SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM TRÀ SỮA
THƯƠNG HIỆU DING TEA CỦA GIỚI TRẺ
HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Bùi Anh Đô
1111110900
Anh 6 - Khối 2 KT
50
PGS. TS Phạm Thu Hương
Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Người hướng dẫn khoa học:
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu
dùng…………………….....
Hình 1.2 Quá trình thông qua quyết định
mua……………………….........
Hình 1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
Hình 1.4 Thứ bậc nhu cầu của Abraham
Maslow……………………….....
Hình 2.1 Quy trình sản xuất trà Ding Tea…………………………………
Hình 2.2 Quá trình nghiên cứu Marketing………………………………...
Hình 2.3 Quá trình thực hiện điều tra chọn mẫu………………………….
Hình 2.4 Tổng số phiếu điều
tra……………………………………………..
Hình 2.5 Không gian nghiên
cứu……………………………………………
Hình 2.6 Giới tính……………………………………………………………
Hình 2.7 Độ
tuổi……………………………………………………………...
Hình 2.8 Nghề nghiệp………………………………………………………..
Hình 2.9 Nguồn thông
tin……………………………………………………
Hình 2.10 Thời gian tiêu
dùng………………………………………………
Hình 2.11 Các yếu tố người tiêu dùng quan
tâm……………………………
Hình 2.12 Các cơ sở Ding
Tea……………………………………………….
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng số phiếu điều
tra……………………………………………..
Bảng 2.2 Không gian nghiên
cứu……………………………………………
Bảng 2.3 Giới
tính……………………………………………………………
Bảng 2.4 Độ
tuổi……………………………………………………………...
Bảng 2.5 Nghề
nghiệp………………………………………………………..
Bảng 2.6 Nguồn thông tin nhận biết thương
hiệu………………………….
Bảng 2.7 Tần xuất tiêu
dùng………………………………………………...
Bảng 2.8 Thời gian tiêu
dùng………………………………………………..
Bảng 2.9 Danh mục sản phẩm ưa
5
7
11
19
31
35
39
42
43
44
45
46
47
48
51
65
42
43
44
45
46
46
47
48
49
50
51
chuộng…………………………………..
Bảng 2.10 Danh mục các cơ sở Ding
Tea……………………………………
Bảng 2.11 Đánh giá của người tiêu
dùng……………………………………
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà sữa trân châu trong những năm vừa qua đã trở thành thứ đồ uống quen
thuộc của giới trẻ Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Trào lưu trà sữa có
xuất xứ từ Đài Loan trở nên nóng hơn bao giờ hết khi xuất hiện hàng loạt, với mức
độ đày đặc các quán trà sữa tư nhân trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên với những
phát hiện chất độc hại có trong các nguyên liệu không rõ nguồn gốc của các quán
trà sữa tư nhân đã làm cho hình ảnh của trà sữa trong mắt người tiêu dùng và đặc
biệt là giới trẻ bị giảm sút nghiệm trọng. Mặc dù vậy sức hút từ thứ đồ uống này
chưa bao giờ mất, sau thời điểm các chất độc hại từ trà sữa được phát hiện và công
bố thì các thương hiệu trà sữa chính thống xuất xứ từ Đài Loan bắt đầu thâm nhập
vào thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Chatime, Feeling Tea,…và điển hình
trong số đó là thương hiệu trà sữa Ding Tea xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm
2013 tại số 23 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thương hiệu trà sữa Ding Tea
đã có những sự phát triển mạnh mẽ. Trong vòng 2 năm, thương hiệu đã phát triển
lên 16 cơ sở trong đó tập trung 15 cơ sở tại Hà Nội, 1 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh, 1 cơ sở tại Hải Phòng. Ding Tea đã trở thành một trong những thương hiệu về
trà sữa nổi tiếng nhất trên thị trường Hà Nội và được đông đảo người tiêu dùng, đặc
biệt là giới trẻ đón nhận và yêu thích. Do vậy để có thể hiểu vì sao giới trẻ Hà Nội
yêu thích thương hiệu trà sữa này như vậy cũng như tìm kiếm những giải pháp phát
triển thương hiệu đồ uống này trên phạm vi rộng lớn hơn tác giả đã chọn đề tài
“Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm trà sữa thương hiệu Ding Tea của giới
trẻ Hà Nội và đề xuất giải pháp phát triển”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu là đưa ra cơ sở lý thuyết nghiên cứu
về hành vi người tiêu dùng. Từ cơ sở lý thuyết đó xây dựng kế hoạch nghiên cứu
gồm việc xây dựng phiếu điều tra, thu thập các dữ liệu cơ sở thông qua các phiếu
điều tra trực tiếp và trực tuyến này. Sau đó xử lý và phân tích các dữ liệu đã thu
được từ đó đề ra các giải pháp giải pháp phát triển sau này cho thương hiệu trà sữa
Ding Tea tại Việt Nam.
6
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài luận văn tập trung vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với
sản phẩm trà sữa của giới trẻ hiện nay trên địa bàn Hà Nội vì vậy mà đối tượng
nghiên cứu ở đây tập trung vào giới trẻ như: học sinh sinh viên, nhân viên văn
phòng…
4. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp tập trung vào việc tìm hiểu hành vi mua
của giới trẻ Hà Nội đối với sản phẩm trà sữa Ding Tea về các vấn đề như: nguồn
thông tin nhận biết thương hiệu, các yếu tố người tiêu dùng quan tâm đến khi mua
một sản phẩm của thương hiệu, những sản phẩm được ưa chuộng, những đề xuất để
hoàn thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho người tiêu dùng…
Sau đó phân tích hành vi mua của giới trẻ từ các dữ liệu thu thập được ở trên để đề
xuất các giải pháp phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường tại Việt Nam cho
thương hiệu Ding Tea.
Về phạm vi nghiên cứu của khóa luận, thời gian nghiên cứu được thực hiện
là trong tháng 4 năm 2015 với không gian nghiên cứu là tại các cơ sở của thương
hiệu trà sữa Ding Tea, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, trên môi trường trực
tuyến, các trang mạng xã hội trong giới trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp khảo sát-mô tả, thu thập thông tin làm phương pháp
chính thông qua công cụ phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát sẽ được xây dựng dựa theo
lý thuyết cơ bản về hành vi người tiêu dùng cũng như những ảnh hưởng của các yếu
tố tác động chính được trình bày trong chương 1 tổng quan về lý thuyết. Các phiếu
điều tra câu hỏi này được thu thập tại các cơ sở của Ding Tea, trên fanpage các trang
mạng xã hội của các cơ sở, trực tiếp ở các trường đại học.
6. Kết quả dự kiến
Nghiên cứu được đặc điểm và hành vi mua của giới trẻ: các loại sản phẩm
được yêu thích và tiêu dùng nhiều, kênh thông tin quảng bá thương hiệu hiệu quả,
những đề xuất của người tiêu dùng…. Từ đó xác định được những đặc điểm chung
về tập khách hàng thường xuyên của các cơ sở trà sữa Ding Tea cũng như những đề
7
xuất, mong muốn và ý kiến của tập khách hàng này. Từ đó xây dựng kế hoạch phát
triển kinh doanh, thu hút người tiêu dùng.
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận được chia ra làm 3 chương cụ thể như sau
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng và
tổng quan thị trường trà sữa Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sản phẩm trà sữa thương
hiệu Ding Tea của giới trẻ tại Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu trà sữa Ding Tea tại Hà
Nội và các vùng lân cận
8. Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, sự hướng dẫn tận tình
của cô PGS, TS Phạm Thu Hương, sự hỗ trợ từ phía nhà trường và sự giúp đỡ của
gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Do vậy điều đầu tiên tác giả khóa luận xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến PGS, TS Phạm Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp
đỡ trong thời gian vừa qua. Sau đó xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô
giáo đã hướng dẫn và giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn
luyện của tác giả ở trường Đại học Ngoại Thương. Cuối cùng xin được gửi lời cảm
ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành
bài khóa luận này một cách tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI MUA CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM
1.1. Khái quát về thị trường người tiêu dùng
1.1.1. Một số khái niệm
Theo giáo trình Marketing căn bản của trường đại học Kinh tế quốc dân
(2012)
“Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản
phẩm do quá trình sản xuất tạo ra người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia
đình hoặc một nhóm người.”
Từ đó chúng ta cũng có định nghĩa về thị trường người tiêu dùng: “Thị
trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân các hộ tiêu dùng và các nhóm
người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn
nhu cầu cá nhân”.
Có thể nói thị trường người tiêu dùng là tập hợp của tất cả con người trên
Trái Đất này. Do có bùng nổ và gia tăng dân số đáng kể cộng việc việc đa dạng hóa
của các nền văn hóa khác nhau những khác biệt về tuổi tác, giới tính…mà thị
trường người tiêu dùng có các đặc trưng cơ bản như sau
• Có quy mô lớn và thường xuyên gia tang.
• Khách hàng khác nhau về tuổi tác giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa.
• Ước muốn sở thích các đặc tính về hành vi và sức mua của người tiêu
dùng cũng không ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị xã hội
và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật. Sự thay đổi này vừa là cơ hội vừa là rủi ro luôn
thách thức các nỗ lực marketing.
Người tiêu dùng là những nhóm người sẽ mua hoặc sử dụng một sản phẩm
hay dịch vụ nào đấy. Một phần quan trọng thiết yếu trong kinh doanh đó là phải
hiểu hành vi mua của khách hàng. Hành vi mua của khách hàng bso gồm quá trình
tìm kiếm thông tin, lựa chọn, quyết định mua và sử dụng sản phẩm theo nhu cầu của
người tiêu dùng. Việc hiểu được hành vi mua của người tiêu dùng sẽ giúp cho các
nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ,… trả lời những câu hỏi như “tại sao” và “như
thế nào” khi người tiêu dùng mua một sản phẩm.
Các kích thích
- Marketing
- Môi trường
Hộp đen ý thức
- Đặc tính người
tiêu dùng
- Quá trình quyết
định mua
Phản ứng đáp lại
9
Có rất nhiều định nghĩa về hành vi mua của người tiêu dùng có thể kể đến
như:
“Hành vi mua của của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu
dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra mua sắm sử dụng đánh giá cho hàng hóa và
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là
cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản
của mình (tiền bạc thời gian công sức,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng
hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.”
“Hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động giữa các yếu tố kích thích của
môi trường với nhận thức của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi
cuộc sống của họ.” (Hiệp hội marketing Hoa Kỳ)
“Hành vi người tiêu dùng là hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các
quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.” (Philip Kotler and
Sidney J. Levy, 1969)
“Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm
người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy
nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của
họ” (Solomon Micheal, 1992).
“Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá
trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Hành
vi tiêu dùng bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước,trong và sau
các hành động đó.” (James F.Engel, 1990)
1.1.2. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
Mô hình mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích; hộp đen ý thức;
và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng
Hình 1.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
(Trần Minh Đạo, 2012)
10
Trong đó các kích thích là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu
dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chúng được chia làm
hai nhóm chính. Nhóm 1 là các tác nhân marketing: sản phẩm giá bán, cách thức
phân phối và các hoạt động xúc tiến. Các tác nhân này nằm trong khả năng kiểm
soát của doanh nghiệp. Nhóm 2 lsf các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm
soát tuyệt đối của doanh nghiệp gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn
hóa, xã hội…
Hộp đen ý thức của người tiêu dùng là cách gọi bộ não của con người và cơ
chế hoạt động của nó trong hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích
thích và đề xuất các giải pháp đáp ứng lại các kích thích. Hộp đen ý thức có hai
phần. Phần thứ nhất là đặc điểm của người tiêu dùng. Nó có ảnh hưởng đến việc
người tiêu dùng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các tác nhân đó như thế
nào. Phần thứ hai là quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Là toàn bộ lộ
trình người tiêu dùng thực hiện hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước muốn,
tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêu
dùng sản phẩm. Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào
các bước của lộ trình này có được thực hiện trôi chảy hay không.
Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng là những phản ứng người tiêu
dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn, hành vi
lựa chọn gồm: lựa chọn hàng hóa lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn nhà cung ứng, lựa
chọn thời gian và địa điểm mua, lựa chọn khối lượng mua…
1.1.3. Quá trình thông qua quyết định mua
Hành vi mua của người tiêu dùng xảy ra trong một quá trình. Và để đi đến
quyết định mua một loại hàng hoá dịch vụ người mua phải trải qua quá trình bao
gồm 5 giai đoạn.
Người mua thường xuyên có thể bỏ qua các giai đoạn không cần thiết (do đã
được thực hiện ở các lần mua trước đây), tức là quá trình mua lặp lại sẽ bỏ qua một
số giai đoạn. Quá trình này bắt đầu bởi việc nhận biết nhu cầu của bản thân người
tiêu dùng sau đó là việc tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn khác nhau và
thông qua việc so sánh các lựa chọn này người tiêu dùng sẽ đến với bước quyết
Nhận biết nhu cầu
Tìm kiếm thông tin
Đánh giá các phương án
Quyết định mua
Đánh giá sau khi mua
11
định mua và bước cuối cùng của quá trình này là đánh giá sau khi mua. Các giai
đoạn trong quá trình quyết định mua được thể hiện trong hình sau
Hình 1.2 Quá trình thông qua quyết định mua
(Kotler, 2001)
Nhận biết nhu cầu
Quá trình thông qua quyết định mua bắt đầu từ việc nhận biết nhu cầu. Nhu
cầu phát sinh do các yếu tố kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài hoặc cả hai.
Con người có các nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này sẽ bị kích thích bởi các
yếu tố bên ngoài. Khi nhu cầu chưa cao thì các kích thích bên ngoài là rất quan
trọng (quảng cáo hấp đẫn, trưng bày sản phẩm, mời dùng thử sản phẩm, khuyến
mãi...). Cách bán hàng kiểu siêu thị có tác dụng rất mạnh kích thích nhu cầu.
Có hai trường hợp nhận biết nhu cầu đối với người tiêu dùng. Một vài người
nhận biết nhu cầu của mình khi họ gặp phải những vấn đề với sản phẩm mà họ đang
sử dụng và có nhu cầu sửa chưa thay thế hay mua mới ví dụ như chiếc quạt bị hỏng,
chiếc xe máy bị hỏng. Trong khi một số khác nhận biết nhu cầu dựa theo mong
muốn cá nhân muốn có một thứ đồ mới ví dụ như việc mong muốn mua một chiếc
điện thoại di động thông minh mới được sản xuất ra.
12
Các nhu cầu tiềm ẩn là vốn có ở mỗi con người. Người làm công tác
Marketing không chỉ phát hiện ra các nhu cầu đó, mà cần phải sáng tạo ra các sản
phẩm đa dạng đáp ứng các mong muốn cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau.
Việc làm đó sẽ giúp mở rộng tập người tiêu dùng cho các nhà sản xuất.
Tìm kiếm thông tin
Khi nhu cầu thôi thúc thì con người tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu.
Nhu cầu càng cấp bách, thông tin ban đầu càng ít, sản phẩm cần mua có giá trị càng
lớn thì càng thôi thúc con người tìm kiếm thông tin. Một người mua một căn hộ sẽ
tìm kiếm thông tin vất vả hơn so với mua một chiếc áo sơ mi. Người tiêu dùng có
xu hướng tìm kiếm thông tin từ những trải nghiệm của chính mình. Sau đó, nếu
nguồn thông tin này không đủ để đưa ra quyết định, họ sẽ cố gắng tìm kiếm thông
tin từ môi trường xung quanh. Sau đây là các nguồn thông tin cơ bản mà người tiêu
dùng có thể tìm kiếm, tham khảo:
• Nguồn thông tin cá nhân: từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp...
• Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, hội chợ, triển lãm, người bán
hàng...
• Nguồn thông tin đại chúng: dư luận, báo chí, truyền hình (tuyên truyền)
• Nguồn thông tin kinh nghiệm thông qua tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Tuy nhiên nguồn thông tin nào có tác động mạnh nhất đối với quyết định
mua của người tiêu dùng? Điều này còn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, vào đặc tính
của khách hàng. Người cẩn thận thường không tin vào quảng cáo, họ phải tìm kiếm
