – si (đây là loại cây phát triển rất mạnh và mau khép kín),
cùm rụm, mai chiếu thủy, trang thái, ác ó.
Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm cây tạo hình khá đơn giản, ta
chỉ cần chăm sóc cây phát triển tốt để phủ kín khuôn đã được định hình sẵn. Do dó
yếu quyết định để sản xuất nhóm cây tạo hình là kỹ thuật tạo hình sẵn bằng thép hoặc
bằng cây (thông thường dùng khung thép), chỉ cần tạo được khung hình đẹp đã quyết
định 80% của tác phẩm, khâu chăm sóc, cho cây phủ kín khuôn hình thì khá đơn
giản. Dụng cụ để sản xuất nhóm cây tạo hình chủ yếu là thép, kẽm buộc, chậu trồng
cây.
Nhóm 6: cây lá màu, hoa nền
Đây là nhóm cây chủ yếu phục vụ cho việc thiết kế các công trình công cộng
như công viên, dãi phân cách đường, hoa viên các cơ quan, trụ sở, khách sạn và tư
gia (nhà vườn). Đây là nhóm cây rất cần thiết cho để phục vụ cho sự phát triển của
thành phố Nhơn Trạch trong tương lai. Diện tích tối thiểu để sản xuất nhóm cây này
cần ít nhất từ 500m2
/hộ trở lên; việc sản xuất, nuôi trồng nhóm cây này chủ yếu được
trồng trong các giỏ tre, bọc ni lon để tiện cho việc vận chuyển và thi công các công
trình.
Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này rất đa dạng, thị trường luôn xuất
hiện nhiều giống mới. Tuy nhiên một số loại cơ bản ta nên sản xuất như: trang lá nhỏ
(dùng để tạo viền và cắt tỉa thành các khối hình), ác ó (làm đường viền), dương (làm
đường viền), cây lá trắng, chuổi ngọc, phát tài, lá gấm, hoa dừa, mười giờ, hướng
dương, cúc…
Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm hoa nền không đòi hỏi phức
tạp về các chỉ số, chỉ cần chăm sóc, phòng chống sâu bệnh để cây phát triển tốt. Thời
gian sản xuất nhóm này rất ngắn, thông thường từ 2 đến 5 tháng là có thể xuất bán.
http://lapduan.net27
Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh
Đây là nhóm cây chủ yếu phục vụ cho trang trí văn phòng, các quán cà phê và
tư gia. Trong xu thế hiện nay do không gian sống bị thu hẹp, người ta không còn ưa
chuộng các loại cây cở lớn để trang trí mà thường dùng các loại cây nhỏ, gọn mà hoa
treo, cây thủy sinh là giải pháp phù hợp cho điều kiện sống hiện nay. Nhóm cây này
được sử dụng để trang trí hầu như ở nhiều nơi, việc di chuyển, chăm sóc cũng rất dễ
dàng, chiếm không gian nhỏ. Diện tích trung bình để sản xuất nhóm cây này cần
khoảng 500m2
/hộ; việc sản xuất, nuôi trồng nhóm cây này chủ yếu được trồng trong
các chậu nhựa (dạng chậu treo) và các bình thủy tinh.
Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này cũng rất đa dạng, gồm một số loại
như: thạch thảo, dạ yên thảo, mười giờ, các loại cây thủy sinh….
Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm hoa treo cũng như các loại hoa
ngắn ngày khác, chỉ cần chăm sóc, phòng chống sâu bệnh để cây phát triển tốt. Riêng
đối với nhóm thủy sinh có sử dụng thêm các loại dinh dưỡng dưới dạng dung dịch.
Thời gian sản xuất nhóm này cũng khá ngắn, thông thường từ 2 đến 5 tháng là có thể
xuất bán.
Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh
Đây là nhóm sinh vật cảnh chủ yếu phục vụ cho trang trí các trụ sở, văn phòng,
khác sạn và tư gia. Trong xu thế hiện nay nhóm này cũng đang được thị trường ưa
chuộng, diện tích để sản xuất nhóm này rất nhỏ, chỉ cần khoảng 200-500 m2
là đã
đảm bảo để sản xuất. Tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh có nhiều hội,
câu lạc bộ cá cảnh ở nhiều quận, các hội này hoạt động rất mạnh, điều đó chứng tỏ sự
thu hút của nhóm cá cảnh – thủy sinh. Thông thường cá cảnh và thủy sinh thường
được sản xuất kết hợp với nhau.
Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này rất đa dạng, cụ thể như: cá dĩa, các
loại cá rồng, các chép, la hán, cá xiêm, tép cảnh, các loại cá nước mặn, hải sâm, san
hô,…
Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm cá cảnh – thủy sinh khá phức
tạp, đòi hỏi người sản xuất phải am hiểu đặc tính của từng loài để có chế độ chăm sóc
phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Về dụng cụ để sản xuất chủ yếu là hồ chứa, hệ
thống xử lý nước, máy lọc nước, máy tạo khí, đèn chiếu, nhiệt kế, dụng cụ đo PH.
Các loại thức ăn cho cá cảnh cũng riêng biệt cho từng nhóm, nguồn nước sử dụng
phải tuyệt đối an toàn.
Nhóm 9: Nhóm chim –thú cảnh
Đây là nhóm sinh vật cảnh phục vụ cho những người yêu thích, đam mê, nhóm
này chủ yếu dùng để làm cảnh hoặc để hót. Phong trào chơi chim – thú cảnh đã được
http://lapduan.net28
phát triển rất lâu và thời gian gần đây, phong trào này đang có chiều hướng phát triển
mạnh. Trước đây người chơi chim chủ yếu là người già, những người đã về hưu,
nhưng nay người chơi chim đa số là những người trẻ. Trước đây chơi chim chủ yếu là
văn nghệ, theo phong trào, thì nay bộ môn này không chỉ giúp thư giản sau thời gian
làm việc mệt nhọc mà nó còn là nghề kinh doanh ăn nên làm ra, nó giúp cho mọi
người giao lưu, gần gủi và hợp tác nhau trong các lĩnh vực khác.
Diện tích trung bình để sản xuất chim cảnh không cần nhiều, chỉ cần tổng diện
tích khoảng 200m2
/hộ là đủ; chim được nuôi trong các lồng bằng thép hoặc bằng gổ,
mây. Hiện nay thức ăn cho chim rất da dạng, có nhiều loại thức ăn chế biến sẵn hoặc
các loại côn trùng sống được sản xuất đồng loạt để phục vụ cho việc nuôi chim.
Về chủng loại chim đề xuất nuôi trong vùng dự án: chích chòe than, chích chòe
lửa, chích chòe đất, họa mi, chào mào, hoành hoạch, sơn ca, khứu, khổng tước, yến
phụng, nhồng, cưởng, sáo, gà kiểng, chó cảnh…
Về kỹ thuật áp dụng: người nuôi chim cảnh đòi hỏi trước hết phải đam mê và
am hiểu đặc tính của từng loài để có chế độ chăm sóc phù hợp. Điều kiện nuôi chỉ
cần có nhà che, không bị mưa, nắng, lồng, chuồngphải phù hợp với từng chủng loại,
thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh và có rào bảo vệ chống các vật gây hại như
mèo, chuột, kiến, chim hoang
Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sản xuất sinh vật cảnh: sản xuất chậu cảnh
Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi thấy rằng tại khu vực
dự án có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp không thể thiếu để phát triển sinh vật cảnh
là nghề sản xuất chậu cảnh. Tại vùng dự án có HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ đang
sản xuất chậu cảnh từ năm 2008. Qua buổi làm việc với HTX, được biết sản phẩm
chậu cảnh của HTX được cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Miền Tây, sản phẩm chậu cảnh của HTX rất đẹp và sáng tạo, rất phù hợp để trồng
bon sai và cây cảnh; đồng thời sản phẩm của HTX là một trong hai sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2009 và đạt sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2010. Hiện nay nhu cầu của thị trường rất lớn đối với sản
phẩm chậu của HTX, tuy nhiên với sản lượng mà HTX cung cấp cho thị trường thì
còn rất ít. Do đó chúng tôi thấy rằng cần phải phát triển nghề làm chậu cảnh trong
khu vực dự án sinh vật cảnh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành nghề này.
Diện tích để sản xuất chậu cảnh chỉ cần từ 40-80m2
là đủ. Theo thông tin cung
cấp của HTX, giá chậu của HTX sản xuất rất đa dạng, giá thấp nhất 30.000
đồng/chậu đến 1,5 triệu đồng/ chậu tùy theo sản phẩm; trung bình để sản xuất một
chậu mất khoảng 60 đến 80 phút, trung bình mỗi ngày một người sản xuất được 07
chậu, giá trung bình 50.000 đồng/chậu, sau khi trừ chi phí, thu nhập người làm chậu
một ngày khoảng 200.000 đồng.
http://lapduan.net29
Về kỹ thuật sản xuất chậu: để sản xuất chậu đòi hỏi người làm phải khéo tai và
nhuần nhuyễn. Thời gian đào tạo một người có thể sản xuất được chậu và cung cấp
cho thị trường trung bình khoảng 3 tháng. Đối tượng để sản xuất chậu cũng rất rộng,
ngay cả người về hưu và phụ nữ đều có thể tham gia sản xuất được chậu cảnh, vì
người làm chậu chỉ thực hiện các thao tác nhẹ nhàng không phải dùng nhiều sức.
Dụng cụ để sản xuất chậu rất tỷ mỹ, bao gồm bàn quay, khung định hình, lưỡi
tạo hình (phần quyết định hình dáng chậu) và sử dụng các nguyên vật liệu: cát, xi
măng, thép, sơn nước... Hiện nay bộ dụng cụ này chỉ có xã viên của HTX mới được
sử dụng, do HTX sản xuất.
II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CÓ THỂ ỨNG DỤNG
TRONG SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH
1. Kỹ thuật tưới:
Do cây cảnh là loại cây nghệ thuật, đòi hỏi khi tưới không thể tưới đại trà như
nhau, mà phải có sự chăm sóc tỷ mỹ của con người mới đảm bảo cây phát triển tốt.
Nhìn chung, kỹ thuật tưới có thể áp dụng trong sản xuất sinh vật cảnh là tưới
phun sương và tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Kỹ thuật tuới phun sương chỉ có thể áp
dụng đối với một số loại cây phù hợp như các loại hoa lan, cây con (tưới phun sương
tự động); kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể áp dụng đối với nhiều loại cây cảnh như: mai,
hoa giấy, bằng lăng, sanh, cây tạo hình, hoa treo…
2. Công nghệ chọn tạo và nhân giống:
Nhìn chung các loại sinh vật cảnh ta đều có thể áp dụng các kỹ thuật nhân
giống thông thường như: phương pháp ghép, chiết, cắt cành những cây có đặc tính ưu
việt để tăng số lượng đầu cây, đối với chim cá cảnh ta có thể thực hiện lai phối theo
phương thông thường. Riêng đối với công nghệ chọn tạo, lai giống theo phương pháp
hiện đại như cấy mô in vi tro, chiếu các tia phóng xạ để tạo đột biến… thì không thực
hiện trong vùng dự án mà sẽ tổ chức đặt hàng tại các trường, viện.
3. Chuồng nuôi, vườn trồng:
Đối với nhóm chim cảnh và cá cảnh – thủy sinh ta sử dụng các loại chuồng, hồ
thông thường như hiện nay; đối với cây trồng hầu như được trồng trong chậu, giỏ, giá
thể sử dụng được phối trộn bằng nhiều nguyên liệu phù hợp với từng loại.
4. Xử lý chất thải:
Chất thải trong sản xuất sinh vật cảnh hầu như không phát sinh nhiều như
ngành nghề công nghiệp. Nước dùng để tưới cây hầu như được thấm vào đất và
không ảnh hưởng đến môi trường; nước thải đối với nuôi cá cảnh – thủy sinh, chim
cảnh thì cũng như nước thải sinh hoạt thông thường; mặt khác số hộ tham gia sản
http://lapduan.net30
xuất 2 nhóm này ít nên vấn đề nước thải là không đáng kể. Riêng đối với cây cảnh
trong quá trình sản xuất có sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, do đó, trong vùng
dự án bắt buộc người tham gia sản xuất chỉ sử dụng những loại thuốc được phép lưu
hành và sẽ vận động chủ yếu sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên.
III. KỸ THUẬT CỤ THỂ SẢN XUẤT CÁC LOẠI SINH VẬT CẢNH
Phần kỹ thuật cụ thể để sản xuất 10 nhóm sinh vật cảnh trong vùng dự án sẽ
được hướng dẫn chi tiết khi tiến hành các lớp đào tạo, truyền nghề sản xuất sinh vật
cảnh. Trong bản thuyết minh này chỉ giới thiệu một số kiến thức cơ bản, hình ảnh
tổng quát về non bộ, cây cảnh nghệ thuật, tìm hiểu khái quát một số loại hoa cảnh
(xem phần tham khảo)
IV. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM
SINH VẬT CẢNH CỦA VÙNG DỰ ÁN
- Dự kiến nhu cầu thị trường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch giai đoạn từ nay
đến năm 2015 như sau:
STT Chủng loại
Năm
1010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
1 Đá cảnh-non bộ (tác phẩm) 150 200 250 300 370 500
2 Hoa lan cắt cành (cành) 40,000 50,000 60,000 70,000 85,000 100,000
3 Lan chậu (chậu) 4,000 5,300 6,000 7,500 9.000 11.000
4 Các loại hoa cắt cành khác (cành) 130,000 140,000 155,000 170,000 185,000 200,000
5 Cây cảnh các loại - bonsai (chậu) 45,000 52,000 60,000 69,000 79,000 95,000
6 Cây công trình (cây) 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 9,000
7 Hoa nền (chậu, giỏ) 150,000 165,000 180,000 195,000 215,000 240,000
8 Hoa treo (chậu) 6,000 10,000 15,000 25,000 35,000 50,000
9 Cá cảnh – thủy sinh (con, cây) 12,000 20,000 30,000 40,000 55,000 70,000
10 Chim – thú cảnh (con) 900 1,000 1,500 2,000 2,700 4,000
11 Chậu cảnh các loại (chậu) 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 50,000
Nguồn: HTX SVC Long Thọ và tổng hợp
- Dự kiến sau khi dự án đi vào hoạt động, mỗi năm cung cấp cho thị trường
250 tác phẩm đá cảnh; 28.000 tác phẩm bon sai; 50.000 cành lan, 5.000 chậu lan;
30.000 tác phẩm chậu hoa – cây cảnh các loại; 2.000 tác phẩm tạo hình; 80.000 giỏ
hoa nền, cây lá màu; 30.000 giỏ (chậu) hoa treo, cây thủy sinh; 20.000 cá cảnh các
loại; 1.200 chim cảnh và 20.000 chậu cảnh các loại.
Đối chiếu với bảng dự kiến nhu cầu sử dụng sinh vật cảnh trên địa bàn huyện
Nhơn Trạch trong thời gian tới, ta thấy rằng nếu vùng dự án chính chính thức đi vào
hoạt động với số hộ dân tham gia sản xuất như dự kiến, thì cơ bản đáp ứng được một
phần nhu cầu thị trường sinh vật cảnh trong địa bàn huyện. Tuy nhiên để đảm bảo
việc tiêu thụ sản phẩm của người dân trong vùng dự án, cần mở rộng thị trường tiêu
thụ sang các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu; đẩy mạnh và
http://lapduan.net31
tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm sinh
vật cảnh.
http://lapduan.net32
Chương VI
TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ
NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGUYÊN VẬT LIỆU
I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT:
1. Sản xuất:
Việc sản xuất sinh vật cảnh trong vùng dự án theo hình thức hợp tác xã. Người
tham gia sản xuất trong vùng dự án sẽ là xã viên của HTX và sản xuất tại gia đình của
mình. Các xã viên sản xuất trên cơ sở theo sự điều hành chung của HTX. HTX sẽ tập
trung cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ về kỹ thuật. Hiện nay trong vùng
dự án đã có sẵn HTX hoạt động chuyên ngành sinh vật cảnh, do đó cần vận động
HTX tham gia thực hiện dự án.
2. Thu mua – tiêu thụ:
Việc thu mua sản phẩm trong vùng dự án sẽ được thông qua đầu mối là hợp tác
xã, HTX sẽ đảm nhận việc đầu ra sản phẩm cho xã viên của mình bằng hai hình thức
tùy theo loại và số lượng sản phẩm: trực tiếp thu gom sản phẩm của xã viên hoặc giới
thiệu nơi tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Xã viên có trách nhiệm đóng lại chi phí giới
thiệu cho HTX với tỷ lệ phần trăm trên tổng sản phẩm tiêu thu theo sự thống nhất
giữa HTX và xã viên (thông thường là 5%).
3. Khu tập kết, trưng bày sinh vật cảnh:
Để tiêu thụ tốt sản phẩm cho xã viên trong vùng dự án, cần thiết phải có khu
tập kết và trưng bày sản phẩm nhằm giới thiệu sản phẩm của vùng dự án. Hiện nay tại
địa bàn ấp 4 xã Long Thọ còn một số diện tích đất công, trong đó có một số diện tích
đất có thể được sử dụng làm khu trưng bày, tập kết sản phẩm của vùng dự án sẽ rất
phù hợp. Ngoài ra tại khu tập kết, trưng bày sản phẩm cần gắn kết với hoạt động hội,
câu lạc bộ. Khác với các loại hình, ngành nghề khác, đối với sinh vật cảnh để phát
triển bền vững điều cần thiết phải đẩy mạnh phong trào và giữ vững phong trào. Khi
hoạt động của hội, câu lạc bộ tại khu vực dự án được phát triển thì rõ ràng việc giới
thiệu và tiêu thụ sản phẩm của xã viên trong vùng dự án sẽ rất thuận lợi.
4. Xây dựng các mô hình điểm:
Để việc vận động người dân tham gia cùng nhà nước xây dựng, phát triển vùng
dự án được thuận lợi và hiệu quả, ta nên xây dựng các mô hình điểm cụ thể; đồng
thời qua đó còn giúp người dân có thêm kinh nghiệm trong việc sản xuất sinh vật
cảnh, trên cơ sở đó vận động và thuyết phục người dân tham gia sẽ thuận lợi hơn.
Qua khảo sát và định hướng thị trường, trên cơ sở đặc trưng của từng nhóm, chúng
http://lapduan.net33
tôi đề xuất xây dựng các mô hình điểm như sau (mỗi mô hình sẽ chọn một hộ đủ điều
kiện để thực hiện):
1- Hoa lan: xây dựng một mô hình hoa lan mokara cắt cành và lan hồ điệp
2- Bon sai: xây dựng một mô hình bon sai mini
3- Nhóm chơi hoa: xây dựng một mô hình trồng mai ghép
4. Mô hình hoa treo-cây thủy sinh
Riêng đối với các nhóm khác như chim – thú cảnh, cá cảnh, non bộ qua khảo
sát và tính toán thì nhu cầu tạm thời chưa cao, do đó trong thời gian đầu nên tập trung
cho 5 nhóm được xây dựng mô hình điểm nói trên.
Quy mô các mô hình điểm:
4.1- Đối với mô hình trồng hoa lan: 2 mô hình
Lan Mokara cắt cành:
Trên địa bàn vùng dự án qua khảo sát có 3 nhóm hoa lan có tiềm năng phát
triển tốt là: Hồ Điệp, Mokara và Cattleya. Ta chọn mô hình lan Mokara cắt cành và
lan hồ điệp để xây dựng mô hình điểm.
Về quy mô: trồng 700 cành Mokara: vàng (400 cành) và đỏ (300 cành) được
thiết kế trồng thành luống rộng khoảng 60cm (trồng hai hàng, cây cách cây 25cm), sử
dụng giá thể là võ đậu phọng, dùng các trụ để căng dây làm điểm tựa cho các cành
lan; sử dụng lưới đen cản ánh sáng (60%); thiết kế tưới phun sương tự động.
Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án,
chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, đặc biệt nên ưu tiên
chọn hộ đã từng nuôi trồng lan và am hiểu về cây hoa lan (bao gồm đối tượng đã thất
bại trong việc nuôi trồng lan). Vì hộ đã nuôi trồng hoa lan sẽ có kinh nghiệm nên khả
năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao.
Về chi phí dự kiến chủ yếu xây dựng mô hình:
* Chọn khu đất có diện tích 200 m2
* Cây giống: 700 cành Mokara giống: 40 triệu đồng
* Nhà lưới: 20 triệu đồng
* Hệ thống tưới phun sương tự động: 15 triệu
* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 7 triệu đồng
* Dự phòng (5%): 4 triệu đồng
Tổng cộng: 86 triệu đồng
http://lapduan.net34
Lan hồ điệp
Về quy mô: trồng 1.000 chậu, lan được thiết kế trồng trên giàn rộng khoảng
60cm, khoảng cách từ mặt đất đền giàn 0,7m, sử dụng giá thể là than củi kết hợp với
một số loại giá thể khác như dến, võ đậu phọng; lan được trồng trong nhà có mái che
mưa và lưới giảm cường độ ánh sáng; thiết kết tưới phun sương tự động; đảm bảo độ
thông thoáng.
Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án,
chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, đặc biệt nên ưu tiên
chọn hộ đã từng nuôi trồng lan và am hiểu về cây hoa lan. Vì hộ đã nuôi trồng hoa
lan sẽ có kinh nghiệm nên khả năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao.
Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình:
* Chọn khu đất có diện tích 200 m2
.
* Cây giống: 1.000 chậu: 40 triệu đồng (cây giống là 30 triệu, giá thể và chậu
trồng là 10 triệu)
* Nhà nuôi trồng: 20 triệu đồng
* Hệ thống tưới phun sương tự động: 10 triệu
* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 7 triệu đồng
* Dự phòng (5%): 4 triệu đồng
Tổng cộng: 81 triệu đồng
4.2- Đối với mô hình trồng bon sai:
Đối với nhóm bon sai ta chọn mô hình bon sai nhỏ - mini để xây dựng mô hình
điểm, vì bon sai nhỏ - mini có thị trường tiêu thu lớn, thời gian sản xuất không quá
dài, mặt khác hiện nay do không gian sống của người dân nhỏ hẹp, giá cả không cao
nên thị trường bon sai mini là xu hướng mới.
Về chủng loại cây xây dựng mô hình điểm ta chọn 2 loại: linh sam và sanh-si.
Về quy mô: mô hình được trồng 1.000 cây; chia 500 cây linh sam và 500 cây
sanh-si, được trồng trong chậu xi măng , đường kính miệng khoảng 20cm; giá thể sử
dụng tro trấu là thành phần chính, trộn với xơ dừa, đất mùn, phân oai; nguồn giống sử
dụng là cây con được tách, chiết từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Diện tích đất cần thiết để
xây dựng mô hình khoảng 400 m2
; trong đó diện tích dành để các chậu là 300 m2
,
diện tích còn lại dùng làm lối đi.
Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án,
chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư để mô hình đạt hiệu
quả cao.
http://lapduan.net35
Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình:
* Chọn khu đất có diện tích 500 m2
để xây dựng mô hình
* Cây giống: 30 triệu đồng
* Nhà lưới: 5 triệu đồng (chủ yếu cản bớt nắng trong thời gian mới trồng
* Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng
* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng
* 1.000 chậu: 10 triệu
* Dụng cụ: kéo tỉa, đục, cưa, kẽm chuyên dùng: 15 triệu
* Giá thể trồng: 10 triệu
* Dự phòng (5%): 4 triệu đồng
Tổng cộng: 82 triệu đồng
4.3- Đối với mô hình trồng mai ghép:
Trong vùng dự án qua khảo sát có nhiều hộ trồng mai ghép, nhưng các hộ này
trồng không tập trung, chưa đầu tư đúng mức. Theo tình hình chung của thị trường thì
mai ghép loại nhỏ giá cả phù hợp nên thị trường tiêu thụ lớn, dễ chăm sóc và mau thu
hoạch. Do đó ta sẽ thực hiện xây dựng 1 mồ hình trồng mai ghép cở nhỏ.
Về quy mô: 1.000 chậu mai nhỏ được trồng trong chậu xi măng, đường kính
miệng chậu khoảng 25cm; giá thể sử dụng tro trấu là thành phần chính, trộn với xơ
dừa, đất mùn, phân oai; nguồn giống sử dụng là cây con ươm từ hạt và đã ghép mai 9
cánh Thủ Đức được 1 năm tuổi. Diện tích đất cần thiết xây dựng mô hình khoảng
500m2
. Kỹ thuật tưới: tưới phun thủ công, nếu đủ điều kiện thì có thể áp dụng tưới
nhỏ giọt tiết kiệm nước.
Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án,
chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, nên ưu tiên chọn hộ đã
từng nuôi trồng mai ghép. Vì hộ đã nuôi trồng mai ghép sẽ có kinh nghiệm nên khả
năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao.
Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình:
* Cây giống: 30 triệu đồng
* Nhà lưới: 5 triệu đồng (chủ yếu cản bớt nắng trong thời gian mới trồng)
* Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng
* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng
* 1.000 chậu: 12 triệu
http://lapduan.net36
* Dụng cụ: kéo tỉa, đục, cưa, kẽm chuyên dùng: 15 triệu
* Giá thể trồng: 10 triệu
* Dự phòng (5%): 4 triệu đồng
Tổng cộng: 84 triệu đồng
4.4- Đối với mô hình trồng hoa treo, cây thủy sinh:
Chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng sử dụng để xây dựng mô hình dạ yên
thảo, sống đời, phú quý, ngọc lân, thanh tâm…
Về quy mô: 1.000 chậu, chia ra 600 chậu hoa treo và 400 chậu hoa trồng trong
nước. Giá thể sử dụng cho hoa treo là tro trấu, xơ dừa, đất mùn, phân oai; giá thể cho
cây trồng trong nước là dung dịch dinh dưỡng được chế biến sẵn. Diện tích đất cần
thiết xây dựng mô hình khoảng 500m2
. Kỹ thuật tưới: tưới phun thủ công cho hoa
treo, nếu đủ điều kiện thì có thể áp dụng tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước.
Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án,
chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, nên ưu tiên chọn hộ có
kinh nghiệm sản xuất.
Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình:
* Cây giống: 30 triệu đồng
* Nhà lưới: 8 triệu đồng
* Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng
* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng
* Chậu trồng: 24 triệu đồng (gồm: 600 chậu trồng hoa treo 9 triệu; 400 chậu
thủy tinh: 15 triệu)
* Giá thể trồng: 10 triệu
* Dự phòng (5%): 4 triệu đồng
Tổng cộng: 84 triệu đồng
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net

