SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
ĐẶT VẤN ĐỀ
      Đất đai đóng vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người. Đất đai
là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và tham gia vào hầu hết các quá trình
sản xuất vật chất của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các ngành sản xuất,
nhất là ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp.
      Minh Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích
tự nhiên là 141.006 ha. Trong đó có 131.335,9 ha đất đồi núi (chiếm hơn 93%
diện tích toàn huyện). Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn[1].
      Xã Minh Hóa là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Minh Hóa. Từ năm 2002
việc thông tuyến đường Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho giao thông trở nên tương đối
thuận lợi. Đặc biệt, trong năm 2010 trục đường chính vào trung tâm xã, các tuyến
đường liên thôn cũng như các tuyến đường ngõ trong thôn đã được bê tông hóa hoàn
toàn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.396 ha với 3.476 nhân khẩu trong 773 hộ được
phân bố ở 9 thôn[2]. Do việc QHSDĐ chưa được thực hiện cụ thể rõ ràng nên việc phân
bổ đất đai cho các ngành, các thành phần quản lý, thực hiện giao đất Lâm nghiệp cho
các hộ gia đình, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn lúng túng. Hệ thống canh tác
của người dân còn lạc hậu, kiến thức về việc sử dụng đất đúng mục đích đúng kỹ thuật
vẫn còn mờ ảo nên đất dễ bị thoái hóa và xói mòn ngày càng tăng, người dân thiếu vốn
sản xuất, khoa học kỹ thuật lạc hậu về mọi mặt, thiếu kiến thức,…
      Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức trên thấy rõ tính cấp thiết của việc
QHSDĐ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa
phương nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất phương án quy hoạch sử
dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2011 – 2020”.




                                     Chương 1
                                                                                    1
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Về lý luận
      Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất
các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững.
1.1.2. Về thực tiễn
      Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng
bền vững tại Xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
      - Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy của nhà nước về đất đai,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng; điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội
và nhân văn của xã; các cơ chế chính sách đã và đang áp dụng ảnh hưởng đến
quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp; một số mô hình sử dụng đất tại Xã
Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung nghiên cứu
sâu về đất nông lâm nghiệp.
      - Phạm vi nghiên cứu: Xã Minh Hóa, huyện minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
1.3. Nội dung nghiên cứu
      Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần tiến hành nghiên cứu những
nội dung chính sau:
1.3.1. Phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
      - Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường như: vị trí địa lý, địa
hình địa mạo, khí hậu thủy văn, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường.
      - Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
các ngành, dân số lao động, việc làm, thực trạng phát triển các khu dân cư, thực
trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
1.3.2 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch
      Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch dựa trên kết quả tính toán về
mặt kinh tế cho một số cây trồng chính, hiệu quả xã hội, môi trường của phương
án trong quá trình triển khai thực hiện.



                                                                                 2
1.3.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện phương án QHSDĐ
      Các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý và chỉ đạo, vốn đầu tư, giống
và tiến bộ kỹ thuật, thu hồi và chuyển đổi đất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
      Thu thập tài liệu đã có tại địa phương kết hợp với khảo sát thực địa để
thực hiện các nội dung nghiên cứu:
      - Tài liệu về điều kiện tự nhiên
      + Vị trí địa lý
      + Địa hình địa thế
      + Khí tượng, thủy văn
      + Đất đai, thổ nhưỡng
      - Tài liệu về dân sinh kinh tế
      + Dân tộc, dân số và lao động
      + Tình hình về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm và các
công trình phục vụ khác)
1.4.2. Phương pháp điều tra chuyên đề
      Sử dụng phương pháp điều tra chuyên đề đất và lập đia bằng phương
pháp điều tra trên ô điển hình để thu thập bổ sung số liệu cần thiết hoặc kiểm
chứng, chọn lọc các tài liệu, số liệu hiện có.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo và đánh giá hiệu
quả sau khi thực hiện quy hoạch
1.4.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu.
      Trên cơ sở tài liệu số liệu đã khảo sát ở các bước thu thập, tiến hành biên
tập, tổng hợp và phân tích.




                                                                               3
Chương 2
                 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1. Điều kiện tự nhiên, KTXH xã Minh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
      Minh Hóa là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam và cách trung tâm
huyện lỵ huyện Minh Hóa khoảng 7km, có vị trí địa lý như sau:
      Tọa độ địa lý: Từ 17030’30’’ đến 17050’30’’ vĩ độ Bắc 160005’17’’ đến
160015’27’’ độ kinh Đông, có đường ranh giới và tiếp giáp:
      + Phía Bắc giáp xã Yên Hóa huyện Minh Hóa
      + Phía Đông giáp xã Tân Hóa huyện Minh Hóa
      + Phía Nam giáp xã Trung Hóa huyện Minh Hóa
      + Phía Tây giáp xã Quy Hóa huyện Minh Hóa
      Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 3.406,24 ha
2.1.1.2. Địa hình
      Xã Minh Hóa có địa hình đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều khe suối cạn thuộc
lưu vực sông Rào Nậy. Phần lớn khu dân cư và đất sản xuất nằm giữa các thung
lũng được bao quanh bởi các dãy núi đá cao, núi đất trung bình ở phía Bắc và
phía Nam. Địa hình rộng, nghiêng dần về giữa. Các khu dân cư, đất cho SXNLN
manh mún độc lập cách xa nhau dẫn đến việc đi lại, sản xuất, quản lý xã hội gặp
nhiều khó khăn. Trên phạm vi lãnh thổ xã Minh Hóa có các kiểu địa hình sau:
      - Kiểu địa hình núi thấp:       1.255 ha chiểm 36,96%
      - Kiểu địa hình núi đá vôi:     316 ha chiếm 9,30%
      - Kiểu địa hình đồi thoải:      1.083 ha chiếm 31,89%
      - Kiểu địa hình thung lũng:     742 ha chiếm 21,85%




                                                                              4
2.1.2. Điều kiện KTXH của xã Minh Hóa
2.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
      Là xã miền núi nhưng nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông
nghiệp và chiếm hơn 90% tổng thu nhập của xã
      - Trồng trọt
      + Diện tích trồng trọt 359,10 ha. Trong đó:
      * Diện tích trồng cây hằng năm 252,61 ha bao gồm:
      Lúa nước 2 vụ 61,15 ha cho năng suất bình quân mỗi vụ 35 tạ/ha. Gieo
trồng chủ yếu giống lúa lai Nhị ưu 838 có năng suất cao trong vụ Đông Xuân,
các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, có khả năng chống chịu cao trong vụ
Hè Thu cho năng suất trung bình.
      Cây hằng năm khác 164,75 ha. Bao gồm: Ngô LVN 10, CP 888,... cho
năng suất bình quân 50 tạ/ha, lạc MD7, L14, Sen lai,... cho năng suất ình quân
15 tạ/ha, ngoài ra còn trồng các loại cây như khoai lang, sắn, các loại đậu đỗ
(đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan,...).
      * Diện tích trồng cây lâu năm gồm:


                                                                            5
Cây công nghiệp lâu năm 106,49 ha bao gồm trồng cây cao su 27,88 ha, đã
cho nhựa cách đây 2 năm, hồ tiêu 3,20 ha cho năng suất bình quân 1,5 tạ/ha, các loại
cây ăn quả phân tán trong vườn của từng hộ gia đình thu nhập cũng không đáng kể.
      Vườn nhà chủ yếu trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp truyền
thống như hồ tiêu, bưởi, cam, chanh, mít,... và trồng cây hoa màu như khoai
lang, ngô, lạc đậu đỗ và các loại rau, củ cho năng suất thấp.
      - Chăn nuôi
      Đồng cỏ chăn nuôi có diện tích tương đối nhỏ, chủ yếu là chăn thả gia súc
trong rừng trồng và rừng tự nhiên. Hiện toàn xã có 227 con Trâu, 921 con bò,
965 con lợn và 3.730 con gia cầm. Nhìn chung chăn nuôi có hướng phát triển và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chất lượng đàn lợn còn thấp, kỹ thuật
chăn nuôi còn thấp kém, do chăn nuôi nhỏ nên chưa ứng dụng được khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi, đầu tư chăm sóc ít nên đàn lợn xuất chuồng chỉ đạt 40 –
50kg/con. Đàn trâu, bò của xã không chỉ là nguồn sức kéo mà là nguồn hàng hóa
tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Trong những năm gần đây do bệnh lở mồn
lông móng và rét đậm, rét hại vào mùa đông nên số lượng đàn trâu bò cũng giảm
đi đáng kể, làm thiệt hại lớn về nguồn thu nhập của người dân.
      - Nuôi trồng thủy sản
      Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha chủ yếu là ao hồ nuôi cá
của các hộ gia đình cho năng suất bình quân hằng năm 2,2 tấn/ha.
      Qua thực tế sản xuất của các hộ gia đình cho thấy: Để nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhu cầu lương thực cần phải đáp ứng nhu cầu
về vốn, đẩy mạnh sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
bằng những cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo vùng kinh tế hàng hóa tập
trung mở mang ngành nghề khai thác tiềm năng của địa phương là rất cần thiết.
2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai
      - Việc hoạch định ranh giới theo chỉ thị số 364/HĐBT của hội đồng bộ
trưởng (nay Chính phủ) đã được thực hiện tốt trên cơ sở đo đạc bản đồ thửa 299