thêm các thông tin khác. Đối với các quyết định mua quan trọng như mua nhà, mua
ô tô, đi du học nước ngoài…thì người tiêu dùng thường muốn có nhiều thông tin để
tăng độ tin cậy của quyết định. Nói chung, thông tin từ quảng cáo có tính chất thông
báo về sự hiện diện của sản phẩm. Còn nguồn thông tin truyền miệng từ các nhóm
tham khảo như bạn bè, đồng nghiệp có tác dụng thuyết phục mạnh. Đặc biệt, đối
với các hoạt động dịch vụ, do những hoạt động có tính chất vô hình nên lời khuyên
của bạn bè, người thân có vai trò quan trọng.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải chọn các phương tiện thông tin khác
nhau và nội dung phù hợp cung cấp cho các nhóm khách hàng khác nhau. Nếu công
13
ty không cung cấp đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng thì công ty đã vô tình
đẩy khách hàng sang các đối thủ cạnh tranh.
Sau khi tìm kiếm thông tin thì khách hàng đã biết được các nhãn hiệu hàng
hoá khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu và các đặc tính của chúng. Từ đó sẽ hình
thành nên các phương án khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn.
Đánh giá các phương án
Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hai loại thông tin đó là danh sách các
thương hiệu và hệ thống các cửa hàng nơi mà họ định lựa chọn để mua sản phẩm.
Sau đó họ sẽ tiến hành phân tích so sánh giữa các nhãn hàng, các cửa hiệu này với
nhau. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình.
Do vậy để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng trong quá trình này
thì các doanh nghiệp cần phải biết được là khách hàng đánh giá các phương án như
thế nào? Họ dùng tiêu chuẩn gì để lựa chọn? Chất lượng hay giá cả quan trọng hơn?
Để hiểu rõ việc đánh giá của khách hàng như thế nào thì cần tìm hiểu chi tiết các
vấn đề sau đây: các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm, mức độ quan
trọng của các thuộc tính đối với khách hàng, niềm tin của khách hàng đối với các
nhãn hiệu, độ hữu dụng của các thuộc tính.
Thuộc tính của sản phẩm
Khách hàng thường xem một sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính nhất
định. Các thuộc tính này phản ánh các lợi ích khác nhau của sản phẩm mang lại cho
người sử dụng. Đó là các đặc tính về kỹ thuật, đặc tính về tâm lý, về giá cả, về các
dịch vụ khách hàng.
Đặc tính kỹ thuật gồm: kích thước, trọng lượng, thành phần hoá học, thời
hạn sử dụng, độ bền, hiệu năng...
Đặc tính tâm lý: vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, vẻ hiện đại...
Đặc tính về giá cả: hợp với tinh hình tài chính
Đặc tính về các dịch vụ khách hàng: Đầy đủ các dịch vụ, tiện ích làm hài
lòng người tiêu dùng.
Mức độ quan trọng của các thuộc tính khác nhau đối với các nhóm khách
hàng khác nhau. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu của một tập khách hàng lớn thì
các nhà sản xuất cần một tập các sản phẩm phong phú, đa dạng.
14
Có hai khái niệm sau đây cần làm rõ
Thuộc tính nổi bật là thuộc tính tạo nên do quảng cáo, do dư luận xã hội.
Thuộc tính quan trọng là thuộc tính mà người tiêu dùng mong đợi có thể đáp
ứng được các nhu cầu cuả họ, do đó tuỳ thuộc vào các nhóm khách hàng khác nhau
mà thuộc tính nào được xem là thuộc tính quan trọng. Đây là các thuộc tính mà
khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm.
Niềm tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng
lớn đến quyết định mua của họ. Một nhãn hiệu đã chiếm được niềm tin của khách
hàng sẽ dễ được họ lựa chọn ở các lần mua sau. Nhãn hiệu đó là một tài sản vô hình
của công ty. Do vậy, việc xây dựng một thương hiệu mạnh có tầm quan trọng đặc
biệt đối với công ty.
Mỗi thuộc tính của sản phẩm thường được người tiêu dùng gán cho một mức
độ hữu dụng khác nhau. Khi quyết định mua một sản phẩm, khách hàng có xu
hướng chọn sản phẩm có tổng giá trị hữu dụng từ các thuộc tính là lớn nhất.
Quyết định mua
Sau khi đánh giá các lựa chọn, khách hàng đi tới ý định mua. Tuy nhiên, từ ý
định mua đến quyết định mua còn có các yếu tố tác động cản trở mua có thê kể đến
như thái độ của các nhóm ảnh hưởng (bạn bè, gia đình...), các điều kiện mua hàng
(địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán, các dịch vụ hậu mãi...). Do vậy các
hoạt động xúc tiến bán (khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng...) có vai trò rất quan
trọng, đặc biệt khi có cạnh tranh.
Để thúc đẩy quá trình mua, doanh nghiệp cần loại bỏ các yếu tố cản trở
mua từ phía bản thân doanh nghiệp. Đó chính là vai trò quyết định của công
tác chăm sóc khách hàng cũng như của các hoạt động xúc tiến. Trong trường hợp
cung cấp dịch vụ, do tính vô hình của sản phẩm nên các cản trở thuộc về thái độ của
các nhóm ảnh hưởng có vai trò quan trọng đến quyết định mua của khách hàng.
Đánh giá sau khi mua
Sau khi mua xong khách hàng sử dụng sản phẩm và có các đánh giá về sản
phẩm mua được. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến các
quyết định mua vào các lần sau. Doanh nghiệp cần thu thập thông tin để biết được
đánh giá của khách hàng để điều chỉnh các chính sách. Điều này rất quan trọng để
Nền văn hóa
Nhánh văn hóa
Sự giao lưu và
biến đổi văn hóa
Văn hóa
Giai tầng xã hội
Nhóm
Gia đình
Vai trò và địa vị
xã hội
Xã hội
Tuổi và đường
đời
Nghề nghiệp
Hoàn cảnh kinh
tế
Nhân cách
Lối sống
Cá tính và nhận
thức
Cá nhân
Động cơ
Nhận thức
Sự hiểu biết
Niềm tin và quan
điểm
Tâm lý
15
có thể thực hiện theo phương châm “Bán được hàng và giữ được khách hàng lâu
dài!".
Sự hài lòng hay không của khách hàng sau khi mua phụ thuộc vào mối tương
quan giữa sự mong đợi của khách hàng trước khi mua và sự cảm nhận của họ sau
khi mua và sử dụng sản phẩm. Sự mong đợi của khách hàng được hình thành qua
quảng cáo, qua sự giới thiệu của người bán, qua bạn bè, người thân... Mong đợi
càng cao nhưng cảm nhận thực tế càng thấp thì mức độ thất vọng càng lớn. Do vậy
việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần phải trung thực.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng
Có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm
những yêu tố liên quan đến: văn hóa, xã hội, cá nhân và những yếu tố tâm lý (Kotler
và Keller, 2006)
Hình 1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
(Kotler and Keller, 2006)
1.1.4.1. Các yếu tố văn hóa
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một người.
Phần lớn cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Một đứa trẻ lớn
lên trong một xã hội thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử
16
cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác của xã hội đó. Những
người ở các nền văn hóa khác nhau khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bở các
yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn. Vì vậy để
một sản phẩm có thể tiếp và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng thì các nhà
sản xuất, các công ty cũng như các nhà marketing cần có sự quan tâm đúng mức
đến các yếu tố thuộc về bản sắc dân tộc này. Từ đó có thể tung ra một sản phẩm hay
thiết kế chiến lược marketing với các thông điệp quảng cáo, màu sắc và kiểu dáng
sản phẩm phù hợp và đạt hiệu quả nhất.
Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hơn hay là các văn hóa đặc thù
là những nhóm văn hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập
với xã hội cho các thành viên của nó. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân
tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng, các vùng địa lý. Các dân tộc như dân tộc
Việt Nam bao gồm người Việt nam trong nước hay cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài ít nhiều đều thể hiện những thị hiếu cũng như thiên hướng dân tộc đặc
thù. Các nhóm chủng tộc như người da đen và người da màu, đều có những phong
cách và quan điểm tiêu dùng khác nhau. Các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật
giáo đều tượng trưng cho những nhóm văn hóa đặc thù với những điều ưa chuộng
và cấm kỵ riêng biệt của họ. Những vùng địa lý như các vùng phía Bắc và các vùng
phía Nam đều có những nét văn hóa đặc thù và phong cách sống tiêu biểu đặc trưng
của mỗi vùng đó.
1.1.4.2.Các yếu tố xã hội
Hành vi mua của người tiêu dùng bị tác động bởi những yếu tố xã hội có thể
kể đến như: tầng lớp xã hội, nhóm tham khảo, vai trò và địa vị xã hội.
Tầng lớp xã hội
Về cơ bản, tất cả các xã hội loài người đều có sự phân tầng xã hội. Việc phân
tầng xã hội có thể mang hình thức một hệ thống đẳng cấp là hệ thống mà các thành
viên trong những đẳng cấp khác nhau đều cùng gắn bó với nhau trong những vai trò
nào đó và không hề có sự thay đổi từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Thông
thường hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội.
17
Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền vững trong
một xã hội, được sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên trong những thứ bậc
ấy đều cùng chia xẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giống nhau.
Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà cả
sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải, và những yếu tố khác nữa.
Trong cuộc đời, người ta vẫn có thể vươn lên một tầng lớp xã hội cao hơn, hoặc tuột
xuống một tầng lớp thấp hơn. Những người làm marketing cần quan tâm nghiên
cứu tầng lớp xã hội vì dân chúng thuộc một tầng lớp xã hội có xu hướng thể hiện
cách cư xử tương đối giống nhau, kể cả hanh vi mua sắm.
Các tầng lớp xã hội có những sở thích về nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau
trong các lãnh vực như quần áo, đồ đạc trong nhà, hoạt động giải trí và phương tiện
đi lại. Một số ngưòi làm marketing tập trung nỗ lực của họ vào một tầng lớp xã hội
nhất định. Chẳng hạn, những cửa hàng nào đó thì thu hút những người thuộc tầng
lớp cao; còn những cửa hàng khác thì chuyên phục vụ những người ở tầng lớp thấp
hơn.
Nhóm tham khảo
Hành vi của một người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều nhóm
người. Các nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến quan điểm và cách thức ứng xử của một hay nhiều người khác.
Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người được gọi là những nhóm
thành viên tức là nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại với các thành
viên khác trong đó. Nhóm thành viên bao gồm những nhóm sơ cấp, có tính chất
không chính thức mà những thành viên của chúng có quan hệ thân mật và có sự tác
động qua lại thường xuyên như gia đình, bạn bè, láng giềng và người đồng sự;
những nhóm thứ cấp, có có tính chất chính thức hơn và ít có sự tác động qua lại với
nhau hơn, như các tổ chức xã hội, các hiệp hội thuộc các ngành nghề và công đoàn.
Người ta cũng chịu ảnh hưởng của những nhóm mà bản thân họ không ở
trong những nhóm đó. Nhóm ngưỡng mộ là nhóm mà người ta mong muốn được có
mặt trong đó. Chẳng hạn, một cầu thủ đá bóng trẻ có thể hy vọng một ngày nào đó
mình sẽ có mặt trong đội bóng quốc gia, và anh ta đồng nhất mình với nhóm này,
mặc dù không có sự giao tiếp trực tiếp.
18
Những người làm marketing cố gắng hiểu rõ những nhóm tham khảo của thị
trường mục tiêu mà họ đang muốn giao dịch. Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến
một người ít ra theo ba cách: hướng người ta đi theo cách ứng xử và phong cách
sống mới; ảnh hưởng đến quan điểm và ý thức của một người vì người đó thường
muốn được hòa nhập vào đó; tạo ra các áp lực buộc tuân theo chuẩn mực chung và
có thể ảnh hưởng đến sự chọn lựa sản phẩm và nhãn hiệu của người đó.
Ảnh hưởng của nhóm tham khảo cũng thay đổi theo chu kỳ sống của sản
phẩm. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, quyết định mua chịu ảnh hưởng
của rất nhiều người khác, nhưng đối với nhãn hiệu đã chọn thì ít chịu ảnh hưởng
của người khác. Trong giai đoạn phát triển của sản phẩm, ảnh hưởng của nhóm khá
mạnh đối với cả việc lựa chọn sản phẩm lẫn việc lựa chọn nhãn hiệu. Trong giai
đoạn bảo hòa của sản phẩm, chỉ có việc lựa chọn nhãn hiệu chứ không phải việc lựa
chọn nhãn hiệu chịu ảnh hưởng của người khác. Trong giai đoạn suy thoái,
ảnh hưởng của nhóm khá yếu trong cả việc lựa chọn sản phẩm lẫn việc lựa chọn
nhãn hiệu.
Những doanh nghiệp mà những sản phẩm và nhãn hiệu của chúng chịu ảnh
hưởng mạnh của các nhóm tham khảo thì các doanh nghiệp đó phải tìm cách tiếp
cận và ảnh hưởng đến những người hướng dẫn dư luận trong các nhóm đó. Những
người hướng dẫn dư luận có ở trong mọi tầng lớp xã hội và một người hướng dẫn
dư luận trong lĩnh vực sản phẩm nào đó có thể là người chịu ảnh hưởng của dư luận
trong một lĩnh vực khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng thường những sản phẩm chịu
ảnh hưởng mạnh của nhóm tham khảo khi người hướng dẫn dư luận của nhóm đó
được người mua kính trọng. Người làm marketing xác định người hướng dẫn dư
luận căn cứ vào những đặc điểm dân số học và tâm lý gắn liền với vai trò hướng
dẫn dư luận, tìm hiểu các phương tiện truyền thông mà những người hướng dẫn dư
luận thường sử dụng để hướng thông tin vào những người đó.
Các thành viên trong gia đình của người mua có thể tạo nên một ảnh hưởng
mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó. Chúng ta có thể phân biệt thành hai loại gia
đình của người mua.
Gia đình định hướng bao gồm cha mẹ của người đó. Từ cha mẹ, một người
nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá
19
nhân, tình yêu và phẩm hạnh. Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều
với cha mẹ mình, thì ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể
rất đáng kể. Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã
trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất quyết định.
Gia đình riêng bao gồm vợ hoặc chồng và con cái của người mua, có ảnh
hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày. Gia đình là tổ chức mua – tiêu
dùng quan trọng bậc nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu khá rộng rãi.
Những người làm marketing cần chú ý đến vai trò và sự ảnh hưởng tương đối của
vợ, chồng và con cái đối với việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.
Sự can dự của chồng hay vợ thay đổi rất nhiều tùy theo loại sản phẩm. Người
vợ, từ xưa, đã là người mua sắm chính yếu trong gia đình, đặc biệt trong những lãnh
vực như thực phẩm, quần áo và các đồ gia dụng khác. Điều này hiện đang thay đổi,
khi mà ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm và người chồng thì muốn chăm sóc đến
gia đình nhiều hơn. Những người làm marketing những sản phẩm thuộc loại thiết
yếu sẽ sai lầm, nếu cứ tiếp tục nghĩ rằng phụ nữ vẫn là những khách hàng chủ yếu
hoặc duy nhất mua các sản phẩm của mình.
Trong trường hợp các sản phẩm và dịch vụ thuộc loại đắt tiền, thường là
chồng và vợ cùng trao đổi để đưa ra quyết định chung. Người làm marketing cần
phải xác định xem thường thì thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua
sắm những sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Điều đó có thể do vai trò, thói quen
hay sự thông thạo của họ trong mua sắm quyết định.
Vai trò và địa vị
Một người đều có mặt trong nhiều loại nhóm: gia đình, câu lạc bộ, tổ chức.
Vị trí của người ấy trong mỗi nhóm có thể xác định trong khuôn khổ vai trò và địa
vị. Mỗi vai trò đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của họ.
Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị phản ảnh sự kính trọng nói chung của
xã hội, phù hợp với vai trò đó. Vì vậy, người mua thường lựa chọn các sản phẩm
nói lên vai trò và địa vị của họ trong xã hội. Người làm marketing cần nhận thức rõ
khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, các biểu
tượng địa vị không chỉ thay đổi tùy theo các tầng lớp xã hội, mà còn khác nhau theo
các vùng địa lý nữa.
20
1.1.4.3.Các yếu tố cá nhân
Quyết định của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá
nhân, đáng kể là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính
và sự tự quan niệm của người đó.
Tuổi tác
Người tiêu dùng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn
của cuộc đời họ. Họ ăn thức ăn trẻ em ở tuổi ấu thơ, ăn hầu hết các loại thực phẩm
lúc lớn lên và trưởng thành và ăn những món ăn kiêng lúc già yếu. Sở thích của họ
về thời trang, xe máy và giải trí cũng cũng tùy theo tuổi tác.
Những người làm marketing thường chọn các nhóm khách hàng theo chu kỳ
sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến việc mua sắm và tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ. Một người nông dân sẽ mua giống cây trồng, vật nuôi, lái máy
cày và đi xem văn nghệ ở làng xóm. Giám đốc của một công ty thì mua những quần
áo đắt tiền, du lịch bằng máy bay và làm hội viên câu lạc bộ quần vợt.
Những người làm marketing cố gắng định dạng những nhóm nghề nghiệp có
nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp thậm chí
có thể chuyên hóa vào việc sản xuất các sản phẩm mà một nhóm nghề nghiệp đặc
thù nào đó cần đến.
Hoàn cảnh kinh tế
Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản
phẩm của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành
cho tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của số thu nhập đó), số tiền
gởi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và
tiết kiệm.
Những người làm marketing đối với những nhóm sản phẩm thuộc loại nhạy
cảm với thu nhập cần thường xuyên chú ý đến các xu hướng thay đổi của thu nhập
cá nhân, tiết kiệm và lãi suất. Nếu các chỉ số kinh tế cho thấy đang có sự suy thoái,
những người làm marketing có thể áp dụng những biện pháp như thiết kế hoặc định
21
vị lại, định giá lại sản phẩm của mình, giảm mức sản xuất và tồn kho, và nhiều việc
khác nữa để chúng tiếp tục đảm bảo giá trị dành cho các khách hàng mục tiêu.
Phong cách sống
Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như
nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng vẫn có thể có sự khác biệt
trong phong cách sống. Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của
người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của
người ấy trong cuộc sống.
Phong cách sống mô tả sinh động toàn diện một người trong sự tác động qua
lại giữa người ấy với môi trường sống. Phong cách sống hàm chứa nhiều nét đặc
trưng hơn là tầng lớp xã hội và cá tính của riêng người đó. Nếu chúng ta biết một
người nào đó thuộc tầng lớp xã hội gì, chúng ta có thể suy luận ra một số biểu hiện
chung về cách ứng xử của người đó nhưng chúng ta không thể thấy được người đó
trong tư cách một cá nhân. Và nếu biết được cá tính của một người nào đó thuộc
loại gì, chúng ta cũng có thể suy ra một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của người đó,
nhưng chúng ta sẽ không suy ra được điều gì nhiều về hành động, mối quan tâm và
quan điểm của người đó. Phong cách sống cố gắng thiết lập cấu trúc toàn thể về
hành động và sự ảnh hưởng qua lại trong cuộc sống của một người.
Khái niệm về phong cách sống có thể giúp cho người làm marketing có được
sự hiểu biết về các giá trị luôn thay đổi của người tiêu dùng và ảnh hưởng của các
giá trị đó đến hành vi mua sắm của họ.
Nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt ảnh hưởng đến hành vi và cách
cư xử của người đó. Nhân cách thể hiện những đặc điểm tâm lý đặc trưng của một
người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của
mình. Những đặc điểm tâm lý đặc trưng hình thành nên nhân cách thường là tính tự
tin, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính dễ hòa đồng, tính kín đáo, tính dễ thích nghi…
Nhân cách có thể là một biến số hữu ích trong việc phân tích hành vi người tiêu
dùng, vì nó có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa
các kiểu nhân cách nhất định với cách lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu của người
tiêu dùng.
22
Một khái niệm khác gắn liền với khái niệm nhân cách là sự ý niệm về bản
thân hay hình ảnh về cá nhân theo cách quan niệm của chính người đó. Đây là một
khái niệm khá phức tạp, cần đưọc hiểu trong mối quan hệ giữa một người với
những người khác. Ý niệm thực tế về bản thân (một người nghĩ về mình như thế
nào) có thể khác ý niệm lý tưởng về bản thân (một người muốn nghĩ về mình như
thế nào) và cũng có thể khác ý niệm về bản thân ở người khác (điều mà người đó
nghĩ người khác ý niệm về mình như thế nào). Điều quan trọng là người làm
marketing phải hiểu được khách hàng của mình muốn thỏa mãn ý niệm bản thân
nào khi chọn mua một sản phẩm hay nhãn hiệu cụ thể.
1.1.4.4.Các yếu tố tâm lý
Sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu
tố tâm lý quan trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm
Động cơ
Một người có thể có nhiều nhu cầu ở vào bất kỳ thời kỳ nào trong cuộc sống
của họ. Một số nhu cầu có tính chất bản năng. Chúng phát sinh từ những trạng thái
căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi. Một số khác lại có nguồn
gốc tâm lý. Chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng tâm lý như nhu cầu
được công nhận, ngưỡng mộ, hay kính trọng. Hầu hết những nhu cầu này sẽ không
có cường độ đủ mạnh để thúc đẩy người đó hành động vào một thời điểm nhất định
nào đó trong cuộc đời. Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến
một cấp độ đủ mạnh. Một động cơ, hay sự thúc đẩy, là một nhu cầu đang gây sức ép
đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Và việc thỏa mãn nhu cầu làm
giảm đi sự căng thẳng.
Các nhà tâm lý học đã phát triển nhiều lý thuyết về động cơ của con người.
Sau đây là hai lý thuyết phổ biến nhất :
Lý thuyết về động cơ của Sigmund FREUD
Sigmund Freud cho rằng những lực lượng tâm lý thực tế định hình các hành
vi của con người phần lớn là vô thức. Ông nhìn thấy con người trong quá trình lớn
lên đã cố gắng đè nén những ham muốn của mình và chấp nhận những qui tắc của
xã hội. Những ham muốn này chưa bao giờ mất đi hay bị kiểm soát hoàn toan,
23
chúng hiện lên trong giấc mơ, trong sự lỡ lời, trong những hành vi bột phát. Như
vậy, con người ta không hề hiểu hết được những động cơ của chính mình.
Người vận dụng thành công lý thuyết động cơ của Freud trong lĩnh vực
marketing là Ernest Dichter, người mà ba thập niên vừa qua đã giải thích các hoàn
cảnh mua và sự lựa chọn sản phẩm theo khuôn khổ những động cơ vô thức.
Ernest Dichter gọi phương pháp của mình là phép nghiên cứu về động cơ
thúc đẩy, bao hàm việc thu thập “các cuộc phỏng vấn chiều sâu” qua vài chục người
tiêu dùng để khám phá ra những động cơ sâu xa mà sản phẩm gợi nên. Có khá
nhiều dẫn chứng lý thú về những gì có thể nẩy sinh trong đầu người mua khi họ
xem xét các sản phẩm nhất định. Có người cho rằng, người tiêu dùng phản đối mua
quả khô vì nó nhăn nheo và gợi cho người ta liên tưởng đến tuổi già. Đàn ông hút xì
gà vì thay cho việc mút tay khi đã lớn. Nam giới hút thuốc lá để chứng tỏ tính cách
đàn ông của họ. Phụ nữ ưa thích dầu thực vật hơn vì mỡ động vật gợi cho họ cảm
giác tội lỗi vì sát sinh.
Lý thuyết động cơ của Abraham Maslow
Abraham Harold Maslow (1908-1070) đã phát triển và công bố biểu đồ thể
hiện thứ bậc những nhu cầu hiện hữu bên trong con người
Theo đó Abraham Maslow giải quyết sự thúc đẩy của nhu cầu tương ứng tại
mỗi thời điểm khác nhau dựa vào tháp thứ bậc nhu cầu của ông. Ông cho rằng trong
con người đựng chứa nhiều những nhu cầu khác nhau cùng cạnh tranh với nhau để
được thỏa mãn. Tuy nhiên mỗi cá thể sẽ ưu tiên thỏa mãn những nhu cầu quan trọng
và cần thiết theo tháp “thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow và một khi nhu cầu ở bậc
này được thỏa mãn thì con người hướng đến nhu cầu ở bậc cao hơn
Hình 1.4 Thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow
Nhu
cầu
tự
hoàn
thiện
Nhu cầu được tôn
trọng, được công nhận,
có địa vị
Nhu cầu xã hội
(cảm giác thân mật, tình yêu, giao
lưu
Nhu cầu an toàn
(muốn được bảo vệ, yên ổn...)
Nhu cầu sinh lý
(đói, khát...)
24
(Abraham Maslow)
Nhu cầu sinh lý theo như A. Maslow bao gồm các nhu cầu về thức ăn, đồ
uống, giấc ngủ…là những nhu quan trọng nhất cần phải được thỏa mãn. Một người
không thể nghĩ đến những nhu cầu cao hơn khi mà những nhu cầu về ăn và uống
không được đảm bảo.
Nhu cầu quan trọng tiếp theo đó là nhu cầu về sự an toàn – sự mong muốn
được bảo vệ, đảm bảo về chỗ ở, công việc, những nguồn lực, sức khỏe, gia đình và
tài sản.
Tiếp theo là nhu cầu về xã hội bao gồm có: giao lưu với mọi người, tình bạn,
tình yêu, gia đình và người thân.
Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận xuất hiện tiếp theo trên tháp thứ
bậc nhu cầu. Và cuối cùng là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân được đặt trên đỉnh
tháp. Ở mức độ nhu cầu này thì con người chỉ tập trung đến sự phát triển của bản
thân mình. Khi đó con người sẽ trở nên sáng tạo, sống có đạo đức, chấp nhận thực
tế, không thành kiến. Tuy nhiên một người chỉ có thể đạt được những nhu cầu đó
khi mà họ đã đạt được tất cả những nhu cầu trước đó trong tháp thứ bậc nhu cầu
như ở trên.
Nhận thức
25
Một người đã có động cơ thì sẵn sàng hành động và hành động này chịu ảnh
hưởng bằng cách này hay cách khác bởi sự nhận thức về hoàn cảnh của người đó.
Hai người đều có cùng trạng thái thúc đẩy và hoàn cảnh khách quan như nhau vẫn
có thể hành động hoàn toàn khác nhau, vì rằng nhận thức của họ về hoàn cảnh hoàn
toàn khác nhau.
Tại sao người ta lại có những nhận thức khác biệt nhau trước những tình
huống giống nhau? Tất cả chúng ta đều nắm bắt một tác nhân nào đó thông qua
những cảm giác truyền qua năm giác quan của chúng ta: thị giác, thính giác, khứu
giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều đón nhận, tổ chức, và lý giải
những thông tin cảm nhận này theo một phương cách riêng của mình. Theo Bernard
Reuben Berelson và Gary Steiner trong “Hành vi của con người: tập hợp những
phát hiện khoa học” (Human Behavior: An Inventory of Scientific Findings, 1964)
thì nhận thức có thể định nghĩa như là “tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ
chức, và giải thích các thông tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về
thế giới”.
Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con người, vào sự
tác động của các nhân tố ảnh hưởng, mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa
nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó.
Người ta có thể có những nhận thức khác nhau đối với cùng một nhân tố tác
động do có ba quá trình nhận thức: sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn
lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.
Sự quan tâm có chọn lọc. Do phải tiếp xúc với vô số các nhân tố tác động
hàng ngày, trong đó một số có vai trò ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn và quyết
định mua của người tiêu dùng, số khác mức độ ảnh hưởng ít hơn, do đó người tiêu
dùng phải tìm cách sàng lọc chúng. Điều quan trọng đối với người làm marketing là
phải hiểu những nhân tố tác động nào thực sự gây được sự chú ý của người tiêu
dùng và vì sao chúng gây được sự chú ý đối với họ, để từ đó thiết kế các giải pháp
marketing nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng chú ý đến những nhân tố kích
thích có liên quan đến một nhu cầu hiện có, những nhân tố kích thích mà họ đang
mong đợi hay những nhân tố kích thích có những điểm khác biệt hẳn với những
26
nhân tố thông thường. Ví dụ, một người đang có nhu cầu mua một xe gắn máy chắc
chắn sẽ chỉ chú ý đến những quảng cáo về xe máy mà không mấy để ý đến những
quảng cáo về thời trang, và hẳn nhiên là người đó sẽ tập trung sự chú ý của mình
vào quảng cáo chào bán xe máy SH 150cc (tên của một dòng xe máy của công ty
Honda Việt Nam) với giá 75.000.000 VNĐ trong các đợt khuyến mãi hơn là giá
80.000.000 VNĐ như giá bán thường ngày.
Sự bóp méo có chọn lọc
Ngay cả những nhân tố kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết
đưọc tiếp nhận đúng như dự kiến. Mọi người đều cố gò ép những thông tin nhận
đưọc vào khuôn khổ những ý nghĩ sẳn có của mình. Sự bóp méo có chọn lọc mô tả
xu hướng con người muốn gán cho thông tin mhững ý nghĩ của cá nhân mình. Giả
sử một người tiêu dùng có nhiều thiện cảm với Hãng Honda và xe máy Sh 150cc
của nó sẽ gạt bỏ những điều khẳng định xấu để biện minh cho việc mua một xe máy
Sh 150cc. Người ta giải thích thông tin theo cách ủng hộ chứ không phải thách thức
những quan niệm có sẵn.
Ghi nhớ có chọn lọc
Người ta có xu hướng quên đi nhiều cái mà họ đã học được và chỉ giữ lại
những gì ủng hộ niềm tin và thái độ của mình. Người tiêu dùng sẽ chỉ nhớ những
điểm tốt về xe máy Sh 150cc mà quên đi những điểm tốt đã được nhắc đến về các
xe máy khác của các hãng cạnh tranh.
Tìm hiểu sự đa dạng của các yếu tố nhận thức nêu trên, những người làm
marketing có những thông tin cần thiết để thiết kế và chuyển tải chúng đến đúng đối
tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Kiến thức
Khi người ta hành động, họ đồng thời cũng lĩnh hội được những kiến thức.
Kiến thức diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người phát sinh từ kinh
nghiệm.
Các nhà lý luậnvề kiến thức cho rằng kiến thức của một người có được từ sự
tương tác của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi ý, những
phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc
đẩy hành động. Một người tiêu dùng có thể có một thôi thúc là muốn chủ động về
27
phương tiện đi lại. Sự thôi thúc của anh ta đã trở thành một động cơ khi nó hướng
vào một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng giải tỏa sự thôi thúc, trong trường
hợp này là chiếc xe máy. Phản ứng đáp lại của anh ta về ý tưởng mua một chiếc xe
máy bắt nguồn từ những tình huống gợi ý xung quanh như sự ủng hộ của người vợ,
những chiếc xe máy của đồng nghiệp và bạn bè, những quảng cáo về xe máy hay
những thông báo về giảm giá …tất cả đều là những gợi ý có thể ảnh hưởng đến
phản ứng đáp lại của anh ta đối với sự quan tâm của anh ta về việc mua một chiếc
xe máy. Giả sử anh ta quyết định mua xe máy và chọn mua một chiếc của hãng
Honda. Nếu kinh nghiệm của anh ta là bổ ích, thì phản ứng đáp lại của anh ta đối
với xe máy sẽ được củng cố. Giả sử sau này anh ta lại muốn mua một chiếc xe máy
khác, rất có thể anh ta lại chọn mua một chiếc xe máy trong số những xe của
Honda. Trường hợp này ta nói người tiêu dùng đã khái quát hóa phản ứng đáp lại
của mình cho những tác nhân kích thích tương tự. Ngược lại, khi xem xét các tiêu
chuẩn kỹ thuật của các động cơ xe máy cùng loại của hãng Toyota, anh ta thấy
chúng đạt hiệu năng cao hơn. Trường hợp này ta nói người tiêu dùng đã phân biệt
hóa phản ứng đáp lại của mình, tức là anh ta đã học được cách nhận biết những
điểm khác nhau trong tập hợp những tác nhân kích thích tương tự và có thể điều
chỉnh phản ứng đáp lại của mình cho phù hợp.
Ý nghĩa thực tiễn của lý luận về kiến thức đối với những người làm
marketing là ở chỗ họ có thể tạo ra nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn
liền sản phẩm ấy với những thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những gợi ý có tính chất
thúc đẩy và đảm bảo sự củng cố có tính chất tích cực.
Niềm tin và quan điểm
Thông qua hoạt động và kiến thức tích lũy được, người ta có được những
niềm tin và quan điểm. Những điều này, đến lượt chúng lại có ảnh hưởng đến hành
vi mua sắm của họ.
Niềm tin là ý nghĩ khẳng định mà con người có được về những sự việc nào
đó. Niềm tin có thể dưạ trên cơ sở những hiểu biết, dư luận hay sự tin tưởng và có
thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố tình cảm.
Các nhà sản xuất, dĩ nhiên cần hết sức quan tâm đến những niềm tin mà công
chúng có trong đầu về những sản phẩm và dịch vụ nào đó. Những niềm tin này làm
28
nên hình ảnh về sản phẩm hoặc hình ảnh của nhãn hiệu, và dân chúng hành động
dựa trên những niềm tin của họ. Nếu một số niềm tin đó là không đúng và gây trở
ngại cho việc mua hàng, nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để điều chỉnh lại
các niềm tin ấy.
Thái độ mô tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức, những cảm
xúc và những xu hướng hành động của một người về một đối tượng hoặc một ý
tưởng nào đó. Người ta đều có thái độ về hầu hết mọi thứ : tôn giáo, chính trị, quần
áo, thức ăn… Thái độ dẫn người ta đến quyết định ưa hay ghét một đối tượng,
hướng đến hay rời xa nó. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn
mấu thống nhất, do đó làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật
tương tự và rất khó thay đổi. Muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể phải thay đổi
luôn cả những thái độ khác nữa.
Một doanh nghiệp sẽ được lợi rất nhiều từ việc nghiên cứu các thái độ khác
nhau của công chúng về các sản phẩm và nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp tốt
nhất là nên làm cho các sản phẩm của mình phù hợp với những thái độ hiện có, hơn