More Related Content

What's hot

Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...
Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...
Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...hienvuvan1
 
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.Phú
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.PhúDự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.Phú
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.PhúPhùng Thành Phú
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễunataliej4
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịPhi Phi
 
Du an phuong 6 long an
Du an phuong 6 long anDu an phuong 6 long an
Du an phuong 6 long anCompany
 
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
Dự án trồng cây ăn trái   thanh longDự án trồng cây ăn trái   thanh long
Dự án trồng cây ăn trái thanh longThaoNguyenXanh2
 
Cải tạo mỏ hoan
Cải tạo mỏ hoanCải tạo mỏ hoan
Cải tạo mỏ hoanJung Brian
 

What's hot (16)

Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...
Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...
Du an-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-va-benh-vien-phu-san-tieu-ch...
 
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.Phú
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.PhúDự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.Phú
Dự án Đất Nền Gold Hill Center - Đồng Nai | 0909 605 650 Mr.Phú
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
 
05.khu cong nghiep trong do thi
05.khu cong nghiep trong do thi05.khu cong nghiep trong do thi
05.khu cong nghiep trong do thi
 
Dự án xây dựng và phát triển cây thanh long tỉnh Bình Định 0903034381
Dự án xây dựng và phát triển cây thanh long tỉnh Bình Định 0903034381Dự án xây dựng và phát triển cây thanh long tỉnh Bình Định 0903034381
Dự án xây dựng và phát triển cây thanh long tỉnh Bình Định 0903034381
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị
 
Du an phuong 6 long an
Du an phuong 6 long anDu an phuong 6 long an
Du an phuong 6 long an
 
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
Dự án trồng cây ăn trái   thanh longDự án trồng cây ăn trái   thanh long
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 
Dự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịchDự án đầu tư khu du lịch
Dự án đầu tư khu du lịch
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh HàoKế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
Kế hoạch bảo vệ môi trường Lâm Thịnh Hào
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An PhúKế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
Kế hoạch bảo vệ môi trường An Phú
 
Cải tạo mỏ hoan
Cải tạo mỏ hoanCải tạo mỏ hoan
Cải tạo mỏ hoan
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam ViệtKế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
 
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội
 

Similar to Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net

Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taTiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênDự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênnataliej4
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh Lâm
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh LâmTMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh Lâm
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh LâmBich Thuy
 
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptx
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptxtham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptx
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptxssuser589db1
 

Similar to Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net (20)

Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị HoáLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
 
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..docPhát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.docPhát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Thành Phố Đồng Hới.doc
 
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước taTiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
Tiểu luận Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yênDự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
Dự án xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại đông triều và quảng yên
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh Lâm
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh LâmTMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh Lâm
TMDA Viên nén gỗ Tân Bình Công ty Thanh Lâm
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mớiBài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
Dự án trồng cây ăn trái   thanh longDự án trồng cây ăn trái   thanh long
Dự án trồng cây ăn trái thanh long
 
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...
Công nghiệp hoá - Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giả...
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptx
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptxtham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptx
tham_dinh_thi_truong_du_an_4502.pptx
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
 

More from Lap Du An A Chau

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Lap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netLap Du An A Chau
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netĐầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 

More from Lap Du An A Chau (16)

Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng chợ EA TIH tỉnh EA KAR - lapduan.net
 
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.netLập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
Lập dự án xây dựng khu thực nghiệm khoa học và công nghệ - lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng trại giống nông nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.netLập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
Lập dự án sản xuất một số cây ăn quả chất lượng cao phía Nam - lapduan.net
 
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.netĐầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
Đầu tư xây dựng bổ sung tại trại giống Tân Hiệp - Kiên Giang - Lapduan.net
 
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
Xin cấp phép đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Ba Tri - lapdu...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
 
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.netThuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
Thuyết minh dự án đầu tư trung tâm khởi nghiệp Đông Hòa - lapduan.net
 
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.netĐầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
Đầu tư dự án xây dựng khu trồng mít kết hợp chế biến công nghệ cao - lapduan.net
 
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.netLập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư khu công nghiệp và khu dân cư sân bay Long Thành - Lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
 
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.netDự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp - lapduan.net
 
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.netLập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
Lập dự án quy hoạch khu tái định cư huyện Đông Hải - Lapduan.net
 
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.netLập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
Lập dự án trung tâm giống nông nghiệp chất lượng cao Phú Quốc - Lapduan.net
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 

Recently uploaded

CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 

Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net

  • 1. http://lapduan.net1 TỔNG QUAN Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập vào tháng 9/1994. Trong thời điểm ban đầu này, kinh tế huyện Nhơn Trạch chủ yếu thiên về sản xuất nông nghiệp với đại bộ phận người dân sinh sống bằng nghề nông. Trong giai đoạn 1995-2005, thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Nhà nước, huyện Nhơn Trạch đã đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp. Từ năm 2006 sau khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế huyện Nhơn Trạch tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao và có bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Theo định hướng phát triển, đến năm 2020 Nhơn Trạch sẽ bắt đầu hình thành thành phố mới có công nghiệp phát triển cùng với nhiều khu dân cư tập trung. Định hướng này làm thay đổi mạnh mẻ cơ cấu ngành sản xuất của Huyện và đặt ra vấn đề nông nghiệp sẽ phát triển như thế nào khi Nhơn Trạch trở thành thành phố. Để giải bài toán về sản xuất nông nghiệp, Huyện ủy Nhơn Trạch đã ban hành nghị quyết 09-NQ/HU định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Nhơn Trạch theo hướng nông nghiệp đô thị và UBND huyện Nhơn Trạch có quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Nhơn Trạch đến năm 2020. Với việc kinh tế Nhơn Trạch phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ ngày càng giảm dần; diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm sút nhanh chóng; đa số lao động nông nghiệp cũng chuyển sang phi nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp trong quá trình phát triển đô thị vẫn giữ vai trò quan trọng và được nâng lên tầm mới do nông nghiệp vẫn phải đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng của cộng đồng vừa phục vụ tốt các yêu cầu khác cho phát triển đô thị (du lịch sinh thái, môi trường – cảnh quan…)
  • 2. http://lapduan.net2 Chương I SỰ CẦN THIẾT – MỤC TIÊU ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Huyện Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các trung tâm đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hòa. Các đô thị này cùng với huyện Nhơn Trạch đều có tốc độ phát triển cao, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng tăng; dẫn đến nhu cầu tinh thần về thưởng thức sinh vật cảnh ngày càng được nâng lên theo sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là yêu cầu khách quan, cần thiết trong quá trình phát triển đô thị. Trong khi đó hiện nguồn cung cấp sinh vật cảnh trên địa bàn còn chủ yếu từ các địa phương khác. Do đó đây là cơ hội tốt cho phát triển ngành sinh vật cảnh trong các năm tới, nhằm không chỉ đáp ứng cho nhu cầu đô thị mới Nhơn Trạch, mà còn cung ứng cho các đô thị lớn lân cận như đã nói trên. Hiện nay Nhơn Trạch nói chung, xã Long Thọ nói riêng có nguồn nước dồi dào, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển một số loại cây, hoa, sinh vật cảnh có giá trị cao; đồng thời tại khu vực xã Long Thọ phong trào nghề sinh vật cảnh đã bước đầu phát triển và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên nhìn chung phong trào phát triển ngành nghề sinh vật cảnh của Nhơn Trạch và xã Long Thọ vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung, chưa thật sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp đô thị. UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định 3719/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh tại xã Long Thọ là một trong 11 dự án được UBND tỉnh ưu tiên đầu tư. Từ những vấn đề đặt ra như trên, việc lập dự án “Phát triển ngành nghề sinh vật cảnh tại xã Long Thọ” là yêu cầu cần thiết. II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 1. Mục tiêu chung Hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn xã Long Thọ, góp phần quan trọng trong việc hình thành khu vực sản xuất tập trung sinh vật cảnh. Từ đó định hướng phát triển trở thành làng nghề kết hợp du lịch sinh thái. 2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích lựa chọn loại sinh vật cảnh trong dự án đầu tư
  • 3. http://lapduan.net3 - Xây dựng các mô hình nuôi trồng sinh vật cảnh điển hình. - Xây dựng các khâu sản xuất, thu mua và tiêu thụ các sản phẩm sinh vật cảnh trong vùng dự án - Tiếp nhận, khảo nghiệm các loại sinh vật cảnh mới phù hợp với địa phương. - Sản xuất cung ứng các giống sinh vật cảnh chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu của tỉnh Đồng Nai và các đô thị lân cận. - Xây dựng các mô hình sản xuất nuôi trồng sinh vật cảnh có áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho từng loại sản phẩm. - Xây dựng qui trình kỹ thuật sản xuất cho các sản phẩm sinh vật cảnh phù hợp với các tiêu chuẩn hàng hóa chung, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo điều kiện thương mại hóa các sản phẩm. - Bảo tồn một số nguồn gen sinh vật cảnh hiếm quý. - Thực hiện đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sinh vật cảnh và làm điểm tham quan mô hình sản xuất cho nông dân. - Phấn đấu doanh thu trên một đơn vị diện tích nuồi trồng đạt tối thiểu 50.000 đồng/m2 /năm - Giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong khu vực dự án, góp phần ổn định kinh tế của địa phương. III. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 1. Tên dự án: Phát triển ngành nghề sinh vật cảnh tại xã Long Thọ 2. Cơ quan quản lý dự án: UBND huyện Nhơn Trạch. 3. Chủ đầu tư: Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch 4. Địa điểm thực hiện: Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 5. Cơ quan tư vấn: lapduan.net 6. Thời gian lập dự án: từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2010. IV. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN 1. Các căn cứ pháp lý - Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
  • 4. http://lapduan.net4 - Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ; - Thông tư số 113/2006/TT-BTC này 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ; - Quyết định 3719/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; - Quyết định số 888/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 của Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 4; - Nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng trình. - Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; 2. Các nguồn tài liệu, số liệu - Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020. - Số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình; số liệu điều tra, khảo sát về hiện trạng kinh tế – xã hội; kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ nằm trong vùng quy hoạch và các tài liệu, số liệu có liên quan khác.
  • 5. http://lapduan.net5 Chương II THỰC TRANG SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH- QUY MÔ, RANH GIỚI VÙNG DỰ ÁN I. Thực trạng sản xuất và tiêu thu sinh vật cảnh của huyện Nhơn Trạch và của vùng dự án 1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sinh vật cảnh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Theo điều tra, trên địa bàn huyện hiện có 14 cơ sở kinh doanh sinh vật cảnh dưới dạng hộ kinh doanh cá thể và khoảng 125 hộ sản xuất dưới dạng hộ gia đình quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp cho thị trường vào dịp lễ và Tết Nguyên Đán với hình thức không thường xuyên, thu nhập không ổn định. Diện tích sản xuất trung bình mỗi hộ khoảng 400 m2 . Về chủng loại sinh vật cảnh sản xuất trên địa bàn cũng chỉ có một vài chủng loại như: mai vàng, bông giấy, hoa lan, mai chiếu thủy, cúc, vạn thọ Pháp... Riêng đối với các cơ sở kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn huyện chủ yếu mua từ các tỉnh miền Tây như: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp về để bán lại. Qua tình hình sản xuất như trên, chúng ta có thể thấy sản xuất sinh vật cảnh trên địa bàn huyện còn mang tính tự phát, đầu tư nhỏ lẽ, phân tán, tay nghề thấp, năng suất thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, bấp bênh. Trong khi đó nhà nước chưa có giải pháp hỗ trợ cụ thể nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy cho ngành sản xuất sinh vật cảnh phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. 2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sinh vật cảnh trên địa bàn xã Long Thọ 2.1 Thực trạng sản xuất: Theo kết quả điều tra thực tế, hiện tại có 2 cơ sở kinh doanh ngành nghề hoa kiểng và 32 hộ gia đình sản xuất sinh vật cảnh dưới dạng tận dụng diện tích đất còn trống để kiếm thêm thu nhập. Trong 2 cơ sở kinh doanh ngành nghề sinh vật cảnh thì có 01 cơ sở dưới dạng hộ kinh doanh cá thể, cơ sở còn lại hoạt động dưới dạng HTX chuyên ngành sinh vật cảnh. Về cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh: đối với hộ kinh doanh cá thể thì hộ này chỉ mua hoa cây cảnh từ các địa phương khác về bán lại cho người dân tại khu vực với quy mô nhỏ; đối với HTX thì vừa hoạt động dịch vụ về sinh vật cảnh như chăm sóc, bảo dưỡng, thiết kế cảnh quan vừa tổ chức sản xuất dưới hình thức là đầu mối để tiêu thụ sản phẩm của xã viên. Đối với 32 hộ sản xuất sinh vật cảnh thì các hộ này chủ yếu tận dung diện tích đất còn trống để sản xuất thêm, không đầu tư nhiều về giống, vật tư cũng như kỹ thuật – công nghệ sản xuất, đầu ra bấp bênh.
  • 6. http://lapduan.net6 Về chủng loại sinh vật cảnh mà các cơ sở và người dân đang sản xuất tại xã Long Thọ chủ yếu hoa, cây cảnh các loại như: mai vàng, mai chiếu thủy, bông giấy, sứ các loại, hoa lan, hoa nền, các loai cây dùng làm bon sai. Riêng về cá cảnh, chim cảnh, non bộ, cây tạo hình, cây thủy sinh chỉ có một số hộ dân nuôi trồng dưới dạng thưởng thức, không phải kinh doanh. Mặt khác các hộ sản xuất hoa cây cảnh tại xã Long Thọ hầu như chưa quan tâm đến các tiến bộ khoa học công nghề về giống và quy trình sản xuất, nguồn giống chủ yếu sử dụng các giống có sẵn rồi nhân ra bằng cách chiếc, ghép hoặc qua trao đổi nguồn giống lẫn nhau, không đầu tư đồng loạt. Riêng HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ có định hướng cho xã viên đầu tư một số chủng loại giống làm nguồn cho những năm về sau. Về quy trình sản xuất, hầu hết các hộ sản xuất sinh vật cảnh chỉ dựa theo cảm tính, không có quy trình rõ ràng về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, tính toán thời gian đầu tư… Do đó hiệu quả chưa cao. 2.2 Thực trạng tiêu thụ sinh vật cảnh Tình hình tiêu thụ sinh vật cảnh của các hộ dân trên địa bàn chủ yếu thông qua các thương lái để tiêu thụ vào các dịp lễ, tết. Đối với người tiêu dùng trên địa bàn chủ yếu đến các địa phương khác để mua hoa cảnh (đa số tại huyện Long Thành) vì sản phẩm tại huyện Nhơn Trạch rất ít hoặc không có. 3. Đánh giá chung về tình hình phát triển sinh vật cảnh trên địa bàn huyện nói chung và xã Long Thọ nói riêng Đất nước ta đang từng bước hội nhập và phát triển. Trong xu thế chung của nhịp sống công nghiệp hiện đại, muốn tồn tại và phát triển tốt, đòi hỏi các ngành nghề từ sản xuất đến dịch vụ đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa rõ rệt. Ngành Sinh Vật Cảnh của nước ta nói chung và của Nhơn Trạch, xã Long Thọ nói riêng những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. Một số tổ chức, cá nhân trong thời gian qua nhờ vào việc nuôi trồng, kinh doanh sinh vật cảnh không những đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo đời sống vật chất, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội, mà còn góp phần gìn giữ những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam - một dân tộc có truyền thống nông nghiệp lâu đời, một nền văn minh gắn liền với thiên nhiên, cỏ cây, sông nước... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự trao đổi, gắn kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh của các tổ chức, nghệ nhân là khá phổ biến. Hầu hết việc kinh doanh, sản xuất của các nhà vườn đều mang tính tự phát, ít có sự thảo luận, trao đổi, hợp tác, mà chủ yếu phát triển đơn lẻ dựa trên thị hiếu của người chơi và nhu cầu của thị trường. Tình trạng này làm cho thị trường sinh vật cảnh phát triển nhưng thiếu tính ổn định và thống nhất; đó là chưa kể đến những tác động khách quan và chủ quan liên quan tới giá cả,