                                                                                   6
TTg. Và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ xung, tài liệu thống kê đất đai. Đến nay
tổng diện tích đất đai tự nhiên của xã là 3406,24 ha.
      - Công tác QHSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong những năm qua được sự quan tâm của
UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí, nên xã đã xây dựng hoàn thành được QHSDĐ
đai giai đoạn 2005 – 2015, trên địa bàn xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
hiện đang được thực hiện.
      - Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha còn thấp so với tiềm
năng của xã có 192,28 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
      Tổng diện tích tự nhiên của xã Minh Hóa là 3.406,24 ha theo số liệu kiểm
kê năm 2011 thì diện tích đưa vào khai thác sử dụng là 2.622,48 ha (chiếm 77%
tổng diện tích tự nhiên) đất chưa sử dụng còn lại là 783,76 ha (chiếm 23% tổng
diện tích tự nhiên của xã). Hiện trạng về cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm
2011 của xã thể hiện qua biểu sau:




          Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã Minh Hóa

    TT            Loại đất           Mã số   Diện tích (ha)      Cơ cấu (%)
            Tổng diện tích tự nhiên                3.406,24            100
      1     Đất nông nghiệp        NNP             2.335,96           68,5
      2     Đất phi nông nghiệp      PNN                286,52        8,41
      3     Đất chưa sử dụng         CSD                783,76         7,3

2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
      Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm
phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ
có một phần diện tích nhỏ.

                                                                              7
Biểu 2.3: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp của xã Minh Hóa
TT       Mục đích sử dụng                 Mã số    Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2        Đất phi nông nghiệp              PNN              286,52         100
2.1      Đất ở                            OTC               29,00      10,12
2.1.1    Đất ở tại nông thôn              ONT               29,00      10,12
2.2      Đất chuyên dùng                  CDG               57,04      19,91
2.2.1    Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp      CTS                0,26        0,09
2.2.4    Đất SXKD, phi nông nghiệp        CSK                3,40        1,19
2.2.5    Đất có mục đích công cộng        CCC               53,38      18,63
2.4      Đất nghĩa trang, nghĩa địa       NTD                8,20        2,86
2.5      Đất sông suối & mặt nước cd      SMN              192,28      67,11

        + Đất ở: Quỹ đất ở có diện tích 29,00 ha chiếm 10,12% tổng diện tích đất
phi nông nghiệp. Loại đất này được kế thừa qua các thế hệ và chưa được quy
hoạch chi tiết nên nhà ở xây dựng mang tính chất tự phát, dẫn đến việc tự giãn
trong các HGĐ rất khó khăn.
        + Đất chuyên dùng có diện tích là 57,04 ha, chiếm 19,91% tổng diện tích
đất phi nông nghiệp, rộng hơn nhiều so với đất ở, phần lớn các công trình mới
được xây dựng và nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015.
Trong đó, đất cơ quan, công trình sự nghiệp là 0.26 ha, đất giao thông là 32,50
ha, đất thủy lợi là 14,52 ha. Các công trình về chất lượng cơ bản đáp ứng được
yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, về số lượng còn thiếu như các cơ sở sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…
        + Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích là 8,20 ha. Phần diện tích này
luôn ổn định qua các kỳ quy hoạch bởi loại đất này đã được quy hoạch ổn định.
Khu nghĩa trang, nghĩa địa được bố trí tập trung và tương đối hợp lý đã hạn chế
sự ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.
        + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 192,28 ha đây là
quỹ đất chiếm phần lớn đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này chưa được đưa
vào diện tích đất chưa sử dụng do có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng người
dân không chú trọng đến vấn đề này.
2.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng



                                                                              8
Diện tích đất này giảm mạnh trong những năm qua do xã đã quy hoạch và
tận dụng được chúng vào các mục đích sử dụng khác nhau
          Biểu 2.4: Cơ cấu các loại đất chưa sử dụng của xã Minh Hóa
TT      Mục đích sử dụng đất               Mã số      Diện tích (ha)     Cơ cấu (%)
3      Đất chưa sử dụng                    CSD                783,76             100
3.1    Đất bằng chưa sử dụng               BCS                126,08           16,09
3.2    Đất đồi núi chưa sử dụng            DCS                123,97           15,82
3.3    Núi đá không có cây rừng            NCS                533,71           68,09

        Đất chưa sử dụng là 783,76 ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên của
xã. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 126,08 ha chiếm 16,09% diện tích đất
chưa sử dụng, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 123,97 ha, chiếm 15,82%
tổng diện tích đất chưa sử dụng và đất núi đá không có cây rừng chiếm diện tích
lớn nhất là 533,71 ha đất ở đây chỉ toàn đá vôi, khô cằn rất khó trồng cây.
2.2.3.1. Biến động đất đai
              Biểu 2.5: Biến động các loại đất chính giai đoạn 2005 - 2011
                                   của xã Minh Hóa
                                                        Năm 2005       Năm 2011      Tăng (+)
       TT           Mục đích sử dụng đất       Mã số
                                                          (ha)           (ha)        Giảm (-)
        (1)                     (2)             (3)        (4)            (5)           (6)
                   Tổng diện tích tự nhiên               3.396,00        3.406,24       +10,24
      1          Đất nông nghiệp               NNP       1.949,75        2.335,96     +386,21
      1.1        Đất sản xuất nông nghiệp      SXN         403,73          359,10      -414,63
      1.1.1      Đất trồng cây hằng năm        CHN         375,85          252,61      -123,24
      1.1.1.1    Đất trồng lúa                 LUA          61.42           61,15         -0,27
      1.1.1.2    Đất cỏ dùng vào chăn nuôi     COC          26,71           26,71
      1.1.1.3    Đất trồng cây hằng năm khác   HNK         287,72          164,75     -122,97
      1.1.2      Đất trồng cây lâu năm         CLN          27,88          106,49      +78,61
      1.2        Đất lâm nghiệp                LNP       1.545,10        1.975,94     +430,84
      1.2.1      Đất rừng sản xuất             RSX       1.545,10        1.599,94      +54,84
      1.2.2      Đất rừng phòng hộ             RPH                         376,00     +376,00
      1.3        Đất nuôi trồng thủy sản       NTS            0,92            0,92
      2          Đất phi nông nghiệp           PNN          272,85         286,52       +13,67
      2.1        Đất ở                         OTC           25,80          29,00         +3,2
      2.1.1      Đất ở tại nông thôn           ONT           25,80          29,00         +3,2
      2.2        Đất chuyên dùng               CDG           66,07          57,04        -9,03
      2.2.1      Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp   CTS            0,25            0,26       +0,01
      2.2.4      Đất SX, KD, phi NN            CSK            9,95            3,40       -6,55
      2.2.5      Đất có mục đích công cộng     CCC           55,87          53,38        -2,49
      2.4        Đất nghĩa trang, nghĩa địa    NTD            8,20            8,20
      2.5        Đất sông suối & mn cd         SMN          172,78         192,28        +19,5
      3          Đất chưa sử dụng              CSD        1.173,40         783,76      -389,64

                                                                                            9
3.1     Đất bằng chưa sử dụng          BCS         92,48       126,08       +33,6
    3.2     Đất đồi núi chưa sử dụng       DCS      1.080,92       123,97     -956,95
    3.3     Núi đá không có cây rừng       NCS                     533,71     +533,71


2.2.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp
      Diện tích đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2005 là 272,85 ha.
Tính đến ngày 01/01/2011 thì diện tích đất ngày tăng thêm 13,67 ha nâng tổng
diện tích đất này lên 286,52 ha. Biến động chủ yếu ở các loại đất sau:
      - Đất ở nông thôn tăng 3,2 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác 2,6 ha
và đất đất trồng cây lâu năm 0,6 ha.
      - Đất chuyên dùng tăng 0,01 ha ở đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp
và giảm 6,55 ha ở đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 2,49 ha ở đất có
mục đích công cộng.
      - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,5 ha do chuyển từ đất
trồng cây hằng năm khác 18 ha và do chỉ tiêu phân loại đất 1,5 ha nâng tổng
diện tích đất này lên 192,28 ha.
2.2.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng
      Năm 2011 đất chưa sử dụng giảm mạnh tính đến 01/01/2011 thì đất chưa
sử dụng giảm đến 389,64 ha. Nguyên nhân biến động do:
      - Đất bằng chưa sử dụng tăng 33,6 ha
      - Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 7,89 ha do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất
tăng khác và giảm 964,84 ha do chuyển sang các loại đất sau:
      + Đất rừng sản xuất 430,84 ha
      + Đất có mục đích công cộng 0,29 ha
      + Đất núi đá không có rừng cây 533,71 ha
      - Đất núi đá không có rừng cây tăng 533,71 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng.
2.2.3.2. Tiềm năng đất đai
      Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có
địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất
khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Nhưng trong những năm
gần đây nhờ được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước nên cơ sở hạ

                                                                                  10
tầng giao thông vận tải khá thuận tiện. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý
đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận
dụng hết tiềm năng vốn có.
      Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các
yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao
hơn. Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ
đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và
phân bón để tiến tới sản xuất bền vững.
      Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến
việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí
bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho
xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh
tình trạng này gây lãng phí đất.
      Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối nhiều
đây là tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản
      Do xã còn nghèo nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ chưa được chú trọng. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ
lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ
đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều.
2.3. Đề xuất phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa
2.3.1. Những căn cứ lập phương án
2.3.1.1. Cơ sở pháp lý
      - Căn cứ luật Đất đai 2003
      - Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
      - Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ–CN ngày 19/12/2004 của Chính phủ
về thi hành luật Đất đai
      - Căn cứ các thông tư hướng dẫn của bộ Tài nguyên và môi trường
      + Thông tư số 28/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn
thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.