là cố gắng để sửa đổi các thái độ của công chúng. Dĩ nhiên là có những ngoại lệ, với
mức phí tổn phải trả có thể rất lớn, cho việc cố gắng thay đổi các thái độ.
Như vậy, chúng ta có thể đánh giá được những lực lượng tác động đến hành
vi của người tiêu dùng. Việc lựa chọn của một người là kết quả từ sự tác động qua
lại phức tạp của những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý. Có nhiều yếu tố trong số
này những người làm marketing không thể gây ảnh hưởng được. Tuy nhiên, chúng
có ích cho việc nhận dạng được những người mua đang rất quan tâm đến sản phẩm.
Những yếu tố khác những người làm marketing có thể chi phối và cung cấp cho họ
những gợi ý về việc nên triển khai sản phẩm, định giá, phân phối và quảng cáo ra
sao để thu hút được sự đáp ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng.
1.2. Tổng quan tình hình trà sữa ở Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ trà sữa trân châu
Trà trân châu hay trà sữa trân châu là tên gọi của người Đài Loan cho một
thức uống giải khát, chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc
điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề
mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc
29
trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường “phao mạt hồng trà”, “bào mạt
hồng trà”.
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả
hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn
gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như
Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin và Singapore. Loại đồ uống
này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà sữa trân châu cũng có thể để
chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
1.2.2. Trà sữa trân châu tại Việt Nam
Trà sữa trân châu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm
2003. Thức uống có xuất xứ từ Trung Quốc rất lạ miệng khi kết hợp hương thơm
nhẹ của trà, vị ngon của sữa với độ dai của hạt trân châu đã nhanh chóng trở thành
một “hiện tượng” trong văn hóa quà vặt, “phủ sóng” rộng rãi trên khắp địa bàn Hà
Nội
Điều đáng nói, sức hấp dẫn của trà sữa trân châu không bị bó hẹp trong đối tượng
khách hàng là học sinh, sinh viên mà nó còn lan rộng sang cả công nhân viên chức
ở nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa
ngay sát cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu
tập thể.
Người người thích trà sữa, khiến nhà nhà hào hứng mở quán bán trà sữa. Có thể nói
ba năm 2006, 2007, 2008 là thời điểm phát triển kinh doanh hưng thịnh nhất của trà
sữa trân châu. Từ một vài quán nhỏ lẻ, những thương hiệu trà sữa trân châu quy mô
lớn, kinh doanh theo chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp đua nhau mở ra.
Bên cạnh sức tiêu thụ mạnh, một yếu tố quan trọng nữa khiến cho việc mở
quán trà sữa trân châu trở thành phong trào đó chính là bỏ vốn nhỏ và thu lãi lớn.
Nếu tạm bỏ qua chi phí thuê nhân viên, thuê mặt bằng kinh doanh, các loại thuế
kinh doanh có thể dễ dàng ước tính ngay được tiền lãi đáng nể của một cốc trà sữa
chân trâu.
Tháng 8/2009, giữa lúc trào lưu trà sữa trân châu ở Việt Nam rộn ràng nhất
thì tại Trung Quốc, xuất hiện thông tin thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trân
châu rất độc hại, có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp. Các cơ
30
quan chức năng trong nước bắt đầu vào cuộc thanh kiểm tra hàng loạt các cửa hàng
kinh doanh trà sữa trân châu. Trong khi những kết quả kiểm tra chính thức chưa
được công bố, thì những thông tin Trung Quốc phát hiện có chất gây ung thư, gây
vô sinh, gây rối loạn sinh lý… trong trà sữa trân châu lại xuất hiện liên tiếp trên các
trang báo trực tuyến và lan rộng trên cộng đồng mạng. Cho tới lúc này, nhiều người
mới nhận thấy khi biết nguyên liệu làm ra trà sữa trân châu mà họ hay uống đều
không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và thành phần hóa học. Công việc kinh
doanh của các quán trà sữa bắt đầu rơi vào thoái trào. Trà sữa trân châu lần thứ hai
trở thành “hiện tượng”. Nhưng không còn theo nghĩa là đồ uống được nhiều người
ưa chuộng, mà là đồ uống khiến nhiều người sợ vì bị nghi chứa chất cực độc. Đầu
tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội và TP. HCM công bố kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ
phát hiện chất tạo ngọt vượt quá quy định, không đạt tiêu chuẩn vi sinh nhưng
không phát hiện chất polymer trong trà sữa trân châu tại các cửa hàng được lấy mẫu
xét nghiệm ngẫu nhiên. Mặc dù vậy, lượng khách chọn mua loại đồ uống này vẫn
sụt giảm nghiêm trọng. Một năm sau khi xảy ra cơn khủng hoảng thông tin độc hại,
hàng loạt chủ cửa hàng trà sữa trân châu gia đình buộc phải thanh lý cửa hàng,
nhượng quyền thuê địa điểm.
Đa số những quán trà sữa trân châu phải đóng cửa đều ít nhiều dính líu tới
nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc chủ quán không thể chứng minh
được rằng nguyên liệu của họ được đảm bảo. Với những cửa hàng trụ lại, họ mất
khá nhiều thời gian và công sức để chứng minh được mình trong sạch bằng cách
đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, lấy giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ
các cơ quan chức năng. Tuy vậy, trà sữa trân châu vẫn đi qua giai đoạn phát triển
đỉnh điểm của nó. Ngay cả những thương hiệu trà sữa mạnh nhất muốn tồn tại cũng
phải thay đổi sang hình thức phong phú hóa sản phẩm, nghĩa là ngoài trà sữa còn
các loại đồ ăn vặt và nhiều loại đồ uống khác. Nhiều người tiêu dùng đã quay lưng
lại với thức uống này vì cho rằng trà sữa trân châu có chưa các chất độc hại chưa
được kiểm chứng.
Tuy nhiên trong những năm trở lại đây việc các thương hiệu trà sữa nổi tiếng
ở Đài Loan liên tiếp được khai trương và đưa về Việt Nam có thể kể đến như:
Feeling Tea, Chatime, Ding Tea, Xing Cha… đang là những tín hiệu đáng mừng khi
31
những thương hiệu này khiến cho giới trẻ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
đang dần quay trở lại yêu thích thức uống này. Với những chứng chỉ an toàn vệ sinh
thực phẩm quốc tế cũng như những cam kết về chất lượng, nguồn nguyên liệu…
cộng với chiến lược marketing và phong cách bài trí độc đáo phù hợp với giới trẻ ở
các cơ sở trà sữa nên hiện nay đa số người tiêu dùng chọn mua trà sữa từ các
thương hiệu nổi tiếng trên. Còn các cơ sở trà sữa gia đình dần dần biến mất không
nhận được sự ủng hộ như trước đây nữa.
Tóm lại chương 1 tổng hợp những kiến thức cơ bản bao gồm: định nghĩa về
hành vi của người tiêu dùng, quy trình ra quyết định mua và đặc biệt là những yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Việc thấu hiểu
những yếu tố này sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất các nhà marketing cái nhìn rõ
ràng hơn về hành vi của người tiêu dùng từ đó sẽ đề ra những chiến dịch marketing
cũng như những sản phẩm chiến lược để có thể thu hút người tiêu dùng.
Quá trình quyết định mua cũng như những yếu tố tác động đến quá trình này
được tìm hiểu bởi rất nhiều các nhà nghiên cứu do đó mà cũng có nhiều lý thuyết
khác nhau liên quan đến vấn đề này. Bài khóa luận này đã sử dụng nghiên cứu của
Kotler, Abraham Harold Maslow…trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết về hành vi
mua của người tiêu dùng qua đó xây dựng kế hoạch nghiên cứu đạt hiệu quả nhất sẽ
được trình bày trong chương 2 sau đây.
32
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM
THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA DING TEA CỦA GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về thương hiệu trà sữa Ding Tea
2.1.1. Thương hiệu trà sữa Ding Tea tại Đài Loan
2.1.1.1. Thương hiệu trà sữa Ding Tea
Ding Tea hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất của Đài Loan tại Trung Quốc.
Thương hiệu Ding Tea đang như một cơn bão rất nhanh chóng lan rộng ra xung
quanh những nước Châu Á. Đi đến đâu Ding Tea cũng nhận được sự yêu quý của
khách hàng các nước. Đây cũng là loại trà có hương vị khác biệt nhất, là thương
hiệu đồ uống duy nhất đủ tiêu chuẩn để đưa vào phục vụ tại Thượng Hải World
Expo 2010. Tại khu vực Châu Á, Ding Tea đã có hơn 350 chuỗi cửa hàng trải rộng
từ Bắc vào Nam tại các quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng
Kông, Singapore…còn trên toàn thế giới thương hiệu Ding Tea sở hữu chuỗi 650
cửa hàng.
Trong suốt quá trình phát triển của mình Ding Tea luôn tập trung vào việc
kết hợp và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất và phải tạo được sự khác biệt
so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để làm được điều này, chỉ số chất
lượng của tất cả các nguyên liệu và các thành phần được sử dụng trong Ding
Tea không chỉ vượt qua được chứng nhận SGS Đài Loan (một chứng nhận kiểm
định chất lượng) mà họ cũng đã vượt qua 231 bài thử nghiệm chất lượng của SGS
Nhật Bản về việc cấp phép nhập khẩu. Ding Tea hoàn toàn không sử dụng hương
liệu phụ gia để bảo quản. Ngoài tính đặc trưng hơn so với các sản phẩm khác, Ding
Tea còn thể hiện văn hóa trà chuyên nghiệp, tinh tế và độc đáo của người Đài Loan.
Để luôn có được loại trà tốt nhất, Ding Tea đã ký hợp đồng với những nông
dân ở trên những vùng cao lên đến 1000m, nơi mà có nhiệt độ thấp phù hợp với
việc chăm sóc và phát triển của lá trà. Bên cạnh đó là quy trình lựa chọn tỉ mỉ
những lá trà ngon có chất lượng khiến cho trà đã pha không chỉ toả ra một hương vị
ngọt ngào mà còn có mùi thơm đặc biệt. Phần lớn các loại trà trên thị trường đều có
xuất xứ từ Trung Quốc, hương thơm được tăng lên thông qua việc sử dụng các phụ
gia, trong khi vị đắng và vị ngọt được điều chỉnh thông qua các chất làm ngọt, do đó
- Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/2FeAANV
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
33
chất lượng có sự khác biệt đáng kể so với các thương hiệu trà sữa khác trong khu
vực và trên thế giới.
Năm 2004, người sáng lập ra thương hiệu Ding Tea nước giải khát, ông Xu
Wei - xiang cảm thấy rằng trên thị trường nước giải khát trong nước mặc tồn tại rất
nhiều các nhãn hiệu tuy nhiên chất lượng của những nhãn hiệu này không thể giúp
cho hương vị đặc trưng của trà Đài Loan để lại dấu ấn và phát triển trên thị trường
thế giới được. Với suy nghĩa cần phải thiết lập một thương hiệu nhượng quyền
thương mại đồ uống lý tưởng cùng với sự kiên trì trong việc tìm nguồn cung cấp
mới, chất lượng cao hơn và, ông quyết định tạo ra thương hiệu trà sữa Ding Tea, mở
rộng thương hiệu sang nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại.
Mục đích là để quảng bá một triết lý mới để uống trà, giới thiệu một xu hướng mới
cho đồ uống và một năng lượng mới. Thông qua lợi thế về giá cùng với chất lượng
sản phẩm cao, ông có ý định thay đổi quan niệm thông thường cho rằng trà chất
lượng chỉ đi kèm với một mức giá cao.
2.1.1.2.Những đặc tính thương hiệu của thương hiệu Ding Tea
Quản lý thương hiệu
Công ty Ding Tea đã được tổ chức tại Hồng Kông và thành lập một công ty
Trung Quốc ở Trung Quốc như là một pháp nhân nước ngoài, hoàn thành việc đăng
ký thương hiệu, áp dụng phương pháp chính thức để duy trì thị trường của mình ở
Trung Quốc. Kinh doanh Ding Tea trải rộng trên khắp Nhật Bản, Trung Quốc đại
lục và Đài Loan, làm cho bản thân dễ thấy nhất, lớn nhất và tốt nhất quán trà .
Chiến lược marketing cho thương hiệu
Ngoài việc xây dựng và thực hiện những chiến dịch quảng cáo của riêng của
mình, Ding Tea còn phối hợp với nhiều đơn vị cũng như các công ty khác trong việc
quảng bá thương hiệu cho mình như việc: tham gia và tài trợ cho những chương
trình phỏng vấn những người sành ăn địa phương ở Đài Loan, trở thành thức uống
chính thức được phục vụ tại 2010 Thượng Hải World Expo…Ding Tea hiện nay
không chỉ còn là một thức uống thông thường mà trở thành đại diện cho một xu
hướng ẩm thực và thời trang mới.
Danh tiếng của thương hiệu
34
Ding Tea có hương vị thơm ngon, chất lượng tuyệt vời và cùng với dịch vụ
lấy sự tôn trọng khách hàng làm cơ sở, đã tạo nên một Ding Tea có danh tiếng lớn
trong long những người tiêu dùng. Và chính danh tiếng này đã lý giải cho sự phát
triển mạnh mẽ của thương hiệu trong thời gian vừa qua, đã bỏ xa những đối thủ
cạnh tranh khác trong ngành công nghiệp này.Nhiều năm gần đây Ding Tea đã từng
bước hình thành một hiệu ứng thương hiệu lớn và có lợi cho thị trường. Nó đã được
đánh giá cao, được công nhận và được biết đến rộng rãi trêm thị trường thế giới.
Hiệu ứng thương hiệu lớn Ding Tea và lợi ích không chỉ thể hiện trên sản phẩm, mà
tất cả các phong trào Ding Tea đều có ảnh hưởng đến thị trường và làm Ding Tea
chính nó như là một chỉ báo về xu hướng.
Triết lí kinh doanh
Kể từ khi thành lập đến nay, Ding Tea đã phát triển trong triết lý quản lý
CEO Xu Wei - xiang của Esteem đó là dịch vụ chuyên nghiệp và sáng tạo, xây dựng
sản phẩm chất lượng tốt cùng với giá cả hợp lý. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu
chuẩn yêu cầu và được chấp nhận bởi người tiêu dùng và quan trọng hơn đó là giá
cả phải hợp lý. Triết lý như vậy không chỉ duy trì tính toàn vẹn của Ding Tea, mà
còn giúp cho thương hiệu này liên tục theo đuổi sự đổi mới và cải tiến trong các sản
phẩm và quản lý để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tố và chất lượng
dịch vụ hoàn thiện nhất. Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng từ người tiêu dùng
chính là nền tảng cho hệ thống quản lý kinh doanh vững bền.
Giải thưởng của thương hiệu
Ding Tea duy trì một tiêu chuẩn chất lượng nhất định và đã nhận được rất
nhiều những giải thưởng lớn trong và ngoài nước có thể kể đến như: giải thưởng
kim cương vàng cao cấp, giải thưởng quốc gia về Chất lượng Enterprise Boutique,
giải thưởng vàng về tiêu dùng, giải thưởng vàng cho sự hài lòng của khách hàng.
Ngoài ra, thương hiệu Ding Tea còn xuất hiện trong các báo cáo phương tiện truyền
thông như Apple Daily News, Next Magazine, Tạp chí xuất sắc, Tạp chí toàn cầu,
Danh mục sản phẩm
Ding Tea tập trung vào tìm kiếm những loại chè có chất lượng cao đồng thời
phù hợp với khẩu vị của người dân và những vùng khác nhau trên thế giới. Trong
đó có thể kể đến các loại trà như
- Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/2FeAANV
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
35
Trà đen
Để tìm kiếm cho chè đen chất lượng cao, Giám đốc điều hành của công ty cá
nhân đi du lịch ở nước ngoài, tìm kiếm sự hợp tác từ những bậc thầy sản xuất trà.
Trà đen chất lượng nhấn mạnh mùi hương đó là hương vị không cay hay nhân tạo
được tạo ra bằng cách sử dụng các chất phụ gia hương liệu. Trà đen Ding Tea là sự
đa dạng chỉ trong đó pha trộn chè đen từ ba vùng sản xuất lớn nhất thế giới.
Trà xanh
Ding Tea sử dụng những lá trà ở cao mà lá đầy đặn và thống nhất về màu
sắc. Điều này đảm bảo cho lá chè đem lại mùi vị thơm ngon nhất.
Trà Oolong
Khía cạnh quan trọng nhất của trà Oolong là quá trình rang. Nếu lá trà được
rang quá lửa, nó sẽ có vị đắng. Nếu nó được rang không tới, trà sẽ trở nên vô vị. Sự
cân bằng tinh tế chỉ có thể đạt được bởi một bậc thầy trà chuyên nghiệp cùng quá
trinh thực hiện thủ công phức tạp. Tùy thuộc vào mức độ rang, lá trà cũng có thể
được phân loại thành : Longjing , Baozhong , Dongding , Baihao và Tie Guan Yin .
Trà Ching
Kể từ khi thành lập, Ding Tea đã ký hợp đồng hợp tác với nông dân trên núi
cao. Được nuôi dưỡng trong vườn chè trên cao lạnh lên tới 1.000 mét, cùng với lựa
chọn tỉ mỉ lá trà một tip- hai lá, trà ủ không chỉ toát lên một dư vị ngọt ngào, nó
cũng đặc biệt thơm. Phần lớn các trà trên thị trường là từ Việt Nam và nước hoa
được tăng cường thông qua việc sử dụng các chất phụ gia ưu, trong khi sự cay đắng
và vị ngọt được kiểm soát thông qua các chất làm ngọt
Trà thuần (pure tea)
Trà thuần Ding Tea được chọn bởi CEO Xu, thông qua giám định của mình
ông chắc chắn nó có thể sánh bằng lá chè kém (lá chè cho hương vị ngon đặc
trưng), loại trà này được coi như là đã tái tạo lại được hương vị đặc trưng trên. Lá
trà thuần của Ding Tea dày hơn và lớn hơn, có màu sắc là một trong hai mịn màu
đen hoặc nâu, trong khi hương vị rất thơm và ngọt. Cầm một cốc vào mũi, ta sẽ có
thể đánh giá cao hương thơm tao nhã thấm trong miệng
Quy trình sản xuất trà Ding Tea
36
Trà Ding Tea trải qua 10 bước sản xuất được kiểm định một cách nghiệp ngặt
từ bước hái lá trà, phơi khô, lên men…cho đến khi được đóng gói.
Hình 2.1 Quy trình sản xuất trà Ding Tea
3546544