  • 7. http://lapduan.net7 chất lượng sản phẩm, thị trường... có thể làm nhiều tổ chức, nhiều hộ nuôi trồng sinh vật cảnh rơi vào tình trạng ế ẩm, thua lỗ. 4. Đặc điểm sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ hiện nay. Tình hình tổ chức sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ hiện nay chủ yếu là hộ gia đình, trong đó đã thành lập được 1 hợp tác xã chuyên về sinh vật cảnh. 4.1 Đặc điểm của hộ sản xuất sinh vật cảnh - Qua điều tra sử dụng đất của các hộ sản xuất trong vùng dự án, diện tích bình quân mỗi hộ có khả năng đưa vào sản xuất sinh vật cảnh khoảng 700 m2 . - Qua điều tra các hộ trong vùng dự án, bình quân có 2,6 lao động/hộ, trong đó lao động nông nghiệp bình 1,8 /hộ; tỷ lệ diện tích đất do hộ sinh sống tại địa phương đứng tên sử dụng chiếm 92%, đất thuê 1%, hộ sử dụng đất là người địa phương khác không trực tiếp sản xuất 7%. Qua điều tra, thu nhập của hộ trồng hoa cảnh không đáng kể, chủ yếu họ tận dụng diện tích đất còn trống để kiếm thêm thu nhập, thu nhập từ 3 - 07 triệu đồng/năm. 4.2 Đặc điểm của HTX HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở hoạt động của Câu lạc bộ hoa cảnh xã Long Thọ. Đến nay HTX có 34 xã viên với ngành nghề sản xuất kinh doanh chuyên về sinh vật cảnh. Tình hình hoạt động: HTX chủ yếu sản xuất bonsai, sản xuất chậu cảnh và hoạt động dịch vụ chăm sóc hoa viên, cây cảnh. Xã viên của HTX có 2 đối tượng chính: đối tượng thứ nhất là những người trực tiếp sản xuất sinh vật cảnh tại địa phương, đối tượng thứ hai là những người yêu thích hoa cảnh, là những hội viên của Hội sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh, có khả năng hỗ trợ về kiến thức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm của HTX: sản phẩm cây cảnh, chậu cảnh của xã viên sản xuất ra đều được HTX giải quyết tiêu thụ. Qua điều tra, hiện tại sản phẩm chậu cảnh và cây cảnh của xã viên sản xuất không đủ để cung cấp cho thị trường. Về giá cả tiêu thụ, đảm bảo lợi nhuận cho xã viên; giá trung bình một chậu cảnh từ 50 đến 100 ngàn đồng, riêng giá cây bon sai rất khó xác định vì tùy theo nét đặc sắc của sản phẩm và thị hiếu của người tiêu dùng, giá dao động từ vài trăm ngàn đồng đến vài chục triệu đồng/sản phẩm. Thu nhập bình quân mỗi xã viên vừa sản xuất chậu, vừa trồng hoa cảnh khoảng 40 triệu đồng/năm đối với diện tích sản xuất khoảng 500m2 . Về những thuận lợi: các xã viên HTX đều là những người yêu thích sinh vật ảnh, trong đó có nhiều xã viên là nghệ nhân có kinh nghiệm về sản xuất sinh vật cảnh và có một số xã viên là hội viên của Hội sinh vật cảnh thành phố Hồ Chí Minh, đây là
  • 8. http://lapduan.net8 điều kiện để HTX tiếp cận với giống mới, những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và có điều kiện để giao lưu, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm. Về khó khăn: bên cạnh những thuận lợi, HTX vẫn còn gặp một số khó khăn như: chưa có văn phòng, việc mở rộng sản xuất chậu và cây cảnh còn gặp khó khăn, chưa phát huy được nguồn lực và tận dụng lợi thế tại địa phương; nguồn đất đai để sản xuất còn hạn chế. 4.3 Tình hình thu mua, tiêu thụ sản phẩm sinh vật cảnh Hiện tại hoa cảnh sản xuất tại xã của các hộ nông dân và xã viên của HTX Sinh Vật Cảnh sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ dưới 2 hình thức: bán tại vườn do thương lái hoặc người chơi sinh vật cảnh đến tận nơi để mua và bán thông qua đầu mối là HTX đối với xã viên của HTX. Hầu hết các hộ nuôi trồng hoa cảnh không có hợp đồng tiêu thụ mà chỉ có hợp đồng mua bán miệng; riêng đối với các xã viên của HTX thì có quyết định giao khoáng và hợp đồng tiêu thụ của HTX cho xã viên mình. Tại xã Long Thọ hiện có rất ít thương lái thực hiện việc tiêu thụ sinh vật cảnh. Hiện trên địa bàn xã chỉ có 2-3 thương lái hoạt động; qua phỏng vấn các thương lái cho thấy sản phẩm thu mua tại xã Long Thọ phần nhỏ tiêu thụ trong địa bàn huyện, phần lớn (khoảng 85%) tiệu thụ tại các địa phương khác. Riêng các loại hoa như cúc, vạn thọ, lan cắt cành, lili, thược dược, hoa hồng… được mua chủ yếu tại các địa phương khác như Đà Lạt, các tỉnh Miền Tây được tiêu thụ khá mạnh tại huyện nói chung và vùng dự án nói riêng. Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất vào các dịp lễ, tết. Giá cả một số loại hoa cảnh sản xuất tại vùng dự án: - Lan Mokara: cắt cành từ 8-12 ngàn đồng/cành; lan chậu trung bình 70 ngàn đồng/chậu. - Lan Hồ điệp: 80-120 ngàn đồng/chậu - Lan Denrobium: cắt cành: 4.000/cành; chậu: từ 20 đến 35 ngàn đồng/chậu - Mai vàng (ghép): mai nhỏ: 150 ngàn đồng/chậu; mai cở trung: dao động từ 400 ngàn đến 5 triệu đồng/chậu; mai cở lớn từ 5 triệu đồng/chậu trở lên tùy theo kích thước, tàn nhánh. Hiện nay tại các nhà vườn cũng như các khách hàng thường thích chọn hình thức thuê mai để trưng trong các ngày tết, giá thuê 30%/giá trị của cây mai đó. - Cây chơi hoa (hoa giấy, bằng lăng, sứ thái, linh sam…): giá dao động trung bình từ 250-600 ngàn đồng/chậu. - Vạn thọ, cúc: trung bình 5 ngàn đồng/cây - Hoa treo: trung bình 25 ngàn đồng/chậu
  • 9. http://lapduan.net9 - Cây lá màu, đường viền: trung bình 5 ngàn đồng/giỏ - Chậu cảnh xi măng do HTX sản xuất: có giá từ 30 ngàn đến 1,5 triệu đồng/chậu tùy theo chủng loại, kích thước. Tuy nhiên chủng loại chậu tiêu thụ mạnh nhất có giá trung bình 50-100 ngàn đồng/chậu. - Đối với đá cảnh, non bộ, chim cảnh, cá cảnh, thủy sinh ít phổ biến tại khu vực dự án. Nhìn chung giá cả sinh vật cảnh thường ổn định, không dao động nhiều như các loại nông sản khác như rau, củ, quả... Giá cả sinh vật cảnh thường tăng theo thời gian chăm sóc. Do đó những sản phẩm nào không bán được vẫn được tiếp tục chăm sóc, không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản phẩm không bị giảm giá. Một đặc thù riêng biệt của người sản xuất sinh vật cảnh là không cần sản xuất với số lượng lớn, đôi khi một năm chỉ cần bán được 1 đến 2 sản phẩm là đủ cho chi phí cả năm. Riêng chỉ có nhóm sinh vật cảnh là hoa cắt cành, hoa ngắn ngày thì yêu cần phải tiêu thụ trong thời gian nhất định. 5. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm sinh vật cảnh hiện nay Nhơn Trạch đang được quy hoạch và xây dựng trở thành đô thị mới, đây chính là cơ hội quan trọng để ngành hoa cảnh trên địa bàn phát triển nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của đô thị của địa phương cũng như các khu vực lân cận. Theo thống kê của Hội sinh vật cảnh TP. Hồ Chí Minh, mặc dù Thành phố có nhiều khu vực ngoại thành phát triển nghề sinh vật cảnh rất mạnh như: Thủ Đức, Gò Vấp, Củ Chi nhưng cũng chỉ đảm bảo cung cấp cho thị trường sinh vật cảnh của thành phố khoảng 60% , số còn lại phải nhập từ các địa phương khác. Riêng tại Nhơn Trạch hiện nay hầu hết các loại sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu trên địa bàn đều phải nhập từ các địa phương khác như từ Đà Lạt, các tỉnh miền Tây. Do đó, ta thấy rằng thị trường về sinh vật cảnh cảnh còn rất lớn và đầy tiềm năng (bao gồm thị trường trong huyện và ở các đô thị lớn lân cận). Hiện nay trung bình mỗi năm trên địa bàn huyện tiêu thụ khoảng 160.000 cành hoa các loại (chủ yếu lan, cúc, vạn thọ, thược dược); 3.000 chậu lan các loại; 25.000 chậu cảnh các loại (chủ yếu mai, sứ, sanh-si, bằng lăng, hoa giấy, xương rồng, kim quýt, cần thân, linh sam, cao cảnh…); 150 tác phẩm non bộ; 2.000 cây xanh phục vụ thi công các công trình (như cau, cây sanh, si, me tây, bằng lăng, móng bò, dầu, sao đen…); 150.000 giỏ hoa nền, cây lá màu; 6.000 chậu hoa treo, cây thủy sinh; 300 chim cảnh các loại; 4.000 con cá cảnh các loại (chủ yếu các loại cá bình dân giá trị từ 10.000 đ đến 80.000 đồng); 9.000 chậu cảnh các loại (gồm chậu men, chậu nung, chậu xi măng).
  • 10. http://lapduan.net10 II. Qui mô, ranh giới vùng sản xuất sinh vật cảnh 1. Cơ sở xác định vùng sản xuất sinh vật cảnh Căn cứ nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ; thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp về phát triển ngành nghề nông thôn và quyết định số 3719/QĐ- UBND ngày 15/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, vùng sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ được xác định trên cơ sở bảo đảm các tiêu chí cơ bản sau: - Có điều kiện về đất đai để phát triển thành vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, ổn định và có điều kiện để phát triển trở thành làng nghề kết hợp phát triển du lịch. - Có nguồn cung cấp nước chủ động theo yêu cầu sản xuất sinh vật cảnh - Có môi trường đất và nước đảm bảo sản xuất sinh vật cảnh - Có vị trí thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh - Phù hợp với các quy hoạch đã đươc duyệt như: quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020… 2. Địa bàn, quy mô và ranh giới vùng dự án: Căn cứ vào kết quả điều ra, khảo sát thực tế tại địa bàn 5 ấp thuộc xã Long Thọ và các quy hoạch, dự án được phê duyệt, vùng sản xuất sinh vật cảnh tại xã Long Thọ được lựa chọn là một phần ấp 4 và một phần ấp 3. Do khu vực này ít chịu tác động bởi khu công nghiệp và hoạt động xây dựng, nhà trọ, có hạ tầng giao thông, điện, nước đảm bảo, diện tích đất mỗi hộ sở hữu đảm bảo diện tích tối thiểu để sản xuất sinh vật cảnh và khá đồng đều. Đồng thời khu vực được chọn làm dự án còn gần với trung tâm xã, có điều kiện về giao thông nên tại đây rất thuận lợi khi tổ chức các lớp đào tạo, các buổi sinh hoạt và làm nơi trưng bày sản phẩm của khu vực dự án. Riêng các ấp còn lại mặc dù diện tích sản xuất sinh vật cảnh khá lớn nhưng chưa đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu mà mục tiêu dự án đặt ra: ấp 1, ấp 2 khá gần khu công nghiệp, hoạt động xây dựng nhà trọ của dân rất mạnh, diện tích mỗi hộ sản xuất nhỏ (thường đủ để xây dựng nhà ở) hoặc do người địa phương khác đến mua đất nhưng không sản xuất; ấp 5 tuy đủ điều kiện để phát triển sinh vật cảnh nhưng xa trung tâm xã, giao thông không thuận lợi, một số nơi thường bị ngập cục bộ khi mưa lớn. Tuy nhiên, đối với các ấp không được chọn để xây dựng vùng dự án thì vẫn khuyến khích phát triển ngành nghề sinh vật cảnh nhằm khai thác, sử dụng diện tích đất chưa sử dụng và có một vài hộ có điều kiện rất tốt để phát triển như: hiện đang
  • 11. http://lapduan.net11 sản xuất sinh vật cảnh, có đất đai, những lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi thực hiện các dự án khu công nghiệp, khu dân cư nay vẫn còn diện tích đất nông nghiệp để sản xuất. Mặt khác việc vận động sản xuất sinh vật cảnh phù hợp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp huyện Nhơn Trạch từ nông nghiệp nông thôn sang nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị.
  • 12. http://lapduan.net12 Chương III PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ – ĐỊA ĐIỂM – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN ĐÁP ỨNG I. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN: Dự án được thực hiện trong khu vực dân cư thuộc một phần địa bàn ấp 4 và một phần ấp 3 – xã Long Thọ nhằm tận dung cơ sở hạ tầng có sẵn như giao thông, điện, nước và vận động người dân cùng tham gia. Do đó dự án được thực hiện theo cách thức các hộ dân trực tiếp sản xuất, Nhà nước hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, cây con giống, dạy nghề, xây dựng các mô hình điểm, cung cấp tín dụng và tổ chức các hoạt động phong trào hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho vùng dự án… II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN: Dự án được thực hiện tại địa bàn thuộc một phần ấp 3 và một phần ấp 4 - xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ranh giới vùng dự án được xác định như sau: phía đông giáp sông rạch, phía tây giáp KCN có đường đường HL 19 đi qua, trục đường cổng ấp văn hóa ấp 4 là ranh giới phía Bắc, trục đường cổng văn hóa ấp 3 là ranh giới phía Nam. Như vậy vùng dự án được bao bọc bởi tuyến đường HL19 và được giới hạn bởi hai tuyến đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa hoàn chỉnh theo chương trình xây dựng và phát triển nông thôn mới; giữa hai tuyến đường giới hạn đã sẵn có 5 tuyến đường giao thông (đường đất) sẻ dọc từ HL19 đến giáp sông rạch. Do đó về hạ tầng của dự án về cơ bản đã định hình sẵn. Khu vực dự án nói trên hiện chủ yếu là đất nhà – vườn. Trung bình mỗi hộ có diện tích sử dụng 800 m2 ; trong đó diện tích dùng để xây dựng nhà ở và công trình phụ từ 60-120m2 , diện tích còn lại thường trồng cây tạp hoặc không sản xuất, để đất trống, không có hiệu quả kinh tế. Như vậy diện tích có thể tổ chức sản xuất sinh vật cảnh trung bình mỗi hộ hiện tại vùng dự án khoảng 500-700m2 . III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN VÀ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC DỰ ÁN 1. Điều kiện tự nhiên + Khí hậu- thời tiết: Xã Long Thọ là địa phương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có đặc điểm khí hậu chung của huyện Nhơn Trạch và các vùng lân cận; gồm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình nhìn chung lớn, từ 1.800- 2.000 mm/năm; mưa tuy phân bổ ở cả 2 mùa nhưng mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nên độ ẩm trung bình cao, từ 78 đến 85%. Theo 2 mùa mưa và mùa khô là 2 mùa gió: gió tây- nam và gió đông- bắc với tốc độ trung bình 10-15m/giây. Bên cạnh