                                                                             11
+ Thông tư số 30/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn
 lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
       - Căn cứ quyết định số 364/CP ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ
 trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết đất đai có liên quan đến
 địa giới hành chính.
       - Căn cứ vào quyết định QHSDĐ của xã Minh Hóa giai đoạn 2010 – 2020.
       - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của xã Minh Hóa.
       - Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng
 đất trong giai đoạn 2010 – 2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành trên
 địa bàn xã Minh Hóa.
 2.3.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
       Xuất phát từ hiện trạng sử dụng đất đai, tiềm năng đất đai, nhu cầu
 sử dụng đất đai kết hợp với những căn cứ, mục tiêu, định hướng phát triển
 các quỹ đất, phương án sử dụng đất cho xã Minh Hóa được đề xuất trong
 biểu 2.6 sau:




                 Biểu 2.6: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
                                                 Năm 2011 Năm 2020 Tăng(+)
 TT        Mục đích sử dụng đất           Mã
                                                    (ha)           (ha)     Giảm(-)
 (1)                  (2)                 (3)        (4)            (5)       (6)
         Tổng diện tích tự nhiên                   3.406,24      3.406,24
1       Đất nông nghiệp                  NNP       2.335,96       2490,34 +154,38
1.1     Đất sản xuất nông nghiệp         SXN         359,10         452,81   +93,71
1.1.1   Đất trồng cây hằng năm           CHN         252,61         224,03    -28,58
1.1.1.1 Đất trồng lúa                    LUA          61,15          61,15
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi        COC          26,71          26,71
1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác      HNK         164,75         136,17    -28,58
1.1.2   Đất trồng cây lâu năm            CLN         106,49         228,78 +122,29
1.2     Đất lâm nghiệp                   LNP       1.975,94      2.028,36    +52,42
1.2.1   Đất rừng sản xuất                RSX       1.599,94        1.647,1   +47,16
1.2.2   Đất rừng phòng hộ                RPH         376,00         381,26     +5,26
1.3     Đất nuôi trồng thủy sản          NTS            0,92           9,17    +8,25

                                                                                12
2        Đất phi nông nghiệp            PNN         286,52       298,61    +12,09
2.1      Đất ở                          OTC          29,00        40,34      +11,4
2.1.1    Đất ở tại nông thôn            ONT          29,00        40,34    +11,34
2.2      Đất chuyên dùng                CDG          57,04        66,04         +9
2.2.1    Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp     CTS          0,26         0,71      +0,45
2.2.4    Đất SX, KD, phi nông nghiệp CSK              3,40         3,85      +0,45
2.2.5    Đất có mục đích công cộng      CCC          53,38        61,48       +8,1
2.4      Đất nghĩa trang, nghĩa địa     NTD           8,20         8,20
2.5      Đất sông suối & mặt nước cd SMN            192,28       184,03      -8,25
3        Đất chưa sử dụng               CSD         783,76       617,29 -166,47
3.1      Đất bằng chưa sử dụng           BCS        126,08        47,13     -78,95
3.2      Đất đồi núi chưa sử dụng        DCS        123,97        36,45     -87,52
3.3      Núi đá không có cây rừng        NCS        533,71       533,71          0
        Nhìn chung cơ cấu các loại đất biến đổi tương đối nhiều, đất nông nghiệp
 tăng 139,17 ha, đất phi nông nghiệp tăng 7,77 ha, đất chưa sử dụng giảm đi
 147,10 ha. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong kỳ quy hoạch cần tập
 trung vào thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
 2.3.4.1. Quy hoạch đất nông nghiệp
        Trong giai đoạn năm 2010 – 2020 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
 diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng, nhưng tăng về đất lâm nghiệp chứ
 đất trồng cây hằng năm không tăng mà có xu hướng giảm. Căn cứ vào thực tế
 của tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển các ngành
 kinh tế để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau:
 2.3.4.1.1. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp
        a) Đất trồng cây hằng năm
        Năm 2011 diện tích đất trồng cây hằng năm của xã là 252,61 ha, chiếm
 70,3% đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 10,8% đất nông nghiệp, đến năm
 2020 giảm so với năm 2011 là 28,58 ha.
        Đất trồng cây hằng năm khác giảm 28,58 ha do chuyển vào các mục đích sau:
        + Đất ở nông thôn 11,34 ha
        + Đất trồng cây lâu năm 16,79 ha
        + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,45 ha
        b) Đất trồng cây lâu năm
        Đất trồng cây lâu năm tăng 122,29 ha lấy từ các loại đất sau:

                                                                               13
+ Đất trồng cây hằng năm khác 16,79 ha
      + Đất bằng chưa sử dụng 48,7 ha
      + Đất đồi núi chưa sử dụng 56,8 ha
      Trong năm 2011 diện tích đất trồng cây lâu năm 106,49 ha, chiếm 4,6%
đất nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 122,29 ha
nâng tổng diện tích đất trồng cây lâu năm lên 228,78 ha chiếm 9,2% đất nông
nghiệp trong kỳ quy hoạch.
      Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp cuối kỳ quy hoạch là 452,81 ha chiếm
13,3% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tăng 93,71 ha so với đầu kỳ quy hoạch.
2.3.4.1.2. Quy hoạch đất Lâm nghiệp
      Diện tích đất Lâm nghiệp năm 2011 là 1.975,94 ha chiếm 84,6% diện tích
đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đất lâm nghiệp tăng 52,42 ha đưa tổng quỹ
đất lâm nghiệp lên 2.028,36 ha chiếm 81,5% đất nông nghiệp trong kỳ quy
hoạch. Trong đó:
      - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha do chuyển mục đích sử dụng sang đất
phòng hộ và tăng 52,42 ha lấy từ các loại đất sau:
      + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha
      + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha
      - Rừng phòng hộ năm 2011 là 376 ha trong kỳ quy hoạch tăng thêm 5,26 ha
được lấy từ đất rừng sản xuất nâng tổng diện tích đất rừng phòng hộ lên 381,26 ha.
      Như vậy, diện tích đât nông nghiệp hiện có của xã là 2.335,96 ha, chiếm
68,6% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Sau kỳ quy hoạch diện tích đất này
tăng thêm 154,38 ha nâng tổng diện tích đât nông nghiệp lên 2.490,34 ha chiếm
73,1% tổng diện tích tự nhiên của xã.
2.3.4.1.3. Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản
      Đất nuôi trồng năm 2011 của xã là 0,92 ha. Cuối kỳ quy hoạch tổng diện
tích đất này là 9,17 ha tăng 8,25 ha.
2.3.4.2. Quy hoạch đất phi nông nghiệp
2.3.4.2.1. Quy hoạch đất ở



                                                                                 14
Hiện tại đất ở của xã có diện tích 29,00 ha. Trong tương lai do dân số gia
tăng nên nhu cầu đất ở cũng tăng, để tránh tình trạng các làng xóm tự hình thành
cần quy hoạch các khu dân cư mới.
      Theo dự báo dân số thì trong kỳ quy hoạch xã tăng thêm 72 hộ cộng với số
hộ tồn động có nhu cầu cấp đất ở là 331 hộ, số hộ cần giải tỏa là 50 hộ. Tổng số hộ
cần cấp đất là 453 hộ. Mỗi hộ cần cấp 250 m2 đất vậy đất ở tăng thêm 11,34 ha lấy
từ đất trồng cây hằng năm khác. Bởi xã đã quy hoạch hai xóm ở mới đó là xóm
Cây Trôi và xóm Cây Thị. Hai xóm này trước đây trồng các loại cây hoa màu và
cây nông nghiệp ngắn ngày.
      Cuối kỳ quy hoạch diện tích đất ở của xã là 40,34 ha, chiếm 13,5% diện
tích đất phi nông nghiệp.
2.3.4.2.2. Quy hoạch đất chuyên dùng
      Hiện tại đất chuyên dùng của xã có diện tích là 66,04 ha. Trong tương lai do
còn thiếu một số cơ sở hạ tầng công cộng và công nghiệp, dịch vụ cần phải xây dựng
và điều chỉnh quỹ đất chuyên dùng lại cho phù hợp nên có sự thay đổi như sau:
      - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích là 0,26 cuối kỳ quy
hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác.
      - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 3,40 ha, cuối kỳ
quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng.
      - Đất có mục đích công cộng có diện tích là 53,38 ha, cuối kỳ quy hoạch
đất này tăng thêm 8,1 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng.
2.3.4.2.3. Quy hoạch đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
      Đến năm 2011 thì diện tích đất này là 192,28 ha. Nhận thấy xã có nhiều
ao hồ có thế mạnh nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khai thác triệt để nên nhiều
HGĐ đã chuyển 8,25 ha diện tích đất này sang nuôi trồng thủy sản. Vậy cuối kỳ
quy hoạch diện tích đất này giảm đi 8,25 ha nên năm 2020 diện tích đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng còn lại là 184,03 ha.
2.3.4.3. Quy hoạch đất chưa sử dụng
2.3.4.3.1. Quy hoạch đất bằng chưa sử dụng