More Related Content

What's hot

Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's Hunter
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's HunterKhảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's Hunter
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's HunterThanh Phạm
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaminhphuongcorp
 
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhất
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhấtĐề cương hành vi khách hàng TMU mới nhất
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhấtThoL684318
 
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt Nam
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt NamKhảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt Nam
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt NamMarketIntello
 
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702nataliej4
 
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti'sVu Huy
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmVu Huy
 
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duong
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duongBang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duong
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duongNhat Phuong Le
 
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doNghiên Cứu Định Lượng
 
Hành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngHành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngVũ Hồng Phong
 

What's hot (20)

Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
 
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's Hunter
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's HunterKhảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's Hunter
Khảo sat ý kiến khách hàng về thương hiệu Biti's Hunter
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
 
Chuong 5
Chuong 5Chuong 5
Chuong 5
 
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy, 9 ĐIỂM!
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhất
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhấtĐề cương hành vi khách hàng TMU mới nhất
Đề cương hành vi khách hàng TMU mới nhất
 
Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp
Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệpLựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp
Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp
 
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
 
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt Nam
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt NamKhảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt Nam
Khảo sát thị trường sản phẩm nước ngọt Việt Nam
 
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702
đồ áN phân tích chiến lược marketing của grab tại việt nam 5860702
 
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược của Apple đối với sản phẩm smarthome, 9 ĐIỂM!
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
 
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Lập dự án quán cafe sinh viên, 9 ĐIỂM!
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
 
Nhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacolaNhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacola
 
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duong
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duongBang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duong
Bang cau hoi khao sat y kien nguoi tieu dung sp sua tuoi vinamilk it duong
 
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
 
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAYBài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
Bài mẫu tiểu luận về nước giải khát coca cola, HAY
 
Hành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàngHành vi mua của khách hàng
Hành vi mua của khách hàng
 

Similar to Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới Trẻ Hà Nội Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển

Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Ngoc Nhu Nguyen
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...sividocz
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...Nguyễn Công Huy
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...Nguyễn Công Huy
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Thanh Luan
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội nataliej4
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội nataliej4
 
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàngMarketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàngTrong Hoang
 
Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour Mai Bằng
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchssuserbc6c42
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...luanvantrust
 
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.doc
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.docLuận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.doc
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.docsividocz
 

Similar to Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới Trẻ Hà Nội Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển (20)

Đề tài: Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, HAY
Đề tài: Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, HAYĐề tài: Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, HAY
Đề tài: Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, HAY
 
Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015Nghien cuu khoa hoc 2015
Nghien cuu khoa hoc 2015
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm yến sào của người ti...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (ĐÃ SỬA)- ĐÁNH GIÁ NHU CẦU MUA SẮM TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG ...
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
 
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Thể Thao Của Người Hâm Mộ Bóng Đá Tại Hà Nội
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng The Coffee Ho...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng The Coffee Ho...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng The Coffee Ho...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng The Coffee Ho...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ emLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chọn mua sữa bột cho trẻ em
 
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dânYếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
Yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn siêu thị Co.opmart của người dân
 
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàngMarketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
 
Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định laptop mới của sinh viên tại t...
 