  • 13. http://lapduan.net13 đó là số giờ nắng cũng nhiều, từ 2.610 đến 2.678 giờ/năm (bình quân 220 giờ nắng/tháng) và nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, từ 26,3 đến 26,5 độ C. Tổng lượng bức xạ và tổng lượng nhiệt cao- ổn định: 70- 75Kcal/cm2, tổng tích ôn là 8.500- 10.000 độC/năm. Địa bàn xã Long Thọ ít chịu tác động của khí hậu- thời tiết cực đoan (bão, sương muối...) nên nhìn chung thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có sinh vật cảnh. Vấn đề là thực hiện các giải pháp phù hợp với từng đối tượng trong quá trình sản xuất để bảo đảm điều kiện- môi trường tốt nhất cho cây trồng, vật nuôi phát triển, đạt hiệu quả cao. + Đất đai- thổ nhưỡng: Trên địa bàn Long Thọ nhìn chung có các loại đất như: đất phù sa nhiễm phèn tiềm tàng tương đối giàu mùn, đất cát biển mới biến đổi pha thịt ít mùn, đất xám nghèo dinh dưỡng .... Do việc nuôi trồng sinh vật cảnh được thực hiện trên giá thể là chủ yếu nên không lệ thuộc nhiều vào đặc điểm địa chất- thổ nhưỡng của địa phương; ngoại trừ một số giống cây cảnh phải gieo trồng ban đầu trên đất tự nhiên, phải thực hiện theo phương pháp lên líp để bảo đảm thoát nước thì địa chất khu vực vẫn đáp ứng được yêu cầu. Về hiện trạng đất đai: đến năm 2009, tổng diện tích đất tự nhiên (2.428,76 ha) của xã Long Thọ bao gồm: - Đất nông nghiệp 1.358,62 ha; trong đó có 947,02 ha đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm (224,51 ha) và cây lâu năm (722,5 ha), 351,95 đất lâm nghiệp (rừng sản xuất và phòng hộ), 59,65 đât nuôi trồng thủy sản. - Đất phi nông nghiệp: 1.070,14 ha; gồm 385,06 ha đất ở, 512,13ha đất chuyên dùng, 2,23ha đất tôn giáo, 29,61ha đất nghĩa địa, nghĩa trang và 141,11ha đất sông suối, mặt nước. 2. Điều kiện xã hội: + Dân cư- lao động: Theo tổng điều tra dân số năm 2009, xã Long Thọ có 2.702 hộ với dân số 9.794 người (trong đó nữ 4.779 người) và người trong tuổi lao động là 5.484 người. Như vậy có thể thấy nguồn lao động của địa phương là khá dồi dào. Trên địa bàn xã còn có 01 HTX chuyên ngành sinh vật cảnh với 35 xã viên và trước đây có 1 câu lạc bộ hoa cảnh. Đây là địa phương có truyền thống nông nghiệp, là điều kiện thuận lợi thuận lợi để động viên bà con tham gia thực hiện dự án sinh vật cảnh. Trình độ văn hóa của hầu hết nông dân ở Long Thọ là 10/12 trở lên nên đủ khả năng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó trong bộ máy chính
  • 14. http://lapduan.net14 quyền xã hàng năm đều xếp loại vững mạnh, cán bộ phụ trách công tác phát triển nông nghiệp, thủy lợi, khuyến nông hoạt động hiệu quả...nên cũng góp phần hữu hiệu vào việc triển khai thực hiện dự án. + Hạ tầng xã hội: Xã Long Thọ có 01 trường MG, 02 trường tiểu học và 01 trường THCS cùng trung tâm học tập cộng đồng. Xã còn có 01 trạm y tế, một số cơ sở y tế tư nhân và 01 Trung tâm VHTT. Trên địa bàn xã có 02 chợ ở ấp 1 và ấp 4. . Hệ thống thông tin liên lạc cũng được phát triển tương đối tốt, phủ khắp các khu dân cư, đảm bảo tốt thông tin liên lạc 24/24 cho nhân dân. 3. Hạ tầng kỹ thuật khu vực: + Giao thông: Xã Long Thọ có các tuyến đường đã được bêtông nhựa như: HL19- chạy xuyên qua giữa xã từ bắc xuống nam, là trục giao thông chính của xã; ĐT 319 về phía tây mới hình thành theo qui họach đô thị mới Nhơn Trạch trong các năm qua. Ngoài ra hiện huyện đang cho xây dựng các tuyến đường mới như D9, đường nối HL19 đến ĐT319. Bên cạnh đó các năm qua địa phương đã thực hiện chương trình xã hội hóa giao thông nông thôn nên đã hình thành nhiều tuyến đường nội bộ tại các khu dân cư. Hệ thống đường giao thông như trên đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân địa phương. Ngoài ra, trong các năm sắp đến huyện sẽ cho thực hiện 01 tuyến đường chính của thành phố Nhơn Trạch là đường ra cảng Phước An trong giai đoạn 2011- 2015. + Điện: Nhìn chung dọc theo các tuyến đường chính (HL19, ĐT319) và các đường giao thông nông thôn tại các khu dân cư tập trung đều đã có các tuyến trung, hạ thế phục vụ điện sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện tại địa phương đã đạt 99%. + Cung cấp nước: Các hộ nhân dân xã Long Thọ sử dụng chủ yếu nước ngầm thông qua các giếng khoan và giếng đào (chỉ 5-10m là có nước). Trử lượng nước ngầm của Long Thọ nằm trong hệ thống nước ngầm huyện Nhơn Trạch và hiện đảm bảo đủ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. + Thoát nước: Xã Long Thọ có 400m suối chính và 320m các nhánh suối. Việc thoát nước trên địa bàn hiện là thoát nước tự nhiên ra mương, rạch, sông suối và các vùng ruộng thấp (sâu 0,5-0,8m). Do địa hình Long Thọ thấp dần về phía đông đến giáp các sông
  • 15. http://lapduan.net15 Bà Ký và Thị Vãi nên việc thoát nước nhìn chung tốt, chỉ có một số khu vực bị ngập cục bộ khi có mưa lớn nhưng thời gian ngập không lâu. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐÁP ỨNG 1. Đất sản xuất: Qua kết quả khảo sát nói trên và tham khảo kết quả phân tích mẫu đất của trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, hiện tại khu vực dự án diện tích có thể đưa vào sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh trung bình của mỗi hộ dân khoảng 500-700 m2 , chất lượng đất phù hợp để sản xuất sinh vật cảnh. Khác với các loại cây trồng như rau, cây ăn trái... cần phải đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng đất, thổ nhưỡng phải phù hợp với loại cây trồng đó; đối với sản xuất sinh vật cảnh thì không đòi hỏi nghiêm ngặt về nguồn đất vì hầu hết các loại sinh vật cảnh đều được trồng trong chậu và sử dụng các loại giá thể; riêng đối với nhóm sinh vật cảnh là cá cảnh, chim cảnh hoặc chế tác non bộ thì không cần quan tâm đến chất lượng đất. Với diện tích sản xuất trung bình mỗi hộ 500-700 m2 có thể thỏa mãn việc sản xuất sinh vật cảnh hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho người sản xuất. Trong khu vực dự án qua khảo sát có một số hộ có diện tích lớn (trên 1.500 m2 ) và cũng có những diện tích nhỏ (khoảng 200 m2 ). Do đó trong quá trình bố trí sản xuất sẽ có sự sắp xếp theo từng nhóm sinh vật cảnh cho phù hợp với điều kiện đất đai của mỗi hộ. 2. Nguồn nước: Nguồn nước chính cung cấp cho khu vực dự án chủ yếu là nước ngầm. Tại khu vực dự án người dân thường đóng giếng sâu khoảng 15-20 m để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; việc thoát nước được thông qua các mương nhỏ ra các rạch xuống các nhánh của sông suối. Về chất lượng nước: qua kết quả giám sát, phân tích chất lượng nước định kỳ hàng quý của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai cho thấy chất lượng nguồn nước tại xã Long Thọ đạt tiêu chuẩn quy định, không nhiễm kim loại nặng, độc hai. Riêng có chỉ số PH hơi thấp, cần điều chỉnh tăng độ PH khi sử dụng trong sản xuất sinh vật cảnh. Nhìn chung chất lượng nước tại xã Long Thọ đảm bảo cho việc sản xuất sinh vật cảnh. 3. Hạ tầng: Hạ tầng kỹ thuật tại vùng dự án cơ bản đảm bảo phục vụ tốt việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Khu vực chọn thực hiện dự án gần trung tâm xã, thuận lợi để tổ chức các lớp tập huấn và các buổi sinh hoạt của của những hộ tham gia dự án. Về giao thông nông thôn tại khu vực cũng được đầu tư khá tốt, hệ thống điện quốc gia được phủ khắp khu vực.
  • 16. http://lapduan.net16 Tại khu vực dự án còn có một số diện tích đất công chưa sử dụng có thể tận dụng diện tích đất này làm nhà kho, nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm của khu vực dự án. 4. Nguồn giống: Nguồn giống hiện tại cung cấp cho ngành sinh vật cảnh của xã Long Thọ chủ yếu từ các địa phương khác. Đối với cây cảnh thì chủ yếu được mua từ các tỉnh Miền Tây; các loại hoa lan, hoa nền chủ yếu từ TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, các loại như chim– thú cảnh, cảnh, cá cảnh chủ yếu do người dân sưu tầm qua các phong trào, câu lạc bộ. Tại khu vực dự án hiện có HTX Sinh Vật Cảnh cũng đã chủ động giao cho xã viên sản xuất một số chủng loại cây cảnh để tạo nguồn cho các năm sau như mai vàng, kim quýt, linh sam, trang... Khi phát triển dự án thì nguồn giống cung cấp cần phải tập trung, có đơn vị chuyên ngành để chọn lựa, tìm kiếm nguồn giống đảm bảo và chịu trách nhiệm về nguồn giống cung cấp. 5. Vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ… Nguồn vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất sinh vật cảnh gồm các loại như sau: STT Vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ chủ yếu cho sản xuất sinh vật cảnh Ghi chú Đá cảnh, non bộ 1 Nhà xưởng 2 Đá vôi, đá cảnh, gỗ hóa thạch 3 Máy khoan, máy cắt, đục, kềm, búa, thép, xe đẩy tay... 4 Xi măng, cát, đá Bon sai, hoa cây cảnh 1 Chậu trồng cây (chậu đất, chậu nhựa) 2 Giá thể: tro trấu, sơ dừa xay, võ đậu phọng, đất, phân chuồng oai...); phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, 3 Máy bơm, dây nhựa, bình phun thuốc, lưới che giảm ảnh sáng, trụ đở, kẽm uốn cây chuyên dùng, kéo cắt cây, kềm, đục, cảo, xe đẩy tay... Hoa lan 1 Chậu trồng cây (chậu đất, chậu nhựa)
  • 17. http://lapduan.net17 2 Giá thể: than củi, dến, vỏ cây, võ đậu phọng, rễ dương sĩ....; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng 3 Máy bơm, dây nhựa, bình phun thuốc, lưới che ánh sáng, lưới che mưa, kéo cắt cây, kẽm.... Cá, chim, thú cảnh 1 Hồ nuôi cá, lồng chim, chuồng nuôi 2 Thức ăn, thuốc chữa bệnh cho cá, chim, thú cảnh 3 Các vật dụng để nuôi chim, cá, thú cảnh Qua khảo sát, nguồn vật tư, thức ăn, phân bón, dụng cụ để sản xuất sinh vật cảnh hiện tại trên thị trường đều đảm bảo đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho việc tổ chức sản xuất của dự án. Ngoài ra một số phụ, phế phẩm trong nông nghiệp như võ dừa, võ trấu, phân chuồng oai... ngay tại địa phương cũng có thể cung cấp cho sản xuất sinh vật cảnh. 6. Nhân lực cho sản xuất: Theo thống kê năm 2009 dân số xã Long Thọ khoảng 9.749 người, số người trong tuổi lao động 5.484 người. Riêng trong vùng dự án có 291 hộ có khả năng tham gia sản xuất sinh vật cảnh, với 756 người trong tuổi lao động, trong đó lao động có thể tham gia sản suất nông nghiệp 420 (bao gồm lao động bán thời gian); Bên cạnh đó, tại ấp 4 xã Long Thọ có 1 hợp tác xã với 35 xã viên tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề sinh vật cảnh từ năm 2008 đến nay; mặt khác trước đây tại ấp 4 – xã Long Thọ còn có 1 câu lạc bộ sinh vật cảnh với 52 hội viên tham gia sinh hoạt. Về trình độ văn hóa, hầu hết người dân trong khu vực dự án đều có trình độ từ 10/12 trở lên, có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của xã có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tại địa phương. Ngoài ra xã Long Thọ đã thành lập Ban nông nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời Liên minh HTX Đồng Nai còn hỗ trợ cho xã 01 cán bộ bán chuyên trách về kinh tế tập thể. Đây là một trong những thuận lợi lớn để vận động người dân trong khu vực tham gia dự án. Tuy nhiên hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa, lực lượng lao động nông nghiệp của xã đều bị ảnh hưởng, nông dân ít thiết tha với sản xuất nông nghiệp, đây là hạn chế không nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 7. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ áp dụng: Hiện tại việc ứng dụng khoa học công nghệ mới như giống, kỹ thuật vào sản xuất sinh vật cảnh của huyện nói chung và của xã Long Thọ nói riêng còn nhiều hạn
  • 18. http://lapduan.net18 chế, có một vài hộ áp dụng nhưng còn ở mức hạn chế như việc áp dụng tưới phun tự động cho hoa lan... Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước hội nhập khu vực và thế giới, việc sản xuất các ngành nghề nói chung, sinh vật cảnh nói riêng cần phải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các khâu trong quy trình từ sản xuất – thu mua – bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật hiện nay có thể áp dụng rộng rãi là: - Đầu tư nhiều giống mới đưa vào sản xuất, nhằm đáp ứng chủng loại sinh vật cảnh phong phú, có chất lượng tốt, năng suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh bảo vệ sinh vật cảnh một cách bền vững, chống suy thoái môi trường. - Ứng dụng mô hình nhà lưới, nhà màng để sản xuất sinh vật cảnh; ứng dụng chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất - Áp dụng công nghệ tưới phun sương, tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, ứng dụng cơ giới hoa trong các khâu sản xuất, bảo quản. - Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý sản xuất, mua bán, xúc tiến thương mại. 8. Thu mua - tiêu thụ: Với hình thức thu mua tiêu thụ như hiện nay nếu dự án đi vào hoạt động chắc chắn sẽ không thể đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm cho vùng dự án. Do đó nhà nước cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm của vùng dự án như hỗ trợ xây dựng – phát triển thương hiệu, hỗ trợ các điểm bán sản phẩm của vùng dự án và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển phong trào, hội thi, hội chợ hàng năm. 9. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển sinh vật cảnh 9.1 Thuận lợi - Huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Long Thọ được thiên nhiên ưu đãi về vị trí địa lý, nằm ngay vị trí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên cực kỳ thuận lợi về mặt giao thông, cũng như vận chuyển và giao thương với các địa phương khác, nhằm ở khu vực có thị trường tiêu thụ lớn, gần các khu công nghiệp, khu chợ, đầu mối tiêu thụ lớn. - Nhơn Trạch nói chung, xã Long Thọ nói riêng có nguồn nước dồi dào, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển một số loại hoa cây, hoa, sinh vật cảnh có giá cao.