                                                                                15
Hiện tại đất này có diện tích 126,08 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 78,95 ha
do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau: Đất rừng sản xuất 21,7
ha, đất trồng cây lâu năm là 48,7 ha, đất có mục đích công cộng 8,1 ha
      Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích là 47,13 ha, chiếm 1,4% tổng
diện tích tự nhiên.
2.3.4.3.2. Quy hoạch đất đồi núi chưa sử dụng
      Năm 2011 đất này có diện tích 123,97 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 87,52
ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau:
      + Đất rừng sản xuất 30,72 ha
      + Đất trồng cây lâu năm 56,8 ha
      Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích 36,45 ha, chiếm 1,1% tổng diện
tích tự nhiên của xã.
      Như vậy, cuối kỳ quy hoạch diện tích đất chưa sử dụng là 617 ha giảm
166,47 ha, diện tích này chiếm 18,1% tổng diện tích tự nhiên của xã.
2.3.5. Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
2.3.5.1. Phân kỳ quy hoạch
      Để có cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn, trên cơ sở căn
cứ vào tình hình lao đọng, nhu cầu đất đai và khả năng thực hiện, phương án sử
dụng dất được phân thành hai kỳ như sau:
              Biểu 2.7: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
                                                   Năm 2011 Năm 2015        Năm 2020
     TT            Mục đích sử dụng đất      Mã
                                                      (ha)       (ha)          (ha)
      (1)                     (2)            (3)       (4)        (5)           (6)
                 Tổng diện tích tự nhiên             3.406,24   3.406,24      3.406,24
    1          Đất nông nghiệp               NNP     2.335,96   2.455,34       2490,34
    1.1        Đất sản xuất nông nghiệp      SXN        359,10    417,81         452,81
    1.1.1      Đất trồng cây hằng năm        CHN        252,61    236,53         224,03
    1.1.1.1    Đất trồng lúa                 LUA         61,15     61,15          61,15
    1.1.1.2    Đất cỏ dùng vào chăn nuôi     COC         26,71     26,71          26,71
    1.1.1.3    Đất trồng cây hằng năm khác   HNK        164,75    148,67         136,17
    1.1.2      Đất trồng cây lâu năm         CLN        106,49    181,28         228,78
    1.2        Đất lâm nghiệp                LNP     1.975,94   2.028,36      2.028,36
    1.2.1      Đất rừng sản xuất             RSX     1.599,94    1.647,1       1.647,1
    1.2.2      Đất rừng phòng hộ             RPH        376,00    381,26         381,26
    1.3        Đất nuôi trồng thủy sản       NTS           0,92      9,17           9,17
    2          Đất phi nông nghiệp           PNN        286,52    290,11         298,61
    2.1        Đất ở                         OTC         29,00     36,84          40,34

                                                                                  16
2.1.1   Đất ở tại nông thôn             ONT          29,00      36,84         40,34
          2.2     Đất chuyên dùng                 CDG          57,04      61,04         66,04
          2.2.1   Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp     CTS           0,26       0,46          0,71
          2.2.4   Đất SX, KD, phi nông nghiệp     CSK           3,40        3,6          3,85
          2.2.5   Đất có mục đích công cộng       CCC          53,38      56,98         61,48
          2.4     Đất nghĩa trang, nghĩa địa      NTD           8,20       8,20          8,20
          2.5     Đất sông suối & mặt nước cd     SMN         192,28     184,03        184,03
          3       Đất chưa sử dụng                CSD         783,76     660,79        617,29
          3.1     Đất bằng chưa sử dụng           BCS         126,08      69,38         47,13
          3.2     Đất đồi núi chưa sử dụng        DCS         123,97       57,7         36,45
          3.3     Núi đá không có cây rừng        NCS         533,71     533,71        533,71


    2.3.5.2. Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
    2.3.5.2.1. Kế hoạch sử dụng kỳ đầu 2011 - 2015
            Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của xã
    Minh Hóa và kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015. Để cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch
    sử dụng đất kỳ đầu tới từng năm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tiến
    độ dự án nên đề xuất kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
                    Biểu 2.8: Kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011 - 2015
                                                Năm       Năm       Năm        Năm       Năm
                                        Mã
 TT         Mục đích sử dụng đất                2011       2012     2013       2014      2015
                                        số
                                                 (ha)      (ha)     (ha)        (ha)     (ha)
  (1)                   (2)             (3)       (4)       (5)      (6)         (7)      (8)
           Tổng diện tích tự nhiên              3.406,24 3.406,24 3.406,24    3.406,24 3.406,24
1         Đất nông nghiệp               NNP     2.335,96 2.410,22 2.425,26    2.440,3 2.455,34
1.1       Đất sản xuất nông nghiệp      SXN      359,10    372,69   387,73     402,77    417,81
1.1.1     Đất trồng cây hằng năm        CHN      252,61    248,59   244,57     240,55    236,53
1.1.1.1   Đất trồng lúa                 LUA       61,15      61,15   61,15       61,15    61,15
1.1.1.2   Đất cỏ dùng vào chăn nuôi     COC       26,71      26,71   26,71       26,71    26,71
1.1.1.3   Đất trồng cây hằng năm khác   HNK      164,75    106,73   156,71     152,69    148,67
1.1.2     Đất trồng cây lâu năm         CLN      106,49      124,1  143,16     162,22    181,28
1.2       Đất lâm nghiệp                LNP     1.975,94 2.028,36 2.028,36    2.028,36 2.028,36
1.2.1     Đất rừng sản xuất             RSX     1.599,94 1.647,1 1.647,1      1.647,1   1.647,1
1.2.2     Đất rừng phòng hộ             RPH      376,00    381,26   381,26     381,26    381,26
1.3       Đất nuôi trồng thủy sản       NTS         0,92      9,17     9,17       9,17      9,17
2         Đất phi nông nghiệp           PNN      286,52    281,23   284,19     287,15    290,11
2.1       Đất ở                         OTC       29,00      30,96   32,92       34,88    36,84
2.1.1     Đất ở tại nông thôn           ONT       29,00      30,96   32,92       34,88    36,84
2.2       Đất chuyên dùng               CDG       57,04      58,04   59,04       60,04    61,04
2.2.1     Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp   CTS         0,26      0,31     0,36       0,41      0,46
2.2.4     Đất SX, KD, phi NN            CSK         3,40      3,45      3,5       3,55       3,6
2.2.5     Đất có mục đích công cộng     CCC       53,38      54,28   55,18       56,08    56,98
2.4       Đất nghĩa trang, nghĩa địa    NTD         8,20      8,20     8,20       8,20      8,20
2.5       Đất sông suối & MNCD          SMN      192,28    184,03   184,03     184,03    184,03

                                                                                         17
3           Đất chưa sử dụng              CSD    783,76    714,79    696,79   678,79     660,79
3.1         Đất bằng chưa sử dụng         BCS    126,08     95,63     86,88    78,13      69,38
3.2         Đất đồi núi chưa sử dụng      DCS    123,97     85,45     76,20    66,95       57,7
3.3         Núi đá không có cây rừng      NCS    533,71    533,71    533,71   533,71     533,71


              Ở kỳ này chuyển đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng sang đất
      rừng sản xuất ở năm 2012 luôn. Tiến hành trông rừng ở đầu kỳ và cuối kỳ thì khai
      thác luôn. Cùng kỳ này đầu năm 2012 chuyển 5,26 ha rừng sản xuất sang rừng phòng
      hộ.
              Như vậy, trong đầu kỳ quy hoạch này các loại đất tăng giảm biến động như sau:
              a) Đất nông nghiệp
              Đất nông nghiệp tăng 135,46 ha và giảm 16,08 ha do chuyển sang mục
      đích sử dụng khác. Nâng tổng diện tích đất này lên 2.455,34 ha vào năm 2015,
      cụ thể như sau:
              - Đất trồng cây hằng năm khác giảm 16,08 ha do chuyển sang các loại đất
      khác trong đó:
              - Đất trồng cây lâu năm tăng 74,79 ha nâng diện tích đất này lên 181,28
      ha năm 2015 lấy từ các loại đất sau:
              + Đất trồng cây hằng năm khác 8,04 ha
              + Đất bằng chưa sử dụng 31,2 ha
              + Đất đồi núi chưa sử dụng
              - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng
      52,42 ha lấy từ các loại đất sau:
              + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha
              + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha
              - Đất rừng phòng hộ tăng 5,26 ha lấy từ đất rừng sản xuất sang
              - Đất nuôi trồng thủy sản tăng 8,25 ha lấy từ đất sông suối và mặt nước
      chuyên dùng.
              b) Đất phi nông nghiệp
              - Đất ở tại nông thôn: Do giải quyết nhu cầu đất cho các hộ còn tồn động
      từ trước nên ở kỳ này đất ở tăng mạnh hơn và tăng 7,84 ha, lấy từ đất trồng cây
      hằng năm khác ở vùng đất Cây Trôi và Cây Thị.
                                                                                         18
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất trồng cây
hằng năm khác.
      - Đất SXKD phi nông nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng.
      - Đất có mục đích công cộng tăng 3,6 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng
      - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 8,25 ha do chuyển sang
đất nuôi trồng thủy sản.