Luận Văn Hành Vi Người Tiêu Dùng Đối Với Thực Phẩm Chế Biến Của Tổng Công Ty ...
Luận Văn Hành Vi Người Tiêu Dùng Đối Với Thực Phẩm Chế Biến Của Tổng Công Ty ...Luận Văn Hành Vi Người Tiêu Dùng Đối Với Thực Phẩm Chế Biến Của Tổng Công Ty ...
Luận Văn Hành Vi Người Tiêu Dùng Đối Với Thực Phẩm Chế Biến Của Tổng Công Ty ...
 
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.doc
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.docLuận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.doc
Luận Văn Giải pháp marketing cho sản phẩm cà phê của công ty TNHH An Thái.doc
 
Consumer behavior
Consumer behaviorConsumer behavior
Consumer behavior
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hành vi khách hàng.docx
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Nghiên Cứu Hành Vi Tiêu Dùng Sản Phẩm Trà Sữa Thương Hiệu DING TEA Của Giới Trẻ Hà Nội Và Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM TRÀ SỮA THƯƠNG HIỆU DING TEA CỦA GIỚI TRẺ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Bùi Anh Đô 1111110900 Anh 6 - Khối 2 KT 50 PGS. TS Phạm Thu Hương Họ và tên sinh viên: Mã sinh viên: Lớp: Khóa: Người hướng dẫn khoa học:
  • 2. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC
  • 3. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng……………………..... Hình 1.2 Quá trình thông qua quyết định mua………………………......... Hình 1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Hình 1.4 Thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow………………………..... Hình 2.1 Quy trình sản xuất trà Ding Tea………………………………… Hình 2.2 Quá trình nghiên cứu Marketing………………………………... Hình 2.3 Quá trình thực hiện điều tra chọn mẫu…………………………. Hình 2.4 Tổng số phiếu điều tra…………………………………………….. Hình 2.5 Không gian nghiên cứu…………………………………………… Hình 2.6 Giới tính…………………………………………………………… Hình 2.7 Độ tuổi……………………………………………………………... Hình 2.8 Nghề nghiệp……………………………………………………….. Hình 2.9 Nguồn thông tin…………………………………………………… Hình 2.10 Thời gian tiêu dùng……………………………………………… Hình 2.11 Các yếu tố người tiêu dùng quan tâm…………………………… Hình 2.12 Các cơ sở Ding Tea………………………………………………. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng số phiếu điều tra…………………………………………….. Bảng 2.2 Không gian nghiên cứu…………………………………………… Bảng 2.3 Giới tính…………………………………………………………… Bảng 2.4 Độ tuổi……………………………………………………………... Bảng 2.5 Nghề nghiệp……………………………………………………….. Bảng 2.6 Nguồn thông tin nhận biết thương hiệu…………………………. Bảng 2.7 Tần xuất tiêu dùng………………………………………………... Bảng 2.8 Thời gian tiêu dùng……………………………………………….. Bảng 2.9 Danh mục sản phẩm ưa 5 7 11 19 31 35 39 42 43 44 45 46 47 48 51 65 42 43 44 45 46 46 47 48 49 50 51
  • 4. chuộng………………………………….. Bảng 2.10 Danh mục các cơ sở Ding Tea…………………………………… Bảng 2.11 Đánh giá của người tiêu dùng……………………………………
  • 5. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trà sữa trân châu trong những năm vừa qua đã trở thành thứ đồ uống quen thuộc của giới trẻ Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Trào lưu trà sữa có xuất xứ từ Đài Loan trở nên nóng hơn bao giờ hết khi xuất hiện hàng loạt, với mức độ đày đặc các quán trà sữa tư nhân trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên với những phát hiện chất độc hại có trong các nguyên liệu không rõ nguồn gốc của các quán trà sữa tư nhân đã làm cho hình ảnh của trà sữa trong mắt người tiêu dùng và đặc biệt là giới trẻ bị giảm sút nghiệm trọng. Mặc dù vậy sức hút từ thứ đồ uống này chưa bao giờ mất, sau thời điểm các chất độc hại từ trà sữa được phát hiện và công bố thì các thương hiệu trà sữa chính thống xuất xứ từ Đài Loan bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể kể đến như: Chatime, Feeling Tea,…và điển hình trong số đó là thương hiệu trà sữa Ding Tea xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2013 tại số 23 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thương hiệu trà sữa Ding Tea đã có những sự phát triển mạnh mẽ. Trong vòng 2 năm, thương hiệu đã phát triển lên 16 cơ sở trong đó tập trung 15 cơ sở tại Hà Nội, 1 cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1 cơ sở tại Hải Phòng. Ding Tea đã trở thành một trong những thương hiệu về trà sữa nổi tiếng nhất trên thị trường Hà Nội và được đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ đón nhận và yêu thích. Do vậy để có thể hiểu vì sao giới trẻ Hà Nội yêu thích thương hiệu trà sữa này như vậy cũng như tìm kiếm những giải pháp phát triển thương hiệu đồ uống này trên phạm vi rộng lớn hơn tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm trà sữa thương hiệu Ding Tea của giới trẻ Hà Nội và đề xuất giải pháp phát triển”. 2. Tổng quan nghiên cứu Việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu là đưa ra cơ sở lý thuyết nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng. Từ cơ sở lý thuyết đó xây dựng kế hoạch nghiên cứu gồm việc xây dựng phiếu điều tra, thu thập các dữ liệu cơ sở thông qua các phiếu điều tra trực tiếp và trực tuyến này. Sau đó xử lý và phân tích các dữ liệu đã thu được từ đó đề ra các giải pháp giải pháp phát triển sau này cho thương hiệu trà sữa Ding Tea tại Việt Nam.
  • 6. 6 3. Đối tượng nghiên cứu Bài luận văn tập trung vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm trà sữa của giới trẻ hiện nay trên địa bàn Hà Nội vì vậy mà đối tượng nghiên cứu ở đây tập trung vào giới trẻ như: học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng… 4. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp tập trung vào việc tìm hiểu hành vi mua của giới trẻ Hà Nội đối với sản phẩm trà sữa Ding Tea về các vấn đề như: nguồn thông tin nhận biết thương hiệu, các yếu tố người tiêu dùng quan tâm đến khi mua một sản phẩm của thương hiệu, những sản phẩm được ưa chuộng, những đề xuất để hoàn thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho người tiêu dùng… Sau đó phân tích hành vi mua của giới trẻ từ các dữ liệu thu thập được ở trên để đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường tại Việt Nam cho thương hiệu Ding Tea. Về phạm vi nghiên cứu của khóa luận, thời gian nghiên cứu được thực hiện là trong tháng 4 năm 2015 với không gian nghiên cứu là tại các cơ sở của thương hiệu trà sữa Ding Tea, các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, trên môi trường trực tuyến, các trang mạng xã hội trong giới trẻ. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp khảo sát-mô tả, thu thập thông tin làm phương pháp chính thông qua công cụ phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát sẽ được xây dựng dựa theo lý thuyết cơ bản về hành vi người tiêu dùng cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố tác động chính được trình bày trong chương 1 tổng quan về lý thuyết. Các phiếu điều tra câu hỏi này được thu thập tại các cơ sở của Ding Tea, trên fanpage các trang mạng xã hội của các cơ sở, trực tiếp ở các trường đại học. 6. Kết quả dự kiến Nghiên cứu được đặc điểm và hành vi mua của giới trẻ: các loại sản phẩm được yêu thích và tiêu dùng nhiều, kênh thông tin quảng bá thương hiệu hiệu quả, những đề xuất của người tiêu dùng…. Từ đó xác định được những đặc điểm chung về tập khách hàng thường xuyên của các cơ sở trà sữa Ding Tea cũng như những đề
  • 7. 7 xuất, mong muốn và ý kiến của tập khách hàng này. Từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh, thu hút người tiêu dùng. 7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Khóa luận được chia ra làm 3 chương cụ thể như sau Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi mua của người tiêu dùng và tổng quan thị trường trà sữa Việt Nam Chương 2: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng sản phẩm trà sữa thương hiệu Ding Tea của giới trẻ tại Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu trà sữa Ding Tea tại Hà Nội và các vùng lân cận 8. Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, sự hướng dẫn tận tình của cô PGS, TS Phạm Thu Hương, sự hỗ trợ từ phía nhà trường và sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do vậy điều đầu tiên tác giả khóa luận xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS, TS Phạm Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ trong thời gian vừa qua. Sau đó xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã hướng dẫn và giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện của tác giả ở trường Đại học Ngoại Thương. Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành bài khóa luận này một cách tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 8. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thị trường người tiêu dùng 1.1.1. Một số khái niệm Theo giáo trình Marketing căn bản của trường đại học Kinh tế quốc dân (2012) “Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân. Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra người tiêu dùng có thể là một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người.” Từ đó chúng ta cũng có định nghĩa về thị trường người tiêu dùng: “Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân các hộ tiêu dùng và các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cá nhân”. Có thể nói thị trường người tiêu dùng là tập hợp của tất cả con người trên Trái Đất này. Do có bùng nổ và gia tăng dân số đáng kể cộng việc việc đa dạng hóa của các nền văn hóa khác nhau những khác biệt về tuổi tác, giới tính…mà thị trường người tiêu dùng có các đặc trưng cơ bản như sau • Có quy mô lớn và thường xuyên gia tang. • Khách hàng khác nhau về tuổi tác giới tính, thu nhập, trình độ văn hóa. • Ước muốn sở thích các đặc tính về hành vi và sức mua của người tiêu dùng cũng không ngừng biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế chính trị xã hội và sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật. Sự thay đổi này vừa là cơ hội vừa là rủi ro luôn thách thức các nỗ lực marketing. Người tiêu dùng là những nhóm người sẽ mua hoặc sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đấy. Một phần quan trọng thiết yếu trong kinh doanh đó là phải hiểu hành vi mua của khách hàng. Hành vi mua của khách hàng bso gồm quá trình tìm kiếm thông tin, lựa chọn, quyết định mua và sử dụng sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Việc hiểu được hành vi mua của người tiêu dùng sẽ giúp cho các nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ,… trả lời những câu hỏi như “tại sao” và “như thế nào” khi người tiêu dùng mua một sản phẩm.
  • 9. Các kích thích - Marketing - Môi trường Hộp đen ý thức - Đặc tính người tiêu dùng - Quá trình quyết định mua Phản ứng đáp lại 9 Có rất nhiều định nghĩa về hành vi mua của người tiêu dùng có thể kể đến như: “Hành vi mua của của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra mua sắm sử dụng đánh giá cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình (tiền bạc thời gian công sức,…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.” “Hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ.” (Hiệp hội marketing Hoa Kỳ) “Hành vi người tiêu dùng là hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.” (Philip Kotler and Sidney J. Levy, 1969) “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ” (Solomon Micheal, 1992). “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Hành vi tiêu dùng bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước,trong và sau các hành động đó.” (James F.Engel, 1990) 1.1.2. Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng Mô hình mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích; hộp đen ý thức; và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng Hình 1.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng (Trần Minh Đạo, 2012)
  • 10. 10 Trong đó các kích thích là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Chúng được chia làm hai nhóm chính. Nhóm 1 là các tác nhân marketing: sản phẩm giá bán, cách thức phân phối và các hoạt động xúc tiến. Các tác nhân này nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Nhóm 2 lsf các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của doanh nghiệp gồm: môi trường kinh tế, cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội… Hộp đen ý thức của người tiêu dùng là cách gọi bộ não của con người và cơ chế hoạt động của nó trong hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất các giải pháp đáp ứng lại các kích thích. Hộp đen ý thức có hai phần. Phần thứ nhất là đặc điểm của người tiêu dùng. Nó có ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các tác nhân đó như thế nào. Phần thứ hai là quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thực hiện hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêu dùng sản phẩm. Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào các bước của lộ trình này có được thực hiện trôi chảy hay không. Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Chẳng hạn, hành vi lựa chọn gồm: lựa chọn hàng hóa lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn nhà cung ứng, lựa chọn thời gian và địa điểm mua, lựa chọn khối lượng mua… 1.1.3. Quá trình thông qua quyết định mua Hành vi mua của người tiêu dùng xảy ra trong một quá trình. Và để đi đến quyết định mua một loại hàng hoá dịch vụ người mua phải trải qua quá trình bao gồm 5 giai đoạn. Người mua thường xuyên có thể bỏ qua các giai đoạn không cần thiết (do đã được thực hiện ở các lần mua trước đây), tức là quá trình mua lặp lại sẽ bỏ qua một số giai đoạn. Quá trình này bắt đầu bởi việc nhận biết nhu cầu của bản thân người tiêu dùng sau đó là việc tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn khác nhau và thông qua việc so sánh các lựa chọn này người tiêu dùng sẽ đến với bước quyết
  • 11. Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá các phương án Quyết định mua Đánh giá sau khi mua 11 định mua và bước cuối cùng của quá trình này là đánh giá sau khi mua. Các giai đoạn trong quá trình quyết định mua được thể hiện trong hình sau Hình 1.2 Quá trình thông qua quyết định mua (Kotler, 2001) Nhận biết nhu cầu Quá trình thông qua quyết định mua bắt đầu từ việc nhận biết nhu cầu. Nhu cầu phát sinh do các yếu tố kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài hoặc cả hai. Con người có các nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này sẽ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Khi nhu cầu chưa cao thì các kích thích bên ngoài là rất quan trọng (quảng cáo hấp đẫn, trưng bày sản phẩm, mời dùng thử sản phẩm, khuyến mãi...). Cách bán hàng kiểu siêu thị có tác dụng rất mạnh kích thích nhu cầu. Có hai trường hợp nhận biết nhu cầu đối với người tiêu dùng. Một vài người nhận biết nhu cầu của mình khi họ gặp phải những vấn đề với sản phẩm mà họ đang sử dụng và có nhu cầu sửa chưa thay thế hay mua mới ví dụ như chiếc quạt bị hỏng, chiếc xe máy bị hỏng. Trong khi một số khác nhận biết nhu cầu dựa theo mong muốn cá nhân muốn có một thứ đồ mới ví dụ như việc mong muốn mua một chiếc điện thoại di động thông minh mới được sản xuất ra.
  • 12. 12 Các nhu cầu tiềm ẩn là vốn có ở mỗi con người. Người làm công tác Marketing không chỉ phát hiện ra các nhu cầu đó, mà cần phải sáng tạo ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng các mong muốn cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm đó sẽ giúp mở rộng tập người tiêu dùng cho các nhà sản xuất. Tìm kiếm thông tin Khi nhu cầu thôi thúc thì con người tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu càng cấp bách, thông tin ban đầu càng ít, sản phẩm cần mua có giá trị càng lớn thì càng thôi thúc con người tìm kiếm thông tin. Một người mua một căn hộ sẽ tìm kiếm thông tin vất vả hơn so với mua một chiếc áo sơ mi. Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin từ những trải nghiệm của chính mình. Sau đó, nếu nguồn thông tin này không đủ để đưa ra quyết định, họ sẽ cố gắng tìm kiếm thông tin từ môi trường xung quanh. Sau đây là các nguồn thông tin cơ bản mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm, tham khảo: • Nguồn thông tin cá nhân: từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp... • Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, hội chợ, triển lãm, người bán hàng... • Nguồn thông tin đại chúng: dư luận, báo chí, truyền hình (tuyên truyền) • Nguồn thông tin kinh nghiệm thông qua tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Tuy nhiên nguồn thông tin nào có tác động mạnh nhất đối với quyết định mua của người tiêu dùng? Điều này còn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, vào đặc tính của khách hàng. Người cẩn thận thường không tin vào quảng cáo, họ phải tìm kiếm thêm các thông tin khác. Đối với các quyết định mua quan trọng như mua nhà, mua ô tô, đi du học nước ngoài…thì người tiêu dùng thường muốn có nhiều thông tin để tăng độ tin cậy của quyết định. Nói chung, thông tin từ quảng cáo có tính chất thông báo về sự hiện diện của sản phẩm. Còn nguồn thông tin truyền miệng từ các nhóm tham khảo như bạn bè, đồng nghiệp có tác dụng thuyết phục mạnh. Đặc biệt, đối với các hoạt động dịch vụ, do những hoạt động có tính chất vô hình nên lời khuyên của bạn bè, người thân có vai trò quan trọng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải chọn các phương tiện thông tin khác nhau và nội dung phù hợp cung cấp cho các nhóm khách hàng khác nhau. Nếu công
  • 13. 13 ty không cung cấp đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng thì công ty đã vô tình đẩy khách hàng sang các đối thủ cạnh tranh. Sau khi tìm kiếm thông tin thì khách hàng đã biết được các nhãn hiệu hàng hoá khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu và các đặc tính của chúng. Từ đó sẽ hình thành nên các phương án khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn. Đánh giá các phương án Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hai loại thông tin đó là danh sách các thương hiệu và hệ thống các cửa hàng nơi mà họ định lựa chọn để mua sản phẩm. Sau đó họ sẽ tiến hành phân tích so sánh giữa các nhãn hàng, các cửa hiệu này với nhau. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình. Do vậy để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng trong quá trình này thì các doanh nghiệp cần phải biết được là khách hàng đánh giá các phương án như thế nào? Họ dùng tiêu chuẩn gì để lựa chọn? Chất lượng hay giá cả quan trọng hơn? Để hiểu rõ việc đánh giá của khách hàng như thế nào thì cần tìm hiểu chi tiết các vấn đề sau đây: các thuộc tính của sản phẩm mà khách hàng quan tâm, mức độ quan trọng của các thuộc tính đối với khách hàng, niềm tin của khách hàng đối với các nhãn hiệu, độ hữu dụng của các thuộc tính. Thuộc tính của sản phẩm Khách hàng thường xem một sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính này phản ánh các lợi ích khác nhau của sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Đó là các đặc tính về kỹ thuật, đặc tính về tâm lý, về giá cả, về các dịch vụ khách hàng. Đặc tính kỹ thuật gồm: kích thước, trọng lượng, thành phần hoá học, thời hạn sử dụng, độ bền, hiệu năng... Đặc tính tâm lý: vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, vẻ hiện đại... Đặc tính về giá cả: hợp với tinh hình tài chính Đặc tính về các dịch vụ khách hàng: Đầy đủ các dịch vụ, tiện ích làm hài lòng người tiêu dùng. Mức độ quan trọng của các thuộc tính khác nhau đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Do vậy để đáp ứng được nhu cầu của một tập khách hàng lớn thì các nhà sản xuất cần một tập các sản phẩm phong phú, đa dạng.
  • 14. 14 Có hai khái niệm sau đây cần làm rõ Thuộc tính nổi bật là thuộc tính tạo nên do quảng cáo, do dư luận xã hội. Thuộc tính quan trọng là thuộc tính mà người tiêu dùng mong đợi có thể đáp ứng được các nhu cầu cuả họ, do đó tuỳ thuộc vào các nhóm khách hàng khác nhau mà thuộc tính nào được xem là thuộc tính quan trọng. Đây là các thuộc tính mà khách hàng quan tâm khi mua sản phẩm. Niềm tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hiệu sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của họ. Một nhãn hiệu đã chiếm được niềm tin của khách hàng sẽ dễ được họ lựa chọn ở các lần mua sau. Nhãn hiệu đó là một tài sản vô hình của công ty. Do vậy, việc xây dựng một thương hiệu mạnh có tầm quan trọng đặc biệt đối với công ty. Mỗi thuộc tính của sản phẩm thường được người tiêu dùng gán cho một mức độ hữu dụng khác nhau. Khi quyết định mua một sản phẩm, khách hàng có xu hướng chọn sản phẩm có tổng giá trị hữu dụng từ các thuộc tính là lớn nhất. Quyết định mua Sau khi đánh giá các lựa chọn, khách hàng đi tới ý định mua. Tuy nhiên, từ ý định mua đến quyết định mua còn có các yếu tố tác động cản trở mua có thê kể đến như thái độ của các nhóm ảnh hưởng (bạn bè, gia đình...), các điều kiện mua hàng (địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán, các dịch vụ hậu mãi...). Do vậy các hoạt động xúc tiến bán (khuyến mại, các dịch vụ sau bán hàng...) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt khi có cạnh tranh. Để thúc đẩy quá trình mua, doanh nghiệp cần loại bỏ các yếu tố cản trở mua từ phía bản thân doanh nghiệp. Đó chính là vai trò quyết định của công tác chăm sóc khách hàng cũng như của các hoạt động xúc tiến. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ, do tính vô hình của sản phẩm nên các cản trở thuộc về thái độ của các nhóm ảnh hưởng có vai trò quan trọng đến quyết định mua của khách hàng. Đánh giá sau khi mua Sau khi mua xong khách hàng sử dụng sản phẩm và có các đánh giá về sản phẩm mua được. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định mua vào các lần sau. Doanh nghiệp cần thu thập thông tin để biết được đánh giá của khách hàng để điều chỉnh các chính sách. Điều này rất quan trọng để