  • 19. http://lapduan.net19 - Nhơn Trạch còn được quy hoạch trở thành thành phố mới loại 2 đến năm 2020, và đây cũng chính là cơ hội quan trọng để ngành hoa cảnh trên địa bàn phát triển nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của đô thị của địa phương. - Đời sống vật chất của người dân nói chung ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu về thưởng thức, trong đó nhu cầu thưởng thức sinh vật cảnh của người dân cũng ngày càng cao, vì vậy ngành sinh vật cảnh có điều kiện để phát triển. - Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh mang lại lợi nhuận và thu nhập bình quân cao trong hệ thống cây trồng cũng như chăn nuôi trên địa bàn huyện. - Trên địa bàn xã Long Thọ có nhiều người trước đây là hội viên Câu lạc bộ hoa cảnh của xã; địa bàn có phong trào sinh vật cảnh phát triển mạnh trên địa bàn huyện nên việc vận động, tập hợp những người này lại vào một tổ chức để sản xuất thì sẽ gặp nhiều thuận lợi. - Thời gian qua trên địa bàn huyện có nhiều dự án công nghiệp, dịch vụ, khu dân cư được xây dựng, đã hình thành và đang hình thành. Điều này dẫn đến đất dành cho sản xuất nông nghiệp truyền thống ngày càng giảm dần. Do đó ngành nông nghiệp phải phát triển và chuyển đổi như thế nào để phù hợp với xu hướng hiện nay, đó là nông nghiệp đô thị, nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị. Đó là nguyên nhân mà ngành nông nghiệp phải chuyển đổi theo hướng sản xuất sinh vật cảnh là tất yếu. - Hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, cấp thoát nước nhìn chung đã được đầu tư cơ bản, nên giảm được chi phí đầu tư hạ tầng cho khu vực dự án. 9.2 Khó khăn - Hiện nay tình hình sản xuất sinh vật cảnh của các hộ còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, sản xuất đơn độc nên rất khó tập hợp lại để sản xuất tập trung. - Thời gian đầu tư một số loại sinh vật cảnh khá dài trong khi hiện nay trên địa bàn chưa có nơi tiêu thụ đảm bảo, chưa có cửa hàng kinh doanh chuyên biệt, việc tiêu thụ sản phẩm hầu như chỉ qua thương lái, bấp bênh. - Dự án nằm trong vùng đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh, nên nhu cầu sử dụng đất của các mục đích khác rất cao như xây dựng nhà ở, dẫn đến đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, gây sức ép lên vùng dự án, nếu không kiên quyết và có chính sách phù hợp thì vùng dự án khó tồn tại và phát triển ổn định lâu dài.
  • 20. http://lapduan.net20 Chương IV LỰA CHỌN LỌAI SINH VẬT CẢNH VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT I. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN LOẠI SINH VẬT CẢNH SẢN XUẤT TRONG VÙNG DỰ ÁN Xã Long Thọ - huyện Nhơn Trạch nhằm trong vùng có điều kiện thuận lợi cho hầu hết các loại hoa, phong lan, cây kiểng, bon sai và các loại cá kiểng nhiệt đới, á nhiệt đới. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước, lực lượng lao động nông nghiệp. Đồng thời tương lai khi Nhơn Trạch trở thành đô thị, thì đây sẽ là thị trường lớn, sôi động và giao lưu thuận tiện, nên khả năng và tiềm năng phát triển sinh vật cảnh là rất to lớn. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế và phân tích đánh giá chung, khu vực dự án không nên đầu tư quá nhiều chủng loại sinh vật cảnh mà phải chọn lọc một số nhóm đặc trưng, là thế mạnh và có lợi thế so sánh so với các địa phương khác. Chúng ta không nên phát triển các loại cây xanh cở lớn, cây nguyên liệu và một số loại không có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác như hoa cúc, hoa hồng… vì điều kiện diện tích đất đai tại để sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhỏ, không màu mở như các tỉnh Miền Tây và chi phí công lao động cao nên chi phí đầu tư trên một đơn vị sẽ cao hơn. Qua phân tích, cần lựa chọn các nhóm sinh vật cảnh sau để phát triển tại khu vực dự án: Nhóm 1: Đá cảnh – non bộ Nhóm 2: Bonsai Nhóm 3: Hoa lan Nhóm 4: Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…) Nhóm 5: Cây tạo hình Nhóm 6: Cây lá màu, hoa nền Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh Nhóm 9: Nhóm chim – thú cảnh Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sx sinh vật cảnh: Sản xuất chậu cảnh Các loại cây, con phát triển trong vùng dự án là những chủng loại được phép nuôi trồng, không vi phạm các quy định về bảo vệ các sinh vật quý hiếm.
  • 21. http://lapduan.net21 II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH TẠI XÃ LONG THỌ Trên cơ sở điều tra thực tế tại xã Long Thọ, chúng tôi đề ra 3 phương án sản xuất để so sánh, đánh giá và chọn ra phương án tối ưu, phù hợp với địa phương để tổ chức thực hiện. Phương án 1: Trong vùng dự án chọn lựa khu vực phù hợp để tập trung đầu tư hạ tầng và kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia sản xuất. Thực hiện phương án này phải giải tỏa, di dời, tái định cư các hộ dân trong vùng dự án, do đó kinh phí đầu tư sẽ rất lớn. Phương án 2: Tại khu vực dự án, vận động toàn bộ các hộ dân có điều kiện tham gia sản xuất sinh vật cảnh. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các hộ dân được gắn kết với mô hình kinh tế hợp tác (HTX hoặc Tổ HTKT). Phương án 3: Tại khu vực dự án, vận động các hộ dân có đủ điều kiện và khả năng đầu tư để tham gia sản xuất sinh vật cảnh theo từng nhóm, cụm trong khu vực dự án; số hộ tham gia bước đầu trong khu vực dự án phải tập trung, để có điều kiện tập trung đầu tư, hỗ trợ. Tại khu vực dự án sẽ do Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác kinh tế làm đầu mối điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân. Đồng thời hoạt động sản xuất sinh vật cảnh tại vùng dự án sẽ gắn kết với hoạt động của hội hoặc câu lạc bộ để các hộ dân trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và là nơi hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các hộ này. Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng: đối với phương án 1, để thực hiện được phương án này sẽ rất khó khăn và tốn kém nguồn kinh phí đầu tư lớn, việc giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn vì hầu hết địa bàn xã đề có nhà ở của người dân. Đối với phương án 2 là phương án kết hợp hạ tầng có sẵn tại khu vực dự án để phát triển, tuy nhiên theo phương án này thì ngay từ đầu khối lượng công việc lớn, việc đầu tư lại dàn trãi, không tập trung nên rất khó trong việc quản lý và việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sẽ khó khả thi hoặc không hiệu quả. Đối với phương án 3 là phương án được chọn vì tận dụng được hạ tầng hiện có tại khu vực dự án, có chọn lọc đối tượng đủ điều kiện tham gia, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ được tập trung và hiệu quả, nên khả năng thành công của dự án sẽ cao, trên cơ sở đó việc vận động các hộ dân tham gia sẽ gặp nhiều thuận lợi; đồng thời phương án còn kết hợp hoạt động của Hội, câu lạc bộ, giúp đẩy mạnh phong trào chơi sinh vật cảnh, nên sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc nâng cao trình độ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong vùng dự án.
  • 22. http://lapduan.net22 III. XÁC ĐỊNH QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM HÀNG NĂM CỦA TỪNG LOẠI SINH VẬT CẢNH Thực hiện theo phương án 3 đã được chọn: khu vực dự án có diện tích khoảng 45 ha, chọn 150 hộ tiêu biểu. Qua kết quả khảo sát, trong 10 nhóm sinh vật cảnh cần đầu tư thì có một số nhóm cần nhiều hộ đầu tư, có nhóm chỉ cần đầu tư vài hộ, do đó chúng tôi xác định quy mô và sản phảm hàng năm của từng loại sản phẩm như sau: Nhóm 1: Đá cảnh – non bộ - Vận động 05 hộ dân tham gia đầu tư, diện tích mặt bằng sản xuất trung bình 70m2 /hộ - Sản phẩm cung cấp: đá cảnh, tiểu cảnh, non bộ. Dự kiến ít nhất mỗi năm sản xuất 250 sản tác phẩm cung cấp cho thị trường với giá trị khoảng 350 triệu đồng. Nhóm 2: Bonsai: - Vận động 40 hộ tham gia sản xuất, diện tích sản xuất trung bình 500m2 /hộ - Sản phẩm cung cấp: các tác phẩm bon sai, cây cảnh. Dự kiến sau 03 năm đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 28.000 sản phẩm, trị giá khoảng 3 tỷ đồng Nhóm 3: Hoa lan - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2 . - Sản phẩm cung cấp: lan cắt cành, lan chậu các loại. Dự kiến sau 1 năm đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 50.000 cành lan và 5.000 chậu lan, trị giá khoảng 375 triệu đồng. Nhóm 4: Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…) - Vận động 40 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình khoảng 500m2 /hộ - Sản phẩm cung cấp: cây cảnh trong chậu các loại như mai, hoa giấy, bằng lăng, sứ, sinh sam, mai chiếu thủy, nguyệt quế, trang… Dự kiến sau 3 năm đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 sản phẩm, trị giá khoảng 3,5 tỷ đồng. Nhóm 5: cây tạo hình - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2 - Sản phẩm cung cấp: các tác phẩm hình thú được tạo hình bằng cây xanh (như nai, voi, rồng, lục bình…) phụ vụ trang trí các khuôn viên tư gia, các công viên, vỉa
  • 23. http://lapduan.net23 hè… Dự kiến sau 3 năm đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 sản phẩm, trị giá khoảng 600 triệu đồng. Nhóm 6: Cây lá màu, hoa nền - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 500m2 - Sản phẩm cung cấp: các loại cây lá màu, hoa nền, cây làm đường viên chủ yếu phục vụ các công trình công cộng như đường, công viên. Dự kiến mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 80.000 đơn vị cây, trị giá khoảng 400 triệu đồng. Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích tối thiểu mỗi hộ khoảng từ 300m2 - Sản phẩm cung cấp: các loại hoa treo như dạ thảo, thạch thảo, mười giờ… Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 giỏ (chậu), trị giá 600 triệu đồng Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh - Vận động 05 hộ tham gia sản xuất, diện tích tối thiểu mỗi hộ khoảng từ 200m2 - Sản phẩm cung cấp: cá cảnh, thủy sinh các loại như cá dĩa, chép, cá rồng, bảy màu,… Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 cá cảnh, thủy sinh các loại, trị giá khoảng 250 triệu đồng. Nhóm 9: Nhóm chim – thú cảnh - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 200m2 - Sản phẩm cung cấp: chim – thú cảnh các loại: chim hót, chim chọi, chim làm cảnh, thú cảnh: chich chòe, chào mào, vành khuyên, vẹt, cu gái, sẻ, yến phụng, chó cảnh… Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 1.200 chim –thú cảnh các loại, trị giá khoảng 400 triệu đồng. Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sản xuất sinh vật cảnh: Sản xuất chậu cảnh - Vận động 10 hộ tham gia sản xuất, diện tích trung bình mỗi hộ khoảng 75m2 - Sản phẩm cung cấp: chậu cảnh xi măng các loại. Dự kiến sau thời gian đầu tư, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 chậu cảnh các loại, trị giá khoảng 1.200 triệu đồng.
  • 24. http://lapduan.net24 Chương V PHÂN TÍCH QUY MÔ CHO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH, CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG SINH VẬT CẢNH CỦA VÙNG DỰ ÁN I. CÁC PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHO TỪNG LOẠI HÌNH SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH Dựa trên yêu cầu, đặc thù của các nhóm sinh vật cảnh và lợi thế so sánh của từng loại, chúng tôi đưa ra phương án kỹ thuật áp dụng cho từng nhóm trên cơ sở phù hợp với điều kiện về đất đai, giao thông tại khu vực dự án như sau: Nhóm 1. Đá cảnh – non bộ: Do yêu cầu sử dụng mặt bằng nhỏ, chỉ cần khoảng 70m2 /hộ là có thể đảm bảo tổ chức sản xuất, số hộ tham gia sản xuất ít, nên được bố trí tại khu vực thuận lợi về mặt vận chuyển. Kỹ thuật áp dụng để sản xuất loại hình này chủ yếu bằng thủ công được quyết định bởi trình độ tay nghề của người tham gia. Ngoài ra trong quá trình sản xuất sẽ ứng dụng tối đa cơ giới hóa vào sản xuất như sử dụng các loại máy khoan, máy cắt… để chế tác các tác phẩm. Nhóm 2. Bonsai: đây là nhóm có số lượng hộ tham gia dự kiến lớn, diện tích cơ bản phải đạt trung bình từ 500m2 /hộ trở lên; việc sản xuất, nuôi trồng cây bon sai chủ yếu trong chậu đất; kết cấu, chất lượng đất hầu như không ảnh hưởng đến việc sản xuất cây bon sai vì các cây đều sống trong chậu đất và được sử dụng giá thể tổng hợp phù hợp với đặc tính của từng loại cây dùng làm bon sai. Với đặc điểm như trên, việc bố trí sản xuất cây bon sai sẽ được chia ra từ 3 đến 5 cụm, mỗi cụm có từ 10-15 hộ sản xuất. Về chủng loại dùng để sản xuất bon sai thì có rất nhiều. Tuy nhiên trong vùng dự án chỉ nên tập trung sản xuất một số loại sau đây để đảm bảo lợi thế so sánh cũng như tạo nét đặc trưng của vùng: mai chiếu thủy, linh sam, kim quýt, cần thăng, cùm rụm, cây sanh – si (lá nhỏ), me, nguyệt quế. Đây là các loại cây dùng làm bon sai rất phù hợp và được người dân trong vùng dự án nuôi trồng và phát triển rất tốt. Về kỹ thuật áp dụng: để tạo ra tác phẩm bon sai đẹp, có giá trì thì điều cốt yếu vẫn là trình độ tay nghề và sự đam mê của người sản xuất; phần lớn thời gian sản xuất bon sai đều tập trung ở khâu cắt tỉa và uốn cây, nên việc sản xuất nhóm bon sai chủ yếu là dùng phương pháp thủ công. Dụng cụ để sản xuất bon sai chủ yếu là kéo cắt cây, kềm, cưa tay, đục, kẽm uốn, bàn quay, chậu đất. Tuy nhiên để có được 1 cây nguyên liệu dùng để uốn tỉa thì cần phải qua thời gian chăm sóc, bảo dưỡng; điều đặc biệt quan trong đối với cây bon sai là phải đảm bảo cây sống khỏe, tốt, bền. Do đó