                                   Chương 3
                    KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
      Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ
và tiến hành QHSDĐ tại xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đề
tài đã được một số kết quả sau:
      - Phân tích và đánh giá được các điều kiện tự nhiên, KTXH từ đó đánh giá
được những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất trong
tương lai.
      - Tính toán được hiệu quả một số cây trồng chính trong ky quy hoạch
      - Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được các căn cứ để lập kế
hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện
kế hoạch.
      - Kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của quy hoạch phát triển nông
lâm nghiệp cấp xã cho thấy song song với sự phát triển của xã hội, khoa học và
công nghệ. Hệ thống canh tác nông lâm nghiệp cần được chuyển dịch và đổi
mới nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cải tạo môi trường, cải tạo đất.




                                                                               19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[01]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005.
[02]. Phương án QHSDĐ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, sở địa chính
Quảng Bình, 2002.
[03]. Wink, A.P.A (1995), Land Use in Advancing Agriculture. 349S,
Berlin/New York 1975.
[04]. Dent, D.A (1996), Guideline for Land Use in Developing Countries. Soil
Survey and Land Evaluation 1986, Vol. 8(2), S.67 – 76, Nowich.
[05]. Dr Habil. Holm Uibrig, Introduction to land – Use planning a contribution
to rural development – selected concerns fox VietNam, seminars, VietNam
Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 83 – 102p.
[06]. Lan Use planning at village level. Seminars, Vietnam Forestry College
(VFC)… TU Dresden, 1998, 105 – 116p.
[07]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, nhà xuất bản
pháp lý 1992.
[08]. Luật đất đai, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2003.
[09]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005.



                                                                            20

More Related Content

What's hot

Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum nataliej4
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...nataliej4
 
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...Mạnh Hoàng
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
To trinh tham dinh qh
To trinh tham dinh qhTo trinh tham dinh qh
To trinh tham dinh qhhieuvumanh
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Nguyễn Công Huy
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepNgọc Hưng
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịPhi Phi
 
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phươngThuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phươngnataliej4
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
Đề án phát triển cây chè tỉnh Kon Tum
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
 
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong   hop thanh ky son ...
Trinh chieu khoa luan danh gia hieu qua cay trong vu dong hop thanh ky son ...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
To trinh tham dinh qh
To trinh tham dinh qhTo trinh tham dinh qh
To trinh tham dinh qh
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
 
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiepTieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
Tieu luan dia li kinh te nong lam ngu nghiep
 
Gtquyhoachsddat
GtquyhoachsddatGtquyhoachsddat
Gtquyhoachsddat
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Krông Nô, Đắk Nông
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thịQuy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị
 
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phươngThuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã yên phương
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý đất đai thực trạng và định hướng sử dụng...
 

Viewers also liked

Prezentace - lékařský terminál VariCura
Prezentace - lékařský terminál VariCuraPrezentace - lékařský terminál VariCura
Prezentace - lékařský terminál VariCuraVekobs
 
Bella epoque
Bella epoqueBella epoque
Bella epoquemdlaubac
 
Presentation1.pptn
Presentation1.pptnPresentation1.pptn
Presentation1.pptnMariamHmoud
 
The birth of modern racism
The birth of modern racismThe birth of modern racism
The birth of modern racismmdlaubac
 
Present MEE Kriulino school NANO
Present MEE Kriulino school NANOPresent MEE Kriulino school NANO
Present MEE Kriulino school NANOMEE Kriulino school
 
Enlightened science
Enlightened scienceEnlightened science
Enlightened sciencemdlaubac
 
Unit 4 translation introduction
Unit 4 translation introductionUnit 4 translation introduction
Unit 4 translation introductionahhitt
 

Viewers also liked (13)

Prezentace - lékařský terminál VariCura
Prezentace - lékařský terminál VariCuraPrezentace - lékařský terminál VariCura
Prezentace - lékařský terminál VariCura
 
Bella epoque
Bella epoqueBella epoque
Bella epoque
 
Why Remn
Why RemnWhy Remn
Why Remn
 
Presentation1.pptn
Presentation1.pptnPresentation1.pptn
Presentation1.pptn
 
Facebook
FacebookFacebook
Facebook
 
開題 3
開題 3開題 3
開題 3
 
開題
開題開題
開題
 
The birth of modern racism
The birth of modern racismThe birth of modern racism
The birth of modern racism
 
M.P mabaso
M.P mabasoM.P mabaso
M.P mabaso
 
Power point for mooc
Power point for moocPower point for mooc
Power point for mooc
 
Present MEE Kriulino school NANO
Present MEE Kriulino school NANOPresent MEE Kriulino school NANO
Present MEE Kriulino school NANO
 
Enlightened science
Enlightened scienceEnlightened science
Enlightened science
 
Unit 4 translation introduction
Unit 4 translation introductionUnit 4 translation introduction
Unit 4 translation introduction
 

Similar to Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026

Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNguynTinVit3
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễunataliej4
 
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfNguyễn Công Huy
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...PinkHandmade
 
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngKhóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shNgô Văn Chiều
 

Similar to Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026 (20)

Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptxNhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
Nhóm 9 - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNGpp.pptx
 
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương LiễuQuy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.docQuản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Việc Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai
 
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
Thực Trạng Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai Trong Lâm Nghiệp Ở Xã Cự Đồng - Thanh S...
 
luan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdfluan van thac si kinh te (13).pdf
luan van thac si kinh te (13).pdf
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường Thực Trạng ...
 
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng BìnhLuận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Ở Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườngKhóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Khóa Luận Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
 
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq shBao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
Bao cao danh gia nhu cau khu dtsq sh
 