  • 15. Nền văn hóa Nhánh văn hóa Sự giao lưu và biến đổi văn hóa Văn hóa Giai tầng xã hội Nhóm Gia đình Vai trò và địa vị xã hội Xã hội Tuổi và đường đời Nghề nghiệp Hoàn cảnh kinh tế Nhân cách Lối sống Cá tính và nhận thức Cá nhân Động cơ Nhận thức Sự hiểu biết Niềm tin và quan điểm Tâm lý 15 có thể thực hiện theo phương châm “Bán được hàng và giữ được khách hàng lâu dài!". Sự hài lòng hay không của khách hàng sau khi mua phụ thuộc vào mối tương quan giữa sự mong đợi của khách hàng trước khi mua và sự cảm nhận của họ sau khi mua và sử dụng sản phẩm. Sự mong đợi của khách hàng được hình thành qua quảng cáo, qua sự giới thiệu của người bán, qua bạn bè, người thân... Mong đợi càng cao nhưng cảm nhận thực tế càng thấp thì mức độ thất vọng càng lớn. Do vậy việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần phải trung thực. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng Có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm những yêu tố liên quan đến: văn hóa, xã hội, cá nhân và những yếu tố tâm lý (Kotler và Keller, 2006) Hình 1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng (Kotler and Keller, 2006) 1.1.4.1. Các yếu tố văn hóa Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một người. Phần lớn cách thức ứng xử của con người đều mang tính hiểu biết. Một đứa trẻ lớn lên trong một xã hội thì học được những giá trị, nhận thức, sở thích và cách ứng xử
  • 16. 16 cơ bản thông qua gia đình và những định chế quan trọng khác của xã hội đó. Những người ở các nền văn hóa khác nhau khi mua hàng bao giờ cũng bị chi phối bở các yếu tố văn hóa mang bản sắc dân tộc tác động đến các giá trị lựa chọn. Vì vậy để một sản phẩm có thể tiếp và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng thì các nhà sản xuất, các công ty cũng như các nhà marketing cần có sự quan tâm đúng mức đến các yếu tố thuộc về bản sắc dân tộc này. Từ đó có thể tung ra một sản phẩm hay thiết kế chiến lược marketing với các thông điệp quảng cáo, màu sắc và kiểu dáng sản phẩm phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Mỗi nền văn hóa chứa đựng những nhóm nhỏ hơn hay là các văn hóa đặc thù là những nhóm văn hóa tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt và mức độ hòa nhập với xã hội cho các thành viên của nó. Các nhóm văn hóa đặc thù bao gồm các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng, các vùng địa lý. Các dân tộc như dân tộc Việt Nam bao gồm người Việt nam trong nước hay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ít nhiều đều thể hiện những thị hiếu cũng như thiên hướng dân tộc đặc thù. Các nhóm chủng tộc như người da đen và người da màu, đều có những phong cách và quan điểm tiêu dùng khác nhau. Các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật giáo đều tượng trưng cho những nhóm văn hóa đặc thù với những điều ưa chuộng và cấm kỵ riêng biệt của họ. Những vùng địa lý như các vùng phía Bắc và các vùng phía Nam đều có những nét văn hóa đặc thù và phong cách sống tiêu biểu đặc trưng của mỗi vùng đó. 1.1.4.2.Các yếu tố xã hội Hành vi mua của người tiêu dùng bị tác động bởi những yếu tố xã hội có thể kể đến như: tầng lớp xã hội, nhóm tham khảo, vai trò và địa vị xã hội. Tầng lớp xã hội Về cơ bản, tất cả các xã hội loài người đều có sự phân tầng xã hội. Việc phân tầng xã hội có thể mang hình thức một hệ thống đẳng cấp là hệ thống mà các thành viên trong những đẳng cấp khác nhau đều cùng gắn bó với nhau trong những vai trò nào đó và không hề có sự thay đổi từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Thông thường hơn, sự phân tầng xã hội mang hình thức là những tầng lớp xã hội.
  • 17. 17 Tầng lớp xã hội là những giai tầng tương đối đồng nhất và bền vững trong một xã hội, được sắp xếp theo trật tự tôn ti, và các thành viên trong những thứ bậc ấy đều cùng chia xẻ những giá trị, mối quan tâm và cách ứng xử giống nhau. Tầng lớp xã hội không chỉ dựa vào một yếu tố duy nhất như thu nhập, mà cả sự kết hợp của nghề nghiệp, thu nhập, học vấn, của cải, và những yếu tố khác nữa. Trong cuộc đời, người ta vẫn có thể vươn lên một tầng lớp xã hội cao hơn, hoặc tuột xuống một tầng lớp thấp hơn. Những người làm marketing cần quan tâm nghiên cứu tầng lớp xã hội vì dân chúng thuộc một tầng lớp xã hội có xu hướng thể hiện cách cư xử tương đối giống nhau, kể cả hanh vi mua sắm. Các tầng lớp xã hội có những sở thích về nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau trong các lãnh vực như quần áo, đồ đạc trong nhà, hoạt động giải trí và phương tiện đi lại. Một số ngưòi làm marketing tập trung nỗ lực của họ vào một tầng lớp xã hội nhất định. Chẳng hạn, những cửa hàng nào đó thì thu hút những người thuộc tầng lớp cao; còn những cửa hàng khác thì chuyên phục vụ những người ở tầng lớp thấp hơn. Nhóm tham khảo Hành vi của một người tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều nhóm người. Các nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách thức ứng xử của một hay nhiều người khác. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người được gọi là những nhóm thành viên tức là nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại với các thành viên khác trong đó. Nhóm thành viên bao gồm những nhóm sơ cấp, có tính chất không chính thức mà những thành viên của chúng có quan hệ thân mật và có sự tác động qua lại thường xuyên như gia đình, bạn bè, láng giềng và người đồng sự; những nhóm thứ cấp, có có tính chất chính thức hơn và ít có sự tác động qua lại với nhau hơn, như các tổ chức xã hội, các hiệp hội thuộc các ngành nghề và công đoàn. Người ta cũng chịu ảnh hưởng của những nhóm mà bản thân họ không ở trong những nhóm đó. Nhóm ngưỡng mộ là nhóm mà người ta mong muốn được có mặt trong đó. Chẳng hạn, một cầu thủ đá bóng trẻ có thể hy vọng một ngày nào đó mình sẽ có mặt trong đội bóng quốc gia, và anh ta đồng nhất mình với nhóm này, mặc dù không có sự giao tiếp trực tiếp.
  • 18. 18 Những người làm marketing cố gắng hiểu rõ những nhóm tham khảo của thị trường mục tiêu mà họ đang muốn giao dịch. Các nhóm tham khảo ảnh hưởng đến một người ít ra theo ba cách: hướng người ta đi theo cách ứng xử và phong cách sống mới; ảnh hưởng đến quan điểm và ý thức của một người vì người đó thường muốn được hòa nhập vào đó; tạo ra các áp lực buộc tuân theo chuẩn mực chung và có thể ảnh hưởng đến sự chọn lựa sản phẩm và nhãn hiệu của người đó. Ảnh hưởng của nhóm tham khảo cũng thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm. Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, quyết định mua chịu ảnh hưởng của rất nhiều người khác, nhưng đối với nhãn hiệu đã chọn thì ít chịu ảnh hưởng của người khác. Trong giai đoạn phát triển của sản phẩm, ảnh hưởng của nhóm khá mạnh đối với cả việc lựa chọn sản phẩm lẫn việc lựa chọn nhãn hiệu. Trong giai đoạn bảo hòa của sản phẩm, chỉ có việc lựa chọn nhãn hiệu chứ không phải việc lựa chọn nhãn hiệu chịu ảnh hưởng của người khác. Trong giai đoạn suy thoái, ảnh hưởng của nhóm khá yếu trong cả việc lựa chọn sản phẩm lẫn việc lựa chọn nhãn hiệu. Những doanh nghiệp mà những sản phẩm và nhãn hiệu của chúng chịu ảnh hưởng mạnh của các nhóm tham khảo thì các doanh nghiệp đó phải tìm cách tiếp cận và ảnh hưởng đến những người hướng dẫn dư luận trong các nhóm đó. Những người hướng dẫn dư luận có ở trong mọi tầng lớp xã hội và một người hướng dẫn dư luận trong lĩnh vực sản phẩm nào đó có thể là người chịu ảnh hưởng của dư luận trong một lĩnh vực khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng thường những sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh của nhóm tham khảo khi người hướng dẫn dư luận của nhóm đó được người mua kính trọng. Người làm marketing xác định người hướng dẫn dư luận căn cứ vào những đặc điểm dân số học và tâm lý gắn liền với vai trò hướng dẫn dư luận, tìm hiểu các phương tiện truyền thông mà những người hướng dẫn dư luận thường sử dụng để hướng thông tin vào những người đó. Các thành viên trong gia đình của người mua có thể tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó. Chúng ta có thể phân biệt thành hai loại gia đình của người mua. Gia đình định hướng bao gồm cha mẹ của người đó. Từ cha mẹ, một người nào đó nhận được sự định hướng về chính trị, kinh tế và ý nghĩa của mong ước cá
  • 19. 19 nhân, tình yêu và phẩm hạnh. Ngay cả những người mua không còn quan hệ nhiều với cha mẹ mình, thì ảnh hưởng của cha mẹ lên hành vi của người mua vẫn có thể rất đáng kể. Ở những gia đình mà cha mẹ vẫn tiếp tục sống chung với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ mang tính chất quyết định. Gia đình riêng bao gồm vợ hoặc chồng và con cái của người mua, có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày. Gia đình là tổ chức mua – tiêu dùng quan trọng bậc nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu khá rộng rãi. Những người làm marketing cần chú ý đến vai trò và sự ảnh hưởng tương đối của vợ, chồng và con cái đối với việc mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Sự can dự của chồng hay vợ thay đổi rất nhiều tùy theo loại sản phẩm. Người vợ, từ xưa, đã là người mua sắm chính yếu trong gia đình, đặc biệt trong những lãnh vực như thực phẩm, quần áo và các đồ gia dụng khác. Điều này hiện đang thay đổi, khi mà ngày càng có nhiều phụ nữ đi làm và người chồng thì muốn chăm sóc đến gia đình nhiều hơn. Những người làm marketing những sản phẩm thuộc loại thiết yếu sẽ sai lầm, nếu cứ tiếp tục nghĩ rằng phụ nữ vẫn là những khách hàng chủ yếu hoặc duy nhất mua các sản phẩm của mình. Trong trường hợp các sản phẩm và dịch vụ thuộc loại đắt tiền, thường là chồng và vợ cùng trao đổi để đưa ra quyết định chung. Người làm marketing cần phải xác định xem thường thì thành viên nào có ảnh hưởng lớn hơn đến việc mua sắm những sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Điều đó có thể do vai trò, thói quen hay sự thông thạo của họ trong mua sắm quyết định. Vai trò và địa vị Một người đều có mặt trong nhiều loại nhóm: gia đình, câu lạc bộ, tổ chức. Vị trí của người ấy trong mỗi nhóm có thể xác định trong khuôn khổ vai trò và địa vị. Mỗi vai trò đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị phản ảnh sự kính trọng nói chung của xã hội, phù hợp với vai trò đó. Vì vậy, người mua thường lựa chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị của họ trong xã hội. Người làm marketing cần nhận thức rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, các biểu tượng địa vị không chỉ thay đổi tùy theo các tầng lớp xã hội, mà còn khác nhau theo các vùng địa lý nữa.
  • 20. 20 1.1.4.3.Các yếu tố cá nhân Quyết định của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm cá nhân, đáng kể là tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, cá tính và sự tự quan niệm của người đó. Tuổi tác Người tiêu dùng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn của cuộc đời họ. Họ ăn thức ăn trẻ em ở tuổi ấu thơ, ăn hầu hết các loại thực phẩm lúc lớn lên và trưởng thành và ăn những món ăn kiêng lúc già yếu. Sở thích của họ về thời trang, xe máy và giải trí cũng cũng tùy theo tuổi tác. Những người làm marketing thường chọn các nhóm khách hàng theo chu kỳ sống và hoàn cảnh sống của họ làm thị trường mục tiêu của mình. Nghề nghiệp Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Một người nông dân sẽ mua giống cây trồng, vật nuôi, lái máy cày và đi xem văn nghệ ở làng xóm. Giám đốc của một công ty thì mua những quần áo đắt tiền, du lịch bằng máy bay và làm hội viên câu lạc bộ quần vợt. Những người làm marketing cố gắng định dạng những nhóm nghề nghiệp có nhiều quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp thậm chí có thể chuyên hóa vào việc sản xuất các sản phẩm mà một nhóm nghề nghiệp đặc thù nào đó cần đến. Hoàn cảnh kinh tế Hoàn cảnh kinh tế của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của một người bao gồm số thu nhập dành cho tiêu dùng (mức độ, tính ổn định và kết cấu thời gian của số thu nhập đó), số tiền gởi tiết kiệm và tài sản, kể cả khả năng vay mượn và thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm. Những người làm marketing đối với những nhóm sản phẩm thuộc loại nhạy cảm với thu nhập cần thường xuyên chú ý đến các xu hướng thay đổi của thu nhập cá nhân, tiết kiệm và lãi suất. Nếu các chỉ số kinh tế cho thấy đang có sự suy thoái, những người làm marketing có thể áp dụng những biện pháp như thiết kế hoặc định
  • 21. 21 vị lại, định giá lại sản phẩm của mình, giảm mức sản xuất và tồn kho, và nhiều việc khác nữa để chúng tiếp tục đảm bảo giá trị dành cho các khách hàng mục tiêu. Phong cách sống Người tiêu dùng tuy cùng nhóm văn hóa đặc thù hoặc tầng lớp xã hội như nhau và thậm chí cùng nghề nghiệp giống nhau, cũng vẫn có thể có sự khác biệt trong phong cách sống. Phong cách sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thành những hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống. Phong cách sống mô tả sinh động toàn diện một người trong sự tác động qua lại giữa người ấy với môi trường sống. Phong cách sống hàm chứa nhiều nét đặc trưng hơn là tầng lớp xã hội và cá tính của riêng người đó. Nếu chúng ta biết một người nào đó thuộc tầng lớp xã hội gì, chúng ta có thể suy luận ra một số biểu hiện chung về cách ứng xử của người đó nhưng chúng ta không thể thấy được người đó trong tư cách một cá nhân. Và nếu biết được cá tính của một người nào đó thuộc loại gì, chúng ta cũng có thể suy ra một số đặc điểm tâm lý đặc trưng của người đó, nhưng chúng ta sẽ không suy ra được điều gì nhiều về hành động, mối quan tâm và quan điểm của người đó. Phong cách sống cố gắng thiết lập cấu trúc toàn thể về hành động và sự ảnh hưởng qua lại trong cuộc sống của một người. Khái niệm về phong cách sống có thể giúp cho người làm marketing có được sự hiểu biết về các giá trị luôn thay đổi của người tiêu dùng và ảnh hưởng của các giá trị đó đến hành vi mua sắm của họ. Nhân cách và ý niệm về bản thân Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt ảnh hưởng đến hành vi và cách cư xử của người đó. Nhân cách thể hiện những đặc điểm tâm lý đặc trưng của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi trường của mình. Những đặc điểm tâm lý đặc trưng hình thành nên nhân cách thường là tính tự tin, tính độc lập, lòng tôn trọng, tính dễ hòa đồng, tính kín đáo, tính dễ thích nghi… Nhân cách có thể là một biến số hữu ích trong việc phân tích hành vi người tiêu dùng, vì nó có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với cách lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu của người tiêu dùng.
  • 22. 22 Một khái niệm khác gắn liền với khái niệm nhân cách là sự ý niệm về bản thân hay hình ảnh về cá nhân theo cách quan niệm của chính người đó. Đây là một khái niệm khá phức tạp, cần đưọc hiểu trong mối quan hệ giữa một người với những người khác. Ý niệm thực tế về bản thân (một người nghĩ về mình như thế nào) có thể khác ý niệm lý tưởng về bản thân (một người muốn nghĩ về mình như thế nào) và cũng có thể khác ý niệm về bản thân ở người khác (điều mà người đó nghĩ người khác ý niệm về mình như thế nào). Điều quan trọng là người làm marketing phải hiểu được khách hàng của mình muốn thỏa mãn ý niệm bản thân nào khi chọn mua một sản phẩm hay nhãn hiệu cụ thể. 1.1.4.4.Các yếu tố tâm lý Sự lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tâm lý quan trọng là động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và quan điểm Động cơ Một người có thể có nhiều nhu cầu ở vào bất kỳ thời kỳ nào trong cuộc sống của họ. Một số nhu cầu có tính chất bản năng. Chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý của cơ thể như đói, khát, mệt mỏi. Một số khác lại có nguồn gốc tâm lý. Chúng phát sinh từ những trạng thái căng thẳng tâm lý như nhu cầu được công nhận, ngưỡng mộ, hay kính trọng. Hầu hết những nhu cầu này sẽ không có cường độ đủ mạnh để thúc đẩy người đó hành động vào một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời. Mọi nhu cầu chỉ trở thành động cơ khi nó được tăng lên đến một cấp độ đủ mạnh. Một động cơ, hay sự thúc đẩy, là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Và việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng. Các nhà tâm lý học đã phát triển nhiều lý thuyết về động cơ của con người. Sau đây là hai lý thuyết phổ biến nhất : Lý thuyết về động cơ của Sigmund FREUD Sigmund Freud cho rằng những lực lượng tâm lý thực tế định hình các hành vi của con người phần lớn là vô thức. Ông nhìn thấy con người trong quá trình lớn lên đã cố gắng đè nén những ham muốn của mình và chấp nhận những qui tắc của xã hội. Những ham muốn này chưa bao giờ mất đi hay bị kiểm soát hoàn toan,
  • 23. 23 chúng hiện lên trong giấc mơ, trong sự lỡ lời, trong những hành vi bột phát. Như vậy, con người ta không hề hiểu hết được những động cơ của chính mình. Người vận dụng thành công lý thuyết động cơ của Freud trong lĩnh vực marketing là Ernest Dichter, người mà ba thập niên vừa qua đã giải thích các hoàn cảnh mua và sự lựa chọn sản phẩm theo khuôn khổ những động cơ vô thức. Ernest Dichter gọi phương pháp của mình là phép nghiên cứu về động cơ thúc đẩy, bao hàm việc thu thập “các cuộc phỏng vấn chiều sâu” qua vài chục người tiêu dùng để khám phá ra những động cơ sâu xa mà sản phẩm gợi nên. Có khá nhiều dẫn chứng lý thú về những gì có thể nẩy sinh trong đầu người mua khi họ xem xét các sản phẩm nhất định. Có người cho rằng, người tiêu dùng phản đối mua quả khô vì nó nhăn nheo và gợi cho người ta liên tưởng đến tuổi già. Đàn ông hút xì gà vì thay cho việc mút tay khi đã lớn. Nam giới hút thuốc lá để chứng tỏ tính cách đàn ông của họ. Phụ nữ ưa thích dầu thực vật hơn vì mỡ động vật gợi cho họ cảm giác tội lỗi vì sát sinh. Lý thuyết động cơ của Abraham Maslow Abraham Harold Maslow (1908-1070) đã phát triển và công bố biểu đồ thể hiện thứ bậc những nhu cầu hiện hữu bên trong con người Theo đó Abraham Maslow giải quyết sự thúc đẩy của nhu cầu tương ứng tại mỗi thời điểm khác nhau dựa vào tháp thứ bậc nhu cầu của ông. Ông cho rằng trong con người đựng chứa nhiều những nhu cầu khác nhau cùng cạnh tranh với nhau để được thỏa mãn. Tuy nhiên mỗi cá thể sẽ ưu tiên thỏa mãn những nhu cầu quan trọng và cần thiết theo tháp “thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow và một khi nhu cầu ở bậc này được thỏa mãn thì con người hướng đến nhu cầu ở bậc cao hơn Hình 1.4 Thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow
  • 24. Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị Nhu cầu xã hội (cảm giác thân mật, tình yêu, giao lưu Nhu cầu an toàn (muốn được bảo vệ, yên ổn...) Nhu cầu sinh lý (đói, khát...) 24 (Abraham Maslow) Nhu cầu sinh lý theo như A. Maslow bao gồm các nhu cầu về thức ăn, đồ uống, giấc ngủ…là những nhu quan trọng nhất cần phải được thỏa mãn. Một người không thể nghĩ đến những nhu cầu cao hơn khi mà những nhu cầu về ăn và uống không được đảm bảo. Nhu cầu quan trọng tiếp theo đó là nhu cầu về sự an toàn – sự mong muốn được bảo vệ, đảm bảo về chỗ ở, công việc, những nguồn lực, sức khỏe, gia đình và tài sản. Tiếp theo là nhu cầu về xã hội bao gồm có: giao lưu với mọi người, tình bạn, tình yêu, gia đình và người thân. Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận xuất hiện tiếp theo trên tháp thứ bậc nhu cầu. Và cuối cùng là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân được đặt trên đỉnh tháp. Ở mức độ nhu cầu này thì con người chỉ tập trung đến sự phát triển của bản thân mình. Khi đó con người sẽ trở nên sáng tạo, sống có đạo đức, chấp nhận thực tế, không thành kiến. Tuy nhiên một người chỉ có thể đạt được những nhu cầu đó khi mà họ đã đạt được tất cả những nhu cầu trước đó trong tháp thứ bậc nhu cầu như ở trên. Nhận thức
  • 25. 25 Một người đã có động cơ thì sẵn sàng hành động và hành động này chịu ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác bởi sự nhận thức về hoàn cảnh của người đó. Hai người đều có cùng trạng thái thúc đẩy và hoàn cảnh khách quan như nhau vẫn có thể hành động hoàn toàn khác nhau, vì rằng nhận thức của họ về hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Tại sao người ta lại có những nhận thức khác biệt nhau trước những tình huống giống nhau? Tất cả chúng ta đều nắm bắt một tác nhân nào đó thông qua những cảm giác truyền qua năm giác quan của chúng ta: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều đón nhận, tổ chức, và lý giải những thông tin cảm nhận này theo một phương cách riêng của mình. Theo Bernard Reuben Berelson và Gary Steiner trong “Hành vi của con người: tập hợp những phát hiện khoa học” (Human Behavior: An Inventory of Scientific Findings, 1964) thì nhận thức có thể định nghĩa như là “tiến trình mà từ đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức, và giải thích các thông tin nhận được để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới”. Nhận thức không chỉ tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân của con người, vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng, mà còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa nhân tố ấy với hoàn cảnh chung quanh và với đặc điểm cá nhân của người đó. Người ta có thể có những nhận thức khác nhau đối với cùng một nhân tố tác động do có ba quá trình nhận thức: sự quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc. Sự quan tâm có chọn lọc. Do phải tiếp xúc với vô số các nhân tố tác động hàng ngày, trong đó một số có vai trò ảnh hưởng mạnh đến sự lựa chọn và quyết định mua của người tiêu dùng, số khác mức độ ảnh hưởng ít hơn, do đó người tiêu dùng phải tìm cách sàng lọc chúng. Điều quan trọng đối với người làm marketing là phải hiểu những nhân tố tác động nào thực sự gây được sự chú ý của người tiêu dùng và vì sao chúng gây được sự chú ý đối với họ, để từ đó thiết kế các giải pháp marketing nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng chú ý đến những nhân tố kích thích có liên quan đến một nhu cầu hiện có, những nhân tố kích thích mà họ đang mong đợi hay những nhân tố kích thích có những điểm khác biệt hẳn với những