  • 25. http://lapduan.net25 việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cây bon sai cần hết sức cân nhắc, chỉ khuyến cáo nên sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, cần tránh lạm dụng phân hóa học vì sẽ làm đất trồng nhanh chóng thoái hóa, cây không phát triển bền vững. Nhóm 3. Hoa lan: qua khảo sát cho thấy vùng dự án có điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng phù hợp đế phát triển một số loại hoa lan có giá trị cao. Để sản xuất hoa lan, diện tích bình mỗi hộ có từ 500m2 trở lên; tại những khu vực bị trũng thấp, hoặc bị ngập úng đều có thể tận dụng để bố trí sản xuất hoa lan. Giá thể sử dụng để trồng lan là than củi, dương xỉ, võ đậu phọng, dến, võ cây, gạch, võ dừa… Về chủng loại hoa lan khuyến cáo sản xuất trong vùng dự án: qua quá trình khảo sát thực tế và nhu cầu thị trường, chúng tôi đề nghị chỉ sản xuất các loại hoa lan trong vùng dự án như sau: hồ điệp, mokara (cắt cành), cattleya và một số loại lan rừng. Về phương án kỹ thuật áp dụng: đối với sản xuất lan nên đầu tư hệ thống tưới phun sương nhằm giảm chi phí lao động; việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần thiên về các loại phân hữu cơ, phân vi sinh và các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm đảm bảo môi trường và môi trường sống của cây được bền vũng, vì hoa lan khi đưa vào sản xuất tập trung sẽ sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm 4 Nhóm cây chơi hoa (mai, hoa giấy, bằng lăng…) Đây là nhóm cây được sản xuất thông dụng nhất và cũng được người tiêu dùng sử dụng nhiều (nhất là các loại cây như mai, hoa giấy hầu như mọi nhà ở Miền Nam để trưng trong các ngày Tết Nguyên Đán). Nhóm này cùng với nhóm bon sai sẽ được vận động người dân tham gia nhiều nhất và được chia làm 3 đến 5 cụm sản xuất trong vùng dự án. Diện tích đất trung bình mỗi hộ tham gia 500 m2 . Về kỹ thuật, trình độ tay nghề để sản xuất nhóm này tương đối đơn giản hơn so với sản xuất bon sai, chỉ cần tạo ra những tác phẩm cân đối, hoài hòa, không cần đòi hỏi nghiêm ngặt các chỉ số, tỷ lệ như cây bon sai (tỷ lệ vàng). Việc sản xuất nhóm này có thể sản xuất trực tiếp trong chậu đất hoặc có thể trồng trực tiếp ngoài đất, khi nào phù hợp mới vào chậu để chăm sóc hoàn chỉnh Về chủng loại sản xuất trong vùng dự án đề xuất nên tập trung sản xuất một số loại sau đây: mai vàng, bông giấy, sứ thái, bằng lăng, xương rồng… Ngoài ra ta cũng có thể dùng một số loại cây ăn trái để làm cảnh như vú sữa, sari, mận…Hầu hết các loại cây này đã được người dân tại địa phương trong vùng dự án trồng và phát triển tốt qua nhiều thế hệ. Nhóm 5: cây tạo hình
  • 26. http://lapduan.net26 Nhóm cây tạo hình thông thường được sử dụng tại các công viên, khu công cộng, dãi phân cách trên các trục đường và một số ít được người dân sưu tập trồng ở nhà. Do đó về đối tượng để tiêu thụ có hạn chế hơn so với nhóm cây bon sai cũng như nhóm cây chơi hoa. Tuy nhiên với định hướng Nhơn Trạch sẽ trở thành thành phố mới; đồng thời đời sống của người dân không ngừng được nâng lên thì nhu cầu đối với nhóm cây này rõ ràng là cần thiết, nên được đầu tư và phát triển đúng mức. Diện tích tối thiểu để sản xuất nhóm cây này cần ít nhất từ 500m2 /hộ trở lên; việc sản xuất, nuôi trồng nhóm cây tạo hình có thể nuôi trồng ngoài đất thời gian đầu sau đó vô bồn hoặc chậu hoặc có thể trồng xuyên suốt trong chậu để tiện việc chăm sóc, vận chuyển. Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm cây tạo hình thông thường dùng các loại cây truyền thống, có độ bền và cành tán phát triển đều, dễ uốn. Một số loại cây dùng để sản xuất như sau: sanh – si (đây là loại cây phát triển rất mạnh và mau khép kín), cùm rụm, mai chiếu thủy, trang thái, ác ó. Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm cây tạo hình khá đơn giản, ta chỉ cần chăm sóc cây phát triển tốt để phủ kín khuôn đã được định hình sẵn. Do dó yếu quyết định để sản xuất nhóm cây tạo hình là kỹ thuật tạo hình sẵn bằng thép hoặc bằng cây (thông thường dùng khung thép), chỉ cần tạo được khung hình đẹp đã quyết định 80% của tác phẩm, khâu chăm sóc, cho cây phủ kín khuôn hình thì khá đơn giản. Dụng cụ để sản xuất nhóm cây tạo hình chủ yếu là thép, kẽm buộc, chậu trồng cây. Nhóm 6: cây lá màu, hoa nền Đây là nhóm cây chủ yếu phục vụ cho việc thiết kế các công trình công cộng như công viên, dãi phân cách đường, hoa viên các cơ quan, trụ sở, khách sạn và tư gia (nhà vườn). Đây là nhóm cây rất cần thiết cho để phục vụ cho sự phát triển của thành phố Nhơn Trạch trong tương lai. Diện tích tối thiểu để sản xuất nhóm cây này cần ít nhất từ 500m2 /hộ trở lên; việc sản xuất, nuôi trồng nhóm cây này chủ yếu được trồng trong các giỏ tre, bọc ni lon để tiện cho việc vận chuyển và thi công các công trình. Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này rất đa dạng, thị trường luôn xuất hiện nhiều giống mới. Tuy nhiên một số loại cơ bản ta nên sản xuất như: trang lá nhỏ (dùng để tạo viền và cắt tỉa thành các khối hình), ác ó (làm đường viền), dương (làm đường viền), cây lá trắng, chuổi ngọc, phát tài, lá gấm, hoa dừa, mười giờ, hướng dương, cúc… Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm hoa nền không đòi hỏi phức tạp về các chỉ số, chỉ cần chăm sóc, phòng chống sâu bệnh để cây phát triển tốt. Thời gian sản xuất nhóm này rất ngắn, thông thường từ 2 đến 5 tháng là có thể xuất bán.
  • 27. http://lapduan.net27 Nhóm 7: Nhóm hoa treo – cây thủy sinh Đây là nhóm cây chủ yếu phục vụ cho trang trí văn phòng, các quán cà phê và tư gia. Trong xu thế hiện nay do không gian sống bị thu hẹp, người ta không còn ưa chuộng các loại cây cở lớn để trang trí mà thường dùng các loại cây nhỏ, gọn mà hoa treo, cây thủy sinh là giải pháp phù hợp cho điều kiện sống hiện nay. Nhóm cây này được sử dụng để trang trí hầu như ở nhiều nơi, việc di chuyển, chăm sóc cũng rất dễ dàng, chiếm không gian nhỏ. Diện tích trung bình để sản xuất nhóm cây này cần khoảng 500m2 /hộ; việc sản xuất, nuôi trồng nhóm cây này chủ yếu được trồng trong các chậu nhựa (dạng chậu treo) và các bình thủy tinh. Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này cũng rất đa dạng, gồm một số loại như: thạch thảo, dạ yên thảo, mười giờ, các loại cây thủy sinh…. Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm hoa treo cũng như các loại hoa ngắn ngày khác, chỉ cần chăm sóc, phòng chống sâu bệnh để cây phát triển tốt. Riêng đối với nhóm thủy sinh có sử dụng thêm các loại dinh dưỡng dưới dạng dung dịch. Thời gian sản xuất nhóm này cũng khá ngắn, thông thường từ 2 đến 5 tháng là có thể xuất bán. Nhóm 8: Nhóm cá cảnh – thủy sinh Đây là nhóm sinh vật cảnh chủ yếu phục vụ cho trang trí các trụ sở, văn phòng, khác sạn và tư gia. Trong xu thế hiện nay nhóm này cũng đang được thị trường ưa chuộng, diện tích để sản xuất nhóm này rất nhỏ, chỉ cần khoảng 200-500 m2 là đã đảm bảo để sản xuất. Tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh có nhiều hội, câu lạc bộ cá cảnh ở nhiều quận, các hội này hoạt động rất mạnh, điều đó chứng tỏ sự thu hút của nhóm cá cảnh – thủy sinh. Thông thường cá cảnh và thủy sinh thường được sản xuất kết hợp với nhau. Về chủng loại dùng để sản xuất nhóm này rất đa dạng, cụ thể như: cá dĩa, các loại cá rồng, các chép, la hán, cá xiêm, tép cảnh, các loại cá nước mặn, hải sâm, san hô,… Về kỹ thuật áp dụng: kỹ thuật để sản xuất nhóm cá cảnh – thủy sinh khá phức tạp, đòi hỏi người sản xuất phải am hiểu đặc tính của từng loài để có chế độ chăm sóc phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Về dụng cụ để sản xuất chủ yếu là hồ chứa, hệ thống xử lý nước, máy lọc nước, máy tạo khí, đèn chiếu, nhiệt kế, dụng cụ đo PH. Các loại thức ăn cho cá cảnh cũng riêng biệt cho từng nhóm, nguồn nước sử dụng phải tuyệt đối an toàn. Nhóm 9: Nhóm chim –thú cảnh Đây là nhóm sinh vật cảnh phục vụ cho những người yêu thích, đam mê, nhóm này chủ yếu dùng để làm cảnh hoặc để hót. Phong trào chơi chim – thú cảnh đã được
  • 28. http://lapduan.net28 phát triển rất lâu và thời gian gần đây, phong trào này đang có chiều hướng phát triển mạnh. Trước đây người chơi chim chủ yếu là người già, những người đã về hưu, nhưng nay người chơi chim đa số là những người trẻ. Trước đây chơi chim chủ yếu là văn nghệ, theo phong trào, thì nay bộ môn này không chỉ giúp thư giản sau thời gian làm việc mệt nhọc mà nó còn là nghề kinh doanh ăn nên làm ra, nó giúp cho mọi người giao lưu, gần gủi và hợp tác nhau trong các lĩnh vực khác. Diện tích trung bình để sản xuất chim cảnh không cần nhiều, chỉ cần tổng diện tích khoảng 200m2 /hộ là đủ; chim được nuôi trong các lồng bằng thép hoặc bằng gổ, mây. Hiện nay thức ăn cho chim rất da dạng, có nhiều loại thức ăn chế biến sẵn hoặc các loại côn trùng sống được sản xuất đồng loạt để phục vụ cho việc nuôi chim. Về chủng loại chim đề xuất nuôi trong vùng dự án: chích chòe than, chích chòe lửa, chích chòe đất, họa mi, chào mào, hoành hoạch, sơn ca, khứu, khổng tước, yến phụng, nhồng, cưởng, sáo, gà kiểng, chó cảnh… Về kỹ thuật áp dụng: người nuôi chim cảnh đòi hỏi trước hết phải đam mê và am hiểu đặc tính của từng loài để có chế độ chăm sóc phù hợp. Điều kiện nuôi chỉ cần có nhà che, không bị mưa, nắng, lồng, chuồngphải phù hợp với từng chủng loại, thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh và có rào bảo vệ chống các vật gây hại như mèo, chuột, kiến, chim hoang Nhóm 10 – Nhóm hỗ trợ sản xuất sinh vật cảnh: sản xuất chậu cảnh Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, chúng tôi thấy rằng tại khu vực dự án có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp không thể thiếu để phát triển sinh vật cảnh là nghề sản xuất chậu cảnh. Tại vùng dự án có HTX Sinh Vật Cảnh Long Thọ đang sản xuất chậu cảnh từ năm 2008. Qua buổi làm việc với HTX, được biết sản phẩm chậu cảnh của HTX được cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Tây, sản phẩm chậu cảnh của HTX rất đẹp và sáng tạo, rất phù hợp để trồng bon sai và cây cảnh; đồng thời sản phẩm của HTX là một trong hai sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2009 và đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2010. Hiện nay nhu cầu của thị trường rất lớn đối với sản phẩm chậu của HTX, tuy nhiên với sản lượng mà HTX cung cấp cho thị trường thì còn rất ít. Do đó chúng tôi thấy rằng cần phải phát triển nghề làm chậu cảnh trong khu vực dự án sinh vật cảnh nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành nghề này. Diện tích để sản xuất chậu cảnh chỉ cần từ 40-80m2 là đủ. Theo thông tin cung cấp của HTX, giá chậu của HTX sản xuất rất đa dạng, giá thấp nhất 30.000 đồng/chậu đến 1,5 triệu đồng/ chậu tùy theo sản phẩm; trung bình để sản xuất một chậu mất khoảng 60 đến 80 phút, trung bình mỗi ngày một người sản xuất được 07 chậu, giá trung bình 50.000 đồng/chậu, sau khi trừ chi phí, thu nhập người làm chậu một ngày khoảng 200.000 đồng.
  • 29. http://lapduan.net29 Về kỹ thuật sản xuất chậu: để sản xuất chậu đòi hỏi người làm phải khéo tai và nhuần nhuyễn. Thời gian đào tạo một người có thể sản xuất được chậu và cung cấp cho thị trường trung bình khoảng 3 tháng. Đối tượng để sản xuất chậu cũng rất rộng, ngay cả người về hưu và phụ nữ đều có thể tham gia sản xuất được chậu cảnh, vì người làm chậu chỉ thực hiện các thao tác nhẹ nhàng không phải dùng nhiều sức. Dụng cụ để sản xuất chậu rất tỷ mỹ, bao gồm bàn quay, khung định hình, lưỡi tạo hình (phần quyết định hình dáng chậu) và sử dụng các nguyên vật liệu: cát, xi măng, thép, sơn nước... Hiện nay bộ dụng cụ này chỉ có xã viên của HTX mới được sử dụng, do HTX sản xuất. II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CÓ THỂ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SINH VẬT CẢNH 1. Kỹ thuật tưới: Do cây cảnh là loại cây nghệ thuật, đòi hỏi khi tưới không thể tưới đại trà như nhau, mà phải có sự chăm sóc tỷ mỹ của con người mới đảm bảo cây phát triển tốt. Nhìn chung, kỹ thuật tưới có thể áp dụng trong sản xuất sinh vật cảnh là tưới phun sương và tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Kỹ thuật tuới phun sương chỉ có thể áp dụng đối với một số loại cây phù hợp như các loại hoa lan, cây con (tưới phun sương tự động); kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể áp dụng đối với nhiều loại cây cảnh như: mai, hoa giấy, bằng lăng, sanh, cây tạo hình, hoa treo… 2. Công nghệ chọn tạo và nhân giống: Nhìn chung các loại sinh vật cảnh ta đều có thể áp dụng các kỹ thuật nhân giống thông thường như: phương pháp ghép, chiết, cắt cành những cây có đặc tính ưu việt để tăng số lượng đầu cây, đối với chim cá cảnh ta có thể thực hiện lai phối theo phương thông thường. Riêng đối với công nghệ chọn tạo, lai giống theo phương pháp hiện đại như cấy mô in vi tro, chiếu các tia phóng xạ để tạo đột biến… thì không thực hiện trong vùng dự án mà sẽ tổ chức đặt hàng tại các trường, viện. 3. Chuồng nuôi, vườn trồng: Đối với nhóm chim cảnh và cá cảnh – thủy sinh ta sử dụng các loại chuồng, hồ thông thường như hiện nay; đối với cây trồng hầu như được trồng trong chậu, giỏ, giá thể sử dụng được phối trộn bằng nhiều nguyên liệu phù hợp với từng loại. 4. Xử lý chất thải: Chất thải trong sản xuất sinh vật cảnh hầu như không phát sinh nhiều như ngành nghề công nghiệp. Nước dùng để tưới cây hầu như được thấm vào đất và không ảnh hưởng đến môi trường; nước thải đối với nuôi cá cảnh – thủy sinh, chim cảnh thì cũng như nước thải sinh hoạt thông thường; mặt khác số hộ tham gia sản