Khoa luan tot_nghiep_nganh_qldd_026

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai đóng vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các ngành sản xuất, nhất là ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp. Minh Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích tự nhiên là 141.006 ha. Trong đó có 131.335,9 ha đất đồi núi (chiếm hơn 93% diện tích toàn huyện). Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn[1]. Xã Minh Hóa là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Minh Hóa. Từ năm 2002 việc thông tuyến đường Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho giao thông trở nên tương đối thuận lợi. Đặc biệt, trong năm 2010 trục đường chính vào trung tâm xã, các tuyến đường liên thôn cũng như các tuyến đường ngõ trong thôn đã được bê tông hóa hoàn toàn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.396 ha với 3.476 nhân khẩu trong 773 hộ được phân bố ở 9 thôn[2]. Do việc QHSDĐ chưa được thực hiện cụ thể rõ ràng nên việc phân bổ đất đai cho các ngành, các thành phần quản lý, thực hiện giao đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn lúng túng. Hệ thống canh tác của người dân còn lạc hậu, kiến thức về việc sử dụng đất đúng mục đích đúng kỹ thuật vẫn còn mờ ảo nên đất dễ bị thoái hóa và xói mòn ngày càng tăng, người dân thiếu vốn sản xuất, khoa học kỹ thuật lạc hậu về mọi mặt, thiếu kiến thức,… Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức trên thấy rõ tính cấp thiết của việc QHSDĐ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của địa phương nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020”. Chương 1 1
  • 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1.1. Về lý luận Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững. 1.1.2. Về thực tiễn Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững tại Xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy của nhà nước về đất đai, chính sách bảo vệ và phát triển rừng; điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội và nhân văn của xã; các cơ chế chính sách đã và đang áp dụng ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp; một số mô hình sử dụng đất tại Xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu về đất nông lâm nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Xã Minh Hóa, huyện minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. 1.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần tiến hành nghiên cứu những nội dung chính sau: 1.3.1. Phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. - Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường như: vị trí địa lý, địa hình địa mạo, khí hậu thủy văn, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường. - Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội các ngành, dân số lao động, việc làm, thực trạng phát triển các khu dân cư, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 1.3.2 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch dựa trên kết quả tính toán về mặt kinh tế cho một số cây trồng chính, hiệu quả xã hội, môi trường của phương án trong quá trình triển khai thực hiện. 2
  • 3. 1.3.4 Các giải pháp tổ chức thực hiện phương án QHSDĐ Các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý và chỉ đạo, vốn đầu tư, giống và tiến bộ kỹ thuật, thu hồi và chuyển đổi đất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu. Thu thập tài liệu đã có tại địa phương kết hợp với khảo sát thực địa để thực hiện các nội dung nghiên cứu: - Tài liệu về điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý + Địa hình địa thế + Khí tượng, thủy văn + Đất đai, thổ nhưỡng - Tài liệu về dân sinh kinh tế + Dân tộc, dân số và lao động + Tình hình về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm và các công trình phục vụ khác) 1.4.2. Phương pháp điều tra chuyên đề Sử dụng phương pháp điều tra chuyên đề đất và lập đia bằng phương pháp điều tra trên ô điển hình để thu thập bổ sung số liệu cần thiết hoặc kiểm chứng, chọn lọc các tài liệu, số liệu hiện có. 1.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo và đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch 1.4.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu. Trên cơ sở tài liệu số liệu đã khảo sát ở các bước thu thập, tiến hành biên tập, tổng hợp và phân tích. 3
  • 4. Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Điều kiện tự nhiên, KTXH xã Minh Hóa 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Minh Hóa là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam và cách trung tâm huyện lỵ huyện Minh Hóa khoảng 7km, có vị trí địa lý như sau: Tọa độ địa lý: Từ 17030’30’’ đến 17050’30’’ vĩ độ Bắc 160005’17’’ đến 160015’27’’ độ kinh Đông, có đường ranh giới và tiếp giáp: + Phía Bắc giáp xã Yên Hóa huyện Minh Hóa + Phía Đông giáp xã Tân Hóa huyện Minh Hóa + Phía Nam giáp xã Trung Hóa huyện Minh Hóa + Phía Tây giáp xã Quy Hóa huyện Minh Hóa Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 3.406,24 ha 2.1.1.2. Địa hình Xã Minh Hóa có địa hình đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều khe suối cạn thuộc lưu vực sông Rào Nậy. Phần lớn khu dân cư và đất sản xuất nằm giữa các thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi đá cao, núi đất trung bình ở phía Bắc và phía Nam. Địa hình rộng, nghiêng dần về giữa. Các khu dân cư, đất cho SXNLN manh mún độc lập cách xa nhau dẫn đến việc đi lại, sản xuất, quản lý xã hội gặp nhiều khó khăn. Trên phạm vi lãnh thổ xã Minh Hóa có các kiểu địa hình sau: - Kiểu địa hình núi thấp: 1.255 ha chiểm 36,96% - Kiểu địa hình núi đá vôi: 316 ha chiếm 9,30% - Kiểu địa hình đồi thoải: 1.083 ha chiếm 31,89% - Kiểu địa hình thung lũng: 742 ha chiếm 21,85% 4
  • 5. 2.1.2. Điều kiện KTXH của xã Minh Hóa 2.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp Là xã miền núi nhưng nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và chiếm hơn 90% tổng thu nhập của xã - Trồng trọt + Diện tích trồng trọt 359,10 ha. Trong đó: * Diện tích trồng cây hằng năm 252,61 ha bao gồm: Lúa nước 2 vụ 61,15 ha cho năng suất bình quân mỗi vụ 35 tạ/ha. Gieo trồng chủ yếu giống lúa lai Nhị ưu 838 có năng suất cao trong vụ Đông Xuân, các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, có khả năng chống chịu cao trong vụ Hè Thu cho năng suất trung bình. Cây hằng năm khác 164,75 ha. Bao gồm: Ngô LVN 10, CP 888,... cho năng suất bình quân 50 tạ/ha, lạc MD7, L14, Sen lai,... cho năng suất ình quân 15 tạ/ha, ngoài ra còn trồng các loại cây như khoai lang, sắn, các loại đậu đỗ (đậu xanh, đậu đỏ, đậu Hà Lan,...). * Diện tích trồng cây lâu năm gồm: 5
  • 6. Cây công nghiệp lâu năm 106,49 ha bao gồm trồng cây cao su 27,88 ha, đã cho nhựa cách đây 2 năm, hồ tiêu 3,20 ha cho năng suất bình quân 1,5 tạ/ha, các loại cây ăn quả phân tán trong vườn của từng hộ gia đình thu nhập cũng không đáng kể. Vườn nhà chủ yếu trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp truyền thống như hồ tiêu, bưởi, cam, chanh, mít,... và trồng cây hoa màu như khoai lang, ngô, lạc đậu đỗ và các loại rau, củ cho năng suất thấp. - Chăn nuôi Đồng cỏ chăn nuôi có diện tích tương đối nhỏ, chủ yếu là chăn thả gia súc trong rừng trồng và rừng tự nhiên. Hiện toàn xã có 227 con Trâu, 921 con bò, 965 con lợn và 3.730 con gia cầm. Nhìn chung chăn nuôi có hướng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên chất lượng đàn lợn còn thấp, kỹ thuật chăn nuôi còn thấp kém, do chăn nuôi nhỏ nên chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đầu tư chăm sóc ít nên đàn lợn xuất chuồng chỉ đạt 40 – 50kg/con. Đàn trâu, bò của xã không chỉ là nguồn sức kéo mà là nguồn hàng hóa tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Trong những năm gần đây do bệnh lở mồn lông móng và rét đậm, rét hại vào mùa đông nên số lượng đàn trâu bò cũng giảm đi đáng kể, làm thiệt hại lớn về nguồn thu nhập của người dân. - Nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha chủ yếu là ao hồ nuôi cá của các hộ gia đình cho năng suất bình quân hằng năm 2,2 tấn/ha. Qua thực tế sản xuất của các hộ gia đình cho thấy: Để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhu cầu lương thực cần phải đáp ứng nhu cầu về vốn, đẩy mạnh sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng những cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo vùng kinh tế hàng hóa tập trung mở mang ngành nghề khai thác tiềm năng của địa phương là rất cần thiết. 2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai 2.2.1. Tình hình quản lý đất đai - Việc hoạch định ranh giới theo chỉ thị số 364/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay Chính phủ) đã được thực hiện tốt trên cơ sở đo đạc bản đồ thửa 299 6
  • 7. TTg. Và các tài liệu đo đạc chỉnh lý bổ xung, tài liệu thống kê đất đai. Đến nay tổng diện tích đất đai tự nhiên của xã là 3406,24 ha. - Công tác QHSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí, nên xã đã xây dựng hoàn thành được QHSDĐ đai giai đoạn 2005 – 2015, trên địa bàn xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hiện đang được thực hiện. - Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha còn thấp so với tiềm năng của xã có 192,28 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên của xã Minh Hóa là 3.406,24 ha theo số liệu kiểm kê năm 2011 thì diện tích đưa vào khai thác sử dụng là 2.622,48 ha (chiếm 77% tổng diện tích tự nhiên) đất chưa sử dụng còn lại là 783,76 ha (chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên của xã). Hiện trạng về cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2011 của xã thể hiện qua biểu sau: Biểu 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã Minh Hóa TT Loại đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 100 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 68,5 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 8,41 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 7,3 2.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ có một phần diện tích nhỏ. 7
  • 8. Biểu 2.3: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp của xã Minh Hóa TT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 100 2.1 Đất ở OTC 29,00 10,12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 10,12 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 19,91 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,09 2.2.4 Đất SXKD, phi nông nghiệp CSK 3,40 1,19 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 18,63 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 2,86 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 67,11 + Đất ở: Quỹ đất ở có diện tích 29,00 ha chiếm 10,12% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Loại đất này được kế thừa qua các thế hệ và chưa được quy hoạch chi tiết nên nhà ở xây dựng mang tính chất tự phát, dẫn đến việc tự giãn trong các HGĐ rất khó khăn. + Đất chuyên dùng có diện tích là 57,04 ha, chiếm 19,91% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, rộng hơn nhiều so với đất ở, phần lớn các công trình mới được xây dựng và nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015. Trong đó, đất cơ quan, công trình sự nghiệp là 0.26 ha, đất giao thông là 32,50 ha, đất thủy lợi là 14,52 ha. Các công trình về chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên, về số lượng còn thiếu như các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,… + Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích là 8,20 ha. Phần diện tích này luôn ổn định qua các kỳ quy hoạch bởi loại đất này đã được quy hoạch ổn định. Khu nghĩa trang, nghĩa địa được bố trí tập trung và tương đối hợp lý đã hạn chế sự ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 192,28 ha đây là quỹ đất chiếm phần lớn đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này chưa được đưa vào diện tích đất chưa sử dụng do có thể đầu tư nuôi trồng thủy sản nhưng người dân không chú trọng đến vấn đề này. 2.2.2.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng 8