  • 26. 26 nhân tố thông thường. Ví dụ, một người đang có nhu cầu mua một xe gắn máy chắc chắn sẽ chỉ chú ý đến những quảng cáo về xe máy mà không mấy để ý đến những quảng cáo về thời trang, và hẳn nhiên là người đó sẽ tập trung sự chú ý của mình vào quảng cáo chào bán xe máy SH 150cc (tên của một dòng xe máy của công ty Honda Việt Nam) với giá 75.000.000 VNĐ trong các đợt khuyến mãi hơn là giá 80.000.000 VNĐ như giá bán thường ngày. Sự bóp méo có chọn lọc Ngay cả những nhân tố kích thích đã được chú ý đến cũng không nhất thiết đưọc tiếp nhận đúng như dự kiến. Mọi người đều cố gò ép những thông tin nhận đưọc vào khuôn khổ những ý nghĩ sẳn có của mình. Sự bóp méo có chọn lọc mô tả xu hướng con người muốn gán cho thông tin mhững ý nghĩ của cá nhân mình. Giả sử một người tiêu dùng có nhiều thiện cảm với Hãng Honda và xe máy Sh 150cc của nó sẽ gạt bỏ những điều khẳng định xấu để biện minh cho việc mua một xe máy Sh 150cc. Người ta giải thích thông tin theo cách ủng hộ chứ không phải thách thức những quan niệm có sẵn. Ghi nhớ có chọn lọc Người ta có xu hướng quên đi nhiều cái mà họ đã học được và chỉ giữ lại những gì ủng hộ niềm tin và thái độ của mình. Người tiêu dùng sẽ chỉ nhớ những điểm tốt về xe máy Sh 150cc mà quên đi những điểm tốt đã được nhắc đến về các xe máy khác của các hãng cạnh tranh. Tìm hiểu sự đa dạng của các yếu tố nhận thức nêu trên, những người làm marketing có những thông tin cần thiết để thiết kế và chuyển tải chúng đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Kiến thức Khi người ta hành động, họ đồng thời cũng lĩnh hội được những kiến thức. Kiến thức diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người phát sinh từ kinh nghiệm. Các nhà lý luậnvề kiến thức cho rằng kiến thức của một người có được từ sự tương tác của những thôi thúc, tác nhân kích thích, những tình huống gợi ý, những phản ứng đáp lại và sự củng cố. Sự thôi thúc là một nhân tố kích thích nội tại thúc đẩy hành động. Một người tiêu dùng có thể có một thôi thúc là muốn chủ động về
  • 27. 27 phương tiện đi lại. Sự thôi thúc của anh ta đã trở thành một động cơ khi nó hướng vào một nhân tố kích thích cụ thể có khả năng giải tỏa sự thôi thúc, trong trường hợp này là chiếc xe máy. Phản ứng đáp lại của anh ta về ý tưởng mua một chiếc xe máy bắt nguồn từ những tình huống gợi ý xung quanh như sự ủng hộ của người vợ, những chiếc xe máy của đồng nghiệp và bạn bè, những quảng cáo về xe máy hay những thông báo về giảm giá …tất cả đều là những gợi ý có thể ảnh hưởng đến phản ứng đáp lại của anh ta đối với sự quan tâm của anh ta về việc mua một chiếc xe máy. Giả sử anh ta quyết định mua xe máy và chọn mua một chiếc của hãng Honda. Nếu kinh nghiệm của anh ta là bổ ích, thì phản ứng đáp lại của anh ta đối với xe máy sẽ được củng cố. Giả sử sau này anh ta lại muốn mua một chiếc xe máy khác, rất có thể anh ta lại chọn mua một chiếc xe máy trong số những xe của Honda. Trường hợp này ta nói người tiêu dùng đã khái quát hóa phản ứng đáp lại của mình cho những tác nhân kích thích tương tự. Ngược lại, khi xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật của các động cơ xe máy cùng loại của hãng Toyota, anh ta thấy chúng đạt hiệu năng cao hơn. Trường hợp này ta nói người tiêu dùng đã phân biệt hóa phản ứng đáp lại của mình, tức là anh ta đã học được cách nhận biết những điểm khác nhau trong tập hợp những tác nhân kích thích tương tự và có thể điều chỉnh phản ứng đáp lại của mình cho phù hợp. Ý nghĩa thực tiễn của lý luận về kiến thức đối với những người làm marketing là ở chỗ họ có thể tạo ra nhu cầu đối với một sản phẩm bằng cách gắn liền sản phẩm ấy với những thôi thúc mạnh mẽ, sử dụng những gợi ý có tính chất thúc đẩy và đảm bảo sự củng cố có tính chất tích cực. Niềm tin và quan điểm Thông qua hoạt động và kiến thức tích lũy được, người ta có được những niềm tin và quan điểm. Những điều này, đến lượt chúng lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ. Niềm tin là ý nghĩ khẳng định mà con người có được về những sự việc nào đó. Niềm tin có thể dưạ trên cơ sở những hiểu biết, dư luận hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố tình cảm. Các nhà sản xuất, dĩ nhiên cần hết sức quan tâm đến những niềm tin mà công chúng có trong đầu về những sản phẩm và dịch vụ nào đó. Những niềm tin này làm
  • 28. 28 nên hình ảnh về sản phẩm hoặc hình ảnh của nhãn hiệu, và dân chúng hành động dựa trên những niềm tin của họ. Nếu một số niềm tin đó là không đúng và gây trở ngại cho việc mua hàng, nhà sản xuất cần tiến hành một chiến dịch để điều chỉnh lại các niềm tin ấy. Thái độ mô tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức, những cảm xúc và những xu hướng hành động của một người về một đối tượng hoặc một ý tưởng nào đó. Người ta đều có thái độ về hầu hết mọi thứ : tôn giáo, chính trị, quần áo, thức ăn… Thái độ dẫn người ta đến quyết định ưa hay ghét một đối tượng, hướng đến hay rời xa nó. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn mấu thống nhất, do đó làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự và rất khó thay đổi. Muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể phải thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa. Một doanh nghiệp sẽ được lợi rất nhiều từ việc nghiên cứu các thái độ khác nhau của công chúng về các sản phẩm và nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp tốt nhất là nên làm cho các sản phẩm của mình phù hợp với những thái độ hiện có, hơn là cố gắng để sửa đổi các thái độ của công chúng. Dĩ nhiên là có những ngoại lệ, với mức phí tổn phải trả có thể rất lớn, cho việc cố gắng thay đổi các thái độ. Như vậy, chúng ta có thể đánh giá được những lực lượng tác động đến hành vi của người tiêu dùng. Việc lựa chọn của một người là kết quả từ sự tác động qua lại phức tạp của những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý. Có nhiều yếu tố trong số này những người làm marketing không thể gây ảnh hưởng được. Tuy nhiên, chúng có ích cho việc nhận dạng được những người mua đang rất quan tâm đến sản phẩm. Những yếu tố khác những người làm marketing có thể chi phối và cung cấp cho họ những gợi ý về việc nên triển khai sản phẩm, định giá, phân phối và quảng cáo ra sao để thu hút được sự đáp ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng. 1.2. Tổng quan tình hình trà sữa ở Việt Nam 1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ trà sữa trân châu Trà trân châu hay trà sữa trân châu là tên gọi của người Đài Loan cho một thức uống giải khát, chế biến từ lá chè trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc
  • 29. 29 trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường “phao mạt hồng trà”, “bào mạt hồng trà”. Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà sữa trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn. 1.2.2. Trà sữa trân châu tại Việt Nam Trà sữa trân châu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm 2003. Thức uống có xuất xứ từ Trung Quốc rất lạ miệng khi kết hợp hương thơm nhẹ của trà, vị ngon của sữa với độ dai của hạt trân châu đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong văn hóa quà vặt, “phủ sóng” rộng rãi trên khắp địa bàn Hà Nội Điều đáng nói, sức hấp dẫn của trà sữa trân châu không bị bó hẹp trong đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên mà nó còn lan rộng sang cả công nhân viên chức ở nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa ngay sát cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu tập thể. Người người thích trà sữa, khiến nhà nhà hào hứng mở quán bán trà sữa. Có thể nói ba năm 2006, 2007, 2008 là thời điểm phát triển kinh doanh hưng thịnh nhất của trà sữa trân châu. Từ một vài quán nhỏ lẻ, những thương hiệu trà sữa trân châu quy mô lớn, kinh doanh theo chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp đua nhau mở ra. Bên cạnh sức tiêu thụ mạnh, một yếu tố quan trọng nữa khiến cho việc mở quán trà sữa trân châu trở thành phong trào đó chính là bỏ vốn nhỏ và thu lãi lớn. Nếu tạm bỏ qua chi phí thuê nhân viên, thuê mặt bằng kinh doanh, các loại thuế kinh doanh có thể dễ dàng ước tính ngay được tiền lãi đáng nể của một cốc trà sữa chân trâu. Tháng 8/2009, giữa lúc trào lưu trà sữa trân châu ở Việt Nam rộn ràng nhất thì tại Trung Quốc, xuất hiện thông tin thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trân châu rất độc hại, có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp. Các cơ
  • 30. 30 quan chức năng trong nước bắt đầu vào cuộc thanh kiểm tra hàng loạt các cửa hàng kinh doanh trà sữa trân châu. Trong khi những kết quả kiểm tra chính thức chưa được công bố, thì những thông tin Trung Quốc phát hiện có chất gây ung thư, gây vô sinh, gây rối loạn sinh lý… trong trà sữa trân châu lại xuất hiện liên tiếp trên các trang báo trực tuyến và lan rộng trên cộng đồng mạng. Cho tới lúc này, nhiều người mới nhận thấy khi biết nguyên liệu làm ra trà sữa trân châu mà họ hay uống đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và thành phần hóa học. Công việc kinh doanh của các quán trà sữa bắt đầu rơi vào thoái trào. Trà sữa trân châu lần thứ hai trở thành “hiện tượng”. Nhưng không còn theo nghĩa là đồ uống được nhiều người ưa chuộng, mà là đồ uống khiến nhiều người sợ vì bị nghi chứa chất cực độc. Đầu tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội và TP. HCM công bố kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ phát hiện chất tạo ngọt vượt quá quy định, không đạt tiêu chuẩn vi sinh nhưng không phát hiện chất polymer trong trà sữa trân châu tại các cửa hàng được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên. Mặc dù vậy, lượng khách chọn mua loại đồ uống này vẫn sụt giảm nghiêm trọng. Một năm sau khi xảy ra cơn khủng hoảng thông tin độc hại, hàng loạt chủ cửa hàng trà sữa trân châu gia đình buộc phải thanh lý cửa hàng, nhượng quyền thuê địa điểm. Đa số những quán trà sữa trân châu phải đóng cửa đều ít nhiều dính líu tới nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc chủ quán không thể chứng minh được rằng nguyên liệu của họ được đảm bảo. Với những cửa hàng trụ lại, họ mất khá nhiều thời gian và công sức để chứng minh được mình trong sạch bằng cách đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, lấy giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ các cơ quan chức năng. Tuy vậy, trà sữa trân châu vẫn đi qua giai đoạn phát triển đỉnh điểm của nó. Ngay cả những thương hiệu trà sữa mạnh nhất muốn tồn tại cũng phải thay đổi sang hình thức phong phú hóa sản phẩm, nghĩa là ngoài trà sữa còn các loại đồ ăn vặt và nhiều loại đồ uống khác. Nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với thức uống này vì cho rằng trà sữa trân châu có chưa các chất độc hại chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây việc các thương hiệu trà sữa nổi tiếng ở Đài Loan liên tiếp được khai trương và đưa về Việt Nam có thể kể đến như: Feeling Tea, Chatime, Ding Tea, Xing Cha… đang là những tín hiệu đáng mừng khi
  • 31. 31 những thương hiệu này khiến cho giới trẻ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang dần quay trở lại yêu thích thức uống này. Với những chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế cũng như những cam kết về chất lượng, nguồn nguyên liệu… cộng với chiến lược marketing và phong cách bài trí độc đáo phù hợp với giới trẻ ở các cơ sở trà sữa nên hiện nay đa số người tiêu dùng chọn mua trà sữa từ các thương hiệu nổi tiếng trên. Còn các cơ sở trà sữa gia đình dần dần biến mất không nhận được sự ủng hộ như trước đây nữa. Tóm lại chương 1 tổng hợp những kiến thức cơ bản bao gồm: định nghĩa về hành vi của người tiêu dùng, quy trình ra quyết định mua và đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Việc thấu hiểu những yếu tố này sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất các nhà marketing cái nhìn rõ ràng hơn về hành vi của người tiêu dùng từ đó sẽ đề ra những chiến dịch marketing cũng như những sản phẩm chiến lược để có thể thu hút người tiêu dùng. Quá trình quyết định mua cũng như những yếu tố tác động đến quá trình này được tìm hiểu bởi rất nhiều các nhà nghiên cứu do đó mà cũng có nhiều lý thuyết khác nhau liên quan đến vấn đề này. Bài khóa luận này đã sử dụng nghiên cứu của Kotler, Abraham Harold Maslow…trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng qua đó xây dựng kế hoạch nghiên cứu đạt hiệu quả nhất sẽ được trình bày trong chương 2 sau đây.
  • 32. 32 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA DING TEA CỦA GIỚI TRẺ TẠI HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về thương hiệu trà sữa Ding Tea 2.1.1. Thương hiệu trà sữa Ding Tea tại Đài Loan 2.1.1.1. Thương hiệu trà sữa Ding Tea Ding Tea hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất của Đài Loan tại Trung Quốc. Thương hiệu Ding Tea đang như một cơn bão rất nhanh chóng lan rộng ra xung quanh những nước Châu Á. Đi đến đâu Ding Tea cũng nhận được sự yêu quý của khách hàng các nước. Đây cũng là loại trà có hương vị khác biệt nhất, là thương hiệu đồ uống duy nhất đủ tiêu chuẩn để đưa vào phục vụ tại Thượng Hải World Expo 2010. Tại khu vực Châu Á, Ding Tea đã có hơn 350 chuỗi cửa hàng trải rộng từ Bắc vào Nam tại các quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…còn trên toàn thế giới thương hiệu Ding Tea sở hữu chuỗi 650 cửa hàng. Trong suốt quá trình phát triển của mình Ding Tea luôn tập trung vào việc kết hợp và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhất và phải tạo được sự khác biệt so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để làm được điều này, chỉ số chất lượng của tất cả các nguyên liệu và các thành phần được sử dụng trong Ding Tea không chỉ vượt qua được chứng nhận SGS Đài Loan (một chứng nhận kiểm định chất lượng) mà họ cũng đã vượt qua 231 bài thử nghiệm chất lượng của SGS Nhật Bản về việc cấp phép nhập khẩu. Ding Tea hoàn toàn không sử dụng hương liệu phụ gia để bảo quản. Ngoài tính đặc trưng hơn so với các sản phẩm khác, Ding Tea còn thể hiện văn hóa trà chuyên nghiệp, tinh tế và độc đáo của người Đài Loan. Để luôn có được loại trà tốt nhất, Ding Tea đã ký hợp đồng với những nông dân ở trên những vùng cao lên đến 1000m, nơi mà có nhiệt độ thấp phù hợp với việc chăm sóc và phát triển của lá trà. Bên cạnh đó là quy trình lựa chọn tỉ mỉ những lá trà ngon có chất lượng khiến cho trà đã pha không chỉ toả ra một hương vị ngọt ngào mà còn có mùi thơm đặc biệt. Phần lớn các loại trà trên thị trường đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hương thơm được tăng lên thông qua việc sử dụng các phụ gia, trong khi vị đắng và vị ngọt được điều chỉnh thông qua các chất làm ngọt, do đó - Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/2FeAANV - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 33. 33 chất lượng có sự khác biệt đáng kể so với các thương hiệu trà sữa khác trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, người sáng lập ra thương hiệu Ding Tea nước giải khát, ông Xu Wei - xiang cảm thấy rằng trên thị trường nước giải khát trong nước mặc tồn tại rất nhiều các nhãn hiệu tuy nhiên chất lượng của những nhãn hiệu này không thể giúp cho hương vị đặc trưng của trà Đài Loan để lại dấu ấn và phát triển trên thị trường thế giới được. Với suy nghĩa cần phải thiết lập một thương hiệu nhượng quyền thương mại đồ uống lý tưởng cùng với sự kiên trì trong việc tìm nguồn cung cấp mới, chất lượng cao hơn và, ông quyết định tạo ra thương hiệu trà sữa Ding Tea, mở rộng thương hiệu sang nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại. Mục đích là để quảng bá một triết lý mới để uống trà, giới thiệu một xu hướng mới cho đồ uống và một năng lượng mới. Thông qua lợi thế về giá cùng với chất lượng sản phẩm cao, ông có ý định thay đổi quan niệm thông thường cho rằng trà chất lượng chỉ đi kèm với một mức giá cao. 2.1.1.2.Những đặc tính thương hiệu của thương hiệu Ding Tea Quản lý thương hiệu Công ty Ding Tea đã được tổ chức tại Hồng Kông và thành lập một công ty Trung Quốc ở Trung Quốc như là một pháp nhân nước ngoài, hoàn thành việc đăng ký thương hiệu, áp dụng phương pháp chính thức để duy trì thị trường của mình ở Trung Quốc. Kinh doanh Ding Tea trải rộng trên khắp Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, làm cho bản thân dễ thấy nhất, lớn nhất và tốt nhất quán trà . Chiến lược marketing cho thương hiệu Ngoài việc xây dựng và thực hiện những chiến dịch quảng cáo của riêng của mình, Ding Tea còn phối hợp với nhiều đơn vị cũng như các công ty khác trong việc quảng bá thương hiệu cho mình như việc: tham gia và tài trợ cho những chương trình phỏng vấn những người sành ăn địa phương ở Đài Loan, trở thành thức uống chính thức được phục vụ tại 2010 Thượng Hải World Expo…Ding Tea hiện nay không chỉ còn là một thức uống thông thường mà trở thành đại diện cho một xu hướng ẩm thực và thời trang mới. Danh tiếng của thương hiệu
  • 34. 34 Ding Tea có hương vị thơm ngon, chất lượng tuyệt vời và cùng với dịch vụ lấy sự tôn trọng khách hàng làm cơ sở, đã tạo nên một Ding Tea có danh tiếng lớn trong long những người tiêu dùng. Và chính danh tiếng này đã lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu trong thời gian vừa qua, đã bỏ xa những đối thủ cạnh tranh khác trong ngành công nghiệp này.Nhiều năm gần đây Ding Tea đã từng bước hình thành một hiệu ứng thương hiệu lớn và có lợi cho thị trường. Nó đã được đánh giá cao, được công nhận và được biết đến rộng rãi trêm thị trường thế giới. Hiệu ứng thương hiệu lớn Ding Tea và lợi ích không chỉ thể hiện trên sản phẩm, mà tất cả các phong trào Ding Tea đều có ảnh hưởng đến thị trường và làm Ding Tea chính nó như là một chỉ báo về xu hướng. Triết lí kinh doanh Kể từ khi thành lập đến nay, Ding Tea đã phát triển trong triết lý quản lý CEO Xu Wei - xiang của Esteem đó là dịch vụ chuyên nghiệp và sáng tạo, xây dựng sản phẩm chất lượng tốt cùng với giá cả hợp lý. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu và được chấp nhận bởi người tiêu dùng và quan trọng hơn đó là giá cả phải hợp lý. Triết lý như vậy không chỉ duy trì tính toàn vẹn của Ding Tea, mà còn giúp cho thương hiệu này liên tục theo đuổi sự đổi mới và cải tiến trong các sản phẩm và quản lý để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tố và chất lượng dịch vụ hoàn thiện nhất. Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng từ người tiêu dùng chính là nền tảng cho hệ thống quản lý kinh doanh vững bền. Giải thưởng của thương hiệu Ding Tea duy trì một tiêu chuẩn chất lượng nhất định và đã nhận được rất nhiều những giải thưởng lớn trong và ngoài nước có thể kể đến như: giải thưởng kim cương vàng cao cấp, giải thưởng quốc gia về Chất lượng Enterprise Boutique, giải thưởng vàng về tiêu dùng, giải thưởng vàng cho sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu Ding Tea còn xuất hiện trong các báo cáo phương tiện truyền thông như Apple Daily News, Next Magazine, Tạp chí xuất sắc, Tạp chí toàn cầu, Danh mục sản phẩm Ding Tea tập trung vào tìm kiếm những loại chè có chất lượng cao đồng thời phù hợp với khẩu vị của người dân và những vùng khác nhau trên thế giới. Trong đó có thể kể đến các loại trà như - Tải bản FULL (76 trang): https://bit.ly/2FeAANV - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 35. 35 Trà đen Để tìm kiếm cho chè đen chất lượng cao, Giám đốc điều hành của công ty cá nhân đi du lịch ở nước ngoài, tìm kiếm sự hợp tác từ những bậc thầy sản xuất trà. Trà đen chất lượng nhấn mạnh mùi hương đó là hương vị không cay hay nhân tạo được tạo ra bằng cách sử dụng các chất phụ gia hương liệu. Trà đen Ding Tea là sự đa dạng chỉ trong đó pha trộn chè đen từ ba vùng sản xuất lớn nhất thế giới. Trà xanh Ding Tea sử dụng những lá trà ở cao mà lá đầy đặn và thống nhất về màu sắc. Điều này đảm bảo cho lá chè đem lại mùi vị thơm ngon nhất. Trà Oolong Khía cạnh quan trọng nhất của trà Oolong là quá trình rang. Nếu lá trà được rang quá lửa, nó sẽ có vị đắng. Nếu nó được rang không tới, trà sẽ trở nên vô vị. Sự cân bằng tinh tế chỉ có thể đạt được bởi một bậc thầy trà chuyên nghiệp cùng quá trinh thực hiện thủ công phức tạp. Tùy thuộc vào mức độ rang, lá trà cũng có thể được phân loại thành : Longjing , Baozhong , Dongding , Baihao và Tie Guan Yin . Trà Ching Kể từ khi thành lập, Ding Tea đã ký hợp đồng hợp tác với nông dân trên núi cao. Được nuôi dưỡng trong vườn chè trên cao lạnh lên tới 1.000 mét, cùng với lựa chọn tỉ mỉ lá trà một tip- hai lá, trà ủ không chỉ toát lên một dư vị ngọt ngào, nó cũng đặc biệt thơm. Phần lớn các trà trên thị trường là từ Việt Nam và nước hoa được tăng cường thông qua việc sử dụng các chất phụ gia ưu, trong khi sự cay đắng và vị ngọt được kiểm soát thông qua các chất làm ngọt Trà thuần (pure tea) Trà thuần Ding Tea được chọn bởi CEO Xu, thông qua giám định của mình ông chắc chắn nó có thể sánh bằng lá chè kém (lá chè cho hương vị ngon đặc trưng), loại trà này được coi như là đã tái tạo lại được hương vị đặc trưng trên. Lá trà thuần của Ding Tea dày hơn và lớn hơn, có màu sắc là một trong hai mịn màu đen hoặc nâu, trong khi hương vị rất thơm và ngọt. Cầm một cốc vào mũi, ta sẽ có thể đánh giá cao hương thơm tao nhã thấm trong miệng Quy trình sản xuất trà Ding Tea
  • 36. 36 Trà Ding Tea trải qua 10 bước sản xuất được kiểm định một cách nghiệp ngặt từ bước hái lá trà, phơi khô, lên men…cho đến khi được đóng gói. Hình 2.1 Quy trình sản xuất trà Ding Tea 3546544