  • 30. http://lapduan.net30 xuất 2 nhóm này ít nên vấn đề nước thải là không đáng kể. Riêng đối với cây cảnh trong quá trình sản xuất có sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, do đó, trong vùng dự án bắt buộc người tham gia sản xuất chỉ sử dụng những loại thuốc được phép lưu hành và sẽ vận động chủ yếu sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên. III. KỸ THUẬT CỤ THỂ SẢN XUẤT CÁC LOẠI SINH VẬT CẢNH Phần kỹ thuật cụ thể để sản xuất 10 nhóm sinh vật cảnh trong vùng dự án sẽ được hướng dẫn chi tiết khi tiến hành các lớp đào tạo, truyền nghề sản xuất sinh vật cảnh. Trong bản thuyết minh này chỉ giới thiệu một số kiến thức cơ bản, hình ảnh tổng quát về non bộ, cây cảnh nghệ thuật, tìm hiểu khái quát một số loại hoa cảnh (xem phần tham khảo) IV. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM SINH VẬT CẢNH CỦA VÙNG DỰ ÁN - Dự kiến nhu cầu thị trường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch giai đoạn từ nay đến năm 2015 như sau: STT Chủng loại Năm 1010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Đá cảnh-non bộ (tác phẩm) 150 200 250 300 370 500 2 Hoa lan cắt cành (cành) 40,000 50,000 60,000 70,000 85,000 100,000 3 Lan chậu (chậu) 4,000 5,300 6,000 7,500 9.000 11.000 4 Các loại hoa cắt cành khác (cành) 130,000 140,000 155,000 170,000 185,000 200,000 5 Cây cảnh các loại - bonsai (chậu) 45,000 52,000 60,000 69,000 79,000 95,000 6 Cây công trình (cây) 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 9,000 7 Hoa nền (chậu, giỏ) 150,000 165,000 180,000 195,000 215,000 240,000 8 Hoa treo (chậu) 6,000 10,000 15,000 25,000 35,000 50,000 9 Cá cảnh – thủy sinh (con, cây) 12,000 20,000 30,000 40,000 55,000 70,000 10 Chim – thú cảnh (con) 900 1,000 1,500 2,000 2,700 4,000 11 Chậu cảnh các loại (chậu) 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 50,000 Nguồn: HTX SVC Long Thọ và tổng hợp - Dự kiến sau khi dự án đi vào hoạt động, mỗi năm cung cấp cho thị trường 250 tác phẩm đá cảnh; 28.000 tác phẩm bon sai; 50.000 cành lan, 5.000 chậu lan; 30.000 tác phẩm chậu hoa – cây cảnh các loại; 2.000 tác phẩm tạo hình; 80.000 giỏ hoa nền, cây lá màu; 30.000 giỏ (chậu) hoa treo, cây thủy sinh; 20.000 cá cảnh các loại; 1.200 chim cảnh và 20.000 chậu cảnh các loại. Đối chiếu với bảng dự kiến nhu cầu sử dụng sinh vật cảnh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong thời gian tới, ta thấy rằng nếu vùng dự án chính chính thức đi vào hoạt động với số hộ dân tham gia sản xuất như dự kiến, thì cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường sinh vật cảnh trong địa bàn huyện. Tuy nhiên để đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm của người dân trong vùng dự án, cần mở rộng thị trường tiêu thụ sang các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu; đẩy mạnh và
  • 31. http://lapduan.net31 tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm sinh vật cảnh.
  • 32. http://lapduan.net32 Chương VI TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGUYÊN VẬT LIỆU I. TỔ CHỨC SẢN XUẤT: 1. Sản xuất: Việc sản xuất sinh vật cảnh trong vùng dự án theo hình thức hợp tác xã. Người tham gia sản xuất trong vùng dự án sẽ là xã viên của HTX và sản xuất tại gia đình của mình. Các xã viên sản xuất trên cơ sở theo sự điều hành chung của HTX. HTX sẽ tập trung cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ về kỹ thuật. Hiện nay trong vùng dự án đã có sẵn HTX hoạt động chuyên ngành sinh vật cảnh, do đó cần vận động HTX tham gia thực hiện dự án. 2. Thu mua – tiêu thụ: Việc thu mua sản phẩm trong vùng dự án sẽ được thông qua đầu mối là hợp tác xã, HTX sẽ đảm nhận việc đầu ra sản phẩm cho xã viên của mình bằng hai hình thức tùy theo loại và số lượng sản phẩm: trực tiếp thu gom sản phẩm của xã viên hoặc giới thiệu nơi tiêu thụ sản phẩm cho xã viên. Xã viên có trách nhiệm đóng lại chi phí giới thiệu cho HTX với tỷ lệ phần trăm trên tổng sản phẩm tiêu thu theo sự thống nhất giữa HTX và xã viên (thông thường là 5%). 3. Khu tập kết, trưng bày sinh vật cảnh: Để tiêu thụ tốt sản phẩm cho xã viên trong vùng dự án, cần thiết phải có khu tập kết và trưng bày sản phẩm nhằm giới thiệu sản phẩm của vùng dự án. Hiện nay tại địa bàn ấp 4 xã Long Thọ còn một số diện tích đất công, trong đó có một số diện tích đất có thể được sử dụng làm khu trưng bày, tập kết sản phẩm của vùng dự án sẽ rất phù hợp. Ngoài ra tại khu tập kết, trưng bày sản phẩm cần gắn kết với hoạt động hội, câu lạc bộ. Khác với các loại hình, ngành nghề khác, đối với sinh vật cảnh để phát triển bền vững điều cần thiết phải đẩy mạnh phong trào và giữ vững phong trào. Khi hoạt động của hội, câu lạc bộ tại khu vực dự án được phát triển thì rõ ràng việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của xã viên trong vùng dự án sẽ rất thuận lợi. 4. Xây dựng các mô hình điểm: Để việc vận động người dân tham gia cùng nhà nước xây dựng, phát triển vùng dự án được thuận lợi và hiệu quả, ta nên xây dựng các mô hình điểm cụ thể; đồng thời qua đó còn giúp người dân có thêm kinh nghiệm trong việc sản xuất sinh vật cảnh, trên cơ sở đó vận động và thuyết phục người dân tham gia sẽ thuận lợi hơn. Qua khảo sát và định hướng thị trường, trên cơ sở đặc trưng của từng nhóm, chúng
  • 33. http://lapduan.net33 tôi đề xuất xây dựng các mô hình điểm như sau (mỗi mô hình sẽ chọn một hộ đủ điều kiện để thực hiện): 1- Hoa lan: xây dựng một mô hình hoa lan mokara cắt cành và lan hồ điệp 2- Bon sai: xây dựng một mô hình bon sai mini 3- Nhóm chơi hoa: xây dựng một mô hình trồng mai ghép 4. Mô hình hoa treo-cây thủy sinh Riêng đối với các nhóm khác như chim – thú cảnh, cá cảnh, non bộ qua khảo sát và tính toán thì nhu cầu tạm thời chưa cao, do đó trong thời gian đầu nên tập trung cho 5 nhóm được xây dựng mô hình điểm nói trên. Quy mô các mô hình điểm: 4.1- Đối với mô hình trồng hoa lan: 2 mô hình Lan Mokara cắt cành: Trên địa bàn vùng dự án qua khảo sát có 3 nhóm hoa lan có tiềm năng phát triển tốt là: Hồ Điệp, Mokara và Cattleya. Ta chọn mô hình lan Mokara cắt cành và lan hồ điệp để xây dựng mô hình điểm. Về quy mô: trồng 700 cành Mokara: vàng (400 cành) và đỏ (300 cành) được thiết kế trồng thành luống rộng khoảng 60cm (trồng hai hàng, cây cách cây 25cm), sử dụng giá thể là võ đậu phọng, dùng các trụ để căng dây làm điểm tựa cho các cành lan; sử dụng lưới đen cản ánh sáng (60%); thiết kế tưới phun sương tự động. Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án, chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, đặc biệt nên ưu tiên chọn hộ đã từng nuôi trồng lan và am hiểu về cây hoa lan (bao gồm đối tượng đã thất bại trong việc nuôi trồng lan). Vì hộ đã nuôi trồng hoa lan sẽ có kinh nghiệm nên khả năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao. Về chi phí dự kiến chủ yếu xây dựng mô hình: * Chọn khu đất có diện tích 200 m2 * Cây giống: 700 cành Mokara giống: 40 triệu đồng * Nhà lưới: 20 triệu đồng * Hệ thống tưới phun sương tự động: 15 triệu * Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 7 triệu đồng * Dự phòng (5%): 4 triệu đồng Tổng cộng: 86 triệu đồng
  • 34. http://lapduan.net34 Lan hồ điệp Về quy mô: trồng 1.000 chậu, lan được thiết kế trồng trên giàn rộng khoảng 60cm, khoảng cách từ mặt đất đền giàn 0,7m, sử dụng giá thể là than củi kết hợp với một số loại giá thể khác như dến, võ đậu phọng; lan được trồng trong nhà có mái che mưa và lưới giảm cường độ ánh sáng; thiết kết tưới phun sương tự động; đảm bảo độ thông thoáng. Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án, chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, đặc biệt nên ưu tiên chọn hộ đã từng nuôi trồng lan và am hiểu về cây hoa lan. Vì hộ đã nuôi trồng hoa lan sẽ có kinh nghiệm nên khả năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao. Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình: * Chọn khu đất có diện tích 200 m2 . * Cây giống: 1.000 chậu: 40 triệu đồng (cây giống là 30 triệu, giá thể và chậu trồng là 10 triệu) * Nhà nuôi trồng: 20 triệu đồng * Hệ thống tưới phun sương tự động: 10 triệu * Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 7 triệu đồng * Dự phòng (5%): 4 triệu đồng Tổng cộng: 81 triệu đồng 4.2- Đối với mô hình trồng bon sai: Đối với nhóm bon sai ta chọn mô hình bon sai nhỏ - mini để xây dựng mô hình điểm, vì bon sai nhỏ - mini có thị trường tiêu thu lớn, thời gian sản xuất không quá dài, mặt khác hiện nay do không gian sống của người dân nhỏ hẹp, giá cả không cao nên thị trường bon sai mini là xu hướng mới. Về chủng loại cây xây dựng mô hình điểm ta chọn 2 loại: linh sam và sanh-si. Về quy mô: mô hình được trồng 1.000 cây; chia 500 cây linh sam và 500 cây sanh-si, được trồng trong chậu xi măng , đường kính miệng khoảng 20cm; giá thể sử dụng tro trấu là thành phần chính, trộn với xơ dừa, đất mùn, phân oai; nguồn giống sử dụng là cây con được tách, chiết từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Diện tích đất cần thiết để xây dựng mô hình khoảng 400 m2 ; trong đó diện tích dành để các chậu là 300 m2 , diện tích còn lại dùng làm lối đi. Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án, chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư để mô hình đạt hiệu quả cao.
  • 35. http://lapduan.net35 Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình: * Chọn khu đất có diện tích 500 m2 để xây dựng mô hình * Cây giống: 30 triệu đồng * Nhà lưới: 5 triệu đồng (chủ yếu cản bớt nắng trong thời gian mới trồng * Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng * Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng * 1.000 chậu: 10 triệu * Dụng cụ: kéo tỉa, đục, cưa, kẽm chuyên dùng: 15 triệu * Giá thể trồng: 10 triệu * Dự phòng (5%): 4 triệu đồng Tổng cộng: 82 triệu đồng 4.3- Đối với mô hình trồng mai ghép: Trong vùng dự án qua khảo sát có nhiều hộ trồng mai ghép, nhưng các hộ này trồng không tập trung, chưa đầu tư đúng mức. Theo tình hình chung của thị trường thì mai ghép loại nhỏ giá cả phù hợp nên thị trường tiêu thụ lớn, dễ chăm sóc và mau thu hoạch. Do đó ta sẽ thực hiện xây dựng 1 mồ hình trồng mai ghép cở nhỏ. Về quy mô: 1.000 chậu mai nhỏ được trồng trong chậu xi măng, đường kính miệng chậu khoảng 25cm; giá thể sử dụng tro trấu là thành phần chính, trộn với xơ dừa, đất mùn, phân oai; nguồn giống sử dụng là cây con ươm từ hạt và đã ghép mai 9 cánh Thủ Đức được 1 năm tuổi. Diện tích đất cần thiết xây dựng mô hình khoảng 500m2 . Kỹ thuật tưới: tưới phun thủ công, nếu đủ điều kiện thì có thể áp dụng tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án, chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, nên ưu tiên chọn hộ đã từng nuôi trồng mai ghép. Vì hộ đã nuôi trồng mai ghép sẽ có kinh nghiệm nên khả năng đạt hiệu quả của mô hình điểm sẽ cao. Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình: * Cây giống: 30 triệu đồng * Nhà lưới: 5 triệu đồng (chủ yếu cản bớt nắng trong thời gian mới trồng) * Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng * Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng * 1.000 chậu: 12 triệu
  • 36. http://lapduan.net36 * Dụng cụ: kéo tỉa, đục, cưa, kẽm chuyên dùng: 15 triệu * Giá thể trồng: 10 triệu * Dự phòng (5%): 4 triệu đồng Tổng cộng: 84 triệu đồng 4.4- Đối với mô hình trồng hoa treo, cây thủy sinh: Chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng sử dụng để xây dựng mô hình dạ yên thảo, sống đời, phú quý, ngọc lân, thanh tâm… Về quy mô: 1.000 chậu, chia ra 600 chậu hoa treo và 400 chậu hoa trồng trong nước. Giá thể sử dụng cho hoa treo là tro trấu, xơ dừa, đất mùn, phân oai; giá thể cho cây trồng trong nước là dung dịch dinh dưỡng được chế biến sẵn. Diện tích đất cần thiết xây dựng mô hình khoảng 500m2 . Kỹ thuật tưới: tưới phun thủ công cho hoa treo, nếu đủ điều kiện thì có thể áp dụng tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước. Vị trí xây dựng: vị trí được chọn xây dựng mô hình nằm trong vùng dự án, chọn 1 hộ có đủ điều kiện về đất đai, hạ tầng, khả năng đầu tư, nên ưu tiên chọn hộ có kinh nghiệm sản xuất. Về chi phí chủ yếu xây dựng mô hình: * Cây giống: 30 triệu đồng * Nhà lưới: 8 triệu đồng * Hệ thống tưới (sử dụng vòi phun): 3 triệu đồng * Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm: 5 triệu đồng * Chậu trồng: 24 triệu đồng (gồm: 600 chậu trồng hoa treo 9 triệu; 400 chậu thủy tinh: 15 triệu) * Giá thể trồng: 10 triệu * Dự phòng (5%): 4 triệu đồng Tổng cộng: 84 triệu đồng