  • 9. Diện tích đất này giảm mạnh trong những năm qua do xã đã quy hoạch và tận dụng được chúng vào các mục đích sử dụng khác nhau Biểu 2.4: Cơ cấu các loại đất chưa sử dụng của xã Minh Hóa TT Mục đích sử dụng đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 100 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 16,09 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 15,82 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 68,09 Đất chưa sử dụng là 783,76 ha chiếm 23% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 126,08 ha chiếm 16,09% diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 123,97 ha, chiếm 15,82% tổng diện tích đất chưa sử dụng và đất núi đá không có cây rừng chiếm diện tích lớn nhất là 533,71 ha đất ở đây chỉ toàn đá vôi, khô cằn rất khó trồng cây. 2.2.3.1. Biến động đất đai Biểu 2.5: Biến động các loại đất chính giai đoạn 2005 - 2011 của xã Minh Hóa Năm 2005 Năm 2011 Tăng (+) TT Mục đích sử dụng đất Mã số (ha) (ha) Giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.396,00 3.406,24 +10,24 1 Đất nông nghiệp NNP 1.949,75 2.335,96 +386,21 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 403,73 359,10 -414,63 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 375,85 252,61 -123,24 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61.42 61,15 -0,27 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 287,72 164,75 -122,97 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,88 106,49 +78,61 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.545,10 1.975,94 +430,84 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.545,10 1.599,94 +54,84 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 +376,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 0,92 2 Đất phi nông nghiệp PNN 272,85 286,52 +13,67 2.1 Đất ở OTC 25,80 29,00 +3,2 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 25,80 29,00 +3,2 2.2 Đất chuyên dùng CDG 66,07 57,04 -9,03 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,25 0,26 +0,01 2.2.4 Đất SX, KD, phi NN CSK 9,95 3,40 -6,55 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 55,87 53,38 -2,49 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mn cd SMN 172,78 192,28 +19,5 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.173,40 783,76 -389,64 9
  • 10. 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 92,48 126,08 +33,6 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.080,92 123,97 -956,95 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 +533,71 2.2.3.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp tính đến ngày 01/01/2005 là 272,85 ha. Tính đến ngày 01/01/2011 thì diện tích đất ngày tăng thêm 13,67 ha nâng tổng diện tích đất này lên 286,52 ha. Biến động chủ yếu ở các loại đất sau: - Đất ở nông thôn tăng 3,2 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác 2,6 ha và đất đất trồng cây lâu năm 0,6 ha. - Đất chuyên dùng tăng 0,01 ha ở đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và giảm 6,55 ha ở đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, 2,49 ha ở đất có mục đích công cộng. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng 19,5 ha do chuyển từ đất trồng cây hằng năm khác 18 ha và do chỉ tiêu phân loại đất 1,5 ha nâng tổng diện tích đất này lên 192,28 ha. 2.2.3.1.3. Biến động đất chưa sử dụng Năm 2011 đất chưa sử dụng giảm mạnh tính đến 01/01/2011 thì đất chưa sử dụng giảm đến 389,64 ha. Nguyên nhân biến động do: - Đất bằng chưa sử dụng tăng 33,6 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng tăng 7,89 ha do thay đổi chỉ tiêu phân loại đất tăng khác và giảm 964,84 ha do chuyển sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 430,84 ha + Đất có mục đích công cộng 0,29 ha + Đất núi đá không có rừng cây 533,71 ha - Đất núi đá không có rừng cây tăng 533,71 ha lấy từ đất đồi núi chưa sử dụng. 2.2.3.2. Tiềm năng đất đai Xã Minh Hóa là xã miền núi của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình có địa hình tương đối phức tạp, địa hình dốc, nhiều sông suối, đồi núi nên rất khó khăn trong việc giao lưu với các xã lân cận. Nhưng trong những năm gần đây nhờ được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước nên cơ sở hạ 10
  • 11. tầng giao thông vận tải khá thuận tiện. Đặc biệt là xã hiện nay việc quản lý đất đai đã được xã quản lý và quy hoạch nên đất đai được khai hoang và tận dụng hết tiềm năng vốn có. Xã vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp nên chỉ cần chú trọng tới các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, phân bón, … thì sẽ mang lại năng suất cao hơn. Nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trồng xen các loại cây bảo vệ đất bảo vệ nguồn nước, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tiết kiệm đất và phân bón để tiến tới sản xuất bền vững. Đất sản xuất cây nông nghiệp cũng không nhiều do vậy cần chú ý đến việc thâm canh tăng vụ để không bỏ phí đất bên cạnh đó không để đất hoang phí bởi hiện nay một số hộ không làm ruộng nên bỏ đất hoang không giao trả lại cho xã nên đất cũng bỏ hoang do vậy xã cần thiết lập ban quản lý điều tra đất tránh tình trạng này gây lãng phí đất. Xã có diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tương đối nhiều đây là tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Do xã còn nghèo nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa được chú trọng. Trong địa bàn chỉ xuất hiện những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nên trong tương lai các ngành này cũng sẽ phát triển và nhu cầu đất cũng sẽ đáp ứng đủ bởi nhóm đất chưa sử dụng của xã cùng còn tương đối nhiều. 2.3. Đề xuất phương án QHSDĐ cho xã Minh Hóa 2.3.1. Những căn cứ lập phương án 2.3.1.1. Cơ sở pháp lý - Căn cứ luật Đất đai 2003 - Căn cứ luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 - Căn cứ nghị định số 181/2004/NĐ–CN ngày 19/12/2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai - Căn cứ các thông tư hướng dẫn của bộ Tài nguyên và môi trường + Thông tư số 28/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 11
  • 12. + Thông tư số 30/2004/TT–TNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Căn cứ quyết định số 364/CP ngày 06/11/1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết đất đai có liên quan đến địa giới hành chính. - Căn cứ vào quyết định QHSDĐ của xã Minh Hóa giai đoạn 2010 – 2020. - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của xã Minh Hóa. - Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2020 và nhiệm vụ phát triển kinh tế các ngành trên địa bàn xã Minh Hóa. 2.3.2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Xuất phát từ hiện trạng sử dụng đất đai, tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất đai kết hợp với những căn cứ, mục tiêu, định hướng phát triển các quỹ đất, phương án sử dụng đất cho xã Minh Hóa được đề xuất trong biểu 2.6 sau: Biểu 2.6: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Năm 2011 Năm 2020 Tăng(+) TT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (ha) Giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2490,34 +154,38 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 452,81 +93,71 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 224,03 -28,58 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 136,17 -28,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 228,78 +122,29 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 +52,42 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 +47,16 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 +5,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 +8,25 12
  • 13. 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 298,61 +12,09 2.1 Đất ở OTC 29,00 40,34 +11,4 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 40,34 +11,34 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 66,04 +9 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,71 +0,45 2.2.4 Đất SX, KD, phi nông nghiệp CSK 3,40 3,85 +0,45 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 61,48 +8,1 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 184,03 -8,25 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 617,29 -166,47 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 47,13 -78,95 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 36,45 -87,52 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 0 Nhìn chung cơ cấu các loại đất biến đổi tương đối nhiều, đất nông nghiệp tăng 139,17 ha, đất phi nông nghiệp tăng 7,77 ha, đất chưa sử dụng giảm đi 147,10 ha. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong kỳ quy hoạch cần tập trung vào thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 2.3.4.1. Quy hoạch đất nông nghiệp Trong giai đoạn năm 2010 – 2020 do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng, nhưng tăng về đất lâm nghiệp chứ đất trồng cây hằng năm không tăng mà có xu hướng giảm. Căn cứ vào thực tế của tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất và định hướng phát triển các ngành kinh tế để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau: 2.3.4.1.1. Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp a) Đất trồng cây hằng năm Năm 2011 diện tích đất trồng cây hằng năm của xã là 252,61 ha, chiếm 70,3% đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 10,8% đất nông nghiệp, đến năm 2020 giảm so với năm 2011 là 28,58 ha. Đất trồng cây hằng năm khác giảm 28,58 ha do chuyển vào các mục đích sau: + Đất ở nông thôn 11,34 ha + Đất trồng cây lâu năm 16,79 ha + Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0,45 ha b) Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm tăng 122,29 ha lấy từ các loại đất sau: 13
  • 14. + Đất trồng cây hằng năm khác 16,79 ha + Đất bằng chưa sử dụng 48,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 56,8 ha Trong năm 2011 diện tích đất trồng cây lâu năm 106,49 ha, chiếm 4,6% đất nông nghiệp. Trong kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 122,29 ha nâng tổng diện tích đất trồng cây lâu năm lên 228,78 ha chiếm 9,2% đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp cuối kỳ quy hoạch là 452,81 ha chiếm 13,3% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tăng 93,71 ha so với đầu kỳ quy hoạch. 2.3.4.1.2. Quy hoạch đất Lâm nghiệp Diện tích đất Lâm nghiệp năm 2011 là 1.975,94 ha chiếm 84,6% diện tích đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đất lâm nghiệp tăng 52,42 ha đưa tổng quỹ đất lâm nghiệp lên 2.028,36 ha chiếm 81,5% đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Trong đó: - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha do chuyển mục đích sử dụng sang đất phòng hộ và tăng 52,42 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha - Rừng phòng hộ năm 2011 là 376 ha trong kỳ quy hoạch tăng thêm 5,26 ha được lấy từ đất rừng sản xuất nâng tổng diện tích đất rừng phòng hộ lên 381,26 ha. Như vậy, diện tích đât nông nghiệp hiện có của xã là 2.335,96 ha, chiếm 68,6% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Sau kỳ quy hoạch diện tích đất này tăng thêm 154,38 ha nâng tổng diện tích đât nông nghiệp lên 2.490,34 ha chiếm 73,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. 2.3.4.1.3. Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng năm 2011 của xã là 0,92 ha. Cuối kỳ quy hoạch tổng diện tích đất này là 9,17 ha tăng 8,25 ha. 2.3.4.2. Quy hoạch đất phi nông nghiệp 2.3.4.2.1. Quy hoạch đất ở 14
  • 15. Hiện tại đất ở của xã có diện tích 29,00 ha. Trong tương lai do dân số gia tăng nên nhu cầu đất ở cũng tăng, để tránh tình trạng các làng xóm tự hình thành cần quy hoạch các khu dân cư mới. Theo dự báo dân số thì trong kỳ quy hoạch xã tăng thêm 72 hộ cộng với số hộ tồn động có nhu cầu cấp đất ở là 331 hộ, số hộ cần giải tỏa là 50 hộ. Tổng số hộ cần cấp đất là 453 hộ. Mỗi hộ cần cấp 250 m2 đất vậy đất ở tăng thêm 11,34 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. Bởi xã đã quy hoạch hai xóm ở mới đó là xóm Cây Trôi và xóm Cây Thị. Hai xóm này trước đây trồng các loại cây hoa màu và cây nông nghiệp ngắn ngày. Cuối kỳ quy hoạch diện tích đất ở của xã là 40,34 ha, chiếm 13,5% diện tích đất phi nông nghiệp. 2.3.4.2.2. Quy hoạch đất chuyên dùng Hiện tại đất chuyên dùng của xã có diện tích là 66,04 ha. Trong tương lai do còn thiếu một số cơ sở hạ tầng công cộng và công nghiệp, dịch vụ cần phải xây dựng và điều chỉnh quỹ đất chuyên dùng lại cho phù hợp nên có sự thay đổi như sau: - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp diện tích là 0,26 cuối kỳ quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có diện tích 3,40 ha, cuối kỳ quy hoạch tăng thêm 0,45 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng. - Đất có mục đích công cộng có diện tích là 53,38 ha, cuối kỳ quy hoạch đất này tăng thêm 8,1 ha lấy từ đất bằng chưa sử dụng. 2.3.4.2.3. Quy hoạch đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đến năm 2011 thì diện tích đất này là 192,28 ha. Nhận thấy xã có nhiều ao hồ có thế mạnh nuôi trồng thủy sản nhưng chưa khai thác triệt để nên nhiều HGĐ đã chuyển 8,25 ha diện tích đất này sang nuôi trồng thủy sản. Vậy cuối kỳ quy hoạch diện tích đất này giảm đi 8,25 ha nên năm 2020 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn lại là 184,03 ha. 2.3.4.3. Quy hoạch đất chưa sử dụng 2.3.4.3.1. Quy hoạch đất bằng chưa sử dụng 15
  • 16. Hiện tại đất này có diện tích 126,08 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 78,95 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau: Đất rừng sản xuất 21,7 ha, đất trồng cây lâu năm là 48,7 ha, đất có mục đích công cộng 8,1 ha Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích là 47,13 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích tự nhiên. 2.3.4.3.2. Quy hoạch đất đồi núi chưa sử dụng Năm 2011 đất này có diện tích 123,97 ha, trong kỳ quy hoạch giảm 87,52 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất sau: + Đất rừng sản xuất 30,72 ha + Đất trồng cây lâu năm 56,8 ha Cuối kỳ quy hoạch đất này có diện tích 36,45 ha, chiếm 1,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. Như vậy, cuối kỳ quy hoạch diện tích đất chưa sử dụng là 617 ha giảm 166,47 ha, diện tích này chiếm 18,1% tổng diện tích tự nhiên của xã. 2.3.5. Phân kỳ quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 2.3.5.1. Phân kỳ quy hoạch Để có cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất trong từng giai đoạn, trên cơ sở căn cứ vào tình hình lao đọng, nhu cầu đất đai và khả năng thực hiện, phương án sử dụng dất được phân thành hai kỳ như sau: Biểu 2.7: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Mã (ha) (ha) (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2.455,34 2490,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 417,81 452,81 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 236,53 224,03 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 148,67 136,17 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 181,28 228,78 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 2.028,36 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 1.647,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 381,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 9,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 290,11 298,61 2.1 Đất ở OTC 29,00 36,84 40,34 16
  • 17. 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 36,84 40,34 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 61,04 66,04 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,46 0,71 2.2.4 Đất SX, KD, phi nông nghiệp CSK 3,40 3,6 3,85 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 56,98 61,48 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & mặt nước cd SMN 192,28 184,03 184,03 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 660,79 617,29 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 69,38 47,13 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 57,7 36,45 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 533,71 2.3.5.2. Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 2.3.5.2.1. Kế hoạch sử dụng kỳ đầu 2011 - 2015 Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 của xã Minh Hóa và kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015. Để cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu tới từng năm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tiến độ dự án nên đề xuất kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 như sau: Biểu 2.8: Kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2011 - 2015 Năm Năm Năm Năm Năm Mã TT Mục đích sử dụng đất 2011 2012 2013 2014 2015 số (ha) (ha) (ha) (ha) (ha) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 3.406,24 3.406,24 3.406,24 3.406,24 1 Đất nông nghiệp NNP 2.335,96 2.410,22 2.425,26 2.440,3 2.455,34 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359,10 372,69 387,73 402,77 417,81 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 252,61 248,59 244,57 240,55 236,53 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 61,15 61,15 61,15 61,15 61,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 26,71 26,71 26,71 26,71 26,71 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 164,75 106,73 156,71 152,69 148,67 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 106,49 124,1 143,16 162,22 181,28 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.975,94 2.028,36 2.028,36 2.028,36 2.028,36 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.599,94 1.647,1 1.647,1 1.647,1 1.647,1 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 376,00 381,26 381,26 381,26 381,26 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,92 9,17 9,17 9,17 9,17 2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 281,23 284,19 287,15 290,11 2.1 Đất ở OTC 29,00 30,96 32,92 34,88 36,84 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 30,96 32,92 34,88 36,84 2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 58,04 59,04 60,04 61,04 2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,31 0,36 0,41 0,46 2.2.4 Đất SX, KD, phi NN CSK 3,40 3,45 3,5 3,55 3,6 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 53,38 54,28 55,18 56,08 56,98 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,20 8,20 8,20 8,20 8,20 2.5 Đất sông suối & MNCD SMN 192,28 184,03 184,03 184,03 184,03 17
  • 18. 3 Đất chưa sử dụng CSD 783,76 714,79 696,79 678,79 660,79 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 126,08 95,63 86,88 78,13 69,38 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 123,97 85,45 76,20 66,95 57,7 3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 533,71 533,71 533,71 533,71 533,71 Ở kỳ này chuyển đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng sang đất rừng sản xuất ở năm 2012 luôn. Tiến hành trông rừng ở đầu kỳ và cuối kỳ thì khai thác luôn. Cùng kỳ này đầu năm 2012 chuyển 5,26 ha rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Như vậy, trong đầu kỳ quy hoạch này các loại đất tăng giảm biến động như sau: a) Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp tăng 135,46 ha và giảm 16,08 ha do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Nâng tổng diện tích đất này lên 2.455,34 ha vào năm 2015, cụ thể như sau: - Đất trồng cây hằng năm khác giảm 16,08 ha do chuyển sang các loại đất khác trong đó: - Đất trồng cây lâu năm tăng 74,79 ha nâng diện tích đất này lên 181,28 ha năm 2015 lấy từ các loại đất sau: + Đất trồng cây hằng năm khác 8,04 ha + Đất bằng chưa sử dụng 31,2 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng - Đất rừng sản xuất giảm 5,26 ha chuyển sang đất rừng phòng hộ và tăng 52,42 ha lấy từ các loại đất sau: + Đất bằng chưa sử dụng 21,7 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng 30,72 ha - Đất rừng phòng hộ tăng 5,26 ha lấy từ đất rừng sản xuất sang - Đất nuôi trồng thủy sản tăng 8,25 ha lấy từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. b) Đất phi nông nghiệp - Đất ở tại nông thôn: Do giải quyết nhu cầu đất cho các hộ còn tồn động từ trước nên ở kỳ này đất ở tăng mạnh hơn và tăng 7,84 ha, lấy từ đất trồng cây hằng năm khác ở vùng đất Cây Trôi và Cây Thị. 18
  • 19. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất trồng cây hằng năm khác. - Đất SXKD phi nông nghiệp tăng 0,2 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng. - Đất có mục đích công cộng tăng 3,6 ha, lấy từ đất bằng chưa sử dụng - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 8,25 ha do chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản. Chương 3 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ và tiến hành QHSDĐ tại xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đề tài đã được một số kết quả sau: - Phân tích và đánh giá được các điều kiện tự nhiên, KTXH từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất trong tương lai. - Tính toán được hiệu quả một số cây trồng chính trong ky quy hoạch - Về kế hoạch sử dụng đất, đề tài đã xác định được các căn cứ để lập kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, đồng thời đề xuất được các biện pháp thực hiện kế hoạch. - Kết quả nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho thấy song song với sự phát triển của xã hội, khoa học và công nghệ. Hệ thống canh tác nông lâm nghiệp cần được chuyển dịch và đổi mới nhằm đảm bảo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng cải tạo môi trường, cải tạo đất. 19
  • 20. TÀI LIỆU THAM KHẢO [01]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005. [02]. Phương án QHSDĐ huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, sở địa chính Quảng Bình, 2002. [03]. Wink, A.P.A (1995), Land Use in Advancing Agriculture. 349S, Berlin/New York 1975. [04]. Dent, D.A (1996), Guideline for Land Use in Developing Countries. Soil Survey and Land Evaluation 1986, Vol. 8(2), S.67 – 76, Nowich. [05]. Dr Habil. Holm Uibrig, Introduction to land – Use planning a contribution to rural development – selected concerns fox VietNam, seminars, VietNam Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 83 – 102p. [06]. Lan Use planning at village level. Seminars, Vietnam Forestry College (VFC)… TU Dresden, 1998, 105 – 116p. [07]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, nhà xuất bản pháp lý 1992. [08]. Luật đất đai, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2003. [09]. Luật bảo vệ phát triển rừng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2005. 20